20080713 - ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN NHÂN QUẢ-NỀN TẢNG THIỀN ĐỊNH

20080713-ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN NHÂN QUẢ-NỀN TẢNG THIỀN ĐỊNH

1- MỤC ĐÍCH TU TẬP CỦA ĐẠO PHẬT

(00:00) Phật tử 1: Mô Phật, con kính bạch Thầy!

Trưởng lão: Có gì đó con cứ trình Thầy đi con. Cứ ngồi ghế đi con, tự nhiên.

Phật tử 1: Thầy cho phép con ngồi ghế ạ?

Trưởng lão: Có. Thầy cho phép.

Phật tử: Mời Thầy uống nước ạ!

Trưởng lão: Thôi được, ít ít thôi con, thấm giọng được rồi con, ngồi ghế con.

Phật tử: Con…​ Thanh, con kính mời Thầy dùng nước ạ.

Trưởng lão: Cám ơn con, con. Rồi con trình bày Thầy đi con, có gì con cứ nói đi con.

Phật tử 1: Vâng, kính bạch Thầy! Hôm nay chúng con ở ngoài Bắc mới vào ạ. Đủ duyên lành chúng con được về Tu viện Chơn Như, phước báu được gặp Thầy. Con xin là nhân duyên này xin Thầy chỉ dạy cho chúng con. Biết được trong cái cuộc đời này đầy sự phiền não, chúng con sống ở đời sống rất là khổ đau. Hôm nay, chúng con gặp Thầy, xin Thầy chỉ dạy cho chúng con.

Trưởng lão: Rồi các con ngồi, các con lắng nghe đây là cái vấn đề rất quan trọng mấy con.

Đạo Phật ra đời nhắm vào cái mục đích để cứu khổ con người thoát bốn sự đau khổ: sanh, già, bệnh, chết. Ai có thân cũng có cái đời sống. Mà cái đời sống thì luôn luôn dễ phiền não, giận hờn, lo lắng, suy tư đủ thứ. Mà làm sao đời sống để cho được tâm hồn được thanh thản, an lạc, vô sự. Đó là cách thức của làm chủ được cái đời sống. Đời sống mà đức Phật gọi là sanh.

Già, Già làm sao cho có cái sự mạnh khỏe, quắc thước. Chứ già mà lụm cụm, yếu đuối, run rẩy khổ sở vô cùng. Rồi già thì sống không phù hợp với thế hệ trẻ. Cho nên cô đơn, nó làm cho cái người già quá khổ. Cho nên già khổ.

Mục đích đạo Phật ra đời để giải quyết cho cái người già "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự". Trong hoàn cảnh nào, trong cái thế hệ nào cái người già cũng hòa hợp được với các cái thế hệ đó. Để cho tâm hồn họ giải thoát.

Kế đó thì con người có thân thì có bệnh. Thì đạo Phật ra đời giúp chúng ta để đẩy lui bệnh, chứ không phải có bệnh đi bệnh viện uống thuốc. Mấy con thấy, có phương pháp, có cách thức để làm cho cơ thể chúng ta khỏe mạnh. Đó là làm chủ bệnh.

Rồi làm chủ chết. Muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống. Mấy con thấy, từ cái chỗ mà làm chủ đời sống, làm chủ già, cho đến làm chủ bệnh, đến cái làm chủ cái sự sống chết. Chúng ta rất khó. Bởi vì muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống, giờ đương mạnh vầy muốn chết đâu phải chuyện dễ. Các con thấy khó ghê. Mà bây giờ cái thân nó bệnh sắp chết nè, mà muốn sống chưa chắc đã là sống. Thế mà đạo Phật dạy chúng ta có cái phương pháp giúp chúng ta sống được.

Thì các con thấy mình cái thân mà mình đuổi bệnh thì cái thân không bệnh thì làm sao chết mấy con? Mà đạo Phật mục đích đó có phương pháp giúp cho chúng ta đẩy lui bệnh. Chết không phải chết ở trên bệnh, mà chết trong lúc cơ thể mạnh khỏe. Cái mục đích của đạo Phật vậy. Cho nên đạo Phật có bốn chỗ để giúp chúng ta giải khổ. Đó là sanh, già, bệnh, chết.

2- PHÁP NHƯ LÝ TÁC Ý LÀM CHỦ THÂN TÂM

(03:18) Trưởng lão: Vậy thì muốn tu tập được như vậy đó thì đức Phật có đưa ra cho chúng ta một cái phương pháp, cái phương pháp rất là cụ thể. Đức Phật dạy: "Có Như Lý Tác Ý Lậu hoặc chưa sanh sẽ không sanh, và Lậu hoặc đã sanh thì bị diệt". Cái phương pháp, nghe chữ “lậu hoặc” chúng ta nghe khó hiểu quá, lậu hoặc là cái gì đây?

Đức Phật nói Lậu hoặc có cái nghĩa là.

(Con ngồi ghế đi con.)

Lậu hoặc có cái nghĩa là cái tâm mình phiền não, giận hờn, muốn mà không đạt được, rồi lo lắng sợ hãi. Đó là Lậu hoặc của cái tâm.

Còn cái thân Lậu hoặc là gì? Là đau nhức chỗ này, đau nhức chỗ kia. Là cái thân Lậu hoặc. Đó mấy con thấy!

Mà đức Phật nói: "Có Như Lý Tác Ý thì Lậu hoặc chưa sanh" mình luôn luôn mình tác ý "Tâm bất đông, thanh thản, an lạc, vô sự" tức là mình nhắc cái tâm mình: Luôn luôn bất động, thanh thản. Ai làm gì đừng giận, đừng hờn, đừng phiền não. Và cái thân này đó phải luôn luôn mạnh khỏe không đau ốm. Mình cứ tác ý như vậy thì cái thân không bệnh và cái tâm không giận hờn (khi) ai chửi mắng mình. Tại mình quên tác ý. Mình sống mình cứ để tự nhiên, nhưng mà không ngờ đụng chuyện cái nó giận hờn, phiền não, rồi đói no lo lắng đủ thứ.

3- ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN, NHÂN QUẢ

(04:42) Trưởng lão: Chúng ta biết rằng cuộc sống của chúng ta là cuộc sống của nhân quả điều khiển. Có người ta làm giàu đến mức giàu hết sức giàu. Nhưng mà có người nghèo hết sức nghèo. Chúng ta thì cố gắng làm cho đủ sống cũng thấy vất vả lắm rồi. Đều là hoàn toàn do quy luật của nhân quả. Mình sống trong nhân quả và chết cũng trở về nhân quả. Thế cho nên nhân quả điều khiển.

Ví dụ như: Tai nạn giao thông xảy ra, nếu mà không do nhân quả thì làm sao tai nạn giao thông xảy ra. Nhưng nhân quả phải do từ ác. Nếu chúng ta thiếu đức cẩn thận mà chúng ta lái xe trên đường, thì chúng ta sẽ một ngày cũng sẽ bị tai nạn giao thông. Chứ không thể nào tránh khỏi. Mà mọi người đều có đức cẩn thận, cái đức hạnh cẩn thận, sống cẩn thận khi lái xe ra đường, đi đúng luật lệ giao thông và cẩn thận từng chút. Mà người nào cũng vậy làm sao có tai nạn giao thông. Phải không mấy con?

Tại vì mình không cẩn thận, mà mình không cẩn thận tức là hành động không cẩn thận đó, thiếu đạo đức đó là nhân quả chứ gì nó sẽ đưa đi đến chúng ta có tai nạn giao thông. Các con thấy nhân quả là cái quy luật, là cái quy luật thiếu sự cẩn thận, thiếu cái đạo đức hành thiện. Mà khi chúng ta làm thiện thì cái đức cẩn thận cũng là một đức tức là một hành động thiện chứ đâu phải ác. Các con thấy?

Mà khi mà chúng ta giữ gìn cẩn thận thì ngầm trong đó chúng ta có một cái đạo đức tức là Đức Hiếu Sinh Thương mình thương người. Thương mình thương người để tránh tai nạn giao thông, để xảy ra tai nạn giao thông thì mình khổ, người khác khổ và cả gia đình mình và gia đình của người khác đau khổ. Cho nên vì thương mình thương người, cho nên chúng ta phải sống giữ gìn đức cẩn thận.

Các con thấy, mình phải có lòng hiếu sinh, có đức thương người, thương mình thì chắc chắn sự cẩn thận nó không phải có cẩn thận suông. Mà cẩn thận bằng tình thương yêu mình, người và gia đình mình, gia đình người thì như vậy tai nạn giao thông đâu xảy ra. Mà Thầy đem một cái ví dụ tai nạn giao thông để thấy đó là một sự thực tế của xã hội. Hiện giờ ngày nào cũng có tai nạn giao thông. Còn bao nhiêu sự cẩn thận cho cuộc sống chúng ta. Nói ra lời nói chúng ta cẩn thận làm sao chúng ta nói to tiếng với vợ con? Làm sao chúng ta có sự cãi cọ với nhau? Thì làm sao gia đình không hạnh phúc?

Các con thấy, cẩn thận từ trong lời nói. Muốn nói gì đó thì chúng ta suy tư lời nói này có đem đến người ta khổ không? Nếu khổ, nhất định chúng ta không nói. Lời nói phải ái ngữ, phải nhẹ nhàng, êm ái, ngọt ngào. Làm sao có sự xung đột? Có sự tranh cãi? Có sự làm cho chúng ta đau khổ? Người khác đau khổ?

Cho nên từ cái lời nói, từ cái hành động của chúng ta đều phải thật đạo đức. Đạo đức. Mà khi chúng ta thấm nhuần được đạo đức thì sự xung đột và chiến tranh không còn.

Hôm nay ngồi đây thì đất nước chúng ta độc lập, thì không có chiến tranh. Nhưng ngày xưa đất nước chúng ta chiến tranh, ngồi đây thì bây giờ yên ổn một lúc nữa pháo ở đâu ở ngoài kia pháo vào thì trong khi đó có người chết, có người bị thương, chúng ta thấy đau khổ vô cùng. Và đất nước chiến tranh hai bên đánh nhau thì bao nhiêu người chết, cả dân thường, cả lính hai bên cũng đều chết. Trúng đạn mà, cho nên rất sợ hãi. Xung đột và chiến tranh là một tai hại cho mình.

4- PHÁP NHƯ LÝ TÁC Ý

(08:11) Trưởng lão: Nhưng đạo Phật nhằm giải quyết cho đời sống chúng ta có phương pháp "Có Như Lý Tác Ý thì Lậu hoặc chưa sanh sẽ không sanh, và đã sanh bị diệt". Cho nên hôm nay, cái gần gũi nhất là chúng ta biết cái tâm của chúng ta dễ phiền não, giận hờn. Chúng ta tác ý: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự".

Tất cả quý vị Phật tử ngồi trước mặt Thầy mà nếu thường xuyên nhắc tâm chúng ta cứ như vậy thì sự việc vừa người ta nói một lời nặng nhẹ mình thì mình nhớ cái câu bởi vì mình hay tác mình tác ý câu, thì câu đó sẽ tác ý "Tâm bất động, thanh thản, an lạc…​. Tất cả đều là nhân quả thiện ác, hãy tha thứ và thương yêu họ đi, đừng giận hờn". Thì ngay tâm sân chúng ta không còn sân.

Các con thấy, có tai nạn xảy ra trong gia đình ta có người bệnh, có cái sự việc gì làm cho chúng ta buồn phiền thì ngay đó chúng ta tác ý: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Mọi tai nạn xảy ra đều do nhân quả, chúng ta chấp nhận vui vẻ đừng buồn". Thì cái tâm chúng ta bình tĩnh, yên lặng và từ đó tâm chúng ta sáng suốt vô cùng mấy con. Nó nhắm vào cái sự việc xảy ra mà nó giải quyết rất là ổn. Tức là đem lại hạnh phúc cho chúng ta.

Thì đó các con thấy, bây giờ chúng ta có tâm phiền não, có tâm hay giận chúng ta nhắc: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự, giận là đau khổ, là phiền não, là ác pháp, hãy buông xuống". Chúng ta nhắc tâm vậy. Thì chúng ta nghe cái cơn giận của chúng ta nó giảm xuống liền tức khắc mấy con. Chỉ mấy con lúc giận mấy con không muốn tác ý hay hoặc là mấy con quên tác ý đi. Tức là quên pháp Như Lý Tác Ý chớ gì. Cho nên cơn sân mấy con kéo dài, mà nó không dứt được. Chứ mấy con nhớ mấy con nhắc chừng một câu thôi, một đoạn thôi thì tâm mấy con sẽ không còn giận hờn. Pháp của Phật hay lắm mấy con, tuyệt vời!

(10:00) Và đồng thời các con trên thân bệnh, trên thân mấy con bất cứ bệnh gì. Đức Phật đã dạy mà: "Có Như Lý Tác Ý Lậu hoặc đã sanh thì phải diệt". Thì bệnh đau trên thân chúng ta nó cũng bị diệt chứ làm sao nó còn.

Thứ nhất là tác ý cái câu: "Thọ là vô thường…​" cái thân của chúng ta nè nhức đầu hay đau bụng, ung thư nè chúng ta nhắc: "Bệnh ung thư trên này này phải ra khỏi thân ta đi, thân phải bình phục mạnh khỏe không có còn đau ốm nữa". Chúng ta chỉ nhắc vậy rồi chúng ta ngồi yên lặng thở ra, thở vô một cách nhẹ nhàng. Chừng trong một phút chúng ta lại nhắc lần nữa. Rồi một phút chúng ta lại trôi qua lại nhắc lần nữa. Cứ như vậy hết giờ này đến giờ khác. Sau một tuần lễ thì chúng ta đi khám lại coi bệnh ung thư chúng ta còn không? Bệnh ung thư chúng ta giảm.

Cái cơn đau như bây giờ Thầy đang bị nhức đầu Thầy nhắc: "Thọ là vô thường, cái đầu nhức này phải đi đi, phải theo hơi thở mà ra, không được đau, cái thân này phải bình phục không có đau nhức nữa" Thầy chỉ nói vậy thôi rồi Thầy ngồi Thầy hít thở một, hai, ba, bốn, năm, mười, hai mươi hơi thở rồi Thầy lại tác ý một lần nữa. Và cứ tiếp tục tác ý cho đến khi cái đầu không còn đau nữa thì thôi.

Các con thấy pháp của Phật rất hay, mà Thầy cũng làm được và có một số người cũng đã tin tưởng đã làm được. Ôm chặt cái pháp đó mà bệnh đau nó sẽ mất hết. Thầy nói bây giờ mấy con bị bán thân mấy con nằm liệt nửa người. Mấy con cứ yên ổn mà tác ý, cơ thể mấy con sẽ tự phục hồi lại. Nó sẽ mạnh khỏe. Nó không phải là cái gì, là cái ý thức lực của chúng ta, cái lực của ý thức. Đó là mấy con chưa tu, chưa tu. Chứ còn nếu mấy con tu, tập thì mấy con sẽ nhiếp tâm và an trú.

Nhiếp tâm như thế nào?

Mấy con sẽ nhiếp tâm bằng hai cách Thân hành nội và Thân hành ngoại. Đây nãy giờ Thầy dạy mấy con là pháp Như Lý Tác Ý thôi. Với cái lòng tin của mấy con. Bởi vì có tin, thì mấy con mới thực hiện cái câu Như Lý Tác Ý. Cứ thở khoảng độ một phút hai phút thì mấy con tác ý một lần. Cứ thở một phút hai phút thì mấy con tác ý một lần. Cứ cách chừng thỉnh thoảng mấy con tác ý một lần. Đó là dùng Tín Lực để đẩy lui bệnh bằng phương pháp Như Lý Tác Ý.

Còn mấy con dùng Định lực để mà đẩy lui bệnh, thì mấy con phải tập, phải tập luyện. Có thời gian tập luyện. Tập luyện nhiếp tâm. Nhiếp tâm như thế nào? Nhiếp tâm có hai cách: Thân hành nội hoặc Thân hành ngoại.

Thân hành nội là hơi thở. Hơi thở chúng ta thở ra thở vô là Thân hành nội. Bởi vì cái thân mình tự nó thở ra thở vô, chứ mình không phải hoạt động mà nó có sự hoạt động đó gọi là Thân hành nội.

Thân hành ngoại là chúng ta bước đi, đi kinh hành. Tức là chúng ta bước đi từng bước đi và chúng ta đưa tay ra đưa tay vô như thế này, cánh tay này đưa ra đưa vô. Đó là Thân hành ngoại.

5- PHƯƠNG PHÁP NHIẾP TÂM VÀ AN TRÚ

(13:01) Trưởng lão: Vậy thì nhiếp tâm có hai cách. Cái Thân hành ngoại và Thân hành nội. "Đưa tay ra tôi biết tôi đưa tay ra" rồi đưa ra. "Đưa tay vô tôi biết tôi đưa tay vô" rồi Thầy đưa vô. Và khi tác ý Thầy chú ý câu, cái câu tác ý Trưởng lão: "Đưa tay ra…​" Tức là Thầy lắng, Thầy lắng Thầy chú ý kỹ cái câu tác ý của Thầy "đưa tay ra tôi biết tôi đưa tay ra" do đó Thầy đưa ra. "Đưa tay vô tôi biết tôi đưa tay vô" Thầy đưa vô. Rồi Thầy cũng tác ý rồi đưa ra, đưa vô, đưa ra, đưa vô. Cứ mỗi một cây tác ý là một hành động đưa ra và đưa vô. Và cứ như vậy đúng ba mươi phút Thầy nghĩ.

Người nhiệt tâm, cái người mà nhiệt tâm tập luyện thì sẽ không có một niệm nào khởi sanh. Chỉ vì chúng ta thiếu nhiệt tâm cho nên chúng ta tuy đưa ra đưa vô một hơi vậy chúng ta có khởi niệm khác. Thì người đó thiếu nhiệt tâm. Còn cái người nhiệt tâm thì đưa ra đưa vô sẽ không niệm. Gọi là nhiếp tâm trong cánh tay, chúng ta đưa ra đưa vô.

Đó mấy con thấy chưa? Thấy cách thức, người nhiệt tâm khác. Bởi vì người nhiệt tâm đó mỗi hành động mỗi câu tác ý họ đưa ra đưa vô họ chú ý rất kỹ. Tập luyện rất kỹ cho nên vì vậy mà trong đầu ý thức họ không khởi niệm. Bởi vì họ quá nhiệt tâm. Cũng như tại sao có người cũng câu Như Lý Tác Ý đuổi bệnh mà người đó hết bệnh, mà cũng câu Như Lý Tác Ý đó mà có người không hết bệnh? Tại vì cái người này quá tin, tin lời Phật dạy. Cho nên họ liên tục họ tập từ giờ này đến giờ khác, chừng hết bệnh thì thôi. Một hai tuần lễ mà hết bệnh thì thôi, mà chưa hết bệnh thì họ tập đuổi hoài. Bền chí, kiên gan, bền chí không có lơi lỏng. Đó là Tín Lực.

Còn cái người mới đầu nghe thì tập luyện trong một phút, hai phút, mười phút, ba mươi phút thấy cái đầu mình còn nhức, thấy cái bụng còn đau thôi làm biếng không tập nữa. Người đó thiếu Tín Lực! Thiếu Tín Lực, cho nên không hết bệnh.

Còn bây giờ tập an trú cũng vậy, người nhiệt tâm thì nhiếp tâm ở trong cánh tay đưa ra vô ba mươi phút sẽ không niệm là vì nhiệt tâm từng hành động đưa ra đưa vô.

Và Thân hành nội, nhiếp tâm trong Thân hành nội. "Hít vô tôi biết tôi hít vô, thỏ ra tôi biết tôi thở ra" rồi hít vô rồi thở ra. "Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra" rồi hít vô thở ra. Đây là lấy hơi thở mà nhiếp tâm. Mà người nhiệt tâm trong hơi thở thì họ cũng sẽ ba mươi phút sẽ không có niệm. Xong không có vọng tưởng, không có niệm khởi. Và khi không có niệm khởi ba mươi phút họ tập trong có ba mươi phút, buổi sáng họ tập trong có mười phút không có niệm khởi, ba mươi phút không niệm khởi. Buổi chiều, buổi tối, buổi khuya tập bốn thời, mỗi thời đều ba mươi phút thấy không có niệm khởi, thì họ sẽ tập an trú. Bây giờ họ tập an trú, an trú rồi mới đẩy bệnh. An trú như thế nào?

(16:07) Thì họ cũng bắt đầu từ chỗ, tập an trú thì họ cũng tập đưa cánh tay ra vô như Thầy đưa ra vô, nhưng nó có khác hơn. "Đưa tay ra tôi biết tôi đưa tay ra" đưa ra, "đưa tay vô tôi biết tôi đưa tay vô". Rồi bắt đầu bây giờ cứ đưa ra và đưa vô, không tác ý nữa, mà cứ chú ý trên cánh tay đưa ra vô. Cứ đưa ra mà trong đầu không một niệm nào. Thì mình đưa ra vô thì có một trạng thái an ổn vô cùng. Tại vì đầu nó không khởi niệm thì nó sẽ có trạng thái an ổn. Còn đầu mà nó khởi niệm nghĩ này nghĩ kia lo lắng thì không có an trú.

Bởi vì trước kia mình đã tập an trú từng cái câu tác ý để an trú. Sau đó nó tập một thời gian một tháng, hai tháng đều được an trú trong ba mươi phút, tâm chúng ta đã quen sự không khởi niệm. Không khởi niệm. Bây giờ chúng ta tác ý một lần thì nó sẽ không khởi niệm. Và nếu chúng ta tác ý "đưa tay ra tôi biết tôi đưa tay ra, đưa tay vô tôi biết tôi đưa tay vô" rồi đưa ra đưa vô mà không an trú, thì chúng ta sẽ nhắc một câu để cho nó được an trú: "An tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay ra" thì đưa ra, "An tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay vô" rồi đưa vô. Phải không? Rồi bắt đâu bây giờ không tác ý nữa, đưa ra, đưa vô, đưa ra, đưa vô theo nhịp đưa ra vô. Bỗng dưng thấy cơ thể và thân tâm mình an lạc vô cùng. Thì đó là nó đã an trú được rồi.

Còn chưa an trú thì cứ một phút chúng ta lại tác ý một lần. Bây giờ đưa ra đưa vô vầy mà chưa an trú. Phải không? Thì bắt đầu mình tác ý câu nữa: "An tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay ra, an tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay vô" rồi đưa ra, đưa vô, đưa ra, đưa vô không tác ý nữa. Nhưng một phút mà không an trú được, không có trạng thái an trú thì lại tác ý nữa. Cứ như vậy cho đến khi có an trú thì không tác ý. Lúc bây giờ chúng ta cứ đưa tay ra đưa tay vô như thế này cho đến khi an trú hoàn toàn. Đó, đó là cách thức an trú.

6- AN TRÚ ĐỂ ĐẨY LUI BỆNH, PHIỀN NÃO NƠI THÂN VÀ TÂM

(18:28) Trưởng lão: Nhưng mà khi đã được trạng thái an trú rồi, thì chúng ta để làm gì?

Bây giờ chúng ta đương bây giờ đương nhức đầu thì chúng ta bảo: "An tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay ra, an tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay vô. Cảm thọ cái đầu đau này phải theo cánh tay mà ra, thân không cảm thọ không bệnh tật theo cánh tay mà vào" rồi đưa ra đưa vô thì có trạng thái an trú thì cái đầu nó sẽ hết đau. Bởi vì mình an trú chứ đâu phải là không an trú. Nó an trú thì không có cơ thể bệnh nào mà trong thân chúng ta có đau nhức trong đó được. Bởi vì khi các con thấy "An tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay ra, an tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay vô" và cứ đưa ra đưa vô mà các con thấy an ổn, có trạng thái an ổn. Thì lúc bây giờ mà khi nó hiện ra cái trạng thái an ổn rồi thì mấy con cứ đưa ra vô vầy suốt cả thời gian ba mươi phút vẫn an trú. Cho nên khi bây giờ cái thân chúng ta bị đau nhức chỗ nào thì thân không an trú rồi. Mà muốn cho nó an trú thì mình đã tập luyện nó quen rồi. Cho nên khi đó mình nhắc an trú. Thì lúc bây giờ đưa ra đưa vô thì an trú liền. Mà khi nó an trú thì cái đầu hết đau. Cái bệnh gì trong thân mình. Tức là dùng định để đẩy lui bệnh. Dùng định, dùng cái sức định. Định là nó không một cái niệm gì khởi trong đầu. Sức an trú của sức tỉnh giác, định lực để chúng ta đuổi được bệnh. Đuổi được bệnh trong thân.

Đó thì đầu tiên Thầy dạy mấy con dùng Tín Lực đuổi bệnh. Phải không?

Cái thứ hai Thầy dạy mấy con dùng Định lực đuổi bệnh.

(20:16) Bây giờ cái giai đoạn thứ ba, giai đoạn thứ ba. Giai đoạn thứ nó ba cách thức để mà một cái người chưa tu gì hết thì người ta dùng cái lòng tin người ta đuổi bệnh. Người ta đuổi cái tâm phiền não, tham, sân, si người ta (bằng) lòng tin. Còn một cái người mà người ta dùng cái định thì người ta đuổi được cái bệnh và được cái lòng phiền não đau khổ.

Ví dụ: Bây giờ có cái điều kiện gì, người khác mắng chửi mình làm cho mình buồn phiền, giận hờn. Thì lúc bây giờ mình chỉ cần nhắc một câu, để cái tâm mình nó thể hiện định. Thì lúc bây giờ cái phiền não trong tâm mình nó cũng không còn. Thì mình chỉ nhắc: "An tịnh tâm hành tôi biết tôi đưa tay ra, an tịnh tâm hành tôi biết tôi đưa tay vô". Thì mình chỉ bảo cái tâm mình an tịnh. Thì lúc bây giờ nó sẽ không giận hờn, phiền não nữa.

Còn hồi nãy Thầy dạy để đuổi bệnh thì "An tịnh thân hành", mấy con nghe cái câu đó cái kia cái thân mà cái tâm nó khác nhau chứ. Cái tâm thì nó nói cái tâm. Vì cái tâm nó buồn phiên, nó lo lắng, nó sợ hãi. Phải không? Thì mình phải nhắc cái tâm. Thì cái tâm sẽ an thì nó sẽ không buồn phiền, sợ hãi.

Còn bây giờ cái thân đau nhức, mà ở trong thân chúng ta thì nó không có an. Cho nên mình phải nhắc cái thân. Cho nên không khéo lộn chỗ này. Nghe thân và tâm không biết chỗ nào. Thân là thân mà tâm là tâm. Cho nên, “An tịnh tâm hành tôi biết tôi đưa tay ra, an tịnh tâm hành tôi biết tôi đưa tay vô". Còn bây giờ cái thân đau bệnh thì "An tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay ra, an tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay vô”. Đó là dùng định để đẩy lui bệnh. Bởi vì nó an tịnh tức là cái sức tỉnh thức của nó hoàn toàn, an ổn mà không có một cái trạng thái nào mà đau khổ đem vào thân tâm nó được. Cho nên gọi là Định.

Cũng như bây giờ mà các con ngồi đây mà yên lặng như thế này chỉ còn có trạng thái bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Không có một niệm gì trong đầu của mấy con hết. Mấy con ngồi đây như mấy người mà ngồi Thiền Định. Mấy người mà ngồi định đó, ngồi tu Thiền Định mấy con thấy họ ngồi xếp bằng, rồi họ ngồi để mà họ sổ tức, tùy tức hay hoặc là họ Niệm Phật đồ, mấy người lần chuỗi mục đích họ để không có trong đầu không có niệm.

Ví dụ như, một người Niệm Phật thì họ dùng cái Niệm Phật để họ ức chế cái niệm trong đầu của họ. Còn chúng ta không dùng gì hết. Mà chúng ta ngồi thì nó thanh thản, an lạc, vô sự. Nó bất động mà không có niệm. Đây mới là Định. Còn cái người mà dùng cái câu Niệm Phật thì họ chưa có Định. Bởi vì họ còn dùng cái câu Niệm Phật mà. Các con thấy chưa? Còn mình ngồi bất động mà vẫn thấy cái tâm yên phăng phắc. Đó là Định tĩnh. Mình đâu có ngủ đâu. Mình tỉnh chứ mình biết sự kiện xảy ra xung quanh mình biết hết. Đó là định tĩnh.

7- TRẠNG THÁI AN TRÚ ĐỊNH TĨNH VÀ TỨ NIỆM XỨ

(23:11) Trưởng lão: Mà cái sự định tĩnh đó nó có một cái trạng thái an trú. Cho nên làm cho tất cả những cái chướng ngại bên ngoài làm chúng ta không có bị, không có bị lôi ra, không có bị động, không có bị tác động vào.

Ví dụ như, bây giờ trời nóng nực chúng ta ngồi vào định thì chúng ta an trú không có nóng nực nữa. Các con thấy, đó là mình an trú cái nóng của thời tiết không có tác động vào cái thân của cái người Thiền Định. Cũng như bây giờ cái mùa động lạnh rất lạnh ở miền Bắc, ví dụ như bảy tám độ, nó lạnh cũng như mười mấy độ ở Đà Lạt thì người ta vẫn ngồi thiền, thì trong khi người ta an trú vào. Bình thường ngồi bình thường như mấy con đó thì cảm thấy lạnh phải đốt lửa hoặc là mình phải mang áo ấm để cho nó ấm cái thân của mình. Còn trái lại cái người ngồi thiền mặc chiếc áo mỏng thôi, "An tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay ra, an tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay vô". Thì trong khi cái trạng thái an tịnh đó nó hiện ra thì cái thân nó ấm áp vô cùng, không còn lạnh lẽo. Đó là Định. Các con thấy đó là Định. Chứ không phải là cái gì khác.

Cái trạng thái định nó không phải là cái trạng thái bình thường của chúng ta đang sống trong bình thường. Đó là Định. Nhưng mà muốn tập nó thì phải nhiếp tâm và an trú. Còn mình tập chưa được thì nhiếp tâm an trú sao được. Nó đó là giai đoạn thứ hai. Để làm chủ được thân, tâm của mình.

(24:36) Bây giờ tới giai đoạn thứ ba. Giai đoạn thứ ba này đó là một cái người họ đã từ cái trạng thái bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Như Thầy nói như thế này, Thầy nhắc: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự" đó Thầy ngồi yên lặng Thầy không nương vào chỗ nào hết, tâm Thầy bất động. Bất động nghĩa là thanh thản, an lạc nó không khởi niệm; nó không hôn trầm, thùy miên; cái cơ thể nó không đau nhức mỏi chỗ nào hết. Thầy ngồi một hai giờ nó cũng không tê, không đau nhức gì hết. Đó là Thầy đã an trú trên Tứ Niệm Xứ. Một cái người tu tập Tứ Niệm Xứ là phải an trú được trạng thái đó, mà họ không có nương chỗ nào hết. Nghĩa là theo cái Định Niệm Hơi Thở đức Phật đã xác định một cái người tu Tứ Niệm Xứ thì họ có cảm nhận, cảm nhận, cảm nhận trên cái trạng thái Tứ Niệm Xứ như thế nào? Thì đức Phật xác định: "Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra". Phải không? Qua cái Định Niệm Hơi Thở thì đức Phật xác định một người tu Tứ Niệm Xứ đó thì họ cảm nhận toàn thân của họ, nhưng nương vào cái hơi thở, họ thấy hơi thở ra thở vô. Cho nên hoàn toàn họ tỉnh táo, không phải là người lọt vào trong Ngoan không hoặc là cái người đang ngồi ngủ mê. Không có, hoàn toàn họ rất tĩnh. Cho nên họ cảm nhận toàn thân.

Mà kéo dài, họ được cái trạng thái đó rồi họ kéo dài từ ba mươi phút đến một giờ, sáu giờ, mười hai giờ, một ngày đêm họ ngồi bất động liên tục một trạng thái đó mười hai giờ. Thì họ đủ bảy năng lực giác chi. Bảy năng lực giác chi gồm lại có Tứ Thần Túc. Bốn cái lực như Thần. Nói về Thần thì cái sức mạnh vô cùng. Thì ở trên cái trạng thái bất động tức là trạng thái Vô lậu.

Như quý Phật tử có nghe đức Phật dạy chúng ta tu chứng quả A-la-hán. Có nghe quả A-la-hán chưa? Quả A-la-hán có nghĩa là Vô lậu. Vậy thì cái Vô lậu là cái gì? Là không còn đau khổ ở trong thân và tâm nữa. Thân tâm không còn đau khổ gọi là Vô lậu. Còn hiện giờ quý Phật tử còn đau khổ, còn giận hờn, còn ham muốn, còn tức tối, còn buồn phiền, còn đau bệnh thì đó là còn Lậu hoặc, còn Lậu hoặc. Còn cái người tu chứng quả A-la-hán là Lậu hoặc không còn. Lậu hoặc không còn gọi là chứng quả A-la-hán. Quả A-la-hán có nghĩa là không còn đau khổ.

(27:10) Vậy thì cái người mà ở trong cái trạng thái bất động một ngày đêm như vậy, một ngày đêm như vậy, thì họ sẽ kéo dài bảy ngày đêm dễ dàng họ ngồi bất động, không thay đổi. Nghĩa là ngồi xếp bằng là cứ xếp bằng như thế này. Ai ngồi xếp bằng từ một tiếng hai tiếng đồng hồ mà ngồi yên được không?

Thứ nhất là chân bị tê. Thứ hai là bị đau, lưng thì mỏi. Có khi thụng xuống, có khi nhống lên. Ngồi không có bao giờ mà bất động được. Coi đúng không, mấy con thử ngồi đi. Không cơ thể chúng ta không thể nào mà ngồi được. Chỉ có trạng thái của Tứ Niệm Xứ thì mới có thể ngồi được. Người nào mà vào Tứ Niệm Xứ mà nhập được cái trạng thái bất động đó thì người đó sẽ ngồi được. Còn chúng ta bây giờ chưa có biết trạng thái Tứ Niệm Xứ ra sao. Nghe Thầy nói: "thanh thản, an lạc, vô sự".

Tâm mà thanh thản thì các con có thấy giận hờn phiền não trong đó được không? Không! Có phải không? Có ham muốn được trong này không? Hễ khởi ham muốn thì nó còn thanh thản không? Không!

Thân thì nó không đau, không tê, không nhức thì nó mới an lạc chứ.

Bây giờ chúng ta ngồi im lặng như thế này không làm gì hết, không suy nghĩ gì hết thì có phải là vô sự không? Phải vô sự không?

Rồi còn cái chữ bất động, bất động "tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự". Bất động có nghĩa là ở ngoài kia người ta nói hay chim hót, hay là chó sủa hay tất cả mọi tiếng động hay hoặc mọi hình sắc tác động vào mắt tai của chúng ta, chúng ta vẫn không phóng theo những cái âm thanh, sắc tướng đó. Thì đó là sáu căn của chúng ta bất động. Mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý chúng ta bất động. Còn nếu mà nghe chó sủa, "ô con chó không biết nó sủa ai đây coi chừng phải trộm vô lấy đồ" thì như vậy chúng ta đã phóng niệm rồi chứ gì. Nghe tiếng con chó mà cái ý của chúng ta phóng ra. Nghĩ có cái trộm đến lén vô nhà mình lấy đi, thì do đó mình bị phóng niệm, phóng niệm theo tiếng con chó sủa. Thì như vậy mình đã sai. Ở đây lấy gì lấy nó vẫn thản nhiên, nó không nghĩ ngợi gì hết. Chó sủa thì nghe, nhưng mà không có khởi một cái niệm thêm, là có người kẻ trộm vô nhà. Thì như vậy mới là bất động. Chứ còn mà mình nghĩ "có kẻ trộm" là bị động rồi. Không còn bất động. Các con thấy chưa?

(29:10) Cho nên ở đây "bất động, thanh thản, an lạc, vô sự" cái người mà ngồi "bất động, thanh thản, an lạc, vô sự" như vậy đó mà kéo dài trạng thái này đến bảy ngày là người đó chứng đạo. Tứ Niệm Xứ đức Phật xác định bảy ngày, bảy tháng, bảy năm rất rõ ràng. Cho nên khi mà tâm chúng ta Vô lậu như vậy đó là chúng ta chứng quả A-la-hán. Chứ không phải quả A-la-hán là cái ông đó là ông Phật, cái ông đó là vô trong chùa thấy cái tượng đó nói là A-la-hán không phải. A-la-hán là chỉ cho cái trạng thái tâm chúng ta không còn đau khổ, không còn phiền não nữa mới gọi A-la-hán. Cái mục đích như vậy.

Cho nên ở đây mấy con đều là người chứng quả A-la-hán được hết. Bởi vì bây giờ mấy con cứ ngồi lại lắng nghe thử chừng trong một phút, nhiều quá thôi cho một giây đi mấy con ngồi thấy "thanh thản, an lạc, vô sự". Hoàn toàn là không động rồi đó. Nhưng mà cái trạng thái mà Vô lậu mà chứng quả này thì mấy con mới có một giây hà, chứ chưa có nhiều được. Có phải không? Bây giờ chúng ta mới tu tập lần lượt nó sẽ nhiều ra. Mà muốn nhiều ra thì pháp Như Lý Tác Ý của Phật phải tác ý như thế nào?

Các con thấy đức Phật nói: "Có Như Lý Tác Ý Lậu hoặc chưa sanh sẽ không sanh, mà đã sanh thì bị diệt". Cho nên chúng ta cứ bền chí. Một người muốn mà tâm mình được giải thoát, thân mình được giải thoát thì mình nên tác ý: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự". Rồi ngồi giữ tâm bất động yên lặng như thế này. Thì cái sức của mình chỉ trong vòng cao lắm là mình có cao lắm là nửa phút chứ gì. Thì mình biết sẽ nửa phút nó sẽ nghĩ bậy đó, nó chưa có ngồi yên đâu. Cho nên vì vậy mình tiếp tục tác ý nữa. Phải không? "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự". Rồi bắt đầu kéo dài cứ tác ý hoài. Chừng nào mà thấy cái tâm mình nó kéo dài được một phút, hai phút, ba phút nó bất động được một phút, hai phút thì mình thưa ra mình tác ý. Mình thiện xảo khéo léo chứ. Trên sự tu tập, mấy con có tu tập mấy con sẽ có kinh nghiệm. Kinh nghiệm ở bản thân của mình, mình sẽ làm đúng. Và mình nhiệt tâm để cứu lấy mình.

(31:21) Đức Phật nói: "Các con tự thắp đuốc lên mà đi, ta không cứu khổ các con". Có phải không? Mình đến chùa mình cầu khẩn ông Phật phù hộ cho gia đình tôi bình yên, mạnh giỏi, cho tui được bệnh tật tiêu trừ, tai qua nạn khỏi. Điều đó ông Phật phù hộ mình không có được! Nhưng mà chính mình, mình phải cứu mình bằng cái phương pháp. Bệnh đau thì mình phải cứu mình bằng phương pháp mình đuổi bệnh. Có phải không mấy con? Chứ ông Phật cứu mình được không con?

Bây giờ mình cắt cổ gà nè, mình đập đầu cá mình ăn thịt nè. Mình làm cho cái loài vật đau khổ đó thì bây giờ mình phải trả cái quả cái đầu phải đau chứ. Mình cắt cổ gà thì cổ mình nó phải đau ở trong đó nổi mụt hay hoặc ung thư trong đó không chừng. Nó đau nhức trong đó tại mình cắt cổ gà nhiều quá bây giờ mình phải trả cái quả đó chứ. Sao lại mình trốn tránh ở đâu? Phải đúng không mấy con?

Mấy con làm một công việc ác, mấy con thấy con vật Thầy muốn nói như thế này sự sống của loài vật cũng giống như sự sống của chúng ta. Nó rất bình đẳng mấy con. Có sự sống nào khác đâu! Con vật cũng muốn sống chúng ta cũng muốn sống. Tại sao chúng ta ỷ mình làm người rồi chúng ta bắt những con vật khác nhỏ, yếu, bé hơn mình, mình lại giết nó để mình ăn thịt. Một người ăn chay có chết bao giờ đâu! Có chết bao giờ đâu. Mà lại không bệnh đau. Con thấy, người ăn thịt cá lại đi nằm nhà thương, càng mập bao nhiêu mấy con thấy càng khổ bấy nhiêu. Trái lại một người ăn chay như Thầy, ngày ăn một bữa. Sáng không ăn khỏi mắc công rửa bát, rửa chén, khỏi mắc công nhai nuốt không phải sướng sao? Chiều không ăn, không phải sướng sao?

Còn bây giờ mấy con ăn ngày ba bữa thì mấy con lại cực khổ, đủ thứ, nấu nướng, rồi ăn uống, rồi nhai nuốt. Quá cực! Thầy ngồi chơi, người nào sướng hơn?

Cái người ngồi không ăn một bữa sướng hơn chứ sao! Mà nhiều khi ngồi thiền cả tháng không ăn uống trời đất còn khỏe nữa. Nó an trú, mà như vậy mấy con thấy cả tháng không ăn uống mà cơ thể không mất một chút da, nó không ốm chút nào mấy con. Sao nó hay quá vậy? Bởi vì nó an trú mà, nó làm sao nó còn khổ đau. Các con thấy, hạnh phúc lắm mấy con. Một người tu hạnh phúc lắm. Cho nên Thầy bây giờ già mà Thầy thấy vẫn khỏe như thường. Đâu có đau bệnh gì đâu. Tiếng nói của Thầy còn rổn rảng chứ đâu có run đâu. Có phải không? Mấy con nghe Thầy có run không?

8- TRIỂN KHAI NỀN ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN NHÂN QUẢ CỦA ĐẠO PHẬT

(33:36) Trưởng lão: Cho nên, hãy cố gắng tập có thân người là có khổ mấy con. Có bốn sự khổ. Không ai cứu mình đâu. Các con đến chùa các con cầu khẩn là vì các con quá sợ hãi. Quá sợ những bệnh tật, những tai nạn sẽ đến với mình, còn đến chùa mấy con. Mấy con nỗ lực mấy con tu mới là đến chùa để mà tập luyện những cái pháp mà đức Phật đã dạy để tự cứu mình. "Các con tự thắp đuốc lên mà đi, ta chỉ là người hướng đạo mà thôi, chỉ dẫn mấy con thôi chứ ta không cứu mấy con được". Đức Phật, Ngài còn sống Ngài đã nói, đã di chúc lại cho chúng ta: Mình phải tự cứu lấy mình. Và giáo pháp của đức Phật là giới luật và giáo pháp.

Vậy thì giới luật là gì? Là đức hạnh mấy con. Đạo đức nhân bản - nhân quả. Nhân bản mà mấy con đến chùa mấy con nghe người ta thọ Tam Quy Ngũ Giới gì. Ngũ Giới là nhân bản. Mà Thập Thiện là nhân quả mấy con. Có mười điều thiện ở trong thân chúng ta thân, khẩu, ý chúng ta có mười điều thiện. Thì mười điều thiện nơi thân của chúng ta thì nó là Thập Thiện. Mà Thập Thiện đó là nhân quả.

Còn nhân bản, một con người mà thiếu đạo đức nhân bản là con mang bản chất của loài động vật mấy con, còn hung dữ. Cho nên vì vậy mà chúng ta cố gắng khắc phục mình, để trở thành một con người thật sự là con người của đạo Phật, tức là đầy đủ đạo đức nhân bản - nhân quả. Cho nên mấy con phải học đạo đức nhân bản. Mà Thầy cố gắng Thầy triển khai cái nền đạo đức đó. Nền đạo đức đó. Nhưng viết chưa xong.

Thì vừa rồi thì có cái kỳ đại hội Phật giáo thế giới của Liên hợp quốc ở Việt Nam chúng ta. Thì cơ may là Thầy cũng được người ta cho đi dự. Thì đến đó thì Thầy cũng được nghe các Phật, các cái nước đại diện cho Phật giáo thế giới về hợp đó các vị Hòa thượng Tôn túc. Bảy mươi bốn nước. Thì trong khi cái cuộc hội thảo của bảy mươi bốn nước về vấn đề Xung đột và chiến tranh. Thì người nói phải tụng kinh cầu khẩn, người nói phải tu tập pháp vầy pháp khác. Thì nó sẽ chấm dứt được sự xung đột và chiến tranh.

Thì trong cuộc họp thảo đó, hội thảo đó thì Thầy có nêu lên câu hỏi: "Xin quý Hòa thượng, pháp nào thực tế và cụ thể nhất của đạo Phật để ngăn chặn sự xung đột và chiến tranh xin quý Hòa thượng cho chúng tôi biết?". Nói chung là trong cái cuộc họp thảo đó bằng tiếng Anh chứ không phải bằng tiếng Việt. Bởi vì Phật giáo Thế giới chứ không phải là của Việt Nam của mình. Cho nên Thầy đưa ra câu hỏi.

Thì cái vị Hòa thượng chủ trì cái buổi họp hội thảo, thì vị Hòa thượng đứng lên: "Tôi không thể trả lời được câu hỏi này". Nghĩa là coi như là không nắm được cái giáo pháp của đức Phật chứ không có gì. Nhưng mà rõ ràng là đạo Phật có đạo đức nhân bản, đạo đức nhân quả. Tại sao không đưa ra cái nền đạo đức đó, để biến thành những cái môn học đạo đức cho các trường học? Trở thành những sách giáo khoa đạo đức cho các em học?

Từ đó muốn cho đừng có xung đột, đừng có chiến tranh nữa thì trong các trường học sẽ học sinh sẽ học. Học sau khi nó tốt nghiệp Đại học ra nó sẽ thành những con người đạo đức. Sống không làm khổ mình, khổ người thì làm sao còn xung đột chiến tranh nữa. Có phải đúng không?

Chớ bây giờ ở trong chùa dạy có một số Phật tử đến đây niệm Phật hay cầu khẩn hay hoặc là dạy theo kiểu như Thầy dạy mấy con, thì có số người được nghe còn bao nhiêu người được nghe không? Đâu có nghe hết đâu.

Nhưng mà nó trở thành môn học đạo đức cho các trường. Từ Tiểu học, Trung học, Đại học. Rồi có, bây giờ ở trong nước chúng ta có trẻ em nào mà không đi học không? Phải không, chúng ta có con phải cho đi học chứ sao. Và đứa trẻ nào cũng đi học, rồi thế hệ chúng ta chết sạch hết đi, già chết hết đi. Thì cái thế hệ trẻ của nó, nó được đi học, nó lên Đại học nó đều tốt nghiệp và cái môn học đạo đức nó có mất không? Không mất. Vậy thì cái thế hệ trẻ của chúng ta sẽ sống đạo đức. Cho nên gia đình không xung đột. Mọi người sống chung nhau không cướp giật, giết hại nhau. Và đất nước này không xâm chiếm đất nước khác thì làm sao có chiến tranh. Các con thấy đúng không? Mà đạo Phật có nền đạo đức đó tại sao chúng ta không triển khai, không triển khai? Biết thương yêu, biết tha thứ làm sao có sự giận hờn? Biết người ta sống trong nhân quả ác, tại sao chúng ta lại làm ác để theo họ mà giận dữ, chửi mắng họ, đánh đập họ? Mấy con thấy rõ ràng mà.

(38:30) Cho nên đạo đức Phật giáo nó thực tế, nó cụ thể cho cuộc sống của chúng ta hằng ngày. Nhưng bây giờ chúng ta làm sao phổ biến cho cô bác chúng ta hiện giờ được giờ đây? Chỉ có một số Phật tử chúng ta đến chùa và số Phật tử mấy con bỏ công ăn việc làm từ xa xôi mấy con từ Hà Nội mấy con đến nơi đây, mấy con chỉ được nghe Thầy dạy chứ chưa được phải thấm nhuần. Đạo đức phải thấm nhuần chứ. Chớ đâu phải nghe một lần cái rồi chúng ta về làm được sao. Còn học sinh nó mắc ngày nào, tuần nào, tháng nào nó cũng được học đi học lại những cái bài học từ bài thấp cho đến bài cao. Lần lượt nó thấm nhuần vào cái tư tưởng của nó, nó trở thành con người đạo đức. Nó có biết không?

Cũng như bây giờ mấy con đọc bài, mấy con đọc báo, đọc sách vanh vách. Đâu phải một ngày, một giờ mấy con đọc được liền sao. Có phải không? Mấy con phải học rồi ráp chữ, rồi tập đọc từ ngày này đến ngày khác, cả một thời gian ở Tiểu học bao lâu? Một năm bao nhiêu ngày? Mấy con thấy mấy con phải học, từ đó nó thấm nhuần. Cho nên bây giờ nhìn vào một cái, một cuốn sách, một cái tờ báo mấy con đọc vanh vách rất dễ dàng. Đó là mới thấm, thấm nhuần. Thì đạo đức nó cũng vậy chứ, nó cũng thấm nhuần từng da, từng thịt của chúng ta chứ. Chứ đâu phải một ngày mà đến nghe rồi nó thấm nhuần được à.

Chúng ta nghe nói rất hay đó. Cũng như bây giờ mấy con nghe Thầy nói pháp Như Lý Tác Ý nó hay đó. Nhưng đụng chuyện mấy con sẽ quên mất hết. Mấy con không nhớ được. Mà ngày nào cũng nghe Thầy nói rồi về tập luyện rồi nghe nói, nghe nói…​ lần thấm nhuần một chút chút chút. Một năm sau mấy con thấy, trời bây giờ mới là thấy không giận, không phiền não. Đó nó mới được thấm nhuần chứ.

Tu tập của đạo Phật là từ cái chỗ xấu chúng ta gạt bỏ lần cái đó để trở thành cái tốt. Mà muốn cái tốt mà nhét vào thì cái xấu chúng ta phải có sự hiểu biết chứ. Khi không mà muốn thành Phật, thành Phật ngang sao được. Muốn Vô lậu là Vô lậu được liền sao?

Nói thì dễ mấy con, nói tâm tôi bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Nói thì dễ, nhưng mấy con tu tập mà để giữ được cái tâm bất động, thanh thản đâu phải là chuyện dễ. Nó cả một trường kỳ, một sự gan dạ, một bền chí ghê gớm. Chúng ta hằng ngày tập luyện. Thức khuya dậy sớm như một người học trò sắp sửa mà đi thi, đâu có dám ngủ mấy con. Có phải không mấy con? Đã trải qua một đời học sinh rồi mấy con biết rằng khi sắp sửa một cái ngày mình đi thi rồi, gần tới đi thi rồi mấy con học ngày học đêm đâu dám nghỉ. Thì cái người mà nhiệt tâm tu hành để được giải thoát họ cũng tu tập ngày đêm, thức khuya dậy sớm chứ. Mấy con hỏi mấy vị tu sĩ ở đây coi. Họ thức đêm dậy sớm, đúng giờ phải dậy tập luyện chứ đâu phải. Nói chuyện mình ngủ thẳng chân thẳng cẳng của mình, ăn uống ngày ba bốn bữa, thì làm sao mà giải thoát được? Làm sao Vô lậu được?

(41:23) Cũng như bây giờ, Thầy nói tại sao Thầy ăn ngày một bữa được? Mà Thầy thấy rất thản nhiên. Còn mấy con bây giờ ăn ngày bữa sao lại sáng đói, chiều đói? Mấy con thấy, đó là một cái thói quen của mấy con rồi. Mà muốn được như vậy mấy con phải tập chứ. Tập làm chủ cái ăn, làm chủ cái ngủ. Mà chưa làm chủ cái ăn, chưa làm chủ cái ngủ thì thử hỏi làm sao làm chủ được cái bệnh, cái chết của chúng ta. Các con thấy bệnh chết nó phải khó hơn chứ.

Cho nên cái vấn đề làm chủ được cái gần bên mình được thì sẽ làm chủ cái xa hơn nữa được. Đó là cách thức. Cái con người nó có đủ cái khả năng, nó đủ cái đạo lực, cái định lực nó có thể nó làm chủ được thân tâm của nó. Cho nên nghe nói muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống.

9- THẦY KIỂM TRA LỚP NI ĐỂ ĐI VÀO LỚP TỨ NIỆM XỨ LÀM CHỦ SỐNG CHẾT

(42:17) Trưởng lão: Ba giờ, Thầy sẽ qua Thầy trắc nghiệm ở bên Ni đoàn. Cái số mà các cô xuất gia mà thành lập cái Ni đoàn ở đây. Đúng ba giờ Thầy sẽ qua bên đó Thầy trắc nghiệm coi mấy cô nếu mà tu tốt, tức là "tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự", thì Thầy sẽ đưa các cô vào một cái khu vực để chuyên tu Tứ Niệm Xứ, hồi nãy Thầy có nói trạng thái Tứ Niệm Xứ mấy con. Trạng thái Tứ Niệm Xứ tức là trạng thái để chuẩn bị đi vào Thiền Định mà làm chủ sự sống chết để có Tứ Thần Túc. Cái lực như Thần, Thầy muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống. Bây giờ Thầy đương mạnh khỏe như này Thầy bảo: "Thân tịnh chỉ hơi thở nhập Tứ Thiền" hơi thở Thầy ngưng liền tức khắc. Từ ở trong trạng thái mà nó ngưng thở như vậy là ý thức Thầy không làm việc, tưởng thức Thầy cũng không làm việc chỉ có Tứ Thần Túc làm việc mà thôi. Thầy dùng cái lực Tứ Thần Túc đó Thầy bảo: "Cái tâm phải rời khỏi trạng thái Tứ Thiền vào trạng thái Niết Bàn". Thì lúc bây giờ Thầy bỏ cái thân Thầy không thở, nó nằm bất động đó, còn cái tâm của Thầy cái trạng thái thanh thản, an lạc Thầy vào cái trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự Thầy hoàn toàn Thầy ở trên cái Niết Bàn. Đó là cách thức của một người người ta tự tại trong sanh tử người ta muốn chết hồi nào chết. Trong khi đương mạnh mà người ta ra lệnh là cái thân sẽ không thở. Và muốn bỏ cái thân không thở, thì từ ở trong cái trạng thái định không thở đó người ta mới lôi cái trạng thái đó đi vào cái trạng thái bất động, thanh thản, an lạc, vô sự tức là Niết Bàn, người ta sẽ vào đó. Rồi cái thân đó sẽ đem thiêu hay hoặc là đem chôn. Hoàn toàn như là một người chết. Đó là cách thức người ta làm chủ, làm chủ cái thân. Các con hiểu chưa?

Cho nên vì vậy đó người ta mới có Tứ Thần Túc. Cho nên bây giờ Thầy kiểm tra bên Tăng cũng như bên Ni. Cái trình độ nào mà đạt được ở chỗ này thì Thầy mới rút. Còn chưa được ở chỗ này thì phải lo mà xả tâm. Phải lo dùng cái câu tác ý, tác ý mà xả tâm. Như Lý Tác Ý mà xả tâm của mình hết giận hờn, phiền não những cái bệnh tật ở trên thân của mình đẩy lui ra cho khỏi. Còn những người này người ta đã an trú được rồi. Đã an trú được. Đó, thì Thầy một lúc nữa Thầy sẽ lên đó.

10- CHƯƠNG TRÌNH, GIAI ĐOẠN HỌC TU LỚP BÁT CHÁNH ĐẠO

(44:28) Trưởng lão: Còn bây giờ, Thầy nhắc lại cho mấy con thấy nó có ba giai đoạn tu tập của chúng ta:

  • Giai đoạn thứ nhất: Dùng Tín Lực.

  • Giai đoạn thứ hai: Dùng Định lực.

  • Giai đoạn thứ ba: Dùng Tứ Thần Túc để làm chủ thân tâm.

Các con thấy đạo Phật nó có từng bậc, từng lớp của nó.

Giai đoạn thứ nhất dùng Tín Lực, tức là chúng ta dùng Giới tức là cấp thứ nhất coi như là cấp Tiểu học.

Giai đoạn thứ hai là chúng ta dùng Định lực mà chúng ta đẩy lui bệnh. Tức là cấp Định tức là Trung học như Trung học của chúng ta.

Giai đoạn Tứ Thần Túc là giai đoạn Đại học. Tứ Thần Túc là bốn cái lực như Thần từ nơi thân của chúng ta. Đó là giai đoạn Đại học. Cho nên nó chuyên nghiệp, muốn bệnh đau là nó tác ý bệnh đau đẩy lui liền tức khắc.

Các con thấy pháp của Phật nó có ba cấp, mà tám cái lớp học của nó rõ ràng. Chứ không phải, Bát Chánh Đạo là tám lớp. Mà ba cấp của nó là Giới, Định, Tuệ. Cũng như là Tiểu học, Trung học, Đại học. Nó đâu có, nó là cái chương trình giáo dục đào tạo con người chứng quả A-la-hán chứ không phải là tu lơ mơ, tu một cách bình thường. Mà có phương pháp có người đứng lớp dạy, có người hướng dẫn kỹ lưỡng từng chút. Để cho chúng ta thấm nhuần suốt tám năm trời. Chứ không phải một năm.

Cấp Giới phải học năm năm. Cấp Định, Tứ Niệm Xứ học một năm. Và cấp Tuệ học có một năm. Giới, Định, Tuệ. Nghĩa là tám lớp của nó hẳn hòi hoàn toàn. Năm năm rồi sáu năm, bảy năm, tám năm. Mà cấp Định nó có một năm và cấp Tuệ nó có một năm. Còn cấp Giới nó sáu năm nhưng mà sáu năm nó có cái năm năm học giới luật và một năm thực hiện phương pháp tu tập giới luật thành ra nó sáu năm. Cái năm thực hiện đó là cái năm thực hành. Còn cái năm năm kia là học giới luật, đức hạnh cho thấm nhuần, cho sáng suốt. Cái Tri kiến cho thấm nhuần, năm năm. Và áp dụng, áp dụng Tứ Chánh Cần. Tức là áp dụng cái lớp để mà giới luật để mà tu tập để xả tâm của nó bằng cái tri kiến hiểu biết giới luật, cho nên một năm. Và cấp Định một năm. Và cấp Tuệ một năm. Hoàn toàn hết là tám năm. Năm năm, rồi thực hiện cái phương pháp của giới luật, học giới luật năm năm, thực hiện phương pháp giới luật là một năm, thực hiện Thiền Định là một năm, thực hiện Tuệ là một năm, là tám năm. Gọi là Bát Chánh Đạo.

(46:58) Cái chương trình học của đạo Phật nó có cái chương trình rõ ràng. Một năm đó sẽ học bài vở gì, bài vở gì. Cái chương trình của nó cụ thể rõ ràng. Như cái giáo án của Bộ quốc gia giáo dục, để dạy chúng ta cái kiến thức văn hóa và nghề nghiệp.

Còn đạo Phật nó cũng như vậy, mục đích nó dạy chúng ta đi đến cái Vô lậu, để chúng ta làm chủ sự sống chết và chấm dứt luân hồi. Không còn tái sanh luân hồi nữa.

Cái sự luân hồi của các con, của Phật tử các con không muốn nhưng nó vẫn luân hồi. Tại vì nó như là một cái từ trường của nam châm. Khi chúng ta còn tham, sân, si thì cái từ trường tham, sân, si của những người khác xung quanh chúng ta trên hành tinh này. Nó tương ưng cái tham, sân, si chúng ta mạnh yếu như thế nào thì nó tương ưng với những người xung quanh chúng ta trên hành tinh mạnh yếu như thế nào, thì tự nó có cái lực hút. Chúng ta muốn không được. Cũng như mấy con để một thanh nam châm và một thanh sắt thì cái lực hút của nam châm với sắt không thể nói bảo rằng không có, thì không được. Nó rất mạnh. Các con sẽ thấy rằng khi người ta cho một dòng điện vào một cái nam châm điện, một cái kiện hàng rất lớn như thế này mà cái cần cẩu nó vẫn lôi kiện hàng để lên chiếc tàu rất dễ dàng. Và cũng từ trên tàu lôi một kiện hàng để xuống một cái Container cũng không khó khăn. Không khó khăn, nó rất mạnh. Thì cái sức hút của nghiệp lực của tham, sân, si của tâm dục của chúng ta nó mạnh còn hơn là nam châm điện. Từ trường của nam châm nó mạnh. Cho nên chúng ta không muốn tái sanh nó vẫn đi tái sanh. Không làm sao chạy khỏi khi tâm chúng ta còn tham, sân, si.

Khi tâm chúng ta hết không còn tham, sân, si thì nó có cái lực không tham, sân, si. Cái lực đó gọi là Tứ Thần Túc. Cho nên nó có cái lực rất mạnh, nó làm chủ được thân tâm, sống chết. Vì vậy nó đủ lực, cho nên cái lực tham, sân, si không thể nào hơn nó được. Cho nên cuối cùng nó làm chủ được cái tham, sân, si.

Đó mấy con thấy sự tu tập nó như vậy. Mục đích của chúng ta rõ ràng là hai cái giới tuyến. Một là tham, sân, si. Hai là không tham, sân, si.

Vậy thì người tu là không tham, sân, si chọn lấy cái mục đích không tham, sân, si. Mà cái người không tu là phải đi trên con đường tham, sân, si. Rõ ràng!

Bây giờ mấy con là Phật tử, là mấy con đang ở trên con đường tham, sân, si. Còn những người tu là những người hướng đến không tham, sân, si. Hướng đến chứ chưa phải hết tham, sân, si. Tu được như Thầy mới hết tham, sân, si. Còn bây giờ các con đang hướng đến để không tham, sân, si.

Mà muốn không tham, sân, si thì phải ngày đêm luyện tập như một người học sinh sắp sửa đi thi. Thì nó mới bảo đảm. Chứ còn tu chơi chơi thì Thầy nói không biết đời nào, không biết kiếp nào, không biết năm nào, Thầy nói tu mười kiếp chưa rồi. Còn một người nhiệt tâm như người học sinh sắp sửa tháng tới này đi thi thì họ tháng này phải nỗ lực ôn bài, luyện bài cho kỹ lưỡng để đi vào thi thông suốt thì người tu tập giống như người học, người sinh viên hay người học sinh đi thi. Thì bảo đảm là người đó sẽ trong vòng bảy ngày, bảy tháng, bảy năm họ sẽ chứng đạo. Cái thời gian mà tu tập với nhiệt tâm như vậy. Thì họ chỉ bảy ngày chứng đạo mà thôi. Mà nói bảy ngày không chừng họ chỉ một ngày, hai ngày họ đã chứng đạo. Đó là cách thức tu tập, một cách dễ dàng không có khó khăn.

11- ÁP DỤNG ĐẠO ĐỨC VÀO ĐỜI SỐNG ĐỂ ĐEM LẠI HẠNH PHÚC CHO MÌNH VÀ CHO NGƯỜI

(50:48) Trưởng lão: Đạo Phật đâu có khó mấy con. Nó có phương pháp nó có hẳn hòi. Nó không khó!

Nhưng bây giờ mà trường lớp mà có đủ. Có giảng viên, có người tu chứng để đứng ra dạy mấy con đó thì chưa có đủ. Cho nên, Thầy nói cô Út là cất mấy cái lớp học ngoài ruộng kia kìa. Mấy con đi ngang mấy con thấy mấy cái lớp đang xây không?

Nó là những cái lớp học dạy cho mấy con từ Giới luật, Thiền Định cho đến Trí tuệ. Để làm gì?

Để những người mà Thầy đào tạo, bây giờ ví dụ Thầy trắc nghiệm cho các cô là đào luyện cho các cô tu làm chủ được sống chết của mình. Thì các cô sẽ là những người đứng lớp dạy. Chứ một mình Thầy mà đứng lớp, nay lớp này, mai lớp khác. Đứng lớp dạy vậy Thầy làm sao dạy nổi mấy con? Phải có nhiều người. Bên nam cũng vậy. Cũng có nhiều người đứng lớp.

Không những dạy ở đây, mà con có ở những nơi khác nữa. Nó không phải dạy riêng cho những người tu của chúng ta không đâu, mà dạy cho bà con xung quanh xóm chúng ta đến đây học đạo đức. Học đạo đức, bởi vì cái đạo đức này là cái điều lợi ích rất lớn cho con người. Nếu trong xóm này học đạo đức thì không còn trộm cắp, không còn tham lam, không còn tệ nạn xã hội, không còn có người uống rượu say xỉn, mà không có bạo lực gia đình, đánh vợ đập con. Nghĩa là Thầy bảo đảm mấy con rằng tất cả những bà con ở trong xóm mà đến học lớp đạo đức nhân bản chỉ có năm cái đức mà thôi, chứ đâu có nhiều. Nhưng một năm học một cái đức mà năm năm học năm cái đức. Thì như vậy nó thấm nhuần. Thì trong cái xã này không còn trộm cắp, không còn cướp của, không còn bạo lực gia đình, không còn rượu chè say xỉn, bài bạc. Tất cả mọi cái này đều vắng bóng.

Con học, không lẽ tui học đạo đức rồi bây giờ tui còn làm cái điều đó, thì tui đâu phải là con người, tui là con thú vật chứ đâu phải là con người. Khi họ chưa học thì người ta chưa biết đạo đức như thế nào. Nhưng mà học rồi, thấy anh còn uống rượu người ta biết: Anh sao lạ lùng, học đạo đức mà không chịu chấm dứt cái tật uống rượu đó đi. Uống rượu là hại thân anh, hút thuốc là hại thân anh. Đem đến cái sự bệnh tật, đem đến cái sự căng thần kinh anh chửi mắng vợ con, anh ra gì? Anh là con người hay là con thú?

Bao nhiêu cái học đạo đức rồi, người ta lấy đạo đức của Thầy ra mà người ta nói cái người mà thấy mà xấu hổ. Mà thấy xấu hổ thì dám uống rượu không?

Mà ở trong cái xóm ấp này cấm bặt. Nghĩa là cô bác đừng có hành cái nghề bán rượu. Bán rượu là đem lại sự tai hại cho con cháu của chúng ta trong xóm ấp. Dẹp hết đi. Phải không? Bây giờ ở đâu bán bán chứ ở trong xóm chúng ta không bán. Nhất định là không làm cái nghề đau khổ này. Khi học đạo đức Thầy dạy Thầy chỉ dẫn cho họ rõ ràng mà.

(53:41) Có ai mà muốn đem cái đồng bạc mà bao nhiêu người đau khổ cho một đất nước này không? Vậy mà có người muốn lấy đồng bạc mà đem đến sự đau khổ cho dân tộc đất nước này. Đó là những kẻ buôn bán thuốc phiện lậu. Có không mấy con? Đó là những người bán rượu, bán thuốc lá. Có gì đâu, điểm mặt họ. Mấy người lấy đồng bạc này mấy người sống mấy người hạnh phúc lắm sao? Bao nhiêu con cháu của máy người nghiện ngập, mấy người thấy khổ không? Nó nghiện rượu, nó về đánh vợ đập con nó, có đau lòng không?

Đạo đức đâu cho phép, một con người phải thông minh, phải biết cái đó là tai hại. Thì đâu lý nào mà chúng ta lại nhiễm ô những cái điều đó. Đó, cho nên vì vậy mà học đạo đức rồi thì mấy con sẽ thấy, hạnh phúc lắm mấy con. Thầy tin rằng nền đạo đức của Phật giáo sẽ được phổ biến không những trong đất nước của chúng ta mà cả thế giới.

Đâu phải chỉ có Việt Nam chúng ta uống rượu đâu. Tây, Mỹ cũng uống rượu chứ đâu phải tụi nó không uống rượu đâu. Cho nên cả thế giới đều không uống rượu. Và tất cả những nhà máy mà sản xuất rượu, dẹp! Làm cái nghề khác mà sống, đừng có làm cái nghề mà tai hại cho thế hệ này cho đến thế hệ khác. Đó là những cái điều mà cần thiết con.

Người ta chỉ nghĩ đến cái lợi, người ta cho làm những cái nhà máy để sản xuất ra cái lợi. Nhưng mà người ta không ngờ cái tai hại rất lớn. Bạo lực gia đình cũng do say xỉn, cũng do rượu chè mà ra, chứ đâu phải là cái chuyện thường. Cho nên Thầy nói đó là một cái điều cần thiết để mà chúng ta học đạo đức.

Chúng ta được an vui, mọi người chúng ta được an vui thì đó là mới hạnh phúc. Chúng ta được an vui mà mọi người xung quanh khổ đau thì chúng ta hạnh phúc được không? Cuộc sống chúng ta là cuộc sống tập thể, chứ không thể chúng ta sống riêng lẻ một mình. Thế mà chúng ta cướp giật của người ta để làm cho mình sống. Để hạnh phúc. Từ cái chiếc bông, từ cái chiếc nhẫn, từ cái xách mà người ta dám đạp, dám xô người khác ở trên xe để mà ta giật lấy. Thiệt là tàn nhẫn, ác độc. Đúng là con người thiếu đạo đức mấy con. Người ta đâu có kể thân mạng của kẻ khác. Chết sống, mặc! Chỉ có cần một chỉ vàng, một vài triệu bạc ở trong xách đó mà thôi. Đó là thiếu đạo đức.

(56:01) Sự sống của con người quý giá vô cùng không thể nào mà lấy lại được. Một ngày trong cuộc sống chúng ta được sống là hạnh phúc vô cùng mấy con. Thấy con ngồi trước mặt Thầy được bình an, không đau bệnh là hạnh phúc Thầy biết bao nhiêu. Các con tưởng người khác đau bệnh là các con sung sướng đâu. Họ rên la, chúng ta chịu sao nổi mấy con.

Có một sinh viên khi bước vào bệnh viện Chợ rẫy để thăm người thân. Thì có một bà chạy ra nói với cậu sinh viên: “Cậu ơi cậu có tiền cậu cho tui năm trăm để tui đóng tiền cấp cứu con tui để không nó chết. Không có tiền người ta không cấp cứu được nó sẽ chết”. Thì cậu sinh viên này cậu móc năm trăm cho liền, cậu không nói gì hết. Nhưng khi cậu vào bệnh viện thăm người thân cậu thì có một người nói, cậu bị người ta lừa đảo, chứ không có đứa trẻ nào mà cấp cứu hết. Thì cậu sinh viên này trả lời như thế này: “Cháu rất mừng là vì không có đứa trẻ nào cấp cứu, không đứa trẻ nào chết. Cháu bỏ năm trăm để mà giúp cho đứa bé không chết. Mà được biết không có đứa bé chết, không có đứa bé cứu cấp là cháu mừng. Chứ cháu đâu có nghĩ là cháu bị lừa đảo”. Các con hiểu?

Nghĩa là chúng ta khi làm một điều là chúng ta thực hiện lòng thương yêu của chúng ta là chính chứ không phải bị lừa đảo là chính. Đức Hiếu Sinh mấy con! Cậu sinh viên thực hiện đúng Đức Hiếu Sinh và buông xả. Thay vì người ta nghe nói lừa đảo là mình bức tức chứ gì. Không, cậu sinh viên nói: “Chỉ nghe không có đứa trẻ cấp cứu, không có đứa trẻ chết là cháu mừng. Coi như cháu đã cứu được đứa trẻ”. Đó là hạnh phúc đó. Các con thấy, từ cái chỗ này mà chúng ta hiểu biết được những cái điều quý giá như vậy thì chúng ta hãy thương yêu hãy giúp đỡ mà đừng sợ người khác lừa đảo mình.

Năm trăm, ba chục, bốn chục có nhằm nhò gì mấy con. Có sống được đời chúng ta đâu? Nhưng mà chúng ta thực hiện được cái lòng thương yêu của chúng ta là quý lắm rồi. Cái tình thương yêu chúng ta bằng hành động của chúng ta. Bằng cái mồ hôi nước mắt của chúng ta đối với cái sự đau khổ của người khác gấp trăm ngàn lần. Cho nên, cuộc sống của chúng ta cuộc sống của mọi người là quý vô cùng mấy con. Là quý vô cùng.

12- HỌC PHẢI ĐI ĐÔI VỚI HÀNH

(58:37) Trưởng lão: Hôm nay mấy con được nghe Thầy nói về đạo đức. Thầy sẽ dạy đạo đức rõ ràng, từng đức hạnh, từng cái hành động đạo đức để chúng ta cùng sống đạo đức; cùng chia sẻ, cùng tha thứ những lỗi lầm của người khác; cùng chia sẻ những nỗi khổ của người khác; cùng thương yêu, cùng ban tình thương chúng ta đến mọi người. Đức Hiếu Sinh là đức hàng đầu. Mà trong giới luật của đạo Phật dạy chúng ta là giới luật Không Giết Hại Chúng Sanh, tức là không làm đau khổ chúng sanh. Và trong Tứ Vô Lượng Tâm thì lòng từ bi, lòng thương yêu là đầu tiên. Tứ Vô Lượng Tâm mà, có lòng thương yêu thì nó mới có lòng buông xả, mới có lòng buông xả thì mới có lòng hoan hỷ, mới có lòng vui.

Các con thấy, đạo Phật luôn luôn lúc nào dạy chúng ta cũng trên sự thương yêu. Trên sự thương yêu thì phải có sự bình đẳng của sự sống. Nếu chúng ta không thấy sự sống là bình đẳng thì sự thương yêu của chúng ta chưa thấm, chưa thấm sâu mấy con.

Cho nên, hôm nay ráng học, nhớ pháp Như Lý của Thầy. Mà tự mấy con cứu khổ, Thầy chỉ ban cho mấy con cái pháp, cái pháp vàng. Tự mấy con cứu lấy mình. Các con có tin không? Tin, thì mấy con sẽ tự cứu mấy con. Mà không tin thì mấy con sẽ chịu lấy, thì phải tốn tiền đi bác sĩ đi bệnh viện. Rồi mấy con phải chịu năm mười ngày phiền não đau khổ trong lòng, rồi lần lượt thời gian sẽ xóa nhòa. Làm cho cái lòng buồn phiền mấy con vơi dần đi. Còn trái lại có pháp Như Lý Tác Ý thì ngay tức khắc tâm mấy con sẽ bình an, an vui, thanh thản mấy con, bất động. Mấy con nhớ kỹ!

(1:00:31) Bây giờ, Thầy đã nói đã dạy mấy con, nhưng đây là lý thuyết. Còn thực hành thì chờ có trường lớp. Thầy không những dạy lý thuyết suông, mà bắt mấy con phải ngồi thực hành đưa tay ra vô như thế nào? Có đúng không? Các con hiểu, phải thực hành chứ!

Một người học võ mà chỉ lý thuyết, ờ nói nào là đường võ này đường võ kia mà không múa tay múa chân, mấy con ra múa tay múa chân trật lất hết hà. Có đúng không mấy con? Mấy con thấy học võ không? Có phải không?

Bây giờ học là phải có lý thuyết, lý thuyết rồi phải có thực hành. Phải có thực hành. Mà có thực hành thì phải có một cái sân võ, phải có một cái trường lớp. Ví dụ bây giờ mấy con đây, bây giờ muốn mà tập đàng hoàng thì mấy con phải ngồi kiết già xuống đây ngồi hết đây, xung quanh đây, phải không? Mà đông như thế này chật chội làm sao ngồi?

Rồi bắt đầu bây giờ đó, mấy con mới tự, Thầy dạy tác ý như thế nào. "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự" như thế nào. Thì mấy con sẽ ngồi coi thử coi như thế nào. Thì mấy con ngồi thì Thầy coi thử mấy con ngồi đó đúng cách thức ngồi không. Không đúng, sửa lại. Và đồng thời mấy con đưa tay ra vô cách thức này không đúng phải đưa như thế này, thế này. Thì đó là thực hành. Có phải không? Mà thực hành đúng thì mấy con sẽ nhiếp tâm được. Mà thực hành sai thì mấy con nhiếp tâm sao được. Có đúng không? Học lý thuyết suông đâu được. Học lý thuyết còn phải thực hành chứ.

Cũng như bây giờ, một người học sinh học toán thì bây giờ phải áp dụng để làm bài toán để đáp số cho đúng chứ. Như vậy mới thông suốt được cái bài toán chứ. Còn bây giờ học lý thuyết không mà không áp dụng bài làm, thì về đó chắc mấy con không biết gì đâu. Có phải không? Cái gì nó cũng vậy mấy con. Học thì phải có thực hành, mà có thực hành thì nó mới có kết quả.

13- MỖI NGƯỜI ĐỀU CÓ CĂN CƠ, ĐẶC TƯỚNG KHÁC NHAU

(01:02:18) Trưởng lão: Cho nên hôm nay, Thầy nói rồi mấy con về tập. Tập thử, tập thử nó thấy không biết tu tập đúng hay sai. Thôi ngày mai tui sẽ đến tui xin Thầy, con sẽ ngồi đây con tập thử coi con làm vậy coi được hay không? - Được, thì như vậy Thầy nói: Được thôi bây giờ về cứ tập, tập như vầy, như vầy, vầy, vầy thì sẽ kết quả. Nên Thầy nói lý thuyết phải thực hành. Thực hành thì phải có lý thuyết. Không hiểu làm sao mình thực hành, hiểu rồi phải thực hành. Thực hành nó mới có rút tỉa từ kinh nghiệm bản thân của mình. Mỗi người có một cái đặc tướng riêng, chứ không phải người nào giống người nào. Các con cứ xem đi, có bây giờ trong cái phòng học của chúng ta như thế này nè, có mặt người nào giống người nào không? Không có mặt người nào giống người nào. Như vậy đặc tướng nó cũng phải vậy chứ sao. Các con cứ nhìn đi, có người nào mà giống như hai giọt nước không? Có phải không? Không có đâu.

Cái mặt sao lại nhân quả nó hay quá. Phải không? Nó không bao giờ nó cho cái mặt nào giống mặt nào hết. Cho nên, hai anh em đồng sanh đôi nhau, rất giống nhau, nhưng mà làm cho chúng ta nhận được người đó, sao cái người kia không có nốt ruồi đây mà người này có nốt ruồi. Do đó, nhận hai cái giọt nước này có nốt ruồi. Mà có nốt ruồi là tức là có cái đặc tướng riêng rồi mấy con. Phải không? Có như vậy người ta mới không lầm anh với em nó chứ. Không khéo rồi hai người này giống nhau quá người ta lầm sao. Mà cả một thế gian này mà trùng như vậy chắc chắn là phải lầm thôi. Đó, cho nên hay thật hay. Không có cái người nào mà giống với người nào hết.

Nó hễ mà nó giống nhau cái bắt đầu nó cho cái bệch vầy cái là khác. Cái người kia cũng giống mình mà không có cái bệch, mình có cái bệch. Có phải không? Đó thấy không. Còn không ấy, nó cái lỗ tai mình vầy, cái người kia nó cũng giống vầy, mà lỗ tai hơi mình hơi đùn xuống chút vầy. Xét qua cái mặt này cái lỗ tai này khác lỗ tai kia khác. Hai người này giống nhau chứ nó chưa giống. Nó có cái điểm ở trong đó mấy con. Cho nên vì vậy đó là cái đặc tướng của con người. Dù là sinh ra cùng trong bào thai của mẹ, mà sinh đôi nữa, một lượt nhau nữa. Mà kẻ trước người sau nó đã có khác nhau rồi.

(01:04:23) Đó thì như vậy mấy con thấy, cho nên tu tập người ta phải tu theo đặc tướng chứ. Đâu giống nhau. Mà bây giờ nó không giống nhau thì mình phải làm sao? Phải tập theo cái kinh nghiệm bản thân của riêng của từng người. Cho nên, Thầy dạy người này tu tập, người này đem lại dạy cho người kia làm như Thầy, trời đất ơi dạy theo cái đặc tướng của cô tui tu sao cho nổi đây. Có phải không mấy con?

Chỉ có Thầy mới biết. Thầy nghiệm, cái đặc tướng người này đó là phải tu như vậy cho nên cái người này họ thở cái hơi thở dài chậm. Còn người kia bắt đầu thở dài chậm sao nghe tui tức ngực, lồng ngực quá trời vậy. Mà sao người này lại không tức ngực? Các con thấy tùy cái đặc tướng người ta mà.

Cái người này thì người ta hít vô thở ra người ta nghe không rối loạn hô hấp. Mà người kia hít vô thở ra hơi cái hô hấp, nghe nó tức ngực, nghe nó nhức đầu. Thì như vậy là người ta, cái đặc tướng người ta đâu có tu cái đó được. Mà mình cứ bắt người ta tu. Thì như vậy, ai mà tu chung chung nhau một pháp là cái người đó không bao giờ đi sâu được mấy con.

Như cùng cánh tay nhưng mà cái người đưa nhanh, một người đưa chậm. Cùng hơi thở mà thở bình thường, người thở dài, người thở ngắn. Chứ không thể nào giống nhau được. Đó, tu tập như vậy mấy con.

Phật tử 2: Thưa Thầy, ba giờ rồi.

Trưởng lão: Tới giờ rồi hả con? Bây giờ Thầy sẽ ra ngoài đó. Mấy con có hỏi Thầy gì thêm không? Đặng Thầy ra ngoài đó con.

Phật tử 1: Thầy đến giờ ra, chúng con muốn hỏi rất nhiều điều.

Phật tử 2: Thôi cho Thầy ra kiểm tra.

Phật tử 1: Thôi Thầy ra kiểm tra đi ạ.

Trưởng lão: Ờ, để Thầy kiểm tra con. Rồi chừng nào con về?

Phật tử 1: Thứ ba ấy ạ. Tối mai chúng con về ạ. Thì tối nay chúng con xin gặp Thầy nữa được không ạ?

Trưởng lão: Bây giờ con có gì đó con ghi.

Phật tử 2: Ghi vào thư.

Trưởng lão: Con ghi vào thư. Rồi nếu mà có điều kiện mà rảnh thì Thầy sẽ tối Thầy đến gặp. Mà không rảnh thì con đưa thư Thầy trả lời. Như vậy Thầy trả lời. Mấy con có ai thắc mắc gì đó, thì mấy con cứ viết thư. Rồi bắt đầu đây…​

Phật tử 3: Hỏi câu ngắn thôi.

Trưởng lão: Rồi câu ngắn đi.

Phật tử 3: Ví dụ nói: “An tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay ra” thì sau khi nói hết rồi mới đưa tay ra?

Trưởng lão: Đúng rồi.

Phật tử 3: Dạ!

Trưởng lão: Cái đó là cái lệnh rồi.

Phật tử 3: Con xin hỏi một câu nữa.

Trưởng lão: Rồi, rồi ráng về tập. Vậy thôi.

Phật tử 1: Thưa Thầy, chúng con ở Bắc chúng con có chút tịnh tài với lòng thành kính chúng con kính gửi cúng dường Thầy. Để là thọ chúng con (01:06:18 không nghe rõ) công đức.

Trưởng lão: Ờ, Thầy nhận. Thôi bây giờ con sẽ gởi lại cô Út, cô Út cô sẽ lo cho Tu viện ở trong này cho quý cô, quý thầy.

Phật tử 1: Dạ vâng ạ!

Trưởng lão: Thầy xin cảm ơn con, con! Thôi bây giờ Thầy ra, mấy con còn hỏi điều gì không?

Phật tử 3: Con cũng muốn hỏi, nhưng mà thôi con xin phép. Thầy ra…​

Trưởng lão: Ờ, được rồi.

Phật tử 1: Con rất muốn hỏi một điều, chúng con vào đây chỉ ở có một ngày thôi, thì tối chúng con xin phép để gặp Thầy.

Trưởng lão: Rồi, rồi. Cứ viết thư đi con. Cái gì hỏi mấy con ghi vô. Rồi Thầy sẽ trả lời, nếu mà tối nay có điều kiện Thầy sẽ gặp lại mấy con.

Phật tử 1: Vâng ạ!

Trưởng lão: Để trực tiếp, Thầy còn muốn Thầy kiểm tra mấy con ngồi tập từng tự coi làm coi được không đây. Chứ ở đó…​

Phật tử 3: Bữa nay Thầy cũng bận thành ra con có con không hỏi…​

Trưởng lão: Ờ, để Thầy đào tạo số người rồi họ sẽ phụ Thầy mấy con. Cho nó được. Rồi thôi bây giờ Thầy ra con.

Phật tử 2: Với lòng mong muốn, rất muốn Thầy dạy Phật pháp nhưng vì thời gian có hạn, không biết nói gì hơn chúng con xin chắp tay xá chào Thầy.

Trưởng lão: Rồi mấy con, Thầy đi con.

Rồi Thầy ra con.

À, Thầy xin chào mấy con.

Phật tử 1: Dạ, chúng con xin kính chào Thầy.

Trưởng lão: Rồi bây giờ đi đường nào mấy con?

Phật tử 2: Dạ con thưa Thầy, đường đi.

Trưởng lão: Đi đây phải không? Rồi nhé.

HẾT BĂNG