05- CÁCH THỨC QUÁN THÂN TRÊN THÂN TỨ NIỆM XỨ

2006 CHÁNH TƯ DUY 05- CÁCH THỨC QUÁN THÂN TRÊN THÂN TỨ NIỆM XỨ

2006 CHÁNH TƯ DUY 05 - CÁCH THỨC QUÁN THÂN TRÊN THÂN TỨ NIỆM XỨ

Trưởng Lão Thích Thông Lạc

Ngày giảng: 14/03/2006

Người nghe: Tu sinh nam

Thời lượng: [51:44]

Số lượng: 20 băng

Tên cũ: CTD02B-(Nm)-ThầyBênCạnhCácCon-TổChứcCơSởTuHọc-KinhSách-QuánThânTNX(14-03-2006)

Pháp âm: https://thuvienchonnhu.net/audios/2006-chanh-tu-duy-05-cach-thuc-quan-than-tren-than-tu-niem-xu.mp3

1- TÌNH THƯƠNG CỦA NGƯỜI THẦY

Thắng trăm trận không bằng thắng mình mấy con. Mà sự tu tập là sự tu tập để thắng mình là một cái điều nỗi khổ. Cho nên trong tất cả những cái điều kiện mà chúng ta hiểu lầm nhau, rồi chúng ta sẽ có những cái sự không hay cho nhau. Rồi nó làm chúng ta lộn xộn, rồi càng sóng gió lại càng nhiều hơn nữa, sóng gió từ chỗ này đến chỗ khác.

Từ chỗ Thầy gần gũi các đệ tử của Thầy để đào tạo họ trở thành những người tu chứng. Nếu không gần gũi làm sao biết họ tu sai mấy con? Không gần gũi làm sao mà lắng nghe sự tu tập của họ cách thức này, cách thức kia. Muốn đào tạo cho họ thì phải gần gũi.

Thầy nhớ trong thời đức Phật. Khi đức Phật, khi ông Mục Kiền Liên xin đức Phật vào một khu rừng vắng để tu tập. Đức Phật chấp nhận, và đồng thời luôn lúc nào cũng có sự hiện diện của đức Phật dù là buổi tối, buổi khuya, giờ nào cũng có. Khi ông Mục Kiền Liên tu sai là ngay đó đức Phật đã bảo rằng im lặng như Thánh, không cho ông khởi niệm về cái điều kiện ông đã tu.

Và đồng thời các con đọc cái bài Khu Rừng Sừng Bò chưa? Ba vị tôn giả ở tu, đức Phật đến thăm, ba người trình bày cho đức Phật nghe sự tu tập của mình. Mà nói về pháp độc cư, mình sống tùy theo ý của người bạn của mình, không phải do ý của mình. Các con thấy thấm thía. Ở trong kinh thì nói đức Phật đến có một lần, chứ mình có nghe nói nhiều lần đâu, nhưng mà các con biết không? Không phải đức Phật đến thăm một lần đâu mấy con.

Nếu mấy con có Tam Minh rồi các con sẽ nhìn thấy cái lòng thương của đức Phật đối với đệ tử của mình. Khi ba vị tôn giả này vào khu rừng sừng bò để mà tu tập, mấy con mới thấy thương đức Phật vô cùng. Người không để học trò của mình tu tập một mình lạc đường, các con nên nhớ điều đó.

Cho nên khi mà chúng ta đọc trong kinh đó, chúng ta đừng nghĩ rằng đức Phật đến thăm có một lần đâu, nhiều lần lắm mấy con. Hướng dẫn cho các vị này để mà chứng đạo không phải là chuyện dễ, cho các vị này đều chứng đạt được Tam Minh trọn vẹn. Ba vị này đều là chứng đạt Tam Minh hết, chứng quả A La Hán hẳn hòi. Nếu đức Phật không chăm sóc đệ tử của mình thì đến khu rừng Sừng Bò để làm gì mấy con?

(02:13) Cho nên ở đây Thầy muốn nhắc lại để cho mấy con thấy, khi một bài kinh như vậy thì mình chưa có thấu rõ. Thì mình muốn thấu rõ, thì mình phải sử dụng cái trí Tam Minh của mình chứ gì? Trở về để xem khu rừng Sừng Bò bao nhiêu lần đức Phật đến đây? Đâu phải một lần mấy con. Nhưng bài kinh người ta chỉ viết một lần, nhưng nhiều lần lắm mấy con.

(2:33) Còn ông Mục Kiền Liên mà vào cái khu rừng yên tịnh có một mình, lúc nào ông có những cái niệm gì thì đức Phật đã ra lệnh ngay liền, không để cho ông ta bị lầm ở trên cái niệm đó, để cho rằng mình biết hết. Thầy nghĩ rằng đức Phật là một người cha thương yêu các đệ tử của mình hơn là con của mình. Khi nhận một người tu theo mình rồi, có trách nhiệm rất lớn, cho nên luôn luôn chăm sóc. Các con ngồi tu thì đức Phật có nằm ở trong thất của mình để mà nghỉ ngơi đâu. Ngài không nằm nghỉ ngơi mấy con, thương đệ tử của mình, ngài chăm sóc rất kỹ.

Nhưng mà người ta cứ nghĩ rằng ngài dùng thần thông. Thầy nghĩ rằng không bao giờ đức Phật dùng thần thông đâu, mà luôn luôn trực tiếp. Ngài cũng có thể dùng thần thông quan sát, nhưng mà trực tiếp đến với người đệ tử của mình giúp đỡ. Chứ không phải, chỉ có quan sát để xem coi, rồi ngài phải đến với con mà thôi.

Đó là cách thức của đức Phật ngày xưa. Còn hôm nay thì Thầy quá nhiều công việc, Thầy cũng không bỏ mấy con, nhưng có điều kiện. Mấy con tu không nghe lời Thầy, tu sai, tu theo ý của mình.

Cho nên từ lần lượt những cái điều tu sai đó mà nó có những cái bài mà Thầy dạy đúng. Nếu mấy con tu không sai thì chắc là không có những cái bài này. Vì tu sai mà có những cái bài này. Nhờ Thầy đọc lại, nhờ Thầy nói lại cái những cái sai của mấy con, bên nữ cũng như bên nam.

Rồi thầy Từ Quang thu băng, rồi ghi lại giùm Thầy, Thầy cũng không có thì giờ viết nữa. Nhưng mà Thầy chỉ nói khi Từ Quang đến gặp Thầy, và nói cái vấn đề tu tập, cái sai cái đúng như thế nào. Và đồng thời qua những cái sai của mấy con nhiếp tâm trên Tứ Niệm Xứ sai. Thầy nói rất cụ thể rõ ràng, và Thầy cũng chuẩn bị cho mấy con từng chút trước khi mà vào tu Tứ Niệm Xứ. Thế mà mấy con không hiểu, không hiểu. Tưởng là pháp này tu là như vậy, pháp kia tu như vậy, chứ không ngờ nó là cái chân rít. Dạy mấy con để rồi mấy con sẽ áp dụng vào cái phương pháp đó nó thực tế và cụ thể hơn.

Hôm nay có một điều mà Thầy muốn nói, sự thật ra từ khi mà Thầy thành lập Tu viện đến hôm nay, từ những cái chiếc xe mà để sắm trong tu viện này, hầu hết là do Phật tử cúng dường. Thầy không sắm một cái chiếc xe gắn máy nào hết.

(4:58) Cái xe đầu tiên của Thầy và thầy Chân Tịnh mà đi ra Phước Hải. Cái xe honda đó là do cái nhóm của Trực Đạt, Trực Ngộ. Những người đó cúng dường để mua xe đó, để Thầy đi làm Phật sự ở Phước Hải. Hai thầy trò đi, nó đâu phải là dễ dàng lắm sao! Đây xuống thành phố nghỉ ở nhà Tâm Như. Rồi khuya, rồi hai thầy trò mới dậy đi ra Phước Hải. Đây thầy Chân Tịnh có mặt ở đây, thầy trò vất vả vô cùng với khu an dưỡng ở ngoài Phước Hải.

Lúc bấy giờ thầy Chân Quang tức là thầy Thông Huyễn đó, thầy ở ngoài đó, còn tụi này thì cứ đi ra vô. Hai Thầy trò đi ra vô vất vả, nhiều khi xe hết xăng, thầy trò đẩy nhau đi cả cây số. Các con thấy, nhiều khi bị lủng bánh cũng phải chịu, nắng dầm mưa trên chiếc xe như vậy. Mà lúc bấy giờ được chiếc xe như vậy, cũng là hạnh phúc lắm rồi, có phương tiện đi. Và gần đây thì có chú Dũng ở Đà Lạt đã cúng dường cho cô Út một chiếc xe nữa, để trong tu viện đi.

2- TẤM LÒNG VÀ CÔNG LAO CỦA CÔ ÚT

(06:01) Thì mấy con biết rằng, trong tu viện chúng ta từ lâu tới giờ thì cô Út ở trong nhà bếp. Thì có mấy cô như cô Mười, cô Tám, cô Tú và có một số cô nữa, đều quây quần ở trong nhà bếp để hàng ngày chúng ta có bữa cơm ăn. Do cái sự mà lao động như vậy, cho nên mấy cô đó đều là ở miền Hậu Giang.

Cho nên khi mà có chú Dũng hoặc là có cái dịp mà đi để mà. Cô Út thì cũng không ham đi chơi đâu, theo Thầy biết cô không ham đi chơi. Nhưng mà vì mấy cô muốn nghỉ xả hơi và có cái dịp, mà có những người trên Đà Lạt như chú Dũng đồ đó mời đi, hay hoặc là cô Tịnh An. Thì do cái duyên như vậy, thì cô Út tổ chức để cho mấy cô đi. Và đồng thời mấy cái chú lao động làm công việc, cái công việc ở đây, hầu hết là dân quê đây, làm gì mà có dịp mà đi Đà Lạt chơi cho biết cái quê hương của mình. Nghe Đà Lạt thì ai cũng muốn biết, cho nên cô Út có lòng rất tốt.

Trong khi tổ chức đi kêu xe vậy đó, cho cả vợ chồng của mấy chú mà làm việc ở đây đó. Làm cho công việc ở đây, xây cất làm công việc mà trong Tu viện mình đó, cho đi hết. Cho đi chơi hết, cô Út chịu tiền xe hết. Đấy là cái lòng thương của cô Út đối với dân quê của mình ở đây. Rồi đối với những người mà lao động cùng cô, mà cơm nước hàng ngày đó, cô cũng cho đi chơi cho biết.

(7:29) Cho nên có nhiều người nói cô phí tiền đi chơi này kia, sự thật ra không phải. Thầy rất hiểu cô Út, cô không phí tiền. Hiện bây giờ cô không có một chỉ vàng sắm riêng cho mình mà. Các con cứ nhìn thấy cô Út không bao giờ có sắm riêng cho mình một chỉ vàng nào cả.

Có bao nhiêu lo cho người khác, lo cho người khác. Thí dụ như những người làm công việc, có cho họ đi thì họ đi, không cho thì thôi. Nhưng mà cô Út nghĩ tội. Họ đầu tắt mặt tối làm không đủ ăn, có tiền đâu mà đi chơi, đi cho biết Đà Lạt chỗ này chỗ kia. Hoặc là đi Đầm Sen hoặc là đi chỗ này chỗ kia, hoặc là đi Suối Tiên đâu. Đều là nhận thấy công lao của họ làm, mà mình đã có những cái Tu viện như thế này. Biết bao nhiêu mồ hôi nước mắt của họ, mặc dù mình trả công. Nhưng mình có ở được như thế này, mình mới thấy được công lao của họ. Cho nên cô sẵn sàng bỏ tiền kêu xe, để giúp cho mấy chú vừa đi chơi vừa này kia để cho biết, đó là cách thức của cô Út.

Còn cái phần nữa, những người mà đến đây chở, hoặc cho những cái người khác, hoặc là những người lái xe. Cô trả tiền sòng phẳng, nhưng còn cho thêm năm chục ba chục, cô cho thêm. Cô là con người rộng rãi, không ích kỷ, không nhỏ mọn đâu mấy con, Thầy biết điều đó rất rõ. Một con người xe ôm mà chở cô vào đây, thực phẩm hay này kia cô mua, mà chở cô vào đây. Khi mà cô trả sòng phẳng mười ngàn, chở vào đây mười ngàn hay năm ngàn, cô cho thêm năm ngàn. Cô nghĩ rằng người ta nghèo lắm, người ta khổ lắm. Người ta làm công việc, người ta kiếm thêm được năm ngàn, mười ngàn rất khó, mình nên an ủi bố thí họ. Như vậy cô Út được lòng nhiều người lắm mấy con. Và chính như vậy mới có cái sự yên ổn của Tu viện của chúng ta.

Sự thật nếu không có cô Út giao thiệp cái kiểu rộng rãi, mà cỡ như Thầy chắc chắn không yên đâu, không yên. Bởi vì, Thầy là một người tu sĩ mấy con, Thầy không làm được cái điều này đâu. Thầy không làm được điều này. Bởi vì Thầy làm điều này người ta đánh giá trị Thầy, Thầy không làm. Cho nên trong cái thời Thầy mà đi trình giấy cho các tu sĩ đây, đều gặp nhiều khó khăn. Cho nên Thầy thấy mình thẳng thắn, thì càng thẳng thắn lại càng khó khăn cho mình, chứ không gì hết; người ta có quyền.

Thầy muốn nói như vậy để cho mấy con thấy rất rõ ràng. Vừa rồi thì thầy Pháp Châu phát tâm, thấy cô Út lấy cái xe đạp mà cưỡi đi từ khu này đến khu khác. Nghĩa là không có xe đạp thì cô chạy lút rút. Như có điện thoại hoặc là có những cái điều kiện gì thì cổ không dừng, cổ lật đật cô chạy. Do đó thì sư Pháp Châu, thầy Pháp Châu đã thông cảm được cái nỗi khổ của cô Út lo lắng cho mọi người như vậy.

(10:17) Cho nên sư Pháp Châu mới rút lấy cái tiền lương của mình, tiền lương hưu của mình mà sắm chiếc xe. Thầy có xin phép Thầy, Thầy nói: “Thôi đừng, đừng có làm cái điều này, bởi vì cô Út cũng có thể làm được thôi”. Nhưng mà sư đảnh lễ Thầy, sư tha thiết, nhìn thấy cô Út quá cực khổ. Thầy cũng không biết nói trước cái lòng mà của sư Pháp Châu. Bây giờ, hiện bây giờ sư Pháp Châu ngồi đây trước mắt. Và sư gọi điện thoại như thế nào không biết, thì ở ngoài đó người ta chở chiếc xe. Người ta mua chiếc xe, rồi người ta chở vào.

Nhưng chắc chắn là cô Út cổ cũng, chắc cổ cũng không dám đi. Bởi vì cô đi cô sợ người ta nói cô sắm xe đi, sung sướng quá, người ta sẽ nói cô thế này thế khác. Nhưng Thầy nói đây là cái lòng của người Phật tử. Người ta tượng trưng người ta nghĩ đến công lao của con, thành ra người ta nghĩ đến cái vấn đề đó.

Đó là những cái hiện tượng mà chúng ta đã thấy. Chứ sự thật ra cô Út, cô cũng không…​ Từ khi mà có những cái xe Dream, những cái loại xe mới. Từ cái chiếc Honda mà ngày xưa mà Thầy có đó, rồi cái xe chú Dũng đều là cái loại xưa hết rồi. Khi mà có những cái chiếc xe Dream hay hoặc là những cái loại xe mới bây giờ, nó hình dáng nó rất đẹp đẽ. Như thầy Mật Hạnh có một chiếc xe Dream đó. Thì trong khi đó, cô Út cô cũng không bao giờ cổ muốn mua một chiếc xe nào mới cả. Chỉ còn lại những chiếc xe cũ đó mà sửa lại đi tới đi lui thôi.

Cũng có nhiều người bảo cô hãy mua chiếc xe đi, nhưng mà cô không mua. Thầy cũng nói rằng đừng nên mua, mình ở đây là mình lo cho chúng thôi, đừng nên mua cái gì cả. Có cái gì, phương tiện gì thì mình đi phương tiện nấy mà thôi. Nhiều khi cô đi đâu, Phật tử mà đến đây rồi về, rồi cô kêu xe này kia thì Thầy rầy. Thầy nói: “Phật tử người ta đến, rồi người ta tự về được, tại sao con lại làm cho tốn hao như vậy?”

Cô nói như thế này, mà Thầy cũng không nói được. Cô nói: “Họ đến đây nhưng mà vì họ muốn tu theo mình. Nhưng mà mình còn cái tình người. Họ đến đây mà không nỡ mình để họ đi về mà không biết…​ Họ là người ở xa, họ đi về không biết, về thành phố thì họ không biết cái chỗ bến xe chỗ nào. Rồi ở đây thì nó có nhiều người hung dữ và gian ác. Rồi họ lấy đồ của mấy người Phật tử này hoặc là họ giết đi thì mình cũng sẽ hối hận. Tốt hơn là mình chịu chút ít tốn, mình đưa họ tới tàu tới xe hẳn hòi đàng hoàng, thì mình mới an bụng. Chứ còn con nghĩ rằng để cho họ đi vậy thì con không an bụng, con không an bụng”.

(13:55) Trước cái lòng mà cô Út nghĩ đến những người Phật tử, nhất là những người già mà đến đây, mà đi trở về mà không đưa thì cô xốn xang lắm. Các con bằng chứng là các con thấy khi ở đây có những người nào bệnh. Như vừa rồi Nguyệt Cảo đã bệnh do cái sự mà cầu cơ, vô trong này không tu, sống độc cư rồi tìm cách cầu cơ cho vui, do đó mà trở thành bệnh tưởng. Vì vậy mà cô Út cũng phải bỏ tiền xe, rồi cho thêm tiền để đi về dưới quê ở dưới Châu Đốc. Ở dưới xa chứ đâu phải gần? Cho nên cô Út phải vất vả đi đêm, suốt cả đêm ngày để rồi đưa tận nơi, tận chốn.

Rồi vừa rồi thì ở ngoài Nghệ An, Hà Tĩnh như cô Thung hay cô gì đó bệnh, cô cũng phải đưa từ đây mà về tới ngoải, mấy con. Cô làm tất cả những cái công việc của cô như là một người mẹ thương con. Cho nên người ta không hiểu cổ đâu, người ta không hiểu cổ. Nhìn cổ rất là vất vả cực khổ. Người ta cứ nghĩ cô là xài tiền phí của đàn na thí chủ.

Nhưng mà sự thật ra, thí dụ chẳng hạn như trước kia đó thì cổ nghĩ rằng cô sẽ cất cái nhà bếp ở bên khu nữ ở bển. Thì cô nghĩ rằng sẽ dọn cái nhà bếp bên đây đi qua bên đó, để mà nấu ăn bên đó, bên khu nữ đặng người nữ họ không có qua lại bên đây. Dự định như vậy, nhưng mà chương trình nó thay đổi là Thầy thấy nó cũng hợp lý. Nó thay đổi là vì Thầy nghĩ rằng không nên để cái nhà bếp ở trong khu Tu viện. Mà mình có thể, mình kêu gọi Phật tử, họ có thể tìm cách họ làm sao, họ cúng dường mình mà ở bên ngoài cho nó dễ dàng hơn.

Thì không ngờ rằng trong cái chuyến vừa rồi, Thầy đi Thầy gặp cô Liên Châu. Thầy có đề nghị thì cô Liên Châu nói được. Cô sẽ giúp đỡ, cô và số Phật tử thành phố giúp đỡ. Thì do đó cái nhà bếp nó không còn sử dụng nữa, không còn có ý để dời cái nhà bếp qua bên đó. Thì cái nhà bếp đó bị đập phá đi, thì người ta nói cô Út sao phí quá? Sự thật ra nó không có, theo Thầy thấy để cũng không sử dụng được, mà nó lại mất đi cái chỗ mấy cái thất không có người ở tu, thì rất uổng.

(15:05) Cho nên Thầy nói, bởi vì nhiều khi trong cái vấn đề mà xây dựng đó, chúng ta phải vẽ cái đồ án trước tiên. Cái gì chỗ nào chúng ta phải lập thành, nhưng nó có nhiều thay đổi. Mà nhiều thay đổi thì chúng ta buộc lòng phải sử dụng sao cho nó hợp lý để nó lợi ích. Chứ không khéo rồi chúng ta cứ để đó, có hình thức đó thì nó không lợi ích.

Cho nên vì vậy mà, khi mà góp ý đó, Thầy nói thôi bây giờ cứ đập cái nhà bếp này bỏ đi, rồi xây dựng lại, sửa lại mấy cái thất. Sửa lại mấy cái thất để cho các cô có thể đến ở tu. Thì mà hiện giờ, thì mấy con thấy cái khu vực bên nữ toàn là thất, không còn cái nhà bếp nữa. Và những cái vị trí nhà bếp đều được dời đi chỗ khác. Do đó dời lại phía trước để rồi chúng ta có cái nơi mà hôm nay chúng ta đi khất thực.

Thầy muốn nói để chúng ta thấy được cái nỗi khổ của tu viện từng bước đi lên. Hôm nay mà có được cái lớp học sáu mươi mấy người và cộng thêm số dự thính là bảy mươi mấy người. Mà được yên ổn ngồi đây thì công lao cô Út rất lớn.

Mà những nhà cửa mấy con thấy được trưng dựng. Như vừa rồi mấy con trực tiếp, mấy con thấy khu dưỡng lão mà cô Út mà cất mười hai cái nhà. Với hai cái nhà ở bên khu mà các thầy ở đó, mới thêm hai cái nữa là mười bốn cái nhà. Thì trong khi đó hoàn toàn là cô lo lắng từ cái chỗ mà đặt người ta làm đường làm xá cho nó sạch sẽ, cho cái khu những người già. Bởi vì cô nghĩ rằng những người già mà quét bụi bặm nhiều, như chúng ta ở đây đó, sáng mà chúng ta quét bụi bặm nhiều lắm mấy con. Đó là một cách thức cô giải quyết cho những người già, cái khu dưỡng lão đó để cho mọi người về ở được yên ổn.

Cổ lo cổ làm hết, cổ mướn thợ, mướn này kia làm hết. Nhưng mà đồng tiền ở đâu, ở đâu mà có mấy con? Do đồng tiền của các Phật tử gửi làm việc từ thiện. Thì cái khu dưỡng lão cũng là cái vấn đề từ thiện, chứ có gì khác hơn hết. Nhưng mà nó nằm trong Tu viện chúng ta, ngoài Tu viện chúng ta thì không thể làm được.

Cho nên tất cả những cái này, cô không ăn đồng lớn đồng nhỏ trong này. Nhưng mà cô có đồng nào vét lo làm từng nấy. Và chi phí biết bao nhiêu thứ chi phí ở trong này, điện nước tất cả mọi cái cô đều chi phí hết. Cô đều gánh vác hết, nhưng người ta nói thế này, người ta nói thế khác.

3- TỔ CHỨC QUẢN LÝ CƠ SỞ TU HỌC

(17:23) Hôm nay có cái bài như thế này tại vì họ đã hiểu sai, Thầy xin đọc lại cho mấy con nghe:

Kinh gửi Thầy Thông Lạc và các anh chị cùng chí hướng.

Tôi may mắn có duyên học hỏi chánh pháp do Thầy Thông Lạc hướng dẫn. Nay nhận thấy có những điều cần đóng góp để cùng Thầy và các bạn thực hiện tốt hơn trên con đường mà Thầy đã vạch ra. Mục tiêu của hoạt động giải độc người Việt Nam nói riêng và nhân loại nói chung ra khỏi sự mê tín và tà pháp. Tạo điều kiện để mọi người được học hỏi, tiếp xúc với chánh pháp ngõ hầu mang lại đời sống đạo đức hạnh phúc.

Hai, đào tạo tu sĩ giác ngộ theo con đường Thầy đã dày công đeo đuổi. Để thực hiện hai điều trên thì cần phải có tổ chức như sau:

Ban tổ chức tại Việt Nam làm nòng cốt. Ban tổ chức tại các nước ngoài Việt Nam. Ban tổ chức tại Việt Nam, ban tổ chức trung ương, ban này gồm một nhóm người được Thầy và các cư sĩ tín nhiệm bầu ra. Thầy sẽ là người hướng dẫn cho ý kiến trong sự hoạt động của ban. Nhưng ban tổ chức sẽ điều hành mọi hoạt động.

a) Ban tổ chức sẽ được bầu ra với nhiệm kỳ hàng năm.

b) Ban sẽ gồm một người chính và những người cộng sự trong đó có thủ quỹ.

c) Nhiệm vụ của ban tổ chức phối hợp với Thầy để hoạt động cho hai mục tiêu trên, quản lý cơ sở, tạo điều kiện cho Thầy dạy dỗ tu sĩ và cư sĩ.

Sự thật cái quản lý cái cơ sở thì quản lý về kinh tế về tiền bạc thì đúng. Còn cơ sở thì chỉ có cái người mà địa phương, cũng như bây giờ cô Út, cổ ở đây rồi cổ quản lý, cổ tiếp về cái mặt ngoại giao bên ngoài thì nó dễ. Còn cái người khác thì không thể nào quản lý cơ sở này được. Chỉ có những cái người mà ở đây từng quen biết thì họ quản lý cơ sở.

Cũng như các thầy, các cô đây quen để lo công việc ở trong này đó. Thì cùng với cô Út để quản lý cơ sở, thì đến một cái ban tổ chức chúng ta ở đâu mà quản lý này thì không thể làm được. Cho nên cái này là để quản lý về kinh tế, tạo điều kiện cho Thầy dạy dỗ tu sĩ và cư sĩ. Thì cái chỗ này sửa lại.

(19:51) Biên tập, thu âm thanh bài giảng, ấn tống sách vở, CD phân phối các nơi. Thông tin liên lạc với các tổ chức địa phương và ngoại quốc. Họp và báo cáo hàng tháng về ngân quỹ, sách vở, tình hình tu tập, hoạt động của ban tổ chức. Nghiên cứu để tiến hành thành lập các trung tâm an dưỡng.

Hai: Ban tổ chức tại các địa phương, các tỉnh, tổ chức cũng giống như ban tổ chức trung ương nhưng nhiệm vụ và liên lạc chặt chẽ phối hợp với ban tổ chức trung ương để hoạt động. Ban tổ chức, hai ban tổ chức ngoại quốc. Mỗi quốc gia ngoài Việt Nam như Pháp, Úc, Mỹ sẽ có một ban tổ chức tương tự như ban tổ chức trung ương. Ban này liên lạc phối hợp để hoạt động với ban tổ chức trung ương.

Trên đây chỉ sơ lược trong việc tổ chức, để đạt được hai mục tiêu trên một cách hữu hiệu hơn. Ngoài ra tôi xin có một vài đóng góp với những sự việc tôi đang trong phạm vi hạn hẹp của tôi. Một khi có tổ chức hẳn hòi, thì mọi hoạt động phải được thông qua ban tổ chức. Tránh được tình trạng làm việc tùy tiện, đặt Thầy trước tình trạng, rồi khiến Thầy phải buộc lòng tùy thuận.

Cư sĩ khi cúng dường liên lạc và thực hiện trực tiếp với ban tổ chức tại địa phương hoặc tại quốc gia cư ngụ. Tránh tình trạng cúng dường với điều kiện ban tổ chức sẽ hoàn toàn quyền sử dụng ngân sách theo nhu cầu của ban tổ chức chung. Trong lúc tu tập như là một cư sĩ tha thiết với Phật sự, thiếu sót là một điều không thể tránh được, nên kính mong Thầy và các bạn chỉ dạy, đóng góp thêm.

Kính thư.

Hoàng Yên.

Đây là cái chú Trương Hoàng Yên có cái ý kiến, ý kiến thì cũng rất hay. Nhưng mà trong cái vấn đề đó là mình phải góp thêm về cái phần ý kiến này. Để mà chúng ta nắm vững, để cái tổ chức nó vững vàng tốt hơn. Chứ còn không khéo thì không có cái góp ý nhau, thì chúng ta sẽ cô đọng lại trong một cái tổ chức như là một cái chính quyền.

Thí dụ như Thầy nói bây giờ đặt hành như bây giờ ở đây, thì cái ban mà tổ chức về quản lý cơ sở ở đây đó thì cái Tu viện này, thì hoàn toàn là cái người và thêm một vài người nữa đó thì trong đó phải có cô Út chứ không có cô Út thì cái quản lý ở đây không trọn. Bởi vì cô Út là cái người thông suốt ở cái địa phương, giao thiệp ở địa phương, cô Út biết tất cả mọi cái. Còn nếu mà không có cô Út ở đây thì không làm được.

(22:44) Còn trái lại thì cái nơi nào mà của cô Liên Châu hoặc là chú Chơn Tâm thành lập thì giao quyền lại cái người mà quản lý đó. Thì cô Liên Châu quản cái vấn đề đó, cô từng trực tiếp với nhà nước với chính quyền. Thì cô sẽ làm việc tất cả mọi sự với cái điều kiện đó để bảo đảm sự yên ổn cho những tu sinh mà đến đó ở tu.

Chứ còn cái người khác như cô Út đến cái cơ sở của cô Liên Châu làm thì cô cũng chẳng biết đường nào hết. Đó là cái quản lý của cái cơ sở đó, là cái người từng đã xin phép, từng đã làm cái việc đó, cái người đó quản lý mới đúng. Cũng như ở đây là cô Út là cái người từng quản lý ở đây. Đã xin phép tắc, đã làm cái này kia ở đây thì cô Út là người quen, cho nên cổ quản lý cơ sở là đúng.

Còn cô Liên Châu mà lo cái cơ sở ở ngoài Long Thành mà được, đó là cô Liên Châu sẽ quản lý. Còn ở Phước Hải mà được thì ở Phước Hải là phải do chú Chơn Tâm sẽ quản lý. Còn ở Hà Nội mà được thì chú Tuấn phải là người quản lý. Bởi vì chú chạy tới chạy lui, chú quen biết tất cả mọi mặt, chú là người quản lý.

Còn cái tổ chức của chúng ta hiện mà đứng ra tổ chức như vậy đó, là chúng ta tổ chức để quản lý cái tài khoản kinh tế cho các cái cơ sở này mà thôi. Khi bây giờ cái cơ sở đó cần bao nhiêu, cái số tiền bao nhiêu thì xin cái ban tổ chức đó đó, phải chi cho cái cơ sở đó để mà người ta làm cái công việc của người ta. Người ta đề xuất ra một cái văn bản, là phải cần chi cho cái cơ sở đó. Thì nó như vậy là nó trở thành cái trung tâm an dưỡng và cái quản lý cái tài khoản của cái trung tâm an dưỡng.

Thì cái trung tâm an dưỡng mà ra đời đó, thì cái Tu viện Chơn Như chúng ta cũng sẽ nằm ở trong cái cơ sở của trung tâm an dưỡng, chứ không phải ngoài cái trung tâm an dưỡng. Và những cái chi phí nó sẽ chi phí về cái Tu viện của chúng ta. Thì ở đây cần thiết cái gì đó thì chúng ta sẽ gọi cái người mà quản lý về cái tài khoản. Chứ còn quản lý về cơ sở thì quản lý không đúng. Bởi vì cơ sở nào thì nó có cái người tại địa phương đó người ta sẽ quản lý, cái người mà làm công việc mà xin phép.

(24:45) Cũng như hồi nãy Thầy nói, ông Cấp Cô Độc mà cúng dường cho đức Phật tịnh xá Kỳ Hoàn thì ông là người quản lý đó chứ không thể mà vua Bình Sa Vương quản lý cái cơ sở của ông Cấp Cô Độc được, các con hiểu điều Thầy muốn nói. Cho nên cái cơ sở của bà Visakha cúng dường đức Phật, thì cái cơ sở đó đó, thì bà Visakha là cái người đã làm ra cái chuyện đó thì bà là người quản lý ở đó. Đói, khát, no, ấm thì do bà làm cái công chuyện đó, thì đó là cách thức đúng.

Cho nên ở đây Thầy xin rằng là sẽ góp ý thêm cái phần này để khi mà tổ chức, chúng ta biết cái vị trí chúng ta đứng để chúng ta hoạt động. Chứ không khéo chúng ta ở đâu mà chúng ta quản lý cái cơ sở ở đây, thì chắc chắn là chúng ta hỏng chân rồi, chúng ta không biết cách, không có đúng. Đó là Thầy góp phần ý kiến, để biết rằng tất cả những cái sự kiện nó ngoài cái ý muốn của Thầy.

4- TU VIỆN CHƠN NHƯ TỪNG BƯỚC ĐI LÊN

(25:44) Và đồng thời hôm nay thì mấy con cũng biết rằng, là vì cái đất của chúng ta đây là một cái loại đất cát. Cho nên vì vậy mà mùa nắng thì chúng ta quét bụi rất nhiều. Do khi mà cô Út cổ thấy như vậy đó, mà ở cái phía trước các con biết là cô mua đá, mua xi măng mà cổ tráng kêu là tráng sơ sơ đó, tráng cho nó đừng có bụi đó, để mà quét nó đừng có bụi. Thì lúc bấy giờ cổ chỉ tráng vừa xong đó thì Phật tử lên án liền, nói cô làm quá là ở Thường Chiếu rồi.

Nhưng mà cổ chỉ làm cho nó đừng có cát thôi, nhưng mà người ta vẫn lên án cổ là làm như Thường Chiếu. Và đồng thời thì Thầy thấy rằng sau những cái điều mà cổ làm đó, thì một thời gian sau, thì những cái cô bị tráng nó mỏng, nó ít cho nên nó vẫn bị bể hư. Cho nên sau đó Thầy mới nói với cổ thà là mình đừng có làm, mà mình làm thì phải làm cho chắc. Mà do đó mới kêu một cái số thợ hồ mà làm cái khu an dưỡng cho cái người già.

Mấy con thấy ở bên đó làm đường thì cái số người thợ hồ đó họ làm, thì chắc chắn là họ đổ bê tông như vậy đó. Thì chắc chắn là nó chắc nó không bị bể như là cô Út đã làm ở đây. Ở ngoài đó làm mười lần thì cô Út ở đây làm có một lần. Nghĩa là cô rắc đá mỏng vầy, rồi cô mới trộn xi măng, hồ đó cô mới tạt lên, rồi cô lấy bay, cô tráng cho nó đừng có cát. Cô làm rồi nó một thời gian sau, bị nó mỏng, rồi nó sẽ bị bể đi. Do đó, cái tình trạng mà hiện giờ nó đã bị bể nhiều chỗ đó, là nó trải qua một hai năm, ba năm thì nó đã bị bể rồi. Cho nên ở đây, thà là chúng ta không làm, mà làm thì làm cho chắc.

(27:26) Gần đây thì Thanh Quang có đề nghị với Thầy đó, tính ra thì nếu mà lót đá với bê tông, mà đá với xi măng như vậy đó, cát xi măng vậy đó thì nó cũng tốn hao bằng cái mình lắp gạch đỏ. Thầy cũng chẳng muốn hiểu làm sao, nhưng mà cái điều kiện là đối với Thầy thì nếu mà cuộc đời sống mà du tăng khất sĩ, chắc là rày đây mai đó rồi. Thì cái cơ sở mà quản lý, thì cái người mà ở tại đó họ làm sao cũng được hết, chứ không lẽ Thầy quản lý. Thì bây giờ mấy con làm sao thì Thầy cũng vui vẻ chấp nhận.

Chứ trước kia thì chú Chân Tâm đó, về đây chú bỏ tiền để mà chứ làm cái này, chú xây dựng cái chùa ở đây. Cái nền móng này là nền móng cất bằng gạch ngói, hẳn hòi đàng hoàng. Cất giống như là cái kiểu cất cốc đó thì giống như cái Tu viện Chơn Không ngày xưa.

Cái ngày xưa mà cái Tu viện Chơn Không, cái thiền đường mà Tu viện Chơn Không đó. Mà hiện giờ thì đã đập phá hết rồi, xây dựng bây giờ khác, bây giờ thành một cái mái chùa cong. Còn hồi đó thì nó đơn giản như cái Tổ đường của chúng ta vầy. Cái Chơn Không ngày xưa thì nó y như cái này, nó rộng hơn cái này một chút. Nhưng mà vách mà xây bằng đá, đá xanh đó, vách xây bằng đá đẹp lắm. Nhưng mà bây giờ đã đập hết rồi, không có còn cái di tích đó nữa. Sau khi chiến tranh thì nó bị đổ vỡ, nó bỏ hết, do bây giờ nó khác.

Còn Thầy thì trước kia thì cái hình dáng đó thì chú Chơn Tâm chú đã thấy cái hình dáng của cái thiền đường của Chơn Không, của Hòa thượng Thanh Từ đó. Thì chú muốn xây dựng cái thiền đường y như vậy. Cũng đá xanh, mua đá về mà xây cái vách đá lên làm kiên cố. Rồi ở trên có trần này kia, làm rất là sạch sẽ, nhưng mà Thầy cấm liền, khi mà làm cái nền là Thầy không cho. Thầy nói: “Thôi để Thầy sẽ làm tầm vong trúc tre là được thôi”.

Sau đó cái nền này bỏ rất lâu, rất lâu Thầy mới làm, chứ không phải là nói rồi cái Thầy làm liền đâu, không phải. Cả ba bốn năm, năm năm sau kìa, Thầy mới làm cái nhà này, chứ không phải Thầy mới làm cái nhà này. Cái nền này nó bỏ nền đất rất lâu, mặc dù xây lên cái nền đổ rồi, đàng hoàng. Nhưng mà phải bỏ đi hết, Thầy không chấp nhận.

Bởi vì Thầy thấy rằng cuộc đời tu, tất cả các pháp đều vô thường. Không có cái gì là thường, mà mình làm chi nó tốn hao nhiều tiền của Phật tử. Trong khi chú Chơn Tâm, chú có tiền thì chú muốn làm, là chú đổ cái đường ở trước, hồi đó đường mà chúng ta đi vô đây đó, hầm hố lầy lội đi phải lội nước. Cho nên chú bỏ tiền ra, chú làm cái đường để đi vô trong chùa này. Sau này thì Nhà nước lấy cái đường đó mà làm thêm ra.

(30:07) Chứ sự thật ra hồi đó làm rất là vất vả mấy con. Làm mà cục đá rớt xuống ruộng họ, mà nó có đụng một cái cây gì trên rào của họ, là họ xách rựa ra họ đòi chém mình đó. Làm đường hồi đó khó lắm mấy con. Vậy mà làm được con đường đi vào chùa, chứ không khéo, xe đi không được đâu. Nghĩa là hầm hố lầy lội không à. Đó là từng bước mà đi lên, từng bước mà đi lên của Tu viện. Chứ không phải hôm nay mấy con thấy một cái khu rừng bạt ngàn cây ở trong cái khu, mà nhà cửa san sát như thế này, đó là cũng từng bước đi lên. Chứ không phải một ngày mà chúng ta làm được đâu, cả một thời gian dài, hai mươi mấy năm trời. Dành từng đồng từng cắc của Phật tử cúng dường mà nó mới phát triển được như thế này, chứ không phải trong một ngày.

5- BẬC CHÂN TU

(30:55) Rồi hôm nay thì mấy con về đây mấy con tu tập, thì tâm nguyện của mấy con từ sắm cái này, cái kia. Chứ đối với một cái người tu như Thầy thì chắc chắn là tất cả tiền bạc đều giao cô Út hết, Thầy không cất giữ đồng nào. Nhưng mà nhiều khi, người ta nói Thầy cho người này, người kia.

Sự thật ra đúng là Phật tử cúng dường Thầy thật, họ tha thiết, họ thương Thầy lắm, họ cúng dường. Họ đề trong cái phong bì thư này: “Kính cúng dường Thầy”, tức là họ cúng dường thẳng cho Thầy. Nhưng mà Thầy giữ làm gì? Thầy ăn làm gì, ngày có một bữa? Thầy cất tiền để làm gì? Thầy giao lại cho cô Út, từ đồng từng cắc, từng bao thư, cái năm chục, ba chục, một trăm, hai trăm đều là giao, không cất giữ đồng nào hết.

Nhưng mà Thầy rất thương yêu cho những người đệ tử của Thầy. Nhiều khi cần phải giải quyết một cái sự việc gì, cho nên thậm chí như lúc bấy giờ Thầy chạy Thầy đi mượn tiền, mấy con. Mà ở đây cái người mà chứng kiến Thầy đi mượn tiền để mà Thầy giúp đỡ cho người đệ tử Thầy trong cái lúc ngặt nghèo. Thì biết Thầy chạy, Thanh Thúy đưa Thầy, Thanh Thúy có hai cái giấy năm chục thôi. Trời ơi! Thầy bây giờ, Thầy cần nó tới một triệu, hai triệu đi mà nó có hai cái giấy năm chục, có trăm làm sao mà giải quyết được việc.

Cho nên vì vậy mà Thầy chạy đầu này đầu kia để mà Thầy tìm cái đồng bạc, để giải quyết cho người đệ tử của mình trong khi ngặt nghèo khó khăn. Thầy biết phải giải quyết liền cấp tốc, mà không giải quyết làm sao đây? Nhưng mà, thì cũng may mắn là mấy cô, cô Liễu Châu. Thầy đến, Thầy hỏi cô có không, cô cho Thầy mượn. Thì cô Liễu Châu cô sẵn sàng, cô đến cô mượn mấy cô cho Thầy.

(32:38) Trong khi đó Thầy có được số tiền Thầy giải quyết liền cho người đệ tử của mình, để cho họ an ổn, họ tu tập, mấy con. Đó những cái vấn đề đó, nó ngoài cái vấn đề mà giải quyết tâm họ để cho họ được yên, để mà họ tu tập được. Để không khéo họ khó khăn, họ không tu tập được. Thầy mong cái điều đó.

Cho nên Thầy sử dụng tiền là Thầy hiểu được tâm lý của mọi người phải giải quyết như thế nào. Chứ Thầy không bao giờ tiêu phí tiền bạc một cách lầm lạc. Đó cho nên hôm nay Thầy nói hết trong tất cả mọi cái sự việc.

Người ta chưa biết được cái tổ chức, từ cái tổ chức nhỏ mà đi lên. Từ một cái giai đoạn đầu bốn người về đây tu học, cho đến ngày hôm nay mà chúng ta có những cái lớp học mở ra như thế này, không phải là chuyện dễ của một cái người mà như Thầy, đồng bạc không có ở trong tay, mình không có đồng xu đồng điếu nào hết. Mà trong khi đó thì nó bao nhiêu thứ chuyện để cho mình có tiền mới giải quyết được. Mà không hề mà Thầy mở miệng Thầy xin, mấy con. Thầy không hề mở miệng.

Thậm chí như cái bộ sách mà Đường Về Xứ Phật, Văn Hóa Phật Giáo Đường Về Xứ Phật bìa đỏ. Khi mà Thầy nghe nói một tỉ mốt. Phải trả tiền tỉ mốt của in ấn và giấy phép đồ xong là một tỷ mốt, Thầy nói biết làm sao bây giờ? Thầy cũng chẳng kêu mấy con, Thầy chẳng kêu. Thầy chỉ biết làm sao bây giờ? Và đồng thời cái giấy đó Thầy giao cho cô Liễu Tâm ở Hà Nội và giao cho cô Út. Thì mấy người làm sao làm, chứ Thầy không có gọi. Thầy không gọi kêu một người nào hết.

Nhất là trong cái ngặt nghèo mà, cái số tiền quá lớn. Thì trong khi cô Út đưa cái giấy đó cho cái cô Kim Tiên. Bởi vì mong cô Kim Tiên là cái người cũng có thể có tiền. Thì cô Kim Tiên nói như thế này: “Nếu mà cái số tiền này thì chắc chắn là cái xe hơi con phải bán thôi”. Đó thì Thầy nói: “Thôi, bây giờ vấn đề này thì thôi”. Rồi cô Út cô cũng lì, chứ còn đối với Thầy thì chắc thôi, từ từ chịu. Nhưng mà cô Liễu Tâm, cô giải quyết. Rồi ở trong này cô Út, cổ cũng lì, cổ cũng gặp người này, người kia cô cũng xin. Cuối cùng thì trong vòng ba bốn tháng sau thì đủ số tiền. Mỗi người chút đủ số tiền để trả.

(34:49) Sau đó nói về xin phép thì Thầy ngán quá, Thầy sợ quá. Sợ nó nhiều quá, mà cái sức của mình thì nó…​ Mà mở miệng xin thì khó quá mấy con, mở miệng xin thì khó quá.

Cho nên, vừa rồi thì chuẩn bị cho cái bộ sách in vừa rồi, Thầy nói hết để cho mấy con nghe. Cái bộ sách mà Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống vừa rồi, thì tính ra cái số tiền, thì nó còn thiếu mười triệu. Thì Thầy nói với cô Liên Châu, mà Thầy rất ngại, mấy con. Nói bây giờ mà, Thầy nói thiệt ra, Thầy mở miệng mà xin tiền Phật tử là một cái điều rất khó. Thầy nói hiện giờ thì Thầy trả tiền cái sách mà cái bộ mà Giới Luật của Phật, mà xin phép in ấn. Giờ nó còn thiếu mười triệu nữa là đầy, không biết kêu ai. Cô Liên Châu, cổ nghe nói vậy, cổ.. chứ Thầy cũng, tức là Thầy nói khéo xin cổ, mà cách thức nói khéo nó vậy đó. Thì cô nghe, cô nói: “Được rồi, Thầy để đó, con sẽ gửi cho Thầy”. Thì sáng hôm sau thì cô mang đến mười triệu, cô đưa cho Thầy để Thầy đưa lại cho cô Út cho đủ để khi đó, khi mà sách người ta đưa đến đó, thì mình có đủ cái số tiền đó để mà trả.

Còn bây giờ thì cái vấn đề mà in kinh sách đó, thì mọi người cũng đều nghe được những cái hoàn cảnh khó khăn của Thầy khi in kinh sách mà tiền bạc nó không có đủ đó. Thì do đó, thì người ta sẵn sàng người ta gửi từng chút từng chút. Và đồng thời thì cái số tiền đó mà được hiện giờ đó, thì Minh Tâm đã cất giữ. Khi mà cần in kinh sách đó thì nó sẽ mang về cho Thầy để trả cái tiền kinh sách mà khỏi cần phải xin ai hết mấy con, khỏi cần phải nói khéo.

Nghĩa là thật sự ra Thầy nói khéo lắm rồi. Chứ còn thật sự ra Thầy nói mà xin, mình xin tiền là mình thấy ngại lắm. Mặc dù là nó không phải gì, nhưng mà điều kiện là mình là một cái người tu sĩ mà mình nói về tiền bạc với người Phật tử, thì nó làm cho mình không có đủ cái niềm tin đối với họ, với Phật tử. Cho nên nó ngại, chứ còn đối với Thầy thì có giá trị gì? Mình là người đi xin rồi thì ăn thua gì? Nhưng mà mình ngại là làm cho người ta mất cái lòng tin.

Bởi vì bên các thầy Đại thừa họ cần gì đó, thì họ gọi Phật tử một cách rất là, họ nói thẳng nói thừng à. Chứ còn họ không phải ngại như Thầy, còn riêng Thầy thì không được.

(37:17) Cho nên đối với Thầy thì nó quá khó khăn. Cho nên khi mà có cái sự chuẩn bị. Như cái tổ chức này mà chuẩn bị cái, quản lý một cái kinh tế, cái tiền bạc như vậy rồi. Thì chắc chắn có cái điều kiện gì, thì chỉ cần gửi đến cái ban tổ chức, thì Thầy sẽ có cái số tiền vừa đủ để trả chi phí cho việc in ấn kinh sách hoặc là phổ biến những băng đĩa, thì chắc nó không có khó khăn.

Còn nếu mà không có tổ chức mà nó như thế này đó, thì Thầy sẽ rất khó. Cho nên tổ chức này rất cần thiết, chứ không phải không cần thiết đâu mấy con. Nó dễ dàng mà cái người Phật tử, người ta cũng có cái chỗ mà người ta đóng góp vào chỗ đó. Nó cũng không có thất lạc ở đâu, mà mình cũng có cái tổ chức như vậy, nó dễ sau này.

Đó là những điều mà hôm nay Thầy tâm sự với mấy con, biết rằng những cái nỗi khó khăn. Mà cái vấn đề về tiền bạc là cái nỗi khó khăn nhất. Đối với Thầy thì càng không có tiền thì càng khỏe. Mà, nếu có tiền thì làm được những công việc như in ấn, xin phép đồ đó, thì nó được phổ biến rộng. Mà không có tiền thì kể như là…​

Thầy biết rồi, photo trong năm, mười cuốn mà gửi cho một vài Phật tử, một người nào đọc, Thầy cũng thấy hạnh phúc rồi, chứ không cần nhiều đâu. Nhưng mà đủ cái duyên mà phổ biến được rộng cho mọi người đọc được, thì đó là một cái điều quá tốt. Quá tốt cho Phật pháp, để mình dựng lại cho nó tốt hơn.

Cho nên ở đây đó, Thầy mong rằng sau này mà Phật tử có điều kiện tổ chức thì Thầy rất là khỏe nhiều. Vì có gì thì Thầy chỉ gọi ngay cái ban tổ chức đó thì nó tiện. Chứ mà đi tìm những Phật tử giàu có mà mình hỏi xin, nó ngại.

Thôi bây giờ Thầy nói như thế này, mấy con thấy như Minh Tâm là cái người mà từng sống với Thầy như là đệ tử thân thuộc. Nghĩa là Thầy muốn bao nhiêu thì Thầy sẽ nói, nó sẽ rút tiền ra, nó sẽ cúng dường Thầy liền à. Nhưng mà Thầy không nói mấy con.

Cũng như trước kia đó thì chú Chơn Tâm cúng dường Thầy mười một tỉ bạc, rồi mua đất đai này kia cúng dường Thầy. Nhưng mà Thầy giao lại hết, Thầy không có làm công việc của trung tâm an dưỡng, Thầy giao lại hết. Nhưng mà hiện bây giờ mà mở miệng đi xin lại một đồng thì Thầy không xin đâu mấy con. Thầy đã giao là giao chứ không xin, nhất là tiền bạc. Cho nên đối với Thầy thì cái gì qua rồi thôi, còn cái gì sắp tới thì mình cứ giải quyết mà thôi.

6- CÁCH THỨC QUÁN THÂN TRÊN THÂN

(39:47) Cho nên trong cái vấn đề hôm nay, mà mấy con nỗ lực mà tu tập đúng. Mà Thầy duyệt lại mấy con tu đúng về Tứ Niệm Xứ thì Thầy yên bụng lắm rồi, những người này sẽ chứng đạt. Nghĩa là mấy con, quán thân trên thân mấy con quán được thì mấy con sẽ là người chứng đạt, không có chạy đi đâu khỏi hết. Bởi vì pháp của Phật như thật rồi. Còn mấy con quán trật thì mấy con không chứng đạo đâu, chắc chắn là như vậy rồi.

Còn mấy con xả tâm mà biết cách xả, nó có bốn pháp để xả tức là: Định Vô Lậu, Định Sáng Suốt, Định Thư Giãn, Định Chánh Niệm Tỉnh Giác, Định Niệm Hơi Thở. Bốn pháp đó là, mấy con vững vàng trong bốn pháp đó thì mấy con tu Tâm Xả, không còn khó khăn.

Ngồi chơi mà xả, xả riết cũng thành tựu được, nhưng mà phải rành bốn pháp. Còn chưa rành, chưa thuần thục bốn pháp thì phải tập cho rành, thuần thục bốn pháp mới đi vào Tâm Xả. Còn chưa rành mà đi vào tâm xả thì mấy con, lúc gặp những chướng ngại pháp mấy con không biết pháp nào mấy con xả. Xả tầm bậy tầm bạ thì mấy con lại còn lạc sang tưởng khác nữa. Cho nên càng nguy hiểm, đó là những điều mà Thầy nói.

Hôm nay mấy con gửi những cái tập giấy, tập sách của mấy con là những cái bài viết của mấy con để Thầy ghi lại trong những cái tập diễn đàn sắp tới. Thì Thầy sẽ nhận lại những cái tập của mấy con đã từng học, viết. Để rồi Thầy sẽ ghi lại những cái bài của mấy con.

Tu sĩ: Bạch Thầy, sách con đọc đây.

Trưởng lão: Đây là Chí Thiện cũng gửi cho Thầy cái bài đó, mấy con. Để rồi Thầy sẽ coi, Thầy duyệt trở lại, rồi Thầy sẽ đưa vào đánh trên vi tính con. Để mình thành lập cái diễn đàn Chơn Như. Để những cái bài của mấy con được mọi người người ta đọc, riêng mình đọc, để cho mình rút tỉa từng cái kiến thức chung nhau để cho mình biết cách, để cho mình quán mình xả tâm, đó là lợi ích.

Mình không có tự ngã mạn rằng mình là hay, nhưng mà mình cần phải học các bạn mình nữa. Nhiều khi một người đó viết một cái câu thôi. Mà một câu nó có cái sự thực hành ở trong cái sự xả tâm của họ. Thì mình đọc câu này mình thấy nó quá thực tế, nó làm cho mình nhớ mãi. Để rồi mình có cái duyên, gặp những cái ác pháp đến thì nhờ cái kiến thức đó mà mình đã xả được tâm mình, thì nó rất là tuyệt vời.

(42:16) Cho nên những cái tri kiến của mấy con đã viết lên thành những cái trang giấy này, ở trong những cái trang giấy này, thì những cái tri kiến đó không phải là những cái tri kiến viết rồi để ném bỏ. Mà cái những cái tri kiến đó, viết rồi để chúng ta huân học, để mà chúng ta xả được tâm mình. Để từng cái người hiểu biết này cho đến cái hiểu biết của người khác, để giúp chúng ta để xả tâm. Dở hay thì tùy theo ở mọi cái nhìn của người khác để giúp cho mình thực hành được, đó là cái hay. Bây giờ thì ở đây là mấy cái bức thư mà các con hỏi Thầy phải không?

Trưởng lão: Bây giờ để trả lời ở trên cái câu hỏi, nhiều khi mấy con nói quán, mà: “Quán thân trên thân, nhiếp phục mọi tham ưu, tôi biết tôi hít vô, tôi biết tôi thở ra”, rồi: “Quán thọ trên thọ, nhiếp phục mọi tham ưu, tôi biết tôi hít vô, tôi thở ra”, rồi quán tâm. Mấy con đọc như thần chú mất rồi, làm sao mà…​ Nó không phải đâu mấy con, phải như thế này nè.

Để Thầy, cách thức Thầy hướng dẫn cho mấy con thấy để quan sát, cách thức mà quán cái thân của mình. Chứ không khéo mấy con quán cái kiểu này là mấy con đọc, như đọc cái bài kinh mất rồi, nó không đúng đâu mấy con.

Nè bây giờ đó, thì trước tiên đó thì muốn dạy cho mấy con cách thức, thì mấy con phải tập. Tập quán ở trên, quán thân trên thân bằng cái phương pháp đi kinh hành trước. Bởi vì cái thân hành của chúng ta nó thô, đi kinh hành nó thô. Còn cái hơi thở chúng ta nó về nội rồi, thân hành nội rồi, nó vi tế lắm mấy con. Cho nên vì vậy mà nhiều khi mấy con ngồi yên vầy, thì mấy con hít thở, thì mấy con thấy có khúc này thôi. Nghe nó rung động có khúc thôi, còn cái chân không có nghe. Mà nếu mà muốn nghe được cái chân thì mấy con phải tưởng nó thôi. Nó không cách nào hết, mà tưởng thì nó trật, nó buộc lòng như vậy.

Sự thật hai cái chân con ngồi kẹt vậy làm sao mấy con thấy nó rung ở chỗ nào. Mà nếu mà thấy nó rung nữa thì chắc chắn là bị tưởng ở trong đó chứ làm sao mà trật, không Thầy nói thật sự. Tại vì từ cái chỗ mà thô, mấy con nhận được. Mà cái vi tế, bây giờ cái tâm của sức tỉnh của mấy con không có. Mà đã không có làm sao mấy con nhận được cái sự rung động của cái hơi thở dưới chân mấy con? Mấy con thấy cái điều đó chứ?

Bởi vì cái vi tế của mấy con, cái sức tỉnh của mấy con đâu có cao. Cái sức tỉnh của mấy con hiện giờ nó tỉnh ở trong cái tỉnh còn mê. Nếu mà tỉnh không mê sao mấy con còn ham ngủ, nó còn hôn trầm, thùy miên? Các con hiểu vậy không. Nếu mà con tỉnh thật sự thì làm sao nó còn buồn ngủ? Mà tỉnh thật sự nó không còn buồn ngủ thì cái thân của mấy con, ngồi như thế này hơi thở hít vô, nó có cái sự rung động của nó để nó nuôi hai cái chân con. Chứ cỡ mà cái hơi thở nó không có rung động thì làm sao nó nuôi hai cái chân mấy con. Một hơi nữa thì mấy con nghĩ như thế nào.

(45:05) Bởi vì cái hơi thở nó hít vô để nó nuôi dưỡng cái cơ thể của nó, nó bằng cái không khí trời mà. Cho nên vì vậy mà nó phải, khi mà hít vô như vậy, nó phải có sự thấm nhuần ở tới chân của mấy con chứ. Nhưng mà mấy con bây giờ làm sao mấy con nghe nó được nè? Cho nên không có nghe được, vì vậy mà mấy con phải tập từ cái thô, mấy con tập để mấy con lắng nghe được trên thân quán thân cái đã, trong cái thô.

Chứ ai cũng nói giỏi hết nhưng mà sự thật ra mấy con giỏi tưởng đó. Thầy nói giỏi tưởng thôi, khéo tưởng mà thôi. Cho nên trong cái khéo tưởng, mấy con tưởng cả luồn cái hơi thở trong thân của mấy con nữa. Nó luồn đi ở trong này nè, hơi thở mà nó luồn? Trời đất! Nó thở vô trong phổi nó là hết mức mất rồi, chứ nó đi luồn nữa thì chắc chắn là nó có lỗ nó mới đi chứ. Chứ làm sao mà nó luồn được, mấy con? Cho nên vì vậy mà cái tưởng của chúng ta, thì cái gì chúng ta tưởng cũng luồn được hết.

Còn không thì mấy con như mà trẻ con mà nhảy tứ chậu vậy đó. Nó nhảy từ cái đầu, rồi nó nhảy xuống cái lỗ mũi; rồi nó nhảy xuống đằng cổ; nó nhảy xuống ngực; rồi nó nhảy xuống bụng, rồi nó nhảy xuống chân. Nó nhảy từng bậc, từng bậc nó đi xuống vậy, nó quán cái kiểu đó, kiểu nhảy không chứ nó quán cái gì?

Cho nên ở đây thì chúng ta phải biết cách làm sao mà chúng ta quán cho được để trọn vẹn. Mà khi mới bắt đầu mà chúng ta tu tập, thì Thầy sẽ đi kinh hành để cho mấy con thấy cái sự rung động của cái thân, rồi mấy con sẽ.. Do đó mà Thầy đi cái độ nó không chậm, mà nó cũng không nhanh lắm để chúng ta nhận qua, để biết được cái chỗ tu tập của chúng ta.

Đây mấy con lưu ý, bắt đầu mình muốn đi thì mình nên hoặc là mình nên, hai tay mình nên…​ Khoanh tay trước ngực của mình hay hoặc là mình để hai tay mình sau lưng. Cho nó cái thân của mình nó nghiêng tới, nghiêng qua, nghiêng lại rồi mình mới nhận ra được, có phải không? Nó mới dễ dàng.

Thí dụ như bây giờ Thầy muốn giở cái chân trái của Thầy lên đặng mà Thầy bước đi, thì đó mấy con thấy nó phải rung chứ. Đó, bây giờ Thầy giở lên nó phải nghiêng qua bên đây chứ. Nè mấy con thấy nè nó rất, cái độ nghiêng nó rất rõ ràng. Giở lên, đó, giở lên thì nó phải nghiêng. Bây giờ Thầy đứng hai chân nè, rồi Thầy giở lên. Có phải nó nghiêng qua đây không? Thầy giở lên nè, rồi Thầy đưa tới nè, cái chân Thầy nó động nè, Thầy hạ xuống. Thì cái thân của Thầy nó phải theo đó. Thì do đó Thầy quán toàn diện cái thân Thầy qua cái thân hành thứ nhất, có phải không?

(47:26) Rồi bây giờ nè, Thầy đứng, Thầy giở cái chân này lên, thì nó phải nghiêng qua bên đây. Đó, Thầy đưa nè, đó, Thầy để xuống đó. Đó, nó động cả cái thân nó. Đó, có phải không? Tức là cái thân của Thầy nó phải nghiêng từ cái chỗ này, nó đi qua nó phải nghiêng. Rồi cái chân này, đó mấy con thấy không? Đó, đó, đây cái thân Thầy nó động từ ở trên đầu tới cái chân nó. Nó đi qua đi lại đó, mấy con thấy chứ?

Thầy đi cho mấy con thấy rõ, thấy nó nghiêng qua nè, nghiêng lại nè, đó, thấy chưa? Con nhìn cái thân của Thầy nè, thì Thầy trong khi đó, Thầy đi như vậy, làm cái tâm Thầy nó huân vô, nó nhìn cái thân của Thầy, nó đi qua đi lại nè.

Thầy đi lại nè, đó, bây giờ Thầy giở chân nè, đó. Nó đi qua đi lại rõ ràng mà, nó rung hết cái thân của Thầy, có phải không? Nó nghiêng qua nghiêng lại, nó nghiêng qua nó nghiêng lại, nó rõ ràng, chứ nó đâu có gì mà khó hiểu đâu. Đó như vậy là Thầy toàn diện, Thầy thấy cái thân của Thầy nó lắc qua lắc lại theo cái bước đi của Thầy, có phải không?

Cái bước đi của Thầy là cái chuẩn để cho cái thân của Thầy nó lắc qua, lắc lại. Nhưng mà Thầy có chú ý dưới bước đi đâu, mà Thầy chú ý cái thân của Thầy nè, đó thấy không? Nó nghiêng qua nghiêng lại, đó. Còn nếu mà Thầy đi cho nó rõ ràng thì mấy con thấy nè. Đó, giở nè thấy không? Đó thì, đi vậy thì đó mấy con thấy nó phải đưa qua đưa lại rõ ràng không? Còn nó thấy…​ Thường thường Thầy đi đó, nhưng thường thường mấy con không thấy, nhưng mà Thầy đã nhìn thấy được cái thân của Thầy nó nghiêng qua nghiêng lại, nghiêng qua nghiêng lại, phải không?

Bắt đầu bây giờ mấy con tập như vậy là mấy con sẽ quán được cái thân của mình, quán thân mình. Thì hai tay mình để sau lưng hoặc là mình để trước ngực như thế này, xong rồi đi. Con thấy cái thân không? Nó rung động vậy, quá dễ dàng, một cái cách quá dễ dàng. Đó là quán thân trên thân, “cảm giác toàn thân, tôi biết tôi đi kinh hành”, đó mấy con thấy, cảm giác toàn thân mà.

Thân mình nó rung động từ cái bước chân của mình mà đến trên đầu của mình, luôn luôn nó bị lắc qua lắc lại hết, nó đâu có cái gì mà không lắc qua lắc lại, có rõ không? Đó thì mấy con thấy, đó là mấy con đi bình thường, đi bình thường, không có đi chậm. Mà mấy con đi chậm, mấy con còn thấy nó vi tế hơn nữa, nó còn hay hơn nữa.

(49:49) Hôm nay có một người mà đi chậm, mà Thầy thấy. Thầy đã quan sát Thầy thấy, Thầy theo dõi, Thầy thấy đi rất đúng. Vậy thì Thầy nhờ Từ Quang, con đi thử cái giùm Thầy, cho mấy người thấy cái độ chậm của con mà để quan sát được cái thân hành. Từ Quang, con đi cho mọi người thấy một chút.

Bởi vì từng Thầy trò với nhau, chúng ta tu tập có những gì chúng ta gặp gỡ nhau để hỏi thì chúng ta mới biết được cái sự tu tập của mình đúng sai. Thầy quan sát Thầy giúp đỡ. Nhất là bên giới nữ rất là thiệt thòi mấy người, họ không được gần gũi như bên nam.

Còn mấy con được gần gũi. Như thầy Từ Quang lúc nào thầy cần gì thầy đến thất Thầy gặp liền, gặp liền để mà thưa hỏi Thầy để tu đúng. Con đi đi con. Đây mấy con lưu ý thầy Từ Quang đi. Đó là cách thức đi chậm đó, mấy con. Trong khi đi chậm như vậy đó, là mà chúng ta thay đổi cái oai nghi mà ngồi, nó dễ dàng lắm, nó không có bị đứng lại. Đúng là chúng ta tu tập như vậy.

Cho nên cố gắng mà tập luyện trên thân quán thân cho nó đúng cách mấy con. Nó là cái pháp rất là quan trọng. Nếu mà chúng ta trên thân quán thân được rồi đó, thì đi như Từ Quang hồi nãy đi đó, thì nó không có một niệm nào mà xen vô đâu. Bởi vì đi chậm như vậy, mình nghe cái sự rung động của cái thân.

Còn đi nhanh là để, Thầy đi như hồi nãy đó, đi bình thường như vậy đấy, là để chúng ta nhận cái sự rung động nghiêng qua nghiêng lại của thân. Mới đầu chúng ta phải tu như vậy, sau đó lần lượt chúng ta thay đổi cho nó vi tế hơn, nó nhẹ nhàng hơn, cho đến khi nó rất là vi tế. Rồi bắt đầu chúng ta mới ngồi, chúng ta hít thở.

HẾT BĂNG