• Hỏi : | |||
Thích Lục Vấn | |||
- Tôi đọc trong bài trả lời Nguyễn Thành Hổ thấy có câu: …“Không chỉ 7 tỉ người hiện tại mà có thể tăng lên rất nhiều tỉ người trong tương lai nếu con người cứ mãi hành động bất thiện, vô minh…”. Như vậy nghĩa là sao? Quý vị có thể trả lời làm sáng tỏ hơn về vấn đề này.
Tôi xin cảm ơn. |
|||
• Trả lời : | |||
Thưa bạn Lục Vấn,
“Nếu con người cứ mãi hành động bất thiện, vô minh”, có nghĩa là con người bất chấp luật nhân quả, không tin luật nhân quả, không sợ luật nhân quả chi phối… thì con người vô tư hành những điều ác để hại mình, hại người, hại muôn loài cùng chung sống… Như vậy con người tạo ra nhiều nghiệp ác nên sự tái sanh luân hồi trong lục đạo ngày càng đông đảo hơn. Trái lại, nếu con người hiểu luật nhân quả, biết hành thiện, hướng thượng dần tới sự chấm dứt vô minh, hết Vô Minh tức là Minh, là phá vỡ vòng xích 12 Nhân duyên, chấm dứt tái sanh luân hồi. Để hiểu sâu sắc hơn về tái sanh luân hồi, bạn Lục Vấn cùng quý độc giả hãy nghe những lời Trưởng Lão Thông Lạc dạy sau đây: “Vấn đề tái sanh luân hồi và nghiệp thiện ác không phải là vấn đề để cho người còn trí hữu hạn hiểu biết, càng luận về nhân quả luân hồi càng bị tưởng tri lừa đảo thành ra hiểu sai mất, vấn đề này phải là người có trí vô hạn không bị ngăn cách bởi không gian và thời gian mới thấu suốt, không bị tưởng tri đánh lừa. “Nên hiểu con người cũng chỉ là một loài động vật như bao nhiêu loài động vật khác, nhưng nó được xem là một loài động vật cao cấp hơn các loài động vật khác mà thôi, người ta ví loài người là một loài động vật ác độc nhất trong các loài động vật trên hành tinh này, nó có thể diệt tất cả các loài động vật trên hành tinh này, nhưng môi trường sống nhân quả sẽ không cho phép nó. Vì thế nó càng ác độc thì nó lại càng sanh sôi này nở nhiều hơn, để làm gì? để nó tự giết nó và tự nó, nó sẽ diệt toàn bộ loài người trên hành tinh này, nếu không có một nền đạo đức nhân bản – nhân quả để giúp nó thoát ra khỏi bản chất của loài động vật thì nó tự diệt chủng lấy nó”. Với đôi mắt của đức Phật nhìn suốt qua lốt nghiệp của mọi chúng sanh nên chỉ thấy nó toàn là ác nghiệp chứ không phải có người và loài vật, tức là từ con người cho đến những loài vật khác nhỏ nhít như loài côn trùng sâu bọ đều là con người đang trả vay của một đạo luật nhân quả rất công bằng và công lý, khi vô tình hay hữu ý họ đã làm những điều ác, mà giờ này họ phải làm thân chúng sanh để trả quả, trả chừng nào hết thì họ mới được tái sanh làm người, khi làm người họ không biết thiện ác nên chạy theo tâm ham muốn sanh ra nhiều ác pháp làm khổ mình khổ người và khổ chúng sanh tạo thành nghiệp ác hay nói cho rõ hơn là từ trường ác, từ trường ác ấy tiếp tục sanh làm các loài vật để thọ lấy những sự khổ đau mà không có phương pháp nào giải cứu được,… Vì thế đức Phật dạy: “Chư Thiên tăng thì con người giảm, chư thiên giảm thì con người tăng”. Có nghĩa là từ trường thiện tăng thì từ trường ác giảm, từ trường ác tăng thì từ trường thiện giảm. Nói cách khác cho dể hiểu hơn, nhân quả thiện tăng thì nhân quả ác giảm, nhân quả ác tăng thì nhân quả thiện giảm. Bằng chứng con người sanh nhiều và làm ác nhiều thì nhân quả ác tăng, nhân quả thiện giảm, nhân quả ác tăng nhân quả thiện giảm thì con người trên hành tinh này khổ nhiều từ thiên tai dịch họa đến những sự gian xảo lừa đảo giết hại nhau và những bệnh tật đủ mọi thứ cho đến những bệnh thời đại không thuốc trị”. (Trích ĐVXP tập 9, NXB Tôn giáo – Hà Nội 2007, tr.55 – 61) Xin “nhái” lời một ca từ để kết thúc bài trả lời này: “Ngày xưa biển (ao, hồ) không lắm cá (cua, tôm) như bây giờ, ngày xưa chuồng (trại nuôi) không lắm gia súc, gia cầm như bây giờ”… Thật xót xa vô cùng, mỗi ngày hôm nay hàng tỉ chúng sanh (lớn nhỏ) bị giết hại làm thực phẩm cho con người, có ai biết, tất cả chúng đều là anh em bè bạn của con người mà sao con người lại nỡ nhẫn tâm?! |
|||
• Hỏi : | |||
Nguyễn Thành Hổ | |||
- Chào Thầy,
Con có xem những bài nói chuyện của thầy Thích Thông Lạc. Về sự tái sinh thì con có một thắc mắc, xin thầy khai sáng cho con. Trong vòng 200 năm nay thì dân số trên thế giới từ 1 tỉ người, tăng lên 7 tỉ người. Việc tái sinh có phải trong vòng 200 năm qua đã tăng lên 6 tỉ người mới. Con không biết các người mới trong 6 tỉ này có khác gì 1 tỉ người tái sinh củ. Regards, Nguyễn Thành Hổ |
|||
• Trả lời : | |||
Thư của bạn nêu có 2 vấn đề:
1- Trong vòng 200 năm nay thì dân số trên thế giới từ 1 tỉ người, tăng lên 7 tỉ người. Việc tái sinh có phải trong vòng 200 năm qua đã tăng lên 6 tỉ người mới. 2- Con không biết các người mới trong 6 tỉ này có khác gì 1 tỉ người tái sinh cũ. Giotnangchonnhu xin trao đổi để bạn và chúng ta cùng nhau hiểu rõ về tái sinh theo quan điểm của đạo Phật. 1- Trong vòng 200 năm nay thì dân số trên thế giới từ 1 tỉ người, tăng lên 7 tỉ người. Phải chăng ý bạn muốn thắc mắc rằng từ 1 tỉ tăng lên 7 tỉ mà mỗi người chỉ có 1 “linh hồn” (hay 1 “thần thức” theo quan niệm của các tôn giáo khác) đi tái sanh, vậy 6 tỉ người phát sinh thêm thì lấy ở đâu ra “linh hồn”? Thưa bạn, theo giáo lý của các tôn giáo khác thì con người sau khi chết có “linh hồn” (thần thức) đi tái sanh. Khi chưa chọn cho mình được một nơi tương hợp thì “linh hồn” sống vất vơ ở cây cao bóng cả hay cầu ao giếng nước… dưới dạng thân trung ấm. Trong khi chờ đợi như vậy thì “linh hồn” người quá cố rất là khổ sở, đói khát… và hay phá phách người thân trong gia đình. Vì vậy mới phát sinh ra bao sự rắc rối, phải thỉnh thầy tụng cầu siêu, cầu an rất rình rang tốn kém. Đối với đạo Phật không chấp nhận những quan niệm trên. Đức Phật đã dạy “Chúng sanh là thừa tự của Nghiệp…”. Như vậy chỉ có Nghiệp tương ưng tạo duyên để sinh ra muôn loài hữu tình chứ không có “linh hồn”, “thần thức” nào đi tái sanh cả (hiểu về Nghiệp chúng tôi đã giới thiệu ở câu trả lời trước đây, quý vị vui lòng xem lại). Để hiểu rõ vấn đề này, xin quý vị đọc về “Nhân quả thảo mộc”, một minh chứng cho “Nhân quả con người” vì theo sự thấy biết như thật của bậc đạt tuệ Tam Minh thì nhân quả con người không khác gì nhân quả thảo mộc. Trưởng lão Thông Lạc đã dạy: “NHÂN QUẢ THẢO MỘC: …Theo chữ Hán, nhân có nghĩa là hạt; quả có nghĩa là trái, ghép chung hai từ này lại thành “nhân quả” có nghĩa là “hạt và trái”. “NHÂN QUẢ CON NGƯỜI: …“Nhân quả của con người không khác gì nhân quả của loài thảo mộc, cũng cụ thể, rõ ràng, xác thực. Nó trừu tượng, nhưng không mơ hồ, ảo tưởng, không thiếu chứng thực, không thiếu khoa học. 2- Con không biết các người mới trong 6 tỉ này có khác gì 1 tỉ người tái sinh cũ. Tìm hiểu vấn đề này, chúng ta bắt đầu từ một THẢO MỘC, một CON NGƯỜI để suy diễn. Một cây đu đủ (mẹ) cho ra rất nhiều quả, một quả đu đủ có rất nhiều hạt, mỗi hạt đu đủ gieo mọc lên một cây đu đủ con, rồi các cây đu đủ con lại cho rất nhiều hoa, trái, cây cháu, chắt khác. Trong khi đó cây đu đủ (mẹ) vẫn còn sống. Như vậy, rõ ràng các cây đu đủ con, cháu… là mới nhưng nó vẫn có “nguồn” từ cái cũ (là cây mẹ). Cũng vậy, một người đã tạo duyên tái sanh bằng các Nghiệp thiện ác, nên trong suốt cuộc đời cũng tái sanh ra nhiều chúng sanh khác nhau, có thể là người, có thể là những loài thấp kém hơn tùy thuộc vào nghiệp mình đã tạo nhưng có nhân duyên tương ưng với nhau để chung những hạnh phúc hay khổ đau. Một người hôm nay (cũ) đã tạo ra bao nhiêu tội ác làm khổ mình, khổ người, nhưng ngày mai, do ý thức được những tội lỗi đó, họ ra sức cố công làm lại bằng những hành động thiện mang lại lợi ích cho nhiều người, họ đã trở thành một người khác (mới). Như vậy cái mới và cái cũ của con người tùy thuộc vào hành động của từng người, mỗi người hãy cố gắng trở thành “người mới” ngay trong ngày hôm nay. |
|||
• Hỏi : | |||
Cư sĩ Liên Thiền | |||
- Hà Nội 18/9/2012
Kính Bạch Thầy! Con là Cư sĩ Thích Nữ Liên Thiền. Con có việc xin thầy giải đáp giúp con. Trước kia chồng bệnh chết và rồi cách đây 12 năm con có lấy một người đã có vợ và có 2 cô con gái. Chúng con sống với nhau được 6 năm có với nhau 2 cháu một trai một gái, cháu gái lớn sinh 2001, cháu trai sinh 2004. Đến năm 2006 chúng con chia tay, con nuôi cả 2 cháu đến nay được 6 năm. Còn bố các cháu quay về sống với vợ cả. Do điều kiện cuộc sống nên cách đây 3 tháng con đã đưa cháu trai về sống với bố và mẹ già (vợ cũ). Do gia đình họ không biết Phật pháp nên tại môi trường này cháu đã phát sinh ra tật nói dối & hiện nay cháu biết bao biện những điều sai trái làm con rất bất ngờ vì cháu chỉ là đứa trẻ 8 tuổi. Con xin thầy chỉ dạy cho con, con phải làm sao để chuyển đổi nhân quả cho đứa con trai 8 tuổi của con để cháu được tốt. |
|||
• Trả lời : | |||
Thưa Cư sĩ Liên Thiền, BBT Giotnangchonnhu đọc lá thư của Cư sĩ kể lại hoàn cảnh éo le, nỗi buồn lo lắng, khát vọng thiết tha của mình khiến chúng tôi cũng mủi lòng xúc động, cảm thông.
Chúng tôi xin có mấy lời chia sẻ cùng Cư sĩ: 1- Hoàn cảnh gia đình: Cư sĩ cần hiểu rõ tri kiến nhân quả để bình tĩnh vượt qua những hoàn cảnh đầy éo le, bất trắc. Đức Trưởng lão đã dạy đời sống gia đình vợ chồng, con cái là một chùm nhân quả nợ vay, vay trả rất công bằng, vay thì phải trả. 2- Nỗi buồn lo lắng: Nếu Cư sĩ cứ nuôi nỗi buồn day dứt trong lòng, chắc chắn không giải quyết được vấn đề gì. Cư sĩ là người đã biết Phật pháp, nếu có thể thì nên đón cháu trai về với mình để tiện bề dạy dỗ là tốt nhất (vì gia đình bố và mẹ già cháu không biết Phật pháp), từ đó cháu sẽ có cơ hội để tự mình chuyển hóa thành người đạo đức. 3- Khát vọng thiết tha: …“con phải làm sao để chuyển đổi nhân quả cho đứa con trai 8 tuổi của con để cháu được tốt?” |
|||
• Hỏi : | |||
Thích Lục Vấn | |||
- Câu hỏi trước của tôi vẫn chưa có lời đáp, nhưng tôi rất hoan hỷ kiên trì chờ đợi. Với tính thích hỏi, nay tôi xin hỏi thêm:
Trong bài "Tại sao chúng Ta đến thế giới này?" của Viên Hạnh có đoạn sau: "Ai cũng biết, Nghiệp được tạo tác bởi hành động, hành động xuất phát từ ba nơi Thân, Khẩu, Ý của mỗi người. Mỗi hành động dù thiện, dù ác, hay không thiện không ác đều có nguyên nhân và dẫn đến kết quả riêng của nó, tức là Nghiệp. Như vậy chúng ta (ta) được sanh ra từ cái “bào thai Hành Động” tức là “Nghiệp” hay còn gọi là “Nhân Quả”. Xin quý vị nói rõ hơn về Nghiệp và Luân hồi (Nhân Quả). |
|||
• Trả lời : | |||
Thưa bạn Thích Lục Vấn, câu hỏi này của bạn đã được Trưởng lão Thích Thông Lạc giảng dạy như sau, mời bạn và quý độc giả cùng đọc:
“Chúng tôi là những người tu theo Phật giáo thì phải trả lời đúng nghĩa của Phật giáo. Đức Phật dạy: “Con người thừa tự Nghiệp”. Vậy nghiệp là gì? Nghiệp là do các hành động vô minh của các duyên hợp và các duyên tan trong môi trường sống tạo thành, nên các hành duyên hợp và các hành duyên tan trong môi trường nó là chủ thể tạo tác ra nghiệp, nhưng các hành duyên hợp và các hành duyên tan trong môi trường sống là pháp vô thường, còn nghiệp là những từ trường do những hành động thiện ác của các duyên hợp và các duyên tan trong môi trường sống tương ưng với những hành động vô minh thiện ác của môi trường sống mà tiếp tục tái sanh luân hồi nên gọi là duyên hợp. Nghiệp tiếng Phạn là Karma có nghĩa là những việc làm hằng ngày của một con người do thân, miệng, ý tạo tác thiện hay ác. Từ hành động tạo tác thiện ác đó mà con người cảm thụ được hạnh phúc an vui hay phiền não đau khổ. Sự cảm thụ được hạnh phúc an vui hay phiền não đau khổ, đó gọi là Nghiệp nhân. Nghiệp nhân được huân tập hằng ngày nghĩa là mỗi ngày được tăng thêm sự phiền não đau khổ hay hạnh phúc an vui. Sự phiền não đau khổ hay hạnh phúc an vui được tăng lên thì gọi là Nghiệp lực. Nghiệp lực có một sức hút rất mạnh. Ví dụ: Khi vừa nghe người khác mạt sát nói xấu mình tức thì nghiệp sân của mình phát khởi rất nhanh. Sự phát khởi rất nhanh của tâm sân gọi là nghiệp lực còn gọi là sức hút của nghiệp sân. Sức hút của nghiệp sân gọi là từ trường, nó cũng giống như từ trường của nam châm. |
|||
• Hỏi : | |||
Thích Lục Vấn | |||
- Tôi muốn tìm hiểu cho rõ ràng về Phật Giáo và Phật Pháp, tôi đã tìm đọc những khái niệm này trong Wikipedia, website Đại tạng kinh Việt Nam và một số trang web khác nhưng sự giải thích ở các trang này không làm tôi thỏa mãn.
Vậy mong được quý vị giải thích rõ thêm để tôi hiểu kỹ và có niềm tin đúng đắn về Phật giáo và Phật pháp. Tôi xin cảm ơn. |
|||
• Trả lời : | |||
Thưa bạn Thích Lục Vấn, câu hỏi của bạn đã được đạo hữu Nhật Minh trả lời, giotnangchonnhu xin trích dẫn (một đoạn) để bạn và quý độc giả cùng đọc:
... "1- Đạo Phật là gì? Một ý nghĩa khác: Phật là một con người bằng xương bằng thịt đã xuất hiện trên hành tinh này (vào khoảng năm 623 TCN). Ngài có tên là Siddhattha Gotama (Sĩ-đạt-ta Cồ Đàm), cha Ngài là Quốc vương Tịnh Phạn (thuộc dòng họ Thích-ca), mẹ là Hoàng hậu Ma Da. Quê hương của Ngài nằm ở phía Đông Bắc Ấn Độ với thủ phủ là thành Kapilavastu (Ca-tỳ-la-vệ). Khác hẳn với những danh khác được gọi là Phật quá khứ như: Tỳ-bà-thi, Thi-khí, Tỳ-xá-bà, Câu-lâu-tôn, Câu-na-hàm, Ca-diếp, A-di-đà; hay Phật tương lai như Di-lặc, nhưng tất cả những vị này không có ai biết cụ thể các ngài sinh ra ở đâu? Vào thời gian nào? Cha mẹ là ai v.v… Tóm lại, Đạo Phật là Con đường Trí tuệ (Giác ngộ, Giải thoát), được đức Phật Thích-ca tự tu hành chứng ngộ và khai mở..." Vì ý kiến trả lời dài, mời quý độc giả và bạn Lục Vấn xem tiếp tại đây: |
|||
• Hỏi : | |||
Thích Lục Vấn | |||
- Trong lá thư của quý Tăng Ni về giảng dạy thuyết Tiến Hóa, đã dẫn một câu nói của đức Đạt Lai Lạt Ma: “Nếu phân tích khoa học có kết luận nào cho thấy luận cứ nào trong Đạo Phật là sai, thì chúng ta phải chấp nhận các khám phá của khoa học, và phải rời bỏ luận cứ đó, hay phải xem luận cứ đó chỉ như là một ẩn dụ.”
(Trích trong bài: Lá thư tu sĩ Phật giáo - Thích Nguyên Giác - TV Hoa Sen) Tôi muốn tìm hiểu thêm về sự liên quan giữa Khoa học và Phật giáo, vậy theo giotnangchonnhu có quan điểm như thế nào về vấn đề này? |
|||
• Trả lời : | |||
Chào bạn Thích Lục Vấn, câu hỏi của bạn rất thực tế. Chúng tôi thấy đạo hữu Tâm Hành đã trả lời bạn trong phần "Ý kiến độc giả" (TVHS), xin dẫn lại ra đây để bạn và quý độc giả cùng tìm hiểu.
“Nếu phân tích khoa học có kết luận nào cho thấy luận cứ nào trong Đạo Phật là sai, thì chúng ta phải chấp nhận các khám phá của khoa học, và phải rời bỏ luận cứ đó, hay phải xem luận cứ đó chỉ như là một ẩn dụ.” Hãy thận trọng suy nghĩ lời này của Dalai Lama. Nếu khoa học chứng minh được "luận cứ nào trong đạo Phật là sai", điều này không thể xảy ra được. Nếu điều này xảy ra, chỉ có thể đối với những "luận cứ"giả danh đạo Phật. Nếu điều này xảy ra, đạo Phật không còn gọi là đạo trí tuệ được nữa. Dù khoa học có tiến bộ đến mức nào vẫn chỉ nằm trong giới hạn của không gian và thời gian chật hẹp bởi giới hạn của trí tuệ phàm phu. Trí tuệ của Phật và các bậc Vô Lậu không thể nghĩ bàn, khoa học không thể, hoặc còn lâu lắm mới mon men đến gần chân tháp trí tuệ Phật. Những "luận cứ" mà đức Phật và các Bậc Thánh Vô Lậu đưa ra là vừa đủ để con người hiểu và hành giải thoát. Do vậy đạo chân chánh không phải "rời bỏ" một luận cứ nào. Tuy nhiên, có khá nhiều "luận cứ" giả danh đạo Phật thì phải bỏ đi, người Phật tử phải thông minh mà chọn lựa. Còn "khoa học về tiến hóa" là vấn đề mà đức Phật không lưu ý dạy chúng ta. Bởi đạo Phật mục đích không phải đi tìm tòi hay chứng minh lịch sử nguồn gốc của loài người và muôn loài. Sự hiểu biết của phàm phu còn giới hạn, nếu đưa ra vấn đề này sẽ gây tranh luận muôn thuở không bao giờ dứt. Người Phật tử hiểu biết hãy lo toan tìm hiểu ngay chính mình trong hiện tại, đừng đi xa lan man với những điều không ích lợi cho hành trì Phật pháp. Giotnangchonnhu xin dẫn thêm lời dạy của Trưởng lão Thích Thông Lạc để quý độc giả rộng đường suy ngẫm: "Khoa học không có Đạo Đức là khoa học tiêu diệt loài người, Tôn giáo mà không Khoa Học là Tôn giáo mê tín, tạo thần quyền lừa đảo con người”. |
|||
• Hỏi : | |||
Ronald Trương | |||
- Kính thưa quý vị,
Tiền nhân có dạy rằng: ĂN TRÁI NHỚ NGƯỜI TRỒNG CÂY, có nghĩa là chỉ có con người giúp con người, chỉ có con người san sẻ với con người, chỉ có con người nhường cơm sẻ áo với con người, chỉ có con người hi sinh cho con người, và dĩ nhiên, cũng có con người vì lòng tham lam ích kỷ hại con người và lợi dụng lòng hảo tâm của con người. Tuyệt đối, chả có thần thánh nào cứu giúp hay trừng phạt con người cả. Vì vậy, khi bạn bị tai ương, bạn phải nhớ ơn người giúp bạn, nhớ ơn bác sĩ đã trị bịnh cho bạn, cha mẹ tận tụy, hi sinh hết cuộc đời cho bạn, bạn nên tri ân họ và nhất là những ân nhân vô danh đã dạy bạn học hành và tạo ra việc làm cho bạn. Bạn hãy nhớ ơn những người đã giúp bạn. Bạn may mắn hơn tiền nhân, được sống trong thời đại văn minh, được học hành mở mang trí tuệ, vì vậy, bạn đừng bao giờ đi van xin, cầu nguyện, tạ ơn Chúa, Phật, thần, thánh vu vơ nữa bạn ạ! Vì u mê, mê muội, bạn bị người ta lợi dụng. Bạn có biết không? Có người hỏi Phật Thích Ca rằng: - Thưa Tôn giả Gotama, có phải tôi làm cho tôi khổ không? - Không phải vậy. - Thưa Tôn giả Gotama, như vậy có phải người khác làm cho tôi khổ không? - Không phải vậy. - Vậy ai là người làm cho tôi khổ, thưa Tôn giả Gotama? - 12 nhân duyên đó vậy. Bạn muốn biết câu trả lời trên? Mời bạn vào giotnangchonnhu.org hay nguyenthuy chonnhu.net, hay chonnhu.net, sẽ trả lời chi li cho bạn qua 12 CỬA VÀO ĐẠO của ngài A-la-hán Thích Thông Lạc. |
|||
• Trả lời : | |||
Duyên do đạo hữu Ronald Trương đưa ra "12 Nhân Duyên" và sách "Mười Hai Cửa Vào Đạo" của Trưởng lão Thích Thông Lạc, chúng tôi xin gợi dẫn thêm mấy ý để quý độc giả suy ngẫm và trao đổi. Về 12 Nhân duyên có các luận cứ sau:
I- Theo kinh sách Bắc tông, Nam tông và cả tạng kinh Nikàya đều đã dạy 12 nhân duyên như sau; 1. Vô Minh duyên Hành; 2. Hành duyên Thức; 3. Thức duyên Danh Sắc; 4. Danh Sắc duyên Lục Nhập; 5. Lục Nhập duyên Xúc; 6. Xúc duyên Thọ; 7. Thọ duyên Ái; 8. Ái duyên Thủ; 9. Thủ duyên Hữu; 10. Hữu duyên Sanh; 11. Sanh duyên Ưu Bi, Già, Chết; 12. Ưu Bi, Già, Chết ---> Vô Minh. II- Theo kinh sách (mà chúng tôi hiểu) Trưởng lão dạy 12 Nhân duyên như sau: 1. Vô Minh duyên Hành; 2. Hành duyên Nghiệp; 3. Nghiệp duyên Danh Sắc; 4. Danh Sắc duyên Lục Nhập; 5. Lục Nhập duyên Xúc; 6. Xúc duyên Thọ; 7. Thọ duyên Ái; 8. Ái duyên Hữu; 9. Hữu duyên Thủ; 10. Thủ duyên Sanh; 11. Sanh duyên Ưu Bi, Già, Chết; 12. Ưu Bi, Già, Chết ---> Vô Minh. Như vậy có hai quan điểm về 12 Nhân duyên như đã nêu trên. Chúng ta thấy có sự khác nhau: Quý độc giả suy ngẫm, tìm hiểu xem cách nào gần gũi, phù hợp với lời Phật dạy hơn? Rất mong quý vị góp ý, trình bày quan điểm của mình để chúng ta cùng nhau hiểu biết. |
|||
• Hỏi : | |||
hoahongtrang0576@yahoo.com | |||
- Trong cuộc sống lá lành đùm lá rách, một cử chỉ rất cao đẹp của người Việt Nam, tôi rất quý. Ở quê tôi có một số người còn rất khổ mà lại mang bệnh nan y không biết ra đi lúc nào, tôi muốn chia sẻ cùng họ nhưng vì hoàn cảnh tôi cũng còn khổ lắm, tôi nghĩ mình cũng một phần nào thôi. Tôi muốn có nhiều người có tấm lòng từ bi cùng chia sẻ, nên tôi mạo muội xin chỉ giúp cho tôi những tấm lòng từ bi và những tổ chức từ thiện để giúp họ một miếng khi đói bằng một gói khi no. Sau khi tôi lo cho con tôi ăn học nên người, tôi sẽ nguyện san sẻ phần nào để giúp cho những người nghèo hơn mình, nên khi mình còn sống nên mở tấm lòng mình ra. Tôi xin chân thành biết ơn.
Nam mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật, Nam mô Bổn Sư Thích Thông Lạc. |
|||
• Trả lời : | |||
Tâm tư cùng bạn hoahongtrang, chúng tôi rất trân quý và tán thán tấm lòng từ bi của bạn, bạn muốn chia sẻ, gánh vác những nỗi thương đau cuộc sống với mọi người, nhưng lực bất tòng tâm. Dù sao, tấm lòng tốt đẹp của bạn rất đáng để mọi người lưu tâm.
Mong muốn quý vị độc giả có thể chỉ giúp cho hoahongtrang biết “những tấm lòng từ bi và những tổ chức từ thiện để giúp đỡ” người đang gặp hoàn cảnh khó khăn nơi quê hương của hoahongtrang. Vì việc này nằm ngoài khả năng của chúng tôi, nên chúng tôi cầu sự hỗ trợ của quý vị. Xin cảm ơn. Hoahongtrang thông cảm với chúng tôi nhiều nhé. Chào bạn. Giotnangchonnhu. |
|||
• Hỏi : | |||
hoahongtrang0576@yahoo.com | |||
- Tôi muốn hỏi mình có thể biết được kiếp trước và kiếp sau của mình không? Và làm sao để biết?
|
|||
• Trả lời : | |||
1- Có thể biết được kiếp trước và kiếp sau của mình không?
Thưa bạn, không chỉ một mình bạn mà tất cả mọi người, ai cũng đều có thể biết được kiếp trước và kiếp sau của mình nếu người đó muốn. Không những biết kiếp trước của mình mà còn thấy biết những kiếp trước hoặc tương lai của người khác, những chúng sanh khác nữa. 2- Và làm sao để biết? Muốn biết được, hẳn nhiên là phải hoàn mãn con đường Giới – Định – Tuệ như đức Phật và đức Trưởng Lão đã hoàn mãn. |
|||
• Hỏi : | |||
Một Phật tử ở Mỹ | |||
- 1 - “Thầy Thông Lạc dạy rằng không có Niết Bàn, chỉ có trạng thái Niết Bàn”?
|
|||
• Trả lời : | |||
Xin quý phật tử hiểu lại cho rõ lời Đức Phật dạy: “…Có Niết Bàn, có con đường đưa đến Niết Bàn và có Ta là người chỉ đường. Nhưng trong các đệ tử được Ta thuyết giảng, chỉ một số ít chứng đắc cứu cánh, một số khác thì không. Ta biết làm gì được? Ta chỉ là người chỉ đường…”
Đức Trưởng Lão cũng dạy y vậy không sai khác. Cho nên câu hỏi: “Thầy dạy rằng không có Niết Bàn…” là đặt sai vấn đề. Câu hỏi đúng phải là: Thầy dạy rằng không có CẢNH GIỚI Niết Bàn, chỉ có TRẠNG THÁI Niết Bàn. Niết Bàn Phật dạy cũng như Niết Bàn Trưởng Lão dạy là một trạng thái thật có của con người. Đó là trạng thái tâm BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC, VÔ SỰ. (giotnangchonnhu) |
|||