PHÁP HÀNH 19 - QUÁN CÁC PHÁP TRÊN BỐN NIỆM XỨ
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Tu sinh
Thời gian: 1998
(00:00) Chúng ta giữ Chánh Niệm Tỉnh Thức. Chúng ta thấy ở trong cái hơi thở của mình, cái Chánh Niệm Tỉnh Thức.
Bây giờ chúng ta ngồi đây chúng ta biết chúng ta ngồi nè: “Thân tôi ngồi tôi biết tôi ngồi”, rồi bây giờ giờ mình ngồi đây mà cái tâm mình không có gì hết, tức là mình tu cái Định Sáng Suốt chớ gì? Rõ ràng là mình ở trong cái Định Sáng Suốt chớ gì?
Bây giờ mình có không nương hơi thở, mình không có nương có hành động của nội ngoại thân của mình, mà mình nương vào cái chỗ ngồi của mình mình biết mình ngồi thôi. Rồi mình ngồi đây, nó lặng lẽ, nó thanh thản như thế này thì đó là Định Sáng Suốt rồi. Đó, mình không tu mà nó cũng có cái Định Sáng Suốt đó rồi.
Rồi bắt đầu bây giờ có một cái niệm đến, thì cái niệm đó nó tham hay dục hay hoặc là sân thì mình biết rõ ràng. Vậy thì bây giờ mình dùng cái gì đây, để mình đoạn diệt nó đây?
Thì có phải là ở trên các pháp ác mà Tứ Chánh Cần đã dạy: “Các pháp ác chưa sanh không cho sanh, mà đã sanh thì đoạn diệt”. Mà bây giờ nó không sanh thì mình đâu có gì đâu mà đoạn, thì mình giữ cái thiện pháp đó, còn bây giờ nó sanh thì mình phải đoạn.
Bây giờ Thầy đọc kế tiếp.
“Hay nội tâm có sân, tuệ tri nội tâm tôi có sân”.
Nghĩa là tâm mình sân mình biết mình có sân.
“Hay nội tâm tôi không sân, tuệ tri nội tâm tôi không sân. Và với sân hận chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy. Và với sân hận kia đã sanh nay được đoạn diệt”.
Nghĩa là nói chung cái tâm sân, tâm si, tâm nào trong Ngũ Triền Cái này nó đều được chúng ta hiểu rõ từng chút. Tương lai nó không sanh chúng ta cũng biết, mà hiện tại đang sanh chúng ta cũng biết, hiện tại đang diệt chúng ta cũng biết. Đó là trên pháp mà quán các pháp, vì các pháp đó là tham, sân, si, mạn, nghi.
Mà tham, sân, si, mạn, nghi có nằm trên bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp của chúng ta không? (1:56) Nếu không thì tức là nó thanh thản, nó an lạc, nó giải thoát, mà nếu có thì nó là không giải thoát. Cho nên nếu có thì chúng ta dùng pháp để mà diệt nó.
(02:06) Bây giờ thì các thầy thấy, như nói cái tham sân si, mà si của Ngũ Triền Cái là gì? Là hôn trầm, thùy miên, tức là cái buồn ngủ, cái ham ngủ đó. Trên cái bước đường tu tập của mình, mà khi mình còn bị hôn trầm, thùy miên, tức là mình còn bị niệm si của triền cái. Mà niệm si của triền cái thì mình phải tu tập như thế nào?
Bây giờ mình thấy mình có nè, ở trong này: “Nội tâm tôi không có hôn trầm, thùy miên và với hôn trầm, thùy miên chưa sanh nay sanh khởi”. Do nay mình biết nó sanh khởi hôn trầm thùy miên, như bây giờ mình ngồi tu hơi thở nè, bắt đầu cái bị hôn trầm, bị thùy miên, bị buồn ngủ, mình gục xuống đi, thì tức là mình biết rõ ràng là mình đang bị hôn trầm, chớ đâu phải mình không biết! Mình biết vậy thì mình phải dùng định gì để mình phá, phải không? Mà mình dùng cái định gì mình phá nó đây?
Mình biết rằng chỉ có cái định Chánh Niệm Tỉnh Giác Định là phá được thôi, mà mình tu cái Định Chánh Niệm Tỉnh Giác là mình phải đi kinh hành chớ mình ngồi đó đâu có được. Bởi vì nó là hôn trầm, cho nên cái thân mà ngồi yên thì nó dễ bị hôn trầm. Vì vậy mà mình muốn tu thì mình phải đi kinh hành.
Mà đi mình kinh hành, mình đi ở đây không có nghĩa là mình tập trung liên tục ở trong cái tỉnh giác đó, tỉnh giác của cái bước đi của mình. Bởi vì sức của mình mình đi có một phút à, mà bây giờ mình cứ đi hoài cho nó hết buồn ngủ, thì mình cứ tập trung như vậy nó lại ức chế, nó làm cho mình sanh loạn tưởng, do cái chỗ mà tu tập không biết cách.
Bây giờ nó hôn trầm thì mình đi kinh hành, mà mình đi với một cách thư giãn của mình, mà mình chỉ nhắc: “Cái hôn trầm này phải lìa khỏi cái thân này, chớ không được ở đây!”
Do đó thì mình cứ đi một cách không tập trung, không có gì hết, và đồng thời mình làm sao cho cái thân mình động, để nó đừng có buồn ngủ nữa mà thôi. Và thường xuyên mình nhắc: “Cái hôn trầm phải đi đi, không có được ở đây!” Và nhắc như vậy nhưng mà phải đi, chớ không phải nhắc mà ngồi đó thì nó cũng hôn trầm à!
Cho nên mình nhắc nó, bảo nó đi, thì mình phải đi thôi, và mình đi nhưng mà mình đừng có tập trung nhiều ở trong cái bước đi của mình. Mình chưa có đủ cái sức để mà tỉnh thức ở trong bước mình cả nửa tiếng hay hoặc một tiếng đồng hồ để cho nó hết hôn trầm. Cho nên ở đây mình cứ đi, đi tới, đi lui, đi qua, đi lại.
Rồi có lúc thầy mình thấy khỏe thì mình nhắc: “Đi kinh hành tôi biết tôi đi kinh hành. Chân mặt bước, tôi biết. Cân trái bước, tôi biết” Tôi nhắc vậy rồi tôi đi tôi biết, được bao nhiêu hay bao nhiêu, nhưng mà mình cố gắng mình đi.
Và cố gắng mình cứ đi như vậy, mình tập tỉnh thức được, cái sức của mình được mức nào thì mình cứ tập, mà quên thì kệ nó, mặc tình. Miễn là mình cứ động thân cho nó phá cho sạch cái thùy miên hôn trầm này.
(4:56) Cho nên ở đây ai có hôn trầm thùy miên, thì tức là ở trên pháp mà quán pháp, ở trên Tứ Niệm Xứ Phật dạy mà “trên pháp quán pháp”, gặp cái pháp hôn trầm thùy miên này thì phải phá nó, phải đoạn diệt nó bằng những cái pháp mà Thầy đã dạy sẵn rồi Đức Phật đã dạy, đó là Định Chánh Niệm Tỉnh Giác.
Phải đi kinh hành, phải dùng pháp hướng mà nhắc nó. Mục đích ở đây không phải đang tu ở trên cái Chánh Niệm Tỉnh Giác Định, mà đang đi kinh hành để phá hôn trầm bằng cái Chánh Niệm Tỉnh Giác Định.
Nghĩa là có lúc thì mình đang tỉnh ở trên bước đi, nhưng mà có lúc thì không tỉnh ở trên bước đi, có quên, hoặc là có lúc đang suy tư một cái điều gì để mà phá cái hôn trầm. Mình đang đi mà mình suy tư, tức là mình dùng cái Định Vô Lậu để mình kèm vô, để làm cho cái trí của mình càng ngày càng tỉnh ra.
Mình suy tư: “Hôn trầm, thùy miên là ngu, là si, là làm cho mình không có sáng suốt, làm cho mình mất trí tuệ, làm cho mình trở thành một người thiếu đức, thiếu hạnh, ham ăn, ham ngủ! Do đó phải đi, đi cho tới chết! Chừng nào mà hết thì mới không đi, chớ không có nghe theo lười biếng mà nằm xuống, mà phải đi!”
Bắt buộc, ra lệnh như vậy, làm cho cái tâm, cái nghị lực của chúng ta nó mạnh lên, chúng ta cứ bước đi.
Như vậy là sau một thời gian nỗ lực mà dùng pháp hướng và nhiệt tâm, tinh cần, nỗ lực và khắc phục, thì cái hôn trầm, thùy miên nó sẽ hết, chớ không phải còn ngồi tu hay hoặc này kia nữa. Những cái tu khác đều bỏ hết xuống, chỉ còn có cái tu này mà thôi, nghĩa là chỉ lấy cái định Chánh Niệm Tỉnh Giác Định mà phá nó.
(06:47) “Hay nội tâm có trạo hối”
Bây giờ nó là Ngũ Triền Cái, năm cái pháp mà, bây giờ trạo hối tức là loạn tưởng đó. Bây giờ nó có loạn tưởng của nó, thì nó khởi cái niệm trạo hối.
Trạo hối là nó có cái điều gì làm cho mình hối hận, rồi nó cứ nghĩ cái đó mà nó buồn, nó tức. Hoặc là nó thấy cái người đó làm cái chuyện sai như vậy mà họ không biết hối hận, không biết xấu hổ, cho nên mình rối loạn hết trong cái tâm của mình. Mình thấy người đó làm như vậy là không đúng này kia, cho nên đó là cái làm cho mình thấy bực tức.
Do cái chỗ đó, mình phải tu tập cái gì? Trong khi mà cái tâm mình nó bị trạo cử như vậy đó, thì lúc bấy giờ đó, mình ngồi lại, mình nhất định là mình giữ cái hơi thở của mình trong một phút, hai phút mà nó được yên.
Sau khi yên rồi thì mình bước ra, mình đi kinh hành một vòng, hai vòng, rồi mình trở lại, mình tu trong một phút, hai phút, rồi mình bước ra mình đi kinh hành. Vì một phút, hai phút mình chủ động mình điều khiển được nó không trạo hối, tức là nó không loạn tưởng nữa. Rồi mình đi một vòng mình trở lại mình tu trong một phút, hai phút nó không trạo hối nữa, rồi mình đi một vòng.
Và mình cứ thay đổi hai cái định, cái định thứ nhất là cái Định Niệm Hơi Thở, mà mình tu với cái sức của mình, không được quá, vì quá thì nó sẽ ngồi đó nó không có chủ động được thì loạn tưởng nó sẽ phóng vào. Tức là vọng tưởng nó phóng vào, rồi loạn tưởng nó tiếp theo, nó triền miên ở trong cái loạn tưởng đó.
Cho nên mình chỉ cần mình ngồi lại năm phút hay ba phút với cái sức của mình mà nhiếp không có vọng tưởng đó, thì mình nương vào cái hơi thở để mình bám chặt nó, nhưng mà biết là cái sức của mình cỡ khoảng đó thôi, thì mình bám cho thật chặt, rồi cái bắt đầu mình xả ra.
Mình xả ra mình đi kinh hành, thì mình đi kinh hành mình tập trung ở nơi cái hành động, cái chân mình đi, do đó mình đi một vòng rồi mình trở lại, mình ngồi lại, mình nhiếp trong hơi thở.
(08:48) Như vậy là, mình tập như vậy thì cái trạo hối và cái tâm tán loạn nó sẽ dứt đi, nó không còn nữa. Và khi mà mình, như vậy có nghĩa là mình tu tập suốt ngày sao? Không! Mình tu tập mình làm chủ được cái lúc bấy giờ nó trong một phút, hai phút, hay là ba phút hay là ba mươi phút, hay là một giờ đó thôi, rồi bây giờ bắt đầu mình xả ra.
Bây giờ nó loạn tưởng, cái gì nó cứ đến nó loạn tưởng, thì mình bảo nó: “Cái này là ác pháp, đi đi, không có được ở đây!” Mình tu cái Tứ Chánh Cần, mình dẹp cái ác pháp đó, nó làm cho cái tâm mình lo, tâm mình này kia, thì qua cái niệm này, nó nằm ở những cái, “trên tâm quán tâm” mà, cái niệm đó nó đưa đến cho mình tham, sân, si như thế nào, thì cái phần đó là phần tâm.
Còn cái phần này là cái phần loạn tưởng, thì cái cái phần mà nó “trên pháp” này nó đã đưa đến như vậy, mà chúng ta thì tu những cái pháp này để mà chúng ta diệt cái pháp loạn tưởng này.
Còn bây giờ chúng ta xả ra, xả ra thì chúng ta ở trên cái pháp Tứ Chánh Cần chúng ta tu, thì chúng ta quan sát các pháp đó ác hay thiện? Nếu thiện thì chúng ta tăng trưởng, mà ác thì chúng ta đoạn dứt.
Cho nên chúng ta biết áp dụng, và biết tu tập thì trong một ngày một đêm chúng ta thấy thanh tịnh, rất là thanh tịnh. Mà rất khỏe, tu rất an ổn, không có mệt nhọc.
Tuy rằng lời nói của Thầy như vậy, nhưng khi mà áp dụng vào thân của mình, thì còn phải xem cái đặc tướng của mình như thế nào. Và đồng thời thì phải trình lên những cái đặc tướng đó khi mà mình nỗ lực mình làm như vậy mà không kết quả. Còn nếu mình không trình, thì tức là mình để âm thầm mất thời gian vô ích của mình, nó không có ích lợi gì cho cái con đường tu tập của mình hết.
(10:34) Bây giờ tới cái tâm nghi, thì với cái tâm nghi này:
“Hay nội tâm có nghi, tôi biết nội tâm tôi có nghi”.
Hồi nãy chúng ta “quán các pháp trên các pháp”, thì cái hôn trầm rồi, rồi cái trạo hối. rồi bây giờ đến cái tâm nghi, bởi vì trên Ngũ Triền Cái mà chúng ta tu tập.
Hay nội tâm có nghi thì chúng ta biết rằng nội tâm có nghi, hay nội tâm không nghi chúng ta biết nội tâm chúng ta không nghi. Với cái nghi chưa sanh thì chúng ta biết chưa sanh, với đã sanh thì chúng ta biết cái nghi đã sanh.
(11:21) Do cái lòng nghi của mình có hay không có, đã có sanh khởi thì chúng ta biết theo cái tâm nghi của mình, từ đó chúng ta phải dùng cái định nào để mà chúng ta tu tập?
Đó là cái Định Vô Lậu. Chúng ta quán xét lại cái nghi đó như thế nào, nó có đúng sai? Và chúng ta đứng ở trên góc độ của nhân quả mà chúng ta xem. Nếu mình nghi cái đó mà người ta không có, thì tức là mình sẽ tội như thế nào? Tức là cái quả đó sẽ ra sao? Cho nên đứng trên nhân quả.
Vì vậy mà khi thông suốt được cái lý đó rồi thì cái tâm nghi nó sẽ xả đi, nó không còn nghi nữa. Nó thấy mình làm cái điều đó sai trái, không đúng, cái tâm nghi như vậy nó chưa đúng. Do vì cái chỗ quán xét của Định Vô Lậu, nó làm cho cái tâm nghi bị quét sạch đi.
Cho nên đối với pháp Ngũ Triền Cái, chúng ta hoàn toàn là chúng ta đã quét sạch nó bằng những cái định mà chúng ta đã sắp đặt ở trên đó để mà chúng ta tu tập.
“Như vậy vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp, hay sống quán pháp trên các ngoại pháp, hay sống quán pháp trên các nội ngoại pháp. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên các pháp, hay sống quán tánh diệt tận trên các pháp, hay sống quán tánh sanh diệt trên các pháp.
Có những pháp ở đây, vị ấy sống an trú, chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm, và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời.
Này các thầy tỳ kheo, như vậy là tỳ kheo sống quán pháp trên các pháp đối với năm triền cái”.
Đó thì các con thấy, đối với năm triền cái này là năm cái pháp của Phật, mà năm cái pháp của Phật nó đặt ở trên thân, thọ, tâm, pháp của chúng ta, chúng ta quán sát từng chút, từng chút. Để rồi nó có cái pháp gì thì chúng ta phải, nó có một cái xảy ra như thế nào, thì chúng ta dùng cái đó mà chúng ta tu tập, chúng ta quét sạch nó. Chớ nếu mà không dùng nó quét sạch thì chúng ta không bao giờ hết được.
(13:25) “Lại nữa, này các thầy tỳ kheo, tỳ kheo sống quán pháp trên các pháp đối với năm thủ uẩn”.
Bây giờ cũng còn ở trên pháp, mà pháp này là pháp năm thủ uẩn, tức là nói về cái thân Ngũ Uẩn của chúng ta nè, để chúng ta không còn chấp nó, để không còn dính nó, để xả nó, để không thấy nó là mình, là bản ngã của mình.
Bây giờ chúng ta tiếp tục, bây giờ đối với năm thủ uẩn. Năm thủ uẩn là một cái pháp: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức Uẩn.
Đối với cái thân ở trên thân Ngũ Uẩn này, thì chúng ta phải đặt nó ở trên bốn cái chỗ niệm này, tức là Tứ Niệm Xứ này, chúng ta mới đặt cái thân này mà chúng ta quán sát cái thân Ngũ Uẩn.
“Đây là Sắc, đây là Sắc Tập, đây là Sắc Diệt. Đây là Thọ, đây là Thọ Tập, đây là Thọ Diệt. Đây là Tưởng, đây là Tưởng Tập, đây là Tưởng Diệt. Đây là Hành, đây là Hành Tập, đây là Hành Diệt. Đây là Thức, đây là Thức Tập, đây là Thức Diệt.”
(14:31) Đó thì như vậy thì thấy rõ ràng là Phật dạy như thế này nè: “Đây là Sắc Tập”. Sắc Tập như thế nào? Mình phải hiểu rõ mình mới biết Sắc Tập.
Bây giờ thân chúng ta đây là cái Sắc, bây giờ Sắc Tập, thí dụ như bây giờ nó tập hợp trở lại, nó gom trở lại, thì bắt đầu nó gom trở lại như thế nào? Đây là cái thân của chúng ta, rồi đây là những cái thực phẩm mà chúng ta bỏ vào nuôi cái thân của mình, gọi là Sắc Tập.
“Đây là Sắc Tập”, thí dụ như bây giờ một người, bây giờ đây là một cái thân của chúng ta nó tập khởi cái gì? Nó tập khởi những cái bệnh tật, đó là nó tập khởi trở lại đó, nó sanh ra những cái thọ, đây là cái thọ.
Bây giờ thí dụ như nó tập khởi. Bây giờ cái Sắc của chúng ta nó không có những cái vật này, bây giờ nó tập khởi xung quanh cái Sắc của chúng ta, nó làm cho chúng ta có cái bàn, cái này, thì đó là nó gây cho chúng ta có cái sự dính mắc.
Đó thì nó “tập” để làm gì? Nó “tập” để nó tạo ra cái khổ, cho nên đây là “Sắc Tập”. Đây là sắc, đây là cái thân, thì cái thân chúng ta hoàn toàn độc lập có mình nó đây. Bây giờ Sắc Tập, thì bây giờ nó những cái bàn, cái ghế, cái nhà cửa này, các vật dụng này, rồi bà con, anh em ruột thịt của mình ds, bắt đầu nó gom lại, nó làm cho mình, những cái vật này nó làm cho gom lại, nó tạo thành một cái Sắc Tập.
Một cái Sắc Tập thì nó tạo cho mình như thế nào? Có người này, người kia, có cái bàn, cái ghế thì nó mất, nó làm cho chúng ta đau khổ. Cho nên ở đây mình phải rõ được cái Sắc Tập và Sắc Diệt, lần lượt mình bỏ ra, bỏ ra làm cho những cái này, nó còn lại đây một cái Sắc thôi. Cho nên từ đó nó rã lần, rã lần ra, nó làm cho mình không có khổ đau nữa.
(16:21) “Đây là Thọ”, đây là cái cảm giác của mình nè, cảm giác mình đang không bất lạc thọ, bất lạc, bất thọ khổ nè, mà đây là thọ lạc. Bây giờ nó tập hợp tất cả các thọ lại, bây giờ là cái thân thọ nè, bây giờ là cái tâm thọ nè, mình đang tức mà cái chân bị đau nữa nè, đó là “tập”, nó tập cái thọ lại. Cái chân mình bị ghẻ đau, mà cái tâm mình nó lo lắng cho cho cái mụn ghẻ này, thì đó gọi là tập thọ.
“Đây là Thọ Diệt.” Bây giờ từ cái chỗ mụn ghẻ này hết đau, và đồng thời cái bệnh nó hết, đó là cái Thọ Diệt. Hay hoặc là bây giờ cái đầu nhức, mà bây giờ mình dùng cái pháp hướng mà cái đầu nó hết nhức, thì đó là cái Thọ Diệt.
“Đây là Tưởng”, đây là cái tưởng của mình nè, bây giờ mình nghĩ cái này, nghĩ cái kia đó là Tưởng Tập, nó tập lại. Nếu mà những cái tưởng này nó là thiện, thì nó làm cho mình không có sao hết, mà nó là tưởng ác thì tức là nó nghĩ ngợi, nó suy tư, nó tính toán điều này, mưu mô cái kia, đó là tưởng ác.
Bây giờ cái tưởng của mình, cái vọng tưởng của mình trong này nó không có tập lại, mà hoàn toàn là nó không có niệm tưởng nào hết thì đó là Tưởng Diệt.
“Đây là Hành, đây là Hành Tập, đây là Hành Diệt.”
Cái Hành Tập như thế nào? Cái hành động như bây giờ thân mình đang đi mình biết đi, rồi đầu mình suy nghĩ, thì đó là Hành Tập. Nó vừa đi mà vừa suy nghĩ, nó là Hành Tập, các hành nó tập lại, nó tập hợp trở lại, mà vừa đi mà vừa suy nghĩ. Hay hoặc là vừa đi mà vừa tính toán điều này thế kia, tức là “tập”.
Mà bây giờ mình đương đi, mà mình không có nghĩ ngợi, không có gì hết, mà cũng không có biết cái hành động đi của mình, đây là Hành Diệt, đó.
“Đây là Thức”, cái thức đây là cái biết của mình đây. Mà “đây là Thức Tập”, bây giờ Thức Tập, bây giờ nó biết c ái này, cái nọ, nó biết cái bàn, cái ghế, cái tập giấy, cái này nọ kia, nó tập hợp trở lại, những cái biết này đủ thứ đồ vật này, tất cả những cái này gọi là Thức Tập.
Bây giờ “Thức Diệt”, là bây giờ nó ngồi đây mà nó không còn biết cái gì nữa hết, thì tức là nó diệt, cái thức nó diệt. Cái ý thức nó đã không phân biệt một vật gì nữa, tức là nó diệt, tức là cái ý thức thanh tịnh.
“Như vậy vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp, hay sống quán pháp trên các ngoại pháp, hay sống quán pháp trên các nội ngoại pháp. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên các pháp, hay sống quán tánh diệt tận trên các pháp, hay sống quán tánh sanh diệt trên các pháp.
Có những pháp ở đây những vị ấy sống chánh niệm như vậy với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời này.
Này các tỳ kheo, như vậy là tỳ kheo sống quán pháp trên các pháp đối với năm thủ uẩn”.
(19:11) Bây giờ thì các con cũng như quý thầy thấy rõ, là ở đây Phật dạy chúng ta trên cái Tứ Niệm Xứ này, nó rất rõ ràng.
(19:19) Bây giờ đối với năm thủ uẩn là chúng ta đặt ở trên cái thân, thọ, tâm, pháp của chúng ta, thì cái “Thọ” của Thọ Uẩn nó không phải là cái Thọ của Tứ Niệm Xứ, các thầy phải nhớ kỹ.
Bởi vì cái Thọ Tứ Niệm Xứ là cái chỗ nó đang ô nhiễm, nó đang sẵn có rồi, thì cái thọ của Thọ Uẩn này, khi mà đem nó đặt ở trên bốn cái chỗ này để quan sát nó, thì cái thọ của cái Tứ Niệm Xứ này nó gần giống như là cái thọ của Thọ Uẩn, nhưng mà nó là vì cái “uẩn” cho nên nó khác, nó khác với cái thọ Tứ Niệm Xứ,
Bởi vì cái thọ, hay hoặc cái thân, thọ, tâm, pháp, thì thân thọ tâm pháp ở đây nó là bốn chỗ. Mà Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức - Sắc tức là cái thân chớ không phải gì khác, Thọ là cái thọ giống như là cái thọ của Tứ Niệm Xứ, mà tâm là cái Thức, tức là cái tâm. Sắc, Thọ Tưởng, Hành, Thức - Thức tức là ở trên cái tâm, cái tâm ở trên Tứ Niệm Xứ thì nó giống như cái Thức ở trên cái Ngũ Uẩn.
Như vậy là chúng ta sẽ phân biệt được như thế này. Bây giờ nói về cái tâm ở bên Tứ Niệm Xứ là như là cái Thức bên Ngũ Uẩn, nhưng mà cái tâm bên Tứ Niệm Xứ nó vừa là cái ý thức mà nó cũng vừa là cái tâm thức của chúng ta nữa.
Cho nên cái ý thức của chúng ta là cái ý thức bị đắm nhiễm, bị phân biệt, bị chia chẻ, nó bị các pháp trần lôi cuốn ở trong cái sự phân biệt, chia chẻ, đắm đuối, nó sanh ra cái dục, cái lòng ham muốn của nó, đó là ý thức. Do đó ở trên cái tâm Tứ Niệm Xứ thì nó có cái ý thức nằm ở trên đó và nó có cái tâm thức của nó ở trên đó.
Cho nên ở đây chúng ta mới dùng năm cái uẩn này, mà pháp năm uẩn này đặt ở trên cái Tứ Niệm Xứ này thì đương nhiên coi như năm uẩn nó là cái thân của chúng ta, cái thân nó đủ Sắc Thọ Tưởng Hành Thức của chúng ta, là nó gồm cái thân của chúng ta, coi như là cái thân và tâm, và thọ, cảm giác của chúng ta đều là đặt ở trên bốn cái chỗ này.
(21:39) Coi như bốn chỗ này nó không phải là cái Ngũ Uẩn, tại sao vậy? Tại vì cái thân Ngũ Uẩn nó là một cái khối thân của chúng ta, còn bốn cái chỗ này là nó ở trên cái Tứ Niệm Xứ, cái Ngũ Uẩn này là đặt nó để mà gột rửa để làm cho sạch cái đó.
Cho nên ở đây lấy cái thân Ngũ Uẩn này để quán xét lại, để làm cho bốn cái chỗ này nó sạch ra, chớ không phải làm cho cái thân Ngũ Uẩn này nó sạch, mà làm cho bốn cái chỗ này nó thanh tịnh, nó sạch, chớ không phải làm cho bốn (năm) cái Ngũ Uẩn.
Vì vậy ở đây chúng ta nghe Thọ, thì ở bên cái Tứ Niệm Xứ cũng có thọ. Mà cái Thọ của Ngũ Uẩn thì hiện bây giờ là cái thọ của một cái duyên hợp, của năm duyên để nó tạo thành cái thân người.
Còn ở đây là bốn cái pháp: thân, thọ, tâm, pháp, cho nên cái pháp, là các pháp Phật dạy như nãy giờ chúng ta học, hay hoặc là các pháp như bàn, ghế, nhà cửa, lời nói của người khác, cũng đều là các pháp. Những cái pháp đó để mà, (làm) cái đối tượng của thân, của thọ và của tâm chúng ta để đối với các pháp mà nó hóa giải được, nó làm cho tâm của chúng ta giải thoát được.
Cho nên bây giờ đây là cái pháp Ngũ Uẩn, nó đặt ở trên bốn cái chỗ này thì đương nhiên là chúng ta thấy ở trong bốn cái pháp này nó cũng đều nằm ở trên cái thân của chúng ta, cái thân Ngũ Uẩn này.
Cho nên nó giống, nhưng mà phải hiểu rằng nó không giống. Nó giống tại vì là cái thân của chúng ta nó có Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức, thì Tứ Niệm Xứ có thân, thọ, tâm, pháp, thì những cái này nó đều giống như cái Ngũ Uẩn.
Nhưng ở đây, chúng ta do cái pháp Ngũ Uẩn mà chúng ta quán xét những cái thân, thọ, tâm, pháp của chúng ta, để chúng ta quét cho sạch những cái ô trược, những cái uế trược, những cái lầm chấp, cho rằng cái thân của chúng ta là thật có, là của mình, là cái bản ngã thật của nó.
Vì vậy cho nên ở đây chúng ta quán xét. để mà chúng ta xả cho được cái thân Ngũ Uẩn của chúng ta, bằng ở trên bốn cái chỗ này, làm cho bốn cái chỗ này đừng có lầm chấp nữa, đừng có lầm chấp cái thân Ngũ Uẩn là thật. Để không khéo thì chúng ta lầm chấp cái thân Ngũ Uẩn này là của mình, là bản ngã của mình. Do đó cho nên mới đặt cái pháp này lên trên bốn cái chỗ này mà quan sát nó.
(24:15) Cho nên vì vậy mà các thầy lầm, nghe cái Thọ, thì các thầy tưởng là cái Thọ của Ngũ Uẩn là cái thọ của Tứ Niệm Xứ. Không phải! Ở đây Đức Phật muốn nói rằng, cái pháp này, cái thân Ngũ Uẩn này là cái pháp, nó không phải là của ai cả, nó là một cái pháp.
Cho nên lấy cái pháp này mới đặt lên trên, gọi là “trên pháp quán pháp”, mà đem cái pháp Ngũ Uẩn này mà đặt ở trên Bốn Niệm Xứ này, cho nên trên cái chỗ này mà chúng ta quán sát nó.
Quán sát nó để mà chúng ta làm cho bốn cái chỗ này nó sạch sẽ, nó tốt đẹp, nó không còn bị dính mắc, nó không bị lầm chấp nữa, làm cho nó nhìn, nó thấy được cái Ngũ Uẩn này là cái giả, là cái tan rã, là cái mất tiêu, là không còn một cái gì ở trong đó hết khi mà nó đã chết!
Làm cho chúng ta rõ được như vậy, để chúng ta không lầm chấp là cái thân này là thật của mình, cái thân này là bản ngã, cái thân này là của mình nữa, để nó buông ra cái Ngũ Uẩn này đi.
Cho nên trong Kinh Bát Nhã nói “Ngũ Uẩn giai không” đó, tức là nó không có cái gì hết. Cho nên vì vậy đó mà chúng ta đặt ở trên này, vì ở trên thân, thọ, tâm, pháp của chúng ta thường chấp cái đó mà làm cái ngã. Cho nên bây giờ đặt nó, cái pháp này lên trên thân, thọ, tâm, pháp của chúng ta để mà chúng ta quán xét, để mà chúng ta phá cái ngã, mà cái lầm chấp đó là bốn chỗ này nó đang bị lầm chấp.
Đó, hiểu được như vậy mới thấy được “trên pháp quán pháp” để mà tu, chớ nếu mà chúng ta hiểu chúng ta thấy thân, thọ, tâm, pháp cái danh từ nó cũng rất là giống. Nhưng mà đây là nói một cái hợp chất: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức là một cái hợp chất, còn thân, thọ, tâm, pháp là cái bốn chỗ để mà chúng ta thực hiện cho đúng, để phá cái ngã của Ngũ Uẩn, của cái khối hợp chất này.
(26:07) Đó, cái khối hợp chất là cái thân của chúng ta đây, mà coi như trên thân của chúng ta nó có bốn cái chỗ để mà chúng ta quán xét cái pháp này, để mà chúng ta phá nó đi.
Nghĩa là Thầy muốn nói như thế này, nghĩa là năm cái uẩn này nó là cái pháp để chỉ cho chúng ta biết rằng cái thân của chúng ta gồm lại có năm cái uẩn, năm cái uẩn là Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức.
Nó là cái pháp chớ không phải là cái thân của chúng ta, cái thân của chúng ta ở đây. Nó là cái pháp để chỉ cho cái thân của chúng ta là những cái duyên đó, nó hợp lại nó làm cái thân của chúng ta.
Cho nên bây giờ đưa cái pháp này lên, để chúng ta quán xét, để chúng ta biết các cái pháp này là cái pháp nó duyên hợp, nó tạo thành cái thân của chúng ta, để mà chúng ta không bị lầm chấp nó là cái ngã.
Thầy muốn nói cái chỗ này, nó hơi khó là vì không biết là quý thầy có hiểu không? Nhưng mà Thầy muốn vạch ra cho thấy, vì cái chỗ thân, thọ, tâm, pháp với Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức có nhiều cái danh từ giống nhau, và nó nhiều cái cảm thọ ở trong đó nó giống nhau, và cái Thức nó cũng giống nhau, cho nên sợ các thầy không hiểu.
(27:20) Bởi vì đây là pháp, nhớ kỹ, đây là pháp. Còn đây là Niệm, cho nên cái Niệm nó khác. Cái Niệm là cái vị trí, cái chỗ, còn cái pháp là cái lời nói để cho chúng ta nhận xét qua cái tâm của chúng ta. Còn cái chỗ đó nó ở trên cái thân của chúng ta, còn cái pháp đó nó chỉ cho cái thân của chúng ta. Đó các thầy hiểu chỗ Thầy muốn nói.
Bởi vì có những cái danh từ nó như vậy, thì Thầy qua cái chỗ diễn tả của Thầy, thì Thầy diễn tả cỡ mức đó để cho các con hiểu rằng, giữa cái thân Ngũ Uẩn, giữa cái Tứ Niệm Xứ nó không phải là một. Chớ không khéo nghe nói là một thì như vậy tức là “trên thân quán thân” hơn là “trên thân quán các pháp”.
Cho nên ở đây Đức Phật đưa ra đó là cái pháp để chỉ cho cái thân, còn ở đây là cái Niệm ở trên cái thân. Đó cho nên nó có cái giống, là chỗ cái thân này từ đó mà nó xuất phát ra được những cái chỗ - cái Niệm của nó. Còn cái này là các pháp để chỉ cho cái thân này nó hợp lại, nó thành ra các pháp đó, mà chúng ta bị lầm chấp như thế nào mà chúng ta khổ đau với nó.
Hiểu được như vậy thì chúng ta mới thấy rằng, đặt ở trên, cái pháp Ngũ Uẩn này ở trên thân thọ tâm pháp này để mà chúng ta giải quyết được cái lầm chấp ngã và cái thân này của mình, cái Sắc này của mình, cái Thọ này của mình, cái Tưởng này của mình, và các Hành là của mình và cái Thức là của mình, để phá cái đó đi, thì làm cho chúng ta không còn cái chấp ngã nữa.
(28:57) Và nếu trên Chánh Niệm Tỉnh Giác mà chúng ta nỗ lực mà chúng ta tu hành trên cái niệm hiểu biết như vậy, chúng ta thường nương vào đó mà chúng ta dùng cái pháp hướng để nhắc đi nhắc lại, để chúng ta phá đi.
Cho nên trong Định Niệm Hơi Thở Phật nói như thế nào? Bây giờ đó mình biết là cái thân này nó vô thường, cái thân này không phải ngã:
“Tôi biết thân này không phải ngã tôi hít vô, tôi biết thân này không phải ngã tôi thở ra. Tôi biết thân này không phải của tôi, tôi hít vô, tôi biết thân này không phải của tôi, tôi thở ra.”
Đó là chúng ta cái nương hơi thở mà hướng tâm để phá cái ngã, tức là tu ở trên pháp Ngũ Uẩn, các thầy thấy chưa? Do đó ở chỗ này, chúng ta biết đặt được cái hơi thở ở trên này để mà chúng ta phá cái Pháp trên Tứ Niệm xứ, trên bốn cái chỗ mà lầm chấp cho đó là, cái thân Ngũ Uẩn của chúng ta là thật, là chơn thật, là của mình. Đó, vì vậy mà nương vào cái hơi thở để nhắc nó, để mà phá nó, để cho nó không có lầm chấp nữa.
(30:05) Bây giờ bài kế tiếp:
“Lại nữa, này các tỳ kheo, tỳ kheo sống quán pháp trên các pháp đối với nội xứ, ngoại xứ. Này các tỳ kheo, thế nào là tỳ kheo sống quán pháp trên các pháp đối với nội xứ, ngoại xứ? Này các thầy tỳ kheo, ở đây tỳ kheo tuệ tri con mắt nội xứ và ngoại xứ”.
Thì các thầy biết rằng, mát tai mũi miệng thân ý và ngoại xứ thì có sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, đó là nội xứ và ngoại xứ. Nó rõ ràng, để mà tiếp xúc nhau.
“Này các thầy tỳ kheo, ở đây thầy tỳ kheo tuệ tri con mắt và tuệ tri sắc”.
Có con mắt này thấy cái ca này, thì nếu mà mình không biết, mà mình biết thì tức là mình phải nhận ra nó rõ ràng.
“Do duyên hai pháp này, kiết sử sanh khởi.”
Nó khởi ra ham muốn, muốn có cái vật này, cho nên con mắt nó thấy cái sắc là cái vật này, do đó nó sanh ra cái dục, tức là nó muốn có cái ca này, dục tức là lòng ham muốn của mình đó.
Cho nên nó gọi là sáu nội xứ và ngoại xứ của nó. Ngoại là bên ngoài, nội là cái gì? Nội là con mắt của mình, ngoại là cái ca này. Đó là mình hiểu như vậy, tức là khi mà con mắt mình tiếp xúc với cái vật bên ngoài, thì lúc bấy giờ mình tuệ tri được nó.
Cho nên mình thấy hai cái duyên pháp này nó sanh ra kiết sử, nó làm cho mình ham thích. Tức là nó trói buộc mình, nó làm cho mình cần phải có cái này, cho nên nó bị trói buộc. Do đó khi mình biết được cái tâm của mình nó sanh ra cái lòng dính mắc đó, cái kiết sử, thì như vậy mình tuệ tri như vậy, mình cũng biết như vậy.
“Với kiết sử chưa sanh, nay sanh khởi.”
Tức là cái lòng ham muốn mình nó sanh ra.
“Vị ấy tuệ tri”
Tức là vị ấy biết
“Với kiết sử đã sanh”, hay hoặc là nay nó đoạn diệt, thì mình biết bây giờ nó hết tham rồi. Còn hồi nãy nó ham thì mình biết nó ham, còn bây giờ nó hết ham rồi, nó thấy mà nó không ham nữa. Hồi nãy thì nó vừa thấy nó ham muốn, bây giờ nó thấy mà nó không ham muốn, là mình biết là nó đoạn diệt rồi.
“Vị ấy tuệ tri như vậy và với kiết sử đã đoạn diệt tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy”.
(32:17) “Tuệ tri tai”
Thì cái lỗ tai đối với tiếng, cái lỗ mũi thì đối với mùi, tất cả sáu cái giới của nó, mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý đối với sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, tất cả những cái này nó đều do cái chỗ đó mà nó sanh ra những cái kiết sử, nó làm cho trói buộc mình dính với cái vật đó, dính với cái Sắc đó, để cho mình sanh ra những cái tâm tham muốn.
Mà sanh ra những cái tâm ham muốn thì mình biết nó ham muốn, thì bắt đầu mình tìm cách mình đoạn diệt nó, mà nó không có sanh ra ham muốn, thì mình khỏi cần đoạn diệt. Mà nó có sanh ham muốn mà mình nỗ lực mình đoạn diệt, thì mình biết nó là đoạn diệt rồi, nó không còn sanh nữa.
Thì như vậy là tâm mình tu tới đâu mình biết mình giải thoát được đến đó một cách rất rõ ràng. Nhìn cái pháp này thấy nó ham muốn biết liền, nhìn cái pháp kia thấy nó không ham muốn biết liền, mà nó không ham muốn cũng biết liền.
Do cái chỗ đó là cái chỗ mình tuệ tri, cái chỗ mình hiểu biết, để làm cho cái tâm mình không dính mắc các pháp.
Như vậy là trên pháp quán pháp mà mình biết rõ như vậy. Vậy khi tâm mình bị dính mắc đó thì mình phải đem Định Vô Lậu mình quán xét để cho mình xả cái vật đó ra, nó không còn dính mắc với cái vật (đó) nữa.
Vậy thì, bây giờ ở đây thì người ta, ở trong bài kinh này không bảo mình phải dùng cái Định Vô Lậu mà chỉ nói là phải đoạn diệt. Vậy thì mình biết muốn đoạn diệt cái vật này ra khỏi con mắt của mình đang dính nó, đang khởi cái tâm tham muốn, thì do đó mình phải đem cái Định Vô Lậu mình phá đi, mình mới quán xét, mình thấy cái vật này nó như thế nào, làm sao để cho mình đừng có dính mắc nó nữa, để cho nó được vô lậu, nó không còn bị trói buộc nữa.
“Vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các tỳ kheo như vậy là tỳ kheo sống quán pháp trên các pháp đối với sáu nội xứ”.
Nghĩa là mình sống mà mình làm cho nó chấm dứt được như vậy đó, đó là mình trên các pháp đó mà mình đã chấm dứt được như vậy, tức là mình không bị dính mắc trong cái tâm tham muốn của mình.
Mà tâm tham thì ác pháp, thì quý thầy cũng đã thấy rõ rồi, bởi vì tham, sân, si, mà hễ mình có tham muốn một cái vật gì nó là ác pháp rồi. Nó khởi ra ham muốn, nó thấy vật này mà nó ham muốn, tức là bị ác pháp tham rồi. Cho nên vì vậy mà ngay đó là phải tìm mọi cách đoạn dứt.
(34:39) Cho nên ở trong Tứ Chánh Cần dạy mình thấy rất rõ. Là khi mà mình bị cái ác pháp rồi, thì ngay đó là mình cần phải đoạn dứt, đoạn dứt thì mình tu cái Định Vô Lậu rồi, phải không?
Còn mình ngăn chặn nó không cho (sanh) thì cái Chánh Niệm Tỉnh Giác Định và cái Định Niệm Hơi Thở. Rõ ràng là những cái pháp này đều dạy chúng ta đặt tất cả những cái định này ở trên này để thực hiện nó chớ không có gì hết.
Cho nên ở đây, khi mà thấy con mắt mình dính cái vật này, mà mình muốn cho nó đừng có sanh khởi dính cái vật này, thì bắt đầu mình phải tu Định Vô Lậu, thì như vậy là rõ ràng ở trên Tứ Chánh Cần vẫn tu Định Vô Lậu để cái ác pháp tham này, cái tâm tham muốn của chúng ta nó sẽ dứt, thì tức là ác pháp chứ gì!
Ở đây chúng ta nghe không phải là ác pháp tâm tham trong đó, nhưng mà trong thập ác và Thập Thiện thì tham là một ác (pháp) mà, mà đây là tham dục, tham là ham muốn chớ có gì.
Đó, thì thấy như vậy rõ ràng là ở trên cái Tứ Niệm Xứ, dù là chúng ta quán cái pháp của Phật dạy, cái pháp đó nó không ngoài cái Tứ Chánh Cần, phải không? Mà cũng không ngoài các cái định mà chúng ta đang tu. Cho nên chúng ta đâu có rối ren vì phải tu cái này, cái kia đâu?
Cho nên đọc cái Tứ Niệm Xứ này nếu mà không giải thích thì chúng ta thấy bây giờ trên pháp đó phải quán về cái Ngũ Uẩn như vậy, như vậy là sao?
Nên hồi nãy thầy nói Định Niệm Hơi Thở chúng ta nương thì chúng ta phá cái Ngũ Uẩn rồi đó, phải không? Nhưng mà chúng ta câu hữu với cái Định Vô Lậu để mà chúng ta phá, thì chúng ta quán: “cái Sắc, cái thân Ngũ Uẩn này không phải là của tôi, tôi hít vô, không phải là của tôi, tôi thở ra!”
Rõ ràng là mình câu hữu được cái (Định Niệm) Hơi Thở với cái Định Vô Lậu trở thành một cái pháp hướng để mình nhắc nó, để mình xả được cái thân Ngũ Uẩn của mình, đó là cái trên pháp Ngũ Uẩn. Còn bây giờ ở đây thì nó trên sáu cái nội xứ và ngoại xứ để cho mình phá cái tâm dính mắc của mình, thì nó cũng là Định Vô Lậu rồi.
Thì các thầy thấy, trên toàn bộ cái Tứ Niệm Xứ, từ hồi nào tới giờ Thầy đã đưa ra, từ cái Tứ Chánh Cần, mà đem ba cái pháp để mà tu tập Tứ Chánh Cần, thì Tứ Chánh Cần nó nói tổng quát rất rõ ràng là các pháp ác và các pháp thiện.
Ở đây thì mọi sự dính mắc tức là bị tham ái của chúng ta, cho nên vì vậy mà muốn đoạn tham ái là ác pháp thì trên Tứ Chánh Cần nó đã xác định cho chúng ta biết rồi, thì trên Tứ Niệm Xứ này thì chúng ta cũng dùng Định Chánh Niệm Tỉnh Giác, Định (Niệm) Hơi Thở và Định Vô Lậu mà chúng ta tu tập, phải không?
Cho nên vì vậy mà trên pháp này chúng ta vẫn làm chủ được những cái điều như ở Tứ Chánh Cần mà chúng ta tu tập, chớ đâu phải ngoài các pháp khác mà tu tập đâu?
(37:05) “Lại nữa, này các thầy tỳ kheo, tỳ kheo sống quán pháp trên pháp đối với Bảy Giác Chi”.
Bây giờ lấy pháp Giác Chi chúng ta tu. Hồi nãy thì chúng ta lấy sáu xứ ngoại, sáu xứ nội chúng ta tu. Phải không. Cứ lần lượt các pháp của Phật đều là phơi bày ở trên cái chỗ tu chúng ta ra hết, chớ đâu phải là chúng ta tu cái gì khác hết. Mà để ở trên thân, thọ, tâm, pháp chúng ta tu, chứ đâu có phải ngoài cái thân, thọ, tâm, pháp chúng ta mà tu cái khác được.
“Này các thầy tỳ kheo, thế nào tỳ kheo sống quán pháp trên pháp đối với Bảy Giác Chi?
Này các thầy tỳ kheo! Ở đây tỳ kheo nội tâm (có) Niệm Giác Chi, tuệ tri nội tâm tôi có Niệm Giác Chi. Hay nội tâm tôi không có Niệm Giác Chi, tuệ tri…”
Cái Niệm Giác Chi là cái niệm gì, các thầy biết không? Chữ “Giác Chi” đây là Bồ Đề, mà nghĩa của Bồ Đề là giải thoát. Phải không.
Bây giờ cái Niệm Giác Chi của tôi, bây giờ nó có ở trong nội tâm tôi nè, phải không? Thì tức là cái tâm giải thoát của mình chớ cái gì? Mà tâm giải thoát của mình là tâm thiện chớ gì? Cho nên bây giờ tôi ngồi đây mà nó không có ác pháp, không tham, không sân, không si, thì đó là tôi đang giữ cái Niệm Giác Chi của tôi.
Thì như vậy rõ ràng là Đức Phật dạy như thế nào? Đó là cái Định Sáng Suốt chớ gì. Hay hoặc là cái định giữ cái tâm của mình luôn lúc nào nó cũng thanh thản, an lạc, thì đó là Niệm Giác Chi chớ gì!
Bởi vì chữ Giác Chi như Thầy nói, đó là Bồ Đề, mà Bồ Đề tức là giải thoát, mà giải thoát thì nó có tham, sân, si ở trong đó đâu? Đó thì như vậy rõ ràng là trên Niệm Giác Chi mà giữ được cái tâm này, thì nó có phải là chúng ta tu Định Sáng Suốt không? Chúng ta giữ được cái tâm thanh thản, như vậy là đó là Niệm Giác Chi của chúng ta chớ gì!
“Hay nội tâm không Niệm Giác Chi, chúng ta biết nội tâm không có Niệm Giác Chi.
Và với Niệm Giác Chi chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy. Với Niệm Giác Chi đã sanh khởi, đã viên thành…”
Nghĩa là bây giờ khi mà nó sanh khởi, như Mật Hạnh trước kia nó sanh khởi, nó ngồi đó cái tâm nó quay vô, nó cứ biết hơi thở, nó an lạc vô cùng, nó không có quay ra nữa, đó là Niệm Giác Chi đã sanh đó, tức là niệm Bồ Đề nó sanh rồi đó.
Còn nếu mà bây giờ mình cứ ngồi đây, một chút nghĩ cái này, một chút nghĩ cái kia, toàn là pháp ác, toàn là pháp thiện, thì cái Niệm Giác Chi chưa có sanh đâu.
Cho nên hiện giờ nói về cái Niệm Giác Chi thì quý thầy chưa có sanh. Bởi vì cái tâm nó chưa chịu quay vô thì nó chưa có sanh, mà khi mà nó quay vô rồi thì nó sanh, thì Tầm Tứ diệt, nó không có còn nghĩ ngợi một cái gì khác hết, ác pháp không xen, mà coi như là toàn là cái tâm thiện của mình không, ở trong thiện pháp không, đó là Niệm Giác Chi.
(39:45) “Hay nội tâm có Trạch Pháp Giác Chi…”
Nghĩa là bây giờ đó, mình thấy về cái trạch pháp, bây giờ Niệm Giác Chi rồi Trạch Pháp Giác Chi chứ gì, mà cái trạch pháp tức là chọn lựa.
Bây giờ mình hướng tâm như thế này, mình nói “cái hơi thở tịnh chỉ”, mà cái hơi thở bây giờ nó ngưng rồi, thì cái đó là cái nội tâm của Giác Chi, mình đã điều khiển nó ngưng.
Thì “Giác Chi” là Bồ Đề, mà “Trạch Pháp” là trạch pháp biểu nó ngưng, mà bây giờ mình ra lệnh nó đã ngưng, thì cái “Trạch Pháp” đó là cái trạng thái, ở trong cái chỗ, (nhờ) cái trạch pháp đó nó đã ngưng hoàn toàn.
Chớ không phải là trạch pháp, mình dùng danh từ Trạch Pháp là mình chọn lựa cái pháp đó. Và đồng thời cái pháp đó nó hướng tâm, nó bảo cái đó làm đúng theo cái trạch pháp đó, thì đó là cái kết quả của trạch pháp đó, gọi là Trạch Pháp Giác Chi.
Bây giờ Thầy bảo: “Cái tâm như cục đất, không tham, không sân, không si!” , phải không? Mà bây giờ cái tâm của Thầy ai chửi mắng nó cũng không tham, không sân si, nó giống như cục đất rồi, thì đó gọi là Trạch Pháp Giác Chi, phải không? Bởi vì Giác Chi là Bồ Đề, nó đâu còn sân.
Còn bây giờ cái tâm Thầy nói nhưng mà nó còn sân, thì nó chưa phải là Trạch Pháp Giác Chi thành tựu. Các con hiểu chỗ đó chưa?
Nghĩa là cái kết quả của cái trạch pháp đó nó đã thực hiện được, thì cái đó gọi là Trạch Pháp Giác Chi. Còn cái kết quả nó chưa ra được, nó còn có lúc giận, lúc không giận, thì cái đó nó chưa được.
Cũng như bây giờ nói: “Diệt Tầm Tứ, nhập Nhị Thiền!”, mà bây giờ nó diệt có chút xíu rồi cái nó bung ra, thì như vậy nó chưa là diệt hẳn Tầm Tứ. Cho nên cái đó, cái pháp mà mình trạch pháp, để mình nhắc “Tầm Tứ phải tịnh chỉ!” nhưng mà tịnh chỉ có một chút. Hay hoặc là mình nói “Tầm Tứ tịnh chỉ!” mà nó không tịnh chỉ, thì như vậy chưa phải gọi cái đó là Trạch Pháp Giác Chi. Phải không.
Mới đầu thì chúng ta trạch pháp là chúng ta chọn lựa một cái câu trạch pháp cho phù hợp với đặc tính của mình. Bây giờ mình dùng cái câu đó mình nhắc nó mà nó thành tựu được, nó tịnh chỉ được, thì cái đó là Trạch Pháp Giác Chi.
Cho nên có những câu hỏi, có người hỏi, bây giờ thí dụ như mình hướng tâm tịnh chỉ hơi thở và tịnh chỉ hơi thở nó khác nhau như thế nào?
Bây giờ mình hướng tâm, tức là mình còn nhắc cái tâm mình cho nó làm như cái lời mình hướng đó. Và bây giờ nó đã, mình nhắc nó, nó đã làm được theo như cái lời mình nói rồi, thì cái đó là tịnh chỉ. Còn cái mình đang nhắc, thì cái đó gọi là hướng tâm nhắc nó. Đó thì, hai cái này nó có khác nhau, bởi vì mình nhắc nó chớ nó chưa có nghe lời như vậy.
(42:19) “Hay nội tâm có Tinh Tấn Giác Chi,”
Còn Tinh Tấn, nó siêng năng lắm, tự nó nó siêng năng, nó siêng năng tự nó chớ không phải là mình bắt ép nó. Nó không có lười biếng, nó không ham có ngủ, nó không có gì hết, luôn lúc nào nó cũng muốn ở trong cái tâm đó.
Thì người mà thấy được cái Tinh Tấn Giác Chi này, là người mà ở đây Thầy thấy, là thầy Mật Hạnh đã gặp cái Tinh Tấn Giác Chi. Thầy nói nó không có lười biếng nữa, mà nó ngồi đó nó cứ quay vô, nó bắt mình ngồi hoài, mà mình thích thú chớ không phải là mình thấy nó mỏi mệt gì hết, nó làm cho mình thích tu cho nên nó gọi là Tinh Tấn Giác Chi.
Trong cái Tinh Tấn nó có cái Bồ Đề giải thoát đó, nó làm cho mình ham tu, thích tu, mà không phải ham cái kiểu mà mình ham tầm thường. Cũng như bây giờ mình ham như thế này, thế khác, thì cái đó nó không phải, mà cái này tự nhiên nó có cái sức tinh tấn của nó, nó làm cho mình thích ở trong đó vậy, cho nên mình không có xả, mình không có buông ra, còn bây giờ mình ngồi mình tu một hơi mình muốn xả ra!
Thì cái đó nó thuộc về Tinh Tấn Giác Chi.
“Hay nội tâm có Hỷ Giác Chi…”
Hỷ Giác Chi là cái nội tâm của mình nó luôn luôn nó có cái niềm vui của nó. Tự nhiên nó như vậy mà mình không cần phải nhập định nó mới có. Nhưng mà bây giờ nó đã có cái Hỷ Giác Chi, thì tự nhiên nó xuất phát ra như vậy.
Bây giờ thí dụ như Thầy bảo Thầy hướng tâm Thầy nhắc “Cái Hỷ Giác Chi phải có!”, nhưng mà nó không bao giờ nó có. Tự nó nó đến với mình, nó làm cho mình có một niềm vui an ổn ở trong thân tâm của mình.
Mà khi một cái niềm vui an ổn thân tâm, thì cái thân của mình bao giờ cũng phải có cái lạc của Giác Chi. Hai cái này, Hỷ Giác Chi với Khinh An Giác Chi, là bao giờ nó cũng phải kèm với nhau một bên chớ nó không có xa nhau, nghĩa là có Hỷ thì tức là có Khinh An. (44:10) Cho nên hai cái này nó vẫn có, hễ mà Hỷ Giác Chi có thì Khinh An Giác Chi nó phải có.
Mà khi Khinh An Giác Chi có thì Định Giác Chi nó phải có, nó không làm sao, bởi vì đó là cái tự nhiên chớ không phải là chúng ta, thí dụ như bây giờ Thầy nhập trong Tứ Thiền, thì cái Định Giác Chi nó phải có ở trong Tứ Thiền. Bây giờ Thầy nhập Tam Thiền thì cái Định Giác Chi ở trong Tam Thiền nó phải có, mà Thầy nhập cái định Nhị Thiền thì cái Định Giác Chi ở Nhị Thiền nó phải có.
Thì trong khi cái Hỷ Giác Chi của Nhị Thiền, của Tam Thiền, của Tứ Thiền thì nó phải có cái định, cái Hỷ của Giác Chi, cái Khinh An của Giác Chi ở cái mức định đó. Khi mà chúng ta nhập vào cái định đó thì cái Giác Chi nó sẽ có đi theo cái định đó. Cho nên cái mà nó có như vậy gọi là Định Giác Chi.
Cho nên nó có thì chúng ta cứ nương vào chỗ đó mà chúng ta sống ở trong cái cảnh Giác Chi đó, tức là cái trạng thái Bồ Đề đó mà chúng ta ở, chúng ta kéo dài cái thời gian ra.
“Hay nội tâm có Định Giác Chi…”
Thì cái định nó tự nhiên, khi mà chúng ta vào nhập định, chúng ta gom tâm lại, thì lúc bấy giờ nó có một cái trạng thái nó làm cho chúng ta an ổn, tức là giải thoát đó. Thì lúc bấy giờ trong cái định đó nó có cái trạng thái Giác Chi đó, thì cho nên gọi là Định Giác Chi.
(45:25) Bây giờ trong nội tâm chúng ta có Xả Giác Chi. Bây giờ chúng ta thấy chúng ta không còn ham muốn cái gì, cái gì đến với chúng ta có (như) không, cũng như nó không có ham cái gì nữa hết, cho nên đó là cái Giác Chi nó xả.
Chớ không phải là bây giờ chúng ta phải quán cái này nó bẩn, hay hoặc là bất tịnh như thế nào, để nó bỏ, cái này nó nối tiếp cho cái sự đau khổ thế này thế khác, để mà chúng ta không chấp, thì cái này nó chưa phải là Xả Giác Chi đâu.
Chúng ta bỏ đó chúng ta quán, rồi chúng ta không có sắm, không có mua nó nữa, mà cũng không xin nữa, người ta cho cũng không thèm lấy nữa, nhưng mà nó chưa phải là Giác Chi….
(Xem tiếp ở Pháp hành 20)
HẾT BĂNG