Đang cập nhật
Trích băng 14, lớp Chánh Kiến, năm 2005 của Trưởng Lão Thích Thông Lạc.
(12:03)
Mặc dù tuổi trẻ khi mà có khả năng viết lách thì có cái ngã rồi. Ai cũng vậy, nhưng mà có bên Thầy thì chắc chắn cái ngã đó sẽ lần lượt Thầy sẽ tìm cách diệt cái ngã chứ không phải để cái ngã đó. Thầy biết người nào tuổi trẻ cầm cây bút khi viết được chút ít rồi, hoặc là có sự nâng đỡ của Thầy rồi thì bao giờ họ cũng có cái ngã. Họ muốn viết thì họ viết, họ muốn diễn tả cái tư tưởng của họ khi mà tức bực hoặc là khi họ tu tập, làm được những công việc đó. Họ có cái khả năng, tức là họ có cái ngã rồi. Nếu mà tu tới nơi tới chốn thì cái ngã nó diệt. Tu không tới nơi tới chốn thì cái ngã sẽ bùng phát lên. Bây giờ, người nào cũng vậy, khi mà Thầy thấy được Thầy trang bị cho họ, họ có cái khả năng, mà không có trang bị cho họ cái sức xả tâm, tức là cái ngã họ tăng lên, cho nên có những hành động làm cho người ta không ưa.
Người ta thấy nó có cái ngã, và đồng thời khi thấy cái người đó có khả năng hơn mình một chút thì mọi người lại đâm ra nghi kỵ, ghét. Đời nó rất khó, mấy con. Cho nên vì vậy các con tu hành, các con chết vì cái tâm của mình. Khi mình thấy một người bạn mình giỏi hơn, tu hay hơn. Trong khi đó mình cố gắng mình vươn theo mình tu, chứ đừng có khinh dễ, đừng có cái vẻ không ưa, ghét - thì cái đó là cái đời phàm phu, cái tâm phàm phu, không phải người tu. Và có điều gì sai của người đó mình tìm thấy thì mình nên đừng có nói cho ai hết. Mình nói cái sai của người khác, tức là mình xấu đó. Nhưng mình trình cho Thầy, "con thấy như vậy không biết có đúng không, xin Thầy xét lại để Thầy giúp chị ấy, hoặc là cô ấy, để cho cô ấy được tốt hơn". Đó là cái sự thành thật của mình.
Khi mình thấy người ta có cử chỉ như vậy, mình bắt đầu mình nói người này, mình nói người kia để 3, 4 người, 5, 10 người chịu ảnh hưởng lời nói mình. Trước kia, có thiện cảm với người đó lắm, nhưng mà sau khi một người nào nói rồi, bắt đầu thấy ghét người đó à. Thế là con người của mình luôn luôn chịu ảnh hưởng. Khi người ta vạch ra cái gì xấu của người khác thì mình luôn luôn chẳng biết người đó có xấu như vậy không, nhưng mà mình bị ảnh hưởng, rồi mình xu hướng theo, xu hướng theo cả đám hết. Thành ra cái đó chúng ta là người tu, đừng để bị ảnh hưởng bởi điều đó.
Cho nên trong một tập thể nào mà đông người thì nó chia manh, chia mún ra như vậy là do cái chỗ mà chịu ảnh hưởng nhau. Cho nên chúng ta là người phải đứng trung gian, khách quan nhìn, chứ đừng có nghe ai hết. Người ta nói xấu người đó chưa hẳn là người đó xấu, mà chính là lời ly gián. Người ta nói người đó tốt chưa hẳn là người đó tốt mà mình phải xem xét về đức hạnh của người đó, mới thấy đúng giá trị của họ được. Nếu mọi người mình đẩy người ta đi vào cái góc độ thiếu đạo đức, góc độ đau khổ, biến người ta trở thành người vô đạo đức, buộc lòng người ta phải có sự phản kháng chống lại. Có sự phản kháng chống lại bằng cách này, bằng cách khác, thành ra người ta thực hiện qua ngôn ngữ, qua hành động theo cái ý của người ta. Do đó biến người ta trở thành người ác. Thì cũng chính hoàn cảnh xã hội mà biến dần người thiện trở thành người ác. Và chúng ta là người tu thì không nên làm điều đó.
Thầy tiếc rằng trong cuộc đời tu hành mà sao có nhiều người, tại sao chúng ta tu để xả tâm mà chúng ta không biết xả tâm mình trong đó. Cho nên Thầy thường nhắc mấy con 'hãy thương yêu nhau, hãy đùm bọc nhau, hãy nắm chặt bàn tay nhau mà thương nhau". Khi một người lỗi,mình không đủ khả năng khuyên người bạn mình thì nên nói với Thầy, đừng nói với một người thứ 2, thứ 3 về cái lỗi lầm của người đó, mà chỉ có nói với Thầy mà thôi. Thầy là con người biết thương người, Thầy là con người biết cách để tìm cách khắc phục, để giúp cho người bạn mình trở thành người tốt. Các con nên nói lại với Thầy hơn là nói lại với người khác, nói với người khác tức là mình nói xấu người đó hoặc là mình tìm cách ly gián người đó với người khác. Do đó mình có lỗi, mấy con. Cho nên trong cuộc đời học đạo thì không bao giờ nói xấu một người khác, không bao giờ phỉ báng người khác trước mặt mọi người, không bao giờ nói xấu người khác trước mặt mọi người . Người ta làm điều gì thì mình không được quyền nói điều đó ra, nhất là nói trước mọi người. Bởi vì cái chuyện đó mình biết chắc mình hiểu đúng không? Nếu không hiểu thì mình mạt sát người ta trước đám đông để làm gì, có ích lợi cho mình không?
Cho nên trong vấn đề tu học, dè dặt cái ngôn ngữ cho nhiều để cho mình học cho được Đạo đức làm người về ngôn ngữ. Như bộ Giới luật Tỳ kheo tăng, Tỳ kheo ni đó, tức là Văn hóa truyền thống tập 2, thì Đức Phật có dạy về ngôn ngữ. Nói lời ly gián, Đức Phật cũng nói cho mình biết. Lời nói đem lại hạnh phúc cho người khác, Đức Phật cũng nói về lời nói, dạy mình về đạo đức, giới luật, đức hạnh về lời nói nhiều lắm. Cho nên chúng ta học rồi, chúng ta đừng quên những lời Đức Phật dạy. Đó là hạnh phúc của mình và hạnh phúc của người. Cho nên lời nói rất là khó lắm mấy con. Vì vậy mà nhiều khi mấy con viết một bức thư như thế này, rồi mấy con đưa người kia rồi nói người đó là vậy vậy, coi chừng sai rồi mấy con. Coi chừng mình sai rồi, đừng nói điều đó. Chỉ duy nhất có nói với Thầy mà thôi. Thầy là một người cha chung cho mấy con. Nói cái điều đó để cho người cha hướng dẫn các con, để cho anh chị em mình sẽ là người tốt. Đừng nói người khác. Nếu mà các con nói người khác, thì người khác họ là cái người xấu, họ lại nói nhiều người nữa. Làm cho người khác, rõ ràng là người ta có tội, có lỗi, thì người ta bị nhiều người khác chê thì người ta tội. Mà người ta không tội lỗi mà mình nói như vậy làm cho mình và người khác thêm tội lỗi, là nói vu khống, nói oan người ta.
(18 :08) Nghi ngờ là một điều sai trái trong đạo Phật. Bởi vì ngũ triền cái, tham sân si mạn nghi Đạo Phật dạy, thì Nghi, các con thấy cái đó là nguy hiểm nhất cho chúng ta. Mình chưa biết chắc, tức là mình phải nghi, mà mình nghi coi chừng mình nói, mà mình nói coi chừng tội lỗi đó mấy con. Cho nên cuộc đời tu hành của chúng ta phải hiểu biết rất nhiều, mà sự hiểu biết rất nhiều đó là phải tu định vô lậu (18:28).
----
Link: http://youtu.be/vB33K_4_lxE?t=12m3s
(*): tiêu đề do người chép băng đặt ra
"Do xét qua Nhân Quả, chứng minh cụ thể, chúng ta mới thấy. Một người ăn trộm kia, biết đâu chừng chính mình tham mà cái người ăn trộm kia là của mình? Các con có hiểu điều đó không? Nếu là đôi mắt Tam Minh thì người ta thấy rõ ràng. Chính cái hành động ác của tôi hôm qua mà bữa nay nó sanh làm đứa bé. Mà đứa bé đó trở thành ăn trộm ăn cắp đó. Các con hiểu điều đó. Cho nên vì vậy ngay bây giờ chúng ta làm một điều thiện thì chúng ta chặn đứng bao nhiêu đứa bé xấu, đứa bé ác."
"Thí dụ những người mà bắt ếch, họ thường bắt con ếch họ bẻ cái giò. Thường người ta làm gà, người ta hay bẻ cái chân, người ta lật cái cổ, lật cái cánh của nó, người ta bẻ hai cái giò. Những hình ảnh đó chúng ta sẽ nói cái hiện tượng của những người bị xe đụng gẫy giò, gẫy chân hoặc cụt tay cụt chân, đều là do cái vấn đề bẻ giò ếch, bẻ giò gà"
"Cho nên ví dụ chẳng hạn mấy con thấy, người ta mắng chửi mình, mình giận dữ, mình mắng chửi lại, mình đánh người lại thì nó sanh ra những quả ác nào, nó xảy ra cái gì. Khi đọc đó, chúng ta thấy ngao ngán quá, cho nên khi một người chửi, chúng ta biết thương, chúng ta không biết ghét. Cho nên chúng ta không bao giờ nói nặng một người nào, phỉ báng một người nào, chửi mắng một người nào. Nói nặng một người, chửi mắng một người là từ trường chúng ta sẽ sanh ra những người ác. Và trong khi đó, cái mà chúng ta đang thọ cái quả là vì chúng ta tức giận."
-------
Nội dung toàn văn bản (trích băng 19A, lớp Chánh Kiến, Trưởng lão Thích Thông Lạc) :
http://youtu.be/1OKMLYlyfKg?t=5m41s
(05:41)
Thí dụ như nói về Thân Hành, là cái người đó dùng cái tay của họ móc túi, lấy của người khác. Đó là cái hành động tham lam, trộm cắp. Hành động xấu ác làm cho người mất của đau khổ. Nói rõ ràng, khi hành động như vậy đem đến nỗi khổ cho người mất của. Và khi mình bị người ta bắt, phải trả cái quả bị người ta đánh đập, hoặc bị bỏ tù. Và như vậy chưa xong đâu, chưa hết đâu, rồi con, vợ ở nhà nheo nhóc, cực khổ. Mình phải nói hết những cái Nhân Quả. Và khi đó, từ cái từ trường mình bị đánh, bị đập, bị cái quả đó, bị đánh, bị đập, bị nhốt. Những cái từ trường đó luôn phóng xuất ra, nó tương ưng với những cái sự tham, cái tâm tham, trộm cắp. Từ đó, những gia đình tham lam trộm cắp mới sanh ra những đứa con tiếp tục. Nhưng không ngờ cái đó là Nhân Quả chúng ta sinh ra, chứ không phải chúng ta đi sanh ra. Cho nên từ Nhân Quả thảo mộc để chứng minh cho chúng ta còn đang sống mà vẫn tiếp tục tái sanh, chứ không phải chúng ta chết rồi mới tái sanh. Từ xưa đến giờ, người ta nghĩ khi chúng ta chết rồi mới tái sanh, nhưng chúng ta có thấy rõ Nhân Quả thảo mộc không? Một cái cây nó còn sống, nhưng mà cái hạt nó vẫn lên cây khác, và vẫn tiếp tục có trái khác. Nó là Nhân Quả sanh, chứ đâu phải con người sanh, sao mà một người chết rồi mới sanh. Các con hiểu điều đó, Nhân Quả sanh mà. Cho nên Đức Phật nói chúng ta là thừa tự Nhân Quả. Từ Nhân Quả sanh ra, sống trong Nhân Quả, chết đi trong Nhân Quả, có đúng không mấy con? Cho nên một người chúng ta làm ác sanh ra biết bao người làm ác. Một người làm thiện sanh ra biết bao nhiêu người làm thiện.
Do xét qua Nhân Quả, chứng minh cụ thể, chúng ta mới thấy. Một người ăn trộm kia, biết đâu chừng chính mình tham mà cái người ăn trộm kia là của mình? Các con có hiểu điều đó không? Nếu là đôi mắt Tam Minh thì người ta thấy rõ ràng. Chính cái hành động ác của tôi hôm qua mà bữa nay nó sanh làm đứa bé. Mà đứa bé đó trở thành ăn trộm ăn cắp đó. Các con hiểu điều đó. Cho nên vì vậy ngay bây giờ chúng ta làm một điều thiện thì chúng ta chặn đứng bao nhiêu đứa bé xấu, đứa bé ác. Nhân quả trùng trùng duyên khởi, nhưng nó đâu phải là sanh ra rồi nó hoàn toàn trọn vẹn hết đâu. Nếu nó trọn vẹn thì quả đất này làm sao có chỗ ở? Hoàn toàn làm sao có cái sự sống được. Cho nên nó phải bị diệt. Có khi sanh ra, vừa nứt mầm thì nó đã bị chết, bị diệt. Thì bằng chứng chúng ta thấy rõ. Hiện giờ cái kế hoạch hóa gia đình, người ta phá thai, người ta móc thai, người ta bỏ. Đó là những cái nhân diệt của nó. Chưa sanh mà nó đã bị diệt rồi, trong cái mầm trứng nước của nó. Đó là cái hiện tượng mà chúng ta thấy Nhân Quả nó như vậy, chứ đâu phải nó luôn luôn mà…
Thí dụ như chúng ta thấy cây Tràm của chúng ta đây, nó ra bông, nó ra hạt, nó ra trái, rồi ra hạt. Cái hạt của nó rớt xuống, cái nhân nó rớt xuống, nếu mà nó rớt xuống ngay chỗ ẩm ướt thì nó lên được cái cây, còn nếu nó rớt trong đống rác hay nêu cao ráo thì cái hạt bị khô, bị hư đi. Nó chết ngay liền, đó là sự sinh diệt của nó. Mà sinh diệt nó trùng trùng. Khi cây tràm này nó rớt hàng trăm ngàn cái hạt, mà khi lên được mấy cây, mấy con? Phải không, mấy con hiểu chỗ đó. Nên một hành động ác của chúng ta, chúng ta biết sinh diệt ghê gớm lắm. Cho nên bài học Nhân Quả con người là bài học xác định sự Vô lậu, để chúng ta sống hoàn toàn hiểu biết như thật của Phật pháp mà chúng ta cố gắng thực hiện sự giải thoát (09:46).
Cho nên khi chúng ta nói một hành động trộm cắp, nói hành động sát sanh, giết hại ăn thịt chúng sanh, thì cái quả sẽ thọ như thế nào. Như bây giờ Thầy giết một con gà, Thầy ăn thịt con gà, rồi cái quả nó như thế nào? Rồi sự chuyển cái quả đó để sinh ra bao nhiêu con người khác, hoặc bao nhiêu con gà để bị người khác giết hại lại. Chúng ta nói như vậy, rồi chúng ta áp dụng. Cái phần áp dụng quan trọng lắm. Cái phần áp dụng là chúng ta nói cái sự kiện có thật xảy ra trong xã hội chúng ta, những người làm điều đó. Thí dụ những người mà bắt ếch, họ thường bắt con ếch họ bẻ cái giò. Thường người ta làm gà, người ta hay bẻ cái chân, người ta lật cái cổ, lật cái cánh của nó, người ta bẻ hai cái giò. Những hình ảnh đó chúng ta sẽ nói cái hiện tượng của những người bị xe đụng gẫy giò, gẫy chân hoặc cụt tay cụt chân, đều là do cái vấn đề bẻ giò ếch, bẻ giò gà. Tất cả những hành động đó làm sao chạy khỏi cái quả tiếp, chứng minh cho ông A, ông B, ông C ở trong xã hội chúng ta, thì đó là cái cụ thể để nói cho Nhân Quả của hành động ác đó mà phải gánh chịu những hậu quả.
Làm như vậy để làm gì? Làm như vậy để cảnh giác sự hành động ác của chúng ta để chúng ta ngăn chừa. Nói như vậy để mọi người biết được Nhân Quả, người ta ngăn chừa. Tức là chúng ta chuyển đổi được Nhân Quả của con người. Và nó áp dụng nó thực tế, cụ thể, rõ ràng, làm cho mọi người nhìn qua Nhân Quả mà người ta không còn làm ác nữa. Mà chính mình viết được cái bài đó, nhắc nhở mình rất sâu không làm ác.
Cho nên ví dụ chẳng hạn mấy con thấy, người ta mắng chửi mình, mình giận dữ, mình mắng chửi lại, mình đánh người lại thì nó sanh ra những quả ác nào, nó xảy ra cái gì. Khi đọc đó, chúng ta thấy ngao ngán quá, cho nên khi một người chửi, chúng ta biết thương, chúng ta không biết ghét. Cho nên chúng ta không bao giờ nói nặng một người nào, phỉ báng một người nào, chửi mắng một người nào. Nói nặng một người, chửi mắng một người là từ trường chúng ta sẽ sanh ra những người ác. Và trong khi đó, cái mà chúng ta đang thọ cái quả là vì chúng ta tức giận. Tức giận là cái quả khổ đau, cho nên chúng ta viết nhân quả chúng ta phải rõ những điều này khi ghi chép, chúng ta phải diễn tả. Thí dụ nói về ăn cắp, ăn trộm thì chúng ta nói cái nhân đó, thì chúng ta nói cái quả, rồi chúng ta nói sự chuyển đổi của nhân quả, rồi nói về vấn đề áp dụng vào đời sống. Áp dụng vào đời sống tức là chúng ta nêu lên một sự thật xảy ra trong đời sống của chúng ta có ông A, ông B, ông C. Cho nên cái bài luận về Nhân Quả con người nó rộng rãi và nó nhiều lắm mấy con (12:55)
---
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI NHÂN QUẢ CON NGƯỜI
Link archive, băng 19A trong:
https://archive.org/details/chonlac_mp3_02
Link youtube: http://youtu.be/1OKMLYlyfKg?t=5m41s
(05:41)
Thí dụ như nói về Thân Hành, là cái người đó dùng cái tay của họ móc túi, lấy của người khác. Đó là cái hành động tham lam, trộm cắp. Hành động xấu ác làm cho người mất của đau khổ. Nói rõ ràng, khi hành động như vậy đem đến nỗi khổ cho người mất của. Và khi mình bị người ta bắt, phải trả cái quả bị người ta đánh đập, hoặc bị bỏ tù. Và như vậy chưa xong đâu, chưa hết đâu, rồi con, vợ ở nhà nheo nhóc, cực khổ. Mình phải nói hết những cái Nhân Quả. Và khi đó, từ cái từ trường mình bị đánh, bị đập, bị cái quả đó, bị đánh, bị đập, bị nhốt. Những cái từ trường đó luôn phóng xuất ra, nó tương ưng với những cái sự tham, cái tâm tham, trộm cắp. Từ đó, những gia đình tham lam trộm cắp mới sanh ra những đứa con tiếp tục. Nhưng không ngờ cái đó là Nhân Quả chúng ta sinh ra, chứ không phải chúng ta đi sanh ra. Cho nên từ Nhân Quả thảo mộc để chứng minh cho chúng ta còn đang sống mà vẫn tiếp tục tái sanh, chứ không phải chúng ta chết rồi mới tái sanh. Từ xưa đến giờ, người ta nghĩ khi chúng ta chết rồi mới tái sanh, nhưng chúng ta có thấy rõ Nhân Quả thảo mộc không? Một cái cây nó còn sống, nhưng mà cái hạt nó vẫn lên cây khác, và vẫn tiếp tục có trái khác. Nó là Nhân Quả sanh, chứ đâu phải con người sanh, sao mà một người chết rồi mới sanh. Các con hiểu điều đó, Nhân Quả sanh mà. Cho nên Đức Phật nói chúng ta là thừa tự Nhân Quả. Từ Nhân Quả sanh ra, sống trong Nhân Quả, chết đi trong Nhân Quả, có đúng không mấy con? Cho nên một người chúng ta làm ác sanh ra biết bao người làm ác. Một người làm thiện sanh ra biết bao nhiêu người làm thiện.
Do xét qua Nhân Quả, chứng minh cụ thể, chúng ta mới thấy. Một người ăn trộm kia, biết đâu chừng chính mình tham mà cái người ăn trộm kia là của mình? Các con có hiểu điều đó không? Nếu là đôi mắt Tam Minh thì người ta thấy rõ ràng. Chính cái hành động ác của tôi hôm qua mà bữa nay nó sanh làm đứa bé. Mà đứa bé đó trở thành ăn trộm ăn cắp đó. Các con hiểu điều đó. Cho nên vì vậy ngay bây giờ chúng ta làm một điều thiện thì chúng ta chặn đứng bao nhiêu đứa bé xấu, đứa bé ác. Nhân quả trùng trùng duyên khởi, nhưng nó đâu phải là sanh ra rồi nó hoàn toàn trọn vẹn hết đâu. Nếu nó trọn vẹn thì quả đất này làm sao có chỗ ở? Hoàn toàn làm sao có cái sự sống được. Cho nên nó phải bị diệt. Có khi sanh ra, vừa nứt mầm thì nó đã bị chết, bị diệt. Thì bằng chứng chúng ta thấy rõ. Hiện giờ cái kế hoạch hóa gia đình, người ta phá thai, người ta móc thai, người ta bỏ. Đó là những cái nhân diệt của nó. Chưa sanh mà nó đã bị diệt rồi, trong cái mầm trứng nước của nó. Đó là cái hiện tượng mà chúng ta thấy Nhân Quả nó như vậy, chứ đâu phải nó luôn luôn mà…
Thí dụ như chúng ta thấy cây Tràm của chúng ta đây, nó ra bông, nó ra hạt, nó ra trái, rồi ra hạt. Cái hạt của nó rớt xuống, cái nhân nó rớt xuống, nếu mà nó rớt xuống ngay chỗ ẩm ướt thì nó lên được cái cây, còn nếu nó rớt trong đống rác hay nêu cao ráo thì cái hạt bị khô, bị hư đi. Nó chết ngay liền, đó là sự sinh diệt của nó. Mà sinh diệt nó trùng trùng. Khi cây tràm này nó rớt hàng trăm ngàn cái hạt, mà khi lên được mấy cây, mấy con? Phải không, mấy con hiểu chỗ đó. Nên một hành động ác của chúng ta, chúng ta biết sinh diệt ghê gớm lắm. Cho nên bài học Nhân Quả con người là bài học xác định sự Vô lậu, để chúng ta sống hoàn toàn hiểu biết như thật của Phật pháp mà chúng ta cố gắng thực hiện sự giải thoát (09:46).
Cho nên khi chúng ta nói một hành động trộm cắp, nói hành động sát sanh, giết hại ăn thịt chúng sanh, thì cái quả sẽ thọ như thế nào. Như bây giờ Thầy giết một con gà, Thầy ăn thịt con gà, rồi cái quả nó như thế nào? Rồi sự chuyển cái quả đó để sinh ra bao nhiêu con người khác, hoặc bao nhiêu con gà để bị người khác giết hại lại. Chúng ta nói như vậy, rồi chúng ta áp dụng. Cái phần áp dụng quan trọng lắm. Cái phần áp dụng là chúng ta nói cái sự kiện có thật xảy ra trong xã hội chúng ta, những người làm điều đó. Thí dụ những người mà bắt ếch, họ thường bắt con ếch họ bẻ cái giò. Thường người ta làm gà, người ta hay bẻ cái chân, người ta lật cái cổ, lật cái cánh của nó, người ta bẻ hai cái giò. Những hình ảnh đó chúng ta sẽ nói cái hiện tượng của những người bị xe đụng gẫy giò, gẫy chân hoặc cụt tay cụt chân, đều là do cái vấn đề bẻ giò ếch, bẻ giò gà. Tất cả những hành động đó làm sao chạy khỏi cái quả tiếp, chứng minh cho ông A, ông B, ông C ở trong xã hội chúng ta, thì đó là cái cụ thể để nói cho Nhân Quả của hành động ác đó mà phải gánh chịu những hậu quả.
Làm như vậy để làm gì? Làm như vậy để cảnh giác sự hành động ác của chúng ta để chúng ta ngăn chừa. Nói như vậy để mọi người biết được Nhân Quả, người ta ngăn chừa. Tức là chúng ta chuyển đổi được Nhân Quả của con người. Và nó áp dụng nó thực tế, cụ thể, rõ ràng, làm cho mọi người nhìn qua Nhân Quả mà người ta không còn làm ác nữa. Mà chính mình viết được cái bài đó, nhắc nhở mình rất sâu không làm ác.
Cho nên ví dụ chẳng hạn mấy con thấy, người ta mắng chửi mình, mình giận dữ, mình mắng chửi lại, mình đánh người lại thì nó sanh ra những quả ác nào, nó xảy ra cái gì. Khi đọc đó, chúng ta thấy ngao ngán quá, cho nên khi một người chửi, chúng ta biết thương, chúng ta không biết ghét. Cho nên chúng ta không bao giờ nói nặng một người nào, phỉ báng một người nào, chửi mắng một người nào. Nói nặng một người, chửi mắng một người là từ trường chúng ta sẽ sanh ra những người ác. Và trong khi đó, cái mà chúng ta đang thọ cái quả là vì chúng ta tức giận. Tức giận là cái quả khổ đau, cho nên chúng ta viết nhân quả chúng ta phải rõ những điều này khi ghi chép, chúng ta phải diễn tả. Thí dụ nói về ăn cắp, ăn trộm thì chúng ta nói cái nhân đó, thì chúng ta nói cái quả, rồi chúng ta nói sự chuyển đổi của nhân quả, rồi nói về vấn đề áp dụng vào đời sống. Áp dụng vào đời sống tức là chúng ta nêu lên một sự thật xảy ra trong đời sống của chúng ta có ông A, ông B, ông C. Cho nên cái bài luận về Nhân Quả con người nó rộng rãi và nó nhiều lắm mấy con (12:55)
(trích băng 21B, lớp Chánh Kiến, Trưởng lão Thích Thông Lạc, 2005)
Link youtube: http://youtu.be/0tZmlwwhB-g?t=37m10s
--------
Đầu thai cái gì đâu. Nhân Quả nó đầu thai chứ mình có đầu thai đâu mà khi chết con đầu thai. Con chỉ chết là cái quả của con nó đã chín rục rồi, thì ba cái hột của con nó lên thôi chớ nó còn con đâu mà đi đầu thai. Con chết con không có đầu thai. Hàng ngày cái hạt của con nó lên, Nhân Quả nó tái sanh, thì hàng ngày con làm hành động thiện ác thì nó đã lên hết rồi. Rồi bắt đầu con chết là tại trái cây nó thúi, cái hạt nó lên rồi. Còn bây giờ nó còn sót cái hạt nào thì bắt đầu nó thúi thì nó lên theo, nó lên nữa. Chứ nó đâu phải một đâu. Cho nên nhìn qua Nhân Quả thảo mộc thì xét qua Nhân Quả con người, thì người ta từ lâu người ta đã hiểu sai là mình chết rồi mới đi tái sanh, nhưng mà không ngờ một cái cây bao giờ nó cũng có nhiều quả, mà có nhiều quả thì nó có nhiều hạt của nó, cái nhân của nó để nó lên. Trong khi đó nó đang lên chứ nó đâu có nằm đó. Mình nhìn qua Nhân Quả mình biết rồi. Và khi mình chết rồi chẳng qua là cái trái cây đó nó chết rồi thôi, chứ còn sự thật ra quả nó đã quá trời nhiều rồi. Cũng như bây giờ con chết, cái cây đó chết, mà cái cây nó chết nó để lại biết bao nhiêu quả. Cái quả là cái thọ khổ của nó đó. Rồi trong cái quả đó nó có cái nhân thì tiếp tục.
Cho nên cái cây con chết, chứ cuối cùng nó còn cái quả nào cuối cùng, bây giờ cái Cận Tử Nghiệp của con là cái quả cuối cùng. Nếu mà Cận Tử Nghiệp của con nó không có thì tức là cái cây đó chết mà Cận Tử Nghiệp không có thì coi như đâu có tái sanh nữa đâu. Còn Cận Tử Nghiệp đó là những cái hạt cuối cùng, cái trái cuối cùng của nó đi tái sanh cuối cùng. Thân con chết mà cái Cận Tử Nghiệp của con thấy rắn cắn hoặc là lửa cháy con sợ, hoặc là cơn đau con hoảng sợ con làm đủ thứ, thì cái Cận Tử Nghiệp đó là cái quả cuối cùng của con. Cái cây nó chết mà nó còn lại cái trái cuối cùng đó nó lên. Còn nếu không có Cận Tử Nghiệp, con thấy con thanh thản, an lạc, vô sự, không có cái nghiệp gì hết. Nếu con không tập luyện được như vậy, thì cái cây nó chết nó có cái quả cuối cùng của nó. Cũng như cây mít nó bị cái mùa nắng này nó chết, nhưng mà những cái quả cuối cùng của nó sẽ lên, cái Cận Tử Nghiệp của nó. Trước khi nó chết, nó có cái quả Cận Tử Nghiệp, cái quả cuối cùng, rồi nó mới chết chứ. Cây mít còn sống thì phải nó ra quả, bây giờ còn sống nó tiếp tục ra quả, sắp sửa nó chết rồi thì cái quả nó sắp sửa chết thì cái quả cuối cùng đó gọi là Cận Tử Nghiệp. Chớ không phải con chết nó đi tái sanh, cây mít này chết nó sanh cây khác đâu được. Con chết là cái cây, còn cái quả là hành động thiện ác của mình là quả. Bây giờ mấy con hiểu rồi phải không mấy con? (39:57)
Xem thêm:http://thichthonglac.com/node/19786
TỪ TRƯỜNG ÁC SINH RA NGƯỜI ÁC, TỪ TRƯỜNG GIẾT CHÚNG SANH SINH RA CHÚNG SANH BỊ GIẾT LẠI ĐỂ TRẢ QUẢ ÁC.
(Trích băng 21A, lớp Chánh Kiến 2005-2006 của Trưởng lão Thích Thông Lạc.)
Link youtube: http://youtu.be/x8HFseMXYRw?t=12m31s
(12:30) Thí dụ một cơn giận dữ thì từ trường giận dữ sẽ phóng xuất ra, và sự giận dữ đó sẽ bị quả khổ. Từ trong quả khổ đó phải lưu xuất ra những từ trường, và tiếp tục ngay lúc bấy giờ tương ưng với ai sanh dữ tợn thì sẽ sanh ra làm những con người như vậy. Cho nên chúng ta hiền lành thì sanh những đứa con hiền lành, những con người hiền lành. Mà chúng ta gian ác, gian xảo, tham lam, trộm cắp, giết người thì chính từ những từ trường đó sanh ra làm con người gian tham trộm cắp, gian ác, xảo trá. Cũng chính ai mà làm ra những con người đó, rồi chúng ta lại mắng chửi cái người này vô đạo đức, hung ác, tàn bạo, dữ tợn, gian xảo. Chính từ trường của ai mà ra đây mà bây giờ chúng ta lại chửi mắng những người đó. Chúng ta nên thương tất cả những người khác, vì họ đang ở trong Nhân Quả từ trường thiện ác cũng do chính mình.
Một lần mình giận dữ thì một lần mình đi tái sanh biết bao nhiêu con người giận dữ, biết bao nhiêu loài vật giận dữ. MỘT LẦN CHÚNG TA ĂN THỊT CHÚNG SANH, CẦM DAO GIẾT CHÚNG SANH THÌ TỪ TRƯỜNG ĐÓ SẼ SANH RA BIẾT BAO NHIÊU LOÀI CHÚNG SANH ĐỂ TRẢ NHỮNG CÁI QUẢ MÀ CHÚNG TA ĐÃ TỪNG GIẾT, TỪNG ĂN THỊT. Thì chúng ta hiểu được Nhân Quả do đó chúng ta mới nỗ lực tu hành, vì chúng ta muốn rằng trên thế gian này không còn ai đau khổ nữa hết. Thầy giữ được tâm Thầy thanh thản an lạc vô sự thì Thầy chấm dứt những con người sanh ra, những con vật sanh ra. Cũng như hiện giờ mấy con ăn chay thì mấy con chấm dứt sanh ra làm loài động vật như cá tôm gà vịt heo dê. Còn các con còn ăn thịt chúng sanh thì mấy con không thoát khỏi làm thân chúng sanh. Mỗi từ trường của mấy con ngay con vật đó thì mấy con phải trả quả con vật đó. Vậy thì mấy con phải cố gắng mà tu tập, tin hay không tin đó là việc của các con. Nhưng dạy đạo là Thầy dạy hết mình. Từ đó mấy con thấu suốt được lý Nhân Quả để nỗ lực tu hành cho đến nơi đến chốn (14:50).
VÌ SAO CÓ TRƯỜNG HỢP CHA MẸ HIỀN LÀNH SINH CON DỮ
Link youtube băng 21A lớp Chánh Kiến: http://youtu.be/x8HFseMXYRw?t=44m21s
(44:09)
Tu sinh: Bạch Thầy, nãy Thầy có dạy là người ác tạo ra từ trường ác, thì cha mẹ ác sanh ra. Có những trường hợp mà cha mẹ hiền sanh con dữ (TL trả lời: Có). Vậy thì cái trường hợp đó ra sao?
Trưởng Lão: À để Thầy nói cho nghe. Bởi vì trong khi đó một cái hành động ác của một người nào đó, nó sẽ có một cái từ trường, một từ trường nó phóng ra. Cái hành động ác của người đó thôi, mà người đó cũng có những cái thiện, cũng có những cái ác chứ gì. Từ trường ác của họ phóng ra, tương ưng với một cái ác của người nào đó, cho nên vì vậy nó sanh ra trong cái ác. Nhưng trong gia đình đó ác, đứa con này sẽ thiện vì cái từ trường đó nó hoàn toàn có một cái [ác] mà thôi, con hiểu không. Bây giờ Thầy nói lại, cho con thấy hết, nó rõ ràng hơn.
Cho nên Đức Phật nói: pháp trắng, pháp đen, nghĩa là có đứa con ở trong gia đình ác, mà nó là thiện. Nó để trả cái quả của nó nó làm cái điều ác. Cũng như bây giờ mấy con là một người thiện, nhưng mà lỡ mấy con tức giận, mấy con làm điều gì ác đó, thì cái từ trường ác đó nó sẽ đi tái sanh nó làm con người tương ưng với người ác đó. Nhưng mà vì trong từ trường của người đó, họ vô tình làm cái chuyện ác đó chứ chưa phải họ đã muốn ác. Chẳng hạn như bây giờ chúng ta đi, sự tu tập của chúng ta, chúng ta đạp con ốc chết, phải không. Từ trường đạp con ốc chết vẫn ác chứ. Cho nên vì vậy nó phải tương ưng vào chỗ bị giết hại mà nó sanh. Có phải không? Do nó sanh ở trong cái gia đình ác, nhưng mà vì cái ác đó vô tình cho nên nó trả cái quả của nó, nhưng mà nó vẫn thiện. Cho nên có đứa con tốt ở trong gia đình ác.
Mà có những đứa con ác trong gia đình tốt, là vì Nhân Quả nó luôn luôn nó có. Vì vậy bây giờ có người sanh ra trong một gia đình rất là thiện, có đạo đức. Nhưng đứa con lại phá phách này kia nọ, ăn cắp, lấy tiền của cha mẹ. Con hiểu chỗ đó chưa. Cái đứa con đó nó xấu nó ác, nhưng cha mẹ rầy gì cũng không được, như vậy rõ ràng là đứng trong Nhân Quả nhìn thì cha mẹ người này đã làm một cái điều ác, đã có điều ác nợ với người này, cho nên đứa con đó sanh ra để mà trả. Thì cái Nhân Quả trả vay trả như vậy đó thì nó do tương ưng như thế nào trong Nhân Quả đó mà…
Chẳng hạn như bây giờ Thầy làm cái điều, nó tương ưng với cái gia đình đó, nó sanh làm đứa con đó. Nhưng cái từ trường ác của Thầy nó tương ưng với người đó thôi, nhưng cái người đó nó cũng có cái sự tương ưng với hành động vay trả của cái nghiệp của Thầy ở trong cái quá khứ của Thầy. Chẳng hạn bây giờ hành động của Thầy nó xuất phát ra từ hành động ác, nó sanh ra làm đứa con của người kia. Nhưng mà người kia trong cái đời trước có vay nợ với Thầy, với cái điều kiện gì đó, cho nên cái từ trường ác của Thầy nó đến đây báo cái người đó. Nó làm cho người đó phải khổ sở để trả cái quả đó. Còn không thì đứa con này sanh ra nó rất là hiếu hạnh, mà nó lo lắng làm ăn, cha mẹ dạy bảo gì thì nó nghe.
Tức là do hành động của Thầy vay nợ với ông kia, cho nên nó tương ưng từ cái nợ nhau. Bây giờ Thầy vay nợ ông kia, Thầy thiếu nợ ông kia cho nên cái từ trường của Thầy, Thầy làm cái điều kiện gì thì nó ác, nó tương ưng với ông ta, cho nên hành động thiện ác của Thầy sanh làm đứa con của ông ta. Rồi đứa con đó phải trả cái nợ, bởi vì Thầy vay cái nợ với ông ta. Từ trường của Thầy sanh ra nó làm đứa con của ông ta, nó siêng năng, nó làm lụng, nó luôn luôn hiếu hạnh, nó lo lắng cho cha mẹ. Dù là cha mẹ nghiện rượu, đánh đập nó cách gì nó cũng thương ông ta, nó cũng lo cho ông ta bà ta hết. Nghĩa là xua đuổi nó cách gì nó cũng lao cái đầu nó vô lo. Cũng như nó thay Thầy, bởi vì từ trường của Thầy mà, nó thay Thầy trả nợ đó cho ông ta. Con hiểu không? Còn không thì nó phá hoại, nó xài, nó lấy tiền lấy của. Ông bà cho nó đi học mà nó trốn học đi chơi rồi nó ăn cắp tiền cắp của, nó lấy xe chạy đua nó gây ra tai nạn đủ thứ. Ông bà đủ thứ khổ. Đó là ông bà nợ Thầy cho nên từ trường ác của Thầy sanh làm đứa con ông ta thì ông ta phải trả cái nợ đó bằng cách như vậy. Con thấy cái Nhân Quả nó không có sai một chút nào hết. Nó phải tương ưng nhau. Chẳng hạn nào như bây giờ Thầy có nợ với một người nào đó, nợ trong đời trước nào đó, trong cái duyên nào đó, bây giờ từ trường ác của Thầy tương ưng làm con ông đó để nó trả nợ. Con hiểu chỗ đó thì con sẽ hiểu cái Nhân Quả (49:25)
Trích trong băng 25C lớp Chánh Kiến của Trưởng Lão Thích Thông Lạc năm 2005-2006, một tu sinh hỏi Thầy về nhân quả của những con gà bị dịch bệnh đem đi đốt hàng loạt.
(Tiêu đề do người chép tự đặt)
-------------
http://youtu.be/CzOSPHUymcg?t=17m18s
Tu sinh (TS): Như hồi này Thầy nói về chết hàng loạt, bắt hết một đống gà đẩy vô lửa đốt hoặc là đẩy xuống hầm. Trong khi nó chết hàng loạt như vậy, nhân quả của nó có thể trở thành con người được không hay là nó tiếp tục là con gà nữa Thầy ?
Trưởng lão Thích Thông Lạc (TL): Trong cái nhân ác nó không tiếp tục những con gà nữa con. Nhân ác nó thải ra những từ trường. Khi mà nó bị diệt, nó chết vậy đó. Cái từ trường ác nó đau khổ, vì cái quả khổ, cũng như quả đắng rồi. Con gà nó bị quăng trong lửa, đốt như vậy, nó nóng nó la, nó sợ hãi lắm. Thành ra từ trường nó phóng ra sự sợ hãi thành ra nhân quả của nó tiếp tục. Cho nên vì vậy mà TƯƠNG ƯNG VỚI THỜI TIẾT CỦA VŨ TRỤ, nó trở thành LŨ LỤT, BÃO TỐ, nó trở thành SÓNG THẦN hay ĐỘNG ĐẤT. Nó không thành con gà nữa mà nó thành những thứ khác để tiêu diệt những cái ác, mà mình đang làm ác. Cho nên con thấy mình càng tiêu diệt nó luôn thì bắt đầu thấy thời tiết nó thay đổi, sóng thần, lũ lụt bão tố nó đủ loại hết. Con thấy không, gần đây con thấy ghê gớm không? Tại vì ác quá mà, trời ơi, gà như vậy mà nó đem nó quăng trong lửa nó đốt, gà nó áo áo bị nóng đó, trời ơi nó chết hàng loạt hàng loạt.
TS: Vậy là nó chuyển nhân quả của nó Thầy?
TL: Nó không chuyển đâu con, nó trả quả đó. Sự đau khổ của nó thành cái từ trường ác. Nó phóng xuất lên không gian. Nó làm cho thời tiết thay đổi, lũ lụt, bão tố chỗ này chỗ kia. Thời tiết chỗ này thì hạn hán, chỗ kia thì lũ lụt, chỗ nọ thì động đất. Nó làm đủ loại hết. Con người của mình, bởi vì MÌNH SỐNG ÁC MỚI SANH RA NHỮNG LOÀI. MÌNH ĂN THỊT GÀ NÓ MỚI SANH RA GÀ. MÌNH ĂN CÁ NÓ SANH RA CÁ. Cho nên nó đủ loại hết. Cho nên từ đó có những loài vật nó bị diệt đi, nó tưởng đâu nó trả quá chứ gì, chứ sự thật đang trả đó. Chính vì con người của mình làm ác mà nó thành ra những con gà để nó trả đó mấy con. Nó trả quả thì nhân ác nó đau khổ nó tạo thành nhân ác nữa, quả ác nữa. Cho nên nó thành ra cái từ trường.
Từ trường bây giờ nó không sanh, VÌ NGƯỜI TA DIỆT NÓ RỒI, NÓ ĐÂU CÒN SANH ĐƯỢC NỮA, nó đâu còn nuôi trại gà vịt nữa mà nó sanh thì tức là nó thành cái khác nữa. NÓ THÀNH MÔI TRƯỜNG SỐNG KHÁC, NÓ ÁC HƠN NỮA. Nó tạo cho chúng ta hàng loạt loạt. Sóng thần nó không những giết con người mà giết cả loài chúng sanh nữa. Những loài vật thí dụ như bây giờ con ở đây mà sóng thần nó vô đây, con thấy, toàn là heo dê gà vịt nó lôi đi xuống biển hết, nó lôi đủ thứ xuống hết chứ đâu phải nó giết mình con đâu. Của cải tài sản người ta tiêu tan hết, nhà cửa nó lôi xuống biển hết. Sóng thần mà. Con hiểu không. Động đất nó sụp đổ nhà con tan tành hết. Bây giờ con gián con trùng gì ở trong khu vực con ở nó cũng tiêu. Con vật gì cũng tiêu hết. Con chết nó cũng chết hết chứ đâu chứ đâu phải nó giết mình mình đâu. Cái đó là từ trường ác mà con.
Cho nên vì vậy con thấy con gà nó chết nó thành con gà nữa đâu, nó thành từ trường ác nó còn khắc nghiệt hơn. Bởi vì hồi chết nó la nó đau khổ đó thì nó phóng xuất ra từ trường đau khổ. CHÍNH MÌNH BÂY GIỜ ĂN THỊT GÀ NÈ, MÌNH GIẾT, MÌNH CẮT CỔ NÓ, ĐÓ, TỪ TRƯỜNG CỦA MÌNH NÓ THÀNH CON GÀ. MÀ BÂY GIỜ NÓ KHÔNG CÓ DUYÊN NÓ HỢP THÀNH CON GÀ NỮA, THÌ NÓ THÀNH CÁC KHÁC, NÓ THÀNH CÁC LOÀI KHÁC ÁC ĐỘC HƠN, NÓ CŨNG DIỆT MÌNH TRỞ LẠI. Rồi bây giờ mình hết ăn gà rồi thì mình ăn rau cải, bởi vì gà không dám ăn, thì từ từ nó hiền lành trở lại một chút, nó đỡ hơn, nó không có sự đau khổ la lối.
Thầy nói riết rồi bò cũng điên, heo cũng cúm rồi bắt đầu họ không dám ăn thịt bò, thịt gà, thịt heo thì buộc lòng họ phải ăn rau cải thôi chứ làm sao bây giờ. Từ chỗ cực ác nó đi đến cực thiện chứ không có gì hết, nhưng CÁI THIỆN PHẢI BẰNG TRÍ TUỆ của chúng ta thì nó mới BẢO VỆ ĐƯỢC CÁI CỰC THIỆN, chứ không bằng trí tuệ từ cái thiện đó nó trở thành cái ác. Cái quy luật của nhân quả mà. Cho nên mình muốn vượt qua bằng cái tri kiến của mình. Cho nên hôm nay mấy con mới học để vượt qua. Còn nếu mà không học, thì bắt đầu cực thiện người ta ăn rau cải. Nhưng mà rau cải nó hiền lành rồi vạn vật nó sanh ra, rồi bắt đầu ăn thịt. Nó có tha đâu, nó có biết thiện đâu. Nó cứ thấy con vật đó ăn được, nó cứ bắt nó ăn. Bởi vì nó lớn hơn, nó có thể bắt con vật đó ăn được nó ăn, chứ nó đâu có tha. Cho nên từ cái thiện nó đi đến cái ác, từ cái cực ác nó diệt lại làm cho tiêu diệt những cái đó. Rồi bây giờ nó trả lại, cái môi trường sống nó không vắng người đâu, không vắng các loài vật đâu. Rồi lần lượt nó thiện lại, rồi bắt đầu nó đến cực ác của nó. Chỉ có chúng ta tu mới thoát ra mà thôi, còn không tu thì không thoát. Chỉ có Đạo Phật là hướng dẫn cho chúng ta thoát khỏi quy luật của nhân quả. Rồi các con thấy chưa. Bây giờ các con còn hỏi Thầy điều gì thêm?
Trích băng 26C lớp Chánh Kiến năm 2005-2006 của Trưởng lão Thích Thông Lạc
Link youtube: http://youtu.be/SzjtVTrzgLo?t=25m24s
(25:17)
Về cái Nhân Quả của cái chùm Nhân Quả của gia đình của mình, là cái Nhân Quả của quá khứ, chớ không phải là hiện tại. Còn Nhân Quả hiện tại, con làm một điều ác, nó sanh ra những người làm ác mà thọ chịu lãnh cái quả khổ của nó trong cái hành động ác của con. Cái Nhân Quả để mà tái sanh thành một cái duyên của Nhân Quả sau này đó, là cái chùm Nhân Quả của mình. Sau khi con bỏ thân, thì những từ trường mà còn lại cuối cùng để tái sanh cho con, thì cái từ trường đó hoàn toàn là nó sẽ thành ra cái môi trường sống, xung quanh đó là những người mà con sẽ quen biết như cha, mẹ, anh em, chị em ruột thịt. Đó là cái môi trường của Nhân Quả thuộc về cái Nhân Quả của khi mà con bỏ thân này nó thành cái nền tảng Nhân Quả của kiếp sau.
Còn cái Nhân Quả hàng ngày của con đó, Nhân Quả đó để trả vay vay trả những cái quả. Thí dụ như con ăn thịt gà, thì cái hành động mà con giết gà, con nấu cháo thế này kia, con làm cái này kia, rồi con ăn uống, hành động ác đó nó thành cái từ trường nó đi sanh làm những con gà. Nó luôn luôn có những cái quả đó. Cũng như một cái trái mít, một cây mít nó ra nhiều trái. Rồi trái mít đó có nhiều hột nó đang lên. Trong khi con đang sống, nhưng mà nó có những cái quả của con rồi. Nhưng cái quả đó trả cái Nhân Quả thiện ác của con thôi. Con hiểu không. Còn cái Nhân Quả cuối cùng, gọi là Cận Tử Nghiệp đó, con hiểu Cận Tử Nghiệp chưa. Cận Tử Nghiệp đó là môi trường Nhân Quả cho con để con tiếp tục trong những cái hành động thiện ác của con nó huân lại, nó thành những người kế tiếp, nó ở trong môi trường những người thân quyến thuộc của mình để trả vay. Chẳng hạn mình muốn cái gì đó, họ cản trở làm cho mình buồn tức, đó là Nhân Quả trả vay. Còn mình muốn cái gì họ giúp đỡ họ an ủi họ sách tấn mình, làm cho mình thích thú, đó là Nhân Quả thuận. Thuận duyên với nghịch duyên. Người đó cứ thương mình mà mình cứ phá hoài người đó à, thí dụ như đứa con nó phá của cải lắm, mà cha mẹ cứ thương đứa đó, bao giờ cũng dồn cho đứa đó, tức là nợ nó. Đó là cái chùm Nhân Quả, nền tảng nợ vay nó hiện qua một cái Cận Tử Nghiệp.
Còn cái kia là Nhân Quả của từng cái phút giây mà chúng ta tạo những cái ác để nó thành những Nhân Quả để trả vay những hành động ác thiện của chúng ta. Các con hiểu không, cái Nhân Quả. Cho nên con thấy tuy rằng một cây xoài nó ra nhiều quả, nhưng có những cái quả con thấy nó lên nó ra cái trái của nó, cái đặc tính của nó gần như trái mẹ của nó. Nhưng có trái xoài nó lên cái cây, nó ra trái xoài lại lai đi, nó chua hơn. Con thấy không, nó ra cái ác hay cái thiện của nó, tức là những điều kiện đó suốt trong quá trình con người sống nó đều có Nhân Quả của nó. Nó không phải một cái hạt, cái nhân không mà nó có nhiều nhân ở trong đó.
Và cuối cùng cái Cận Tử Nghiệp đó, là cái người đó, cũng là cái Nhân Quả chứ không phải người đó có linh hồn đi tái sanh đâu, cũng là Nhân Quả nhưng mà Nhân Quả Cận Tử Nghiệp. Cái người đó sắp chết rồi. Bởi vì con thấy cái cuối cùng của cuộc sống của chúng ta nó cũng nằm trong các hành động thân miệng ý của họ. Bây giờ con còn trẻ, con làm các điều ác thì nó có các Nhân Quả nó cũng tiếp tục nó sanh rồi, nó thọ lấy những cái khổ rồi. Nhưng mà khi gần chết, con rên la, con lăn lộn. Cái mà rên la lăn lộn đó nó sẽ tương ưng với ai đó. Cái từ trường rên la lăn lộn đó là cái Cận Tử Nghiệp của con. Khi con tắt thở thì cái Cận Tử Nghiệp đó tương ưng với cái chùm Nhân Quả của nó rồi, nó sanh lên cái chỗ đó, nó thành ra coi như những người thân cha mẹ của mình, anh em ruột thịt của mình, dòng họ của mình, trong một chùm đó để mình sống gần. Nó có cái nghịch thuận để nó trả vay với nhau chứ nó không có gì khác hơn hết. Cho nên đứng ở góc độ đó mình biết cái Cận Tử Nghiệp và cái Nghiệp chưa phải cận tử. Bởi vì Nghiệp đi tái sanh mà, cái Nghiệp là cái thói quen, cái ác pháp hành động của mình tiếp tục đi tái sanh. Bây giờ mình làm ra thì nó tiếp tục đi tái sanh chớ nó không có đi đâu hết. Nó tương ưng rồi, nó tái sanh. Còn cái Cận Tử Nghiệp là khi mình bỏ cái thân này, không còn thân này nữa, tức là mình chấm dứt, thân này không còn làm điều thiện điều ác, bởi vì nó hoại diệt rồi. Nó chấm dứt, nó hết cái hành động thiện ác của thân này rồi, đó gọi là Cận Tử Nghiệp. Cận Tử Nghiệp trước khi nhắm mắt con chết nó có hành động thiện ác của nó chứ không phải là không. Bởi vì con đường Nhân Quả, con thấy từ khi tôi sanh ra đến khi tôi chết, luôn luôn tôi làm những hành động thiện ác chứ không có gì khác, cho đến giờ chết tôi cũng còn cái thiện ác đó.
Cho nên đâu phải những trái mít cuối cùng đó nó mới lên cái hột của con, mà những trái mít đầu tiên đâu có nghĩa là nó chờ cho tới cuối cùng con chết nó mới sanh đâu. Nhưng mà những trái mít đó hiện giờ sanh để nó trả cái quả khổ đau mà do chính con làm. Còn giờ Cận Tử Nghiệp là cái thân hiện tại con nó sẽ hết, nó cuối cùng không làm Nhân Quả nữa, bởi vì nó chết rồi nó không làm nữa. Mà nó không làm nữa, cái Nhân Quả trước khi chết, cái đó nó bắt đầu tiếp tục nó sanh. Đó cái môi trường đó thành môi trường thân nhân của chính cái Cận Tử Nghiệp đó, còn cái kia, những người thân của nó, nó cũng tái sanh nó làm con người đi, nhưng mà nó trả cái quả đó là nó cũng tương ưng với những người khác, nó cũng giống nhau như vậy. Nhưng mà khi mình bỏ thân này rồi cái Cận Tử Nghiệp đó trở thành nền tảng những người thân, cuối cùng đó mình phải gặp cái Cận Tử Nghiệp đó. Nhưng mà từ cái chỗ đầu tiên cho đến cái chỗ Cận Tử Nghiệp cuối cùng nó vẫn là Nhân Quả. Nhưng mỗi hành động thiện ác nó nằm ở trên cái từ trường, cái nền tảng Nhân Quả thiện ác, nó cũng có cha mẹ dòng họ, nó sanh ra con gà thì nó cũng có cha mẹ của con gà, rồi cái môi trường đó, hoặc là con gà của nông dân nó thả đi rộng rãi, nó bươi chỗ này chỗ kia nó ăn, còn con gà công nghiệp nó nhốt ở trong cái lồng như vậy thì nó không có rộng rãi. Do nó tương ưng, cái môi trường nó sống trong cái công nghiệp, vì vậy nó nhốt ở trong cái lồng. Nó bỏ gạo thóc nước cho con gà cứ ở trong đó cứ luấn quấn mà ăn thôi. Cho nên con gà này nó khổ sở như con gà bị nhốt tù. Con hiểu không. Còn con gà mà cuối cùng mà nó sanh, nếu mà con còn ăn thịt gà nó sanh, mà giờ phút cuối cùng con sắp sửa chết rồi. Tao bây giờ tao thèm thịt lắm, tụi bay cho con gà tao ăn tao chết là tao mới vui, chứ bây giờ không có con gà, tao chết tao thèm lắm. Bắt đầu con cái nó cắt cổ con gà đem làm thịt cho ông này ông ăn. Ăn vừa rồi ông ngáp cái ông chết, thì đó ông sẽ thành con gà, mấy con. Con hiểu không, mà con gà này nó lại tương ưng với cái môi trường của nó là con gà của ông nông dân, cho nên vì vậy mà trời ơi, nó đi rộng rãi, nó ăn nó bươi chỗ này, nó phá chỗ kia. Cho nên Nhân Quả của nó là bị mấy thằng con nó lấy cái cây nó phang, còn con gà công nghiệp không bị phang. Con hiểu không, cái đó là môi trường của nó mà. Cho nên nó bị phang, hoặc bị đuổi, hoặc là ba con chó nó gí nó cắn quá trời. Con hiểu chỗ đó, tại vì môi trường của Nhân Quả đó nó như vậy, từ trường nó như vậy cho nên cái nền tảng như vậy nó sống (32:12).
Còn con gà công nghiệp nó trả cái quả, bây giờ hồi con còn sống, con chưa có chết, chưa phải Cận Tử Nghiệp mà, cho nên vì Nhân Quả đó, nó sẽ tương ưng với sự ăn thịt của con để nó trả cái hành động ác của con thành con gà. Người ta nhốt ở đó, người ta nuôi rồi người ta đem ra làm thịt thôi. Cho nên nó không được chạy, mà chó nó không có gí, người ta cũng không bị phang. Nhân Quả của nó, nó tương ưng nó phải đúng cái chỗ đó. Đó là vấn đề Nhân Quả của những người thân thuộc mình, là cái nền tảng Nhân Quả trong cuộc sống của chúng ta. Nó trở thành cái nền tảng đó, nhưng mà nhất là cái Cận Tử Nghiệp (32:50).
----------
Mục lục các bài viết khác có cùng chủ đề Nhân Quả:
Link youtube: http://youtu.be/GJs_5jXXfJg?t=14m14s. Các tu sinh hỏi đạo Trưởng lão trong băng 64A, lớp Chánh Kiến năm 2005-2006.
(14:11)
Tu sinh: Kính bạch Thầy, hôm trước Thầy giảng là từ trường ác đi tái sanh, Thầy còn giảng một nhân ác, khi cú đầu người ta thì tạo từ trường ác đi tái sanh. Xin Thầy giảng rõ chi tiết hơn, thí dụ từng giai đoạn từ A tới Z. Nghĩa là từ giai đoạn đầu cho tới khi mà tái sanh đi vào cái bào thai, từng giai đoạn chi tiết.
Trưởng lão: Từng giai đoạn, thí dụ như một người đó họ chửi mắng một người khác thì cái từ trường ác nó sẽ phóng xuất ngay liền tức khắc. Đó là qua cái tâm sân của họ. Từ trường đó, phóng xuất ra từ trường đó là cái nhân. Cái nhân đó nó sẽ tiếp tục tương ưng với một cái quả ở đâu đó. Thí dụ như mình chửi cái người này thì nó tương ưng nó sanh ra một cái người để bị người khác chửi lại. Bởi vì nó là từ trường ác mà cho nên nó sẽ tương ưng.
Trong khi đó nó phóng ra từ trường đó, nhưng mà nó chưa đủ duyên, nó chưa có hợp duyên thì cái từ trường đó không có thành cái quả của nó đâu. Tức là chưa đủ duyên thì nó chưa thành. Nhưng mà nó đủ duyên, ngay khi con nói cái lời nói đó, đủ duyên - tức là nó hợp lại đó, chứ nó không phải đi từng bước từng bước như chúng ta hiểu đâu. Chúng ta nói từ trường, thì mình nói đây chứ nó phóng ra, nó khắp cùng trên bầu khí quyển của chúng ta. Nó không có đi đâu xa, nó ở trên hành tinh sống của chúng ta, bởi vì nó là môi trường sống.
Cái hành động, lời nói của chúng ta, ác thì nó phóng từ trường ác, thiện nó phóng từ trường thiện. Mà nó tương ưng đâu đó thì nó tái sanh. Mà nó không tương ưng, duyên hợp chưa đủ, thì tức là chúng ta còn tiếp tục phóng nữa. Con hiểu không. Khi mà nó tương ưng thì ngay trên từ trường, bởi vì nó là Nhân Quả chung của mọi người. Người kia cũng sân, người nọ cũng sân, nó tương ưng hết, nó tương ưng, nó giống nhau. Nó chờ cái tương ưng, với cái sân nó tương ưng với nhau. Ví dụ cái người đó, nó tương ưng cái sân đó, sống như cái sân của con sân (16:12); thì ngay đó nó kết hợp thành đứa con của người đó. Cho nên nhân với quả, nhân với quả, bây giờ con còn sống nó vẫn sanh thành các đứa con của Nhân Quả, tức là hành động thiện ác của con. Con hiểu không, Nhân Quả. Do đó nó không phải đi từng bước từng bước. Không phải đâu, con phóng ra rồi, rồi bây giờ đằng kia nó cũng giận.
Bây giờ đặt trong hành tinh chúng ta nè, giờ này đây ở ngoài chợ Trảng Bàng, có cái bà sân dữ tợn. Cũng đồng thời ở chỗ kia có người sân dữ tợn chửi lộn. Rồi ở thành phố, năm bẩy chỗ nó cũng sân nó chửi lộn trong thời điểm đó, thì nó cũng phóng xuất ra từ trường sân. Người tham nó cũng phóng xuất ra từ trường tham. Mà cái người cầm dao giết người, cắt cổ gà, cắt cổ chó, hoặc thiêu đốt, hoặc làm cái gì nó cũng phóng xuất đầy trong không gian chúng ta những từ trường. Rồi bây giờ nó tương ưng giống ai thì làm con người đó. Tức là nó duyên hợp nó thành quả.
Nó phóng xuất ra không có nghĩa nó sanh liền đâu. Nó chờ cho tương ưng. Cũng như bây giờ Thầy sắp sửa Cận Tử Nghiệp của Thầy, sắp sửa Thầy bỏ thân. Mà nó chưa tương ưng, tức nó chưa có bào thai để tương ưng nó vào cái bào thai. Tức là cái duyên đó nó chưa có hợp. Mà bây giờ nó hợp với ông bà đó rồi, cái tương ưng của Thầy, cái Cận Tử Nghiệp của Thầy hợp với ông bà đó là nó giống y vậy, tham sân si phiền não giống y vậy. Nhưng mà ông bà này chưa có giao hợp đâu, cho nên Thầy còn nằm đây cà hấc, cà hấc, cà hấc. Nhưng mà chờ ông bà này giao hợp, ở bên đây Thầy hấc một cái, bắt đầu nó không thở nữa, thì ngay đó cái Cận Tử Nghiệp đó đã vào cái bào thai, nó tương ưng. Tức là bên đây Thầy tắc thở, Thầy hấc một cái vậy, Thầy hết thở nữa rồi thì bên kia đã có đứa con ở trong bào thai rồi, một cái mầm ở đó (18:00). Tại vì nó giao hợp, nó phải đúng. Nó duyên hợp mà con. Nó tương ưng duyên hợp.
Cho nên cái từ trường nó vô hình, nó thuộc về Tưởng, Tưởng uẩn. Nó thuộc về Hành uẩn. Nó thuộc về Thọ uẩn. Nó thuộc về Thức uẩn. Nó bốn cái uẩn rồi, mà cha mẹ kết hợp nó chỉ có Sắc uẩn thôi. Mà giờ Sắc uẩn chưa giao hợp, nó vô chỗ nào mà nó thành con. Con hiểu chỗ đấy chưa? Cho nên nó chờ cho đúng điểm đó. Mặc dầu bây giờ ông bà đó đã có tham sân si giống như cái tham sân si của Thầy ở bên Việt Nam. Nó giống rồi, nó chờ đó. Hễ mà bên đây Thầy hấc một cái, Thầy tắt thở thì bên kia… Đó là cái Cận Tử Nghiệp. Còn cái chưa Cận Tử Nghiệp mà nó vẫn sanh Nhân Quả thì nó cũng như vậy, mấy con. Nó cũng phóng xuất ra, nó chờ đó. Hợp một cái nó sanh con (18:51)
Tu sinh: Bạch Thầy, con xin hỏi câu hỏi này. Con thấy có một vài đứa trẻ nó khoảng 11, 12 tuổi thôi … Mặc dù nó lớn nhưng nó vẫn như đứa trẻ mới sinh, nó vẫn không biết gì hết, như một đứa vừa sinh ra. Trường hợp đó như thế nào ?
Trưởng lão: Đó là trường hợp Sắc uẩn nó thiếu, nó không đủ. Tức là nhân quả nó thuộc về loài thần kinh rồi, cái não không có thuộc về loài … cục thịt rồi.
Tu sinh: Có trường hợp mà đến một lúc nào đó, 12, 13 rồi bỗng nhiên nó như có cái não trở lại, nó hoạt động như lúc sơ sinh bắt đầu trở lên?
Trưởng lão: Thì nó cũng có trường hợp đó, tức là có cái mầm đó nhưng chưa phát triển. Cái mầm của não nó không phát triển. Mà cái đó cũng Nhân Quả con. Nhân Quả nó tạo cái duyên gì có mà cái óc nó không phát triển, để nó nằm nó chịu như là một cục thịt một thời gian. Đó cũng là Nhân Quả rồi.
Tu sinh: Thưa Thầy, như vậy nó nhập liền chứ không phải nó đi mênh mông ngoài không gian?
Trưởng lão: Cái từ trường nó đâu có đi, con. Con tưởng nó đi à, mấy con cứ hiểu. Bây giờ Thầy nói như thế này này, khi cái từ trường đó mình nói theo cái hiểu của mình như là cái dòng điện nó phải đi ở trong cái dây điện. Bây giờ Thầy bật cái đèn, mình thấy cái dòng điện nó nhanh chóng như vậy đó, chứ còn nó có sự đi ở trong đó, phải không? Cái dòng điện nó đi, cái dòng điện mình đâu thấy hình dáng, nhưng mà cái đó nó khác, con. Cái Từ trường này khác. Con vừa nói lời nói là nó phủ hết không gian chúng ta. Nó không có chạy, nó không có đi, bởi vì ở trong môi trường Nhân Quả mà, nó khác với dòng điện. Cái môi trường nó có sẵn rồi mấy con. Nó tương ưng nó phủ hết liền. Mình nói một cái phủ hết. Phóng ra là nó không có không gian, thời gian.
Tu sinh: ...
Trưởng lão: (21:12) Cái từ trường của nam châm nó hút, con thấy nó có màu sắc gì không. Nó không có màu sắc gì hết, mà ở đây mình mượn cái đó mình nói thôi.
Tu sinh: Tham, khi mình nói tham nó phóng ra luôn?
Tu sinh: (21:38) Kính thưa Trưởng lão, như vậy thì khi một người tái sanh vào cái cặp vợ chồng này, rồi người khác cũng tái sinh vào làm anh em đó luôn?
Trưởng lão: Thầy nói con thấy nè, hai anh em sinh đôi, mà người sinh trước thì tâm khác mà người sinh sau tâm khác. Rồi cái tai họa trên cuộc đời này, người sinh trước gặp tai họa khác mà người sinh sau, trước sau một vài phút, một vài giây, mà nó khác. Nó là nhân quả của người ta mà. Nó tương ưng là bây giờ nó giống trên cái tham sân si đó, nhưng mà cái nghiệp của nó để thọ hưởng phước báo thì không, nó còn có cái riêng của nó chứ. Cái cộng nghiệp và cái biệt nghiệp.
Tu sinh: Thưa Thầy, cái Cận tử nghiệp mà nó đi đầu thai thì dùng trí tuệ Tam Minh có thể biết nó ở chỗ nào. Thế nhưng cái từ trường lỡ phóng xuất ra trong lúc còn đang sống chứ chưa phải Cận tử nghiệp thì nó cũng đi đầu thai, thì lúc đấy có dùng Tam Minh để biết rằng nó ở chỗ nào không?
Trưởng lão: Biết chứ. Bởi vì Tam Minh mà. Nó đâu còn chỗ nào mà nó không thấy. Cái Tam Minh nó hay lắm mấy con, nó không có không gian thời gian. Hễ ý nó muốn là nó thấy biết. Bởi vì bây giờ Thầy nói một con người sinh ra nhiều người bằng cái hành động thiện ác của nó khi còn sống thì không ai tin. Nhưng mà người có Tam Minh, người ta nói người ta biết liền, người ta hiểu liền, khỏi cần đem thảo mộc mà chứng minh.
Tu sinh: Một đời người đang sống tạo ra không biết bao nhiêu người, bao nhiêu loài vật. Không thể nào kể hết được...
Trưởng lão: (23:18) Mình coi như là vô tình phóng xuất, mặc ai sinh ra, làm gì thì làm, khổ đau gì mặc. Không ngờ chính mình là chủ chốt, bởi vì mình là Nghiệp Nhân Quả mà. Bởi vì nói Nhân Quả, mấy con đừng có nghĩ rằng mình đi tái sanh.
Tu sinh: Bạch Thầy, con xin hỏi Thầy. Những con vật nó sân hận nó tức giận nó cũng phóng xuất từ trường.
Trưởng lão: Cũng vậy đó con, nó cũng phóng xuất. Hễ nó tức giận giành ăn một cái, nó cấu xé nhau thì nó cũng phóng ra y như mình vậy.
Tu sinh: Như vậy hàng ngày con tưởng tượng ra mà nó phóng xuất đi thì nó nhả cả bầu trời này.
Tu sinh: Thế nhưng từ trường của người và của vật không thể tương ưng nhau được ạ?
Trưởng lão: À sân nó cũng y nhau. Cũng tham sân si, con vật cũng như con người. Nhưng mà cái lớp nghiệp của nó là con vật. Cái tâm của nó vẫn giống nhau. Cái vô hình, phần tâm, vẫn giống nhau. Nó tham sân si nó cũng vậy. Nhưng con người khác hơn là tại vì biết thiện với ác, còn con vật nó không biết. Vậy chứ có con nó cũng hiền lành lắm mấy con. Nó được sự hướng dẫn của mình, Thầy nói bây giờ một con rắn, nó ở gần với một người tu đi, nó hiền lắm mấy con. Mà nó ở gần với người dữ, gặp ai nó mổ đó. Gặp mấy ông thầy bắt rắn coi, về mà ông dùng ngải nghệ bắt, mình vô lớ ngớ nó cắn mình chết đó. Còn gặp ông thầy tu mà ở gần con rắn, mình vô nó không cắn. Nó có ảnh hưởng tốt lắm chớ.
Tu sinh: Những con vật mà lúc nó làm thiện như vậy, những từ trường phóng ra có thể sanh làm người được không?
Trưởng lão: Nó gần với con người của chúng ta đó, nó được những cái thiện đó con. Nó sẽ sinh làm người. Bởi vì có tiêu chuẩn của nó rồi. Thí dụ con rắn nó hay bắt nhái cóc, mà giờ nó gần con người của mình, nó không ăn cóc nhái nữa, nó hiền nó ăn chay luôn. Bữa nào nó cũng xin cơm mình nó ăn , tức là nó tránh nhân sát sanh của nó rồi. Rồi con thấy con người mình còn nói vọng ngữ, nói láo chứ con vật nó có nói đâu, nó cũng đỡ cái giới đó. Cái tánh mà dâm dục này kia thì nó cũng có, gần mình riết thì cái tánh dâm dục nó cũng hết đi. Đó là những điều kiện nó thành người được mà. Đúng 5 tiêu chuẩn nó sẽ thành người, 5 giới đó. Cứ đúng 5 tiêu chuẩn giới luật là nó thành người đó con.
Trưởng Lão hướng dẫn tu sinh bỏ niệm xấu muốn chống báng Đại Thừa; nên cố gắng tu để làm ngọn đuốc sáng.
Băng 65C lớp Chánh Kiến, năm 2005-2006
Link youtube: http://youtu.be/Ey26-NIWQRI?t=10m4s
Tu sinh (TS): Cái Tưởng nó không còn phóng. Nhưng có những cái niệm làm cho tâm con cứ nghĩ đến Đại Thừa. Kỳ cục gì đâu con không hiểu
Trưởng lão Thích Thông Lạc (TL): Sao mình lại nghĩ đến điều kiện đó. Mình có khả năng gì mình chống Đại Thừa? Đừng có nghĩ vấn đề đó… Bây giờ con phải suy luận như thế này nè. Khi mình muốn cho Đại Thừa nó không sống như vậy, chứ mình chống người ta làm cái gì? Mà mình nghĩ như thế này nè: phải tu, tu cho được, làm chủ cho được 4 sự đau khổ Sinh, Già, Bệnh, Chết là chứng minh cho các nhà Đại Thừa thấy là các ông tu không có làm chủ được, còn tôi làm chủ được. Đó là mình đem lại cái tốt lành cho nhau, chứ mình chống họ làm gì, nói họ sai làm gì.
TS: Con không hiểu, cái tâm con nó kỳ quá
TL: Mình phải nói cái niệm đó là cái niệm xấu. Bởi vì Đại Thừa nó cũng là Phật giáo. Nó cũng là một tôn giáo triển khai ra thôi, cho nên về những cái sai, mình đáng thương người ta hơn. Người ta không có biết đường. Do đó bây giờ mình muốn dẫn đường người ta đi là mình phải thắp sáng ngọn đuốc chớ đâu phải mình nói để mà diệt người ta được sao? Trên thế gian này biết bao nhiêu tôn giáo người ta sai dẫn bao nhiêu hàng vạn triệu người đi đến trong cái đau khổ không à, đến cái chuyện giết chóc nhau không à. Cho nên biết bao nhiêu tôn giáo, vả lại Đại Thừa nó đâu có tội lỗi gì đâu, nó đâu có giết ai đâu. Nhưng mà nó đi trên cái vòng sai, nó làm cho người ta lệch, người ta phí công thôi chứ nó không có tệ như các tôn giáo khác đâu. Nó vẫn tốt kia mà. Cho nên vì vậy mình phải suy ngẫm như vậy chứ tại sao mình có cái ý mình chống lại nó làm gì. Như vậy mình chưa có tu được gì hết, sống cái đời sống phạm hạnh, mình cũng chưa có chi hết thì các con cũng nên nghĩ rằng mình chưa có xứng đáng gì đối với các bậc tôn túc, các bậc hòa thượng. Họ quá tuyệt vời. Họ mới xiển dương 2 ngàn mấy trăm năm nay khi Đức Phật tịch. Họ vẫn duy trì được, kéo dài được từ nước này đến nước khác thì các con biết, nó phải có cái gì thì người ta mới duy trì được chứ đâu phải dễ. Bây giờ mình muốn chống báng, cũng như là lấy một hạt cát mà chống lại cái bãi sa mạc - quá nhiều mà chống được sao. Không có được đâu.
TS: con biết cái đó là ác pháp chứ. Con tác ý mà cái tâm con…
TL: Đâu, nó [Đại Thừa] đâu có diệt chúng sanh đâu. Con nghĩ bậy, nghĩ sai. Nó đem lại sự thiện cho chúng sanh nhiều lắm. Nếu mà cỡ không có Đại Thừa thì người ta biết đâu người ta nương? Con biết không? Bây giờ người ta đi theo cái tôn giáo khác, con có thấy các tôn giáo khác nó diệt chủng một lần chết hàng trăm, hàng vạn người. Bây giờ nói về Thiên Chúa, con thấy nó đưa ra cái điều kiện, con biết không, đế quốc La Mã dùng tôn giáo đó mà nó cai trị người ta, nó muốn giết ai nó giết, ghê gớm lắm mà. Con biết hàng loạt, vậy mà người ta còn không dám nói gì hết. Con biết không. Còn bây giờ trái lại Đại Thừa rất là tốt. Thầy nói nó rất tốt. Nếu không có Đại Thừa làm sao có Thầy? Mà Thầy tu được mục đích là chấn chỉnh lại cái tốt, để cho quý thầy đang tu bên Đại Thừa biết cái đường đi. À mình tu như vậy mà không được giải thoát, còn bây giờ ông Thông Lạc ông tu được, ông giải thoát, ông làm chủ sướng quá. Làm cho người ta sáng suốt. Người ta tu hành người ta cũng muốn mình giải thoát chứ. Con thấy không. Đừng có, bây giờ mình phải phá cái tư tưởng đó đi. Coi như bây giờ mình phải lo cứu mình. Mình cứu mình, mình muốn cho Đại Thừa tốt là cái hành động tu của mình.
Hồi nãy giờ con nghe Thầy nói, cái lớp mà Thầy dạy cho mấy con từ Chánh Ngữ, cho đến Chánh Nghiệp, cho đến Chánh Mạng. Mấy cái lớp này các con đã học chưa, tức là Oai nghi tế hạnh của mấy con chưa có gì hết. Người ta bao giờ ai cũng nhìn cái hành động của mình, oai nghi tế hạnh thôi. Nhìn như vậy, cái lớp chưa học mà bắt người ta phải hành động như vậy, thói quen của người ta như vậy thì người ta làm sao cũng được hết. Chừng người ta được đào tạo… Còn bây giờ các con chưa học mà các con muốn nói chống Đại Thừa là làm sao nói ? Oai nghi tế hạnh, các con thấy đọc cái bộ 4 cái cuốn Luật Trường Hàng của bên nhà chùa. Trời đất ơi, Thầy nói người ta dạy oai nghi tế hạnh rất là tuyệt, kỹ lưỡng chứ đâu phải người ta không có. Con thấy nội cái bộ Tỳ Ni à, người ta dạy mình từ cái rửa tay, rửa chân, rửa mặt đều có những cái oai nghi người ta hết chứ đâu phải người ta không dạy? Rồi 10 cái bộ Sa Di, bộ giới luật Sa Di người ta dạy mình cũng rất kỹ chứ đâu phải. Người ta có oai nghi, bởi vì Tỳ Ni Sa Di oai nghi nè, rồi mới Cảnh Sách, 4 cái cuốn Luật của người ta trong đó để dạy người tu mà. Người ta 4 cuốn luật mà. N.T. nó thuộc vanh vách 4 cuốn luật mà chưa được đào luyện ở trên 4 cuốn luật. Học vanh vách nhưng chưa được đào luyện thì người ta sẽ học. Còn con không hiểu mà con cứ nghĩ… Đại Thừa người ta dạy như vậy đó, dạy 4 cuốn Luật, gọi là 4 cuốn Luật Trường Hàng người ta. Bắt tu sĩ phải học thuộc làu, nghĩa là cũng như mấy con đọc Tam kinh Bát Nhã vậy. Nhưng mà vì người ta không có dạy áp dụng. Nếu mà cỡ người ta dạy áp dụng đúng cách thì oai nghi tế hạnh của các nhà Đại Thừa như thế nào, con biết không? Khâm phục chứ đâu phải không có đâu.
Cho nên Thầy chỉ là người triển khai lại thôi, để làm cho chúng ta trở thành con người gương mẫu, để giúp cho bên Đại Thừa người ta có gì sai, để người ta sửa thôi. Chớ mình đừng có nói chuyện mà chống phá họ này kia, hoàn toàn Thầy không có chấp nhận điều đó đâu. Quý thầy toàn là những Bậc Thầy, như thầy N.H., hoặc thầy Th.T., hoặc là những bậc tôn túc như thầy T.Th.. Đều là bậc thầy hết, họ là những bậc thầy. Họ dạy con biết bao nhiêu người không? Cho nên mấy con đừng có nghĩ tưởng cái chuyện quá tầm thường. Mình chẳng có gì đâu. Mấy con nói không có ký lô gì đâu. Tiếng nói của mấy con không có trọng lượng gì đâu. Cho nên không được nói cái gì mà chạm đến các bậc tôn túc đó hết. Thầy nói thật sự, mấy con nói là Thầy không chấp nhận. Họ là những bậc Thầy Tổ. Họ chỉ bây giờ họ tu sai là họ không có làm chủ được Sanh, Già, Bệnh, Chết thôi. Cái phương pháp cách thức họ không biết. Cho nên triển khai là mấy con thấy được cái đường lối ở đây, Thầy dạy như vậy mới có thể làm chủ được. Còn họ dạy như vậy thì họ bị thiền ức chế cho nên họ không có làm chủ được. Con hiểu không. Mà bây giờ mình đáng thương họ chứ tại sao mình lại chống họ làm gì. Mình thương họ. Mình nói nặng nói nhẹ họ thì họ đủ khả năng họ quét mình chớ đâu phải không đủ khả năng. Họ vừa là cái khối của họ rất lớn. Mình có bấy nhiêu người mà mình chọc họ thì mình chịu đỡ nổi không. Mấy con điên, mấy con đừng nghĩ tư tưởng đó. Dẹp cái tư tưởng đó đi, Thẩy bảo mấy con hãy dẹp tư tưởng đó đi. Cái tư tưởng đó không phải đâu.
Thầy nói, tại vì Thầy là một người tu làm chủ được, để Thầy cảnh giác, Thầy nói cái sai cái đúng để cho người ta đi về cái hướng đúng. Còn mấy con không có quyền gì nói được. Thầy còn chưa dám kêu đích danh một người nào. Thầy chỉ nói kinh sách Đại Thừa sai thôi, không dám nói một vị thầy nào sai hết. Nghĩa là quý thầy không có lỗi sai, mà tại vì kinh sách Đại Thừa sai cho nên quý thầy dựa vào đó mà tu, thành ra đời của quý thầy nó không có làm chủ. Có vậy thôi chứ quý thầy không có người nào sai. Đều là người phát tâm tu hành để chứng đạo, giải thoát thôi. Bây giờ họ chỉ hiểu góc độ họ thì họ dẫn dắt người sau trên góc độ đó chứ sao lại mấy con trách họ. Đâu có nói họ được. Khổng chừng không có Thầy thì Đại Thừa nó phải phát triển. Không có Thầy nói sai đúng thì mấy con biết chỗ nào đâu mà mấy con nói. Có phải không. Bây giờ mấy con nói cũng dựa Thầy mà nói thôi, như vậy tự mấy con đã làm khổ Thầy thêm. Bởi vì những bậc đó là những bậc Thầy Tổ của Thầy mà. Mấy con không được đụng chạm đến. Còn Thầy, Thầy nói Kinh Sách Đại Thừa sai để Thầy chấn chỉnh lại lần lần, để làm cho quý thầy, các huynh đệ đều thức tỉnh, biết được cái đúng sai, mà hướng về sự tu tập. Đó là lòng thương yêu của Thầy khi mà Thầy tu xong. Còn con bây giờ chưa tu xong, lòng bồng bột mấy con là do tâm tham sân si của mình thúc đẩy chứ, mấy con còn hết tham sân si chưa? Chưa, cho nên mấy cái chuyện con nói đây là cái chuyện bỉ thử rồi. Cho nên đừng có làm cái chuyện đó, dẹp xuống đi. Không có làm cái chuyện đó. Cấm bặt không có làm cái chuyện đó. Không được nói động chạm ai hết (18:13)
Trưởng lão Thích Thông Lạc căn dặn tu sinh lớp Chánh Kiến ở băng 76C lớp Chánh Kiến năm 2005-2006.
https://youtu.be/_FYjhkq9U_0?t=6m48s
Buộc lòng chúng ta phải tu cho đạt được, nghĩa là có đủ Tứ thần túc, Tam minh rồi chừng đó chúng ta sẽ thay Thầy làm công việc tiếp nối Thầy. Các bác, các chú lớn tuổi thì nếu mà Thầy thấy không có đủ sức đi tới Tứ thần túc thì Thầy sẽ dạy cách thức tịnh chỉ được hơi thở, làm chủ được hơi thở khi mà bệnh ngặt nghèo nó sắp sửa chết, thì lúc bấy giờ nó có thể nằm liệt giường, liệt chiếu hoặc là những cái bệnh mà chân cẳng yếu đuối không đi được... thì sử dụng hơi thở tịnh chỉ ra đi chứ không có gì hết. Thầy sẽ dạy phương pháp để chúng ta làm chủ được hơi thở. Chúng ta chưa đủ Tứ thần túc nhưng chúng ta có thể dùng ý thức lực để tịnh chỉ ngưng lại, và sống trong trạng thái yên ổn của tịnh chỉ hơi thở, chứ không phải trước khi ngưng hơi thở, chúng ta đau đớn khổ sở. Mà trước khi ngưng hơi thở chúng ta cảm nhận được sự an lạc rất lớn, tâm luôn luôn thanh thản bất động. Do đó Thầy sẽ chỉ dẫn cách thức tịnh chỉ hơi thở cho những người chưa đủ sức đi đến cuối cùng, thực hiện Tam minh.
Còn tuổi trẻ, có đủ sức lực, thì phải tu tập từng bước một để thực hiện đủ Tứ thần túc, thực hiện Tam minh. Nghĩa là những người tuổi trẻ thì Thầy hướng dẫn tận nơi tận chốn là phải đi đến cuối cùng như vậy mới gọi là chứng quả A La Hán, chứ không phải nói quả A La Hán là nói suông suông đâu. Phải hẳn hòi đàng hoàng mới gọi là quả A La Hán. Cho nên ở đây sự hướng dẫn của Thầy là cụ thể, rõ ràng mà phải tu tập đúng, ko được tu sai.
https://youtu.be/_FYjhkq9U_0?t=32m37s
Nó còn đòi hỏi trí tuệ của các con để các con dựng lại chánh pháp của Phật chứ, dựng lại đạo đức của Phật chứ. Thế mà với cái tri kiến của mấy con hạn hẹp như thế này thì mấy con làm sao làm công việc này được. Cho nên mấy con đòi hỏi đủ sức Tam minh chứ đâu phải dạy mấy con ở thường thường đâu, để các con dựng lại nền đạo đức cho loài người mà. Thì mấy con phải đủ cái sức đó. Mà đủ cái sức đó đâu có nghĩa là dạy cho mấy con để mấy con đi ra phóng hào quang, bay lên trời, chọc ghẹo thiên hạ. Điều đó là mấy con chọc ghẹo thiên hạ để thiên hạ bu theo con để cầu danh cầu lợi chứ làm gì cái chuyện đó . Cho nên đệ tử của Thầy thực hiện thần thông là Thầy dập liền tức khắc… Thầy không bao giờ đem danh lợi bằng cái thần thông đó được, mà Thầy đem lại nền đạo đức. Mấy con biết để mấy con sử dụng tri kiến, trí Tam minh của mấy con. Con sử dụng để con dựng lại nền đạo đức cho loài người, đem lại hạnh phúc cho người ta, chứ không phải đem cái chuyện mà làm trò ảo thuật gạt người ta.... Mấy con ngồi đây mà mấy con nhìn vũ trụ, còn hơi đài thiên văn của các nước. Nó sẽ quan sát được. Mấy con nỗ lực đi rồi mấy con sẽ thấy lời thầy nói là đúng…
https://youtu.be/_FYjhkq9U_0?t=34m30s
Không khéo mấy con không tới nơi tới chốn, lớp học của Thầy không triển khai được. Các con đi ra làm giảng sư được chứ. Nhưng mà mấy con sẽ chết với nó đó. Bởi vì mấy con sẽ soạn bài, sẽ viết sách được. Mấy con làm được nhưng mà mấy con chưa hoàn tất được thì mấy con sẽ chết với nó, chết với danh với lợi đó. Thầy không muốn điều đó, Thầy muốn các con phải thuyết giáo bằng thân giáo, cả hai cái này. Mà thân giáo là các con phải đạt được Tam minh. Mà mấy con chưa đạt được Tam Minh thì mấy con đứng lại, đừng có nói chuyện đi ra mà dạy đạo. Nó sẽ danh lợi cám dỗ mấy con dữ lắm. Nó sẽ chết trong danh lợi mất đi. Thầy giết con bằng gươm đao nó không có khổ đau nhiều đời kiếp. Mà Thầy giết các con bằng các tri kiến dạy các con làm giảng sư đi ra mà các con chưa chứng đạo thì Thầy giết con còn khổ đau vô lượng kiếp đó. Bởi vì các con lợi dụng chỗ này các con làm giảng sư, rồi mấy con lợi dụng sống theo dục lạc của mấy con là mấy con chết. Mấy con sẽ tội lỗi rất lớn đó, chứ không phải thường đâu. Cho nên Thầy chỉ mong mấy con đạt được cuối cùng, được giải thoát hoàn toàn, ly dục ly ác pháp hoàn toàn. Mấy con đủ khả năng thì mấy con sẽ ra mấy con thay Thầy làm công việc giúp dùm Thầy để mà đem lại nền đạo đức cho loài người, sống không làm khổ mình khổ người. Điều đó là điều ước nguyện của Thầy rất lớn mà Thầy mong ở sức tuổi trẻ của mấy con, bất kỳ một người nào.
NHỮNG LỜI THẦY NÓI HÔM NAY LÀ NHỮNG LỜI CÒN GHI LẠI HOÀN TOÀN. Một ngày nào Thầy ra đi mà có được những người đệ tử thay Thầy, Thầy rất mừng. Thầy biết rằng cái nền đạo đức của Phật giáo sẽ sống, nền đạo đức Nhân Bản. Con người sẽ hưởng được hạnh phúc.
(Băng 85B, lớp Chánh Kiến năm 2005-2006)
Trưởng lão giảng kỹ có ba giai đoạn, khi nào thấy người khác sai là khi đi tìm thầy dạy đạo và khi đã chứng đạo, khi nào thấy lỗi mình không thấy lỗi người là khi đang tu. Chú ý phải có tư duy nhận định đúng sai ngay từ đầu.
---
Link youtube: http://youtu.be/E8Ie1Vh1jTI?t=5m45s
(05:45)
Còn bây giờ Thầy nói như thế này. Ở trong chúng Thầy dạy rồi, dạy về cái Chánh Kiến rồi. Mấy con ra mấy con nói vanh vách đó, nhưng mà mấy con bị. Thầy nói thật sự ra người ta sẽ không tin mấy con đâu, bởi vì Pháp Thầy dạy, mấy người nói vanh vách mà sống không đúng là mấy người nói láo đó mấy con. Thầy nói cho Phật tử biết hết đó, không có ai mà đem cái này ra mà giảng đạo được đâu. Nghĩa là nói vanh vách nhưng mấy Phật tử cứ nhìn vị thầy hay vị cư sĩ nào nói vanh vách đó, mà ông ta còn sống phạm giới phá giới đó, thì cái người đó là nói láo, không có thật đâu. Họ nói được chứ họ hành chưa có được đâu, cho nên họ lừa đảo mình đó, rồi sau này họ thêm thắt tầm bậy đó. Tưởng mình đúng chứ coi chừng họ dẫn mình tầm bậy rồi chết cả đám nhau đó. Đừng có nghe lời mấy cái người đó. Chừng nào họ sống đúng giới hạnh, hẳn hòi thì lúc bấy giờ mới tin họ đó. Khéo léo như vậy chứ đừng có vội tin người nào hết. Họ học lớp này ra họ nói hay lắm đó, họ luận hay lắm đó. Coi chừng bị họ lừa đảo đó. Những người mà nói được mà không làm được là những người nói láo chứ không có thật đâu. Họ lừa đảo, họ gạt. Họ tu chưa được, tâm tham sân si họ còn. Mà tâm tham sân si họ còn mà họ nói lý luận hay, coi chừng họ giết chết mọi người. Họ giết họ, họ giết luôn cả mọi người đó. Đừng có nghe theo mà chết.
Cho nên vì vậy Thầy sẽ tuyên bố trước, để không mấy con tưởng bây giờ mình học được vậy, để thôi ra làm thầy thiên hạ. Giữa ngã ba ngã tư mà đóng cái thiền đường ở đó mà dạy đạo thì coi chừng chết. Thầy nghe trong Kinh Phật nói mà, đừng có lại ngã ba ngã tư mà đóng cái chỗ đó mà dạy đạo. Ý Đức Phật muốn nói bốn phương người ta sẽ tập trung về mình, mà khi mình tu chưa chứng thì cái đó là không có được, nguy hiểm đó. Cho nên ở đây Thầy cũng nhắc cho mấy con, vì đây là lớp đào tạo rồi, cho nên mấy con có đủ trình độ khả năng. Khi mà mấy con suy tư, lý luận thì mấy con đủ khả năng đứng ra lãnh đạo để dạy đạo rồi. Nhưng mấy con nhớ Thân giáo là hơn hết, vừa cứu mình mà vừa cứu người đó. Còn cái Thuyết giáo nó không quan trọng đâu mấy con. Có nhiều nhà Phật học người ta học tiến sĩ Phật học, người ta học làu làu những bài kinh hết, nhưng mà họ ra gì, họ đâu có ra gì đâu. Họ chỉ nói cái miệng thôi. Còn ở đây chúng ta lấy thân giáo mà dạy người, và thuyết giáo chúng ta cũng không thua sút người nào đâu. Ai nói gì chúng ta đều biết, cái sai cái đúng chúng ta đều hiểu hết, không có chỗ nào mà chúng ta không hiểu. Cho nên ở đây chuẩn bị cho chúng ta lấy thân giáo là quan trọng.
Đừng có nghĩ rằng chúng tôi vừa tu vừa làm Bồ Tát. Cái kiểu đó Bồ Tát muốn chết chứ không phải Bồ Tát muốn sống đâu. Cho nên thường thường mình tu chưa xong mà làm Bồ Tát hạnh, sử dụng cái hạnh Bồ Tát để độ chúng sanh, hầu như Bồ Tát đó đều là nhăn răng, méo miệng hết. Tại vì sao? Tại vì chết cũng nhăn răng, bệnh đau cũng nhăn răng, cái gì cũng rên la nằm liệt giường liệt chiếu, cũng ba cái ông Bồ Tát đó chứ không có gì đâu. Cái hình ảnh đó là hình ảnh đã ở trước mặt chúng ta, chúng ta đã chứng kiến nhiều rồi. Những người nói hay, nói lung, mà rốt cuộc rồi nhăn răng méo miệng hết cả đám đó. Lượng sức, lượng sức mà cứu mình chứ đừng có đem cái kiến thức hiểu biết mà lừa đảo người khác, là coi chừng mình chết, mình phải trả quả đó, không có chạy đâu khỏi hết. Cho nên cái tu, thật tu thật chứng. Làm chủ được 4 sự đau khổ rồi, đem cái kinh nghiệm đó ra dạy người. Đời sống cái người mà thực tu thực chứng làm chủ 4 sự đau khổ sanh, già, bệnh, chết là cái đời sống Giới hạnh. Không bao giờ họ phạm phải một cái phạm hạnh của họ đâu. Họ rất là oai nghi tế hạnh đó. Cho nên ở đây người cư sĩ người ta hiểu biết người ta dễ nhận ra lắm, không có khó đâu. Còn mình mà hơi lóc chóc một chút, coi chừng chưa xong, mình sẽ bị người ta hiểu biết, và đồng thời cái sự tuyên bố của Thầy không phải như Đại Thừa: ai mà chê trách quý sư quý thầy là tội đọa địa ngục đó. Ở đây không có đọa địa ngục gì hết, người nào mà sai là nói sai, người nào phạm giới là nói phạm giới chứ không có sợ chiếc áo, chiếc y của mấy người đâu. Cũng không sợ đầu tròn đầu méo của mấy người đâu. Mấy người làm sai là mấy người ma-ba-tuần đó. Tôi biết sai là tôi vạch mặt tôi chỉ, chứ tôi không sợ tội địa ngục đâu. Địa ngục là mấy người đang mở cửa địa ngục đó, ma-ba-tuần nó mở cửa địa ngục nó phỉ báng Phật pháp, nó đang đọa đó. Chứ đừng có nghĩ chiếc áo, chiếc y, cái đầu của mấy người mà không dám nói đâu. Ở đây người nào tôi cũng dám nói hết. Sai giới luật là tôi nói à. Đó là như vậy, Thầy dạy ở đây là cư sĩ cũng như tu sĩ, người nào sai là nói sai, không có sợ tội lỗi. Mình nói sai để người ta sửa lại tốt, đó là mình tốt. Còn mình thấy người ta sai mà mình không dám nói sai tức là mình sai, mình không dám nói.
Còn mình đang tu để đi đến giải thoát thì không nên thấy ai sai. Các con nhớ, bây giờ mấy con chưa tu xong mà mấy con thấy người ta sai là coi chừng, mấy con đọa địa ngục đó, là mấy con chưa giải quyết của mình. Còn mấy con tu rồi, thì ai sai nói hết, không tha người nào hết. Cho nên vì vậy khi mở con mắt ra thấy người đó phạm giới, phá giới là không nên tôn xưng họ làm thầy, để cho mình đi tìm một bậc thầy tu hành. Còn nếu mà mình nói thấy vị đó sai, vị này sai, trong khi đó mình chưa tu tập được thì không được. Nhưng mình thấy sai, mình biết đứng trong góc độ giới luật, mình thấy họ sai thì mình tránh. Còn mình đang tu, để mình nỗ lực để đi đến rốt ráo, mà mình cứ thấy người này sai, người kia sai thì coi chừng mình không có tu hành đến nơi đến chốn được. Tại vì trong lúc bị phân tâm, bị thấy bỉ thử, cho nên vì vậy mà không giải thoát.
Thầy nhắc nhở kỹ trong vấn đề tu tập kỹ để không khéo. Lúc nào chúng ta nói sai của người khác là lúc chúng ta đã làm xong. Đó là cái thứ nhất mà Phật đã dạy. Nếu một người tu xong, mà thấy cái sai của người khác mà không nói là hèn nhát, Đức Phật đã nói vậy mà. Còn mình tu chưa xong, mà mình là người đang tu thì mình nên thấy lỗi mình, không thấy lỗi người.
Người chưa tu, còn đang đi tìm trên con đường đạo, thấy cái sai của những người phạm giới thì không nên tôn họ làm thầy. Mình đang đi tìm mà, đi tìm cái người để cho mình tu chứ chưa phải mình tu. Nhưng khi bắt đầu mình tìm được một vị thầy hướng dẫn mình tu thì không thấy cái sai của ai khác hết, mà chỉ thấy cái sai của mình. Nó có từng giai đoạn chớ, chứ mấy con đứng chung chung, ờ bây giờ Thầy nói vậy, mình đang đi tìm một bậc sư mà không dám thấy ông sư đó sai thì mình tôn ông sư đó sao? Thì mình trật mất rồi. Bây giờ mình đang trên con đường chưa phải tu, đang tìm một bậc sư, đang tìm một tôn giáo thì mình phải xét nét cái tôn giáo đó có đúng hay không, phải không. Người tu đó có phải là thầy của mình được không. Thì từng mà mình thấy đúng thì mình mới tôn xưng họ thầy. Mình thấy đúng cái tôn giáo đó mình mới theo. Đó là bắt đầu mình phải có sự tư duy đúng sai trong giai đoạn đầu.
Rồi cái giai đoạn tu thì không thấy ai sai nữa hết. Bởi vì giai đoạn này mình đi đến cái rốt ráo của mình mà cứ thấy sai của người ta thì làm sao mình xả tâm, phải không. Cho nên không thấy ai sai hết, mà chỉ thấy lỗi mình. Bây giờ là giai đoạn mình tu, mình được học, mình tu, cho nên ông thầy dạy cũng như Đức Phật dạy: "chư tác mạc tác, chúng thiện phụng hành", "thấy lỗi mình không thấy lỗi người" là lúc mình đang tu. Rồi bắt đầu tu rồi thì ai sai vạch mặt ra.
Đầu tiên, thấy sai không theo, có phải không? Không nói nhưng mà không theo người đó. Thấy tôn giáo đó không đúng, không theo. Tôn giáo nào hợp, mình thấy đúng mình theo. Đó là giai đoạn đầu. Giai đoạn sau vô tu thì không thấy sai nữa, bởi vì mình chấp nhận rồi, cho nên không thấy sai, mà chỉ thấy lỗi mình để mình sửa cho đến khi mình rốt ráo. Sau khi rốt ráo rồi thì thấy mọi cái nào sai đều chỉnh đốn lại hết. Để làm gì? Mình tu rồi, mình được giải thoát rồi mà để cho người ta sai thì rất tội. Bởi vì nó không những sai một người trong giai đoạn, thời đại này mà còn nhiều thế hệ sau này nữa. Cho nên chúng ta nói để con cháu chúng ta sau này tránh, không có làm sai cái điều đó nữa. Cho nên nó có 2 giai đoạn: giai đoạn đầu, thấy sai để không theo tôn giáo đó, hoặc không theo vị thầy đó, giai đoạn thứ 3 là khi tu xong thì thấy cái sai vạch ra để cho con cháu chúng ta sau này nhờ, và giai đoạn tu tập, giai đoạn giữa là không thấy người khác sai mà hãy thấy mình sai. Thì như vậy mình biết con đường mình tu đúng, còn nếu không thì mình sẽ sai.
Cho nên ở đây Thầy nhắc nhở kỹ trên vấn đề này. Cho nên lúc mà đang tu, thì chúng ta không thấy ai sai, ai sai thì kệ, nhân quả của họ, chúng ta không biết. Còn lúc chúng ta đang tìm đạo, đang tìm người làm thầy thì phải chọn lấy, thực sự người đó phải hết tham sân si, giới luật nghiêm chỉnh, đó là thầy mình. Còn không thì nhất định là không chấp nhận. Và cái tôn giáo nào đem lại lợi ích cho mình, chứ tôn giáo mà sống trong ảo tưởng nhất định không theo, không theo những cái ảo tưởng đó, mà theo cái chân thật, cái lý thật mình theo để mình được giải thoát.
Link youtube: http://youtu.be/moxPjA3z0kY , băng 87B lớp Chánh Kiến, 2006.
Người ta có câu "Ở hiền gặp lành". Nếu người VN thật sự hiền lành, tại sao chiến tranh lại xảy ra ở đất nước mình ?
Thực sự người VN mình cũng dữ lắm, mấy con. Đọc lịch sử người VN mình, nó cướp nước Cam-pu-chia nè. Chúa Nguyễn mình xua quân vô đây lấy nước người ta đó, mà bắt dân người ta làm ông Táo đó mấy con. Bắt cúi đầu xuống vậy này, rồi bắt đầu bắc cái nồi lên mà chụm lửa đốt, nấu nước. Trời đất ơi, giết người ta bằng cái kiểu đó, ác lắm chứ không phải không. Lấy hết người ta cả nước từ TP HCM lấy luôn đụng gianh giới. Toàn bộ phía Chân Lạp, đều là cái miền nam này của chúng ta là lấy của Cam-pu-chia không, chứ chúng ta không có vùng đất này của chúng ta đâu. Bây giờ chúng ta ở đây là đất Cam-pu-chia không, đất người Miên. Mà đuổi riết, mà ác lắm, cho nên chúng ta bị Pháp cai trị 100 năm để mà trả cái tội đó. Các con biết không, những người dân mình đi làm cao su, trời ơi, ba cái thằng cọp rằn của Tây, trời đất ơi, nó đánh mình tàn. Khi mà ở ngoài Bắc đi vô đây làm phu cao su, Thầy nghe nói lại ghê lắm mấy con. Vô đây mình sống bởi vì rừng núi như thế này, mình chói nước, mình bị rét, mình run rẩy cắt không được, ngồi run run dưới gốc cao su là nó lại nó đập. Nó đập bổ trên đầu mình, nó đập tan nát mình hết, nó không có tha.
Cho nên một nước mà lệ thuộc người khác, người ta coi mình không ra gì hết. Các con nghe nói ở miền Trung, khi một người Pháp, thực dân nó mập, mà ở đất nước mình nó chỉ có xe kéo, mà cái người dân của mình kéo xe. Thì nó ngồi trên xe mà lên dốc cầu nó cao vậy, kéo không có nổi, mà ráng thì quỵ xuống, cũng như con ngựa mà đi không nổi nó quỵ xuống. Vậy mà ở trên nó còn chửi mắng, còn đá đạp cái người đó nữa. Người ta đi không nổi, ít ra nó trèo xuống cho người ta lôi cái xe lên. Này không, nó ngồi trên đó mà nó… Cho nên những người học sinh ở trong trường ở ngoài Huế đó, họ nói tiếng Tây được, họ ra họ sạt cái ông Tây, cho nên cái ông Tây đó mới vô trong trường mới cho mấy cái thằng học sinh đó nghỉ học. Trong đó, về lịch sử, thì Bác Hồ cũng là những học sinh ra mà chống Tây. Những điều kiện đó, Thầy được đọc sơ qua những trang sử, Thầy thấy đúng là tinh thần Việt Nam của mình.
Nhưng người Việt Nam mình cũng ác lắm mấy con. Cho nên nó bị đô hộ là phải. Nó bị đầy xéo lại là phải, chứ không phải không. Cho nên đất nước chúng ta, khi mà đối với Trung Quốc thì chúng ta không làm gì nó. Nhưng mà đối với Chiêm Thành, đối với mấy nước nhỏ nhỏ, chúng ta xuống chúng ta càn quét, chúng ta hiếp đáp ghê gớm, chúng ta cũng không thua gì Trung Quốc. Cho nên chúng ta cũng phải trả quả đó, chứ không thể nào.
Trong cái ác của chúng ta nó cũng có cái thiện, mấy con. Chứ dân tộc chúng ta mà toàn ác thì kể như chúng ta không bao giờ chiến thắng được những cái nước mà lớn như Trung Quốc, Pháp, Mỹ. Đầu tiên đất nước chúng ta không phải ở miền Bắc đâu, nhưng mà người Trung Hoa họ đánh mình riết, mình chạy xuống miền Bắc mình cư trú ở đó, rồi mình dựng nước ở tại miền Bắc. Lần lượt mình chống lại, mình không đầu hàng, mà không bị đồng hóa, chứ chúng đồng hóa biến cái nước của mình trở thành một cái tỉnh của nước Trung Quốc. Rồi đến Pháp, 100 năm biết bao nhiêu người Việt Nam mình chết chống đối lại Pháp, biết bao nhiêu người chết. Và những lịch sử ghi lại một số người chúng ta được ghi lại, còn âm thầm mà chống đối, nhiều khi những anh hùng vô danh đó, chúng ta kể không hết đâu. Cái người Việt của mình cũng gan dạ lắm.
Nhưng mà có cái điều kiện mình cũng ác lắm. Đối với cái nước nhỏ mình hiếp được, mình cũng hiếp người ta. Coi như mình cướp luôn nước người ta. Cũng như Chiêm Thành bây giờ con thấy đâu còn bao nhiêu người đâu. Rồi Cam-pu-chia, cỡ nếu mà mình mạnh hơn nữa, chắc mình diệt ba thằng Cam-pu-chia luôn, mình lấy luôn nước nó nữa. Mình đồng hóa tiêu đó con, chứ không phải mình giữ. Còn dân tộc Việt Nam, Trung Quốc nó cũng muốn đồng hóa mình, mà đồng hóa không được. Nó đồng hóa không được. Mình lấy của nó. Nó đem văn học, nó đem tôn giáo nó qua, mình tiếp mình lấy tôn giáo nó, mình tiếp mình lấy văn học nó. Cũng như người Pháp qua đất nước mình, mình tiếp văn học của người Pháp, mình lấy tiếng chữ của nó, mình biết thành tiếng chữ của mình xài. Bây giờ mình có Quốc ngữ. Các con thấy dân tộc Việt Nam này nó khôn lắm, không ai đồng hóa được nó, mà nó lấy của người ta nó xài, nó trở thành của nó. Cho nên nó có một lịch sử rất lớn.
Vì vậy mà con thấy như hiện giờ, đứng trong góc độ Phật giáo, mà Thầy đã chỉnh đối lại nền đạo đức đó, thì các con thấy dân tộc Việt Nam mình cũng ghê lắm, chứ không phải. Chứ nếu mà Thầy, một người Pháp hay người Ấn Độ mà làm cái chuyện này thì nó khỏi nói rồi. Nhưng đây là một người Việt Nam, người Việt Nam mà chấn chỉnh lại con đường của Phật Giáo, làm nó sống lại nền đạo đức, là nó hãnh diện với thế giới. Nếu cái đạo đức của Thầy mà dựng lại được là Việt Nam hãnh diện với cái tư tưởng đạo đức này. Đất nước Việt Nam rất là hãnh diện bởi vì Thầy là con người Việt Nam. Vì vậy mấy con là những người Việt Nam, mấy con rất hãnh diện, cho nên mấy con phải cố gắng tu học, để cho mình sống được cái nền đạo đức đó, để làm cho thứ nhất là dân tộc mình được cái nền đạo đức đó, đem lại sự hạnh phúc lớn cho dân tộc, và đồng thời làm một gương hạnh tốt cho thế giới.
Cho nên hôm nay mấy con nỗ lực mấy con tu không có nghĩa tu để được giải thoát cho riêng bản thân mấy con, mà còn cho mọi người trên hành tinh này, không riêng dân tộc chúng ta. Mà cái vinh dự lớn nhất là dân tộc chúng ta. Một người Việt Nam làm công việc này chứ không phải một người Ấn Độ nữa. Một người Ấn Độ đã đề xướng, nhưng mà làm không sống lại. Không sống, bị trù dập cái nền đạo đức đó xuống. Nhưng hôm nay người Việt Nam chúng ta làm sống lại cái nền đạo đức đó, thì nó có cái danh dự của đất nước đó. Cũng như bây giờ người ta nhắc đến Ấn Độ thì người ta nhắc đến Đức Phật, mấy con. Người ta biết đến Ấn Độ, hầu hết là người ta nhớ đến Đức Phật, cái người đưa ra 4 Chân Lý. Và hôm nay nếu mà điều kiện Thầy dựng lại được nền đạo đức nhân bản, nhân quả, sống không làm khổ mình, khổ người, mà được phổ biến khắp cùng trên thế giới, đem lại hạnh phúc cho loài người, thì người ta sẽ nói đến Việt Nam là người ta sẽ nhớ đến Thầy, đến cái người dựng lại nền đạo đức. Và những người dân Việt Nam là những người được thọ hưởng cái phước báo. Và ngày hôm nay, mấy con ngồi đây được học lớp Chánh Kiến mà từ xưa Đức Phật đã để lại cho dân tộc Ấn Độ, nhưng mà dân tộc Ấn Độ bây giờ không được thừa hưởng. Thầy nói dân tộc Ấn Độ không được thừa hưởng cái nền đạo đức của Phật Giáo. Coi như cả dân tộc Ấn Độ bây giờ, đối với dân tộc Việt Nam thì dân tộc Ấn Độ rất là nghèo đói, và không vệ sinh. Thầy nghe sư P.N. đi qua bên đó về sư viết mấy cái bài, Thầy nói trời ơi đất nước của Đức Phật mà bây giờ đến tệ bạc như vậy. Cho nên Thầy mong rằng đất nước Việt Nam không đến nỗi như vậy đâu. Chúng ta sẽ lần lượt từ cái vệ sinh của Đức Phật đã dạy, từ đạo đức vệ sinh cho đến tất cả những đạo đức mà Đức Phật dạy, mà chúng ta được hướng dẫn cho dân tộc chúng ta. Mọi người đều sống đạo đức thì đất nước chúng ta sẽ hơn tất cả các đất nước khác, không thua. Bởi vì đó là cái nền đạo đức thực sự.
Thầy mong rằng ở lớp chúng ta sẽ tu tập tốt, đem lại một cái điều tốt đẹp nhất cho thế kỷ của chúng ta, cho cái giai đoạn thời đại khoa học đang đi lên. Thầy mong điều đó lắm, cho nên Thầy rất cực khổ, nhưng mà cái cực khổ của Thầy, Thầy thấy con người trên hành tinh này quá đông mà không có đạo đức, là cái khổ đau gấp trăm ngàn lần, triệu triệu lần Thầy. Cái cực của Thầy so với cái khổ của mọi người trên hành tinh này có nhằm nhò gì, cho nên Thầy quyết tâm, Thầy sẽ làm tất cả những điều để mà các con tu tập cho được.
http://youtu.be/txf6SO-5q4s?t=1m20s
Băng 93C - lớp Chánh kiến
Đoạn hỏi đáp kéo dài từ phút [01:20] đến [17:57] băng 93C lớp Chánh Kiến. Tu sinh hỏi rất kỹ và Trưởng lão trả lời rõ ràng về tu thế nào là tu chuyên nhất tâm Từ, tâm Bi, tu Tứ niệm xứ.
[Chú ý: đây là nội dung cho tu sinh đã tu căn bản, không phù hợp cho người mới tu để tu tập]
[01:20]Tu sinh (TS):
Sư ông nói tu môt pháp Từ, đã có Bi Hỉ Xả trong đó. Nhưng hồi nãy sư ông nhận xét về một người đó là: "con tu được cả 4 cái" thì con chưa hiểu tu 4 cái và 1 cái có 4 cái là như nào?
Trưởng Lão (TL): Nghĩa là cái người đó họ không thể chuyên 1 pháp được. Khi mà họ viết cái bài [Từ, Bi, Hỉ, Xả] ra rồi, Thầy thấy họ không có chuyên. Họ nói chung chung vì vậy họ không có cái duyên tu chuyên một pháp. Cho nên do đó, lúc họ tu tâm Từ, lúc họ tu tâm Bi, lúc họ tu tâm Hỉ, lúc họ tâm tu Xả. Cho nên Thầy khuyên họ tu như vậy.
TS: Nhưng mà hồi đó, sư ông nói nếu mình không tu chuyên nhất 1 cái thì mình không có tới đâu hết? Rồi vừa nãy sư ông nói tu 4 cái?
TL: Coi như tu 4 cái thì không có chuyên nhất. Cũng như bây giờ con không tu chuyên nhất 1 pháp Tứ vô lượng tâm mà con tu 4 pháp này, tức là Thầy muốn nói con tu Tứ niệm xứ để mà xả trên 4 pháp này.
TS: Cho con hỏi độc cư thế nào với cái khẩu của Từ Bi Hỉ Xả?
TL : Bắt đầu con tu tâm Từ: độc cư như thế nào để mà trong tâm Từ. Tâm Từ bắt đầu con tu tập tỉnh thức. Không tiếp duyên với một người nào. Mình tỉnh thức trên hành động của mình để khởi sự thương yêu, không làm mất hạnh phúc của chúng sanh, tức là mình không nói với một người nào.
TS: Thưa sư ông, nếu tâm Bi thì sao?
TL: Tu tâm Bi thì khác rồi con. Tu tâm Bi thấy người khác đau khổ thì con lại phải giúp, phải nói. Vì thế con tu độc cư với tâm Bi thì không được.
TS: Vậy là độc cư là tu ý phải không sư ông?
TL: Tu ý đó con
TS: Còn Bất động tâm là không có tu Bi, Hỷ, Xả được?
TL: Bất động tâm chỉ có tu Xả với tu Từ thôi, không tu Bi và Hỷ được. Nghĩa là Xả mình vẫn độc cư trọn vẹn, không nói chuyện với ai. Còn tu tâm Bi thì không được đâu, thấy người ta đau khổ mà không mở miệng nói thì không được, phải an ủi người ta.
TS: Vậy tu tâm Bi là không độc cư được?
TL: Không độc cư được. Nhưng tu tâm Từ được
...
[07:15]
TS: Trong sách Tứ vô lượng tâm của Sư ông, có một ví dụ con chưa hiểu rõ. Con kiến nó rớt xuống, mình vớt nó lên… Con không hiểu, nếu thấy cảnh khổ mình cứu đó là quả rồi, mình thấy con kiến rớt là mình có thấy đối tượng là cái quả rồi. Con không hiểu mình thấy con kiến rớt xuống mà mình tu Từ thì con không hiểu cái Từ đó Nhân ở đâu? …
TL: Khi mình thấy con kiến nó rớt ở trong nước. Mình vớt nó lên, trong khi đó từ cái chỗ Nhân của nó là mình ở trong cái sức tỉnh. Từ nó có Bi rồi, nhưng mà điều kiện mình vớt nó không phải mình tu tâm Bi mà mình đang tỉnh thức. Bởi vì Từ là nó tỉnh thức rồi. Cho nên khi cái Nhân của nó là Nhân Tỉnh, cho nên nó thấy con kiến rớt xuống là nó vớt liền chứ nó không có nghĩ là nó tu tâm Bi đâu.
TS: Dạ thưa sư ông, con kiến nó rớt là cảnh có đối tượng. Là mình thấy nó khổ.
TL: Cái này không phải. Thấy nhưng không có nghĩ nó khổ đâu. Tu tâm Bi là thấy nó khổ đó. Tu tâm Từ là mình tỉnh đó. Mình thấy con kiến rớt xuống là mình vớt nó thôi chứ mình không nghĩ Bi thương đâu. Mình tu tâm Từ, bất kỳ sự việc gì xảy ra, tôi tỉnh thức. Tôi vớt, tôi làm công chuyện đó với lòng Từ của tôi thôi chứ tôi không có nghĩ tôi thương xót. Nhiều khi mình tu tâm Bi mình bị cái thương xót đó còn cái ái ở trong đó thì nó nguy hiểm cho mình. Bởi vì mình còn thấy đau khổ của người khác, con vật khác coi chừng mình bị cái ái. Vì vậy mà tâm từ nó không bị ái...
TS: Dạ thưa sư ông, con kiến nó rớt xuống mà mình không có tri kiến mình biết con kiến nó rớt xuống là nó khổ, nó chết như vậy là nó khổ…
TL: À như vậy là con khởi tâm bi rồi, khác rồi. Còn tâm Từ tỉnh thức thì biết. Con kiến nó rớt xuống nước thì Thầy chỉ biết Thầy vớt thôi, chứ Thầy không khởi tâm bi. Nhưng mà ngầm ở trong đó, cái vớt con kiến đang bị dưới nước là có bi. Nhưng mà Thầy không phải là người tu tâm Bi cho nên Thầy không bị thương xót, cho nên Thầy không có kẹt ở tâm Bi. Tâm Từ nó tỉnh, nó biết mọi sự vật xảy ra, cái gì đau khổ nó biết hết, nhưng mà điều kiện nó chỉ biết hành động nó làm như vậy để con kiến tránh sự chết chóc. Nó làm với tâm Từ, chứ không có tâm Bi. Nhưng mà người khác thấy nó vớt con kiến đang ở trên nước cho nó là cái Bi. Nhưng sự thật nó không nghĩ nó Bi, cho nên nó không kẹt trong cái Ái của nó…
TS: Tại vì khi mà mình thấy con kiến nó rớt, nó bơi tới chết. Vì tâm Từ, cho nên mình có sức định tỉnh, cho nên mình có tri kiến nên mình hiểu, mình biết rõ cái khổ cái đau .. ?
TL: Không có nghĩ vậy. Bởi vì tâm Từ là tỉnh thức thôi, con đi con tránh không đạp con kiến. Đó là tâm Từ. Bây giờ, con đi cọn tỉnh thức vậy, có con kiến nó què chân, con không có nghĩ con tâm Bi. Con mới lấy tay con đỡ con kiến, con vuốt ve nó rồi con thả. Con không nghĩ Bi. Mà con nghĩ hiện tại trước cảnh khổ đó con làm vậy thôi..
TS: Vậy đó là Từ?
TL: Từ không mà con. Bởi vì mình còn nghĩ một chút: tội nghiệp con kiến này quá khổ, thôi mình đỡ mình vuốt ve nó hoặc mình để nó trong bàn tay vuốt ve cho nó bớt đau đi thì đó là con bị tâm Bi.
TS: Như vậy tu Từ Bi Hỉ Xả ăn thua là cái mình nghĩ ạ?
TL: Cái nghĩ, nó thuộc về cái ý của mình thôi. Ăn thua cái mình nghĩ thôi. Cho nên cái Xả thì tu tâm Xả, mà hành động thì Từ. Tỉnh thức, mình biết cái nó, mình xả, nó có Từ trong đó nhưng mà Thầy không có nghĩ Thầy Từ. Mà Thầy xả, Thầy biết cái hành động này Thầy sẽ xả chứ không từ. Bởi vì nó ăn thua cái ý, ý làm chủ, ý tạo tác mà, ý dẫn đầu. Cho nên nó dẫn từng cái tâm của mình mà. Nó dẫn tâm Từ là dẫn Từ không, tu tâm Bi là dẫn Bi không, tu tâm Xả nó dẫn Xả, tu tâm Hỷ nó dẫn Hỷ. Tại vì nó dẫn. Mình tu cái đó, bởi vì Pháp độc nhất, nó không cho cái khác xen vô đâu. Mà nó xen vô là nó bị phân. Còn cái người nào viết cái bài [Từ bi hỉ xả] nó chung chung, không có sâu thì họ phải thực hiện các pháp khác chứ không chuyên được.
TS: Thưa sư ông, con tu tâm Từ, ngồi im định tỉnh, làm sao con biết mình không lạc qua Tứ niệm xứ ?
TL: Con không lạc qua Tứ niệm xứ tức là con không quan sát, không quay vô trong thân. Còn tâm con quay vô quan sát thân là con tu Tứ niệm xứ. Còn con tỉnh thức từng hành động từng bước đi mà con không có quan sát cái thân của con. Con biết bước đi con tránh thôi chứ con không biết cái thân từ trên đầu xuống dưới chân.
TS: Làm sao con tu tâm Từ định tỉnh mà không rơi vào Tứ niệm xứ ?
TL: À, nó không rơi vào Tứ niệm xứ thì con nhớ câu của Đức Phật dạy trong định niệm hơi thở nó rất rõ ràng : "cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra". Con định tỉnh trong hơi thở nhưng con lại thấy cái thân của con thì đó là Tứ niệm xứ. Còn con định tỉnh trong từng hành động mà con không cần thấy cái thân của con, thấy bước đi con đi để con tránh từng con vật dưới chân con, đó là con tu tâm Từ. Con làm công việc, con đưa tay đưa vô mà con sợ đụng chạm đến một con vật khác nó đau đớn hoặc là dẫm đạp trên cây cỏ, đó là tu tâm Từ.
TS: Vậy nhưng mà thấy bước chân là thấy thân rồi Sư ông?
TL: Thân nhưng mà không phải quan sát từ trên đầu mà thấy bước đi dưới chân. Nó khác, con. Cái kia nó toàn diện "cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra". Con đi mà con cảm giác toàn thân tức là con tu Tứ niệm xứ. Còn con đi con chỉ biết bước chân con tránh thì chưa phải Tứ niệm xứ. Bởi vì đi vẫn là tu Tứ niệm xứ, nó cảm nhận toàn thân từ trên đầu tới chân, chứ nó không cảm nhận mỗi bước chân. Con cảm nhận mỗi bước chân thì Tứ niệm xứ sao được, nó phải toàn thân...
.…….
TS: Nếu mà còn lộn giữa hai cái [Từ và Tứ niệm xứ] thì có được không ?
TL: Không được con. Lộn xộn như vậy, Tứ niệm xứ nó lộn qua tâm Từ thì nó không có chuyên nhất. Tứ niệm xứ là Tứ niệm xứ, còn tâm Từ là tâm Từ. Nó riêng biệt, bởi vì nó là pháp độc nhất.
TS: Sao sư ông nói cái cô hồi nãy có thể tu Từ, Bi, Hỷ, Xả?
TL: Thầy nói có thể tu Từ, Bi, Hỷ, Xả là Thầy biết Thầy hướng dẫn họ trên cái tâm đó. Lúc thì dùng Từ, Bi, Hỷ, Xả nhưng mà tu Tứ niệm xứ đó con.
TS: Dạ nhưng mà họ có thể trộn được trong bốn cái?
TL : Họ trộn được, nhưng mà họ có thể tu lâu đó.
TS: Coi như là có thể nhu nhuyễn giữa 4 cái nhưng mà không thể nhu nhuyễn giữa Tứ niệm xứ và Tâm Từ?
TL : Tâm Từ nó khác con, Tứ niệm xứ nó khác con. Cái kia nó nhu nhuyễn được mục đích cho nó xả, nó đem lại sự thanh thản, an lạc vô sự của Tứ niệm xứ thôi. Nó sử dụng được, nhưng mà chuyên tu một Pháp chuyên nhất thì nó khác. Nó chuyên nhất 1 pháp nó đi tới cứu cánh của nó rồi. Nó không còn kẹt ở trong các pháp khác. Nó không nằm ở trên Tứ niệm xứ nhưng sự thật nó ở Tứ niệm xứ tu pháp đó nhưng nó không tu Tứ niệm xứ. Nó tu tâm Từ, luôn luôn lúc nào nó cũng khởi lòng Từ, nó tỉnh thức thôi, cho nên nó định tỉnh. Con hiểu không, từ trên tâm Từ đó, nó định tỉnh nó nhu nhuyễn dễ sử dụng, nó làm chủ được sự sống chết của nó.
TS: Vậy là Tứ niệm xứ không thể câu hữu với lại Từ, Bi, Hỷ, Xả ?
TL: Tứ niệm xứ, hồi nãy Thầy nói nó câu hữu đó. Bây giờ mình tu 4 cái này trên Tứ niệm xứ thì nó có câu hữu. Nhưng mà cũng không được bởi vì nó tu như vậy, lúc nó tu tâm Từ, lúc nó tu tâm Bi ở trên Tứ niệm xứ, nhưng mà không phải Chuyên Tứ niệm xứ. Còn Chuyên Tứ niệm xứ thì nó phải quan sát đầu, cổ nó hoàn toàn, nó thấy toàn thân của nó. Lúc nào nó cũng nhìn cái thân của nó. Đó là Tứ niệm xứ. Còn cái này, lúc nó khởi tâm Từ, lúc nó tu tâm Bi, lúc nó tỉnh thức, lúc nó thương xót, lúc nó tâm Hỷ, lúc nó tâm Xả, cho nên nó đâu có đứng ở trên Tứ niệm xứ trọn vẹn để nó quan sát đâu. Nhưng mà nó xả, cho nên cái này nó tu lâu. Nhưng mà điều kiện là tại duyên của cái người đó, người ta không có chuyên. Mà bây giờ đứng ở trên Tứ niệm xứ thì bắt người ta bị ức chế.
Nó kẹt như vậy cho nên người ta tu tâm Từ, tâm Bi, tâm Hỷ, tâm Xả. Người ta biết cái đặc tướng. Thí dụ như bây giờ bắt người ta phải nhìn ngó thân người ta thì người ta nhìn ngó người ta bị ức chế rồi. Còn cái người người ta tu Tứ niệm xứ được mà Thầy cho đó, là họ không có bị ức chế. Người ta cảm giác toàn thân người ta không bị ức chế thì cái người đó tu Tứ niệm xứ dễ. Còn trái lại thì người ức chế sẽ tu Tứ niệm xứ bị ức chế… Cho nên buộc cái người này phải tu Tứ vô lượng tâm, họ không chuyên ở trên cái pháp Từ, hay pháp Bi được thì họ phải tu 4 pháp. Cho nên lúc họ thay đổi cái này, lúc họ thay đổi cái kia để họ không bị tập trung. Cho nên người nào ức chế, bị tập trung thì Thầy cho họ giãn ra họ tu, lúc tu cái này, lúc tu cái kia.
TS: Dạ con cảm ơn Sư Ông
[17:57]
----------------------------------------------------------
Băng 95C, lớp Chánh Kiến, Trưởng lão trả lời về Tứ Niệm Xứ, phân biệt khác nhau giữa Tâm Bất Động và Tâm của sung mãn Tứ Niệm Xứ, cách đối đáp với Ma vương và Chư Thiên.
-----------------------------
https://www.youtube.com/watch?v=2Gc1sMPawXs
[08:30] băng 95C
(Câu hỏi) Kính bạch Thầy, xin Thầy giải thích cho con chỗ bất động tâm để con rõ hơn? Tu Tứ niệm xứ, đi đứng nằm ngồi ở trạng thái thanh thản suốt 12 tiếng đồng hồ ở trạng thái không niệm ?
---(Trả lời) À nghĩa là nó không niệm có nghĩa là không chướng ngại ở trên thân con, mà còn chướng ngại có nghĩa là còn niệm. Tức là con còn cùng Pháp để đẩy lui.
Chỗ bất động tâm là nư thế này, nghĩa là nó không phải là không niệm mà có nghĩa bất động tâm không có dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu, nó không có 3 cái lậu hoặc. Mà trọng từng niệm, niệm nào là dục lậu, niệm nào là hữu lậu, niệm nào là vô minh lậu con đểu rõ. Do chỗ có chướng ngại trên thân con là có lậu hoặc, mà không chướng ngại - có niệm mà niệm đó không chướng ngại, thì nó không có lậu hoặc, con hiểu không?
Cho nên, bất động tâm, thí dụ như con đi đứng nằm ngồi ở trong trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự suốt 12 tiếng đồng hồ, nó không phải không niệm, nó có niệm, nhưng niệm đó không phải dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu. Còn không phải nó bất động, im lìm như gộc cây như vậy là không phải. Nó có niệm, nhưng cái niệm của nó nó bất động.
Còn nó không niệm là khi con nhập định. Thí dụ như định diệt tầm từ nè, định Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, là không niệm. Còn cái này tâm con là bất động nên nó không bị chướng ngại [10:06]. Trên 4 chỗ thân thọ tâm pháp con không bị chướng ngại gì hết, tức là nó bất động.
Như nó bị chướng ngại, như nó mỏi là nó bị chướng ngại, như muỗi cắn là bị chướng ngại, hoặc là cái niệm đó khởi lòng ham muốn gì đó thì nó là dục lậu. Mà cái niệm đó mang tính chất hữu lậu là do nó có cái pháp nào đó mà nó tạo cho con cái chướng ngại trong con, thí dụ như con đang ngồi im lặng như vậy, có nhánh cây nó rớt xuống cái nhà cái rầm, thế con giật mình. Đó là cái hữu lậu. Nó làm cho con bị động, tức là hữu lậu. Đó là những cái niệm hữu lậu như vậy. Cho nên nó không có thanh thản, an lạc vô sự. Cho nên suốt 12 tiếng đồng hồ mà con không bị các chướng ngại pháp đó, dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu đó thì đương nhiên là con bất động tâm.
Rồi hàng ngày con sống từ ngày này qua ngày khác, không có ai làm gì chướng ngại trong tâm con, phiền não, giận hờn, lo lắng, suy tư gì cả. Con sống thản nhiên, con cũng nghĩ cũng biết mọi cái điều, biết hết, đều thấy biết, ai nói phải, nói trái đều biết hết, nhưng mà tâm mình thấy nó bất động, đó là bất động tâm. Con hiểu chỗ đó là tứ niệm xứ bất động tâm, tức là con nhập vào chỗ bất động tâm rồi.
Mà nếu con ngồi im một mình, là con thấy hơi thở ra vô ra vô. Nó bất động, cho nên nó định trên cái thân của nó. Con đi một mình con thì con thấy. Còn có ai nói thì con cũng nghe, nhưng con không dính mắc lời nói họ, tâm con không bị động với lời nói của họ. Họ nói thí dụ như có người nói xấu cái người kia, con cũng bất động, con cũng không quan tâm về vấn đề đó, ai nói gì nói con không cần biết. Đó là con bất động.
Lúc nào tu Tứ niệm xứ, tỉnh thức là hàng đầu con. Bởi vì nó định tỉnh nhu nhuyễn dễ sử dụng, cái tâm con định tỉnh trên cái thân con. Nó định tỉnh nó mới bất động. Cho nên nói ở trên Tứ niệm xứ, định tỉnh là hàng đầu. Cho nên nó quay vô nó biết cái thân nó là định tỉnh, nó nhai vô nó biết là định tỉnh. Nó định tỉnh trên cái thân của nó, nó định tỉnh trên hơi thở, nó định tỉnh trong bước đi, cánh tay đưa ra, nhai nuốt. Nó định tỉnh trên mọi hành động của nó, tức là Tứ niệm xứ, nó quay vô nó quán thân nó, cho nên nó định tỉnh được. Chứ không phải mình ngồi đây, mình chăm chăm suy xét nó là Quán, không phải đâu. Cái đó là mới đầu, còn cái này tự động nó định tỉnh trên nó là nó quán Thân nó đó. Cho nên nắm vững được cái này mấy con tu mới dễ dàng, nó không có khó khăn.
Cho nên khi mình rõ chỗ bất động tâm, và tâm nó thanh thản an lạc vô sự suốt 12 tiếng đồng hồ để nó đạt đạo lực của nó, hai cái phần này nó khác. Cái phần bất động tâm là đụng chuyện gì nó cũng không làm động tâm. Rồi mình ngồi lại, nó không làm động mình gì hết thì gọi là bất động. Nó không làm chướng ngại trên thân tâm của mình, đó là bất động. Còn cái mà nó suốt 12 tiếng đồng hồ gọi là sung mãn Tứ niệm xứ, cái thời gian mà sung mãn, nó KHÔNG NIỆM con. Nghĩa là mình ngồi chơi suốt 12 tiếng đồng hồ, nó không khởi cái niệm gì hết. Coi như nó ly dục, ly ác pháp hết rồi, coi như dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu nó không còn tác động vô được nữa. Tức là nó thanh tịnh rồi, thì lúc bấy giờ là lúc CHỨNG ĐẠO rồi. Mình sống ở trong cái chân lý, gọi là CHỨNG ĐẠT CH N LÝ đó. Thì nó hoàn toàn không có niệm nữa.
Còn bây giờ, niệm thiện nó không động mình, nó có niệm, niệm thiện nó không làm cho mình bị chướng ngại, phiền não, thương ghét nhớ tưởng ai hết thì nó có niệm. Nhưng mà cái niệm tào lao, niệm tầm bậy, cái niệm nó không có ra gì hết, cái niệm nó không tác động được mình gì hết, cho nên tâm mình nó bất động. Phân biệt chỗ này, thí dụ bây giờ con ngồi đây mà khởi nhớ : ờ Thầy nói cái đó. Thì cái niệm đó là cái niệm Thiện. Nó làm cho tâm con bất động chứ nó không có cái gì hết. Vì vậy nó không gợi cho con cái gì gọi là động tâm mình, dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu trong đó. Giờ con ngồi con nhớ lời Thầy giảng phải nhập Tứ Thiền như vậy, hoặc là tu Tứ niệm xứ như vậy, hoặc là quan sát thân mình như vậy thì cái niệm đó nó không có chướng ngại. Nhưng mà con cũng nhắc: đây là ta biết rồi, đừng có nói nữa, con hiểu không? Tao biết rồi, mày đừng có nói nữa, mày đừng có dạy tao nữa, tao hiểu rồi. Chứ không phải giờ ngồi đó tư duy Thầy nói vậy vậy vậy. Bởi vì đó là cái niệm thiện. Niệm thiện đó nó không tạo cho tâm mình động. Nhưng ở đây, chỗ chúng ta tu đến khi mà sung mãn Tứ niệm xứ thì mình vẫn nói: Tao biết rồi, đừng có nói nữa. Con nhắc con, để không nó cứ lải nhải cái chuyện đó.
Con nói: "con biết rồi", cũng như Đức Phật nói như thế này. Ma nó đến là dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu. Niệm ma nó đến thì Đức Phật biết nó, thí dụ như cái dục lậu nó khởi ăn uống, giờ này nó muốn ăn uống thì : "ma đó, mày đừng có cám dỗ tao", thì nó đi rồi. Nếu nó nói: "giờ này phải thanh tịnh, không được ăn uống như lời Phật dạy, bây giờ mình ngồi tu, giữ độc cư trọn vẹn" → Tao biết rồi, mày đi đi, tao biết rồi, mày là Chư Thiên. Các con đọc ở trong kinh, có niệm Thiện thì Đức Phật nói: phải rồi, đúng rồi thì Chư Thiên biến mất, có đúng không ? Mà khi nào ma tới, mày là Ma vương, nó cám dỗ, nó nằm trong dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu đó, thì Đức Phật nói: mày là Ma vương, tao biết rồi. Cái người tu người ta biết tâm niệm đó nó thuộc về Ma. Nó là dục, nó là ác pháp, làm cho chúng ta chướng ngại. Còn cái niệm đó nó Thiện thì: tao biết mà, Chư Thiên. Mình chấp nhận nó thì Chư Thiên cũng biến mất à. Cho nên nghe nói là Chư Thiên hoặc Ma, người ta tưởng là có ông trời ở đâu đó nó hiện ra nó nói chuyện như thật. Chư Thiên nó đọc bài kệ, ông Phật nói đúng thì Chư Thiên nó biến mất. Trong kinh nó thường hay vậy, cho nên người ta cứ nghĩ tưởng có cõi trời, nhưng sự thật không phải. Trong tâm niệm mình nó có cái thiện và cái ác. Mà cái thiện thì Đức Phật nói là Chư Thiên, mà cái ác thì Đức Phật nói là Ma.
Mà bây giờ cai niệm Thiện nó không làm động nhưng mà với sung mãn Tứ niệm xứ thì nó chưa sung mãn. Có cái niệm đó hoài thì nó chưa sung mãn. Cho nên khi mà ông Mục Kiền Liên ông ngồi tu, ông ấy thấy hôm nay ngồi tốt quá, hỷ lạc hoặc khinh an thế này à tốt này, ông Phật bảo : Im lặng như Thánh! Có phải không? Tốt thì tốt chứ, mà cứ tốt hoài… Còn có bữa nào mà tu hôm nay tu xấu quá, nhiếp tâm không được, nó cứ trạo cứ hoài thì nó là Ma chứ gì, thì cứ ôm pháp thôi, ai biểu cứ nghĩ Ma làm chi. Cho nên mình tác ý dừng lại. Cho nên cho đến cuối cùng cái niệm Thiện để cho đến khi mà chúng ta đi vào cái chỗ Thiền định ấy, bất động tâm sung mãn Tứ niệm xứ để cho nó thực hiện được tất cả các Thần lực của nó, thì nó mới được.
Thì ở cái câu hỏi này, các con phân biệt được Bất động tâm và tâm sung mãn Tứ niệm xứ, hai phần này nó rõ ràng mà. Sung mãn Tứ niệm xứ là không có niệm thiện, niệm gì nó khởi ra hết, nó thanh thản an lạc vô sự suốt thời gian Nhật dạ hiền của nó đó. Nó chỉ biết cái Hiện tại, nó không nghĩ rằng hôm qua Thầy nói vậy vậy đó để cho mình tu tập - cái đó là niệm Thiện, không phải niệm Ác. Nhưng mà cái niệm đó nó mới Bất động tâm mà thôi. Còn cái niệm sung mãn Tứ niệm xứ là cái niệm Thanh thản, an lạc vô sự duy nhất mà thôi, không có niệm Thiện, niệm Ác nào xen trong đó. Nhưng mà mình không phải ức chế nó. Tại vì qua sự tu tập của mình ở trên Tứ niệm xứ là mình ly dục, ly ác pháp, cho nên tất cả các niệm đó nó dừng lại hết nên chỉ còn một trạng thái Thanh thản, ac lạc mà không bị ức chế. Chứ không khéo mấy con niệm nào cũng đuổi hết, ức chế thì giống như Thiền tông đó: biết vọng liền buông là ức chế mất đi.
[18:51]
Băng lớp Chánh Kiến 98A, năm 2005-2006, Trưởng lão Thích Thông Lạc.
https://youtu.be/JN_35GRCkOU?t=39m30s
(39:30)
Thầy nói Thầy là con người đã chứng kiến từ đầu cuộc chiến tranh từ giặc Pháp cho đến giặc Mỹ, cho đến mọi mặt ở trong đất nước quê hương này. Là một điều Thầy đã chứng kiến, nhất là tuổi thanh niên của Thầy rất là đau khổ, nghĩa là đủ thứ khổ. Nghĩa là bây giờ ngồi đây một lát là chết không chừng, bây giờ ngồi đây một lát ở tù cũng không chừng, chưa chắc đã yên. Còn bây giờ chiến tranh đã hết rồi, hạnh phúc lắm mấy con. Cho nên Thầy ước mong con người đừng có chiến tranh nữa. Nước nào cũng đừng có chiến tranh nữa, chiến tranh là khổ vô cùng.
Xương máu của dân tộc chúng ta đổ biết bao nhiêu. Người Việt chúng ta sẽ giết người Việt, mấy con. Đau đớn lắm mấy con, người Tây người Mỹ họ đến cai trị chúng ta, họ chỉ điều khiển người Việt giết người Việt. Giết một cách tàn nhẫn, giết một cách ghê gớm. Đánh đập nhau cũng người Việt, người Việt mình đánh đập nhau chứ Tây nó không cầm cái cây nó lại đánh mình bao giờ. Thầy nói thật sự khi nó qua đây nó cai trị chúng ta, người Việt giết người Việt, người Việt đánh người Việt, không có bao giờ thằng Tây nó cầm cái cây nó đánh người Việt mình. Mỹ nó vô đây cũng vậy, nó bắn nó giết nó đốt nhà, chứ đánh lộn nhau thì mình đánh với nhau không. Điều tra cũng mình cũng điều tra với nhau, đánh đập những cái cực hình của người bị tù tội ghê gớm, cũng người Việt mình đánh người Việt.
Cho nên chúng ta chung nhau một đất nước, một quê hương. Mà khi vì bị danh lợi chúng ta chia ra làm 2 nhóm, nhóm này theo Tây,nhóm này theo Mỹ, … nhóm này theo bên đây, nhóm này theo bên kia, hai bên. Rồi người Việt với người Việt cũng giết nhau, đánh đập nhau, đau đớn lắm mấy con.
Cho nên đứng trước cảnh đau khổ của chiến tranh rồi, cho nên vì vậy mà Thầy chỉ mong sao nền đạo đức dựng lại cho không phải riêng đất nước Việt Nam đâu, mà cả thế giới, đừng có chiến tranh nữa. Vì đạo đức không làm khổ mình khổ người đã thấm nhuần thì người ta không còn chiến tranh nữa. Nếu không thì luôn luôn lúc nào cũng có chiến tranh, không nước này cũng nước khác.
Rồi ngày mai đất nước chúng ta cũng chiến tranh nữa. Là vì, các con thấy lịch sử nó có bao giờ kéo dài yên lâu đâu. Nó không yên lâu đâu. Lịch sử đã chứng minh điều đó mà. Đất nước chúng ta trải biết bao nhiêu đời vua chưa, đâu có lúc nào mà nó yên ổn đâu mấy con. Cho nên vì vậy mà con cháu chúng ta sau này còn một trận khổ nữa. Ví dụ như trong cái thời nhà Minh - Lê Lợi thì coi như con cháu của chúng ta , ừm, ông bà của chúng ta trong cái giai đoạn đó rất là khổ, chết biết bao nhiêu người. Rồi tới cái giai đoạn mà đất nước ta bị Pháp cai trị, ông cha chúng ta chết. Rồi kế đó tới giờ phút Thầy lớn lên, từ cái tuổi nhỏ trong giai đoạn đất nước mình đang bị cai trị, lớn lên tiếp nối ông cha của mình chiến đấu. Cuối cùng biết bao nhiêu thanh niên cỡ như Thầy mất ở trên đất nước này, các con biết không. Ghê gớm, nhiều lắm chứ không phải một người đâu. Quá nhiều. Rồi đến hôm nay thì chiến tranh chấm dứt, nhưng ầm ỳ ở trong đó nó cũng chưa yên đâu mấy con. Cho nên nếu mà đạo đức không sớm được hướng dẫn con người thì chắc chắn còn khổ đau vô cùng. Chúng ta thấy rõ ràng mà. Chỉ cần một vài trăm ngàn thôi, đang chạy xe người ta vẫn giựt. Một cái điện thoại di động thôi, người ta vẫn giựt, người ta không tha thứ chút nào. Người ta coi mạng sống con người không ra gì. Cái tâm tham lam của người ta đến mức độ như vậy thì mấy con thấy làm sao mà chúng ta đem được cái nền đạo đức cho sớm chừng nào, tốt chừng nấy. Hạn chế được cái sự tham để giết hại biết bao nhiêu sinh mạng của con người (43:23).
Thầy nghĩ rằng chúng ta tu tập không nghĩ lo cho mình giải thoát đâu, nhưng mà cố gắng để cho mình làm sao để đem lại bình an cho mọi người, trong đó có mình. Vì vậy mà ráng như thế nào, chứ không thể ráng theo kiểu Bồ Tát hanh. Khi ra đi dạy mà mình chưa tu chứng, mình sẽ bị tiền bạc danh lợi lôi cuốn mình mất đi.(43:46)
--------
[Bình luận của người chép] Đối với con người bình thường, có 5 điều đạo đức theo Phật giáo: không sát sanh (đức hiếu sinh), không tà dâm (hạnh phúc gia đình), không lấy của không cho (đức ly tham), không nói dối (đức thành thật), không dùng chất gây nghiện (đức minh mẫn). Sống đúng 5 điều trên, đặc biết đức hiếu sinh, không giết và ăn thịt chúng sanh, thì cuộc sống bản thân sẽ bớt đau ốm, tai nạn, chết chóc. Chiến tranh, đau khổ, chưa bao giờ kết thúc với các loài động vật hữu tình chỉ vì thỏa mãn khẩu vị của con người.
--------
HAI CÁCH CHỨNG ĐẠO: TỨ NIỆM XỨ VÀ PHÁP ĐỘC NHẤT
Từ phút 11:00 băng 98B lớp Chánh Kiến, Trưởng lão Thích Thông Lạc giảng có 2 lộ trình chứng đạo: Pháp độc nhất và Tứ niệm xứ. Đặc biệt, ở lộ trình pháp độc nhất Tứ Thánh Định, Tứ thần túc có sau khi nhập Định. Còn ở con đường Tứ niệm xứ, Tứ thần túc có trước khi nhập Định. .
https://www.youtube.com/watch?v=0BflivngkRI
[11:00]
Con biết nó có 2 cái lộ trình mà tu tập. Ở đây Đức Phật dạy có 2 cái lộ trình.
Từ cái Tứ niệm xứ mà sung mãn: Tứ niệm xứ gọi là món ăn của Thất giác chi, mà Thất giác chi là món ăn của Tam Minh. Cho nên vì vậy người tu Tứ niệm xứ mà sung mãn thì nó mới hiện ra 7 cái năng lực của giác chi. Mà 7 năng lực của giác chi thì nó gọi là Tứ thần túc. Bảy năng lực giác chi là Tứ thần túc - 4 thần lực của chúng ta. Bốn thần lực đó mới thực hiện được Tam Minh. Cho nên Kinh Phật nói Tứ niệm xứ là món ăn của Thất giác chị, Thất giác chi là món ăn của Ba Minh. Không có nói Tứ thần túc vì Tứ thần túc là 7 năng lực của giác chi cho nên Kinh Phật không có nói Tứ thần túc. Nhưng có chỗ nói Tứ thần túc thì không có nói Thất giác chi. Mấy con lưu ý chỗ này (nhắc lại đoạn kinh). Đó là MỘT CON ĐƯỜNG từ Tứ niệm xứ mà đi lên, là tu 4 chỗ Thân, Thọ, Tâm, Pháp mà đi lên vào cái chỗ mà sung mãn Tứ niệm xứ.
Còn MỘT CON ĐƯỜNG NỮA, như trong Kinh Bát Thành nói, là PHÁP ĐỘC NHẤT. Nếu bây giờ Thầy chấp nhận tu trên con đường Ly dục Ly ác pháp Nhập Sơ Thiền. Thầy đi vào cái chỗ đó, không cần phải qua Tam Thiền, Nhị Thiền, Tứ Thiền mà chỉ cần ở Sơ Thiền để rồi đi đến chỗ cứu cánh. Trong lúc đó, phải nhập Sơ Thiền, rồi bắt đầu nhập Sơ Thiền rồi thì chúng ta phải nhập cái Nhị Thiền, rồi Tam Thiền, rồi Tứ Thiền, rồi mới có Tứ thần túc. Nghĩa là nhập Tứ thiền rồi mới có Tứ thần túc, tâm mới định tỉnh nhu nhuyễn, dễ sử dụng. Còn trái lại trên Tứ niệm xứ, thì tâm định tỉnh trên Tứ niệm xứ nó mới thanh thản, an lạc, vô sự, không có niệm gì trên đó cho nên nó gọi là sung mãn Tứ niệm xứ thì nó có 7 năng lực giác chi - sanh ở chỗ chúng ta hoàn mãn Tứ niệm xứ.
Còn trái lại, chúng ta tu pháp độc nhất thì chúng ta phải trải qua 4 Thiền, mà 4 Thiền đi vào chúng ta sẽ có Tứ thần túc - không nói năng lực 7 giác chi. Thí dụ như bây giờ Thầy nhập Tứ Thiền, thì Thầy có Tứ thần túc, cho nên trong Tứ thần túc đó tâm mới định tỉnh, nhu nhuyễn, dễ sử dụng, lúc bấy giờ chúng ta sử dụng Tam Minh. Chớ không phải sử dụng như Tứ niệm xứ mà nhập Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền để tịnh chỉ hơi thở. Nó khác.
Có 2 con đường. Trong kinh sách Phật nói 2 con đường rất rõ. Nếu như chúng ta không có chịu đọc nghiên cứu kỹ thấy sao lại lúc mà nói Tứ thần túc, lúc nói 7 năng lực giác chi, chúng ta sẽ đâm nghi ngờ. Mà có lúc phải nói nhập Tứ thiền rồi tâm mới định tỉnh, nhu nhuyễn, dễ sử dụng. Chúng ta đọc chỗ này chúng ta thấy rất là lạ lùng. Chỉ có Tam Minh [Tứ thiền ??] là khi đó tâm mới định tỉnh, nhu nhuyến, dễ sử dụng để mà thực hiện Tam Minh. Thì đúng rồi, nhập Tứ Thiền nó mới có thể thực hiện Tam Minh mới được, chứ còn không Tứ Thiền làm sao thực hiện Tam Minh được? Nhưng mà khi chúng ta tu Tứ niệm xứ sung mãn thì nó có 7 năng lực của Giác chi. Mà 7 năng lực Giác chi tức là Tứ thần túc. Mà Tứ thần túc thì chúng ta có Định Như Ý Túc thì chúng ta mới nhập Sơ Thiền, Nhị Thiền bằng Định Như Ý Túc cho nên nó rất dễ dàng, không khó khăn, không mệt nhọc. Do đó mà chúng ta khi nhập Tứ thiền rồi thì chúng ta mới thực hiện được Tam Minh. Nếu có Định Như Ý Túc thì coi như 4 cái Định quá dễ dàng đối với người tu rồi, cho nên mấy con đi vào Tứ niệm xứ nó rất dễ dàng, không phải đi qua cái khó khăn của 4 Thiền Định.
Bây giờ các con không tu Sơ Thiền, bởi vì Pháp Độc nhất mà, các con tu Nhị Thiền - vẫn được mấy con. Tại vì mấy con diệt Tầm Tứ, diệt cái lỗ tai của mấy con, mấy con dùng pháp Như lý tác ý của mấy con, mấy con diệt nó. Tức là 6 căn của mấy con diệt, các con nhập Nhị Thiền - mấy con đâu cần đi qua cái Tam Thiền [Sơ Thiền??]. Bởi vì mấy con thấy này : vào cái Sơ Thiền, mấy con phải ly cái Sơ Thiền ra mấy con mới nhập Nhị Thiền chứ. Các con nghe trong kinh Tang Chi Đức Phật nhập diệt không? Có phải Đức Phật nhập Sơ Thiền rồi xả Sơ Thiền, mới nhập Nhị Thiền, phải không? Cho nên mình ở ngoài vị trí, cái tâm mình bình thường nè, mình vô Nhị Thiền liền. Tức là có phương pháp để diệt Tầm Từ mà vô Nhị Thiền chớ đâu phải nhập Sơ Thiền, rồi từ cái Sơ Thiền đó nhập Nhị Thiền đâu. Phải xả Sơ Thiền nhập Nhị Thiền, rồi xả cái Nhị Thiền nhập Tam Thiền, rồi xả Tam Thiền mới nhập vô Tứ Thiền. Các con thấy chưa, nó đâu phải ở chỗ Tam Thiền lên Tứ Thiền, nó có kê đầu ở trên đó đâu cũng như nấc thang… Xả cái Sơ Thiền mới nhập vô Nhị Thiền, rồi xả Nhị Thiền nhập vô chớ đâu ở trạng thái Nhị Thiền. Cho nên nó là pháp Độc nhất.
Nghĩa là 8 cái pháp Độc nhất, kinh Bát Thành mấy con đọc. Rồi tâm Từ, tâm Bi, tâm Hỷ, tâm Xả. Nếu tu tâm Từ, tôi cũng ngay từ đó, tôi không cần qua Sơ Thiền, Nhị Thiền đâu. Tôi tu tâm Từ, tới khi đó nó sẽ có đủ Tứ thần túc, từ đó tôi sẽ nhập Sơ Thiền, Nhị Thiền dễ dàng đối với tôi rồi. Bởi vì có Tứ thần túc là Định Như Ý Túc rồi. Cho nên đường đi này nó khác, mấy con. Mình tu một pháp nó khác.
Còn bây giờ mình tu Tứ niệm xứ, là mình ở trên Tứ niệm xứ. Nó sung mãn Tứ niệm xứ là có 7 giác chi, tức là có Thần túc, bây giờ chúng tôi mới nhập Định. Còn cái kia mấy con thấy nó đâu có. Tức là phải nhập Định rồi, nó mới vô - đó là mình đi qua con đường Tứ Thánh Định. Còn mình đi vào cái tâm Từ của mình, nó một pháp độc nhất. Cho nên tôi tu tâm Từ nè, nó không đi qua đó đâu. Tức nó đủ Thanh tịnh nó đi qua Thần lực của nó để nó thực hiện Tam Minh rồi. Cho nên em ông Cấp Cô Độc, tu tâm Từ, chứng quả A-La-Hán. Chứng quả A-la-hán là phải có Tam Minh mới chứng quả A La Hán… chứ không phải nói chuyện chứng quả A-la-hán là cái tâm của mình nó bất động sơ sơ đâu. Nó đi đến cái mức độ cuối cùng.
Người tu nào chứng đạo Phật cũng phải thực hiện Tam Minh hết, có Tứ thần túc hết. Không có người nào không có.
Cho nên chúng ta nói dễ, mà nó khó. Nó khó ở chỗ đòi hỏi đủ năng lực để làm chủ sự sống chết của mình. Hoàn toàn thân tâm của mình phải thanh tịnh chứ. Mặc dù Kinh Bát Thành nó dạy cho chúng ta là pháp độc nhất nhưng tu ở Tứ niệm xứ là chúng ta thấy tu dễ dàng hơn hết. Bởi vì mình ở đây mình chỉ có ngồi quan sát cho nên mình không bị ức chế. Còn cái kia mình dùng pháp tác ý để mình ức chế toàn bộ mình vô - coi chừng mình bị lọt trong tưởng - nó rất khó chớ không phải dễ. Thí dụ như bây giờ Thầy đang ở [tu??] Sơ Thiền, Thầy tác ý tâm ly dục ly ác pháp nhập Sơ Thiền thì Thầy liền lượt cái tâm của Thầy nó hiện ra đủ 5 chi thiền. Ngày nào Thầy cũng tu, Thầy giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh Thầy tác ý như vậy thì nó đi vào chớ gì. Và đồng thời, Thầy tu Nhị Thiền, không có vào Sơ Thiền, Thầy ở trong trạng thái bình thường của Thầy, Thầy tác ý: diệt Tầm Tứ, nhập Nhị Thiền, sáu căn ngưng hoạt động hoàn toàn nhập Nhị Thiền. Thầy tác ý hoài, tu hoài, nó sẽ vào, bởi cái lệnh của ý thức của chúng ta mà. Tâm dẫn đầu các pháp, tâm làm chủ - các con nhớ, cho nên nó vẫn đi vào cái pháp đó. Nó đi vào Nhị Thiền. Từ nó nhập vào Nhị Thiền rồi, thì tức là mình tiến tới trong cái Nhị Thiền của nó, mình phá sạch ở trong cái trạng thái của Tưởng nó, vượt qua nó thì có Tứ thần túc chứ có gì - thì như vậy mình sẽ đạt Tam Minh một cách dễ dàng.
Mấy con hiểu rõ, nó có 2 cái lộ trình mà đi. Một cái lộ ôm một pháp mà đi. Một cái lộ ôm Tứ niệm xứ mà đi. Thầy thấy hầu như chúng ta tu Tứ niệm xứ là dễ dàng nhất, bởi vì chúng ta ngồi đây, chúng ta hoàn toàn ngồi chơi không tu gì hết. Ngồi đây chúng ta luôn luôn có sức tỉnh thức quan sát thân của chúng ta, như Định niệm hơi thở mà Đức Phật đã dạy: cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô… Thì mình ngồi đây im lặng…[20:05]
Băng 100A lớp Chánh kiến, Trưởng lão dạy chung cách tu tập Tứ niệm xứ cho lớp Nam.
Link archive: https://archive.org/details/chonlac_mp3_02
Link youtube: https://www.youtube.com/watch?v=aCoP1cAL-zE
Thời gian được đo bằng nghe mp3 lấy từ archive, bài giảng trên youtube thời gian có thể khác.
------------------------------------
[03:50]
Cần thiết điều quan trọng là chúng ta trên Tứ niệm xứ là quan sát Thân, thọ, tâm pháp của chúng ta. Cho nên trong bài kinh Tứ niệm xứ, Đức Phật nói: Trên thân quán thân, trên tâm quán tâm, trên thọ quán thọ, trên pháp quán pháp. Quán là xem xét tỉnh thức ở trên cái thân, thọ, tâm, pháp của chúng ta. Mà tỉnh thức không phải là ức chế tâm, nhìn chăm chăm vào thân hoặc nhìn chăm chăm vào hơi thở, hoặc là nhìn chăm chăm vào cái bụng phình xẹp của chúng ta; mà đây là quan sát toàn thân của chúng ta, quan sát toàn tâm của chúng ta, quan sát toàn cảm thọ của chúng ta, quan sát các pháp đang tác động vào chúng ta. Đó là cái quan sát, gọi là quán.
Mà nếu quan sát rất là tỉnh thức, quan sát rất kỹ không có sơ sót từng trong mỗi hơi thở; mà quan sát kỹ đó là nhiếp phục được tham ưu. Do quan sát không kỹ cho nên không nhiếp phục được tham ưu, vì vậy mà có niệm xảy ra, có niệm tới niệm lui, có chướng ngại pháp trên thân thọ tâm pháp của chúng ta.
Cho nên nói quan sát để khắc phục tham ưu, tức là quán thân để khắc phục tham ưu, quán thọ để khắc phục tham ưu, quán tâm để khắc phục tham ưu, quán các pháp để khắc phục tham ưu. Quán là quan sát kỹ thì mình sẽ khắc phục được tham ưu. Mà quán quan sát không kỹ thì mình sẽ không khắc phục được tham ưu. Cho nên vấn đề tu tập, những gì tu tập cần phải tu tập , thì cái vấn đề này là vấn đề cần phải tu tập. Cần phải tập quan sát. Từ lâu nhiều người có thể quan sát được, nhưng quan sát bằng cách tập tu ức chế, cho nên thành sai. Còn chúng ta quan sát mà không ức chế. Nghĩa là bây giờ mình tập trung trong hơi thở, thấy hơi thở ra vô đó là ức chế. Mình tập trung trong cái cơ bụng phình lên xẹp xuống là ức chế. Mình tập trung vào bất kỹ chỗ nào trên thân của mình, nhìn chăm chăm là bị ức chế.
Còn cái này là toàn thân, không bị ức chế. Cho nên không khéo chúng ta cũng lại bị tưởng nữa. Nghĩa là cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở vô: mình tưởng hơi thở đi ra đi vô từ chân lên đầu, từ đầu xuống chân thì cũng là quan sát, nhưng quan sát cảm nhận qua cái tưởng của mình theo hơi thở đi toàn thân. Cho nên ở đây phải tập rồi kiểm tra người nào mà tập đúng những gì cần tu tập mà tập đúng thì mới tu tập, mà tập chưa đúng thì sửa lại cho đúng thì mới được
[07:00]
---------------
[28:55]
Tức là chúng ta chỉ cần quan sát trên Tứ niệm xứ, hay nói dễ hiểu hơn là Định Tỉnh trên Tứ niệm xứ, tâm lúc nào cũng định tỉnh, mà tâm định tỉnh trên Tứ niệm xứ tức là tâm không phóng dật. Thầy xin nhắc lại điều kiện người vào tu. Sắp sửa tới đây Thầy sẽ kiểm tra Thầy nhắc cho biết cách tu Tứ niệm xứ. Nghĩa là chúng ta nhắc "cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra". Cảm nhận cái thân của mình, đó là chính, nhưng nương vào hơi thở để quan sát cái thân của mình, đó là cách thức đầu tiên chúng ta tu tập Tứ niệm xứ, bằng cách chúng ta tập tỉnh thức trên thân chúng ta, quan sát trên thân chúng ta. Đó thì cách thức đầu tiên để chúng ta giữ được như vậy đó, mà khi cái tâm nó tỉnh thức, tỉnh giác ở trên thân thì nó không bao giờ có niệm, mà nó không bao giờ có cảm thọ đau đớn trên thân của quý vị. Tại vì quý vị không có định tỉnh được ở trên thân, tâm thì chạy qua chạy lại, chạy lên chạy xuống, phóng ra phóng vào lung tung cho nên thân của quý vị sẽ bị mỏi mệt, không bao giờ có sự sung mãn
.----------
[34:59]
Cho nên định tỉnh thì không có pháp nào tác động vô thân thọ tâm pháp của nó được. Cho nên ở đây cái pháp chúng ta tu tập nó đơn giản lắm. Nó không phải từ lâu chúng ta nghĩ chúng ta tu Tứ niệm xứ có những cái niệm, chướng ngại trên thân tâm chúng ta đẩy lui. Đó là cái pháp chung chung. Còn bây giờ những gì tu tập cần tu tập thì chúng ta tu tập đúng pháp, thì tự cái pháp đó, ở trên cái pháp đó nó sẽ ly dục ly ác pháp mà chúng ta khỏi cần phải đuổi, tác ý đuổi.
Những pháp mà tu chung chung, nó có niệm thì chúng ta tư duy, chúng ta xả hoặc chúng ta dùng pháp tác ý xả, đó là chúng ta tu chung chung. Còn bây giờ chúng ta không phải vậy. Ngay từ khi mà chúng ta tu tập mà định tỉnh được trên thân thọ tâm pháp của chúng ta, thì tự sức định tỉnh đó nó sẽ ly dục ly ác pháp [35:54]. Còn chúng ta chưa được định tỉnh thì chúng ta chưa ly dục ly ác pháp. Còn cái lớp Chánh kiến từ cái thông hiểu đó, nó ly dục ly ác pháp. Cái pháp đó chúng ta học tự nó thông suốt thì nó sẽ ly dục ly ác pháp. Cái lớp Chánh kiến nó ly dục ly ác pháp ở chỗ thông suốt. Còn cái lớp Chánh Tư Duy nó ở trên sự tỉnh thức của nó, định tỉnh của nó. Trên sức định tỉnh, tỉnh giác, tự cái sức định tỉnh tỉnh giác nó sẽ ly dục ly ác pháp, đem lại sự bình an cho Thân thọ tâm pháp của chúng ta. Nếu lớp Chánh kiến không đủ mà lên lớp Chánh Tư Duy là bị ức chế. Cho nên vì vậy mà chúng ta nhiếp tâm và an trú được 1 phút rất là ức chế, nhưng ức chế để đối trị tâm cảm thọ, đau đớn của chúng ta chớ không phải cái này đi vào Định. Mà chính sự định tỉnh của chúng ta trên TNX mới là đi vào Thiền định. Vì vậy chúng ta học cái lớp TNX này, nó sung mãn TNX này thì mới gọi là Giới sanh Định. Bởi vì nó ly dục ly ác pháp hết thì nó thanh tịnh giới. Cho nên cái lớp Chánh Tư duy, lớp Tứ niệm xứ này xong, sung mãn TNX thì đương nhiên là có 7 giác chi của giác chi. Cho nên tới lớp Chánh Định thì chúng ta rất dễ dàng, không còn khó khăn mệt nhọc
[37:34]
.-----------
[Tu sinh trình pháp tu Tứ niệm xứ]
[39:28]
Tu sinh: Hôm vừa rồi, Thầy hướng dẫn cho chúng con tu tập Tứ niệm xứ ở cái bước thứ nhất. Tức là trên thân quán thân, thì trong 2 hôm tập thì đêm qua con vào tập lúc 2h05. Trong khoảng độ 3 phút đầu thì tự nhiên cái buồn ngủ nó kéo đến thế nhưng con tập trung sức vào để chú ý nhiếp tâm, theo dõi hơi thở. Thì dần dần con thấy là cái hơi thở nó nhẹ đi. Nó êm ái, thế và con quan sát cơ thể. Cứ dần dần như thế đến một lúc con thấy là vẫn có cảm giác cơ thể theo nhịp thở lên xuống. Thế nhưng rồi đến một lúc là con không để ý gì nữa, con cũng không chú ý đến cơ thể và hơi thở, nhưng vẫn thấy tất cả những điều đó, vẫn thấy hơi thở. Thế rồi cuối cùng con thấy không có niệm nào nó đến, đến lúc đoạn cuối con thấy đầu nó tỉnh khô, nếu muốn ngủ cũng không thể ngủ được. Và nó ở trạng thái không có gì đặc biệt, nhưng lại thích ngồi, cảm thấy thế này là thoải mái dễ chịu, và không niệm nào khởi lên, cho đến lúc con nghe thấy tiếng đồng hồ ở đâu rất xa… thì bấy giờ con mở mắt là đúng tròn 1 tiếng kiết già, và cũng không thấy đau. Thế thì bạch Thầy, con không hiểu trạng thái này như thế nào, tức là con chưa thấy bao giờ cả.
Trưởng lão: À trạng thái này là trạng thái không niệm. Con lọt vào trạng thái của người mà tu Thiền tông. Khi mà chẳng niệm thiện niệm ác thì nó ở trạng thái đó. Ở đây luôn lúc nào con cũng phải biết cái thân của con, con phải nhận diện từ đầu đến chân con từng phút từng giây của nó thì nó mới đúng TNX. Bởi vì Đức Phật nói trên thân quán thân để khắc phục tham ưu. Trên cái thân của mình mình phải thấy được rõ cái thân của mình, coi có những ưu phiền hay không ưu phiền. Mà mình định tỉnh, chánh niệm tỉnh giác thì nó không ưu phiền gì nữa hết. Nó sẽ không ưu phiền, giống như trạng thái con vừa nói ra, nhưng trạng thái đó không niệm, nhưng lúc bấy giờ con không thấy cái thân của con, con thấy chỗ không đó thôi. Trạng thái đó không vậy thôi, nhưng con phải thấy được cái thân của con. Không được mất cái thân thì nó mới đúng.
Tu sinh: Bạch Thầy, nhưng mà thấy hơi thở ?
Trưởng lão: Nó thấy hơi thở thì không được, nó bám vô hơi thở không thì không được. Mà nó tựa hơi thở nó thấy thân con thì được.
Bạch Thầy, con thấy nó bám hơi thở rất là chặt. Đổi thử con muốn nghĩ sang chuyện gì khác thì con vẫn thấy nó bám chặt hơi thở. Con có thể hình dung nó giống như là con thạch sùng nó bám chặt vào đĩa bếp. Lúc con tập xong rồi, con ngồi vào ghế để chơi thôi, con vẫn thấy hơi thở nhịp nhàng lên xuống đều đặn.
À, con bị nhiếp tâm trên hơi thở rồi, không phải quán thân đâu con. Cái đó tâm bị dính trong hơi thở rồi. Nó dính chặt cho nên nó cứ thấy hơi thở. Tức là nó định trên hơi thở mà nó quên cái thân nó. Chứ nếu mà nó định trên hơi thở mà thấy thân nó thì quá tuyệt, đúng là Tứ niệm xứ… Nó bám vào hơi thở, nó quên cái thân, nó dịch kẹt trong tụ điểm của nó rồi. Cái đó nó đi vào con đường khác rồi. Nó không tứ niệm xứ rồi
[43:16].
--------------------
[44:40]
Những gì tu tập cần tu tập. Tu tập ở đây là cảm nhận thân. Mà mất cái thân là sai. Bởi vì Đức Phật dạy trên thân quán thân, mà mình thấy rõ thân thì tâm nó cũng ở đó mà thọ nó cũng ở đó , pháp ở ngoài tác động cũng vô chỗ đó. Cho nên thấy thân là thấy tất, cả 4 chỗ. Không phải là mình chạy, lát đi tìm cái thọ, lát đi tìm cái tâm, lát đi tìm các pháp thì không phải vậy. Chỉ cần quan sát được cái thân là ở trên đó có 3 cái kia nó đủ [45:12].
--------------------------------------------------------------
Vấn đạo tu PHÁP ĐỘC NHẤT trong TỨ VÔ LƯỢNG TÂM
[100B - Chánh Kiến]
Trưởng lão trả lời các tu sinh về pháp độc nhất (1 pháp) Từ, Bi, Hỷ, Xả; phân biệt cách tu pháp độc nhất với tu Tứ niệm xứ. Tứ niệm xứ là phải quan sát thân, còn Tứ vô lượng tâm thì không cần, "ngồi chơi".
-------------
Link archive: băng 100B, phút 34:20: https://archive.org/details/chonlac_mp3_02
Link youtube, phút 34:30: https://www.youtube.com/watch?v=laj3bNaB4iM&feature=youtu.be&t=34m30s
-------------
Tu sinh (TS): Kính thưa Trưởng lão, con xin hỏi, ví dụ như con hợp với đặc tướng nào của Tứ vô lượng tâm, thì đến giai đoạn nào con mới tu pháp để vô lậu … ?
Trưởng lão (TL): Nếu mà con tu ở trong 4 cái pháp của Tứ vô lượng tâm, 1 tâm Từ, Bi, Hỷ, Xả thì con cứ triển khai cái tâm đó càng lớn lên thì sẽ đi đến thanh tịnh cũng có đủ Tứ thần túc rồi con, chứ không phải đi qua Tứ niệm xứ này đâu. Nghĩa là nếu bây giờ con tu Tứ niệm xứ thì ở trên Tứ niệm xứ con phải tỉnh thức, định tỉnh trên Tứ niệm xứ. Còn cái này [1 pháp trong Tứ vô lượng tâm] thì con không định tỉnh trên Tứ niệm xứ đâu.
Nghĩa là nếu con tu tâm xả, các pháp khác xảy đến con xả hết. Không có pháp nào con không xả, thọ khổ cũng xả mà thọ lạc cũng xả. Mặc tình mày làm gì làm, tao xả hết thì cái người này tu tâm xả, cho nên nó không trên Tứ niệm xứ.
Còn tu tâm từ, tu tâm bi, lúc nào cũng khởi lòng thương yêu của mình. Ác pháp cũng thương, mà thiện pháp cũng thương, thương hết. Chứ bây giờ nó chửi tôi quá trời, tôi thương không được… thì không được !
TS: Kính thưa Trưởng lão, trong sách của Trưởng lão có đoạn muốn ôm pháp độc nhất thì khi nào tâm hết phóng dật mới ôm được thì như vậy là sao Trưởng lão ?
TL: À bây giờ, con muốn ôm một cái pháp trong Tứ vô lượng tâm đó, thì tâm con phải có một phần thanh tịnh, tức là con phải có sự nhiếp tâm. Chứ nếu tâm con không thanh tịnh, con ngồi đó tùm lum ra thì con khởi thương hoài, con thương không hết bởi nó đủ thứ hết. Còn bây giờ nó thanh tịnh được thì tức là nó có sự nhiếp tâm. Chẳng hạn bây giờ con ngồi con bảo tâm thanh thản an lạc vô sự, nhưng con không quan sát thân thọ,... Con bảo vậy, con ngồi đây, có niệm gì con xả chứ con không ở trên Tứ niệm xứ quan sát như Tứ niệm xứ, bởi Tứ niệm xứ là phải trên thân quán thân. Còn cái này mình không quan sát nhưng vẫn nhắc "tâm thanh thản an lạc vô sự", ngồi chơi. Cái này là tu tâm xả đó mấy con. À, tu tâm xả hoặc tu tâm Từ đó. Nhưng mà con không đủ sức thanh thản đó thì con tu không được đâu.
TS: Như vậy con không tác ý những câu như là: "cảm giác toàn thân…" ?
TL: Không, đâu có được. "Cảm giác toàn thân" là tu Tứ niệm xứ. Pháp nào ra pháp nấy đó. Cho nên ở đây Thầy có dạy mấy con mà, tu như người ngồi chơi mà, đó là tu tâm xả đó mấy con. Không có quan sát thân thọ tâm nó đâu. À bây giờ Thầy ngồi không, "thanh thản an lạc vô sự", ngồi chơi, còn không làm gì hết. Đó là người tu tâm xả đó. Mà có cái gì là xả đấy. Nghĩa là không chấp nhận cái gì hết mà có phương pháp xả. Chớ mấy con không có phương pháp xả, mấy con không biết xả đâu.
TS: Bạch Thầy, phương pháp xả như thế nào ?
TL: À, phương pháp xả giờ, cái thọ trên thân con đau. Bây giờ cái thân con buồn ngủ, con phải có phương pháp xả. Con ngồi đó mà gục tới gục lưu mà bảo con ngồi chơi thì ngồi chơi sao được. À bây giờ, nó buồn ngủ con phải đứng dậy con đi Kinh hành, bởi vì có pháp rồi. Bây giờ, thân đau con phải biết Định niệm hơi thở này, con mới xả: "An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, An tịnh…". Đó là cái lối xả của người ta mà. Con phải nắm toàn diện mình, (nhưng) con không quan sát trên thân thọ tâm con đâu [pháp Xả]. Còn cái quan sát trên thân thọ tâm của con [tức Tứ niệm xứ], con định tỉnh thì nó đâu có niệm gì, có cái gì đâu mà con phải xả. Con hiểu không, nó có chướng ngại gì đâu mà xả. Bởi vì nó định tỉnh thì nó đã nhiếp phục tham ưu, cho nên nó đã quán thân trên thân để nhiếp phục tham ưu mà. Quán được nó thì nó nhiếp phục - nó không xả. Đây Thầy nói cho rõ để mà biết.
Còn cái người tu tâm xả, biết duy nhất một pháp là pháp xả. Bây giờ họ ngồi chơi này, họ nhắc tâm "thanh thản an lạc vô sự" này. Không có chướng ngại gì ngồi chơi, họ không ở trên thân đâu mà họ xả đó. À bây giờ người nào nói vào lỗ tai họ thì họ tác ý họ xả. Cái đó là tu tâm Xả.
Còn tu tâm Từ, thì ngồi đây chơi nhưng luôn lúc nào cũng tập tỉnh thức. Tỉnh thức toàn bộ, mọi thứ, không cái gì xảy ra ngoài sự tỉnh thức của họ. Họ bước đi là họ tỉnh thức, họ đưa tay là họ tỉnh thức. Họ cúi đầu là họ tỉnh thức, tu trong tất cả mọi hành động là tu tâm Từ. Nghĩa là nó không xúc chạm khổ đau của chúng sanh là tu tâm Từ. Nó tỉnh thức, nó tu tâm Từ cho nó nữa. Nếu nó không tỉnh thức, sơ sót là nó không Từ với nó, tức là nó không thương nó. Đó là tu tâm Từ. Khi nào Thầy dạy các con tu tâm Từ là Thầy dạy về chuyên nó.
Trong lớp này có nhiều người Thầy phải dạy họ tu tâm Xả. Về chuyên tu tâm Xả con, không phải tu Tứ niệm xứ. À bây giờ mấy con nhiếp không được, mà bị Tưởng không, mấy con làm sao tu được, ức chế mất.
TS: Thưa Thầy, Thầy nói con nên tu tâm Bi, nhưng mà con có đợi đề mục Thầy cho không?
TL: À, Thấy bảo con tu tâm Bi phải không. À nghĩa là lúc nào con cũng tìm mọi cách để mà, bởi vì từ cuộc sống của con từ lâu đến giờ, con hay giúp đỡ người. Thấy ai khổ sở, con sẵn sàng giúp mà không kể. Con hiểu chỗ đó không? Qua các bài viết của con, con thấy con là người rất là thương xót tất cả mọi người, thậm chí như loài vật. Thì do đó con tu tâm Bi, con khởi sự tu tâm Bi. Con thường nhắc: "tâm hãy thương yêu tất cả chúng sanh, thương xót tất cả chúng sanh", con nhắc như vậy. Mà hễ có điều gì, dù người ta chửi, dù người ta nói cái gì, con phải thương xót họ hết, đừng có buồn giận họ thì như vậy lúc nào con cũng ở trong tâm Bi. Chính tâm Bi con thực hiện lòng thương xót đó, con mới xả hết các ác pháp và thiện pháp. Con biết cách thực hiện? Mà con không biết cách, Thầy sẽ dạy. Thầy ghi rồi thì Thầy sẽ trực tiếp dạy con thực hiện cái pháp đó.
Chứ nếu không con không biết, cứ Bi Bi hoài đó, nó không Bi nổi. Đợi khi nào có con rắn nó bắt con nhái thì mới chạy ra Bi đó thì suốt ngày chờ cho con rắn nó cắn con nhái thì nó không có, làm sao Bi ? Phải không? Cho nên vì vậy Thầy sẽ dạy khi mà thực hiện tâm Bi nó phải như thế nào. Lúc mà nó không có sự đau khổ của chúng sanh thì mình phải thực hiện Bi ra làm sao? Đó là cái chuyên môn của người ta, người ta dạy cho mình. Chứ còn nếu không người ta dạy mình làm sao?
Còn dạy tâm Từ cũng vậy. Dạy tâm Từ là dạy tỉnh thức mình trên từng hành động, ý nghĩ của mình để nó Từ với mình và với mọi chúng sanh. Đó là tâm Từ.
Còn tâm Hỷ, không phải tâm Hỷ là cứ ngồi đó hỷ cười hề hề hoài. Không phải cái chuyện đó. Nó lại khác. Nếu người nào có duyên với tâm Hỷ, hoan hỉ trước các ác pháp, trước các thiện pháp thì Thầy sẽ dạy. Nó hoan hỉ không có nghĩa nó cười, mà nó tha thứ. Hoan hỉ là cái lòng tha thứ. Đó là tu tâm đó. Người nào mà dễ tha thứ người khác thì người ta tu tâm Hỷ. Thì mấy cái này Thầy dạy mấy con có cơ sở để mấy con đi vào sự giải thoát thật sự.
TS: Bạch Thầy cho con hỏi, mới đầu những người tu tâm Hỷ, người ta còn sơ cơ quá, tự người ta phải tập cười… ?
TL: Đó là cười gượng, cười méo miệng. Kêu là cố gắng cười, mà sự thật ra nó không có tha thứ người khác. Mình làm cho mình vui chứ nhiều khi mình không tha thứ. Bởi vì hoan hỷ là mình tha thứ những lỗi lầm của người khác, tức là tâm hoan hỉ. Mình không cười, mình không có cười mà mình lúc nào cũng có cái sự tha thứ những người khác, tha thứ những điều ác. Cho nên từ cái tha thứ đó là cái hoan hỷ. Chứ không phải mình tập cười, nhiều khi mình cười ở trong cái dục, con. Bữa nay ăn ngon quá, sướng quá. Bữa nay thấy gia đình mình sum họp, thấy nó vui quá… Nhiều người cứ nghĩ tập cười là hoan hỷ, cho nên họ cười cười, nhưng trong tâm họ ghê gớm lắm. Họ cười ở ngoài mặt chứ trong bụng họ ghê lắm. Sợ cái cười đó lắm. Không, Thầy nói thật mà. Thà là người đó giận dữ la lối mình một hơi rồi thôi, chứ mấy người họ giận mình họ để trong bụng, họ cười cười với mình, coi chừng có ngày chết với họ đó.
TS: Con hỏi có người vừa tập cười, nhưng họ vừa tập cái xả trong tâm của họ ấy nữa để họ kết hợp các cơ hoạt động như vậy, kích hoạt cho con người hoạt động khỏe khoắn.
TL: Vậy thì con nên tập xả, không nên tập cười. Nhưng cái xả có cái hoan hỷ trong đó con.
TS: Bạch Thầy, mỗi khi tập xả có cái gì đó chướng ngại con thấy con xả ra thì cơ thể nó bung ra, nó giãn ra, con thấy nó chuyển động ở trong cơ thể. Như vậy có gọi là Tưởng không?
TL: À, nó có phần Tưởng con. Nhưng nó đâu có gì. Nó có sự thay đổi của nó khi mình xả được một cái gì đó. Nó khiến cho cơ thể mình thoải mái dễ chịu. Cái đó nó không phải Tưởng đâu con. Bởi vì cái thoải mái dễ chịu là sau khi mình xả đó, tức là hoan hỷ đó, trạng thái vui đó. Chứ không phải mình cười đâu, nhưng nó thoải mái dễ chịu trong đó. Đó là do tâm Xả, người tu tâm Xả. Mà Xả được họ hoan hỷ lắm.
Ở đây là pháp độc nhất. Còn Thầy thấy mình tu Tứ niệm xứ nó có chỗ bám nó dễ. Còn mấy cái kia nó không có chỗ bám đâu, nó ngồi chơi. Nó không ôm pháp, còn cái này nó ôm pháp, nó quan sát 4 chỗ thân thọ tâm pháp của nó, nó dễ hơn. Cho nên cái người mà đặc biệt, cái tâm xả là cái người mà Thầy thấy nói ngắn gọn, làm bài ngắn gọn, không lý luận. Họ nói rất là thực tế, cụ thể là mấy người tu tâm Xả. Còn mấy người mà viết lý luận nây kia, nó rất hay thì mấy người này tu ở trên Tứ niệm xứ là hay nhất. Bởi vì cái nhìn, cái quan sát của họ nó rất kỹ. Còn cái người kia họ không quan sát kỹ nên họ luận không có được. Họ không có chịu quan sát nên thấy đó họ nói đó thôi. Nói theo cách thức đề tài thì họ nói qua cái xả của họ thôi. Cho nên nó ngắn gọn, nó đầy đủ ý nghĩa xả rồi thì người này họ tu tâm Xả hay lắm, bởi vì nó ngắn gọn. Có ác pháp đến, họ luận họ xả liền. Còn người lý luận, tri kiến họ đã xả rồi, cho nên họ vô Tứ niệm xứ họ im lắm, họ có lý luận sắc bén của họ cho nên ác pháp đập vô tri kiến của họ, vô không nổi. Họ lý luận. Ví dụ tác động vô cái ăn, họ lý luận liền tâm tham ăn ra liền, họ lý luận cái thằng kia không né tránh chỗ nào được, nện cái búa nào nghe bể sọ nó hết thằng tham ăn. Nó không tránh né lý luận được, bởi lý luận của họ sắc bén.
Biết cách thức để hợp với mọi người thì chúng ta sẽ tu có kết quả rất lớn. Cho nên tri kiến của các con mà dồi dào, lý luận hay thì mấy con sử dụng trong một pháp khác xả tâm. Còn cái người dở lý luận, cái hiểu biết của người ta ngắn gọn nhưng nó cũng xoáy vào được chỗ ly dục ly ác pháp thì người ta dùng cái đó mà xả tâm, tức là người ta tu tâm Xả.
Hầu như là tu tâm Từ, tâm Bi, nhất là tu tâm Từ thì tỉnh thức nó dễ rồi. Tu tâm Bi tâm Hỷ rất khó mấy con. Tu tâm Xả dễ mấy con, mọi chuyện mình cứ xả thôi, các pháp đều vô thường, buông hết đi, có ham gì, thì bấy nhiêu đó đủ rồi. Thì nội cái bài kệ của Thầy thôi thì mấy con cũng thấy xả rồi chứ gì: "chớ giữ làm chi có ích gì, thở ra chặng lại còn chi nữa". Nội bây nhiêu nghe cũng ngán rồi đó, cũng tự xả rồi. Thì đó, chỉ vài câu kệ thôi cũng thấy mình xả hết rồi, phải không mấy con?
-- HẾT BĂNG --
CÓ PHẢI PHẬT KHÔNG CHO CHÉP KINH ĐIỂN ?
Băng 100C, phút 18:50, link archieve: https://archive.org/details/chonlac_mp3_02
Link youtube, phút 18:55: http://youtu.be/HfsXvO4msNQ?t=18m55s
[18:50]
Tu sinh: Con xin có câu hỏi. Đây là vấn đề ngoài lề, tốn thời gian xin Thầy tha thứ. Nãy giờ Thầy dạy về Ngài A Nan kết tập kinh điển thì trong đó có một số kinh điển chưa được Ngài A Nan kết tập. Thời đức Phật có bao nhiêu người xin Đức Phật để ghi chép lại kinh điển của Đức Phật nhưng Đức Phật không đồng ý. Tại sao Đức Phật không cho viết hay kết tập kinh điển trong khi Đức Phật còn đang hiện tiền ?
Trưởng lão Thích Thông Lạc (TL):
À trong thời Đức Phật, con biết thứ nhất là giấy không có, thứ hai là việc viết được kinh sách rất là khó chứ không phải dễ. Rất là khó về vấn đề phổ thông về kinh sách. Cho nên thậm chí trong thời ông Ca Diếp mà kết tập kinh là chỉ đọc nghe thôi chứ không có chép. Mình biết thời đó rất khó về giấy. Viết bằng lá buông, nhưng mà cỡ những cái lá buông trong thời Đức Phật còn thì quá quý rồi. Nghĩa là sau khi viết được thành kinh sách tới vua A Dục trên lá buông và khắc ở trên đá đó là người ta đã biết sử dụng rồi. Còn trong thời Đức Phật thì Thầy nghĩ rằng nói là nói chứ thật ra là truyền thừa, khẩu truyền với nhau thôi. Nghĩa là đọc lại cho mình nhớ, người nào cũng ráng nhớ ra thôi chứ còn chép thì chắc không có chép. Cho nên tới ông Ca Diếp kết tập kinh mình thấy đâu có viết đâu. Chỉ đọc lại, kêu là trùng tuyên, tức là đọc lại thôi. Cho nên vì vậy sau này mới thêm thắt đủ thứ. Còn vấn đề kết tập kinh sách, nếu mà có giấy bút mà mọi vị đều được học như trong thời chúng ta thì tài liệu học rất là phong phú. Mỗi người tu chứng quả A-la-hán đều có những kinh nghiệm riêng tư. Nhưng mà người nào tu rồi, thôi, không có nói gì hết thì ông A Nan cũng biết đâu mà thuật lại được.
TS: Thưa Thầy, trong kinh điển có câu chuyện có 2 vị thông thái cúi xin Đức Phật để mà chép lại lời Đức Phật thì Đức Phật không có đồng ý ?
TL: Không, theo Thầy thiết nghĩ không phải không đồng ý đâu nhưng mà chắc chắn trong cái thời đó không có. Nó có những kinh Vệ Đà nhưng kinh cũng là truyền thuyết thôi, kêu là truyền miệng đó, truyền miệng dạy với nhau thôi, còn chưa có chép. Bởi vì nếu hồi đó người ta chép thì phải có những điều kiện như thế nào chép còn người ta chưa biết sử dụng chép nữa. Theo Thầy thiết nghĩ chưa biết sử dụng. Nhưng mà mấy con ráng tu đi rồi sẽ thấy cái này với Thầy. Thầy sẽ nói. Bởi vì mình trở về với sự Tam Minh của mình quan sát trong thời Đức Phật còn tại thế. Mình truy tìm xem tại sao Đức Phật không chép, coi có giấy hoặc là có bút có mực chưa. Cho nên hồi đó người ta viết thì chắc chắn người ta phải đục trong đá. Nếu mà viết mà đục trong đá, đục trong cây như vua A Dục kết tập kinh bằng những bia đá không à. Con thấy đó là viết chữ rồi đó. Còn trong cái thời Trung Hoa mà viết bằng thanh tre chẻ ra rồi mới viết cái chữ Hán ở trên cái thanh tre. Đó là trong cái thời Trung Hoa mà sau Phật lâu lắm. Còn thời Đức Phật thì Thầy nghĩ chắc không có đâu. Cho nên kinh Vệ Đà cũng là kinh truyền thuyết không thôi, sau này mà sử dụng được chữ mới chép ra. Chứ còn trong thời Đức Phật là không có cái điều đó đâu. Nó thuộc về bộ lạc. Thì muốn chắc ăn thì ráng mà tu rồi Thầy trò dẫn nhau trở lại quá khứ thì chắc chắn chúng ta thấy rõ cái điều này. Mà mình thấy mình biết thôi chứ nói ra chắc không ai tin mình. Con người chúng ta là con người thông minh lắm mấy con, nếu mà viết được, không ai không viết. Thầy tin rằng con người của mình là con người thông minh lắm. Cái quý họ không bao giờ để sơ sót vậy đâu. Tại vì không có viết, không có phương tiện, cách thức viết. Người ta diễn tả được cái ý người ta nói, nói được nhưng không có cách nào mà viết ra được. Cũng như trước đây người Việt mình …
[23:30]
Tương quan giữa pháp Xả vô lượng tâm và pháp Tứ niệm xứ
[101B - Chánh Kiến]
Trưởng lão trả lời và dạy cách thực hiện pháp Xả vô lượng tâm và Tứ niệm xứ (TNX), nêu sự tương quan giữa tu pháp Xả và tu pháp Tứ niệm xứ.
[Cẩn thận: đây là nội dung cho tu sinh tu chuyên sâu và có thầy hướng dẫn, không dành để tu tập cho người mới tu.]
Link archive, băng 102B: https://archive.org/details/chonlac_mp3_02
Link youtube: http://youtu.be/RlEaMdlSwf0
Thời gian xác định với băng trên archive.
----------------------------------
[03:34]
Ở đây mình tu TNX. Con thấy bài pháp TNX: trên thân quán thân - quán là quan sát. Mà Thầy muốn hỏi con, Thầy đưa ra cái pháp "cảm giác toàn thân, tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra". Nương vào hơi thở, cảm nhận toàn thân của mình, mà Đức Phật đã dạy cho mình tu TNX đó. Mà giờ con không cảm nhận cái thân của con - cái đó là con phải đi vào pháp khác rồi. Không có duyên với pháp TNX. Bởi vì TNX có 4 chỗ trụ của nó, nó quan sát ở trên đó... Mà tự nó [TNX] quán là nó đã khắc phục tham ưu rồi, cho nên quán thân trên thân khắc phục tham ưu mà, chưa có chướng ngại mà nó đã nhiếp phục được tham ưu rồi. Nó không có ưu phiền đến với nó. Nó khác, còn cái Xả kia nó có cái niệm rồi mới xả. Nó có ưu phiền rồi mới xả. Còn TNX nó nhiếp phục tham ưu rồi. Nó chỉ cần quan sát trên thân nó là nó nhiếp phục tham ưu [04:37]. Con thấy không, cái này tự nó đi vô chỗ yên lặng, mà người ta rất sợ nó bị ức chế tâm [04:41]
…
[04:45]
Bởi vì khi học lớp Chánh Kiến thì nó đã xả. Nó có tri kiến biết cái đó rõ, nó là pháp đem đến sự đau khổ cho mình, cho nên tự nó hiểu xả rồi. Cho nên bây giờ lớp Chánh Tư Duy này là cái lớp ở trên TNX để cho nó quan sát TNX mà khi nó tỉnh thức quan sát thì tự động nó xả ra hết, không còn cái niệm nào hết, mà nó không bị ức chế. Cho nên bây giờ mình tập quan sát cái thân, tức là tập quán trên TNX. Còn con con luận ở trên chỗ không có đối tượng kia thì con phải tu tâm Xả: nó không có đối tượng rồi. Tu tâm Xả như chú vừa nãy ấy: có thì xả không có thì thôi. [05:26]
[05:35]
Bởi vì mình tu pháp nào phải ra pháp nấy. Còn bây giờ mình ở trên TNX mà không chịu ở trên quan sát của TNX thì nó đâu phải TNX.
----------------------------------
[19:37]
Bây giờ Thầy xin nhắc chung, để cho mấy con biết được sự tu tập [TNX]. Chính chúng ta nhắc "cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra", khi mình hít vô thở ra, mình thấy cái Tâm nó quay vô. Cảm nhận đầu tiên mình thấy nó quay vô nó nhìn. Nó không có, bởi vì mình bắt buộc nó nhìn. Mấy con lưu ý cái Tâm nó quay vô.
Các con nhắc rồi để mà các con quan sát thì nó có một cái cảm nhận nó quay vô. Nó không còn để ý bên ngoài nữa, nó quay vô. Đó là cảm nhận cái Tâm không phóng dật. Cái này quan trọng lắm mấy con. Cho nên khi chúng ta nhắc bảo nó "Tâm quay vô, không có nghe bên ngoài, không có thấy bên ngoài", thế rồi mình ngồi lặng mình thấy nó nhìn vô cái thân nó. Nó đang quan sát cái thân bằng cách nó quay vô đó. Cái này là cái phải luyện cho được cái này mấy con [20:31]... Nhắc một cái, nó quay vô, mình thấy cảm nhận nó liền. Nhớ cái này gọi là tâm không phóng dật đó.
[21:00]
Cái đó là Đức Phật nói: ta thành chánh giác là nhờ tâm không phóng dật. Mấy con lưu ý chỗ TNX là cái chỗ này. Nó quan trọng lắm mấy con.
[21:08]
------------------------------------
[24:21]
TNX nó khác, con. TNX là ở trên người ta tác ý để nó quán thân trên thân. Còn Xả tứ vô lượng tâm mà mấy chú xả đó đó. Người ta chuyên vô Xả, con. Nhưng mà nó quay vô, nó quay vô nó cũng ở trên thân của nó nhưng mà người ta không tu cái cảm giác toàn thân đâu. Nó khác nhau, không có giống nhau. Ở đây [TNX], mình bắt cái tâm của mình quán cái thân tức là tu TNX buộc nó phải quán thân thọ tâm pháp nó rồi. Còn cái kia [Xả] nó không bắt buộc nó quán, nhưng mà khi nó Xả được thì nó trở về thân nó, chứ nó không phải quán mà nó trở về thân nó. Nó trụ trên đó, nó tỉnh thức trên thân nó thôi. Mà mình thấy nó giống như quán, chứ sự thật mình quán nó bị chướng rồi.
Người tu tâm Xả mà quán TNX là bị chướng, bởi vì nó có đối tượng - cho nên nó có cái phao ôm. Đức Phật nói lấy TNX làm chỗ nương tựa, làm phao đó, mấy con nghe bài Đức Phật dạy không? Còn cái Xả tâm của Tứ vô lượng nó không có phao. Nó có cái gì nó buông nó xả rồi. Tự nó trở về chỗ yên lặng. Mấy người không thấy chỗ tâm quay về, Mật Hạnh thấy được, có phải không? Nó thấy được, xả rồi nó quay về. Nó nói ra cái điều này. Mấy người tại không lưu ý thôi, tưởng mình xả rồi nó yên vậy thôi. Không ngờ nó quay về với cái hơi thở của nó, với thân của nó. Nó làm giống như người tu TNX nhưng mà nó không có nhiệm vụ quán TNX, mà tại tự thân nó quay vô thôi. Nó ở trên thân nó vậy, mà nó tỉnh chứ nó đâu có mê mà nó biết thân nó. Con hiểu không? Cho nên nó [Xả] không tu TNX mà nó ở trên TNX. Bởi vì tu tập nó không có rời ra TNX nhưng mà mình ôm TNX thành cái pháp thì nó làm cái phao, cái hòn đảo để chúng ta ở trên đó để chúng ta vượt sóng gió. [26:22]
(TS) Bạch Thầy, chẳng hạn như con tu Xả vô lượng tâm. Con tỉnh thức hoàn toàn 24 tiếng để Xả cho sạch. Như vậy nó [Xả] có đưa về trạng thái có khả năng thực hiện Tam minh không?
(TL) Dư sức. Bởi vì nó là một pháp độc nhất nó đi tới. Nó Xả vô lượng tâm mà, con biết nó đi tới. Khi mà Xả vô lượng tâm rồi thì nó luôn luôn ở trên TNX của nó rồi. Mà mình không tu TNX mà nó sung mãn TNX, nó thực hiện y như TNX vậy. Nhưng mà mình không có tu TNX - mình không có lấy nó làm cái phao. Nhưng tại vì nó bám cái chỗ đó, tự nó Xả nó bám vô. Cho nên Thầy nói mình tu tâm Xả chứ nó cũng trở lại TNX à. Nhưng màmình không chú ý TNX đâu… Bởi vì phương pháp tu nó khác. Nhưng nó vẫn đem lại bình an để được chân lý giống nhau.[27:17].
(TS) Bạch Thầy, con xin hỏi. Ví dụ như có một niệm nào khởi lên, mình tu tâm Xả mình có dùng Định vô lậu mình quán xét hay mình cứ tác ý mình xả không ?
(TL) À có dùng Định vô lậu chứ không phải không đâu. Bởi vì có nhiều niệm mình tác ý mình xả bị ức chế. Cho nên nó [Xả] có cái số định Vô lậu của nó. Ngắn, gọn, cách thức của nó, nó soi vào: Đây là Ái kiết sử, đi ! Nó không cần nói Nhân quả đâu. Mà nó nói vậy là nó biết rồi đó. Nó ngắn, gọn, nó hiểu.
[27:48] [Sau đó TL nói ví dụ Xả của thầy Mật Hạnh]
TỨ NIỆM XỨ, XẢ TÂM [102A - Chánh Kiến]
Trưởng lão giảng về quan sát thân kỹ trong pháp tu Tứ niệm xứ, giảng về pháp Xả vô lượng tâm (pháp độc nhất) cho lớp tu sinh Nữ.
[Cẩn thận: Đây là tài liệu trích dẫn tham khảo, có thể không đầy đủ và không dùng để tự tu tập. Để tu Tứ niệm xứ, phải có đủ tri kiến, giới luật, và cần có một vị Thầy đủ kinh nghiệm hướng dẫn để tránh tu sai, ức chế tâm và các hiện tượng lạ phát sinh. Tu pháp Xả cũng phải đủ giới luật và tri kiến]
Băng 102A, archive: https://archive.org/details/chonlac_mp3_02
Link youtube: https://www.youtube.com/watch?v=BnrUvqGJoHM
-----------------------------
[00:53]
Người nào tu pháp Xả thì Thầy dạy cách Xả tâm, còn người nào tu Tứ niệm xứ thì Thầy dạy quan sát 4 chỗ thân, thọ, tâm, pháp. Thầy kiểm tra lại, Thầy hướng dẫn kỹ lưỡng, khi mình vào đó tu không có thì giờ mà nghỉ. Nghĩa là tu liên tục, tu như nghỉ, nghỉ như tu. Nghĩa là tu tận cùng để chúng ta hoàn thành để chứng đạo. Ở trên TNX thì Đức Phật đã xác định những điều đó rồi, chỉ còn cái ráng tu mà thôi [01:30]. .
--------
[02:09]
Cách thức quán thân (trong tu TNX), Thầy xin nhắc lại để mấy con rõ. Ở trong Định niệm hơi thở, Đức Phật đã nhắc chúng ta cách quán thân: "Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra", thì mấy con nương vào hơi thở mà mấy con cảm nhận cái thân. Thì lúc bấy giờ các con nhìn vào thân của mình ấy, thì dường như cái tâm mình nó quay vô nó quan sát từ trên đầu xuống dưới chân. Theo cái câu tác ý, mình tác ý một lượt 2 cái câu đó liên tục một lượt (cảm giác… hít vô, cảm giác… thở ra) rồi mới thở ra, thở vô, thở ra, thở vô,... chứ không đếm, khoảng độ 5 hơi thở thì lại tác ý một lần để nhắc cho nó quay vô nhìn, nó tập quen quan sát ở trên thân. [02:56]
Nó có 2 giai đoạn tu tập của TNX. Giai đoạn thứ nhất là tập quan sát cái thân. Tức là nó nương vào hơi thở nó quan sát chứ nó không trú, không trụ nơi hơi thở. Nó không tập trung trong hơi thở mà nó quan sát cái thân. Cho nên câu Đức Phật dạy: cảm giác toàn thân, toàn thân chứ không phải một chỗ nào: Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra thì mình tác ý câu đó rồi, bắt đầu mình hít vô, mình cảm nhận từ trên đầu xuống dưới chân, rồi mình thở ra, từ dưới chân trở lên trên đầu, đó là hơi thở thứ nhất. Rồi hơi thở thứ 2 cũng kỹ lưỡng như vậy. Hơi thở thứ 3 cũng kỹ lưỡng như vậy.
Thì mấy con nghe câu Kinh mà Đức Phật dạy trong TNX đó, "trên thân quán thân để nhiếp phục tham ưu". Nghĩa là mình quán cái thân như vậy thì ưu phiền nó không còn có tác động vô trong thân mình nữa. Chứ không phải như tu Tứ chánh cần (TCC), tu Tứ chánh cần (TCC) thì mình tu tập có những sự xảy ra trên tâm và thân cho nên mình dùng các pháp như Định niệm hơi thở, Định vô lậu mình sẽ xả. Còn ở TNX như Thầy dạy cho mấy con từ lâu đến giờ khi mình tu TNX mà trên TCC, khi mình có cái niệm thì mình đưa cái niệm đó quán xét mình xả. Đó là TCC. Hoặc là trên thân mình có đau bệnh gì đó thì mình tác ý mình đuổi cái bệnh rồi mình nương vào câu tác ý "an tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay ra, an tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay vô", hoặc là "an tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra" [04:43]. Đó là dùng để mình đẩy lui bệnh. Còn cái này [tức là TNX], nó nhiếp phục tham ưu ở trên đó luôn, nó quán thân trên thân để nhiếp phục tham ưu. Nó quán cái thân của nó, nó nhiếp luôn cái ưu phiền ở trên đó luôn. Không có ưu phiền nào xen vô nó được [05:00]. Vì vậy cho nên mình tu kỹ lưỡng hẳn hòi đàng hoàng. Ví dụ như Thầy tu từng hơi thở : "cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra" thì các con hít vô, cảm nhận từ trên đầu xuống dưới chân, thở ra thì từ dưới chân lên trên đầu. Cứ hơi thở ra vô thì mình cảm nhận từng hơi thở kỹ lưỡng, đừng quên. Mà nếu quên thì coi như sẽ có cái niệm khởi vào và có cảm thọ sẽ đánh vào. Còn nếu mình tỉnh táo trên từng hơi thở đó thì không bao giờ có cảm thọ hay niệm đánh vô - bởi vì nó nhiếp phục được tất cả những ưu phiền trên cái thân của chúng ta. Nó làm cho không có ưu phiền, nếu mình không kỹ, mình không tu tập kỹ như vậy, mình không chịu quan sát để mình quên thì nó có niệm vô [06:01]. Cho nên hầu mấy con tu thường là TNX ở trên TCC chứ không phải là TNX trên TNX. Còn TNX trên TNX, mấy con đã tu lớp Chánh Kiến rồi thì tự tri kiến của mấy con hiểu nó đã xả rồi. Nó đã xả tất cả mọi cái niệm, mấy con viết bài Xả tâm, Ái kiết sử, cái gì mấy con cũng viết ở đó hết. Cho nên có niệm gì thì nó cũng tự hiểu xả hết, cho nên nó không qua mặt được mấy con nữa. Không cái ác pháp nào lọt qua được [06:40]. Đó, bây giờ chỉ cần mình nhiếp tâm, mình quán thân thọ tâm pháp của mình định tỉnh, tỉnh thức ở trên cái thân của mình, để cho cái tâm định tỉnh trên thân của nó thì tâm định tỉnh, nhu nhuyễn dễ sử dụng. Khi nó định tỉnh được, tức nó bám trên thân của nó, nó cụ thể, rõ ràng, ở trên thân của nó thì không có ưu phiền nào xảy ra trong tâm, không có ác pháp nào tác động vào thân tâm. Cho nên mấy con tu như vậy chỉ trong vòng vài hôm, một tuần lễ là chứng đạo [07:17]
Đó là bằng chứng, sự thật mấy con. Bởi vì mình tu không đúng cho nên mình nhiếp phục không được, tức là mình quan sát không được thân, tức là quán thân. Quán thân là quan sát, xem xét nó từng phút từng giây ở trên cái thân của mình cho kỹ. Cho nên mình tu tập rất kỹ trên TNX. Cái đòi hỏi ở sức tỉnh giác của chúng ta rất là kỹ. Khi mà sức định tỉnh quan sát kỹ như vậy thì tâm sẽ định tỉnh trên thân, bởi vì nó quan sát thân nó mà. Mà thân thì có tâm, thọ trên đó. Khi các pháp tác động thì tác động ở thân thọ tâm của chúng ta. Các con thấy chưa, nó đủ. Chỉ cần quan sát cái thân là có đủ 4 cái thân thọ tâm pháp [08:00]. Chứ không phải mình đi vòng vòng chạy chạy. Sự thật ra mới đầu mình chạy vòng vòng, mình đi từ thân thọ tâm pháp của nó. Nhưng mà sự thật ra Đức Phật dạy chúng ta "cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra". Thì các con thấy Đức Phật dạy đơn giản, có bài bản, đàng hoàng: nương vào hơi thở. Rồi sau đó khi mình cần, tác ý như thế này: "tâm quay vô, quan sát thân", mình tác ý, mình ngồi yên vầy thấy cái tâm nó quay vô[08:34]. Nó không phóng giật ra, tức nó không ra ngoài, nó mắc bận ở trong này nhìn cái thân của nó, quan sát cái thân của nó. Khi mà cái tâm của mình quan sát cái thân, mà nó định tỉnh thì tâm không phóng dật. Mà tâm không phóng dật là chứng đạo chứ gì mấy con. Mấy con thấy đâu có khó đâu. Nhưng mà trước tiên mình phải dùng cái hơi thở để tập nó quan sát [09:00] . Bởi vì Đức Phật khởi sự cho mình tu TNX đó, để cho mình quan sát được cái thân của mình, "trên thân quán thân" mà, cho nên "cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô…" mình cảm nhận toàn thân nương vào hơi thở, tức là mình quan sát thân rồi. Mà mình quan sát thân được rồi, lúc nào cũng quan sát thân được rồi thì nó sẽ định tỉnh. Khi nó định tỉnh được thì nó nhu nhuyễn dễ sử dụng. Lúc bấy giờ nhu nhuyễn dễ sử dụng thì nó có Tứ thần túc, hoặc là 7 năng lực Giác chi. Không có khó khăn
[09:30].
--------------
[14:53]
Bây giờ Thầy nhắc mấy con tu pháp Xả. Vừa rồi hôm qua Thầy chia 2 lớp bên Nam, lớp tu TNX và lớp tu tâm Xả. Những người tu tâm Xả Thầy trực tiếp xem xét coi họ tu tâm Xả, và đồng thời sau 5 phút trôi qua, Thầy cho họ xả ra, Thầy hỏi từng người, Thầy cho cái niệm ái kiết sử: mình nhớ con cháu, cha mẹ mình, vậy mình dùng cái nào để xả, nói cho Thầy nghe? À, cái đó là mình hỏi thật mà, như bây giờ mình không có giấy tạm vắng tạm trú, mà bây giờ công an đến hỏi mình, ngồi đây có cái niệm nó lo lắng vấn đề đó, vậy mình lấy cái gì mình xả ? Mình phải nói ra cái tư tưởng của mình xả, mình xả làm sao cho nó bình an lại cái thân của mình. Thì đó là Xả, cho nên bây giờ thí dụ như bây giờ cái tâm của mình nó khởi đói bụng, nó muốn ăn, vậy thì làm sao xả cái đói bụng này? Mình nghĩ sao mình xả ? Thì cái người tu tâm Xả họ khởi nghĩ "thực phẩm bất tịnh", họ chỉ cần nói "Thực phẩm bất tịnh", đồ đó mà tham ăn nữa sao? thì ngay đó nó dừng lại mấy con [16:12]. Nó xả mà, nó hiểu biết ngay liền, bởi vì mình muốn đối trị tâm tham ăn của mình thì chỉ có thực phẩm bất tịnh. Mà mình đã biết cái bài thực phẩm bất tịnh, nghe nó nhàm, nó chán, nó ớn nó thối tha vô cùng rồi, thì bây giờ nghe thực phẩm bất tịnh là nó đã hết muốn ăn rồi, có phải không mấy con? Còn mấy con chưa làm, nói "thực phẩm bất tịnh" chứ chưa bao giờ nói nó thối tha như thế nào hết, vậy chớ nó còn thèm. Nhưng mà đã làm rồi, nhớ đến cái bài "thực phẩm bất tịnh" để dứt ra, nó nhanh chóng. Đó là Xả.
Còn cái tu TNX thì nó khác hơn, là quan sát thân rất kỹ, ít có khi nào mà để cho nó khởi niệm. Người tu TNX nó khác, cho nên ở đây TNX để khắc phục tham ưu, tự trên sức tỉnh thức của mình mà nó nhiếp phục tham ưu. Chứ mình tu lơ mơ như Tứ chánh cần (TCC) chưa tới đâu. Bởi vì Đức Phật nói, tu TCC ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện mới sống đạo đức không làm khổ mình khổ người, chớ không bao giờ có tâm định tỉnh, nhu nhuyễn. Nhưng đến TNX Đức Phật nói "tâm định tỉnh, nhu nhuyễn, dễ sử dụng, tu 7 ngày 7 tháng 7 năm chứng đạo". TNX thì Đức Phật xác định rõ ràng, mà TCC thì Đức Phật không có xác định 7 ngày 7 tháng 7 năm đâu. Anh (Tứ chánh cần) luôn luôn ngăn ác diệt ác tăng trưởng thiện, chứ anh chưa có đạt được cái chỗ mà chứng đạo. Cái pháp nào chứng đạo Đức Phật đã xác định rất rõ rồi. Cho nên sự tu tập của chúng ta phải biết rất rõ để mà chúng ta làm chủ sự sống chết [17:57] (Sau đó TL nói về cách tu tập để tịnh chỉ hơi thở của cô Huệ n để sau này ra đi tự tại)
---------
[29:00]
TNX không phải Pháp độc nhất [Có 8 pháp độc nhất trong Kinh Bát Thành bao gồm 4 Vô lượng tâm và 4 Thánh định]. TNX nó tu quan sát 4 chỗ. Cho nên TNX sung mãn thì nó có 7 năng lực Giác chi. Cho nên Đức Phật nói TNX là thực phẩm của 7 giác chi, mà 7 giác chi là thực phẩm của Ba Minh. Các con nhớ không, mà Ba Minh là Tứ thần túc chứ gì? Nó có Tứ thần túc mới thực hiện được Ba Minh. Mà là 7 năng lực của Giác chi là thực phẩm của Ba Minh, thì 7 năng lực Giác chi là Tứ thần túc. Có Tứ thần túc mới thực hiện Tam Minh, chứ không có Tứ thần túc làm sao thực hiện được Tam minh. Tuệ như ý túc là Tam minh chứ gì, các con thấy chưa, nó là thực phẩm mà. Con đường đó khác đó mấy con. Bây giờ đi con đường độc nhất này nó khác. Nó không phải đi cái chỗ sung mãn TNX đâu, nhưng tự nó sung mãn TNX. Nó rất hay. À bây giờ Thầy tu tâm Từ, hoặc tâm Bi, tâm Xả [30:17]. Hôm qua Thầy kiểm tra mấy người tu tâm Xả, trong đó có Mật Hạnh, cái người mà viết văn dở quá, cho nên không có lý luận giỏi, khó mà tu TNX, tu Định vô lậu. Thì cái số đó được 7, 8 người thì Thầy kiểm tra, Thầy hỏi. Tới chừng hỏi Mật Hạnh, Thầy nói: bây giờ chú Minh Tông lên nói Mật Hạnh đi ra uống cà phê. Thầy hỏi bây giờ bị mời đi uống cà phê, bởi vì có cái niệm đi uống cà phê, vậy thì con xả như thế nào? Mình tu tâm Xả phải xả chớ, thì nó sẽ nói một loạt xả: nào là tai hại, nó sẽ sanh dục, nghiện ngập, rồi nó thèm, không có cà phê nó thèm. Bây giờ con nghĩ nó là tai hại cho con như thế này, thế khác. "Nhưng mà thưa Thầy, khi con xả rồi, con thấy tâm con, con thấy sao nó ở trên thân con, nó cứ biết hơi thở à, bởi vì con xả rồi, nó không còn thèm cà phê nữa, thì con thấy sao nó cứ biết hơi thở con, nó không có đi đâu hết". Hầu hết 8 người đều tu tâm Xả, Thầy hỏi đều trả lời, nhưng mà không nhận ra khi Xả rồi, tâm ở đâu. Mật Hạnh thêm chút, nó biết cái tâm mình đang ở đâu.
Thầy nói ở trên TNX chứ đâu. Cho nên vì vậy khi nó ở trên cái hơi thở, mà nó không có tập trung trong hơi thở thì nó đã nhìn thấy toàn bộ cái thân của nó hết, tức là nó không phóng dật. Các con hiểu chưa, tu tâm Xả mà nó trở về TNX. Nhưng mà trở về TNX, mấy con quan sát TNX còn người ta [tu tâm Xả] không quan sát TNX, tự nhiên nó ở trên đó. Nó xả hết rồi tự nhiên nó phải ở đó. Bởi vì nó xả, nó đâu còn gì nữa. Chớ không phải Xả rồi nó đi lang thang ở ngoài. Cái tâm mình xả hết nó phải quay vô
[32:18].
--------------------------------------
TỨ NIÊM XỨ VÀ XẢ TÂM (tiếp), QUÁN THÂN VÔ THƯỜNG ĐẨY LUI CẢM THỌ [102B - Chánh Kiến]
Trưởng lão tiếp tục giảng, kiểm tra về Tứ niệm xứ (TNX) và Xả tâm.
Link archive, băng 102B : https://archive.org/details/chonlac_mp3_02
Link youtube: https://www.youtube.com/watch?v=RlEaMdlSwf0
[Lưu ý: đây là nội dung cho tu sinh chuyên sâu, đã học lớp Chánh Kiến, có Thầy hướng dẫn, không phù hợp với người mới tu]
Trích một số đoạn, thời gian tính trong file mp3 lấy từ archive.
[39:33]
Còn khi nào tu cái Xả tâm thì tri kiến của các con, làm sao tất cả những điều hiểu biết tất cả các niệm, toàn bộ các niệm. Mỗi niệm đều có xả của nó, cái tri kiến xả của nó cụ thể rõ ràng thì Thầy mới chấp nhận cho tâm Xả. Cho nên khi mà con tu tâm Xả phải làm cái bài tâm Xả cho cụ thể rõ ràng. Khi mà có niệm đó là các con nhớ liền, mình đã làm nó rồi. Và nhớ được bài con làm đó rồi và tâm Xả đó thì ngay đó nó xả. Bởi vì mình hiểu rồi(40:10). Thí dụ như cái niệm, Thầy nhắc lại, như là ăn phi thời. Nó còn muốn ăn, tới giờ trưa đói quá, đi khất thực bữa nay sao mà son quá, ăn ngon quá, thôi về mau mau để ăn. Đó thì trong khi nó khởi tâm dục về ăn, các con nhớ ngay liền "thực phẩm bất tịnh". Thì ngay cái bài thực phẩm bất tịnh, thôi chán quá, đi từ từ, khỏi phải lật đật - thèm ăn dữ tợn. Đó thì ngay đó nó dừng lại liền, ung dung tự tại, bây giờ ôm bình bát đi, cơm với rau muối cũng thấy ngon rồi. Không cần ba cái thứ này nữa. Đó mình biết là bất tịnh rồi thì ăn để sống thôi chứ đâu cần gì phải ngon [40:56]
Do cái chỗ mình đã quán được thực phẩm bất tịnh, vì vậy nó hàng phục được cái tâm mình tham ăn rồi. Con thấy chưa? Cho nên các con quán các pháp vô thường, mà đã quán các pháp vô thường thì ngay cái thân này vô thường rồi, còn rên la thứ gì nữa? Nó vô thường rồi mà rên à? Chứ phải của mình sao? Thân vô thường, nó đâu phải của mình đâu? Mà nó là vô thường thì nó phải đau, bệnh, kệ nó, mặc nó. Nó đau của nó chứ của mình sao mình ở đây mà lăn lộn. Vậy mà ngồi thiền không nổi à? Nó đau mặc nó, mình ngồi mặc mình ! Chớ ăn thua gì. Thế mà hổng chịu ngồi thẳng lưng, thì mấy con thấy mấy con dở [41:42]. Tức là mình phải có sự tư duy hiểu. A, thân này là vô thường thì nó có đâu gì của mình đâu. Mặc nó đau của nó chớ ăn thua gì mình. Nó đâu phải mình đau đâu mà sợ. Do đó ngồi thẳng lưng lên đi. Mày không phải của tao đâu mà tao sợ. Mày của nhân quả tao sai phải nghe chứ đâu có cãi được. Nhân quả nó không sai mày chứ tao sai mày. Mày giờ ngồi thẳng nè, nhân quả nó bảo mày đau chớ tao có bảo mày đau đâu. Nghe lời tao ngồi thẳng. Không ngờ mình ngồi thẳng, nhân quả nó chạy mất, hết đau. Có gì đâu, mấy con thấy, chỉ có cái mình biết đúng hiểu đúng. Bởi vì nó là vô thường thật sự chứ. Mấy con nói thân này là thường sao ? [42:26] Thường sao nó ra ngoài đồng mả nó nằm ? Con thấy không, nếu nó thường nó nằm đồng mả làm chi, mà lóc ngóc ở ngoải ? Mấy con vô cái chùa mà coi, nó lóc ngóc ngủ hết trơn. Vậy nó thường sao nó nằm trong hũ làm chi ? Đó, giờ mấy con hiểu biết vô thường rồi thì đừng có ngại nó nữa, đừng có sợ nó nữa. Bây giờ nó là thân vô thường, mình sống mình phải làm chủ sai cái thân vô thường này. Còn phút nào tao sai mày được, bảo không đau là không đau, bảo muốn chết là chết, muốn sống là sống chớ không được cãi. Tu như vậy để mình làm chủ Nhân quả chứ gì? Cái thân này thân nhân quả, mà mình làm chủ cái thân là mình làm chủ nhân quả chứ gì? Có phải không, mấy con thấy đúng không. Vậy thì bây giờ Pháp của Phật dạy mình làm chủ nó mà tại sao không làm chủ? Nó đâu phải của mình đâu mà nó đau mình sợ.
Thế mà tôi nhức cái này, trời ơi xương sống tôi bây giờ nó có gai. Mày có gai mặc kệ mày chớ ! Chớ bộ tao có gai đâu mà tao sợ ! Có phải không? Thầy nói mấy con cứ gan dạ mấy con nói như vậy đi, rồi coi thử nó gãy gai không? Mười cây gai nó cũng gẫy hết nữa. Nó sợ quá.
[43:40]
…..
[43:58]
Không, mấy con cứ gan dạ tác ý đi. Mấy con sẽ hoàn toàn chiến đấu với tất cả những nghiệp chướng ở trên thân mấy con. Mấy con hoàn toàn mấy con làm chủ. Đừng có để tâm mình dao động. Học các pháp vô thường. Thầy cho các con biết thân vô thường, các pháp vô thường rồi, còn gì mấy con không thông? Mà không thông thì hở ra chút thì tức, hở ra chút thì lói. Cho mày tức chứ ở đó lói ! Cho mày chết chứ đừng có để cho nó sống. Cho nên mấy con đừng có sợ chết. Thầy nói cái lớp Chánh Tư Duy này, một là chết hai là chứng đạo. Gan như vậy đó [44:33]. Cô đơn giờ chết bỏ, tao bây giờ không có chơi với ai hết ! Một mình tao là ông trời. Không mấy con nhớ: mình là ông Trời đó, có phải không? Đức Phật nói: trên trời dưới trời, ta là duy nhất. Có phải ông Trời không? Như vậy mình có làm trời được không? Hay là nhân quả sai cái rên, rên gì mà ông Trời còn rên mà rên. Đã làm Trời mà còn rên ! Cho nên nhớ những lời Thầy nói hôm nay, ngàn đời phải nhớ, chúng ta làm chủ, làm ông Trời đó, không có làm ông nhỏ đâu. Cố gắng mà tu tập, hẳn hòi đàng hoàng mà làm chủ sự sống chết này. Mà Thầy dẫn lối đưa đường mấy con đi đến làm chủ. Những lời Thầy nói là những lời Thầy dẫn mấy con làm chủ đó. Mấy con gan dạ, mấy con nhát gan là bị nhân quả sai mấy con hết - mấy con không chạy khỏi quy luật của nhân quả đâu. Đối với nhân quả, Thầy coi nó ra cái gì ! Tức là Thầy biết các pháp vô thường thì nhân quả nó do duyên hợp mà nó tạo thành các pháp. Có phải không? Nó là vô thường. Nhưng mà Thầy coi các pháp duyên hợp nó ra gì. Nó ra gì tại vì nó vô thường, nó đâu phải vật của Thầy đâu. Nó đâu là vật bền chắc sao mà Thầy coi nó chắc nó tốt. Cho nên Thầy coi nó vô thường nó không ra gì. Thì nó đau thì kệ nó. Mà nó sao thì kệ nó, không cần thiết. Tao chỉ sai mày được thôi. . Nghĩa là mình làm chủ mình sai nó được thôi. Cái điều kiện sai nó được thôi, mà cái Pháp Như Lý của Phật, cái pháp Hướng Tâm của Phật là cái pháp sai nó [46:16]. Có phương pháp hẳn hòi đàng hoàng, tại sao chúng ta không tu tập được? Cho nên trong cái vấn đề tu tập này phải cố gắng
[46:26]
-----------------
[47:40]
(Tu sinh) Con bạch Thầy, thí dụ như chúng con đang tu TNX mà có niệm khởi thì chúng con (...) ?
(Trưởng Lão) À bây giờ, Thầy dạy mấy con là quán trên thân. Còn khi nó có niệm khởi thì con trở về Tứ chánh cần mà tu tập. Có niệm khởi thì con dùng Định Vô lậu xả nó trên Tứ chánh cần. Có cảm thọ thì con dùng Tứ chánh cần trên Định niệm hơi thở "an tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra". Con dùng Tứ chánh cần mà ngăn các ác pháp trên TNX của con. Chứ còn cái kia, con đang tập tỉnh thức ở trên này, quan sát trên TNX chứ chưa có nói mấy con nhiếp phục tham ưu ở trên đó đâu. Thầy mới dạy có bắt đầu mà. Chừng nào các con tu 1 tháng sau, Thầy kiểm coi nó quan sát được không, hay nó quán tầm bậy tầm bạ, đến chừng đó mới sửa nó. Ở đây dạy cho mấy con quán được cái thân của mấy con thôi. Rồi chừng nào tới giai đoạn nữa chứ không phải dạy mấy con để khắc phục tham ưu như mấy pháp tu vừa rồi. Pháp tu vừa rồi Thầy dạy các con Tứ chánh cần, ngăn ác diệt ác, sinh thiện tăng trưởng thiện bằng 4 cái Đinh vô lậu
[48:47].
[103B - Chánh Kiến]
Link archive: https://archive.org/details/chonlac_mp3_02
Link youtube: https://www.youtube.com/watch?v=LUmChN47e4k
(hoặc https://www.youtube.com/watch…)
[Cẩn thận: đây là nội dung tu chuyên sâu cho người đã tu căn bản và có Thầy chứng đạo hướng dẫn, không thích hợp cho người mới tu]
Trưởng Lão tiếp tục giảng và trả lời cho lớp Nữ về Tứ niệm xứ và tu xả tâm. Những nội dung đáng chú ý bao gồm: quán được thân khi nhai nuốt thức ăn, tu tâm Xả nhưng hành động Bi...
----------
[07:30]
À mình nương tựa vào chỗ nhai mà mình cảm giác cái thân của mình. Tập tới đây các con ăn cũng là quán thân. Ôm phao, các con nghe Đức Phật nói lấy pháp Thân hành niệm làm cái phao mà, làm cái hòn đảo nương tựa, ôm cho chặt. [07:50]... [07:55] Nó không rõ vì ngon quá nó quên. Nó nhai rồi nghe nó ngọt quá, nghe nó cay quá bắt đầu chảy nước mắt, thành ra nó quên mất thân. Bởi vì cái vị giác của mình nó đang tiếp xúc, nó có cảm giác, nó làm cái dục nó sanh ra. Xúc chạm nó sanh cái ái, cái lạc, thành ra mình quên quán thân. Nhưng mà mình tập, con quán thân, con không cần cảm giác các ngon dở ấy đâu. Ăn để sống, nó hay lắm con, nó rời cái dục đó. Cái dục của xúc thọ. Tập đi rồi nó sẽ được. Còn mới đầu sao tập khó quá, ăn nghe nó ngon mà tập kiểu này nó hết ngon. Do đó mấy con thấy, mình cũng thấy rõ ràng mà, nếu mình quan sát trên thân, ăn đâu còn lưu ý chỗ ngon dở đâu [08:44]. Thành ra nó chỉ còn biết ăn nuôi sống thôi. Đó chính cái đó tập mới là diệt cái ly dục đó. Cho nên mỗi mỗi cái mình tỉnh thức là mình tự ly nó rất nhiều, ly dục ly ác pháp rất nhiều. Tự cái tỉnh thức đó mà nó ly.
Cho nên hàng ngày, ví dụ như mình đi. Mình tỉnh giác trên thân mình đi thì mình đi nó có oai nghi tế hạnh hơn là mình đi mình chú ý bước đi. Nhiều khi mình chú ý bước đi, mình đi lẹ mình chú ý bước đi lẹ. Còn này, không được, lẹ quá, tôi nhìn theo cái thân tôi không kịp. Anh phải đi chậm chậm, hai cái chân gì mà đi lẹ quá vậy ! Mình kêu nó, biểu hai cái chân nó: đi chậm lại đi, chứ đi lẹ tôi làm sao quan sát được, anh chân anh đi như vậy tôi ngó cái thân không có kịp ! Đó thì tự mình rầy nó, bởi vì tu TNX rồi sau này mấy con tự thiện xảo nhiều cách mấy con quan sát được thân khi mà thay đổi một hành động. Đi đứng nằm ngồi ăn uống… tất cả đều quan sát. Làm sao lúc nào mấy con không lìa TNX của mấy con là mấy con thành tựu. Mới đầu thì nó hay quên lắm con. Thậm chí hít vô, "cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra", bây giờ mấy con hít vô cảm giác, cảm nhận phải không ? [10:02] Nhưng mà rồi quên đó. Nó không cảm nhận hoài đâu, một chút rồi nó quên. Mà nó quên thì có niệm khởi đó. Nó quên thì có thọ đánh vô đó.
[10:13]
...
[11:53]
Mấy con nhai rồi mấy con lưu ý nhai nuốt: đó là tỉnh thức trên hành động nhai nuốt, chứ chưa phải cảm giác ở trên thân con. Nó còn chưa, nó còn tới giai đoạn vừa nhai vừa cảm giác [thân] nữa. Cho nên nó không bị tập trung trong cái tỉnh thức nội cái ăn, cái nuốt không, mà nó còn phân tâm trên cái chính của nó, nó vừa nhai nuốt nó vừa lưu ý cái thân của nó. Mặc dù nó hoạt động ở đây mà nó biết dưới cái chân nó, quan sát cái chân của nó. Cho nên nó định tỉnh trên cái thân của nó rồi. Tu tập rồi tới đây mấy con mới thấy từ lâu đến giờ thấy ăn mà tu tập là rất khó, nhưng mà lần lượt mấy con tập cái này. Rồi tới chừng mấy con ngồi yên vậy mấy con tập thấy dễ quá. Từ chỗ ăn mấy con mới thấy khó, mà nó quan sát được rồi, tới chừng mấy con ngồi không quan sát thấy dễ lắm. Tự nó thấy dễ quá, còn cái kia cứ nhai nuốt làm ta mất công quá. Cho nên trong sự tu tập, mấy con tập dần mấy con thấy hay lắm ! Bởi vậy Thầy dạy tới đây, cũng như mới đầu Thầy dạy lớp Chánh Kiến, mấy con thấy Thầy đưa cái Nhân quả Thảo mộc, rồi lần lượt đưa dần dần mấy con thấy hay hơn. Càng lúc nó làm tri kiến mấy con thấy tuyệt vời. Rồi sau đó Thầy đưa tới lớp Chánh Tư Duy, từ cái chỗ tu tập này mấy con thấy càng lúc càng thấy tuyệt vời, mà nó xa lìa cái dục, ly dục ly ác pháp, tự cái hành động tỉnh thức đó mà nó ly, chớ không phải mình tác ý mình ly. Cũng như cái kia mình thấy rõ ràng, tại vì mình hiểu nó ly chớ không phải mình tác ý nó ly. Từ cái chỗ Chánh Tri kiến nó lìa ra, nó làm cho Giới luật thanh tịnh, chứ không phải là mình hiểu, mình mới tư duy mình ly như mọi lần. Mọi lần các con tư duy suy nghĩ rồi nó mới ly, còn bữa nay tại các con hiểu rồi. Cho nên vừa cái mặt nó hiện ra thì nó đã biến, nó không có dám ở đó nữa. Nó không thèm ăn được, vì bất tịnh nó hết thèm ăn. Còn hồi đó mình nói bất tịnh chứ nó chưa thấm nhuần, còn bây giờ nó thấm nhuần [13:53]. Nó tiền bộ rồi.
Còn cái tu tập này nó quan sát 4 chỗ rồi, quan sát trên thân nó rồi thì tự nó quan sát đã là ly rồi đó. Mà bây giờ tới chỗ khó mà mình nhai, mình nuốt mà nó còn quan sát được thì bây giờ ngồi không nó nhìn cái thân nó thì quá dễ rồi. Cho nên cái giờ ăn mà mình tập được thì giờ kia nó dễ cho mấy con rồi. Mà tới giờ ăn, các con thấy mình nhai nuốt như vậy là nó ly cái dục ăn ghê gớm lắm đó. Nó không còn chú ý cái dục. Nó chú ý cái thân của nó rồi
[14:24].
[16:30]
Từ cái chỗ ngủ mấy con, mấy con tập nó tỉnh. Nó tỉnh, tức là nó quan sát được cái thân nó. Nó xả cái ngủ, con. Nó không tỉnh là nó cứ bị hôn trầm. Còn mình đã tỉnh, từ lúc đầu mình vô mình tu tập, mình quan sát kỹ lưỡng, nó tỉnh rồi. Ngủ nó vô không được. Ông này hôm nay sao tỉnh quá trời vậy sai vô? Có phải không? Mỗi lần ông còn lơ mơ lơ mơ, mình lén mình vô cái ông ngủ. Bữa nay sao mà kỳ vậy ông quan sát sao mà kỹ quá không có kẽ hở chỗ nào tôi chui được hết. Trời đất ơi thế nào sao mà kín quá trời vậy? Bữa nay khóa mấy ống khóa vậy làm sao đi đâu được. Khóa chặt quá. Phải không mấy con hiểu? Bởi vì Thầy nói tu kỹ ấy, thì coi như tự mấy con xả hết đó. Từ đó Đức Phật nói "trên thân quán thân để khắc phục tham ưu mà", làm cho cái ưu phiền nó không còn có nữa. Mà giờ mình tỉnh là nó nhiếp phục rồi, nhiếp phục cái tham, ưu phiền, nó không còn làm mình chướng ngại nữa.
Mình tu đúng rồi, cho nên Thầy bảo tu 1 phút nhiếp phục được tham ưu nó không có thì làm phút thứ 2, thứ 2 không có làm thứ 3, mà luôn cả một ngày thì thành Phật chứ sao? Phút thứ nhất không có phải không, mà phút thứ 2 đừng để cho nó vô, cho nên kỹ lưỡng đó, rồi phút thứ 3 cũng vậy cho nên kéo dài suốt 1 ngày. Mà 1 ngày được thì làm tới 1 đêm thử coi, rồi bắt đầu thành Phật chứ có gì. Nó dễ, thiệt dễ, không có gì khó. Có 1 phút à, bây giờ mấy con làm được 1 phút phải không? Quan sát được 1 phút, nó đâu có chướng ngại, thanh thản an lạc vô sự chứ gì? Làm thêm phút thứ 2 được, phút thứ 3 được thì phút thứ 4, thứ 5, thứ 6 cũng được chứ sao? Vậy thì phút thứ 5, thứ 6 phải coi chừng chứ không phải dễ ăn nó đâu. Nói là nói vậy chứ không phải dễ. Mà tập càng lúc càng tỉnh mới dễ ăn. Như vậy đó, coi như mình tập 1 phút, hay là 1 tích tắc, 1 giây, 1 hơi thở thôi [18:30]. Đức Phật dạy mình nhiệt tâm trong 1 hơi thở, từng hơi thở mà. Nhiệt tâm, tu như vậy mới là tỉnh thức thật sự mà. Mà nó bị phân cái tâm mình ra, vừa biết hơi thở vừa quan sát thân cho nên nó không bị cột chặt ở trong 1 cái đối tượng, nó không bị ức chế. Con biết cái hay của Đức Phật là biết phân tâm nó ra, không để cho nó trụ. Cho nên nó tự tại lắm mấy con, biết cách rồi, tu sướng
[18:56].
[31:54]
Thật ra mặc dù Thầy ghi trong ba cái bài của con, Thầy ghi Thầy thấy trong bài tâm Từ nè, Thầy cho con nên tu tâm Từ đi bởi vì Thầy thấy cái việc mà con ghi chép tâm Từ của con đối với sự kiện xảy ra, mà con thực hiện được tâm Từ như vậy là cái lòng rất tốt, thì Thầy mong con làm được cái điều này, cho nên Thầy nghĩ rằng trong cuộc đời con gặp cái gì đó thì con phát khởi lòng Từ của con thì con nên làm tâm Từ. Rồi con viết cái lòng Bi, Thầy thấy sao mà con cái người xuất sắc thế này, luôn luôn cõng vác thiên hạ bệnh đau như vậy thì tốt quá rồi thì nên tu cái lòng Bi chứ sao? Con hiểu không, lúc nào con cũng kê vai vác những người bệnh sao mà không cho con tu lòng Bi cho nên con nên tu lòng Bi. Rồi bây giờ mấy con lại viết cái lòng Xả, qua mấy bài của mấy con, Thầy thấy mà. Các con xả mà Thầy thấy hợp lý, đúng lý, xả vậy đúng, xả danh, xả lợi, không cầu không muốn gì hết, xả luôn ăn uống, xả hết hoàn toàn không để cái gì hết. Thậm chí như còn ba y một bát thôi mà ai xin cái bát cũng lấy luôn, lát chỉ còn bưng cái hôp về ăn thôi chứ khỏi cần cái bát, thì xả như vậy là quá rốt ráo rồi. Vậy thì tốt rồi, tốt hơn là Thầy cho con tu tâm Xả. Giờ 3 cái Tâm, bây giờ đều cho tu được hết, thì con nghĩ sao? Thì tuần này tôi tu tâm Từ, tuần sau tôi sẽ tu tâm Bi, tuần tới tôi sẽ tu tâm Xả !!
Nhưng thật sự Thầy đã nói mình tu tâm Xả thì sẽ có tâm Từ và tâm Bi. Bởi vì cái duyên của mình nó sẽ có. Khi mà mình đụng trường hợp trước mặt mình có những người đau khổ. Có những người cần thiết hoặc có những con vật gì rất đau khổ thì ngay đó mình thực hiện, nhưng thực hiện đó là Xả chứ không phải là Bi. Nhưng cái hành động làm đó là Bi. Tại vì cái tâm của mình khi viết cái bài đó ra nó nói lên được cái lòng của nó như vậy. Thì con làm đó là Xả, con chọn lấy Xả là con sẽ xả hết. Nhưng mà người ta thấy người ta nói: Ờ, cô này cô thực hiện lòng Bi chớ không phải lòng Xả. Thì người ta thấy hành động con làm, người ta biết lòng Bi. Còn con tập tỉnh thức, luôn luôn lúc nào con làm việc gì con tỉnh thức, nhưng mà con tỉnh thức để mà con xả, chứ không phải tỉnh thức để tu lòng Từ. Con hiểu không, cho nên vì vậy mà Thầy ghi tâm Xả [34:26]. Còn bây giờ con nói tôi thích, tôi biết tôi thích cái tỉnh thức của tôi, tôi muốn lúc nào tôi cũng tỉnh hết, làm cái gì, đi cái gì, nhai cái gì tôi cũng tỉnh hết, tất cả những cái này. Qua những bài viết của con, Thầy thấy nếu mà tu lòng Từ, tập tỉnh thì hay quá. Thì bây giờ con thích cái lòng Từ của con, tức là thích tu tỉnh thức thì con lấy tỉnh thức mà tu. Cho nên vì vậy đâu có gì đâu. Còn nếu mà con thấy Bi thì con tu cũng được đâu có gì.
Bởi vì 3 cái bài đó con chọn lấy một cái. Còn bây giờ con không chọn, con không biết chọn thì Thầy chọn cho. Ba cái, mà Thầy chọn cho, con tu hay là con thích tâm Từ, chứ tôi không tu cái Xả đâu? Con cứ tính đi, con không chọn được thì Thầy mấy chọn, chứ bây giờ con không chọn được, Thầy mới chọn. Con chọn được tức là con có sở thích của con. Còn con không chọn được thì Thầy chọn giùm - tức là Thầy bắt buộc con phải tu đó. Phải không, bây giờ con không chọn thì Thầy phải chọn chớ. Rồi bây giờ chọn để ngày mốt vô tu, ngày mai Thầy mắc bên Nam làm sao Thầy chọn giùm cho. Phải không, Thầy sẽ chọn, bây giờ Thầy chọn cho con tâm Xả.
À rồi, nhớ chưa lúc nào cũng Xả. Con làm bất kỳ con nghĩ đây là Xả chứ không phải đây là Từ, đây là Bi. Tất cả hành động đó đều là Xả hết, hiểu chưa? Rồi từ đây về sau không có nói Từ, nói Bi ở trong này lộn xộn được. Không có thương, ghét ai nữa hết. Không có xót xa ai nữa hết, ai chết mặc cha nó. Nhưng mà ai đau thì tôi cõng tôi vác. Cái chuyện tôi làm, kệ nó, tôi không biết đâu. Chết bỏ chứ tôi không tính nó đâu. Nhưng mà ai khổ thì tôi kê tôi làm chứ tôi không có tính thương. Chớ đừng nói tôi thương xót ở trong đó không được. Tôi xả, vì mấy người đau tôi xả, tôi làm công việc đó thôi chứ tôi đâu có nghĩ tôi thương mấy người đâu. Mấy người chết mặc cha mấy người chứ ăn thua gì tôi. Tôi chỉ biết tôi xả thôi. Như vậy mình tu mình thấy nó tự tại lắm. Mấy con cứ hiểu những lời Thầy nói đi. Tu một pháp độc nhất mà, tôi biết tôi Xả thôi [36:38]. Tôi thấy mấy người khổ đau tôi xả cho mấy người đó. Tôi xả cái khổ đau cho mấy người đó, tôi cõng mấy người vô bệnh viện đó, chớ không phải không đâu. Rồi mấy người hết tôi đi về. Còn không hết tôi cõng mấy người vô nghĩa địa đào lỗ tôi chôn. Không, tôi xả đó chớ, tôi xả tới cuối cùng. Thì mấy con nghĩ đi, mình chôn giùm người ta cũng là phước chớ bộ. Đó cũng xả hết, tận tình, nghĩa là vừa cứu bệnh người ta, người ta chết mình chôn luôn. Cái đó là cái tốt chứ sao.
Đó trong cái sự tu tập mình phải hiểu biết cái Xả của mình, chứ còn nếu mà lúc Từ, lúc Xả này kia, lúc tôi thương yêu, lúc tôi thương xót, lúc tôi xả, như vậy là làm sao? Nó lộn xộn chứ nó đâu có đúng đâu. Tại vì người ta đau, tôi giúp đỡ người ta để mà người ta xả cái khổ đau đó. Thì tôi xả, tôi làm cho người ta xả chớ, thì đâu có gì đâu, đó là Xả. Nhưng mà nói tôi thương xót họ, tôi không thương đâu. Tôi đâu có ngồi đó mà tôi khóc với mấy người đâu mà thương xót. Mấy người chết kệ, tôi không có thương xót đâu. Nhưng mà mấy người đau khổ tôi kê vai tôi giúp chạy vô nhà thương tôi kêu bác sĩ, chích hoặc cấp cứu giùm người này làm ơn giùm tôi. Tôi réo um sùm tôi làm đủ thứ cho cái người này sống lại. Đó là tôi giúp cho họ xả cái khổ đau của họ thôi [38:08]. Nghĩa là tôi giúp đỡ cho họ xả, đó là cách thức tôi làm cho xả. Gọi là xả hết, thì tất cả cái tu đó mới đúng cách [38:18]...
Bởi vì đây là Pháp Độc Nhất, nếu mà tu cái pháp mà không biết mình độc nhất thì mình lộn xộn mất. Bởi vì Đại Thừa nó tu Tứ vô lượng tâm, nó lộn xộn. Lát tu tâm Từ, lát tu tâm Bi, cho nên nó không tới đâu hết. Bi không bi, mà Từ không từ, cái gì cũng có lảm nhảm.Nó bá nạp, nó chút chút chút như vậy nè, cuối cùng cái gì nó cũng nói được hết. Còn mình Từ là Từ thiệt Từ, Bi là Bi thiệt Bi, mà Xả là Xả thiệt Xả. Cái nào làm một cái, duy nhất đi tới cuối cùng [38:55].
----------------
[47:44]
Mỗi lớp nó đều một tu tập khác. Nó không có giống nhau đâu mấy con, nhưng mà nó hỗ trợ từ lớp này nó hỗ trợ cho lớp này [khác??] để tiến tới sự thanh tịnh giải thoát. Rồi các con sẽ tới lớp Chánh Ngữ. Nó khác nữa chứ nó không phải vậy đâu. Cái chương trình giáo dục đào tạo của đạo Phật nó ở trong cái đầu của Thầy. Thầy chưa viết thành sách thôi. Nhưng mà Thầy biết sẽ dạy mấy con cái gì. Thành ra nó dạy có bài bản lắm chớ nó không phải là đụng đâu nó dạy đó đâu. Cái bài nào dạy trước, bài nào dạy sau. Nó dạy theo thứ lớp đàng hoàng, nó có cái chương trình giáo dục. Nó là cái giáo án để cho mấy con học tập. Còn cái đầu Thầy là giáo trình, nó đứng ra nó dạy mấy con. Thầy chưa soạn thành sách, nhưng mà khi những lớp này qua rồi, thì mấy con thấy, nó trở thành giáo trình giáo án. Mấy con mới thấy cái giá trị của lớp học mấy con. Những bài mấy con học viết ra, nó là cái giáo trình của mấy con đó. Còn Thầy dạy nhắc nhở mấy con, đó là cái giáo án. Bởi vì Thầy đặt ra cái dàn bài, đưa ra cái dàn bài, đó là cái giáo án Thầy đưa ra để các con học. Mấy bài các con học từ cái sườn đó, từ đó mấy con thành lập giáo trình. Thì bây giờ cái lớp Chánh Kiến qua 4 tháng, các con thấy cái giáo trình nó rõ rồi gì? Cái giáo án Thầy đưa ra mấy con thấy rõ rồi gì? Các con thấy không, bộ giáo dục nó làm cũng tầm đó thôi chớ nó không hơn đâu.[49:15]
Rồi bắt đầu tới lớp Chánh Tư Duy, thì mấy con mới thấy lạ, hồi nào Thầy dạy mình tu trên Tứ niệm xứ rồi quan sát rồi xả tâm bằng cách này, bằng cách kia, bây giờ ông dạy mình quan sát thân thôi, không cần xả thứ gì hết, các con thấy nó mới phải không? Các con lắng nghe có mới không. Nhưng mà hồi nào đến giờ Thầy có nói "nhiếp phục tham ưu" là khi có ưu phiền rồi mình mới dùng Định Vô lậu, Định niệm hơi thở mình đẩy lui bệnh chứ gì. Nhưng không, bây giờ tỉnh thức là nhiếp phục tham ưu, các con nghe mới rồi phải không? Có những cái mới mẻ trong tu tập này toàn bộ mấy con không ngờ cái sự Thầy dạy mấy con. Các con có ngờ không, các con có ngờ cái chỗ mà Thầy dạy mấy con không? Không, Thầy biết mấy con chưa biết được cái giáo trình của Đạo Phật như thế nào hết, mà Thầy đưa vô là đâu ra đó đàng hoàng, có bài bản mà Phật đã dạy. Từ xưa đến giờ, người ta đọc suông chứ người ta chưa hiểu ý của Phật, mà Thầy đưa ra nó có bài bản hẳn hòi đàng hoàng.Phật dạy vậy "trên thân quán thân để nhiếp phục tham ưu", cái câu của người ta luôn một câu mà, mà nếu mà không quán thân thì không làm sao nhiếp phục. Chứ đâu phải có chướng ngại rồi mới nhiếp phục. Tự nó trên đó nó nhiếp phục. Mấy con thấy nó đúng bài bản của Phật chứ Thầy có dạy sai đâu. Thầy có dạy ngoài câu này, Thầy đặt ra đâu, mà chính chỗ đó. Thì mấy con nhớ cái giáo trình ở trong đầu của Thầy sẵn sàng để mà dạy mấy con đúng. Mà mấy con làm theo đúng lời Thầy dạy thì nó sẽ đạt, mà mấy con làm không đúng thì không đạt. Bởi vì TNX là pháp độc nhất để chúng ta 7 ngày 7 tháng 7 năm chứng đạt chân lý, chứng đạo đó. Mà Thầy dẫn mấy con vào TNX là dẫn vào chứng đạo.
Thì bây giờ Thầy dẫn mấy con vào Tâm Xả, 8 cái Pháp Độc Nhất của Phật mà, thì cái tâm nó quay chỗ nào? Mấy con nghe hồi sáng Mật Hạnh nó hỏi, bây giờ tâm con xả cái niệm đó rồi, con thấy nó ở trên hơi thở của con, thấy cái thân con, giờ nó sao đây [51:17]. Con có tu TNX đâu mà nó quán thân con vậy đó thì rõ ràng nó định trên thân thì nó phải ở trên chỗ đó. Nó đã xả cái niệm đó rồi, giờ nó chạy đi ra kiếm niệm khác nữa sao. Có phải không, thì nó phải quay vô thân nó chứ sao. Nó không phóng dật thì nó ở trên thân, phải thấy hơi thở chứ. Nhưng mà đừng có chú ý hơi thở. Biết hơi thở là biết chứ không chú ý hơi thở. Thì đó là mình tu Xả chứ gì, không chú ý hơi thở thì nó ở trên thân nó chứ sao? Nó quan sát thân nó chứ sao? Nhưng mà mình không quan sát thân, nhưng mà nó sẽ quan sát. Cái tâm Xả nó tự quan sát. Còn cái TNX là mình bắt nó quan sát. Các con thấy hai cái nó đi vô nó cũng là quan sát thân chứ nó có gì đâu. Nhưng mà cái nó tự quan sát, còn cái bắt buộc. Mà cái bắt buộc quan sát nó khó là nó bị ức chế. Còn cái kia nó xả, nó tự quan sát không bị ức chế. Đó là cái Xả nó dễ hơn, nó pháp độc nhất nó cũng đi tới năng lực 7 Giác chi, Tứ thần túc. Cái Xả tứ vô lượng tâm, một pháp nó đi tới [52:23]
-----------
[56:24]
Con tu tâm Xả thân có đau lại còn xả dễ nữa. Tao tu tâm Xả mà mày đau thì mày phải xả cái đau ra. Chứ bây giờ mày đừng có nằm đây, tao xả đó. Tao chẳng sợ mày đâu, thân này là thân nhân quả. Thọ này cũng thọ nhân quả. Thì cái đau này là của thân nhân quả, thọ nhân quả chứ không phải của tao. Tao xả hết. Tao không tính cái thân này nữa. Thân này là vô thường. Mày đau gì mày đau, kệ, tao không cần uống thuốc. À, con cứ ngồi đấy chơi, túc tắc, chống tay lên cằm vậy chơi. Đau kệ nó đừng rên. Thầy tin rằng con làm đi, con ngồi chống tay: cho mày đau. Bây giờ đau bụng này, Thầy chống tay. Đau mặc mày, mày đau của mày chớ có phải của tao sao. Chống tay vậy chơi đi. Thầy nói chống ta như Thầy ngồi chơi, như người vô sự mà. Rồi mấy con sẽ thấy bụng con đau nó sẽ giảm xuống liền tức khắc.
[57:12]
Tứ niệm xứ và Xả vô lượng tâm (tiếp) [104A - Chánh Kiến]
Link archive: băng 104A: https://archive.org/details/chonlac_mp3_02
Link youtube: http://youtu.be/lxnsf7pjN-I (hay https://www.youtube.com/watch…)
[Cẩn thận: Đây là nội dung tu tập của tu sinh đã có căn bản và có Thầy hướng dẫn, không phù hợp cho người mới tu]
Trưởng lão tiếp tục giảng và trả lời về pháp Tứ niệm xử (TNX) và pháp Xả tâm. Có nhiều nội dung giống với các băng trước. Trích một số đoạn như sau.
----
[04:00]
Tu như thế nào đúng mà tu như thế nào sai? Sai thì bao giờ nó cũng sai, bởi vì theo Thầy thiết nghĩ, cái nhiếp tâm với cái thiếp tâm, coi chừng chúng ta sẽ lầm lạc hai cái này. Bởi vì nhiếp tâm là làm cho tâm chúng ta nó dính vào cái đối tượng của nó, nhiếp: nó làm cho xích lại. Còn "thiếp" là nó mê. Coi chừng chúng ta tu lại mê trong đối tượng đó thì nó sẽ bị lạc đường đó. Vì cái mê đó mà chúng ta có những trạng thái tưởng nó xuất hiện. Cho nên hầu hết không khéo tu TNX chúng ta lại quán mà nhiếp tâm trong thân thọ tâm của mình mà coi chừng thiếp tâm mình ở trong đó, coi như mình sẽ rất là nguy hiểm đó. Cho nên tu pháp TNX là tự nó nó nhiếp phục tham ưu, cho nên nó phải tu trong 4 oai nghi. Lưu ý cái phần này, người ngồi nhiều sẽ có các trạng thái cảm thọ. Thọ mê, tức là thọ lạc, ngồi nghe nó lạc nó an là mình bị rồi. Khi tu TNX, Đức Phật đã cấm không cho chúng ta nhận 3 trạng thái cảm thọ: thọ lạc, thọ bất lạc bất khổ [ và thọ khổ]. Chỉ có cái quán thân là biết thân, quán tâm biết tâm, quán pháp biết pháp, nhưng mà trong thân chúng ta có tâm, pháp, thọ ở trên đó đủ, đủ trên đó rồi. Cho nên cần mà quán được thân của chúng ta, nếu tu TNX. Coi vậy chứ không đơn giản. Nghe chữ quán thì ai nói cũng được hết, nhưng coi chừng quán một hơi nó thành ra mê thiếp ở trong cái đó. Đó là nếu chúng ta cố gắng, hoặc là chúng ta quán, chúng ta lại ức chế, tức là tập trung gom lại một chỗ nào ở trên thân chúng ta thì sai.Cho nên Đức Phật nói "cảm giác toàn thân" chứ Đức Phật đâu có bảo đứng ở chỗ điểm nào ở trên thân. Đứng ở điểm nào trên thân thì chúng ta bị ức chế tâm hết [06:13]
---
[46:39]
Coi như cái pháp Xả nó rộng rãi, mênh mông. Nó vô lượng, nó không bị cái pháp ức chế, gò bó bởi vì mình không ôm pháp nào. Không bị ức chế, gò bó, cho nên nó ngồi chơi mà nó xả.Nó khó tại vì nó [Xả] không có pháp, cho nên mình không biết tu bao lâu. Còn cái TNX mình biết rõ. Hễ mình nhiếp được, mình quán được cái thân của mình rồi thì mình biết mình sẽ tu tới, mình sẽ chứng đạo dễ dàng. Bởi vì trên cái pháp đó nó xác định được sức quán của mình. Nó biết mình tu tới. Còn cái pháp Xả tâm thì không biết chừng nào Xả sạch thì tới chừng đó chứng, chứ Xả mà nó còn chút, còn chút xíu như đất ở trong móng tay Thầy là cũng chưa chứng đâu. Còn cái TNX nó nhiếp phục, tự cái quán của nó mà nó nhiếp phục cho nên tự ngầm đó. Mình không nói Xả, không nói gì hết, nhưng tự nó nhiếp phục nó xả. Nó quét ra hết, nó không còn hiện trên TNX của nó nữa. Nó đem lại cái bình an thật sự, nó đem lại sự định tỉnh vô cùng lận. Cho nên TNX rất hay nhưng mà khó. Nó khó cái chỗ tu mà cái pháp rất tuyệt vời. Cho nên Đức Phật nói 7 ngày, 7 tháng, 7 năm. Đó là đúng chứ không có nói sai. Bởi vì nó quá tuyệt, tự quán mà nó nhiếp phục. Tất cả những ưu phiền, tham sân si nó nhiếp phục hết. Bắt đầu nó nhiếp phục tham ưu của nó [TNX] trước, sau nó nhiếp phục luôn tham, sân, si. Nó quét ra hết. Cái sức định tỉnh của nó, cái sức quán của nó trở thành cái cốt lõi định tỉnh, cho nên khi nó xả hết, nó thanh tịnh thì nó nhu nhuyễn dễ sử dụng. Cho nên tâm định tỉnh, nhu nhuyễn dễ sử dụng, mà cái tâm mình quán. Cho nên nó khó là vào cái đầu tiên, mình có nhận được, mình quán đúng hay không. Đúng thì cái sức định tỉnh lần lượt nó không lâu, nó sẽ thành tựu trên con đường tu dễ dàng. Cho nên cố gắng ngay từ lúc đầu chúng ta vào lớp Chánh Tư Duy này để xả tâm thì chúng ta phải chặt chẽ [48:44].
Còn người nào vô đó, cứ quán một hơi lại có niệm, quán một hơi có thọ này, quán một hơi có thọ kia, lát tê tay, lát tê chân, lát mỏi lưng, lát mỏi cổ, mấy người này thôi, trở về lớp Chánh Kiến đi, đừng có ở trên lớp Chánh Tư Duy, mất công lắm, tu không có được đâu. Ờ, mấy con gỡ gạc: thôi, cho tôi tu tâm Xả đi cho chắc ăn. Chưa chắc mấy người xả hết. Trở về Chánh Kiến triển khai tri kiến của mình đi, để cho nó hiểu, không hiểu lấy một số kinh đọc. Phải đọc chứ, mình gom lại sự hiểu biết của Phật dạy để cho tri kiến mình có sự hiểu biết. Hầu hết chúng ta tu theo Phật nhưng chúng ta chưa hiểu biết gì cả. Lời ông Phật dạy: "những gì thông hiểu cần thông hiểu" mà không thông hiểu thì làm sao tu?
[49:35]
--------------------
Trả lời câu hỏi về Tứ niệm xứ, Từ tâm [104B - Chánh Kiến]
Trưởng lão trả lời các câu hỏi của tu sinh. Trích một số đoạn về: thời gian tu TNX, dùng tưởng quán thân theo hơi thở khi mới tập, tu Từ vô lượng tâm tỉnh thức rồi cuối cùng vẫn quay về định tỉnh trên thân. Các câu hỏi của tu sinh không được trích dẫn, nhưng có thể tìm lại ở trong băng. Các mốc thời gian căn theo file mp3 trên archive.
Cẩn thận: Đây là nội dung cho tu sinh đã có căn bản và có Thầy hướng dẫn, không phù hợp cho người mới tu.
Băng 104B, link archive: https://archive.org/details/chonlac_mp3_02
Băng 104B, link youtube: https://www.youtube.com/watch?v=agcXHh4XCj8
hay: https://www.youtube.com/watch…
-------
[15:01]
Đâu có mất con, bây giờ mình tu ví dụ mình tu [TNX] 1 phút thôi. Nghĩa là tôi tập quan sát 1 phút, tôi cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra. Bây giờ tôi tu 1 phút, cảm nhận 1 phút, tôi xả nghỉ, tôi xả nghỉ chừng 1 phút, 2 phút tôi vô tôi làm lại lần nữa. Tôi không nối dài liên tục đâu mà nó bị chướng ngại của nó đâu. Như vậy là tới chừng đi tôi cũng tập, đứng tập nè, ngồi tập nè, đi khất thực cũng tập nè, đi kinh hành tôi cũng quán ở trên thân tôi không à. Thành ra suốt ngày tôi cũng tu, tôi tu 1 phút tôi nghỉ, 1 phút tôi nghỉ, tôi tu hoài…
À, mình tu một phút mà thấy còn có niệm gì đó khởi ra thì mình biết là mình bị ức chế hoặc là này kia. Cho nên mình tu chừng mấy hơi thở thôi, năm hơi thở thôi cũng được rồi xả nghỉ. Để tập cho nó quen, con. [16:02].
…
[17:00]
Bây giờ tập lại cho kỹ trên cái vấn đề quán, quán thân… Quán làm sao mà nó nhiếp phục được tham ưu. Thì phải tập quán nó mới nhiếp phục được tham ưu. Bây giờ mình quán ít đi, ai biểu sức mình yếu mà mình quán cả giờ, hay 30 phút thì nó nhiều quá. Hồi nào đến giờ tôi chưa biết quán, mà giờ tôi quán, coi chừng tôi quán dài quá mà tôi quán trật. Quán trật tức là nó trụ ở chỗ nào đó nó trật, phải không?
[17:34] ,
------
[20:22]
Mới đầu bao giờ mình cũng dùng cái tưởng, thí dụ như mình dùng cái Định niệm hơi thở để mà đẩy lui bệnh. Thì mình nói "an tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra". Khi mình thở ra, mình tưởng như cái bệnh của mình theo đó ra: có cái tưởng…Thay vì bây giờ hơi thở không luồn trong cơ thể của mình, mà mình hít vô, mình tưởng nó luồn từ trên đầu xuống dưới chân mình, rồi từ chân lên đầu - đó là dùng tưởng đó con. Để bắt đầu, để cho mình có sự quán được toàn thân mình. "Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra". Bây giờ tôi mới có thấy chỗ này nè, mà tôi chưa thấy được cái chân tôi. Tưởng ra nó luồn đi chớ không tưởng ra làm sao tôi thấy cái chân tôi được. Có phải không. Nhưng mà một thời gian xong mình xả cái tưởng đó đi. Đừng có tưởng, khi mà nó biết nó cảm nhận được toàn thân nó rồi thì mình xả cái tưởng đó ra. Mình hít vô thì bắt đầu mình thấy rung động. Cho nên tới cái pháp Thân hành niệm (THN), thì nó đã dạy là "cảm giác thân hành tôi biết tôi hít vô", đó là bắt đầu xả rồi, theo cái sự rung động đó rồi. Nó vi tế, sau một thời gian, mình cảm nhận, mình quán được rồi thì mình xả cái tưởng đó ra. Tưởng hơi thở luồn xuống chân, đi lên đầu đó, mình xả cái tưởng ra. Xả tưởng ra mình còn nghe được cái rung động không có tưởng nữa. Bây giờ bắt đầu thân hành, đó là bắt đầu đi vào đúng rồi đó. Khi nào mình nhận được cái thân hành ? Hít vô mình nghe được cái sự nó phình lên, nó nở ra, nó teo lại, nó nở ra. Đó là bắt đầu cảm nhận qua cái thân hành.
[21:58]
------
[24:48]
Trong cái vấn đề tâm Từ, là tại vì tri kiến của mình nó gợi được cái lòng thương yêu. Cái lòng thương, cái sức tỉnh thức của mình. Cho nên Thầy thấy người mà có, viết cái bài [Từ tâm] như vầy thì nên tu cái Từ tâm hơn. Tại vì Từ tâm là sức tỉnh thức của nó, mà bây giờ sức tỉnh thức của mình có như vậy thì mình lần lượt đi tới cái chỗ mà hoàn toàn nó chứng đạo. Bởi vì nó tỉnh mà, con biết định tỉnh nó định, mà giờ nó định tỉnh ở đâu ? Mình không có tu cái TNX, mình tu TNX là ngay đó mình quán thân trên mình rồi nó định tỉnh phải không ? Còn cái kia nó định tỉnh, do cái Từ tâm nó định tỉnh, tức là mọi hành động nó đều tỉnh thức ở trên hành động đó. Mà nó tỉnh thức trên hành động đó, mà bây giờ nó không có gì hết, nó ngồi không, nó định tỉnh ở đâu ? Nó cũng định tỉnh trên thân nó chứ sao. Con hiểu chỗ Thầy muốn nói không ? Thì cuối cùng nó ngồi không nó cũng đi vô TNX nhưng mà không tu TNX, mà tu tâm Từ, bởi vì sức định tỉnh. Sức định tỉnh là Từ tâm đó con. Chúng ta phải hiểu, chứ không phải hiểu Từ tâm nói tôi thương, tôi thương,... Cái chuyện đó chưa hẳn đâu. Mà định tỉnh từng hành động của chúng ta, từng sức định tỉnh của chúng ta, để không có làm đụng hạnh phúc của chúng sanh, đụng cái trường hợp làm cho chúng sanh khổ đau đó. Chúng yên vui thì chúng ta cứ để tự yên vui, mà để cho sự yên vui của chúng thì phải định tỉnh. Phải sáng suốt, phải định tỉnh, mà định tỉnh thì chúng ta tu tâm Từ rồi, con hiểu chỗ đó không?
Nhưng mà bây giờ, ngồi đây nó không có chúng sanh, không gì hết mà Thầy định tỉnh thì nó phải định tỉnh trên thân Thầy chứ sao? Nó cũng trở về TNX, mà nó ở tâm Từ đó. Còn thí dụ bây giờ con quán thân nè, nó định tỉnh trên thân con nè, thành Từ tâm rồi. Mà con quán tâm không định tỉnh, lát có niệm này, niệm kia thì nó đâu có Từ tâm. Con hiểu chưa, cho nên Từ tâm của người ta, định tỉnh cho nên nó không có niệm vô được. Cái tâm Từ mà. Bây giờ thí dụ như Thanh Quang mà viết cái bài đó, Thầy thấy gợi nhiều tâm Từ, tức là sức định tỉnh rất nhiều ở trong đó rồi [26:59]. Nếu mà tu định tỉnh từng cái hành động của mình thì người này sẽ thực hiện TNX ở trên TNX chứ không đâu, nhưng mà nó qua cái hướng tâm Từ. Còn mình tu TNX trên TNX, trên thân quán thân, như cảm giác toàn thân là tu ngay cái pháp đó. Nó [TNX] có pháp. Còn cái kia [tu Từ tâm] không có pháp, tự nó định tỉnh trên thân nó. Bởi vì nó Từ, nó định tỉnh trên thân, nó cũng trở về duy nhất TNX chứ không đâu hết. Nhưng mà thực hiện cái ý của nó, nó Từ tâm. Còn cái anh này, anh thực hiện ý nó là TNX. Cái mục đích ý của anh, anh ôm TNX này anh tu, anh làm cái phao. Còn cái anh kia [Từ tâm], tôi không có ôm TNX, tôi khởi cái tâm Từ tôi thôi, tôi định tỉnh mọi hành động tôi thôi. Mà giờ tôi ngồi không, tôi không có hành động gì hết thì nó định tỉnh trên hơi thở, nó nương vào đó thì nó định tỉnh trên nó, nó không phóng dật, thì nó cũng về TNX, với ý nghĩ là Từ tâm.
Còn mấy con nghe bữa Mật Hạnh trả lời, à bây giờ con xả rồi, con thấy cái tâm nó biết hơi thở, nó quay trở về TNX chớ sao. Mà nó biết hơi thở, nó trụ hơi thở thì nó bị ức chế, cho nên nó phải quán cả cái thân nó chứ, thì trở về TNX chứ gì. Các con thấy không, mình tu tâm Xả chứ có tu TNX đâu, bây giờ tâm tôi không có gì hết thì nó quay vô đó chứ đâu. Nó cũng trở về TNX con, nhưng mà tôi tu tâm Xả, tôi không tu TNX đâu. Tôi tu TNX tôi phải quán không à, còn cái này tôi không có quán, tại vì nó xả nó quay vô. Tự anh anh quay vô chứ tôi đâu có bắt anh vô. Nhưng anh không quay vô, anh quay ra làm sao được? Con hiểu chỗ đó không, thành ra Tứ vô lượng tâm nó là pháp Độc nhất đi vô chứng đạo, mà mình tu TNX cũng là pháp độc nhất đi vô chứng đạo chớ sao. Có phải không, cho nên cái nào cũng quay lại sức tỉnh thức ở trên thân. Không, mình suy ngẫm rất kỹ. Tâm mình tu rồi nó sẽ trở về đó đó, nhưng mà cái ý của tôi là tôi tu Từ tâm, tôi tu Xả tâm chứ tôi không có tu TNX đâu [29:02]. Tôi không có nương vô hơi thở, nhìn thân nó ra vô ra vô kiểu này. Nhưng mà tự ảnh, ảnh lại dễ chớ. Anh xả, tự anh quay vô, tự anh thấy thân anh ấy à, tôi không có bắt ảnh, tự anh thấy từ đầu chí chân. Tại vì anh tỉnh quá rồi, anh thấy rõ. Từ chân tới đầu anh thấy rõ. Anh ngồi đó, tôi không quán thân mà nó quán thân tự nó. Còn cái mình bắt nó, coi chừng nó trụ từng cục từng cục, từng chỗ, từng chỗ, tại vì mình bắt nó. Do đó mình hiểu biết được như vậy rồi mình tu nó không lầm lạc mấy con, nó không có trật. Cho nên cái quán mà tu tâm Xả dễ lắm mấy con, có chướng ngại mình xả, không có nó nằm đâu kệ nó. Nhưng mà nó nằm đâu tôi biết chứ đâu phải tôi không biết. Nó nằm chỗ nào tôi cũng biết chứ không lẽ tôi ngủ quên tôi không biết nó nằm đâu ? Tôi xả hết không còn gì nữa, nó kiếm chỗ nó ngồi nó nghỉ chứ không lẽ nó múa tay múa chân ở ngoài? Có phải không, thì có cái chỗ nó nghỉ thì nó nghỉ trên thân nó chứ đâu, nó nghỉ chỗ đó chứ không nghỉ chỗ nào được hết. Cho nên trong sự tu tập của mình thì cái tâm nó cuối cùng quay về TNX chứ ý nghĩa tu của nó là nó khác. Tôi thích tu tâm Xả, tôi thích tu tâm Từ, tại vì cái thích. Cho nên nếu mấy con tu tâm Xả mà mấy con thấy ngồi mà tu tâm Xả mà Xả hết nó thấy thần tiên thì thôi rồi, trật. Thấy thần tiên hiện ra là trật. Mà thấy buồn ngủ hôn trầm mấy người cứ gục tới, gục lui. Bây giờ tôi xả hết rồi, có gì đâu, thấy gục tới gục lui để gục tới gục lui thì mấy con trật. Nó sai. Hiểu được như vậy chúng ta thấy mọi pháp đều đi về chỗ giải thoát của nó chứ nó không đi lạc. Đây là những cái pháp của Phật. Còn những pháp khác nó quay về chỗ khác, nó quay về cực lạc thì không đúng, nó quay về Phật tánh thì không đúng. Cho nên nó sai [31:03]. Còn bây giờ mọi pháp của Phật, thí dụ tu tâm Xả nó cũng quay về TNX, mà tu TNX thì nó ở trên TNX, nó cũng vậy thôi, mà tu tâm Từ nó cũng quay về TNX bởi vì tỉnh thức mình phải tỉnh ở trên thân mình chứ mình tỉnh ở chỗ nào được, còn cái kia [TNX] thì mình tập tỉnh [31:21]
----------------
Vấn đạo Tứ niệm xứ, Xả tâm. Ông Châu Lợi Bàn Đặc thị hiện thần thông. [104C - Chánh Kiến]
Trưởng lão trả lời vấn đạo của tu sinh về Tứ niệm xứ (TNX), và tâm Xả. Trích một số đoạn : TNX khi bước đi, thích tập pháp nào là sở trường pháp đó, tu tâm Xả một thời gian vẫn quay về ôm pháp TNX được, Đức Phật cho người chứng kiến ông Châu Lợi Bàn Đặc thị hiện thần thông, tu TNX thì không lìa hơi thở nhưng không trụ hơi thở. Các mốc thời gian dựa trên file trên archive.
[Cẩn thận: tu tập quán thân TNX cần có chánh kiến, tri kiến, giới luật đầy đủ và phải hợp, có người có kinh nghiệm hướng dẫn, theo dõi]
Link archive, băng 104C: https://archive.org/details/chonlac_mp3_02
Link youtube: https://www.youtube.com/watch?v=hGpXsN_8r_4$hay https://www.youtube.com/watch…
---------
[05:36]
Trưởng lão (TL): Con giữ TNX bằng cái bước đi của con. Mỗi bước đi con lưu ý mình đi nó động toàn thân mình. Các bước đi con để chân xuống nghe thân mình nó động. Mình cũng cảm nhận sự rung động của cái thân nó mà nương vào bước đi của mình để mình cảm nhận cái rung động toàn thân. Còn về hơi thở mà đi, bởi vì nó có 2 phần động, cái hơi thở là phần nội, cái thân mình là phần ngoại nhưng mình đi mình lấy cái phần ngoại nó rõ ràng hơn. Bởi vì mình đi cái thân mình nó rung động. Thành ra mình lưu ý cái phần đi nó tốt hơn. Nếu mình chú ý cái bàn chân của mình không thì nó bị chánh niệm tỉnh giác. Còn cái này nó cảm nhận cái thân nó cho nên đi nó biết đi chứ nó không chú ý cái đi lắm, cho nên nó ,nương cái đi để cho thân nó rung động để cảm nhận cái thân [06:35]
Tu sinh (TS): Nếu lúc đấy mà chưa làm được đúng pháp, nó rơi vào Chánh niệm tỉnh giác thì có được không ạ?)
TL: [06:41] Được con, nó cũng được. Bởi vì Chánh niệm tỉnh giác nó cũng đi đến cảm nhận thân của nó. Bởi vì nó tỉnh quá thì nó cũng phải định trên thân nó à. Cái sức tỉnh giác mình đi như vậy, trong khi đó nó tỉnh thật tỉnh thì nó không bị ức chế trên bước đi của mình. Còn mình chú ý chỉ còn bước đi không thì nó bị ức chế trên cái bước đi. Còn mình tỉnh trên bước đi thì nó thấy sự rung động của nó toàn thân. Còn bây giờ mình biết cách mình tập nó mau hơn. Còn mình không tập sau nó tỉnh thật sự, Chánh niệm tỉnh giác, nó tỉnh được thì nó cũng toàn thân. Còn mình không khéo mình tỉnh mỗi cái bước đi không thì mình bị ức chế [07:25].
-------
[13:53]
TL: Tu tâm Bi nó là pháp độc nhất thì mình không có cần tu trên TNX đâu. Thầy phê trong đó Thầy thấy cái bài viết đó là thực hiện tâm Bi được. Từ cái lòng Bi của con nó nói lên được cái hành động đó thì con thực hiện được cái tâm Bi của con. Mà khi thực hiện tâm Bi nó không có đối tượng đau khổ, con không phải bận tâm gì hết thì tự nó quay trở về với cái thân của con. Nó sẽ bám trên đó, cũng như người tu tâm Từ vậy, nó cũng trở về với cái thân của con thôi. Mà con không phải tu TNX, tu TNX là phải quán, còn cái này [tâm Bi] con không quán, tự nó quán. Nó tự nhiên lắm, mình tu tâm Bi rồi mình sẽ thấy nó quán. Theo Thầy thiết nghĩ, Thầy phê ở trong mấy bài của mấy con là cái khả năng con viết bài đó là tu được tâm đó.
Mà mấy con thích là nó hợp vào đặc tướng của mấy con. Còn mấy con không thích, mặc dù tu được cái tâm đó mà không thích thì mấy con tu kết quả nó không nhiều đâu. Mà nó thích là nó sở trường của mình. Có cái thích trong đó là có sở trường. Còn nó không thích là nó nằm trong sở đoản của mình - mặc dù mình có khả năng đó. Không thích thì nó không phát triển được đâu. Còn thích nó phát triển, nó phát triển những kinh nghiệm của nó tu tiến tới.
À bây giờ thí dụ như con tu tâm Bi. Con làm tất cả hành động tu tâm Bi của con rồi thì tự nó xuất phát ra, con thấy nó tiến bộ vâ con chế biến để làm những tâm Bi. Cũng như mấy con thích TNX rồi quán trên thân rồi tự nó chế biến nhiều mà Đức Phật gọi là Thiện xảo đó. Chế biến nhiều cách để nó quán thân của nó. Quán kiểu này chưa ngon nè, làm kiểu này nữa. Làm kiểu này nó thấy được rồi, chưa ngon nè, tao chế ra cái kiểu này nữa. Nó thiện xảo đến mức độ tuyệt vời cho nên nó quán trọn vẹn. Mấy người đó là mấy người tiến bộ lắm. Thiện xảo là tiến bộ, còn mấy người không thiện xảo là không tiến bộ. Nghĩa là dạy sao tu vậy mà còn tu trật thì mấy người đó dở. Còn có người họ không chịu đứng yên. Cũng như con làm tay nghề, con làm thợ mộc con đục đẽo vậy, thế này chưa được, nghĩ cách làm cho nó đẹp hơn nữa. Coi như mấy con chế mẫu mã mới. Đó là mấy cái người không có chịu đứng yên. Họ phát minh ra cái này, cái kia. Thì cái thiện xảo của Phật là cái thiện xảo trên tu tập, là cái thiện xảo của hành động của chúng ta, biến dần chúng ta đi đến kết quả nhanh hơn. Đó là cách thức thiện xảo. Cho nên Thầy dạy mấy con quán thân chớ, mấy con có thiện xảo mấy con quán chính xác lắm. Nghiên cứu kỹ, mình tu mà, mình thấy cái chỗ quán mà.Kiểu này quán chưa được, làm cái kiểu này coi nó ngon hơn không. Nhưng mà coi chừng mình nghiên cứu riết mình đi vào tưởng [16:38]. Nó thiện xảo quá nó đi trật đường. Nhớ kỹ đó, khi nào nghiên cứu mà có điều gì thấy hay thì nói cho Thầy, chớ hay riết nó bắt đầu nó đi vô tưởng luôn chứ đừng nói chuyện… [16:52].
…
[17:02] .
TS: Bạch Thầy, như tu tâm Xả là ngồi chơi không, không có quán gì hết trơn ?
TL: Không có quán gì hết… Nó cũng tu bắt đầu được 30 phút rồi nó xả nghỉ chút. Nó xả nghỉ mà nó cũng tu nữa. Nghĩa là cái bụng nó muốn gì thì không được hết à. Rồi nó xả riết, nó cô đơn quá muốn chạy đi chơi - không được, xả luôn ! Nó cũng không chạy đi đâu hết.Cuối cùng nó độc cư trọn vẹn. Rồi có phải lúc nào nó cũng lăng xăng, nó muốn cái này cái kia đâu. Nó không có, lúc nó yên tịnh lắm. Lúc nó yên tịnh, tự nó muốn ở đâu nó ở, kệ nó, thì nó yên tịnh nó ở trên thân con, tự nó quán thân nó còn kỹ hơn mình tu quán thân trên thân. Thầy nói tu tâm Xả, tự nó yên tịnh nó quán thân đấy con. Bởi vì tự nó quán chớ mình không có ép. Nó không điều đâu, có lúc nó quán, có lúc nó không quán. Nhưng mà có lúc nó không quán là nó đang Xả, bởi vì nó mắc kẹt cái nào đó, nó lo nó đuổi cái kia rồi, nó không có quán đâu. Mà đuổi rồi nó trở về nó ngồi thấy khoái quá, sướng quá. Kệ nó nó ngồi đâu sướng, kệ nó. Mà hễ khởi sướng quá nó cũng xả luôn, nó cũng xả tâm niệm đó luôn. Tại vì thấy cái này nó an trú quá cũng xả luôn cái an trú đó nữa. Mày tao không chấp nhận, mày đi đi, ở đây tao biết xả thôi, tao không biết gì hết.
Vậy mà nó cứ yên ổn, yên ổn nó quán trên thân cuối cùng nó không có gì hết thì nó cũng như TNX vậy đó. Mấy con muốn tu tâm Xả thì cứ tu, không có gì đâu. Nó không có sao đâu.Sóng to gió lớn nó xả không nổi thì kể như nó dập mấy con xuống đáy biển. Còn cái TNX, không dập nổi đâu. Dập cái gì, nó quán thân nó quá trời mà. Ở ngoài đánh ầm ầm, nó cứ ôm, nó cứ quán thân nó thôi, nó không ngán cái nào hết nó quán cho nên nó có pháp.Sóng to gió lớn gì bão tố ầm ầm nó (TNX) cứ ôm cái thân nó thôi. Nó không biết cái gì ở bên ngoài, kệ nó, làm gì làm, nó cứ quán thân thôi, nó chỉ ôm chặt cái thân. Mấy con quán được rồi, nó ôm cái phao, bởi vì đó là cái hòn đảo mà [19:04]. Đức Phật đã nói: "lấy TNX làm hòn đảo mà"... Nó [TNX] dễ hơn, nó có cái phao, nó có chỗ nương tựa [19:10]
--------
TS: [19:10] Bạch Thầy, ví dụ người tu Pháp Xả như vậy, người ta khi xả được thấy cái tâm có quay về cái thân rồi, tức là nó định trên thân như TNX, lập tức người ta quay về TNX luôn?
TL: À, được chứ, sao không. Không có gì đâu. Nó cứ thấy nó tỉnh ở trên thân nó quan sát thân nó mà, không cần nương hơi thở đâu. Nó cứ quan sát… Có nhiều khi giai đoạn đó con, nó xả rồi nó vô TNX nó ôm, nó ôm TNX nó đi luôn, dễ lắm con. Thì cái ông Châu Lợi Bàn Đặc, ban đầu Đức Phật dạy ông quét tâm để Xả chứ gì, nhưng mà sau khi nó quán được cái thân nó rồi ông ôm chặt ông thực hiện Thần thông [19:51]. Thì các con thấy không, bảo một thân biến ra ngàn thân ngồi trong rừng này chơi - thì nó làm liền trên TNX đó. Bởi vì nó có 7 năng lực giác chi ở trên TNX chứ đâu phải chỗ khác được mấy con, cái chỗ đó đó. Cho nên ông quét riết rồi bây giờ nó quán trên thân nó rồi. Thì ông ra lệnh nó thì có rồi… Mình đọc mình phải hiểu chứ. Mình phải hiểu người ta đi đến chỗ nào để đạt được cái kết quả đó. Bởi vì chỉ có TNX nó là thực phẩm của Thất giác chi mà, Tứ thần túc rồi. Ngoài TNX làm sao có được.
Mà giờ mình tu tâm Xả nó cũng quay vô TNX nó quán trên này, tôi đâu có bắt ông quán trên này mà ông cứ quán. Tại vì không có pháp tao xả thì tao phải ở đó chớ đâu? Chứ cái tâm nó cũng trả lời, chứ bây giờ đuổi tao chỗ nào được. Thì nó phải ở chỗ đó thôi. Mày ở chỗ đó thì mày phải làm cái chuyện này cho tao. Bảo một thân làm cho ngàn thân ngồi coi coi. Thì nó làm như vậy thì như vậy là được rồi, thì như vậy là mình xong.
TS: Kính bạch thầy, cái đoạn mà một thân làm ra nhiều thân thì trong đoạn kinh nói rằng là ông Châu Lợi Bàn Đặc ông biết là Đức Phật cho người gọi cho nên ông hiện ra như vậy. Có phải đúng vậy hay là ông để ông thử ông ấy thôi?
TL: Ông thử ông thôi. Người ta mời mấy vị đó đi khất thực hết rồi, còn ổng thì người ta không có mời đâu. Cho nên Phật với chúng tỳ kheo đi hết còn mình ổng, bây giờ rừng có mình ổng, sướng quá. Ông tu tới chỗ ông ở trên TNX mà nó quán, thành ra ông thấy để thử coi cái sức của mình ra sao, nên ông thử thôi. Cho nên Đức Phật ở cái chỗ mà trai tăng, Đức Phật biết ông này thực hiện thần thông rồi, chứ Đức Phật đâu có cho thể hiện bậy khi mà có chúng thì đâu có cho. Cho nên đi hết rồi ông lén ông thể hiện chơi. Rồi bắt đầu đó ông Phật ông ấy biết rồi mới kêu cái người mà gia chủ đó đi đến kêu ông Châu Lợi Bàn Đặc đi thọ trai. Ông đến rừng thấy nhiều quá, ông này mới chạy về nói Phật. Phật nói "ông nào Châu Lợi Bàn Đặc thì đi thọ trai": ông cứ nói vậy đi.
TS: Kính bạch Thầy, ngài Châu Lợi Bàn Đặc một thân ra ngàn thân [21:59], đó là trong tại một chỗ khu vườn. Nếu một ngàn thân đó ở rải rác khắp nơi có được không?
TL: Được con, ý mình muốn mà, nó không ở trong khu rừng đó mà nó ở khắp nơi. Mình muốn cho mỗi khu rừng một ông cũng được. Nghĩa là chỗ nào nó cũng hiện được. (Thưa thầy, mỗi người hiện ra vẫn nói chuyện được?)... Vẫn nói chuyện được, thí dụ như ở Trảng Bàng này, Thầy thể hiện một ngàn thân, Thầy cho mỗi tỉnh một thân. Nó ngồi cùng hết, thấy ông nào cũng Thông Lạc hết. Làm được, cái chuyện đó thần thông rồi. Được, nhưng cái chuyện ảo thôi mấy con.
TS: Cái đoạn kinh đó, thì ông Châu Lợi Bàn Đặc thì ông biết được Đức Phật cho mời nên ông hiện ra để ông nói rằng là thấy đâu cũng là ông Châu Lợi Bàn Đặc chứ không phải một mình ổng, để ổng nói với ông anh là ông như vậy đấy. Thì suy nghĩ như vậy không đúng.
TL: Suy nghĩ không đúng, con.
TS: Như vậy cái người tu như vậy, Đức Phật cấm không cho thể hiện thần thông mà cái vị đó họ thể hiện với cái tâm là... , như vậy mình lại phạm tội. Như vậy nó không đúng với đoạn kinh người ta ghi như vậy thì theo con nghĩ, ông thử thôi, ông thử mình ổng thôi chứ.
TL: Bởi vậy ông mới lén để thử khả năng của mình tu, coi có được không đó. Cho nên chờ cho Phật đi ăn cơm đi, tức là đi thọ sai, chúng Tỳ kheo đi hết, rừng còn mình mình,làm thử coi. Tức là ông thử thôi. Còn cái kia [như đoạn kinh] là có mục đích cầu danh, thành ra cái bài kinh đó viết không đúng đâu. Viết sai. Mà Đức Phật cấm, đâu dám làm.
TS: Như vậy Đức Phật biết ông đang thể hiện, lại cho người đi về ?
TL: Đó, cho người đi về để thấy ông Châu Lợi Bàn Đặc. Đức Phật ca ngợi ông Châu Lợi Bàn Đặc bằng cái hành động đó [23:58]. Sau này cái ông này về tá hỏa lên nói chuyện đó người ta mới biết ông Châu Lợi Bàn Đặc, chớ hồi đó người ta chê ông Châu Lợi Bàn Đặc lắm. Họ khinh lắm.
TS: Bạch Thầy, như vậy sau này ông Châu Lợi Bàn Đặc ông mất luôn?
TL: Mất luôn, con. Sau này ông Châu Lợi Bàn Đặc không thấy nói nữa phải không? Coi như là từ đó ông nhập diệt luôn. Ông thể hiện kiểu đó mà ông Phật cho mà vậy đó thì đồn dữ lắm rồi, chắc chắn ai cũng gặp ông lạy lia lịạ [24:27]. Cho nên ông mất luôn con. Con có nhớ cái đoạn kinh mà đi qua đoạn sông ở trên cái bãi sông mà nghỉ đó. Nửa đêm nước cứ dâng lên thì Đức Phật sai vị tỳ kheo đó ra cản nước sông cho chúng nghỉ. Sau khi cản nước sông dựng đứng lên như vậy không cho nước tràn vô. Đêm đó khi mà đi qua rồi, chúng tỳ kheo ngủ yên ổn hết, đi qua sông rồi thì vị tỳ kheo đó không còn có nữa… Tịch diệt luôn con… Thì coi như ông nhập diệt luôn. Bởi vì khi thị hiện thần thông, Đức Phật đã biết người đó sẽ ra đi. Hết duyên rồi.
TS: Kính bạch Thầy, tại sao Ngài Mục Kiền Liên trong suốt cuộc đời Ngài luôn luôn thị hiện?
TL: Ngài luôn luôn thị hiện, con biết, Đức Phật cho phép cho Ngài để đối với ngoại đạo. Còn không cho các vị tỳ kheo khác thực hiện, chỉ duy nhất cho mỗi ông Mục Kiền Liên. Đối với ngoại đạo mà thị hiện thần thông là Mục Kiền Liên tới làm, chứ còn không cho người khác làm đâu. Thậm chí như ông Xá Lợi Phất cũng không thị hiện thần thông với ngoại đạo, mà chỉ có ông Mục Kiền Liên làm cái điều đó, mà Đức Phật cũng không thị hiện thần thông đâu. Cho một cái người đệ tử của mình làm cái việc thần thông đó, cho nên người ta tập trung ông Mục Kiền Liên thị hiện, còn mấy ông này không biết cái gì hết.
TS: Bạch Thầy, ngay cả đối với những người cứng đầu cứng cổ nhiều khi Thầy vẫn phải dùng những thủ pháp như thế Thầy ạ, để độ họ cơ mà. Chứ có phải chỉ có 1 lần thể hiện thần thông đâu ạ?
TL: Cũng tùy con, nhưng mà tùy đối tượng đó để làm cho họ quy phục thôi. Cho nên vì vậy mà mọi người không biết. Chứ không phải làm như vậy để khoe cho mọi người đều biết. Đạo Phật nó kín chỗ đó. Nó rất là dè dặt ở trên cái thị hiện thần thông lắm. Cái đó là cái hướng để người ta tham khởi cái tâm dục mà người ta không đạt được, mà có đạt được cũng chỉ là tưởng thôi, thành ra nó không ly dục ly ác pháp trọn vẹn, cho nên không được để cho đệ tử của mình thấy được cái điều đó mà cấm luôn. Cho nên người nào thị hiện thần thông rồi kể như vắng bóng đi, mấy người đừng có tìm người đó nữa. Cho nên Thầy đọc trong kinh sách Phật, Thầy thấy cứ ông nào thể hiện thần thông là thấy ông đó vắng. Không có nghe nói đến tên ông đó nữa, hết. Mất luôn, không nói nữa. Ông Châu Lợi Bàn Đặc có một chút đấy thôi, sau này không nói đến nữa. Coi như ông tu rồi thôi, chứ ông không giảng dạy ai hết. Mà nếu cỡ để ông… trời đất ơi, họ xin làm đệ tử ông đông lắm chứ. Cái hay của Đạo Phật là chỗ này này [27:01]
------
[35:53]
Cái cốt lõi mà chúng ta quán thân được là cái hơi thở. Cái đó là cái cốt lõi, bỏ cái cốt lõi là chúng ta sẽ quán không trúng. Đức Phật dạy chúng ta rất rõ, Đức Phật lấy cái hơi thở chỉ cho chúng ta rất rõ, mà còn nhắc chúng ta "cảm giác thân hành" thì đó là thân hành chúng ta, cái hơi thở là cái thân hành của chúng ta rõ ràng mà, nó mới làm cả rung động của thân chúng ta được. Thì chúng ta phải hiểu được, vì vậy mà chúng ta đừng có rời cái pháp của Phậtt thì chúng ta sẽ quán được. Đó, con nêu cái đó là cũng đi gần rồi đó. Mà Thầy nhắc cái cốt lõi, cái tiêu chuẩn mà chúng ta quán thân là hơi thở chúng ta, nắm cho vững. Mình thở cách nào nó cũng dễ dàng lắm, nhưng mà có điều kiện đừng để rối loạn hô hấp thì nó mới được. Thở chậm, thở nhẹ, thở mạnh, thở yếu gì cũng dễ dàng lắm. Cái hơi thở thì dễ nhưng mà thở một lát hơi tức ngực, thở lát hơi mà mệt, chóng mặt thì cái chuyện đó không được [36:54]
…
[37:54] Cái tiêu chuẩn mà đạt được cái quán thân này là cái hơi thở. Chỗ mình phải nắm để quán được, dù mấy con có thiện xảo cách nào đi nữa cũng không được lìa hơi thở, không được bỏ hơi thở mà quán. [38:10] … [38:58] Không có trụ hơi thở, trụ hơi thở thì sai đó. Không lìa hơi thở mà không trụ hơi thở. [39:04]
--------------------------------
Một số đoạn trích trong băng lớp Chánh Tư Duy của Trưởng lão Thích Thông Lạc năm 2006. Link tất cả các băng có thể lấy ở đây: https://archive.org/details/chonlac_mp3_03 hoặc ở đây: http://thuvienthaythonglac.net/index.php/phap-am/T/1-tr-a-ng-la-o-tha-ch-tha-ng-la-c/4-la-p-cha-nh-t-duy
Băng Chánh Tư Duy 4: http://youtu.be/PjvsXVLrBXE?t=4m11s
(4:11)
Thầy mong rằng đây là một cái nơi mà chúng ta phối hợp, đoàn kết nhau thật sự trên cái phương pháp tu giải thoát để nói lên tiếng nói của Phật giáo, đem lại cái sự giải thoát thật sự, chứ không có thành lập riêng rẽ để có cái ý rằng mình chống đối lại hệ phái này hoặc hệ phái khác. Nhưng cái sai thì mình nói sai để cùng nhau sửa, chứ không có nói sai để rồi chống đối nhau bằng cách này, bằng cách khác, để dựng riêng cho mình có cái hệ phái hay hoặc là này kia. Thầy không mong muốn điều đó mà Thầy chỉ mong muốn đó là nền đạo đức của con người là đủ. Với mục đích của Thầy, Thầy chỉ mong rằng con người chỉ dựng lại nền đạo đức của nó mà thôi, chứ không có nên đứng ở góc độ tôn giáo này hoặc tôn giáo kia.
Ngay cả Phật giáo, Thầy cũng không muốn cái tên mà Phật giáo nữa. Tại sao vậy, chúng ta biết ơn đức Phật, nhưng chúng ta không nên chia rẽ con người trên hành tinh này ra nhiều tôn giáo, làm cho nó tan nát thêm thì chúng ta không nên làm cái điều đó. Mà làm điều đó nó không đúng tinh thần đạo đức nhân bản, nhân quả của loài người. Vì có tôn giáo, có hệ phái khác nhau thì nó có sự chia rẽ, có sự chia rẽ thì có sự chống nhau. Cho nên Thầy mong rằng chỉ có đem lại nền đạo đức chung cho loài người. Thì nền đạo đức đó có một con người, một con người đề xuất ra, cách đây 2550 năm, đó là đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Người sau người ta tôn xưng Ngài là đức Phật và thành lập cái giáo lý, lời dạy đạo đức của Ngài trở thành tôn giáo Phật giáo. Nhưng sự thật đó là người sau, chứ trong thời đức Phật, Phật tự xưng mình là một Bà-la-môn. Một Bà-la-môn đúng và Bà-la-môn sai mà thôi. Đúng là đúng ở trên đạo đức, mà sai là sai thiếu đạo đức. Đó là mục đích của đạo Phật mà chúng ta đã thấy ở trong kinh Pháp Cú, đức Phật đã nói rất nhiều về vấn đề này. Không tự xưng mình là Phật nhưng người sau người ta gán cho đạo Phật bằng 10 danh hiệu, còn trong thời đức Phật thì chỉ nói ta là một Bà-la-môn đúng mà thôi. Đó là cái ý của đức Phật, và Thầy mong rằng cái ý của đức Phật rất là tuyệt vời. Mong rằng người sau này sẽ biến cái giáo lý của đức Phật dạy chúng ta, 4 Chân Lý là cái nền đạo đức của loài người, thì trả lại cho loài người. Bởi vì loài người đã có sẵn những cái đó, chứ không phải đức Phật chế biến thành, tạo ra thêm. Mà đây là đức Phật là người tu để phát giác ra được, hiểu ra được, con người là phải có đạo đức đó, mà đạo đức đó có sẵn nơi con người chứ không phải có cái gì mới mẻ cả. Ngài chỉ có công vạch ra cho con người phải có cái đạo đức đó (07:16)
-----------------
Băng Chánh Tư Duy 9: http://youtu.be/6x12LFVL73s?t=34m27s
(34:18)
(Tu sinh) Bạch Thầy cho con hỏi, nếu như khi mà Thầy nhập vào trong hang rồi, không còn người nữa, chỉ có một mình Thầy. Nếu mà trong đạo Phật không cho người dạy dỗ người khác, như vậy thì giáo pháp này nó sẽ mất đi?
(Trưởng Lão) Con lo xa quá vậy! Con đừng có lo xa, nghĩa là trong khi Thầy chuẩn bị cho Thầy vào hang. Thầy vào cái hang nào Thầy ẩn bóng đi, phải không. Thì cái chương trình của Thầy, những trung tâm an dưỡng, chi nhánh an dưỡng nó ra đời chứ. Còn nếu mà đặt thành không có nữa, thì mai mốt có ông A-la-hán khác ông ra ông làm công chuyện chứ, đâu phải riêng Thầy không, đâu có lý nào Thầy dành hết chuyện. Chúng sanh còn thì phải còn có người, các công việc đó phải lo thôi. Phải không, con hiểu chưa. Cho nên đừng có lo chuyện đó, đừng có lo xa, lo cho mình bây giờ đây, đừng có lo Phật Pháp nó mất. Không có đâu. Thầy đã dựng lên một đoạn đường, đức Phật đã để lại cái Chánh Pháp chứ chưa dựng lên đâu.
Thầy nói thật sự, mấy con thấy, đức Phật đã để lại cái Giáo Pháp, thời Đức Phật chưa dựng được. Bấy giờ dựng sao được, chúng luôn luôn lúc nào cũng muốn đập ông Phật hết thì làm sao dựng. Rồi bây giờ Thầy dựng ra được rồi, thì người ta cũng muốn đập Thầy dẹp xuống hết rồi. Thì Thầy dựng được một khúc, ông Phật để lại Thầy dựng được một lúc, có phải không. Rồi bắt đầu có người thay thế Thầy chứ sao, thì không biết ông A, ông B, ông C nào đó, ông sẽ làm đó.
(35:49) Ông Phật cũng biết, chứ không phải không biết, ông Phật cũng biết sau 2500 năm, thì có ông thầy Thông Lạc làm chuyện đó. Con hiểu không, cho nên ông yên trí ông ở trong Niết Bàn ông khỏi lo, có ông đó làm rồi. Con hiêu điều đó không. Còn bây giờ Thầy cũng biết có ông A, ông B, ông C nào, Thầy không nói ra chứ sự thật ông đó ông lo cho Thầy. Tức là ông lo chung cho chuyện Phật Pháp mà. Mà ông lo chung cho Phật Pháp là ông lo cho chúng sanh chứ gì. Cái nền đạo đức của loài người, đạo đức không làm khổ mình khổ người, là phải dựng. Còn con người trên hành tinh này là phải dựng. Người này làm chưa xong thì người khác thay thế làm. Các con cứ hiểu, không có bỏ đâu (36:29). Nhất định là không bỏ, đạo Phật đã đưa ra 4 Chân Lý của loài người, có mất không. Tới giờ này, mấy con thấy không mất. Mặc dù Đại Thừa có che khuất, nhưng 4 Chân Lý Khổ Tập Diệt Đạo có mất được không? Nó có xóa cái tên đó được không, không. Nó không xóa cái tên đó, cho nên bây giờ nó mới lòi ra 8 lớp học của nó đây nè, con hiểu chưa, rồi cái đạo đức không làm khổ mình khổ người nó mới hiện ra đây nè. Bây giờ nó hiện ra một khúc rồi, thì có người khác thay thế, chứ bắt Thầy đi suốt, kêu là nó đập Thầy tan nát cái đầu của Thầy hết, có phải không (37:02).
(Tu sinh) Nó làm sai lệch đi cho nên 2500 năm, nó sẽ giết đi biết bao nhiêu con người.
(Trưởng Lão) Thì cái Nghiệp chúng sanh mà con. Làm sao được, cái Nghiệp chúng sanh nó phải trả chứ sao. Biết bao nhiêu người, nếu mà cỡ lúc mà đức Phật đó, dựng lại được 8 lớp dạy đạo đức, bây giờ con người hạnh phúc biết bao nhiêu, chứ đâu có mà hung dữ như thế này. Con hiểu chưa, nhưng bây giờ chúng sanh nó còn cái Nghiệp của nó. Thầy dựng lại một khúc, người khác dựng lại một khúc, cho đến người cuối cùng mới dựng hết. Dựng hết thì toàn thế giới này là con người hạnh phúc rồi, thiên đàng dựng ở đây rồi, con hiểu chưa. Cho nên vì vậy các con ráng đi, trong đó bây giờ có tên con ! (37:44)
-----------------
Băng Chánh Tư Duy 11: http://youtu.be/R0dqoUsxMIY?t=4m01s
(04:00)
Và nếu được mở 8 cái lớp này thì chúng ta thấy mình sẽ có một số người thành tựu trên con đường để xác chứng rằng con đường của Đạo Phật có người tu chứng chứ không phải không. Và khi Thầy nói bây giờ nội trong chúng của chúng ta thôi, chỉ một người tu chứng thôi, chỉ một người ở trong huynh đệ chúng ta tu chứng thôi, cũng đủ là một tiếng vang rất lớn, chứ chưa nói gì năm, ba người. Các con hiểu điều đó. Cho nên đó là cái giá trị rất lớn của những cái lớp đào tạo này. Mà nếu chỉ một người tuyên bố rằng: tôi đã chứng, tôi đã làm chủ được sự sống chết tôi như vậy, cũng không thua gì thầy Thông Lạc, thì người ta sẽ theo con đường Nguyên Thủy người ta tu nhiều lắm mấy con. Bởi vì đời khổ quá, bốn cái sự đau khổ, mà còn sự tranh chấp hơn thua, còn vì danh vì lợi mà chà đạp lên nhau. Mặc dù là hệ phái này, hệ phái kia, chùa này hay chùa kia nhưng nó đều có sự tranh chấp nhau trên đó, chứ chưa phải là đoàn kết nhau hết.
Nhưng mà khi đã có ánh đuốc mà tu chứng, người ta buông xuống hết mấy con. Danh lợi để làm gì. Như bây giờ không có chỗ tu để chứng thì không danh lợi, làm sao người ta sống? Cho nên vì vậy mà người ta còn bám thôi, chứ còn sự thật ra mình đã tu chứng là một ngọn đuốc sáng soi đường cho người ta đi, thì nó sẽ tốt đẹp biết bao nhiêu, mấy con (05:22)
-----------------
Băng Chánh Tư Duy 14: http://youtu.be/bFz8ShkDmT4?t=18m32s
(18:27)
Trước tiên mà khi Thầy có cái sức Tam Minh, Thầy cũng dùng cái Thiên Nhãn Minh Thầy nhìn Thầy quan sát và Túc Mạng Minh Thầy quan sát cái vấn đề huyền thoại có hay không. Tức là Thầy đã thực hiện điều đó để mà nhìn thấy, mấy con, để coi nó có không. Cho nên sau này Thầy rất mạnh miệng Thầy nói. Chớ nếu mà cỡ không thấy, không dám mạnh miệng. Cho nên ông nào không có là nói không có chứ còn mấy ông đừng có nói bậy. Tôi là tôi thấy rõ ràng chứ không phải tôi muốn nói đại đâu. Tôi không phải phỉ báng các ông bằng cái không thực tế đâu. Tôi muốn nói điều đó là tôi phải chứng bằng trí tuệ tôi đàng hoàng, trí tuệ Tam Minh đàng hoàng. Tôi phải vào Tứ Thánh Định, tôi phải tịnh chỉ hơi thở hoàn toàn, con người tôi như chết hoàn toàn, tôi mới đánh thức được cái Thức uẩn của tôi. Tôi mới dùng nó để tôi quan sát được vấn đề mấy ông nói có hay không đây. Tôi mới xác định con đường của Phật Giáo. Chứ không khéo tôi cũng sẽ đi con đường của mấy ông thôi, chứ không khác gì hơn hết.
Cho nên mấy con thấy không, Thầy nói thẳng, nói thật, nói hoàn toàn rõ ràng chứ không có nói, kêu là nói còn nhung nhượng đâu. Nói mà còn sợ hãi, Thầy không có sợ hãi ông nào đâu. Mấy người tu đúng là đúng, tu sai là sai à. Nói Ca Diếp mà ôm bát trong núi Kê Túc mà chờ Di Lặc ra đời mà trao bình bát là mấy ông chết với tôi (19:49)
----------
Băng Chánh Tư Duy 16: http://youtu.be/2bK5TnUJWmY?t=32m41s
Như Phật đã 80 tuổi rồi thì Phật cũng tịch, Thầy 80 tuổi Thầy tịch cũng vừa rồi đâu còn gì đâu. Đối với Thầy, Thầy thấy rằng đức Phật đã tu chứng mà tới 80 tuổi. Đức Phật đã khổ hạnh, còn Thầy cũng trải qua những năm tháng ăn rau sống cũng khổ hạnh ghê gớm lắm chớ. Cho nên đức Phật tịch 80 thì Thầy tịch 80 cũng được. Nhưng vì không có người tu chứng nên Thầy cố gắng, và nền đạo đức chưa dựng lại trọn vẹn cho nên Thầy kéo thê cái tuổi già của Thầy thêm để mà mong dựng lại những cái nền đạo đức của Phật Giáo cho nó xong, và nhất là giáo trình tu học 8 cái lớp của Đạo Phật Bát Chánh Đạo. Nhưng mà đủ duyên thì mình dựng mà không đủ duyên thì thôi chứ sao. Chớ đây là để cho người sau, người nào mà đủ duyên hơn, đủ phước hơn thì họ lại dựng lại, cũng như 2550 năm đến thời của Thầy, Thầy dựng lại cái Chánh Pháp của Phật thì sau đó 3000 năm, hay là 5000 năm sau nữa thì có người họ cũng dựng lại cái Chánh Pháp này. Bởi vì đó là cái Chân Lý của loài người rồi. Không thể mà nói rằng bỏ. Bỏ cũng đâu được, bởi vì nó là Chân Lý, không bỏ được, nhưng mà dựng lại được hay là không dựng lại được mà thôi chứ nó sẵn sàng nó ở trong mọi người rồi. Cách đức Phật 2550 năm thì Thầy ra đời để nỗ lực thực hiện con đường của Đạo Phật, rồi dựng lại. Bây giờ mà dựng lại không được, mới nửa đường nhưng dù sao đi nữa những lời Thầy dạy nó cũng đâu mất, mấy con. Do đó, sau này có những người kế tiếp 1000 năm, 2000 năm hay là 3000 năm, 5000 năm sau thì vẫn phải có người họ sẽ thắp sáng cái ngọn đuốc này lên. Mà đối với Chư Phật, đối với sự tu chứng của Thầy, thì 1000 năm, 2000 năm hay là 5000 năm mà dựng lại, Thầy thấy như là chớp mắt, đâu có gì đâu mà gọi là lâu. Cũng như đối với đức Phật Thích Ca hiện giờ, 2550 năm mà Thầy dựng lại Chánh Pháp của đức Phật thì đối với đức Phật Thích Ca, thì Ngài thấy đâu có lâu. Có cái thời gian đó, Ngài thấy không có lâu. Còn đối với chúng ta thì thấy 2500 năm quá lâu, quá dài, nhưng mà đối với đức Phật thì không có lâu. Cho nên đối với Thầy, khi mà vào Niết Bàn rồi, thì cũng chẳng có lâu. Cho nên đối với người sau mà 1000 năm sau, 2000 năm sau người ta dựng lại thì cũng đâu có lâu đâu. Nhưng mà mấy con phải chết bao nhiêu lần? Nghĩa là cuộc đời mấy con phải trôi lăn trong lục đạo bao nhiêu lần, bao nhiêu trăm lần chứ không phải một lần. Đó là cái thiệt thòi cho con người thôi. Chứ còn đối với Chư Phật đối với Thầy thì không có thiệt thòi gì, hết rồi.
Cho nên hiện giờ thì mấy con cũng nhớ rằng, mấy con phải cố gắng mà tu tập cho được. Thứ nhất là để đền đáp công ơn của Phật, công ơn của Thầy. Còn mấy con không nỗ lực, mấy con nói chuyện, mấy con tập trung thì tự mấy con đã hoại diệt, và hoại diệt thì mấy con sẽ trở thành người có tội với con người. Tại vì chính mấy con họp nhau, nói chuyện này chuyện kia, bàn bạc cách này cách kia cách nọ, thì đó là mấy con có tội với loài người. Những cái trang sử của hôm nay nó sẽ vạch tội những người đã làm mất đi cái nền đạo đức của con người. (36:17)
- Ông A làm mà ông B chịu thì có nhằm nhò gì với tôi, tôi cứ tôi làm ?
- Hành động thiện nó có đi sanh không?
- Cẩn thận chuẩn bị tâm mình khi làm từ thiện, kẻo có lậu hoặc.
-----------
Băng Chánh Tư Duy 10 (năm 2006) của Trưởng Lão Thích Thông Lạc.
http://youtu.be/IqNTBD26FwE?list=PLC4C71E6F13629918
Cho nên về Nhân Quả nó có nhiều câu hỏi mà Thầy chưa có trả lời. Có nhiều người hỏi, một ông A làm mà ông B chịu thì có nhằm nhò gì với tôi, tôi cứ tôi làm. Bây giờ tôi làm ác, mà giờ nó sanh ra cái ông B thì ông B ông ấy chịu người ta đâm chém ổng chứ tôi đâm chém người ta có ông B ông ấy chịu, tôi đâu có lo, tôi đâu có gì đâu. Cho nên ông A làm, ông B chịu chứ đâu có gì. Ý muốn hỏi ông A làm thì ông A phải chịu chứ sao lại ông B chịu à. Nói như Nhân Quả thảo mộc như vậy, thì ông A làm, ông B chịu chứ.
Cho nên mình hiểu lầm cái chỗ Nhân Quả. Cho nên ở đây Thầy cũng không muốn trả lời một cách dài dòng, một cách khó hiểu, để thấy rằng một khi hành động làm ác của chúng ta thì cái hành động đó nó sẽ quay lại, mình phải trả cái quả ác đó, nơi thân của mình chớ không phải nơi ai. Ông A làm, ông A chịu cái quả đó. Nhưng cái từ trường của hành động ác của ông A đó, nó sẽ thành một ông B để ông B phải chịu thọ lấy cái quả mà ông ta đang làm. Thí dụ bởi vì một cái quả nó có nhiều cái nhân. Mà một cái nhân nó lên cái cây có nhiều quả, chứ nó không phải có một con người sanh ra một con người, mà đây là sanh trong Nhân Quả. Cho nên khi mà hành động ác thì hành động cầm dao cắt cổ con gà, con gà đau đớn thì cái người mà làm hành động đó, ông A làm hành động đó thì thân của ông sẽ thọ lấy quả khổ, cái đau đớn cũng như của con gà, mà không phải cái trường hợp như người ta cắt cổ ông ấy đâu, mà những cơn bệnh, những tai nạn xảy ra đến cho ổng, sự đau đớn đó, cho nên vì vậy quả đó ông không chạy khỏi. Ông A làm thì ông A không khỏi cái quả đó đâu, cái quả ác đó.
Nhưng cái hành động ông cầm con gà ông ấy cắt cổ, con gà đau đớn giãy dụa thì ông không tránh khỏi quả khổ đau đớn giãy dụa đó đâu. Nhưng cái hành động ông cắt cổ con gà, cái hành động ác đó, nó phóng xuất ra một cái từ trường. Từ trường ác đó nó sẽ tương ưng với một con gà mẹ nào đó. Cái từ trường đó nó sẽ trở thành con gà con. Từ con gà con lớn lên thì có người lại bắt con gà đó cắt cổ trở lạị, cũng như là ông cắt cổ con gà này vậy. Thì từ cái từ trường của chính ông làm ác mà sanh ra con gà đó để chịu người ta cắt cổ, cũng như từ trường ác của người khác mà hiện giờ con gà ông cắt cổ vậy. Thì cũng chính do ông mà mới có từ trường đó, mà mới có con gà. Con hiểu không? Mà cũng chính do ông mà ông phải chịu lấy những cái quả khổ, tai họa đến với ông để ông thọ lấy quả khổ cho bản thân chính ông đang sống. Cho nên ông A không chạy khỏi cái quả của ông A làm đâu. Nhưng mà ông A lại sanh ra một cái nhân, một ông B để rồi ông B phải chịu cái quả mà ông cắt cổ, thì cái ông B đó cũng chịu cái quả người ta cắt cổ trở lại. Cũng chính ông sanh ra nó, bởi vì ông là Nhân Quả, cho nên Nhân Quả đi tái sanh chớ không phải ông đi tái sanh, mà hành động Nhân Quả ông nó đi tái sanh. Con hiểu cái hành động Nhân Quả đi tái sanh, bởi vì trong quy luật Nhân Quả mà, chứ đâu phải ông đi tái sanh đâu, mà hành động Nhân Quả đi tái sanh. Cho nên vì vậy hành động Nhân Quả thì ông phải thọ lấy quả khổ bản thân ông, ông A làm ông A phải chịu. Nhưng hành động ác của ông, đâu phải chỉ có ông chịu là thôi đâu, mà còn sinh ra một con gà để họ cắt cổ trở lại chớ.
Cho nên vì vậy các con thấy quy luật Nhân Quả mà Thầy không trả lời. Có nhiều người họ hỏi câu hỏi đó ở trên mạng chứ không phải không, được Thanh Trí in ra đưa cho Thầy đọc, và trong hòm thơ mà gửi cho Thầy, Thầy cũng được đọc câu hỏi đó. Ông A làm mà ông B chịu thì như vậy tôi cứ làm chứ ăn thua gì tôi. Nhưng mà không ngờ những con vật đang đau khổ, lăn lộn, trong lòng Từ của mình thấy giãy dụa đau. Tại sao chúng ta là con người mà chúng ta không thương. Không thương như vậy mình có thương mình không? Mà chính cái từ trường đó của mình sanh ra mà, sanh ra để mà bây giờ người khác cắt cổ, hoặc là mình đang cắt cổ. Mình không thấy điều đó. Cho nên Đạo Phật mới có Tứ vô lượng tâm, tâm Từ, tâm Bi, tâm Hỷ, tâm Xả. Cho nên chúng ta xét thấy sự đau khổ của loài vật khác chính là sự đau khổ của bản thân chúng ta. Như vậy mới là người tu theo Đạo Phật chứ, mới đúng nghĩa của nó Nhân Quả chớ.
Nhân Quả nó bao giờ cũng phủ trùm tất cả mọi vật, điều khiển tất cả mọi vật, quy luật của nó mà. Cho nên mình sung sướng, ở trong sung sướng của mình là cái nỗi khổ của kẻ khác, của người khác, của vật khác. Cho nên học Nhân Quả, những bài luận về Nhân Quả. Thật sự ra nếu mà Thầy cho mấy con để mà Thầy viết cho mấy con để mà cái bài đạo đức nhân bản nhân quả, mấy con mới viết một đoạn thôi chứ chưa hết mà mấy con. Biết bao nhiêu mấy con kể trong đạo đức nhân bản nhân quả không. Nó là bộ sách mà Thầy sẽ viết là hai mươi mấy tập chứ đâu có ít. Như vậy là Thầy chỉ cho gợi ý cho mấy con, mấy con mới viết một đoạn thôi. Mỗi người viết một đoạn về đạo đức nhân bản nhân quả. Chứ chưa xong đâu, đạo đức nhân quả mấy con viết còn cả năm chưa hết, chứ không phải chuyện, bởi vì rất nhiều.
À bây giờ Thầy nói để cho mấy con thấy được quy luật của Nhân Quả là như vậy. Không phải con người chúng ta chỉ sanh ra một người đâu, nó sanh ra muôn vật, nó sanh ra đủ loài hết. Nghĩa là hành động chúng ta ác chỗ nào là nó sẽ sanh. Rồi có người hỏi Thầy hành động thiện nó có đi sanh không? Mấy con phải hiểu chứ, hành động thiện làm sao sanh. Tại sao nó không sanh, mấy con. Bởi vì bây giờ cái hành động thiện nó không sanh, tại vì nó không tương ưng được. Bây giờ nó vô lậu mà, nó làm sao nó sanh. Bây giờ hành động thiện là Thầy khởi lòng thương yêu, thấy người ta giết con gà, đang cắt cổ con gà, Thầy thương yêu, thì hành động đó nó đi sanh nữa à? Nó sanh ra nó làm cái gì mấy con? Để nó sanh nó thương yêu à? Nếu nó thương yêu thì trên thế gian này ai giết con vật đâu. Có phải không. Cho nên từ trường thiện nó sẽ biến thành ở trong vũ trụ, nó sẽ thành mưa thuận gió hòa cho mấy con sống. Nó không có sanh làm loài vật, bởi vì sanh làm loài vật phải có thiện, có ác, có khổ rồi. Mà bây giờ lòng thương chúng ta có khổ không? Mình thương con vật người ta đang giết, mình thấy xót xa mình đau đớn, và lòng từ mình không bao giờ đụng chạm đến sự hạnh phúc của loài chúng sanh, thì cái từ trường đó sanh ra đâu? Cái từ trường nó sẽ phóng xuất ở trong sự sống của chúng ta, ở trong bầu khí quyển của chúng ta chứ đi đâu, thì như vậy nó quân bình được thời tiết, khí hậu ôn hòa làm cho chúng ta sống cởi mở. Cho nên lòng Từ của mấy con càng phóng xuất bao nhiêu thì cuộc sống các con bình an bấy nhiêu. Thậm chí như lòng Từ đó, mọi người đều có lòng Từ đó thì loài vật ở trên hành tinh này không bị giết chóc, thì lòng Từ đó mưa thuận gió hòa, lúa không cấy nó vẫn lên cho mấy con sống, cây không trồng nó vẫn tốt cho mấy con ăn. Nó đủ cái cho mấy con ăn, bởi vì cái lòng Từ của mấy con mà. Sự thương yêu đó nó sẽ che chở và bao bọc mấy con trên cuộc sống của mấy con hoàn toàn. Mấy con không ngờ trước đôi mắt của người Tam Minh, người ta thấy rất rõ, nó không tái sanh.
Còn bây giờ cái hành động ác của mấy con, nó phải tái sanh, tái sanh để trả cái quả ác. Còn lòng Từ nó trở thành bầu khí quyển chúng ta rất là an lành, để đem lại sự sống chúng ta bình an. Có phải đúng không, Nhân Quả mà. Luật Nhân Quả nó rõ ràng, chứ đâu nói bây giờ tôi làm thiện nó đi sanh con người, mà đã con người thì làm sao có thiện được trong đó, mấy con? Đã con người là mang cái Nghiệp này là nó có khổ đau, mà có khổ đau là phải ác chứ làm sao mà sanh làm con người mà thiện thì làm sao có được cái khổ đau đó? Cho nên nó phải trở thành một cái từ trường của vũ trụ, nó đem lại sự bình an cho chúng ta, mưa thuận gió hòa. Nó không bao giờ có động đất, không bao giờ có núi lửa, không bao giờ có sóng thần. Các con hiểu điều đó. Cho nên vì vậy những cái thiện mà chúng ta sống được lòng Từ, Bi, Hỷ, Xả của Đạo Phật thì xã hội này đẹp biết bao nhiêu. Cho nên nếu không có Từ, Bi, Hỷ, Xả thì làm sao có đạo đức nhân bản nhân quả? Bởi vì đạo đức nhân bản nhân quả, sống không làm khổ mình khổ người là phải có Từ Bi, phải có Hỷ Xả chớ. Các con hiểu. Bởi vì nói đến đạo đức nhân bản nhân quả, không làm khổ mình khổ người là người ta nghĩ ngay đến Tứ vô lượng tâm, người ta nghĩ ngay đến lòng thương yêu.
(Tu sinh) Bạch Thầy, vậy Thầy giảng luôn thiện hữu lậu …
(Trưởng Lão) (08:36) Cái thiện hữu lậu là cái thiện còn đau khổ. Như chúng ta đem đồ ăn thức uống cho một người khác, làm một điều lành cho người khác. Cái thiện mà con hỏi về cái thiện hữu lậu, phải không con? Con mà có cái tâm làm thiện hữu lậu, nó sẽ đem lại sự bình an cho chính hành động thiện của con thôi, nhưng trong hữu lậu nó có cái khổ trong đó. Đã nói hữu lậu là có lậu mà. Con làm cho người ta an ổn, nhưng người ta chửi con đó, mà trong khi đó con có phải là Thánh không, hay là con buồn phiền? Nếu con buồn phiền thì lòng thiện của con trở thành số 0, cho nên nó hữu lậu.
Cho nên bây giờ con bố thí, con như ông Cấp Cô Độc con bố thí như vậy. Ờ, bây giờ ông làm vua, ông có tiền vàng bạc nhiều đi nữa, ông cũng khổ chứ làm sao không khổ. Bây giờ Thầy nói, người nào ở trên thế gian này, dù có tiền bao nhiêu đi nữa, họ cũng vẫn khổ, trừ ra cái người vô lậu người ta mới không khổ nữa thôi. Nó vô lậu nó mới hết. Cho nên làm việc từ thiện mà thiện của Đạo Phật là không làm việc từ thiện gì. Chỉ duy nhất có cái tâm thanh thản an lạc vô sự mới là thiện vô lậu. Nghĩa là thương thì thương tất cả chúng sanh, thương là xả cái tâm của mình. Không để những cái tâm phiền não dính mắc ở trong cái tâm của mình. Thương tất cả chúng sanh, thấy đau khổ chúng ta không nỡ giết, từ đó nó phóng xuất từ trường đó, nó trở thành sự an ổn.
Còn con bây giờ, con làm việc từ thiện, con mang gạo thóc con cho người khác. Người khác có chửi mắng gì con thì con đừng có buồn gì hết, từ trường thiện nó sẽ phóng ra. Nó làm cho gạo lúa đầy đủ, cho những người làm thiện đó sẽ được đầy đủ, không có gì mất. Nó cũng là hữu lậu, chứ có gì con, nhưng mà nó thiện, cho nên nó thiện nó cũng không đi tái sanh đâu. Nhưng nó có cái quả của nó, là vì hữu lậu cho nên con làm mà con thiếu chút xíu, mấy người đó, thay vì con cho người ta bịch gạo, thêm được chục gói mì, còn bà này cho có 3 gói. Bà này bà không chịu được: sao người kia nhiều, tôi ít vậy. Thì con bực, bây giờ nó hết rồi, chứ phải còn thì tôi cho. Con bực con trả lời vậy thì cái hữu lậu của con nó có lậu rồi ! Cái tâm phàm phu của họ, tâm ác của họ mà, ít chút họ không chịu đâu, họ phân bì với nhau. Mà họ phân bì với nhau, nó bực mình con. Đem cho họ mà họ vậy, mai mốt tôi không muốn cho nữa. Thì như vậy mình mất từ thiện hết rồi. Con hiểu không.
Cho nên vì vậy khi làm từ thiện mình phải chuẩn bị tinh thần của mình, im lặng như Thánh. Mình phải hiểu được tâm trạng của con người tham. Nếu trong khi mà thiếu hụt, mình còn ít mình cho họ thì họ nói gì nói, mình vui vẻ chấp nhận, thì cái từ thiện đó sẽ phóng xuất từ trường. Nó là vô lậu rồi, đó con, nó không bị cái lậu hoặc, thì nó trở thành vô lậu. Mà trở thành vô lậu thì nó phóng xuất từ trường bảo vệ môi trường sống, thời tiết của chúng ta sẽ ôn hòa. Mà được mấy người làm việc từ thiện mà nó không buồn phiền đó đâu, nó khó lắm.
Thầy nói như vậy đủ biết mấy con. Từ cái chỗ đó, mình đem cho người ta, mà người ta nói: sao lại không công bình như thế này, cho người nhiều người ít. Nội cái cho trước, cho sau họ cũng không chịu chứ đừng nói. Đó là cách thức như vậy. Do đó, mình vui vẻ, mình làm việc từ thiện, mình vui vẻ. Mình bố thí mình vui vẻ, chuyện đó không có giận hờn gì hết, thì cái từ trường thiện của mình sẽ phóng xuất ra trên không gian. Nó làm cho thời tiết của chúng ta rất ôn hòa, bởi vì nó đâu còn có tái sanh luân hồi nữa. Còn nếu mà con sùng lên, con giận lên, thì bắt đầu nó đi tái sanh luân hồi, nó thành thằng nhóc nào đó, nó đi ăn trộm ăn cắp. Nó tức tối quá. Vì cái tâm tham của người kia, cho nên nó tương ưng nó sanh ra, nó thành kẻ đói khổ. Không ngờ là mình tức nó sanh ra một đứa trẻ đói khổ rồi. Con hiểu chỗ đó chưa?(12:23)