12- VẤN ĐÁP QUÁN THÂN TỨ NIỆM XỨ

2006 CHÁNH TƯ DUY 12- VẤN ĐÁP QUÁN THÂN TỨ NIỆM XỨ

2006 CHÁNH TƯ DUY 12

VẤN ĐÁP QUÁN THÂN TỨ NIỆM XỨ

Trưởng Lão Thích Thông Lạc

Ngày giảng: 18/03/2006

Người nghe: Tu sinh nữ

Thời lượng: [37:42]

Số lượng: 20 băng

Tên cũ: CTD04B-(Nu)-TNX-ThầyKhuyênTuTâmXả-ThầyDănDòTrướcKhiVề(18-03-2006)

Pháp âm: https://thuvienchonnhu.net/audios/2006-chanh-tu-duy-12-van-dap-quan-than-tu-niem-xu.mp3

1- CHỌN THẦY GIỚI LUẬT

(00:00) Trưởng lão: Các con thấy nội cái giới luật không à, mình thấy rằng mình còn không phục ông ta, làm sao mà ông ta dạy mình được cái gì? Nói thí dụ mấy con đến cái trường thiền nào đó, vị thầy đứng ra dạy thiền mà cái vị thầy đó giới luật còn phạm. “Mấy ông còn thua tôi rồi mà làm sao…​ Giới luật của Phật hẳn hoi đồ kia mà mấy ông giữ không trọn, mà mấy ông dạy tôi thiền. Chắc chắn là mấy ông dẫn cho tôi đi tầm bậy rồi. Chính cái đời sống của mấy ông, mấy ông sống không có đức hạnh rồi, mấy ông sống không phạm hạnh rồi. Mấy ông ăn uống phi thời này, mấy ông ca hát này, mấy ông nhậu nhẹt này, mấy ông sống như ngoài đời, mấy ông dạy tôi thiền là thiền gì đây”? Thậm chí như Thầy nói tới cái ở thôi, vào cái nhà ở nào là đồ tiện nghi của thế gian này, người giàu có làm sao, mấy ông thầy đó có. Mà ông dạy mình tu để buông xả, để giải thoát thì mình có tin được không?

(00:48) Các con thấy từ cái chỗ mà học với Thầy, mấy con đến chỗ khác thì mấy con làm sao mấy con phục họ mà mấy con tu. Trừ ra mấy con đừng có đến chỗ Thầy thì mấy con còn có:. “Ông thầy này có phước quá. Ông có phước đức thiệt, nhà cửa đẹp sang, cái phòng ông như là cái dinh của tổng thống”, thì mấy con thấy ông này có phước. Do cái phước như vậy đó, mấy con nói mình tu theo người ta thì chắc mình cũng có phước như vậy. Tức là cái phước đó là phước hữu lậu, cho nên vì vậy đó là chạy theo cái dục chứ có gì đâu khác. Cho nên khi mà học với Thầy rồi thì mấy con rõ quá, cho nên họ không còn lừa đảo mấy con được. Rồi mấy con còn hỏi điều gì nữa không con?

(01:23) Tu sinh Huệ Ân: Mô Phật, kính bạch Thầy, con tu Tứ Niệm Xứ về tâm xả. Trước giờ tu con tịnh chỉ hơi thở được mười phút. Cầu xin Thầy chỉ con đó là có thể con tiếp tục như vậy hay là con nên tăng giờ?

Trưởng lão: Được rồi, con chỉ tiếp tục như vậy thôi, đừng có tăng giờ gì hết. Con cứ tu đều đều, đều đều vậy thì nó sẽ làm chủ được sự sống chết và đau khổ của con. Con khỏi cần tăng lên nhiều nữa con. Bởi vì sức của con chỉ giữ được như vậy là tốt rồi con. Cứ cho nó thuần thục, nó định tĩnh được ở trên cái khoảng thời gian tu thôi là tốt nhất. Con nhớ tu tâm xả, rồi thân tâm nó bình an thì con giữ thanh thản, an lạc, vô sự. Đủ rồi, nhớ tu vậy đi con.

(02:14) Có ai hỏi gì nữa không con? Hết rồi phải không?

Rồi bắt đầu bây giờ mấy con về, rồi chuẩn bị chào tạm biệt đi. Sắp sửa về thăm nhà, chứ không có gì đâu. Người nào cũng có gia đình chứ, mình cũng về thăm chút chứ. Tui tu cũng bốn tháng rồi, tui về tui thăm một chút coi. Về mình trình bày tui tu bốn tháng, tui có nhiều kết quả ghê gớm lắm, hôm nay mấy người chửi tui coi, tui có giận không? Rồi người ta chửi mình nước coi, thấy mình không giận, được rồi. Tại vì tui biểu mấy người chửi mà, cho nên tui chuẩn bị sẵn trong bụng tui rồi. Cho nên chửi tui thì chửi, tui đâu có giận. Chứ phải dục không, mấy người chửi tui coi, tui đâu có, tui ăn thua với mấy người đủ, tui chửi.

Cái gì con? Có cái giấy của con hả?

2- TẬP QUÁN OAI NGHI ĐI TRƯỚC

(02:56) Tu sinh: Con xin Thầy dạy cho chúng con thêm về cái cách quán Tứ Niệm Xứ rồi cách ngồi như thế nào để cho đúng pháp ạ.

Trưởng lão: Quán Tứ Niệm Xứ hả con? Quán Tứ Niệm Xứ thì khi nào con thuần thục được ở trên cái bước đi của con rồi, thì nó có đủ cái sức tỉnh thức. Rồi nó có đủ cái sức định tĩnh, thì bắt đầu mà con quán cái ngồi nó rất dễ. Còn bây giờ Thầy nói chắc con chưa hiểu nổi. Bây giờ mà ngồi cảm nhận toàn thân của con: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”, đó là đầu tiên để chúng ta biết: “Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra”.

Về rồi con ngồi, rồi con cảm nhận làm sao mà cái sự rung động từ ở trên đầu tới dưới chân con. Mặc dù con ngồi xếp bằng, con vẫn thấy nó sẽ rung động nó tới cái bàn chân của con. Rồi từ đó con thở ra, con sẽ thấy nó từ cái bàn chân con nó đi lên trên đầu, nó có sự rung động nhẹ. Cái cảm giác toàn thân của con được vậy là con sẽ ngồi tu là tốt nhất. Bởi vì ngồi, con ngồi thấy hai cái chân của con nó yên lặng, chứ nó không có rung đâu. Nhưng mà khi mình hít vô thì mình thấy nó rung tới dưới ngón chân của mình. Mà mình thở ra thì mình cũng thấy rằng nó sẽ từ ngón chân đó nó sẽ đi dần, nó rung động dần lên tới trên đầu nó ra, y như cái hơi thở.

(04:12) Nhưng mà điều kiện con phải có đủ sức tỉnh giác, tỉnh thức đó. Và đồng thời nếu mà có định tĩnh nữa thì cái rung động đó nó dễ dàng, ngồi nó dễ dàng cảm nhận lắm. Còn bây giờ thì cái sức tỉnh thức con chưa có, con mới tập quán thôi. Quán mà đi ngã tới, ngã lui vậy mới thấy, chứ cỡ mà đi không ngã tới, ngã lui, chắc cũng không thấy.

Đi mà như Từ Quang đi bữa đó thì chắc khó thấy. Nhưng mà đi theo kiểu Thầy nghiêng qua, nghiêng lại, ngã tới, ngã lui, ôi thật thấy rõ ràng cái thân mình nó xiên xẹo, qua lại đủ thứ. Cái đó nó dễ, đây là mình tập quán mà chứ chưa …​ Rồi sau đó nó định tĩnh rồi đó, mình mới đi nhẹ nhàng trở lại, thì mình thấy cái thân của mình nó có rung động. Rồi bắt đầu đó mình đi chậm nhẹ nữa thì mình thấy rung động. Đó là sức tỉnh thức nó lần nó cao lên đó mấy con. Các con hiểu chưa?

Mình tập là nó lần lượt nó cao lên mình thấy rõ mà. Đó là cách thức tập. Thì Thầy nói như vậy là mấy con hiểu rồi phải không? Cho nên mấy con cứ tập dần đi rồi mấy con sẽ thấy khi định tĩnh, khi mà tâm nó định tĩnh rồi, con ngồi coi, con sẽ thấy rõ lắm chứ.

Còn bây giờ mà con ngồi đó con thấy, ráng thấy, không thấy thì ráng tưởng. Mà tưởng thì phải chạy, thì chạy nó phải trật. Rồi bây giờ nó chạy từ trên đầu tới dưới chân mình, thì coi như hơi thở chạy mà, do đó thì mấy con coi chừng bị tưởng mất. Cho nên ráng tu cái đi cái đã, rồi từ từ. Không lẽ đâu chừng tháng, nửa tháng cái bắt đầu đi ngồi được sao? Các con tu sáu tháng sau quán cũng chưa chắc đã ngồi được nữa, chứ ở đó.

Tu sinh: Thưa Thầy, vậy bây giờ con xin nói về cái pháp tu tâm xả, để Thầy nghe xem liệu có đúng không, bởi Tứ Niệm Xứ con tu không được, con sang tâm xả Thầy ạ. Thế thì con đã có cái hướng vậy Tứ Niệm Xứ con không tu được thì con tu tâm xả. Thì thưa Thầy, khi mà con ngồi chờ, ngồi chơi thì con, đầu tiên ngồi con thấy hơi thở, đến khi gặp niệm thì con xả niệm, sau đó con xả niệm rồi thì tâm quay về hơi thở phải không Thầy? Vậy về hơi thở nhưng mà theo như Thầy dạy quay về hơi thở nhưng mà không trụ hơi thở. Vậy thì lại quán ở trên thân, quán trên thân thì nó giống quán Tứ Niệm Xứ phải không?

(06:12) Trưởng lão: Đâu có gì, bây giờ nó trở về hơi thở, thì nó thấy hơi thở nó. Mà nó thấy được cái thân nó thì cũng tốt, mà nó không thấy được thân nó, nó cứ ở hơi thở con. Nhưng mà mình không trụ hơi thở thôi. Tức là mình xả được thì khi nó thanh thản, an lạc, vô sự, thì nó sẽ biết hơi thở nó đầu tiên, vì nó biết cái rung động của hơi thở. Rồi bắt đầu bây giờ nó có thấy được cái thân nó thì trông cũng tốt, mà nó không thấy cũng tốt, nó chỉ thấy hơi thở là đủ rồi.

Nhưng mà nó, bởi vì như Mật Hạnh nó nói nó thấy hơi thở mà nó thấy thân nó, là tại vì lúc bấy giờ nó tỉnh thức, con hiểu không? Còn nó chưa tỉnh thức thì nó cứ bám hơi thở nó thấy. Mà nếu mà đừng cho nó bám, nó chặt vô thì nó bị nhiếp trong hơi thở. Cho nên vì vậy mình để tự nhiên thôi, lần lượt cái tự nhiên đó nó tỉnh cao lên thì nó thấy được cái thân nó. Tức là bây giờ tự nó quán, chứ còn mình không có quán gì hết, con hiểu chỗ đó chưa?

Cho nên tu thì con tu vậy là đúng, nhưng mà lưu ý. Chứ không khéo, rồi cứ mình trụ trong hơi thở không thì nó không đúng. Nhưng mà đầu tiên, mới đầu nó chưa tỉnh thức, nó thấy hơi thở không à, nó không có thấy cái thân con đâu, con hiểu chưa? Nó thấy hơi thở một thời gian sau là nó tỉnh thức, nó tăng lên, bắt đầu nó thấy. Mình xả thời gian sau cái mình thấy được cái thân liền. Chứ mới xả rồi thấy có hơi thở thôi, xả rồi yên cái thấy hơi thở. Rồi mấy con còn hỏi Thầy gì không con?

Vừa rồi thì cô Diệu Minh có gởi Thầy một cái số danh sách con, Thầy có làm những cái điệp phái để gởi cho con. Rồi bây giờ cái tập sách này ai còn thiếu, mấy con, thì Thầy sẽ cho mấy con, bởi vì đây rất căn bản trên cái sự tu tập.

Tu sinh: Thưa Thầy! Con muốn xin Thầy mỗi cuốn thêm.

Trưởng lão: Ờ! Thêm hả? Đây con. Rồi, Thầy sẽ gởi cho mấy con thêm.

Tu sinh 1: Thưa Thầy! Cho con xin cuốn Tứ Niệm Xứ.

Trưởng lão: Tứ Niệm Xứ hả con? Đây Tứ Niệm Xứ đây.

Tu sinh 2: Thầy cho con xin số 8 ạ.

(08:10) Trưởng lão: Số 8, khoan con, rồi từ từ, rồi con nè. Tứ Niệm Xứ có rồi hả con? Nè. Phát như phát quân lương con.

Nguyên Thanh: Cho con xin gặp Thầy.

Trưởng lão: Rồi con, được con.

Trưởng lão: Như vậy còn cái phần này là phần của Thầy. Thầy cũng phải tu chứ, cũng phải đọc tu, chứ không lẽ không tu. Cho nên còn sót là (của) Thầy.

Tu sinh 3: Bạch Thầy, con xin Thầy cho cái tổ Nam Định chúng con có một bản.

Trưởng lão: Cho hai cái cuốn này phải không? Thôi vậy thì Thầy nhường, thôi Thầy nghỉ tu. Thôi rồi hén mấy con. Còn gì nữa không? Còn người nào hỏi riêng Thầy thì ở lại để hỏi. Rồi mấy con về. Thầy mong mấy con về thăm gia đình, được gặp may mắn hơn, khoẻ mạnh hơn. Rồi ít hôm, rồi có dịp trở lại tu tập tốt. Người nào kỳ này mà trở lại, là người nào cũng A La Hán hết, chứ mà không A La Hán thì dở lắm à nhe. Rồi, bây giờ mấy con về mấy con.

Tu sinh: Xin Thầy con còn thiếu hai câu hỏi. Thưa Thầy, Thầy dạy là chưa đuổi, chỉ khi nào tỉnh thức mới tác ý đuổi bệnh. Với lại ví dụ như bây giờ thì con phát hiện có bệnh …​

Trưởng lão: Đuổi chứ con. Đó là cái chướng ngại của con rồi cho nên tu tâm xả là phải đuổi, đuổi tật bệnh. Nó còn bệnh thì mình cứ đuổi. Tứ Niệm Xứ thì khoan đã. Bây giờ nó còn cái chướng ngại của con là cái bệnh, là con phải tu tâm xả để mà xả cho hết bệnh. Chừng nào mà xả hết rồi thì nó bình an, thì nó vô Tứ Niệm Xứ rồi, rồi cái gì nó cũng xả.

Tu sinh: Thưa Thầy thì cứ tác ý xả nên là nó…​ là được.

Trưởng lão: Tác ý xả, nó xả. Cứ hễ chướng ngại chỗ nào là mình tác ý, mình xả thôi. Có vậy thôi, không gì.

Rồi con còn gì không con?

3- TẬP CẢM NHẬN TOÀN THÂN

(09:55) Tu sinh: Con xin bạch Thầy là lúc tập con để hai cánh tay lên, rồi con đi, rồi con ngồi thở, thì thưa Thầy là con mới cảm nhận là con…​ Cho nên Thầy nói rất đúng là, thì con thấy con tập xong như thế thì con tập con đứng, con nằm thì thưa Thầy là khi con đứng thì con cảm nhận là đúng là con cảm thấy cái chân con nó chạy đến đầu, đi đến đầu tức là người của mình cảm nhận được cái phần…​ Con thở ra thì con cảm giác từ cái đầu con lại chạy xuống (…​) vì cái cảm giác của thân nó đi lên.

Trưởng lão: Nó đi ngược đó.

Tu sinh: Vâng, nó cứ đi lên đi xuống như là cái pít tông nó cứ đi lên xuống Thầy. Cho Thầy nói là đúng cho như thế, chứ còn cứ…​

Trưởng lão: Nó cảm nhận mà, nhưng mà điều kiện là hít vô.

Tu sinh: Dạ, khi con nằm ấy thì là, khi con hít vào thì cái chiều hướng con hẵng từ chân, tức là mình đứng thì nó đi thẳng lên, mà mình nằm từ chân lên, mình cảm giác nhưng mà nó lại theo chiều đứng của như vô người mình này, nó cũng lên, cũng xuống, cũng ngang. Thầy, con cảm nhận như thế thì con bạch Thầy là cái oai nghi đứng này, cái oai nghi đi cũng như ngồi, thì con bạch Thầy thế thì con cảm giác là như thế thì bây giờ con mới qua quá trình con tu thì con mới thấy như thế là dẹp. Trước, thí dụ như con bị hôn trầm mà con đi tỉnh thức, đi tỉnh giác, con tác ý thì nó vẫn cứ hôn trầm.

(11:12) Nhưng mà khi con đi cái Tứ Niệm Xứ này xong thì, con bạch Thầy, con chẳng phải tác ý, mà tự nhiên cái hôn trầm nó mất. Thế là con cứ chú ý vào cái đi kia thì, bây giờ cái hôn trầm của con là hoàn toàn, tỉnh thức hoàn toàn. Mà con thấy cái tỉnh thức này nó khác như là, như là khi mà nói là nằm là nó buồn ngủ nhưng con thấy lúc này là nó sáng tức là cái mắt con nó quang. Trước kia con cứ cảm giác như có một cái hòn đá nó cứ dí vào đây, nó cứ bưng, muốn kéo cái mi mắt xuống đó Thầy, nhưng bây giờ cái mắt này nó quang đãng.

Thứ hai nữa cái đầu con, trước kia con hay bị hôn trầm lắm, thì con cảm giác như trong đầu con nó có một cái cục bùn hoặc là cái cục bã đậu, nặng nặng cái đầu lúc nào nó cảm giác nó nặng nặng. Nhưng bây giờ nó tỉnh thức thì con thấy cái đầu con nó rất là nhẹ nhàng, cái thân con cũng thế. Thế thưa Thầy là đấy là khi con tu Tứ Niệm Xứ. Cái thứ hai nữa là bây giờ mà con không đi tức là con không tập, con không tập trong cái tu Tứ Niệm Xứ, mà thí dụ con đi lấy cơm này hoặc là con đi đâu, bữa nay cái tâm của con nó cũng cảm giác là cái đấy.

Dạ, cái ảnh hưởng của cái…​ Tức là cái mình quyết tâm thì bây giờ mình đi mạnh thì cảm giác nó mạnh, đi nhanh cảm giác nhanh, mà đi chậm nó cảm giác nó mạnh, con cảm nhận được cái đấy. Thì thưa Thầy là con hiểu đấy là con đã tỉnh thức.

Trưởng lão: Được con, cái đó được, ý thức của mình mà. Được rồi, đúng rồi, cảm nhận được rồi.

Tu sinh: Thì tức là mình không chú ý đến mà nó vẫn cứ biết, tức là trong cái hành động mà ngồi cũng vậy.

Trưởng lão: Tức là nó quay vô, nó cảm nhận cho được cái thân của nó tức là tâm không phóng dật.

Tu sinh: Thứ hai nữa con bạch Thầy là trước nay con hay có cái niệm là, thì con vẫn trình lên Thầy là cái tai con làm sao nó cứ quay ra, con cứ nghe nó, thì bây giờ tự nhiên xem nó thành ra này con thấy bây giờ ví dụ như này. Mặc dù con vẫn nghe như trước, con nghe, con cứ hay phóng dật rồi lại còn phân tích. Nhưng bây giờ con nghe con tự nhiên con chẳng có để ý gì đến, mặc dù con vẫn nghe nhưng con không biết là họ…​

(12:49) Trưởng lão: Tức là nó quay vô, nó quay vô, nó không có lưu ý bên ngoài.

Tu sinh: Vâng, nghe tiếng động nhưng mà không biết là họ nói cái gì, mình không để ý hoặc là mình không có cái sự phân tích. Đấy, con thấy đấy là cái tâm con nó lại định tĩnh nhưng mà con bạch Thầy là bây giờ ví dụ như con tập độ khoảng được năm phút thì nó bình thường. Nhưng mà con tập khoảng hai mươi nhăm phút, ba mươi phút thì bắt đầu con cảm giác cái thọ. Tức là lúc đấy cái thọ là bắt đầu thì mình thấy là cái niệm thọ đến rồi. Thì theo Thầy, con mới xin Thầy là bây giờ con chỉ tu trong mười phút một thôi. Mọi khi xa Thầy thì tu mười phút.

Cái thứ hai nữa là con kết hợp với oai nghi thì con trình Thầy như thế, các cái oai nghi thì con trình Thầy này xem có đúng? Bây giờ ví dụ con đang đứng, con đi thẳng, đứng thì con chậm chậm, đứng là nó dễ. Nhưng khi con, tự con đứng, con ngồi xuống thì con bạch Thầy là khi con ngồi con cảm giác toàn thân con nó nhẹ nhẹ đi xuống. Thế sau khi con ngồi thì, con bây giờ trình Thầy thế này này, bây giờ ví dụ con ngồi xuống thì cái chân con đưa ra thế này, con cảm giác như là nó đưa ra đây, con gác cái chân lên đây rồi con lại đưa ra. Nó cứ đu đưa thế này, từng cái chân một hoặc như con xả ra con vẫn cảm nhận được thân hành đấy.

Trưởng lão: Tức là mình cảm nhận được cái thân của mình, tức là tu Tứ Niệm Xứ.

Tu sinh: Như thế là đúng chứ ạ?

Trưởng lão: Ừ, đúng con. Rồi bắt đầu mình về, bây giờ con kết hợp bốn oai nghi của con tu tập. Thì như vậy trong cái khoảng thời gian ngắn hay nhiều con lấy mười phút, là mười phút một oai nghi, rồi thay đổi thì nó không bị cảm thọ. Cho nên nó mới kéo dài được cái thời gian thanh thản, bất động để quán trên thân con thì nó dễ dàng, nó sẽ tiến tới, nó không có khó đâu. Rồi, tu vậy được rồi con.

Tu sinh: Con trình Thầy thêm là chỗ này, tức là con, mỗi một thời của con là bây giờ bốn tiếng. Tại con tu bốn tiếng hay ba tiếng, ví dụ như là cái buổi chiều là từ hai giờ cho đến sáu giờ tối. Thế mà còn buổi tối thì bảy giờ cho đến mười một giờ, đến buổi khuya là con tu từ một giờ cho đến năm giờ sáng, thế là mỗi một thời của con là bây giờ là bốn tiếng. Thế thì bốn tiếng thì con chia thế này Thầy xem con tu có được không, bây giờ con về nhà con mới chia chứ bây giờ con ở đây với Thầy.

Con cứ tu là cứ mười phút một là con lại nghỉ hai mươi phút thì con bắt đầu con xả ra đấy, trong cái xả đấy thì bây giờ con xin Thầy là khi con về, con xa Thầy. Mà thứ hai là cái môi trường nó không được yên ổn như thế này, thì cái bốn thời đó thì con xin Thầy con tập tu hai tiếng là Tứ Niệm Xứ còn hai tiếng là con ngồi chơi, xả, xả tâm.

(15:03) Trưởng lão: Cũng được con, được, đâu có gì đâu.

Tu sinh: Con tập như thế được không ạ?

Trưởng lão: Được chứ, không có gì đâu. Nó tiện lợi, nó không bị quá phí sức nhiều. Vì xả, nó ngồi chơi, nó coi như nó phục hồi lại.

Tu sinh: Dạ, con cứ hai tiếng tu Tứ Niệm Xứ, còn hai tiếng nữa con xả.

Trưởng lão: Được rồi, không có gì, tu biết thiện xảo như vậy là tốt, không có gì hết.

Tu sinh: Thế cái thứ hai nữa là con mới xin Thầy như thế này, bây giờ con về là con muốn trình Thầy là bây giờ cái pháp của Thầy ở đây là rõ, rất rõ ràng rồi. Và con trình Thầy nữa như thế con cứ thế con ôm Pháp, con trình Thầy trước nay thì Thầy nói thế là cứ độ vài hôm mà vì con vẫn còn kính nể nang, cho nên là con cứ hay, cứ tìm được các cái này khác thì nó bị động.

Bây giờ con xuống làng thì con muốn trình Thầy là con về chùa con không có tiếp xúc với ai. Thế thì con muốn xin Thầy là nếu như mà ở Hà Nội chưa có cái trung tâm mà trong này có trung tâm sớm, thì con xin Thầy thì trên cái bảng là đăng ký là con có cái điện thoại của con đấy rồi. Con xin Thầy là Thầy lưu ý, Thầy có thì Thầy cho con biết, còn nếu con ở nhà con chẳng biết tình hình gì. Con không…​

Trưởng lão: Đúng rồi. Được rồi.

Tu sinh: Thì con sợ là cái…​

Trưởng lão: Có, phải có số điện thoại, Thầy gọi cho, không có gì đâu.

4- ÁI KIẾT SỬ

(16:07) Tu sinh: Dạ vâng. Thì trong cái bảng đăng ký thì con chỉ xin phép Thầy như thế. Cái thứ hai nữa là con muốn hỏi Thầy cái chỗ mà cắt ái kiết sử ấy thì con quan niệm như thế là con, theo con cái của con thì con thấy thế này Thầy nói như thế có đúng không? Bởi vì trước kia con chưa tu, thì bây giờ ví dụ như con có một thằng con. Con nghe nó tai nạn là tự nhiên người con là, tim con là nó dồn dập, con hoảng hồn, con sợ nó chết mà con cảm giác như là nó chết thì mình cũng chết theo được.

Nhưng dù sao nữa thời gian con tu, thì con thấy nó lại, con thấy bây giờ nó là nhân quả này nó lạc vào đây. Bây giờ mình không giải quyết được nó, thì mình có buồn có khóc cũng không giải quyết được. Cho nên cái lúc đấy tự nhiên cái tâm con rất bình tĩnh. Mặc dù thế nhưng mà mình bình tĩnh, thì khi cái bình tĩnh cái tâm mình rất sáng suốt để giải quyết vấn đề, mà mình không có vội vàng, không hấp tấp.

Thế lại, giờ nó bảo sao cái bà này bà lại thế nọ, thế kia. Thế nhưng con cảm thấy đấy là con đã có một cái ly, tức là thật sự ly, chứ cái sự ly mà con không phải là con cắt hẳn. Nhưng mà mình vẫn thương, mình vẫn biết, nhưng mình không nhớ hoặc là mình không động, thì xin Thầy đấy là cái…​ Chứ không phải là bảo…​

Trưởng lão: Như vậy được rồi, đó cái đó đúng rồi. Bởi vì tự mình hiểu biết về nhân quả thì tự nó xả ly cho nên nó làm cho tâm mình nó bình thường. Mà bình thường thì nó là giải thoát có gì đâu. Chứ không phải nói là mình không thương. Mình thương nhưng mình không bị mê mờ, không bị vô minh. Sáng suốt, không bị phiền lụy, tức là không bị cái ác pháp đó.

Do đó cái thương của mình thương, chứ không phải con mình không thương. Nhưng mà điều kiện là mình không có bị những cái mê mờ đó mà làm cho mình rối, làm cho mình khổ đau. Con hiểu không? Cái đó là đúng rồi, bởi vậy học Phật pháp được vậy là tốt rồi.

Tu sinh: Chứ không phải là bây giờ tao trông thấy mày tao không muốn gặp mày, cắt. Con chả lẽ xem không đúng. Như thế là mình cắt phải không Thầy?

Trưởng lão: Không phải. Con mình, mình gặp mình thương cũng đàng hoàng mình chứ.

Tu sinh: Mình có tình thương của mình, mình lại còn tình người nữa.

Trưởng lão: Bây giờ người khác cũng vậy, huống hồ là con mình. Cho nên gặp, mẹ con rồi cũng đều nói chuyện vui vẻ hết, nhưng mà nó không có bị làm cho mình khổ đau. Cái tình thương đó không bị khổ đau, còn cái kia nó bị khổ đau, nó khác. Còn ở đây nó bình thường.

Tu sinh: Con muốn bạch Thầy, từ khi mà con đi tu thế này, trước thì các con con nó đến chơi, rồi các cháu con nó đến chơi, nó cứ hỏi mẹ đâu, bà đâu, thế thì ông mới bảo kia, thì nó cứ lên nó thăm.

Nhưng bây giờ đến hỏi mẹ đâu thì ông bảo mẹ mày đang ngồi tỉnh giác, thế là cháu nó đến chơi, chơi xong nó về là về chứ không có cần để ý, con cũng không bị động nữa, tức là bây giờ nó đã hiểu, con nghĩ như thế, có thể nó đã hiểu con là, nó để cho con tu như thế là, đấy là mình có cái sự là cảm hóa.

Trưởng lão: Vậy là đúng rồi con. Rồi đúng rồi.

Tu sinh: Tức là mình đã cảm hoá được người ta, phải không Thầy?

(18:32) Trưởng lão: Từ cái chỗ tu, người ta thấy rằng bây giờ để giữ yên cho con tu. Mà con thì con không phải vì thương cháu này kia phải đến thấy mặt, vuốt đầu hay hoặc ẵm nó cái, thì cái chuyện đó nó còn phàm phu. Còn này mình thấy cũng thương nó, chứ đâu có ghét. Đâu có gì đâu. Nhưng mà mình thấy rằng cái trách nhiệm, cái bổn phận của mình nó không phải là cái chỗ mà rờ rẫm hay hoặc này kia gọi là thương.

Tu sinh: Con bảo thế nên kính bạch Thầy, con bảo cái này đúng. Xin sám hối Thầy là hôm qua con muốn xin đến gặp Thầy lúc chiều, nhưng mà cô Út, cô ấy không muốn, cô không muốn mở cổng cho nên con cũng không muốn phiền, cho nên chiều con không được vào.

Trưởng lão: Thôi bây giờ hỏi Thầy vậy được rồi. Xong rồi.

Tu sinh: Vâng cảm ơn Thầy. Kính chúc Thầy, Thầy cố gắng giữ gìn cái thân xác xem là ở đây chúng con còn được nhờ. Thứ hai nữa là con cũng muốn trình bày với Thầy là cái hoàn cảnh con, nếu mà vài hôm nữa Thầy cho con biết, chứ không có con bạch, lịch đi con chẳng biết bây giờ con, con không biết thì con bị kẹt quá, con…​

Trưởng lão: Coi như là Thầy hướng dẫn cho mấy con đủ hết rồi, biết cách xử lý rồi, không có đến nỗi đâu. Cứ nỗ lực mà tu thôi.

Tu sinh: Con xin bạch Thầy, khi ngày mai hoặc ngày kia mà con có gặp xe…​

Trưởng lão: Cứ hễ có xe là mấy con cứ về, không có sao hết.

Tu sinh: Dạ vâng. Cảm ơn Thầy.

Trưởng lão: Thầy đi lấy…​

Tu sinh 2: Bạch Thầy, con…​

Trưởng lão: Sao con, chờ Thầy chút con.

Tu sinh Nguyên Thanh: Thầy lấy chi hả Thầy?

Trưởng lão: Thầy lấy cho con hai cái đĩa.

Tu sinh Nguyên Thanh: Dạ đúng rồi. Con sang cho Thầy xem, máy Thầy có cái hệ thống của video Thầy?

(19:57) Trưởng lão: Có chứ. Để chờ Thầy chút xíu con. Thầy lấy cái đĩa. Con hỏi gì con?

Tu sinh 2: Dạ con muốn hỏi, trong đó giờ còn sơn, con muốn sơn cái tượng Phật nằm ở đằng trước đó, rồi mời Thầy luôn.

Trưởng lão: Được rồi, rồi rồi con cứ sơn. Cũng được.

Tu sinh 2: Còn cái vấn đề hai vợ chồng con có cho ở hay là về Thầy?

Trưởng lão: Từ từ con cứ sơn đi, rồi từ từ rồi sau này yên ổn rồi ở, không có gì đâu con. Thầy sẽ cho.

Tu sinh 2: Dạ Thầy cho. Con bây giờ không có nhà, Thầy.

Trưởng lão: Được rồi, con không có nhà thì giờ con ở lại đây đi, không có sao.

Tu sinh 2: Hai vợ chồng không có nhà. Tụi con bây giờ cũng đang xin đi nước ngoài, Mỹ đang cứu xét, hôm qua điện thoại tới.

Trưởng lão: Thôi kệ, nếu xét được xét, không được cũng…​ Bây giờ con ở lại đây đi chứ không sao đâu. Chứ giờ không nhà làm sao.

Tu sinh 2: Dạ. Hồi hôm qua vợ hỏi, bà vừa hỏi: “Giờ hai vợ chồng mình làm sao?”.

Trưởng lão: Thôi không có sao đâu. Rồi rồi rồi.

Tu sinh 2: Mô Phật. Cám ơn Thầy.

Trưởng lão: Được rồi con, rồi.

Tu sinh 5: Có con.

Trưởng lão: Thôi con cứ ở lại đây đi.

Tu sinh 5: Con bạch Thầy, vậy là con cũng có về bạch cho Cô Út không?

Trưởng lão: Bạch cho cô Út chứ con. Rồi được rồi. Nói vì hoàn cảnh của con khó đó. Rồi mấy tháng nữa rồi Thầy cố gắng mở con. Chứ bây giờ chắc chưa, bây giờ nó còn phải, thí dụ có giấy phép rồi thì còn phải xây dựng. Đất thì mênh mông vậy chứ, mà nó không có nhà cửa thì mình còn phải xây dựng. Bây giờ ít ra, nhanh nhất thì nó cũng phải đôi ba tháng. Cho nên nó…​

Tu sinh 6: Thưa Thầy như vậy còn mẹ con đó, thì bây giờ có nhà để mà con đi, con cũng (…​) nói là bạn con là cũng không biết là có thuê được nhà cho bố con không. Nếu mà được, nếu không (…​) Nếu như con ra đó nữa thì con sợ con quay trở lại con không có tu tiếp. Hễ mà bây giờ mà không ra thì cũng kẹt mà không biết bố con ở đó…​ Ý định là con muốn là bây giờ nếu mà trong này mở cái lớp học bây giờ, thì bố con ở cái nhà đó cũng được. Thì tháng mười này, thì Thầy có mở lớp thì con xin Thầy thì cho mẹ con vô đây học cái lớp đó, nếu không được chính thức thì dự thính cũng được.

Trưởng lão: Thì tới chừng đó mở con. Thầy mở lớp.

Tu sinh 6: Mô Phật, thế nhưng mà không biết là bây giờ cái chuyện gia đình mình còn cái gì. Thưa Thầy là như vậy con thấy là…​

(22:22) Trưởng lão: Theo Thầy thấy thì con phải về mà giải quyết cái chuyện gia đình cho nó ổn đâu ra đó hết rồi, nó mới yên tâm. Chứ còn ráng mình tu mà cứ: “Không biết rồi ba mình giờ ở đâu, có được hay không được?” thấy lo lắng.

Tu sinh 6: Không, bố con thì ở trên đó, mà giờ bố con muốn là về dưới này ở nhưng mà lên hình, lên nhà thì đắt lắm.

Trưởng lão: Thì thôi, đắt quá thì làm sao, mình có cái nhà mình ở đỡ chứ không có gì.

Tu sinh 6: Dạ, mà mẹ con, thì con muốn là có tụi con đi ra thì bây giờ vô trở lại thì không tịnh…​

Trưởng lão: Thì bây giờ thì theo Thầy thấy con trong cái hoàn cảnh nào đó thì nói cô Út. Chứ sự thật ra Thầy không có, Thầy mắc đi lo công chuyện. Thầy đi ra Hà Nội, Thầy giải quyết ở ngoài Hà Nội, rồi Thầy phải lo giải quyết Long Thành của Thầy. Về ở đây chốc lát, chứ còn đi công chuyện nhiều quá, phải lo các cái cơ sở khác rồi. Chứ Thầy không có, bởi vì nó cái duyên này coi như mấy con về, để mà lo tất cả những cơ sở khác, rồi sau đó mới có cái chỗ ở của mấy con mới vĩnh viễn. Con hiểu không?

Nó mới có chỗ yên ổn, là có giấy phép tắc đàng hoàng. Còn bây giờ nó không có giấy phép tắc đàng hoàng. Mà bên Đại thừa thì họ, ở tỉnh hội này họ để ý bên nhà nước, để mà chụp mình, để làm cho mình đừng có tổ chức, nó tan rã hết. Nó khó lắm. Bởi vậy nó có nhiều cái khó lắm. Cho nên mấy khi, mà mấy cô mà hoàn cảnh này kia mà xin ở lại đó thì nó còn lại, năm mười người được, nhưng mà đông khó lắm.

Bởi vì nó đông thì nó khó lắm, nhưng mà cứ hỏi Thầy, khó lắm, thôi có thể hôm sau, chứ còn…​ Nó bây giờ còn khoảng độ mười người, mười lăm người thì nó còn yên ổn, nó đến cái, cái Tu viện thì có số lượng người vậy thôi. Còn hơn cái số đó mà mình tổ chức cái lớp học gì đó thì phải có phép tắc, không có phép tắc thì không được, vậy nó khó.

(24:18) Nhưng mà điều kiện là, cái gì rồi mình cũng sẽ giải quyết được hết, không có gì đâu con. Mình chuẩn bị cho nó được yên, nó được yên, nó không có bị động. Chứ tới chừng nó bị động rồi nó khó giải quyết lắm. Mà hôm nay thì mình giải quyết nghĩa là đúng y. Nghĩa là nó tới đây, nó có tới đây thì coi như là hoàn toàn mình đã xong hết rồi. Có bao nhiêu, còn mà rầm rộ, còn số lượng người đông mình không đếm. Bây giờ hôm qua đi mớ rồi, bữa nay đây chắc có lẽ mấy bữa cũng đi mớ.

Cứ lần lượt từ đây cho đến cuối tháng. Mà cuối tháng thì nếu mà mình còn ít rồi, thì cuối tháng họ đến, mình không có gì hết. Mà nhiều khi nói cuối tháng con, mà dò trước nó thấy mình không có ai hết, cái bắt đầu thôi. Nó nói Tu viện không còn người nào, nên nó không có tới muốn phá mình, thành ra mình được yên luôn. Rồi những cái trung tâm khác nó thành hình ra đời có giấy phép thì Thầy lo việc xây dựng. Chừng đó Thầy đưa mấy con về. Có chỗ ở, chỗ ngay.

Rồi cái Tu viện này mình có thể ở thêm chừng khoảng độ chừng hai mươi người hay là ba chục người thôi. Cỡ hai mươi mấy người được. Bởi vì thường thường hồi nào tới giờ Tu viện mình nó hai mươi mấy người thôi. Hơn cái giá đó thì nó có chuyện. Thôi yên tâm đi, không có gì đâu. Con nói với cô Tập đi con. Rồi, con có gì đó? Nói đi con.

(25:51) Sắp sửa về phải không, về thăm nhà ít bữa, nhớ nhà rồi.

Tu sinh: (…​) “Cái tâm hãy theo dõi từng hơi thở!” Khắc trong, không tịnh nó đi, thì con thực hiện được thì con có cảm nhận là, ý là nó nghĩ ra nó không thật (…​) con thì mới đầu con tập được năm phút không được. Nhưng sau, hai ngày hôm nay là nó tự nhiên (…​) Cô mới nói…​ Tìm người thân để trao đổi xả hết, thì con mới…​ Mà khó quá Thầy ơi, nghĩa là nó không có cái sự nghiêng ngả, ngả và tức là nghiêng người gọi là nghiêng, rung chuyển. Đầu tiên con tập, năm phút con không đứng nổi, thế thì con trình Thầy cái mừng, nhưng không phải đã là phải là thích đâu mà mới chỉ có một cái cảm nhận, nếu mà tạm hôm nay thì con dậy đầu tiên con đi, con bạch thưa Thầy là bởi vì…​ con đi thì con đi nửa tiếng, con đi hơn nửa ấy, đi nửa tiếng mà không thấy mỏi mệt, không có niệm xen vào là được phải không Thầy?

(28:02) Trưởng lão: Tu vậy được rồi con, cứ về tu đi. Không có trật đâu mà sợ, Thầy đã viết sách rồi, rõ ràng rồi, dạy cũng rõ ràng rồi, còn gì trật nữa. Hết rồi.

Tu sinh: (…​) thì con muốn…​ nếu mà cô không được là mỗi người một phòng, rồi có một người hộ cơm cho. Thế nhưng con nghĩ là xa quá lại phải đi hai lần…​

Trưởng lão: Thôi cực quá. Kỳ này mình tu ở chỗ động đi, rồi đó mình quán trên Tứ Niệm Xứ nó sẽ nhiếp phục hết, không có sao đâu.

Tu sinh: (…​) niệm khác, thì riêng cái tuần nay. Thì bây giờ trên này và…​

Trưởng lão: Nếu không mai mốt đi về chỗ chú Tuấn, đi lên cái chỗ xây dựng cái khu trung tâm rồi. Mặc sức mà tu.

Tu sinh: Dạ, nhưng mà con muốn là…​ Không nhà thì (…​) thì con về, con sẽ bảo …​

Trưởng lão: Thôi coi cái gốc cây nào đó mình giăng cái mùng, giăng cái bạt được rồi cần gì tới nhà cửa. Mình là du Tăng Khất sĩ.

Tu sinh: (…​) như Thầy bảo sống được có mấy năm nữa…​ Con ước mơ mười hai tiếng con không phóng dật.

Trưởng lão: Đủ rồi, mười hai tiếng.

Tu sinh: Mười hai tiếng đấy thưa Thầy là (…​)

Trọng lão: Rồi. Để mấy người kia chờ, tội lắm.

Tu sinh: Mười hai tiếng đồng hồ nhé, thì sẽ thực hành thì cái Thân Hành Niệm này và thực hành bốn oai nghi. Thì đến cái lúc đi thì con có thể đi chặt Tứ Niệm Xứ, đi Thân Hành Niệm được không ạ?.

Trưởng lão: Được.

Tu sinh: Đấy và đến cái đấy thì, còn đến mười năm phút là con lên…​

Trưởng lão: Rồi cứ về tu đi, rồi còn gặp Thầy, chứ không lẽ mà hết gặp nữa sao.

Tu sinh: Thí dụ gặp Thầy thì có thể gọi điện theo số điện thoại của chú Lâm không?

(29:55) Trưởng lão: Có người gọi, của ai cũng gặp Thầy được hết, gọi cô Út cũng gặp Thầy, không có gì đâu. Bây giờ cứ về lo tu đi, chứ bây giờ mấy con có nói gì đi nữa mà không tu cũng đâu biết đâu.

Tu sinh: Vâng, Tức là nói trời nói bể mà không tu thì…​

Trưởng lão: Không có tu thì không có gì. Cứ lo tu. Rồi còn gặp Thầy sau.

Tu sinh: Mà rồi lại cũng là có tội với đàn na thí chủ mà còn mang nợ.

Trưởng lão: Đúng rồi, nói nhiều mà không có tu được.

Tu sinh: Vậy thì hôm nay con xin sám hối Thầy về những cái lúc mà chúng con ở trong này tu vẫn nói chuyện.

Trưởng lão: Đúng rồi, tu mà nói chuyện là tội lắm đó, tội lớn nhất.

Tu sinh: Vâng, tụi con cũng có trình Thầy, hôm nay thì con cũng xin Thầy là, thưa Thầy là con về con cũng ôm pháp mà Thầy đã cho chúng con. Thế thì bây giờ con về thì con cũng phòng hộ, thế thì con đợt này về con cũng phòng hộ (…​) thì con cũng xin Thầy là ở đây thì mình có khóa tu sau khi…​ Tức là sư Thanh Quang…​ Thế thì con cũng xin Thầy là ở Ninh Bình, tỉnh cũ của chúng con (…​)

Trưởng lão: Thôi được mà, chừng đó mấy con khỏi đi, Thầy sẽ báo cho chứ gì. Thôi không có lo cái đó làm gì.

Tu sinh: Vâng.

Trưởng lão: Thôi đừng có lo con. Yên tâm đi.

Tu sinh: Nhất là ở nội thành. Có việc gì thì Thầy nhớ thông báo mà nếu con đủ duyên thì có thể là sẽ đến.

Trưởng lão: Được rồi con, Thầy sẽ cho xây một cái cơ sở cho mà…​ Được rồi con. Xả cái nhân quả của con, quá khổ, suốt cái thời gian chịu đựng. Được rồi con giúp cho cháu nó có công việc, nó làm vậy là nó tạo cái phước lớn lắm đó con. Theo cái ý nguyện của nó vậy Thầy thấy hay lắm. Mong sao cho nó bình an được, nó không có còn bệnh nữa. Để rồi nó khoẻ được, nó chuyên vào làm cái việc mà in kinh sách rồi đó. Đó thì nó sẽ phổ biến được cái vấn đề đó để cho nó tạo được cái phước duyên con.

(32:45) Cho nên Thầy thấy trong cái vấn đề hôm nay mấy con thiệt là, hai vợ chồng mấy con quá khổ với cháu. Nó cũng là cái nhân quả thôi, các con đừng buồn con. Đó là cái nhân quả, mình phải chịu hết cái nhân quả, vui vẻ để mà chuyển cái nhân quả cho nó bình an. Bởi vì những cái sự việc mà xảy ra trong cuộc đời mình đều là do nhân quả. Có nhân thì mới có quả. Mình không vì lấy được chỗ đó mình buồn, mà mình an vui thôi. Thôi mấy con yên ổn, hôm nay mấy con về được Thầy mừng rồi, là cháu nó cũng được khoẻ.

Rồi trong cái giai đoạn này thì Tu viện nó không có xin phép đó, cho nên Thầy mới cho chúng về. Để không nhà nước hỏi giấy phép mình không có đó, thì người ta lập biên bản rồi nó khó khăn hơn. Do đó thôi trước khi mà người ta làm cái việc đó, thì mình đã giải quyết nó ổn rồi. Sau này nó có những cái trung tâm nó ra đời thì cái lớp học của mình nó sẽ tiếp tục. Và cũng may mắn là ở thành phố cũng vừa xin phép được. Cho nên nếu mà xong xuôi được rồi, thì Thầy còn phải đi về thành phố để mà lo xây dựng cái cơ sở đó.

Còn ở đây thì chỉ còn ở lại chừng năm, mười người hay hoặc là mười mấy người thôi, chứ không có ở đông. Rồi Thầy sẽ còn đi ra Hà Nội với chú Tuấn, chú có làm cái vấn đề giấy tờ xong. Nếu mà xong thì ở Hà Nội nó có cái Trung tâm An dưỡng ở ngoài đó. Một mặt mấy con biết không? Một mặt là khi mà gửi về xin phép vậy đó thì một mặt phải lo tổ chức các ban. Các ban để nữa rồi người ta điều hành những cái Trung tâm An dưỡng. Chứ một mình Thầy làm sao Thầy điều hành hết được, mấy con biết.

(34:15) Cho nên Thầy lo đủ thứ chuyện chứ đâu phải một thứ chuyện. Vừa mặt đối nội, đối ngoại làm sao cho đem lại sự bình an cho cái Tu viện. Nhưng mà thấy trước những cái sự kiện nó sắp xảy ra ở Tu viện thì mình đã giải quyết rồi. Con thấy không? Thầy phải khéo léo, chứ nếu mà đợi tới thì mình thì mình giải quyết sao kịp.

Rồi bây giờ mấy con được cái phần của mấy con là cháu nó được bình an rồi, thì sau này thì có cái điều kiện thì giúp nó, có thể nó đủ điều kiện để cho nó mãn cái nguyện của nó, làm cái việc từ thiện là nó sẽ in được cái số kinh sách. Photo được số kinh sách có giấy phép đàng hoàng, thì mấy con sẽ cho bà con người ta được điều tốt.

Và đồng thời nếu có điều kiện thì Thầy về cái ban mà văn hoá mà Thiền, cái chánh pháp của Phật thì họ sẽ trích cái số tiền họ gởi. Nếu mà cháu làm thì Thầy sẽ đề nghị là trích số tiền để giúp cháu để mà làm cái việc đó, ấn tống kinh sách. Thì trong cái ban về tài chánh đó thì họ sẽ trích ra cái số tiền giúp đỡ, chứ không có gì đâu mấy con yên tâm, không có gì.

Mà Thầy mong rằng ở quê con mà nó được cái chi nhánh của trung tâm nữa thì nó quá tuyệt. Thì thôi bây giờ nó cũng mọi điều thì nó cũng đã chuyển biến, nó cũng đã qua nhẹ nhàng rồi. Mấy con bây giờ bình tâm, yên ổn. Sau những ngày tháng mà ở thành phố Thầy thấy mấy con quá vất vả. Nhưng nếu mà đã bỏ cháu sao được, không thể nào bỏ nó được. Nhưng mà mấy con thôi, vui vẻ, rồi bình an trở về. Sau đó là nó sẽ được yên ổn, chứ không gì.

Còn riêng con, con bệnh thì con phải cố gắng, sau này nó yên rồi, con cố gắng con tập tu. Để mình chuyển cái bệnh của mình cho nó trở thành mạnh khoẻ và tu tập tiến tới, để làm chủ sự sanh, già bệnh, chết. Chứ đời người khổ lắm mấy con. Các con thấy không? Khổ, quá khổ!

(36:11) Cho nên các con thấy cuộc đời sinh ra quá khổ, không chuyện này cũng chuyện khác. May một chút xíu cháu thôi, Thầy thấy cũng quá khổ. Chỉ một chút xíu thần kinh nó bị căng thẳng, rồi nó cũng bị khổ. Cho nên bây giờ nó mọi cái nó đều qua hết rồi, thì mong sao từ đây về sau nó sẽ được bình an, nó không có gì nữa hết. Mong cho gia đình của các con được bình yên, đừng có gì mà xảy ra nữa, đừng có kiếm chuyện gì để làm cho khổ nữa hết, nó được bình an.

Thôi mấy con đứng dậy hết, rồi mấy con sẽ về nghỉ ngơi. Rồi chừng nào mấy con về cũng được hết, không có gì đâu con. Rồi con hỏi Thầy con, có gì không con?

Tu sinh Phương- mẹ bé Nhi: Dạ, con thưa Thầy. Xin phép Thầy cho con với bé Nhi ở lại thưa Thầy.

Trưởng lão: Lẽ đương nhiên là con với Nhi mà làm sao đi đâu giờ. Có cái nhà đó hồi nào tới giờ, đi bán vé số, đi xin ăn rồi mà còn gì nữa mà đi đâu. Rồi được rồi, không không có gì.

Thôi con tắt máy đi con, ở đó quay hoài, làm nhiếp ảnh không à. Nghỉ đi con, lo mà bình an, tập tu con, nghe không? Chứ đừng có làm nhiếp ảnh gia nữa, ráng mà tập. Nghe lời Thầy đi, sẽ được. Thôi Thầy vô con. (39:42)

HẾT BĂNG