Trích băng 14, lớp Chánh Kiến, năm 2005 của Trưởng Lão Thích Thông Lạc.
(12:03)
Mặc dù tuổi trẻ khi mà có khả năng viết lách thì có cái ngã rồi. Ai cũng vậy, nhưng mà có bên Thầy thì chắc chắn cái ngã đó sẽ lần lượt Thầy sẽ tìm cách diệt cái ngã chứ không phải để cái ngã đó. Thầy biết người nào tuổi trẻ cầm cây bút khi viết được chút ít rồi, hoặc là có sự nâng đỡ của Thầy rồi thì bao giờ họ cũng có cái ngã. Họ muốn viết thì họ viết, họ muốn diễn tả cái tư tưởng của họ khi mà tức bực hoặc là khi họ tu tập, làm được những công việc đó. Họ có cái khả năng, tức là họ có cái ngã rồi. Nếu mà tu tới nơi tới chốn thì cái ngã nó diệt. Tu không tới nơi tới chốn thì cái ngã sẽ bùng phát lên. Bây giờ, người nào cũng vậy, khi mà Thầy thấy được Thầy trang bị cho họ, họ có cái khả năng, mà không có trang bị cho họ cái sức xả tâm, tức là cái ngã họ tăng lên, cho nên có những hành động làm cho người ta không ưa.
Người ta thấy nó có cái ngã, và đồng thời khi thấy cái người đó có khả năng hơn mình một chút thì mọi người lại đâm ra nghi kỵ, ghét. Đời nó rất khó, mấy con. Cho nên vì vậy các con tu hành, các con chết vì cái tâm của mình. Khi mình thấy một người bạn mình giỏi hơn, tu hay hơn. Trong khi đó mình cố gắng mình vươn theo mình tu, chứ đừng có khinh dễ, đừng có cái vẻ không ưa, ghét - thì cái đó là cái đời phàm phu, cái tâm phàm phu, không phải người tu. Và có điều gì sai của người đó mình tìm thấy thì mình nên đừng có nói cho ai hết. Mình nói cái sai của người khác, tức là mình xấu đó. Nhưng mình trình cho Thầy, "con thấy như vậy không biết có đúng không, xin Thầy xét lại để Thầy giúp chị ấy, hoặc là cô ấy, để cho cô ấy được tốt hơn". Đó là cái sự thành thật của mình.
Khi mình thấy người ta có cử chỉ như vậy, mình bắt đầu mình nói người này, mình nói người kia để 3, 4 người, 5, 10 người chịu ảnh hưởng lời nói mình. Trước kia, có thiện cảm với người đó lắm, nhưng mà sau khi một người nào nói rồi, bắt đầu thấy ghét người đó à. Thế là con người của mình luôn luôn chịu ảnh hưởng. Khi người ta vạch ra cái gì xấu của người khác thì mình luôn luôn chẳng biết người đó có xấu như vậy không, nhưng mà mình bị ảnh hưởng, rồi mình xu hướng theo, xu hướng theo cả đám hết. Thành ra cái đó chúng ta là người tu, đừng để bị ảnh hưởng bởi điều đó.
Cho nên trong một tập thể nào mà đông người thì nó chia manh, chia mún ra như vậy là do cái chỗ mà chịu ảnh hưởng nhau. Cho nên chúng ta là người phải đứng trung gian, khách quan nhìn, chứ đừng có nghe ai hết. Người ta nói xấu người đó chưa hẳn là người đó xấu, mà chính là lời ly gián. Người ta nói người đó tốt chưa hẳn là người đó tốt mà mình phải xem xét về đức hạnh của người đó, mới thấy đúng giá trị của họ được. Nếu mọi người mình đẩy người ta đi vào cái góc độ thiếu đạo đức, góc độ đau khổ, biến người ta trở thành người vô đạo đức, buộc lòng người ta phải có sự phản kháng chống lại. Có sự phản kháng chống lại bằng cách này, bằng cách khác, thành ra người ta thực hiện qua ngôn ngữ, qua hành động theo cái ý của người ta. Do đó biến người ta trở thành người ác. Thì cũng chính hoàn cảnh xã hội mà biến dần người thiện trở thành người ác. Và chúng ta là người tu thì không nên làm điều đó.
Thầy tiếc rằng trong cuộc đời tu hành mà sao có nhiều người, tại sao chúng ta tu để xả tâm mà chúng ta không biết xả tâm mình trong đó. Cho nên Thầy thường nhắc mấy con 'hãy thương yêu nhau, hãy đùm bọc nhau, hãy nắm chặt bàn tay nhau mà thương nhau". Khi một người lỗi,mình không đủ khả năng khuyên người bạn mình thì nên nói với Thầy, đừng nói với một người thứ 2, thứ 3 về cái lỗi lầm của người đó, mà chỉ có nói với Thầy mà thôi. Thầy là con người biết thương người, Thầy là con người biết cách để tìm cách khắc phục, để giúp cho người bạn mình trở thành người tốt. Các con nên nói lại với Thầy hơn là nói lại với người khác, nói với người khác tức là mình nói xấu người đó hoặc là mình tìm cách ly gián người đó với người khác. Do đó mình có lỗi, mấy con. Cho nên trong cuộc đời học đạo thì không bao giờ nói xấu một người khác, không bao giờ phỉ báng người khác trước mặt mọi người, không bao giờ nói xấu người khác trước mặt mọi người . Người ta làm điều gì thì mình không được quyền nói điều đó ra, nhất là nói trước mọi người. Bởi vì cái chuyện đó mình biết chắc mình hiểu đúng không? Nếu không hiểu thì mình mạt sát người ta trước đám đông để làm gì, có ích lợi cho mình không?
Cho nên trong vấn đề tu học, dè dặt cái ngôn ngữ cho nhiều để cho mình học cho được Đạo đức làm người về ngôn ngữ. Như bộ Giới luật Tỳ kheo tăng, Tỳ kheo ni đó, tức là Văn hóa truyền thống tập 2, thì Đức Phật có dạy về ngôn ngữ. Nói lời ly gián, Đức Phật cũng nói cho mình biết. Lời nói đem lại hạnh phúc cho người khác, Đức Phật cũng nói về lời nói, dạy mình về đạo đức, giới luật, đức hạnh về lời nói nhiều lắm. Cho nên chúng ta học rồi, chúng ta đừng quên những lời Đức Phật dạy. Đó là hạnh phúc của mình và hạnh phúc của người. Cho nên lời nói rất là khó lắm mấy con. Vì vậy mà nhiều khi mấy con viết một bức thư như thế này, rồi mấy con đưa người kia rồi nói người đó là vậy vậy, coi chừng sai rồi mấy con. Coi chừng mình sai rồi, đừng nói điều đó. Chỉ duy nhất có nói với Thầy mà thôi. Thầy là một người cha chung cho mấy con. Nói cái điều đó để cho người cha hướng dẫn các con, để cho anh chị em mình sẽ là người tốt. Đừng nói người khác. Nếu mà các con nói người khác, thì người khác họ là cái người xấu, họ lại nói nhiều người nữa. Làm cho người khác, rõ ràng là người ta có tội, có lỗi, thì người ta bị nhiều người khác chê thì người ta tội. Mà người ta không tội lỗi mà mình nói như vậy làm cho mình và người khác thêm tội lỗi, là nói vu khống, nói oan người ta.
(18 :08) Nghi ngờ là một điều sai trái trong đạo Phật. Bởi vì ngũ triền cái, tham sân si mạn nghi Đạo Phật dạy, thì Nghi, các con thấy cái đó là nguy hiểm nhất cho chúng ta. Mình chưa biết chắc, tức là mình phải nghi, mà mình nghi coi chừng mình nói, mà mình nói coi chừng tội lỗi đó mấy con. Cho nên cuộc đời tu hành của chúng ta phải hiểu biết rất nhiều, mà sự hiểu biết rất nhiều đó là phải tu định vô lậu (18:28).
----
Link: http://youtu.be/vB33K_4_lxE?t=12m3s
(*): tiêu đề do người chép băng đặt ra