Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Phật tử
Thời gian: 07/09/2008
Thời lượng: [01:47:15]
https://thuvienchonnhu.net/audios/20080907-gioi-luat-la-nen-tang-dao-duc.mp3
(00:03) Trưởng lão: Vậy mà chúng ta không tu tập thì còn tu tập cái pháp nào?
Nhưng mà cái nền tảng của nó, cái nền tảng của cái pháp đó mà đạt được kết quả, nó không phải chúng ta sống như ngoài thế gian mà tập được. Chúng ta phải sống đúng năm giới luật của Phật. Bởi vì năm giới luật của Phật là năm đức nhân bản, năm đức hạnh nhân bản. Là năm đức gốc của con người.
Mà năm giới thì Thầy nghĩ rằng Phật tử là người nào khi bước chân vào đạo Phật xin thọ Tam quy thì phải thọ Ngũ giới. Không có người Phật tử nào không thọ ngũ giới. Nhưng chúng ta thọ không phải để có thọ mà thọ phải giữ gìn, phải sống chớ.
Cũng như giới không sát sanh: Có nghĩa là cái đức hiếu sinh, cái lòng thương yêu. Cho nên một người ăn chay, không ăn thịt chúng sanh, không giết hại chúng sanh là vì giữ cái giới đó, là giữ cái lòng thương yêu của chúng ta. Vì mình thương sự sống của mình thì mình cũng biết thương sự sống của loài chúng sanh. Dù con cá, con tôm, con heo, con gà, con vịt đều có sự sống như mình.
Cho nên, đức Phật dạy rất tuyệt vời! Chớ không phải dạy chúng ta ăn chay để cho được bình an, được mạnh khỏe hoặc là được lên Cực lạc, Thiên đàng. Không phải! Mà dạy chúng ta ăn chay, tức là dạy chúng ta không sát sanh, là dạy lòng thương yêu. Mà trong đạo Phật có Tứ vô lượng tâm. Tâm Từ, tâm Bi, tâm Hỷ, tâm Xả.
Cho nên, cái nền tảng vững chắc của đạo Phật, đầu tiên một cái người bước chân vào đạo Phật trở thành người Phật tử là phải giữ gìn năm giới. Rồi sau đó chúng ta phải tu tập.
(01:54) Tu tập pháp gì?
Tức là pháp Như Lý Tác Ý. Thầy nói đơn giản, quá đơn giản. Ngồi đây mà Thầy nhắc “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”.
Mà khi tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự nó có giận hờn, phiền não trong đó không?
Mà thân an lạc thì nó có đau nhức chỗ nào không?
Không!
Tâm thanh thản thì có nghĩ ngợi, có lo lắng chuyện gì đâu? Mà lại bất động. Ở ngoài kia ai chửi, ai mắng, ai làm gì mình ở trong này giữ tâm bất động đừng để cho tâm mình giận hờn, phiền não. Thì đó là tâm bất động.
Cho nên “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự” đó là chơn lý giải thoát của đạo Phật. Là tâm Vô lậu.
Hiện bây giờ, chúng ta ai cũng là người đang có lậu hoặc, giận hờn, phiền não. Thân đau nhức chỗ này, đau nhức chỗ kia là lậu hoặc.
Mà đạo Phật tu để chứng được đạo là chứng chỗ Vô lậu, chứng chỗ không còn phiền não, đau khổ. Không còn tham, sân, si, mạn, nghi, là chứng chỗ đó.
Mà nói tâm Vô lậu tức là nói quả A-la-hán. Chữ A-la-hán có nghĩa là Vô lậu. Cái người mà tâm Vô lậu là người chứng quả A-la-hán. Đơn giản, quá đơn giản! Thầy nói thật sự nếu biết pháp, Thầy chỉ ngồi trong vòng một ngày cho đến bảy ngày chứng đạo. Tại sao? Tại Thầy chứng từng phút giây Thầy thấy rất rõ.
Bây giờ Thầy nói thử, các Phật tử ngồi lắng coi thử nghe tâm chúng ta như thế nào, thanh thản. Rồi thân chúng ta bây giờ ngồi đây không thấy đau nhức chỗ nào hết, là an lạc. Và bây giờ không ai làm cho tâm mình động hết, không có pháp nào làm cho tâm mình động hết, là bất động. Vậy đó là chơn lý thật sự Vô lậu. Nó giải thoát ngay liền chỗ đó.
Mà bây giờ một phút chúng ta giữ trọn chưa? Chưa. Nửa phút mà có niệm này, niệm kia khởi trong đó rồi. Có phải không mấy con? Trạng thái nó phải giữ gìn kéo dài chớ.
(03:53) Cho nên, cái trạng thái bất động đó, vô lậu đó chúng ta phải tu tập, nó mới kéo dài được cái thời gian. Bắt đầu từ một phút cho đến ba mươi phút. Ba mươi phút đến một giờ. Rồi từ một giờ, hai giờ cho đến ba giờ, rồi mười hai giờ, rồi hai mươi bốn giờ, rồi bảy ngày đêm. Bởi vì đức Phật ở trong kinh Tứ Niệm Xứ, đức Phật xác định rất rõ ràng “bảy ngày, bảy tháng, bảy năm”. Bắt đầu vào tu mà chúng ta giữ gìn cái tâm, đó tâm bất động đó ở trên Tứ Niệm Xứ. Trên thân quán thân để nhìn thấy coi nó bất động hay là nó động?
Cho nên, khi mà nó động, nó khởi niệm ngay liền: “Tất cả các niệm đều là ác pháp, đều là tham, sân, si, lìa khỏi nơi đây, chỗ này chỉ có tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự mà thôi”. Mình chỉ cần tác ý như vậy, tâm mình trở về bất động, niệm dừng mất đi. Rồi có niệm chúng ta tác ý.
Nhưng nó có ba cái niệm, ba cái niệm mà nó hay đến với chúng ta đó là:
Ý thức khởi niệm: Cái Ý chúng ta thường hay khởi niệm, ngồi yên lặng chút, nó nghĩ cái này, nghĩ cái kia, lo cái nọ. Đó là niệm thứ nhất.
Niệm thứ hai: Chúng ta ngồi lâu bị mỏi mệt đau nhức. Ngồi lâu thế nào người nào cũng có bị mỏi mệt. Phải lúc lắc, không ngồi bất động được. Nghiêng qua lắc lại, hoặc là tê chân hoặc là mỏi chân hoặc phải đi, chớ không thể nào đứng lại, không thể ngồi lại được. Đó là niệm cảm thọ. Niệm cảm thọ.
Còn cái niệm nữa, khi ngồi yên lặng như thế này không niệm gì hết. Thì lại hôn trầm thùy miên, ngồi gục tới, gục lui.
Có ba loại niệm mà chúng ta cần phải diệt để bảo vệ cái tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Mà chúng ta có pháp Như Lý Tác Ý mà. Đức Phật nói: “Có Như Lý Tác Ý, Lậu hoặc chưa sanh sẽ không sanh…” ngồi đây yên lặng kéo dài, mà khoảng độ chừng một phút, hai phút chúng ta tác ý “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Rồi ngồi yên lặng, yên lặng một lúc. Hoặc ngồi yên lặng có niệm khởi trong tâm, có hôn trầm thùy miên tác ý, có cảm thọ tác ý. Quý Phật tử nhớ kỹ, về tu tập rất là tiện lợi, không có gì khó khăn cho cái sự tu tập của chúng ta.
(06:21) Bắt đầu mình vào ngồi tu, tất cả những thì giờ mình dành cho nó trong buổi khuya, ai cũng ngủ hết mình thức dậy, ngồi yên tĩnh tu. Hoặc là ban ngày mình thấy giờ phút nào rảnh từ năm phút mười phút đều ngồi lại tu được.
Mình chỉ nhắc, đầu tiên tác ý: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”, rồi ngồi yên lặng.
Khi trong đầu chúng ta có một niệm khởi thì ngay đó tác ý ngay liền: “Tất cả các niệm khởi đều do tâm tham, sân, si, mạn, nghi. Hãy đi khỏi chỗ này, chỗ này chỉ có tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự mà thôi”. Thì khi đó niệm sẽ dừng mất.
Bây giờ tới cái niệm cảm thọ: “Thọ là vô thường, hồi nãy không mỏi mệt, bây giờ mỏi mệt đau nhức thì hãy rời khỏi thân ta đi, ở đây chỉ còn có một cái niệm là thanh thản, an lạc, vô sự”, cứ tác ý. Mà còn cảm thọ tác ý nữa, còn cảm thọ tác ý nữa. Tác ý đến khi mà cái cảm thọ không còn nữa, thì đó là thân chúng ta an lạc. Chúng ta đuổi mà.
Cho nên, phương pháp của Phật là đuổi bệnh. “Có Như Lý Tác Ý Lậu hoặc đã sanh thì bị diệt”. Nó đã sanh tức là nó đau nhức chỗ này, đau nhức chỗ kia thì tác ý nó sẽ bị diệt chớ. Nó sẽ hết bệnh chớ. Chớ đâu lý nào. Không lẽ ông Phật gạt chúng ta sao? Đức Phật là một người không thể nói dối chúng ta được. Nói thật, và có người làm được. Như Thầy bây giờ mà cái bệnh nào mà lọt vào thân Thầy, Thầy bảo: “Đi, Thọ là vô thường không vào được đây”. Thì ngay đó hết liền. Còn mấy con chưa hết là tại vì mấy con chưa có sức an trú. Còn Thầy có sức an trú của tâm bất động. Bởi vì Thầy ngồi đây nó không nghĩ ngợi gì. Còn mấy con luôn luôn ngồi lại, yên lặng thì nghĩ cái này, nghĩ cái kia, nghĩ cái nọ. Nó không thể được như Thầy. Cho nên mấy con đuổi nó, nó chưa chịu đi. Chớ tâm mấy con mà bất động thật sự, mấy con la nó tiếng, nó đi mất. Gọi là làm chủ bệnh. Đạo Phật làm chủ thật sự mà mấy con. Bằng cái pháp Như Lý Tác Ý. Ý thức lực mà. Thì mấy con thấy cái tâm mà Vô lậu, cái tâm bất động, thanh thản đó, nó có lực của Vô lậu.
(08:35) Cũng như bây giờ, tâm của các con là đang tâm hữu lậu. Có lậu hoặc, có phiền não, có đau khổ, có tham, sân, si, thì nó có cái lực của hữu lậu chớ sao. Cho nên, khi nghe người ta nói, chửi mình thì ngay đó tâm mình sân ngay liền. Thì ngay liền sân liền đó là lực chứ sao, lực hữu lậu.
Còn cái lực Vô lậu là cái gì mấy con biết không?
Khi tâm mà kéo dài bảy ngày đêm bất động thì Tứ Thần Túc sẽ xuất hiện. Thầy có luyện nó đâu? Tại cái tâm bất động mà. Cái tâm Vô lậu mà mấy con. Nó xuất hiện Tứ Thần Túc.
Cho nên, khi mà ở trên Tứ Niệm Xứ tức là Chánh niệm. Ở trong Bát chánh đạo gọi là Chánh niệm- Tứ Niệm Xứ. Mà bảy ngày đêm tâm bất động thì có Tứ Thần Túc. Thì lúc bây giờ chúng ta mới bước sang qua, chúng ta nhập các định. Bởi vì có Định Như Ý Túc mà - Định như ý mình muốn. Còn mình chưa có Định Như Ý Túc mà ngồi tu thiền định, là thiền định gì? Bộ mấy con điên sao? Ngồi tu chi ức chế ý thức của mình? Để rơi vào tưởng định, chứ tưởng định gì?
Cho nên, đó là cái sai. Cái sai của mọi người. Của mọi quý thầy ở trong thế gian này đang hiểu lầm đạo Phật. Đạo Phật dạy chúng ta tu thiền định bằng cách ly dục, ly ác pháp. Bằng cách ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện trong pháp Tứ Chánh Cần.
Mà khi chúng ta tu Tứ Chánh Cần ngăn ác diệt ác hằng ngày, trong tâm chúng ta không còn một niệm nào khởi, ngồi rất tỉnh táo, thì chúng ta mới chuyển qua Tứ Niệm Xứ. Chuyển qua Tứ Niệm Xứ để kéo dài cái thời gian bảy ngày đêm tâm bất động đó.
Còn có niệm khởi ra khởi vô mà tu Tứ Niệm Xứ là mấy người chưa biết tu Tứ Niệm Xứ. Các con thấy, Tứ Chánh Cần rồi mới Tứ Niệm Xứ chớ. Dục không cái mở trường thiền tu Tứ Niệm Xứ. Như mấy con giới luật chưa nghiêm chỉnh, năm giới chưa trọn vẹn vô tu Tứ Niệm Xứ, mấy con muốn điên hả? Ở đó ức chế.
(10:31) Cho nên, thiền Minh Sát Tuệ là dạy chúng ta tu ức chế tâm trên cái cơ bụng phồng xẹp theo hơi thở. Đó là dạy mấy con đi vào cái chỗ tưởng định. Mấy con sẽ bị điên chết. Mấy con thấy cái sai của người ta chưa hiểu Tứ Niệm Xứ.
Tứ Niệm Xứ sau khi chúng ta tu Tứ Chánh Cần tâm bất động. Nhưng mà vì tâm bất động còn vi tế của tham, sân, si, cho nên, chúng ta mới tiến qua Tứ Niệm Xứ. Cho nên vào Tứ Niệm Xứ là tâm không niệm, tự nó không niệm, chớ không phải ức chế nó. Còn chúng ta dùng hơi thở dùng này kia là ức chế, là sai. Tại sao có Định Niệm Hơi Thở? Người ta không hiểu Định Niệm Hơi Thở. Định niệm Hơi Thở là một cái loại định để tu tập các pháp môn từ Tứ Chánh Cần đến Tứ Niệm Xứ.
Các con thấy, trên Tứ Niệm Xứ ở trong Định Niệm có một đề mục của Định Niệm Hơi Thở dạy tu Tứ Niệm Xứ. “Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra”.
Cảm giác toàn thân là gì?
Là trên thân quán thân, mấy con. Có phải không? Nhưng mà vẫn biết hơi thở ra vô. Vì vậy mà lúc bấy giờ, ở trên Tứ Niệm Xứ chúng ta vẫn thấy hơi thở ra vô. Nhưng không phải tập trung trong hơi thở. Mà cảm nhận toàn thân, đó là cái đề mục của Định Niệm Hơi Thở.
Còn bây giờ, tâm mấy con ngồi tu Tứ Chánh Cần cứ ngăn ác diệt ác, mà loạn tưởng nó cứ tuôn ra trào ra, như thế này. Đuổi hoài không hết mà cứ tuôn ra. Ngồi yên lặng nó cứ nghĩ cái này nghĩ kia, thì làm sao đây?
Trong Định Niệm Hơi Thở đức Phật dạy rất rõ: “An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra”. Mình chỉ nhắc bảo cái tâm an ổn, đừng có niệm khởi nữa. Ýmục đích cái câu đức Phật dạy trong Định Niệm Hơi thở. Thì lấy cái câu đó ra tác ý, thì “Có tác ý thì Lậu hoặc chưa sanh sẽ không sanh, mà đã sanh bị diệt”. Đức Phật đã nói mà. Mình tác ý câu đó một hơi thì cái tâm mình nó yên lặng. Nó không niệm.
Còn hôn trầm, thùy miên, như thế nào?
Trong Định Niệm Hơi Thở cũng có dạy chúng ta rất rõ ràng chứ gì: “Với tâm định tỉnh tôi biết tôi hít vô, với tâm định tỉnh tôi biết tôi thở ra”. Bây giờ nó gục lên, gục xuống, nhắc nó bảo nó định tĩnh lại, thì nó tỉnh lại. Thì bây giờ nó hết hôn trầm, thùy miên chứ sao. Ở trên hơi thở, nương hơi thở tác ý nó một hơi nó tỉnh.
Đó là những cái đề mục của Định Niệm Hơi Thở để tu các pháp. Chớ không phải tu riêng Định Niệm Hơi Thở. Còn mấy con tu riêng Định Niệm Hơi Thở là mấy con lấy hơi thở. Như các Tổ không hiểu mới chế ra Lục Diệu pháp môn Sổ, Tùy, Chỉ, Quán, Hoàn, Tịnh. Là sai!
Phải không, mấy con thấy, đâu có hiểu Phật pháp đâu. Phật dạy chúng ta mười mấy cái đề mục, để chúng ta tu tập. Ví dụ bây giờ, tâm các con đang sân nè. Ai nói gì tức quá, sân lên thì mấy con dùng một cái câu Định Niệm Hơi Thở. Thì mấy con cũng sẽ hết sân liền tức khắc. Như thế nào? Như thế nào mà để tâm chúng ta hết sân?
“Quán ly sân tôi biết tôi hít vô, quán ly sân tôi biết tôi thở ra”.
(13:47) Rồi hít vô, thở ra. Rồi tác ý hít vô thở ra. Cứ một hơi cái tâm nó bám vào hơi thở thì tâm sân nhìn lại nó không còn sân nữa. Đơn giản, quá đơn giản! Mà làm chủ được sự sống chết của chúng ta, được sự bình an cho thân tâm của chúng ta. Tại sao chúng ta không làm?
Còn bây giờ thân chúng ta đau nhức. Trong Định Niệm Hơi Thở cũng có dạy cái câu để mà chúng ta, để giúp cho thân chúng ta không còn bị đau nhức.
“An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”.
Rồi hít vô thở ra. Nhưng thân nó đâu phải tác ý một lần nó hết đâu? Thì vẫn còn cảm giác đau thì chúng ta tác ý nữa. Đến khi mà cái thân chúng ta an ổn hoàn toàn thì đau hết đau rồi. Có phải Định Niệm Hơi Thở là một cái phương pháp đẩy lui các bệnh khổ trên thân chúng ta không? Dễ dàng quá! Tại sao chúng ta đọc như vậy mà chúng ta không hiểu? Lại bây giờ lại chổng khu đem mười sáu, mười tám đề mục của Định Niệm Hơi Thở ra mà tập. Tập gì lạ lùng vậy?
Cái mục đích của nó là khi có đối tượng thì chúng ta dùng nó mà đẩy lui. Nhưng đẩy lui như vậy có nghĩa là ở trên Tứ Chánh Cần ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện. Cái thiện của Tứ Chánh Cần là gì? là “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Chớ không có thiện mà ngồi đây mà nghĩ rằng phải đi làm việc từ thiện, bố thí đầu này đầu kia đâu. Đâu phải chuyện đó. Các con hiểu, cái thiện của đạo Phật là cái thiện vô lậu, chớ không phải cái thiện hữu lậu. Bây giờ, mấy con đi làm từ thiện cứu giúp, đó là một điều tốt. Nhưng mà nó là hữu lậu.
Bây giờ một đoàn đi vầy xe đụng, có tai nạn giao thông mấy con có khổ không? Làm từ thiện vẫn có khổ, chứ đâu phải là nói rằng hoàn toàn là mình hết khổ. Nó là thiện hữu lậu. Chớ đâu phải thiện vô lậu. Còn thiện vô lậu là “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Chỗ này không còn đau khổ nữa.
Mà cái từ trường nó phủ ra, xe mấy con đi không bao giờ ai đụng được. Tại tâm mấy con tham, sân, si, cho nên xe nó đụng. Mấy con hiểu không?
Còn một cái người, người ta sống thiện, Thầy nói nếu mà tất cả mọi người đều sống đủ, đúng năm giới luật của Phật. Bão tố nó sắp sửa vào đây, nó sẽ đi hướng khác. Cái từ trường mà mọi người đều sống thiện, nó có cái lực. Khi nó tương ưng với cái ác pháp thì nó hút vô. Mà nó không tương ưng thì nó bị đẩy ra. Mà mình sống trong năm giới thì cái từ trường thiện, cho nên gặp ác pháp đều được đẩy ra.
Cũng như mấy con thấy một cục nam châm, khi nó gặp sắt, nó sẽ hút. Bởi vì nó tương ưng. Còn nếu đem khúc cây thì nó có hút được không? Nó sẽ đẩy ra chứ làm sao hút được. Mấy con thấy không?
Mà mọi người đều sống trong ác pháp thì bị hút những cái ác đó. Và những người mà sống trong thiện pháp thì đẩy ác pháp đó ra. Thì bão tố, lũ lụt là ác pháp chớ gì? Làm cho tàn hoại, làm cho hư hại, làm cho tan nát thì đó là ác pháp. Còn thiện pháp thì làm cho tươi nhuận, làm cho xinh đẹp cuộc đời, làm cho vui tươi thì đó là thiện pháp.
Cho nên, đạo Phật xác định rất rõ, đạo đức của đạo Phật xác định không làm khổ mình khổ người mới đạo đức. Người ta chửi mình, mình giận, mình tức thì đó là mình tự làm khổ mình. Thì đó có đạo đức không? Không đạo đức, không đạo đức với mình. Mình chửi lại người thì làm cho người ta tức giận thêm thì đó là vô đạo đức. Đối với đạo Phật xác định rất rõ, đạo đức rất rõ. Đạo đức sống không làm khổ mình, khổ người. Các con thấy, từ pháp tu, từ cái đời sống của chúng ta có làm đau khổ người khác là vô đạo đức. Chúng ta hiểu biết ngay liền, không có khó.
(17:43) Đó thì trên cái sự tu học của đạo Phật rất đơn giản, rất đơn giản. Và giải thoát vô cùng!
Nhưng được sanh làm người rất khó mấy con. Chết rồi khó làm người lắm mấy con. Bao nhiêu ác pháp, bao nhiêu nghiệp của chúng ta đang làm thì chúng ta phải tương ưng để tái sanh, để làm trả quả đó. Và đồng thời, khi tái sanh mà chúng ta trả quả, thì ngay bây giờ chúng ta đã làm ác, chúng ta trả quả. Một người giết hại và ăn thịt chúng sinh thì không thể nào tránh khỏi bệnh tật. Đó là cái thứ nhất mà họ phải trả quả. Bữa nay thì ăn vậy, chứ ngày mai sẽ bệnh đau. Bởi vì trong cái sự chết chóc của chúng sanh là phải có sự đau khổ. Nhưng còn một cái quả nữa là chúng ta không thể tránh khỏi, là phải tái sanh làm chúng sanh. Mình giết con gà thì không thể nào tránh khỏi mình làm con gà. Chúng sẽ bị cắt cổ lại.
Mình ăn thịt con cá, mình chiên con cá là mình cũng sẽ bị thành con cá, người ta chiên lại. Đó là quy luật của nhân quả. Nhân nào quả nấy mấy con. Không chạy đi đâu khỏi hết cái quy luật của nhân quả.
Cái quy luật nhân quả nó điều hành cả vũ trụ chúng ta. Thời tiết, nắng mưa, gió bão đều theo quy luật của nhân quả. Cho nên, ở đâu thiện thì nó sẽ chuyển ác, mà đâu ác thì nó tương ưng, nó hút vào, nó sẽ diệt nơi đó. Không thể nào chúng ta tránh khỏi.
Quy luật nhân quả là quy luật tương ưng. Quy luật hút. Mình còn tham, sân, si, thì chết đi thì cái nghiệp lực tham, sân, si sẽ đi tái sanh chớ không có linh hồn tái sinh. Thế giới siêu hình không có. Nhưng thế giới tưởng có. Mỗi con người chúng ta đều có cái tưởng thức, tưởng uẩn. Do cái tưởng nó tạo ra cái thế giới siêu hình, nhưng mà không ngờ nó không có thế giới siêu hình thật.
(19:33) Cho nên trong cái thời đức Phật, con người trong thời đó, người ta tin tưởng có ba mươi ba cõi trời. Nhưng khi ông Phật ra đời, ông xác định “Ba mươi ba cõi trời là cõi tưởng, tưởng tri chớ không phải liễu tri”. Ngay trong cái thời đó còn lạc hậu, người ta tin có cái cõi trời như vậy. Mà đức Phật ra đời xác định, đập vỡ nó xuống, không có thế giới siêu hình. Thì mấy con biết ông Phật là một cái người gan dạ nhất.
Cũng như bây giờ mà Thầy nói thẳng nói thật, là Đại Thừa sai! Tu hành như vậy không đúng! Phạm giới, phá giới, ăn uống phi thời, tu hành như vậy là không đúng. Và cúng bái cầu khẩn, cầu an, cầu siêu, xin xăm, bói quẻ đều là mê tín. Sai!
Đạo Phật không có dạy điều đó. Đạo Phật dạy sống đạo đức không làm khổ mình, khổ người. Đạo Phật dạy chúng ta Như Lý Tác Ý để đem lại sự bình an cho chúng ta. “Các con tự thắp đuốc lên mà đi, ta không đi cho mấy con con đường đó”- đức Phật xác định vậy. Bây giờ vào chùa để lạy cầu cúng ai đây? Ai phù hộ cho mấy con, mấy con cúng? Mấy con tu theo ngoại đạo chứ làm sao tu theo đạo Phật được. Mấy con nhớ.
Cho nên, hiện giờ quý thầy dạy mấy con là dạy sai. Đến đây Thầy không dạy mấy con tụng kinh, niệm Phật. Thầy không dạy mấy con cầu cúng ai cả. Mà tự mấy con phải thắp đuốc lên đi. Nãy giờ Thầy dạy toàn bộ là tự mấy con phải thắp đuốc. Mấy con không sống đạo đức thì mấy con sẽ tự làm khổ mình khổ người. Mà mấy con sống đạo đức, mấy con sẽ không làm khổ mình khổ người. Mà mấy con có Như Lý Tác Ý thì mấy con cứu khổ mấy con. Mấy con cứu thoát khỏi những bệnh tật, cứu khỏi những tâm niệm giận hờn, phiền não, đau khổ. Các con thấy rất rõ, tự mấy con cứu mấy con. Tức là tự mấy con thắp đuốc lên mà đi.
Bây giờ mấy con còn hỏi Thầy gì nữa không?
(21:24) Pháp của Phật là rõ ràng cụ thể như vậy. Không giấu giếm một cái gì cả.
Còn những điều mà mấy con đã từng đến chùa mấy con học, mấy con hiểu đều là ngoại đạo. Nghĩa là trước khi đức Phật ra đời đã có ngoại đạo, Lục sư ngoại đạo. Mà đức Phật đã đập nó xuống, dẹp nó sạch. Nhưng làm sao? Những cái tư tưởng đó đã truyền thống lâu đời, ăn sâu vào con người. Đâu phải đức Phật nói cái là dẹp sạch hết được đâu. Nhưng mà hôm nay lời đức Phật nói, chứ ngày xưa chưa chắc đã là người ta theo hết toàn bộ đức Phật.
Cho nên khi đức Phật qua đời, thì bao nhiêu cái tà pháp, bao nhiêu cái ngoại đạo, nó phủ trùm trùm lên cái giáo lý của đạo Phật. Nó biến thành Đại thừa. Bây giờ trong Chùa chúng ta thờ đủ loại Phật. Mà còn bày đặt ra quá khứ có bảy vị Phật. Bảy vị Phật chơn lý đâu?
Các con có nghe nói Phật Tỳ-Lô-Giá-Na đưa cái bốn chơn lý chưa? Hay là tới đức Phật Thích Ca mới có bốn chơn lý? Vậy thì bảy vị Phật đó là bảy cái vị tưởng thôi, chứ làm sao có sự thật?
Cho nên trong cuộc đời chúng ta, chúng ta thấy biết rõ ràng là trên hành tinh chúng ta có một con người thật, con người Ấn Độ. Đó là đức Phật Thích Ca Mâu Ni Phật. Người là đức Phật đầu tiên trên hành tinh này và cũng như trên cái thế giới này, trên cái vũ trụ này. Chớ không có quá khứ có ông Phật nào cả. Quá khứ có Lục sư ngoại đạo, có Tà đạo.
Rồi từ đức Phật Thích Ca, hai ngàn năm trăm năm nay có ai chứng không? Phải xác định chứ. Nếu có một người nào chứng thì phải có lòng từ bi. Lòng thương yêu. Chúng sanh quá khổ mà! Ai nỡ tâm mà chứng rồi bỏ đi bao giờ. Như đức Phật chứng, biết rằng trong giai đoạn này là người ta đang mê tín, người ta đang thờ, dựng ba mươi ba cõi Trời. Mà không nói thẳng, nói thật thì làm sao chúng sanh biết? Cho nên, đức Phật nói thẳng nói thật mới có cái bài kinh “Pháp Môn Căn Bản”. Chúng ta thấy rất tuyệt vời! Gan dạ! Trước người ta mê tín như vậy, gan dạ đập xuống.
Cũng như thời bây giờ, gặp tất cả các thầy Đại thừa tu sai, mà chưa có người dám nói. Còn Thầy dám nói, tại sao?
Thầy làm chủ được sự sanh tử. Đối với Thầy cái sống chết đâu có ăn nhằm nhò gì. Đâu sợ ai đâu.
Nói để làm gì?
Không phải vì danh đâu. Nói để chúng sanh thức tỉnh biết cái sai, cái đúng, để không phí bỏ công sức và tiền của làm một cái điều nhảm nhí. Thầy nói thẳng nói thật.
Cho nên, hai ngàn năm trăm năm tới hôm nay, hơn hai ngàn năm trăm năm, có ai chứng đạo không?
Chưa! Tại sao dám xác định điều này?
Từ đông sang tây, bao nhiêu người theo Phật giáo có chứng chưa?
Chưa! Tại sao?
Tại vì không có kinh sách nào dạy chúng ta đạo đức nhân bản nhân quả.
Tại sao? Tại sao từ đức Phật có dạy mà bây giờ lại không có dạy?
Thì như vậy rõ ràng là không có người chứng.
Rồi tại sao pháp của Phật dạy Như Lý Tác Ý như vậy, mà tại sao bây giờ chúng ta không có pháp Như Lý Tác Ý? Kinh sách nào có viết lời dạy này không?
Chỉ có kinh sách Nguyên Thủy của Phật.
Mà không có ông thầy nào, có một vị Tổ sư nào dạy. Chỉ dạy ba cái nhảm nhí của ngoại đạo. Người ta tu gần chết, thậm chí như có người quyết tâm tu lại điên.
Có người niệm Phật được nhất tâm. Thế rồi trong tâm cứ niệm. Đó là tưởng niệm, gọi là vô niệm là chứng đạo à?
Chứng cái tưởng, chứ làm gì mà chứng? Có cái thật sự, có cõi Cực lạc Di Đà đâu mà chứng. Đó là cái giả dối, cái khéo léo, cái lừa đảo. Không hiểu mà lại trở thành dối trá, lừa đảo người khác.
(25:20) Biết thì nói, mà không biết thì thôi. Tu chưa chứng mà đi ra dạy đạo. Biết cái gì dạy đạo? Có làm chủ được sanh tử luân hồi chưa? Không biết mà dám nói. Bởi vậy biết thì nói, mà không biết thì dựa cột mà nghe.
Thế mà các thầy đi thuyết giảng. Tu chưa xong, dựa vào những kiến giải của người xưa nói lung tung. Để đưa một số Phật tử người ta tha thiết tu hành, người ta quá đau khổ cuộc đời, để rồi cuối cùng người ta được những gì đây? Các con thấy, từ xưa đến giờ, người ta được những gì đây? Có làm chủ được sanh tử không?
Mà tại sao Thầy nói bây giờ mấy con bệnh nè, mấy con tác ý đi, đuổi bệnh, bệnh sẽ hết, không uống thuốc? Mấy con cứ làm đi, rồi mấy con sẽ thấy pháp Phật có thực tế, cụ thể, rõ ràng mà. Chớ đâu phải nói dối mấy con sao.
Tâm mấy con giận, “Quán ly sân tôi biết tôi hít vô, quán ly sân tôi biết tôi thở ra”, pháp rõ ràng mà. Mấy con tác ý, mấy con hít thở, mấy con tác ý hít thở, tâm mấy con nương vào hơi thở. Chừng mấy con xả ra, mấy con thấy tâm sân mấy con còn không?
Mấy con cứ làm đi, rồi mấy con sẽ biết pháp của Phật nó cụ thể và thực tế. Chớ đâu phải nói: “Ở, bây giờ tâm tôi sân, tôi lên lạy Phật phù hộ cho tâm tôi hết sân.”. Làm gì có chuyện này?
Cho nên đến đây Thầy nói thẳng, nói thật. Thật sự ra có mích lòng. Nhưng mà Thầy nghĩ rằng, cái người sẽ giác ngộ, sẽ tin tưởng Phật, sẽ không bao giờ buồn phiền Thầy. Phải có một con người dám ăn, dám nói. Cũng như đức Phật dám ăn, dám nói trong thời đó. Thì thời nay, Thầy cũng làm chủ như Phật, Thầy cũng làm chủ được sự sống chết. Muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống. Bây giờ quyền sống chết ở trong tay Thầy, còn mấy con chưa có quyền đâu. Nó muốn chết, mấy con sống, mấy con muốn sống không được.
Cho nên mấy con phải tu như Thầy. Thầy biết cách thức, Thầy dạy mấy con, mấy con sẽ làm chủ được như Thầy. Không có một con người nào mà không làm chủ được. Pháp của Phật đơn giản. Người nam cũng như người nữ, chớ không phải người nam tu được, mà người nữ không tu được.
(27:25) Về phần các cụ già sắp sửa, tuổi đời sắp hết, thời gian ngắn lắm. Giao hết cho con cái, đừng lo toan gì việc công gia đình, con cháu gì nữa hết. Chỉ thời gian ngắn quá, chúng ta hãy ở trong một cái căn phòng yên tĩnh. Trưa cho chúng ta ăn ngày một bữa, sống năm giới, giữ gìn đàng hoàng, tác ý: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Tất cả những niệm lo lắng, thương nhớ đều quét ra sạch, chỉ có một niệm này giữ mà thôi. Cảm thọ đến thân các cụ, các cụ tác ý: “Thọ là vô thường, đi ra khỏi thân ta, ta không sợ đâu, sớm muộn gì mày cũng phải chết, cứ thẳng thắn, chỉ đánh thẳng nó đi, ở đây chỉ có bất động, thanh thản, an lạc mà thôi”. Thì các cụ nhớ lời Thầy nói, về mà nỗ lực tu tập. Thì chỉ có phương pháp này cứu các cụ, mà các cụ sẽ không tái sanh luân hồi. Không khéo cái nghiệp các cụ đã tạo, thương ghét, giận hờn, phiền não. Khi bỏ thân này, cái nghiệp đó tiếp tục tái sanh luân hồi. Không trốn đâu khỏi hết. Các cụ nhớ!
Ở đây Thầy dạy phải làm chủ bệnh, phải làm chủ tâm không giận hờn phiền não. Đó là phương pháp làm chủ tâm, làm chủ bệnh. Mà tâm không phiền não, thân không bệnh thì già quắc thước. Thầy tám mươi mấy tuổi rồi vẫn khỏe mạnh như thường, đi đứng không bao giờ run rẩy mấy con. Đâu phải là Thầy không già? Bởi vì các pháp đều vô thường mà, thân Thầy cũng là ở trong một pháp, chớ đâu phải là ngoài pháp sao? Cho nên nó phải vô thường. Nhưng mà vô thường, Thầy làm chủ được già. Già Thầy không rung chuyển, không yếu đuối. Nói mạnh, nói nhẹ không run rẩy, không sợ hãi ai hết. Tâm bất động.
Mấy con thấy rõ ràng, bây giờ trực tiếp với Thầy mấy con thấy. Thầy muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống. Không phải như các thầy đâu. Nói tu thiền, tu định mà rốt cuộc rồi đi nằm nhà thương, đi bác sĩ. Thiền định gì mà lạ vậy?
Thiền định thì phải làm chủ được thân tâm. Ngay cả Thầy nói “Thiền duyệt vi thực, pháp hỷ sung mãn”. Thiền nhập định thì không bao giờ ăn uống mà người ta vẫn sống. Từ một ngày đến một tháng, hai tháng, ba tháng, năm tháng, chín tháng vẫn sống được bình thường. Đó là thiền của đạo Phật mà.
Các con thấy, không đơn giản đâu, nhập Tứ thiền, tịnh chỉ hơi thở, ngồi không thở mà bất động không chết. Không ăn uống bốn mươi chín ngày bình thường. Các con thấy không? Thiền như vậy mới là thiền chứ. Thiền gì mà ngồi còn đói bụng, còn nghe đau nhức chân tay, thì thiền gì? Thiền thì an lạc chớ. Chớ đó đâu phải thiền. Đó là trong cái vấn đề tu tập.
(30:17) Cho nên, Thầy nói phải ráng nỗ lực tự cứu mình. Ai có thân cũng có khổ. Mà nếu mà các con không tự cứu thì mấy con chịu lấy cái đau khổ đó. Sanh, già, bệnh, chết, mấy con không thể nào thoát khỏi. Và luân hồi mấy con cũng sẽ mở cửa, tiếp tục tương ưng, mấy con luân hồi. Bởi vì tâm của mấy con tham, sân, si thì phải tương ưng với tham, sân, si, thì phải sanh ra làm người, làm thú vật, không thể nào chạy khỏi.
Nghĩa là bây giờ, chúng ta ngồi đây là ai cũng mặt người, ai cũng là con người. Nhưng mà bỏ thân này chưa chắc đã là con người nữa. Cái nghiệp của nó, mấy con giết hại chúng sanh, mấy con không chạy khỏi cái thân của chúng sanh đâu. Nghĩa là ăn con heo phải làm con heo, giết con heo phải làm con heo. Mà giết con gà phải làm con gà. Không bao giờ quy luật nhân quả nó tha mấy con đâu.
Nhân là cái hành động. Mà quả là gặt lấy cái quả của nó. Hành động giết con gà phải trả quả con gà. Mấy con ăn bao nhiêu con gà, giết bao nhiêu con vật thì mấy con phải trả quả, không chạy đi đâu hết. Mà trả còn nhiều nữa, chứ không phải là trả một thân này, giết có con gà trả một con gà, không phải. Giết một con gà phải trả mười con gà, làm thân mười con gà.
Không, Thầy nói mấy con chưa tin đâu. Khi mấy con tu rồi, mấy con quét sạch hết năm cái Ngũ triền cái. Tức là Ngũ triền cái mà Phật dạy năm cái màn ngăn che. Hiện giờ tâm mấy con còn tham, sân, si thì đó là cái màn ngăn che. Cho nên mấy con không thấy gì cả hết.
Nghĩa là một cái người tu mà quét sạch năm cái màn ngăn che này, tham, sân, si hết. Cách vách nhìn ra ngoài thấy suốt, thông suốt hết. Nhìn vũ trụ này nó ở trước mặt mấy con, chứ không phải mênh mông, không phải là vô tận như vậy. Bao nhiêu hành tinh sống, bao nhiêu loài người trên vũ trụ này, mấy con đều biết hết. Cái đôi mắt của mấy con, cũng đôi mắt này mà nhìn thông suốt cách vách. Các con nhìn suốt qua vách được là tham, sân, si mấy con sạch.
Mục đích của đạo Phật là quét cho hết tham, sân, si là chứng đạo. Mà con người hết tham, sân, si là Vô lậu. Các con thấy, con người có khả năng lắm chớ. Chớ đâu phải con người không có khả năng. Do mấy con chưa biết cách tu, cho nên tâm tham, sân, si chưa hết mà mấy con bị mờ mịt, bị che đậy, mấy con không thấy được gì cả.
(32:40) Mấy con đủ sức, đủ khả năng. Con người sinh ra là mấy con có phước báu. Gặp được chánh pháp, hôm nay được nghe lời Thầy nói, đây là con đường của đạo Phật thật sự. Chớ không phải là con đường dạy chúng ta cầu cúng, mê tín, cầu siêu, cầu an, không có điều đó.
Chỉ bây giờ mấy con biết được, mấy con nỗ lực tu tập. Mà muốn tu tập trong gia đình thì mấy con chỉ có sống đạo đức. Biết nhẫn nhục, tùy thuận, biết bằng lòng trước hoàn cảnh để xả tâm. Không cãi cọ, không làm đau khổ người khác. Trong gia đình chỉ có bao nhiêu đó thôi, không thể tu cao hơn.
Nhưng muốn thật sự mà làm chủ được sự sống chết như Thầy thì hãy về cái Tu viện nào đó. Chớ còn cất cái thất ở riêng mà tu thì chẳng biết đường đâu. Các con đi vào cái chỗ có một người tu làm chủ rồi, người đó sẽ trực tiếp hướng dẫn mấy con. Xin một cái thất, người đó sẽ cho và dạy mấy con phải cách thức sẽ như thế nào, độc cư như thế nào, không tiếp duyên như thế nào. Người ta dạy cách thức từ căn bản cho đến khi mấy con chứng đạo. Không lâu, trong năm tháng, sáu tháng, bảy tháng, mấy con chứng đạo. Chứ không phải tu năm này qua năm khác, đời này qua đời khác mới chứng đạo. Không phải đâu! Đạo Phật có xác định thời gian rất rõ ràng mà “bảy ngày, bảy tháng, bảy năm”.
(33:58) Phật tử 1: Thưa Thầy! Chúng con có câu hỏi này kính bạch Thầy có thể trả lời.
Trưởng lão: Được con.
Bây giờ mấy con còn hỏi Thầy gì nữa không con?
Có ai hỏi thầy gì không? Cứ hỏi. Thầy sẽ trả lời.
Có hỏi gì không?
(Phật tử 2: Bước vô, Coi tắt máy điện thoại đi.)
Trưởng lão: Có gì cứ hỏi. Còn không thì mấy con nhớ những lời thầy dạy mà về ôm pháp.
Còn muốn tu mà cho tới mà làm chủ sự sống chết, mấy con cứ lên đây, Thầy cho cái thất. Bền chí!
Mà trước khi mà vào đây mà tu thì mấy con sắp xếp gia đình cho ổn. Chồng mà muốn đi tu mà vợ chấp nhận Thầy mới cho vô tu. Mà không chấp nhận thì thôi, không được. Về giải quyết như thế nào. Bây giờ anh đi tu như vậy đó, sau khi xong rồi, anh về, anh giúp đỡ vợ con phải tu tập tới nơi tới chốn giống như anh. Cũng làm chủ sự sống chết.
Chứ bây giờ chúng ta sống như thế này, nhưng mà bệnh đau đến thì chúng ta phải đi nhà thương, bác sĩ, chứ không thể nào khác hơn. Không thể nào khác, không thể nằm đó mà chịu đau được. Phải đi Bác sĩ. Rồi Bác sĩ, nó vẽ ra cho mấy con biết toàn bệnh, chưa có bệnh chứ nó nói tùm lum đủ thứ bệnh hết. Do đó mà hoảng hồn hết, chứ đừng nói chuyện. Bởi vì tinh thần chúng ta yếu đuối lắm.
Đối với Thầy, mà bác sĩ lại nói Thầy bệnh, Thầy nói chưa chắc, Thầy không sợ ai hết đâu. Cho nó chết đi. Thân này có thân phải vô thường, phải chết thôi. Có gì mà sợ bệnh?
Bệnh thì bữa nay không bệnh, ngày mai phải bệnh chứ sao? Đó là luật vô thường của nó rồi.
Nhưng mà bệnh đối với con người mà với tinh thần vững chắc, gan dạ, không sợ bệnh thì có bệnh đến không?
Không! Tại mấy con nhút nhát, sợ.
Do đó thì nghe tới bệnh phải hoảng sợ thì nó phải bệnh thôi. Còn cái người không sợ bệnh là không bao giờ bệnh. Còn cái người mà lo lo bệnh, mấy người đó dễ bệnh lắm.
Trưởng lão: Mấy con có hỏi Thầy, cứ hỏi đi mấy con.
Phật tử 2: Ai hỏi gì cứ hỏi.
Trưởng lão: Có hỏi gì không? Mấy con muốn tu không? Để không mà chết uổng đó. Chết rồi không có lấy gì tu. Bởi vì bây giờ có thân, mới có ý thức. Mà có ý thức chúng ta mới tác ý được.
(36:07) Bây giờ, Thầy nói về phần tại sao gọi là Tâm, mà tại sao gọi là Ý? Mà tại sao gọi là Kiến thức? Tại sao gọi là Trí tuệ? Những cái danh từ nó đơn giản vậy, chớ mà nếu mà không được giải thích thì chúng ta chỉ dùng nó lúc thì Tâm, lúc thì Ý, lúc thì Trí tuệ, lúc thì Kiến thức. Phải không? Nó lung tung vậy. Chỉ có một cái sự hiểu biết, mà cái sự hiểu biết này, tại sao gọi?
Bây giờ Thầy nói cho mấy con thấy, cho nó hiểu cái nghĩa của nó.
Trong thân của chúng ta hiện giờ mà tiếp xúc Thầy thì mấy con có sáu cái thức. Mắt, Tai, Mũi, Miệng, Thân, Ý thức, phải không? Mấy con thấy không? Sáu cái thức.
Con mắt thì có cái biết của con mắt chớ. Cho nên, cái thức của con mắt chớ. Cái tai, cái lỗ tai nghe âm thanh thì nó có cái biết của âm thanh chớ. Nhưng mà cái suy tư, đó là ý thức.
Bây giờ cái nghe cái âm thanh đó rồi, thì biết âm thanh đó là tiếng người nói cái gì đó. Nhưng mà tư duy cái lời nói đó, là phải cái ý thức của cái Nhĩ thức đó. Nó chuyển qua ý thức, anh phải làm việc giùm tôi, để coi cái người này họ nói như vậy là ác hay là thiện? Thì cái ông Ý thức này bắt đầu ổng tư duy. Đó là cái chùm của sáu thức mấy con. Mắt, Tai, Mũi, Miệng, Thân, Ý. Ý là cái bộ não của chúng ta. Phải không? Mấy con thấy hiểu chớ gì?
Mà sáu cái thức này gồm lại gọi là Tâm. Chớ không phải là cái tâm là cái ý thức của chúng ta đang tư duy suy nghĩ là Tâm. Mấy người nói vậy là sai. Nó là có ý thức thôi. Các con hiểu cái danh từ chưa?
Tâm, nó gồm cả sáu thức. Cho nên nói Lương tâm.
Lương tâm làm gì?
Là hối hận một cái việc làm không đúng làm cho người ta đau khổ. Cho nên bây giờ ngồi lại, Lương tâm mình nó cắn rứt.
Tại sao nói Lương tâm?
Là cả cái sự tư duy bằng cái ý. Mà cả nghe, cả thấy, những cái điều kiện nó làm cho chúng ta hối hận.
Các con thấy Mắt, Tai, Mũi, Miệng, nó gồm đủ ở trong đó, nó mới gọi là Lương tâm. Thầy nói như vậy để hiểu những cái từ của nó.
Còn cái Kiến thức là cái gì, mấy con?
Kiến thức là những sự học hỏi, hiểu biết, bồi dưỡng thêm cho sự hiểu biết. Gọi là kiến thức văn hóa. Kiến thức cái này, kiến thức cái kia để hiểu biết. Mấy con phải học mới gọi là Kiến thức. Còn mấy con không học, thì mấy con gọi là Ý thức.
(38:37) Cho nên, cái ý thức của mấy con hiểu với một cái nhóm là mấy con sống quen cái môi trường đó, mấy con hiểu biết chung quanh đó thôi. Mấy con không đi học, mấy con không biết chữ. Bây giờ mấy con biết chữ, biết đọc đó là kiến thức về văn học. Cái đó là Kiến thức. Kiến thức là sự bồi dưỡng thêm cho ý thức chúng ta. Hiểu biết thêm rộng rãi ra, gọi là Kiến thức.
Bây giờ Kiến thức về Phật pháp, mấy con không hiểu. Nhờ Thầy nói, mấy con mới hiểu được pháp của Phật, đạo đức của Phật như vậy, như vậy, gọi là Kiến thức. Cái hiểu của mấy con bây giờ là nhờ Thầy mà các con hiểu. Cái đó gọi là Kiến thức của mấy con. Mấy con huân tập cái hiểu biết mới vào để hiểu biết cho đúng, là kiến thức của con.
Còn Trí tuệ mấy con.
Bây giờ chúng ta ý thức, chúng ta hiểu biết cái này kia là kiến thức rồi. Tại sao gọi nó là Trí tuệ được, mấy con?
Mấy con có nhìn thấy một cái con Kiến bò đây là ông già, Cha mình chết hay là ông Nội mình chết không?
Qua cái lớp hình con Kiến, mà đó là cái nghiệp của Ông Bà của mình chết mà thành con Kiến này. Mấy con có thấy chưa?
Thấy được cái này mới gọi là Trí tuệ. Còn mấy con không thấy được như vậy, làm sao gọi là Trí tuệ? Mà Trí tuệ đó, gọi là Trí tuệ gì, mấy con biết không? Tam Minh. Mấy con có Trí tuệ là Tam Minh. Chứ Trí tuệ mà mấy con, kiến thức của mấy con, mấy con cho nó là Trí tuệ thì mấy con lầm, mấy con dùng sai.
Cho nên, đức Phật nói Giới sanh Định mà Định sanh Tuệ. Do cái sức thiền định, tâm bất động, mấy con mới có đủ Tam Minh. Mới có sanh ra Tuệ chớ. Còn mấy con có thiền định chưa mà mấy con có Tuệ?
Cho nên, mấy con lạm dụng danh từ Trí Tuệ để chỉ cho Kiến thức của mình. Chớ mấy con chỉ có Kiến thức chứ làm sao mấy con có Trí Tuệ. Các con hiểu chưa?
Một nhà phát minh, ra tìm cái này, tìm cái nọ để phát minh ra một cái xe hơi như vậy. Mấy con nói là Trí Tuệ. Toàn là tưởng. Mình cứ nghĩ tưởng cái này, nghĩ tưởng kia kết hợp nhau lại, hoàn thành được, đều là kết hợp qua cái sức tưởng của mình. Nhà khoa học sống trong tưởng mà thành tựu, chứ không phải Trí Tuệ.
Trí Tuệ. Người có Trí Tuệ là như thế nào?
Có cần dùng kính hiển vi mà nhìn vào ly nước để thấy vô lượng Trùng trong đó không?
Ông Phật có dùng không mấy con?
Nhưng mà sao đôi mắt của đức Phật lại nhìn thấy vô lượng Trùng trong ly nước?
Còn Nhà khoa học phải dùng kính hiển vi mới rọi ra mới thấy?
Các con thấy lạ. Cũng đôi mắt mà người ta nhìn trong này mà người ta thấy được vô lượng Trùng. Mà đôi mắt của mấy con thấy ly nước trong chứ không thấy gì hết. Vậy đôi mắt của mấy con đâu có Trí Tuệ. Còn đôi mắt của người ta có Trí Tuệ.
Cho nên mấy con thấy, một người tu rồi, nó lạ lùng lắm. Nó cũng sống y như mấy con, cũng mắt, cũng tai nhưng mà ở đây, một cái âm thanh ở xa, cách ở bên Pháp, bên Mỹ. Người ta đang nói cái gì, người đó muốn nghe thì ở đây người ta vẫn nghe được âm thanh đó. Còn mấy con nghe được không? Không!
Mấy con thấy chưa? Mấy con bị cái gì mà mấy con không nghe?
Do Tham, sân, si, mạn, nghi của mấy con mà không nghe. Nó ngăn mà, làm sao mấy con nghe. Còn người ta nó sạch rồi, còn cái gì ngăn nó được. Cho nên hồi nãy Thầy nói, cách vách qua bên kia người ta vẫn thấy được, cái gì ngoài đó người ta thấy hết. Trong ly nước, người ta vẫn thấy được vô lượng Trùng.
(42:15) Cho nên chúng ta nói sao ông Phật là Nhà khoa học? Đúng! Có bao giờ đạo Phật ngoài khoa học không? Nói cái nào cũng cụ thể, thực tế, khoa học không sai.
Thầy ví dụ:
Bây giờ bệnh AIDS, bệnh Sida người ta không có thuốc trị. Có phải không?
Nhưng một người chứng đạo, người ta biết rõ ràng là phải kết hợp cái gì sẽ trị người đó được. Người ta biết được, chứ sao lại là người ta không biết. Có cần phải đi tìm như các Nhà khoa học bây giờ phải về khoa học mà Y học, về nghiên cứu cái chất này chất kia để hợp lại thành cái thuốc để trị cái bệnh này. Bệnh thế kỷ này được không?
Thì tìm mãi, tìm mãi mà chưa ra. May mà ra được, thì tai hại cho con người rất nhiều. Nhờ cái bệnh này mà ngăn chặn cái tâm tham dục, sắc dục của họ. Chứ cỡ không có cái bệnh này, thật sự ra con người còn đồi trụy hơn nữa. Thầy nói thẳng, nói thật mà.
Cho nên bây giờ Thầy biết, phải hợp với cái gì trị bệnh đó được. Nhưng mà phải đem nền đạo đức dạy cho con người xong cái đã. Đạo đức, người ta sẽ không bị sa đọa, không bị đồi trụy, không bị sai, không bị những tệ nạn của xã hội nữa. Người ta không làm những cái điều đó nữa. Thì lúc bây giờ con người toàn tốt, thì những người bị bệnh thế kỷ này, người ta sẽ có thuốc trị.
Còn bây giờ trị được, nó ỷ y có thuốc rồi, khỏi lo. Thì cái xã hội này ra sao mấy con? Nó phải có những cái sự ngăn chặn của nhân quả chứ. Nếu không có ngăn chặn như vậy thì con người chúng ta còn là con người gì nữa? Cho nên nhân quả, nó rất khéo léo và tuyệt vời!
Đó thì mấy con thấy cái quy luật của nhân quả. Nó vừa thực hành được cái luật pháp nghiêm chỉnh để trả cái quả của nó. Mà nó vừa ngăn chặn để tạo con người giảm bớt. Một cơn bão đi qua, lôi cuốn biết bao nhiêu người chết. Nó cũng cảnh giác cho chúng ta, để chúng ta ngăn chặn điều ác của chúng ta. Chớ đâu phải mà cái cơn bão đó nó vừa ác mà nó có thiện trong đó, chứ đâu phải là nó toàn là ác hết đâu. Nó vừa cảnh giác cho chúng ta biết rằng làm ác là phải trả những cái quả như vậy.
Đó thì hôm nay Thầy nói như vậy, để cho chúng ta biết được những cái điều cần thiết để lo cứu mình thoát ra khỏi sự đau khổ của con người và chấm dứt luân hồi, là cái sự hết sức.
(44:51) Trưởng lão: Có gì không con?
Cứ ngồi tự nhiên con.
Cô Liên Tâm (Phước Tủ): Thầy cho con hỏi là cái câu kệ thứ hai mươi chín của Hòa thượng Minh Châu dịch:
“Tinh cần giữa phóng dật
Tỉnh thức giữa quần mê”
Thì trong cái “Đường về Xứ Phật”, của mình Thầy giảng là: “Tinh cần” trong ấy là “giữ”. Thì theo cái lời dạy đây thì cái chữ “giữ” đúng hay là chữ “giữa” đúng?
Trưởng lão: Chữ “giữ” con, “Tinh cần giữ phóng dật”. Chứ không phải “giữa phóng dật”. Giữ gìn đó, tại cái đó sai. Giữ không phóng dật. Bởi vì đức Phật nói: “Ta thành chánh giác là nhờ tâm không phóng dật”. Nếu không “giữ”, mà “giữa phóng dật” là cứ để phóng dật hoài sao? Phải không? Cái đó là sai, thấy sai biết liền.
Cô Liên Tâm: Phần thứ hai thưa Thầy là:
Cái này là của anh đệ tử Đức Thông. Dạ, tức là ảnh biên soạn theo cái lời dạy của Thầy. Thầy giảng kinh “Pháp Cú”.
Trưởng lão: À, Đức Thông là người đạo ngoài Bắc đó con.
Cô Liên Tâm : Dạ, anh Đức Thông. Giảng cái kinh Pháp Cú thì anh giảng đây. Nhưng mà trước khi lấy cái lời giảng của Thầy thì anh có in lại hết toàn bộ cái lời bài kệ của Hòa thượng Minh Châu dịch. Cho nên Hoà thượng Minh Châu dịch, thì từ cái này, thì ảnh soạn ra như vậy là Anh ghi là “Giải nghĩa kinh Pháp Cú của Trưởng lão Thông Lạc”. Thì Anh kính trình cho Thầy để Thầy xem nếu mà có những cái gì mà sai sót. Nếu được phép thì để xin phép in, tức là trong cái kinh Pháp Cú vậy, thì có cái lời giảng của Thầy về kinh Pháp Cú.
Trưởng lão: Chà! Thầy thêm lại công việc nữa. Thầy bây giờ nhiều công việc quá.
Cô Liên Tâm: Đây, con xin trình..,
Trưởng lão: Thôi được rồi! Thật sự ra Thầy đọc lại mà Thầy chỉnh lại thì nó mới không sai, chứ không khéo nó sai hết. Coi vậy chứ cái kiến thức của học giả không phải là cái hành giả đã tu xong. Cho nên cái kiến thức đó, nó sẽ bị lầm lạc. Bị vì nó, thường thường nó bị tưởng ở trong đó, mình tưởng nó là đúng, nhưng sự thật ra nó không đúng. Mình hiểu, mình nghĩ qua cái đó nó đúng. Nhưng một cái người mà người ta tu chứng rồi, người ta hiểu nó chính xác, nó không sai. Bởi vì chứng là cái kinh nghiệm bản thân của người ta. Cho nên người ta hiểu qua chữ nghĩa, nó không sai chỗ nào.
Cũng như trong kinh Nikaya, trong kinh Nguyên Thủy của Phật. Mà các con chưa chứng thì mấy con sẽ hiểu qua cái kiến giải của mấy con. Mấy con sẽ hiểu qua cái sự hiểu biết của mấy con về tôn giáo mà mấy con đã đầy ấp ở trong đầu của mấy con. Cho nên từ kinh Nguyên Thủy…
(47:31) Cô Út Diệu Quang: Thưa thầy, ở đằng sau có một nhóm nữa.
Trưởng lão: Còn bao nhiêu người nữa?
Cô Út Diệu Quang: Dạ!
Trưởng lão: Ờ, thôi được rồi Thầy sẽ ra. Không sao, Thầy thăm mấy quý Phật tử rồi Thầy sẽ ra.
Mấy con thấy Thầy khách quá nhiều. Chắc chắn có ngày, chắc Thầy phải chui trong hang Thầy trốn. Tại sao?
Tại vì Thầy đang soạn cái bộ sách đạo đức Nhân bản-nhân quả mấy con. Cả hai mươi mấy tập, mỗi tập trên ba trăm trang. Thì mấy con thấy cả hai mươi mấy tập như vậy, nó phải đòi hỏi Thầy phải có thời gian, phải dài. Chứ mà ngày nào mà Thầy như thế này, làm sao Thầy viết được mấy con?
Mà đạo đức Nhân quả-Nhân bản, nó lợi ích cho con người rất lớn. Khi Thầy soạn xong rồi. Cái bộ sách đạo đức nhân bản, Thầy sẽ gửi ngay cho Bộ giáo dục. Bộ giáo dục sẽ do những cái người mà chuyên họ sẽ soạn ra thành bộ sách giáo khoa, bộ sách đạo đức giáo khoa. Từ Tiểu học, bài vở minh họa hình ảnh như thế nào cho lớp Tiểu học. Và Trung học thì như thế nào. Và Đại học như thế nào. Để giúp cho các em của chúng ta có cái nền đạo đức mấy con. Đó là cái mục đích của Thầy, đem lại cái sự bình an cho đất nước của chúng ta mà. Phải có đạo đức chứ. Cho nên vì vậy mà Thầy ngày đêm Thầy lo Thầy soạn thảo cái bộ sách đạo đức này cho xong. Sau khi xong rồi thì gửi vào Bộ giáo dục.
Thì mấy con đủ duyên thì mấy con học được một vài bài, năm mười bài thôi. Còn cái nhiệm vụ là phải dạy cho các thế hệ, các con cháu của chúng ta sau này, là mỗi đứa cháu chúng ta phải có đạo đức. Mà chỉ có đạo đức là phải đi vào ngành giáo dục thôi. Bởi vì mấy con có con, mấy con làm sao cũng phải cho nó vào lớp học thôi. Có đứa con, đứa trẻ nào mà không cho nó đi học? Mà đi học thì phải học đạo đức. Các con thấy, đó là một cái điều mà Thầy đã tư duy suy nghĩ chín chắn. Và Thầy tin rằng đất nước chúng ta, các cái Nhà lãnh đạo họ cũng nghĩ đến cái nền đạo đức của dân tộc. Nhưng họ chưa biết khai khẩn cái đạo đức như thế nào? Bây giờ cái bộ sách của Thầy đưa vô là một ánh sáng cho những cái nhà làm đạo đức. Họ đã thấy đây mới thật sự là Nhân bản, cái gốc của con người, cái đạo đức.
Cho nên người ta sẽ cái khả năng của họ, họ sẽ viết thành sách giáo khoa. Từ cấp một, Thầy cũng gợi ý cho họ cấp một tức là Tiểu học thì phải có minh họa các hình ảnh đạo đức. Để trẻ con nó phải thích chớ. Rồi lớp lớn hơn, Trung học thì nó lớn khỏi cần minh họa. Mà đến Đại học thì nó lại có những câu về đạo đức, nó có pha những câu triết lý đạo đức của nó nhiều hơn, sâu sắc hơn. Thì nó tạo thành trẻ em của chúng ta trở thành những người đạo đức, dân tộc ta lúc bây giờ là đạo đức. Còn cái lớp thế hệ chúng ta hiện giờ, người nào được may mắn học được đạo đức cũng tốt, mà không may mắn thì mai mốt chúng ta cũng phải chết. Có phải không mấy con? Nhưng mà để lại cho con cháu chúng ta là một nền đạo đức của mình. Đất nước chúng ta sẽ hạnh phúc vô cùng. Thì đó là cái nguyện vọng, cái ao ước của Thầy. Cho nên nếu mà Thầy mất thời giờ, thì chắc còn phải lâu lắm mới xong cái bộ sách đạo đức. Còn nếu sớm chừng nào tốt chừng nấy. Cho nên hôm nay Thầy vắn tắt, Thầy nói để mấy con thấy hiểu biết được cái điều mà Thầy mong.
(50:48) Cho nên mỗi lần mà đưa một tác phẩm như thế này, Thầy sợ lắm mấy con. Các con cứ nghĩ đi, đọc bao nhiêu thời gian trong đó? Đọc đâu phải đọc suông qua. Đọc suy nghĩ phải sửa như là một ông thầy giáo mà sửa một bài văn cho học trò. Các con thấy cực lắm, chớ đâu phải sung sướng gì. Phải không? Nó đòi hỏi cái trí óc của mình làm việc nhiều lắm, chứ đâu phải ít đâu.
Bởi vì, nhất là những câu kinh Pháp Cú là những câu kinh cô đọng lại. Đức Phật khi mà thuyết một bài pháp rồi, tuyên dương bài pháp đó ra. Rồi cô đọng bài pháp đó trở thành câu kinh Pháp Cú. Các con thấy đức Phật rất cẩn thận kỹ lưỡng. Một nhà sư phạm, không có nhà sư phạm nào hơn đức Phật. Đọc qua những bài thuyết giảng của Phật trong kinh Nikaya, Thầy thấy tuyệt vời! Giải thích từng từ. Mấy con không đọc, mấy con không thấy. Và mấy con chỉ đọc lướt qua, mấy con đâu hiểu được.
Ví dụ như Tầm, Tứ. Đức Phật giải thích từng nghĩa chữ Tầm, Tứ cho chúng ta. Tầm là như thế này. Tứ là như thế này. Quá tuyệt vời!
Bởi vậy, khi đọc cái chữ Tầm, Tứ mà đức Phật giải thích rồi, thì mình biết cách thức mình tu tập rồi. Ngay đó mình biết tu tập. Tầm là cái gì? Tứ là cái gì? Rõ ràng!
Ngay đó mình đã hiểu được Tầm là sự suy nghĩ của mình. Gọi là Tầm. Tứ là tác ý mấy con.
Mấy con thấy rõ ràng, nếu mà đức Phật không giảng, người ta chẳng biết Tầm, Tứ là cái gì hết.
Cho nên Thầy nói, đúng là ông Phật là một nhà sư phạm. Khi không giảng ra một cái bài, mà giảng rồi thì tuyên dương lại cái bài đó ra, rồi cô đọng bài đó trở thành câu kinh Pháp Cú ngắn gọn, dễ hiểu.
Thế mà ngay cả cái bài vừa rồi lật ra, là đã sai một cái chữ. Tam sao thất bổn, như vậy rồi làm sao đây? Biết bao nhiêu sự sai ở trong kinh sách chưa?
Chỉ có một người tu chứng, người ta mới làm cái việc này. Chứ mình chưa tu chứng mà viết như thế này chết người khác. Cái này viết làm gì? Tâm chưa hết tham, sân, si là Danh. Thầy nói thẳng, nói thật với mấy con mà.
Cho nên một cái người mà tu chưa chứng, mà ngồi viết sách là cầu Danh. Cái hạng này là ham Danh mới viết kinh sách, chứ không phải vì lợi ích chúng sanh. Những sách vở này mới giết người ta.
Các con thấy, kinh sách Đại thừa cả đống mà giết thiên hạ không? Đời nào ai tu chứng ở trên kinh sách Đại thừa. Nói thì lý thuyết trên tưởng rất hay. “Chẳng niệm thiện niệm ác, bản lai diện mục hiện tiền”. Hay quá! Nhưng mà ý thức hết, hoàn toàn không có niệm thì người đó rơi trong tưởng rồi. Chết người ta không?
Các con thấy ghê gớm. “Ưng vô sở trụ, Nhi sanh kỳ tâm”. Chẳng trụ đâu hết tâm kia sanh ra. Các con nghe câu kinh Kim Cang ghê không? Biết cái chỗ nào tu? Chỉ có ức chế thôi chứ làm sao? Mấy con thấy?
Không! Thầy nhắc lại một vài cái đoạn kinh để dạy cách thức chúng ta tu tập mà tai hại một cách ghê gớm. Ý thức bị diệt mất đi. Chúng ta là con người, chứ đâu phải cây đá mà lại diệt ý thức? Đức Phật có dạy chúng ta diệt ý thức không?
“Ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện”. Vậy ý thức thiện còn chớ. Các con thấy? Cái sai của chúng ta chỉ có một ly thôi, mà đưa đến cái cuộc đời của chúng ta quá là phí, bỏ uổng quá uổng.
Đến đây Thầy xin chấm dứt mấy con.
(54:26) Phật tử 3: Con xin phép hỏi câu hỏi.
Trưởng lão: Rồi con hỏi đi.
Phật tử 3: Dạ mô Phật! Dạ Thầy.
Con thì tu pháp môn Tịnh Độ đó Thầy. Nhưng mà con nghe Thầy giảng như vậy là không có thế giới Tịnh Độ. Mà sao lại đức Phật Thích Ca đã giới thiệu là có thế giới Tịnh Độ, có Phật A Di Đà đó Thầy. Dạ đó thì con hơi thắc mắc cái đó. Thầy có thể khẳng định lại cho con hiểu, cho nó rõ ràng, Thầy dạy vậy con cũng hiểu rồi…
Trưởng lão: Để rồi Thầy khẳng định cho mấy con nghe.
Sau khi Đức Phật dạy chúng ta tự thắp đuốc lên mà đi, thì không dạy thêm một đức Phật Di Đà, một đức Di Lặc nào cả hết. Trong kinh toàn là kinh nói sai hết. Thậm chí như kinh Nguyên Thủy mà nói bảy đức Phật quá khứ đều là do người sau thêm vào. Thầy nói người sau muốn thêm chỗ nào cũng được hết, mấy con.
Cho nên, Phật Di Đà không có, cõi Cực Lạc cũng không có, chỉ có tưởng mà thôi. Cũng như mấy con thấy đọc trong kinh Hồng Danh, kinh sám hối chứ gì? Đấu Chiến Thắng Phật là Tề Thiên Đại Thánh. Tề Thiên Đại Thánh là Ngô Thừa Ân - người tác giả soạn ra cái bộ Tây Du Ký, có thật không? Không có thật! Thế mà có Đấu Chiến Thắng Phật. Ai đem vô đó? Có phải các Tổ đem vô đó không?
Các con thấy, ông Phật Thích Ca giới thiệu Đấu Chiến Thắng Phật à?
Một cái tác giả viết cái câu chuyện Tây Du Ký là Ngô Thừa Ân. Các con thấy rõ, có tên tác giả là Ngô Thừa Ân viết cái bộ đó rõ ràng. Ngô Thừa Ân tưởng tượng ra, ảnh hưởng kinh sách Đại Thừa, tưởng tượng ra viết. Tôn Ngộ Không, tức là Ngộ cái không của Bát nhã chứ gì? Mới có tên Ngộ Không đó chứ gì? Bây giờ thành Đấu Chiến Thắng Phật. Cái sức tưởng tượng của người ta qua kinh sách Đại thừa của Ngô Thừa Ân, đã đọc kinh sách Đại thừa, đã hiểu qua cái lý Bát nhã mới đặt tên là Tôn Ngộ Không. Chớ đâu có cái ông nào mà tên Ngộ Không. Và đồng thời sau khi mà thỉnh kinh về rồi thì được phong tặng là Đấu Chiến Thắng Phật. Bây giờ kinh Hồng Danh là kinh Đại thừa có Đấu Chiến Thắng Phật, để chúng ta tụng, niệm, lạy Hồng Danh. Mấy con thấy, quá sai! Đó là như vậy, cho nên Phật Di Đà không có đâu con.
Niệm Phật mà trong kinh Di Đà dạy rất rõ. “Thất nhật nhất tâm bất loạn kiên trì danh hiệu A Di Đà Phật dữ chư Thánh chúng hiện tại kỳ tiền”. Cái câu kinh rất rõ mà. Niệm Phật bảy ngày đêm nhất tâm không có loạn, không có niệm nào hết thì người đó sẽ thấy thánh chúng và Phật Di Đà. Thánh chúng, Phật Di Đà diệt ý thức chúng ta dừng rồi, thì tưởng chúng ta sẽ hoạt động, thì chúng ta sẽ thấy Thánh chúng, Di Đà chứ gì?
Các con biết cái tưởng Uẩn của các con không?
Là cái mộng của con, con chiêm bao. Con hiểu, con sẽ thấy, thấy trong tưởng, chứ làm gì có cảnh thật đó đâu.
Cho nên Phật Di Đà là Phật tưởng. Bây giờ nhìn lại Phật Di Đà thì trên cái hành tinh chúng ta, có cái hộ khẩu của ông Phật Di Đà ở đâu không? Không! Như vậy là ở cái xứ nào đâu, chứ đâu có ở đây đâu. Thành ra đâu có, đâu có ông này.
Cho nên niệm Phật Di Đà là nguy hiểm, con sẽ rớt trong tưởng. Cho nên người ta còn dạy mấy con “niệm, vô niệm”. Bây giờ mình mới đầu thì mình niệm bằng ý mình chứ gì? Nam mô A Di Đà Phật. Niệm riết nó quen rồi. Bắt đầu tôi không niệm nữa, tôi không dùng ý nữa, mà cứ trong đầu tôi nó niệm tức là tưởng niệm chứ sao. Các con biết, tưởng niệm là vô niệm của mấy con, là mấy con lạc trong tưởng rồi. Nặng đó, bệnh nặng rồi mấy con. Mấy con sẽ rớt trong tưởng. Chớ cái tâm tham, sân, si mấy con hết không?
Mấy con chưa hết. Nói “Tụi bây đó, tao mà không niệm Phật, tụi bây mà rầy rà dưới, tao xuống tao đập chết hết bây giờ”. Như vậy là tâm giận mình còn mà.
(58:19) Ở đây người ta trị, Phật dạy mình hằng ngày cái tâm mà phiền não, sân, thì mình tác ý ngay liền mà dẹp nó còn chưa hết. Huống hồ mình cứ niệm Phật ức chế, thì cái tâm sân của mình, nó ép ở trong bụng của mình một đống ở trong đó, trong đầu mình một đống. Bây giờ nó được bộc phát, nó nổ ra: “Mày chết nghe, tao mắc niệm Phật, chớ mà không, tao xuống là tao đập bây chết hết à”. Có phải không mấy con? Thầy nói thẳng nói thật. “Nếu mà không niệm Phật thì chết. Thôi tao dừng lại năm phút tao nói chuyện với tụi bây chút”. Thì như vậy là niệm Phật, là niệm cái gì?
Cho nên ở đây là sống, phải sống trong thiện pháp “ngăn ác diệt ác, sanh thiện…”, chớ không phải niệm Phật mà để cầu vãng sanh được. Chớ không phải niệm Phật mà thành Phật được. Không phải nhiếp tâm mà thành Phật.
Thì các con thấy Thiền Tông dạy “chẳng niệm thiện niệm ác, thì bản lai diện mục hiện tiền”, “biết vọng liền buông”. Buông riết hết vọng, ý thức không còn có thì lọt tưởng chứ sao. Tại sao người ta không nghĩ rằng khi ý thức không hoạt động, không nghĩ ngợi thì con người nó sẽ ra gì? Tại sao người ta không nghĩ tiếp tục, mà cứ nghe đâu làm đó?
Cũng như nói “thất nhật nhất tâm…” bảy ngày tâm không có loạn, không có niệm, thì con người mình là cái gì đây? Con vật, cái cây, cái đá hay là cái gì? Lúc bây giờ nó nằm yên đó cho à?
Các con thấy, con người thì phải có tư duy suy nghĩ. Nhưng mà suy nghĩ đừng làm khổ mình khổ người, đó là đạo đức. Suy nghĩ, suy nghĩ trên cái thiện, cái bất động tâm của mình. Để luôn luôn ý thức chúng ta hoàn toàn ở trên cái niệm bất động, chứ đâu phải vô niệm. Các con thấy chưa? Cái sai của những người tu chưa chứng là dạy sai. Cho nên toàn bộ kinh sách của Tổ là những người tu chưa chứng. Có làm chủ sanh tử không?
Thậm chí như ngài Vũ Khắc Minh còn để lại nhục thân, người ta cho là thiền định. Mà Thầy đến Thầy xem rồi, toàn là tưởng định. Ông biết pháp gì mấy ông tu? Tại sao mấy ông tu như vậy mà ông không để cho người ta biết cái pháp của ông tu, mà ông để nhục thân như vậy? Ông tu gì mà ông để nhục thân? Hay là ông nhắm mắt ông ức chế tâm ông, ông lọt trong tưởng, rồi ông đi ra không được, ông chịu chết. Rồi ông ngồi đó, thân ông để đó người ta thờ.
Bây giờ tôi tu thiền định mà tôi không biết xuất, biết nhập. Cho nên bây giờ tôi ngồi, tôi ức chế tâm, nó lọt trong tưởng. Bây giờ tôi không biết đường đâu tôi ra, bắt đầu tôi chết luôn. Như vậy mấy con thấy để nhục thân đó, có quý không mấy con? Hay là mình chết luôn?
Không! Thầy vạch mặt trần hết, đừng có nói chuyện, đừng có gạt con mắt của Thầy. Ông tu ra sao Thầy biết hết. Nghĩa là cái từ trường còn để lại y nguyên.
(01:01:06) Bây giờ cách đây hai ngàn năm trăm năm, hơn hai ngàn năm trăm năm. Cái từ trường hình ảnh của đức Phật tu như thế nào, đều còn lại trên không gian. Thầy nói không gian không có nghĩa là tại Ấn Độ mới có hình ảnh đó. Mà tại Việt Nam có hình ảnh đó. Thầy có cần đi qua Ấn Độ đâu. Các con hiểu điều đó?
Cho nên đối với một người tu chứng thì không có ai gạt được hết. Không có một cái hình ảnh nào gạt được hết. Cho nên Thầy không có đi qua Trung Hoa, Thầy nghe nói ngài Từ Hàng cũng để lại nhục thân, rồi Lục Tổ Huệ Năng cũng để lại nhục thân. Ôi thôi! Nếu mà có dịp Thầy đi qua, Thầy quét xuống hết. Thật mà! Thầy nói thẳng nói thật mà. Mấy ông đừng có ngồi đó mà gạt người ta. Thiền định của mấy ông đó, kinh sách của mấy ông đó, dạy người ta như vậy đó, gọi là tự thắp đuốc lên đi à? Mấy ông thắp cái kiểu này, để cho người ta chết hết.
Không, Thầy quét ra hết mà, mấy con thấy. Gặp Thầy thì không từ ai hết đâu. Bởi vì mình làm chủ sanh tử rồi, không còn tái sanh luân hồi rồi. Mình biết rõ, chớ đâu phải mình còn tái sanh luân hồi đâu. Mình biết mình bỏ thân này, mình ở đâu rồi, mình biết rồi. Còn mấy ông này đó, còn đang ở đâu, Thầy biết hết. Mấy ông bây giờ ngồi đó, mấy ông tưởng mấy ông Niết Bàn à? Mấy ông làm cái gì, mấy ông tái sanh làm cái gì, gì Thầy biết hết. Đừng có dối con mắt của Thầy. Nhưng mà Thầy không nói ra thôi. Các con hiểu chưa?
Cho nên, các con hãy trở về với kinh sách Nguyên Thủy mà dùng pháp Như Lý Tác Ý của Phật, xả tâm của mình đi. Con xả ít, thì con lợi ích ít. Mà con xả nhiều, lợi ích lớn. Con xả được niệm nào là tâm con bất động, là an lạc cho con, là giải thoát cho con. Con nhớ! Chớ còn niệm Phật thì không đưa đến đâu cả hết, mà khổ cuộc đời. Bởi vì, người ta dạy, người ta nói, ờ cái ông này niệm Phật như vậy biết ngày, biết giờ, biết khắc. Con nghe Hòa thượng Từ Vân nói không? “Cầu cho tôi chết biết ngày, biết giờ, biết khắc, biết rày tánh linh”, “cầu cho”. Còn ở đây người ta muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống, chứ ở đó mà cầu. Còn mấy người “cầu”, cầu mà biết được không? Ai cho mấy người biết cái điều này? Cho nên chỉ có tỉnh thức người ta mới biết. Thầy nói thẳng, nói thật mấy con biết.
Tại sao có đứa trẻ sanh lên nó biết đọc biết viết? Mấy con nghe, mấy người đó gọi là Thần đồng chứ gì? Nó do đâu mà nó biết đọc biết viết? Còn tại sao mấy đứa trẻ kia sanh lên lại không biết đọc, biết viết?
Do cái ông này là một vị tu sĩ tu Chánh Niệm Tỉnh Giác. Cái lực của Tỉnh giác, nó đi theo với cái lực tham, sân, si. Nếu mà ông không còn tham, sân, si thì ông đâu có tái sanh làm đứa trẻ. Ông còn tham, sân, si đó, ông còn tái sanh làm đứa trẻ. Nhưng mà nhờ cái tu tập sai của ông, tu tập vào cái lực tưởng đúng cách. Cho nên nó mang theo cái lực, cái lực tỉnh thức đó với cái lực tham, sân, si tái sanh. Ông lớn, ông sanh ra gọi là Thần đồng. Nếu mà Thần đồng này mà không cho đi học tập thì ông chỉ biết đọc viết tới cỡ đó thôi, ông không nhớ gì nữa đâu. Thầy nói thẳng nói thật mà. Gạt ai chứ gạt Thầy không được đâu.
Còn mấy ông Lạt Ma, mấy con biết không? Sanh ở cái nước nào đó, nhớ tôi là ông Lạt Ma thứ mấy, thứ mấy. Thầy đọc “Tây tạng huyền bí” mà.
Ôi! Mấy ông gạt người ta chứ đừng nói chuyện. Mấy ông tu luyện Mật Tông, mấy ông luyện Thần chú, mấy ông tu tập luyện tỉnh thức. Mấy ông sanh ra, đứa trẻ lớn lên, biết nói: “Tôi là ông Lạt Ma thứ này kia”. Sự thật ra cái ông này mà nếu không tu thì ông cũng thành con người phàm phu tục tử. Ông cũng còn tham, sân, si, ông mới sanh ra làm người. Chứ ông hết tham, sân, si, ông đi sanh ra làm người đâu? Chứ ông Lạt Ma thứ mấy? Chứng tỏ ông Lạt Ma hồi đó cũng còn tham, sân, si một đống, chứ chưa chắc đã hết. Có phải không? Hễ còn sanh làm người là còn phải tham, sân, si chớ. Có người nào mà không tham, sân, si? Không, Thầy nói thật.
(01:05:05) Phật tử 3: Thầy cho con hỏi câu hỏi này nữa.
Mình giải thích như thế nào về trong cái giấc mơ mà mình thấy chỗ đó mình chưa đến. Giống như đứa cháu nó chưa có đến Pháp nhưng mà sau đó trong giấc mơ nó thấy nó đến căn nhà đó, cái hoàn cảnh đó thì một năm sau cháu nó đến đúng như vậy. Mình giải thích làm sao thưa Thầy?
Trưởng lão: Dễ lắm con! Không có gì khó.
Đó là cái đứa cháu đó, kiếp trước nó đã từng ở trong cái ngôi nhà đó. Thì nó đã có cái lực, cái nghiệp lực của nó rồi. Bây giờ nó chết đi, nó sanh ra làm đứa con. Cái giấc mộng của nó là cái tưởng nó giao cảm lại cái quá khứ của nó, nó thấy được cái nhà đó. Chưa bao giờ nó đến cái chỗ đó đâu. Nó chưa bao giờ đến cái chùa đó đâu, mà nó đã thấy được cái chùa đó. Bây giờ có dịp mẹ nó đưa đến, ờ cái chùa này con đã thấy trong giấc mộng. Thì cái đó là quá khứ nó đã từng đến đó. Không có gì khó hết.
Cho nên cái tưởng của mấy con, tức là cái Tưởng uẩn của mấy con nó giao cảm. Nó đã bố cảnh ra cái cảnh mà mấy con chưa từng đến. Nó đã bố ra cái cảnh đó. Cho nên cái đó là tưởng của mấy con thôi, chứ không có cái gì cả. Giải thích này là giải thích rất thực tế.
Bởi vì trong thân của chúng ta có năm uẩn. Mà cái Hành uẩn với cái Thọ uẩn là về cái cảm giác, cái hoạt động mà thôi. Còn cái Thức uẩn, cái Tưởng uẩn và cái Sắc uẩn, ba cái uẩn này là ba cái biết của nó, mấy con. Ba cái biết của nó. Cho nên vì vậy, cái Tưởng uẩn nó hay làm cái chuyện ma quái này lắm.
(Rồi con, con vô trong đi con.)
Còn cái Thức uẩn đó, là những người tu chứng Tam Minh, người ta mới sử dụng.
Còn hiện giờ mấy con đang ngồi nói chuyện với Thầy là cái Sắc uẩn, tức là ý thức của mấy con. Sắc uẩn, tức là nó có năm cái thức của nó. Sắc uẩn có năm cái thức: mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý là Sắc uẩn. Mấy con ngồi đây mà không có lỗ tai, chắc Thầy nói, mấy con không nghe đâu. Cho nên có lỗ tai là có Nhĩ thức. Mà con mắt thì mấy con thấy Thầy, mấy con thấy mọi người, thì đó là Nhãn thức. Nó sáu cái thức. Sáu cái thức của nó gồm lại thì gọi là Sắc thức, Sắc uẩn đó.
Các con thấy, đâu nó rõ ràng mà. Đạo Phật đã xác định được con người chúng ta đâu đó rõ ràng, chứ không thể mà dối gạt ai được hết. Chớ không nói như Thiền Tông, “chẳng niệm thiện niệm ác, bản lai diện mục…”. Không niệm thiện niệm ác, cái tâm mà không niệm đó thì nó là bản lai diện mục, thì cái đó nói ở trong tưởng mất rồi. Còn cái này đức Phật không nói trong tưởng đâu, nói thật. Nói cái nào ra cái nấy.
Cũng như Thầy nói cái tâm với cái ý nó khác, mấy con. Đó thì như vậy Thầy giải thích cho mấy con từng từ để cho mấy con hiểu biết, để sử dụng nó cho đúng.
(01:07:59) Trưởng lão: Rồi con.
Phật tử 4: Thưa Thầy!
Con thưa Thầy, Thầy có thể giảng cho con biết được có trường hợp con thấy, đối với con là rất lạ.
Một hôm, con dự một hội thảo những người tìm mộ ấy ạ. Cô Bích Hằng, rồi thì một nhóm người điều khiển đi tìm mộ từ xa. Khi con nghe đến trường hợp một cô giáo rất trẻ, cô giải thích là từ xưa nay Cô không có thờ cúng ai, chỉ có lễ lạy Ông, Bà thôi. Đạo, Phật thì cũng cô cũng không biết. Đạo Thiên Chúa Cô cũng không. Cô không mê tín bao giờ. Cô là một cô giáo cấp hai.
Thế thì ngẫu nhiên vào một lần, Cô bị ốm thế nào đấy. Cô lại có được một cái Cô tự gọi là một Bậc trên nói chuyện với cô ấy. Sau đó trong vòng sáu bảy năm, cô có liên lạc đến nhóm để đi tìm mộ đấy ạ. Tức là khi mà bên phía đối tác kia muốn tìm mộ thế nào, rồi có những vấn đề mà chưa giải đáp được thì liên lạc qua Cô chỉ bằng điện thoại. Tức là trong bảy năm đó hai người đó chưa biết mặt nhau.
Hôm hội thảo đó, con chứng kiến được là hai người lúc đó mới ra để bắt tay nhau, để gặp mặt nhau và để tự giới thiệu cho nhau biết. Cô nói rằng, khi mà việc ở bên kia có những vấn đề uẩn khúc thì liên lạc điện thoại qua Cô. Cô lại xin một cái lệnh bậc trên để nói cho Cô biết, chỉ dạy cho Cô biết và qua đó thì Cô lại liên lạc qua bằng điện thoại. Khi Cô nói đến bậc trên đó cứ luôn luôn theo Cô ấy, để mà giúp cho Cô những việc như thế. Sau đó thì người ta nói đến vấn đề là hiện nay người ta rất cần những người mà có thời gian để giúp người ta làm giống như thư ký ạ. Có bao nhiêu người muốn tìm đến để tìm mộ Liệt sĩ hoặc là những thân nhân thế này thế khác. Mà bây giờ không có người để mà làm việc đấy.
Tự nhiên lúc đó trong suy nghĩ của con, con không biết việc này có là việc thiện không? Mình mà nhận việc như thế đấy, thì cũng có phải là một cái cách, con đã đi quy y Phật rồi ạ. Con mới suy nghĩ như thế. Có phải là cách mình làm thiện, mình giúp cho người khác không? Từ lúc con suy nghĩ đến thế, thì tự nhiên trong người, trong đầu con, nó ầm ầm ầm ầm, nó vang lên những tiếng trống trận. Rất là to, rất là ầm. Con hoảng quá, con nhìn xung quanh. Con nhìn xung quanh là xem có ai bật amply, bậc nhạc lên không. Mà sao tự nhiên con lại có nghe thấy như thế. Cái âm vang của cái trống trận ấy ạ, nó càng ngày càng dồn dập, càng ầm vào đầu con, càng rất là đau. Con cố ý con nhìn xem những người xung quanh có cảm thấy như con không? Con cũng không thấy có điều đó.
(1:11:24) Thế là con suy nghĩ, thôi chết rồi! Hay là mình là người hay cảm rất là nhạy. Mà khi người ta nói đến vấn đề đó, mà có cái việc đó thật không? Mình là người đã quy y Phật rồi, mình không thể ngồi đây, để mình lại đi dấn sang một cái việc khác, mà nó không phải như thế. Thế con vội vàng, con đứng lên, con đi ra khỏi nơi hội thảo đó. Lúc con đứng lên, con đi ra hội thảo đó thì với cái tâm rất là ngây thơ của con thôi ạ. Tức là con bình thường con có lễ Phật, con có niệm chú. Lúc đó tự nhiên con niệm bài chú Đại Bi. Bắt đầu con suy nghĩ thế, con đứng lên con niệm chú Đại Bi rồi con đi ra.
Con đi ra thì lúc từ trên tầng ba con đi xuống, cái tiếng trống trận đó, nó vẫn cứ theo con, nó vẫn cứ ầm ầm ầm ầm giống như thế. Nhưng con càng đi xa dần thì nó càng nhỏ dần. Và khi con xuống nhà, nó có bớt, nhưng nó vẫn vang trong đầu con như thế. Con đi lên xe ôm suốt một dọc đường về đến nhà, luôn luôn con niệm chú Đại Bi ở trong con, thì nó hết được. Suy nghĩ của con là, con đã quy y Phật rồi và con đi theo con đường đó, con không có muốn là nó lẫn sang đường khác. Thế thì không phải. Không biết là trong cái suy nghĩ của con như thế là mình lấn sang đường khác như thế do việc quy y Phật. Nó thực hư như thế nào, và sao lại có những hiện tượng như thế, con không giải thích được. Con thưa Thầy.
Trưởng lão: Ừm, để Thầy giải thích cho nghe.
Trong đầu con mà nghe cái tiếng ầm ầm như vậy, là nó là Thinh tưởng con. Bất kỳ một cái âm thanh hay một cái sắc tướng nào mà nó khởi ra. Bởi vì nó tới mười tám cái loại tưởng lận, chứ không phải một loại tưởng.
Cho nên cái âm thanh mà con nghe ở trong đầu con, nó đùng đùng ở trong đó đó thì nó là Thinh tưởng. Mà con thấy ánh sáng phóng ra, mắt con thấy mà không có ai thấy thì đó là Sắc tưởng của con. Nó phóng ra, nó hiện ra. Ba cái tưởng nó làm ra, chứ không phải là cái gì khác.
Còn như cô Bích Hằng, tất cả những người đi tìm hài cốt hoàn toàn dùng tưởng mà thôi. Thầy nói thậm chí như Đồng cốt cũng đều là tưởng không. Chứ không có ai mà nhập hết, không có ông trên bà dưới gì mà về được. Nhưng mà cái tưởng đó, bởi vì mình không thể nào tự mình mà tu cái tưởng để mà dùng hoạt động như các nhà tu tập. Các nhà tu tập người ta dùng tưởng đó, do đó người ta phải nhập vào cái định tưởng. Người ta sử dụng cái tưởng như Tha tâm thông thì người ta dùng cái tưởng thông đó để người ta biết từng tâm niệm của các con. Đó là người ta dùng tưởng, người ta giao cảm. Gọi là Tha tâm thông.
Còn bây giờ các con dùng không được, nó hoạt động thì tự nó làm như có một người nào đó, cõi trên nào đó nhắc con thế này. Hay hoặc là có một linh hồn cậu, cô nào đó mà đến nói chuyện với con vậy thôi. Cho nên người ta thấy như là mình có người nào theo mình, nhập mình. Chứ sự thật ra cái tưởng của mấy con làm, chứ không có một cái người nào, cái linh hồn người nào mà nhập mình cả, không có đâu. Hoàn toàn là tưởng của con.
Phật tử 4: Cái tưởng đó là ngẫu nhiên nó cũng có thể có được ạ? Con không nghĩ gì đến.
Trưởng lão: Phải rồi, nó ngẫu nhiên con. Nó không mà do cái ý thức nó nghĩ, không có được đâu. Tự nó làm ra. Cho nên nó hoàn toàn ngoài cái ý thức chủ động của các con.
Cho nên toàn bộ mấy con bị cái Tưởng uẩn của mấy con, mà nó làm. Vì vậy, có người thì cái tưởng nó hoạt động mà có người không hoạt động. Con bị tưởng hoạt động thì con phải gặp. Cô Bích Hằng bị tưởng, cho nên Cô mới trở thành cái nhà ngoại cảm đi tìm hài cốt, chớ không có gì khác.
Nhưng mà trước khi cái tưởng Cô hoạt động đó, thì theo cái Cô trình lại, thì Cô bị chó điên cắn. Con hiểu không?
(1:15:06) Còn nếu mà không thì ít ra phải qua một cái cơn bệnh nặng. Thì cái cơn bệnh nặng đó được qua đi, thì nó để lại cho con cái sự hoạt động của tưởng. Tức là nó đánh thức cái tưởng con hoạt động qua cái cơn bệnh, không có gì hết. Cho nên đó là tưởng của mấy con.
Bởi vậy Thầy nói, nếu mà không thông suốt được cái tưởng thì người ta thấy cái thế giới siêu hình nó có. Còn thông suốt được cái tưởng thì thế giới siêu hình không có. Cho nên đức Phật rất dè dặt khi mà phá vỡ cái thế giới siêu hình. Đức Phật nói: “Tưởng tri chứ không phải liễu tri”. Tất cả những cái điều vô hình này, ba mươi ba cõi trời này là tưởng tri chớ không phải liễu tri. Mấy con thấy, đức Phật xác định rất rõ ràng, toàn là tưởng.
Nhưng mà ông Phật đã xác định được cái thân của chúng ta có cái Tưởng uẩn mà. Cho nên ông biết rất rõ, tưởng nó mới làm ra cái thế giới siêu hình này.
Phật tử 4: A Di Đà Phật, con thưa Thầy trường hợp con nữa.
Rất là ngẫu nhiên, con cứ mỗi một lần vào những ngày lễ, tết, con có đi Chùa và con cũng có ghé các Đền. Lúc xưa, con ở ngoài Bắc ạ, có các Đền rất là nhiều. Nhưng cũng rất là ngẫu nhiên, mỗi khi mà con vào các Đền để con thắp hương con lễ. Con rất đau đầu, con đau đầu dữ dội. Con đau đầu dữ dội lắm và con thấy chóng mặt, rồi con rất khó chịu trong người. Khi con về con phải bị mất mấy ngày, con rất mệt mỏi, rất là vật vã.
Con cũng có nhiều người quen, những người bạn, họ khuyên con nên đi đội bát nhang, nên đi Hầu đồng. Không hiểu làm sao mà trong suy nghĩ của con là con không thể, con không muốn việc đấy. Và con cố cưỡng, thì người ta có giải thích cho con là con có cái căn như thế, nếu mà con không làm việc đó thì con sẽ đau khổ, bị nạn, bị đau ốm, bị khổ rất là nhiều. Thế nhưng, mà con không hiểu sao là con cũng rất là bướng bỉnh, cứ tự nhiên là con không muốn đi vào đường đấy.
Trưởng lão: Đúng! Cái đó là đúng.
Phật tử 4: Con đã rất ngẫu nhiên, con được quy y Phật, bà Bác ghi cho con quy y Phật trên cái bảng quy thôi ạ, không phải tự con quy. Nhưng về sau con đã tự quy rồi. Nhưng khi con đi vào những nơi đó thì con vẫn bị như thế. Mà con cứ cố. Bây giờ con đã giảm bớt ạ. Bây giờ trước khi con vào Đền, trong suy nghĩ của con, con vẫn cứ tự suy nghĩ. “Con xin các Ngài, con đường của con chọn là con quy y Phật. Con đã là đệ tử của Phật nếu các Ngài có thương, các Ngài”. Đấy là con không biết như thế, con có mê tín hay không, nhưng mà con cứ tự sợ thì con cứ tự nghĩ như thế. “Các ngài có thương, con xin các Ngài tha cho con, cho con đi được đúng với con đường mà con yêu thích”. Thế thì dạo này con cũng có bớt.
Nhưng mà con có một chị bạn là giáo viên dạy Hóa cấp ba. Cũng là người là có kiến thức, không phải là chị là ít học gì, mà chị bị mê tín. Thế chị bị đau ốm suốt ạ. Từ trước, chị rất là khỏe mạnh, nhưng về sau này chị cứ ốm suốt. Bạn bè cứ đùa chị bảo là Voi đổ mồ hôi. Chị đi tất cả các bệnh viện không tìm ra một bệnh gì cả. Mà có những lúc chị muốn đứng lên, chị phải vịn cửa sổ để chị đứng lên. Rồi sức làm việc của chị, nó giảm, nó kém hẳn đi. Thế thì sau này, chính chị cũng nghe người ta. Chị có ra Hầu đồng. Từ khi chị ấy đi hầu như thế, chị khỏe mạnh. Thậm chí nói một cách nôm na, chị khoe với con là tiền bạc, nó tự nhiên đến. Nó có những lợi lạc về tiền bạc rất nhiều. Thế là chị khỏe hẳn lên, khỏe không như ngày xưa, tức là nó qua hẳn bệnh tật như thế.
(1:19:11) Thế là chị cứ thỉnh thoảng có hầu ở đâu, chị rủ con đi thì tự nhiên con sợ. Tại vì con biết là cũng như con là người yếu sức khỏe. Con biết là con không khỏe thì con không dám đi vầy nước, con không dám ra gió. Những lần chị mời con đi như thế, con đều từ chối rất là khéo. Con không dám đến những nơi như thế. Nhưng mà con thấy có hiện tượng từ khi chị có ra Trình đồng, chị dùng từ Trình đồng. Chị khỏe mạnh và bây giờ chị nói chuyện với con, chị bảo là chị vui như Tết, ngày nào chị cũng đi vào những chỗ như thế, bạn bè rất là vui, rồi công việc của chị, nó rất suôn sẻ, tiền bạc vào chị không biết để làm gì nữa. Thế là chuyện nó có những cái mà nó rất là lạ lùng như thế. Con tự con là con không muốn đi đường đấy. Nhưng con không lý giải được tại sao nó có trường hợp như thế.
Trưởng lão: Ừm! Thầy sẽ giải thích cho mấy con nghe.
Bởi vì cái kiếp trước của mấy con đó, nó không phải là kiếp này. Mấy con đã sống ở trong một cái tưởng, mấy con đã từng làm những cái việc đó rồi. Cho nên cái lực của nó, nó còn mang theo trong cái kiếp này. Cho nên vì vậy mà trong kiếp này, mấy con không làm thì tự nó hoành hành mấy con thôi. Cho nên nó khiến mấy con phải đau phải bệnh này kia, thế này, thế nọ, thế kia. Do đó mấy con chấp nhận, mấy con ngồi đồng thì mấy con thấy khỏe. Rồi từ cái chỗ mấy con làm đó đó, nó tạo có những cái phước là mấy con có lòng cái bố thí nào đó. Cho nên vì vậy đó, mà khi mấy con không làm thôi, mấy con làm thì có nhiều người, người ta đem đến cúng dường tiền bạc cái này, cái nọ cái kia. Mấy con thấy bây giờ tiền bạc mình cũng nhiều. Nhưng sự thật tại sao vậy?
Tại vì sự thật ra thì nhân nào thì quả nấy. Con gieo thành một cái nghiệp của cái tưởng của con, thì bây giờ kiếp này con muốn sống không tưởng thì nó cứ nó hành hạ con thôi, con phải sống trong tưởng. Nhưng mà con sống trong tưởng thì con cứ huân tập cái tưởng đó hoài. Thì đời đời con đi vào ở trong cái thế giới tưởng đó. Con cũng chỉ làm đồng, làm cốt, ngồi đồng này kia thôi, chứ con có làm gì hơn đâu. Mà cái hạng đó là cái hạng mê tín nhất. Mà miền Bắc là những cái nơi mà Đền, những cái nơi Chùa cái vẽ âm u, thiêng liêng huyền bí. Thầy nói cái lối kiến trúc đó không ánh sáng. Nó tạo cái thế giới tưởng của mấy con chứ cái gì. Chứ đâu phải là có những cốt tượng đó, nó linh thiêng đâu. Mà chính cái tưởng của mấy con, nó tạo trong cái môi trường mấy con xây cất. Thầy đi ra Chùa miền Bắc, cái Đền của miền Bắc, Thầy thấy đúng là cái chỗ này là lên đồng nhập cốt là phải. Thầy ra miền Bắc, Thầy thấy đúng là đây là cái thế giới mê tín. Mà thế giới mê tín này. Nó từ trong dân gian, nó đi đến, nó từ ở bên Trung Quốc nó truyền sang qua Việt Nam chứ không ai đâu.
(1:22:02) Cho nên mấy con phải dừng lại liền. Đừng có sống ở trong tưởng, đừng có ngồi đồng, chết bỏ, nhất định. Mấy con có chết đi nữa, thì có đau bệnh đi nữa, cũng là nhân quả mà thôi. Cho nên mấy con chấm dứt ngay cái nhân quả không thiện, ngay cái nhân quả tưởng của mấy con đi. Đừng có làm cái hình thức mê mờ này đi. Bởi vì người ta thấy mấy con ngồi đồng nói cái này, nói kia thì tạo thêm mê tín cho người ta chứ làm cái gì. Con hiểu không? Tạo thêm thế giới siêu hình, làm cho người ta quá khiếp đảm. Hở ra đau bệnh thì không đi uống thuốc, chớ đi cầu cúng thì quá rõ ràng. Cho nên dẹp hết phắt cái này đi, cái này là toàn là cái thứ mê tín. Dẹp thế giới siêu hình tưởng của mấy con đi. Không có chấp nhận, không có ngồi đồng, chết bỏ!
Mình đã con người thì phải làm nó phải có những cái gì nó cụ thể, làm gì ợ ợ ngáp ngáp, làm gì ngồi cái lắc lắc, rồi bắt đầu nói cái chuyện ma ma quái quái này? Con hiểu chưa? Cho nên dẹp hết ba cái thứ này đi. Thầy nói thật sự. Nghe lời Thầy thì mấy con trở thành con người toàn thiện, toàn chơn, chứ còn không khéo, mấy con sẽ mất Phật tánh mất. Chính những cái này là nó phủ lấp hết đạo Phật, phủ lấp hết đạo đức của đạo Phật, cái chơn lý của đạo Phật, làm mất hết. Khổ lắm mấy con. Hầu hết là con người bị cái ảnh hưởng tưởng này. Mà riết rồi kinh sách Đại thừa nó cũng theo tưởng mà viết. Nó sai vô cùng. Cố gắng mấy con.
Thôi bây giờ, xong rồi phải không mấy con?
Phật tử 5: Hòa thượng cho con xin hỏi.
Trưởng lão: Rồi, con cứ nói.
Phật tử 5: Con ngủ mà con thấy một vị sư đi bát, con nghĩ không biết vị này là vị nào. Con đi theo, con đi theo hoài, đi theo hoài thì thấy vị này đi tới một cái gốc cây bự, ngồi dở bát ra đọc kinh. Thì con mới quỳ xuống, con dòm, con khòm xuống, con dòm vậy, con mới nói: Cha! Mô Phật, bạch Sư Tổ, Tổ Minh Đăng Quang, con quỳ con lạy. Như vậy, là con muốn hỏi Hòa thượng, chớ Tổ Minh Đăng Quang còn hay mất?
Trưởng lão: Thật sự ra Tổ Minh Đăng Quang đã mất, đã bị mất rất lâu rồi con. Chớ không phải mới đây đâu, mất rất lâu rồi. Bởi vì cái ảnh hưởng của tôn giáo.
Phật tử 5: Mất tích lâu rồi thì con biết. Nhưng mà mất tích không biết là bỏ xác hay là còn xác?
Trưởng lão: Ừm, chắc chắn là khi mất tích mà nó ảnh hưởng về tôn giáo đó con, thì họ sẽ giết mất rồi. Họ không có còn để đâu.
Các con biết khi mà ông Thế, tức là tổ chức cái tôn giáo gọi là đạo Nằm đó, ông Thế đó. Thì người ta mang súng ngay vô chùa, người ta bắn ông liền. Thì trong lúc trong cái giai đoạn đó, Tổ sư Minh Đăng Quang cũng bị cái nhóm tôn giáo có súng đạn đó, người ta bắt.
Phật tử 5: Dạ với còn thêm một chuyện nữa. Hôm con mới đi, đi tìm cho gặp.
Trưởng lão: Vậy hả con?
Phật tử 5: Là nói bây giờ phát hiện cái tảng đá, hồi trước khi Tổ ngồi đó thành đạo. Thì con nghe nói là từ hồi năm kia, từ năm ngoái. Nhưng mà con đi tìm đó đến nay con hỏi không ai biết hết. Thì năm nay con đi, nhất định con tìm, tìm cho bằng được.
Trưởng lão: Gặp được cái tảng đá đó?
(1:25:40) Phật tử 5: Gặp tảng đá, không phải là cái tảng đá xưa của Tổ ngồi. Là mấy ông sau này làm đường, ủi đá đó, ủi rồi cái miếng đá của Tổ ngồi, nó đã bị rớt xuống dưới biển. Bây giờ, con đường đó làm rồi, thì con đi tìm con gặp. Bây giờ mấy ông đó thấy tảng đá bị ủi bể mà có chữ Minh Đăng Quang, thì mấy ông sợ. Bây giờ mấy ông làm đường rồi, mấy ông làm lại một cái bia đã đập nhỏ, đề Minh Đăng Quang, là dựng miếng ở dưới mé biển. Ở đó có mấy cô, người ta gánh đồ đi bán, mấy cô người Miên ở tại Hà Tiên đó Thầy. Người ta nói, người ta thường thấy hào quang ở đó chói. Con nghĩ đó là…
Trưởng lão: Là tại vì niềm tin của các vị đó đó, rồi cái Sắc tưởng của các vị đó, mới thấy trên tảng đá đó hiện ra ánh sáng, chớ không phải là Minh Đăng Quang phát hào quang đó đâu. Bởi vì người ta lầm tưởng.
Phật tử 5: Ở dưới người ta thấy, người ta mới đi tìm. Đó là cây bụi rậm không hà. Nhưng mà người ta đi tìm, người ta thấy tảng đá đó. Người ta đem lên, thấy là từ bao năm nay. Bây giờ, bên Khất sĩ mới phát hiện được. Bây giờ có người mua miếng đất đó, cái miếng núi đó. Để mà sau này mở ra làm, làm ra nữa Thầy.
Trưởng lão: Ừa, bây giờ Thầy nói như thế này, mấy con thấy nè. Cái giả dối của con người rất là nhiều. Bây giờ, cái tảng đá chỗ đó là cái tảng đá của Tổ sư Minh Đăng Quang ngồi. Người ta biết rằng bên hệ phái Khất sĩ người ta rất tin tưởng Tổ sư. Cho nên người ta muốn làm cái gì đó thì người ta cần chỉ khắc cái tên rồi kiếm cái tảng đá nó bị mòn hay mẻ sứt đi, người ta khắc cái tên. Người ta nói cái tảng đá này ngày xưa của Tổ. Bây giờ người ta đem cái đó về, người ta cất cái Tịnh xá, người ta thờ. Thì bao nhiêu người vẫn tin. Cái gì nó đã qua thì đã qua, chúng ta đừng có nên dựng lại cái lịch sử như vậy. Chúng ta sẽ bị lừa đảo. Thầy nói thẳng nói thật mà. Con người gian xảo vô cùng. Cái tâm gian xảo vô cùng.
Chỉ có con người nào, người ta hiểu được, người ta mới đến, người ta xác định. Còn cái người mà chưa hiểu được, đừng có vội tin. Các con đừng có vội tin người nào hết. Thầy nói đừng có tin. Những cái đó là những cái huyền thoại, những cái làm ra. Con có biết ngày xưa, đó ví dụ như đánh giặc đó, mà Lý Thường Kiệt, ông tổ chức để cho gây dựng cái lòng tin của quân, để mà đánh giặc cho thắng. Thì mấy con thấy cái tinh thần rất mạnh.
Cho nên hiện bây giờ, người ta vẫn biết được cái niềm tin của tôn giáo. Mà một vị Tổ như Tổ sư Minh Đăng Quang, mà bây giờ di tích còn là người ta rất quý. Các con hiểu điều đó. Đây là người ta làm ra, chứ làm gì mà có cái chuyện đó. Mất rồi thì thôi kể như qua. Chúng ta chỉ còn nỗ lực tu cho mình. Tốt hơn!
(1:29:12) Cho nên bây giờ chúng ta bao nhiêu người, bây giờ chúng ta đi qua đất Phật, Ấn Độ. Đi chiêm ngưỡng cái nơi đức Phật tu chứng, đi chiêm ngưỡng gốc Bồ Đề của đức Phật. Rồi về đất nước này có giải thoát không? Hay là đi mệt mỏi, tốn tiền bạc?
Các con thấy, mấy người phải đi qua bên đó mà về đây được giải thoát, tâm hết tham, sân, si thì không nói gì. Về đây nó vẫn như thường.
Cho nên ở đây đó không nên phụ đức Phật, cái lòng của đức Phật thì ở đây thì nên quét sạch tham, sân, si, chớ không phải đến đó chiêm ngưỡng. Chiêm ngưỡng là mê tín! Chiêm ngưỡng là bị gạt!
Phật tử 5: A Di Đà Phật, tại vì con thấy như vậy rồi, bây giờ con đi tìm gặp đó, thì không đáng tin sao Thầy?
Trưởng lão: Không! Không đáng tin đâu.
Mình phải đặt câu hỏi, con người gian xảo. Gian xảo! Không nên tin ai hết. Muốn chắc chắn vậy đó, phải mời một người tu chứng có Tam Minh đến đó xác định. Chớ còn không có người xác định thì mấy con sẽ bị gạt. Biết ai tu chứng thì dẫn người đó đến, xin nhờ thầy xác định giùm giúp cho con. Để chúng con thành tâm…
Phật tử 5: …Bây giờ quá nhiều người, rồi sao biết ai chứng đây Thầy?
Trưởng lão: Ờ, thì người nào chứng mà người đó làm chủ được sanh tử luân hồi thì người đó chứng chứ sao.
Phật tử 5: Giờ thỉnh Thầy được không?
Trưởng lão: Thầy mắc bận, con biết Thầy có thì giờ đâu mà Thầy đi.
Phật tử 5: Con thỉnh Thầy đến đó được không? Để Thầy…
Trưởng lão: Ờ, muốn Thầy đến đó để chúng đập Thầy phải không?
Phật tử 5: Không phải đâu Thầy, chỗ đó là Tịnh xá Thầy. Thầy nói phải tìm người nào chân chính.
Trưởng lão: Chỗ người ta đang tin, mà bây giờ mà Thầy nói cái này sai trật, thì họ có sùng Thầy không?
Phật tử 5: Đâu có ai đó đâu Thầy, không có người.
Trưởng lão: Phải có người tập hợp mới nói chớ. Không lẽ nói lén, mình thì đâu có…
Phật tử 5: Không, thì đi coi là tự mình á. Đi lại tại chỗ đó coi.
Trưởng lão: Thôi bây giờ Thầy ở đây, Thầy không đi tới đâu, Thầy biết.
Nhưng mà muốn phá vỡ những cái sai này, là phải tập hợp hết những cái người mà làm cái chuyện này vô đây. Thầy chỉ cái mặt ông nào mà khắc cái này đây, Thầy chỉ mặt ông đó ra. Vậy nó mới thực tế chớ. Ông đừng có làm cái chuyện dối gạt, ông khắc chớ ai đây, mà ông dựng lên ông lại nói, bây giờ bao nhiêu người, người ta tin như vậy. Thầy chỉ mặt ông đó ra. Biểu hợp hết những người ở đó đi, vô đây, rồi mời Thầy đến Thầy chỉ mặt cho.
Phật tử 5: Biết không được, tại mấy ông đó, mấy ông làm lộ mà.
Trưởng lão: Trời đất ơi! Thì cứ mời đến, mời đến đây. Như vậy nó mới xác định, mới chắc chắn chớ. Bây giờ mấy con cứ tin theo cái kiểu đó. Đức Phật nói đừng có tin! Đừng có tin! Ông Phật đã nói mười cái điều kiện đừng có tin. Chớ đâu phải nói một cái tin sao. Vậy mà bây giờ đụng đâu chúng ta tin đó. Thấy không? Chúng ta tu sai ghê gớm lắm.
Bây giờ Thầy bảo con đó, không lẽ bây giờ con đưa Thầy đến đó, có một mình Thầy với con, Thầy nói cái này sai, con về con dám nói họ không? Nó đập con chết liền chứ ở đó nói Thầy nói. Nó chưa chắc. Lúc bây giờ, con họp hết tất cả những cái vị sư, những cái người mà đã làm nên cơ sở này, tập hợp hết. Thầy đến đó, Thầy chỉ liền. Thầy chỉ mặt cái ông làm giả, Thầy nói, “Ông đừng có làm cái điều đó, ông đừng có gạt người ta được”. Thầy chỉ mặt cái ông mà làm cái điều đó. Ông run run phát rét lên liền chứ ở đó. Ông quỳ xuống đảnh lễ liền. Chứ còn bây giờ mà không có người, mà Thầy nói cái chuyện đó. Thôi! Thôi! Chuyện đó thôi khỏi. Làm mắc công, con hiểu không?
Cho nên bây giờ Thầy nói, nghe lời đức Phật nói không có tin, không có tin. Mà chỉ tin những pháp nào thiện để đem lại lợi ích cho mình. Đó là đúng. Chớ con tin cái đó, con mất thì giờ. Mà trong khi tuổi con già, con cứ đến đảnh lễ cái cục đá đó hoài. Con tin Phật, tin Tổ mà, nhưng mà con mất thì giờ vô ích. Có phải ông Phật dạy mình rõ ràng không?
“Hãy tin cái pháp nào mà cứu mình thoát khổ, và mình ôm chặt cái pháp đó”.
Thời gian một kiếp con người, từ một cháu bé nhỏ đó mà cho đến khi chết, cái thời gian ngắn quá mấy con. Huống hồ là tuổi con bây giờ nó sắp hết rồi. Còn mấy năm nữa, mà tin như vậy thì mấy con sẽ mất thì giờ vô ích dữ lắm. Thật sự mấy con.
Cho nên chúng ta hãy tin Phật mà ngồi lại, mà quét cho sạch hết tham, sân, si của chúng ta đi. May ra chúng ta sẽ chấm dứt luân hồi. Đó là cái lợi ích thiết thực cho mấy con. Còn không tin ai hết.
Bây giờ nói ở Chùa đó có ông Phật linh thiêng tôi chẳng lạy cái ông Phật linh thiêng. Tôi cũng biết cái linh thiêng đó…
(01:33:47) Phật tử 5: Vậy là con biết nhiều chuyện mầu nhiệm lắm cũng không đáng tin hả Thầy?
Trưởng lão: Không đáng tin, toàn là tưởng của mấy ông không. Một cái gốc Đa, nó làm sao nó linh? Mà hằng ngày bà con này cứ đi ra thắp hương cái gốc Đa.
Trời đất ơi! Mai mốt ai có lủi vô đó, xả rác dưới gốc Đa hay hoặc có tiểu dưới gốc Đa, bắt nhức đầu người ta, có phải báo người ta không? Cái gốc Đa có bắt người ta được không? Mà mấy người đốt nhang tin tưởng nó, bây giờ ông bắt người ta nhức đầu. Rồi nói cái cây này nó có ông Thần, nó linh. Mấy con thấy chưa?
Phật tử 6: Cô này cũng bạch Trưởng lão. Cô cúng dường đồ đựng thông tin cho Tu viện, xin Trưởng lão chứng minh cho Cô.
Trưởng lão: Ước ao sao cho mấy con, ráng tu tập mấy con.
(01:34:48-01:35:00 không nghe rõ)
Phật tử 6: Không biết sau này con về đây, Trưởng lão có còn không, con cũng chưa biết được nữa. Xin Ngài ráng ở lại thế gian để sau này răn dạy cho con tu hành.
Trưởng lão: Thầy nói chung là Thầy chưa đi. Khi nào mà Thầy đào tạo chừng khoảng năm người Nam và năm người Nữ, tu mà làm chủ được như Thầy, sống chết được như Thầy. Chừng đó bộ sách đạo đức xong Thầy đi. Thầy thấy cái nhiệm vụ, cái trọng trách của mình đã hết rồi là lúc bây giờ Thầy đi. Còn bây giờ, bộ sách đạo đức chưa xong, là để lại cho các cháu của mình không có được cái nền đạo đức, Thầy chưa đi. Dù bây giờ thân Thầy nó có muốn hoại diệt, Thầy bảo phải sống làm công việc, đó là cái sống của Thầy. Và chưa có người tu chứng, tức là chưa có người để bảo chứng rằng Chánh pháp của Phật sống. Phải có người thực tu, thực chứng làm chủ được sự sống chết như Thầy, chớ không phải có một mình. Một mình Thầy chưa đủ tiếng nói cả thế giới, Phật giáo cả thế giới. Mười người mới đủ tiếng nói mấy con.
Mà Thầy muốn trong đó có năm người Nam và năm người Nữ. Không phải có Nam tu chứng mà Nữ không tu chứng. Người ta cứ nghĩ rằng người Nữ không tu chứng. Cho nên ở đây Thầy quyết định phải có người Nữ tu chứng, để xác định cái điều đó bình đẳng. Chớ không thể coi thường người Nữ. Ở đây Thầy quyết định điều đó mấy con. Cho nên cái sự mà hướng dẫn cho người tu chứng, đó là trách nhiệm của Thầy.
Cô Út Diệu Quang: Dạ thưa Thầy, ở bên đó kêu quá Thầy.
Trưởng lão: Rồi, để Thầy ra.
Con sẽ cất cái hộp này con.
(01:36:36) Phật tử 5: Con hỏi câu nữa Thầy.
Con đọc ở trong kinh, là cái thời của đức Phật thì chúng ta gọi là thời Chánh pháp, rồi tới thời Tượng pháp, rồi đến thời bây giờ gọi là thời Mạt pháp. Nhưng mà tới hôm nay, chúng con gặp được Thầy, là người đã làm chủ sanh, lão, bệnh, tử. Thế bây giờ có phải là trở lại là thời Chánh pháp không ạ?
Trưởng lão: Bởi vì người ta chia ra những cái thời như vậy để cho người ta thấy rằng cái thời mà tu không chứng. Bây giờ cái thời hiện tại này, người ta cho rằng cái thời Mạt pháp là không có người tu chứng. Nhưng chính thiên hạ cho nó là thời Mạt pháp, lại là có người tu chứng. Còn cái thời Tượng pháp, cái thời trước, hai ngàn năm trăm năm nay, Thầy xác định không có người tu chứng. Có tu chứng sao lại không có đạo đức? Có tu chứng lại sao không thấy Phật pháp biết pháp tu?
Mà trong kinh Nguyên Thủy nó rõ ràng. Cho nên không có người tu chứng, cho nên không biết. Đó là bằng chứng cụ thể cho chúng ta biết rằng cả hai ngàn mấy trăm năm, từ khi đức Phật ra đời cho đến khi đức Phật tịch là hết, không có người tu chứng nữa. Bởi vì trong thời đức Phật là trong thời Bộ lạc, cho nên cái lòng con người vẫn mê tín đầy đủ. Khi đức Phật chết rồi, thì toàn bộ giáo lý của đức Phật bị phủ lên một cái lớp mê tín. Mất tiêu luôn, cho nên đến bây giờ không có người biết đường tu. Mà chính gọi là Mạt pháp thì lại có người tu làm chủ sự sống chết.
Phật tử 5: Nhưng mà gọi là Mạt pháp là thế nào Thầy?
Trưởng lão: Nghĩa Mạt pháp không còn pháp tu nữa.
Phật tử 5: Không còn pháp tu nữa.
Trưởng lão: Tức là không còn người tu chứng. Nghĩa là nói Mạt pháp tức là không có người tu chứng mấy con.
Nhưng mà để xác định được cái lời nói đó là lời sai. Tại vì Thầy làm chủ được sanh tử luân hồi.
(01:38:22) Trưởng lão: Thầy cảm ơn con, con. Con sẽ gửi cái này cho cô Út, cô Út sẽ lo cho chúng ở đây. Thầy xin nhận lại bức thư Thầy trả lời.
Phật tử 5: Con nghĩ là sao lại có thời Mạt pháp
Trưởng lão: Mạt pháp có nghĩa là không có người tu chứng nữa con.
Phật tử 5: Thì con nghĩ là do nơi mấy người tu làm cho Mạt.
Trưởng lão: Con nghĩ người ta tu Mạt.
Mạt pháp là có nghĩa là không có pháp tu chứng. Nghĩa là người ta xác định trong cái thời Mạt pháp này là không có người tu chứng.
Nhưng mà bây giờ Thầy chỉ mấy con, chứng từng phút từng giây, mà đâu có phải là đợi cho chứng hoàn toàn. Nhưng mà sự thật đã chứng đàng hoàng.
Cho nên thời Mạt pháp, bởi vì cái người ta tu không được. Cho nên người ta mới đặt ra có thời này, thời kia, thời nọ. Con người đặt ra, chứ làm sao mà có cái thời gian? Cũng như bây giờ chúng ta có ngày Tý, ngày Sửu, ngày Dần con người đặt ra, chứ làm sao có ngày Tý, ngày Sửu, ngày Dần? Các con hiểu? Con người mình đặt ra. Rồi đặt ra, rồi mình kẹt vô.
Phật tử 5: Từ cổ chí kim mà.
Trưởng lão: Thì đó, thì con người từ cổ chí kim. Thì con cứ dẫm theo lối chân đó, con đâu biết rằng người xưa có cái sai của người xưa, chứ đâu phải người xưa đúng hết. Người xưa có cái mê tín của người xưa, mà người nay có cái mê tín của người nay. Dẹp sạch xuống ba cái này mới là cái….. Chính đức Phật là người cách mạng hết những cái tư tưởng này mà phủ lên lớp.
Cho nên bảo chứng con đường tu của Thầy là phải có người tu chứng kế tiếp. Chứ nếu mà không có người kế tiếp, nó sẽ phủ. Nhưng mà về cái trách nhiệm bổn phận đó là do mấy con, do Phật tử, do chúng sanh, do các con. Các con cứ mê tín thì muôn đời Thầy bây giờ có muốn đi nữa, thì mấy con cũng phủ trùm hết. Thầy nói đúng là pháp của Phật, nhưng mấy con cứ mê tín, cứ đến Chùa cúng bái, cầu siêu, cầu an thì những cái lời dạy của Thầy, mấy con sẽ phủ lên hết. Ngày xưa đức Phật cũng vậy đó mấy con. Đúng, nhưng mà họ không làm đâu. Họ cứ làm theo cái tưởng của họ. Họ cầu cúng thì sao? Cũng như Thầy bảo con đừng tin, mà con tin thì cái đó là quyền của con, cái đó là trách nhiệm bổn phận của con. Muốn chánh pháp còn hay là mất thì do mấy con, chứ không phảilà do Thầy.
Phật tử 5: Vậy chánh pháp này…(01:40:43 không nghe rõ)
Trưởng lão: Phải không? Do chính mấy con. Trách nhiệm bổn phận của Phật tử, của chúng sinh, chứ không phải là của Thầy.
Cũng như ông Phật ra đời, ông đem bốn cái chân lý dạy con người đạo đức, dạy cho con người pháp tu, dạy cho con người rồi. Đó là trách nhiệm của người tu chứng. Còn được hay không, còn hay không là do bổn phận trách nhiệm của chúng sinh, chớ không phải đức Phật đâu.
Thầy bây giờ ra đời trong giai đoạn của Thầy, Thầy sẽ ra đi tự tại là trách nhiệm của Thầy làm xong. Viết sách đạo đức, giảng dạy cho mấy con cách thức tu tập cụ thể rõ ràng, để lại cho một vài người tu chứng. Mà nếu mấy con không tin, mấy con cứ đến Chùa cúng bái, lạy lễ, cầu cúng thì cái đó là trách nhiệm bổn phận của mấy con, muốn chánh pháp tiêu diệt. Đó là trách nhiệm của mấy con thôi. Thầy dạy, Thầy nói đây, nhưng mà lát nữa mấy con đến Chùa, mấy con cứ lạy cúng, cầu siêu, cầu an thì đó là quyền của mấy con. Thầy làm được sao? Thầy cấm mấy con được à? Không thể nào được điều đó. Phải không? Thầy nói lợi ích cho mấy con. Nhưng mấy con muốn làm chuyện khác của mấy con kia thì mấy con phải chịu lấy cái trách nhiệm. Bởi vì nhân nào quả nấy. Các con làm cái nhân đó thì mấy con không bao giờ giải thoát. Mấy con phải chịu tái sanh luân hồi.
(1:41:49) Cũng như bây giờ, Thầy nói cái tảng đá này nó không thực mà phải kiểm nghiệm lại. Mà con cứ tin nó là của Tổ sư Minh Đăng Quang thì cái đó là quyền của con, chứ không phải của Thầy. Phải không?
Cho nên vì vậy mà Thầy xác định, phải tập hợp họ lại hết đây, mời một người tu chứng đến, người ta xác định. Đã đủ đôi mắt Tam Minh, người ta biết. Người ta chỉ thẳng cái người nào làm ra, người ta biết cái người đó làm. Chứ còn mấy con biết không?
Người ta lén, người ta đem về nhà, người ta đục đâu đó. Rồi ban đêm người đẩy ra, người ta đút trong gốc cây, bụi nào đó. Rồi hôm sau, người ta giả đò người ta hô: “Trời đất ơi! Tui thấy cái tảng đá này, như thế này, thế này”, thì mấy con sao? Mấy con tin ngay liền, chứ thấy tôi đục đẽo đâu?
Con người ta nó gian xảo vô cùng, người ta không linh, người ta cũng tạo cho linh. “Vừa rồi tôi đến cái Đền đó, tôi thấy xuất hiện ra bà Quan Âm. Trời đất ơi! Hình ảnh đẹp đẽ. Xoa đầu tôi này kia”. Mấy con biết cái đó là cái lừa đảo của thiên hạ. Bao nhiêu cái chuyện của tôn giáo nó lừa đảo rõ ràng, chứ đâu phải không. Mấy con có đủ trí để mấy con xác định được điều này không? Mà Thầy xác định mấy con có tin không?
Chưa chắc! Cái lòng tin của mấy con là mấy con đã bị ăn sâu vào một cái truyền thống mê tín rồi. Bây giờ muốn gạt bỏ đâu phải chuyện dễ mấy con. Thầy nói là một lẽ. Cho nên, Thầy nói mạnh nói mẽ như vậy, chứ chưa chắc. Chứ mà Thầy nói nhẹ nhàng, êm dịu, mấy con chưa chắc đã là mấy con thấm. Thầy dùng những cái lời lẽ rất mạnh. Nói làm gì, có lợi ích gì cho Thầy mấy con? Chính lợi ích cho mấy con mà Thầy nói. Thầy có danh có lợi gì đâu nữa đâu mấy con. Thầy đâu muốn nói cái chuyện sai của người ta làm cái gì. Cho nên nãy giờ mấy con có nghe Thầy nói ông thầy này sai, ông sư kia sai không? Thầy chỉ nói cái giáo pháp sai, mà đưa người ta không đến nơi đến chốn, tội nghiệp cho Thầy Tổ của chúng ta. Có một cái điều mà Thầy nói mà. Các con hiểu chưa?
(01:43:47) Cho nên hôm nay mấy con yên tâm, Thầy còn sống. Tại vì mấy con muốn tu tập để giải thoát, để làm chủ được thân tâm của mình, thoát bốn sự đau khổ sanh, già, bệnh, chết chấm dứt luân hồi thì hãy về đây, Thầy sẽ dạy cho. Thầy bảo đảm Thầy có trách nhiệm bổn phận dạy mấy con tới nơi tới chốn. Chớ không phải dạy mấy con chơi. Dạy mấy con, mấy con điên khùng hoặc là như thế nào thì phí cuộc đời của mấy con, chớ không phải Thầy, điều đó là Thầy không trách nhiệm?
Các thầy Tịnh Độ dạy mấy con niệm Phật, các thầy có chịu trách nhiệm không?
Khi mấy con không vào được cõi Tịnh độ thì mấy thầy lý luận thế này thế khác, đổ thừa cái này tại niệm Phật chưa được nhất tâm. Phải không? Người ta đổ thừa vậy, mấy con làm.
Còn ở đây không! Dạy là phải dẫn dắt mấy con tới nơi chốn. Cũng như một ông thầy giáo dạy, mà người học trò này phải đỗ thành Bác Sĩ thì dẫn dắt. Dở thì phải học lại, ở lại nhiều năm phải đậu Bác Sĩ. Chắc chắn như vậy thôi. Anh dở, người học trò dở thì phải nhiều năm, nhiều tháng. Còn giỏi, thông minh thì từng lớp lên, thì anh này phải đậu Bác Sĩ mau chứ có gì. Cái vấn đề mà tu học của Phật giáo rõ ràng, là Bát chánh đạo là cái chương trình giáo dục đào tạo tám lớp hẳn hoi. Ba cấp học tu của người ta Giới-Định-Tuệ.
Đạo Phật đâu phải là cái pháp để chúng ta tu suông. Mà Đạo Phật là con đường giáo dục đào tạo cho người ta thành Vô lậu, cho người ta thành chứng quả A-la-hán. Đó là cái điều kiện tiên quyết của một người tu theo đạo Phật. Cho nên đâu có nghĩa là vô theo đạo Phật mà tu mười người được có một, hay là trăm người chỉ có một. Đó là chúng ta lừa đảo. Mười người tu phải chứng mười người. Anh dở thì anh ở lại, anh học cho căn bản anh tăng lên, anh lên. Lên lớp này rồi, anh căn bản anh được, anh lên nữa. Người ta dạy anh từng lớp mà. Bát chánh đạo tám lớp rõ ràng mà. Ba cấp người ta mà. Anh chưa xong cấp Giới mà anh vô cấp Định làm sao được? Anh phải đạt được cái cấp Giới của anh. Thì Giới của anh trọn vẹn, người ta mới đưa anh lên cấp Định. Định xong người ta mới đưa anh vào cấp Tuệ. Nó đâu ra hẳn hoi đàng hoàng chớ. Cũng như chưa học xong Tiểu học thì cứ lo lên Trung học học. Học cái gì trển? Biết cái gì học? Chưa Trung học, chưa tốt nghiệp, lên Đại học, học để học cái gì đây? Cái trình độ anh chưa đủ, anh lên đó anh ngồi, anh nghe thôi, chứ anh làm cái gì? Đó Thầy nói như vậy thì con biết rồi. Thực tế mà.
Phật tử 5: Bạch thầy! Có một đồng đạo ở bên Anh, về đây cất cốc (01:46:11- (01:46:16) không nghe rõ).
Trưởng lão: Vậy hả con?
(01:46:18) Ráng tu con! Theo Thầy thiết nghĩ con giờ ráng tu. Có cái duyên được gặp được Tổ sư Minh Đăng Quang là một cái người giữ được cái hạnh Khất sĩ mấy con, giữ cái giới luật của Phật. Sư tốt ở trên cái giới luật, cái hành động, cái oai nghi tế hạnh mà sư đã để lại một cái hệ phái Khất sĩ rất tốt. Nhờ cái gương hạnh của giới luật. Còn thiền định thì chúng ta không nên nói. Thiền định không nên nói. Cho nên ở đây nội cái giới không là chúng ta đã thấy cái uy tín của Tổ sư không phải là ít. Vì vậy chúng ta phải nỗ lực thực hiện cho mình, cứu lấy mình. Cái quý báu là cái chỗ này mấy con.
Thôi bây giờ Thầy đến đây chấm dứt nhé mấy con, Thầy xin phép Thầy ra. Thầy cầm cái cuốn này để từ chỉnh sửa lại cho đúng. Chắc lâu lắm Thầy mới sửa xong mấy con.
Phật tử 6: Mô Phật, Thầy cho chúng con đảnh lễ.
Trưởng lão: Rồi được rồi, xá Thầy thôi mấy con, chật lắm. Xá thôi, đừng đảnh lễ mấy con, xá thôi. Xá thôi mấy con lớn tuổi rồi, xá Thầy đủ rồi mấy con.
Mấy con ráng tu, ráng xả tâm là mấy con đảnh lễ Thầy đó.
Thôi Thầy vô con, Thầy vô Thầy còn tiếp khách ở trong kia nữa.
Rồi, con sẽ gửi cái này cho cô Út, cho Cô cất rồi Cô …
Phật tử 4: A Di Đà Phật. Bạch Thầy, hôm nay thì (01:47:43- (01:48:04) không nghe rõ)
Trưởng lão: Thôi được rồi, để đây đi, rồi rồi, Thầy nhận con.
Cái này là vải phải không con?
Phật tử 4: Dạ mô Phật…
Trưởng lão: Thôi để đây, rồi Thầy giao cho cô Út, khi nào mà Thầy hết y áo thì mấy cô trong này may.
Còn cái này là tiền cúng dường phải không con?
Phật tử 4: Dạ mô Phật…
Con cũng giao chung đây luôn, Thầy không có cất giữ tiền bạc.
Cám ơn con. Ráng tu tập con. Còn Thầy, Thầy hướng dẫn cho tu tập tới nơi tới chốn.
Rồi, Thầy ra con. Thôi bây giờ một lúc nữa rồi mấy con về. Rồi, rồi mấy con, có ăn cơm rồi về mấy con. Thầy ra mấy con.
HẾT BĂNG