VI –PHƯỚC & ĐỨC
PHƯỚC
Phước là quả của nhân lành, còn mang ngã chấp. Phước có 2 loại: vật chất và tinh thần còn gọi là hữu vi và vô vi. Phước hữu vi do làm lợi ích cho người vật, dựa trên sắc tướng, âm thanh. Phước vô vi do nhận thức vạn pháp như huyễn, niệm danh hiệu Phật (?), “tưởng” một cảnh giới an vui, một “chân tâm”hằng hữu, rổng lặng... Đây là pháp phương tiện để bớt dính nhiễm, là “hóa thành” cần vượt qua.
Phước thường đưa đến 10 kết quả:
1- Có thể giúp người vật bớt phiền não đau khổ.
2- Được thương mến, quý, kính.
3- Được giàu sang,
4- Được địa vị, quyền thế.
5- Sinh ra, thân đầy đủ, đẹp đẽ.
6- Sống an lành,
7- Chết an lành.
8- Là nhân an vui đời nầy và đời sau.
9- Là của báo, nước, lửa, gió bảo hay trộm cướp, không lấy mất được.
10- Là duyên biết được chánh pháp.
Phước là làm lợi ích, an vui cho người vật, là tự độ, độ tha, là Bồ tát đạo. Là duyên gặp chánh pháp. Tuy nhiên, phước hữu vi còn mang ngã chấp, phước vô vi do ngã tưởng, nên Phước có tính cách vô thường, không phải là cứu cánh, không phải là mục tiêu của giáo pháp. Có khi mê hưởng phước, con người có thể gieo nhân ác, phá hết phước nghiệp, phải gặt ác báo.
ĐỨC
Đức hay công đức là nhận thức thân tâm, vạn vật trong vũ trụ, là những thành phần của Sự Sống Thực Tại Đồng Nhất, theo nhân duyên tụ tán, liên tục đổi mới sống động, tuyệt vời, vô thuỷ, vô chung. Nhận thức không có một cái “tôi” riêng lẻ, không thể truy tìm về quá khứ, tưởng tượng một trạng thái “Chơn không ban đầu”, cũng không thể mơ tưởng một cảnh giới tương lai “an lạc”… Chỉ ngay đây, bây giờ, dứt bỏ dính chấp, dứt bỏ “mê tưởng tôi” thì Thực Tại hiện tiền, Sự Sống Đồng Nhất, đang là, nhân thế nào, hiện tướng thế ấy, duyên đâu là đó, đã có mặt tại chổ. Đây là sáng tạo (?) tuyệt vời. Đối trước vạn vật, mọi vấn đề, nhận thức rõ nhân quả, không dính chấp, không tác ý, hoan hỉ tùy thuận, làm lợi ích, làm nguồn vui cho đời, làm sáng tỏ Sự Sống Thiên Nhiên Đồng Nhất, là công đức.
Còn một niệm mê dính chấp, còn một “Mê tưởng tôi” riêng lẻ, là còn phiền não. Phải hồi hướng tất cả niệm chúng sinh mê lầm về tỉnh thức. Dứt “mê tưởng tôi”, sợ hãi, cầu xin, dứt tưởng luận mơ hồ, mê tín. Mọi lúc, mọi nơi nhận thức Thân, Thọ, Tâm, Pháp vô thường, vô ngã, không mê tưởng “tôi”, không tham sân, phản ứng, tác ý điên đảo, nhận thức Sự Sống Đồng Nhất đang hiện bày, diễn biến theo nhân duyên, là hồi hướng công đức.
Trong mọi hoàn cảnh không dính chấp, điên đảo phân biệt, thì tướng cảnh, niệm khởi mất khả năng ràng buộc, ly dục ly ác pháp, là độ chúng sinh, là đoạn phiền não, là tự độ, độ tha. Mọi lúc mọi nơi, tỉnh thức cảm nhận Sự sống Thực Tại Đồng Nhất, không lầm nhân quả, tùy thuận giúp ngườì vật, xã hội an vui, làm sáng tỏ Sự Sống Đồng Nhất, là tùy hỉ công đức.
Nhận thức “Như Lai” là đến như thế, hiện bày như thế, là thân tâm và vạn vật mười phương, đang vận hành theo nhân duyên, là Sự Sống Thiên Nhiên Thực Tại đang là. Qua thân, thọ, tâm, pháp, ngay mỗi hiện tướng, mỗi thành phần có thể cảm nhận sự vận hành của Đất, Nước, Lửa, Gió. Cảm nhận vũ trụ, thực tại hiện tiền. Cảm nhận Sự Sống Đồng Nhất đang theo nhân duyên diễn biến, là cung dưỡng công đức.
Mọi lúc, mọi nơi, tỉnh thức tin sâu nhân quả, thực hành những pháp trợ đạo, không để tư tưởng lôi cuốn đồng hóa, khuấy động cảm xúc mừng, giận, thương, sợ v.v… xa lánh việc ác, gieo trồng nhân lành, kham nhẫn, tùy thuận nhân quả, ra sức phục vụ, làm lợi ích người vật, an vui xã hội, dứt “mê tưởng tôi”, làm sáng tỏ Sự Sống Thiên Nhiên Đồng Nhất, là thể nghiệm, là cung dưỡng Như Lai, thì ngay đây, bây giờ, cuộc sống nầy tuyệt vời, thanh an, tự tại. Không cần tưởng luận mơ hồ, mê tín cầu xin, mơ ước truy tìm xa vời.
VII - ĐIỀU KIỆN & LỢI ÍCH
ĐIỀU KIỆN
1)- Người học đạo cần biết rõ cường độ chấp ngã qua tư tưởng, lời nói và hành động.
2)- Tin sâu nhân quả, xa lánh việc ác, gieo trồng nhân lành, không mê tín mơ hồ,
3)- Tỉnh thức, biết gốc nghiệp chướng là dính chấp, là “mê tưởng tôi”.
4)- Nhận thức thân tâm, vạn pháp, là Sự Sống Thiên Nhiên Đồng Nhất, diễn biến vô thường, vô ngã.
5)- Xác định mục tiêu: Tự Dứt “mê tưởng” cá nhân, ích kỷ, tỉnh thức làm sáng tỏ Sự Sống Thiên Nhiên Đồng Nhất.
Diệu Pháp hài hòa đời và đạo. Đủ duyên học hỏi, tư duy, hiểu được lời dạy của Như Lai, nhưng thấy mục tiêu, chưa phải đến mục tiêu, thấy đỉnh núi, chưa phải ở trên đỉnh núi, thấy như huyễn chưa phải đã hết dính chấp như huyễn. Phải thận trọng từng bước, khiêm cung, kiên trì, thực hành những pháp trợ đạo, mười phương nhận thức Sự Sống Đồng Nhất, chớ tưởng ngã mạn, lý luận mơ hồ, mê tín. Dứt mê tưởng là việc của mỗi người, không thể dựa dẫm cầu xin, không ai có thể dứt những niệm chúng sinh của người khác được. Điều cần thiết là phải có pháp thực hành, thực tế, minh bạch, tự lực và đơn giản.
LỢI ÍCH
Nhận thức Sự Sống Thiên Nhiên Đồng Nhất, thường xa lìa bạn dữ, việc ác, dứt trừ phiền não, luôn sáng suốt làm lợi ích cho người vật, sống an vui, tự tại.
Nhận thức Sự Sống Đồng Nhất, có thể thuần thục tất cả chúng sinh (tham, sân, si, sợ hãi, mê tín, cầu xin)
Thực hành, nói cho người nghe, làm sáng tỏ Sự Sống Đồng Nhất là cung dưỡng công đức. Sự Sống Thiên Nhiên vốn tự đầy đủ, như Ngọc Như Ý, tùy duyên “nhân” chi là vậy, “duyên” đâu là đó. Từng bước tinh cần,thực hành những pháp trợ đạo, 4 Niệm xứ, nhận rõ vô thường, dứt “mê tưởng tôi”, làm sáng tỏ Sự Sống Đồng Nhất, Đang Là, tự tại an vui, là mục tiêu đích thực của con người, của giáo pháp Như Lai,
CỐT LÕI
VIII - VẤN ĐÁP
Hỏi: Trong phần giáo pháp có nói về Ngài P’uu Hsien hay Phổ Hiền, kinh Hoa Nghiêm là Đại Thừa, còn 4 Diệu đế, 37 phẩm trợ đạo thuộc Tiểu thừa, vậy Pháp nầy thuộc Tông Thừa nào?
Đáp: Về danh xưng P’uu Hsien, Phổ Hiền. Ngày nay, thế giới như thu gọn trong một nhà. Những hiện tượng, lời nói, dù ở nơi xa xôi hẻo lánh, cũng có thể được cả thế giới nghe thấy. Những danh từ riêng như tên người, tên quốc gia, tên thủ đô, hay địa danh một nơi nào đó, cần quốc tế hóa và thống nhất. Tốt nhất nên giữ nguyên tên, nguyên âm những danh từ riêng, được quốc tế hóa theo hệ thống ABC đơn giản, phổ thông, toàn thể thế giới đang sử dụng.
Samantabhadra là danh từ riêng được quốc tế hóa theo nguyên âm bản xứ, có nghĩa: “Tương xứng bao quát”, là nhận thức Sự Sống Thiên Nhiên, vạn vật đang hiện bày, phổ hiện đúng nhân duyên,.
Điều quan trọng là ý nghĩa của từ nầy, hiểu theo nghĩa nào cũng có thể giúp bạn thực hành và có kết quả đúng như ý hiểu biết, vì Sự Sống Thiên Nhiên tùy duyên phổ hiện Tương xứng theo nhân duyên.
Về vấn đề Tiểu Thừa, Đại thừa. Pháp Như Lai là “xá lợi sống” (?) của Như Lai, có giá trị thực tế, giúp vô lượng chúng sinh xưa nay được lợi ích. Chúng sinh do “mê tưởng tôi” tự tách rời Sự Sống đồng nhất, thấy vạn vật sai biệt, dính chấp hiện tướng, khởi tham sân, dẫn đến phiền não, đau khổ. Vì sợ khổ đau, cái “tôi” lại tìm cách để dứt khổ cho cái “mê tưởng tôi”! Thế Tôn tùy thuận giảng nói, tựu trung dẫn về dứt “mê tưởng tôi”, hiển lộ Sự Sống đồng nhất vốn thanh an, tự tại. Sau đó, những người hậu sinh biện luận thành nhiều thừa. Dù thừa nào cũng là copy, phóng tác từ những bài kinh nguyên thủy. Tuy vẫn còn âm hưởng lời dạy của Thế Tôn, nhưng mang sắc thái thần thoại, hiển linh mơ hồ, cầu tha lực, xa rời thực tế, làm lệch hướng giáo pháp Như Lai.
Chừng nào còn “mê tưởng tôi”, ích kỷ, tham sân, sợ hãi, vọng tưởng có “đấng cứu khổ”, có thể cầu siêu, cầu an, truy tìm mê tín một cảnh giới tưởng tượng bất sinh, bất diệt, bất biến, truy tìm một quả vị gì đó, cho “mê tưởng tôi” hết khổ, tưởng luận có Tông Thừa cao, thấp, lớn, nhỏ. Như thế dù tự thấy cao, tự thấy lớn, chỉ là phóng hiện mê lầm của “mê tưởng tôi”, không phải thật cao, thật lớn.
Ngược lại, nhận thức Sự Sống Thiên Nhiên đồng nhất, viên dung Tánh, Thể, Tướng, Dụng, là vạn vật, vũ trụ hiện tiền, đang diễn biến theo nhân duyên, vô thường vô ngã. Không dính chấp, tham sân, tác ý điên đảo, dứt “mê tưởng tôi”. Hoan hỉ tùy thuận làm lợi ích cho người vật, làm sáng tỏ Sự Sống đồng nhất qua “thân, thọ, tâm, pháp”, như thế dù có khinh bác, gọi đó là Tiểu Thừa ”tiêu nha, bại chủng”, tự nó cũng cao, cũng quý.
Pháp Như Lai ứng dụng lúc nào cũng đúng, cũng lợi lạc. Lời nói Như Lai lúc nào cũng là ái ngữ, ngay lúc đối đáp với kẻ phỉ báng Ngài, lời nói của Ngài cũng thật êm diệu. Cử chỉ, hành động của Như Lai lúc nào cũng ôn hòa, dịu dàng.
Những bước chân của Ngài là không mê tín cầu xin dưa dẫm. Tự lực nhận thức Sự Sống Thực Tại qua: Thân, Thọ, Tâm, Pháp, trong từng hơi thở, từng lời nói, từng cử chỉ, từng cảm thọ, tỉnh thức trong từng khởi động của tư tưởng, từng pháp sinh diệt, tụ tán của đất, nước, lửa, gió. Trí tuệ, từ bi, dứt tham sân si, phục vụ người vật, làm an vui lợi ích cho đời, hướng về cứu cánh dứt “mê tưởng tôi”, dứt mê lầm sinh tử, sống thanh an, tự tại.
Phân chia lớn nhỏ, vướng chấp cao thấp là đánh mất Sự Sống đồng nhất… xót thương chúng sinh vô lượng kiếp mê lầm, nay nhờ “ƠN” Thế Tôn nhớ lại nguồn, nhưng nghiệp chướng, ngã chấp chưa dứt, tự tưởng đẫ “đốn ngộ”, muốn tự sáng tạo, tự cao, tự đại, bác bỏ hướng đi của Như Lai:
Là một tu sỉ hay phật tử, nếu không theo hướng: Dứt mê tín cầu xin. Tinh cần, tỉnh thức trí tuệ, từ bi, dứt tham sân si, rũ sạch ngã chấp. Sống thanh an, tự tại, làm an vui, lợi ích cho người, cho đời, chúng ta sẽ về hướng nào?! Không nhận thức kịp một niệm mê khởi, đã bị ngã khống chế, mê tưởng đốn ngộ là cứu cánh, sinh tâm ngã mạn, khinh chê tam bảo...!
Hơn 600 năm sau có những “Luận Sư”, viết những bộ sách, gọi là kinh “Đại Thừa”, tự xưng là “Đại Thừa” khinh chê những vị theo pháp nguyên thủy của Thế Tôn là “Tiểu Thừa”, là “tiêu nha bại chủng”, vì những vị trưởng lão không chấp nhận những phóng tác “tưởng luận thần thoại” mơ hồ! Tuỳ phong hoá nhân sinh, phóng tác lời dạy của Thế Tôn cũng tốt (?), nhưng không thể mạo danh Thế Tôn, tự cao tự đại và không nhận trách nhiệm về những phóng tác, đã làm cho giáo pháp Như Lai thành phức tạp, xa rời thực tế, cầu tha lực, huyền bí, thần thoại, mơ hồ.
Bài Bát Nhã, khoảng 700 năm sau, mở đầu ghi: ”…hành thâm bát nhã, chiếu kiến 5 uẩn đều “không” thì dứt khổ nạn”. Đây là copy và phóng tác từ 3 niệm xứ đầu “thân, thọ, tâm”, của bài kinh 4 Niệm xứ. Nhưng không chỉ ra vô thường, chấp là khổ và chính phạm là ngã chấp, để buông bỏ “mê tưởng tôi”. Cho rằng 5 uẩn là “không” là hết khổ (đây là lý của “Diệt Đế”). Mấy đoạn sau là phóng tác về niệm xứ thứ tư, cũng không chỉ ra tánh vô thường vô ngã của vạn pháp, mà tưởng luận dẫn vào “trí tuệ bát nhã”, tưởng ra thực tướng “Chân Không” bất sinh, bất diệt, bất biến, tất cả hiện tướng đều “không”: “…Thị cố không trung vô sắc… vô vô minh... vô khổ, tập, diệt, đạo…”. Bác bỏ thực tại hiện tiền, bác nguyên lý 12 nhân duyên, bác lời dạy của Thế Tôn! Nhận định “Tướng không” là pháp cao nhất. Cho rằng Chư Phật cũng nhờ biết “Tướng không” mới đắc đạo?!
Bài Pháp “khổ, tập, diệt, đạo” khẳng định 3 tiêu chuẩn của giáo Pháp:
1- Hiển bày định luật Thiên Nhiên: nhân quả diễn biến, Vô thường.
2- Nhận thức nguyên nhân của khổ đau là dính chấp, là“mê tưởng tôi”.
3- Phương pháp dứt đau khổ, sống an vui: là dứt “mê tưởng tôi” là Vô ngã.
Nên nói 3 pháp ấn cùa Như Lai là:
- Vô thường: Vạn vật, tuỳ duyên diển biến.
- Khổ: Do tư tưởng dính chấp.
- Vô ngã: Chỉ có Sự Sống đồng nhất đang tuỳ duyên diễn biến là thực tại hiện tiền, không có chủ thể riêng lẻ.
Pháp Như Lai không thiếu cũng không dư, đã tự mình lầm lẩn, lại mạo danh phóng tác sửa đổi, lý luận làm lầm người, đã không dám nhận trách nhiệm, lại tự cao, khinh bác thật không nên.
Truy tìm, lý luận, dính chấp quá khứ thưở “Ban đầu” là “Thái hư”, ‘Hư không” “Chân không” cho là thật, bác bỏ Sự Sống Thực Tại Đang Là là giả là không! Phật dạy: “Không truy tìm quá khứ”. Tất cả pháp đều vô thường, diển biến vô thuỷ vô chung. Dù có “cái khởi đầu” thì bây giờ cũng đã biến thành Thực Tại Hiện Tiền.
Tâm cảnh tương đồng. Tâm bố thí rộng rãi, phù hợp cảnh giàu sang. Tâm bỏn xẻn, tham gian, phù hợp cảnh bần cùng. Tâm “sùng bái” hình tượng, trang trí tranh tượng đủ hình tướng, màu sắc. Tâm thích bí ẩn, hiển linh, phù hợp thầy dạy bùa chú, bắt ấn, xuất hồn, thần thông, huyền bí. Tâm thích lễ lạy, phù hợp thầy dẫn đi “tam bộ nhất bái”, lễ lạy 10 phương. Tâm cao ngạo lão thông, phù hợp thầy dạy pháp Như Lai là pháp tiểu thừa! Tâm tưởng “không", phù hợp thầy đập phá, chẻ đốt hình tượng... Tâm tánh hung hăng, phù hợp thầy miệng hét, tay đấm, chân đá, gậy đập… Tâm tham dục, phù hợp thầy dạy không cần giữ giới.
Giới” và “từ bi” là 2 từ khác nhau nhưng chỉ cùng một việc, trong 2 giai đoạn của trạng thái tâm mê hay tỉnh. Như Lai tỉnh sáng, nhận biết Sự Sống đồng nhất, trí tuệ từ bi không làm tổn hại vạn vật, để Sự Sống Thực Tại an vui là Từ Bi. Ngài dạy những người chưa nhận ra Sự Sống Đồng Nhất không làm tổn hại vạn vật để không hối hận, được an định, tỉnh sáng là Giới.
Thiết nghĩ, thay vì nghe lời kêu gọi nuôi lớn và kích động bản ngã, người học Đạo cần tỉnh tâm nhận rõ chánh pháp và những tưởng luận, phóng tác mê lầm. Mong những người đệ tử dù tôn kính những vị thầy, đây là điều tốt, nhưng cũng “không nên quên” tỉnh tâm, đối chiếu cẩn thận để thấy rõ, đâu là chánh Pháp, đâu là những “sáng tạo” tưởng luận thần thoại mơ hồ, không phù hợp nhân quả, xa rời thực tế, mang nặng bản ngã mê lầm, mê tín, cầu xin, đã được khéo léo “gài kèm” làm lệch hướng giáo pháp Như Lai.
Pháp Như Lai thực tế
Nhân quả “nhỏ” vậy thôi
Tỉnh thức trong thực tại
Dứt bỏ mê tưởng “tôi”
Tâm cầu kỳ lý luận
Phóng tác “Lớn” “Đông” “Tây”
Tưởng luận ngày thêm rối
Ngã cầm mối giựt dây…
Như Lai dạy: “Ta không chỉ định ai thay ta để dẫn dắt các con…Giáo Pháp của ta suốt 45 năm không có một lời nào mang ẩn ý, không có một điều gì bí mật… Các con hãy lấy giới luật và giáo pháp làm thầy, các con hãy tự thấp đuốc mà đi, hãy đi trong chánh Pháp”.
Hỏi: Phật thuyết: “Nhân duyên sở sinh pháp, ta thuyết tức thị không”, đây là định nghĩa tiền đề, chấp nhận định nghĩa nầy mới hiểu được kinh Bát Nhã. Nhận thức ngũ uẩn do duyên hợp, nên thật tướng nó là không, thấy thân tâm không có, liền hết đau khổ rõ ràng. Vạn pháp trong pháp giới đều do duyên sinh nên tất cả cũng là không. Người có trí tuệ Bát Nhã, thấy tất cả pháp đều không, 4 đế, 12 nhân duyên cũng không ngoai lệ. Tôi thấy rất an ổn mỗi khi đọc bài kinh Bát Nhã nầy.
Đáp: “Nhân duyên sở sinh pháp, ta thuyết tức thị không”, là tưởng luận, phóng tác của người hậu học khoản 600 -700 năm sau. Bài Bát Nhã là phóng tác từ những bài kinh:
*1)- Kinh 4 Niệm xứ. Là pháp thực hành để dứt ‘mê tưởng tôi” trong kinh 4 Diệu Đế. Như Lai dạy: Nhận thức Thân, cảm thọ, tâm (tưởng, hành, thức) và vạn pháp, tất cả đều vô thường, vô ngã, nếu dính chấp là phiền não, càng dính chấp càng khổ đau. Kiên trì thực nghiệm, nhận thức rõ ràng, không nhầm lẫn như thế, sẽ nhàm chán “thân” “cảm thọ” và “tâm dính chấp”, mới có thể dứt được “mê tưởng tôi” là nguyên nhân của khổ đau. Đây là bài pháp cốt lỏi, Như Lai đã 2 lần nhấn mạnh khi mở đầu và kết thúc bài kinh như sau: "…Con đường duy nhất đưa đến thanh tịnh, vượt sầu não, diệt khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ niết bàn, đó là 4 niệm xứ".
*2)- Kinh Cula sunnata suttam, Như Lai dạy: Tư tưởng chỉ làm một việc, khi ta chú ý, nhận thức về điều nầy thì những điều khác xem như không có. Nhưng khi ta chú ý đến điều khác thì điều nầy cũng không có. Như vậy; “cái nầy có, cái kia có”. Từ hiện tướng đến tư tưởng, tất cả là thật có, không điên đảo, sự thật hoàn toàn thanh tịnh, không tánh - vô thường, không tự chủ - (?). Ghi nhận rõ vô thường, vô ngã, càng dính chấp càng khổ, sinh nhàm chán, không dính chấp, không tác ý như thế, mới dứt được tham, sân, si. Như Lai xác nhận người tu trong quá khứ, hiện tại, vị lai nhận thức tất cả pháp là thực có, sự thật hiện bày không tự tánh, ly dục, ly ác pháp, không tác ý điên đảo. Khi chứng đạt an trú cứu cánh vô thượng thanh tịnh không tự tánh nầy - không tự chủ, không riêng lẻ - (?).
*3)- Kinh Maha sunnata suttam, Như Lai dạy: Mọi lúc, mọi nơi, đi đứng ngồi nằm, không dính chấp, ly dục, ly ác pháp. Nhận thức thân tâm khi tiếp xúc với đối tượng, qua mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, từng động tỉnh, nhận thức rõ ràng: Khởi đầu và kết thúc của Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức, tỉnh thức ghi nhận tư tưởng đã ham muốn, dính chấp, ái nhiễm thế nào? Nhận thức nếu dính chấp, tác ý, là khổ. Ghi nhận tất cả pháp là “thực có", đang tùy duyên diễn biến, vô thường, không có tự tánh, (không tự chủ, không riêng lẻ), Xả ly những tư tưởng nhiễm nhơ (dính chấp, tham ái). Sống trong thực tại với tâm thân thương, không đố kỵ, không thù nghịch, không tác ý ô nhiễm làm an vui Sự Sống Thực Tại hiện tiền.
*4)- Kinh Pháp cú:
*Sabbe sankhara aniccati: Tất cả vận hành là vô thường. (Vận hành là diễn biến theo duyên)
*Sabbe sankhara ca dukkhati: Tất cả vận hành là khổ. (Vận hành ở đây là dính theo vô thường).
*Sabbe dhamma anattati: Tất cả pháp vô ngã. (pháp là sự kiện, hiện tượng, hữu vi hay vô vi, không tự chủ, không riêng lẽ) .
*Yada pannaya passati: Tỉnh thức để nhận định (dính chấp là khổ).
*Atha nibbindati dukkhe: Chán bỏ sự bất ổn (dứt dính chấp dứt mê chấp "TÔI").
*Esa maggo visuddhiya: Là con đường anvui (Dứt “mê tưởng Tôi”, Thực Tại hiện tiền, Sự Sống đồng nhất tuyệt vời).
Những gì duyên sinh là vô thường
Vạn vật vô thường là vô ngã
Dính chấp vô thường là đau khổ
Kinh qua khổ đau sinh nhàm chán
Dứt ngã chấp, dính nhiễm tác ý
Thiên Nhiên vốn thuần tịnh an vui
Qua những bài kinh trên và nhiều bài kinh khác cùng một nội dung nhận thức: Sự Sống Thiên Nhiên Đồng Nhất, nhận thức thực tánh các pháp là tùy duyên, thực tướng các pháp là diễn biến, tất cả vô thường, vô ngã, nếu tác ý dính chấp là khổ. Ứng dụng 4 lẽ thật, 4 niệm xứ, không dính chấp, không tác ý, không mê tưởng “tôi”, thì Sự Sống thực tại là một chuỗi sự kiện, hiện tượng theo nhân duyên diễn biến tuyệt vời, tùy hỉ, tùy thuận giúp chúng sinh, nhận biết Sự Sống Đồng Nhất giải thoát mê lầm ngã chấp, sống thanh an, tự tại. Đây là pháp thực hành thực tế, rõ ràng, tự lực, đơn giản, phổ thông và rốt ráo.
Có luận thuyết: vạn pháp do duyên sinh, nên không cố định, nên thật tướng vạn pháp là “vô tướng”, là “không”, “bổn lai vô nhứt vật”, kết luận không có “nhân duyên”, không có “khổ, tập, diệt, đạo” để phá cái chấp “cố định” của “Tiểu thừa”? Lý luận: “Đây là lý rốt ráo, là cảnh giới của người đạt Đạo”, là ”Không” “Vô tướng” “Vô tác” “Vô sự”.
Thực tế Thế Tôn, chúng sinh, vạn vật, đồng là những phần tử của Sự Sống Thiên Nhiên đồng nhất đang hiện bày, theo nhân duyên. Người đạt Đạo tuy không còn Khổ - Tập, không dụng công Diệt - Đạo, nhưng trước sau vẫn là một phần tử của Sự Sống Thiên Nhiên, cho nên khi chưa đạt Đạo, phải kinh qua Khổ - Tập - Diệt - Đạo, dứt “mê tưởng tôi”. Sau khi đạt Đạo, bài pháp đầu tiên là: Khổ - Tập - Diệt - Đạo vì lợi ích chúng sinh.
Bác bỏ Khổ - Tập - Diệt - Đạo là tự mãn của bản ngã, hoàn toàn không có lợi ích cho chúng sinh. Hơn nữa, những bước trong Đạo Đế, tuy là pháp hành của người tu, nhưng tất cả đều làm lợi ích người vật, sáng tỏ Sự Sống Thiên Nhiên, là cung dưỡng Như Lai, là thỉnh Phật trụ thế, không thể bác dù đạt Đạo.
Điều nầy được phóng tác trong kinh Pháp Hoa, phẩm Hoá thành dụ: “Ngài Đại Thông Trí Thắng sau khi thành Đạo đả chuyển Pháp luân, bài pháp đầu tiên là: Khổ - Tập - Diệt - Đạo và 12 nhân duyên. Trong kinh Hoa nghiêm, Phẩm 10 nguyện Phổ Hiện cũng mang ý nghĩa trên: “…Nhưng hư không, chúng sanh, nghiệp chúng sanh, phiền não chúng sanh không cùng tận, nên nguyện của tôi cũng không cùng tận”.(?)
Phật dạy Diệt đế, dứt “Mê tưởng tôi” là dứt khổ, đây là “Lý”. Nếu chỉ chấp lý Diệt Đế, cho 5 uẩn là “không”, tưởng ra “tánh không” “tướng không” là cứu cánh dứt khổ, bác bỏ thực tại, bác bỏ “nhân duyên”, bác bỏ “Khổ - Tập - Diệt - Đạo”, mà Đạo là pháp hành! Điều nầy thật là điên đảo mộng tưởng, và hoang phí.
Không thể tưởng tượng để xa rời điên đảo mộng tưởng được. Dù có miên mật nhận thức “như huyễn”, vọng tưởng, “Tánh không”, “Tướng không”, “bổn lai vô nhứt vật”. Vạn pháp vẫn hiện hữu, Sự Sống Thiên Nhiên, Thực Tại “vốn tự đầy đủ” vẫn liên tục hiện hữu, diển biến vì:
- Thực tánh pháp uyển chuyển tuỳ duyên.
- Thực Tướng pháp diễn biến vô thường.
Quan trọng là có “mê tưởng tôi” hay không mà thôi.
Tinh cần, tỉnh thức, ghi nhận 5 uẩn vô thường vô ngã, dính chấp là khổ, để dứt “mê tưởng tôi”, dứt gốc đau khổ là mục tiêu của “Đạo Đế”. Khi không có “mê tưởng tôi” thì vạn vật, vũ trụ hiện tiền là Sự Sống Thiên Nhiên đang là thực có, đang diễn biến sống động tuyệt vời theo nhân duyên. Ba đời Như Lai cũng thực hành pháp dứt “mê tưởng tôi”, nên Như Lai đã dạy 4 đế Khổ - Tập - Diệt - Đạo và 2 lần nhấn mạnh khi mở đầu và kết thúc kinh 4 niệm xứ: "… con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh, dứt sầu não, diệt khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ niết bàn, là 4 niệm xứ".
Hỏi: Trong Kinh Nikaya cũng có nói về chư thiên, quỷ thần, đây không phải là thần thoại, mơ hồ, mê tín sao?
Đáp: Như người nuôi dê bán sữa, muốn có lợi, đã pha thêm nước. Qua những giai đoạn sĩ, lẻ… đến tay người tiêu thụ thì nước nhiều hơn sữa, mà người tiêu thụ vô tư không biết… nên cần suy xét cẩn thận.
Bộ Nikaya là bộ kinh đầu tiên của Phật giáo, đây là bộ kinh đáng tin nhất. Tuy nhiên bộ kinh đã được hình thành sau đức Phật hơn 200 năm, nên xác xuất không là 100%. Lịch sử ghi nhận, ngay sau khi Như Lai nhập diệt, hơn 500 đệ tử từng sát cánh bên Ngài, họp đại hội để kết tập những gì Như Lai chỉ dạy. Những đệ tử nhắc lại từng lời,do nhân gì, Như Lai dạy ai, điều gì, ở đâu, lúc nào, với sự thảo luận cẩn thận, không để sai sót, đựợc chứng minh bởi toàn thể tăng đoàn. Những ghi nhận có thể nói là chính xác, tiếc thay, lần kết tập nầy không ghi thành văn bản.
Đại hội kết tập lần 2 khoảng 100 năm sau, và lần 3 khoảng 200 năm sau cũng diễn ra như thế, nhưng giai cấp quí tộc có nhiều thế lực, đạo Bà la môn, thờ trời, thần, đã gia nhập, thêm vào những chuyện thần thoại hiển linh, mơ hồ, xa rời thực tế: cõi trời, chư thiên, ma quỉ v.v… Điều nầy đưa đến bất hòa và phân phái trong tăng đoàn. Bộ Nikaya ra đời vào thời nầy.
Qua Tibet, China, qua 2600 năm, đạo Phật ngày nay vô cùng phức tạp… Người học đạo cần tỉnh thức cẩn thận để không lạc vào rừng “thần thoại” “mê tín” “mơ hồ”. Giáo pháp Như Lai không phủ nhận cảnh giới siêu hình,(?) nhưng không dạy dựa dẫm, cầu xin tha lực, vì Sự Sống Thiên Nhiên đồng nhất, nhưng mỗi cảnh giới có chức năng riêng, và bình đẳng. Hơn nữa, nói về những cõi trời, những thần thoại mơ hồ, hiển linh, thần thông, thần chú v.v… chỉ là những mê tưởng phóng hiện của bản ngã, không ích lợi cho mục tiêu dứt bỏ nguyên nhân của đau khổ: dính chấp “mê tưởng tôi”.
Phật, Bồ tát dạy con người tự dứt mê tưởng, để dứt khổ. Các ngài không thể bẻ cong nhân quả, không thể ban phúc, giáng họa, không thể dứt “mê tưởng tôi” của người khác được.
Xưa nay có những vị học theo lời dạy của Như Lai, biện luận lưu loát, từ đó sinh ngã mạn, có những lời nói, cử chi thô tháo... lập giáo, phóng tác xa rời thực tế, tưởng luận thần thoại, mơ hồ, mê tín, nhưng cũng viết: “Phật thuyết.” Đây là chỗ “quá đà”, nên ngài Bodhi dharma đã từ bi dạy: “Bất lập văn tự”, không cho tiếp tục truyền y bát, và mang đi một chiếc dép? Phải chăng đây là chiếc dép “Đạo”, là pháp hành, đả bị phủ nhận!? hay "Tướng Dụng", đả bị xem là ma nên sợ bỏ!? Những ý niệm, hình ảnh ma hay Như Lai là biểu hiện của tư tưởng theo duyên nhân quả, chỉ cần tự tri, không dính chấp, khởi niệm sợ hãi, la hét, thô tháo...
Hỏi: Có vô lượng chúng sinh, căn tánh không đồng, nên có vô lượng pháp đưa đến giải thoát. Ví như nhiều người ở quanh núí, muốn đến dỉnh núi, người phương nam phải đi hướng bắc, người phương tây phải đi hướng đông v.v… Điều nầy hợp lý, thực tê, rõ ràng. Sao nói chỉ một pháp độc nhất?
Đáp: Đây là một cái nghi, không phải của một cá nhân mà là vấn đề lớn của Phật giáo. Không phải chỉ một nghi nầy, mà còn nhiều nghi khác, đả có từ vài trăm năm sau khi Phật nhập diệt. Do nhiều nhà “luận sư” đã nhận thức khác với đức Phật, nên đã sửa sai:
- Phật dạy 3 pháp ấn “Vô thường - Khổ - Vô ngã”. Các Tổ, luận sư thấy khác với đức Phật, nên sửa lại là “vô thường, khổ, không, vô ngã” hay “vô thường, rỗng không, vô ngã”.
- Phật dạy ta chỉ là một người chỉ đường. Các Tổ, luận sư dạy Phật là “Siêu nhân” có thần thông, biến hóa, phóng hào quang xuyên hành tinh…
- Phật dạy 4 Đế “Khổ - Tập - Diệt - Đạo” hiển bày “Nhân Quả” định luật thiên nhiên, 4 xứ là phương cách để dứt ngã. Các Tổ, luận sư dạy chỉ cần thấy “Tánh không”, ‘Tướng không”, thấy các pháp “không” là cứu cánh. Không có 4 Đế Khổ - Tập - Diệt - Đạo, không có nhân quả, nhân duyên…
- Phật dạy tất cả pháp Vô thường. Các Tổ, luận sư dạy có một pháp là “Chơn tâm” “Tánh không”, “Tướng không”, “bổn lai vô nhứt vật” là “Pháp thân” bất sanh, bất diệt, bất biến, là pháp Chơn thường..
- Phật dạy: Đạo (37 pháp) có 4 Xứ là “pháp độc nhất” đưa đến giải thoát (dứt mê tưởng tôi). Các Tổ, luận sư dạy không phải chỉ có một pháp độc nhất, mà có 84.ooo pháp đều đưa đến giải thoát luân hồi sinh tử.
Ngoài ra các tổ, luận sư còn sửa và viết nhiều luận giải thần thoại, làm thành những bộ “kinh Đại Thừa”, nên Phật pháp ngày nay có nhiều mâu thuẫn, mơ hồ.
Trong 4 Niệm xứ đức Phật dạy nguyên nhân cốt lõi của phiền não là “mê tưởng tôi”. Con người xưa nay tự đồng hóa với “mê tưởng tôi” nên trầm luân trong bể khổ. Ví như ở trong tàu lặn dưới lòng đại dương. Con tàu dù tối tân, hiện đại, lặn 84000 hướng cũng không thể đến đỉnh núi… Muốn đến đỉnh núi “giải thóat”, chỉ có một cách duy nhất là phải rời bỏ tàu lặn dưới lòng đại dương, là dứt “mê tưởng tôi”. Đây là điều khẳng định, là “Pháp Ấn” của Như Lai.
Hỏi: Người niệm A di đà khi vãng sanh về “Tây phương cực lạc”, người theo pháp Đại Thừa vãng sanh được pháp thân thanh tịnh, thần thông. Pháp Sự Sống Thiên nhiên Phật nói với ai, lúc nào? Vãng sanh về đâu?
Đáp: Là phật tử ắt có nghe câu chuyện đức Phật dạy về một cái cây nghiêng về đâu, khi chết sẻ ngả về đó. Người sợ hãi, tham cầu, mê tín, người tưởng tượng thần thoại mơ hồ, khi vãng sanh làm sao khác nơi nầy được? Lại nữa cái gi muốn đi vãng sanh???
Đức Phật không có nói về pháp Sự Sống Thiên Nhiên. Ngài dạy 4 Diệu Đế: Khổ - Tập - Diệt -Đạo. Trong Đạo 37 pháp có 4 Niệm Xứ là pháp tuyệt vời để dứt “mê tưởng tôi”. Khi dứt được “mê tưởng tôi” thì Thực Tại hiện tiền, đang diễn biến tuyệt vời, là Sự sống Thiên Nhiên Đồng Nhất hiện bày, là “Đại viên cảnh” là Như Lai... tìm vãng sanh đâu nửa?
Hỏi: Sự Sống Thiên Nhiên trong thực tế là gi?
Đáp: Sự Sống Thiên Nhiên là thực tại hiện tiền, là vũ trụ đang diễn biến sống động, là Lẽ Thật đang hiện bày, là Như Lai. Trong phần Đạo và Đời, có nói “Nguồn ẩm” bàng bạc khắp vũ trụ:
- Thể trong lặng.
- Tánh dính, ướt.
- Dụng tùy duyên đáp ứng biểu hiện.
- Tướng: đặc, lỏng, hơi, diển biến là mây, tuyết, sóng, bọt v.v…
Mê lầm, nhận một chiếc bọt làm ta, là tự tách rời, thấy có những bọt trong đục, đẹp xấu, sinh ưa ghét, quên mất tất cả chỉ là “Nguồn ẩm”.
Nguồn ẩm” ví cho Sự Sống Thiên Nhiên, muôn ức bọt bèo, tất cả hình tướng: Đặc, lỏng, hơi, suối, thác, sông, biển, ví cho chúng sinh, vạn vật. Mê tưởng tự đồng hoá thân tâm duyên hợp là “tôi”, là tự tách rời Sự Sống Thiên Nhiên Đồng Nhất, liền thấy có ta, người, vật, sinh tử v.v… Từ ngã chấp sinh cá nhân, ích kỷ, tham sân, đố kỵ, gây nhân tạo nghiệp, thọ quả báo đau khổ, quên mất Sự Sống Thiên Nhiên Thực Tại Đồng Nhất tự tại đang diễn biến tuyệt vời theo nhân duyên.
Muốn thoát khổ, bọt nước kia phải tự dứt mê lầm, tự biết những hình tướng: Đặc, lỏng, tuyết, mây, sóng, bọt v.v… là “Nguồn ẩm đang là”, mọi mê tưởng trong đục, thương ghét, thiên đàng, địa ngục của bọt đều là Nguồn ẩm tùy duyên biểu hiện vui chơi, phiền não tự biến mất. Chỉ nhận Thể trong lặng, bác bỏ Tướng Dụng của Nguồn ẩm, là hoang phí, cũng không thể được, vì Tánh Thể Tướng Dụng bất khả phân.
Tuyết, mây, sóng, bọt. Tướng hình Nguồn Ẩm. Tánh, Thể, Tướng, Dụng. Sự Sống Đồng Nhất
“Mê tưởng tôi” tự phân biệt, ưa ghét, ham muốn, nên bất an, sân hận, sợ hãi, đau khổ. Vì sợ khổ đau, “mê tưởng tôi” tưởng về quá khứ, tưởng ra một “đấng” quyền năng, một cảnh giới một “chân không” hằng hữu bất biến để trốn tránh thực tại bất như ý.
Diệu Pháp đơn giản, nhận thức do đủ duyên Đất, Nước, Lửa, Gió tụ tán liền có Sự Sống, có Tánh, Thể, Tướng, Dụng, diễn biến là vũ trụ đang là. Nếu đủ tỉnh thức, nhận thức Sự Sống Đồng Nhất, đang diễn biến, qua thân, thọ, tâm, pháp, trong từng hơi thở, từng cử chỉ động tỉnh, từng diễn biến của cảm thọ, từng khởi động và vận hành của tư tưởng… Tỉnh thức ghi nhận Sự Sống Thực Tại Đang Là, không tác ý dính chấp là nhập pháp giới, là tự tại, thì Sự Sống tuyệt vời. Nếu chưa đủ tỉnh thức, phải ứng dụng 4 Diệu Đế, thực hành 37 trợ đạo, 4 niệm xứ, không tác ý tham sân, không tưởng luận mơ hồ, không mê tín cầu xin một cảnh giới khác, ly dục, ly ác pháp, dứt “mê tưởng tôi”. Nhận thức Sự Sống Thực Tại vô thường vô ngã làm an vui người vật, ngay đó tự tại, thanh an. Đây là điểm lợi ích thực tiễn hài hòa Đời và Đạo.
Bài kệ tuyệt vời của Ngài Shen Hsiu nói lên ý nghĩa nầy:
“Thân như cây Bồ Đề
Tâm như gương hiện cảnh
Thường tỉnh thức chăm sóc
Không dính nhiễm bụi trần”
*Thân như cây bồ đề - Cây bồ đề chỉ sự giác ngộ rốt ráo: “Vô Ngã”, không mê tưởng thân là “tôi” riêng lẻ. Nhận thức thân vô thường, là một phần của Sự Sống Đồng Nhất, đang diển biến sống động.
*Tâm như gương hiện cảnh - Gương sáng hiện đủ cảnh vật, ảnh và gương không phải một, không phải khác. Sự Sống Đồng Nhất hàm dung Tánh Thể thấy biết lặng lẽ và Tướng Dụng đủ vạn vật, là vũ trụ xưa nay vốn tự đầy đủ.
*Thường tỉnh thức chăm sóc - Nhận thức Sự Sống Thiên Nhiên đủ vạn vật. Sự Sống và vạn vật không phải một, không phải khác. Như đầu, thân, tứ chi, tất cả tế bào là những phần tử của thân người. Như ảnh trong gương, ảnh và gương không phải một cũng không phải khác, vì chạm vào bất cứ ảnh nào cũng là chạm vào mặt gương. - Chăm sóc: làm cho tất cả hình ảnh trong gương tươi sạch, là mặt gương sáng tỏ. Vạn vật là những phần tử của Sự Sống Đồng Nhất, tùy thuận phục vụ, làm an vui người vật, là Sự Sống Thực Tại tươi vui…
*Không dính nhiễm bụi trần: Cảm nhận Sự Sống Thiên Nhiên Thực Tại Đồng Nhất, tự đầy đủ bi Trí, không dính nhiễm hiện tướng, cũng không dính nhiễm tánh thể, không lầm nhân quả, không tác ý tham sân là Chân Tịnh.
Bồ đề là Tỉnh thức.
Gương sáng đầy bóng hình.
Xưa nay đủ cảnh giới.
Tự như chẳng nhiễm, rời
Một vị thầy ở nước Việt, đã để lại 2 câu kệ, chỉ rõ Sự Sống Đồng Nhất:
Diệu Pháp là thực hành lời dạy của Như Lai, thực hành những pháp trợ đạo, tinh cần ghi nhận Sự Sống Thiên Nhiên qua: thân, thọ, tâm, pháp. Trong từng hơi thở, từng cảm thọ, từng khởi động của tư tưởng, từng biến chuyển nhỏ nhiệm của thân tâm vật cảnh, nhận biết không nhầm lẫn, tất cả hiện tướng là những chuỗi tụ tán, sinh diệt của đất nước lửa gió, không có gì là ngã riêng lẻ. Tự biết thân tâm là một phần tử của Sự Sống Thiên Nhiên, dứt bỏ những điều bất thiện, tác ý trong sạch, giới hạnh nghiêm minh. “Tỉnh thức” dứt “mê tưởng tôi”. Nhận thức Sự Sống Thiên Nhiên Đồng Nhất, tự tại thanh an, là nhập pháp giới, cung dưởng Như Lai.
Chánh Pháp khó gặp, khó hiểu, nay do duyên lành, đã gặp, đã hiểu Chánh Pháp, như đã đến trước cổng kho tàn an vui tự tại vô giá, chìa khóa trong tay, hãy tỉnh thức tinh cần thực hành để viên mãn hạnh nguyện từng vun trồng, chẳng lẽ lại tiếp tục mê lầm mê tín, phiêu lưu theo gót ưu tư phiền não?!
Pháp Như Lai: tự lực, thực tế, sáng tỏ, đơn giản và phổ thông, không có gì bí ẩn. Chớ cầu xin, mê tín, tưởng luận thần thoại, mơ hồ.
Mười phương hồi hướng Như Lai Thế Tôn trí tuệ từ bi, nguyện cho tất cả chúng sinh tỉnh tâm sáng suốt dứt mê lầm.
HẾT