20060422 - PHẬT TỬ NINH BÌNH - THỰC HIỆN TÂM TỪ ĐÚNG CHÁNH PHÁP

20060422 - PHẬT TỬ NINH BÌNH - THỰC HIỆN TÂM TỪ ĐÚNG CHÁNH PHÁP

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Phật tử

Ngày giảng: 22/04/2006

1- THẦY CHỈ DẠY PHÁP TU ĐÚNG

(00:08) Trưởng lão: Như vậy kinh cứ dạy người ta làm điều ác để rồi tụng kinh chú, cầu siêu. Kinh từ Thiền Đông Độ dạy chúng ta ức chế tâm, chẳng niệm thiện niệm ác, để cuối cùng có người nào làm chủ sanh, già, bệnh, chết chưa? Hay là bệnh đi nhà thương, hay là bệnh đi bác sĩ, tất cả đều phải uống thuốc, đều phải ăn uống cho bổ, mập, khỏe. Cho nên những Thiền sư hiện giờ, những Tu sĩ hiện giờ rất là mập, béo. Còn người Tu sĩ giữ gìn giới thì ốm như que tăm, nhưng tâm hồn họ rất lớn. Họ làm chủ được Sinh, già, bệnh, chết. Các Phật tử, các con hãy nhìn Thầy, cũng là một con người cũng như mọi người, Thầy đã làm chủ được sự sống. Ai chửi Thầy, ai mắng Thầy, Thầy không buồn, không giận, không phiền não, không lo sợ. Thầy có bệnh thì đuổi bệnh ra khỏi thân Thầy một cách rất là dễ dàng, không có khó khăn, không đi bác sĩ, không uống thuốc. Đó là một hạnh phúc vô cùng.

Hiện giờ Thầy muốn chết hồi nào thì chết, Thầy muốn sống hồi nào thì sống, không ai cản trở được Thầy. Vậy thì cứ nhìn Thầy mà xem, Thầy là con người như bao nhiêu con người khác, cũng từ cha mẹ sanh ra, cũng sống như mọi người, nhưng tại sao Thầy làm được. Tại vì Thầy tu chứng Pháp của Phật. Ngày xưa, Phật cũng làm được, cho nên đức Phật nói: "Trên trời, dưới trời, có người là duy nhất, làm chủ sanh, già, bệnh, chết".

Còn nay, hôm nay, thời đại của chúng ta cũng có một người tu tập, cũng làm chủ sanh, già, bệnh, chết, thì những người ngồi trước mặt Thầy, có làm chủ sanh, già, bệnh, chết được hay không? Chắc chắn là được. Tu như vậy không phí cuộc đời. Tu như vậy mới xứng đáng làm gương hạnh để giúp đỡ cho biết bao nhiêu người khác đang khổ đau trong bốn điều khổ của kiếp người. Sanh, già, bệnh, chết, không ai thoát khỏi điều này. Sống một cuộc sống mà đau khổ vô cùng, nước mắt nhiều hơn nước biển. Sống cuộc sống mà nay đau, mai ốm. Sống cuộc sống mà trước giờ chết phải lăn lộn, khổ đau vô cùng, không thể nào làm chủ được. Lúc muốn chết không bao giờ chết, lúc muốn sống, không thể sống được. Nhiều người nằm ngoài đồng mả, nghĩa địa, họ muốn sống lắm, nhưng làm sao sống được, mà phải ra nằm nghĩa địa, bây giờ thành dàn trước mà nằm.

(02:58) Các con có thấy không? Phật pháp còn đó, đạo đức của Phật còn đó. Thế mà người ta làm khổ cho nhau, không biết thương yêu nhau, lòng thương yêu, lòng từ bi ở đâu? Đức Phật đã dạy biết thương yêu, biết tha thứ lỗi lầm của nhau, đem lại hạnh phúc cho nhau mới gọi là đạo đức nhân bản, nhân quả, sống không làm khổ mình, khổ người. Các con có nghe lời Thầy? Tu hành mà không làm chủ được bốn sự đau khổ sanh, già, bệnh, chết thì không xứng đáng là đệ tử của Phật.

Tu hành theo Phật giáo mà giới luật không nghiêm chỉnh, thì tức là chúng ta tự diệt Phật giáo, tự giết Phật giáo. Phật giáo chết. Đức Phật nói, như lúc nãy Thầy đã nói "Giới luật còn là Phật giáo còn". Các con là những người cư sĩ của Phật, có năm giới mà đến giờ này năm giới không trọn vẹn, mà tự mình xưng là Phật tử thì có xứng đáng không mấy con? Tự xấu hổ lắm mấy con. Đức Phật dạy chúng ta có pháp tam quý. Câu 1: Khi chúng ta là đệ tử của Phật thọ Tam Quy, Ngũ Giới, mà chúng ta sống không đúng giới luật của Phật là chúng ta tự giết đạo Phật. Chúng ta xấu hổ lắm, chúng ta không trọn vẹn là đệ tử của Phật. Và nếu chúng ta giữ trọn thì chúng ta thấy được sự giải thoát cụ thể, rõ ràng. Từ năm điều thiện này, năm đức hạnh này chuyển tất cả pháp, làm cho đời sống của chúng ta bình an yên ổn, chứ làm sao có chư Phật, bồ tát nào phù hộ cho chúng ta mà gọi là, gọi rằng "Dù cho tạo tội hơn núi cả, diệu Pháp Liên Hoa tụng mấy hàng", có ai phù hộ cho chúng ta được đâu?

2- LOẠI BỎ NHỮNG PHÁP TU MÊ TÍN, TRỪU TƯỢNG.

(04:54) Hay là đức Phật đã nói"Các con hãy tự thắp đuốc lên mà đi, ta chỉ là người hướng đạo dẫn các con mà thôi". đức Phật từ chối không gia hộ chúng ta, chúng ta phải tự thắp đuốc lên đi. Thế mà chúng ta không tự thắp đuốc lên đi mà đến chùa tụng, tụng kinh cầu an, cầu siêu thì điều đó có làm trái lại đạo Phật không? Đã làm trái lại những điều của Phật dạy trong cách tu. Hôm nay Thầy nói để cho các con biết con đường của đạo Phật là con đường đúng, nó là chân lý, nó là sự thật của con người, chứ không phải nó là những giáo pháp mê tín, trừu tượng mơ hồ, ảo tưởng. Sống ngồi đây mà nghĩ tưởng đức Phật Cực Lạc thiên đàng ở nơi đâu đâu, rồi Niệm Phật để cầu về cõi Cực Lạc, có bao giờ ai đến cõi Cực Lạc chưa? Người ta gọt, người ta gợi cho chúng ta cái hình ảnh cõi Cực Lạc, giàu sang sung sướng. Muốn ăn gì thì có ăn nấy, gợi lòng dục ham muốn chúng ta vô cùng. Như vậy thì sự thật đó là phạm trù Không Tưởng. Cho nên mới đặt ra bốn mươi tám lời nguyện của đức Phật Di Đà:

"Thiện nam tín nữ các người,

Chí thành tưởng Phật niệm mười tiếng ra.

Ta không rước ở nước ta,

Thề không làm Phật chắc đà không sai"

Lời nói ấy là của một vị Tổ sư Tịnh Độ đó, là ngài Từ Vân. Ngài viết, Ngài Từ Vân viết bài kệ này, bài pháp này có mục đích khuyến khích chúng ta Niệm Phật, nhưng sự thật có được không? Tâm chúng ta niệm mười tiếng Phật dễ dàng lắm mấy con, nhưng làm sao hết tham, sân, si được. Cõi Phật là cõi không còn tham, sân, si, mà tâm chúng ta còn tham, sân, si thì không chừng đức Phật rước về cõi Cực Lạc, thì cõi ấy còn Cực Lạc nữa hay không? Hay là địa ngục nơi đấy thì đúng hơn không.

(07:14) Chúng ta phải thích nghi, phải tương ưng, phải sống đúng như cõi Cực Lạc thì không cần cầu cũng về được cõi Cực Lạc. Cho nên đức Phật dạy chúng ta "Tâm thanh thản, an lạc, vô sự" trong trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự, chúng ta cần phải tu, để hộ trì bảo vệ, sống được trạng thái mà đức Phật gọi là chứng đạt Chân lý hoặc là chứng đạo. Chứng Đạo có nghĩa là chúng ta sống thanh thản, an lạc, vô sự, trong đó không bao giờ, không bao giờ có tham, sân, si, không bao giờ có lậu hoặc, không bao giờ có khổ đau. Thì mấy con nghĩ như thế nào, có đúng không, có đúng không. Cho nên phải cố gắng thực hiện đúng, tu tập đúng để xứng đáng là đệ tử của Phật. Bây giờ mấy con có hỏi Thầy gì? Muốn hỏi gì Thầy sẽ trả lời, tất cả những điều sai trong kinh sách Đại thừa, Thiền Đông Độ rất nhiều, mà Thầy chỉ nói một phần ít mà thôi.

Từ xưa đến giờ, từ ngày đức Phật tịch đến giờ, 2550 năm, người tu để làm chủ được sanh, già, bệnh, chết thì không thấy. Chứ người tu có Thần thông biến hóa thì không thiếu gì. Biết về quá khứ vị lai, nhưng tu có Thần thông phép tắc để làm gì? Biến thành Mật Tông nơi Tây Tạng để biến hóa. Tại sao những người Tu sĩ có Thần thông mà không chặn đứng giặc xâm chiếm đất nước Tây Tạng, Thần thông đó để lừa đảo thiên hạ hay là để giữ gìn đất nước. Chúng ta thấy tu tập Thần thông để làm gì? Hay lừa đảo hay là để kiếm tiền, kiếm bạc, hay lừa đảo để mà cướp giật tiền bạc bằng mồ hôi nước mắt của tín đồ, của những người không đủ trí tuệ, không đủ sáng suốt. Thấy Thần thông quá kinh ngạc, ngồi trước mặt đây có một vị thực hiện Thần thông nói chuyện trong tâm của quý vị. Quý vị nghe người ta nó trong ruột gan mình mình quá sợ hãi, coi nó như Thần Thánh. Đó là quỷ quái tà ma chứ đâu phải là Phật.

Phật dạy chúng ta tự lực làm chủ sự sống chết, đem lại sự hạnh phúc cho chúng ta. Chứ đâu nói chuyện gia đình, nói chuyện xảy ra, nói chuyện quá khứ của người khác, để làm gì? Bộ Phật Thầy bói, chiêm tinh gia? Thế mà hôm nay nhan nhản có nhiều người lên đồng nhập cốt, nói chuyện tào lao, không đúng cách, làm cho người ta lo sợ. Đó là cách thức không đúng chánh pháp của Phật.

Cho nên hôm nay Thầy nói để chúng ta biết đâu là đúng, đâu là sai lời Phật dạy. Có nhân duyên Thầy về Thầy độ, nơi nguồn gốc của dân tộc Việt Nam, Thầy mong rằng đất nước này sẽ dựng lại nền đạo đức nhân bản, nhân quả của Phật giáo. Đem lại cho dân tộc này có một nền đạo đức sống không làm khổ mình, khổ người. Biến mảnh đất quê hương của chúng ta, đất nước Việt Nam trở thành cõi Cực Lạc thiên đàng mà mọi người (…​), được an vui, hạnh phúc vô cùng.

3- THẦY DẠY PHẬT TỬ SỐNG THƯƠNG YÊU LẪN NHAU

(10:42) Thầy ước mong điều đó. Nhưng nghiệp chúng sanh quá nặng, cho nên làm việc vất vả vô cùng. Tâm người này chống đối tâm người kia, không biết thương nhau, tìm mọi cách ly gián vì danh, vì lợi. Mà chính những người ấy đã hiểu được chánh pháp của Phật, đã từng học những kinh sách của Thầy, mà đến giờ này còn danh, còn lợi, còn đem chuyện xấu của người này, đem chuyện xấu của người kia.

Đức Phật dạy: "Thấy lỗi mình, không thấy lỗi người", mà nỡ lòng nào chúng ta thấy lỗi người, để chỉ trích người làm điều đó. Nhân quả ai làm ác thì họ sẽ phải lãnh lấy, cớ sao chúng ta lại nói xấu người, điều đó không tốt. Phật đã dạy, thế rồi chúng ta là những người theo giáo pháp Nguyên Thủy, giáo Pháp gốc của đức Phật, lời nói chân chánh của đức Phật mà tâm của chúng ta còn như vậy sao? Cho nên hôm nay Thầy mong rằng những người ngồi trước mặt Thầy được nghe Thầy giảng, thì luôn luôn thấy lỗi mình, đừng thấy lỗi người, tất cả những điều gì có Thầy chịu hết. Thầy đến đây, ai nói lời nói phải, nói sai nói đúng, những người đệ tử của Thầy là Thầy phải gánh vác, những tội lỗi Thầy sẵn sàng gánh vác hết. Mong rằng đệ tử của Thầy sống chỉ thấy lỗi mình, không thấy lỗi người. Từ đó mấy con sẽ thấy hạnh phúc vô cùng. Đạo Phật là như vậy, đạo Phật dạy chúng ta hằng ngày hãy ngăn ác - diệt ác, sanh thiện - Tăng trưởng thiện. Đạo Phật dạy chúng ta hằng ngày "Các pháp ác không nên làm, nên làm các pháp thiện". Cho nên các con phải thông suốt đạo đức, Đạo Đức Làm Người. Phải thông suốt những điều cần thông suốt về đạo đức nhân quả - nhân bản. Phải thông suốt các pháp vô thường. Phải thông suốt tâm từ, tâm bi, tâm hỷ, tâm xả.

(12:55) Nhờ đó các con mới có lòng thương yêu nhau, mới có lòng xả, mới có lòng hoan hỷ cho đời mình, cho vạn vật. Đấy mới xứng đáng là đệ tử của Phật. Thầy rất ước mong từ đây về sau các con theo giáo pháp Nguyên Thủy gốc của Phật mà thực hiện được sự giải thoát đó là mấy con đã đền đáp ơn Phật, ơn Thầy và mấy con không phụ lòng (…​). Mấy con mới xứng đáng là đệ tử của Phật, của Thầy. Thầy mong có điều đó lắm, mấy con, Thầy chỉ ước mong mấy con dâng lên cúng dường Thầy bằng sự giải thoát không giận hờn, không phiền não, không nói lời ly gián, không nói xấu kẻ khác, thì mấy con mới xứng đáng là đệ tử của Thầy, Thầy mong điều đó lắm.

Ngày hôm nay mấy con có duyên gặp Thầy nơi đây, Thầy thành tâm nói thật tất cả những sự đúng sai về đạo Phật, để mấy con trở thành người đệ tử của Phật, xứng đáng với gương hạnh của Phật. Đến đây Thầy chấm dứt buổi pháp thoại hôm nay. Mấy con có hỏi Thầy gì thêm để hiểu biết, Thầy sẽ giảng. Pháp Phật đã có Thầy chỉ dạy để tu tập đúng pháp để tu, đừng tự học vì nghĩa lý của đạo Phật phải là người tu chứng mới thông suốt để dạy mấy con. Nhiều khi lời nói của Thầy không đủ sức mấy con hiểu, cho nên mấy con thành ra làm sai. Vì thế mà phải có một vị Thầy ở gần bên để thấy sự làm sai, hành sai mà chỉnh sửa cho mấy con, thì mấy con mới đúng. Chứ không khéo mấy con sẽ tu tập sai. Và từ cái tu tập sai sẽ đưa đi đến chỗ sai và ảnh hưởng đến Thần kinh, ảnh hưởng đến cơ thể, sinh ra bệnh tật, điên khùng, rồi nói rằng Phật pháp dạy tu tập điên khùng là điều đó là điều sai, mấy con. Đến đây Thầy xin chấm dứt, mấy con có gì hỏi Thầy thì hỏi.

4- NHÂN DUYÊN CHĂM NUÔI TRẺ CON BỆNH TẬT

(15:10) Phật tử: Kính bạch Trưởng lão! Ni cô Thích Đàm Yên, là trụ trì ở chùa Thanh Trang và trong nhiều năm đến đây, Thích Đàm Nhân, là chúng con các Phật tử ở đây cũng ra bái ngoài đó có để, con toàn ra ngoài đó lễ Phật. Thì có một ngôi chùa mà chứng được giới luật, những người trụ trì chứng được giới luật. (…​) Mấy người chúng con khoảng trên ba trăm Tăng Ni thì hiện nay là, không biết là có hai ngôi chùa là có thể chứng được chay tịnh, thọ trai, thế còn hầu hết là không giữ được. Thế còn trong số trên ba trăm đó thì có khoảng dăm sáu người là giữ được ăn chay. Thì trong đó chỉ có sư Thích Đàm Nhân.

Thế bạch Thầy, nhưng mà có những điều thì chúng con cũng giữ được, khó lắm. Hôm nay được đức Trưởng Lão về, bố thí pháp Phật cho chúng con, mấy con tu chưa được. Hiện nay ở ngoài chùa Thanh Trang ấy, là gần hai chục cháu bị bệnh tật, thế rồi được sư Thích Đàm Nhân đây đưa về chữa chạy. Các cháu hiện nay cũng đang ở chùa ăn học. Con thì con nghĩ là bệnh tật là do nghiệp, mà đến lúc này nó phát ra nó nổ thành bệnh tức là còn tham, sân, si. Thế còn mình rút gọn chữa bệnh, thì tức là mình can thiệp vào nhân quả, thì mình sẽ phải gánh thay, mình chịu ác pháp, rất tiếc cho những người mắc bệnh. Bạch Thầy những cái điều này như thế có phải không, xin Thầy chỉ dạy cho chúng con.

Trưởng lão: Đúng vậy, khi một người, khi những người thọ bệnh đều do nhân quả hết, mà tạo lấy nhân quả khổ đau, mang thân người có bệnh tật. Là do từ kiếp trước chúng ta đã tạo những điều ác, hôm nay chúng ta mang thân này để trả những cái quả ác đó, cho nên thân có bệnh tật. Và ngay trong đời nay chúng ta không sống giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh, như giới Sát sanh. Đừng giết hại chúng sanh, đừng ăn thịt chúng sanh, thì chúng ta sẽ chuyển hóa, nhờ giới luật mà chuyển hóa ác pháp, nhờ giới luật mà chuyển hóa nghiệp đời trước, làm cho hiện thân chúng ta sống được bình an vì đã được chuyển. Do đó nhân quả chuyển hóa được, chứ không phải nhân quả cố định.

Chúng ta thấy một cây cam chua, có thể chúng ta chuyển đổi cây cam chua trở thành bằng cây cam ngọt, bằng cách bón phân, bón lân hoặc là bón vôi thì trái cam sẽ ngọt. Hoặc là chúng ta lai ghép biến từ cây cam chua trở thành cây cam ngọt. Đó là nhân quả chuyển đổi, vì thế mà nhân quả được thay đổi bằng sự chuyển đổi.

(18:05) Vì vậy mà đức Phật dạy chúng ta toàn là những giới luật để cho chúng ta, từng giữ giới luật là thiện pháp. Cho nên thiện pháp nó chuyển đổi ác pháp, nó làm cho tất cả những các nghiệp đau khổ của con người đang hiện có, vẫn sẽ lần lượt tiêu tan, không còn cái nghiệp đau khổ nữa. Thế mà mọi người không chịu sống trong giới luật, thì làm sao chuyển được những ác pháp, chuyển được nghiệp đau khổ đó.

Cho nên, do đó mà chúng ta, trước các em, các cháu, trước mọi người có bệnh tật nên giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh. Từ đó chúng ta giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh, thì chúng ta sẽ chuyển đổi được nhân quả khổ của chúng ta đang chịu.

Cho nên Thầy dặn các con, khi mà cơ thể mạnh khỏe thì thôi, mà không mạnh khỏe thì phải giữ tám giới nghiêm chỉnh, trong đó có giới không ăn phi thời. Đừng nghĩ rằng chúng ta ăn ba bữa cho mau mạnh, không phải đâu, ăn một bữa thì sợ ốm. Rồi chúng ta sống đúng những pháp Phật, để rồi chúng ta chuyển tất cả những đau khổ đó, những bệnh tật đó, tức là sẽ không còn bệnh tật nữa. Đó là chuyển đổi nhân quả. Vì thế mình biết rõ như vậy thì chúng ta không còn sợ hãi, vì giới luật của Phật đem lại sự bình an cho chúng ta. Chứ không ai cứu khổ chúng ta bằng giới luật, giới luật là thiện pháp. Cho nên giới luật chuyển đổi ác pháp, chuyển đổi nghiệp đau khổ của chúng ta. Vì vậy mà chúng ta cố gắng giữ gìn giới luật.

Hôm nay sư cô Thích Đàm Nhân, sư cô có duyên được nuôi các cháu, hãy cố gắng thương yêu chúng như một người mẹ thương các con, đùm bọc nuôi dưỡng. Và đồng thời Thầy nghĩ rằng đó cũng là cái nhân duyên của đời trước, hôm nay gặp nhau phải lo lắng giúp đỡ nhau. Phải dạy chúng sống giới luật, phải dạy chúng tu tập đúng pháp, để đem lại cho đời sống đúng chánh pháp, đem lại hạnh phúc cho chúng sanh này. Thầy mong rằng phải hiểu được những giới luật, khi chúng nương tựa vào nơi chùa, tức là chúng cũng có duyên, có duyên với chánh pháp của Phật. Nhờ vị Thầy tu hành đúng giới luật đem lại hạnh phúc cho chúng trước (…​). Vì vậy mà người lãnh những trẻ em mà nuôi, đó là một nỗi cực khổ. Tức là trong tiền kiếp chúng ta đã gieo nhân duyên với nhau rồi, phải cố gắng để giúp cho các em để trở thành những con người đệ tử của Phật chân chính, giới luật nghiêm chỉnh và các em sẽ được bình an.

Mong rằng, Thầy mong điều đó và hôm nay Phật tử ở đây, mọi người nên trợ giúp cho sư cô Đàm Nhân, thực hiện được nghiệp nhân quả chuyển biến cho các em được bình an, yên vui trong một ngôi chùa rất tốt đẹp. Thầy mong rằng Phật tử ở gần đây hãy cố gắng giúp sư, để sư làm cho tròn nhiệm vụ của một người tu sĩ. Con có muốn nói gì không con?

5- GIỚI LUẬT VÀ TỨ VÔ LƯỢNG TÂM

(21:28) Phật tử nữ: Thưa Thầy (…​) Cho con xin được tách bạch, con chỉ có một cái ý nguyện nho nhỏ (…​) Thế nhưng trong đầu con, con không biết đâu là đúng, đâu là sai. Một bên là giới luật, một bên là trí tuệ, con bị kẹt ở giữa. Con không biết nhiều thứ, con xin Thầy chỉ dạy.

Trưởng lão: Trong khi đức Phật, Thầy dạy chỗ này để con hiểu. Đức Phật dạy trong kinh Sonadanda, tức là kinh Trường Bộ, có một câu rất là đúng "Giới luật ở đâu là trí tuệ ở đó, giới luật làm thanh tịnh trí tuệ, mà trí tuệ làm thanh tịnh giới luật", con có nghe không?

Phật tử nữ: Con nghe…​

Trưởng lão: Người có trí tuệ là phải có giới luật, mà giới luật làm thanh tịnh trí tuệ, mà trí tuệ làm thanh tịnh giới luật. Cho nên một đàng mà nói giới luật tức là nói trí tuệ, có phải không? Thầy nói giới luật tức là nói trí tuệ. Một đàng mà lấy trí tuệ mà dạy giới luật, rồi ra mới dạy trí tuệ đó là những người không biết. Vì đức Phật đã kết hợp rõ ràng trong bài kinh Sonadanda.

Thì đức Phật dạy "Giới luật ở đâu là trí tuệ ở đó, trí tuệ làm thanh tịnh giới luật, giới luật làm thanh tịnh trí tuệ", con có nghe cái lời dạy của đức Phật không? Ngoài giới luật đi tìm trí tuệ, thì không bao giờ có. Cho nên họ nói rằng "Định sanh Tuệ" đó là Tuệ Tam Minh, chứ không phải là tri kiến của chúng ta. Còn ở đây đức Phật dạy "Tri kiến giải thoát tức là Tuệ giải thoát, còn Tuệ Tam Minh chỉ là cái sự hiểu biết không có không gian và thời gian thì người đó phải nhập định. Do từ định mới sanh cái tuệ đó ra được. Còn từ giới mà sinh cái Tuệ tức là tri kiến giải thoát. Con biết được rõ điều này thì các con biết:"Giới ở đâu là trí tuệ ở đó, trí tuệ làm thanh tịnh giới luật, giới luật làm thanh tịnh trí tuệ".

Phật tử nữ: (…​) Cho nên là khi con thấy những con vật đau, tự nhiên con cảm nhận thấy con cũng đau như thế. Thấy những người cô đơn, xa lánh, bị mọi người xa lánh, con tự thấy mình là người Phật tử, cố gắng học hỏi, giao lưu để cứu lấy chính bản thân mình, còn giúp ai được cái gì thì giúp, đấy là bổn nguyện của con. Hôm nay cũng là vạn năm nhất kiến, con được ăn mày cửa Phật Thầy, Thầy cứu giúp con, dù có thế nào, Thầy xin dạy bảo con.

(25:03) Trưởng lão: Những điều con trình, đó là con thực hiện tâm từ, tâm bi của đức Phật. Thấy người đau chúng ta không thể làm ngơ trước cảnh đau, thấy người cô đơn ta không thể làm ngơ trước cảnh cô đơn, mà chúng ta thực hiện tâm bi của chúng ta. Trước cảnh an vui của mọi người thì chúng ta không làm cho mọi người đau khổ, đó là tâm từ.

Cho nên con thực hiện được tâm bi và tâm từ của một người đệ tử Phật, rất xứng đáng con. Con đem (…​), con an ủi những người bất hạnh trong cảnh ngộ thì đó là từ bi con đã thực hiện lời đức Phật dạy: "Tứ vô lượng tâm, tâm từ, tâm bi, tâm hỷ, tâm xả", con có biết không. Con thực hiện gì thì đều nằm ở trong chánh pháp của Phật, Phật đã dạy rõ ràng, không thể nào ngoài chánh pháp mà có những điều này được.

Người ta vô tình người ta thấy, trước cảnh đau khổ của người khác, người ta nghĩ đến sự đau khổ của mình rồi thương xót. Nhưng không ngờ đó là tâm từ của con đã từ kiếp trước, đã từng sống với tâm từ, tâm bi. Do tu tập hằng ngày rèn luyện, hôm nay mới có thể giữ trong lòng con, con đã suy tư về Tứ Vô Lượng Tâm, từ, bi, hỉ, xả. Cho nên cố gắng tiếp tục thực hiện tâm từ bi, đó là pháp độc nhất đi đến cứu cánh giải thoát hoàn toàn. Hãy cố gắng thực hiện lòng từ, với tâm thanh tịnh, và thanh thản, an lạc, vô sự. Thì kết quả sẽ giải thoát làm chủ sự sanh, già, bệnh, chết một cách rất cụ thể. Đó là pháp độc nhất của đức Phật dạy, không cần phải tu pháp khác. Nếu con tu tâm từ, tâm bi thì con sẽ được xả được tất cả tham, sân, si và cứu cánh cuối cùng trở về là con sẽ làm chủ được bốn sự đau khổ. Con hãy cố gắng!

Phật tử nam: Kính bạch Thầy, đã có nhân từ bao kiếp trước, về tâm từ và bi. Nhưng nếu hôm nay không có pháp hành để từ và bi thì như thế thì sẽ dậm chân tại chỗ và sẽ cản trở cái con đường giải thoát, (…​), kính bạch Thầy dạy chỗ này…​

Trưởng lão: Đúng vậy, khi mà không biết tu, mà chỉ biết thực hiện lòng từ không, thì chỉ là một phước hữu lậu mà thôi, không thể nào là phước vô lậu, đó là một phước hữu lậu. Từ bi là đạo Phật đi đến cứu cánh cuối cùng là phải xả. Cho nên còn lại một tâm thanh thản, an lạc, vô sự. Tâm thanh thản, an lạc, vô sự tức là thiện vô lậu, còn những hành động con thương yêu, giúp đỡ mọi người đó là thiện hữu lậu. Cho nên biết cách tu tập, không biết cách tu tập thì chúng ta sẽ ở tầng lớp thiện, nhưng thiện còn hữu lậu, chưa phải là vô lậu. Mà chưa phải vô lậu thì không phải cứu cánh rốt ráo của đạo Phật. Thầy mong rằng con có đủ duyên, ngày nay sẽ có pháp học về Tứ Vô Lượng Tâm, thực hiện tâm từ đến rốt ráo cuối cùng để đạt được, chứng được chơn lý của đạo Phật. Thầy mong điều đó đối với con sớm chừng nào tốt chừng nấy.

6- NĂNG LỰC CHỮA BỆNH CỦA TÂM TỪ

(28:28) Phật tử nam: Kính bạch Thầy! Ni cô Nhân, là con thấy là chữa bệnh, đông người chữa lắm. Ở trong tỉnh, rồi ở nơi xa các tỉnh khác đến chữa. Có khi con ra chùa con thấy một góc sân toàn ra để đấy, Thầy thì đi vắng, nhưng mà người, con bệnh thì ở đầy góc sân, thế mà lá thì chỉ có hai ba thứ thôi, chứ không có nhiều. Toàn chở người để lên rừng nhặt lá về, mà cũng chỉ hai ba lá. Thế mà bệnh nào cũng chỉ hai ba lá như thế thôi, nhưng bệnh thì lại hầu hết khỏi, những bệnh nan y cũng khỏi nên họ cứ kéo đến ầm ầm. Bạch Thầy cái chỗ này là chữa như thế là thế nào? Con cũng không hiểu được?

Trưởng lão: Đó là một cái duyên của nhân quả, mọi người đều sống nhân quả thương yêu. Với hôm nay con đã thực hiện trong một ngôi chùa với cái lòng từ, thương yêu. Từ đó do tâm từ, tâm bi của con thực hiện mà những người được đến con hốt thuốc lá, chẳng biết lá gì mà có thể trị được bệnh họ, nhưng trong lòng thương yêu của con rờ tay tới cành lá nào nó trở thành hiệu lực giúp người. Cho nên đây là qua một cái sức, cái sức của tâm con, lòng từ bi của con biến thành được phước trị bệnh, cho nên mọi người uống đều hết. Đó là qua một cái phước, cái phước của tâm từ lòng thương yêu, nhưng một thời gian sau nó sẽ hết mấy con. Nếu con tiếp tục chữa, thì con sẽ không còn có hốt một nắm lá mà sao cho họ mà họ uống hết bệnh được. Lúc bấy giờ tâm từ của con đã cạn rồi, con đang ban lòng từ của con, mà con không đang tích lũy tu thêm, thì cái từ lực đó nó sẽ mất đi.

Hằng ngày con dùng cả cái lòng từ của con, con đem con ban cho họ. Cho nên mà nhờ cái lòng từ đó mà nơi bệnh của họ đã giảm lại. Nếu con không có biết cách tu tập thì từ trường, năng lực của lòng từ của con nó sẽ giảm, và giảm đi đến lúc nó sẽ hết.

Ví dụ: Lòng từ nó giảm đi như thế nào? Người ta thấy, mọi người ở đây hết bệnh, người ta bỏ tiền trong thùng phước sương, người ta cúng, người ta bỏ rất nhiều tiền, người nào cũng không thể bây giờ hết bệnh mà làm ngơ, người ta phải bỏ tiền nhiều.

Từ đó tâm con nó khởi tham tiền, tham danh. Người ta coi mình như một vị Thần, một vị Thần trị bệnh. Từ đó con sẽ mất đi chánh pháp thực. Chính tiền bạc, chính ăn uống, dục lạc, ăn ngon. Từ có tiền nó sẽ thay cho con thành ăn uống ngon, rồi từ đó con sẽ rơi vào cảnh mất hết lòng từ. Pháp thế gian nó dễ lôi cuốn người tu chưa tới nơi, tới chốn, chúng ta sẽ bị nhiễm (…​).

Nhớ lời Thầy dạy, phải cố gắng thực hiện lòng từ, ban lòng từ mà phải thực hiện lòng từ. Tức là từ đây về sau những danh lợi tiền bạc, chúng ta không nắm giữ, chỉ còn một lòng từ. Vì vậy một người tu sĩ, đức Phật có giới luật cấm không cho giữ gìn tiền bạc, không cho cất giữ tiền bạc. Vì chính tiền bạc làm hư tất cả tu sĩ của Phật giáo. Con nhớ lời Thầy dạy mà giữ gìn được giới luật nghiêm chỉnh và lòng từ con đầy đủ, thì Thầy mong rằng mọi người không đau khổ, cái phước đó mới đúng chánh pháp.

Hôm nay có duyên gặp Thầy, Thầy giảng dạy những điều như thật, để mấy con biết mà sống, sống mà để tu hành, không khéo để uổng một đời tu hành, rồi bị danh lôi cuốn mình trong vòng danh lợi, thì cuộc đời tu hành mất hết (…​). Rất sợ, người tu hành rất sợ tiền bạc và danh lợi, rất sợ, thì chúng ta mới tránh khỏi (…​). Thôi đến đây mấy con còn hỏi Thầy nữa không?

7- KHÔNG SÁT SINH, HÓA KIẾP VÀ CÁCH THỨC PHÓNG SINH ĐÚNG CHÁNH PHÁP

(32:38) Phật tử nam: Bạch Thầy, trước đây Ni cô và con đã có một thời gian đi làm giúp người ta. Tức là với các gia đình làm cái việc giết gà, giết lợn, tức là sát sinh như thế, nhưng mà làm pháp thiện để xin câu thiện hữu cho họ, để cho họ kết thúc được cái kiếp này đi, khỏi phải khổ đau. Giết mổ nhưng mà không ăn thịt. Thế và quay về làm cái việc đó, hóa kiếp được cho họ, để họ hết khổ đau. Chúng con đã một thời làm những cái việc như thế. Nhưng mà về sau con cũng đã nói, con bảo làm cái việc đó là không đúng, là mê muội. Không ai, tạo việc ác thì sẽ phải chịu quả báo, chứ không thể ai có đủ năng lực mà chịu thay tội cho chúng sinh được. Nếu làm được việc ấy thì Phật đã chịu hết cả tội cho cho chúng sinh, chứ không còn việc phải dạy dỗ làm gì nữa? Thế là việc làm ấy là việc làm mê muội, chúng con xin Thầy dạy thêm cho chúng con chỗ này.

Trưởng lão: Đúng vậy! Khi con đã hiểu được như vậy là một việc làm sai, mê muội rất lớn. Lấy sinh mạng của chúng sanh để cúng bái, cầu cho mình được mạnh giỏi điều đó điều sai. Cho nên từ đây về sau sự hiểu biết, tự giác ngộ được điều đó là đúng. Con hãy giữ gìn, các con hãy giữ gìn, chúng ta hãy đem lòng từ, đừng đem sự giết chóc của chúng sanh mà đem lại sự bình an cho chúng ta. Đừng đem sự giết chóc chúng sanh mà gọi là hóa kiếp chúng sanh để chúng thành người điều đó điều sai. Ai cũng tự làm mới thành người, ai cũng tự tu mới thành Thánh thành Phật. Nếu không tự tu, không tự sống trong thiện pháp thì làm sao gọi là Thánh, gọi là Phật được.

Cho nên mình nói hóa kiếp con gà, để con gà sanh làm người thì điều đó là điều sai, không đúng. Giết chúng sanh để chúng sanh hóa kiếp, điều đó là điều ác. Mà mượn lời nói đó là ác để che đậy tội ác của chúng ta. Cho nên từ đây về sau, mấy con đừng làm điều đó nữa. May là con sáng suốt, trực nhận được điều đau khổ của loài chúng sanh, mà ngừng bàn tay vấy máu của các con. Ngưng ý thức nghĩ sai lầm, giết hại chúng sanh, điều đó là điều sáng suốt và cũng đầy đủ duyên phước. Các con đã dừng lại kịp thời, chứ không khéo tới bây giờ mà gặp Thầy thì mấy con biết tội ác như thế nào không? Trùng trùng thân xác, sinh mạng của chúng sinh chết đi bao nhiêu. Khi người ta hết bệnh, bắt con gà làm thịt cúng ông Thần ông gì đó cho hết bệnh, rồi (…​) cũng nhờ tâm từ của chúng ta. Còn cái duyên phước chúng ta hết. Sau khi hết duyên phước thì tội lỗi giết chúng sanh này ai gánh chịu, chính mấy con phải gánh chịu những điều đó.

(35:28) Phật tử nữ: Kính bạch Thầy, vậy thì bây giờ chúng con, thế mà chúng con được kết thành người chúng con đã mãn nguyện lắm rồi. Mà lại được gặp cả Thầy, Thầy bảo là (…​). Thế nhưng mà nếu như mà các con nhìn thấy con kiến, (…​), con trâu nó cũng biết khóc. Con gà nó thấy chúng con nó đi theo, con lợn khi nó nhìn thấy chúng con, nói thực với Thầy là các con đã có nhìn thấy con lợn nó đứng lên nó chắp tay nó xin, con chó nó đứng lên chắp tay nó xin, đứng lên thật, là đứng bằng hai chân sau, nó chắp tay nó xin. Vậy thì trước cảnh này thì con xin Thầy, Thầy chỉ giáo cho chúng con, là nếu như Thầy không, bắt con không được hóa kiếp, bản thân chúng con không vi phạm những điều đó, thì chúng con cứu những con vật này bằng cách nào?

Trưởng lão: À các con biết luật của nhân quả, phải sống trả duyên nhau. Có nhân duyên chúng con đi đường gặp một người bắt một con chim, nhốt trong lồng đem bán, mấy con mua phóng sanh. Mấy con đi đường mấy con thấy một con cá đang giãy giụa, trong (…​) của họ, mấy con đến mua con cá phóng sanh. Còn tất cả những điều kiện mà nhân quả của chúng sanh nó tạo những nhân quả ác, cho nên nó bị cắt cô, nhổ lông. Điều đó là điều hiển nhiên. Người tạo ác, người trả quả mấy con. Chúng ta không có duyên không gặp thì thôi, nhưng gặp thì chúng ta phải tìm cách phóng sanh, tìm cách làm cho chúng sống, tại vì có duyên gặp nhau.

Còn chúng ta hãy giữ gìn giới luật của Phật. Không nên ăn thịt, không nên giết hại, đó là nhiệm vụ của chúng ta, đừng đem sự đau khổ đó cho chúng sanh. Đi đường chúng ta nhìn xuống bàn chân của chúng ta, chú ý cẩn thận, tránh đạp con kiến, tránh đạp côn trùng dưới chân chúng ta, vì sự sống của chúng. Lỡ chúng ta đạp gãy chân chúng, gãy tay chúng, chúng sẽ đau khổ vô cùng, chúng ta có biết không? Cho nên người cư sĩ đạo Phật phải thường tập Chánh Niệm Tỉnh Giác. Từng hành động trong thân tâm chúng ta, tay nắm, chân đi đều phải cẩn thận kỹ lưỡng, vì chúng sanh đang ở chung quanh chúng ta.

Lỡ cố ý, lỡ vô tình chúng ta đã làm cho chúng đau khổ, mà chúng đau khổ thì lòng chúng ta chịu sao nổi mấy con. Hai người đi, một người đi trước, một người đi sau. Một người đạp một con ốc, một cái rốp con ốc bể, người sau đi luôn thản nhiên, thực sự các con không có lòng từ lòng bi chút nào cả. Người đi trước họ nhìn kỹ lưỡng thì làm sao đạp côn trùng, con ốc dưới chân chúng ta. Người đi sau khi thấy người đi trước đạp thì hãy đỡ con vật đang bị lăn lộn trong đau khổ của người đi trước để trong lòng bàn tay của chúng ta mà nói những lời yêu thương, nói những lời an ủi, nói những lời thương xót, (…​), đó là thể hiện lòng từ bi của chúng ta mấy con. Đạo Phật dạy chúng ta luôn luôn trước cảnh đau khổ của người khác, chúng ta khởi lòng thương yêu. Một lời an ủi, một hành động xoa dịu, đó là hành động từ bi.

(38:44) Cho nên đối với chúng ta, đối với các vật xung quanh chúng ta, không ăn thịt, không giết hại, nhưng vẫn cẩn thận để tránh đừng dẫm đạp lên chúng sanh, đừng làm chúng sanh đau khổ. Chứ chúng ta không đi tìm ngoài chợ để mua cá, mua rùa, mua chim phóng sanh, mà lỡ có duyên nhau, gặp nhau con cá đó có duyên với chúng ta. Cho nên hôm nay đi trên đường mà chúng ta gặp con cá mắc câu, thì chúng ta mau mau dù bất cứ thế nào chúng ta phải mua con cá đó mà thả. Vì ngày xưa nó là cha, mẹ, ông, bà của chúng ta mà thành con cá đó, bây giờ nó có nhân duyên nhân quả cho nên chúng ta đi đường gặp nó hãy mua một con cá đó thả.

Cũng như chúng ta, chúng ta cứu ông bà, cha mẹ chúng ta thoát cảnh hoạn nạn, đó là lòng từ bi. Cho nên đạo Phật dạy chúng ta, mặc dù hiện giờ đôi mắt chúng ta nhìn không thấu suốt con cá đó là ai, mà sanh ra con cá đó. Nhưng chúng ta biết rằng có duyên tức là có nhân quả với nhau. Có nhân quả với nhau, có vay nợ với nhau trong nhân quả, ít ra là anh em, cha mẹ, ông bà của chúng ta. Vì trải qua cha mẹ chúng ta mới nuôi con cho lên lớn khôn thì biết bao nhiêu bàn tay của mẹ cha của mình đã giết bao nhiêu loài cá tôm không? Bây giờ thành ra con cá chúng ta có biết đâu. Đó là cái nhân quả đã tái sanh để mà trả quả.

Thì hôm nay gặp duyên nhau, chúng ta hãy giúp đỡ cho cha mẹ mình, cho ông bà tổ tiên của mình đang hóa, đang thành con đó. Một con chó, một con vật xung quanh nhà chúng ta, đừng nên đánh đập nó, nó là những người thân của chúng ta đã hóa kiếp, vì tình cảm còn thương yêu cho nên nhà hàng xóm kia có một con chó sanh. Tại sao con chó đó không lại nhà người ta ở, mà lại coi nhà cho chúng ta, đó là một sự nhân duyên của nhân quả.

Cho nên đừng vì một chút xíu nào đó mà đánh đập con chó. Đừng vì một chút xíu nào mà đánh đập con mèo, nó là những người thân chúng ta. Đôi mắt các con đâu có đôi mắt Tam Minh mà nhìn thấy suốt qua lớp nghiệp con mèo con chó là ai? Nếu mấy con nhìn qua lớp nghiệp con chó con mèo thì mấy con hoảng hồn, mấy con sợ sệt. Là cha, là mẹ nhiều đời, nhiều kiếp của mình còn nhân quả với nhau mà phải sống trong một ngôi nhà. Con gà, con heo, con chó vì nhân quả mà trở thành những người thân trong gia đình của mình. Sống hằng ngày đem cám, đem gạo, đem thóc cho con gà ăn, không ngờ đó là người thân của mình. Bây giờ lỡ cắt cổ, đó là nhân quả mấy con. Các con cắt cổ một con gà là cắt cổ cha mẹ mình, các con có biết không? Đó là mấy con không hiểu. Khi mấy con có đôi mắt Tam Minh rồi các con sẽ thấy một cách đau lòng. Người ta giết ông, giết cha người ta, mà người ta không biết, người ta ăn thịt, ăn cha người ta, mà người ta không hay.

Cho nên đức Phật mới dạy giới thứ nhất: Cấm sát sanh, không được giết hại chúng sanh, vì giết hại chúng sanh là lầm mà giết hại ông bà, cha mẹ của chúng ta đang tái sanh luân hồi.

(41:54) Nhưng trong giới luật, đức Phật dạy: Cấm sát sanh. Người đệ tử của Phật vào đầu tiên là đừng giết hại chúng sanh, đừng ăn thịt chúng sanh. Chúng ta không phải con bò ăn cỏ, mà chúng ta đã thầm hiểu được cái lý sâu xa. Tình thương yêu của chúng ta đối với cả dòng họ tổ tiên của chúng ta, mà những người đã quá cố, bây giờ đang ở chung quanh của chúng ta. Vì thế nên cuộc đời tu hành của đạo Phật đem lại tình thương yêu không phải riêng mình ông bà của chúng ta, mà nói chung cả chung một hành tinh này.

Những con người đang sống đều có duyên nhân quả với nhau, từ nhân quả sanh ra thì còn ai mà không cha, không mẹ, không cùng một cha mẹ của nhân quả. Cho nên các con thấy Thầy và các con đều là người xa lạ nhưng đâu các con có biết đâu. Ngày hôm nay gặp nhau đều là do duyên nhân quả. Chúng ta là những người thân nhau, những anh em ruột thịt, cha mẹ con cháu ruột thịt, có một ngày hôm nay có đủ duyên gặp nhau. Tại sao những người ngoài đường kia sao không gặp, mà ở đây lại gặp. Các con hiểu điều đó.

Cho nên chúng ta phải thương yêu nhau, giúp đỡ nhau, nâng đỡ nhau trên con đường của đạo Phật để đưa nhau đi làm chủ được sự sanh tử luân hồi, chấm dứt nghiệp tái sanh. Thương nhau là phải như vậy, do đó Thầy hiểu rằng, vì Thầy nhìn thấy nhân quả, cho nên Thầy thấy rằng tất cả những người dân Việt Nam đều là những người thân. Những ông bà, cha mẹ ruột thịt của Thầy, Thầy đem sức lực của mình, ngày đêm viết sách Đạo Đức, đem lại những người thân của mình để thoát ra khỏi khổ đau của kiếp làm người. Nhưng mấy con có biết đâu, mấy con có nhìn thấy Thầy của mấy con là ai đâu, mấy con có thấy nghĩ rằng Thầy với mấy con có một đời nào là những dòng máu cùng chung cha mẹ sanh ra đâu, sao mấy con đâu biết.

Hôm nay mấy con thấy Thầy là con của một ông A, ông B, mấy con con của C, ông Đ, chứ đâu có biết đâu có một dòng máu đâu. Nhưng ngày nào chúng ta đều là con một dòng máu với nhau, từ một dòng máu sanh ra. Bây giờ tuy là một dòng máu khác, nhưng kiếp trước chúng ta là ai, ruột thịt với nhau. Cho nên hôm nay có duyên mà gặp nhau, tại sao chúng ta không thương nhau, không đem đạo đức dạy cho nhau?

Cho nên mấy con thấy Thầy gian khổ từ miền Nam ra miền Bắc, nghe các con ngoài này sống chống đối nhau, không đoàn kết, không thương yêu nhau, vì danh, vì lợi mà dùng những ngôn ngữ hại nhau. Thầy không nỡ lòng nào mà nhìn nhân quả của mình, nhìn dòng máu của mình mà chà đạp lên nhau, rất là đau khổ. Thế mà Thầy phải đến đây và hôm nay gặp mấy con cũng là duyên của một, duyên của nhân quả. Những dòng máu thương nhau từ kiếp này, không có thì từ kiếp khác. Cho nên hôm nay gặp trước mặt Thầy nói một sự thật, để mấy con thấy rằng mấy con là những người thân thương của Thầy. Thì hôm nay gặp Thầy của mấy con là cha của mấy con, thì mấy con phải nghe lời Thầy, sống đạo đức không làm khổ mình, khổ người, biết thương yêu nhau, biết tha thứ những lỗi lầm của nhau, thấy lỗi mình, đừng thấy lỗi người, đừng nói xấu nhau, mấy con. Trong gia đình anh, em mà nói xấu nhau thì có tệ lắm không mấy con? Rồi mấy con biết thương nhau thì Thầy làm sao là một người cha, mà làm sao không thương các con mình, không đem những đạo đức dạy cho các con mình, để con mình được hạnh phúc, yên vui.

(45:39) Cho nên mấy con hãy cố gắng. Thầy là một người cha, là một người Thầy thương yêu các con vô cùng. Chịu cực khổ, thời gian nào Thầy cũng không nghỉ ngơi. Rảnh rang lúc nào Thầy lo lắng làm sao để bộ sách Đạo Đức này được ra đời, sớm chừng nào, tốt chừng nấy. Bộ giới luật của Phật được ra đời để những người tu sĩ Phật giáo xứng đáng là những người tu sĩ Phật giáo. Sức của Thầy có hạn mà phải làm việc rất nhiều. Ngày đêm trên xe Thầy vẫn ngồi làm việc, mấy con không hiểu gì không? Tại sao vậy? Tại vì Thầy rất thương mấy con đang khổ đau. Vì thế mấy con hãy cố gắng, cố gắng mấy con, đừng phụ lòng Thầy, đừng thấy Thầy là người xa lạ, mà hãy thấy Thầy là người thân thương trong một gia đình. Mấy con cố gắng!

Hôm nay những sách Đạo Đức Thầy mang về, đã gợi chiếu cả cuộc đời mình. Thầy hứa rằng Thầy sẽ gửi về cho các con những bộ sách Đạo Đức và tiếp tục những bộ giới luật đầy đủ ý nghĩa của đạo Phật. Giúp cho mấy con sống đúng, làm đúng. Tạo cho mấy con có tâm từ, bi, hỉ, xả, biết thương yêu và biết xả, biết hoan hỷ trước những ác pháp, đó là lòng thương yêu mấy con.

Thầy mong rằng mấy con cố gắng chờ đợi Thầy, Thầy sẽ làm tất cả những công việc vì các con, đến hơi thở cuối cùng Thầy ra đi thì nguyện ước của Thầy đã mãn, là thấy các con sống đúng đạo đức, làm chủ bốn sự đau khổ sanh, già, bệnh, chết, Thầy ra đi là vừa. Còn mấy con chưa làm được, mà Thầy làm được, mà để các con còn quằn quại trên đau khổ thì Thầy không đành lòng. Hôm nay mấy con có hỏi Thầy gì nữa không? Trước tình của Thầy đối với các con là như vậy, vậy thì các con đối với Thầy, đừng phụ lòng Thầy nha mấy con.

Trưởng lão: (Rồi con lấy đi). Đó, mấy con có nghe Thầy nói gì nữa không?

8- KHÔNG TRÌ CHÚ VÃNG SINH - HIỂU ĐÚNG LUẬT NHÂN QUẢ

(47:57) Phật tử nữ: Dạ, kính bạch Thầy! Thì con thì trước giờ nghe thì cứ quên, con chả nhớ được, được câu nào thì con làm câu ấy. Thí dụ như lạy Phật, (…​) ghi cho, và nhắn nhủ cho người ta để cho người ta biết cái linh đó, cái linh của các con vật phải coi như là linh của một con người. Cho nên là coi những linh của con vật giống như linh của con người. Ngài dạy như thế, trong sách như thế thì con bạch Thầy thế này là con đọc thì con cứ quên, con chỉ nhớ là con đã đọc tới, mà con không biết đọc ở quyển nào. Vì thế cho nên ví dụ: Con đi qua một cái ao, người ta tát một cái ao người ta bắt con cá to. Nhưng biết bao con cóc này, con tôm, con tép này, con sinh linh ở trong cái ao đấy, nó nắng lên là nó sẽ bị nó chết. Vậy thì con dừng lại để con Niệm Phật và con muốn hồi hướng cho những con vật bé nhỏ ấy. Để cho nó, khi nó bỏ cái thân ấy, thì những cái sinh linh ấy con hồi hướng có tác dụng không? Thế hay là những cái chuyện ấy thường thường, như con ra chợ, thì con cũng không làm cái sát sinh nữa, thế nhưng con thấy người ta mổ, người ta giết thì đau xót lắm, thế thì con cũng có hồi hướng cho người ta.

Vậy thì những cái việc mà con cóp cóp hằng ngày như thế, thì nó tác dụng gì trong cái, trong cái việc như vậy là, gọi là tu. Con không dám tu, nhưng con chỉ muốn là sửa cái tâm mình, làm sao như vậy những người xung quanh thì cũng như bác nông dân như Thầy dạy là vì có tâm từ bi, cho nên là mới cứu được người khác thoát khỏi cảnh khổ. Nhưng mà chúng con thì lại, lực chúng con không có, thì con muốn là (…​), Niệm Phật là chỉ là trì chú, để mà nương vào…​

Trưởng lão: Trì chú, rồi xoay ra Niệm Phật, để mà…​

Phật tử nữ: Vâng, thế thì con bạch Thầy là việc bé bé như thế thôi. Hay là như vậy mãi như vậy con cảm thấy, Thầy đây, em chẳng biết làm gì em biết đi thì nhặt cỏ. Mà khi con nhặt cây cỏ, con nhặt cái gốc, con nhổ cây cỏ, con Niệm Phật cho nó. Thì những việc nho nhỏ như thế hằng ngày con làm có tác dụng gì không ạ?

(50:17) Trưởng lão: Không có tác dụng gì hết con. Bởi vì cái lòng con thì tốt nhưng con làm sai pháp, không tác dụng. À bây giờ có một người cắt cô con gà, con xót xa quá, con niệm, Niệm chú vãng sanh. Có phải không? "Nam mô a di đa bà dạ, đa tha tha dà đa dạ…​" để cầu cho nó bị giết chết, phải không? Cái linh của nó, tức là cái linh hồn của nó để sanh về Cực Lạc. Khi con gà đó mang cái nghiệp ác, nó hung dữ lắm mấy con. Nó lớn lên mấy con thấy nó đá, nó cắn nó chết, nó đâu có hiền lành đâu mà con thương.

Cho nên con tụng cái Thần chú đó để cho nó lên Cực Lạc, không chừng cái Thần chú đó có cái oai lực đưa nó lên Cực Lạc, nhưng mà ở trên Cực Lạc có chấp nhận nó không? Nó lên trển nó đá mấy con gà trên kia chết hết sao. Vậy là nó còn đang hung dữ. Đó, cái ước nguyện của con không đúng.

Bây giờ người ta tát cái ao, người ta bắt những con cá lớn hết, còn lại những con ốc, con vật (…​) như vậy nắng lên nó chết hết. Con thấy con thương xót quá, rồi con tụng kinh hoặc con niệm chú để nhờ cái oai lực Thần chú. Bây giờ con nó, con có cái tâm của còn thì nó cũng còn phàm phu, có phải không? Nó cũng còn giận hờn, phiền não chứ chưa hết, thì con làm sao con hồi hướng nó được? Cho nên con mới tụng Thần chú, con mới Niệm Phật để cầu cho cái loài vật này nó được tái sanh làm người hoặc là nó được lên Cực Lạc. Không được đâu? Con vật đó, mà nó muốn làm người thì nó phải sống theo cái tiêu chuẩn. Bây giờ nó là con vật mà nó phải sống theo tiêu chuẩn làm người thì nó mới tương ưng, nó mới sanh làm người. Chứ nó không giống theo con người, thì chắc nó cũng sanh làm con ốc hà.

(52:00) Bởi vì đạo Phật nó có cái quy luật Tương ưng. Cho nên người ta dạy con để tụng chú, phải không? Để Niệm Phật, để cầu cho những cái loài vật, trước cái lòng thương yêu của con mà. Con đâu có cách gì hơn hết, cho nên con không có làm sao để cứu nó, nhờ cái oai lực của Thần chú, nhờ những cái oai lực của kinh sách Phật mong để mà nó được thoát cảnh khổ đó. Khi người ta tát một cái ao đó, là cái nghiệp của loài chúng sanh trong cái ao này phải trả cái nghiệp trước đó, bây giờ phải trả tận cùng là cái chết, quy luật của nhân quả thì làm sao (tránh khỏi). Cho nên nó mới sanh làm loài chúng sanh, cái giờ phút đó phải chết cả một cái ao này. Cho nên khiến cho người ta tát, người ta bắt những con cá lớn, đem về giết những con cá lớn. Còn bao nhiêu con ốc, con tôm, con nhỏ, con trùng, con dế, con rắn, con rít ở dưới đó, họ không thèm bắt. Nhưng mà nước hết, nắng khô chết luôn hết. Đó là cái nghiệp, cộng nghiệp của cái loài chúng sanh trong cái ao này, phải trả cho được nó mới chết.

Thầy nói như thế này, con là người xứ này, kẻ thì xứ khác, người ở tỉnh này, tỉnh nọ. Mà trong một chiếc xe đò, mà nó tập trung lên mấy con, cái quy luật nhân quả nó tập trung mấy con trên một chiếc xe đò. Nó nhiều người, nhiều xứ chứ đâu phải một người ở một xứ, hoặc trên một gia đình, lên một chiếc xe đò đâu. Nó đi đến đường đèo kia, nó đâm đầu xuống đèo, nó chết bao nhiêu người, người một nơi, một chỗ. Con thấy cái quy luật nhân quả, cộng nghiệp, nó lôi lại một chỗ để chết với nhau trên cùng một chiếc xe.

Con hiểu luật nhân quả chưa? Thì cái cộng nghiệp của loài ốc sên và những con cá nhỏ, cá lớn ở dưới này, cùng một cái ao đó, nó sống. Nhưng mà đến cái giờ phút này đó, nhân quả nó bảo chết, nó ra lệnh rồi thì bắt đầu người ta đến, họ tát. Họ tát riết, bắt đầu đó, họ bắt con cá lớn, còn mấy con chút xíu này, họ không ăn được họ không có bắt, nhưng mà nước khô hết rồi, trời nắng chết sạch, đó là cộng nghiệp, con hiểu chưa, cộng nghiệp.

9- HỒI HƯỚNG ĐÚNG CHÁNH PHÁP

(54:02) Vậy mà con hồi hướng cộng nghiệp cái gì? Bây giờ con muốn hồi hướng, Thầy sẽ dạy cho con. Con muốn hồi hướng cho cái loài vật này được sanh ra tốt. Con đem cái tâm thanh tịnh của con, con phải làm cho được thanh tịnh, tâm con phải hết tham, sân, si. Con là một người đã tu chứng đạo, tâm như Phật thì con hồi hướng. Nhưng con đem cái lòng thanh tịnh của con hồi hướng thì chúng sanh này được sanh lên loài vật hoặc là loài người, được gặp chánh pháp của Phật, chứ Phật không cứu được họ, không có đưa họ lên cõi Cực Lạc được, không có gì được.

Cũng như bây giờ cha mẹ con mất, con là người tu tập giới luật nghiêm chỉnh. Con ước nguyện cha mẹ con gặp được kinh sách Phật, những lời dạy của Phật. Cha mẹ con từ cái nhân quả cộng nghiệp với con, là nhân quả chung nhau chùm cha mẹ, con cái. Cho nên tương ưng với lòng đó, và khi con giữ gìn giới chứ con mà phạm giới con ước nguyện không được. Con giữ gìn giới tức là thiện pháp, nó chuyển nghiệp, nó làm cho cha mẹ con gặp được kinh sách này. Con hiểu không? Gặp được kinh sách này thì tự lực, phải thắp đuốc lên đi, tức là tự lực phải sống đúng đức hạnh giới luật trong này, thì cha mẹ con mới thọ được phước. Chứ còn con muốn cha mẹ con trực vãng tây phương thì chắc không có bao giờ có điều đó.

Bởi vì đạo Phật nói tự thắp đuốc lên đi, có phải không con? Không ai mà thắp đuốc cho người đó đi được. Cho nên con muốn cha mẹ mình về Cực Lạc thì không được. Cho nên kinh dạy chúng ta cầu siêu, cầu an đều là kinh sai, không đúng? Nhưng mà kinh mà dạy chúng ta ước nguyện, khi muốn ước nguyện là tâm ta phải thanh tịnh, mà ước nguyện tâm không có thanh tịnh thì ước nguyện đó trở thành vô phước. Cho nên con đem Thần chú mà để hướng dẫn, con tưởng oai lực của Thần chú, không ăn nhằm nhò gì hết, không được phước báo gì hết.

Chẳng hạn bây giờ cha mẹ của chúng ta chết, nghe kinh Địa Tạng dạy chúng ta, tụng kinh Địa Tạng là cầu được siêu thoát, đức Địa tạng sẽ làm cho tiêu tội của cha mẹ mình, được sanh lên cõi, được sanh lên cõi Trời cõi Phật, cõi Cực Lạc, điều đó không có. Kinh nó cứ gạt chúng ta, không bao giờ có. Cha mẹ mình làm tội, mà bây giờ mình chỉ bỏ tiền ra mướn Thầy chùa tụng kinh cầu, tụng kinh Địa Tạng để cầu cho cha mẹ mình siêu sanh thì không bao giờ có điều đó. Thật sự kinh mê tín.

Cho nên ở đây Thầy nói thật sự ra chỉ có chúng ta mới tự lực cứu lấy mình. Như lời đức Phật nói "Tự thắp đuốc lên đi". Khi mà con quyết định thì trong giới luật đức Phật có dạy rằng có mười bảy điều ước nguyện, mà điều nào thì cũng phải giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh, điều nào cũng phải giữ gìn hết. Con muốn ước nguyện cho một người thân con đang đau đau bệnh, con không có lên chùa, lên chùa mà tụng Phổ Môn, tụng kinh Diệu Pháp Liên Hoa mà cầu cho người thân bệnh con khỏe mạnh, không bao giờ có điều đó.

(57:13) Mà con giữ gìn giới luật, thọ Bát Quan Trai con ước nguyện, công đức tu hành thọ Bát Quan Trai ngày hôm nay, ước nguyện sao cho bệnh mẹ con hay là người thân con sẽ giảm và hết bệnh. Và cố gắng con trì, giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh, ngày thứ nhất, ngày thứ hai, ngày thứ ba. Bỗng dưng ngày thứ tư có một ông Thầy họ nắm một lá cây, họ đến, bảo đem cái này sắc cho ông ta uống thì ông thân con sẽ mạnh. Đó là do cái sự chuyển pháp, chuyển ác pháp mà ông thân con may mắn.

Cho nên cái ông Thầy mà trị bệnh là phước chủ may Thầy. Các con có nghe câu nói của mấy ông Thầy thuốc nói không? "Phước chủ may thầy", các con hiểu không? Đó là cái phước cái người này, nếu mà con không chịu giữ giới thì cái phước người này không có. Mà ông Thầy kia mà ông nắm lá cây cho uống hết là may mắn của ông. Do cái điều lành của ông đã có từ pháp thiện, cho nên ông làm được cái điều đó. Cũng như hồi nãy, Thầy nói con mà nắm lá cây mà cho người khác uống, là do tâm từ của con, lòng từ của con mà nó có phước. Do cái người bệnh đau mà con bốc hết, là do cái phước nó tương ưng với lòng từ mà nó thực hiện được.

Cho nên làm một cái gì đều phải có sự trí tuệ tư duy đúng đắn, không được làm một cách mê hoặc, không được làm một cách mù quáng. Con hiểu không? Làm cách mù quáng nó không lợi ích, mà thực hiện được cái lòng thương người. Con tốt thì con cũng bị (…​), thấy người ta giết hại chúng sanh con thấy đau khổ quá, thương quá. Thôi bây giờ trong chùa dạy mình tụng chú vãng sanh, thì mình tụng cái chú vãng sanh chứ gì, để cho con vật này chết nó được sanh lên cõi Cực Lạc, cho nó được an ổn. Để ở thế gian này lòng con tốt, nhưng con làm không đúng thì nó cũng không được đâu, con hiểu không? Cũng như bây giờ có một chiếc xe đi thành phố Hồ Chí Minh mà cái người này, con muốn cái người này đi về thành phố Hồ Chí Minh, nhưng mà con không đưa họ nhằm cái xe đi Hồ Chí Minh, mà con lại đưa cái xe nó đi ra Móng Cái, nó đi qua bên Trung Hoa, bên Bắc, bên Trung Quốc đó, thì nó đi trật đường, phải không, các con thấy điều đó? Nó đi trật làm cho người ta càng cực nữa. Mấy con còn hỏi Thầy gì nữa không?

(59:39) Các con hiểu cái điều đó, khi mình làm đúng thì nó mới được lợi ích, mà không làm đúng nó cũng phí con. Nhưng mà con thực hiện được lòng thương yêu, thấy trước cảnh đau khổ con có khởi lòng thương yêu (…​)? Tức là con phải học về Tứ Vô Lượng Tâm, Tứ Vô Lượng Tâm nó thực hiện những cái này. Còn cái này con không hiểu về Tứ Vô Lượng Tâm, nhưng mà thực hiện lòng từ. Có, nhưng mà lòng từ chưa có đúng chỗ, nó không đúng chỗ, tức là nó không lợi ích cho chúng sinh. Khi nào con phải học thêm để về thể hiện lòng từ.

10- GIẢI ĐÁP VỀ TƯỞNG UẨN

Phật tử nữ: Kính bạch Thầy! Con xin hỏi (…​), thật ra thì con nghe các bạn hữu nói, là cái tưởng, cái mơ là cái tưởng. Nhưng con Không Tưởng, nhưng lại cứ đến. Thí dụ như buổi mà chúng con được (…​) Thầy ngày hôm nay. Tối qua sự tình thế này, tối qua tự dưng con lại nhìn thấy toàn (…​). Đây là con nói thật, con có đi ngủ đâu.

Trưởng lão: Thầy biết.

Phật tử: Chưa ngủ mà con đã nhìn thấy như thế. Nhưng xong rồi con lại nghĩ rằng, ngày mai có một cái đoàn nào về chùa, thì nó lại như thế. Thế nhưng mà đến sáng hôm nay, mãi sáng thì đến chín giờ thì gọi về, thì bác Thanh Nguyên mới bảo là, cô có đi gặp Thầy không, nói Thầy đâu mà gặp. Thầy tận trong ấy, thì bao giờ mình có tiền mình đi vào để gặp Thầy. Mới bảo là, đi về thăm viện. Ừ, thế bác đi bác cho con đi với. Thế thì con cám ơn Thầy, đấy có phải cái tưởng của con không? Tại sao con có…​

Trưởng lão: À Thầy sẽ trả lời cho con biết cái tưởng của con ở đâu?

Phật tử nữ: Dạ, con biết như thế này, tức là con không suy nghĩ gì là bao giờ con gặp được Thầy cả. Bởi vì thực là con rất nghèo, con không có tiền đi, làm bữa, có bữa không, như vậy là nghèo lắm, con làm gì có tiền để con cho được các Thầy?

Trưởng lão: Đúng rồi! Thầy biết mà.

Phật tử nữ: Cho nên là các đạo hữu bảo có đi không, con bảo không. Tao đi từ ngoài nhà vào đến chùa Đông Trang có mười nghìn cũng còn khó khăn, đi từ đây vào trong mất bao nhiêu tiền, lấy đâu ra tiền tao đi. Mà nói thật ra, tức là cái duyên con chỉ tu được đến đây thôi, chứ cao hơn nữa thì con không có.

Trưởng lão: Không đủ sức, không có tiền đi.

Phật tử nữ: Như vậy sao hồi tối hôm qua thì con mà nói cho các Thầy ở đây với cái vị đây thì các cô đều nói rằng là đấy là cái tưởng, chứ không đúng thật, mơ không đúng. Thế tại sao hôm nay con được gặp Thầy mà tối hôm qua con lại mơ được.

(1:02:09) Trưởng lão: Họ nói con tưởng là đúng, nhưng họ không giải thích tưởng được. Nghĩa là tưởng nó có hai phần. Một cái phần là ý thức tưởng, con ngồi con tưởng cái này, tưởng cái kia, đó là ý thức, con hiểu không?

Phật tử nữ: Dạ.

Trưởng lão: À cái đó là ý thức tưởng. Con không hiểu tại sao tôi không có tưởng mà tôi thấy, tôi đâu tưởng cái đó đâu, nhưng mà tại sao tôi thấy. Ờ đó thì ý thức con tưởng, thì đó gọi là ý thức. Còn cái này con không có tưởng, con không có dùng ý thức. Ý thức là cái hiện giờ con biết, con nói chuyện với Thầy, con ngồi đây con nghĩ tưởng hào quang ánh sáng hay là chư Phật, con đâu có tưởng cái đó đâu? Nhưng mà tại sao con thấy, con hiểu cái chỗ mà con thấy, đó là cái tưởng gì con biết không?

Phật tử nữ: Con không biết?

Trưởng lão: Đó là tưởng uẩn, chứ không phải là tưởng.

Phật tử nữ: Tưởng gì ạ.

Trưởng lão: Tưởng uẩn?

Phật tử nam: Tưởng uẩn năm uẩn.

Trưởng lão: Tưởng uẩn ở trong thân con nó có cái đó. Còn cái ý thức tưởng của con, con ngồi đây con tưởng. Ờ bây giờ con ngồi đây con tưởng, tưởng ổ bánh mì nhồi thịt ngon quá, đó là con tưởng. Ở trước mặt con thì không có ổ bánh mì, nhưng mà con tưởng, con hiểu không? Con tưởng cái món ăn đó, món ăn gì. Bây giờ bánh xôi nước, bánh xôi nước con tưởng ra nhưng trước mặt con không thấy, nhưng mà con tưởng. Cái đó là ý thức tưởng. Con hiểu không? Ở đó là ý thức tưởng. Còn cái tưởng này nó không cần ý thức của con đâu, nó không cần ý thức của con đâu, ý thức của con dừng là nó hoạt động đó.

Cho nên con thấy mấy người điên họ không biết cái gì hết hà, mà họ nói, đó mấy người mà lên đồng nhập cốt đó là tưởng đó, cái ý thức họ dừng. Còn cái tưởng này nó báo cho con biết, là tại vì cái tâm thành, cái tâm của con tha thứ, cái tâm mà thực hiện cái lòng tốt của con tâm thanh tịnh đó, tức lòng thương yêu của con. Con thấy người ta cắt cô con gà, con đọc Thần chú vãng sanh đó, Thần chú vãng sanh để mà con gà được siêu sanh Cực Lạc. Con thấy ai giết con vật làm cái gì đó, con thấy cái ao người ta tát cạn, mọi vật nó khô đi, nó chết con thương ghê quá, con đọc chú vãng sanh để cầu cho nó được sanh làm người hoặc là lên cõi Cực Lạc, đó là cái lòng thương yêu. Chính là cái chỗ đó mà cái tưởng của con nó báo cho con biết, con hiểu không? Cái tưởng uẩn, con hiểu chỗ đó? Nghĩa là cái thân của con đó, nó có sắc uẩn, mà nó có sắc uẩn thì nó có sắc thức. Còn cái tưởng uẩn thì nó có tưởng thức. Con hiểu không? Ở đây nó báo mộng cho con ngày mai xe đụng, nó báo trước cho con biết, đó là tưởng uẩn.

(01:04:35) Con có nghe cô Bích Hằng không? Cái người mà đi tìm hài cốt không? Họ có dùng ý thức họ nhìn được đất họ biết xương ở dưới không? Thế mà cái tưởng nó đã thấy được chỗ này là có hài cốt chiến sĩ nằm đây, đào lên đi, bao thước thì có bộ xương ở dưới, con làm được chưa? Chưa, tức là tưởng của con chưa hoạt động nhiều, mai mốt lên đồng nhập cốt (…​) có gì đâu. Con có nghe người ta lên đồng nhập cốt không, họ nói hầu đồng đó. Đó, đó là mấy người đó bị tưởng đó, tưởng nó hoạt động đó. Cho nên mấy cô này mà nói tưởng đó là nói cái tưởng đó, chứ không phải nói con ý thức tưởng. Cho nên con nói đâu có tưởng mà sao lại có, phải không?

Phật tử nữ: Bach Thầy! Con mới cãi mấy cô đó.

Trưởng lão: Ờ, phải cãi chứ. Bởi vì tôi có ý thức tưởng, tôi có ngồi tôi tưởng.

Phật tử nữ: Như ngày hôm qua con thấy, Ngài ngồi trên ngai mà như vậy là hào quang của Thánh như vậy, con nghĩ là ngày hôm nay, chùa Đông Trang sẽ có một đoàn nào đó nhà tu đến. Con nghĩ là thừa Bát Quan Trai khổ thì chắc có một đoàn nào đó đến để mà hỗ trợ cho…​

Trưởng lão: Đúng quá mà.

Phật tử nữ: Không, nhưng cái đó thì sáng hôm nay con mới nghĩ, nhưng tối hôm qua con đi ngủ thì con không nghĩ gì cả nhưng tại sao con lại thấy. Thì đúng là con, giả sử như con bảo bác Vệ lúc nãy, thì bác bảo đấy là cô tưởng. Hay là hỏi các cô đây các cô còn bảo đấy là cô tưởng, nhưng mà con Không Tưởng. Thế mà con bạch Thầy như thế này nữa ạ, nhưng mà hôm nay nhân duyên nay con được gặp thì con cứ bạch, cái gì không hiểu con bạch, thế mà các cô cứ bảo là con tưởng.

Thí dụ như trong con ở nhà hay ở trong đất nước nào, người thân nhà con, cách có khi hằng hơn 300 km, hoặc là có những vị sư mà con đã từng gặp mà họ yêu thương con, nhưng mà các Thầy hoặc là người thân của con chết đi, nhưng thì đêm hôm con mơ thì con toàn chú phóng sinh. Tức là trong mơ con không biết người ta chết, nhưng mà đêm hôm ấy, con tinh chú phóng sinh. Hoặc là những người mà rất thân quen với con, ngày hôm ấy con làm là có thể là tự dưng con bị tưởng, bị ra máu, hoặc có khi là, mặt con là tự dưng là bật ra máu. Vậy chính chỗ này thì con chưa hiểu?

Trưởng lão: Chưa hiểu?

Phật tử nữ: Vâng, mà con hỏi các cô tu cao theo Thầy ở đây các cô bảo con là tưởng. Thế thì con bảo các cô ấy là tao có tưởng gì đâu, cách xa tận đâu, tận đâu làm gì mà có tưởng. Nhưng tại sao trong đêm con ngủ con cứ chú phóng sinh. Có khi ban ngày con đi như thế này, làm thế này, nhưng trong mồm con vẫn chú phóng sinh, con không chủ định làm cái đó mà trong mồm con vẫn chú phóng sinh, vậy thì…​

Trưởng lão: Đó là tưởng rồi, con ngồi không con có biết đâu?

Phật tử nữ: Vậy thì, nhưng mà…​

(1:06:56) Trưởng lão: Con không phải ý thức tưởng, mà cái tưởng uẩn đó nó hoạt động, nó làm như vậy đó. Con thấy mấy người lên đồng, họ lúc lắc một hơi cái rồi họ nhập, kêu là tưởng, con hiểu không? Cho nên con bị sự hoạt động của tưởng. Bây giờ bình thường con nói chuyện với Thầy là ý thức, nhưng mà nó có sự thay đổi ở trong thân con nó có những hiện tượng gì đó, thì cái tưởng hoạt động rồi. Cho nên con mới thấy được điều đó, nó giao cảm, không có không gian, thời gian. Nó biết ngày mai có điều gì xảy ra, nó báo trước cho con, nó biết cách đó bao nhiêu, bao xa nó, nó không có không gian trải dài trong đó đâu. Nghĩa là con nằm ở trong nhà, con ngủ một giấc, con thức dậy con mở cửa, chứ nó biết ở ngoài hết trơn rồi, đó là cái tưởng của con. Ý thức của con thì nó không biết đâu, nó không thấy đâu. Chứ còn cái tưởng của con, con khỏi con ngăn cách nó đi, chỗ nào nó cũng biết, nó ngủ ở đây, nó nằm nó ngủ ở đây, chứ nó đi ra ngoài nó vào lại hết.

Phật tử nữ: Con bạch Thầy là như thế thì con muốn trừ đi thì con làm như nào để con trừ được những cái chuyện đó.

Trưởng lão: À đâu có trừ cái gì, tại thân con nó có vậy, chứ trừ gì, trừ cái nó chết con tiêu rồi sao. Hễ một uẩn mà tiêu thì tất cả bốn uẩn đều tiêu. Để mình sài, mình sử dụng chơi vậy thôi cũng được có gì đâu mà. Con thì con không dùng nó, bỏ tức là diệt nó đi. Ở trong người có cái hay mà không biết triển khai mà xài, không biết cái này ở đâu mà nó biết như vậy. À đâu tu rồi tôi biết, nhập định tôi biết chứ gì. Lát mà nhập là biết hà, rồi cái hay đó, sử dụng nó có gì đâu?

11- CÁCH GIẢI TRỪ LÊN ĐỒNG NHẬP CỐT - PHÂN BIỆT TƯỞNG LỰC VÀ TAM MINH

(01:08:42) Phật tử nữ:Ý đầu tiên con trình Thầy, con không biết đâu là đúng, đâu là sai. Nhưng mà con thì hơi bị (…​). Khi xưa thì Thầy con cũng lên đồng nhập cốt, hay là (…​), thì con cũng có can nhiều, con không lý giải đúng sai. Nhưng mà từ lâu con thấy Thầy giảng mình không được lên đồng như thế, không được đốt vàng mã, không được tam đồng cửu vĩ, rồi hình nhân thế mạng. Con thấy trái với lương tâm lắm, Thầy đừng làm như thế. Nhưng mà sau khi một thời gian thì Thầy con càng (…​). Con không biết thế nào để (…​), trong khi nỗi trằn trọc đau đớn như thế, con xin Thầy từ bi mà chỉ giáo cho con biết.

(1:10:09) Trưởng lão: Thật sự ra thì những điều lầm đó nó là làm không đúng chánh pháp. Cho nên làm cái đó làm mê mờ, cho nên phải thọ lấy những quả khổ. Rồi những cái bước Thầy làm không đúng, cho nên Thầy làm điều đó coi như mình lừa đảo chúng sinh, không đúng chánh pháp. Mà cách thức làm đó là phỉ báng chánh pháp của Phật, cho nên hầu hết các vị Hòa thượng, các bậc Tôn túc, các bậc Thầy của chúng ta ở trong các chùa, đều là phải trả những cái quả đó, chứ không phải riêng Thầy con đâu, rất nhiều người.

Con cứ xét đi, con sẽ thấy các chùa các Thầy đều phải trả quả. Bởi vì do các Thầy phạm giới, phá giới, và sống những cái nghề mà, phi đạo đức, dạy người ta đốt tiền vàng mã, dạy người ta cúng bái tụng niệm, đều là phỉ báng Phật pháp, cho nên phải thọ những quả khổ, mà thọ tội rất lớn mấy con, chứ không phải là. Còn đọa địa ngục thì đó các con biết, các Thầy mà xây cái tháp lớn, chừng nào cái tháp đó, cái tháp của mấy Thầy mà kêu, cái tội của quý thầy mới kêu lên. Nhìn cái tháp mà xây tốt đẹp mà hao tốn lắm, cái tháp đó kêu cái tội nó kêu. Các con biết cái tháp đó là tiền của đà na thí chủ, chồng chất lên cái tội của quý thầy, để bảo, để nói rằng các Thầy đang ở trong cảnh địa ngục thọ khổ, chừng nào cái tháp này tiêu tội nó mới tiêu. Chứ không phải, đừng nghĩ rằng cái tháp đó là phước báu đâu, không phước báu đâu, đó là cái tội của các Thầy làm sai, phỉ báng Phật pháp đó.

Phật tử nữ: Con biết ơn Thầy (…​).

(01:12:15) Trưởng lão: Đó là do nhân quả, con là bổn phận đệ tử, con làm sao (…​) được, con phải nỗ lực con tu. Con phải tu được con mới hiểu được, con mới giúp đỡ cho Thầy con được. Khi mà con tu rồi, mà có đủ duyên thì con mới nói Thầy con nghe. Mà không đủ duyên con có nói không nghe, chứ không phải đễ. Nhưng mà con làm trong tâm con chuyển, làm cho giảm bớt cái nghiệp, để Thầy con đời sau gặp chánh pháp. Thì ước nguyện của mình mà nỗ lực tu. Tâm mình thanh tịnh, giới luật nghiêm chỉnh, lòng hết tham, sân, si chừng đó mình chuyển nghiệp. Ước nguyện cho Thầy của mình giảm bớt nghiệp thì may ra mười phần giảm được năm phần thì đỡ cho Thầy, chứ không khéo khổ lắm. Phải ráng thương Thầy, bây giờ không nói được gì đâu, mà chính con phải ngồi tu tập đúng, phải ly dục, ly ác pháp để tâm thanh tịnh hoàn toàn, để giới luật nghiêm chỉnh. Để dựng lại chánh pháp của Phật, hồi hướng những công đức này để cho Thầy con giảm bớt, chuyển bớt những nghiệp thì mới được. Thì một ngày nào mà chuyển được nghiệp thì con nói mới nghe, còn chuyển không được là không nghe và khi mà tái sanh, chết đi thì tái sanh nó cũng giảm đi bớt. Thí dụ như mười phần thì nó cũng giảm bớt ba phần còn bảy phần, chứ không thể giảm hết được. Vì chính người đó phải thắp đuốc lên mà đi, phải cố gắng, thương Thầy, nỗ lực tu tập.

Phật tử nữ: (…​)

(01:14:06) Trưởng lão: Thầy sẽ gởi cho con mấy bộ kinh sách này, nhất là Hành Thập Thiện, Tứ Vô Lượng Tâm, Mười Điều Lành. Và Tứ Vô Lượng Tâm con sẽ đọc trong này nó có pháp hành và gởi cho Phật tử mọi người. Con sẽ về đọc để giúp đỡ cho nhiều Phật tử. Ở trong này thì nó có tập Văn Hóa Phật giáo, những lời Phật Dạy và tập hai, có tập hai không hà, còn tập một hết rồi con. Được để sau này Thầy xin phép rồi Thầy sẽ gửi về cho mấy con, bốn tập Những lời Phật Dạy, tức là tập gốc của Thầy. Mà đến đây mấy con thôi nghỉ đi mấy con, rồi ngày mai Thầy lên đường Thầy đi về Nam.

Phật tử nam: Kính bạch Thầy, xin Thầy dành cho một ý thế này thôi ạ. Có người họ tu tưởng, họ đã có Thần thông, họ còn có mặt. Họ báo cho một người khác là mẹ của cụ, rồi kỵ đã đầu thai thành một con trâu hiện giờ ở thôn Yết Kỳ này, ở xã Ý Y, ở huyện Y Cờ Ráp nè, đến đấy mà xem. Mà đến đấy mà gặp thấy nó khóc, nó chảy nước mắt ra, thấy chính là mẹ của chị ấy. Thế rồi đến đúng cái địa điểm như họ nói, thì thấy như thế thực. Thế thì trong trường hợp này như thế này là thế nào, bạch Thầy? Và nếu bảo rằng bây giờ phải mua con trâu đó xong hóa kiếp, thì cứu như thế là cứu được mẹ, thì cách hiểu như thế có phải là mê tín không Thầy?

(01:15:41) Trưởng lão: Để Thầy trả lời thêm. Một người mà tu tập đạt được cái mức mà tưởng lực, thì họ dùng cái tưởng, họ nói, họ giao cảm, họ nói đúng. Nhưng họ chưa có Tam Minh, họ chưa có Tam Minh, cho nên họ nói chưa chắc đúng một trăm phần trăm. Nghĩa là có Tam Minh mới, cái thời gian Tam Minh nó mới qua một cái kiếp. Còn cái tưởng nó chỉ giao cảm được trong một kiếp này thôi. Họ nói có con trâu đó, đang bị đi làm thịt, cho nên nó khóc. Bảo cái người đó là mẹ mình, hay cha mình là con trâu đó, phải mua con trâu đó để cứu cha mẹ. Thì cái đức của họ là họ giao cảm được con trâu đang khóc. Còn cái nhìn qua cái kiếp cha mẹ mình chết, sanh ra con trâu thì họ không biết. Cho nên họ dùng cái tưởng này họ chỉ một phần đúng và một phần sai.

Cho nên mình tin mua con trâu đó, là mình thương con trâu chứ không phải là mình cứu cha mẹ mình. Thực ra người có Tam Minh thì người ta mới nói đúng, không có Tam Minh thì tưởng thì không thể ngoài kiếp của nó được. Nó chỉ có không gian và thời gian trong một kiếp này thôi, chứ kiếp khác nó không biết. Nếu nó biết thì tại sao nó không biết nhiều đời, nhiều kiếp của nó là ai? Có phải không? Cái người tưởng hỏi họ vậy chứ, vậy kiếp trước chú hay bác bây giờ tu có Thần thông, Thầy tu có Thần thông, như vậy Thầy biết kiếp trước Thầy là người ở làng nào, xã nào, tên là gì, Thầy biết được, Thầy nói được tui nghe? Nếu mà biết nói được, thì được, còn nếu mà nói không được đó thì không đúng, nói tên, nói họ đàng hoàng, thì tui sẽ về cái làng đó, tôi hỏi coi có, phải có ông đó, bà đó? Thì cái người mà tu tưởng thì họ không làm được.

Thí dụ một cái người mà tu đúng có Tam Minh thì họ nói như vậy. Họ nói kiếp trước tôi ở, bây giờ Thầy ở miền Bắc, Thầy nói cha mẹ tôi ở miền Nam, cái làng, cái xã nào, cái huyện nào, cái tỉnh nào? Mà ở cái chỗ đó con đường đi như thế nào? Đến đó, đến đó thì gặp cha mẹ tôi tên là gì, hay hoặc con cái tôi là gì, tôi là cha mẹ nó tôi chết, con tôi tên là gì? Con trai lớn, con trai nhỏ, con gái lớn, con gái nhỏ như thế nào, nói tên họ đầy đủ. Thì ở đây, mình mua, mình mướn một chiếc xe đò đi lên, đi đến chỗ cái làng xã đó, cái tỉnh đó ở trong miền Nam, đến đó hỏi, hỏi mà không đúng thì đó là cái người đó sai. Mà trong một cái hiện tại và trong một kiếp ngắn thì đúng. Mà trong hiện tại đúng thì họ mới có tỉnh thức, họ mới có sức tỉnh thức, chứ chưa phải là chứng đạo gì hết.

(01:18:25) Do đó, nếu mà họ nói về tiền kiếp họ bây giờ, cái kiếp nào đó họ là người ở bên Pháp, bên Mỹ, bắt đầu họ ở bên Trung Quốc. Rồi bây giờ đó, những cái người mà còn lại là chít chắt của họ, cái dòng họ của họ, họ nói rồi chỉ. Thì bây giờ ở đây nè, qua Trung Quốc mình tìm hiểu ở bên đó, mà có đúng như vậy, thì người đó có Tam Minh. Còn nếu mà cách một đời mà nói không đúng thì không có Tam Minh. Thế giờ cái đời của ông đó, ông chết, ông sanh đây mà bây giờ gia đình dòng họ còn ở trong thành phố Hồ Chí Minh, rồi rõ ràng là con cái của họ còn đầy đàn đầy xá trong này, (…​), còn người ta nói không được là không đúng. Nó thuộc về Tam Minh nó mới có thể thấu suốt một đời khác. Còn nếu mà nó không đúng thì nó không thông suốt được đời khác. Cho nên vì vậy mà nói phải cho đến khi mình dùng Tam Minh thì mình nói cho rõ ràng cụ thể mới đem lại…​ Chứ bây giờ người ta giao cảm được con trâu nó đang khóc, và đồng thời thì ông bị cái tưởng nó tưởng. Cho nên nó nói rằng đó là mẹ của cô, của ông, nó làm con trâu, bây giờ nó đang khóc, phải mua con trâu đó về để cứu mẹ, chúng ta không nên tin. Nhưng mà chúng ta trước cảnh con trâu bị giết, nó khóc, cho nên mua con trâu đó, để mà cứu nó. Thì thôi đó là lòng Từ, bi của mấy con đối với chúng sanh.

Cho nên nó có nhiều cái hiện tượng, có nhiều người có những cái tưởng, tưởng lực mà giao cảm được, nhưng mà nó giao cảm được trong một cái kiếp này mà thôi, trong cái hiện tại này mà thôi, chứ không hơn được, không kiếp khác được. Cái tưởng chỉ nó hoạt động trong không gian và thời gian trong một kiếp, chứ không thể nhiều kiếp được. Cho nên nó không có xa được, nó không có phi không gian và thời gian được.

(01:20:23) Đó thì mấy con thấy người ta luyện tập, người ta có cái tưởng như vậy. Cái tưởng của cô này cũng dữ lắm đó, Thầy chưa đến đây mà đã giao cảm được. Cái tưởng nó cũng dữ mà chưa có luyện tập, chứ cỡ mà luyện tập nữa cũng chắc không thua cái ông Thầy đó đâu.

Thôi mấy con Thầy sẽ gửi sách này, bởi vì đây không đủ, nhưng mà ở Hà Nội cô Liễu Tâm cô gửi cho đoàn, đến nơi đâu mà Thầy gặp thì gửi cho một ít sách biếu quà. Chứ Thầy mang sách Đạo Đức Làm Người từ ở trong miền Nam ra miền Bắc, tới Hải Phòng thì hết sạch, mấy ông công an hỏi xin cuốn một, còn có cuốn hai thôi.

Phật tử nữ: Dạ con xin bạch Thầy, hôm qua là chú đó, họ ở Ninh Bình họ vào nhờ in pháp của Thầy nhưng chưa thấy về. Họ về hôm nay chưa đến được, họ xin Thầy nhận cho để in kinh sách.

Trưởng lão: Mấy con ở ngoài này, Thầy thấy vất vả lắm. Để Thầy còn ban cho mấy con thêm nữa, để cho các con được rảnh rang đi học. Còn ban cho mấy con, giúp cho đỡ mấy con học bổng, để mà đi học đạo đức, mấy con khổ lắm, Thầy biết. Liên Hương nhiều ngày rất là vất vả, Thầy sẽ gửi lại cho mấy người đó, được không con?

Phật tử nữ: Con xin bạch Thầy, họ có tâm xin Thầy nhận cho họ, xin phép họ là xin quy y. Hôm qua họ đến họ chờ mãi…​

(1:22:11) Trưởng lão: Được rồi, để Thầy biên y rồi quy y. Nhưng bây giờ Thầy gửi cái số tiền này, phải tiền này không con? Số tiền cúng dường, Thầy cho in kinh sách.

Phật tử nữ: Dạ!

Trưởng lão: Cho Thầy gửi cho con, con sẽ đem về con mua bánh hoặc mua thực phẩm gì cho mấy cháu, cho Thầy gửi cho con.

Phật tử: Xin kính bạch Thầy, chúng con xin Thầy chứng minh cho chúng con được ba lạy này, Thầy chứng minh cho cái biết lòng biết ơn cho chúng con với cái tình yêu thương vô lượng của Thầy đối với chúng con, đã chỉ giáo cho tất cả chúng con hôm nay, để mọi người được từng bước phá dần cái vô minh, để đi đến con đường sáng. Xin Thầy nhận lễ cho chúng con, năm lễ…​

Trưởng lão: Đây con nhận cái số tiền này đi, (…​), con sẽ an ủi thay mấy cháu đó cho Thầy. Tới đây thôi.

Thôi Thầy chào mấy con, Thầy đi vô Thầy làm việc, con ngồi đi con.

HẾT BĂNG