Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Tu sinh
Thời gian: 1998
Thời lượng: [47:42]
(0:02) Những câu hỏi của cô Diệu Quang mà bữa đó trả lời chưa hết. Cô hỏi Thầy:
“Kính bạch Thầy, tại sao gọi là Tứ Chánh Cần, Tứ Niệm Xứ, Tứ Thánh Định, Tứ Như Ý Túc?”
Nghĩa là tại sao mà những cái danh từ ở trong kinh điển của Phật, người ta gọi cái tên đó gọi là Tứ Chánh Cần, Tứ Niệm Xứ, Tứ Thánh Định, Tứ Như Ý Túc.
Thì ở đây Thầy sẽ trả lời, coi như trả lời cho cô Diệu Quang, tức là trả lời chung cho quý thầy, để không khéo cái tên mà trong kinh sách mà Phật đã đặt cái tên cho pháp môn của mình, để dạy người ta tu, thì cái tên đó nó phải xứng hợp với cái hành động tu tập, chớ không phải là thiếu cái hành động tu tập ở trong cái tên đó, thì cái tên đó không có nghĩa lý.
Đáp: “Tứ Chánh Cần là pháp môn giải quyết tâm con người thoát khổ đệ nhất, nên người tu sĩ phải chuyên cần, siêng năng tu tập từng giây, từng phút, từng giờ, không được dễ dãi, lơ đễnh, lời biếng.”
Nghĩa là trong cái pháp mà mang cái tên nó là Tứ Chánh Cần, nó chứng tỏ rằng phải cần mẫn siêng năng tu tập, cho nên nó có cái tên là “cần”, mà “chánh” tức là thiện pháp. Cho nên luôn luôn lúc nào cái pháp đó cũng phải thấy rằng cái sự tinh tấn siêng năng ở trong đó rất nhiều. Nếu mà cái người tu mà thiếu sự siêng năng tập luyện cái pháp này thì cái đạo giải thoát nó không có đến với cái người mà tu tập, cái hành giả mà tu tập.
Cho nên về cái pháp Tứ Chánh Cần, là cái pháp nói cho cái người tu mà mới bắt đầu tu, thì phải siêng năng hết sức mình, luôn luôn lúc nào giờ nào phút nào cũng phải siêng năng. Cho nên cái tên nó là “cần”, Chánh Cần: cần tu tập ở trong một cái Chánh Pháp, mà cần phải rất là cần thiết, cần cũng phải là siêng năng.
Ở đây giải thích từng chữ để cho cái tên đó, thì như giải thích nó, thì chữ Tứ là bốn, Chánh Cần là siêng năng, cần mẫn, trong cái sự chơn chính, chớ không phải trong tà pháp. Siêng năng trong cái sự chơn chánh, chớ không phải siêng năng ở trong cái sai, cái không đúng, cho nên nó là Chánh Cần.
Tứ Chánh Cần gồm chung ba cái chữ này lại để mà giải thích cái nghĩa của nó, thì:
“Tứ Chánh Cần là bốn pháp chơn chánh cần phải tu tập, siêng năng, không có được biếng trễ.”
(02:46) Đó là giải thích từng chữ để chúng ta hiểu cái tên của nó, để mà chúng ta biết rằng nó là cái pháp nó quan trọng như thế nào. Tại sao các pháp khác không gọi là “cần”, mà ở đây chỉ có Tứ Chánh Cần gọi là “cần”?
Bởi vì chính chúng ta là mang một cái tâm niệm tham, sân, si, tức là ác pháp, cho nên hằng ngày chúng ta không siêng năng cần mẫn mà tu tập cái này thì các ác pháp kia nó sẽ làm cho chúng ta đau khổ, nó làm cho chúng ta khổ sở. Do cái chỗ mà tu tập này thì chúng ta phải siêng năng, hết sức siêng năng.
Vì vậy bắt đầu như Thầy đã trả lời, người mới bắt đầu tu theo đạo Phật thì phải tu cái pháp Tứ Chánh Cần là cái pháp đầu tiên. Mà thời nay thì người ta không có hiểu nó, cho nên người ta không có tu Tứ Chánh Cần, mà người ta tu niệm Phật, người ta tu thiền hơi thở, người ta tu thiền biết vọng liền buông, hoặc là tham thoại đầu, công án.
Người ta tu cái đó thì nó không đúng cái Chánh Pháp của Phật, vì cái pháp mà chuyên cần siêng năng hằng ngày mà nỗ lực tu tập, đó là Tứ Chánh Cần. Nó làm cho chúng ta bắt đầu vào, như Thầy đã dạy, bắt đầu vào tu ngay liền tức khắc là chúng ta đã thấy sự giải thoát nơi thân và tâm của mình.
Chớ không phải tu đợi một năm, hai năm, năm năm, mười năm sau mới thấy hết sự giải thoát, mới hết là tham, sân, si, mà ngay cái chỗ chúng ta bắt đầu tu là chúng ta đã giải thoát khỏi tham, sân, si.
(04:27) Bây giờ để giải thích thêm cái pháp nữa mà như cô Diệu Quang đã hỏi đó, Tứ Niệm Xứ. Vậy Tứ Niệm Xứ là gì? Ở đây Thầy giải thích từng chữ để chúng ta thấy được cái chỗ Tứ Niệm Xứ.
“Tứ là bốn. Niệm là nhớ, là suy tư, là pháp.”
Các thầy nhớ rằng chữ “niệm” là nghĩa là mình nhớ, nhớ là niệm, ức niệm là nhớ lại, còn chữ “niệm” đây có nghĩa là nhớ, là suy tư, mình suy nghĩ một cái điều gì đó, gọi là suy tư, mà nó còn có cái tên nữa, cái chỗ mà “niệm” nó còn có cái tên nữa là pháp.
Hầu hết người ta chỉ biết cái danh chữ niệm là nhớ, là ức niệm, là suy tư, là suy nghĩ đó, còn cái “niệm” mà họ nghĩ ra là cái pháp thì chưa có ai nghĩ, chưa có người nghĩ nó là cái pháp. Cái chữ “niệm” này có ít người mà hiểu nó cái nghĩa là pháp.
Ở đây vì cái kinh nghiệm tu hành, trải qua trong cái thời gian tu tập, Thầy đã hiểu được chữ “niệm” này là cái pháp, chớ không phải là nhớ, hoặc là suy tư, là nhớ là suy tư, nó là pháp.
“Xứ là gì? Xứ là nơi, chốn, chỗ.”
Chữ “xứ” nó chỉ cho cái nơi, cái chốn, cái chỗ.
“Gồm lại Tứ Niệm Xứ là bốn chỗ đặt pháp môn tu tập trau dồi, làm cho bốn chỗ đó được thanh tịnh, trở thành giải thoát, không còn ô nhiễm các pháp thế gian, nên có tên gọi là Tứ Niệm Xứ. “
Nghĩa là Tứ Niệm Xứ nó không phải là một cái pháp môn để cho chúng ta tu tập, mà nó là bốn cái chỗ để chúng ta dùng các pháp môn khác, các thiền định khác, mà để chúng ta tập luyện bốn chỗ này cho nó thanh tịnh.
Vì trong thân của chúng ta, trong thân và ngoài thân của chúng ta không ngoài bốn cái chỗ này. Thân thì chúng ta cũng thấy rõ ràng là nơi thân của chúng ta, rồi thọ là cái cảm giác, rồi tâm của chúng ta, rồi các pháp xung quanh chúng ta, tất cả từ thân cho đến các pháp ở trong vũ trụ đều là nằm ở trên bốn cái pháp này.
Cho nên muốn cho được thanh tịnh, cả nội thân tâm của chúng ta và thế giới, các pháp ở trong thế gian này đều được thanh tịnh, thì không ngoài bốn chỗ này mà tu tập.
“… Chứ không phải Tứ Niệm Xứ là một pháp môn dùng để mà chúng ta tu tập cho được giải thoát.”
Nó giải thoát cái gì? Nếu mà lấy Bốn Niệm Xứ này mà tu tập để giải thoát, thì giải thoát cái gì? Vì Bốn Niệm Xứ là cái nơi để mà chúng ta tu tập bốn cái nơi đó cho thanh tịnh, tức là làm cho bốn cái nơi đó được giải thoát. Có hiểu được vậy mới là hiểu được Tứ Niệm Xứ.
(07:39) Bây giờ để trả lời cái danh từ "Tứ Thánh Định" mà cô Diệu Quang đã hỏi.
“Tứ là bốn, Thánh là bậc trong sạch, thanh tịnh không còn nhiễm ô thế tục, dính mắc dục lạc thế gian nữa.”
Chữ Thánh ở đây thì phải chỉ cho những cái người mà thân và tâm của họ trong sạch, không có còn nhiễm ô của những cái dục lạc của thế gian, nó không còn dính mắc những cái ham thích của thế gian nữa, thì cho nên gọi là bậc Thánh, gọi là Thánh.
Cho nên cái tên của nó để chỉ cho chúng ta, để đi vào trong những cái bậc Thánh. Cho nên cái pháp đó giúp chúng ta trở thành những cái bậc Thánh thanh tịnh thân tâm như vậy.
“Định là gì? Định là sự bất động của tâm…”
Đó, mình phải hiểu “định” là sự bất động của tâm.
“… sự yên lặng của thân tâm, sự vắng lặng của không gian, sự ngưng hoạt động trong thân, và sự thanh tịnh của tâm.”
Để giải thích cho chúng ta hiểu từng những cái danh từ để xác định được cái pháp môn mà chúng ta tu tập, cho nên:
“Định là sự bất động của tâm, sự yên lặng của thân tâm, sự vắng lặng của không gian, sự ngưng hoạt động trong thân và sự thanh tịnh toàn bộ của tâm.
Tứ Thánh Định là pháp môn của bậc Thánh đạt được sự thanh tịnh, yên lặng, vắng lặng, và bất động các hành, nơi thân, thọ, tâm và các pháp. “
Đó thì nơi thân, thọ, tâm, và các pháp đó là Tứ Niệm Xứ đó. Một cái pháp nó làm cho thân, thọ, tâm, pháp của chúng ta thanh tịnh bất động, đó là cái pháp mà tu tập làm cho bốn cái chỗ này nó trở thành thanh tịnh, đó mới gọi là Tứ Thánh Định.
(09:49) “Tứ Như Ý Túc nghĩa là gì? Tứ là bốn, Như Ý là theo ý muốn của mình, Túc là đủ, đầy đủ. Tứ Như Ý Túc là pháp môn thực hiện tâm muốn điều gì, thì thực hiện đầy đủ điều ấy, mới gọi là Tứ Như Ý Túc. “
Đó thì, nói đến Tứ Như Ý Túc, là chúng ta muốn cái gì thì chúng ta làm ngay được cái đó. Thí dụ như bây giờ là một người mà thế gian ham tiền ham bạc, thì cái người mà có Tứ Như Ý Túc, thì họ chỉ hướng tâm họ ra lệnh, thì ngay đó là một đống tiền, đống vàng rất lớn trước mặt họ có liền. Lòng họ muốn cái gì là đạt ngay cái nấy chớ không phải là khó khăn đối với họ.
Muốn cho có một bữa ăn ngon, đầy đủ những thực phẩm cao lương mĩ vị, thì ngay cái ý muốn đó, thì cái người mà tu Tứ Như Ý Túc đó, họ chỉ cần ra lệnh, là ngay tức khắc đã có một mâm thực phẩm rất là đầy đủ không có thiếu món gì, cao lương mỹ vị không có thiếu món gì hết, cho nên gọi là Tứ Như Ý Túc.
Muốn như thế nào thì cái tâm của chúng ta và cái thân của chúng ta sẽ làm ra được những cái đó, cho nên gọi là “Như Ý Túc”.
Cho nên nó có những cái tên, để xứng hợp với cái việc làm của nó, với cái việc tu tập của nó, nó làm chúng ta đạt được cái ý muốn của chúng ta như vậy, cho nên cái tên nó như vậy, thì cái việc làm nó cũng phải đạt được như vậy.
(11:36) Sau học được những danh từ, tên của các pháp, thì bây giờ cô Út Diệu Quang sẽ hỏi Thầy tiếp:
“Kính bạch Thầy tại sao người ta gọi Tứ Thánh Định là thiền Tiểu Thừa, thiền phàm phu, thiền ngoại đạo?”
Đáp: “Nói về Tứ Thánh Định là một loại thiền định rất đặc biệt mà từ xưa trước khi chưa có đạo Phật cho đến bây giờ, chưa ai thông hiểu cách thức tu tập cơ bản của nó, và cũng không có một học giả nào tưởng giải ra được.
Trừ Đức Phật, Ngài đã phát hiện ra được cách thức tu tập về loại thiền định này, cụ thể và rõ ràng. Nhưng các nhà học giả không có tu tập thực hành, nên những lời dạy của Đức Phật các ngài không tưởng giải ra được. Vì thế các ngài lập luận, quăng ném nó ra ngoài kinh điển phát triển Đại Thừa.”
Nghĩa là họ ném Tứ Thánh Định này ra khỏi ngoài cái kinh sách phát triển, kinh sách Đại Thừa, cho nên hầu hết kinh sách Đại Thừa không có nhắc đến cái tên Tứ Thánh Định, không có nói đến cái Tứ Thánh Định mà chỉ nói những loại thiền định ngoài cái bốn thiền định này.
“Vì những nhà viết kinh Đại Thừa không sao giải thích Tứ Thánh Định được, nên họ bịa đặt ra cái tên Tiểu Thừa Thiền, Phàm Phu Thiền, và độc ác hơn nữa thì họ gọi là thiền ngoại đạo.”
Đó, thì các thầy cũng thấy rằng những cái danh từ này đều là những cái nhà học giả, mà chúng ta thường gọi họ là những bậc Tổ sư đó, thì họ không có triển khai nổi cái Tứ Thánh Định là một cái loại thiền rất là đặc biệt.
Mới bắt đầu vào, thì như quý thầy biết rằng, khi mà chúng ta muốn nhập được cái Sơ Thiền, thì chúng ta phải tu hết sức biết bao nhiêu cái loại pháp môn, như Tứ Chánh Cần, Chánh Niệm Tỉnh Giác Định, rồi đến cái Định Vô Lậu, đó là cái phần để tu tập ngăn chặn ác pháp và lòng ham muốn của mình.
(14:06) Còn cái phần mà giữ gìn thì phải lấy cả cái giới bổn, 250 giới Tỳ Kheo, 348 giới Tỳ Kheo Ni, và đồng thời phải sống một đời sống thiểu dục tri túc. Rồi phải phòng hộ sáu căn, mà Phật còn gọi là “Thánh phòng hộ sáu căn”, thế mà chúng ta mới đạt được cái Sơ Thiền, mới ly dục, ly ác pháp được.
Thế mà người ta gọi là Tiểu Thừa, là Phàm Phu Thiền, là thiền ngoại đạo, thì Thầy không hiểu họ đã hiểu Phật pháp như thế nào, mà họ dám nói những cái lời nói như vậy. Họ dám hạ những cái pháp mà Phật đã gọi là Tứ Thánh Định.
Mà Thầy có nhắc xác định được trong cái bốn thiền này, mà Đức Phật đã xác định là Như Lai Trú, là Phạm Trú, là Thánh Trú. Lấy bốn cái loại thiền này Đức Phật muốn nói đến cái sự an trú của một bậc Thánh, một bậc Như Lai, thì Đức Phật nghe nói Thánh Trú thì chúng ta biết rằng bốn loại thiền này, mà nghe nói Phạm Trú tức là đức hạnh của một người tu sĩ, là phải biết đó là nói bốn thiền này.
Cho nên cái xác định của Đức Phật rất rõ ràng về bốn loại thiền này để chỉ cho chúng ta biết rằng một cái sai, cái đúng của thời nay. Rồi đây một lúc nữa Thầy sẽ đọc cái bài kinh, ngay cả kinh Nguyên Thủy, mà người ta kết tập lại thành một cái bài kinh gọi là Thân Hành Niệm, rồi Thầy sẽ phân tích được cái sai, cái đúng của họ.
Trong khi đó chúng ta học về cái pháp Chánh Niệm Tỉnh Giác Định, để ngăn chặn các ác pháp không cho sanh khởi, thì chúng ta mới biết được cái sai, cái đúng của người sau này đã thêm thắt đã làm lệch cái bản kinh, cái bài kinh mà trong cái bộ kinh Nguyên Thủy nữa chớ chưa phải là kinh Đại Thừa.
Đó là cái người sau họ đã làm lệch đi, để làm cho người đời nay không có tu hành, không có chứng được cái lý, cái thực cụ thể của Phật pháp, cho nên không làm sao mà dám nói cái đó sai, chỉ biết cái bài kinh đó là cái bài kinh của Phật, chớ còn không dám nói nó sai. Trừ ra có những người có kinh nghiệm tu hành, mới biết nó sai, đúng mà thôi.
(16:40) Và đồng thời còn phải xác định bằng một cái cuộc thực nghiệm trở về với cái thời quá khứ bằng cái sức lực của đạo lực Tam Minh mà rõ được, nghe được cái lời giảng của Đức Phật cách đây 2540 năm, mới xác định được cái bài kinh đó đúng sai. Chớ nếu mà không có những cái lực đạo như vậy, thì những cái bài kinh này làm sao chúng ta dám xác định nó đúng hay là sai.
Họ dám in, họ dám viết ra như vậy, để cho tới bây giờ chúng ta chưa biết rằng một người nào mà cả gan dám làm một cái điều này, mà để rồi kinh điển, để người sau không có biết đường lối đâu đúng, đâu sai, không dám nói sai, dù có biết sai cũng chẳng dám nói sai.
Như vừa rồi các Thầy và các con cũng đã đọc ở trong cái tập Đường Về Xứ Phật tập một, trong cái bài kinh Jivaka ở Trung Bộ Kinh, kinh Nikaya, thế mà người ta chỉ cần thêm mấy chữ thôi cũng đã làm lệch được cái ý của Phật pháp rồi. Từ đó người ta chạy theo dục lạc, mà người ta thọ hưởng những thịt, những thực phẩm bằng cái xương máu của chúng sanh một cách là thích thú.
Thế mà người ta cứ nói rằng Phật cho phép ăn thịt chúng sanh. Đó là một dã tâm độc ác của những bậc đả phá Phật pháp đến tận cùng như vậy. Thế mà chúng ta hiện thời nay chúng ta cũng chẳng dám nói đó là sai, cũng chẳng dám nói đó là đúng.
Cho nên ở đây nói về Tứ Thánh Định mà người ta gán cho những cái tên Tiểu Thừa Thiền, Phàm Phu Thiền và Ngoại Đạo Thiền, thật là đau lòng cho Phật pháp biết mấy! Những pháp môn siêu việt giúp cho con người ta đủ đạo lực để làm chủ sự sống chết và còn làm những việc siêu việt không thể lường được.
Như trong kinh điển Phật nói, nếu dùng bàn tay rờ mặt trăng, mặt trời, thế là một việc siêu việt như vậy mà không từ ở trên Tứ Thánh Định này thì làm sao làm những điều đó được?
Đến bây giờ cũng chẳng có nhà học giả nào triển khai Tứ Thánh Định này được. Vì hiện giờ chưa có một bậc Hòa thượng, một bậc tôn túc nào, một hành giả nào mà triển khai Tứ Thánh Định này cho có đường lối, cách thức tu tập đúng cách của nó, nên gặp Tứ Thánh Định họ lờ qua.
“Kinh sách của các học giả viết rất nhiều về Tứ Niệm Xứ, Tứ Diệu Đế, Sổ Tức Quan, Thập Nhị Nhân Duyên, chưa hề có cuốn kinh sách nào nói về Tứ Thánh Định.”
(19:41) Bởi vậy các thầy cũng như là các con, nếu mà đi ra nơi nào phát hành kinh sách để tìm một cái cuốn sách mà nói về Tứ Thánh Định thì chẳng có một cái nhà học giả nào mà dám viết nó hết, dám biên soạn nó ra hết.
Họ chỉ nói Tứ Niệm Xứ, Tứ Diệu Đế, Sổ Tức Quan, Thập Nhị Nhân Duyên, hoặc là Thập Thiện, hoặc là các cái loại kinh sách phát triển của Đại Thừa nói về thiền Phản Quang Tự Tánh hay hoặc là những cái pháp thiền Kiến Tánh, hay hoặc là những cái pháp thiền như “chẳng niệm thiện niệm ác, bản lai diện mục hiện tiền”. Đó là những pháp thiền để người ta tu, hy vọng được giải thoát.
Còn trái lại thì Tứ Thánh Định, thì họ chẳng dám rớ vào để mà nói cách thức tu tập như thế nào.
“Bởi vậy Tứ Thánh Định là pháp môn làm chủ được sự sống chết của chúng ta, sanh lão bệnh tử, tức là pháp môn giải quyết kiếp sống con người, chấm dứt đau khổ và luân hồi, một pháp môn tuyệt vời, có một đạo lực kinh khủng, tịnh chỉ hơi thở và các hành trong thân một cách tài tình.
Thế mà ai biết nó là một pháp môn quý báu và vô giá. Người ta chỉ còn biết miệng lưỡi lừa của các vị Tổ sư: Tiểu Thừa Thiền, Phàm Phu Thiền, Ngoại Đạo Thiền.”
Nghĩa là bây giờ người ta nói đến Tứ Thánh Định, thì người ta chỉ biết nó là Tiểu Thừa Thiền, Phàm Phu Thiền và Ngoại Đạo Thiền, chớ người ta chẳng có biết nó là một cái pháp quý báu và vô giá.
Nó làm chủ được cái sự sống, sự chết của con người, nó chỉ cần ra lệnh là hơi thở tịnh chỉ ngay liền, các hành ngưng hoạt động. Người ta không hiểu được cái pháp tuyệt vời và quý báu như vậy thì làm sao người ta tu tập làm chủ được sanh tử luân hồi?
(21:59) Bây giờ cô Diệu Quang hỏi tiếp Thầy.
Hỏi: (Đáp:) “Sổ Tức Quan, và Định Niệm Hơi Thở khác nhau rất xa. Sổ Tức Quan thì ức chế tâm bằng cách đếm số. Định Niệm Hơi Thở dùng pháp hướng Như Lý Tác Ý nên nhẹ nhàng diệt Tầm, tâm tỉnh thức hoàn toàn, không bị loạn tưởng.”
Cô Diệu Quang hỏi Thầy, cái pháp Sổ Tức Quan và cái Định Niệm Hơi Thở nó khác nhau và giống nhau như thế nào, xin Thầy dạy rõ cho chúng con hiểu? Thì Thầy trả lời:
“Sổ Tức Quan và Định Niệm Hơi Thở khác nhau rất xa. Sổ Tức Quan thì ức chế tâm bằng cách đếm số.”
Ở đây các con nghe rõ chớ không khéo thì các con tưởng Định Niệm Hơi Thở với Sổ Tức Quan là giống nhau.
Vì trong cái Ngũ Đình Tâm Quán mà ở các bậc Tôn túc họ kết hợp lại, từ cái quán từ bi để đối trị tâm sân, quán bất tịnh để đối trị tâm sắc dục, quán sổ tức quan để đối trị tâm loạn tưởng, thì tất cả những cái pháp này họ kết hợp lại, họ gọi là Ngũ Đình Tâm Quán.
Chớ trong kinh điển của Phật thì không có sử dụng cái Sổ Tức Quan này, mà họ đã lượm lặt nơi các kinh điển của các Tổ viết ra, rồi họ kết hợp lại những cái bài pháp như quán bất tịnh, quán từ bi của Phật để họ kết hợp lại, họ gọi là Ngũ Đình Tâm Quán.
Cho nên ở đây chúng ta tu hơi thở mà hơi thở nào gọi là Sổ Tức Quan, mà hơi thở nào gọi là Định Niệm Hơi Thở? Do hai cái pháp môn này nó khác nhau rất xa, chớ không có giống nhau đâu.
(24:02) Sổ Tức Quan thì phải biết rằng cách thức của nó là ức chế tâm bằng cách đếm số.
“Định Niệm Hơi Thở dùng pháp hướng Như Lý Tác Ý nên nhẹ nhàng diệt Tầm, tâm tỉnh thức hoàn toàn không bị loạn tưởng, hôn trầm thùy miên, vô ký.
Sổ Tức Quan do ức chế tâm, diệt Tầm Tứ nhưng chẳng được, nhưng chẳng đưa hành giả đi đến đâu, chỉ loanh quanh ở mê hồn trận của xúc tưởng hỷ lạc, nên chẳng lợi ích gì cho người tu tập.”
Đó thì, cái Định Niệm Hơi Thở thì nó có cái nghĩa nó khác, mà cái Sổ Tức Quan thì cái nghĩa nó khác, nó đi vào ở chỗ diệt Tầm Tứ để nó đạt được cái trạng thái hỷ lạc, rồi nó ở đó nó không biết cái đường ra, cho nên nó loanh quanh, loanh quanh ở trong đó rồi nó rơi vào thùy miên, vô ký, hoặc là hôn trầm. Còn cái Định Niệm Hơi Thở thì nó có cái mục đích nó khác.
Cho nên nó, như Thầy đã nói cái Định Niệm Hơi Thở là cái pháp trợ duyên, nó trợ giúp cho các pháp khác. Cho nên ở đây Thầy trả lời cho cô Diệu Quang là:
“Định Niệm Hơi Thở là pháp môn trợ giúp cho hành giả tu tập nhập các loại định khác, nên nó có lợi ích rất lớn cho đường tu tập giải thoát.”
Mục đích của cái Định Niệm Hơi Thở là nó là trợ cho các pháp, chớ nó cũng không giúp cho chúng ta đi đến cái mục đích cứu cánh giải thoát được, nó giúp cho các pháp mà thực hiện được cái giải thoát, cái mục đích giải thoát.
“Định Niệm Hơi Thở là trợ pháp cho các pháp môn khác để đạt được viên mãn cứu cánh, nên nó là pháp môn có hiệu quả và có lợi ích lớn.
Nghĩa là nó giúp cho các pháp môn khác, để chúng ta tu tập nó đem lại cái kết quả.
Bây giờ một cái ví dụ mà các thầy và các con cũng sẽ thấy rất là dễ: Khi chúng ta tu tập Chánh Niệm Tỉnh Giác, như đi kinh hành nè, bây giờ chúng ta tập trung ở trên cái bước đi của chúng ta, chúng ta nhớ được cái bước đi của chúng ta một lúc, rồi cái bắt đầu chúng ta lại quên đi.
Nhưng mà chúng ta biết kết hợp với cái hơi thở, hơi thở vô với hơi thở ra, thì chúng ta vừa thấy được cái bước đi của chúng ta, mà vừa biết được hơi thở, nương vào hơi thở để thấy bước đi càng ngày càng tỉnh hơn.
(26:23) Các thầy có kinh nghiệm tu hành các thầy mới thấy được cái điều mà kết hợp cái Định Niệm Hơi Thở với cái Định Chánh Niệm Tỉnh Giác, hai cái kết hợp lại thì quý thầy thấy cái này rất rõ.
Còn nếu quý thầy chưa có tu tập được thì quý thầy tập thử đi, rồi nghe cái lời Thầy coi có không. Ở trong chúng đây có người mà tập mà kết hợp được cái hơi thở, cái Định Niệm Hơi Thở với cái Định Chánh Niệm Tỉnh Giác mà đi kinh hành hoặc làm công việc, thì thử coi phải tỉnh không, nó rất tỉnh đó.
Đó là cách thức để tu tập để hành pháp cho nó đúng cách, mà nó làm cho chúng ta được cái sức tỉnh ngăn chặn các ác pháp không cho sanh khởi.
Cái mục đích của cái Định Chánh Niệm Tỉnh Giác, là cái mục đích của nó để giúp cho Tứ Chánh Cần, như Thầy đã giảng rồi, nó ngăn chặn không cho ác pháp sanh khởi. Mà muốn cho đạt được cái Chánh Niệm Tỉnh Giác Định thì nương vào cái Định Niệm Hơi Thở, khéo léo giữ gìn cái hơi thở một bên với cái tỉnh thức ở trong cái hành động của chúng ta, thì nó sẽ kéo dài và nó rất tỉnh.
Đó là những cái mà chúng ta khéo kết hợp câu hữu nó trở lại để mà chúng ta tu tập. Thì ở đây có người nào mà đã có cái kinh nghiệm tu tập, thì cái lời nói của Thầy nó không phải là nói sai đâu, chúng ta làm thử rồi chúng ta sẽ thấy được cái chỗ mà vi diệu của cái Định Niệm Hơi Thở, nó trợ giúp cho cái Chánh Niệm Tỉnh Giác rất là tỉnh thức.
“Định Niệm Hơi Thở là trợ pháp cho các pháp môn khác để đạt được viên mãn cứu cánh, nên nó là pháp môn có hiệu quả, có lợi ích lớn. Hành giả tu tập mà bỏ Định Niệm Hơi Thở thì kết quả chẳng có ích lợi nhiều đâu.”
Nghĩa là cái kết quả nếu mà bỏ cái Định Niệm Hơi Thở mà mình tu nội cái Chánh Niệm Tỉnh Giác không thì kết quả không lớn, tức là cái thời gian nó không dài ra đâu, nó rất khó.
(28:20) Bây giờ cô Diệu Quang hỏi tiếp Thầy:
“Kính bạch Thầy! Tại sao Phật giáo lấy giới luật làm pháp môn đầu tiên để tu tập, không lấy Thiền Định và Trí Tuệ tu tập trước như các nhà Đại Thừa Bắc Tông và Thiền Tông?”
Nghĩa là cô Diệu Quang hỏi Thầy: Tại sao Phật giáo lấy giới luật mà tu trước để làm cho con người tu quá khổ, quá là khổ hạnh, phải đời sống phải sống trong giới luật chớ không được, phải thiểu dục tri túc như vậy, thì phòng hộ sáu căn như vậy, nó làm cho cái người tu phải sống một đời sống quá khổ.
Còn Bắc Tông, tức là Đại Thừa, các nhà Đại Thừa Bắc Tông với Thiền Đông Độ thì người ta lấy thiền định mà người ta tu trước, người ta lấy sự học tức là trí tuệ người ta tu trước, cho nên người ta không có giữ gìn giới luật, cho nên đời sống người ta thoải mái, dễ chịu, người ta tu thấy nó thích hơn là cái tu mà lấy giới luật.
Đó là cái ý của cô Diệu Quang là thấy một số các thầy, cũng như các con mà về đây tu tập, khép mình ở trong cái kỷ luật, giới luật như vậy, thấy nó làm quá khắc khổ. Thay vì một ngày mình ăn hai, ba bữa, thì mình ăn có một bữa, rồi tập ít nói, rồi tập phòng hộ sáu căn, rồi tập xả tâm cái này cái kia rất là cực.
Còn cái kia người ta chỉ có ngồi thiền định thôi, hoặc là người ta đến, người ta nghe người ta học Khổ Dế, Diệt Đế, Đạo Đế như thế nào. Người ta học hiểu vậy thôi, chớ còn người ta không có áp dụng, người ta học giới luật người ta cũng hiểu biết thôi, mà người ta không có áp dụng vào cái đời sống người ta cho nên người ta thoải mái, người ta dễ chịu.
Còn mình đây tu tập như vậy mình thấy quá khổ, cho nên cái ý của cô Út muốn hỏi để cho chúng ta hiểu cho thấu suốt tại sao mà Đức Phật lại không lấy, như các nhà Đại Thừa, như Thiền Tông mà tu tập, lại bắt buộc chúng ta phải lấy giới luật mà làm đầu?
(30:19) Đáp: “Đạo Phật thấy suốt được lý nhân quả.”
Nghĩa (là) đạo Phật mà ra đời là đã thấy được cái nhân quả, thấy suốt được cái nhân quả.
“Nên tất cả giáo pháp…”
Của mình đó, của Đức Phật đó.
“… thì đều được xây dựng trên nền tảng thiện pháp.”
Nghĩa là tất cả những cái bài thuyết giảng, bài pháp nào cũng đều là nhằm để chúng ta thực hiện ở trên cái thiện pháp. Như bây giờ chúng ta tu Tứ Chánh Cần, chúng ta thấy cái pháp Tứ Chánh Cần, thì nó là cũng thực hiện ở trên thiện pháp mà đoạn trừ cái ác pháp.
Rồi bây giờ như Tứ Thiền, như là Tứ Diệu Đế, như là các cái pháp Tứ Niệm Xứ, đều là giúp cho cái thân, thọ, tâm, pháp của chúng ta đều là ở trong pháp thiện, không có ở trong pháp ác. Tất cả những cái pháp mà chúng ta thực hành cũng đều là pháp thiện.
Rồi giới luật cũng dạy toàn bộ là thiện không, chớ không có cái nào mà dạy trong cái ác pháp. Nghĩa là các pháp hành, các giới hành này, nó là các pháp để mà chúng ta hành, để mà chúng ta đem lại cái pháp thiện ở trong thân và tâm và thọ của chúng ta và các pháp.
Thì như vậy, cho nên Đức Phật đã thấy suốt được cái lý nhân quả, do nhân quả thiện và ác mà tạo con người khổ.
Cũng như Thầy có thường nhắc ở trong cái lúc Thầy mà Thầy giảng về cái giáo án này, thì Thầy có nhắc: từ cái nhân quả mà chúng ta sanh ra chớ không phải chúng ta ở cõi nào mà chúng ta đến. Do cái nhân quả mà chúng ta sanh ra. Rồi chúng ta chết đi chúng ta cũng trở về nhân quả.
Do cái chỗ đó, nếu mà đạo Phật không thấu suốt được cái lý nhân quả thì chắc chắn không có xây dựng cái giáo pháp của mình ở trên cái nền tảng của nhân quả.
Cho nên thấy được cái nhân quả nó chi phối con người như vậy đó, từ cái chỗ mà chúng ta sanh ra cũng từ nơi đó, mà nó từ vô thủy của nhân quả chớ không phải là mới đây. Rồi bắt đầu chúng ta chết đi thì chúng ta cũng trở về nhân quả, tiếp tục ở trong nhân quả để tiếp diễn cái sự luân hồi của chúng ta mãi mãi trong nhân quả.
(32:27) Do cái chỗ này cho nên đạo Phật mới đặt cái nền tảng pháp môn của mình ở trên nền tảng của nhân quả, lấy cái thiện pháp làm cái mục đích để đi vào cái sự cứu cánh giải thoát cho chính mình. Cho nên pháp của Phật từ cái bài pháp đầu tiên cho đến cái bài pháp cuối cùng, thì đều gọi những cái tên nó là Sơ Thiện, Trung Thiện và Hậu Thiện.
Đó thì như vậy là chúng ta đã rõ, mà nếu mà lấy một cái gì khác mà đi ngược lại, thì chắc chắn là sẽ không đúng đạo Phật.
“Giới luật của Phật gồm có giới bổn, giới đức, giới hạnh, giới tuệ, giới hành.”
Mà Thầy đã giảng từ cái giới bổn, đến giới đức, giới hạnh, giới tuệ rồi, bây giờ cái hạ năm nay là giảng về giới hành, tức là các pháp môn để hành, để đạt được cái giới luật cho nó được nghiêm túc và đời sống của chúng ta được giải thoát hoàn toàn các ác pháp, ra khỏi các ác pháp.
“Nói đến giới tức là nói đến thiện. Nói đến thiện tức là nói đến sự an vui, thanh thản của tâm hồn. Mà đã an vui, thanh thản của tâm hồn là giải thoát khổ cuộc đời.”
Đó, thì chúng ta thấy thiện là nó sẽ giải thoát được cái đau khổ của cuộc đời, mà chính chúng ta đi tìm sự giải thoát khỏi cái sự đau khổ của cuộc đời, cho nên phải lấy cái pháp thiện mà làm cái mục đích mà chúng ta phải nhắm đến con đường tu tập.
“Muốn được an vui, thanh thản của cuộc đời không gì hơn là phải sống đúng giới luật.”
Nghĩa là muốn được cuộc sống mình an vui, thanh thản thì phải lấy giới luật mà sống, thì nó mới giải thoát được.
(34:12) “Nhờ giới luật mà tâm mới ly được ác pháp và lòng ham muốn của chúng ta. Tâm ly được ác pháp và lòng ham muốn thì tâm nó trong sạch và thanh tịnh. Do tâm trong sạch và thanh tịnh tức là thiền định. Vì thế Đức Phật dạy: Giới sanh Định.”
Rõ ràng là khi tâm của chúng ta ly dục và ly ác pháp thì nó mới thanh tịnh. Mà nó mới thanh tịnh, cái thanh tịnh đó đó, tức là thiền định. Vì thế mà Đức Phật nói do giới mà sanh định, do giới làm cho tâm chúng ta thanh tịnh, mà thanh tịnh tức là định, vì vậy gọi là: Giới sanh Định.
“Khi tâm đã có định, định là sự nghỉ ngơi thân và tâm.”
Tâm mình bây giờ nó có định rồi, nó là cái sự nghỉ ngơi. Còn trước kia mình chưa ly dục ly ác pháp, thì phải dùng giới, phải sống cho đúng cái hạnh giới, thì nó rất là khắc khổ, nó làm cho mình cực khổ trên bước đường tu tập. Nhưng mà sau khi mà cái tâm nó thanh tịnh rồi, nó có định rồi, thì từ đó cái định là một sự ngơi nghỉ của thân tâm của mình.
“Do sự ngơi nghỉ này tâm nó được lóng sáng.”
Mình càng ở trong cái thiền định thì tâm của mình nó được lóng sáng.
“Tâm được lóng sáng nên tâm rất sáng suốt, không còn bị kiến chấp và ngã chấp…”
Nó sáng suốt, cho nên mỗi cái mà hồi nào tới giờ mình hiểu mà mình cho nó rằng đúng, bây giờ mình đều sáng suốt mình nhận ra cái sai.
Cũng như hồi nào tới giờ Thầy không biết cái bài kinh này sai, cho nên cứ thấy nó là đúng. Nhưng mà sau khi cái tâm nó lóng sáng được ở trong định rồi, lần lượt nó phá được cái kiến chấp “đúng” đó, nó thấy những cái bài kinh đó các bậc Hòa thượng, các bậc thầy dạy mình nói rằng đúng, nhưng bây giờ Thầy thấy nó là sai.
Cho nên cái bị cái kiến chấp của người khác nhồi nhét vào mình đó, thì mình đã xả ra được, mình thấy nó sai. Và cũng từ đó cái ngã chấp của mình, nó cũng từ cái sáng suốt đó mà cái ngã của mình nó bị triệt tiêu đi, nó bị chấm dứt đi, nó không còn chấp ngã nữa, ngã chấp.
“…thấy suốt lậu hoặc của con người là khổ.”
Nghĩa là chúng ta thấy được cái kiến chấp, cái ngã chấp và thấy được cái lậu hoặc của con người là khổ, tất cả những cái này đều là khổ.
“Vì sự thấu suốt này khiến cho hành giả giải thoát hoàn toàn ra khỏi tâm lậu hoặc. Vì thế Đức Phật dạy: Định sanh Tuệ là vậy.”
(36:34) Tuệ không có nghĩa là cái trí tuệ hiểu mênh mông cái gì cũng hiểu hết mà không đúng vào cái con đường giải thoát, thì cái sự hiểu đó cũng là cái hiểu sai, không có đúng.
Cho nên cái hiểu này, bây giờ nó rõ thấu được. Rõ thấu được thứ nhất là do lậu hoặc mà con người khổ. Nó rõ thấu được là cái Tứ Diệu Đế là cái khổ, rồi cái nguyên nhân mà nó tập hợp những sự đau khổ, rồi diệt cái khổ đi, diệt cái nguyên nhân khổ đi, thì ngay đó là một trạng thái giải thoát.
Rồi từ đó nó suy ra, nó biết được tám cái nẻo để đi đến cái chỗ mà Diệt Đế, đi đến cái chỗ giải thoát đó, cho nên nó thấu rõ, thấu rõ thật rõ. Vì vậy mà nó thấu rõ thật rõ, thì hoàn toàn lậu hoặc nó sẽ đoạn dứt.
Còn bây giờ chúng ta hiểu biết bằng cách là chúng ta được người khác dạy cho hiểu biết, nhưng chúng ta chưa thấu rõ. Thấu rõ phải do cái định, cái tâm nó có định, nó lóng sáng, thì lúc bấy giờ chúng ta mới thấu rõ tận nguồn gốc của sự đau khổ con người.
“Cho nên trong Tứ Thánh Định Đức Phật dạy rằng: ly dục ly ác pháp nhập Sơ Thiền, do ly dục sanh hỷ lạc. Khi nào tâm định trên thân, thân định trên tâm thì hướng đến Tam Minh sẽ thấu rõ.”
(37:58) Bây giờ từ cái chỗ mà chúng ta ly dục ly ác pháp, chúng ta mới nhập được cái Sơ Thiền, thì ở trong Tứ Thánh Định xác định rõ, từ cái chỗ mà thiền thứ nhất thì chúng ta phải đi vào cái giới, nó mới sanh ra được cái định, từ cái định đó thì chúng ta mới thấy được thân định trên tâm và tâm định trên thân. Lúc bấy giờ cái thân mà nó định thì nó bất động, nó không còn thở, nó mới định. Nó còn thở thì làm sao mà nó định được?
Cho nên khi mà nó định trên tâm của nó được rồi, thì lúc bấy giờ chúng ta hướng tâm của mình đi đến Tam Minh, thì mình sẽ thấu rõ.
“Thấu rõ thứ nhất như thế nào? Một là Túc Mạng Minh, hai là Thiên Nhãn Minh, ba là Lậu Tận Minh. Ba Minh này đã viên mãn tức là trí tuệ giải thoát của đạo Phật hiển hiện, hành giả sẽ hoàn toàn giải thoát, làm chủ sanh tử, chấm dứt luân hồi.
Ngược lại đạo Phật Đại Thừa…”
Đó thì cái đạo Phật mà chúng ta tu theo cái đường lối của đạo Phật, thì khi mà chúng ta đủ Tam Minh thì chúng ta chấm dứt sanh tử luân hồi, chúng ta hoàn toàn là không còn tu tập nữa, nghỉ ngơi cho khỏe, chứ chúng ta hết có cái pháp nào mà gọi là tu nữa.
(39:10) Còn bây giờ nói về cái đạo Phật Đại Thừa, tức là đạo Phật phát triển:
“Ngược lại đạo Phật Đại Thừa, thì Bắc Tông và Thiền Tông lấy kiến thức học tập làm trí tuệ…”
Lấy cái sự huân học, hiểu bài học này, bài kinh kia, hiểu biết rộng rãi, thì đó gọi là trí tuệ, sự hiểu biết.
“… lấy ức chế tâm làm thiền định…”
Lấy cái chỗ mà ức chế, dùng cái pháp môn mà ức chế cái tâm mình để làm cho cái Tầm Tứ nó không khởi lên cái niệm, thì họ lấy cái pháp đó họ tu, lấy cái học và lấy cái pháp ức chế đó mà họ tu tập.
“… còn giới luật thì không cần giữ gìn, nên đức hạnh của một vị Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni không có.”
(39:56) Cho nên nhìn vào cái giới mà Phật giáo Đại Thừa với Thiền Tông thì cái giới luật họ không có nghiêm chỉnh, họ ăn uống phi thời, họ sống trong chùa to tháp lớn, họ sống trong những cái vật chất đầy đủ, không thiếu một thứ gì hết.
Do đó cái tâm của họ nó chạy theo những cái dục lạc của thế gian. Đời có những vật gì, thì ở thế gian người ta có giàu có, người ta có vật gì, thì ở trong chùa họ cũng có những vật nấy, họ không thua gì ở ngoài đời chút nào hết.
Nghĩa là đời sống của họ cũng đầy đủ vật chất như các người khác chớ không có thua. Do cái chỗ mà họ không có giữ gìn giới, cho nên cái đời sống của họ nó thiếu cái hạnh, thiếu cái đức hạnh của một vị tỳ kheo.
Họ cứ nghĩ rằng khi mà họ tu, họ học hiểu rồi, họ tu cái pháp thiền định mà ức chế tâm, sau khi đạt được thì giới luật họ nghiêm chỉnh, họ nghĩ như vậy.
“Cuộc sống của tu sĩ đời chẳng ra đời, đạo chẳng ra đạo, danh lợi giống như người thế gian.”
Đó thì các thầy quán xét những cái lời mà Thầy giải thích cho cô Diệu Quang, có đúng hay là không. Rất là đúng trong cái hiện đại, vì chúng ta đang tiếp xúc với các thầy tu Thiền Tông và các thầy tu theo pháp môn Đại Thừa, thì chúng ta thấy đời sống của họ rõ ràng cụ thể, chứng minh cho lời nói của Thầy không có vu khống họ chút nào.
Nhưng chúng ta cũng biết rằng trong cái giới tu sĩ hiện giờ có những người rất là tha thiết. Họ không có nề hà cái sự giữ gìn giới luật, nhưng họ chưa biết pháp môn, cho nên họ đang sống trong cái cảnh họ đang lầm lạc, mà họ chưa biết cái pháp môn chơn chánh để họ hoài đầu, đi hướng về con đường của đạo Phật.
Nếu một ngày nào họ biết rằng giới luật để đưa họ đi vào cái chỗ giải thoát, tâm thanh tịnh để đi đến thiền định chơn chánh của đạo Phật, nhập được bốn thiền Tứ Thánh Định, thì chắc chắn họ sẽ hoài đầu trở lại rất nhanh. Họ không hề ham danh, ham lợi, ham chùa to tháp lớn, mà họ chỉ còn đi chọn lấy một cuộc đời giải thoát như Đức Phật, và các bậc Thánh Tăng mà thôi.
Đó là trả lời cho cô Diệu Quang khi cô hỏi về cái giới luật và cái cách thức tu của các tu sĩ hiện giờ.
Như vậy thì các thầy cũng như quý con đã hiểu biết cái đường lối tu tập Giới Định Tuệ. Mà hiện giờ thì người ta tu về tuệ và định mà bỏ giới, còn chúng ta thì quá khắc khổ là vì chúng ta tu từ giới đi vào thiền định rồi mới tới tuệ.
(42:46) Hỏi: “Kính bạch Thầy, theo chỗ con hiểu thời nay người tu sĩ lấy sự hiểu biết tu trước, Tuệ, kế đó tu Định, hoặc là Tuệ Định song tu, Thiền Giáo đồng hành.”
Nghĩa là họ vừa học mà vừa tu thiền định. Nghĩa là vừa hiểu, học hiểu giáo lý lời Phật dạy ở trong kinh Đại Thừa và tập thiền định ức chế tâm. Nghĩa là có khi thì họ tu trước bằng cái trí tuệ, như có nhiều người bây giờ họ chạy theo họ học về giáo lý của Phật, để lấy cấp bằng này cấp bằng kia, thì họ không có thời gian rảnh rỗi để mà tu thiền định, cho nên họ chỉ chuyên học mà thôi.
Rồi thậm chí như học sinh ngữ, Anh ngữ hay là Pháp ngữ, hay Nga ngữ, hay Nhật ngữ, hay Hoa ngữ để nó làm một cái đà tiến ở trên cái sự học hỏi của họ, từ cái Cử nhân họ đến cái bằng Tiến sĩ, họ phải dùng một cái loại ngoại ngữ để đi du học. Thì đó là họ chuyên về cái tuệ mà họ không có chuyên về định.
Còn có chỗ thì Định Tuệ song tu, tức là Thiền Giáo đồng hành, nghĩa là họ vừa học mà vừa tu thiền định, rồi họ học để sách tấn cho cái sự tu tập của họ. Nghĩa là bữa nay giờ này thì họ ngồi thiền, nhưng mà sáng mai thì họ ngồi họ nghe bài kinh thuyết giảng, để làm cho họ phấn khởi trong lòng họ, đặng họ nỗ lực họ tu thiền nữa.
Cứ mỗi một bài pháp là sách tấn họ làm cho họ tu đạt được hay không được. Nhưng mà mỗi lần nghe một cái bài pháp của một vị Tổ sư, hay một vị tôn túc nào dạy một cái pháp thiền, nói nó đúng cái chỗ mình tu, làm như mình thấy nó đúng quá, đúng quá làm cho mình ham thích tu thêm nữa, coi như là hâm nóng mãi mãi.
Thiền Giáo đồng hành, có nghĩa là hâm nóng mãi mãi để cho người ta tu. Chớ còn nếu mà không có học giáo thì người ta tu một thời gian sau người ta chán. Là vì người ta sẽ thấy không có kết quả trong cái sự tu tập, mà không được nghe cái lời mà sách tấn khuyến khích thêm, thì họ sẽ bỏ cuộc tu.
(45:01) Do đó, vì vậy mà có một cái pháp môn gọi là Định Tuệ song tu, vừa tuệ mà vừa định tu song song với nhau.
“Họ nghĩ rằng tu như vậy tâm lần lần thanh tịnh, đạt được sự giải thoát.”
Nghĩa là định tuệ song tu như vậy đó. Tuệ là cái sự hiểu biết nó giúp cho mình siêng năng tinh tấn tu định mà không có thối tâm, không có bỏ cuộc, và sự tu tập như vậy, vừa hiểu mà vừa có tập ức chế tâm như vậy, tâm dần dần nó thanh tịnh nó không còn cái vọng tưởng nữa. Do cái sự thanh tịnh này, họ sẽ đạt được cái sự giải thoát hoàn toàn.
“Thì chừng đó giới luật không giữ mà giới luật nghiêm túc.”
Họ nghĩ rằng sau này mình không cần giữ, mà tới chừng mà tâm mình thanh tịnh rồi, thì bắt đầu nó không có ăn uống phi thời nữa, nó không có phạm giới nữa, họ nghĩ như vậy. Nhưng mà cái nghĩ tưởng như vậy, nó thành ra hiện giờ một số tu sĩ, tu đã mười năm, hai ba chục năm về tuệ định song tu đó, cho đến giờ này thì giới luật họ cũng chẳng nghiêm túc.
Do giới luật chẳng nghiêm túc thì biết rằng họ chưa giải thoát hoàn toàn. Và họ chưa giải thoát hoàn toàn thì giới luật, do cái chỗ tu như vậy, cho nên hy vọng của họ là khi mà thiền định, mà định với tuệ mà tu như vậy, thì nó sẽ đạt được, nghiêm trì được giới luật, nhưng mà cuối cùng thì không có đạt được một cái gì hết.
“Có phải vậy không thưa Thầy?”
Đó là Cô Út hỏi Thầy có phải họ tu như vậy có được không?
Đáp: “Điều con hiểu rất đúng nhưng kết quả đi ngược lại, tâm dục lạc thế gian đầy rẫy, khéo che đậy mà thôi. Bản ngã to lớn, thích tranh luận hơn thua, tìm mọi cách đánh lạc hướng, khiến cho tín đồ không phân biệt đâu là Chánh Pháp của Phật, đưa ra nhiều luận giải của tưởng pháp, tạo hình ảnh trừu tượng “tâm phủ trùm vạn hữu”.”
Đó tức là, khi mà họ đưa ra những cái luận giải của họ, họ tưởng ra, họ giải thích ra như cái tâm họ phủ trùm cả cái vạn hữu ở trên thế gian này, coi như là họ đã hoàn thành được cái tâm rộng lớn mênh mông của họ đó.
“Đó là tâm phủ trùm vạn hữu…”
Đó là cái cách thức hình ảnh trừu tượng của họ, họ tưởng tượng ra nó, cái tâm họ phủ trùm vạn vật như vậy.
“… còn hình ảnh mê tín thì họ "phản bổn hoàn nguyên".”
Trong cái chỗ mà…
(Xem tiếp ở Pháp hành 07)
HẾT BĂNG