GIÁO ÁN ĐƯỜNG LỐI TU TẬP ĐẠO PHẬT 31 - TÁC DỤNG CỦA XUẤT GIA
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Tu sinh
Thời gian: 1997
(0:00) Bây giờ bắt đầu lại cái bài học mà của cái giáo án về giới luật.
Trải qua hơn hai mươi mấy thế kỷ, những loại kinh sách phát triển này đã làm thay đổi bộ mặt thật của Phật giáo thành một bộ mặt Phật giáo mới: Tâm xuất gia mà thân chẳng xuất gia.
Vì thế trong các chùa hiện giờ ngũ dục lạc đầy đủ còn hơn người thế tục, hưởng dục lạc bằng mồ hôi nước mắt của người khác. Họ đã hiểu Phật giáo mà cố ý phá hoại Phật giáo…
Nghĩa là người ta hiểu giới luật của Phật giáo lắm chớ không phải là người ta không hiểu. Bởi vì cái Thập Giới Sa Di chúng ta thấy rất rõ, đi vào con đường cái lộ trình thứ hai là cái lộ trình của người tu sĩ thì Thập Giới Sa Di là cái căn bản nhất.
Thế mà hiện bây giờ đó chúng ta thấy hầu hết tu sĩ chúng ta biết cái giới luật đó chớ không phải không biết, biết không cất giữ tiền bạc nhưng mà cất giữ tiền bạc, biết không ăn phi thời nhưng mà vẫn ăn phi thời, biết không trang điểm những đồ quần áo y phục đẹp mà vẫn mặc quần áo y phục đẹp, biết cấm ca hát hay hoặc là xem ca hát thế mà người ta vẫn xem ca hát.
Đó là tất cả những cái điều mà Phật đã cấm cái người mà bước vào cái lộ trình thứ hai để mà tu tập để được giải thoát, tức là được ly dục, ly ác pháp, thế mà người ta không ly được, cho nên người ta mãi biết mà cố ý phạm giới luật của Phật.
Mà đã phạm giới luật của Phật thì tức là:
… cố ý phá hoại Phật giáo bằng những câu kinh.
Đó, thì khi mà người ta đã cố ý mà phạm cái giới luật của Phật rồi, cố ý phá hoại Phật giáo rồi thì người ta phải tìm những cái người ta phát triển những cái loại kinh mà nó không có đúng tính cách của đạo Phật, nó làm lệch đi con đường của đạo Phật.
Cho nên đạo Phật đứng ở trên nhân quả thì mọi cái hành động của chúng ta, thiện thì đem đến cái hạnh phúc cho mình, mà làm một cái điều ác thì đem đến cái tai họa cho mình, cũng do chính mình chớ không có cầu khẩn. Thế mà ở đây có những loại kinh nó lại dạy cái người Phật tử thì phải cầu khẩn thì tai nạn nó mới qua.
Cho nên có những cái câu kinh: Ai có tai nạn gì cần niệm câu Quan Thế Âm Bồ Tát thì được cứu khổ. Như vậy làm cho cái người mà mê tín không có hiểu Phật pháp thì người ta tin rằng đó là Phật dạy, mà mình cứ niệm thì tức là nó sẽ có cái hiệu quả của cái sự cứu nạn đó.
Cho nên hầu như người ta có niệm Quan Thế Âm, rồi người ta cũng thấy có những cái hiệu quả cho nên họ đâm tin, tin thật, tin rằng có thật. Nhưng cái đó nó do đâu mà nó có cái hiệu quả đó thì họ không biết, họ tưởng rằng có một đức Phật Quan Thế Âm thương chúng sanh, ai có đau khổ, ai có gặp tai nạn gì, có tù tội thì cứ niệm Quan Thế Âm thì được cứu khổ.
(03:11) Nên bây giờ mọi Phật tử gặp tai nạn gì hoặc đau ốm đều thắp hương niệm: Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát cứu khổ, cứu nạn. Trong nguyên bản kinh:
Trong cái nguyên bản kinh của phẩm Phổ Môn của kinh Diệu Pháp Liên Hoa đó, thì cái phẩm Phổ Môn ở trong đó có cái đoạn mà những cái bài kệ sau nó tóm tắt lại đó, thì có những cái câu ngắn gọn để chúng ta dễ nhớ, dễ thuộc ở trong đó thì Thầy tạm dịch như thế này:
“Hoặc bị tù tội, hoặc bị tai nạn, hoặc bị rắn độc, thì người đó niệm Bỉ Quan Âm Lực thì sẽ được giải cứu ngay.”
Đó là những cái lời dạy ở trong kinh như vậy làm cho người ta lấy cái bộ kinh này, cái phẩm kinh này người ta biến thành cái bộ kinh cầu an ở trong gia đình của mình. Nên thường các chùa cũng như ở trong mọi gia đình người ta lấy cái phẩm này người ta tụng hàng đêm người ta tụng để mà cầu đức Quan Âm gia hộ cho gia đình họ được bình an, thì như vậy nó đã làm lệch cái ý của đạo Phật.
Bởi vì cái ý của đạo Phật thì không ai cứu khổ mình được, mà chỉ có tự mình cứu mình mà thôi. Cho nên Đức Phật khi mà còn sống tại tiền thì Đức Phật nói các đệ tử: “Các thầy hãy tự thắp đuốc lên mà đi, ta chỉ là người hướng dẫn mà thôi!” Mà bây giờ biến chư Phật, Bồ Tát thành ra những người phù hộ chớ không còn là cái tự thắp đuốc lên đi.
Qua cái bộ kinh này chúng ta xét thấy rất là phi lý. Thầy đặt thành vấn đề: Một kẻ cướp của giết người bây giờ bị công an bắt bỏ tù, pháp luật kết án tử hình. Lúc bấy giờ kẻ trộm cướp này muốn sống hay là muốn chết, muốn ra tù hay muốn ở tù? Chắc chắn là họ muốn sống chớ không bao giờ muốn chết.
Vậy thì cứ việc niệm Quan Thế Âm Bồ Tát thì sẽ được ra tù, sẽ khỏi chết thì những con người ở trên hành tinh này sẽ ra sao với những cái bọn hung ác này?
Nghĩa là khi mà được giải cứu như vậy thì chắc chắn là cái bọn hung ác này sẽ có một vị thần phù hộ rồi, thì mình cứ việc tiếp tục làm những cái chuyện ác đó nữa. Và như vậy thì cái luật nhân quả nó còn có cái luật công bằng của nhân quả không? Thì chắc chắn là không có cái công bằng của nhân quả nữa thì thế gian này đâu có cái trật tự, đâu có gọi là nhân quả được!
Thầy cho một ví dụ nữa: Ví như bọn buôn lậu ma túy mà cứ niệm Quan Thế Âm Bồ Tát thì chúng không bị hải quan bắt thì nhân loại trên thế gian này sẽ ra sao? Tất cả đều nghiện thuốc phiện, cơ thể thì suy yếu dần mòn từ thế kỷ này sang đến thế kỷ khác.
(06:02) Đó thì nếu mà cái thuốc phiện mà nếu mà nó đã được cái sự gia hộ mà nó thoát qua như vậy đó, thì thử hỏi trên cái thế gian này con người sẽ trở thành như thế nào? Nó bạc nhược tất cả hết rồi, còn cái gì đâu mà gọi là hạnh phúc cho con người nữa. Cho nên nếu mà có những kinh như vậy thì nó đi ngược lại cái sự cứu khổ của kinh, nó giải khổ cho con người.
Thế mà cái kinh được mà cầu khẩn như vậy mà được thành tựu, được theo cái ý nghĩ như vậy thì chắc chắn ai cũng muốn như vậy hết. Thí dụ như bây giờ mình có muốn trúng vé số thì mình cứ niệm Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát cứu khổ, cứu nạn tui, bây giờ gia đình tui nghèo quá mong ngài phù hộ cho tui trúng vé số một triệu, hai triệu, ba triệu…
Thì chắc chắn mà nếu được như vậy hết thì có ai mà thèm làm chi, cứ việc mà niệm Quan Thế Âm mua vé số thì bây giờ cả triệu dân Việt Nam, hay là năm chục triệu dân Việt Nam cứ chổng khu niệm thì cái chỗ mà phát vé số ra chắc nó sạt nghiệp chết nó hết còn gì!
Đó thì như vậy là mình thấy cái lý nó không có vững, mà mình biết rằng trong những kinh mà viết như vậy thì nó là phi cái Phật pháp rồi, nó không đúng. Bởi vì ở đây Đức Phật mới nói tự mình hành động mình mới có mình ăn, mà tự mình hành động mình mới có cái phước báu, mà mình cứ ngồi đó mình tham tưởng những cái sai, cái quấy, cái ác thì chắc chắn là không thể hưởng được.
Nếu quả có một Bồ Tát Quan Âm thật sự như vậy thì Bồ Tát Quan Âm có phải là một kẻ từ bi thương người không, hay là Bồ Tát Quan Âm là một ác quỷ để gia hộ cho kẻ xấu hung ác cường hào, ác bá? Hạng người này thế gian chẳng thiếu gì hiện giờ. Kinh sách mà dạy như vậy có phải là kinh sách tà giáo, ngoại đạo không? Xin quý thầy suy ngẫm.
Người ta còn kiến giải biện hộ: Quan Thế Âm Bồ Tát cứu khổ, cứu nạn cho người lành chớ không cứu khổ, cứu nạn cho người dữ.
Thầy sẽ hỏi quý vị: Đứng trên lập trường nhân quả, người lành sao có tai nạn?
Mình làm lành mà sao mình lại có tai nạn? Ít ra mình cũng phải có hung ác gì nó mới có cái quả đó chớ? Vậy thì cái quả đó là do cái hành động hung ác của mình bây giờ tới cái quả thì mình phải trả, tại sao giờ đi cầu Quan Âm để rồi Quan Âm cứu mình, rồi bây giờ nói Quan Âm cứu người lành! Thì người lành làm sao có tai nạn? Mà (không) có tai nạn thì ai mà có đi cầu Quan Âm làm gì?
Chẳng hạn là như bây giờ mình không đi ăn trộm thì làm gì có người ta bắt mình đánh hay hoặc bỏ tù? Mà không có bắt đánh bỏ tù thì mình cầu Quan Âm làm gì? Có đánh, có bỏ tù, có khổ, có sở, có tai nạn thì mới cầu Quan Âm chớ, còn bây giờ không có thì làm sao mà cầu? Đó là những cái lý luận nó không vững.
Người lành sao lại có tai nạn? Ví dụ Thầy không đi ăn trộm ăn cắp làm sao ở tù? Thầy không giết hại chúng sanh làm sao có thọ thân bệnh tật? Thầy không làm khổ ai, làm sao có tai nạn? Nếu được đức Quan Thế Âm độ người lành thì thừa.
(09:16) Bởi vì người ta không có tai nạn mà bây giờ có ai cầu đâu mà độ, thì do đó bằng thừa. Mà nếu độ cái người có tai nạn thì họ lại làm ác, thì do đó là mình làm gì? Tức là mình cũng thành ác quỷ mất rồi!
Bởi vì nếu mà độ người ác thì nó sẽ làm hại bao nhiêu người khác! Đó cho nên thành ra mình là ác thần chớ không phải là thiện thần, cho nên mới giúp cho những người ác.
Vì thế kinh Pháp Hoa phi Phạm hạnh mà còn phi nhân quả của Đạo Phật, một loại kinh tưởng của người sau viết ra gây mê tín cho những người thiếu trí tuệ, vô minh, ngu si.
Mà hiện giờ thì quý thầy xem thấy cái lời nói của Thầy giảng ở đây có đúng không? Và hầu hết từ Đông sang Tây, từ Nam sang Bắc, các bậc Hòa thượng đến các hàng cư sĩ Bắc Tông đều là tin tưởng một cách rất là mù quáng. Người ta lấy nó mà làm cái kinh nhật tụng đó, ai ai cũng cố gắng mà tụng niệm hàng đêm hàng ngày, mà cũng lấy nó mà làm cái thời khóa tu tập nữa.
Có người vẽ vời câu chuyện này, câu chuyện kia của Bồ Tát Quan Thế Âm cứu khổ, cứu nạn một cách linh thiêng và huyền diệu khiến người ngu mê càng mê mờ hơn nữa.
Nghĩa là người ta nói có một cái chuyện như thế này: Một cái xe đi xuống đổ xuống dốc trong khi cái thắng nó đứt hết rồi, mà ở trên xe hơi thì bốn năm người ở trên xe hơi, thì có một cái người cư sĩ ở trên xe hơi đó thường là thờ đức Phật Quan Thế Âm ở trong nhà, rồi thường hay niệm Quan Thế Âm.
Cho nên khi mà xe hơi mà đứt thắng vậy nó sắp sửa nó đổ xuống hố rồi, thì cái ông ta ổng sợ quá ổng chuyên ổng nỗ lực ổng niệm Phật thì tự dưng cái xe đương chúc xuống hố thì nó dừng lại liền, làm như có ai chặn đứng lại một cách linh thiêng vô cùng vậy, thì người ta tưởng là cái thần lực của Quan Thế Âm đã chặn đứng cái xe.
Cho nên có những cái ngôi chùa - có những cái mà để tên chùa Quan Âm này kìa đồ đó thì đó cũng là người ta nghĩ rằng có sự linh thiêng nào đó người ta mới cất cái chùa đó lên, rồi người ta mới đặt cái tên hiệu của đức Quan Âm để người ta tưởng nhớ cái công ơn ngài cứu khổ cho những người mà thoát nạn như vậy. Đó là những cái vấn đề mà người ta nêu lên.
Mà nó có đúng vậy không? Xin để trả lời rằng cái chuyện đó nó có đúng hay không, nó có hay là không có, mà nó có là do đâu mà nó có vậy? Đó, đó là những cái để mà chúng ta trả lời cho nó đúng cái lý của nhân quả, đúng với cái lý đạo Phật.
Chớ không khéo thì chúng ta cũng thấy có sự linh hiển lắm chớ đâu phải không có những sự linh hiển đó. Nhưng mà sự linh hiển đó nó do đâu mà nó ra, chớ không phải do một đức Bồ Tát mà gia hộ. Cho nên qua những cái sự kiện này nếu mà nói mà không giải thích cho rành thì chắc chắn là người ta cũng sẽ không có tin mình nói đâu.
Bởi vì hiện tiền là người ta có niệm Quan Thế Âm, người ta thấy cũng có sự hiển hiện chớ đâu phải là không có, cho nên người ta phải tin kinh Pháp Hoa chớ! Còn bây giờ mình nói mà mình không có cái lý gì rõ ràng, cụ thể thì người ta sẽ nói mình chỉ là phỉ báng cái kinh đó mà thôi chớ cũng không có gì.
(12:25) Cho nên ở đây Thầy dẫn chứng thêm để quý thầy thấy những cái điều đó cho nó rõ ràng hơn.
Họ đâu biết rằng đó là tưởng uẩn của họ lưu xuất ra cứu họ, vì trong cuộc đời của họ, họ đã làm những việc lành.
Nghĩa là trong cái cuộc đời của những người đó mà khi họ biết niệm Quan Thế Âm thì chắc chắn là họ cũng phải có những hành động tốt rồi, chớ không đến đỗi mà khi một người biết niệm Phật mà họ lại làm việc ác.
Đó cho nên vì cái sự việc lành của họ làm, hay hoặc là họ không niệm Phật nhưng mà cũng có người, người ta có những cái tâm lành, gặp ai có tai nạn gì người ta cũng giúp đỡ, chớ không có - là con người thì phải nói là có cái lòng, cái tình thương của con người, tự dưng nó phải có, khi mà sanh ra thì chúng ta phải có cái thiện ở trong cái ác của chúng ta rồi.
Nhưng mà có người thì cái thiện nhiều có người thì thiện ác (ít) do cái sự huân tập của kiếp này đến kiếp khác, cho nên khi mà sinh ra thì họ cũng có tạo được những cái phước của họ, sẵn có trong tiền kiếp cũng có mà trong hiện kiếp họ tạo thêm những cái nhân thiện thì cũng có. Do vì vậy nó - khi mà cái quả của những cái ác nghiệp của họ đến thì trong lúc đó nó sẽ chuyển cái nghiệp khổ của họ đi.
Đó là cái trường hợp cũng như có một người thường hay niệm Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát. Một hôm thì họ lên một cái chiếc xe đó họ đi, thì đồng thời cái xe nó chạy vượt đi, nó không rước họ đi, thì họ đi cái chiếc xe khác, nhưng mà khi mà cái xe của cái người mà đi sau đó họ đến thì cái xe kia nó đã lật dù xuống ruộng, bao nhiêu người bị thương và chết, thì họ nói: “Trời ơi, tui nhờ niệm Quan Thế Âm mà tui thoát được tai nạn!”
Do vì vậy đó mà người ta mãi tin như vậy. Nhưng mà sự thật ra đó là cái nhân, cái hành động thiện của họ mà nó đã báo trước cho họ, hay hoặc là nó tạo cho cái hoàn cảnh của họ nó trượt đi chiếc xe, tức là chiếc xe nó đầy đi, nó không có rước họ.
Bởi vì khi đó cái người mà lái xe đó họ muốn cái xe họ nhiều hơn, nhưng mà họ biết rằng có cái đoạn đường đó, có cái chỗ đó cảnh sát sẽ xét xe mà nếu có dư người thì nó không được, cho nên họ không dám nhét thêm. Vì vậy mà khi cái người này họ đón tay thì nó lại gặp cái xe đầy đi rồi do đó cho nên nó không rước, vì vậy mà người này thoát nạn.
Là vì cái đó là do tạo cái duyên thiện của mình mà đến cái giờ đó, thay vì mình sẽ đồng chung số phận với những người kia trong cái gặp tai nạn đó, nhưng mà vì mình đã có tạo những cái duyên thiện, cho nên do cái nhân cái quả nó đến thì nó chuyển được, nó làm cho mình trượt chiếc xe, chớ không phải có ai phù hộ hết.
Nhưng mà phải nói rằng trong cái niệm Quan Thế Âm Bồ Tát đó - thì cái ý niệm của một cái người niệm Phật thì phải nói rằng khi mà người ta niệm thì người ta cũng phải có cái nghĩa là người ta phải biết làm lành chớ không phải là gì khác hơn hết. Nhưng nếu mà chúng ta hiểu sai thành ra biến Phật pháp làm cho lệch lạc đi là mình thành mê tín.
(15:34) Còn mình hiểu đúng cái nhân quả đó thì cái tụng kinh niệm Phật cũng là cái tốt chớ đâu phải là cái sai, đâu phải là cái bậy! Bởi vì không lẽ mình tụng kinh Phật mà mình đi làm ác sao?
Cũng như có nhiều người: “Tui tụng kinh mà tui giết hại chúng sanh thì tui đâu có làm cái chuyện đó!” Mà bây giờ, bữa nay mình tụng kinh Pháp Hoa, mà bây giờ ngày mai mình đi mua cá về mình đập, giết nó thì không có được!
Cho nên người ta cũng suy nghĩ, người ta cũng có đầu óc suy nghĩ chứ: Mình tụng kinh Phật mà! Đã tin nó là kinh Phật thì không thế nào mà làm cái chuyện ác.
Do từ cái chỗ mà tụng kinh niệm Phật nó có cái tốt chớ không phải cái xấu, nhưng mà vì chúng ta không hiểu đúng cách thì trái lại cái tụng kinh niệm Phật nó bắt đầu nó biến cho chúng ta trở thành mê tín, trở thành cầu khẩn, trở thành van xin, cho nên cứ ngỡ tưởng rằng mình niệm đức Quan Âm nó phù hộ cho mình. Không ngờ vì chính mình đọc kinh hay niệm kinh thì do đó nó giúp cho chúng ta có những hành động thiện theo cái chỗ niệm kinh, theo cái chỗ tụng niệm đó.
Cho nên khi mà một người thầy phải giải thích cho người ta hiểu rõ, để không mà người ta không hiểu rõ thì người ta không có hiểu cái nhân quả mà người ta tụng kinh thì cứ ngỡ rằng đó là có chư Phật hay chư Bồ Tát gia hộ mình, thì cái đó là cái sai.
Cho nên ở đây Thầy cũng phân tích thấy cho rõ là do cái hành động thiện ác của mình chớ không phải là do cái chỗ cầu khẩn mà đạt được, mà chính cái chỗ tụng kinh mà mình giữ được cái thiện thì cái đó tốt.
Chứ nhiều người tụng kinh, vừa tụng xong cái bộ kinh thì nghe đầy tớ ở dưới nhà nó cãi cọ như thế nào: “Tao mà tụng kinh xong xuống bay chết á!” Đó thì cái chuyện mà như vậy thì nó có phải là thiện không?
Tụng kinh mà như vậy thì họ nghĩ là tụng kinh cầu chư Phật gia hộ cho họ thôi, chớ còn cái chuyện mà làm ác họ vẫn làm ác thì cái tụng kinh đó đâu có nghĩa lý gì. Cho nên cái phước báu đó nó không bao giờ mà có thể đem đến cho cái người mà tụng kinh được, hay hoặc là gia đình của người tụng kinh được.
Đó Thầy nói đây là có một cái sự thật mà. Có một cái bà đó bả theo cái đạo Phật, rồi bả được dạy cho tụng kinh, thì bả về nhà bả tụng kinh. Mấy đứa ở nó làm gì không xong gì đó, không biết nó la rầy gì đó bả ngồi đương tụng kinh đó bả tức, bả kìm cũng không được, bả nói: “Tao đang tụng kinh chớ mà không tụng kinh là bay chết hết á!”
Đó thì cái đó là cái tâm ác của bà. Thay vì mình tụng kinh thôi, mình ráng tụng cho hết cái thời kinh đi, mình thấy mình tụng kinh mình phải có những cái nhẫn nhục đó chớ, không! Cái này bà cũng đang tụng kinh đó mà dằn không có được, nói cái lời mà như thế đó thì nó không phải là cái người mà biết tụng kinh.
(18:06) Cho nên ở đây mình dạy người thì mình phải dạy cho họ rõ rằng cái nhân quả để cho họ thấy cái tụng kinh nó giúp cho chúng ta khởi cái niệm hoặc là cái hành động, hoặc là cái lời nói cho chúng ta ở trong cái thiện pháp, mà cũng từ đó đem lại cái hạnh phúc cho mình, cho cả gia đình của mình, và tai qua nạn khỏi đều là được chuyển qua.
Bởi vì cái luật nhân quả chớ không phải là cái cái định mệnh. Cái định mệnh nó khác là cái số mình. Cái định mệnh thì cũng hành động thiện hành động ác, nhưng mà nó không có chuyển, là vì mình làm ác thì mình phải thọ lấy những cái tai họa tất cả những cái gì điều ác của mình, mà mình làm lành thì mình phải thọ hưởng những cái phước báu, nhưng mà nó có số định.
Còn ở đây cái nhân quả nó không có số định mà nó chuyển. Mình làm - thay vì bây giờ tuổi của mình sắp sửa chết - mà mình biết làm một cái chuyện gì mà cứu chúng sanh thì cái tuổi nó kéo dài thêm ra.
Cũng như trong câu chuyện mà ở trong kinh giới đó, có một cái chú Sa Di đó theo một vị thầy tu học ở trên núi. Vị thầy đó là một vị A La Hán cho nên biết chú này là còn bảy ngày nữa là chú chết, cho nên mới khuyên chú thôi về thăm cha mẹ đi.
Thì trên đường chú về thăm cha mẹ là ông thầy tưởng là chú về kỳ này là chú về thăm cha mẹ rồi chú chết ở gia đình của chú. Nhưng mà không ngờ trên bước đường đi thì chú lội ngang qua một cái dòng suối, chú thấy có một cái ổ kiến trôi trên dòng suối đó, mà cho nên chú vớt cái bầy kiến đó đi, chú để trên bờ, gác lên trên cây cho cái đoàn kiến đó không có chết, rồi chú đi về nhà chú.
Sau bảy ngày chú trở về ông thầy, chú thăm cha mẹ chú rồi chú trở về ông thầy, ông thầy mới ngạc nhiên: Biết cái số chú này là bảy ngày nữa chết mà sao giờ chú sống nhăn chú trở về? Cho nên ông thầy mới hỏi: Tại sao mà thầy nghĩ rằng con về kỳ này là thăm cha mẹ là không có trở về mà sao lại con được trở về? Trên đường con có làm cái chuyện gì không?
Thì chú này mới thuật lại cái câu chuyện mà chú lấy cái áo tràng mà chú cứu cái bầy kiến, mà lôi nó khỏi cái dòng suối, khỏi dòng nước mà chết đó, thì ông thầy nói là quả là chú đã tạo được cái tuổi thọ chú thêm. Đó là do cái nhân thiện của chú tạo mà chú mới sống chớ còn thầy thấy cái số yểu tử của chú chỉ còn trong có bảy ngày nữa mà thôi.
Đó là cái câu chuyện như vậy. Nhưng mà chúng ta vẫn thấy rằng đó là cái chuyển của nhân quả, nó chuyển của cái nhân quả chớ không phải là định mệnh.
Như ví dụ chẳng hạn bây giờ, chú có làm cái điều đó đi nữa mà về cái thuyết định mệnh thì chú cũng phải chết, để rồi cái chuyện mà chú làm cái việc mà cứu chúng sanh thoát khổ - bầy kiến thoát khổ đó, thì kiếp sau cái tuổi thọ chú nó sẽ tăng lên chớ không phải chuyển ngay ở trong kiếp này.
Nhưng cái chuyện này là rõ ràng là ở trong kinh giới đã thuật lại như vậy, thì chúng ta đã biết rằng phải có một cái sự chuyển ở trong cái nhân quả hiện tại.
(21:08) Mà đúng vậy, chúng ta phải xét rõ ràng nó có đúng chớ không phải sai. Bởi vì chúng ta phải thấy: Khi một người họ chửi mình mà mình không chửi họ thì cái sự việc nó xảy ra nó sẽ êm dịu lần xuống, mà người ta chửi mình một mình chửi người ta hai thì nó lần lượt nó tăng lên, cái nhân quả nó càng tăng lên. mà cái quả khổ nó càng tăng lên cho chúng ta.
Cho nên nó có sự linh động, di chuyển chớ nó đâu có cố định được. Mình chửi họ mà họ nhịn thì cái lòng tức của mình nó cũng giảm lần xuống, mà người ta chửi lại mình thì cái lòng căm tức của mình lại bừng bốc lên, thì đó là cái nhân quả nó càng lên, càng xuống, tức là nó có sự thay đổi, di chuyển.
Cho nên chúng ta thấy cái định luật định mệnh mà cố định thì nó không đúng, mà cái định luật nhân quả di chuyển thì chúng ta thấy có sự thay đổi đúng.
Do vì vậy mà Đức Phật thấy cái chỗ này mới đem cái đạo đức nhân quả dạy chúng ta để chuyển hóa cái đời khổ con người thành ra cái cuộc sống an vui, hạnh phúc. Và cũng vì cái chỗ này mà Đức Phật mới đem cái giáo lý của mình ra mà giảng dạy cho con người ta chuyển cái tâm tham muốn, chuyển cái tâm dục của người ta, chuyển cái ác pháp để cho người ta ly hết để mà người ta trở thành giải thoát.
Chớ nếu mà cái định mệnh - cái định luật nhân quả mà nó là định mệnh thì chắc chắn Đức Phật không dạy đâu.
Bởi vì dạy mà người ta chuyển rồi, kiếp sau người ta cũng phải như vậy, như vậy, thì tức là cũng không có ngay trong đời hiện tại làm sao có giải thoát được mà gọi là mình giải thoát? Cho nên vì chuyển ngay từ ở trong đời thì chúng ta đã giải thoát được liền tức khắc. Đó là cái thực tế và cụ thể.
Nếu mà chúng ta không hiểu chỗ này thì chúng ta sẽ - trong cái giai đoạn này chúng ta không hiểu thì chúng ta dễ biến Phật giáo thành sự mê tín lắm. Cho nên hầu hết là hình ảnh của Phật giáo chúng ta là…
Vì các bậc tôn túc của chúng ta từ trước đến giờ họ không thực hiện được sự giải thoát, họ không thấy được cái lộ trình này, cho nên có những câu chuyện là cái người mà thành Phật rồi mà cũng bị nhức đầu! Câu chuyện mà ông Phật xách cái đầu cá mà lúc nhỏ mà dồi chơi, cho đến bây giờ thành Phật rồi ổng cũng bị trả cái quả nhức đầu.
Rồi một cái Bách Trượng Dã Hồ đó, cái câu chuyện của một cái ông lão mà trước kia ổng là cái vị Thượng tọa mà ổng nói sai đi một lời nói nó không đúng thì sau này ổng phải đọa làm thân chồn.
Đó là những cái câu chuyện định luật chớ không phải là nhân quả. Định mệnh - nghĩa là mình làm sai rồi mình phải chịu trả cái quả đó thôi chớ không có chuyển được. Do đó làm cái nào thì mình chịu cái nấy, chỉ mình biết nó đừng có khổ là thôi à, chỉ mình biết nó là như vậy, là như vậy thì mình đừng có chấp, đừng có dính nó là mình thoát, chớ còn nó là vậy, là vậy chớ không có thể nào thay đổi được. Thì như vậy là có cái sự cố định.
Cho nên câu chuyện mà Đức Phật dồi cái đầu cá rồi bị nhức đầu ba lần khi Đức Phật thành Phật, thì như vậy là từ lâu tới giờ mình đã bao nhiêu cái việc thiện: Không dám giết hại, không dám đạp một con kiến, không dám đạp ở trên cây cỏ để héo úa, thì cái chuyện đó nó có chuyển được cho cái kia không? Chắc chắn là nó không chuyển cho nên mới bị nhức đầu. Còn nó chuyển thì nó có nhức đầu nữa không? Chắc chắn là phải hết.
(24:18) Đó thì thấy, từ cái chỗ thiện mà chúng ta đã không làm đau khổ nữa, mà cái này chỉ là trẻ con vô tình thôi, lấy một cái đầu cá mà dồi chơi như là dồi trái banh thôi mà còn phải trả quả, mà trả quả là trả quả rất là cố định, không có được thay đổi, thành Phật rồi mà không chuyển được nữa, thì như vậy có phải là phỉ báng Phật pháp không?
Cho nên không hiểu được cái nhân quả nó linh động và di chuyển như vậy thì tức là chúng ta đã sai lệch qua cái thuyết định mệnh. Mà chúng ta đã biến cái thuyết nhân quả thành cái thuyết định mệnh thì nó đã lệch Phật Pháp mất rồi, nó không chuyển được.
Mà không chuyển được thì làm sao gọi giải thoát? Nếu ông Phật không chuyển từ cái pháp thiện thì cái giải thoát làm sao mà được? Cho nên phải nói rằng phải chuyển.
Như vậy nếu mà chúng ta chuyển thì chúng ta cũng phải có phương pháp chuyển. Cái thân này là cái thân vô thường, cái thân của nhân quả, thì tức là nó có sự hoại diệt, mà nó có sự hoại diệt thì Phật nói cái gì mà vô thường thì khổ, nó có sự thay đổi thì phải khổ.
Khổ thì như thế nào? Nó phải bệnh nó mới khổ, chớ nó không bệnh thì làm sao chúng ta khổ! Mà bệnh thì chúng ta có chuyển vì chúng ta có phương pháp chúng ta chuyển, thành ra khi nó bệnh, nó khổ thì chúng ta chuyển thì chúng ta đâu có thấy khổ?
Bởi vì chính nó là vô thường, cho nên chúng ta chuyển bằng cái sức tu tập của chúng ta, thì lúc bấy giờ chúng ta thấy - ly dục, ly bất thiện pháp mà, chúng ta ly tất cả các cái pháp mà thay đổi đó đi, thì trong tâm tư chúng ta không còn nữa, thì lúc bấy giờ chúng ta sẽ có một sự mát lạnh.
Cho nên Phật nói: Khi cái sức tận cùng chịu đựng của thân mạng của chúng ta trong cái thọ khổ thì nó có một cái cảm giác rất là mát lạnh. Đó là cái chỗ chúng ta chuyển, cho nên tâm chúng ta luôn luôn bất động.
Còn cái người mà chúng ta không có thực hiện đến cái chỗ mà giải quyết được cái nhân quả, làm chủ được cái sanh tử nhân quả, thì lúc bấy giờ đau quá chúng ta chịu không nổi cho nên nó không mát lạnh, vì cứ bị tập trung ở trong cái sự mà vô thường của các pháp thọ cho nên do vì vậy mà chúng ta không thể thoát khổ.
Bây giờ chúng ta trở lại cái vấn đề là vấn đề chính của cái bài học, cái giáo án này. Nãy giờ thì nó bàn ra ngoài vấn đề để chúng ta thấy được cái đúng, cái sai của đạo Phật và cái tư duy cho đúng đắn để cho chúng ta không có lạc lầm vào cái sự mê tín, mà chúng ta phải hiểu kinh chớ không…
Ở đây không phải là Thầy muốn nói rằng đừng có tụng kinh niệm Phật, không phải! Tụng kinh niệm Phật rất tốt chớ đâu có sao, vì nó cũng giúp cho chúng ta thực hiện được cái nhân lành để thọ hưởng được cái phước lành, cái sự an ổn, yên vui của mình - bản thân của mình và của mọi người xung quanh nữa.
(27:02) Phương thức sinh hoạt xuất gia của Phật giáo có tác dụng nhiều giai đoạn tu tập.
Nghĩa là khi mà chúng ta bước đầu vào cái lộ trình xuất gia trở thành người tu sĩ thì nó không có đơn giản, mà nó có nhiều cái phương thức để chúng ta tu tập qua nhiều cái giai đoạn để mà chúng ta tu tập. Chớ không phải là có một cái giai đoạn nào mà nó đạt được liền ngay liền được, mà nó có nhiều giai đoạn.
(27:30) Vì lý do một, thứ nhất là:
1. Vì lý do liễu sanh thoát tử.
Ở đây chúng ta thấy cái phương thức sinh hoạt của cái giới xuất gia đó nó có nhiều cái tác dụng mà nhiều cái giai đoạn tu tập, thì thứ nhất chúng ta vì cái lý do gì?
Vì cái lý do là liễu sanh thoát tử, tức là chấm dứt cái tái sanh luân hồi để làm chủ được cái sanh tử, nó không còn chi phối trong cái sự đau khổ của kiếp con người nữa.
Đó là cái lý do thứ nhất để một người mà bước vào cái lộ trình này họ sẽ gặp những cái khó khăn là đi ngược lại cái dòng đời, họ không có chạy theo cái sự dục lạc của thế gian được nữa., do vì vậy đó mà họ phải chấp nhận ở trong cái cuộc sống đó để mà họ liễu sanh thoát tử.
Còn nếu mà họ thấy bây giờ bước qua cái lộ trình này quá khổ, muốn cái gì cũng không được, cái gì cũng hoàn toàn nó khép mình ở trong những cái khuôn khổ của Thập Giới Sa Di đi, thì chúng ta thấy một cái người bước vào mà khép chặt mình ở trong Thập Giới Sa Di đã là cái người mà không có cái ý mà đi tìm cái sự liễu sanh thoát tử thì chắc chắn khó mà sống được cái này.
Hầu hết là chúng ta cũng muốn đi tìm cái đó, nhưng mà chúng ta thấy cũng đâu có phải dễ mà bước vào cái Thập Giới Sa Di này nổi! Cho nên vì vậy đó mà chúng ta thấy phải có một cái lý do rất là chơn chánh, của cái tư tưởng của chúng ta nó phải rất là mạnh mẽ. Phải có một sự nhiệt tâm hết sức ở trong cái ước vọng đó.
Tức là ước vọng gì? Ước vọng liễu sanh thoát tử. Cho nên chúng ta phải đặt mạnh cái tâm của chúng ta ở cái chỗ mà làm sao mà thoát ra khỏi cuộc đời đau khổ này, làm sao mà liễu sanh được cái sống chết này, làm sao mà chấm dứt được sự luân hồi, thì đó là cái lý do thứ nhất của cái người mà bước qua cái lộ trình thứ hai này.
Bởi vì chúng ta phải biết cái lộ trình thứ hai này nó không phải sống như cái đời sống của thế tục được, nó không phải chạy theo cái ăn uống, ngủ nghỉ được, mà nó phải sống một cách rất là khắc khổ. Nếu mà không khắc khổ thì chúng ta không thể sống nổi.
Nó đến đổi mà - tri túc thiểu dục đến cái mức độ có gì chúng ta vẫn thấy biết đủ chớ không có đòi hỏi thêm nữa, vẫn thấy nó đủ.
Thiểu dục đến cái mức độ mà bây giờ bệnh đau như thế này mà không có thuốc thang thì chúng ta cũng có cái tinh thần là thiểu dục biết đủ, không có rên la, có ai có bố thí thuốc cho mình giúp cho mình thì mình cứ thọ dụng, mà không có thì mình vẫn thấy biết đủ.
Biết đủ là mình biết được cái nghiệp của mình, mình chịu ở trên cái nghiệp chớ không có đòi hỏi, không có chạy Đông chạy Tây, không có chạy tới chạy lui. Nhận qua cái chỗ đó thì chúng ta mới thấy được cái tinh thần xuất thế.
Đó thì chúng ta mới thấy được. Nếu mà chúng ta không nhận ra được cái chỗ này, mà chúng ta không đặt nặng cái chỗ này thì cái sự hướng về cái tinh thần xuất thế thì chúng ta khó mà có thể sinh hoạt ở trong cái xuất thế được, cái xuất gia được.
Vì lý do liễu sanh thoát tử.
Ở đây mà không có đặt nặng về cái sự hướng về tinh thần xuất thế thì không có thể nào mà chúng ta sinh hoạt ở trong cái lộ trình thứ hai này được hết. Đó.
(30:47) Về cái lý do thứ hai là lý do:
2. Cảnh tỉnh và dẫn dắt thế tục.
Nghĩa là cái lý do chúng ta nghĩ rằng mình phải nỗ lực mình tu hành để mình giải thoát được cho mình rồi, thì mình đem cái sự hiểu biết này, đem cái sự lợi ích này để dẫn dắt chúng sanh, để dẫn dắt mọi người, để người ta cũng được giải thoát như mình. Đó.
Đây là vì đối trị những người mê luyến ở trong trận đồ thanh sắc, chìm đắm say sưa trong biển ngũ dục mà mở ra pháp môn thức tỉnh, giải độc cho họ.
Đó là cái lý do thứ hai để mà chúng ta thấy rằng khi mình tu xong rồi thì mình dẫn dắt họ để cho họ ra khỏi cái sông mê bể khổ, thức tỉnh họ để giải những cái độc ở trong cái tâm của họ đang lầm chấp, say đắm cái ngũ dục lạc ở trong cái thế gian, đó là những cái chất độc mà họ không thấy. Cho nên chúng ta tu được rồi, chúng ta mới giải độc cho họ, để cho họ thấy cái ngũ dục lạc là những cái thuốc độc.
Lý do thứ hai này là một biện luận…
Trong khi mà chúng ta tu chưa có xong, chưa có thực hiện được thì có nhiều người họ lấy cái lý do này để họ làm Bồ Tát hạnh mà độ chúng sanh đó, thì nó trở thành một cái lý luận, cái biện luận che đậy. Còn cái người mà tu xong rồi, thì cái này mới chính là cái chỗ mà họ độ chúng sanh.
Cho nên hầu hết là chúng ta có nhiều người tu chưa xong mà chúng ta lại lấy cái lý do thứ hai này - cái lý do thứ là chúng ta chưa có liễu sanh thoát tử, chúng ta chưa có làm chủ sanh tử chấm dứt luân hồi, nhưng mà vì cái cám dỗ của dục lạc thế gian danh, sắc nó làm cho chúng ta mờ mắt đi, do đó chúng ta lấy cái lý do rằng chúng ta sẽ dẫn dắt chúng sanh, để độ cho mọi người. Mình biết được tới đâu thì mình dẫn dắt tới đó, đều là có lợi ích như nhau.
Không ngờ khi mà cái biết của mình nó chỉ là cái tưởng mà thôi, cái tri kiến mà thôi, nó không có cái gì mà kinh nghiệm, cho nên mình dẫn dắt mình đi chưa xong, rồi dẫn dắt tiếp một số người nữa, thì một số cùng với mình đi thì chắc chắn là những người này sẽ bị lạc ở trong rừng sâu, và có thể bị rơi vào hố thẳm mà chết hết.
Chúng ta phải hiểu. Bởi vì nó có nhiều cái lý do như vậy đó, mà chúng ta phải nắm cho vững để không chúng ta sẽ bị những cái lý luận đó nó sẽ che đậy và gạt gẫm chúng ta.
Cho nên hầu như chúng ta chưa tu có xong gì hết mà ra lãnh một cái chùa, nhiệm vụ của một cái chùa là phải hướng dẫn Phật tử và tăng ni tu học, thì cái gánh vác đó, mà khi mà chúng ta chưa có xong mà chúng ta gánh vác đó thì chúng ta đã bị chìm ở trong cái đó rồi, bị chìm nghỉm ở trong cái danh lợi là một cái vị trụ trì đó rồi.
(33:27) Cho nên do vì vậy đó mình tiếp tục mình dẫn dắt một số người này nữa thì đó là mình dẫn dắt họ đi xuống địa ngục với nhau hết, nó không được giải thoát.
Nó có những cái lý do mà hiện bây giờ trong những kinh đều có thể ca ngợi, tán thán những công hạnh của những bậc Bồ Tát như vậy, cho nên chúng ta không khéo rồi chúng ta bị lầm lạc rồi cuộc đời tu hành chúng ta chẳng đi đến đâu hết.
Ở đây hiện giờ quý thầy cũng có các vị làm trụ trì, thì các thầy thấy cái lời nói của Thầy có đúng không? Từ ngày mà lãnh cái chùa rồi thì chúng ta thấy quá bận rộn không có cái thời gian nào mà có thể nói rằng mình tu hành cho mình được nhiều hết.
Nhiều khi mình ráng hết sức là phải là giao lại cái gì cho người ta mới nhập thất được đôi ba tháng, đó là may lắm. Mà trong ba bốn tháng đó họ kêu tới kêu lui mình nữa, họ chưa muốn để cho mình yên ở trong thất nữa.
Mà vì họ quý trọng ông thầy, họ ráng họ giữ ông thầy ở để không ông thầy ổng đi, cho nên họ ráng để cho ông thầy nhập thất ba tháng hay là sáu tháng gì đó, chờ mong cho ông thầy ra cái bao nhiêu công chuyện cái họ giao cái ông thầy ổng đầy ắp.
Khi mà ra thất rồi, tưởng là giải thoát, không ngờ là nào chuyện này, nào chuyện kia họ để thôi cả đống đó họ không giải quyết. Ra mà giải quyết một hồi đó là thấy bắt mệt! Mệt rồi thấy: “Thôi cuộc đời mình tu riết kiểu này là tiêu chớ không còn gì nữa hết!”
Ba bốn tháng ở trong thất tưởng đâu là an ổn với cái sự tu tập, không ngờ ra một đống những bao nhiêu thứ chuyện mà chất chất ở trong chùa đầy hết: Nào giải quyết thứ này, nào giải quyết thứ kia, nội ra đó mà giải quyết không cũng đã thấy hết tu nổi rồi.
Đó thì như vậy chúng ta có làm trụ trì rồi chúng ta biết được cái gánh vác, nó không phải dễ mà độ chúng sanh đâu. Cho nên khi nào mà chúng ta tu xong rồi thì lúc bấy giờ chúng ta mới thấy dễ dàng.
Lý do thứ hai này là một biện luận che đậy tâm tham danh lợi của chính mình, vừa gạt vừa bịp mình mà người nữa.
Khi họ là người tu hành chưa chứng đắc thì câu nói trên đây là câu nói bịp người, bịp mình rõ ràng. Còn khi họ là người đã tu xong, liễu sanh thoát tử được rồi thì câu nói này là câu nói từ tâm từ của họ toát ra, lưu xuất ra để thương xót tất cả chúng sanh.
Khi mà cái người tu xong rồi thì cái lời nói mà để độ chúng sanh, dẫn dắt chúng sanh như vậy đó, là do cái tâm thương yêu của họ chân thật. Còn cái người mà chưa có xong thì cái câu nói đó là cái lời nói để mà che đậy cái tâm danh lợi của họ, cho nên họ chết ở trong danh lợi mà họ không biết, họ bị lường gạt mà họ không biết, họ tưởng đó là Bồ Tát hạnh làm lợi ích cho chúng sanh.
(36:06) Lý do rất là chính đáng, nhưng người tu thì chưa chứng đạo mà lấy cái lý do này để cảnh tỉnh dẫn dắt thế tục, cũng ví như người mù mà dẫn dắt một đám mù thì tất cả mọi người đều phải chết hết. Và cũng vì cái lý do này mà có nhiều người lợi dụng nó mà để kinh doanh tôn giáo.
Đó, đứng ra một cái mặt, người ta cũng nói tui độ chúng sanh, làm như vậy, vậy, nhưng mà không ngờ những cái người họ có những cái thủ đoạn họ lợi dụng chỗ đó, họ tập trung một số tu sĩ ở cho đông rồi họ cũng giúp đỡ họ, không ngờ là họ ở phía sau đó họ lại kinh doanh cái sự làm giàu làm có cho họ.
Cho nên có một câu chuyện như thế này: Có hai cái ông nhà giàu, họ có tiền bạc, ở thôn quê họ cũng là những cái gia đình mà địa chủ, giàu có. Thì hai ông này mới bàn: “Tui với anh bây giờ ra thành phố mình sẽ lập nghiệp.”
Thì ông kia nói: “Tui nghĩ rằng bây giờ ở thành phố người ta sẽ - đến đó mình lập cái khách sạn - người ta sẽ đến ở thì hàng ngày mình sẽ thu được tiền bạc này kia nhiều, và đồng thời như vậy là mình phát triển được, giàu có được.”
Cái ông kia nói: “Anh tính như vậy chớ không bằng tui. Tui sẽ ra đó tui lập cái chùa, rồi tui thờ Phật, do đó tui kêu quý thầy đến ở, tui giúp đỡ họ. Rồi bắt đầu đó người ta cúng bái này kia, thì họ thuyết giảng này kia, thì tui nghĩ rằng tui phải thực hiện cái này là vì tui cũng làm một ông thầy chùa đi, rồi tui cũng thuyết giảng, tui cũng học hiểu cho giỏi để rồi tui thuyết giảng hấp dẫn, rồi bắt đầu họ tập họ trung họ nghe, đúng lý thì từng đó họ cúng dường, hằng ngày họ tấp nập cúng.”
Quả vậy, hai ông này ra thực hiện. Một ông thì cất chùa ở thành phố, một ông thì cất khách sạn. Nhưng mà khách sạn lần lượt thì nó ế ẩm, mà cái chùa thì lần lượt nó tập trung càng ngày càng đông. Cái ông mà kinh doanh này càng thấy ổng cất nhiều chùa lên, tức là cũng… còn ông kia cất có cái khách sạn thôi chớ không cất nữa được.
Còn ông này, chỗ này cũng có cái chùa, chỗ kia cũng có cái chùa, mà cái chùa nào người ta cũng đến tấp nập hết, qua những cái lời mà thuyết giảng của ổng hợp lý quá, người ta thấy đúng lý cho nên người ta đến rất đông. Còn tu chứng hay không chứng thì ông ta không cần biết, nhưng nói làm sao có lý được là hay à. Cho nên cuối cùng thì ông ta khuếch trương rất nhiều chùa mà người ta rất là tin tưởng.
Còn cái ông kia, khuếch trương mà cất hai, ba cái khách sạn thì người ta nói: Ông này ổng làm ăn theo kiểu đời, không có đúng, còn ông này vì Phật pháp mà làm cho nên ca ngợi ông này, coi ông này như là Phật.
Thì cái điều đó, thì cả hai ông cái nhà giàu này, hai ông nhà giàu địa chủ này, sau này một ông thì người ta ca ngợi như Bồ Tát, thành ra từ cái chỗ đó mà chúng ta thấy có cái lợi là cái ông này được cái danh lớn hơn.
Còn ông kia cuối cùng thì chẳng là cái ông giám đốc khách sạn mà thôi chớ không có hơn gì hết, mà cũng không ai lạy ông ta nữa. Còn ông này người ta lạy ổng tối ngày, sáng đêm, đụng đâu người ta cũng cung kính ổng hết, cho nên cái ông này kinh doanh mà danh lợi rất là lớn. Còn cái ông kia kinh doanh mà không bằng.
(39:20) Cho nên hầu hết là người ta có thể lợi dụng tôn giáo làm những cái việc rất là phi pháp. Nhưng ở đây, thì khi mà làm như vậy, mà có cái ý đồ như vậy, thiệt là ác!
Còn nhiều khi có những người, người ta nghĩ là người ta vì chúng sanh, vì thấy cái sự đau khổ chúng sanh, người ta cố gắng nghiên cứu giáo lý của Phật, người ta hiểu để mà người ta dạy cho họ làm những điều lành, nhưng mà người ta không có nghĩ đến mình là chưa có đạt, nhưng mà người ta vì thương chúng sanh.
Cái tâm của nhiều người… thì những người này đều là những người chưa có hiểu cái sự giải thoát của mình, mình chưa có làm chủ, mình chưa có hiểu mình, nhưng mà chính cái mà hiểu mà độ chúng sanh đó, do cái lý luận hiểu độ chúng sanh đó, thương chúng sanh đó, nó lại lừa bịp mình.
Nó lừa bịp mình, rồi do đó nó vô tình mà lừa bịp người khác. Chớ cái người này không có cái thủ đoạn mà kinh doanh làm giàu, mà chính bị cái lý luận mà trong kinh sách để như thế này.
Thì chúng ta thấy cái lý do thứ hai, nó thường thường là nó bị lầm. Bị lầm là chính cái người thầy cũng vẫn bị lầm mà bị lường gạt ở qua cái lý do thứ hai này mà làm cho người ta có tội lỗi. Nhưng mà cái tội lỗi này là cái tội lỗi còn nhẹ là vì người ta vô tình mà thôi, người ta không có hiểu qua cái lý do đó.
Cho nên ở đây Đức Phật dạy là các đệ tử khi mà tu xong rồi thì mới đi độ người ta, mà chưa xong thì ông Phật ổng không cho đi độ ai hết.
Do vì vậy mà chúng ta thấy như cái ông Phú Lâu Na, ổng xin đi đến một cái chỗ nào nào để độ, thì Đức Phật trắc nghiệm ổng xong rồi thì Đức Phật chấp nhận cho ông đến đó ông độ, mà nếu mà ổng trả lời không được thì ông Phật không cho ổng đi đâu. Cho nên cuối cùng thì ông Phú Lâu Na trả lời với Phật như thế nào? Họ giết con, con thấy càng tốt đó, càng thiện đó, họ thương con đó.
Đó, khi mà người ta giết mình mà mình không có giận hờn mà không có thù oán họ mà thấy họ là còn thương mình, thì chính là mình mới đi độ được. Tức là Đức Phật trắc nghiệm ông ta ở trên cái thiện pháp chớ không phải trên ác pháp, tức là đứng ở trên nhân quả.
Chúng ta thấy qua cái câu chuyện mà của ông Phú Lâu Na với Đức Phật, mà khi ông Phú Lâu Na xin đi để độ chúng sanh ở biên cương, thì ở đó cái dân đó nó rất là hung ác. Cho nên Đức Phật mới gợi từng chút, từng chút để cho ông Phú Lâu Na, đến khi mà nói: “Họ lấy dao gươm họ giết ông thì ông nghĩ sao?” Nói: “Họ còn thương con à, thương con nhất đó!” Thì do đó ông Phật nói: “Được, thôi ông cứ đi!”
Đó thì, cái chỗ mà trắc nghiệm người đệ tử mình không phải cái chỗ thiền định, mà cũng không phải là chỗ thần thông, mà cái chỗ nhân quả, cái chỗ thiện ác đó. Chúng ta thấy qua cái bài pháp chúng ta thấm thía lắm, cái đạo Phật nó nhắm vào cái chỗ đó để mà độ chúng sanh đó.
Cho nên ở đây nó không phải lưu xuất ra những cái gì tuyệt vời để mà gạt người, mà chỉ thực chất là làm cho người ta ở trong thiện pháp, cái nhân quả mà người ta đạt được cái chỗ giải thoát của họ.
(42:06) Lý do thứ ba là gì?
3. Lý do Phật pháp trụ ở thế gian mà có.
Đây là để ý vào sự kiến lập tăng đoàn mong có quy luật để vĩnh cửu triển khai, và nối tiếp nhiệm vụ hoằng dương Phật pháp.
Đó thì cái lý do thứ ba này, cái lý do hồi nãy là mình vì độ chúng sanh, mà cái lý do thứ ba này là vì muốn cho Phật pháp cửu trụ. Cũng như Thầy mà viết cái giáo án này cũng là ý muốn cho Phật pháp cửu trụ, mà nếu mà Thầy mà không có hiểu thì Thầy cũng là bị cái ý này nó làm lệch Thầy đi.
Mình nói rằng mình cũng sẽ viết cái giáo án này ra để cho người ta hiểu biết được cái chánh pháp, người ta theo đúng cái nhân quả, thiện ác người ta tu hành, người ta hiểu được những cái lý hành để người ta thực hiện cho đâu rốt ráo, mà Thầy cứ ngồi chường ường ra đây thì chắc chắn là ông thầy coi chừng chấp danh chấp lợi mất rồi.
Bởi vì người ta hiểu biết được thì người ta phải đến người ta tu tập chớ sao? Mà người ta không dựa vào cái giáo pháp này mà người ta cứ dựa vào Thầy, thì người ta dựa vào Thầy thì Phật dạy là phải dựa vào giới luật là thầy chớ không phải Thầy!
Đó là cái chỗ mà để chúng ta thấy rõ được cái chỗ mà tại sao Thầy phải tránh danh tránh lợi, tránh sự cung kính là như vậy. Là vì khi mà viết ra rồi thì nó là một cái thực chất, cụ thể của nó, nó không thể nào mà lệch lạc được. Mà chính ông Phật đã di chúc lại cho chúng ta sau này là ông thầy giới luật là ông thầy của mình, thì tức là Đức Phật đã hoàn chỉnh được cái ông thầy này trước khi Đức Phật nhập Niết Bàn.
Do vì vậy, bây giờ Thầy mới đi vẽ ra cái lộ trình này, không phải ngoài cái ông thầy giới luật nữa, mà chính ở trong cái giới luật mà khai triển ra cái - tới cái hành của giới luật để giúp chúng ta hiểu rõ, để tự chúng ta đi, thắp đuốc lên mà đi theo cái ông thầy này chớ không phải theo Thầy. Đó các thầy hiểu cái điều đó.
Cho nên mà khi Thầy có ẩn bóng đi, thì quý thầy cũng có một cái lộ trình là ông thầy giới luật của quý thầy rõ ràng mà Thầy đã vạch ra qua cái kinh nghiệm tu của mình, được ông thầy giới luật đã dạy Thầy như thế nào, thế nào, thì Thầy đã vạch ra cho quý vị như vậy.
Và quý vị cứ sống đúng rồi quý vị tập đúng thì quý vị sẽ đến, chớ không cần phải là ai hướng dẫn hết. Bởi vì Đạo Phật là đạo tự mình, chính ông Phật ngày xưa cũng tự ổng cứu ổng chớ có ai dạy cái đạo đó cho ổng đâu!
Và bây giờ ổng để lại ông thầy là cái gương hạnh của giới luật để chúng ta nương vào đó, lấy đó mà làm cuộc sống, lấy đó làm những cái pháp hành mà chúng ta tiến vào con đường giải thoát, thì như vậy chúng ta đời đời, kiếp kiếp đâu có cần phải thay đổi ông thầy đâu, lúc nào chúng ta cũng có ông thầy giới luật.
Và vì vậy mà cái giáo án của Thầy ra nó thực tế và cụ thể để chúng ta thấy được cái lộ trình của một người xuất gia tu hành giải thoát đi đến đỗi mà chấm dứt sanh tử luân hồi, thì chính là cái chỗ này chớ không phải là Thầy đâu.
(45:09) Thầy chỉ lấy qua kinh nghiệm của mình mà tu tập được rồi dựng nó lại những cái gì mà người ta đã bỏ quên, mà người ta không làm được.
Thì qua ba cái điều kiện này thì chúng ta thấy nó rất là chính đáng. Nếu mà chúng ta lầm lạc những cái cái lý do mà vì Phật pháp cửu trụ, rồi chúng ta ngồi đó mà để đón nhận thì coi chừng chúng ta cũng bị lầm lạc mất đi.
Cái lý do thứ ba cũng vậy, nếu người tu hành chứng đạo thì lý do thứ ba là tốt đẹp.
Nghĩa là mình chứng đạo rồi, Phật pháp mình mới giữ cửu trụ được, còn mình chưa chứng đạo thì mình đón thì cũng là nguy hiểm. Mà khi mà chứng đạo rồi thì người ta cửu trụ đó là bằng thừa, người ta ở đó bằng thừa.
Tại sao? Tại vì giới luật nó hẳn hòi rồi, đâu đâu nó ra đó, pháp hành người ta đâu đó nó cũng đủ rồi, thì mọi người nương theo giới luật mà làm thầy. Thì do đó, cái ông thầy mà đứng ở trong cái giai đoạn thứ ba muốn cửu trụ thì phải thực hiện cái giới pháp của Phật hẳn hòi đàng hoàng, giải thoát, thì ông thầy đó làm sao không hiểu được cái giới luật rõ ràng!
Mà khi hiểu được giới luật rõ ràng thì ổng đã vẽ ra một cái đường đi, vẽ ra một cái gì mà Phật đã dạy thì nó rất đúng rồi, nó không còn sai nữa. Thì ông thầy đó ổng có ở đó nữa không? Không! Nếu ổng ở đó thì bằng thừa.
Bởi vì ông thầy giới luật đã có rồi mà lại thêm ông thầy bằng xương bằng thịt ngồi gần bên nữa, thì đây cả hai ông, vậy thì mọi người, người ta biết nương vào ông nào đây?
Bây giờ thì nương vào ông thầy có thịt có da này, còn ông thầy kia ông câm miệng không nói, thì cho nên họ làm biếng, họ không chịu nghiên cứu. Vì vậy cho nên họ càng không có cái trí tuệ sáng ra, họ không chịu nghiên cứu cả thân họ, họ không chịu nghiên cứu cái đường lối của Phật dạy qua cái giới luật này, cho nên họ cứ nương vào ông thầy.
Nương vào ông thầy để làm gì? Để sống cho nhờ ông thầy có cơm ăn áo mặc, khỏi cần đi khất thực chứ gì? Nhưng mà rốt cuộc rồi thì nó sai cái hạnh của mình đi, nó không đúng.
Đó, thì tới đây thì quý thầy thấy rất rõ là con đường của đạo Phật nó có cái ông thầy chúng ta sẵn có, tuy rằng nó vô hình nhưng nó có một cái đường lối để chúng ta theo ông thầy mà đi tới nơi tới chốn.
(47:16) Khi một người xuất gia theo đạo Phật tuyệt đại đa số phải có toàn bộ tác dụng của ba phương thức này.
Nghĩa là chúng ta mà muốn theo đạo Phật mà tu hành thì chúng ta phải có ba cái ý nghĩ này. Nhưng chúng ta phải thực hiện từng ý nghĩ chớ không thể nào mà ba ý nghĩ này mà chúng ta chưa tu chứng mà chúng ta nghĩ một lượt thì không thể được.
Đối với chính mình là cầu giải thoát sanh tử, đối với người khác là vì cảnh tỉnh, dẫn dắt thế tục, đối với Phật Pháp là vì trụ trì, hoằng dương.
Đó là ba cái.
Trụ trì hoằng dương đây là làm gì? Là làm cho sáng tỏ lại cái con đường đó, và đồng thời thì mình truyền những cái kinh nghiệm của mình cho một vài người như thế nào, để cho nó có đủ cái niềm tin cho những người khác. Rồi đồng thời cái đường lối đó nó hẳn hòi là cái ông thầy của mọi người rồi, thì họ tự đó mà họ đi.
Ba điều này, thiếu một thì không hoàn chỉnh được.
Nghĩa là ba cái điều kiện trên, thiếu một không hoàn chỉnh. Nhưng mà cái vị thầy mà đã vạch ra được cái này thì phải khéo léo, không khéo thì cũng bị danh bị lợi nó che mắt ông thầy này.
Nhưng mà ông thầy đã là giải thoát rồi thì ổng biết cái thời gian nào, cái thời điểm nào mà ổng còn ở trong cái ba ngôi Tam Bảo này, cái thời gian nào ổng ẩn bóng, thời gian nào ổng thị tịch, chớ không phải là ổng không biết cái điều này, ổng phải biết rõ.
Xuất gia mà chẳng tự cầu thoát sanh tử thì chẳng cần xuất gia.
Nghĩa là mình xuất gia mà mình không cầu sanh tử thì mình xuất gia làm gì? Chẳng cần xuất gia! Thì mình không cầu sanh tử thì mình xuất gia làm gì, cho nên chẳng cần xuất gia.
(49:11) Xuất gia mà chẳng cảnh tỉnh, dẫn dắt thế tục ấy là trái với tinh thần Phật giáo.
Nghĩa là không hóa độ chúng sanh.
Xuất gia mà chẳng trụ trì Phật pháp, ấy là cô phụ cái ân lớn của Tam Bảo.
Thí dụ bây giờ Thầy xuất gia Thầy giải thoát rồi, mặc ai Thầy không thèm độ, mà cũng không thèm viết ra cái giáo án để cho người ta thấy con đường của đạo Phật thì đó là mình cô phụ Phật pháp.
Mà xuất gia mà không làm cho người ta hiểu đúng, để cho người ta cứ hiểu sai Phật pháp thì cái xuất gia mình cũng chẳng có nghĩa lý gì hết. Nghĩa là mình chứng đạo rồi mà thấy họ tu sai, thôi không dám nói, nói đây họ thù họ oán họ này kia, rồi họ giết mình đi, hay hoặc là họ hại mình bằng cách này bằng cách khác, thì cái xuất gia của mình không có ý nghĩa.
Mình xuất gia, mình biết cái sai cái đúng rồi thì mình phải nói, nói thật ra để cho người ta biết được cái sai cái đúng mà người ta sửa, người ta đi theo con đường của đạo Phật cho đúng. Đó thì quý thầy phải hiểu cái chỗ này.
Cho nên Thầy làm sao mà Thầy câm miệng lại được mà khi mọi người, người ta không thấy cái đúng cái sai của đạo Phật. Còn bây giờ Thầy nói lên, mặc dù là có những cái sự kiện có thể xảy đến cho Thầy bằng cách nào Thầy cũng phải nói lên, để mình dựng lại những cái gì mà của Phật pháp rất là đem đến cái lợi ích cho con người rất là lớn.
Mà bây giờ mình không dám nói ra, nói ra sợ bao nhiêu người, người ta tu sai, rồi người ta sẽ phiền não, người ta sẽ tìm cách người ta hại mình, thì như vậy Phật pháp biết bao giờ mà có thể mà phơi bày ra cái sự thật của nó được.
Cho nên đứng ở trong ba cái lý do này, thì cái người mà tu đã làm chủ sanh tử rồi thì họ không có ngần ngại gì trước cái sống chết, trước những cái danh, cái xấu, tất cả, miễn là làm sao mà phơi bày được Phật pháp, làm cho người ta trở về đúng cái chánh pháp của Phật là cái đó là cái viên mãn được cái ước nguyện của cái người tu đó.
Ba lý do trên đây, chỉ có lý do thứ nhất được chấp nhận cho người mới tu.
Nghĩa là cái lý do thứ nhất là chúng ta phải lo cái vấn đề này trước cho chúng ta đã, còn hai cái lý do kia là khi mà chúng ta tu xong rồi thì chúng ta mới tiếp tục để làm cái nhiệm vụ này.
Vì vậy mà 17 năm trời khi mà tu được, làm chủ được cái sự sống chết của Thầy rồi, thì 17 năm trời Thầy khắc khổ với cái nỗi lòng lo lắng cái vấn đề mà mình phải làm gì cho lợi ích chúng sanh, phải làm gì cho Phật pháp trường tồn cho nó đúng.
Bây giờ mình nhìn chung là người ta đang tu sai rồi, mà bây giờ mình làm sao đây? Nói làm sao được! Thầy tổ của mình không có ai hết, nói ra thì biết thầy tổ mình có nghe không? Cho nên đó là cái khổ tâm của Thầy rất lớn. Còn tuỳ, chiều theo họ thì nó lệch Phật pháp đi, rồi người sau người ta đâu biết đâu lối mà đi nữa, như vậy là cái nỗi khổ rất là khổ.
Cho đến giờ phút cuối cùng này, Thầy thấy không còn giải quyết gì được hơn hết, không còn âm thầm được mà làm những cái gì mà cho nó êm đẹp được hết, buộc lòng phải nói tất cả những sự thật ra mà thôi. Đó là đúng lúc mà đúng thời rồi, không còn cái chỗ nào mà có thể không nói.
Ba lý do trên đây, chỉ có lý do thứ nhất được chấp nhận cho người mới tu. Còn hai lý do sau người đang tu không được nghĩ đến, nghĩ đến là tai hại khó đo lường cho người đó, và Phật pháp sẽ mất lối giải thoát, chỉ còn lại là hình thức mà thôi.
Nếu mà cái người tu chưa xong thì coi đương nhiên mà độ chúng sanh thì chỉ còn cái hình thức tu hành chớ không còn có cái thực chất là để giải thoát nữa.
(52:39) Người xuất gia phải buông bỏ hết tất cả, thấy suốt tất cả, không tranh thị phi, không phân biệt nhân ngã, trường đoản, vì thế ở đời ít có người làm được.
Nghĩa là cái người xuất gia phải thông suốt được những cái này, không có tranh hơn thua với thị phi, không có phân biệt nhân ngã, trường đoản, tất cả những cái gì chúng ta cũng phải bỏ hết, vì thế ở đời ít có người mà làm được như vậy. Cho nên cái lộ trình xuất gia rất là khó chớ không phải dễ.
Nhưng có một số người tu theo kiểu Phật giáo thời đại hiện nay bảo những người tu này là tiêu cực, yếm thế, khổ hạnh, ép xác.
Họ thấy những người mà đi vào cái Thập Giới Sa Di mà sống đúng những cái hạnh mà của cái người tu sĩ như vậy đó, thì họ cho đó là tiêu cực, yếm thế, khổ hạnh, ép xác… Đó là cái Phật giáo hiện nay, thì người ta nhìn vào cái Phật giáo mà tu tập đúng cái giới luật của cái người Sa Di thì họ cho đó là tiêu cực, yếm thế, khổ hạnh.
Đúng nghĩa người xuất gia đạo Phật phải chính mình buông bỏ sạch, trắng bạch như vỏ ốc. Ngoài ba y một bát, nếu người này không tích cực làm sao bỏ xuống hết được?
Nếu mà chúng ta không tích cực mà từ bỏ thì không bao giờ mà chúng ta bỏ xuống được hết này, cho nên chúng ta không thể nào mà thực hiện được cái Thập Giới Sa Di hết.
Cho nên phải hết sức tích cực, chớ đừng nghĩ rằng những người mà yếm thế, những người mà ép xác, những người mà tiêu cực, là những người đó là những người tiêu cực đâu, không phải đâu. Người ta mà muốn sống được Thập Giới Sa Di là phải hết sức tích cực trên cái bước đường tu tập.
(54:21) Vì chính bỏ hết mới hết tai họa và đau khổ.
Nghĩa là bỏ hết mới hết tai họa, đau khổ, còn không bỏ hết thì chúng ta sẽ còn tai họa và đau khổ.
Tội ác và đau khổ của con người đâu phải chẳng toàn là do con người không chịu buông xuống…
Nghĩa là chính những cái sự mà đau khổ, tội ác của chúng ta là tại vì chúng ta chưa chịu buông xuống mà thôi. Chứ nếu mọi người đều biết buông xuống như một chú Sa Di Thập Giới thì chắc chắn đâu còn cái tội ác, mà đâu có còn đau khổ nữa!
Đó thì như vậy chúng ta thấy được cái chỗ này chúng ta mới thấy cái lộ trình của đạo Phật, là từ cái cuộc sống của chúng ta mà thay đổi thì chúng ta mới thấy là cái cuộc sống buông bỏ, buông xả đó.
…và không sáng suốt mà tạo ra ư?
Nghĩa là chúng ta - đây Thầy đọc lại:
Tội ác và đau khổ của con người đâu phải chẳng toàn là do con người không chịu buông xuống và không sáng suốt mà tạo ra ư?
Nghĩa là do người ta không chịu buông xuống thì người ta mới có những cái tội ác và có những sự đau khổ. Và cũng chính vì không sáng suốt cho nên người ta không có buông xuống được, còn cái người mà người ta sáng suốt thì người ta buông xuống được.
Cho nên mình thấy, mình nói mình sáng suốt, nhưng sự thật, sự thật ra mình đi tu rồi mà mình cũng chưa bỏ được hết thì đó là mình chưa sáng suốt. Mà nếu mình bỏ xuống hết được hết thì đó là mình mới là sáng suốt, thì như vậy đó là mình sẽ không còn khổ đau nữa.
Người xuất gia là người sáng suốt, biết buông xuống hết, danh lợi, tư dục cần phải can đảm buông xuống hết, như thế đâu gọi là tiêu cực được?
Nghĩa là mình buông xuống hết, đâu phải là cái người mà tiêu cực làm được, là cái người phải tích cực lắm mới có thể buông xuống hết được.
(56:09) Mục đích xuất gia của Đạo Phật: Tự mình cầu giải thoát, và khi tu xong trợ giúp người khác giải thoát, lấy việc tự cứu mình rồi sau cứu người và mọi người đều được giải thoát như mình.
Vì thế xuất gia quý thầy phải hiểu là việc làm của bậc đại trượng phu, chẳng phải việc quan tướng có thể làm được.
Nghĩa là cái việc xuất gia là cái việc của bậc đại trượng phu, chớ không phải quan trường, cái việc mà làm quan làm vua. Cái việc làm quan làm vua nó không phải là cái việc của bậc đại trượng phu, còn cái việc mà của chúng ta buông xả xuống hết là cái việc của bậc đại trượng phu.
Còn làm quan làm vua là cái việc làm của họ là nó tích, nó không có buông xuống, mà nó tích lũy, nó đem vô thêm, cho nên cái việc đó dù làm quan, làm tướng, làm gì đi nữa thì cái vấn đề đó vẫn đem vô chớ không xả xuống, cho nên không thể nào gọi họ là trượng phu được.
Việc quan tướng là điển hình cho anh hùng hào kiệt.
Đó thì bây giờ mình thấy những người mà làm quan, làm tướng thì người ta gọi là anh hùng hào kiệt, nhưng mà những người này có buông xuống không? Không có buông xuống. Cho nên nó gọi là anh hùng hào kiệt.
Còn việc làm của đại trượng phu là điển hình như Thánh Hiền.
Nghĩa là người ta buông xuống hết mà. Đó là những cái bậc Thánh Hiền người ta mới xả hết cái lòng ham muốn, những cái vật dụng của thế gian, những cái tình cảm nhỏ mọn ở thế gian.
Hào kiệt dựa vào khí thế mà thành. Thánh Hiền thì bám vào khí chất mà thành.
Ở đây thì quý thầy thấy nè, hào kiệt họ vào cái khí thế mà họ thành, nghĩa là mình muốn thành anh hùng, mình muốn thành hào kiệt thì mình phải dựa vào cái khí thế tạo cho mình nó mạnh lên, sức mạnh lên thì mình mới thành là anh hùng hào kiệt.
Còn Thánh Hiền thì bám vào cái khí chất mà thành, nghĩa là mình bám vào cái khí chất mà thành. Tức là cái khí chất đó là gì? Là cái sự buông xả của mình nó tạo cho thành một cái toàn là thiện pháp, cho nên mới gọi là Thánh Hiền.
Trong khí chất của Thánh Hiền thì hàm dung cả cái khí thế của hào kiệt.
Đó ở đây Thầy chỉ dạy cho thấy cái khí chất - trong cái khí chất mà của Thánh Hiền nó có bao hàm cái khí thế của hào kiệt. Bởi vì nếu mà không có cái khí thế mạnh thì chắc chắn là chúng ta sẽ không bao giờ buông xả xuống được hết.
Nhưng trong cái khí thế của hào kiệt chẳng có cái khí chất của Thánh Hiền.
Cho nên nó có thể nói rằng anh hùng hào kiệt chớ nó giết hại con người như cỏ rác chớ nó đâu có tha, cho nên nó đâu có cái bản chất Thánh Hiền được, cho nên nó đâu có thiện.
Nên nếu muốn làm anh hùng, thì ít ra hào kiệt anh hùng thì ít ra phải đầu rơi máu đổ dữ lắm nó mới làm tướng, làm nên danh phận chớ không thể nào. Một danh tướng mà làm nên được cái danh tướng thì đầu rơi máu đổ của thiên hạ không biết là bao nhiêu mới là danh tướng được, chớ đâu phải ít!
Đó là cái chỗ mà phân tích để biết được những hào kiệt, những anh hùng, và những Thánh Hiền là như thế nào, và bám vào cái khí chất hay là khí thế, cả hai cái này nó có khác nhau chớ không phải giống nhau.
(59:34) Vì thế, người xuất gia theo đạo Phật, lấy Phật mà làm điển hình để noi theo. Phật vì giải thoát cái sanh, già, bệnh, chết của chúng sanh, chỉ có xuất gia tu chứng thì giải đáp được sanh, già, bệnh, chết, ưu, bi, sầu, khổ.
Chỉ có chúng ta tu chứng thì chúng ta mới giải đáp được cái đó mà thôi, còn chúng ta tu chưa chứng thì chúng ta không giải đáp được cái chỗ mà sanh, già, bệnh, chết, ưu, bi, sầu, khổ của chúng ta được.
Mục đích của người xuất gia trong Phật giáo, trên nguyên tắc là phải sống y như Phật, nghĩa là phải ra khỏi nhà thế tục, lìa bỏ vợ con, lìa bỏ cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc, đó là đi ra khỏi cái nhà khổ của sanh tử.
Nghĩa là mình lìa cái bà con này kia, vợ con, hay là anh em, cha mẹ đó, đó là mình ra khỏi cái nhà khổ sanh tử, chỗ đó là chỗ sanh tử. Bởi vì chính chỗ đó mới sanh mình ra mà, cho nên không phải là chỗ đó chỗ sanh tử sao? Cũng chính từ chỗ đó mà mình chết.
Còn mình đi ra mình xuất gia rồi là mình ra khỏi cái nhà sanh tử đó. Mà ra khỏi nhà sanh tử đó rồi, mà quý thầy ngồi đây tu mà nhớ, thì thử có ra khỏi không? Không có ra khỏi. Cho nên chúng ta ra khỏi không phải thân ra khỏi mà còn cả tâm chúng ta phải ra khỏi nữa.
Hiểu như vậy thì chúng ta thấy cái lộ trình thứ hai của cái người xuất gia rất là khó chớ không phải dễ đâu. Cái tình cảm của chúng ta đâu có phải dễ, cái nhân quả của chúng ta nó trói chặt rất là bền chặt, chắc lắm, không có thể nào mà chúng ta rứt cái tình thương của chúng ta đối với những người thân của mình dễ dàng đâu.
(01:01:13) Đến với đường tu theo đạo Phật, tốt nhất là nên xuất gia vào lúc tuổi còn trẻ.
Nghĩa là, ở đây Thầy cũng xác định rằng: Nếu mà đi vào con đường của đạo Phật từ lúc tuổi còn trẻ là tốt nhất. Tại sao vậy? Sức khỏe chúng ta còn, chúng ta sống mới nổi cái cảnh giới mà ly dục, ly bất thiện pháp, sống cái cảnh ăn một ngày một bữa mới nổi. Còn già rồi có nhiều khi chúng ta sống không nổi nữa, ăn một bữa chúng ta thấy khó sống lắm.
Chỉ có chúng ta tu xong rồi, chúng ta quen thì chúng ta mới sống được, chớ còn không thì cũng phải thêm cái này kia chớ còn ăn một lần thì họ ăn không được đâu.
Tốt nhất là nên xuất gia vào lúc tuổi còn trẻ, sức lực còn cường tráng, thì lúc tu hành tốt nhất và dễ thành tựu nhất.
Có người nói: “Thôi để đợi về già rồi tui hẵng tu, chớ bây giờ thôi tui cũng lo cho hết cái nợ nần, trang trải cho nó xong để già rồi tu rồi cũng được chớ không gì!” - “Sớm thì Cam La cũng tốt, mà muộn Khương Tử cũng sinh”, họ lấy câu nói đó để mà họ kéo dài cái thời gian mà chạy theo dục lạc chớ không có gì hết.
Mà phí đi cái tuổi trẻ quá uổng, là vì cái thân người rất khó, mà Phật Pháp thì đâu có phải dễ tìm được cái chánh pháp được, thế mà họ cứ lần lựa, hẹn lần hẹn lựa, đến khi mà cái thân hoại mạng chung rồi thì ôi thôi, không làm sao mà cứu kịp!
(01:02:32) Nếu vì thất bại trên đường tình ái và sự nghiệp mà xuất gia…
Đó, bây giờ đến cái giai đoạn của những người mà họ vì thất bại ở trên cái việc làm ăn hay hoặc là thất tình, thất vọng gì đó mà đi vào xuất gia.
…thì Phật giáo cũng không có cự tuyệt…
Nghĩa là, không cấm họ.
… song cũng không có khuyến khích, có cổ xúy họ và cũng không có thể nào mà nhiệt liệt hoan nghênh những kẻ nấy.
Nghĩa là mặc dù là họ đến với cái tâm đau khổ thì Phật giáo cũng cho họ xuất gia, cũng cho tu để cho họ an ủi, nhưng mà cái mục đích của họ không phải là cái chỗ mà giải thoát sanh tử đâu, mà chính họ để quên đi cái nỗi khổ thất tình, thất vọng của họ thôi, vì họ không đạt được cái ý muốn chạy theo dục lạc thế gian thôi. Có vậy thôi.
Cho nên đối với cái người mà nhận họ thì người ta cũng không nhiệt liệt hoan nghênh những cái người này, biết rằng họ có tu cũng chẳng tới đâu.
Vì những kẻ ấy có xuất gia tu hành cũng chẳng đi tới đâu hết, nghĩa là không bao giờ tìm được sự giải thoát.
Nghĩa là cái người thất tình, thất vọng mà vào tu thì nó cũng chẳng có đi tới đâu hết.
Vì tâm tư của kẻ thất tình, thất vọng là tâm tư của người chạy theo dục lạc thế gian. Còn đạo Phật là đạo dứt bỏ thế gian.
Hai cái này nó khác. Ông ta thất tình tức là ông bị bạc đãi gì ở ngoài thế gian, ông ta chạy theo dục lạc không có đạt được, cho nên ổng đau khổ.
Do đó thí dụ như có một chàng trai yêu một cô gái nào đó, cô này cổ đi lấy chồng khác đi, ông này mới thương quá rồi thất tình, thôi buồn khổ vô chùa tu. Thì tu cái kiểu đó là không có giải thoát mà chỉ để quên cái hình bóng của cô ta mà thôi, lấy câu kinh tiếng mõ để tụng niệm hàng ngày để quên đi cái hình bóng.
Cũng như câu chuyện mà ở trong cái Tâm Hồn Cao Thượng, Lan với Ngọc hay hoặc là trong cái Hoa Rơi Cửa Phật gì đó, chú tiểu Lan đồ đó cắt đứt dây chuông đồ đó, đó là cái tình cảnh mà tu kiểu đó là chắc chắn là ngàn đời cũng không thành Phật được.
Đó, thì cái người tu của chúng ta nó cũng có nhiều dạng như vậy lắm chớ không phải không. Cho nên ở đây Thầy nói hết để cho quý thầy thấy rằng tu như vậy nó không có đúng cái nghĩa của người mà xuất gia theo đạo Phật tu.
Cũng mặc áo tu nhưng mà tâm tư nó thường đau khổ, nó nhớ tình nhân của nó ở ngoài đời, rồi nó không có làm sao gặp được bởi vì cái người tình nhân nó đã có vợ có con rồi, hay hoặc là có chồng rồi, bây giờ ngồi tu mà cứ nhớ hình dáng trong lúc mà còn gặp nhau ở ngoài đời như thế này thế khác, thì cái tu như vậy là tu đau khổ chớ không phải là giải thoát.
(01:05:10) Bây giờ quý thầy phải thông hiểu về:
Sa Di giới và các loại Sa Di.
Bây giờ mình tới cái giai đoạn mình phải hiểu cái giới Sa Di rồi, thì bây giờ các loại Sa Di như thế nào, tại sao gọi là Sa Di và Sa Di ni?
Như quý thầy đã học, lộ trình thứ hai của đạo Phật gồm có năm hạng chúng. Ở giai đoạn này chỉ có ba hạng Sa Di:
1. Sa Di;
2. Sa Di Ni;
3. Thức Xoa Ma Ni.
Người ta còn gọi là Thức Xoa Ma Na. Ở đây thì chúng ta lấy chữ Ni nó đúng hơn, cho nên vì Sa Di Ni, thì trên cái bậc Sa Di Ni một chút để hai năm nữa mới thọ Tỳ Kheo Ni thì cái bậc này gọi là Thức Xoa Ma Ni.
Trong nhà Phật gọi là tam tiểu chúng.
Coi như là ba cái giai đoạn này thì gọi là ba tiểu chúng, tức là ba chúng nhỏ.
Nam, nữ xuất gia hai mươi tuổi trở xuống không được thọ Tỳ Kheo giới và Tỳ Kheo Ni giới.
Giới luật của Sa Di và Sa Di Ni có mười điều giống nhau, chỉ điểm khác nhau là ở giới oai nghi đại chúng học.
Nghĩa là đối với ni thì cái oai nghi của nó khác hơn là bên Sa Di nam.
Sa Di phải học theo luật nghi Tỳ Kheo còn Sa Di Ni phải học theo luật nghi của Tỳ Kheo Ni. Do vì thế nên có sự khác biệt của Sa Di và Sa Di Ni.
Nghĩa là bên nây phải học luật nghi của tăng, thì bên kia phải học luật nghi của Tỳ Kheo Ni chớ không phải học luật nghi của tăng được. Cũng như là tăng không học theo luật nghi của ni được.
Ở đây quý thầy chỉ học Sa Di giới là thông suốt Sa Di Ni giới.
(01:07:13) Sa Di dịch âm chữ Phạn là Sràmanera. Chữ này có ba cách dịch nghĩa.
Tức là ba cách dịch nghĩa:
Nghĩa thứ nhất gọi là “tức từ”, nghĩa thứ hai là “cần sách”, nghĩa thứ ba là “cầu tịch”.
Tức từ nghĩa là dứt ác mà hành thiện.
Tức từ tức là dứt, tức là chấm dứt đó, từ là lành, là thiện, cho nên có nghĩa là dứt ác mà hành thiện.
Cần sách có nghĩa là khuyến khích, siêng năng.
Gọi là cần sách.
Mà cầu tịch có nghĩa là cầu lấy đạo Niết Bàn và quả viên tịch.
Viên mãn đó, tức là quả giải thoát đó.
Thì cái Sa Di nó có ba cái nghĩa như vậy. Cho nên cái nghĩa thứ nhất của nó là cái người Sa Di đi vào thì phải dứt ác hành thiện, cho nên Thập Giới Sa Di cũng dạy chúng ta rất là rõ cái điều mà dứt ác hành thiện.
Cần sách thì chúng ta phải siêng năng. Có siêng năng, có khuyến khích, khích lệ trên con đường dứt ác hành thiện thì chúng ta mới làm trọn vẹn được.
Và cái nghĩa thứ ba của nó là cầu tịch đó, là cái nghĩa mà cầu lấy đạo Niết Bàn giải thoát cho đến viên mãn hoàn toàn.
Thì như vậy là cái nghĩa của chữ Sa Di nó nằm ở trong ba cái nghĩa này. Cho nên hiểu nghĩa Sa Di, là chúng ta là người bước qua cái lộ trình thứ hai nó vững chắc không có còn mà…
Hiểu như vậy, chúng ta khi làm Sa Di, bước vào cái lộ trình thứ hai tu hành thì chúng ta không có còn lưỡng lự nữa, mà không còn lo lắng nữa, vì chúng ta đã chuẩn bị cho tinh thần của chúng ta khi bước vào nó phải có ba cái nghĩa của cái Sa Di, ba cái nghĩa của cái sự bắt đầu cho chúng ta tu tập.
Vì thế, một người xuất gia làm Sa Di đi tu mà cầu tịch là đúng nghĩa của đạo. Một người mà thất tình, thất vọng mà đi tu làm sao đúng nghĩa được?
` Đó thì quý thầy thấy rõ không? Phân biệt được như vậy chúng ta mới thấy rõ được cái chỗ mà người thất tình, thất vọng.
Bởi vậy chỉ có cầu tịch là đúng nghĩa hơn hết.
Nhưng ở đây chúng ta phải nói nếu mà cầu tịch được thì nó phải có tức từ, tức là phải dứt ác hành thiện. Mà nếu không có siêng năng, không có cần sách thì làm sao có siêng năng được?
Cho nên phải nói là chỉ có một cái cầu tịch là đúng, đúng là chúng ta có cái tâm hướng đến cầu giải thoát đó, nhưng chúng ta phải có thực hiện từng cái bước đầu. Cho nên Sa Di nó còn có cái bao hàm cả những cái hành động để thực hiện cái lộ trình của cái người Sa Di.
Sa Di Ni có nghĩa là “cầu tịch nữ”, chữ ni ở đây chỉ cho chữ nữ.
(01:10:05) Nội dung của Sa Di Thập Giới:
Sa Di Thập Giới trong Bát Quan Trai giới là đã đủ chín điều của Sa Di, chỉ còn có một điều là giới không cất giữ tiền bạc mà thôi.
Nghĩa là khi mà học Thọ Bát Quan Trai, thì quý thầy đã thấy Thầy giảng nó là chín cái điều rồi, phải không? Bây giờ chúng ta giảng lại thì nó mất công lắm, cho nên chúng ta hiểu qua Bát Quan Trai là chín điều, còn một điều của Sa Di là không cất giữ tiền bạc châu báu là hết.
Ở đây Thầy liệt kê lại cho quý thầy thấy rõ hình thức, hình thái của Thập Giới Sa Di mà có lần Thầy đã dạy rồi.
Mười giới của Sa Di là:
1. Không sát sanh;
2. Không trộm cắp;
3. Không dâm dục;
Chớ còn cái Ngũ Giới của cư sĩ là không tà dâm, còn ở đây Sa Di là không dâm dục, nghĩa là không có phi Phạm hạnh được.
4. Không vọng ngữ;
5. Không uống rượu;
6. Không đeo tràng hoa, chuỗi hạt, không dầu thơm;
7. Không ca múa và biểu diễn các cái bộ môn nghệ thuật, không cố ý xem hát, nghe ca hát;
8. Không ngồi giường cao rộng lớn;
9. Không ăn phi thời;
10. Không cất giữ tiền bạc, của báu.
(01:11:39) Đó là, tất cả các cái giới này Thầy đã giảng dạy trong Thọ Bát Quan Trai, chỉ có giới thứ mười là chưa giảng - không cất giữ tiền bạc. Bây giờ Thầy mới giảng tiếp là cái giới không cất giữ tiền bạc để cho quý thầy hiểu đủ cái mười giới Sa Di.
Ở đây quý thầy phải hiểu:
Người xuất gia vì phá trừ tâm tham, phá trừ cái thói quen - người ta thường nói “con người chết vì của cải”, có người lại nói “con người không sống được ngàn năm mà lo tính chuyện vạn năm”.
Sự ham muốn và tích tập chất chứa của cải của con người có thể nói là bẩm sinh. Có một trăm mong muốn một ngàn, có một ngàn thì mong muốn một vạn, cho đến thành phú ông trăm vạn, ngàn vạn rồi lại mong muốn lũng đoạn kinh tế thế giới, muốn cả thế giới này đều thuộc về sở hữu của mình.
Điều này ở trong xã hội Tư Bản Chủ Nghĩa của công thương nghiệp thì được cổ vũ, nhưng ở trong thế giới đại đồng Xã Hội Chủ Nghĩa thì lại không được hoan nghênh. Trong Phật giáo của chúng ta lại càng không có chấp nhận.
Nghĩa là không có chấp nhận cái chuyện mà làm giàu như vậy, có cứ thêm hoài, thêm hoài, thì không có chấp nhận, bởi vì đạo Phật thì phải bỏ ra chớ không có chấp nhận tích vô.
(01:13:07) Của cải có thể tạo phước cho con người, đó là một lẽ thật không thể phủ nhận được. Nhưng của cải có thể trở thành chủ nhân của loài người và con người trở thành nô lệ cho của cải cũng là sự thật không ai có thể phủ nhận được.
Ai cũng biết của cải là vật ở ngoài thân, xem của cải là vật ở ngoài thân lại là một điều mà ít ai mà bỏ được.
Nghĩa là nó ở ngoài thân chớ nó không phải ở trong thân, thế mà không có người nào mà bỏ nó được hết. Đó, đó là một cái khó.
Ai cũng biết của cải là một vật ngoài thân, xem của cải là một vật ở ngoài thân lại là một điều ít ai mà bỏ được.
Nghĩa là nói nó ở bên ngoài chớ bỏ nó ra không được. Chớ phải ở trong ruột mình bỏ ra nó khó, thế mà nó không ở trong ruột mà ở ngoài mà bỏ không được.
Do thế chúng ta phải biết, của cải dù ít, dù nhiều nó vẫn có khả năng lớn sai khiến loài người. Cho nên người xuất gia trong đạo Phật chủ trương buông xả sạch, không tích tụ của cải. Vì thế, giới luật của Phật cất giữ của cải, tài sản là hành vi phạm giới.
Khi đã thấy và thấu suốt tính chất trói buộc của tài sản, của cải đối với sự ham muốn, chiếm hữu mãnh liệt của con người đối với của cải…
Khi mà chúng ta đã thấu suốt cái sự trói buộc của cải tài sản đối với mình là như vậy đó, thì mình phải sợ lắm.
Còn nếu mình mà không sợ thì mình sẽ bị cột chặt, vì vậy mà con đường tu hành của mình, càng tu thì mình bị của cải tài sản, những cái sự vật chất của thế gian nó trói mình rất chặt. Mặc dù là hình thức mình tu, nhưng mà mình không để ý thì mình bị trói chặt rất lớn.
Cho nên mình phải nhìn thấy cái cuộc sống của mình, mình đừng có nghĩ rằng gian khổ. Mà hơi mình nghĩ rằng mình gian khổ, hay hoặc như Thầy bây giờ Thầy nghĩ rằng bây giờ ba y một bát, mà đi chỗ này ở chỗ kia như vậy đó, nay ở hang, mai ở núi thì gian khổ lắm, thì do đó mà không dám thì tức là chưa dám xả đâu.
(01:15:15) Còn một cái người mà đã thấy rằng cái thân này là vô thường thật sự rồi, thì không có cần nó nữa, thì người ta xả hết, người ta xả bỏ hết. Cho nên vì vậy mà người ta không có ngại gian khổ.
… biết như thế nên muốn cho đệ tử xuất gia của mình đừng bị dính mắc nên Ngài mới chế giới cấm không có cất giữ tiền bạc, châu báu. Vì của cải, tiền bạc làm động tâm khiến khởi tâm tham đắm, ham mê.
Quý vị nào mà đã có sự tu Chánh Niệm Tỉnh Thức, quán xét Ngũ Triền Cái thì bây giờ mới thấy thấu suốt được, mới buông xuống được.
Còn nếu mà chúng ta chưa có tu cái Chánh Niệm Tỉnh Thức thì chưa có đủ cái sức mà tỉnh thức sáng suốt, thì chúng ta thấy mình ham mê nó mà chúng ta ngỡ rằng mình không ham mê.
Cho nên cái vấn đề mà tu cái Chánh Niệm Tỉnh Thức nó rất là quan trọng, để khi mà chúng ta đặt một cái niệm gì đó, tham thì ngay đó chúng ta quán xét cái tâm tham của mình coi nó còn tham ở chỗ nào không. Thì chừng đó cái mình thấy những cái vi tế của cái vật chất nó còn dính mình đó, thì mình thấy cái tâm tham mình rất rõ.
Cho nên cái vấn đề ở đây là tu cái định Chánh Niệm Tỉnh Thức nó làm cho chúng ta sáng suốt để mà chúng ta quét sạch cái tâm tham, và quét sạch cái tâm tham của chúng ta thì những cái vật chất, những cái tiền bạc của cải xung quanh chúng ta đều bị buông xuống được hết.
Còn nếu mà chúng ta không có tu tập cái đó thì coi như chúng ta không sáng suốt mà chúng ta cứ ngỡ là mình buông xả, nhưng mà sự thật ra là mình bị dính hết chớ không thể nào mà không dính.
Không tu thì thôi, mà đã tu thì phải thật tu, tu cho rốt ráo, cho thành đạt, cho giải thoát.
Mình đã không đặt mình tu thôi, mà mình đã cạo cái đầu tròn rồi, mình đã bước vào chùa rồi thì quyết định là phải tu cho đến giải thoát, thì quyết định phải xả cho sạch, phải quán xét cho thông suốt, không còn một vật gì mà dính, mà không chướng ngại lo rằng mình sẽ - sợ nó là đói, khổ, hay lạnh lẽo hay y áo nó rách hay hoặc là nó như thế này thế khác.
(01:17:24) Vì cái chính chúng ta sợ cái thân của chúng ta khổ, cho nên chúng ta không dám hành những cái giới luật của Phật chớ không gì. Mà nếu mà chúng ta không có gan dạ - mà chúng ta không có sợ, thì chắc chắn là chúng ta sẽ đạt được những cái kết quả rất lớn của cái sự tu tập của mình.
Đó thì hôm nay thì Thầy nhắc lại cho quý thầy thấy, khi bước qua cái lộ trình này chúng ta phải hiểu để mà chúng ta bước, chớ còn nếu mà chúng ta chưa hiểu mà chúng ta bước mà không trọn vẹn thì chúng ta cũng chẳng đi tới đâu hết.
Người tu theo đạo Phật xem của cải như đồ vô dụng, giữa ngày ăn một bữa, sau khi đi từng nhà khất thực, ngủ đêm dưới gốc cây là chỗ có thể an thân của người tu sĩ.
Đó mình phải chấp nhận, mình phải thấy được của cải, tài sản, nhà cửa thì nó không có cái quan trọng đối với người tu sĩ nữa.
Nghĩa là cái bữa ăn chúng ta đi xin, có cái gì ăn cái nấy, rồi đi xin từng nhà, rồi ngủ đêm dưới gốc cây hoặc là cái nơi nào, cái đống rơm nào đó chúng ta có thể chui vào ngủ cũng được, không cần phải có nhà có cửa gì hết.
Gặp cái gò mả hay là cái nhà mồ của người Hoa chỗ nào đó, chúng ta chui vào đó ngủ chung với mấy cái thây ma đó cũng an ổn, một đêm sáng ra thì nó cũng yên ổn mà không có gì hết. Còn mà người nhút nhát, vô đó thấy mấy cái quan quách của người Hoa họ để ở trong cái nhà mồ, không dám ở, thì không thể nào lập cái hạnh của cái người xuất gia được.
Cho nên vì vậy mà trước khi xuất gia thì người nào mà có tánh sợ ma đồ đó thì phải tập sửa đó, đừng có sợ ma nữa. Vì cuộc đời chúng ta còn sợ ma tức là còn sợ chết. Bởi vì ma nó có làm hại gì mình đâu được, mà mình sợ tức là mình còn sợ chết, mà sợ chết thì tức là còn sợ ma.
Cho nên vì vậy mà mình phải cố gắng tập, đừng có sợ ma nữa, thì do đó thì mình ngủ nhà mồ, ngủ ở đâu mình cũng không sợ hết, ngủ rừng, ngủ bụi mình cũng không sợ hết. Còn mình còn chút sợ chết, sợ khổ là không thể nào thực hiện cái hạnh của người tu giải thoát của đạo Phật được.
Đó chúng ta phải thấy được cái mục đích, vì chúng ta sợ khổ, sợ chết mà chúng ta không dám rời cái gia đình, cũng không dám rời cái cuộc sống, cho nên chúng ta không thực hiện được cái đạo giải thoát.
(01:19:44) Ở bên Ấn Độ là miền nhiệt đới, thân cây to lớn, nhánh lá sum suê, ngủ dưới gốc cây giống như ngủ ở trong một cái lọng thiên nhiên. Khí hậu Ấn Độ thì rất nóng, giả sử đêm đông lạnh nhất, Đức Phật đã từng sống ba y một bát có thể đủ ấm.
Nghĩa là trong cái thời Đức Phật thì cái thời tiết của Ấn Độ là cái đất nước đó nó nóng chớ không phải là như những cái đất nước lạnh, nhân vì vậy mà Đức Phật sống ba y một bát rất dễ dàng. Còn gặp chúng ta ở Liên Xô mà ba y một bát chắc là tiêu luôn!
Cho nên nó cũng phải tùy theo cái đất nước, cái địa thế, cái nơi đó khí hậu như thế nào, chớ còn nếu mà cũng chấp nhận ba y mà không có mặc áo bông mà ở Liên Xô thì chắc cũng phải chết chớ không sống, bởi vì lạnh quá, lạnh dưới 0 độ.
Mà Thầy nghe nói dưới 0 độ tới 75-76 độ chớ không phải là dưới 0 độ 1-2 đâu. Mà dưới 0 độ đến cái mức độ đó thì cái nước đá của chúng ta nó không có chảy nước, còn của mình bây giờ cục nước đá để đó là - nó đông nó là 0 độ đó, nhưng mà vì cái độ nóng của nó, nó tan nó chảy nước ướt.
Còn cái kia người ta chui ở trong nước đá mà người ta ở trong đó mà người ta thấy ấm hơn là ở ngoài. Còn mình đụng vô nước đá là thấy tê cóng tay chân rồi, người nào mà cầm cục nước đá một hơi thấy cái tay nó ẻo hết, nó cóng lên liền, nó cứng ngắc hết.
(01:21:08) Đó như vậy mà người ta chui ở trong đó người ta sống được, còn ở bên Ấn Độ thì chắc cái điều đó không có đâu, cho nên vì vậy mà Phật ba y một bát.
Nếu mà cái người không hiểu rồi cũng sống như vậy, chúng ta xả bỏ, nhưng mà vì cái đất mà lạnh quá thì chúng ta cũng phải y áo cho ấm cái thân của chúng ta, nhưng mà không được nhiều, vừa đủ.
Đừng có nghĩ rằng cái nước tui lạnh, thôi để tui phải sắm năm bảy cái bộ áo lông cừu cho dữ tợn đó, thì cái đó là ôm theo cả đống thì còn nguy hiểm hơn. Cho nên vừa đủ một cái ấm thân thôi chớ đừng có theo mang thêm nhiều, thì như vậy thì nó mới đúng cái nghĩa của người tu.
Thay vì ở bên Ấn Độ thì ba y một bát nó mỏng, mà qua đó thì ba y một bát nó dày, nó cứng, nó ấm cho nó đủ cái sức mà giữ cái độ ấm trong người mà không bị cái thời tiết lạnh làm hại mình. Đó thì phải biết sử dụng cho đúng cách, nhưng mà cái mục đích của nó là buông xả chớ không phải là cố chấp ở ba y, một bát. Đó.
Còn ở đất nước của chúng ta thì nó là đất nước cũng trong cái nhiệt đới, nó không phải là xích đạo nhưng mà nó là nhiệt đới thì nó cũng nóng chớ nó đâu có phải lạnh như các nước khác.
Nhưng mà ở miền Bắc thì cũng có lạnh lắm chớ không phải là không lạnh đâu. Chớ đừng có ở cái mùa lạnh mà nói tui cũng ba y, một bát mà theo cái y của Thầy đây là chắc là tiêu, chịu cũng không nổi đâu.
Đó thì mình cũng phải sáng suốt làm sao khi cái y này mà trời lạnh ở miền Bắc thì chúng ta cũng choàng thêm một cái áo ấm để giữ cái thân của chúng ta được mạnh khỏe mà tiến bước trên con đường tu. Nhưng mà đừng có nhiều cái áo, hai ba cái áo ấm thì trật, một cái mà thôi.
Đó thì tùy tiện để mà chúng ta giữ được cái thân của mình chớ đừng cố chấp ba y một bát.
Đồng thời, phong tục Ấn Độ đương thời người chết phần nhiều đem bỏ vào thi lâm để lộ thiên cho tan rã, để mặc cho đến khi chim thú ăn chỉ còn xương trắng mà thôi.
Nghĩa là cái phần nhiều ở bên Ấn Độ người ta có những cái rừng gọi là thi lâm đó, lâm là rừng, thi là cái thây ma đó. Khi mà người chết thì họ đem vô đó, họ khiêng vô trong cái rừng đó họ bỏ, rồi chim đồ này kia - sình lên hôi thúi chim chóc nó đến nó ăn, ăn nó rỉa riết còn cái xương trắng thôi. Họ kêu là họ chôn cái thây ma ở trong cái rừng.
Cho nên vì vậy mà bên Ấn Độ theo cái kiểu chôn cất như vậy tức là cái môi trường nó ô nhiễm, rất là ô nhiễm, nó rất bẩn lắm, do vì vậy cái đó là cái không đúng. Nhưng mà tại vì ngày xưa chắc có lẽ là người ta chỉ làm vậy thôi để cho nó khỏi mất công đào hầm, đào hố đồ, lẽ ra thì đốt thì tốt nhất đó.
Do đó thì những quần áo của những thây ma đó vứt bỏ đầy rừng.
Nghĩa là chết rồi người ta cũng đem vải rồi người ta quấn cái thây ma đi, rồi người ta cũng đem bỏ luôn, rồi sau khi chim rồi những cái loài vật nó xé cái thây ma đó nó ăn, thì những cái vải đó nó vung vãi nó cùng rừng, thì những cái người mà xuất gia người ta chỉ cần đi nhặt những cái vải đó mà thôi.
(01:24:16) Chúng ta bây giờ mà mặc thì chắc chắn là tối ngủ thấy ma. Đó là cái sự thật mà, Thầy nghe nói có nhiều người họ - cái miếng vải mà trùm cái người chết, họ có cái miếng vải mà đậy mặt đó, mà họ lấy cái miếng vải đó đi, khi mà chôn cái người đó rồi mà cái người nào mà dạn lấy cái miếng vải đi, rồi cái mình trùm lên mặt, tối mình trùm mặt cái mình thấy cái người chết đó liền à.
Đó là cái thấy ma đó! Thì như vậy là họ nói như vậy chớ còn chắc không có ai làm, nhưng mà chắc chắn là họ cũng nghĩ vậy thôi, và cái tưởng của họ có thể lưu xuất qua cái chiếc khăn mà đậy cái mặt của người chết, thì Thầy cũng nghe những người xưa người ta nói như vậy.
Người ta còn nói cái chiếc chiếu mà cái người chết mà chết đi rồi đó, mà đem cái chiếc chiếu đó đó, đừng có chôn theo, rồi giặt cái chiếc chiếu đi, rồi để trên cái bàn thờ đi. Trong nhà mình mà có trộm cướp gì đó thì coi như là cái linh hồn của cái người đó họ còn nằm ở trên chiếc chiếu chớ họ chưa có đi đâu, cho nên nhà mình có ăn trộm gì đó, thì mình sẽ được - ăn trộm vô nhà thì sẽ được cái người chết đó báo mộng, hay hoặc kêu mình dậy, thì đồng thời thì ăn trộm không lấy đồ được. Thầy nghe nói như vậy.
Là vì có một cái sự kiện như vầy. Lúc mà Thầy còn nhỏ thì ở bên ngoại Thầy thì bà cố của Thầy chết, cho nên bà ngoại Thầy với ông ngoại Thầy mới lấy cái chiếc chiếu mà của bà cố Thầy chết nằm, mới đem giặt rồi mới trải trên cái giường thờ, bởi vì ở trên cái bàn thờ - người xưa nó có cái giường thờ với cái bàn thờ nó khác nhau, phải hiểu - mới trải trên đó đi. Cho nên nhà có ăn trộm gì thì cứ bà cố Thầy cứ về kêu, thành ra ăn trộm không lấy đồ được, đó.
Đó là những cái mê tín của người ta như thế nào Thầy chẳng biết, nhưng mà nghe thuật lại như vậy. Cho nên Thầy thấy cũng là cái chuyện tạo ra cái tưởng của mình thôi.
Người này đồn người kia rồi tạo ra cái tưởng, rồi từ cái niềm tin đó cái tưởng nó lưu xuất, và cái duyên của họ là có những cái duyên lành, họ không có tham lam của cải ai, cho nên từ đó cái người ăn trộm mà vô lấy của cải cái người đó thì tự dưng cái tưởng của họ nó sẽ lưu xuất.
Cũng như bây giờ mình không có tham lam, trộm cắp, mình làm bằng mồ hôi nước mắt, cái kiếp trước mình cũng không có ăn trộm, ăn cắp ai hết. Cho nên bây giờ ăn trộm vô, thì chừng đó nó giục mình tự thức giấc à, thằng ăn trộm nó vừa móc vách mình, nó đào lỗ nó sắp sửa nó vô thì mình thức giấc rồi, thì mình nghe lộp cộp thì nó hoảng hồn nó chạy rồi, nó cũng không lấy được nữa. Đó, đây là một cái chuyện thật sự.
Còn nếu mà mình có tham lam, trộm cắp, cái nhân quả nào đó, thì do đó mình ngủ mê, lúc bấy giờ lại còn mê hơn là cái lúc mà mình là chưa có ăn trộm nữa. Nó khiến cho mình ngủ rất mê, để cho thằng ăn trộm lấy sạch rồi, nó đi mất rồi, thức dậy thì thấy nhà mình trống trơn.
(01:27:00) Đó là tại cái nhân quả của mình, chớ không phải là - theo Thầy nghĩ thì không phải là tự dưng mà nó một cái sự mất của một cách vô cớ, một cách ngẫu nhiên như vậy, mà cái đó là cái nhân quả, cho nên khi mà cái người mà không mất của, thì ngay cái thằng ăn trộm đút đầu vô là họ đã thức, phải không ? Cho nên vì vậy mà thằng ăn trộm không làm sao lấy được.
Còn cái này là cái nguồn tin, tin tưởng như vậy, cho nên mới lấy cái chiếc chiếu đó để mà giữ cái nhà của mình. Tức là bắt bà cố Thầy phải ở đó trên chiếc chiếu đó mà giữ nhà, không có cho đi đầu thai á, cái kiểu đó là như vậy.
Vì vậy cho nên cái đó là những cái mê tín, một cái nghĩ sai chớ không có đúng. Do cái hành động thiện ác của mình mà mình đem lại cái bảo bọc được cái chỗ tài sản của mình.
Cho nên khi mà ở bên Ấn Độ mà nó quán về cái xương trắng thì nó quán rất dễ, nó quán về cái thân bất tịnh thì rất dễ. Nó chỉ cần vô rừng đó, nó thấy cái thây ma mà nằm sình lên sộp xuống, mà hôi, nó đi tới đó, mình đi lại mình nhìn nó mình phải bụm mũi mình đó, mình giở ra mình ngửi thử một chút coi thúi thế nào, thì tức là mình về đó, mình ngồi đó mình nghe thúi rồi à. Phải không ?
Còn bây giờ mình đi đâu mình đi tìm cái thây ma sình đâu có - khó lắm chớ đâu phải dễ! Người ta chôn hết hoặc đốt sạch rồi, đâu còn tìm đâu được mà biết. Mình tưởng tượng ra cái mùi thúi, tưởng không nổi.
Nhưng mà mình có con chuột chết hay hoặc là con chó nào chết mình mới tưởng tượng là cái thây ma nó thúi. Cái thây ma nó thúi hơn là cái con chó chết nữa! Cái thây của con người nó thúi ghê lắm, ghê gớm lắm, cho nên chúng ta tưởng tượng không ra đâu.
Chúng ta bây giờ nghe con chuột chết chúng ta nghe thúi vậy đó, hay hoặc con mèo nào chết, con chó nào chết chúng ta nghe thúi cũng khó chịu rồi, thế mà cái thây con người chết còn thúi hơn nữa.
Bởi vì nó huân ba cái đồ gì độc không ở trong này thì nó phải thúi hơn chứ, con chó thì nó ăn thừa lại của mình thì nó ít thúi hơn mình. Bởi vì mình ăn ngon nhiều là mình thúi nhiều, còn nó, nó ăn dở thì ít thúi. Đó Thầy nói sự thật mà, cái gì mà gọi là mình chấp nó là ngon nhất là cái bẩn nhất đó, nó bất tịnh nhất đó, chớ không phải là…
Đó. Thì như vậy là khi một người mà quán cái Định Vô Lậu, mà quán bất tịnh thì chúng ta nên trực tiếp đến những cái rừng đó. Mà rừng của mình thì không có cái chuyện bỏ thây ma đó rồi. Có lỡ mà có cái hơi thúi là thiên hạ đã chạy, cả xóm chạy lại đó, nó đi đào lỗ nó dập liền chớ nó không có để.
Quần áo của cái người mà chết trong rừng đó thì mấy vị sư, mấy người mà xuất gia thì đi lượm cái đó mà kết lại thành cái áo mà để mặc, đắp, thì những người đó thiệt là những người không có nhát gan rồi đó. Còn chúng ta mà nhát gan thì chắc chắn chẳng dám rớ đâu, mà lại còn gớm nữa.
Còn những người mà tu hành họ không có gớm đâu, bởi vì chính cái gớm cũng là chính cái chỗ cái tâm của chúng ta nó còn chấp đó, nó còn dính mắc đó, nó còn chê dơ chê sạch đó. Nhưng mà đứng ở trên một cái nhìn: Vệ sinh hay không vệ sinh, cái đó là quan trọng lắm đó.
Bởi vì chúng ta phải hiểu: Muốn lấy những cái vải đó mà làm cái vải mà đắp trên mình của mình là phải tẩy nó như thế nào để cho nó rất vệ sinh mới đắp, chớ theo cái ông bệnh cùi mà mình lấy cái vải ông sắp chết mình đắp lên, ba, bốn bữa nó rụng tay, rụng chân mình hết á, chớ đừng có nghĩ là cái chuyện đó đâu!
Bởi vậy nó cũng là một cái cho chúng ta có sự suy tư, chớ không phải là không suy tư, chớ không phải là đụng đâu mà chúng ta: “Bây giờ tui làm giống ông Phật”, đụng đâu mình cũng chắp vá lại bằng cách này kia, nhưng mà cái vải mình chắp vá nó phải là vệ sinh chớ không phải là thiếu vệ sinh.
Bởi vì cái thân của chúng ta dễ nhiễm bệnh, mà cái bệnh mà bị vi trùng là rất nguy hiểm. Cái bệnh mà rối loạn thần kinh nó không nguy hiểm đâu, mà cái bệnh vi trùng nó rất nguy hiểm. Bởi vì nó có một cái loài vật nó đục phá cơ thể chúng ta, nó làm cho cơ thể chúng ta sẽ bị hoại diệt trước khi chúng ta thành tựu sự tu tập.
(01:30:44) Mà loại trừ cái vi trùng trong thân chúng ta rất khó, mà phục hồi cái chức năng của cái rối loạn cơ thể chúng ta rất dễ khi chúng ta dùng thiền định, rất dễ. Còn loại trừ cái vi trùng mà trong thân chúng ta sẵn có, mà dùng bằng cái sức tu tập chúng ta loại trừ nó ra nó rất khó, nó không phải đơn giản.
Thí dụ như bây giờ một người bệnh phổi bị vi trùng Koch, mà dùng cái sức thiền định mà loại trừ cho nó ra được thì cái người này cũng không phải là một cái chuyện dễ với cái loại vi trùng này đâu, nó khó lắm. Còn cái bệnh rối loạn cơ thể chúng ta thế này thế khác thì chúng ta chỉ ngồi thiền là nó phục hồi được mau lắm.
Cho nên phải hiểu được cái điều kiện cho nó rõ ràng. Cho nên vì vậy mà cái sự vệ sinh về cái y áo mặc của chúng ta - mặc dù là nó không tốt, nó không đẹp, nhưng ít ra nó cũng phải có vệ sinh.
Bởi vì cái chỗ hiểu biết của chúng ta, cái kiến thức của chúng ta không thể nào như kiến thức của người xưa nữa, chúng ta có hiểu biết rất nhiều, là vì khoa học nó đã cho biết rằng nó có những loại vi trùng thế này thế khác đục phá cơ thể chúng ta.
Vì thế nguyên lai “phấn tảo y” cũng lấy từ vải từ gò mả, người sau này muốn làm kiểu đó nên lấy vải nguyên cắt vụn ra rồi may lại làm giống như y phấn tảo.
Nghĩa là mấy ông khất sĩ của mình họ không có đi lượm vải ở ngoài đồng mả được, cho nên bây giờ họ ra chợ họ mua một tấm vải lớn vầy, hai thước, ba thước, mười thước đó, họ cắt cắt nhỏ nhỏ ra vầy, rồi bắt đầu đem mấy ông thợ may, mấy bà thợ may kết lại từng miếng, từng miếng nhỏ, họ làm cái y phấn tảo theo kiểu của Phật.
Nhưng mà cái hình thức này theo Thầy thấy thôi để cái tấm vải đó nó khỏe đi, đắp lên nó còn khỏe, đỡ cực, làm chi vậy! Bởi vì ngày xưa thì tại vì vải nó chim chóc, chó đồ nó xé cái thây ma nó ăn đi, nó rách tùm lum, tà la đi, thì bây giờ làm sao rồi? Thì bây giờ mới kết lại từng miếng nhỏ nhỏ vầy. Còn mấy ông này bây giờ vải lớn không để, làm chi cho nó cực!
Theo Thầy thấy tấm vải cứ để nguyên đó mà đắp lên cho nó khỏe. Mình tu giải thoát tâm chớ đâu phải giải thoát ở cái chỗ tấm vải. Nhưng mà đừng có trưng diện cái tấm vải đó, đừng có hãnh diện ở trong tấm vải đó là tui là cái người mà mặc y phấn tảo.
Nhiều khi chúng ta thấy cái người mặc y như thế này, những cái miếng lớn này, thì họ nói: Thầy mặc cái y này không xứng đáng, Thầy giữ gìn giới hạnh như vậy đó thì phải mặc cái y bá nạp cà, nó từng miếng, từng miếng nhỏ cà nó mới xứng đáng đó là cái y phấn tảo. Đó như vậy là cũng sai rồi.
(01:33:22) Bởi vì cái hình thức là nó như vậy, nhưng mà cái chuyện mình làm nó lại trật rồi. Bây giờ mà nói, bây giờ Thầy phải mặc cái y mà lượm giẻ ở ngoài đồng mà từ miếng nhỏ người ta quăng ra đó, tự mình mới kết lại thì để làm cái y như vậy là đúng.
Còn bây giờ mình mua ngoài chợ cái tấm vải quá bự, cắt nhỏ ra rồi cũng làm như vậy, phải qua cái hình thức, cho rằng đó là cái y phấn tảo, thì những người sau này họ hay làm cái hình thức quá, cho nên nó mất cái ý nghĩa của cái y phấn tảo.
Nếu Đức Phật còn tại thế, Ngài cũng bật cười.
Nghĩa là thấy các sư mà mặc cái áo đó, Ngài bật cười: Mấy ông - y phấn tảo của mấy ông thiệt là mấy ông làm cực khổ người ta không! Chớ làm sao mà nín cười được. Bởi vì tui thì đi lượm từng miếng nhỏ tui chắp lại cho nó thành miếng lớn tui đắp, còn mấy ông, cái miếng lớn mấy ông lại cắt nhỏ ra mấy ông đắp! Thành ra phải cười mấy ông chớ sao?
Chọn cái hình thức phấn tảo bên ngoài mà không chọn cái phấn tảo ở trong tâm của mình.
Nghĩa là ở đây thì các ông chọn cái hình thức phấn tảo ở bên ngoài cái áo, mà không chọn cái phấn tảo ở bên tâm của mình.
Phấn tảo có nghĩa là bỏ sạch đi.
Đó. Cái phấn tảo có nghĩa là: “tảo” là quét mà, quét cho sạch ra mà, thì mình mặc cái y đó là có nghĩa là mình quét hết rồi chớ không còn nữa. Thế mà mình quét ở trong tâm của mình - cái này là lại quét ở ngoài hình thức thì đâu có được!
Phấn tảo có nghĩa là bỏ sạch đi, lượm đồ bỏ của người ta bỏ mà mặc. Chúng ta cũng vì cái chỗ bắt chước mà không thấu cái lý tu hành, cho nên biến ra cái sự tu hành bằng hình thức, như vậy nó không có đúng cách của cái y phấn tảo.
(01:35:13) Cho đến đây Thầy giải thích cái y phấn tảo để chúng ta thấy cho nó đúng cái nghĩa của nó.
Cho nên nếu muốn mặc đúng thì chúng ta nên đi lượm vải rách của mấy người thợ may, họ để thừa dư đó, họ may rồi đồ họ miếng lớn miếng nhỏ này họ bỏ ra, chớ đừng có mua vải lớn mà cắt ra thì nó là cái hình thức. Mình đi xin những cái người thợ may, họ cắt vụn thiếu gì! Do đó mình về mình kết lại mình mặc thì nó cũng đỡ đi.
Chớ còn đúng nghĩa của nó là phải đi lượm cái vải mà người ta chùi đít con họ đó, mà họ quăng ở ngoài thùng rác đó, thì đúng cái nghĩa là người ta phải quăng ở thùng rác, người ta bỏ đó. Còn cái vải mà người ta may vụn chớ người ta còn làm chổi người ta bán được.
Thầy nói thật mà! Mấy cái người mà họ ở không đó, rồi họ lấy vải vụn họ kết lại rồi họ lấy dầu hắc gì đó, rồi họ chấm cho dính dính ở trong cái cán vầy cái họ làm chổi cũng quét nhà đồ được, thì vậy chưa phải là đồ bỏ, nó còn đồ dùng được. Cho nên chúng ta xin thì họ cũng thương mấy nhà sư thôi cũng cho chớ thiệt ra họ còn bán được, họ còn làm cái chuyện họ bán được, họ chưa bỏ.
Đó thì chúng ta thấy rằng cái vật bỏ là cái vật mà người ta quăng ở trong cái thùng rác, hoặc là vải mà mấy cái ông thợ máy họ lau tay mà dầu dính vô dữ tợn, họ hết xài được, họ quăng, thì mình lượm về mình giặt cái đó đó, mình đắp lên thì thiệt ra là mình là phấn tảo thiệt.
Bởi vì đất nước của mình nó không có vải bó thây ma mà quăng ra ngoài rừng, cho nên nó khó kiếm. Vì vậy mình cứ đi theo mấy cái thùng rác, lại gần mấy cái ông thợ máy mà cái vải mà ổng lau tay đã ổng quăng đó, không xài được nữa mình lượm về, ba cái đó mình giặt chút đi rồi mình kết lại cho được thành một cái y, thì đúng là cái nghĩa của phấn tảo, của người ta bỏ rồi.
Thì trong cái sự tu hành nó phải có những cái sự đúng nghĩa của nó, chớ nếu mà không đúng nghĩa của nó thì mình trở thành hình thức mất đi.
Cho nên ở đây, Thầy nói bây giờ, hiện giờ Phật tử cúng gì mình có mình xài thôi, mình không ham thêm nữa, miễn là cái y của mình đắp lành lặn thôi, đừng có nghĩ rằng phải miếng lớn miếng nhỏ thế này thế khác, thì cái đó nó thuộc về hình thức.
Bởi vì bây giờ mình đâu có kiếm vải thây ma được mà gọi là phấn tảo? Mà mình đi nhiều cái thùng rác chưa chắc đã bây giờ có rác, người ta chùi đít con người ta giờ cũng đâu có người ta lấy giẻ đâu, người ta cũng lấy giấy đồ, thành ra cũng khó tìm những cái vải bỏ lắm, hầu như là khó tìm cái vải mà người ta bỏ./.
HẾT BĂNG