61-XUẤT GIA TẠO DUYÊN XẢ HẾT NGHIỆP LỰC

LỚP NGŨ GIỚI NÂNG CAO 61-XUẤT GIA TẠO DUYÊN XẢ HẾT NGHIỆP LỰC

Lớp Ngũ Giới Nâng Cao 61

XUẤT GIA TẠO DUYÊN XẢ HẾT NGHIỆP LỰC

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Ngày giảng:15/08/2018

Thời lượng băng: [00:43:33]

Người nghe: Tu sinh

Tên cũ: Cần Thông Suốt - Bảy Tháng Chứng Đạo

1- XUẤT GIA LÀ CẮT ÁI LY GIA

(00:08) Trưởng lão: Hôm nay Thầy đến đây là làm cái lễ xuất gia cho mấy con, người nào đã quyết tâm xuất gia.

Nhưng trước khi mà Thầy nói về cái, cho mấy con hiểu chung đó, là xuất gia là buông bỏ hết cuộc đời, tức là cắt ái ly gia mấy con, mới gọi là xuất gia. Cho nên các con vào đây, các con đã xuất gia thành lập một cái Ni đoàn như thế này, thì đương nhiên mấy con có cái mục đích là mấy con phải đi tới nơi, tới chốn làm chủ sinh già bệnh chết, chấm dứt luân hồi.

Cho nên đối với gia đình thì không còn cái dính mắc, vướng mắc cái gì tất cả những gia đình của mình nữa hết. Bởi vì mình phải cắt ái, ly gia, lìa cái gia đình mình, bây giờ chỉ còn lấy cái Tu Viện là làm cái nơi ở của mình, cái nơi cuối cùng của cuộc đời mình, không còn phải trong gia đình mình.

Cho nên coi như là đã xuất gia rồi thì chỉ còn có cái Tu Viện, cái nơi mà để tu tập đó là cái nơi cuối cùng của cuộc đời mình. Một là mình chết, hai là mình làm chủ sinh già bệnh chết, chấm dứt luân hồi, là từ cái nơi đó. Mình không còn một cái người nào gọi là cái người thân của mình cả hết; chỉ còn những người bạn đồng tu. Nhưng những người bạn đồng tu đó, nó cũng vẫn là bạn mà thôi, chứ không phải là còn cái ái kiết sử của chúng ta nữa, cho nên chúng ta bỏ hết.

(01:23) Vì vậy mà ở đây chúng ta phải sống độc cư, độc bộ, độc hành. Sống thì sống một mình; đi thì đi một mình, đi một đường, chứ không có đi chung đường ai nữa hết. Nghĩa ai cũng có trách nhiệm, bổn phận nấy, đó là bổn phận của người xuất gia.

Cái người xuất gia mà còn con, còn cái, còn chuyện này, chuyện kia; còn bạn bè thân thuộc thì coi như là chưa cắt ái. Và còn tới lui thăm gia đình mình thế này, thế khác, thì đó là chưa phải là mình đã ly gia. Nghĩa là mình không còn trở về với gia đình nữa. Nói như vậy để chúng ta thấy cái trách nhiệm bổn phận chúng ta rất lớn; cái mục đích mà chúng ta chọn lấy rất lớn. Đó là mục đích phải làm chủ sinh già bệnh chết, và chấm dứt luân hồi, cái mục đích lớn lắm mấy con! Mới là người xuất gia.

Chứ không phải xuất gia để rồi có hình tướng xuất gia, để rồi chạy tới chạy lui, còn qua còn lại còn ăn, còn uống, còn ngon, còn dở, không phải cái điều nó nữa! Thầy muốn nhắc chung mấy con thấy rằng cái trách nhiệm, bổn phận rất lớn của mấy con, là làm sao làm chủ được sự sống chết của mấy con, chấm dứt luân hồi. Vì còn luân hồi là còn đau khổ, mà chưa làm chủ được sinh già bệnh chết là còn đau khổ, chưa hết! Mà đã xuất gia rồi thì chỉ có mục đích là làm chủ sự bốn cái sự đau khổ, chấm dứt luân hồi.

(02:46) Và mục đích đó muốn đạt được, thì mấy con phải biết cách thức sống như thế nào đúng, sống như thế nào sai? Sống phải xả tâm, như Thầy thường nhắc để chọn mấy con được vào cái lớp tu Tứ Niệm Xứ, đó là tâm mấy con phải ly dục ly ác pháp. Phải xa lìa những cái tâm niệm còn khởi nghĩ thương ghét, buồn giận trong lòng của mấy con đã, phải xa lìa tất cả các niệm đó hết.

Phương pháp của Phật không phải riêng có người tu sĩ mới tu được giải thoát, mà người cư sĩ tu cũng được giải thoát. Nhưng mà vì là chiếc áo cư sĩ, cho nên nó bao nhiêu duyên nó ràng buộc. Chẳng hạn nào như bây giờ các con còn mặc chiếc áo của cư sĩ, gia đình có người thân mình mất, cha, hoặc mẹ, hay hoặc là em út, con cháu, bà con gì đó chết. Mà khi họ báo tin rằng mình còn là chiếc áo cư sĩ, mình không trở về thì thấy mình vô tình. Mình vô tình đối với cái tình người, mình không có tình. Đối với cha mẹ thì coi như mình không về là bất hiếu.

Nhưng đối với người tu sĩ thì không bất hiếu đâu, cái mục đích của người tu sĩ họ lớn lắm! Họ chỉ nhấm có một hướng của họ thôi, họ không còn chạy qua chạy lại nữa. Cho nên cha mẹ mất, hoàn toàn mà nếu mà họ còn trở về gia đình thì họ không phải là người tu sĩ. Nói như vậy là không có nghĩa là người tu sĩ không có hiếu hạnh, không có đức hiếu. Người tu sĩ rất hiếu là tại vì người tu sĩ chỉ bây giờ chọn lấy cho mình còn một con đường duy nhất là làm chủ sự sống chết. Để làm gì? Để có kinh nghiệm đó mà về độ gia đình mình tu, chứ không phải mình bỏ gia đình. Mà hiện giờ mình cứ, đứa này đến, đứa con kia, hay hoặc là cha, hay hoặc mẹ, chạy tới, chạy lui này kia. Thương con với một cách tình thương tầm thường như vậy đó, là đã là người tu sĩ đã tu không được, mà gia đình cũng không giải quyết gì được cả hết. Cũng như mấy con đi tu rồi mấy con giải quyết gia đình mình được gì đây?! Đâu có giải quyết được gì, mà lại làm cho mấy con tu cũng chẳng được. Cho nên bứt xuống, bỏ xuống hết!

Nhất định là hiện giờ cha mẹ chết, thì ở nhà có anh em, chị em, hay bà con lo chôn cất. Chết ai cũng chết, chôn cất thì cũng chôn cất. Bây giờ có mặt mình thì cũng chôn cất, mà không mặt mình thì họ cũng chôn cất, chứ họ có bỏ được sao?! Mà rốt cuộc rồi mình đi về để giải quyết cái vấn đề ma chay, hoặc này kia nọ, là tự mình đã làm mất con đường tu tập của mình rồi. Cho nên xuất gia rồi, thì quyết định là không trở về với gia đình nữa. Để đến khi tu xong rồi thì mới trở về thăm gia đình, đó là cái điều quyết định của một người xuất gia.

(05:25) Cho nên hôm nay ở đây mấy con đã quyết tâm, những người nào đã quyết tâm xuất gia, mà Thầy làm lễ xuất gia rồi, thì quyết định là ở trong Tu Viện này cho đến khi chúng ta tu chứng đạo. Chứ còn chưa chứng đạo thì nhất định là trì chí, bền chí, nỗ lực không đi tới đi lui. Tiền bạc của cải tài sản giao lại cho mọi người hết, giao lại cho con cái, giao lại cho anh em hết. Không cất giữ đồng xu, đồng điếu nào hết, không gởi tiền ngân hàng.

Chớ mấy con có nhiều người bây giờ xuất gia rồi, bây giờ thôi mình cũng lo hậu sự cho mình đi. Gởi chút ít tiền để sau khi rủi có chết, có tiền mua hàng, mua rương chôn cất. Mấy con đừng có lo! Người tu sĩ chết rồi, ai muốn chôn thì chôn, không chôn thối ráng chịu, tôi không có lo chôn cất nữa. Bởi vì vô Tu viện rồi thì ở trong Tu viện có lo được, người ta lo cho mình. Người ta không bao giờ bỏ mình đâu, thì mình đừng có lo cái chuyện hậu sự.

Còn ở trong Tu viện mấy con còn có lo cơm, lo nước gì đâu? Ở đây thì người ta sẽ, hàng ngày mấy con sẽ có được một bữa cơm ăn sống lo tu tập. Nên mấy con không còn lo nữa, chỉ còn có lo “tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Được tăng trưởng nó dài, ngắn là do chính mấy con. Cho nên Thầy lưu ý mấy con, để chuẩn bị sau khi một cái khu chuyên tu Tứ Niệm Xứ, để rồi Thầy sẽ xin cô Út cho các con người nào đã xả tâm được, “tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”, từng tâm niệm của mấy con hàng ngày tu tập để xả tâm được, Thầy sẽ đưa mấy con vào cái khu chuyên tu của mấy con. Để mấy con đi vào một cái giai đoạn thiền định, để đủ cái sức làm chủ sinh già bệnh chết.

Ở đây Thầy thấy có cây cao bóng mát là những cái ngôi nhà của mấy con, nó ở trong một cái khu rừng, cho nên Thầy chưa nói. Thầy chỉ xây dựng cho một cái số thất, để rồi cũng tiếp tục trồng những cái cây, sau này nó cũng đầy đủ bóng mát. Để rồi mấy con vào đó để mấy con tu tập, cho nó được an ổn hơn. Có điều gì ở trong thiền định, có những cái trạng thái Tưởng nào xuất hiện thì ngay đó có Thầy trợ giúp mấy con liền, để cho mấy con tu tập tới nơi tới chốn.

2- CHỨNG ĐẠO LÀ CHỨNG TÂM VÔ LẬU

(07:31) Cho nên hôm nay mấy con nhớ cái phương pháp mà tu tập rất là đơn giản, mà Thầy nói tu theo đạo Phật, sáng mà nghe pháp thì chiều đã chứng đạo rồi, chứ đâu phải tu lâu. Nhưng mà tâm mình được giải thoát là chứng đạo rồi. Tâm vô lậu không còn một cái niệm ác nào tác động được vào tâm mình, thì mình đã được giải thoát rồi, đã chứng đạo rồi.

Nhưng cái nội lực của chúng ta là vì cái nghiệp lực đi tái sanh luân hồi. Thầy xin nhắc lại cho mấy con biết chúng ta có thân hình, có thành con người như thế này là do cái nghiệp lực tham, sân, si, phiền não, đau khổ của chúng ta, mà chúng ta mới sinh làm con người.

Cho nên chúng ta đi tái sinh luân hồi không phải bằng linh hồn mà bằng nghiệp lực, bằng từ trường, bằng nghiệp lực. Từ trường là lời nói, hành động, ý nghĩ của chúng ta nó phóng ra một cái từ trường thiện hay ác, thì cái từ trường đó nó cũng đi tái sanh. Và đến khi mà chúng ta bỏ cái thân này thì cái nghiệp lực của chúng ta, tham - sân - si - mạn - nghi - phiền não trong lòng chúng ta, cái nghiệp lực tức là cái lực cái thói quen đó, nó sẽ tiếp tục tái sanh. Con người chúng ta chết không còn cái gì cả hết, không có linh hồn, không có gì hết, cái nghiệp lực đó tiếp tục tái sanh.

Cho nên hôm nay mà chúng ta ngộ được, giác ngộ được giáo pháp của Phật. Chúng ta hiểu được, tâm chúng ta biết xả được, không còn để phiền não, giận hờn. Ai nói gì chúng ta cũng thấy tâm như cục đất, đó là chúng ta đã giác ngộ, đã giải thoát rồi, đã chứng đạo rồi. Cho nên trong bài kinh đức Phật dạy, “sáng mà nghe pháp chiều là chứng đạo”. Nhưng mà chúng ta cứ nghĩ rằng mình chứng đạo để mà mình có ngay được Tứ Thần Túc, bốn cái lực như Thần thì tâm mình chưa thanh tịnh hoàn toàn. Nhưng chứng đạo ở đây là do cái tri kiến, ý thức của chúng ta hiểu biết, cho nên chúng ta thấy các pháp đều vô thường, không có pháp nào là của ta. Cho nên không còn pháp nào làm cho tâm chúng ta bị động, làm cho tâm chúng ta bị tham muốn, tham lam, tức giận, phiền não nữa, thì đó là chúng ta đã chứng đạo. Chứng đạo ở chỗ chúng ta được giải thoát cái tâm chúng ta rồi. Và cái nghiệp lực của chúng ta nó hoàn toàn nó còn cái lực, cho nên nó chưa quét sạch toàn bộ, tâm chúng ta chưa thanh tịnh hoàn toàn.

(09:48) Cho nên chúng ta hàng ngày sống, sống mà cứ xả cái tâm này. Từng tâm niệm nó khởi lên tức là cái nghiệp của nó, cái lực của nó, nó khởi lên từng cái niệm. Chứ chúng ta hiểu rồi, chúng ta không để tâm chúng ta bị phiền não đau khổ nữa. Ai nói gì không giận, không hờn. Ai đưa gì không tham, không muốn. Ăn ngon cũng được, mà ăn dở cũng được, không có thấy bữa nay ăn dở là đòi hỏi ăn ngon. Giờ này buồn ngủ mà chưa phải giờ đi ngủ, thì nhất định đi kinh hành. Không để cho nó, cái nghiệp lực ngu si nó nổi lên, nó làm cho chúng ta hôn trầm thùy miên, chúng ta đi kinh hành, chúng ta phá sạch. Cho nên mãi mãi những cái lực này, nó hoàn toàn nó sẽ chấm dứt. Và chấm dứt, tức là chúng ta đã thanh tịnh hoàn toàn. Và thanh tịnh hoàn toàn thì nó phải có Tứ Thần Túc.

Còn bây giờ chúng ta ngộ, chúng ta đã chứng đạo. Chứng đạo thật sự là chúng ta không còn bị ác pháp tác động vào thân tâm chúng ta được, Tâm - Bất Động - Thanh Thản - An Lạc. Thầy nghĩ rằng chứng đạo của đạo Phật quá dễ, quá dễ.

Còn để tâm mà chúng ta thanh tịnh cho nghiệp lực, diệt sạch hết cái nghiệp lực ở trong tâm của chúng ta thì cái thời gian chúng ta quét nhanh, quét chậm là do nghiệp chúng ta ít hay nhiều. Có người thì nghiệp lực rất nhiều, rất dày, có người thì mỏng. Cho nên có người mỏng thì chúng ta quét một thời gian một ngày, hai ngày, bảy ngày là xong. Có người dày thì chúng ta quét lâu, quét quá lâu!

(11:05) Đó thì như vậy thì mấy con thấy, trong cái sự tu tập của đạo Phật đâu có khó! Tại vì chúng ta cứ nghĩ một cái trạng thái này, một trạng thái kia nó phải có; hoặc là phải hoàn toàn tâm phải hết vọng tưởng. Không! Có vọng tưởng, nhưng vọng tưởng có sai chúng ta làm được gì đâu? Chúng ta đuổi đi sạch. Nhưng mà cứ đuổi đuổi đuổi…​ đuổi cho đến khi mà tâm bất động hoàn toàn thì đó là chúng ta đã đủ nội lực, tức là tâm vô lậu hoàn toàn.

Còn hiện giờ chúng ta đã giác ngộ được, cho nên do cái giác ngộ được mà ác pháp không tác động vào tâm chúng ta. Tâm chúng ta hiện bây giờ là như cục đất, lăn qua cũng được; lăn lại cũng được; nói gì cũng được, chúng ta xả hoàn toàn. Các con thấy trong đạo Phật đâu phải khó đâu? Đâu phải khó giải thoát đâu? Giải thoát quá dễ dàng! Quá rõ ràng! Các con thấy rõ chưa?

3- XUẤT GIA TẠO DUYÊN XẢ HẾT NGHIỆP LỰC

(11:50) Cho nên người xuất gia là cái người tạo cái duyên mình thuận, tạo cái duyên mình rất thuận, để cho mình xả hết cái nghiệp lực của mình. Bởi vì mấy con xuất gia là mấy con tạo cái duyên của mình không còn chạy tới chạy lui, không còn tiếp duyên với ai nữa. Thậm chí như mấy con là bạn đồng tu cũng không được nói chuyện với nhau nữa. Mấy con xuất gia mà mấy con chạy qua, chạy lại, nói chuyện người này, người kia, thì xuất gia làm gì?! Mấy con làm động.

Thí dụ như có một người, người ta mặc chiếc áo cư sĩ, mà người ta ở trong thất, người ta nỗ lực người ta tu. Mình lại gõ cửa, mình kêu người ta, tức là mình phá người ta, mình là người phạm giới. Mà ở gần bên mình là, mình nói tiếng to cũng không được nữa. Cho nên chuẩn bị xuất gia là chuẩn bị cho mình, tất cả những oai nghi tế hạnh của mình đầy đủ trọn vẹn để đi tới con đường giải thoát hoàn toàn.

(12:35) Về các con đã xuất gia rồi, đã thành một người tu sĩ rồi, thì hôm nay chỉ còn có ngồi thất tu. Nghe hiểu được pháp tu, ngồi chơi. Thường thường Thầy nói “ngồi chơi”, mà tâm có niệm gì thì đuổi. Mà trong khi tu bốn oai nghi, thì thử hỏi mấy con ngồi đây một hơi mỏi, thì mấy con đứng dậy mấy con đi. Ai biểu ngồi đó mà ráng chịu đau, chịu mỏi, cho thành nghiệp chướng sao?! Đi kinh hành một hơi, một hơi rồi mình ngồi lại, ngồi lại mỏi mệt thì nằm xuống. Nhưng nhớ giữ tâm tỉnh thức, để từng tâm niệm của mình xả ra. Và ngày ngày làm cái điều đó như vậy; quét như vậy; làm như vậy, thì thử hỏi làm sao mà tâm không thanh tịnh?! Làm sao không đủ nội lực?!

Ngay từ giác ngộ, ngay từ hiểu biết được các pháp vô thường, không có pháp nào là ta, là của ta rồi, thì còn dính mắc pháp nào?! Thí dụ như có một người nói mình, nói xấu mình, chửi mình, mắng mình, nói mạ nhục mình. Vui vẻ, có gì đâu? Đó là ác pháp mà, có gì phải buồn phiền?!

Cho nên Đức Phật nói: “Thấy lỗi mình, đừng thấy lỗi người”. Hoàn toàn ai làm gì làm, tôi chẳng thấy lỗi ai hết. Mà tôi nghiệm lại coi cái tâm tôi có phiền não; có giận hờn; có nghĩ niệm này; có khởi lo lắng điều kia không? Những cái mà nó nghĩ ngợi, lo lắng, buồn phiền đó là lỗi mình, lỗi mình làm khổ mình, có phải, mấy con thấy không? Bởi vì mình lo lắng, mình nghĩ ngợi, mình thương ghét ở trong tâm của mình, đó là mình làm cho mình khổ. Thì hãy xả những cái niệm này ra đi, đừng có để, thì như vậy là giải thoát chứ có gì đâu?! Có cái pháp nào là thường đâu? Đến rồi đi theo quy luật của nhân quả.

(14:03) Cho nên hôm nay Thầy đến đây nhắc nhở mấy con để chuẩn bị, sau đó mấy con giữ tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Thầy sẽ xin cô Út đưa mấy con vào một cái khu chuyên tu, chuyên tu thứ hai mà Thầy và cô Út đã chuẩn bị cho mấy con.

Những người nào ăn ngày một bữa chưa được, thì mấy con sẽ ra cái khu cô Út đã xây dựng cho mấy con ở ngoài kia, để mấy con tập từng lần lượt, để ăn ngày một bữa. Chứ không phải vào trong này để mấy con ăn lén, ăn lút. Rồi mua sữa, mua này kia để dành uống thêm, điều đó là điều không đẹp chút nào hết. Người nào ra người nấy, tu ở cái cấp nào ra cấp nấy, để cho mấy con tập luyện cho thành công hơn. Chứ không phải bắt mấy con vào để ức chế chịu đựng những cái khổ đau ăn ngày ba bữa. Bây giờ vào đây ăn một bữa thì buổi chiều nó đói, nó khát, nó làm cho chúng ta khổ sở. Mà rồi ta hứa cố gắng chịu đựng, như vậy rồi sinh bệnh, sinh tật làm sao đây? Cho nên không, chúng ta tập luyện từ từ, có chỗ, có nơi tập luyện.

Như mấy con ở đây mấy con là cư sĩ, mấy con thấy mình chưa thể ăn ngày một bữa được. Thì xin cô Út ra cái khu ở ngoài kia, cô Út đã xây dựng, thì mình ở đó để tập luyện. Tập luyện được rồi, mình vào Tu Viện. Có như vậy rồi, ở đây mấy con tập luyện được Tâm - Bất Động - Thanh Thản - An Lạc - Vô Sự từ nửa tiếng cho đến một tiếng mà thấy thoái mái, dễ chịu. Không bao giờ có một cái ác pháp nào mà làm tâm mấy con động. Mấy con không bao giờ chạy gởi đầu này, gởi đầu kia mua; hoặc là chạy qua chạy lại nói chuyện. Mấy con thấy tâm mình hoàn toàn sống độc cư trọn vẹn một mình được, thì chừng đó cô Út sẽ cho mấy con vào cái khu mà Thầy xây dựng, để cho mấy con tu tập đi lên hơn nữa.

Thì cũng là làm gương cho mấy con. Những người nào mà còn những cái lỗi đó, thì chúng ta cố gắng khắc phục để được như các bạn đi trước, các vị đi trước. Đó thì cứ như vậy chúng ta lần lượt. Mà người này đến tu được xong thì tới người khác, người khác tu được xong tới người khác. Cứ lần lượt Tu Viện chúng ta cho ra đời những bậc tu giải thoát. Thì các con biết cả thế gian này, người ta rất đau khổ vì sanh - già - bệnh - chết, vì tái sinh luân hồi. Con người trên hành tinh này không có người nào là không khổ những cái điều này.

(16:10) Nhưng khi chúng ta tu tập làm chủ được sự đau khổ này là một tin vui cho cả thế giới, chứ không phải riêng của chúng ta ở đây đâu. Người ta loanh quanh, người ta chạy từ Tây Tạng, cho đến những cái xứ mà Ấn Độ huyền bí này nọ kia để tập luyện để mong làm chủ được sự sống chết này. Nhưng mà càng tu tập thì càng lọt vào trong Tưởng, để rồi có thần thông phép tắc. Nhưng được những gì cho bản thân mình đây? Hay là thêm những điều ảo tưởng, những điều huyền bí, huyễn hoặc để lừa đảo người?

Những thần thông đó để làm gì? Mà trong khi trước mặt chúng ta sự sống chết chúng ta không làm chủ; sự tái sanh luân hồi chúng ta không làm…​ Bao nhiêu người trên hành tinh này, người ta lăng xăng chạy từ tôn giáo này đến tôn giáo kia để cầu khẩn, để tha thiết để cho mình được bình an. Thế mà hôm nay chúng ta đã làm chủ được tâm mình hoàn toàn như cục đất thì không phải là sự bình an lớn nhất sao?! Làm chủ ngay cả bệnh thân ở trên thân; làm chủ ngay cả sự sống chết, thì không phải là hạnh phúc sao? Nếu ở đây các con mà tu tập được là một tin vui cho cả nhân loại, cho cả bao nhiêu người có một cái lối đi, có một cái đường hướng để giải thoát. Còn bây giờ mấy con tu không được, thì làm sao mà có tin vui được? Cho nên ráng! Không những giải thoát cho mình, mà còn giải thoát cho mọi người, còn giải thoát cho mọi người. Còn đem niềm tin cho mọi người để người ta thực hiện con đường tu tập.

Cái thứ nhất là chúng ta không phụ ơn Đức Phật; không phụ ơn Thầy. Chúng ta đã tu tập được là chúng ta đã đền đáp công ơn của người. Còn chúng ta tu tập không được thì chúng ta lấy gì mà đền đáp công ơn của người?!

4- TỰ DO TÍN NGƯỠNG TRONG PHÁP LUẬT

(17:48) Cho nên mấy con rất cố gắng. Tuổi mấy con người nào cũng lớn hết rồi, thời gian không còn chờ đợi. Vậy thì, ở đây các con là những người quyết tâm xuất gia trong ngày hôm nay. Trước khi làm lễ thì mấy con phải xét, nếu người nào còn bận gia duyên cha mẹ thì mấy con nên giải quyết cho xong. Đâu có nghĩa là chỉ có một ngày nay xuất gia thôi sao? Còn bao nhiêu ngày, phải giải quyết cho xong. Nếu cha mẹ không đồng ý, nếu Chính quyền không chấp nhận, thì Thầy sẽ có một bức thư, Thầy gửi cho Chính quyền. Thầy sẽ có một bức thư gửi cho cha mẹ, nói cái lý do tu hành như thế nào để cho gia đình cảm thông, hiểu biết sự tu hành lợi ích như vậy. Để cho Chính quyền thấy trách nhiệm của một người theo tôn giáo trong pháp luật của Nhà nước, chứ không phải ngoài pháp luật của Nhà nước. Tự do tín ngưỡng trong pháp luật, chứ không phải tự do tín ngưỡng ngoài pháp luật. Nhà nước của chúng ta, nhà nước Việt Nam có pháp luật đối với tôn giáo hẳn hòi, tự do trong pháp luật.

(18:47) Cho nên đối với Chính quyền có bổn phận trách nhiệm phải kiểm tra kỹ lưỡng cái người theo tôn giáo đó, có cho hay là không cho? Tự do trong pháp luật mà. Nếu để người dân mình đi sai trở thành phí công, uổng của tài sản của dân chúng thì đó là lỗi của người lãnh đạo chứ. Cho nên đối với đất nước Việt Nam không phải tự do một cách tự do mênh mông. Nghĩa là người ta theo một cái tôn giáo đó, rồi người ta tự tử cả láng, cả đám đông chết một lần hàng loạt. Thì thử hỏi một cái đất nước mà chính phủ cho tự do tín ngưỡng như vậy làm sao?

Các con nghe cái tôn giáo nào đó nói thế giới, nói quả địa cầu này sắp hoại diệt rồi, bây giờ chúng ta phải cùng nhau mà chết. Bắt đầu tự tử nhau chết, trong khi quả địa cầu chúng ta có hoại diệt không?! Nói năm 2000 là quả địa cầu chúng ta sẽ diệt, mà nay 2008 rồi nó có diệt chỗ nào đâu? Mà bây giờ cái tôn giáo đó đã chết muốn sạch. Các con thấy, những cái đó là cái nhảm nhí, mà nếu mà tự do tín ngưỡng theo cái kiểu này thì dân chúng chết hết còn gì? Người ta chỉ có cái niềm tin thôi. Các con thấy người ta tự do tín ngưỡng theo một cái tôn giáo mà người ta cầm súng người ta giết người. Người ta nói chết vì Thánh, vì tôn giáo người ta, thì cái này có đúng không? Mà nếu mà tự do tín ngưỡng để đi theo như vậy thì như thế nào? Dân nước đó như thế nào mấy con?

Nó sẽ đất nước đó chiến tranh. Bởi vì cầm súng bắn người ta, thì người ta phải cầm súng bắn mình chứ sao? Chứ người ta nhịn mình sao? Mình chỉ lấy cái danh từ là chết vì Thánh, tử vì đạo, mà trong khi cả đất nước của mình nó tan nát như thế này; nhà cửa sụp đổ như thế này. Bao nhiêu công lao của mồ hôi nước mắt của nhân dân, xây dựng từng nhà cửa, lầu đài, chợ búa như thế này, bom đạn dập xuống tan nát hết mấy con. Người ta cất biết bao nhiêu năm mới được thành một cái đô thị. Rồi một giờ, mà chiến tranh chỉ một giờ thôi, thì cái đô thị đó nó còn gì?

Máy bay bỏ bom, pháo dập thì tan nát hết còn gì?! Người chết ráo hết, họ chết tử vì đạo. Một cái tôn giáo như vậy thì mấy con nghĩ như thế nào? Tự do tín ngưỡng đó!

(20:37) Còn tự do tín ngưỡng trong một cái tôn giáo có pháp luật hẳn hòi hoàn toàn. Người lãnh đạo, người ta thấy cái tôn giáo này đem lại được cái lợi ích cho dân tộc; đem lại được cái nền Đạo Đức cho dân tộc. Cho theo tôn giáo đó, để cái tôn giáo đó phát triển, đem lại đất nước của họ hòa bình. Bây giờ theo tôn giáo này sẽ làm đồng cốt, nhảy múa tùm lum, tốn hao tiền bạc. Một người theo, rồi nhiều người theo; rồi nhiều người theo nữa, thì như vậy cái đất nước này nó ra sao?! Toàn là cái thứ mê tín! Mà nếu mà nói rằng tự do tín ngưỡng bằng cách mà vô pháp luật như vậy, thì cái đất nước đó còn gì? Cho nên đúng, nhà nước chúng ta sáng suốt!

Tự do tín ngưỡng trong pháp luật thì cái người lãnh đạo làm việc thi hành pháp luật có nhiệm vụ phải báo, phải chứng nhận người theo tôn giáo hoàn toàn có giấy tờ đàng hoàng. Thì như vậy mấy con cầm cái giấy của Thầy mà đưa cho nhà nước, thì nhà nước có trách nhiệm bổn phận phải chứng nhận giấy đó. Người dân này có phải là tại địa phương này không? Đó là cái thứ nhất. Bởi vì cái đơn xin Chính quyền xác nhận là xác nhận như thế nào?

Xác nhận cái người dân này có phải tại địa phương đó không? Nếu không phải thì mấy người dám xác nhận không? Đâu dám! Ờ, người dân này không phải dân của tôi. Ở xứ nào đâu đến đây tạm vắng, cho nên tôi không xác nhận. Rõ ràng thì Nhà nước đã xác nhận được cái người dân này không phải người dân địa phương của họ.

Mà mấy con thấy không? Người dân này là người dân địa phương mà có tiền án, tiền sự, cho nên tôi không có đưa vào tôn giáo được, tôi không chứng. Bởi vì mấy con trộm cắp giết người mà giờ đưa vào tôn giáo người ta à?! Còn Thầy ở xa, ví dụ Thầy ở xa Thầy biết mấy con ở địa phương mấy con không? Chỉ có chính quyền biết. Vậy thì chính quyền có nhiệm vụ bổn phận xác nhận cho một cái nơi tôn giáo đạo đức, người ta biết rõ ràng cái người dân này xứng đáng xuất gia hay không xuất gia. Đó là trách nhiệm bổn phận.

(22:19) Cho nên khi mà người ta cầm cái giấy có Chính quyền xác nhận, người ta tin tưởng rồi, rất tốt! Cái người dân này là người dân đáng xuất gia đây. Các con thấy cái nhiệm vụ không?

Còn bây giờ đưa cái giấy này mà không có Chính quyền xác nhận, Thầy có thương các con bao nhiêu đi nữa, không biết chừng con bị nghiền thuốc phiện, xì ke, ma túy gì đây, mà vô đây để xin tu hành thì đâu biết chừng mấy con có tiền án tiền sự đây? Cái đầu óc nghi ngờ. Trong khi Tu viện này ví dụ như có một trăm, hai trăm người, mà nếu không có được sự xác nhận của nhà nước, thì cái Tu viện này nó sẽ ra sao? Trộm cắp, cướp của, giết người đều trốn vào trong này được hết. Thì mấy con thấy trong cái vấn đề tôn giáo nó rất là quan trọng, chứ đâu phải là không quan trọng. Để bảo vệ cho những người thật tu, thật chứng, người ta được yên thân người ta tu.

Bữa nay Chính quyền đến bắt người này, mai Chính quyền đến bắt cái vị tu sĩ kia, là ông đã có tiền án tiền sự ông giết người, bây giờ ông trốn vô đây, bây giờ về ở tù. Thì trong Tu viện chúng ta bị động mấy con, và bị mang tiếng nữa. Mang tiếng cái người đó tiền án, tiền sự họ giết người ở đâu không biết, vô đây bây giờ xuất gia rồi, khi bị công an bắt, thì người ta nói ờ tu sĩ ở trong Tu Viện này vậy vậy đó. Người ta biết cái người đó, họ là cái người ác như thế nào? Các con thấy chưa?

(23:27) Cho nên ở đây, vấn đề mà xuất gia là vấn đề rất quan trọng. Mấy con làm giấy tờ đàng hoàng, Thầy sẽ chứng nhận hoàn toàn đưa về địa phương, địa phương xác nhận. Mà nếu địa phương không xác nhận, Thầy làm một cái đơn. Thầy đưa mấy con cặp với giấy ở địa phương, chính quyền mấy con xác nhận. Chừng đó mới bảo đảm được cái sự tu tập của mấy con, mới là người tốt. Tất cả những cái này, đều là phải thực hiện được pháp luật của Nhà nước.

Cho nên xuất gia nó không phải khó, mà hành động tu tập, xuất gia, ly gia cắt ái là khó. Sống độc cư là khó! Mấy con chuẩn bị, về gia đình phải được sự đồng ý chấp nhận của gia đình hết, thì Thầy cho xuất gia. Còn gia đình chưa chấp nhận thì khoan. Bây giờ cần thiết phải giải quyết cái khâu nào, cha mẹ hay là chồng con, hay là vợ con? Thì chừng đó Thầy sẽ trợ giúp thêm những ý kiến, những bức thư để gợi ý để cho mấy con có cái hướng xuất gia hoàn toàn. Cạo tóc mà trở thành tu sĩ xứng đáng là một tu sĩ, không còn phàm.

5- TU SĨ PHẢI CÓ OAI NGHI TẾ HẠNH

(24:27) Bây giờ các con nhìn vào cái số tu sĩ đang ngồi trước mặt của chúng ta đây, các con cũng sẽ trở thành những vị tu sĩ như vậy. Mà oai nghi tế hạnh các con thấy mình có xứng đáng chưa? Mình có làm giống được các vị chưa? Rồi các vị này, mình sẽ xét coi oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi của các vị này ra sao, có đúng không? Từ cái ăn uống của các vị có đúng không? Hay còn sai? Tất cả những cái này, đều có sự tập luyện oai nghi tế hạnh. Rồi cách thức lạy lễ, cách thức, nghi thức đều chúng ta phải nắm cho vững, cho vững vàng mới trở thành tu sĩ.

Rồi còn nhiệm vụ trọng trách của người tu sĩ là phải thực hiện tu được giải thoát, làm chủ sự sống chết. Bây giờ cái nhiệm vụ ở trong cái giai đoạn này thì mấy con có nhiệm vụ là xả tâm. Ngồi chơi suốt ngày mà rất tỉnh táo, quan sát tâm mình từng tâm niệm xả tâm. Ai nói gì, đóng cửa kín mít, không cho tiếp duyên ai hết, ai kêu gọi gì, mặc! Không mở cửa, không nói chuyện, không tiếp duyên một người nào hết. Không tiếp người ngoài, không tiếp người trong, tất cả mọi cái đều giữ trọn vẹn.

(25:24) Cho nên bây giờ thì các con bên tu sĩ thì mấy con đã nhớ những lời dạy của Thầy, cố gắng về mà tu tập mấy con! Còn mấy con mà chưa xuất gia thì mấy con cũng sẽ trở về. Còn những người mà xin phát tâm xuất gia ở lại, để Thầy dạm hỏi, rồi được Thầy làm lễ xuất gia cho. Còn nếu mà chưa được có những cái gì mà chưa giải quyết được, Thầy sẽ gợi ý, giúp đỡ giải quyết cho được, cho toàn bộ.

Vậy thì bây giờ mấy con trở về, người nào mà không xuất gia thì trở về vị trí của mấy con. Còn người nào mà xuất gia thì ở lại, để mà Thầy hướng dẫn chỉ dạy thêm vài điều cần thiết cho khi xuất gia phải làm đúng, không được làm sai.

Rồi các con trở về, con trở về, mấy con đứng dậy mấy con trở về.

(26:15): Phật tử: Con xin bạch Thầy! …​ (…​) hôm trước Thầy bảo …​ (…​) con tu pháp hành …​(…​), con bạch Thầy là cái chân…​

Trưởng lão: Con sẽ viết bức thư, con gửi cô Út để Thầy chỉ cho con cái pháp. Thầy viết bức thư, Thầy trả lời lại cho con cái pháp để con tu. Còn giờ này là giờ xuất gia, xuất gia cho các bạn, há con.

Rồi mấy con chào Thầy rồi mấy con về, còn lại mấy vị đây ở lại thôi.

Mấy con xuất gia thì mấy con vô trong ghế này ngồi. Còn cư sĩ mấy con không xuất gia thì mấy con về. Về hết để rồi Thầy nhắc nhở, rồi sau đó Thầy làm lễ xuất gia mấy con. Rồi mấy con về, mấy con. Còn lại những người xuất gia, mấy con.

(27:00) Cô Út Diệu Quang: Dạ, thưa Thầy cô Thân cổ đòi làm lễ xuất gia mà làm sao? Cổ phải giữ cho tròn, hoặc cổ đừng có điên khùng kiểu…​

Trưởng lão: Phải rồi, tất cả những cái người mà thần kinh đó thì…​ Được rồi, con cứ để đó rồi Thầy sẽ khuyên.

Mấy con cứ nghĩ rằng mình xuất gia là mình nói lên được cái hình ảnh, cái hình tướng của mình là cái tướng giải thoát, cái tướng của bà Gotami ngày xưa mấy con. Đó là cái tướng giải thoát của đạo Phật. Mà trong cơ thể mấy con, người nào có bệnh thì mấy con sẽ phải trị bệnh cho hết bệnh, thì mấy con có thể mới xuất gia mới được. Chứ còn xuất gia rồi mà còn bệnh đau, như bên nam có mấy chú mà bị bệnh đó, Thầy bảo đi về đi trị bệnh hết, rồi Thầy sẽ làm lễ xuất gia cho sau. Chứ còn bây giờ mà xuất gia rồi, mà bệnh đau thì mấy con làm sao mấy con sống được? Bởi vì bệnh đau rồi mấy con chưa có đủ sức, rồi mấy con sẽ đi nhà thương này kia thì như vậy là đâu có được.

Tu sĩ của Thầy là khi xuất gia rồi là phải có sức khỏe trong cái thời gian sẽ tu tập, để rồi nhất định là không đi bệnh viện. Còn mấy con mà nếu chưa có đủ sức thì mấy con làm sao mấy con xuất gia, rồi mấy con đi vào mấy con tu tập được?! Cho nên mấy con có bệnh thì mấy con phải lo trị bệnh, điều trị bệnh trước.

Và cái bệnh tâm thần, cái bệnh mà chúng ta không còn tỉnh táo, thì cái bệnh đó phải trị cho hẳn hòi, trở về bình thường. Bắt đầu ở chiếc áo cư sĩ, chúng ta phải sử dụng pháp để đem lại cái thần kinh chúng ta cho nó trở về bình thường, nó không còn có cái nói bậy, nói bạ. Chớ một người tu sĩ đi ra nói bậy nói bạ, quơ tay, múa chân rồi, người ta đánh giá trị hết cả tu sĩ chúng ta sao. Bởi vì cái hình ảnh đó là hình ảnh của Đức Phật mấy con. Tất cả những cái này là cái quan trọng rất khó, chứ không phải dễ! Không phải dễ.

6- ĐỘC CƯ - ĐỘC BỘ - ĐỘC HÀNH

(28:50) Cho nên thứ nhất là chúng ta quyết xuất gia, là chúng ta chỉ còn có một hướng đi tới, một là chết hai là chứng đạo. Chứ không còn có trở về gia đình, cha mẹ gì nữa hết, hoàn toàn cắt ái. Các con nghe nói xuất gia là cắt ái ly gia mà. Cắt ái tức là cắt hết những cái tình thương, ly gia là lìa gia đình, chỉ còn lấy cái chùa là làm cái nơi tu hành giải thoát cho mình. Chứ không có còn cái mà vấn đề mà trở đi, trở lại, trở về thăm gia đình, ở trong gia đình của mình thì không được. Thầy không chấp nhận một người xuất gia mà sống ở trong gia đình. Tại sao vậy? Tại vì cái ái kiết sử nó còn ràng rịt đó, thì làm sao mà cắt ái?!

Cho nên khi đó mình xuất gia rồi chỉ còn có lấy Tu Viện, lấy cái Chùa làm cái nơi tu hành của mình, làm cái nhà của mình thôi, chứ còn không còn cái khác. Cũng như bây giờ mấy con vào đây, tuy rằng mấy con thấy xuất gia là có bạn bè chứ gì? Nhưng ở đây hoàn toàn sống độc cư, coi như là mình sống có một mình mình thôi. Cái thất của mấy con là cái nơi cuối cùng của mấy con đó.

Rồi từ cái thất này nó cũng không phải là cái chỗ, cái thất đó là cái nhà của các con nữa. Mà là các con sẽ được di chuyển từ cái nhà này đến cái nhà khác. Khi cái trình độ tu tập của mấy con nó tới cái mức nào, người ta sẽ đưa mình đi.

Chẳng hạn nào bây giờ mấy con sống ngày một giới, ăn ngày một bữa không được. Người ta sẽ đưa mấy con đi vào cái khu để tập luyện ăn ngày một bữa, để tập luyện phá những hôn trầm thùy miên. Những cái điều đó là những cái điều của người mới tu tập. Không làm chủ cái ăn cái ngủ, thì đi tới nữa làm chủ được cái gì?!

Sau khi ăn ngủ mấy con làm chủ được rồi, người ta đưa vào cái khu chuyên tu để xả tâm. Để tâm niệm mình, tất cả ác pháp tác động vào tâm mình không được, người ta sẽ hướng dẫn mình. Từ đó cái tâm mình bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Người ta hướng dẫn cho mình, bây giờ thấy gia đình của mình tới lui, làm động mình thế này thế khác, người ta khuyên mình nên xuất gia. Để gia đình mình, để những người thân mình đừng có quậy phá mình nữa, để cho mình được yên tu.

Tức là mấy con mặc chiếc áo cư sĩ, người ta thấy mấy con bị gia đình làm động mấy con, để những người khác làm động mấy con. Bởi vì chiếc áo cư sĩ nó còn rộng rãi lắm, người ta sẽ làm động mấy con được. Cho nên buộc lòng mấy con phải xuất gia. Mà khi mà người ta cho xuất gia rồi, thì mấy con còn sống độc cư, độc bộ, độc hành.

Độc cư ở có một mình; độc bộ đi một đường một mình, không đi đường khác; độc hành đi có một mình, không đi với ai nữa. Nghĩa là con đường của mình nhắm tới cái mục đích làm chủ sự sống chết, chấm dứt luân hồi, con đường của mình chỉ một điều duy nhất đó!

Mọi người tu cũng đều nhắm vào cái mục đích đó, nhưng mỗi người phải đi riêng, không có được ai đi chung với nhau. Không có hai người cùng đi nhau để nhắm mục đích đó, không phải! Tôi sinh ra có nghiệp lực của tôi, nghiệp lực đó nặng hay là dày hay mỏng, tôi do đó mà tôi tu nhanh hay tu chậm. Còn nghiệp lực của các vị dày hay mỏng là do các vị. Cho nên các vị dày thì các vị phải tu theo kiểu dày; mỏng phải tu theo kiểu mỏng. Làm sao mà hai người cùng đi nhau một đường được?! Mặc dù cái mục đích là giải thoát sinh tử luân hồi, nhưng phải như vậy.

(31:54) Cho nên bây giờ mấy con đã sắp xếp được gia đình của mình, cha mẹ chấp nhận; gia đình chấp nhận cho mình xuất gia rồi. Rồi chính quyền chấp nhận cho mình xuất gia tại tu viện, bằng chứng mình phải làm giấy tờ hẳn hòi đoàng hoàng. Và đồng thời nếu mà chính quyền chưa chấp nhận, mà ý nguyện của mình xuất gia, mình là cái người có tự do, tự do cái đời sống, tự do trong cái cuộc sống của mình, mình muốn theo tôn giáo nào đó là cái quyền của mình, nhưng Nhà nước có bổn phận trợ giúp theo đúng, hay sai người ta nói cho mình biết, do đó Nhà nước ký tên chứng nhận để làm một cái niềm tin cho tu viện, cho những người ở trong Tu viện này.

Cho nên xuất gia mấy con phải chuẩn bị tất cả mọi thứ rốt ráo, gia đình, rồi mặt xã hội cho rốt ráo hết, thì lúc bấy giờ vào xuất gia để cho mấy con yên tâm mà không còn lo lắng điều gì nữa, chỉ lo một đường đi tới mà thôi. Không còn lo Phật tử cúng dường, không còn lo Phật tử thế này thế khác, mình nỗ lực mình tu để được giải thoát. Mà giải thoát mình được là một cái niềm tin, là tin vui cho cả thế giới, chứ không riêng vì những Phật tử, những gia đình của mình, mà cả mọi người, mình tu tập. Con đường này là con đường tu tập được chứ không phải con đường không tu tập được, nhưng chuẩn bị cho chúng ta sẵn sàng tất cả tư thế để chúng ta tiến bước một cách dễ dàng, không khéo nó khó khăn vô cùng. Xuất gia rồi mấy con chạy tới chạy lui, tiếp duyên ngày ngày, người ta đánh giá trị người tu sĩ, mà người ta đánh giá trị người tu sĩ như vậy là người ta sẽ đánh giá trị cái Tu viện, và người ta sẽ thấy rằng người tu sĩ Phật giáo nó như vậy.

7- GIỮ GÌN HÌNH ẢNH TU SĨ CHƠN NHƯ

(33:17) Trong một cái cuộc tổ chức cái giới đàn của Tây Ninh Thầy về tham dự, làm chứng minh cho cái giới đàn, hàng ngàn tu sĩ ở các tỉnh về đó rất đông. Nhưng mà từ một cái vị mà tổ chức cái giới đàn, một vị Hòa Thượng tổ chức giới đàn, cho đến những Tăng sinh mà đến đây xin thọ giới đều ăn ba bữa. Rồi trong cái hàng rào như cái hàng rào mình chùa vậy đó, ở ngoài kia là cái đường, ngoài kia là quán nước họ bán ngoài kia, tu sĩ mình không có ra khỏi cái hàng rào đâu, thì ở trong này ngoắc ở ngoài kia để họ đem bánh trái đến mua ăn thêm. Thầy đến Thầy tham dự vào cái giới đàn, thật sự ra cái chùa, cái giới đàn cũng rộng lắm, cả ngàn người mà coi như là một ngàn mấy trăm người trong đó chứ đâu phải ít, tu sĩ toàn là tu sĩ không, mà phạm giới như vậy đó, Thầy nói…​

Đó là những cái điều kiện đứng ở trong rào còn mua, còn một số nữa đi ra cổng cửa, rồi đi la cà ngoài người đường phố mua cái này, mua cái kia, mà chẳng hề có ai nói, ai gì. Cái hình ảnh tu sĩ của Phật giáo bây giờ nó sa đà đến cái mức độ, mà thọ giới, thọ giới thập giới Sa di, thọ giới Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni hẳn hòi. Trong cái giới đàn mà tổ chức ở trên, nó đông đảo đến cái mức độ Thầy không ngờ rằng tu sĩ, cái lực lượng mặc cái áo vàng hết, Tăng cũng vậy, Ni cũng vậy, đau lòng lắm!

(34:27) Cho nên ở đây nói về xuất gia, thì Thầy nhắc nhở mấy con.

Thứ nhất phải sắp xếp cho ổn gia đình, ly gia cắt ái.

Cái thứ hai là cái ý chí quyết định của mình là chỉ tu cho tới nơi tới chốn, chứ không phải mang cái hình thức tu sĩ suông được, nó không phải theo cái kiểu Đại thừa được. Mà ở đây là quyết tâm, một số mà các cô ở đây thật sự ra thì nhìn trong cái số người này, có nhiều người cũng còn bị tâm chướng ngại lắm chứ không phải hoàn toàn hết đâu. Nhưng có số người ta biết xả, người ta rất vui vẻ, người ta không gì. Còn một số thì cũng còn ghim gút vào trong tâm của mình, hoặc lời nói của người này, hoặc lời nói của người kia, chịu không nổi.

Còn cái số của cư sĩ của các con, thật sự cư sĩ mà hiện mới xuất gia, thiệt tâm như cái chợ, mấy con! Chuyện này hết tới chuyện kia, mấy con có dẹp được không? Phải nỗ lực thật sự thì Thầy sẽ xuất gia cho.

(35:12) Vậy thì hôm nay tất cả những điều mà Thầy nói thì mấy con, người nào mà quyết xuất gia, gia đình mình hẳn hòi hoàn toàn, còn duyên gì thì mấy con phải cố gắng để về giải quyết gia đình. Cũng như hồi nãy bên nam thì có một số người còn duyên gia đình chưa ổn cũng muốn xuất gia. Thầy bảo về giải quyết xong rồi đến đây xuất gia.

Còn những người nào mà có đủ duyên để mà xuất gia, thì các con hãy cố gắng tập, tập tành trong vòng hai tháng nữa. Oai nghi tế hạnh, Thầy sẽ đến Thầy dạy từng chút. Để sau khi cạo tóc mặc y áo, vấn y áo lên thì oai nghi tế hạnh chúng ta hẳn hòi hoàn toàn. Chứ không khéo rồi, chúng ta mặc y áo, rồi chúng ta oai nghi tế hạnh, đi đứng chúng ta không biết nè. Tất cả mọi cái không biết, mặc y áo thì chúng ta sẽ làm trò cười cho người khác. “Ờ tưởng gì, chứ tu sĩ của Tu viện Chơn Như cũng đâu có gì hơn mình đâu, cũng vậy thôi”. Người ta đánh giá trị mấy con.

Cho nên trước khi xuất gia thì mấy con phải tập, tập luyện. Phải được học hỏi những oai nghi tế hạnh, được dạy bảo, được rõ ràng. Cho nên đến ngày nay là cái ngày bắt đầu coi như mấy con đã được Thầy chấp nhận xuất gia. Và bắt đầu từ đây thì có những ngày Thầy đến dạy để cho mấy con phải học những cái oai nghi tế hạnh. Trong bao nhiêu người, thí dụ như còn ba người, năm người thì Thầy chấp nhận, Thầy sẽ dạy những người đó. Còn những người nào hoàn cảnh gia đình chưa ổn, mấy con xuất gia rồi hoàn toàn mấy con không được trở về gia đình thăm viếng, tới lui. Con cái phải hoàn toàn, phải giao hẳn cho chúng hết, mà con cái cũng không được đến lui. Thì mấy con phải chuẩn bị những cái tư thế này thì Thầy mới chấp nhận. Chứ còn nếu mà làm động như cô Liễu Châu thì Thầy thấy rất tội cho cô. Cô già cô sắp chết rồi, như vậy thì làm sao mà cô tu được?!

8- THỬ THÁCH HAI THÁNG TRƯỚC KHI XUẤT GIA

(36:48) Phật tử 2: ( …​ ) Làm thế nào được trong đặc tướng…​ ( …​ )

Trưởng lão: Vậy thì hoàn cảnh gia đình thì tốt rồi. Nhưng mà con có kham nhẫn đủ cái sức mà khi xuất gia rồi, con phải hoàn toàn con sống độc cư trọn vẹn. Không có tới lui người này, người kia; không có nói chuyện ai, con có sống nỗi độc cư không?

Phật tử 2: Dạ điều đó con thưa Thầy con làm được!

Trưởng lão: Rồi trong khi mà xuất gia rồi, nó có nhiều cái, nhất là cái hạnh độc cư. Coi như là tối ngày mình sống có một mình mình, không nói chuyện gì thì con có thể chịu nổi không?

Phật tử 2: Dạ con có ạ!

Trưởng lão: Thì bây giờ trong cái thời gian để thử thách các con, thì ít ra thì Thầy phải cho người theo dõi, theo dõi cái tư cách của mấy con. Thì từ đây, bắt đầu từ đây coi như là mấy con đã xuất gia rồi. Từ đây mấy con sẽ sống độc cư trọn vẹn ở trong thất, mấy con không được đi tới đi lui; không được nói chuyện này, chuyện kia. Nghĩa là suốt cái thời gian hai tháng, mà mọi người, người ta xem xét thấy được, nếu mà các con lỗi thì Thầy không chấp nhận xuất gia. Còn mấy con không lỗi, mấy con sống trọn vẹn độc cư, giữ gìn mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của mình trọn vẹn, nỗ lực một tâm quyết tu hành giải thoát. Khi mà Thầy cho xuất gia cạo tóc mấy con xong rồi, thì mấy con phải sống đúng cái hạnh thì mới xứng đáng là cái người xuất gia chứ, phải không?

Cho nên vì vậy mà ngay từ bây giờ, đó là cái sự thử thách của mấy con. Mấy con chấp nhận được trong vòng tháng thứ nhất, qua tháng thứ hai mà được thì Thầy đến sẽ làm cái lễ chính thức vào xuống tóc mấy con hết toàn bộ, để cho mấy con thực hiện được con đường tu hành giải thoát của mình. Không phải hai tháng nó, bên nam cũng vậy, Thầy cũng đang cho các thầy sự thử thách hết.

Chứ không phải là muốn xuất gia là làm cái lễ đại rồi cho mấy con, rồi chừng đó mấy con phạm những cái lỗi lầm của mấy con, rồi những cái này, cái kia làm sao? Bởi vì cái thói quen của mấy con nó còn rồi, mà nếu không thử thách thì nó bộc lộ ra làm sao? Làm sao? Thì trong khi đó mấy con mặc áo, mặc y, này kia mà thu hồi cái y áo của mấy con thì nó dễ rồi đó, nhưng mà có cái điều kiện là mang tiếng, làm sao thu hồi được? Mang tiếng cho tu sĩ của Phật giáo ở đây. Nó mang tiếng là cái Ni đoàn ở đây xuất gia là “những người tu sĩ đó, đi nói chuyện, đi giảng, đi này, kia đủ thứ tùm lum tà la hết”, thì nó mang tiếng làm sao? Con hiểu điều đó chưa? (Dạ!)

(39:32) Trưởng lão: Cho nên bây giờ được, Thầy cho phép, nhưng mà có cái điều kiện là sau hai tháng thử thách. Ở đây thì mọi người, người ta sẽ xem xét. Chị em mấy con sẽ xem xét người nào mà hay nói chuyện, thì mấy con khi mà mấy con đã xuất gia, đã quyết xuất gia thì phải thành thật nói, không có nói dối, không có che đậy được. Mà che đậy Thầy sao được mấy con? Không che đậy được!

Cho nên vì vậy đó suốt trong hai tháng, thì hôm nay là cái ngày mà Thầy về đây để mà truyền giới xuất gia cho mấy con, chấp nhận cho mấy con, nhưng mà cái lễ, cái nghi thức mà làm lễ xuất gia thì chưa. Nhưng mà Thầy đã chấp nhận cho mấy con xuất gia. Nhưng mà trước khi mà làm cái lễ nghi thức mà xuất gia, làm cái lễ thì mấy con phải là cái người được hoàn toàn thanh thản, được chấp nhận những cái Giới luật Đức hạnh. Và từ trong hai tháng này, thì có dịp Thầy sẽ về dạy oai nghi tế hạnh, đi, đứng, nằm, ngồi.

Đó thì mấy con thấy, khi mấy cô đi một cái đoàn đi ra khất thực, thấy trước mắt đâu có ai. Nhưng mà khi mình đi về, đi thì rất là oai nghi, rất tốt không có chuyện gì. Nhưng mà về thì mấy con thấy có nhiều người cô vội vàng đi sãi sãi vầy, cái oai nghi đó được không? Đó là mấy cô ở đây đã tập luyện rồi đó, mà trước mắt mấy con ngồi đây rõ ràng. Khi đi, ở trong cái đoàn đi khất thực đi ra, thì mấy con thấy đi chậm chậm từ từ đàng hoàng. Mà khi khất thực rồi đi về, thì ai về thất nấy ăn chớ gì? Thì lật đật gì mà đi dữ vậy? Bộ đói bụng lắm sao? Mấy con thấy như vậy là đúng chưa? Thầy đâu chấp nhận mấy con!

Ngồi đây Thầy chỉ trước mắt cho mấy con thấy. Thường thường mình cũng đi như hồi mình đi khất thực cùng trong đoàn, đi về cũng từ từ, ai hối thúc đổ mình? Bây giờ bụng đói rồi thúc đổ làm cho mình đi nhanh sao?!

Cho nên cái thói quen nó rất khó mấy con! Cho nên vì vậy mà phải cần tu tập. Phải không, rồi con trở về đi.

Rồi, như vậy là từ đây về sau…​

(41:24) Rồi còn riêng con, Long con sẽ xuất gia, mà con ôm bát con đi khất thực được không? Có đi được không?

Phật tử 3: Đi được ạ!

Trưởng lão: Con cứ nói đi con, cứ ngồi tại chỗ nói đi.

À, Thầy hỏi để mà Thầy biết, để sau khi mà mình đi vào, bời vì cái Ni đoàn của mình, mình có cái Ni đoàn của mình mà, cái Ni đoàn thứ hai của mình. Thứ nhất là mấy cô đó, thứ hai là tới cái Ni đoàn của mấy con. Thì do đó thì mấy con sẽ đi khất thực đoàng hoàng, con cũng vấn y cùng với quý cô chứ. Xuất gia rồi không lẽ mặc chiếc áo đó sao? Có phải không? Thì mấy con phải ôm bát đồ đàng hoàng, cũng đi mang bát đi khất thực đoàng hoàng, nhưng mà con đi được không? Đi khom khom cũng được, Thầy đâu bảo con đi thẳng. Nhưng mà đi được không con?

Phật tử 3: Dạ con đi được!

Trưởng lão: Đi được con, ờ vậy tốt rồi, để rồi ráng mà tập!

Cô Út Diệu Quang: Cho cô Long tập cho cái lưng thẳng lại mới đi được chứ, đi cũng như bò làm sao mà…​

Trưởng lão: Ờ Thầy sẽ lần lượt Thầy dạy mà con. Ờ con.

Cô Út Diệu Quang: Phải tập luyện…​

Trưởng lão: Thầy sẽ dạy cách thức. Có cô Út, cô Út lấy cây cô Út kèm mấy con đứng dậy thẳng liền (Thầy cười). Nói chớ có cái tật rồi thôi con, từ từ không sao đâu con. Cố gắng đi con, cố gắng Thầy thấy phải tu tập, lớn tuổi rồi con sẽ đóng thất không tiếp duyên. Thầy chấp nhận. Và đồng thời Thầy thấy con có cái quyết tâm là không tiếp duyên với mấy đứa con, thì cái điều đó là một điều. Nó lớn rồi, chứ không phải nó còn con nít nữa đâu. Về rồi nó phải lo cái bổn phận của nó rồi. Còn con thì bây giờ cái tuổi đời nó quá lớn rồi, nó không còn bao lâu nữa, mà không nỗ lực để giữ được tâm mình bất động thì đi sâu, làm sao đi sâu được con?!

Cho nên Thầy chấp nhận cho con, yên tâm đi, con lo tu tập. Đứng dậy con, con sẽ ở trong cái thất ít hôm. Coi như là con đóng thất đừng có mở cửa, để chờ cho cái duyên nó về rồi, thì con sẽ sinh hoạt bình thường. Sau này thì Thầy sẽ nói cô Út, khi mà cái khu ở bên kia xong rồi Thầy sẽ nói cô Út cho mấy con vào tu tập trong cái giai đoạn thứ hai. Nhớ xả tâm cho rốt ráo đó, mới được đi qua cái giai đoạn thứ hai, chứ không khéo qua đó thì coi như là độc cư trọn vẹn 100% là ức chế đó, còn mình xả tâm hoàn toàn là không bị. Chứ không khéo nó sai lạc một chút là nó cũng không được, nó khó lắm! Phải ráng ở trong này nỗ lực, nhập thất trong vài ba hôm, để rồi coi cho nó yên tịnh được thế nào, để rồi nhớ ở trong thất này duy nhất.

Rồi Thì bây giờ xong rồi phải không, thay vì Thầy đeo y vào Thầy làm lễ cho mấy con, nhưng mà để thử thách mấy con rồi làm lễ đàng hoàng. Một tu sĩ của Thầy là một…​

HẾT BĂNG