Kính thưa quý vị Hòa thượng, Thượng tọa, Đại dức Cử nhân, Tiến sĩ, Giảng sư Phật giáo.
Kính thưa quý phật tử và độc giả. Trong các mối quan hệ giữa con người với con người, đặc biệt mối quan hệ giữa người tu sĩ với các bạn đồng tu và với mọi người, nhằm hướng đến chứng đạt mục đích cứu cánh của đạo Phật, tức tâm bất động trước mọi hoàn cảnh, đức Phật đã dạy: "Không nên nhìn lỗi người, Suốt mấy ngàn năm, lời Phật dạy rõ ràng như thế nhưng đã có mấy ai hiểu được, mấy ai biết tự nhìn nhận ra lỗi của chính mình? "Dễ thay thấy lỗi người, Tuy vậy, dù để nhận ra được lỗi của mình với bao gian truân, khó khổ, nhưng không phải là không thể nhận ra được. Vấn đề khó là có quyết tâm: muốn hay không? Giữa thế gian đầy nhiễm ô uế trược của thời vật chất dư thừa, khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, con người chìm đắm trong dục lạc thụ hưởng. Nhưng vẫn có người nhận ra được lỗi của mình, đó là cố Trưởng Lão Thông Lạc, Người đã nhận ra lỗi của mình là chạy theo một tà giáo phi Phật pháp mất quá nửa cuộc đời. Thế vẫn chưa muộn. Chúng ta hãy nghe những lời dạy của Ngài: … “Một hôm Thầy bắt chân ngồi sát bàn Phật mà không biết, đến khi xả thiền kéo chân ra đụng vào góc bàn Phật liền đó tan vỡ. Xem như giai đoạn tu tập Thiền Tông Tối Thượng Thừa đến đây là xong. Nhưng khi trở ra đời sống bình thường, không ở trong trạng thái đại định này thì Thầy thấy tâm mình còn tham, sân, si, mạn, nghi và còn mạnh hơn lúc chưa tu, nhưng tâm rất khôn khéo lý luận che đậy bằng những lời lẽ mà các sư đệ thường gặp trong kinh sách Thiền Tông và Đại Thừa như: “Tự tại vô ngại, đói ăn, khát uống, mệt ngủ liền” hoặc “Vô sở đắc” hoặc “Còn thấy tu chứng là chưa chứng” hoặc “Em là em, Phật là Phật, em không phải là Phật, Phật không phải là em…” Tu xong rồi tâm vẫn còn phiền não, bệnh đau phải đi bác sĩ, uống thuốc, không biết cách nào làm chủ sự sống chết. Tu hành chỉ có thông suốt tất cả những công án và kinh sách Đại Thừa để làm gì?, khi không làm chủ sanh, già, bệnh, chết. Thầy rất buồn nản, chẳng còn muốn sống, 10 năm tu tập trong thất rất là gian khổ chỉ có một số tưởng giải để lý luận hơn thua, thế là cuộc đời tu hành của Thầy trở thành số không. Nhập vào trạng thái không vọng tưởng thì 18 loại hỷ tưởng xuất hiện, biết chuyện quá khứ vị lai của mình của người rất rõ ràng, nhưng để làm gì đây? Để trở thành thầy bói ư! Thầy muốn chết đi là xong, muốn vào rừng tự tử cho xong một đời tu hành chẳng ra gì. Tu hành như thế này còn mang nợ của đàn na thí chủ, chẳng ích lợi gì cho ai, chỉ có nói dối lừa người. Ôi! Thật là xót xa vô cùng, phí một đời người chỉ trở thành người nói dối có kinh sách, giới luật thì vi phạm không một giới nào là không vi phạm (phạm giới trong ý). Đúng là chết quách đi cho rồi, nhưng mẹ còn sống mà chết đi là bất hiếu. Bây giờ Thầy ở trong tình trạng như muốn điên loạn, thầy lấy tập kinh Trung Bộ song ngữ (do Hòa Thượng Minh Châu dịch) ra đọc cho hết thời gian, nhưng khi đọc đến những câu: “Tác ý một tướng khác thì tướng kia bị diệt” hoặc “Quán ly tham tôi biết tôi hít vô” hoặc “Quán từ bỏ tâm tham…” hoặc “Quán đoạn diệt tâm tham...”. Đọc đến những đoạn kinh này Thầy như bừng tỉnh. Thầy áp dụng vào đời sống tu hành của mình ngay liền, Thầy không ngồi kiết già nữa vì ngồi kiết già tâm sẽ nhập vào Không Vô Biên Xứ Tưởng, Thầy rất sợ 18 loại tưởng xuất hiện, nên chỉ ngồi tựa cửa thất nhìn trời mây cây cỏ mà tác ý: “Tâm Như Đất, Ly Tham, Sân, Si Cho Thật Sạch.” Nhờ tác ý như vậy tâm Thầy lần lượt quay vào định trên thân, suốt ngày đêm Thầy không ngủ luôn luôn biết hơi thở ra, vô và cảm giác toàn thân. Chính lúc này tâm Thầy đang quán trên thân tức là Thầy đang tu tập Tứ Niệm Xứ mà không biết. Tâm định trên thân suốt sáu tháng trời khi đi, đứng, nằm, ngồi, ăn uống đều biết chỉ có một tâm đó. Một hôm trên tâm thanh tịnh đó xuất hiện Bốn Thần Túc, Thầy liền biết một cách rõ ràng, nhưng cái biết đó không phải là ý thức mà cái biết đó là thức uẩn nên Thầy dùng thần lực đó nhập bốn định Hữu Sắc và thực hiện Tam Minh. Thầy hoàn toàn làm chủ sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt luân hồi sanh tử. Thầy biết rất rõ chỉ còn một đời sống này nữa mà thôi. Tâm Thầy không còn một chút tham, sân, si, mạn, nghi nào cả. Sau sáu tháng tu tập với câu tác ý đơn giản, mà thành công vĩ đại không ngờ. Sự thành công này mở màn cho nền đạo đức nhân bản – nhân quả của Phật giáo ra đời.”… (Trích sách “Tạo Duyên Giáo Hóa Chúng Sanh”). Chỉ cần nhận ra lỗi của mình để sửa đổi rồi xoay chuyển, lánh xa tà kiến, chấp nhận chánh kiến thì con đường đến cứu cánh giải thoát nằm trong tầm tay. Như lời Phật day: "Không lỗi, lại thấy lỗi, Ai là người đến được với “cõi lành”? Ai là người mãi mãi “đi ác thú”? Vì sao vậy? Chúng ta cùng lắng lòng suy tư xem vì sao? Dù ai có những “lời khéo nói” nhưng “không làm” thì “không kết quả” bao giờ. Mời quý vị cùng đọc bài viết dưới đây với “lời khéo nói” của một vị Hòa thượng tôn túc rất đáng kính của chúng ta. Rồi theo đó suy ngẫm thêm trong những “lời khéo nói” này đó là chánh kiến hay tà kiến. Và “cái Trí của tác giả chính là cái Trí thấy được lý Vô ngã” đã đưa tác giả đến Niết Bàn chưa? Hay chỉ là: "Như bông hoa tươi đẹp, VÔ NGÃ LÀ NIẾT BÀN
Thích Thiện Siêu
Đạo Phật như một vườn hoa, mà người xuất gia là người giữ gìn, chăm sóc, cần phải biết rõ từng bông hoa... Người xuất gia là chủ vườn, chứ không phải là người ngoại cuộc, chỉ cỡi ngựa xem hoa đã vội phê phán bình phẩm đủ cách. Phật tử chúng ta là những người giữ gìn gia tài Phật pháp, phải có thái độ như thế nào đối với những người cỡi ngựa xem hoa đó? Không lẽ chỉ hùa theo sự khen chê của họ? Mặc dù biết Phật pháp mênh mông, cũng không ngoài một vị giải thoát cho nên dù chỉ học một câu kinh, tu hành một pháp môn cho thấu đáo cũng có thể hưởng được hương vị giải thoát mà không cần uống hết cả biển giáo lý. Nhưng điều cốt yếu là phải thực hành chứ không phải nói suông mà hiểu đạo được. Đạo là con đường, nhưng đi trên con đường đạo không như đi trên đường cái. Đường cái dễ đi, dễ đến, có khoảng cách rõ rệt, bao nhiêu cây số là bấy nhiêu thời gian tương ứng, có điểm khởi hành, có điểm đến hẳn hoi. Nhưng đường đạo thì không như thế. Khi bắt đầu tu gọi là khởi điểm, mà khởi điểm này cũng ở tại Tâm. Tu hành gọi là đi, cũng chỉ trong một Tâm ấy mà khi đạt đến đích giác ngộ, thì cũng ở một Tâm ấy chứ đâu khác. Thế mà tại sao đi mãi vẫn không đến? Đó chính là vì cái Ta cứ ngăn chận làm cho trễ nãi, biếng nhác, sa ngã, bước được một bước thì bị lục căn lục trần xen vào kéo lui ba bước. Muốn tinh tấn tu hành nhưng cái ngã nó xen vào và bảo: Để ta ăn cái đã, để ta ngủ cái đã, để ta coi cái đã, để ta nghe cái đã. Cái ngã chấp đó càng bành trướng càng gây tai họa. Ngã chấp của ta càng to càng dễ gây đụng chạm với cái ngã của người khác. Người khác cũng bồi bổ cái ngã của họ nên lại va chạm với ta. Ví như có một ngôi nhà rộng thênh thang mười người ở không khắp, thế mà một khi những người ở trong đó để cái Ta nổi lên thì sẽ va chạm nhau đến nỗi rốt cuộc mỗi người đi mỗi ngả, khi còn một người mà vẫn thấy chật. Đó là vì ngã chấp. Tôi lấy ví dụ để minh họa vấn đề ngã chấp này: "Ngày xưa có một linh hồn sau nhiều kiếp tu luyện, đến thiên đàng gõ cửa Thượng Đế, Thượng Đế hỏi: Thí dụ trên cho ta thấy, một ngàn năm trước tôi là tôi - còn ngã chấp, thì không vào thiên đàng được. Một ngàn năm sau, tôi là Ngài, mới vào được, vì hết ngã chấp. Vì ta với mình tuy hai mà một. Niết bàn là cái tuyệt đối không dung ngã. Niết bàn không có hạn lượng, không có nơi chốn, vì Niết bàn vô tướng - vô tướng nên rất khó vào. Muốn vào Niết bàn, ta cũng phải vô tướng như Niết bàn. Cửa Niết bàn rất hẹp, chỉ bằng tơ tóc nên ta không thể mang theo một hành lý nào mà hy vọng vào Niết bàn được cả. Cái thân đã không mang theo được, mà cái ý niệm về tôi, về ta, cũng không thể mang theo vào được. Cái ta càng to thì càng xa Niết bàn. Nên biết hễ hữu ngã thì luân hồi mà vô ngã là Niết bàn chứ không phải đòi hỏi có cái ta để vào Niết bàn. Một hôm có người đến hỏi Thiền sư Duy Khoang: Giả sử lúc đó người ấy hỏi ngài Niết bàn ở tại đâu thì chắc Ngài cũng đáp tương tự như thế, và câu đáp cuối cùng hẳn là: "Khi không còn có tâm phân biệt bận nghĩ tới ta, ngươi thì bây giờ ai hỏi Niết bàn ở tại đâu? Sao tôi không vào được? Vì đã không còn tâm phân biệt bận nghĩ tới ta, ngươi thì tức lúc ấy tâm thanh tịnh không còn vọng tưởng tham ái, tức là Niết bàn đó rồi, chứ có phải ở đâu xa mà phải tìm kiếm?" Vậy cho nên cần phải biết: Niết bàn chính là từ bỏ ba độc tham, sân, si do ngã chấp gây nên. Vô ngã là Niết bàn. Giờ phút nào cởi bỏ được ba độc, giờ phút đó là Niết bàn. Cho nên chúng ta thấy Niết bàn vừa là cái chung, vừa là cái riêng. Cái chung là ai cũng tu được, vào được. Cái riêng là chỉ ai tu người ấy đắc. Đức Phật, Ngài không bưng Niết bàn đến cho ta ngồi lên. Ngài chỉ dạy cho ta con đường tu chứng Niết bàn mà thôi. Ngài dạy: "Ai còn tham luyến (tức còn ngã ái chấp đây là của tôi, ngã mạn chấp đây là tôi, ngã kiến chấp đây là tự ngã của tôi), thời có dao động. Ai không tham luyến, thời không dao động. Ai không dao động, thời được khinh an. Ai được khinh an thời không thiên chấp (nati). Ai không thiên chấp, thời không có đến và đi. Ai không có đến và đi, thời không có diệt và sanh. Ai không có diệt và sanh, thời không có đời này đời sau, không có giữa hai đời. Đây là sự đoạn tận khổ đau". (Niết bàn - Tương Ưng Bộ Kinh 4/65, 1982) Vậy thì nói Phật độ chúng sanh là gì? Ở đây chúng ta cần phân biệt chữ "độ" và chữ "cứu rỗi". Chữ "cứu rỗi" thì chỉ cần đức tin, tin có một đấng tối cao, đấng ấy sẽ rước ta vào cõi phúc lạc của Ngài ở một nơi nào đó, nếu ta đầy đủ lòng tin. Trái lại chữ "độ", nghĩa là vượt qua, có nghĩa là làm cho chúng sanh thấy rõ rằng: chính vì bản ngã mà nổi chìm trong biển phiền não sanh tử. Vậy chỉ cần trừ cái ngã chấp thì phiền não không còn đất đứng. Khi phiền não đã trừ thì kiến hoặc, tư hoặc, vô minh hoặc cũng dứt mà vượt qua bờ giác. Khi phiền não chấm dứt thì dù bất cứ đang ở đâu, bất cứ giờ phút nào cũng là Niết bàn, không cần phải cất bước đi đến một nơi nào cả để tìm cõi Niết bàn. Bởi thế đức Phật dạy luôn luôn quán vô ngã, bốn đại, năm uẩn tạo nên thân này đều là những thứ do duyên ở ngoài kết hợp lại mà thành chứ cái thân "đồng nhứt" với cái ngã thì không thực có. Đức Phật được tôn xưng là đấng Pháp vương vì Ngài tự tại với tất cả các pháp, vào tất cả thời, xứ. Dù ở đâu Ngài cũng không bị dính mắc vào sáu trần, không bị chúng lôi kéo. Nên chúng ta phải biết, nếu chúng ta đối với một việc gì trong một thời gian nào đó mà được tự tại, không bị nó lôi kéo, chi phối, thì ta cũng đáng được gọi là vua của pháp đó, nhưng chỉ đối với một việc đó, trong một thời gian đó mà thôi, còn ở giờ khác, đối với việc khác, thì ta lại bị ràng buộc, cho nên ta không được như Phật xưng là Đấng Pháp Vương đối với toàn diện các pháp và tất cả các thời, xứ. Muốn được như Phật phải quán vô ngã luôn luôn. Quán vô ngã thì tất cả cái gọi là: phải, trái, được, thua ở đời đều là một cái duyên cho ta tu, hoặc trở thành bình thường không có gì bận tâm cả. Quán vô ngã cũng như người võ sĩ luyện thân thể cho rắn chắc. Khi chưa rắn chắc thì dễ bị quật ngã trước một tác động bên ngoài. Người tu vô ngã cũng vậy, khi chưa thuần thục còn nhiều ngã chấp thì dễ đau khổ trước một lời nói độc. Nếu khi ngã chấp tiêu bớt, thì chỉ còn thấy đau khổ sơ sơ và cuối cùng thì không còn ngã chấp thì cũng không còn chút đau khổ nữa. Nên kinh Pháp Cú nói: "Như ngọn núi kiên cố Kết luận: Cái Trí ở đây chính là cái Trí thấy lý vô ngã vậy. Cố Hòa Thượng Chơn Như – Trưởng Lão Thông Lạc đã dạy: “Nói vô ngã thì dễ nhưng thực hành vô ngã không dễ chút nào. Đạo Phật chấp nhận Vô Ngã Ác Pháp, Hữu Ngã Thiện Pháp”. Quả thực điều này khác lạ, xa vời với "Trí" của các vị được tôn xưng là “tôn túc và đáng kính”, nhưng các vị đã bị lầm lẫn đường tu theo Phật giáo Trung Quốc suốt nhiều ngàn năm vẫn không nhận ra được lỗi của mình. Ngày xưa, sau khi đức Phật thành đạo, trên đường hoằng pháp, sau một thời pháp, Ngài đã cảm hóa được ba anh em ngài Kassapa, cả ba anh em đều tôn phục và dẫn các đệ tử của mình trở về quy y với đức Phật, có tới cả ngàn người. Phải chăng thời ấy các vị ngoại đạo dễ dàng nhận ra lỗi của mình, bỏ tà theo chánh trở về đạo Phật. Ngày nay, đã mấy mươi năm Chánh pháp được dựng lại và truyền giảng. Nhưng chưa thấy có một vị "tôn túc" nào dám dũng cảm nhận ra lỗi của mình để trở về với pháp chân thật. Do vậy đạo Phật ngày nay là thịnh phát hay suy tàn dưới con mắt mọi người? Đó là điều rất đáng trăn trở của tất cả chúng ta. Trưởng Lão Thông Lạc cũng đã dạy: “Phải nhìn vạn pháp bằng cái nhìn nhân quả, không nhìn cuộc đời bằng sự đúng – sai, phải – trái, tốt – xấu…”. Điều đó thật là sâu sắc và hữu ích, nhưng thử hỏi được bao nhiêu người hiểu và thực hành đúng theo lời dạy này. Nếu hiểu và thực hành được như vậy thì Phật giáo ngày nay không còn sa lầy trong mê tín dị đoan, quay cuồng trong huyễn mộng, điên đảo tình người khiến con người sinh ra vốn khổ lại càng thêm khổ. Thế mới hay, việc nhận ra lỗi của mình và thấu hiểu cuộc đời là chằng chịt mối duyên nhân quả không phải là chuyện dễ thấy. Càng khó hơn là làm thế nào để có được “cái Trí thấy lý vô ngã”, nên cho dù “lời nói khéo” thế nào cũng chỉ là lời nói suông mà thôi.
|
|||