Pháp Âm - 2000 - SƯ TUỆ TĨNH VÀ PHƯỚC NHẪN VẤN ĐẠO 02 - KINH NIKAYA - TU TẬP VỪA SỨC

2000 - SƯ TUỆ TĨNH VÀ PHƯỚC NHẪN VẤN ĐẠO 02 - KINH NIKAYA - TU TẬP VỪA SỨC

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Ngày giảng: 2000

Thời lượng: [45:47]

1- BÀI KINH KHẤT THỰC THANH TỊNH

Sư Phước Nhẫn: Bởi vậy mình nói người ta, mình thấy người ta như vậy nó chưa có đi đúng hướng.

Trưởng lão: Chưa có đi đúng. Mình thấy họ nói chuyện người này, lại thất người kia nói chuyện mình biết mấy người này tu không tới đâu. Mình chắc chắn bảo đảm mấy con! Con đọc trong kinh này rồi con sẽ thấy lời Phật dạy.

A- NĂM DỤC TRƯỞNG DƯỠNG

(00:19) Sư Phước Nhẫn: Bởi vậy con có thấy mấy bài kinh này con chép nó ra, để nằm lòng đó Thầy.

Còn cái khất thực mà thanh tịnh đó Thầy, đức thế tôn Ngài có giảng cho ông Xá-Lợi-Phất nghe đó. Cái bài kinh mà gồm nơi an trú đi khất thực: “đối với các sắc do mắt nhận thức nếu có khởi lên tham, sân, si, hận tâm không? Ta đã đoạn tận 5 dục trưởng dưỡng chưa?”. Ổng hỏi mình đó Thầy, 5 dục trưởng dưỡng là…​?

Trưởng lão: 5 dục trưởng dưỡng là Danh, Lợi, Sắc, Thực, Thùy. 5 cái trưởng dưỡng đó.

Sư Phước Nhẫn: Dạ, mình đừng cho nó trưởng dưỡng hả Thầy?

Trưởng lão: Đừng cho nó trưởng dưỡng đừng có sống theo kiểu đó được. Thí dụ như bây giờ nó thực, nó muốn ăn thì mình đừng có trưởng dưỡng nó, theo nó mình ăn. Đó, bây giờ nó muốn ngủ mà giờ này chưa phải ngủ thì mình đừng có trưởng dưỡng ngủ theo nó. Hễ nó buồn ngủ cái mình đi ngủ theo nó, mình trưởng dưỡng đó. Bởi vậy nó thuộc về năm cái dục lạc của nó mà. Năm dục trưởng dưỡng đó.

Rồi bây giờ người ta cho mình cái này kia, quần áo đồ mình đừng có tham; mình tham thí dụ như người ta cho cái y, hay cái này kia nó tốt cái mình ham đồ đó, cái đó là mình trưởng dưỡng cái tham. Rồi người ta khen mình tu hành tốt cái mình mừng, vui đó mình trưởng dưỡng cái danh; kêu tu tinh tấn thì mình ráng mình tu, nghe người ta khen mình cái rồi mình thấy mình tu coi như là mình tu vì người ta khen đó, mình trưởng dưỡng cái danh. Tất cả những cái điều này mình phải đừng có trưởng dưỡng nó, phải diệt nó!

B- NĂM TRIỀN CÁI

(02:16) Sư Phước Nhẫn: Còn đức Phật hỏi: “Ta đã đoạn tận 5 triền cái chưa?”

Trưởng lão: 5 triền cái, 5 cái màng che đó Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi đó.

Sư Phước Nhẫn: Cái đó là 5 triền cái hả Thầy?

Trưởng lão: 5 triền cái.

C- NĂM THỦ UẨN

Sư Phước Nhẫn: Rồi đức Phật còn nói: “Ta có liễu tri 5 thủ uẩn chưa?”

Trưởng lão: 5 cái thủ uẩn thì mình có hiểu nó chưa. Mình có thông suốt nó chưa con.

Sư Phước Nhẫn: Hiểu được mới…​

Trưởng lão: Hiểu được mới được, chứ còn chưa hiểu được thì không được đâu con. Mình hiểu 5 cái thủ uẩn mình chưa đã.

Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức đó. 5 cái uẩn đó, mình phải hiểu. Chứ bây giờ mình chưa hiểu 5 cái thủ uẩn này coi chừng mình lầm lạc nó chết à.

D- TỨ NIỆM XỨ

Sư Phước Nhẫn: Còn ở đây Ổng nói: “Ta đã tu tập Bốn Niệm Xứ chưa?”. Mình đang tu cái đó hả Thầy?

Trưởng lão: Đó, đó mấy câu đó đó con.

E- TỨ CHÁNH CẦN

Sư Phước Nhẫn: Rồi đức Phật hỏi là: “Ta đã tu tập Bốn Chánh Cần chưa?”. Cái đó thì mình cũng đang tu.

Trưởng lão: Đang tu đó, ngăn ác diệt ác đó.

F- TỨ NHƯ Ý TÚC

Sư Phước Nhẫn: Ổng hỏi nữa Thầy: “Ta đã tu tập bốn Như Ý Túc chưa?”.

Trưởng lão: Bốn Như Ý Túc chưa tức là Dục Như Ý Túc, Tinh Tấn Như Ý Túc, Định Như Ý Túc, Tuệ Như Ý Túc. Bốn cái đó Tứ Như Ý Túc đó.

G- NGŨ CĂN

Sư Phước Nhẫn: “Ta đã tu tập 5 căn chưa?”.

Trưởng lão: 5 căn là Ngũ Căn đó con. Mắt, Tai, Mũi, Miệng, Thân đó.

H- NGŨ LỰC

(04:01) Sư Phước Nhẫn: “Ta đã tu tập 5 lực chưa?”.

Trưởng lão: 5 lực đó là Ngũ lực con. Tín lực, Tấn lực…​ Tức là nói về 5 lực thì con tu Tứ Bất Hoại Tịnh chưa nè; Tấn lực con tu Tứ Chánh Cần chưa nè; Niệm lực là con tu Tứ Niệm Xứ chưa nè; Định lực con tu Tứ Thánh Định chưa nè; rồi Huệ lực con tu Tứ Diệu Đế chưa nè. Đó nó 5 lực đó.

I- THẤT GIÁC CHI

Sư Phước Nhẫn: Còn “Ta đã tu tập 7 giác chi chưa?”.

Trưởng lão: Ờ, Thất giác chi đó.

J- BÁT CHÁNH ĐẠO

Sư Phước Nhẫn: “Ta đã tu tập Thánh đạo Tám ngành chưa?”.

Trưởng lão: Bát Chánh Đạo đó.

K- CHỈ VÀ QUÁN

Sư Phước Nhẫn: “Ta đã tu tập Chỉ và Quán chưa?”.

Trưởng lão: Chỉ và Quán đó là mình tu, cách thức mình hướng tâm để cho nó ngưng các hoạt động đó, Chỉ. Và Quán là mình tu quán Tứ niệm xứ đồ đó, trên thân quán thân đó.

L- MINH VÀ GIẢI THOÁT

Sư Phước Nhẫn: “Ta đã chứng ngộ Minh và Giải thoát chưa?”.

Trưởng lão: Minh, Giải thoát chưa đó là Tam minh đó con.

Sư Phước Nhẫn: Dạ! Cái đó là con hỏi Thầy để cho biết sơ sơ vậy thôi, chứ chưa tới đó Thầy.

Trưởng lão: Nhưng mà nói chung là toàn bộ các pháp nó đều có một cái sự kết hợp nhau rất là chặt chẽ, cụ thể. Ví dụ nói Ngũ lực là nó gồm trọn vẹn hết đó con; nói Ngũ căn là nói về phòng hộ đó. Nói về pháp phòng hộ, thì trong đó nó gồm có độc cư; nó gồm có đi nói chuyện; nó gồm có đừng có thích hội họp; đừng có thích ngủ nghỉ; đừng có thích làm việc. Đó nó gồm đủ, đức Phật nói 1 cái chớ mình hiểu nó nhiều góc ở trong đó lắm.

Thành ra cái bài đó là coi như đức Phật gồm hết tất cả mà mình phải tu tập. Nghĩa là mình tu Thất giác chi nó sẽ có cái gì, cái gì ở trong Thất giác chi; mà nói về Bát Chánh Đạo thì nó có cái gì, cái gì, pháp gì, pháp gì ở trong Bát Chánh Đạo.

Sư Phước Nhẫn: Tới chừng sau đó con cũng hỏi thăm lại Thầy nữa mới được, tới đó là phải hỏi thăm Thầy.

Trưởng lão: Cho nên bây giờ mình đang tu Tứ Chánh Cần nè, Tứ Niệm Xứ nè. Thì nó nằm trong cái gì, cái gì nó có.

Cũng như bây giờ con Thọ bát quan trai đó là con tu Tứ Bất Hoại Tịnh đó con. Giữ gìn nghiêm túc như Phật đó. Đó là Tứ Bất Hoại Tịnh.

2- THỌ BÁT QUAN TRAI LÀ TU TỨ BẤT HOẠI TỊNH

(06:34) Sư Phước Nhẫn: Hổm rày con nói với Thầy để con thích là tu Bất Hoại Tịnh đó, nhưng mà con chưa được gì hết à. Con biết vậy thôi, chứ còn chưa có tu được. Bây giờ bắt đầu hả Thầy?

Trưởng lão: Bắt đầu đó. Tức là mình Thọ bát quan trai là mình tu Tứ Bất Hoại Tịnh rồi.

Thứ nhất là mình sống y như Phật là Niệm Phật đó.

Cái thứ hai mình ôm Pháp Tứ Niệm Xứ, Tứ Chánh Cần mình tu đó là mình Niệm Pháp rồi.

Rồi mình giữ 8 giới nghiêm chỉnh đó là mình niệm giới rồi. Con thấy không?

Niệm Tăng đó là mình sống mình độc cư, mình không có nói chuyện với ai hết thì nó hòa hợp rồi, nó Niệm Tăng rồi. Bởi vì mình nói chuyện là nó không hòa hợp đâu, nó có trái ý; còn mình không nói chuyện tức là hòa hợp. Tức là Niệm Tăng đó con.

Mà mình vô mình Thọ bát quan trai rồi thì đâu có ai nói chuyện với mình, do đó là mình hòa hợp hết chúng, người nào cũng như người nào.

Sư Phước Nhẫn: Bữa hổm con Thọ bát quan trai tự con đó Thầy, con viết cái bảng để lên cái mấy ổng lại mấy ổng thấy mấy ổng đi hết à Thầy.

Trưởng lão: Đúng là hòa hợp Tăng rồi đó, không có phân biệt người này nói chuyện mà người khác không nói chuyện. Cho nên nó hòa hợp. Mình thấy cái hạnh Tăng nó hòa hợp là cái chỗ độc cư. Tức là để cái bảng lên thì hòa hợp Tăng đó, bình đẳng như người nào không có nói chuyện riêng ai. Đúng là giải thoát!

Sư Phước Nhẫn: Con thấy ở đây con thấy thích quá!

Trưởng lão: Bởi vì mình tu đúng đó con, mình tu đúng mình thấy an lạc lắm!

Nhưng mà cái người nào không thích tu họ thấy buồn lắm. Họ thấy buồn họ chạy đi nói chuyện hoài, mấy người đó tu Thầy nói không biết cái đời nào mà tu cho nó rồi!

3- THẦY KHÔNG DẠY SAI LỜI PHẬT

(08:20) Sư Phước Nhẫn: Thưa Thầy để con ráng con lo, nếu mà con có gì nhờ Thầy nhắc giùm nha Thầy.

Trưởng lão: Được rồi. Thầy sẵn sàng Thầy giúp mấy con hết, để mà tu cho nó được. Chớ không có gì hết, Thầy đã đi qua rồi Thầy biết. Phải làm như thế nào, thế nào Thầy biết. Mà hễ Thầy dạy gì thì con cứ lật trong kinh sách Phật y chang, không có cái gì mà Thầy dạy sai! Cứ đọc lại kinh Nguyên Thủy mấy con thấy Thầy nói không có trật.

Sư Phước Nhẫn: Bởi vậy Thầy nói đúng trong kinh mà.

Trưởng lão: Không ai mà nói gì Thầy được. Không có bắt Thầy được gì hết. Bởi vì Phật sao Thầy dạy vậy, vì Thầy cũng tu vậy, Thầy cũng làm được vậy mà Thầy được giải thoát! Bây giờ Thầy muốn tất cả mọi người cũng được như Thầy. Vì vậy mà những cái gì Thầy dạy không sai của ông Phật.

Sư Phước Nhẫn: Thấy hổm rài cũng không có ai nói gì hết Thầy. Vậy cũng mừng đó!

Vậy thì thôi Thầy hả.

Trưởng lão: Thôi con!

4- NGỒI THIỀN NHIỀU SẼ LỌT VÀO ĐỊNH TƯỞNG

(09:12) Sư Phước Nhẫn: Thưa Thầy hổm rày con cũng bớt hôn trầm Thầy. Nghe theo lời Thầy chỉ đó Thầy, con cũng có thêm 1 vài cái trường hợp mà cái đặc tướng của con như thế nào đó, thì con cũng uyển chuyển chút. Nhưng mà nó không phải nó hôn trầm thường, 5 3 bữa nó mới có 1 bữa, chút vậy đó. Nhưng bữa nay thì bớt nhiều rồi Thầy, con thấy nó giảm nhiều lắm, thành ra con mới xuống con hỏi thăm Thầy, con cho Thầy hay vậy đó.

Còn con ngồi thiền thì nó cũng yên tịnh, nó cũng bớt phóng tâm. Nhưng mà có lúc con ngồi cả tiếng đồng hồ nó không có gì hết, nhưng mà mình ngồi im thấy nó cũng không tiện, ngồi chừng nữa tiếng thôi hả Thầy.

Trưởng lão: Phải rồi, đúng rồi. Không có nên ngồi nhiều, bởi vì ngồi nhiều thì nó có trạng thái tưởng nó xen vô, mình đâu có hay. Nó yên lặng là nó dễ xen lắm, tức là nó lọt vào trong tưởng đó.

Sư Phước Nhẫn: Như vậy là mình cứ tiếp tục ngồi hay là mình còn có cái cách nào nữa không Thầy?

Trưởng lão: À, mình có những cái phương cách mình tu như đức Phật dạy đó để cho cái thời gian nó được thu ngắn lại. Tức là tu theo cái pháp Thân Hành Niệm đó. Nhưng mà mình phải tu theo cái sức của mình thôi. Khi mà nó được cái sức tỉnh như vậy rồi, thì mình rất sợ là khi mình ngồi lâu đó nó sẽ kéo dài nó lọt vào cái định tưởng.

Sư Phước Nhẫn: Còn như không có định tưởng thì ngồi lâu được không Thầy?

Trưởng lão: Bởi vì cái định tưởng khi ngồi lâu thì bị định tưởng hà.

Sư Phước Nhẫn: À, luôn luôn nó vậy.

5- THÂN HÀNH NIỆM - BÀI KINH ANAN NHẤT DẠ HIỀN

(10:42) Trưởng lão: Nó luôn luôn nó vậy. Bởi vì trong giai đoạn này là giai đoạn rất khó! Giai đoạn ly dục, ly ác pháp đó. Khi mình ly dục, ly ác pháp được phân nửa thì nó hay có cái trạng thái tưởng nó ra, vì vậy khi mình ngồi yên thì nó dễ vô lắm. Cho nên buộc lòng mình phải động thân hoài. Cho nên có cái phương pháp Thân Hành Niệm đó, mình tu ở trên cái thân hành của mình. Thì trong cái bài “ANAN NHẤT DẠ HIỀN” đó, 1 đêm làm thánh hiền đó. Thì “quá khứ không truy tìm, vị lai không ước vọng”…​, tức là nói về cái tâm mình đó về cái niệm mà khỏi về quá khứ thì không có cho nó khởi. Vì cái phương pháp Thân Hành Niệm nó làm cho cái niệm quá khứ nó không có khởi ra được. Cho nên “quá khứ không truy tìm” đó, tức là nó không có khởi cái niệm quá khứ. “Vị lai không ước vọng”, tức là về cái niệm vị lai cũng không có. Mà nó chỉ có cái niệm hiện tại, mà hiện tại thì “tuệ quán chính là đây”, cái trí tuệ mình quán chính ngay nơi cái hành động của mình, hành động Thân Hành Niệm đó, thì chính là đây, chính là cái nơi chỗ này.

Cho nên vì vậy đó cái hành động thân của mình nó cứ động, tới động lui cho đến luôn cả cái hơi thở nữa. Mà đều không có cái hành động nào mà nó kéo dài thật dài, cũng như đi không vậy đó, đi kinh hành không thì cái hành động nó dài. Cho nên khi mình đi chừng 5, 10 bước gì đó cái mình đứng lại, rồi mình ngồi xuống, mình ngồi xuống cái hành động co chân ngồi xuống, để tay, rồi lại hít thở mấy hơi thở, rồi cái đứng dậy đi kinh hành 1 vòng, rồi trở lại đứng lại, rồi ngồi xuống, rồi cứ như vậy đó ở trên cái hành động gọi là Thân Hành Niệm.

Sư Phước Nhẫn: Mình cứ làm sao mà cho nó tỉnh thức luôn luôn.

Trưởng lão: Nó tỉnh thức, đi như vậy là nó tỉnh thức luôn luôn không bao giờ nó có niệm hôn trầm xen vô được hết. Mà khi mình đi vậy đó, mình chú ý kỹ trên từng cái hành động đó thì những cái niệm quá khứ, cái niệm vị lai nó không có nữa. Nó không có vô nó chỉ còn niệm hiện tại trên hành động thôi, vì vậy mà 1 đêm làm thánh hiền. Tức là nó không phóng dật, nó hết phóng dật luôn.

6- TU TẬP THÂN HÀNH NIỆM MIÊN MẬT, KỸ LƯỠNG THÌ THẤT GIÁC CHI XUẤT HIỆN

(12:36) Sư Phước Nhẫn: Như vậy mình cứ ngồi chừng nửa tiếng thôi hả Thầy?

Trưởng lão: Nữa tiếng thôi, rồi bắt đầu đó mình đi kinh hành. Thí dụ như mình đi, thì trong cái giai đoạn này mình tu tập có thể mình đi chừng nửa tiếng thôi, chớ đừng đi hơn. Trong khi đó mình thực hiện cái pháp mình đứng lên ngồi xuống 5 hơi thở 20 bước, 5 hơi thở 20 bước đó, cái sức mình tu tập được bao nhiêu mình tập đừng có ráng. Bởi vì mình đứng lên ngồi xuống nó cũng mệt mỏi mình lắm. Cho nên mình cứ tu theo cái sức của mình thôi, lần lượt nó quen rồi tăng dần lên.

Trong khi mình tu vậy đó, mình tu kỹ lưỡng, miên mật vậy đó, tức là nó không kẽ hở đó. Thì lúc bây giờ cái Tinh tấn giác chi nó xuất hiện, nó làm cho mình thấy thích tu cái pháp đó, tức là cứ thích đứng lên ngồi xuống, đứng lên ngồi xuống mà nó tỉnh bơ trên cái pháp đó đó.

Rồi bắt đầu cái Khinh an giác chi nó hiện ra; Thất giác chi nó xuất hiện ra đó. Khinh an giác chi nó xuất hiện làm cho cái thân mình an ổn, tuy đứng lên ngồi xuống vầy mà nó an lạc lắm, nó làm cho thích lắm!

Do đó thì cái Hỷ giác chi nó xuất hiện nữa, nó làm cho mình hoan hỷ, hoan hỷ trên cái hành động tu đó.

Rồi bắt đầu cái Niệm giác chi nó xuất hiện, cái sức tỉnh nó cứ luôn luôn ở trên hành động, nó nhịp nhịp trên cái hành động, luôn luôn mình làm cái gì nó cũng biết hết, thì cái Niệm giác chi nó xuất hiện.

Cái Niệm giác chi nó xuất hiện rồi thì bắt đầu cái Định giác chi kế đó nó xuất hiện, thì luôn luôn lúc nào cái tâm nó cũng định ở trên cái thân con, con làm cái gì thì nó biết liền hà, vì nó định trên thân thì cái thân con hoạt động cái gì nó biết. Nó biết liền cái hành động đó mà khỏi cần phải nhắc gì hết.

Rồi cái Xả giác chi nó xuất hiện, xuất hiện để nó ly dục ly ác pháp hết. Cho nên cuối cùng thì mình tâm không phóng dật, ở bên ngoài ai làm gì làm hoàn toàn cứ luôn luôn nó ở trong thân, cái tâm nó ở trong thân. Cho nên con tu tập cái đó lần lượt tâm con vô.

7- TÂM ĐỊNH TỈNH NHU NHUYẾN DỄ SỬ DỤNG MỚI NHẬP NHỊ THIỀN

(14:26) Sư Phước Nhẫn: Rồi thí dụ trường hợp đó mình tu mà không có nghe tiếng động đó Thầy, thì lúc nào?

Trưởng lão: Ờ, khi mà cái tâm quay vô rồi nó định vậy đó, nó định vô thì cái tâm đức Phật nói: “Định tỉnh”. Định tỉnh tức là nó định tỉnh, cho nên cái hành động của mình đưa cái tay vầy cái tự nó biết cái đưa tay, nó biết cái hành động của mình hết là nó định tỉnh ở trên đó rồi. Mà nó định tỉnh thì cái tâm nhu nhuyến, nó nhu nhuyến con nhắc cái gì cái nó làm nấy, nhắc cái gì nó làm nấy. Nó nhu nhuyến, nó mềm mại lắm, nó dễ sử dụng lắm! Cái tâm mình dễ xài thì lúc bấy giờ đó con mới nhập Nhị thiền, con bảo: “diệt tầm tứ” tai không còn nghe nữa.

Sư Phước Nhẫn: Chừng đó mới nhập?

Trưởng lão: Chừng đó mới nhập được con. Cái tâm mình nó định tỉnh, nó nhu nhuyến rồi mới nhập được cái Nhị thiền con. Chứ còn lơ mơ nhập không được đâu. Đó tới đó rồi nó mới nhập vô.

Sư Phước Nhẫn: Còn cái trong thái mà Sơ thiền trước khi đó nó sao Thầy?

Trưởng lão: Cái Sơ thiền, nó ly dục ly ác pháp rồi con thấy nó thanh thản, an lạc và vô sự. Nó không có cái niệm gì hết thì con tu trên cái Thân Hành Niệm đó, trong cái hành động con đứng lên ngồi xuống đó, thì nó Khinh an giác chi, Hỷ giác chi, Tinh tấn giác chi nó hiện ra đó là cái trạng thái Sơ thiền con. Nó đủ hết 7 giác chi của nó là cái trạng thái Sơ thiền con.

Rồi cái Trạch pháp giác chi là cái giác chi mà nó xuất hiện cuối cùng đó, là con nhắc cái gì nó làm nấy là Trạch pháp giác chi nó xuất hiện, tức là nó vâng lệnh con hết. Con muốn cái gì đó là cái Trạch pháp đó, cái đó là Trạch pháp là chọn cái pháp, mà cái tâm con nó chọn tức là nó muốn. Nó muốn ờ bây giờ nhập Nhị thiền bảo: “Diệt tầm tứ, nhập!” Cái Trạch pháp giác chi nó xuất hiện cuối cùng đó con. Mà nó xuất hiện con vừa muốn cái đó cái nó vô gọi là Trạch pháp giác chi. Tức là cái pháp Bồ đề đó, cái ý mình muốn cái nó thuộc về Bồ đề, muốn cái nó thành cái giải thoát liền. Theo cái chủ động của nó mà. Cho nên Trạch pháp giác chi.

Cho nên trong cái 7 giác chi đó, cái người học giả họ không biết họ nói Trạch pháp giác chi là ở đầu, chớ Trạch pháp giác chi là cuối cùng. Định giác chi, Xả giác chi rồi mới Trạch pháp giác chi con.

(16:42) Sư Phước Nhẫn: Như vậy tu bây giờ nó đang ở trong cái Thất giác chi hả Thầy?

Trưởng lão: Ờ, coi như là mình thực hiện Thân Hành Niệm là mới bước vào Thất giác chi, tập luyện để mà bước vào Thất giác chi. Thì cái Tinh tấn giác chi nó xuất hiện trước con, nó làm cho mình siêng năng ở trong cái hành động đứng lên ngồi xuống, cái Thân Hành Niệm đó nó làm cho mình siêng năng, nó làm cho mình tu tập mình thấy không có lười biếng nữa. Chớ còn chưa có đó con thấy đứng lên, ngồi xuống hơi nó muốn nghỉ con, nó lười biếng lắm!

Sư Phước Nhẫn: Có nhiều đêm con cũng bị muỗi đó Thầy, cái con dở mùng lên để đi lên đi xuống cho nó dễ. Dạ con đi lên đi xuống như Thầy nói đó thì mới được, chứ còn không thì dở mùng chung vô chung ta thấy nó cực quá, thôi con dở mùng bỏ.

Trưởng lão: Rồi bắt đầu cái đứng lên ngồi xuống tu Thân Hành Niệm đó, thì muỗi nó theo nó đeo con không kịp nữa.

Sư Phước Nhẫn: Thí dụ trường hợp đó mình kéo dài thời gian xíu được không Thầy?

Trưởng lão: Được, Không sao.

Sư Phước Nhẫn: Thí dụ cái tâm mình thấy yên tịnh đó, nó không có hôn trầm, không có lôi thôi nữa đó thì có thể mình thêm 5, 10 hơi thở nữa cũng được?

Trưởng lão: Được, sau đó rồi mình cứ giữ đúng thôi. Còn bây giờ mới đầu đó mình nó ấy hơn…​

8- THÂN HÀNH NIỆM, TỈNH THỨC TRÊN TỪNG HÀNH ĐỘNG

(18:20) Sư Phước Nhẫn: Con đi kinh hành đó Thầy, mặc dù trước khi con đi con tác ý: “Tôi đi tôi biết tôi đi”, nhưng sao con đi đó con bị nó quen cái dụ mà con tác ý theo hơi thở đó, con ngồi chơi cũng tác ý theo hơi thở, cái rồi đi sao nó cũng biết đi vậy nhưng mà sao nó cứ theo hơi thở hoài, như vậy thì mình theo cái nào Thầy?

Trưởng lão: Con nên theo cái bước đi, hễ mình đi mình cắt ra đừng có cho nó đi mà nó biết hơi thở, mà đi thì biết bước đi thôi. Cho nó cái phần nào nó ra phần nấy, nó tỉnh thức trên mọi hành động, mà hành động nào…​ (băng mất tiếng)…​ nó bị tưởng đó. Còn mà nó trở thành thói quen nữa, cũng như bây giờ con quen hơi thở, con đi mà nó vẫn biết hơi thở là tại thành thói quen hơi thở. Cho nên cái đó nó trật! Nó thành thói quen, nó bỏ khó.

Đó cho nên vì vậy mà hay chỗ Thân Hành Niệm là mình đi mình biết đi, mà mình đưa tay thì mình biết đưa tay, mình xách cái gì lên thì mình biết xách cái đó lên chứ mình không còn nhớ cái hành động khác. Cứ cái hành động nào đó trong cái hiện tại của nó, cứ nó làm cái gì hiện tại của nó thì nó xuất phát ra. Còn cái hơi thở mình thì coi như là chỉ có duy nhất ngồi lại thì biết hơi thở thôi. Còn nếu mình không có ngồi thì tức là đi thì hành động nào phải theo hành động nấy. Nó như vậy nó rõ ràng lắm, nó cụ thể, mà nó tỉnh thức từng hành động nó mới đúng là cái sự tỉnh thức.

Còn bây giờ vừa đi mà mình lại tỉnh thức ở trên cái hơi thở của mình như vậy là mình bị cái thói quen của hơi thở. Phải không?

Sư Phước Nhẫn: Nói chung lại là mình làm cái gì mình phải biết cái nấy.

Trưởng lão: Mình làm cái gì biết rõ cái nấy, cái hành động đó. Gọi là Thân Hành Niệm đó. Cái pháp nó tuyệt vời lắm!

Cho nên đầu tiên mà Thầy dạy mấy con vô đó, Thầy dạy trong sách là dạy bảo mấy con đó tu tập Thân Hành Niệm, phải không?

Nhưng mà thật sự ra mấy con tu tập 5 hơi thở đi kinh hành 20 mươi bước các con làm các con thấy sao nó nhọc nhằn quá, cực các con tập sơ rồi bỏ. Phải không? Nhưng hôm nay Thầy quay trở lại…​(băng mất tiếng)…​

Các con tập thời gian nó thuần mấy cái kia rồi, bắt đầu quay trở lại Thân Hành Niệm “Nhất Dạ Hiền” con, cái bài pháp tuyệt vời của Phật đó! Chớ nó không phải là cái thứ lơ mơ đâu.

Sư Phước Nhẫn: Như vậy là nói chung lại là tất cả mọi thứ nó gom lại chỉ có bao nhiêu đó thôi. Chớ không có nhiều nữa. Đó giờ lu bu, lu bu vậy đó là cái duyên hạnh…​(. . .). Gom lại chỉ có…​

Trưởng lão: Có bao nhiêu đó thôi con. Chớ không có nhiều nữa. Cái Thân Hành Niệm thôi. Bởi vì Thân Hành Niệm nó nằm ở trên Tứ Niệm Xứ. Vì Tứ Niệm Xứ nó phải có hành động, mà nhờ cái hành động đó mà mình mới khắc phục được hôn trầm, thùy miên, vô ký cho đến loạn tưởng hay vọng tưởng, thiện ác gì đều là quét sạch ra!

9- ĐỐI TRỊ TÂM PHÓNG DẬT TÙY THEO PHÁP ĐANG TU

(21:25) Sư Phước Nhẫn: Thưa Thầy còn mình đang ngồi thiền mà cái tâm mình nó phóng dật này kia nọ đó thuộc về tâm phải không Thầy? Mình cắt nó bằng cách nào Thầy?

Trưởng lão: Thuộc về tâm. Ờ, mình đang ngồi thiền mà nó phóng dật đó, thì đó là ở trên cái pháp nào? Nếu là mình ngồi thiền mà đang tu ở trong cái Tứ Chánh Cần, thì nó có 4 pháp định, cái Định Niệm Hơi Thở nó khởi ra thì tức là ở trên đó mình phải dùng Định Vô Lậu mình quán mình đuổi đi; còn nếu mà mình tu Tứ Niệm Xứ thì tác ý đuổi đi, chứ không có quán nữa. Chỉ có cái Tứ Chánh Cần mình mới quán thôi.

Thí dụ như con đi kinh hành mà cái niệm nó khởi ra, thì con đi như vậy chứ con đưa cái niệm đó ra con quán xét cái niệm đó là con tu Tứ Chánh Cần. Tức là ngăn ác mà diệt ác đó. Còn hễ nếu mà Tứ Niệm Xứ thì đẩy lui chướng ngại pháp chứ không có quán nữa. Nó không có dùng Định Vô Lậu nữa.

Sư Phước Nhẫn: Thí dụ mình đang ngồi thiền phóng tâm nó vô thì mình cứ đuổi nó đi?

Trưởng lão: Tác ý đuổi đi! Ờ, “mày là ái kiết sử; mày là hữu tham kiết sử; mày là dục lậu; mày là hữu lậu; hay mày là nhân quả gì đó…​” Tác ý cái đuổi đi liền! Chớ không có quán, không có tư duy suy nghĩ. Đó nó khác hơn cái Tứ Chánh Cần. Cái này Tứ Niệm Xứ trong khi đẩy lui chướng ngại pháp thôi.

Sư Phước Nhẫn: Bây giờ thì mình đang tu Tứ Niệm Xứ hả Thầy?

Trưởng lão: Ờ mình đang tu Tứ Niệm Xứ đó, thành ra mình tác ý thôi.

Sư Phước Nhẫn: Cũng như hổm rày con cũng ngồi mà sao nó con thấy đau…​ ( băng mất tiếng).

Trưởng lão: …​(băng mất tiếng) nó không vô được, con lưu ý nó phóng tâm. Nó vừa tán vô, mà con vừa tỉnh thức ở trên Thân, Thọ, Tâm, Pháp con đó thì nó văng liền khỏi cần tập. Nhưng mà nó lại lôi con, tức là nó hiện ra cái hình tướng rồi, thì tức là nó đã xâm nhập vô rồi thì do đó mình tác ý liền đuổi ra, thì trở lại tâm thanh thản hoàn toàn. Phải không?

Còn cứ trong Thân Hành Niệm thì coi như là con cán nát nó luôn, nó không có vô được đâu.

10- TẦM VÀ TỨ

(23:10) Sư Phước Nhẫn: Còn thí dụ mình đang ngồi thiền mà thí dụ mình đang tác ý đó là Tầm phải không Thầy?

Trưởng lão: Tầm đó. Tức là mình tác ý là Tứ của nó rồi. Mình đang ngồi thiền vậy mình tác ý, mình nhắc: “Tâm phải thanh thản, an lạc, vô sự” đó là mình tác ý, để mình dẫn tâm mình nó đi vào chỗ đó hoài hoài.

Sư Phước Nhẫn: Còn cái suy nghĩ này kia nọ…​

Trưởng lão: Suy nghĩ là Tầm.

Sư Phước Nhẫn: Mà mình còn suy nghĩ trước khi mà mình tác ý đó, mình có cái suy nghĩ chút chứ Thầy. Lựa cái câu nào cho nó hợp với cái đặc tướng.

Trưởng lão: Cái đó là Tầm, Tầm rồi mới Tứ.

Sư Phước Nhẫn: Trong lúc mình đang chưa có được Sơ thiền đó là mình còn tu trong Tầm, Tứ.

Trưởng lão: Tầm, Tứ. Phải lấy Tầm, Tứ mà tu.

Cho nên mình Tầm rồi mới Tứ. Tứ tức là an trú trong Tầm thiện đó con. Cái bài “Song Tầm” đó là con chọn lấy cái Tầm thiện. Rồi bắt đầu cái bài “An trú Tầm” đó, thì con tác ý con đuổi đi. Con hiểu chưa? 2 cái bài kinh Phật dạy bài “Song Tầm” với bài “An trú Tầm” đó.

Mình luôn luôn mình sống trong 2 bài kinh đó là 2 cái bài thực hành mà. Thực hành ở trên các pháp Phật dạy mà, để cho mình biết cách mình tu.

Sư Phước Nhẫn: Con chỉ hỏi Thầy bao nhiêu đó thôi Thầy, để cho con về con tập. Bởi vì con tập con sợ nó không đúng đó thành ra con hỏi lại.

Trưởng lão: Ờ, cứ hỏi lại, khi nào mà tập cái gì không đúng hỏi lại kỹ.

11- TU TẬP PHÁP THÂN HÀNH NIỆM KỸ LƯỠNG

(24:34) Sư Phước Nhẫn: Bạch Thầy, nếu mà Thầy có thấy cái gì trong lúc con tu đây đó, Thầy hiểu rồi thì Thầy coi con có sơ sót cái gì thì Thầy nhắc giùm con nha.

Trưởng lão: Rồi, được rồi Thầy sẽ nhắc cho. Nhưng mà bây giờ đó thì con tập thêm cái pháp Thân Hành Niệm đi. Con tập Tứ Niệm Xứ rồi, con ngồi con giữ tâm thanh thản con đuổi chướng ngại pháp ra hén, rồi con tập Thân Hành Niệm.

Sư Phước Nhẫn: Thân Hành Niệm như thế nào Thầy?

Trưởng lão: Con tập, thí dụ như con hít thở 5 hơi thở con đứng dậy đi kinh hành.

Sư Phước Nhẫn: Có Thầy, con có tập cái đó hổm rài Thầy.

Trưởng lão: Ờ, thuần chưa? Con tập được mấy phút? 10 phút, 20 phút chưa?

Sư Phước Nhẫn: Con tập tới nửa tiếng rồi Thầy.

Trưởng lão: Nửa tiếng rồi hả? Con tập cho kỹ nó con! Tập hoàn toàn phải cho nó biết từng cái hành động, hành động của nó, đừng có lướt qua con.

Thí dụ như bây giờ con tập, con ngồi xuống thì 2 cái chân con co xuống con lưu ý 2 cái chân co xuống, cái con ngồi xuống cái đít con đụng đất rồi hén con cũng lưu ý hé. Rồi bắt đầu cái chân con co lên, thì thay vì cái chân co lên thì con vén cái y…​

Sư Phước Nhẫn: Mình cứ theo dõi…​

Trưởng lão: Theo dõi từng cái hành động cho kỹ nó con! Con tu ít mà chất lượng cao nó sẽ đạt con. Con tu tới nửa tiếng đồng hồ nó nhiều sợ nó không kỹ đó.

Sư Phước Nhẫn: Như vậy thì không kỹ Thầy, không có giống như Thầy nói. Bị vì kỹ thì chắc chừng 5, 10 phút hà.

Trưởng lão: Kỹ cho thiệt kỹ mới được con! Con nghe cái bài Thân Hành Niệm bảo mình tu nó phải kiên cố, nó phải như cổ xe, nó phải như căn cứ địa. Phải kỹ lưỡng lắm đó con! Cái pháp đó phải kỹ, chớ lướt lướt qua không được.

Sư Phước Nhẫn: Vậy về con tập lại.

Trưởng lão: Rồi, Thầy nhắc nhở lại tập kỹ. Chớ để không con tu lướt qua cái nó không có chất lượng. Mà tu nó kéo dài hoài thì giờ mà nó không có chất lượng đâu!

Thà là tu ít, thí dụ như con tu chừng mấy phút thôi mà cái chất lượng nó cao, nó có kết quả.

Sư Phước Nhẫn: lâu lâu làm lại.

Trưởng lão: Lâu lâu làm lại, cứ lâu lâu làm lại, cái chất lượng nó cao.

Con về tập lại cái pháp đó kỹ, rồi Thầy lần lượt Thầy hướng dẫn lần lần cho nó chính xác cái pháp này thì nó sẽ đi tới con. Bởi vì mình tu cái gì tu, tới chừng phải trở về cái pháp này mà mà đi vô đạo giải thoát.

Sư Phước Nhẫn: Vậy thôi Thầy hé, con cám ơn Thầy!

12- TÂM ĐỊNH TỈNH KÉO DÀI 12 GIỜ THÌ 7 GIÁC CHI XUẤT HIỆN

(26:50) Sư Phước Nhẫn: Hôm nay con thấy con bớt hôn trầm nhiều rồi Thầy. Con tập bớt lại, nhưng mà rồi mình bớt vậy đó, rồi mình tiếp tục hay là mình có tu cái gì khác nữa không Thầy?

Trưởng lão: Có chớ, có những cái phương pháp khác nữa chớ con. Chớ không phải mình chỉ tu có nhiêu đó, mình còn những cái pháp cho tới cuối cùng, những cái pháp nó rốt ráo, để cho nó xuất hiện 7 cái giác chi nữa.

Sư Phước Nhẫn: Thí dụ trường hợp đó muốn nó xuất hiện đó là lúc nào nó xuất hiện Thầy?

Trưởng lão: Khi mà cái sức mà định tỉnh thì nó sẽ xuất hiện đủ 7 giác chi. Còn mình mới có tỉnh giác hay mới tỉnh thức đó thì nó mới xuất hiện chừng khoảng độ 5 hay là 3 cái giác chi thôi, nó không xuất hiện đủ. Còn khi mà cái tâm mình nó định tỉnh được rồi nó mới xuất hiện đủ. Mà nó định tỉnh phải suốt cái thời gian định tỉnh của nó, chớ mình định tỉnh nó mới trong 1 tiếng hay nửa tiếng đồng hồ thì nó chưa xuất hiện đủ đâu, nó phải 12 tiếng đồng hồ kìa nó mới xuất hiện đủ.

Cho nên trong cái bài kinh mà “Nhất Dạ Hiền” đó, tức là 1 đêm làm thánh hiền đó, thì nó mới xuất hiện đủ. Cho nên căn cứ vào cái bài đó mà mình rằng đức Phật đã xác định được cái thời gian, khi mà cái tâm nó bắt đầu định tỉnh đó thì nó phải kéo dài cái thời gian là 12 tiếng đồng hồ, tức là 1 đêm.

13- TU TẬP VỪA SỨC, TU ĐÚNG PHÁP, DẪN TÂM ĐÚNG CÁCH SẼ PHÁ ĐƯỢC HÔN TRẦM

(28:10) Sư Phước Nhẫn: Dạ, theo con nghĩ đó Thầy, bây giờ con tu tập cho nó hết hôn trầm cái đã, rồi chừng đó mình mới tu tập giống như nãy giờ Thầy nói vậy.

Trưởng lão: Đúng rồi!

Sư Phước Nhẫn: Cho nó hết hôn trầm, bởi vì hôn trầm đó lúc nào nó mới hết Thầy ha?

Trưởng lão: Mình tập vừa với sức của mình, đừng có tập quá sức, quá sức nó cũng bị hôn trầm. Mà tập vừa sức của mình, tập đúng pháp, dẫn dắt tâm mình đúng cách thì nó sẽ hết. Rồi sau đó khi mà nó hết đó thì lúc bây giờ đó mình muốn tăng cái thời gian lên dài để cho cái sức định tỉnh đó, thì mình sử dụng pháp khác, chớ không phải cái pháp đó.

Thí dụ như bây giờ mình tu Định Niệm Hơi Thở thì nó có 18 cái đề mục của Định Niệm Hơi Thở, thì mình tập dần lần lượt từng cái đề mục để cho nó viên mãn từng cái đề mục của nó cho đến khi mà cuối cùng. Thì mình thấy là cái thời gian mình tu chừng 30 phút hay 1 giờ thôi chứ đừng tăng lên, và mỗi thời vậy mình tu trong 1 lần hay hoặc là 2 lần thôi chứ không có tu nhiều. Mình tu quá sức của mình nó cũng bị hôn trầm nữa. Cho nên tu vừa sức của mình thì không bị hôn trầm.

Sư Phước Nhẫn: Như vậy thì con đợi cho nó hết hôn trầm rồi con tu mới ổn định hơi thở hả Thầy?

Trưởng lão: Đúng rồi, bây giờ con tập hết hôn trầm đó thì nó có những cái cách thức tập. Thí dụ như mình tập tỉnh thức, Chánh Niệm Tỉnh Giác đó. Mình đi kinh hành nó cũng hết. Hoặc là mình dẫn dắt cái tâm của mình trên cái hơi thở, mà vừa với cái sức của mình thì nó cũng hết, chứ mình quá sức là nó bị hôn trầm.

Sư Phước Nhẫn: Dạ, hổm rài con tập theo cái ý của Thầy đó, thì lúc nào bị hôn trầm nhiều mà nặng đó con đi, con ngồi 5 hơi thở rồi con đi 1 vòng, rồi lúc nào mà nó bớt đó con ngồi dài hơn.

Trưởng lão: Được, con tập vậy là khéo léo đó. Nghĩa là nó bớt, nó không có thì mình ngồi nhiều. Còn nếu mà nó có thì mình 5 hơi thở đi kinh hành 20 bước, cứ y vậy để cho mình phá, làm riếc cho nó hết.

(30:25) Sư Phước Nhẫn: Như vậy thí dụ trường hợp mà, đến cái lúc mà nhập vô Sơ thiền đó Thầy nó còn hôn trầm không Thầy?

Trưởng lão: Hết! Nó định tỉnh rồi nó đâu còn. Bởi vì mình ly dục ly ác pháp nó định tỉnh rồi; nó không còn tham sân si, thì tức là si nó hết thì hôn trầm nó hết à con. Nó định tỉnh, tới chừng mình cho nó ngủ là nó ngủ ngon, nó không có ngủ tầm bậy tầm bạ, không có si nữa!

Sư Phước Nhẫn: Lúc này con ngủ thấy được lắm Thầy, thí dụ như lúc nào ngủ thì ngủ, lúc nào muốn thức thì thức hà.

Trưởng lão: À, cái đó là nó tốt rồi đó.

Sư Phước Nhẫn: Ý con là con tập không ngủ trưa nữa. Bởi vì ngủ trưa nằm xuống mình nói là mình không ngủ, nhưng mà nó ngủ hồi nào không hay. Rồi nó ngủ mê Thầy, bị trời nóng á, thành ra ngồi khó ngồi quá! Thành ra con bỏ, con không ngủ nữa.

Trưởng lão: Cũng tốt, để cho tối mình ngủ, nó khỏe hơn.

Sư Phước Nhẫn: Dạ, tối con ngủ đúng giờ, con vặn đồng hồ có khi thức sớm hơn nữa 5, 3 phút.

Trưởng lão: Ờ con thấy bây giờ cái hôn trầm của mình nó cũng lui dần, nó giảm lần lần là thấy cũng tiến bộ.

Sư Phước Nhẫn: Dạ, có giảm Thầy. Con chưa dám tu theo cái lối của Thầy nói là Định Niệm Hơi Thở đó, chưa dám bởi vì nó còn đó.

Trưởng lão: Nó còn, nó sẽ phá mình đó.

Sư Phước Nhẫn: Mình sợ nó tái đi tái lại. Thành ra con muốn cự tuyệt cái hôn trầm.

Trưởng lão: Ờ đúng rồi, con vậy là con tu cẩn thận, tu kỹ! Coi như là mình phải cho tỉnh thức hoàn toàn.

Thì nó có những cái phương pháp mình tập, tức là 5 hơi thở mình đi kinh hành đó, mình đi 1 cách Chánh Niệm Tỉnh Giác đó, mình phá nó.

14- BỀN CHÍ TU TẬP PHÁ CÁC KIẾT SỬ, KHÔNG NÊN QUÁ VỘI VÀNG DỄ BỊ ỨC CHẾ

(32:03) Sư Phước Nhẫn: Với bây giờ đó con cũng đang bị kiết sử đó Thầy. Kiết sử với cái chuyện này, cái đó nguy quá!

Trưởng lão: Đúng rồi con.

Sư Phước Nhẫn: Cái lúc mà mình ở trong thất đó thì không có sao. Mà gặp cái tiếp duyên ra ngoài đó, cái nó trở lại.

Trưởng lão: Nó sống lại.

Sư Phước Nhẫn: Rồi với có khi tự mình ở trong thất nó cũng phóng ra. Thành ra con phải lìa cái đó trước.

Trưởng lão: Đúng rồi con, cái đó là cái Ái kiết sử nó nặng lắm con!

Sư Phước Nhẫn: Ái kiết sử với rồi cái 5 triền cái đó Thầy. Con tu tập như vậy được hả Thầy?

Trưởng lão: Được con, cái đó là cái chính, cái gốc của nó mình phải đi vô. Cái đó con nghĩ đúng rồi. Bây giờ mình còn thiện xảo để cho mình quán xét để mình xả cho được, khi nó đến thì mình xả chứ đừng chấp nhận theo nó.

Sư Phước Nhẫn: Dạ, con mỗi lần nó đến là con quán xét cái rồi con xả, thấy hổm rài con bớt nhiều cái đó lắm.

Trưởng lão: Xả riếc thì nó sẽ thành tịnh. Con nếu mà bền chí mình tu tập vậy là nó sẽ hết. Chứ còn mình hễ khi mà nó khởi cái mình tiếp thì nó huân, nó nuôi lớn thêm. Còn mình xả tức là mình không có nghe theo nó nữa, buộc lòng nó phải thưa dần nó chết!

Sư Phước Nhẫn: Cái nào mà nó nghịch với mình là mình bỏ.

Trưởng lão: Phải bỏ! Đó là mình dùng cái Vô lậu để mình xả cho hết nó. Quán, tư duy, suy nghĩ mình tu. “Thân mình còn có 1, 2 ngày nữa mà ở đây mình nghĩ nhớ thương tiếc làm gì?! Tất cả đều bỏ hết!”. Thì mình nghĩ như vậy là mình sẽ xả được. Chớ còn nếu mình không nghĩ đúng thì nó làm cho cái tâm mình nó sống, nó sống lại trong cái kiết sử đó.

(33:55) Sư Phước Nhẫn: Với mình thấy cái tuổi của mình cũng lớn rồi đó Thầy. Mỗi 1 ngày mà nó trời chiều xuống cái mình thấy buồn, hết 1 ngày.

Trưởng lão: Sợ nó không kịp! Mất cái thời gian không kịp.

Sư Phước Nhẫn: Con cũng cố gắng dữ lắm Thầy!

Trưởng lão: Đó, đó là những cái cố gắng đúng con. Thấy 1 ngày qua, nó mất đi mình 1 ngày, mình sợ tu không kịp! Cho nên vì vậy mình cố gắng hàng phục những cái ái kiết sử; những cái tâm niệm của mình nó thế gian, mình cứ ngăn chặn mình diệt nó, riếc nó hết! Nó không phải là 1 cái chuyện mà tập trong 1 ngày, 2 ngày mà nó đòi hỏi phải bền chí, nó cứ hiện ra, rồi mình cũng thấy nó thưa dần.

Sư Phước Nhẫn: Thấy có thưa Thầy, thành ra vì vậy mà mình thấy mình vui. Mặc dầu lớn tuổi rồi nhưng mà thấy có kết quả, thì con chỏi hỏi (tức là khỏe khoắn, khỏe mạnh) giống như mấy người trẻ vậy!

Trưởng lão: Đúng vậy đó! Bị vì cuộc đời của mình mình đã trải qua huân vào nhiều quá! Bây giờ mình xả ra cũng từ từ chứ không thể nào mà vội được. Vì vậy mình thấy, nói là có giảm bớt, cái đó là cái kết quả của mình.

Sư Phước Nhẫn: Chớ còn mà mình vội quá đó thì có khi gấp cái có vấp Thầy.

Trưởng lão: Nó ức chế, nó gấp quá là mình bị ức chế. Nó phản công lại, nó làm cho mình rối.

Sư Phước Nhẫn: Thành ra ở con thấy mấy người vô,…​ (. . .).

Trưởng lão: Vội vàng đó, nó bung ra liền. Cũng như Sư Bửu Quán hôm đó, với Sư Hiệp 2 ông sư nhỏ nhỏ đó, với ông Sư già già vô vội vàng quá, ôm pháp chặt đánh nó cái nó phản công lại chịu không nổi.

Phải từ từ mình hợp dần, đại không được đâu. Với mình tu tập từ lâu tới giờ mình tu mình ức chế, mà mình chưa có xả nữa, rồi mình vô mình lại ôm pháp mình ức chế lần nữa thì nó phải phản công rồi, thành ra chịu không nổi. Cho nên cái trường hợp đó là xảy ra quý sư, quý thầy cũng muốn tu giải thoát nhưng mà không thiện xảo, khéo thiện xảo. Cho nên lần lượt mình tu tập thấy cơ thể mình nó an ổn được với cái môi trường, nó mạnh khỏe đó. Thầy thấy con bây giờ nó đỡ hơn hồi về đó con.

15- TRẠNG THÁI SƠ THIỀN CƠ THỂ TỰ PHỤC HỒI

(36:17) Sư Phước Nhẫn: Nó đỡ Thầy, nó đỡ. Tại vì nói ngây con cũng uống ly sữa giống của Thầy.

Trưởng lão: Vậy đó con, không sao đâu. Tốt Thôi!

Sư Phước Nhẫn: Trong lúc ăn đó Thầy, ăn rồi uống thấy đỡ lắm.

Trưởng lão: Cứ mình như vậy cho nó bồi dưỡng được cái cơ thể mình đặng nó khỏe mạnh mà tu. Chớ còn mình ăn khô khan quá đó chắc chắn là mình tiêu mau. Bị vì nó không có cái chất bổ, già rồi! Già rồi con biết nó mất xuống 1kg là mình thất khó lắm. Thầy vừa rồi Thầy mất 5kg đó. Rồi mấy bữa rồi lấy lại được bình thường.

Sư Phước Nhẫn: Thầy như vậy là Thầy có ngồi thiền trong lúc tối đồ để lấy lại sức không Thầy?

Trưởng lão: Nhờ đó phục hồi lại, chứ còn không có thì chắc tiêu luôn. Nhất là buổi khuya Thầy ngồi.

Sư Phước Nhẫn: Thầy ngồi Thầy có ngồi cái Sơ thiền, Nhị thiền đồ đó Thầy?

Trưởng lão: Không Thầy ít có vô Nhị thiền lắm. Bởi vì Nhị thiền coi như nhập định rồi. À, mình ngồi ở trong cái Sơ thiền, cái tâm bất động để cho mình tác ý mình phục hồi những cái tế bào của mình cho nó tươi nhuận, nó sống lại.

Sư Phước Nhẫn: Cái đó là Thầy ngồi nhập Sơ thiền hả Thầy?

Trưởng lão: Nhập Sơ thiền để giữ cái tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Thay vì mấy con tu thì nó còn cái niệm nó phóng dật, nó phóng ra còn Thầy thì nó hết rồi. Cho nên thỉnh thoảng Thầy tác ý cơ thể nó phục hồi lại, sức khỏe nó phục hồi. Mình giữ yên lặng tự nó phục hồi lại, nó nhờ cái sự yên lặng mà nó phục hồi.

Sư Phước Nhẫn: Như vậy thì mình lâu lâu mình tác ý.

Trưởng lão: Tác ý, để mình dẫn nó, mình dẫn cho nó phục hồi.

Sư Phước Nhẫn: Chứ không tác ý nó không phục hồi?

Trưởng lão: Mình không tác ý thì mình ngồi đó nó cũng phục hồi chứ không phải không, nhưng mà tác ý nó mau hơn, đặng sáng hôm sau mình làm việc. Còn nếu mình ngồi đó mà phục hồi đó thì ngày nay, ngày mai, ngày mốt mình ngồi liên tục vậy ngày nào cũng giữ tâm thanh thản, bất động vậy trong Sơ thiền đó thì tự nó phục hồi khỏi cần nhắc, nhưng mà phải có cái thời gian dài. Cò mình nhắc cho nó phục hồi mau để đó hôm sau mình làm. Mình làm nó tiêu hao rồi mình ngồi nó phục lại nữa. Cũng như mình sạc điện thêm.

Sư Phước Nhẫn: Mình phục hồi là mình chỉ ngồi Sơ thiền?

Trưởng lão: Ngồi Sơ thiền con. Còn nhập kể như là thân của mình hoàn toàn nó bất động rồi.

16- TRẠNG THÁI NHỊ THIỀN

(38:32) Sư Phước Nhẫn: Như vậy thì thí dụ như mình ngồi cái Nhị thiền là mình diệt tầm tứ, tại diệt tầm tứ hả Thầy?

Trưởng lão: Không, mình ngồi Nhị thiền đó tức là tầm tứ mình còn nhưng mà tâm mình nó thanh thản, an lạc. Mình không nghĩ thì nó mình thanh thản, an lạc; mà có nghĩ thì nghĩ thiện chứ không nghĩ ác.

Sư Phước Nhẫn: Còn âm thanh Thầy?

Trưởng lão: Âm thanh ở ngoài tác động mình nghe thì vẫn nghe chứ không sao, còn diệt tầm tứ là hết nghe rồi. Nó không nghe, không gì hết; cái thân của mình gần như là nó, 6 cái thức của mình mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý nó không hoạt động nữa.

Sư Phước Nhẫn: Mà trong, không biết ở đâu con không nhớ rõ. Mấy ổng nói là Nhị thiền là tầm tứ không còn.

Trưởng lão: Tầm tứ diệt con. Bởi vì nó diệt tầm tứ nó mới nhập Nhị thiền. Mà nó diệt tầm tứ tức là diệt ý thức rồi, mà diệt cái ý thức thì nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức nó diệt hết, 6 cái thức này nó diệt hết. Hễ nó diệt ý thức thì nó diệt hết 6 cái này; lỗ tai nó cũng diệt; con mắt nó cũng diệt; cái lỗ mũi cũng diệt; cái vị ở trong đói bụng nó cũng diệt, nó không còn đói khát, không còn gì hết.

Sư Phước Nhẫn: Cứ ngồi yên lặng.

Trưởng lão: Ngồi yên tịnh bất động đó thôi, mà nó ở trong cái thế giới khác. Coi như nhập Nhị thiền là nó không có ở trong cái thế giới mình nữa. Cái biết của mình nó ở trong cái thế giới khác, thế giới tưởng.

Sư Phước Nhẫn: Chứ không phải không tưởng hả Thầy?

Trưởng lão: Coi như là mình diệt cái ý thức của mình rồi, tức là tầm tứ diệt rồi thì bắt đầu nó ở trong toàn bộ tưởng trong thức. Lúc bấy giờ mình ở trong cái thế giới khác, chứ không phải cái thế giới của mình nữa.

Cho nên khi trong cái thế giới tưởng, trong khi ở đó trong ý con vừa khởi tưởng cái gì thì nó có cái đó nó hiện ra liền. Thí dụ như con ở cái thế giới đó, con tưởng cái ổ bánh mì cái nó có cái ổ bánh mì liền. Thấy liền hà, ờ ăn liền. Coi như là con muốn ăn mì ăn liền cái nó có tô mì ăn liền, nó có tô mì hơi nó bốc lên ngùn ngục thơm phức hà.( Thầy cười) Trong cái thế giới đó hay lắm! Khi nào mà con nhập được Nhị thiền rồi, con vô trong thế giới tưởng rồi con tưởng ra cái có, tưởng ra cái có hà.

Ờ bây giờ con tưởng, thí dụ như bây giờ con đang ở trong nhà này con tưởng đây là khu rừng già, nguyên là cây rừng đồ không hà, con thấy coi như là ở trong rừng chứ cái nhà mất rồi. Cái thế giới đó nó hay lắm, tự nó biến, tự nó hiện miễn là mình muốn có, muốn có, muốn có thế giới tưởng đó.

(40:55) Sư Phước Nhẫn: Nhưng mà mình không nên giữ nó hả Thầy?

Trưởng lão: Ờ thì mình biết rằng cái đó là cái thế giới tưởng, tại vì mình hiểu cho nên mình biết nó là cái ảo thôi. Cho nên vì vậy mình không có…​

Thật sự ra thì trong cái thế giới đó con muốn ăn 1 bữa cơm ngon thì nó có dọn lên 1 mâm cơm ngon, nó biến hóa ra liền. Rồi con ngồi con ăn cũng ngon ngào vậy. Nhưng mà tưởng, ăn rồi mình không có no bụng! Xuất định ra thì nó không có no, nó cũng đói hà. Vì nó tưởng!

Cũng như con nằm chiêm bao mà con thấy ăn cơm rồi, nhưng mà con hết chiêm bao con ra trong bụng mình cũng đói. Nhưng mà ở trong đó thì nó no, nhưng mà đi ra thì nó không có no. Thế giới nó hay lắm!

Bởi vậy Thầy nói khi mà tới cái giai đoạn khác thì mình thấy nó cũng có cái lạ lắm. Bây giờ con tập con ly dục ly ác pháp thì con cũng thấy có những cái lạ, là khi cái thân mình đau gì đó, hay gì đó mình nhắc mình tác ý, với cái ý thức của mình tác ý thấy nó cũng làm chủ được, thấy nó cũng được được. Phải không? Nhưng mà tới cái thế giới khác thì nó lại khác. Thế giới tưởng nó lại khác. Rồi khi mà xả thế giới tưởng thì nó đến cái thế giới mà Tứ thiền, hay là Tam thiền nó lại khác con. Mỗi mỗi cái nó đều có cái trạng thái khác nhau.

17- THẦY DẶN DÒ, SÁCH TẤN

(42:21) Sư Phước Nhẫn: Cái đó để chừng đó con mới hỏi Thầy thêm.

Trưởng lão: Cái đó, chưa đâu! Để tới chừng đó rồi mình nếm được cái mùi vị đó rồi mình thấy thích.

Sư Phước Nhẫn: Bây giờ mong được cái Sơ thiền.

Trưởng lão: Nói chung là cái Sơ thiền này nó khó! Nhưng mà làm được cái Sơ thiền là thấy khỏe rồi.

Nhưng mà nó không khó, mình tập như con đó tập phá lần cái si, tức là cái hôn trầm, thùy miên đó mình phá dần, thấy nó giảm dần…​

Sư Phước Nhẫn: Cái đó con thấy nguy hiểm quá! Với Ái kiết sử đó Thầy, Kiết sử với Triền cái. Mấy cái đó còn dính mắc với mình không được, phải vứt bỏ hết!

Trưởng lão: Ừm! Đúng rồi. Phải xả hết đó con.

Sư Phước Nhẫn: Xả hết không có còn gì trong người hết.

Trưởng lão: Đó thì đó nó mới ly đó. Nó mới hoàn toàn là nó mới nhập được Sơ thiền.

Sư Phước Nhẫn: Nếu mà con tập như vậy đúng pháp thì con nên giữ cái đó.

Trưởng lão: Nền giữ cái đó, giữ cái đó để đẩy lui hôn trầm, thùy miên trước. Hễ hôn trầm, thùy miên nó lui thì sức tỉnh con thấy con tăng. Hễ cái này nó lui thì nó tăng cái tỉnh lên. Cứ vậy nó tăng dần, nó tăng cái sức tỉnh lên tăng đến nó định tỉnh con. Tới nó định tỉnh là con hết phóng dật.

Sư Phước Nhẫn: Với con cũng xin phép Thầy đó, là thứ tư tuần tới con đi xin phép thử coi.

Trưởng lão: Vậy hả con, ờ cứ đi đi.

Sư Phước Nhẫn: Xin phép thử coi coi cho được bao lâu. Tới chừng đó con mới tính được nữa. Bị vì bữa nay con cũng ở 6 hay 7 tháng rồi, cũng dài rồi. Ráng cố gắng để xin thêm…​

Trưởng lão: Được con đi không sao đâu. Ráng tập vậy Thầy mừng đó chứ. Tuy là cái kết quả nó nho nhỏ, thấy nó chắc ăn.

Sư Phước Nhẫn: Nhỏ nhỏ hà Thầy con thấy nó chắc ăn chứ con đừng có kéo dài mà ngồi 4, 5 tiếng đồng hồ mà ngồi quá không được.

Trưởng lão: Không được, nó gục tới gục lui cũng không có cái chất lượng gì hết. Thành ra tu từ từ, từ từ. Nói chung là cái phương pháp nào Thầy dạy cứ tập kỹ lưỡng từ từ thì cái kết quả của nó là cái khích lệ lớn nhất. Còn mình tu mau, vội vàng tu coi chừng nó vật mình trở lại. Hoàn toàn nắm cái số không.

Sư Phước Nhẫn: Ông Bửu Quán lúc nào ổng lên Thầy?

Trưởng lão: Kỳ này ổng về ổng nói với Thầy, khi mà con thấy cái Ái kiết sử của con mà nó bớt thì con mới trở lại con tu chứ sao mà con vô tu nó mạnh quá trời! Nó nhớ vợ, nhớ con ôi thôi! Đủ thứ hết. Thành ra con chịu không có nỗi. Bị vì không có chọc nó thôi, chọc nó bắt đầu nó ra dằn không có được. Nó tuôn ra mà, nó nhớ vợ, nhớ con rồi nó nghĩ chuyện này kia xảy ra cho vợ con, ôi thôi! Nó tùm lum, nó đủ thứ, chuyện không có nó cũng nghĩ cho có.

Sư Phước Nhẫn: Như vậy là bị Ái kiết sử Thầy hả? Ái kiết sử với Triền cái.

Trưởng lão: Ừm! Rồi nó còn tính vầy nữa, nó ẩm thực cho Thầy nghe mà. Nó tính bây giờ mình phải về mình độ vợ con mình đi tu, mấy ông sư con này ổng không có biết đường đây rồi, ổng bậy bạ đây rồi ổng đi theo ba cái ông Đại thừa. Ôi thôi! Nó lý luận đủ thứ, nó bị Ái kiết sử.

Thành ra ổng về đây ổng cố gắng khắc phục con cái ổng rồi bắt đầu nó chống lại ổng đủ thứ, ổng còn tức bực nữa. Mình chưa có tu chứng đó con, về gặp kiết sử vợ con mà về khuyên tu hành này kia nó nghe thì không nói gì, mà nó . . .i nó chống lại, rồi nó đâm tới điên đầu, điên óc.

HẾT BĂNG