IV- NHỮNG PHÁP TU CĂN BẢN IV-1. NHỮNG PHÁP TU THIỀN Hôm nay bắt đầu cho một năm tu tập mới, Thầy xin nhắc lại trên con đường tu tập theo đạo Phật có ba giai đoạn tu Thiền Định: 1, Ly: có nghĩa là rời xa, lìa xa, cách xa. Giai đoạn thứ nhất trong một năm tu tập, các con chỉ có tu tập ly dục ly bất thiện pháp. Thế mà các con đã lầm lẫn nên chỉ tu tập diệt và xả. Vì thế sự tu tập của các con trở thành mù mờ nên không biết tu cái nào chánh, cái nào phụ. Cái chính là ly dục ly bất thiện pháp, tức là tu tập ba đức, ba hạnh. Còn cái tu phụ là nhiếp tâm trong hơi thở. Nó chỉ phụ trợ cho sự tu tập Ly mà thôi. Các con đã lầm nên lấy cái tu chính làm cái tu phụ; còn cái tu phụ làm cái tu chính. Vì thế khi thi các con đều rớt hết là phải. Qua một năm tu tập, các con có nhiều kinh nghiệm cho cuộc tuyển thi tới. Nhờ cuộc tuyển thi vừa qua các con mới nhận ra cái tu sai của các con. Bây giờ Thầy sẽ giảng trạch giai đoạn thứ nhất là Ly để các con hiểu đúng cách, rồi nương vào cô Diệu Quang chỉ thẳng, đập thẳng mà tu tập. Xưa Đức Phật Thích Ca Mâu Ni phải tu ở giai đoạn nầy sáu năm khổ hạnh mới ly dục. Còn ở giai đoạn II, III, Thầy chưa giảng, vì nếu giảng thì các con sẽ hiểu lộn xộn rồi không biết lớp lang tu tập. Chờ khi nào các con tu tập xong giai đoạn I Thầy sẽ giảng giai đoạn II. Tu xong giai đoạn II, Thầy sẽ giảng tiếp giai đoạn III. Tu tập ở giai đoạn I là phải xét lại ba đức, ba hạnh. Đây là phương pháp tu tập ly dục, ly bất thiện pháp. Ba đức: Nhẫn nhục, Tùy thuận, Bằng lòng. Ly dục là xa rời lòng ham muốn của mình. Muốn lìa xa thì các con phải tìm xem đối tượng của lòng ham muốn là gì. Trong đời sống hàng ngày của con người có năm đối tượng dục lạc khiến các con sanh tâm ham muốn. Đó là: ăn, ngủ, sắc dục, danh, lợi. Muốn lìa các thứ dục nầy các con phải tập ba hạnh sau đây: ăn, ngủ, độc cư. Các con cần phải hiểu rõ cái lợi và cái hại của ăn, ngủ, độc cư như thế nào? a) Hạnh ăn: Hạnh ăn uống là một phương tiện để tu tập ly dục về ăn uống. Người đời thường nói ham ăn, hốt uống là để chỉ những hạng người xấu ham ăn, ham uống. Chúng ta là những tu sĩ tu tập hạnh giải thoát mà chưa giải thoát được cái ăn thì còn giải thoát được cái gì? Vậy chúng ta phải ăn ngày một bữa để nuôi sống thân chúng ta mà thôi. Không được ăn uống lặt vặt, không được ăn uống phi thời, không được chạy theo dục lạc của ăn uống. Phải luôn luôn cố gắng khắc phục trong ăn. Ăn uống mà không khắc phục được thì còn tu cái gì? Phật không dạy chúng ta tuyệt thực hay tiết thực (ăn quá ít) như ngoại đạo đã dạy, cũng không dạy chúng ta ăn uống phi thời. Đức Phật dạy: “Thừa tự pháp không nên thừa tự thực phẩm.” Xưa kia Ngài đã tu khổ hạnh, tiết thực ăn uống quá ít, thấy cơ thể suy mòn, tinh thần không còn sáng suốt nên Ngài bỏ. Tu khổ hạnh như thế là tu sai, không tìm được giải thoát, cho nên Ngài quyết định ăn ngày một bữa cho đủ sống, để cơ thể khoẻ mạnh mà tu tập. Chỉ ăn ngày một bữa mà Đức Phật vẫn khoẻ mạnh và sống đến 80 tuổi mới chết. Chúng ta bây giờ cũng vậy. Các con đang ăn mỗi ngày một bữa mà vẫn khoẻ mạnh. Trong những ngày lao động các con cũng vẫn tham gia lao động mà cơ thể vẫn bình thường. Các con cần xét kỹ dục ăn uống rất là quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Người ngoài đời vì ăn uống mà người ta xâu xé lẫn nhau, giết hại nhau, chà đạp lên nhau không chút lòng xót thương, so sánh với loài vật thì chúng ta cũng như vậy. Vì ăn uống mà người ta nghèo đói, khổ sở, nợ nần. Vì ăn uống mà người ta làm đủ điều gian lận, mánh khoé. Vì ăn uống mà sản nghiệp tiêu tan. Vì ăn uống mà cốt nhục tương tàn. Vì ăn uống mà phải dầm sương, dãi nắng, chạy xuôi, chạy ngược, buôn tảo, bán tần. Các con có thấy không? Cái dục về ăn uống đối với đời người nó khổ biết là dường nào! Vậy từ đây về sau, các con phải dùng nghị lực dũng mãnh chống lại cái dục về ăn uống. Chỉ ăn ngày một bữa mà thôi, ngon dở nguội lạnh không màng. Chỉ cần giải quyết nghiệp đói của thân là đủ lắm rồi, đủ để thân yên ổn, thanh tịnh, tu tập Thiền định giải quyết luân hồi sanh tử. Đừng có nay đòi ăn thứ nầy, mai đòi ăn thứ kia. Ai cho gì ăn nấy, ngon cũng ăn, dở cũng ăn. Không khen, không chê, không ham, không thích, chỉ đủ no lòng mà thôi. Đừng sanh tâm lý luận ăn như vậy thiếu chất bổ. Đó là cái lý luận chạy theo ăn uống. Các con phải hiểu thân là một khối do các duyên hợp lại mà thành nên không có bản ngã thường hằng trong đó. Vậy mà muôn đời người ta lầm chấp thân nầy là bản ngã chân thật của mình. Lại có một số người cho rằng trong cái khối nầy có cái bản thể chân thật của mình. Chính vì cái lầm chấp đó nên luôn luôn lo bảo vệ và giữ gìn không cho ai chạm đến. Vì thế mà duyên sanh sanh ra muôn ngàn thứ đau khổ, phiền lụy và luôn tranh đấu. Các con cũng vậy, cũng lầm chấp như bao nhiêu người khác. Ngày nào các duyên tan rã thì ô hô, còn lại cái gì là của các con nữa? Chết chỉ còn một khối nghiệp lực nhân quả thiện ác tiếp tục tái sanh mà các con đã lầm chấp trong suốt cuộc đời của mình, cho nó là linh hồn, thần thức, Phật Tánh, Bản Lai, v.v... Sự tiếp diễn luân hồi nầy mãi mãi muôn đời muôn kiếp để trả vay, vay trả không bao giờ tàn phai. Các con có biết rằng trong cuộc đời này không có một sự việc gì xảy ra mà ngẫu nhiên cả. Tất cả đều có nguyên nhân, đều có lý do. Không phải như các nhà Nho ngày xưa và một số người ngày nay bài bác lý nhân quả. Họ cho rằng tất cả đều là ngẫu nhiên. Họ còn cho thí dụ là những chiếc lá vàng ở trên cây kia vô tình (do ngẫu nhiên đưa đẩy), gió thổi bay đi, cái rơi xuống đất, cái xuôi dòng nước, cái rơi xuống bùn. Đời sống nghèo đói, giàu sang của con người cũng như vậy. Thực ra gió nào có phải là ngẫu nhiên mà chính là do nhân duyên mặt trời nung đốt không khí. Không khí bị cháy trống đi một khoảng, các không khí chỗ khác ập vào, lấp vô chỗ trống, tạo thành cơn gió, bão. Sự nghèo đói và giàu sang của chúng ta không thể do ngẫu nhiên mà có được. Hỏa hoạn, thủy tai, giặc giã cướp mất sự giàu sang, để lại sự nghèo đói cho muôn người. Đây là những cận duyên trong hiện kiếp. Còn những duyên sâu xa trong nhiều kiếp quá khứ nữa. Duyên nhân quả khởi trùng trùng tạo thành khối nghiệp nhân quả đi luân hồi sanh tử bất tận. Đức Phật trong bài thuyết pháp Mười Hai Nhân Duyên đã chỉ rõ kiếp sống của một con người từ khi sanh ra, lớn lên cho đến khi tan rã chỉ là Vô Thường, Khổ, Vô Ngã. Không có gì tồn tại ngoài Mười Hai Nhân Duyên này tiếp diễn nối nhau mãi trong lộ trình nhân quả. Thế nên, cuộc đời con người chẳng qua chỉ là một khối nhân duyên Vô Minh nhân quả trả vay, vay trả triền miên, cùng với duyên tan hợp mà thôi. Cho nên trong gia đình, cha mẹ, vợ chồng, con cái luyến ái, gắn bó hoặc đau khổ, phân ly cũng là do nợ nần muôn đời muôn kiếp trong nghiệp lực nhân quả. Có gì đâu mà thương nhớ, tiếc mong. Bỏ xuống đi, hãy bỏ xuống đi! Đời chẳng có gì đáng cho ta lưu luyến cả. Quyết một đời tu tập không lui, Bây giờ các con đã thấu rõ được hạnh ăn uống là đối tượng diệt ngã ác pháp. Từ nay về sau các con cố gắng khắc phục nó để mỗi ngày ăn một bữa đủ sống mà thôi, đừng bắt chước các vị thầy khác mà sống vào con đường tu hành không đúng đạo Phật, nhưng cũng không nên ăn quá ít, hoặc ăn quá nhiều. Ăn ít là tiết thực, điều nầy tai hại cho sự tu tập vì sức khỏe yếu kém. Ăn nhiều là dư thừa, sanh dục, ham ngủ, mê muội, cũng hại cho đường tu. Phải sáng suốt, linh động. Ăn đúng cách là tu. Tu đúng cách là làm chủ cái ăn. Đừng bắt chước người khác mà ăn ít (vì bản chất người ấy không ăn nhiều được), và cũng đừng ráng ăn nhiều (vì sợ đói). Phải tùy ở thể tạng của mình và phải làm chủ mình trong khi tu hạnh ăn uống. b) Hạnh ngủ: Ngủ cũng là một đối tượng để chúng ta tu tập lập hạnh ly dục, mê muội. Ngủ là một nghiệp dục nặng của thân. Nếu không ngủ sẽ sanh ra bệnh rồi chết cũng như ăn vậy. Ngủ là một thói quen của nghiệp lực, nó sanh ra vô minh, lười biếng, khiến cho thân tâm ta uể oải, bần thần, mỏi mệt, dã dượi. Thiếu nó con người thiếu nghị lực, không còn siêng năng tinh tấn làm việc hay tu tập học hành. Cũng vì nó mà người ta sanh ra tâm lười biếng, gian tham, biển lận, trộm cướp. Vì nó mà người ta đần độn, ngu si, không thông minh, không bao giờ làm việc lớn, thường sống trong cảnh nghèo đói. Ngủ là một dục lạc trong năm thứ dục lạc của thế gian khiến người ta rất thích thú ham mê. Khi không ngủ là họ quá sợ, nhưng khi ngủ nhiều thì lại ám độn, mê muội. Người tu hành cần phải khắc phục nó, chiến đấu trường kỳ với nó. Nó khiến chúng ta không tỉnh táo để phán xét mọi việc đúng sai, thiện ác trên bước đường ly dục ly bất thiện pháp. Chính nó khiến tâm ta không tỉnh giác nên tâm thường ở trong tà niệm, sanh ra nhiều duyên làm đau khổ cho mình cho người. Chính nó khiến ta làm càn, làm bậy, thiếu suy tư, thiếu cẩn thận, nên thường mắc phải lỗi lầm. Nó khiến cho tâm ta mù mờ, không thanh thản, an lạc và vô sự, vì thế sanh ra loạn tưởng, trạo hối. Nó khiến tâm ta mất bình tĩnh, thiếu sáng suốt, vì thế dễ sinh ra hờn giận, đau khổ, nghi nan, phiền toái. Chính nó khiến cho tâm ta mù mờ, không rõ. Chính nó khiến cho tâm ta rơi vào năm loại vô ký: 1. Vô ký hôn trầm; 2. Vô ký thùy miên; 3. Vô ký mộng tưởng; 4. Vô ký hôn tịch; 5. Vô ký ngoan không. Chính nó lặng đi khiến ta tọa thiền mất tự chủ, thân nhúc nhích rung động làm cho thân không bất động, khó nhập chánh định, rơi vào tà định. Những điều Thầy nêu ở trên đây cho thấy ngủ tai hại đến sự tu tập biết là dường nào. Đã biết rõ nó, các con phải cố gắng tu tập: 1. Đi kinh hành nhiều. Các con nên nhớ kỹ: ngủ là một thứ dục lạc rất khó trị. Thế nên luôn luôn lúc nào cũng đề cao cảnh giác, chiến đấu với nó bằng tất cả nghị lực của mình. Nếu các con không chiến đấu hết sức, chừng đó nó sẽ thành thói quen lười biếng, các con sẽ thất bại ê chề trong cuộc đời tu hành. Biết bao nhiêu người tu hành đã qua, cũng vì nó mà tu hành chẳng tới đâu. Các con nên nhớ ngủ là một thứ dục lạc trong thân nên phải thường xuyên tu tập đi kinh hành và siêng năng hướng tâm Như lý tác ý tỉnh táo mới ly nó được. Phải trường kỳ tranh đấu với nó. Đến khi nhập định xả bỏ thân tâm nó mới hết được. Ăn cũng vậy, phải nhập định xả bỏ thân tâm nó mới hết. Hai thứ dục lạc nầy là cội gốc, mầm sống của thân; nếu không ngủ, không ăn thì thân phải chết. Còn ba thứ dục lạc kia (sắc dục, danh, lợi) là cội gốc của tâm nên chúng ta tu tập dễ ly hơn. Xa lìa ăn ngủ nghiêm chỉnh là xa lìa được năm thứ dục lạc. Phải khéo léo, linh động, tùy theo sức mình, tu tập dần dần lên. Không được ép chế không ngủ. Ngủ phải đúng giờ khắc, ngủ phải có tập luyện hướng tâm ngủ. Không được muốn ngủ hồi nào là ngủ, muốn tu hồi nào là tu. Ngủ đúng cách là tu tập, tu tập đúng cách là làm chủ ngủ. Hành động ngủ là tu, tức là tỉnh thức. Hành động tu là ngủ, tức là ly dục ly ác pháp, ly dục ly ác pháp tức là tâm thanh tịnh, tâm thanh tịnh tức là định. c) Hạnh Độc Cư: Đây là hạnh khó nhất trong ba hạnh. Nghe thì dễ mà hành thì khó vô cùng. Độc cư là phương tiện tu tập để bảo vệ, phòng hộ, giữ gìn, hộ trì, ngăn ngừa, che chở sáu căn tức là thân tâm được an ổn, tránh các loại duyên bên ngoài, khiến cho tâm, cảnh an vui, tu tập dễ dàng. Độc cư còn giúp cho tâm các con có dịp tuôn tràn bao nhiêu ký ức, kỷ niệm. Độc cư cũng là dịp giúp cho các con nhận ra được dục lạc ham ngủ, ham vui là tai hại trên đường tu tập. Độc cư là đối tượng để các con dùng mọi phương tiện tu tập thu nhiếp thân tâm thành khối nội lực. Người không sống trong hạnh độc cư được là người hay phân tâm. Người phân tâm là người không có sức tỉnh thức cao, không có sức tập trung mạnh, chỉ có ức chế tâm bằng tưởng pháp. Người thích quay ra ngoài thường rất sợ cô đơn, tâm thường bị phân tán theo các duyên. Tâm chúng ta có vốn từ nhân quả mà ra nên thường bị các duyên nhân quả chi phối. Vì thế tâm lúc nào cũng bị phân chia tan nát, không hợp nhất lại được. Chỉ một vài giây hợp lại là bị phân ra liền theo các duyên trong ba thời gian: quá khứ, hiện tại, vị lai. Từ ngày nầy sang ngày khác, từ năm này sang năm kia, tâm chúng ta luôn luôn bị phân tán liên tục cho đến khi nằm xuống lòng đất. Mục đích của người tu thiền là gom tâm lại, dù là thiền dưới bất cứ hình thức nào, chỉ trừ loại thiền do các nhà học giả sản xuất ra dùng để ức chế tâm. Bởi thế người tu thiền mà không sống trong rừng núi thanh vắng, độc cư thì không làm sao nhập định được. Tại sao vậy? Là vì ba lý do sau đây: 1. Tâm phân tán; Muốn cho tâm thành khối có nội lực dũng mãnh để đóng mở sáu căn và tiến vào giai đoạn II của Thiền định là Diệt thì phải sống độc cư một trăm phần trăm. Muốn tu hạnh sống độc cư phải tu tập ba giai đoạn: |
|||