LỚP NGŨ GIỚI NÂNG CAO 56
TỨ THẦN TÚC - LỰC VÔ CÙNG VÔ TẬN
Trưởng Lão Thích Thông Lạc
Ngày giảng: 20/07/2008
Người nghe: Tu sinh
Thời lượng: [57:55]
Tên cũ: Cần Thông Suốt - Bảy Tháng Chứng Đạo
Số lượng: 65 pháp âm
Pháp âm: https://thuvienchonnhu.net/audios/lop-ngu-gioi-nang-cao-56-tu-than-tuc-luc-vo-cung-vo-tan.mp3
(00:00) Tu sinh: Chúng con kính chào Thầy. Chúng con thu băng.
Trưởng lão: Rồi con, mấy con có thu băng, cứ đem lên đây thu đi.
Thầy bữa nay, Thầy nhắc nhở cho mấy con thêm. Các con được Thầy sắp xếp và cho một cái vị trí tu tập. Bước qua một cái giai đoạn tu tập Tứ Niệm Xứ mấy con.
Nghĩa là tâm bất động, thanh thản, nhiếp tâm được và ‘tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự’ từ ba mươi phút. Thầy đã hứa mà, được ba mươi phút, Thầy sẽ nhận các con vào một cái giai đoạn tu tập mới. Chứ không phải còn vừa tập nhiếp tâm, vừa an trú, rồi vừa xả tâm ở trong Tứ Chánh Cần, không phải.
Nhưng lưu ý vấn đề rất là quan trọng là vấn đề mấy con xả tâm. “Thấy lỗi mình không thấy lỗi người”, đó là cái thứ nhất của cái người mà xả tâm. Cái thứ hai là ngồi lại tâm thanh thản, an lạc, vô sự bất động. Chỉ trong vòng ba mươi phút thôi, Thầy không cần nhiều. Chỉ ba mươi phút thì Thầy sẽ trợ giúp cho mấy con sống độc cư.
Nhưng mà vì cái khu vực mà Thầy đang cất xong rồi đó, cây nó chưa được cao, mà Thầy cũng là trồng nhanh đó. Hôm nay thì nó cũng có bóng mát nhỏ, chứ chưa có lớn lắm. Thầy chỉ mong rằng nó sẽ có được bóng mát. Là vừa có bóng mát, thì Thầy sẽ đưa mấy con qua được ở gần bên Thầy, để dạy cách thức tu Tứ Niệm Xứ mấy con.
Bởi vì Tứ Niệm Xứ là nó không còn niệm, như Thầy đã nhắc nhở mà. Vào Tứ Niệm Xứ là tâm tự bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Và cái đề mục mà Định Niệm Hơi Thở nó xác định được cái sự sung mãn của nó trên Tứ Niệm Xứ. "Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra".
Các con có ngồi lại khi mà nghe cái tâm mình nó bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Thì nó cảm nhận được toàn thân nó, mà nó vẫn thấy hơi thở ra vô một cách nhẹ nhàng mà không phải tập trung trong hơi thở. Mấy con có lưu ý điều đó không? Như vậy thì Thầy nói rằng, khi đó mấy con biết rằng: Đó là mới là cái trạng thái ‘trên thân quán thân’.
Còn mấy con chưa đạt được cái trạng thái mà nhiếp tâm như vậy, cái trạng thái mà cảm giác toàn thân mà biết hơi thở ra vô đó, thì mấy con chưa tu tập được Tứ Niệm Xứ. Mấy con còn đếm hơi thở, còn tùy tức, còn hít vô, còn thở ra. Để tập trung trong hơi thở để ức chế cái ý thức của mình đừng có niệm khởi. Còn giữ tâm mình trong hơi thở, còn niệm khởi thì mấy con chưa được vào Tứ Niệm Xứ đâu.
(2:35) Bởi vì chưa quán được thân mà. Trên thân mà chưa quán được thân thì làm sao vào Tứ Niệm Xứ được? Còn trên thân quán được thân là: "Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra". Mà muốn cảm giác như vậy thì đầu tiên mình sẽ tác ý như thế nào để cảm giác được như vậy?
Mấy con lưu ý: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự". Rồi ngồi yên lặng như thế này hay hoặc là tác ý ba câu …
Tu sinh: Con …
Trưởng lão: Được rồi, để chú đó nghe một chút đi, rồi Thầy sẽ kêu riêng, Thầy hỏi riêng.
Nếu mà có sự quyết tâm thì được, mà không sợ tu vô không nổi chứ. Ốm quá đây tu không thấu chứ. Tu nó phải đầy đủ sức khỏe chứ, mà lại phải sáng suốt chứ. Con mắt phải là sáng như mặt trời mới mọc mới được chứ. Con mắt mà lờ đờ, mấy con tu không vô đâu. Nó sáng bởi vì cái trí tuệ chúng ta nó thực hiện qua cái đôi mắt sáng suốt. Mà đạo Phật là đạo trí tuệ.
Cho nên vì vậy mình phải sáng suốt để nhận định. Nhận định cái gì mấy con biết không? Nhận định từng cái tâm niệm của chúng ta để mà ly, để mà ly dục, ly ác pháp ở trong thân tâm của chúng ta mới được. Chứ còn tâm lù mù lờ mờ đó thì làm sao thấy được cái tâm niệm của mình là cái thứ nào đâu mà mình xả. Mà không xả được nó thì làm sao mà ly dục ly ác pháp?
Cho nên để một lúc nữa, rồi Thầy sẽ kiểm tra lại. Rồi coi cái căn cơ của con nó ở cái mức độ nào, Thầy sẽ giúp đỡ cho ở mức độ đó. Rồi tùy cái hoàn cảnh của gia đình nữa. Cái phước duyên của mình có được tu tập hay không? Thì Thầy sẽ trợ giúp. Bởi vì muốn tu là cái người nào cũng có một căn duyên muốn tu. Mà tu được hay không nó còn cái duyên nhân quả của nó, còn có cái phước báu của nó, mấy con. Rồi Thầy sẽ trợ giúp cho, để nó tăng tiến trên con đường tu tập của mình.
Còn bây giờ về cái phần mà quý thầy mà sắp sửa, như sư Giác Thức, sư Gia Hạnh, sư Chơn Thành, sư Thiện Cảnh. Những sư mà đã tu tập nhiếp tâm và tâm không còn vọng tưởng thì Thầy đang lo có một điều, có một điều sợ trạng thái tưởng mà thôi.
Cho nên được gần Thầy mà tưởng mà nó nhập vô cái là Thầy cho nó bay ra. Chứ đâu có để cho nó ở trong đó mà nó hiện ra màu xanh, màu đỏ, màu vàng đâu được. Đối với Thầy thì các loại tưởng thì không thể được đâu.
(4:55) Cho nên sư Thiện Cảnh thì Thầy nghe có trình bày là cái trạng thái mà an trú đó, khi mà nó an trú rồi, thì khi xả ra, thì rất là xả. Cũng là một cái trạng thái của tưởng đó. Hễ khi vào an trú là an trú, mà khi ra xả là trở về bình thường. Đó là cái quyền chủ động của chúng ta.
Chứ không phải đi ra mà nó cứ an trú rồi đó thì lúc bây giờ xe hơi cán chúng ta cũng không hay nữa. Đi xe hơi nó hoảng hồn, hoảng vía hết thì cũng không được. Bởi vì nó an trú quá, nó không lo cái sợ hãi những cái gì khác xung quanh nó.
Cho nên vì vậy mà tất cả những cái này đó, đều được Thầy kiểm tra lại kỹ. Cái trạng thái an trú này có đúng hay không? Nếu chưa đúng thì xả bỏ, mà nếu đúng của trạng thái an trú đúng, thì cách nào để mà chúng ta làm chủ khi muốn an là an, mà khi không muốn an trở về trạng thái bình thường. Thì như vậy mới đúng cách của chúng ta.
Cho nên vì vậy mà có những chướng ngại, mà mấy con cứ trình bày cho Thầy, thì Thầy đều lưu ý theo dõi. Mấy con đừng sợ, có Thầy không có sợ đâu. Bây giờ tẩu hỏa nhập ma thì Thầy trói lại, Thầy đánh hơi cũng chạy hết. Cho nên yên tâm. Cho nên vì vậy các con nên lưu ý có cái phần, hiện giờ đó ai nói gì nói, mình chỉ thấy lỗi mình không thấy lỗi người. Nhớ!
(06:08) Các con mà được Thầy sắp xếp để mà vào cái khu vực của Thầy rồi, thì coi như là tất cả các pháp đều vô thường, không có pháp nào là của ta nữa hết. Chỉ có con đường duy nhất là phải được giải thoát, không được đi trở lui trở lại. Không được lui trở lại là đời sống của thế tục nữa, mà đi tiến tới, tiến tới. Để đến khi chúng ta làm chủ được sanh già bệnh chết chấm dứt luân hồi. Muốn chết hồi nào chết, muốn sống …
Con đường chúng ta rõ ràng cụ thể, có phương pháp hẳn hoi. Có cách thức làm chủ, chứ không phải nói suông. Chỉ có quyết tu hay là không quyết tu thôi. Đời không còn có gì hết mấy con. Chết rồi không mang theo được thứ gì hết. Danh cũng không mang, lợi cũng không mang theo. Các con phải nỗ lực tận cùng.
Thầy thấy cái số các con phải tu tập cho được, để tiếng nói của các con là nói lên Phật pháp. Để dựng lại được con người phải làm chủ bốn sự đau khổ và làm chủ được sự sống chết của chúng ta. Đó là con đường tu tập của chúng ta.
Quyết định chúng ta sẽ nói cho Phật giáo thế giới biết rằng, chúng ta là những người làm được những điều mà đức Phật xưa kia đã làm được rồi. Chứ không phải là trước xưa kia có đức Phật làm và sau đó có số vị A La Hán rồi, bây giờ lại mất tiêu không ai làm được hết. Phật giáo cả một thế giới như thế này mà không làm được. Chỉ nói cái chuyện ảo tưởng.
(7:26) Vừa rồi Thầy được một cái tờ tin tức, báo cho biết rằng ở bên Tây Tạng có một vị Lạt Ma, rồi thị tịch để lại những cái hiện tượng, mà làm cho cả thế giới náo động. Náo động, phải nói là cái náo động. Họ cho đó là cái hiện tượng linh hồn, cái hiện tượng cầu vồng. Cho nên Thầy được đọc cái tài liệu đó, do một cái người ở ngoại quốc gửi vào cho Thầy.
Và đồng thời Thầy cũng sẽ lần lượt, Thầy trả lời để ổn định được cái … Các nhà khoa học họ cũng đã đến đó, đến tại Tây Tạng để mà nghiên cứu, để mà xác minh được những cái điều đó. Thầy không cần đến đó, nhưng mà Thầy sẽ nói tất cả những cái điều đó rất rõ ràng. Để thấy rằng cái hiện tượng mà trên thế gian này gọi là siêu hình, thì đập vỡ tan nát những cái thứ này ra.
Bởi vì đức Phật nói đó là tưởng tri chứ không phải liễu tri nữa rồi. Cho nên vì vậy mà đúng đức Phật, chỉ là trong cái thời đức Phật cách đây hai ngàn năm trăm năm mươi hai năm, Đức Phật đã xác định không có cái thế giới linh hồn. Chỉ là thứ tưởng của chúng ta mà thôi. Thế mà tới ngày giờ này, mà chúng ta còn bị kẹt ở trong. Khoa học đi lên như vậy, con người kiến thức như vậy, chứ không phải là còn ở trong bộ lạc.
Cái y áo của mấy con mặc giống như Phật là cái y áo của bộ lạc. Còn con người của chúng ta hiện đại là may áo như thế này nè, may quần áo mặc. Nó xa lìa cái thời bộ lạc, bộ lạc đâu có may áo. Chỉ lấy miếng vải này, miếng vải kia kết lại thành một cái tấm vải lớn thế này, rồi quấn ở trong mình mình gọi là vấn y.
Còn vắt vắt như thế này đó, thành một con vắt để mà nó không tuột, không rớt ra, đó gọi là vắt y. Vấn y rồi vắt y. Các con thấy chưa? Chỉ có một tấm vải lớn thôi, che thân thôi. Cho nên đó là cái hình thức của bộ lạc. Cái y áo của bộ lạc, chứ không phải là cái y áo mà trong cái thời đại mà tân tiến như chúng ta.
Hôm nay chúng ta may quần áo bằng cách chúng ta cắt nó ra, từng manh mún rồi chúng ta kết lại thành một cái áo, tay chân như thế nào rõ ràng cụ thể. Cho nên chúng ta mặc đi gọn gàng không có lượt thượt. Còn quý vị mà nếu mà không vấn, không vắt một cách kỹ lưỡng hẳn hoi, đi nó bung thùm ra giữa chợ đường, thì cả một vấn đề khổ.
(9:58) Thử hỏi người nào mà chưa biết vấn y rồi, cho vấn y vô đi, một chút rồi nó bung ra, nó giữa đường đó, rồi không biết cách nào mà kéo nó lên được. Một đống vải sồ nó đổ xuống, đó là một cái đau khổ. Còn bây giờ là quý sư, quý thầy đã tập luyện quen rồi, cho nên từng trong những cái oai nghi. Cũng như là các bộ lạc, dân bộ lạc nó vấn y, đắp y nó rất là gọn, bởi vì nó quen rồi. Chúng ta cũng vậy, bây giờ quen rồi.
Cái hình ảnh của các con là hình ảnh của y áo bộ lạc trong cái thời đức Phật. Mặc y áo đó là chúng ta nhớ đến cái hình ảnh của đức Phật ngày xưa, là nhớ đến hình ảnh bộ lạc. Cho nên nói Phật là một vị Thái tử. Nhưng mà một vị Thái tử, không phải là một nhà vua như một đất nước Việt Nam của chúng ta đâu. Nhỏ xíu, nhỏ xíu một cái bộ lạc mấy con. Cho nên nó là cái bộ lạc, bộ lạc của Ấn Độ, của một nước lớn Ấn Độ.
Cũng như đất nước chúng ta nó có nhiều cái bộ lạc. Chứ đâu phải là một dân tộc của chúng ta, nó nhiều cái bộ lạc, nó kết hợp lại, nó thành cái dân tộc. Ở trên cao nguyên nó có những cái dân tộc có những cái tên Thái, Mường hay hoặc là những cái tên Lô Lô, hay hoặc này kia. Đó là những cái bộ lạc của người ta. Rồi Mèo rồi này kia đồ đó là một cái tên, cái tên những cái bộ lạc. Thì trong đất nước chúng ta có nhiều cái bộ lạc, chứ không phải là có một cái bộ lạc. Rồi một đất nước nào nó cũng có nhiều cái bộ lạc. Một cái âm thanh, cái giọng nói nó cũng có khác nhau.
(11:29) Cho nên hôm nay, Thầy nói trong cái thời đức Phật cũng là trong cái thời bộ lạc. Nhưng mà hay, tại sao một con người trong cái thời bộ lạc đó mà lại đưa ra được cái chân lý của loài người? Đưa ra được một cái pháp mà Thầy nói tuyệt vời, tuyệt vời! "Có Như Lý Tác Ý lậu hoặc chưa sanh sẽ không sanh và đã sanh bị diệt".
Sao lại có một con người thông minh đến tuyệt vời? Tìm ra được một cái giáo pháp để làm chủ được bệnh tật, làm chủ được cái tâm phiền não đau khổ của chúng ta. Tuyệt! Con người trong thời đó mà hay như vậy, chúng ta phải thấy thán phục thật.
Thử nghĩ trong thời đại chúng ta văn minh như thế này, biết bao nhiêu nhà khoa học, biết bao nhiêu người đã đỗ tiến sĩ, trình độ học thức rất cao. Nhưng mà tìm ra một cái chân lý cho loài người, có tìm ra được không? Có tìm ra được một cái chánh pháp để chúng ta khám phá? Hay còn mù mờ trong một cái thế giới siêu hình?
(12:23) Nghe đâu có cái trạng thái siêu hình linh thiêng, thì chạy nhau đem máy móc đến đo, đến coi thử coi cái đó là cái gì? Mà giải quyết không được. Thật sự khoa học bó tay, không làm được cái điều đó. Thầy thấy rõ ràng, bây giờ đất nước Tây Tạng hiện tượng nó xảy ra như vậy. Bà con khoa học của chúng ta nước này, nước nọ đến. Đem những máy móc đến đó đo để khám, coi thử coi cái hiện tượng đó là gì? Vẫn không giải đáp được. Đó là khoa học còn thấp quá. Chưa đủ! Chưa đủ!
Cho nên hôm nay, chúng ta phải cố gắng tu tập đúng, để chúng ta từ cái bộ óc của chúng ta triển khai, chúng ta sẽ thấy rõ biết rằng cái thế gian này có thế giới siêu hình hay không? Có linh hồn người chết hay không? Có ông trời, có ông Phật thật mà người ta đã tôn thờ không? Có thần thánh, quỷ ma không? Đó là một cái điều mà cần thiết để mà tự chúng ta kiểm nghiệm, để chúng ta tự giải. Còn bây giờ, nghe Thầy nói thôi, chứ quý vị cũng đâu có biết được. Nên quý vị đâu biết được.
(13:25) Về Minh Nhân thì con hãy cố gắng, đó có tiến bộ rồi. Nhưng mà phải ráng khắc phục được bệnh đau của mình. Các con phải ráng, phải cố gắng hơn. Được mười năm phút không vọng tưởng, cố gắng. Mình để tự nhiên mà không vọng tưởng thì đó là cái sự tiến bộ của mình. Các con phải cố gắng hơn nữa.
Thầy đang kỳ vọng ở các con, để rồi chúng ta sẽ có một số người. Bởi vì những cái trường lớp, những cái lớp học mà ở Tu viện của chúng ta để sắp sửa thành hình, tức là sắp sửa xây dựng xong. Mà xây dựng xong thì phải có người đứng ra dạy, chứ không có người đứng ra dạy sao được? Nó phải có lớp một, lớp hai, lớp ba, lớp bốn trong đó chứ.
Cho nên Thầy xin giữ cái vai trò của một người dạy lớp Thiền Định. Còn mấy con dạy lớp Giới luật giùm Thầy chứ. Bắt Thầy dạy Giới luật, rồi dạy Thiền Định, từ dạy lớp thấp cho đến lớp cao thì Thầy chắc là chạy lên chạy xuống chắc chừng không đủ sức rồi, mà bây giờ lớn tuổi rồi. Thì do đó Thầy mong rằng như sư Giác Thức, sư Gia Hạnh, Chơn Thành hoặc là sư Thiện Cảnh và quý sư đang có mặt ở đây nỗ lực tu tập. Để rồi thay Thầy đứng những lớp dạy đạo đức.
Mình đã làm chủ được sự sống chết. Muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống, đó là mình đã tu xong rồi. Nghĩa là các con vào trong cái lớp mà tu tập Tứ Niệm Xứ, đức Phật nói: “Bảy ngày, bảy tháng, bảy năm”. Sự thật ra bảy ngày mấy con.
(15:05) Bảy ngày mà giữ tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự đúng cách, có phương pháp đàng hoàng. Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự suốt bảy ngày. Nghĩa là bảy ngày, các con sẽ thấy tâm mình bất động an trú, không buồn ngủ, không hôn trầm thùy miên, không vọng niệm chút nào hết hoàn toàn tỉnh bơ. Đó là mấy con suốt thời gian bảy ngày đêm thì mấy con đủ Tứ Thần Túc, đủ Tứ Thần Túc.
Bởi vì trên Tứ Niệm Xứ mà nó sung mãn được như vậy thì đó là Tứ Thần Túc. Mà nó sung mãn được như vậy thì nó phải trên thân quán thân. Mà trên thân quán thân thì Định Niệm Hơi Thở phải sung mãn. Định Niệm Hơi Thở sung mãn là: "Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra". Chứ không phải ngồi đó thấy thanh thản, an lạc, vô sự mà không thấy hơi thở là mình bị tưởng tức làm mất hơi thở rồi. Tức là mất sự quán thân của mình rồi.
Các con nhớ kỹ những lời Thầy nói hôm nay. Là khi quán trên thân quán thân, có nghĩa là phải có một cảm nhận hơi thở. Định Niệm Hơi Thở đức Phật đã xác định mà. Sung mãn Định Niệm Hơi Thở thì Tứ Niệm Xứ nó mới được. Chứ đâu phải là khi không mà không có hơi thở sung mãn được trên nó thì làm sao mà Tứ Niệm Xứ sung mãn. Mà hễ Tứ Niệm Xứ sung mãn thì bảy giác chi xuất hiện. Mà bảy giác chi tức là Tứ Thần Túc, có gì đâu. Cái chuyện đó là quá rõ ràng. Kinh điển Phật chỉ dạy, chứ trong đó rất rõ ràng. Không còn chỗ nào sai.
Cho nên chúng ta thấy cái chân lý mà Diệt đế, nó bốn cái chân lý, mà chân lý Diệt đế rõ ràng là cái trạng thái tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Đó là cái chân lý. Nhưng mà trên thân quán thân thì nó phải có hơi thở chứ. Chớ nó đâu phải nằm ở trong cái chân lý không đâu. Mà cái trạng thái chân lý đó lại là ở trên cái Tứ Niệm Xứ mới thấy rất rõ.
Cho nên các con thấy vào Tứ Niệm Xứ nó đâu phải là Tứ Chánh Cần. Cho nên nó đâu còn niệm khởi lăng xăng nữa. Nói tu Tứ Niệm Xứ mà còn có niệm khởi ở trong đầu, còn hôn trầm, thùy miên, còn có cảm thọ đau chỗ này, đau chỗ kia làm sao gọi là vô lậu. Mà trạng thái vô lậu là tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự là vô lậu. Vô lậu. Nhưng vô lậu mà có lậu thì sao được? Đã vô lậu thì vô lậu chứ.
(17:28) Cho nên hiện vô lậu mà có lậu là đang ở trên Tứ Chánh Cần. Cho nên ngăn ác, diệt ác; sanh thiện, tăng trưởng thiện. Để sanh cái trạng thái vô lậu. Chứ đâu phải sanh cái trạng thái gì? Thiện đó là toàn thiện, là vô lậu.
Hôm nay nghe rất rõ. Cho nên cái trạng thái chân lý mà đức Phật gọi là chúng ta phải tu tập để bảo vệ và giữ gìn nó. Bảo vệ giữ gìn nó, các con thấy tám cái lớp tức là Đạo đế, tám cái lớp tu tập của chúng ta. Mà những cái lớp đầu tiên như Tứ Chánh Cần, chúng ta tu tập chưa xong, thì làm sao bước vào Tứ Niệm Xứ cho được? Mà Tứ Niệm Xứ nó là Chánh Niệm. Mà Chánh Niệm chưa xong, làm sao bước vào Tứ Thánh Định? Làm sao Chánh Định được?
Tứ Chánh Cần tức là Chánh Tinh Tấn. Mà Chánh Tinh Tấn chưa tu tập xong thì làm sao bước vào Chánh Niệm? Mà Chánh Niệm chưa xong là Tứ Niệm Xứ chưa xong thì làm sao mà bước vào Chánh Định? Mà Chánh Định là Tứ Thánh Định. Các con thấy từng lớp, từng lớp của chúng ta rõ ràng mà.
Cho nên hiện giờ mà chúng ta còn đang học giới luật đức hạnh là mục đích chúng ta để thông suốt năm cái lớp đầu tiên. Từ Chánh Kiến cho đến Chánh Mạng, chúng ta phải thông suốt. Thông suốt để làm gì? Để chúng ta trên cái Chánh Tinh Tấn là chúng ta ngăn và diệt tức là Tứ Chánh Cần. Nhờ cái tri kiến hiểu biết đó mà diệt. Chứ đâu phải ngồi đó mà ức chế tâm, ngồi đó mà chịu đựng, ngồi đó mà nhiếp cách bằng cách này cách khác.
(19:03) Cho nên đi từ con đường Giới là tri kiến phải thông suốt giới luật. Còn chúng ta chưa thông suốt giới luật, làm sao chúng ta xả? Làm sao chúng ta xả được tâm, ly dục, ly ác pháp được? Đó là cách thức chúng ta phải thông suốt giới luật. Mà thông suốt giới luật thì phải thông suốt giới luật đức hạnh của chúng, của giới luật.
Cho nên hôm nay, quý thầy sắp sửa bước vào Tứ Niệm Xứ thì lắng nghe từng tâm niệm của mình. Không ức chế, lắng nghe, nhắc: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Rồi nhìn lại, nhìn lại cái chỗ ý thức của chúng ta coi nó khởi niệm gì? Nó có buồn ngủ hay không? Coi thân này nó có cảm thọ còn tê, còn đau nhức hay không? Được bao nhiêu phút? Được ba phút, năm phút, mười phút.
Như Minh Nhân đã nói được mười năm phút. Mười năm phút chưa đủ. Chưa đủ bước vào Tứ Niệm Xứ. Phải ba mươi phút kìa, ba mươi phút. Bởi vì ba mươi phút được thanh thản, an lạc, vô sự trong cái sự quán xét nhìn ý thức của chúng ta, để coi thử coi, nó còn niệm gì hay là không niệm? Còn niệm thì xả mà không niệm thì thôi.
Trong khi chúng ta ngồi xem xét niệm đó thì các pháp bên ngoài sẽ tác động. Thì chúng ta: “Thấy lỗi mình không thấy lỗi người”. Ai nói gì mặc, khen chê mặc.
Ngày ăn một bữa sống, cho ăn gì sống là ăn, chứ không cần tha thiết, bởi vì tất cả thực phẩm đều bất tịnh. Ăn để sống, chứ không phải ăn để ngon để bổ, để béo, để mập. Không phải! Chúng ta không cầu cái đó nữa đâu. Cái đó là bất tịnh. Đối với người tu, chúng ta không quan trọng về vấn đề nữa đó. Mà chúng ta quan trọng trên vấn đề tu tập.
Các con sẽ được Thầy kiểm tra những cái giai đoạn để mà chuyển biến. Thầy lo cái khu cho bên nữ. Hiện giờ khu bên nữ cất mười hai cái thất, để cho mười hai cô sắp sửa qua. Còn bên nam, mấy con biết mười sáu cái thất, ở đây mấy con có đủ mười sáu người chưa? Hay là thiếu nè? Nghĩa là Thầy nhìn vào cái giới Tăng đoàn của mấy con, nhưng không bỏ cư sĩ mấy con.
(21:03) Thầy có nghe có một ít cư sĩ tâm bất động, thanh thản, xả tâm rất tốt. Thầy đang lưu ý những vị cư sĩ đó. Thầy sẽ đồng thời cho cái Tăng đoàn các con đi vào tu. Đi vào tu Tứ Niệm Xứ thì cho những vị cư sĩ xả tâm cũng vào Tứ Niệm Xứ tu tập. Không thua gì mấy con đâu.
Cho nên vì vậy mấy con là những người đã bỏ hết rồi. Mặc y áo của Phật rồi, làm giống Phật rồi. Phải cố gắng để thực hiện cái gương hạnh của một vị tu sĩ giải thoát.
Còn các cư sĩ, các con là Thánh cư sĩ. Tâm đã xả ly, tuy rằng còn chiếc áo của cư sĩ, còn cái đầu để tóc của người cư sĩ. Nhưng sự thật ra mấy con sống đúng giới luật, sống xả tâm không bị ác pháp tác động vào thân tâm của mình, thì các con vẫn vào Tứ Niệm Xứ tu tập được. Để nói lên tiếng nói rằng chúng tôi là cư sĩ nhưng vẫn tu chứng đạo. Các con thấy chưa?
Cho nên cái sự tu tập phải ráng mấy con, một chút xíu nữa thôi. Còn một chút nữa thôi, sẽ được gần bên Thầy. Thầy ở bên đây, mà tâm mấy con còn động là mấy con xa vời Thầy muôn trùng vạn. Còn nếu mà mấy con “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự” dù mấy con ở đây, chứ mấy con đang ở gần Thầy. Chỉ còn một ngày nào đó để được bên Thầy rèn luyện mấy con cách thức tu tập để có Tứ Thần Túc.
Trong sáu tiếng đồng hồ, mấy con ở trên tâm bất động, Thầy sẽ dạy cái phương pháp rèn luyện Tứ Thần Túc. Còn nếu mà không thì Thầy cho mấy con kéo dài khoảng bảy ngày đêm ở trên Tứ Niệm Xứ- tâm bất động, thanh thản, nó cũng sẽ có đủ Tứ Thần Túc.
Bởi vì trạng thái tâm vô lậu là nó phải có cái lực của vô lậu. Mà bảy ngày đêm là cái lực vô lậu, cái trạng thái vô lậu bảy ngày đêm là nó phải có cái lực vô lậu của nó. Mà lực vô lậu của nó gọi là Tứ Thần Túc, chứ không có gì cả. Khi các con chết bỏ cái thân này hoàn toàn. Linh hồn chúng ta không có, nhưng mà cái lực Tứ Thần Túc còn.
(23:20) Cho nên chúng ta vào Tứ Thiền. Chúng ta nhập Tứ Thiền là chúng ta vào Tứ Thiền bằng Tứ Thần Túc, chứ không phải bằng cái ý thức của chúng ta muốn vào. Khi chúng ta muốn vào Tứ Thiền, là chúng ta phải đứng cái trạng thái ở trên cái trạng thái Tứ Niệm Xứ- tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự.
Chứ không phải ở trong cái trạng thái bình thường của chúng ta, hoàn toàn ở trong cái ý thức chúng ta đâu. Mà nó ở trong cái trạng thái an trú của trên Tứ Niệm Xứ. Từ đó chúng ta ra lệnh bằng Tứ Thần Túc: Định Như Ý Túc. Vào định nào thì thân tâm của chúng ta sẽ vào trạng thái của định nấy. Các con hiểu chưa?
Chứ không phải là chúng ta vào cái định đó bằng cái ý thức của chúng ta muốn bình thường như mấy con giờ đâu. Mà mấy con, lệnh của mấy con bằng lệnh của Định Như Ý Túc. Thì thân tâm vào đó rồi, sau khi vào đó rồi thì các con thấy rõ ràng. Bây giờ, một người bình thường như thế này còn đang ở trên Tứ Niệm Xứ- tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự- rõ ràng ý thức còn tỉnh táo hoàn toàn, chưa mất.
Nhưng vì ở trên Tứ Niệm Xứ, cho nên nó đã có được Tứ Thần Túc rồi. Nếu người tu chứng mà đã có Tứ Thần Túc thôi. Còn mấy con bây giờ trên Tứ Niệm Xứ mới có được một giây, một phút hay hoặc là mười năm phút, thì nó chưa có Tứ Thần Túc. Chưa có Tứ Thần Túc cho nên khi mà tịnh chỉ hơi thở hoặc một cái điều gì mấy con lọt vào định là bị tưởng hết rồi.
Còn có Tứ Thần Túc thì người ta ra lệnh vào. Thì ví dụ như: “Diệt tầm tứ nhập Nhị Thiền”, thì ngay đó ý thức chúng ta đâu còn. Vậy thì trong khi nhập Nhị Thiền lấy cái ý thức đâu mà ra, có phải không? Mấy con thấy rõ ràng!
Bây giờ diệt: “Xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh nhập Tứ Thiền, tịnh chỉ hơi thở”. Thì lúc bây giờ là Định Như Ý Túc chứ không thể nào là ý thức của chúng ta ra lệnh nó được. Mà khi vô trong đó được cái trạng thái của Tứ Thiền rồi, thì lúc bây giờ muốn ra là phải cái lực của Định Như Ý Túc, chứ không phải là cái ý thức của chúng ta truyền lệnh được. Thì ra, thì cái lực của nó, nó hướng dẫn ra, xả ra.
(25:30) Cho nên Thiện Cảnh nhớ kỹ con đang vào cái trạng thái tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Mà khi xả ra, tác ý xả ra là còn đang ở trên cái trạng thái bất động đó. Tác ý nó mà xả ra thì nó phải xả ra. Mà nó chưa xả ra tức là nó kẹt ở trong đó. Xả ra, mình thấy đi đứng mà nó cũng nghe còn cái trạng thái an thì đó là bị tưởng. Bị trạng thái tưởng, cho nên mình ra lệnh không được. Ra lệnh không được.
Bởi vì trong khi mấy con thấy an trú được là cái thân mình bệnh đó. Mình bảo: "An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra". Mặc dù cái đầu chúng ta đang nhức nè, mà chúng ta muốn cho cái thân tâm chúng ta nên an ổn, nó không còn đau nhức nữa.
Chúng ta tác ý một lần, hai lần. Mà một lần bắt đầu cái thân chúng ta có một trạng thái an. Mà an thì làm sao có thấy nhức đầu được. Đã an tịnh rồi. Mà không nhức đầu thì thọ đã đi rồi. Mà thọ đã đi rồi thì bắt đầu bây giờ bảo ra khỏi cái trạng thái an này thì nó sẽ ra chứ sao. Nó phải nghe lời chứ.
Hồi vô thì mình bảo nó vô, bây giờ ra bảo nó ra, nó không chịu ra. Trời đất ơi! Bộ mày dính kẹt trong sao? Thì không được. Phải nghe lời tao. Phải không? Cho nên vì vậy mình ra lệnh bảo cái trạng thái an trú này phải lìa ra cho khỏi. Bây giờ không phải ở trong hơi thở để an tịnh thân hành nữa. Phải tác ý mạnh, thì nó sẽ ra liền.
Nghĩa là con phải làm chủ nó điều khiển. Bảo vô thì phải vô, mà bảo ra thì phải ra. Đó là tập cái Dục Như Ý Túc. Cái muốn của mình theo cái lực của mình muốn, chứ không thể.
Bây giờ vô được an tịnh rồi, bây giờ đi ra xả không được. Trời đất ơi! Như vậy là tui đi đâu tui cũng mang theo nó hết, như thế này thì chết tui rồi. Tui bây giờ tui không muốn an nữa. Còn hồi nãy là tại nhức đầu, tui muốn an cho nó không nhức đầu. Còn bây giờ nó không nhức đầu nữa mà cứ an an kiểu này, thôi chắc chết tui. Có phải không? Tui phải trở về sự bình thường chứ.
(27:29) Như vậy gọi là chúng ta làm chủ. Thì phải tập ngay, làm chủ được cái sức Thiền Định của nó, cái sự an trú. Hay lắm! Bởi vì con người, mình thấy con người mình quá là phàm phu. Người ta đụng tới có thể dễ chết lắm. Nhưng mà sao lại có cái lực đến mức độ kỳ lạ. Con người chúng ta thật đúng là cái thân của chúng ta kìa, thân thiệt là bất tịnh. Nhưng mà có cái lực vô cùng, vô cùng vô tận.
Cho nên mà người ta nói con người linh thiêng thật. Nhưng mà người ta hiểu qua cái linh thiêng đó, bằng cách là thiêng liêng đó. Nghĩa là làm như là phù hộ, gia hộ, làm như là hiện thần thông, hiện linh hồn đồ, đi cứu khổ chỗ này, chỗ kia. Người ta thiêng liêng như vậy đó thì cái đó sai mấy con. Nó linh, nó linh thật là nó có cái lực mạnh thật.
Chứ không phải là nó linh thiêng bằng cách như người ta sống trong mê tín, sống ảo tưởng. Ở đây nó linh thật, nó mạnh. Linh có nghĩa là nó mạnh thật, nó đủ cái lực nó thật. Chứ nó không phải thiêng liêng gì hết. Nó không phải linh thiêng gì đâu.
(28:35) Đó cho nên hôm nay đó, thì mấy con sẽ được gần bên Thầy. Cố gắng tu tiếp tục, lớn tuổi rồi. Cuộc đời Thầy thấy mấy con không còn có gì đó. Chết mấy con … bây giờ về cư sĩ, chết mấy con không mang theo vợ con người nào được hết. Của cải nhà lầu mấy con cũng không mang theo được đâu.
Tới chừng đó người ta đem chôn mấy con xuống đất thì mấy con chỉ còn nắm đất thúi, hôi thúi thôi không còn cái gì hết. Mấy con giờ mà không có, để cho vợ con quyến luyến, của cải tài sản không lìa được, mai mốt không có mang theo thứ gì hết, uổng phí cuộc đời mấy con.
Thời gian của mấy con là thời gian quý hơn vàng ngọc. Sự sống của con người rất quý mấy con, rất quý! Mất cái thân này rất khó, chứ không phải dễ đâu. Nghĩa là khó tìm lắm mấy con, đâu dễ: “Được thân người là khó, được chánh pháp còn khó hơn”.
Được chánh pháp mà làm chủ được sự sống chết, không phải ai cũng tìm được. Mà có được thì phải tu tập. Tại sao chúng ta không nỗ lực, chúng ta bỏ hết cuộc đời? Để mà lang thang từ chỗ này, danh lợi làm gì? Danh lợi có mang theo được những gì đâu?
Người ta khen ông đó tu giỏi: “Tui không có giỏi gì hết đâu, tui chưa có làm chủ được, không có giỏi. Như vậy thì mấy con thấy, tui chưa có làm được cái gì hết, tui chưa có giỏi. Tui đang ở trong cái giai đoạn tập tành để mà xả từng cái tâm niệm làm cho tui đau khổ. Tui làm chủ được cái tâm của tui mà tui chưa trọn vẹn được. Thì chắc chắn là tui còn phải rất nhiều cái thời gian. Rất nhiều thời gian”.
Cho nên phải ráng mấy con, mấy con ráng. Nhất là tuổi trẻ mấy con, những tu sinh trẻ tuổi, mấy con phải nỗ lực tu.
(30:06) Chứ đừng nói tui còn trẻ, thôi để tui xách máy, tui đi chụp ảnh, chụp hình, quay phim. Để lưu lại ngày mai này đó, bà con mà lỡ Thầy có chết rồi, bà con cũng biết Thầy. Để cũng như đức Phật ngày xưa, bây giờ không ai còn biết được đức Phật hết. Mấy con đừng có làm cái chuyện đó, lo tu đi chứ ở đó, Lo cứu mình đi, đừng có quay phim.
Thầy thấy mấy con phí cái thì giờ. Máy móc bây giờ thì nó tinh vi, nó lưu lại hình ảnh. Nhưng mà rốt cuộc rồi mấy con say mê trong đó, trở thành những nhà quay phim thôi. Trời đất ơi! Thôi như vậy là đi vô cái trường học mà làm cái nhà quay phim đi cho rồi. Ở đây quay quay ba cái hình ảnh đó làm gì?
Thầy nói thật sự, đừng có quay cái gì hết. Bỏ đi lo tu cho mình. Rồi tu xong rồi đó, thì mình có thiên nhãn minh rồi đó. Mà bao nhiêu người có rồi, thì cái hình ảnh của Thầy, nó lưu lại không gian còn, khỏi cần cái máy của mấy con quay. Nó dính trong đó hết trơn rồi. Chừng đó mấy con quay lại bao nhiêu cũng được hết, có gì đâu.
Còn giờ quay đó để quảng cáo Thầy, Thầy vậy, vậy, vậy, vậy. Thôi! Quảng cáo tùm lum, tà la hết. Mà rốt cuộc học trò Thầy, tu không tới đâu hết. Có phải không mấy con? Trái lại mấy con không quay mà học trò Thầy nó làm được. Từ giới luật đức hạnh cho đến khi nó làm chủ được sự sống chết của nó. Là một bằng chứng hiển nhiên của Phật giáo. Đó là Thầy để lại một cái vật quý báu nhất trên đời là bằng hình ảnh thực tế của các con, đó là Phật giáo. Đừng quay cực lắm mấy con, mất thì giờ vô ích lắm.
Cứ thấy Thầy làm đâu mấy con quay, hình ảnh của Thầy tu hành rồi mà Thầy vẫn cực khổ, Thầy này kia. Đúng! Thầy không lo cho mấy con, còn ai lo? Các con hiểu không? Bây giờ Thầy không lo cho mấy con có cái nhà ở, có cơm mấy con ăn thì làm sao mấy con được rảnh rang đâu mà tu. Mà mấy con tu tức là mấy con cùng Thầy để mà dựng lại chánh pháp của Phật. Thầy tu rồi thì đối với Thầy đâu có cái gì nữa, hết rồi.
Nếu mà Thầy ra đi, trong khi mà Thầy tu xong, Thầy ra đi thì chắc là Thầy sẽ khỏe biết bao nhiêu, đâu cực khổ như vậy. Nhưng vì thương mấy con, thương chúng sanh. Các con có duyên Thầy phải ở lại, ở lại độ mấy con. Thì mấy con phải ráng tu chứ. Đừng phụ công ơn Thầy mấy con.
Thầy tha thiết mong cho mấy con được một người, Thầy mừng một người. Mà hai người, mà hết một cái Tăng đoàn của mấy con mà tu chứng hết thì đó là hạnh phúc Thầy vô cùng. Mười mấy người được hết, đó là Thầy mừng. Thầy mừng là vì Phật pháp đã sống lại.
(32:32) Sống lại qua hình ảnh của các con. Qua cái sự tu tập của các con. Chứng nghiệm được sự làm chủ của các con đó là, Nghĩa là trên Phật giáo trên thế giới người ta không thể làm được như các con rồi. Cho nên Thầy đem hết sức lực của mình, hết sức lực của mình.
May mắn lắm mấy con. Trong cái ấp Gia Lâm mà chỗ này Thầy có một khóm cất như thế này, chỗ kia có một khóm cất chỗ kia. Toàn bộ một cái ấp như thế này, nó là một cái ấp của Tu viện Chơn Như. Đâu đâu cũng có bóng dáng của người tu sĩ của Tu viện Chơn Như.
Hình ảnh đạo đức của nó đến đâu, thì nó nói đến đạo đức sống không làm khổ mình, khổ người. Nó gieo vào lòng mọi người với cái sự sống đạo đức mấy con, đạo đức. Rồi nó gieo vào lòng mọi người với cái sức Thiền Định làm chủ sự sống chết. Điều đó là hạnh phúc vô cùng cho loài người trên hành tinh. Không riêng cho đất nước Việt Nam của chúng ta.
Chúng ta may mắn lắm mấy con. Một cái Tu viện chúng ta mà cất ở kia một cái khóm, ở nọ một cái khóm. Mà Nhà nước vui lòng chấp nhận cho chúng ta, thì chúng ta có phước lắm mấy con. Đâu phải dễ mấy con. Mấy con cứ nghĩ đi, ngoài cái vòng Tu viện của mình, mà mình cất nơi khác, người ta sợ lắm. Vậy mà người ta không sợ, người ta cho mình, là vì người ta quá hiểu mình, mấy con.
Cho nên mấy con hãy ráng tu mấy con. Tu để xứng đáng là một người dân Việt Nam trong một nước độc lập. Để dựng lại cái đạo đức cho dân tộc của chúng ta. Chỉ có sự tu tập của chúng ta mới xứng đáng mà thôi. Nhớ lời Thầy nói mấy con. Nhớ lời Thầy!
(34:05) Bây giờ mấy con còn hỏi Thầy gì không? Để mà Thầy kiểm nghiệm những người nào cần thiết thì Thầy sẽ kiểm nghiệm.
Vừa rồi Thầy đi dạy cái lớp trường hạ. Nói chung là trong tỉnh Tây Ninh này đó thì hằng năm đều có mở cái lớp hạ. Nhưng mà Thầy ít có được bầu đi dạy. Nhưng năm nay thì được bầu Thầy làm giảng sư dạy cái lớp hạ, nhưng dạy rất ít. Hai tuần dạy một ngày. Chứ không phải là tuần nào cũng có một ngày, cũng may lắm. Nhưng mà hai tuần có một ngày dạy.
Nhưng mà Thầy được bầu để dạy giới luật. Và đó là một cái điều rất là quan trọng mấy con. Rất là quan trọng. Bởi vậy: “Giới luật còn là Phật giáo còn, giới luật mất là Phật giáo mất”.
Thầy có ít ngày trong cái trường hạ mà dạy chúng, tức là tất cả tu sĩ trong cái tỉnh Tây Ninh tập trung về học mùa hạ. Toàn là những vị trụ trì, trụ trì trong các cái chùa ở trong tỉnh Tây Ninh. Thì Thầy nói thẳng nói thật. Cho nên các Thầy mà phạm giới, phá giới thì rất là ái ngại.
Thậm chí như quý thầy ngồi hút thuốc tự nhiên mấy con. Chứ không phải lén lút đâu hết, cầm điếu thuốc hút tự nhiên. Rồi ăn uống phi thời, sáng ăn, trưa ăn, chiều ăn đầy đủ không thiếu gì hết. Gặp Thầy, Thầy đưa giới luật ra, Thầy đánh ngay liền.
Người tu sĩ không phải là người tham ăn. Người tu sĩ mà còn nghiện ngập rượu, thuốc lá, thuốc lào, cà phê, thuốc phiện thì không phải là người tu sĩ. Là người không minh mẫn. Một người tu sĩ phạm giới là người đó đã phá Phật giáo. Người đó đã diệt Phật giáo. Chứ không phải là tu sĩ của Phật giáo, mà là tu sĩ của ngoại đạo đang phá Phật giáo. Thầy nói thẳng: “Giới luật còn là Phật giáo còn, giới luật mất là Phật giáo mất”.
(36:07) Quý thầy cứ nghĩ bộ kinh giới luật như thế này còn là Phật giáo còn sao? Đức Phật muốn nói quý thầy có giữ gìn giới luật được hay không?
Nếu giữ gìn giới luật không được, thì đương nhiên Phật giáo đã bị mất rồi quý thầy. Nhìn cái số tu sĩ đang ngồi trước mặt Thầy, đang học hạ là toàn ở tỉnh Tây Ninh. Người nào giữ giới được? Như vậy là toàn tỉnh Tây Ninh chúng ta là Phật giáo đã bị diệt rồi mấy con. Quý thầy, quý cô sẽ thấy điều này. Đức Phật đã xác định điều này mà: “Giới luật còn là Phật giáo còn, giới luật mất là Phật giáo mất”.
Tu sĩ phạm giới phá giới là Phật giáo còn sao? Toàn là tu sĩ ngoại đạo. Toàn là Bà La Môn đó. Quý vị cứ nghĩ đi, người nào mà cho lời Thầy nói sai cứ đứng lên trả lời. Trả lời với Thầy, Thầy cho quyền trả lời. Thầy nói cái đó sai hay không?”
Không một vị tu sĩ nào, một vị trụ trì nào dám trả lời một cái điều gì cả hết, im phăng phắc. Nhưng họ vẫn không ưa Thầy mấy con.
Họ phạm giới, họ sống như vậy. Thầy nói vậy, thì trong cái số chúng như vậy là bảy mươi chúng. Bảy mươi vị trụ trì về học hạ. Thì cũng có một vài người họ đã giác ngộ, họ đã hiểu được, họ quý mến Thầy. Nhưng có một số người thì họ cũng ghét cay, ghét đắng Thầy lắm.
Tại vì bây giờ điếu thuốc bỏ không được, ly rượu bỏ không được. Sáng không được ăn thì buồn bực, cho nên rất là đau khổ. Nhưng nói sao được? Kinh sách Phật rõ ràng, không thể nói Thầy được. Mà cho Thầy vào là cả một vấn đề, rất là khó. Nhưng tại sao Thầy, mùa hạ năm nay, Thầy lại vào trường hạ Thầy dạy được? Còn những năm khác làm sao?
(38:02) Sự thật ra theo Thầy biết thì Ban tôn giáo của tỉnh và mặt trận, các vị lãnh đạo của tỉnh, năm nay đề nghị xin thầy Chánh tri sự cho Thầy Thông Lạc dạy giới luật trong cái trường hạ của năm nay. Do cái sức ép của chính quyền, mà các thầy phải chấp nhận cho Thầy đi dạy trường hạ. Không ngờ Thầy dạy đúng cái mốt quá chừng, thành ra làm động quý thầy.
Đúng vậy mấy con, phải mạnh mẽ nói thẳng, nói thật. Nó sẽ cứu vớt được một số người. Chứ còn yếu yếu là chúng ta không dám nói thẳng, nói mạnh thì người ta lầm tưởng là các tổ dạy. Rồi người ta theo đó mà người ta sống: sáng, trưa, chiều, người ta ăn uống một cách phi thời, không có đúng cách.
Bởi vì các tổ dạy: “Phật ăn giờ ngọ, chư Thiên ăn trước giờ ngọ và ngạ quỷ mới ăn đêm thôi”. Còn mình ăn chiều, mình chưa phải ngạ quỷ mà, ăn được. Sáng mình chư Thiên mà, ăn được, đâu có gì. Còn Phật mới ăn giờ ngọ. Không ngờ là cái giới người ta dạy không ăn phi thời chứ. Nghĩa là mình ngày ăn một bữa thôi, chứ đâu có ăn phi thời như vậy. Cho nên đem cái giới ra thì các tổ vẽ vời bên đây, vẽ vời bên kia để tránh né.
Còn về cái giới mà uống rượu thì các Hòa thượng lại dạy: “Đức Phật dạy cho chúng ta uống rượu, nhưng đừng uống rượu say. Mà dạy chúng ta uống rượu đừng uống rượu nếp, mà uống rượu la ve thì có cái gì đâu, nó khác”. Có phải không? Đó là các thầy họ bịa ra, họ nói ra.
Rượu là rượu, cái chất nào có men là không được uống. Mà đức Phật muốn nói ở chỗ này đó là cái ý nói chỗ này, không phải cấm chúng ta uống rượu. Mà vì cái đức, cái giới luật mà không cho uống rượu, đó là cái Đức Sáng Suốt, cái Đức Minh Mẫn. Mà minh mẫn cái gì mà uống, nó gây ảnh hưởng cho cái cơ thể chúng ta, có sự nghiện ngập bỏ không được.
(40:12) Như cà phê, thuốc lá, thuốc lào, thuốc phiện, rượu, uống rồi nó quen rồi bỏ không được. Đó là nó gây cho cơ thể chúng ta nghiện ngập. Rồi nghiện ngập rồi nó lại sanh ra bệnh tật. Bệnh tật những cái chất độc này. Đó là cái người không sáng suốt, mới đem vào những cái chất độc vào thân của chúng ta.
Còn cái người sáng suốt thì người ta đâu dại gì người ta đem cái chất độc vào thân người ta. Ăn ngày một bữa người ta còn thấy cực khổ, còn nhai, còn nuốt, còn cực. Huống hồ là ngồi đó mà nhậu nhẹt rồi ợ ợ, ngáp ngáp rồi ụa khạc, ói, mửa ra, tùm lum, tà la ra. Dơ bẩn như vậy mà không thấy được cái điều đó.
Cho nên ở đây thì gặp Thầy thì nói thẳng, nói thật. Cho nên lớp mình vào đây, mình ở trong Tu viện, mình nghe Thầy nói giới luật thì nó hợp rồi. Nhưng mà gặp cái giới tu sĩ của Đại thừa, mà từ xưa đến giờ họ coi giới luật lỏng lẻo, mà gặp Thầy dạy giới thì nó đụng. Ôi thôi nó nhức đầu họ biết bao nhiêu.
Có người họ đương ngồi Thầy nói vậy đó, họ nghe động quá, họ điếc lỗ tai. Họ ngồi họ nghe không nỗi nữa, họ chắp tay họ xá Thầy cái vầy họ lật đật, họ đi mấy con. Họ đi cho khỏi đừng có nghe nữa. Nó khổ sở hết sức vậy, chứ đâu phải. Thầy thấy, Thầy cũng cảm thông, Thầy hiểu. Nhưng mà phải nói chứ. Thầy nói thật sự ra, Thầy nói Thầy là tượng trưng cho giới, cho giới.
Cho nên trong khi cái ngày hôm qua, cái ngày thứ bảy mà Thầy dạy đó là cái ngày cuối cùng của cái trường hạ. Cái ngày đó là cái ngày mai đó, là Thầy hết dạy rồi. Nhưng mà họ tới hai tuần nữa họ mới giải hạ, chứ không phải là bữa nay, thứ bảy.
Nhưng mà Thầy nói: Hôm nay Thầy chào tạm biệt, hẹn sang năm Thầy còn gặp lại quý thầy. Nhưng mà Thầy gặp quý thầy, sang năm sẽ giới luật nghiêm chỉnh hơn, tốt hơn. Và đồng thời hôm nay, Thầy gởi cho quý thầy mỗi người một tập sách Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống tập một- dạy về mười giới Sa di.
Quý thầy thì hầu như có nhiều người thọ Tỳ kheo nữa. Hai trăm năm chục giới. Các cô có nhiều người thọ ba trăm bốn mươi tám giới. Thôi bây giờ Thầy chỉ dạy mười giới mà không có thì giờ đây. Cho nên Thầy ngồi một lúc, mà Thầy trong vòng một tiếng đồng hồ, mà Thầy dạy luôn cả mười giới. Nghĩa là đọc cái giới này rồi, Thầy lướt, Thầy đi qua cái giới khác lia lịa. Để cho nó kịp cái thì giờ, để Thầy nói hết những cái giới mà rượu chè say sưa, trang điểm.
(42:38) Làm thầy tu gì mà còn cạo đầu cho bóng láng, ăn mặc, chải chuốt đồ. Thầy nói, Thầy dẹp sạch ba cái thứ này hết. Ăn mặc sao cũng được ở đó mà sửa sang. Đi ra còn dòm ngó trước sau coi y áo của mình coi sát hay không nữa. Nó, sự thật ra giới luật của Phật đã cấm cái điều đó rồi mà. Cho nên Thầy đem mười giới Sa di ra Thầy nẹt, Thầy nẹt rất là thẳng thắn.
Thầy nói quý thầy đó: “Thật sự ra cái tội của quý thầy rất lớn là cất giữ tiền bạc”. Ông nào mà trong túi cũng có hết. Chính bữa mà Phật giáo của huyện Trảng Bàng họp nhau, để làm một cái lễ Trai Tăng của cái lớp trường hạ này. Mà trong khi các chùa ở trong cái huyện Trảng Bàng này, Phật giáo của đại diện của ban Phật giáo của huyện này, huyện Trảng Bàng. Họp nhau thì mỗi thầy người hai trăm, ba trăm, bốn trăm, năm trăm.
Riêng Thầy, Thầy có mang đồng nào theo đâu. Cho nên Thầy cũng nói thật, bây giờ thôi ghi Thầy năm trăm đi. Thầy cũng cùng với quý thầy để họp nhau, để làm cái lễ Trai Tăng thôi. Nhưng ghi cho Thầy chứ bây giờ Thầy không có là người cất giữ tiền. Bây giờ Thầy mới về Thầy xin người ta. Chứ Thầy mà làm sao Thầy có tiền?
Bởi vì cái giới luật là không cho cất giữ tiền. Thì bây giờ mình không có, thì bây giờ mình đi xin thôi. Cho nên vì vậy mà Thầy xin, bây giờ ghi cho Thầy thôi chứ bây giờ tiền mặt không có nha. Đó Thầy nói thẳng và đồng thời trong lớp học Thầy cũng nói thẳng. Thầy không có cất giữ tiền bạc, bây giờ ai muốn nói hỏi tiền bạc gì hoàn toàn là Thầy không có. Thầy là người giữ giới hoàn toàn, cái giới thứ mười: "Không cất giữ tiền bạc".
Mà quý thầy hỏi ra cái móc túi đưa ra, tiền ở đâu mà quý thầy sẵn quá vậy? Quý thầy là tu sĩ mà cất giữ tiền cái kiểu này đó, thật sự cái ban đại diện của Phật giáo huyện Trảng Bàng của mình là phạm giới tất cả hết. Phạm giới giữ tiền bạc. Đúng vậy! Bữa đó ngồi, quý thầy trong chùa của huyện Trảng Bàng này mọi mặt đều đưa tiền ra hết.
Riêng Thầy nói: “Tui không có tiền. Tui đâu có cất giữ tiền đâu. Bây giờ, họp với nhau thì tui chỉ còn nước về xin Phật tử thôi. Xin Phật tử người ta sẽ cho, tui sẽ gửi đến cho ban đại diện của Phật giáo huyện”. Đó là cách thức mình thẳng thắng nói thật, ai ghét ghét. Chứ còn mình cứ nói thẳng nói thật thôi. Lấy giới luật Phật mà vừa là, mục đích của mình là lấy gương hạnh của mình mà dạy cho người khác nữa.
(44:55) Rồi hỏi bây giờ trong cái vấn đề đi xe sao? Bây giờ không tiền, đi xe ra xin, ai có cho đi. Xe này không cho thì xe khác cho, có vậy thôi. Riết rồi người ta quen rồi người ta cũng cho mình chứ đâu, chứ sao? Chứ đâu có gì đâu. Tại vì mình giờ chưa làm quen được cái điều đó. Cho nên thấy các Thầy đều là đi có tiền xắp xắp vầy, thì xe nó phải lấy tiền chứ sao.
Chứ còn gặp Thầy thử coi. Ra đi lại cái xe này xin: “Tui là một tu sĩ đâu có cất giữ tiền bạc, bởi vì cái giới luật cũng như vậy. Cho nên bây giờ tui đến xin bác tài hay hoặc là bác lơ xe nói với chủ xe, làm ơn nói với chủ xe cho tui quá giang được đi từ chỗ này đến chỗ kia, được thì cho tui đi một đoạn. Nếu không cho tui ngồi thì tui đứng cũng được. Miễn tui đi tới đó thôi. Tui thì dù là già yếu như thế này, tui vẫn vui vẻ đứng để mà di chuyển từ chỗ điểm này. Còn nếu cho được cái chỗ ngồi thì tui cám ơn. Còn nếu không thì cho tui đứng để mà tui quá giang. Còn nếu không cho thì tui đến xe khác tui xin. Tui cũng xin cảm ơn là vì đã làm mất một cái chỗ để chiếc xe có thêm được một số tiền. Nhưng mà vì thương chúng tôi là người tu hành không cất giữ tiền mà cho chúng tôi, chúng tôi thành thật cám ơn”.
(46:05) Mình cứ thành thật mình nói đi. Rồi người đời người ta sẽ thấy một người tu như vậy người ta quý trọng mình và người ta sẽ cho. Và sau này cái gương hạnh đó đó, rồi sau này các thầy mà đi, người ta vẫn cho hết.
Chứ còn quý thầy đi đâu cứ lấy tiền đưa, lấy tiền đưa. Thôi, Thầy đi ra, chắc Thầy cũng chết luôn. Người ta từ chối: “Không được! Xe kia, Thầy lại đến xin xe kia, chứ xe tôi đầy rồi”. Mặc dù họ không đầy, họ vẫn lịch sự họ nói: “Xe tui đầy rồi, hết chỗ rồi. Thôi, Thầy lại cái xe sau kia, Thầy hỏi xin”.
Sự thật Thầy đi xin xe, Thầy biết cái điều đó lắm mấy con. Ghê lắm chứ không phải không. Có một lúc, có người Phật tử gặp Thầy đi xin xe, họ không cho, người Phật tử đến mua vé cho Thầy đi. Sự thật, thật sự Thầy nói cái tâm mình tốt thì sẽ có người, người ta sẽ mua vé xe cho mình đi.
Còn có xe tốt lắm mấy con. Đến xin cái, họ- cái người chủ xe đó- họ dẫn cho mình đến cái chỗ cái băng, rất là tốt êm ái, ngồi rất là đàng hoàng. Chứ không phải là cho mình ngồi cái băng sau đuôi xe đâu. Bởi vì họ rất quý trọng mình.
Thật sự ra hồi mà Thầy đi khất thực, đi vấn y- vấn cũng như mấy con đó, Thầy đi xin xe quá giang. Thì ở dưới An Giang nó có cái xe gọi là xe Huệ Hải. Cái tên của cái cô đó là Huệ Hải. Chắc có lẽ là đệ tử của trong Khất sĩ, của bên Khất sĩ. Cho nên cái cô này thấy mặc y áo vậy là đến, là cô cho chỗ ngồi liền. Cô cho cái chỗ ngồi cho quý sư, bởi vì biết quý sư không cất giữ tiền.
Trong cái ngày mà Thầy còn ở An Giang, mà Thầy ở Hòn Sơn, mà Thầy đi xin tàu, xin xe, mà Thầy đi chỗ này, chỗ kia đó. Thì trong lúc đó đó, cái Khất sĩ người ta còn nghiêm chỉnh lắm mấy con, không có cất giữ tiền bạc. Còn bây giờ Khất sĩ có tiền rồi. Còn hồi trước đó thì không có tiền. Còn bây giờ đi có tiền nhiều rồi, nó khác rồi, nó lai Đại thừa mất đi.
Cho nên bây giờ Thầy nói thật sự ra chúng ta trở lại cái đời sống giữ giới luật nghiêm chỉnh- không cất giữ tiền. Không cất giữ tiền. Phải học tu như vậy mới được mấy con. Cho nên từ cái chỗ đó, chúng ta mới thấy ly dục, ly ác pháp. Có tiền là không ly dục đâu mấy con. Nó sai mình dữ lắm đó. Có tiền rồi nó thấy gì muốn ăn cái: “Cô cô lại đây bán cho tui cái này”. Thì tiền nó sai, đó chứ không gì, đó dục nó tới.
(48:18) Cho nên không có tiền ở trong túi của chúng ta là tốt lắm mấy con. Tu hành nó không muốn cái gì được. Thành ra cuối cùng nó thành một cái thói quen. Một cái thói quen giải thoát, nó có thói quen ly dục. Cho nên chúng ta tu tập là chúng ta tập cái thói quen.
Cho nên mỗi khi mà nó tâm chúng ta khởi thấy cái người đó sai, người đó nói ác thì chúng ta bảo: “Quay lại thấy mày nói ác, thấy mày làm sai, chứ đừng có thấy người khác. Mày thấy người khác là mày sai.” Mình cứ điểm mặt mình đi. Đừng có điểm mặt người khác. Đừng có nói người khác xấu. Mà hãy nói mình xấu.
Mọi người người ta tốt, người ta nói như vậy để cho mình tu chứ không phải là cái gì. Cho nên mình phải thấy mình. Nhớ cái lời Thầy nói, thì mấy con sẽ được an ổn. Mấy con sẽ được giải thoát và từ đó tâm mấy con ngồi lại nó sẽ bất động.
Cho nên đạo Phật hay lắm, cái câu mà đức Phật dạy: "Thấy lỗi mình đừng thấy lỗi người!" Hay quá! Cái câu này nó trở thành cái chân lý để mà chúng ta sống đó mấy con. Sống bằng cái câu đó.
Cho nên chúng ta sống bình thường, nhưng mà tâm chúng ta thấy cái gì, mà có người khác xấu là chúng ta bảo: "Quay vô không được thấy cái điều này, mày thấy cái điều này là sai, thấy lỗi mình không được thấy lỗi người". Phải nhắc nó vậy thì nó quay riết vô, nó thấy lỗi nó. Mà nó thấy lỗi nó thì nó sửa. Bởi vì lỗi nó là cái lỗi nó phạm giới mấy con. Nó phạm giới nó mới thấy cái lỗi nó. Còn nó không phạm giới thì làm sao có cái gì đâu lỗi nó.
Cho nên bây giờ nó khởi ra cái niệm nó muốn ăn: "Ờ mày coi chừng tao biết mày là phạm giới phi thời, giờ này mà muốn ăn à? Ăn một viên kẹo cũng không có được chứ đừng nói chuyện". Đó do đó mình rầy nó, dạy nó riết rồi cái tâm của mình nó thuần, nó quen rồi thì nó trở thành con người giới luật nghiêm chỉnh. Nó không có nghĩ ăn phi thời gì hết, nó thanh tịnh. Chừng nó thanh tịnh rồi thì bắt đầu nó ngồi nó bất động, thanh thản, an lạc, vô sự mấy con.
(50:01) Tu tập có vậy thôi đâu có gì khó đâu mấy con. Thầy nói đúng là chúng ta tu đúng là sẽ giải thoát ngay liền, ngay liền. Giới luật là một cái bảng kê ra để chúng ta biết cái sai phạm của chúng ta, chứ đâu có gì đâu. Ráng tu tập!
Bây giờ mấy con hỏi Thầy gì nữa không? Rồi con có hỏi, con lên đây.
Tu sinh: Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Kính thưa Thầy. Qua vấn đề Thầy vừa giảng về vấn đề ăn uống phi thời con xác định hỏi Thầy. Như trong một ngày mười giờ cho tới mười hai giờ thì giờ độ ngọ. Mà như tới giờ đó mà con chưa ăn, trong khoảng thời gian mười giờ tới mười hai giờ mà do bận công chuyện gì đó, mà ngoài giờ đó con ăn có bị phạm giới phi thời hay không?
Trưởng lão: Thầy sẽ trả lời cho thấy rõ. Trong một ngày ăn một bữa là không phi thời. Chứ không phải đợi cái giờ ngọ mà ăn. Nhưng mà chúng thấy cái giờ, chọn lấy cái giờ trưa mà chúng ta ăn đó là đúng, đó là dễ dàng hơn. Tại vì chúng ta ăn không có phải là ban đêm này kia nọ chúng ta ăn. Nhưng một ngày một đêm mà chúng ta ăn một bữa là chúng ta ăn ngọ, ăn ngọ.
Bởi vì ví dụ như con bây giờ công việc gì đó mà trong cái mười hai giờ con mắc bận công việc hay hoặc là có tiếp khách hay hoặc gì đó, con không có thể ăn được. Thì qua một giờ con ăn cũng không, cũng là giờ ngọ thôi, chứ không có gì hết. Ăn có một bữa mà. Chứ đâu phải là con ăn thêm một phần nào nữa đâu, không có.
Thành ra ăn một bữa là ngọ. Ngọ ở đây có nghĩa là không ăn phi thời, ăn một bữa mà thôi. Nhưng mà ngọ là tại vì ngọ trai là người ta lấy giữa trưa là người ta ăn cho nó tiện. Là vì trong một ngày buổi sáng, buổi tối mà đi xin ăn đó là nó không có tiện.
Cho nên trong cái buổi trưa mà chúng ta đi xin ăn, thì nhà nhà người ta đều ai cũng có cái bữa cơm, họ lo cho cái bữa trưa. Cho nên chúng ta xin thì họ sẵn sàng họ cho. Còn cái buổi sáng có nhiều người họ ăn qua loa. Cho nên vì vậy mà họ không cần lo cái bữa ăn mà mình tới xin họ thì nó không có.
(52:12) Còn buổi chiều đó thì người ta cũng có, nhưng mà điều kiện mình xin buổi chiều đó, làm cái buổi chiều là người ta nó cũng bận rộn. Cho nên mình đến xin buổi chiều là nó cũng làm cho cái người khác nó bận rộn. Bởi vì trong cái thời đức Phật là vì ăn ngọ, ăn ngày một bữa mà ăn ngọ đó, là chọn lấy cái giờ trưa đi xin ăn cho nó dễ, tiện lợi cho mình mà tiện lợi cho người.
Cho nên vì vậy mà nói ngọ, chứ sự thật ra thì nó quá cái giờ ngọ mình ăn cũng một bữa cũng là ngọ. Mà sáng mình ăn sớm cũng một bữa nó cũng là ngọ. Nghĩa là nói chung là mình có cơm ăn, áo mặc chừng một bữa là thôi. Bữa cơm của mình thì nó là ngọ. Đừng ăn phi thời hai, ba bữa thì nó không tốt, có vậy thôi.
Nhưng mà chọn cái giờ của nó là giờ trưa là ăn tốt nhất. Tốt nhất, là vì đi xin ăn là phải cái giờ đó là tốt nhất. Phải không? Cho nên mình không có sai. Bây giờ con mắc bận chuyện, hai giờ con ăn cũng được, mà bốn giờ con ăn cũng được. Bốn giờ chiều ăn cũng được. Mà năm giờ chiều con ăn cũng được.
Nhưng mà ngày đó con phải ăn một bữa. Chứ không nói là: “Ăn như vậy rồi, chắc ngày mai tui đói chết. Nên thôi để sáng tui ăn thêm hay hoặc này kia để chịu mới được”, thì không được. Chết bỏ cũng một bữa mà thôi. Giới luật thì nó như vậy.
Cho nên trong một cái ngày, chẳng hạn nào như bây giờ Thầy nói ở Việt Nam của mình, trong cái giờ ngọ của mình là trưa. Nhưng ở bên Mỹ nó nửa đêm con, vậy tui ăn ban đêm sao? Có phải không? Ở bên mình mười hai giờ, chứ bên đó là nửa đêm. Phải không? Nó vậy làm sao? Rồi cái múi giờ nó trật hết hà. Cho nên chúng ta thấy nó không có đúng đâu.
(53:54) Nhưng mà mình ăn ngày bữa, tức là một đêm một ngày mình ăn bữa thôi, đủ rồi, thì nó là ngọ. Đó chứ đừng có lấy giờ trưa ăn, rồi ở bên Mỹ nó cũng trưa như mình bên đây, thì bên đây mình ngủ, bên đó nó ăn. Như vậy nó ăn phi thời đối với mình, còn mình ăn phi thời đối với nó. Như vậy là không phải đâu con. Phi thời là ăn hai, ba bữa nó phi thời, còn mình ăn một bữa là nó ăn ngọ. Mình sống có một bữa, phải không? Con còn hỏi Thầy gì nữa không? Hết rồi phải không?
Tu sinh: Kính thưa Thầy! Con giờ con xin hỏi Thầy về vấn đề ăn uống phi thời. Như con là cư sĩ khi mà có cái gia duyên, tu nó có cái hữu sự về gia đình. Tức là trong gia đình anh em hoặc là bạn bè mời con uống một ly nước mà nó có chất dinh dưỡng trong đó, như vậy là chắc con đã là phạm giới. Nhưng mà trước khi vậy, con xin con chấp ở trước cái phòng khách đó con xin phép Thầy rồi xin phép đức Bổn Sư. Cái con ra ngoài nếu mà lỡ như con từ chối không được, con uống một ly nước có chất dinh dưỡng là trước khi con ra con khai giới vậy, con uống như vậy có bị tội phạm giới phi thời không?
Trưởng lão: Không. Phải khai giới. Nhưng mà khai giới là vì mình tùy thuận cho cái người trong gia đình, người mời mình đó để cho họ vui thôi. Để không họ buồn mình làm lẽ.
Nhưng mà mình nói thẳng nói thật: “Tôi giữ giới luật để cho thân tâm thanh tịnh, cho nên ăn ngày một bữa, không dám ăn phi thời, không dám uống những cái thứ này. Xin bà con hay là anh chị em vui lòng. Bởi vì một người tu sĩ rồi. Tôi đã tu theo Phật rồi, phải giữ gìn cái giới luật”. Thì họ cảm thông thôi.
Nhưng mà mình thấy không thể mình nói được, thì mình xin khai giới để tui tùy thuận. Để mà không làm phiền lòng người khác, thì mình có thể không lỗi. Nhưng mà sau khi mình khai giới rồi thì mình về mình xin sám hối từ đây tôi sẽ cố gắng tôi khắc phục lại. Không để phạm lỗi nữa. Đó vậy thôi con.
(55:54) Tu sinh: Kính thưa Thầy con về phần hỏi phương pháp tu. Như con tác ý sau khi mà nhiếp tâm được. Con tác ý cái câu là: "An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết thở ra". Thì trong lúc đó ví dụ cái thân nó đang đau mà nó hết đau thì con cảm thấy nó thực mười phút, có khi là hơn mười phút thì cảm thấy thân nó không có đau, mà nó nhẹ. Cái hơi thở nó hít vô ra một cách gọi là rất là nhẹ nhàng, rất là êm dịu, thành ra nó không có suy nghĩ gì hết. Nhưng mà qua hết giai đoạn đó rồi, nó qua giai đoạn mười phút hoặc mười hai phút là nó trở về cái vị trí cũ. Nhưng mà ví dụ mình ngồi cảm thấy nó đau chân, tê chân thì nó trở về vị trí cũ giữ nguyên.
Trưởng lão: Nó trả trở lại, nó trả lại là nó không an trú nữa. Tức là mình ở trong hơi thở, mình an trú thì nó không còn đau nữa phải không? Nhưng mà khi mình trả trở lại thì mình cảm thấy nó đau tê. Thì đó đúng là cái pháp rồi. Nó đúng là cái pháp, nó vô an trú.
Còn cái khi mà cái bệnh của mình, mà khi mình vào nó an trú, nó hết đau, nhưng mình trả ra nó còn đau. Thì tức là nó đẩy lui bệnh chưa được, chưa hết. Mình vào nữa, dẫn nó vào cho nó hết đau nữa, rồi cứ nó dẫn vào. Một thời gian sau nó mới hết tiệt, hết tiệt. Con ra thì nó hết theo luôn. Nó phải vậy, nó mới hết luôn.
Chứ nó chưa đủ sức, nó đẩy chưa hết đâu. Nó còn cho nên con trở ra thì con thấy nó. Ở trong đó thì thấy nó hết đau, nhưng mà trở ra thì thấy nó còn đau. Thì mình sẽ vào nữa để cho mình đẩy lui nữa. Đẩy lui chừng nào mình ra, mình thấy hoàn toàn nó không đau.
Cũng như bây giờ con ngồi, hai chân con tê. Con an trú được thì nó hết tê, mà con xả ra trở về bình thường, không an trú nữa thì thấy nó tê mà tê hơn nữa. Đó thì bắt đầu con an trú nữa, để kéo dài thời giờ. Con an trú nữa, con an trú, an trú cho đến được một giờ hoặc hai giờ. Suốt hai giờ mà con an trú, sau khi con xả ra thì con thấy tê. Nhưng mà rồi con sẽ kỳ sau con lên con ngồi nữa, con an trú vô, thì nó sẽ cái tê nó sẽ giảm xuống hết, nó giảm xuống hết nhờ cái phương pháp đó. (57:55)
HẾT BĂNG