Trích băng 26C lớp Chánh Kiến năm 2005-2006 của Trưởng lão Thích Thông Lạc
Link youtube: http://youtu.be/SzjtVTrzgLo?t=25m24s
(25:17)
Về cái Nhân Quả của cái chùm Nhân Quả của gia đình của mình, là cái Nhân Quả của quá khứ, chớ không phải là hiện tại. Còn Nhân Quả hiện tại, con làm một điều ác, nó sanh ra những người làm ác mà thọ chịu lãnh cái quả khổ của nó trong cái hành động ác của con. Cái Nhân Quả để mà tái sanh thành một cái duyên của Nhân Quả sau này đó, là cái chùm Nhân Quả của mình. Sau khi con bỏ thân, thì những từ trường mà còn lại cuối cùng để tái sanh cho con, thì cái từ trường đó hoàn toàn là nó sẽ thành ra cái môi trường sống, xung quanh đó là những người mà con sẽ quen biết như cha, mẹ, anh em, chị em ruột thịt. Đó là cái môi trường của Nhân Quả thuộc về cái Nhân Quả của khi mà con bỏ thân này nó thành cái nền tảng Nhân Quả của kiếp sau.
Còn cái Nhân Quả hàng ngày của con đó, Nhân Quả đó để trả vay vay trả những cái quả. Thí dụ như con ăn thịt gà, thì cái hành động mà con giết gà, con nấu cháo thế này kia, con làm cái này kia, rồi con ăn uống, hành động ác đó nó thành cái từ trường nó đi sanh làm những con gà. Nó luôn luôn có những cái quả đó. Cũng như một cái trái mít, một cây mít nó ra nhiều trái. Rồi trái mít đó có nhiều hột nó đang lên. Trong khi con đang sống, nhưng mà nó có những cái quả của con rồi. Nhưng cái quả đó trả cái Nhân Quả thiện ác của con thôi. Con hiểu không. Còn cái Nhân Quả cuối cùng, gọi là Cận Tử Nghiệp đó, con hiểu Cận Tử Nghiệp chưa. Cận Tử Nghiệp đó là môi trường Nhân Quả cho con để con tiếp tục trong những cái hành động thiện ác của con nó huân lại, nó thành những người kế tiếp, nó ở trong môi trường những người thân quyến thuộc của mình để trả vay. Chẳng hạn mình muốn cái gì đó, họ cản trở làm cho mình buồn tức, đó là Nhân Quả trả vay. Còn mình muốn cái gì họ giúp đỡ họ an ủi họ sách tấn mình, làm cho mình thích thú, đó là Nhân Quả thuận. Thuận duyên với nghịch duyên. Người đó cứ thương mình mà mình cứ phá hoài người đó à, thí dụ như đứa con nó phá của cải lắm, mà cha mẹ cứ thương đứa đó, bao giờ cũng dồn cho đứa đó, tức là nợ nó. Đó là cái chùm Nhân Quả, nền tảng nợ vay nó hiện qua một cái Cận Tử Nghiệp.
Còn cái kia là Nhân Quả của từng cái phút giây mà chúng ta tạo những cái ác để nó thành những Nhân Quả để trả vay những hành động ác thiện của chúng ta. Các con hiểu không, cái Nhân Quả. Cho nên con thấy tuy rằng một cây xoài nó ra nhiều quả, nhưng có những cái quả con thấy nó lên nó ra cái trái của nó, cái đặc tính của nó gần như trái mẹ của nó. Nhưng có trái xoài nó lên cái cây, nó ra trái xoài lại lai đi, nó chua hơn. Con thấy không, nó ra cái ác hay cái thiện của nó, tức là những điều kiện đó suốt trong quá trình con người sống nó đều có Nhân Quả của nó. Nó không phải một cái hạt, cái nhân không mà nó có nhiều nhân ở trong đó.
Và cuối cùng cái Cận Tử Nghiệp đó, là cái người đó, cũng là cái Nhân Quả chứ không phải người đó có linh hồn đi tái sanh đâu, cũng là Nhân Quả nhưng mà Nhân Quả Cận Tử Nghiệp. Cái người đó sắp chết rồi. Bởi vì con thấy cái cuối cùng của cuộc sống của chúng ta nó cũng nằm trong các hành động thân miệng ý của họ. Bây giờ con còn trẻ, con làm các điều ác thì nó có các Nhân Quả nó cũng tiếp tục nó sanh rồi, nó thọ lấy những cái khổ rồi. Nhưng mà khi gần chết, con rên la, con lăn lộn. Cái mà rên la lăn lộn đó nó sẽ tương ưng với ai đó. Cái từ trường rên la lăn lộn đó là cái Cận Tử Nghiệp của con. Khi con tắt thở thì cái Cận Tử Nghiệp đó tương ưng với cái chùm Nhân Quả của nó rồi, nó sanh lên cái chỗ đó, nó thành ra coi như những người thân cha mẹ của mình, anh em ruột thịt của mình, dòng họ của mình, trong một chùm đó để mình sống gần. Nó có cái nghịch thuận để nó trả vay với nhau chứ nó không có gì khác hơn hết. Cho nên đứng ở góc độ đó mình biết cái Cận Tử Nghiệp và cái Nghiệp chưa phải cận tử. Bởi vì Nghiệp đi tái sanh mà, cái Nghiệp là cái thói quen, cái ác pháp hành động của mình tiếp tục đi tái sanh. Bây giờ mình làm ra thì nó tiếp tục đi tái sanh chớ nó không có đi đâu hết. Nó tương ưng rồi, nó tái sanh. Còn cái Cận Tử Nghiệp là khi mình bỏ cái thân này, không còn thân này nữa, tức là mình chấm dứt, thân này không còn làm điều thiện điều ác, bởi vì nó hoại diệt rồi. Nó chấm dứt, nó hết cái hành động thiện ác của thân này rồi, đó gọi là Cận Tử Nghiệp. Cận Tử Nghiệp trước khi nhắm mắt con chết nó có hành động thiện ác của nó chứ không phải là không. Bởi vì con đường Nhân Quả, con thấy từ khi tôi sanh ra đến khi tôi chết, luôn luôn tôi làm những hành động thiện ác chứ không có gì khác, cho đến giờ chết tôi cũng còn cái thiện ác đó.
Cho nên đâu phải những trái mít cuối cùng đó nó mới lên cái hột của con, mà những trái mít đầu tiên đâu có nghĩa là nó chờ cho tới cuối cùng con chết nó mới sanh đâu. Nhưng mà những trái mít đó hiện giờ sanh để nó trả cái quả khổ đau mà do chính con làm. Còn giờ Cận Tử Nghiệp là cái thân hiện tại con nó sẽ hết, nó cuối cùng không làm Nhân Quả nữa, bởi vì nó chết rồi nó không làm nữa. Mà nó không làm nữa, cái Nhân Quả trước khi chết, cái đó nó bắt đầu tiếp tục nó sanh. Đó cái môi trường đó thành môi trường thân nhân của chính cái Cận Tử Nghiệp đó, còn cái kia, những người thân của nó, nó cũng tái sanh nó làm con người đi, nhưng mà nó trả cái quả đó là nó cũng tương ưng với những người khác, nó cũng giống nhau như vậy. Nhưng mà khi mình bỏ thân này rồi cái Cận Tử Nghiệp đó trở thành nền tảng những người thân, cuối cùng đó mình phải gặp cái Cận Tử Nghiệp đó. Nhưng mà từ cái chỗ đầu tiên cho đến cái chỗ Cận Tử Nghiệp cuối cùng nó vẫn là Nhân Quả. Nhưng mỗi hành động thiện ác nó nằm ở trên cái từ trường, cái nền tảng Nhân Quả thiện ác, nó cũng có cha mẹ dòng họ, nó sanh ra con gà thì nó cũng có cha mẹ của con gà, rồi cái môi trường đó, hoặc là con gà của nông dân nó thả đi rộng rãi, nó bươi chỗ này chỗ kia nó ăn, còn con gà công nghiệp nó nhốt ở trong cái lồng như vậy thì nó không có rộng rãi. Do nó tương ưng, cái môi trường nó sống trong cái công nghiệp, vì vậy nó nhốt ở trong cái lồng. Nó bỏ gạo thóc nước cho con gà cứ ở trong đó cứ luấn quấn mà ăn thôi. Cho nên con gà này nó khổ sở như con gà bị nhốt tù. Con hiểu không. Còn con gà mà cuối cùng mà nó sanh, nếu mà con còn ăn thịt gà nó sanh, mà giờ phút cuối cùng con sắp sửa chết rồi. Tao bây giờ tao thèm thịt lắm, tụi bay cho con gà tao ăn tao chết là tao mới vui, chứ bây giờ không có con gà, tao chết tao thèm lắm. Bắt đầu con cái nó cắt cổ con gà đem làm thịt cho ông này ông ăn. Ăn vừa rồi ông ngáp cái ông chết, thì đó ông sẽ thành con gà, mấy con. Con hiểu không, mà con gà này nó lại tương ưng với cái môi trường của nó là con gà của ông nông dân, cho nên vì vậy mà trời ơi, nó đi rộng rãi, nó ăn nó bươi chỗ này, nó phá chỗ kia. Cho nên Nhân Quả của nó là bị mấy thằng con nó lấy cái cây nó phang, còn con gà công nghiệp không bị phang. Con hiểu không, cái đó là môi trường của nó mà. Cho nên nó bị phang, hoặc bị đuổi, hoặc là ba con chó nó gí nó cắn quá trời. Con hiểu chỗ đó, tại vì môi trường của Nhân Quả đó nó như vậy, từ trường nó như vậy cho nên cái nền tảng như vậy nó sống (32:12).
Còn con gà công nghiệp nó trả cái quả, bây giờ hồi con còn sống, con chưa có chết, chưa phải Cận Tử Nghiệp mà, cho nên vì Nhân Quả đó, nó sẽ tương ưng với sự ăn thịt của con để nó trả cái hành động ác của con thành con gà. Người ta nhốt ở đó, người ta nuôi rồi người ta đem ra làm thịt thôi. Cho nên nó không được chạy, mà chó nó không có gí, người ta cũng không bị phang. Nhân Quả của nó, nó tương ưng nó phải đúng cái chỗ đó. Đó là vấn đề Nhân Quả của những người thân thuộc mình, là cái nền tảng Nhân Quả trong cuộc sống của chúng ta. Nó trở thành cái nền tảng đó, nhưng mà nhất là cái Cận Tử Nghiệp (32:50).
----------
Mục lục các bài viết khác có cùng chủ đề Nhân Quả: