Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Phật tử
Thời gian: Mùng 4 tết/2003
Thời lượng: [57:23]
Tên cũ: 02-(M4Tet2003)-ThoTamQuyNguGioi
https://thuvienchonnhu.net/audios/20030204-tho-tam-quy-ngu-gioi-giu-gin-than-khau-y-thien.mp3
Trưởng lão: Mình quy y mình như thế nào?
Mình xu hướng mình quy y mấy ông Thầy nào có nổi danh, ông làm chức vụ to của Phật giáo, hoặc là ông là cái người ở trong rừng 5 – 7 năm tu hành như thế này, thế khác mà không biết ông ta, đến chừng đó ông uống rượu nè, ông ăn thịt nè, ông làm những điều mà có thể mấy người phàm phu làm được hết.
Các con có nghe vị Thiền sư thời nhà Trần là ông Trần Tung – Tuệ Trung Thượng Sĩ không? Cái ông đó, ông ăn thịt, uống rượu. Bà chị nói ông, ông nói: “Phật là Phật, em là em, giải thoát là giải thoát, em ăn thịt uống rượu có gì đâu!”. Cái chuyện mà vị Thánh Tăng như vậy có phải là Thánh Tăng không? Không phải đâu! Lấy giới luật mà chúng ta kê ra thì chúng ta thấy vị này không phải là Thánh Tăng, mà là một người còn phàm phu tục tử. Vậy mà đến khi chết ông lại bảo: “Chị hãy chờ em đi”, về phần ông, ông lại nhập diệt, ông chết. Ông nhập thiền nào? Có phải người ta huyền thoại không?
(00:59) Rồi ở bên Trung Hoa thì lại có một vị tu sĩ có thần thông, đó là Tế Điên Hòa Thượng. Ai đọc tới chuyện Tế Điên Hòa Thượng cũng thấy ông này, nhiều cái chuyện ông làm, thế mà sự thật ra ông ăn uống dơ dáy, đủ cách nước miếng, nước mồm vầy ông nuốt, ổng làm đủ cách dơ bẩn. Thế mà một vị Phật thanh tịnh mà như vậy sao?
Ông ăn uống, uống rượu, uống chè giống mọi người tùm lum, tà la hết. Như vậy là đối với cái phạm hạnh, cái đức hạnh của một vị tu sĩ giới luật ở chỗ nào?
Đối với Thầy, đây là ngoại đạo. Ngoại đạo nó tu, nó cũng có thần thông, cũng có phép thuật, nhưng mà sự thật nó có Thánh hạnh không? Nó có giới luật không? Không! Cho nên đối với Thầy không có sợ ba cái người này đâu. Đó thì, Thầy nói thực sự.
Cho nên vì vậy mà chúng ta phải chọn một vị tu sĩ có giới đức hẳn hòi. Phật đã dạy chúng ta 10 giới Sa di, đối với Tăng, với nam thì phải 250 giới Tỳ kheo, đối với Nữ thì phải 348 giới, đâu đó hẳn hòi. Nếu mà ai vi phạm một giới thì người đó chưa phải xứng đáng là Thầy mình, chứ chưa phải nói là nhiều giới. Một giới thôi cũng chưa xứng đáng, huống hồ là bao nhiêu giới của Phật đều là phạm hết, thì thử hỏi có xứng đáng làm Thầy chúng ta không ?
(02:13) Cho nên chọn lấy ông Tăng cho xứng đáng mà làm Thầy của mình, để nương tựa mới gọi là quy y Tam Bảo chứ, mới gọi là quy y Tăng Bảo chứ. Chứ vô tình mà chúng ta đụng ông Thầy nào cũng quy y, đụng ông Thầy nào cũng theo, nói: “Tôi theo đạo Phật, là như vậy sao?”. Thà là đừng theo đạo Phật, theo đạo Phật thì phải chọn cho đúng!
Ở đây đức Phật nói: “Thà là một người tu mà đúng đạo Phật thì đạo Phật còn sống, mà có trăm vạn người tu phạm giới phá giới, giới luật mất thì đạo Phật đã mất”. Cho nên dù có trăm vạn người tu mà phạm giới, phá giới thì đạo Phật vẫn mất. Nó thuộc về đạo Bà La Môn mà mang danh đạo Phật, đau đớn nhất là người ta mạo nhận cái tên như vậy để mà người ta xóa sổ Phật giáo, xóa tên của Phật giáo trên hành tinh này, làm cho Phật giáo không còn nữa, để mang cái tên Phật giáo mà Phật giáo như kiểu này thì làm sao có người làm chủ được sanh, già, bệnh, chết?
(03:06) Hôm nay quy y, thọ Tam Quy – Ngũ Giới, quý Phật tử đã nghe được ba ngôi Tam Bảo: Phật - Pháp - Tăng.
Pháp như thế nào? Pháp ngay liền hiện tại biết ngăn ác, diệt ác đó là pháp của Phật. Pháp mà tu chờ 5 năm, 10 năm, 20 năm hay là nhiều kiếp để mà thành Phật, thì Pháp này là Pháp sai! Pháp của Phật là ngay liền phải có giải thoát thì đó là pháp đúng!
Còn Phật, mà có từ một vị Bồ tát ở trên cõi Trời Đâu Suất mà xuất hiện thì ông Phật này không phải là ông Phật của mình. Ông Phật của cõi Trời Đâu Suất chứ không phải là ông Phật của mình. Bởi vì trên cõi Trời đó có ông Phật đó chứ ở đây không có ông Phật đó. Còn ông Phật ở đây là phải con người của người Ấn Độ ở đây để rút ra những phương pháp, như vậy là ông Phật đúng!
Cho nên bây giờ quý vị đã nghe Thầy giảng về Tam Bảo và Quy y. Nếu thấy đúng với tâm nguyện của mình thì quý vị chắp tay lên trước tượng Phật mà xin rằng: “Con sẽ xin quy y Tam Bảo”. Với Phật Bảo đúng với lịch sử của đức Phật. Chứ không có quy y ông Phật Di Đà ở cõi nào mà bây giờ lịch sử không có, do đó thì cái đó sai! Quy y ngay ông Phật có thật sự ở trên cõi thế gian, ở trên hành tinh của chúng ta. Đó là một.
Hai là Pháp: Pháp nào? Pháp mà ngăn ác diệt ác, sinh thiện tăng trưởng thiện. Pháp mà không làm điều ác luôn làm điều thiện, thì cái pháp đó chúng ta chấp nhận. Và vì vậy thì chúng ta phải nương vào pháp đó mà xin Quy y Pháp đó.
Và ông Tăng nào mà đúng giới luật, bây giờ trước mặt các quý Phật tử không có một vị Tăng đúng giới luật, nhưng tôi sẽ xin quy y với một vị Tăng đúng giới luật. Còn những vị Tăng không có đúng giới luật thì chúng tôi không Quy y.
Thì các vị sẽ chắp tay lên mà hướng về đức Phật mà xin Quy y Tam Bảo. Nếu mà quý vị thấy đúng thì chắp tay lên xin Quy y, mà thấy không đúng thì không ép buộc. Bởi vì đạo Phật không bắt buộc một người nào theo Ngài, mà Ngài chỉ muốn rằng mọi người sống đúng đạo đức không làm khổ mình, khổ người thì người đó đương nhiên là Phật tử, đệ tử của Phật chứ không phải cần quy y.
(5:20) Hôm nay vì mục đích Quy y của trong đạo Phật mà Thầy đại diện cho Phật giáo, cho ba ngôi Tam Bảo, mà đứng ra Quy y. Vậy thì, xét thấy đúng thì các vị chắp tay lên hướng về tượng Phật mà ước nguyện xin Quy y Tam Bảo, thì quý vị chắp tay lên lạy một lạy. Rồi kế đó Thầy sẽ truyền cho năm giới.
Trước khi truyền cho năm giới thì Thầy sẽ giải thích năm giới:
Tức là năm giới là năm cái đức làm người. Một con người mà thiếu đạo đức thì chưa phải là người được, vì nó còn mang bản chất của loài động vật. Cho nên năm giới luật của Phật đối với người cư sĩ là năm đức hạnh của một người cư sĩ.
Giới thứ nhất: Cấm sát sanh hại vật. Đó là cái Đức hiếu sinh, biết thương yêu sự sống. Trước tiên, chúng ta muốn thương yêu mọi vật sống ở trên hành tinh này thì trước tiên chúng ta hãy thương chúng ta, đừng làm khổ cho chúng ta. Đầu tiên mình không thương mình thì còn ai thương mình?
Mình nói: “Tôi thương người này người kia, sự thật chưa chắc đã thương, mình thương mình”. Cho nên có một câu chuyện như thế này để Thầy nhắc lại cho quý Phật tử thấy:
Có bà Hoàng hậu, bà nói với nhà vua: “Bệ hạ có thương thần thiếp không?”
Thì nhà vua mới nói: “Ta rất thương ái khanh. Sao ái khanh lại hỏi vậy?”
Bà hoàng hậu mới trả lời: “Chắc gì bệ hạ thương, nếu mà bệ hạ thương, thần thiếp có lỡ mà lấy một ông quan nào đó thì bệ hạ có chặt đầu thiếp không?”
Thì ông vua không trả lời được.
“Rõ ràng là bệ hạ thương bệ hạ chứ đâu phải là thương thần thiếp, nếu mà thương thần thiếp thì thần thiếp có lấy một ông quan khác thì chắc chắn bệ hạ không bao giờ bắt tội thần thiếp hết”. Vì mình thương người ta mà.
Đúng là, người ta nghĩ rằng mình thương người đó chứ sự thật ra là mình mong người ta trở thành công cụ, cái sự sai bảo của mình thôi. Muốn người ta thuộc về mình, của mình chứ không có để cho người ta có sự tự do gì của người ta hết. Cho nên thật sự ra, đối với đạo Phật nhìn thấy cái thương đó là cái không thương gì cả.
(07:39) Cho nên ở đây trước tiên chúng ta phải biết thương mình. Nhiều khi chúng ta không biết thương mình mà chúng ta làm khổ mình rất nhiều!
Ví dụ như có người khác, họ nói lời nặng nhẹ với mình thì mình tức giận lên. Thì đó là mình đâu có thương mình. Vợ con có nói một lời nói nào đó, nghĩa là lời nói đó mình chưa có xét nhưng mình nghe trái ý mình là mình tức giận lên liền. Tức ngay vợ con mình liền, chứ chưa nói là cái gì. Đó là thấy mình có thương mình không? Nếu thương, tại sao mình làm cho mình khổ như vậy? Tức giận là khổ chứ đâu phải không khổ sao? Đó, cái đó là cái mình không thương mình!
Cho nên đạo Phật dạy chúng ta không làm khổ mình, khổ người. Tức là dạy chúng ta thương mình, thương người. Thương người thì mình có chửi người ta không? Chắc chắn không chửi.
Ví dụ như bây giờ đặt thành vấn đề, mình có một người vợ, người vợ mình đi lấy một người nào đó. Mà mình thương vợ mình thì mình có mắng chửi nó không? Chắc chắn là không có mắng chửi nữa. Vậy thì mình muốn vợ mình như thế nào cho nó chung thủy với nhau? Thì mình phải dùng những lời nói ôn tồn. Nếu nó nghe thì đó là nó có cái nhân duyên tốt, mà nếu nó không nghe thì mình phải thương xót nó, đừng có làm cho nó khổ. Mà mình cũng đừng có vì chuyện đó mà mình bực tức lên rồi mình làm cái này, làm cái kia, mình đập nhà đập cửa, rồi mình làm đủ thứ cho nó càng khổ thêm! Thì chuyện đó người ta gọi là ghen tuông. Chứ sự thật ra thì cái này là do cái thương không đúng chỗ. Thương không đúng chỗ tức là như hạt lúa mà cái đuôi, mà mình bốc nó không đúng chỗ cho nên nó bị xóc vào tay. Thương mà thương không đúng chỗ.
(09:17) Cho nên nhiều khi chúng ta chưa có học đạo đức nhân quả, cho nên chúng ta không rành về góc độ này. Nhưng ở đây, Thầy chỉ giảng cho chúng ta biết rằng lòng hiếu sinh thương yêu, thì cái sự thương yêu đầu tiên là phải thương yêu mình; rồi kế đó thương yêu người khác; rồi kế đó chúng ta mới thương yêu loài động vật; rồi kế đó nữa chúng ta mới yêu thương tất cả những sự sống trên hành tinh này, như: cỏ cây, rong rêu,… Tất cả mọi loài có sự sống là chúng ta thương yêu.
Trường hợp đặc biệt chúng ta mới chịu vì sự sống của chúng ta. Chúng ta mới chịu ăn những thực phẩm thực vật. Còn động vật thì chúng ta thấy nó rên la mỗi khi mình giết nó, nó giãy giụa. Còn với thực vật thì không thấy sự rên la cho nên chúng ta cố gắng ăn, chứ chúng ta biết nó cũng muốn sống chứ không phải nó muốn chết. Nhưng vì không ăn nó là chúng ta phải chết, môi trường sống mà, nó phải có sự cung cấp cho sự sống nhau.
Đó thì cái lòng hiếu sinh của chúng ta là đầu tiên mà chúng ta đi vào học đạo, thì người cư sĩ chúng ta nên mình thương mình và thương những người trước tiên, rồi kế đó là chúng ta tập dần chúng ta thương những loài động vật, những con vật khác, để chúng ta tránh đi những sự đau khổ do mình gây ra cho người, cho vật. Đầu tiên là cái Đức hiếu sinh. Đức là cái thứ Nhất mà người cư sĩ chúng ta cần phải tập.
Bây giờ chúng ta chưa ăn chay được thì chúng ta cố gắng ăn chay. Bây giờ chúng ta chưa ăn chay được thì chúng ta đừng cầm cây dao trực tiếp mà đập đầu con cá, cắt cổ con gà mà hãy mua những vật người ta làm sẵn đi, để chúng ta tránh bớt cái bàn tay vấy máu của chúng ta đối với cái loài vật, loài vật đang giãy giụa trên bàn tay của chúng ta. Chúng ta tránh những sự đau khổ đó. Đó là điều đầu tiên của chúng ta cần tập - đức hiếu sinh, lòng yêu thương sự sống.
(11:08) Giới thứ hai: Trong giới cấm là không gian tham trộm cắp. Đức đó là Đức buông xả. Bởi vì hầu như chúng ta không buông xả. Mỗi mỗi cái gì chúng ta huân vào, chúng ta cho đó là của mình, cho nên cái gì cũng đem vào mình, vào mình hết. Cuối cùng nó bị mất mát, nó bị hư hao thì chúng ta buồn khổ. Do chấp dính vật chất như vậy làm chúng ta buồn khổ. Cho nên đức Phật dạy chúng ta có Đức buông xả.
Như hồi sáng Thầy đã nói: Có buông xả nhưng lại có Cần lao. Nghĩa là chúng ta không ăn bám vào người khác, chúng ta không phải là cây chùm gửi để nhờ tựa vào người khác, mà chúng ta cũng cần lao. Khi cần lao chúng ta thừa, chúng ta lại giúp những người bất hạnh trong xã hội, an ủi đời sống của họ. Đó là buông xả để không dính mắc vật chất, buông xả để không dính mắc tiền bạc. Dù chúng ta có mất 1 triệu, 2 triệu, 5 triệu, 10 triệu, chúng ta vẫn thản nhiên, không vì cái sự mất mát đó mà làm chúng ta đau khổ. Cho nên Đức buông xả giúp cho chúng ta thanh thản trong cuộc sống của chúng ta.
Như vậy là chúng ta phải học được đức buông xả nhưng phải siêng năng, cần lao làm việc chứ không phải buông xả mà bỏ đời tiêu cực, yếm thế là không đúng!
(12:15) Giới thứ ba: Là giới cấm không tà dâm. Tà dâm có nghĩa là có vợ, có con rồi mà đi lấy vợ con người khác hoặc lấy người đàn bà khác, mình ngoại tình như vậy thì giới cấm này cái đức của nó là Đức chung thủy. Sống có tình, có nghĩa với nhau, đừng có làm một cái chuyện mà trái tình trái nghĩa, phải biết chung lưng đấu cật sống với nhau, chia sẻ ngọt bùi nhau trong cuộc sống. Đó là cái đức chung thủy, lòng hiếu nghĩa, có nghĩa có tình với nhau. Thì cái đó mới đúng cái nghĩa của nó.
Đó là chúng ta phải học tu những cái điều này, có vợ, có chồng con rồi thì đừng gian díu với người khác, làm cho gia đình mình tan nát, làm cho gia đình người khác tan nát. Do cái tâm dâm dục của mình mà sinh ra những điều làm cho mình đau khổ, người khác đau khổ. Cho nên chúng ta cố gắng giữ gìn cái Đức chung thủy này thì nó sẽ đem đến hạnh phúc cho người cư sĩ.
(13:15) Giới thứ tư: Cấm không nói dối. Tức là Đức thành thật, người nói thành thật là người sẽ được nhiều uy tín, người ta tin tưởng. Cho nên thí dụ như Thầy tu được cái gì thì Thầy dạy cái nấy, mà Thầy tu chưa được thì đừng có dạy người ta tu bằng cách này, bằng cách khác. Tức là cái nói láo, nghe người khác rồi lại nói.
Cho nên mình nói dối thì tức là nó sẽ không tốt cho mình mất uy tín, làm cho lời nói của mình nó không hay. Và đồng thời mình chê người ta mà chê không đúng cũng là nói dối, mình khen người ta mà khen không đúng cũng là nói dối. Khen mà không đúng tức là nịnh bợ, không nói đúng. Mình vu khống, mình vu oan, mình nói xấu, mình nói lật ngược, lật lọng thì đều là những người nói dối. Bởi vì trong bốn điều khẩu nghiệp của mình thì nó thuộc về vọng ngữ, thuộc về nói dối. Cho nên chúng ta khéo léo, dè dặt, cẩn thận. Thì cái đức đó là Đức thành thật, có nói có, không nói không, thấy nói thấy, không thấy nói không thấy. Đâu ra đó hẳn hòi, thì đó là thành thật.
Nếu mà mình nói ra một lời thành thật mà làm hại người, thì nhớ rằng không nên nói, nên im lặng như Thánh! Ai nói gì cạy răng cũng không nói, bị vì nói ra làm cho người ta khổ thì nhất định không nói, đó là cái im lặng. Chứ đừng có dối quanh, thiếu đức thì không được.
(14:36) Cho nên do sự làm thinh của mình, cũng gây nhiều cái sự trở ngại rất lớn! Như ngày xưa đức Phật ngồi dưới cội cây tu hành, thì nhà vua đuổi con nai chạy ngang qua. Thì khi mà đến ngang đức Phật đang ngồi tu thì mới hỏi đức Phật: “Ông có thấy con nai chạy qua đây không?”. Thì ông Phật biết rằng: Hễ mình nói có là chỉ cho nhà vua giết con nai, thì mình mang tội sát sanh. Mà hễ nói không, nói láo thì mang tội vọng ngữ. Cho nên lúc bây giờ ông Phật không có trả lời mà làm thinh. Làm thinh thì nhà vua lại bực tức, ông này khi dễ mình như thế nào mà mình hỏi ông không trả lời. Cho nên nhà vua mới tức giận, mới làm cho người ta sân lên, người ta chặt tay ổng, người ta móc mắt ông. Cuối cùng thì nhà vua móc mắt, chặt tay ông thì hối hận mới nói: “Tôi chặt tay, móc mắt ông, ông có giận tôi không?”, thì vị tu sĩ đó mới nói: “Tôi không có giận, nếu mà tôi giận thì mắt tai của tôi sẽ không ráp lại được, mà nếu tôi không giận thì mắt tai của tôi sẽ ráp lại được”. Thì từ đó tai ông, mắt ông nó sẽ ráp lại, nó lành y như cũ. Thì cái hiện tượng mà xảy ra như vậy có thật hay không?
Đây là những câu chuyện huyền thoại để nói rằng chúng ta sử dụng thần thông để nhiếp phục vị vua này. Rõ ràng lúc bấy giờ, đức Phật dùng thần thông để nhiếp phục, để làm cho vị vua này sợ hãi mà quy phục để quy y Phật, Pháp, Tăng. Thì cái này không đúng.
Nếu ông Phật Thích Ca mà dạy điều này là đem những thần thông, ảo thuật này mà gạt người ta để theo đạo mình. Thì như vậy là không đúng! Ông ta đến với đạo Phật là mục đích ông đến với đạo đức để mà được giải thoát khỏi sanh, già, bệnh, chết. Chứ không có đến với mục đích là mai mốt người ta chặt tay, mình biến hóa nó lành lại; mai mốt người ta có móc mắt mình thì mắt mình nó lành lại; hoặc là có súng bắn, bắn rồi cái bắt đầu lành lại. Người ta làm vua mà, nếu mà có điều kiện nó hay như vậy thì người ta đi đánh giặc chứ gì? Súng bắn, dao đâm người ta không chết, thì người ta đánh, người ta giết biết bao nhiêu người không? Cho nên ông vua thì ổng ham thần thông đó chứ. Do đó, cái đó là một cái tai họa rất lớn chứ không phải là tốt đẹp cho con người trên hành tinh sống này đâu!
Cho nên những điều kiện mà đức Phật nhiếp phục cho nhà vua mà để trở thành đệ tử của mình; không ngờ ông vua này, ông thấy ông khoái thần thông đó quá, ông mới theo cầu Phật để dạy cho ông, dạy được ông về đi đánh giặc cho mà xem. Có ai bắn ông bị chết đâu? Có ai chặt đầu ông được đâu? Chặt cái đầu ông văng ra, cái ông nối lại liền. Như vậy rõ ràng là học theo pháp Phật để đi giết giặc chứ làm gì? Đó là cái sai!
Cho nên rất nhiều câu chuyện ở trong Phật giáo mà chúng ta xét ra thì nó không đúng Phật giáo. Người ta huyền thoại, người ta đặt điều ra những điều người ta ca ngợi không đúng cách. Người ta ca ngợi không đúng cách, tức là người ta phỉ báng Phật giáo.
Thì hôm nay, Thầy nói ra để thấy một sự thật hiển nhiên, để chúng ta thấy rất rõ ràng.
(17:38) Giới thứ năm: Là cấm không uống rượu. Giới cấm không uống rượu là Đức minh mẫn, sáng suốt. Vì tất cả những chất độc đó, nó sẽ đem đến làm cơ thể chúng ta bệnh tật, đau khổ! Và đồng thời nó say sưa, nó kích thích thần kinh, nó làm căng thẳng thần kinh chúng ta, cho nên nó gọi là hưng phấn. Cho nên người say rượu họ nói một lời, nói đi nói lại, lè nhè, lè nhè nói hoài. Nó làm cho cơ thể của họ bước tới một bước nó lui lại hai bước, đi tới ngã tới ngã lui, thì nó không còn vững vàng ở chỗ nào hết. Đó chúng ta đã thấy những người say rượu.
Và đồng thời họ không còn tỉnh táo cho nên họ về nhà họ chửi vợ, mắng con họ. Nó kích thích những cái gì bực tức ở trong lòng của họ đó, bắt đầu họ nhớ lại hết, rồi họ chửi vợ, chửi con họ. Rồi chòm xóm họ cái người nào mà làm cái gì họ bực tức, kích thích cơn giận nó làm cho họ bực tức lên. Họ lại nhà ông đó, họ uống ba chén rượu rồi họ chửi mắng người ta tan nát hết trơn, hết trọi. Đó là rượu nó độc đến mức độ như vậy. Nó làm cho chúng ta không còn tỉnh táo, không còn trở thành một người hiền lành, ôn hòa, có những lời nói nhẹ nhàng, ôn tồn.
Đó thì năm đức hạnh như trên Thầy đã nói: Đức hiếu sinh, Đức buông xả, Đức chung thủy, Đức thành thật và Đức minh mẫn. Năm cái đức này, nó xây dựng cho con người có một nền tảng đạo đức rất là đạo đức! Làm cho chúng ta sống hạnh phúc, an vui; làm cho chúng ta có một cuộc sống hài hòa với mọi sự sống khác. Chỉ có năm điều kiện này mà thôi. Nhưng mà hầu hết là khi mà chúng ta thọ năm giới rồi thì không phải bắt buộc chúng ta phải ngay liền bây giờ mà làm được. Bởi vì năm điều kiện, tức là năm cái đức hạnh này tuy vậy rất khó, chứ không phải dễ! Cho nên chúng ta cố gắng khắc phục, chế ngự mình để giữ gìn lần lượt sẽ đạt được.
Và hôm nay khi mà chúng ta chắp tay lên để xin thọ năm giới này, chúng ta cũng nên nói rõ ràng: “Con sẽ lần lượt, con sẽ khắc phục mình để giữ gìn trọn vẹn năm giới”. Chứ mình nói ờ: “Bây giờ tôi xin hứa tôi quy y thọ năm giới này”, thì chắc chắn là mình thọ mình không giữ trọn vẹn đâu. Cho nên vì vậy mình phải hứa, mình phải cố gắng mình tập; mình khắc phục, mình tập cho được năm giới này.
(19:56) Đó thì, hôm nay Thầy nói như vậy để thấy rằng chúng ta sẽ cố gắng mà khắc phục, khắc phục lần lần cho chúng ta hoàn toàn thanh tịnh được năm giới. Thì khi mà hoàn toàn thanh tịnh năm giới rồi thì quý Phật tử sẽ thấy mình sống được an ổn, rất là an ổn!
Cho nên, tuy rằng đạo Phật có những điều kiện đưa ra nói cấm, chứ sự thật ra đó là cái đức của chúng ta chứ không phải cấm chúng ta. Đạo Phật không bắt buộc ai hết, mình thấy có ích lợi cho mình thì mình hãy nỗ lực mình giữ gìn, mình tu tập, mình khắc phục mình, mình nhiếp phục tâm mình để giữ cho trọn vẹn, để cho mình được giải thoát, cho mình được hạnh phúc và an vui chân thật.
Chứ nhiều khi cuộc đời chúng ta tìm thấy hạnh phúc tưởng là nó thật, nhưng mà khi đến gần nó là một sự đau khổ chứ không hơn. Bản chất của cuộc đời là nó có nhiều đau khổ! Chúng ta đạt được cái gì mà chúng ta muốn thì nó đòi hỏi ở chúng ta phải biết bao nhiêu công sức, biết bao nhiêu mồ hôi nước mắt, để rồi chúng ta mới đạt được. Nhiều khi đạt được mà trong tâm của chúng ta nó nơm nớp lo sợ, bởi vì trong đó nó có ác pháp, nó có gian xảo. Do đó, nó sợ ở tù, nó sợ người ta phát giác ra được những điều mình làm ra được cái này, mà trái lại nó có những sự gian xảo trong đó.
(21:10) Cho nên ở đây năm giới này, năm đức này nó kiềm giữ cho chúng ta, ra ngoài những nỗi đau khổ đó. Nó làm cho chúng ta thoát ra được sự đau khổ đó, cho nên nó không còn đau khổ nữa. Vậy Thầy mong quý Phật tử suy tư thấy nó là những lối sống, là một cái phương pháp sống tốt đẹp cho đời sống của mình, thì hãy chắp tay lên trước Phật xin thọ năm giới, xin thọ năm đức này. Các Phật tử chắp tay lên mà xin thọ năm giới.
Các con đảnh lễ xong rồi, ngồi xuống đi con. Ở đây Thầy sẽ trao cho mấy cái điệp phái quy y cho mấy con, sau này mỗi người Thầy có đặt một pháp danh, cố gắng mà giữ gìn cho trọn vẹn được những giới luật, những điều mà Phật đã dạy để đem lại sự an vui, hạnh phúc cho chính mình. Rồi có duyên lần lượt mình sẽ trả những nhân quả, rồi có duyên mình cố gắng mình tu tập kế tiếp. Và các con cũng nên nhớ rằng khi mình thọ Tam Quy – Ngũ Giới rồi, thì hàng tháng mình cố gắng mình dành ra một ngày mình thọ Bát Quan Trai. Mình học tám giới cho người cư sĩ, để mình sống được cái hạnh, để mình gieo cái duyên sau này nó trở thành người tu hành. Trong kiếp này nếu mà không được trở thành tu sĩ thì kiếp sau mình cũng còn cái duyên mình trở thành tu sĩ. Mà trong cái kiếp này nó đủ duyên, thì cái hoàn cảnh mình nó thuận tiện thì mình sẽ xin xuất gia. Mình sẽ xin vào một cái thất, mình nỗ lực mình sống đúng những phạm hạnh của người tu sĩ thì chắc chắn là con đường giải thoát nó sẽ đến trong kiếp này của chúng ta.
(22:55) Bây giờ Thầy trả lời cho một người đã gửi cho Thầy cái tập sách này. Về dự định của con ở trong bức thư này, Thầy thấy đó là điều rất đúng đắn, cố gắng thực hiện cái dự định đó, là báo hiếu cha mẹ của mình cho trọn vẹn. Và đồng thời có những điều gì trong sự tu tập theo “Đường Về Xứ Phật” trong giáo pháp Thầy đã dạy, gặp cái gì khó khăn, cái trạng thái tưởng nào đó thì hãy viết thư. Nếu mà gấp thì hãy gọi điện thoại vào, thì Thầy sẽ trả lời. Dù bất cứ nơi đâu, mà khi Thầy được cô Diệu Quang ở đây cho biết, Thầy sẵn sàng trả lời cho con. Cho nên yên tâm mà tu tập, yên tâm mà làm cho tròn bổn phận của một người con hiếu ở trong gia đình, để giúp đỡ cha mẹ trong lúc tuổi già. Như vậy là Thầy thấy rất là tiện lợi, cho nên hãy cố gắng mà nỗ lực tu tập!
(23:54) Còn đây là về phần có bức thư này của một người hỏi Thầy: Là về phần như con gà, con vịt mà kêu đi cắt cổ, thì có thể không có cắt cổ con gà, vịt. Nhưng mà vì làm nông nghiệp, cho nên sâu rầy bọ thì phải làm sao bây giờ? Muốn bảo vệ mùa màng để có hạt lúa ăn, muốn bảo vệ những cây cải cho mình có ăn thì mình phải dùng những thuốc độc để xịt sâu rầy bọ để bảo vệ được mùa màng, thực phẩm để cho mình có mà ăn. Vậy thì con sẽ dùng những thuốc độc đó để mà diệt sâu rầy, thì con có tội hay không đó?
Ở đây, Thầy xin trả lời chung cho thấy rằng. Bởi vì ở trong môi trường sống của chúng ta, nó có những sự ô nhiễm. Từ cái từ trường ô nhiễm đó nó hợp, nó hóa sanh ra các loài động vật mà độc hơn, dữ hơn để phá hoại mùa màng của chúng ta. Như hiện giờ, mà chúng ta trồng những cây lúa của ngày xưa thì chúng ta sẽ bị sâu rầy phá sạch, nó không thể nào chúng ta còn có hạt lúa mà ăn. Cho nên chúng ta phải có những loại lúa nó đề kháng, nó chống lại sâu rầy. Đó là cái thứ nhất.
Thứ hai là những thuốc để diệt những loại sâu rầy. Ở đây chúng ta phải công tâm, đứng ở trên nhân quả mà không thấy. Bởi vì những nhân quả này do từ con người và những loài vật, nó sẽ tạo ra cái từ trường ác đó, cho nên nó phải sản sinh ra những cái loài vật ác đó. Chẳng hạn, bây giờ chúng ta không phun những thuốc rầy độc thì nó làm sao trong không gian chúng ta có chất độc? Chúng ta ăn ở vệ sinh sạch sẽ, đừng có xả rác bừa bãi, đừng có để rác mục mưa gió nó ẩm, rồi nó bốc lên nó thành cái hơi độc nó làm ô nhiễm môi trường. Chúng ta giữ gìn vệ sinh thì môi trường của chúng ta trong sạch. Nó cũng đỡ đi.
Còn đằng này rác rến quăng tùm lum tà la, nào bọc ni lông, giấy gì đủ thứ; thứ dơ, thứ sạch gì cũng quăng. Đống rác lâu ngày, khô thì nó bay bụi; mà ẩm ướt thì nó ra cái chất nhớt, nó ngấm vào nước uống của chúng ta, nó làm cho ô nhiễm. Từ đó, cho nên hiện giờ chúng ta làm nông nghiệp, thì nó rất là khó khăn vì cái nạn sâu rầy. Và đất của chúng ta lâu ngày nó đã bạc màu, cho nên chúng ta phải bón nhiều loại phân, thậm chí như chúng ta còn bón những loại phân rất là ác độc, đó là phân cá, phân mắm. Nghĩa là người ta xuống sông người ta chài cá lên ăn không hết rồi, người ta đem bỏ cái loại đó rồi người ta ủ thành phân người ta đem bán, để làm cho súc vật ăn hoặc là để rải xuống cây để cho cây ăn. Cái tâm của chúng ta quá ác! Cho nên cái từ trường đó nó sinh ra.
(26:37) Bây giờ, chúng ta ngăn dừng những cái ác mà không giết sâu rầy, sâu rầy nó do cái ác, cái độc ác mà nó sinh ra những sâu rầy. Ngày xưa người ta làm ruộng nó ít, nó không có sâu rầy nhiều như bây giờ. Còn bây giờ nó quá nhiều! Cho nên nó diệt sự sống của chúng ta rất dễ dàng.
Do đó bây giờ chúng ta phải nhìn qua nhân quả, thứ nhất là chúng ta phải sống thiện, sống thiện trên cái mặt thiện như thế nào? Nghĩa là từ con người này đối xử với con người kia đừng có quá ác, đừng có bon chen mà chà đạp lên nhau trong sự sống, tranh với nhau mà giết nhau trong sự sống. Thứ nhất là chúng ta con người phải đối xử con người.
Cái thứ hai là những con vật lớn như gà, con vịt, con tôm, con cá thì chúng ta phải giảm bớt sự ăn thịt chúng đi, nó sẽ giảm bớt. Thì khi mà chúng ta giảm bớt đi thì cái loài mà phá hoại thực phẩm của chúng ta, nó sẽ bị giảm bớt liền. Vì chúng ta tăng cường cái sự ăn uống giống như vậy, thì nó tăng cường cái từ trường ác. Do đó những cái loài vật ác, thì nó phải có những từ trường độc. Cái từ trường độc đó, nó sẽ sinh ra những loài sâu độc, loài rầy độc nó kháng tất cả những cái loại thuốc độc. Cho nên từ đó nó phá hoại mùa màng của chúng ta rất dễ!
Do đó mà chúng ta càng tăng lên sự giết hại sâu, rầy, bọ bằng cái chất thuốc độc thì nó làm cái môi trường, và rau cải của chúng ta nó có những cái chất độc. Thành ra nó gây ra cho chúng ta nhiều đau khổ! Do cái sự ở, ăn đầu tiên của chúng ta là thiếu cái hành động thiện.
Vì vậy bây giờ chúng ta muốn bảo vệ, thì chúng ta phải thấy rằng loài sâu rầy này là do cái nhân của chúng ta làm ác mà nó sinh ra. Cái nhân làm ác của chúng ta mà nó sinh ra những cái loài vật này, cho nên nó phải trả nhân quả của nó, bằng cách để bây giờ chúng ta phun thuốc rầy vào những loài vật này, loài côn trùng này, nó sẽ bị giết nó chết đi, nó mới bảo vệ được mùa màng. Thì rõ ràng do từ hành động của chúng ta, từ cái chỗ chúng ta làm lưu xuất ra những hành động ác của chúng ta, mà tạo cho cái môi trường sống của chúng ta, cái gen này nó hợp lại thành ra những loài côn trùng độc.
(28:38) Từ đó chúng ta phải đi tìm nguyên nhân, chứ không phải là ngay đó mà chúng ta nói: “Ờ, bây giờ tôi không xịt thuốc rầy”. Mà mình không xịt thuốc rầy ngay liền bây giờ thì mình lấy cái gì mà sống nè? Gạo không có nè, thực phẩm không có nè, thì mình lấy gì mình sống nè?
Cho nên ngay từ bây giờ mặc dù tôi cái mặt này là tôi phải diệt những loài động vật ác này. Tại vì nó đến xâm chiếm đám lúa tôi, tôi trồng đám lúa chứ nó có trồng đâu mà nó lại ăn, đó là mình lý luận mà. Bây giờ nhà tôi như thế này mà người ta xách gươm, xách đao, xách súng đến, người ta cướp cái nhà tôi thì bắt buộc tôi phải chống lại hà.
Bây giờ đặt thành vấn đề như cái chùa của Thầy đây làm bằng tầm vông, trúc tre, mối nó lên nó ăn đi. Mà Thầy cất nhà chứ đâu phải tụi mối này nó cất lên mà nó ăn, phải không? Cho nên Thầy phải có sự bảo vệ chứ, cái tội của nó là tội ăn cướp, tội lại nhà người ta cướp nhà người ta.
Cho nên vì vậy mùa màng Thầy trồng, mình phải suy tư bằng chánh kiến của mình mà. Ví dụ như bây giờ con gà mình nuôi nó để mình ăn thịt, thì mình bắt nó mình ăn thịt. Mà trong lúc đó mình nói: “Nhân dưỡng vật, vật dưỡng nhân”, mình nuôi nó mình ăn thịt. Nhưng mà sự thật ra khi mình bắt con gà, mình thấy nó giãy giụa, nó đau đớn. Phải không? Nó có sự đau đớn!
Nhưng mà nó đâu có lại nó xâm chiếm, nó đâu có mượn mình nuôi nó đâu. Nhưng mình muốn ăn thịt nó, mình mới đi tìm, đi kiếm rồi mình mới đem về. Nó ở trong rừng ở đâu đó mình mới đem về mình thuần hóa, làm súc vật ở trong nhà của mình mình nuôi, để rồi mình muốn bắt hồi nào đó mình bắt, sự thật ra nó đâu có muốn ở trong nhà mình đâu, nó đâu có muốn mình nuôi. Mình phải hiểu, từ con gà rừng mình mới đem nó về mình mới lai giống làm cho nó trở thành con gà ăn thịt nhà của mình…
Từ con cá mà ở ngoài biển, ngoài sông thì mình đem nó vô trong hồ ao mình nuôi, mình cho nó ăn rồi bây giờ mình bắt nó làm thịt. Thì sự thật ra nó có muốn ở trong hồ ao mình không? Nó muốn ở ngoài biển, ngoài sông chứ! Đó là những điều kiện từ cái chỗ ác của mình mà mình phải thấy được hành động đó.
Và đồng thời, khi mà lương tâm của mình khi bắt một con cá thấy nó giãy giụa, khi cầm cây dao đập nó, nó đau đớn nó giãy giụa, con gà nó la, nó hét, nó kêu. Tất cả mọi con vật mình thấy trước sự đau đớn đó, thì mình xét mình thấy sự đau khổ, thì mình không nỡ ăn thịt nó, chứ nó làm sao mà chống lại mình được?!
Do tình cảm, suy nghĩ của mình, nó làm cho mình không nỡ tâm mà thôi. Người nào mà nỡ tâm ăn thịt chúng thì cứ ăn, không ai rầy, pháp luật đâu có bắt tội mình. Trừ ra mình cầm dao, mình giết người thì người ta bắt tội mình, chứ còn mình giết con gà không ai bắt tội mình hết. Nhưng vì lương tâm của chúng ta thấy sự đau khổ đó. Và suy tư lại mình mình có sự đau khổ, bởi vì mình nuốt miếng thịt đau khổ đó chắc chắn là vài hôm mình cũng gặp sự đau khổ, bệnh tật hoặc tai nạn nó đến với mình.
(31:29) Còn những cái loài côn trùng mà phá hoại là như hồi nãy Thầy nói, là từ môi trường ác nghiệp của chúng ta, do cái sự ác nghiệp của chúng ta mà thải ra những từ trường; cái môi trường sống của chúng ta, nó ô nhiễm, nó thành những bầu không khí rất độc hại! Do đó nó mới hợp duyên, nó sinh ra những loài côn trùng nhiều như vậy.
Do đó, bây giờ muốn bảo vệ sự sống của chúng ta, buộc lòng chúng ta phải cầm bình xịt thuốc rầy chúng ta diệt chúng, nhưng tâm chúng ta bồi hồi nghĩ rằng mình phải cố gắng mình sống thiện, để cho bầu không khí của mình, cái môi trường của mình càng ngày nó càng thiện hơn, nó không sinh loài độc dữ này. Vì vậy mà cái tâm nguyện của chúng ta nó quyết định. Tuy rằng bây giờ bảo vệ mùa màng cho sự sống mình hiện tại, nhưng cái tâm nguyện của mình rất thiện. Từ đó cái môi trường sống của mình nó sẽ sinh ra những thứ thiện, do đó những loài côn trùng này tự nhiên nó không còn nữa. Nó không còn nữa, chứ ngay liền bây giờ mà chúng ta ngưng không thèm xịt nó thì ruộng lúa chúng ta không còn một hạt mà ăn. Bây giờ chúng ta vẫn giữ gìn để bảo vệ mùa màng của chúng ta, coi như nó là bọn ăn cướp, nó đến cướp giật của mình, do đó mình bảo vệ, chứ mình không đi tìm lại ngay nó mà mình diệt.
Do đó, mình có tư duy suy nghĩ để làm cho tâm mình nó không có hối hận, nó không có khổ đau. Vì vậy cho nên từ đây về sau mỗi lần mình thấy một con rầy, một con sâu mà nó bị chết nó cũng giãy giụa, nó cũng đau khổ thật, nhưng mà vì sự sống của mình không lẽ là mình phải dừng bước cho nó ăn thì lấy gì mà sống, cho nên diệt nó.
(32:58) Cho nên từ đây về sau, mình đừng có giận dữ, mình đừng có làm những điều ác, mình đừng có chửi mắng người ta. Những cái lời nói này, nó sẽ thành ra cái môi trường sống khắc nghiệt, sanh ra những cái loài độc dữ này. Mình phải hiểu biết nguyên nhân của nó từ đâu mà sinh ra cái loài này.
Cho nên từ đó mình cố gắng, mình khắc phục. Nghĩa là thiên thời, địa lợi hay hoặc mưa thuận, gió hòa đều là do sự sống của chúng ta chứ không phải thiên nhiên tự nhiên nó thuận hòa được, mà mình sống hiền lành, sống an ổn. Cho nên ngày xưa chúng ta nghe lịch sử Trung Hoa nói trong thời vua Nghiêu Thuấn: “Lấy đức trị dân, cho nên mưa thuận gió hòa”. Phải không?
Mình nói, bây giờ mình không có thấy đạo đức được, mình không biết đạo đức như thế nào mà nhà vua trị. Còn bây giờ đúng là pháp luật người ta có đặt ra, nhưng mà tại sao mọi người vẫn vi phạm không chịu nghe lời? Cũng như bảo rằng: Bây giờ lái xe phải cẩn thận, phải có bằng cấp, bằng giấy đàng hoàng. Mà mình thì chưa có giấy gì cũng chạy đại; rồi có giấy phép lái xe được rồi, chạy lại chạy quá tốc độ nữa, gây ra biết bao nhiêu sự tai nạn đó. Mà mỗi lần mình làm sai như vậy, từ trường của mình lại phóng ra những cái ác đó, chứ đâu phải khi không mà nó có được.
Cho nên môi trường sống của chúng ta trong bầu không gian này nó thải ra biết bao nhiêu cái ác. Do đó bây giờ chúng ta gánh chịu là do mình làm, chứ đâu phải là trời nào làm hay đất nào làm đâu. Mà chính mình!
(34:29) Đó thì các con thấy, bây giờ trả lời câu này thì ngay giờ mùa màng phải giữ gìn, phải phun thuốc rầy, không có ngại. Nhưng mà điều kiện là từ đây về sau chúng ta sống đối xử nhau và chúng ta biết chia sẻ nhau từng hạt cơm manh áo, chúng ta biết thương yêu nhau, đừng dùng lời nói mắng chửi nhau, thì lần lượt cái loài côn trùng mà phá hoại mùa màng này sẽ không còn có nữa.
Thầy bảo đảm với các con cứ sống đi, nghĩa là mình mà sống biết thương nhau, biết đùm bọc lẫn nhau, đừng có chà đạp lên nhau vì miếng ăn, manh áo; đừng có vì tiền bạc mà phải sống cuộc sống biết thương mọi người với nhau, thương mình thương người, thì mưa sẽ thuận, gió sẽ hòa, sâu rầy sẽ không còn có nữa. Đó thì nhớ những lời Thầy nói mà làm đúng đi!
Cho nên chúng ta thấy bây giờ khoa học nhiều, chế ra những cái loại diệt côn trùng nhiều, mà bây giờ côn trùng lại nhiều hơn, phá hoại mùa màng của chúng ta lại cay nghiệt hơn, làm cho mùa màng của chúng ta rất khó khăn mà thành tựu!
Bây giờ Thầy trả lời cho người hỏi câu này. Còn ở đây có mấy câu hỏi lận, nó rất nhiều. Mà bây giờ mấy con phải về sớm, phải không? Hay là để Thầy trả lời hết? Để Thầy trả lời hết, phải không?
(35:49) Câu hỏi 1: Kính xin Thầy giảng cho con hai câu hỏi. Làm thế nào để tâm chúng con hằng được an trú mọi lúc mọi nơi? Phải chăng là chúng con phải luôn luôn giữ hạnh thanh tịnh; làm chủ thân, khẩu, ý; sống ly dục ly ác pháp; luôn hài lòng trong mọi hoàn cảnh; biết thiểu dục tri túc; phải dùng pháp hướng tâm để được ly dục ly ác pháp, hoàn toàn tăng trưởng thiện pháp?
Trưởng lão: Nghĩa là câu hỏi như thế này: Bây giờ muốn cho tâm mình an trú được mọi lúc mọi nơi thì phải tu tập những pháp như trên. Như vậy rõ ràng nói ở đây là lý thuyết chứ không phải trong thực hành. Nghĩa là nói: “Phải chăng, là chúng con phải luôn luôn giữ gìn hạnh thanh tịnh?”. Ai lại cũng muốn giữ gìn hạnh thanh tịnh, nhưng mà giữ như thế nào? Làm sao giữ gìn? Đó là cái thứ nhất. Bởi vì dựa vào đâu mà giữ được hạnh thanh tịnh? Mình nói suông chứ mình không biết cách thức giữ.
Bây giờ muốn dựa vào hạnh thanh tịnh của mình phải sống đúng giới luật, nó có cái tiêu chuẩn để chúng ta biết mà chúng ta dựa nó mới thanh tịnh chứ. Bây giờ nói sống thanh thịnh, giữ giới hạnh thanh tịnh thì mình phải dựa vào giới nào mà thanh tịnh? Do đó thì mình phải dựa vào giới cấm của Phật, mình giữ gìn thanh tịnh.
Làm chủ thân, khẩu, ý, sống ly dục. Làm chủ thân, khẩu, ý như thế nào?
Đó bây giờ mình phải hiểu cái gì mà làm chủ? Ví dụ như bây giờ mình phải thân, khẩu, ý; về cái ý của mình thì mình phải hiểu nó như thế nào? Mình hiểu tất cả những sự kiện xảy ra trong xã hội này, trên mọi sự việc trong cuộc sống của chúng ta, nó đều là nhân quả. Đó là hiểu nhân quả. Rồi mỗi tâm niệm thương yêu qua cái ý của mình khỏi ra, thì làm chủ cái ý của mình mà. Do đó thì mình phải hiểu nó, những cái tình cảm thương yêu của mình nó thuộc về kiết sử. Bình thường nó không có gì hết nhưng mình hiểu rằng nó sẽ có ngũ triền cái tham, sân, si, mạn, nghi nó ở trong tâm của chúng ta.
(37:59) Do đó, chúng ta phải hiểu khi mà nó hiện ra nó là kiết sử, mà nó chưa hiện ra thì chúng ta biết rằng tâm còn tham, sân, si chứ chưa phải hết. Đó là chúng ta phải dựa vào những phương pháp để mà tu tập.
Vậy thì muốn cho nhuần nhuyễn để cho pháp hướng tâm, thì luôn luôn lúc nào chúng ta cũng phải là dùng pháp hướng tâm. Tức là dựa vào những lời Thầy dạy trong bộ “Đường Về Xứ Phật” mà chúng ta nỗ lực thực hiện thì chúng ta mới an trú được mọi lúc mọi nơi, nơi đâu chúng ta cũng sẽ an trú.
Nhưng mà muốn an trú thì chúng ta phải có phương pháp an trú chứ không phải nói suông được. Vì vậy mà đức Phật dạy chúng ta an trú trên thân như thế nào? Như hồi nãy Thầy nói: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô. An tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”, đó là an trú thân.
Còn an trú tâm như thế nào? “An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô. An tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra”, đó là an trú tâm. Như vậy là chúng ta biết những cái phương pháp như vậy thì chúng ta mới ly dục, ly ác pháp. Chúng ta mới sử dụng tập nó, thì nó mới nhuần nhuyễn, sử dụng nó mới dễ dàng.
Đó là câu hỏi thì đầu tiên, Thầy đưa ra một số pháp. Thầy biết rằng rút ngắn gọn, nhưng mà ngầm ở trong đó là phải có pháp thực hành, chứ nếu không có pháp thực hành thì chúng ta không làm được.
(39:18) Câu hỏi 2: “Đường Về Xứ Phật” Thầy có dạy: Người tu muốn chứng đắc phải biết vì mọi người?
Trưởng lão: Ở đây chữ “vì mọi người” nó rộng rãi lắm mấy con. Cho nên vì vậy mà cái đầu tiên mà Thiền căn bản là dạy: “Nhẫn Nhục, Tùy Thuận, Bằng Lòng”. Thì “nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng” chúng ta phải nằm trong phương pháp đạo đức nhân bản - nhân quả, thì chúng ta mới “nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng”. Cho nên vì vậy, cái danh từ “vì mọi người” thật sự ra, chưa ai vì mọi người được. Cho nên mình muốn vì được mọi người thì tức là “nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng” đó gọi là “vì mọi người”.
Cho nên câu hỏi này thì phải tu pháp Thiền căn bản, thì chúng ta mới đạt được danh từ nói là “vì mọi người”.
Đây là hai câu hỏi. Ở đây còn ba câu hỏi nữa, Thầy sẽ trả lời luôn ba câu hỏi.
(40:15) Câu hỏi 3: Kính thưa Thầy! Có một vị sư bảo rằng: “Nghiệp thành hình là phải có đủ ba điều kiện thân, khẩu, ý tác động thì mới tạo thành nghiệp, còn nếu thiếu một trong ba nơi ấy tác động thì không tạo thành nghiệp. Thưa Thầy, vị sư ấy nói như vậy có đúng không? Chúng con mong Thầy từ bi chỉ dạy?
Trưởng lão: Chúng ta thấy như thế này: Nhân thì phải có quả. Bởi vì nói về nghiệp thì phải có nhân có quả nó mới thành nghiệp, chứ còn có nhân không thì quả không thành nghiệp. Nhưng cái nhân nó ở chỗ nào? Cái nhân nó là ở trong ý. Lấy ví dụ để chúng ta dễ hiểu.
Chúng ta thấy có người đó họ dựng cái xe ở bờ rào, tâm chúng ta khởi cái lòng muốn ra ăn cắp cái xe này chạy. Nhưng mà cái ý chúng ta khởi chứ chúng ta ngồi đây chúng ta chưa có đi, có phải là cái nhân không?
Bắt đầu bây giờ cái nhân nó thúc đẩy, cái ông này bây giờ thấy ông đi riết ở ngoài kia xa quá rồi, mà coi bộ ông không có để ý cái xe ổng. Dòm cứ theo dõi ổng coi coi, mình dòm coi coi thấy không có ai hết, không có thấy cảnh sát nữa, như vậy là có cái dịp tốt quá!
Bắt đầu bây giờ nó thúc đẩy, cái anh này đứng dậy bước đi, thì hành động đứng dậy bước đi, nó tới thân hành rồi đó. Hồi nãy ý rồi phải không? Bây giờ tới cái thân hành rồi. Bắt đầu đó, ảnh mới lại gần cái xe, ảnh dòm tới dòm lui, mà cái mắt dáo dác của anh, ảnh cũng sợ chứ đâu phải không, sợ người ta bắt được, người ta đánh! Cho nên vì vậy cái gian thì nó phải có cái mất bình tĩnh rồi, chứ không phải không. Nhưng mà không ai để ý thì ảnh đẩy chiếc xe, ảnh đem về của ảnh, tức là ảnh đẩy ảnh lấy luôn. Thì tới cái quả rồi.
(42:03) Nhưng mà đùng cái, cái ông kia ổng thấy được cái xe tôi để đó mà có người… Ổng ở đằng kia ổng la làng, ở đây bao nhiêu người chạy xúm bắt anh này. Thì cái quả này phải chịu. Phải không? Cái quả! Cho nên chúng bắt đánh quá trời quá đất, rồi đem gửi công an bỏ tù nữa! Thì đó là cái quả chứ gì.
Nhân hồi nãy ở trong bụng ngồi nói, ở trong ý mình khởi nghĩ, thấy cái xe để đó. Thấy cái xe cũng đẹp, mình ước ao cái xe quá! Do đó cho nên bây giờ nó phải lần tới cái hành động, phải không? Hành động mà đi, cái quả. Bởi vì thân, khẩu, ý mà. Thân là hành động thân của mình chứ gì. Thì nó đã thành cái quả rồi.
Bây giờ, Thầy nói như thế này thêm cái ví dụ nữa để thấy, để thấy cái nhân quả.
Về cái miệng của mình nó cũng thành cái quả. Nó có hai nơi quả mà, chỉ có một cái chỗ ý, một cái chỗ là nhân mà thôi. Thấy không, nhân nó chưa thành quả. Nhưng cái nhân mà không khéo giữ gìn, thì từ cái nhân nó sanh ra cái quả mấy con. Một người tham mà cứ mỗi ngày mình nghĩ mình tham, mà mình chưa làm. Nhưng mà ngày nào cũng nghĩ tham, tới chừng nó thúc đẩy mình tới thế nào cũng đi ăn cắp, ăn trộm người ta hà.
(43:08) Cũng như, đây bây giờ Thầy nói cho thấy rõ hơn. Bây giờ hàng ngày mình: “Tôi ngày ăn một bữa cơm thôi, tôi giữ gìn giới”. Mà bữa nay có người đem cái miếng bánh để đó, trời ơi! Muốn ăn quá. Bây giờ, ngăn nó: “Mày không được ăn à”, nhắc vậy, nhưng mà thấy cái bánh nó thèm quá, nó cứ nó thèm hoài. Thì cái ý của mình ở trong bụng nó muốn ăn chứ gì, là ý của mình nó thèm chứ gì? Nhưng mà cái tay không dám rớ đâu, rớ nó sợ phạm, bỏ miệng ăn là phạm chứ gì, chưa dám ăn đâu. Nhưng mà nó cứ thúc đẩy hoài, bữa nào cũng thấy cái bánh nó thèm quá, nó thúc đẩy: “Mình giờ coi không có ai hết, kệ nó lén ăn một chút chắc không phạm tội đâu”. Nhưng mà không ngờ thò cái tay bỏ vô miệng ăn thấy nó ngon quá, thôi làm luôn hết cái bánh chứ. Mới bỏ miệng ăn, chu cha! Nghe nó ngon quá, cái làm luôn hết cái bánh. Từ đó nó mới phạm tới cái quả. Do nó quen rồi, thì bắt đầu bây giờ nó thấy cái gì nó thèm cái nó làm đại, mà nó quên dòm chừng như lúc đầu. Cho nên vì vậy mà người ta bắt được: “Ờ, ông Thầy này ăn như vậy là phi thời”, có đúng không? Rõ ràng!
Thì bắt đầu bây giờ ông ăn phi thời rồi, ổng tính cách nào mà để cho người ta đừng có nói. Ông chế ra, ông nói Phật dạy: “Buổi sáng chư Thiên ăn”, phải không? Rõ ràng là cái giới ổng chế ra mà. “Buổi sáng chư Thiên ăn, buổi trưa thì Phật ăn, chiều chúng sinh ăn, ngạ quỷ ăn ban đêm”, ông chế ra phải không?
(44:38) Do đó ông thấy: “Ờ, chư Thiên ăn buổi sáng cũng còn được, sáng tôi uống bột đồ”. Bắt đầu ổng thấy mình chư Thiên. Rồi ông chế ra nữa, ổng chế ra nữa trưa ăn ngọ, thì ăn ngọ là Phật ăn. Rồi bây giờ buổi chiều còn chúng sanh mà. được mà đâu có gì! Rồi bây giờ sợ có không ăn đêm thôi. Cho nên phần nhiều tu sĩ mình là ít có ăn đêm. Nhưng mà giờ họ lại đi luôn ăn đêm luôn, có mì gói cũng làm thêm mấy gói. Thì như vậy rõ ràng từ cái chỗ sai phạm này, lén ăn rồi chế cái giới này để che đậy Phật tử chứ gì? Nhưng rốt cuộc rồi, người ta cũng phát giác ra được.
Đó là Thầy nói bẻ vụn giới, một giới mà ông bẻ ra nhiều phần như vậy đó, thì nó là bẻ vụn giới. Cho nên nghe Thầy nói: “Phạm giới, bẻ vụn giới”. Mấy con không biết cái giới làm sao mà bẻ vụn nó ra? Tức là bẻ vụn như vậy đó, đó là bẻ vụn.
(45:25) Đó thì những cái đó là những cái sai. Cho nên câu nói của vị sư này nói là đúng. Ba nơi là Thân, Khẩu, Ý nó là trở thành một cái nghiệp. Mà nếu chỉ có nhân không thì nó chưa nghiệp. Nhưng mà cái nhân đó nó cứ thúc đẩy hoài, cái nhân mà nếu mình không ngăn chặn được cái nhân thì cái nhân nó sẽ trở thành cái quả của nó, tức là cái hành động của chúng ta chi phối rồi, miệng hoặc là thân của mình làm.
Bây giờ nó tới cái miệng có hai phần, một phần nói, nó cũng thành nghiệp.
Ví dụ như người ta chửi mình mình chửi lại thì nó thành một cái nghiệp lớn rồi. Còn mình làm thinh không chửi lại thì nghiệp nó nhỏ hơn. Người ta chửi hơi đã người ta về, không chửi nữa. Còn giờ mình chửi hơi cái họ xách cây lại đánh mình, mình lật đật mình vô nhà xách rựa chém họ. Thì hai bên lát có đi ở tù với nằm nhà thương, nó càng lớn hơn. Đó là nhân với quả nó chồng lên. Cho nên, phải hiểu được nhân quả. Cho nên vị sư này nói đúng!
Bởi vì ba nơi mà, nó mới thành nghiệp. Chứ mà nếu một nơi thì nó không thành nghiệp. Nhưng mà có thể nó hai nơi nó cũng thành nghiệp chứ không phải là nói nó phải đúng ba nơi. Bởi vì cái ông này rõ ràng ông đâu có nói gì, ông ra ông đẩy xe rồi người ta bắt ông thôi. Rõ ràng là cái hành động thân với cái ý của ông thôi, phải không? Đâu có hành động khẩu, mà cũng thành nghiệp đó. Bị chúng bắt ổng.
Còn cái hành động khẩu, bây giờ cái ông này ổng đâu có đi lấy, ổng ngồi đây ổng thấy người ta để cái bánh đó, rồi ổng thọt tay ổng lấy thì cũng thân. Bây giờ tới cái ổng ăn vô là cái nghiệp khẩu rồi. Giờ ba cái ổng đủ ổng cũng thành cái quả. Thành ra nó thành thói quen, người ta bắt được người ta thấy ông này phạm giới.
(46:58) Cái danh từ không biết ai viết cái tờ này? Cái người nào viết cái tờ này? Cái chữ “Ẩn tâm”.
Câu hỏi 4: Ở đây viết chữ “Ẩn tâm” , nghĩa là mình tránh né, mình trốn. Không biết đó là tâm gì?
Trưởng lão: Nghĩa là khi người ta chửi mắng mình, rồi mình “ẩn tâm” tức là mình tránh đi, mình đừng nghe. Người ta chửi gì đó mình bít lỗ tai lại, mình đừng có nghe. Có nghĩa là nói mình đừng có nghe lời người ta chửi, mà khi không nghe lời người ta chửi thì cái tâm mình nó không có buồn giận. Ý của “ẩn tâm” có nghĩa là ý như vậy.
Mình chẳng biết là nó nói cái gì đó, nhưng ngay liền đó thì hết phiền não. Tức là người ta chửi mà mình không nghe thì đâu có phiền não, như mình đâu có nghe. Cũng như người ta ở nhà người ta chửi, mình ở đây mình đâu có nghe thành ra mình đâu phiền não. Đó là mình sẽ không có buồn khổ.
(47:48) Hỏi: Chúng con kính mong Thầy chỉ dạy cho chúng con biết: Chúng con có thể giữ tâm đó tu tập được hay không?
Trưởng lão: Thật sự ra tu tập không phải vậy! Nghĩa là trực tiếp rồi phải nghe mà tâm bất động thì nó mới đúng. Nghĩa là không có nghe thì nó bất động là cái chuyện đó là cái chuyện mà không đúng con. Thì cũng như cái người không biết nó làm sao nó có giận hờn? Cho nên cái chuyện này gọi là cách thức của mình là tránh né.
Ví dụ như: Nghe ông chồng mình chửi quá, chạy lại hàng xóm, không thèm nghe nữa. Bây giờ ông chửi mình mới nghe mấy tiếng đó thôi, sau đó mình không nghe nữa, ông nói gì nói đã thôi. Mình về không thấy buồn giận nữa, tức là mình không có nghe nữa. Thì như vậy là mình tránh né, mình trốn chạy.
Còn đối với đạo Phật, trực tiếp ngay vào sự kiện nhưng mà mình giữ được tâm bất động thì đó là cái đúng. Coi như là mình đương đầu với ác pháp mà mình xả nó ra, chứ mình không có trốn chạy. Còn cái kia tránh né trốn chạy.
(48:44) Câu hỏi 5: Kính thưa Thầy! Cư sĩ chúng con muốn thờ Phật, có vị bảo rằng rước thầy tụng kinh an vị Phật rồi mới thờ. Và như vậy mới đúng pháp.
Trưởng lão: Thật sự ra thì, ở trong kinh sách thì có dạy những bài kinh mà để an vị Phật, tụng để mà an vị một vị Phật, thờ đó.
Sự thật ra, Phật ở đây mình muốn thờ thì mình thỉnh một cái tượng Phật, cái hình, hay hoặc cái tượng mình đem về, mình đặt trên bàn, quét sạch. Rồi mình chưng một cái dĩa trái cây hoặc là trang nghiêm được bàn thờ của mình như thế nào mà gọi là thanh tịnh. Thì lúc bấy giờ, mình chắp tay lại, mình hoàn thiện: “Hôm nay con xin thỉnh đức Phật về nhà con, để hàng ngày con chiêm ngưỡng hình ảnh của đức Phật, hiểu qua được cái giáo lý của Ngài, để thực hiện lòng thương yêu của con, những thiện pháp. Con quyết định khi thấy tượng Phật là con không làm điều ác. Con mong đức Phật chứng minh cho con”. Thì có như vậy là mình để thờ rồi.
Còn người ta tụng niệm cuối cùng người ta an vị. Mình không biết người ta an vị kiểu nào, mà tụng ó é một hơi ổng xách mỏ ổng về mất, mà giờ mình cũng thờ cũng vậy. Thì như vậy là có nghĩa lý gì đâu?!
Tốt hơn hết là mình để ông Phật lên, rồi mình trang nghiêm cái bàn thờ Phật mình sao cho trang nghiêm. Rồi bắt đầu mình chắp tay mình cúng không thắp hương nữa. Bởi vì đức Phật dạy mình năm cây hương mà, chứ đâu phải bảo mình đốt cây hương vỏ cây đâu, cho nên mình không có thắp hương. Nhưng mình chắp tay lên, mình xin ước nguyện: “Con xin thỉnh tượng Phật về để hàng ngày con chiêm ngưỡng, đi ra đi vào con thấy hình ảnh Phật là một hình ảnh của thiện pháp, để con noi theo mà con sống trong thiện pháp, tạo cho con được sự an vui và hạnh phúc”. Thì mình chắp tay như vậy, mình hoàn thiện như vậy. Xong rồi thì mình để đó, hàng ngày mình đi ra đi vô mình thấy hình ảnh Phật là mình nhớ không làm điều ác. Thì điều đó là điều quá tốt cho mình chứ có gì đâu! Cái đó là an vị, chứ đâu phải là đem ông Phật về đó ổng phù hộ cho mình sao?! Mà chính mình phải sống thiện pháp chứ gì, như cái lời ước nguyện của mình, mới là đúng nghĩa. Cho nên an vị Phật là an vị như vậy, chứ an vị cách nào?
(50:56) Thật sự ra là an vị các con biết, phải tụng chú đồ, Lăng Nghiêm đồ đàng hoàng chứ đâu phải mà chuyện chơi đâu. Thầy thấy sự thật ra người ta phải tụng chú để mà an vị đức Phật. Rồi còn khai quang điểm nhãn nữa, trời! Cái tượng đó nó có con mắt mà nó không thấy, cho nên mới cầm ba cây nhang mới quậy quậy trong con mắt, nó nói nó khai cho con mắt thấy. Rồi nó quay cái lỗ tai để cho cái lỗ tai cái tượng đó nghe nữa. Thôi thôi! Thầy thấy mấy ông thầy đó làm cái như vậy đó mà…
Cho nên, hồi đó Thầy cũng có học làm cái điều đó, Thầy cũng biết chứ không phải là không biết đâu. Nhưng mà bây giờ Thầy thấy, nó bằng xi măng, bằng đất sét ông nội Thầy tới ngoáy nó cũng không nghe nữa, chứ đừng nói quậy ở ngoài. Không, nói thật mà! Đâu có cái tượng nào mà nó nghe đâu! Cho nên vì vậy mình làm vậy là cái hình ảnh, hình thức của mình kêu là khai quang điểm nhãn, làm cho mắt thấy, tai nghe. Đó là những cái nó trừu tượng, những cái mơ hồ lắm!
Cho nên ở đây Thầy trả lời lại mấy con, thứ nhất là cái tượng Phật rất đẹp! Trông cái vẻ mặt hiền từ thì các con cứ đem về, mấy con thờ ở trong nhà mấy con. Nhất là đức Phật Thích Ca, nó đúng cách hơn. Vì những ông Phật khác thì nó không đúng cách. Bởi vì những ông Phật khác nó không có thật. Cũng như cha mẹ mình có thật, chết mình mới thờ chứ, phải không? Còn mình không có cha mẹ, mà giờ thờ nói đây là cha mẹ thì ai tin được?! Mình đâu có cha mẹ đâu!
Còn thật sự mình có cha mẹ mình mất, mình thờ là đúng. Còn bây giờ có ông Phật thật, mình thờ ông Phật đó thật. Thì ông Phật Thích Ca là người duy nhất, chúng ta thấy xứng đáng mà chúng ta thờ.
Đó hôm nay các con nghe chưa? Bây giờ còn ai hỏi Thầy gì nữa không, hay là sửa soạn về?
Hết rồi! Bây giờ Thầy trả lời hết những câu hỏi rồi.
Còn gì nữa không? Mấy con còn hỏi gì Thầy nữa?
(52:54) Phật tử: Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Kính bạch thầy! Hôm nay chúng con đủ duyên lành được về Tu viện Chơn Như, được biết mấy tháng gần đây Thầy đã ẩn bóng, không tiếp khách. Nhưng đầu năm Thầy đã từ bi vì chúng con mà giảng thời pháp quý giá, và làm lễ truyền Tam quy cho quý Phật tử về đây. Thì con xin thay mặt cho quý sư, quý cô, quý Phật tử, xin chân thành cảm niệm ân đức của Thầy. Và chúng con xin mong mỏi Thầy luôn luôn trụ thế, để giúp cho chúng con cái phước trên con đường tu học giải thoát.
Và con cũng xin được chuyển lời của một số Phật tử tại Úc, nhất là sư Tuệ Tĩnh, năm nay sư tuổi cao không về cùng con và chuyển lời về thăm Thầy cùng đại chúng ở Tu Viện Chơn Như. Sư rất tiếc! Là sức khỏe kém, năm nay không thể về được, vì sức khỏe không cho đi xa. Sư cũng có mong mỏi là Thầy luôn trụ thế. Với tâm nguyện của sư Tuệ Tĩnh là mong muốn làm sao đủ duyên để về Việt Nam tu, gần Thầy, gần đại chúng, có lợi lạc hơn. Và nhóm tu học Nguyên Thủy I tại Mỹ cũng có tâm nguyện như chúng con là luôn luôn mong Thầy trụ thế để dìu dắt cho chúng con tu học. Cũng như cô Út Diệu Quang là một vị tuy với hình tướng cư sĩ, nhưng rất nhiệt tình chăm sóc lo cho đại chúng về đây tu học, cũng như tất cả các Phật tử xa gần với nhu cầu cần thiết, cô lúc nào cũng đáp ứng.
Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật! chúng con xin chân thành đảnh lễ ân sư ba lễ.
Trưởng lão: Con xá Thầy thôi con…!
(56:24) Rồi bây giờ mấy con xá Thầy, mấy con đi ra, chuẩn bị đi rồi lát nữa mấy con về. Rồi có dịp nào về thăm Thầy nữa. Coi vậy chứ Thầy ẩn bóng mà Thầy chưa có tịch. Sau khi Thầy tịch rồi thì kiếm Thầy không được. Nhưng mà có đệ tử của Thầy tu xong mấy con, chứ Thầy không có bỏ mấy con đâu. Đã là chấn chỉnh lại Phật giáo mà mình đi ngang như thế này thì Phật giáo sẽ mất sao? Nó chưa xong mà. Cho nên, việc làm nó còn nhiều lắm, còn nhiều vấn đề lắm, cho nên Thầy chưa bỏ đi đâu.
Các con về ráng tu tập, ráng giữ gìn đức hạnh, mấy con sống đúng đạo đức. Thầy cảm ơn con! Ráng mấy con, ráng về nhớ tu tập những lời Thầy dạy.
HẾT BĂNG.