01- TU ĐÚNG PHÁP SẼ CHỨNG ĐẠT CHÂN LÝ

2006 CHÁNH TƯ DUY 01- TU ĐÚNG PHÁP SẼ CHỨNG ĐẠT CHÂN LÝ

2006 CHÁNH TƯ DUY 01

TU ĐÚNG PHÁP SẼ CHỨNG ĐẠT CHÂN LÝ

Trưởng Lão Thích Thông Lạc

Ngày giảng: 13/03/2006

Người nghe: Tu sinh nữ

Thời lượng: [50:35]

Số lượng: 20 băng

Tên cũ: CTD01A(Nu)-TNXQuánThânTrênThân-ChánhTD(13-03-2006)

Pháp âm: https://thuvienchonnhu.net/audios/2006-chanh-tu-duy-01-tu-dung-phap-se-chung-dat-chan-ly.mp3

1- TỨ NIỆM XỨ QUÁN THÂN TRÊN THÂN

Cái lớp Chánh Tư Duy hôm đó mấy con có nộp, có nộp cái…​ Thầy có gửi cho mấy con mỗi người một cái bản khảo cứu. Nhưng mà ở đây có bốn mươi lăm người nộp, cho nên vì vậy mà cái thống kê của cái lớp Chánh Tư Duy của bên chúng ta, thì do đó Thầy gửi cho mấy con đọc cái bảng thống kê.

Đây con, con gửi giùm một vài bảng cho Thầy với.

Có một số người không có ghi cái bảng, ghi danh sách của bảng. Cho nên thành ra cái số người đó vắng, không được thống kê ở trong cái bảng thống kê.

(00:45) Trong cái sự tu tập, khi mà Thầy dạy các con đi qua, đi vào cái lớp Chánh Tư Duy đó. Đi vào học cái lớp Chánh Tư Duy, nó có hai ngả để chúng ta xả tâm.

Cái ngả thứ nhất đó là tu cái tâm xả. Nhưng ngồi chơi mà xả hết những cái niệm, những cái chướng ngại gì đến trong thân tâm của chúng ta đều dùng cái pháp xả. Dùng pháp xả thì chúng ta đã học cái lớp Chánh Kiến rồi. Mà đã học cái lớp Chánh Kiến thì chúng ta biết cách, chúng ta xả. Một là chúng ta dùng pháp tác ý khi chúng ta hiểu cái niệm đó. Mà cái chướng ngại đó thì chúng ta dùng pháp tác ý mà chúng ta xả ngay liền. Còn không thì chúng ta phải tư duy, quán xét như chúng ta ở trong lớp học Chánh Kiến, do chúng ta xả bằng cái tri kiến giải thoát của chúng ta.

Còn cái lớp mà học Tứ Niệm Xứ nó lại vượt bậc cao hơn, cho nên nó khó khăn hơn. Vì vậy mà hầu hết là Thầy thấy sau một cái thời gian kiểm lại đó, thì Thầy thấy rằng cái lớp mà Chánh Tư Duy mà đi vào cái lớp mà trên thân quán thân thì hầu như là các con quán sai. Vì vậy mà không nhiếp phục được tham ưu ở trên Thân - Thọ - Tâm - Pháp của chúng ta.

Cho nên Thầy đã gửi cho mấy con cái căn bản để mà về tu tập Tứ Niệm Xứ, thì cô Út mới vừa phát ra. Và đồng thời đường lối tu tập theo giáo pháp Nguyên Thủy, cái bảng tóm lược lại cho biết. Chúng ta tu tập từ cái Tứ Niệm Xứ rồi đến Thân Hành Niệm, và tất những cái gì ở trong cái bảng tóm lược này để giúp chúng ta thấu rõ được cái cách thức tu tập mà không có sai lệch.

(02:33) Do nếu mà tu tập đúng thì cái sự tu tập một thời gian ngắn thì chúng ta sẽ thành tựu. Còn chúng ta tu tập sai thì nay có niệm, mai thì hỷ lạc, bữa kia thì có chướng ngại bằng cách này bằng cách khác. Cho nên do chúng ta không giữ một mực đúng, thí dụ như quán thân, trên thân quán thân thì mình quán như thế nào? Mà mình quán chưa được thân của mình. Mà trong khi đi thì nó cũng phải quán được thân như vậy, mà trong khi đứng cũng vậy, mà trong khi ngồi cũng vậy, mà trong khi nằm cũng vậy. Cũng phải giống y cái quán đó. Chứ không phải là lúc mà chúng ta chuyển pháp luân từ đầu dưới chân bằng cách chạy từng chút từng chút. Hoặc là có khi chúng ta lại quán cách có một phần thân thôi, hoặc là chúng ta nương vào hơi thở, hoặc là chúng ta nương vào cái nhịp tim, hoặc là cái cơ bụng của chúng ta. Thì tất cả những cái điều đó là coi chừng chúng ta sẽ sai.

Bởi vì, trong cái bài mà Thầy nhắc nhở đó như một cây đèn pha mà soi vào cái sự hiểu biết của chúng ta. Cái biết của chúng ta nó nhìn vào cái thân, thì qua cái cảm nhận hoặc là qua cái thấy của nó. Ví dụ như đầu tiên chúng ta dùng cái mắt của chúng ta để thấy, thì chúng ta thật sự chúng ta thấy từ đầu chí chân một lượt. Cho nên, coi như là chúng ta soi vào mà chúng ta thấy, thì giống như cây đèn pha soi vào một vật.

Cho nên, trong cái sự tu tập mà trên thân quán thân đó, nếu mà chúng ta soi được sáng như vậy đó, thì không có một cái chướng ngại nào mà có thể tác động vào. Vì vậy mà đức Phật nói “trên thân quán thân để nhiếp phục tham ưu”. Tức là nó nhiếp phục tất cả mọi chướng ngại ở trên đó hết, khi nó quán được thân.

Chứ không phải quán thân mà theo kiểu Tứ Chánh Cần. Trên Tứ Chánh Cần đó thì chúng ta quán thân, chúng ta thấy thân nó có chướng ngại chỗ này, hoặc là tâm nó có những niệm kia. Thì do đó chúng ta mới dùng bốn cái loại định hoặc Định Niệm Hơi Thở hoặc là Định Vô Lậu để quán xét xả từng niệm, hoặc là Định Hơi Thở để đẩy lui chướng ngại ở trên thân nó khi nó bị cảm thọ. Đó là chúng ta tu Tứ Niệm Xứ trên Tứ Chánh Cần chứ không phải là chúng ta tu Tứ Niệm Xứ trên Tứ Niệm Xứ.

Còn ở đây cái giai đoạn của chúng ta tu Tứ Niệm Xứ trên Tứ Niệm Xứ. Cho nên trên thân quán thân tức là Tứ Niệm Xứ tu trên Tứ Niệm Xứ. “Trên thân quán thân”, các con nghe “trên thân quán thân” tức là chúng ta tu Tứ Niệm Xứ.

(4:55) Còn trên thân mà quán thân để thấy những chướng ngại ở trên đó, rồi chúng ta mới dùng những cái phương pháp khác để ngăn ác, diệt ác - sanh thiện, tăng trưởng thiện, đem lại cái sự bình an cho nó đó là Tứ Chánh Cần. Phân biệt được rõ như vậy chúng ta biết lúc chúng ta tu ở cái giai đoạn nào và ở cái giai đoạn nào. Cho nên vì vậy đó mà chúng ta hiểu rõ mới tu mới có kết quả. Còn nếu mà không hiểu rõ thì tu nó sẽ sai, tu nó sẽ sai.

Trong khi tu ở lớp mà Tứ Chánh Cần trên Tứ Niệm Xứ là để khắc phục những phần thô của tham, sân, si. Còn phần vi tế của tâm của chúng ta đó nó sẽ bị - cái phần thô nó sẽ bị ly hết rồi, nó lìa hết rồi - thì cái phần mà vi tế của thân tâm chúng ta đó thì lúc bây giờ ở trên Tứ Niệm Xứ mà chúng ta gạn lọc.

Vì vậy mà cái giai đoạn này nhờ cái sự mà tỉnh thức của chúng ta trên thân của chúng ta tức là quán thân trên thân. Thì nó sẽ nhiếp phục tất cả những cái vi tế, cái vi tế chướng ngại ở trên thân. Cho nên, gọi là “nhiếp phục tham ưu”, nó tự nó nhiếp phục, chứ chúng ta không còn dùng pháp nào khác hơn hết, chỉ có dùng quán thân trên thân mà thôi. Quán cái thân trên cái thân của chúng ta mà thôi, thì chúng ta đã nhiếp phục được nó.

Vậy thì mấy con sẽ đọc lại cái tập căn bản nhất của Tứ Niệm Xứ thì chúng ta sẽ thấy. Ai nhiếp được, tức là người nào mà quán được, trên thân quán được thân thì nên tu Tứ Niệm Xứ. Còn người nào mà quán trên thân quán thân mà không được, tức là nay thì quán như thế này, lát nữa thì quán như thế khác, thì như vậy thì chúng ta không có quán được. Và không quán được thì chúng ta trở về tu Xả Tâm Vô Lượng.

Nghĩa là chúng ta bây giờ không còn trở về với cái lớp mà, cái lớp Tứ Chánh Cần là ngăn ác diệt ác nữa mà chúng ta ở trên Tâm Xả Vô Lượng. Bởi vì trải qua một thời gian chúng ta tu rất nhiều về vấn đề ngăn ác diệt ác ở trên Tứ Chánh Cần. Nhưng hiện giờ thì nó cũng còn nhiều cái phần thô hay hoặc là phần vi tế mà chúng ta quán thân không được.

Quán thân không được là chúng ta chuyển pháp luân ở trên thân chúng ta. Tức là chúng ta từ quán, chúng ta thấy cái đầu nè; rồi cái cổ nè; rồi cái ngực nè; rồi cái bụng nè; rồi cái chân; cái đùi nè; rồi cái ống chân nè; rồi cái bàn chân. Đi từng phần rồi chạy lên chạy xuống vậy đó là chuyển pháp luân, cho nên nó sai, nó không đúng.

(7:28) Còn nếu mà chúng ta nhìn mà thấy cái sự rung động toàn thân. Các con đi kinh hành các con thấy cái sự rung động toàn thân nó rất dễ, nó rất dễ. Mà không biết các con đi như thế nào? Có ai biết cách thức đi mà để nhận ra được toàn thân của mình không? Nó rất dễ, nó không có khó khăn. Bởi vì, coi như quán thân nó cũng không khó gì hết.

Bởi vì, đức Phật đã trang bị chúng ta những cái đề mục để mà chúng ta quán thân. Như trong cái phương pháp mà Định Niệm Hơi Thở thì đức Phật đã có dạy: “Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra”. Đó là một cái đề mục để chúng ta nhận ra cho được cái thân chúng ta. Mà đức Phật muốn cho chúng ta tu trên Tứ Niệm Xứ, thì trên Định Niệm Hơi Thở đã chuẩn bị cho chúng ta từ cái đề mục thứ nhất cho đến cái đề mục thứ tư thì chúng ta thấy rất rõ.

Đề mục thứ nhất: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”. Mà Thầy đã dạy mấy con tu căn bản một phút, nhiếp tâm và an trú một phút cho được. Thầy đâu có dạy mấy con nhiều, một phút thôi. Nhưng mà nhiếp tâm và an trú tâm cho được một phút rồi, thì chúng ta sẽ đi vào cảm giác toàn thân rất dễ. Mà Thầy thường trong cái bài giảng Thầy nói như chúng ta đứng trên một cái lô cốt cao thì chúng ta nhìn xuống toàn diện, thì chúng ta sẽ thấy nó rất rõ.

Cho nên, không phải trụ trong hơi thở mà biết hơi thở. Như chúng ta ở trên cái hơi thở mà nhìn cái thân của chúng ta, cho nên chúng ta không bị kẹt ở trong cái hơi thở. Do đó nó rõ ràng, Đức Phật đã trang bị chúng ta trước khi tu Tứ Niệm Xứ, thì ngài đã trang bị chúng ta trên Định Niệm Hơi Thở, có những cái phương pháp để cách thức, để khi mà chúng ta trở về với Tứ Niệm Xứ thì chúng ta biết cách mà quán thân trên thân rồi.

(09:15) Đạo Phật, thường thường những cái phương pháp của Phật nó logic, nó như chân rít. Cái pháp này nó liên hệ với cái pháp khác, nó liên hệ. Cho nên đức Phật nói nó là thực phẩm, pháp này là thực phẩm cho pháp kia. Mình có, hàng ngày mình tu tập cái pháp này như mình sống mình ăn thực phẩm đó, thì mình mới có được cái pháp kia. Nó logic đến vậy, nó chân rít như vậy, cho nên nó rất cụ thể rõ ràng.

Cũng như bây giờ chúng ta tu Định Niệm Hơi Thở, đâu có nghĩa là hơi thở mà đưa chúng ta đi đến cứu cánh đâu. Nhưng mà hơi thở để chuẩn bị những cái đề mục đó đó. Những cái đề mục đó để giúp cho chúng ta tu trên Tứ Niệm Xứ, tức là quán thân trên thân. Đó là những cái đề mục đầu tiên.

Còn những cái đề mục như là: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”. Hay hoặc là: “quán ly tham…​”“quán ly sân…​”, điều đó là để giúp chúng ta ở trên Tứ Chánh Cần ngăn ác, diệt ác - sanh thiện, tăng trưởng thiện, nó rõ ràng chứ.

Cho nên, Định Niệm Hơi Thở là cái phương pháp để giúp chúng ta ở trên Tứ Chánh Cần mà tu tập. Và cái phương pháp để giúp chúng ta ở trên Tứ Niệm Xứ mà quán trên thân quán thân. Cho nên cái người nào mà tu, mà nghe lời Thầy tu kỹ, căn bản nhất thì để khi mà chúng ta trở về với Tứ Niệm Xứ thì rất dễ. Vì chúng ta đã từng nhiếp tâm và an trú tâm trong một phút, chỉ một phút thôi. Rồi chúng ta nghỉ ba, bốn phút, năm, sáu phút, rồi chúng ta tu lại một phút, và cứ như vậy tu phút nào mà chúng ta nhiếp vô thì chúng ta cũng phải giống y như vậy.

Chứ không phải là lúc này thì phút mà thở hơi thở vầy, lúc khác thở hơi thở khác. Nghĩa là hơi thở dài là dài, mà hơi thở ngắn là ngắn. Cho nên đức Phật nói: “Hít vô dài tôi biết tôi hít vô dài, thở ra dài tôi biết tôi thở ra dài”. Nếu chúng ta thấy chúng ta nhiếp được cái trong cái hơi thở dài và an trú trong hơi thở dài, thì lúc nào cũng là hơi thở dài.

Còn nếu mà chúng ta thấy chúng ta nhiếp tâm và an trú tâm trong hơi thở ngắn, thì chúng ta nhiếp tâm và an trú tâm trong hơi thở ngắn. Đừng có lúc dài lúc ngắn, đừng có lúc nhẹ lúc nặng. Mà lúc nào chúng ta cũng nhận thấy được cái hơi thở chúng ta nhiếp được, thì như vậy là chúng ta đã chủ động được cái sự tu tập của mình. Và khi bước qua Tứ Niệm Xứ thì chúng ta quán thân rất dễ dàng.

(11:31) Hôm nay Thầy sẽ đi kinh hành để cho mấy con nhìn thấy cái sự mà quán thân trên thân một cách cụ thể rõ ràng nhất. Chứ nếu không thì mấy con cũng chưa…​ Nó có những cái cách thức của nó để mà đi kinh hành, để mà quán thân. Bởi vì, cái thân của chúng ta nó có cái sự rung động đều đặn, nghiêng qua, nghiêng lại nghiêng tới để mà khi bước đi. Thì cái bước đi của chúng ta, nếu mà chúng ta chậm khi chúng ta tu tập. Mới đầu thì chúng ta đi nhanh, đi nhanh không có nghĩa là quá nhanh, để chúng ta cảm nhận được toàn thân chúng ta đang rung động theo cái nhịp bước đi.

Rồi kế đó chúng ta đi chậm dần, chậm dần. Để khi mà chúng ta đi chậm vậy, chúng ta mới ngồi xuống, để cái cảm nhận mà cái thân của chúng ta nó liên tục từ cái chỗ đi nó chuyển qua cái chỗ ngồi. Nó dễ dàng mà nó không bị mất, nó không bị mất cái cách quán thân. Còn đi nhanh, đi nhanh rồi chúng ta phải đứng lại, rồi chúng ta ngồi thì nó sẽ bị gián đoạn cái chỗ đứng. Nó làm cho chúng ta bị mất đi, mất đi cái chỗ mà quán thân của chúng ta.

Cho nên cái pháp quán thân có nghĩa là tâm không phóng dật chứ không gì hết. Mà các con thường nghe trong kinh Phật nói: “Ta thành chánh giác là nhờ tâm không phóng dật”. Nghĩa là tâm chúng ta mà nó luôn luôn nó quán trên thân nó, thì tức là nó không có phóng ra ngoài, nó không phóng dật.

Mà nó quán thân nó một thời gian thì nó sẽ định tĩnh, nó bám chặt ở trên thân nó, nó không có còn rời ra, cho nên nó định tĩnh. Nó định là nó bám chặt như có rễ nó mọc ở trên đó rồi, cho nên mới định tĩnh. Mà nó định tĩnh thì nó nhu nhuyễn dễ sử dụng, thì Bảy Năng Lực Giác Chi nó xuất hiện, cho nên nó nhu nhuyễn nó dễ sử dụng. Muốn gì thì nó làm theo cái nấy, tức là nó đủ Tứ Thần Túc.

(13:16) Cho nên đức Phật mới dám xác định rằng Tứ Niệm Xứ tu bảy ngày, bảy tháng, bảy năm. Nhưng mà chúng ta tu đúng thì nó sẽ trong vòng bảy ngày hoặc là bảy tháng là cao, chứ đâu có hơn tới bảy năm lận. Nhưng mà nói phòng ngừa xa chứ thật sự ra khi tâm chúng ta không phóng dật, định tĩnh trên thân của chúng ta được thì lúc bấy giờ nó đủ thần lực rồi. Mà khi chúng ta đủ thần lực rồi thì cần gì phải tu nữa mấy con. Chúng ta làm chủ được sinh, già, bệnh, chết rồi, thì như vậy chúng ta xong, đâu có gì nữa đâu.

Tức là tâm mà định tĩnh trên thân của nó, thì lúc nào thân tâm của chúng ta…​ Bởi vì nó định tĩnh trên đó thì nó nhiếp phục tất cả những ưu phiền trên thân và tâm của nó rồi. Do đó nó sẽ như thế nào? Nó sẽ thanh thản, an lạc, vô sự. Mà trạng thái thanh thản - an lạc - vô sự nó là cái chân lý của đạo Phật. Như vậy là chúng ta đã chứng đạt chân lý ở trên đó rồi. Nó cụ thể, nó rõ ràng, chứ đâu phải là còn khó khăn đâu!

Còn bây giờ chúng ta cứ tu, lát thì lúc vầy, lúc khác, lúc thì buồn ngủ, lúc không…​ Làm sao mà chúng ta quán thân mà chúng ta còn buồn ngủ được? Trên thân quán thân nó tỉnh táo như vậy, làm sao? Thôi, Thầy nói như thế này, một phút mà chúng ta nhiếp tâm trong hơi thở mà nhiếp tâm và an trú được. Bây giờ Thầy buồn ngủ nè, thì nhất định là Thầy sẽ nhiếp trong một phút. Nhiếp tâm và an trú tâm trong một phút thì cái buồn ngủ sẽ mất liền tức khắc.

Cái phương pháp nó như vậy mà chúng ta tu không có đạt được như vậy, cho nên vì vậy gục tới gục lui. Chỉ còn ráng đi kinh hành mà nó còn ngủ tới ngủ lui, thì như vậy mấy con thấy như thế nào? Như vậy là không có căn bản, thiếu căn bản trên cái sự tu tập.

Mà thiếu căn bản trên sự tu tập thì cái thời gian dài của mấy con dài, không biết chừng nào mấy con mới đạt được, mới đạt được cái cứu cánh đó. Thật sự ra thì Thầy thấy, trong cái sự tu tập mấy con có công. Nhưng mà cái tham mà tu cho nhiều, cho nhiều giờ, mà quên là cái căn bản của chúng ta phải tu tập cái gì cho nó đạt được cái chất lượng của căn bản đó. Và vì vậy mà cái tín, cái lòng tin của mấy con, cái tín lực nó sẽ càng ngày nó tăng lên, bởi vậy kết quả. Còn mình tu mà cứ dậm chân tại chỗ mãi, rồi sanh ra các cái loại tưởng nó làm cản trở đường đi của chúng ta, làm chúng ta thối chuyển. Như bị cản trở hết rồi, không có còn đạt được nữa.

2- CÂU TÁC Ý QUÁN THÂN KHI ĐI KINH HÀNH

(15:30) Cho nên cái khó khăn của Thầy là hướng dẫn cho mấy con, mà mấy con không thấy được căn bản. Cho nên khi mà bảo “quán thân trên thân”, thì tìm mọi cách quán như thế nào? Mà Thầy đã, đức Phật đã trang bị: “Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra”, hoặc là “Cảm giác toàn thân tôi biết tôi đang đi kinh hành, cảm giác toàn thân tôi biết tôi đang đi kinh hành”, có phải không? Mình đang đi kinh hành mà, cho nên mình cảm nhận được sự rung động của nó.

Thì Thầy nói như thế này để chúng ta thấy rằng trong cái sự tu tập của chúng ta. Đây, mấy con lưu ý: nói thì phải thực hành, mà nói mà không thực hành thì không thể nào mà biết cách tu tập. Đây Thầy sẽ đi để cho mấy con thấy.

Bây giờ thí dụ như để hai tay ra sau lưng như thế này cũng được, hay hoặc là chúng ta để hai tay trước ngực chúng ta như thế này cũng được. Rồi chúng ta sẽ bước đi. Thì dù chẳng hạn bây giờ chúng ta bước đi, cái bước đi chúng ta sẽ cảm nhận, thấy được. Bây giờ “giở chân lên”, chúng ta đưa tới thì cái thân chúng ta, cái này nó gồng, nó cứng để nó đứng nè.

Đó thì bắt đầu bây giờ “giở chân lên”“đưa chân tới”. Cái chân này nó đưa tới thì nó rung động mấy con. Mấy con cảm nhận cái sự rung động của thân: “Đưa lên”, “đưa tới”, “để xuống”. Đó! Cái thân của mấy con nó phải nghiêng chứ, nghiêng, phải không? Thì do đó cái chân này mấy con giở lên. Cái chân này nó gồng nè, nó gồng để nó giữ, nó trụ cái thân nó chứ.

Đó thì bắt đầu mấy con giở cái chân lên, đưa chân tới. Đó, thì đó, nó có cái sự rung động chứ gì? Đó đó phải không? Hễ cái chân này đứng lại thì cái thân này nó phải ngả qua vậy phải không? Đó, nó ngả qua mà nó nghiêng tới phải không? Cái chân này nó giở lên. Thì cái chân này giở lên thì nó có cái động này, mình cảm nhận nó động tới trên vai lận, chứ nó đâu có ít đâu. Do đó giở lên để xuống. Đó, cho nên mấy con thấy để xuống thì cái thân nó phải nghiêng tới. Đó cái rung động tác của nó. Đó, bây giờ nó đứng qua đây thì nó nghiêng qua bên đây, phải không? Thì đó mấy con thấy. Đó, mấy con thấy.. cái thân nó đưa qua đưa lại, đưa qua đưa lại phải không?

Tu sĩ: Dạ.

(17:40) Trưởng lão: Thì mấy con, như vậy là mấy con quán toàn thân mấy con chứ, từ dưới chân lên trên đầu nó nghiêng qua nghiêng lại hết, chúng ta đâu có, nó đâu có nghiêng một cái đâu, có phải không? Thì mấy con thấy nè. Đó mấy con thấy chưa? Như vậy là chúng ta quán thân chứ gì? Còn bây giờ đi nhanh nè. Đó mấy con thấy nó cứ, cái thân mình nó lắc qua. lắc lại. Có phải không? Đó là cách thức để mà chúng ta quán thân trên thân.

Đó nếu mà tập luôn lúc nào chúng ta cũng tập để mà chú ý được quán cái thân hành của chúng ta như vậy, thì làm sao mà chúng ta tu tập không được?

Nó có cái phương pháp, nhưng mà nó không bị trụ vào cái chỗ nào ở trên thân chúng ta, nó không có cái điểm trụ mà nó chỉ lúc lắc qua lại. Nó giống như pháp Thân Hành Niệm, nhưng nó không tác ý mấy con, nó không tác ý từng hành động. Cho nên từ cái pháp Tứ Niệm Xứ này nó cũng vẫn đủ cho mấy con, đủ thần lực. Bởi vì, nó gần như là Thân Hành Niệm rồi.

Có phải không? Bây giờ mấy con ngồi đây, ngồi trên cái ghế như Thầy này. Đó bây giờ, “cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô” nè, “cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra”. Thì mấy con thấy mấy con hít vô nè, mấy con thấy nó từ ở dưới, mấy con thấy nó sự rung động của nó. Chứ không phải là cái hơi thở luồn vô trong này.

Mà khi mà ngồi mà thở như vậy để nhìn được cái thân quán từ trên đầu tới dưới chân nó đó, thì nó thấy nó rất là tỉnh táo. Nó rất là tỉnh táo, chứ nó không có phải còn mờ mịt một chút nào hết. Nhưng cái sức của chúng ta tu như thế nào? Phải nói chứ, phải nói được cái thời gian của nó chứ. Bây giờ cái sức của mấy con tu mười phút thì mấy con tu mười phút, đừng có tu hai mươi phút. Tu hai mươi phút, sau khi mà mấy con tăng lên mà hai mươi phút, mấy con sẽ thấy nó bị có những cái niệm khác liền tức khắc.

(19:45) Cái sức của mấy con thấy mấy con tu quán thân của mình như vậy, để tập cho nó quay vào. Khi mấy con nói: “Quán trên thân quán thân, tâm phải quay vô quán cái thân này”. Thì lúc bấy giờ con thấy như là ở trên cái đầu mình nó cụp nó nhìn xuống đó, có phải không? Nó có cái dạng như là nó nhìn, nó ngó vô. Nhưng mà mình nhìn ra ngoài, chứ mình không có ngó vô, bởi vì mình dùng con mắt mà mình nhìn nó thì nó dễ. Nhưng mà nó sẽ ảnh hưởng đến thị giác thần kinh của mình, nó làm cho mình bị mỏi con mắt. Còn mình cảm nhận, nó không có mỏi mắt.

Cho nên đức Phật không dạy chúng ta nhìn mà dạy chúng ta cảm nhận: “Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết…​”. Quá, đức Phật có kinh nghiệm rồi.

Chứ bây giờ thí dụ như Thầy nhìn nè, Thầy ngó xuống, Thầy nhìn nè. Tức là ở trên từ mặt Thầy nè, Thầy thấy xuống nè. Đó, như là cái ngọn đèn nó pha trên cái thân của Thầy. Cái mắt của Thầy nhìn, nó giống như cái ngọn đèn nó pha. Cái biết của Thầy trên mắt, nó sẽ thấy biết cái thân của nó như vậy. Nó ngồi im như thế này thì nó nhìn xuống, thì nó nhìn từ trên đầu, nó không cần phải chạy tới chạy lui gì hết. Nó cũng vẫn thấy từ ở trên này nó xuống dưới chân nó. Mà cái nhìn nó sẽ, nếu mà chúng ta nháy mắt thì nó có một khoảng cách, nó làm cho chúng ta bị đoạn dứt cái khoảng mà nhìn thân.

3- XẢ TÂM VÔ LƯỢNG VÀ TỨ NIỆM XỨ

(21:04) Cho nên chúng ta cố gắng nỗ lực mà thực hiện được Tứ Niệm Xứ, thì nó nhanh lắm mấy con, nó không khó. Còn nếu mà chúng ta quán sai, chúng ta cứ quán lúc vầy lúc khác đó, thì chúng ta nên dẹp. Tu ngay cái pháp xả đi, Xả tâm Vô lượng.

Mà xả tâm vô lượng thì như Mật Hạnh. Nó chẳng biết cái gì hết, nhưng mà nó điều kiện nó chỉ biết xả. Mà nó cũng không viết bài vở hay nữa. Nó chỉ biết rằng khi ngồi lại thì tất cả mọi cái tâm niệm mà khởi lên trong tâm nó. Nhớ chuyện đi chơi chỗ này chỗ kia, chỗ nọ…​ Tiếp duyên người này kia thì nó chỉ biết: “Đây là dục, đây là ác pháp, đây là khổ đau, đây là đem đến những cái sự đau khổ, không có chấp nhận. Ở đây là thanh thản, an lạc, vô sự thôi”. Chỉ tác ý đuổi đi như vậy, rồi im lặng.

Thì lúc bấy giờ nó cảm nhận thấy được thân của nó. Nó cảm nhận thấy được thân, tự nhiên cảm nhận. Thấy cái sự rung động của thân, thấy cái hơi thở nhẹ nhàng mà không trụ hơi thở, chỉ cảm nhận thôi. Mà một lúc thì có một niệm khác đến thì nó sẽ đuổi. Nó cứ tập như vậy, chứ nó không tập khác hơn hết.

Thì Thầy mong rằng mấy con nếu mà quán thân mà không được, thì mấy con trở về tâm xả. Xả Vô Lượng Tâm trong Tứ Vô Lượng Tâm, thì lấy tâm xả mà xả.

(22:24) Còn người nào mà có Tâm Từ, Tâm Bi đó thì khởi sự lòng từ bi. Thì nếu mà tu tâm từ thì phải tu sức tỉnh thức rồi. Nghĩa là từng hành động, tu trong tất cả hành động của mình, làm một cái gì khởi lên cái lòng thương yêu của mình, nên cố gắng tránh không làm đau khổ chúng sanh. Mỗi mỗi đều là, như từ cái ăn, từ cái rửa bát, từng mọi cái đều là tỉnh thức ở trên đó, gọi là tu Tâm Từ. Để tránh những cái sự đau khổ của chúng sanh, khiến cho chúng ta vô tình không có tỉnh thức ở trên những hành động đó. Mà khi tỉnh thức như vậy rồi, thì cái người đó trong khi ngồi im không làm gì hết, thì người đó sẽ thấy được cái, cũng trở về thấy được cái thân nó tự nhiên của nó, chứ không có gì khác. Mà thấy được cái thân thì tức là thấy hơi thở rung động của thân thôi. Nó cũng trở về Tứ Niệm Xứ, chứ không có chạy đi đâu khỏi hết.

Nó thành tựu ở trên cái tâm không phóng dật. Mà không phóng dật thì nó phải ở trên thân nó thôi, chứ không có chỗ nào. Tu Tâm Xả nó cũng trở về đó, mà tu Tâm Từ nó cũng trở về đó. Bởi vì mình hành động, tất cả mọi hành động thì mình rất tập rất tỉnh ở trên từng hành động đó.

Cho nên sau khi mà ngồi lại không, vô sự không làm gì hết, ngồi chơi hoặc là ngồi kiết già. Thì lúc bấy giờ cái tâm nó tỉnh táo ở trên thân nó, cũng như nó tỉnh ở trên cái hành động của nó. Vậy thì nó tỉnh táo trên thân nó là nó phải qua cái sự rung động của hơi thở. Vì nó không bám vào hơi thở, cho nên nó không lấy hơi thở làm cái đối tượng để mà tập trung.

Cho nên vì vậy, mà tu Tâm Từ nó đâu có đối tượng đó. Mà bây giờ nó nương vào cái hơi thở, nên làm cái đối tượng nó để nhiếp tâm thì nó không đúng. Cho nên vì vậy mà nó phải trụ ở trên thân nó, nó thấy sự rung động của thân nó, nó không chạy đi đâu khỏi. Dù tu Tâm Từ, mấy con cũng thấy nó cũng trở về thân nó. Mà tu Tâm Xả, nó cũng trở về thân nó mà thôi, không có gì khác hết.

Cho nên trên cái thân nó, nó hoàn toàn là cái nơi Tứ Niệm Xứ. Mà cái nơi cuối cùng, mà cái lớp thứ bảy của trong Bát Chánh Đạo đó là Chánh Niệm. Thì Chánh Niệm nó là Tứ Niệm Xứ, cho nên mọi cái nó đều về Chánh Niệm của nó. Thì cái niệm thân của nó chứ không gì hết, đó là cái niệm thân của nó. Hay hoặc là nói là cái niệm Thân Hành Niệm. Lấy cái rung động của cái thân mà nó niệm, cho nên gọi là Thân Hành Niệm.

Cho nên cái pháp Thân Hành Niệm, mấy con thấy pháp Thân Hành Niệm nó kiên cố, nó như căn cứ địa. Kiên cố như cỗ xe, nó căn cứ địa như vậy tức là nó luôn luôn, lúc nào nó cũng biết như vậy đó, thì nó có đủ mười Như Lai lực. Tức là nó đủ bảy năng lực của Giác Chi, và Tứ Thần Túc nó sẽ xuất hiện trên cái tâm không phóng dật, cái tâm ở trên thân nó. Nó rõ ràng, cái pháp Phật nào nó cũng trở về một cái vị trí để nó được giải thoát, nó không có đi sai cái chỗ tu tập của nó.

(25:11) Vì vậy mà chúng ta hiểu biết được và chúng ta biết được rõ ràng như vậy, thì chúng ta làm sao mà tu tập sai được, có phải không mấy con? Mấy con thấy chưa?

Do đó, Thầy đi kinh hành để cho mấy con biết. Nếu mà cái điều kiện mấy con ngồi tu vì cái hơi thở nó, cái Thân Hành Nội của nó là cái hơi thở, cho nên nó khó. Nhưng mà mấy con thấy rằng khi mấy con đi, mấy con nhận ra được cái thân của mấy con nghiêng qua, nghiêng lại, nghiêng tới, nghiêng lui và cái chân mấy con động. Thì các con toàn diện, các con thấy cái thân của các con lúc nào nó cũng rung động hết. Thì cái đi kinh hành trong một thời gian, trong năm ngày, ba ngày, thì mấy con ngồi lại, mấy con tập ngồi lại.

Ngồi lại mấy con cũng nhận được cái rung động của cái thân như vậy rồi, thì bắt đầu mấy con nằm. Mấy con cũng thấy khi mà hơi thở mấy con nằm, mấy con thấy nó rõ ràng là nó rung động về cái phần phía trên của mấy con rất là kỹ lưỡng, rất là rõ ràng. Và đồng thời mấy con đứng lại, mấy con cũng cảm thấy được cái sự rung động qua cái hơi thở của mấy con.

Vì chỉ còn có cái đi kinh hành, đó là cái Thân Hành Ngoại nó thô, nó làm cho chúng ta dễ nhận được cái cảm giác của cái thân nghiêng qua, nghiêng lại toàn thân. Nó đi, nó nghiêng qua nghiêng lại, chứ không bao giờ mà nó đi thẳng vầy đâu. Mình nhìn thấy thẳng, người ta đi thấy thẳng, chứ thật ra nó có cái độ nghiêng của nó. Trong khi mà giở chân này bước lên thì cái chân kia nó chịu, thì nó phải nghiêng qua cái phần mà nó chịu. Rồi bắt đầu đó cái chân này giở lên thì nó phải nghiêng qua cái phần bên chân kia nó chịu. Do đó, nó cảm nhận được cái sự nghiêng qua nghiêng lại của cái thân nó rõ ràng. Mấy con về tập lại, mấy con sẽ thấy cái độ đó nó đúng, nó không có sai.

Thì hôm nay Thầy nói như vậy để biết là sau hai tuần lễ, mấy con thấy mấy con tu đúng chưa? À hay là còn sai? Nếu…​

(26:49) Sư Cô Huệ Ân: Thưa Thầy! Con mà cái đi kinh hành đó Thầy, nó có liên kết ra sao với cái hơi thở không Thầy? Như cái hơi thở mà mình hít vô thì cái chân bên phải đi, rồi thở ra chân trái lên, nó phải liên kết không Thầy?

Trưởng lão: Nó có liên kết con, nó có liên kết nhau. Bởi vì nó là những cái rung động của thân con. Cho nên con quán thân thì con thấy cái hơi thở, nó cũng có cái sự liên kết của nó ở trong cái bước đi của nó nữa. Nhưng mà hồi nãy, Thầy đi như vậy để lấy cái hành động đi thôi. Chứ sự thật ra mình đang thở, chứ không phải là không thở.

Đó cho nên vì vậy mà khi mà nó yên lặng, nó quán được nó rồi, thì mình thấy cả hơi thở , và cả cái bước đi của cái chân giở lên, bước đi nữa con; nó thấy luôn cả. Bởi vì mình tu tập nó thanh tịnh mà. Cho nên lúc bấy giờ mình lắng nghe được cái rung động của cái thân của mình trên cái hơi thở và cả luôn cái bước đi của mình nữa, cái đó là đúng chứ không sai đâu con.

Mấy con sẽ tập được rồi, thì mấy con bắt đầu mấy con ngồi, rồi mấy con nằm. Ngồi trên ghế cũng được hoặc là ngồi xếp bằng cũng được. Tất cả tư thế nằm ngồi, mấy con cũng nhiếp được, quán được ở trên thân mấy con hết. Và nếu mà quán được trên thân mấy con thì không lâu. Coi như là khi mà cái buổi hôm nay mà Thầy thuyết giảng cho mấy con nắm vững được trên thân quán thân rồi, bây giờ bỏ chỗ nào mấy con tu cũng chứng.

Thầy nói bây giờ mà nắm vững được mà trên thân quán thân rồi, mấy con không cần gặp Thầy nữa. Mấy con sẽ tu, hoàn toàn mấy con trên thân quán thân. Mấy con sẽ hoàn toàn, mấy con sẽ chứng được cái đạo lực. Mấy con sẽ làm chủ được sự sống chết của mấy con, khỏi cần hỏi Thầy một cái gì nữa hết. Bởi vì, trên thân quán thân, mà quán đúng thì nó nhiếp phục tham ưu. Mà nó hết được, nó hoàn toàn từ giờ này đến giờ khác, nó không còn những cái chướng ngại trên thân của mấy con, thì mấy con sẽ thấy rằng đó là giải thoát của mấy con chứ còn gì nữa?

Mà mấy con quán thân trên thân nó nhiếp, tự nó nó nhiếp phục rồi. Nó không còn có khi mà bắt đầu mấy con quán đúng là nó không còn có một cái niệm khởi vô. Nó không còn có hôn trầm thùy miên, nó không còn có cái cảm thọ này, cảm thọ khác. Bởi vì nó tu trong bốn oai nghi, nó đâu có tu một oai nghi đâu mà nó bị cảm thọ.

(28:47) Thí dụ như bây giờ các con tu nè, các con tu năm phút các con đi, cái năm phút con ngồi, cái năm phút con nằm, con đâu có nằm lâu nó đâu có bị ngủ, phải không? Con cứ tu năm phút thôi, năm phút này đi nè, rồi tới năm phút thì con đứng lại. Rồi năm phút con ngồi, rồi năm phút con nằm, rồi kế đó thì con bắt đầu đi. Thì như vậy mấy con thấy, nó còn cái chỗ nào mỏi mệt mấy con, đau nhức mấy con đâu?

Mà khi mà nhiếp phục được thì nó an trú mấy con. Nó an trú, nó có cái trạng hỷ lạc của nó chứ. Nó có cái dạng hỷ lạc của nó hẳn hòi chứ đâu phải là…​ Đi nó lại thích, nó thấy nó an ổn vô cùng, tâm nó rỗng rang mà nó yên ổn, nó hoàn toàn nó chỉ ở trên cái thân nó, nó quan sát rất rõ ràng mà tỉnh táo vô cùng lận. Nó không có một chút xíu hôn trầm, thùy miên nào mà lại nó tinh tấn nữa. Bởi vì cái Tinh Tấn Giác Chi nó hiện ra, nó rất rõ ràng. Khi nào mà nó có Hỷ Giác Chi thì nó có Tinh Tấn Giác Chi. Rồi nó cái Niệm Giác Chi nó, Định Giác Chi nó, đều là hiện lên bảy cái liên tục nhưng mà nó còn yếu thôi. Nó hiện ra, nó có đủ bảy cái chứ không phải không. Bởi vì nó là Tứ Niệm Xứ là thực phẩm của Thất Giác Chi mà, các con nghe nó rõ ràng lắm.

Bởi vậy mình tu nó đó, tức là mình ăn cái Tứ Niệm Xứ, thì cái bảy Giác Chi nó có. Bởi vì thực phẩm của nó mà, cho nên nó phải hiện ra mà. Cho nên các con tu đúng, quán đúng ở trên thân, quán đúng rồi thì Thất Giác Chi nó hiện. Bởi vì quán đúng trên thân quán thân, tức là đúng Tứ Niệm Xứ rồi. Mà Tứ Niệm Xứ là thực phẩm của Thất Giác Chi. Cho nên khi mình ăn đúng món ăn đó rồi thì Thất Giác Chi nó hiện ra. Mà nó hiện ra nó mười hai tiếng hoặc là hai mươi bốn tiếng đồng hồ, thì cái Giác Chi nó đủ cái lực hết rồi, cái năng lực nó đủ.

(30:29) Còn bây giờ, mình mới tu trong vòng năm phút hay là mười phút, thì cái Giác Chi nó cũng hiện ra rồi. Nhưng mà cái năng lực nó đủ trọn vẹn thì nó chưa, nhưng mà nó hiện ra. Nó có hiện ra, bởi khi các con tu đúng. Còn tu sai thì nó không có. Tu sai thì nó trật, còn tu đúng thì nó hiện ra rồi. Mà nó hiện ra thì mấy con thấy nó, cái Tinh Tấn Giác Chi, nó thấy thích thú tu lắm. Nó không có bao giờ nó còn lười biếng nữa, tự nó nó thích, nó thích tu như vậy.

Cứ năm phút thì nó đi, năm phút thì nó ngồi, rồi năm phút thì nó nằm, năm phút thì nó đứng. Nó cứ thay phiên bốn cái oai nghi nó tu. Nó tu suốt đêm nó vậy mà tâm nó không phóng dật thì nó thành tựu chứ gì. Nó đâu có mỏi mệt chút nào đâu. Nó nhiếp phục được những cái niệm khác. Tất cả những cái niệm khác nó đều nhiếp phục hết, thì đương nhiên là…​

Bây giờ Thầy nói, bây giờ về mấy con tu riết, chừng tới ngày mai là chứng đạo hết nữa, chứ đừng nói. Không! Thật mà, mấy con nghe coi phải đúng không? Nhưng mà nhiếp đúng, chứ còn mấy con nhiếp sai nó chưa chắc à. Bảy năm nó chưa được cái gì nữa đâu.

Tại vì mấy con, tại sao bây giờ Thầy bảo mấy con tập trên thân quán thân? Tập quán thân thôi. Chứ ai bảo mấy con tu tập mà giờ mà gọi là dẹp tất cả những cái, đạt cho được hết những cái vọng tưởng của mấy con, đừng! Không phải, bây giờ mấy con tập thôi. Tập nghĩa là bây giờ mấy con tập đi, mấy con quán được trên thân. Rồi tập ngồi quán được trên thân. Tập từng phần, rồi sao đó mình ráp lại, mình ráp lại. Thì khi mà ráp lại bốn oai nghi này, ráp lại được rồi thì mấy con sẽ kéo dài được. Thì chừng này mới thật tu Tứ Niệm Xứ.

Còn bây giờ đang tập quán, chứ chưa có nhiếp phục tham ưu đâu, cho nên cái sức của mấy con tập quán thôi. Cho nên vì vậy mà đang tập quán, mà bảo rằng. Bây giờ mà tôi mới có tập đi à chưa có được, chưa có ngồi được nữa, mà bây giờ nó gọi là suốt đêm nay tôi chứng đạo thì chắc không có đâu.

Nhưng mà Thầy muốn nói đó, đó là các con được trong bốn oai nghi rồi. Nghĩa là đi, đứng, nằm, ngồi đều giữ được cái quán cái thân mà trên cái sự rung động của nó đúng vậy rồi. Thì mấy con kết hợp là, nghe Thầy nói rồi, thì nội đêm nay thì mấy con cũng thành tựu rồi, mấy con quán được. Còn giờ chưa chắc đã mấy con quán được. Làm chưa quán được mà bây giờ một đêm làm sao làm Thánh hiền được? Cho nên chưa hẳn.

(32:46) Vì vậy mà hôm nay đó mấy con tập quán, quán coi được hay chưa? Mà quán được thì mới được. Còn người nào mà quán vô cái có tưởng, quán vô có tưởng, thôi dẹp đi, tu xả giùm Thầy. Đặng có tưởng nó vô đặng mình xả, chứ còn không khéo thì không được. Cho nên cái người nào mà đã tu mà có nhiều tưởng rồi, thì Thầy thấy rằng quán ở trên thân coi chừng bị tưởng. Quán thân, trên thân quán thân là bị tưởng. Bị vì tâm mình trụ vô nó yên lặng là nó sanh tưởng ra. Mà nó sanh tưởng ra thì thay vì người ta quán thân, người ta nó sanh ra bảy Giác Chi. Thì không sanh ra bảy Giác Chi, mà lại nó sanh ra ba cái tưởng kỳ lạ nào là thế này, thế khác. Thì lúc bấy giờ chỉ còn có dừng lại mà thôi, chứ không có gì hết. Thôi, xả thôi! Tác ý xả thôi, chứ không cách gì.

Thì coi như là toàn bộ ngồi chơi vậy để chờ cho nó có những cái chướng ngại, có những niệm để mà mình tác ý mình xả thôi. Xả rồi lần lượt cái tâm nó quay vô, nó định tĩnh ở trên cái thân của nó, nó quán ở trên thân. Tự nó quán, chứ còn mình không có tập luyện ở trên đó được. Mình không có tự tập được mà để tự tâm nó quay vô, nó quán cái thân nó có vậy thôi. Thì mới bảo đảm, chứ còn không khéo thì mấy con sẽ tu không có tới nơi tới chốn.

Cho nên nhớ kỹ, mấy con tu tập được trên thân quán thân thì nó rất dễ rồi. Mà nếu tu không được, mà thấy nó bị chướng ngại thì mấy con nên tu tâm xả hơn. Đó thì nó có hai cái đường đi, nó mở hai cái lối cho mấy con tu, thì người nào cũng có thể tu được.

Thay vì thì Thầy sẽ dạy cho mấy con cái lớp tu tập, là bắt đầu lên cái lớp Chánh Tu Duy này thì Thầy không có thì giờ. Chứ còn nếu mà có thì giờ, sau này tổ chức lớp thì lên cái lớp Chánh Tư Duy này, thì mấy con áp dụng vào cái lớp Chánh Kiến là mấy con còn tiếp tục làm bài, chứ chưa phải hết đâu. Nghĩa là từng cái tâm niệm của mấy con, mấy con bấy giờ mấy con ngồi tu Tứ, coi như là Tứ Niệm Xứ mấy con ngồi giữ tâm thanh thản, an lạc, vô sự, nhưng nó ở trên Tứ Chánh Cần rồi. Do đó có một cái niệm đến, thì cái niệm đó thành một cái đề tài của mấy con, mấy con lấy cái niệm đó ra.

(34:54) Như Quảng Kính, bây giờ nó có cái niệm của nó lo lắng, do đó nó mới viết thành cái bài để xả cái sự lo lắng của nó ở trong tâm. Thì như vậy, thì đó là cái tu tập của cái lớp Chánh Tư Duy trên Chánh Tư Duy đó. Nghĩa là trên tư duy nó có từng cái niệm gì đó, thì mình lại đem nó thành cái đề tài để mình sử dụng cái Chánh Kiến của mình, để xả cái tâm của mình. Thì lần lượt từng lớp như vậy, nó có căn bản lắm. Nhưng mà Thầy không đủ thì giờ mà để mà dạy mấy con những cái lớp này.

Cho nên, Thầy cho mấy con nhảy vọt lên liền tức khắc sau cái lớp Chánh Kiến. Thì cho nhảy vọt lên cái lớp thứ bảy tức là Chánh Niệm. Thì các con thấy các con gọi là nhảy lớp đó. Mà nhảy lớp thì thể nào cũng phải học hụt chân. Thì có người học được, nhưng mà có người lại học không được, chứ không phải người nào cũng học được. Bởi vì nhảy lớp, nhảy mà nhảy quá nhiều lớp, chứ đâu phải một lớp.

Các con thấy không? Từ cái lớp Chánh Kiến mà mấy con bỏ cái lớp Chánh Tư Duy chứ gì? Rồi bỏ cái lớp Chánh Ngữ chứ gì? Rồi Chánh Nghiệp chứ gì? Rồi Chánh Mạng gì? Rồi Chánh Tinh Tấn nó mới có Chánh Niệm. Mấy con thấy bỏ bốn năm lớp vậy, chứ bộ ít sao. Nhảy lớp như vậy, nhảy quá cao rồi. Thì cái sức của mấy con đó thì người nào mà đạt được, thì nó sẽ quán được trên thân nó, thì cái người đó ở lớp Chánh Niệm. Mà Chánh Niệm thì nó có qua cái lớp Chánh Định có chút xíu à, thì nó thành tựu rồi. Cho nên nó nhảy lớp cao để mình mau chứng mà. Cho nên vì vậy mà cái sức của mình đòi hỏi phải có cái khả năng rất là lớn.

Như chẳng hạn nào như Thầy ngày xưa, Thầy ngồi lại Thầy tu. Thầy chưa có tu thiền gì hết mà Thầy nhiếp tâm ở trong cái pháp Tri Vọng đó, “Biết vọng liền buông”. Thầy giữ tâm của mình ba mươi phút không niệm. Còn mấy con một phút mà có niệm thì trời, mấy con nhảy lớp kiểu đó chắc là hỏng chân rồi. Còn Thầy nhảy lớp được là tại vì cái sức nhiếp tâm của Thầy, nó đến cái mức độ như vậy mấy con biết không? Cho nên vì vậy mà Thầy nhảy lên cái lớp mà Chánh Niệm nó dễ lắm. Bởi vì ở trên thân mà Thầy quán đó thì nó đâu có niệm vô. Các con phải thấy cái sức của Thầy đó nó có khác hơn mấy con.

Còn bây giờ các con thấy một phút, bây giờ nhiều khi mấy con tu một phút thôi, nó cũng còn có niệm vô nữa, thì thử hỏi làm sao mà mấy con nhảy lớp nổi? Cho nên vì vậy mà mấy con phải ở trên cái lớp Chánh Tư Duy này mà để tu tập. Và đồng thời nó còn có cái cửa mở, cái cửa mở ra để cho mấy con được tu, đó là cái tâm xả. Bởi vì Xả Tâm Vô Lượng nó cũng là cái pháp độc nhất cho chúng ta bước vào chúng ta tu nó mà chúng ta xả. Cho tới cuối cùng chúng ta cũng thành tựu chứ, chứ đâu phải không.

(37:20) Cho nên vì vậy mà Thầy biết được con đường của đạo Phật nó có hai cái, nó có tám cái pháp tu để mà độc nhất, để mà nó đi vào trong cái đạo. Vì vậy mà cái pháp Tứ Niệm Xứ nó rất là tuyệt vời, rất là tuyệt vời! Mà cái người đó phải có căn bản, thiếu căn bản thì không vô được.

Còn cái người mà không căn bản thì chúng ta sẽ tu tâm xả. Thì tu tâm xả, thì Thầy đã trang bị cho mấy con cái tri kiến của mấy con đủ cái Định Vô Lậu, nó đủ sức để xả rồi. Mà nó không đủ sức, ít ra mấy con cũng sử dụng được cái pháp Như Lý Tác Ý, có phải không? Mấy con sử dụng được pháp Như Lý Tác Ý mà. Tác ý đúng, chứ đâu có tác ý sai được.

Bởi vì tất cả các cái pháp mà nó hiện lên trên đầu của mấy con đều là hoàn toàn là ác pháp, nó thuộc về tham, sân, si hết rồi. Những cái niệm nào mà khởi ra trong tâm của mấy con đều là thuộc về tham, sân, si. Mà tham, sân, si thì mấy con cần phải diệt nó, cần phải lìa nó, không có chấp nhận nó, không có làm theo nó nữa thì các con sẽ xả nó, chứ không có gì hết.

Đó thì hôm nay Thầy nói như vậy để biết cách thức mà chúng ta tu tập và đồng thời mấy con sẽ đọc lại hai cái tập mà cô Út đã gửi cho mấy con. Thì những cái tập này Thầy cố gắng trong những cái ngày mà mấy con nỗ lực mấy con tu Tứ Niệm Xứ. Thì Thầy biết rằng mấy con sẽ tu có nhiều cái sai ở trong đó chứ không đúng. Cho nên vì vậy mà rút tỉa qua từng cái…​ mọi cái tu sĩ mà Thầy biết được những cái điều mà các con thưa hỏi Thầy.

Bởi vì các con trong hai tuần nay thì mấy con có nhiều người hỏi Thầy cách thức tu trên Tứ Niệm Xứ như thế này thế khác. Thì mấy con đã viết ở trong thư, mấy con gửi Thầy. Thầy đã biết được những cái sai của mấy con, cho nên vì vậy mà hai tập sách này nó ra đời. Nó ra đời để nó đáp ứng được cái sai của mấy con, để biết mấy con tu cái nào đúng, cái nào sai. Để mấy con chuẩn bị cho mấy con thật sự là đúng, không còn sai nữa.

(39:13) Và như vậy thì mấy con sẽ tu không có sai. Do trong cái sự tu tập mấy con đọc lại kỹ và cuối tháng này sẽ gặp lại Thầy. Thầy mong rằng cuối tháng này, ít ra cũng có người tu chứng. Không! Thầy nói thật mà. Nếu mà mấy con tu thật đúng là mấy con sẽ chứng đạt được mà, “tâm thanh thản, an lạc, vô sự” mấy con sẽ chứng mà.

Còn nếu mấy con mà còn quán sai, thì tức là mấy con nghiên cứu kỹ hai tập sách này đi, thì mấy con sẽ nỗ lực. Thì nó chứng, mấy con đâu có nghĩa là mấy con sẽ tàng hình biến hóa này kia đâu. Mà mấy con chứng được cái chân lý. Mấy con thấy suốt cái thời gian đó, mười hai tiếng đồng hồ, mấy con sẽ thấy mình sống trong thanh thản, an lạc, vô sự. Đó là chứng của mấy con, chứng đạt chân lý chứ gì. Mà nếu mà suốt trong mười hai tiếng đồng hồ mà mấy con thấy tâm mình luôn luôn nó quán ở trên thân của mình. Nó luôn luôn nó ở trên, nó có đầy đủ những sự hỷ lạc của nó trên đó mà. Cho nên mấy con đâu còn ham ngủ, đâu còn những cái vọng tưởng đâu.

Thì Thầy nghĩ rằng trong hai tuần tới mà gặp Thầy, thì ít ra mà người nào mà tích cực mà tu đúng thì hai tuần. Tới hai tuần lận chứ đâu, hai cái bảy lận chứ đâu phải ít sao. Mà đức Phật nói bảy ngày, mà lại tới hai cái bảy ngày thì nó phải nhiều quá rồi. Thì ít ra mấy con cũng phải, trong cái số này nó cũng phải có một người chứ. Có một người chứng, chứ không lẽ mà bây giờ mấy con cứ tu hoài vậy rồi làm sao?

4- DỰNG LẠI NỀN ĐẠO ĐỨC

(40:28) Cho nên Thầy nghĩ rằng, càng tu mà càng được chứng được chân lý sớm chừng nào tốt chừng nấy mấy con. Đỡ người nào nó đỡ người nấy và những người đó họ sẽ giúp Thầy biết bao nhiêu công chuyện phải làm. Các con thấy rất nhiều công việc phải làm.

Nó vừa tổ chức ở trong nước, mà cũng vừa tổ chức ở ngoài nước. Nghĩa là cái tổ chức của chúng ta là cái tổ chức để dựng lại cái chánh pháp của Phật, để dựng lại cái nền Đạo Đức Nhân bản - Nhân quả của đạo Phật, chứ đâu phải mà chúng ta tu chơi đâu. Cái việc làm chúng ta coi vậy chứ nó là một cái việc làm rất lớn, nó lợi ích rất lớn cho mọi người.

Cho nên cái tổ chức chúng ta phải có cái sự tổ chức hẳn hòi chứ không thể mà đơn giản được. Bởi vì càng ngày nó càng mở rộng ra. Thì nó mở rộng ra thì cái khoản chi phí của nó, như bây giờ cái lớp học chúng ta, sáu mươi mấy người thì cái chi phí nó phải nhiều hơn chứ. Rồi ở đây bắt đầu bây giờ, cái lớp học chúng ta mà thành tựu, Thầy nói ở đây chúng ta chỉ cái lớp học chúng ta thành tựu chừng hai hay ba người, hay năm người mà chứng, chứng quả A La Hán đi. Thì chúng ta cứ nghĩ đi, cái số lượng người mà sắp sửa những cái lớp sau này, thì mấy con thấy cái số lượng người nó gấp trăm ngàn lần cái số lượng hôm nay mà Thầy dạy cái lớp này.

Bởi vì ai lại không ham tu, bởi vì đời quá khổ mà. Mà người ta tu người ta giải thoát vậy, ai lại không thích mấy con? Cho nên cái số người họ sẽ tập trung đến tu chúng ta, cầu cả gấp trăm ngàn lần của lớp học của chúng ta. Như vậy là chúng ta không có người thì chúng ta làm sao làm?

Và bây giờ chúng ta có những người, thí dụ như năm người, ba người thì chúng ta chưa hẳn đã chia ra mà đủ dạy các lớp đâu. Cái số lượng người quá đông thì làm sao chúng ta, ai cũng muốn tu hết, mình bỏ sao? Mà hễ đông quá thì làm sao mình kham cho nổi? Các con biết vào cái lớp Chánh Kiến mấy con thấy, bài vở như vậy mà một người mà chấm bài, làm sao mà kham nổi? Cho nên vì vậy mà trong khi chúng ta mong rằng cái lớp chúng ta đạt được thì mấy con đứng ra, mấy con làm cái công việc lợi ích rất lớn cho loài người rồi.

(42:26) Cho nên cái chương trình của Thầy nó không đơn giản, nó không có nhỏ như ở trong một cái Tu viện. Mà nó là cái chương trình rất lớn đem cái nền Đạo Đức. Nó không còn chùa chiền, nó không còn gì nữa, mà nó là cái lớp học cho mọi người. Để đem lại sự hạnh phúc cho mọi người làm chủ được sinh, già, bệnh chết. Nó không còn tôn giáo nữa đâu mấy con, nó là cái Đạo Đức đó.

Nghĩa là khi mà Thầy dựng lại, nó không còn phải là Phật giáo đâu. Mà cái công ơn của cái người mà chúng ta nhớ ơn đó là đức Phật. Chứ nó không phải là còn Phật giáo nữa, mà nó là cái Đạo Đức của loài người. Nghĩa là bây giờ các con làm chủ được sự sống chết của mấy con rồi, thì đó là cái đạo đức của mấy con chứ ai. Đạo Đức không làm khổ mấy con. Vì nó có khổ, mấy con làm cho nó hết khổ thì đó là cái hành động đạo đức của mấy con, mấy con học được.

5- BỀN CHÍ TU TẬP SẼ CHỨNG ĐẠT

(43:08) Mà Thầy nghĩ rằng, những cái điều mà chúng ta đang tu tập mà đúng, bởi vì trên Tứ Niệm Xứ nó quá rõ ràng. Nó cụ thể rõ ràng, “trên thân quán thân để nhiếp phục tham ưu”. Mình quán trên thân quán thân thì nó đã nhiếp phục tham ưu chứ gì đâu, đâu có cần gì khác nữa đâu. Nó không đòi hỏi những pháp gì khác hết, mà quán cho được. Mà quán không được thì nó sẽ không nhiếp phục được chứ gì? Nó rõ ràng.

Tại vì sao mà chúng tôi biết rõ ràng như vậy? Tại vì chúng tôi biết rõ ràng là vì nó quán không được, cho nên nó nhiếp phục không được thì nó có niệm, nó có hôn trầm, thùy miên, có phải đúng không? Còn chúng tôi nhiếp được, chúng tôi quán được thì do đó nó nhiếp phục được thì không có hôn trầm, thùy miên. Mà không hôn trầm, thùy miên mà kéo dài từ giờ này đến giờ khác thì đó là chứng đạt chứ còn cái gì? Chứng đạt cái chân lý đó chứ gì.

Còn bây giờ mấy con cứ tu cái tưởng này, cái tưởng khác, cái tưởng kia thì làm sao? Lúc thì thấy cái thân mình rung động, lúc thì thấy cái khác. Thì như vậy là cái khác đó là sai, làm sao nhiếp phục được? Còn lúc nào chúng ta cũng thấy hễ đi, hễ mình bước đi thì mình thấy cái độ rung động của cái thân mình như vậy. Ngồi xuống thì mình thấy cái hơi thở của mình nó rung động cái thân mình như vậy. Thì nó đúng y như cái quán thân của mình, không có sai khác. Thì như vậy là lúc nào cũng được như vậy hết, thì cái thời gian nó rất là thu ngắn.

Cho nên ở đây tập đúng thì mấy con sẽ được giải thoát đúng, mà tập sai sẽ giải thoát sai.

(44:34) Nghĩa là từ lâu tới giờ, người ta triển khai cái Tứ Niệm Xứ nó không đúng cách, cho nên người ta không làm chủ. Còn chúng ta triển khai đúng cách, cách thức chúng ta hiện giờ là người nào mà thích tu Tứ Niệm Xứ. Các con thích tu Tứ Niệm Xứ thì các con hãy tập quán ở trên thân của mình nè, tập đúng, Thầy nói như vậy. Nghĩa là bây giờ chúng ta tập sai, nhưng mà lát nữa chúng ta tập đúng. Lát nữa chúng ta tập, lát nữa còn sai thì chúng ta tập nữa. Tập hoài, tập cho đến khi đúng thôi. Mình bền chí mà, mình tập phải đúng chứ sao.

Cũng như ban đầu Thầy vô, Thầy học võ, người ta bắt Thầy đứng trung bình tấn. Mới đầu Thầy đứng không có được. Họ nói trật, không! Vậy không có đúng. Cho nên sửa đi sửa lại, sửa riết Thầy đứng được. Các con thấy chưa? Cái gì cũng tập riết thì nó phải được chứ gì? Đó! Đó là cách thức.

Còn ở đây cũng vậy, mình tập mà, mình tập trên thân quán thân. Vậy thì quán thân bằng cách nào? Đức Phật đã dạy cho mình cách thức đó, mình nương vào cách thức đó mình quán: “Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra”. Vậy bắt đầu bây giờ mình cứ tập, mình tập coi thử coi sao.

Rồi mình trình, mình tập rồi mình trình. Mình trình coi ờ: “Tôi quán cái thân tôi như vậy, tôi thấy cái hơi thở nó vậy sao, sao, sao…​ Coi thử coi đúng hay sai?”. Rồi mình trình ra, người ta nói cái sai, sai thì tập lại. Chứ đừng có nghe nói sai rồi tôi bất mãn quá, thôi xách gói về cho rồi. Thì cái chuyện đó thì thôi, hết nói rồi. Sai thì sửa chứ, sai sao lại bỏ đi? Phải không? Ai mà giỏi đâu?

Cũng như một đứa bé mà nó tập đi, thì nó làm sao nó đi được? Thì do đó bà mẹ mới nắm tay nó vầy, mới nương vào cái tay bà mẹ, nó mới bước cái chân nó. Mà cái chân nó có co được đâu? Nó đưa đưa thẳng vậy, nó đưa tới vầy. Bà mẹ lôi nó, nó rề cái chân nó đi, cũng như là lôi nó, chứ còn thiệt ra nó không biết bước đi nữa. Nhưng mà lần lượt nó té rồi tới lui, rồi nó lần lượt. Rồi nó mới co cái chân lên, nó giở lên. Rồi nó để xuống được, nó mới bước đi được.

Thì mấy con cũng trải qua, đều là cái loại bò không chứ có cái loại nào mà…​ Không! Người nào cũng bò không mấy con, chứ có. Thầy cũng bò, chứ Thầy có giỏi mà đẻ ra rồi đi được sao liền đâu? Thầy nói nội ngồi trước mặt đây, người nào cũng bò hết, trườn với bò. Mới đầu chưa có bò được đâu, trườn. Trườn cái ức này nè, trườn nó muốn trầy da hết đó, có phải không? Trườn rồi mới bò, bò rồi mới đi, các con thấy chưa? Đó mình tập.

(46:54) Thì bây giờ Tứ Niệm Xứ cũng vậy chứ đâu có phải gì mà khó, đâu có khó đâu. Mình không được, mình không biết thì mình tập, khi tập riết nó được. Mà khi tập riết được rồi, bắt đầu được rồi đó thì bắt đầu nó mới, gọi là bây giờ mới chạy. Cũng như đứa bé nó tập đi được rồi bắt đầu nó chạy. Thì bắt đầu bây giờ mình mới chạy, chạy đua. Cho nên chạy suốt một đêm thì chứng đạo chứ có cái gì đâu. Đó thì mấy con thấy không? Đi được rồi bắt đầu mình chạy, mình chạy suốt đêm thì chứng đạo.

Đó ăn thua là cái chỗ mình bước đi được hay không nè, ăn thua cái chỗ mà tập. Mà khi mà bước đi được rồi đó, thì bắt đầu lần lượt đi cho nó cứng chân, cứng cẳng, rồi bắt đầu mới chạy. Chứ nó chưa cứng đó, nó chạy cái nó té. Cho nên tập cho nó cứng, cho nó quen. Do đó rồi bắt đầu nó tập cứng rồi, bắt đầu đó mình thấy chạy được rồi đó. Mình chạy một đêm sáng ra thì người nào cũng là quả A La Hán hết. Trên đầu hiện hào quang sáng trưng, khỏi nói. Không! Thật sự mà mấy con đừng có nghĩ tưởng, cái chuyện nó đơn giản như vậy đó.

Pháp của Phật nó thực tế, chứ nó đâu phải mơ hồ đâu. Thầy nói thì coi như là nói đùa chơi, chứ sự thật ra thực tế đó mấy con. Mà mấy con làm đúng thì nó sẽ được như vậy. Thì trong những cái tập sách mỏng này, nó sẽ nói cho mấy con thấy rõ. Mấy con đọc kỹ!

(48:06) Thầy biết từ lâu tới giờ đó, mấy con sẽ tu sai nhiều lắm, cho nên nó sanh ra tưởng này, tưởng kia, tưởng nọ, nó không đúng. Và cuối cùng, đem hết những cái kinh nghiệm rút ra những cái sai của mấy con, mà nó mới có những cái tập sách này. Chứ nếu mà không có cái sai, chắc nó không có tập sách này. Cứ ngỡ là ai cũng tu đúng chứ gì? Nhưng mà không ngờ khi mà tu sai rồi mới biết, biết rồi mới vạch ra mới được.

Chứ còn thiệt ra thì cứ theo cái đúng của Thầy mà nói thì mấy con có làm theo Thầy được không? Đầu tiên vô mà nhiếp ba mươi phút, mấy con nhiếp bằng Thầy không? Mấy con cũng thua Thầy rồi, phải không? Đâu có làm được. Như vậy rõ ràng là mấy con muốn theo Thầy, ít ra mấy con cũng phải tập năm năm, mười năm cà, mới nhiếp được ba mươi phút không vọng tưởng, có phải không?

Thầy cho mấy con chỉ có một phút nhiếp tâm và an trú tâm thôi. Còn Thầy vô ngồi tu, chưa tu mà nhiếp tâm ba mươi phút, mà an trú trong đó thì mấy con thấy như thế nào? Ba mươi phút đối với một người mà mới tu như mấy con. Trời ơi! Thấy nó lâu ghê gớm chứ. Còn đối với Thầy thì Thầy thấy nó có thời gian đâu. Mà bây giờ mấy con chỉ có một phút thôi mà mấy con làm chưa xong, thì thấy làm sao mà ba mươi phút được?

Cho nên ở đây nếu một phút được, thì tức là ở trên thân quán thân được. Bởi vì một phút ở trong cái hơi thở, mà an trú là mình được ngồi trên cái lô cốt. Nghĩa là cái người lính này ngồi cái lô cốt rồi đó. Bây giờ nó ngồi đó, nó không phải là ngồi đó đâu, mà nó lại nhìn cái, không phải cái lô cốt nhìn cái…​ Nó ngồi trên cái lô cốt cao đó, rồi nó nhìn cái…​

Tu sĩ: Quan sát nơi trú ngụ của mình.

Trưởng lão: Cả cái khu vực của nó đó, cái chu vi, nó nhìn cái chu vi của nó. Kêu là cái căn cứ địa của nó.

(49:51) Nó ngồi trên cái lô cốt cao ở trên đó nó nhìn cái căn cứ địa của nó. Giặc nào mà bò vào vô là nó nổ, nó chết hết đó, nó không cho vô đâu. Cho nên vì vậy mà nó ngăn chận ở ngoài. Coi như là cái nó ngồi trên cái lô cốt cao của nó mà nó nhìn cái căn cứ địa của nó, nó không có cho giặc vô tiến xâm chiếm. Cho nên khi mà nó quán được rồi thì đâu làm sao mà có cái chướng ngại gì mà xâm chiếm được. Cho nên nó nhiếp phục tham ưu hết mà. Nên các con thấy đó là cái điều kiện cần thiết, cần thiết cho sự tu tập của chúng ta. Đó thì…​

HẾT BĂNG