VẤN ĐẠO 17
CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC VÀ
HUYỀN THOẠI NHẬP ĐỊNH
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Sư Tuệ Tĩnh và sư Phước Nhẫn
Thời gian: 2002
Thời lượng: [45:14]
Tên cũ: 09A-TueTinhTrinhPhap-VanDaoThienDinh
Pháp âm: https://thuvienchonnhu.net/audios/van-dao-17-chanh-niem-tinh-giac-va-huyen-thoai-nhap-dinh.mp3
(00:01) Tuệ Tĩnh: “Chút xíu nữa mình phải vô rồi mình chuẩn bị để thay mấy cuộn băng này”. Con nghĩ vậy cái con chợt tỉnh lại, con nói: "Như vầy là mình phóng dật rồi, nó phóng tâm mình rồi". Bởi vậy cái con hẹn lại với lòng của con có lẽ buổi chiều đi kinh hành xả tâm, rồi vô là mình mới chuẩn bị. Thì con làm như vậy có được không Thầy?
Trưởng lão: Được, bởi vì đó là mình phải chủ động trong cái giờ giấc của mình, tức là mình chủ động điều khiển cái tâm hành: Bây giờ cái giờ này là giờ đi kinh hành, để giữ cho mình bước đi của mình, để cho mình tập trung trong bước đi. Và đồng thời mình xả tâm mình, chứ không phải giờ mình suy nghĩ những cái đó. Luôn luôn phải chủ động được cái giờ giấc, bởi vì mình tập làm chủ được. Chứ thường thường cái tâm mình nó không có chịu mình làm chủ nó….
Tuệ Tĩnh: Rồi thí dụ chẳng hạn như trường hợp mà con ngồi thiền đó Thầy. Con ngồi thiền mà nếu mà nó xen vô như vậy đó, rồi cái thời ngồi thiền đó con phải bỏ hả Thầy, hay là con cũng giữ nó?
Rồi thí dụ trường hợp mà nó bớt phóng dật, thì mình nên giữ nó, hay nên bỏ nó hả Thầy? Nó mới phóng tâm thôi.
Trưởng lão: Nó mới phóng tâm thôi, nó phóng tâm thì trong khi đó mình đang ngồi thiền, mình ngồi để mà mình giữ cái tỉnh thức của mình ở trên cái hơi thở. Thì mình ngồi thì mình nương hơi thở rồi, mình nương cái động của hơi thở. Và mình nương cái động hơi thở để mình dùng cái pháp hướng Như Lý Tác Ý mà mình xả cái tâm, chứ không phải giờ này đang là cái giờ…. tu của mình có rồi.
Đó, đó là nếu mà, nếu là trong khi mình tu Định Niệm Hơi Thở để tỉnh thức, để dùng cái pháp hướng để mình xả tâm, hoàn toàn có niệm khác đến thì mình giữ. Mình giữ nó không có tiếp tục, không có chung đụng nó. Còn nếu mình ngồi thiền mà mình câu hữu với Định Vô Lậu và nương vào hơi thở mà không có niệm gì thì thôi, nó không có phóng tâm thì thôi. Mà khi nó phóng tâm ra, thì bắt đầu mình nương vào cái chỗ phóng tâm cái niệm đó ra, rồi quán xét cái niệm đó, coi nó ở trong cái dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu. Coi ba cái lậu hoặc này coi nó nằm cái lậu hoặc nào. Thì chừng đó mình dùng cái quán xét của mình, mà mình thấu triệt nó, thì đó là mình xả. Nó xả thì mình dùng pháp Như Lý theo đó nữa, mình nhấn mạnh, tức là mình hướng tâm phải xả bỏ luôn.
(02:29) Đó, để tâm nó có một cái điều kiện mà. Còn nếu mình còn đang muốn tu tập tỉnh thức, muốn tu tập để nó nhớ mới hay là cũ. Cũ là mình phải dùng mình câu hữu được, mình mới mình đừng có câu hữu, mình câu hữu là mình bị động hết. Mình mới tu, mình thấy cái sức của mình nó chưa có pháp Như Lý, Tác Ý nó chưa có hiệu quả, do đó mình phải giữ cái tâm tỉnh thức. Thì mỗi niệm mà nó khởi tâm chứ chưa phóng dật, nó mới phóng tâm thôi đó, thì lúc bấy giờ đó mình bỏ luôn, mình chưa câu hữu được đâu. Cái sức của mình câu hữu là phải hai cái định, mình mới câu hữu nổi. Mà cái sức mình nó chưa tỉnh mà mình câu hữu tức là mình bị động. Tức là cái tâm nó lừa mình, nó cho mình câu hữu hai cái. Cho nên người mà không biết, tu như vậy thì thích lắm, nó sẽ động tâm hoài, mình tìm cái định tịnh không có.
(03:22) Tuệ Tĩnh: Thí dụ như là ngồi thiền, một thời thiền mình ngồi, chẳng hạn như con ngồi con phân ra làm bốn lần, bốn lần mà mỗi lần vậy là bốn phút. Mà thí dụ trường hợp mà nó vô cho con được mà không có phóng tâm được hai lần thì mình kể hai lần đó thôi, còn hai lần kia thì kể như bỏ.
Trưởng lão: Bỏ. Coi như là mình tu chừng nào mà được bốn lần mà đều nó lợn cợn, hết thì mình thấy là mình đã thành tựu được lắm rồi, thì mình tiến tới một cái giai đoạn mới. Còn mình chưa có vậy thì tức là trong bốn thời mình mới chỉ được hai thời, hay ba thời, còn một thời thì mình chưa có quả.
Tuệ Tĩnh: Dạ còn hổm rày con cũng, hai, ba bữa rày con cứ dậm chân tại chỗ đó, con không có lên được. Bởi vì bốn thời mà một thời mỗi thời bốn phút đó Thầy, nó khó quá. Tại vì mình cũng như còn yếu quá Thầy, thành ra con chưa có tăng lên được.
Trưởng lão: Cứ nhớ, nhớ mình giữ sức tỉnh thức mình. Nếu mà giữ, cái sức tỉnh thức của mình mà nó kéo dài nhiều đó, thì tùy theo cái đặc tướng của mỗi người. Có người thì người ta kéo dài được, có người kéo dài không được. Nếu kéo dài không được thì nó bị nặng ngực, nó nặng đầu, nó chóng mặt, hay hoặc là nó căng mặt, nó căng cái mặt nên cái mặt mình nặng ra. Thì tâm mình chỉ sử dụng nó, thời gian mình chỉ kèm theo với cái pháp hướng để đừng có tập trung ở trong một cái đối tượng thì nó không sao, chứ còn không thì nó…. Phải lưu ý cái phần đó. Nó căng nó mới nặng đầu, nó nhức đầu thì bởi vì mình tập trung để cho mình đạt được cái chất lượng khoảng nào đó.
Ví dụ như từ một phút cho đến năm phút, hay là mười phút ở trong khoảng thời gian nó dài quá, do đó mình bị căng. Mình ráng thì nó được chứ không phải không được, nhưng mà căng quá. Thôi mình không có làm cho căng, mình thấy căng tức là ác pháp rồi, nó không hay. Cho nên khi đó mình biết cái đặc tướng của mình nó không phải là cái chỗ tập trung. Cho nên vì vậy mình chỉ từ năm hay mười hơi thở, thì mình nương vào đó mình dùng pháp hướng mình kèm theo mình xả. Để cho nó vừa động mà vừa tỉnh, mình kèm mình cứ xả thì nó không bị động, chứ còn không khéo mình cứ ngồi im….
Tuệ Tĩnh: Mình xả bằng cách nào Thầy?
Trưởng lão: Thì mình nhắc thôi, thí dụ như: "Tâm như cục đất, hay hoặc là tâm ly dục, ly ác pháp". Đó mình cứ nhắc nó vậy thì nó sẽ không căng. Chứ còn mình không nhắc là nó sẽ chú ý quá, thì nó chú ý quá không đó.
Đó, chú ý thí dụ mình để biết hơi thở ra vô nữa. Mình thỉnh thoảng mình nhắc là "Tôi biết tôi thở, tôi biết tôi thở" để cho nó tập trung trong hơi thở nữa. Thì do đó đó mà mình thấy bây giờ thì một phút cho đến năm phút, cho đến mười phút, mà nó có. Cái người mà cái đặc tướng về thần kinh bị yếu đó, là nó bị căng. Còn những người mà người ta có cái sức tập trung, nó có cái đặc tướng thân mình thì nó không căng. Người ta đi vào, mà cái người đó đó, đi vào vậy mà người ta tới cái khoảng độ 10 phút, cao lắm là ba mươi phút, tăng lên nữa là bị rớt vào không tưởng, trạng thái khi tu. Vì nó không có niệm, không có niệm nó rơi vô tưởng.
Tuệ Tĩnh: Mình niệm thì nó đỡ hơn.
Trưởng lão: Mình niệm nó thì đỡ, bởi vì mình niệm là mình dùng ý thức để cho mình động, để cho mình mình ly cái tâm của mình, mình lìa cái tâm tham, sân, si đó. Chứ không phải là cái mục đích mình ở đây để tĩnh lặng để cho mình vô Định đâu.
(6:37) Tuệ Tĩnh: Thì con cũng xin hỏi thăm Thầy thêm. Tại vì vấn đề con đi, con không có biết rõ về vấn đề Vô Minh như thế nào nữa Thầy. Nhờ Thầy chỉ dạy cho con bởi vì trong tương lai này đó con phải về Úc. Rồi có nhiều người cũng đến hỏi những câu hỏi đó, thành ra mình thấy mình biết chút đỉnh để mình trả lời cho người ta.
Trưởng lão: Cái vô minh đó. Cái vô minh, thí dụ như mình đang tu vầy, cái tâm mình nó phóng ra, tức là phóng tâm. Thì mình tương tục cái phóng tâm đó, thì nó thành phóng dật mà mình không hay, cái đó gọi là vô minh. Nghĩa là mình tiếp tục cái phóng tâm đó.
Thí dụ như bây giờ mình khởi ra một cái niệm, rồi bắt đầu đó mình theo cái niệm đó, tùy miên ở trong cái niệm đó, thì đó là mình bị vô minh, tức là mình không sáng.
Rồi bây giờ đó nó vô minh. Thí dụ như mình đang ngồi tu mà bỗng dưng nghe nó gục, thì đó là mình cũng bị vô minh rồi đó. Tức là nó si rồi, cái niệm si là nó cũng vô minh, nó vô minh nhiều cái lắm.
Cái mình hiểu trật nó là vô minh, nó phân biệt được. Thí dụ như bây giờ như người ta nói có Phật tánh, thì mình cũng tin có Phật tánh, đó là mình vô minh. Mình không có hiểu trong cái Thập Nhị Nhân Duyên cho nó rõ ràng, mình cũng nhận đó là một cái Phật tánh nó có thật. Một cái mà người ta nói mà mình không hiểu rõ cái đó mà mình vẫn tin nó, hiểu đó là cũng là vô minh.
Cũng như mình lầm chấp cái thân của mình là của mình, cái thân của mình là cái ngã của mình. Mình lầm chấp cái đó, mình cho nó là cái ngã của mình, cái đó là cái lầm chấp của mình, cái đó gọi là vô minh, con hiểu như vậy đó.
Cho nên thí dụ bây giờ một cái niệm khởi ra, mà mình thấy cái này nó đúng, cái đó coi chừng mình vô minh. Cho nên mình biết cái niệm mà khởi ra nó là hữu lậu, dục lậu hay vô minh lậu, nên mình xét. Mặc dù cái niệm này niệm thiện, nhưng mà không biết chừng nó là lậu hoặc, nó sẽ làm cho mình tư duy cái đó. Bởi vậy nói cái ác pháp nó cũng là cái thiện pháp mình khởi tâm mình thương nhớ, nó cũng làm cho mình khổ, đó là cũng lậu hoặc rồi. Đó thì do đó mà cái mà mình không hiểu nó đó, cái đó là vô minh. Còn mình hiểu nó thì, khi mà mình minh đó thì ngay đó mình xả liền.
Tuệ Tĩnh: Mình minh là mình sáng suốt?
(09:01) Trưởng lão: Mình sáng suốt, mình ngay đó mình bỏ được liền. Cũng như bây giờ Thầy nói bây giờ chúng ta biết hết nhưng mà nói chung chúng ta còn vô minh. Biết, cái gì chúng ta cũng biết, Phật dạy chúng ta biết đời khổ, mỗi mỗi cái gì mình cũng biết khổ hết rồi, nhưng mình bỏ không có được.
Tuệ Tĩnh: Như vậy là còn vô minh hả Thầy?
Trưởng lão: Đó nó còn vô minh, còn nó minh thì nó xả hết. Cũng như bây giờ nói Sanh là khổ, cái duyên Sanh nó sẽ nối tiếp những cái khổ. Vì hễ còn sanh thì còn ưu bi, sầu khổ. Như là cái bàn, cái ghế, cái tủ ở ngoài kia nó thuộc về sanh. Nhà cửa, con cái này kia nó thuộc về sanh, bởi vì nó đời sống mà, cái đời sống nó thuộc về sanh.
Thế mà bây giờ mình biết vậy mà mình bỏ không được, tức là cái minh mình không có, nó chưa có xả. Nó sạch tức là Minh, mình thấy nó hoàn toàn là. Mình rõ ràng đây là cái duyên nhân quả nó cấu kết, chứ không phải là con cái của mình hay là gì đó. Nó cấu kết để cho mình trả cái nợ nhân quả.
Khi mà Minh thì trong lúc đó mình thấu suốt, thấu triệt, Phật nói: "Không còn thương nhớ gì nữa hết". Cho nên đức Phật nói: "Nếu một cái người mà Minh đó, thì sáng nghe đức Phật thuyết thì chiều họ đã giải thoát hết rồi". Họ hiểu họ bỏ hết rồi. Còn mình bỏ không được, cũng hiểu mà bỏ không được, nên nói vô minh mình còn.
Nó đến từ cái chỗ Minh, mà hiểu mà không bỏ được, mà Minh mà hiểu bỏ được, là Hai chỗ này nó rất khó. Cho nên mình vẫn còn vô minh….. ( mất tín hiệu ). Mình hiểu biết nó là khổ. Mình hiểu biết danh là khổ, thế mà có chút danh là thấy mừng.
Tự nhiên người ta khen mình thấy mừng, sau này người ta chê. Thật sự ra mình nói cái người mà tu chứng hoàn toàn là người ta Minh rồi, khen cũng vậy mà chê cũng vậy, người ta không có giận mà người ta cũng không có mừng. Còn mình không khéo mình xét ngầm ở trong tâm mình, mình thấy người ta nói một cái gì mà vừa ý mình, mình thấy cũng thích, thì cái đó là mình còn đang khen nó rồi. Nó vô minh nó mới đi theo cái tham của nó, cái dục của nó.
Tuệ Tĩnh: Mình muốn phá vô minh thì làm sao Thầy?
(11:08) Trưởng lão: Muốn phá vô minh thì mình phải tập sống một cái đời sống giới luật. Bởi vì đức Phật nói: "Trí tuệ đâu thì đức hạnh đó, giới luật đó. Giới luật nó làm cho cái trí tuệ thanh tịnh, mà trí tuệ làm cho giới luật thanh tịnh".
Bây giờ thì cái trí tuệ, cái sự hiểu biết của mình, mình cố gắng mình giữ gìn giới luật. Mà giữ gìn giới luật bao nhiêu thì cái Minh của mình nó bấy nhiêu, tức là trí tuệ mình tăng lên bấy nhiêu. Đó cho nên muốn phá vô minh là phải giới luật. Mà giới luật thì nó khép mình trong cái khuôn khổ phạm hạnh. Mình phải sống cái đời sống ba y, một bát, phải không? Sống không gia đình, không nhà cửa, cho nên đó mới lại cắt đứt cái duyên Sanh. Mà cắt đứt duyên sanh mà mình sống, mình chấp nhận.
"Bởi vì sanh tử, vì luân hồi tôi chấp nhận phạm hạnh, chấp nhận phạm hạnh của Cồ Đàm". Thì chấp nhận phạm hạnh Cồ Đàm tức là Minh. Còn mình cũng sống mà thấy "sống cái đời sống này khổ quá, nó không có ham muốn được", thì tức là bị vô minh.
Muốn phá nó thì phải chấp nhận đời sống phạm hạnh. Mà khi đời sống phạm hạnh thật sự đúng mà mình chấp nhận thấy đời sống phạm hạnh, mình mới tìm thấy sự giải thoát trong đó rõ ràng, giải thoát hoàn toàn.
Thí dụ như các Sư về đây các Sư thấy là mình đâu có còn bận lo con cái, lo ăn, lo uống gì đâu. Hoàn toàn cứ ôm bát đi xin thôi, nó là giải thoát mà, còn gì nữa, đòi hỏi gì nữa. Mà cũng không ai nói nặng, nói nhẹ, không có làm gì mình hết. Tối ngày coi như là thảnh thơi vô sự rồi, có phải giải thoát không? Tại sao mình giải thoát mà mình không chịu mà mình còn khởi tâm nghĩ cái này, lo cái kia, cái nọ, cái đó là mình vô minh.
Cho nên khi mình nhận xét được cái sự giải thoát này, Thầy nói thật sự khi biết rồi, mình cứ sống vậy đi. Sống một mình mình trầm lặng mình sống, một ngày nào đó nó vô Thiền định. Bởi vì mình sống đúng cái đời sống đức hạnh rồi, mà mình có một cái trí tuệ. Bởi vì "trí tuệ nó làm cho thanh tịnh giới luật, mà giới luật nó mới, giới hạnh nó mới làm thanh tịnh cái trí tuệ”. Do đó cái đời sống của mình sống mới làm cho cái trí tuệ mình thanh tịnh. Thì do cái trí tuệ thanh tịnh nó mới có Minh khiến nó phát triển. Từ cái Minh nó phát triển thì nó. Minh nó có ba cái giai đoạn của nó, tức là trí tuệ có ba giai đoạn.
Giai đoạn thứ nhất thì Giới luật đâu thì Trí tuệ đó.
Giai đoạn thứ hai là Trí tuệ đâu thì Thiền định đó.
Giai đoạn thứ ba Trí tuệ đâu thì Tam minh đó.
Nó có ba giai đoạn của nó chứ không phải. Mới đầu cái bài kinh Sonadanda, thì đức Phật nói: "Giới luật đâu thì Trí tuệ đó, Giới luật làm Trí tuệ thanh tịnh, Trí tuệ làm Giới luật thanh tịnh". Cái câu đó là mới vô tu về giới luật, đức Phật đã xác định giới luật là trí tuệ đó. Hai cái này không thể tách lìa ra được.
Một người có giới luật thì người đó phải có trí tuệ. Trí tuệ không phải chỗ học hỏi hiểu biết thông suốt, mà trí tuệ ở chỗ đức hạnh. Người có đức hạnh giải thoát thì tức là trí tuệ. Mà cái đức hạnh giải thoát đó nó giúp cho trí tuệ thanh tịnh. Mà cái trí tuệ nó giúp cho cái giới luật thanh tịnh, nó trở qua, trở lại hay lắm. Rồi từ đó cái Sơ thiền nó đi vô cái Sơ thiền, tự nó nó có cái Sơ thiền ở chỗ giới này, cho nên giới sinh định mà.
Cho nên từ đó đó, từ cái chỗ mà có cái Thiền định này rồi, thì bắt đầu mới đi vô từ cái Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền, thì tức là Trí tuệ ở trong Thiền định. Thiền định là Trí tuệ, Trí tuệ là Thiền Định, cái chỗ này là cái chỗ trí tuệ của Định. Cho đến khi mà hướng tâm đến Tam Minh thì Trí tuệ là Tam minh, mà Tam minh là Trí tuệ.
Đọc lại cái bài kinh Sonadanda thì chúng ta thấy cái chỗ này đức Phật nói hết cái bài này. Bởi vì ở trong đó rất cụ thể.
Tuệ Tĩnh: Ở trong Trường bộ kinh hả Thầy?
Trưởng lão: Trường bộ kinh kinh Sonada. Cho nên muốn thanh tịnh, mình muốn có Minh, thì tức là phải chấp nhận giới luật. Mà chấp nhận giới luật tức là sống đời sống phạm hạnh. Đời sống phạm hạnh là ba y, một bát, sống không gia đình, không nhà cửa thì đó là đời sống phạm hạnh. Đời sống phạm hạnh là đời sống giới luật. Hai người chấp nhận thì sẽ dùng đúng pháp, đúng vậy à.
Mà duyên Sanh nó đã đoạn dứt thì phải sống cái đời sống phạm hạnh. Do đó ưu bi sầu khổ hết đó, phải không? Mình thấy mình có gì đâu nữa mà sợ khổ đau. Đó thì lão, tử sẽ chấm dứt, bệnh chết sẽ chấm dứt, già chết sẽ chấm dứt.
Tại sao vậy? Tại vì cái giới luật thanh tịnh thì tâm thanh tịnh rồi, thì bắt đầu nó có lệnh nó sẽ truyền, nó làm chủ được cái sự sống chết của mình. Nó sẽ đi tới cái trí tuệ thiền định mà. Còn bây giờ trí tuệ, giới luật mình chưa có mà mình đòi hỏi trí tuệ thiền định làm sao có được? Mà người ta lý luận, người ta nói: "Thiền định là Trí tuệ, Trí tuệ là Thiền định". Nhưng mà sự thật ra thì cái giới luật chưa có thì cái trí tuệ và giới luật không có, thì trí tuệ thiền định không có. Nên mình phải đi từng bước có đúng Giới, Định, Tuệ.
(16:01) Tuệ Tĩnh: Thưa Thầy như vậy thì mấy người cư sĩ không thể phá vô minh được
Trưởng lão: Nói chung thì người cư sĩ không phá vô minh được, bởi vì đời sống phạm hạnh không có. Cho nên họ tập chỉ có tập thọ Bát Quan Trai thôi, tập đời sống của người tu sĩ, chứ không thể nào mà cư sĩ mà có thể hoàn tất được con đường đó.
Bởi vì cái đời sống giới luật của họ không có, phạm hạnh đó, cho nên Minh không có đâu. Họ nói lăng xăng vậy chứ họ không có. Giới luật không có là coi như họ nói về lý chơi vậy thôi, họ không có giải thoát đâu. Họ còn dính một khối u, kêu là họ kéo theo một bè đó, mà họ nói giải thoát không à, giờ cư sĩ nên vậy thôi.
Cho nên nói về ông Bàng Uẩn mà giải thoát thì không bao giờ có. Hay hoặc là ông Trần Quốc Toản, Tuệ Trung Thượng sĩ thì không có đâu, cư sĩ không có đâu. Nói vậy chứ không có đâu. Tại vì mình làm ra câu chuyện ổng mà chết là thật sự là người cư sĩ không có. Người cư sĩ có là người ta mặc chiếc áo cư sĩ nhưng người ta sống đời sống phạm hạnh thì có. Còn vợ con cả bầy thì không được rồi.
Tuệ Tĩnh: Tại ổng hô đi ổng đi lẹ quá Thầy.
(17:02) Trưởng lão: Nói vậy chứ cách thức đi của Trần Quốc Toản là không đúng, tại cái đó là cái lý luận. Cái đi phải đúng là phải nhập Tứ thiền, tịnh chỉ hơi thở hẳn hòi đàng hoàng thì mới đúng. Ông không tịnh chỉ hơi thở mà ổng nói đi ngang dễ dàng như vậy, không có đâu, cái chuyện không có. Cho nên ông Bàng Uẩn hay hoặc ông Trần Quốc Toản Thượng sĩ Tuệ Trung, thì hai người này chỉ là huyền thoại của thiền Đông Độ chứ không bao giờ có.
Ông muốn mà tịnh chỉ hơi thở, ông phải nhập Tứ thiền, chứ không thể mà ông nói cái chuyện khơi khơi vậy được. Chỉ có Tứ thiền nó mới tịnh chỉ được hơi thở, hơi thở mới ngưng. Hơi thở ngưng là con người ta mới bỏ cái thân này được, tự tại được. Bây giờ mình bảo cái hơi thở mình ngưng, hay hoặc là mình ngồi thiền, hơi thở mình ngưng. Tức là mình có cách thức, mình làm chủ được sự chết của mình rồi, sự sống chết đó. Còn bây giờ mình không có cách thức thì tức là người ta huyền thoại, người ta nói. Cho nên thiền Đông Độ nó nói, chứ nó không có cái pháp hành cụ thể, để làm chủ cái này thì không thấy pháp đâu. Còn đạo Phật cái Tứ thiền nó rõ ràng lắm. Cho nên mình đọc trong kinh sách mình thấy nó rõ quá mà, tại sao: "Nhập Tứ thiền tịnh chỉ hơi thở?" Trời như vậy là rõ ràng, làm như vậy cái Thiền định này nó làm chủ.
Tuệ Tĩnh: Mình tịnh chỉ thì mấy ngày Thầy?
Trưởng lão: Bốn mươi chín ngày đó chứ nó không có ít đâu, Tứ thiền là nhập bốn mươi chín ngày. Nghĩa là ngưng bốn mươi chín ngày không thở mà tới chừng phục hồi lại được, Tứ thiền đó.
Tuệ Tĩnh: Mà cái đó Thầy đã có?
Trưởng lão: Đã có, cái này là cái chuyện của mình đi qua rồi, mình thấy rõ rồi bởi vậy nó mới đúng. Chứ còn nếu mà không có thì kể như cũng ở trong sách vở, chữ nghĩa mà thôi. Còn cái này có đi qua rồi thì mới biết, mới biết đúng.
Tuệ Tĩnh: Mà ngoại đạo sao nó cũng có cái pháp tịnh chỉ hơi thở vậy Thầy? Tại vì con đọc báo thấy mấy người Ấn Độ nó biểu diễn. Nó lại đó nó chết tắt thở rồi, bác sĩ khám rồi, vô hòm đóng đinh đem xuống chôn, bảy ngày sau đào lên giở hòm nó ngồi dậy, nó sống lại.
Trưởng lão: Được, cái đó được, bởi vì dùng tưởng thở, nó thở bằng lỗ chân lông. Nó dùng tưởng, nó tu tưởng nó thở bằng lỗ chân lông, chứ không tịnh chỉ mà nó thở. Nó thở bằng tưởng đó.
Tuệ Tĩnh: Dạ, tim cũng đập mà phổi cũng không có thở, ngưng chết luôn, bác sĩ bảo chết rồi đó.
Trưởng lão: Nó thở bằng lỗ chân lông nó thở. Bởi vì mình dùng tưởng đó, mình dùng cái tập trung mình dùng tưởng. Rồi mình dùng cũng pháp Như Lý Tác Ý, mình tác ý: "À bây giờ toàn thân thở bằng lỗ chân lông hết". Cứ ra lệnh nó thở bằng lỗ chân lông, dùng tưởng mà thở.
Tuệ Tĩnh: Vậy là cái phổi không có thở hả Thầy?
Trưởng lão: Cái phổi nó không có thở, nó thở lỗ chân lông. Nó thở ra vô bằng lỗ chân lông.
Tuệ Tĩnh: Cũng như Thầy đang nhập định, đã trãi qua rồi thì phổi cũng đâu có nhúc nhích.
Trưởng lão: Nó đâu có nhúc nhích nữa, nó không nhúc nhích nữa. Thậm chí như trái tim nó còn không đập nữa, khi mà phổi nó ngưng là tim nó không có đập. Nghĩa là coi như là nó hoàn toàn nó ngưng, hoàn toàn các cái bộ phận hoạt động ở trong thân mình nó bất động rồi, nó ngưng hết.
Nó dữ lắm chứ đâu phải, Thiền định mà đâu phải, nói về trí tuệ thiền mà đâu có. Bởi vì khi mà mình ra lệnh nó là cái trí tuệ của nó. Mà cái trí tuệ của nó ra lệnh "Bây giờ hơi thở phải tịnh chỉ ngưng, các hành trong thân ngưng", bắt đầu nó ngưng. Chỉ còn có nó giữ được hơi ấm là cái ý căn của nó hoạt động, là cái bộ óc nó còn rung động nhỏ riêng nó thôi. Để nó giữ cái hơi ấm của nó, nó không bị máu đặc, đó nó vậy thôi. Chứ còn hoàn toàn nó hết, máu đồ đứng lại tại chỗ hết, không có lưu thông mà. Tim cũng đứng, cái gì cũng đứng hết không còn hoạt động. Bởi vì phổi không thở là tim cũng đứng.
Tuệ Tĩnh: Theo khoa học thì nó nói cái bộ não nó sẽ nhờ máu nuôi. Nếu mà máu nó không bơm lên trong vòng một, hai phút thôi thì cái bộ não nó chết.
Trưởng lão: Vậy mà cái sức định nó vẫn giữ cho cái bộ não nó hoạt động. Bởi vì mình nhập tới Diệt Thọ Tưởng Định thì cái ý căn của mình nó mới ngưng hoạt động. Nó có ba cái hành, khẩu hành, thân hành, ý hành. Ý hành thì nó thuộc ý căn, mà ý căn là bộ não. Mà ý hành nó ngưng là mình nhập Diệt Thọ Tưởng Định. Còn cái thân hành là cái hơi thở của mình, là nó ngưng là tim cũng ngưng, máu nó cũng ngưng, nó không có còn chạy nữa. Nhưng mà điều kiện là cái bộ não còn hoạt động.
Tuệ Tĩnh: Hai cái pho tượng ở ngoài Bắc đó, con nghi chắc là do Diệt Thọ Tưởng Định đó Thầy. Họ đốt chùa cháy cái tượng nó cháy, cái đem ra sơn phết lại. Sơn phết lại sau đó tai nạn cái lụt, cái trôi hai tượng gỗ ra chỗ khác. Họ cũng đem về họ sơn làm sao họ mới khám phá ra đó không phải bằng cây mà cái đó thịt của người ta, cái đó là xác của người ta để lại. Mà lửa nói cái chùa cháy cái nó không sao, mà sao lại cháy không xuất định mà còn nguyên.
(21:40) Trưởng lão: Không phải đâu, Thầy có đến đó, Thầy thăm hai cái nhục thân đó rồi. Bởi vì đến, khi mà đi về Hà Nội, thì cái mục đích của mình cũng nghe người ta huyền thoại, phải nhìn trực tiếp bằng mắt thấy, tai nghe. Khi đến đó thì Thầy đã thấy rõ ràng là cái nhục thân đó bị cháy và bị mục nữa. Cho nên người ta lấy cái chất bao bố hay là lấy cái gì đó người ta mới ấy với dầu, dầu cây dầu đó. Rồi người ta mới trộn nó, rồi người ta đắp nó lên. Người ta đắp lên mấy cái chỗ mà bị cháy nám đó, người ta đắp lên.
Cho nên Thầy coi rất kỹ, Thầy thấy rõ ràng là họ đắp trở lại. Đó cũng là cái nhục thân của người ta để nhưng mà nó là cái bộ xương khô. Cái bộ xương khô thôi, nó khô queo, chứ nó không phải là còn cái da thịt tươi tắn như mình. Nó khô queo, nó khô cũng như là cái con người của mình đen khô khô vậy đó. Rồi bây giờ nó bị lửa cháy đồ vậy đó, hay hoặc là bị ngập lụt đó, rồi nó bị mục. Nó bị mục thì người ta mới lấy đó người ta đắp nó lại. Thành ra cái xương thì ở trong nó còn, nhưng mà cái da ở ngoài người ta đắp tầm bậy, tầm bạ hết.
Tuệ Tĩnh: Cái nhục thân nó còn ngồi không Thầy?
Trưởng lão: Còn ngồi.
Tuệ Tĩnh: Trong lúc đó ông đó ổng chắc ngồi thiền, ngồi thiền rồi ổng mới tịch luôn.
(23:04) Trưởng lão: Nhưng mà Thầy thấy cái xương này nó rớt ra. Cái xương ở đầu gối này nó rớt ra mà sắp trở lại, chứ nó không còn dính cái này. Lẽ ra thì phải cái này, cái gân đồ này kia khi một người nhập định gân đồ nó còn chằng chịt với nhau như vầy, nó khô luôn. Còn cái này bị rớt rời ra hết, rồi họ sắp họ để lại.
Thầy lật coi thử chỉ có cái xác của ngài Vũ Khắc Trường, của người cháu đó. Vũ Khắc Minh thì nó bị rớt rời ra hết, còn cái xác của Vũ Khắc Trường thì cái xác này nó còn nguyên. Nguyên nhưng mà vì nó đắp một cái lớp, một cái lớp kêu là người ta lấy cái chất dầu cây dầu đó, người ta mới trộn với cái chất gì đó, rồi người ta đắp nó xung quanh lại như cái tượng, rồi người ta sơn phết. Thành ra nó không bằng cái nhục thân của Vũ Khắc Minh, tại vì nó đắp. Nó đắp lại, cho nên cái thân nó còn nguyên. Còn cái thân của Vũ Khắc Minh thì không có đắp, sau này nó bị mục, rồi nó bị hư hoại gì đó người ta mới lấy cái bao bố, người ta mới nhồi với dầu người ta nhét vào mấy chỗ đó. Thành ra lại mình nắm, mình rút sơ sơ ra vầy, mình thấy những cái xơ nó thấy.
Tuệ Tĩnh: Vậy mà họ huyền thoại quá lên. Con nghe người ta nói vậy tưởng Diệt Thọ Tưởng Định nữa.
Trưởng lão: Bởi vậy họ huyền thoại quá, thực sự là không phải đâu. Cái đó chỉ là cái bộ xương khô thôi.
Tuệ Tĩnh: Các Lục Tổ sao con thấy chụp hình con cũng thấy khác rồi, lúc chụp hình cái da mặt nó cũng còn chứ nó cũng không có nhăn nữa.
(24:33) Trưởng lão: Đó, nó không có nhăn mặt, mình chưa có trực tiếp qua, không biết là cách thức của. Bởi vậy con người ta họ khéo quá, họ khéo họ huyền thoại họ che đậy đủ hết. Nhưng mà mình đến rồi, không có gạt mình được. Thầy đến cái chỗ mà cái chùa Đậu đó, Thầy đi vô đó, Thầy mới nói: "Thực sự đây là cái bộ xương khô". Nó không khó, nhưng cái này dễ lắm không có gì. Bởi vì người ta sẽ phát giác ra được có nhiều cái vấn đề.
Như một người cung nữ của thời đất nước mình phân ranh chia ra Nam, Bắc đó, Trịnh Nguyễn đó. Thì lúc bấy giờ có một người cung nữ của Trịnh Giang thì phải. Cái cô cung nữ đó là vợ của Trịnh Giang. Hôm bà ta chết thì cái đầu được cạo, đoán chắc là cũng theo Phật giáo mình, đầu cạo tóc để một bên. Nhưng mà cái thân này không biết ướp cách nào đó mà bây giờ còn tươi rói, hoàn toàn còn tươi, nằm. Người ta vừa mở cái quan tài ra, người ta thấy còn tươi rói.
Báo Giác Ngộ nó đăng, còn tươi rói thật, con người nằm còn như là bình thường vậy thôi. Người ta nói rằng cô này là được một vị Thiền sư nào truyền cho cái pháp gì đó, để mà nhập cái định trong khi bỏ cái thân này, người ta chôn cất tới bây giờ nó vẫn còn nguyên. Thì thật sự ra thì cũng là huyền thoại thôi. Mình phải đến trực tiếp là mình xem coi thử coi cách thức như thế nào.
Nó có nhiều cách ướp xác. Ở bên Tây Tạng nó ướp xác nó dở là nó phải móc ruột gan mình ra rồi mới ướp. Ướp những cái xác của mấy ông Lạt Ma. Còn Việt Nam của mình trong cái thời mà Trịnh Nguyễn phân tranh, thì nó đồng thời vua Càn Long ở bên Trung Hoa. Thì nó giữa Việt Nam, Trung Hoa nó có cái loại thuốc. Mình sắp sửa chết đó, mình uống cái thuốc đó vô, thì nó tẩm cái thân của mình nó không có bị hoại diệt, nó không bị hôi thối, đó cái thuốc hay lắm.
Chứ không phải như Bác Hồ bây giờ mà tẩm thủy đồ này kia, mỗi năm phải thay đồ, không có. Cái loại thuốc này dường như là thất truyền, cho nên vua chúa nó giữ bảo vệ, nó giữ cái thuốc này. Cho nên vì vậy mà cung nữ của nó chết thì nó tẩm cái này hết. Thậm chí như các vị quan lớn ở trong triều mà thời Nam, Bắc đó thì nó giữ lại được, còn trước nữa thì nó chưa có.
Mà trong cái khoảng thời gian mà Trịnh Nguyễn phân tranh, thì người ta đã tìm thấy được cái này. Rồi cái thời gian đó thì nó nằm ở trong Ngài Vũ Khắc Minh, Vũ Khắc Trường. Cho nên cũng là nhằm cái giai đoạn này họ đã khám phá ra được cái loại thuốc này. Cho nên những cái bộ xương này chúng ta chưa tin cái Thiền định.
Thật sự ra thì Thầy nghĩ rằng nếu mà. Bởi vì Thầy nói nếu mà có huynh đệ mà người nào mà tu xong rồi, lãnh cái trách nhiệm mà giữ gìn mạng mạch của Phật pháp. Thì phải có một người đi nốt quãng đường những cái Thiền định mà đức Phật đã nói. Để mình thực hiện ở trên đó, để xem coi nó như thế nào? Nó mới chắc chắn cho người sau, lợi ích cho người sau. Chứ bây giờ người ta huyền thoại, người ta nói mình không đủ niềm tin đâu. Mình thấy những cái lời nói của họ làm cho mình đâm nghi, bởi vì nói mà không ai làm được mà.
Thí dụ như nói nhập Diệt Thọ Tưởng Định một ngàn năm, cái từ trường nó bảo vệ cái thân này hoàn toàn là không bị hoại diệt, lửa đốt không cháy, gươm đao đâm không lủng. Đó Thầy nói nghe thì hay vậy, nhưng mà mình nhập rồi thì ở ngoài đó người ta làm gì thử coi nó sao chứ.
Chẳng hạn bây giờ mình muốn tin cái này không? Bây giờ đó cái sức của mình nhập được tới chỗ này không? Bây giờ mình nhập nè, bây giờ ở ngoài thử đốt coi cháy không? Nếu cháy thì mình bỏ có vậy thôi, có gì đâu. Mà bây giờ bốn, năm người, người ta đều được hết rồi phải không? Bây giờ thí một người, có gì đâu mà tiếc? Thí để cho đời sau, lợi ích mà….
Bởi vậy Thầy mong là quý Sư làm đi, rồi Thầy sẽ làm y như vậy. Quý Sư mà tu được rồi Thầy sẽ hoàn toàn Thầy sẽ nhập, rồi ở ngoài đốt lửa thử coi cháy không? Nếu không cháy đúng là cái Định này, từ trường dữ tợn thiệt.
Tuệ Tĩnh: Trong kinh có nói không cháy hả Thầy?
(28:38) Trưởng lão: Không cháy, mà đâm không lủng nữa. Nói có một vị Sư đó, vị đi ngang qua một cái tháp. Vị cũng không thấy đường, rồi vị thấy cái tháp, vị đi vòng quanh cái tháp. Chừng mà nhìn lên là thấy cái tháp của Ni cô, của một Sư cô nào đó. Ông này tức quá ổng đập cái tháp. Người ta nói những cái câu chuyện mình thấy đã là sai rồi. Người tu sĩ mà đâu có vây phải không? Ổng đập.
Mấy cái người mà giữ tháp này, bên nữ họ giữ tháp này họ chạy về họ báo. Họ báo cho cái đám nữ, đám nữ này, mấy cô Ni này mới xách dao với rựa đến chém ông Sư này. Ông sư này, ổng lật đật ổng chạy vô cái bìa rừng mà không có kịp, cho nên ổng nhập Diệt Thọ Tưởng Định. Ổng nhập rồi mấy cô này đến thấy ngồi đó mà mới đâm, mới chém, xả tùm lum. Cái y áo của ổng rách bươm hết, mà người ổng không sao hết. Mấy bả rút về rồi cái ổng xuất định ra ổng về, về cái y áo tan nát hết. Ông Anan mới hỏi: "Làm sao mà y áo của Sư dữ vậy?". Rồi Sư mới kể lại cái chuyện đó. "Trời ơi! Diệt Thọ Tưởng Định, chứ còn lơ mơ là chết tiêu". Thiệt cái câu chuyện nó nói vậy, mình biết có hay không.
Tuệ Tĩnh: Cái đó chắc cũng là huyền thoại.
Trưởng lão: Thầy nói huyền thoại. Thậm chí như nhà Sư gì mà đi ngang cái tháp Ni mà không thấy tức là vô minh một cái. Một cái nữa là tức giận mà đập phá tháp người ta, thì cái đó là sai hai cái. Bây giờ chúng dí chạy vô đây ngồi nhập Diệt Thọ Tưởng Định. Mà Người mà nhập được Diệt Thọ Tưởng Định đâu có phải người không biết nhập Sơ thiền. Mà Sơ thiền ly dục, ly ác pháp làm sao có những cái chướng kỳ vậy? Mình luận ra là cái này cái đặt, đặt điều cho nên không có, cho hay chơi. Cho nên thật sự ra Thầy nói khi nào mà chúng ta làm rồi mới tin. Không làm, chúng ta không tin cái thứ này.
Tuệ Tĩnh: Vậy nếu nó không đúng rồi cái Diệt Thọ Tưởng Định nó vẫn bị nướng cháy hả Thầy?
Trưởng lão: Ừ vậy đó. Thành ra mình phải thực hiện, người ta nói mà, mình phải làm.
Nói: "Ờ bây giờ mình nhập vào một cái định Diệt Thọ Tưởng Định, nói một ngàn năm sau".
Rồi Nói: "Ở bên Trung Hoa có một vị đó nhập vào như vậy, ngồi dựa gốc cây, cây nó bao lại. Sau đó vua nhà Đường cắt cái cây đó đem về làm lâu đài thì lòi cái ông này ra. Rồi mới dùng la mới đánh cho ông này giật mình tỉnh dậy, xuất định ra, mới hỏi ông thì tính ra một ngàn năm. Rồi trong khi đó diễn tả lại râu tóc đồ nó dài ra, rồi móng tay đồ nó quấn cùng mình hết".
Nói thật ra làm sao mà có cái chuyện. Đã nói vô thường là khi nào nó còn hoạt động nó mới vô thường, nó mới có cái sự móng tay, tóc râu của mình nó mới ra. Còn ổng ngồi cứng ngắc đó, ổng không hoạt động gì hết làm sao nó ra? Như một người chết làm sao ra? Như mình, mình hoạt động nè, thì móng tay mình ra nè, phải không? Râu tóc mình ra nó bạc nè. Còn khi mà ngồi bất động rồi, thì nó còn cái chỗ hoạt động đâu mà nó ra? Nên nó đâu có. Thành ra nó nhiều cái nó trật lắm, nó không có đúng cách của nó, thế mà họ cũng nói được. Mà mới đầu thì mình chưa có biết, mình chưa tu, mình chưa có trí tuệ để hiểu thì nghe nó hay, nghe nó thích chứ. Nhưng mà khi mà có trí tuệ mới biết họ lừa đảo, chứ còn không thì đâu có biết được.
Tuệ Tĩnh: Vậy là mình nhập Diệt Thọ Tưởng Định, mình nhập một tuần lễ thử coi Thầy, có được không Thầy? Tuần lễ mình đốt thử coi Thầy.
(31:50) Trưởng lão: Thì bởi vậy, bởi vậy Thầy mới nói như thế này: "Nếu mà có được hai, ba người, hy sinh một người. Chứ nếu bây giờ mà Thầy hy sinh rồi rủi đốt thì lấy ở đâu mà Thầy ra, phải không?". Bởi vậy cũng đang lo lắng lắm. Bởi vậy Thầy nghĩ rằng cái tuổi của mình thì nó sắp sửa hết mà bây giờ nó không có cái thời gian để mình thực nghiệm. Mình biết mình nhập được, ra lệnh thì nó tịnh chỉ, nó ngưng. Nó ngưng, nó vô chứ không phải có gì hết, nó dễ rồi, nhưng mà có cái điều kiện đó.
Tuệ Tĩnh: Mình không thử đốt, mình thử đâm coi. Mình thử đâm, đừng có thử đốt, đốt nó chết.
Trưởng lão: Đâm nó lòi, thì phải làm cho tất cả mỗi cái này. Thầy nói thậm chí như thế này, muốn nhập Diệt Thọ Tưởng Định một tháng, một tháng thôi, chứ không có nhiều, một tháng thôi.
Thí dụ như bây giờ mà mọi chúng đừng có, mọi người đều lo tu đi, đừng có hỏi gì hết, để Thầy nhập cho. Nhưng một tháng ở trong này thì ở ngoài này chuyện đủ thứ xảy ra, cũng không có yên được. Bởi vì phải chi mình là một tu sĩ mà ở đâu trong hang núi, không có cái duyên gì với ai hết thì nhập được rồi đó. Nhưng mà vì nó có cái duyên, mà có cái tu viện rồi, thì bao nhiêu một tháng này bao nhiêu cái trách nhiệm, nó không thường.
Tuệ Tĩnh: Nhưng mà phải nếu mà có một người kế thừa mình đó, mình làm vậy rồi giao cho người ta lo.
Trưởng lão: Có người kế thừa, làm được đó. Đó, bây giờ đó lo, mình sẽ làm được cái này để cho chứng minh. Cái này nó dễ lắm mà phải có hai người, phải hai người.
Tuệ Tĩnh: Dạ, hai người thì mới được, chứ một mình mình thì không được đâu.
Trưởng lão: Không được.
Vả lại bây giờ thí dụ như bây giờ, Thầy thí dụ như bây giờ Sư học xong rồi, phải không? Sư phải lo ở bên ngoài, phải không? Thầy sẽ làm, trụ cốt nè, Thầy nhập định là Thầy nhập Tứ thiền này. Để cho mọi người thấy cái sức định này, để cho biết, để gây thêm cái niềm tin thôi, chứ có gì đâu.
Tuệ Tĩnh: Dạ đúng rồi
(33:29) Trưởng lão: Bây giờ đó, Sư lo ở bên ngoài phải không? Thì Thầy nhập Diệt Thọ Tưởng Định này, chứng minh Diệt Thọ Tưởng Định coi trong kinh sách nói vậy có đúng không? Để bảo chứng, để những cái chuyện đó mình mới đập phá xuống mới được.
Tuệ Tĩnh: Dạ chứ không có bảo chứng thì nó khó nói lắm, dạ.
Trưởng lão: Không có bảo chứng thì mình nói nó. Cho nên cái lời nói của mình mình phá hàm oan. Nhưng mà điều kiện mình không có cái cụ thể này, để cho bảo chứng được cái này nói bậy.
Tuệ Tĩnh: Nhưng mà bây giờ thí dụ con nghĩ vậy nè Thầy. Thầy nhập định 49 ngày, thì công chuyện ở đây đâu có gì đâu mà đặc biệt hả Thầy. Thầy nhập Tứ thiền thôi 49 ngày Thầy gây cái sự tin tưởng cho người ta.
Trưởng lão: Cái chuyện đó là cách đây ba năm Thầy vào thất đó, Thầy nhập cả tháng nữa, chứ đâu phải không.
Tuệ Tĩnh: Đó là Phật tử tới lui người ta biết thì mới gây tin tưởng đó Thầy.
Trưởng lão: Thì coi như là những Phật tử mà tới lui ở đây đó. Thí dụ như Minh Tâm, Chơn Tâm, Tâm Như, là mấy người đó ở đây đến đây liên tục, nghĩa là họ trực tiếp họ thấy mà.
Tuệ Tĩnh: Vậy còn Viên Minh là ai Thầy, phải ông Viên Minh ở ngoài Vũng Tàu không? Thấy giống giống cái tên.
Trưởng lão: Không phải, không phải đâu. Tâm Như, Chơn Tâm, Minh Tâm là mấy người cư sĩ họ trực tiếp bên Thầy. Khi mà Thầy tuyên bố Thầy nhập định là tụi nó lên xuống thường xuyên để mà nó chăm sóc, chăm sóc coi có gì ở bên ngoài không đó.
Tuệ Tĩnh: Lúc đó mình ngồi ở trong thất hả Thầy?
(34:57) Trưởng lão: Lúc đó là Thầy tuyên bố Thầy nhập thất mà, Thầy ở trong thất không hà. Thầy biểu chúng đều là quyết định là vào thất, người nào mà gan dạ thì vào thất với Thầy. Thì lúc bấy giờ Thầy nhập định để Thầy làm gương cho họ, bởi vì coi như họ tu hết nổi rồi. Thầy nói "bây giờ để mà vào thất Thầy nhập, Thầy ở trong thất, ai theo Thầy thì Thầy nhập định như vậy". Đó bắt đầu thì cho người thất thất hết rồi bắt đầu Thầy vô cái thất. Cái thất của Thầy, cục đá đó là Thầy ở trên cục đá đó, Thầy ngồi suốt. Ở chỗ để cơm đó, Thầy ở đó đó, Thầy nhập suốt ở trên cục đá đó.
Tuệ Tĩnh: Hồi Thầy nhập hai tháng đó là Thầy nhập ở đâu Thầy?
Trưởng lão: Hồi mà nhập hai tháng là cái chỗ mà tượng Phật nằm ở trước, cất cái thất của Thầy ở đó là Thầy nhập hai tháng suốt ở đó. Còn sau này Thầy nhập cho chúng ở đây để mà họ quan sát cái sự này xảy ra.
Tuệ Tĩnh: Thầy nhập kỳ đó được mấy ngày Thầy?
Trưởng lão: Thầy bắt đầu đó Thầy nhập được bảy ngày, Thầy tăng lên mười lăm ngày, tăng lên một tháng.
Tuệ Tĩnh: Một thời đó luôn hả Thầy?
Trưởng lão: Thầy định ba tháng đó, mà họ yêu cầu Thầy, Thầy bỏ họ đi luôn không có được. Họ sợ Thầy đi luôn đó, bởi vì ngồi lâu quá họ sợ đi luôn. Cho nên họ yêu cầu Thầy: “thôi bây giờ Thầy nhập mười lăm ngày, một tháng là đủ rồi, thôi đừng có ráng nữa”. Thầy nói Thầy cái lúc đó là Thầy coi như là Thầy thể hiện sức định của mình để thấy cái sức định nó vĩ đại.
Tuệ Tĩnh: Mà trong ba trường hợp đó là Thầy. Chẳng hạn như Thầy nhập một tuần lễ, rồi Thầy nghỉ?
Trưởng lão: Thầy xuất định ra. Thầy xuất định ra Thầy coi. Thầy hỏi Chúng bây giờ tu tập như thế nào, thế nào, rồi Thầy mới hướng dẫn Thầy dạy. Bây giờ Thầy nhập mười lăm ngày, đó bắt đầu ở ngoài này ráng tập mười lăm ngày, Thầy nhập ở đây nè. Rồi Thầy vô Thầy nhập mười lăm ngày, sau mười lăm ngày rồi Thầy ra. Nghĩa là nhập suốt liên tục không ăn, không uống mười lăm ngày, chứ không phải là có ra có gì hết đâu. Ngồi ở trên cục đá đó suốt, không có muỗi, không có mòng gì cắn hết, hoàn toàn không có gì hết.
Tuệ Tĩnh: Không có muỗi mòng gì cắn hả Thầy?
Trưởng lão: Không có muỗi mòng gì hết, nghĩa là không giăng mùng, giăng gì hết. Không tắm, không rửa, không gì hết, nghĩa là ngồi đó cũng như gốc cây vậy đó, mười lăm ngày. Rồi bắt đầu Thầy xuất ra, Thầy hỏi quý thầy sao sao. Thầy tắm rửa sạch sẽ lại hết, rồi bắt đầu vô.
Tuệ Tĩnh: Trong lúc đó Thầy ra được bao lâu?
Trưởng lão: Thầy ra ba bốn bữa vậy đó, Thầy giúp đỡ cho Chúng hết rồi, hoàn toàn Thầy sắp đặt xong rồi cái bắt đầu Thầy vô. Thầy nói kỳ này vô một tháng nè, Thầy vô một tháng xuất ra….
Tuệ Tĩnh: Trong lúc Thầy ra đó Thầy có ăn uống cái gì không Thầy?
(37:17) Trưởng lão: Không, cũng không có ăn uống gì. Bởi vì hễ ra đó rồi bắt đầu chỉ đạo họ xong rồi cái trở vô nữa, không có ăn uống nữa. Coi như là để cái bụng trống của mình luôn luôn, mình vô nó mau lắm. Còn mình ăn uống nó hoạt động trở lại nó mệt lắm.
Tuệ Tĩnh: Như vậy Thì xổ đó?
Trưởng lão: Không, không có xổ, không gì hết, coi như là bình thường mình ăn rồi. Thí dụ như Thầy ăn buổi trưa tới sáng nay bắt đầu bảy giờ Thầy vô. Coi như là bụng mình nó xẹp hết rồi, nó không còn chất nặng.
Tuệ Tĩnh: Mình chưa đi tiểu thì sao Thầy?
Trưởng lão: Không có sao, không có gì hết. Không có tiểu giải gì nữa hết. Vô nhập định rồi cái thì ở đâu nó đóng kín đó hết, nó không có gì hết.
Tuệ Tĩnh: Phân nó cũng không sao hết?
Trưởng lão: Không sao hết, nó không có đi nữa. Tới chừng mình xuất định ra đó thì bắt đầu mình phải tập ăn trở lại, chứ không phải là muốn ăn đại là được. Mình có thể uống nước rồi mới ăn cháo, từ từ mới ăn đồ lại. Bao tử nó hoạt động dần dần chứ không có. Bởi vì nó nghỉ lâu, nó nghỉ hoạt động lâu. Mới đầu vô uống nước, mình mới ra đó, thí dụ như ra đó uống nước mà nấu sôi để nguội, mình uống cho ấm thôi, chứ không uống nước lạnh nữa. Bắt đầu uống thì mình nghe bắt đầu cái bao tử nó bắt đầu nghe nó rột rẹt ở trỏng. Nó khi mà nó sôi, còn nó nằm im đó, bây giờ uống nước vô nó sôi, chứ chưa có ăn gì được hết, mà nó sôi rồi đó. Rồi bắt đầu nó uống nước, rồi nó tới. Thí dụ như sáng xuất định ra thì tới trưa đó thì mình uống một miếng nước cháo lỏng lỏng, chứ còn kêu uống nước thôi đó. Rồi ngày mai đó mình mới ăn cháo cho nó có một chút, rồi cho bắt đầu nó tiêu hoá trở lại. Bởi vậy khó lắm, cái cơ thể của mình chứ không đơn giản đâu, coi vậy chứ làm bậy một cái là tiêu luôn.
Tuệ Tĩnh: Dạ, mấy người họ nhịn đói đó là họ phải súc ruột trước hả Thầy?
(39:05) Trưởng lão: Thì mấy người đó phải uống thuốc xổ, thì kêu là súc ruột họ mới nhịn đói. Thì cái đó là cái phương pháp nhịn đói của họ để trị bệnh rồi, chứ không phải. Còn cái này Thiền định không có đâu. Bắt đầu bây giờ đó mình cơm buổi trưa ăn phải không, tối mình nhập định cũng được nữa, không sao hết. Nhưng mà mình ăn cơm rồi thì nhập định không được, cái bụng nặng nó không được. Bởi vì nhập cái nó ngưng hoạt động, cơm đồ mình còn đó thì không được, để cho nó tiêu hoá hết.
Thì trưa mình ăn tới chiều tối, bảy giờ đó mình nhập định được rồi. Còn hễ mình để sáng mai thì càng tốt. Sáng dậy mình chưa có gì hết, thì chưa có ăn uống gì hết đó thì sáng dậy là mình nhập Định bắt đầu luôn. Tức là khuya dậy là mình nhập định luôn đó thì tốt nhất.
Cho nên Thầy biết cách rồi, Thầy biết đủ cách. Cho nên Thầy nói quý Sư mà tu đi, rồi Thầy chỉ. Tới chừng mà nhập Định Thầy mới chỉ cách thức, cách thức vô định. Vô định sao, cách thức sao chuẩn bị cho mình sao sao nó vô định. Rồi nó vô rồi, bắt đầu nó ra, nó như thế nào, nó ra cái nấy. Bởi vậy mình phải xả Thiền, nhập rồi phải, xuất nhập mà.
Cho nên trong cái bài kinh "Xuất Tức, Nhập Tức" nương vào hơi thở để mà nhập, nương vào hơi thở để mà ra. Còn mình chỉ là xả chân, xả tay chứ còn không có xả cái tâm, với xả hơi thở nữa. Hồi đó hễ mình muốn xả là mình không thèm thở nó nữa, mình không chú ý nó nữa, gọi mình xả, chứ thật không phải.
Khi mà xả cái hơi thở của mình nó không phải như vậy đâu, mình xả nó trở lại về bình thường. Xả nó trở lại, nó thở bình thường thì gọi là xả, Xuất tức. Còn mình Nhập tức đó, là mình đi vào để mình nhập vào cái hơi thở, thì hơi thở phải nhẹ nhàng thoải mái, chứ không phải là thở như mình thở vậy đâu. Gọi là Nhập tức, nhập vô cái hơi thở mình. Chứ không phải nhập như mình tập trung nó thì gọi là nhập thì nó không phải đâu. Đây là lúc dùng nó để tập trung tâm mình chứ không có, chưa có nhập vô nó đâu.
Đó đó là mình như vậy. Vì vậy cho nên trong cái bước đường tu là nó có nhiều cái, mà Thầy mong cho quý Sư, quý thầy tu cho được. Rồi mình cộng tác với nhau để mình chấn hưng Phật giáo bằng mọi cách, để mình gạt những cái sai đó ra. Nó nhiều cái chuyện làm lắm chứ không có ít. Mà giờ mình nhìn trước, nhìn sau cái độc cư ai chịu cũng không nổi hết, thì Thầy nói. Chỉ có độc cư là Thầy nói là thành công.
Tuệ Tĩnh: Từ trước tới giờ Thầy cũng chưa có được một người học trò nào mà Thầy vừa ý hết.
(41:30) Trưởng lão: Trời ơi! Thầy nói nội cái độc cư không mà Thầy cũng không có vừa ý được. Bởi vì Thầy biết độc cư là bí quyết thành công.
Thầy ép chặt cái chú Mật Hạnh, cái chú mà đi với Thầy. Ba năm Thầy ép chặt, Thầy bắt buộc, kêu gọi là bắt buộc đó. Chứ còn chú thì chú cũng không thích ngồi một mình. Bắt độc cư ba năm, tâm nó quay vô. Nó quay vô nó ly dục, ly ác pháp nó quay vô đó. Ly chứ chưa phải đoạn đâu. Nó quay vô thì chú bị bệnh, bởi vì nó cái nghiệp mà, nó sanh ra nó bệnh.
Chú đòi đi. Thầy bảo: "Đừng có đi đâu hết, phải sống độc cư trọn vẹn, không có đi bác sĩ. Chết là ở trên bồ đoàn mà chết chứ đừng có sợ hãi, mà không nghe thôi đi ra ngoài".
Tuệ Tĩnh: Ra mời bác sĩ vô, thôi khỏi đi.
Trưởng lão: Nói chung là Thầy không cho tiếp với người nào hết chớ đừng nói. Cho nên nói chung là hễ cho bác sĩ vô rồi thì bắt đầu cái tâm nó phóng ra rồi. Mà nó phóng ra thì hết chuyện này, chuyện kia. Mà đúng là phóng ra rồi thì bắt đầu nó luận như thế này, nó nói: "Người ta ở đời người ta ai cũng là sanh ra làm người thì khó, con cũng sanh ra làm người là khó. Mà người ta ai cũng hưởng đời còn con không biết đời ra sao hết. Bởi vì tám tuổi theo Thầy mà. Bây giờ tu con thấy nó quay vô nó không còn ham muốn nữa, trời đất ơi! Nó không ham muốn nữa thì con làm sao? Mà được làm người là khó mà không biết cái ham muốn là sao nữa hết thì chết rồi".
Nó luận, trời đất ơi! Nó luận độc lắm. Cho nên bây giờ Thầy cho đi đó, Thầy cho đi chơi đã thôi.
Tuệ Tĩnh: Luận vậy thì thôi mình cũng bí lối rồi.
Trưởng lão: Bí rồi, Thầy nói thật sự ra.
Tuệ Tĩnh: Thầy biết vậy Thầy chặn lại không Thầy?
(42:58) Trưởng lão: Nó trước khi mà nó bị bệnh, nó sắp sửa nó phóng ra thì cái thân nó đi cầu không được thôi, chứ không có gì hết. Bởi vì nó cũng như là trong khi bị ức chế, bị ép buộc đó, nó bị rối loạn cơ thể. Chứ đừng có ức chế, mà mình đời sống một cách thanh thản trầm lặng của mình độc cư thì nó không bị ức. Còn này Thầy bắt buộc mà, cho nên bị ức. Ức cho nên nó rối loạn. Nó rối loạn cơ thể nó sanh ra cái trạng thái đi cầu không có được.
Mà do đó Thầy bảo chết nó không nghe, nó nói: "Thầy nuôi con từ hồi tám tuổi tới giờ, mà bây giờ con bệnh Thầy bỏ con, Thầy không lo cho con, như vậy thì con thấy con khổ tâm quá". Nó đâu có nói chuyện tu, mà nó nói chuyện bệnh nó không hà. Mà nó gài cái thế là Thầy bỏ nó, nuôi mà không có trị bệnh cho nó.
Cho nên Thầy nói thôi: "Thôi bây giờ cái Duyên như vậy thì thôi phải chịu thôi. Tại con không nghe lời Thầy, con chỉ chút xíu nữa con sẽ ra lệnh được tất cả những gì con làm chủ sống chết. Bệnh con con cũng làm chủ được".
Tuệ Tĩnh: Lúc đó Thầy ép luôn không được hả Thầy?
Trưởng lão: Nó nói một cái lý do là làm người, bổn phận làm người là lúc đó nó cay lắm.
Tuệ Tĩnh: Hễ cái là qua luôn, vì nó không hiểu mà.
Trưởng lão: Thầy biết là nó không hiểu. Nhưng mà Thầy biết rằng ép chỗ này nó sẽ xì chỗ khác. Bởi vì cái này là mình đã ép nó ba năm nó độc cư, Thầy cấm bặt là không nói chuyện với ai hết. Không cho đọc kinh sách, không có cho nghe băng gì hết, chỉ có Thầy kiểm tra những cái sự tu tập của nó để xả tâm thôi. Nó nói tuôn trào, nó tuôn trào dữ lắm, nó tuôn trào cái đau khổ lắm. Nó khởi cái này, nó khởi cái kia đủ thứ hết, nó bắt mình phải đi ra, nó làm muốn mất độc cư. Nhưng mà quyết định là Thầy ép buộc quá nó phải ráng. Ráng riết, rồi sao nó quay vô. Cái tâm nó quay vô, nó định ở trên cái hơi thở của nó, nó biết hơi thở luôn luôn. Cái bắt đầu nó đau, đi cầu không được. Chứ phải đi cầu được như bình thường thì nó đi luôn suôn sẻ được. Đi cầu không được cái bắt đầu nó, khi mà đi cầu không được cái nó có cái lý luận, lý luận về theo khổ, Chứ nó không có lý luận cái kia.
Nhưng mà khi mà đi bác sĩ rồi đó, bắt đầu về nó lý luận, nó lý luận là: "Tuổi còn nhỏ được thân là khó mà không hưởng đời. Hưởng đời rồi, bởi vậy con nói mấy người mà họ hưởng đời rồi, họ sao họ không tu? Họ bỏ xuống tu, họ không biết. Thì con phải đi hiểu cái mới".
Tuệ Tĩnh: Mà bây giờ thầy Mật Hạnh đi làm rồi hả?
HẾT BĂNG