VẤN ĐẠO 05-CÁCH DÙNG PHÁP HƯỚNG TÂM

VẤN ĐẠO 05-CÁCH DÙNG PHÁP HƯỚNG TÂM

VẤN ĐẠO 05

CÁCH DÙNG PHÁP HƯỚNG TÂM

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Sư Tuệ Tĩnh, Sư Phước Nhẫn

Thời lượng: [44:50]

Ngày giảng: 20/3/2006

1- YÊN LẶNG TỈNH THỨC, HƯỚNG TÂM MỚI TỐT

(00:00) Sư Tuệ Tĩnh: Về cái phần mà hướng tâm đó, xin Thầy giảng rõ lại cái kỷ thuật hướng tâm như thế nào cho có kết quả mau.

Trưởng lão: Hướng tâm mà có kết quả đó, là khi cái tâm nó vừa yên lặng, khi mình ngồi mình nghe thân tâm của mình nó yên lặng an ổn đó. Khi mình bây giờ mình hít thở, mình biết hơi thở ra vô mà cái thân tâm an ổn. Chứ nó còn có vọng tưởng hay là nó còn hôn trầm, thì nó còn lừ đừ buồn ngủ gì đó, thì hướng tâm không có kết quả đâu. Nó cho tỉnh táo cho tỉnh giác, thì mới hướng tâm nó mới có hiệu quả, Như Lý Tác Ý đó.

Vậy cứ nhớ khi nào mình cứ hít thở, mình nghe nó yên ổn, cái tâm nó lặng lẻ, lúc nó thanh tịnh thì hướng tâm. Cái hiệu quả nó ở chỗ thanh tịnh, cái lực nó có ở ngay chỗ đó. Còn bây giờ mình cũng hướng mà mình chưa có quan sát được thân tâm mình yên lặng, mình cứ độ chừng năm mười hơi thở mà mình cứ hướng, hướng thì nó không có hiệu quả, lưu ý cái phần này.

Bởi vì khi mình thấy thân tâm mình nó yên ổn được thì bắt đầu mới bảo nó. Mặc dù bây giờ nó chưa có phải là cái tâm mình hết phóng dật, bởi vì nó hết phóng dật cái mình ly dục ly ác pháp rồi, thì tự nó, nó quay vô với hơi thở, tức là nó định trên thân. Cho nên đức Phật nói "Tâm định bằng tâm, tâm định trên thân", tức là nó định trên hơi thở, Thân Hành Niệm. Thân Hành Niệm Nội trên hơi thở đó, nó định trên đó.

Còn nếu mà nó chưa định nó còn phóng, thì bây giờ mình ép buộc nó, thì nó chỉ có thời gian nào đó nó chịu đựng đó thôi. Chứ hể xả ra thì nó bung nó đi tùm lum hà. Hễ nếu mà nó chịu quay vô không phóng dật thì tức là nó định vô trên thân, nó định ngay trên hơi thở. Lưu ý, mà nếu mà hướng tâm con bảo nó: "Tâm ly dục ly ác pháp đi", nhưng nó chưa đâu, nó chưa có quay vô đâu. Nhưng mà mình cứ mình bảo hoài, riết rồi nó đi.

Mà khi mà cái tâm mình giữ yên lặng, tức là tỉnh thức đó - cái tỉnh thức, đừng có tĩnh lặng mà tỉnh thức. Tỉnh thức thì được mà tĩnh lặng không được.

Tỉnh lặng nó làm cho mình có cái trạng thái hỷ lạc. Nó lặng, thì không được, không tốt, nó đi chỗ khác rồi. Thì lúc bấy giờ đó hể mình tác ý, mình hướng tác ý thì nó mất cái sự tĩnh lặng đó đi, nó làm cho mình thấy nó bực. Phải không?

Cho nên lưu ý cái phần này thì cái pháp hướng nó hiệu quả. Bởi vì vốn mình luyện cái pháp hướng để cho có cái lực, cái lực điều khiển chớ không phải, sau này mình vào thì nó dễ. Đó nhớ lưu ý cái chỗ đó.

(2:39) Bây giờ thí dụ như mình ngồi, mình không hít thở, mình cứ để tự nhiên cái tâm của mình, mà mình nghe thân tâm nó an ổn thì hướng tâm tốt. Chứ đừng nói chi là mình nương hơi thở. Còn mình nương hởi thở là tại vì nó nương cái hơi thở là nó giúp cho mình sự tĩnh lặng dễ hơn […​] Mình biết thân tâm mình rõ ràng là yên lặng tốt, đó là đi hướng đúng. Kỹ chỗ đó chứ còn không khéo mình hướng mình cũng như mình niệm đó thì, nó động không đó.

Sư Tuệ Tĩnh: Bởi vậy thưa Thầy con thấy nó không có hiệu quả nhiều, bởi vậy con mới hỏi kỹ lại cái đó. Cái này cũng như mình tụng kinh vậy, nó không có kết quả.

Trưởng lão: Bởi vậy phải để đợi cho cái tâm. Mà bây giờ mình ngồi, mình ngồi chơi hay hoặc mình ngồi tu hay hoặc mình đi kinh hành. Mình đi mình cũng lắng mình nghe thân tâm của nó, nó theo cái nhịp bước đi mà nó yên ổn. Mà hễ nó còn phóng tâm, nó còn phóng dật, nó nghĩ ngợi, nó còn này kia thi nó. Mà đi mà nó còn có chú tâm bên đây, bên kia, nó cũng còn lăng xăng, mình ráng cố gắng, mình ức chế cho nó theo cái bước đi của mình đó, cố kềm nó thì nó còn động rồi.

Chừng nào mình nghe nó yên lặng, không có dụng công nhiều, thì mình dùng câu pháp hướng. Đó là chỗ khéo léo lắm đó, chứ không phải không. Mình coi vậy dẫu biết rồi mình niệm không, chớ mình tụng đâu. Cho nên nhiều khi mình lưu ý, thà là mình tu ít mà kết quả rất lớn. Còn mình tu rất nhiều, mà thành ra như là người gõ mõ tụng kinh, cũng như người niệm Phật tụng kinh thôi, không có kết quả.

Bởi vì tâm nó còn động, nó chưa có chịu tỉnh giác. Phần nhiều là khi mình nhập thất, mình tu một thời gian thì tâm nó yên tịnh nhiều. Cho nên lúc bấy giờ mình chú ý nhìn hơi thở, mình nghe một lúc cái nghe nó tự nhiên của mình, cái tâm bám vô hơi thở, lúc bây giờ thấy thân tâm yên lặng. Mình tu lâu rồi mình quen, mình biết chừng chỗ đó là mới dùng pháp hướng được. Còn cái kia thì khi mà nó như vậy, nó nhớ Như Lý Tác Ý nó khác, mà tác ý nó khác.

2-PHÂN BIỆT NHƯ LÝ TÁC Ý VỚI TÁC Ý

(5:05) Cái Như Lý Tác Ý nó khác. Cái Như Lý Tác Ý là cái pháp Hướng. Còn Tác Ý để mình quán xét một cái niệm, thì cái đó là vô dùng quán rồi, quán vô lậu. Mình tác ý ra, tức là mình tác ý ra rồi mình tư duy.

Còn cái Như Lý Tác Ý, như cái lý đó mình tác ý tức là mình hướng tâm, mình ám thị, không có tư duy. Cho nên thí dụ như cái câu, trong cái Mười Sáu cái Đề Mục của Định Niệm Hơi Thở, thì đức Phật dạy: "Quán ly tham tôi biết tôi hít vô". Thì chữ “quán ly tham tôi biết tôi hít vô” đó, nó là Như Lý Tác Ý chứ không phải là quán.

Bởi vì mình quán như vậy, cái thời gian mà với một cái hơi thở hít vô hít ra mà quán, quán thì nó phải có sự tư duy, nó dài, thì cái đó là tác ý quán, chứ còn không phải là Như Lý Tác Ý. Lưu ý mấy cái chỗ đó, chứ không có nó trật đó.

Sư Tuệ Tĩnh: Mười sáu cái đề mục đó toàn là “Như Lý” hết?

Trưởng lão: Như Lý hết, bởi vì nó theo cái nhịp hơi thở mà nó Như Lý mình tác ý ra.

Sư Tuệ Tĩnh: Dạ. Bao nhiêu ông Thiền sư, bao nhiêu ông giảng sư giảng khác chỗ này hết trơn hết trọi.

Trưởng lão: Bởi vậy mới chết, nó trật rồi. Bởi vì qua cái kinh nghiệm, rồi mới thấy được cái lời của Phật dạy, chữ với nghĩa. Cái nghĩa thì nó là cái vô hạn, mà cái chữ thì nó hữu hạn. Cái ngôn ngữ thì nó hữu hạn, mà cái nghĩa thì nó vô hạn.

Cho nên cái nghĩa thì vô hạn, cho nên người ta hiểu như vầy, hiểu như khác đủ thứ hết. Còn cái chữ thì nó chết đứng đó, thí dụ như nó tác ý hay Như Lý Tác Ý thì nó đứng đó vậy thôi, chớ nó không. Mà cái hiểu làm sao cho trúng? Bởi vì nó vô hạn, mình hiểu tùm lum đủ thứ, mà nó có hạn thôi.

Có khi Phật nói “Tác ý”, mà có lúc Phật nói “Như Lý Tác Ý”, hai cái khác chứ không có giống nhau. Mà Như Lý Tác Ý như thế nào? Mà tác ý thì như thế nào? Nếu không trải qua kinh nghiệm thì chắc chắn là chỉ nằm ở trong chữ nghĩa mà thôi. Cho nên cái Như Lý Tác Ý là phải đợi cái tâm mình thanh tịnh mới tác ý, tâm chưa thanh tịnh thì không được tác ý.

Cho nên nếu mà mình thấy người ta dạy mình ám thị phải không, nhưng mà có người ám thị người ta hiệu quả, mà có người ám thị không hiệu quả. Ai cũng biết cái đó chớ, ai cũng biết, nhưng mà ám thị có hiệu quả, ám thị không hiệu quả. Đó, quan trọng là cái chỗ tâm nó yên lặng hay nó chưa yên lặng, cái chỗ tâm thanh tịnh hay nó chưa thanh tịnh. Cho nên có nhiều người nghe cái pháp Như Lý Tác Ý, rồi mình làm cái gì mình cũng tác ý ra. Nhưng mà trong khi tâm mình nó chưa yên tịnh mà cứ tác ý, nói sao tôi tu hoài mà không được.

(7:51) Mà chờ cho được cái tâm yên tịnh thì tác ý nó hiệu quả, mà trong một ngày nhiều khi nó chưa thanh tịnh một lần, thành ra mình cứ tụng với niệm thôi. Cho nên vì vậy đó, mình khép mình trong cái khuôn viên độc cư mà sống trầm lặng một mình. Cho nên Phật mới ca ngợi, ưa thích sự trầm lặng, ca ngợi sự trầm lặng ưa thích sự trầm lặng. Thì mình sống ở trong khuôn viên, mình yên lặng rồi, thì bắt đầu tâm mình nó tuôn trào thì mình bắt đầu dùng phép quán.

Quán để xả những cái niệm đó. Khi mà cái niệm thương niệm nhớ, cái niệm mà tham, sân, si, cái nghịch, mình phải phân biệt cái này nữa. Nó có cái nhân quả nghịch và cái nhân quả thuận. Thí dụ như tình thương của mình, thương người thân của mình, đó là cái nhân quả thuận. Còn cái người ta chửi mắng mình, người ta làm cho mình khổ, giận hờn phiền não đó, là nhân quả nghịch. Hai cái nghịch thuận.

Cũng như bây giờ, con cái hay cha mẹ mình, đó là cái nhân quả thuận, phải trả cái nhân quả đó bằng cách thuận. Còn những cái mà làm đau khổ giận hờn tức giận đó, cái đó là nhân quả nghịch, nó thương ghét. Nhưng mà cái nghịch thì dễ xả, mà cái thuận nó khó xả. Cái thương khó xả mà, cái ghét nó dễ xả. Phải không? Cho nên vì vậy đó, khi mà so sánh được những cái pháp ác này, nó đều là pháp ác hết chứ không phải pháp thiện. Nó là pháp ác, thương cũng là pháp ác, vì nó có cái khổ trong cái chỗ đó.

(9:23) Cho nên cái phước vô lậu với cái phước hữu lậu, cái phước vô lậu thì nó hết khổ. Người có cái phước vô lậu thì hết khổ, mà người có cái phước hữu lậu là có khổ. Mặc dù có phước giàu sang như vua chúa nhưng vẫn khổ, bởi vì nó hữu lậu. Nó có cái lậu, mà nói đến lậu hoặc tức là nói khổ. Vì vậy cho nên khi mình tu thì mình, cái tâm mình nó còn lậu hoặc thì mình hướng tâm không hiệu quả. Mà tâm nó thanh tịnh yên lặng được, bởi vì mình có lúc mình thấy nó yên lặng mà, thì lúc bấy giờ dùng pháp hướng thì rất tốt.

Nhưng mà khi mà tâm chưa yên lặng thì dùng pháp Tác Ý thì tốt. Bởi vì nó còn động, mình phải tác ý thì nó tốt. Chẳng hạn như bây giờ thí dụ như cái đề mục mà thứ nhứt của Định Niệm Hơi Thở: "Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra", hay là "An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra", đó là những cái để nhắc cho nó được sự yên lặng tỉnh giác. Mà nếu mình không nhắc, thì nó sẽ không tỉnh giác.

Mình nhắc cho nó tỉnh giác, tỉnh giác rồi bây giờ mới quán ly tham, quán ly sân, quán ly si, quán vô ngã. Phải hiểu cái Mười Sáu Đề Mục của Phật. Bao giờ mới vô mà đức Phật dạy mình quán ly tham, quán ly sân ly si đâu? Phải không? Trong Mười Sáu Đề Mục mà. Vô đó thì nhắc cho mình để trụ trong hơi thở cho nó yên tĩnh, nó an tịnh. “An tịnh thân hành”, “An tịnh tâm hành”, nó an ổn hết rồi, thì bắt đầu mới kêu ly tham, ly sân, ly si.

Thì rõ ràng là cái, mình đọc bài cái bài kinh rồi đó, thì mình thấy rõ ràng là có cái pháp hành nó rõ ràng, có cái kinh nghiệm đàng hoàng chứ không phải thiếu kinh nghiệm đâu. Cho nên phải tỉnh thức rồi mới Như Lý Tác Ý mới được. Còn lúc đầu nó chưa có thì tác ý đó. Những cái câu đầu đó cũng là pháp hướng, nhưng mà tác ý đó. Tác ý rồi quan sát, quan xem coi như thế nào, coi như là quán xét nó.

Còn khi nó yên tịnh rồi thì Như Lý Tác Ý đó, coi như quán ly tham rồi, thì không có quan sát nữa. Bởi vì bây giờ tâm mình đâu có tham đâu mà quan sát nữa. Mà chỉ đuổi nó ra thôi, nó yên tịnh rồi đuổi ra. Còn cái kia, mình quán ly tham, quán ly sân, quán ly si thì đó là đuổi. Còn cái mà "An tịnh thân hành”, “an tịnh tâm hành" là hướng tâm tác ý ra, rồi quan sát coi nó yên tịnh chưa, nó thanh tịnh chưa? Nó thanh tịnh rồi mới yên tâm, mới khắc phục tham, sân, si.

Đó cách thức nó như vậy, mà mình không hiểu thì coi như là mình cứ niệm. Cho nên khi mà hướng tâm thì mình quan sát lại coi cái hơi thở của mình, coi nó, mình biết hơi thở không? Mình nhớ coi mình biết hơi thở không hay còn tạp niệm, hay còn vô ký. Phải không? Nếu mà nó còn tạp niệm, còn vô ký thì phải nhắc nó: "tôi thở vô tôi biết tôi hít vô, tôi thở ra tôi biết tôi thở ra", để cho nó tập trung trong hơi thở. Mà nếu mà bây giờ nó đã yên rồi, nó đã thanh tịnh rồi, mà mình cứ để cho nó tự biết hơi thở ra vô thì giống như “tùy tức”, nó không phải là Định Niệm Hơi Thở nữa.

(12:23) Đó cho nên vì vậy nếu mình đi vào con đường Tổ Lục Diệu Pháp Môn thì là "sổ tuỳ" rồi. Bây giờ là nó "tuỳ tức", hồi nảy thì mình nhắc "Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra" dường như là mình sổ rồi, cũng vậy phải không? Mà bây giờ khi đó, khi mà nó biết hơi thở ra vô mà mình không cần nhắc nữa, thì tức là mình sẽ bỏ cái nhắc. Tức là mình "tuỳ" rồi, thì như là Lục Diệu Pháp Môn rồi. Trật rồi, không đúng.

Cho nên đức Phật thấy khi mà mình nhắc nó đó, tức là như là sổ. Như sổ để cho tâm nó gom vô, đừng có chạy lăng xăng nữa, đừng có phóng bậy bạ nữa. Mà khi nó chịu gom rồi, nó yên tịnh rồi thì không tuỳ tức, mà lại quán ly tham, quán ly sân, si. Có phải rõ không? Nó đâu có để mà nó yên, nó yên lặng ở trong tuỳ tức đâu. Nó tuỳ tức, nếu mà nó tuỳ tức thì nó phải “chỉ” . “Sổ, Tuỳ, Chỉ”, nó đi đến cái chỗ “chỉ”, chỉ tức là nó ngưng cái ý thức đi.

Mà nó ngưng ý thức thì tưởng thức hoạt động, nó sanh ra cái trạng thái Xúc tưởng - Hỷ lạc. Hay là Sắc tưởng hay là Thinh tưởng, nó sanh ra cái trật đường rồi. Phật biết cái chỗ này cho nên lái cho mình đi qua cái chỗ xả, chớ không để cho mình rớt cái chỗ này. Đọc cái bài kinh Mười Sáu Đề Mục của Định Niệm Hơi Thở, mình thấy đức Phật dạy có kinh nghiệm đàng hoàng. Nhưng mà vì người sau này không có kinh nghiệm, rồi rơi vào cái Lục Diệu Pháp Môn, mới đẻ ra Lục Diệu Pháp Môn.

Mà từ cái chỗ mà quán Định Niệm Hơi Thở, thì mình trở thành quán niệm hơi thở. Cho nên thí dụ như mình không biết đó, mình dùng như là Thiền Minh Sát Tuệ, nó dùng cái cơ bụng để phình xẹp lên đó, để tập trung. Tới chừng đó là mình mới Minh Sát nè, đợi cho yên rồi Minh Sát mà không ngờ là nó không phải là Minh Sát. Mà trái lại là ly tham, ly sân, dùng Như Lý Tác Ý để nhờ cái lực của pháp hướng, của sự ám thị của tâm, để sau này dùng cái đó mà mình nhập các Định, tịnh chỉ tầm tứ, tịnh chỉ hơi thở, mình nhập các Định khác, mình ra lệnh nó. Chớ không phải mình ở trong trạng thái đó rồi mình vô Định được.

3- CHỌN CÂU PHÁP HƯỚNG THÍCH HỢP

(14:27) Sư Tuệ Tĩnh: Thầy diễn tả cái câu mà "Quán ly tham, tôi biết tôi thở vô, quán ly tham, tôi biết tôi thở ra", lúc đó tình trạng mình thực hành như thế nào?

Trưởng lão: Lúc bấy giờ tình trạng, khi đó cái tâm mình nó yên, yên tịnh rồi. Yên tịnh tức là tự, nó có cái lúc mà nó bám vô hơi thở, nó thở ra thở vô nó tự biết, nó rất nhẹ nhàng nó tự biết mình. Thì lúc bấy giờ là quán ly tham, quán ly sân, tức là mình nói, mình dùng cái pháp hướng để nó lìa những cái tâm tham, sân, si của mình, tức là Ngũ Triền Cái đó.

Sư Tuệ Tĩnh: Mình hướng làm sao Thầy?

Trưởng lão: Mình hướng, thí dụ như nó, cái tâm nó yên lặng rồi, "Quán ly tham, tôi biết tôi hít vô, quán ly tham, tôi biết tôi thở ra", y như cái câu của mình. Còn không thì mình nói: "Tâm ly dục ly ác pháp, đi đi, nhập Sơ Thiền", mình ra lệnh cho nó vậy, cũng y như là quán ly tham, ly sân, ly si. Bởi vì dục, trong dục nó có tham, sân, si trong đó. Cho nên quán, cho nên mình nói, bảo " Tâm ly dục ly ác pháp, nhập Sơ Thiền đi", cái câu đó là câu chuẩn nhứt.

Sư Tuệ Tĩnh: Vậy là mình theo hơi thở, cái mình tác ý: “Ly tham đi, ly tham đi”, tới cái mục kia thì mình “Ly sân, ly sân”, tới cái mục vô thường thì mình cũng tác ý là “Vô thường đi, vô thường đi.” Vậy thôi?

Trưởng lão: Vậy thôi. Đó là mình như cái lý của nó mình tác ý, bảo nó phải “vô thường đi”. Đó, vậy thì nó, nghĩa là mình chọn, Trạch Pháp Giác Chi đó, mình chọn ra một cái câu pháp nào cho đúng, cho hợp với mình, với đặc tướng của mình, mình hướng nó mới hiệu quả. Chẳng hạn có nhiều câu, thí dụ như mình hướng mà không có hiệu quả, mình thay đổi. Mình thay đổi cái câu nào mình hướng mình thấy hiệu quả, thì mình lấy câu đó làm chuẩn là đúng.

Sư Tuệ Tĩnh: Dạ, mình trong thời gian bao lâu, một câu mình thực hành bao lâu?

(16:03) Trưởng lão: Thí dụ mình thực hành mà mình thấy, bắt đầu thấy mình bảo nó, thí dụ như bây giờ mình bảo nó: "Tâm ly dục, ly ác pháp, nhập Sơ Thiền đi". Mình bảo nó chừng năm ba lần, hay mười lần, trong khoảng thời gian mà tâm yên lặng, mười lần. Cái mình thấy nó tự, nó có nó vô thẳng cái Định, cảm thấy hỷ lạc đàng hoàng rõ ràng. Rồi mình để yên lặng thử coi nó ở trong cái trạng thái đó coi bao lâu.

Mà nó thấy kéo dài được cái thời gian, dài được năm, mười phút, à như vậy là được rồi. Do đó mình biết nó sẽ vô đó được rồi, thì cái câu pháp hướng đó hiệu quả được. Sau đó lấy câu đó mình nhắc nó vô Định đó. Lấy câu đó, chứ đừng lấy câu khác, câu khác nó không vô đâu, nó như vậy đó. Lưu ý cái chỗ mà cái câu trạch pháp đó. Còn nếu câu đó mà một thời gian mình thấy nó không vô, là sai rồi.

Thí dụ như câu, cái người nào nó cũng có những cái duyên với cái câu đó, tức là Thầy nói là nó đặc tướng với cái tác ý đó. Thí dụ như mình có cái đặc tướng với cái tác ý câu của mình. Cái câu thí dụ như Thầy có cái đặc tướng là hai cái câu "Tâm như đất" câu thứ nhứt mà Thầy tu. Câu thứ hai là Thầy lấy cái câu mà Thầy nhớ lại _ trong khi mà ông Phật ổng nhớ lại, là lúc nhỏ ông nhớ ông “ly dục ly ác pháp, nhập Sơ Thiền” đó _ Thầy lấy câu đó Thầy làm cái chuẩn Thầy tu.

Sau, cái đầu tiên Thầy vô: "Tâm như đất, không có tham, sân, si nữa, đi hết đi", Thầy chỉ ra lệnh vậy. Trong cái thời gian đó cái Thầy thay đổi: "Tâm ly dục, ly ác pháp, nhập Sơ Thiền", cứ kêu tâm. Kêu cái tên tâm này: "Tâm ly dục ly ác pháp, nhập Sơ Thiền", Thầy cứ kêu cái tâm thôi. Rồi cứ hể nó tăng vừa cái, vừa nương hơi thở yên lặng, thấy nó yên lặng. Bởi vì mình đã tu, Thầy tu chín năm mà, tâm nó dễ yên lặng lắm, vô cái yên lặng, hướng vô yên lặng.

(17:43) Tâm mà yên lặng được rồi thì hướng tâm có hiệu quả. Còn cái tâm mình nó còn động nhiều quá, người mới tu coi vậy chứ lâu lắm. Thật sự ra nhờ mà khi Thầy tu cái pháp Tri Vọng đó, chín năm trời mà, cho nên nó ba mươi phút không vọng tưởng, một giờ không vọng tưởng, ngồi đó yên lặng. Nó an ổn lắm, nhưng mà nó xảy ra những cái trạng thái tưởng nó quá nhiều, cho nên nó không đi tới đâu.

Sau đó dùng cái pháp hướng đó, thành ra nó cứ yên lặng, rồi cái mình sốc động lên, tác ý cái nó sốc động lên, nó không bị rơi trong đó. Rồi cái nó yên lặng lại liền, vì cái tâm mình nó không có chạy bậy bạ. Yên lặng liền cái mình cứ khống, mình cứ tác ý ra hoài. Sáu tháng sau đó mình ra lệnh nó vô Định. Nó đâu có gì, tại vì cái tâm mình nó chưa có yên, cho nên mình hướng tâm không có hiệu quả.

(18:43) Đó, nhớ mình tu tập riết một thời gian, bắt đầu mình bền chí lắm, mình cũng tu tập cho nó tỉnh thức cái đã, chớ đừng có vội, đừng có vội dùng các pháp hướng. Mình cứ dùng cái pháp hướng "Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra", nhắc để cho nó theo hơi thở cho riết, đừng có tạp niệm. Khi mà mình nhắc mình thấy nó hết tạp niệm rồi, thì mình thỉnh thoảng mình nhắc "An tịnh thân hành, an tịnh tâm hành" cho thân tâm mình nó an tịnh thôi.

Đó cứ như vậy thôi, mà khi mà thấy rõ ràng nó an tịnh rồi, mà khi mình hít thở. Thậm chí như Thầy còn dạy một cái câu hơi thở để mà gom cái tâm nữa, đó nhớ cái chỗ này nữa, cái phần này nữa. Bởi vì tâm mình nó mới tu thì nó loạn, nó chưa. Với mình chưa có bao giờ mình khép mình ở trong cái khuôn viên mà độc cư trầm lặng. Thành ra nó, hể mình khép vô đó thì bắt đầu nó tuôn trào ra. Nó tuôn trào, nó nghĩ ngợi cái này kia.

Ngồi lại cái bắt đầu nó yên lặng, cái thân nó vừa yên, cái bắt đầu nó cứ phóng ra. Phóng ra nhiều lắm, chuyện này hết tới chuyện kia. Cho nên vì vậy đó thì mình muốn mà cho nó khắc phục, nhiếp phục nó được, thì mình nương vào cái hơi thở mình tác ý, mình nhắc nó. Nhắc nó riết cái bắt đầu, mình phải chủ động, từ khi bắt đầu vô tu là chủ động không được để vọng tưởng.

Chớ có vọng tưởng ra vô ra vô, nó quen rồi, cũng khó lắm. Chỉ có mình tu lâu, rồi lần lượt nó thưa, vậy chứ nó không hết. Còn không thì nó rơi vào trạng thái Tưởng thì nó mới hết. Bởi vì khi mình ngồi mà mình không có chủ động điều khiển được nó, cho nên nó cứ ra vô. Mà khi tự động nó yên lặng, cái bắt đầu nó thấy nó bám vô hơi thở, nó thở nó biết đều đều đều đều, cái nó lặng vô trong Tưởng. Thì nó hết vọng tưởng, nhưng mà nó bị rớt trong Tưởng, thì nó không đúng.

(20:24) Còn mình điều khiển vô, cho nên đức Phật dạy cách thức điều khiển "Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra", hoặc là mình hướng tâm theo hơi thở ra vô y như vậy. Thí dụ như hít vô, thì mình đồng thời mình hướng tâm, mình tác ý theo hơi thở mình hít vô. Và đồng thời mình tác ý theo hơi thở ra, là người đó hơi thở phải chậm.

Còn cái người mà hơi thở nhanh thì không kịp, bởi vì cái tác ý của mình với cái hơi thở nó không kịp, nó mệt. Còn nếu mà hơi thở mà người đó thở chậm, thì tác ý mới kịp, thì nó dễ lắm. Nhưng mà mình tác ý không kịp thì thôi, mình cứ tác ý theo tự nhiên nó thôi. Nhắc, cũng như mình nhắc chừng cho nó, mình biết hít vô hít ra mình đang thở như vậy thôi, để cho nó đừng có.

4- CÁCH THỨC TU TẬP GOM TÂM

(21:05) Nhưng mà mình mới đầu mình tu ít, đừng tu nhiều. Thí dụ cái sức của mình cỡ tu chừng khoảng độ chừng một phút, thì mình tu một phút, đừng có tu nhiều. Mình ngồi lại một phút mình tu, thì mình chủ động mình điều khiển cái hơi thở của mình nó không vọng tưởng, rồi lần lượt mình tăng lên. Chứ còn mình đừng có ngồi một lần mười phút, hay ba mươi phút thì nó có vọng tưởng. Bị lâu quá mình không có đủ sức tỉnh thức lâu.

Mà hễ nó lâu quá thì một lúc có thời thì mình ngồi thấy nó không vọng tưởng, đó là nó vô chứ không phải là tự mình điều khiển vô. Mình làm sao mình chủ động mình điều khiển mình vô kìa, thì nó mới đúng. Cho nên nó sai chút là nó dậm chân tại chỗ mất đi.

Sư Phước Nhẫn: Mình ngồi thiền một phút thôi hả Thầy?

Trưởng lão: Một phút mà chủ động điều khiển vô. Thí dụ như bây giờ thầy khép chân thầy ngồi há. Thầy ngồi, khép chân lại thầy ngồi, thì bắt đầu thầy chỉ cần thầy thở một hơi thở chậm nhẹ trước cái đã để gom tâm. Thầy nói: “tâm gom gom, cái nhân trung biết hơi thở ra vô”, nó vậy. Bắt đầu hai con mắt thầy nhìn cái chóp mũi. Thầy hít vô, hít vô chậm chậm chậm chậm, chứ không hít như bình thường. Hít vô chậm thật chậm để cho cái, hể càng chậm thì cái tâm nó gom càng chậm, phải không?

Rồi bắt đầu thầy cũng thở ra chậm chậm chậm chậm cho hết rồi, Thầy thở lại bình thường. Chứ Thầy gom quá, Thầy ức chế nó thì không được, nó mệt. Nếu mà thở chậm thì nó gom dữ lắm, nhưng mà nó mệt. Nhưng mà sau này nó bị ức chế, nó sanh Tưởng mau, chứ không gì. Thành ra thầy chỉ dùng nó để gom thôi, rồi bắt đầu thở lại bình thường. Thở lại bình thường thì nó còn sức gom nữa, cho nên nó tập trung vô đây, nó dễ.

Rồi thường mình nhắc nhẹ nhàng, mình nhắc cái câu pháp hướng: "Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra". Rồi để trong khoảng thời gian cho nó hít vô hít ra, coi như “tuỳ tức” đó. Rồi bắt đầu đó mình mới nhắc lần nữa, rồi mình để cái thời gian dài ra coi thử coi nó có vọng tưởng gì không? Coi thử coi nó có chịu bám vô không? Nếu mà nó không chịu bám vô hơi thở thì phải hít một hơi thở chậm thiệt chậm nữa, rồi thở ra để cho nó gom trở lại, nó gom lại.

Cách thức mới tu tập đó là phải tu tập như vậy để cho nó tập trung được, nó gom được để nó quen. Chứ cái tâm của mình mới tu là nó chưa có quen gom vô đâu, nó còn phóng lung tung. Cho nên mình ngồi lại yên lặng, thân yên lặng thì cái tâm nó mới lắng.

(23:21) Sư Phước Nhẫn: Như giả sử con bây giờ, thí dụ nếu trường hợp mà tập theo cái phương pháp của Thầy đó, giờ phải bỏ hết cái cũ làm lại cái mới, như vậy có một phút có ngắn quá không Thầy?

Trưởng lão: Có, nó ngắn. Nhưng mà nó chủ động được. Chứ còn mà dài quá mình không có sức chủ động nổi. Mà nếu mình dài quá thì mình sẽ tu nữa tiếng, phải không? Nữa tiếng thì cái sức của mình không được. Mà mình cố gắng mình ngồi lâu thì nó sẽ, thời gian lâu nó rơi vô trong Tưởng. Nó ngăn không thích yên lặng rồi. Thành ra nó nhiều khi Thầy nói, bởi vì nó tu có tu rồi có trật rồi, nó cũng khó sửa.

Hay là chẳng biết, người nào chẳng biết tu gì, chưa có biết gì hết đó, vô bắt đầu dạy đúng theo cái cách thức này, thì mỗi một lần tu của mình là một cái, mỗi một giờ tu của mình là một kết quả rõ ràng. Và cái kết quả đó là cái niềm tin của mình. Chứ còn mình tu như vậy là cái kết quả không có đâu, mình xét lại thời gian là giảm tin rồi. Còn kia là kết quả từng chút từng chút nó đi lên, tới chừng người ta dùng pháp hướng người ta hướng có hiệu quả liền.

Bởi vì cái tâm người ta nó yên tịnh được rồi, người ta hướng cái nó xả, nó xả ly. Còn mình hướng nó như cục đất, mà cuối cùng đụng chuyện gì cái nó không như cục đất. Bởi vì cái tâm của mình nó chưa có tịnh. Thân tâm thanh tịnh thì pháp hướng mới thành được, nó nhu nhuyễn nó mới dễ sử dụng. Tâm thanh tịnh tức là tâm nhu nhuyễn. Ở trong kinh Phật nói tâm nhu nhuyễn mới dễ sử dụng, mới hướng tâm mới có hiệu quả.

Đó thì cái câu mà nếu mình muốn hướng tâm đến Tam Minh, thì lúc bấy giờ tâm phải nhu nhuyễn dễ sử dụng. Nhu nhuyễn, thì nó thanh tịnh là nó nhu nhuyễn, mà nó chưa thanh tịnh là chưa nhu nhuyễn. Câu nói đó phải hiểu cho rõ cái nghĩa của nó thì, nó chưa nó còn lăng xăng thì nó không có sử dụng nó được, không có dễ sử dụng nó được.

Sư Phước Nhẫn: Như vậy thì bây giờ tụi con phải bỏ hết cái cũ hả Thầy ha? Tại vì mấy năm nay đó con ngồi, cứ muốn ngồi cho nó lâu, cứ ngồi cho nó yên tịnh, như vậy thì đâu có đúng với cái pháp môn của Thầy.

(25:20) Trưởng lão: Nó không đúng theo cái đường lối của Phật dạy. Bởi vì chính đi từng bước từng bước mình tập. Thật sự ra thì cái câu mà của ông Châu Lợi Bàn Đặc, ông quét cái tâm thì ông chỉ có tu có nhiêu đó thôi mà kết quả. Rõ ràng là khi đức Phật dạy quét cái tâm của ông ta thì ông chỉ dùng cái pháp hướng mà nhắc. Nhưng mà lúc bấy giờ ông là người tha thiết tu, cho nên ông không còn nghĩ ngợi điều gì nữa. Cũng thiết thực nữa, cho nên ổng cứ nỗ lực tối ngày ông nhắc, thì cái tâm của ổng thanh tịnh thôi.

Có thời gian sau thì ông tu xong, thì rõ ràng là chỗ đó rồi. Còn bây giờ cái tâm của mình nó còn lúng tung lắm, coi vậy chứ mình tu chớ nó còn nhiều phóng dật nhiều, cho nên vì vậy phải khép chặt mình.

5- BẤT LỢI NẾU ĐỘC CƯ KHÔNG TRỌN VẸN

Bây giờ cái mục đích chính là chỗ chúng ta tu, là làm sao mình độc cư trọn vẹn, ít ra phải một năm không có tiếp duyên ở bên ngoài.

Đó khi mà mình độc cư đó, mình độc cư nó sẽ tuôn trào. Cái vọng tưởng của mình nó tuôn ra, tuôn ra hết. Nó tuôn ra hết mà mình đừng tiếp duyên vô. Mà mình tiếp duyên thì nó nhét vô trở lại. Tiếp duyên vô thì cái đầu trống của mình nó sẽ nhận trở lại. Còn mình không tiếp duyên thì cứ, trong cái thời gian mình sống độc cư thì nó tuôn.

Nó tuôn ra thì mình chỉ còn cái tác ý để mình quán thôi, mình quán mình xả tâm mình thôi. Xả những cái niệm đó để giữ cái độc cư của mình đừng có vi phạm vào cái độc cư. Thì cái thời gian mà mình không vi phạm vào độc cư đó, tức là mình không tiếp duyên ra ngoài. Thì lúc bấy giờ đó mình quán mình xả được cái tâm nó thúc đẩy mình đi.

(26:52) Nhất là thậm chí như cái thân của mình nó cũng là cái trắc trở cho mình trên cái bước đường mình tu nữa. Nó sanh ra bệnh. Nhưng mà trong cái thời gian tu thì quyết liều chết, không sợ bệnh. Chứ còn không mình bị, nguy hiểm lắm. Thí dụ như bị bệnh cái mình lo mình đi trị bệnh, đi trị bệnh tức là mình ra ngoài tiếp duyên. Tiếp duyên thì tức là mình bị động rồi, mình không có xả hết tâm mình, nó đặc biệt.

Bây giờ ở đây, cái chú Mật Hạnh đó, chú đó Thầy khép, Thầy bắt buộc là khép ba năm độc cư đó. Thì trong khi ba năm độc cư thì có một năm thì nó quay vô, tự động nó quay vô. Nó luôn luôn nó định ở trên cái hơi thở, coi như là nó nhập Sơ Thiền rồi đó. Nó là đang ở cái trạng thái Sơ Thiền rồi, tâm định rồi. Nhưng mà cái thân bệnh. Thầy trong lúc đó Thầy mới bảo nó, nó chỉ có cái đi cầu là không được thôi, nó bón đó.

Thì nó xin Thầy đi bác sĩ, Thầy nói “lúc này là lúc con phải liều chết, có một lần chết thì mới có một lần sống.” Nó không nghe nó nói “Thầy nuôi con mà bây giờ con bệnh mà Thầy không lo cứu chữa, để con phải chết.“ Thầy nói “Thôi được, con cứ đi đi, nhưng mà công trình của con ba năm, thì trong một năm là nó đã, coi như là ảnh hưởng sức thức tỉnh của tâm rồi. Mà con bung ra thì nó sẽ, tâm nó không thức tỉnh, chắc chắn nó sẽ…​”

Nó bung ra đi bệnh viện. Đi bệnh viện thì bệnh viện cũng đâu có thấy bệnh. Nó thuộc về loại tưởng ma rồi, thành ra nguy hiểm phát sinh. Cuối cùng rồi thì bây giờ nó phải bắt đầu trở lại hết. Bắt đầu trở lại là khó lắm, không phải dễ như hồi trước kia. (Tu sinh: lúc nó liên tục liên tục, nó dễ)

Cho nên đây là những cái kinh nghiệm. Chú Minh Tông hồi đó về ở cái thất ở bên chỗ Sư Nguyện. Chú đó ở năm năm với Thầy, mà năm đầu Thầy bắt độc cư một năm, không giao tiếp. Chú nhớ vợ nhớ con quá, chú xin Thầy Tết thì cho chú về dưới đó. Thầy nói nếu mà tu như vậy sẽ uổng công của con.

Cho nên một năm mà chịu đựng một năm không gặp vợ con, bỏ hết mà, là cả một vấn đề. Đúng là, Thầy nói cả một cái công phu mà chịu đựng như vậy đó, tu tập như vậy, thì thấy nó bỏ đi về thì nó quá uổng đi. Nhưng mà nó không nghe, thành kéo dài cái thời gian. Thầy nói thôi, đạo Phật không dạy vậy thì con cứ, cuối cùng không được.

(29:36) Nghĩa là sau khi đó nó cũng nghe, nó tịnh chỉ hơi thở. Bởi vì đọc ở trong kinh Tăng Chi - Tương Ưng, Phật thường hay nhắc về cái Thiền mà Tứ Thiền mà tịnh chỉ hơi thở. Thì nó cũng đọc nó cũng thấy rõ phải tịnh chỉ hơi thở nhập Tứ Thiền, cho nên nó gom tâm. Nó có cái sức gom mạnh lắm, một tiếng hai tiếng đồng hồ không vọng tưởng, rớt vào trong những trạng thái Tưởng.

Nó cảm giác như là nó ra lệnh, tức là nó dùng pháp hướng nó bảo thân bay lên. Nó cảm giác như ở, hồi trong Định là nó thấy thân bay trên nóc nhà mà, thân này bay lên trên mà. Nó nói nó có Thần thông rồi. Nó trình với Thầy rằng, cho nên con chỉ còn một chút xíu nữa là con sẽ tịnh chỉ hơi thở là con ngưng.

Cho nên vì vậy mà nó bắt đầu nó thở chậm, nó thở chậm rồi nó ngưng, nó nín thở, tập nín thở. Thầy nói không có được, để tự động cái thân của con chứ còn con tập là không được. Cái điều kiện hơi thở quan trọng cho cái sự sống chết của con. Nó không nghe. Nó tập lần thứ nhứt, nó thấy khi mà cái hơi thở nó thở nhẹ chậm thì nó hướng, thân nó ra lệnh là nó bay được. Nó cho rằng có Thần thông rồi, nó không sợ.

Bắt đầu nó suốt trong một tháng, nó không nghe lời Thầy. Suốt trong một tháng nó ở trong thất nó nổ lực nó tu tịnh chỉ hơi thở. Thì sau tháng đó nó khạc, một hôm đó nó khạc ra máu, nó khạc ra mấy miếng máu. Nó tịnh chỉ hơi thở nó ngưng, mà nó kéo dài cái hơi thở nó ngưng một phút hai phút rồi đó. Thấy kinh lắm, sợ lắm. Do đó Thầy mới nói không được, con phải xả ngay cái pháp hành đó, không có được tu vậy nữa, con phải theo đúng cái pháp của Phật dạy, phải ly dục ly ác pháp. Trong cái cuốn năm Thầy có nhắc đến Minh Tông đó.

Lần thứ hai nó nghĩ đến thần thông, mà nó cứ nghĩ tới thần thông, nó thấy rõ ràng nó bay được mà. Cho nên vì vậy mà nó tiếp tục nó khạc ra máu. Lần thứ hai là nó khạc nhiều hơn. Nhưng mà tới lần thứ ba là nó khạc ra đống đống. Thầy nói khạc đống đống vậy. Nó ảnh hưởng tới những cái mạch máu trong phổi hay như thế nào Thầy không biết, bởi vì nín thở nó ảnh hưởng những cái mao quản.

Cho nên cuối cùng thì Thầy bảo đình chỉ ngay liền. Nhưng mà đình chỉ ngay liền thì ít hôm nó bị bệnh, bệnh phổi đó. Vi trùng phổi nó sẵn sàng, nó đã có sẵn mà bây giờ, cái phổi mình nó bị tổn thương rồi thì nó đánh vào liền. Bởi vì gây tổn thương đứt mạch máu ở trong đó rồi, thì nó theo những chỗ đó mà nó tác động. Thì Thầy, hôm đó nó _ ở thất của Thầy, thất của Thầy thất giữa đó _ cái thất nó bên đó đó, Thầy nghe nó ho nhiều.

(32:12) Sáng ra Thầy qua Thầy hỏi: “Tại sao đêm nay con ho vậy?” Nó nói: “Nay con không biết làm sao mà nó ho. Tại vì đầu này kia sao nó nghẹt cổ, nó bắt con phải ho như vậy, suốt đêm nay tu không có được”. Thầy nói: “Con phải đi bác sĩ liền, chớ không được. Cái điều kiện mà con cãi Thầy, con phải đi bác sĩ”. Sáng Thầy sai Mật Hạnh lấy xe Honda chở đi ra bệnh viện chụp phim, rồi thì ở ngoài đó nó xác định là phim bị nám. Nó không biết là mình như thế nào, phim bị mấy cái lỗ.

Thầy bảo Mật Hạnh đưa nó đi xuống cô Cúc Hương. Cô Cúc Hương là bác sĩ chuyên môn về bệnh phổi, cô làm dưới bệnh viện Hồng Bàng đó. Đưa xuống dưới, cái đưa phim phổi, cô nói cái phổi nó bị cái lỗ lớn như vầy, nó tới mấy phân, chứ không phải ít. Nghĩa là cái đường kính của nó, nó có cái lỗ ở trong phổi, mà hai chỗ. Thầy bảo phải đi trị bịnh, chứ còn không cách gì, mà xả hết không được tu nữa. Con thấy không, nguy hiểm ghê gớm.

6- TU TẬP GIỮ TÂM VÀ HƠI THỞ TỰ NHIÊN

(33:20) Cho nên mình đừng có nghĩ rằng mình ức chế, mình vô Định mà nguy hiểm. Nó, ví dụ như nó ức chế, nó do mà ức chế quá độ của cái đường hô hấp, nó ảnh hưởng phổi. Mà ức chế quá độ của cái thần kinh của mình nó sẽ rối loạn nó điên. Căng quá nó cũng điên, nguy hiểm lắm. Cho nên tu theo đạo Phật, Thầy cứ dặn là phải giữ cái tâm tự nhiên, hơi thở cũng tự nhiên.

Chỉ khi mình mới tu đó, mình tập hơi thở chậm nhẹ, một hơi thở chứ không được thở nhiều, thở nhiều là cũng nguy hiểm lắm. Thở chậm nhẹ để cho tâm mình nó quen mà nó gom thôi. Sau đó mà nó gom được rồi, thì mình chỉ ra lệnh: “Tâm phải tập trung trong hơi thở, biết hơi thở ra vô”, mình nhắc vậy. Cái hai mắt mình nhìn xuống chóp mũi, cái bắt đầu thấy nó nằm đó à, nó biết hơi thở ra vô ra vô là biết nó đã quen rồi.

Mình ra lệnh cái bắt đầu thấy nó tập trung đó, hai mắt nhìn xuống cái chóp mũi mình. Cái thì bắt đầu thấy cái tâm nó ở đó nó thở ra thở vô, nó không có một niệm vọng tưởng, là biết tâm mình nó đã quen rồi, nó đã quen ở cái chỗ tập trung rồi. Từ đó thì mình sẽ nghe thân tâm, mình quan sát thân tâm im lặng tốt rồi, thì bắt đầu dùng pháp hướng tác ý. Như Lý Tác Ý, cứ vậy thôi. Chỉ có bây nhiêu đó thôi thì mình sẽ thành tựu cái chuyện lớn hơn.

7- TU ĐỊNH THƯ GIÃN KHI XẢ NGHỈ

(34:39) Sư Phước Nhẫn: Bây giờ con nhắc lại Thầy. Một khi mà mình ngồi thiền một phút đồng hồ. Sau khi một phút rồi mình ra, xả thiền. Ra rồi mình làm cái gì?

Trưởng lão: Ra rồi mình ngồi mình nghỉ chơi. Chớ không có đi tập trung mà đi kinh hành để tập trung nữa, không có. Ngồi nghỉ chơi, ngồi dựa vách, thí dụ mình không có ngồi ghế, mình ngồi dựa vách mình chơi, coi như là mình nhắc tâm thư giãn, nghỉ. Rồi mình ngồi đó mình ngó trời ngó đất mình chơi, mình không nghĩ gì hết. Rồi nó muốn nghĩ gì đó nó nghĩ, mà nó không nghĩ thì nó nghe tâm nó rỗng rang thanh thản lắm.

Thường thường là mình tu là cái tâm mình nó, khi mình xả ra nghỉ nghe nó rỗng rang, nghe nó nhẹ nhàng lắm. Còn mình tu chứ rồi mình dụng công, có ít nhiều gì thì cũng phải có dụng công, chứ đâu có được thanh thản. Mình tới giờ mình thư giản ra rồi mình mới thấy, tâm mình với vạn hữu, với ánh sáng, với cây cỏ vây quanh, nó bàn bạc nhau, cái tâm nghe nó rỗng rang dữ lắm. Mình bảo thư giản nghe nó khoẻ.

Sư Phước Nhẫn: Mình phải bảo nó?

Trưởng lão: Mình phải bảo nó, bảo nó thư giãn. Mình dặn nó, mình bảo "Cái tâm thư giản, buông xuống hết đi, đừng có nghỉ ngợi, đừng có tập trung, đừng có gom gì nữa hết, ngồi thư giản". Cái bắt đầu nó nhìn trời nhìn đất nhìn mây, mình nghe nó rỗng rang vô cùng.

Sư Phước Nhẫn: Rồi bao lâu mình mới…​

Trưởng lão: Rồi bắt đầu bây giờ, mình không cần có cái thời gian quy định, quy định là lúc nào mình tu. Mình ngồi đó, bây giờ muốn tu thì vô ngồi tu. Vậy thôi. Mà hễ mình thấy được rỗng rang nghe nó nhẹ nhàng, thư thái thì mình cứ ngồi đó cỡ mấy tiếng cũng thây kệ. Nhưng mà hễ nó muốn tu là vô tu, chớ không bắt buộc đâu. Nhưng mà nó ngồi đó mà nó lăng xăng nó nghĩ chuyện này chuyện kia thì không được, đi kinh hành liền, lập tức trở lại.

Tức là nó ngồi rỗng rang thì được, mà nó ngồi nó thư giản thì được. Mà nó ngồi mà nó, mình ngồi chơi lâu một hơi cái thì mình bị. Cho nên hể khi bị thì mình bắt buộc nó phải tu, đi kinh hành. Đi kinh hành xong rồi bắt đầu ngồi lại thư giản nữa. Nó có cái khoảng thư giản bởi vì nó cái Định Thư Giản, cái Định Sáng Suốt nó làm cho chúng ta sáng suốt lắm. Nó yên lặng, nó giữ yên lặng, nó sáng suốt, nó không bị dụng công ở chỗ nào cho nên nó vô sự đó, thì cái định đó là Định Sáng Suốt.

(36:48) Do khi mà mình tu như vậy đó thì, mình đứng dậy mình đi kinh hành rồi, rồi mình ngồi xuống thư giản nữa, phải có cái thời gian nghỉ. Chứ không phải là đứng dậy đi kinh hành rồi, cái vô ngồi xếp bằng tu nữa thì không được. Bởi vì nó dụng công cái này, rồi tới dụng công cái khác, nó mệt. Nó làm cho mình mất giải thoát, mất an ổn. Đó thì mình dụng công phải cho đúng cách, tu có lúc tu có lúc nghỉ, chứ không phải lúc nào cũng tu hết.

Cho nên đừng nghĩ rằng đi đứng nằm ngồi, vì niệm Phật hay đi đứng nằm ngồi? Con người mình nó có sức có hạn, mình không thể nào như Thánh được đâu. Người ta đi đứng nằm ngồi mà thiền là tại vì người ta thiền rồi. Còn mình chưa có thiền, chưa có định gì hết vì mình là người đang tu tập.

8- MỤC ĐÍCH CỦA THIỀN ĐỊNH LÀ LÀM CHỦ

Cho nên, mà tu tập thà là một phút mà có chất lượng hơn là mình tu mà không làm chủ. Mình tập đây là cách thức mình tu thiền là muốn tập làm chủ. Thiền có nghĩa làm chủ cái ý muốn gì ở trong cái Định đó, để cho mình làm được cái chủ gì của cái cơ thể thân tâm của mình. Chứ không phải là Thiền Định để mà Thiền Định.

Còn mình cứ ngồi Thiền Định để mà Thiền Định thì nó có nghĩa gì? Cho nên thí dụ như "Trên thân quán thân để khắc phục tham ưu". Chớ không phải trên thân quán thân để quán cái thân đó không, để khắc phục cái tham ưu. Phải hiểu được trong Tứ Niệm Xứ mà, nói mà, "Trên thân quán thân để khắc phục tham ưu", hay "Trên tâm quán tâm để khắc phục tham ưu", chứ không phải trên tâm quán tâm để biết quán tâm đó, không phải. Phải hiểu cái chỗ ý của bài kinh nó như vậy, thì mình sẽ tu nó có kết quả. Mình biết cái chuyện mình làm đây nó sẽ làm cái gì? Chứ không phải làm cái này để biết cái này.

(38:24) Cho nên trong khi đức Phật nói, nhập Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Định để mà biết Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Định thì không có nghĩa. Mình nhập cái Định đó để biết cái Định đó thì không có nghĩa. Mà nhập cái Định đó để làm cái gì, giải thoát cái gì cho đời sống của mình thì nó mới có nghĩa.

Cũng như bây giờ mình nhập Sơ Thiền, đâu có phải ở trong cái trạng thái Sơ Thiền. Mà ở trong trạng thái Sơ Thiền là cái mục đích ly dục ly ác pháp, chứ không phải là Sơ Thiền. Tại vì ly dục lý ác pháp thì nó phải có cái trạng thái đó, chứ không phải là đi tìm cái trạng thái của Sơ Thiền, để mà ly dục ly ác pháp. Mà chính ly dục ly ác pháp mới chính, mà còn cái Sơ Thiền chỉ là một trạng thái để chỉ cho mình ly dục ly ác pháp.

Đó, còn cái mục đích của Nhị Thiền, là mục đích để chúng ta đạt được cái mục đích của nó là cái làm chủ được cái gì? Cái kia làm chủ cái Tâm, cuộc sống của mình làm chủ cái Tâm. Cho nên nó bất động trước cái pháp, nó không có động, do ly dục ly ác pháp nó không động. Nhưng mà đến khi mà làm chủ cái thân này, đừng cho già, tức làm chủ cái già chứ gì? Thì cái mục đích của nhập Nhị Thiền diệt Tầm Tứ để mà làm chủ cái già, chứ không phải để biết cái diệt Tầm Tứ này.

Phải thấy rõ chứ. Bây giờ thí dụ như mình ngồi đây mà cái miệng không nói này, cái ý không khởi này, tức là nó diệt Tầm Tứ rồi thì nó làm sao có Tầm có Tứ nữa? Tức là cái ý mình hoàn toàn nó không có Tầm Tứ nữa rồi. Mà bây giờ mình ngồi đây bất động, cái thân không động, phải không? Cái miệng không nói, phải không? Cái ý nó không khởi niệm gì, bởi vì nó diệt Tầm Tứ rồi.

Cho nên ba cái chỗ hoạt động của Nhân Quả nó không có hoạt động được nữa. Nó không hoạt động được thì cái thân Nhân Quả nó không có già, đó là làm chủ cái già. Thì cái mục đích của Nhị Thiền là làm chủ cái già, chứ không không phải mục đích của Nhị Thiền để mà diệt Tầm Tứ. Cái chuyện làm của nó ở đây mà cái kết quả của nó ở chỗ nào? Phải thấy.

(40:31) Còn cái mục đích của Tam Thiền là ly Hỷ là làm chủ cái gì? Chứ đâu phải ly Hỷ để mà nhập Tam Thiền để biết cái ly Hỷ đó không. Ly Hỷ nhập Tam Thiền là làm chủ cái giấc mộng, không còn chiêm bao nữa. Ly Hỷ tức là Hỷ tưởng. Nghĩa là mình ly hết cái tưởng thì tức là không mộng, cho nên nhập Tam Thiền là người đó hết chiêm bao. Cho nên dục tưởng thì nó không còn nữa, nó ở chỗ Tam Thiền. Chứ còn không cái ý dục của mình nó đã diệt, mà cái dục tưởng còn thì chúng ta bị chiêm bao. Cũng như bây giờ mình ngồi, mình ức chế cái tâm mình không cho ý khởi, tức là Ý dục không có, thì nó phải sanh ra Tưởng dục.

Cho nên người mà mới tu, mình vừa tu mà vọng tưởng thấy nó không còn nữa. Ngồi tu, thì nó, mình vừa chợp mắt là có chiêm bao, vừa chợp mắt là có chiêm bao, nó đi qua khỏi đó. Nó thực hiện qua cái. Thay vì cái tâm lăng xăng thì nó thực hiện qua cái Tưởng, cái mộng tưởng. Đó thì nó rõ ràng nó đi. Cho nên Tam Thiền là mục đích là diệt cái Tưởng, diệt cái Tưởng hết, cho nên chiêm bao không có. Rồi bắt đầu mới Tứ Thiền, mới làm chủ cái thân.

(41:40) Bởi vậy, mà khi mà hết Tưởng, thì người đó mới làm chủ cái bệnh, thường thường minh bị bệnh Tưởng. Đó cho nên Mật Hạnh là trường hợp bị bệnh tưởng. Bệnh đó không thuốc thang trị, ông bác sĩ bó tay. Nó bị thọ tưởng rồi. Cho nên khi đó, mình không bệnh mà mình tưởng mình thành bệnh. Cho nên cái mà người ta nói cái gì đó thì nó ảnh hưởng cho mình. Mà ảnh hưởng cho mình, mình nghĩ mình sẽ bệnh.

Thí dụ như bây giờ mình không có bệnh phổi nè, mà ông bác sĩ ổng nói mình bị bệnh phổi rồi. Thì cái ảnh hưởng đó, cái ảnh hưởng lời nói đó mình tin ông bác sĩ, ít hôm mình bị bệnh phổi à. Đó là một cái bệnh, bệnh đó nó thuộc về tưởng nhiều hơn, nó ảnh hưởng đến cái thân.

Còn khi mà làm chủ cái chết, thì lúc bấy giờ đó là phải tịnh chỉ hơi thở làm chủ hơi thở. Mà làm chủ hơi thở, tịnh chỉ hơi thở để làm gì? Để làm chủ cái sự chết của mình. Mà nếu mình tịnh chỉ hơi thở không được thì không làm chủ được sự chết. Cho nên cái mục đích Tứ Thiền không có nghĩa là để mình nhập Tứ Thiền để mình tịnh chỉ hơi thở chơi, mà chính là để mà làm chủ cái chết của mình.

(42:51) Còn cái Tam Minh, Lậu Tận Minh để mục đích nó là để quét sạch cái mầm tái sanh, cho nên mới thực hiện Tam Minh. Chứ còn không, ai mà thực hiện Tam Minh làm chi? Nó có phải có, nhưng mà trên cái bước đường mà thực hiện Tam Minh, thì nó phải có Túc Mạng Minh, Thiên Nhãn Minh mới tới Lậu Tận Minh. Mình tu như vậy thì nó mới có cái hướng mình đi, chứ còn không thì mình không có hướng mình đi.

Cho nên thí dụ như bây giờ Thầy nhập Tứ Thiền, Thầy cũng chỉ ở trong trạng thái của Tứ Thiền Thiên thôi chứ. Cảnh giới Thiên trong Tứ Thiền, chứ nó đâu có làm sao mà chấm dứt được tái sanh luân hồi. Cái mầm tái sanh nó còn mà, tức là Lậu Tận Minh nó chưa có thì nó vẫn tiếp tục tái sanh. Nó hết cái phước ở trong cái Tứ Thiền Thiên này rồi. Mặc dù là cái Tứ Thiền là nó tịnh chỉ hơi thở, thì nó có cái trạng thái của Tứ Thiền Thiên, chứ đâu phải nó là Niết Bàn đâu.

Sư Phước Nhẫn: Chưa tới Niết Bàn?

Trưởng lão: Chưa. Bởi vì Niết Bàn là phải diệt hết cái mầm tái sanh luân hồi kìa, nó mới là cái trạng thái Niết Bàn, nó mới thật sự. Cũng như bây giờ mình ly dục tức là mình, tâm mình bất động, mình làm chủ được cái tâm của mình thôi chứ, sự thật nó chưa phải là cái Niết Bàn đâu. Bởi vì cái mầm mà tái sanh nó còn, mặc dù là thiện nó cũng vẫn còn.

(44:01) Đó, cho nên vì vậy trên bước đường tu nó phải đi từng bước căn bản. Thầy mới nói, nếu mà theo Thầy thì cứ dẹp quách hết tất cả mọi cái. Bây giờ mình thấy mình có được sự tỉnh thức, mình từ lâu tới giờ mình có sự tỉnh thức, thì mình không có dẹp. Mình lấy cái sự tỉnh thức đó, mình dùng pháp hướng kế tiếp mình xả.

Còn bây giờ nó cứ tạp niệm, nó lăng xăng, nó cái này cái kia. Rồi sống độc cư, rồi nó mới tuôn trào ra những cái vọng tưởng nhiều quá, mà mình không có sử dụng được, cho nó yên tĩnh mình được. Hể mình sống một thời gian mà nó, không ai nói chuyện với ai rồi bắt đầu nó tuôn. Nó sẽ, nó mạnh lắm, cái lực của nó, bởi cái lực đời của nó mạnh, nó sẽ tuôn.

HẾT BĂNG