04- LẤY TỨ NIỆM XỨ LÀM CHỖ NƯƠNG TỰA

2006 CHÁNH TƯ DUY 04- LẤY TỨ NIỆM XỨ LÀM CHỖ NƯƠNG TỰA

2006 CHÁNH TƯ DUY 04 - LẤY TỨ NIỆM XỨ LÀM CHỖ NƯƠNG TỰA

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Ngày giảng: 14/03/2006

Thời lượng: [46:42]

Người nghe: Tu sĩ nam

Số lượng: 20 băng

Tên cũ: CTD02A-(Nm)-LộTrìnhTNX. TâmXảVôLượng-XâyDựngNềnĐạoĐÐức(14-03-2006)

Pháp âm: https://thuvienchonnhu.net/audios/2006-chanh-tu-duy-04-lay-tu-niem-xu-lam-cho-nuong-tua.mp3

(00:02) Hôm nay có vài cái ý là vì Thầy muốn nêu, để cho quý thầy, quý cư sĩ biết rõ. Là vì trong cái đường lối tu tập, hầu như là cái Tứ Niệm Xứ “quán thân trên thân”, hầu như là có nhiều người quán không đúng. Mà quán không đúng thì nhiếp phục tham ưu không được.

Do tu tập như vậy thì nó không có kết quả, cho nên phải tu tập kỹ lại. Vậy mà có cái bài: Quán Thân Trên Thân Tu Theo Tứ Niệm Xứ, Thầy có làm cái bài này. Những người nào thiếu thì sau này Thầy sẽ gửi thêm cho mấy con, để rõ. Khi mà mấy con tu đúng thì nó không bao giờ mà nó có những cái trạng thái tưởng. Bởi vì…​

1- THẦY KHÔNG PHÂN BIỆT

HỆ PHÁI & TÔN GIÁO

(00:57) Về cái bảng thống kê thì mấy con chỉ có nộp có bốn mươi hai người, còn một số người không có lập cái bảng. Cho nên vì vậy mà trong cái số bốn mươi hai người có cái số dự thính, người ta có góp ý kiến. Người ta ở trong Tu viện nắm vững được cái điều kiện đó, cách thức mới hướng dẫn.

Còn mình sợ, ở đây không có gì mà sợ. Cho nên vì vậy mà bất kỳ mình là ở trong cái Tu viện này, tất cả hệ phái của Phật giáo đều có thể đến đây tu tập được hết. Chứ không riêng mà, ở đây coi trọng, rất là bình đẳng, cái hệ phái nào đến đây cũng xem như nhau hết, không có cái hệ phái này trọng, mà hệ phái khác không trọng.

Ở đây coi như là rất là bình đẳng. Chỉ mong sao giúp cho các tu sĩ ở đây hoàn toàn theo Phật giáo, tu đạt được bốn chỗ làm chủ sinh, già, bệnh, chết mà thôi. Cái mục đích là như vậy. Rất là thương yêu bình đẳng đối xử với nhau, chứ không có cái hệ phái này được quý trọng mà hệ phái khác không được quý trọng. Cho nên hầu hết rồi quý thầy cứ ngại mà quý thầy không dám ghi. Cho nên vì vậy mà chỉ có một số người, có bốn mươi hai thay vì cái lớp của chúng ta sáu mươi mấy người nhưng mà có bốn mươi hai người.

(2:15) Hôm nay thì mình hiểu rõ rồi, thì do như vậy mà mục đích ở đây là chúng ta cố gắng tu tập để dựng lại cái Chánh pháp của Phật. Dựng lại cái nền Đạo Đức Nhân bản - Nhân quả, sống không làm khổ mình khổ người của đạo Phật. Để giúp cho mọi người ở trên hành tinh này, chứ không riêng gì dân tộc Việt Nam của chúng ta. Mà cả mọi người trên hành tinh này sống có đạo đức, đem lại hạnh phúc cho mọi người. Đó là cái mục đích của Tu viện của chúng ta hôm nay.

Cho nên chúng ta không có phân biệt hệ phái nào tất cả hết của Phật giáo, mà cũng không phân biệt cái tôn giáo nào, Thiên Chúa hay là Cao Đài, hay là một cái hệ tôn giáo nào khác. Như quý thầy ở đây đều biết ở trong cái lớp học chúng ta có ông Linh mục, có Thiên Chúa học ở đây. Có ông Cha học ở đây và ở bên Cao Đài thì cũng có một người đến đây học tập, chứ không phải không.

Nhưng vì cái khả năng cái trình độ, thì chúng ta thấy rằng họ theo chúng ta không nổi là tại vì cái hôn trầm thùy miên quá nhiều mà họ không theo chúng ta được, chứ không có gì khác hơn hết. Còn cái tri kiến của cái người ở bên Cao Đài đó, họ cũng có tri kiến về Phật giáo cũng rất là sâu sắc. Như vừa rồi thì chú Trần đó, thì quý thầy cũng biết rằng tri kiến hiểu biết về tâm từ, bi, hỷ, xả của chú cũng rất là sâu sắc, chứ không phải là không hiểu. Do đó thì đứng trên đạo Phật mà được cái tri kiến như vậy mà quyết tâm tu tập xả tâm thì sẽ được giải thoát cũng không khó.

Cho nên Thầy thấy ở trong cái Tu viện của chúng ta, dù là Thiên Chúa, dù là Cao Đài hay Hoà Hảo, tất cả mọi người là con người có tôn giáo hay không tôn giáo vào đây học đều là đem lại lợi ích cho mọi người. Chứ không có phân biệt cái tôn giáo, hệ phái nào hết.

Thì như cái bảng thống kê rồi, thì chúng ta thấy tất cả các hệ phái của Phật giáo ở trong cái lớp học của chúng ta đầy đủ, không có thiếu cái hệ phái nào trong này. Thầy mong rằng đây là một cái nơi mà chúng ta phối hợp đoàn kết nhau thật sự, trên cái phương pháp tu giải thoát. Để nói lên tiếng nói của Phật giáo là đem lại cái sự giải thoát thật sự.

(04:26) Chứ không có thành lập riêng rẽ để mà có cái ý rằng mình chống đối lại cái hệ phái này hoặc hệ phái khác. Nhưng cái sai thì mình nói sai, để cùng nhau sửa. Chứ không có nói sai để rồi chống đối nhau bằng cách này bằng cách khác. Để dựng riêng cho mình có cái hệ phái là hay hoặc là này kia. Thầy không mong muốn cái điều đó, mà Thầy chỉ mong muốn đó là cái nền Đạo Đức của con người là đủ.

Với cái mục đích của Thầy, thì Thầy chỉ mong rằng con người chỉ dựng lại cái nền Đạo Đức của nó mà thôi. Chứ không có nên đứng ở trong một cái góc độ tôn giáo này hoặc tôn giáo kia. Ngay cả Phật giáo Thầy cũng không muốn cái tên mà Phật giáo nữa. Tại sao vậy? Chúng ta biết ơn đức Phật, nhưng chúng ta không nên chia rẽ con người trên hành tinh ra nhiều cái tôn giáo làm cho nó tan nát thêm. Thì chúng ta không nên làm cái điều đó. Mà làm cái điều đó thì nó không đúng cái tinh thần Đạo Đức Nhân bản-Nhân quả của loài người. Vì có tôn giáo, có hệ phái khác nhau thì nó có sự chia rẽ. Và có sự chia rẽ thì có sự chống nhau.

Cho nên Thầy mong rằng chỉ có đem lại một cái nền Đạo Đức chung cho loài người. Thì cái nền Đạo Đức đó có một cái con người đề xuất ra, mà cách đây 2550 năm, đó là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Người sau người ta tôn xưng Ngài là Đức Phật và thành lập cái giáo lý, cái lời dạy đạo đức của Ngài trở thành là cái tôn giáo Phật giáo.

Nhưng mà sự thật đó là người sau, chứ trong thời Đức Phật, thì Đức Phật tự xưng mình là một Bà La Môn. Một Bà La Môn đúng và Bà La Môn sai mà thôi. Đúng là đúng ở trên đạo đức, mà sai là sai thiếu đạo đức. Đó là cái mục đích của đạo Phật mà chúng ta đã thấy ở trong kinh Pháp Cú, Đức Phật đã nói rất nhiều về vấn đề này.

(06:20) Không tự xưng mình là Phật, nhưng người sau người ta gán cho đạo Phật bằng mười danh hiệu. Còn trong thời Đức Phật thì chỉ nói ta là một Bà La Môn đúng mà thôi. Đó là cái ý của Đức Phật và Thầy cũng mong rằng cái ý của Đức Phật rất là tuyệt vời. Mong rằng người sau này chúng ta sẽ biến những cái giáo lý của Đức Phật dạy chúng ta bốn cái chân lý là cái nền Đạo Đức của loài người thì trả lại cho loài người.

Bởi vì loài người đã có sẵn cái đó, chứ không phải Đức Phật chế biến hay là tạo ra thêm. Mà đây là Đức Phật là cái người tu để phát giác ra được, hiểu ra được con người là phải có cái Đạo Đức đó. Mà cái Đạo Đức đó có sẵn nơi con người, chứ không phải có cái gì mới mẻ cả. Ngài chỉ có công vạch ra cho chúng ta thấy rằng con người phải có cái Đạo Đức đó.

2- TU TỨ NIỆM XỨ THẾ NÀO ĐÚNG - SAI?

(7:16) Và hôm nay chúng ta cũng vậy. Chúng ta cũng mong muốn rằng cái nền Đạo Đức đó được phát triển, được duy trì cho con người. Để đem lại sự hạnh phúc cho con người chung trên cái hành tinh này. Và vì vậy, những điều mà Thầy làm hôm nay, là mong rằng quý thầy phải nghiên cứu kỹ. Vì chúng ta có cái sự hiểu biết, có cái sự lệch lạc. Từ cái tu tập cho đến cái hiểu biết của chúng ta, nó đều có sự lệch lạc. Buộc lòng tất cả những cái bài viết như thế này để nó cô đọng lại. Vì cái pháp Thân Hành Niệm là cái pháp độc nhất của đạo Phật, nó là cái hòn đảo, là cái phao để mà chúng ta vượt qua những sự khổ đau của kiếp người.

Cho nên, Đức Phật trước khi mà thị tịch, trước khi mất thì Ngài đã di chúc lại chúng ta: “Hãy lấy giới luật và giáo pháp của Phật mà làm hòn đảo, làm chỗ nương tựa vững chắc để tu hành”. Mà giáo pháp của Đức Phật tức là Tứ Niệm Xứ.

Cho nên hôm nay nếu mà tu tập Tứ Niệm Xứ mà tu tập sai, thì chẳng bao giờ mà chúng ta đạt được. Biết bao lần bên Nam tông và Đại thừa và các hệ phái khác cũng đều nói đến Tứ Niệm Xứ. Nhưng vì không biết cách tu, cho nên do cái nói Tứ Niệm Xứ mà tu trật, tu sai. Làm cho cái người đời sau không có giải thoát được bằng ở trên cái ngôn từ, cái lời nói suông mà không có kết quả.

Hôm nay Thầy dựng lại cái pháp Tứ Niệm Xứ không phải là của Thầy mà chính của Phật. Dựng lại cách thức tu và hiểu đúng nghĩa của nó. Do đó cái tập sách này ra đời, để nói rằng chúng ta phải tập đúng. Bởi vì trước khi mà chúng ta “trên thân quán thân”, để nhiếp phục tham ưu, sự ưu phiền trên Thân – Thọ – Tâm – Pháp của chúng ta thì chúng ta phải quán như thế nào đúng, quán như thế nào sai.

Và Đức Phật biết rằng cách thức quán nó rất khó. Cho nên vì vậy, Đức Phật mới dạy chúng ta trong Định Niệm Hơi Thở: “Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra”. Nghĩa là nương vào hơi thở mà cảm nhận thân của mình, gọi là: “Trên thân quán thân”. Quá rõ ràng Đức Phật, bởi vì pháp của Phật là một cái chân rít, từ pháp này nó nối liền với pháp khác, nó không tách rời ra.

Cho nên Đức Phật, ở trong kinh Đức Phật thường ví: “Pháp này là thực phẩm của pháp kia”. Thí dụ như Tứ Niệm Xứ là thực phẩm của Thất Giác Chi, mà Thất Giác Chi là thực phẩm của Tam Minh. Nếu cái hàng ngày chúng ta tu tập, tức là hằng ngày như chúng ta ăn để sống. Thì pháp của Phật cũng vậy, hàng ngày chúng ta tu tập thì chúng ta lại đạt được, chúng ta lại có được cái pháp kia.

Thí dụ như bây giờ mình tu Tứ Niệm Xứ, mà đạt được Tứ Niệm Xứ là thực phẩm của Thất Giác Chi thì phải có Thất Giác Chi. Thất Giác Chi hiện tiền rõ ràng, cụ thể thì sẽ có Tam Minh. Đó là cái thực phẩm của những cái món ăn, như vậy thì chúng ta làm sao mà chúng ta sai được? Cũng như chúng ta thực hiện Định Niệm Hơi Thở. Thì Định Niệm Hơi Thở, thì nó có cái chân rít với cái Tứ Niệm Xứ.

Cho nên vì vậy mà: “Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra”. Thì đó là: “Trên thân quán thân”, có phải không? Bởi vì mình nương vào cái hơi thở mà mình cảm nhận được cái toàn thân của mình, tức là quán thân. Mà hễ quán thân được thì nhiếp phục được tham ưu. Còn đằng này quý thầy nhiếp phục tham ưu mà lại có niệm khởi, có mỏi mệt, có hôn trầm, có thuỳ miên. Như vậy là mình quán Tứ Niệm Xứ đúng không? Hễ mà đúng thì nó nhiếp phục, mà không đúng thì nó làm sao nhiếp phục được?

(11:07) Do đó nó không đúng nhiều cách, nếu mà chúng ta cảm nhận được thân mà tại sao còn niệm khởi? Tức là chúng ta tu quá sức. Cái sức của chúng ta nó có hạn, chứ đâu đâu phải nhiều được. Chúng ta quán một thời gian năm phút, mười phút, một giờ thì nó mỏi mệt. Bởi vì mình quán chứ đâu phải là mình ngồi chơi, cho nên vì vậy nó mỏi mệt. Rồi khi nó mỏi mệt thì nó không còn đủ sức quán, thì nó phải có cái niệm khác đánh vô chứ sao?

Chúng ta tu là mục đích chúng ta rèn luyện tu tập cho nó thuần thục, nó nhu nhuyến. Từ nó thuần thục, nhu nhuyễn thì chúng ta tiến dần lên, thì cái sức quán của chúng ta càng ngày càng quen đi.

Cũng như ví dụ như hiện giờ, cái sức của chúng ta chỉ vác được chừng 10 kí lô, nhưng mà hàng ngày chúng ta cố gắng vác thêm chừng 3 kí nữa, thì được 13 kí. Nhưng mà thời gian sau chúng ta sẽ vác được 20 kí và 50 kí một cách dễ dàng. Đó là tại vì chúng ta tập. Còn nếu mà chúng ta không tập, thì cái sức chúng ta hiện giờ cứ kê vô chừng khoảng độ, chúng ta vác đi thì chừng 10 kí mà thôi. Nhưng mà cũng là con người như chúng ta mà hàng ngày họ vác lúa, vác gạch ngói. Như cái sức của họ cũng cỡ như sức của chúng ta thế mà họ vác được 50 kí hay là 70 kí, 100 kí rất dễ dàng, do đó họ đã tập quen.

Và quán trên thân cũng vậy, chúng ta mới tập thì chúng ta quán vừa đủ mà thôi. Và Thầy còn chuẩn bị cho mấy con có cách thức rất là cụ thể. Nhiếp tâm và an trú tâm trong một phút của hơi thở. Nếu một người mà nhiếp tâm, an trú tâm một phút mà được tỉnh thức hẳn hòi hoàn toàn. An trú được ở trong hơi thở một phút, thì thử hỏi trong một phút ở trên lô cốt đó, mà nhìn lại cái thân của chúng ta, thì quá dễ dàng rồi chứ gì?

Nhưng tại vì chúng ta tu tập không căn bản, coi thường. Do đó cái sức của chúng ta một phút nhiếp tâm và an trú tâm chưa trọn vẹn, thì chúng ta thấy không vọng tưởng. Mục đích chúng ta cứ tu tập là thấy không niệm thì chúng ta quyết tâm, nhưng mà rồi chừng nào có niệm thì dừng lại. Đó là cách thức chúng ta sai, chúng ta không có đúng.

(13:19) Cho nên tu tập phải tu tập đúng, đừng có tu tập sai, mà tu tập sai thì rất là…​ Khi nó xảy ra những cái hiện tượng của tưởng là cả một cái vấn đề khó tu. Bởi vì hiện tượng tưởng, khi chúng ta nhiếp tâm và an trú tâm thì hiện tượng tưởng xảy ra. Thì lúc bấy giờ chúng ta còn tu gì được nữa? Chỉ còn nước xả cái tưởng đó mà thôi. Do đó nó tu đúng thì ngay từ lúc đầu nó sẽ không xảy ra những cái trường hợp đó. Nó làm cho sự tu tập chúng ta tiến bộ, càng tiến bộ nhanh hơn.

3- CHUYỂN QUA TU XẢ TÂM VÔ LƯỢNG

(13:51) Ở đây, thì Thầy mong rằng khi quý thầy đã đọc kỹ những cái bài này. Thì Thầy tin rằng khi mà đọc kỹ thì dù quý thầy ở đâu, quý thầy tu cũng chứng đạo, chứ không phải cần ở đây đâu. Nhưng mà cái trường hợp là phải tạo được cái cách thức sống của mình phải độc cư, phải trọn vẹn, phải nơi yên tịnh, thanh vắng. Còn nơi động, như giữa chợ mà ồn náo quá thì quý thầy cũng không có thể nhiếp tâm được.

Cho nên, dù bất cứ ở đâu, mà khi mà nắm được pháp rồi, thì quý vị đều tìm cái nơi thanh vắng, yên lặng mà tu tập. Thì Thầy tin rằng quý thầy không còn đường xa. Nghĩa là tới nơi cuối cùng quý thầy vẫn chứng đạt được chân lý, vẫn làm chủ được bốn sự đau khổ như thường, khi đọc: “Quán thân trên thân” theo Tứ Niệm Xứ.

Nhưng ở đây có người “quán thân trên thân” theo Tứ Niệm Xứ mà quán không được. Nó không phải dễ, nó bị ức chế hoài, nó sinh tưởng. Thì những người đó tu Tâm Xả Vô Lượng, hơn là tu Tứ Niệm Xứ. Bởi vì xả tâm vô lượng, khi mà có những niệm, người tu Tâm Xả thì người ấy ngồi chơi, chứ không tu một pháp nào cả. Vì tu là bị ức chế, bị trụ tâm, ức chế tâm, cho nên không thể tu được. Do đó thì người ấy chỉ có xả tâm mà thôi. Nghĩa là mọi chướng ngại, mọi tâm niệm xảy ra trên thân tâm của chúng ta thì chúng ta dùng pháp xả mà xả.

Dùng pháp xả mà xả thì quý thầy đều biết hết rồi, đâu có người nào là không biết. Chúng ta dùng pháp tác ý - Như Lý Tác Ý, chúng ta dùng tri kiến giải thoát mà xả. Chúng ta dùng pháp Định Niệm Hơi Thở mà xả tất cả những bệnh khổ nơi thân. Chúng ta có pháp xả hết rồi. Và khi xả xong thì tâm chúng ta sẽ thanh thản, an lạc, vô sự. Và tâm thanh thản, an lạc, vô sự thì ở đâu? Rõ ràng là nó sẽ ở trên thân. Nghĩa là nó phải biết thân nó chứ nó không thể nào ở ngoài được. Cho nên nó nhận thấy rõ ràng thân nó một cách cụ thể, rõ ràng.

(15:58) Cho nên trong cái sự tu tập, lưu ý vấn đề chúng ta tu Tứ Niệm Xứ “trên thân quán thân”. Mà “trên thân quán thân” không được thì chúng ta thấy nó có nhiều cái chướng ngại khi mà quán. Quán là xem xét từ thân của mình, từ đầu tới chân của mình, mà mình quán không được. Lúc thì thấy có cái đầu, lúc thì thấy có hơi thở, lúc thì thấy có cái ngực, lúc thì thấy có cái bụng. Thì những người mà thấy mà không trọn vẹn thì coi như là những người đó không thể tu “quán thân trên thân”.

Bởi vì Đức Phật đã gợi ý chúng ta qua cái Định Niệm Hơi Thở rất rõ ràng: “Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra”. Toàn thân chứ không phải là có một phần nào. Nhưng chúng ta không khéo, chúng ta thấy từng chút từng chút. Thấy cái đầu; rồi thấy cái cổ; rồi thấy cái ngực; rồi thấy cái bụng; rồi thấy cái đùi; rồi thấy hai cái bắp chân, rồi thấy cái bàn chân; rồi mười ngón chân, rồi lần lượt từ dưới đi lên cũng kiểu đó. Thì đó là chuyển pháp luân mất rồi.

Quý vị thấy mà từng chút từng chút như vậy đó gọi là mình quán chạy từng chút như vậy, đó là mình đã tu sai, nó không có đúng pháp. Bởi vì “quán thân trên thân” như là một cái ngọn đèn pha vào một cái vật gì đó, thì vật đó nó phải rõ ràng từ đầu chí chân nó, chứ không thể mà chạy từng chút từng chút như vậy được. Ở đây chúng ta phải tập đúng, chứ không khéo sai thì chúng ta lại chuyển pháp luân mất đi, cho nên nó không đúng.

(17:29) Trong vấn đề tu tập, thì Thầy xin nhắc lại để chúng ta thấy được cái sự mà tu tập của cái pháp “trên thân quán thân” của Tứ Niệm Xứ. Nó rất rõ ràng và rất dễ dàng khi chúng ta bước đi. Bởi vì khi bước đi thì cái thân của chúng ta nó rung động.

Giở chân lên, thì một bên chân thì nó đứng lại, thì nó chịu cái trọng lượng của cái cơ thể chúng ta. Coi như nó gồng lên, nó đứng nó chịu đựng. Còn một chân chúng ta giở lên thì chúng ta đưa tới thì nó sẽ động. Và cái thân hình của chúng ta, khi mà đưa tới thì nó phải nghiêng. Nhưng mà khi mà nó đứng trụ lại, mà nó giở lên thì nó phải nghiêng qua phía bên nó đứng trụ, cho nên nó nghiêng qua. Rồi đưa chân tới thì nó nghiêng tới, nên thành ra cái thân chúng ta nó dao động. Vì vậy mà cái người mà tu Tứ Niệm Xứ, mà để quán được thân của mình toàn diện thì trên cái bước đi, trên cái sự đi thì chúng ta thấy rất rõ ràng.

Đi nhanh chúng ta cũng cảm nhận được mà đi chậm chúng ta cũng cảm nhận được. Nhưng đi chậm có cái lợi hơn, là vì đi chậm thì khi mà chúng ta thay đổi cái oai nghi ngồi thì chúng ta không mất cái sự quan sát trên thân. Còn đi nhanh thì buộc lòng chúng ta phải đứng lại rồi chúng ta mới ngồi, thì do đó chúng ta phải bị trên cái hai cái hành động đi, rồi đứng, rồi ngồi. Thì như vậy nó ba cái hành động phải liên tục làm cho chúng ta nó phải khó khăn hơn, quan sát thân khó khăn hơn.

Còn trái lại, chúng ta đi chậm, cho nên vì vậy mà cái bước đi chúng ta chậm. Thì chúng ta vừa để chân này xuống cho nó bằng với chân này thì hai chân chúng ta liên tục chúng ta co xuống từ từ, chúng ta ngồi xuống, giống như pháp Thân Hành Niệm mà chúng ta tu tập. Nhưng nó khác pháp Thân Hành Niệm là vì pháp Thân Hành Niệm là phải có tác ý. Còn cái trên Tứ Niệm Xứ thì không có tác ý mà chỉ có sự chú ý về cái thân của nó. Khi ngồi nó rung động như thế nào, toàn thân nó? Rồi cách thức tréo chân, luôn luôn lúc nào chúng ta cũng quan sát cái thân, chớ chúng ta không phải quan sát có cái hành động không.

(19:52) Đó là cách thức tu Tứ Niệm Xứ. Mình tập luyện, ở đây chúng ta tập luyện “trên thân quán thân”. Chứ chưa phải là tu Tứ Niệm Xứ được. Tập chừng nào cho nó thuần thục rồi chúng ta mới tập đến một cái oai nghi khác cho thuần thục. Bốn oai nghi tập thuần thục, rồi thì chúng ta sẽ tu tập trong năm phút tu tập một oai nghi và luân phiên năm phút này xong, tới năm phút khác của oai nghi khác.

Cứ như vậy mà chúng ta có thể tu suốt đêm ngày thì chúng ta giữ được “trên thân quán thân”. Và do đó nó nhiếp phục được ưu phiền, tham ưu ở trên thân, thọ, tâm của nó. Mà suốt một đêm mà không có ưu phiền, không có những sự chướng ngại gì trên thân, thì chúng ta đã chứng đạo rồi.

Cho nên pháp môn Tứ Niệm Xứ, Đức Phật đã xác định tu “bảy ngày, bảy tháng, bảy năm”. Nếu sự thật chúng ta tu tập đúng, thì cái thời gian nó không phải tới bảy năm, mà nó cũng không phải tới bảy tháng. Nó chỉ trong vòng bảy ngày hoặc cao hơn. Bởi vì nỗ lực tu đúng, quán đúng, cái thời gian mà chúng ta tập quán “trên thân quán thân” là cái thời gian tập đúng.

Khi mà tập đúng rồi, thì chúng ta kết hợp bốn oai nghi này lại, thì trong bảy ngày, chúng ta sẽ chứng được đạo quả. Tức là chứng được cái trạng thái bất động - thanh thản - an lạc - vô sự, không bị chướng ngại nào tác động trên thân, thọ, tâm của chúng ta được. Đó là cách thức tu để đạt được sự giải thoát hoàn toàn. Nhưng chúng ta phải tập kỹ “trên thân quán thân”, mà chúng ta phải quán cho đúng.

Cho nên ở đây phải có cái tập sách ra đời như thế này, để biết chúng ta quán như thế nào đúng, quán như thế nào sai. Thầy mong rằng quý thầy sẽ đọc kỹ lại. Nếu thấy quán không được thì mình trở về tu Xả Tâm Vô Lượng. Chứ đừng có ham thấy Tứ Niệm Xứ hay rồi cứ tập đi tập lại mãi, mà tập cứ ức chế thì cái này không đúng.

Cho nên thấy mình ăn cái bánh Tứ Niệm Xứ này chắc không vô rồi, quán không được rồi. Cứ hễ hở chút thì nó bị cái này, hở chút thì bị kia, thì do đó chúng ta phải trở về với tâm xả. Mà trở về tâm xả thì ngồi chơi. Nó không có pháp, nó không có cái chỗ nương tựa mà chỉ có ngồi chơi. Nhưng mà ngồi chơi mà luôn luôn phải tỉnh thức.

Nếu nó bị hôn trầm thùy miên thì chúng ta đứng dậy đi kinh hành, còn không bị hôn trầm thùy miên thì ngồi chơi. Nhưng mà luôn luôn để ý có từng niệm, có từng cảm thọ gì xảy ra trên thân tâm của chúng ta thì mau mau dùng các pháp khác mà diệt trừ nó. Không được để cho nó tác động kéo dài trên thân, thọ, tâm của chúng ta.

4- TRÁCH NHIỆM GIÚP ĐỠ CHÚNG SANH

SAU KHI TU CHỨNG

(22:29) Đó là những cái phương pháp tu tập. Hôm nay có hai tập sách mà gửi đến quý vị, mong quý vị đọc kỹ lưỡng để mà tu tập cho trọn vẹn. Và cái mục đích của Thầy ở đây là mở cái lớp học, tức là có cái thời gian học. Thí dụ như về đây học sáu tháng, một năm hay hoặc là ba tháng. Rồi chúng ta học đúng pháp, cách thức đúng, hướng dẫn cho quý vị đúng, thì quý vị rời khỏi nơi đây để mà nỗ lực tu tập. Rồi có một số người khác, người ta tiếp tục người ta vào, người ta học tu nữa.

Bởi vì cái lớp học cũng như cái trường học, cái khóa học này xong thì cái lớp khác vào cái lớp này thì lớp kia lên lớp. Cho đến khi mà cái lớp kia tốt nghiệp thì cái lớp khác nó vào tiếp tục, liên tục. Cũng như chúng ta thấy trường học năm nào cũng có trẻ em ở lớp một và cũng có trẻ em lên lớp hai và cũng có trẻ em lên lớp ba. Rồi trên Đại học cũng vậy, từ lớp Đại học thứ nhất, thứ hai, thứ ba của nó đều có cái số học sinh được tiếp tục. Năm nào cũng tiếp tục, năm nào cũng có người học.

Và cái lớp học mà Bát Chánh Đạo của chúng ta nó là cái chương trình giáo dục, nó cũng như vậy. Chứ không phải là chúng ta ở lỳ một chỗ mà chúng ta tu hoài. Rồi tu chứng đạo rồi, cũng ở lỳ một chỗ, không phải như từ xưa đến giờ đâu.

Ở đây nó không phải vậy. Khi tốt nghiệp ra thì chúng ta sẽ có những cơ sở. Ở Tu viện sẽ giới thiệu mình về những cơ sở đó, để mình đứng lớp mình dạy. Để đem lại cái nền Đạo Đức của Phật giáo phổ biến càng rộng rãi ra hơn. Để giúp cho mọi người, người ta hiểu được cách thức sống đạo đức không làm khổ mình khổ người.

Chứ không phải chúng ta tu rồi, rồi chúng ta ở trong chùa đó, nơi đó thôi, chúng ta không có đi đâu, rồi chúng ta ở miệt đó, không phải vậy. Mà chúng ta hãy ra đi, làm công chuyện lợi ích cho mọi người. Cũng như khi mình tốt nghiệp xong rồi, mình là giáo sư rồi, mình là một thầy giáo rồi, thì mình phải đi ra dạy.

Dù là bây giờ một vị thầy giáo hơn tám mươi tuổi, vẫn thấy những giờ phút mình còn sống trong một ngày, trong một tháng, trong một năm, đều là đem lại lợi ích cho con người. Khi mọi người đang cần mình thì mình chưa nên ra đi. Mặc dù là sức khỏe mình rất kém, nhưng mình cũng không bỏ cái loài người đang đau khổ. Mình hãy đến dự vào cái lớp.

Mặc dù là ông thầy giáo dạy Đạo Đức sống không làm khổ mình khổ người. Một ông thầy giáo dạy cho mình làm chủ bốn sự đau khổ sinh, già, bệnh, chết. Ông thầy giáo tám mươi mấy tuổi, lưng còm mà vẫn đứng lớp dạy cho mọi người. Trong đó có trẻ em, có những người trung niên và cũng có những người già. Thì những cái lớp học chúng ta thấy nó có nhiều cái tuổi, chứ không phải là một tuổi. Nhưng trong cái lớp học để học Đạo Đức, để học làm chủ sự sống chết của chúng ta. Thì Thầy mong rằng các con tu xong thì các con sẽ trở thành những ông thầy giáo để dạy cho những người khác.

Cuối cùng thì các con sẽ ra đi với một cái sự lợi ích cho con người, thì hạnh phúc vô cùng. Mình vừa lợi ích cho mình, mà còn những năm tháng còn lại thì lợi ích cho người khác mấy con. Đó là những điều mà Thầy mong muốn.

Chứ không phải là khi tu xong rồi, thì mấy con nói: “Đời khó quá, thôi ai mặc họ. Tôi riêng tôi tu được thì tôi nhập diệt cái cho rồi, cho sướng. Chứ đứng ra mà dạy, rồi nói này nói kia, rồi mấy người tu được, không được tôi mệt quá, làm cho tôi khổ sở nữa”. Không! Chúng ta lấy cái cực nhọc của chúng ta mà nhìn cái đau khổ của chúng sanh mà chúng ta không nỡ bỏ. Thầy mong trên cái vấn đề tu tập của quý thầy ngày mai là sẽ đem lại lợi ích như vậy.

(26:17) Cho nên càng cố gắng tu tập thì vừa lợi ích mình, mà vừa lợi ích người. Cũng như bây giờ ở đây, thí dụ như Minh Nhân, hai bác ở đây già rồi. Nhưng mà sau khi tu tập rồi, đừng nghĩ rằng thôi mình già rồi, thôi mình tu rồi, mình chết. Đừng nghĩ vậy! Mà hai bác hãy đứng lớp dạy. Trong những năm tháng mình còn sống thì mình vui vẻ, mình làm công việc đó. Chứ đừng nghĩ rằng tôi già quá, thôi tôi đứng lớp tôi mệt lắm. Với các học sinh như thế này chắc là tôi chết sớm. Đừng nghĩ như vậy! Mình hãy thương yêu như…​

Cho nên Thầy mong rằng, mấy con hãy nỗ lực tu. vì cái pháp Tứ Niệm Xứ mà chúng ta nắm vững được thì con đường tu chúng ta rất nhanh, không có còn lâu lắc đâu. Nhưng không cách thức mà tu Tứ Niệm Xứ không được thì chúng ta trở về tu Tâm Xả. Tu Tâm Xả như Mật Hạnh, nó chỉ biết tu tâm xả thôi, mọi cái gì khởi sự ham muốn. Thầy mong rằng khi trở lại con đường tu lần này là nó sẽ làm xong cái nhiệm vụ của một người tu tập giải thoát. Thầy mong điều đó.

Cho nên hôm nay Thầy rất mong, Thầy đang nhìn với những người tuổi trẻ, thí dụ như Phước Tồn, như Thiện Thảo là những người còn tuổi trẻ. Mà nếu mà nỗ lực tu đúng, nghe lời Thầy dạy đúng thì sẽ đạt được kết quả. Thầy đang chú ý đến tuổi trẻ, cho mấy con còn cái thời gian dài, sức khỏe nhiều, mà tu tập xong thì mấy con sẽ đứng lớp, mấy con dạy.

Từ lâu Thầy chú ý đến Mật Hạnh rất nhiều. Cho nên tuy rằng gặp khó khăn, có những lúc nó cần phải ra đời, thì Thầy vẫn theo dõi từng chút. Thầy mong rằng những cái sự ra như vậy không đến đỗi để mình nhiễm ô đời mà lôi cuốn mình ở ngoài đời. Nhưng hôm nay thì Mật Hạnh trở lại sự tu tập, đó là một cái điều mà trước kia Thầy nghĩ rằng tuổi trẻ. Và đồng thời Thầy cũng đã nhìn thấy những người này cần phải đào tạo.

Cho nên vì vậy mà, khi quý thầy mà đến đây mà còn tuổi trẻ đều là Thầy có sự chú ý rất lớn. Mong rằng sẽ đào tạo được quý thầy. Mặc dù là cái mục đích Thầy quyết tâm đào tạo cho được quý thầy, Thầy rất là vất vả, nhiều điều rất khó khăn. Cũng như quý thầy biết rằng khi mà Thầy cố gắng để đào tạo Mật Hạnh thì Thầy cũng có nhiều khó khăn. Người nào mà Thầy chú ý để đào tạo họ trở thành những bậc A La Hán sau này để giúp đời thì Thầy đều gặp khó khăn hết, chứ không phải là…​

Cho nên Thầy đứng trên đầu sóng, chứ không phải là đứng dưới sóng đâu. Lúc nào, giờ nào mấy con yên ổn, chứ còn riêng Thầy thì không có lúc nào mà yên ổn hết. Nghĩa là lúc nào Thầy cũng đang bị dồi dập sóng gió. Lúc nào cũng bị, chứ không phải là ngồi đây, nhưng mà sự thật là sóng gió cũng dồi dập, chứ không phải không. Mấy con không hiểu đâu.

Nhưng mà nếu mà Thầy không đứng trên đầu sóng, thì mấy con không yên mà ngồi tu đâu. Nhờ Thầy biết cách ngồi trên đầu sóng, lượn qua tất cả các đợt sóng, mà hôm nay mới có sự yên ổn. Mà cái lớp học chúng ta mới kéo dài được đến giờ phút mà chúng ta học Tứ Niệm Xứ.

Bây giờ còn tu tập Tứ Niệm Xứ, còn tu tập xả tâm, tức là tới cái giai đoạn mà chúng ta thực hành. Nó càng khó khăn hơn mấy con, nó rất khó khăn. Khi mà thực hành mà đã bị những cái gì động thì tâm mấy con còn yếu lắm, thì mấy con sẽ bị dao động và sự thực hành mấy con sẽ không đi vào.

Thầy mong rằng cái lớp này, nếu mà có cái điều kiện yên ổn thì chúng ta cùng nhau sống ở đây mà tu tập. Còn nếu không yên ổn thì dù bất cứ ở đâu, thì mấy con phải ôm pháp Tứ Niệm Xứ là hòn đảo, là cái phao cho mấy con đi tới nơi cứu cánh giải thoát cuối cùng. Thì mấy con nhớ một là mấy con ôm Tứ Niệm Xứ, hai là mấy con ôm pháp Xả Tâm Vô Lượng. Các con nghe chữ Xả Tâm Vô Lượng? Nghĩa là vô lượng tâm xả. Cái gì cũng xả hết, thì mới đạt được cứu cánh.

Cho nên Thầy dạy cái lớp Chánh Kiến, để giúp cho mấy con thấy được hai cái lộ trình mà mấy con đi. Cái lộ trình thứ nhất là mấy con bước đi, đó là cái lộ trình Tứ Niệm Xứ “trên thân quán thân”. Lộ trình thứ hai là Xả Tâm Vô Lượng. Bởi vì cái tâm chúng ta nó có nhiều lắm, nhiều lắm. Cho nên quá nhiều gọi là vô lượng. Mà luôn lúc nào chúng ta cũng phải xả, thì đó là mới đem đến sự cứu cánh cho quý vị sau này.

Và Thầy mong rằng khi mà Thầy thị tịch, ở bất cứ ở nơi đâu thì hoặc là trong rừng, trong núi, trong hang không biết chừng chỗ nào. Thì lúc bấy giờ bất cứ ở đâu, thì quý vị, các thầy nhớ Thầy, thì hãy đem những cái sự tu học của mình, cái đạo đức của mình mà dạy lại cho người khác, thì đó là không phụ lòng Thầy. Còn nếu mà chúng ta thấy rằng khi mà Thầy đã ra đi rồi, mà thấy rằng mình thôi thấy đời khổ quá, mình không thể hướng dẫn họ mà mấy con bỏ cuộc. Mấy con đầu hàng trước cái sự khó khăn thì mấy con không xứng đáng, phụ lòng Thầy đó.

5- ĐỂ MẤT NỀN ĐẠO ĐỨC CỦA ĐẠO PHẬT

LÀ CÓ LỖI

(31:34) Thầy chịu cực khổ để dựng lại cái đường lối tu học của Phật giáo, để làm sống lại cái Đạo Đức của Phật giáo, mà mấy con lại bỏ thì rất là uổng. Thầy gian khổ bao nhiêu, nhưng mà Thầy chỉ mong rằng cái nền Đạo Đức đó sẽ được chấn chỉnh lại ở trên cái hành tinh này. Để giúp cho con người có đường lối tu học, tu tập rất tốt.

Nhưng mà lỡ chẳng qua là cái duyên nó không đủ mà Thầy ra đi, thì mấy con ở lại phải tiếp tục con đường này, mà chấn chỉnh lại con đường của Phật giáo. Làm cho sáng tỏ lại cái nền Đạo Đức Nhân bản - Nhân quả, sống không làm khổ mình khổ người. Thì đó mới là xứng đáng là đệ tử của Thầy, là đệ tử của Phật. Là những người mà theo Phật phải làm sống lại cái đường lối của đạo Phật. Đừng có nên để đạo Phật mất đi, là một sự thiệt thòi cho loài người. Bởi vì nó là chân lý của loài người rồi, chúng ta không có quyền bỏ mất.

Cho nên khi mà tu tập được, Thầy thấy rằng con người chúng ta không có quyền bỏ cái giáo lý này, cái chơn pháp này, nó đem lại lợi ích thiết thực của đạo Phật. Thầy mong rằng các con phải nhớ kỹ. Vì đây hôm nay là Thầy đã trao cho mấy con những điều cần thiết của sự tu tập của mấy con rồi. Thì sau cái giờ phút này, bất cứ mấy con dù ở chỗ nào mấy con cũng tu được hết. Mấy con tu được thì mấy con sẽ làm nối tiếp cái ngọn đuốc mấy con ơi! Làm sáng tỏ lại nền Đạo Đức của Phật giáo.

(33:03) Đừng nghĩ rằng tôi hệ phái này, tôi hệ phái kia, đừng nghĩ như vậy. Mà chỉ nghĩ rằng tôi là con người. Mà con người thì phải sống có đạo đức. Mà con người phải học Bát Chánh Đạo. Mà con người thì chúng ta phải làm sao cho xứng đáng với Bát Chánh Đạo, với Đức Phật là một cái người cha đã thương các con, để lại cái đường lối, cách thức tu tập. Để cho mọi đứa con của mình sống được an ổn, được yên vui, được làm chủ bốn sự đau khổ của kiếp làm người.

Thì chúng ta sẽ không phụ lòng ơn của Đức Phật. Người đã bỏ hết cuộc đời của mình, bỏ hết những dục lạc thế gian, bỏ cả thân mạng của mình, để đi tìm cái chân lý của loài người. Và Người đã tìm được và để lại chúng ta bằng cách thiết thực như qua thí nghiệm bản thân Thầy. Thầy thấy Thầy đã làm được, làm đúng như Phật và được sự giải thoát như Phật. Và đồng thời Thầy rất tiếc nếu mà một mai mấy con để mất đi, là mấy con có lỗi với con người, với những người hậu sinh sau của chúng ta, mấy con có lỗi. Còn mấy con không có làm mất, thì tức là mấy con không có lỗi.

Cũng như cuộc đời của Thầy, Thầy quyết định dựng lại mà sức khỏe Thầy đã suy yếu, đã kém. Thầy có ra đi trước khi hoàn thành cái sứ mệnh này, nhưng Thầy cũng mãn nguyện rằng mình đã đem hết sức lực của mình ra làm, để dựng lại cái nền Đạo Đức, cái chân lý của đạo Phật, không để mất. Thì đó là Thầy đã hết bổn phận. Còn mấy con cũng vậy, nỗ lực làm cho tận cùng, thì mấy con không phụ. Và Thầy nghĩ rằng mỗi người là nối tiếp nhau, để cùng nhau dựng lại cái con đường của đạo Phật, thì chắc là không có mất nữa.

6- TU VIỆN CHỈ KHÔNG CHÚ TRỌNG LÀM TỪ THIỆN HỮU LẬU

(34:42) Cho nên hôm nay mấy con đã hiểu rõ rồi thì hãy cố gắng trên bước đường. Còn nhiều điều mà trong cái Tu viện của mình, mà Thầy cần phải nói rõ hơn để chúng ta hiểu. Có nhiều người hiểu lệch lạc ở trong cái vấn đề của Tu viện của chúng ta từ lâu tới giờ.

Cho nên Thầy đọc lại cái bài này để thấy có cái sự hiểu lệch lạc mà hầu như người ta chưa hiểu rõ Phật giáo. Mà người ta hiểu theo cái sự tổ chức ở ngoài đời hoặc là cái lớp tổ chức của các cái hệ phái, các tôn giáo khác, nó có tổ chức như thế này.

Đối với ngày xưa Đức Phật, khi ông Cấp Cô Độc cúng dường cho Đức Phật Tịnh xá Kỳ Hoàn. Thì cái nhiệm vụ của ông Cấp Cô Độc phải lo tất cả toàn diện trong đó. Đức Phật chỉ có bổn phận là đến đó ở đó để thọ thực, để hướng dẫn chúng Tăng và cư sĩ đến nghe pháp. Chứ Đức Phật không có lo tổ chức cái vấn đề gì cả hết.

Cho nên vấn đề mà tu tập, để điều khiển chúng Tăng 1250 vị Tỳ kheo, thì lúc bấy giờ Đức Phật chỉ có nhờ ông Xá Lợi Phất và ông Mục Kiền Liên. Hai cái vị đại đệ tử này điều khiển cái Tăng đoàn của mình, như là một cái đoàn quân. Có như vậy thôi. Rồi đến đó ở đó thì tất cả những chu toàn về sự sống, ăn uống hàng ngày, đều là do ông Cấp Cô Độc. Hoặc là cái Tịnh xá Trúc Lâm, hoặc là đến một cái nơi nào đó của một cái vị vua mà cúng dường. Thì toàn bộ là giao lại tất cả những cái điều kiện mà cúng dường đó cho cái người cư sĩ làm công việc đó, chứ không có cơ sở, không có này kia nọ.

(36:30) Còn ở đây thì chúng ta thấy rất rõ ràng, người ta nghĩ rằng mình làm cái gì cũng là có cơ sở. Sự thật ra Thầy có cái mục đích là tổ chức cái Trung tâm An dưỡng Từ thiện Chơn Lạc để lấy cơ sở đó mọi người về để an dưỡng, nghỉ ngơi. Cái mục đích an dưỡng nghỉ ngơi đó không phải chính, mà chính là cái chỗ để học Đạo Đức mới là chính.

Từ thiện nghĩa là đến đó được mọi người Phật tử tổ chức cách thức giúp đỡ cho những người mà đến đó an dưỡng, trong một tuần lễ, một tháng hoặc nửa tháng. Trong cái thời gian mà được ở đó, nó không phải là nghỉ ngơi an dưỡng gì cả, mà đến đó để học Đạo Đức, mà không bị qua cái hình ảnh của tôn giáo. Cho nên vì vậy mà những người an dưỡng trong một tuần, hoặc một tháng hay nửa tháng, mà trở lại với gia đình thì mang lại cái sự an vui hạnh phúc cho gia đình, cho xã hội những nơi họ ở. Đó là cái mong muốn của Thầy như vậy.

Chứ không phải là tổ chức để thành lập một cái trung tâm làm việc từ thiện, nay bố thí cái này, mai bố thí cái kia, nay làm cái nọ. Cái mục đích đến đây là chúng ta an dưỡng, đến đó để chúng ta được học Đạo Đức mà thôi. Rồi khi mà học Đạo Đức rồi, thì mọi người cứ về gia đình sống. Thì đã học Đạo Đức, thì sống sẽ gia đình rất hạnh phúc. Không bao giờ vợ chồng cãi lộn, không bao giờ mà rầy mắng con, đánh đập con mình bằng cách tàn nhẫn, không có văn hóa. Hoàn toàn được học Đạo Đức thì chúng ta sẽ tránh được những hành động đó. Cho nên Thầy chỉ mong cái điều đó, chứ không phải là tổ chức để làm cái việc từ thiện ở đây. Đi cất nhà tình thương, tình nghĩa chỗ khác, hoặc là đem thực phẩm chỗ này để nuôi chỗ khác, không phải điều đó.

(38:18) Như các con hiểu rằng ở Tu viện chúng ta, ở đây cô Út không phải làm việc từ thiện đâu. Nhưng mà vì đứng trong góc độ của tôn giáo mà không làm thì rất là khó, mấy con hiểu điều đó, rất là khó. Tại vì người ta kêu mình làm chứ không phải là mình làm. Mà nếu mình không, từ chối mình không làm, thì hôm nay mấy con ngồi đây mà cỡ sáu mươi mấy người mà tu học lớp này. Chắc chắn là mấy con, mấy người không có ngồi yên mà tu đâu, người ta không cho đâu.

Vả lại Thầy nói rằng, đầu tiên của cái Tu viện này, ở đây thầy Chơn Tịnh biết nè, thầy Mật Hạnh biết nè, có một số người cũ ở đây biết. Đầu tiên có bốn người về đây là thầy Như Hải, cô Chánh, cô Bảo và Thiện Ngộ, bốn người đầu tiên về cái Tu viện này tu tập. Thì buổi trưa hôm nay đến đây, thì ngày mai, thì vừa đến đây, thì đến trình cho công an nhà nước ở đây, thì người ta sẽ mời ra huyện liền tức khắc. Và đồng thời những người ấy ở tù một đêm, một ngày tới trưa ngày mai thì họ trả cho chúng ta trở về Tu viện. Nhưng chúng ta cũng đã nếm mùi được một ngày đêm muỗi cắn ở trong tù rồi.

Và cái người mà hôm nay mà Thầy muốn nhắc để thấy là cái cô Bảo, cô đã chết lâu rồi. Còn thầy Như Hải vừa mới chết đây, mới chết hôm mùng bảy _ nay là mười bốn, mười năm rồi _ mùng bảy. Và mùng tám thì người ta thiêu thầy, rồi người ta đem ném cái tro đó xuống dưới biển, là tại vì thầy ở ngoài Nha Trang. Cho nên cái người đệ tử của Thầy, hai người đệ tử già đó, là cô Bảo và thầy Như Hải đã tịch rồi. Còn cô Chánh thì Thầy chưa biết tin. Và Thiện Ngộ thì Thầy cũng chưa biết tin của hai người. Bốn người đệ tử đầu tiên về đây đã bị như vậy.

Cho nên từ khi đó mà cô Út thay Thầy để mà tiếp với Chính quyền. Bởi vì Thầy là một người tu sĩ, tiếp với Nhà nước thì đâu thẳng thắn đó. Ở tù là ở tù chứ không lo lót gì hết. Nghĩa là thả là thả, mà không thả thì thôi. Chỉ còn Thầy thì không có nghĩ cái vấn đề gì hết.

Nhưng mà lúc bấy giờ có Chơn Thông còn đi dạy học ở Trảng Bàng. Thầy Chơn Thông đem, bữa trưa đó thì thầy Chơn Thông mang đồ ăn, gạo, cơm và đồ ăn đến cho ba người này ăn ở trong khám. Xin nhắc lại nó rất khó khăn mấy con, không phải dễ. Chúng ta mà hôm nay được yên ổn là nhờ sự khéo léo của cô Út.

Cho nên những cái chi phí đó mấy con biết rằng, chi phí để bảo vệ cái Tu viện của chúng ta, chứ nếu không khéo chúng ta không được yên đâu. Đứng về góc độ tôn giáo rất khó, mấy con phải hiểu. Chứ không phải là cô Út làm cái điều sai, làm việc từ thiện đâu.

Nhưng mà người ta cứ hiểu…​ Như vừa rồi đó, thì cái vấn đề mà vừa rồi, thì ở trong dịp gần Tết, thì người ta kêu gọi mình sẽ có những phần quà cho những người nghèo. Do đó thì cô Út, cô cũng sắm những phần quà như bánh, quà hay là mua một cái áo cái gì đó, để bao nhiêu phần quà của cái Tu viện của mình.

(41:48) Thì ở Châu Đốc người ta kêu người ta cho đồ, người ta bố thí đồ làm cô Út, cổ chới với, cổ…​ Bây giờ mình không nhận thì cũng không được, mà nhận về thì không phải là cái việc mình làm. Cho nên về rồi phải mua tủ, mua này kia để chất những cái quần áo đó vào, để chờ cái dịp khác rồi mình sẽ đem cho. Chứ còn thiệt ra thì nó không phải là vấn đề làm việc từ thiện của Tu viện.

Ở Tu viện chúng ta chỉ là chúng ta tu tập mà thôi, ai cũng lo cái phần để mà giải thoát. Chứ còn vấn đề mà từ thiện hữu lậu đó, chắc là ở đây không làm đâu. Cho nên nó có nhiều cái khó khăn lắm. Cho nên chúng ta thông cảm với cô Út.

7- VẤN ĐỀ ĂN UỐNG TRONG TU VIỆN

(42:25) Còn cái vấn đề mà về vấn đề ăn uống. Sự thật ra thì trong cái thời gian mấy con cũng biết rằng cô Liên Châu là một cái người Phật tử rất tốt bụng. Nhưng vì mình đặt cái món ăn của một cái nhà nấu cơm chay, họ không phải họ hiểu biết với chúng ta như thế nào đâu, họ chưa hiểu. Ngày nào họ cũng làm như cái món ăn của chúng ta có một cái loại với nhau như vậy thôi. Rồi ai ăn được ăn, ăn không được thôi. Họ coi như họ làm cái chuyện họ lấy tiền thôi, chứ còn họ không cúng sức khỏe chúng ta đâu.

Các con hiểu rằng, bởi vì Thầy đã từng ăn những cái món ăn chung như mấy con. Nhưng mà trong cái đời tu sĩ, người ta cho mình đó là may lắm rồi mấy con, chúng ta không đòi hỏi gì thêm. Chứ sự thật ra, một cái người mà chăm sóc lo cho cái tu sĩ của chúng ta tu học như thế này đó, mà cúng dường mà cho chúng ta tu học, thì bữa nay, thí dụ như bữa nay chúng ta không đòi hỏi những cái đồ ăn mà rất nhiều thứ. Chúng ta chỉ cần một hay hai món ăn mà thôi.

Nhưng mà thí dụ như bây giờ, ngày hôm nay cho chúng ta nước tương hoặc là muối đi. Với một món rau trộn bằng cà chua trộn với rau xà lách, hay hoặc là cái loại nào đó hay cải gì đó trộn cho nhiều đi. Rồi chúng ta ăn bữa cơm với rau trộn với nước tương, muối cũng đủ rồi mấy con. Không cần phải nào là kho bầu, kho bí rồi đủ thứ cái chuyện mà đậu hũ chiên, đậu hũ xào gì đủ loại. Rồi do đó ky chanh, nấm mèo gì đủ loại, đủ thứ, rồi nấm đông cô gì đủ nhiều quá. Do nhiều quá, rồi chúng ta thấy ăn, cái bụng của chúng ta nó cũng không tốt.

Nhưng mà chúng ta làm sao mấy con? Cô Châu thì cô ở xa, cô chỉ đặt cái món hàng. Còn cái người làm đó thì họ chỉ làm bán thôi. Ai, người ta ăn bữa rồi người ta đi, chứ người ta đâu ăn như mình. Ngày nào mình cũng đẫm có một món ăn thì Thầy thấy rất tội, mấy con. Nhưng bây giờ mình biết nói sao mấy con? Mình nói sao ?

Do đó thì Thầy thấy cô Út, cổ lại mua rau thêm, cổ lại làm thêm. Coi cái người nào ăn không được, thì mình ăn. Chứ sự thật ra thì có nhiều người thì cũng hiểu như thế này thế khác, Thầy thấy cũng tội. Là vì trong cái vấn đề ăn uống, nó cũng là có nhiều cái phức tạp lắm. Nếu mà trong Tu viện chúng ta tổ chức mà nấu ăn thì nó không hay, nó không giống Phật.

Mà không nấu ăn thì chúng ta thấy rằng cái sự tổ chức của cái người mà nấu ăn cho một cái Tu viện, mà bên ngoài để nhận lãnh cái số tiền Phật tử, thì họ phải có một cái trách nhiệm thấy được cái sự tu tập của chúng ta quá gian khổ. Mà chúng ta không đòi hỏi ở cao lương mỹ vị, ở chỗ ăn ngon, mà chúng ta đòi hỏi ở chỗ giản dị. Làm sao cho cơ thể chúng ta được khỏe mạnh mà thôi. Nhưng họ làm sao họ hiểu mấy con? Rất là khó hiểu.

Cho nên khi mà Thầy tổ chức cái Trung tâm An dưỡng Từ thiện. Thầy có nói với chú Tâm là chúng ta phải thành lập một cái câu lạc bộ. Trong cái câu lạc bộ đó, mình phải giúp cho chư Tăng cái thực phẩm ăn như thế nào, ngày hôm nay phải ăn cái gì, ngày mai phải ăn cái gì. Thay đổi cái món ăn, nó không phải là chư Tăng đòi đâu, nhưng mà mình vì sức khỏe của chư Tăng. Còn ăn nhẩm một món hoài thì thật sự ra người ta chưa phải Thánh đâu. Mà cái cơ thể chúng ta là cơ thể rất là phàm phu. Mà cho nên vì vậy mà nhiều khi nó bệnh tật, nó rất là tai hại cho sự tu tập.

Nhưng đứng trước cái hoàn cảnh này, trong cái sự mà mới tổ chức như thế này, Thầy còn khó khăn vô cùng mấy con. Xin được, người ta cho được những cái bữa ăn của chúng ta từ đâu mà đem đến đó là cái nỗi mừng rồi đó. Chứ chúng ta chưa dám nói gì hết, chưa dám đòi hỏi một cái điều gì hết. Nhưng mà cũng từ đó chúng ta rút tỉa kinh nghiệm sau đó. Thì những người mà lãnh thực phẩm mà để cho chúng ta ăn tu hành đó, thì họ phải làm khéo léo hơn.

Nhưng mà chúng ta nên tâm tình với họ, để không khéo họ nói: “Cái bọn thầy tu này nó ăn nó nhiều chuyện thật chứ. Cho nó ăn, nó ngồi không, nó ăn mà nó còn đòi hỏi cái này cái khác nữa hết”, mấy con. Nhưng họ làm sao họ hiểu được cái sự tu tập của chúng ta rất là gian khổ.

HẾT BĂNG