VẤN ĐẠO 16
THẦN THÔNG
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Sư Tuệ Tĩnh và sư Phước Nhẫn
Thời gian: 2002
Thời lượng: [45:44]
Tên cũ: 08B-ThanThong
Pháp âm: https://thuvienchonnhu.net/audios/van-dao-16-than-thong.mp3
(00:05) Trưởng lão: Thầy lôi ra Thầy khắc lên bảng, để cho người ta biết rằng nhiệm vụ của đạo Phật là cái mức độ đó, chứ không phải là bình thường đâu. Phải tu cái ngả nào mà đi vào đây mới làm được cái này, chứ không phải khi không, nín thở mà được đâu.
Phật tử 1: Gay go là vô cái cửa…
Trưởng lão: Vô cái cửa này nè, cái cửa giới này nè, chỗ đó gay go nhất.
Phật tử 1: Độc cư hả Thầy?
Trưởng lão: Đó, đó là những cái gay go nhất của cái người tu.
Phật tử 2: Với cái, cái pháp môn gốc ở trong này mà bây giờ người ta nói nó phổ biến, cũng như bây giờ nghe nói là tới kết nạp Tam Tạng tới lần thứ sáu lận Thầy. Con nghĩ phải có lần thứ bảy Thầy qua bển rồi chỉnh lại hết trơn. Cái đó hay biết là bao nhiêu.
Trưởng lão: Nói chung mà nếu mà có cái điều kiện, cái nhân duyên mà nó có điều kiện mà cỡ mà, ở đây mình có được một số người tu hẳn hòi chứng quả A La Hán, cái duyên đó nó sẽ chỉnh lại cái bộ tạng kinh hết. Bởi vì mình chưa có người, có một mình Thầy chưa đủ đâu. Cái duyên nó chưa đủ, chứ mà cỡ còn có được chừng mười người chứng quả A La Hán trong này, thì cái tạng kinh thế giới này chỉnh lại hết. Không có để sai như vậy. Cái nào của đạo Phật thì để đạo Phật, cái nào trật loại ra hết.
Phật tử 1: Ở bên Miến Điện hay là bên Thái Lan thì họ, giờ họ cũng chế biến nhiều lắm.
Trưởng lão: Chế ra nữa nè.
Phật tử 1: Cái Minh Sát tuệ thì họ cũng chế ra.
(1:24) Phật tử 2: Con cũng có một ý nghĩ, Thầy chỉnh lại cũng được Thầy khỏi đi qua bển Thầy. Chứ con nói, cái lúc mà Thầy tịch đó, thì Thầy thị hiện thần thông, cũng như đức A Nan hồi xưa vậy đó. Mà Thầy để lại nguyên cái bộ kinh này rồi thì người ta phải theo thôi. Thì như A Nan Thầy bay lên trển, cái Thầy dùng lửa Tam muội Thầy hỏa thiêu, cái lại rớt xuống, đó nhìn thấy không. Họ đâu có cải được, mà cái đó đâu có phải mục đích là cho có lợi cho Thầy, cái đó mục đích vì đạo pháp, Thầy làm được mà.
Trưởng lão: Cái đó cũng là tùy duyên. Nhưng mà sử dụng thần thông phải tư duy trong cái sử dụng thần thông, để không người ta cứ nghĩ là Phật giáo dạy không, chắc chết.
Phật tử 2: Thì mình trước khi đó mình để di chúc lại hết, tới ngày, giờ đó, Thầy bay lên trển Thầy hỏa thiêu cái rồi rớt xuống, Thầy đậy cái xe lại. Đây là cái chuyện tôi làm y như ông A Nan ngày xưa làm. Ngày xưa chia xá lợi thành hai bên sông, bây giờ để một chỗ một thôi. Máy quay phim nó quay tùm lum hết trơn hết trọi phải không, các nơi trên thế giới nó quy tụ. Thầy cho biết giờ, biết ngày đàng hoàng mà. Có bằng chứng cụ thể họ có nói mình được đâu. Thành ra từ đó cái kinh nguyên gốc, cái bài gì khi soạn, Thầy soạn hết rồi, đâu rõ ràng hết rồi. Còn bây giờ thì không có sợ tam sao thất bổn như ngày xưa nữa.
Trưởng lão: Có vi tính, nó lưu trữ được.
Phật tử 2: Ngày xưa nó chưa có gì hết, bây giờ mình vô đĩa rồi, dứt khoát không có thay đổi được.
Trưởng lão: Coi như những kinh sách mà Thầy viết là hầu hết là lưu vào đĩa hết, và mấy người cư sĩ họ lưu hết. Người này một mớ, người một mớ hết.
Phật tử 2: Đĩa thì nó cũng có thể nó giảm giá được, vì vi tính mà. Nhưng mà thí dụ nó có gốc được nữa, nó có gốc thì mình lưu tàng trữ. Như bây giờ bên kinh tạng Pali nó cũng có vô đĩa đó, rồi người ta lấy ra in. Kinh tạng cũng là bằng Pali, kinh tạng Anh cũng vô đĩa hết trơn, có cái đĩa chút xíu thâu hết nội dung kinh tạng bên trong.
Trưởng lão: Không, thì khi Thầy tùy duyên rồi…
Phật tử 2: Thì Thầy mà thị hiện được vậy rồi thì khỏi cần đi đâu hết. Cái đó nó không có lợi cho Thầy mà, cái đó vì Phật pháp đâu có sai.
Trưởng lão: Nói chung là cái vấn đề đó, mà nó, mình phải xét thấy nó là một cái duyên chúng sanh. Nếu mà có thì mình phải làm cái điều đó, cái duyên của chúng sanh nó có với Phật pháp. Còn nó chưa có thì mình
(03:31) Phật tử 2: Vào lúc đó ai tin không tin thì thôi. Bây giờ đạo Phật là tôi đã chứng rồi, cái đường đi nó dễ như vậy, như vậy nè. chứ không phải mà huyền thoại như trong kinh này nè, tới giờ nó bị tam sao thất bổn. Bằng chứng là tôi chứng như vậy, tôi đạt được cái đó, hồi xưa người ta làm được bây giờ tôi làm được. Đó bây giờ Thầy thị hiện ra như ngày xưa là được rồi. Máy quay phim nó quay, đâu có ai mà nói láo, nói gì được.
Cũng như bây giờ cũng có mấy ông mà có quay phim đó chứ, thị hiện thần thông dữ quá Thầy. Bay! Mà ổng phải như là lên lên giảng đạo hay là dùng cái thần thông đó để lấy tiền công, làm nhà ảo thuật. Lấy tiền công rồi họ sử dụng vào cái gì không biết. Họ bay cho mình coi vậy đó. rồi bồng một người bay lên cho mình coi. Rồi để cái lồng kiếng đóng cửa hết trơn, chui vô lồng kiếng bay lên bay xuống cho mình coi. Đó, như là họ làm nhà ảo thuật.
Còn mua cái tòa nhà cũ, mười mấy tầng đó, người ta hết ở, nó quá hạn rồi. Để tủ sắt nằm dưới đó, cái rồi họ đặt mìn hết, rồi cảnh sát vào. Cái máy quay phim nó quay đi vô cửa tủ sắt, khóa tủ sắt lại, lấy đồ trói khóa tủ sắt lại đàng hoàng. Trỏng bấm nút, cảnh sát chạy ra, bấm nút, mìn nổ, nhà sập, mà sao mà sống nổi! Nguyên cái nhà mười mấy tầng sập đè lên trên đó.
Rồi tuốt đằng kia thiệt xa, để cái bàn như cái bàn này, ở dưới này không có gì trơn, trên này trải miếng vải lên. Dị mà hong có cần ngồi đàng hoàng y như mẹ con cô Út nhỏ xíu lù lù lù lại bỏ miếng vải lên, đặt miếng vải lại y trỏng. Máy quay phim nó quay tùm lum hết (04:58-Không nghe rõ) nó dính bụi bặm, nên hơi mệt, thở hơi mệt chút. Cũng dùng thần thông nhưng mà không có phải là giảng đạo để lấy tiền, ảo thuật với tư cách là lấy tiền để làm cái gì đó.
Mắt nhìn sâu lắm, định sâu không phải ảo thuật cái này cũng là thần thông đàng hoàng. Thì muốn bay là tưởng tượng bay là chút nó tự nó bay. Còn cái bóng đèn vầy nè, chỉ lấy tay để như vậy tự nhiên cái bóng đèn sáng lên, khỏi cần điện gì hết trơn. Nhấn mạnh một cái bóng đèn nổ cái bốp.
(5:33) Trưởng lão: Bây giờ làm vậy đó, thử hỏi coi người ta có kinh không, thần thông.
Phật tử 2: Mà không có quyên tiền để làm cái gì. Mình chỉ lấy cái công người ta tổ chức mà ảo thuật vậy thôi, chứ không phải quyên tiền cái gì, chỉ là ảo thuật thôi.
Trưởng lão: Nó không có tôn giáo, không có gì hết. Hoàn toàn cái mục đích của nó, làm cái chuyện đó để mà lấy tiền, để mà làm cái gì thì không biết, nhưng mà cứ lấy, mà cứ…
Phật tử 2: Mình biết rằng có thần thông, họ có thị hiện thần thông, họ có tới cỡ đó. Rồi đi qua Vạn Lý Trường Thành, đi xuyên qua bên đây bên kia luôn, y như trong kinh Phật nói đi qua trên trời dưới đất như vậy, đi trên không vậy.
Trưởng lão: Như ông Ca Chiên Diên mà đi qua vách đá hả.
Phật tử 2: Máy quay phim nó quay đàng hoàng. Đi ra đi vô nó quay đàng hoàng. Cái tượng Nữ Thần Tự Do ở bển, Thầy coi, làm mất luôn. Còn hơn phép hồi xưa nữa, bao nhiêu máy camera lại quay, bao nhiêu người lại coi, trực thăng bay theo, mất cái tượng Nữ Thần Tự Do luôn. Làm sao mất được? Hàng ngàn cặp mắt, hàng trăm ngàn cặp mắt dòm đó, mất tiêu tượng Nữ Thần Tự Do luôn, rồi lát sau có lại. Một chiếc xe Honda như vầy, lấy miếng vải đậy lên, không có lâu, đậy lại rồi dở ra liền, mất xe Honda hai người con gái đứng. Nó là thần thông rõ ràng rồi không có nói năng gì nữa. Cái đoàn xe lửa, cái toa xe lửa nó làm mất toa xe lửa luôn.
Trưởng lão: Đúng cái đó là thần thông đó.
Phật tử 2: Cái đó là thần thông chứ không phải ảo thuật, bị họ làm ngoài trời mà, chứ không phải làm trong nhà. Chỉ để lấy tiền để làm gì thôi.
Trưởng lão: Cái công phu mà đi làm vậy thì thiệt Thầy thấy cũng uổng thiệt.
Phật tử 2: Lấy tiền để làm cái gì đó, chứ không phải học cái đó để mà làm cái gì, không có dạy đạo, không có …
Trưởng lão: Để mà học những cái thần thông đó để mà đi làm tiền thôi. Đi nay chỗ này biểu diễn, mai chỗ kia hay hoặc là làm một cuộn phim này, thu một cuộn phim này, sẽ là bán ra cho mọi người nước này nước kia, thì sẽ thu lại cái số tiền này là hàng tỷ phú, ông này là giàu lắm.
Phật tử 2: Dạ làm tỷ phú rồi đó.
Trưởng lão: Con đi học cái đó để làm tỷ phú?
Phật tử: Không, ý con muốn nói cái thần thông đó, ý con muốn nói cái thần thông thôi, còn cái thị hiện thì con không nói. Thầy muốn là kết tập lại kinh điển, ý con muốn nói là cái đó…
Trưởng lão: Thầy thì Thầy nghĩ như thế này. Thầy nghĩ rằng mình phải thực hiện cái đạo đức, để mình đem cái đạo đức lợi ích cho con người thật thôi. Vậy mà, với cái đạo đức này với cái thần thông, Thầy biết nó rõ rồi, nếu mà chệch lệch một chút xíu, thì nó sẽ làm mất đạo đức. Mà nó đúng, làm sao cái thần thông này thị hiện? Mà thị hiện làm sao cho đúng cái đạo đức, để giúp con người, đem cái lợi ích thật. Cho nên tuy rằng nói những cái đó thì làm nó không khó rồi. Bởi vì cái lệnh nó đã nằm ở trong cái bàn tay của mình rồi, nên không phải là còn.
(8:16) Phật tử 2: Con nghĩ là cái chỉnh lại cái bộ Tam Tạng nó quý hơn tất cả mọi nhiệm vụ, bao nhiêu hàng triệu triệu người đó, nó đi sai đường. Cũng như ngày xưa con đi tầm học đạo, con cũng nghĩ, ở bên kia thì nó qua bên Tàu, rồi qua tới Việt Nam tức là tam sao thất bổn hai lần. Rồi cái Pali qua Việt Nam thì chỉ có một lần thôi, nhưng mà nhớ lại ngay cái nguồn gốc Pali nó cũng bị sai nữa.
Trưởng lão: Nó đi từ ở bên Ấn Độ mà. Pali mà nó đi sang Tích Lan, rồi đi qua Thái Lan, Miến Điện, nó đi qua cái đường dây của nó. Mà mỗi đi qua một cái nước vậy thì nó có tam sao thất bổn của nó chứ.
Phật tử 2: Bây giờ họ bay qua thẳng qua Ấn Độ luôn, không có qua tam sao thất bổn nữa. Qua bên Ấn Độ, thì ngay bên Ấn Độ lật ra mà học mà ghi chép thì cũng không có nguyên si nữa. Bởi vì trong cái thời đức Phật, chia bộ phái nó đã bị phân hóa từ lúc đó rồi.
Trưởng lão: Thì nó chia bộ phái là nó đã bị thêm bớt trong đó rồi. Cho nên nguyên thủy chứ nó chưa nguyên thủy. Nó ít sai hơn là khi mà đi cái ngõ như Mật Tông đó, nó sai quá.
Phật tử 2: Cho nên cái ngài Huyền Trang đi qua bển thế kỷ thứ 7 Thầy, xa bảy trăm năm là đã bị Bà La Môn giáo nó đồng hóa biết bao nhiêu lần. Thế kỷ thứ 7 mới đem về bên Tàu, rồi bên Tàu mới chế biến ra, mới bị một lần là lai căng rồi qua tới Việt Nam. Kinh nào cũng nhất trong các kinh, con nghĩ kinh nào cũng nhất hết rồi cái nào thứ nhì?
Trưởng lão: Không có kinh nào nhì hết kinh nào cũng nhất hết.
Phật tử 2: Thành ra họ mới nói cái đó để cho họ khích lệ tinh thần tu sĩ họ tu theo. Thành ra cái gì cũng A Nan, cái gì cũng A Nan kể hết, không biết là thật hay giả nữa.
(09:50) Trưởng lão: Cái đó phần nhiều là giả chứ không phải thật đâu.
Phật tử 2: Cho nên Hòa Thượng Minh Châu sau này có nói, Sư lớn nói mấy kinh đó, ổng không qua tới bển, trong tạng kinh không có kinh đó. Bây giờ nói ai nghe bây giờ, cả ngàn năm nay rồi. Bây giờ có một mình mình, mà trong khi người ta đó là biết bao nhiêu. Cho nên trong mấy cuốn kinh viết cái lời nói đầu, đa số nhìn đạo Phật như cái lăng kính màu. Một ông Phật huyền thoại, chứ không phải nhìn ông Phật như cái cách nhân bản như Thầy nói. Như Thầy nhìn ông Phật theo cách nhân bản, rất bình thường. Ở đây đa số là nhìn đạo Phật là huyền thoại, thần thông thôi.
Nhưng mà thực sự thì Phật cũng có thị hiện thần thông. Cũng như yêu cầu Thầy hồi nãy là bởi vì sao. Lúc đức Phật mà tịch rồi lên cái giàn hỏa, thì lúc đó đâu phải đức Phật thị hiện ra đức Phật đâu, châm lửa cũng cháy mà. Đại Ca Diếp và năm trăm vị đệ tử về, đó là đi diễu Phật ba vòng tự nhiên nó sáng, thì đức Phật cũng thị hiện thần thông lúc đó vậy.
Trưởng lão: Nói chung là thần thông thì, phải nói là, theo Thầy biết trong kinh Phật có thị hiện thần thông, không phải là không có thị hiện, nhưng mà thị hiện thần thông đúng lúc. Mà hể khi người nào mà thị hiện thần thông rồi thì hầu như là người đó ẩn bóng, không có để cho người ta sùng bái mình.
Phật tử 2: Cũng như Thầy tịch rồi Thầy làm kiểu đó, rồi Thầy bắt đầu Thầy chỉnh lại.
Trưởng lão: Thì nói chung là, trên cái vấn đề mà qua cái giai đoạn mà Thầy tịch đó, thì Thầy sẽ suy tư vấn đề đó làm sao cho thiết thực.
Phật tử 2: Chứ còn Thầy còn sống Thầy thị hiện thì nó không bằng lúc đó, nó đâu có lợi ích gì, người ta không có theo mình được. Cái đó là vì Phật pháp, mình cứu bao nhiêu người họ nhầm đường. Chứ con nếu con đi con thấy nó lòng vòng quài, không có cái gì thỏa mãn ý của mình hết trơn hết trọi, như mà Mục Kiền Liên con thấy cũng không được. Cái này cái kia nhiều khi mình nói đó nhiều người họ không tin mình.
Trưởng lão: Đúng đó, nhiều khi nó cái số đông quá rồi mình chịu theo cái luật, cái luật đông người thì mình không có làm sao mình cãi được.
Phật tử 2: Thậm chí cả ngàn năm rồi làm sao mình thay đổi được.
Trưởng lão: Cho nên bây giờ Thầy là cái người mà, coi như là cái người đầu tiên mà chuyển đó.
Phật tử 1: Thật ra thì con cũng thấy vậy đó Thầy. Chuyển, thầy viết ra mấy cuốn sách đấy, chuyển hóa.
(12:14) Trưởng lão: Chuyển thì cũng như chuyển mạnh đó, chứ không phải chuyển yếu đâu. Mà cái người mà Thầy nói, bởi vì đặt thành vấn đề về lịch sử đó, thì coi như cái người đầu tiên ở đất nước Việt Nam là Hòa thượng Minh Châu đã mang kinh sách Nguyên Thủy vào đây. Chứ còn không có ai, không có ông sư nào mà đầu tiên hết. Mà thế kỷ của chúng ta đây nè, chứ không phải là thế kỷ nào hết. Hòa thượng Minh Châu đồng thời với mình mà, con hiểu không?
Cho nên Hòa thượng là người đầu tiên mà mang Phật giáo vào Việt Nam. Cho nên Ngài nói, những cái lời Ngài nói ở trong, khi mà dịch trong tạng kinh Pali, cũng mạnh đó. Cho nên Thầy cũng là có một con người trước Thầy một bước, là có Hòa thượng Minh Châu, kế đó là Thầy. Còn cả đất nước này chỉ có hai người. Thì bây giờ đó thì kể như là mình có hai nhưng mà còn đỡ hơn là có một. Nếu một mình Thầy thì kể như là người ta không tin lắm đâu, nhưng mà có Hòa thượng Minh Châu cũng nòng cốt rất lớn.
Phật tử 1: Dạ, ổng như ổng chứng minh đó.
Trưởng lão: Rõ ràng là lời ông nói không mất mà. Mà bây giờ Thầy nói quá đúng rồi thì tức là người ta thấy một nhà học giả như Hòa thượng Minh Châu, có uy tín ở trên giáo hội từ xưa đến giờ, chứ không phải mới đây. Còn Thầy chỉ là một tu sĩ vô danh tiểu tốt, nhưng mà cái lời nói của Thầy nó xác định được cái kinh sách của Hòa thượng Minh Châu như vậy, cho nên người ta không dám bác Thầy ở chỗ này. Chứ cỡ mà không có Hòa thượng Minh Châu là kể họ nói Thầy là thứ ngoại đạo.
Phật tử 1: Vì thầy dựa theo kinh sách của Hòa thượng Minh Châu.
Trưởng lão: Thì đúng rồi. Mà chính cái chỗ này là nhờ kinh sách này mà Thầy thực hiện con đường tu của Thầy, chứ cỡ mà không có kinh sách này thì Thầy cũng đâu có biết đường đâu mà mò.
Phật tử 2: Nhưng mà Hòa thượng Minh Châu cũng không dám nói mạnh nhiều nữa, phớt phớt ngang rồi hiểu ý, chứ còn cũng không dám nói mạnh.
Trưởng lão: Không dám nói. Hồi mà Thầy ở thành phố đó, Thầy đi ở dưới chùa Ấn Quang, là Hòa thượng mà duyệt ra mấy cái bộ kinh đó rồi. Cái lời nói đầu, các Hòa thượng bên Tịnh Độ, Hòa thượng Trí Tịnh, Hòa thượng Thiện Hoa, Thiện Hòa họp lại hết, mời Hòa thượng Minh Châu đến làm việc. Nếu mà Hòa thượng còn nói cái này nữa là kể như Hòa thượng mất chức.
Hồi đó Hòa thượng Minh Châu mới về nước, mới làm Tổng Vụ Giáo dục Tăng Ni, Tổng Vụ sự Giáo dục Tăng Ni. Họ kêu Tổng Vụ, giao cái Vạn Hạnh cho Hòa thượng. Coi như là Giáo hội đó giao cho ổng. Mà nếu mà ổng còn nói nữa là kể như mất chức là ổng cỡ còn cư sĩ thường thôi, không có làm việc gì hết, nó không chấp nhận. Thành ra ổng nói mấy lời nói đầu đó thôi chứ sau này dẹp luôn. Nhưng mà in thành sách rồi làm sao mà diệt được những cái bài đó được.
Phật tử 2: Còn mấy cuốn tái bản này không có hả Thầy?
Trưởng lão: Đâu có, đâu dám, tái bản thì kể như không dám đem ra. Kinh mà hồi đó Hòa Thượng dịch Pali, Hòa Thượng cũng sợ lắm, sợ mình dịch nó sai, cho nên đối chiếu Việt và Pali. Cho nên cứ tờ bên nây là Pali tờ bên nây là Việt, dịch ra, cứ như vậy. Cái lời nói đầu ổng nói quá mạnh.
Phật tử 1: Lời nói đầu trong cái cuốn…
(15:09) Trưởng lão: Mấy cái bộ đó đó, mấy bộ từ Trường Bộ nè, Hòa Thượng cũng có nói rồi, tới Trung Bộ, Hòa Thượng nói mạnh. Sau này mấy ông Hòa Thượng lớn ghét bỏ, hết nói. Bởi vì ổng là học giả, ông không dám nói. Gặp Thầy, Thầy làm hết khả năng “Mấy ông chỉ là nạn nhân của giáo pháp này, mấy ông có làm được cái gì đâu. Mấy ông thấy sao mà mấy ông dựa vào đó mà ghét bỏ tôi? Tôi đâu có ham cái chức mà làm Tổng vụ sự Giáo dục đâu. Tôi chỉ là một tu sĩ thường thôi”.
Cho nên hôm mà Thầy họp ở trên Tây Ninh nè, nói: “Tui đâu phải là tui ham cái chức Ủy viên Giáo dục Tăng Ni của tỉnh đâu. Tui nói là một cái điều đúng của đạo Phật. Mấy ông sai tui nói sai, mấy ông chưa có đúng giới luật thì mấy ông phải đi học giới luật. Mấy ông không muốn học thì kệ mấy ông, chứ đâu có ăn thua gì tui. Nhưng mà tại mấy ông đưa tui vào làm cái việc này, cái nhiệm vụ trọng trách tui phải làm được. Chứ mấy ông đừng có bảo tui soạn cái giáo án mà mê tín này cho mấy ông, cho tín đồ Phật tử.
Tôi không sợ cái thứ mê tín đó, tôi sợ giới luật nè. Mấy ông chưa có sống đúng giới luật, mấy ông hãy tập trung hết cái hạ năm nay đó, ban bệ của Giáo hội, ban đại diện của các huyện về đây học giới luật lại. Mấy ông có vợ thì phải bỏ vợ mới là một tu sĩ, chớ mấy ông có vợ mà mấy ông còn vô đây làm việc thì tui không chấp nhận. Bởi vì đức Phật không có dạy tu sĩ mà dâm dục”. Thầy nói thẳng luôn, ở trong cái cuộc họp. Mấy ông nhà nước, cán bộ nhà nước cũng có tham dự, bên Mặt trận nó cũng qua tham dự, Ban Tôn giáo có qua tham dự. Mấy ông sợ hết, không dám nói Thầy.
(16:38) Phật tử 2: Con thấy cái này nó cũng giống trường hợp mà trong kinh đó. Hồi xưa cái thời đức Phật lúc mà Bà La Môn giáo không được vua A Xà Thế hay vua A Dục gì đó, không có cấp dưỡng nữa, cho nên mấy ông đói. Đói mới qua đầu quân ở bên đạo Phật làm Sa môn bên đạo Phật để mà sống. Thành ra hai bên trà trộn nhau, sống với danh nghĩa là Sa môn. Rồi một thời gian sau mấy ổng không có hành theo bên Phật, cho nên mấy cái ngày Bố Tát đó, con nhớ cái đó như vậy, ngày Bố Tát là mấy ông cao tăng, họ không chịu đi.
Sau đó cái nhờ ông vua, ông vua can thiệp mới tách ra làm hai, người nào cũng phải trả lời câu hỏi đó mới đuổi ra. Đúng câu hỏi là bên Phật, còn không đúng câu hỏi là Bà La Môn, mới tách ra. Thì cái câu chuyện này Thầy cũng phải nhờ ông vua xuống làm mới được, chứ không mình Thầy chắc làm cũng không nổi, hồi đó có nhiều vị cao Tăng mà còn hỏi không được, mà chỉ nín thôi.
(17:32) Trưởng lão: Thầy nói thật sự đó, thì cái ông Chủ tịch Mặt trận của tỉnh Tây Ninh này, ông biết Thầy nói đúng rồi. Cho nên ổng dự định là ổng gạt cái ông Chánh trị sự Tỉnh hội Tây Ninh này xuống. Ổng bác xuống mà ổng đưa Thầy lên. Trong cái cuộc họp mà Thầy nói đúng giới luật đức hạnh của một tu sĩ rồi, bắt đầu cuộc họp, ổng cho người qua nghe mà, thành ra về báo cáo lại cho ổng hết. Do đó bắt đầu ổng muốn hất ông này xuống.
Rồi cái ông này ổng muốn ông xuống đâu có phải chuyện dễ đâu, ổng chạy tứ tung minh tàn, nhưng mà ổng hại Thầy không được. Nhưng mà có cái, bởi vì Thầy biết cái thời Phật giáo nó chưa có thịnh. Cho nên cái ông này ổng ủng hộ toàn bộ để đưa Thầy lên làm cái việc này, để mà Thầy trở về Trung ương Giáo hội nè, để mà Thầy làm việc với Giáo hội nè.
Cái ý đồ của chính quyền là ổng ủng hộ Thầy tận nước vậy đó, chứ không phải không. Cho nên ổng lôi Thầy để mà làm Chánh Trị sự Tỉnh để mà, Chánh Trị sự Tỉnh thì tức là mình Ủy viên ở trong cái Giáo hội Trung ương rồi. Mình phải có chức vụ ở trong Giáo hội Trung ương rồi, chứ không phải không đâu. Thì ổng lôi Thầy vào đây phải không? Để rồi bắt đầu từ đó, Thầy đi dự họp Giáo hội. Đó là cái ý đồ của Nhà nước, từ đó đưa Thầy đi lên trên những cái quyền hạn của trong Giáo hội để mà chỉnh đốn lại.
Nhưng mà cái ông này thì trong cán bộ thì cái ông này ổng đang chuẩn bị vậy, nhưng mà thình lình ông lại bệnh cái ổng chết. Chính ông Năm Thống đó là Chủ tịch Mặt trận của tỉnh Tây Ninh đó, ổng bị chết, ổng chết thình lình. Thành ra Thầy thì Thầy đang lúc đó Thầy nói, một mình mình đương đầu không có nổi, chưa có người nào với mình đâu. Với mình đi vào trong Giáo hội một mình mình thì đơn cử quá, họ sẽ diệt mình chết ngay.
(19:12) Cho nên Thầy thấy chương trình đó Thầy rút lui, mà đồng thời thì ông chết. Nếu mà ổng không chết thì ổng lôi Thầy vào, thì thật sự Thầy cũng khó từ chối lắm. Bởi vì Nhà nước mà con, khi mà ổng muốn mình rồi thì rất khó. Cho nên vì vậy mà cuối cùng Thầy được rút ra khỏi. Rút ra khỏi là trong khi ông Năm Thống chết phải không? Thì Nhà nước ở trên ban bệ của Tỉnh nó đều chú ý đến Thầy, chớ không phải không đâu, nó chú ý tới Thầy.
Nhưng mà trận vừa rồi mà Thầy đi, Thầy giả đau, Thầy kêu là Thầy ói ra máu đó. Phải nói là Thầy phải lấy cái cớ đó mà để làm, chớ còn thật sự ra Thầy đâu có làm sao mà Thầy bệnh. Cho nên Thầy bệnh đó, bây giờ cứ nói Thầy bệnh rất là. Tới bữa đó đâu phải họ tin Thầy nói suông đâu, họ phải chứng kiến mà. Nghe nói Thầy bệnh như vậy cái bắt đầu ở trên Tỉnh đưa cán bộ về thăm Thầy.
Ban Tôn giáo nè, rồi ở bên Mặt trận nè, rồi ở bên Công an, cái ngành Công an mà tôn giáo, AC, AB gì ở bên ngành Công an Tôn giáo. Nó đưa về một người đến đây thăm Thầy, giả đò lý do thăm Thầy, ở huyện thì vô thăm Thầy. Thiệt ra bữa đó thì Thầy, thấy Thầy ho mà Thầy khạc ra máu luôn kìa, ho đàng hoàng, máu đỏ tươi.
Thầy nói Thầy bệnh như vậy đó, rồi kêu bác sĩ Nhơn ở đây nữa, bác sĩ Nhơn thì làm ở trên xã này. Bác sĩ Nhơn đến khám trị bệnh cho Thầy. Rồi do đó nó chứng cớ rõ ràng, hẳn hòi rồi, bắt đầu nói Thầy đang mệt, mới yên thân Thầy. Thầy phải tạo cái thế của Thầy đó, Thầy phải tạo rõ ràng, thấy rõ ràng mà, chứ sự thật ra Thầy có bệnh đau gì đâu. Ở đây Thầy nói với mấy sư chứ thật sự.
(21:01) Phật tử 2: Nó nghe phổi nó hổng biết Thầy?
Trưởng lão: Nó nghe nó đâu có biết gì. Nó chỉ nói Thầy chắc là, chính bác sĩ nói Thầy bị thủng khí quản. Còn có người thì nói bị vi trùng, nhưng mà chụp hình phổi thì nó không có. Nhưng mà nó nói bị thủng khí quản là tại vì nó đứt cái mạch máu nào, hay thủng chỗ nào đó nên mới ra máu như vậy. Nó cứ nói vậy thôi. Còn Thầy thì lúc bấy giờ coi như là, Thầy ốm còn có ba mươi lăm ký mà, ốm xanh như vậy.
Phật tử 2: Sao Thầy ốm hay quá vậy?
Trưởng lão: Bị cái tướng mình dễ thôi, đâu có gì khó. Cái bắt đầu nó xuống thấy rõ ràng, như vậy cái bắt đầu tụi nó về hết rồi, bắt đầu Thầy phục hồi lại cái mình khỏe, cái mình đi đây đi đó gọi là dưỡng bệnh thôi, chứ có gì. Phải không? Có nhờ vậy Thầy mới thoát.
Phật tử 2: Với lại Thầy, con nghĩ là Thầy không bệnh Thầy có về giáo hội Trung ương Thầy cũng không muốn làm, đông quá nó bỏ phiếu là mình cũng thua.
Trưởng lão: Bây giờ nói gì nói, bây giờ nó không chấp nhận Thầy đi, nhưng mà Thầy nói đúng giới luật, nó không làm gì Thầy được hết rồi. Nhưng mà nó sẽ giết Thầy, nó giết Thầy liền.
Phật tử 2: Cũng như hồi xưa ông vua ông ủng hộ cái chuyện đó thì được thôi, vì có cái quyền lực tối thượng không ai làm được gì mình hết trơn.
Trưởng lão: Còn bây giờ nó đưa mình đi về đó, mà nó không ủng hộ. Nhưng mà trong đống đó “tôi sẽ ủng hộ anh, anh cứ làm đi, bởi vì anh làm tốt cho Phật pháp mà chính tốt cho xã hội. Cái chuyện làm của anh là cái chuyện làm đúng, chứ tôi thấy ba cái thầy chùa này, tôi ghét quá”. Đó ông Nam Thống nói thật. Nhưng mà mình làm sao, một mình mình làm sao cả một cái khối như vậy được? Đâu có được.
Cho nên Thầy tìm cách Thầy ra. Nhưng mà sao ông này ông chết bất tử, nó cũng đỡ, chứ ông này ông cương quyết rồi. Ổng có quyền ở trong Mặt trận Tỉnh, ông có quyền ở trong này mà. Bây giờ đó bắt đầu mấy ông này thì họ cũng biết Thầy rồi, biết là người đúng người sai rồi đó. Do đó bây giờ mấy ông cũng lần lượt theo cái chương trình đó mà ổng lôi Thầy. Nhưng mà Thầy không biết làm sao, cách nào, chỉ có cái bệnh là thoát, không còn cách nào khác hơn hết.
(23:02) Phật tử 2: Vì có cái thần thông đó Thầy, bởi vì mấy người tu có thần thông, họ không nghĩ họ sai họ nghĩ họ đúng mới chết đó, thành ra mình sửa khó lắm, họ nghĩ họ đúng sao mình sửa. Phải không? Mình chứng minh cái đúng sai họ không nghĩ ra, nó sâu vô máu thịt người ta làm sao mà sửa được. Bây giờ chỉ có một cái là…
Trưởng lão: Cái thần thông làm cho họ hoảng thôi.
Phật tử 2: Chỉ có cái đó thôi không có cách gì hết trơn.
Trưởng lão: Thầy nói thật sự ra, Thầy biết là khi mà thị hiện thần thông, thì sẽ có một số miệng lưỡi của họ nói. Bởi vì đã sẵn sàng ở trong kinh Đại Thừa, đã vẽ ra họ một số ngôn ngữ để mà họ phản ứng lại đó. Nghĩa là Thầy có thần thông là họ phản ứng bằng cách thần thông của họ như thế nào? Có một bà già phải không? Khi đó bà thị hiện thần thông, bà lấy bịch trà, bả rót cho người ly trà, nói bà thị hiện thần thông. Cũng như ông Bàng Uẩn nói mà, xách nước, bửa củi là thị hiện thần thông chứ gì?
Thật sự là mình suy ngẫm cái danh từ của họ gọi thần thông mà không hiểu đó là thần thông, họ là ngu. Thần thông là thần lực không thể con người làm được gọi là thần thông. Cũng như vách đá mà người ta chui qua được gọi là thần thông, phải không? Con người mình có trọng lượng mà bay lên được là thần thông, còn không bay được là thôi. Còn cái chuyện ai làm cũng được gọi là không có thần thông. Thầy xách bình nước, Thầy rót cho mọi người đều là thần thông. Thần thông này của Đại Thừa, của Thiền Tông.
Phật tử 2: Thần thông họ giải nghĩa theo cái kiểu kia, chứ không phải như Thầy …
Trưởng lão: Thì họ nói là từ cái tâm của họ lưu xuất ra hành động này là thần thông, gọi là diệu dụng đó con. Thật sự ra thì họ hiểu kiểu đó là hiểu không phải thần thông, dùng chữ thần thông đó là lạm dụng. Bị vì thần, thần thì phải có thần lực chứ. Làm cái chuyện ai làm cũng được, thì cái lưu xuất đó ai làm cũng được. Nghĩa là ai cũng làm được thì cái đó đâu phải nữa.
(24:40) Phật tử: Nhưng còn Nam Tông trên thế giới nữa Thầy, đâu phải chỉ có Thiền Tông ở Việt Nam không đâu. Lúc đó các nước họ biết hết trơn rồi đương nhiên họ bắt đầu sửa lại thôi vì cái người trí thức họ cũng nhiều.
Trưởng lão: Bởi vậy Thầy biết rằng cái trí thức này nó nhiều, cho nên Thầy suy tư rất nhiều về cái chuyện thần thông. Bởi vì thần thông là nó phải có cái mị ở trong đó rồi. Đó thì cũng như nảy giờ mình nói cái chuyện mà cái ông nào mà đi qua đá, rồi bay, rồi ôm người mà bay đồ đó. Rồi thu một cái số tiền vào cửa hay này kia để đi xem cái đó chứ gì? Rồi bây giờ mua phim đó như vậy đó, thì rõ ràng là cái ông này nhà tỷ phú rồi chứ gì. Mà tỷ phú để làm gì? Khi mà ông đã thực hiện được cái này, ông làm tỷ phú làm gì? Chắc chắn là cái danh cũng dữ lắm, cái lợi ổng cũng ham lắm, chứ không phải là thường.
Phật tử 2: Họ làm công chuyện từ thiện gì nữa đó, không phải là họ làm riêng.
Trưởng lão: Nhưng mà cái danh. Nếu mà lấy cái này mà đi làm việc từ thiện thì cái danh dữ lắm.
Phật tử 2: Nhưng mà ổng lẳng lặng làm chứ không có nêu tên.
Trưởng lão: Không có nêu tên hả? Chớ Thầy nghe ở trong phim nào đó, mà cái vị nào đó, nó tên gì đó, mà cũng chui qua Vạn Lý Trường Thành, rồi cũng thực hiện những cái điều kiện mà. Thí dụ như bây giờ vô trong một cái tủ vầy, lấy cái dao mà chặt xuống vầy. Mà thấy cũng có tên có tuổi nữa, chứ không phải không có tên đâu, cái nhà ảo thuật.
Phật tử 2: Các nhà báo chí, tại báo chí họ làm mà.
Trưởng lão: Thì đúng rồi thế nào họ cũng truy ra.
Phật tử 1: Cái đó có phim, nổi tiếng đó.
Trưởng lão: Đó thì cái vấn đề đó thì nó. Bởi vậy Thầy suy nghĩ lắm, cái thị hiện thần thông làm sao mà thứ nhất là cái giờ phút cuối cùng của mình, cái thứ hai là thực hiện làm sao để đối phó với mọi mặt. Cái thần thông thứ nhất, là hiện giờ mình đang làm cái việc gì và cái đối phương của mình họ sẽ đang làm gì mình phải biết cái đã. Để mình tránh những cái điều kiện, để cho mình duy trì thêm cái việc làm của mình cho nó kéo dài được.
(26:37) Phật tử 2: Bên Nam Tông thế giới nó chịu, Bắc Tông còn mê cái gì mình cũng tha thiết muốn cầu đạo đó nhưng không được.
Trưởng lão: Không Thầy nghĩ rằng cái con đường đúng, và họ sẽ là hàng trí thức thì họ sẽ đi đúng.
Phật tử 2: Thầy hiện cũng giống như mấy ông Phật với ông A Nan ngày xưa đâu có ai cãi lại được. Thầy hiện y chang như vậy thôi là không ai cãi gì được hết trơn đó, Thầy làm y như vậy thôi à.
Phật tử 1: Có môn Thầy, sau khi mà Thầy viên tịch rồi đó, thì thiêu đó, ví dụ vậy đó. Thiêu đốt không cháy, đến chừng nào mà…
Phật tử 2: Thầy bay lên trời Thầy tự thiêu ở trển, rồi nó rớt xuống nó còn cháy hơn củi nữa.
Trưởng lão: Thầy nói vầy nè, bây giờ nếu mà nói về thần thông, thì Thầy nói ngày mai này đúng bảy giờ là Thầy sẽ nhập diệt. Đêm nay cái nhà của Thầy nó ánh sáng hào quang, nó chói mịt trời mịt đất. Ở đâu người ta cũng thấy cái ánh sáng quá trời.
Phật tử 2: Mời cao tăng mà đắc đạo ở ngoại quốc về họ chứng kiến, rồi các hãng thông tấn đồ họ quay phim.
Trưởng lão: Rồi sáng ra Thầy nhập diệt, Thầy chết trong cái tự tại. Nhưng mà sau khi mà chết rồi thì cái thân của Thầy nó không có còn nằm ở trên cái tảng đá nữa. Mà cái thân Thầy nó sẽ bay lên trời, rồi nó tự nó hóa lửa nó đốt, nó đủ rồi chứ gì? Nhưng mà khi đó rồi thôi, thì từ đó thì nó mất luôn nó không còn gì nữa hết. Đừng có nghĩ đó là Phật hay là Thầy gì nữa hết, hoàn toàn là nó hủy diệt hết. Nhưng mà bây giờ nó còn để lại cái giáo pháp này.
(28:07) Thầy nghĩ là nhiều khi người ta sẽ xuyên tạc nữa, chứ không phải không đâu. Bởi vì đâu phải người nào cũng đồng ý hết đâu, và cái miệng lưỡi của con người nó không phải là vừa.
Phật tử 1: Mà miệng lưỡi của Đại thừa nữa, chu cha ơi.
Phật tử 2: Không sao Thầy, bị vì thấy chúng sanh nhiều lắm, mấy ông này ổng nói nói không có bằng khi mình thấy.
Trưởng lão: Mình phải, bởi vì Thầy nói, chuẩn bị mọi mặt đừng có. Sơ xuất một chút xíu, thì người ta dùng cái miệng lưỡi người ta nói cái thì mình trở thành tà giáo.
Phật tử 2: Ở ngoại quốc bên Nam Tông cũng nhiều. Thế thì mình chỉ phát triển bên Nam Tông thì bên Bắc Tông không có nói động gì hết. Tự nhiên bên Nam Tông muốn đưa mình lên.
Trưởng lão: Thôi bây giờ quý Sư nghỉ.
(29:01) Phật tử 1: Để con nói trước nghe Thầy. Hôm nay con đã ngồi thiền được ba phút, con đang tập lên bốn phút, tập cho thuần. Phải làm ba phút trước, thời gian chừng lối vài ba lần cái rồi tập trong bốn phút, thấy nó được hơn trước. .
Trưởng lão: Cứ vậy đó, tập vậy đó là chắc ăn làm được. Khi nó tỉnh rồi nó xả.
Phật tử 1: Dạ. Như vậy thì trong lúc mình ngồi thiền như vậy đó, thì trong cái thời gian mà thư giãn đó, mình có thư giãn rộng ra thêm nữa không Thầy?
Trưởng lão: Được. Mình thư giãn rộng ra thêm cũng được.
Phật tử 1: Lúc nào mình thấy khỏe thì mình nhập lại còn lúc nào mình thấy mệt thì mình giãn ra.
Trưởng lão: Vì nó là cũng một cái loại định, chứ không phải là mình không tu đâu.
Phật tử 1: Thư giãn thì con cũng theo dõi hơi thở, mình không có gom tâm, mình theo dõi cái hơi thở nó ra vô.
Trưởng lão: Cho nó nhẹ nhàng.
Phật tử 1: Rồi còn cái, con cũng có tác ý trong lúc mà mình đi kinh hành đó Thầy. Đi kinh hành hành thì con có lúc theo dõi hơi thở, có lúc thì con theo cái bước chân. Ngày hai cái đó con thay đổi. Như vậy có được không?
Trưởng lão: Được không sao hết. Để cho tỉnh thức thôi.
Phật tử 1: Dạ. Rồi con cũng có nhắc nó, nhắc nó như Thầy có nói là "Ly dục ly ác pháp, tâm như đất". Nhập Sơ Thiền mà con chưa dám nói nhập Sơ Thiền, con nói: “Tham, sân, si phải ly, ly ra khỏi cái thân này.” Chừng nào mà thấy khá khá một chút, rồi mình mới nhắc cái nó nhập Sơ Thiền, chứ bây giờ nhập đâu có nổi đâu. Bây giờ nó chưa ly.
Trưởng lão: Nó chưa tỉnh nữa, như vậy nó mới có hai ba phút. Sức tỉnh nó hai ba phút mà làm sao nó nhập được. Tỉnh rồi nó mới xả, xả rồi nó mới nhập, tỉnh rồi xả, xả rồi nhập.
Phật tử 1: Xả như thế nào hả Thầy?
Trưởng lão: Đó thì bây giờ mình tỉnh giác, mình nhắc nó mình xả nó. Trước các đối tượng nó có gặp cái gì đó, mình quán xét cái đó để mình diệt nó. Thí dụ như giờ con cái nó về, mà tình cảm mình biết nó ái kiết sử, mình quán xét mình xả ra. Đừng có để nó lo lắng, nó thương nhớ, vậy thì nó xả.
(31:18) Phật tử 1: Con cũng hỏi thăm thêm cái này một chút nghen Thầy. Cái này nó ngoài vấn đề này, nhưng mà con hỏi thăm chút. Khi mà con đi về bên Úc đó, mấy ông cư sĩ thế nào cũng lại hỏi thăm chút chút về vấn đề thiền. Rồi mình nói như thế nào, mỗi ngày con cũng biết mấy ông cũng có rảnh, bị mấy ổng già đó, cũng có rảnh ngồi lâu, nhưng mà rồi lại kẹt như thế này. Mấy ông ngồi theo thầy Nhất Hạnh đó Thầy, thành ra mình sửa như thế nào?
Trưởng lão: Mình sửa đó, mình sửa mình nói như vầy. Mình nói ngồi lâu mình không có chủ động được, thành ra nó bị lạnh hay hoặc là nó bị vọng tưởng đồ nhiều. Tốt hơn mình tu ít, mình làm chủ cho được cái thời gian ngắn như Thầy giảng đây vậy đó. Cứ dạy họ lại như vậy, nhưng mà không nói gì, bên kia ngồi sao kệ. Mình dạy họ lại ngắn, nhưng mà nhớ ráng mà xả tâm thôi, mình nhắc thêm họ Như Lý Tác Ý thôi.
Đừng có nghĩ rằng người ta bây giờ đó, mình chỉ mục đích của mình là do mình ly tham, sân, si. Mình không có lo ly tham, sân, si mình cứ ngồi mà ức chế thì nó tham, sân, si nó không có hết. Con nhắc vậy đó, nhắc người ta khéo vậy đó, để cho người ta biết người ta tu cho đúng một chút. Chứ không người ta không biết xả, người ta cứ ngồi người ta lặng lẽ để cho nó không niệm.
Phật tử 1: Đúng ở bển thì luôn luôn ngồi vậy đó Thầy, ngồi lâu một hai tiếng đồng hồ.
Trưởng lão: Mà để cho nó không niệm thôi, mà nó không niệm nó đâu có làm cái gì, cho nên vì vậy mà nhắc khéo. Người ta sợ người ta không đủ niềm tin thì mình nhắc cho người ta tin. Như cái Định Niệm Hơi Thở mà Phật dạy đó, quán ly tham ly sân ly si. Mình lấy trong kinh để nhắc người ta đó, Phật giảng vậy đó, để cho mình ly tham sân si, chứ mình ngồi mình im lặng không có nghĩa gì hết.
Phật tử 1: Con cũng nhắc người ta là phải, bởi vì ở bển đó nhà cũng có vườn phía sau đó Thầy, con cũng nhắc giống như hôm trước con nói, con bây giờ con sẽ làm giống như vậy, rồi nhắc người ta làm như vậy đó Thầy. Để người ta độc cư được một ngày, một tháng một ngày, hay tháng hai ngày như vậy đó.
(33:21) Trưởng lão: Cái vấn đề tu tập nó có cái phạm hạnh. Chứ còn mình tu rồi mình cũng, thí dụ như tới giờ ngồi thiền thì mình ngồi, mà lát nữa tiếp duyên gia đình nói chuyện tùm bậy tùm bạ, không có nghĩa lý gì.
Phật tử 1: Mình tu một ngày là một ngày.
Trưởng lão: Một ngày trọn là không nói chuyện ai hết, mình giữ cái hạnh Thọ Bát Quan Trai, mình nhắc họ trong cái Thọ Bát Quan Trai. Chứ mình tu rồi mình, bây giờ thí dụ như mình rảnh, sáng mình ngồi thiền một thời, hai tiếng hay ba tiếng rồi ra cái ăn uống, nói chuyện tùm lum, nói chuyện không được. Cái hạnh như vậy nó không đúng, mà không đúng tức là nó không ly, không xả. Con nhắc vậy để cho người ta biết, người ta tu cho nó đúng chút.
Phật tử 2: Vậy Sư kỳ này hơn con là hơn ba phút, con chậm chân hai phút, thua rồi.
Trưởng lão: Như vậy là tu như vậy, căn bản lắm đó. Mình kết hợp mình tu ít, nhưng mà cái thời gian mình vô ngồi là mình chủ động cái tỉnh thức của mình rồi. Bây giờ tập tỉnh trước, tỉnh giác mới Chánh Niệm. Mà mình tỉnh giác rồi thì cái Chánh Niệm nó sẽ xả sau đó là cái Chánh Niệm của mình. Thì như vậy là sẽ chắc ăn hết. Còn mình ngồi mà nó dài quá, lộn xộn mà tu các thứ hết, tỉnh chưa mà có gì đâu mà xả nổi.
Vậy rồi chớ mà tập tỉnh vậy, rồi tập xả vậy, hướng tâm vậy. Sau khi có pháp nó đến rồi đó, cái pháp nó đến nó làm cho tâm mình nó thấy thanh thản. Thì nó tỉnh rồi, tự nhiên nó thanh thản là nó ly đó. Coi vậy chớ mình thường thường mình gặp chuyện mà mình không có tỉnh, mình gặp chuyện thì nó rối. Mình người tu, mình biết, nó có phiền não, nó có thương ghét ở trong này không? Nó có tham muốn này không? Nhưng mà vì mình không có bộc lộ ra hành động của thân nghiệp của mình, ý của mình nó bị hết à.
Nhưng mà sau thời gian mình tu vậy rồi, mình nghiệm lại mình thấy, bây giờ cái ý mình nó không có vậy nữa mà nó ly. Nó ly trong ý chứ không phải nó ly ở ngoài cái tướng của nó đâu. Nhiều khi mình ức chế nó là mình ly cái tướng, ly ác pháp, ly dục bằng cái tướng, chứ còn cái tâm của mình nó chưa có ly.
(35:27) Cho nên mình tu hoài mà sao cũng còn thấy phiền não, phiền não theo kiểu người tu, chứ không phải phiền não theo kiểu trần thế. Trần thế họ phiền não là họ đánh, họ chửi, họ mắng la dữ lắm, còn mình phiền não của mình thì nó phiền não ngầm ở trong mình. Nó buồn, hay hoặc là nó lo, nó thương, ghét gì nó cũng ngầm ngầm nó không lộ ra, nhưng mà nó có, nó không hết. Còn mình tu như vậy đó, mình thấy tu như vậy một thời gian sau mình thấy sao nó mất.
Đó là nó ly đó, cái đó mới chính thật, còn kia mình chỉ là cái thô của nó ở ngoài thôi, khéo nhẫn thôi, chớ nó không có gì. Đó tập tỉnh, ráng tập tỉnh được. Tập tỉnh được tự nó xả. Để cho tự động mình nhắc nó, tự động nó xả, xả ly sạch. Mình bền chí thôi. Con đường đúng, pháp đúng thì nó sẽ, mình đặt niềm tin vào, mình cứ bền chí, đừng có bữa tu, bữa nghỉ, không được.
Ngày nào cũng tu đều đều đều đều là nó được. Cũng như mình làm riết nó quen, nó thành thói quen. Tập cho thành thói quen. Có cái nội lực của nội tâm của mình, thì tự nó giải thoát liền. Cái lực đạo nó có rồi thì cái lực đời nó giảm xuống liền.
(36:45) Phật tử 2: Về phần con thì con tập có hai phút mà chưa có lên, có thể ngồi năm sáu phút hơn nữa cũng được, nhưng mà nó nhức đầu con không dám làm. Phải ngồi, ngồi cho thoải mái chứ không sao hết trơn hết.
Trưởng lão: Đó, cứ thoải mái thôi, chứ đừng để cho nó căng trở lại là khó. Nó căng trở lại tức là sau này đó, nếu mà nó căng lại, sau này mình ngồi ít nó cũng vậy, hễ vô mình ngồi gom là nó bị nặng đầu, nhức đầu.
Phật tử 2: Thành ra con không dám tập.
Trưởng lão: Để thư giãn. Nó bị một cái mức của nó vậy, nó cũng khó đó, nó tiến tới cái nó bị. Mình tập cho nó thuần cho nó quen, thời gian sau đó rồi mình dần dần mình cứ nhẹ nhàng mình tới. Còn người ta không bị cái chứng nhức đầu, bị cái căng nó vậy, căng hông có người ta lên nó dễ hơn, từ cái nơi đó được.
Còn nó bị nhức đầu hay bị gì kia là bị căng. Có người bị căng mặt rồi, hể gom hơi thở vô, hơi thở gom tâm mình vô trong đó cái bắt đầu cho nó tỉnh thì nó căng, thì nó bị căng mặt, còn người bị nhức đầu. Do đó nó bị cái chớn đó nó chặn lại, bị vì cứ gom tới đó nó chặn, rối loạn cái thần kinh của mình trong này. Cho nên mình tu chừng mà hể nghe nó hơi thì mình xả lui lại. Không mình tu ít lại đừng có cho nó bị cái chớn nữa, thời gian sau nó hết. Phải tập bền chí đó, chứ không phải. Thì hồi đó cũng gom dữ lắm cho nên nó bị căng rồi.
(38:04) Phật tử 2: Con gom quen hễ nó muốn gom lại nó lẹ lắm, chú xíu nó gom rồi. Muốn có cảm giác ở đâu cũng có cảm giác đó nhưng mà hồi đó nó không có nhức đầu. Vì lâu lâu tập một lần đó, khoảng một tiếng đồng hồ tập một lần thì nó không có bị nhức. Bị vì tham quá rồi cứ làm năm miếng một lần nên nó căng nhức đầu.
Trưởng lão: Bởi vậy mình mới thấy rõ ràng. Sự thật ra một ngày mình tu một tiếng hai tiếng đồng hồ nó không sao đâu, một ngày mà tu liên tục như ở đây là chết luôn đó. Xem coi cái thời khóa biểu của Phật coi phải hay hông? Phật dạy mình tu để mà mình xả cái chướng ngại tâm của mình. Thật sự là cái chỗ này chứ không phải không. Nhưng mà mình không tỉnh thì mình không xả nổi đâu, mình phải tập tỉnh. Mà tỉnh đó, mà nếu không khéo mình cứ liên tục thì bị nhức đầu. Cho nên không có được.
Thí dụ bây giờ đó mình tập phải không, mình ngồi phải không, mình đi nè, mình liên tục mà. Cũng tập trung chứ đâu có gì, đi cũng phải gom trong hành động đi chứ đâu phải lơ mơ được. Mà mình không biết mình gom mạnh quá, gom chặt quá, do đó nó căng thần kinh nhức đầu, nó căng mặt. Mình cứ ngại mình lo vọng tưởng, chứ không có gì hết. Còn cái này không có cần lo, nhưng mà vọng tưởng kệ nó, miễn mình tập tỉnh ít ít, ít ít vậy đó.
Cái sức tỉnh mình lần lần nó quen rồi thì lo xả, thành ra mình không có cần mình vô cái sức tỉnh nó nhiều, mà mình chỉ tỉnh ít thôi. Cho nên nhiều khi mình cố gắng, mình gom làm sao cho được nửa tiếng, một tiếng đồng hồ đó, thay vì liên tục.
(39:31) Phật tử 2: Thì lúc trước con nghe Thầy nói đừng có cho vọng tưởng nó chen vào, cái lúc mình thư giãn đó thành ra con sợ.
Trưởng lão: Đó cái đó là sợ nó mới căng đó
Phật tử 2: Đó tự nhiên nó cứ vô hoài, mình làm sao khỏi được, nó cứ vô hoài. Cũng như chẳng hạn như mấy cái niệm ác niệm thiện, thì Thầy nói niệm thiện thì mình theo, con mấy bữa nay đó nhiều cái niệm thiện nó nổi lên mà con không có dám theo, mà nhiều khi cũng theo đại bị nó niệm thiện. Con nhớ cái vụ mà cái viện an dưỡng ở ngoải đó, cái con nghĩ này nghĩ kia nghĩ nọ cái nó cứ theo miết luôn, có khi năm mười phút, có khi hai chục phút.
Trưởng lão: Không sao hết, khi mà thư giãn mình đó, mình trong cái khoảng thời gian mình tu một hai phút, gom chặt để cho đừng có niệm thiện niệm ác đó, để cho nó tỉnh thức hoàn toàn phải không? Thì được. Còn khi mình thư giãn rồi, có niệm thiện mình cứ tăng trưởng không sao hết, để cho nó tự nhiên mà, nó tự nhiên nó không căng. Còn mình cứ bắt buộc nó không có niệm nào hết thì nó căng đó. Nó căng cũng như mình gom cái kia vậy đó.
Phật tử 1: Cũng như mình chặn hết trơn.
Trưởng lão: Chặn hết không có cho nó đi chỗ nào thì nó căng lắm.
Phật tử 2: Thì con nói không có chỗ xì.
Trưởng lão: Thì đúng rồi không có chỗ xì, nên nó căng quá nó bể.
Phật tử 2: Cho nó xì đâu chứ không nó căng hoài.
(40:37) Trưởng lão: Cái mà cái sức, Sư đó thì bị nhức đầu đó, còn người ta mà nó không bị nhức đầu, thì nó lúc bấy giờ lúc hễ vừa chợp mắt là nó mộng liền, chiêm bao liền, coi như nó xì chỗ đó. Còn bị vì cái thần kinh, cái ý căn của mình nó mạnh nó không bị loạn, nó không bị rối loạn nó không bị căng nhức đầu đó, thì nó sẽ xì qua cái mộng, nó xì dữ lắm. Nghĩa là ngồi ngủ như vầy chớ chớp mắt là chiêm bao, chợp mắt cái chiêm bao, nó chiêm bao lia lịa, nó xì qua phía đó.
Còn bây giờ mình đâu có, mình xì ở thiện, cho nên khi mình tu tỉnh thức là trong vòng như một phút, hai phút, sau đó lên ba mươi phút cũng vậy, khi xả ra là để cho nó xì cái này, đừng cho nó xì qua mộng, nó xì qua mộng không hay đâu. Nó bị mộng, nó bị tưởng, thành ra dở lắm. Mình chỉ cho nó qua ý thức, mà qua ý thức thiện. Cho nên Phật còn chừa cái cửa đó, rõ ràng là ”Ngăn ác, diệt ác, sanh thiện, tăng trưởng thiện”, mình chừa cái cửa này, để cho nó xì qua bớt. Chứ không cái đầu này nó căng lắm, không được.
Phật tử 2: Mấy cái lúc đó sao con thấy nó khỏe dữ lắm, hễ mà mỗi lần mình niệm thiện, cái nó kéo dài cái thời gian cái nó không có căng, không có mệt, nó thoải mái.
Trưởng lão: Đúng vậy đó, nó xả mà, nó không có
Phật tử 2: Mà mình cứ ngăn không cho nó vọng cái nó mệt quá, rồi cái bắt đầu nó tạp niệm tùm lum hết trơn. Ngăn chừng nào nó tạp niệm chừng nấy.
Trưởng lão: Đó cho nên vì vậy đó, mình có cái hướng để mình xả thì hay lắm. Mà hễ niệm ác là diệt à, không được à, mà niệm thiện thì tăng trưởng, không sao nó tùy theo mình. Nó suy nghĩ điều tốt chứ không phải là điều xấu. Mình biết mà, cái niệm thiện niệm ác mình phải biết chớ. Phải hông? Cho nên Phật nói tăng trưởng niệm thiện mà.
Bây giờ nó không có cái niệm thiện đi, thì mình kéo dài cái thời gian mà nó thanh thản, vô sự này đó là cũng niệm thiện chứ con. Nó thiện là không tham, không sân, si chứ gì? Còn cái kia nó thiện là vì hữu lậu mà, nó thiện lợi ích cho người khác, mình đâu có ác pháp đâu, đó thì mình xả.
(42:32) Phật tử 2: Ngủ hay giật mình mười hai giờ đêm, cái tự nhiên cái nó nhớ cái vụ viện an dưỡng, ủa sao kỳ vậy? Cái làm tới luôn cái niệm luôn. Cái con mới nghĩ là làm cái này cái kia cái nọ, con nói thôi bây giờ Thầy định, cái ý định trong tương lai đó, thì làm cái viện an dưỡng, nhưng mà sức khỏe thì nó không có đủ. Thì cần tái sanh á thì Thầy tái sanh qua bên kia làm Tổng thống chẳng hạn, nhưng mà con nghĩ Tổng thống không có quởn mà lo đạo đâu.
Nó hít tùm lum chuyện hết trơn hết trọi á. Còn tái sanh qua một người khác thì nó dễ. Con cũng cứ góp ý thôi, con cúng dường cái thân con cho Thầy. Đó bây giờ Thầy một hai năm nữa cái Thầy nhảy qua bên con đi. Chuyện sinh tử nó không thành vấn đề. Đó Thầy qua bên con cái là Thầy bắt đầu Thầy ở ngoải Thầy làm cho nó rồi. Chứ cái viện an dưỡng một năm hai năm không có rồi.
Trưởng lão: Không rồi tại nó lớn lắm.
Phật tử 2: Dạ, tại vì bây giờ cái cơ sở hạ tầng đó, thì Thầy phải lo phải từ ba năm mới rồi, tới chừng đó tiền mới đổ vô xây dựng. Mà giờ cơ sở hạ tầng chưa có gì hết trơn hết trọi rồi Thầy lo cái này nữa rồi mai mốt Thầy đi rồi sao? Thầy đi rồi không ai trụ trì. Con nói thôi giờ con cúng dường cái thân con cho Thầy.
Trưởng lão: Tốt quá. Vậy đó là quý quá rồi.
Phật tử 2: Mười năm sau, chắc ăn mười năm sau là Thầy có thể kiếm được một số đệ tử với Thầy, có thể là chấn hưng lại Phật giáo. Chứ cái niệm chấn hưng lại Phật giáo một mình thì Thầy làm không nổi. Nhưng mà biết đâu trong vòng mười năm nữa Thầy có thể đào tạo ra một người như vậy đó, để mình có thể mình thay đổi được chương trình. Chớ bây giờ con thấy bên Đại Thừa với bên Nam Tông của Việt Nam chớ nó cũng khó lắm à, nó cứng ngắt, rít chịt cả ngàn năm mình mang qua.
Phái Nam Tông bên Miến Điện á thì cũng gần giống như nguyên thủy ăn có một bữa à, có ông sư hộ niệm ổng về ổng nói, cũng không có tụng kinh, Niệm Phật gì hết trơn á, cũng y như mình đây. Mà cái cách hành thì hành theo Tứ Niệm Xứ không hà. Bởi vì con học ở Phước Sơn thì nó hành theo cái bộ Trường Bộ Kinh với lại bài Đại Niệm Xứ đó, 16 hơi thở với lại Chánh Niệm đó. Thì nó đây là con đường độc nhất để có thể mà giải thoát, đó là Tứ Niệm Xứ.
Nhưng mà hành nó không có phải như mình, nó cần cộng thêm Tứ Chánh Cần. Chỉ có lo hơi thở, nhưng mà tu là ngăn ác thôi, chớ không có diệt ác. Thì nó cách hành nó chú trọng kỹ thuật nhiều hơn. Lạc đạo, cho nên con có ý nghĩ là nó thôi giờ mai mốt con cúng dường cái thân con cho Thầy.
(44:56) Trưởng lão: À thôi được rồi, Thầy hứa khả vấn đề đó, thì tức là ráng mà. Bây giờ đó mình chuyên cần tu tập, thì chừng đó mà chưa xong thì Thầy mượn. Còn nếu mà xong rồi thì cũng là Thầy mượn, thì tức là bây giờ tu xong rồi Thầy mượn chứ sao, phải lo chuyện chứ. Vì cái tâm nguyện đó là tâm nguyện vì chúng sanh mà, vì con người trên hành tinh này mình mới thực hiện làm sống lại đạo Phật, cố gắng.
Phật tử 2: Thầy sợ, chứ con không sợ đâu. Thầy mượn được cái xác thân rồi Thầy.
Trưởng lão: Nếu mà xong đó, nếu mà công việc mà xong được, thì quý sư mà tu xong được đó, sư mà tu xong được, sư thay thế Thầy làm công chuyện. Thì nó là hay rồi, phải không? Thầy khỏi mượn, phải không? Mà giờ sư tu chưa xong thì Thầy phải mượn chứ sao, bây giờ hứa khả rồi. Sư thì còn tuổi trẻ.
(Hết pháp âm)