- Ông A làm mà ông B chịu thì có nhằm nhò gì với tôi, tôi cứ tôi làm ?
- Hành động thiện nó có đi sanh không?
- Cẩn thận chuẩn bị tâm mình khi làm từ thiện, kẻo có lậu hoặc.
-----------
Băng Chánh Tư Duy 10 (năm 2006) của Trưởng Lão Thích Thông Lạc.
http://youtu.be/IqNTBD26FwE?list=PLC4C71E6F13629918
Cho nên về Nhân Quả nó có nhiều câu hỏi mà Thầy chưa có trả lời. Có nhiều người hỏi, một ông A làm mà ông B chịu thì có nhằm nhò gì với tôi, tôi cứ tôi làm. Bây giờ tôi làm ác, mà giờ nó sanh ra cái ông B thì ông B ông ấy chịu người ta đâm chém ổng chứ tôi đâm chém người ta có ông B ông ấy chịu, tôi đâu có lo, tôi đâu có gì đâu. Cho nên ông A làm, ông B chịu chứ đâu có gì. Ý muốn hỏi ông A làm thì ông A phải chịu chứ sao lại ông B chịu à. Nói như Nhân Quả thảo mộc như vậy, thì ông A làm, ông B chịu chứ.
Cho nên mình hiểu lầm cái chỗ Nhân Quả. Cho nên ở đây Thầy cũng không muốn trả lời một cách dài dòng, một cách khó hiểu, để thấy rằng một khi hành động làm ác của chúng ta thì cái hành động đó nó sẽ quay lại, mình phải trả cái quả ác đó, nơi thân của mình chớ không phải nơi ai. Ông A làm, ông A chịu cái quả đó. Nhưng cái từ trường của hành động ác của ông A đó, nó sẽ thành một ông B để ông B phải chịu thọ lấy cái quả mà ông ta đang làm. Thí dụ bởi vì một cái quả nó có nhiều cái nhân. Mà một cái nhân nó lên cái cây có nhiều quả, chứ nó không phải có một con người sanh ra một con người, mà đây là sanh trong Nhân Quả. Cho nên khi mà hành động ác thì hành động cầm dao cắt cổ con gà, con gà đau đớn thì cái người mà làm hành động đó, ông A làm hành động đó thì thân của ông sẽ thọ lấy quả khổ, cái đau đớn cũng như của con gà, mà không phải cái trường hợp như người ta cắt cổ ông ấy đâu, mà những cơn bệnh, những tai nạn xảy ra đến cho ổng, sự đau đớn đó, cho nên vì vậy quả đó ông không chạy khỏi. Ông A làm thì ông A không khỏi cái quả đó đâu, cái quả ác đó.
Nhưng cái hành động ông cầm con gà ông ấy cắt cổ, con gà đau đớn giãy dụa thì ông không tránh khỏi quả khổ đau đớn giãy dụa đó đâu. Nhưng cái hành động ông cắt cổ con gà, cái hành động ác đó, nó phóng xuất ra một cái từ trường. Từ trường ác đó nó sẽ tương ưng với một con gà mẹ nào đó. Cái từ trường đó nó sẽ trở thành con gà con. Từ con gà con lớn lên thì có người lại bắt con gà đó cắt cổ trở lạị, cũng như là ông cắt cổ con gà này vậy. Thì từ cái từ trường của chính ông làm ác mà sanh ra con gà đó để chịu người ta cắt cổ, cũng như từ trường ác của người khác mà hiện giờ con gà ông cắt cổ vậy. Thì cũng chính do ông mà mới có từ trường đó, mà mới có con gà. Con hiểu không? Mà cũng chính do ông mà ông phải chịu lấy những cái quả khổ, tai họa đến với ông để ông thọ lấy quả khổ cho bản thân chính ông đang sống. Cho nên ông A không chạy khỏi cái quả của ông A làm đâu. Nhưng mà ông A lại sanh ra một cái nhân, một ông B để rồi ông B phải chịu cái quả mà ông cắt cổ, thì cái ông B đó cũng chịu cái quả người ta cắt cổ trở lại. Cũng chính ông sanh ra nó, bởi vì ông là Nhân Quả, cho nên Nhân Quả đi tái sanh chớ không phải ông đi tái sanh, mà hành động Nhân Quả ông nó đi tái sanh. Con hiểu cái hành động Nhân Quả đi tái sanh, bởi vì trong quy luật Nhân Quả mà, chứ đâu phải ông đi tái sanh đâu, mà hành động Nhân Quả đi tái sanh. Cho nên vì vậy hành động Nhân Quả thì ông phải thọ lấy quả khổ bản thân ông, ông A làm ông A phải chịu. Nhưng hành động ác của ông, đâu phải chỉ có ông chịu là thôi đâu, mà còn sinh ra một con gà để họ cắt cổ trở lại chớ.
Cho nên vì vậy các con thấy quy luật Nhân Quả mà Thầy không trả lời. Có nhiều người họ hỏi câu hỏi đó ở trên mạng chứ không phải không, được Thanh Trí in ra đưa cho Thầy đọc, và trong hòm thơ mà gửi cho Thầy, Thầy cũng được đọc câu hỏi đó. Ông A làm mà ông B chịu thì như vậy tôi cứ làm chứ ăn thua gì tôi. Nhưng mà không ngờ những con vật đang đau khổ, lăn lộn, trong lòng Từ của mình thấy giãy dụa đau. Tại sao chúng ta là con người mà chúng ta không thương. Không thương như vậy mình có thương mình không? Mà chính cái từ trường đó của mình sanh ra mà, sanh ra để mà bây giờ người khác cắt cổ, hoặc là mình đang cắt cổ. Mình không thấy điều đó. Cho nên Đạo Phật mới có Tứ vô lượng tâm, tâm Từ, tâm Bi, tâm Hỷ, tâm Xả. Cho nên chúng ta xét thấy sự đau khổ của loài vật khác chính là sự đau khổ của bản thân chúng ta. Như vậy mới là người tu theo Đạo Phật chứ, mới đúng nghĩa của nó Nhân Quả chớ.
Nhân Quả nó bao giờ cũng phủ trùm tất cả mọi vật, điều khiển tất cả mọi vật, quy luật của nó mà. Cho nên mình sung sướng, ở trong sung sướng của mình là cái nỗi khổ của kẻ khác, của người khác, của vật khác. Cho nên học Nhân Quả, những bài luận về Nhân Quả. Thật sự ra nếu mà Thầy cho mấy con để mà Thầy viết cho mấy con để mà cái bài đạo đức nhân bản nhân quả, mấy con mới viết một đoạn thôi chứ chưa hết mà mấy con. Biết bao nhiêu mấy con kể trong đạo đức nhân bản nhân quả không. Nó là bộ sách mà Thầy sẽ viết là hai mươi mấy tập chứ đâu có ít. Như vậy là Thầy chỉ cho gợi ý cho mấy con, mấy con mới viết một đoạn thôi. Mỗi người viết một đoạn về đạo đức nhân bản nhân quả. Chứ chưa xong đâu, đạo đức nhân quả mấy con viết còn cả năm chưa hết, chứ không phải chuyện, bởi vì rất nhiều.
À bây giờ Thầy nói để cho mấy con thấy được quy luật của Nhân Quả là như vậy. Không phải con người chúng ta chỉ sanh ra một người đâu, nó sanh ra muôn vật, nó sanh ra đủ loài hết. Nghĩa là hành động chúng ta ác chỗ nào là nó sẽ sanh. Rồi có người hỏi Thầy hành động thiện nó có đi sanh không? Mấy con phải hiểu chứ, hành động thiện làm sao sanh. Tại sao nó không sanh, mấy con. Bởi vì bây giờ cái hành động thiện nó không sanh, tại vì nó không tương ưng được. Bây giờ nó vô lậu mà, nó làm sao nó sanh. Bây giờ hành động thiện là Thầy khởi lòng thương yêu, thấy người ta giết con gà, đang cắt cổ con gà, Thầy thương yêu, thì hành động đó nó đi sanh nữa à? Nó sanh ra nó làm cái gì mấy con? Để nó sanh nó thương yêu à? Nếu nó thương yêu thì trên thế gian này ai giết con vật đâu. Có phải không. Cho nên từ trường thiện nó sẽ biến thành ở trong vũ trụ, nó sẽ thành mưa thuận gió hòa cho mấy con sống. Nó không có sanh làm loài vật, bởi vì sanh làm loài vật phải có thiện, có ác, có khổ rồi. Mà bây giờ lòng thương chúng ta có khổ không? Mình thương con vật người ta đang giết, mình thấy xót xa mình đau đớn, và lòng từ mình không bao giờ đụng chạm đến sự hạnh phúc của loài chúng sanh, thì cái từ trường đó sanh ra đâu? Cái từ trường nó sẽ phóng xuất ở trong sự sống của chúng ta, ở trong bầu khí quyển của chúng ta chứ đi đâu, thì như vậy nó quân bình được thời tiết, khí hậu ôn hòa làm cho chúng ta sống cởi mở. Cho nên lòng Từ của mấy con càng phóng xuất bao nhiêu thì cuộc sống các con bình an bấy nhiêu. Thậm chí như lòng Từ đó, mọi người đều có lòng Từ đó thì loài vật ở trên hành tinh này không bị giết chóc, thì lòng Từ đó mưa thuận gió hòa, lúa không cấy nó vẫn lên cho mấy con sống, cây không trồng nó vẫn tốt cho mấy con ăn. Nó đủ cái cho mấy con ăn, bởi vì cái lòng Từ của mấy con mà. Sự thương yêu đó nó sẽ che chở và bao bọc mấy con trên cuộc sống của mấy con hoàn toàn. Mấy con không ngờ trước đôi mắt của người Tam Minh, người ta thấy rất rõ, nó không tái sanh.
Còn bây giờ cái hành động ác của mấy con, nó phải tái sanh, tái sanh để trả cái quả ác. Còn lòng Từ nó trở thành bầu khí quyển chúng ta rất là an lành, để đem lại sự sống chúng ta bình an. Có phải đúng không, Nhân Quả mà. Luật Nhân Quả nó rõ ràng, chứ đâu nói bây giờ tôi làm thiện nó đi sanh con người, mà đã con người thì làm sao có thiện được trong đó, mấy con? Đã con người là mang cái Nghiệp này là nó có khổ đau, mà có khổ đau là phải ác chứ làm sao mà sanh làm con người mà thiện thì làm sao có được cái khổ đau đó? Cho nên nó phải trở thành một cái từ trường của vũ trụ, nó đem lại sự bình an cho chúng ta, mưa thuận gió hòa. Nó không bao giờ có động đất, không bao giờ có núi lửa, không bao giờ có sóng thần. Các con hiểu điều đó. Cho nên vì vậy những cái thiện mà chúng ta sống được lòng Từ, Bi, Hỷ, Xả của Đạo Phật thì xã hội này đẹp biết bao nhiêu. Cho nên nếu không có Từ, Bi, Hỷ, Xả thì làm sao có đạo đức nhân bản nhân quả? Bởi vì đạo đức nhân bản nhân quả, sống không làm khổ mình khổ người là phải có Từ Bi, phải có Hỷ Xả chớ. Các con hiểu. Bởi vì nói đến đạo đức nhân bản nhân quả, không làm khổ mình khổ người là người ta nghĩ ngay đến Tứ vô lượng tâm, người ta nghĩ ngay đến lòng thương yêu.
(Tu sinh) Bạch Thầy, vậy Thầy giảng luôn thiện hữu lậu …
(Trưởng Lão) (08:36) Cái thiện hữu lậu là cái thiện còn đau khổ. Như chúng ta đem đồ ăn thức uống cho một người khác, làm một điều lành cho người khác. Cái thiện mà con hỏi về cái thiện hữu lậu, phải không con? Con mà có cái tâm làm thiện hữu lậu, nó sẽ đem lại sự bình an cho chính hành động thiện của con thôi, nhưng trong hữu lậu nó có cái khổ trong đó. Đã nói hữu lậu là có lậu mà. Con làm cho người ta an ổn, nhưng người ta chửi con đó, mà trong khi đó con có phải là Thánh không, hay là con buồn phiền? Nếu con buồn phiền thì lòng thiện của con trở thành số 0, cho nên nó hữu lậu.
Cho nên bây giờ con bố thí, con như ông Cấp Cô Độc con bố thí như vậy. Ờ, bây giờ ông làm vua, ông có tiền vàng bạc nhiều đi nữa, ông cũng khổ chứ làm sao không khổ. Bây giờ Thầy nói, người nào ở trên thế gian này, dù có tiền bao nhiêu đi nữa, họ cũng vẫn khổ, trừ ra cái người vô lậu người ta mới không khổ nữa thôi. Nó vô lậu nó mới hết. Cho nên làm việc từ thiện mà thiện của Đạo Phật là không làm việc từ thiện gì. Chỉ duy nhất có cái tâm thanh thản an lạc vô sự mới là thiện vô lậu. Nghĩa là thương thì thương tất cả chúng sanh, thương là xả cái tâm của mình. Không để những cái tâm phiền não dính mắc ở trong cái tâm của mình. Thương tất cả chúng sanh, thấy đau khổ chúng ta không nỡ giết, từ đó nó phóng xuất từ trường đó, nó trở thành sự an ổn.
Còn con bây giờ, con làm việc từ thiện, con mang gạo thóc con cho người khác. Người khác có chửi mắng gì con thì con đừng có buồn gì hết, từ trường thiện nó sẽ phóng ra. Nó làm cho gạo lúa đầy đủ, cho những người làm thiện đó sẽ được đầy đủ, không có gì mất. Nó cũng là hữu lậu, chứ có gì con, nhưng mà nó thiện, cho nên nó thiện nó cũng không đi tái sanh đâu. Nhưng nó có cái quả của nó, là vì hữu lậu cho nên con làm mà con thiếu chút xíu, mấy người đó, thay vì con cho người ta bịch gạo, thêm được chục gói mì, còn bà này cho có 3 gói. Bà này bà không chịu được: sao người kia nhiều, tôi ít vậy. Thì con bực, bây giờ nó hết rồi, chứ phải còn thì tôi cho. Con bực con trả lời vậy thì cái hữu lậu của con nó có lậu rồi ! Cái tâm phàm phu của họ, tâm ác của họ mà, ít chút họ không chịu đâu, họ phân bì với nhau. Mà họ phân bì với nhau, nó bực mình con. Đem cho họ mà họ vậy, mai mốt tôi không muốn cho nữa. Thì như vậy mình mất từ thiện hết rồi. Con hiểu không.
Cho nên vì vậy khi làm từ thiện mình phải chuẩn bị tinh thần của mình, im lặng như Thánh. Mình phải hiểu được tâm trạng của con người tham. Nếu trong khi mà thiếu hụt, mình còn ít mình cho họ thì họ nói gì nói, mình vui vẻ chấp nhận, thì cái từ thiện đó sẽ phóng xuất từ trường. Nó là vô lậu rồi, đó con, nó không bị cái lậu hoặc, thì nó trở thành vô lậu. Mà trở thành vô lậu thì nó phóng xuất từ trường bảo vệ môi trường sống, thời tiết của chúng ta sẽ ôn hòa. Mà được mấy người làm việc từ thiện mà nó không buồn phiền đó đâu, nó khó lắm.
Thầy nói như vậy đủ biết mấy con. Từ cái chỗ đó, mình đem cho người ta, mà người ta nói: sao lại không công bình như thế này, cho người nhiều người ít. Nội cái cho trước, cho sau họ cũng không chịu chứ đừng nói. Đó là cách thức như vậy. Do đó, mình vui vẻ, mình làm việc từ thiện, mình vui vẻ. Mình bố thí mình vui vẻ, chuyện đó không có giận hờn gì hết, thì cái từ trường thiện của mình sẽ phóng xuất ra trên không gian. Nó làm cho thời tiết của chúng ta rất ôn hòa, bởi vì nó đâu còn có tái sanh luân hồi nữa. Còn nếu mà con sùng lên, con giận lên, thì bắt đầu nó đi tái sanh luân hồi, nó thành thằng nhóc nào đó, nó đi ăn trộm ăn cắp. Nó tức tối quá. Vì cái tâm tham của người kia, cho nên nó tương ưng nó sanh ra, nó thành kẻ đói khổ. Không ngờ là mình tức nó sanh ra một đứa trẻ đói khổ rồi. Con hiểu chỗ đó chưa?(12:23)