Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Tu sinh
Ngày giảng: 04/2006
Trưởng lão: Hôm nay Thầy, qua một cái chuyến đi từ Nam ra Bắc, Thầy đã tiếp một số phật tử rất đông. Họ hướng về con đường tu tập Nguyên Thủy. Nhưng chuyến đi của Thầy là có mục đích chứ không phải đi chơi. Đi với mục đích là để quan sát coi cái số phật tử từng các tỉnh cho đến Hà Nội, số lượng đông hay là ít và có thể thành lập được cái Trung Tâm An Dưỡng và chi nhánh An Dưỡng hay không? Đó là cách thức Thầy đi.
Bởi vì theo Thầy thiết nghĩ, khi mà mở mang cái Trung Tâm An Dưỡng thì mục đích để làm gì? Cái mục đích Trung Tâm An Dưỡng để làm gì? Cái mục đích Trung Tâm An Dưỡng là mở mang cái lớp học Bát chánh Đạo, tức là tám lớp học ba cấp cho mọi người.
Bây giờ mấy con vào đủ, Nguyên Thanh, hôm nay con đừng có quay phim, đừng có gì hết con, cứ nghe Thầy nói chuyện.
Trong cái chuyến đi là cái chuyến thăm dò, mấy con chưa biết. Trong khi Thầy dạy cái lớp Chánh Kiến ở đây hơn 4 tháng thì Thầy thấy cái kết quả của sự học tập của mấy con qua những bài viết của mấy con, kết quả học tập thôi. Thầy thấy mấy con có cố gắng hết mình dù là tuổi lớn như cô Huệ Ân cũng ráng cầm cây bút viết những cái bài học từ triển khai cái tri kiến của mình. Đó là cái nổi vui mừng nhất của Thầy.
(01:28) Thầy thấy rằng từ nhỏ tuổi cho đến người lớn tuổi đều cố gắng hết mình để tu học. Mà đây là cái lớp Chánh Kiến là cái lớp học, chứ chưa phải là cái lớp tu. Cho nên muốn tu thì nó bắt đầu từ lớp Chánh Tư Duy, khi mình suy nghĩ một cái niệm, một cái cảm giác, một cái cảm thọ trong thân của chúng ta hoặc một cái ác pháp tác động vào thì chúng ta xả tâm tức là chúng ta ly duc ly ác pháp.
Cách thức tu tập từ cái lớp: Lớp Chánh Kiến là khai triển những gì cần thông hiểu, phải thông hiểu. Còn cái lớp Chánh Tư Duy những gì tu tập cần tu tập. Đức Phật đã dạy như vậy, chứ đâu phải là lớp nào mình cũng tu, lớp nào mình cũng học.
Nhưng mà cái hiệu quả của lớp Chánh Kiến để thấy được triển khai được tri kiến hiểu biết như thật của mấy con có tiến triển. Vì thế mà tám cái lớp học này được thành hình thì ít ra mình phải chuẩn bị cho các lớp học khắp đất nước này.
(02:21) Cho nên trong chuyến đi không có nghĩa là nó có sự việc gì Thầy bỏ Thầy đi, không phải. Nhưng mà những cái sự việc này xảy ra với Thầy thì Thầy thấy đó là một cái duyên để tạo cái bước tiến của triển khai cái Chánh pháp của Phật. Chứ không phải là một sự kiện nó xảy ra một điều gì, đó là một cái đứng trong cái thế mà mình chỉ thấy đó là bi quan, yếm thế rồi mình thấy mình thụt lui, không phải, không phải vậy.
Chính một người đứng trên nhân quả, người ta thấy một cái điểm, thấy một sự việc xảy ra, thì sự việc xảy ra nó báo cho chúng ta biết trước cái đường chấn chỉnh Phật Giáo nó có nhiều khó khăn. Nhưng khó khăn mà một khi mà con người quyết làm, quyết chí để chấn chỉnh lại Phật Giáo, để dựng lại Chánh Pháp của Phật để đem lại nền Đạo Đức Nhân bản - Nhân quả cho mọi người, thì nhân quả nào nó cũng sẽ vượt qua, nhất là một người đã làm chủ Sanh, Già, Bệnh, Chết. Họ chẳng hề nao núng, sợ hãi trước một cái ác pháp nào cả.
Cho nên trong chuyến đi hơn nữa tháng, Thầy đã thấu suốt từng tâm niệm của mọi người hướng về Chánh Phật Pháp rất đông và còn đông hơn nữa. Cho nên nhìn thấy cái sự việc như vậy đó, thì thấy cái trách nhiệm của Thầy, nó không phải nhỏ.
(03:30) Cho nên do như vậy, Thầy cần cố gắng hơn để Trung Tâm An Dưỡng được ra đời, được ra đời sớm chừng nào tốt chừng nấy. Trung Tâm An Dưỡng được ra đời là Thầy phải có người đứng lớp dạy, chứ một mình Thầy mà dạy từ Nam mà tới chí Bắc thì làm sao Thầy dạy hết.
Cho nên hôm nay về đây là cái lớp mà Thầy mở cho mấy con bắt đầu tu tập là phải chứng đạt chân lý. Nói chung chứng đạt Tâm Vô Lậu, tức là chứng quả A La Hán. Thầy chỉ nhận hai mươi người, sức của Thầy không thể giảng hơn hai mươi người. Bởi vì cái lớp tu chứ không phải cái lớp học. Lớp học mà mấy con nghĩ rằng sáu mươi mấy người mà bài vở của mấy con viết, Thầy phải thức suốt đêm mà chấm hơn một tuần lễ, như vậy thì mấy con biết rằng Thầy bỏ công sức của Thầy rất lớn trong cái lớp Chánh Kiến.
Còn bây giờ Thầy chỉ chọn hai mươi người để đào tạo cho họ chứng quả A La Hán. Quyết định là Thầy không làm thôi, mà Thầy đã hướng dẫn cho họ tu là họ phải chứng. Nếu họ không muốn chứng thì họ sẽ phạm giới. Mà Giới luật là hàng đầu. Đức Phật nói: “Giới sanh Định, Định sanh Tuệ”, mà Giới luật mà các con vi phạm là Thầy đuổi ngay ra khỏi lớp. Hôm nay là lớp tu, chứ không phải, lớp tu để chứng đạo đào tạo bằng phương pháp mà Phật đã dạy, chứ không phải để tu cầm chừng để tu chơi, không phải vậy.
Mà đây là cái lớp đào tạo, Thầy dạy như thế nào thì làm đúng như thế nấy, thì sẽ chứng đạo. Nếu như ai làm sai thì người đó Thầy thấy phạm vào Giới luật là người đó Thầy đuổi ra khỏi lớp, Thầy không chấp nhận người đó bởi vì lớp đào tạo, thà là còn trong lớp Thầy còn một người chứng đạo. Bởi vì mục đích chứng đạo là làm sáng tỏ lại Phật Giáo. Thầy dù có lập một ngàn Trung Tâm An Dưỡng mà không có người tu chứng đạo, Thầy có viết một ngàn bộ sách mà không có người chứng quả A La Hán, thì toàn bộ cũng giống như Đại Thừa mà thôi, không có khác gì hết.
(05:19) Hôm nay thì Thầy về đây Thầy chọn hai mươi người; mười người nữ, mười người nam. Người nào quyết thì Thầy kê ra những giới luật cần phải giữ gìn ngay từ lúc ban đầu, Thầy mới chấp nhận cho vào lớp tu. Còn không giữ gìn giới thì đừng mong Thầy chấp nhận cho vào lớp. Bởi vì Thầy thấy đi trên con đường từ Nam ra Bắc Thầy thấy người ta tha thiết muốn tu tập giải thoát. Nếu mà không đào tạo những cái người đứng lớp mà dạy thì một mình Thầy không dạy hết cái số lượng người. Mà không đứng lớp, mà không đào tạo được người chứng quả A La Hán thì con đường Phật pháp không dựng lại được, không dựng lại được rất là khó!
Cho nên hôm nay, ở đây người nào quyết tâm thì phải nói rằng phải Giới luật sống Giới luật đúng đắn.
Thứ nhất là chết trong Giới luật chứ không phạm giới. Cho nên ở đây không cần chúng ta phải phổ biến rộng, không cần phổ biến rộng, nghĩa là không cần cái mà chúng ta nói: “Thầy dạy như thế này, thế khác” hoặc là như hổm rày trong lớp Chánh Kiến, như Thanh Trí đưa lên mạng những bài vở Thầy cho người ta xem này kia, đó là cái tầm rộng, nhưng mà cái sâu không có thì cái rộng này là như cất nhà ở trên cái bãi sình lầy, nó không có móng chắc, nó sẽ lật đổ như thường.
(06:28) Cho nên hôm nay, chúng ta không cần hình ảnh, phim ảnh, không cần quảng cáo rằng Thầy dạy lớp như vậy, như vậy, không cần cho ai biết. Chúng ta âm thầm đào tạo ngay ở trong cái Tu Viện Chơn Như. Thầy ở đây Thầy tu làm chủ bốn sự đau khổ của kiếp người, Thầy tin rằng mọi người ở đây sẽ làm chủ được những cái điều đó. Mà ở đây nó sẵn sàng và nó có cái an ninh, ở đây rất rõ ràng. Ở chỗ khác mấy con đi với Thầy biết, tập trung đông như thế này là công an đến làm việc; nếu cái nhà đó mà không cớ với công an thì chúng ta sẽ bị động. Các con hỏi những người mà đi với Thầy coi có không?
May là trong khi đó đem theo bộ sách Đạo Đức Làm Người Rồi Minh Tâm khi mà công an đến làm việc, thì Minh Tâm đến nhỏ nhẹ nói chuyện nhưng nó vẫn nạt nộ, nó làm to. Rồi Minh Điền, tiếp Minh Điền to tiếng với nó, chống đối với nó nói rằng: Người công an làm như vậy không đúng”, nhưng nó cũng vẫn chưa chịu im đâu. Kế đó Thanh Quang đến nói chuyện với nó, rồi nó kêu ở trên Huyện xuống. Các con thấy rõ ràng mà, sơ xuất tại cái gia đình đó không có cớ, không có đi cớ, có vậy thôi.
Do đó, thì khi đưa cái bộ sách, nói Thầy dạy Đạo Đức như vậy. Đưa ra, chừng đó nó mới yên và đồng thời sau cuối cùng thì nó đến xin lỗi. Cái người công an mà la lối, oai quyền thì đi như một người công an nữa, cuối cùng thì đến xin lỗi Thầy.
Mấy con thấy, chỉ có Tu Viện Chơn Như nó mới bảo vệ cái sự an ninh. Chúng ta ngồi bây giờ hàng lớp đây, không bao giờ có ai đến quấy rầy. Nhưng mà chúng ta ra cái chỗ nào đó không có giấy phép mà tập hợp như thế này là chúng đến liền, các con thấy có chỗ nào yên không?
Đến nhà Thanh Quang ở, công an đến làm việc liền tức khắc, hỏi giấy tờ này kia đàng hoàng. Nhà của Thanh Quang, nhà của hai người con của Thanh Quang. Còn mấy nhà mấy người kia thì điều kiện là người ta có cái thế cho nên mình đến mình ở, nó yên ổn. Chứ thật sự ra mình ở mà mình không cớ đó thì người ta vẫn đến làm việc với mình. Nhà nước mà, họ vẫn đến làm việc với mình.
(08:25) Cho nên hiện giờ Thầy thấy có giấy phép thì làm, mà không giấy phép thì không được làm gì hết. Rồi một mặt là Đại Thừa không để yên. Các con hiểu được, trong cái chuyến đi Thầy quan sát hết từng chút, chỉ có Tu Viện Chơn Như là yên ổn nhất, không có chỗ nào yên ổn bằng. Sáu mươi mấy người, các con thấy từng lớp người bên nữ đi khất thực, đi ngoài đường; từng bên nam mình đi ở trong này đi ra rần rần như vậy, vẫn yên ổn không ai..
Cho nên trước khi mà Thầy gọi là giải thể để cho đóng cửa, bắt đầu cái lớp Tư Duy đóng cửa để cho chuyến đi của Thầy để quan sát, cũng là một cái chuẩn bị để thăm dò cái vấn đề, coi họ đối xử Thầy như thế nào? Thì mấy con thấy không có nơi đâu mà yên ổn bằng cái Tu Viện của chúng ta hết. Mấy con ở đâu mấy con về đây, vẫn yên ổn không ai nói gì hết. Đó là cái ưu điểm của Tu Viện Chơn Như. Và Thầy thấy không có đâu mà ở đây mà đào tạo 1 người tu chứng quả A La Hán bằng ở đây. Vì ở đây mới bảo bọc sự an ninh, sự yên ổn để chúng ta tu.
Nhưng mà chúng ta tu cầm chừng như thế này, tu mà không xả tâm. Mục đích chúng ta đến đây chúng ta xả tâm “Thấy lỗi mình, không thấy lỗi người”, mà cứ thấy lỗi người thì không thể nào tu được. Chúng ta chẳng biết ai làm gì, nhân quả để họ chịu. Chúng ta cứ giữ tâm Nhẫn nhục - Tùy thuận - Bằng lòng, vui vẻ trước mọi người, không thấy ai sai quấy mà chính lo cho mình sai quấy mà thôi. Đó là mục đích của Tu Viện Chơn Như.
Chúng ta đến không hơn thua với ai hết mà nhắm vào để giải thoát cho bản thân mình “vì mình còn tham - sân - si; vì mình còn mang bốn nổi đau khổ sinh - già - bệnh - chết; vì mình còn đang tiếp tục tái sanh luân hồi từ đời này đến đời khác, từ kiếp này đến kiếp khác mà không biết cách nào chấm dứt”. Mục đích chúng ta là thoát khỏi cái bản thân của mình sinh ra làm người, sanh ra trên hành tinh này đã là con người ai cũng khổ hết. Khổ vì tham - sân - si; khổ vì mạn - nghi. Các con thấy Ngũ Triền Cái, đức Phật đã xác định 5 cái điều khổ. Chúng ta nghi ngờ chưa chắc đã là đúng, biết người ta làm gì, mình nghi ngờ một chút là đã tự làm khổ mình. Càng lúc càng lún sâu vào con đường đau khổ cho người, cho mình.
(10:32) Cho nên chúng ta hãy cố gắng, cố gắng mà xả tâm, xả hết. Cuộc đời này có gì, chết rồi chẳng có mang theo gì cả, chỉ có thiện - ác, chỉ có nghiệp thiện - ác mà thôi, không còn gì cả. Đời còn gì? Thân này thì vô thường, nay sống mai chết, nay mạnh mai đau không chừng. May ra giáo Pháp của Phật còn có đủ chút ít để mấy con tác ý làm chủ được những bệnh nho nhỏ. Còn những bệnh nghiệp nặng thì mấy con làm sao đủ sức? Khi mấy con chưa đủ đạo lực, thì đứng trước những cơn bệnh ngặt nghèo, mấy con chỉ nhìn ngó mà thôi.
Đứng trước cái chết mấy con cũng chưa biết cách làm sao làm chủ cái chết. Tuy cô Huệ Ân có trình bày cho Thầy nghe được mười lăm phút tịnh chỉ hơi thở, nhưng chưa trọn phải tiếp tục tu nhiều hơn, nhiều hơn nữa. Cho nên muốn được vậy thì mọi người trong chúng ta, ai là người quyết tâm tu hành đã bỏ hết cuộc đời vào Tu Viện Chơn Như tu tập, thì đương nhiên chúng ta không còn gì nữa hết. Chỉ còn có mục đích là làm sao làm chủ được bốn sự đau khổ và chấm dứt luân hồi bằng cách chúng ta sống hiện tại mà biết cách làm chủ nó.
Nhận thấy rõ là chúng ta chấm dứt sanh tử luân hồi; và đi về đâu khi chết rồi; cái gì còn, đi về chỗ nào? Chúng ta nhận rõ ràng, chứ không phải nói lơ mơ, mơ hồ mà đây là một sự thật mà Phật pháp không dối người, mà Thầy là người đã chứng minh cho sự không dối người, không dối người.
Thế mà các con quyết tâm theo Thầy thì phải nghe lời Thầy để chấm dứt được tất cả những ác pháp, phải ngăn chặn, phải diệt trừ để tâm thanh thản - an lạc - vô sự.
(12:10) Cho nên cái lớp sắp tới đây, Thầy sẽ chọn hai mươi người, Thầy quyết định chọn hai mươi người. Mà mười người không lấy hơn mười người.
Bởi vì phải chăm sóc các con cẩn thận, kỹ lưỡng từng tu tập. Từng những bài pháp mà các con triển khai tri kiến của mình xả từng tâm niệm ác. Ví dụ như mấy con ngồi chỗ, lớp Chánh Tư Duy không phải là Chánh Kiến, Thầy không cho các con một đề tài mà chính từng tâm niệm của các con khởi lên là một đề tài cho mấy con.
Và mấy con phải cố gắng như Thầy đã nói, chỉ cần tu một phút, một phút nhiếp tâm an trú, không cần hai phút, ba phút. Nhưng lúc nào mấy con vào một phút đều phải đạt được cái chất lượng nhiếp tâm và an trú, chứ không phải lúc thở như thế này, lúc thở như thế khác.
Nhìn hết vọng tưởng là mấy con cho nó là một phút, nó không phải vậy. Một phút mà nhiếp tâm và an trú, các con có nghe chữ "An trú" không? Chỉ một phút mà mấy con ngồi như thế này, mà mấy con nhiếp tâm thở ra - hít vô, thở ra - hít vô, cố gắng tập trung biết hơi thở thì nó không niệm chứ có gì. Nhưng mà không niệm đó nó không có an trú.
Cho nên khi các con một phút mà an trú thì ba mươi phút vẫn thấy nhanh chóng gọi là an trú. Cho nên Thầy bảo các con cứ tập một phút đó, để từ một phút đó mà rút tỉa kinh nghiệm mới thấy khi mà nó lọt vào trong một phút mà an trú thật sự đó, thì mấy con thấy một giờ nó cũng nhanh như chớp, nó quên thời gian.
(13:51) Còn mấy con vào không được, lúc thì được lúc không, tức là mấy con chưa nhiếp tâm được một phút. Các con thấy có lúc thì mình thấy an ổn, mà có lúc không an ổn về hơi thở. Nhưng mà Thầy dạy mấy con một phút mà thôi, chưa dạy mấy con nhiều.
Phải tập trong một phút, quyết tâm trong một phút. Thầy thấy cái khả năng của mấy con thừa sức nhiếp, nhưng mà an trú cho được một phút đó là cái khó chứ không phải dễ. Nhưng chúng ta tập rồi sẽ được, người nào tập cũng được hết. Bởi vì nó không ngoài khả năng của mấy con, cho nên mấy con tập được. Người nào cũng tập được, dù 1 người dốt nát cách gì tập cũng được.
Còn khi không mấy con nhiếp một phút, ức chế tâm của mình chưa an trú được, mấy con cứ tăng tăng, tăng dần lên năm, mười phút, hai mươi phút thì cái đầu của mấy con sẽ căng và mấy con sẽ lọt vào tưởng. Cho nên Thầy bảo mình tu, thì mình tu đúng lời Thầy dạy, đừng tu sai lời Thầy dạy.
Còn hiện giờ Thầy dạy mấy con xả tâm là mấy con biết cách để tự nhiên tâm thanh thản - an lạc - vô sự. Chứ không phải "giữ gìn" tâm thanh thản - an lạc - vô sự, mà biết cách để tâm thanh thản, an lạc tự nhiên mà quan sát Thân - Thọ - Tâm - Pháp bốn chỗ đó coi có chướng ngại pháp gì không để mà đẩy lui, đó là giai đoạn đầu.
(15:05) Còn hiện giờ mấy con tập nhiếp thân trên thân để khắc phục tham ưu theo pháp Tứ Niệm Xứ, thì mấy con nhận sự luân chuyển khi bước đi, nhận sự rung động khi ngồi, cứ tu như vậy thôi đừng tu gì khác hơn hết. Cứ tu như vậy năm phút đến mười phút thôi, đừng tu hơn.
Để chừng đó rút tỉa qua kinh nghiệm đó, nó có những trạng thái xảy ra cho mấy con, rồi cái đúng cái sai của mấy con Thầy sẽ xác định cho. Chứ mấy con biết trạng thái xảy ra đúng chỗ nào, sai chỗ nào? Mấy con đi tới đó chưa? Con đường chưa đi tới mà bây giờ mấy con tu năm phút, mười phút trong trạng thái rung động của thân, “cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra”.
Từ một phút đến năm phút; từ năm phút đến mười phút, nó có sự thay đổi tâm mấy con. Chứ không phải nó một sự thật bình thường trong một sự bình thường, mà sự thay đổi đó đúng sai chỉ có Thầy biết! Mấy con làm sao biết được đúng? Con đường chưa đi tới thì chỗ này cái hầm, chỗ nọ cái hố, chỗ kia bãi sình lầy, mấy con biết đâu mà tránh, chỉ có Thầy.
(16:08) Nhưng có Thầy mà rất nhiều người thì làm sao Thầy giảng hết được, Thầy làm sao mà Thầy theo dõi giúp mấy con được. Hai mươi người, sức của Thầy hiện giờ chỉ có hai mươi người. Mấy con chờ, chờ đợi Thầy không lâu đâu. Thầy đào tạo cho cái lớp người này họ tu chứng, họ sẽ giúp mấy con. Chứ hiện giờ thì Thầy đã già yếu rồi, Thầy biết.
Và đồng thời khi họ tu xong, Thầy sẽ đưa họ về những khu An Dưỡng, những chi nhánh An Dưỡng, Trung Tâm An Dưỡng để họ đứng lớp, họ sẽ dạy lớp Chánh Kiến.
Như hồi nãy Thầy nói:
Cái lớp Chánh kiến là sự khai triển sự hiểu biết của mấy con đúng Chánh Pháp của Phật.
Cái lớp thứ 2 là lớp Chánh Tư Duy để mấy con xả tâm, xả tâm ly dục - ly ác pháp.
Lớp thứ 3 dạy mấy con oai nghi tế hạnh - chánh ngữ là dạy mấy con ngôn ngữ suốt một năm, dạy về cách thức lời ăn tiếng nói.
Chánh Nghiệp: dạy mấy con oai nghi tế hạnh từ cái đi đứng nằm ngồi nói nín, ăn uống, cách thức. Ngồi ăn như thế nào đúng; ăn như thế nào sai.
Qua một chuyến đi này Thầy dạy các thầy có rất nhiều điều mà hầu hết mọi người, Thầy thật sự Thầy nói, nhưng mà mọi người thấy Thầy ngồi ăn, họ cũng không thèm để ý. Cho nên họ vẫn chứng nào tật nấy, cũng ngồi ăn một cách rất là thiếu oai nghi, lẽ ra cái duyên đi chung với Thầy, ăn chung với Thầy một mâm mà họ quên quan sát cách thức ăn, cách thức ngồi của Thầy như thế nào. Ngồi ăn mà ngồi xếp bằng thì thường mọi người đều ngồi thụng lưng, không ngồi thẳng. Tướng ăn của Đức Phật, đức phạm hạnh là phải ngồi lưng thẳng, tướng phước điền. Người khác nhìn vào thấy cái tướng mà ngồi cúi đầu mà khom ăn là cái tướng phàm phu không đúng cách.
(17:58) Ngồi thẳng lưng, Thầy nói đơn giản để biết rằng cái lớp Chánh Nghiệp là dạy oai nghi tế hạnh, đức hạnh, đức về ngôn ngữ, hạnh về những hành động thân của mình. Cho nên hiện giờ mấy con ngồi ăn, Thầy biết rằng mấy con ngồi ăn theo kiểu phàm phu không thể nào là phạm hạnh được. Vậy thì phải học cái lớp Chánh Nghiệp, nếu không học mấy con làm sao biết. Mà không biết cho nên vì vậy mà kẻ ngồi ăn thế này, người ngồi ăn thế khác, không được.
Các con thấy cầm một trái chuối lột ra cắn ăn, các con thấy bình thường, nhưng đối với con mắt của Phật đó là một loài động vật, một con khỉ. Các con có thấy con khỉ ăn chuối không? Nó cũng lột như chúng ta, rồi nó cũng cắn, rồi nó cũng ăn. Nhưng Đức Phật lại dạy chúng ta cách khác, cái oai nghi khác. Khi lột trái chuối xong thì chúng ta dùng cái muỗng hoặc tay chúng ta bẻ bỏ vào trong cái bát ăn vì chúng ta có cái bát mà. Đức Phật ví “cái bát của chúng ta đó là mỏ của con chim, còn cái y của chúng ta là đôi cánh của con chim”. Các con có nghe lời dạy đó không? Các con có nghe.
Cho nên, con chim ăn là phải nhờ cái mỏ, thế mà chúng ta không nhờ cái mỏ mà nhờ cái tay, bánh thì kê vô cắn, có phải không mấy con? Chứ mấy con có bẻ bỏ vô trong bát đâu mà múc ăn, có đúng không?
Trái chuối, hoặc trái cây, hoặc là xoài, cái gì thì mấy con cứ bốc, không đúng cách. Cho nên trên bước đi mà hầu hết là các con cùng được duyên, cùng Thầy đi trên một chuyến đi và đồng sống với Thầy, từ cái ăn, cái ngủ, đi đứng, tất cả các nói, nếm luôn luôn đem cái lòng từ thương yêu tất cả mọi người. Không bao giờ, mặc dù người đó làm trái ý mình, không bao giờ mà Thầy có sự bất mãn hoặc nói một lời nặng nhẹ nào. Trừ ra có những lời giáo dục các con, mà Thầy nói thôi.
Còn đối với phật tử, không có một người nào Thầy nặng lời với họ, mặc dù có nhiều khi có những người làm trái ý, họ muốn quyền hành điều khiển cả Thầy, nghĩa là điều khiển theo họ. Nghĩa là họ phải điều khiển, dẫn dắt Thầy từ chỗ này đến chỗ khác khi Thầy không giao họ, họ vẫn làm. Còn Thầy giao họ tức là họ có bổn phận giúp Thầy. Ví dụ như Thầy giao cho Thanh Trí, ờ bây giờ đây về đó con phải liên hệ địa điểm nào, con phải vẽ cái chương trình. Đó là cái nhiệm vụ của Thanh Trí làm là đúng.
(20:25) Còn có nhiều người Thầy đến tiếp xúc với họ, thì họ muốn dẫn đi đâu thì họ dẫn, họ muốn nói gì đó thì họ nói. Sự thật ra họ muốn dẫn dắt Thầy đi trên con đường của họ, làm chủ. Nhưng mà Thầy vẫn tùy thuận, Thầy không thấy đó là trái. Thầy tùy thuận cho mọi người vui vẻ và giúp họ vượt qua những cái khó khăn, cái không đúng đó.
Mấy con đi với Thầy mấy con thấy các điều đó hết, không có một người nào mà làm Thầy nghịch ý trái lòng. Thầy tùy thuận, Thầy luôn luôn tùy thuận với mọi người, chấp nhận từng cái ý của họ, cố gắng khuyên họ đoàn kết, thương yêu nhau, tha thứ những lỗi lầm của nhau mà thôi.
Đó, cho nên đối với Thầy, tình thương là trên hết. Cho nên hôm nay vì sự thương yêu ấy mà Thầy sau chuyến đi này, tức là gieo một cái nhân để cho các chi nhánh của Trung Tâm và Trung Tâm An Dưỡng ra đời. Gieo cái nhân thì sẽ có cái quả ngày mai. Nhưng mà cái quả ngày mai có, mà ngày hôm nay mình không đào tạo những người có đủ khả năng để đứng các lớp dạy thì lấy đâu mà dạy?
Cho nên các con đi với Thầy các con biết, biết rõ ràng. Nhưng việc làm của Thầy thì mấy con không biết, các con cứ nghĩ rằng Thầy làm như vậy là ngày mai, ngày mốt là thành, không phải. Gieo cái nhân này ít ra năm năm, mười năm nó mới thành hình chứ không phải ngay bây giờ.
Cũng như bây giờ, mấy con bỏ cái hạt giống xuống đất, mấy con tưới nước. Ngày nào cũng chạy ra thăm, sao thấy nó chưa lên, nghe sốt ruột. Còn riêng Thầy, Thầy biết thời gian bao lâu cái hạt giống này nó sẽ lên. Đó là cách thức của Thầy, Thầy biết ôm cái hạt giống này năm ngày nó lên, ôm cái hạt giống này nó phải nữa tháng mới lên. Có loại chứ, có loại nó lên nhanh, nhưng có loại nó lên lâu, chứ không phải loại nào cũng lên như nhau.
(22:02) Ví dụ như mấy con đem cái hột xoài mấy con ghim xuống đất ba bữa làm sao nó lên được? Nhưng mấy con đem hạt lúa, mấy con ném xuống đất, ba bữa thấy nó ló rễ lên, có phải không mấy con?
Mấy con thấy người ta gieo mạ không, cái thời gian ngắn chứ đâu có dài; còn trái lại cái hạt xoài ba bửa, thấy nó nứt mầm chưa, nó nằm trơ trơ, có đúng không? Có loại giống nhanh, có loại giống lâu chứ. Nhưng mà cái loại giống của Thầy là cái loại giống mà nó đem lại vĩnh viễn cho loài người thì nó phải lâu chứ! Các con thấy cây xoài nó lớn hơn cây lúa, hay là cây lúa nó lớn hơn? Thầy đem cái nhân quả để cho mấy con thấy, Thầy chứng minh cái nhân quả của thảo mộc với nhân quả của con người làm để chúng ta thấy rõ ràng.
Cái giống nào thì nó phải cho con cái giống nấy. Cái vấn đề đạo đức, xây dựng đạo đức là hạt giống tốt cho con người trên hành tinh, thì cái hạt giống tốt đó nó phải có thời gian dài, nó mới nảy nở được.
Cho nên Thầy gieo cái giống đó, nó có thể đời nay nó chưa lên được nhưng đời sau nó lên, các con có tin điều đó không? Sự thật ra các con nên tin chứ sao. Bây giờ nếu mà không có sách Đạo Đức của Thầy thì ai biết, tức là không có hạt. Nhưng mà đã có sách Đạo Đức của Thầy rồi thì cái hạt giống đã có rồi. Bây giờ đó chúng ta ươm nó, rồi công lao chúng ta tưới nước, chúng ta hằng ngày tạo cho nó đúng cái độ để cho nó lên. Thì hôm nay Thầy gieo cái nhân tức là có cái hạt giống Đạo Đức của Phật triển khai ra.
Bây giờ nó mới, Thầy đi như vậy là đem cái hạt giống đó mà ươm, có phải đúng không? Nhưng mà chờ nó lên chứ, đâu có nhanh được. Nó là cái loại giống có thể đem lại sự lợi ích từ đời này đến đời khác. 2550 năm cái hạt giống của đức Phật ươm đến giờ này, cái hạt giống của đức Phật gieo đến giờ này Thầy mới ươm nó. Đức Phật đã có cái hạt giống đó, nhưng mà chưa có người nào mà đem ươm trồng, cho nên cái hạt giống đó nằm ở toàn bộ ở trong kinh sách Nguyên Thủy. Giờ này Thầy là cái người mà chịu khó. Mấy con thấy nếu mà Thầy không chịu khó thì làm sao mà Thầy mở cái lớp dạy Chánh Kiến cho mấy con, làm sao mà Thầy đi từ Nam ra Bắc? Đó là cách thức ươm hạt giống, các con hiểu chưa?
(24:19) Thầy đang ươm hạt giống mấy con, thì Thầy nghĩ rằng cái hạt giống này nó sẽ lên chứ. Cho nên nó lên thì nó thành hình. Mà nó lên thì phải có người tiếp tục chăm sóc nó chứ, chứ có mình Thầy chăm sóc nó sao được. Thì như vậy là cái lớp mà mở để đào tạo những bậc tu chứng quả A La Hán cần thiết, cần thiết trong lúc này. Biết mình làm cái gì trước, làm cái gì sau.
Bây giờ mình đem cái hạt giống Đạo Đức mình ươm lên, thì mình phải mướn một số công nhân viên để mà chăm sóc tưới nước chứ. Chứ nếu mà những người công nhân viên, không có những người mà giúp đỡ Thầy thì các hạt giống này chỉ có khô cằn mà chết thôi, có phải không? Chứ mình Thầy làm sao? sức của Thầy làm sao tưới nước hết được. Những hạt giống cần thiết phải có người phụ, chứ không thể nào được.
Ví dụ như Nhà nước lãnh đạo mà chỉ có ông Chánh phủ thì ổng làm sao ổng cai trị đất nước, ít ra cũng có nhiều người. Ví dụ như chương trình giáo dục đào tạo văn hóa của nhà Nước mà chỉ có ông Bộ trưởng bộ Văn Hoá ổng ngồi đó ổng dạy ai? Ít ra thì ổng phải có những người làm việc với ổng và dưới đó phải có những người mà thầy giáo, cô giáo, có phải không? Mới là bộ Giáo dục. Chứ còn nếu không có, thì làm sao? Mấy con thấy trong vấn đề này, mấy con có hiểu được từng chút như vậy, nó là khó.
(25:27) À, bây giờ đã có hạt giống rồi, đem ươm nó rồi. Bây giờ phải đào tạo những người chăm sóc, thì trong khi chăm sóc thì Thầy đã nói với mấy con, cái sức của Thầy chỉ đào tạo được hai mươi người, hơn hai mươi người thì sức của Thầy…
Như vậy là bên nam của mấy con là thừa, bây giờ mấy con là mười mấy người rồi. Hiện bây giờ ngồi trước mặt bên nam là mười bốn người. Mấy con thấy cái sức của Thầy chỉ có mười người, mà Thầy nhận bốn người nữa là Thầy vất vả lắm. Mà các con biết bây giờ đâu có nghĩa là ngồi đây mười bốn người, mà hai mươi người, rồi bốn mươi người. Ai mà nghe cái lớp đào tạo để tu chứng thì ai cũng ham hết mấy con, ai cũng muốn mình giải thoát hết. Nhưng đến khi vào lớp tu học thì mấy con sẽ thấy khó khăn, rồi mấy con sẽ rớt. Thầy tin bây giờ Thầy có nhận các con hai mươi người, ba mươi người, bốn mươi người, chắc chắn là mấy con sẽ rớt, sẽ rớt và loại ra ngoài lớp học. Điều đó là điều hẳn nhiên.
Mấy con biết rằng Giới luật của Phật không phải để cho người phàm phu mà để cho những bậc Thánh. Bởi vì nó là Thánh Giới Uẩn. Mấy con nghe Đức Phật nói Thánh Giới Uẩn. Bậc Thánh người ta mới sống nổi trong Giới luật của Phật chứ một bậc phàm phu sống không nổi nghĩa là sống sẽ phạm giới này, phạm giới kia, không bao giờ sống nổi.
Bởi vậy Đức Phật mới đặt cái tên của nó, giới luật của Phật, là Thánh Giới Uẩn. Một người bậc Thánh mới có thể giữ gìn những cái giới này, giới uẩn này thì mấy con là những người chứng quả A La Hán, là những bậc Thánh Tăng, Thánh Ni.
Như bên nữ mấy con, ở trong cái số mấy con, hiện giờ mà Thầy chọn mười người thì mấy con cũng thừa, mấy con cũng thừa rồi. Đó, mấy con cũng nhìn coi, bởi vì có mười người là phải thừa rồi. Nội là cái người hiện diện trong cái lớp của Thầy đang nói chuyện hôm nay là mấy con đã thấy thừa rồi, thừa với cái vấn đề mà Thầy chọn. Nhưng trong mấy số mà mười mấy người mấy con ở đây, chắc gì mấy con giữ gìn Giới luật nghiêm chỉnh đâu. Cái quan trọng là ở chỗ giới mà: “Giới Luật còn là đạo Phật còn, Giới Luật mất là đạo Phật mất”. Giới Luật nó sẽ ly dục - ly ác pháp. Giới sanh Định mà. Tu giới, giữ giới. Nói giữ gìn là không đúng mấy con mà “tu Giới, sống Giới luật”. Tu Giới chứ không giữ, giữ thì bị ức chế. Còn chúng ta tu để chúng ta sống đúng phạm hạnh, Thánh hạnh. Giới Thánh là Thánh Giới uẩn mà, nó là Thánh hạnh.
Cho nên trong sự tu tập của mấy con phải biết được mình đang tập làm Thánh. Mà cái lớp đào tạo này là đào tạo Thánh Tăng, Thánh Ni. Những con người sống không giống phàm phu, sống không giống động vật, oai nghi tế hạnh đầy đủ. Thì khi mà Thầy chọn đúng số rồi, Thầy sẽ mở lớp ngay đây, mà dạy từng ngày, từng giờ, từng phút, Thầy chịu. Không có giờ phút nào mà mấy con không gặp và gặp Thầy thì phải tu tập, thật sự tu tập, chứ không có tu lơ mơ.
Khi mà mấy con ở đây, mấy con vô lớp mà Thầy thấy nói chuyện là Thầy cho mấy con về liền tức khắc, nghĩa là cái người mà khởi sự nói và cái người mà đứng lại trả lời, hai người gặp mà nói chuyện với nhau là Thầy đuổi cả hai người. Lớp đào tạo không thể tha thứ được những cái lỗi lầm đó. Khi mà Thầy đã mở lớp học đó, lớp học đào tạo thì “Độc cư là bí quyết thành công của sự tu tập”, tức là Thiền Định.
(28:31) Nếu mấy con không giữ gìn, buộc lòng Thầy phải, dù thương mấy con cách gì, Thầy cũng cho mấy con vào cái chờ đợi một cái lớp khác, chứ cái lỗi của mấy con dù một lần. Thầy tuyên bố trước. Đây là cái lớp đào tạo để cho những người này sẽ đứng lớp, lớp Chánh Kiến để dạy các nơi, dạy các chi nhánh An Dưỡng.
Thầy tin rằng các vấn đề việc làm của Thầy nó sẽ được mở lớp và đâu đâu Nhà nước cũng sẽ chấp nhận . Bây giờ mới chỉ có hai cuốn sách Đạo Đức, nếu mà Thầy viết hai mươi bốn cuốn sách Đạo Đức xong rồi, xin phép xong rồi, thì ngay đó Nhà Nước đã lưu ý. Bởi vì nền Đạo Đức của Phật Giáo nó đã đem đến cụ thể rồi. Bằng chứng là mấy con đã thấy khi mà mình ra Hải Phòng, Công An đến làm việc. Đưa sách Đạo Đức ngay đó có một sự, coi như là bộ sách Đạo Đức có hai tập sách đi, là bùa hộ mệnh. Các con thấy bộ Đạo Đức nó ghê gớm. Như vậy các con đủ biết rằng nó đem lại sự bình an và mọi người, những người Công an, Chính quyền địa phương đó xin sách Thầy rất nhiều trong lúc đó Thầy chỉ còn một cuốn, hai cuốn gì thôi. Cho nên xin Thầy mà đâu còn có nữa, đến Hải Phòng là sạch hết rồi. Thì mấy con thấy trong vấn đề Đạo Đức rất quan trọng.
Nhà Nước, những cái người mà giữ gìn trật tự an ninh họ đọc sách Đạo Đức là họ đã chấp nhận ngay liền. Thì đủ biết rằng hai mươi bốn tập sách Đạo Đức Làm Người của Thầy được ra đời, được xin phép hẳn hòi, thì nhà Nước có quyền thay đổi. Mà hai mươi bốn cuốn sách Đạo Đức mà viết như vậy đó, ít ra Thầy cũng bỏ hai năm hoặc là ba năm cho đến bốn, năm năm . Hai mươi bốn tập mà giờ có hai tập, còn hai mươi hai tập nữa. Mấy con biết cứ mỗi tập là ba trăm mấy chục trang chứ đâu phải ít. Các con cộng lại đi, còn hai mươi hai tập nữa, bao nhiêu ngàn trang giấy chứ đâu phải ít công việc. Đâu phải cái sự làm việc nhỏ, làm việc nhiều chứ.
Hằng ngày phải được ngồi không, rảnh mà lại phải đứng lớp dạy mấy con hằng ngày, rồi ngồi lại viết, thì đâu phải là cái chuyện dễ dàng. Mấy con thấy Thầy phải tiêu hao cái năng lượng cái sức khỏe của Thầy vô cùng để đầu tư cho bộ sách Đạo Đức, không phải dễ đâu!
Thầy tin rằng trong các con, mà Thầy đã gợi ý trong cái lớp Chánh Kiến về Đạo Đức Nhân bản - Nhân quả để các con viết những cái bài đạo đức về nhân quả. Nhưng các con chưa được gợi ý đúng mức để mấy con viết, chứ nếu mà Thầy gợi ý đúng mức, mấy con viết thì mấy con viết rất hay. Mấy con thay Thầy, nhiệm vụ rất lớn, vì bản thân của mấy con đã trực tiếp trong cuộc sống đầy đau khổ, trong cuộc sống bằng nước mắt của mấy con, chứ không phải là chuyện thường. Mà chính vì cái hành động thiếu đạo đức bằng nước mắt của mấy con cho nên mấy con nói không sai, nói dạy đạo đức không sai. Nhưng chỉ cần triển khai giúp cho mấy con, để cho mấy con có cái hướng đúng, để mấy con viết ra mà thôi. Thành ra đợi biết bao nhiêu công sức của Thầy, Thầy chỉ gợi ý, rồi mấy con theo đó mà mấy con viết, thì cái đầu óc của Thầy nó còn làm việc nhiều chuyện khác nữa.
(31:27) Như các con biết, hiện giờ người ta nghe Thầy như vừa hôm qua Thầy tiếp thầy Chí Thiện ở tại Tu Viện, thầy chỉ xin Thầy cái giáo trình và giáo án của lớp Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, nghĩa là tám cái lớp này mà chỉ xin những cái giáo trình giáo án mà thôi, thầy có trình độ học Phật, cử nhân Phật học, học ở trường Đại Học Vạn Hạnh ở thành phố Hồ Chí Minh. Thầy có trình độ Phật học mà lại đi xin giáo trình để tu học của cái lớp của Thầy, thì thầy đã nghĩ gì mà lại xin những cái điều đó mấy con biết. Và Thầy đã sẵn sàng cúng dường Thầy một cái khu đất mà do Giáo hội ở Lâm Đồng đứng cho bảo lãnh, làm cái che chắn, làm cái tấm bình phong, để sau đó Thầy mở các lớp học.
Sự thật thì chúng ta phải nói đó là một cái điều tốt nhưng cái điều tốt đó không phải trọn vẹn. Cho nên chúng ta cần phải ở nơi Tu Viện của mình, để mình đào tạo con người của mình sẽ đứng lớp tốt hơn. Còn bây giờ Thầy vào đó thì coi như Thầy là công nhân viên của Giáo hội, làm việc cho Giáo hội, có phải không mấy con? Bởi vì đây Giáo hội mà, chứ đâu phải mà, bây giờ Thầy vào đó Thầy dạy thì đây là bị ở trong cái sự điều khiển của Giáo hội. Các con hiểu điều đó chưa? Thầy hiểu biết hết. Cho nên họ làm cái tấm bình phong cho Thầy được yên ổn, để cho mọi người vào tu tập yên ổn, nhưng điều kiện dưới sự chỉ đạo của họ viết sách dạy. Cho nên nó rất khó cho Thầy, chuyện làm công việc. Bởi vì theo Thầy đã thấy đúng, rất rõ. Cho nên phải cần thiết đào tạo ngay tại Tu Viện tốt hơn hết là bất cứ ở chỗ nào.
Và cái khu mà ở Long Thành thì nó là cái môi trường để cho chúng ta chuyển biến. Ví dụ như bây giờ mấy con phạm giới phá giới, Thầy đuổi rồi đó, chứ bây giờ Thầy đuổi mấy con sao bây giờ? Không lẽ giờ mấy con lỡ một lần rồi đuổi mấy con về gia đình thì tội mấy con chứ, đó các con hiểu điều đó. Cho nên không thể, mà ở đây nếu mà để mấy con, thì mọi người ở đây tu không được. Các con cứ nghĩ đi, mình ngồi cố gắng tập tu mà cứ nhóm này tập trung, nhóm kia nói chuyện thì người ta sẽ bị động tâm mất. Rồi mai mốt có người đến lôi mình luôn, nói chuyện luôn. Như vậy là luôn luôn lúc nào tâm cũng phóng dật hết, không làm sao mà Thầy hướng dẫn cho người tu chứng đạo được.
Thầy biết ăn nó không khó đâu mấy con. Ngủ không khó, mà độc cư nó rất khó. Đó là Thánh Giới Luật, mà người tu sĩ rất cần thiết để phòng hộ mắt - tai - mũi - lưỡi - thân - ý của mình. Không phòng hộ mắt - tai - mũi - lưỡi - thân - ý của mình là ngàn đời mấy con tu gì tu không chứng đạo, tu chơi thôi, phí công vô ích.
(34:02) Cho nên hôm nay, mấy con hiểu được cái mục đích Thầy đi từ Nam chí Bắc, rồi về đây bắt đầu mở lớp để dạy người tu chứng quả A La Hán. Thầy giám tuyên bố điều đó là tại vì Thầy biết con đường của đạo Phật là như thật, không có dối gạt. Nó là chương trình đào tạo cho con người trở thành những con người Vô Lậu, mà những con người Vô Lậu là Thánh A La Hán chứ không còn ai.
Đó là chương trình đào tạo hẳn hòi, hoàn toàn. Nó có bài vở, có kinh sách, có lời dạy của Đức Phật hẳn hòi. Từng bài, lớp nào ra lớp nấy. Mà đây Thầy tuyên bố cho mấy con biết - nếu mà Thầy soạn thảo cái giáo trình và giáo án tu học cho tám lớp này, là Thầy kết tập kinh sách của Phật, chứ không còn ai hết. Đúng đắn, không còn sai một điều gì.
Bởi vì bài kinh này từ xa xưa kia Đức Phật đã thuyết, tuy rằng nó có thêm bớt trong đó chớ không phải không, mỗi lần kết tập là người ta có thêm bớt, nhưng Thầy không quan trọng vấn đề đó. Cái thêm Thầy cũng biết, mà cái bớt Thầy cũng biết. Cho nên Thầy cứ lấy bài kinh đó, biết ở lớp nào, và dạy ngay cái lớp đó, để cho đúng cái bài kinh đó, ở trong cái lớp đó.
(34:56) Bởi vì Bát Chánh Đạo mà, chứ đâu phải nhất Chánh Đạo đâu, nó đâu có một lớp đâu. Các con nên nhớ nó là Bát Chánh Đạo tức là tám lớp của người ta mà, bát là tám mà, phải không? Chứ nó đâu phải là một lớp đâu. Nếu mà Đức Phật nói có Nhất Chánh Đạo thì chắc chắn có một lớp, còn cái này Bát Chánh Đạo mà. Vì vậy mà những bài kinh Đức Phật giảng đó là cái lớp nào, bài kinh nào ở lớp nào, nó cụ thể rõ ràng.
Như mấy con biết đó, cái bài kinh Thập Tượng ở trong kinh Trường Bộ thì nó là bài kinh để dạy cái lớp Chánh Kiến, chứ đâu có gì khác đâu. Cho nên mấy con học hết một phần mười, một phần một trăm của cái bài kinh đó, mà mấy con đã thấy cái tri kiến của mấy con ở tầm mức đó, một phần mười, một phần một trăm của trong bài kinh đó mà Thầy triển khai, mấy con mới học được bao nhiêu đó, mới học được một phần mười, một phần một trăm thôi. Chứ chưa hết cái bài kinh đâu.
Cái bài kinh rất nhiều để chúng ta thông suốt tất cả các pháp trong thế gian này. Cái gì chúng ta cũng hiểu: từng tâm niệm chúng ta hiện ra. Cái gì chúng ta cũng biết, nó ở đâu, nó là pháp gì: nó là nhất pháp, hay nhị pháp, hay là tam pháp, hay là tứ pháp, hay là ngũ pháp. Những cái bài kinh đó nó chỉ cho chúng ta biết ở đây có hai pháp, ở đây có năm pháp, ở đây có mười pháp. Thầy chưa dạy mấy con rõ ràng cái vấn đề đó.
(36:04) Cho nên mấy con làm sao hiểu được. Mấy con chưa hiểu đâu, chưa hiểu. Thì mấy con làm sao biết, nhưng mà Thầy tóm lược những bài kinh như: Nhân quả thảo mộc, nhân quả con người, rồi các pháp vô thường, rồi thân vô thường, rồi thân bất tịnh, thực phẩm bất tịnh.
Các con thấy những điều mà Thầy dạy cho các con, để thực tế cho mấy con hiểu, với một số pháp ở trong những cái bài kinh đó. Còn cái bài kinh đó, cả trăm bài chứ không phải là ít! Cho nên chúng ta cần phải học nhiều lắm. Nếu mà đào tạo thì chúng ta phải học suốt một năm trời để mà học tất cả những cái điều kiện mà Đức Phật dạy cho chúng ta thông suốt để triển khai cái Tri Kiến giải thoát của chúng ta. Cho nên áp dụng vào cái Chánh Tư Duy là chúng ta thấy tâm ly dục ly ác pháp hoàn toàn, rất là hay.
Cho nên ở đây Thầy nói cho mấy con biết rằng, bắt đầu từ ngày hôm nay Thầy sẽ chọn những người nào mà quyết tâm tu, còn những người mà đã rời bỏ nơi đây thì những người đó không có mặt hôm nay, thì để chờ khóa sau. Các con hiện diện ở đây có phước duyên. Còn bám chặt ở đây, bám chặt Tu Viện Chơn Như, nghĩa là sóng gió như vậy mà mấy con vẫn không bỏ đi, thì đây là phước của mấy con. Còn những người mà rời khỏi nơi đây, thì trở về đây Thầy không chấp nhận cho học lớp này. Tại sao vậy? Tại vì duyên họ không đủ. Họ chỉ bị ác pháp họ bỏ đi, rồi đây khi có ác pháp nữa thì họ cũng xách gói đi.
Còn những người bền chí trong ác pháp, trong sóng gió ba đào vẫn bám phao Tu Viện Chơn Như. Vì mấy con biết Thầy đã nói hồi nảy mà, có nơi đâu được bình an, an ninh hơn là Tu Viện này? Chúng ta ngồi đây nảy giờ có ai đến quậy chúng ta, chỗ ở nơi khác mà không trình là đến đây chúng ta không có ngồi yên đâu, có đúng không mấy con? Đó mấy con thấy rằng, cái nơi này là cái nơi bình an nhất để chúng ta rèn luyện và đồng thời chúng ta đã sẵn sàng, mỗi người một cái thất. Mỗi cái thất đều có phòng tắm, phòng vệ sinh riêng; đèn đuốc chúng ta đầy đủ, đường xá để đi kinh hành chúng ta có đủ, đâu có cần phải làm cái gì khác.
Bây giờ Thầy đi ra Phù Đổng, cái khu đất ở Phù Đổng, người ta có công người ta làm cỏ sạch sẽ lắm, những con đường có những gốc nhãn lớn như thế này, bóng mát, rập mát đẹp lắm. Nhưng mà muốn có được những cái thất có cái phòng vệ sinh để mà tu tập thì xây dựng nó ít ra cũng phải một năm chứ không ít, nó mới được như Tu Viện Chơn Như chúng ta.
(38:09) Còn bây giờ chúng ta sẵn sàng, ngay vô là chúng ta nổ lực tu. Như vậy những người hiện diện trước mặt Thầy có duyên khi mà Thầy trở về, đó là những người có duyên, Thầy đã nghĩ cái duyên còn lại. Còn mấy con mà đi rồi, thì đó là cái duyên mấy con không đủ, cái phước mấy con không đủ, thì mấy con đừng mong trở về đây mà Thầy đào tạo mấy con đâu.
Thầy chấp nhận, chỉ nhận mười người nam và mười người nữ. Và hiện giờ trước mặt Thầy, các con đang ngồi có mặt. Mà nếu Thầy định mười người nam và mười người nữ là cái số mà Thầy quyết định. Còn bây giờ cái số nó hơn Thầy nhận mấy con tu luôn; bởi vì mấy con có duyên, Thầy chịu khó hơn một chút, nhưng mà Thầy tin rằng nó sẽ rớt. Bởi vì Thánh Giới Uẩn nó sẽ không tha được cho một người phàm phu nào. Còn một tâm phàm phu là bị gạt ra ngoài hết bởi vì "Giới luật của Phật còn là đạo Phật còn, Giới Luật mất là đạo Phật mất".
Ở đây là chúng ta sống Giới để mà nói lên cái sự sống của đạo Phật còn hay là mất. Cho nên người nào mà sống không được Giới thì người đó phải rời khỏi Tu Viện. Còn ở lại được thì đó là cái quyết định của mấy con có mặt hiện giờ, tại đây. Thầy sẽ dạy từng chút để mấy con sẽ làm chủ được. Mà Thầy không dạy từng chút thì chắc chắn để buông lỏng mấy con tu, chắc chắn dậm chân tại chỗ và tu suốt đời cũng chẳng làm chủ được sinh tử.
Nghĩa là một khoảng thời gian nó không xa lắm, mười hai tiếng đồng hồ mà giữ, mà tu cách nào để mà cái tâm thanh thản - an lạc tự nhiên suốt mười hai tiếng đồng hồ là một chuyện không phải dễ làm. Các con nhớ, nếu mà dễ làm được thì các con đã làm xong rồi. Cho nên ở đây các con nhớ để quyết định, Thầy nói sai thì mấy con dừng lại, mà mấy con cãi lại Thầy, mấy con tu là mấy con chịu.
(39:47) Cãi như cô Tịnh Bản là chịu lấy cái hậu quả đó. Ở đây có nhiều người không nghe lời Thầy. Hở ra học bài, làm bài cứ ở trong thất nghĩ rằng mình nhiếp tâm là mình chứng, nhưng cuối cùng thì loạn thần kinh. Không nghe lời, muốn làm sao cho hơn mọi người, nhưng sự thật đạo Phật không phải là ức chế tâm.
Cho nên Thầy báo trước cho mấy con biết rằng, đây là Thầy trở về đây Thầy mở cái lớp đào tạo người tu chứng, thật sự chứng. Còn không chứng thì từ đây về sau Thầy không mở lớp nữa, Thầy dẹp. Tại vì chỉ còn có mình Thầy, không còn có người tu chứng thì để làm gì? Kinh sách Thầy dẹp, Thầy không cần nữa. Cái hướng của Thầy từ gieo cái nhân, tạo cái hạt để cho thành cái quả tốt cho loài người.
Mà nếu mà Thầy đào tạo một số người ở trước mặt Thầy mà không tu chứng quả A La Hán một người, thì Thầy nói mười người, hai mươi người này mà không chứng quả được một người để nói rằng Phật Pháp là có người thứ hai chứng như vậy, thì Thầy dẹp lớp, Thầy không cần nữa, Thầy bỏ. Chứ để mấy con quá khổ, tu tập đâu phải sướng. Ngày một bửa, sống cô đơn một mình mà không đạt được thì dẹp, chứ làm gì? Để cho người ta quá khổ. Phải mang được kết quả, còn không mang được kết quả thì dẹp.
Còn mấy con là người quyết tu thì dẹp hết, không được lao động làm một cái gì hết, làm người vô sự. Còn người nào có làm, có thích làm cái này, cái kia thì đi về làm. Ở đây là đào tạo người vô sự.
Đức Phật ngày xưa sống ba y, một bát, ngày đi xin ăn không làm một cái gì khác. Tối ngày lo quét tâm mình mà thôi. Các con lượng sức mình làm được thì ở tu, mà làm không được thì về. Thầy không có mời thỉnh, Thầy không ép một người nào cả, Thầy không mời thỉnh một người nào cả. Mấy con muốn theo Thầy thì theo mà không theo Thầy…
(41:14) Mấy con biết người ta nói xấu Thầy biết bao nhiêu? Mấy con tin Thầy thì mấy con còn ngồi đây. Còn nếu không tin mấy con đã đi xa rồi. Thầy có cần gì danh gì lợi đâu? Ai nói xấu Thầy gì cũng được hết. Con người của Thầy là con người giải thoát hoàn toàn, Thầy biết cả thân tâm Thầy rõ ràng. Cho nên người ta nói xấu Thầy, mặc, Thầy chẳng hề nao núng đâu. Nói Thầy như một người phàm phu, dục lạc đủ thứ cách này, kia. Nói mặc nói, Thầy không sợ cái điều đó đâu, đối với Thầy "Vàng thật không sợ lửa " đâu mấy con.
Mà mấy con thấy Thầy có minh oan điều gì đâu? Không nói một điều gì hết, ai nói gì cũng được hết, ai làm gì cũng được hết. Đối với Thầy, Thầy biết. Thầy tin rằng ở trước mặt Thầy còn có một người tin Thầy thật sự rằng Thầy giải thoát. Người đó biết rõ.
Còn hoàn toàn là mấy con bán tin bán nghi bởi vì những lời nói của họ đã làm cho mấy con không tin. Cho nên điều kiện mà ngày hôm nay Thầy mở lớp để đào tạo thì chỉ có người có đủ lòng tin nơi Thầy. Còn không đủ lòng tin thì mấy con an tâm mấy con cứ rời khỏi đây. Thầy không cần, không cần, Thầy chỉ cần 1 người tu chứng ở đây là đủ, một người theo Thầy tu chứng là đủ.
Thầy nói như vậy có nghĩa là Thầy dựng lại Phật giáo bằng một con người thật, họ làm chủ giống như Phật. Cho nên cái lớp mười người này, thật sự ra Thầy tin rằng nó không phải một người vì cái sự đào luyện, cái sự đào tạo của Thầy, Thầy tin rằng qua kinh nghiệm của Thầy sẽ dẫn dắt họ đến nơi đến chốn. Còn các con bán tin, bán nghi thì điều đó tín lực là hàng đầu, lòng tin là hàng đầu. Mà thiếu lòng tin với Thầy thì mấy con dù muốn theo Thầy thì cũng tu chơi chứ không thật tình tu.
(42:43) Đối với Thầy theo Thầy tu thì Thầy cực, còn không theo tu thì cũng tốt chứ không sao hết. Cho nên, nếu mà không có cô Diệu Quang ở đây, thì cái Tu Viện này hôm nay hàng trăm trăm người, hàng triệu triệu người về tu tập chứ không phải là một. Nhưng mà có cô Diệu Quang là Thầy có phước rất lớn, Thầy không có cực khổ.
Và đến hôm nay là gạn lọc chỉ còn hai mươi người. Mà hai mươi người mà gạn lọc thì nó sẽ còn mấy người tu chứng. Trừ ra có những người tu chứng thì trước ác pháp họ không dao động tâm mà thôi, và cô Diệu Quang là cái người thực hiện những ác pháp đó. Cho nên sóng gió Chơn Như là cô Diệu Quang, tạo sóng gió để làm gì mấy con biết không? Để biết được mọi người có tu hay không tu, hay là nói miệng?
Thì hôm nay Thầy nói thẳng, nói thật cho mấy con nghe. Nếu mà cô Diệu Quang với những người khác bình thường, không có làm động điệu gì ở trong cái này thì Thầy nói là hàng trăm, hàng ngàn người về đây, về Chơn Như đông lắm mấy con. Họ rất sợ cô Diệu Quang đập họ thôi, bởi vì cô Diệu Quang lúc vầy lúc khác; nó không phải là một cái người mà cỡ bình thường thì chắc họ không sợ. Một người bình thường, Thầy nói một người bình thường thì họ đứng trước môi trường này, hoàn cảnh này thì họ không tác động, đó mấy con hiểu. Nhưng mà vì mục đích, cái phương pháp, cái mục đích để xả tâm chứ không phải mục đích ức chế tâm. Cho nên Minh Tâm tu ở trong thất là nhập định bằng sức định tưởng, coi như mình đã chứng đạo. Nhưng cô Diệu Quang đập cho một trận, thì Thầy thấy bay tuốt luốt không có chịu nổi sức mạnh của ác pháp, thế làm sao gọi là chứng đạo?
Còn mấy con thấy Thầy luôn luôn lúc nào cũng thản nhiên, bình an trước ác pháp, làm gì làm. Bởi vì một con người tu mà chứng đạo, danh không có, mà lợi không màng. Cho nên ai nói xấu mình, như không!
(44:43) Các con thấy như không, Thầy không phiền não, không trách người đó, mà Thầy thấy chính người đó mới thấy được tâm mình hoàn toàn bất động pháp. Thầy xứng đáng làm Thầy của mấy con. Mấy con ở đây mấy con chứng kiến điều đó mà, có người nào không chứng kiến điều đó đâu. Thầy không hề mở miệng rầy la một tiếng. Các con nhớ cô Diệu Quang đập ngay hai con sư tử. Cái bình hoa này ai cấm lại đây, hay là bình hoa mới? Còn cái lư hương này? Thì mấy con có thấy Thầy có rầy mắng cô Út đâu? Các con thấy Thầy thản nhiên trước những cái cảnh đó. Lẽ ra Thầy là một vị lãnh đạo, một vị dạy đạo trong Tu Viện này, Thầy là trụ trì của Tu Viện này thì một người nào làm sai quấy Thầy rầy, Thầy mắng chứ. Nhưng mà Thầy có nói đâu, không hề nói một tiếng nói nào hết.
Các con thấy đứng trước một cảnh động mà Thầy vẫn an nhiên như không có gì, bởi vì : "Các pháp đều là vô thường, đến giờ phút nó vô thường thì nó phải tan chứ sao!" Để làm gì? Để thấy được đệ tử của mình có xả được tâm không. Cái quan trọng là ở chỗ mấy con, để xem sự tu tập của mấy con năm tháng, ba tháng hay một năm, hai năm coi như thế nào? Tâm mấy con bất động thản nhiên như thế nào? Còn không bất động là mấy con dao động. Từ đó mấy con thấy như là lá vàng rơi.
Thì Thầy tuyên bố rằng chúng ta không xin phép, Công an sẽ đến làm việc thì mấy con có thấy được cái điều này không? Thầy đã nói mình ở đây mình tu mà người ta mời mình vào tù thì mình cũng tu chứ có gì đâu mà sợ! Mà lại đi? Thế mà Thầy tuyên bố rồi thì mấy con đi, phải không? Tức là mấy con sợ, chứ còn sự thật đó là Thầy biết mấy con còn yếu, cần phải tu tập nhiều. Chứ đối với Thầy vấn đề tù tội, Thầy có ăn trộm, ăn cắp đâu. Mà bây giờ nói Thầy tập trung vậy, không được, thì giải thể thôi.
(46:09) Còn người nào quyết tu thì cứ ở tu. Tôi tu mà. Tự do tín ngưỡng, ở chỗ kia tôi tu không được, tôi lại chỗ này. Tôi là người dân trong cái đất nước này, tôi có quyền tôi ở bất cữ chỗ nào. Mấy người không cho cứ bắt tôi vô tù tôi cũng ngồi tu, cứ giam đi, đem ra xã giam, đem ra huyện giam đi. Rồi cứ kêu án coi tôi, coi có cái pháp luật nào mà cái người tu mà kết án người ta? Thế mà hỏi tới thì sợ.
Cho nên đối với Thầy, Thầy không sợ. Họ mời Thầy vô khám Thầy cũng ngồi, ngồi đến lúc nào mà chứng thì thôi. Cuộc đời này không có gì, thân vô thường, các pháp vô thường, mọi sự kiện đều là do nhân quả, vui vẻ chấp nhận không có gì, đó là một cái người quyết tâm tu.
Cho nên hôm nay thì mấy con thấy lớp học bắt đầu, từ đây về sau Chơn Như yên lặng, sóng gió sẽ không còn nữa. Thầy tuyên bố mấy con bao giờ có sóng gió thì bao giờ cũng có mặt biển yên chứ, đâu phải sóng hoài. Nhưng hôm nay đến lúc sóng yên bể lặng, con thuyền đưa đến bến bờ. Thầy sẽ là người lái con thuyền, sóng gió không còn nữa, Thầy tuyên bố với mấy con như vậy.
(47:19) Bây giờ đó thì mấy con là những người đã về đây hiện diện trong cái buổi này mà nói chuyện hôm nay của Thầy, để mấy con biết và Thầy sẽ sắp xếp người nào quyết tâm, người nào không quyết tâm thì Thầy sẽ sắp xếp Thầy biết. Người nào tu chứng và người nào không tu chứng, ở đây Thầy chọn, mấy con khỏi lo.Và đồng thời Thầy sắp xếp cho mấy con tu.
Mấy con nên nhớ vào đây là mấy con nhớ Giới Luật. Mấy con đã đọc cái bộ sách Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống tập II: “Cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, sống không nhà cửa, không gia đình”. Mấy con sắp xếp nếu mấy con quyết tu để chứng quả A La Hán thì đừng có vướng mắc gia đình nữa. Ở đây sống không gia đình, không nhà cửa. Chứ mà còn gia đình, lăng xăng chuyện này chuyện kia thì mấy con dẹp xuống đi thì mấy con theo Thầy. Chứ mấy con lăng xăng đối với gia đình thì mấy con không theo Thầy nổi.
Bởi vì ở đây hiện giờ đầu tóc của mấy con còn là cư sĩ, nhưng mà vào cái lớp đào tạo chứng quả A La Hán là mấy con toàn là tu sĩ. Thầy không cần cái bộ áo của mấy con, cái đầu của mấy con đâu, mà Thầy cần cái tâm của mấy con đã giải quyết được gia đình của mấy con, là mấy con vào đây được. Đương nhiên mấy con tu sĩ để mấy con thấy trong một năm, hai năm, ba năm mấy con sẽ chứng quả. Đó là cái quyết định của Thầy.
Còn mấy con mà còn nhớ gia đình, nhớ con, nhớ cháu hoặc là nhớ cha, mẹ; lúc này không phải lúc mấy con nhớ. Ở đây là cái lớp đào tạo để mấy con trở thành Thánh Tăng, Thánh Ni thì mấy con không được còn để ái kiết sử đó. Mà ái kiết sử đó mấy con không giải quyết được thì mấy con nên biết rằng mình chưa có ổn thì nên về; chứ đừng có ngồi tu cái kiểu mà mất công Thầy chấm bài, phải theo dõi từng hành động của mấy con, mà làm cho Thầy mất thì giờ vô ích. Mấy con thấy còn dính vấp gia đình cái gì đó thì mấy con cứ trở về đi, lo cho nó xong đi. Chứ còn cái khóa này không thể chấp nhận những người còn tâm dính mắc của thế tục.
(48:47) Mấy con còn thèm ăn, còn khát uống thì mấy con ra ngoài ăn uống cho đã đi. Đi vô đây ăn để sống, sống để tu chứ không phải còn thèm ăn, thèm uống thế này thế nọ. Đó là cái quyết định của một cái lớp tu này. Còn mấy con còn ham ngủ thì mấy con ra ngoài, mấy con muốn ngủ giờ nào cũng được hết, chứ vô trong này rồi, thì giờ giấc phải nghiêm chỉnh. Ở lớp đào tạo thì mấy con phải biết: "Làm chủ ăn, làm chủ ngủ, làm chủ độc cư ", làm chủ mình tất cả mọi thứ thì mới đào tạo được.
Dẹp hết, chúng ta không tuyên bố một lời cho ai biết cái lớp chúng ta tu như thế nào. Không có người nào biết hết, nghĩa là không cho thông tin. Chừng nào tu chứng xong rồi, chúng ta tuyên bố cho mọi người biết. Lớp chúng tôi tu hai năm, ba năm, chúng tôi im lìm tu tập, bây giờ chúng tôi có năm người, mười người chứng quả A La Hán chừng đó sẽ tuyên bố. Chúng ta nói được làm được, còn bây giờ chúng ta nói được mà không làm được thì vô ích thôi, giống như Đại Thừa, giống như Kinh sách Phát triển.
Hiện giờ mấy con phổ biến bằng cách này bằng cách kia các lớp học của Thầy thì làm cho người ta sẽ dao động. Người ta thấy đây là đúng, hướng về. Nhưng mà mình không có cái chiều sâu, không có người tu chứng thì cái chuyện hướng về rất là đau khổ cho họ.
(49:40) Bằng chứng là Thầy đi từ Nam ra Bắc thăm các phật tử, người nào họ cũng khóc sướt mướt, từ người nam cho đến người nữ, họ mừng quá. Mà nếu không có người tu chứng thì làm sao chúng ta hướng dẫn họ, cả Nam Bắc như thế này, bao nhiêu người mà Thầy đã gặp trong chuyến đi này. Một mình Thầy dạy nổi không? Một mình Thầy đứng lớp để dạy bao nhiêu người này được sao?
Cho nên cần thiết những người tu chứng để các con thay Thầy đi từ tỉnh này đến tỉnh khác, khắp trong miền đất nước của chúng ta. Hướng dẫn cô, bác, anh, chị, em, chúng ta đang khổ đau, đang muốn sống đạo đức, đang muốn làm chủ sanh, già, bệnh, chết, đang muốn chấm dứt luân hồi. Họ đang tha thiết vô cùng, giọt nước mắt của họ đau khổ vô cùng trước cuộc đời, trước cảnh làm người.
Hôm nay Thầy nhắc nhở mấy con là cái mục đích nhận người. Phải nhận người như thế nào? Chứ những người lơ mơ thì mấy con nghĩ rằng đừng có tham đắm mà hãy chuẩn bị, đừng có tham. Ngay bây giờ Thầy mở lớp, mấy con đừng có tham mình chứng quả A La Hán, mà tâm mình ê chề, còn một bãi rác là không được. Phải biết mình, tu không phải dễ nhưng phải sạch sẽ, phải thanh tịnh thì mới được.
Bởi vì đứng trước mặt Thầy, ai cũng có cha mẹ, ai cũng có vợ con, thân thuộc; thì những điều này đã ổn định được, đã vui lòng những người đó được, thì chúng ta mới vào tu. Mà chúng ta còn làm họ đau khổ, còn làm cho họ phiền toái thì Thầy không chấp nhận những người như vậy. Bởi vì Đạo Đức sống không làm khổ mình - khổ người, mà đi tu mà làm khổ người khác, là không được.
Phải làm cho những người thân mình vui vẻ, bằng lòng, hết nhiệm vụ, bổn phận. Chứ bây giờ đi tu bỏ con còn nhỏ là điều đó Thầy không chấp nhận; còn cháu của mấy con thì thôi. Bởi vì cháu thì có cha mẹ nó phải lo, chứ không phải mấy con. Cái nhiệm vụ của mấy con hết rồi. Sinh con là mấy con đã nuôi lớn khôn rồi, chứ không phải ôm cháu, mấy con phải thấy điều đó.
(51:26) Cho nên phải lắng nghe lời Thầy mà chọn lấy con đường giải thoát cho chính bản thân của mình. Mình dẹp sạch hết. Ở đây tu không danh - không lợi mà tu để đạt được mục đích giải thoát, để tu làm chủ được bốn sự đau khổ sinh - già - bệnh - chết. Con đường của Thầy dạy rõ ràng, cụ thể chứ không còn mơ hồ chút nào.
Có một tâm niệm ác là nhất định ngăn và diệt chứ không thể đem nổi khổ do tâm niệm đó . Đó là một hiện thục chứ có cầu, có khẩn, có van xin ai mà hết cái niệm ác đó đâu. Mà chính chúng ta phải diệt nó và ngăn nó bằng những phương pháp, cách thức rất rõ ràng. Có quyết tâm thì những ác niệm đó làm sao xâm chiếm được tâm chúng ta. Có quyết tâm làm sao các cảm thọ đau khổ trên thân chúng ta mà còn ngự trị được. Đó là cách thức tu tập ở đây: có phương pháp, có cách thức hẳn hoi để đem lại sự bình an cho một con người, không còn đau khổ, không còn phiền toái. Đó chính là con đường của đạo Phật, phương pháp rõ ràng, chỉ cần có quyết tâm mà thôi.
(52:20) Cho nên hôm nay nghe những điều mà Thầy nói, phải cố gắng mà thực hiện. Nếu thực hiện được như vậy, tu tập được như vậy, thì Thầy cũng nhẹ nhàng trong cái đời sống lo lắng cho mấy con. Cô Diệu Quang cũng nhẹ nhàng và cô Diệu Quang tiếp tục trên con đường tu tập của mấy con bởi vì tất cả mọi người đều xét chọn. Còn nếu mà để cái tâm của mấy con chưa có giải quyết được gì, đến đây mấy con sẽ nay thì chuyện này, mai chuyện khác, mốt lại chuyện khác thì bị cô Diệu Quang đập, mà hễ đập thì nó đâu có động cái người đó, mà động bao nhiêu người. Mà cô không trực tiếp đập mấy con, thì cô phải đập Thầy dạy đạo như vậy bằng cách khác, bằng cách khác để cho biết dạy đạo mà không đúng. Chứ có gì đâu.
Chứ mấy con thấy, trong cái thời gian rồi mấy con thấy những cái điều mà cô Diệu Quang đập là đúng để chúng ta chấn chỉnh lại. Hôm nay chúng ta giữ gìn đúng, cô Diệu Quang sẽ không đập chúng ta nữa. Và chúng ta bình an mà chúng ta hướng tới con đường tu tập một cách rất có kết quả, và chứng minh chúng ta là những người tu chứng quả A La Hán.
(53:17) Cho nên hôm nay mấy con nghe Thầy dạy, mấy con ráng lắng nghe. Bởi vì ở đây cái lớp sắp sửa mà chúng ta chuẩn bị cho cái lớp đào tạo những bậc A La Hán, mấy con phải xét mình cho rõ ràng. Người nào hẳn hòi thì ở tu, người nào chưa xong thì cứ về đừng có tham. Còn những lớp khác, còn có người đứng thay Thầy để dạy mấy con tiếp tục.
Mấy con cần phải sắp xếp, sắp xếp cho kỹ lưỡng, hẳn hòi, hoàn toàn những trách nhiệm, bổn phận của một con người đối với gia đình, đối với chùm nhân quả của mình thì những người đó là những người Thầy đào tạo. Còn những người nào mà chưa xong, chưa làm hết bổn phận của gia đình, của cha mẹ mà đã bứt ngang đi tu làm cha, mẹ buồn khổ thì những người này không bao giờ theo Thầy tu chứng. Đạo Đức xác định được điều đó. Chúng ta là những người theo đạo Phật, phải có đạo đức hẳn hòi.
Đến đây Thầy xin chấm dứt buổi đàm thoại hôm nay và để biết rằng từ đây về sau Tu Viện Chơn Như sóng yên bể lặng, chiếc thuyền mà chúng ta đi đến đích của nó là chứng quả A La Hán.
HẾT BĂNG