20090211 - PHƯƠNG PHÁP TU TẬP

20090211-PHƯƠNG PHÁP TU TẬP

PHƯƠNG PHÁP TU TẬP

Trưởng Lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Phật tử

Thời gian: 11/02/2009

1- GIỮ BA HẠNH ĂN - NGỦ - ĐỘC CƯ

(00:01) Trưởng lão: Hôm nay đến thăm Thầy có gì hay có việc, con cứ trình con cứ hỏi Thầy đi con, không sao đâu con.

Phật tử 1: Mô phật! Kính bạch Thầy, hồi trong năm con có lên để trình Thầy, Thầy có hứa cho con lên để sắp xếp lên Thầy cho con vô nhập chúng trên này, để nương Thầy học pháp tu hành. Hôm nay con sắp xếp xong rồi, con lên trình Thầy, rồi Thầy từ bi thương xót cho con hẳn ở trong này tu hành.

Trưởng lão: Được con, con ngồi lên đi. Đầu tiên thì con lên, con tạm ở đây con sẽ cố gắng con giữ ba cái hạnh nghe con. Ăn ngày một bữa, con ăn được chưa?

Phật tử 1: Dạ, con tập được.

Trưởng lão: Được rồi hen. Rồi ngủ thì con sẽ dùng đi kinh hành Chánh Niệm Tĩnh Giác, con biết pháp đó chưa?

Phật tử 1: Dạ có.

Trưởng lão: Biết cái pháp Thân Hành Niệm con biết chưa? Biết phải không? Hai pháp này khi mà ngủ mà nó trong cái giờ mình còn tu tập, mình thấy buồn ngủ đó thì con sẽ đứng dậy con đi kinh hành. Nếu buồn ngủ nhiều thì con đi pháp Thân Hành Niệm để cho nó phá cho sạch. Mà khi tỉnh thì con ngồi lại, con tu tập Định Niệm Hơi Thở, con biết Định Niệm Hơi Thở chứ hen? Con tập con giữ ba cái hạnh ăn, ngủ để cho những cái buồn ngủ này cho nó lui bớt đi. Rồi giữ độc cư trọn vẹn, tức là con không có nói chuyện, chơi với ai hết, con hiểu không? Cô Út cho cái thất nào ở đó.

(01:17) Sau khi Thầy thấy ba cái hạnh này mà thắng được mình rồi, thắng được ba hạnh, sống được rồi. Thầy rút ra kia tu tập, Thầy hướng dẫn để cho làm chủ chết, có ráng được không? Làm ráng được thì Thầy sẽ giúp đỡ tới nơi, tu tới nơi tới chốn, nghĩa là con sẽ làm chủ bốn sự đau khổ sanh, già, bệnh, chết muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống, có bệnh thì đẩy lui, không có lo lắng gì nữa hết. Nhưng phải ba cái hạnh này được, Thầy mới cho ở gần Thầy, mà ba cái hạnh này chưa được thì không cho ở gần. Con trước hết phải tập, tập cho mình.

Giờ con đến mà con cứ gần bên Thầy, mà cứ gục tới gục lui làm sao tu được, con hiểu không? Ở đây mấy con tập, tập cho được, phải không? Mà đến gần Thầy mà ăn ngày bữa mà không giống Thầy sao được? Nó đói chết thì sao? Nó mất công thôi rồi đó. Rồi gần Thầy mà đi nói chuyện này, chuyện kia thì đâu được, con hiểu không?

Cho nên vì vậy mà ba hạnh này được thì Thầy sẽ từ bất cứ ở trong cái khu vực ở trong chùa này người nào mà giữ ba hạnh này được, là Thầy sẽ rút đi hết, Thầy rút đi sống gần bên Thầy, Thầy hướng dẫn cách thức, khi mà ba hạnh này làm xong được rồi Thầy vào Thầy dạy mấy con tu tập cách thức xả tâm, rồi Tứ Niệm Xứ, rồi chứng đạt. Chứ không có gì, nó đơn giản. Bởi vì nó chứng đạo, nó không có gì khó mấy con! Nó giữ được cái: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”.

Rồi con về trên này, con ở đây thì con đăng ký, là mình tạm ở dài hạn, coi như là mình tạm trú dài hạn đó. Tạm vắng ở địa phương mình một thời gian dài. Thí dụ như năm, sáu tháng. Trong vòng nếu một tháng mà con ở đây giữ được hạnh thì Thầy rút đi, Thầy rút đi thì mình cũng đăng ký ở tại đây, chứ không có gì đâu. Ở cái khu, hai cái khu mà con. Cái khu mình lập hạnh, còn cái khu mình tu thiền định mà, thành ra cố gắng con, không tu thôi, tu tới nơi, tới chốn.

Phật tử 1: Dạ bạch Thầy, kỳ đó là con có xin thầy con, con nói phải đi vô thất một, hơn năm…​ cực nhọc, cho nên là thầy cũng miễn cưỡng thôi chiều theo ý muốn của con, bắt con ở nhà nhập thất nhưng con nói thôi, con đi chỗ đổi cảnh đổi tâm rồi con đi tu với một nhóm trên này.

Trưởng lão: Thôi vậy cũng được, mình ráng đi.

Phật tử 1: Hôm nay con có chứng được mấy tờ giấy xin để con mang ra chứng minh nhân dân, tức là tính ra con đi lên trên này rồi con không quay trở về nữa, khi nào hết đúng hạn một năm thì con sẽ xin trưởng ấp cho con quay về, con còn thời gian sau, lần sau nữa, con chưa có dám hứa.

Trưởng lão: Không, bây giờ con tu, nếu mà thật sự mà quyết tâm tu trong năm thì con sẽ chứng đạt được tâm vô lậu rồi đó. Yên tâm đi, rồi chừng đó mà về mà hướng dẫn huynh đệ, thầy Tổ của mình.

Phật tử 1: Con cũng chỉ mong như vậy, xin giáo chủ chỉ dạy cho con tu hành…​

Trưởng lão: Thôi được rồi con, cứ yên tâm.

(4:04) Phật tử 2: Thầy hạnh ngủ đó, thì phải ngủ chứ Thầy?

Trưởng lão: Ngủ chứ. Mình cho giờ giấc ngủ đàng hoàng con.

Phật tử 2: Ngày năm tiếng hả Thầy?

Trưởng lão: Ừ. Ngày năm tiếng, trưa mình ngủ một tiếng con, còn tối thì mình ngủ bốn tiếng, tức là từ 10 giờ đến 2 giờ, là khoảng bốn giờ đó. Còn hoàn toàn những giờ khác là phi thời đó. Thì mình tức là mình phải dụng cái pháp, mình phá cho sạch ba cái hôn trầm, thùy miên đặng mình tu mới được. Chứ ngồi nó cứ lừ đừ, lười biếng, nó gục lên, gục xuống thì không còn tu gì nữa.

Phật tử 2: Con phá hôn trầm thì con đi kinh hành vậy thôi, con chưa có được, con phải hành động mạnh thì nó phá được ra.

Trưởng lão: Đúng rồi, bắt đầu thì phải hành động mạnh, tác ý to, mới gằn giọng mạnh để cho nó phá.

Phật tử 2: Phải động mạnh.

Trưởng lão: Ừ. Là cứ như vậy thì mấy con sẽ tu được thôi, cố gắng đi mấy con sẽ vượt qua nó được. Nhất là Thầy dặn con đã tu tập rồi con biết không? Đừng để cho nó lừ đừ, nó muốn ngủ thì nó đã sai rồi. Nó còn tỉnh thì mấy con đã lo đi kinh hành đi, rồi ngồi lại mà nghe nó hơi lặng lặng, nó hơi thôi chứ chưa có buồn ngủ đâu, thì lo mình lại tập, mình đứng dậy mình đi, chỉ có đi nó mới hết. Mà nếu mình đi hoài, mình chịu sao nổi.

Cho nên mình dừng, ngồi nghỉ lại. Các con hiểu không? Cứ mình thay đổi, ngồi chút chừng khoảng độ, chừng hai phút hay năm phút cái mình lo đi, mà nếu thấy cái giờ đó lúc đó nó dễ buồn ngủ đó, thì chỉ một phút là mấy con ngồi lại phút là đứng dậy đi, phải không mấy con? Phải nhanh chóng đó, kêu là mình chiến thắng với giặc hôn trầm thùy miên mà, cái đó là mở cuộc chiến đấu đó con. Phải ráng nỗ lực thắng cho được nó, thắng được thì nó mới tu tập, khi đó mình mới có sức tỉnh để cho mình xả được cái tâm của mình, nó mới rốt ráo, nó vào cái tâm vô lậu.

Phật tử 2: Quan trọng nhất là con tập tỉnh thức ạ?

(5:39) Trưởng lão: Tập tỉnh thức đó con, quan trọng. Cho nên nó mới có hai cái pháp. Một cái pháp đi Chánh Niệm Tỉnh Giác, một cái pháp Thân Hành Niệm. Cái pháp Thân Hành Niệm để cái hành động này nó liên tục với hành động kia, nó cán cho nát hết những cái hôn trầm thùy miên con. Cố gắng tập hai pháp, con về tập.

Phật tử 1: Tụi con mới chỉ coi trong sách để mà tập đi kinh hành, với lại tập Thân Hành Niệm với tụi con chưa nhìn thấy từng cái, Thầy chỉ lại cho con biết để làm cho chính xác.

Trưởng lão: Nó đơn giản lắm con, không có gì đâu. Đi kinh hành con biết không? Đi kinh hành mà đi bình thường thì mình đi như thế này, đi bình thường thế này. Cũng đi như thế này, mình đưa thế này. Mình đi mình ngó ra đằng trước. Đó, chứ mình đừng đi cúi đầu vầy, mà đi cúi đầu vầy nó mất, mình đi vầy này. Ví dụ như con đi một vòng này con sẽ ngồi lại, chừng đi một vòng vậy đó, rồi đặt chân như Thầy đi đó. Để vầy nè, chứ đừng cúi xuống, cúi xuống cái đầu mình khom nó quen đi, là nó ngồi đâu cái đầu nó cúi cúi vầy nó không tốt.

Mà đi pháp Thân Hành Niệm thì nên…​ Nếu mà đi mà cho nó phải liên tục, nó vì buồn ngủ nhiều đó thì mình tác ý trong đầu này, mình chú ý cái chân cái chân của mình thì nó sẽ hoạt động và chân mình lên hay mình đứng, hễ mình đứng lại thì mình, hay mình đi lại…​ Tại vì mình ra lệnh nè: “Chân trái dở gót lên, dở chân lên, đưa chân tới, hạ chân xuống, hạ gót xuống. Chân mặt bước, dở gót lên, dở chân lên, đưa chân tới, hạ chân xuống, hạ gót xuống”. Mới đầu thì con tác ý, sau đó con làm thinh, nó nhịp nhàng, nhịp nhàng nó đi.

Phật tử 1: Tức là nhịp nhàng là làm thinh?

Trưởng lão: Làm thinh đừng tác ý nữa, để cho cái bánh xe nó chạy, con tác ý nó.

Phật tử 1: Vậy là Thân Hành Niệm là tác ý từng cái nhỏ hả Thầy?

Trưởng lão: Ờ. Từng cái dở chân lên này nè, dở gót lên nè, dở chân lên nè, đưa chân tới, hạ chân xuống, hạ gót xuống.

Phật tử 1: Cứ 20 bước mình ngồi xuống?

Trưởng lão: Rồi đúng 20 bước vậy, mà luôn luôn mình không đếm, hồi đầu thì mình còn đếm 20 bước ngồi xuống, nhưng mà sau đó mình căn cứ vào cái vòng nhà của mình đó, đi giáp vòng mình ngồi xuống. Khỏi mắc công đếm, mà chỉ có cái lưu ý hành động nhịp nhàng, nhịp nhàng lên xuống thôi, đừng đếm, đếm nó bị phân tâm mình nữa, con hiểu không?

Đầu tiên mình ra lệnh cái mình đi, mình đi rồi cái nhịp nhàng, nhịp nhàng mà cứ đi. Khởi sự chỗ đó mình đi một vòng tới đó, cái mình ngồi, vậy mà nó phá hôn trầm. Thấy Thầy đi chưa? Không chậm lắm mà cũng không nhanh lắm, nó nhịp nhàng nó vừa dở lên, đưa tới, hạ xuống, tập rồi nó quen thôi, đặng mình quên, không tập thì làm không được, tập nó quen, đó là pháp Thân Hành Niệm.

2- HƯỚNG DẪN NHIẾP TÂM TRONG HƠI THỞ

Phật tử 2: Dạ thưa Thầy, thế còn khi mà lúc mình ngồi thì có mấy đề mục làm sao thưa Thầy? Hay là suốt cái thời gian ngồi mình chỉ như dùng một cái đề mục để mình tu thôi?

(08:18) Trưởng lão: Coi như một cái đề mục con tu về cái đề mục của Định Niệm Hơi Thở, để mà cái tâm mình có khởi niệm đó, vì mình ngồi lại thì cái tâm mình hay khởi niệm, thì mình tu cái đề mục đó khoảng một tháng, mình tu nguyên cái đề mục đó: “An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra”. Khi mà con ngồi bán già hay kiết già, con ngồi thẳng lưng đừng ngồi khòm lưng, thì con ngồi im lặng rồi, cái con tác ý: “An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra”. Rồi bắt đầu con hít vô thở ra, con đếm “một, hai, ba, bốn, năm” con tác ý lần nữa, rồi con hít vô thở ra năm hơi thở rồi tác ý lần nữa. Nếu mà con tu 30 phút, mà 30 phút thì nhiều lần tác ý, nhiều lần năm hơi thở, con hiểu không?

Sau 30 phút đó, nó không có một niệm nào hết, tức là mặc dù tác ý vậy chứ, con tu hơi nó có niệm à, nhưng mà cố gắng nhiệt tâm, hễ càng có nhiều niệm thì mình càng nhiệt tâm ở trong cái câu tác ý, tập trung trong hơi thở để cho nó không có niệm. Mà sau khi 30 phút không niệm rồi, thì con tập chừng khoảng độ chừng năm, ba ngày hay tuần lễ, thì bắt đầu con sẽ tăng lên, tăng lên cái con tác ý một lần mà con thở mười hơi thở, hồi đó năm, sau này mười cho đến khi mà con tác ý, cái lần đầu con vô tác ý vầy, cái con hít thở, thì con nương vào hơi thở, cứ thở vậy cho đến đúng 30 phút mà không có một niệm nào hết, thì con sẽ thay qua một cái phương pháp khác tu. Cái đó là cái đề mục đó đã xong rồi đó, tức là mình thay qua cái đề mục khác mình tu.

(09:46) Mà khi thay qua cái đề mục khác thì thấy: Bây giờ an tịnh tâm hành chứ gì? Để cho cái tâm mình an ổn và thanh tịnh, thì giờ thay qua cái đề mục khác đó, để cho cái thân nó an ổn. “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”, mà khi cái thân con nó an ổn được rồi, cũng khoảng trong 30 phút. Tại sao? Tại vì cái tâm nó an ổn thì cái thân sẽ có an ổn. Cho nên cái thân mình tu sau, nhưng mà sau đó mình tu trong một tuần lễ hay hoặc là một tháng cho cái thân mình nó an ổn được rồi. Thì bây giờ nó an ổn rồi thì quán ly tham, quán từ bỏ tâm tham, từ bỏ tâm sân.

Lúc bấy giờ mình mới quét cái tham, sân ra bằng cái phương pháp của Định Niệm Hơi Thở, khi mà tham, sân nó hết rồi thì tức là cái ngũ triền cái tham, sân, si, mạn, nghi đã do cái Định Niệm hơi Thở quét hết rồi, con ngồi lại, con ngồi lại chỉ nhắc một câu: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”, không có một niệm nào xen vào trong tâm của ta hết.

Rồi bắt đầu bây giờ con cứ ngồi im lặng như thế này thì nó, tự nó kéo dài trong khoảng thời gian yên lặng đó, mà nó kéo dài được, nó không còn cái niệm nào khởi ra được đó, thì lúc bấy giờ con mới nhìn lại coi thử coi cái tâm của mình nó đang ở đâu. Thấy rõ ràng nó đang ở trên hơi thở và nó quán thân nó. Mà khi nó đang ở trên hơi thở quán thân thì con đứng ở ngoài con nhìn nó thôi, chứ con không có vận dụng ở trong cái cơ thể mà quán hay quỵt gì hết trên thân. Thì lúc bấy giờ con sẽ tăng lên từ một giờ, hai giờ, ba giờ, bốn giờ cho đến bảy ngày đêm thì con chứng đạo. Đó là ở trên Tứ Niệm Xứ trên thân quán thân đó.

Mà phải để cho tự nó quán, chứ mà con mà trên thân quán thân, mà con vận dụng con quán thì con đã sai. Con dùng cái thân để mà quán nó, tức là con bị ức chế. Còn con để nó tự quán, con tu, con xả tâm kia thì tự nó thanh tịnh rồi, tự nó thanh tịnh rồi, bắt đầu cái tâm con nó thanh tịnh, nó không có niệm rồi, thì con nhìn lại cái thân con, con thấy nó, nó biết hơi thở và nó biết toàn thân con, thì rõ ràng nó đang ở trên Tứ Niệm Xứ. Tự nó ở trên đó thôi, thì con chỉ cần đứng ở ngoài con nhìn nó thôi, để coi thử coi nó tu như thế nào?

Không ngờ nó, con đứng con nhìn nó thì nó kéo thời gian từ 30 phút con tu tập, làm được chứ gì? Bây giờ nó lên một giờ, bây giờ con xả ra con thấy có thể dễ nữa. Cái con cho hai giờ được, ba giờ được rồi, bốn giờ được con liên tục trong sáu, bảy ngày con tập. Sáu, bảy ngày thì nó kéo dài cái khoảng thời gian dài ra đến bảy ngày đêm, mấy con chứng đạo, không có gì khó hết. Không rồi Thầy sẽ dẫn dắt từ từ đi tới hết.

3- KHÔNG DÙNG BỒ ĐOÀN KHI NGỒI

Phật tử 2: Thầy, ngồi thì ngồi bằng bồ đoàn hay ngồi không có bồ đoàn?

(12:21) Trưởng lão: Không con! Ngồi coi như là không có bồ đoàn, không gì hết, mình ngồi cho nó quen con, ngồi bồ đoàn nó êm rồi nó, sau đó nó quen, ngồi không nó khó lắm.

Phật tử 2: Dạ, mà hồi giờ con ngồi bồ đoàn không.

Trưởng lão: Con ngồi bồ đoàn. Tức là nó có một cái gối kê cái mông đó, để cho cái lưng thẳng chứ gì? Bỏ đi! Để cho ngồi quen đặng cho nó. Chứ còn thường thường mình ngồi không vầy nó dễ thụng hơn, có bồ đoàn cũng như nó độn cái mông mình nó lên, nó không có thụng. Nhưng mình bỏ bồ đoàn, bởi vì đi đâu vác bồ đoàn cực lắm, nó không giải thoát. Bỏ đi, ngồi không à, ngồi không mình tập cho nó quen, mà quen mà nếu mà an trú được thân rồi, thì nó ít có thụng, mà an trú chưa được ngồi không thì nó thụng.

Phật tử 2: Thầy, nếu như con sáng qua ngồi như vậy thì cái tay để ra ngoài vậy được không?

Trưởng lão: Được con! Để thoải mái thôi.

Phật tử 2: Để vậy cũng rất là khó.

Trưởng lão: Ờ được, để vậy nó thoải mái hơn. Bởi vì mình tu, sao mình để mình đặt lên cho thoải mái thôi, thoải mái để cho mình thẳng lưng mình lên mình tu tập thì tốt hơn. Thôi bây giờ mấy con hỏi gì Thầy nữa không? Ráng tu con! Chứ không còn nhiều thời gian.

4- KHI NGỦ HAY BỊ MỘNG LÀ DO ĐÂU?

Phật tử 3: Khi mình ngủ á Thầy, con ngủ thường có những mộng về quá khứ hay mộng tào lao hay tùm lum, mà mình phá cách nào Thầy?

(13:33) Trưởng lão: À, con dùng pháp tác ý con. Tới giờ đi ngủ, con đi ngủ trước khi con nằm xuống đó thì con tác ý ra: “Bữa nay ngủ không có mộng mị nha, ngủ cho yên giấc đàng hoàng không có mộng mị”. Con cứ nhắc nó vậy thì nó sẽ lần lượt nó hết à. Chứ không khéo con không nhắc, không tác ý thì nó sẽ mộng thôi. Bởi vì nếu mình tu sai một chút đó mấy con, tu sai chút là mình ức chế ý thức, mình ức chế ý thức tức là mình ức chế cái tâm của mình đó. Tham, sân, si mình ức chế nó đó, con hiểu không? Mà ức chế nó thì nó phải thể hiện qua cái mộng chứ không có gì hết.

Cũng như ban ngày mình mua vé số thì mình ước ao trúng vé số chứ gì? Ban đêm nó thực hiện, mình có mua trúng được đâu? Nhưng mà điều kiện là ban đêm nằm thấy trúng vé số, đó là nó thực hiện qua mộng để cho nó thỏa mãn cái lòng ham muốn của mình chứ gì? Còn ban ngày mình tu ức chế thì ban đêm mình dễ bị mộng lắm đó. Ban ngày nó không có khởi niệm, nghĩ cái này kia được thì ban đêm nó bị mộng. Những người mà tu niệm Phật hay hoặc này kia hay bị mộng lắm, bị ức chế mấy con. Rồi con cứ hỏi đi con, có gì không con?

5- TỈNH THỨC ĐỂ XẢ TÂM BẰNG TRI KIẾN NHÂN QUẢ

Phật tử 4: Con muốn hỏi Thầy, vậy con giờ tu tập sao Thầy?

(14:31) Trưởng lão: Con hả con? Con sẽ tu, con sẽ học về cái nhân quả đó con, để rồi mình dùng cái tri kiến hiểu biết về nhân quả để cho mình xả. Mình xả rồi bắt đầu mình vô cái tâm bất động, phải đi vào từ cái pháp nhân quả, để xả tâm bằng nhân quả. Tất cả mọi cái gì mà xảy ra đều thấy nó là nhân quả, phải bén nhạy cái đó mới được. Và đồng thời muốn tập được cái đó thì con phải tập đi kinh hành, cái pháp môn Chánh Niệm Tỉnh Giác con, Chánh Niệm Tỉnh Giác.

Cho nên cái sức tỉnh mình có, đặng khi mọi sự kiện nó xảy ra cái mình nhìn nó là nhân quả, đặng mình xả cái tâm. Tức là mình diệt nó bằng cái tri kiến nhân quả.

Phật tử 4: Từ lâu con cũng dùng pháp môn để con tu tập.

Trưởng lão: Con tu pháp nào? Nói thử coi?

Phật tử 4: Dạ nhưng mà con…​ đến đó thì con tự xuất khẩu thành thơ.

Trưởng lão: Cái đó tự xuất khẩu mà thành thơ đó, con bị lọt trong pháp tưởng thôi. Bởi vì thường thường cái người mà lọt trong pháp tưởng đó thì họ làm thơ này, rồi họ thuyết giảng, họ nói rất hay. Nhưng mà nó đều đều pháp tưởng hết, nó không thanh tịnh đâu.

Phật tử 4: …​ (. . .)

Trưởng lão: Con cứ trình thử coi nó như thế nào? Coi nó đúng không con? Con cứ trình thử.

Phật tử 4: Dạ, có nghĩa là nhiều lần con đã lọt vào để trong cái trạng thái gọi là tâm không, thì cơ thể của con nó bồng bềnh và nó lâng lâng có thể, như là sương mà nó rơi xuống thân con, con cảm nhận y như là sương mà phủ xuống thân con, bị nhiều lần rồi đến sau nhiều lần tu tập nữa thì cái thể con như là nó tròn, con nhìn cái thể nó tròn như trái banh vậy đó. Rồi sau nữa rồi thì con nhìn con còn như là con đã, thân con không còn, con nhìn lại thì nó cũng nằm vào cái thể đó, nhưng mà hầu như là con chọc đứt cái vòng tròn đó. Đến lúc đó là con thấy là con không còn niệm nữa nhưng thân con thì nó…​ Con nhìn lại thì thân con vẫn còn, con tự tác ý thì những cái niệm của con tác ý ra thì như là đó là ánh sáng…​ Từ đó thì con mới ra được bài thơ …​ (. . .).

Trưởng lão: Ừ, đúng rồi.

Phật tử 4: Làm sao Thầy?

(17:08) Trưởng lão: Cái đó là một cái trạng thái mà các thiền của Thiền Đông Độ, thiền Tổ sư thiền đó, họ đều dạy cho chúng ta qua cái trạng thái đó không. Nhưng mà hầu hết là điều kiện là từ cái chỗ mà ý thức của chúng ta không có hoạt động nữa. Tức là nó im lặng, nó nhìn thấy những cái hiện tượng mà xảy ra đều là cái hiện tượng nó không phải là xả cái tâm của chúng ta.

Con bây giờ con xét khi mà con ở trong cái trạng thái đó thì nó rất là thanh thản. Nhưng mà con trở về cái đời sống bình thường con đó, thì con thấy cái tâm mình vẫn còn tham, sân, si chưa hết. Con cứ xét, mà nếu lọt đi vào ở trong cái trạng thái mà đang tu đó thì không thấy có gì hết, nhưng mà trở về đời sống bình thường, có sống với mọi người thì con thấy cái tâm mình chưa phải hết tham, sân, si. Có phải không?

6- NHƯ THẾ NÀO LÀ TỈNH THỨC?

Phật tử 4: Có một vị Thầy chỉ con chú trọng tỉnh thức, tỉnh thức thì khi mở gọi là…​ Vì khi mà, khi mình tỉnh thức, vị Thầy đó nói khi nào mà mình thở toàn thân thì đó là …​ (. . .).

(18:14) Trưởng lão: Không phải? Tỉnh thức là như thế này nè. Cái ý thức của mình nó sáng suốt, nó không bị mê mờ. Người ta nói gì thì mình rất là thông suốt, mình rất hiểu được cái ý của họ, đó là cái sức tỉnh thức. Mà mình ngồi đây, mà mình không có bị mê mờ, nghĩa là nó luôn luôn nó tỉnh táo, hoàn toàn nó tỉnh táo, nó biết từng cái niệm ở trong đầu khởi ra, từng cái niệm không khởi ra đó là tỉnh thức.

Còn bây giờ mình ngồi đây đó, mà với một cái trạng thái như bình thường mấy con hết ha. Bây giờ người nào cũng bình thường, đừng có lọt trong cái định, trong cái trạng thái nào hết. Mà trong khi trong đầu chúng ta mà vừa có một, chớm một cái niệm, cái niệm vọng tưởng khởi ra, tự động nó khởi ra một cái niệm, tức là chúng ta bị mê trước rồi, mê nó mới có vọng. Còn tỉnh thì nó không vọng, mình tỉnh vậy thì không có cái gì mà nó khởi ra được. Tại vì mình mê, tức là còn cái tâm tham, sân, si mình, nó mê đó. Cho nên vì vậy mà nó khởi ra một cái niệm, thì mỗi cái niệm ở trong đầu chúng ta thì nó do cái chỗ tham, sân, si mà có niệm.

Cho nên đạo Phật dạy chúng ta là ly dục, ly ác pháp, ly cái tham, sân, si chứ không phải ly cái vọng tưởng. Mà ly cái niệm của chúng ta, cái ý thức mà chúng ta ly á, ly cho được, cái ý thức của chúng ta, cái niệm đó đó, mà nó không khởi ra đó, thì nó bằng cái pháp tác ý, tức là bằng cái pháp làm chủ cái ý thức.

Như bây giờ Thầy muốn cho cái ý thức Thầy đừng có niệm, cái niệm phải phân biệt cho rõ, một cái niệm nó tự phóng ra và một cái niệm mà mình chủ động, làm chủ cái niệm đó phóng ra. Cũng như bây giờ, Thầy muốn cái tâm Thầy nó không có niệm, Thầy bảo: “Tâm thanh tịnh, không có niệm gì hết”. Đó là cái niệm khởi ra do Thầy chủ động, tức là làm chủ ý thức.

(20:07) Còn bây giờ cái niệm tự động nó khởi ra, nó nhớ cha, nhớ mẹ hay hoặc là nhớ công chuyện gì đó, nó khởi ra cái niệm. Đó là tự động nó khởi ra, cái niệm này thì nó do cái lực của tham, sân, si mà nó khởi niệm này. Mình biết cái gốc của nó, cho nên vì vậy mỗi cái niệm mà nó khởi ra vậy đó, thì mình đã hiểu biết điều đó, đây là kiết sử, đây là tham, sân, si, mạn, nghi hay gì đó, mình biết rất rõ. Do đó mình bảo nó dừng lại hoặc là mình tác ý, thì cái ý thức mà chủ động đó, nó mới theo cái phương pháp tác ý đó đó, nó mới tạo thành một cái lực, cái nội lực của nó, nó mới ngăn và diệt tất cả các cái tham, sân, si này. Mà tham, sân, si này không còn thì cái niệm này nó không khởi ra. Cho nên ngồi nó thanh thản, an lạc, vô sự. Con hiểu không? Mà không bị có một cái trạng thái nào mà hiện ra.

Mà trong thời gian mà tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự vì ý thức không làm việc, nó không hoạt động mà, nó không có khởi niệm nữa là tại vì mình ly dục, ly ác pháp thật sự rồi. Cho nên tâm tham, sân, si, mạn, nghi không có, thì lúc bấy giờ hoàn toàn nó không có hiện tượng nào xảy ra. Không đây, nó thấy ngồi đây, nhưng tham, sân, si mình chưa sạch mà cái tâm này nó lại yên lặng trước, tức là ý thức nó không khởi niệm, thì nó sẽ hiện ra những cái tướng trạng của nó khác, gọi là tưởng đó. Cũng như giống như cái vọng tưởng của chúng ta vậy, nhưng mà nó hiện tượng nó xảy ra.

Như có nhiều người ngồi yên lặng vậy thấy như những cuộn khói, đó là cái hiện tượng của tưởng sắc tưởng. Rồi những người mà ngồi như thế này, nghe âm thanh như ai nói ở đâu hay hoặc gì đó? Mình nghe được cái âm thanh ở đâu đó, thì đó là thinh tưởng. Sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp mà, ngồi đây mà nghe nó hương thơm ngào ngạt, không có cây hoa nào mà bỗng nhiên nghe cái mùi thơm thì mình tưởng đâu là mình chứng. Nhưng sự thật ra đó là hương tưởng, cái đó tức là đều cái này là sai. Ngồi đây mà yên lặng như thế này, bỗng dưng mình cảm nhận thấy được cảnh giới chư Thiên hay chư Phật hay cảnh giới thanh tịnh thì cảnh giới đó cũng là cảnh giới của tưởng xuất hiện ra.

7- DÒNG HỌ THÍCH CỦA PHẬT

(22:15) Phật tử 4: Dạ như, mô Phật như Thầy ở đây, khi mà Thầy nhập thất lúc đầu Thầy xuất gia, Thầy đọc là Phật tử hay là pháp danh Thầy?

Trưởng lão: Pháp danh chứ con. Còn mỗi người mà đến đây xuất gia, đều là…​ Khi mà người Phật tử đến đây mà xin làm đệ tử đều là cho pháp danh hết. Bởi vì pháp danh thì coi như là cho một cái tên, rồi lấy cái dòng họ Thích. Bởi vì chữ “Thích” là Thích Ca đó, cái dòng họ Thích.

Mà cho nên Thầy mới nói đức Phật chỉ có một đứa con, nhưng mà sau khi mà chứng đạo rồi thì đứa con cũng tu thành Phật, tức là La Hầu La đó. Nhưng mà bây giờ tất cả thế gian này, ai đi vào đạo Phật cũng dòng họ Thích. Cho nên đức Phật hóa cái dòng họ Thích này quá đông. Con hiểu không? Tưởng đâu là nó mất dòng họ nó rồi chứ, không ngờ là dòng họ Thích bây giờ mỗi người, chúng ta muốn vào mà làm đệ tử Phật, thọ Tam Quy, Ngũ Giới đều là mang dòng họ Thích hết, chứ chưa nói trở thành tu sĩ đâu.

Như bây giờ con muốn tu thì con phải vào, xin vào bây giờ theo đạo Phật chứ đâu phải con theo Thiên Chúa thì người ta đâu cho con dòng họ Thích đâu. Mà con theo đạo Phật thì tức là con xin quy y Phật, tức là nương theo Phật, nương theo Pháp, nương theo Tăng thì người ta sẽ cho con cái pháp danh là Thích gì đó, rồi sau đó cái tên của con sẽ mang cái dòng họ Thích. Từ đó thì con không còn mang cái dòng họ của cha mẹ mình nữa. Mà cái pháp danh của mình là mang dòng họ Phật. Con trở thành con Phật, chứ không phải là con của phàm phu.

8- TU SAI LỌT TRONG TƯỞNG

(23:45) Trưởng lão: Con thấy, không khéo con sẽ lọt trong tưởng đó. Bởi vì con người ta nó có năm uẩn: Sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Tưởng uẩn đó với cái sắc uẩn này nó hay làm việc chung với nhau lắm. Ngồi đây cái ý thức của chúng ta, cái ý thức của nó đó, nó gồm mà người ta gọi cái tâm đó, nó không phải riêng gọi có ý thức là tâm đâu.

Mà chữ tâm nó không phải là cái gì siêu hình đâu. Nó cụ thể chữ tâm nó gồm có sáu cái thức của nó, nghe nói tâm thì chúng ta đừng có nghĩ rằng cái tâm linh gì cả hết, mà nó là sáu cái thức: Mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý nó sáu cái thức, nó gồm lại gọi là tâm.

Còn bây giờ Thầy dùng có cái ý thức không, thì đó là ý thức. Còn bây giờ Thầy nghe âm thanh gì đó, thì cái đó là nhĩ thức. Còn Thầy thấy mọi vật đó là Thầy biết mọi vật, thấy bằng con mắt của Thầy, thì đó là nhãn thức, phải không? Nhưng mà sáu cái này gồm lại thì nó là tâm, chứ không thể nói nó là cái ý thức hay hoặc là cái nhĩ thức được? Không có nói riêng được, mà nó là tâm.

Còn cái tưởng thức thì nó không cần dùng cái này nữa, mà nó nghe thấy này kia bằng tưởng hết. Cho nên một người nằm chiêm bao, mấy con thấy lỗ tai mình nó ngủ, nó có nghe đâu, mà nó lại nghe thấy hết. Con thấy không? Bây giờ con nằm chiêm bao nè, mặc dù là con ở tại Trảng Bàng, nhưng mà khi mà cái tưởng nó hoạt động đó thì con thấy con đi chơi trên Đà Lạt, con ở thành phố dễ dàng lắm. Trong giấc mộng, các con thấy đi nhanh lắm, nó không có cái không gian, nó không có trải dài đâu. Hễ nó muốn nằm mộng chỗ nào nó cũng cảnh giới tại chỗ đó nó hiện ra, mà thật ra con đang ngủ ở Trảng Bàng, mà con đã thấy con ở thành phố, đó là cái tưởng mấy con. Nó không có không gian và thời gian.

(25:38) Cho nên những đồng cốt, những cái người mà người ta có những cái ngoại cảm, thần giao cách cảm đó, tức là dùng tưởng không. Nó như người bình thường mình như thế này, mà nó giao cảm nó biết. Còn mình ý thức không giao cảm được, mà tưởng thức giao cảm. Bởi vì nó không có thời gian, mà nó không có không gian. Cho nên con thấy cô Bích Hằng, cô đi tìm hài cốt liệt sĩ gì, cô đi đến đó cô chỉ bảo đào chỗ này có hài cốt, con làm không được. Cô Bích Hằng làm được, cô Bích Hằng có tưởng làm việc, còn con có tưởng mà chưa hoạt động. Con thấy không?

Người nào cũng có hết, nhưng mà mình không tu tập thì sẽ tưởng không hoạt động. Còn những người tu sai, mấy con biết không? Tu sai lọt vào tưởng. Họ sẽ không thành tựu gì hết, mà họ sẽ khi họ bỏ thân này như các vị Lạt Ma, các nhà mà tu thiền, các người mà luyện thần thông thì khi họ chết, họ mang thân sau họ sẽ trở thành thầy phù thủy mấy con, đồng cốt hết, bởi vì họ lọt trong tưởng con. Không chạy đâu khỏi.

Phật tử 4: Mô Phật. Thiền sư Minh Đạo thì sao Thầy?

Trưởng lão: Ai? Minh Đạo nào con?

Phật tử 4: Thiền sư Minh Đạo ở quận 4 đó Thầy.

Trưởng lão: Thật sự ra tu, tất cả đều mà lọt trong tưởng. Các vị thiền sư đều là sau này trở thành những nhà phù thủy hết luôn. Bởi vì lọt ở trong cái tưởng, khi cái nghiệp đi tái sanh chứ không phải linh hồn, nghiệp đi tái sanh luân hồi. Mà mình huân cái nghiệp nào, thì cái nghiệp đó nó sẽ đi với mình nó tái sanh, mình huân cái nghiệp đó.

Như bây giờ con tập tỉnh thức, con là một nhà bác học, con có cái sự tu tập, con tỉnh thức. Thì khi mà con chết rồi, con sanh làm đứa trẻ, con sẽ nhớ lại hết con nhớ, con biết con ở làng nào? Xã nào đó? Mà con tập tỉnh thức đúng, chứ mà con tập tỉnh thức sai, thì con mang theo cái tưởng, con mang cái tưởng thì con lên con làm thầy phù thủy mất rồi. Tự nó một thời gian sau, nó phải bắt mình hoạt động ở chỗ đó. Nó tự nó, bởi vì mang theo cái nghiệp đó mấy con. Cho nên những người mà lên đồng nhập cốt, họ đâu có muốn làm, nhưng mà sau thời gian đó, cái bắt đầu nó làm vậy à. Là tại vì họ đã huân tập cái đó, cái nguy hiểm vô cùng, nó không thành gì được hết, mà đó trái lại nó mang theo cái nghiệp đó, tại mình huân theo thôi.

(27:44) Cho nên coi chừng mình tu tập sai pháp là bị hết. Các vị thiền sư mà Thầy thấy như hầu hết, khi tu rồi người ta có cái Tuệ Tam Minh, người ta quan sát, quan sát các vị Hòa thượng, các vị Hòa thượng, các vị mà tu tập rất sâu đó. Như ngài Vũ Khắc Minh, Vũ Khắc Trường bây giờ mấy con biết họ ở đâu không? Các con biết thấy nhục thân để đó? Họ lọt trong cái tưởng nào mà họ để nhục thân? Họ vô được họ ra không được, họ phải chịu chết đó. Họ lọt vào Không tưởng mấy con, mà ra không được. Vô trong cái định tưởng luôn rồi, bắt đầu không biết cách nào ra.

9- THIỀN CỦA PHẬT CÓ XUẤT CÓ NHẬP

(28:17) Trưởng lão: Còn đạo Phật dạy chúng ta có phương pháp, phải có Định Như Ý Túc mới dám nhập định. Còn mấy con không có Định Như Ý Túc mà cứ nhập định tới chừng nó lọt trong đó rồi, may là nó ra được, không may nó không ra được, mấy con đâu có làm sao. Cho nên thiền không xuất, không nhập là coi chừng chết.

Còn đạo Phật dạy mình thiền có xuất, có nhập đàng hoàng. Mà nhập xuất bằng cái Định Như Ý Túc, định như ý mình muốn, chứ không thể mà thiếu cái lực này mà tu thiền định được. Khi tâm chúng ta mà ở chỗ trạng thái bất động, thanh thản như một người bình thường, mấy con cũng có thanh thản, an lạc, vô sự nhưng mà các con chưa kéo dài được. Còn Thầy nhờ tu tập, cho nên Thầy kéo dài được, Thầy ở trong trạng thái đó được. Từ cái trạng thái đó đó, nó mới xuất hiện ra Tứ Thần Túc, bốn cái lực như thần. Trong đó nó có Định Như Ý Túc. Bây giờ mới bắt đầu nó mới nhập các định, chứ không phải tu thiền định.

Các con tu thiền định là các con dễ chết. Khi đó Thầy bắt đầu Thầy muốn nhập Sơ Thiền là nó vô Sơ Thiền, mà nhập Nhị Thiền là vào Nhị Thiền, mà Tam Thiền thì vào chỗ Tam Thiền, mà Tứ Thiền vào…​ Nhập Không Vô Biên Xứ nó sẽ vô Không Vô Biên Xứ, chỉ cái Định Như Ý Túc, như mình muốn mà. Thì mình muốn nhập cái định nào nó cũng vô.

Còn bây giờ mấy con mà nhập Không Vô Biên Xứ đó, coi chừng vô mà không biết đường ra, bởi vì mình đâu có cái Định Như Ý Túc, mình đâu biết làm sao ra. Nó vô nó kẹt ở trong Không đó rồi, bắt đầu ở hoài trong đó rồi, ở ngoài này bắt đầu lâu quá cái thân mình nó không cho, có chịu nổi đâu, nó phải đi luôn chứ sao? Mới đầu thì nó vô trong đó thì nó còn thở nhẹ nhàng, sau đó nó dừng hơi thở, mà nó còn khít, còn hơi ấm, sau khi mất hơi ấm là mình chết rồi. Hết ra rồi, còn hơi ấm thì còn ra đó, mà không hơi ấm thì không ra.

Mấy con thấy những người bệnh đó, mà khi lâm sàng mà còn hơi ấm là bác sĩ nó hô hấp nó cứu mình, còn nó lạnh ngắt rồi thì thôi nó chịu đầu hàng, cứng rồi, nó không hồi phục được.

(30:00) Cho nên ở đây Thầy tu thiền, Thầy thấy nguy hiểm, mà các thầy cứ luôn luôn, cứ dựa vào sách vở, mình tu chưa có làm chủ mà dạy người ta tu cho nên mới chết. Thầy ở đây mà Thầy dạy là Thầy chịu trách nhiệm, Thầy dạy phải làm chủ cái gì trước, cái gì sau. Thầy dạy.

Như bây giờ mình làm chủ cái gì? Ăn phải làm chủ, Các con thấy phải không? Ăn làm chủ có chết đâu, bảo ăn ngày bữa đừng ăn phi thời. Rõ ràng là mình làm chủ cái ăn rồi đó mấy con. Ngủ phải làm chủ, không có ngủ phi thời. Cho ngủ, nhưng mà sau khi thời gian cho ngủ, người ta tập nghỉ chứ không ngủ, không còn ngủ mấy con. Ngồi đây im lặng vậy chứ đầu óc đâu có khởi nghĩ gì, là nó nghỉ rồi, phải không? Mà thân ngồi đây im lặng vậy là nó nghỉ rồi, mà nghỉ thì cái sức phục hồi cơ thể nó y như người ngủ.

Còn mấy con ngồi đây mà lăng xăng nghĩ ngợi, ngồi chút cái thân đụng, ngọ nguậy vậy, như vậy làm sao nó nghỉ, đó con hiểu không? Làm sao nó đủ sức khỏe nó lại, cho nên ngồi đây mà nghe nó cứ cảm giác mỏi mệt, thì nó không phục hồi sức khỏe đâu.

Còn ngồi đây người ta thấy an lạc, cũng như cái người ngủ vậy, nhưng mà người ta tỉnh táo, cho nên người ta tập làm chủ ngủ không phi thời. Sau đó người ta tập đến khi người ta nghỉ, chứ không ngủ. Ông Phật ngày xưa đâu có ngủ mấy con, nghỉ có cái ngủ không có. Còn mình còn ngủ tức là còn si, còn thích ngủ, còn ham ngủ, còn thấy lừ đừ là còn tâm si, mà si còn thì tham, sân phải còn. Tham, sân, si, mạn, nghi nó là một chùm nhau. Mà người này không còn ngủ nữa, mà nghỉ thì si diệt rồi, mà si diệt rồi tham, sân, si cũng diệt luôn. Các con hiểu chưa? Mà diệt luôn thì người này đủ khả năng làm chủ sự sống chết, muốn nhập định nào.

Bởi vì tu, mình phải thấy. Bây giờ Thầy dạy mấy con ăn ngày bữa, phải không? Rồi bắt đầu ngủ không được phi thời, tức là ăn ngủ không phi thời rồi đó, là cách thức làm chủ ăn ngủ rồi đó, rồi bây giờ giữ độc cư là đừng cho nó tiếp giao là phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý để cho nó không phóng dật. Đức Phật đã nói: “Ta thành chánh giác nhờ tâm không phóng dật”. Mà giờ mình cứ để tâm mình đi nói chuyện hoài mình phải phóng dật thôi.

Cho nên, vì vậy mình phải độc cư trọn vẹn. Độc cư mà trong khi vào cái khu chuyên tu rồi mấy con thấy độc cư, độc bộ, độc hành. Tới giờ đi khất thực, cái thất 10 người ở chung nhau một khu, thì 10 giờ đi khất thực tới 11 giờ mới ăn, thì cái người này 10 giờ thì họ đi khất thực, họ về tới nhà họ rồi thì có người khác đi khất thực, chứ hai người đi chung trên đường không được, độc cư toàn bộ, độc hành chứ đâu phải đi chung hai, một người mà đi trên đường như thế này thì không được Thầy không cho. Bởi vì có hình dáng thì nó sẽ phóng dật, còn mình đi vầy thì mình nhìn xuống vậy không ai đi tới đi lui thì không bị phóng dật. Tu tập trong cái khuôn viên mà tu tập để bảo vệ giữ gìn cho người tu để đi đến tâm bất động. Chứ không phải nói chúng ta dễ đâu, khó lắm!

(32:39) Cho nên vì vậy mà Thầy nói tu được, giữ ba cái hạnh này được. Ở đây thì giữ vậy, chứ vô đó thì Thầy tạo cho các cảnh sống, tức là cảnh sống phòng hộ mấy con, mới đi sâu được chứ. Mấy con ngồi đây, bữa nay không có ai đi, chứ ngày mai có người đi không thể nào trật, mà mấy con bị phóng dật. Hễ có người mà có đi ra, con mắt thấy là nó đã phóng rồi. Cho nên phải có sự bảo vệ hộ trì cho cái người tu. Cho nên thường thường tại sao người ta tu, người ta phải vào rừng người ta tìm cái cảnh thanh vắng người ta tu? Tức là người ta phòng hộ. Còn mình mà tu giữa chợ chắc chắn là tu xả tâm thôi. Chứ không cách nào khác đi sâu vô thiền định không được. Thôi bây giờ Thầy nói chuyện mấy con, rồi Thầy về mấy con.

Có gì không con?

Phật tử 5: Dạ thưa con xin Thầy chỉ dạy cho con.

Trưởng lão: Con cứ hỏi đi.

10- GIẢI THÍCH PHÁP DANH THIỆN NGỌC-1

Phật tử 5: Con thưa Thầy. Dạ, con xin Thầy chỉ dạy cho con pháp danh của mình.

(33:30) Trưởng lão: Con cái tên gì con?

Phật tử 5: Dạ con, Thiện Ngọc-1.

Trưởng lão: Thiện Ngọc-1 hả con?

Phật tử 5: Dạ.

Trưởng lão: Thiện Ngọc, thiện là lành, mà ngọc là viên ngọc, viên ngọc thiện. Phải không con? Mà một tức là có người Thiện Ngọc rồi, bây giờ con là cái người thứ hai đó, có phải không? Cho nên là Thiện Ngọc-1 có phải vậy không? À, có người thứ hai, ráng cố gắng con, một viên ngọc lành phải ráng cố gắng, con sống thiện rồi ai nói gì nói đừng phiền, đừng buồn, thấy nhân quả đi đó là cái thứ nhất.

Rồi lần lượt con sẽ tập, khi mà con thấy con bình thường, ai nói gì không buồn giận, mà khi có gì buồn trong lòng con nói: “Tất cả các ác pháp, đừng buồn ai hết, mình phải giữ tâm mình bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Con nhắc vậy thì con sẽ vui vẻ và thời gian sau nữa thì Thầy sẽ cách thức, Thầy dạy con, con sống như vậy được rồi thì bắt đầu tập cho con vào trong thất, con tập vào thất chừng một, hai ngày thôi, rồi con ra, rồi tập dần ba ngày tới tuần lễ.

Rồi trong khi thời gian ở trong thất tu tập thì con chỉ cần tác ý: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Sau này có dịp tu vô thất rồi Thầy sẽ dạy kỹ hơn, con hiểu không? Thầy dạy cách thức đi kinh hành con, đi kinh hành để phá. Còn nếu không thì con, không có đi thì con sử dụng cánh tay đưa ra, đưa vô để dùng cái thanh thạo của thân hành cánh tay của mình để mà tập, để mà tỉnh thức đó con. Yên tâm, mấy con ráng nỗ lực Thầy sẽ giúp đỡ cho con. Không có gì đâu con.

11- NGỒI TU KHÔNG NHẮM MẮT

Phật tử 5: Thưa Thầy là con xin hỏi Thầy, con ngồi bình thường là nó muốn gục, mà lờ mờ mới nhắm mắt, thì thấy …​ (. . .).

(35:12) Trưởng lão: Con mới tu con đừng nhắm mắt con, nhắm mắt nó hay thấy bậy bạ. Nó nhiều khi nó thấy ánh sáng nữa khác. Giờ con cứ ngồi thẳng vầy. Thứ nhất là mình nhắm mắt nó dễ bị rớt vô hôn trầm, nó buồn ngủ mau lắm. Vậy đừng nhắm mắt, con cứ mở vậy, chừng nào mà đi ngủ là mình nhắm mắt lại ngủ, còn không thì thôi cứ ngồi. Tu á, thì coi như là mở mắt đừng nhắm, nhắm mắt thì nó dễ gom tâm, nó dễ nhiếp tâm, nhưng mà nó sẽ rơi trong tưởng thức dễ, phải không con? Mà nó dễ rớt trong hôn trầm thùy miên, nó dễ lắm. Mà nó bị hình ảnh tưởng, con nhắm mắt vậy, thì bỗng nhiên thấy nó xẹt ánh sáng, đó là bị sắc tưởng. Cho nên đừng nhắm mắt con, không nhắm, mở mắt.

Nhưng mà mở mắt để mình nhìn thẳng hay mình nhìn cách cái điểm nào đó, để cho cái cần cổ mình đừng cúi, còn mình nhìn quá thì nó cúi. Thì là cái tướng ngồi mà cúi đầu thì khó, nó không đẹp. Vả lại nó bị cúi đầu như thế này nó dễ lọt vào tưởng lắm mấy con. Mà nó ngồi vừa nhưng mình thẳng thớm, đàng hoàng thì nó không bị lọt tưởng.

Cho nên về vấn đề mà ngồi thiền thì cũng rất là quan trọng. Thà không ngồi, mà ngồi thẳng, ngồi nhìn thẳng. Mà ngồi mà thụng, mà nghiêng vậy thì đừng có tập, tập sau này nó quen, sửa khó, rất là khó, rất khó con. Nghe không? Hễ không ngồi thôi, ngồi cho ngay thẳng đàng hoàng con.

Phật tử 5: Thầy chỉ dạy cho con tu pháp nào phù hợp với con?

Trưởng lão: Với đặc tướng của con hả con? Con thở hơi thở có nghe tức ngực không? Có thở chưa?

Phật tử 5: Con ngồi thở hơi thở, ngồi chặp là gục.

(36:43) Trưởng lão: Ngồi chặp gục. Không bây giờ con, con chỉ ngồi trong một phút thôi, con tu hơi thở, con ngồi một phút thì nó không buồn ngủ con đâu. Thầy sẽ dạy cho. Con sẽ tập nhiếp tâm trong hơi thở: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”, rồi con hít vô, thở ra năm hơi thở, rồi con tác ý nữa. “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”, rồi con hít vô, thở ra năm hơi thở nữa, rồi như vậy mà năm lần như vậy là một phút. Con nhớ không? Đó là năm lần, nó hơn một phút nhưng mà Thầy lấy năm lần để cho con dễ, đó là một phút: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết…​”.

Rồi con tu như vậy rồi cái bắt đầu con đứng dậy con đi kinh hành một vòng, một vòng này nè, vòng cái nhà, cái nhà chỗ nào nhà ở có một vòng phải không? Con đi một vòng rồi trở lại, con ngồi lại con hít thở năm lần như vậy. “Hít vô tôi biết tôi hít vô”, con nhắc vô trong đầu con nè: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”, rồi hít vô, thở ra năm lần. Rồi con lại tác ý lần nữa, cho đến khi năm lần như vậy, thì năm lần mà con tác ý hít vô, thở ra thì con sẽ đứng dậy con đi kinh hành. Mà con thấy năm lần như vậy mà buồn ngủ thì con giảm lại còn bốn lần. Con hiểu không?

Mà nếu mà nó còn buồn ngủ nữa, con giảm lại còn hai lần, ba lần, con hiểu không? Vậy nó càng ngắn chừng nào thì nó ít có buồn ngủ. Rồi con đứng dậy con đi kinh hành một vòng, con vô con ngồi con tu lại, tu lại con hít thở được ba lần như vậy hay là hai lần vậy, con đi kinh hành. Và cứ như vậy, con tập chừng 30 phút rồi con đi ngủ, thì lần lượt con sẽ tỉnh táo, con không bị hít thở buồn ngủ nữa đâu, nó phá sạch.

12- CÁCH THỨC TU TẬP ĐỂ TRỊ BỆNH LIỆT NỬA NGƯỜI

Phật tử 5: Con thưa Thầy, bệnh của con liệt nửa người, thì phần bên này thì nó không hoạt động được.

Trưởng lão: Được rồi, để Thầy dạy cho cách thức nó hoạt động trở lại cho, tội con.

Phật tử 5: Con xin Thầy chỉ dạy cho con phương pháp đuổi bệnh?

(38:27) Trưởng lão: Để bình thường con. Bây giờ con nhiếp tâm, con tập nhiếp tâm như vậy rồi hen. Mà nếu mà đi 30 phút, mà con nhiếp như vậy mà nó đạt được 30 phút. Con đi một vòng 30 phút, mà con cứ nhiếp lần, ba lần tác ý về hơi thở, rồi con đứng dậy con đi như vậy, rồi ba lần tác ý đúng 30 phút.

Sau khi con tập cái đó nhuần nhuyễn rồi, thì con tập như vậy được rồi đó, thì Thầy sẽ dạy con đẩy lui bệnh, tức là phục hồi lại cơ thể con đi không có còn mà cà lĩa nữa, đi không còn tay nó quíu quíu vậy, nó thẳng như Thầy vậy. Hai chân con hoạt động y như tay này, như tay này vậy nó giống nhau, chứ không còn bệnh như vậy nữa đâu, con sẽ phục hồi hết.

Khi mà con đã nhiếp tâm được rồi thì tới cái giai đoạn mà con tập: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”, thì con sẽ hít vô, thở ra năm hơi thở, rồi con tác ý: “An tịnh thân hành”. Mà khi mà con tu 30 phút, vừa đi kinh hành mà vừa tu tập được 30 phút được rồi, được rồi chứ gì? Con tu được rồi thì con tác ý: “Cái bệnh, thân bệnh này, bán thân nó phải bình thường lại, nó không có còn mà liệt chân như vậy nữa, phải đi lại như bình thường”. Con tác ý vậy rồi: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”, rồi con lại hít thở ra năm hơi thở, rồi con tác ý lại: “Cái bệnh trong thân này phải phục hồi bình thường. Hai cái chân cái tay này, nửa thân người này phải hoạt động như nửa thân bên chân kia, không có được mà còn bệnh tật như thế này nữa”, con chỉ tác ý mạnh vậy rồi con lại: “An tịnh thân hành, hít vô, an tịnh thân…​”. Con tập như vậy sáu tháng, ba tháng là con đã thấy gần như bình phục hết rồi, sáu tháng là con đi bình thường, cũng như mấy người này hết, không có gì đâu con, đừng có mặc cảm đừng có gì hết. Nỗ lực tu là phục hồi lại, con yên tâm đi.

(40:12) Con có tin không? Phật dạy mà: “Có Như Lý Tác Ý, lậu hoặc chưa sanh sẽ không sanh, mà đã sanh thì bị diệt”. Bây giờ lậu hoặc con nó đã sanh rồi, con hiểu không? Cái thân con nó có bệnh là nó sanh rồi. Nhưng mà tác ý thì lậu hoặc sẽ bị diệt, nó phục hồi lại con. Ông Phật dạy vậy mà. Thành ra mình phải nỗ lực mình tu là phải được con, ráng đi con. Càng có những cái bệnh tật, càng có những cái điều kiện cần tu thì mình nỗ lực mình tu, tu sẽ hết. Nhớ không con? Nỗ lực đi! Con sẽ hết, con sẽ bình thường.

Trong một thời gian từ bây giờ đó là tháng giêng, mà con nỗ lực con tu mà nhiếp tâm cho được trong hơi thở như Thầy dạy đầu tiên, phải không? Sau đó con trở về với cái đề mục của: “An tịnh thân hành” và câu tác ý đuổi bệnh, để phục hồi lại cơ thể con. Thì từ đây mà nếu mà con tập ba tháng đầu, thì tháng Giêng cho đến tháng Ba thì con tập thì con nhiếp tâm được. Mà từ tháng Ba cho đến tháng Sáu, là ba tháng sau đó thì con tập phục hồi cơ thể con. Ba tháng sau thì con sẽ đi lại bình thường con. Là mai mốt Thầy đi vô đây thấy con đi bình thường, không có gì hết, sẽ mạnh khỏe, không có gì đâu con!

13- GIẢI THÍCH KHÔNG MỞ LỚP TU HỌC

Phật tử 6: Con thưa Thầy.

Trưởng lão: Có gì không con?

Phật tử 6: Con là mới vào…​

Trưởng lão: Rồi con.

Phật tử 6: Con thì nay con là đầu tháng vô học đó Thầy. Cho nên giờ tụi con rảnh trớn cho nên tụi con xuống ở đây để tập làm quen.

(41:34) Trưởng lão: Bây giờ mấy con đến đây, thì coi như là ở đây, bởi vì về cái vấn đề mà mở ra cái lớp học đó con. Mà đứng lớp dạy thì phải có người dạy. Còn cô Út thì cực quá. Mà dạy thì phải soạn giáo trình, giáo án đàng hoàng bởi dạy cái lớp, từ cái lớp Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ mà, dạy nó phải…​

Nếu mà lớp Chánh Kiến thì dạy cho mấy con về cái Đức Hiếu Sinh, tức là về cái giới luật đó, thì nó phải có soạn cái giáo án, giáo trình, có câu hỏi để làm bài, làm này kia để triển khai cái tri kiến của mấy con thông suốt. Thì cái người đó đó, cái người thầy mà phải làm cho đủ bổn phận của người thầy là phải cái trình độ sư phạm, con hiểu không? Nó mới dạy. Mà Thầy bây giờ mà dạy, thì bỏ một số chúng mà đang tu thiền đó, đang dẫn dắt họ đi tới nơi tới chốn đó thì không có thì giờ. Mà giao cho những cái người khác đó thì họ chưa đủ khả năng, chưa đủ khả năng. Mặc dù họ có trình độ sư phạm họ dạy đi. Nhưng mà họ không có đủ cái khả năng mà tu chứng mấy con.

Cho nên Thầy chờ, Thầy đào tạo cái số người mà họ tu chứng xong rồi đó, thì những người mà họ đã có trình độ sư phạm, họ đã từng là làm giáo viên, hay giáo sư đi dạy đó, thì họ sẽ đến đứng lớp dạy mấy con. Họ tu xong rồi, họ đứng lớp họ dạy. Thì cái trình độ sư phạm họ đã có ngoài đời và bây giờ họ là những người tu chứng nữa, thì họ dạy mấy con mới là bảo đảm. Thì Thầy, cái đội ngũ mà giáo viên, đội ngũ mà hướng dẫn cho mấy con tu tập thì nó sẽ có người.

Mà giờ Thầy đang ở trong cái giai đoạn mà quyết liệt giúp đỡ cho họ tu Thầy phải đi tới đi lui để xem xét, để dạy bảo họ mà, ngày nay nghỉ, chứ ngày mai là có tập hợp để mà hướng dẫn họ từng cái sai của họ mà, thành ra đâu có thì giờ mà dạy. Cho nên bây giờ mấy con đến đây, là mấy con tập tu là thôi, chứ đừng có học mấy con, học không có được. Cô Út, thì con biết bận rộn, đi như vậy suốt ngày mà làm sao mà dạy, con hiểu không?

(43:23) Cho nên vì vậy, thì mấy con đến là mấy con tập, học rèn luyện cho đúng những cái pháp, có cái gì thì thưa hỏi. Thì đến đây, cũng như Thầy đến Thầy thăm mấy con, chứ Thầy về là công chuyện của Thầy rồi. Cho nên Thầy đến đây nhắc nhở mấy con, rồi cách thức mấy con ở đây thì mấy con thường thường là mấy con nói cô Út cho con gặp Thầy để con hỏi Thầy, con tu ở trong thất con gặp cái trường hợp này, mà con chưa có biết như thế nào? Út sẽ cho Thầy hay, Thầy đến Thầy giúp tụi con, thì Thầy sẽ đến liền tức khắc à. Bởi vì mấy con tu là cái trách nhiệm của Thầy, lỡ mấy con điên là Thầy chịu trách nhiệm đó, dẫn người mà đâu phải dễ mấy con đâu.

14- TU HƠI THỞ BỊ TỨC NGỰC PHẢI LÀM SAO?

Phật tử 7: Cái hơi thở tu, cái con dùng hơi thở con cảm thấy con tập trung cái là nó bị nặng ngực Thầy.

(44:05) Trưởng lão: Đó, đó là cái hơi thở không được. Con có thể sử dụng hơi thở không được đâu. Con tập trung vô hơi thở thì nó bị nặng ngực là không được. Bởi vì Thầy nói, khi nào mình hít thở mình thấy nó không gì hết đó, thì người ta sẽ dạy cho mình hơi thở. Mà mình hít thở, mà mình nặng ngực thì người ta không dạy hơi thở, mà người ta dạy mình tập trung trong cánh tay đưa ra, đưa vô, cũng giống như hơi thở ra vô. Để sau khi mình nhiếp được ở trong cánh tay mình rồi thì bắt đầu mình thở không bị rối loạn, không bị rối loạn hô hấp, chứ không phải bỏ hơi thở đâu?

Phật tử 7: Giờ mình phải làm sao?

Trưởng lão: Bắt đầu bây giờ đó. Thí dụ như bây giờ hơi thở của con, con bị rối loạn rồi, thì Thầy sẽ dạy cho con là: “Đưa tay ra tôi biết tôi đưa tay ra”, theo cái lệnh tác ý mà, mình dùng ý thức lực mà con, thì mình: “Đưa tay ra, tôi biết đưa tay ra, đưa tay vô, tôi biết tôi đưa tay vô”, rồi bắt đầu bây giờ mình làm thinh, mình chú ý cánh tay thôi. Đưa ra, đưa vô, đưa ra, đưa vô thế này năm lần, bên đây mình tác ý lần nữa: “Đưa tay ra, tôi biết đưa tay ra, đưa tay vô, tôi biết đưa tay vô”, rồi bây giờ mình làm thinh để mình chú ý cánh tay, mình đưa ra vô thôi, tức là nó chú ý ở ngoài cái hành động, nó không có chú ý hơi thở nữa, cho nên nó không tức ngực con, con hiểu không?

Khi mà tập trung an trú được, nhiếp tâm được ở trong cánh tay đưa ra, vô rồi thì người ta dạy mình an trú trong cánh tay. Mà khi an trú rồi, thì bắt đầu con thở ra vô không bao giờ mà tức ngực, nó an trú rồi nó không đau, nó không tức ngực.

15- GIẢI THÍCH KHÔNG MỞ LỚP TU HỌC (TIẾP THEO)

Phật tử 6: Thưa Thầy, bạch Thầy như vậy là không có lớp dạy?

(45:23) Trưởng lão: Không có con. Theo Thầy thiết nghĩ không có mở lớp con, mở lớp rồi ai đứng lớp dạy. Mà trong khi một số mà các thầy hiện bây giờ người ta đang ở trong thất, người ta nỗ lực người ta tu thì Thầy nghĩ rằng trong một năm nay là phải có người, thì sang năm có thể mở lớp được. Bởi vì có nhân sự, có người đứng lớp mới dạy. Trường thì có, lớp học có, học sinh có, mà giáo viên, giáo sư không có, lấy gì dạy? Mà bắt Thầy chạy đông, chạy tây, có mình Thầy dạy, chắc là Thầy chết sớm. Phải không con?

Cho nên mấy con vô thì mấy con quyết tâm để mà học tập, Thầy thấy rất là tội. Từ xa mấy con đến mà, mấy con cố gắng tu đi, tu tập cho nó quen đi con, là tốt nhất. Rồi sau khi mà có đội ngũ mà giáo viên mà dạy, người đứng dạy rồi. Nó phải từ mười mấy hai chục người mấy con, chứ không ít. Nó không phải dạy ở đây không đâu, mà nó còn đưa ra ngoài Ninh Bình, còn đưa ra Hà Nội đó, nó đưa ra ngoài đó. Bởi vì đào tạo cái nhân sự để mà có cái nhân sự làm việc, không phải dễ. Mà người ta phải thân giáo, thuyết giáo thân giáo. Miệng người ta nói chứ hành người ta hành động được. Còn nhiều người dạy mà làm không được thì tức là mình nói láo rồi. Cái đó không được.

Phật tử 6: Vậy thì bây giờ tụi con phải tự tu tập theo như Thầy dạy trong sách?

Trưởng lão: Theo như Thầy dạy ở trong sách, rồi Thầy dạy cho mấy con, hướng dẫn cho mấy con. Chứ không thể mà mấy con mở mang cái lớp học, thì bây giờ các con thấy như trường hợp cô Út cô dạy mấy con, làm sao chạy đông chạy tây như thế này, tới giờ dạy bỏ giờ, học trò vô lớp ngồi bơ vơ đó, phải không? Công chuyện của cô nó đột xuất, nó thình lình, không thể được. Bởi vì cái nhiệm vụ nó gắn liền với mọi cái việc ở trong Tu viện. Thành ra cái người mà dạy, người ta chỉ có chuyện dạy thôi. Con biết không? Đặng khi mà người ta dạy lớp xong rồi, thì ngày mai người ta soạn bài vở cho ngày mai người ta dạy cái bài khác, người ta dạy có bài bản đàng hoàng mấy con biết, chứ đâu phải…​

(47:15) Bởi vì cái sư phạm đó thì nó hướng dẫn cho mình cách thức mình dạy là làm sao mà truyền đạt cho người ta thông suốt được một cái điều mà mình muốn dạy, mà thông suốt được thì mình phải nghiên cứu. Thí dụ như cái bài học đó vậy, nhưng mà người ta cho nhiều cái bài khác vô, khi người ta giảng người ta cho nhiều cái bài khác vô để nói về cái đức hạnh này. Ví dụ như Đức Hiếu Sinh, người ta đưa nhiều cái hình ảnh hiếu sinh ở trong này, để cho nó làm rõ cái bài học về hiếu sinh, chứ đâu phải học một bài.

Bây giờ Thầy cho cái bài lên đọc vanh vách cái bài đó rồi, con không có tiếp nhận được nhiều ở trong đó đâu. Con hiểu không? Chứ nghe người ta giảng rồi, cái người ta đưa một cái mẩu chuyện khác về cái Đức Hiếu Sinh, cái hành động của cái người đó làm như vậy, vậy vậy vậy, con nghe nó thích thú ngay liền. Bởi vì nghe những cái mẩu chuyện, cái người mà có những hành động đạo đức mà. Mà rồi người ta trong một cái bài học đó, nói về đạo đức đó mà người ta cho nhiều cái gương hạnh đạo đức nữa, phải không? Mà mỗi bài đều phải soạn, đều là phải, người ta phải ghi những cái bài vở đó rất nhiều để mà người ta xác định cho một cái hành động đạo đức, có nhiều hành động đạo đức, có nhiều sự kiện xảy ra trong xã hội chúng ta. Cái bài học người ta nó mới linh động đó.

Rồi trong chúng nữa, khi người ta cho vậy rồi, trong chúng có hoàn cảnh nào, gặp những cái hoàn cảnh xảy ra cho gia đình mình hay hoặc là những người thân cận mình, có những cái điều kiện thiếu đạo đức này, không có đạo đức này thì mới xảy ra những cái điều mà làm cho chúng ta đau khổ nhau là những điều kiện thiếu đạo đức. Thì học viên sẽ đưa ra những cái mẫu chuyện mà xảy ra trong cái đời của mình nói lên.

Thí dụ như mẹ ruột mà đánh con như thế này, thế khác, cách hành hạ con mình như thế này, thế khác. Thì vẫn được nói lên hết, nói lên trong cái bài học của mình, để thấy được cái mặt trái và mặt phải của cuộc sống có đạo đức hay vô đạo đức, cái bài học nó mới linh động. Cho nên Thầy nói Thầy không mở lớp thôi, mà Thầy mở lớp thì chắc chắn là người ta học nhiều lắm, bởi vì nó quá tuyệt vời, học rồi ai thấy cái đạo đức nó quá hay!

16- Ý NGHĨA NGHI THỨC THỌ TRAI

(49:15) Phật tử 6: Bạch Thầy! Như vậy Thầy cho con hỏi thêm là con ở trên tịnh xá, thì con biết là khi mà mình ăn, khi mà mình thọ trai thì mình phải, trước mình cúng dường Phật, Pháp, Tăng xong rồi mình lại cúng thí thực đó Thầy. Vậy là mình có cúng thí thực không Thầy? Bởi vì Thầy nói là: “Không có…​”.

Trưởng lão: Không có cô hồn, không có gì hết.

Phật tử 6: Dạ.

Trưởng lão: Sự thật ra ở đây thì mình không có thí thực con, không có thí thực. Bởi vì chính cái đó là một cái tưởng của người ta có những cái linh hồn, có những cái oan hồn, thí thực cho cô hồn các đẳng là những cái vong linh người ta chết oan, chết yểu. Con hiểu không? Là mình thí thực, mình bố thí cho họ, là tại vì người ta tưởng chứ.

Con người ta theo nghiệp mà tái sanh làm sao có những cái oan hồn đó, nhưng mà người ta thấy có, là tại vì…​ Bây giờ quỷ chùa hay hoặc những cái oan hồn đó gõ chuông, gõ mõ. Tại tưởng của mấy người làm chứ ai làm mấy người tin. Ở đây không có cái chuyện đó đâu, cái người đói khát là cái người đó là ngạ quỷ. Ở đây là cái trạng thái trong đây, cho nên tất cả mọi cái nó đều sai không đúng đâu, khỏi có thí thực con. Ở đây chỉ là mình nhớ ơn người mà nông dân người ta làm ra cơm cho mình ăn, mình nhớ ơn mình ước nguyện sao họ cũng đủ duyên để họ được Phật pháp, họ được tu hành như mình, mình chỉ ước nguyện họ thôi.

“Hôm nay bữa cơm này, chúng con xin thành kính, dân lên mười phương Phật”, tức là mình, mười phương Phật để nhớ được cái công ơn của Phật dạy cho mình những pháp tu hành. Nhớ những cái công ơn của những người mà làm ra của để cúng dường cho mình hôm nay được cái bữa cơm ăn như thế này, mình nhớ ơn thôi đủ rồi, chứ không có cúng ai hết. Bởi vì có ai, linh hồn đâu ăn cúng. Mà bây giờ có linh hồn, làm sao có linh hồn ăn cơm, con thấy mình có thân rồi mình mới ăn cái thực phẩm này để nuôi cái thân, còn cái linh hồn nó có thân đâu mà nó ăn, mà nó nuôi. Thì vậy nó ăn cái gì để nuôi cái linh hồn nó chứ? Không có con.

Phật tử 6: Vậy là từ nào tới giờ tụi con thí thực là không có kết quả gì Thầy?

Trưởng lão: Không có kết quả gì. Coi như là làm cái chuyện, mà làm chuyện mất công, không có kết quả, không có gì hết. Nghĩa là làm chuyện mê tín, làm chuyện không có thật. Phải không?

Phật tử 1: Con bạch Thầy, Thầy hướng dẫn tụi con cách đi ôm bình bát đi khất thực, khi tới khất thực.

(51:29) Trưởng lão: Thì mấy con, mấy con sẽ có cái bài mà mình đến khất thực, mình ước nguyện cho cái bữa cơm của mình. Những người mà cúng dường mình, gặp được chánh Phật pháp để tu hành, gặp được những cái pháp đạo đức không làm khổ mình, khổ người, mong cho họ cũng được như mình. Bởi vì mình thọ, nuôi cơm họ, mình mang ơn họ thì mình được tu tập mình được giải thoát như thế này, thì mình mong họ cũng sẽ được như vậy. Đó là cái ước nguyện của mình thôi, mình đến đó mình nhận cơm. Thì đó là mình ước nguyện trong đó, chứ không phải là mình cầu khẩn. Cái gì cho họ được hết, mà mình chỉ ước nguyện mong cho họ cũng được như mình. Sự ước nguyện của họ và mình thọ thực cái những phần cơm mà họ cúng dường cho mình, thì một ngày nào đó, họ cũng sẽ được như mình, mong vậy mà. Đó là cái điều tốt mấy con.

Bởi vì trong cái nghi thức mà thọ trai, nó có dạy đủ con. Thầy đã viết thành nghi thức thọ trai, nó không thành cái mê tín. Chứ còn thành cái mê tín thì mấy con cúng rồi. Con hiểu không? Hãy học cái nghi thức thọ trai của Tu viện Chơn Như.

Phật tử 1: Vậy là từ hồi nào tới giờ con học là nghi thức chung của các thiền viện ạ?

Trưởng lão: Các cái thiền viện, thành ra nó có hình dạng mê tín, cúng rồi còn lấy cơm, rồi còn này kia để mà cúng chim đại bàng rồi nữa.

17- TƯỞNG THỨC HOẠT ĐỘNG RẤT NGUY HIỂM

(52:38) Phật tử 6: Dạ Thầy. Rồi có những trường hợp có những người cũng có tu tập rồi, nhưng mà người ta nói người ta cũng mở mắt ra bình thường, chứ không phải là nhắm mắt lại vô định hay gì hết. Rồi người ta vẫn thấy các cái vong, cái mắt lại rất là tỉnh táo.

Trưởng lão: Ờ, thì tưởng phóng đó.

Phật tử 6: Thầy nói là tưởng.

Trưởng lão: Tưởng.

Phật tử 6: Dạ, thì con cũng nghĩ là tưởng và có những lúc mà khi mà họ sân giận lên thì họ nói tiếng mà là tiếng nặng á, thì cái đó là tưởng hay tà?

Trưởng lão: Cũng là tưởng không à con. Tà không à. Bởi vậy nói tiếng gì mà nghe, mình nghe họ châm thôi, tiếng gì không biết. Nhưng mà điều kiện là họ bị thinh tưởng hết, mấy ông này phát ra âm thanh đó là bị thinh tưởng, nó không đúng đâu. Bởi vì họ phát ra cái gì là mình biết, cái gì bình thường như mọi mình như thế này, thì đó là ý thức, mà cái gì lạ lạ là mấy người bị tưởng hết rồi.

Ở trong cuộc đời này, ở trong thân con người thì nó cái ý thức, có sáu cái thức: Mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của mình là sáu cái thức. Mà hoàn toàn ngoài sáu cái thức này thì còn thêm là cái tưởng thức. Chứ còn cái thức thức thì mấy con chưa tu tới Tam Minh thì mấy con không sử dụng được nó đâu. Bây giờ mấy con có sử dụng được hai cái này. Một cái tâm của mấy con là sáu thức và một cái tưởng thức thôi, tức là cái sắc thức với cái tưởng thức. Ban ngày mấy con nói chuyện thì mấy con ý này kia, mà ban đêm mấy con ngủ chiêm bao là cái tưởng thức. Đây là Thầy nói về chiêm bao, chứ một người mà đang nói chuyện vậy đó, mà họ vẫn dùng tưởng được đó con.

Đó như cô Bích Hằng, cô dùng tưởng được, cô nói chuyện với mấy người đàng hoàng hoặc cô chỉ dưới này, lòng đất có bộ xương như này đào lên đi. Hay cô dùng cả hai cái cô dùng được một lượt mà, đâu cần phải cô ngủ sao. Một người lên đồng nhập cốt ợ ợ ngáp ngáp, cái họ nói cái chuyện gì nghe cũng đúng đó. Thì đó là họ dùng tưởng chứ sao. Con hiểu chưa?

(54:20) Còn con bây giờ, con không khéo con tu thì con ngồi đấy, con cũng mở mắt vầy. Nhưng mà con mắt mà ý, cái ý thức của con mắt đó, cái nhãn thức mà để mà biết đó thì nó không còn thấy nữa, mà nó thay thế vào cái tưởng. Cho nên chỉ thấy cái lạ lùng, mà cũng con mắt này thấy, mà lại thấy cái lạ lùng, trong cái bây giờ, thấy ông Phật hay hoặc là thấy một cái hình, cái bóng ma hay hoặc là thấy cái linh hồn nào đi qua. Đó là đều là tưởng thức.

Đó, con thấy không? Tưởng nó nhanh lắm. Nó dẫn ý thức biết chúng ta hoàn toàn, nhưng mà vừa cái này vừa dừng thì cái này nó ra đó, nó làm việc đó. Con ngó nơm nơm mà nghe cái ý thức con không khởi vọng tưởng nữa thì coi chừng nó tới, cái tưởng mà. Bởi vậy mình tu mà cái tâm tham, sân, si mình nó chưa hết đó, mà nó có cái hiện tượng gì nó xảy ra, con mắt này thấy, tai này nghe, coi chừng nó là tưởng làm việc đó.

Phật tử 6: Vậy có nguy hiểm không Thầy?

Trưởng lão: Nó rất nguy hiểm chứ con. Bởi vậy tu sai là mình lọt vô, mình không biết mình tưởng là mình tu đúng, không ngờ là mình đã rớt trong thế giới ma rồi, thế giới tưởng. Cho nên có Thầy nói nhắc, chứ còn cỡ mà không Thầy chắc chắn là thiên hạ loạn thần kinh hết rồi, tu một thời gian sau là bị bệnh đó con, thần kinh á. Bởi vậy nói tẩu hỏa nhập ma, là phải chứ sao? Nó chưa tới cái mức mà có thể mình loạn thần kinh như vậy, chứ mà tới mức rồi thì tẩu hỏa nhập ma, nói những cái chuyện gì không ai cần, không ai biết nữa. Mà chính người đó người ta thấy, người ta đâu có thấy người ta điên đâu, người ta thấy cái hiện tượng đó rõ mà.

Cũng như trước mặt Thầy không thấy cái bông, mà Thầy ngồi đây cũng thấy, mà mấy con không thấy, mà Thầy thấy. Thì rõ ràng là Thầy khác mấy con rồi. Cái mắt của Thầy cũng con mắt thấy, nhưng mà Thầy…​ mấy con lại cũng con mắt thấy như vậy, mà hai, ba, bốn người không giống Thầy mà Thầy lại thấy khác, thì cái đó là con mắt nó thấy tưởng rồi, tưởng nó thấy thôi. Nó sử dụng con mắt tưởng thôi.

18- TÁC Ý ĐỂ LY DỤC DẦN DẦN

(56:02) Trưởng lão: Thôi bây giờ Thầy nói vậy để mấy con biết. Tu thì phải chọn lấy một vị Thầy tu chứng, mà chứng cái gì? Chứng không phải như chứng thần thông phép tắc. Mà chứng là làm chủ bốn sự đau khổ: Sanh, già, bệnh, chết. Người nào mà làm chủ được bốn chỗ này thì được, mà người đó phải phải sống một đời sống giới luật thì người đó mới làm chủ được, chứ còn sống mà phạm phá giới thì không làm chủ được. Bởi vì sống phạm giới, phá giới là tâm chưa ly dục, ly ác pháp.

Giới luật của Phật là giới ly dục, ly ác pháp. Như người ăn ngày bữa thì làm sao người ta không ly dục, ly ác pháp, ly cái ăn. Chứ bây giờ còn đói, còn khát, còn muốn ăn, thì bây giờ dù cố gắng ép mình nhưng mà tâm mình còn thèm ăn là mình chưa ly dục. Thật sự là trong ý của chúng ta, ý thức thực mà. Ý chúng ta nó thực, nó muốn cái đó. Cái bánh nó ngon quá nó chưa ăn, chứ sự thật ra cái ý nó đã ăn rồi, nó phạm giới rồi đó. Cho nên nó thanh tịnh là phải thanh tịnh từ trong ý. Cho nên cái thân chúng ta không phạm.

Phật tử 6: Thì mới đầu mình tác ý để mình trụ, mình không ăn hay sao?

Trưởng lão: Đó, đó mình tác ý hết đó con. Thí dụ như bây…​ Rồi bắt đầu nó quen rồi cái nó hết. Nó sẽ thanh tịnh giới đó. Đó lần lượt mình tập từ từ, cái chỗ đó là cái pháp Tác ý mà. Đức Phật bảo mình: “Có Như Lý Tác Ý, lậu hoặc chưa sanh sẽ không sanh, mà đã sanh thì bị diệt”. Giờ đã sanh muốn ăn: “Dừng lại! Không có được ăn phi thời nha”, mình nói vậy cái nó không dám ăn. Mà nó không dám ăn ba, bốn ngày sau đó nó tới đó nó không thèm ăn nữa. Con hiểu không? Cái ý nó mạnh lắm con, nó giúp cho mình làm chủ mà, mình phải lấy cái ý thức của mình làm chủ nó.

Thôi bây giờ Thầy thăm mấy con, Thầy về. Ráng cố gắng con! Con ở đây giữ giới con, xong rồi Thầy sẽ tiếp cho con tu tập. Thầy chào mấy con.

HẾT BĂNG