LỚP NGŨ GIỚI NÂNG CAO 35
PHÂN BIỆT NHIẾP TÂM VÀ TỈNH THỨC
Trưởng Lão Thích Thông Lạc
Ngày giảng: 23/03/2008
Người nghe: Tu sinh
Thời lượng: [47:47]
Tên cũ: Cần Thông Suốt - Bảy Tháng Chứng Đạo
Số lượng: 65 pháp âm
Pháp âm: https://thuvienchonnhu.net/audios/lop-ngu-gioi-nang-cao-35-phan-biet-nhiep-tam-va-tinh-thuc.mp3
(00:00) Tu sinh: Chúng con kính chào Thầy!
Trưởng lão: Hôm nay mấy con nghe tập lại kỹ lưỡng, rồi những cái điều mấy con viết ở trong này, thì dù trong một buổi tu tập cũng ráng cẩn thận tập cho nhiệt tâm mình, ở trong cái sự nhiếp tâm trong cái hơi thở cho nó đạt được cái chất lượng. Điều đó là điều Thầy mong ước mấy con làm được như vậy.
Bây giờ thì tới Gia Hạnh con. Trong giấy này thì con ghi chép tu trong mười năm phút, rất tốt và cách thức xả thoải mái, rất dễ dàng. Từ bữa tới nay thì con tu tập như thế nào con trình cho Thầy con.
Tu sinh Gia Hạnh: Dạ thưa Thầy con ngồi thấy nó thoải mái như vậy, con ngồi luôn ba mươi phút. Nhưng mà trong lúc ba mươi phút đó thì vài thời nó có thời thì nó cũng nhá lên, thành ra con trình với Thầy ví dụ như con tu tập như vậy nó có được không? Hay là bây giờ con phải chia làm hai hay là như thế nào?
Trưởng lão: Con phải chia làm hai đó con. Chia làm hai để cho nó hoàn toàn nó đạt được cái chất lượng. Đừng có một niệm nào xẹt vô hết. Mình cứ nghĩ là mình tu tập vậy nó sẽ bớt, nhưng mà nó đã có niệm thì nó không bớt đâu.
Tu sinh Gia Hạnh: Thưa Thầy thì nhiều khi nó cũng ngầm ngầm hoài, bị vì mình tác ý nó liên tục quá, chớ mình hơi thở mình bám chặt quá thì nó cũng khó, nhưng mà nó cũng hơi gợn gợn lên vậy đó.
Trưởng lão: Coi như là mình hoàn toàn là mình nhiếp phục hoàn toàn đừng có cho nó gợn, để cho hoàn toàn nó nằm im re đó, cái đó là cái chất lượng của sự tu tập nhiếp tâm. Chứ nó hơi gợn gợn lên là mình biết, mặc dù nó cái niệm nó không có hiện hình, hoặc nó lôi mình được, nhưng mà nó gợn lên mình biết. Tức là cái sức tỉnh mình còn. Nhưng mà nó còn hoạt động, nó có gợn.
Còn mình nhiếp sao mà cho nó không hoạt động được, nó tê liệt hoàn toàn. Thì một thời gian sau nó quen rồi, con sẽ tăng lên nó dễ, nhất là trên Tứ Niệm Xứ nó không có pháp đó. Cho nên nó đã quen đi được nó mới ở trên Tứ Niệm Xứ thì mới được, chứ còn không khéo ở trên Tứ Niệm Xứ thì nó không có pháp, không pháp dắt nó. Chỉ có cái an trú ở trên bốn chỗ thôi. Thì do đó nó dễ vô lắm! Mà bây giờ mình nhiếp không chặt thì chừng đó nó hiện ra. Cho nên rất chặt, hôm nay cái lúc nhiếp tâm ban đầu này cho rất chặt chẽ.
Tu sinh Gia Hạnh: Như vậy thưa Thầy là con bám chặt như vậy, với con tác ý như vậy thì nó cũng khít chặt quá, được không Thầy?
(02:28) Trưởng lão: Ờ được con, nó khít khao, nhưng mà con chia ba mươi phút là mình làm hai lần. Con cố gắng con tập như vậy chất lượng nó rất cao, không bao giờ cho nó xẹt vào một cái niệm nào hết. Nó nhá một cái gì cũng không được hết, hoàn toàn nó chỉ còn duy nhất một cái hơi thở với cái tâm của mình thôi, ráng tập mười năm phút phải giữ nó.
Tu sinh Gia Hạnh: Thưa Thầy thí dụ ngoài cái ba mươi phút ngồi nhiếp tâm đó, thí dụ như con đi Thân Hành Niệm thêm ba mươi phút nữa được không?
Trưởng lão: Được, cái đó là mình tập thêm để cho cái sức tỉnh nó thêm thôi. Chứ còn sự thật cũng như cái nhiếp tâm đó là cái mục đích chính cái chỗ đó là mười năm phút của mình. Còn cái kia là mình tập phụ thôi, để cho cái khoảng thời gian ba tiếng đồng hồ trong một buổi, một thời tu được trọn vẹn. Nhưng cái chính của nó là mười năm phút, còn cái kia là phụ.
Tu sinh Gia Hạnh: Bao nhiêu cũng được hả Thầy?
Trưởng lão: Bao nhiêu cũng được hết con.
Tu sinh Gia Hạnh: Cỡ một tiếng cũng được?
Trưởng lão: Cũng được nữa.
Nhớ kỹ chỉ có mười năm phút là cái chất lượng của con phải đạt, có vậy thôi. Còn cái kia là mình phụ thôi. Cũng như mình xả tâm, mình ngồi chơi xả tâm trên Tứ Chánh Cần vẫn được hết.
Tu sinh Gia Hạnh: Muốn đi Thân Hành Niệm thì cũng tốt?
Trưởng lão: Cũng tốt Thân Hành Niệm cũng tốt hay hoặc là luyện cái nghị lực của mình mươi bước, ngồi xuống hít thở năm hơi thở. Còn mà luyện được cái Thân Hành Niệm thì càng tốt, để cho nó sau này mình tu tập nó dễ dàng hơn. Ráng cố gắng con! Thầy thấy coi vậy chứ mấy con có cơ bản lắm đó. Coi vậy chớ nhiếp tâm được mười năm phút là có người là khá lắm rồi.
Con còn hỏi thêm Thầy gì nữa không con?
Tu sinh Gia Hạnh: Dạ thưa Thầy, con chỉ trình Thầy vấn đề tu mười năm phút đó thôi.
Trưởng lão: Vậy ráng cố gắng nhiêu đó thôi có chất lượng. Trong bốn thời mà thời nào cũng được mười năm phút là Thầy mừng cho con.
(04:14) Phước Tồn con! Có Phước Tồn không? Trong cái thời gian ngắn từ bữa mà Thầy gặp tới nay con tu tập ra sao con, nhiếp tâm tốt không con?
Tu sinh Phước Tồn: Dạ mô Phật về nhiếp tâm thì con cũng ở cái mức độ ngắn thôi, nhưng mà con thấy chưa có được thuần thục.
Trưởng lão: Nghĩa là nhiếp cho thật chặt nó không có niệm, mà nó chưa thuần thục tức là mình còn dụng công nhiều đó con. Còn chừng nào mà nó mình thấy dễ dàng một cách nhắc cái rồi mình ngồi tu, mà thấy nó bám trong cái hơi thở rất dễ dàng đó là nó đã thuần. Còn nó chưa thuần là con phải dụng công dữ lắm đó.
Tu sinh Phước Tồn: Con dụng công rất nhiều!
Trưởng lão: Như vậy là con phải cố gắng dụng công để cho nó đừng có niệm. Bởi vì đừng có niệm đó, thì cái sự mà nhiếp tâm mà như vậy đó, nó không có khởi niệm được đó thì nó mới quen được cái chỗ không khởi niệm. Còn nó còn nhá một niệm, hai niệm là không được. Cái chỗ này là cái chỗ mình tu chung chung thôi, tu cho biết thôi chứ còn nếu đi sâu không được.
Cho nên hoàn toàn là không có niệm. Cho nên Thầy nói lui tới chừng mà một cánh tay của mình, hay một hơi thở thôi đó thì các con biết là Thầy dạy rất kỹ mà. Chứ không lý nào mà một hơi thở, một cái cánh tay đưa ra, đưa vô thôi sao? Con hiểu không? Không lý nào mà mình nhiếp tâm có một lần đưa ra, đưa vô vầy sao? Ít ra nó cũng năm lần như vầy. Mà nỗ lực, nhiệt tâm tu tập năm lần đưa ra, vô như vầy, mà năm lần như vậy là mình quá cái thời gian quá ít chứ đâu có nhiều được, con hiểu không? Còn năm hơi thở mà có niệm khởi thì thật ra quá nhiếp tâm dở.
Cho nên vì vậy thậm chí mà Thầy đem ra Thầy đưa cánh tay ra thôi, hay hoặc một cái hơi thở hít vô, thở ra thôi, để cho nó đừng có niệm. Mục đích của Thầy là làm sao mà cho toàn bộ cái ý thức của con nó nằm gọn, nó không có khởi một cái gì được ra hết. Do cái sự dụng công mình đến tối đa như vậy! Cho nên đó là cái mục đích để mình đạt được cái sự nhiếp tâm.
Thường thường là mình luôn luôn lúc nào mình cũng vận dụng được cái pháp Như Lý Tác Ý nó kèm vô để mà nó dẫn. Khi mà biết tâm mình còn vọng, nó còn niệm đó thì mình kèm với cái pháp tác ý. Kèm với từng theo cái hành động của nó mà kèm vô, thì nó sẽ đạt được cái kết quả của nó trong cái khoảng thời gian ngắn nhất mà mình đã đạt được cái chất lượng, thì cứ tu như vậy thôi.
(06:32) Rồi còn về cái phần mà bệnh của con, con thấy nó như thế nào, nếu mà nhiếp tâm nhiều vậy thì cái bệnh nó có tăng không?
Tu sinh Phước Tồn: Dạ kính thưa Thầy thì trong thời gian qua con thấy nó bớt nhiều.
Trưởng lão: Đó là một cái nghị lực, cái gan dạ nó cũng làm giảm, cố gắng con! Đừng có sợ gì hết, chết bỏ. Kỳ này là tu chứng thôi, mà tu không chứng là chết bỏ! Nhất định mà mấy con cứ quyết định như thế này: ''Nhiếp tâm không được thà chết chứ không tu nữa, uổng cuộc đời lắm!'' Bởi vì mình tu mình quyết định mà. Mà Thầy ra đây mà Thầy hướng dẫn cho mấy con, thì nhất định là mình chết, phải đạt cho được thôi! Để đền đáp cái công ơn của Thầy. Thầy rất vất vả, cực khổ lắm mấy con, chứ không phải là Thầy dạy mấy con mà Thầy sướng đâu!
Nghĩa là giờ phút nào Thầy cũng bận công việc hết chứ không … Đó, thì mấy con biết như vậy đủ biết là Thầy rất vất vả, cực khổ! Mà Thầy dạy mấy con rất căn bản, bởi vì Thầy biết con đường đi rất rõ. Đi từ cái pháp nào, nhiếp tâm làm sao, làm sao mà đạt cho được? Thầy biết! Mà mấy con cứ để nó vọng tưởng mà ra, vô, hôn trầm nó tới lui hoài thì không được.
Mình có phương pháp mà, hôn trầm, con thấy hôn trầm con có pháp Thân Hành Niệm. Tác ý hoài, ảnh ngủ sao được? Cứ đi, cứ tác ý từng cái hành động làm sao ảnh ngủ? Nghĩa là trước khi nó muốn hôn trầm, thùy miên mà trên cái pháp đó làm sao nó hôn trầm, thùy miên được? Không làm sao được hết. Cho nên ôm chặt pháp mới dập nó xuống, một là tao chết, hai là chứng đạo, có vậy thôi. Quyết định có một hướng đi thôi, bây giờ bỏ hết rồi, không còn cái gì nữa hết. Ngày ngày lo tu tập, nó ngắn cái thời gian chừng nào thì mấy con lại nghỉ sớm chừng nấy.
(08:12) Cũng như mình tốt nghiệp, mình tu rồi, mình đâu có cần tu nữa mấy con. Chứ không phải tu hoài, tu hoài, năm nào cũng tu hoài. Ờ, bữa nay tu, ngày mai xong rồi chứng đạo xong, ngày mai chơi không có tu nữa. Ngồi đó tâm bất động, thanh thản ngồi đó chơi suốt ngày, sướng vô cùng! Tới trưa ai cho mình ăn nấy, mình đâu có thèm gì đâu nữa đâu, đâu có dục gì nữa đâu mà sợ. Cho nên cái người tu rồi là cái người khỏe lắm.
Thầy vất vả là vì các con, chứ cỡ mà không vất vả thì Thầy khỏe lắm, Thầy là người khỏe nhất. Bây giờ tu rồi, muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống thì còn cái gì mà Thầy cực khổ nữa?! Nhưng mà vì thương chúng sanh mấy con, vì khổ, vì thấy chúng sanh khổ quá! Hở ra một chút thì giận hờn, phiền não, hở một chút cái thân này bệnh đau. Mà Thầy nỡ lòng nào, nỡ lòng nào bỏ được mấy con. Cho nên cố gắng, cố gắng mà làm công việc giúp mấy con. Mà mấy con tu nữa là mấy con cộng vòng tay của thầy trò nắm chặt, để mà chúng ta giúp chúng sanh thoát ra cái biển khổ của nhân quả mấy con, khổ lắm!
Cho nên mấy con ráng cố gắng, một chết hai là chứng đạo, có sự quyết định như vậy! Đối với Thầy tu là phải vậy mấy con. Nhất định là một là chết, hai là chứng đạo. Chết ở trong pháp, chứ đâu phải là chết ngoài pháp, chết trong giới luật chứ đâu phải là chết ở trong dục lạc đâu. Người đời người ta ăn uống này kia, rượu chè say sưa, rồi dục lạc đủ thứ là họ chết trong dục lạc. Còn mình có chết trong dục lạc đâu mình sợ, hoàn toàn là chết trong thanh tịnh. Cho nên thà chết chết ở trong giới luật, thà chết chết trong pháp. Nhớ kỹ lời của Thầy dạy mấy con, nỗ lực tận cùng!
Tu sinh Phước Tồn: Mô Phật, con sẽ cố gắng!
Dạ kính thưa Thầy con xin phép hỏi thêm để trợ giúp cho cái việc tu tập con nó được tiến lên. Như về giới luật thì con thấy, lúc trước Thầy có dạy là mỗi tu sinh đều về đây có được thêm cái áo ấm để mà phòng khi có lạnh, nhưng mà con đây không có áo ấm, thì con có thể giữ thêm thay cái áo ấm đó bằng cái áo thứ này được hay không thưa Thầy?
(10:18) Trưởng lão: Được, coi như là đó là cái áo để khi mà trời lạnh mặc hai áo, cho nó ấm. Thay vì con có cái áo ấm, tức là cái áo mà nó dày hơn, thì được không có sao hết. Coi như là đây là một cái áo ấm, nghĩa là cái sức của con chịu lạnh nổi, cho nên hai cái áo để mà mặc chồng lên khi mà trời lạnh. Còn khi không trời lạnh thì xếp bỏ một bên đó, coi như đó là cái áo lạnh của con thôi. Được không sao hết.
Tu sinh Phước Tồn: Dạ con sợ phạm giới cho nên…
Trưởng lão: Cái đó là mình coi như đó là cái áo lạnh thôi, cái phần đó để mà phòng ngừa lạnh. Chứ không phải là mình dự phòng để cái áo này nó rách rồi mặc cái áo đó, không phải đâu. Mà nếu mà cái áo này mà nó lỡ nó rách rồi, thì vá nó tận cùng không được thì để làm áo lạnh có gì đâu. Tại vì mình vá nó nhiều nó thành nó dày lên, nó thành áo lạnh tốt. Cho nên cái đó là một cái tốt thôi, không có gì đâu con. Coi như đó là cái áo lạnh của con, chứ không phải thừa. Nếu mà con mà thừa hai cái mà con không có nghĩ nó là cái áo lạnh đó là con bị phạm giới đó, hai cái áo rồi đó.
Tu sinh Phước Tồn: Dạ con nghĩ nó là cái áo lạnh mà thôi.
Trưởng lão: Vậy đó thì được.
(11:19) Tu sinh Phước Tồn: Dạ kính thưa Thầy thí dụ về việc nhiếp tâm thì con hiểu như cái từ nhiếp tâm như thế này. Thứ nhất là nói nhiếp là giống như mình nhiếp áo vậy, để cho cái tâm mình và cái hành động của cái thân mình nó dính chặt nhau, nó không rời. Giống như cái miếng vải này với miếng vải kia nó dính nhau thì không có rời khi mình nhiếp lại, thì đó là cái hiểu của con.
Trưởng lão: Đúng đó con, bởi vậy Thầy nói nhiếp là làm cho nó dính lại đó. Cái tâm con, cái biết của con nó dính với cái hơi thở cũng như người ta nhiếp áo vậy đó. Vậy thôi thì nghĩ, như vậy hiểu vậy là đúng rồi. Nhiếp là làm cho nó dính lại đó. Nó dính lại nó không có lỗ nào mà kẽ ra được hết, thì cái đó là nhiếp.
Tu sinh Phước Tồn: Dạ kính thưa Thầy con hiểu thứ hai nữa, là cái từ tỉnh thức thì nó cũng tương đồng với nhiếp tâm. Giống như là cái tỉnh thức nó sẽ, tâm con khi mà nhiếp vào trong thân hành thì nó sẽ biết được cái thân hành nó thôi. Còn tất cả ngoài, cái vật ở bên ngoài tác động vào, âm thanh thì nó không còn nghe. Và cái thứ ba nữa là cái nhiếp tâm thì con hiểu cái thứ ba nó như vầy, là nó chỉ biết cái hành động, cái thân hành của nó hiện tiền, ngay trong hiện tại.
Trưởng lão: Cái như thế này để Thầy giải thích nhiếp là nó đang vận dụng. Nghĩa là cũng như bây giờ mấy người nhiếp quần áo nè, họ đang vận dụng họ làm cây kim họ luồn lên, luồn xuống phải không? Họ phải nhiếp để cho hai cái miếng vải nó dính nhau lại phải không? Thì đó là đang vận dụng. Còn cái tỉnh thức, cái tỉnh giác đó nó không có vận dụng, nó ngồi nó tỉnh bơ hà, con hiểu không?
Còn cái nhiếp này nó đang vận dụng của cái biết nó, để cho nó dính với cái hơi thở. Cũng như một cái người đang lấy cây kim mà vận dụng cho nó lên xuống, lên xuống với cái tấm vải, gọi là nhiếp. Còn cái mà mình ngồi, mình không có cần vận dụng gì hết mà cái tâm mình nó dính vô cái hơi thở thì cái đó khác rồi. Cái đó là tỉnh thức, con hiểu không? Nó tỉnh thức ở trong cái hơi thở mà nó không có nhiếp.
(13:24) Còn mình đang nhiếp mà tỉnh thức, thì mình tập để cho nó tỉnh thức đó. Cho nên mình bây giờ mình phải nhiếp, tức là phải dụng, con hiểu không? Mình dụng đó. Con thấy nè, dụng là cái pháp Như Lý Tác Ý phải dẫn nó hoài. Đó là coi như tôi cầm cây kim mà tôi cứ đưa lên, đưa xuống như vầy hoài. Đặng cho cái miếng vải nó dính, chừng mà bây giờ nó dính rồi, tôi buông ra. Bây giờ đó nó dính rồi, giờ nó không có rời ra hai miếng này, thì đó là tỉnh thức. Tôi không có làm nữa, mà giờ nó dính rồi thì cho nên đó gọi là tỉnh thức. Nó tỉnh thức trên hơi thở tự nó dính vô rồi, con hiểu không?
Cho nên nó có cái khác nhau, chứ không giống nhau đâu, cái nhiếp với cái tỉnh thức nó khác nhau. Nhưng mà nó cái biết của mình nó tỉnh thức mình. Bây giờ nó chưa có đủ cái sức để mà nó dính với cái kia, cho nên mình phải vận dụng cứ lên xuống, lên xuống hoài, phải không? Còn bây giờ nó tỉnh thức rồi, bây giờ cũng như tôi nhiếp nó dính rồi, tôi ngồi tôi chơi vậy chứ nó tỉnh, rồi con tức là tôi đã tỉnh thức. Con thấy chưa?
Đó là cái tỉnh thức của cái chỗ mà mình đã nhiếp tâm trong hơi thở. Cho nên khi mà an trú rồi đó nó mới tỉnh thức, nó phải qua một cái giai đoạn. Bởi vì cái phương pháp của nó nhiếp đó thì nó đang vận dụng dữ lắm, nó không có cho một cái niệm nào. Sau một cái thời gian nhiếp vậy nó kín mít, nó như tường đồng vách sắt mà, nó không có một cái gì mà nó hở ra được hết, con hiểu chưa?
Do đó bây giờ nó đã quen, đã thuần rồi, bắt đầu đó nó an trú rồi. Tức là nó an trú là nó dính chặt hết rồi, bây giờ tôi không cần mà nhiếp nữa rồi. Cho nên mình bỏ cái pháp nhiếp rồi, con thấy bây giờ nó không nhiếp được. Thì bắt đầu bây giờ mới là tỉnh thức, tức là an trú đó là tỉnh thức, hoàn toàn nó tỉnh.
Vì vậy mà đầu tiên mình mới vô cái sự an trú, mình còn tác ý đó con, còn vận dụng nó, chứ chưa phải dám buông đâu. Còn cây kim còn giữ đây chứ chưa dám đâu, chưa dám hở tay ra, sợ nó làm cho hai miếng vải nó bung ra.
(15:23) Đó cho nên vì vậy mà khi mà an trú hoàn toàn rồi thì không niệm nữa, tức là không tác ý nữa, an trú được. Mà an trú được rồi người ta mới cho vô Tứ Niệm Xứ đó. Con thấy ghê lắm chứ. Con thấy từ cái pháp mà nhiếp tâm cho đến cái sự an trú được rồi, người ta xét được rồi, người ta cho vô Tứ Niệm Xứ. Mà nếu mà còn hôn trầm, thùy miên, không niệm, tuy rằng an trú không niệm là còn vận dụng rồi.
Phải không? Mà bây giờ xả ra mà nó không niệm, hoàn toàn nó an trú không niệm. Người ta đưa vào Tứ Niệm Xứ nó ngồi im re từ ba mươi phút tăng lên một giờ rất dễ dàng con. Vì vậy mà sáu tiếng đồng hồ người ta trên Tứ Niệm Xứ, người ta coi dễ lắm, nó không khó! Lúc bây giờ là sắp sửa chứng quả A La Hán rồi đó. Chỉ cần Tứ Thần Túc nó đủ là coi như là mình xong cái nội lực của mình là quả A La Hán ngay tại chỗ đó. Chứ sự thật ra cái trạng thái tâm mà trên Tứ Niệm Xứ là A La Hán rồi, nhưng nó chưa đủ thần lực. Từ ở trên Tứ Niệm Xứ, cái trạng thái bất động đó đó nó mới luyện thần lực, nó mới có đủ Tứ Thần Túc, nó mới trọn vẹn cái quả A La Hán.
Cái kia chúng ta mới được phân nửa thôi, nghĩa là phân nửa phần trăm. Lỡ chúng ta có chết thì chúng ta cũng vào Niết bàn một cách rất dễ rồi. Nhưng mà chúng ta chưa làm chủ trọn vẹn được cái thân, muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống, con hiểu không? Cho nên phải có Tứ Thần Túc. Mà khi có Tứ Thần Túc, Tam Minh rồi thì cái ông A La Hán này trọn vẹn rồi, ông đủ rồi, ông không còn thiếu gì hết.
Cho nên Tứ Niệm Xứ là nó đi được phân nửa đường rồi đó con, phân nửa đường quả A La Hán đó. Cái trạng thái mà bất động tâm, thanh thản, an lạc, vô sự là trạng thái của bậc A La Hán. Mà đã nó ngồi suốt sáu tiếng đồng hồ mà nó không niệm gì mà tự nó, tức là tự cái sức tỉnh thức của nó, con hiểu không? Nó đâu có nhiếp nữa đâu, cho nên nó tự rồi, nó tự nó sống ở trong cái chân lý đó rồi. Nó, đó là nó đạt được phân nửa của quả A la Hán rồi, nó chưa trọn.
(17:17) Cho nên nó hay lắm mấy con, con đường của Phật hay lắm! Chừng đó mấy con thấy, ráng tu đi rồi mấy con sẽ biết.
Tu sinh Phước Tồn: Kính Thưa Thầy còn cái nữa là con cũng nói về phần nhiếp tâm. Ví dụ như con tác ý rồi con đưa cánh tay ra thì con sẽ đưa ra, và con chỉ, cái thân hành con biết rõ cánh tay con đưa ra, và đưa vào. Nhưng mà lúc này con không có cảm nhận ví dụ như là gồng lên để mà cảm nhận nữa. Mà con chỉ tác ý hiểu là, khi mà nhiếp tâm, cái tâm mình nó sẽ dính trên cái tay của mình hành động đây, chứ nó không có nhớ về cái phần cái cánh tay mà lúc ban đầu. Luôn lúc nào cũng hiện tiền, nằm ở trên cánh tay hết. Giống như cái người mà đang nhiếp cây kim mà chỉ biết thấy rõ ràng cái mũi kim nó đi tới đâu thôi, như vậy là có đúng không?
Trưởng lão: Đúng, bởi vì đó là cái mình, coi như mình sử dụng, mình cột chặt nó ở trên cái sự tập trung của mình, cột chặt nó trên cái hành động cánh tay đưa ra vô, thì đúng, không có sao hết. Tùy theo mỗi người có một cái kinh nghiệm riêng tư để mà nhiếp tâm.
Cũng như con hiểu như là một người may để nhiếp cho hai miếng vải của họ dính lại. Thì do đó là cái nghĩ của con đó, thì bắt đầu từ cái nghĩ đó nó qua cái kinh nghiệm bản thân của con để mà nhiếp. Coi như con đã nhiếp hai miếng vải dính lại.
Còn người ta chỉ có gom tâm, người ta tập trung người ta không nghĩ cái điều đó. Cho nên vì vậy mà người ta đưa ra, đưa vô người ta cảm nhận được cánh tay đưa ra vô, con hiểu không? Mỗi người có hiểu. Nhưng mà điều kiện hỏi Thầy, thì Thầy biết qua cái đặc tướng, qua cái sự hiểu biết đó. Rồi qua cái đặc tướng kinh nghiệm của mình, qua cái sự tập trung đúng sai, Thầy biết.
Cho nên Thầy giải thích cho con hiểu để cho nó rõ, để cái sự hiểu đó đó mới chính là cái chỗ qua cái sự tu tập mình nó mới có rút ra được từ cái kinh nghiệm tu. Bây giờ con nói qua kinh nghiệm con tu rồi, đúng rồi, cái ông thợ may này nhiếp rồi, vậy đúng không có sao đâu con.
(19:14) Tu sinh Phước Tồn: Kính thưa Thầy về trong giới luật thì con thấy tâm mình nó thường thấy phóng dật, thì con thấy như là hôm qua, hôm kia Thầy dạy về việc bỏ xả cái mùng, để thực hiện theo Đức Hiếu Sinh. Con thấy đây cũng là nếu mà thực hiện bỏ cái mùng, ngủ như vậy, thì nó sẽ diệt đi cái bản ngã của mình, diệt cái tâm chấp ngã. Như vậy con thấy rất cần thiết trong cái việc của con.
Hơn nữa con hỏi, thí dụ như trong Tăng đoàn thì quý sư ở đây nếu mà có hai cái áo này rồi, mà vẫn còn giữ để mặc thêm một cái áo của hệ phái khất sĩ mà không có cánh tay như vậy có phạm giới hay không?
Trưởng lão: Bỏ hết. Nghĩa là bây giờ coi như là mình vào đây thì coi như là, về cái áo mà nó, cái y trung đó, con thấy nó không có tay chân gì hết đó. Mình ở đây thì phải có mặc cái áo có tay đặng nó làm kín vai mình, chứ không khéo cái kiểu mấy con vắt nó lòi tay mấy con ra hết đó, thành ra nó hở da, hở thịt. Mình tu theo ông A Nan, coi như là kín da, kín thịt hết, phủ trùm hết. Theo ông A nan, khi ông A Nan mà vắt cái y nó lòi cánh tay ra đó, da ông A Nan thì ông trắng trẻo đẹp quá, nó làm mấy cô gái say mê quá. Do đó, nói chung mình ở đây mình ngừa hết tất cả những cái này. Lỡ người khác có nhìn thấy cái tay của mình, cái da thịt của mình họ không có gây dục của họ, thì cũng là một cái điều tốt.
Cho nên vì vậy mình đã có chiếc áo này rồi thì cái y trung kia đó thì mình bỏ, mình không xài. Bởi vì mình chỉ xài cái y để kín da, kín thịt mình thôi. Cái kia đó có thể mình làm, mình trở lại, cái y trung mình có thể mình làm cái bồ đoàn, cái tọa cụ để mình trải mình ngồi cũng được, không sao hết. Hoặc là biến nó trở thành một cái khăn mình để mình lau cho nó sạch sẽ thì cũng được không có gì hết. Thì mình biến nó trở thành, chứ mình để dành cái y đó thì không được. Mình hai, ba cái y đó thì không được, cái đó không được.
Cũng như bây giờ con hai cái áo nó giống nhau, nhưng mà con nghĩ đây là cái áo lạnh để khi trời có lạnh mình mặc chồng lên hai cái áo thì được. Nghĩa là mình không phải xin cái áo lạnh của ai nữa hết. Mình chỉ có hai cái áo như vầy thì được, chứ không phải là để mình thay đổi. Còn hiểu con?
Tu sinh Phước Tồn: Dạ con hiểu.
(21:32) Trưởng lão: Vậy thôi. Phải tập cái đời sống mình cho nó làm sao nó buông xả. Chứ còn một chút xíu, mình nói theo cái nghĩ của cuộc đời thì mình hay nghĩ mình phòng ngừa thôi. Nhưng mà cái người tu người ta không có sợ. Ba y, một bát là ba y, một bát, lỡ mà rách hết thì mình xin, mình vá không được nữa. Mấy con mới thấy từ cái chỗ mà mấy con, y áo của mấy con mà ăn mặc vậy nó mau rách lắm mấy con. Mặc dù vải bây giờ thì nó không phải như ngày xưa, nó mau rách. Nhưng mà chỗ cái công lao của mấy con mà khi mà cái y, cái áo của mình rách thì mình vá lên. Mình thấy cái sự mình vá, mình thấy mình xứng đáng là một cái người biết xài cái của đàn na thí chủ.
Các con chưa từng thấy cái chiếc áo mà ngày xưa mà Thầy mặc, mà ở trong thất Thầy tu mấy con. Mà chính đầu tiên Thầy ở trên Hòn sơn thì Thầy tự đắp đập vá nó thôi. Rồi Thầy về ở trong thất Thầy tu tập thì mẹ Thầy vá. Cái áo Thầy nói từ cái miếng vải mà đắp, từ cái vải vá nó lại rách rồi đắp lên một miếng vải nữa. Thầy nói nó còn hơn cái áo lạnh. Nó vậy đó mấy con đủ biết Thầy xài đến mức độ. Bởi vì coi như mình ở trong thất mình tu rồi, đâu có gặp Phật tử nữa. Mà hồi Thầy về đây là không có Phật tử. Chứ còn nếu mà họ thấy cái áo mà Thầy mặc cái kiểu đó, Phật tử họ thấy họ khóc ròng, rồi họ đem cho Thầy y áo mặc sao cho hết.
Thầy ăn mặc đến mức độ đó. Cái màu vàng, hồi đó Thầy mặc cái áo vàng chứ không phải sậm sậm như mấy con đâu, cái màu vàng theo Đại thừa đó. Nó tới nó bạc trắng thôi, rồi lấy từng cái miếng vải. Nghĩa là giặt riết nó trắng như thế này, nó vàng mà nó thành trắng như thế này, ngà ngà đó. Mà coi như nó cũng dơ lắm, mặc dù giặt sạch sẽ nhưng mà thấy nó thâm thâm nữa, đến cái mức độ thâm thâm. Mà cái vải hồi đó nó không phải bây giờ đâu con. Cái vải nó bằng cotton, bằng bông gòn đó, kêu bằng cây bông vải đó. Họ dệt mà Thầy nói nó dễ rách lắm. Mà Thầy mặc như vậy đó, mà từ cái màu vàng nhuộm bằng nghệ vàng rồi lần lượt nó thâm thâm, nó bạc, nó thâm thâm, thâm thâm. Mà cứ lấy vải đắp lên, đắp lên hoài, đắp lên hoài. Tấm vải mới cứ đắp riết rồi nó thành cũ, cũ rồi cái tấm vải vá đó nó cũ nữa rồi nó rách lên nữa, rồi đắp lên nữa, cứ như vậy lần lượt.
Mà suốt mười năm thì con biết mặc một bộ đồ. Mười năm mà mặc một bộ đồ, mà vải hồi xưa, chứ không phải vải như, chỉ bây giờ nó tốt mấy con. Vải hồi xưa kêu là vải cotton vải gì đó. Thầy nói nó nhúng nước rồi, phơi nó lâu khô lắm, nó rút nước dữ lắm. Mấy con lớn tuổi, mấy con biết cái loại vải đó. Thầy hồi đó Thầy ăn mặc vậy đó, còn vải tốt thì không mặc đâu, xin vải xấu mặc. Nghĩa là xin Phật tử vải xấu mặc, chứ không có xin vải tốt. Còn bây giờ thì vải xấu không có, kiếm không ra đâu.
(24:41) Các con nhớ cái vải mùng, cái vải mùng mà thưa thưa, mà vải mùng bằng cotton chứ không phải là vải mùng bằng nilon bây giờ đâu. Là Thầy đã có một bộ đồ bằng như vậy. Mặc cái áo đó con, chứ mặc cái quần không có được đâu, nó thưa như mùng vậy đó. Thầy cũng lấy nghệ đó Thầy nhuộm, lấy nghệ mà nhuộm, nhuộm rồi giặt ít bữa nó bay, rồi cái nhuộm lại nữa.
Cuộc đời tu hành của Thầy, coi như cách thức ăn mặc. Cho nên bây giờ Thầy nói mấy con, mấy con thừa lắm, mấy con dư lắm. Vì vậy mấy con bỏ hết, cuộc đời chỉ không còn gì hết! Nó không có còn vướng bận, mà chính chỗ đó nó mới ly tham, sạch được tham. Còn mình nghĩ một chút xíu mình còn hai bộ hay ba bộ, nó còn dính đó mấy con, Thầy biết hết, coi vậy chứ nó ngầm ở trong tâm mình, nó khó lắm!
Tu sinh Phước Tồn: Dạ kính thưa Thầy, thì cái việc con hỏi còn rất nhiều, mà thôi để hôm nào rảnh con sẽ…
Trưởng lão: Thôi được rồi con. Nhớ cố gắng, mấy con giữ ba y, một bát cho thật đúng cái hạnh của Phật mấy con. Càng giữ bao nhiêu thanh tịnh bấy nhiêu. Mấy con rách hết, tan nát hết mấy con cứ nói Thầy. Thầy nói tiếng nói, mấy con mặc không có hết đâu, thực sự, đừng có sợ mà… . Cái ăn cũng vậy mấy con, cỡ bây giờ mấy con ăn ba bữa mà Thầy nói họ, họ cho ăn, ăn cũng không hết nữa. Nhưng mà ăn để làm gì cho nhiều mấy con? Nó mập ra, nó bệnh đau chứ làm gì? Ăn một bữa thôi, chết bỏ, có vậy thôi. Ráng theo Thầy, cứ ngày một bữa thôi. Ai cho gì ăn chỉ ăn một bữa thôi, chứ nhất định không ăn phi thời. Mắc công nhai, mắc công nuốt, tội gì mà ngồi đó mà nhai nuốt cho cực! Phải không mấy con? Ngon ngào gì? Ăn vô, nuốt vô cổ, mắc công nhai nuốt vô khỏi cổ rồi ba cái đồ bất tịnh không, có ra cái gì đâu. Cho nên đừng có thèm, bánh trái, rồi trái cây bánh đồ này kia, cái đồ cám dỗ dục lạc. Dẹp! Ăn cơm được rồi. Ai cho ăn gì bữa ăn, có gì mình ăn nấy thôi, không cần lựa, cái gì tôi ăn cũng được. Đó có nhiêu đó, ráng tu tập con!
(26:46) Nhớ giữ gìn giới hạnh của Phật nghiêm chỉnh, cái đức mà buông xả mấy con nhớ ly dục, ly ác pháp, xả tất cả hết. Ăn mặc thì kín đáo thân hẳn hoi hoàn toàn, cho nên cố gắng mấy con. Chứ không như ở bên Nam tông, ở bên Khất sĩ người ta ăn mặc sao mà hở vai, hở thịt. Thành ra kiểu đó Thầy không chấp nhận được. Bởi vì theo Thầy thì nói cái da thịt của con người nó lòi ra, nó dễ gợi dục cho người khác, nhất là thanh niên mấy con, chết được! Đưa vai, đưa thịt ra thì không có được, cái kiểu này không được.
Mấy con đi tu vậy chứ mấy cô nói sao? Tu hành, mấy ông thầy đó thiện lắm mấy con, mà da thịt mấy ông trắng trẻo ghê lắm, thì mấy con chết đó! Cho nên vì vậy mà mặc cho kín đáo, gặp phụ nữ là cúi mặt xuống, đừng có nhìn. Đức Phật bảo: “Đừng có nhìn! Mà lỡ có nhìn thì đừng có nói chuyện!” Ông Phật dặn ông A Nan vậy mà, có phải không mấy con? Cái thứ đó là thứ ghê gớm lắm mấy con. Rắn độc đó, nó sẽ cắn mấy con chết đó, chứ không phải không đâu. Nhất là mấy sư mà trẻ trẻ tuổi đó, nó vô nó cám dỗ riết, cái mấy con lột y áo ra hết đó, chứ đừng nói. Thầy nói thật sự cái thứ đó ghê lắm!
(28:03) Cho nên phải, tu là quyết giải thoát là ngăn ngừa cái thứ đó lắm. Mỗi khi trong tâm mà có khởi một cái niệm về sắc dục là mấy con phải diệt ngay liền. Cái đồ bất tịnh, cái đồ tội lỗi, cái con đường nhân quả, nó sẽ dẫn dắt đi trong con đường tội khổ. Tội mà khổ nữa, chứ không phải là tội mà hạnh phúc đâu! Nó là con đường địa ngục đó mấy con, tiếp tục tái sanh luân hồi.
Cho nên một người tu mà người ta thắng được cái tâm đó rồi, thì cái giới phụ nữ không có cám dỗ họ được đâu. Còn lơ mơ nó dẫn dắt, nó xỏ mũi mấy con, nó dẫn chạy ù ù hết đó. Thầy bây giờ có kêu nữa thì chắc chắn nó dẫn đi luôn hết đó, cho nên phải cố gắng con, nhớ tuổi trẻ mấy con.
Thầy nói tuổi trẻ mấy con, chứ tuổi già mấy con coi chừng nó cũng xỏ mũi chạy luôn đó, chứ đừng nói chuyện. Thầy nói thật sự chưa chắc đâu. Các con phải nghe báo chí nó đăng nhiều ông già bảy tám chục tuổi, vẫn bị con gái nó xỏ mũi hết. Trời đất ơi! Đâu phải chuyện dễ đâu. Hễ mà giàu có bao nhiêu tiền bạc là nó xỏ hết, nó làm tiền, làm đủ cách, mấy ông già muốn chết luôn đó, đừng có nói chuyện giỡn mặt với tụi nó.
Cho nên ở đây tuổi trẻ cũng phải cảnh giác, mà tuổi già cũng đừng nói chuyện tui qua mặt nó được đâu, không phải đâu. Nó chưa tới đó, chứ nó tới rồi mấy con sẽ thấy chết với nó chứ không phải dễ đâu! Cho nên tu như Thầy rồi thì không có mặt nào mà dám xâm chiếm nổi. Chứ còn mấy con thì coi chừng, phải cảnh giác, rất là cảnh giác. Thầy nói thật mà chứ đừng có dễ ngươi với nó, không có được.
(Thôi rồi con đứng)
(29:33) Thiện Cảnh con! Hôm nay thì con là một cái người mới, nhưng Thầy sẽ cho một cái pháp. Bởi vì trong cái dịp này mà cái duyên của mấy con, tuy mới nhưng mà được Thầy ra mà Thầy trực tiếp, Thầy hướng dẫn cho từng chút để mà tu tập. Để đạt những cái chất lượng, cái kết quả cụ thể, rõ ràng để dẫn dắt đi từng cái pháp thấp cho đến cái pháp cao.
Cho nên ngay từ bây giờ Thầy dạy con, con hãy về con tập nhiếp tâm trong mười hơi thở thôi, không được nhiếp nhiều. Bây giờ con có nhiếp nhiều cái gì đi nữa con cũng tập ở trong mười hơi thở con thôi. Tập mười hơi thở hoàn toàn nhiếp phục không có để một niệm nào, như Thầy đã nhắc nhở chúng ở đây, phải tập cho kỹ lưỡng hẳn hoi. Rồi trong một tháng Thầy sẽ kiểm tra lại kỹ lưỡng hẳn hoi, rồi trình bày cho Thầy nghe trong một tháng tu tập như thế nào. Xong rồi, kết quả tốt thì Thầy nâng lên cái pháp khác để mà tu tập, chứ không phải là tu có nhiêu nhiếp tâm không đâu. Mà nếu được thì Thầy sẽ cho tu tập cái pháp khác, còn chưa được thì tập nữa. Chứ không vì mà mình tập không được rồi mình bỏ cuộc. Tập phải được thôi, rèn luyện thì bền chí cái gì nó cũng sẽ thành công. "Có công mài sắt có ngày nên kim" mấy con nhớ điều đó. Bền chí, mình thấy mình nhiếp chưa được- làm nữa, nhiếp chưa được- làm nữa. Làm với cái khả năng, cái thời gian đúng với sức của mình, thì chắc chắn, bảo đảm mấy con làm được. Thầy cho như vậy là đủ sức con rồi đó.
(31:13) Phải không, cho nên ráng tập luyện. Rồi đồng thời trong cái thời gian ba mươi phút trong một thời tu như vậy, thì con sẽ khi xả ra rồi, thì con nên đặt những cái giới luật của Phật, cái đức của giới, rồi tập xả tâm, dùng cái pháp Như Lý Tác Ý. Chắc con cũng có đọc sách của Thầy? Cũng có nghiên cứu thêm, nghiên cứu cho kỹ để sử dụng nó, để mà xả tâm trong những cái thời gian, thời gian mình. Cái kia chỉ có phần nhiếp tâm thôi, nhiếp tâm hoàn toàn để không niệm thôi. Còn cái phần xả tâm thì mình chưa có, cái phần giới luật đức hạnh thì mình phải thông suốt. Cho nên nhờ thông suốt dùng tri kiến mà xả từng tâm niệm của con. Khi xả ra thì có khi mình tập đi kinh hành, hoặc Thân Hành Niệm, hoặc rèn luyện pháp nghị lực thì đi mười bước ngồi xuống hít thở năm hơi thở rồi đứng dậy, tu tập ba mươi phút. Thân Hành Niệm tập ba mươi phút dễ dàng, không còn khó khăn.
Chắc con có đọc những sách Thầy có dạy những phương pháp đó rồi chứ gì? (Dạ có)
Có rồi, con nên trong cái giờ nghỉ không có tập nhiếp tâm trong hơi thở thì con nên tập những cái pháp đó, xả tâm, ngồi chơi xả tâm, thư giãn. Định Sáng Suốt- thư giãn đó, ngồi chơi xả tâm. Và cứ như vậy tập đến khi nào mà nhiếp tâm mà Thầy thấy được, Thầy sẽ dạy pháp khác, tăng dần lên. Chính cái chỗ pháp nhiếp tâm nó chính, còn những cái pháp xả tâm nó là phụ. Phụ để trợ cho cái sự nhiếp tâm con nó đạt được kết quả. Càng ngày càng đi sâu hơn, càng to lớn hơn, nhớ chưa?
Tu sinh Thiện Cảnh: Dạ con nhớ rồi.
Trưởng lão: Nhớ rồi con về con tập tu.
Tu sinh Thiện Cảnh: Con cám ơn Thầy.
Trưởng lão: Minh Điền có không con? Ờ con!
Con đã nhiếp tâm được rồi thì bây giờ tới một cái giai đoạn là con an trú tâm, an trú cho được. Nghĩa là an trú là hoàn toàn không có hôn trầm, thùy miên. Đó là cái an trú là cái hôn trầm, thùy miên nó dễ đánh vào lắm, cho nên cố gắng khắc phục. Trong khi mà an trú, thì con sẽ an trú. Nếu mà trong những cái buổi nào mà nó hôn trầm, thùy miên bị buồn ngủ đó, con dùng cái pháp Thân Hành Niệm mà an trú ở trên cái bước chân theo cái lệnh tác ý của nó. Phải không? Con sẽ dùng cái pháp đó mà con an trú để mà con đuổi cái giặc hôn trầm, thùy miên, nó không còn chen con vào nữa.
(33:58) Còn nếu mà cái thời nào, cái buổi nào mà không có thì con ngồi đó mà con ở trên, lần lượt cứ an trú. Bắt đầu an trú bằng pháp hơi thở, sau đó lần lượt thưa dần, thưa dần cái pháp tác ý của hơi thở để cho nó an trú, cho nó kéo dài. Có đôi khi con có thể thấy được thì con chỉ tác ý một lần đầu: "An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra." Hoặc là: "An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra." Rồi con cứ để cho nó biết hơi thở ra vô để cho cái thân con nó an trú.
Hoặc là con đặt ra một cái câu: "Thân phải an ổn, phải thanh tịnh!" đó thì con nhắc nó: "Tâm phải thanh thản, an lạc!". Thì con nhắc nó như vậy, rồi bắt đầu con ngồi con hít thở, thì nó tự nó an lạc nó đến với thân con gọi là an trú. (34:48) Phải không?
Con cứ con tập bây giờ trong giai đoạn con là con tập an trú. An trú cho được rồi mới vào Tứ Niệm Xứ, còn an trú chưa được thì coi như không được vào Tứ Niệm Xứ. Mà bây giờ con an trú thì con phải chia cái thời gian ra, ba mươi phút đó con phải chia ra. Có khi có thể nói rằng ba mươi phút có thể an trú rất dễ dàng, nhưng mà có lúc không an trú được. Là vì nó có, hoặc là nó còn những cái trạng thái hôn trầm, thùy miên. Còn nếu mà an trú hoàn toàn trong ba mươi phút mà không có niệm nào, không có hôn trầm, thùy miên suốt trong bốn thời: sáng, chiều, tối, khuya. Bốn thời mà con an trú được thì con sẽ gặp Thầy. Gặp Thầy, Thầy sẽ kiểm tra lại, rồi coi sự an trú nó ra sao, Thầy mới cho lên Tứ Niệm Xứ mà tu tập. Ở trên Tứ Niệm Xứ mà tu tập tiến tới, con nhớ chưa?
Tu sinh Minh Điền: Mô Phật. Dạ con nhớ rồi.
Trưởng lão: Nhớ ráng cố gắng mà tập an trú.
Tu sinh Minh Điền: Con đội ơn Thầy.
(35:47) Minh Thiện con.
Muốn nhiếp tâm được mà không có một niệm nào khởi thì con nên tác ý theo từng cái hành động: "Đưa tay ra tôi biết tôi đưa tay ra" thì con đưa ra. "Đưa tay vô tôi biết tôi đưa tay vô" con đưa vô. "Đưa tay ra tôi biết tôi đưa tay ra" con đưa ra. "Đưa tay vô tôi biết tôi đưa tay vô" con đưa vô. Đó là con tác ý dài.
Còn nếu mà con tác ý ngắn thì con, đầu tiên thì con tác ý dài, sau đó thì con tác ý ngắn: "Đưa tay ra tôi biết tôi đưa tay ra" con đưa ra. "Đưa tay vô tôi biết tôi đưa tay vô" con đưa vô.
"Đưa ra!'' đó là ngắn rồi đó con. "Đưa vô!" thì con đưa vô. "Đưa ra!" con đưa ra, "Đưa vô!" con đưa vô. Đó là như vậy mà con đếm năm lần, năm lần đưa ra, đưa vô như vậy thì con lại tác ý dài, rồi con lại tác ý ngắn. Con cứ dẫn hoài, để hoàn toàn cái pháp tác ý và cái cánh tay của con nó nhiếp chặt trong đó, nó không có một niệm nào được xen vô. Con tu tập trong khoảng mười năm phút, con tu nổi không?
Tu sĩ Minh Thiện: Dạ con ráng từ năm phút đến mười năm phút.
Trưởng lão: Ờ, thôi ráng đi! Để cho cái thời gian nó coi như chia ba mươi phút ra làm hai phần thời gian trong ba mươi phút, ráng!
Tu sinh Minh Thiện: Dạ, con để ý mỗi lần như vậy con thấy nó cũng còn, trong mười năm phút thì con tu có năm phút thôi con nghỉ, rồi con tu năm phút, xả năm phút. Con tu nữa cộng như vậy là mười năm phút, chứ con chưa ngồi hết mười năm phút.
Trưởng lão: Vậy được rồi đó, thành ra Thầy thấy con tu như vậy thì được. Nhưng mà nhiếp cho chặt không có niệm gì trong cái cánh tay đưa ra vô trong con hết. Rồi về tu đi con.
Tu sinh Minh Thiện: Dạ, thưa Thầy cho con hỏi là "tôi đưa tay ra" rồi mình đưa ra như vầy phải không Thầy? Dạ, rồi "tôi đưa tay vô" một, dạ con đếm vậy.
Trưởng lão: Rồi, đúng rồi. Đưa ra, đưa- vô đếm một. Đưa ra, đưa vô- đếm hai. Đưa ra, đưa vô- đếm ba. Vậy đúng rồi đó con.
(37:50) Tu sinh Minh Thiện: Con đội ơn Thầy!
Thưa Thầy con có cái vấn đề này, sẵn thì con muốn trình Thầy. Như thế này, đây là cái bức xúc của con, con thấy con nói thôi, con nói với tấm lòng thật. Thì mấy bữa nay trong Tu viện ta có một sư Miến Điện về, thì theo con thấy thì hồi giờ tất cả tu sĩ, cư sĩ các nơi đều đến thì cũng được lên lớp. Thì riêng sư Miến Điện này, thì mấy bữa nay cũng là… tại vì Tuệ Viên, pháp danh Tuệ Viên cũng có lên lớp, và buổi sáng do sư Thiện Tâm đứng lớp. Nhưng mà hình như là con thấy là trong Tu viện mấy sư và mấy cư sĩ có lẽ là, như là con nói thẳng, có vẻ là tỏ ý nghi ngờ vị sư này, không thật lòng gì đó, thì theo ý con là như vậy.
Thì ý con muốn là đạo Phật chúng ta là đạo bình đẳng đối với tất cả mọi sư, đối với tất cả mọi cư sĩ các mọi miền đất nước, về đây đều tu tập, và được gặp Thầy. Nhưng mà con thấy hôm qua, nghĩa là Thầy về, ở bên tổ đường nữ thì không biết lý do gì mà con không thấy vị đó lên, hay là mấy sư trưởng đoàn, hay là bên cư sĩ đoàn không thông báo để cho sư Tuệ Viên được gặp Thầy. Con nghĩ đây là dịp nghĩa là hiếm có để mà gặp Thầy mỗi lần khó lắm! Thì con cũng xin là Thầy gia ân cho mấy sư trưởng đoàn bên cư sĩ có thông báo để cho hay là sư Tuệ Viên được gặp Thầy. Tại vì Thầy bận trăm công ngàn việc, thì không có thể được nghĩa là gặp Thầy thường xuyên. Cho nên ở đây cái phước đức của sư Tuệ Viên. Mà trong khi các tu sĩ và cư sĩ tụ họp tại tổ đường để nghe Thầy giảng pháp, thì sư lủi thủi ngoài có một mình, thì con cảm thấy là áy náy và tội nghiệp quá, xin Thầy hoan hỷ chỉ dạy.
(40:07) Trưởng lão: Không có gì đâu con, đó là một cái duyên thôi con. Tại vì sư chưa đủ duyên thôi, chứ không có gì đâu. Để sư tập sinh hoạt ở trong cái học tập. Để rồi các sư, các Thầy đây cũng đều là lưu ý để rồi giúp đỡ, chứ không có gì. Ở đây hoàn toàn chúng ta tu đều là chúng ta thực hiện tâm từ. Còn cái sự gặp mà Thầy là cái duyên của mấy con gặp để mà Thầy hướng dẫn. Thí dụ bây giờ Thầy có muốn hướng dẫn sư đó tu tới nơi nó cũng không tới đâu, bởi vì cái duyên đó con. Chứ không phải là quý Thầy hay hoặc là mọi người nghi ngại sư cái gì hết đâu, nhưng mà cái duyên nó chưa đủ. Và Thầy cũng biết cái duyên của sư cũng chưa đủ để mà vào trong cái lớp mà chuyên tu của mình.
Mấy con được phước là Thầy cho nếu mà không đủ duyên thì chắc Thầy cho mấy con ở ngoài không, không có vô đó đó, không có vô gặp Thầy đâu. Mà bây giờ có vô đi nữa, cũng nghe Thầy rồi mấy con tu cũng không được đâu! Các con hiểu chưa?
Cho nên vì vậy đó thì con có cái lòng từ vậy thì tốt, nhưng mà tại vì cái trí của con nó còn cạn lắm, con không thấy được cái duyên, cái duyên của nhân quả con, đó là cái duyên.
Cho nên vì vậy mà để cho cái vị sư đó đến học tập để mà sinh hoạt ở trong cái lớp của chúng ta, để rồi khi mà nó thể hiện được cái duyên nó đủ đó, thì chắc chắn là Thầy sẽ kêu tức khắc gặp Thầy. Con khỏi lo, ở đây Thầy đã biết cái người nào có duyên hay không có duyên rồi. Thầy biết ở đây, con không nói Thầy cũng biết nữa, nhưng mà Thầy đã biết hết hà. Cho nên vì vậy đó Thầy biết cái duyên nó chưa đủ. Mà bây giờ có đủ, mà có gặp Thầy, Thầy cũng không hướng dẫn được, mà nó còn nhiều điều nó sẽ còn trở ngại cho mấy con khó tu, con hiểu không?
Cho nên không có gì hết. Tất cả những điều là chúng ta sẽ trọn đầy những cái duyên tu tập thì sẽ gặp Thầy, không có gì đâu. Thầy lúc nào mà bất cứ một cái người nào Thầy cũng vui vẻ mà tiếp nhận để mà hướng dẫn cho người ta tu cho đạt được. Bởi vì là con người sinh ra nó quá khổ mà mấy con, nó quá khổ! Cái người nào cũng mang cái thân tứ đại này, người nào cũng biết khổ, biết khổ mới đi tu.
Từ Đông sang Tây, từ nước này sang nước khác, để đi tìm một cái Chơn Pháp, cái con đường giải thoát, cái người nào cũng vậy. Nhưng mà chưa có đủ duyên, cho nên có nhiều người bây giờ, hiện bây giờ họ cũng muốn tu giải thoát mà chưa có đủ duyên. Cho nên bây giờ họ cũng còn chịu ở trong các cái chùa, các cái nơi, chứ không phải là riêng có sư đó đâu. Mà sư đó còn có duyên còn được về đây đó, chứ còn nếu mà người khác thì chắc chắn cũng chưa có biết ở đây nữa.
(42:39) Còn có người nữa, nghe cái Tu viện này đã sanh cái chướng tâm nữa là khác nữa chứ. Chứ không phải là nó bình thường được hết đâu, khó lắm mấy con. Bởi vì chánh pháp của Phật nó không phải dễ. Cho nên trong cái thời đức Phật còn tại thế mà đức Phật thuyết pháp rất hay, thế mà những người đó họ lại ngồi họ ngủ gục hết ráo, hết trơn. Thì mấy con biết ông Phật đâu phải là, thuyết pháp như là đám mưa vậy, thế mà người ta không duyên, người ta cứ gục tới, gục lui, người ta đâu có nghe. Đó, cho nên nó không duyên.
Cho nên nó có duyên mấy con. Bây giờ thì mình phải biết là Phật pháp thì hữu duyên chứ còn không duyên thì rất khó. Một số người ngồi trước mặt Thầy là những hạt cát đối với tu sĩ của chúng ta, Phật giáo chúng ta bây giờ. Nghĩa là cái lực lượng của Phật giáo, mà tu sĩ chúng ta mà gom lại thì mấy con ngồi trước mặt Thầy như hạt cát ở ngoài cái bãi sa mạc, ít lắm mấy con, không có nhiều. Cho nên cái sức mà người mà theo tu Phật giáo hiện giờ rất đông.
Cho nên mình càng tu được là một ánh đuốc sáng soi đường cho người ta đi mấy con. Bởi vì mấy con tu mà mấy con làm chủ được sự sống chết của mấy con. Theo Thầy mấy con tu bắt đầu từ cái đầu năm nay, mà cuối năm mà mấy con có người chứng đạo thì nó là ánh đuốc sáng đó mấy con. Chánh pháp dựng lại là do cái hành động sống của mấy con tu được, chứ không cái gì khác hơn mấy con.
Thầy bây giờ viết trăm kinh ngàn sách, Thầy có viết, Thầy nói đúng đi nữa mà không có người tu chứng thì cũng chẳng khác nào những kinh sách Đại thừa. Nói thì thôi không biết là bao nhiêu cái tạng kinh Đại thừa nó lớn, nó nhiều như rừng. Mà nhìn lại cái người mà tu để làm chủ được sự sống chết thì không có thì mấy con biết nó cũng không có nghĩa gì nữa hết. Còn kinh sách Thầy bây giờ có viết đi nữa, có hay cách gì đi nữa mà không có người tu chứng thì nó cũng như kinh sách Đại thừa mà thôi.
(44:34) Cho nên mấy con ráng, chính cái hành động sống của mấy con mà làm chủ được, đó là kinh sách sống đó mấy con. Kinh sách sống của Phật đã dựng lại. Cho nên Thầy quan tâm mấy con, rất là nỗ lực để đem hết cái sức của mình, cái kinh nghiệm của mình, cái ngôn ngữ của mình để diễn tả, nói làm sao cho mấy con tiếp nhận cho được, biến ra cái hành động mà tu để được kết quả. Thầy biết khi mấy con nhiếp tâm không được, nó cứ có niệm khởi, là Thầy nghĩ là cái lỗi của mình chưa có dùng được cái ngôn ngữ làm cho mấy con hiểu được cái ý của Thầy nói. Thấy được cái lỗi của Thầy, chứ không phải là không. Nhưng mà cái sức ngôn ngữ thì làm sao mà diễn tả được cái hành động. Nó khó quá, nó khó quá!
Thầy nói nhiếp, thì người hiểu nhiếp vầy, kẻ hiểu nhiếp khác, như vậy là rõ ràng các con hiểu sai khác thì do đó cái sự tu tập nó phải có sự sai khác chứ sao?! Mà cái chỗ mà Thầy hiểu đó, thì Thầy chỉ có diễn tả cho mấy con làm cho nó dính vô, nó dính như lấy keo mà dán cho nó dính.
Còn ông thầy Phước Tồn thì ông nói lấy kim mà may dính vô, thì các con thấy cũng cái hiểu đó chứ, phải không? Nhưng mà Thầy nói Thầy lấy keo Thầy dán vầy, thì thiệt ra thì hai cái miếng giấy mà nó dán như thế này, thì nó thành một miếng, thì nó dính khít như vậy. Còn hai miếng vải mà nhiếp lên, nhiếp xuống vậy, chớ nó chưa có dính khít đâu. Không! Thầy nói thật mà, nó dính thiệt mình lấy ra… Đây bây giờ Thầy nói cái lai này phải không? Với cái này nó dính đây thật, nhưng mà nó còn kẽ hở đây mấy con. Mấy con cứ lấy coi nó còn kẽ hở. Còn Thầy lấy keo Thầy dán coi, nó không còn kẽ hở đâu.
Cho nên cái ý của Thầy nó còn khít hơn là thầy Phước Tồn nữa, có phải không? Cũng là cái diễn tả của Thầy nó giúp cho chúng ta thấy được cái sự chặt chịa rất cao, cho nên Thầy dùng tường đồng vách sắt. Cái vách mà bằng sắt, cái tường bằng đồng thì mấy con thấy nó còn cái kẽ nào nữa không? Không có cái kẽ hở nào! Vậy mình mới gọi là nhiếp tâm.
(46:41) Cho nên muốn hiểu được cái nghĩa nhiếp tâm, Thầy đem hết cái sức mình để diễn tả cho mấy con hiểu. Như vậy thì đó là một cái chất lượng để mà chúng ta tập luyện cho nó thành cái ý thức của chúng ta, nó quen đi để nó không có khởi niệm nữa.
Từ cái một giây của chúng ta làm được cho đến một phút, rồi hai phút, cho đến ba mươi phút mà tập luyện, thì cái ý thức của chúng ta hồi nào tới giờ nó cứ phóng niệm liên tục, liên tục bất tận. Bây giờ nhiếp chặt quá vậy nó quen rồi, cho đến khi kéo dài được ba mươi phút là nó đã quen nó không phóng nữa, chứ không phải nó hết đâu mấy con. Nó không phải hết đâu, nó không phải hết. Nó hết là do cái tâm tham, sân, si của mình nó hết.
Cho nên chúng ta lợi dụng cái chỗ đó, cái chỗ nhiếp được để chúng ta ở trên Tứ Niệm Xứ. Rồi từ cái Tứ Niệm Xứ, nó tự quét những cái tham ưu nó ra, tức là tham, sân, si ra. Dùng cái pháp Tứ Niệm Xứ nó ngầm nó quét ra, chứ không phải là Tứ Chánh Cần mà quán, mà xả. Thầy hiểu từng cái pháp, từng cái cách thức tu như vậy đó mà dẫn dắt cho mấy con, thì bây giờ mà ngồi tu mà có niệm này ra vô thì thôi thôi trở về tu Tứ Chánh Cần để mà…(47:47)
HẾT BĂNG