050-TỪ NHỮNG LỜI DẠY CỦA BẬC A-LA-HÁN - Thanh Thiện

Đạo Phật Nguyên thủy, đạo Phật Phát triển - Đâu đạo Chánh, đâu đạo Tà?
 
 
Hòn sơn - Nơi Đức Trưởng lão đã đến lần cuối 30-5-2012

           1. TÁC Ý HÃY THƯƠNG YÊU VÀ THA THỨ.

Ngài A-la-hán Thích Thông Lạc giảng dạy:

“Hãy dẫn tâm vào đạo, chứ đừng dẫn đạo vào tâm.”

Thầy Thông Lạc dạy tu sinh, thiền nghĩa là hãy dẫn dắt tâm nương theo hơi thở vào tâm bất động, thanh thản, an lạc và vô sự. Tâm không còn khổ đau. Đạo đây là đường hành pháp chơn chánh.

Đức Phật dạy cho Kàlàmà rằng: Khi con nghe thấy điều gì, con chớ vội tin và cũng đừng vội bỏ nghe con. Con hãy Chánh Kiến rõ ràng và Chánh Tư Duy cho rõ ngọn ngành. Điều đó là thiện pháp hay ác pháp. Nếu điều đó là thiện pháp thì con nên đón nhận, bởi vì thiện pháp luôn có lợi cho đời con.

Đệ tử Thanh Thiện giải nghĩa. Xin đừng vội tin, hãy đọc kỹ lời dạy tu hành của thầy Thông Lạc. Thanh Thiện đang học tập tu hành. Thanh Thiện đưa ra với thiện ý, mong độc giả cùng truy vấn qua sách của đức Trưởng Lão cho rõ nghĩa.

Hãy dẫn tâm vào đạo, chứ đừng dẫn đạo vào tâm, nghĩa là gì vậy?

Nếu hiểu nghĩa theo từ ngữ thì đạo là con đường. Có đường xấu, đường tốt. Đạo là tôn giáo. Có tôn giáo hay có tôn giáo dở. Nếu hiểu theo học đường thì sẽ bị trật đường rầy.

Trước khi giải nghĩa rõ ràng câu trên thì ta cần phải biết nguyên lý. Nguyên lý tu theo pháp Phật là tu hành trong thiện pháp. Tức là mọi hành động qua Thân, Khẩu, Ý không làm khổ mình, không làm khổ người, không làm khổ chúng sanh. Nếu hiểu được như vậy thì ta hiểu câu trên như sau:

Hãy dẫn tâm vào đạo: có nghĩa là luôn luôn dùng câu thiện pháp tác ý nhắc nhở tâm, thì giúp ta khi xử sự sẽ hành xử trong thiện pháp. Ví dụ Tác Ý: Chuyện lớn hoá nhỏ, chuyện nhỏ hoá không. Khi tâm nhớ quen rồi, lúc đụng chuyện khiến ta bực mình nổi nóng. Lúc bấy giờ ta hành xử rất đẹp và lòng ta an vui không còn nóng nảy lỗ mãng nữa.

Chứ đừng dẫn đạo vào tâm: có nghĩa là đừng để tâm khởi niệm làm ác pháp. Ví dụ thấy người kia gai mắt, bực mình, ta khởi niệm muốn tấn công họ. Bây giờ, ta tác ý Chuyện lớn hoá nhỏ, chuyện nhỏ hoá không, thì ta nguôi cơn giận ngay và không muốn sinh sự

Câu trên được giải nghĩa rõ ràng rằng luôn luôn dùng Như lý Tác ý giúp tâm ly dục ly ác pháp, tăng trưởng thiện pháp. Nên nhớ, pháp Phật là pháp tu hành, cho nên lấy thành quả của tu hành mà giải nghĩa thì không bao giờ sai

Chẳng hạn, khi đưa con đến trường, mẹ dặn con rằng: Hãy nhịn, đừng đánh lộn nghe con! Con nghe lời mẹ. Tự nhắc nhở tâm “phải nhường nhịn bạn, không được đánh lộn”. Đến lúc có bé khác đến gây sự, cháu liền tránh đi chỗ khác, hoặc thưa với cô giáo. Rõ ràng, khi nhắc nhở thiện pháp thì hành xử dẹp và bình yên. Nếu bé sinh ác tâm “đập chết nó đi”, thế là bé nhào tới đánh liền. Rõ ràng phải không? Hãy dẫn tâm vào đạo chứ đừng dẫn đạo vào tâm.

Đặc tính của phụ nữ là thường hay ghen. Nên thường xuyên tác lý nhắc tâm “Hãy thương yêu và tha thứ”. Bảo đảm trong nhà an vui hạnh phúc.

Đức Phật dạy rằng: “Thông hiểu những gì cần phải thông hiểu, dứt bỏ những gì cần phải dứt bỏ, tu tập những gì cần phải tu tập, trau dồi những gì cần phải trau dồi”.

Điều nầy minh xác rằng ta không nên quỳ lạy van xin ai cả. Ai bịnh người đó uống thuốc. Người nào tu thì hãy tự đốt đuốc lên là đi.

Trong thâm tâm mỗi người đều có 5 cái màn ngăn che: Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi, 5 tham dục Danh, Lợi, Sắc, Ăn và Ngủ, 5 uẩn Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức mà ai cũng chấp giữ là ta, là của ta, là bản ngã của ta. Từ đó tâm bị ô nhiễm và có khuynh hướng khiến tâm niệm khởi ác pháp vì quyền lợi của mình. Cho nên, một người muốn sống trong thân thiện, hoà nhả, thương yêu, thì phải dùng pháp Như Lý Tác Ý luôn nhắc nhở tâm những câu thiện pháp. Lúc bấy giờ tâm sẽ thường nhớ khởi niệm thiện pháp. Như vậy, ta sẽ xử sự hoà hoản, bình an.

Đức Phật đã dạy và nhờ ơn đức Trưởng lão Thích Thông Lạc đã diễn giảng rõ ràng pháp Như Lý Tác Ý, luôn nhắc nhở tâm hành thiện pháp, nhân loại sẽ sống trong tình thương yêu tha thứ như nước với sữa.

2. ĂN THỊT ĐỂ GÁNH BỚT TỘI CHO PHẬT TỬ?!!!

Ngài A-la-hán Thích Thông Lạc giảng dạy:

Chư tăng Nam Tông ăn thịt động vật, quả thật đáng trách!

Qua cuốn sách Đường Về Xứ Phật tập I, Ngài giảng bài kinh Jivaka (Kinh Trung Bộ tập II) Phật dạy: “Này Jivaka, Ta nói, trong ba trường hợp không nên ăn thịt động vật Thấy, Nghe và Nghi”. Thấy rõ ràng có thịt động vật, không nên ăn. Nghe người ta nói trong đồ ăn có thịt, không nên ăn. Nghi khi ngửi có mùi hôi tanh của thịt động vật, không nên ăn.

Ngài khuyên phật tử đùng tiếp tay nuôi ác tăng, làm ảnh hưởng xấu Phật giáo! Phật giáo vốn có một nền đạo đức Nhân bản – Nhân quả tuyệt vời nhứt thế gian. Vì nhân loại ăn thịt động vật là không có lòng thương yêu, sát hại tạo ra từ trường ác khiến loài người bất an.  

Song song, Tiến sĩ James Hansen, Giám đốc Viện nghiên cứu không gian Goddard của NASA Hoa Kỳ cho biết rằng: Nhân loại ăn thịt động vật đang dần đưa quả địa cầu vào hiểm cảnh. Ông gián tiếp khuyên loài người giảm việc ăn thịt động vật.  

Đức Phật dạy cho Kàlàmà rằng: “Khi con nghe thấy điều gì, con chớ vội tin và cũng đừng vội bỏ nghe con. Con hãy chánh kiến rõ ràng và chánh tư duy cho rõ ngọn ngành… Điều đó là thiện pháp hay ác pháp? Nếu điều đó là thiện pháp thì con nên đón nhận, bởi vì thiện pháp luôn có lợi cho đời con”.

Đệ tử Thanh Thiện giải nghĩa. Xin đừng vội tin, hãy đọc kỹ lời dạy tu hành của thầy Thông Lạc. Thanh Thiện đang học tập tu hành. Thanh Thiện đưa ra với thiện ý, mong độc giả cùng truy vấn qua sách của đức Trưởng lão cho rõ nghĩa.

Sở dĩ chư tăng Nam Tông ăn thịt động vật là vì họ lý luận rằng "Không thấy, không nghe, không nghi" là bởi vì trước bữa ăn, chư tăng phải quán đồ ăn bất tịnh. Muốn quán cho rõ thì phải lim dim mắt thì rõ ràng ta tưởng ra không thấy, không nghe, không nghi có thịt động vật thì ta cứ ăn.

Thêm nữa, họ quan niệm rằng: Trong thời gian tu hành, vào thời đó, tín thí cho gì Phật ăn nấy. Họ cho thịt động vật Phật cũng ăn. Phật không ăn thịt động vật sau khi Ngài chứng quả và tìm ra chân lý TỨ DIỆU ĐẾ. Họ nghĩ như vậy “đúng đấy”?!. Nhưng vì họ nghĩ đàng đầu mà không học hiểu đàng đuôi! Với tấm lòng yêu thương đại Từ, đại Bi, Phật thường dạy không được sát sanh. Vậy nên họ lý luận rằng chư tăng Nam Tông chúng tôi đâu có sát sanh? Phật tử phạm tội sát sanh, chư tăng Nam Tông chúng tôi ăn là để gánh bớt tội cho phật tử cúng dường kia mà!!!

3. THẤY LỖI MÌNH, CAN ĐẢM QUAY VỀ CHÁNH PHÁP.

Kính lời cùng quý vị Tôn túc Tăng, Ni.

Biết lỗi, nhận lỗi và can đảm nói lên sự thật là tôn chỉ hàng đầu của TĂNG NI PHẬT GIÁO.

Phật có dạy rằng: Là tăng ni Phật giáo thì phải can đảm nhận lỗi nơi chính bản thân mình, phải can đảm nói lên sự thật, bởi vì Phật giáo là đạo chân lý, là trí tuệ của loài người. Chân lý là đúng sự thật, không bao giờ thay đổi theo thời gian, không gian.

Trưởng lão Thích Thông Lạc là bậc A-la-hán xuất hiện tại Việt nam. Sự xuất hiện của Ngài là niềm hãnh diện vô biên cho hàng phật tử Việt Nam với bạn bè phật tử quốc tế, đó cũng là danh dự tỏa ngát hương thơm ngàn đời cho Tổ quốc Việt Nam. Chính Ngài đã phá tan màn u mê mê tín dị đoan đang phủ trùm khắp địa cầu, vén màn cho nhân loại cùng thấy rõ CHÁNH PHÁP NHƯ LAI, đồng thời Ngài diễn giảng rõ ràng lời Phật dạy, hướng dẫn rành rẽ những pháp tu hành đúng pháp Phật, giúp hành giả đạt mục tiêu làm chủ SINH, LÃO, BỆNH, TỬ và GIẢI THOÁT chấm dứt LUÂN HỒI.

Sự thật là sự thật, nhưng Giáo hội Phật giáo Việt Nam, hàng tăng ni Việt Nam không dám công khai đón nhận và nói lên sự thật vị A-la-hán tuyệt vời này. Mặc dù, chính họ đã về trực tiếp tiếp kiến thầy THÔNG LẠC.

Vì sao vậy? Là bởi vì:

1) Nếu họ xác nhận thầy Thông Lạc là Thánh Tăng thì hàng phật tử sẽ rời bỏ họ ra đi.

2) Nếu họ xác nhận thầy Thông Lạc là Thánh Tăng thì nồi cơm họ bị bể.

3) Chính họ âm thầm tu tập theo lời chỉ dạy cũa thầy Thông Lạc, nhưng họ không thể kham nhẫn nổi những giới hành quan trọng:  

a) Ăn mỗi ngày một cữ đơn sơ đạm bạc.

b) Ngủ mỗi ngày 04 tiếng (với người đang tu, tu xong như Thầy thì không còn ngủ nữa).

c) Không nói chuyện, không tụng niệm ê a, không tu hội hát xướng hò vè nhạc đạo.

d) Không đuợc cất giữ tiền bạc, tài sản.

e) Không nằm nệm êm giường lớn, không ở chùa to sang đẹp.  

Hầu hết họ chưa gìn giữ trọn vẹn được 10 giới của bậc Thánh Sa Di. Họ chỉ là những Cư Sĩ Trọc Đầu, mặc áo thầy tu.

4) Chính các đệ tử của họ yêu cầu họ đồng lòng lên án "MA TĂNG THÍCH THÔNG LẠC", nhưng họ sợ, bởi vì họ đã biết đức Trưởng lão Thích Thông Lạc là Bậc A-la-hán. Bởi vì thầy Thông Lạc đã thị hiện thần thông giáo hoá chúng sanh cho họ chứng kiến. Đồng thời, họ đã được thầy Thông Lạc diễn giảng đúng lời Phật dạy. Chỉ có A-la-hán mới đủ trí tuệ để giải thích rành rẽ những khúc mắc trong kinh Phật.

5) Các Viện Đại học Phật giáo trên toàn thế giới đã diễn giảng sai pháp Phật. Tăng ni và trường Đại học Phật giáo đã biến Phật giáo thành thần quyền vu vơ, thành trung tâm buôn kinh bán chữ. Đơn cử Phật dạy TỨ BẤT HOẠI TỊNH, có nghĩa là nìệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới, có nghĩa là hành giả hãy chọn lấy hoặc Phật, hoặc Pháp, hoặc Tăng, hoặc Giới ra trước mặt dùng làm đối tượng mà tu hành đúng như vậy thì chứng quả A-la-hán. Nhưng vì tu chưa chứng cho nên họ dạy cho hàng phật tử quỳ lạy, cầu nguyện van xin, cầu phước lộc thọ vu vơ nơi Phật, Pháp, Tăng, Giới. Bởi vì tu chưa chứng cho nên họ dạy sai nhiều, nhiều lắm. Quý vị cứ đọc 10 tập sách ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT thì rõ.

Từ đó, kính mời quý phật tử thân thương hãy về Tu viện Chơn Như tìm học CHÁNH PHÁP NHƯ LAI, hoặc vào mạng chonnhu.net, nguyenthuychonnhu.net, giotnangchonnhu.org

Chỉ có CHÁNH PHÁP NHƯ LAI mới thực sự giúp cho đời quý phật tử sống có ý nghĩa mà thôi.

                                                                                                 THANH THIỆN (Phật tử ở Hoa Kỳ)