44-TỨ NIỆM XỨ-CON ĐƯỜNG ĐỘC NHẤT

LỚP NGŨ GIỚI NÂNG CAO 44-TỨ NIỆM XỨ-CON ĐƯỜNG ĐỘC NHẤT

LỚP NGŨ GIỚI NÂNG CAO 44

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Ngày Thầy giảng: 13/04/2008

Thời lượng băng: [57:05]

Người nghe: Tu sinh

Tên cũ: Cần Thông Suốt - Bảy Tháng Chứng Đạo

1- TÁC Ý DẪN TÂM NHẸ NHÀNG KHÔNG BỊ VỌNG TƯỞNG

(00:00) Chúng con kính chào Thầy!

Trưởng lão: Mấy con có gửi cho Thầy mấy cái bức thơ, trình cho Thầy sự tu tập, hiện nay Thầy trả lại, Thầy có ghi trong đó mấy cái chữ.

Minh Điền thì con tiếp tục tu tập cho tâm thuần thục, nhu nhuyễn rồi Thầy sẽ dạy thêm, về phần Minh Điền.

Còn Kim Quang, ngồi bị vô ký thì con nên đi kinh hành. Chân cứng là bị trạng thái Xúc Tưởng Khổ Thọ, phải đi kinh hành nhiếp tâm, không nên ngồi.

Còn về vấn đề trà hoặc là cái loại La-hán quả, A-ti-xô, có thì mấy con uống mà không có thì thôi, chứ đừng có để cho nó nghiền. Có thì uống được, nhưng mà đừng để nghiền. Bột dinh dưỡng là phần nhiều là cái loại bột bắp nó không có sữa, nó có sữa thảo mộc của nó, không có sữa bò ở trong đó, cho nên có thể mấy con uống được. Bởi vì sữa bò là thấy cái kỹ nghệ bây giờ họ vắt sữa bò thì thấy con bò nó tội nghiệp. Chứ sữa bò thì nó cũng là loại cỏ mà nó thành ra, chứ nó không có phải là thịt cá gì trong đó. Cho nên chúng ta thương con bò mà họ vắt sữa, rồi họ làm ra sữa thì rất tội con bò. Cho nên chúng ta không uống là vì chúng ta có cái tình thương của chúng ta đối với các loài động vật. Thì theo sữa bò thì chúng ta không uống là tốt, mà bột dinh dưỡng thì chúng ta uống được không sao. Bột dinh dưỡng nó làm bằng thảo mộc, như bắp, đậu, hay là các cái loại đậu, hoặc là nó lấy cái chất gạo nó làm, thành ra nó tốt chứ không có sao.

(02:00) Đó là cái phần của Kim Quang hỏi Thầy. Phải nhớ đi kinh hành là mọi thứ cái trạng thái Tưởng đều thì xả ra, đều xả dùng Pháp Như Lý Tác Ý mà xả ra.

Còn về phần Giác Thức! Nhiếp tâm là còn dụng công con. Còn dụng công thì nó phải có nhiều cái trạng thái, có thể nó bị hôn trầm thùy miên nhiều. Nhưng nó còn vọng tưởng là tại vì mình nhiếp tâm không đúng pháp. Không đúng pháp tức là không khéo léo đó.

Khi mà nhiếp tâm mà nó không vọng tưởng là do chúng ta không biết cách. Chớ không phải là mình ngồi để tự nhiên nó hết, hoặc là mình cố gắng tập trung nhiều. Là vì dùng cái Pháp Như Lý Tác Ý mình dẫn tâm, cho nên nó cũng dễ dàng chớ không khó, nhưng phải thường xuyên dùng Pháp Như Lý Tác Ý. Dùng thường xuyên nó thì nó sẽ không có niệm, không có vọng tưởng.

Khi mà tập cho nó nhuần nhuyễn, cho nó nhu nhuyễn, cho nhuần nhuyễn về cái Pháp Nhiếp Tâm, đừng có sợ mất công. Bởi vì dùng cái Pháp Nhiếp Tâm là cái pháp dụng công rất nhiều. Dụng công đây là dụng cái sự dẫn tâm, chớ không phải dụng công bằng cách tập trung. Mình tập trung nhiều coi chừng bị ức chế. Cho nên mình dụng công bằng cách hướng tâm, dẫn: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”, rồi hít vô, thở ra. Nhờ cái câu tác ý dẫn nó, rồi mình hít vô, thở ra. Chớ không phải mình hít vô, thở ra bằng cách tập trung sức căng đối với cái hơi thở của mình.

Cái đó hai cái cách thức tu tập, nó phải biết cách.

Chứ còn không biết cách thì mình bị tập trung ức chế quá độ, để cho cái vọng tưởng nó không có. Ở đây mình nhờ cái câu tác ý, cái câu pháp hướng, mình tác ý: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”. Khi mình tác ý như vậy rồi, thì mình lại hít vô, thở ra là mình đã có cái sự ý thức ở trên cái đó, cho nên mình không có dụng công nhiều.

Còn mình không tác ý, mình biết hơi thở ra, biết hơi thở vô là mình phải tập trung tại nhân trung. Và mắt phải nhìn chóp mũi, mà sức tập trung của mình nó gom lại chỗ này.

Còn cái này thì không cần dùng cái sức tập trung như vậy, mà chỉ cần cái pháp Tác Ý mà thôi: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”. Rồi hít vô, thở ra. Rồi tác ý nữa, rồi hít vô, thở ra, cho nên nó nhẹ nhàng hơn. Nhưng mà nhờ cái câu tác ý đó mà nó nhiếp tâm được, mà cái sức nhiếp tâm của mình nó có thời hạn, thời gian. Cái sức của mình thì mình nhiếp ở trong đó nó khoảng độ, Thầy nói cái sức của mình một phút thì mình nhiếp một phút. Rồi mình xả nghỉ, rồi mình nhiếp một phút khác, mình dẫn mình nhiếp một phút khác.

Và cứ như vậy lần lượt nó nhuần nhuyễn, đừng vội vàng. Nó nhuần nhuyễn rồi mình lại tăng lên hai phút, thì nó nhuần nhuyễn mình lại tăng lên ba phút. Và cứ tiếp tục như vậy cho đến khi mà ba mươi phút, nó đã đạt được cái kết quả dẫn tâm. Mình tập thì nó thành một cái thói quen, chớ không phải cố gắng tập trung cho hết vọng tưởng, cho mau để rồi mình đi vào cái An Trú. Thì mình an trú bằng cách Xúc Tưởng, Xúc Tưởng Hỷ Lạc thì nó cũng không phải là tốt, nó sai pháp.

Cho nên mình đi sâu hơn nữa, mình vô Tứ Niệm Xứ thì mình tu không nổi. Bởi vì mấy con nói một khi mấy con nhiếp tâm và an trú, mấy con nhiếp tâm mà bị hôn trầm thùy miên nhiều là dụng công nhiều, tập trung nhiều, cho nên nó phí sức mấy con.

2- CHỌN THỜI KHOÁ TU TẬP HỢP VỚI ĐẶC TƯỚNG

(05:28) Còn này mình dẫn nó thôi, mình dẫn tâm của mình cách nhẹ nhàng. Mình dẫn nó: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”, rồi hít vô, thở ra. Rồi lại tác ý: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”, rồi lại hít vô, thở ra. Rồi lại tác ý nữa. Cứ dẫn nó hoài, một phút rồi nghỉ, nghỉ rồi dẫn trở lại một phút, nghỉ rồi dẫn nó lại một phút, cho đến ba mươi phút.

Cách thức tu tập như vậy nó không bị dụng công nhiều. Còn mấy con cố gắng dụng công, cho nên hôn trầm thùy miên nó đổ ra. Bởi vì mình ráng sức cho đừng có niệm khởi, “biết vọng liền buông” đó. Cứ buông hoài, buông hoài thì cuối cùng thì mình bị cố gắng quá, ức chế, cho nên nó hôn trầm, thùy miên nó đổ ra nhiều. Còn mình tu một cách nhẹ nhàng thì hôn trầm, thùy miên nó không có đổ ra, cho nên cách thức như vậy.

(06:23) Nhưng mà ngay từ lúc đầu mà chúng ta tu đúng cách thì hôn trầm thùy miên nó cũng không có. Bởi vì mình tu với cái sức của mình, nó không bị hao, nó không bị hao cái năng lượng, cái sức của mình cho nên mình nhiếp nó dễ. Còn mình ráng nhiều hơn cái sức của mình thì mình bị hao, bị hao thì nó mệt nhọc, nó mệt mỏi. Vả lại cái giờ giấc của mình tập luyện thì nó phải nghiêm chỉnh. Cho nên nó cái giờ giấc mình mới tập tu, thì mình cũng phải biết giữ cái thời khóa của mình cho hợp với mình.

Thay vì mình thức tập từ bảy giờ cho đến mười giờ mình đi ngủ. Rồi hai giờ mình thức dậy thì mình tu tập cho đến năm giờ, thì mình đi nghỉ lại. Sáu giờ, bảy giờ mình thức dậy; bảy, sáu giờ mình thức dậy. Mình nghỉ, rồi mình sáu giờ sáng mình thức dậy. Thì bảy giờ mình vào tiếp tục tu trở lại buổi sáng cho đến mười giờ thì mình xả nghỉ ăn cơm nước này kia, xong rồi tới hai giờ mình tập trở lại. Thì như vậy đó là cái thời khóa bình thường của Tu Viện từ lâu tới giờ đã đặt.

Còn mình biết cái khả năng của mình, sau khi mình nhiếp tâm. Mình tu tập, mình thấy hôn trầm nhiều, thì mình có thể sửa lại cái thời khóa để mình tu tập hợp với cái đặc tướng của mình. Lần lượt mình tăng dần lên để cho thành một cái thói quen, cho nó tỉnh táo mà nó không bị hôn trầm, thùy miên đánh vào, nó vậy. Đó là cách thức thiện xảo, khéo léo trong sự tu tập.

Còn bước qua một cái giai đoạn mà An Trú tâm thì cái giai đoạn này nó phải thuần thục được cái giai đoạn của Nhiếp Tâm rồi, thì nó dễ dàng rồi. Bởi vì an trú nó không có dụng công nhiều. Nó chỉ, mà nó cũng không dắt cái tâm nhiều, nó chỉ nhắc tâm một lần, rồi nó để tự nhiên. Tại vì nó đã thuần thục rồi, cho nên bây giờ nó để tự nhiên cho cái tâm nó dễ an trú hơn là mình tác ý nhiều lần như là nhiếp tâm.

3- PHÂN BIỆT CÁCH THỨC NHIẾP TÂM & AN TRÚ

(08:23) Cho nên mấy con thấy hai cái Pháp nó khác. Cái Nhiếp Tâm nó khác, mà cái An Trú nó khác rồi, nó không có giống nhau. Cho nên hiểu rõ thì mấy con sẽ bước qua cái giai đoạn An trú, thì nó dễ dàng hơn, nó không có mệt nhọc. Mà nó phải nhận xét trong trạng thái an trú thì nó có, dễ có trạng thái Xúc Tưởng Hỷ Lạc, Hỷ Tưởng đó. Cho nên vì vậy mình thấy an được, coi chừng là mình bị Tưởng ở trong đó. Mà mình thấy bây giờ nó không hôn trầm, thùy miên, nhưng mà mình lọt ở trong Tưởng.

Trong này nó có vấn đề, bởi vì mỗi pháp tu nó có cái khó và cái dễ của nó. Nó dễ nhưng mà coi chừng mình chưa thuần thục ở trên Pháp Nhiếp Tâm, mà bước sang qua Pháp An Trú thì dễ bị Xúc Tưởng Hỷ Lạc. Như hồi nãy đó thì Kim Quang đó bị Xúc Tưởng Thọ Khổ. Cái kia Xúc Tưởng Hỷ Lạc, còn cái này Xúc Tưởng Thọ Khổ. Cái thân nó cứng lên, nó làm cho chúng ta khó chịu, thì đó là Xúc Tưởng Thọ Khổ.

Những cái đó là những trạng thái Tưởng. Chúng ta cảm giác thật sự như vậy, nhưng mà đều là qua cái Tưởng của chúng ta, qua cái Tưởng của chúng ta làm ra. Cho nên ở trong cái sự tu tập của chúng ta đó, thì tu tập cho nó nhuần nhuyễn được một cái pháp nào cho nó xong, cho nó đúng pháp.

(09:59) Thầy bảo mấy con nhiếp tâm là phải dẫn tâm. Đôi khi mấy con chỉ tu tập theo cái nghĩ của mình thôi, là mình tác ý một lần, hai lần rồi thôi. Rồi thấy cái tâm mình nó biết hơi thở ra vô là mình cứ hơi thở. Nhưng mà mình lầm, mình đi sang qua cái Pháp An Trú thì sai. Bởi vì cái pháp dẫn, cái Pháp Nhiếp Tâm là cái pháp dẫn tâm đầu tiên. Cái tâm của mình như một con trâu rừng, nó chưa có quen, cho nên bây giờ mình cột dây, mình dẫn nó.

Đó, thì thí dụ cái tâm của mình bây giờ nó cứ ngồi lại, nó nghĩ niệm này, nó nghĩ niệm kia. Nó còn vọng tưởng, lăng xăng, cho nên nó giống như con trâu rừng, nó khó. Cho nên mình muốn mà dẫn con trâu này đi theo mình, một cách theo ý muốn của mình, theo cái sự chủ động điều khiển. Mình mà muốn đi đâu thì nó phải đi theo đó, thì mình phải cột cái dây. Mà cái dây đó là cái Pháp Như Lý Tác Ý.

Cho nên mình tác ý thường xuyên để cho nó nhiếp tâm ở trong cái hơi thở hoặc là trong cái bước đi kinh hành của mình. Mà khi thời gian mình tập luyện thì nó nhuần nhuyễn, nó quen đi. Cũng như con trâu mình cứ dẫn, mình đi đâu, mình có một sợi dây, mình dẫn theo. Mình dẫn hoài một thời gian sau thì nó quen với mình rồi, nó không muốn rời mình nữa. Lúc bấy giờ đó mình không có cần cái sợi dây nữa, nhưng mình đi đâu thì con trâu nó theo đó.

Các con hiểu, nó quen rồi. Còn bây giờ con trâu chưa quen, mới có dẫn đây ra cửa cổng, nó chưa quen mình, cái bỏ sợi dây, nói: “Được rồi, thôi bỏ sợi dây”, cái bắt đầu an trú. Chừng mà an trú không xong, đi tầm bậy, tầm bạ, đủ thứ lung tung: “Sao giờ tôi an trú không được, vọng tưởng nó xẹt ra, xẹt vô dữ vậy?”. Đó là con trâu chưa thuần, tập chưa nhuần nhuyễn ở trên cái Pháp Nhiếp Tâm.

Các con thấy, đừng có vội! Mà không vội lại là nó nhanh, còn vội vàng nó lại không nhanh. Nó mất căn bản, rồi mình tu tập hoài nó không có kết quả nữa, nó không kết quả. Cho nên mấy con phải tu tập cho nó kết quả mấy con. Ở đây Thầy có ghi cho con, con.

4- HÔN TRẦM DO NHIẾP TÂM CHƯA ĐẠT

(12:10) Tu sinh 1: Bạch Thầy, Thầy cho con hỏi. Bạch Thầy, trong thời gian con tu tập khoảng mấy bữa này, con tu tuy rằng hết thời gian ba mươi phút, thì bị hôn trầm nó đánh, con chưa rõ từ đâu mà con bị gục một cái, con bị sao thì xin Thầy dạy cho con?

Trưởng lão: Đó là trong khi mà con nhiếp tâm nó chưa nhuần nhuyễn, dụng cái Pháp Như Lý Tác Ý mình dẫn nó chưa nhuần nhuyễn trên cái Pháp Nhiếp Tâm, mình đi sang qua cái Pháp An trú thì nó sẽ dễ bị hôn trầm, nó gục con. Trong khi mới đầu thì nó còn tỉnh, nhưng mà cuối cùng cái sức của mình nó mất sức tỉnh đi, nó sẽ bị gục liền, con hiểu không?

Nó bị. Nó là do cái sự mình chưa thuần thục của cái pháp kia, mình chuyển nhanh qua bên cái pháp này rồi. Mà qua pháp này, thì coi như là nó lỏng lẻo. Cho nên vì vậy mà muốn qua pháp này, đầu tiên để cho nó không có hôn trầm, thùy miên xen vào, thì chỉ có đi kinh hành. Đi kinh hành nhiếp tâm vẫn được, đi kinh hành vẫn an trú được.

Con tác ý một lần, rồi với hơi thở: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”. Nhưng thân con đi chớ không được ngồi, thì nó sẽ an trú trên hơi thở của con suốt cái thời gian, không bao giờ bị gục. Mà thời gian kia nó thuần thục, rất thuần thục thì cái hôn trầm nó sẽ hết. Chứ không khéo, con tu tập lần lượt rồi cái hôn trầm nó sẽ đánh con nhiều hơn nữa. Bởi vì qua cái pháp An Trú, thì coi như là mình để tự cái tâm của mình nó an trú ở trong cái hơi thở thôi, chớ nó không có cái phương pháp nào khác hơn hết.

Cho nên muốn cho nó đừng có hôn trầm, thùy miên, bởi vì nó không niệm rồi, nó an trú rồi, nó không niệm. Chớ mà nó còn niệm, thì phải trở về Pháp Nhiếp Tâm rồi. Coi như khi mà an trú mà còn niệm xẹt vô một cái là trở về Pháp Nhiếp Tâm, nhiếp trở lại cho nó tỉnh. Mà khi bước vô, khi mà qua cái Pháp An Trú rồi thì hoàn toàn không niệm, không vọng, nhưng sợ hôn trầm.

(14:16) Bởi vì bây giờ chỉ có hôn trầm đánh vô trong cái trạng thái tâm của mình không niệm, nó sẽ bị hôn trầm. Cho nên đi kinh hành mà nhiếp tâm, an trú thì dễ nhất. Sau một thời gian đi kinh hành nhiếp tâm, an trú được rồi thì bắt đầu mới tập ngồi. Ngồi nhiếp tâm hoàn toàn không có hôn trầm, thùy miên thì mới chuyển qua Tứ Niệm Xứ mà tu tập. Đó, như vậy nó mới có chất lượng con, mình biết liền!

Tức là con sẽ tu mà bị hôn trầm, thùy miên, là do cái chỗ mình nhiếp tâm chưa thuần thục. Mình chuyển qua mà mình ngồi là bị hôn trầm, là nó còn hôn trầm, là tại sức tỉnh nó chưa đủ. Cái sức nhiếp tâm tỉnh thức nó chưa thuần thục, nó chưa tỉnh, nó chưa quen. Cho nên nó chưa tỉnh, cho nên mình qua an trú là mình bị hôn trầm, mình bị hôn trầm nó đánh mình.

Tu sinh 1: Dạ thưa Thầy, trong đó chín tháng, một vài bữa thôi chứ không có nhiều.

Trưởng lão: Nó vậy, nó còn đó con, nó còn. Hễ nó còn là nó hoàn toàn nó cũng phải còn hôn trầm thùy miên thôi. Bữa nó có sức tỉnh thì hoàn toàn nó không có, mà nó thiếu sức tỉnh con thì nó mất thì nó gục liền tức khắc. Cho nên chuẩn bị, bởi vì Thầy thường nói mấy con nhiếp tâm là không được để niệm vọng tưởng khởi lên. Cách thức dẫn như thế nào để niệm không?

Cho nên mới tu một phút. Chớ còn không mình tu nhiều phút hay hoặc năm, mười phút, mình vẫn dẫn được chớ sao không? Nhưng mà cái sức khả năng mình không đủ, không đủ dẫn nó thì nó vẫn có niệm vô. Cho nên như vậy là cái căn bản tu tập của mình nó mất căn bản, dậm chân tại chỗ.

Còn An Trú tâm thì hoàn toàn không có niệm hôn trầm, thùy miên. Mà có hôn trầm, thùy miên vừa xẹt vô, vừa gục một cái là không được rồi. Cho nên hoàn toàn phải không có, khi mà an trú là hoàn toàn mình an trú. Bắt đầu an trú, không phải là vô cái an trú ba mươi phút liền, mặc dù là mình nhiếp tâm ba mươi phút được rồi không niệm. Nhưng mà khi vào An Trú thì an trú từ năm phút cho đến mười phút, rồi tập dần lên cho tới khi mà ba mươi phút.

(16:16) Con ngồi, con đừng có thấy mình nhiếp tâm được rồi thì bắt đầu qua an trú, đừng! An trú bắt đầu thụt trở lại. Tức là mình cũng tập từ ít để mà đi lên thì nó sẽ không bị. Cái này con tập nó có thể đến quá cái sức của con. Và đồng thời quá sức con thì cũng có lúc nó được tỉnh thức, cho nên nó không bị gục. Nhưng có lúc bị, thì do đó bị hôn trầm thùy miên như vậy là chưa nhuần nhuyễn lắm, chưa nhuần nhuyễn.

Cho nên con phải tập lại, an trú lại trong cái thời gian ngắn. Để xem coi cái thời gian ngắn đó, sáng, trưa, chiều, tối, khuya, xem bốn thời tu tập mình sẽ thấy đạt kết quả chất lượng đàng hoàng, thì mình mới - tu tập một thời gian nhuần nhuyễn - mình mới tăng lên. Và tăng cho đến ba mươi phút mà hoàn toàn an trú được, không có hôn trầm, thùy miên đánh vào, thì lúc bấy giờ mới chuyển qua Tứ Niệm Xứ mà tu tập.

Tu sinh 1: Thưa Thầy con hỏi, con tu tập lại mười phút có được không?

Trưởng lão: Theo Thầy thấy cái khả năng con thì mười phút là được. Cái đặc tướng con mười phút thì có thể được, có thể an trú được, chớ còn hơn nữa thì không được. Con cố gắng tập lại cho nó thuần thục con. (Con cảm ơn Thầy)

Trưởng lão: Còn cái tờ giấy này, Minh Điền con, Thầy có ghi trong này. Bây giờ mình cố gắng tập. Mình tập an trú cho nhuần nhuyễn, nhuần nhuyễn rồi mới, Thầy sẽ cho chuyển qua bên Tứ Niệm Xứ.

5- TỨ NIỆM XỨ - CON ĐƯỜNG ĐỘC NHẤT

(17:41) Về vấn đề mà khi mà an trú được rồi mà chuyển qua Tứ Niệm Xứ, đó là một giai đoạn khác rồi mấy con. Chuyển qua Tứ Niệm Xứ là một giai đoạn tu tập khác gắt gao hơn, khó khăn hơn. Nghĩa là mấy con phải khép chặt mình trong cái kỷ luật hơn. Nghĩa là độc cư trọn vẹn, không được đi tới, đi lui. Thất của mình ở, khi mà đi khất thực về là thất của mình ở. Và đồng thời không có ăn chung với chúng, không có sinh hoạt chung với chúng nữa. Nghĩa là hoàn toàn mấy con sống độc cư, độc bộ, độc hành.

Nghĩa là qua cái giai đoạn mà tu tập Tứ Niệm Xứ, an trú xong rồi mà chuyển qua tu tập Tứ Niệm Xứ là mấy con sống đời sống khác. Biệt lập, nghĩa là không có sống chung với mọi người nữa. Chỉ có một mình mình sống ở trong thất một bóng, một hình của mình thôi, không được mà đi ra tiếp duyên nói chuyện người này, người kia.

Bởi vì qua giai đoạn Tứ Niệm Xứ là nó thuộc về Chánh Niệm, nó không còn Tà Niệm, nó không còn tiếp duyên ra ngoài nữa. Đó là cái giai đoạn quyết định cuộc đời tu, có chứng đạo hay không chứng đạo là cái nơi chỗ Tứ Niệm Xứ này. Thì mấy con nhớ. Bây giờ mấy con tu tập, mấy con còn tiếp duyên. Chớ tới chừng đó mấy con còn tiếp duyên nữa thì thôi, uổng công mấy con tu tập Tứ Niệm Xứ.

Chớ không phải là Tứ Niệm Xứ muốn tu tập, muốn nói cái tên đó là mấy con nói. Chứ sự thật ra mấy con đâu phải là lúc nào mấy con tu tập được Tứ Niệm Xứ đâu. Cái người không biết Tứ Niệm Xứ thì mấy con nói, tôi tu Tứ Niệm Xứ thế này thế khác được. Chứ cái người, người ta hiểu biết pháp Tứ Niệm Xứ, mà thấy cái kiểu cách của mấy con nói chuyện hoặc là tiếp giao này, kia, nọ thì người ta biết mấy con chưa biết Tứ Niệm Xứ.

Thế cho nên ráng tập con. Sau này, khi mà vào Tứ Niệm Xứ rồi, thì đương nhiên là con không còn ở trong gia đình nữa, phải đi tới. Cho nên vì vậy mà chỉ còn sống độc cư, độc bộ, độc hành. Thì chỉ có nước mà ra cái khu vực của Thầy đang xây dựng cho mấy con đang tu tập để đi tới thôi.

Nghĩa là tới đó rồi thì mấy con chỉ còn một bóng, một hình ở trong thất của mình, không được tới thất ai, không được tiếp duyên ai. Ở đó Thầy cho ăn cái gì thì ăn cái nấy, không còn mà gia đình cung cấp cái này, cái kia, cái nọ gì được hết. Nghĩa là sau cái thời gian tu tập Tứ Niệm Xứ: Phải đi, phải chứng Đạo, phải đạt được cái kết quả rốt ráo của cái con đường tu của mình.

Bởi vì pháp Tứ Niệm Xứ là, Đức Phật ở trong kinh, Thầy nhắc lại cho mấy con nghe, cái bài kinh mà Tứ Niệm Xứ, Đức Phật nói: “Pháp Độc Nhất”. Cái pháp độc nhất người ta được, tưởng là cái pháp độc nhất, hầu hết là người ta hiểu cái chữ “độc nhất” của cái pháp đó, là người ta hiểu sai! Hầu hết là mấy người mà viết về kinh Tứ Niệm Xứ, Thầy không nói ra, chứ sự thật họ hiểu sai.

(20:14) Họ tưởng độc nhất là chỉ có cái pháp tu này độc nhất Chứng Đạo, nó không phải đâu! Nó phải tu nhiều pháp, cho đến cái pháp mà Tứ Niệm Xứ là cái pháp cuối cùng chứng Đạo. Nó độc nhất chứng Đạo, chớ không phải nó độc nhất một mình nó tu mà chứng Đạo được.

Cho nên người ta nghe Pháp Độc Nhất, cái người ta ôm cái pháp Tứ Niệm Xứ người ta tu. Trong khi Tứ Chánh Cần không tu, Giới Luật không tu, mà ôm Tứ Niệm Xứ mà tu, tu sao được? Các con hiểu. Cho nên cái chữ “độc nhất” ở trong kinh, mấy con tưởng là đó có cái pháp duy nhất đâu, không phải!

Nếu mà cái người nào mà không qua được Tứ Niệm Xứ, thì không bao giờ Chứng Đạo, cho nên nó độc nhất là phải đi qua cái lộ này. Cho nên trong Bát Chánh Đạo, các con thấy cái Chánh Niệm là cái lớp thứ bảy, mà cái lớp thứ bảy nó thuộc về Tứ Niệm Xứ. Mà còn tất cả các cái lớp khác từ Chánh Kiến, cho đến Chánh Tinh Tấn, không tu làm sao mà đi vào được cái lớp này, mà gọi nó là Pháp Độc Nhất, các con hiểu?

Cho nên cái chữ “độc nhất” ở trong kinh Tứ Niệm Xứ là hiểu phải đi qua cái ngã này, cái độc nhất này. Nếu mà không qua được cái lớp Tứ Niệm Xứ thì không bao giờ Chứng Đạo. Nó không Chánh Niệm thì làm sao Chứng Đạo được? Các con hiểu. Cho nên vì vậy khi mà ở trong bài kinh nó dùng cái chữ “độc nhất”, Thầy thấy nó làm cho người ta hiểu lệch.

Hiểu lệch thì do đó người ta cứ ngay cái pháp Tứ Niệm Xứ mà ôm vô tu. Chứ không ngờ rằng từ cái lớp Chánh Kiến cho đến Chánh Tinh Tấn là Tứ Chánh Cần, họ không có tu tập, mà họ muốn vô Tứ Niệm Xứ rồi. Nhưng mà không theo cái chữ “độc nhất”, có nghĩa là không qua được cái lớp Tứ Niệm Xứ này thì không bao giờ nhập được Chánh Định, các con phải hiểu điều đó? Đức Phật muốn nói.

Mà không qua được cái lớp Tứ Niệm Xứ này thì không bao giờ Chứng Đạo. Bởi vì cái Tứ Niệm Xứ, Đức Phật xác định bảy ngày, bảy tháng, bảy năm chứng đạo. Mà không ở trên cái pháp Tứ Niệm Xứ này thì không thể chứng đạo! Nó độc nhất là độc nhất chỗ đó. Chớ không phải nó duy nhất, duy nhất có cái pháp Tứ Niệm Xứ, mà tu có riêng một pháp đó thôi thì nó chứng đạo, thì Đức Phật không có ý nói như vậy.

(22:20) Cho nên đọc kinh Tứ Niệm Xứ người ta hiểu chữ “độc nhất” một cách rất là mơ hồ, người ta cho nó là cái pháp duy nhất. Chứ quên rằng trước khi muốn vào được Tứ Niệm Xứ, biết bao nhiêu pháp để mà chúng ta tu tập, Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo của người ta. Như vậy Tứ Niệm Xứ là độc nhất rồi thì duy nhất không còn pháp nào thì Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo này Đức Phật viết để làm gì đây? Để chơi à?!

Đừng có nói tám bốn ngàn pháp môn, người căn cơ này, người căn cơ kia để tu để chứng đạo. Không phải! Chương trình giáo dục đào tạo để một người chứng quả A La Hán phải đi qua luôn cả tám cái lớp này. Anh không có nhập vào Chánh Định của Đạo Phật thì định của anh là Tà Định chớ không phải là Chánh Định được. Bởi vì Chánh Định chỉ có Tứ Thánh Định mà thôi.

Mình phải hiểu được như vậy mình mới biết được con đường của đạo Phật. Nó đã có một cái đường lối rất là rõ ràng cụ thể, nó là cái chơn lý Đạo Đế rồi. Nó là cái chương trình giáo dục để hướng dẫn chúng ta chứng quả, giải thoát hoàn toàn bằng một cái đường lối rất cụ thể. Cho nên từ Chánh Kiến cho đến Chánh Định rất rõ ràng.

Nếu không chúng ta ôm cái lớp mà Chánh Niệm, chúng ta cho nó là độc nhất thì thử hỏi mấy cái lớp kia Đức Phật để làm gì đây? Thì thôi nếu mà nó được cái pháp độc nhất như vậy, thì đưa nó ra thôi để chúng ta tu pháp này thôi, còn bày đặt Chánh Kiến, Chánh Tư Duy làm gì? Ông Phật sao mà nhiều chuyện vậy? Cho nên cái hiểu, chúng ta phải hiểu cho đúng cách. Ông Phật đâu phải là người nói qua, nói lại. Pháp nào cũng độc nhất hết, mà tu cuối cùng không thấy ông nào ra được gì hết.

Mình hiểu sai “độc nhất”, cái chuyện độc nhất đó. Chứ mình phải hiểu nó ở trên cái độc nhất đó, là phải đi qua cái lớp đó. Mà không qua được cái lớp đó thì không thể nào đạt được kết quả. Cho nên chúng ta phải hiểu!

6- KẾT QUẢ NÀO MỚI VÀO TỨ NIỆM XỨ

(24:05) Vì vậy mà Thầy chuẩn bị cho mấy con để đi vào Tứ Niệm Xứ. Mà đi vào Tứ Niệm Xứ phải đạt được cái kết quả như thế nào?

Vọng tưởng phải hết. Các con thấy không? Hôn trầm, thùy miên phải sạch mới bước qua Tứ Niệm Xứ. Thì các con thấy từ cái Chánh Tinh Tấn của Đạo Phật ở trong Bát Chánh Đạo, thì Ngăn ác - Diệt ác - Ly dục - Ly ác pháp, thì cái Pháp Tứ Chánh Cần nó phải diệt cho sạch, thật sạch rồi thì nó mới đi vào cái Chánh Niệm, tức là Tứ Niệm Xứ mới được.

Còn ở đây Thầy dạy cho mấy con nhiếp tâm để an trú, để đạt được thì đâu phải là một cái chuyện dễ đâu, cho nên phải cẩn thận kiểm tra mấy con rất kỹ. Một khi mà còn một cái chút xíu, mà gục một chút xíu thôi, là không được. Còn một trạng thái Tưởng là không được, chớ đâu phải dễ đâu! Thầy kiểm tra rất kỹ!

Cho nên con về tập lại kỹ lưỡng, đàng hoàng, thì Thầy sẽ, sau khi mà được Thầy sẽ rút vào, lìa khỏi gia đình ngay tức khắc, như một tu sĩ đã xả bỏ hết cuộc đời, nếu muốn đi tới.

Còn nếu không thì nên sống đạo đức, sống đối với gia đình của mình, Đạo Đức Nhân Bản Nhân Quả, sống không làm khổ mình, khổ người, tới đó thôi. Không tu tới nữa được. Nghĩa là, coi như là con chỉ ở trên Tứ Chánh Cần, ngăn ác, diệt ác, sanh thiện, tăng trưởng thiện. Sống như mọi người bình thường, nhưng mà có ác pháp tác động vào thân tâm không được, là vì mình có tri kiến xả nó. Đó là cái giai đoạn của người cư sĩ.

Còn qua cái giai đoạn của người cư sĩ để đi đến cái giai đoạn của người tu sĩ, thì phải hoàn toàn, phải sống biệt lập hoàn toàn để bước vào Tứ Niệm Xứ. Các con có nghe pháp Tứ Niệm Xứ? Đức Phật nói phải chọn một khu yên tịnh, rồi phải ngồi thiền dựng thân mình, ngồi thẳng hẳn hòi, hoàn toàn. Còn bây giờ mấy con ngồi thiền mà tu Tứ Niệm Xứ, mà ngồi thiền dựng thân thẳng chút xíu nó gục tới, gục lui, rồi còn gì thẳng? Thì đó là làm sao mấy con tu được?

Cho nên ở đây Thầy kiểm tra rất kỹ, không có còn mà hôn trầm, thùy miên xen vào suốt trong ba mươi phút. Vậy mà khi mà đến, mà được ở gần bên Thầy, Thầy còn kiểm tra mấy con chặt chẻ hơn nữa. Đâu có để mấy con còn xen một niệm nhỏ mà xẹt, còn xen một cái niệm hôn trầm, thùy miên vào đó được. Thầy bắt đi kinh hành cho thật rốt ráo, hẳn hòi, hoàn toàn, cho thuần quen. Không còn một niệm hôn trầm, thùy miên thì Thầy mới cho qua ngồi tu Tứ.. Có bao giờ mà Tứ Niệm Xứ, mà bao giờ mà Đức Phật bảo mình đi không?

(26:23) Không! Ngồi thẳng xương sống, chỗ thanh vắng, yên tĩnh, hẳn hoi, hoàn toàn. Trong Kinh Tứ Niệm Xứ dạy rất rõ ràng cách thức để mà chọn lấy cái chỗ ngồi để tu. Cái nơi yên tĩnh hẳn hòi, không được động, đó thì vậy mới tu Tứ Niệm Xứ. Cho nên mấy con chuẩn bị hẳn hòi, mấy con mới được vào cái khu của Thầy.

Nơi đó là cơm nước từ đâu chớ không được từ chỗ đó mà nấu. Nghĩa là có một khu nấu cơm hẳn hòi, hoàn toàn, người ta lo cho đời sống của mấy con, Phật tử họ lo, tới giờ họ cho mấy con bữa cơm. Mấy con khất thực có bữa cơm thôi, không có gì nữa hết. Và khi mà vào tu tập trong giai đoạn này, Thầy xin nhắc lại cho mấy con thấy rằng: hoàn toàn là được kiểm tra y áo, hoàn toàn là ba y một bát. Không được thừa một cái vật gì, Thầy mới cho vô được trong cái khu đó.

Tu sĩ oai nghi tế hạnh hẳn hòi, các con buông xuống hết. Chỉ một đời sống như Đức Phật ngày xưa, như chúng Thánh Tăng ngày xưa, chứ không còn một cái chút gì mấy con thừa, nói cần để dành đó. Bây giờ không để dành gì hết! Chết là chết, mà sống là sống, chứ không có để dành gì nữa! Chỉ có giải thoát mà thôi! Thầy nói ở đây là nói thật, nói thẳng, chớ không thể!

Bây giờ chúng ta có Tăng Đoàn rồi, nhưng mà Tăng Đoàn chúng ta chưa nghiêm chỉnh đâu! Chứ không phải là nghiêm chỉnh đâu. Cho nên tới khi mà tới được Thầy điều tra trở thành một cái Tăng đoàn, mà thật sự đi vào Tứ Niệm Xứ rồi, thì hoàn toàn oai nghi tế hạnh phải đủ. Không có được. Ba y một bát, một cái túi bát đựng cái gì gì cần thiết đều được Thầy kiểm tra hết, người nào thừa là bỏ ra hết. Còn muốn những cái đồ này, thì chỉ trở về Tu Viện này, ở trong này tu tập từ từ. Chớ còn không có được vào cái khu của Thầy đâu!

(28:05) Coi như là lúc bây giờ mấy con đến với Thầy, dù chiếc áo cư sĩ như Minh Điền vẫn là một tu sĩ mấy con. Vẫn là một tu sĩ như mấy con, nghiêm chỉnh giới luật hẳn hoi, ba y một bát. Một cái áo tràng này với hai bộ đồ ngắn thôi, chớ không có mang theo ba, bốn bộ được, đủ tắm giặt, thay thôi. Thầy kiểm tra và một cái bình bát như tu sĩ. Và một cái túi như các con để đựng những vật dụng cần thiết cho cái đời sống của mình thôi, chứ không được thêm cái gì cả hết.

Đó là những cái Tăng đoàn của mấy con. Sau này mà được Thầy làm trưởng đoàn thì mấy con sẽ thấy, thay đổi toàn bộ. Vào trong đó rồi thì mấy con người nào cũng lo tu hết, chỉ có Thầy điều khiển mấy con mà thôi, chớ không có một cái người nào điều khiển. Bây giờ Minh Độ nó sẽ thay Thầy ở ngoài này nó điều khiển mấy con, để giúp cho mấy con, để sinh hoạt với nhau. Nhưng mà khi vào trong đó rồi thì nó cũng lo tu, chứ nó đâu có phải mà nó ở đó, nó đi lo cho mấy con, nó đi sinh hoạt chung với mấy con đâu. Chỉ có Thầy để điều khiển, để hướng dẫn mấy con tu tập. Cho nên vấn đề mà đời sống của mấy con đều là hoàn toàn do sự điều khiển của Thầy. Đó, nó như vậy.

7- CƯ SĨ TU TỨ NIỆM XỨ CŨNG BUÔNG XẢ SẠCH

(29:11) Cho nên trong khi đó mặc dù là mấy con đang mặc chiếc áo cư sĩ, đang là cư sĩ. Nhưng mà được thu nhận mấy con vào cái lớp mà tu Tứ Niệm Xứ thì mấy con nhớ rằng mấy con là tu sĩ hết đó, chỉ có chiếc áo của mấy con khác mà thôi. Cho nên trong cái lớp của mấy con mà tu Tứ Niệm Xứ, là nó có cái phần của người cư sĩ, Thầy không bỏ người cư sĩ.

Bởi vì cái người cư sĩ người ta chưa quyết tâm, chứ sự thật ra. Chưa muốn mặc cái bộ y áo của các con, nhưng mà người ta vẫn giữ gìn đúng cái Giới Luật. Cho nên người ta đạt được cái trạng thái tu tập Tứ Niệm Xứ, thì Thầy vẫn cho người ta. Để nói rằng cư sĩ chúng ta tu vẫn chứng đạo, chứ không phải là không chứng đạo.

Nhưng chứng đạo bằng cách là chúng ta Giới Luật như người tu sĩ. Chớ không phải chứng đạo, theo đạo Phật mà muốn chứng là bây giờ còn gia đình vợ con, còn nhà cửa, còn của cải, tài sản đủ thứ mà chứng đạo làm sao được? Nó phải giống như người tu sĩ, buông xả sạch thì mới có thể chứng đạo!

Mấy con nhớ rằng, khi mà vào trong Tu Viện rồi thì đừng nghĩ rằng cư sĩ chúng ta còn gửi tiền ngân hàng. Rút ra hết, hoàn toàn giao cho vợ con chớ không có được để cái tên đó, mà mai mốt để rút tiền ra thì không được! Nghĩa là coi như mấy con không còn đồng xu, đồng điếu nào hết, thì mới là được.

Nghĩa là bây giờ mấy con còn cư sĩ, mấy còn còn gửi tiền trong ngân hàng, năm trăm, ba trăm, một triệu, một tỷ gì được hết. Nhưng mà khi mà Thầy cho mà vào cái lớp mà tu Tứ Niệm Xứ rồi, đi ra rút tên hết. Tiền bạc rút ra hết, giao cho vợ con hết, chớ không có được mà đứng tên cái gì cả hết. Đất đai này kia giao hết, hoàn toàn xả bỏ hết, thì Thầy mới cho vào ở trong cái lớp tu Tứ Niệm Xứ. Chứ không khéo thì Thầy không cho, hễ còn vật chất là Thầy không cho.

Như tu sĩ mấy con bây giờ mà người nào mà còn đất đai, nhà cửa, anh em, ruộng vườn cha mẹ cho thì về bán sạch hết đi. Đời tu sĩ rồi mà còn mang cái thứ đó thì không có làm tu sĩ gì được nữa hết. Vật chất tiền của nó không có nghĩa cứu mấy con thoát khỏi sự sống chết của mấy con đâu. Mà nó lôi mấy con xuống địa ngục đó. Bỏ! Bỏ thật sạch thì mới theo Thầy tu.

Các con cứ thấy đi, bây giờ Tu Viện này thật sự cô Út điều khiển, Thầy có điều khiển không? Đâu phải là của Thầy nữa đâu. Thầy đâu có làm chủ trong cái Tu Viện này đâu? Thầy chỉ là người đi dạy mướn thôi, thỉnh thoảng Thầy mới về đây Thầy dạy, chứ còn Thầy có cái gì nữa?

Còn ở ngoài kia thì nhà cửa của cô Trang chứ Thầy có cái nhà cửa gì đâu! Còn tiền bạc thì gia đình cô Trang, Phật tử cất lên cho mấy con ở chứ Thầy có gì. Thầy cũng là người ở đậu thôi, cũng là vô gia đình thôi, chứ Thầy có gì đâu? Bây giờ người ta đá đít, đuổi Thầy đi đâu thì Thầy chạy đó. Chứ Thầy có nhà cửa đâu mà nói: “Của nhà tôi”. Có phải không?

(32:00) Còn mấy con mà đi tu rồi, mà còn nhà, còn cửa, còn đất đai, dẹp hết đi mới đi tu chứ. Ít ra mấy con cũng sống như Thầy, không chùa, không thất, bây giờ chỉ là một người đi ở đậu. Cho nên bây giờ mấy con nói ờ chùa, cái Tu Viện Chơn Như này là của Thầy. Của Thầy sao Thầy ở đậu ngoài kia?

Của Thầy, ít ra Thầy phải có cái thất để Thầy ở chứ? Bây giờ thất Thầy, cục đá bỏ đó Thầy không có ngồi đó được, có ai cho Thầy ở đó đâu? Có phải không, mấy con thấy không? Đó, thì như vậy rõ ràng là Thầy hoàn toàn là cái người không có tài sản, không có của cải gì hết. Có cái nhà lẹt xẹt đó mà phải bỏ đi thôi!

Thì bây giờ giao cho mấy con, người nào muốn vào tu, tu được thì cứ tu, có vậy thôi. Người nào tu được cứ vô thất Thầy tu, ở trên cục đá đó mát mẻ chứ có gì đâu, tháng này nực nội. Đó, tập sống như Thầy đó, phải không? Các con thấy chưa? Sống làm sao như Thầy, bỏ hết không có gì hết!

Mình vô đây là của Tu Viện, của đàn na thí chủ rồi, không có gì hết. Chỉ có cái sự vật dụng của mình là y áo của mình là đủ, ngày mình đi xin ăn thôi, không cần gì nữa hết! Ai cho, ai cúng dường gì, mình đem phân phát cho chúng hết đi, đừng có để. Để rồi nó lục đục, nó lén , nó ăn uống bậy bạ, đây nó còn phạm giới, mai mốt nó xuống địa ngục còn khổ sở hơn.

Các con biết không? Đâu có phải, nó đâu có tha mình đâu! Một hành động sai là mình phải chịu lấy cái hậu quả đó. Cho nên phải nghiêm chỉnh với mình, phải lo cứu mình trong một đời, thời gian nó không còn dài. Mấy con cứ ngỡ hôm nay mình mạnh, chưa hẳn đâu. Hiện giờ trong thân của mấy con biết bao nhiêu thứ bệnh trong đó không?

Nó đang nằm lóc ngóc ở trong đó. Không khéo ít bữa nó liệt tay, liệt chân nó nằm xuống đó. Thì lúc bấy giờ ai mà người mà đi đổ cứt, đổ đái, đút các con ăn nè? Các con cứ nghĩ đi. Trong khi mình nằm xuống rồi, thì lúc bấy giờ cái tay này nó không có giở được thì làm sao mà lấy cái gì, mà lấy cơm, lấy cái này mà ăn được?

Cho nên mấy con phải ráng nỗ lực, phải nhiếp tâm thật kỹ lưỡng, phải hẳn hòi, phải tập đúng như Thầy đã dạy. Đừng có nghĩ tưởng theo mình bằng cách mình nghĩ tưởng rồi mình tự tu. Ở đây có Thầy dạy, Thầy đã bảo nhiếp tâm là phải có Pháp Như Lý Tác Ý, mình tác ý dài hoặc mình tác ý ngắn.

8- NGƯỜI MỚI VÀO ĐƯỢC HƯỚNG DẪN SINH HOẠT CHO HÒA ĐỒNG

(34:10) Còn quý thầy mới vào tu tập để sinh hoạt. Ở đây thì cái quý thầy nếu là tu sĩ thì các con sẽ đến gặp sư Minh Độ, hỏi về vấn đề sinh hoạt trong Tu Viện hay nội quy. Thì sư Minh Độ sẽ hướng dẫn dạy cho mấy con. Để mấy con, mình chưa gia nhập được vào Tăng Đoàn, nhưng mình xin mình sinh hoạt cùng Tăng đoàn để cho quen. Thì ở trong Tăng đoàn, người ta sẵn sàng, người ta giúp đỡ cho mình sinh hoạt chung.

Để những cái gì mình không biết, mình thưa hỏi. Để không, mình ở trong các chùa, các tịnh xá mình quen cái nếp ở trong đó. Mình đến, mình sinh hoạt theo cái kiểu ở nơi của mình ở, thì như vậy nó không phù hợp. Bởi vì mình đến cái chỗ nào thì mình phải tùy theo cái nơi đó, để cho mình sinh hoạt nó phù hợp với nhau, nó hòa đồng với nhau, nó mới hay.

Để không, mấy con đến đây, nó chơi vơi. Không biết là mình đi theo cư sĩ khất thực hay hoặc là đi theo quý sư này khất thực. Mà mình ăn mặc cái kiểu này nó lỏi chỏi, nó kỳ cục, nó khó coi. Mà hễ mà đi theo cư sĩ thì người ta tóc tai, rồi người ta cũng mặc y áo cũng giống mình. Nhưng mà tóc tai người ta lại đầy ở trên đầu hết, thì cái đầu mình lại tròn, không biết làm sao mà sinh hoạt đây? Nó ngại ngùng, nó đủ thứ.

Cho nên vì vậy, muốn vậy đó, về cư sĩ, các con mới đến thì các con nên đến gặp Kim Quang, các con hỏi. Cách thức sinh hoạt như thế nào thì Kim Quang sẽ hướng dẫn cho mấy con. Còn về tu sĩ, thì các con gặp sư Minh Độ, hoặc là Thiện Tâm, thì hai người đó sẽ hướng dẫn cách thức cho mấy con hoà hợp chúng để cùng nhau mà sinh hoạt.

(36:04) Và đồng thời mà khi vào đây, thì đương nhiên là mấy con sẽ có sự hòa hợp, thì cái sự ăn mặc chúng ta cũng phải đồng phục. Do đó thì các con đến với cô Út, xin cô Út giúp đỡ. Nếu mấy con không có được cái y vấn như các sư ở đây, thì cô Út sẽ tìm cách cúng dường cho mấy con một bộ, để cho mấy con sinh hoạt ở trong Tu Viện. Sau khi mấy con trở về thì mấy con muốn xin luôn cũng được, hoặc là mấy con sẽ trả lại Tu Viện cũng được.

Là vì mình về trụ xứ của mình mà ăn mặc kiểu này thì họ nói nó hôm nay nó phản thầy, phản tổ hết rồi, có phải không? Mấy con hiểu điều đó. Cho nên vì vậy mình xin gửi lại. Khi nào mà lo lắng được đủ cái thủ tục giấy tờ, thầy tổ chấp nhận thì con sẽ đến và đồng thời xin lại cái bộ y áo này để ăn mặc hòa chúng ở tại Tu Viện. Đâu nó ra đó.

Chớ không khéo mấy con ăn mặc lỏi chỏi như thế này mà đi trong cái đoàn người ta nói: “Sao mà cái đoàn này nó lủng củng ghê, ăn mặc không có hòa hợp như thế này?” Bởi vì Tăng thì phải hòa hợp, hòa hợp Tăng mà. Mà hòa hợp từ cái ăn mặc của nó, từ trong cái tinh thần, tư tưởng, từng trong cái sự sống hàng ngày. Rồi cho đến cái y phục, ăn mặc đều nó phải hòa hợp, chớ nó không thể lỏi chỏi.

Cho nên khi mà đến, thì mấy con cũng nên mà hỏi thăm cái người mà lãnh ở trong cái Tăng đoàn, và cái người mà đứng lớp người ta dạy học. Thì những người đó, người ta có trách nhiệm, người ta hướng dẫn. Chứ đừng có đụng ai mình cũng hỏi hỏi, thì nó làm động người ta hết. Bởi vì ở trong Tu Viện của mình, họ lấy cái hạnh phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý, nó làm chính cho sự tu tập của mình.

Cho nên vì vậy đó, mà cho mình biết cái người hỏi. Do đó thì đầu tiên, mấy con đến đây thì mấy con gặp cái người ở nhà khách, tức là cô Út. Sau khi mà hỏi: “Thưa cô Út bây giờ đó, con là tu sĩ, con muốn được hòa hợp ở trong cái đoàn của tu sĩ, vậy như hỏi ai, người nào, người nào?”. Thì cô Út sẽ hướng dẫn kỹ cho mình phải hỏi cái người nào. Thì lúc bấy giờ đó, mình sẽ nhờ cô Út chỉ cho mình biết mặt nữa. Chứ để không, nói tên mà không biết mặt đó, rồi không biết ông đó là cái mặt ra sao? Đó rồi mình đi tìm tùm lum trong cái Tu Viện thì nó làm động đi.

(38:29) Mình hỏi, rồi cô Út mới dẫn đi đến. Mới đưa mình đi đến gặp cái vị sư đó hoặc gặp vị thầy đó, xong rồi giới thiệu nhau. Để rồi vị sư hay hoặc vị thầy đó sẽ giúp đỡ mình. Qua cái sự trình bày của mình, người ta sẽ giúp đỡ cho mình. Nó có một cái chỗ mà hướng dẫn với nhau, như vậy nó mới tốt. Chớ không khéo mấy con vào, Thầy thấy nó chơi vơi, không biết làm sao đây? Rồi bây giờ, thôi có hai người, thôi mình cũng đi. Một đoàn của mình đi khất thực hai người thôi, thì cái chuyện nó làm nó kỳ cục lắm, nó lạ lùng lắm.

Cho nên vì vậy đó, là tu sĩ thì mình sinh hoạt theo tu sĩ, mà cư sĩ sinh hoạt theo cư sĩ mấy con. Nhưng mà mình điều kiện mà mình phải hỏi. Hỏi để cho nó rõ ràng, rồi mình sinh hoạt với nhau, để cho nó hòa hợp. Người mới, người cũ, là ở trong này chúng ta biết. Nhưng mà người ngoài, ở ngoài người ta nhìn vào, đó là một cái đoàn thể của người ta, không phân biệt mới cũ. Ở đây không phân biệt mới cũ, không phân biệt người thọ Tỳ Kheo mà người thọ Sa Di. Nghĩa là người nào tu nó cũng như nhau, chúng ta, nó bình đẳng như vậy.

Nhưng chúng ta biết là cái người tu cao, và cái người tu thấp ở trong này, chứ không phải chúng ta không biết đâu! Cái người Đức Hạnh nhiều và cái người Đức Hạnh chưa nhiều, còn đang tập luyện Chúng ta biết với nhau hết, chứ không phải là không biết. Cho nên vì vậy mà cái người nào người ta cũng sẵn sàng giúp đỡ.

Nhưng vì cái hạnh Độc Cư, thì mình được trực tiếp với cái người mà trưởng đoàn. Và mình trực tiếp với cái người mà giảng viên, người ta đứng lớp, người ta dạy, là vì mình hỏi là người ta sẽ hướng dẫn mình. Chứ mình đừng có hỏi người này người kia, nó làm động chúng, nó động chúng.

(40:09) Để cho mọi người, người ta đang nhiếp tâm, người ta đang nhiếp tâm. Nếu mình hỏi, mình hỏi thăm điều này thế kia, buộc lòng người ta lịch sự, người ta phải trả lời mình thì người ta bị động tâm. Chỉ có người trưởng đoàn và cái người giảng viên, là cái trách nhiệm họ phải chịu mà thôi. Họ phải chịu để hướng dẫn người mới.

Bởi vì Tu Viện thường xuyên có những người mới vào tu tập. Mà nếu chúng ta chờ cho họ đến một cái tháng nào, ngày nào mới được vào sinh hoạt tu tập, thì đó là ở ngoài đời người ta chưa xin xong một cái…​ Bây giờ muốn mở một cái lớp này, muốn học vào cái lớp này thì người ta cho ngày tháng. Thì trong khi đó cái số mà đi xin đó, họ đến ngày tháng đó họ vào, họ nhập học. Thì ở ngoài đời, thì người ta tổ chức như vậy.

Nhưng mà trong Đạo chúng ta tiếc cái thời gian lắm mấy con. Khi mấy con mà đã hiểu được Phật Pháp rồi, mình muốn tu, chứ mình đâu có muốn bỏ cái thời gian. Cho nên muốn đến Tu Viện để mà tập sinh hoạt, thì trong những cái giờ phút mà mình sinh hoạt theo. Mặc dù nó chưa phải là cái giờ đó là cái giờ người ta tổ chức cho cái lớp học mình. Nhưng mình vẫn theo đó, mình sinh hoạt trong những cái oai nghi tế hạnh.

9- NGƯỜI MỚI VÀO TẬP TU BỐN PHÁP

(41:24) Còn vấn đề mà tu tập thì mấy con đừng có nghĩ ở đây quý sư, quý thầy người ta nhiếp tâm như vậy là rất là, thời gian người ta tu tập rất nhiều. Còn mình mới vô mình cũng tu tập như người khác thì coi chừng mình bị ức chế. Cho nên vì vậy, người mới thì đến tu tập bốn cái pháp. Nghĩa là thường xuyên chúng ta tu tập bốn cái pháp, người ta được hướng dẫn mình như Thọ Bát Quan Trai. Nghĩa là mình tập cho nhuần nhuyễn như từ cái Pháp Thân Hành Niệm, rồi cái pháp mà Chánh Niệm Tỉnh Giác, rồi cái Định Vô Lậu, cái Định Sáng Suốt. Tất cả những cái này người ta dạy cho mình, trong một ngày một đêm mình phải tu tập bốn pháp này.

Còn bây giờ các con nhớ rằng: các con là đang tu tập một pháp duy nhất, chứ không phải tu tập như Thọ Bát Quan Trai. Có nhiều người viết thơ hỏi Thầy, trình cho Thầy, tu tập y như người mới học. Nghĩa là tu luôn bốn pháp mấy con, tu luôn bốn pháp. Ở đây mấy con đang tu tập có một pháp duy nhất mà thôi. Tức là Nhiếp Tâm trong hơi thở, hoặc là Nhiếp Tâm trên bước đi kinh hành của mấy con. Bây giờ nó không còn cái Chánh Niệm Tỉnh Giác nữa mà đang Nhiếp Tâm.

Rồi khi xả ra thì mấy con tu tập ở trên Tứ Chánh Cần. Xả ra ngồi chơi, mà có niệm nào thì mấy con xả. Nhưng mà khi mà hết cái giờ ngồi chơi rồi, thì mấy con lại tu tập Nhiếp Tâm ở trong hơi thở hoặc bước đi kinh hành của mình thôi. Đó là cách thức của mấy con luyện tu, chớ đâu phải là ngồi quán, ngồi này kia đâu.

Vào lớp học, đó là mấy con tu Định Vô Lậu quán đó. Nhưng mà sự thật bây giờ nó không phải là quán nữa đâu! Nó không phải như hồi mới vào tu mà ngồi đó tư duy, quán nào là thân bất tịnh, nào là quán, nào là răng, nước miếng, mồ hôi đồ này kia bất tịnh này, thì nó không phải quán như vậy. Nó không phải ngồi đó mà tư duy như vậy nữa.

Mà đây là trên cái lớp học, mấy con học để mà mình tăng thêm cái sự hiểu biết của Giới Luật Đức Hạnh, để cho mình giữ gìn cái tâm của mình thanh tịnh hơn. Nhưng mà nói nó vô lậu thì nói, chứ sự thật ra đây là một cái lớp học của lớp Chánh Kiến. Để cho mình có cái Chánh Kiến ở trên những cái Đức Hạnh Giới Luật, để mình sống càng ngày Tâm Từ, Tâm Bi của mình nó thể hiện, nó tràn đầy ra, nó tràn đầy ra.

Cho nên trong cái sự tu tập của mấy con trong cái giai đoạn này thì nó chỉ có duy nhất là cái Pháp Nhiếp Tâm chứ chưa An Trú. Mà khi an trú thì mấy con phải biết cách thức an trú. Như hồi nãy an trú suốt ba mươi phút thì mấy con bị hôn trầm, thùy miên. Cho nên mấy con an trú từng năm phút, mười phút thì lần lượt mấy con tăng lên.

(44:00) Nếu mà mấy con đã nhiếp tâm được ở trong ba mươi phút không niệm, rồi mấy con mới chuyển qua. Đây là giai đoạn Nhiếp Tâm và An trú Tâm. Thì trong số mấy con có người an trú, mà có người đang nhiếp tâm. Nhiếp Tâm chưa xong thì không được An Trú. Nhiếp Tâm xong rồi thì mới An Trú. Cho nên không có tập, tu pháp lung tung.

Không có một lát là tôi nhiếp tâm an trú, rồi một lát là tôi tu Thân Hành Niệm đi, múa tay, múa chân đồ này kia, không có làm cái chuyện đó nữa! Mà khi nào mà bị hôn trầm, thùy miên thì tôi an trú ở trên cái chỗ ngồi không được, buộc lòng tôi phải đi kinh hành, để mà tôi an trú, thì như vậy mới đi.

Còn mấy con nhiếp tâm mà thấy hôn trầm, thùy miên thì mình cũng nên đi kinh hành mà nhiếp tâm. Thì cái Pháp Nhiếp Tâm là duy nhất, đi kinh hành chỉ là cái hình thức, cái hành động đi để cho nó động thân của mình đặng đừng có ngủ mà thôi. Chứ không phải cái mục đích chính là đi kinh hành Chánh Niệm Tỉnh Giác, như hồi mấy con tu Thọ Bát Quan Trai, các con hiểu chưa?

Ở đây duy nhất mấy con chỉ có tu một pháp mà thôi - Nhiếp Tâm. Người nào An Trú là An Trú, nhưng đi kinh hành hoặc này kia nó không phải là pháp đi kinh hành, mà đi để đừng có ngủ. Có như vậy thì mấy con mới hiểu được cái sự tu của mấy con. Chứ không khéo, mấy con nghĩ là tôi đi kinh hành là tôi cũng tu Chánh Niệm Tỉnh Giác đây! Rồi tui giở gót lên, đưa chân tới, hạ chân xuống, đây là tui tu Pháp Thân Hành Niệm. Không có phải tu kiểu đó. Tại vì buồn ngủ quá tôi mới lấy cái pháp này ra tôi áp dụng, chứ mục đích là tôi nhiếp tâm, chứ không phải là tôi tu cái này.

Hiểu như vậy mấy con! Còn người ta mới vào người ta mới tu cái đó, để cho người ta quen các pháp. Người ta chưa, thuở giờ người ta đâu có biết Pháp Thân Hành Niệm như thế nào? Bây giờ để người ta tập cho nó quen. Người ta đâu có biết cái Pháp Rèn Luyện Nghị Lực như thế nào? Bây giờ mới dạy người ta quen. Còn bây giờ khi không các con cũng đứng lên, ngồi xuống, hít thở năm hơi thở, rồi đi mười bước.

Trời đất ơi! Giờ này mà còn tu cái này nữa thì thôi, không có phải vậy! Nhưng khi mà mấy con tu cái này là tại vì mấy con buồn ngủ, các con hiểu chưa? Chớ không phải là mấy con tu! Bởi vì tu những cái pháp đó để chuẩn bị cho chúng ta gặp những cái gì khó khăn, thì chúng ta mới lấy cái pháp đó ra áp dụng để phá nó thôi, chứ không phải tu nó nữa. Đó, hiểu như vậy thì mấy con mới biết rằng con đường tu tập ở đây nó có phương pháp hẳn hòi.

(46:14) Người mới tu phải tu cái gì? Người tu lâu mới tu cái gì? Bây giờ mấy con mới vô đây, mấy con chưa có biết bốn cái pháp tu này như thế nào? Mà bây giờ ngồi nhiếp tâm như quý thầy, thôi trời đất ơi! Kiểu này chắc mấy con ở trên trời rớt xuống rồi! Trong khi buồn ngủ mấy con không biết mình dùng, không biết lấy cái pháp nào mà dùng nó mà để mà đánh cái buồn ngủ hôn trầm này cho dẹp sạch xuống, mấy con đâu biết.

Nhưng mà, khi mà nó có những cái sự đau đớn ở trong thân, mấy con chưa có biết rèn luyện được cái nghị lực của mình. Cho nên khi mà đau đớn như vậy thì mấy con chỉ còn có bò càng thôi, chứ mấy con đâu có nghị lực mà chịu nổi. Còn người ta có cái phương pháp rèn luyện nghị lực, cho nên trước khó khăn chúng ta bình thường, đó mục đích chúng ta đã tập luyện rồi. Còn bây giờ khi không mà các con nhiếp tâm như thế này. Mà bỗng nhiên cái bụng nó đau quá trời như thế này, thì lúc bấy giờ mấy con nhiếp cái gì bây giờ? Nhiếp nữa được không?

Đâu có bao giờ được! Cho nên người ta có một cái phương pháp để mà người ta làm chủ được những cái đau đớn này. Để chúng ta vượt qua được những cái khó khăn bằng cái phương pháp, đã rèn luyện được cái nghị lực, người ta có gan dạ. Còn không khéo mấy con chưa có nghị lực, thì mấy con chỉ - khi mà gặp cái cảm thọ mà quá ngặt nghèo - thì mấy con chỉ còn bò mà thôi, chứ còn có cách nào mà con thắng được?

Ai cũng muốn có nghị lực, nhưng mà không rèn luyện nghị lực, không có chịu những cái khó khăn, thì tinh thần của chúng ta lúc bấy giờ nó sẽ bị dao động mất đi. Còn chúng ta đã rèn luyện được những ở trong cái khó khăn, cho nên lúc mà gặp khó khăn thì tinh thần chúng ta không dao động. Do đó chúng ta phải tập luyện. Cho nên người mới thì tu pháp nào? Và trong một thời, một ngày đêm phải tu những cái pháp gì?

Còn người mà đang tu tập như mấy con là đang tập có một pháp duy nhất Nhiếp Tâm, rồi An Trú, rồi mới đi qua Tứ Niệm Xứ. Đó là các con không có còn tu nhiều lung tung nữa! Nhưng mà nó hiện ra cái tướng trạng gì thì mấy con có pháp phá hết. Như vậy mấy con mới biết áp dụng vào cái phương pháp tu tập từ lâu tới giờ, để sử dụng vào những cái chướng ngại của thân tâm mình, để cho mình đạt được cái mức Nhiếp Tâm của mình trọn vẹn.

(48:21) Hôm nay Thầy như vậy, chắc có lẽ là mấy con hiểu hết rồi chứ gì?! Phải ráng ghi nhớ những cái điều này thì cái sự tu tập của mấy con sẽ không có sai, chớ không khéo nó sai. Có nhiều người bây giờ mà còn viết cho Thầy là tôi tu Pháp Thân Hành Niệm ba mươi phút, rồi tôi tu đứng lên ngồi xuống, mười bước, năm hơi thở. Rồi còn ngồi quán vô lậu, rồi còn viết bài. Trời đất ơi! Tới giờ này mà mấy con còn tu cái người mới vô học à?

Học rồi thì thôi chớ, không lẽ bây giờ học lớp Một rồi cứ ngồi đó A, B, C hoài nữa sao? Bây giờ ráp chữ đọc được rồi, mà bây giờ còn học A, B, N, M thì như vậy làm sao bây giờ đây? Không có lên lớp, cứ ngồi đó học hoài bấy nhiêu đó sao? Mà bây giờ đọc báo được, đọc sách được, làm toán được, cộng trừ nhân chia thông suốt hết rồi, mà bây giờ còn A, B, C, N, M.

Trời đất ơi! Học cũng như là học trò lớp Một hoài thì sao được? Cái lớp nào mình đi qua rồi thì cái lớp đó không có học lại nữa, không có tu tập lại nữa mà cứ tiến tới mà tu tập. Như vậy cái chương trình học tập, tu tập chúng ta có phương pháp, có hẳn hòi chứ, chứ đâu lý nào mà không! Đó thì hôm nay Thầy nói như vậy để mấy con biết cách thức mà tu tập cho nó đúng.

Bây giờ để Thầy trả lại cho mấy con cái này.

Kim Quang con.

Tu sinh Kim Quang: Dạ, con xin Thầy.

Trưởng lão: Gia Hạnh con. Con nhiếp tâm được mười lăm phút rồi, bây giờ Thầy cho con thêm, là con cố gắng nhiếp tâm hai mươi phút.

Tu sĩ Gia Hạnh: Dạ, như vậy là hai lần, bốn chục.

(50:03) Trưởng lão: Hai lần, bốn chục.

Tu sĩ Gia Hạnh: Hai mươi phút.. (thưa hỏi tiếp)

Trưởng lão: Đúng đó con, bây giờ con tu được hai mươi phút, hai lần hai mươi phút là bốn mươi phút. Mà con cứ tu tăng dần, tăng dần cho đến khi mà nó một lần, con tu một lần ba mươi phút. Coi như đương nhiên là trong hai lần thì nó là sáu mươi phút, là một giờ rồi chứ gì? Nhưng mà con tập, bởi vì nó là hai lần. Nhưng mà bây giờ con hai mươi phút đi.

Tu sĩ Gia Hạnh: Còn hôm nay thì thiền cứ ngồi đó, tới giờ tập..

Trưởng lão: Tới giờ con tập mà con ngồi. Nếu mà thấy bị hôn trầm thì con đứng dậy, con đi kinh hành, để nhiếp tâm đúng y như cái phương pháp con đã tập luyện rồi, con nhiếp được. Nhưng mà đi để cho nó động thân thì có điều hơi động con. Còn nếu mà không thì con cứ ngồi, nó không có bị hôn trầm thùy miên thì con cứ ngồi.

Tu sĩ Gia Hạnh: Như vậy thí dụ như tập hai chục phút, mình nghỉ năm phút hay là mười phút sau đó mình ngồi đó luôn hay là mình đứng lên mình đi?

Trưởng lão: Ngồi đó luôn cũng được, ngồi đó luôn cũng được. Còn nếu mà thấy nó không buồn ngủ thì mình cứ ngồi đó luôn cũng được. Hết, qua cái phút mình nghỉ đó thì mình sẽ tiếp tục trở lại.

10- ĂN CHAY GIỮ NĂM GIỚI ĐỂ CHUYỂN NGHIỆP

(52:18) Trưởng lão: Sư Pháp Châu con. Con tập thêm. Nhưng mà trong ba mươi phút con chia làm hai lần, thì con phải tập thêm đó con. Tập thêm cho nhuần nhuyễn, chứ đừng có vội tăng lên đó con, đừng tăng lên. Phải tập thêm cho nhuần nhuyễn.

Sư Pháp Châu: (thưa hỏi)

Trưởng lão: Y vậy, tập thêm cho nhuần nhuyễn. Con có câu hỏi như vậy, ở đây thiện hướng. Thiện hướng đâu con? Con có một câu hỏi ngoài vấn đề tu tập, nhưng mà Thầy cũng sẽ trả lời cho con. Đây là một cái người mà bệnh tật, mà họ thấy rằng sống thì làm mọi người khác, người ta rất cực khổ, người ta phải chăm sóc bệnh tật cho mình. Cho nên cái người mà muốn tự tử. Như vậy là muốn tự mình làm cho mình chết, thì con hỏi Thầy, thì cho nó rõ cái vấn đề đó đúng hay là sai?

Cái người muốn tự tử đó là sai, không đúng. Sự thật cái người mà muốn tự tử đó là mình trốn nghiệp. Cái nghiệp của mình, mình sinh ra, mình bệnh đau là do cái nghiệp nhân quả từ đời trước của mình. Mình sẵn sàng vui lòng để chấp nhận cái sự đau. Và đồng thời những cái người chăm sóc với mình là những người cộng nghiệp, họ phải trả. Chứ đâu phải là vì mình mà họ bị khổ đó đâu? Nhưng là vì cộng nghiệp ở đời trước.

Thí dụ như bây giờ đó, họ đời trước họ giết con heo, mấy người kia xúm nhau lại, cũng cắt đùi cắt thịt này kia đem về ăn, có phải không? Mà bây giờ đó, họ lấy dao họ đâm chết con heo, thì mấy người kia bắt nồi nước lên mà cạo lông, con hiểu không? Thì mấy người đó bây giờ chăm sóc cái người bệnh này là phải, nhân quả mà! Cho nên vui vẻ mà chấp nhận chứ đừng có tự tử! Tự tử là hèn nhát! Nhưng mà tự tử rồi chết nghiệp này qua nghiệp khác, nó rồi cũng lại sanh lên làm một cái người bệnh tật. Nghĩa là cái người nào bệnh tật này, thì cái người đó sau này sanh lên con người cũng bệnh tật.

(54:15) Thầy nói: “Ở trên đời này không có cái người nào mà chết không bệnh tật”. Cho nên chúng ta mà sanh lên hôm nay mà có mặt mà ngồi đây, là những người bệnh tật. Những người chết trong bệnh tật, các con có nghĩ đến không? Cho nên cái thân của mấy con là cái thân bệnh tật. Chừng nào mấy con chết mà không bệnh tật, nghĩa là muốn chết hồi nào chết, là chết không bệnh tật chứ gì? Thì chắc chắn là mấy con không có cái thân này? Các con hiểu điều đó chưa? Đã có thân này là có nghiệp, là có bệnh tật, là có những cái điều ác, chứ đâu có điều thiện!

Còn người ta, người tu hành mà người ta không bệnh tật người ta chết, thì người ta chết trong tự tại rồi. Vì vậy làm sao người ta có thân này, các con hiểu chưa? Cho nên nó đâu có tương ưng mà sanh làm cái con người nữa! Cho nên người ta, hoàn toàn là ở đây, mà chúng ta không khéo rồi mai mốt nó bán thân, hoặc là đứt mạch máu não này kia, nó đau nhức rồi nó mới chết, thì mấy con cũng sanh làm người nữa, không có trật đâu!

Cho nên cái mục đích của đạo Phật là chúng ta biết là trả nghiệp, vui vẻ trả nghiệp. Về khuyên cái người này, cái bệnh nan y là cái bệnh mà không có thuốc trị rồi, thì chỉ bây giờ đó, mà muốn để mà chuyển cái nghiệp của người này mà cho cái bệnh nan y này nó hết, thì nên sống phải giữ gìn Năm Giới cho cẩn thận, đừng có vi phạm.

Đừng có nói: “Thôi, giờ tôi sắp sửa chết rồi, nan y rồi, mong Phật xá cho tôi ăn thịt thôi, đặng để cho tôi chết!”

Đừng có nghĩ như vậy, mà nên ăn chay, nên ăn thực phẩm thực vật, chứ đừng có ăn động vật nữa. Bởi vì chính động vật mà cái thân này phải chịu lăn lộn ở trên những cái bệnh nan y này. Cho nên cứ ăn chay đi, rồi sống đúng Năm Giới. Bởi vì cái người cư sĩ mà, sống đúng Năm Giới, rồi nỗ lực tu tập theo cái pháp Như Lý Tác Ý đuổi bệnh. Nan y gì nó cũng ra hết, nan y gì nó cũng đuổi chạy hết, đừng có sợ hãi!

(56:11) Bởi vì có thân là phải có bệnh, có bệnh thì phải có khổ, chứ không có cái gì mà sợ hãi, phải không? Phải cho mạnh mẽ! Cho nên vì vậy đừng có sợ cái gì hết! Bây giờ Thầy nói, bây giờ một cái người mà bệnh gì đi nữa, mà đã tin vào Phật Pháp rồi, thì cái người đó cũng sẽ đẩy lui được cái bệnh.

Khi mà người ta ăn chay rồi, thì đó là người ta chuyển được cái nghiệp chết yểu của người ta rồi.

Còn mình cứ ăn thịt cá, thịt chúng sanh, thì cái nghiệp yểu tử của mình nó chồng lên. Cho nên con về, khuyên lại cho cái người bệnh đau đừng có nên tự tử, mà phải nên sống cho đúng những thiện pháp. Để đời này sống thiện pháp thì đời sau nó sẽ sanh lên, nó cũng gặp thiện pháp mà sống, nó không ở trong ác pháp.

HẾT BĂNG