VẤN ĐẠO 32-THIỀN ĐỊNH

VẤN ĐẠO 32-THIỀN ĐỊNH

VẤN ĐẠO 32-THIỀN ĐỊNH

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Thời gian: 2002

Thời lượng: [45:00]

1- LỰC CỦA PHÁP HƯỚNG

(00:00) Trưởng lão: Bởi vậy Thầy nói ông Phật dạy rất khéo!

Bây giờ, trong vấn đề khi mà nhập Tứ Thiền, hơi thở tịnh chỉ. Mà cái mục đích của mình là nhập Tứ Thiền để xả bỏ báo thân, nó có mục đích chứ đâu phải muốn nhập mà không có mục đích thì nhập vô đó thì tức là mình sẽ phục hồi trở lại, mình sống như thường trở lại hà, phải không?

Bây giờ cái mục đích của mình là bữa nay nhập Tứ Thiền để mà xả bỏ cái báo thân. Do đó, bây giờ nhập Tứ Thiền, thì trong khi đó cái Tứ Thiền mình nhập vô thì nó mất tiêu hà, nó không còn có gì hết hà. Nhưng mà mình có cái Pháp hướng, mình hướng là có, hướng là có, cho nên mới biết nó nhập Tứ Thiền, chứ cỡ mà vô Tứ Thiền hơi thở không thở rồi mình mất tiêu luôn, mình không biết gì hết thì như vậy là mình rớt trong không rồi còn gì, ngoan không mất rồi sao!? Cho nên nó không phải!

Cho nên vì vậy mà trong Tứ Thiền, thí dụ bây giờ hơi thở tịnh chỉ nè, mất tiêu hết, trạng thái thanh tịnh của mình cũng không còn nữa, bởi vì cái Thức nó còn nhưng mà nó không có đối tượng nó kể như cái Thức cũng không có. Nhưng mà mình hướng ra, hướng coi cái thân của mình còn không, hướng ra hơi thở còn không?

Sư Tuệ Tĩnh: Hướng đây là cái Thức…​?

Trưởng lão: Cái hướng là cái pháp Như Lý Tác Ý của mình, còn để mà nhắc cái tâm nó còn có không? Nhắc cái đối tượng của nó, thì nó hiện ra liền tức khắc. Cho nên mình biết mình nhập Tứ Thiền. Cho nên bây giờ, ví dụ như Thầy hướng, ờ Thầy hướng ra coi: “Thân còn không?”, trong đó nó còn mà, nó còn sự điều khiển của mình bằng Pháp hướng mà.

Sư Tuệ Tĩnh: Nó còn sự điều khiển…​

Trưởng lão: Còn sự điều khiển, nó còn hành.

Sư Tuệ Tĩnh: Cái đó không phải là cái Thức, cái Thức nó khác.

Trưởng lão: Nó khác! Cái Thức nó khác.

Sư Tuệ Tĩnh: Con tưởng như là cái đó vẫn còn cái Thức, bởi vì cái Thức mình nó dính với bộ óc mình, bộ óc mình tiêu rồi sao làm sao còn cái Thức nữa?

Trưởng lão: Cái Pháp Hướng nó còn, nó là cái lõi cây. Cho nên mình tu mình nói: “Tâm như cục đất” đó là cái Pháp hướng. Cho nên đến khi đó nó còn cái đó, bởi vì cái đó là cái nghiệp lực của Đạo.

Bây giờ ví dụ như mình sân nè, mình tức giận, phiền não, mình sân…​ thì cái lực của sân, cái lực nó còn nó tiếp tục tái nó sanh chứ không phải cái sân mình đi tái sanh. Cái lực!

(02:04) Còn bây giờ mình hướng tâm mình nhắc, cái lực đó lực Đạo, lực đó nó dẹp cái Tham, Sân, Si của mình. Cho nên bây giờ nó còn, khi mình bỏ thân rồi, nó hoàn toàn nó còn cái này. Vì vậy mà cái này nó, mình điều khiển nó hướng ra cái bắt đầu nó có, nó có mình nói: “Bây giờ, phải xả bỏ báo thân này đi, đốt cái thân này đi bằng Tam Muội”, thì nó cháy rần rần lên hà, hễ mình ra lệnh là nó làm theo.

Bởi vậy, thí dụ như bây giờ Thầy không cần đốt lửa củi, phải không? Thầy chỉ cần lửa Tam Muội, bởi vì cái danh từ Tam Muội có nghĩa là mình sử dụng cái gì mình muốn.

Bây giờ Tứ Thiền nè, hơi thở tịnh chỉ rồi, Thầy quan sát coi cái thân coi phải hoàn toàn chưa, bây giờ Thầy hướng tâm, xem coi cái thân phải tịnh chỉ hơi thở hoàn toàn chưa, để xả bỏ nó. Thì nhìn lại cái thân mình hoàn toàn nó không thở hoàn toàn, thấy biết rõ ràng rồi. Thì bắt đầu đó bây giờ mới dùng lửa Tam Muội thiêu cái thân này đi, bắt đầu tự trong thân nó bùng lửa nó cháy. Cháy chút xíu nó thành tro hết, nó không còn gì nữa hết.

Thiên hạ cứ nhìn thấy ngọn lửa cháy mà không biết ở đâu mà cháy ra, lát sau thành ra đống tro. Họ lại lạy lễ tùm lum hết. Họ cứ ngồi đó chứ họ đâu có biết lửa không thấy ai đốt mà nó cháy ở trong nó cháy ra, cái thân nó khò nó cháy lửa xanh lè, thấy ớn thiệt! Nó cháy một hơi thành ra đống tro. Ai ngờ đâu người ta điều khiển lửa người ta đốt ở trong đó.

Khi mà nhập Tứ Thiền rồi, cái vị tu sĩ đó người ta điều khiển cái tái sanh được, người ta không điều khiển tái sanh người ta bảo ở trong cái trạng thái của Tứ Thiền Thiên người ta ở đó, còn không thì người ta sẽ vào Niết Bàn.

Sư Tuệ Tĩnh: Cái trạng thái con muốn hỏi đó là cái trạng thái đó mình không còn thấy, không còn biết, không còn căn. Nó chỉ là trạng thái Thức, mà khác cái Thức này thôi, chỉ biết thôi chứ còn không có còn…​

Trưởng lão: Nó không có…​, bởi vậy Thầy nói tới đây mới thấy được chỗ này, nó vi diệu ghê gớm lắm! Hễ mình không có thì nó như là nó hoàn toàn nó không gì hết. Mà hễ muốn thì nó có liền.

Hễ muốn, tức là tác ý. Bây giờ mình còn thô đó, mình nhắc: “Tâm như cục đất”, mình nhắc nó thô đó, chứ còn cái Ý mình khởi nó như cục đất là nó nghe cục đất liền. Ý muốn của mình là nó muốn bởi Dục Như Ý Túc mà, nó muốn là nó chứ không phải là như mình tác ý ra như vậy đâu.

Bây giờ mình còn tu, mình tác ý ra: “Tâm như cục đất”, mình còn truyền lệnh dữ tợn! Còn kia nó, vừa cái ý khởi lên muốn như vậy là nó như vậy. Thoáng ý cái là nó có rồi. Nó vi diệu! Mà không thoáng thì nó chìm mất, nó không còn gì hết! Thoáng nó có, thoáng nó có…​

Sư Tuệ Tĩnh Cái trạng thái đó nó không còn Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp nữa?

Trưởng lão: Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp không có…​

Sư Tuệ Tĩnh: Có ông sư ổng hỏi con, sư huynh con đó thường hay thắc mắc, hỏi các sư diễn tả cái trạng thái Niết Bàn, ra làm sao? Mình nói nó là cái trạng thái không còn Tham, Sân, Si nữa. Thì cái đó cũng là một kiểu giải nghĩa, nhưng mà con hổm rày con không biết bởi vậy thành ra con hỏi Thầy coi cái trạng thái Thầy diễn tả, còn dính cái vụ căn nữa thành ra diễn tả theo kiểu kia không được!

Trưởng lão: Đúng! Nó đâu có lục căn đâu, còn cái này mình còn lục căn, nhưng mà mình ly dục, ly ác pháp, mình không còn Tham, Sân, Si nữa. Nhưng mà không Tham, Sân, Si nó chỉ là khởi đầu, chứ chưa phải định. Bởi vì mình mới ly dục, ly ác pháp thôi, tức là không Tham, Sân, Si nữa chứ gì, mình ly nó ra rồi. Thì đó là khởi đầu của nó. Nó còn đi sâu nữa chứ đâu có khởi đầu được.

Nghĩa là bây giờ chúng ta mới có ly hà, nhưng chúng ta còn thở, chúng ta còn tiếp xúc sáu trần nhưng mà nó không lôi kéo, nó không dính mắc chúng ta thôi, phải không? Thì cái trạng thái này nó bắt đầu.

(05:39) Cho nên cái Sơ thiền gọi là Sơ thiền là bắt đầu ly dục, ly ác pháp, phải không? Bây giờ đi sâu vào tất cả những cái này nó ngưng hoàn toàn sáu căn nó không hoạt động nữa, phải không? Thức nó không còn hoạt động nữa hoàn toàn, nó chỉ còn có duy nhất cái Pháp hướng của mình mà thôi.

Bởi vậy, Thầy nói ráng mà luyện cái này cho có cái nòng cốt của chúng ta, cái lực của chúng ta. Bởi vì cái lực Tham, Sân, Si, cái lực này nó vẫn còn hoài đi tái sanh. Thì cái lực này nó vẫn còn hoài để mà nó giữ lực. Phải hiểu được hai cái lực.

Cái lực của Đời, Thầy nói lực đời là Tham, Sân, Si, phải không? Mà cái lực Đạo là không Tham, Sân, Si. Mà cái lực đạo mình chưa có vậy mà muốn dùng pháp hướng cho có lực. Khi cái lực này nó bị diệt là do cái lực này có. Mà cái lực này có, thì cái lực này làm sao bị ai diệt?! Cho nên không có. Ngũ Uẩn chúng ta mất tiêu hà…​ Cho nên Ngũ Uẩn mình chết thì mất tiêu, mà cái lực nó còn, cái nghiệp lực của Đời nó còn nó dẫn mình đi tái sanh. Nó tái sanh, nó như vậy.

Cho nên ở đây chúng ta hiểu biết được cái pháp nó như vậy, mà chúng ta không tu tập thì nó uổng! Thầy nói phí cuộc đời của mình. Trời, nó hay quá! Bên đây tại sao đi tái mãi đời này đến đời khác là tại vì cái lực Đời, cái nghiệp lực của Đời, nó ham muốn, nó thành cái lực của nó nó tiếp tục nó đi vào tái sanh. Thân này tới thân khác, đủ thứ hết!

Bây giờ cái lực đạo là nó ngăn chặn, nó diệt cái này đi, nó thành cái lực của nó rồi. Khi cái lực này còn hoài thì cái lực này cũng phải còn hoài. Cái này có thì cái này không thể mất. Cho nên Thầy nói Đời là Đời, mà Đạo là Đạo chứ không thể Đời Đạo lẫn lộn được!

Đạo thì nó diệt cái Đời, cho nên cái đời sống của người tu sĩ nghịch lại với đời sống Đời. Phải không? Bỏ hết sạch, cho nên nó cắt đứt hết, cho nên nó diệt hết cái lực Tham, Sân, Si này. Cái lực Đạo nó diệt hết cái lực này, thì cái lực này nó vẫn còn hoài vĩnh viễn.

Chứ không phải nó như là Phật tánh. Còn mấy cái ông Thiền sư này họ cho là có cái vĩnh viễn, Phật tánh có ở trong này, thì không phải! Cái này hoàn toàn nó không có. Cho nên Ông Phật ổng nói như cái cây mà, nó còn nhỏ nó lên đâu có lõi, nó do tu mới có, nó mới có.

Cho nên tu mới có, bây giờ mình không hướng tâm làm sao mình có? Không Như Lý Tác Ý làm sao có? Phải không? Có Như Lý Tác Ý mới có, mà có rồi thì mình chấm dứt được cái lực này rồi thì hết tái sanh luân hồi, thì cái này nó vĩnh viễn ở trong cái niết bàn, bị vì nó không Tham, Sân, Si rồi. Tu nó hay quá con! Chừng nào mình thấy nó sáng tỏ quá mà không tu nó uổng!

2- THỨC TRONG THÂN NGŨ UẨN

(08:09) Sư Tuệ Tĩnh: Cái thân có cái Thức đó, cái Thức mình dính vô cái Thân. Con nghĩ ví dụ mai mốt cái thức mình nó diệt, tức là mình có Niết Bàn không? Tức là Thức diệt là Niết Bàn. Con không biết trạng thái đó sao, nhiều người giải nhiều quá! Con thấy chỗ Thức này diệt thì Niết bàn, mà Thức còn là con tái sanh.

Trưởng lão: Còn tái sanh, vì cái Thức mà nó có là cái nghiệp. Phải không? Cho nên khi mà mình chết rồi thì cái Thức nó diệt luôn. Còn mình tu thì cái Thức nó diệt, cái Niết Bàn nó có. Thì cái trạng thái Niết Bàn, cái trạng thái nó không đoạn diệt, nó vô lậu đó, cái trạng thái đó nó còn. Cái Thức không còn.

Nhưng mà mình sống đây thì nó có ngũ uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Cho nên cái Thức này đó, nó là ngũ duyên, năm cái duyên này nó hợp lại nó thành con người của mình. Mà khi năm cái duyên này nó rã ra thì nó không còn cái thứ gì. Cái Thức nó cũng mất luôn.

Sư Phước Nhẫn: Thức cũng mất luôn, còn người tu mình nó còn.

Trưởng lão: Người tu nhờ mình có sức định con, cái sức làm chủ của mình, cái lực làm chủ của mình nó còn. Cho nên cái này nó còn, vì nó là trạng thái, hiện bây giờ mình nhận ra được cái trạng thái đó, là lúc mình chết tất cả này mất cái trạng thái đó còn. Trạng thái khi mình còn cái Thức thì mình thấy nó đó, nhưng mà cái Thức mất thì cái đó nó cũng còn, nhưng mà vì nó không có cái thức để nhận. Cho nên mình vĩnh viễn mình vào Niết Bàn. Cái chỗ này gọi là Diệt đế đó, Diệt đế là Niết Bàn. Diệt cái tâm ham muốn, cái nguyên nhân sinh tử, diệt hết rồi. Thì cái Thức này nó hoại diệt luôn nhưng cái trạng thái của Niết Bàn. Mình tìm về cái trạng thái đó.

Bây giờ nó có cái Thức, là trạng thái đó cho nên cái Thức mình nó thấy được cái trạng thái đó. Khi mà cái Thức diệt thì cái trạng thái nó sẽ không còn.

Còn mình mà không tu thì mình không nhận ra được cái trạng thái đó. Mà cái Thức mất thì mình cũng mất luôn vì mình không biết.

Cho nên mình tu mà đúng rồi thì mình sống mình biết chỗ mình về. Mình chết đi mình bỏ cái này thì mình về đó. Còn mình không tu thì mình không biết, nó đi đâu không biết, nó chết đâu mất tiêu không biết. Nhưng mà thật sự ra thì cái lòng ham muốn của mình, nguyên nhân mà sinh tử, cái nghiệp lực đó nó tiếp tục tái sanh trong nhân quả.

Sư Tuệ Tĩnh: Vậy là mấy thức nó liên quan đến cái Thức đó là nó tiêu hết luôn?

Trưởng lão: Nó tiêu hết luôn! Nói chung là tại vì người ta chẻ ra, người ta chẻ cái tâm ra nó nhiều cái loại Thức, chứ sự thật ra nó có một cái Thức. Cũng như nội trong Thân Ngũ Uẩn của mình thì mình thấy cái sắc thức của mình đầu tiên, thì người ta chẻ cái Sắc thức đó ra nó làm 6 cái: Mắt, tai, mũi miệng, thân, ý, thức, 6 cái thức rồi. Rồi cái Tưởng thức của mình, là mình mộng chiêm bao đó, đó là một cái Thức nó rồi. Còn cái Thức uẩn thì nó nằm im đó nó chưa hoạt động. Nhưng mà sự thực cái Thức uẩn nó đang hoạt động ở Ý thức, đối với thân của mình, Sắc thân và Tưởng thức. Nhưng mà tại vì nó làm việc ở trong cái thân, cho nên nó hoạt động ở cái văn phòng đó, nó là như vậy. Khi mà mình ngủ thì nó hoạt động ở trong cái văn phòng của cái Tưởng, mình thấy là Tưởng thức, chứ sự thật nó có một.

Các nhà tâm lý họ chia chẻ cái Thức này ra nó quá nhiều! Tâm Vương, tâm Sở đủ loại. Thành ra nó thuộc về Duy Thức, về tâm lý học. Nó là cái làm cho mình rối ren sau này, chứ sự thật chỉ có mình nó hà. Chia ra cái này, cái kia để làm rối mình thêm. Coi như mình làm hay, nhưng sự thật cái hay nó lại nguy hiểm!

Sư Tuệ Tĩnh: Ba cái phần Dục Giới, Sắc Giới, và Vô Sắc Giới có phải nó tương ưng với cái thân, tâm, ý với tưởng không?

Trưởng lão: Đúng đó!

(11:56) Sư Tuệ Tĩnh: Hồi đó con không biết, con nói phải chi…​ mình nhớ nó là cái đó đó.

Trưởng lão: Nó đó! Chứ không ai vô đây.

Dục Giới, Sắc Giới, Vô Sắc Giới nó đó, chứ không phải là có cái cõi. Thành ra hiểu được đức Phật nói rất cụ thể và xác thực. Khi nói một cái điều gì không có trừu tượng, tại vì mình không nhận ra, nghĩ tưởng quá xa, thành ra nó mới có cõi.

Sư Tuệ Tĩnh: Mấy cái thế giới siêu hình đó lúc trước con cũng thắc mắc hoài, giờ con mới đọc cái này con muốn hỏi Thầy coi có cõi hay là không có cõi siêu hình?

Trưởng lão: Bởi vì nói về Phật thì cái gì nó rất cụ thể, rất khoa học! Cho nên ông Phật ổng đâu có khoa học, nhưng ổng nói rất cụ thể, không nói cái trừu tượng. Còn mình, thì tại vì mình tưởng, mình trừu tượng ra nhiều cái cõi như vậy. Đức Phật nói Dục Giới, nó ở đâu? Mình đây chứ gì, nếu mà không có dục làm sao? Sắc Giới không phải là mình sao? Vô Sắc Giới không phải mình sao? Ngồi đó mà tưởng không phải là Vô Sắc?

Bởi vậy, thiệt! Đọc mà không hiểu thì nó tưởng ra cái nó thành lệch cái đường của đạo Phật.

Sư Phước Nhẫn: Từ đó tới giờ, mấy ngàn năm rồi, người ta nói vậy thì bà con mình cứ nghe theo.

Trưởng lão: Cứ nghe theo! Bởi vậy, cái người tu mà không có chứng đạo thì không thấy được. Mà bốn thiền đó như vậy không thực hiện được, không thấy được chỗ này, cho nên tưởng ra.

3- THIÊN NHĨ THANH TỊNH

(13:20) Sư Tuệ Tĩnh: Về cái cách hành văn ở trong cuốn kinh, nó dễ làm cho mình lầm lắm! Như cái khúc này con đọc, con cũng không biết suy nghĩ làm sao: "Vị Tỳ kheo với thiên nhĩ thanh tịnh, có thể nghe được hai loại tiếng: Là loại tiếng của chư Thiên và loại tiếng của người”. Sao kỳ vậy, nếu chư Thiên với người bằng với nhau, sao lại nghe được hai thứ tiếng?

Trưởng lão: Hai thứ tiếng, là vì một người thiện, một người ác. Bởi vì chư Thiên lấy thiện mà làm chuẩn. Ví dụ như một người thiện người ta lại nói chuyện mình biết người đó là người thiện, cụ thể lắm! Người ác họ nói mình chứ trong khi lời nói gian dối, họ nói hay ho chứ thật ra nó gian dối, mình biết.

Sư Tuệ Tĩnh: Như vậy thì người thường họ cũng biết chứ cần phải Thiên nhĩ mới biết Thầy?

Trưởng lão: Không, bậy! Bởi vì nói Thiên nhĩ. Thiên ở đây, không có nghĩa là nghe xa ngàn dặm. Thiên đây có nghĩa chữ Thiên là trời, nghe được cái thiện. Mình tu Thập thiện là mình sanh lên cõi trời rồi. Ý nó như vậy, nghĩa là mình phân biệt được cái người lành và cái người ác. Nó, đó là cái chỗ ý chỗ này, nó thực tế, cụ thể!

Mà mình nghĩ xa nữa đó, mình nghe chư Thiên ở đâu, vô hình đâu nói mà mình nghe, thì cái đó là cái sai, mình hiểu lầm. Bởi vì cũng con người của mình ở trong thế gian này nhưng mà người đó là chư Thiên, người đó người ta thực hiện cái lành của người ta, người ta không có phạm vào cái ác, người ta sống trong Thập Thiện rồi. Thì đó là chư Thiên rồi.

Sư Tuệ Tĩnh: Dạ, nếu vậy thì cái Thiên Nhĩ thì cái người bình thường cũng có chứ Thầy?

Trưởng lão: Có chứ! Bởi vì người nào cũng có hết, chứ đừng nói. Tại vì mình không hiểu cho nên mình tưởng Thiên Nhĩ là phải thực hiện cái gì siêu…​

Sư Tuệ Tĩnh: Bởi vậy ở đây nói tu đến cái mức đó thì có Thiên Nhĩ, nó mới dễ lầm đó.

(15:06) Trưởng lão: Bởi vì, tu là phải sửa lại những lỗi lầm của mình, những cái sai quấy, cái thiện ác. Thì đó mình nghe thiện, đúng là mình đã thấy được, nghe được cái thiện. Còn bây giờ mình nghe chưa được cái thiện đâu, phải không? Nhiều khi cái ác mình nghe cũng chưa được nữa, vì mình chưa biết.

Cho nên phải tu, tu rồi mới thấy được cái thiện, cái ác. Cũng như bây giờ nói nhân quả thiện ác, nhưng mà sự thật ai biết được cái hành động, mình thấy là Thập Thiện mà, nhưng mà làm sao mình biết cái đó là thiện? Mình thấy thiện, nhưng mà đó là ác mình đâu có biết được.

Cho nên mình chưa có Thiên Nhĩ, nghe chưa có biết. Cái lời người ta nói nghe nó thiện đó, ở trong đó có ác mình đâu có biết. Phải có người có Thiên Nhĩ, tức là phải thâm sâu ở trong cái định tĩnh của mình. Mình phải thâm sâu vào nhân quả, mình nghe người đó nói mình biết, lời nói đó thiện chứ không thiện đâu. Khó lắm chứ không phải dễ! Phật muốn nói cái chỗ đó là mình phải tu hết sức nó mới được.

Sư Phước Nhẫn: Khéo léo lắm!

Trưởng lão: Khéo lắm! Họ nói nghe thiện chứ mà trong đó có ác. Còn người nói dữ tợn, nghe ác vậy chứ mà thiện. Mình không đủ Thiên Nhãn, Thiên Nhĩ mình không biết.

Cho nên nó thực tế, nó cụ thể chứ không phải có thế giới siêu hình, chư Thiên nói, mình ngồi đây mình nghe chư Thiên nói chuyện. Người ta tưởng cái đó quá rồi, thành ra xa vời cái pháp tu của Phật.

Bởi vì Thập Nhị Nhân Duyên, đức Phật nói 12 nhân duyên nó hợp lại thành thế giới đau khổ, 12 duyên rã ra thì thế giới đau khổ mất. Thì rõ ràng là trong Thập Nhị Nhân Duyên thì nó có nhân sinh quan của mình, tức là thân Ngũ Uẩn có năm duyên của Uẩn. Và bảy duyên kia thuộc thế giới quan ở ngoài. Thì nó có lục nhập: Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp đó là cái thế giới ở ngoài. Rồi nó mới sinh ra Ái, Thủ, Hữu này kia…​ do mình tạo cái thế giới khổ. Theo mấy cái duyên đó nó tạo.

Sáu cái duyên Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp tức là lục nhập đó, sáu cái đó là sáu cái thế giới quan ở bên ngoài. Nó thấy, nghe này kia đồ…​ nó tác động cho cái thân của mình nó gây ra xúc, thọ, rồi ái, rồi hữu, thủ đó nó mới có sự đau khổ của nó. Còn nếu mà không có nó thì coi như nó không gây những cái này.

Vì vậy mà khi cái này hoại thì nó hoàn toàn nó tiêu mất không còn một cái gì. Mà khi nó hợp lại là cái thế giới khổ đau! Đây là nói về Thế giới quan.

Cho nên bài kinh Thập Nhị Nhân Duyên tức là đức Phật muốn nói Thế Giới Quan của đức Phật. Mà cái bài Ngũ Uẩn tức là đức Phật muốn nói Nhân Sinh Quan của con người. Cho nên Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức có đủ. Một con người nó phải gồm đủ những cái duyên này, không thể thiếu một duyên nào được. Mà chết rồi thì nó rã.

Cho nên vì vậy đó mà từ cái cõi Thiện là cõi Thiên, từ cái cõi Ác là Ác Quỷ, từ cái cõi có Dục là con Người. Cho nên cái cõi Dục nè, cõi Sắc, cõi Vô Sắc đó là mấy cái chỗ mà đức Phật xác định trong kinh, nhưng mà tại vì mình sống tưởng quá, mà nó thành ra nó quá cao siêu!

4- ĐẠO PHẬT NHẮM VÀO PHẠM HẠNH KHÔNG NHẮM VÀO THẦN THÔNG

(18:49) Trưởng lão: Chúng ta ráng làm sao chỉnh đốn lại, một mình Thầy chưa đủ! Quý sư thì ráng nỗ lực sống cho đúng phạm hạnh, Thầy nói sống cho đúng phạm hạnh: Ăn, ngủ, độc cư. Mà ăn với ngủ phải cố gắng chiến đấu, mà cố gắng chiến đấu ngủ là đi kinh hành nhiều.

Còn độc cư là nhất định, nghiệp nào phá độc cư nhất định là không phá. Độc cư là không được nói chuyện phiếm, không được nói chuyện, không được làm công việc gì hết mới gọi là độc cư. Sống một đời sống như vậy mới đúng nghĩa của Phật.

Cho nên chúng ta sống những Đức, Hạnh này thì chúng ta sẽ làm sáng lại Đạo Phật, chỉ có sống mà thôi. Bởi vậy Thầy thường nhắc: “Sống là tu, tu là sống”. Nhớ kỹ! Những lời dạy này ở trong băng thu rồi không mất đâu. Nhớ về mở lại nghe tới, nghe lui, mà sống cho đúng những cái lời Thầy dạy, thì Thầy nói rằng Ông Phật sao mình như vậy. Thầy làm được những gì thì các sư sẽ được như vậy.

Mặc dù bây giờ Thầy có hiện thần thông, Thầy sợ Thầy hiện thần thông là làm cho người ta nhắm vào cái thần thông mà không nhắm vào phạm hạnh. Người ta ráng người ta sống phạm hạnh là vì thần thông chứ không phải vì phạm hạnh. Mà ở đây, chúng ta tu vì phạm hạnh chứ không phải vì thần thông.

Vì Tâm Bất Động trước các pháp, trước các cảm thọ chúng ta, chúng ta tu vì sự giải thoát chứ không phải vì thần thông. Còn thần thông nó là một cái thứ huyễn hóa, cái thứ phụ. Nhưng chúng ta vẫn có đủ, chúng ta sẽ chứng minh được những điều này.

Đó, thì cho nên chúng ta phải nhìn vào cái chính mà không phải nhìn vào cái phụ, cái phụ sẽ được. Bởi vì Thầy nói tâm thanh tịnh, nhu nhuyến rồi thì dễ sử dụng. Muốn làm gì cũng được, nhưng mà chúng ta không ham nó đâu. Chúng ta làm sao để mục đích bây giờ chúng ta làm, mà bây giờ chúng ta còn ham: “Mình ráng mình tu để cho có Thần thông”, thì cái phạm hạnh này không được. Thầy nói bởi vì còn cái tham trong này thì không được.

Cho nên bây giờ Thầy thể hiện thần thông, Thầy bay lên trời được, Thầy hóa hào quang. Tối Thầy hóa hào quang, Thầy sáng trời kia kìa, nhưng mà quý sư có cái tâm niệm đó rồi thì ông nội không có xả được cái tâm này! Vì muốn được cái kia mà thực hiện này, ráng! Tức là ức chế rồi. Ráng mình sống phạm hạnh để cho được cái này chứ gì? Vì cái tâm tham nó tự nó…​(không nghe rõ) cho nên nó không đạt được.

Cho nên Thầy nói nó là huyễn hóa, nó không có thật! Đức Phật đã nói huyễn hóa rồi, thì chúng ta biết rằng cái mục đích này không được. Thị hiện là đối xử, Thầy nói bây giờ có ông đó tu Mật Tông có thần thông, ổng bây giờ ổng nghe Thầy bác ổng Mật Tông thế này, thế khác…​ Ổng đến đây ổng thi triển, để mà ổng quyết tâm hại Thầy, thì Thầy sẽ thực hiện Thần thông với ổng, chứ còn không thực hiện tầm bậy.

Thực hiện tầm bậy thì để tử của mình cứ nhìn cái thần thông đó: “Mình làm sao mình ngồi phóng hào quang được như Thầy là ngon!”, là cái tâm này nó không diệt được, mà nó không diệt được thì cái tâm thanh tịnh này nó không được, nó khổ cái nỗi không vô nổi.

(21:44) Chứ phải chi mình luyện cái khác để có thần thông cái này, bây giờ luyện cái bùa, cái chú gì để nó phóng hào quang lên. Cái đó nó ngoài cái tâm thanh tịnh của mình thì mới được. Còn cái này nó do cái tâm thanh tịnh mà nó được cái này. Mà bây giờ cái tâm nó, cái này mà nó không thanh tịnh được thì nó không được cái này. Bởi vì Thầy biết được cái đó, cho nên nó khó cái đó!

Cho nên ví dụ chẳng hạn bây giờ, cái tâm niệm của quý sư như thế nào, là một người nhập Nhị Thiền người ta đã biết. Như trong bài cái kinh vừa rồi in tập một Thầy có nhuận lại cái chỗ mà ba loại thần thông đó. Thì cái chỗ là thần thông đó trong bài kinh Đức Phật cũng nói rất rõ mà, thấy tướng người ta biết được tâm niệm, nghe tiếng nói người ta biết được tâm niệm, phải không?

Còn bây giờ không cần thấy, không cần nghe; không cần thấy tướng, không cần nghe gì mà có người hỏi người đó như thế nào, biết họ nói hết, nói không sai cái nào. Mà cái Thiền đó là Nhị Thiền chứ đâu phải,…​ diệt Tầm Tứ nhập Nhị Thiền là cái đó được rồi, chứ đâu có cần phải nhập tới Tứ Thiền.

Chúng ta thấy, từ cái Sơ Thiền tâm thanh tịnh mà chúng ta được thì cái Nhị Thiền rất dễ! Nhị Thiền rất dễ, thị hiện ra cái thần thông chúng ta thấy rõ. Mà nó đâu có quan trọng gì đâu, chỉ nói chơi vậy thôi chứ nó ích lợi gì cho người ta đâu!

Như vậy Thầy nói thật sự cái việc Phật xác định rõ ràng, và cái sự thực hiện của Thầy, Thầy cũng xác định. Cho nên ai làm sao hơn ông Phật được?! Ông Phật đã nói mình chỉ có làm lại mà làm chưa hết, làm sao mình luận hơn ông Phật được?!

Còn mấy ông Đại Thừa như ông Long Thọ nè, ông Mã Minh, ông Thế Thân nè, ổng nói vậy chớ ổng có làm được không? Ổng có tàng hình biến hóa được không? Hay ổng luận không, ở trong kinh sách ổng nói ra? Ổng nói hay, ổng có làm gì được không?

Ôi! Bộ Bát Nhã của ổng quá trời, quá đất! Cái bộ Trung Quán Luận ổng luận về tánh không thấy quá trời hay! Nhưng cuối cùng ông có làm được những gì, chỉ thấy nói vọng ngữ không. Có phải không?

Cho nên ở đây Thầy thấy hầu hết là các Tổ mình chỉ nói cho cao chứ còn làm không được. Lời nói với cái hành động nó không đi đôi, tức là không nhất quán.

Còn lời nói của Phật nó đi đôi với cái hành động, đức Phật nói đâu làm được đó. Nói ba tháng Ta nhập Niết Bàn là ba tháng Ta nhập, không sai chỗ nào! Mà nhập Niết Bàn bằng cái đường lối nào? Nhập cho chúng ta xem, ba lần nhập tới, nhập lui để chúng ta thấy. Chớ không có gạt chúng ta.

Còn mấy ông nói cũng tự tại sinh tử, mấy ông trèo lên sàn tràng thiền, mấy ông ngồi đó ông nhập, nhập cái gì đó? Rồi pháp nào mấy ông nhập được cái đó? Mấy ông có làm như ông Phật không? Mấy ông chỉ nói!

Thì cha con ông Bàng Uẩn chết, chúng ta đọc thấy có không? Trèo lên sàn thiền ngồi, leo lên chiếu ngồi, nhập định cái rồi bỏ thân. Nhập cái định nào đây? Còn ông Bàng Uẩn thì nằm ở trên bắp đùi người ta nhập định cái rồi bỏ thân, nhập định cái nào mà ông bỏ thân? Không có nói.

Ông Phật rõ ràng, chứng minh rõ ràng cho chúng ta thấy được chỗ này, nhập Tứ Thiền xả bỏ báo thân. Đúng, không sai! Bởi vì nhập Tứ Thiền tịnh chỉ hơi thở, hơi thở không thở là con người chúng ta chết.

Còn mấy ông nhập cái định gì mà hơi thở của mấy ông dừng? Mấy ông nói đi, mấy ông không nói được, mà mấy ông nói cái chuyện…​ cũng như là quý Hòa Thượng bây giờ đó chết ở trong đau khổ, mà nói là “Thu thần nhập diệt”, cái đó là nói láo, không thật!

(25:11) Đó, thì hôm nay Thầy nói cái con đường của Phật nó cụ thể, rõ ràng. Thứ nhất chúng ta là con người phải sống Đạo Đức làm người. Đạo Đức làm người như thế nào không làm khổ mình, khổ người. Mà không làm khổ mình, khổ người thì tức là ly dục ly ác pháp rồi. Nếu mà còn dục thì không thể nào mà chúng ta gọi là không làm khổ mình, khổ người. Hễ còn dục tức là còn khổ mình. Hễ còn dục tức là người ta nói nặng mình là mình giận liền, mình sân liền. Mà sân tức là mình làm khổ mình rồi, thì làm sao gọi là không làm khổ mình, khổ người?!

Đó! Thì hiểu biết, khi mình nói rằng: “Đạo Đức không làm khổ mình, khổ người” mà phải tu tập, mà phải biết đủ mọi cách nó mới không làm khổ mình, khổ người. Chứ không phải đơn giản! Nội học cái Đạo Đức đó cũng thấy là đủ cái đời sống của chúng ta là giải thoát rồi.

Còn cái phần kia chúng ta không quan trọng đâu, nếu mà cái Đạo Đức này có được thì cái phần kia chúng ta làm được. Tâm nhu nhuyến rồi. Chúng ta tu có cái hà, có cái phần này không hà, còn cái phần kia chỉ ra lệnh thôi. Như vậy là Thầy nói một đêm là Đức Phật đã Tam Minh đã xong rồi, có đúng không?

Còn ba ngày là tại vì chúng ta, nói chung là Pháp Hướng chúng ta còn phải nhắc tới, nhắc lui nhiều, ba ngày là tối đa.

5- THIỀN ĐỊNH CỦA ĐẠO PHẬT

(26:21) Sư Tuệ Tĩnh: Cái Tứ Thiền tới Tam Minh là mấy ngày Thầy?

Trưởng lão: Coi như là nhập Tứ Thiền thì kể như là canh một, canh hai, canh ba; đầu cánh, rồi canh giữa, canh cuối thì có Tam Minh.

Sư Phước Nhẫn: Cái đó là Phật, còn Thầy thì đi trong bao lâu Thầy?

Trưởng lão: Thầy nói nó chỉ có một đêm là xong rồi, Phật cũng vậy, Thầy cũng vậy, bởi vì nó nhu nhuyến quá!

Sư Tuệ Tĩnh: Cái thời gian Tứ Như Ý Túc đó Thầy.

Trưởng lão: Tứ Như Ý Túc tức là mình từ cái Định Như Ý Túc, từ cái này kia tập luyện đồ đó, thì cái đó mình tập luyện nó lâu lắm. Nhưng mà lâu nhất là cái chỗ tâm ly dục, ly ác pháp. Còn cái kia mình chỉ hướng một lần, hai lần, mười lần là nó thấy tới rồi.

Cũng như bây giờ cái tâm thanh tịnh rồi, mình hướng vô để mình vô nhập Nhị Thiền, mình nói: “Tầm Tứ tịnh chỉ đi, ngưng đi, diệt đi”, đó thì ngồi im lặng nó chưa nhập, hướng lần nữa, hướng lần nữa, ba lần, bốn lần. Rồi, hết, nó vô. Nó vậy, chứ đâu phải mình ngồi là nó vô đâu.

Sư Phước Nhẫn: Rồi mình muốn nhập Tam thiền là phải ra Nhị Thiền?

Trưởng lão: Phải xuất ra! Hướng ra, bởi vì nó vô rồi thì tức là ở trong đó mình hướng ra nó ra, chứ mình không hướng ra nó không ra, nó ở trong đó. Cho nên phải xuất rồi nhập.

Cho nên Đức Phật mới nói thí dụ như: Nhập Sơ Thiền rồi, thì phải xuất Sơ Thiền nhập Nhị Thiền, rồi xuất Nhị Thiền mới nhập Tam Thiền. Xuất ra rồi mới nhập cái khác, chứ ở đó mà nhập tới nữa không được. Đừng có nghĩ chồng lên không phải đâu! Thiền Định nào nó riêng nấy…​

Vì vậy mình phải xuất cái đó ra rồi mình mới nhập cái khác. Thì đọc lại cái bài kinh Niết Bàn mà Đức Phật nhập Niết Bàn, xuất nhập, xuất nhập, xuất nhập, ra vô, ra vô, ra vô. Hễ nhập cái đó vô rồi, thì bắt đầu xuất cái đó nhập tới cái khác, rồi bắt đầu xuất cái định đó nhập tới cái khác nữa.

Cho nên xuất nhập mình nếu mà không có pháp hướng thì xuất nhập không được. Bởi vì, Thiền Định nó chỉ còn duy nhất có pháp hướng, mà người dạy Thiền Định mà không dạy pháp hướng, Như Lý tác Ý là người đó hết biết rồi, người đó dạy Thiền Điên!

Bởi vậy Thầy nói khi mà tu rồi mới dám chắc là mấy ông Tổ này dạy Thiền Điên! Bởi vì không thấy pháp hướng. Còn ông Phật có Pháp Như Lý Tác Ý, đúng là ông Phật dạy đúng.

Sư Phước Nhẫn: Vậy là Thầy tu cái đó…​

Trưởng lão: Đó! Thì vậy mới biết rõ. Chớ còn cở mà không tu thì không biết cái pháp Như Lý Tác Ý này. Có tu rồi mới thấy được giá trị của Pháp Như Lý Tác Ý. Vì vậy mà Thầy lấy những cái lời kinh của Phật mà Thầy ghi vô để các con thấy chỗ Pháp Như Lý Tác Ý này, đức Phật nhắc đi, nhắc lại. Nó là nó quan trọng đến mức độ đó mà ông Phật nhắc như vậy: “Có một pháp này”; “Có một pháp này”, chứ không phải hai pháp đâu!

6- NGHIỆP LỰC KHÔNG THAM SÂN SI ĐỐI TRỊ NGHIỆP LỰC THAM SÂN SI

(29:12) Trưởng lão: Mình tu cái lực mà không Tham, Sân, Si này nó có thì cái lực này nó diệt. Cái lực này diệt thì chấm dứt tái sanh luân hồi chứ gì, diệt Lậu hoặc hết rồi. Do đó cái lực này còn. Nó có hai cái lực.

Bây giờ mình không có pháp tu, mình cứ ngồi Thiền mình không tu cái lực, làm sao có lực?! Cho nên tôi tu hoài Tham, Sân, Si này không hết! Còn này người ta có lực.

Thầy nói bây giờ, cái tay mình đau nè là cái nghiệp chứ gì, mà mình dùng cái lực của nó: “Thọ này đi đi!”, thì tức là cái lực của mình chứ gì? Bây giờ cái lực nó yếu thì nó còn đau, mà lực nó mạnh thì nó đi, phải rõ không?

Bởi vậy Thầy nói cái pháp nó rõ ràng như vậy mà! Mà Thầy nói có người làm được rồi! Ông Phật làm được, Thầy làm được, còn những người bây giờ chút chút mấy con thấy sao mà…​ Mấy con thấy, mình hướng có cái sao hiệu quả, thì đó là được rồi! Nó bảo chứng cho mình thấy mình làm cái nhỏ nhỏ này được rồi, thì cái lớn này sẽ làm được.

Sư Phước Nhẫn: Phải tu tiếp theo nữa.

Trưởng lão: Tiếp theo nữa, để cho tạo cái lực, vì cái lực của mình yếu quá. Cái lực này yếu quá, tức là mình biết cái sức nó chưa có đủ, mình nỗ lực, hồi đó mình đâu có nó phải không? Bây giờ mình tu một thời gian nó có được chút chút rồi. Bây giờ mình tu nữa nó có nhiều nữa, tu nữa nó có nhiều nữa ngày…​ mà nó mất thì, bởi vậy nó đau thì cái nghiệp lực này đẩy nó đi mất.

7- DO DUYÊN ĐƯỢC YÊU CẦU NÊN TRƯỞNG LÃO Ở LẠI DẠY ĐẠO

(30:28) Cho nên cái thân này thì nó hoại diệt, nhưng mà nó là do thân nghiệp mà, nó phải hoại diệt, nó phải đau nhức, nó phải bệnh chứ gì. Nhưng mà có cái lực này rồi, phải không? Cái lực mà không đau nhức, không có Nhân Quả này rồi, thì cái thân này phải phục hồi, nó sống bao lâu cũng được hết. Hiểu vậy chưa? Cho nên nó muốn sống bao lâu cũng được. Đức Phật nói sống bao nhiêu kiếp cũng được mà, tại Ông Anan không yêu cầu thôi. Còn bây giờ mấy con yêu cầu, chứ cở không yêu cầu Thầy đi lâu rồi, đừng nói…​

Thật sự không ai yêu cầu Thầy, yêu cầu Thầy còn ở lại Thầy giúp đỡ rất nhiều. Bởi vì cái duyên của người ta, còn cầu khẩn mình đâu có bỏ được. Người ta tạo cái duyên, chứ mấy con không cầu là Thầy đi. Nghĩa là thầy Thanh Từ mà không cầu lần đầu tiên là Thầy đi lúc cách đây gần hai chục năm. Năm 1980, Thầy tu xong rồi, Thầy về Thầy xin thầy Thanh Từ Thầy nhập diệt.

Thầy chỉ nghĩ là cái pháp khó lắm, không tu được. Người ta sống Giới không nổi! Bởi vì Thầy thấy hầu hết là…​ chỉ bây giờ, chỉ mình lên đó đó mình xin Hòa Thượng để nhập Niết bàn, bằng cách là mình nhập định làm chủ được từng hơi thở của mình chết, để cho mọi chúng sanh thấy thôi, rồi mình đi. Cho người ta tin mình rằng Phật pháp ta thực hiện được.

Thầy lên xin Hòa Thượng Thanh Từ, Hòa Thượng yêu cầu Thầy ở lại giúp Hòa Thượng. Cho nên Thầy ở lại. Người đầu tiên yêu cầu Thầy đó là Hòa Thượng Thanh Từ. Chúng sinh có phước lắm có Hòa Thượng yêu cầu, chứ còn cỡ Hòa Thượng muốn ờ bây giờ để thử coi có làm được hay không đó, “ờ bây giờ Thầy chấp nhận cho con ở lại đây để mà thực hiện cái sự nhập diệt”.

Thì được rồi, Thầy sẽ ở lại Chơn Không một tuần lễ, họp tất cả phật tử…​

  1. tự tại. Bây giờ Thầy ra đi làm sao? Tịnh chỉ hơi thở bỏ thân, bỏ thân cho chúng xem Thầy ra, ra đi. Rồi!

Bắt đầu từ đây Thầy khuyên, từ đây về sau phải noi theo cái đường lối của Hòa Thượng mà thực hiện trên cái Giới Luật, để mà thực hiện cho được những cái sự làm chủ này. Cuối cùng Thầy nhắc nhở Phật tử rồi Thầy ra đi, nếu Hòa Thượng không yêu cầu.

Nhưng mà Thầy về Hòa Thượng yêu cầu. Hòa Thượng nói với Thầy như thế này: “Thầy thì đang chấn hưng Thiền Trúc Lâm, thiền Việt Nam, mà chú tu được thầy mừng lắm! Chú hãy ở lại giúp thầy”. Đó! Hòa Thượng nói vậy mà, Thầy mới hỏi Hòa Thượng: “Bây giờ con ở lại giúp Thầy, giúp như thế nào?”

Hòa Thượng nói: “Đọc lại tất cả những kinh sách, các sử đồ này kia, đọc lại hếtChừng đó có cái chỗ để viết sách”. Rồi Hòa Thượng trao cho Thầy những kinh sách này, kia, nọ. Thầy về hai năm trời ở trong thất, Thầy liên tục ngày đêm Thầy đọc, Thầy viết thành cái bộ sách Đường Về Xứ Phật. Thầy phân tích từng cái bài kinh, bài nào đúng, bài nào sai Thầy gạt sạch ra hết!

Thầy làm vậy đó, cuối cùng luồn lách với Hòa Thượng để cuối cùng để trao cái bộ kinh, nhưng Hòa Thượng không thấy được, thôi!…​(không nghe rõ).

Sư Phước Nhẫn: Hay là ổng thử Thầy? Mình tu xong rồi đọc lại chi nữa? Hay ổng thử Thầy?

(33:28) Trưởng lão: Không! Không phải, ổng biểu Thầy, có nghĩa là ổng nghĩ rằng Thầy chưa có thông kinh sách, cái ý của ông vậy. Thầy nói ổng biểu, nhưng mà không ngờ Thầy đọc lại để mà Thầy phân tích cái nào của Phật, mà cái nào của ngoại đạo.

Sư Phước Nhẫn: Thành ra ổng thấy cái chỗ Thầy phân tích rõ ra đó.

Trưởng lão: Thì đó, Thầy mới đưa ra hai cuộn băng. Ổng nói sai, không có đúng ý rồi, thành ra từ đó bác luôn.

Ý của Hòa Thượng khuyên là cũng thật sự, là bởi vì Hòa Thượng nghĩ rằng Hòa Thượng thông suốt như vầy là do học, do hiểu biết cái Tạng kinh. Cho nên bảo Thầy bây giờ muốn giúp Hòa Thượng là phải thông suốt các tạng kinh. Cũng như là thầy Nhật Quang ở Thường Chiếu vậy, thông suốt vậy mới giúp được, sẵn cái tu của mình nữa. Chứ không ngờ Hòa Thượng nghĩ rằng cái tu, là người ta tu như vậy là người ta thông suốt hết rồi. Chỉ bây giờ có cái là người ta gạt cái nào không đúng ra thôi. Chứ không phải cần đọc nữa!

Còn ông Tổ nào mà làm sai hoặc làm đúng, người ta cũng đều biết. Nhưng mà Hòa Thượng ổng nghĩ phải đọc sử của các Tổ thì mới biết, Tổ này truyền thừa sao, sao, sao với nhau. Nối cái đăng như thế nào, cái đèn Tổ đó như thế nào?

Đó, thì Hòa Thượng muốn Thầy đọc lại để cho nó vững, để giúp Hòa Thượng ở trên cái đường mà gọi là thừa kế đi thuyết pháp như Hòa Thượng vậy, ý như vậy. Chứ không ngờ là Thầy lại bác.

Sư Phước Nhẫn: Nghịch ý nhau.

Trưởng lão: Nghịch ý! Cho nên vì vậy mà thầy trò nó lần lần…​ nhưng mà Thầy cố gắng, thì khi mà Thầy biết rồi, Thầy cố gắng để mà núp sau lưng Hòa Thượng để mà giúp Hòa Thượng thôi.

Nhưng mà không được. Bởi vì mấy ông đệ tử, huynh đệ của Thầy, mấy ổng cứ hễ thấy Thầy chui bên đây vô trong Thường Chiếu thì mấy ổng lôi Thầy ra, không để…​ Cho nên mấy bài thỉnh nguyện của Thầy, là Thầy chui vô đó. Mà chui không được, mấy ổng khôn lắm! Mấy ổng sợ vô trong này, nó tan nát hết.

Thầy thì không phải là vô trong đó tan nát đâu, mà Thầy vô củng cố. Những người nào mà quyết tu, Thầy xin, Thầy cho những người đó theo Thầy vào khu chuyên tu, ở trong đó Thầy huấn luyện.

Sư Tuệ Tĩnh: Khác đường lối, khó quá!

Trưởng lão: Thành ra nó như vậy, cho nên cuối cùng thì Thầy thấy chính Thầy cũng khơi mào cái khu vực mà Trung Tâm An Dưỡng.

8- NHÂN QUẢ KHÔNG CỐ ĐỊNH

(35:50) Sư Tuệ Tĩnh: Thầy có giảng cái phần Nhân Quả nó không cố định, cái này con hồi nào tới giờ con cứ khư khư cái này hoài, con không hiểu. Về sau con có đọc một câu nói rằng: “Tội phước đều không có chủ thể”, cũng như do duyên tốt, duyên xấu nó tạo ra tội phước, chứ còn tự động cá nhân họ không có chủ động. Họ cũng tùy theo duyên cảnh, cái môi trường tạo ra. Thành ra cái câu trong này nói: “Tội phước đều không có chủ thể”, con không biết là sao, sao mà kỳ vậy? Xin Thầy giải thích cho con nghe!

Trưởng lão: Bởi vì, cũng như hôm nay mình sống trong cái thời gian này, hiện tại này là cái môi trường này nằm trong cái Nhân Quả của nó. Mình bình yên, phải không? Cái môi trường này bình yên.

Mà mình không bình yên, nó có những cái đối tượng, cái pháp nó đến nó làm cho cái cuộc sống của mình trong hiện tại này không bình yên. Thì không bình yên tức là Quả, Quả nó không bình yên tức là khổ chứ gì? Thì nó có cái Quả.

Còn bây giờ nó bình yên là nó có cái Quả, mà những cái Quả thiện nó làm cho mình an ổn, phải không? Do đó, trong cái an ổn này thì bắt đầu mình mới sinh ra một cái khác, Cái Nhân mới, mình tạo ra Nhân mới vì các pháp nó tạo ra…​ cái thuận duyên của mình là cái Quả nó yên ổn nè. Bây giờ mình khởi ra, mình muốn làm cái gì. Phải không? Mà khi cái muốn làm đó, thì tức là cái Nhân mới để tạo thành một cái Quả kế đó, chứ không phải còn ở trong cái Nhân cũ.

Nhưng bây giờ mình lái cái Nhân này, cái Nhân mới này, mình lái nó đi tạo thành một cái Quả tốt, mà nếu không lái nó nó sẽ đi vào cái Quả ác, cái Nhân ác của nó nó sẽ tạo thành cái Quả ác cho mình kế tiếp.

Cho nên nó luôn luôn nó không phải có một sự cố định, không phải chủ thể đó. Mà nó di chuyển, nó di chuyển, nghĩa là mình dùng cái trí của mình, mình thấy: “À, cái niệm này khởi lên đây, mình đi theo con đường này là một con đường ác, không được, dừng lại! Phải đi theo ngã này, ngã này sẽ đem đến lợi mình, lợi người, nó không làm khổ mình, khổ người”.

Thì do đó, mình suy tư như vậy, do cái trí của mình mình lái nó đi, mình lái cái Nhân mới này để cho nó có cái Quả tốt của nó. Mà mình không lái nó, mình đi theo lòng ham muốn mình, mình không thấy ác pháp tức là cái trí của mình không nhận ra nó là ác pháp. Cho nên mình lái nó, mình đi đến cái đó thì nó gặp, bởi vì mình không lái nó thì nó sẽ đi vào con đường ham muốn.

Mà con đường ham muốn thì nó là ác, nó sẽ tạo thành cái khổ mình, khổ người. Mình không suy nghĩ tới trước được, cho nên do đó cái chuyện nó sắp sửa xảy ra thì mình không biết. Mà bây giờ mình cứ nghĩ là cái điều đó mình muốn như vậy, mình làm như vậy, nhưng mà không ngờ rằng cái Quả nó sẽ đi đến cái khổ cho mình. Nhưng mà cái hành động ác của mình mình không nhận ra. Chứ nếu mình nhận ra thì mình không làm. Mà mình không nhận ra cho nên nó mới thay đổi cái môi trường, cái thời gian hiện tại mình đang an ổn. Do cái hành động này nó đi đến bất an. Cho nên nó thay đổi chứ nó không phải cố định.

(38:44) Cũng như bây giờ, hôm nay mình an ổn, nhưng mà ngày mai mình phải trả cái Quả gì? Nhưng mà ngày mai sắp tới, nó chưa đến cái Quả này, bởi vì bữa nay nó đâu có cái ngày mai. Phải không? Nhưng mà hôm nay mình khởi một cái niệm, mình lái cái niệm đó nó đi vào cái ngã thiện, nó chuyển cái ngày mai, cái Quả ngày mai, nó làm ngày mai mình không có gặp khổ.

Thay vì mình không chuyển nó, thì ngày mai nó hướng mình đi vào chỗ cái niệm ác hôm nay, thì cái ngày mai cái Quả khổ đó nó đến. Nó sẽ có Quả khổ cho ngày mai của mình, tại vì cuộc đời của mình sinh ra nó ở trong Nhân Quả, cho nên nó có cái Quả của ngày mai. Mà hôm nay thì mình chưa có thì mình thấy đâu có khổ gì đâu, nhưng ngày mai sẽ khổ. Nhưng mà hôm nay mình chuyển được cái hướng thiện, nó đi tẹt qua cái Quả khổ này trật, nó không có đến với mình.

Còn nếu mình đi hướng khác cái Quả khổ này nó bùng lên, nó làm cho mình khổ sở, ở tù hay hoặc là xe đụng chết nữa. Hiểu chỗ đó chưa?

Cho nên Nhân Quả nó không cố định là như vậy. Vì vậy cho nên mình khéo lái nó, cho nên Đạo Phật mới nói con người giải thoát được, là tại vì mình trong Nhân Quả mình lái nó đi thì mình giải thoát hà. Mình không lái Nhân Quả mình được thì mình sẽ bị nó lái mình đi thì mình bị hà. Mà nó càng chồng chất lên những cái Quả khổ nó thì cái nghiệp khổ mình nó càng khổ nhiều. Và cũng từ đó nó cứ nó thành cái lực, cái lực đó nó tiếp tục tương ưng nó tái sanh thì nó phải sanh ra khổ nữa, nó không hết.

Còn mình cứ lái vào thiện, lái vào thiện thì càng ngày nó càng đi vào con đường thiện thì nó an ổn, nó yên vui cho đến khi chấm dứt hoàn toàn sanh tử.

Sư Tuệ Tĩnh: Còn cái phần chủ thể như vậy sao Thầy?

Trưởng lão: Đó, cái phần chủ thể nó không có. Nó không có chủ thể. Nếu mà có chủ thể thì phải có cố định, bởi vậy nó không có chủ thể. Nó tùy!

Sư Tuệ Tĩnh: Vậy cái Nhân Quả này nó không có liên hệ tới quá khứ hả Thầy, ví dụ kiếp trước với kiếp này không có liên hệ?

Trưởng lão: Coi như là nó có liên hệ, nhưng mà mình chuyển. Chẳng hạn bây giờ Thầy đặt vấn đề, nó có liên hệ, bây giờ cái quá khứ, cái Nhân của ở quá khứ thì cái Quả ở hiện tại của mình. Bây giờ Thầy đã tạo cái Nhân ở quá khứ, Thầy chỉ sống có thời gian có 50 tuổi hà, là ngày mai này đúng 50 tuổi là Thầy chết đó. Cái Nhân của Thầy ở quá khứ, cái Quả của Thầy chỉ có 50 tuổi. Trong cái hiện tại này 50 tuổi Thầy chết.

Nhưng mà ở trong cái hiện tại này, Thầy lại chuyển được cái Quả đó. Thầy làm những điều phước cho nên nó chuyển Thầy sống thêm, tới đó Thầy không chết. Phải không? Nó chuyển rồi. Bởi vì nó có liên hệ, nó có liên hệ của quá khứ với hiện tại và vị lai.

Bây giờ ở quá khứ mình tạo cái ác cho nên đến đây mình sẽ gặp cái tai họa này, cái tai họa này có thể giết mình chết. Nhưng mà trong cái hiện tại này, trong cái cuộc sống hiện tại mình đã tạo được cái phước cho nên cái Quả chết này nó không chết, nó đến đây thay vì Quả khổ mà nó không khổ mà nó lại hạnh phúc. Nó có liên hệ, mà từ cái hành động hiện tại này làm thì cái tương lai này nó sẽ sáng sủa, nó không khổ!

(41:50) Cho nên nó không có chủ thể, mà nó chỉ có tùy duyên, tùy duyên qua cái trí của mình mà chuyển biến nó. Cho nên nó thay đổi liên tục, nó không có dừng. Vì vậy mà có thể nói rằng cái người mà coi bói nói về vị lai không đúng. Bởi vì cái luật Nhân Quả nó thay đổi mà làm sao nói, nói bữa nay: “Ngày mai anh bị xe đụng”, nhưng hôm nay tôi làm chuyện khác, ngày mai tôi đâu có đụng được! Cho nên nói không được. Nhưng quá khứ nó nói đúng. Cái ông thầy bói, họ nói quá khứ mình đúng.

Cũng như bây giờ Thầy tu chứng, Thầy có Tam Minh, Thầy biết nghiệp sư như vậy, vậy, vậy…​ Mà nếu trên con đường này mà sư chuyển biến nó bằng đường hướng trí tuệ Phật dạy thì nó thay đổi mất, cho nên Thầy nói trật lất hà.

Mặc dù Tam Minh, bây giờ Thầy thấy nó đúng, nhưng mà ngày mai nó thay rồi, nó thay là vì hôm nay sư đã làm cái hành động nó khác rồi. Thành ra nó thay rồi, bây giờ nói như vậy sao được!? Không, cho nên không nói.

Cũng như bây giờ có người người ta hỏi: “Vậy chứ thầy Mật Hạnh có duyên tu chứng hay không?”. Thầy nói: “Người nào cũng có duyên tu chứng hết!”. Nhưng mà họ có lái đúng đường không? Họ không lái đúng đường thì làm sao họ tu chứng!?

Cũng như Thầy nói bây giờ sư có duyên tu chứng. Nhưng mà hôm nay sư nghe tu chứng, sư không thèm tu thì ngày mai sư làm sao tu chứng?! Cái hành động của sư chứ đâu phải hành động của Thầy sao?

Cho nên đâu có nói được cái tương lai của người ta được, mà chỉ biết cái quá khứ của người ta. Nghĩa là bây giờ nhìn lại quá khứ, sư xảy ra gì thì ở trong Tam Minh người ta quán xét, người ta thấy rõ không sai chút nào. Nhưng mà nói về tương lai thì không thể nói. Người ta biết, biết rất đúng, rất rõ, nghĩa là không sai. Phải không? Nhưng mà nếu mà hôm nay sư làm hành động gì, ngày mai nó không đúng vậy.

Sư Phước Nhẫn: Nó thay đổi khác!

Trưởng lão: Nó thay đổi khác rồi! Cái Nhân Quả. Cho nên vì vậy Đức Phật nói: “Đạo Ta ra đời là vì con người không cố định, không có sự cố định, không có chủ thể”. Cho nên mới ra đời mới cứu khổ người ta được. Người ta lái, người ta đi nó không khổ. Còn người ta không biết lái thì người ta phải chịu khổ, cho nên nó cứu khổ được mình mà.

(43:49) Cho nên khi đọc bài Thập Nhị Nhân Duyên rồi Đức Phật nói: “Thế giới mười hai duyên này hợp lại thành thế giới khổ, mười hai duyên này rã thì thế giới hết khổ”. Rõ ràng rã ra là tại vì mình đi vào con đường thiện, nó rã. Mà đi vào con đường ác thì nó hợp lại thì nó phải khổ thôi. Nó có thiện ác ở trong Thập Nhị Nhân Duyên, nó rõ mà!

Cho nên dạy về Thập Nhị Nhân Duyên, người mà ngộ được lý Nhân Duyên rồi thì gọi là bậc Duyên Giác đó, thì người ta giải thoát liền. Người ta không còn, Thầy nói thật sự không cần còn ngồi thiền nữa làm gì, người ta hiểu được lý Duyên Giác rồi, người ta bẻ ngay liền, người ta sống đúng đời sống Phạm Hạnh, người ta lấy Giới Đức người ta sống rồi, thì người đó kể như là người ta an vui ở trong cái Phạm Hạnh của vị tu sĩ rồi, thì người ta giải thoát liền.

Người ta không có còn nghĩ đến vợ, đến con, đến dòng họ bà con nữa, cái đó là người ta thấy được Nhân Quả rồi, cái duyên hợp rồi, người ta không còn lo lắng nữa. Bởi vì ngộ được lý Thập Nhị Nhân Duyên là người ta giải thoát, người ta không còn bận tâm nữa.

HẾT BĂNG