Paṭisambhidāmagga là tựa đề của tập Kinh thứ mười hai thuộc Tiểu Bộ. Chúng tôi đề nghị từ dịch tương đương của tiếng Việt là Phân Tích Đạo. Magga (Đạo) ở đây có nghĩa là đường lối, cách thức, nghệ thuật, phương pháp. Về từ Paṭisambhidā (Phân Tích), chúng tôi ghi nhận đây là danh từ, có cấu trúc như sau:paṭi+sam+√bhid+ā với nghĩa nôm na là “sự chia chẻ toàn diện về một vấn đề nào đó.” “Vấn đề” ở đây là một số giáo lý quan trọng của Phật Giáo và “sự chia chẻ toàn diện” là nghệ thuật phân tích được đề cập về bốn khía cạnh: về ý nghĩa, kết quả, hiệu quả (attha), về pháp, nguyên nhân, giáo lý, sự việc (dhamma), về ngôn từ, tên gọi (nirutti), và về phép biện giải, sự sáng suốt về vấn đề (paṭibhāna).
Chú Giải của tập Kinh này có tên là Saddhammappakāsinī. Bài kệ mở đầu của tập Chú Giải này cho chúng ta biết được tác giả của Paṭisambhidāmagga là ngài Sāriputta (PṭsA. 1, 01). Và bài kệ kết thúc xác nhận tập Chú Giải Saddhammappakāsinī được thực hiện do công của vị trưởng lão tên là Mahābhidhāna ở tại một liêu phòng đã được xây dựng bởi viên quan đại thần tên Uttaramantī thuộc tu viện Mahāvihāra (Tích Lan), và thời điểm được ghi nhận là ba năm sau ngày băng hà của đức vua Moggallāna (PṭsA. 2, 703-704), tính ra ở vào khoảng đầu thể kỷ thứ 6 sau Tây Lịch. Vì ‘abhidhāna’ là từ đồng nghĩa của ‘nāma’ nên tác giả của tập Chú Giải này được mặc nhiên công nhận là vị Mahānāma. Học Giả G. P. Malalasekera, trong tài liệu nghiên cứu The Pāli Literature of Ceylon (Nền văn học Pāli của xứ Tích Lan), còn xác định rằng vị Mahānāma này cũng chính là tác giả của bộ sử thi Mahāvaṃsa của nước Sri Lanka (trang 141).
Về nội dung, tập Kinh Paṭisambhidāmagga - Phân Tích Đạo gồm có ba Phẩm (vagga): Phẩm Chính Yếu (Mahāvagga), Phẩm Kết Hợp Chung (Yuganaddhavagga), và Phẩm Tuệ (Paññāvagga). Mỗi phẩm gồm có mười bài giảng (kathā) của mười đề tài khác nhau được trình bày chi tiết và được phân tích theo nhiều khía cạnh, không những về phương diện giáo lý căn bản mà còn đề cập đến phương pháp thực hành trong công việc tu tập nữa. Trong quá trình in ấn, tập Kinh Paṭisambhidāmagga - Phân Tích Đạo được phân làm hai: Tập Một trình bày chỉ một Phẩm Chính Yếu (Mahāvagga) nhưng lại có số lượng trang gấp đôi, còn lại Phẩm Kết Hợp Chung (Yuganaddhavagga), và Phẩm Tuệ (Paññāvagga) được xếp vào Tập Hai. Mở đầu Phẩm Chánh Yếu là phần Tiêu Đề (Mātikā) giới thiệu về 73 loại trí từ Phàm đến Thánh, trong số đó đặc biệt sáu loại trí cuối cùng chỉ dành riêng cho đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác mà không phổ biến đến các vị Thinh Văn. Các trí này được giải thích ở phần Giảng về Trí (Ñāṇakathā) kế tiếp. Theo sự hiểu biết của chúng tôi, sự liệt kê đầy đủ về 73 loại trí này chỉ có riêng ở tập Kinh Paṭisambhidāmagga - Phân Tích Đạo mà không được tìm thấy ở nơi nào khác thuộc Tam Tạng Pāḷi. Riêng phần Giảng về Trí này đã chiếm hết một nửa nội dung của Tập Một, nghĩa là một phần ba của toàn bộ tập Kinh Paṭisambhidāmagga - Phân Tích Đạo. Chín chủ đề còn lại giảng giải về các quan điểm sai trái (diṭṭhi), về niệm hơi thở vào hơi thở ra (ānāpānasati), về các quyền (indriya), về sự giải thoát (vimokkha), về cõi tái sanh (gati), về nghiệp (kamma), về sự lầm lạc (vipallāsa), về Đạo (magga), và về tịnh thủy nên được uống (maṇḍapeyya).
Sự trình bày và giảng giải ở tập Kinh Paṭisambhidāmagga - Phân Tích Đạo này chi tiết hơn và có nhiều điểm khác biệt so với các tập Kinh khác. Đặc biệt, đối với các độc giả chuyên chú về tu tập thiền Chỉ Tịnh và Minh Sát, tập Kinh này có nhiều tư liệu giúp cho quý vị vững tin hơn trong việc thực hành và không còn có sự lầm lẫn hoặc phân biệt về hai phương pháp tu tập hầu tránh khỏi những sự phân vân hay tranh luận không cần thiết. Có một số lời giảng về các pháp phát sanh trong lúc tu tập về thiền xét ra rất cần thiết và bổ ích cho các hành giả đang chuyên chú tầm cầu mục đích cao thượng. Đánh giá về nội dung của tập Kinh này, có quan điểm cho rằng tập Kinh Paṭisambhidāmagga - Phân Tích Đạo có thể được xem như là một tập sách giáo khoa về Phật học của truyền thống Theravāda.
Xét về hình thức, tập Kinh Paṭisambhidāmagga - Phân Tích Đạo được ghi lại ở thể văn xuôi, rải rác có một số bài kệ được xen vào. Tuy nhiên, do hình thức trình bày với Các Tiêu Đề (Mātikā) ở phần mở đầu và có sự tương tợ về phương thức lý luận nên đã có quan điểm cho rằng tập Kinh Paṭisambhidāmagga - Phân Tích Đạo này nên được xếp vào Tạng Vi Diệu Pháp (Abhidhammapiṭaka), thay vì Tiểu Bộ thuộc Tạng Kinh. Ngược lại, cũng có ý kiến cho rằng tập Kinh Paṭisambhidāmagga - Phân Tích Đạo đã được sắp xếp vào Tiểu Bộ thuộc Tạng Kinh cũng có thể vì có chứa đựng một số bài kinh được bắt đầu với những câu văn quen thuộc: “Evaṃ me sutaṃ: Ekaṃ samayaṃ ...” (Tôi đã được nghe như vầy: Một thời, ...).
Về khía cạnh dịch thuật, có một số điểm cần được nêu lên như sau: Bản dịch này đã được chúng tôi hoàn tất vào cuối năm 2005 nhưng e ngại không dám phổ biến vì có nhiều nghi vấn chưa được giải quyết xong. Điều khó khăn chủ yếu cho chúng tôi khi ghi lại tiếng Việt cho tập Kinh này là việc sử dụng văn tự để mô tả các pháp vô hình vô tướng không thể dùng năm giác quan để quan sát, mà chỉ dùng kiến thức hạn hẹp và sự tu tập thấp thỏi để liên hệ và miêu tả lại. Thêm vào đó, việc dùng trí tuệ phàm nhân để diễn tả lại pháp đắc chứng của các bậc Thánh là điều có thể gọi là hồ đồ; vì thế chúng tôi chỉ cố gắng căn cứ vào văn tự và viết lại tiếng Việt theo khả năng hiểu biết về văn phạm của mình. Điều không thể tránh khỏi là những sai sót xảy ra do nguyên nhân này không hẳn là ít. Một điểm khó khăn khác là phải chọn lựa từ dịch Việt cho một số từ vựng có ý nghĩa rất gần gũi với nhau, vấn đề quan trọng là việc chọn lựa ấy phải được thống nhất và phù hợp với nhiều ngữ cảnh xuyên suốt toàn bộ tập Kinh; điều này cũng gây ra cho chúng tôi nhiều sự lúng túng và đã để lại nhiều điểm vụng về trong lời dịch Việt của tập Kinh này. Có lời đề nghị rằng: “Sau khi hoàn tất bản dịch, nên quên đi câu văn Pāḷi và trau chuốt lại theo cấu trúc của tiếng Việt;” vấn đề không đơn giản như vậy, vì sau khi được trau chuốt lại câu văn tiếng Việt mới này lại gợi lên nhiều cách diễn giải khác nữa và xét ra lại xa rời với văn bản gốc Pāḷi do việc hoán chuyển nhiệm vụ của các loại tự và vị trí các nhóm từ ở trong câu. Thật ra, mục tiêu của chúng tôi là cố gắng hiểu đúng văn bản Pāḷi và tạo điều kiện cho người khác hiểu được như thế, chúng tôi không đủ sức để vươn đến các tiêu chuẩn cao hơn đối với công việc phiên dịch các văn bản cổ ngữ của Ấn Độ. Một số sai sót trong quá trình phiên dịch đương nhiên không thể tránh khỏi, chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về trình độ yếu kém. Về mọi trường hợp, nếu có những đoạn văn nào kém phần chính xác hoặc không rõ nghĩa, xin quý vị tham khảo văn bản Pāḷi để hiểu được ý nghĩa của lời Phật dạy một cách tận tường.
Về kỷ thuật trình bày, tập Kinh Song Ngữ Pāḷi Việt này của chúng tôi được trình bày theo khuôn mẫu Tam Tạng Pāḷi-Sinhala, ấn bản Buddha Jayanti Tripitaka của nước Sri Lanka (Tích Lan). Văn bản Pāḷi-Roman được trình bày ở đây đã được chúng tôi phiên âm lại từ văn bản Pāḷi-Sinhala của bộ Tam Tạng nói trên và đã cố gắng giữ đúng theo số trang của văn bản gốc để tiện việc đối chiếu so sánh. Ở phần thư mục từ đặc biệt, các số trang trích lục đã được chúng tôi kiểm tra lại và bổ túc thêm. Riêng về phần Phụ Chú, trước đây chính là những cước chú đã được chúng tôi ghi lại trong quá trình phiên dịch nhưng do việc không thể trình bày trong khuôn khổ của trang Kinh bị hạn chế nên một số cước chú đành phải được tách ra và xếp thành mục Phụ Chú. Một đôi nơi lời dịch không tương ứng với văn bản Pāḷi vì các lý do sau: một số từ đã được dịch theo Chú Giải để ý nghĩa được rõ ràng, một số phần trùng lặp đã được giản lược nhiều hơn so với văn bản gốc, các phần trùng lặp này được ghi lại bằng nhiều ký hiệu ...(như trên)..., ...(nt)..., hoặc ..., nhưng đều có giá trị giống nhau. Nhân đây, chúng tôi cũng xin thành tâm tán dương công đức của Ven. Mettāvihārī đã hoan hỷ cho phép chúng tôi sử dụng văn bản đã được phiên âm sẵn đang phổ biến trên mạng internet. Điều này đã tiết kiệm cho chúng tôi nhiều thời gian và công sức trong việc nhận diện mặt chữ và đánh máy; tuy nhiên việc kiểm tra đối chiếu lại với văn bản chánh cũng đã chiếm khá nhiều thời gian.
Trước khi chấm dứt, chúng tôi xin thành kính tri ân về sự nhiệt tâm khích lệ và hỗ trợ của Quý Ngài Trưởng Lão: Ven. Devahandiye Paññāsekara Nāyaka Mahāthera đã quan tâm tạo điều kiện thuận tiện cho chúng tôi về mọi mặt cũng như đã cung cấp cho chúng tôi những văn bản Sinhala quan trọng, Ven. Kirama Wimalajothi Nāyaka Mahāthera trong cương vị giám đốc Buddhist Cultural Centre đã khuyến khích và dành cho chúng tôi mọi ưu tiên về việc in ấn, Ven. Giác Chánh Mahāthera đã nhiệt tâm khuyến khích, chỉ bảo, và vận động cho Công Trình Ấn Tống Tam Tạng Song Ngữ Pāḷi Việt về nhiều mặt. Không thể quên không đề cập đến sự nhiệt tình khích lệ và góp ý của hai vị Đại Đức Tâm Quang và Đại Đức Dhammapālo (Trần Văn Tha); trong những công việc có tính cách dài hạn, chính những sự hỗ trợ về tinh thần mới là điều kiện quan trọng để duy trì tâm lực. Nhân đây, chúng tôi cũng xin thành tâm ghi nhận công đức của các vị sau đây: Ông B. N. Jinasena, Thư Ký chánh văn phòng của Bộ Tôn Giáo Sri Lanka, Ông B. Nandasiri, quản trị viên của Buddhist Cultural Centre, phụ trách nhà sách chi nhánh tại Baudhaloka Mawatha - Colombo 07, Ông Palita Liyanage quản trị viên phụ trách ấn loát của Buddhist Cultural Centre đã hướng dẫn và giúp đỡ cho chúng tôi trong mọi công việc về in ấn, và các nhân viên nhà in của trung tâm đã dành mọi ưu tiên về kỹ thưật cũng như đã phối trí thời gian cho công việc ấn tống tập Kinh này được hoàn tất nhanh chóng. Trước khi chấm dứt, chúng tôi thành tâm tùy hỷ và tán dương công đức của các thí chủ đã nhiệt tâm đóng góp tài chánh cho việc ấn tống tập Kinh Paṭisambhidāmagga - Phân Tích Đạo này được thành tựu, mong sao phước báu Pháp thí này luôn dẫn dắt quývị vào con đường tu tập đúng theo Chánh Pháp, thành tựu Chánh Trí, chứng ngộ Niết Bàn, không còn luân hồi sanh tử nữa.
Cuối cùng, ngưỡng mong phước báu phát sanh trong công việc soạn thảo và ấn tống tập Kinh này được thành tựu đến thầy tổ, song thân, và tất cả chúng sanh trong tam giới. Nguyện cho hết thảy đều được an vui, sức khỏe, có trí tuệ, và tinh tấn tu tập ngõ hầu thành đạt cứu cánh giải thoát, chấm dứt khổ đau.
Kính bút,
ngày 31 tháng 12 năm 2006
Tỳ Khưu Indacanda (Trương đình Dũng)
--ooOoo--
PṭsA. : Paṭisambhidāmaggapakaraṇa-Aṭṭhakathā (PTS) - Chú Giải Phân Tích Đạo.
ND : Chú thích của Người Dịch.
nt : như trên
PTS : Nhà Xuất Bản Pali Text Society (Anh Quốc)
Sđd. : Sách đã dẫn
Paṭisambhidāmagga là tựa đề của tập Kinh thứ mười hai thuộc Tiểu Bộ. Chúng tôi đề nghị từ dịch tương đương của tiếng Việt là Phân Tích Đạo. Chú Giải Saddhammappakāsinī cho chúng ta biết được tác giả của Paṭisambhidāmagga là ngài Sāriputta (PṭsA. 1, 01). và tập Chú Giải Saddhammappakāsinī này đã được thực hiện bởi vị trưởng lão Mahābhidhāna (còn gọi là Mahānāma) tại một liêu phòng thuộc tu viện Mahāvihāra (Tích Lan) vào khoảng đầu thể kỷ thứ 6 sau Tây Lịch (PṭsA. 2, 703-704).
Tập Kinh Paṭisambhidāmagga - Phân Tích Đạo gồm có ba Phẩm (vagga): Phẩm Chính Yếu (Mahāvagga), Phẩm Kết Hợp Chung (Yuganaddhavagga), và Phẩm Tuệ (Paññāvagga). Mỗi phẩm gồm có mười bài giảng (kathā) của mười đề tài khác nhau, tổng cộng là ba mươi đề tài. Trong quá trình in ấn, tập Kinh Paṭisambhidāmagga - Phân Tích Đạo được phân làm hai: Tập Một trình bày Phẩm Chính Yếu (Mahāvagga) và Tập Hai gồm có Phẩm Kết Hợp Chung (Yuganaddhavagga) và Phẩm Tuệ (Paññāvagga).
Phẩm Kết Hợp Chung (Yuganaddhavagga) gồm có mười đề tài theo thứ tự là các phần giảng về:
- Thiền Chỉ Tịnh và Minh Sát (Yuganaddhakathā),
- Chân Lý (Saccakathā),
- Các Chi Phần đưa đến Giác Ngộ (Bojjhaṅgakathā),
- Tâm Từ (Mettākathā),
- Sự Ly Tham Ái (Virāgakathā)
- Sự Phân Tích (Paṭisambhidākathā),
- Việc chuyển vận Bánh xe Chánh Pháp (Dhammacakkakathā),
- Tối Thượng ở Thế Gian (Lokuttarakathā),
- Lực (Balakathā),
- và Không Tánh (Suññatākathā).
Phẩm Tuệ (Paññāvagga) gồm có mười đề tài giảng về:
- Tuệ (Paññākathā),
- Thần Thông (Iddhikathā),
- Sự Lãnh Hội (Abhisamayakathā),
- Sự Viễn Ly (Vivekakathā),
- Hành Vi (Cariyākathā),
- Phép Kỳ Diệu (Pāṭihāriyakathā),
- Các Pháp Đứng Đầu được Tịnh Lặng (Samasīsikathā ),
- Sự Thiết Lập Niệm (Satipaṭṭhānakathā),
- Minh Sát (Vipassanākathā),
- và Các Tiêu Đề (Mātikākathā).
Ở Paṭisambhidāmagga - Phân Tích Đạo Tập Hai này xét ra có phần phong phú hơn Tập Một vì trình bày đến hai mươi đề tài. Nhìn lướt qua những đề tài kể trên xét ra không có gì mới lạ đối với các hàng học giả học Phật, nhưng chính ở trong những Giáo lý xem chừng đã quen thuộc ấy có xen lẫn những điều mới lạ về phương diện học thuyết lẫn thực hành; chúng tôi sẽ không đi vào cụ thể và để cho độc giả tự khám phá ra những điều hay ý lạ đang ẩn tàng trong văn tự của Tập Kinh này. Có thể có những đoạn văn tiếng Việt sẽ không làm hài lòng quý độc giả, xin quý vị tham khảo thêm ở văn bản Pāḷi. Tuy nhiên, chúng tôi có sự nhận xét rằng những đoạn văn nào chúng tôi dịch có sự lủng củng lại chính là những đoạn văn có chứa đựng những giáo lý vượt tầm hiểu biết của chúng tôi, vì thế đối với những đoạn văn ấy nếu không nắm được văn bản Pāḷi xin quý vị đừng diễn giải theo tư kiến vì sẽ bị lệch xa vấn đề. Nói tóm lại, dẫu không được thỏa mãn với một số đoạn văn dịch của chính mình nhưng bản thân của chúng tôi cũng có được sự hoan hỷ về công sức và thời gian đã bỏ ra cũng như sự nỗ lực hết mình cho công việc ấn tống tập Kinh này được tốt đẹp.
Một lần nữa, chúng tôi thành tâm tùy hỷ và tán dương công đức của các thí chủ đã nhiệt tâm đóng góp tài chánh cho việc ấn tống tập Kinh Paṭisambhidāmagga - Phân Tích Đạo này được thành tựu, mong sao phước báu Pháp thí này luôn dẫn dắt quývị vào con đường tu tập đúng theo Chánh Pháp, thành tựu Chánh Trí, chứng ngộ Niết Bàn, không còn luân hồi sanh tử nữa.
Cuối cùng, ngưỡng mong phước báu phát sanh trong công việc soạn thảo và ấn tống tập Kinh này được thành tựu đến thầy tổ, song thân, và tất cả chúng sanh trong tam giới. Nguyện cho hết thảy đều được an vui, sức khỏe, có trí tuệ, và tinh tấn tu tập ngõ hầu thành đạt cứu cánh giải thoát, chấm dứt khổ đau.
Kính bút,
ngày 05 tháng 01 năm 2007
Tỳ Khưu Indacanda (Trương đình Dũng)
--ooOoo--
PṭsA. : Paṭisambhidāmaggapakaraṇa-Aṭṭhakathā (PTS) - Chú Giải Phân Tích Đạo.
ND : Chú thích của Người Dịch.
nt : như trên
PTS : Nhà Xuất Bản Pali Text Society (Anh Quốc)
Sđd. : Sách đã dẫn
Kính lễ đức Thế Tôn, bậc A-la-hán, đấng Chánh Biến Tri!
1. Tuệ (paññā) về sự ghi nhận ở tai là trí (ñāṇaṃ) về yếu tố tạo thành điều đã được nghe.
2. Sau khi đã nghe, tuệ về sự thu thúc là trí về yếu tố tạo thành giới.
3. Sau khi đã thu thúc, tuệ về sự tập trung là trí về yếu tố tạo thành việc tu tập định.
4. Tuệ về việc nắm giữ duyên là trí về sự hiện diện của các pháp.
5. Sau khi đã tổng hợp các pháp trong quá khứ hiện tại và vị lai, tuệ về sự xác định là trí về sự thấu hiểu.
6. Tuệ về việc quán xét sự chuyển biến của các pháp đang hiện hữu là trí về việc quán xét sự sanh diệt.
7. Sau khi đã phân biệt rõ đối tượng, tuệ về việc quán xét sự tan rã là trí về minh sát.
8. Tuệ về sự thiết lập của kinh hãi là trí về điều tai hại.
9. Tuệ về sự mong muốn giải thoát, về sự phân biệt rõ, và về sự bình thản là trí về các trạng thái xả đối với các pháp hữu vi.
10. Tuệ về sự thoát ra và ly khai ngoại phần là trí chuyển tộc.
11. Tuệ về sự thoát ra và ly khai cả hai (nội ngoại phần) là trí về Đạo.
12. Tuệ về sự tịnh lặng của việc thực hành là trí về Quả.
13. Tuệ về việc quán xét phiền não đã được cắt lìa là trí về giải thoát.
14. Tuệ về việc nhìn thấy các pháp đã được khởi lên vào khi ấy là trí về việc quán xét lại.
15. Tuệ về việc xác định nội phần là trí về tính chất khác biệt của các vật nương.
16. Tuệ về việc xác định ngoại phần là trí về tính chất khác biệt của các hành xứ.
17. Tuệ về việc xác định hành vi là trí về tính chất khác biệt của các hành vi.
18. Tuệ về việc xác định bốn pháp là trí về tính chất khác biệt của các lãnh vực.
19. Tuệ về việc xác định chín pháp là trí về tính chất khác biệt của các pháp.
20. Tuệ về sự biết rõ là trí về ý nghĩa của điều đã được biết.
21. Tuệ về sự biết toàn diện là trí về ý nghĩa của quyết đoán.
22. Tuệ về sự dứt bỏ là trí về ý nghĩa của buông bỏ.
23. Tuệ về sự tu tập là trí về ý nghĩa của nhất vị.
24. Tuệ về sự tác chứng là trí về ý nghĩa của sự chạm đến.
25. Tuệ về tính chất khác biệt của các ý nghĩa là trí về sự phân tích các ý nghĩa.
26. Tuệ về tính chất khác biệt của các pháp là trí về sự phân tích các pháp.
27. Tuệ về tính chất khác biệt của các ngôn từ là trí về sự phân tích các ngôn từ.
28. Tuệ về tính chất khác biệt của các phép biện giải là trí về sự phân tích các phép biện giải.
29. Tuệ về tính chất khác biệt của các sự an trú là trí về ý nghĩa của các sự an trú.
30. Tuệ về tính chất khác biệt của các sự chứng đạt là trí về ý nghĩa của các sự chứng đạt.
31. Tuệ về tính chất khác biệt của các sự an trú và chứng đạt là trí về ý nghĩa của các sự an trú và chứng đạt.
32. Tuệ về sự đoạn trừ các lậu hoặc do tính chất hoàn toàn trong sạch của sự không tản mạn là trí về định không gián đoạn.
33. Là pháp chủ đạo ở việc nhận thức và có sự an trú đắc chứng thanh tịnh, tuệ có khuynh hướng cao quý là trí về sự an trú không uế nhiễm.
34. Tuệ có tính chất hội đủ với hai lực và có ưu thế với sự tịnh lặng của ba hành, với mười sáu hành vi của trí, và với chín hành vi của định là trí về sự chứng đạt thiền diệt.
35. Tuệ về sự chấm dứt việc vận hành ở vị có sự nhận biết rõ rệt là trí về sự viên tịch Niết Bàn.
36. Tuệ có tính chất không thiết lập ở sự đoạn trừ hoàn toàn và ở sự diệt tận đối với tất cả các pháp là trí về ý nghĩa của các pháp đứng đầu được tịnh lặng.
37. Tuệ về sự chấm dứt các quyền lực riêng biệt có bản chất khác nhau hoặc giống nhau là trí về ý nghĩa của việc dứt trừ.
38. Tuệ về ý nghĩa của việc ra sức có trạng thái không thối giảm và có tính năng động là trí về việc khởi sự tinh tấn.
39. Tuệ làm sáng tỏ các pháp khác biệt là trí về sự trực nhận ý nghĩa.
40. Tuệ về sự thấu triệt tính tổng hợp chung và về bản chất khác nhau hoặc giống nhau của tất cả các pháp là trí về sự thanh tịnh trong việc nhận thức.
41. Tuệ với trạng thái đã được biết là trí về việc chấp nhận.
42. Tuệ với trạng thái đã được chạm đến là trí về sự thâm nhập.
43. Tuệ về sự phối hợp lại là trí về sự an trú vào các lãnh vực.
44. Tuệ với trạng thái chủ đạo là trí về sự ly khai do tưởng.
45. Tuệ về bản chất khác nhau là trí về sự ly khai do suy nghĩ.
46. Tuệ về sự khẳng định là trí về sự ly khai do tâm.
47. Tuệ về không tánh là trí về sự ly khai do trí.
48. Tuệ về sự xả ly là trí về sự ly khai do giải thoát.
49. Tuệ về ý nghĩa của thực thể là trí về sự ly khai do sự thật.
50. Với sự xác định cả thân lẫn tâm là một, tuệ về ý nghĩa của sự thành tựu do năng lực của sự chú nguyện lạc tưởng và khinh tưởng là trí về thể loại của thần thông.
51. Tuệ về sự thâm nhập các hiện tướng âm thanh có bản chất khác nhau hoặc giống nhau bằng cách triển khai tầm là trí thanh tịnh của nhĩ giới.
52. Với tính chất triển khai của ba loại tâm, tuệ về sự thâm nhập các hành vi của thức có bản chất khác nhau hoặc giống nhau bằng năng lực tự tin của các quyền là trí biết được tâm.
53. Tuệ về sự thâm nhập bằng năng lực triển khai các nghiệp có bản chất khác nhau hoặc giống nhau đối với các pháp có sự vận hành do duyên là trí nhớ về các kiếp sống trước.
54. Tuệ về ý nghĩa của việc nhìn thấy các hiện tướng của sắc có bản chất khác nhau hoặc giống nhau nhờ vào năng lực của ánh sáng là trí về thiên nhãn.
55. Tuệ về chủ thể đối với ba quyền theo sáu mươi bốn biểu hiện là trí về sự đoạn tận của các lậu hoặc.
56. Tuệ về ý nghĩa biết toàn diện là trí về Khổ.
57. Tuệ về ý nghĩa dứt bỏ là trí về nhân sanh (Khổ).
58. Tuệ về ý nghĩa tác chứng là trí về sự diệt tận (Khổ).
59. Tuệ về ý nghĩa tu tập là trí về Đạo.
60. Trí về Khổ.
61. Trí về nhân sanh Khổ.
62. Trí về sự diệt tận Khổ.
63. Trí về sự thực hành đưa đến sự diệt tận Khổ.
64. Trí về sự phân tích ý nghĩa.[1]
65. Trí về sự phân tích pháp.[2]
66. Trí về sự phân tích ngôn từ.
67. Trí về sự phân tích phép biện giải.
68. Trí biết được khả năng của người khác về các quyền.
69. Trí về thiên kiến và xu hướng ngủ ngầm của chúng sanh.
70. Trí về song thông.
71. Trí về sự thể nhập đại bi.
72. Trí Toàn Giác.
73. Trí không bị ngăn che.
Đây là bảy mươi ba loại trí. Trong số bảy mươi ba loại trí này, sáu mươi bảy loại trí là phổ thông đến các vị Thinh Văn, sáu loại trí (68-73) là không phổ thông đến các vị Thinh Văn.
Dứt phần tiêu đề.
--ooOoo--
Tuệ về sự ghi nhận ở tai là trí về yếu tố tạo thành điều đã được nghe là (có ý nghĩa) thế nào?
Sự nhận định ở tai là ‘Các pháp này cần được biết rõ,’[3]tuệ do sự nhận biết điều ấy là trí về yếu tố tạo thành điều đã được nghe.
Sự nhận định ở tai là ‘Các pháp này cần được biết toàn diện,’ tuệ do sự nhận biết điều ấy là trí về yếu tố tạo thành điều đã được nghe.
Sự nhận định ở tai là ‘Các pháp này cần được dứt bỏ,’ tuệ do sự nhận biết điều ấy là trí về yếu tố tạo thành điều đã được nghe.
Sự nhận định ở tai là ‘Các pháp này cần được tu tập,’ tuệ do sự nhận biết điều ấy là trí về yếu tố tạo thành điều đã được nghe.
Sự nhận định ở tai là ‘Các pháp này cần được tác chứng,’ tuệ do sự nhận biết điều ấy là trí về yếu tố tạo thành điều đã được nghe.
Sự nhận định ở tai là ‘Các pháp này đưa đến thoái hóa,’ tuệ do sự nhận biết điều ấy là trí về yếu tố tạo thành điều đã được nghe.
Sự nhận định ở tai là ‘Các pháp này đưa đến bền vững,’ tuệ do sự nhận biết điều ấy là trí về yếu tố tạo thành điều đã được nghe.
Sự nhận định ở tai là ‘Các pháp này đưa đến thù thắng,’ tuệ do sự nhận biết điều ấy là trí về yếu tố tạo thành điều đã được nghe.
Sự nhận định ở tai là ‘Các pháp này đưa đến thông suốt,’ tuệ do sự nhận biết điều ấy là trí về yếu tố tạo thành điều đã được nghe.
Sự nhận định ở tai là ‘Tất cả các hành là vô thường,’ tuệ do sự nhận biết điều ấy là trí về yếu tố tạo thành điều đã được nghe.
Sự nhận định ở tai là ‘Tất cả các hành là khổ não,’ tuệ do sự nhận biết điều ấy là trí về yếu tố tạo thành điều đã được nghe.
Sự nhận định ở tai là ‘Tất cả các pháp là vô ngã,’ tuệ do sự nhận biết điều ấy là trí về yếu tố tạo thành điều đã được nghe.
Sự nhận định ở tai là ‘Đây là chân lý cao thượng về Khổ,’ tuệ do sự nhận biết điều ấy là trí về yếu tố tạo thành điều đã được nghe.
Sự nhận định ở tai là ‘Đây là chân lý cao thượng về nhân sanh Khổ,’ tuệ do sự nhận biết điều ấy là trí về yếu tố tạo thành điều đã được nghe.
Sự nhận định ở tai là ‘Đây là chân lý cao thượng về sự diệt tận Khổ,’ tuệ do sự nhận biết điều ấy là trí về yếu tố tạo thành điều đã được nghe.
Sự nhận định ở tai là ‘Đây là chân lý cao thượng về sự thực hành đưa đến sự diệt tận Khổ,’ tuệ do sự nhận biết điều ấy là trí về yếu tố tạo thành điều đã được nghe.
Sự nhận định ở tai là ‘Các pháp này cần được biết rõ,’ tuệ do sự nhận biết điều ấy là trí về yếu tố tạo thành điều đã được nghe là (có ý nghĩa) thế nào?
Một pháp cần được biết rõ là: Tất cả chúng sanh được tồn tại nhờ vật thực.
Hai pháp cần được biết rõ là: Hai giới (hữu vi giới và vô vi giới ).
Ba pháp cần được biết rõ là: Ba giới (dục giới, sắc giới, vô sắc giới).
Bốn pháp cần được biết rõ là: Bốn Chân Lý cao thượng.
Năm pháp cần được biết rõ là: Năm yếu tố đưa đến giải thoát.[4]
Sáu pháp cần được biết rõ là: Sáu điều tối thượng.[5]
Bảy pháp cần được biết rõ là: Bảy sự việc không hạn chế.[6]
Tám pháp cần được biết rõ là: Tám thắng xứ (của thiền).
Chín pháp cần được biết rõ là: Chín an trú theo tuần tự.[7]
Mười pháp cần được biết rõ là: Mười sự việc làm thoái hóa.[8]
Này các tỳ khưu, tất cả cần được biết rõ. Và này các tỳ khưu, điều gì là tất cả cần được biết rõ?
Này các tỳ khưu, mắt cần được biết rõ, các sắc cần được biết rõ, nhãn thức cần được biết rõ, nhãn xúc cần được biết rõ, cảm thọ nào được sanh lên do duyên nhãn xúc dầu là lạc, hoặc là khổ, hoặc là không khổ không lạc, cảm thọ ấy cũng cần được biết rõ.
Tai cần được biết rõ, các thinh cần được biết rõ, ... (như trên) ... Mũi cần được biết rõ, các khí cần được biết rõ. ... (như trên) ... Lưỡi cần được biết rõ, các vị cần được biết rõ. ... (như trên) ... Thân cần được biết rõ, các xúc cần được biết rõ. ... (như trên) ... Ý cần được biết rõ, các pháp cần được biết rõ, ý thức cần được biết rõ, ý xúc cần được biết rõ, cảm thọ nào được sanh lên do duyên ý xúc dầu là lạc, hoặc là khổ, hoặc là không khổ không lạc, cảm thọ ấy cũng cần được biết rõ.
Sắc cần được biết rõ, thọ cần được biết rõ, tưởng cần được biết rõ, các hành cần được biết rõ, thức cần được biết rõ.
Mắt cần được biết rõ, tai cần được biết rõ, mũi cần được biết rõ, lưỡi cần được biết rõ, thân cần được biết rõ, ý cần được biết rõ.
Các sắc cần được biết rõ, các thinh cần được biết rõ, các khí cần được biết rõ, các vị cần được biết rõ, các xúc cần được biết rõ, các pháp cần được biết rõ.
Nhãn thức cần được biết rõ, nhĩ thức cần được biết rõ, tỷ thức cần được biết rõ, thiệt thức cần được biết rõ, thân thức cần được biết rõ, ý thức cần được biết rõ.
Nhãn xúc cần được biết rõ, nhĩ xúc cần được biết rõ, tỷ xúc cần được biết rõ, thiệt xúc cần được biết rõ, thân xúc cần được biết rõ, ý xúc cần được biết rõ.
Cảm thọ sanh lên do nhãn xúc cần được biết rõ, cảm thọ sanh lên do nhĩ xúc cần được biết rõ, cảm thọ sanh lên do tỷ xúc cần được biết rõ, cảm thọ sanh lên do thiệt xúc cần được biết rõ, cảm thọ sanh lên do thân xúc cần được biết rõ, cảm thọ sanh lên do ý xúc cần được biết rõ.
Sắc tưởng[9]cần được biết rõ, thinh tưởng cần được biết rõ, khí tưởng cần được biết rõ, vị tưởng cần được biết rõ, xúc tưởng cần được biết rõ, pháp tưởng cần được biết rõ.
Sắc tư[10]cần được biết rõ, thinh tư cần được biết rõ, khí tư cần được biết rõ, vị tư cần được biết rõ, xúc tư cần được biết rõ, pháp tư cần được biết rõ.
Sắc ái[11]cần được biết rõ, thinh ái cần được biết rõ, khí ái cần được biết rõ, vị ái cần được biết rõ, xúc ái cần được biết rõ, pháp ái cần được biết rõ.
Sắc tầm[12]cần được biết rõ, thinh tầm cần được biết rõ, khí tầm cần được biết rõ, vị tầm cần được biết rõ, xúc tầm cần được biết rõ, pháp tầm cần được biết rõ.
Sắc tứ[13]cần được biết rõ, thinh tứ cần được biết rõ, khí tứ cần được biết rõ, vị tứ cần được biết rõ, xúc tứ cần được biết rõ, pháp tứ cần được biết rõ.
Địa giới cần được biết rõ, thủy giới cần được biết rõ, hỏa giới cần được biết rõ, phong giới cần được biết rõ, hư không giới cần được biết rõ, thức giới cần được biết rõ.
Đề mục đất cần được biết rõ, đề mục nước cần được biết rõ, đề mục lửa cần được biết rõ, đề mục gió cần được biết rõ, đề mục xanh cần được biết rõ, đề mục vàng cần được biết rõ, đề mục đỏ cần được biết rõ, đề mục trắng cần được biết rõ, đề mục hư không cần được biết rõ, đề mục thức cần được biết rõ.
Tóc cần được biết rõ, lông cần được biết rõ, móng cần được biết rõ, răng cần được biết rõ, da cần được biết rõ, thịt cần được biết rõ, gân cần được biết rõ, xương cần được biết rõ, tủy xương cần được biết rõ, thận cần được biết rõ, tim cần được biết rõ, gan cần được biết rõ, cơ hoành cần được biết rõ, lá lách cần được biết rõ, phổi cần được biết rõ, ruột cần được biết rõ, màng ruột cần được biết rõ, thực phẩm chưa tiêu cần được biết rõ, phân cần được biết rõ, mật cần được biết rõ, đàm cần được biết rõ, mủ cần được biết rõ, máu cần được biết rõ, mồ hôi cần được biết rõ, mỡ cần được biết rõ, nước mắt cần được biết rõ, nước mỡ (huyết tương) cần được biết rõ, nước miếng cần được biết rõ, nước mũi cần được biết rõ, nước ở khớp xương cần được biết rõ, nước tiểu cần được biết rõ, não cần được biết rõ.
Nhãn xứ cần được biết rõ, sắc xứ cần được biết rõ, nhĩ xứ cần được biết rõ, thinh xứ cần được biết rõ, tỷ xứ cần được biết rõ, khí xứ cần được biết rõ, thiệt xứ cần được biết rõ, vị xứ cần được biết rõ, thân xứ cần được biết rõ, xúc xứ cần được biết rõ, ý xứ cần được biết rõ, pháp xứ cần được biết rõ.
Nhãn giới cần được biết rõ, sắc giới cần được biết rõ, nhãn thức giới cần được biết rõ, nhĩ giới ..., thinh giới ..., nhĩ thức giới ..., tỷ giới ..., khí giới ..., tỷ thức giới ..., thiệt giới ..., vị giới ..., thiệt thức giới ..., thân giới cần được biết rõ, xúc giới cần được biết rõ, thân thức giới cần được biết rõ, ý giới cần được biết rõ, pháp giới cần được biết rõ, ý thức giới cần được biết rõ.
Nhãn quyền cần được biết rõ, nhĩ quyền cần được biết rõ, tỷ quyền cần được biết rõ, thiệt quyền cần được biết rõ, thân quyền cần được biết rõ, ý quyền cần được biết rõ, mạng quyền cần được biết rõ, nữ quyền cần được biết rõ, nam quyền cần được biết rõ, lạc quyền cần được biết rõ, khổ quyền cần được biết rõ, hỷ quyền cần được biết rõ, ưu quyền cần được biết rõ, xả quyền cần được biết rõ, tín quyền cần được biết rõ, tấn quyền cần được biết rõ, niệm quyền cần được biết rõ, định quyền cần được biết rõ, tuệ quyền cần được biết rõ, vị tri quyền[14]cần được biết rõ, dĩ tri quyền[15]cần được biết rõ, cụ tri quyền[16]cần được biết rõ.
Dục giới cần được biết rõ, sắc giới cần được biết rõ, vô sắc giới cần được biết rõ, dục hữu ..., sắc hữu ..., vô sắc hữu ..., tưởng hữu ..., phi tưởng hữu ..., phi tưởng phi phi tưởng hữu ..., nhất uẩn hữu cần được biết rõ, tứ uẩn hữu cần được biết rõ, ngũ uẩn hữu cần được biết rõ.
Sơ thiền cần được biết rõ, nhị thiền cần được biết rõ, tam thiền cần được biết rõ, tứ thiền cần được biết rõ. Từ tâm giải thoát cần được biết rõ, bi tâm giải thoát cần được biết rõ, hỷ tâm giải thoát cần được biết rõ, xả tâm giải thoát cần được biết rõ. Sự chứng đạt không vô biên xứ cần được biết rõ, sự chứng đạt thức vô biên xứ cần được biết rõ, sự chứng đạt vô sở hữu xứ cần được biết rõ, sự chứng đạt phi tưởng phi phi tưởng xứ cần được biết rõ.
Vô minh cần được biết rõ, các hành cần được biết rõ, thức cần được biết rõ, danh sắc cần được biết rõ, sáu xứ cần được biết rõ, xúc cần được biết rõ, thọ cần được biết rõ, ái cần được biết rõ, thủ cần được biết rõ, hữu cần được biết rõ, sanh cần được biết rõ, lão tử cần được biết rõ.
Khổ cần được biết rõ, nhân sanh Khổ cần được biết rõ, sự diệt tận Khổ ...(nt)..., pháp hành đưa đến sự diệt tận Khổ cần được biết rõ.
Sắc cần được biết rõ, nhân sanh sắc cần được biết rõ, sự diệt tận sắc cần được biết rõ, pháp hành đưa đến sự diệt tận sắc cần được biết rõ.
Thọ cần được biết rõ ...(nt)... Tưởng cần được biết rõ ...(nt)... Các hành cần được biết rõ ...(nt)... Thức cần được biết rõ ...(nt)...
Nhãn cần được biết rõ, ...(như trên)... Lão tử cần được biết rõ, nhân sanh lão tử cần được biết rõ, sự diệt tận lão tử cần được biết rõ, pháp hành đưa đến sự diệt tận lão tử cần được biết rõ.
Ý nghĩa của sự biết toàn diện về Khổ cần được biết rõ, ý nghĩa của sự dứt bỏ nhân sanh Khổ cần được biết rõ, ý nghĩa của sự tác chứng về sự diệt tận Khổ cần được biết rõ, ý nghĩa của sự tu tập pháp hành đưa đến sự diệt tận Khổ cần được biết rõ.
Ý nghĩa của sự biết toàn diện về sắc cần được biết rõ, ý nghĩa của sự dứt bỏ nhân sanh sắc cần được biết rõ, ý nghĩa của sự tác chứng về sự diệt tận sắc cần được biết rõ, ý nghĩa của sự tu tập pháp hành đưa đến sự diệt tận sắc cần được biết rõ.
Ý nghĩa của sự biết toàn diện về thọ ... về tưởng ... về các hành ... về thức ... về mắt ... về lão tử cần được biết rõ, ý nghĩa của sự dứt bỏ nhân sanh lão tử cần được biết rõ, ý nghĩa của sự tác chứng về sự diệt tận lão tử cần được biết rõ, ý nghĩa của sự tu tập pháp hành đưa đến sự diệt tận lão tử cần được biết rõ.
Ý nghĩa của sự thấu triệt do biết toàn diện về Khổ cần được biết rõ, ý nghĩa của sự thấu triệt do dứt bỏ nhân sanh Khổ ..., ý nghĩa của sự thấu triệt do tác chứng về sự diệt tận Khổ ..., ý nghĩa của sự thấu triệt do tu tập pháp hành đưa đến sự diệt tận Khổ cần được biết rõ.
Ý nghĩa của sự thấu triệt do biết toàn diện về sắc cần được biết rõ, ý nghĩa của sự thấu triệt do dứt bỏ nhân sanh sắc ..., ý nghĩa của sự thấu triệt do tác chứng về sự diệt tận sắc ..., ý nghĩa của sự thấu triệt do tu tập pháp hành đưa đến sự diệt tận sắc cần được biết rõ.
Ý nghĩa của sự thấu triệt do biết toàn diện về thọ ... về tưởng ... về các hành ... về thức ... về mắt ... về lão tử cần được biết rõ, ý nghĩa của sự thấu triệt do dứt bỏ nhân sanh lão tử cần được biết rõ, ý nghĩa của sự thấu triệt do tác chứng về sự diệt tận lão tử cần được biết rõ, ý nghĩa của sự thấu triệt do tu tập pháp hành đưa đến sự diệt tận lão tử cần được biết rõ.
Khổ cần được biết rõ, nhân sanh Khổ cần được biết rõ, sự diệt tận Khổ cần được biết rõ, sự diệt tận nhân sanh Khổ cần được biết rõ, sự diệt tận ước muốn và tham ái đối với Khổ cần được biết rõ, sự khoái lạc đối với Khổ cần được biết rõ, sự tai hại của Khổ cần được biết rõ, sự xuất ly đối với Khổ cần được biết rõ.
Sắc cần được biết rõ, nhân sanh sắc cần được biết rõ, sự diệt tận sắc cần được biết rõ, sự diệt tận nhân sanh sắc cần được biết rõ, sự diệt tận ước muốn và tham ái đối với sắc cần được biết rõ, sự khoái lạc đối với sắc cần được biết rõ, sự tai hại của sắc cần được biết rõ, sự xuất ly đối với sắc cần được biết rõ.
Thọ cần được biết rõ, ...(như trên)... Tưởng cần được biết rõ, ...(như trên)... Các hành cần được biết rõ, ...(như trên)... Thức cần được biết rõ, ...(như trên)... Mắt cần được biết rõ, ...(như trên)... Lão tử cần được biết rõ, nhân sanh lão tử cần được biết rõ, sự diệt tận lão tử cần được biết rõ, sự diệt tận nhân sanh lão tử cần được biết rõ, sự diệt tận ước muốn và tham ái đối với lão tử cần được biết rõ, sự khoái lạc đối với lão tử cần được biết rõ, sự tai hại của lão tử cần được biết rõ, sự xuất ly đối với lão tử cần được biết rõ.
Khổ cần được biết rõ, nhân sanh Khổ cần được biết rõ, sự diệt tận Khổ cần được biết rõ, pháp hành đưa đến sự diệt tận Khổ cần được biết rõ, sự khoái lạc đối với Khổ cần được biết rõ, sự tai hại của Khổ cần được biết rõ, sự xuất ly đối với Khổ cần được biết rõ.
Sắc cần được biết rõ, nhân sanh sắc cần được biết rõ, sự diệt tận sắc cần được biết rõ, pháp hành đưa đến sự diệt tận sắc cần được biết rõ, sự khoái lạc đối với sắc cần được biết rõ, sự tai hại của sắc cần được biết rõ, sự xuất ly đối với sắc cần được biết rõ.
Thọ cần được biết rõ, ...(như trên)... Tưởng cần được biết rõ, ...(như trên)... Các hành cần được biết rõ, ...(như trên)... Thức cần được biết rõ, ...(như trên)... Mắt cần được biết rõ, ...(như trên)... Lão tử cần được biết rõ, nhân sanh lão tử cần được biết rõ, sự diệt tận lão tử cần được biết rõ, pháp hành đưa đến sự diệt tận lão tử cần được biết rõ, sự khoái lạc đối với lão tử cần được biết rõ, sự tai hại của lão tử cần được biết rõ, sự xuất ly đối với lão tử cần được biết rõ.
Quán xét về vô thường cần được biết rõ, quán xét về khổ não cần được biết rõ, quán xét về vô ngã cần được biết rõ, quán xét về nhàm chán cần được biết rõ, quán xét về ly tham ái cần được biết rõ, quán xét về diệt tận cần được biết rõ, quán xét về từ bỏ cần được biết rõ.
Quán xét về vô thường ở sắc cần được biết rõ, quán xét về khổ não ở sắc cần được biết rõ, quán xét về vô ngã ở sắc cần được biết rõ, quán xét về nhàm chán ở sắc cần được biết rõ, quán xét về ly tham ái ở sắc cần được biết rõ, quán xét về diệt tận ở sắc cần được biết rõ, quán xét về từ bỏ ở sắc cần được biết rõ.
Quán xét về vô thường ở thọ ...(như trên)... ở tưởng ...(như trên)... ở các hành ...(như trên)... ở thức ...(như trên)... ở mắt ...(như trên)... ở lão tử cần được biết rõ, quán xét về khổ não ở lão tử cần được biết rõ, quán xét về vô ngã ở lão tử cần được biết rõ, quán xét về nhàm chán ở lão tử cần được biết rõ, quán xét về ly tham ái ở lão tử cần được biết rõ, quán xét về diệt tận ở lão tử cần được biết rõ, quán xét về từ bỏ ở lão tử cần được biết rõ.
Sự tái sanh cần được biết rõ, sự vận hành cần được biết rõ, hiện tướng cần được biết rõ, (nghiệp) tích lũy cần được biết rõ, mầm tái sanh cần được biết rõ, cảnh giới tái sanh cần được biết rõ, sự tái tạo cần được biết rõ, sự sanh lên cần được biết rõ, sự sanh (ra) cần được biết rõ, sự già cần được biết rõ, sự bệnh cần được biết rõ, sự chết cần được biết rõ, sự sầu muộn cần được biết rõ, sự than vãn cần được biết rõ, sự thất vọng cần được biết rõ.
Sự không tái sanh cần được biết rõ, sự không vận hành cần được biết rõ, không hiện tướng ..., không (nghiệp) tích lũy ..., không mầm tái sanh ..., không cảnh giới tái sanh ..., sự không tái tạo ..., sự không sanh lên ..., sự không sanh (ra) ..., sự không già ..., sự không bệnh ..., sự không chết ..., sự không sầu muộn ..., sự không than vãn cần được biết rõ, sự không thất vọng cần được biết rõ.
Sự tái sanh cần được biết rõ, sự không tái sanh cần được biết rõ, sự vận hành ..., sự không vận hành ..., hiện tướng ..., không hiện tướng ..., (nghiệp) tích lũy ..., không (nghiệp) tích lũy ..., mầm tái sanh ..., không mầm tái sanh ..., cảnh giới tái sanh ..., không cảnh giới tái sanh ..., sự tái tạo ..., sự không tái tạo ..., sự sanh lên ..., sự không sanh lên ..., sự sanh (ra) ..., sự không sanh (ra) ..., sự già ..., sự không già ..., sự bệnh ..., sự không bệnh ..., sự chết ..., sự không chết ..., sự sầu muộn ..., sự không sầu muộn ..., sự than vãn ..., sự không than vãn ..., sự thất vọng cần được biết rõ, sự không thất vọng cần được biết rõ.
‘Sự tái sanh là khổ’ cần được biết rõ, ‘sự vận hành là khổ’ cần được biết rõ, ‘hiện tướng là khổ’ ..., ‘(nghiệp) tích lũy là khổ’ ..., ‘mầm tái sanh là khổ’ ..., ‘cảnh giới tái sanh là khổ’ ..., ‘sự tái tạo là khổ’ ..., ‘sự sanh lên là khổ’ ..., ‘sự sanh (ra) là khổ’ ..., ‘sự già là khổ’ ..., ‘sự bệnh là khổ’ ..., ‘sự chết là khổ’ ..., ‘sự sầu muộn là khổ’ ..., ‘sự than vãn là khổ’ cần được biết rõ, ‘sự thất vọng là khổ’ cần được biết rõ.
‘Sự không tái sanh là lạc’ cần được biết rõ, ‘sự không vận hành là lạc’ cần được biết rõ, ‘không hiện tướng là lạc’ ..., ‘không (nghiệp) tích lũy là lạc’ ..., ‘không mầm tái sanh là lạc’ ..., ‘không cảnh giới tái sanh là lạc’ ..., ‘sự không tái tạo là lạc’ ..., ‘sự không sanh lên là lạc’ ..., ‘sự không sanh (ra) là lạc’ ..., ‘sự không già là lạc’ ..., ‘sự không bệnh là lạc’ ..., ‘sự không chết là lạc’ ..., ‘sự không sầu muộn là lạc’ ..., ‘sự không than vãn là lạc’ cần được biết rõ, ‘sự không thất vọng là lạc’ cần được biết rõ.
‘Sự tái sanh là khổ, sự không tái sanh là lạc’ cần được biết rõ, ‘sự vận hành là khổ, sự không vận hành là lạc’ cần được biết rõ, ‘hiện tướng là khổ, không hiện tướng là lạc’ cần được biết rõ, ‘(nghiệp) tích lũy là khổ, không (nghiệp) tích lũy là lạc’ cần được biết rõ, ‘mầm tái sanh là khổ, không mầm tái sanh là lạc’ cần được biết rõ, ‘cảnh giới tái sanh là khổ, không cảnh giới tái sanh là lạc’ cần được biết rõ, ‘sự tái tạo là khổ, sự không tái tạo là lạc’ cần được biết rõ, ‘sự sanh lên là khổ, sự không sanh lên là lạc’ cần được biết rõ, ‘sự sanh (ra) là khổ, sự không sanh (ra) là lạc’ cần được biết rõ, ‘sự già là khổ, sự không già là lạc’ cần được biết rõ, ‘sự bệnh là khổ, sự không bệnh là lạc’ cần được biết rõ, ‘sự chết là khổ, sự không chết là lạc’ cần được biết rõ, ‘sự sầu muộn là khổ, sự không sầu muộn là lạc’ cần được biết rõ, ‘sự than vãn là khổ, sự không than vãn là lạc’ cần được biết rõ, ‘sự thất vọng là khổ, sự không thất vọng là lạc’ cần được biết rõ.
‘Sự tái sanh là kinh hãi’ cần được biết rõ, ‘sự vận hành là kinh hãi’ cần được biết rõ, ‘hiện tướng là kinh hãi’ ..., ‘(nghiệp) tích lũy là kinh hãi’ ..., ‘mầm tái sanh là kinh hãi’ ..., ‘cảnh giới tái sanh là kinh hãi’ ..., ‘sự tái tạo là kinh hãi’ ..., ‘sự sanh lên là kinh hãi’ ..., ‘sự sanh (ra) là kinh hãi’ ..., ‘sự già là kinh hãi’ ..., ‘sự bệnh là kinh hãi’ ..., ‘sự chết là kinh hãi’ ..., ‘sự sầu muộn là kinh hãi’ ..., ‘sự than vãn là kinh hãi’ cần được biết rõ, ‘sự thất vọng là kinh hãi’ cần được biết rõ.
‘Sự không tái sanh là an ổn’ cần được biết rõ, ‘sự không vận hành là an ổn’ ..., ‘không hiện tướng là an ổn’ ..., ‘không (nghiệp) tích lũy là an ổn’ ..., ‘không mầm tái sanh là an ổn’ ..., ‘không cảnh giới tái sanh là an ổn’ ..., ‘sự không tái tạo là an ổn’ ..., ‘sự không sanh lên là an ổn’ ..., ‘sự không sanh (ra) là an ổn’ ..., ‘sự không già là an ổn’ ..., ‘sự không bệnh là an ổn’ ..., ‘sự không chết là an ổn’ ..., ‘sự không sầu muộn là an ổn’ ..., ‘sự không than vãn là an ổn’ cần được biết rõ, ‘sự không thất vọng là an ổn’ cần được biết rõ.
‘Sự tái sanh là kinh hãi, sự không tái sanh là an ổn’ cần được biết rõ, ‘sự vận hành là kinh hãi, sự không vận hành là an ổn’ cần được biết rõ, ‘hiện tướng là kinh hãi, không hiện tướng là an ổn’ cần được biết rõ, ‘(nghiệp) tích lũy là kinh hãi, không (nghiệp) tích lũy là an ổn’ cần được biết rõ, ‘mầm tái sanh là kinh hãi, không mầm tái sanh là an ổn’ cần được biết rõ, ‘cảnh giới tái sanh là kinh hãi, không cảnh giới tái sanh là an ổn’ cần được biết rõ, ‘sự tái tạo là kinh hãi, sự không tái tạo là an ổn’ cần được biết rõ, ‘sự sanh lên là kinh hãi, sự không sanh lên là an ổn’ cần được biết rõ, ‘sự sanh (ra) là kinh hãi, sự không sanh (ra) là an ổn’ cần được biết rõ, ‘sự già là kinh hãi, sự không già là an ổn’ cần được biết rõ, ‘sự bệnh là kinh hãi, sự không bệnh là an ổn’ cần được biết rõ, ‘sự chết là kinh hãi, sự không chết là an ổn’ cần được biết rõ, ‘sự sầu muộn là kinh hãi, sự không sầu muộn là an ổn’ cần được biết rõ, ‘sự than vãn là kinh hãi, sự không than vãn là an ổn’ cần được biết rõ, ‘sự thất vọng là kinh hãi, sự không thất vọng là an ổn’ cần được biết rõ.
‘Sự tái sanh là hệ lụy vật chất’ cần được biết rõ, ‘sự vận hành là hệ lụy vật chất’ ..., ‘hiện tướng là ...’ ..., ‘(nghiệp) tích lũy là ...’ ..., ‘mầm tái sanh là ...’ ..., ‘cảnh giới tái sanh là ...’ ..., ‘sự tái tạo là ...’ ..., ‘sự sanh lên là ...’ ..., ‘sự sanh (ra) là ...’ ..., ‘sự già là ...’ ..., ‘sự bệnh là ...’ ..., ‘sự chết là ...’ ..., ‘sự sầu muộn là ...’ ..., ‘sự than vãn là ...’ cần được biết rõ, ‘sự thất vọng là hệ lụy vật chất’ cần được biết rõ.
‘Sự không tái sanh là không hệ lụy vật chất’ cần được biết rõ, ‘sự không vận hành là không hệ lụy vật chất’ ..., ‘không hiện tướng là không ...’ ..., ‘không (nghiệp) tích lũy là không ...’ ..., ‘không mầm tái sanh là không ...’ ..., ‘không cảnh giới tái sanh là không ...’ ..., ‘sự không tái tạo là không ...’ ..., ‘sự không sanh lên là không ...’ ..., ‘sự không sanh (ra) là không ...’ ..., ‘sự không già là không ...’ ..., ‘sự không bệnh là không ...’ ..., ‘sự không chết là không ...’ ..., ‘sự không sầu muộn là không ...’ ..., ‘sự không than vãn là không ...’ ..., ‘sự không thất vọng là không hệ lụy vật chất’ cần được biết rõ.
‘Sự tái sanh là hệ lụy vật chất, sự không tái sanh là không hệ lụy vật chất’ cần được biết rõ, ‘sự vận hành là ..., sự không vận hành là không ...’ ..., ‘hiện tướng là ..., không hiện tướng là không ...’ ..., ‘(nghiệp) tích lũy là ..., không (nghiệp) tích lũy là không ...’ ..., ‘mầm tái sanh là ..., không mầm tái sanh là không ...’ ..., ‘cảnh giới tái sanh là ..., không cảnh giới tái sanh là không ...’ ..., ‘sự tái tạo là ..., sự không tái tạo là không ...’ ..., ‘sự sanh lên là ..., sự không sanh lên là không ...’ ..., ‘sự sanh (ra) là ..., sự không sanh (ra) là không ...’ ..., ‘sự già là ..., sự không già là không ...’ ..., ‘sự bệnh là ..., sự không bệnh là không ...’ ..., ‘sự chết là ..., sự không chết là không ...’ ..., ‘sự sầu muộn là ..., sự không sầu muộn là không ...’ ..., ‘sự than vãn là ..., sự không than vãn là không ...’ ..., ‘sự thất vọng là hệ lụy vật chất, sự không thất vọng là không hệ lụy vật chất’ cần được biết rõ.
‘Sự tái sanh là pháp hữu vi’ cần được biết rõ, ‘sự vận hành là pháp hữu vi’ cần được biết rõ, ‘hiện tướng là pháp hữu vi’ ..., ‘(nghiệp) tích lũy là pháp hữu vi’ ..., ‘mầm tái sanh là pháp hữu vi’ ..., ‘cảnh giới tái sanh là pháp hữu vi’ ..., ‘sự tái tạo là pháp hữu vi’ ..., ‘sự sanh lên là pháp hữu vi’ ..., ‘sự sanh (ra) là pháp hữu vi’ ..., ‘sự già là pháp hữu vi’ ..., ‘sự bệnh là pháp hữu vi’ ..., ‘sự chết là pháp hữu vi’ ..., ‘sự sầu muộn là pháp hữu vi’ ..., ‘sự than vãn là pháp hữu vi’ cần được biết rõ, ‘sự thất vọng là pháp hữu vi’ cần được biết rõ.
‘Sự không tái sanh là Niết Bàn’ cần được biết rõ, ‘sự không vận hành là Niết Bàn’ cần được biết rõ, ‘không hiện tướng là Niết Bàn’ ..., ‘không (nghiệp) tích lũy là Niết Bàn’ ..., ‘không mầm tái sanh là Niết Bàn’ ..., ‘không cảnh giới tái sanh là Niết Bàn’ ..., ‘sự không tái tạo là Niết Bàn’ ..., ‘sự không sanh lên là Niết Bàn’ ..., ‘sự không sanh (ra) là Niết Bàn’ ..., ‘sự không già là Niết Bàn’ ..., ‘sự không bệnh là Niết Bàn’ ..., ‘sự không chết là Niết Bàn’ ..., ‘sự không sầu muộn là Niết Bàn’ cần được biết rõ, ‘sự không than vãn là Niết Bàn’ cần được biết rõ, ‘sự không thất vọng là Niết Bàn’ cần được biết rõ.
‘Sự tái sanh là pháp hữu vi, sự không tái sanh là Niết Bàn’ cần được biết rõ, ‘sự vận hành là pháp hữu vi, sự không vận hành là Niết Bàn’ cần được biết rõ, ‘hiện tướng là pháp hữu vi, không hiện tướng là Niết Bàn’ ..., ‘(nghiệp) tích lũy là pháp hữu vi, không (nghiệp) tích lũy là Niết Bàn’ ..., ‘mầm tái sanh là pháp hữu vi, không mầm tái sanh là Niết Bàn’ ..., ‘cảnh giới tái sanh là pháp hữu vi, không cảnh giới tái sanh là Niết Bàn’ ..., ‘sự tái tạo là pháp hữu vi, sự không tái tạo là Niết Bàn’ ..., ‘sự sanh lên là pháp hữu vi, sự không sanh lên là Niết Bàn’ ..., ‘sự sanh (ra) là pháp hữu vi, sự không sanh (ra) là Niết Bàn’ ..., ‘sự già là pháp hữu vi, sự không già là Niết Bàn’ ..., ‘sự bệnh là pháp hữu vi, sự không bệnh là Niết Bàn’ ..., ‘sự chết là pháp hữu vi, sự không chết là Niết Bàn’ ..., ‘sự sầu muộn là pháp hữu vi, sự không sầu muộn là Niết Bàn’ ..., ‘sự than vãn là pháp hữu vi, sự không than vãn là Niết Bàn’ cần được biết rõ, ‘sự thất vọng là pháp hữu vi, sự không thất vọng là Niết Bàn’ cần được biết rõ.
Dứt tụng phẩm thứ nhất.
Ý nghĩa của sự gìn giữ cần được biết rõ, ý nghĩa của sự phụ trợ cần được biết rõ, ý nghĩa của sự hoàn bị ..., ý nghĩa của sự chuyên nhất ..., ý nghĩa của sự không tản mạn ..., ý nghĩa của sự ra sức ..., ý nghĩa của sự không tán loạn ..., ý nghĩa của sự không xao động ..., ý nghĩa của sự không loạn động ..., ý nghĩa của sự trụ tâm do tác động của việc thiết lập tính nhất thể ..., ý nghĩa của (cảnh) đối tượng ..., ý nghĩa của hành xứ ..., ý nghĩa của sự dứt bỏ ..., ý nghĩa của sự buông bỏ ..., ý nghĩa của sự thoát ra ..., ý nghĩa của sự quay lại ..., ý nghĩa của tịnh ..., ý nghĩa của sự cao quý .., ý nghĩa của giải thoát ..., ý nghĩa của vô lậu ..., ý nghĩa của sự vượt qua ..., ý nghĩa của vô tướng ..., ý nghĩa của vô nguyện ..., ý nghĩa của không tánh ..., ý nghĩa của nhất vị ..., ý nghĩa của sự không vượt trội[17]..., ý nghĩa của sự kết hợp chung..., ý nghĩa của sự dẫn xuất (ra khỏi luân hồi) ..., ý nghĩa của chủng tử ..., ý nghĩa của sự nhận thức cần được biết rõ, ý nghĩa của pháp chủ đạo cần được biết rõ.
Ý nghĩa không tản mạn của chỉ tịnh cần được biết rõ, ý nghĩa quán xét của minh sát ..., ý nghĩa nhất vị của chỉ tịnh và minh sát ..., ý nghĩa không vượt trội của sự kết hợp chung cần được biết rõ.
Ý nghĩa thọ trì của việc học tập cần được biết rõ, ý nghĩa hành xứ của (việc duy trì) đối tượng cần được biết rõ, ý nghĩa ra sức đối với tâm bị trì trệ ..., ý nghĩa kiềm chế đối với tâm bị vọng động ..., ý nghĩa dửng dưng (có trạng thái xả) đối với hai trạng thái (trì trệ và vọng động) đã được thanh tịnh ..., ý nghĩa của sự đắc chứng thù thắng do sự tu tập ..., ý nghĩa của sự thấu triệt bậc trên ..., ý nghĩa của sự lãnh hội chân lý ..., ý nghĩa của sự an lập Niết Bàn cần được biết rõ.
Ý nghĩa cương quyết của tín quyền cần được biết rõ, ý nghĩa ra sức của tấn quyền cần được biết rõ, ý nghĩa thiết lập của niệm quyền cần được biết rõ, ý nghĩa không tản mạn của định quyền cần được biết rõ, ý nghĩa nhận thức của tuệ quyền cần được biết rõ.
Ý nghĩa về tính chất không dao động của tín lực ở sự không có đức tin cần được biết rõ, ý nghĩa về tính chất không dao động của tấn lực ở sự biếng nhác ..., ý nghĩa về tính chất không dao động của niệm lực ở sự buông lung ..., ý nghĩa về tính chất không dao động của định lực ở sự phóng dật ..., ý nghĩa về tính chất không dao động của tuệ lực ở sự không sáng suốt cần được biết rõ.
Ý nghĩa thiết lập của niệm giác chi cần được biết rõ, ý nghĩa suy xét của trạch pháp giác chi ..., ý nghĩa ra sức của cần giác chi ..., ý nghĩa lan tỏa của hỷ giác chi ..., ý nghĩa an tịnh của tịnh giác chi ..., ý nghĩa không tản mạn của định giác chi ..., ý nghĩa phân biệt rõ của xả giác chi cần được biết rõ.
Ý nghĩa nhận thức của chánh kiến cần được biết rõ, ý nghĩa gắn chặt (tâm vào cảnh) của chánh tư duy ..., ý nghĩa gìn giữ của chánh ngữ ..., ý nghĩa nguồn sanh khởi của chánh nghiệp ..., ý nghĩa trong sạch của chánh mạng ..., ý nghĩa ra sức của chánh tinh tấn ..., ý nghĩa thiết lập của chánh niệm ..., ý nghĩa không tản mạn của chánh định cần được biết rõ.
Ý nghĩa chủ đạo của các quyền cần được biết rõ, ý nghĩa về tính chất không dao động của các lực ..., ý nghĩa dẫn xuất (ra khỏi luân hồi) của các giác chi ..., ý nghĩa chủng tử của Đạo ..., ý nghĩa thiết lập của các sự thiết lập niệm ..., ý nghĩa ra sức của các chánh cần ..., ý nghĩa thành tựu của các nền tảng của thần thông ..., ý nghĩa thực thể của các chân lý ..., ý nghĩa tịnh lặng của các việc thực hành (Thánh Đạo) ..., ý nghĩa tác chứng của các Quả cần được biết rõ.
Ý nghĩa đưa tâm (đến cảnh) của tầm cần được biết rõ, ý nghĩa khắn khít (vào cảnh) của tứ cần được biết rõ, ý nghĩa lan tỏa của hỷ cần được biết rõ, ý nghĩa tràn ngập của lạc cần được biết rõ, ý nghĩa chuyên nhất của tâm (định) cần được biết rõ.
Ý nghĩa của sự hướng tâm cần được biết rõ, ý nghĩa của sự nhận biết (của thức) cần được biết rõ, ý nghĩa của sự nhận biết (của tuệ) cần được biết rõ, ý nghĩa của sự nhận biết (của tưởng) cần được biết rõ, [ý nghĩa của nhất cảnh cần được biết rõ,] ý nghĩa của sự độc nhất cần được biết rõ, ý nghĩa đã được biết của sự biết rõ cần được biết rõ, ý nghĩa quyết đoán của sự biết toàn diện cần được biết rõ, ý nghĩa buông bỏ của sự dứt bỏ cần được biết rõ, ý nghĩa nhất vị của sự tu tập cần được biết rõ, ý nghĩa chạm đến của sự tác chứng cần được biết rõ, ý nghĩa tập hợp của các uẩn cần được biết rõ, ý nghĩa bản thể của các giới cần được biết rõ, ý nghĩa vị thế của các xứ cần được biết rõ, ý nghĩa tạo tác của các pháp hữu vi cần được biết rõ, ý nghĩa không tạo tác của Niết Bàn cần được biết rõ.
Ý nghĩa của tâm cần được biết rõ, ý nghĩa không gián đoạn của tâm cần được biết rõ, ý nghĩa thoát ra của tâm ..., ý nghĩa ly khai của tâm ..., ý nghĩa chủng tử của tâm ..., ý nghĩa về duyên của tâm ..., ý nghĩa vật nương của tâm ..., ý nghĩa lãnh vực của tâm ..., ý nghĩa cảnh (đối tượng) của tâm ..., ý nghĩa hành xứ của tâm ..., ý nghĩa hành vi của tâm ..., ý nghĩa (cảnh) đã đạt đến của tâm ..., ý nghĩa quả quyết của tâm ..., ý nghĩa dẫn xuất (ra khỏi cảnh) của tâm cần được biết rõ, ý nghĩa xuất ly của tâm cần được biết rõ.
Ý nghĩa hướng tâm ở nhất thể cần được biết rõ, ý nghĩa nhận biết (của thức) ở nhất thể cần được biết rõ, ý nghĩa nhận biết (của tuệ) ở nhất thể ..., ý nghĩa nhận biết (của tưởng) ở nhất thể ..., ý nghĩa độc nhất ở nhất thể ..., ý nghĩa bám vào nhất thể ..., ý nghĩa tiến vào nhất thể (đối với sơ thiền) ..., ý nghĩa hoan hỷ ở nhất thể (đối với nhị thiền) ..., ý nghĩa an trụ ở nhất thể (đối với tam thiền) ..., ý nghĩa giải thoát ở nhất thể (đối với tứ thiền) ..., ý nghĩa của sự nhận thức ‘Đây là tịnh’ ở nhất thể ..., ý nghĩa đã tạo thành phương tiện ở nhất thể ..., ý nghĩa đã tạo thành nền tảng ở nhất thể ..., ý nghĩa đã hiện hữu ở nhất thể ..., ý nghĩa đã được tích lũy ở nhất thể ..., ý nghĩa đã được khởi sự vô cùng thanh tịnh ở nhất thể ..., ý nghĩa gìn giữ ở nhất thể ..., ý nghĩa phụ trợ ở nhất thể ..., ý nghĩa hoàn bị ở nhất thể ..., ý nghĩa liên kết ở nhất thể ..., ý nghĩa khẳng định ở nhất thể ..., ý nghĩa rèn luyện ở nhất thể ..., ý nghĩa tu tập ở nhất thể ..., ý nghĩa làm cho sung mãn ở nhất thể ..., ý nghĩa của sự khéo được hiện khởi ở nhất thể ..., ý nghĩa của sự khéo được giải thoát ở nhất thể ..., ý nghĩa của sự được giác ngộ (Sơ Đạo) ở nhất thể ..., ý nghĩa của sự được giác ngộ (Nhị Đạo) ở nhất thể ..., ý nghĩa của sự được giác ngộ (Tam Đạo) ở nhất thể ..., ý nghĩa của sự được giác ngộ (Tứ Đạo)[18]ở nhất thể ...,ý nghĩa của sự làm cho giác ngộ (Sơ Đạo) ở nhất thể ..., ý nghĩa của sự làm cho giác ngộ (Nhị Đạo) ở nhất thể ..., ý nghĩa của sự làm cho giác ngộ (Tam Đạo) ở nhất thể ..., ý nghĩa của sự làm cho giác ngộ (Tứ Đạo)[19]ở nhất thể ..., ý nghĩa của sự dự phần làm cho giác ngộ (Sơ Đạo) ở nhất thể ..., ý nghĩa của sự dự phần làm cho giác ngộ (Nhị Đạo) ở nhất thể ..., ý nghĩa của sự dự phần làm cho giác ngộ (Tam Đạo) ở nhất thể ..., ý nghĩa của sự dự phần làm cho giác ngộ (Tứ Đạo)[20]ở nhất thể ..., ý nghĩa của sự phát quang (Sơ Đạo) ở nhất thể ..., ý nghĩa của sự phát quang (Nhị Đạo) ở nhất thể ..., ý nghĩa của sự phát quang (Tam Đạo) ở nhất thể cần được biết rõ, ý nghĩa của sự phát quang (Tứ Đạo)[21]ở nhất thể cần được biết rõ.
Ý nghĩa làm sáng tỏ cần được biết rõ, ý nghĩa chói sáng cần được biết rõ, ý nghĩa thiêu đốt các phiền não ..., ý nghĩa không nhơ bẩn ..., ý nghĩa tách rời nhơ bẩn ..., ý nghĩa hết nhơ bẩn ..., ý nghĩa tĩnh lặng ..., ý nghĩa của thời điểm ..., ý nghĩa tách ly ..., ý nghĩa của hành vi tách ly ..., ý nghĩa ly dục ..., ý nghĩa của hành vi ly dục ..., ý nghĩa diệt tận ..., ý nghĩa của hành vi diệt tận ..., ý nghĩa xả ly ..., ý nghĩa của hành vi xả ly ..., ý nghĩa giải thoát cần được biết rõ, ý nghĩa của hành vi giải thoát cần được biết rõ.
Ý nghĩa của ước muốn[22]cần được biết rõ, ý nghĩa nguồn cội của ước muốn cần được biết rõ, ý nghĩa cơ sở của ước muốn ..., ý nghĩa nỗ lực của ước muốn ..., ý nghĩa thành tựu của ước muốn ..., ý nghĩa cương quyết của ước muốn ..., ý nghĩa ra sức của ước muốn ..., ý nghĩa thiết lập của ước muốn ..., ý nghĩa không tản mạn của ước muốn ..., ý nghĩa nhận thức của ước muốn cần được biết rõ.
Ý nghĩa của tinh tấn cần được biết rõ, ý nghĩa nguồn cội của tinh tấn ..., ý nghĩa cơ sở của tinh tấn ..., ý nghĩa nỗ lực của tinh tấn ..., ý nghĩa thành tựu của tinh tấn ..., ý nghĩa cương quyết của tinh tấn ..., ý nghĩa ra sức của tinh tấn ..., ý nghĩa thiết lập của tinh tấn ..., ý nghĩa không tản mạn của tinh tấn cần được biết rõ, ý nghĩa nhận thức của tinh tấn cần được biết rõ.
Ý nghĩa của tâm cần được biết rõ, ý nghĩa nguồn cội của tâm cần được biết rõ, ý nghĩa cơ sở của tâm ..., ý nghĩa nỗ lực của tâm ..., ý nghĩa thành tựu của tâm ..., ý nghĩa cương quyết của tâm ..., ý nghĩa ra sức của tâm ..., ý nghĩa thiết lập của tâm cần được biết rõ, ý nghĩa không tản mạn của tâm cần được biết rõ, ý nghĩa nhận thức của tâm cần được biết rõ.
Ý nghĩa của thẩm định cần được biết rõ, ý nghĩa nguồn cội của thẩm định cần được biết rõ, ý nghĩa cơ sở của thẩm định cần được biết rõ, ý nghĩa nỗ lực của thẩm định cần được biết rõ, ý nghĩa thành tựu của thẩm định cần được biết rõ, ý nghĩa cương quyết của thẩm định cần được biết rõ, ý nghĩa ra sức của thẩm định cần được biết rõ, ý nghĩa thiết lập của thẩm định cần được biết rõ, ý nghĩa không tản mạn của thẩm định cần được biết rõ, ý nghĩa nhận thức của thẩm định cần được biết rõ.
Ý nghĩa áp bức của Khổ cần được biết rõ, ý nghĩa tạo tác của Khổ cần được biết rõ, ý nghĩa nóng nảy của Khổ cần được biết rõ, ý nghĩa chuyển biến của Khổ cần được biết rõ.
Ý nghĩa tích lũy (nghiệp) của nhân sanh (Khổ) cần được biết rõ, ý nghĩa căn nguyên của nhân sanh (Khổ) cần được biết rõ, ý nghĩa ràng buộc của nhân sanh (Khổ) cần được biết rõ, ý nghĩa vướng bận của nhân sanh (Khổ) cần được biết rõ.
‘Ý nghĩa xuất ly của Niết Bàn cần được biết rõ, ý nghĩa viễn ly của Niết Bàn cần được biết rõ, ý nghĩa không tạo tác của Niết Bàn cần được biết rõ, ý nghĩa bất tử của Niết Bàn cần được biết rõ.
Ý nghĩa dẫn xuất của Đạo cần được biết rõ, ý nghĩa chủng tử của Đạo cần được biết rõ, ý nghĩa nhận thức của Đạo cần được biết rõ, ý nghĩa pháp chủ đạo của Đạo cần được biết rõ.
Ý nghĩa của thực thể cần được biết rõ, ý nghĩa của vô ngã ..., ý nghĩa của chân lý ..., ý nghĩa của thấu triệt ..., ý nghĩa của biết rõ ..., ý nghĩa của biết toàn diện ..., ý nghĩa của hiện tượng ..., ý nghĩa của bản thể ..., ý nghĩa của điều đã được biết ..., ý nghĩa của tác chứng ..., ý nghĩa của chạm đến ..., ý nghĩa của lãnh hội cần được biết rõ.
Sự thoát ly cần được biết rõ, sự không sân độc cần được biết rõ, sự nghĩ tưởng đến ánh sáng cần được biết rõ, sự không tản mạn cần được biết rõ, sự xác định pháp cần được biết rõ, trí (đối kháng vô minh) cần được biết rõ, sự hân hoan cần được biết rõ.
Sơ thiền cần được biết rõ, nhị thiền cần được biết rõ, tam thiền cần được biết rõ, tứ thiền cần được biết rõ, sự chứng đạt không vô biên xứ cần được biết rõ, sự chứng đạt thức vô biên xứ cần được biết rõ, sự chứng đạt vô sở hữu xứ cần được biết rõ, sự chứng đạt phi tưởng phi phi tưởng xứ cần được biết rõ.
Quán xét về vô thường cần được biết rõ, quán xét về khổ não cần được biết rõ, quán xét về vô ngã cần được biết rõ, quán xét về nhàm chán ..., quán xét về ly tham ái ..., quán xét về diệt tận ..., quán xét về từ bỏ ..., quán xét về đoạn tận ..., quán xét về biến hoại ..., quán xét về chuyển biến ..., quán xét về vô tướng ..., quán xét về vô nguyện ..., quán xét về không tánh ..., minh sát các pháp bằng thắng tuệ ..., sự biết và thấy đúng theo thực thể ..., quán xét về tai hại ..., quán xét về phân biệt rõ cần được biết rõ, quán xét về ly khai cần được biết rõ.
Đạo Nhập Lưu cần được biết rõ, sự chứng đạt Quả Nhập Lưu cần được biết rõ, Đạo Nhất Lai cần được biết rõ, sự chứng đạt Quả Nhất Lai cần được biết rõ, Đạo Bất Lai cần được biết rõ, sự chứng đạt Quả Bất Lai cần được biết rõ, Đạo A-la-hán cần được biết rõ, sự chứng đạt Quả A-la-hán cần được biết rõ.
Tín quyền theo ý nghĩa cương quyết cần được biết rõ, tấn quyền theo ý nghĩa ra sức cần được biết rõ, niệm quyền theo ý nghĩa thiết lập cần được biết rõ, định quyền theo ý nghĩa không tản mạn cần được biết rõ, tuệ quyền theo ý nghĩa nhận thức cần được biết rõ.
Tín lực theo ý nghĩa không dao động ở sự không có đức tin cần được biết rõ, tấn lực theo ý nghĩa không dao động ở sự biếng nhác cần được biết rõ, niệm lực theo ý nghĩa không dao động ở sự buông lung cần được biết rõ, định lực theo ý nghĩa không dao động ở sự phóng dật cần được biết rõ, tuệ lực theo ý nghĩa không dao động ở sự không sáng suốt cần được biết rõ.
Niệm giác chi theo ý nghĩa thiết lập cần được biết rõ, trạch pháp giác chi theo ý nghĩa suy xét cần được biết rõ, cần giác chi theo ý nghĩa ra sức cần được biết rõ, hỷ giác chi theo ý nghĩa lan tỏa cần được biết rõ, tịnh giác chi theo ý nghĩa an tịnh cần được biết rõ, định giác chi theo ý nghĩa không tản mạn cần được biết rõ, xả giác chi theo ý nghĩa phân biệt rõ cần được biết rõ.
Chánh kiến theo ý nghĩa nhận thức cần được biết rõ, chánh tư duy theo ý nghĩa gắn chặt (tâm vào cảnh) cần được biết rõ, chánh ngữ theo ý nghĩa gìn giữ ..., chánh nghiệp theo ý nghĩa nguồn sanh khởi ..., chánh mạng theo ý nghĩa trong sạch ..., chánh tinh tấn theo ý nghĩa ra sức ..., chánh niệm theo ý nghĩa thiết lập cần được biết rõ, chánh định theo ý nghĩa không tản mạn cần được biết rõ.
Các quyền theo ý nghĩa của pháp chủ đạo cần được biết rõ, các lực theo ý nghĩa không dao động ..., các giác chi theo ý nghĩa dẫn xuất (ra khỏi luân hồi) ..., Đạo theo ý nghĩa chủng tử ..., các sự thiết lập niệm theo ý nghĩa thiết lập ..., các chánh cần theo ý nghĩa nỗ lực ..., các nền tảng của thần thông theo ý nghĩa thành tựu cần được biết rõ, chân lý theo ý nghĩa của thực thể cần được biết rõ.
Chỉ tịnh theo ý nghĩa không tản mạn cần được biết rõ, minh sát theo ý nghĩa quán xét ..., chỉ tịnh và minh sát theo ý nghĩa của nhất vị ..., sự kết hợp chung theo ý nghĩa không vượt trội cần được biết rõ.
Giới thanh tịnh theo ý nghĩa thu thúc cần được biết rõ, tâm thanh tịnh theo ý nghĩa không tản mạn cần được biết rõ, kiến thanh tịnh theo ý nghĩa nhận thức ..., giải thoát theo ý nghĩa được thoát khỏi ..., minh theo ý nghĩa thấu triệt ..., giải thoát theo ý nghĩa buông bỏ ..., trí về sự đoạn tận theo ý nghĩa đoạn trừ cần được biết rõ, trí về sự vô sanh theo ý nghĩa tĩnh lặng cần được biết rõ.
Ước muốn theo ý nghĩa của nguồn cội cần được biết rõ, tác ý theo ý nghĩa của nguồn sanh khởi cần được biết rõ, xúc theo ý nghĩa liên kết cần được biết rõ, thọ theo ý nghĩa hội tụ cần được biết rõ, định theo ý nghĩa dẫn đầu cần được biết rõ, niệm theo ý nghĩa của pháp chủ đạo cần được biết rõ, tuệ theo ý nghĩa của sự cao thượng trong các pháp thiện cần được biết rõ, sự giải thoát theo ý nghĩa của cốt lỏi cần được biết rõ, Niết Bàn liên quan đến bất tử theo ý nghĩa kết thúc cần được biết rõ.
Các pháp nào cần được biết rõ, các pháp ấy là đã được biết. Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Sự nhận định ở tai là ‘Các pháp này cần được biết rõ,’ tuệ do sự nhận biết điều ấy là trí về yếu tố tạo thành điều đã được nghe.”
Phần giải thích về ‘Cần được biết rõ.’
Tụng phẩm thứ nhì.
Sự nhận định ở tai là ‘Các pháp này cần được biết toàn diện,’ tuệ do sự nhận biết điều ấy là trí về yếu tố tạo thành điều đã được nghe là (có ý nghĩa) thế nào?
Một pháp cần được biết toàn diện là: Xúc hữu lậu đưa đến thủ.
Hai pháp cần được biết toàn diện là: Danh và sắc.
Ba pháp cần được biết toàn diện là: Ba thọ.[23]
Bốn pháp cần được biết toàn diện là: Bốn loại vật thực.[24]
Năm pháp cần được biết toàn diện là: Năm thủ uẩn.[25]
Sáu pháp cần được biết toàn diện là: Sáu nội xứ.[26]
Bảy pháp cần được biết toàn diện là: Bảy trụ xứ của thức.[27]
Tám pháp cần được biết toàn diện là: Tám pháp thế gian.[28]
Chín pháp cần được biết toàn diện là: Chín trú xứ của chúng sinh.[29]
Mười pháp cần được biết toàn diện là: Mười xứ.[30]
Này các tỳ khưu, tất cả cần được biết toàn diện. Và này các tỳ khưu, điều gì là tất cả cần được biết toàn diện?
Này các tỳ khưu, mắt cần được biết toàn diện, các sắc cần được biết toàn diện, nhãn thức ..., nhãn xúc ..., cảm thọ nào được sanh lên do duyên nhãn xúc dầu là lạc, hoặc là khổ, hoặc là không khổ không lạc, cảm thọ ấy cũng cần được biết toàn diện.
Tai cần được biết toàn diện, các thinh cần được biết toàn diện, ... (như trên) ... Mũi cần được biết toàn diện, các khí cần được biết toàn diện. ... (như trên) ... Lưỡi cần được biết toàn diện, các vị cần được biết toàn diện. ... (như trên) ... Thân cần được biết toàn diện, các xúc cần được biết toàn diện. ... (như trên) ... Ý cần được biết toàn diện, các pháp cần được biết toàn diện, ý thức ..., ý xúc ..., cảm thọ nào được sanh lên do duyên ý xúc dầu là lạc, hoặc là khổ, hoặc là không khổ không lạc, cảm thọ ấy cũng cần được biết toàn diện.
Sắc cần được biết toàn diện, thọ ..., tưởng ..., các hành ..., thức ..., mắt ..., lão tử ..., Niết Bàn liên quan đến bất tử theo ý nghĩa kết thúc cần được biết toàn diện. ...(như trên)...
Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu những pháp nào, thì những pháp ấy là được thành tựu (cho vị ấy). Như vậy, những pháp ấy chẳng những được biết toàn diện mà còn được hoàn thành.
Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự thoát ly, sự thoát ly là được thành tựu (cho vị ấy). Như vậy, pháp ấy chẳng những được biết toàn diện mà còn được hoàn thành.
Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự không sân độc, sự không sân độc là được thành tựu (cho vị ấy). Như vậy, pháp ấy chẳng những được biết toàn diện mà còn được hoàn thành.
‘Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự nghĩ tưởng về ánh sáng, sự nghĩ tưởng về ánh sáng là được thành tựu (cho vị ấy). Như vậy, pháp ấy chẳng những được biết toàn diện mà còn được hoàn thành.
Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự không tản mạn, sự không tản mạn là được thành tựu ...(như trên)...
Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự xác định pháp, sự xác định pháp là được thành tựu ...(như trên)...
Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu trí, trí là được thành tựu ...(như trên)...
Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự hân hoan, sự hân hoan là được thành tựu ...(như trên)...
Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sơ thiền, sơ thiền là được thành tựu (cho vị ấy). Như vậy, pháp ấy chẳng những được biết toàn diện mà còn được hoàn thành.
Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu nhị thiền, ... tam thiền, ... tứ thiền, tứ thiền là được thành tựu ...(nt)...
Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự chứng đạt không vô biên xứ, sự chứng đạt không vô biên xứ là được thành tựu ...(như trên)...
Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự chứng đạt thức vô biên xứ, sự chứng đạt thức vô biên xứ là được thành tựu ...(nt)...
Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự chứng đạt vô sở hữu xứ, sự chứng đạt vô sở hữu xứ là được thành tựu ...(nt)...
Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự chứng đạt phi tưởng phi phi tưởng xứ, sự chứng đạt phi tưởng phi phi tưởng xứ là được thành tựu (cho vị ấy). Như vậy, pháp ấy chẳng những được biết toàn diện mà còn được hoàn thành.
Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự quán xét về vô thường, sự quán xét về vô thường là được thành tựu (cho vị ấy). Như vậy, pháp ấy ...(nt)...
Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự quán xét về khổ não, quán xét về khổ não là được thành tựu ...(nt)...
Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự quán xét về vô ngã, quán xét về vô ngã là được thành tựu ...(nt)...
Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự quán xét về nhàm chán, sự quán xét về nhàm chán là được thành tựu (cho vị ấy). Như vậy, pháp ấy chẳng những được biết toàn diện mà còn được hoàn thành.
Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự quán xét về ly tham ái, sự quán xét về ly tham ái là được thành tựu (cho vị ấy). Như vậy, pháp ấy chẳng những được biết toàn diện mà còn được hoàn thành.
Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự quán xét về diệt tận, sự quán xét về diệt tận là được ...(nt)...
Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự quán xét về từ bỏ, sự quán xét về từ bỏ là được thành tựu ...(nt)...
Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự quán xét về đoạn tận, sự quán xét về đoạn tận là được ...(nt)...
Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự quán xét về biến hoại, sự quán xét về biến hoại là được thành tựu ...(nt)...
Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự quán xét về chuyển biến, sự quán xét về chuyển biến là được thành tựu ...(nt)...
Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự quán xét về vô tướng, sự quán xét về vô tướng là được thành tựu (cho vị ấy). Như vậy, pháp ấy chẳng những được biết toàn diện mà còn được hoàn thành.
Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự quán xét về vô nguyện, sự quán xét về vô nguyện là được thành tựu (cho vị ấy). Như vậy, pháp ấy chẳng những được biết toàn diện mà còn được hoàn thành.
Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự quán xét về không tánh, sự quán xét về không tánh là được thành tựu (cho vị ấy). Như vậy, pháp ấy chẳng những được biết toàn diện mà còn được hoàn thành.
Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự minh sát các pháp bằng thắng tuệ, sự minh sát các pháp bằng thắng tuệ là được thành tựu (cho vị ấy). Như vậy, pháp ấy chẳng những được biết toàn diện mà còn được hoàn thành.
Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự biết và thấy đúng theo thực thể, sự biết và thấy đúng theo thực thể là được thành tựu ...(nt)...
Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự quán xét về tai hại, sự quán xét về tai hại là được thành tựu ...(nt)...
Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự quán xét về phân biệt rõ, sự quán xét về phân biệt rõ là được thành tựu (cho vị ấy). Như vậy, pháp ấy chẳng những được biết toàn diện mà còn được hoàn thành.
Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự quán xét về ly khai, sự quán xét về ly khai là được thành tựu (cho vị ấy). Như vậy, pháp ấy chẳng những được biết toàn diện mà còn được hoàn thành.
Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu Đạo Nhập Lưu, Đạo Nhập Lưu là được thành tựu (cho vị ấy). Như vậy, pháp ấy chẳng những được biết toàn diện mà còn được hoàn thành.
Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu Đạo Nhất Lai, Đạo Nhất Lai là được thành tựu (cho vị ấy). Như vậy, pháp ấy chẳng những được biết toàn diện mà còn được hoàn thành.
Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu Đạo Bất Lai, Đạo Bất Lai là được thành tựu (cho vị ấy). Như vậy, pháp ấy chẳng những được biết toàn diện mà còn được hoàn thành.
Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu Đạo A-la-hán, Đạo A-la-hán là được thành tựu (cho vị ấy). Như vậy, pháp ấy chẳng những được biết toàn diện mà còn được hoàn thành.
Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu những pháp nào, thì những pháp ấy là được thành tựu (cho vị ấy). Như vậy, những pháp ấy chẳng những được biết toàn diện mà còn được hoàn thành. Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Sự nhận định ở tai là ‘Các pháp này cần được biết toàn diện,’ tuệ do sự nhận biết điều ấy là trí về yếu tố tạo thành điều đã được nghe.”
Phần giải thích về ‘Cần được biết toàn diện.’
Sự nhận định ở tai là ‘Các pháp này cần được dứt bỏ,’ tuệ do sự nhận biết điều ấy là trí về yếu tố tạo thành điều đã được nghe là (có ý nghĩa) thế nào?
Một pháp cần được dứt bỏ là: Ngã mạn.
Hai pháp cần được dứt bỏ là: Vô minh và hữu ái.
Ba pháp cần được dứt bỏ là: Ba ái.
Bốn pháp cần được dứt bỏ là: Bốn pháp cuốn trôi.[31]
Năm pháp cần được dứt bỏ là: Năm pháp ngăn che.[32]
Sáu pháp cần được dứt bỏ là: Sáu nhóm ái.[33]
Bảy pháp cần được dứt bỏ là: Bảy pháp ngủ ngầm.[34]
Tám pháp cần được dứt bỏ là: Tám tính chất sai trái.[35]
Chín pháp cần được dứt bỏ là: Chín pháp có nguồn cội là ái.[36]
Mười pháp cần được dứt bỏ là: Mười tính chất sai trái.[37]
Hai sự dứt bỏ: Sự dứt bỏ do đoạn trừ và sự dứt bỏ do tĩnh lặng. Sự dứt bỏ do đoạn trừ là đối với (hành giả) đang tu tập Đạo đưa đến sự đoạn tận là (Đạo) tối thượng ở đời, và sự dứt bỏ do tĩnh lặng là ở vào sát-na Quả.
Ba sự dứt bỏ: Đối với các dục sự xuất ly này tức là sự thoát ly, đối với các sắc sự xuất ly này tức là trạng thái vô sắc, hơn thế nữa bất cứ hiện hữu nào là pháp hữu vi và tùy thuận sanh khởi, sự diệt tận là sự xuất ly khỏi điều ấy. Đối với (hành giả) đã thành tựu sự thoát ly, các dục không những đã được dứt bỏ mà còn đã được buông bỏ. Đối với (hành giả) đã thành tựu trạng thái vô sắc, các sắc không những đã được dứt bỏ mà còn đã được buông bỏ. Đối với (hành giả) đã thành tựu sự diệt tận, các hành không những đã được dứt bỏ mà còn đã được buông bỏ.
Bốn sự dứt bỏ: Trong khi thấu triệt chân lý về Khổ với sự thấu triệt của biết toàn diện, (hành giả) dứt bỏ; trong khi thấu triệt chân lý về nhân sanh (Khổ) với sự thấu triệt của dứt bỏ, (hành giả) dứt bỏ; trong khi thấu triệt chân lý về sự diệt tận (Khổ) với sự thấu triệt của tác chứng, (hành giả) dứt bỏ; trong khi thấu triệt chân lý về Đạo với sự thấu triệt của tu tập, (hành giả) dứt bỏ.
Năm sự dứt bỏ: Sự dứt bỏ do áp chế, sự dứt bỏ do thay thế, sự dứt bỏ do đoạn trừ, sự dứt bỏ do tĩnh lặng, sự dứt bỏ do xuất ly. Sự dứt bỏ do áp chế đối với các pháp ngăn che của (hành giả) đang tu tập sơ thiền, sự dứt bỏ do thay thế đối với các khuynh hướng tà kiến của (hành giả) đang tu tập định đưa đến sự thấu triệt, sự dứt bỏ do đoạn trừ của (hành giả) đang tu tập Đạo tối thượng ở đời đưa đến sự đoạn tận, sự dứt bỏ do tĩnh lặng là ở vào sát-na Quả, và sự dứt bỏ do xuất ly là sự diệt tận, Niết Bàn.
Này các tỳ khưu, tất cả cần được dứt bỏ. Và này các tỳ khưu, điều gì là tất cả cần được dứt bỏ?
Này các tỳ khưu, mắt cần được dứt bỏ, các sắc cần được dứt bỏ, nhãn thức cần được dứt bỏ, nhãn xúc cần được dứt bỏ, cảm thọ nào được sanh lên do duyên nhãn xúc dầu là lạc, hoặc là khổ, hoặc là không khổ không lạc, cảm thọ ấy cũng cần được dứt bỏ.
Tai cần được dứt bỏ, các thinh cần được dứt bỏ, ... (như trên) ... Mũi cần được dứt bỏ, các khí cần được dứt bỏ. ... (như trên) ... Lưỡi cần được dứt bỏ, các vị cần được dứt bỏ. ... (như trên) ... Thân cần được dứt bỏ, các xúc cần được dứt bỏ. ... (như trên) ... Ý cần được dứt bỏ, các pháp cần được dứt bỏ, ý thức cần được dứt bỏ, ý xúc cần được dứt bỏ, cảm thọ nào được sanh lên do duyên ý xúc dầu là lạc, hoặc là khổ, hoặc là không khổ không lạc, cảm thọ ấy cũng cần được dứt bỏ.
Trong khi nhận thấy sắc, (hành giả) dứt bỏ. Trong khi nhận thấy thọ, (hành giả) dứt bỏ. Trong khi nhận thấy tưởng, (hành giả) dứt bỏ. Trong khi nhận thấy các hành, (hành giả) dứt bỏ. Trong khi nhận thấy thức, (hành giả) dứt bỏ. Trong khi nhận thấy mắt, ...(như trên)... lão tử, ...(như trên)... Niết Bàn liên quan đến bất tử theo ý nghĩa kết thúc, (hành giả) dứt bỏ.
Các pháp nào là đã được dứt bỏ, các pháp ấy là đã được buông bỏ. Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Sự nhận định ở tai là ‘Các pháp này cần được dứt bỏ,’ tuệ do sự nhận biết điều ấy là trí về yếu tố tạo thành điều đã được nghe.”
Phần giải thích về ‘Cần được dứt bỏ.’
Tụng phẩm thứ ba.
Sự nhận định ở tai là ‘Các pháp này cần được tu tập,’ tuệ do sự nhận biết điều ấy là trí về yếu tố tạo thành điều đã được nghe là (có ý nghĩa) thế nào?
Một pháp cần được tu tập là: Niệm hướng đến thân có sự thoải mái đi cùng.
Hai pháp cần được tu tập là: Chỉ tịnh và minh sát.
Ba pháp cần được tu tập là: Ba định.[38]
Bốn pháp cần được tu tập là: Bốn sự thiết lập niệm.
Năm pháp cần được tu tập là: Chánh định năm chi phần.
Sáu pháp cần được tu tập là: Sáu tùy niệm xứ.[39]
Bảy pháp cần được tu tập là: Bảy giác chi.
Tám pháp cần được tu tập là: Thánh Đạo tám chi phần.
Chín pháp cần được tu tập là: Chín chi phần nỗ lực thanh tịnh.[40]
Mười pháp cần được tu tập là: Mười nền tảng của đề mục (thiền).[41]
Hai sự tu tập: Sự tu tập thuộc thế gian và sự tu tập xuất thế gian.
Ba sự tu tập: Sự tu tập về các thiện pháp đưa đến cõi sắc giới, sự tu tập về các thiện pháp đưa đến cõi vô sắc giới, sự tu tập về các thiện pháp không bị lệ thuộc. Sự tu tập về các thiện pháp đưa đến cõi sắc giới có loại thấp kém, có loại trung bình, có loại cao quý. Sự tu tập về các thiện pháp đưa đến cõi vô sắc giới có loại thấp kém, có loại trung bình, có loại cao quý. Sự tu tập về các thiện pháp không bị lệ thuộc là cao quý.
Bốn sự tu tập: trong khi thấu triệt chân lý về Khổ với sự thấu triệt của sự biết toàn diện, (hành giả) tu tập; trong khi thấu triệt chân lý về nhân sanh (Khổ) với sự thấu triệt của sự dứt bỏ, (hành giả) tu tập; trong khi thấu triệt chân lý về sự diệt tận (Khổ) với sự thấu triệt của sự tác chứng, (hành giả) tu tập; trong khi thấu triệt chân lý về Đạo với sự thấu triệt của sự tu tập, (hành giả) tu tập. Đây là bốn sự tu tập.
Bốn sự tu tập khác nữa: tầm cầu là sự tu tập, thành đạt là sự tu tập, nhất vị là sự tu tập, rèn luyện là sự tu tập.
Tầm cầu gì là sự tu tập? ‘Đối với các vị đang thể nhập định thuộc mọi (đề mục), các pháp sanh khởi vào thời điểm ấy là có nhất vị.’ Tầm cầu này là sự tu tập.
Thành đạt gì là sự tu tập? ‘Đối với các vị đang thể nhập định thuộc mọi (đề mục), các pháp sanh khởi vào thời điểm nhập định ấy không vượt trội lẫn nhau.’ Thành đạt này là sự tu tập.
Nhất vị gì là sự tu tập? ‘Đối với vị đang tu tập tín quyền theo ý nghĩa cương quyết, do tác động của tín quyền bốn quyền (còn lại) là có nhất vị,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa nhất vị đối với các quyền. ‘Đối với vị đang tu tập tấn quyền theo ý nghĩa ra sức, do tác động của tấn quyền ... ‘Đối với vị đang tu tập niệm quyền theo ý nghĩa thiết lập, do tác động của niệm quyền ... ‘Đối với vị đang tu tập định quyền theo ý nghĩa không tản mạn, do tác động của định quyền ... ‘Đối với vị đang tu tập tuệ quyền theo ý nghĩa nhận thức, do tác động của tuệ quyền bốn quyền (còn lại của vị ấy) là có nhất vị,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa nhất vị đối với các quyền.
‘Đối với vị đang tu tập tín lực theo ý nghĩa không dao động ở sự không có đức tin, do tác động của tín lực bốn lực (còn lại) là có nhất vị,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa nhất vị đối với các lực. ‘Đối với vị đang tu tập tấn lực theo ý nghĩa không dao động ở sự biếng nhác, do tác động của tấn lực ... ‘Đối với vị đang tu tập niệm lực theo ý nghĩa không dao động ở sự buông lung, do tác động của niệm lực ... ‘Đối với vị đang tu tập định lực theo ý nghĩa không dao động ở sự phóng dật, do tác động của định lực ... ‘Đối với vị đang tu tập tuệ lực theo ý nghĩa không dao động ở sự không sáng suốt, do tác động của tuệ lực bốn lực (còn lại) là có nhất vị,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa nhất vị đối với các lực.
‘Đối với vị đang tu tập niệm giác chi theo ý nghĩa thiết lập, do tác động của niệm giác chi sáu giác chi (còn lại) là có nhất vị,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa nhất vị đối với các giác chi. ‘Đối với vị đang tu tập trạch pháp giác chi theo ý nghĩa suy xét, do tác động của trạch pháp giác chi sáu giác chi (còn lại) là có nhất vị,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa nhất vị đối với các giác chi. ‘Đối với vị đang tu tập cần giác chi theo ý nghĩa ra sức, do tác động của cần giác chi sáu giác chi (còn lại) ... ‘Đối với vị đang tu tập hỷ giác chi theo ý nghĩa lan tỏa, do tác động của hỷ giác chi sáu giác chi (còn lại) ... ‘Đối với vị đang tu tập tịnh giác chi theo ý nghĩa an tịnh, do tác động của tịnh giác chi sáu giác chi (còn lại) ... ‘Đối với vị đang tu tập định giác chi theo ý nghĩa không tản mạn, do tác động của định giác chi sáu giác chi (còn lại) ...(như trên)... ‘Đối với vị đang tu tập xả giác chi theo ý nghĩa phân biệt rõ, do tác động của xả giác chi sáu giác chi (còn lại) là có nhất vị,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa nhất vị đối với các giác chi.
‘Đối với vị đang tu tập chánh kiến theo ý nghĩa nhận thức, do tác động của chánh kiến bảy chi đạo (còn lại) là có nhất vị,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa nhất vị đối với các chi đạo. ‘Đối với vị đang tu tập chánh tư duy theo ý nghĩa gắn chặt (tâm vào cảnh), do tác động của chánh tư duy bảy chi đạo (còn lại) ...(như trên)... ‘Đối với vị đang tu tập chánh ngữ theo ý nghĩa gìn giữ, do tác động của chánh ngữ bảy chi đạo (còn lại) ...(như trên)... ‘Đối với vị đang tu tập chánh nghiệp theo ý nghĩa nguồn sanh khởi, do tác động của chánh nghiệp bảy chi đạo (còn lại) ...(như trên)... ‘Đối với vị đang tu tập chánh mạng theo ý nghĩa trong sạch, do tác động của chánh mạng bảy chi đạo (còn lại) ...(như trên)... ‘Đối với vị đang tu tập chánh tinh tấn theo ý nghĩa ra sức, do tác động của chánh tinh tấn bảy chi đạo (còn lại) ...(như trên)... ‘Đối với vị đang tu tập chánh niệm theo ý nghĩa thiết lập, do tác động của chánh niệm bảy chi đạo (còn lại) ...(như trên)... ‘Đối với vị đang tu tập chánh định theo ý nghĩa không tản mạn, do tác động của chánh định bảy chi đạo (còn lại) là có nhất vị,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa nhất vị đối với các chi đạo. Nhất vị này là sự tu tập.
Rèn luyện gì là sự tu tập? Ở đây, vị tỳ khưu rèn luyện vào buổi sáng, rèn luyện luôn cả vào giữa trưa, rèn luyện luôn cả vào buổi tối, rèn luyện luôn cả trước bữa ăn, rèn luyện luôn cả sau bữa ăn, rèn luyện luôn cả vào canh đầu, rèn luyện luôn cả vào canh giữa, rèn luyện luôn cả vào canh cuối, rèn luyện luôn cả ban đêm, rèn luyện luôn cả ban ngày, rèn luyện luôn cả ban đêm và ban ngày, rèn luyện luôn cả trong nửa tháng đầu, rèn luyện luôn cả trong nửa tháng cuối, rèn luyện luôn cả trong mùa mưa, rèn luyện luôn cả trong mùa lạnh, rèn luyện luôn cả trong mùa nóng, rèn luyện luôn cả trong giai đoạn đầu của cuộc đời, rèn luyện luôn cả trong giai đoạn giữa của cuộc đời, rèn luyện luôn cả trong giai đoạn cuối của cuộc đời. Rèn luyện này là sự tu tập.
Đây là bốn sự tu tập.
Bốn sự tu tập khác nữa: là sự tu tập theo ý nghĩa không vượt trội đối với các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy, là sự tu tập theo ý nghĩa nhất vị đối với các quyền, là sự tu tập theo ý nghĩa khởi động tinh tấn nhằm đạt đến giải thoát Niết Bàn, là sự tu tập theo ý nghĩa rèn luyện.
Sự tu tập theo ý nghĩa không vượt trội đối với các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy là (có ý nghĩa) thế nào?
‘Đối với (hành giả) đang dứt bỏ ước muốn trong các dục, các pháp sanh lên do tác động của sự thoát ly không vượt trội lẫn nhau,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa không vượt trội đối với các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy. ‘Đối với (hành giả) đang dứt bỏ sân độc, các pháp sanh lên do tác động của sự không sân độc không vượt trội lẫn nhau,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa không vượt trội đối với các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy. ‘Đối với (hành giả) đang dứt bỏ sự lờ đờ buồn ngủ, các pháp sanh lên do tác động của sự nghĩ tưởng đến ánh sáng không vượt trội lẫn nhau,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa không vượt trội đối với các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy. ‘Đối với (hành giả) đang dứt bỏ phóng dật, các pháp sanh lên do tác động của sự không tản mạn không vượt trội lẫn nhau,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa không vượt trội đối với các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy. ‘Đối với (hành giả) đang dứt bỏ hoài nghi, các pháp sanh lên do tác động của sự xác định pháp không vượt trội lẫn nhau,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa không vượt trội đối với các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy. ‘Đối với (hành giả) đang dứt bỏ vô minh, các pháp sanh lên do tác động của trí không vượt trội lẫn nhau,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa không vượt trội đối với các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy. ‘Đối với (hành giả) đang dứt bỏ sự không hứng thú, các pháp sanh lên do tác động của sự hân hoan không vượt trội lẫn nhau,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa không vượt trội đối với các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy.
‘Đối với (hành giả) đang dứt bỏ các pháp ngăn che, các pháp sanh lên do tác động của sơ thiền không vượt trội lẫn nhau,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa không vượt trội đối với các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy. ‘Đối với (hành giả) đang dứt bỏ tầm tứ, các pháp sanh lên do tác động của nhị thiền không vượt trội lẫn nhau,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa không vượt trội đối với các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy. ‘Đối với (hành giả) đang dứt bỏ hỷ, các pháp sanh lên do tác động của tam thiền không vượt trội lẫn nhau,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa không vượt trội đối với các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy. ‘Đối với (hành giả) đang dứt bỏ lạc và khổ, các pháp sanh lên do tác động của tứ thiền không vượt trội lẫn nhau,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa không vượt trội đối với các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy.
‘Đối với (hành giả) đang dứt bỏ sự nghĩ tưởng về sắc, sự nghĩ tưởng về bất bình, sự nghĩ tưởng về khác biệt, các pháp sanh lên do tác động của sự chứng đạt không vô biên xứ không vượt trội lẫn nhau,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa không vượt trội đối với các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy. ‘Đối với (hành giả) đang dứt bỏ sự nghĩ tưởng về không vô biên xứ, các pháp sanh lên do tác động của sự chứng đạt thức vô biên xứ không vượt trội lẫn nhau,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa không vượt trội đối với các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy. ‘Đối với (hành giả) đang dứt bỏ sự nghĩ tưởng về thức vô biên xứ, các pháp sanh lên do tác động của sự chứng đạt vô sở hữu xứ không vượt trội lẫn nhau,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa không vượt trội đối với các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy. ‘Đối với (hành giả) đang dứt bỏ sự nghĩ tưởng về vô sở hữu xứ, các pháp sanh lên do tác động của sự chứng đạt phi tưởng phi phi tưởng xứ không vượt trội lẫn nhau,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa không vượt trội đối với các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy.
‘Đối với (hành giả) đang dứt bỏ sự nghĩ tưởng về thường còn, các pháp sanh lên do tác động của việc quán xét về vô thường không vượt trội lẫn nhau,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa không vượt trội đối với các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy. ‘Đối với (hành giả) đang dứt bỏ sự nghĩ tưởng về lạc, các pháp sanh lên do tác động của việc quán xét về khổ không vượt trội lẫn nhau,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa không vượt trội đối với các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy. ‘Đối với (hành giả) đang dứt bỏ sự nghĩ tưởng về ngã, các pháp sanh lên do tác động của việc quán xét về vô ngã không vượt trội lẫn nhau,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa không vượt trội đối với các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy. ‘Đối với (hành giả) đang dứt bỏ sự vui thích, các pháp sanh lên do tác động của việc quán xét về nhàm chán không vượt trội lẫn nhau,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa không vượt trội đối với các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy. ‘Đối với (hành giả) đang dứt bỏ tham ái, các pháp sanh lên do tác động của việc quán xét về ly tham ái không vượt trội lẫn nhau,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa không vượt trội đối với các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy. ‘Đối với (hành giả) đang dứt bỏ nhân sanh khởi, các pháp sanh lên do tác động của việc quán xét về diệt tận ... ‘Đối với (hành giả) đang dứt bỏ sự nắm giữ, các pháp sanh lên do tác động của việc quán xét về từ bỏ ... ‘Đối với (hành giả) đang dứt bỏ sự nghĩ tưởng về tiếp diễn, các pháp sanh lên do tác động của việc quán xét về đoạn tận ... ‘Đối với (hành giả) đang dứt bỏ (nghiệp) tích lũy, các pháp sanh lên do tác động của việc quán xét về biến hoại ... ‘Đối với (hành giả) đang dứt bỏ sự nghĩ tưởng về bền vững, các pháp sanh lên do tác động của việc quán xét về chuyển biến các pháp sanh lên không vượt trội lẫn nhau,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa không vượt trội đối với các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy. ‘Đối với (hành giả) đang dứt bỏ hiện tướng, các
pháp sanh lên do tác động của việc quán xét về vô tướng không vượt trội lẫn nhau,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa không vượt trội đối với các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy. ‘Đối với (hành giả) đang dứt bỏ sự nguyện ước, các pháp sanh lên do tác động của việc quán xét về vô nguyện không vượt trội lẫn nhau,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa không vượt trội đối với các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy. ‘Đối với (hành giả) đang dứt bỏ sự cố chấp, các pháp sanh lên do tác động của việc quán xét về không tánh không vượt trội lẫn nhau,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa không vượt trội đối với các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy. ‘Đối với (hành giả) đang dứt bỏ sự cố chấp về thực chất (của thường còn, của tự ngã), các pháp sanh lên do tác động của sự minh sát các pháp bằng thắng tuệ không vượt trội lẫn nhau,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa không vượt trội đối với các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy. ‘Đối với (hành giả) đang dứt bỏ cố chấp vào sự lầm lẫn, các pháp sanh lên do tác động của sự biết và thấy đúng theo thực thể không vượt trội lẫn nhau,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa không vượt trội đối với các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy. ‘Đối với (hành giả) đang dứt bỏ sự cố chấp vào sự lệ thuộc, các pháp sanh lên do tác động của việc quán xét về tai hại không vượt trội lẫn nhau,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa không vượt trội đối với các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy. ‘Đối với (hành giả) đang dứt bỏ sự không phân biệt rõ, các pháp sanh lên do tác động của việc quán xét về phân biệt rõ không vượt trội lẫn nhau,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa không vượt trội đối với các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy. ‘Đối với (hành giả) đang dứt bỏ sự cố chấp vào sự ràng buộc, các pháp sanh lên do tác động của việc quán xét về ly khai không vượt trội lẫn nhau,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa không vượt trội đối với các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy.
‘Đối với (hành giả) đang dứt bỏ các phiền não thuần về tà kiến, các pháp sanh lên do tác động của Đạo Nhập Lưu không vượt trội lẫn nhau,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa không vượt trội đối với các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy. ‘Đối với (hành giả) đang dứt bỏ các phiền não thô thiển, các pháp sanh lên do tác động của Đạo Nhất Lai không vượt trội lẫn nhau,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa không vượt trội đối với các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy. ‘Đối với (hành giả) đang dứt bỏ các phiền não có tính chất vi tế, các pháp sanh lên do tác động của Đạo Bất Lai không vượt trội lẫn nhau,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa không vượt trội đối với các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy. ‘Đối với (hành giả) đang dứt bỏ toàn bộ phiền não, các pháp sanh lên do tác động của Đạo A-la-hán không vượt trội lẫn nhau,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa không vượt trội đối với các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy.
Như vậy là sự tu tập theo ý nghĩa không vượt trội đối với các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy.
Sự tu tập theo ý nghĩa nhất vị đối với các quyền là (có ý nghĩa) thế nào?
‘Đối với (hành giả) đang dứt bỏ ước muốn trong các dục, do tác động của sự thoát ly khiến năm quyền là có nhất vị,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa nhất vị đối với các quyền. ‘Đối với (hành giả) đang dứt bỏ sân độc, do tác động của sự không sân độc ...(như trên)... ‘Đối với (hành giả) đang dứt bỏ toàn bộ phiền não, do tác động của Đạo A-la-hán khiến năm quyền là có nhất vị,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa nhất vị đối với các quyền.
Như vậy là sự tu tập theo ý nghĩa nhất vị đối với các quyền.
Sự tu tập theo ý nghĩa khởi động tinh tấn nhằm đạt đến giải thoát Niết Bàn là (có ý nghĩa) thế nào?
‘Trong khi dứt bỏ ước muốn trong các dục, do tác động của sự thoát ly (hành giả) khởi động sự tinh tấn,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa khởi động tinh tấn nhằm đạt đến giải thoát Niết Bàn. ‘Trong khi dứt bỏ sân độc, do tác động của sự không sân độc (hành giả) khởi động sự tinh tấn,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa khởi động tinh tấn nhằm đạt đến giải thoát Niết Bàn. ...(như trên)... ‘Trong khi dứt bỏ toàn bộ phiền não, do tác động của Đạo A-la-hán (hành giả) khởi động sự tinh tấn,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa khởi động tinh tấn nhằm đạt đến giải thoát Niết Bàn. Như vậy là sự tu tập theo ý nghĩa khởi động tinh tấn nhằm đạt đến giải thoát Niết Bàn.
Sự tu tập theo ý nghĩa rèn luyện là (có ý nghĩa) thế nào?
‘Trong khi dứt bỏ ước muốn trong các dục, vị ấy rèn luyện sự thoát ly,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa rèn luyện. ‘Trong khi dứt bỏ sân độc, vị ấy rèn luyện không sân độc,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa rèn luyện. ...(nt)... ‘Trong khi dứt bỏ toàn bộ phiền não, vị ấy rèn luyện Đạo A-la-hán,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa rèn luyện.
Như vậy là sự tu tập theo ý nghĩa rèn luyện. Đây là bốn sự tu tập.
Trong khi nhận thấy sắc, (vị ấy) tu tập; trong khi nhận thấy thọ, (vị ấy) tu tập; trong khi nhận thấy tưởng, (vị ấy) tu tập; trong khi nhận thấy các hành, (vị ấy) tu tập; trong khi nhận thấy thức, (vị ấy) tu tập. Trong khi nhận thấy mắt, ...(như trên)... lão tử, ...(như trên)... Niết Bàn liên quan đến bất tử theo ý nghĩa kết thúc, (vị ấy) tu tập.
Các pháp nào là đã được tu tập, các pháp ấy là có nhất vị. Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Sự nhận định ở tai là ‘Các pháp này cần được tu tập,’ tuệ do sự nhận biết điều ấy là trí về yếu tố tạo thành điều đã được nghe.”
Phần giải thích về ‘Cần được tu tập.’
Tụng phẩm thứ tư.
Sự nhận định ở tai là ‘Các pháp này cần được tác chứng,’[42] tuệ do sự nhận biết điều ấy là trí về yếu tố tạo thành điều đã được nghe là (có ý nghĩa) thế nào?
Một pháp cần được tác chứng là: Tâm giải thoát là không chuyển đổi.
Hai pháp cần được tác chứng là: Minh và giải thoát.
Ba pháp cần được tác chứng là: Ba minh.[43]
Bốn pháp cần được tác chứng là: Bốn Quả vị của Sa-môn.[44]
Năm pháp cần được tác chứng là: Năm pháp uẩn.[45]
Sáu pháp cần được tác chứng là: Sáu thắng trí.[46]
Bảy pháp cần được tác chứng là: Bảy lực của bậc Lậu Tận.[47]
Tám pháp cần được tác chứng là: Tám giải thoát.[48]
Chín pháp cần được tác chứng là: Chín sự diệt tận theo tuần tự.[49]
Mười pháp cần được tác chứng là: Mười pháp của bậc Vô Học.[50]
Này các tỳ khưu, tất cả cần được tác chứng. Và này các tỳ khưu, điều gì là tất cả cần được tác chứng?
Này các tỳ khưu, mắt cần được tác chứng, các sắc cần được tác chứng, nhãn thức cần được tác chứng, nhãn xúc cần được tác chứng, cảm thọ nào được sanh lên do duyên nhãn xúc dầu là lạc, hoặc là khổ, hoặc là không khổ không lạc, cảm thọ ấy cũng cần được tác chứng.
Tai cần được tác chứng, các thinh cần được tác chứng, ... (như trên) ... Mũi cần được tác chứng, các khí cần được tác chứng. ... (như trên) ... Lưỡi cần được tác chứng, các vị cần được tác chứng. ... (như trên) ... Thân cần được tác chứng, các xúc cần được tác chứng. ... (như trên) ... Ý cần được tác chứng, các pháp cần được tác chứng, ý thức cần được tác chứng, ý xúc cần được tác chứng, cảm thọ nào được sanh lên do duyên ý xúc dầu là lạc, hoặc là khổ, hoặc là không khổ không lạc, cảm thọ ấy cũng cần được tác chứng.
Trong lúc nhận thấy sắc, (hành giả) tác chứng; trong lúc nhận thấy thọ, (hành giả) tác chứng; trong lúc nhận thấy tưởng, (hành giả) tác chứng; trong lúc nhận thấy các hành, (hành giả) tác chứng; trong lúc nhận thấy thức, (hành giả) tác chứng; trong lúc nhận thấy mắt ...(như trên)... lão tử ...(như trên)... Niết Bàn liên quan đến bất tử theo ý nghĩa kết thúc, (hành giả) tác chứng.
Các pháp nào đã được tác chứng, các pháp ấy là đã được chạm đến. Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Sự nhận định ở tai là ‘Các pháp này cần được tác chứng,’ tuệ do sự nhận biết điều ấy là trí về yếu tố tạo thành điều đã được nghe.”
Phần giải thích về ‘Cần được tu tập.’
Sự nhận định ở tai là ‘Các pháp này đưa đến thoái hóa, các pháp này đưa đến bền vững, các pháp này đưa đến thù thắng, các pháp này đưa đến thông suốt,’ tuệ do sự nhận biết điều ấy là trí về yếu tố tạo thành điều đã được nghe là (có ý nghĩa) thế nào?
Đối với vị đã đắc sơ thiền, tưởng và tác ý đi cùng với dục sanh khởi là pháp đưa đến thoái hóa, niệm có bản chất thuận theo pháp (thiền) ấy được an trụ là pháp đưa đến bền vững, tưởng và tác ý không đi cùng với tầm sanh khởi là pháp đưa đến thù thắng, tưởng và tác ý đi cùng với nhàm chán sanh khởi và tương ưng với ly tham ái là pháp đưa đến thông suốt.
Đối với vị đã đắc nhị thiền, tưởng và tác ý đi cùng với tầm sanh khởi là pháp đưa đến thoái hóa, niệm có bản chất thuận theo pháp (thiền) ấy được an trụ là pháp đưa đến bền vững, tưởng và tác ý đi cùng với xả và lạc sanh khởi là pháp đưa đến thù thắng, tưởng và tác ý đi cùng với sự nhàm chán sanh khởi và tương ưng với ly tham ái là pháp đưa đến thông suốt.
Đối với vị đã đắc tam thiền, tưởng và tác ý đi cùng với hỷ và lạc sanh khởi là pháp đưa đến thoái hóa, niệm có bản chất thuận theo pháp (thiền) ấy được an trụ là pháp đưa đến bền vững, tưởng và tác ý đi cùng với không khổ và không lạc sanh khởi là pháp đưa đến thù thắng, tưởng và tác ý đi cùng với sự nhàm chán sanh khởi và tương ưng với ly tham ái là pháp đưa đến thông suốt.
Đối với vị đã đắc tứ thiền, tưởng và tác ý đi cùng với xả và lạc sanh khởi là pháp đưa đến thoái hóa, niệm có bản chất thuận theo pháp (thiền) ấy được an trụ là pháp đưa đến bền vững, tưởng và tác ý đi cùng với không vô biên xứ sanh khởi là pháp đưa đến thù thắng, tưởng và tác ý đi cùng với sự nhàm chán sanh khởi và tương ưng với ly tham ái là pháp đưa đến thông suốt.
Đối với vị đã đắc không vô biên xứ, tưởng và tác ý đi cùng với sắc sanh khởi là pháp đưa đến thoái hóa, niệm có bản chất thuận theo pháp (thiền) ấy được an trụ là pháp đưa đến bền vững, tưởng và tác ý đi cùng với thức vô biên xứ sanh khởi là pháp đưa đến thù thắng, tưởng và tác ý đi cùng với sự nhàm chán sanh khởi và tương ưng với ly tham ái là pháp đưa đến thông suốt.
Đối với vị đã đắc thức vô biên xứ, tưởng và tác ý đi cùng với không vô biên xứ sanh khởi là pháp đưa đến thoái hóa, niệm có bản chất thuận theo pháp (thiền) ấy được an trụ là pháp đưa đến bền vững, tưởng và tác ý đi cùng với vô sở hữu xứ sanh khởi là pháp đưa đến thù thắng, tưởng và tác ý đi cùng với sự nhàm chán sanh khởi và tương ưng với ly tham ái là pháp đưa đến thông suốt.
Đối với vị đã đắc vô sở hữu xứ, tưởng và tác ý đi cùng với thức vô biên xứ sanh khởi là pháp đưa đến thoái hóa, niệm có bản chất thuận theo pháp (thiền) ấy được an trụ là pháp đưa đến bền vững, tưởng và tác ý đi cùng với phi tưởng phi phi tưởng xứ sanh khởi là pháp đưa đến thù thắng, tưởng và tác ý ...(nt)... là pháp đưa đến thông suốt.
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Sự nhận định ở tai là ‘Các pháp này đưa đến thoái hóa, các pháp này đưa đến bền vững, các pháp này đưa đến thù thắng, các pháp này đưa đến thông suốt,’ tuệ do sự nhận biết điều ấy là trí về yếu tố tạo thành điều đã được nghe.”
Phần giải thích nhóm bốn về ‘Đưa đến thoái hóa.’
Sự nhận định ở tai là ‘Tất cả các hành là vô thường, tất cả các hành là khổ não, tất cả các pháp là vô ngã,’ tuệ do sự nhận biết điều ấy là trí về yếu tố tạo thành điều đã được nghe là (có ý nghĩa) thế nào?
Sự nhận định ở tai là ‘Sắc là vô thường theo ý nghĩa đoạn tận, là khổ não theo ý nghĩa kinh hãi, là vô ngã theo ý nghĩa không có cốt lỏi,’ tuệ do sự nhận biết điều ấy là trí về yếu tố tạo thành điều đã được nghe.
Sự nhận định ở tai là ‘Thọ ... Tưởng ... Các hành ... Thức ... Mắt ... Lão tử là vô thường theo ý nghĩa đoạn tận, là khổ não theo ý nghĩa kinh hãi, là vô ngã theo ý nghĩa không có cốt lỏi,’ tuệ do sự nhận biết điều ấy là trí về yếu tố tạo thành điều đã được nghe.
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Sự nhận định ở tai là ‘Tất cả các hành là vô thường, tất cả các hành là khổ não, tất cả các pháp là vô ngã,’ tuệ do sự nhận biết điều ấy là trí về yếu tố tạo thành điều đã được nghe.”
Phần giải thích nhóm ba về ‘Hiện tướng.’
Sự nhận định ở tai là ‘Đây là chân lý cao thượng về Khổ, đây là chân lý cao thượng về nhân sanh Khổ, đây là chân lý cao thượng về sự diệt tận Khổ, đây là chân lý cao thượng về sự thực hành đưa đến sự diệt tận Khổ,’ tuệ do sự nhận biết điều ấy là trí về yếu tố tạo thành điều đã được nghe là (có ý nghĩa) thế nào?
Ở đây, chân lý cao thượng về Khổ là (có ý nghĩa) thế nào?[51]Sanh là khổ, già cũng là khổ, chết cũng là khổ, sự sầu muộn-than vãn-khổ đau-ưu phiền-thất vọng cũng là khổ, sự liên hệ với những gì không yêu thích là khổ, sự xa lìa với những gì yêu thích là khổ, mong muốn mà không đạt được cũng là khổ, tóm tắt lại năm thủ uẩn là khổ.
Ở đây, sanh là (có ý nghĩa) thế nào? Là sự sanh ra, sự sanh khởi, sự hạ sanh, sự tái sanh, sự hiện khởi của các uẩn, sự thành tựu của các xứ đối với các chúng sanh ấy ở tập thể của các chúng sanh ấy, sự việc này được gọi là sanh.
Ở đây, già là (có ý nghĩa) thế nào? Là sự già nua, sự hư hoại, sự rụng răng, tình trạng bạc tóc, da nhăn, sự rút ngắn tuổi thọ, sự suy nhược các căn đối với các chúng sanh ấy ở tập thể của các chúng sanh ấy, sự việc này được gọi là già.
Ở đây, chết là (có ý nghĩa) thế nào? Là sự từ trần, sự tiêu hoại, sự phân rã, sự biến mất, sự tử, sự chết, sự hết thời kỳ, sự tan rã các uẩn, sự bỏ lại xác thân, sự gián đoạn các quyền đối với các chúng sanh ấy ở tập thể của các chúng sanh ấy, sự việc này được gọi là chết.
Ở đây, sầu muộn là (có ý nghĩa) thế nào? Là sự sầu muộn, sự buồn rầu, trạng thái buồn phiền, sự sầu muộn ở nội tâm, sự buồn thảm ở nội tâm, nỗi ưu phiền do trạng thái bực bội ở tâm, sự sầu muộn ví như mũi tên của người bị tác động bởi sự rủi ro về thân quyến, bị tác động bởi sự rủi ro về của cải, bị tác động bởi sự rủi ro về tật bệnh, bị tác động bởi sự suy giảm về giới hạnh, bị tác động bởi sự suy giảm về kiến thức, bị gặp phải sự rủi ro này hoặc rủi ro khác, bị tác động bởi sự khổ đau này hoặc sự khổ đau khác; điều này được gọi là sầu muộn.
Ở đây, than vãn là (có ý nghĩa) thế nào? Là sự phàn nàn, sự than vãn, sự kể lể, sự kêu gào, trạng thái kể lể, trạng thái kêu gào, lời nói lảm nhảm, sự lải nhải, sự rên rỉ, sự khóc than, trạng thái khóc than của người bị tác động bởi sự rủi ro về thân quyến, bị tác động bởi sự rủi ro về của cải, bị tác động bởi sự rủi ro về tật bệnh, bị tác động bởi sự suy giảm về giới hạnh, bị tác động bởi sự suy giảm về kiến thức, bị gặp phải sự rủi ro này hoặc rủi ro khác, bị tác động bởi sự khổ đau này hoặc sự khổ đau khác; điều này được gọi là than vãn.
Ở đây, khổ đau là (có ý nghĩa) thế nào? Điều nào là sự không thoải mái thuộc thân, khổ đau thuộc thân, được nhận biết là không thoải mái và khổ đau sanh lên do thân xúc, là cảm thọ không thoải mái và khổ đau sanh lên do thân xúc; điều này được gọi là khổ đau.
Ở đây, ưu phiền là (có ý nghĩa) thế nào? Điều nào là sự không thoải mái thuộc tâm, khổ đau thuộc tâm, được nhận biết là không thoải mái và khổ đau sanh lên do ý xúc, là cảm thọ không thoải mái và khổ đau sanh lên do ý xúc; điều này được gọi là ưu phiền.
Ở đây, thất vọng là (có ý nghĩa) thế nào? Điều nào là sự lo âu, sự thất vọng, sự bồn chồn, sự tuyệt vọng, trạng thái bồn chồn, trạng thái tuyệt vọng của người bị tác động bởi sự rủi ro về thân quyến, bị tác động bởi sự rủi ro về của cải, bị tác động bởi sự rủi ro về tật bệnh, bị tác động bởi sự rủi ro về giới hạnh, bị tác động bởi sự suy giảm về kiến thức, bị gặp phải sự rủi ro này hoặc rủi ro khác, bị tác động bởi khổ đau này hoặc khổ đau khác; điều này được gọi là thất vọng.
Ở đây, sự liên hệ với những gì không yêu thích là khổ là (có ý nghĩa) thế nào? Trong trường hợp này, điều nào sự giao tiếp, sự kết hợp, sự liên kết, tình trạng dính líu với các sắc, các thinh, các khí, các vị, các xúc khó chịu, khó ưa, không hợp ý, hoặc là với những người không tầm cầu điều hữu ích, không tầm cầu điều có lợi, không tầm cầu sự an lạc, không tầm cầu sự yên ổn khỏi các vướng bận; điều này được gọi là sự liên hệ với những gì không yêu thích là khổ.
Ở đây, sự xa lìa với những gì yêu thích là khổ là (có ý nghĩa) thế nào? Trong trường hợp này, điều nào là sự không giao tiếp, sự không kết hợp, sự không liên kết, tình trạng không dính líu với các sắc, các thinh, các khí, các vị, các xúc dễ chịu, đáng ưa, hợp ý, hoặc là với những người tầm cầu điều hữu ích, tầm cầu điều có lợi, tầm cầu sự an lạc, tầm cầu sự yên ổn khỏi các vướng bận, hoặc là với mẹ, với cha, với anh em trai, với chị em gái, với bạn bè, với thân hữu, với họ hàng, hay là với quyến thuộc; điều này được gọi là sự xa lìa với những gì yêu thích là khổ.
Ở đây, mong muốn mà không đạt được cũng là khổ là (có ý nghĩa) thế nào? Đối với các chúng sanh là đối tượng của sự sanh có mong muốn khởi lên như vầy: “Ôi, ước sao chúng ta không là đối tượng của sự sanh! Và ước sao sự sanh không thể tác động đến chúng ta!” Tuy nhiên, điều ấy không thể đạt được do mong muốn, điều này chính là mong muốn mà không đạt được cũng là khổ. Đối với các chúng sanh là đối tượng của sự già ...(như trên)... là đối tượng của sự bệnh ...(như trên)... là đối tượng của sự chết ...(như trên)... là đối tượng của sầu muộn-than vãn-khổ đau-ưu phiền-thất vọng, “Ôi, ước sao chúng ta không là đối tượng của sự sầu muộn-than vãn-khổ đau-ưu phiền-thất vọng! Và ước sao sự sầu muộn-than vãn-khổ đau-ưu phiền-thất vọng không thể tác động đến chúng ta!” Tuy nhiên, điều ấy không thể đạt được do mong muốn; điều này chính là mong muốn mà không đạt được cũng là khổ.
Ở đây, tóm tắt lại năm thủ uẩn là khổ là (có ý nghĩa) thế nào? Tức là: sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn; các điều này tóm tắt lại được gọi là năm thủ uẩn là khổ. Điều này được gọi là chân lý cao thượng về Khổ.
Phần giải thích ‘Chân lý về Khổ.’
Ở đây, chân lý cao thượng về nhân sanh Khổ là (có ý nghĩa) thế nào?
Điều này là ái đưa đến tái sanh, đi cùng với sự vui thích và tham ái, có sự thích thú nơi này nơi nọ, tức là dục ái, hữu ái, phi hữu ái.[52]Vậy ái ấy khi sanh lên thì sanh lên ở đâu? Khi trụ lại thì trụ lại ở đâu? Ở đời, vật nào được yêu thích vật nào đem lại sảng khoái, ái ấy khi sanh lên thì sanh lên ở nơi ấy, khi trụ lại thì trụ lại ở nơi ấy.
Vậy ở đời, vật được yêu thích vật đem lại sảng khoái là gì? Ở đời, mắt là vật được yêu thích, là vật đem lại sảng khoái, ái ấy khi sanh lên thì sanh lên ở nơi ấy, khi trụ lại thì trụ lại ở nơi ấy. Ở đời, tai ...(như trên)... Ở đời, mũi ...(như trên)... Ở đời, lưỡi ...(như trên)... Ở đời, thân ...(như trên)... Ở đời, ý là vật được yêu thích, là vật đem lại sảng khoái, ái ấy khi sanh lên thì sanh lên ở nơi ấy, khi trụ lại thì trụ lại ở nơi ấy.
Ở đời, các sắc là vật được yêu thích, là vật đem lại sảng khoái, ái ấy khi sanh lên thì sanh lên ở nơi ấy, khi trụ lại thì trụ lại ở nơi ấy. Ở đời, các thinh ...(như trên)... Ở đời, các pháp ...(như trên)... Ở đời, nhãn thức ...(như trên)... Ở đời, ý thức ...(như trên)... Ở đời, nhãn xúc ...(như trên)... Ở đời, ý xúc ...(như trên)... Ở đời, cảm thọ sanh lên do nhãn xúc ...(như trên)... Ở đời, cảm thọ sanh lên do ý xúc ...(như trên)... Ở đời, sắc tưởng ...(như trên)... Ở đời, pháp tưởng ...(như trên)... Ở đời, sắc tư ...(như trên)... Ở đời, pháp tư ...(như trên)... Ở đời, sắc ái ...(như trên)... Ở đời, pháp ái ...(như trên)... Ở đời, sắc tầm ...(như trên)... Ở đời, pháp tầm ...(như trên)... Ở đời, sắc tứ ...(như trên)... Ở đời, pháp tứ là vật được yêu thích, là vật đem lại sảng khoái, ái ấy khi sanh lên thì sanh lên ở nơi ấy, khi trụ lại thì trụ lại ở nơi ấy. Điều này được gọi là chân lý cao thượng về nhân sanh Khổ.
Phần giải thích ‘Chân lý về Nhân Sanh (Khổ).’
Ở đây, chân lý cao thượng về sự diệt tận Khổ là (có ý nghĩa) thế nào?
Là sự ly tham ái và sự diệt tận hoàn toàn, là sự xả bỏ, là sự từ bỏ, là sự thoát khỏi, là sự không dính líu đối với chính ái ấy. Vậy ái ấy khi được dứt bỏ thì được dứt bỏ ở đâu? Khi được diệt tận thì được diệt tận ở đâu? Ở đời, vật nào được yêu thích vật nào đem lại sảng khoái, ái ấy khi được dứt bỏ thì được dứt bỏ ở nơi ấy, khi được diệt tận thì được diệt tận ở nơi ấy.
Vậy ở đời, vật được yêu thích vật đem lại sảng khoái là gì? Ở đời, mắt là vật được yêu thích, là vật đem lại sảng khoái, ái ấy khi được dứt bỏ thì được dứt bỏ ở nơi ấy, khi được diệt tận thì được diệt tận ở nơi ấy. ...(như trên)... Ở đời, pháp tứ là vật được yêu thích, là vật đem lại sảng khoái, ái ấy khi được dứt bỏ thì được dứt bỏ ở nơi ấy, khi được diệt tận thì được diệt tận ở nơi ấy. Điều này được gọi là chân lý cao thượng về sự diệt tận Khổ.
Phần giải thích ‘Chân lý về Nhân Sanh (Khổ).’
Ở đây, chân lý cao thượng về sự thực hành đưa đến sự diệt tận Khổ là (có ý nghĩa) thế nào?
Điều này chính là Thánh Đạo tám chi phần, tức là chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.
Ở đây, chánh kiến là (có ý nghĩa) thế nào? Là trí về Khổ, trí về nhân sanh Khổ, trí về sự diệt tận Khổ, trí về sự thực hành đưa đến sự diệt tận Khổ; điều này được gọi là chánh kiến.
Ở đây, chánh tư duy là (có ý nghĩa) thế nào? Là tư duy về sự thoát ly, tư duy về không sân độc, tư duy về không hãm hại; điều này được gọi là chánh tư duy.
Ở đây, chánh ngữ là (có ý nghĩa) thế nào? Là sự ngăn ngừa việc nói láo, sự ngăn ngừa việc nói đâm thọc, sự ngăn ngừa việc nói độc ác, sự ngăn ngừa việc nói nhảm nhí; điều này được gọi là chánh ngữ.
Ở đây, chánh nghiệp là (có ý nghĩa) thế nào? Là sự ngăn ngừa việc giết hại mạng sống, sự ngăn ngừa việc trộm cắp, sự ngăn ngừa hành động sai trái trong các dục; điều này được gọi là chánh nghiệp.
Ở đây, chánh mạng là (có ý nghĩa) thế nào? Trong Giáo Pháp này, vị đệ tử Phật dứt bỏ sự nuôi mạng sai trái và duy trì mạng sống bằng sự nuôi mạng chân chánh; điều này được gọi là chánh mạng.
Ở đây, chánh tinh tấn là (có ý nghĩa) thế nào? Vị tỳ khưu trong Giáo Pháp này khởi lên ước muốn về việc không làm sanh khởi của các ác bất thiện pháp chưa được sanh khởi, (vị ấy) cần mẫn, khởi sự tinh tấn, quyết tâm, nỗ lực, khởi lên ước muốn về việc dứt bỏ các ác bất thiện pháp đã được sanh khởi ...(như trên) ..., khởi lên ước muốn về việc làm sanh khởi các thiện pháp chưa được sanh khởi ...(như trên) ..., khởi lên ước muốn về việc duy trì, về sự không tiêu hoại, về tình trạng tăng trưởng, về sự lớn mạnh, về sự phát triển, về sự toàn vẹn của các thiện pháp đã được sanh khởi, (vị ấy) cần mẫn, khởi sự tinh tấn, quyết tâm, nỗ lực; điều này được gọi là chánh tinh tấn.
Ở đây, chánh niệm là (có ý nghĩa) thế nào? Vị tỳ khưu trong Giáo Pháp này sống có sự quán xét thân trên thân, với nhiệt tâm, tỉnh giác, có niệm, (vị ấy) có thể chế ngự tham đắm và ưu phiền ở chính bản thân. ... có sự quán xét thọ trên các thọ, ... có sự quán xét tâm trên tâm, ... có sự quán xét pháp trên các pháp, với nhiệt tâm, tỉnh giác, có niệm, (vị ấy) có thể chế ngự tham đắm và ưu phiền ở chính bản thân; điều này được gọi là chánh niệm.
Ở đây, chánh định là (có ý nghĩa) thế nào? Vị tỳ khưu trong Giáo Pháp này ngay sau khi tách ly các dục, tách ly các bất thiện pháp, (vị ấy) đạt đến và an trú sơ thiền có tầm có tứ có hỷ lạc sanh lên do sự tách ly; do sự vắng lặng của tầm và tứ, (vị ấy) đạt đến và an trú nhị thiền với nội phần tĩnh lặng, có trạng thái nhất tâm, không tầm không tứ, có hỷ lạc sanh lên do định; ly hỷ và ly tham ái (không còn tham muốn ở hỷ), (vị ấy) an trú xả, có niệm và tỉnh giác, và (vị ấy) cảm nhận lạc bằng thân, các bậc Thánh gọi điều ấy là: ‘Có xả, có niệm, trú vào lạc,’ (vị ấy) đạt đến và an trú tam thiền ấy; do sự dứt bỏ lạc và do sự dứt bỏ khổ, do sự biến mất của hỷ và ưu ngay trước đây, (vị ấy) đạt đến và an trú tứ thiền không khổ không lạc, có sự thanh tịnh của xả và niệm; điều này được gọi là chánh định. Điều này được gọi là chân lý cao thượng về sự thực hành đưa đến sự diệt tận Khổ.
Phần giải thích ‘Chân lý về Đạo.’
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Đây là chân lý cao thượng về Khổ, đây là chân lý cao thượng về nhân sanh Khổ, đây là chân lý cao thượng về sự diệt tận Khổ, đây là chân lý cao thượng về sự thực hành đưa đến sự diệt tận Khổ,’ tuệ do sự nhận biết điều ấy là trí về yếu tố tạo thành điều đã được nghe.”
Tuệ về sự ghi nhận ở tai là trí về yếu tố tạo thành điều đã được nghe là (có ý nghĩa) như thế.
Phần giải thích về ‘Bốn Chân Lý.’
Phần giải thích ‘Trí về yếu tố tạo thành điều đã được nghe.’
--ooOoo--
[1] tattha attho ’ti saṅkhepato hetuphalaṃ (PṭsA. 1, 3) = Trong trường hợp ấy, ‘ý nghĩa’ nói gọn lại là nhân quả.
[2] dhammo ’ti saṅkhepato paccayo (Sđd.) = ‘Pháp’ nói gọn lại là duyên.
[3] Abhijānāti: biết rõ, (thắng tri); parijānāti: biết toàn diện, (biến tri); sañjānāti: nhận biết (của tưởng), (tưởng tri), pajānāti: nhận biết (của tuệ), (tuệ tri); vijānāti: nhận biết (của thức). Các từ trong ngoặc đơn: thắng tri, biến tri, tưởng tri, tuệ tri, là từ dịch của HT. Minh Châu. Các nghĩa dịch trên đây chỉ có giá trị tương đối, muốn hiểu rõ hơn về các từ này cần nắm vững nghĩa của các tiếp đầu ngữ (upasagga): abhi, pari, saṃ, pa, vi, đồng thời cần phải xem xét các ngữ cảnh có liên quan nữa.
[4] Năm yếu tố đưa đến giải thoát (pañca vimuttāyatanāni): được giải thích ở PṭsA. tập 1 (69-70). HT. Minh Châu dịch là ‘năm giải thoát xứ,’ xin xem Kinh Phúng Tụng (Saṅgītisuttaṃ), Trường Bộ III.
[5] Sáu điều tối thượng (cha anuttariyāni): được giải thích ở PṭsA. tập 1 (70-73). HT. Minh Châu dịch là ‘sáu vô thượng: kiến vô thượng, văn vô thượng, lợi đắc vô thượng, học giới vô thượng, hành vô thượng, ức niệm vô thượng,’ xin xem Kinh Phúng Tụng (Saṅgītisuttaṃ), Trường Bộ III.
[6] Bảy sự việc không hạn chế (satta niddasavatthūni): được giải thích ở PṭsA. tập 1 (73-74). HT. Minh Châu dịch là ‘bảy thù diệu sự,’ xin xem Kinh Phúng Tụng (Saṅgītisuttaṃ), Trường Bộ III.
[7] Chín an trú theo tuần tự (nava anupubbavihārā): là sự tuần tự an trú vào tám tầng định và diệt thọ tưởng định là thứ chín (PṭsA. 1, 75-76). HT. Minh Châu dịch là ‘chín thứ đệ trú,’ xin xem Kinh Phúng Tụng (Saṅgītisuttaṃ), Trường Bộ III.
[8] Mười sự việc làm thoái hóa (dasa nijjaravatthūni): liên quan đến tà kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà tinh tấn, tà niệm, tà định, tà trí, tà giải thoát (PṭsA. 1, 76-77). HT. Minh Châu dịch là ‘mười đoạn tận sự,’ xin xem Kinh Thập Thượng (Dasuttarasuttaṃ), Trường Bộ III.
[9] Sắc tưởng (rūpasaññā): hồi tưởng lại, nhớ lại cảnh sắc đã thấy.
[10] Sắc tư (rūpacetanā): ý muốn, ước muốn, quyết tâm lúc nhìn cảnh sắc (ND).
[11] Sắc ái (rūpataṇhā): ái luyến, khao khát cảnh sắc (ND).
[12] Sắc tầm (rūpavitakka): hướng tâm, đưa tâm đến cảnh sắc (ND).
[13] Sắc tứ (rūpavicāra): quan sát, khắn khít vào cảnh sắc (ND).
[14] Vị tri quyền (anaññātaññassāmītindriya = khả năng về “Tôi sẽ biết điều chưa được biết”) tức là trí tuệ đưa đến việc thấy được Niết Bàn lần đầu tiên của đạo Nhập Lưu (ND).
[15] Dĩ tri quyền (aññindriya = khả năng về điều đã được biết) tức là trí tuệ biết được Niết Bàn các lần sau từ quả Nhập Lưu cho đến đạo A-la-hán (ND).
[16] Cụ tri quyền (aññātāvindriya = khả năng có điều đã được biết) tức là trí tuệ giác ngộ hoàn toàn của quả A-la-hán (ND).
[17] Sự không vượt trội lẫn nhau giữa chỉ tịnh và minh sát (PṭsA. 1, 94).
[18] bujjhana, anubujjhana, paṭibujjhana, sambujjhana là bốn từ Pāḷi được dịch chung với một từ Việt là “sự được giác ngộ.”
[19] bodhana, anubodhana, paṭibodhana, sambodhana là bốn từ Pāḷi được dịch chung với một từ Việt là “sự làm cho giác ngộ.”
[20] bodhipakkhiya, anubodhipakkhiya, paṭibodhipakkhiya, sambodhipakkhiya là bốn từ Pāḷi được dịch chung với một từ Việt là “dự phần làm cho giác ngộ.”
[21] jotana, anujotana, paṭijotana, samjotana là bốn từ Pāḷi của “sự phát quang.”
[22] Chanda: sự ước muốn, động lực thúc đẩy, thuộc về tứ như ý túc: dục, cần, tâm, thẩm được trình bày kế tiếp (ND).
[23] Ba thọ (tisso vedanā) là thọ lạc, thọ khổ, thọ không khổ không lạc (PṭsA. 1, 109).
[24] Bốn loại vật thực (cattāro āhārā): được giải thích ở PṭsA. tập 1 (109). HT. Minh Châu dịch là ‘tứ thực: đoàn thực, xúc thực, tư niệm thực, thức thực,’ Kinh Phúng Tụng (Saṅgītisuttaṃ), Trường Bộ III.
[25] Năm thủ uẩn (pañcupādānakkhandhā): sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn (PṭsA. 1, 110).
[26] Sáu nội xứ (cha ajjhattikāni āyatanāni): nhãn xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ, thân xứ, và ý xứ (PṭsA. 1, 110).
[27] Bảy trụ xứ của thức (viññāṇaṭṭhitiyo): được giải thích ở PṭsA. tập 1 (110-113). HT. Minh Châu dịch là ‘bảy thức trú,’ xem Kinh Phúng Tụng (Saṅgītisuttaṃ), Trường Bộ III.
[28] Tám pháp thế gian (lokadhammā): là lợi lộc, không lợi lộc, danh vọng, không danh vọng, chê, khen, sướng, khổ (PṭsA. 1, 113).
[29] Chín trú xứ của chúng sinh (sattāvāsā): được giải thích ở PṭsA. tập 1 (113-114). HT. Minh Châu dịch là ‘chín hữu tình trú,’ xem Kinh Thập Thượng (Dasuttarasuttaṃ), Trường Bộ III.
[30] Mười xứ (āyatanāni): là nhãn xứ, sắc xứ, nhĩ xứ, thinh xứ, tỷ xứ, khí xứ, thiệt xứ, vị xứ, thân xứ, xúc xứ (PṭsA. 1, 114).
[31] Bốn pháp cuốn trôi (cattāro oghā): là tứ bộc gồm có dục bộc, hữu bộc, kiến bộc, vô minh bộc (PṭsA. 1, 117).
[32] Năm pháp ngăn che (pañca nīvaraṇāni): là năm triền cái gồm có tham dục, sân độc, hôn trầm, hoài nghi, phóng dật (PṭsA. 1, 117-118).
[33] Sáu nhóm ái (cha taṇhākāyā): sắc ái, thinh ái, khí ái, vị ái, xúc ái, pháp ái (PṭsA. 1, 118).
[34] Bảy pháp ngủ ngầm (sattānusayā): là thất tiềm miên gồm có ái dục ngủ ngầm, bất bình ngủ ngầm, ngã mạn ngủ ngầm, tà kiến ngủ ngầm, hoài nghi ngủ ngầm, ái hữu ngủ ngầm, vô minh ngủ ngầm (PṭsA. 1, 118).
[35] Tám tính chất sai trái (aṭṭha micchattā): gồm có tà kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà tinh tấn, tà niệm, tà định (PṭsA. 1, 118).
[36] Chín pháp có nguồn cội là ái (nava taṇhā mūlakā): được giải thích ở PṭsA. tập 1 (118-120). HT. Minh Châu dịch là ‘chín ái căn pháp,’ xin xem Kinh Thập Thượng (Dasuttarasuttaṃ), Trường Bộ III.
[37] Tám tính chất sai trái ở trên được thêm vào tà trí và tà giải thoát (PṭsA. 1, 120).
[38] Ba định (tayo samādhī): định có tầm có tứ, định không tầm có tứ, và định không tầm không tứ (PṭsA. 1, 125).
[39] Sáu tùy niệm xứ (cha anussatiṭṭhānāni): tùy niệm Phật, tùy niệm Pháp, tùy niệm Tăng, tùy niệm giới, tùy niệm thí, tùy niệm thiên (PṭsA. 1, 126). HT. Minh Châu dịch là ‘sáu niệm xứ,’ xin xem Kinh Phúng Tụng (Saṅgītisuttaṃ), Trường Bộ III.
[40] Chín chi phần nỗ lực thanh tịnh (nava pārisuddhi-padhāniyaṅgāni): được giải thích ở PṭsA. tập 1 (127-128). HT. Minh Châu dịch là ‘chín thanh tịnh cần chi: giới hạnh thanh tịnh thanh tịnh cần chi, tâm thanh tịnh thanh tịnh cần chi, kiến thanh tịnh thanh tịnh cần chi, đoạn nghi thanh tịnh thanh tịnh cần chi, đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh thanh tịnh cần chi, tri kiến thanh tịnh thanh tịnh cần chi, tuệ thanh tịnh thanh tịnh cần chi, giải thoát thanh tịnh thanh tịnh cần chi,’ xin xem Kinh Thập Thượng (Dasuttarasuttaṃ), Trường Bộ III.
[41] Mười nền tảng của đề mục thiền (dasa kasiṇāyatanāni): đất, nước, lửa, gió, xanh, vàng, đỏ, trắng, hư không, ánh sáng (PṭsA. 1, 128-129). HT. Minh Châu dịch là ‘mười biến xứ,’ xin xem Kinh Thập Thượng (Dasuttarasuttaṃ), Trường Bộ III.
[42] Xin tham khảo Kinh Thập Thượng (Dasuttarasuttaṃ), Trưởng Bộ III.
[43] Ba minh (tisso vijjā): là trí nhớ về các kiếp sống trước là minh, trí về sự chết và tái sanh của chúng sanh là minh, trí về sự đoạn tận các lậu hoặc là minh (PṭsA. 1, 135).
[44] Bốn quả vị của Sa-môn (cattāri sāmaññaphalāni): là Quả Nhập Lưu, quả Nhất Lai, Quả Bất Lai, và Quả A-la-hán (PṭsA. 1, 135).
[45] Năm pháp uẩn (pañca dhammakkhandhā): là giới uẩn, định uẩn, tuệ uẩn, giải thoát uẩn, và tri kiến giải thoát uẩn (PṭsA. 1, 135-136).
[46] Sáu thắng trí (cha abhiññā): là trí về các thể loại thần thông, trí về thiên nhĩ, trí nhớ về các kiếp sống trước, trí biết được tâm của người khác, trí về thiên nhãn, trí về sự đoạn tận các lậu hoặc (PṭsA. 1, 136).
[47] Bảy lực của bậc Lậu Tận (satta khīṇāsavabalāni): được giải thích ở PṭsA. tập 1 (136-137). HT. Minh Châu dịch là ‘bảy lậu tận lực,’ xin xem ‘bảy pháp cần được tác chứng’ ở Kinh Thập Thượng (Dasuttarasuttaṃ), Trường Bộ III.
[48] Tám giải thoát (aṭṭha vimokkhā): được giải thích ở PṭsA. tập 1 (137). HT. Minh Châu dịch là ‘tám giải thoát,’ xin xem ‘tám pháp cần được chứng ngộ’ ở Kinh Thập Thượng (Dasuttarasuttaṃ), Trường Bộ III.
[49] Chín sự diệt tận theo tuần tự (nava anupubbanirodhā): là chín sự diệt tận các pháp theo tuần tự do việc chứng đắc tám tầng định và diệt thọ tưởng định là thứ chín (PṭsA. 1, 137-138). HT. Minh Châu dịch là ‘chín thứ đệ diệt,’ xin xem Kinh Phúng Tụng (Saṅgītisuttaṃ), Trường Bộ III.
[50] Mười pháp của bậc Vô Học (dasa asekkhā dhammā): được giải thích ở PṭsA. tập 1 (138). HT. Minh Châu dịch là ‘mười pháp vô học’ gồm có: vô học chánh tri kiến, vô học chánh tư duy, vô học chánh ngữ, vô học chánh nghiệp, vô học chánh mạng, vô học chánh tinh tấn, vô học chánh niệm, vô học chánh định, vô học chánh trí, vô học chánh giải thoát.
[51] Xem Kinh Phân Biệt về Sự Thật (Saccavibhaṅgasutta), bài kinh số 141, Trung Bộ Kinh III.
[52] Dục ái (kāmataṇhā) là sự ham thích về năm loại ngũ dục. Hữu ái, (bhavataṇhā) là ái đi cùng với thường kiến, là sự ham thích về cõi sắc giới và vô sắc giới. Và phi hữu ái (vibhavataṇhā) là ái đi cùng với đoạn kiến (PṭsA. 1, 158).
Sau khi đã nghe, tuệ về sự thu thúc là trí về yếu tố tạo thành giới là (có ý nghĩa) thế nào?
Có năm loại giới: giới có sự thanh tịnh giới hạn, giới có sự thanh tịnh không giới hạn, giới có sự thanh tịnh toàn vẹn, giới có sự thanh tịnh chưa được tuyệt đối, giới có sự thanh tịnh tĩnh lặng.
Ở đây, giới có sự thanh tịnh giới hạn là thế nào? Là đối với các điều học đã được giới hạn của những người chưa tu lên bậc trên; đây là giới có sự thanh tịnh giới hạn.
Giới có sự thanh tịnh không giới hạn là thế nào? Là đối với các điều học không được giới hạn của những người đã tu lên bậc trên; đây là giới có sự thanh tịnh không giới hạn.
Giới có sự thanh tịnh toàn vẹn là thế nào? Là của các phàm nhân hoàn thiện, gắn bó với các thiện pháp, có sự thực hành đầy đủ các phần đã được giới hạn dành cho bậc hữu học, không xem trọng thân thể và sanh mạng, có mạng sống đã được buông bỏ; đây là giới có sự thanh tịnh toàn vẹn.
Giới có sự thanh tịnh chưa tuyệt đối là thế nào? Là của bảy hạng hữu học; đây là giới có sự thanh tịnh chưa tuyệt đối.
Giới có sự thanh tịnh tĩnh lặng là thế nào? Là của các vị Thinh Văn của đức Như Lai có các lậu hoặc đã được đoạn tận, của các vị Phật Độc Giác, của các đức Như Lai A-la-hán Chánh Đẳng Giác; đây là giới có sự thanh tịnh tĩnh lặng.
Có loại giới bị hạn chế, có loại giới không bị hạn chế.
Ở đây, loại giới bị hạn chế ấy là thế nào? Có loại giới bị hạn chế vì lợi, có loại giới bị hạn chế vì danh, có loại giới bị hạn chế vì thân quyến, có loại giới bị hạn chế vì chi phần (thân thể), có loại giới bị hạn chế vì mạng sống.
Giới bị hạn chế vì lợi ấy là thế nào? Ở đây, có người do nhân lợi, do duyên lợi, do động cơ lợi vi phạm điều học đã được thọ trì; đây chính là giới bị hạn chế vì lợi.
Giới bị hạn chế vì danh ấy là thế nào? Ở đây, có người do nhân danh vọng, do duyên danh vọng, do động cơ danh vọng vi phạm điều học đã được thọ trì; đây chính là giới bị hạn chế vì danh.
Giới bị hạn chế vì thân quyến ấy là thế nào? Ở đây, có người do nhân thân quyến, do duyên thân quyến, do động cơ thân quyến vi phạm điều học đã được thọ trì; đây chính là giới bị hạn chế vì thân quyến.
Giới bị hạn chế vì chi phần (thân thể) ấy là thế nào? Ở đây, có người do nhân chi phần (thân thể), do duyên chi phần (thân thể), do động cơ chi phần (thân thể) vi phạm điều học đã được thọ trì; đây chính là giới bị hạn chế vì chi phần (thân thể).
Giới bị hạn chế vì mạng sống ấy là thế nào? Ở đây, có người do nhân mạng sống, do duyên mạng sống, do động cơ mạng sống vi phạm điều học đã được thọ trì; đây chính là giới bị hạn chế vì mạng sống.
Các giới có hình thức như vậy là bị sứt mẻ, bị đổ vỡ, có các vết lấm, có các đốm nhơ, không làm cho giải thoát, không được bậc trí ngợi khen, bị tiêm nhiễm, không đưa đến định, không là các nền tảng cho sự không ăn năn, không là các nền tảng cho sự hân hoan, không là các nền tảng cho hỷ, không là các nền tảng cho tịnh, không là các nền tảng cho lạc, không là các nền tảng cho định, không là các nền tảng cho sự biết và thấy đúng theo thực thể, không đưa đến sự nhàm chán toàn diện, sự ly tham ái, sự diệt tận, sự an tịnh, thắng trí, sự giác ngộ hoàn toàn, Niết Bàn; đây là giới bị hạn chế ấy.
Giới không bị hạn chế ấy là thế nào? Có giới không bị hạn chế vì lợi, có giới không bị hạn chế vì danh, có giới không bị hạn chế vì thân quyến, có giới không bị hạn chế vì chi phần (thân thể), có giới không bị hạn chế vì mạng sống.
Giới không bị hạn chế vì lợi ấy là thế nào? Ở đây, có người do nhân lợi, do duyên lợi, do động cơ lợi vẫn không khởi tâm vi phạm điều học đã được thọ trì, vậy vị ấy sẽ vi phạm điều gì? Đây chính là giới không bị hạn chế vì lợi.
Giới không bị hạn chế vì danh ấy là thế nào? Ở đây, có người do nhân danh vọng, do duyên danh vọng, do động cơ danh vọng vẫn không khởi tâm vi phạm điều học đã được thọ trì, vậy vị ấy sẽ vi phạm điều gì? Đây chính là giới không bị hạn chế vì danh.
Giới không bị hạn chế vì thân quyến ấy là thế nào? Ở đây, có người do nhân thân quyến, do duyên thân quyến, do động cơ thân quyến vẫn không khởi tâm vi phạm điều học đã thọ trì, vậy vị ấy sẽ vi phạm điều gì? Đây chính là giới không bị hạn chế vì thân quyến.
Giới không bị hạn chế vì chi phần (thân thể) ấy là thế nào? Ở đây, có người do nhân chi phần (thân thể), do duyên chi phần (thân thể), do động cơ chi phần (thân thể) vẫn không khởi tâm vi phạm điều học đã được thọ trì, vậy vị ấy sẽ vi phạm điều gì? Đây chính là giới không bị hạn chế vì chi phần (thân thể).
Giới không bị hạn chế vì mạng sống ấy là thế nào? Ở đây, có người do nhân mạng sống, do duyên mạng sống, do động cơ mạng sống vẫn không khởi tâm vi phạm điều học đã được thọ trì, vậy vị ấy sẽ vi phạm điều gì? Đây chính là giới không bị hạn chế vì mạng sống.
Các giới có hình thức như vậy là không bị sứt mẻ, không bị đổ vỡ, không có các vết lấm, không có các đốm nhơ, làm cho giải thoát, được các bậc trí ngợi khen, không bị tiêm nhiễm, đưa đến định, là các nền tảng cho sự không ăn năn, là các nền tảng cho sự hân hoan, là các nền tảng cho hỷ, là các nền tảng cho tịnh, là các nền tảng cho lạc, là các nền tảng cho định, là các nền tảng cho sự biết và thấy đúng theo thực thể, đưa đến sự nhàm chán toàn diện, sự ly tham ái, sự diệt tận, sự an tịnh, thắng trí, sự giác ngộ hoàn toàn, Niết Bàn. Đây là giới không bị hạn chế ấy.
Giới là gì? Có bao nhiêu loại giới? Giới có nguồn sanh khởi là gì? Giới có sự liên kết với bao nhiêu pháp?
Giới là gì? Sự cố ý là giới, thuộc về tâm là giới, sự thu thúc là giới, sự không vi phạm là giới.
Có bao nhiêu loại giới? Có ba loại giới: thiện giới, bất thiện giới, vô ký giới.
Giới có nguồn sanh khởi là gì? Thiện giới có nguồn sanh khởi là các tâm thiện, bất thiện giới có nguồn sanh khởi là các tâm bất thiện, vô ký giới có nguồn sanh khởi là các tâm vô ký.
Giới có sự liên kết với bao nhiêu pháp? Giới có sự liên kết với sự thu thúc, giới có sự liên kết với sự không vi phạm, giới có sự liên kết với sự cố ý đã sanh lên trong trường hợp như thế.
Sự giết hại sanh mạng theo ý nghĩa thu thúc là giới, theo ý nghĩa không vi phạm là giới. Trộm cắp theo ý nghĩa thu thúc là giới, theo ý nghĩa không vi phạm là giới. Hành động sai trái trong các dục theo ý nghĩa thu thúc là giới, theo ý nghĩa không vi phạm là giới. Nói láo theo ý nghĩa thu thúc là giới, theo ý nghĩa không vi phạm là giới. Nói đâm thọc theo ý nghĩa thu thúc là giới, theo ý nghĩa không vi phạm là giới. Nói độc ác theo ý nghĩa thu thúc là giới, theo ý nghĩa không vi phạm là giới. Nói nhảm nhí theo ý nghĩa thu thúc là giới, theo ý nghĩa không vi phạm là giới. Tham ác theo ý nghĩa thu thúc là giới, theo ý nghĩa không vi phạm là giới. Sân độc theo ý nghĩa thu thúc là giới, theo ý nghĩa không vi phạm là giới. Tà kiến theo ý nghĩa thu thúc là giới, theo ý nghĩa không vi phạm là giới.
Do sự thoát ly, sự ước muốn trong các dục theo ý nghĩa thu thúc là giới, theo ý nghĩa không vi phạm là giới. Do sự không sân độc, sự sân độc theo ý nghĩa thu thúc là giới, theo ý nghĩa không vi phạm là giới. Do sự nghĩ tưởng đến ánh sáng, sự lờ đờ buồn ngủ ...(như trên)... Do sự không tản mạn, sự phóng dật ...(như trên)... Do sự xác định pháp, sự hoài nghi ...(như trên)... Do trí, vô minh ...(như trên)... Do sự hân hoan, sự không hứng thú theo ý nghĩa thu thúc là giới, theo ý nghĩa không vi phạm là giới.
Do sơ thiền, các pháp ngăn che ...(như trên)... Do nhị thiền, tầm tứ ...(như trên)... Do tam thiền, hỷ ... Do tứ thiền, lạc và khổ ... Do sự chứng đạt không vô biên xứ, sự nghĩ tưởng về sắc, nghĩ tưởng về bất bình, nghĩ tưởng về sự khác biệt ... Do sự chứng đạt thức vô biên xứ, sự nghĩ tưởng về không vô biên xứ ... Do sự chứng đạt vô sở hữu xứ, sự nghĩ tưởng về thức vô biên xứ ... Do sự chứng đạt phi tưởng phi phi tưởng xứ, sự nghĩ tưởng về vô sở hữu xứ ...(như trên)...
Do quán xét về vô thường, sự nghĩ tưởng về thường còn ...(như trên)... Do quán xét về khổ, sự nghĩ tưởng về lạc ...(như trên)... Do quán xét về vô ngã, sự nghĩ tưởng về ngã ... Do quán xét về nhàm chán, sự vui thích ... Do quán xét về ly tham ái, tham ái ... Do quán xét về diệt tận, nhân sanh khởi ... Do quán xét về từ bỏ, sự nắm giữ ... Do quán xét về đoạn tận, sự nghĩ tưởng về sự tiếp nối ... Do quán xét về biến hoại, (nghiệp) tích lũy ... Do quán xét về chuyển biến, sự nghĩ tưởng về vững chắc ... Do quán xét về vô tướng, hiện tướng ... Do quán xét về vô nguyện, sự nguyện ước ... Do quán xét về không tánh, sự cố chấp ... Do minh sát các pháp bằng thắng tuệ, sự cố chấp trong việc chấp giữ mãnh lực (của lòng ham muốn là thường còn) ... Do quán xét về sự biết và thấy đúng theo thực thể, sự cố chấp vào sự lầm lẫn ... Do quán xét về tai hại, sự cố chấp vào sự nương tựa ... Do quán xét về phân biệt rõ, sự không phân biệt rõ ...(như trên)... Do quán xét về ly khai, sự cố chấp vào sự ràng buộc ...(như trên)...
Do Đạo Nhập Lưu, các phiền não thuần về tà kiến ...(như trên)... Do Đạo Nhất Lai, các phiền não thô thiển ... Do Đạo Bất Lai, các phiền não có tính chất vi tế ... Do Đạo A-la-hán, toàn bộ phiền não theo ý nghĩa thu thúc là giới, theo ý nghĩa không vi phạm là giới.
Năm loại giới: Đối với việc giết hại mạng sống, sự dứt bỏ là giới, sự ngăn ngừa là giới, sự cố ý là giới, sự thu thúc là giới, sự không vi phạm là giới. Các giới có hình thức như vậy đưa đến sự không ăn năn của tâm, đưa đến sự hân hoan, đưa đến hỷ, đưa đến tịnh, đưa đến tâm vui mừng, đưa đến sự rèn luyện, đưa đến sự tu tập, đưa đến hành động được sung mãn, đưa đến việc thực hiện được đầy đủ, đưa đến điều thiết yếu, đưa đến điều phụ trợ, đưa đến sự vẹn toàn, đưa đến sự nhàm chán toàn diện, đưa đến ly tham ái, đưa đến sự diệt tận, đưa đến sự an tịnh, đưa đến thắng trí, đưa đến sự giác ngộ hoàn toàn, đưa đến Niết Bàn.
Sự thanh tịnh do thu thúc đối với các giới có hình thức như vậy là thắng giới. Tâm trụ vào sự thanh tịnh do thu thúc không đi đến tản mạn, sự thanh tịnh do không tản mạn là thắng tâm. (Hành giả) nhận thấy một cách đúng đắn sự thanh tịnh do thu thúc, nhận thấy một cách đúng đắn sự thanh tịnh do không tản mạn, sự thanh tịnh trong sự nhận thấy là thắng tuệ. Ở đây, việc nào có ý nghĩa thu thúc, việc ấy là sự học tập về thắng giới. Ở đây, việc nào có ý nghĩa không tản mạn, việc ấy là sự học tập về thắng tâm. Ở đây, việc nào có ý nghĩa nhận thấy, việc ấy là sự học tập về thắng tuệ.
Trong khi hướng tâm đến ba sự học tập này, vị ấy học tập. Trong khi nhận biết, vị ấy học tập. Trong khi nhận thấy, vị ấy học tập. Trong khi quán xét lại, vị ấy học tập. Trong khi khẳng định tâm, vị ấy học tập. Trong khi hướng đến đức tin, vị ấy học tập. Trong khi ra sức tinh tấn, vị ấy học tập. Trong khi thiết lập niệm, vị ấy học tập. Trong khi tập trung tâm, vị ấy học tập. Trong khi nhận biết bởi tuệ, vị ấy học tập. Trong khi biết rõ điều cần được biết rõ, vị ấy học tập. Trong khi biết toàn diện điều cần được biết toàn diện, vị ấy học tập. Trong khi dứt bỏ điều cần được dứt bỏ, vị ấy học tập. Trong khi tu tập điều cần được tu tập, vị ấy học tập. Trong khi tác chứng điều cần được tác chứng, vị ấy học tập.
Năm loại giới: Đối với trộm cắp ...(nt)... Đối với hành động sai trái trong các dục ...(nt)... Đối với lời nói láo ... Đối với lời nói đâm thọc ... Đối với lời nói độc ác ... Đối với lời nói nhảm nhí ... Đối với tham ác ... Đối với sân độc ... Đối với tà kiến ...(như trên)...
Do sự thoát ly, đối với ước muốn trong các dục ...(như trên)... Do sự không sân độc, đối với sân độc ... Do sự nghĩ tưởng đến ánh sáng, đối với sự lờ đờ buồn ngủ ... Do sự không tản mạn, đối với sự phóng dật ... Do sự xác định pháp, đối với sự hoài nghi ... Do trí, đối với vô minh ... Do sự hân hoan, đối với sự không hứng thú ...(như trên)...
Do sơ thiền, đối với các pháp ngăn che ...(như trên)... Do nhị thiền, đối với tầm tứ ...(như trên)... Do tam thiền, đối với hỷ ... Do tứ thiền, đối với lạc và khổ ... Do sự chứng đạt không vô biên xứ, đối với sự nghĩ tưởng về sắc, nghĩ tưởng về bất bình, nghĩ tưởng về sự khác biệt ... Do sự chứng đạt thức vô biên xứ, đối với sự nghĩ tưởng về không vô biên xứ ... Do sự chứng đạt vô sở hữu xứ, đối với sự nghĩ tưởng về thức vô biên xứ ... Do sự chứng đạt phi tưởng phi phi tưởng xứ, đối với sự nghĩ tưởng về vô sở hữu xứ ...(như trên)...
Do quán xét về vô thường, đối với sự nghĩ tưởng về thường còn ...(như trên)... Do quán xét về khổ não, đối với sự nghĩ tưởng về lạc ... Do quán xét về vô ngã, đối với sự nghĩ tưởng về ngã ... Do quán xét về nhàm chán, đối với sự vui thích ... Do quán xét về ly tham ái, đối với tham ái ... Do quán xét về diệt tận, đối với nhân sanh khởi ... Do quán xét về từ bỏ, đối với sự nắm giữ ... Do quán xét về đoạn tận, đối với sự nghĩ tưởng về sự tiếp nối ... Do quán xét về biến hoại, đối với (nghiệp) tích lũy ... Do quán xét về chuyển biến, đối với sự nghĩ tưởng về sự vững chắc ... Do quán xét về vô tướng, đối với hiện tướng ... Do quán xét về vô nguyện, đối với sự nguyện ước ... Do quán xét về không tánh, đối với sự cố chấp ... Do minh sát các pháp bằng thắng tuệ, đối với sự cố chấp trong việc chấp giữ mãnh lực (của lòng ham muốn là thường còn) ... Do quán xét về sự biết và thấy đúng theo thực thể, đối với cố chấp vào sự lầm lẫn ... Do quán xét về tai hại, đối với sự cố chấp vào sự nương tựa ... Do quán xét về phân biệt rõ, đối với sự không phân biệt rõ ... Do quán xét về ly khai, đối với sự cố chấp vào sự ràng buộc ...(như trên)...
Do đạo Nhập Lưu, đối với các phiền não thuần về tà kiến ...(nt)... Do Đạo Nhất Lai, đối với các phiền não thô thiển ...(nt)... Do Đạo Bất Lai, đối với các phiền não có tính chất vi tế ...(nt)... Do Đạo A-la-hán, đối với toàn bộ phiền não sự dứt bỏ là giới, sự ngăn ngừa là giới, sự cố ý là giới, sự thu thúc là giới, sự không vi phạm là giới. Các giới có hình thức như vậy đưa đến sự không ăn năn, đưa đến sự hân hoan, đưa đến hỷ, đưa đến tịnh, đưa đến tâm vui mừng, đưa đến sự rèn luyện, đưa đến sự tu tập, đưa đến hành động được sung mãn, đưa đến việc thực hiện được đầy đủ, đưa đến điều thiết yếu, đưa đến điều phụ trợ, đưa đến sự vẹn toàn, đưa đến sự nhàm chán toàn diện, đưa đến ly tham ái, đưa đến sự diệt tận, đưa đến sự an tịnh, đưa đến thắng trí, đưa đến sự giác ngộ hoàn toàn, đưa đến Niết Bàn.
Đối với các giới có hình thức như vậy, sự thanh tịnh do thu thúc là thắng giới. Tâm đã được trụ vào sự thanh tịnh do thu thúc không đi đến tản mạn, sự thanh tịnh do không tản mạn là thắng tâm. (Hành giả) nhận thấy một cách đúng đắn sự thanh tịnh do thu thúc, nhận thấy một cách đúng đắn sự thanh tịnh do không tản mạn, sự thanh tịnh trong sự nhận thấy là thắng tuệ. Ở đây, việc nào có ý nghĩa thu thúc, việc ấy là sự học tập về thắng giới. Ở đây, việc nào có ý nghĩa không tản mạn, việc ấy là sự học tập về thắng tâm. Ở đây, việc nào có ý nghĩa nhận thấy, việc ấy là sự học tập về thắng tuệ.
Trong khi hướng tâm đến ba sự học tập này, vị ấy học tập. Trong khi nhận biết, vị ấy học tập. Trong khi nhận thấy, ... Trong khi quán xét lại, ... Trong khi khẳng định tâm, ... Trong khi hướng đến đức tin, ... Trong khi ra sức tinh tấn, ... Trong khi thiết lập niệm, ... Trong khi tập trung tâm, ... Trong khi nhận biết bởi tuệ, ... Trong khi biết rõ điều cần được biết rõ, ... Trong khi biết toàn diện điều cần được biết toàn diện, ... Trong khi dứt bỏ điều cần được dứt bỏ, ... Trong khi tác chứng điều cần được tác chứng, vị ấy học tập. Trong khi tu tập điều cần được tu tập, vị ấy học tập.
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Sau khi đã nghe, tuệ về sự thu thúc là trí về yếu tố tạo thành giới.”
Phần giải thích ‘Trí về yếu tố tạo thành giới.’
Sau khi đã thu thúc, tuệ về sự tập trung là trí về yếu tố tạo thành việc tu tập định là (có ý nghĩa) thế nào?
Một loại định: là trạng thái chuyên nhất của tâm.
Hai loại định: là định thuộc thế gian và định vượt trên thế gian.
Ba loại định: là định có tầm có tứ, định không tầm có tứ, định không tầm không tứ.
Bốn loại định: là định đưa đến sự từ bỏ, định đưa đến bền vững, định đưa đến thù thắng, định đưa đến thấu triệt.
Năm loại định: là trạng thái lan tỏa của hỷ, trạng thái lan tỏa của lạc, trạng thái lan tỏa của xả, trạng thái lan tỏa của ánh sáng, hiện tướng của sự quán xét lại.
Sáu loại định: là định có sự không tản mạn và có trạng thái chuyên nhất của tâm do năng lực của việc tưởng niệm đến (ân đức) Phật, định có sự không tản mạn và có trạng thái chuyên nhất của tâm do năng lực của việc tưởng niệm đến (ân đức) Pháp, định có sự không tản mạn và có trạng thái chuyên nhất của tâm do năng lực của việc tưởng niệm đến (ân đức) Tăng, định có sự không tản mạn và có trạng thái chuyên nhất của tâm do năng lực của việc tưởng niệm đến (đức tính của) giới, định có sự không tản mạn và có trạng thái chuyên nhất của tâm do năng lực của việc tưởng niệm đến (đức tính của) sự xả bỏ, định có sự không tản mạn và có trạng thái chuyên nhất của tâm do năng lực của việc tưởng niệm đến (đức tính của) chư thiên.
Bảy loại định: là thiện xảo trong định, thiện xảo trong việc thể nhập định, thiện xảo trong việc duy trì định, thiện xảo trong việc ra khỏi định, thiện xảo về thể chất của định, thiện xảo về hành xứ của định, thiện xảo về sự quả quyết của định.
Tám loại định: là định có sự không tản mạn và có trạng thái chuyên nhất của tâm do năng lực của đề mục đất, ... do năng lực của đề mục nước, ... do năng lực của đề mục lửa, ... do năng lực của đề mục gió, ... do năng lực của đề mục xanh, ... do năng lực của đề mục vàng, ... do năng lực của đề mục đỏ, ... do năng lực của đề mục trắng.
Chín loại định: là định sắc giới có hạng thấp kém, có hạng trung bình, có hạng cao quý, định vô sắc giới có hạng thấp kém, có hạng trung bình, có hạng cao quý, không tánh định, vô tướng định, vô nguyện định.
Mười loại định: là định có sự không tản mạn và có trạng thái chuyên nhất của tâm do năng lực của tưởng về sự sình trương (của xác chết), ... do năng lực của tưởng về sự đổi màu xanh (của xác chết), ... do năng lực của tưởng về sự chảy nước vàng (của xác chết), ... do năng lực của tưởng về sự nứt nẻ (của xác chết), ... do năng lực của tưởng về sự bị (thú) gặm nhắm (của xác chết), ... do năng lực của tưởng về sự bị hoại rã (của xác chết), ... do năng lực của tưởng về sự bị cắt đứt lìa (của xác chết), ... do năng lực của tưởng về máu me (của xác chết), ... do năng lực của tưởng về giòi bọ (của xác chết), định có sự không tản mạn và có trạng thái chuyên nhất của tâm do năng lực của tưởng về bộ xương khô (của xác chết).
Đây là năm mươi lăm loại định.
Hơn nữa, còn có hai mươi lăm ý nghĩa về định của định: định theo ý nghĩa gìn giữ, định theo ý nghĩa phụ trợ, định theo ý nghĩa hoàn bị, định theo ý nghĩa chuyên nhất, định theo ý nghĩa không tản mạn, định theo ý nghĩa ra sức, định theo ý nghĩa không tán loạn, định theo ý nghĩa không xao động, định theo ý nghĩa không loạn động, định theo ý nghĩa giải thoát, định có sự trụ vững của tâm do năng lực thiết lập tính nhất thể, ‘tầm cầu sự thuần chủng’ là định, ‘không tầm cầu sự không thuần chủng’ là định, trạng thái đã tầm cầu sự thuần chủng là định, trạng thái đã không tầm cầu sự không thuần chủng là định, ‘nắm giữ sự thuần chủng’ là định, ‘không nắm giữ sự không thuần chủng’ là định, trạng thái đã nắm giữ sự thuần chủng là định, trạng thái đã không nắm giữ sự không thuần chủng là định, ‘thực hành sự thuần chủng’ là định, ‘không thực hành sự không thuần chủng’ là định, trạng thái đã thực hành sự thuần chủng là định, trạng thái đã không thực hành sự không thuần chủng là định, ‘tham thiền sự thuần chủng’ là định, ‘làm cho thiêu đốt sự không thuần chủng’ là định, trạng thái đã tham thiền sự thuần chủng là định, trạng thái đã làm cho thiêu đốt sự không thuần chủng là định. Đây là hai mươi lăm ý nghĩa về định của định.
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Sau khi đã thu thúc, tuệ về sự tập trung là trí về yếu tố tạo thành việc tu tập định.”
Phần giải thích ‘Trí về yếu tố tạo thành việc tu tập định.’
Tuệ về việc nắm giữ duyên là trí về sự hiện diện của các pháp là (có ý nghĩa) thế nào?
‘Đối với các hành, vô minh là sự hiện diện của sự sanh lên, là sự hiện diện của sự vận hành, là sự hiện diện của hiện tướng, là sự hiện diện của (nghiệp) tích lũy, là sự hiện diện của sự ràng buộc, là sự hiện diện của sự vướng bận, là sự hiện diện của sự sanh khởi, là sự hiện diện của nhân, và là sự hiện diện của duyên. Do chín biểu hiện này, vô minh là duyên, các hành được sanh lên do duyên, luôn cả hai pháp này được sanh lên do duyên;’ tuệ về việc nắm giữ duyên là trí về sự hiện diện của các pháp là vậy.
‘Ngay cả trong thời quá khứ, ngay cả trong thời vị lai, đối với các hành, vô minh là sự hiện diện của sự sanh lên, là sự hiện diện của sự vận hành, là sự hiện diện của hiện tướng, là sự hiện diện của (nghiệp) tích lũy, là sự hiện diện của sự ràng buộc, là sự hiện diện của sự vướng bận, là sự hiện diện của sự sanh khởi, là sự hiện diện của nhân, và là sự hiện diện của duyên. Do chín biểu hiện này, vô minh là duyên, các hành được sanh lên do duyên, luôn cả hai pháp này được sanh lên do duyên;’ tuệ về việc nắm giữ duyên là trí về sự hiện diện của các pháp là vậy.
‘Đối với thức, các hành ...(nt)... Đối với danh sắc, thức ...(nt)... Đối với sáu xứ, danh sắc ...(nt)... Đối với xúc, sáu xứ ...(nt)... Đối với thọ, xúc ...(nt)... Đối với ái, thọ ...(nt)... Đối với thủ, ái ...(nt)... Đối với hữu, thủ ...(nt)... Đối với sanh, hữu ...(nt)... Đối với lão tử, sanh là sự hiện diện của sự sanh lên, là sự hiện diện của sự vận hành, là sự hiện diện của hiện tướng, là sự hiện diện của (nghiệp) tích lũy, là sự hiện diện của sự ràng buộc, là sự hiện diện của sự vướng bận, là sự hiện diện của sự sanh khởi, là sự hiện diện của nhân, và là sự hiện diện của duyên. Do chín biểu hiện này, sanh là duyên, lão tử được sanh lên do duyên, luôn cả hai pháp này được sanh lên do duyên;’ tuệ về việc nắm giữ duyên là trí về sự hiện diện của các pháp là vậy.
‘Ngay cả trong thời quá khứ, ngay cả trong thời vị lai, đối với các hành, sanh là sự hiện diện của sự sanh lên, là sự hiện diện của sự vận hành, là sự hiện diện của hiện tướng, là sự hiện diện của (nghiệp) tích lũy, là sự hiện diện của sự ràng buộc, là sự hiện diện của sự vướng bận, là sự hiện diện của sự sanh khởi, là sự hiện diện của nhân, và là sự hiện diện của duyên. Do chín biểu hiện này, sanh là duyên, lão tử được sanh lên do duyên, luôn cả hai pháp này được sanh lên do duyên,’ tuệ về việc nắm giữ duyên là trí về sự hiện diện của các pháp là vậy.
‘Vô minh là nhân, các hành được sanh lên do nhân, luôn cả hai pháp này được sanh lên do nhân;’ tuệ về việc nắm giữ duyên là trí về sự hiện diện của các pháp là vậy. ‘Ngay cả trong thời quá khứ, ngay cả trong thời vị lai, vô minh là nhân, các hành được sanh lên do nhân, luôn cả hai pháp này được sanh lên do nhân;’ tuệ về việc nắm giữ duyên là trí về sự hiện diện của các pháp là vậy.
‘Các hành là nhân, thức được sanh lên do nhân, ... ‘Thức là nhân, danh sắc được sanh lên do nhân, ... ‘Danh sắc là nhân, sáu xứ được sanh lên do nhân, ... ‘Sáu xứ là nhân, xúc được sanh lên do nhân, ... ‘Xúc là nhân, thọ được sanh lên do nhân, ... ‘Thọ là nhân, ái được sanh lên do nhân, ... ‘Ái là nhân, thủ được sanh lên do nhân, ... ‘Thủ là nhân, hữu được sanh lên do nhân, ... ‘Hữu là nhân, sanh được sanh lên do nhân, ... ‘Sanh là nhân, lão tử được sanh lên do nhân, luôn cả hai pháp này được sanh lên do nhân;’ tuệ về việc nắm giữ duyên là trí về sự hiện diện của các pháp là vậy. ‘Ngay cả trong thời quá khứ, ngay cả trong thời vị lai, sanh là nhân, lão tử được sanh lên do nhân, luôn cả hai pháp này được sanh lên do nhân;’ tuệ về việc nắm giữ duyên là trí về sự hiện diện của các pháp là vậy.
‘Tùy thuận vô minh, các hành được tùy thuận sanh lên, luôn cả hai pháp này được tùy thuận sanh lên;’ tuệ về việc nắm giữ duyên là trí về sự hiện diện của các pháp là vậy. ‘Ngay cả trong thời quá khứ, ngay cả trong thời vị lai, tùy thuận vô minh, các hành được tùy thuận sanh lên, luôn cả hai pháp này được tùy thuận sanh lên;’ tuệ về việc nắm giữ duyên là trí về sự hiện diện của các pháp là vậy.
‘Tùy thuận các hành, thức được tùy thuận sanh lên ...(như trên)... ‘Tùy thuận thức, danh sắc được tùy thuận sanh lên, ...(như trên)... ‘Tùy thuận danh sắc, sáu xứ được tùy thuận sanh lên, ...(như trên)... ‘Tùy thuận sáu xứ, xúc được tùy thuận sanh lên, ...(như trên)... ‘Tùy thuận xúc, thọ được tùy thuận sanh lên, ...(như trên)... ‘Tùy thuận thọ, ái được tùy thuận sanh lên, ...(như trên)... ‘Tùy thuận ái, thủ được tùy thuận sanh lên, ...(như trên)... ‘Tùy thuận thủ, hữu được tùy thuận sanh lên, ...(như trên)... ‘Tùy thuận hữu, sanh được tùy thuận sanh lên, ...(như trên)... ‘Tùy thuận sanh, lão tử được tùy thuận sanh lên, luôn cả hai pháp này được tùy thuận sanh lên;’ tuệ về việc nắm giữ duyên là trí về sự hiện diện của các pháp là vậy. ‘Ngay cả trong thời quá khứ, ngay cả trong thời vị lai, tùy thuận sanh, lão tử được tùy thuận sanh lên, luôn cả hai pháp này được tùy thuận sanh lên;’ tuệ về việc nắm giữ duyên là trí về sự hiện diện của các pháp là vậy.
‘Vô minh là duyên, các hành được sanh lên do duyên, luôn cả hai pháp này được sanh lên do duyên;’ tuệ về việc nắm giữ duyên là trí về sự hiện diện của các pháp là vậy. ‘Ngay cả trong thời quá khứ, ngay cả trong thời vị lai, vô minh là duyên, các hành được sanh lên do duyên, luôn cả hai pháp này được sanh lên do duyên;’ tuệ về việc nắm giữ duyên là trí về sự hiện diện của các pháp là vậy.
‘Các hành là duyên, thức được sanh lên do duyên. ...(như trên)... ‘Thức là duyên, danh sắc được sanh lên do duyên. ...(như trên)... ‘Danh sắc là duyên, sáu xứ được sanh lên do duyên. ...(như trên)... ‘Sáu xứ là duyên, xúc được sanh lên do duyên. ...(như trên)... ‘Xúc là duyên, thọ được sanh lên do duyên. ...(như trên)... ‘Thọ là duyên, ái được sanh lên do duyên. ...(như trên)... ‘Ái là duyên, thủ được sanh lên do duyên. ...(như trên)... ‘Thủ là duyên, hữu được sanh lên do duyên. ...(như trên)... ‘Hữu là duyên, sanh được sanh lên do duyên. ...(như trên)... ‘Sanh là duyên, lão tử được sanh lên do duyên, luôn cả hai pháp này được sanh lên do duyên;’ tuệ về việc nắm giữ duyên là trí về sự hiện diện của các pháp là vậy. ‘Ngay cả trong thời quá khứ, ngay cả trong thời vị lai, sanh là duyên, lão tử được sanh lên do duyên, luôn cả hai pháp này được sanh lên do duyên;’ tuệ về việc nắm giữ duyên là trí về sự hiện diện của các pháp là vậy.
Về sự hiện hữu ở nghiệp quá khứ, si là vô minh, (nghiệp) tích lũy là các hành, sự ham thích là ái, sự đạt đến là thủ, sự cố ý là hữu; năm pháp này hiện diện ở nghiệp quá khứ (và) là duyên cho sự tái sanh ở thời hiện tại.
Trong thời hiện tại, sự tái sanh là thức, sự hạ sanh là danh sắc, sự hiển hiện là xứ, (hiện tượng) được chạm đến là xúc, (hiện tượng) được cảm nhận là thọ; năm pháp này hiện hữu trong sự sanh lên ở thời hiện tại (và) do duyên của nghiệp đã tạo trong quá khứ.
Do trạng thái chín muồi của các xứ trong thời hiện tại, si là vô minh, (nghiệp) tích lũy là các hành, sự ham thích là ái, sự đạt đến là thủ, sự cố ý là hữu; năm pháp này hiện diện ở nghiệp hiện tại (và) là duyên cho sự tái sanh ở thời vị lai.
Trong thời vị lai, sự tái sanh là thức, sự hạ sanh là danh sắc, sự hiển hiện là xứ, (hiện tượng) được chạm đến là xúc, (hiện tượng) được cảm nhận là thọ; năm pháp này hiện hữu trong sự sanh lên ở thời vị lai (và) do duyên của nghiệp đã tạo trong hiện tại.
Như thế (hành giả) biết, thấy, nhận biết, thấu triệt bốn phần tổng hợp này,[1]ba thời kỳ,[2]ba sự tiếp nối[3]là tùy thuận sanh khởi theo hai mươi biểu hiện.[4]Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về việc nắm giữ duyên là trí về sự hiện diện của các pháp.”
Phần giải thích ‘Trí về sự hiện diện của các pháp.’
Sau khi đã tổng hợp các pháp trong (ba thời) quá khứ hiện tại vị lai, tuệ về sự xác định là trí về sự thấu hiểu là (có ý nghĩa) thế nào?
Bất cứ sắc nào thuộc quá khứ, hiện tại, vị lai, nội phần hoặc ngoại phần, thô hoặc tế, thấp kém hoặc cao quý, là ở xa hoặc ở gần, (hành giả) xác định toàn bộ sắc ấy là vô thường, (đây là) một sự thấu hiểu; (hành giả) xác định toàn bộ sắc ấy là khổ não, (đây là) một sự thấu hiểu; (hành giả) xác định toàn bộ sắc ấy là vô ngã, (đây là) một sự thấu hiểu.
Bất cứ thọ nào ...(như trên)... Bất cứ tưỏng nào ...(như trên)... Bất cứ các hành nào ...(như trên)... Bất cứ thức nào thuộc quá khứ, hiện tại, hoặc vị lai, nội phần hoặc ngoại phần, thô hoặc tế, thấp kém hoặc cao quý, là ở xa hoặc gần, (hành giả) xác định toàn bộ thức ấy là vô thường, (đây là) một sự thấu hiểu; (hành giả) xác định toàn bộ thức ấy là khổ não, (đây là) một sự thấu hiểu; (hành giả) xác định toàn bộ thức ấy là vô ngã, (đây là) một sự thấu hiểu.
Mắt ...(như trên)... Lão tử thuộc quá khứ, hiện tại, hoặc vị lai, (hành giả) xác định là vô thường, (đây là) một sự thấu hiểu; (hành giả) xác định là khổ não, (đây là) một sự thấu hiểu; (hành giả) xác định là vô ngã, (đây là) một sự thấu hiểu.
Sau khi đã tổng hợp rằng: ‘Sắc thuộc quá khứ, hiện tại, vị lai là vô thường theo ý nghĩa đoạn tận, là khổ não theo ý nghĩa kinh hãi, là vô ngã theo ý nghĩa không có cốt lỏi,’ tuệ về sự xác định là trí về sự thấu hiểu. Sau khi đã tổng hợp rằng: ‘Thọ ...(như trên)... ‘Tưởng ...(như trên)... ‘Các hành ...(như trên)... ‘Thức ...(như trên)... ‘Mắt ...(như trên)... Sau khi đã tổng hợp rằng: ‘Lão tử thuộc quá khứ, hiện tại, vị lai là vô thường theo ý nghĩa đoạn tận, là khổ não theo ý nghĩa kinh hãi, là vô ngã theo ý nghĩa không có cốt lỏi,’ tuệ về sự xác định là trí về sự thấu hiểu.
Sau khi đã tổng hợp rằng: ‘Sắc thuộc quá khứ, hiện tại, vị lai là vô thường, là pháp hữu vi, được tùy thuận sanh khởi, là pháp của sự đoạn tận, là pháp của sự biến hoại, là pháp của sự ly tham ái, là pháp của sự diệt tận,’ tuệ về sự xác định là trí về sự thấu hiểu. Sau khi đã tổng hợp rằng: ‘Thọ ...(như trên)... ‘Tưởng ...(như trên)... ‘Các hành ...(như trên)... ‘Thức ...(như trên)... ‘Mắt ...(như trên)... Sau khi đã tổng hợp rằng: ‘Lão tử thuộc quá khứ, hiện tại, vị lai là vô thường, là pháp hữu vi, được tùy thuận sanh khởi, là pháp của sự đoạn tận, là pháp của sự biến hoại, là pháp của sự ly tham ái, là pháp của sự diệt tận,’ tuệ về sự xác định là trí về sự thấu hiểu.
Sau khi đã tổng hợp rằng: ‘Lão tử do duyên là sanh, nếu không có sự sanh thì không có lão tử,’ tuệ về sự xác định là trí về sự thấu hiểu. Sau khi đã tổng hợp rằng: ‘Ngay cả trong thời quá khứ, ngay cả trong thời vị lai, lão tử do duyên là sanh, nếu không có sự sanh thì không có lão tử,’ tuệ về sự xác định là trí về sự thấu hiểu.
Sau khi đã tổng hợp rằng: ‘Sanh do duyên là hữu, nếu không có ...(như trên)... ‘Hữu do duyên là thủ, nếu không có ...(như trên)... ‘Thủ do duyên là ái, nếu không có ...(nt)... ‘Ái do duyên là thọ, nếu không có ...(nt)... ‘Thọ do duyên là xúc, nếu không có ...(nt)... ‘Xúc do duyên là sáu xứ, nếu không có ...(nt)... ‘Sáu xứ do duyên là danh sắc, nếu không có ...(nt)... ‘Danh sắc do duyên là thức, nếu không có ...(nt)... ‘Thức do duyên là các hành, nếu không có các hành ...(như trên)... ‘Các hành do duyên là vô minh, nếu không có vô minh thì không có các hành,’ tuệ về sự xác định là trí về sự thấu hiểu.
Sau khi đã tổng hợp rằng: ‘Ngay cả trong thời quá khứ xa xăm, ngay cả trong thời vị lai xa xăm, các hành do duyên là vô minh, nếu không có vô minh thì không có các hành,’ tuệ về sự xác định là trí về sự thấu hiểu.
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Sau khi đã tổng hợp các pháp trong quá khứ hiện tại vị lai, tuệ về sự xác định là trí về sự thấu hiểu.”
Phần giải thích ‘Trí về sự thấu hiểu’ là phần thứ năm.
Tuệ về việc quán xét sự chuyển biến của các pháp đang hiện hữu là trí quán xét sự sanh diệt là (có ý nghĩa) thế nào?
Sắc được sanh lên là đang hiện hữu, hiện tướng tái tạo của pháp ấy là sự sanh, hiện tướng chuyển biến là sự diệt, sự quán xét là trí.
Thọ được sanh lên ...(như trên)... Tưởng được sanh lên ...(như trên)... Các hành được sanh lên ...(như trên)... Thức được sanh lên ...(như trên)... Mắt được sanh lên ...(như trên)... Hữu được sanh lên là đang hiện hữu, hiện tướng tái tạo của pháp ấy là sự sanh, hiện tướng chuyển biến là sự diệt, sự quán xét là trí.
Đối với năm uẩn, (hành giả) trong khi nhận thấy sự sanh thì nhận thấy bao nhiêu hiện tướng, trong khi nhận thấy sự diệt thì nhận thấy bao nhiêu hiện tướng, trong khi nhận thấy sự sanh diệt thì nhận thấy bao nhiêu hiện tướng?
Đối với năm uẩn, (hành giả) trong khi nhận thấy sự sanh thì nhận thấy hai mươi lăm hiện tướng, trong khi nhận thấy sự diệt thì nhận thấy hai mươi lăm hiện tướng, trong khi nhận thấy sự sanh diệt thì nhận thấy năm mươi hiện tướng.
Đối với sắc uẩn, (hành giả) trong khi nhận thấy sự sanh thì nhận thấy bao nhiêu hiện tướng, trong khi nhận thấy sự diệt thì nhận thấy bao nhiêu hiện tướng, trong khi nhận thấy sự sanh diệt thì nhận thấy bao nhiêu hiện tướng? Đối với thọ uẩn, ...(như trên)... Đối với tưởng uẩn, ...(như trên)... Đối với hành uẩn, ...(như trên)... Đối với thức uẩn, ...(như trên)...
Đối với sắc uẩn, (hành giả) trong khi nhận thấy sự sanh thì nhận thấy năm hiện tướng, trong khi nhận thấy sự diệt thì nhận thấy năm hiện tướng, trong khi nhận thấy sự sanh diệt thì nhận thấy mười hiện tướng. Đối với thọ uẩn, ...(như trên)... Đối với tưởng uẩn, ...(nt)... Đối với hành uẩn, ...(nt)... Đối với thức uẩn, ...(như trên)...
Đối với sắc uẩn, (hành giả) trong khi nhận thấy sự sanh thì nhận thấy năm hiện tướng gì? (Hành giả) nhận thấy sự sanh của sắc uẩn theo ý nghĩa của sự sanh khởi là do duyên: ‘Do sự sanh khởi của vô minh, có sự sanh khởi của sắc,’ (hành giả) nhận thấy sự sanh của sắc uẩn theo ý nghĩa của sự sanh khởi là do duyên: ‘Do sự sanh khởi của ái, có sự sanh khởi của sắc,’ (hành giả) nhận thấy sự sanh của sắc uẩn theo ý nghĩa của sự sanh khởi là do duyên: ‘Do sự sanh khởi của nghiệp, có sự sanh khởi của sắc,’ (hành giả) nhận thấy sự sanh của sắc uẩn theo ý nghĩa của sự sanh khởi là do duyên: ‘Do sự sanh khởi của vật thực, có sự sanh khởi của sắc,’ (hành giả) nhận thấy sự sanh của sắc uẩn ngay cả trong khi nhận thấy hiện tướng của sự tái tạo. Đối với sắc uẩn, (hành giả) trong khi nhận thấy sự sanh thì nhận thấy năm hiện tướng này.
(Đối với sắc uẩn), (hành giả) trong khi nhận thấy sự diệt thì nhận thấy năm hiện tướng gì? (Hành giả) nhận thấy sự diệt của sắc uẩn theo ý nghĩa của sự diệt tận là do duyên: ‘Do sự diệt tận của vô minh, có sự diệt tận của sắc,’ (hành giả) nhận thấy sự diệt của sắc uẩn theo ý nghĩa của sự diệt tận là do duyên: ‘Do sự diệt tận của ái, có sự diệt tận của sắc,’ (hành giả) nhận thấy sự diệt của sắc uẩn theo ý nghĩa của sự diệt tận là do duyên: ‘Do sự diệt tận của nghiệp, có sự diệt tận của sắc,’ (hành giả) nhận thấy sự diệt của sắc uẩn theo ý nghĩa của sự diệt tận là do duyên: ‘Do sự diệt tận của vật thực, có sự diệt tận của sắc,’ (hành giả) nhận thấy sự diệt của sắc uẩn ngay cả trong khi nhận thấy hiện tướng của sự chuyển biến. Đối với sắc uẩn, (hành giả) trong khi nhận thấy sự diệt thì nhận thấy năm hiện tướng này.
(Đối với sắc uẩn), trong khi nhận thấy sự sanh diệt, (hành giả) nhận thấy mười hiện tướng này.
Đối với thọ uẩn, (hành giả) trong khi nhận thấy sự sanh thì nhận thấy năm hiện tướng gì? (Hành giả) nhận thấy sự sanh của thọ uẩn theo ý nghĩa của sự sanh khởi là do duyên: ‘Do sự sanh khởi của vô minh, có sự sanh khởi của thọ,’ ... ‘Do sự sanh khởi của ái, có sự sanh khởi của thọ,’ ... ‘Do sự sanh khởi của nghiệp, có sự sanh khởi của thọ,’ ... ‘Do sự sanh khởi của xúc, có sự sanh khởi của thọ,’ (hành giả) nhận thấy sự sanh của thọ uẩn ngay cả trong khi nhận thấy hiện tướng của sự tái tạo. Đối với thọ uẩn, (hành giả) trong khi nhận thấy sự sanh thì nhận thấy năm hiện tướng này.
(Đối với thọ uẩn), (hành giả) trong khi nhận thấy sự diệt thì nhận thấy năm hiện tướng gì? (Hành giả) nhận thấy sự diệt của thọ uẩn theo ý nghĩa của sự diệt tận là do duyên: ‘Do sự diệt tận của vô minh, có sự diệt tận của thọ,’ ... ‘Do sự diệt tận của ái, có sự diệt tận của thọ,’ ... ‘Do sự diệt tận của nghiệp, có sự diệt tận của thọ,’ ... ‘Do sự diệt tận của vật thực, có sự diệt tận của thọ,’ (hành giả) nhận thấy sự diệt của thọ uẩn ngay cả trong khi nhận thấy hiện tướng của sự chuyển biến. Đối với thọ uẩn, (hành giả) trong khi nhận thấy sự diệt thì nhận thấy năm hiện tướng này.
(Đối với thọ uẩn), trong khi nhận thấy sự sanh diệt, (hành giả) nhận thấy mười hiện tướng này.
Đối với tưởng uẩn, ...(như trên)... Đối với hành uẩn, ...(như trên)... Đối với thức uẩn, (hành giả) trong khi nhận thấy sự sanh thì nhận thấy năm hiện tướng gì? (Hành giả) nhận thấy sự sanh của thức uẩn theo ý nghĩa của sự sanh khởi là do duyên: ‘Do sự sanh khởi của vô minh, có sự sanh khởi của thức,’ ... ‘Do sự sanh khởi của ái, có sự sanh khởi của thức,’ ... ‘Do sự sanh khởi của nghiệp, có sự sanh khởi của thức,’ ... ‘Do sự sanh khởi của xúc, có sự sanh khởi của thức,’ (hành giả) nhận thấy sự sanh của thức uẩn ngay cả trong khi nhận thấy hiện tướng của sự tái tạo. Đối với thức uẩn, (hành giả) trong khi nhận thấy sự sanh thì nhận thấy năm hiện tướng này.
(Đối với thức uẩn), (hành giả) trong khi nhận thấy sự diệt thì nhận thấy năm hiện tướng gì? (hành giả) nhận thấy sự diệt của thức uẩn theo ý nghĩa của sự diệt tận là do duyên: ‘Do sự diệt tận của vô minh, có sự diệt tận của thức,’ ... ‘Do sự diệt tận của ái, có sự diệt tận của thức,’ ... ‘Do sự diệt tận của nghiệp, có sự diệt tận của thức,’ ... ‘Do sự diệt tận của vật thực, có sự diệt tận của thức,’ (hành giả) nhận thấy sự diệt của thức uẩn ngay cả trong khi nhận thấy hiện tướng của sự chuyển biến. Đối với thức uẩn, (hành giả) trong khi nhận thấy sự diệt thì nhận thấy năm hiện tướng này.
(Đối với thức uẩn), trong khi nhận thấy sự sanh diệt, (hành giả) nhận thấy mười hiện tướng này.
Đối với năm uẩn, (hành giả) trong khi nhận thấy sự sanh thì nhận thấy hai mươi lăm hiện tướng này, trong khi nhận thấy sự diệt thì nhận thấy hai mươi lăm hiện tướng này, trong khi nhận thấy sự sanh diệt thì nhận thấy năm mươi hiện tướng này.
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về việc quán xét sự chuyển biến của các pháp đang hiện hữu là trí quán xét sự sanh diệt.”
Sắc uẩn có sự sanh khởi là vật thực. Ba uẩn thọ, tưởng, hành có sự sanh khởi là xúc. Thức uẩn có sự sanh khởi là danh sắc.
Phần giải thích ‘Trí về sự sanh diệt.’
Sau khi đã phân biệt rõ đối tượng, tuệ về việc quán xét sự tan rã là trí về minh sát là (có ý nghĩa) thế nào?
Với sắc là đối tượng, tâm sanh lên rồi bị phân hủy. Sau khi đã phân biệt rõ đối tượng ấy, (hành giả) quán xét về sự tan rã của tâm ấy.
(Hành giả) quán xét: Quán xét là (có ý nghĩa) thế nào? Quán xét là vô thường, không phải là thường. Quán xét là khổ não, không phải là lạc. Quán xét là vô ngã, không phải là ngã. (Hành giả) nhàm chán, không vui thích. (Hành giả) ly tham ái, không tham ái. (Hành giả) làm cho diệt tận, không làm cho sanh khởi. (Hành giả) từ bỏ, không nắm giữ.
Trong khi quán xét là vô thường, (hành giả) dứt bỏ thường tưởng; trong khi quán xét là khổ não, (hành giả) dứt bỏ lạc tưởng; trong khi quán xét là vô ngã, (hành giả) dứt bỏ ngã tưởng; trong khi nhàm chán, (hành giả) dứt bỏ sự vui thích; trong khi ly tham ái, (hành giả) dứt bỏ tham ái; trong khi làm cho diệt tận, (hành giả) dứt bỏ sự sanh khởi; trong khi từ bỏ, (hành giả) dứt bỏ sự nắm giữ.
Với thọ là đối tượng, ...(như trên)... Với tưởng là đối tượng, ...(như trên)... Với các hành là đối tượng, ...(như trên)... Với thức là đối tượng, ...(như trên)... Với mắt là đối tượng, ...(như trên)... Với lão tử là đối tượng, tâm sanh lên rồi bị phân hủy. Sau khi đã phân biệt rõ đối tượng ấy, (hành giả) quán xét sự tan rã của tâm ấy.
(Hành giả) quán xét, quán xét là (có ý nghĩa) thế nào? Quán xét là vô thường, không phải là thường. Quán xét là khổ não, không phải là lạc. Quán xét là vô ngã, không phải là ngã. (Hành giả) nhàm chán, không vui thích. (Hành giả) ly tham ái, không tham ái. (Hành giả) làm cho diệt tận, không làm cho sanh khởi. (Hành giả) từ bỏ, không nắm giữ.
Trong khi quán xét là vô thường, (hành giả) dứt bỏ thường tưởng; trong khi quán xét là khổ não, (hành giả) dứt bỏ lạc tưởng; trong khi quán xét là vô ngã, (hành giả) dứt bỏ ngã tưởng; trong khi nhàm chán, (hành giả) dứt bỏ sự vui thích; trong khi ly tham ái, (hành giả) dứt bỏ tham ái; trong khi làm cho diệt tận, (hành giả) dứt bỏ sự sanh khởi; trong khi từ bỏ, (hành giả) dứt bỏ sự nắm giữ.
1. Do tiếp cận sự việc,
và ly khai bằng tưởng,
với lực do hướng tâm,
phân rõ là minh sát.
2. Với sự tiếp nối cảnh,
xác định chung cả hai,
quyết đoán về diệt tận,
minh sát tướng hoại diệt.
3. Do phân biệt rõ cảnh,
quán xét sự tan rã,
và thiết lập không tánh,
thắng tuệ là minh sát.
4. Thiện xảo ba quán xét,[5]
và về bốn minh sát,[6]
thiện xảo ba thiết lập,[7]
không động vì tà kiến.
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Sau khi đã phân biệt rõ đối tượng, tuệ về việc quán xét sự tan rã là trí về minh sát.”
Phần giải thích ‘Trí quán xét về sự tan rã.’
Tuệ về sự thiết lập của kinh hãi là trí về điều tai hại là (có ý nghĩa) thế nào?
Tuệ về sự thiết lập của kinh hãi rằng: ‘Sự tái sanh là kinh hãi’ là trí về điều tai hại. Tuệ về sự thiết lập của kinh hãi rằng: ‘Sự vận hành là kinh hãi’ ... ‘Hiện tướng là kinh hãi’ ... ‘(Nghiệp) tích lũy là kinh hãi’ ... ‘Mầm tái sanh là kinh hãi’ ... ‘Cảnh giới tái sanh là kinh hãi’ ... ‘Sự tái tạo là kinh hãi’ ... ‘Sự sanh lên là kinh hãi’ ... ‘Sự sanh (ra) là kinh hãi’ ... ‘Sự già là kinh hãi’ ... ‘Sự bệnh là kinh hãi’ ... ‘Sự chết là kinh hãi’ ... ‘Sự sầu muộn là kinh hãi’ ... ‘Sự than vãn là kinh hãi’ ... ‘Sự thất vọng là kinh hãi’ là trí về điều tai hại.
Trí về trạng thái bình yên rằng: ‘Sự không tái sanh là an ổn.’ Trí về trạng thái bình yên rằng: ‘Sự không vận hành là an ổn.’ ...(nt)... Trí về trạng thái bình yên rằng: ‘Sự không thất vọng là an ổn.’
Trí về trạng thái bình yên rằng: ‘Sự tái sanh là kinh hãi, sự không tái sanh là an ổn.’ Trí về trạng thái bình yên rằng: ‘Sự vận hành là kinh hãi, sự không vận hành là an ổn.’ ...(nt)... Trí về trạng thái bình yên rằng: ‘Sự thất vọng là kinh hãi, sự không thất vọng là an ổn.’
Tuệ về sự thiết lập của kinh hãi rằng: ‘Sự tái sanh là khổ’ là trí về điều tai hại. Tuệ về sự thiết lập của kinh hãi rằng: ‘Sự vận hành là khổ’ ...(như trên)... ‘Sự thất vọng là khổ’ là trí về điều tai hại.
Trí về trạng thái bình yên rằng: ‘Sự không tái sanh là lạc.’ Trí về trạng thái bình yên rằng: ‘Sự không vận hành là lạc.’ ...(như trên)... Trí về trạng thái bình yên rằng: ‘Sự không thất vọng là lạc.’
Trí về trạng thái bình yên rằng: ‘Sự tái sanh là khổ, sự không tái sanh là lạc.’ Trí về trạng thái bình yên rằng: ‘Sự vận hành là khổ, sự không vận hành là lạc.’ ...(như trên)... Trí về trạng thái bình yên rằng: ‘Sự thất vọng là khổ, sự không thất vọng là lạc.’
Tuệ về sự thiết lập của kinh hãi rằng: ‘Sự tái sanh là hệ lụy vật chất’ là trí về điều tai hại. Tuệ về sự thiết lập của kinh hãi rằng: ‘Sự vận hành là hệ lụy vật chất’ ...(như trên)... ‘Sự thất vọng là hệ lụy vật chất’ là trí về điều tai hại.
Trí về trạng thái bình yên rằng: ‘Sự không tái sanh là không hệ lụy vật chất.’ Trí về trạng thái bình yên rằng: ‘Sự không vận hành là không hệ lụy vật chất.’ ...(như trên)... Trí về trạng thái bình yên rằng: ‘Sự không thất vọng là không hệ lụy vật chất.’
Trí về trạng thái bình yên rằng: ‘Sự tái sanh là hệ lụy vật chất, sự không tái sanh là không hệ lụy vật chất.’ Trí về trạng thái bình yên rằng: ‘Sự vận hành là hệ lụy vật chất, sự không vận hành là không hệ lụy vật chất.’ ...(nt)... Trí về trạng thái bình yên rằng: ‘Sự thất vọng là hệ lụy vật chất, sự không thất vọng là không hệ lụy vật chất.’
Tuệ về sự thiết lập của kinh hãi rằng: ‘Sự tái sanh là pháp hữu vi’ là trí về điều tai hại. Tuệ về sự thiết lập của kinh hãi rằng: ‘Sự vận hành là pháp hữu vi’ ...(như trên)... Tuệ về sự thiết lập của kinh hãi rằng: ‘Sự thất vọng là pháp hữu vi’ là trí về điều tai hại.
Trí về trạng thái bình yên rằng: ‘Sự không tái sanh là Niết Bàn.’ Trí về trạng thái bình yên rằng: ‘Sự không vận hành là Niết Bàn.’ ...(như trên)... Trí về trạng thái bình yên rằng: ‘Sự không thất vọng là Niết Bàn.’
Trí về trạng thái bình yên rằng: ‘Sự tái sanh là pháp hữu vi, sự không tái sanh là Niết Bàn.’ Trí về trạng thái bình yên rằng: ‘Sự vận hành là pháp hữu vi, sự không vận hành là Niết Bàn.’ ...(như trên)... Trí về trạng thái bình yên rằng: ‘Sự thất vọng là pháp hữu vi, sự không thất vọng là Niết Bàn.’
1. Vị nhận thức tái sanh,
vận hành, tướng, tích nghiệp,
mầm tái sanh là ‘khổ,’
trí này là tai hại.
2. Không sanh, không vận hành,
không tướng, không tích nghiệp,
không mầm sanh là ‘lạc,’
trí này là bình yên.
3. Đây trí về tai hại,
sanh lên ở năm chốn,[8]
bình yên về năm nơi,
vị nhận ra mười trí.
Người thiện xảo hai trí,
không động vì tà kiến.
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về sự thiết lập của kinh hãi là trí về điều tai hại.”
Phần giải thích ‘Trí về điều tai hại.’
Tuệ về sự mong muốn giải thoát, về sự phân biệt rõ, và về sự bình thản là trí về các trạng thái xả đối với các pháp hữu vi là (có ý nghĩa) thế nào?
Tuệ về sự mong muốn giải thoát, về sự phân biệt rõ, và về sự bình thản đối với sự tái sanh là trí về các trạng thái xả đối với các pháp hữu vi. Tuệ về sự mong muốn giải thoát, về sự phân biệt rõ, và về sự bình thản đối với sự vận hành ...(như trên)... đối với hiện tướng ...(như trên)... đối với (nghiệp) tích lũy ...(nt)... đối với mầm tái sanh ...(nt)... đối với cảnh giới tái sanh ...(nt)... đối với sự tái tạo ...(nt)... đối với sự sanh lên ...(nt)... đối với sự sanh (ra) ...(nt)... đối với sự già ...(nt)... đối với sự bệnh ...(nt)... đối với sự chết ...(nt)... đối với sự sầu muộn ...(nt)... đối với sự than vãn ...(như trên)... Tuệ về sự mong muốn giải thoát, về sự phân biệt rõ, và về sự bình thản đối với sự thất vọng là trí về các trạng thái xả đối với các pháp hữu vi.
Tuệ về sự mong muốn giải thoát, về sự phân biệt rõ, và về sự bình thản đối với ‘Sự tái sanh là khổ’ là trí về các trạng thái xả đối với các pháp hữu vi. Tuệ về sự mong muốn giải thoát, về sự phân biệt rõ, và về sự bình thản đối với ‘Sự vận hành là khổ’ ...(như trên)... ‘Sự thất vọng là khổ’ là trí về các trạng thái xả đối với các pháp hữu vi.
Tuệ về sự mong muốn giải thoát, về sự phân biệt rõ, và về sự bình thản đối với ‘Sự tái sanh là kinh hãi’ là trí về các trạng thái xả đối với các pháp hữu vi. Tuệ về sự mong muốn giải thoát, về sự phân biệt rõ, và về sự bình thản đối với ‘Sự vận hành là kinh hãi’ ...(nt)... ‘Sự thất vọng là kinh hãi’ là trí về các trạng thái xả đối với các pháp hữu vi.
Tuệ về sự mong muốn giải thoát, về sự phân biệt rõ, và về sự bình thản đối với ‘Sự tái sanh là hệ lụy vật chất’ là trí về các trạng thái xả đối với các pháp hữu vi. Tuệ về sự mong muốn giải thoát, về sự phân biệt rõ, và về sự bình thản đối với ‘Sự vận hành là hệ lụy vật chất’ ...(như trên)... ‘Sự thất vọng là hệ lụy vật chất’ là trí về các trạng thái xả đối với các pháp hữu vi.
Tuệ về sự mong muốn giải thoát, về sự phân biệt rõ, và về sự bình thản đối với ‘Sự tái sanh là pháp hữu vi’ là trí về các trạng thái xả đối với các pháp hữu vi. Tuệ về sự mong muốn giải thoát, về sự phân biệt rõ, và về sự bình thản đối với ‘Sự vận hành là pháp hữu vi’ ...(như trên)... ‘Sự thất vọng là pháp hữu vi’ là trí về các trạng thái xả đối với các pháp hữu vi.
‘Sự tái sanh là pháp hữu vi, (hành giả) dửng dưng đối với các pháp hữu vi ấy,’ như thế là trạng thái xả đối với các pháp hữu vi. ‘Các pháp hữu vi và trạng thái xả, cả hai điều này đều là các pháp hữu vi, (hành giả) dửng dưng đối với các pháp hữu vi ấy,’ như thế là trạng thái xả đối với các pháp hữu vi.
‘Sự vận hành là pháp hữu vi, ...(nt)... ‘Hiện tướng là pháp hữu vi, ... ‘(Nghiệp) tích lũy ... ‘Mầm tái sanh ... ‘Cảnh giới tái sanh ... ‘Sự tái tạo ... ‘Sự sanh lên ... ‘Sự sanh (ra) ... ‘Sự già ... ‘Sự bệnh ... ‘Sự chết ... ‘Sự sầu muộn ... ‘Sự than vãn ... ‘Sự thất vọng là pháp hữu vi, (hành giả) dửng dưng đối với các pháp hữu vi ấy,’ như thế là trạng thái xả đối với các pháp hữu vi. ‘Các pháp hữu vi và trạng thái xả, cả hai điều này đều là các pháp hữu vi, (hành giả) dửng dưng đối với các pháp hữu vi ấy,’ như thế là trạng thái xả đối với các pháp hữu vi.
Sự quả quyết của tâm ở trạng thái xả đối với các pháp hữu vi là với bao nhiêu biểu hiện? Sự quả quyết của tâm ở trạng thái xả đối với các pháp hữu vi là với tám biểu hiện.
Đối với phàm nhân, sự quả quyết của tâm ở trạng thái xả đối với các pháp hữu vi là với bao nhiêu biểu hiện? Đối với vị hữu học, sự quả quyết của tâm ở trạng thái xả đối với các pháp hữu vi là với bao nhiêu biểu hiện? Đối với vị đã lìa tham ái, sự quả quyết của tâm ở trạng thái xả đối với các pháp hữu vi là với bao nhiêu biểu hiện?
Đối với phàm nhân, sự quả quyết của tâm ở trạng thái xả đối với các pháp hữu vi là với hai biểu hiện. Đối với vị hữu học, sự quả quyết của tâm ... là với ba biểu hiện. Đối với vị đã lìa tham ái, sự quả quyết của tâm ở trạng thái xả đối với các pháp hữu vi là với ba biểu hiện.
Đối với phàm nhân, sự quả quyết của tâm ở trạng thái xả đối với các pháp hữu vi là với hai biểu hiện gì? Phàm nhân hoặc là thích thú trạng thái xả đối với các pháp hữu vi hoặc là minh sát (trạng thái ấy). Đối với phàm nhân, sự quả quyết của tâm ... là với hai biểu hiện này.
Đối với vị hữu học, sự quả quyết của tâm ... là với ba biểu hiện gì? Vị hữu học hoặc là thích thú, hoặc là minh sát trạng thái xả đối với các pháp hữu vi, hoặc là phân biệt rõ rồi thể nhập thiền quả. Đối với vị hữu học, sự quả quyết của tâm ... là với ba biểu hiện này.
Đối với vị đã lìa tham ái, sự quả quyết của tâm ... là với ba biểu hiện gì? Vị đã lìa tham ái hoặc là minh sát trạng thái xả đối với các pháp hữu vi, hoặc là phân biệt rõ rồi thể nhập thiền quả, hoặc là dửng dưng với điều ấy rồi an trú với sự an trú không tánh, với sự an trú vô tướng, hoặc với sự an trú vô nguyện. Đối với vị đã lìa tham ái, sự quả quyết của tâm ... là với ba biểu hiện này.
Đối với phàm nhân và đối với vị hữu học, sự quả quyết của tâm ở trạng thái xả đối với các pháp hữu vi có cùng một bản chất là thế nào? Đối với phàm nhân, trong khi thích thú trạng thái xả đối với các pháp hữu vi, tâm sẽ bị ô nhiễm, là sự ngăn trở cho việc tu tập, là chướng ngại cho sự thấu triệt, là duyên cho mầm tái sanh trong tương lai. Ngay cả đối với vị hữu học, trong khi thích thú trạng thái xả đối với các pháp hữu vi, tâm bị sẽ ô nhiễm, là sự ngăn trở cho việc tu tập, ... là duyên cho mầm tái sanh trong tương lai. Đối với phàm nhân và đối với vị hữu học, sự quả quyết của tâm ... có cùng một bản chất theo ý nghĩa thích thú là như vậy.
Đối với phàm nhân, đối với vị hữu học, và đối với vị đã lìa tham ái, sự quả quyết của tâm ... có cùng một bản chất là thế nào? Phàm nhân minh sát trạng thái xả đối với các pháp hữu vi là vô thường, là khổ não, là vô ngã. Vị hữu học cũng minh sát ... là vô thường, là khổ não, là vô ngã. Vị đã lìa tham ái cũng minh sát trạng thái xả đối với các pháp hữu vi là vô thường, là khổ não, là vô ngã. Đối với phàm nhân, đối với vị hữu học, và đối với vị đã lìa tham ái, sự quả quyết của tâm ... có cùng một bản chất theo ý nghĩa quả quyết là như vậy.
Đối với phàm nhân, đối với vị hữu học, và đối với vị đã lìa tham ái, sự quả quyết của tâm ở trạng thái xả đối với các pháp hữu vi là có bản chất khác biệt như thế nào? Đối với phàm nhân, trạng thái xả đối với các pháp hữu vi là thiện. Đối với vị hữu học, trạng thái xả đối với các pháp hữu vi là thiện. Đối với vị đã lìa tham ái, trạng thái xả đối với các pháp hữu vi là vô ký. Đối với phàm nhân, đối với vị hữu học, và đối với vị đã lìa tham ái, sự quả quyết của tâm ... là có bản chất khác biệt theo ý nghĩa thiện và vô ký là như vậy.
Đối với phàm nhân, đối với vị hữu học, và đối với vị đã lìa tham ái, sự quả quyết của tâm ở trạng thái xả đối với các pháp hữu vi có bản chất khác biệt là thế nào? Đối với phàm nhân, trạng thái xả đối với các pháp hữu vi có lúc biết được rõ rệt có lúc không biết được rõ rệt. Luôn cả đối với vị hữu học, trạng thái xả ... Đối với vị đã lìa tham ái, trạng thái xả đối với các pháp hữu vi là biết được hoàn toàn rõ rệt. Sự quả quyết của tâm ... của phàm nhân, của vị hữu học, và của vị đã lìa tham ái có bản chất khác biệt theo ý nghĩa đã được biết và theo ý nghĩa đã không được biết là như vậy.
Đối với phàm nhân, đối với vị hữu học, và đối với vị đã lìa tham ái, sự quả quyết của tâm ... có bản chất khác biệt là thế nào? Phàm nhân minh sát trạng thái xả đối với các pháp hữu vi không được toàn vẹn. Vị hữu học minh sát ... cũng không được toàn vẹn. Vị đã lìa tham ái minh sát trạng thái xả đối với các pháp hữu vi được toàn vẹn. Đối với phàm nhân, đối với vị hữu học, và đối với vị đã lìa tham ái, sự quả quyết của tâm ... có bản chất khác biệt theo ý nghĩa được toàn vẹn và theo ý nghĩa không được toàn vẹn là như vậy.
Đối với phàm nhân, đối với vị hữu học, và đối với vị đã lìa tham ái, sự quả quyết của tâm ... có bản chất khác biệt là thế nào? Phàm nhân minh sát trạng thái xả đối với các pháp hữu vi nhằm mục đích thành tựu Đạo Nhập Lưu để dứt bỏ ba sự ràng buộc.[9]Vị hữu học minh sát ... nhằm mục đích thành tựu cao hơn do trạng thái đã được dứt bỏ ba sự ràng buộc. Vị đã lìa tham ái minh sát ... nhằm mục đích lạc trú trong hiện tại do trạng thái đã được dứt bỏ toàn bộ phiền não. Sự quả quyết của tâm ... của phàm nhân, của vị hữu học, và của vị đã lìa tham ái là có bản chất khác biệt theo ý nghĩa đã được dứt bỏ và theo ý nghĩa chưa được dứt bỏ là như vậy.
Đối với vị hữu học và đối với vị đã lìa tham ái, sự quả quyết của tâm ... có bản chất khác biệt là thế nào? Vị hữu học hoặc là thích thú, hoặc là minh sát trạng thái xả đối với các pháp hữu vi, hoặc là phân biệt rõ rồi thể nhập thiền quả. Vị đã lìa tham ái hoặc là minh sát trạng thái xả đối với các pháp hữu vi, hoặc là phân biệt rõ rồi thể nhập thiền quả, hoặc là dửng dưng đối với điều ấy rồi an trú với sự an trú không tánh, với sự an trú vô tướng, hoặc với sự an trú vô nguyện. Đối với vị hữu học và đối với vị đã lìa tham ái, sự quả quyết của tâm ở trạng thái xả đối với các pháp hữu vi là có bản chất khác biệt theo ý nghĩa an trú và thể nhập là như vậy.
Có bao nhiêu trạng thái xả đối với các pháp hữu vi sanh lên do năng lực của chỉ tịnh? Có bao nhiêu trạng thái xả đối với các pháp hữu vi sanh lên do năng lực của minh sát? Có tám trạng thái xả đối với các pháp hữu vi sanh lên do năng lực của chỉ tịnh. Có mười trạng thái xả đối với các pháp hữu vi sanh lên do năng lực của minh sát.
Tám trạng thái xả đối với các pháp hữu vi sanh lên do năng lực của chỉ tịnh là gì? Tuệ do sự bình thản sau khi phân biệt rõ các pháp ngăn che nhằm mục đích thành tựu sơ thiền là trí về các trạng thái xả đối với các pháp hữu vi. Tuệ do sự bình thản sau khi phân biệt rõ tầm tứ nhằm mục đích thành tựu nhị thiền là trí về các trạng thái xả đối với các pháp hữu vi. Tuệ do sự bình thản sau khi phân biệt rõ hỷ nhằm mục đích thành tựu tam thiền là trí về các trạng thái xả đối với các pháp hữu vi. Tuệ do sự bình thản sau khi phân biệt rõ lạc và khổ nhằm mục đích thành tựu tứ thiền là trí về các trạng thái xả đối với các pháp hữu vi. Tuệ do sự bình thản sau khi phân biệt rõ sự nghĩ tưởng về sắc, sự nghĩ tưởng về bất bình, sự nghĩ tưởng về khác biệt nhằm mục đích thành tựu sự chứng đạt không vô biên xứ là trí về các trạng thái xả ... Tuệ do sự bình thản sau khi phân biệt rõ sự nghĩ tưởng về không vô biên xứ nhằm mục đích thành tựu sự chứng đạt thức vô biên xứ là trí về các trạng thái xả đối với các pháp hữu vi. Tuệ do sự bình thản sau khi phân biệt rõ sự nghĩ tưởng về thức vô biên xứ nhằm mục đích thành tựu sự chứng đạt vô sở hữu xứ là trí về các trạng thái xả đối với các pháp hữu vi. Tuệ do sự bình thản sau khi phân biệt rõ sự nghĩ tưởng về vô sở hữu xứ nhằm mục đích thành tựu sự chứng đạt phi tưởng phi phi tưởng xứ là trí về các trạng thái xả đối với các pháp hữu vi. Đây là tám trạng thái xả đối với các pháp hữu vi sanh lên do năng lực của chỉ tịnh.
Mười trạng thái xả đối với các pháp hữu vi sanh lên do năng lực của minh sát là gì? Tuệ do sự bình thản sau khi phân biệt rõ sự tái sanh, sự vận hành, hiện tướng, (nghiệp) tích lũy, mầm tái sanh, cảnh giới tái sanh, sự tái tạo, sự sanh lên, sự sanh (ra), sự già, sự bệnh, sự chết, sự sầu muộn, sự than vãn, sự thất vọng nhằm mục đích thành tựu Đạo Nhập Lưu là trí về các trạng thái xả đối với các pháp hữu vi. Tuệ do sự bình thản sau khi phân biệt rõ sự tái sanh, ...(như trên)... nhằm mục đích chứng đạt Quả Nhập Lưu ... nhằm mục đích thành tựu Đạo Nhất Lai ... nhằm mục đích chứng đạt Quả Nhất Lai ... nhằm mục đích thành tựu Đạo Bất Lai ... nhằm mục đích chứng đạt Quả Bất Lai ... nhằm mục đích thành tựu Đạo A-la-hán ... nhằm mục đích chứng đạt Quả A-la-hán ... nhằm mục đích chứng đạt sự an trú không tánh ... nhằm mục đích chứng đạt sự an trú vô tướng là trí về các trạng thái xả đối với các pháp hữu vi. Đây là mười trạng thái xả đối với các pháp hữu vi sanh lên do năng lực của minh sát.
Có bao nhiêu trạng thái xả đối với các pháp hữu vi là thiện? Có bao nhiêu là bất thiện? Có bao nhiêu là vô ký? Có mười lăm trạng thái xả đối với các pháp hữu vi là thiện. Có ba trạng thái xả đối với các pháp hữu vi là vô ký. Không có trạng thái xả đối với các pháp hữu vi là bất thiện.
1. Tuệ phân biệt, bình thản,
tám hành xứ của tâm:
hai thuộc về phàm nhân,
hữu học ba hành xứ,
vị lìa ái có ba,
tâm ly khai với chúng.
2. Tám do duyên của định,
mười hành xứ của trí,
mười tám xả các hành
là duyên ba giải thoát.[10]
3. Mười tám biểu hiện này,
vị có tuệ hiểu rõ,
thiện xảo trong xả hành,
không động vì tà kiến.
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về sự mong muốn giải thoát, về sự phân biệt rõ, và về sự bình thản là trí về các trạng thái xả đối với các pháp hữu vi.”
Phần giải thích ‘Trí về các trạng thái xả đối với các pháp hữu vi.’
Tuệ về sự thoát ra và ly khai ngoại phần là trí chuyển tộc là (có ý nghĩa) thế nào?
‘Vượt trên sự tái sanh’ là chuyển tộc. ‘Vượt trên sự vận hành’ là chuyển tộc. ‘Vượt trên hiện tướng’ ... ‘Vượt trên (nghiệp) tích lũy’ ... ‘Vượt trên mầm tái sanh’ ... ‘Vượt trên cảnh giới tái sanh’ ... ‘Vượt trên sự tái tạo’ ... ‘Vượt trên sự sanh lên’ ... ‘Vượt trên sự sanh (ra)’ ... ‘Vượt trên sự già’ ... ‘Vượt trên sự bệnh’ ... ‘Vượt trên sự chết’ ... ‘Vượt trên sự sầu muộn’ ... ‘Vượt trên sự than vãn’ ... ‘Vượt trên sự thất vọng’ là chuyển tộc. ‘Vượt trên hiện tướng của các hành ở ngoại phần’ là chuyển tộc.
‘Dự phần vào[11]sự không tái sanh’ là chuyển tộc. ‘Dự phần vào sự không vận hành’ là chuyển tộc. ...(như trên)... ‘Dự phần vào sự diệt tận Niết Bàn’ là chuyển tộc.
‘Sau khi đã vượt trên sự tái sanh rồi dự phần vào sự không tái sanh’ là chuyển tộc. ‘Sau khi đã vượt trên sự vận hành rồi dự phần vào sự không vận hành’ ... ‘Sau khi đã vượt trên hiện tướng rồi dự phần vào không hiện tướng’ là chuyển tộc. ...(như trên)... ‘Sau khi đã vượt trên hiện tướng của các hành ở ngoại phần rồi dự phần vào sự diệt tận Niết Bàn’ là chuyển tộc.
‘Thoát ra khỏi sự tái sanh’ là chuyển tộc. ‘Thoát ra khỏi sự vận hành’ là chuyển tộc. ‘Thoát ra khỏi hiện tướng’ ... ‘Thoát ra khỏi (nghiệp) tích lũy’ ... ‘Thoát ra khỏi mầm tái sanh’ ... ‘Thoát ra khỏi cảnh giới tái sanh’ ... ‘Thoát ra khỏi sự tái tạo’ ... ‘Thoát ra khỏi sự sanh lên’ ... ‘Thoát ra khỏi sự sanh (ra)’ ... ‘Thoát ra khỏi sự già’ ... ‘Thoát ra khỏi sự bệnh’ ... ‘Thoát ra khỏi sự chết’ ... ‘Thoát ra khỏi sự sầu muộn’ ... ‘Thoát ra khỏi sự than vãn’ ... ‘Thoát ra khỏi sự thất vọng’ là chuyển tộc. ‘Thoát ra khỏi hiện tướng của các hành ở ngoại phần’ là chuyển tộc.
‘Dự phần vào sự không tái sanh’ là chuyển tộc. ‘Dự phần vào sự không vận hành’ là chuyển tộc. ...(như trên)... ‘Dự phần vào sự diệt tận Niết Bàn’ là chuyển tộc.
‘Sau khi thoát ra khỏi sự tái sanh rồi dự phần vào sự không tái sanh’ là chuyển tộc. ‘Sau khi thoát ra khỏi sự vận hành rồi dự phần vào sự không vận hành’ là chuyển tộc. ‘Sau khi thoát ra khỏi hiện tướng ... không hiện tướng ...(nt)... (nghiệp) tích lũy ... không (nghiệp) tích lũy ...(nt)... mầm tái sanh ... không mầm tái sanh ...(nt)... cảnh giới tái sanh ... không cảnh giới tái sanh ...(nt)... sự tái tạo ... sự không tái tạo ...(nt)... sự sanh lên ... sự không sanh lên ...(nt)... sự sanh (ra) ... sự không sanh (ra) ...(nt)... sự già ... sự không già ...(nt)... sự bệnh ... sự không bệnh ...(nt)... sự chết ... sự không chết ...(nt)... sự sầu muộn ... sự không sầu muộn ...(nt)... sự than vãn ... sự không than vãn ...(nt)... sự thất vọng ... sự không thất vọng ... ‘Sau khi thoát ra khỏi hiện tướng của các hành ở ngoại phần rồi dự phần vào sự diệt tận Niết Bàn’ là chuyển tộc.
‘Ly khai khỏi sự tái sanh’ là chuyển tộc. ‘Ly khai khỏi sự vận hành’ là chuyển tộc. ...(như trên)... ‘Ly khai khỏi hiện tướng của các hành ở ngoại phần’ là chuyển tộc.
‘Dự phần vào sự không tái sanh’ là chuyển tộc. ‘Dự phần vào sự không vận hành’ là chuyển tộc. ...(như trên)... ‘Dự phần vào sự diệt tận Niết Bàn’ là chuyển tộc.
‘Sau khi đã ly khai khỏi sự tái sanh rồi dự phần vào sự không tái sanh’ là chuyển tộc. ‘Sau khi đã ly khai khỏi sự vận hành rồi dự phần vào sự không vận hành’ là chuyển tộc. ...(như trên)... ‘Sau khi đã ly khai khỏi hiện tướng của các hành ở ngoại phần rồi dự phần vào sự diệt tận Niết Bàn’ là chuyển tộc.
Có bao nhiêu sự chuyển tộc được sanh lên do năng lực của chỉ tịnh? Có bao nhiêu sự chuyển tộc được sanh lên do năng lực của minh sát? Có tám sự chuyển tộc được sanh lên do năng lực của chỉ tịnh. Có mười sự chuyển tộc được sanh lên do năng lực của minh sát.
Tám sự chuyển tộc được sanh lên do năng lực của chỉ tịnh là gì? ‘Vượt trên các pháp ngăn che nhằm mục đích thành tựu sơ thiền’ là chuyển tộc. ‘Vượt trên tầm tứ nhằm mục đích thành tựu nhị thiền’ ... ‘Vượt trên hỷ nhằm mục đích thành tựu tam thiền’ ... ‘Vượt trên lạc và khổ nhằm mục đích thành tựu tứ thiền’ ... ‘Vượt trên sự nghĩ tưởng về sắc, sự nghĩ tưởng về bất bình, sự nghĩ tưởng về khác biệt nhằm mục đích thành tựu sự chứng đạt không vô biên xứ’ ... ‘Vượt trên sự nghĩ tưởng về không vô biên xứ nhằm mục đích thành tựu sự chứng đạt thức vô biên xứ’ ... ‘Vượt trên sự nghĩ tưởng về thức vô biên xứ nhằm mục đích thành tựu sự chứng đạt vô sở hữu xứ’ ... ‘Vượt trên sự nghĩ tưởng về vô sở hữu xứ nhằm mục đích thành tựu sự chứng đạt phi tưởng phi phi tưởng xứ’ là chuyển tộc. Đây là tám sự chuyển tộc được sanh lên do năng lực của chỉ tịnh.
Mười sự chuyển tộc được sanh lên do năng lực của minh sát là gì? ‘Vượt trên sự tái sanh, sự vận hành, hiện tướng, (nghiệp) tích lũy, mầm tái sanh, cảnh giới tái sanh, sự tái tạo, sự sanh lên, sự sanh (ra), sự già, sự bệnh, sự chết, sự sầu muộn, sự than vãn, sự thất vọng, hiện tướng của các hành ở ngoại phần nhằm mục đích thành tựu Đạo Nhập Lưu’ là chuyển tộc. ‘Vượt trên sự tái sanh, sự vận hành, hiện tướng, (nghiệp) tích lũy, mầm tái sanh, ...(như trên)... nhằm mục đích chứng đạt Quả Nhập Lưu’ ...(như trên)... nhằm mục đích thành tựu Đạo Nhất Lai ...(như trên)... nhằm mục đích chứng đạt Quả Nhất Lai ...(như trên)... nhằm mục đích thành tựu Đạo Bất Lai ...(như trên)... nhằm mục đích chứng đạt Quả Bất Lai ...(như trên)... nhằm mục đích thành tựu Đạo A-la-hán’ ...(như trên)... nhằm mục đích chứng đạt Quả A-la-hán ...(như trên)... nhằm mục đích chứng đạt sự an trú không tánh ...(như trên)... ‘Vượt trên sự tái sanh, sự vận hành, hiện tướng, (nghiệp) tích lũy, mầm tái sanh, cảnh giới tái sanh, sự tái tạo, sự sanh lên, sự sanh (ra), sự già, sự bệnh, sự chết, sự sầu muộn, sự than vãn, sự thất vọng, hiện tướng của các hành ở ngoại phần nhằm mục đích chứng đạt sự an trú vô tướng’ là chuyển tộc. Đây là mười sự chuyển tộc được sanh lên do năng lực của minh sát.
Có bao nhiêu sự chuyển tộc là thiện? Có bao nhiêu là bất thiện? Có bao nhiêu là vô ký? Có mười lăm sự chuyển tộc là thiện. Có ba sự chuyển tộc là vô ký. Không có sự chuyển tộc là bất thiện.
1. Vật chất, không vật chất,
có nguyện và vô nguyện,
ràng buộc, không ràng buộc,
thoát được và không thoát.
2. Tám do duyên của định,
mười hành xứ của trí,
mười tám sự chuyển tộc
là duyên ba giải thoát.
3. Mười tám biểu hiện này,
vị có tuệ hiểu rõ,
khéo ly khai, thoát khỏi,
không động vì tà kiến.
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về sự thoát ra và ly khai ngoại phần là trí chuyển tộc.”
Phần giải thích ‘Trí chuyển tộc.’
Tuệ về sự thoát ra và ly khai cả hai (nội ngoại phần) là trí về Đạo là (có ý nghĩa) thế nào?
Vào sát-na Đạo Nhập Lưu: Chánh kiến, theo ý nghĩa nhận thức, thoát ra khỏi tà kiến, thoát ra khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy và (ra khỏi) các uẩn, thoát ra khỏi tất cả các hiện tướng ngoại phần; vì thế, được nói rằng: “Tuệ về sự thoát ra và ly khai cả hai (nội ngoại phần) là trí về Đạo.”
Chánh tư duy, theo ý nghĩa gắn chặt (tâm vào cảnh), thoát ra khỏi tà tư duy, thoát ra khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy và (ra khỏi) các uẩn, thoát ra khỏi tất cả các hiện tướng ngoại phần; vì thế, được nói rằng: “Tuệ về sự thoát ra và ly khai cả hai (nội ngoại phần) là trí về Đạo.”
Chánh ngữ, theo ý nghĩa gìn giữ, thoát ra khỏi tà ngữ, thoát ra khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy và (ra khỏi) các uẩn, thoát ra khỏi tất cả các hiện tướng ngoại phần; vì thế, được nói rằng: “Tuệ về sự thoát ra và ly khai cả hai (nội ngoại phần) là trí về Đạo.”
Chánh nghiệp, theo ý nghĩa nguồn sanh khởi, thoát ra khỏi tà nghiệp, thoát ra khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy và (ra khỏi) các uẩn, thoát ra khỏi tất cả các hiện tướng ngoại phần; vì thế, được nói rằng: “Tuệ về sự thoát ra và ly khai cả hai (nội ngoại phần) là trí về Đạo.”
Chánh mạng, theo ý nghĩa trong sạch, thoát ra khỏi tà mạng, thoát ra khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy ...
Chánh tinh tấn, theo ý nghĩa ra sức, thoát ra khỏi tà tinh tấn, thoát ra khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy ...
Chánh niệm, theo ý nghĩa thiết lập, thoát ra khỏi tà niệm, thoát ra khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy và (ra khỏi) các uẩn, thoát ra khỏi tất cả các hiện tướng ngoại phần; vì thế, được nói rằng: “Tuệ về sự thoát ra và ly khai cả hai (nội ngoại phần) là trí về Đạo.”
Chánh định, theo ý nghĩa không tản mạn, thoát ra khỏi tà định, thoát ra khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy và (ra khỏi) các uẩn, thoát ra khỏi tất cả các hiện tướng ngoại phần; vì thế, được nói rằng: “Tuệ về sự thoát ra và ly khai cả hai (nội ngoại phần) là trí về Đạo.”
Vào sát-na Đạo Nhất Lai: Chánh kiến, theo ý nghĩa nhận thức, ...(như trên)... Chánh định, theo ý nghĩa không tản mạn, thoát ra khỏi sự ràng buộc của ái dục và sự ràng buộc của bất bình có tính chất thô thiển, thoát ra khỏi ái dục ngủ ngầm và bất bình ngủ ngầm có tính chất thô thiển, thoát ra khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy và (ra khỏi) các uẩn, thoát ra khỏi tất cả các hiện tướng ngoại phần; vì thế, được nói rằng: “Tuệ về sự thoát ra và ly khai cả hai (nội ngoại phần) là trí về Đạo.”
Vào sát-na Đạo Bất Lai: Chánh kiến, theo ý nghĩa nhận thức, ...(như trên)... Chánh định, theo ý nghĩa không tản mạn, thoát ra khỏi sự ràng buộc của ái dục và sự ràng buộc của bất bình có tính chất vi tế, thoát ra khỏi ái dục ngủ ngầm và bất bình ngủ ngầm có tính chất vi tế, thoát ra khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy và (ra khỏi) các uẩn, thoát ra khỏi tất cả các hiện tướng ngoại phần; vì thế, được nói rằng: “Tuệ về sự thoát ra và ly khai cả hai (nội ngoại phần) là trí về Đạo.”
Vào sát-na Đạo A-la-hán: Chánh kiến, theo ý nghĩa nhận thức, ...(như trên)... Chánh định, theo ý nghĩa không tản mạn, thoát ra khỏi ái sắc, ái vô sắc, ngã mạn, phóng dật, vô minh, thoát ra khỏi ngã mạn ngủ ngầm, ái hữu ngủ ngầm, vô minh ngủ ngầm, thoát ra khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy và (ra khỏi) các uẩn, thoát ra khỏi tất cả các hiện tướng ngoại phần; vì thế, được nói rằng: “Tuệ về sự thoát ra và ly khai cả hai (nội ngoại phần) là trí về Đạo.”
1. Sanh thiêu đốt vô sanh,
vì thế gọi tham thiền,
thiện xảo thiền, giải thoát,
không động vì tà kiến.
2. Như thế định rồi quán,
cũng vậy quán ở định,
khi ấy quán và chỉ
hành bình đẳng tương hợp.
3. Thấy ‘Các hành là khổ,
diệt tận là an lạc,’
tuệ thoát khỏi cả hai
đạt được Đạo Bất Tử.
4. Vị biết hành giải thoát,
rành rẽ dị và đồng,
thiện xảo về hai trí,
không động vì tà kiến.
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về sự thoát ra và ly khai cả hai (nội ngoại phần) là trí về Đạo.”
Phần giải thích ‘Trí về Đạo.’
Tuệ về sự tịnh lặng của việc thực hành[12]là trí về Quả là (có ý nghĩa) thế nào?
Vào sát-na Đạo Nhập Lưu: Chánh kiến, theo ý nghĩa nhận thức, thoát ra khỏi tà kiến, thoát ra khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy và (ra khỏi) các uẩn, thoát ra khỏi tất cả các hiện tướng ngoại phần. Chánh kiến được sanh lên từ trạng thái tịnh lặng của việc thực hành ấy; điều này là Quả của Đạo.
Chánh tư duy, theo ý nghĩa gắn chặt (tâm vào cảnh), thoát ra khỏi tà tư duy, thoát ra khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy và (ra khỏi) các uẩn, thoát ra khỏi tất cả các hiện tướng ngoại phần. Chánh tư duy được sanh lên từ trạng thái tịnh lặng của việc thực hành ấy; điều này là Quả của Đạo.
Chánh ngữ, theo ý nghĩa gìn giữ, thoát ra khỏi tà ngữ, thoát ra khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy và (ra khỏi) các uẩn, thoát ra khỏi tất cả các hiện tướng ngoại phần. Chánh ngữ được sanh lên từ trạng thái tịnh lặng của việc thực hành ấy; điều này là Quả của Đạo.
Chánh nghiệp, theo ý nghĩa nguồn sanh khởi, thoát ra khỏi tà nghiệp, thoát ra khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy và (ra khỏi) các uẩn, thoát ra khỏi tất cả các hiện tướng ngoại phần. Chánh nghiệp được sanh lên từ trạng thái tịnh lặng của việc thực hành ấy; điều này là Quả của Đạo.
Chánh mạng, theo ý nghĩa trong sạch, thoát ra khỏi tà mạng, thoát ra khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy và (ra khỏi) các uẩn, thoát ra khỏi tất cả các hiện tướng ngoại phần. Chánh mạng được sanh lên từ trạng thái tịnh lặng của việc thực hành ấy; điều này là Quả của Đạo.
Chánh tinh tấn, theo ý nghĩa ra sức, thoát ra khỏi tà tinh tấn, thoát ra khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy và (ra khỏi) các uẩn, thoát ra khỏi tất cả các hiện tướng ngoại phần. Chánh tinh tấn được sanh lên từ trạng thái tịnh lặng của việc thực hành ấy; điều này là Quả của Đạo.
Chánh niệm, theo ý nghĩa thiết lập, thoát ra khỏi tà niệm, thoát ra khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy và (ra khỏi) các uẩn, thoát ra khỏi tất cả các hiện tướng ngoại phần. Chánh niệm được sanh lên từ trạng thái tịnh lặng của việc thực hành ấy; điều này là Quả của Đạo.
Chánh định, theo ý nghĩa không tản mạn, thoát ra khỏi tà định, thoát ra khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy và (ra khỏi) các uẩn, thoát ra khỏi tất cả các hiện tướng ngoại phần. Chánh định được sanh lên từ trạng thái tịnh lặng của việc thực hành ấy; điều này là Quả của Đạo.
Vào sát-na Đạo Nhất Lai: Chánh kiến, theo ý nghĩa nhận thức, ...(như trên)... Chánh định, theo ý nghĩa không tản mạn, thoát ra khỏi sự ràng buộc của ái dục và sự ràng buộc của bất bình có tính chất thô thiển, thoát ra khỏi ái dục ngủ ngầm và bất bình ngủ ngầm có tính chất thô thiển, thoát ra khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy và (ra khỏi) các uẩn, thoát ra khỏi tất cả các hiện tướng ngoại phần. Chánh định được sanh lên từ trạng thái tịnh lặng của việc thực hành ấy; điều này là Quả của Đạo.
Vào sát-na Đạo Bất Lai: Chánh kiến, theo ý nghĩa nhận thức, ...(như trên)... Chánh định, theo ý nghĩa không tản mạn, thoát ra khỏi sự ràng buộc của ái dục và sự ràng buộc của bất bình có tính chất vi tế, thoát ra khỏi ái dục ngủ ngầm và bất bình ngủ ngầm có tính chất vi tế, thoát ra khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy và (ra khỏi) các uẩn, thoát ra khỏi tất cả các hiện tướng ngoại phần. Chánh định được sanh lên từ trạng thái tịnh lặng của việc thực hành ấy; điều này là Quả của Đạo.
Vào sát-na Đạo A-la-hán: Chánh kiến, theo ý nghĩa nhận thức, ...(như trên)... Chánh định, theo ý nghĩa không tản mạn, thoát ra khỏi ái sắc, ái vô sắc, ngã mạn, phóng dật, vô minh, thoát ra khỏi ngã mạn ngủ ngầm, hữu ngủ ngầm, vô minh ngủ ngầm, thoát ra khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy và (ra khỏi) các uẩn, thoát ra khỏi tất cả các hiện tướng ngoại phần. Chánh định được sanh lên từ trạng thái tịnh lặng của việc thực hành ấy; điều này là Quả của Đạo.
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về sự tịnh lặng của việc thực hành là trí về Quả.”
Phần giải thích ‘Trí về Quả.’
Tuệ về việc quán xét phiền não đã được cắt lìa là trí về giải thoát là (có ý nghĩa) thế nào?
Nhờ vào Đạo Nhập Lưu, sự nhận thức sai trái về thân, sự hoài nghi, sự bám víu vào giới và nghi thức, tà kiến ngủ ngầm, hoài nghi ngủ ngầm là các tùy phiền não thuộc tâm của hành giả được đoạn trừ hoàn toàn. Tâm được giải thoát, được hoàn toàn giải thoát khỏi năm tùy phiền não này và các sự xâm nhập (của chúng). Việc giải thoát ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về việc quán xét phiền não đã được cắt lìa là trí về giải thoát.”
Nhờ vào Đạo Nhất Lai, sự ràng buộc của ái dục và sự ràng buộc của bất bình có tính chất thô thiển, ái dục ngủ ngầm và bất bình ngủ ngầm là các tùy phiền não có tính chất thô thiển thuộc tâm của hành giả được đoạn trừ hoàn toàn. Tâm được giải thoát, được hoàn toàn giải thoát khỏi bốn tùy phiền não này và các sự xâm nhập (của chúng). Việc giải thoát ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về việc quán xét phiền não đã được cắt lìa là trí về giải thoát.”
Nhờ vào Đạo Bất Lai, sự ràng buộc của ái dục và sự ràng buộc của bất bình có tính chất vi tế, ái dục ngủ ngầm và bất bình ngủ ngầm có tính chất vi tế là các tùy phiền não thuộc tâm của hành giả được đoạn trừ hoàn toàn. Tâm được giải thoát, được hoàn toàn giải thoát khỏi bốn tùy phiền não này và các sự xâm nhập (của chúng). Việc giải thoát ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về việc quán xét phiền não đã được cắt lìa là trí về giải thoát.”
Nhờ vào Đạo A-la-hán, ái sắc, ái vô sắc, ngã mạn, phóng dật, vô minh, ngã mạn ngủ ngầm, hữu ngủ ngầm, vô minh ngủ ngầm là các tùy phiền não thuộc tâm của hành giả được đoạn trừ hoàn toàn. Tâm được giải thoát, được hoàn toàn giải thoát khỏi tám tùy phiền não này và các sự xâm nhập (của chúng). Việc giải thoát ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về việc quán xét phiền não đã được cắt lìa là trí về giải thoát.”
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về việc quán xét phiền não đã được cắt lìa là trí về giải thoát.”
Phần giải thích ‘Trí về giải thoát.’
Tuệ về việc nhìn thấy các pháp đã được sanh khởi vào khi ấy là trí về việc quán xét lại là (có ý nghĩa) thế nào?
Vào sát-na Đạo Nhập Lưu: Chánh kiến, theo ý nghĩa nhận thức, đã được sanh khởi vào khi ấy. Chánh tư duy, theo ý nghĩa gắn chặt (tâm vào cảnh), đã được sanh khởi vào khi ấy. Chánh ngữ, theo ý nghĩa gìn giữ, đã được sanh khởi vào khi ấy. Chánh nghiệp, theo ý nghĩa nguồn sanh khởi, đã được sanh khởi vào khi ấy. Chánh mạng, theo ý nghĩa trong sạch, đã được sanh khởi vào khi ấy. Chánh tinh tấn, theo ý nghĩa ra sức, đã được sanh khởi vào khi ấy. Chánh niệm, theo ý nghĩa thiết lập, đã được sanh khởi vào khi ấy. Chánh định, theo ý nghĩa không tản mạn, đã được sanh khởi vào khi ấy.
Niệm giác chi, theo ý nghĩa thiết lập, đã được sanh khởi vào khi ấy. Trạch pháp giác chi, theo ý nghĩa suy xét, đã được sanh khởi vào khi ấy. Cần giác chi, theo ý nghĩa ra sức, đã được sanh khởi vào khi ấy. Hỷ giác chi, theo ý nghĩa lan tỏa, đã được sanh khởi vào khi ấy. Tịnh giác chi, theo ý nghĩa an tịnh, đã được sanh khởi vào khi ấy. Định giác chi, theo ý nghĩa không tản mạn, đã được sanh khởi vào khi ấy. Xả giác chi, theo ý nghĩa phân biệt rõ, đã được sanh khởi vào khi ấy.
Tín lực, theo ý nghĩa không dao động ở sự không có đức tin, đã được sanh khởi vào khi ấy. Tấn lực, theo ý nghĩa không dao động ở sự biếng nhác, đã được sanh khởi vào khi ấy. Niệm lực, theo ý nghĩa không dao động ở sự buông lung, đã được sanh khởi vào khi ấy. Định lực, theo ý nghĩa không dao động ở sự phóng dật, đã được sanh khởi vào khi ấy. Tuệ lực, theo ý nghĩa không dao động ở sự không sáng suốt, đã được sanh khởi vào khi ấy.
Tín quyền, theo ý nghĩa cương quyết, đã được sanh khởi vào khi ấy. Tấn quyền, theo ý nghĩa ra sức, đã được sanh khởi vào khi ấy. Niệm quyền, theo ý nghĩa thiết lập, đã được sanh khởi vào khi ấy. Định quyền, theo ý nghĩa không tản mạn, đã được sanh khởi vào khi ấy. Tuệ quyền, theo ý nghĩa nhận thức, đã được sanh khởi vào khi ấy.
Các quyền, theo ý nghĩa pháp chủ đạo, đã được sanh khởi vào khi ấy. Các lực, theo ý nghĩa không dao động, đã được sanh khởi vào khi ấy. Các giác chi, theo ý nghĩa dẫn xuất (ra khỏi luân hồi), đã được sanh khởi vào khi ấy. Đạo, theo ý nghĩa chủng tử, đã được sanh khởi vào khi ấy. Các sự thiết lập niệm, theo ý nghĩa thiết lập, đã được sanh khởi vào khi ấy. Các chánh cần, theo ý nghĩa nỗ lực, đã được sanh khởi vào khi ấy. Các nền tảng của thần thông, theo ý nghĩa thành tựu, đã được sanh khởi vào khi ấy. Các chân lý, theo ý nghĩa của thực thể, đã được sanh khởi vào khi ấy. Chỉ tịnh, theo ý nghĩa không tản mạn, đã được sanh khởi vào khi ấy. Minh sát, theo ý nghĩa quán xét, đã được sanh khởi vào khi ấy. Chỉ tịnh và minh sát, theo ý nghĩa nhất vị, đã được sanh khởi vào khi ấy. Sự kết hợp chung, theo ý nghĩa không vượt trội, đã được sanh khởi vào khi ấy. Giới thanh tịnh, theo ý nghĩa thu thúc, đã được sanh khởi vào khi ấy. Tâm thanh tịnh, theo ý nghĩa không tản mạn, đã được sanh khởi vào khi ấy. Kiến thanh tịnh, theo ý nghĩa nhận thức, đã được sanh khởi vào khi ấy. Sự giải thoát, theo ý nghĩa được phóng thích, đã được sanh khởi vào khi ấy. Minh, theo ý nghĩa thấu triệt, đã được sanh khởi vào khi ấy. Giải thoát, theo ý nghĩa buông bỏ, đã được sanh khởi vào khi ấy. Trí về sự đoạn tận, theo ý nghĩa đoạn trừ, đã được sanh khởi vào khi ấy.
Ước muốn, theo ý nghĩa nguồn cội, đã được sanh khởi vào khi ấy. Tác ý, theo ý nghĩa nguồn sanh khởi, đã được sanh khởi vào khi ấy. Xúc, theo ý nghĩa liên kết, đã được sanh khởi vào khi ấy. Thọ, theo ý nghĩa hội tụ, đã được sanh khởi vào khi ấy. Định, theo ý nghĩa dẫn đầu, đã được sanh khởi vào khi ấy. Niệm, theo ý nghĩa pháp chủ đạo, đã được sanh khởi vào khi ấy. Tuệ, theo ý nghĩa cao thượng trong các pháp thiện, đã được sanh khởi vào khi ấy. Sự giải thoát, theo ý nghĩa cốt lỏi, đã được sanh khởi vào khi ấy. Niết Bàn liên quan đến bất tử, theo ý nghĩa kết thúc, đã được sanh khởi vào khi ấy. Sau khi đã thoát ra vị ấy quán xét lại. Đây là các pháp đã được sanh khởi vào khi ấy.
Vào sát-na Quả Nhập Lưu: Chánh kiến, theo ý nghĩa nhận thức, đã được sanh khởi vào khi ấy. Chánh tư duy, theo ý nghĩa gắn chặt (tâm vào cảnh), đã được sanh khởi vào khi ấy. ...(như trên)... Trí về sự vô sanh, theo ý nghĩa tĩnh lặng, đã được sanh khởi vào khi ấy. Ước muốn, theo ý nghĩa nguồn cội, đã được sanh khởi vào khi ấy. Tác ý, theo ý nghĩa nguồn sanh khởi, đã được sanh khởi vào khi ấy. Xúc, theo ý nghĩa liên kết, đã được sanh khởi vào khi ấy. Thọ, theo ý nghĩa hội tụ, đã được sanh khởi vào khi ấy. Định, theo ý nghĩa dẫn đầu, đã được sanh khởi vào khi ấy. Niệm, theo ý nghĩa pháp chủ đạo, đã được sanh khởi vào khi ấy. Tuệ, theo ý nghĩa cao thượng trong các pháp thiện, đã được sanh khởi vào khi ấy. Sự giải thoát, theo ý nghĩa cốt lỏi, đã được sanh khởi vào khi ấy. Niết Bàn liên quan đến bất tử, theo ý nghĩa kết thúc, đã được sanh khởi vào khi ấy. Sau khi đã thoát ra vị ấy quán xét lại. Đây là các pháp đã được sanh khởi vào khi ấy.
Vào sát-na Đạo Nhất Lai: ...(như trên)... Vào sát-na Quả Nhất Lai: ...(như trên)... Vào sát-na Đạo Bất Lai: ...(như trên)... Vào sát-na Quả Bất Lai: ...(như trên)... Vào sát-na Đạo A-la-hán: Chánh kiến, theo ý nghĩa nhận thức, đã được sanh khởi vào khi ấy. ...(như trên)... Trí về sự đoạn tận, theo ý nghĩa đoạn trừ, đã được sanh khởi vào khi ấy. Ước muốn, theo ý nghĩa nguồn cội, đã được sanh khởi vào khi ấy. ...(như trên)... Niết Bàn liên quan đến bất tử, theo ý nghĩa kết thúc, đã được sanh khởi vào khi ấy. Sau khi đã thoát ra vị ấy quán xét lại. Đây là các pháp đã được sanh khởi vào khi ấy.
Vào sát-na Quả A-la-hán: Chánh kiến, theo ý nghĩa nhận thức, đã được sanh khởi vào khi ấy. ...(như trên)... Trí về sự vô sanh, theo ý nghĩa tĩnh lặng, đã được sanh khởi vào khi ấy. Ước muốn với nguồn cội, đã được sanh khởi vào khi ấy. ...(như trên)... Niết Bàn liên quan đến bất tử, theo ý nghĩa kết thúc, đã được sanh khởi vào khi ấy. Sau khi đã thoát ra vị ấy quán xét lại. Đây là các pháp đã được sanh khởi vào khi ấy.
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về việc nhìn thấy các pháp đã được sanh khởi vào khi ấy là trí về việc quán xét lại.”
Phần giải thích ‘Trí về việc quán xét lại.’
Tuệ về việc xác định nội phần là trí về tính chất khác biệt của các vật nương là (có ý nghĩa) thế nào?
Xác định các pháp thuộc nội phần là (có ý nghĩa) thế nào?
Xác định mắt thuộc nội phần, xác định tai thuộc nội phần, xác định mũi thuộc nội phần, xác định lưỡi thuộc nội phần, xác định thân thuộc nội phần, xác định ý thuộc nội phần.
Xác định mắt thuộc nội phần là (có ý nghĩa) thế nào? Xác định rằng: ‘Mắt được hiện hữu do vô minh,’ xác định rằng: ‘Mắt được hiện hữu do ái,’ xác định rằng: ‘Mắt được hiện hữu do nghiệp,’ xác định rằng: ‘Mắt được hiện hữu do vật thực,’ xác định rằng: ‘Mắt nương vào tứ đại,’ xác định rằng: ‘Mắt được sanh lên,’ xác định rằng: ‘Mắt được hiện khởi,’ xác định rằng: ‘Mắt đã là không hiện hữu, sau khi hiện hữu sẽ không tồn tại,’ xác định mắt có sự hạn chế, xác định rằng: ‘Mắt là pháp không vững chắc, không thường còn, có sự chuyển biến,’ xác định rằng: ‘Mắt là vô thường, là pháp hữu vi, được tùy thuận sanh khởi, là pháp của sự đoạn tận, là pháp của sự biến hoại, là pháp của sự ly tham ái, là pháp của sự diệt tận.’
Đối với mắt, (hành giả) xác định là vô thường, không phải là thường; (hành giả) xác định là khổ não, không phải là lạc; (hành giả) xác định là vô ngã, không phải là ngã; (hành giả) nhàm chán, không vui thích; (hành giả) ly tham ái, không tham ái; (hành giả) làm cho diệt tận, không làm cho sanh khởi; (hành giả) từ bỏ, không nắm giữ. Trong khi xác định là vô thường, (hành giả) dứt bỏ thường tưởng; trong khi xác định là khổ não, (hành giả) dứt bỏ lạc tưởng; trong khi xác định là vô ngã, (hành giả) dứt bỏ ngã tưởng; trong khi nhàm chán, (hành giả) dứt bỏ sự vui thích; trong khi ly tham ái, (hành giả) dứt bỏ tham ái; trong khi làm cho diệt tận, (hành giả) dứt bỏ sự sanh khởi; trong khi từ bỏ, (hành giả) dứt bỏ sự nắm giữ. Xác định mắt thuộc nội phần là (có ý nghĩa) như thế.
Xác định tai thuộc nội phần là (có ý nghĩa) thế nào? Xác định rằng: ‘Tai được hiện hữu do vô minh.’ ...(như trên)... Xác định tai thuộc nội phần là (có ý nghĩa) như thế.
Xác định mũi thuộc nội phần là (có ý nghĩa) thế nào? Xác định rằng: ‘Mũi được hiện hữu do vô minh.’ ...(như trên)... Xác định mũi thuộc nội phần là (có ý nghĩa) như thế.
Xác định lưỡi thuộc nội phần là (có ý nghĩa) thế nào? Xác định rằng: ‘Lưỡi được hiện hữu do vô minh,’ xác định rằng: ‘Lưỡi được hiện hữu do ái,’ xác định rằng: ‘Lưỡi được hiện hữu do nghiệp,’ xác định rằng: ‘Lưỡi được hiện hữu do vật thực,’ xác định rằng: ‘Lưỡi nương vào tứ đại,’ xác định rằng: ‘Lưỡi được sanh lên,’ xác định rằng: ‘Lưỡi được hiện khởi,’ xác định rằng: ‘Lưỡi đã là không hiện hữu, sau khi hiện hữu sẽ không tồn tại,’ xác định lưỡi có sự hạn chế, xác định rằng: ‘Lưỡi là pháp không vững chắc, không thường còn, có sự chuyển biến,’ xác định rằng: ‘Lưỡi là vô thường, là pháp hữu vi, được tùy thuận sanh khởi, là pháp của sự đoạn tận, là pháp của sự biến hoại, là pháp của sự ly tham ái, là pháp của sự diệt tận.’
Đối với lưỡi, (hành giả) xác định là vô thường, không phải là thường; ...(như trên)... (hành giả) từ bỏ, không nắm giữ. Trong khi xác định là vô thường, (hành giả) dứt bỏ thường tưởng; ...(như trên)... trong khi từ bỏ, (hành giả) dứt bỏ sự nắm giữ. Xác định lưỡi thuộc nội phần là (có ý nghĩa) như thế.
Xác định thân thuộc nội phần là (có ý nghĩa) thế nào? Xác định rằng: ‘Thân được hiện hữu do vô minh,’ xác định rằng: ‘Thân được hiện hữu do ái,’ xác định rằng: ‘Thân được hiện hữu do nghiệp,’ xác định rằng: ‘Thân được hiện hữu do vật thực,’ xác định rằng: ‘Thân nương vào tứ đại,’ xác định rằng: ‘Thân được sanh lên,’ ...(như trên)... Đối với thân, (hành giả) xác định là vô thường, không phải là thường; (hành giả) xác định là khổ não, không phải là lạc; ...(như trên)... (hành giả) từ bỏ, không nắm giữ. Trong khi xác định là vô thường, (hành giả) dứt bỏ thường tưởng; trong khi xác định là khổ não, (hành giả) dứt bỏ lạc tưởng; ...(như trên)... trong khi từ bỏ, (hành giả) dứt bỏ sự nắm giữ. Xác định thân thuộc nội phần là (có ý nghĩa) như thế.
Xác định ý thuộc nội phần là (có ý nghĩa) thế nào? Xác định rằng: ‘Ý được hiện hữu do vô minh,’ xác định rằng: ‘Ý được hiện hữu do ái,’ xác định rằng: ‘Ý được hiện hữu do nghiệp,’ xác định rằng: ‘Ý được hiện hữu do vật thực,’ xác định rằng: ‘Ý được sanh lên,’ xác định rằng: ‘Ý được hiện khởi,’ xác định rằng: ‘Ý đã là không hiện hữu, sau khi hiện hữu sẽ không tồn tại,’ xác định ý có sự hạn chế, xác định rằng: ‘Ý là pháp không vững chắc, không thường còn, có sự chuyển biến,’ xác định rằng: ‘Ý là vô thường, là pháp hữu vi, được tùy thuận sanh khởi, là pháp của sự đoạn tận, là pháp của sự biến hoại, là pháp của sự ly tham ái, là pháp của sự diệt tận.’ Đối với ý, (hành giả) xác định là vô thường, không phải là thường; (hành giả) xác định là khổ não, không phải là lạc; (hành giả) xác định là vô ngã, không phải là ngã; (hành giả) nhàm chán, không vui thích; (hành giả) ly tham ái, không tham ái; (hành giả) làm cho diệt tận, không làm cho sanh khởi; (hành giả) từ bỏ, không nắm giữ. Trong khi xác định là vô thường, (hành giả) dứt bỏ thường tưởng; trong khi xác định là khổ não, (hành giả) dứt bỏ lạc tưởng; trong khi xác định là vô ngã, (hành giả) dứt bỏ ngã tưởng; trong khi nhàm chán, (hành giả) dứt bỏ sự vui thích; trong khi ly tham ái, (hành giả) dứt bỏ tham ái; trong khi làm cho diệt tận, (hành giả) dứt bỏ sự sanh khởi; trong khi từ bỏ, (hành giả) dứt bỏ sự nắm giữ. Xác định ý thuộc nội phần là (có ý nghĩa) như thế.
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về việc xác định nội phần là trí về tính chất khác biệt của các vật nương.”
Phần giải thích ‘Trí về tính chất khác biệt của các vật nương.’
Tuệ về việc xác định ngoại phần là trí về tính chất khác biệt của các hành xứ là (có ý nghĩa) thế nào?
Xác định các pháp thuộc ngoại phần là (có ý nghĩa) thế nào? Xác định các sắc thuộc ngoại phần, xác định các thinh thuộc ngoại phần, xác định các khí thuộc ngoại phần, xác định các vị thuộc ngoại phần, xác định các xúc thuộc ngoại phần, xác định các pháp thuộc ngoại phần.
Xác định các sắc thuộc ngoại phần là (có ý nghĩa) thế nào? Xác định rằng: ‘Các sắc được hiện hữu do vô minh,’ xác định rằng: ‘Các sắc được hiện hữu do ái,’ xác định rằng: ‘Các sắc được hiện hữu do nghiệp,’ xác định rằng: ‘Các sắc được hiện hữu do vật thực,’ xác định rằng: ‘Các sắc nương vào tứ đại,’ xác định rằng: ‘Các sắc được sanh lên,’ xác định rằng: ‘Các sắc được hiện khởi,’ xác định rằng: ‘Các sắc đã là không hiện hữu, sau khi hiện hữu sẽ không tồn tại,’ xác định các sắc có sự hạn chế, xác định rằng: ‘Các sắc là pháp không vững chắc, không thường còn, có sự chuyển biến,’ xác định rằng: ‘Các sắc là vô thường, là pháp hữu vi, được tùy thuận sanh khởi, là pháp của sự đoạn tận, là pháp của sự biến hoại, là pháp của sự ly tham ái, là pháp của sự diệt tận.’
Đối với các sắc, (hành giả) xác định là vô thường, không phải là thường; (hành giả) xác định là khổ não, không phải là lạc; (hành giả) xác định là vô ngã, không phải là ngã; (hành giả) nhàm chán, không vui thích; (hành giả) ly tham ái, không tham ái; (hành giả) làm cho diệt tận, không làm cho sanh khởi; (hành giả) từ bỏ, không nắm giữ. Trong khi xác định là vô thường, (hành giả) dứt bỏ thường tưởng; trong khi xác định là khổ não, (hành giả) dứt bỏ lạc tưởng; trong khi xác định là vô ngã, (hành giả) dứt bỏ ngã tưởng; trong khi nhàm chán, (hành giả) dứt bỏ sự vui thích; trong khi ly tham ái, (hành giả) dứt bỏ tham ái; trong khi làm cho diệt tận, (hành giả) dứt bỏ sự sanh khởi; trong khi từ bỏ, (hành giả) dứt bỏ sự nắm giữ. Xác định các sắc thuộc ngoại phần là (có ý nghĩa) như thế.
Xác định các thinh thuộc ngoại phần là (có ý nghĩa) thế nào? Xác định rằng: ‘Các thinh nương vào tứ đại,’ xác định rằng: ‘Các thinh được sanh lên,’ xác định rằng: ‘Các thinh được hiện khởi,’ xác định rằng: ‘Các thinh đã là không hiện hữu, sau khi hiện hữu sẽ không tồn tại,’ xác định các thinh có sự hạn chế, xác định rằng: ‘Các thinh là pháp không vững chắc, không thường còn, có sự chuyển biến,’ xác định rằng: ‘Các thinh là vô thường, là pháp hữu vi, được tùy thuận sanh khởi, là pháp của sự đoạn tận, là pháp của sự biến hoại, là pháp của sự ly tham ái, là pháp của sự diệt tận.’
Đối với các thinh, (hành giả) xác định là vô thường, không phải là thường; ...(như trên)... Xác định các thinh thuộc ngoại phần là (có ý nghĩa) như thế.
Xác định các khí thuộc ngoại phần là (có ý nghĩa) thế nào? Xác định rằng: ‘Các khí được hiện hữu do vô minh,’ xác định rằng: ‘Các khí được hiện hữu do ái.’ ...(như trên)... Xác định các khí thuộc ngoại phần là (có ý nghĩa) như thế.
Xác định các vị thuộc ngoại phần là (có ý nghĩa) thế nào? Xác định rằng: ‘Các vị được hiện hữu do vô minh.’ ...(như trên)... Xác định các vị thuộc ngoại phần là (có ý nghĩa) như thế.
Xác định các xúc thuộc ngoại phần là (có ý nghĩa) thế nào? Xác định rằng: ‘Các xúc được hiện hữu do vô minh,’ xác định rằng: ‘Các xúc được hiện hữu do ái,’ xác định rằng: ‘Các xúc được hiện hữu do nghiệp,’ xác định rằng: ‘Các xúc được hiện hữu do vật thực,’ xác định rằng: ‘Các xúc được sanh lên,’ xác định rằng: ‘Các xúc được hiện khởi.’ ...(như trên)... Xác định các xúc thuộc ngoại phần là (có ý nghĩa) như thế.
Xác định các pháp thuộc ngoại phần là (có ý nghĩa) thế nào? Xác định rằng: ‘Các pháp được hiện hữu do vô minh,’ xác định rằng: ‘Các pháp được hiện hữu do ái,’ xác định rằng: ‘Các pháp được hiện hữu do nghiệp,’ xác định rằng: ‘Các pháp được hiện hữu do vật thực,’ xác định rằng: ‘Các pháp nương vào tứ đại,’ xác định rằng: ‘Các pháp được sanh lên,’ xác định rằng: ‘Các pháp được hiện khởi,’ xác định rằng: ‘Các pháp đã là không hiện hữu, sau khi hiện hữu sẽ không tồn tại,’ xác định các pháp có sự hạn chế, xác định rằng: ‘Các pháp là pháp không vững chắc, không thường còn, có sự chuyển biến,’ xác định rằng: ‘Các pháp là vô thường, là pháp hữu vi, được tùy thuận sanh khởi, là pháp của sự đoạn tận, là pháp của sự biến hoại, là pháp của sự ly tham ái, là pháp của sự diệt tận.’
Đối với các pháp, (hành giả) xác định là vô thường, không phải là thường; (hành giả) xác định là khổ não, không phải là lạc; (hành giả) xác định là vô ngã, không phải là ngã; (hành giả) nhàm chán, không vui thích; (hành giả) ly tham ái, không tham ái; (hành giả) làm cho diệt tận, không làm cho sanh khởi; (hành giả) từ bỏ, không nắm giữ. ...(như trên)... Trong khi xác định là vô thường, (hành giả) dứt bỏ thường tưởng; trong khi xác định là khổ não, (hành giả) dứt bỏ lạc tưởng; trong khi xác định là vô ngã, (hành giả) dứt bỏ ngã tưởng; trong khi nhàm chán, (hành giả) dứt bỏ sự vui thích; trong khi ly tham ái, (hành giả) dứt bỏ tham ái; trong khi làm cho diệt tận, (hành giả) dứt bỏ sự sanh khởi; trong khi từ bỏ, (hành giả) dứt bỏ sự nắm giữ. Xác định các pháp thuộc ngoại phần là (có ý nghĩa) như thế.
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về việc xác định ngoại phần là trí về tính chất khác biệt của các hành xứ.”
Phần giải thích ‘Trí về tính chất khác biệt của các hành xứ.’
Tuệ về việc xác định hành vi là trí về tính chất khác biệt của các hành vi là (có ý nghĩa) thế nào?
Hành vi: Có ba hành vi: hành vi của thức, hành vi của vô trí, hành vi của trí.
Hành vi của thức là gì?
Hành động hướng tâm có tính chất vô ký nhằm mục đích nhìn thấy các sắc là hành vi của thức. Ý nghĩa của việc nhìn thấy các sắc, tức là nhãn thức, là hành vi của thức. Bản thể của việc đã nhìn thấy các sắc, tức là ý giới tiếp thâu kết quả việc gắn chặt (tâm vào cảnh), là hành vi của thức. Bản thể của việc đã được gắn chặt vào các sắc, tức là ý thức giới quan sát kết quả, là hành vi của thức.
Hành động hướng tâm có tính chất vô ký nhằm mục đích nghe các thinh là hành vi của thức. Ý nghĩa của việc nghe các thinh, tức là nhĩ thức, là hành vi của thức. Bản thể của việc đã nghe được các thinh, tức là ý giới tiếp thâu kết quả việc gắn chặt (tâm vào cảnh), là hành vi của thức. Bản thể của việc đã được gắn chặt vào các thinh, tức là ý thức giới quan sát kết quả, là hành vi của thức.
Hành động hướng tâm có tính chất vô ký nhằm mục đích ngửi các khí là hành vi của thức. Ý nghĩa của việc ngửi các khí, tức là tỷ thức, là hành vi của thức. Bản thể của việc đã ngửi được các khí tức là ý giới tiếp thâu kết quả việc gắn chặt (tâm vào cảnh), là hành vi của thức. Bản thể của việc đã được gắn chặt vào các khí, tức là ý thức giới quan sát kết quả, là hành vi của thức.
Hành động hướng tâm có tính chất vô ký nhằm mục đích nếm các vị là hành vi của thức. Ý nghĩa của việc nếm các vị, tức là thiệt thức, là hành vi của thức. Bản thể của việc đã nếm được các vị tức là ý giới tiếp thâu kết quả việc gắn chặt (tâm vào cảnh), là hành vi của thức. Bản thể của việc đã được gắn chặt vào các vị, tức là ý thức giới quan sát kết quả, là hành vi của thức.
Hành động hướng tâm có tính chất vô ký nhằm mục đích đụng chạm các xúc là hành vi của thức. Ý nghĩa của việc đụng chạm các xúc, tức là thân thức, là hành vi của thức. Bản thể của việc đã đụng chạm các xúc, tức là ý giới tiếp thâu kết quả việc gắn chặt (tâm vào cảnh), là hành vi của thức. Bản thể của việc đã được gắn chặt vào các xúc, tức là ý thức giới quan sát kết quả, là hành vi của thức.
Hành động hướng tâm có tính chất vô ký nhằm mục đích nhận biết các pháp là hành vi của thức. Ý nghĩa của việc nhận biết các pháp, tức là ý thức, là hành vi của thức. Bản thể của việc đã được nhận biết các pháp, tức là ý giới tiếp thâu kết quả việc gắn chặt (tâm vào cảnh), là hành vi của thức. Bản thể của việc đã được gắn chặt vào các pháp, tức là ý thức giới quan sát kết quả, là hành vi của thức.
Hành vi của thức: Hành vi của thức theo ý nghĩa gì?
‘Hành xử không có tham ái’ là hành vi của thức. ‘Hành xử không có sân’ là hành vi của thức. ‘Hành xử không có si’ là hành vi của thức. ‘Hành xử không có ngã mạn’ là hành vi của thức. ‘Hành xử không có tà kiến’ là hành vi của thức. ‘Hành xử không có phóng dật’ ... ‘Hành xử không có hoài nghi’ là hành vi của thức. ‘Hành xử không có (yếu tố) ngủ ngầm’ ... ‘Hành xử không có liên kết với tham ái’ ... ‘Hành xử không có liên kết với sân’ ... ‘Hành xử không có liên kết với si’ ... ‘Hành xử không có liên kết với ngã mạn’ ... ‘Hành xử không có liên kết với tà kiến’ ... ‘Hành xử không có liên kết với phóng dật’ ... ‘Hành xử không có liên kết với hoài nghi’ ... ‘Hành xử không có liên kết với (yếu tố) ngủ ngầm’ ... ‘Hành xử không có liên kết với các nghiệp thiện’ ... ‘Hành xử không có liên kết với các nghiệp bất thiện’ ... ‘Hành xử không có liên kết với các nghiệp có tội’ ... ‘Hành xử không có liên kết với các nghiệp không có tội’ ... ‘Hành xử không có liên kết với các nghiệp đen’ ... ‘Hành xử không có liên kết với các nghiệp trắng’ ... ‘Hành xử không có liên kết với các nghiệp tăng trưởng lạc’ ... ‘Hành xử không có liên kết với các nghiệp tăng trưởng khổ’ ... ‘Hành xử không có liên kết với các nghiệp có kết quả lạc’ ... ‘Hành xử không có liên kết với các nghiệp có kết quả khổ’ ... ‘Hành xử khi đã biết (cảnh)’ là hành vi của thức. ‘Hành vi có hình thức như thế của thức’ là hành vi của thức. ‘Tâm này thanh tịnh ở trạng thái tự nhiên theo ý nghĩa xa lìa phiền não’ là hành vi của thức. Đây là hành vi của thức.
Hành vi của vô trí là gì?
Hành động hướng tâm có tính chất vô ký bởi mục đích thôi thúc của tham ái đối với các sắc thích ý là hành vi của thức, do sự thôi thúc của tham ái là hành vi của vô trí. Hành động hướng tâm có tính chất vô ký bởi mục đích thôi thúc của sân đối với các sắc không thích ý là hành vi của thức, do sự thôi thúc của sân là hành vi của vô trí. Hành động hướng tâm có tính chất vô ký bởi mục đích thôi thúc của si đối với đối tượng không có sự quan tâm bởi một trong hai (tham ái hoặc sân) là hành vi của thức, do sự thôi thúc của si là hành vi của vô trí. Hành động hướng tâm có tính chất vô ký bởi mục đích thôi thúc của ngã mạn cố chấp là hành vi của thức, do sự thôi thúc của ngã mạn là hành vi của vô trí. Hành động hướng tâm có tính chất vô ký bởi mục đích thôi thúc của tà kiến đã tiêm nhiễm là hành vi của thức, do sự thôi thúc của tà kiến là hành vi của vô trí. Hành động hướng tâm có tính chất vô ký bởi mục đích thôi thúc của phóng dật đưa đến sự tản mạn là hành vi của thức, do sự thôi thúc của phóng dật là hành vi của vô trí. Hành động hướng tâm có tính chất vô ký bởi mục đích thôi thúc của hoài nghi đưa đến không quyết đoán là hành vi của thức, do sự thôi thúc của hoài nghi là hành vi của vô trí. Hành động hướng tâm có tính chất vô ký bởi mục đích thôi thúc của ngủ ngầm đưa đến động lực là hành vi của thức, do sự thôi thúc của ngủ ngầm là hành vi của vô trí.
Hành động hướng tâm có tính chất vô ký bởi mục đích thôi thúc của tham ái đối với các thinh hợp ý ...(như trên)... đối với các khí hợp ý ...(như trên)... đối với các vị hợp ý ...(như trên)... đối với các xúc hợp ý ...(như trên)... đối với các pháp hợp ý là hành vi của thức, do sự thôi thúc của tham ái là hành vi của vô trí. Hành động hướng tâm có tính chất vô ký bởi mục đích thôi thúc của sân đối với các pháp không hợp ý là hành vi của thức, do sự thôi thúc của sân là hành vi của vô trí. Hành động hướng tâm có tính chất vô ký bởi mục đích thôi thúc của si đối với đối tượng không có sự quan tâm bởi một trong hai (tham ái hoặc sân) là hành vi của thức, do sự thôi thúc của si là hành vi của vô trí. Hành động hướng tâm có tính chất vô ký bởi mục đích thôi thúc của ngã mạn cố chấp là hành vi của thức, do sự thôi thúc của ngã mạn là hành vi của vô trí. Hành động hướng tâm có tính chất vô ký bởi mục đích thôi thúc của tà kiến đã tiêm nhiễm là hành vi của thức, do sự thôi thúc của tà kiến là hành vi của vô trí. Hành động hướng tâm có tính chất vô ký bởi mục đích thôi thúc của phóng dật đưa đến sự tản mạn là hành vi của thức, do sự thôi thúc của phóng dật là hành vi của vô trí. Hành động hướng tâm có tính chất vô ký bởi mục đích thôi thúc của hoài nghi đưa đến không quyết đoán là hành vi của thức, do sự thôi thúc của hoài nghi là hành vi của vô trí. Hành động hướng tâm có tính chất vô ký bởi mục đích thôi thúc của ngủ ngầm đưa đến động lực là hành vi của thức, do sự thôi thúc của ngủ ngầm là hành vi của vô trí.
Hành vi của vô trí: Với ý nghĩa gì là hành vi của vô trí?
‘Hành xử do tham ái’ là hành vi của vô trí. ‘Hành xử do sân’ là hành vi của vô trí. ‘Hành xử do si’ là hành vi của vô trí. ‘Hành xử do ngã mạn’ là hành vi của vô trí. ‘Hành xử do tà kiến ‘ là hành vi của vô trí. ‘Hành xử do phóng dật’ là hành vi của vô trí. ‘Hành xử do hoài nghi’ là hành vi của vô trí. ‘Hành xử do (yếu tố) ngủ ngầm’ là hành vi của vô trí. ‘Hành xử do liên kết với tham ái’ là hành vi của vô trí. ‘Hành xử do liên kết với sân’ ... ‘Hành xử do liên kết với si’ ... ‘Hành xử do liên kết với ngã mạn’ ... ‘Hành xử do liên kết với tà kiến’ ... ‘Hành xử do liên kết với phóng dật’ ... ‘Hành xử do liên kết với hoài nghi’ ... ‘Hành xử do liên kết với (yếu tố) ngủ ngầm’ ... ‘Hành xử không có liên kết với các nghiệp thiện’ ... ‘Hành xử do liên kết với các nghiệp bất thiện’ ... ‘Hành xử do liên kết với các nghiệp có tội’ ... ‘Hành xử không có liên kết với các nghiệp không có tội’ ... ‘Hành xử do liên kết với các nghiệp đen’ ... ‘Hành xử không có liên kết với các nghiệp trắng’ ... ‘Hành xử không có liên kết với các nghiệp tăng trưởng lạc’ ... ‘Hành xử do liên kết với các nghiệp tăng trưởng khổ’ là hành vi của vô trí. ‘Hành xử không có liên kết với các nghiệp có kết quả lạc’ là hành vi của vô trí. ‘Hành xử do liên kết với các nghiệp có kết quả khổ’ là hành vi của vô trí. ‘Hành xử khi chưa biết (cảnh)’ là hành vi của vô trí. ‘Hành vi có hình thức như thế của vô trí’ là hành vi của vô trí. Đây là hành vi của vô trí.
Hành vi của trí là gì?
Hành động hướng tâm có tính chất vô ký nhằm mục đích quán xét về vô thường là hành vi của thức, sự quán xét về vô thường là hành vi của trí. Hành động hướng tâm có tính chất vô ký nhằm mục đích quán xét về khổ não là hành vi của thức, sự quán xét về khổ não là hành vi của trí. Hành động hướng tâm có tính chất vô ký nhằm mục đích quán xét về vô ngã là hành vi của thức, sự quán xét về vô ngã là hành vi của trí. Hành động hướng tâm có tính chất vô ký nhằm mục đích quán xét về nhàm chán ..., nhằm mục đích quán xét về ly tham ái ..., nhằm mục đích quán xét về diệt tận ..., nhằm mục đích quán xét về từ bỏ ..., nhằm mục đích quán xét về đoạn tận ..., nhằm mục đích quán xét về biến hoại ..., nhằm mục đích quán xét về chuyển biến ..., nhằm mục đích quán xét về vô tướng ..., nhằm mục đích quán xét về vô nguyện ..., nhằm mục đích quán xét về không tánh ..., nhằm mục đích quán xét các pháp bằng thắng tuệ ..., nhằm mục đích của sự biết và thấy đúng theo thực thể ..., nhằm mục đích quán xét về sự tai hại ... nhằm mục đích quán xét về phân biệt rõ là hành vi của thức, sự quán xét về phân biệt rõ là hành vi của trí. Sự quán xét về ly khai là hành vi của trí. Đạo Nhập Lưu là hành vi của trí. Sự chứng đạt Quả Nhập Lưu là hành vi của trí. Đạo Nhất Lai ... Sự chứng đạt Quả Nhất Lai ... Đạo Bất Lai ... Sự chứng đạt Quả Bất Lai ... Đạo A-la-hán là hành vi của trí. Sự chứng đạt Quả A-la-hán là hành vi của trí.
Hành vi của trí: Với ý nghĩa gì là hành vi của trí?
‘Hành xử không có tham ái’ là hành vi của trí. ‘Hành xử không có sân’ là hành vi của trí. ‘Hành xử không có si’ là hành vi của trí. ‘Hành xử không có ngã mạn’ là hành vi của trí. ‘Hành xử không có tà kiến’ là hành vi của trí. ...(như trên)... ‘Hành xử do liên kết với các nghiệp thiện’ ... ‘Hành xử không có liên kết với các nghiệp bất thiện’ ... ‘Hành xử không có liên kết với các nghiệp có tội’ ... ‘Hành xử do liên kết với các nghiệp không có tội’ ... ‘Hành xử không có liên kết với các nghiệp đen’ ... ‘Hành xử do liên kết với các nghiệp trắng’ ... ‘Hành xử do liên kết với các nghiệp tăng trưởng lạc’ ... ‘Hành xử không có liên kết với các nghiệp tăng trưởng khổ’ ... ‘Hành xử do liên kết với các nghiệp có kết quả lạc’ ... ‘Hành xử không có liên kết với các nghiệp có kết quả khổ’ ... ‘Hành xử khi đã biết’ ... ‘Hành vi có hình thức như thế của trí’ là hành vi của trí. Đây là hành vi của trí.
Như thế, hành vi của thức là loại khác, hành vi của vô trí là loại khác, hành vi của trí là loại khác (nữa). Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về việc xác định hành vi là trí về tính chất khác biệt của các hành vi.”
Phần giải thích ‘Trí về tính chất khác biệt của các hành vi.’
Tuệ về việc xác định bốn pháp là trí về tính chất khác biệt của các lãnh vực là (có ý nghĩa) thế nào? Có bốn lãnh vực: lãnh vực dục giới, lãnh vực sắc giới, lãnh vực vô sắc giới, lãnh vực không bị lệ thuộc.
Lãnh vực dục giới là gì? Lấy ranh giới bên dưới là địa ngục Vô Gián và lấy giới hạn bên trên là chư thiên Tha Hóa Tự Tại, khoảng giữa này là nơi màcác uẩn, các giới, các xứ, các sắc, các thọ, các tưởng, các hành, và thứccó sự sinh hoạt ở nơi ấy, bị giới hạn ở nơi ấy; đây là lãnh vực dục giới.
Lãnh vực sắc giới là gì? Lấy ranh giới bên dưới là thế giới Phạm Thiên và lấy giới hạn bên trên là chư thiên Sắc Cứu Cánh, khoảng giữa này là nơi màcác pháp về tâm và sở hữu tâm của vị đang thể nhập, hoặc của vị đã được sanh lên, hoặc của vị có sự an trú lạc trong hiện tạicó sự sinh hoạt ở nơi ấy, bị giới hạn ở nơi ấy; đây là lãnh vực sắc giới.
Lãnh vực vô sắc giới là gì? Lấy ranh giới bên dưới là chư thiên đạt đến Không Vô Biên Xứ và lấy giới hạn bên trên là chư thiên đạt đến Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ, khoảng giữa này là nơi màcác pháp về tâm và sở hữu tâm của vị đang thể nhập, hoặc của vị đã được sanh lên, hoặc của vị có sự an trú lạc trong hiện tạicó sự sinh hoạt ở nơi ấy, bị giới hạn ở nơi ấy; đây là lãnh vực vô sắc giới.
Lãnh vực không bị lệ thuộc là gì? Các Đạo, các Quả của Đạo, và Niết Bàn là không bị lệ thuộc; đây là lãnh vực không bị lệ thuộc. Đây là bốn lãnh vực.
Còn có bốn lãnh vực khác nữa là bốn sự thiết lập niệm, bốn chánh cần, bốn như ý túc, bốn thiền, bốn vô lượng (tâm), bốn sự chứng đạt vô sắc, bốn phân tích, bốn sự thực hành,[13]bốn cảnh,[14]bốn truyền thống của bậc Thánh,[15]bốn sự việc thâu phục,[16]bốn bánh xe (đưa đến tiến hóa),[17]bốn nền tảng trong pháp;[18]đây là bốn lãnh vực.
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về việc xác định bốn pháp là trí về tính chất khác biệt của các lãnh vực.”
Phần giải thích ‘Trí về tính chất khác biệt của các lãnh vực.’
Tuệ về việc xác định chín pháp là trí về tính chất khác biệt của các pháp là (có ý nghĩa) thế nào?
Xác định các pháp là (có ý nghĩa) thế nào? Về các pháp dục giới, (hành giả) xác định thiện, xác định bất thiện, xác định vô ký. Về các pháp sắc giới, (hành giả) xác định thiện, xác định vô ký. Về các pháp vô sắc giới, (hành giả) xác định thiện, xác định vô ký. Về các pháp không bị lệ thuộc, (hành giả) xác định thiện, xác định vô ký.
Về các pháp dục giới, xác định thiện, xác định bất thiện, xác định vô ký là (có ý nghĩa) thế nào? Về mười phương thức của nghiệp thiện, (hành giả) xác định là thiện. Về mười phương thức của nghiệp bất thiện, (hành giả) xác định là bất thiện. Về sắc, nghiệp quả, và duy tác, (hành giả) xác định là vô ký. Về các pháp dục giới, xác định thiện, xác định bất thiện, xác định vô ký là (có ý nghĩa) như thế.
Về các pháp sắc giới, xác định thiện, xác định vô ký là (có ý nghĩa) thế nào? Về bốn thiền của vị hiện ở thế gian này, (hành giả) xác định là thiện. Về bốn thiền của vị đã tái sanh đến nơi ấy, (hành giả) xác định là vô ký. Về các pháp sắc giới, xác định thiện, xác định vô ký là (có ý nghĩa) như thế.
Về các pháp vô sắc giới, xác định thiện, xác định vô ký là (có ý nghĩa) thế nào? Về bốn sự chứng đạt vô sắc giới của vị hiện ở thế gian này, (hành giả) xác định là thiện. Về bốn sự chứng đạt vô sắc giới của vị đã tái sanh đến nơi ấy, (hành giả) xác định là vô ký. Về các pháp vô sắc giới, xác định thiện, xác định vô ký là (có ý nghĩa) như thế.
Về các pháp không bị lệ thuộc, xác định thiện, xác định vô ký là (có ý nghĩa) thế nào? Về bốn Thánh Đạo, (hành giả) xác định là thiện. Về bốn Quả tương ứng và Niết Bàn, (hành giả) xác định là vô ký. Về các pháp không bị lệ thuộc, xác định thiện, xác định vô ký là (có ý nghĩa) như thế. Như vậy là xác định các pháp.
Chín cội nguồn của sự hân hoan: Hân hoan sanh khởi đến (hành giả) đang tác ý về vô thường. Khi (hành giả) được hân hoan, hỷ sanh khởi. Khi tâm có hỷ, thân trở nên tịnh. Khi thân được tịnh, (hành giả) nhận biết lạc. Khi có lạc, tâm được định. Khi tâm được định, (hành giả) nhận biết và thấy đúng theo thực thể. Khi nhận biết và thấy đúng theo thực thể, (hành giả) nhàm chán. Khi nhàm chán, (hành giả) ly tham ái. Do ly tham ái, (hành giả) được giải thoát. Hân hoan sanh khởi đến (hành giả) đang tác ý về khổ não, ...(như trên)... Hân hoan sanh khởi đến (hành giả) đang tác ý về vô ngã, ...(như trên)...
Hân hoan sanh khởi đến (hành giả) đang tác ý về sắc là vô thường. ...(nt)... Hân hoan sanh khởi đến (hành giả) đang tác ý về sắc là khổ não. ...(nt)... Hân hoan sanh khởi đến (hành giả) đang tác ý về sắc là vô ngã. ...(nt)... Hân hoan sanh khởi đến (hành giả) đang tác ý về thọ ... tưởng ... các hành ... thức ... mắt ... lão tử là vô thường. ...(nt)... Hân hoan sanh khởi đến (hành giả) đang tác ý về lão tử là khổ não. ...(nt)... Hân hoan sanh khởi đến (hành giả) đang tác ý về lão tử là vô ngã. Khi (hành giả) được hân hoan, hỷ sanh khởi. Khi tâm có hỷ, thân trở nên tịnh. Khi thân được tịnh, (hành giả) nhận biết lạc. Khi có lạc, tâm được định. Khi tâm được định, (hành giả) nhận biết và thấy đúng theo thực thể. Khi nhận biết và thấy đúng theo thực thể, (hành giả) nhàm chán. Khi nhàm chán, (hành giả) ly tham ái. Do ly tham ái, (hành giả) được giải thoát. Đây là chín cội nguồn của sự hân hoan.
Chín cội nguồn của sự tác ý đúng đường lối: Hân hoan sanh khởi đến (hành giả) đang tác ý đúng đường lối về vô thường. Khi (hành giả) được hân hoan, hỷ sanh khởi. Khi tâm có hỷ, thân trở nên tịnh. Khi thân được tịnh, (hành giả) nhận biết lạc. Khi có lạc, tâm được định, do tâm được định, (hành giả) nhận biết đúng theo thực thể rằng: ‘Đây là Khổ,’ nhận biết đúng theo thực thể rằng: ‘Đây là nhân sanh Khổ,’ nhận biết đúng theo thực thể rằng: ‘Đây là sự diệt tận Khổ,’ nhận biết đúng theo thực thể rằng: ‘Đây là sự thực hành đưa đến sự diệt tận Khổ.’
Hân hoan sanh khởi đến (hành giả) đang tác ý đúng đường lối về khổ não. Khi (hành giả) được hân hoan, hỷ sanh khởi. Khi tâm có hỷ, thân trở nên tịnh. Khi thân được tịnh, (hành giả) nhận biết lạc. Khi có lạc, tâm được định, do tâm được định, (hành giả) nhận biết đúng theo thực thể rằng: ‘Đây là Khổ,’ ... ‘Đây là nhân sanh Khổ,’ ... ‘Đây là sự diệt tận Khổ,’ nhận biết đúng theo thực thể rằng: ‘Đây là sự thực hành đưa đến sự diệt tận Khổ.’
Hân hoan sanh khởi đến (hành giả) đang tác ý đúng đường lối về vô ngã. ...(nt)... Hân hoan sanh khởi đến (hành giả) đang tác ý đúng đường lối về sắc là vô thường. ...(nt)... Hân hoan sanh khởi đến (hành giả) đang tác ý đúng đường lối về sắc là khổ não. ...(nt)... Hân hoan sanh khởi đến (hành giả) đang tác ý đúng đường lối về sắc là vô ngã. ...(nt)... Hân hoan sanh khởi đến (hành giả) đang tác ý đúng đường lối về thọ ... tưởng ... các hành ... thức ... mắt ... lão tử là vô thường. ...(nt)... Hân hoan sanh khởi đến (hành giả) đang tác ý đúng đường lối về lão tử là khổ não. ...(nt)... Hân hoan sanh khởi đến (hành giả) đang tác ý đúng đường lối về lão tử là vô ngã. Khi (hành giả) được hân hoan, hỷ sanh khởi. Khi tâm có hỷ, thân trở nên tịnh. Khi thân được tịnh, (hành giả) nhận biết lạc. Khi có lạc, tâm được định. Khi tâm được định, (hành giả) nhận biết đúng theo thực thể rằng: ‘Đây là Khổ,’ ... ‘Đây là nhân sanh Khổ,’ ... ‘Đây là sự diệt tận Khổ,’ nhận biết đúng theo thực thể rằng: ‘Đây là sự thực hành đưa đến sự diệt tận Khổ.’ Đây là 9 cội nguồn của sự tác ý đúng đường lối.
Chín tính chất khác biệt: Tùy thuận vào tính chất khác biệt của giới (như mắt, tai, v.v...), tính chất khác biệt của xúc được sanh lên. Tùy thuận vào tính chất khác biệt của xúc, tính chất khác biệt của thọ được sanh lên. Tùy thuận vào tính chất khác biệt của thọ, tính chất khác biệt của tưởng được sanh lên. Tùy thuận vào tính chất khác biệt của tưởng, tính chất khác biệt của tư được sanh lên. Tùy thuận vào tính chất khác biệt của tư, tính chất khác biệt của ước muốn được sanh lên. Tùy thuận vào tính chất khác biệt của ước muốn, tính chất khác biệt của trạng thái bực bội được sanh lên. Tùy thuận vào tính chất khác biệt của trạng thái bực bội, tính chất khác biệt của tầm cầu được sanh lên. Tùy thuận vào tính chất khác biệt của tầm cầu, tính chất khác biệt của sự thành tựu được sanh lên. Đây là chín tính chất khác biệt.
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về việc xác định chín pháp là trí về tính chất khác biệt của các pháp.”
Phần giải thích ‘Trí về tính chất khác biệt của các pháp.’
[1] Bốn phần tổng hợp (catusaṅkhepe): là nhân quá khứ, quả hiện tại, nhân hiện tại, quả vị lai (PṭsA. 1, 243).
[2] Ba thời kỳ (tayo addhe): là quá khứ, hiện tại, vị lai (Sđd.)
[3] Ba sự tiếp nối (ti sandhiṃ): là nhân quá khứ và quả hiện tại, quả hiện tại và nhân hiện tại, nhân hiện tại và quả vị lai (PṭsA. 1, 243).
[4] Hai mươi biểu hiện (vīsatiyā ākārehi): được liệt kê ở 4 phần tổng hợp, mỗi phần có 5 biểu hiện; tổng cộng là 20 (PṭsA. 1, 243).
[5] Quán xét về vô thường, khổ não, và vô ngã (PṭsA. 1, 260).
[6] Minh sát về nhàm chán, ly tham ái, làm cho diệt tận, và từ bỏ (Sđd.).
[7] Thiện xảo về sự đoạn tận, sự biến hoại, và không tánh (Sđd.).
[8] Sanh lên ở năm chốn: được đề cập ở câu kệ thứ nhất gồm có: Sự tái sanh, sự vận hành, hiện tướng, (nghiệp) tích lũy, và mầm tái sanh. Bình yên về năm nơi: được đề cập ở câu kệ thứ hai gồm có: Sự không tái sanh, sự không vận hành, không hiện tướng, sự không (nghiệp) tích lũy, và không mầm tái sanh. Vị nhận ra mười trí: là nhận biết năm sự việc làm cho sanh khởi và năm sự việc không làm cho sanh khởi đã được liệt kê. Người thiện xảo hai trí: là trí về sự tai hại và trí về trạng thái bình yên (PṭsA. 1, 263-264).
[9] Là sự nhận thức sai trái về thân, sự hoài nghi, sự cố chấp vào giới và nghi thức (PṭsA. 1, 272).
[10] Ba giải thoát (tiṇṇaṃ vimokkhānaṃ): là vô tướng giải thoát, vô nguyện giải thoát, không tánh giải thoát (PṭsA. 1, 272).
[11] Dự phần vào: được dịch từ pakkhandati hàm ý nhảy vào, lao vào, tiến vào (ND).
[12] ajjhattabahiddhā vuṭṭhānapayogassa: của việc thực hành thoát ra khỏi nội ngoại phần (PṭsA. 1, 284).
[13] Bốn sự thực hành (catasso paṭipadā): hành khổ đắc chậm, hành khổ đắc nhanh, hành lạc đắc chậm, hành lạc đắc nhanh (PṭsA. 1, 299). Các điều còn lại xin xem ở Phần Phụ Chú.
[14] Bốn cảnh (cattāri ārammaṇāni): nhỏ thành cảnh nhỏ, nhỏ thành cảnh vô lượng, vô lượng thành cảnh nhỏ, vô lượng thành cảnh vô lượng (PṭsA. 1, 299).
[15] Bốn truyền thống của bậc Thánh (cattāro ariyavaṃsā): hài lòng với y phục, hài lòng với đồ ăn khất thực, hài lòng nơi trú ngụ, thỏa thích trong việc tham thiền (PṭsA. 1, 299).
[16] Bốn sự việc thâu phục (cattāri saṅgahavatthūni): bố thí, lời nói hòa ái, làm việc lợi ích, bản tính hòa đồng (PṭsA. 1, 299).
[17] Bốn bánh xe (đưa đến tiến hóa) (cattāri cakkāni): ngụ nơi thích hợp, sống gần bậc chân nhân, bản thân có ước nguyện đúng đắn, phước đã tạo trong quá khứ (PṭsA. 1, 299-300).
[18] Bốn nền tảng trong pháp (cattāri dhammapadāni): không tham lam, không sân độc, chánh niệm, chánh định (PṭsA. 1, 300).
Tuệ về sự biết rõ là trí về ý nghĩa của điều đã được biết, tuệ về sự biết toàn diện là trí về ý nghĩa của quyết đoán, tuệ về sự dứt bỏ là trí về ý nghĩa của buông bỏ, tuệ về sự tu tập là trí về ý nghĩa của nhất vị, tuệ về sự tác chứng là trí về ý nghĩa của sự chạm đến là (có ý nghĩa) thế nào?
Những pháp nào đã được biết rõ, những pháp ấy là đã được biết; những pháp nào đã được biết toàn diện, những pháp ấy là đã được quyết đoán; những pháp nào đã được dứt bỏ, những pháp ấy là đã được buông bỏ; những pháp nào đã được tu tập, những pháp ấy là có nhất vị; những pháp nào đã được tác chứng, những pháp ấy là đã được chạm đến.
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về sự biết rõ là trí về ý nghĩa của điều đã được biết, tuệ về sự biết toàn diện là trí về ý nghĩa của quyết đoán, tuệ về sự dứt bỏ là trí về ý nghĩa của buông bỏ, tuệ về sự tu tập là trí về ý nghĩa của nhất vị, tuệ về sự tác chứng là trí về ý nghĩa của sự chạm đến.”
Phần giải thích về ‘Năm loại Trí.’
Tuệ về tính chất khác biệt của các ý nghĩa là trí về sự phân tích các ý nghĩa, tuệ về tính chất khác biệt của các pháp là trí về sự phân tích các pháp, tuệ về tính chất khác biệt của các ngôn từ là trí về sự phân tích các ngôn từ, tuệ về tính chất khác biệt của các phép biện giải là trí về sự phân tích các phép biện giải là (có ý nghĩa) thế nào?
Tín quyền là pháp, tấn quyền là pháp, niệm quyền là pháp, định quyền là pháp, tuệ quyền là pháp. Tín quyền là pháp khác, tấn quyền là pháp khác, niệm quyền là pháp khác (nữa), định quyền là pháp khác (nữa), tuệ quyền là pháp khác (nữa). Do trí nào các pháp khác biệt này được biết, cũng do chính trí ấy các pháp khác biệt này được thấu triệt. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về tính chất khác biệt của các pháp là trí về sự phân tích các pháp.”
Ý nghĩa của sự cương quyết là ý nghĩa, ý nghĩa của sự ra sức là ý nghĩa, ý nghĩa của sự thiết lập là ý nghĩa, ý nghĩa của sự không tản mạn là ý nghĩa, ý nghĩa của sự nhận thức là ý nghĩa. Ý nghĩa của sự cương quyết là ý nghĩa khác, ý nghĩa của sự ra sức là ý nghĩa khác, ý nghĩa của sự thiết lập là ý nghĩa khác (nữa), ý nghĩa của sự không tản mạn là ý nghĩa khác (nữa), ý nghĩa của sự nhận thức là ý nghĩa khác (nữa). Do trí nào các ý nghĩa khác biệt này được biết, cũng do chính trí ấy các ý nghĩa khác biệt này được thấu triệt. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về tính chất khác biệt của các ý nghĩa là trí về sự phân tích các ý nghĩa.”
Nói lên văn tự và ngôn từ để chỉ rõ năm pháp. Nói lên văn tự và ngôn từ để chỉ rõ năm ý nghĩa. Các ngôn từ của các pháp là khác, các ngôn từ của các ý nghĩa là khác. Do trí nào các ngôn từ khác biệt này được biết, cũng do chính trí ấy các ngôn từ khác biệt này được thấu triệt. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về tính chất khác biệt của các ngôn từ là trí về sự phân tích các ngôn từ.”
Có các trí về năm pháp, có các trí về năm ý nghĩa, có các trí về mười ngôn từ. Các trí về các pháp là khác, các trí về các ý nghĩa là khác, các trí về ngôn từ là khác (nữa). Do trí nào các trí khác biệt này được biết, cũng do chính trí ấy các trí khác biệt này được thấu triệt. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về tính chất khác biệt của các phép biện giải là trí về sự phân tích các phép biện giải.”
Tín lực là pháp, tấn lực là pháp, niệm lực là pháp, định lực là pháp, tuệ lực là pháp. Tín lực là pháp khác, tấn lực là pháp khác, niệm lực là pháp khác (nữa), định lực là pháp khác (nữa), tuệ lực là pháp khác (nữa). Do trí nào các pháp khác biệt này được biết, cũng do chính trí ấy các pháp khác biệt này được thấu triệt. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về tính chất khác biệt của các pháp là trí về sự phân tích các pháp.”
Ý nghĩa không dao động ở sự không có đức tin là ý nghĩa, ý nghĩa không dao động ở sự biếng nhác là ý nghĩa, ý nghĩa không dao động ở sự buông lung là ý nghĩa, ý nghĩa không dao động ở sự phóng dật là ý nghĩa, ý nghĩa không dao động ở sự không sáng suốt là ý nghĩa. Ý nghĩa không dao động ở sự không có đức tin là ý nghĩa khác, ý nghĩa không dao động ở sự biếng nhác là ý nghĩa khác, ý nghĩa không dao động ở sự buông lung là ý nghĩa khác (nữa), ý nghĩa không dao động ở sự phóng dật là ý nghĩa khác (nữa), ý nghĩa không dao động ở sự không sáng suốt là ý nghĩa khác (nữa). Do trí nào các ý nghĩa khác biệt này được biết, cũng do chính trí ấy các ý nghĩa khác biệt này được thấu triệt. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về tính chất khác biệt của các ý nghĩa là trí về sự phân tích các ý nghĩa.”
Nói lên văn tự và ngôn từ để chỉ rõ năm pháp. Nói lên văn tự và ngôn từ để chỉ rõ năm ý nghĩa. Các ngôn từ của các pháp là khác, các ngôn từ của các ý nghĩa là khác (nữa). Do trí nào các ngôn từ khác biệt này được biết, cũng do chính trí ấy các ngôn từ khác biệt này được thấu triệt. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về tính chất khác biệt của các ngôn từ là trí về sự phân tích các ngôn từ.”
Có các trí về năm pháp, có các trí về năm ý nghĩa, có các trí về mười ngôn từ. Các trí về các pháp là khác, các trí về các ý nghĩa là khác, các trí về ngôn từ là khác (nữa). Do trí nào các trí khác biệt này được biết, cũng do chính trí ấy các trí khác biệt này được thấu triệt. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về tính chất khác biệt của các phép biện giải là trí về sự phân tích các phép biện giải.”
Niệm giác chi là pháp, trạch pháp giác chi là pháp, cần giác chi là pháp, hỷ giác chi là pháp, tịnh giác chi là pháp, định giác chi là pháp, xả giác chi là pháp. Niệm giác chi là pháp khác, trạch pháp giác chi là pháp khác, cần giác chi là pháp khác (nữa), hỷ giác chi là pháp khác (nữa), tịnh giác chi là pháp khác (nữa), định giác chi là pháp khác (nữa), xả giác chi là pháp khác (nữa). Do trí nào các pháp khác biệt này được biết, cũng do chính trí ấy các pháp khác biệt này được thấu triệt. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về tính chất khác biệt của các pháp là trí về sự phân tích các pháp.”
Ý nghĩa của sự thiết lập là ý nghĩa, ý nghĩa của sự suy xét là ý nghĩa, ý nghĩa của sự ra sức là ý nghĩa, ý nghĩa của sự lan tỏa là ý nghĩa, ý nghĩa của sự an tịnh là ý nghĩa, ý nghĩa của sự không tản mạn là ý nghĩa, ý nghĩa của sự phân biệt rõ là ý nghĩa. Ý nghĩa của sự thiết lập là ý nghĩa khác, ý nghĩa của sự suy xét là ý nghĩa khác, ý nghĩa của sự ra sức là ý nghĩa khác (nữa), ý nghĩa của sự lan tỏa là ý nghĩa khác (nữa), ý nghĩa của sự an tịnh là ý nghĩa khác (nữa), ý nghĩa của sự không tản mạn là ý nghĩa khác (nữa), ý nghĩa của sự phân biệt rõ là ý nghĩa khác (nữa). Do trí nào các ý nghĩa khác biệt này được biết, cũng do chính trí ấy các ý nghĩa khác biệt này được thấu triệt. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về tính chất khác biệt của các ý nghĩa là trí về sự phân tích các ý nghĩa.”
Nói lên văn tự và ngôn từ để chỉ rõ bảy pháp. Nói lên văn tự và ngôn từ để chỉ rõ bảy ý nghĩa. Các ngôn từ của pháp là khác, các ngôn từ của ý nghĩa là khác (nữa). Do trí nào các ngôn từ khác biệt này được biết, cũng do chính trí ấy các ngôn từ khác biệt này được thấu triệt. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về tính chất khác biệt của các ngôn từ là trí về sự phân tích các ngôn từ.”
Có các trí về bảy pháp, có các trí về bảy ý nghĩa, có các trí về mười bốn ngôn từ. Các trí về các pháp là khác, các trí về các ý nghĩa là khác, các trí về ngôn từ là khác (nữa). Do trí nào các trí khác biệt này được biết, cũng do chính trí ấy các trí khác biệt này được thấu triệt. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về tính chất khác biệt của các phép biện giải là trí về sự phân tích các phép biện giải.”
Chánh kiến là pháp, chánh tư duy là pháp, chánh ngữ là pháp, chánh nghiệp là pháp, chánh mạng là pháp, chánh tinh tấn là pháp, chánh niệm là pháp, chánh định là pháp. Chánh kiến là pháp khác, chánh tư duy là pháp khác, chánh ngữ là pháp khác (nữa), chánh nghiệp là pháp khác (nữa), chánh mạng là pháp khác (nữa), chánh tinh tấn là pháp khác (nữa), chánh niệm là pháp khác (nữa), chánh định là pháp khác (nữa). Do trí nào các pháp khác biệt này được biết, cũng do chính trí ấy các pháp khác biệt này được thấu triệt. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về tính chất khác biệt của các pháp là trí về sự phân tích các pháp.”
Ý nghĩa của sự nhận thức là ý nghĩa, ý nghĩa của sự gắn chặt (tâm vào cảnh) là ý nghĩa, ý nghĩa của sự gìn giữ là ý nghĩa, ý nghĩa của nguồn sanh khởi là ý nghĩa, ý nghĩa của sự trong sạch là ý nghĩa, ý nghĩa của sự ra sức là ý nghĩa, ý nghĩa của sự thiết lập là ý nghĩa, ý nghĩa của sự không tản mạn là ý nghĩa. Ý nghĩa của sự nhận thức là ý nghĩa khác, ý nghĩa của sự gắn chặt (tâm vào cảnh) là ý nghĩa khác, ý nghĩa của sự gìn giữ là ý nghĩa khác (nữa), ý nghĩa của nguồn sanh khởi là ý nghĩa khác (nữa), ý nghĩa của sự trong sạch là ý nghĩa khác (nữa), ý nghĩa của sự ra sức là ý nghĩa khác (nữa), ý nghĩa của sự thiết lập là ý nghĩa khác (nữa), ý nghĩa của sự không tản mạn là ý nghĩa khác (nữa). Do trí nào các ý nghĩa khác biệt này được biết, cũng do chính trí ấy các ý nghĩa khác biệt này được thấu triệt. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về tính chất khác biệt của các ý nghĩa là trí về sự phân tích các ý nghĩa.”
Nói lên văn tự và ngôn từ để chỉ rõ tám pháp. Nói lên văn tự và ngôn từ để chỉ rõ tám ý nghĩa. Các ngôn từ của pháp là khác, các ngôn từ của ý nghĩa là khác. Do trí nào các ngôn từ khác biệt này được biết, cũng do chính trí ấy các ngôn từ khác biệt này được thấu triệt. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về tính chất khác biệt của các ngôn từ là trí về sự phân tích các ngôn từ.”
Có các trí về tám pháp, có các trí về tám ý nghĩa, có các trí về mười sáu ngôn từ. Các trí về các pháp là khác, các trí về các ý nghĩa là khác, các trí về các ngôn từ là khác (nữa). Do trí nào các trí khác biệt này được biết, cũng do chính trí ấy các trí khác biệt này được thấu triệt. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về tính chất khác biệt của các phép biện giải là trí về sự phân tích các phép biện giải.”
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về tính chất khác biệt của các ý nghĩa là trí về sự phân tích các ý nghĩa, tuệ về tính chất khác biệt của các pháp là trí về sự phân tích các pháp, tuệ về tính chất khác biệt của các ngôn từ là trí về sự phân tích các ngôn từ, tuệ về tính chất khác biệt của các phép biện giải là trí về sự phân tích các phép biện giải.”
Phần giải thích ‘Trí về sự phân tích.’
Tuệ về tính chất khác biệt của các sự an trú là trí về ý nghĩa của các sự an trú, tuệ về tính chất khác biệt của các sự chứng đạt là trí về ý nghĩa của các sự chứng đạt, tuệ về tính chất khác biệt của các sự an trú và chứng đạt là trí về ý nghĩa của các sự an trú và chứng đạt là (có ý nghĩa) thế nào?
Trong khi nhận thấy rõ hiện tướng là kinh hãi, tự thân (hành giả) hướng đến vô tướng và nhìn thấy sự biến hoại mỗi khi đạt đến; vô tướng là sự an trú. Trong khi nhận thấy rõ nguyện ước là kinh hãi, tự thân (hành giả) hướng đến vô nguyện và nhìn thấy sự biến hoại mỗi khi đạt đến; vô nguyện là sự an trú. Trong khi nhận thấy rõ cố chấp là kinh hãi, tự thân (hành giả) hướng đến không tánh và nhìn thấy sự biến hoại mỗi khi đạt đến; không tánh là sự an trú.
Trong khi nhận thấy rõ hiện tướng là kinh hãi, tự thân (hành giả) hướng đến vô tướng. Sau khi dửng dưng (có trạng thái xả) với sự vận hành và hướng tâm đến vô tướng là sự tịch diệt Niết Bàn, (hành giả) chứng đạt; vô tướng là sự chứng đạt. Trong khi nhận thấy rõ nguyện ước là kinh hãi, tự thân (hành giả) hướng đến vô nguyện. Sau khi dửng dưng với sự vận hành và hướng tâm đến vô tướng là sự tịch diệt Niết Bàn, (hành giả) chứng đạt; vô nguyện là sự chứng đạt. Trong khi nhận thấy rõ cố chấp là kinh hãi, tự thân (hành giả) hướng đến không tánh. Sau khi dửng dưng với sự vận hành và hướng tâm đến vô tướng là sự tịch diệt Niết Bàn, (hành giả) chứng đạt; không tánh là sự chứng đạt.
Trong khi nhận thấy rõ hiện tướng là kinh hãi, tự thân (hành giả) hướng đến vô tướng và nhìn thấy sự biến hoại mỗi khi đạt đến. Sau khi dửng dưng (có trạng thái xả) với sự vận hành và hướng tâm đến vô tướng là sự tịch diệt Niết Bàn, (hành giả) chứng đạt; vô tướng là sự an trú và chứng đạt. Trong khi nhận thấy rõ nguyện ước là kinh hãi, tự thân (hành giả) hướng đến vô nguyện và nhìn thấy sự biến hoại mỗi khi đạt đến. Sau khi dửng dưng với sự vận hành và hướng tâm đến vô tướng là sự tịch diệt Niết Bàn, (hành giả) chứng đạt; vô nguyện là sự an trú và chứng đạt. Trong khi nhận thấy rõ cố chấp là kinh hãi, tự thân (hành giả) hướng đến không tánh và nhìn thấy sự biến hoại mỗi khi đạt đến. Sau khi dửng dưng với sự vận hành và hướng tâm đến vô tướng là sự tịch diệt Niết Bàn, (hành giả) chứng đạt; không tánh là sự an trú và chứng đạt.
Trong khi nhận thấy rõ hiện tướng của sắc là kinh hãi, tự thân (hành giả) hướng đến vô tướng và nhìn thấy sự biến hoại mỗi khi đạt đến; vô tướng là sự an trú. Trong khi nhận thấy rõ nguyện ước về sắc là kinh hãi, tự thân (hành giả) hướng đến vô nguyện và nhìn thấy sự biến hoại mỗi khi đạt đến; vô nguyện là sự an trú. Trong khi nhận thấy rõ cố chấp vào sắc là kinh hãi, tự thân (hành giả) hướng đến không tánh và nhìn thấy sự biến hoại mỗi khi đạt đến; không tánh là sự an trú.
Trong khi nhận thấy rõ hiện tướng của sắc là kinh hãi, tự thân (hành giả) hướng đến vô tướng. Sau khi dửng dưng (có trạng thái xả) với sự vận hành và hướng tâm đến vô tướng là sự tịch diệt Niết Bàn, (hành giả) chứng đạt; vô tướng là sự chứng đạt. Trong khi nhận thấy rõ nguyện ước về sắc là kinh hãi, tự thân (hành giả) hướng đến vô nguyện. Sau khi dửng dưng với sự vận hành và hướng tâm đến vô tướng là sự tịch diệt Niết Bàn, (hành giả) chứng đạt; vô nguyện là sự chứng đạt. Trong khi nhận thấy rõ cố chấp vào sắc là kinh hãi, tự thân (hành giả) hướng đến không tánh. Sau khi dửng dưng với sự vận hành và hướng tâm đến vô tướng là sự tịch diệt Niết Bàn, (hành giả) chứng đạt; không tánh là sự chứng đạt.
Trong khi nhận thấy rõ hiện tướng của sắc là kinh hãi, tự thân (hành giả) hướng đến vô tướng và nhìn thấy sự biến hoại mỗi khi đạt đến. Sau khi dửng dưng (có trạng thái xả) với sự vận hành và hướng tâm đến vô tướng là sự tịch diệt Niết Bàn, (hành giả) chứng đạt; vô tướng là sự an trú và chứng đạt. Trong khi nhận thấy rõ nguyện ước về sắc là kinh hãi, tự thân (hành giả) hướng đến vô nguyện và nhìn thấy sự biến hoại mỗi khi đạt đến. Sau khi dửng dưng với sự vận hành và hướng tâm đến vô tướng là sự tịch diệt Niết Bàn, (hành giả) chứng đạt; vô nguyện là sự an trú và chứng đạt. Trong khi nhận thấy rõ cố chấp vào sắc là kinh hãi, tự thân (hành giả) hướng đến không tánh và nhìn thấy sự biến hoại mỗi khi đạt đến. Sau khi dửng dưng với sự vận hành và hướng tâm đến vô tướng là sự tịch diệt Niết Bàn, (hành giả) chứng đạt; không tánh là sự an trú và chứng đạt.
Ñāṇattayaniddeso.
Trong khi nhận thấy rõ hiện tướng của thọ ...(như trên)... hiện tướng của tưởng ...(nt)... hiện tướng của các hành ...(nt)... hiện tướng của thức ...(nt)... hiện tướng của mắt ...(nt)... hiện tướng của lão tử là kinh hãi, tự thân (hành giả) hướng đến vô tướng và nhìn thấy sự biến hoại mỗi khi đạt đến; vô tướng là sự an trú. Trong khi nhận thấy rõ nguyện ước về lão tử là kinh hãi, tự thân (hành giả) hướng đến vô nguyện và nhìn thấy sự biến hoại mỗi khi đạt đến; vô nguyện là sự an trú. Trong khi nhận thấy rõ cố chấp vào lão tử là kinh hãi, tự thân (hành giả) hướng đến không tánh và nhìn thấy sự biến hoại mỗi khi đạt đến; không tánh là sự an trú.
Trong khi nhận thấy rõ hiện tướng của lão tử là kinh hãi, tự thân (hành giả) hướng đến vô tướng. Sau khi dửng dưng với sự vận hành và hướng tâm đến vô tướng là sự tịch diệt Niết Bàn, (hành giả) chứng đạt; vô tướng là sự chứng đạt. Trong khi nhận thấy rõ nguyện ước về lão tử là kinh hãi, tự thân (hành giả) hướng đến vô nguyện. Sau khi ... hướng tâm đến vô tướng là sự tịch diệt Niết Bàn, (hành giả) chứng đạt; vô nguyện là sự chứng đạt. Trong khi nhận thấy rõ cố chấp vào lão tử là kinh hãi, tự thân (hành giả) hướng đến không tánh. Sau khi dửng dưng với sự vận hành và hướng tâm đến vô tướng là sự tịch diệt Niết Bàn, (hành giả) chứng đạt; không tánh là sự chứng đạt.
Trong khi nhận thấy rõ hiện tướng của lão tử là kinh hãi, tự thân (hành giả) hướng đến vô tướng và nhìn thấy sự biến hoại mỗi khi đạt đến. Sau khi dửng dưng với sự vận hành và hướng tâm đến vô tướng là sự tịch diệt Niết Bàn, (hành giả) chứng đạt; vô tướng là sự an trú và chứng đạt. Trong khi nhận thấy rõ nguyện ước về lão tử là kinh hãi, tự thân (hành giả) hướng đến vô nguyện và nhìn thấy sự biến hoại mỗi khi đạt đến. Sau khi ... hướng tâm đến vô nguyện là sự tịch diệt Niết Bàn, (hành giả) chứng đạt; vô nguyện là sự an trú và chứng đạt. Trong khi nhận thấy rõ cố chấp về lão tử là kinh hãi, tự thân (hành giả) hướng đến không tánh và nhìn thấy sự biến hoại mỗi khi đạt đến. Sau khi ... hướng tâm đến không tánh là sự tịch diệt Niết Bàn, (hành giả) chứng đạt; không tánh là sự an trú và chứng đạt.
Vô tướng là sự an trú khác, vô nguyện là sự an trú khác, không tánh là sự an trú khác (nữa). Sự chứng đạt vô tướng là khác, sự chứng đạt vô nguyện là khác, sự chứng đạt không tánh là khác (nữa). Sự an trú và chứng đạt vô tướng là khác, sự an trú và chứng đạt vô nguyện là khác, sự an trú và chứng đạt không tánh là khác (nữa).
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về tính chất khác biệt của các sự an trú là trí về ý nghĩa của các sự an trú, tuệ về tính chất khác biệt của các sự chứng đạt là trí về ý nghĩa của các sự chứng đạt, tuệ về tính chất khác biệt của các sự an trú và chứng đạt là trí về ý nghĩa của các sự an trú và chứng đạt.”
Phần giải thích ‘Ba loại Trí.’
Tuệ về sự đoạn trừ các lậu hoặc do tính chất hoàn toàn trong sạch của sự không tản mạn là trí về định không gián đoạn là (có ý nghĩa) thế nào?
Do tác động của sự thoát ly, có trạng thái chuyên nhất không tản mạn của tâm là định. Do tác động của định ấy, trí được sanh lên. Do trí ấy, các lậu hoặc được cạn kiệt. Như thế, trước tiên là chỉ tịnh, sau đó là trí. Do trí ấy, có sự đoạn tận của các lậu hoặc. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về sự đoạn trừ các lậu hoặc do tính chất hoàn toàn trong sạch của sự không tản mạn là trí về định không gián đoạn.”
Lậu hoặc: Các lậu hoặc ấy là gì? Là dục lậu, hữu lậu, (tà) kiến lậu, vô minh lậu.
Các lậu hoặc này được cạn kiệt tại đâu? Do Đạo Nhập Lưu, toàn thể (tà) kiến lậu được cạn kiệt, dục lậu đưa đến khổ cảnh được cạn kiệt, hữu lậu đưa đến khổ cảnh được cạn kiệt, vô minh lậu đưa đến khổ cảnh được cạn kiệt; các lậu hoặc này được cạn kiệt tại đây.
Do Đạo Nhất Lai, dục lậu thô thiển được cạn kiệt, hữu lậu có cùng ý nghĩa với điều ấy được cạn kiệt, vô minh lậu có cùng ý nghĩa với điều ấy được cạn kiệt; các lậu hoặc này được cạn kiệt tại đây.
Do Đạo Bất Lai, toàn thể dục lậu được cạn kiệt, hữu lậu có cùng ý nghĩa với điều ấy được cạn kiệt, vô minh lậu có cùng ý nghĩa với điều ấy được cạn kiệt; các lậu hoặc này được cạn kiệt tại đây.
Do Đạo A-la-hán, toàn thể hữu lậu được cạn kiệt, toàn thể vô minh lậu được cạn kiệt; các lậu hoặc này được cạn kiệt tại đây.
Do tác động của sự không sân độc, ...(như trên)... Do tác động của sự nghĩ tưởng đến ánh sáng, ... Do tác động của sự không tản mạn, ... Do tác động của của sự xác định pháp, ... Do tác động của trí, ... Do tác động của sự hân hoan .... Do tác động của sơ thiền, ... của nhị thiền, ... của tam thiền, ... của tứ thiền .... của sự chứng đạt không vô biên xứ, ... của sự chứng đạt thức vô biên xứ, ... của sự chứng đạt vô sở hữu xứ, ... của sự chứng đạt phi tưởng phi phi tưởng xứ, ... của đề mục đất, ... của đề mục nước, ... của đề mục lửa, ... của đề mục gió, ... của đề mục xanh, ... của đề mục vàng, ... của đề mục đỏ, ... của đề mục trắng, ... của đề mục hư không, ... của đề mục thức, ... của việc tưởng niệm đến (ân đức) Phật, ... của việc tưởng niệm đến (ân đức) Pháp, ... của việc tưởng niệm đến (ân đức) Tăng, ... của việc tưởng niệm đến (đức tính của) giới, ... của việc tưởng niệm đến (đức tính của) sự xả bỏ, ... của việc tưởng niệm đến (đức tính của) chư thiên ... của việc niệm hơi thở ra vào, ... Do tác động của việc niệm sự chết, ... Do tác động của việc niệm (32 thể trược của) thân, ... Do tác động của của việc niệm sự an tịnh, ... Do tác động của tưởng về sự sình trương (của xác chết), ... Do tác động của tưởng về sự đổi màu xanh
(của xác chết), ... Do tác động của tưởng về sự chảy nước vàng (của xác chết), ... của tưởng về sự nứt nẻ (của xác chết), ... của tưởng về sự bị (thú) gặm nhắm (của xác chết), ... của tưởng về sự bị hoại rã (của xác chết), ... của tưởng về sự bị cắt đứt lìa (của xác chết), ... của tưởng về máu me (của xác chết), ... của tưởng về giòi bọ (của xác chết), ... của tưởng về bộ xương khô (của xác chết), ... Do tác động của hơi thở vào dài, ... của hơi thở ra dài, ... của hơi thở vào ngắn, ... của hơi thở ra ngắn, ... Cảm giác toàn thân do tác động của hơi thở vào, ... Cảm giác toàn thân do tác động của hơi thở ra, ... Làm cho an tịnh sự tạo tác của thân do tác động của hơi thở vào, ... Làm cho an tịnh sự tạo tác của thân do tác động của hơi thở ra, ... Cảm giác hỷ do tác động của hơi thở vào, ... Cảm giác hỷ do tác động của hơi thở ra, ... Cảm giác lạc do tác động của hơi thở vào, ... Cảm giác lạc do tác động của hơi thở ra, ... Cảm giác sự tạo tác của tâm do tác động của hơi thở vào, ... Cảm giác sự tạo tác của tâm do tác động của hơi thở ra, ... Làm an tịnh sự tạo tác của tâm do tác động của hơi thở vào, ... Làm an tịnh sự tạo tác của tâm do tác động của hơi thở ra, ... Cảm giác tâm do tác động của hơi thở vào, ... Cảm giác tâm do tác động của hơi thở ra, .... Làm cho tâm được hân hoan do tác động của hơi thở vào, ... Làm cho tâm được hân hoan do tác động của hơi thở ra, ... Làm cho tâm được định tĩnh ... Làm cho tâm được giải thoát ... Quán xét về vô thường ... Quán xét về ly tham ái. ... Quán xét về diệt tận ... Quán xét về từ bỏ do tác động của hơi thở vào, ... Quán xét về từ bỏ do tác động của hơi thở ra, trạng thái chuyên nhất không tản mạn của tâm là định. Do tác động của định ấy, trí được sanh lên. Do trí ấy, các lậu hoặc được cạn kiệt. Như thế, trước tiên là chỉ tịnh, sau đó là trí. Do trí ấy, có sự đoạn tận của các lậu hoặc. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về sự đoạn trừ các lậu hoặc do tính chất hoàn toàn trong sạch của sự không tản mạn là trí về định không gián đoạn.”
Lậu hoặc: Các lậu hoặc ấy là gì? Là dục lậu, hữu lậu, (tà) kiến lậu, vô minh lậu.
Các lậu hoặc này được cạn kiệt tại đâu? Do Đạo Nhập Lưu, toàn thể (tà) kiến lậu được cạn kiệt, dục lậu đưa đến khổ cảnh được cạn kiệt, hữu lậu đưa đến khổ cảnh được cạn kiệt, vô minh lậu đưa đến khổ cảnh được cạn kiệt; các lậu hoặc ấy được cạn kiệt tại đây.
Do Đạo Nhất Lai, dục lậu thô thiển được cạn kiệt, ...(như trên)...
Do Đạo Bất Lai, toàn thể dục lậu được cạn kiệt, ...(như trên)...
Do Đạo A-la-hán, toàn thể hữu lậu được cạn kiệt, toàn thể vô minh lậu được cạn kiệt; các lậu hoặc ấy được cạn kiệt tại đây.
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về sự đoạn trừ các lậu hoặc do tính chất hoàn toàn trong sạch của sự không tản mạn là trí về định không gián đoạn.”
Phần giải thích ‘Trí về định không gián đoạn.’
Là pháp chủ đạo trong việc nhận thức và có sự an trú đắc chứng thanh tịnh, tuệ có khuynh hướng cao quý là trí về sự an trú không uế nhiễm là (có ý nghĩa) thế nào?
Pháp chủ đạo trong việc nhận thức: Quán xét về vô thường là pháp chủ đạo trong việc nhận thức, quán xét về khổ não ..., quán xét về vô ngã ..., quán xét về vô thường ở sắc ..., quán xét về khổ não ở sắc ..., quán xét về vô ngã ở sắc ..., quán xét về vô thường ở thọ ... ở tưởng ... ở các hành ... ở thức ... ở mắt là pháp chủ đạo trong việc nhận thức, quán xét về vô thường ở lão tử là pháp chủ đạo trong việc nhận thức, quán xét về khổ não ở lão tử ..., quán xét về vô ngã ở lão tử là pháp chủ đạo trong việc nhận thức.
Sự an trú đắc chứng thanh tịnh: An trú không tánh là sự an trú đắc chứng thanh tịnh, an trú vô tướng là sự an trú đắc chứng thanh tịnh, an trú vô nguyện là sự an trú đắc chứng thanh tịnh.
Khuynh hướng cao quý: Khuynh hướng về không tánh là khuynh hướng cao quý, khuynh hướng về vô tướng là khuynh hướng cao quý, khuynh hướng về vô nguyện là khuynh hướng cao quý.
Sự an trú không uế nhiễm: Sơ thiền là sự an trú không uế nhiễm, nhị thiền là sự an trú không uế nhiễm, tam thiền là sự an trú không uế nhiễm, tứ thiền là sự an trú không uế nhiễm, sự chứng đạt không vô biên xứ là sự an trú không uế nhiễm, ...(như trên)... sự chứng đạt phi tưởng phi phi tưởng xứ là sự an trú không uế nhiễm.
Sự an trú không uế nhiễm: Sự an trú không uế nhiễm theo ý nghĩa gì? ‘Nhờ vào sơ thiền loại bỏ các pháp ngăn che’ là sự an trú không uế nhiễm. ‘Nhờ vào nhị thiền loại bỏ tầm và tứ’ là sự an trú không uế nhiễm. ‘Nhờ vào tam thiền loại bỏ hỷ’ là sự an trú không uế nhiễm. ‘Nhờ vào tứ thiền loại bỏ lạc và khổ’ là sự an trú không uế nhiễm. ‘Nhờ vào sự chứng đạt không vô biên xứ loại bỏ sự nghĩ tưởng về sắc nghĩ tưởng về bất bình nghĩ tưởng về sự khác biệt’ là sự an trú không uế nhiễm. ‘Nhờ vào sự chứng đạt thức vô biên xứ loại bỏ sự nghĩ tưởng về không vô biên xứ’ là sự an trú không uế nhiễm. ‘Nhờ vào sự chứng đạt vô sở hữu xứ loại bỏ sự nghĩ tưởng về thức vô biên xứ’ là sự an trú không uế nhiễm. ‘Nhờ vào sự chứng đạt phi tưởng phi phi tưởng xứ loại bỏ sự nghĩ tưởng về vô sở hữu xứ’ là sự an trú không uế nhiễm. Đây là sự an trú không uế nhiễm.
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Là pháp chủ đạo trong việc nhận thức và có sự an trú đắc chứng thanh tịnh, tuệ có khuynh hướng cao quý là trí về sự an trú không uế nhiễm.”
Phần giải thích ‘Trí về sự an trú không uế nhiễm.’
Tuệ có tính chất hội đủ với hai lực và có ưu thế với sự tịnh lặng của ba hành, với mười sáu hành vi của trí, và với chín hành vi của định là trí về sự chứng đạt thiền diệt là (có ý nghĩa) thế nào?
Với hai lực: Hai lực: là lực của chỉ tịnh và lực của minh sát.
Lực của chỉ tịnh là gì? Do tác động của sự thoát ly, trạng thái chuyên nhất không tản mạn của tâm là lực của chỉ tịnh. Do tác động của sự không sân độc, trạng thái chuyên nhất không tản mạn của tâm là lực của chỉ tịnh. Do tác động của sự nghĩ tưởng đến ánh sáng trạng thái chuyên nhất không tản mạn của tâm là lực của chỉ tịnh. ...(như trên)... Quán xét về từ bỏ do tác động của hơi thở vào, trạng thái chuyên nhất không tản mạn của tâm là lực của chỉ tịnh. Quán xét về từ bỏ do tác động của hơi thở ra, trạng thái chuyên nhất không tản mạn của tâm là lực của chỉ tịnh.
Lực của chỉ tịnh: Lực của chỉ tịnh theo ý nghĩa gì? ‘Nhờ vào sơ thiền, (hành giả) không rung động đối với các pháp ngăn che’ là lực của chỉ tịnh. ‘Nhờ vào nhị thiền, (hành giả) không rung động đối với tầm và tứ’ là lực của chỉ tịnh. ‘Nhờ vào tam thiền, (hành giả) không rung động đối với hỷ’ là lực của chỉ tịnh. ‘Nhờ vào tứ thiền, (hành giả) không rung động đối với lạc và khổ’ là lực của chỉ tịnh. ‘Nhờ vào sự chứng đạt không vô biên xứ, (hành giả) không rung động đối với sự nghĩ tưởng về sắc, đối với sự nghĩ tưởng về bất bình, đối với sự nghĩ tưởng về sự khác biệt’ là lực của chỉ tịnh. ‘Nhờ vào sự chứng đạt thức vô biên xứ, (hành giả) không rung động đối với sự nghĩ tưởng về không vô biên xứ’ là lực của chỉ tịnh. ‘Nhờ vào sự chứng đạt vô sở hữu xứ, (hành giả) không rung động đối với sự nghĩ tưởng về thức vô biên xứ’ là lực của chỉ tịnh. ‘Nhờ vào sự chứng đạt phi tưởng phi phi tưởng xứ, (hành giả) không rung động đối với sự nghĩ tưởng về vô sở hữu xứ’ là lực của chỉ tịnh. ‘(Hành giả) không rung động không chuyển động không chao động đối với các sự phóng dật, đối với các phiền não và các uẩn đi cùng với phóng dật’ là lực của chỉ tịnh. Đây là lực của chỉ tịnh.
Lực của minh sát là gì? Quán xét về vô thường là lực của minh sát, quán xét về khổ não là lực của minh sát, quán xét về vô ngã là lực của minh sát, quán xét về nhàm chán là lực của minh sát, quán xét về ly tham ái là lực của minh sát, quán xét về diệt tận là lực của minh sát, quán xét về từ bỏ là lực của minh sát. Quán xét về vô thường ở sắc là lực của minh sát, ...(như trên)... quán xét về từ bỏ ở sắc là lực của minh sát, quán xét về từ bỏ ở thọ ... ở tưởng ... ở các hành ... ở thức ... ở mắt ... ở lão tử là lực của minh sát.
Lực của minh sát: Lực của minh sát theo ý nghĩa gì? ‘Do quán xét về vô thường, (hành giả) không rung động đối với sự nghĩ tưởng về thường’ là lực của minh sát. ‘Do quán xét về khổ não, (hành giả) không rung động đối với sự nghĩ tưởng về lạc’ là lực của minh sát. ‘Do quán xét về vô ngã, (hành giả) không rung động đối với sự nghĩ tưởng về ngã’ là lực của minh sát. ‘Do quán xét về nhàm chán, (hành giả) không rung động đối với sự nghĩ tưởng về sự vui thích’ là lực của minh sát. ‘Do quán xét về ly tham ái, (hành giả) không rung động đối với sự nghĩ tưởng về tham ái’ là lực của minh sát. ‘Do quán xét về diệt tận, (hành giả) không rung động đối với sự nghĩ tưởng về nhân sanh khởi’ là lực của minh sát. ‘Do quán xét về từ bỏ, (hành giả) không rung động đối với sự nghĩ tưởng về nắm giữ’ là lực của minh sát. ‘(Hành giả) không rung động không chuyển động không chao động đối với vô minh, đối với các phiền não đi cùng với vô minh, và đối với các uẩn’ là lực của minh sát. Điều này được gọi là lực của minh sát.
Với sự tịnh lặng của ba hành: Với sự tịnh lặng của ba hành nào? Đối với (hành giả) thể nhập nhị thiền, các hành của khẩu là tầm và tứ được tịnh lặng. Đối với (hành giả) thể nhập tứ thiền, các hành của thân là hơi thở ra và hơi thở vào được tịnh lặng. Đối với (hành giả) thể nhập sự diệt tận của thọ và tưởng, các hành của tâm là tưởng và thọ được tịnh lặng. Là với sự tịnh lặng của ba hành này.
Với mười sáu hành vi của trí: Với mười sáu hành vi gì của trí? Quán xét về vô thường là hành vi của trí, quán xét về khổ não là hành vi của trí, quán xét về vô ngã là hành vi của trí, quán xét về nhàm chán là hành vi của trí, quán xét về ly tham ái là hành vi của trí, quán xét về diệt tận là hành vi của trí, quán xét về từ bỏ là hành vi của trí, quán xét về ly khai là hành vi của trí, Đạo Nhập Lưu là hành vi của trí, sự chứng đạt Quả Nhập Lưu là hành vi của trí, Đạo Nhất Lai là hành vi của trí, sự chứng đạt Quả Nhất Lai là hành vi của trí, Đạo Bất Lai là hành vi của trí, sự chứng đạt Quả Bất Lai là hành vi của trí, Đạo A-la-hán là hành vi của trí, sự chứng đạt Quả A-la-hán là hành vi của trí. Là với mười sáu hành vi này của trí.
Với chín hành vi của định: Với chín hành vi gì của định? Sơ thiền là hành vi của định, nhị thiền là hành vi của định, tam thiền là hành vi của định, tứ thiền là hành vi của định, sự chứng đạt không vô biên xứ ..., sự chứng đạt thức vô biên xứ ..., sự chứng đạt vô sở hữu xứ ..., sự chứng đạt phi tưởng phi phi tưởng xứ là hành vi của định, tầm tứ hỷ lạc và sự chuyên nhất của tâm nhằm mục đích thành tựu sơ thiền ...(như trên)... tầm tứ hỷ lạc và sự chuyên nhất của tâm nhằm mục đích thành tựu sự chứng đạt phi tưởng phi phi tưởng xứ (là hành vi của định). Là với chín hành vi này của định.
Sự thuần thục: Có năm sự thuần thục: Sự thuần thục về hướng tâm, sự thuần thục về thể nhập, sự thuần thục về chú nguyện, sự thuần thục về thoát ra, sự thuần thục về quán xét lại.
(Hành giả) hướng tâm đến sơ thiền ở bất cứ đâu theo ước muốn, bất cứ khi nào theo ước muốn, và kéo dài theo ước muốn, ‘không có trạng thái bị trì trệ trong việc hướng tâm’ là sự thuần thục về hướng tâm. (Hành giả) thể nhập sơ thiền ở bất cứ đâu ... ‘không có trạng thái bị trì trệ trong việc thể nhập’ là sự thuần thục về thể nhập. (Hành giả) chú nguyện sơ thiền ở bất cứ đâu ... ‘không có trạng thái bị trì trệ trong việc chú nguyện’ là sự thuần thục về chú nguyện. (Hành giả) thoát ra khỏi sơ thiền ở bất cứ đâu ... ‘không có trạng thái bị trì trệ trong việc thoát ra’ là sự thuần thục về thoát ra. (Hành giả) quán xét lại sơ thiền ở bất cứ đâu ... ‘không có trạng thái bị trì trệ trong việc quán xét lại’ là sự thuần thục về quán xét lại.
(Hành giả) hướng tâm đến nhị thiền ...(như trên)... đến sự chứng đạt phi tưởng phi phi tưởng xứ ở bất cứ đâu theo ước muốn, bất cứ khi nào theo ước muốn, và kéo dài theo ước muốn, ‘không có trạng thái bị trì trệ trong việc hướng tâm’ là sự thuần thục về hướng tâm. (Hành giả) thể nhập ...(như trên)... chú nguyện ...(như trên)... thoát ra ...(như trên)... quán xét lại sự chứng đạt phi tưởng phi phi tưởng xứ ở bất cứ đâu theo ước muốn, bất cứ khi nào theo ước muốn, và kéo dài theo ước muốn, ‘không có trạng thái bị trì trệ trong việc quán xét lại’ là sự thuần thục về quán xét lại. Đây là năm sự thuần thục.
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ có tính chất hội đủ với hai lực và có ưu thế với sự tịnh lặng của ba hành, với mười sáu hành vi của trí, và với chín hành vi của định là trí về sự chứng đạt thiền diệt.”
Phần giải thích ‘Trí về sự chứng đạt thiền diệt.’
Tuệ về sự chấm dứt vận hành của vị có sự nhận biết rõ rệt[1]là trí về sự viên tịch Niết Bàn là (có ý nghĩa) thế nào?
Ở đây, (hành giả) có sự nhận biết rõ rệt rằng: Do sự thoát ly, sự vận hành của ước muốn trong các dục được chấm dứt. Do không sân độc, sự vận hành của sân độc được chấm dứt. Do sự nghĩ tưởng đến ánh sáng, sự vận hành của lờ đờ buồn ngủ được chấm dứt. Do không tản mạn, sự vận hành của phóng dật được chấm dứt. Do xác định pháp, sự vận hành của hoài nghi được chấm dứt. ...(như trên)... Do trí, sự vận hành của vô minh được chấm dứt. Do hân hoan, sự vận hành của không hứng thú được chấm dứt. Do sơ thiền, sự vận hành của các pháp ngăn che được chấm dứt. ...(như trên)... Do Đạo A-la-hán, sự vận hành của toàn bộ phiền não được chấm dứt.
Vả lại, đối với vị có sự nhận biết rõ rệt đang viên tịch Niết Bàn ở cảnh giới Niết Bàn không còn dư sót, chính sự vận hành này của mắt được chấm dứt và sự vận hành khác của mắt không sanh lên, chính sự vận hành này của tai ... của mũi ... của lưỡi ... của thân ... của ý được chấm dứt và sự vận hành khác của ý không được sanh lên, tuệ về sự chấm dứt vận hành của vị có sự nhận biết rõ rệt điều này là trí về sự viên tịch Niết Bàn.
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về sự chấm dứt vận hành của vị có sự nhận biết rõ rệt là trí về sự viên tịch Niết Bàn.”
Phần giải thích ‘Trí về sự viên tịch Niết Bàn.’
Tuệ có tính chất không thiết lập ở sự đoạn trừ hoàn toàn và ở sự diệt tận đối với tất cả các pháp là trí về ý nghĩa của các pháp đứng đầu được tịnh lặng là (có ý nghĩa) thế nào?
Đối với tất cả các pháp: là năm uẩn, mười hai xứ, mười tám giới, các pháp thiện, các pháp bất thiện, các pháp vô ký, các pháp dục giới, các pháp sắc giới, các pháp vô sắc giới, các pháp không bị lệ thuộc.
Ở sự đoạn trừ hoàn toàn: Do sự thoát ly, (hành giả) đoạn trừ hoàn toàn ước muốn trong các dục. Do không sân độc, (hành giả) đoạn trừ hoàn toàn sân độc. Do sự nghĩ tưởng đến ánh sáng, ... sự lờ đờ buồn ngủ. Do không tản mạn, ... phóng dật. Do xác định pháp, ... hoài nghi. Do trí, ... vô minh. Do hân hoan, ... không hứng thú. Do sơ thiền, (hành giả) đoạn trừ hoàn toàn các pháp ngăn che. ...(nt)... Do Đạo A-la-hán, (hành giả) đoạn trừ hoàn toàn toàn bộ phiền não.
Ở sự diệt tận: Do sự thoát ly, (hành giả) diệt tận ước muốn trong các dục. Do không sân độc, (hành giả) diệt tận sân độc. Do nghĩ tưởng ánh sáng, ... lờ đờ buồn ngủ. Do không tản mạn, ... phóng dật. Do xác định pháp, ... hoài nghi. Do trí, ... vô minh. Do hân hoan, ... không hứng thú. Do sơ thiền, (hành giả) diệt tận các pháp ngăn che. ...(nt)... Do Đạo A-la-hán, (hành giả) diệt tận toàn bộ phiền não.
Tính chất không thiết lập: Ở vị đã thành tựu sự thoát ly, ước muốn trong các dục không thiết lập. Ở vị đã thành tựu không sân độc, sân độc không thiết lập. Ở vị đã thành tựu sự nghĩ tưởng đến ánh sáng, sự lờ đờ buồn ngủ ... Ở vị đã thành tựu sự không tản mạn, sự phóng dật ... Ở vị đã thành tựu sự xác định pháp, hoài nghi ... Ở vị đã thành tựu trí, vô minh không thiết lập. Ở vị đã thành tựu hân hoan, sự không hứng thú không thiết lập. Ở vị đã thành tựu sơ thiền, các pháp ngăn che không thiết lập. ...(như trên)... Ở vị đã thành tựu Đạo A-la-hán, toàn bộ phiền não không thiết lập.
Được tịnh lặng: Do trạng thái dứt bỏ sự ước muốn các dục, sự thoát ly được tịnh lặng. Do trạng thái dứt bỏ sân độc, không sân độc được tịnh lặng. ... sự lờ đờ buồn ngủ, sự nghĩ tưởng đến ánh sáng ... phóng dật, sự không tản mạn ... hoài nghi, sự xác định pháp ... vô minh, trí ... sự không hứng thú, hân hoan ... Do trạng thái dứt bỏ các pháp ngăn che, sơ thiền được tịnh lặng. ...(như trên)... Do trạng thái dứt bỏ toàn bộ phiền não, Đạo A-la-hán được tịnh lặng.
Pháp đứng đầu: Có mười ba pháp đứng đầu: Đứng đầu các sự vướng bận là ái, đứng đầu các sự trói buộc là ngã mạn, đứng đầu các pháp tiêm nhiễm là tà kiến, đứng đầu các sự tản mạn là phóng dật, đứng đầu các phiền não là vô minh, đứng đầu các sự cương quyết là tín, đứng đầu các sự ra sức là tấn, đứng đầu các sự thiết lập là niệm, đứng đầu các sự không tản mạn là định, đứng đầu các sự nhận thức là tuệ, đứng đầu các sự vận hành là mạng quyền, đứng đầu các hành xứ là giải thoát, đứng đầu các hành là sự diệt tận.
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ có tính chất không thiết lập ở sự đoạn trừ hoàn toàn và ở sự diệt tận đ/v tất cả các pháp là trí về ý nghĩa của các pháp đứng đầu được tịnh lặng.”
Phần giải thích ‘Trí về ý nghĩa của các pháp đứng đầu được tịnh lặng.’
Tuệ về sự chấm dứt các quyền lực riêng biệt có bản chất khác nhau hoặc giống nhau là trí về ý nghĩa của việc dứt trừ là (có ý nghĩa) thế nào?
Riêng biệt:Tham ái là riêng biệt, sân là riêng biệt, si ..., giận dữ …, căm hận …, gièm pha …, thù oán …, ganh ghét …, bỏn xẻn …, xảo trá …, khoác lác …, bướng bỉnh …, kiêu căng …, ngã mạn …, tự cao …, tự phụ …, buông lung …, tất cả phiền não …, tất cả ác hạnh …, tất cả các thắng hành[2]…, tất cả nghiệp đưa đến hữu là riêng biệt.
Có bản chất khác nhau hoặc giống nhau: Ước muốn trong các dục là khác nhau, sự thoát ly là giống nhau. Sân độc là khác nhau, sự không sân độc là giống nhau. Sự lờ đờ buồn ngủ là khác nhau, sự nghĩ tưởng đến ánh sáng là giống nhau. Phóng dật... sự không tản mạn ... Hoài nghi ... sự xác định pháp ... Vô minh ... trí ... Sự không hứng thú ... hân hoan ... Các pháp ngăn che ... sơ thiền ... Tất cả phiền não là khác nhau, Đạo A-la-hán là giống nhau.
Quyền lực: Có 5 quyền lực: quyền lực của hạnh kiểm, quyền lực của đức độ, quyền lực của tuệ, quyền lực của phước, quyền lực của chánh pháp. Quyền lực của ác giới được chấm dứt do bị thiêu đốt bởi quyền lực của hạnh kiểm. Quyền lực của không đức độ ... bởi quyền lực của đức độ. Quyền lực của ác tuệ ... bởi quyền lực của tuệ. Quyền lực của vô phước ... bởi quyền lực của phước. Quyền lực của phi pháp được chấm dứt do bị thiêu đốt bởi quyền lực của chánh pháp.
Dứt trừ: Ước muốn trong các dục là sự không dứt trừ, thoát ly là sự dứt trừ. Sân độc là sự không dứt trừ, không sân độc là sự dứt trừ. Lờ đờ buồn ngủ ... nghĩ tưởng đến ánh sáng ... Phóng dật... sự không tản mạn ... Hoài nghi ... sự xác định pháp ... Vô minh ... trí ... Sự không hứng thú ... hân hoan ... Các pháp ngăn che ... sơ thiền ... Tất cả phiền não là sự không dứt trừ, Đạo A-la-hán là sự dứt trừ.
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về sự chấm dứt các quyền lực riêng biệt có bản chất khác nhau hoặc giống nhau là trí về ý nghĩa của việc dứt trừ.”
Phần giải thích ‘Trí về ý nghĩa của việc dứt trừ.’
Tuệ về ý nghĩa của việc ra sức có trạng thái không thối giảm và có tính năng động là trí về việc khởi sự tinh tấn là (có ý nghĩa) thế nào?
Tuệ về ý nghĩa của việc ra sức có trạng thái không thối giảm và có tính năng động đưa đến việc không sanh khởi các pháp ác và bất thiện chưa được sanh khởi là trí về việc khởi sự tinh tấn. Tuệ về ý nghĩa của việc ra sức ... đưa đến việc dứt bỏ các pháp ác và bất thiện đã được sanh khởi ... đưa đến việc sanh khởi các pháp thiện chưa được sanh khởi ... đưa đến việc duy trì, đưa đến sự không lẫn lộn, đưa đến trạng thái phát triển, đưa đến sự tiến triển, đưa đến sự tăng trưởng, đưa đến sự toàn vẹn của các pháp thiện đã được sanh khởi là trí về việc khởi sự tinh tấn.
Tuệ về ý nghĩa của việc ra sức có trạng thái không thối giảm và có tính năng động đưa đến việc không sanh khởi ước muốn trong các dục chưa được sanh khởi ... đưa đến việc dứt bỏ ước muốn trong các dục đã được sanh khởi ... đưa đến việc sanh khởi sự thoát ly chưa được sanh khởi ... đưa đến việc duy trì, đưa đến sự không lẫn lộn, đưa đến trạng thái phát triển, đưa đến sự tiến triển, đưa đến sự tăng trưởng, đưa đến sự toàn vẹn của sự thoát ly đã được sanh khởi là trí về việc khởi sự tinh tấn. ...(như trên)... Tuệ về ý nghĩa của việc ra sức có trạng thái không thối giảm và có tính năng động đưa đến việc không sanh khởi tất cả phiền não chưa được sanh khởi ... đưa đến việc dứt bỏ tất cả phiền não đã được sanh khởi ... đưa đến việc sanh khởi Đạo A-la-hán chưa được sanh khởi ... đưa đến việc duy trì, đưa đến sự không lẫn lộn, đưa đến trạng thái phát triển, đưa đến sự tiến triển, đưa đến sự tăng trưởng, đưa đến sự toàn vẹn của Đạo A-la-hán đã được sanh khởi là trí về việc khởi sự tinh tấn.
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về ý nghĩa của việc ra sức có trạng thái không thối giảm và có tính năng động là trí về việc khởi sự tinh tấn.”
Phần giải thích ‘Trí về việc khởi sự tinh tấn.’
Tuệ làm sáng tỏ các pháp khác biệt là trí về sự trực nhận ý nghĩa là (có ý nghĩa) thế nào?
Các pháp khác biệt: là năm uẩn, mười hai xứ, mười tám giới, các pháp thiện, các pháp bất thiện, các pháp vô ký, các pháp dục giới, các pháp sắc giới, các pháp vô sắc giới, các pháp không bị lệ thuộc.
Sự làm sáng tỏ: (Hành giả) làm sáng tỏ sắc là vô thường, làm sáng tỏ sắc là khổ não, làm sáng tỏ sắc là vô ngã, làm sáng tỏ thọ ...(như trên)... tưởng ...(như trên)... các hành ...(như trên)... thức ...(như trên)... mắt ...(như trên)... làm sáng tỏ lão tử là vô thường, làm sáng tỏ lão tử là khổ não, làm sáng tỏ lão tử là vô ngã.
Việc trực nhận ý nghĩa: Trong khi dứt bỏ ước muốn trong các dục, hành giả trực nhận ý nghĩa của thoát ly; trong khi dứt bỏ sân độc, trực nhận ý nghĩa của không sân độc; trong khi dứt bỏ sự lờ đờ buồn ngủ, trực nhận ý nghĩa của sự nghĩ tưởng đến ánh sáng; trong khi dứt bỏ phóng dật, trực nhận ý nghĩa của sự không tản mạn; trong khi dứt bỏ hoài nghi, trực nhận ý nghĩa của sự xác định pháp; trong khi dứt bỏ vô minh, trực nhận ý nghĩa của trí; trong khi dứt bỏ sự không hứng thú, trực nhận ý nghĩa của hân hoan; trong khi dứt bỏ các pháp ngăn che, trực nhận ý nghĩa của sơ thiền; trong khi dứt bỏ tất cả phiền não, trực nhận ý nghĩa của Đạo A-la-hán.
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ làm sáng tỏ các pháp khác biệt là trí về sự trực nhận ý nghĩa.”
Phần giải thích ‘Trí về sự trực nhận ý nghĩa.’
Tuệ về sự thấu triệt tính tổng hợp chung và về bản chất khác nhau hoặc giống nhau của tất cả các pháp là trí về sự thanh tịnh trong việc nhận thức là (có ý nghĩa) thế nào?
Tất cả các pháp: là năm uẩn, mười hai xứ, ...(như trên)..., các pháp không bị lệ thuộc.
Tính tổng hợp chung: Tất cả các pháp có tính tổng hợp chung là với mười hai biểu hiện: theo ý nghĩa của thực thể, theo ý nghĩa của vô ngã, theo ý nghĩa của sự thật, theo ý nghĩa của sự thấu triệt, theo ý nghĩa của sự biết rõ, theo ý nghĩa của sự biết toàn diện, theo ý nghĩa của pháp, theo ý nghĩa của sự việc, theo ý nghĩa đã được biết, theo ý nghĩa của sự tác chứng, theo ý nghĩa của sự chạm đến, theo ý nghĩa của sự lãnh hội. Tất cả các pháp có tính tổng hợp chung là với mười hai biểu hiện này.
Khantiñāṇaniddeso.
Có bản chất khác nhau hoặc giống nhau: Ước muốn trong các dục là khác nhau, sự thoát ly là giống nhau. ...(như trên)... Tất cả phiền não là khác nhau, Đạo A-la-hán là giống nhau.
Sự thấu triệt: (Hành giả) thấu triệt chân lý về Khổ với sự thấu triệt do biết toàn diện, (hành giả) thấu triệt chân lý về nhân sanh (Khổ) với sự thấu triệt do dứt bỏ, (hành giả) thấu triệt chân lý về sự diệt tận (Khổ) với sự thấu triệt do tác chứng, (hành giả) thấu triệt chân lý về Đạo với sự thấu triệt do tu tập.
Sự thanh tịnh trong việc nhận thức: Vào sát-na Đạo Nhập Lưu, sự nhận thức được thanh tịnh. Vào sát-na Quả Nhập Lưu, sự nhận thức được thanh tịnh. Vào sát-na Đạo Nhất Lai, sự nhận thức được thanh tịnh. Vào sát-na Quả Nhất Lai, sự nhận thức được thanh tịnh. Vào sát-na Đạo Bất Lai, sự nhận thức được thanh tịnh. Vào sát-na Quả Bất Lai, sự nhận thức được thanh tịnh. Vào sát-na Đạo A-la-hán, sự nhận thức được thanh tịnh. Vào sát-na Quả A-la-hán, sự nhận thức được thanh tịnh.
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về sự thấu triệt tính tổng hợp chung và về bản chất khác nhau hoặc giống nhau của tất cả các pháp là trí về sự thanh tịnh trong việc nhận thức.”
Phần giải thích ‘Trí về sự thanh tịnh trong việc nhận thức.’
Tuệ với trạng thái đã được biết là trí về việc chấp nhận là (có ý nghĩa) thế nào?
Sắc là vô thường là điều đã được biết, sắc là khổ não là điều đã được biết, sắc là vô ngã là điều đã được biết, điều nào là đã được biết (hành giả) chấp nhận điều ấy, tuệ với trạng thái đã được biết là trí về việc chấp nhận. Thọ ... Tưởng ... Các hành ... Thức ... Mắt ... Lão tử là vô thường là điều đã được biết, lão tử là khổ não là điều đã được biết, lão tử là vô ngã là điều đã được biết, ‘điều nào là đã được biết (hành giả) chấp nhận điều ấy,’ như thế tuệ với trạng thái đã được biết là trí về việc chấp nhận.
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ với trạng thái đã được biết là trí về việc chấp nhận.”
Phần giải thích ‘Trí về việc chấp nhận.’
Tuệ với trạng thái đã được chạm đến là trí về sự thâm nhập là (có ý nghĩa) thế nào?
(Hành giả) chạm đến sắc là vô thường, chạm đến sắc là khổ não, chạm đến sắc là vô ngã, ‘điều nào chạm đến, (hành giả) thâm nhập điều ấy,’ như thế tuệ với trạng thái đã được chạm đến là trí về sự thâm nhập. ... thọ ... tưởng ... các hành ... thức ... mắt ... (Hành giả) chạm đến lão tử là vô thường, chạm đến lão tử là khổ não, chạm đến lão tử là vô ngã, ‘điều nào chạm đến, (hành giả) thâm nhập điều ấy,’ như thế tuệ với trạng thái đã được chạm đến là trí về sự thâm nhập.
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ với trạng thái đã được chạm đến là trí về sự thâm nhập.”
Phần giải thích ‘Trí về sự thâm nhập.’
Tuệ về sự phối hợp lại là trí về sự an trú vào các lãnh vực là (có ý nghĩa) thế nào?
Do duyên tà kiến có được cảm thọ, cũng do duyên vắng lặng của tà kiến có được cảm thọ. Do duyên chánh kiến có được cảm thọ, cũng do duyên vắng lặng của chánh kiến có được cảm thọ. Do duyên tà tư duy có được cảm thọ, cũng do duyên vắng lặng của tà tư duy có được cảm thọ. Do duyên chánh tư duy có được cảm thọ, cũng do duyên vắng lặng của chánh tư duy có được cảm thọ. ...(như trên)... Do duyên tà giải thoát có được cảm thọ, cũng do duyên vắng lặng của tà giải thoát có được cảm thọ. Do duyên chánh giải thoát có được cảm thọ, cũng do duyên vắng lặng của chánh giải thoát có được cảm thọ. Do duyên ước muốn có được cảm thọ, cũng do duyên vắng lặng của ước muốn có được cảm thọ. Do duyên tầm có được cảm thọ, cũng do duyên vắng lặng của tầm có được cảm thọ. Do duyên tưởng có được cảm thọ, cũng do duyên vắng lặng của tưởng có được cảm thọ.
Ước muốn là không vắng lặng, tầm là không vắng lặng, tưởng là không vắng lặng, cũng do duyên của việc ấy, có được cảm thọ. Ước muốn được vắng lặng, tầm là không vắng lặng, tưởng là không vắng lặng, ... Ước muốn được vắng lặng, tầm được vắng lặng, tưởng là không vắng lặng, ... Ước muốn được vắng lặng, tầm được vắng lặng, tưởng được vắng lặng, ... Có sự nỗ lực nhằm đạt được điều chưa đạt được (Quả A-la-hán), khi vị trí ấy chưa được đạt đến, cũng do duyên của việc ấy có được cảm thọ.
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về sự phối hợp lại là trí về sự an trú vào các lãnh vực.”
Phần giải thích ‘Trí về sự an trú vào các lãnh vực.’
Tuệ với tính chất chủ đạo là trí về sự ly khai do tưởng là (có ý nghĩa) thế nào?
‘Tuệ với thoát ly là tính chất chủ đạo ly khai khỏi ước muốn trong các dục do tưởng,’ như thế tuệ với tính chất chủ đạo là trí về sự ly khai do tưởng. ‘Tuệ với không sân độc là tính chất chủ đạo ly khai khỏi sân độc do tưởng,’ như thế tuệ với tính chất chủ đạo là trí về sự ly khai do tưởng. ‘Tuệ với sự nghĩ tưởng đến ánh sáng là tính chất chủ đạo ly khai khỏi sự lờ đờ buồn ngủ do tưởng,’ ... ‘Tuệ với sự không tản mạn là tính chất chủ đạo ly khai khỏi phóng dật do tưởng,’ ... ‘Tuệ với sự xác định pháp là tính chất chủ đạo ly khai khỏi hoài nghi do tưởng,’ ... ‘Tuệ với trí là tính chất chủ đạo ly khai khỏi vô minh do tưởng,’ ... ‘Tuệ với sự hân hoan là tính chất chủ đạo ly khai khỏi sự không hứng thú do tưởng,’ ... ‘Tuệ với sơ thiền là tính chất chủ đạo ly khai khỏi các pháp ngăn che do tưởng,’ như thế tuệ với tính chất chủ đạo là trí về sự ly khai do tưởng. ...(như trên)... ‘Tuệ với tính chất Đạo A-la-hán ly khai khỏi toàn bộ phiền não do tưởng,’ như thế tuệ với tính chất chủ đạo là trí về sự ly khai do tưởng.
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ với tính chất chủ đạo là trí về sự ly khai do tưởng.”
Tuệ về bản chất khác nhau là trí về sự ly khai do suy nghĩ là (có ý nghĩa) thế nào?
‘Ước muốn trong các dục là khác nhau, sự thoát ly là giống nhau. Trong khi suy nghĩ về bản chất giống nhau của sự thoát ly, tâm ly khai khỏi ước muốn trong các dục,’ như thế tuệ về bản chất khác nhau là trí về sự ly khai do suy nghĩ. ‘Sân độc là khác nhau, sự không sân độc là giống nhau. Trong khi suy nghĩ về bản chất giống nhau của không sân độc, tâm ly khai khỏi sân độc,’ như thế tuệ về bản chất khác nhau là trí về sự ly khai do suy nghĩ. ‘Sự lờ đờ buồn ngủ là khác nhau, sự nghĩ tưởng đến ánh sáng là giống nhau. Trong khi suy nghĩ về bản chất giống nhau của sự nghĩ tưởng đến ánh sáng, tâm ly khai khỏi sự lờ đờ buồn ngủ,’ như thế tuệ về bản chất khác nhau là trí về sự ly khai do suy nghĩ. ...(như trên)... ‘Tất cả phiền não là khác nhau, Đạo A-la-hán là giống nhau. Trong khi suy nghĩ về bản chất giống nhau của Đạo A-la-hán, tâm ly khai khỏi tất cả phiền não,’ như thế tuệ về bản chất khác nhau là trí về sự ly khai do suy nghĩ.
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về bản chất khác nhau là trí về sự ly khai do suy nghĩ.”
Tuệ về sự khẳng định là trí về sự ly khai do tâm là (có ý nghĩa) thế nào?
‘Trong khi dứt bỏ ước muốn trong các dục, do tác động của sự thoát ly tâm được khẳng định,’ như thế tuệ về sự khẳng định là trí về sự ly khai do tâm. ‘Trong khi dứt bỏ sân độc, do tác động của sự không sân độc tâm được khẳng định,’ ... ‘Trong khi dứt bỏ sự lờ đờ buồn ngủ, do tác động của sự nghĩ tưởng đến ánh sáng tâm được khẳng định,’ như thế tuệ về sự khẳng định là trí về sự ly khai do tâm. ...(như trên)... ‘Trong khi dứt bỏ tất cả phiền não, do tác động của Đạo A-la-hán tâm được khẳng định,’ như thế tuệ về sự khẳng định là trí về sự ly khai do tâm.
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về sự khẳng định là trí về sự ly khai do tâm.”
Tuệ về không tánh là trí về sự ly khai do trí là (có ý nghĩa) thế nào? ‘Trong khi biết và thấy đúng theo thực thể rằng: ‘Mắt là rỗng không về bản ngã, về sở hữu của bản ngã, về thường còn, về vững chắc, về vĩnh viễn, hoặc về pháp không chuyển biến,’ trí ly khai khỏi sự cố chấp về mắt,’ như thế tuệ về không tánh là trí về sự ly khai do trí. ‘Trong khi biết và thấy đúng theo thực thể rằng: ‘Tai là rỗng không ... ‘Mũi là rỗng không ... ‘Lưỡi là rỗng không ... ‘Thân là rỗng không ... ‘Ý là rỗng không về bản ngã, về sở hữu của bản ngã, về thường còn, về vững chắc, về vĩnh viễn, hoặc về pháp không chuyển biến,’ trí ly khai khỏi sự cố chấp về ý,’ như thế tuệ về không tánh là trí về sự ly khai do trí.
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về không tánh là trí về sự ly khai do trí.”
Tuệ về sự xả ly là trí về sự ly khai do giải thoát là (có ý nghĩa) thế nào?
‘Xả ly ước muốn trong các dục nhờ vào sự thoát ly,’ như thế tuệ về sự xả ly là trí về sự ly khai do giải thoát. ‘Xả ly sân độc nhờ vào sự không sân độc,’ ... ‘Xả ly sự lờ đờ buồn ngủ nhờ vào sự nghĩ tưởng đến ánh sáng,’ ... ‘Xả ly phóng dật nhờ vào sự không tản mạn,’ ... ‘Xả ly hoài nghi nhờ vào sự xác định pháp,’ như thế tuệ về sự xả ly là trí về sự ly khai do giải thoát. ... ‘Xả ly tất cả phiền não nhờ vào Đạo A-la-hán,’ như thế tuệ về sự xả ly là trí về sự ly khai do giải thoát.
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về sự xả ly là trí về sự ly khai do giải thoát.”
Tuệ về ý nghĩa của thực thể là trí về sự ly khai do sự thật là (có ý nghĩa) thế nào?
‘Trong khi biết toàn diện về ý nghĩa áp bức, ý nghĩa tạo tác, ý nghĩa nóng nảy, ý nghĩa chuyển biến của khổ, (hành giả) ly khai,’ như thế tuệ về ý nghĩa của thực thể là trí về sự ly khai do sự thật. ‘Trong khi dứt bỏ ý nghĩa (nghiệp) tích lũy, ý nghĩa căn nguyên, ý nghĩa ràng buộc, ý nghĩa vướng bận của nhân sanh, (hành giả) ly khai,’ như thế tuệ về ý nghĩa của thực thể là trí về sự ly khai do sự thật. ‘Trong khi tác chứng ý nghĩa xuất ly, ý nghĩa viễn ly, ý nghĩa không tạo tác, ý nghĩa bất tử của Niết Bàn, (hành giả) ly khai,’ như thế tuệ về ý nghĩa của thực thể là trí về sự ly khai do sự thật. ‘Trong khi tu tập ý nghĩa dẫn xuất, ý nghĩa chủng tử, ý nghĩa nhận thức, ý nghĩa pháp chủ đạo của Đạo, (hành giả) ly khai, ‘ như thế tuệ về ý nghĩa của thực thể là trí về sự ly khai do sự thật.
Sự ly khai do tưởng, sự ly khai do suy nghĩ, sự ly khai do tâm, sự ly khai do trí, sự ly khai do giải thoát, sự ly khai do sự thật. ‘Trong khi suy tưởng, (hành giả) ly khai’ là sự ly khai do tưởng. ‘Trong khi suy nghĩ, (hành giả) ly khai’ là sự ly khai do suy nghĩ. ‘Trong khi nhận biết, (hành giả) ly khai’ là sự ly khai do tâm. ‘Trong khi sử dụng trí, (hành giả) ly khai’ là sự ly khai do trí. ‘Trong khi xả ly, (hành giả) ly khai’ là sự ly khai do giải thoát. ‘Theo ý nghĩa của thực thể, (hành giả) ly khai’ là sự ly khai do sự thật.
Nơi nào có sự ly khai do tưởng, nơi ấy có sự ly khai do suy nghĩ. Nơi nào có sự ly khai do suy nghĩ, nơi ấy có sự ly khai do tưởng. Nơi nào có sự ly khai do tưởng, có sự ly khai do suy nghĩ, nơi ấy có sự ly khai do tâm. Nơi nào có sự ly khai do tâm, nơi ấy có sự ly khai do tưởng, có sự ly khai do suy nghĩ. Nơi nào có sự ly khai do tưởng, có sự ly khai do suy nghĩ, có sự ly khai do tâm, nơi ấy có sự ly khai do trí. Nơi nào có sự ly khai do trí, nơi ấy có sự ly khai do tưởng, có sự ly khai do suy nghĩ, có sự ly khai do tâm. Nơi nào có sự ly khai do tưởng, có sự ly khai do suy nghĩ, có sự ly khai do tâm,, có sự ly khai do trí, nơi ấy có sự ly khai do giải thoát. Nơi nào có sự ly khai do giải thoát, nơi ấy có sự ly khai do tưởng, có sự ly khai do suy nghĩ, có sự ly khai do tâm, có sự ly khai do trí. Nơi nào có sự ly khai do tưởng, có sự ly khai do suy nghĩ, có sự ly khai do tâm, có sự ly khai do trí, có sự ly khai do giải thoát, nơi ấy có sự ly khai do sự thật. Nơi nào có sự ly khai do sự thật, nơi ấy có sự ly khai do tưởng, có sự ly khai do suy nghĩ, có sự ly khai do tâm, có sự ly khai do trí, có sự ly khai do giải thoát.
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về ý nghĩa của thực thể là trí về sự ly khai do sự thật.”
Phần giải thích ‘Nhóm sáu của Trí về sự ly khai.’
Với sự xác định cả thân lẫn tâm là một, tuệ về ý nghĩa của sự thành tựu do năng lực của sự chú nguyện lạc tưởng và khinh tưởng là trí về thể loại của thần thông là (có ý nghĩa) thế nào?
Vị tỳ khưu trong Giáo Pháp này tu tập về nền tảng của thần thông[3]hội đủ (các yếu tố) định do ước muốn và các tạo tác do nỗ lực,[4]... hội đủ (các yếu tố) định do tinh tấn và các tạo tác do nỗ lực, ... hội đủ (các yếu tố) định do nhận thức và các tạo tác do nỗ lực, tu tập về nền tảng của thần thông hội đủ (các yếu tố) định do thẩm xét và các tạo tác do nỗ lực. Vị ấy làm cho tâm phát triển trọn vẹn, thuần hóa toàn diện, thành nhu nhuyến, có thể sử dụng được ở bốn nền tảng của thần thông này. Sau khi đã làm cho tâm phát triển trọn vẹn, thuần hóa toàn diện, thành nhu nhuyến, có thể sử dụng được ở bốn nền tảng của thần thông này, vị ấy kết hợp thân với tâm, kết hợp tâm với thân, uốn nắn tâm theo tác động của thân, uốn nắn thân theo tác động của tâm, chú nguyện tâm theo tác động của thân, chú nguyện thân theo tác động của tâm. Sau khi đã uốn nắn tâm theo tác động của thân, sau khi đã uốn nắn thân theo tác động của tâm, sau khi đã chú nguyện tâm theo tác động của thân, sau khi đã chú nguyện thân theo tác động của tâm, vị ấy nhập vào lạc tưởng và khinh tưởng ở thân rồi an trú. Với tâm được tu tập, được hoàn toàn trong sạch, được tinh khiết như thế, vị ấy quả quyết, hướng dẫn tâm vào trí thuộc về thần thông. Vị ấy kinh nghiệm nhiều thể loại thần thông: là một hóa thành nhiều, là nhiều hóa thành một, hiện ra, biến mất, đi xuyên qua vách nhà, qua tường thành, qua núi non không bị chướng ngại như là ở khoảng không, trồi lên và chìm xuống vào trong trái đất như ở trong nước, đi ở trên nước mà không làm chao động như ở trên đất, di chuyển với thế kiết già ở trên hư không như loài chim có cánh, bằng bàn tay sờ đến chạm vào ngay cả mặt trăng và mặt trời này (là những vật) có đại thần lực như thế có đại oai lực như thế. Bằng thân vị ấy thể hiện sự tác động đến tận cõi Phạm Thiên.
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Với sự xác định cả thân lẫn tâm là một, tuệ về ý nghĩa của sự thành tựu do năng lực của sự chú nguyện lạc tưởng và khinh tưởng là trí về thể loại của thần thông.”
Phần giải thích ‘Trí về các sự thành tựu.’
Tuệ về sự thâm nhập các hiện tướng âm thanh có bản chất khác nhau hoặc giống nhau bằng cách triển khai tầm là trí thanh tịnh của nhĩ giới là (có ý nghĩa) thế nào?
Vị tỳ khưu trong Giáo Pháp này tu tập về nền tảng của thần thông hội đủ (các yếu tố) định do ước muốn ... định do tinh tấn ... định do nhận thức ... định do thẩm xét và các tạo tác do nỗ lực. Vị ấy làm cho tâm phát triển trọn vẹn, thuần hóa toàn diện, thành nhu nhuyến, có thể sử dụng được ở bốn nền tảng của thần thông này. Sau khi đã làm cho tâm phát triển trọn vẹn, thuần hóa toàn diện, thành nhu nhuyến, có thể sử dụng được ở bốn nền tảng của thần thông này, vị ấy chú ý đến hiện tướng âm thanh của các âm thanh ở xa, chú ý đến hiện tướng âm thanh của các âm thanh ở kề cận, chú ý đến hiện tướng âm thanh của các âm thanh thô tháo, chú ý đến hiện tướng âm thanh của các âm thanh êm dịu, chú ý đến hiện tướng âm thanh của các âm thanh nhỏ nhẹ, chú ý đến hiện tướng âm thanh của các âm thanh ở hướng đông, chú ý đến hiện tướng âm thanh của các âm thanh ở hướng tây, chú ý đến hiện tướng âm thanh của các âm thanh ở hướng bắc, chú ý đến hiện tướng âm thanh của các âm thanh ở hướng nam, chú ý đến hiện tướng âm thanh của các âm thanh ở hướng đông nam, chú ý đến hiện tướng âm thanh của các âm thanh ở hướng tây bắc, chú ý đến hiện tướng âm thanh của các âm thanh ở hướng đông bắc, chú ý đến hiện tướng âm thanh của các âm thanh ở hướng tây nam, chú ý đến hiện tướng âm thanh của các âm thanh ở hướng dưới, chú ý đến hiện tướng âm thanh của các âm thanh ở hướng trên.
Với tâm được phát triển, hoàn toàn trong sạch, tinh khiết như thế, vị ấy quả quyết, hướng dẫn tâm vào trí thanh tịnh của nhĩ giới. Nhờ vào thiên nhĩ giới thanh tịnh vượt trội loài người, vị ấy nghe được cả hai loại âm thanh ở cõi trời và ở loài người, ở xa và ở kề cận.
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về sự thâm nhập các hiện tướng âm thanh có bản chất khác nhau hoặc giống nhau bằng cách triển khai tầm là trí thanh tịnh của nhĩ giới.”
Phần giải thích ‘Trí thanh tịnh của nhĩ giới.’
Với tính chất triển khai của ba loại tâm, tuệ về sự thâm nhập các hành vi của thức có bản chất khác nhau hoặc giống nhau bằng năng lực tự tin của các quyền là trí biết được tâm là (có ý nghĩa) thế nào?
Vị tỳ khưu trong Giáo Pháp này tu tập về nền tảng của thần thông hội đủ (các yếu tố) định do ước muốn ... định do tinh tấn ... định do nhận thức ... định do thẩm xét và các tạo tác do nỗ lực. Vị ấy làm cho tâm phát triển trọn vẹn, thuần hóa toàn diện, thành nhu nhuyến, có thể sử dụng được ở bốn nền tảng của thần thông này. Sau khi đã làm cho tâm phát triển trọn vẹn, thuần hóa toàn diện, thành nhu nhuyến, có thể sử dụng được ở bốn nền tảng của thần thông này, vị ấy biết rõ như vầy: ‘Đây là sắc được sanh khởi do hỷ quyền, đây là sắc được sanh khởi do ưu quyền, đây là sắc được sanh khởi do xả quyền.’
Với tâm được phát triển, hoàn toàn trong sạch, tinh khiết như thế, vị ấy quả quyết, hướng dẫn tâm vào trí biết được tâm. Sau khi xem xét, vị ấy nhận biết tâm của các chúng sanh khác của các cá nhân khác bằng tâm. (Vị ấy) nhận biết tâm có tham ái là: ‘Tâm có tham ái,’ hoặc nhận biết tâm lìa khỏi tham ái là: ‘Tâm lìa khỏi tham ái,’ hoặc nhận biết tâm có sân, ... tâm lìa khỏi sân ... tâm có si ... tâm lìa khỏi si, ... tâm bị thâu hẹp ... tâm bị tán loạn ... tâm đại hành[5]... tâm không đại hành ... tâm vô thượng ... tâm không vô thượng ... tâm định tĩnh ... tâm không định tĩnh ... tâm giải thoát ..., hoặc nhận biết tâm không giải thoát là: ‘Tâm không giải thoát.’
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Với tính chất triển khai của ba loại tâm, tuệ về sự thâm nhập các hành vi của thức có bản chất khác nhau hoặc giống nhau bằng năng lực tự tin của các quyền là trí biết được tâm.”
Phần giải thích ‘Trí biết được tâm.’
Tuệ về sự thâm nhập bằng năng lực triển khai các nghiệp có bản chất khác nhau hoặc giống nhau đối với các pháp có sự vận hành do duyên là trí nhớ về các kiếp sống trước là (có ý nghĩa) thế nào?
Vị tỳ khưu trong Giáo Pháp này tu tập về nền tảng của thần thông hội đủ (các yếu tố) định do ước muốn ...(nt)... sau khi làm thành nhu nhuyến có thể sử dụng được, vị ấy nhận biết như vầy: ‘Khi điều này hiện hữu, điều kia hiện hữu, do sự sanh lên của điều này, điều kia sanh lên, tức là các hành do duyên vô minh, thức do duyên các hành, danh sắc do duyên thức, sáu xứ do duyên danh sắc, xúc do duyên sáu xứ, thọ do duyên xúc, ái do duyên thọ, thủ do duyên ái, hữu do duyên thủ, sanh do duyên hữu, lão tử do duyên sanh, sầu muộn-than vãn-khổ đau-ưu phiền-thất vọng hiện khởi. Như thế là sự sanh khởi của toàn bộ khổ uẩn này.’
Với tâm được phát triển, hoàn toàn trong sạch, tinh khiết như thế, vị ấy quả quyết, hướng dẫn tâm đến trí nhớ về các kiếp sống trước. Vị ấy nhớ lại nhiều kiếp sống trước như là một lần sanh, hai lần sanh, ba lần sanh, bốn lần sanh, năm lần sanh, mười lần sanh, hai mươi lần sanh, ba mươi lần sanh, bốn mươi lần sanh, năm mươi lần sanh, một trăm lần sanh, một ngàn lần sanh, một trăm ngàn lần sanh, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại và thành kiếp: ‘Vào kiếp sống ấy, ta đã có tên như vầy, dòng họ như vầy, giai cấp như vầy, thức ăn như vầy, kinh nghiệm lạc và khổ như vầy, có giới hạn tuổi thọ như vầy. Từ chỗ ấy, ta đây đã chết đi rồi đã sanh lên tại nơi này.’ Như thế, vị ấy nhớ lại nhiều kiếp sống trước với các nét cá biệt và đại cương.
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về sự thâm nhập bằng năng lực triển khai các nghiệp có bản chất khác nhau hoặc giống nhau đối với các pháp có sự vận hành do duyên là trí nhớ về các kiếp sống trước.”
Phần giải thích ‘Trí nhớ về các kiếp sống trước.’
Tuệ về ý nghĩa của việc nhìn thấy các hiện tướng của sắc có bản chất khác nhau hoặc giống nhau nhờ vào năng lực của ánh sáng là trí về thiên nhãn là (có ý nghĩa) thế nào?
Vị tỳ khưu trong Giáo Pháp này tu tập về nền tảng của thần thông hội đủ (các yếu tố) định do ước muốn ... định do tinh tấn ... định do nhận thức ... định do thẩm xét và các tạo tác do nỗ lực. Vị ấy làm cho tâm phát triển trọn vẹn, thuần hóa toàn diện, thành nhu nhuyến có thể sử dụng ở bốn nền tảng của thần thông này. Sau khi làm cho tâm phát triển trọn vẹn, thuần hóa toàn diện, thành nhu nhuyến có thể sử dụng ở bốn nền tảng của thần thông này, vị ấy chú ý đến tưởng về ánh sáng, chú nguyện tưởng về ban ngày: ‘Ban ngày thế nào, ban đêm thế ấy, ban đêm thế nào, ban ngày thế ấy.’ Với tâm được mở ra và không bị che lấp như thế, vị ấy phát triển tâm có ánh sáng.
Với tâm được phát triển, hoàn toàn trong sạch, tinh khiết như thế, vị ấy quả quyết, hướng dẫn tâm đến trí về sự sanh tử của chúng sanh. Bằng thiên nhãn thanh tịnh vượt trội loài người, vị ấy nhìn thấy chúng sanh trong khi chết đi rồi sanh lại (trở thành) hạ tiện, cao quý, đẹp đẽ, xấu xí, và nhận biết rằng chúng sanh đều đi theo nghiệp tương ứng đến chốn an vui, (hay) đọa vào cõi khổ: ‘Quả vậy, những chúng sanh đang hiện hữu này có thân ác hạnh, có khẩu ác hạnh, có ý ác hạnh, vu khống các bậc Thánh, theo tà kiến, tán thành hành động do tà kiến, khi tan rã thân xác và chết đi, họ bị sanh vào bất hạnh, cõi khổ, đọa xứ, địa ngục. Trái lại, những chúng sanh đang hiện hữu này có thân thiện hạnh, có khẩu thiện hạnh, có ý thiện hạnh, không vu khống các bậc Thánh, theo chánh kiến, tán thành hành động do chánh kiến, khi tan rã thân xác và chết đi, họ được sanh vào chốn an vui, cõi trời, loài người.’ Như thế, bằng thiên nhãn thuần tịnh vượt trội loài người, vị ấy nhìn thấy chúng sanh trong khi chết đi rồi sanh lại (trở thành) hạ tiện, cao quý, đẹp đẽ, xấu xí, và biết rõ rằng chúng sanh đều đi theo nghiệp tương ứng đến chốn an vui, (hay) đọa vào cõi khổ.
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về ý nghĩa của việc nhìn thấy các hiện tướng của sắc có bản chất khác nhau hoặc giống nhau nhờ vào năng lực của ánh sáng là trí về thiên nhãn.”
Phần giải thích ‘Trí về thiên nhãn.’
Tuệ về chủ thể đối với ba quyền theo sáu mươi bốn biểu hiện là trí về sự đoạn tận của các lậu hoặc là (có ý nghĩa) thế nào?
Của ba quyền nào? Của vị tri quyền, của dĩ tri quyền, của cụ tri quyền.
Vị tri quyền đi đến bao nhiêu vị thế? Dĩ tri quyền đi đến bao nhiêu vị thế? Cụ tri quyền đi đến bao nhiêu vị thế? Vị tri quyền đi đến một vị thế là Đạo Nhập Lưu. Dĩ tri quyền đi đến sáu vị thế là Quả Nhập Lưu, Đạo Nhất Lai, Quả Nhất Lai, Đạo Bất Lai, Quả Bất Lai, Đạo A-la-hán. Cụ tri quyền đi đến một vị thế là Quả A-la-hán.
Vào sát-na Đạo Nhập Lưu, đối với vị tri quyền, tín quyền có sự cương quyết là phụ trợ, tấn quyền có sự ra sức là phụ trợ, niệm quyền có sự thiết lập là phụ trợ, định quyền có sự không tản mạn là phụ trợ, tuệ quyền có sự nhận thức là phụ trợ, ý quyền có sự nhận biết là phụ trợ, hỷ quyền có sự tràn ngập là phụ trợ, mạng quyền có pháp chủ đạo trong việc duy trì sự vận hành là phụ trợ. Vào sát-na Đạo Nhập Lưu, các pháp được sanh ra, ngoại trừ sắc có nguồn phát sanh là tâm, tất cả (các pháp còn lại) đều là thiện, tất cả đều không có lậu hoặc, tất cả đều có tánh dẫn xuất, tất cả đều đưa đến sự không tích lũy, tất cả đều là vượt trên thế gian, tất cả đều có cảnh là Niết Bàn. Vào sát-na Đạo Nhập Lưu, đối với vị tri quyền, tám quyền này là các phụ trợ đồng sanh, là các phụ trợ có sự (tác động) qua lại, là các phụ trợ có sự nương tựa, là các phụ trợ được liên kết, là đồng hành, là đồng sanh, là kết hợp, là liên kết. Chính tám quyền này vừa là biểu hiện vừa là phụ trợ của vị tri quyền.
Vào sát-na Quả Nhập Lưu, đối với dĩ tri quyền, tín quyền có sự cương quyết là phụ trợ, tấn quyền có sự ra sức là phụ trợ, niệm quyền có sự thiết lập là phụ trợ, định quyền có sự không tản mạn là phụ trợ, tuệ quyền có sự nhận thức là phụ trợ, ý quyền có sự nhận biết là phụ trợ, hỷ quyền có sự tràn ngập là phụ trợ, mạng quyền có pháp chủ đạo trong việc duy trì sự vận hành là phụ trợ. Vào sát-na Quả Nhập Lưu, các pháp được sanh ra, ngoại trừ sắc có nguồn phát sanh là tâm, tất cả (các pháp còn lại) đều là vô ký, tất cả đều không có lậu hoặc, tất cả đều là vượt trên thế gian, tất cả đều có cảnh là Niết Bàn. Vào sát-na Quả Nhập Lưu, đối với dĩ tri quyền, tám quyền này là các phụ trợ đồng sanh, là các phụ trợ có sự (tác động) qua lại, là các phụ trợ có sự nương tựa, là các phụ trợ được liên kết, là đồng hành, là đồng sanh, là kết hợp, là liên kết. Chính tám quyền này vừa là biểu hiện vừa là phụ trợ của dĩ tri quyền.
Vào sát-na Đạo Nhất Lai, ...(như trên)... Vào sát-na Quả Nhất Lai, ...(như trên)... Vào sát-na Đạo Bất Lai, ...(như trên)... Vào sát-na Quả Bất Lai, ...(như trên)... Vào sát-na Đạo A-la-hán, đối với dĩ tri quyền, tín quyền của có sự cương quyết là phụ trợ, ...(như trên)... mạng quyền có pháp chủ đạo trong việc duy trì sự vận hành là phụ trợ.
Vào sát-na Đạo A-la-hán, các pháp được sanh ra ngoại trừ sắc có nguồn phát sanh là tâm, tất cả (các pháp còn lại) đều là thiện, tất cả đều không có lậu hoặc, tất cả đều có tánh dẫn xuất, tất cả đều đưa đến sự không tích lũy, tất cả đều là vượt trên thế gian, tất cả đều có cảnh là Niết Bàn. Vào sát-na Đạo A-la-hán, đối với dĩ tri quyền, tám quyền này[6]là các phụ trợ đồng sanh, là các phụ trợ có sự (tác động) qua lại, là các phụ trợ có sự nương tựa, là các phụ trợ được liên kết, là đồng hành, là đồng sanh, là kết hợp, là liên kết. Chính tám quyền này vừa là biểu hiện vừa là phụ trợ của dĩ tri quyền.
Vào sát-na Quả A-la-hán, đối với cụ tri quyền, tín quyền có sự cương quyết là phụ trợ, tấn quyền ...(nt)... mạng quyền có pháp chủ đạo trong việc duy trì sự vận hành là phụ trợ. Vào sát-na Quả A-la-hán, các pháp được sanh ra, ngoại trừ sắc có nguồn phát sanh là tâm, tất cả (các pháp còn lại) đều là vô ký, tất cả đều không có lậu hoặc, tất cả đều là vượt trên thế gian, tất cả đều có cảnh là Niết Bàn. Vào sát-na Quả A-la-hán, đối với cụ tri quyền, tám quyền này là các phụ trợ đồng sanh, ...(nt)... là liên kết. Chính tám quyền này vừa là biểu hiện vừa là phụ trợ của cụ tri quyền. Như thế, 8 lần 8 này là 64.
Lậu hoặc: Các lậu hoặc ấy là gì? Là dục lậu, hữu lậu, (tà) kiến lậu, vô minh lậu.
Các lậu hoặc ấy được cạn kiệt tại đâu? Do Đạo Nhập Lưu, toàn thể (tà) kiến lậu được cạn kiệt, dục lậu đưa đến khổ cảnh được cạn kiệt, hữu lậu đưa đến khổ cảnh được cạn kiệt, vô minh lậu đưa đến khổ cảnh được cạn kiệt. Các lậu hoặc ấy được cạn kiệt tại đây.
Do Đạo Nhất Lai, dục lậu thô thiển được cạn kiệt, hữu lậu có cùng ý nghĩa với điều ấy được cạn kiệt, vô minh lậu có cùng ý nghĩa với điều ấy được cạn kiệt. Các lậu hoặc ấy được cạn kiệt tại đây.
Do Đạo Bất Lai, toàn thể dục lậu được cạn kiệt, hữu lậu có cùng ý nghĩa với điều ấy được cạn kiệt, vô minh lậu có cùng ý nghĩa với điều ấy được cạn kiệt. Các lậu hoặc ấy được cạn kiệt tại đây.
Do Đạo A-la-hán, toàn thể hữu lậu được cạn kiệt, toàn thể vô minh lậu được cạn kiệt. Các lậu hoặc ấy được cạn kiệt tại đây.
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về chủ thể đối với ba quyền theo sáu mươi bốn biểu hiện là trí về sự đoạn tận của các lậu hoặc.”
Phần giải thích ‘Trí về sự đoạn tận của các lậu hoặc.’
Tuệ về ý nghĩa biết toàn diện là trí về Khổ, tuệ về ý nghĩa dứt bỏ là trí về nhân sanh (Khổ), tuệ về ý nghĩa tác chứng là trí về sự diệt tận (Khổ), tuệ về ý nghĩa tu tập là trí về Đạo là (có ý nghĩa) thế nào?
Đối với Khổ là ý nghĩa áp bức, là ý nghĩa tạo tác, là ý nghĩa nóng nảy, là ý nghĩa chuyển biến, là ý nghĩa biết toàn diện.
Đối với nhân sanh (Khổ) là ý nghĩa (nghiệp) tích lũy, là ý nghĩa căn nguyên, là ý nghĩa ràng buộc, là ý nghĩa vướng bận, là ý nghĩa dứt bỏ.
Đối với sự diệt tận (Khổ) là ý nghĩa xuất ly, là ý nghĩa viễn ly, là ý nghĩa vô vi, là ý nghĩa bất tử, là ý nghĩa tác chứng.
Đối với Đạo là ý nghĩa dẫn xuất, là ý nghĩa chủng tử, là ý nghĩa nhận thức, là ý nghĩa pháp chủ đạo, là ý nghĩa tu tập.
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về ý nghĩa biết toàn diện là trí về Khổ; Tuệ về ý nghĩa dứt bỏ là trí về nhân sanh (Khổ); Tuệ về ý nghĩa tác chứng là trí về sự diệt tận (Khổ); Tuệ về ý nghĩa tu tập là trí về Đạo.”
Trí về Khổ, trí về nhân sanh Khổ, trí về sự diệt tận Khổ, trí về sự thực hành đưa đến sự diệt tận Khổ là (có ý nghĩa) thế nào?
Trí của vị có dự phần ở Đạo cũng là trí về Khổ, đây cũng là trí về nhân sanh Khổ, đây cũng là trí về sự diệt tận Khổ, đây cũng là trí về sự thực hành đưa đến sự diệt tận Khổ.
Trong trường hợp ấy, trí về Khổ là gì? Điều gì sanh lên có liên quan đến Khổ: sự nhận biết (của trí), sự nhận biết (của tuệ), sự chọn lọc, sự tuyển lựa, sự chọn lọc pháp, sự suy xét, sự khảo cứu, sự khảo sát, sự thông thái, sự rành rẽ, sự khôn ngoan, sự sáng suốt, sự suy nghĩ, sự nghiên cứu, sự uyên thâm, sự mẫn tiệp, sự lãnh đạo, sự minh sát, sự tỉnh giác, sự sắc sảo, tuệ, tuệ quyền, tuệ lực, tuệ là vũ khí, tuệ là thành trì, tuệ là ánh sáng, tuệ là hào quang, tuệ là ngọn đèn, tuệ là báu vật, sự vô si, sự chọn lọc pháp, chánh kiến, (mỗi một) điều ấy được gọi là trí về Khổ. Điều gì sanh lên có liên quan đến nhân sanh Khổ: ...(nt)... Điều gì sanh lên có liên quan đến sự diệt tận Khổ: ...(nt)... Điều gì sanh lên có liên quan đến sự thực hành đưa đến sự diệt tận Khổ: ...(nt)... sự vô si, sự chọn lọc pháp, chánh kiến, (mỗi một) điều ấy được gọi là trí về sự thực hành đưa đến sự diệt tận Khổ.
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Trí về Khổ, trí về nhân sanh Khổ, trí về sự diệt tận Khổ, trí về sự thực hành đưa đến sự diệt tận Khổ.”
Phần giải thích ‘Hai nhóm bốn của trí về chân lý.’
Trí về sự phân tích ý nghĩa, trí về sự phân tích pháp, trí về sự phân tích ngôn từ, trí về sự phân tích phép biện giải là (có ý nghĩa) thế nào?
Trí về các ý nghĩa là sự phân tích ý nghĩa, trí về các pháp là sự phân tích pháp, trí về các ngôn từ là sự phân tích ngôn từ, trí về các phép biện giải là sự phân tích phép biện giải.
Tuệ về bản chất khác nhau của các ý nghĩa là trí về sự phân tích ý nghĩa, tuệ về bản chất khác nhau của các pháp là trí về sự phân tích pháp, tuệ về bản chất khác nhau của các ngôn từ là trí về sự phân tích ngôn từ, tuệ về bản chất khác nhau của các phép biện giải là trí về sự phân tích phép biện giải.
Tuệ về sự xác định ý nghĩa là trí về sự phân tích ý nghĩa, tuệ về sự xác định pháp là trí về sự phân tích pháp, tuệ về sự xác định ngôn từ là trí về sự phân tích ngôn từ, tuệ về sự xác định phép biện giải là trí về sự phân tích phép biện giải.
Tuệ về sự suy xét ý nghĩa là trí về sự phân tích ý nghĩa, tuệ về sự suy xét pháp là trí về sự phân tích pháp, tuệ về sự suy xét ngôn từ là trí về sự phân tích ngôn từ, tuệ về sự suy xét phép biện giải là trí về sự phân tích phép biện giải.
Tuệ về sự khảo cứu ý nghĩa là trí về sự phân tích ý nghĩa, tuệ về sự khảo cứu pháp là trí về sự phân tích pháp, tuệ về sự khảo cứu ngôn từ là trí về sự phân tích ngôn từ, tuệ về sự khảo cứu phép biện giải là trí về sự phân tích phép biện giải.
Tuệ về sự phân loại ý nghĩa là trí về sự phân tích ý nghĩa, tuệ về sự phân loại pháp là trí về sự phân tích pháp, tuệ về sự phân loại ngôn từ là trí về sự phân tích ngôn từ, tuệ về sự phân loại phép biện giải là trí về sự phân tích phép biện giải.
Tuệ về sự thể hiện ý nghĩa là trí về sự phân tích ý nghĩa, tuệ về sự thể hiện pháp là trí về sự phân tích pháp, tuệ về sự thể hiện ngôn từ là trí về sự phân tích ngôn từ, tuệ về sự thể hiện phép biện giải là trí về sự phân tích phép biện giải.
Tuệ về sự làm sáng tỏ ý nghĩa là trí về sự phân tích ý nghĩa, tuệ về sự làm sáng tỏ pháp là trí về sự phân tích pháp, tuệ về sự làm sáng tỏ ngôn từ là trí về sự phân tích ngôn từ, tuệ về sự làm sáng tỏ phép biện giải là trí về sự phân tích phép biện giải.
Tuệ về sự làm rõ rệt ý nghĩa là trí về sự phân tích ý nghĩa, tuệ về sự làm rõ rệt pháp là trí về sự phân tích pháp, tuệ về sự làm rõ rệt ngôn từ là trí về sự phân tích ngôn từ, tuệ về sự làm rõ rệt phép biện giải là trí về sự phân tích phép biện giải.
Tuệ về sự công bố ý nghĩa là trí về sự phân tích ý nghĩa, tuệ về sự công bố pháp là trí về sự phân tích pháp, tuệ về sự công bố ngôn từ là trí về sự phân tích ngôn từ, tuệ về sự công bố phép biện giải là trí về sự phân tích phép biện giải.
Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Trí về sự phân tích ý nghĩa, trí về sự phân tích pháp, trí về sự phân tích ngôn từ, trí về sự phân tích phép biện giải.”
Phần giải thích ‘Trí về các sự phân tích thuần túy.’
Trí biết được khả năng của người khác của đức Như Lai là (có ý nghĩa) thế nào?
Ở đây, đức Như Lai nhìn thấy các chúng sanh: có tầm nhìn bị vấy bụi ít, có tầm nhìn bị vấy bụi nhiều, có giác quan sắc sảo, có giác quan cùn lụt, có tánh khí tốt, có tánh khí tồi, dễ hướng dẫn, khó hướng dẫn, một số chúng sanh thấy được sự sợ hãi ở tội lỗi và sự (tái sanh) vào thế giới khác, một số chúng sanh không thấy được sự sợ hãi ở tội lỗi và sự (tái sanh) vào thế giới khác.
Có tầm nhìn bị vấy bụi ít, có tầm nhìn bị vấy bụi nhiều: Người có đức tin là có tầm nhìn bị vấy bụi ít, người không có đức tin là có tầm nhìn bị vấy bụi nhiều. Người có sự cố gắng tinh tấn là có tầm nhìn bị vấy bụi ít, người biếng nhác là có tầm nhìn bị vấy bụi nhiều. Người có niệm được thiết lập là có tầm nhìn bị vấy bụi ít, người có niệm bị quên lãng là có tầm nhìn bị vấy bụi nhiều. Người được định tĩnh là có tầm nhìn bị vấy bụi ít, người không được định tĩnh là có tầm nhìn bị vấy bụi nhiều. Người có tuệ là có tầm nhìn bị vấy bụi ít, người có tuệ kém là có tầm nhìn bị vấy bụi nhiều.
Có giác quan sắc sảo, có giác quan cùn lụt: Người có đức tin là có giác quan sắc sảo, người không có đức tin là có giác quan cùn lụt. Người có sự cố gắng tinh tấn là có giác quan sắc sảo, người biếng nhác là có giác quan cùn lụt. Người có niệm được thiết lập là có giác quan sắc sảo, người có niệm bị quên lãng là có giác quan cùn lụt. Người được định tĩnh là có giác quan sắc sảo, người không được định tĩnh là có giác quan cùn lụt. Người có tuệ là có giác quan sắc sảo, người có tuệ kém là có giác quan cùn lụt.
Có tánh khí tốt, có tánh khí tồi: Người có đức tin là có tánh khí tốt, người không có đức tin là có tánh khí tồi. Người có sự cố gắng tinh tấn là có tánh khí tốt, người biếng nhác là có tánh khí tồi. Người có niệm được thiết lập là có tánh khí tốt, người có niệm bị quên lãng là có tánh khí tồi. Người được định tĩnh là có tánh khí tốt, người không được định tĩnh là có tánh khí tồi. Người có tuệ là có tánh khí tốt, người có tuệ kém là có tánh khí tồi.
Dễ hướng dẫn, khó hướng dẫn: Người có đức tin là dễ hướng dẫn, người không có đức tin là khó hướng dẫn. Người có sự cố gắng tinh tấn là dễ hướng dẫn, người biếng nhác là khó hướng dẫn. Người có niệm được thiết lập là dễ hướng dẫn, người có niệm bị quên lãng là khó hướng dẫn. Người được định tĩnh là dễ hướng dẫn, người không được định tĩnh là khó hướng dẫn. Người có tuệ là dễ hướng dẫn, người có tuệ kém là khó hướng dẫn.
Một số chúng sanh thấy được sự sợ hãi ở tội lỗi và sự (tái sanh) vào thế giới khác, một số chúng sanh không thấy được sự sợ hãi ở tội lỗi và sự (tái sanh) vào thế giới khác: Người có đức tin là thấy được sự sợ hãi ở tội lỗi và sự (tái sanh) vào thế giới khác, người không có đức tin là không thấy được sự sợ hãi ở tội lỗi và sự (tái sanh) vào thế giới khác. Người có sự cố gắng tinh tấn là thấy được sự sợ hãi ở tội lỗi và sự (tái sanh) vào thế giới khác, người biếng nhác là không thấy được sự sợ hãi ở tội lỗi và sự (tái sanh) vào thế giới khác. Người có niệm được thiết lập là thấy được sự sợ hãi ở tội lỗi và sự (tái sanh) vào thế giới khác, người có niệm bị quên lãng là không thấy được sự sợ hãi ở tội lỗi và sự (tái sanh) vào thế giới khác. Người được định tĩnh là thấy được sự sợ hãi ở tội lỗi và sự (tái sanh) vào thế giới khác, người không được định tĩnh là không thấy được sự sợ hãi ở tội lỗi và sự (tái sanh) vào thế giới khác. Người có tuệ là thấy được sự sợ hãi ở tội lỗi và sự (tái sanh) vào thế giới khác, người có tuệ kém là không thấy được sự sợ hãi ở tội lỗi và sự (tái sanh) vào thế giới khác.
Thế giới: Thế giới của các uẩn, thế giới của các giới, thế giới của các xứ, thế giới có sự bất hạnh, thế giới đem lại sự bất hạnh, thế giới có sự thuận lợi, thế giới đem lại sự thuận lợi.
Một thế giới là tất cả chúng sanh được tồn tại nhờ vật thực. Hai thế giới là danh và sắc. Ba thế giới là ba thọ. Bốn thế giới là bốn loại vật thực. Năm thế giới là năm thủ uẩn. Sáu thế giới là sáu nội xứ. Bảy thế giới là bảy trụ xứ của thức. Tám thế giới là tám pháp thế gian. Chín thế giới là chín nơi cư trú của chúng sanh. Mười thế giới là mười xứ.[7]Mười hai thế giới là mười hai xứ.[8]Mười tám thế giới là mười tám giới.
Tội lỗi: Tất cả ô nhiễm là tội lỗi, tất cả ác hạnh là tội lỗi, tất cả các thắng hành là tội lỗi, tất cả nghiệp đưa đến hữu là tội lỗi.
Như thế, tưởng đến sự kinh hãi sắc bén về thế giới này và về tội lỗi này đã được đề cập, cũng giống như (tưởng đến sự kinh hãi) về cuộc chém giết có thanh gươm đã được vung lên. Đức Như Lai biết được, thấy được, hiểu được, thấu triệt năm quyền này thông qua năm mươi biểu hiện[9]này.
Đây là trí biết được khả năng của người khác của đức Như Lai.
Phần giải thích ‘Trí biết được khả năng của người khác.’
Trí của đức Như Lai về thiên kiến và xu hướng ngủ ngầm của chúng sanh là (có ý nghĩa) thế nào?
Ở đây, đức Như Lai biết thiên kiến của chúng sanh, biết xu hướng ngủ ngầm, biết sở hành, biết tánh khí, biết chúng sanh có khả năng hay không có khả năng.
Thiên kiến gì của chúng sanh? ‘Thế giới là thường còn,’ ‘Thế giới là không thường còn,’ ‘Thế giới là có giới hạn,’ ‘Thế giới là không có giới hạn,’ ‘Mạng sống là vật ấy thân thể là vật ấy,’ ‘Mạng sống là vật khác thân thể là vật khác,’ ‘Có phải đức Như Lai hiện hữu ở nơi khác sau khi chết?’ ‘Có phải đức Như Lai không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết?’ ‘Có phải đức Như Lai hiện hữu và không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết?’ hay ‘Có phải đức Như Lai không hiện hữu và không phải là không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết?’ chúng sanh nương tựa vào hữu kiến hoặc nương tựa vào phi hữu kiến là như thế.
Trái lại, có những chúng sanh không tiếp cận hai thái cực này rồi thành tựu sự chấp nhận hợp theo các pháp được tùy thuận sanh lên do tính chất của duyên ấy, hoặc (đạt được) trí đúng theo thực thể.
Ngài biết về người đang theo đuổi (ngũ) dục rằng: ‘Người này nặng về dục, có thiên kiến về dục, có tánh khí về dục;’ biết về người đang theo đuổi (ngũ) dục rằng: ‘Người này nặng về thoát ly, có thiên kiến về thoát ly, có tánh khí về thoát ly;’ biết về người đang theo đuổi thoát ly rằng: ‘Người này nặng về thoát ly, có thiên kiến về thoát ly, có tánh khí về thoát ly;’ biết về người đang theo đuổi thoát ly rằng: ‘Người này nặng về dục, có thiên kiến về dục, có tánh khí về dục.’
Ngài biết về người đang theo đuổi sân độc rằng: ‘Người này nặng về sân độc, có thiên kiến về sân độc, có tánh khí về sân độc;’ biết về người đang theo đuổi sân độc rằng: ‘Người này nặng về không sân độc, có thiên kiến về không sân độc, có tánh khí về không sân độc;’ biết về người đang theo đuổi không sân độc rằng: ‘Người này nặng về không sân độc, có thiên kiến về không sân độc, có tánh khí về không sân độc;’ biết về người đang theo đuổi không sân độc rằng: ‘Người này nặng về sân độc, có thiên kiến về sân độc, có tánh khí về sân độc.’
Ngài biết về người đang theo đuổi sự lờ đờ và buồn ngủ rằng: ‘Người này nặng về lờ đờ và buồn ngủ, có thiên kiến về lờ đờ và buồn ngủ, có tánh khí về lờ đờ và buồn ngủ;’ biết về người đang theo đuổi sự lờ đờ và buồn ngủ rằng: ‘Người này nặng về quang tưởng, có thiên kiến về quang tưởng, có tánh khí về quang tưởng;’ biết về người đang theo đuổi quang tưởng rằng: ‘Người này nặng về quang tưởng, có thiên kiến về quang tưởng, có tánh khí về quang tưởng;’ biết về người đang theo đuổi quang tưởng rằng: ‘Người này nặng về lờ đờ và buồn ngủ, có thiên kiến về lờ đờ và buồn ngủ, có tánh khí về lờ đờ và buồn ngủ.’ Đây là thiên kiến của chúng sanh.
Xu hướng ngủ ngầm gì của chúng sanh? Có bảy xu hướng ngủ ngầm: Ái dục ngủ ngầm, bất bình ngủ ngầm, ngã mạn ngủ ngầm, tà kiến ngủ ngầm, hoài nghi ngủ ngầm, ái hữu ngủ ngầm, vô minh ngủ ngầm.
Ở đời, có sắc gì đáng yêu đáng mến, ái dục ngủ ngầm của chúng sanh tiềm ẩn ở sắc ấy. Ở đời, có sắc gì không đáng yêu không đáng mến, bất bình ngủ ngầm của chúng sanh tiềm ẩn ở sắc ấy. Như thế vô minh khởi lên ở hai pháp này; ngã mạn, tà kiến, và hoài nghi có cùng ý nghĩa với điều ấy cần được nhìn thấy. Đây là xu hướng ngủ ngầm của chúng sanh.
Sở hành gì của chúng sanh? Sự tạo tác đem lại phước báu, sự tạo tác không đem lại phước báu, sự tạo tác có kết quả không thay đổi có nền tảng nhỏ bé hoặc có nền tảng to lớn. Đây là sở hành của chúng sanh.
Tánh khí gì của chúng sanh? Có các chúng sanh có tánh khí thấp kém, có các chúng sanh có tánh khí cao quý. Các chúng sanh có tánh khí thấp kém giao thiệp, gần gũi, thân cận với các chúng sanh có tánh khí thấp kém, các chúng sanh có tánh khí cao quý giao thiệp, gần gũi, thân cận với các chúng sanh có tánh khí cao quý. Vào thời quá khứ xa xăm, các chúng sanh có tánh khí thấp kém cũng đã giao thiệp, gần gũi, thân cận với các chúng sanh có tánh khí thấp kém, các chúng sanh có tánh khí cao quý cũng đã giao thiệp, gần gũi, thân cận với các chúng sanh có tánh khí cao quý. Vào thời tương lai xa xăm, các chúng sanh có tánh khí thấp kém cũng sẽ giao thiệp, gần gũi, thân cận với các chúng sanh có tánh khí thấp kém, các chúng sanh có tánh khí cao quý cũng sẽ giao thiệp, gần gũi, thân cận với các chúng sanh có tánh khí cao quý. Đây là tánh khí của chúng sanh.
Chúng sanh nào không có khả năng? Những chúng sanh nào có sự chướng ngại do nghiệp, có sự chướng ngại do phiền não, có sự chướng ngại do quả thành tựu (của nghiệp), không có đức tin, không có ước muốn, tuệ kém, không chắc chắn có khả năng nhập vào bản thể chơn chánh trong các thiện pháp, những chúng sanh này đây là không có khả năng.
Chúng sanh nào có khả năng? Những chúng sanh nào không có sự chướng ngại do nghiệp, không có sự chướng ngại do phiền não, không có sự chướng ngại do quả thành tựu, có đức tin, có ước muốn, có tuệ, chắc chắn có khả năng nhập vào bản thể chơn chánh trong các thiện pháp; những chúng sanh này đây là có khả năng.
Đây là trí của đức Như Lai về thiên kiến và xu hướng ngủ ngầm của chúng sanh.
Phần giải thích về ‘Trí về thiên kiến và xu hướng ngủ ngầm.’
Trí về song thông của đức Như Lai là (có ý nghĩa) thế nào?
Ở đây, đức Như Lai thực hiện song thông không phổ cập đến các Thinh Văn: Ngài phát ra khối lửa từ phần thân phía trên, phát ra nguồn nước từ phần thân phía dưới. Ngài phát ra khối lửa từ phần thân phía dưới, phát ra nguồn nước từ phần thân phía trên. Ngài phát ra khối lửa từ phần thân phía trước, phát ra nguồn nước từ phần thân phía sau. Ngài phát ra khối lửa từ phần thân phía sau, phát ra nguồn nước từ phần thân phía trước. Ngài phát ra khối lửa từ con mắt bên phải, phát ra nguồn nước từ con mắt bên trái. Ngài phát ra khối lửa từ con mắt bên trái, phát ra nguồn nước từ con mắt bên phải. Ngài phát ra khối lửa từ lỗ tai bên phải, phát ra nguồn nước từ lỗ tai bên trái. Ngài phát ra khối lửa từ lỗ tai bên trái, phát ra nguồn nước từ lỗ tai bên phải. Ngài phát ra khối lửa từ lỗ mũi bên phải, phát ra nguồn nước từ lỗ mũi bên trái. Ngài phát ra khối lửa từ lỗ mũi bên trái, phát ra nguồn nước từ lỗ mũi bên phải. Ngài phát ra khối lửa từ chóp vai bên phải, phát ra nguồn nước từ chóp vai bên trái. Ngài phát ra khối lửa từ chóp vai bên trái, phát ra nguồn nước từ chóp vai bên phải. Ngài phát ra khối lửa từ cánh tay phải, phát ra nguồn nước từ cánh tay trái. Ngài phát ra khối lửa từ cánh tay trái, phát ra nguồn nước từ cánh tay phải. Ngài phát ra khối lửa từ hông bên phải, phát ra nguồn nước từ hông bên trái. Ngài phát ra khối lửa từ hông bên trái, phát ra nguồn nước từ hông bên phải. Ngài phát ra khối lửa từ bàn chân phải, phát ra nguồn nước từ bàn chân trái. Ngài phát ra khối lửa từ bàn chân trái, phát ra nguồn nước từ bàn chân phải. Ngài phát ra khối lửa từ các ngón tay và ngón chân, phát ra nguồn nước từ các kẻ của các ngón tay và ngón chân. Ngài phát ra khối lửa từ các kẻ của các ngón tay và ngón chân, phát ra nguồn nước từ các ngón tay và ngón chân. Ngài phát ra khối lửa từ mỗi một sợi lông, phát ra nguồn nước từ mỗi một sợi lông. Ngài phát ra khối lửa từ từng lỗ chân lông, phát ra nguồn nước từ từng lỗ chân lông gồm có sáu màu sắc là xanh, vàng, đỏ, trắng, đỏ tía, màu ánh sáng.
Đức Thế Tôn đi kinh hành, còn hình biến hóa (của Ngài) đứng, hoặc ngồi, hoặc ở tư thế nằm; đức Thế Tôn đứng, còn hình biến hóa đi kinh hành, hoặc ngồi, hoặc ở tư thế nằm; đức Thế Tôn ngồi, còn hình biến hóa đi kinh hành, hoặc đứng, hoặc ở tư thế nằm; đức Thế Tôn ở tư thế nằm, còn hình biến hóa đi kinh hành, hoặc đứng, hoặc ngồi; hình biến hóa đi kinh hành, còn đức Thế Tôn đứng, hoặc ngồi, hoặc ở tư thế nằm; hình biến hóa đứng, còn đức Thế Tôn đi kinh hành, hoặc ngồi, hoặc ở tư thế nằm; hình biến hóa ngồi, còn đức Thế Tôn đi kinh hành, hoặc đứng, hoặc ở tư thế nằm; hình biến hóa ở tư thế nằm, còn đức Thế Tôn đứng, hoặc ngồi, hoặc đi kinh hành.
Đây là trí về song thông của đức Như Lai.
Phần giải thích ‘Trí về song thông.’
Trí về sự thể nhập đại bi của đức Như Lai là (có ý nghĩa) thế nào?
Lòng đại bi đối với chúng sanh hiện khởi ở chư Phật Thế Tôn trong lúc xem xét theo nhiều phương thức. Lòng đại bi đối với chúng sanh hiện khởi ở chư Phật Thế Tôn trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị đốt cháy.’ Lòng đại bi đối với chúng sanh hiện khởi ở chư Phật Thế Tôn trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị bận rộn.’ Lòng đại bi đối với chúng sanh hiện khởi ở chư Phật Thế Tôn trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian diễn tiến.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian thực hành theo đạo lộ xấu xa.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Thế gian đưa đến (già chết) và không bền vững.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Thế gian là không có sự bảo vệ, không có chủ thể.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Thế gian là không có sở hữu chủ, mọi thứ sẽ dứt bỏ và ra đi.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Thế gian là thiếu thốn, không được thỏa mãn, là nô lệ của tham ái.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian là không nơi bảo vệ.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian là không nơi cư trú.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian là không nơi nương tựa.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian là tình trạng không có sự nương tựa.’ ...
... trong lúc xem xét rằng: ‘Thế gian là hỗn độn, không bình lặng.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian có mũi tên, bị xuyên thủng bởi những mũi tên to lớn,[10]ngoại trừ ta không có kẻ khác ở thế gian là người nhổ lên những mũi tên.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian có sự che phủ bởi bóng tối của vô minh, là ở trong quả trứng, là bị ném vào ngục tù của phiền não, ngoại trừ ta không có kẻ khác ở thế gian là người chỉ cho thấy ánh sáng.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian là đi đến vô minh, là ở trong quả trứng, bị che đậy, như là ổ kén, như là tổ chim, được làm bằng các thứ cỏ dại, không vượt khỏi luân hồi là tình trạng gánh chịu đọa xứ, khổ cảnh.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian là bị vấy bẩn bởi sự độc hại và xấu xa của vô minh, là vũng bùn của phiền não.’ ...
... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị quấn vào cuộn rối của tham ái sân hận si mê, ngoại trừ ta không có kẻ khác ở thế gian là người tháo gỡ cuộn rối.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị trói chặt vào sự kết nối của ái.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị bao bọc bởi mạng lưới của ái.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị cuốn trôi bởi giòng nước của ái.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị ràng buộc bởi sự ràng buộc của ái.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị tiềm ẩn bởi xu hướng ngủ ngầm của ái.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị nung nóng bởi ngọn lửa của ái.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị thiêu đốt bởi nguồn nhiệt của ái.’ ...
... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị trói chặt vào sự kết nối của tà kiến.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị bao bọc bởi mạng lưới tà kiến.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị cuốn trôi bởi giòng nước tà kiến.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị ràng buộc bởi sự ràng buộc của tà kiến.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị tiềm ẩn bởi xu hướng ngủ ngầm của tà kiến.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị nung nóng bởi ngọn lửa của tà kiến.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị thiêu đốt bởi nguồn nhiệt của tà kiến.’
... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị tiếp nối bởi sự sanh.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị đeo đuổi bởi sự già.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị cai trị bởi bệnh tật.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị thống trị bởi sự chết.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị thiết lập ở trong đau khổ.’
... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị chộp lấy bởi ái.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị vây quanh bởi hàng rào của sự già.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị vây quanh bởi bẫy sập của tử thần.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị trói buộc bởi những sự trói buộc lớn là sự trói buộc của tham ái, sự trói buộc của sân, sự trói buộc của si, sự trói buộc của ngã mạn, sự trói buộc của tà kiến, sự trói buộc của phiền não, sự trói buộc của ác hạnh, ngoại trừ ta không có kẻ khác ở thế gian là người mở ra sự trói buộc.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian đi vào sự chật chội đông đúc, ngoại trừ ta không có kẻ khác ở thế gian là người chỉ cho thấy khoảng trống.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị vướng bận bởi sự vướng bận lớn, ngoại trừ ta không có kẻ khác ở thế gian là người cắt đứt sự vướng bận.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị rơi vào vực thẳm lớn, ngoại trừ ta không có kẻ khác ở thế gian là người đưa lên khỏi vực thẳm.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian là đi vào khu rừng lớn, ngoại trừ ta không có kẻ khác ở thế gian là người giúp cho vượt qua khu rừng.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian là đi vào luân hồi vĩ đại, ngoại trừ ta không có kẻ khác ở thế gian là người giúp cho giải thoát khỏi luân hồi.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị quay vòng trong pháo đài rộng lớn, ngoại trừ ta không có kẻ khác ở thế gian là người đưa lên khỏi pháo đài.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị chìm vào vũng lầy rộng lớn, ngoại trừ ta không có kẻ khác ở thế gian là người đưa lên khỏi vũng lầy.’
... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian là bị thống trị.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian là bị thiêu đốt bởi lửa tham ái, bởi lửa sân, bởi lửa si, bởi sự sanh, bởi sự già, bởi sự chết, bởi sầu muộn, bởi than vãn, bởi khổ đau, bởi ưu phiền, bởi thất vọng, ngoại trừ ta không có kẻ khác ở thế gian là người dập tắt.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian là kẻ bị lôi kéo đi, bị giết chết, thường xuyên bị hành hạ, là kẻ trộm thọ lãnh hành phạt.’
... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian là bị trói buộc bởi sự trói buộc của tội lỗi, được tồn tại ở sự hãm hại, ngoại trừ ta không có kẻ khác ở thế gian là người làm cho giải thoát.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian là không có người cai quản, đã đạt đến trạng thái vô cùng thảm hại, ngoại trừ ta không có kẻ khác ở thế gian là người bảo hộ.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian là tràn ngập khổ đau, đã bị hành hạ thời gian dài lâu.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian là đòi hỏi, thường xuyên bị đói khát.’
... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian là tối tăm không có sự nhìn thấy.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian đã bị mất người hướng dẫn, không có người lãnh đạo.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian có sự rơi vào đạo lộ sai trái, đã đi sái đường, ngoại trừ ta không có kẻ khác ở thế gian là người đem lại đạo lộ của các bậc Thánh.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian có sự rơi vào cơn lũ lớn, ngoại trừ ta không có kẻ khác ở thế gian là người nâng lên ra khỏi cơn lũ.’
... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị xâm nhập bởi hai (tà) kiến.’[11]... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian thực hành sái quấy theo ba ác hạnh.’[12]... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị quàng vào bởi bốn ách, bị máng vào bởi bốn ách.’[13]... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị bó buộc bởi bốn phược.’[14]... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị chấp chặt bởi bốn thủ.’[15]... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian là bị đọa vào năm cảnh giới.’[16]... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị nhiễm bởi năm phần dục lạc.’ ... ‘Đời sống ở thế gian bị bao bọc bởi năm sự ngăn che.’[17]... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian tranh cãi với sáu nguồn gốc của tranh cãi.’[18]... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị nhiễm bởi sáu nhóm ái.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị xâm nhập bởi sáu (tà) kiến.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị tiềm ẩn bởi bảy xu hướng ngủ ngầm.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị ràng buộc bởi bảy sự ràng buộc.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian là kiêu hãnh với bảy ngã mạn.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị quay cuồng bởi tám pháp thế gian.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị dẫn dắt bởi tám sự sai trái.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị hư hỏng bởi tám sự hư hỏng của con người.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị hãm hại bởi chín nền tảng của sự hãm hại.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian là kiêu hãnh với chín cách ngã mạn.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị ái nhiễm bởi chín nguồn gốc của ái.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị ô nhiễm bởi mười nền tảng của phiền não.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị hãm hại bởi mười nền tảng của sự hãm hại.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian hội đủ mười phương thức của nghiệp bất thiện.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị ràng buộc bởi mười sự ràng buộc.’
... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị dẫn dắt bởi mười sự sai trái.’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian hội đủ tà kiến theo mười nền tảng[19].’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian hội đủ hữu biên kiến theo mười nền tảng[20].’ ... trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị trì hoãn bởi sự trì hoãn của một trăm lẻ tám ái.’ Lòng đại bi đối với chúng sanh hiện khởi ở chư Phật Thế Tôn trong lúc xem xét rằng: ‘Đời sống ở thế gian bị xâm nhập bởi sáu mươi hai tà kiến.’
Lòng đại bi đối với chúng sanh hiện khởi ở chư Phật Thế Tôn trong lúc xem xét rằng: ‘Ta đã vượt qua và thế gian là chưa vượt qua. Ta đã giải thoát và thế gian chưa giải thoát. Ta đã được rèn luyện và thế gian chưa được rèn luyện. Ta được an tịnh và thế gian chưa được an tịnh. Ta được tự tại và thế gian chưa được tự tại. Ta đã được hoàn toàn dập tắt và thế gian chưa được hoàn toàn dập tắt. Quả vậy, Ta đã vượt qua để làm cho vượt qua, đã giải thoát để làm cho giải thoát, đã được rèn luyện để làm cho được rèn luyện, đã được an tịnh để làm cho được an tịnh, đã được tự tại để làm cho tự tại, đã được hoàn toàn dập tắt để làm cho hoàn toàn dập tắt.’
Đây là trí về sự thể nhập đại bi của đức Như Lai.
Phần giải thích về ‘Trí thể nhập đại bi.’
Trí Toàn Giác của đức Như Lai là (có ý nghĩa) thế nào?
‘Biết tất cả (pháp) hữu vi và vô vi không có thiếu sót’ là trí Toàn Giác, ‘không có sự ngăn che về điều ấy’ là trí không bị ngăn che.
‘Biết tất cả việc đã qua’ là trí Toàn Giác, ‘không có sự ngăn che về điều ấy’ là trí không bị ngăn che.
‘Biết tất cả việc chưa đến’ là trí Toàn Giác, ‘không có sự ngăn che về điều ấy’ là trí không bị ngăn che.
‘Biết tất cả việc hiện tại’ là trí Toàn Giác, ‘không có sự ngăn che về điều ấy’ là trí không bị ngăn che.
‘Mắt và luôn cả các sắc, biết tất cả điều ấy’ là trí Toàn Giác, ‘không có sự ngăn che về điều ấy’ là trí không bị ngăn che. ‘Tai và luôn cả các thinh, ... ‘Mũi và luôn cả các khí, ... ‘Lưỡi và luôn cả các vị, ... ‘Thân và luôn cả các xúc, ... ‘Ý và luôn cả các pháp, biết tất cả điều ấy’ là trí Toàn Giác, ‘không có sự ngăn che về điều ấy’ là trí không bị ngăn che.
‘Cho đến ý nghĩa của vô thường, ý nghĩa của khổ não, ý nghĩa của vô ngã, biết tất cả điều ấy’ là trí Toàn Giác, ‘không có sự ngăn che về điều ấy’ là trí không bị ngăn che. ‘Cho đến ý nghĩa vô thường, ý nghĩa khổ não, ý nghĩa vô ngã của sắc, biết tất cả điều ấy’ là trí Toàn Giác, ‘không có sự ngăn che về điều ấy’ là trí không bị ngăn che. ‘Cho đến ý nghĩa vô thường, ý nghĩa khổ não, ý nghĩa vô ngã của thọ, ... của tưởng, ... của các hành, ... của thức, ... của mắt, ... của lão tử, biết tất cả điều ấy’ là trí Toàn Giác, ‘không có sự ngăn che về điều ấy’ là trí không bị ngăn che.
‘Cho đến ý nghĩa của sự biết rõ đối với sự biết rõ, biết tất cả điều ấy’ là trí Toàn Giác, ‘không có sự ngăn che về điều ấy’ là trí không bị ngăn che. ‘Cho đến ý nghĩa của sự biết toàn diện đối với sự biết toàn diện... ‘Cho đến ý nghĩa của sự dứt bỏ đối với sự dứt bỏ ... ‘Cho đến ý nghĩa của sự tu tập đối với sự tu tập ... ‘Cho đến ý nghĩa của sự tác chứng đối với sự tác chứng, ...
‘Cho đến ý nghĩa của uẩn đối với các uẩn, ... ‘Cho đến ý nghĩa của giới đối với các giới ... ‘Cho đến ý nghĩa của xứ đối với các xứ ... ‘Cho đến ý nghĩa của pháp hữu vi đối với các pháp hữu vi ... ‘Cho đến ý nghĩa của pháp vô vi đối với pháp vô vi, biết tất cả điều ấy’ là trí Toàn Giác, ‘không có sự ngăn che về điều ấy’ là trí không bị ngăn che.
‘Cho đến các pháp thiện, biết tất cả điều ấy’ là trí Toàn Giác, ‘không có sự ngăn che về điều ấy’ là trí không bị ngăn che. ‘Cho đến các pháp bất thiện ... ‘Cho đến các pháp vô ký, ...
‘Cho đến các pháp dục giới, ... ‘Cho đến các pháp sắc giới, ... ‘Cho đến các pháp vô sắc giới, ... ‘Cho đến các pháp không bị lệ thuộc, biết tất cả điều ấy’ là trí Toàn Giác, ‘không có sự ngăn che về điều ấy’ là trí không bị ngăn che.
‘Cho đến ý nghĩa của Khổ đối với Khổ, ... ‘Cho đến ý nghĩa về nhân sanh (Khổ) đối với nhân sanh (Khổ), ... ‘Cho đến ý nghĩa về sự diệt tận (Khổ) đối với sự diệt tận (Khổ), ... ‘Cho đến ý nghĩa về Đạo của Đạo, biết tất cả điều ấy’ là trí Toàn Giác, ‘không có sự ngăn che về điều ấy’ là trí không bị ngăn che.
‘Cho đến ý nghĩa về sự phân tích ý nghĩa đối với sự phân tích ý nghĩa, ... ‘Cho đến ý nghĩa về sự phân tích pháp đối với sự phân tích pháp, ... ‘Cho đến ý nghĩa về sự phân tích ngôn từ đối với sự phân tích ngôn từ, ... ‘Cho đến ý nghĩa về sự phân tích phép biện giải đối với sự phân tích phép biện giải, biết tất cả điều ấy’ là trí Toàn Giác, ‘không có sự ngăn che về điều ấy’ là trí không bị ngăn che.
‘Cho đến trí biết được khả năng của người khác, ... ‘Cho đến trí về thiên kiến và xu hướng ngủ ngầm của chúng sanh, ... ‘Cho đến trí về song thông, ... ‘Cho đến trí về sự thể nhập đại bi, biết tất cả điều ấy’ là trí Toàn Giác, ‘không có sự ngăn che về điều ấy’ là trí không bị ngăn che.
‘Cho đến điều đã được thấy, đã được nghe, đã được cảm giác, đã được nhận thức, đã đạt đến, đã được tầm cầu, đã được đeo đuổi bởi tâm trí của thế gian tính luôn cõi chư thiên, cõi Ma Vương, cõi Phạm thiên, cho đến dòng dõi Sa-môn, Bà-la-môn, chư thiên và loài người, biết tất cả điều ấy’ là trí Toàn Giác, ‘không có sự ngăn che về điều ấy’ là trí không bị ngăn che.
1. Không gì ở nơi đây
không được thấy bởi Ngài,
hoặc không nhận thức được,
hoặc không thể biết đến.
Ngài biết rõ tất cả
mọi điều có thể biết,
vì thế đức Như Lai
là vị có Toàn Nhãn.
Toàn Nhãn: Toàn Nhãn theo ý nghĩa gì?
Mười bốn Phật trí: Trí về Khổ là Phật trí. Trí về nhân sanh Khổ là Phật trí. Trí về sự diệt tận Khổ là Phật trí. Trí về sự thực hành đưa đến sự diệt tận Khổ là Phật trí. Trí về sự phân tích ý nghĩa ... Trí về sự phân tích pháp ... Trí về sự phân tích ngôn từ ... Trí về sự phân tích phép biện giải ... Trí biết được khả năng của người khác ... Trí về thiên kiến và xu hướng ngủ ngầm của chúng sanh ... Trí về song thông ... Trí về sự thể nhập đại bi ... Trí Toàn Giác là Phật trí. Trí không bị ngăn che là Phật trí. Đây là mười bốn Phật trí. Trong số mười bốn Phật trí này, tám loại trí là phổ thông đến các vị Thinh Văn, sáu loại trí là không phổ thông đến các vị Thinh Văn.
‘Cho đến ý nghĩa về Khổ của Khổ, tất cả đã được biết. Không có ý nghĩa về Khổ là không được biết’ là trí Toàn Giác, ‘không có sự ngăn che về điều ấy’ là trí không bị ngăn che.
‘Cho đến ý nghĩa về Khổ của Khổ, tất cả đã được thấy, ... đã được hiểu, ... đã được tác chứng, ... đã được chạm đến bởi tuệ. Không có ý nghĩa về Khổ là không được chạm đến bởi tuệ’ là trí Toàn Giác, ‘không có sự ngăn che về điều ấy’ là trí không bị ngăn che.
‘Cho đến ý nghĩa về nhân sanh của nhân sanh, ... ‘Cho đến ý nghĩa về diệt tận của diệt tận, ... ‘Cho đến ý nghĩa về đạo của Đạo, ... ‘Cho đến ý nghĩa về phân tích ý nghĩa của sự phân tích ý nghĩa, ... ‘Cho đến ý nghĩa về phân tích pháp của sự phân tích pháp, ... ‘Cho đến ý nghĩa về phân tích ngôn từ của sự phân tích ngôn từ, ... ‘Cho đến ý nghĩa về phân tích phép biện giải của sự phân tích phép biện giải, tất cả đã được biết, ... tất cả đã được thấy, ... tất cả đã được hiểu, ... tất cả đã được tác chứng, ... tất cả đã được chạm đến bởi tuệ. Không có ý nghĩa của sự phân tích phép biện giải là không được chạm đến bởi tuệ’ là trí Toàn Giác, ‘không có sự ngăn che về điều ấy’ là trí không bị ngăn che.
‘Cho đến trí biết được khả năng của người khác, ... ‘Cho đến trí về thiên kiến và xu hướng ngủ ngầm của chúng sanh, ... ‘Cho đến trí về song thông, ... ‘Cho đến trí về sự thể nhập đại bi, tất cả đã được biết, ... tất cả đã được thấy, ... tất cả đã được hiểu, ... tất cả đã được tác chứng, ... tất cả đã được chạm đến bởi tuệ. Không có trí về sự thể nhập đại bi là không được chạm đến bởi tuệ’ là trí Toàn Giác, ‘không có sự ngăn che về điều ấy’ là trí không bị ngăn che.
‘Cho đến điều đã được thấy, đã được nghe, đã được cảm giác, đã được nhận thức, đã đạt, đã tầm cầu, đã đeo đuổi bởi tâm trí của thế gian tính luôn cõi chư thiên, cõi Ma Vương, cõi Phạm thiên, cho đến dòng dõi Sa-môn, Bà-la-môn, chư thiên và loài người, tất cả đã được biết, ... tất cả đã được thấy, ... tất cả đã được hiểu, ... tất cả đã được tác chứng, ... tất cả đã được chạm đến bởi tuệ. Không có trí về sự thể nhập đại bi là không được chạm đến bởi tuệ’ là trí Toàn Giác, ‘không có sự ngăn che về điều ấy’ là trí không bị ngăn che.
Không gì ở nơi đây
không được thấy bởi Ngài,
hoặc không nhận thức được,
hoặc không thể biết đến.
Ngài biết rõ tất cả
mọi điều có thể biết,
vì thế đức Như Lai
là vị có Toàn Nhãn.
Phần giải thích ‘Trí Toàn Giác.’
Phần giảng về Trí được đầy đủ.
--ooOoo--
[1] Sampajāno: có sự nhận biết rõ rệt, HT. Minh Châu dịch là tỉnh giác. Động từ có liên quan là sampajānāti (saṃ+pa+jānāti). Xin xem thêm phần chú thích của trang 5 ở trên (ND).
[2] Các thắng hành (abhisaṅkhārā) có ba là: phúc hành, sự tạo tác đem lại phước báu (puññābhisaṅkhāro), phi phúc hành sự tạo tác không đem lại phước báu (apuññābhisaṅkhāro), bất động hành, sự tạo tác có kết quả không thay đổi (āneñjābhisaṅkhāro) (PṭsA. 1, 326-327).
[3] Nền tảng của thần thông (iddhipāda): đường lối đưa đến sự thành tựu (về thần thông), từ dịch đang được sử dụng là ‘thần túc, như ý túc’ (ND).
[4] Định do ước muốn và các tạo tác do nỗ lực (chandasamādhi-padhānasaṅkhāra): từ dịch đang được sử dụng là ‘dục định cần hành.’ Tương tợ, định do tinh tấn và các tạo tác do nỗ lực (viriyasamādhipadhānasaṅkhāra), định do nhận thức và các tạo tác do nỗ lực (cittasamādhipadhānasaṅkhāra), định do thẩm xét và các tạo tác do nỗ lực (vīmaṃsāsamādhipadhānasaṅkhāra) (ND).
[5] Tâm sắc giới và vô sắc giới là tâm đại hành, các tâm còn lại là tâm không đại hành (PṭsA. 1, 355).
[6] Tám quyền (tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền, ý quyền, hỷ quyền, mạng quyền) và tám Đạo Quả (PṭsA. 1, 385-386).
[7] Mười xứ (dasāyatanāni): là nhãn xứ, sắc xứ, nhĩ xứ, thinh xứ, tỷ xứ, khí xứ, thiệt xứ, vị xứ, thân xứ, xúc xứ (PṭsA. 1, 114).
[8] Mười hai xứ (dvādasāyatanāni): là mười xứ thêm vào ý xứ và pháp xứ (ND).
[9] Năm mươi biểu hiện: là năm quyền (tín, tấn, niệm, định tuệ) đối với mười hạng người ở trên là: có tầm nhìn bị vấy bụi ít, v.v... (PṭsA. 2, 394).
[10] Bảy mũi tên: tham ái, sân hận, si mê, ngã mạn, tà kiến, sầu muộn, nghi hoặc (PṭsA. 2, 409).
[11] Hai tà kiến (diṭṭhi): thường kiến và đoạn kiến (PṭsA. 1, 415).
- Sáu nguồn gốc của tranh cãi (vivādamūla): HT. Minh Châu dịch là ‘sáu tránh căn,’ xin xem Kinh Phúng Tụng (Saṅgītisuttaṃ), Trường Bộ III.
[12] Ba ác hạnh (duccarita): thân ác hạnh, khẩu ác hạnh, ý ác hạnh (PṭsA. 1, 415).
[13] Bốn ách (yoga): dục ách (kāmayoga), hữu ách (bhavayoga), kiến ách (diṭṭhiyoga), vô minh ách (avijjāyoga) (PṭsA. 1, 415).
[14] Bốn phược (gantha): tham là thân phược, sân là thân phược, sự bám víu vào giới và nghi thức là thân phược, sự cố chấp vào chân lý này là thân phược (PṭsA. 1, 415-416).
[15] Bốn thủ (upādāna): dục thủ (kāmupādānaṃ), kiến thủ (diṭṭhupādānaṃ), giới cấm thủ (sīlabbatupādānaṃ), ngã luận thủ (attavādupādānaṃ) (PṭsA. 1, 416).
[16] Năm cảnh giới(gati): địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ, người, trời (PṭsA. 1, 416).
[17] Năm sự ngăn che (nīvaraṇa): Sự ưa thích về dục, sân độc, sự lờ đờ và buồn ngủ, sự phóng túng và hối tiếc, sự hoài nghi (kāmacchanda-byāpāda-thīnamiddha-uddhaccakukkucca-vicikicchā) (PṭsA. 1, 415-416).
[18] Theo chú giải, “tattha lokoti attā” (PṭsA. 2, 452) = Ở đây, thế giới có nghĩa là tự ngã.
[19] Tà kiến theo mười nền tảng: bố thí không có (quả báu), ..., ở trên thế gian không có các Sa-môn Bà-la-môn sống chân chánh, thực hành chân chánh, sau khi tự thân tác chứng nhờ vào thắng trí, sẽ công bố về đời này và đời sau. (Vbh. 392)
[20]Hữu biên kiến theo mười nền tảng: Thế giới là thường còn, ... có phải đức Như Lai không hiện hữu và không phải là không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết? (Sđd.)
Kiến là gì? Có bao nhiêu cơ sở của kiến? Có bao nhiêu cơ sở xâm nhập của kiến? Có bao nhiêu loại kiến? Có bao nhiêu sự cố chấp của kiến? Điều gì là sự tiêu diệt cơ sở của kiến?
1. Kiến là gì? Sự cố chấp và bám víu là kiến.
2. Có bao nhiêu cơ sở của kiến? Có tám cơ sở của kiến.
3. Có bao nhiêu cơ sở xâm nhập của kiến? Có mười tám cơ sở xâm nhập của kiến.
4. Có bao nhiêu loại kiến? Có mười sáu loại kiến.
5. Có bao nhiêu sự cố chấp của kiến? Có ba trăm sự cố chấp của kiến.
6. Điều gì là sự tiêu diệt cơ sở của kiến? Đạo Nhập Lưu là sự tiêu diệt cơ sở của kiến.
Sự cố chấp và bám víu là kiến là (có ý nghĩa) thế nào?
Sự cố chấp và bám víu về sắc rằng: ‘Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi’ là kiến. Sự cố chấp và bám víu về thọ rằng: ‘Cái này là của tôi ... về tưởng rằng: ‘Cái này là của tôi ... về các hành rằng: ‘Cái này là của tôi ... về thức rằng: ‘Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi’ là kiến.
Sự cố chấp và bám víu về mắt rằng: ‘Cái này là của tôi ... về tai rằng: ‘Cái này là của tôi ... về mũi rằng: ‘Cái này là của tôi ... về lưỡi rằng: ‘Cái này là của tôi ... về thân rằng: ‘Cái này là của tôi ... về ý rằng: ‘Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi’ là kiến. Sự cố chấp và bám víu về cảnh sắc rằng: ‘Cái này là của tôi ... về cảnh thinh rằng: ‘Cái này là của tôi ... về cảnh khí rằng: ‘Cái này là của tôi ... về cảnh vị rằng: ‘Cái này là của tôi ... về cảnh xúc rằng: ‘Cái này là của tôi ... về cảnh pháp rằng: ‘Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi’ là kiến.
Sự cố chấp và bám víu về nhãn thức rằng: ‘Cái này là của tôi ... về nhĩ thức rằng: ‘Cái này là của tôi ... về tỷ thức rằng: ‘Cái này là của tôi ... về thiệt thức rằng: ‘Cái này là của tôi ... về thân thức rằng: ‘Cái này là của tôi ... về ý thức rằng: ‘Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi’ là kiến.
Sự cố chấp và bám víu về nhãn xúc rằng: ‘Cái này là của tôi ... về nhĩ xúc rằng: ‘Cái này là của tôi ... về tỷ xúc rằng: ‘Cái này là của tôi ... về thiệt xúc rằng: ‘Cái này là của tôi ... về thân xúc rằng: ‘Cái này là của tôi ... về ý xúc rằng: ‘Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi’ là kiến.
Sự cố chấp và bám víu về thọ sanh ra từ nhãn xúc rằng: ‘Cái này là của tôi ... về thọ sanh ra từ nhĩ xúc ... về thọ sanh ra từ tỷ xúc ... về thọ sanh ra từ thiệt xúc ... về thọ sanh ra từ thân xúc ... về thọ sanh ra từ ý xúc rằng: ‘Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi’ là kiến.
Sự cố chấp và bám víu về sắc tưởng rằng: ‘Cái này là của tôi ... về thinh tưởng rằng: ‘Cái này là của tôi ... về khí tưởng ... về vị tưởng ... về xúc tưởng ... về pháp tưởng rằng: ‘Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi’ là kiến.
Sự cố chấp và bám víu về sắc tư rằng: ‘Cái này là của tôi ... về thinh tư rằng: ‘Cái này là của tôi ... về khí tư rằng: ‘Cái này là của tôi ... về vị tư rằng: ‘Cái này là của tôi ... về xúc tư rằng: ‘Cái này là của tôi ... về pháp tư rằng: ‘Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi’ là kiến.
Sự cố chấp và bám víu về sắc ái rằng: ‘Cái này là của tôi ... về thinh ái rằng: ‘Cái này là của tôi... về khí ái rằng: ‘Cái này là của tôi ... về vị ái ... về xúc ái ... về pháp ái rằng: ‘Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi’ là kiến.
Sự cố chấp và bám víu về sắc tầm rằng: ‘Cái này là của tôi ... về thinh tầm rằng: ‘Cái này là của tôi ... về khí tầm rằng: ‘Cái này là của tôi ... về vị tầm rằng: ‘Cái này là của tôi ... về xúc tầm rằng: ‘Cái này là của tôi ... về pháp tầm rằng: ‘Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi’ là kiến.
Sự cố chấp và bám víu về sắc tứ rằng: ‘Cái này là của tôi ... về thinh tứ rằng: ‘Cái này là của tôi ... về khí tứ rằng: ‘Cái này là của tôi ... về vị tứ ... về xúc tứ ... về pháp tứ rằng: ‘Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi’ là kiến.
Sự cố chấp và bám víu về địa giới rằng: ‘Cái này là của tôi ... về thủy giới rằng: ‘Cái này là của tôi ... về hỏa giới ... về phong giới ... về hư không giới ... về thức giới rằng: ‘Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi’ là kiến.
Sự cố chấp và bám víu về đề mục đất rằng: ‘Cái này là của tôi ... về đề mục nước rằng: ‘Cái này là của tôi ... về đề mục lửa ... về đề mục gió ... về đề mục xanh ... về đề mục vàng ... về đề mục đỏ ... về đề mục trắng ... về đề mục hư không rằng: ‘Cái này là của tôi ... về đề mục thức rằng: ‘Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi’ là kiến.
Sự cố chấp và bám víu về tóc rằng: ‘Cái này là của tôi ... về lông rằng: ‘Cái này là của tôi ... về móng rằng: ‘Cái này là của tôi ... về răng rằng: ‘Cái này là của tôi ... về da rằng: ‘Cái này là của tôi ... về thịt rằng: ‘Cái này là của tôi ... về gân ... về xương ... về tủy xương ... về thận ... về tim rằng: ‘Cái này là của tôi ... về gan rằng: ‘Cái này là của tôi ... về cơ hoành rằng: ‘Cái này là của tôi ... về lá lách rằng: ‘Cái này là của tôi ... về phổi rằng: ‘Cái này là của tôi ... về ruột rằng: ‘Cái này là của tôi ... về màng ruột rằng: ‘Cái này là của tôi ... về thực phẩm chưa tiêu rằng: ‘Cái này là của tôi ... về phân rằng: ‘Cái này là của tôi ... về mật rằng: ‘Cái này là của tôi ... về đàm rằng: ‘Cái này là của tôi ... về mủ rằng: ‘Cái này là của tôi ... về máu rằng: ‘Cái này là của tôi ... về mồ hôi rằng: ‘Cái này là của tôi ... về mỡ ... về nước mắt ... về nước mỡ (huyết tương) ... về nước miếng ... về nước mũi ... về nước ở khớp xương ... về nước tiểu... về tủy não rằng: ‘Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi’ là kiến.
Sự cố chấp và bám víu về nhãn xứ rằng: ‘Cái này là của tôi ... về sắc xứ rằng: ‘Cái này là của tôi ... về nhĩ xứ rằng: ‘Cái này là của tôi ... về thinh xứ rằng: ‘Cái này là của tôi ... về tỷ xứ rằng: ‘Cái này là của tôi ... về khí xứ rằng: ‘Cái này là của tôi ... về thiệt xứ rằng: ‘Cái này là của tôi ... về vị xứ rằng: ‘Cái này là của tôi ... về thân xứ rằng: ‘Cái này là của tôi ... về xúc xứ rằng: ‘Cái này là của tôi ... về ý xứ rằng: ‘Cái này là của tôi ... về pháp xứ rằng: ‘Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi’ là kiến.
Sự cố chấp và bám víu về nhãn giới rằng: ‘Cái này là của tôi ... về sắc giới rằng: ‘Cái này là của tôi ... về nhãn thức giới rằng: ‘Cái này là của tôi ... về nhĩ giới rằng: ‘Cái này là của tôi ... về thinh giới rằng: ‘Cái này là của tôi ... về nhĩ thức giới rằng: ‘Cái này là của tôi ... về tỷ giới rằng: ‘Cái này là của tôi ... về khí giới rằng: ‘Cái này là của tôi ... về tỷ thức giới rằng: ‘Cái này là của tôi ... về thiệt giới rằng: ‘Cái này là của tôi ... về vị giới rằng: ‘Cái này là của tôi ... về thiệt thức giới rằng: ‘Cái này là của tôi ... về thân giới rằng: ‘Cái này là của tôi ... về xúc giới rằng: ‘Cái này là của tôi ... về thân thức giới rằng: ‘Cái này là của tôi ... về ý giới rằng: ‘Cái này là của tôi ... về pháp giới rằng: ‘Cái này là của tôi ... về ý thức giới rằng: ‘Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi’ là kiến.
Sự cố chấp và bám víu về nhãn quyền rằng: ‘Cái này là của tôi ... về nhĩ quyền ... về tỷ quyền ... về thiệt quyền ... về thân quyền ... về ý quyền ... về mạng quyền ... về nữ quyền ... về nam quyền ... về lạc quyền ... về khổ quyền ... về hỷ quyền ... về ưu quyền ... về xả quyền ... về tín quyền ... về tấn quyền ... về niệm quyền ... về định quyền ... về tuệ quyền rằng: ‘Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi’ là kiến.
Sự cố chấp và bám víu về dục giới rằng: ‘Cái này là của tôi ... về sắc giới rằng: ‘Cái này là của tôi ... về vô sắc giới rằng: ‘Cái này là của tôi ... về dục hữu rằng: ‘Cái này là của tôi ... về sắc hữu rằng: ‘Cái này là của tôi ... về vô sắc hữu rằng: ‘Cái này là của tôi ... về tưởng hữu rằng: ‘Cái này là của tôi ... về phi tưởng hữu rằng: ‘Cái này là của tôi ... về phi tưởng phi phi tưởng hữu rằng: ‘Cái này là của tôi ... về nhất uẩn hữu rằng: ‘Cái này là của tôi ... về tứ uẩn hữu rằng: ‘Cái này là của tôi ... về ngũ uẩn hữu rằng: ‘Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi’ là kiến.
Sự cố chấp và bám víu về sơ thiền rằng: ‘Cái này là của tôi ... về nhị thiền rằng: ‘Cái này là của tôi ... về tam thiền rằng: ‘Cái này là của tôi ... về tứ thiền rằng: ‘Cái này là của tôi ... về từ tâm giải thoát rằng: ‘Cái này là của tôi ... về bi tâm giải thoát rằng: ‘Cái này là của tôi ... về hỷ tâm giải thoát rằng: ‘Cái này là của tôi ... về xả tâm giải thoát rằng: ‘Cái này là của tôi ... về sự chứng đạt không vô biên xứ rằng: ‘Cái này là của tôi ... về sự chứng đạt thức vô biên xứ rằng: ‘Cái này là của tôi ... về sự chứng đạt vô sở hữu xứ rằng: ‘Cái này là của tôi ... về sự chứng đạt phi tưởng phi phi tưởng xứ rằng: ‘Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi’ là kiến.
Sự cố chấp và bám víu về vô minh rằng: ‘Cái này là của tôi ... về các hành rằng: ‘Cái này là của tôi ... về thức ... về danh sắc ... về sáu xứ ... về xúc ... về thọ ... về ái ... về thủ ... về hữu ... về sanh rằng: ‘Cái này là của tôi ... về lão tử rằng: ‘Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi’ là kiến.
Sự cố chấp và bám víu là kiến là (có ý nghĩa) như thế.
Tám cơ sở của kiến là gì?
Uẩn là cơ sở của kiến, vô minh cũng là cơ sở của kiến, xúc cũng là cơ sở của kiến, tưởng cũng là cơ sở của kiến, tầm cũng là cơ sở của kiến, tác ý không đúng đắn cũng là cơ sở của kiến, bạn xấu cũng là cơ sở của kiến, lời nói của kẻ khác cũng là cơ sở của kiến.
Các uẩn là nhân, các uẩn là duyên, có liên quan đến cơ sở của kiến theo ý nghĩa nguồn sanh khởi; như thế các uẩn là cơ sở của kiến.
Vô minh là nhân, vô minh là duyên, có liên quan đến cơ sở của kiến theo ý nghĩa nguồn sanh khởi; như thế vô minh cũng là cơ sở của kiến.
Xúc là nhân, xúc là duyên, có liên quan đến cơ sở của kiến theo ý nghĩa nguồn sanh khởi; như thế xúc cũng là cơ sở của kiến.
Tưởng là nhân, tưởng là duyên, có liên quan đến cơ sở của kiến theo ý nghĩa nguồn sanh khởi; như thế tưởng cũng là cơ sở của kiến.
Tầm là nhân, tầm là duyên, có liên quan đến cơ sở của kiến theo ý nghĩa nguồn sanh khởi; như thế tầm cũng là cơ sở của kiến.
Tác ý không đúng đắn là nhân, tác ý không đúng đắn là duyên, có liên quan đến cơ sở của kiến theo ý nghĩa nguồn sanh khởi; như thế tác ý không đúng đắn cũng là cơ sở của kiến.
Bạn xấu là nhân, bạn xấu là duyên, có liên quan đến cơ sở của kiến theo ý nghĩa nguồn sanh khởi; như thế bạn xấu cũng là cơ sở của kiến.
Lời nói của kẻ khác là nhân, lời nói của kẻ khác là duyên, có liên quan đến cơ sở của kiến theo ý nghĩa nguồn sanh khởi; như thế lời nói của kẻ khác cũng là cơ sở của kiến.
Đây là tám cơ sở của kiến.
Mười tám cơ sở xâm nhập của kiến là gì?
Kiến (tạo nên) thiên lệch, kiến (tạo nên) nắm giữ, kiến (tạo nên) hiểm độc, kiến (tạo nên) mâu thuẫn, kiến (tạo nên) dao động, kiến (tạo nên) ràng buộc, kiến (tạo nên) xuyên suốt, kiến (tạo nên) áp chế, kiến (tạo nên) vướng bận, kiến (tạo nên) trói buộc, kiến (tạo nên) sa đọa, kiến (tạo nên) ngủ ngầm, kiến (tạo nên) thiêu đốt, kiến (tạo nên) thống khổ, kiến (tạo nên) khúc mắc, kiến (tạo nên) chấp thủ, kiến (tạo nên) cố chấp, kiến (tạo nên) bám víu.
Đây là mười tám cơ sở xâm nhập của kiến.
Mười sáu loại kiến là gì?
Khoái lạc kiến, tùy ngã kiến, tà kiến, thân kiến, thường kiến lấy thân làm nền tảng, đoạn kiến lấy thân làm nền tảng, hữu biên kiến, quá khứ hữu biên kiến, vị lai hữu biên kiến, kiến có sự ràng buộc, kiến có sự tự hào và gắn bó về ‘tôi,’ kiến có sự tự hào và gắn bó về ‘của tôi,’ kiến có liên hệ đến luận thuyết về tự ngã, kiến có liên hệ đến luận thuyết về thế giới, hữu kiến, phi hữu kiến.
Đây là mười sáu loại kiến.
Ba trăm sự cố chấp của kiến là gì?
Do khoái lạc kiến, có sự cố chấp với bao nhiêu biểu hiện?
Do tùy ngã kiến, có sự cố chấp với bao nhiêu biểu hiện?
Do tà kiến, có sự cố chấp với bao nhiêu biểu hiện?
Do thân kiến, có sự cố chấp với bao nhiêu biểu hiện?
Do thường kiến lấy thân làm nền tảng, có sự cố chấp với bao nhiêu biểu hiện?
Do đoạn kiến lấy thân làm nền tảng, có sự cố chấp với bao nhiêu biểu hiện?
Do hữu biên kiến, có sự cố chấp với bao nhiêu biểu hiện?
Do quá khứ hữu biên kiến, có sự cố chấp với bao nhiêu biểu hiện?
Do vị lai hữu biên kiến, có sự cố chấp với bao nhiêu biểu hiện?
Do kiến có sự ràng buộc, có sự cố chấp với bao nhiêu biểu hiện?
Do kiến có sự tự hào và gắn bó về ‘tôi,’ có sự cố chấp với bao nhiêu biểu hiện?
Do kiến có sự tự hào và gắn bó về ‘của tôi,’ có sự cố chấp với bao nhiêu biểu hiện?
Do kiến có liên hệ đến luận thuyết về tự ngã, có sự cố chấp với bao nhiêu biểu hiện?
Do kiến có liên hệ đến luận thuyết về thế giới, có sự cố chấp với bao nhiêu biểu hiện?
Do hữu kiến, có sự cố chấp với bao nhiêu biểu hiện?
Do phi hữu kiến, có sự cố chấp với bao nhiêu biểu hiện?
Do khoái lạc kiến, có sự cố chấp với 35 biểu hiện.
Do tùy ngã kiến, có sự cố chấp với 20 biểu hiện.
Do tà kiến, có sự cố chấp với 10 biểu hiện.
Do thân kiến, có sự cố chấp với 20 biểu hiện.
Do thường kiến lấy thân làm nền tảng, có sự cố chấp với 15 biểu hiện.
Do đoạn kiến lấy thân làm nền tảng, có sự cố chấp với 5 biểu hiện.
Do hữu biên kiến, có sự cố chấp với 50 biểu hiện.
Do quá khứ hữu biên kiến, có sự cố chấp với 18 biểu hiện.
Do vị lai hữu biên kiến, có sự cố chấp với 44 biểu hiện.
Do kiến có sự ràng buộc, có sự cố chấp với 18 biểu hiện.
Do kiến có sự tự hào và gắn bó về ‘tôi,’ có sự cố chấp với 18 biểu hiện.
Do kiến có sự tự hào và gắn bó về ‘của tôi,’ có sự cố chấp với 18 biểu hiện.
Do kiến có liên hệ đến luận thuyết về tự ngã, có sự cố chấp với 20 biểu hiện.
Do kiến có liên hệ đến luận thuyết về thế giới, có sự cố chấp với 8 biểu hiện.
Do hữu kiến, có sự cố chấp với 1 biểu hiện.
Do phi hữu kiến, có sự cố chấp với 1 biểu hiện.
Do khoái lạc kiến, có sự cố chấp với 35 biểu hiện gì?
Sự cố chấp và bám víu rằng: ‘Lạc và hỷ tâm sanh lên tùy thuộc vào sắc là sự khoái lạc đối với sắc’ là kiến. Kiến không phải là sự khoái lạc, sự khoái lạc không phải là kiến; kiến là điều khác, sự khoái lạc là điều khác; (cả hai) kiến và sự khoái lạc được gọi là Khoái Lạc Kiến.
Khoái lạc kiến là tà kiến, tà kiến là sự hư hỏng về kiến, người có sự hư hỏng về kiến ấy là (người) bị hư hỏng về kiến. Không nên tiếp cận, không nên kết thân, không nên gần gũi người bị hư hỏng về kiến. Điều ấy có nguyên nhân thế nào? Bởi vì kiến của người này là ác. Ái nào do kiến, ái ấy không phải là kiến, kiến không phải là ái, kiến là điều khác, ái là điều khác, (cả hai) kiến và ái được gọi là ái do kiến. Người có kiến ấy và ái ấy là (người) bị nhiễm ái do kiến. Vật thí cho đến người bị nhiễm ái do kiến không có quả báu lớn, không có lợi ích lớn. Điều ấy có nguyên nhân thế nào? Bởi vì kiến của người này là ác.
Khoái lạc kiến là tà kiến. Có hai cảnh giới (tái sanh) đối với người có tà kiến là địa ngục hoặc loài súc sanh. Thân nghiệp nào bị tác động toàn diện bởi kiến như thế ấy, khẩu nghiệp nào ..., ý nghiệp nào bị tác động toàn diện bởi kiến như thế ấy, ý định nào, ước muốn nào, nguyện vọng nào, và các hành nào của người có tà kiến, tất cả các pháp ấy đều đưa đến điều không muốn, không thích, không vừa ý, không tốt đẹp, khổ đau. Điều ấy có nguyên nhân thế nào? Bởi vì kiến của người này là ác. Cũng giống như hạt giống cây nimba hoặc hạt giống cây kosātakī, hoặc hạt giống cây tittakālābu được gieo xuống đất ẩm. Vị nào của đất đã được tiếp thâu và vị nào của nước đã được tiếp thâu, tất cả (các) vị ấy đều đưa đến tính chất chát, tính chất cay, tính chất không dịu ngọt. Điều ấy có nguyên nhân thế nào? Bởi vì hạt giống của cây ấy là ác. Tương tợ như thế, thân nghiệp nào bị tác động toàn diện bởi kiến như thế ấy, khẩu nghiệp nào ..., ý nghiệp nào bị tác động toàn diện bởi kiến như thế ấy, ý định nào, ước muốn nào, nguyện vọng nào, và các hành nào của người có tà kiến, tất cả các pháp ấy đều đưa đến điều không muốn, không thích, không vừa ý, không tốt đẹp, khổ đau. Điều ấy có nguyên nhân thế nào? Bởi vì kiến của người này là ác.
Khoái lạc kiến là tà kiến, tà kiến là kiến (tạo nên) thiên lệch, kiến (tạo nên) nắm giữ, kiến (tạo nên) hiểm độc, kiến (tạo nên) mâu thuẫn, kiến (tạo nên) dao động, kiến (tạo nên) ràng buộc, kiến (tạo nên) xuyên suốt, kiến (tạo nên) áp đặt, kiến (tạo nên) vướng bận, kiến (tạo nên) trói buộc, kiến (tạo nên) sa đọa, kiến (tạo nên) ngủ ngầm, kiến (tạo nên) thiêu đốt, kiến (tạo nên) thống khổ, kiến (tạo nên) khúc mắc, kiến (tạo nên) chấp thủ, kiến (tạo nên) cố chấp, kiến (tạo nên) bám víu.
Có những ràng buộc là kiến, và có những ràng buộc không phải là kiến.
Những ràng buộc nào là kiến? Thân kiến, sự cố chấp vào giới và nghi thức; những điều này vừa là sự ràng buộc vừa là kiến.
Những ràng buộc nào không phải là kiến? Sự ràng buộc với ái dục, sự ràng buộc với bất bình, sự ràng buộc với ngã mạn, sự ràng buộc với hoài nghi, sự ràng buộc với hữu ái, sự ràng buộc với ganh tỵ, sự ràng buộc với bỏn xẻn, sự ràng buộc với tình quyến luyến, sự ràng buộc với vô minh; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến.
Sự cố chấp và bám víu rằng: ‘Lạc và hỷ tâm nào sanh lên tùy thuộc vào thọ, ...(như trên)... tùy thuộc vào tưởng, ...(như trên)... tùy thuộc vào các hành, ...(như trên)... tùy thuộc vào thức, ...(như trên)... tùy thuộc vào mắt, ...(như trên)... tùy thuộc vào tai, ...(như trên)... tùy thuộc vào mũi, ...(như trên)... tùy thuộc vào lưỡi, ...(như trên)... tùy thuộc vào thân, ...(như trên)... tùy thuộc vào ý, ...(như trên)... tùy thuộc vào các sắc, ...(như trên)... tùy thuộc vào các thinh, ...(như trên)... tùy thuộc vào các khí, ...(như trên)... tùy thuộc vào các vị, ...(như trên)... tùy thuộc vào các xúc, ...(như trên)... tùy thuộc vào các pháp, ...(như trên)... tùy thuộc vào nhãn thức, ...(như trên)... tùy thuộc vào nhĩ thức, ...(như trên)... tùy thuộc vào tỷ thức, ...(như trên)... tùy thuộc vào thiệt thức, ...(như trên)... tùy thuộc vào thân thức, ...(như trên)... tùy thuộc vào ý thức, ...(như trên)... tùy thuộc vào nhãn xúc, ...(như trên)... tùy thuộc vào nhĩ xúc, ...(như trên)... tùy thuộc vào tỷ xúc, ...(như trên)... tùy thuộc vào thiệt xúc, ...(như trên)... tùy thuộc vào thân xúc, ...(như trên)... tùy thuộc vào ý xúc, ...(như trên)... tùy thuộc vào thọ sanh ra từ nhãn xúc, ...(như trên)... tùy thuộc vào thọ sanh ra từ nhĩ xúc, ...(như trên)... tùy thuộc vào thọ sanh ra từ tỷ xúc, ...(như trên)... tùy thuộc vào thọ sanh ra từ thiệt xúc, ...(như trên)... tùy thuộc vào thọ sanh ra từ thân xúc, ...(như trên)... tùy thuộc vào thọ sanh ra từ ý xúc, điều ấy là sự khoái lạc đối với thọ sanh ra từ ý xúc’ là kiến. Kiến không phải là sự khoái lạc, sự khoái lạc không phải là kiến; kiến là điều khác, sự khoái lạc là điều khác; (cả hai) kiến và sự khoái lạc được gọi là Khoái Lạc Kiến.
Khoái lạc kiến là tà kiến, tà kiến là sự hư hỏng về kiến. Người có sự hư hỏng về kiến ấy là (người) bị hư hỏng về kiến. Không nên tiếp cận, không nên kết thân, không nên gần gũi người bị hư hỏng về kiến. Điều ấy có nguyên nhân thế nào? Bởi vì kiến của người này là ác. Ái nào do kiến, ái ấy không phải là kiến, kiến không phải là ái, kiến là điều khác, ái là điều khác; (cả hai) kiến và ái được gọi là ái do kiến. Người có kiến ấy và ái ấy là (người) bị nhiễm ái do kiến. Vật thí cho đến người bị nhiễm ái do kiến không có quả báu lớn, không có lợi ích lớn. Điều ấy có nguyên nhân thế nào? Bởi vì kiến của người này là ác.
Khoái lạc kiến là tà kiến. Có hai cảnh giới (tái sanh) đối với người có tà kiến là địa ngục hoặc loài súc sanh. Thân nghiệp nào bị tác động toàn diện bởi kiến như thế ấy, khẩu nghiệp nào ...(như trên)..., ý nghiệp nào bị tác động toàn diện bởi kiến như thế ấy, ý định nào, ước muốn nào, nguyện vọng nào, và các hành nào của người có tà kiến, tất cả các pháp ấy đều đưa đến điều không muốn, không thích, không vừa ý, không tốt đẹp, khổ đau. Điều ấy có nguyên nhân thế nào? Bởi vì kiến của người này là ác. Cũng giống như hạt giống cây nimba hoặc hạt giống cây kosātakī, hoặc hạt giống cây tittakālābu được gieo xuống đất ẩm. Vị nào của đất đã được tiếp thâu và vị nào của nước đã được tiếp thâu, tất cả (các) vị ấy đều đưa đến tính chất chát, tính chất cay, tính chất không dịu ngọt. Điều ấy có nguyên nhân thế nào? Bởi vì hạt giống của cây ấy là ác. Tương tợ như thế, thân nghiệp nào bị tác động toàn diện bởi kiến như thế ấy, khẩu nghiệp nào ...(như trên)..., ý nghiệp nào bị tác động toàn diện bởi kiến như thế ấy, ý định nào, ước muốn nào, nguyện vọng nào, và các hành nào của người có tà kiến, tất cả các pháp ấy đều đưa đến điều không muốn, không thích, không vừa ý, không tốt đẹp, khổ đau. Điều ấy có nguyên nhân thế nào? Bởi vì kiến của người này là ác. Khoái lạc kiến là tà kiến. Tà kiến là kiến (tạo nên) thiên lệch, kiến (tạo nên) nắm giữ, ...(như trên)..., kiến (tạo nên) cố chấp, kiến (tạo nên) bám víu. Có sự ràng buộc đối với tâm đã bị xâm nhập với 18 biểu hiện này.
Có những ràng buộc là kiến, và có những ràng buộc không phải là kiến. Những ràng buộc nào là kiến? Thân kiến, sự cố chấp vào giới và nghi thức; những điều này vừa là sự ràng buộc vừa là kiến.
Những ràng buộc nào không phải là kiến? Sự ràng buộc với ái dục, sự ràng buộc với bất bình, sự ràng buộc với ngã mạn, sự ràng buộc với hoài nghi, sự ràng buộc với hữu ái, sự ràng buộc với ganh tỵ, sự ràng buộc với bỏn xẻn, sự ràng buộc với tình quyến luyến, sự ràng buộc với vô minh; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến.
Do khoái lạc kiến, có sự cố chấp với 35 biểu hiện này.
Do tùy ngã kiến, có sự cố chấp với 20 biểu hiện gì?
Ở đây, kẻ phàm phu không lắng nghe, không có sự nhận thức của các bậc Thánh, không rành rẽ Thánh pháp, không được huấn luyện về Thánh pháp, không có sự nhận thức của các bậc chân nhân, không rành rẽ pháp chân nhân, không được huấn luyện về pháp chân nhân nhận thấy sắc là tự ngã, hoặc tự ngã có sắc, hoặc sắc ở trong tự ngã, hoặc tự ngã ở trong sắc; nhận thấy thọ ... nhận thấy tưởng ... nhận thấy các hành ... nhận thấy thức là tự ngã, hoặc tự ngã có thức, hoặc thức ở trong tự ngã, hoặc tự ngã ở trong thức.
Nhận thấy sắc là tự ngã là (có ý nghĩa) thế nào? Ở đây, có người nhận thấy đề mục đất là tự ngã rằng: “Cái gì là đề mục đất, cái ấy là tôi; cái gì là tôi, cái ấy là đề mục đất,” (vị ấy) nhận thấy đề mục đất và tự ngã chỉ là một. Cũng giống như đối với ngọn đèn dầu đang cháy sáng (nghĩ rằng): “Cái gì là ngọn lửa, cái ấy là ánh sáng; cái gì là ánh sáng, cái ấy là ngọn lửa,” (vị ấy) nhận thấy ngọn lửa và ánh sáng chỉ là một. Tương tợ như thế, có người nhận thấy đề mục đất là tự ngã rằng: “Cái gì là đề mục đất, cái ấy là tôi; cái gì là tôi, cái ấy là đề mục đất,” (vị ấy) nhận thấy đề mục đất và tự ngã chỉ là một. Sự cố chấp và bám víu là kiến. Kiến không phải là nền tảng, nền tảng không phải là kiến; kiến là điều khác, nền tảng là điều khác; (cả hai) kiến và nền tảng là—tùy ngã kiến có sắc là nền tảng—thứ nhất. Tùy ngã kiến là tà kiến, tà kiến là sự hư hỏng về kiến. ...(như trên)... Tùy ngã kiến là tà kiến. Đối với người có tùy ngã kiến, có hai cảnh giới (tái sanh) ...(như trên)...; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến.
Ở đây, có người nhận thấy đề mục nước ... đề mục lửa ... đề mục gió ... đề mục xanh ... đề mục vàng ... đề mục đỏ ... đề mục trắng là tự ngã rằng: “Cái gì là đề mục trắng, cái ấy là tôi; cái gì là tôi, cái ấy là đề mục trắng,” (vị ấy) nhận thấy đề mục trắng và tự ngã chỉ là một. Cũng giống như đối với ngọn đèn dầu đang cháy sáng (nghĩ rằng): “Cái gì là ngọn lửa, cái ấy là ánh sáng; cái gì là ánh sáng, cái ấy là ngọn lửa,” (vị ấy) nhận thấy ngọn lửa và ánh sáng chỉ là một. Tương tợ như thế, có người ...(như trên)... nhận thấy đề mục trắng và tự ngã chỉ là một. Sự cố chấp và bám víu là kiến. Kiến không phải là nền tảng, nền tảng không phải là kiến; kiến là điều khác, nền tảng là điều khác; (cả hai) kiến và nền tảng là—tùy ngã kiến có sắc là nền tảng—thứ nhất. Tùy ngã kiến là tà kiến, tà kiến là sự hư hỏng về kiến. ...(như trên)...; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến. Nhận thấy sắc là tự ngã là (có ý nghĩa) như thế.
Nhận thấy tự ngã có sắc là (có ý nghĩa) thế nào? Ở đây, có người nhận thấy thọ, tưởng, các hành, thức là tự ngã. Vị ấy khởi ý như vầy: “Cái này quả thật là tự ngã của ta. Hơn nữa, tự ngã này đây của ta quả thật có sắc bởi vì sắc này;” (vị ấy) nhận thấy tự ngã có sắc. Cũng giống như cội cây là có bóng cây, vị này có thể nói về điều ấy như vầy: “Cái này là cội cây, cái này là bóng cây, cội cây là cái khác, bóng cây là cái khác. Hơn nữa, cội cây này đây quả thật là có bóng cây bởi vì bóng cây này;” (vị ấy) nhận thấy cội cây là có bóng cây. Tương tợ như thế, ở đây có người nhận thấy thọ, tưởng, các hành, thức là tự ngã. Vị ấy khởi ý như vầy: “Cái này quả thật là tự ngã của ta. Hơn nữa, tự ngã này đây của ta quả thật có sắc bởi vì sắc này;” (vị ấy) nhận thấy tự ngã có sắc. Sự cố chấp và bám víu là kiến. Kiến không phải là nền tảng, nền tảng không phải là kiến; kiến là điều khác, nền tảng là điều khác; (cả hai) kiến và nền tảng là—tùy ngã kiến có sắc là nền tảng—thứ nhì. Tùy ngã kiến là tà kiến, tà kiến là sự hư hỏng về kiến. ...(như trên)...; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến. Nhận thấy tự ngã có sắc là (có ý nghĩa) như thế.
Nhận thấy sắc ở trong tự ngã là (có ý nghĩa) thế nào? Ở đây, có người nhận thấy thọ, tưởng, các hành, thức là tự ngã. Vị ấy khởi ý như vầy: “Cái này quả thật là tự ngã của ta. Hơn nữa, sắc này là ở trong tự ngã này;” (vị ấy) nhận thấy sắc ở trong tự ngã. Cũng giống như bông hoa là có mùi thơm, vị này có thể nói về điều ấy như vầy: “Cái này là bông hoa, cái này là mùi thơm; bông hoa là cái khác, mùi thơm là cái khác; hơn nữa, mùi thơm này đây là ở trong bông hoa này;” (vị ấy) nhận thấy mùi thơm ở trong bông hoa. Tương tợ như thế, ở đây có người nhận thấy thọ, tưởng, các hành, thức là tự ngã. Vị ấy ...(nt)... nhận thấy sắc ở trong tự ngã. Sự cố chấp và bám víu là kiến. Kiến không phải là nền tảng, nền tảng không phải là kiến; kiến là điều khác, nền tảng là điều khác; (cả hai) kiến và nền tảng là—tùy ngã kiến có sắc là nền tảng—thứ ba. Tùy ngã kiến là tà kiến, tà kiến là sự hư hỏng về kiến. ...(nt)...; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến. Nhận thấy sắc ở trong tự ngã là (có ý nghĩa) như thế.
Nhận thấy tự ngã ở trong sắc là (có ý nghĩa) thế nào? Ở đây, có người nhận thấy thọ, tưởng, các hành, thức là tự ngã. Vị ấy khởi ý như vầy: “Cái này quả thật là tự ngã của ta. Hơn nữa, tự ngã này đây của ta quả thật là ở trong sắc này;” (vị ấy) nhận thấy tự ngã ở trong sắc. Cũng giống như viên ngọc ma-ni được đặt trong cái hộp, vị này có thể nói về điều ấy như vầy: “Cái này là viên ngọc ma-ni, cái này là cái hộp; viên ngọc ma-ni là cái khác, cái hộp là cái khác; hơn nữa, viên ngọc ma-ni này đây quả thật là ở trong cái hộp này;” (vị ấy) nhận thấy viên ngọc ma-ni ở trong cái hộp. Tương tợ như thế, ở đây có người nhận thấy thọ, tưởng, các hành, thức là tự ngã. Vị ấy ...(như trên)... nhận thấy tự ngã ở trong sắc. Sự cố chấp và bám víu là kiến. ...(như trên)... (cả hai) kiến và nền tảng là—tùy ngã kiến có sắc là nền tảng—thứ tư. Tùy ngã kiến là tà kiến, tà kiến là sự hư hỏng về kiến. ...(như trên)...; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến. Nhận thấy tự ngã ở trong sắc là (có ý nghĩa) như thế.
Nhận thấy thọ là tự ngã là (có ý nghĩa) thế nào? Ở đây, có người nhận thấy thọ sanh ra từ nhãn xúc ... thọ sanh ra từ nhĩ xúc ... thọ sanh ra từ tỷ xúc ... thọ sanh ra từ thiệt xúc ... thọ sanh ra từ thân xúc ... thọ sanh ra từ ý xúc là tự ngã rằng: “Cái gì là thọ sanh ra từ ý xúc, cái ấy là ta; cái gì là ta, cái ấy là thọ sanh ra từ ý xúc,” (vị ấy) nhận thấy thọ sanh ra từ ý xúc và tự ngã chỉ là một. Cũng giống như đối với ngọn đèn dầu đang cháy sáng (nghĩ rằng): “Cái gì là ngọn lửa, cái ấy là ánh sáng; cái gì là ánh sáng, cái ấy là ngọn lửa,” (vị ấy) nhận thấy ngọn lửa và ánh sáng chỉ là một. Tương tợ như thế, ở đây có người nhận thấy thọ sanh ra từ ý xúc là tự ngã rằng: “Cái gì là thọ sanh ra từ ý xúc, cái ấy là ta; cái gì là ta, cái ấy là thọ sanh ra từ ý xúc,” (vị ấy) nhận thấy thọ sanh ra từ ý xúc và tự ngã chỉ là một. Sự cố chấp và bám víu là kiến. ...(nt)... (cả hai) kiến và nền tảng là—tùy ngã kiến có thọ là nền tảng—thứ nhất. Tùy ngã kiến là tà kiến, tà kiến là sự hư hỏng về kiến. ...(nt)...; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến. Nhận thấy thọ là tự ngã là (có ý nghĩa) như thế.
Nhận thấy tự ngã có thọ là (có ý nghĩa) thế nào? Ở đây, có người nhận thấy tưởng, các hành, thức, sắc là tự ngã. Vị ấy khởi ý như vầy: “Cái này quả thật là tự ngã của ta. Hơn nữa, tự ngã này đây của ta quả thật là có thọ bởi vì thọ này;” (vị ấy) nhận thấy tự ngã có thọ. Cũng giống như cội cây là có bóng cây, vị này có thể nói về điều ấy như vầy: “Cái này là cội cây, cái này là bóng cây; cội cây là cái khác, bóng cây là cái khác. Hơn nữa, cội cây này đây quả thật là có bóng cây bởi vì bóng cây này;” (vị ấy) nhận thấy cội cây là có bóng cây. Tương tợ như thế, ở đây có người nhận thấy tưởng, các hành, thức, sắc là tự ngã. Vị ấy ...(như trên)... nhận thấy tự ngã có thọ. Sự cố chấp và bám víu là kiến. Kiến không phải là nền tảng, nền tảng không phải là kiến; kiến là điều khác, nền tảng là điều khác; (cả hai) kiến và nền tảng là—tùy ngã kiến có thọ là nền tảng—thứ nhì. Tùy ngã kiến là tà kiến, tà kiến là sự hư hỏng về kiến. ...(như trên)...; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến. Nhận thấy tự ngã có thọ là (có ý nghĩa) như thế.
Nhận thấy thọ ở trong tự ngã là (có ý nghĩa) thế nào? Ở đây, có người nhận thấy tưởng, các hành, thức, sắc là tự ngã. Vị ấy khởi ý như vầy: “Cái này quả thật là tự ngã của ta. Hơn nữa, thọ này ở trong tự ngã này;” (vị ấy) nhận thấy thọ ở trong tự ngã. Cũng giống như bông hoa là có mùi thơm, vị này có thể nói về điều ấy như vầy: “Cái này là bông hoa, cái này là mùi thơm; bông hoa là cái khác, mùi thơm là cái khác. Hơn nữa, mùi thơm này đây là ở trong bông hoa này;” (vị ấy) nhận thấy mùi thơm ở trong bông hoa. Tương tợ như thế, ở đây có người nhận thấy tưởng, các hành, thức, thọ là tự ngã. Vị ấy ...(nt)... nhận thấy thọ ở trong tự ngã. Sự cố chấp và bám víu là kiến. Kiến không phải là nền tảng, nền tảng không phải là kiến; kiến là điều khác, nền tảng là điều khác; (cả hai) kiến và nền tảng là—tùy ngã kiến có thọ là nền tảng—thứ ba. Tùy ngã kiến là tà kiến, tà kiến là sự hư hỏng về kiến. ...(nt)... những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến. Nhận thấy thọ ở trong tự ngã là (có ý nghĩa) như thế.
Nhận thấy tự ngã ở trong thọ là (có ý nghĩa) thế nào? Ở đây, có người nhận thấy tưởng, các hành, thức, sắc là tự ngã. Vị ấy khởi ý như vầy: “Cái này quả thật là tự ngã của ta. Hơn nữa, tự ngã này đây của ta quả thật là ở trong thọ này;” (vị ấy) nhận thấy tự ngã ở trong thọ. Cũng giống như viên ngọc ma-ni được đặt trong cái hộp, vị này có thể nói về điều ấy như vầy: “Cái này là viên ngọc ma-ni, cái này là cái hộp; viên ngọc ma-ni là cái khác, cái hộp là cái khác. Hơn nữa, viên ngọc ma-ni này đây quả thật là ở trong cái hộp này;” (vị ấy) nhận thấy viên ngọc ma-ni ở trong cái hộp. Tương tợ như thế, ở đây có người nhận thấy tưởng, các hành, thức, sắc là tự ngã. Vị ấy ...(như trên)... nhận thấy tự ngã ở trong thọ. Sự cố chấp và bám víu là kiến. Kiến không phải là nền tảng, nền tảng không phải là kiến; kiến là điều khác, nền tảng là điều khác; (cả hai) kiến và nền tảng là—tùy ngã kiến có thọ là nền tảng—thứ tư. Tùy ngã kiến là tà kiến, tà kiến là sự hư hỏng về kiến. ...(nt)...; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến. Nhận thấy tự ngã ở trong thọ là (có ý nghĩa) như thế.
Nhận thấy tưởng là tự ngã là (có ý nghĩa) thế nào? Ở đây, có người nhận thấy tưởng sanh ra từ nhãn xúc ... tưởng sanh ra từ nhĩ xúc ... tưởng sanh ra từ tỷ xúc ... tưởng sanh ra từ thiệt xúc ... tưởng sanh ra từ thân xúc ... tưởng sanh ra từ ý xúc là tự ngã rằng: “Cái gì là tưởng sanh ra từ ý xúc, cái ấy là ta; cái gì là ta, cái ấy là tưởng sanh ra từ ý xúc,” (vị ấy) nhận thấy tưởng sanh ra từ ý xúc và tự ngã chỉ là một. Cũng giống như đối với ngọn đèn dầu đang cháy sáng (nghĩ rằng): “Cái gì là ngọn lửa, cái ấy là ánh sáng; cái gì là ánh sáng, cái ấy là ngọn lửa,” (vị ấy) nhận thấy ngọn lửa và ánh sáng chỉ là một. Tương tợ như thế, ở đây có người nhận thấy ...(như trên)... tưởng sanh ra từ ý xúc và tự ngã chỉ là một. Sự cố chấp và bám víu là kiến. Kiến không phải là nền tảng, nền tảng không phải là kiến; kiến là điều khác, nền tảng là điều khác; (cả hai) kiến và nền tảng là—tùy ngã kiến có tưởng là nền tảng—thứ nhất. Tùy ngã kiến là tà kiến, tà kiến là sự hư hỏng về kiến. ...(như trên)...; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến. Nhận thấy tưởng là tự ngã là (có ý nghĩa) như thế.
Nhận thấy tự ngã có tưởng là (có ý nghĩa) thế nào? Ở đây, có người nhận thấy các hành, thức, sắc, thọ là tự ngã. Vị ấy khởi ý như vầy: “Cái này quả thật là tự ngã của ta. Hơn nữa, tự ngã này đây của ta là có tưởng bởi vì tưởng này;” (vị ấy) nhận thấy tự ngã có tưởng. Cũng giống như cội cây là có bóng cây, vị này có thể nói về điều ấy như vầy: “Cái này là cội cây, cái này là bóng cây; cội cây là cái khác, bóng cây là cái khác. Hơn nữa, cội cây này đây quả thật là có bóng cây bởi vì bóng cây này;” (vị ấy) nhận thấy cội cây là có bóng cây. Tương tợ như thế, ở đây có người nhận thấy ...( như trên)... tự ngã có tưởng. Sự cố chấp và bám víu là kiến. Kiến không phải là nền tảng, nền tảng không phải là kiến; kiến là điều khác, nền tảng là điều khác; (cả hai) kiến và nền tảng là—tùy ngã kiến có tưởng là nền tảng—thứ nhì. Tùy ngã kiến là tà kiến, tà kiến là sự hư hỏng về kiến. ...(như trên)...; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến. Nhận thấy tự ngã có tưởng là (có ý nghĩa) như thế.
Nhận thấy tưởng ở trong tự ngã là (có ý nghĩa) thế nào? Ở đây, có người nhận thấy các hành, thức, sắc, thọ là tự ngã. Vị ấy khởi ý như vầy: “Cái này quả thật là tự ngã của ta. Hơn nữa, tưởng này ở trong tự ngã này;” (vị ấy) nhận thấy tưởng ở trong tự ngã. Cũng giống như bông hoa là có mùi thơm, vị này có thể nói về điều ấy như vầy: “Cái này là bông hoa, cái này là mùi thơm; bông hoa là cái khác, mùi thơm là cái khác. Hơn nữa, mùi thơm này đây là ở trong bông hoa này;” (vị ấy) nhận thấy mùi thơm ở trong bông hoa. Tương tợ như thế, ở đây có người nhận thấy ...(như trên)... tưởng ở trong tự ngã. Sự cố chấp và bám víu là kiến. Kiến không phải là nền tảng, nền tảng không phải là kiến; kiến là điều khác, nền tảng là điều khác; (cả hai) kiến và nền tảng là—tùy ngã kiến có tưởng là nền tảng—thứ ba. Tùy ngã kiến là tà kiến, tà kiến là sự hư hỏng về kiến. ...(như trên)...; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến. Nhận thấy tưởng ở trong tự ngã là (có ý nghĩa) như thế.
Nhận thấy tự ngã ở trong tưởng là (có ý nghĩa) thế nào? Ở đây, có người nhận thấy các hành, thức, sắc, thọ là tự ngã. Vị ấy khởi ý như vầy: “Cái này quả thật là tự ngã của ta. Hơn nữa, tự ngã này đây của ta quả thật là ở trong tưởng này;” (vị ấy) nhận thấy tự ngã ở trong tưởng. Cũng giống như viên ngọc ma-ni được đặt trong cái hộp, vị này có thể nói về điều ấy như vầy: “Cái này là viên ngọc ma-ni, cái này là cái hộp; viên ngọc ma-ni là cái khác, cái hộp là cái khác. Hơn nữa, viên ngọc ma-ni này đây quả thật là ở trong cái hộp này;” (vị ấy) nhận thấy viên ngọc ma-ni ở trong cái hộp. Tương tợ như thế, ở đây có người nhận thấy các hành, thức, sắc, thọ là tự ngã. Vị ấy ...(nt)... nhận thấy tự ngã ở trong tưởng. Sự cố chấp và bám víu là kiến. Kiến không phải là nền tảng, nền tảng không phải là kiến; kiến là điều khác, nền tảng là điều khác; (cả hai) kiến và nền tảng là—tùy ngã kiến có tưởng là nền tảng—thứ tư. Tùy ngã kiến là tà kiến, tà kiến là sự hư hỏng về kiến. ...(nt)...; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến. Nhận thấy tự ngã ở trong tưởng là (có ý nghĩa) như thế.
Nhận thấy các hành là tự ngã là (có ý nghĩa) thế nào? Ở đây, có người nhận thấy tư sanh ra từ nhãn xúc ... tư sanh ra từ nhĩ xúc ... tư sanh ra từ tỷ xúc ... tư sanh ra từ thiệt xúc ... tư sanh ra từ thân xúc ... tư sanh ra từ ý xúc là tự ngã rằng: “Cái gì là tư sanh ra từ ý xúc, cái ấy là ta; cái gì là ta, cái ấy là tư sanh ra từ ý xúc,” (vị ấy) nhận thấy tư sanh ra từ ý xúc và tự ngã chỉ là một. Cũng giống như đối với ngọn đèn dầu đang cháy sáng (nghĩ rằng): “Cái gì là ngọn lửa, cái ấy là ánh sáng; cái gì là ánh sáng, cái ấy là ngọn lửa,” (vị ấy) nhận thấy ngọn lửa và ánh sáng chỉ là một. Tương tợ như thế, ở đây có người nhận thấy ...(như trên)... tư sanh ra từ ý xúc và tự ngã chỉ là một. Sự cố chấp và bám víu là kiến. Kiến không phải là nền tảng, nền tảng không phải là kiến; kiến là điều khác, nền tảng là điều khác; (cả hai) kiến và nền tảng là—tùy ngã kiến có hành là nền tảng—thứ nhất. Tùy ngã kiến là tà kiến, tà kiến là sự hư hỏng về kiến. ...(như trên)...; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến. Nhận thấy các hành là tự ngã là (có ý nghĩa) như thế.
Nhận thấy tự ngã có hành là (có ý nghĩa) thế nào? Ở đây, có người nhận thấy thức, sắc, thọ, tưởng là tự ngã. Vị ấy khởi ý như vầy: “Cái này quả thật là tự ngã của ta. Hơn nữa, tự ngã này đây của ta quả thật là có hành bởi vì các hành này;” (vị ấy) nhận thấy tự ngã có hành. Cũng giống như cội cây là có bóng cây, vị này có thể nói về điều ấy như vầy: “Cái này là cội cây, cái này là bóng cây; cội cây là cái khác, bóng cây là cái khác. Hơn nữa, cội cây này đây quả thật là có bóng cây bởi vì bóng cây này;” (vị ấy) nhận thấy cội cây là có bóng cây. Tương tợ như thế, ở đây có người nhận thấy ...(như trên)... tự ngã có hành. Sự cố chấp và bám víu là kiến. Kiến không phải là nền tảng, nền tảng không phải là kiến; kiến là điều khác, nền tảng là điều khác; (cả hai) kiến và nền tảng là—tùy ngã kiến có hành là nền tảng—thứ nhì. Tùy ngã kiến là tà kiến, tà kiến là sự hư hỏng về kiến. ...(như trên)...; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến. Nhận thấy tự ngã có hành là (có ý nghĩa) như thế.
Nhận thấy các hành ở trong tự ngã là (có ý nghĩa) thế nào? Ở đây, có người nhận thấy thức, sắc, thọ, tưởng là tự ngã. Vị ấy khởi ý như vầy: “Cái này quả thật là tự ngã của ta. Hơn nữa, các hành này là ở trong tự ngã này;” (vị ấy) nhận thấy các hành ở trong tự ngã. Cũng giống như bông hoa là có mùi thơm, vị này có thể nói về điều ấy như vầy: “Cái này là bông hoa, cái này là mùi thơm; bông hoa là cái khác, mùi thơm là cái khác. Hơn nữa, mùi thơm này đây là ở trong bông hoa này;” (vị ấy) nhận thấy mùi thơm ở trong bông hoa. Tương tợ như thế, ở đây có người nhận thấy ...(như trên)... các hành ở trong tự ngã. Sự cố chấp và bám víu là kiến. Kiến không phải là nền tảng, nền tảng không phải là kiến; kiến là điều khác, nền tảng là điều khác; (cả hai) kiến và nền tảng là—tùy ngã kiến có hành là nền tảng—thứ ba. Tùy ngã kiến là tà kiến, tà kiến là sự hư hỏng về kiến. ...(như trên)...; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến. Nhận thấy các hành ở trong tự ngã là (có ý nghĩa) như thế.
Nhận thấy tự ngã ở trong các hành là (có ý nghĩa) thế nào? Ở đây, có người nhận thấy thức, sắc, thọ, tưởng là tự ngã. Vị ấy khởi ý như vầy: “Cái này quả thật là tự ngã của ta. Hơn nữa, tự ngã này đây của ta quả thật là ở trong các hành này;” (vị ấy) nhận thấy tự ngã ở trong các hành. Cũng giống như viên ngọc ma-ni được đặt trong cái hộp, vị này có thể nói về điều ấy như vầy: “Cái này là viên ngọc ma-ni, cái này là cái hộp; viên ngọc ma-ni là cái khác, cái hộp là cái khác. Hơn nữa, viên ngọc ma-ni này đây quả thật là ở trong cái hộp này;” (vị ấy) nhận thấy viên ngọc ma-ni ở trong cái hộp. Tương tợ như thế, ở đây có người nhận thấy ...(như trên)... tự ngã ở trong các hành. Sự cố chấp và bám víu là kiến. Kiến không phải là nền tảng, nền tảng không phải là kiến; kiến là điều khác, nền tảng là điều khác; (cả hai) kiến và nền tảng là—tùy ngã kiến có hành là nền tảng—thứ tư. Tùy ngã kiến là tà kiến, tà kiến là sự hư hỏng về kiến. ...(như trên)...; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến. Nhận thấy tự ngã ở trong các hành là (có ý nghĩa) như thế.
Nhận thấy thức là tự ngã là (có ý nghĩa) thế nào? Ở đây, có người nhận thấy nhãn thức ... nhĩ thức ... tỷ thức ... thiệt thức ... thân thức ... ý thức là tự ngã rằng: “Cái gì là ý thức, cái ấy là ta; cái gì là ta, cái ấy là ý thức,” (vị ấy) nhận thấy ý thức và tự ngã chỉ là một. Cũng giống như đối với ngọn đèn dầu đang cháy sáng (nghĩ rằng): “Cái gì là ngọn lửa, cái ấy là ánh sáng; cái gì là ánh sáng, cái ấy là ngọn lửa,” (vị ấy) nhận thấy ngọn lửa và ánh sáng chỉ là một. Tương tợ như thế, ở đây có người nhận thấy nhãn thức ... nhĩ thức ... tỷ thức ... thiệt thức ... thân thức ... ý thức là tự ngã rằng: “Cái gì là ý thức, cái ấy là ta. Cái gì là ta, cái ấy là ý thức,” (vị ấy) nhận thấy ý thức và tự ngã chỉ là một. Sự cố chấp và bám víu là kiến. Kiến không phải là nền tảng, nền tảng không phải là kiến; kiến là điều khác, nền tảng là điều khác; (cả hai) kiến và nền tảng là—tùy ngã kiến có thức là nền tảng—thứ nhất. Tùy ngã kiến là tà kiến, tà kiến là sự hư hỏng về kiến. ...(như trên)...; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến. Nhận thấy thức là tự ngã là (có ý nghĩa) như thế.
Nhận thấy tự ngã có thức là (có ý nghĩa) thế nào? Ở đây, có người nhận thấy sắc, thọ, tưởng, các hành là tự ngã. Vị ấy khởi ý như vầy: “Cái này quả thật là tự ngã của ta. Hơn nữa, tự ngã này đây của ta quả thật là có thức bởi vì thức này;” (vị ấy) nhận thấy tự ngã có thức. Cũng giống như cội cây là có bóng cây, vị này có thể nói về điều ấy như vầy: “Cái này là cội cây, cái này là bóng cây; cội cây là cái khác, bóng cây là cái khác. Hơn nữa, cội cây này đây quả thật là có bóng cây bởi vì bóng cây này;” (vị ấy) nhận thấy cội cây là có bóng cây. Tương tợ như thế, ở đây có người nhận thấy ...(như trên)... tự ngã có thức. Sự cố chấp và bám víu là kiến. Kiến không phải là nền tảng, nền tảng không phải là kiến; kiến là điều khác, nền tảng là điều khác; (cả hai) kiến và nền tảng là—tùy ngã kiến có thức là nền tảng—thứ nhì. Tùy ngã kiến là tà kiến, tà kiến là sự hư hỏng về kiến. ...(như trên)...; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến. Nhận thấy tự ngã có thức là (có ý nghĩa) như thế.
Nhận thấy thức ở trong tự ngã là (có ý nghĩa) thế nào? Ở đây, có người nhận thấy sắc, thọ, tưởng, các hành là tự ngã. Vị ấy khởi ý như vầy: “Cái này quả thật là tự ngã của ta. Hơn nữa, thức này là ở trong tự ngã này;” (vị ấy) nhận thấy thức ở trong tự ngã. Cũng giống như bông hoa là có mùi thơm, vị này có thể nói về điều ấy như vầy: “Cái này là bông hoa, cái này là mùi thơm; bông hoa là cái khác, mùi thơm là cái khác. Hơn nữa, mùi thơm này đây là ở trong bông hoa này;” (vị ấy) nhận thấy mùi thơm ở trong bông hoa. Tương tợ như thế, ở đây có người nhận thấy ...(như trên)... thức ở trong tự ngã. Sự cố chấp và bám víu là kiến. Kiến không phải là nền tảng, nền tảng không phải là kiến; kiến là điều khác, nền tảng là điều khác; (cả hai) kiến và nền tảng là—tùy ngã kiến có thức là nền tảng—thứ ba. Tùy ngã kiến là tà kiến, tà kiến là sự hư hỏng về kiến. ...(như trên)...; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến. Nhận thấy thức ở trong tự ngã là (có ý nghĩa) như thế.
Nhận thấy tự ngã ở trong thức là (có ý nghĩa) thế nào? Ở đây, có người nhận thấy sắc, thọ, tưởng, các hành là tự ngã. Vị ấy khởi ý như vầy: “Cái này quả thật là tự ngã của ta. Hơn nữa, tự ngã này đây của ta quả thật là ở trong thức này;” (vị ấy) nhận thấy tự ngã ở trong thức. Cũng giống như viên ngọc ma-ni được đặt trong cái hộp, vị này có thể nói về điều ấy như vầy: “Cái này là viên ngọc ma-ni, cái này là cái hộp; viên ngọc ma-ni là cái khác, cái hộp là cái khác. Hơn nữa, viên ngọc ma-ni này đây quả thật là ở trong cái hộp này;” (vị ấy) nhận thấy viên ngọc ma-ni ở trong cái hộp. Tương tợ như thế, ở đây có người nhận thấy ...(như trên)... tự ngã ở trong thức. Sự cố chấp và bám víu là kiến. Kiến không phải là nền tảng, nền tảng không phải là kiến; kiến là điều khác, nền tảng là điều khác; (cả hai) kiến và nền tảng là—tùy ngã kiến có thức là nền tảng—thứ tư. Tùy ngã kiến là tà kiến, tà kiến là sự hư hỏng về kiến. ...(như trên)...; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến. Nhận thấy tự ngã ở trong thức là (có ý nghĩa) như thế.
Do tùy ngã kiến, có sự cố chấp với 20 biểu hiện này.
Do tà kiến, có sự cố chấp với 10 biểu hiện gì?
Nói rằng: “Không có bố thí,” luận thuyết như thế có sự cố chấp và bám víu vào sai trái là kiến. Kiến không phải là nền tảng, nền tảng không phải là kiến; kiến là điều khác, nền tảng là điều khác; (cả hai) kiến và nền tảng là—tà kiến có nền tảng sai trái—thứ nhất. Tà kiến là sự hư hỏng về kiến. ...(như trên)...; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến.
Nói rằng: “Không có cúng dường” ...(như trên)... Nói rằng: “Không có tế lễ,” ...(nt)... Nói rằng: “Không có quả thành tựu của các hành động được làm tốt hoặc được làm xấu,” ...(nt)... Nói rằng: “Không có đời này,” ...(nt)... Nói rằng: “Không có đời sau,” ...(nt)... Nói rằng: “Không có mẹ,” ...(nt)... Nói rằng: “Không có cha,” ...(nt)... Nói rằng: “Không có sự sanh ra từ nhân của nghiệp,” ...(nt)... Nói rằng: “Ở đời, không có các Sa-môn, Bà-la-môn sống chân chánh, thực hành chân chánh, sau khi tác chứng nhờ vào thắng trí của bản thân, sẽ công bố về đời này và đời sau,” luận thuyết như thế có sự cố chấp và bám víu vào sai trái là kiến. Kiến không phải là nền tảng, nền tảng không phải là kiến; kiến là điều khác, nền tảng là điều khác; (cả hai) kiến và nền tảng là—tà kiến có nền tảng sai trái—thứ mười. Tà kiến là sự hư hỏng về kiến. ...(nt)... Đối với người có tà kiến, có hai cảnh giới (tái sanh) ...(nt)...; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến. Do tà kiến, có sự cố chấp với 10 biểu hiện này.
Do thân kiến, có sự cố chấp với 20 biểu hiện gì?
Ở đây, kẻ phàm phu không lắng nghe, không có sự nhận thức của các bậc Thánh, không rành rẽ Thánh pháp, không được huấn luyện về Thánh pháp, không có sự nhận thức của các bậc chân nhân, không rành rẽ pháp chân nhân, không được huấn luyện về pháp chân nhân nhận thấy sắc là tự ngã, hoặc tự ngã có sắc, hoặc sắc ở trong tự ngã, hoặc tự ngã ở trong sắc; nhận thấy thọ ...(nt)...; nhận thấy tưởng ...(nt)...; nhận thấy các hành ...(nt)...; nhận thấy thức là tự ngã, hoặc tự ngã có thức, hoặc thức ở trong tự ngã, hoặc tự ngã ở trong thức.
Nhận thấy sắc là tự ngã là (có ý nghĩa) thế nào? Ở đây, có người nhận thấy đề mục đất ...(như trên)... đề mục trắng là tự ngã rằng: “Cái gì là đề mục trắng, cái ấy là tôi; cái gì là tôi, cái ấy là đề mục trắng,” (vị ấy) nhận thấy đề mục trắng và tự ngã chỉ là một. Cũng giống như đối với ngọn đèn dầu đang cháy sáng ...(như trên)... Tương tợ như thế, có người nhận thấy đề mục trắng là tự ngã. Sự cố chấp và bám víu là kiến. ...(nt)... Đây là—thân kiến có sắc là nền tảng—thứ nhất. Thân kiến là tà kiến, ...(nt)...; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến. Nhận thấy sắc là tự ngã là (có ý nghĩa) như thế. ...(nt)... Do thân kiến, có sự cố chấp với 20 biểu hiện này.
Do thường kiến lấy thân làm nền tảng, có sự cố chấp với 15 biểu hiện gì?
Ở đây, kẻ phàm phu không lắng nghe, không có sự nhận thức của các bậc Thánh, không rành rẽ Thánh pháp, không được huấn luyện về Thánh pháp, không có sự nhận thức của các bậc chân nhân, không rành rẽ pháp chân nhân, không được huấn luyện về pháp chân nhân nhận thấy tự ngã có sắc, hoặc sắc ở trong tự ngã, hoặc tự ngã ở trong sắc; nhận thấy tự ngã có thọ ...(như trên)...; nhận thấy tự ngã có tưởng ...(nt)...; nhận thấy tự ngã có các hành ...(nt)...; nhận thấy tự ngã có thức, hoặc thức ở trong tự ngã, hoặc tự ngã ở trong thức.
Nhận thấy tự ngã có sắc là (có ý nghĩa) thế nào? Ở đây, có người nhận thấy thọ, tưởng, các hành, thức là tự ngã. Vị ấy khởi ý như vầy: “Cái này quả thật là tự ngã của ta. Hơn nữa, tự ngã này đây của ta quả thật có sắc bởi vì sắc này;” (vị ấy) nhận thấy tự ngã có sắc. Cũng giống như cội cây là có bóng cây, vị này có thể nói về điều ấy như vầy: “Cái này là cội cây, cái này là bóng cây; cội cây là cái khác, bóng cây là cái khác. Hơn nữa, cội cây này đây quả thật là có bóng cây bởi vì bóng cây này;” (vị ấy) nhận thấy cội cây là có bóng cây. Tương tợ như thế, ở đây có người nhận thấy thọ ...(như trên)... Đây là—thường kiến lấy thân làm nền tảng—thứ nhất. Thường kiến là tà kiến, ...(như trên)... những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến. Nhận thấy tự ngã có sắc là (có ý nghĩa) như thế. ...(như trên)... Do thường kiến lấy thân làm nền tảng, có sự cố chấp với 15 biểu hiện này.
Do đoạn kiến lấy thân làm nền tảng, có sự cố chấp với 5 biểu hiện gì?
Ở đây, kẻ phàm phu không lắng nghe, không có sự nhận thức của các bậc Thánh, không rành rẽ Thánh pháp, không được huấn luyện về Thánh pháp, không có sự nhận thức của các bậc chân nhân, không rành rẽ pháp chân nhân, không được huấn luyện về pháp chân nhân nhận thấy sắc là tự ngã, nhận thấy thọ là tự ngã, nhận thấy tưởng là tự ngã, nhận thấy các hành là tự ngã, nhận thấy thức là tự ngã.
Nhận thấy sắc là tự ngã là (có ý nghĩa) thế nào? Ở đây, có người nhận thấy đề mục đất ...(như trên)... đề mục trắng là tự ngã rằng: “Cái gì là đề mục trắng, cái ấy là tôi; cái gì là tôi, cái ấy là đề mục trắng,” (vị ấy) nhận thấy đề mục trắng và tự ngã chỉ là một. Cũng giống như đối với ngọn đèn dầu đang cháy sáng ...(nt)... Đây là—đoạn kiến lấy thân làm nền tảng—thứ nhất. Đoạn kiến là tà kiến, ...(như trên)...; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến. Nhận thấy sắc là tự ngã là (có ý nghĩa) như thế. ...(như trên)... Do đoạn kiến lấy thân làm nền tảng, có sự cố chấp với 5 biểu hiện này.
Do hữu biên kiến, có sự cố chấp với 50 biểu hiện gì?
Do hữu biên kiến ‘Thế giới là thường còn,’[1]có sự cố chấp với bao nhiêu biểu hiện? Do hữu biên kiến ‘Thế giới là không thường còn,’ ... ‘Thế giới là có giới hạn,’ ... ‘Thế giới là không có giới hạn,’ ... ‘Mạng sống ấy, thân thể ấy,’ ... ‘Mạng sống khác, thân thể khác,’ ... ‘Có phải đức Như Lai hiện hữu ở nơi khác sau khi chết?’ ... ‘Có phải đức Như Lai không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết?’ ... ‘Có phải đức Như Lai hiện hữu và không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết?’ ... ‘Có phải đức Như Lai không hiện hữu và không phải là không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết?’ có sự cố chấp với bao nhiêu biểu hiện?
Do hữu biên kiến ‘Thế giới là thường còn,’ có sự cố chấp với 5 biểu hiện. ... Do hữu biên kiến ‘Có phải đức Như Lai không hiện hữu và không phải là không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết?’ có sự cố chấp với 5 biểu hiện.
Do hữu biên kiến ‘Thế giới là thường còn,’ có sự cố chấp với 5 biểu hiện gì? Sự cố chấp và bám víu rằng: ‘Sắc là thế giới và là thường còn’ là kiến. Do kiến ấy, ‘giới hạn ấy được chấp nhận’ là hữu biên kiến. Kiến không phải là nền tảng, nền tảng không phải là kiến; kiến là điều khác, nền tảng là điều khác; (cả hai) kiến và nền tảng là—hữu biên kiến về ‘Thế giới là thường còn’—thứ nhất. Hữu biên kiến là tà kiến, ... những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến.
Sự cố chấp và bám víu rằng: ‘Thọ là thế giới và là thường còn’ ...(như trên)... ‘Tưởng là thế giới và là thường còn’ ...(như trên)... ‘Hành là thế giới và là thường còn’ ...(như trên)... ‘Thức là thế giới và là thường còn’ ...(như trên)... là kiến. Do kiến ấy, ‘giới hạn ấy được chấp nhận’ là hữu biên kiến. Kiến không phải là nền tảng, nền tảng không phải là kiến; kiến là điều khác, nền tảng là điều khác; (cả hai) kiến và nền tảng là—hữu biên kiến về ‘Thế giới là thường còn’—thứ năm. Hữu biên kiến là tà kiến, ...(như trên)...; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến. Do hữu biên kiến ‘Thế giới là thường còn,’ có sự cố chấp với 5 biểu hiện này.
Do hữu biên kiến ‘Thế giới là không thường còn,’ có sự cố chấp với 5 biểu hiện gì? Sự cố chấp và bám víu rằng: ‘Sắc là thế giới và là không thường còn’ là kiến. Do kiến ấy, ‘giới hạn ấy được chấp nhận’ là hữu biên kiến. ...(như trên)... là—hữu biên kiến về ‘Thế giới là không thường còn’—thứ nhất. Hữu biên kiến là tà kiến, tà kiến là sự hư hỏng về kiến. ...(như trên)...; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến.
Sự cố chấp và bám víu rằng: ‘Thọ là thế giới và là không thường còn’ ...(như trên)... ‘Tưởng là thế giới và là không thường còn’ ... ‘Hành là thế giới và là không thường còn’ ... ‘Thức là thế giới và là không thường còn’ ... là kiến. Do kiến ấy, ‘giới hạn ấy được chấp nhận’ là hữu biên kiến. Hữu biên kiến là tà kiến, ...(nt)...; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến. Do hữu biên kiến ‘Thế giới là không thường còn,’ có sự cố chấp với 5 biểu hiện này.
Do hữu biên kiến ‘Thế giới là có giới hạn,’ có sự cố chấp với 5 biểu hiện gì? Ở đây, có người quan niệm bầu trời là hạn hẹp và có màu xanh. Vị ấy khởi ý như vầy: ‘Thế giới này là có giới hạn, được bao quanh’ là có suy tưởng về giới hạn. Sự cố chấp và bám víu rằng: ‘Quan niệm về vật gì, vật ấy vừa là nền tảng vừa là thế giới. Quan niệm nhờ vào vật gì, vật ấy vừa là tự ngã vừa là thế giới’ là kiến. Do kiến ấy, ‘giới hạn ấy được chấp nhận’ là hữu biên kiến. Kiến không phải là nền tảng, nền tảng không phải là kiến; kiến là điều khác, nền tảng là điều khác; (cả hai) kiến và nền tảng là—hữu biên kiến về ‘Thế giới là có giới hạn’—thứ nhất. Hữu biên kiến là tà kiến, ...(như trên)...; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến.
Ở đây, có người quan niệm bầu trời là hạn hẹp và có màu vàng. ... có màu đỏ ... có màu trắng ... có màu ánh sáng. Vị ấy khởi ý như vầy: ‘Thế giới này là có giới hạn, được bao quanh’ là có suy tưởng về giới hạn. Sự cố chấp và bám víu rằng: ‘Quan niệm về vật gì, vật ấy vừa là nền tảng vừa là thế giới. Quan niệm nhờ vào vật gì, vật ấy vừa là tự ngã vừa là thế giới’ là kiến. Do kiến ấy, ‘giới hạn ấy được chấp nhận’ là hữu biên kiến. ...(như trên)... Do hữu biên kiến ‘Thế giới là có giới hạn,’ có sự cố chấp với 5 biểu hiện này.
Do hữu biên kiến ‘Thế giới là không có giới hạn,’ có sự cố chấp với 5 biểu hiện gì? Ở đây, có người quan niệm bầu trời là bao la và có màu xanh. Vị ấy khởi ý như vầy: ‘Thế giới này là không có giới hạn, không được bao quanh’ là có suy tưởng về không có giới hạn. Sự cố chấp và bám víu rằng: ‘Quan niệm về vật gì, vật ấy vừa là nền tảng vừa là thế giới. Quan niệm nhờ vào vật gì, vật ấy vừa là tự ngã vừa là thế giới’ là kiến. Do kiến ấy, ‘giới hạn ấy được chấp nhận’ là hữu biên kiến. ...(như trên)... là—hữu biên kiến về ‘Thế giới là không có giới hạn’—thứ nhất. Hữu biên kiến là tà kiến, ...(như trên)...; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến.
Ở đây, có người quan niệm bầu trời là bao la và có màu vàng ... có màu đỏ ... có màu trắng ... có màu ánh sáng. Vị ấy khởi ý như vầy: ‘Thế giới này là không có giới hạn, không được bao quanh’ là có suy tưởng về không có giới hạn. Sự cố chấp và bám víu rằng: ‘Quan niệm về vật gì, vật ấy vừa là nền tảng vừa là thế giới. Quan niệm nhờ vào vật gì, vật ấy vừa là tự ngã vừa là thế giới’ là kiến. Do kiến ấy, ‘giới hạn ấy được chấp nhận’ là hữu biên kiến. ...(nt)... Do hữu biên kiến ‘Thế giới là không có giới hạn,’ có sự cố chấp với 5 biểu hiện này.
Do hữu biên kiến ‘Mạng sống ấy, thân thể ấy,’ có sự cố chấp với 5 biểu hiện gì? Sự cố chấp và bám víu rằng: ‘Sắc vừa là mạng sống vừa là thân thể, cái gì là mạng sống cái ấy là thân thể, cái gì là thân thể cái ấy là mạng sống’ là kiến. Do kiến ấy, ‘giới hạn ấy được chấp nhận’ là hữu biên kiến. ...(như trên)... là—hữu biên kiến về ‘Mạng sống ấy, thân thể ấy’—thứ nhất. Hữu biên kiến là tà kiến, ...(như trên)...; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến.
Sự cố chấp và bám víu rằng: ‘Sắc vừa là mạng sống vừa là thân thể. ... ‘Thọ vừa là mạng sống vừa là thân thể. ... ‘Tưởng vừa là mạng sống vừa là thân thể. ... ‘Các hành vừa là mạng sống vừa là thân thể. ... ‘Thức vừa là mạng sống vừa là thân thể, cái gì là mạng sống cái ấy là thân thể, cái gì là thân thể cái ấy là mạng sống’ là kiến. Do kiến ấy, ‘giới hạn ấy được chấp nhận’ là hữu biên kiến. ...(như trên)... Do hữu biên kiến ‘Mạng sống ấy, thân thể ấy,’ có sự cố chấp với 5 biểu hiện này.
Do hữu biên kiến ‘Mạng sống khác, thân thể khác,’ có sự cố chấp với 5 biểu hiện gì? Sự cố chấp và bám víu rằng: ‘Sắc là thân thể, không phải là mạng sống, mạng sống không phải là thân thể, Mạng sống khác, thân thể khác’ là kiến. Do kiến ấy, ‘giới hạn ấy được chấp nhận’ là hữu biên kiến. ...(như trên)... là hữu biên kiến về ‘Mạng sống khác, thân thể khác’—thứ nhất. Hữu biên kiến là tà kiến, ...(như trên)...; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến.
Sự cố chấp và bám víu rằng: ‘Thọ là thân thể không là mạng sống. ... ‘Tưởng là thân thể không là mạng sống. ... ‘Các hành là thân thể không là mạng sống. ... ‘Thức là thân thể không là mạng sống, mạng sống không phải là thân thể, Mạng sống khác, thân thể khác’ là kiến. Do kiến ấy, ‘giới hạn ấy được chấp nhận’ là hữu biên kiến. ...(như trên)... Do hữu biên kiến ‘Mạng sống khác, thân thể khác,’ có sự cố chấp với 5 biểu hiện này.
Do hữu biên kiến ‘Có phải đức Như Lai hiện hữu ở nơi khác sau khi chết?’ có sự cố chấp với 5 biểu hiện gì? Sự cố chấp và bám víu rằng: ‘Chính ở đây, sắc là pháp tử. Từ sự tan rã của thân, đức Như Lai cũng còn hiện hữu, cũng còn tồn tại, cũng còn sanh lên, và cũng còn tái tạo’ là kiến. Do kiến ấy, ‘giới hạn ấy được chấp nhận’ là hữu biên kiến. ...(như trên)... là—hữu biên kiến về ‘Có phải đức Như Lai hiện hữu ở nơi khác sau khi chết?’—thứ nhất. Hữu biên kiến là tà kiến, ...(như trên)...; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến.
Sự cố chấp và bám víu rằng: ‘Chính ở đây, thọ là pháp tử. ... ‘Chính ở đây, tưởng là pháp tử. ... ‘Chính ở đây, các hành là pháp tử. ... ‘Chính ở đây, thức là pháp tử. Từ sự tan rã của thân, đức Như Lai cũng còn hiện hữu, cũng còn tồn tại, cũng còn sanh lên, và cũng còn tái tạo’ là kiến. Do kiến ấy, ‘giới hạn ấy được chấp nhận’ là hữu biên kiến. ...(như trên)... Do hữu biên kiến ‘Có phải đức Như Lai hiện hữu ở nơi khác sau khi chết?’ có sự cố chấp với 5 biểu hiện này.
Do hữu biên kiến ‘Có phải đức Như Lai không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết?’ có sự cố chấp với 5 biểu hiện gì? Sự cố chấp và bám víu rằng: ‘Chính ở đây, sắc là pháp tử. Từ sự tan rã của thân, đức Như Lai bị phân hoại, bị diệt vong’ là kiến. Do kiến ấy, ‘giới hạn ấy được chấp nhận’ là hữu biên kiến. Kiến không phải là nền tảng, nền tảng không phải là kiến; kiến là điều khác, nền tảng là điều khác; (cả hai) kiến và nền tảng là—hữu biên kiến về ‘Có phải đức Như Lai không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết?’—thứ nhất. Hữu biên kiến là tà kiến, ...(như trên)...; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến.
Sự cố chấp và bám víu rằng: ‘Chính ở đây, thọ là pháp tử. ... ‘Chính ở đây, tưởng là pháp tử. ... ‘Chính ở đây, các hành là pháp tử. ... ‘Chính ở đây, thức là pháp tử. Từ sự tan rã của thân, đức Như Lai bị phân hoại, bị diệt vong’ là kiến. Do kiến ấy, ‘giới hạn ấy được chấp nhận’ là hữu biên kiến. ...(như trên)... Do hữu biên kiến ‘Có phải đức Như Lai không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết?’ có sự cố chấp với 5 biểu hiện này.
Do hữu biên kiến ‘Có phải đức Như Lai hiện hữu và không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết?’ có sự cố chấp với 5 biểu hiện gì? Sự cố chấp và bám víu rằng: ‘Chính ở đây, sắc là pháp tử. Từ sự tan rã của thân, đức Như Lai hiện hữu và không hiện hữu’ là kiến. Do kiến ấy, ‘giới hạn ấy được chấp nhận’ là hữu biên kiến. Kiến không phải là nền tảng, nền tảng không phải là kiến; kiến là điều khác, nền tảng là điều khác; (cả hai) kiến và nền tảng là—hữu biên kiến về ‘Có phải đức Như Lai hiện hữu và không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết?’—thứ nhất. Hữu biên kiến là tà kiến, ...(như trên)...; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến.
Sự cố chấp và bám víu rằng: ‘Chính ở đây, thọ là pháp tử. ... ‘Chính ở đây, tưởng là pháp tử. ... ‘Chính ở đây, các hành là pháp tử. ... ‘Chính ở đây, thức là pháp tử. Từ sự tan rã của thân, đức Như Lai hiện hữu và không hiện hữu’ là kiến. Do kiến ấy, ‘giới hạn ấy được chấp nhận’ là hữu biên kiến. ...(như trên)... Do hữu biên kiến ‘Có phải đức Như Lai hiện hữu và không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết?’ có sự cố chấp với 5 biểu hiện này.
Do hữu biên kiến ‘Có phải đức Như Lai không hiện hữu và không phải là không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết?’ có sự cố chấp với 5 biểu hiện gì? Sự cố chấp và bám víu rằng: ‘Chính ở đây, sắc là pháp tử. Từ sự tan rã của thân, đức Như Lai không hiện hữu và không phải là không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết’ là kiến. Do kiến ấy, ‘giới hạn ấy được chấp nhận’ là hữu biên kiến. Kiến không phải là nền tảng, nền tảng không phải là kiến; kiến là điều khác, nền tảng là điều khác; (cả hai) kiến và nền tảng là—hữu biên kiến về ‘Có phải đức Như Lai không hiện hữu và không phải là không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết?’—thứ nhất. Hữu biên kiến là tà kiến, ...(như trên)...; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến.
Sự cố chấp và bám víu rằng: ‘Chính ở đây, thọ là pháp tử. ... ‘Chính ở đây, tưởng là pháp tử. ... ‘Chính ở đây, các hành là pháp tử. ... ‘Chính ở đây, thức là pháp tử. Từ sự tan rã của thân, đức Như Lai không hiện hữu và không phải là không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết’ là kiến. Do kiến ấy, ‘giới hạn ấy được chấp nhận’ là hữu biên kiến. Kiến không phải là nền tảng, nền tảng không phải là kiến; kiến là điều khác, nền tảng là điều khác; (cả hai) kiến và nền tảng là—hữu biên kiến về ‘Có phải đức Như Lai không hiện hữu và không phải là không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết?’—thứ nhất. Hữu biên kiến là tà kiến, ...(như trên)...; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến. Do hữu biên kiến ‘Có phải đức Như Lai không hiện hữu và không phải là không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết?’ có sự cố chấp với 5 biểu hiện này.
Do hữu biên kiến, có sự cố chấp với 50 biểu hiện này.
Do quá khứ hữu biên kiến, có sự cố chấp với 18 biểu hiện gì?
Có bốn luận thuyết về thường còn, bốn liên quan đến thường còn là phiến diện, bốn liên quan đến có giới hạn và không có giới hạn, bốn liên quan đến trườn uốn như lươn, hai liên quan đến ngẫu nhiên sanh lên.
Do quá khứ hữu biên kiến, có sự cố chấp với 18 biểu hiện này.
Do vị lai hữu biên kiến, có sự cố chấp với 44 biểu hiện gì?
Có mười sáu luận thuyết về tưởng, tám luận thuyết về phi tưởng, tám luận thuyết về phi tưởng phi phi tưởng, bảy luận thuyết về đoạn tận, năm luận thuyết về hiện tại Niết Bàn.
Do vị lai hữu biên kiến, có sự cố chấp với 44 biểu hiện này.
Do kiến có sự ràng buộc, có sự cố chấp với 18 biểu hiện gì?
Loại kiến nào là kiến (tạo nên) thiên lệch, kiến (tạo nên) nắm giữ, ...(như trên)..., kiến (tạo nên) cố chấp, kiến (tạo nên) bám víu.
Do kiến có sự ràng buộc, có sự cố chấp với 18 biểu hiện này.
Do kiến có sự tự hào và gắn bó về ‘tôi,’ có sự cố chấp với 18 biểu hiện gì?
Sự cố chấp và bám víu rằng: ‘Mắt là tôi’ là kiến có sự tự hào và gắn bó về ‘tôi.’ Kiến không phải là nền tảng, nền tảng không phải là kiến; kiến là điều khác, nền tảng là điều khác; (cả hai) kiến và nền tảng là—kiến có sự tự hào và gắn bó về ‘tôi’—thứ nhất. Kiến có sự tự hào và gắn bó là tà kiến ...(như trên)...; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến.
Sự cố chấp và bám víu rằng: ‘Tai là tôi.’ ...(như trên)... ‘Mũi là tôi.’ ...(như trên)... ‘Lưỡi là tôi.’ ...(như trên)... ‘Thân là tôi.’ ...(như trên)... ‘Ý là tôi.’ ...(như trên)... ‘Các sắc là tôi.’ ...(như trên)... ‘Các pháp là tôi.’ ...(như trên)... ‘Nhãn thức là tôi.’ ...(như trên)... ‘Ý thức là tôi’ là kiến có sự tự hào và gắn bó về ‘tôi.’ Kiến không phải là nền tảng, nền tảng không phải là kiến; kiến là điều khác, nền tảng là điều khác; (cả hai) kiến và nền tảng là—kiến có sự tự hào và gắn bó về ‘tôi’—thứ mười tám. Kiến có tự hào và gắn bó là tà kiến ...(như trên)...; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến.
Do kiến có sự tự hào và gắn bó về ‘tôi,’ có sự cố chấp với 18 biểu hiện này.
Do kiến có sự tự hào và gắn bó về ‘của tôi,’ có sự cố chấp với 18 biểu hiện gì?
Sự cố chấp và bám víu rằng: ‘Mắt là của tôi’ là kiến có sự tự hào và gắn bó về ‘của tôi.’ Kiến không phải là nền tảng, nền tảng không phải là kiến; kiến là điều khác, nền tảng là điều khác; (cả hai) kiến và nền tảng là—kiến có sự tự hào và gắn bó về ‘của tôi’—thứ nhất. Kiến có sự tự hào và gắn bó là tà kiến ...(như trên)...; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến.
Sự cố chấp và bám víu rằng: ‘Tai là của tôi.’ ...(như trên)... ‘Mũi là của tôi.’ ...(như trên)... ‘Lưỡi là của tôi.’ ...(như trên)... ‘Thân là của tôi.’ ...(như trên)... ‘Ý là của tôi.’ ...(như trên)... ‘Các sắc là của tôi.’ ...(như trên)... ‘Các pháp là của tôi.’ ...(như trên)... ‘Nhãn thức là của tôi.’ ...(như trên)... ‘Ý thức là của tôi’ là kiến có sự tự hào và gắn bó về ‘của tôi.’ Kiến không phải là nền tảng, nền tảng không phải là kiến; kiến là điều khác, nền tảng là điều khác; (cả hai) kiến và nền tảng là—kiến có sự tự hào và gắn bó về ‘của tôi’—thứ mười tám. Kiến có sự tự hào và gắn bó là tà kiến ...(như trên)...; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến.
Do kiến có sự tự hào và gắn bó về ‘của tôi,’ có sự cố chấp với 18 biểu hiện này.
Do kiến có liên hệ đến luận thuyết về tự ngã, có sự cố chấp với 20 biểu hiện gì?
Ở đây, kẻ phàm phu không lắng nghe, không có sự nhận thức của các bậc Thánh, không rành rẽ Thánh pháp, không được huấn luyện về Thánh pháp, không có sự nhận thức của các bậc chân nhân, không rành rẽ pháp chân nhân, không được huấn luyện về pháp chân nhân nhận thấy sắc là tự ngã, hoặc tự ngã có sắc, hoặc sắc ở trong tự ngã, hoặc tự ngã ở trong sắc; nhận thấy thọ ...(như trên)... tưởng ...(như trên)... các hành ...(như trên)... thức là tự ngã, hoặc tự ngã có thức, hoặc thức ở trong tự ngã, hoặc tự ngã ở trong thức. ...(như trên)...
Nhận thấy sắc là tự ngã là (có ý nghĩa) thế nào? Ở đây, có người nhận thấy đề mục đất ...(như trên)... đề mục trắng là tự ngã rằng: “Cái gì là đề mục trắng, cái ấy là tôi; cái gì là tôi, cái ấy là đề mục trắng,” (vị ấy) nhận thấy đề mục trắng và tự ngã chỉ là một. Cũng giống như đối với ngọn đèn dầu đang cháy sáng (nghĩ rằng): “Cái gì là ngọn lửa, cái ấy là ánh sáng; cái gì là ánh sáng, cái ấy là ngọn lửa,” (vị ấy) nhận thấy ngọn lửa và ánh sáng chỉ là một. Tương tợ như thế, có người nhận thấy đề mục trắng là tự ngã ...(như trên`)... là—kiến có liên hệ đến luận thuyết về tự ngã có sắc là nền tảng—thứ nhất. Kiến có liên hệ đến luận thuyết về tự ngã là tà kiến, ...(như trên)...; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến.
Do kiến có liên hệ đến luận thuyết về tự ngã, có sự cố chấp với 20 biểu hiện này.
Do kiến có liên hệ đến luận thuyết về thế giới, có sự cố chấp với 8 biểu hiện gì?
Sự cố chấp và bám víu rằng: “Tự ngã và thế giới là thường còn” là kiến. Kiến không phải là nền tảng, nền tảng không phải là kiến; ...(nt)...; (cả hai) kiến và nền tảng là—kiến có liên hệ đến luận thuyết về thế giới—thứ nhất. Kiến có liên hệ đến luận thuyết về thế giới là tà kiến, ...(nt)...; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến.
Sự cố chấp và bám víu rằng: “Tự ngã và thế giới là không thường còn” ... “Tự ngã và thế giới là thường còn và không thường còn” ... “Tự ngã và thế giới không phải là thường còn và không phải là không thường còn” ... “Tự ngã và thế giới là có giới hạn” ... “Tự ngã và thế giới là không có giới hạn” ... “Tự ngã và thế giới là có giới hạn và không có giới hạn” ... “Tự ngã và thế giới không phải là có giới hạn và không phải là không có giới hạn” là kiến có liên hệ đến luận thuyết về thế giới. ...(như trên)... là—kiến có liên hệ đến luận thuyết về thế giới—thứ tám. Kiến có liên hệ đến luận thuyết về thế giới là tà kiến, ...(như trên)...; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến.
Do kiến có liên hệ đến luận thuyết về thế giới, có sự cố chấp với 8 biểu hiện này.
Cố chấp vào sự nắm giữ lại là hữu kiến, cố chấp vào sự vượt quá là phi hữu kiến. Sự cố chấp với 35 biểu hiện do khoái lạc kiến có bao nhiêu là hữu kiến, có bao nhiêu là phi hữu kiến? Sự cố chấp với 20 biểu hiện do tùy ngã kiến có bao nhiêu là hữu kiến, có bao nhiêu là phi hữu kiến? ...(như trên)... Sự cố chấp với 8 biểu hiện do kiến có liên hệ đến luận thuyết về thế giới có bao nhiêu là hữu kiến, có bao nhiêu là phi hữu kiến?
Sự cố chấp với 35 biểu hiện do khoái lạc kiến có thể là hữu kiến, có thể là phi hữu kiến. Sự cố chấp với 20 biểu hiện do tùy ngã kiến có 15 là hữu kiến, có 5 là phi hữu kiến. Sự cố chấp với 10 biểu hiện do tà kiến có tất cả đều là phi hữu kiến. Sự cố chấp với 20 biểu hiện do thân kiến có 15 là hữu kiến, có 5 là phi hữu kiến. Sự cố chấp với 15 biểu hiện do thường kiến lấy thân làm nền tảng có tất cả đều là hữu kiến. Sự cố chấp với 5 biểu hiện do đoạn kiến lấy thân làm nền tảng có tất cả đều là phi hữu kiến.
Sự cố chấp với 5 biểu hiện do hữu biên kiến ‘Thế giới là thường còn’ có tất cả đều là hữu kiến. Sự cố chấp với 5 biểu hiện do hữu biên kiến ‘Thế giới là không thường còn’ có tất cả đều là phi hữu kiến. Sự cố chấp với 5 biểu hiện do hữu biên kiến ‘Thế giới là có giới hạn’ có thể là hữu kiến, có thể là phi hữu kiến. Sự cố chấp với 5 biểu hiện do ‘Thế giới là không có giới hạn’ có thể là hữu kiến, có thể là phi hữu kiến. Sự cố chấp với 5 biểu hiện do hữu biên kiến ‘Mạng sống ấy, thân thể ấy’ có tất cả đều là phi hữu kiến. Sự cố chấp với 5 biểu hiện do hữu biên kiến ‘Mạng sống khác, thân thể khác’ có tất cả đều là hữu kiến. Sự cố chấp với 5 biểu hiện do hữu biên kiến ‘Có phải đức Như Lai hiện hữu ở nơi khác sau khi chết?’ có tất cả đều là hữu kiến. Sự cố chấp với 5 biểu hiện do hữu biên kiến ‘Có phải đức Như Lai không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết?’ có tất cả đều là phi hữu kiến. Sự cố chấp với 5 biểu hiện do hữu biên kiến ‘Có phải đức Như Lai hiện hữu và không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết?’ có thể là hữu kiến, có thể là phi hữu kiến. Sự cố chấp với 5 biểu hiện do hữu biên kiến ‘Có phải đức Như Lai không hiện hữu và không phải là không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết?’ có thể là hữu kiến, có thể là phi hữu kiến.
Sự cố chấp với 18 biểu hiện do quá khứ hữu biên kiến có thể là hữu kiến, có thể là phi hữu kiến. Sự cố chấp với 44 biểu hiện do vị lai hữu biên kiến có thể là hữu kiến, có thể là phi hữu kiến. Sự cố chấp với 18 biểu hiện do kiến có sự ràng buộc có thể là hữu kiến, có thể là phi hữu kiến. Sự cố chấp với 18 biểu hiện do kiến có sự tự hào và gắn bó về ‘tôi’ có tất cả đều là phi hữu kiến. Sự cố chấp với 18 biểu hiện do kiến có sự tự hào và gắn bó về ‘của tôi’ có tất cả đều là hữu kiến.
Sự cố chấp với 20 biểu hiện do kiến có liên hệ đến luận thuyết về tự ngã có 15 là hữu kiến, có 5 là phi hữu kiến. Sự cố chấp với 8 biểu hiện do kiến có liên hệ đến luận thuyết về thế giới có thể là hữu kiến, có thể là phi hữu kiến.
Tất cả các kiến ấy là khoái lạc kiến. Tất cả các kiến ấy là tùy ngã kiến. Tất cả các kiến ấy là tà kiến. Tất cả các kiến ấy là thân kiến. Tất cả các kiến ấy là hữu biên kiến. Tất cả các kiến ấy là kiến có sự ràng buộc. Tất cả các kiến ấy là kiến có liên quan đến luận thuyết về tự ngã.
Kiến về sự hiện hữu
và kiến về phi hữu,
luận lý đều nương tựa
ở cả hai điều này,
ở tại thế giới này
có tưởng bị sai lệch
không có trí biết được
sự diệt tận của chúng.
Này các tỳ khưu, chư thiên và nhân loại bị xâm nhập bởi hai loại thiên kiến (hữu và phi hữu), một số nắm giữ lại, một số vượt quá, và những người có mắt nhìn thấy.
Và này các tỳ khưu, một số nắm giữ lại là (có ý nghĩa) thế nào? Này các tỳ khưu, có chư thiên và nhân loại ưa thích hữu, khoái lạc trong hữu, hoan hỷ trong hữu. Khi Giáo Pháp về sự diệt tận của hữu đang được thuyết giảng đến họ, tâm của họ không tiếp thu, không đặt niềm tin, không an trú, không xác quyết. Này các tỳ khưu, một số nắm giữ lại là (có ý nghĩa) như vậy.
Và này các tỳ khưu, một số vượt quá là (có ý nghĩa) thế nào? Này các tỳ khưu, tuy nhiên có một số (chư thiên và nhân loại) trong khi chịu khổ sở, trong khi bị hổ thẹn, trong khi ghê tởm đối với hữu, họ thích thú phi hữu: “Này quý vị, nghe rằng tự ngã này, do sự tan rã của thân, bị phân hoại, bị diệt vong, không có đời sống khác sau khi chết; điều này là tịch tịnh, điều này là tuyệt vời, điều này là hiển nhiên.” Này các tỳ khưu, một số vượt quá là (có ý nghĩa) như thế.
Và này các tỳ khưu, những ngưòi có mắt nhìn thấy là (có ý nghĩa) thế nào? Này các tỳ khưu, ở đây vị tỳ khưu nhìn thấy hiện hữu là hiện hữu. Sau khi nhìn thấy hiện hữu là hiện hữu, vị ấy đạt đến sự nhàm chán, sự ly tham ái, sự tịch diệt đối với hữu. Này các tỳ khưu, những ngưòi có mắt nhìn thấy là (có ý nghĩa) như thế.
Sau khi nhìn thấy được
hiện hữu là hiện hữu
cùng với sự vượt qua
đối với điều hiện hữu,
người nào xác quyết được
đúng theo bản thể thật
(người ấy) thời đoạn tận
tham ái đối với hữu.
Vị ấy biết toàn diện
đối với điều hiện hữu
có ái được xa lìa
khỏi hữu và phi hữu,
do phi hữu của hữu
vị tỳ khưu (như thế)
thời không còn đi đến
sự tái sanh lần nữa.
Có 3 hạng người có kiến bị hư hỏng, có 3 hạng người có kiến được thành tựu.
Ba hạng người nào có kiến bị hư hỏng? Ngoại đạo, đệ tử của ngoại đạo, và người có tà kiến; 3 hạng người này có kiến bị hư hỏng.
Ba hạng người nào có kiến được thành tựu? Đức Như Lai, đệ tử của đức Như Lai, và người có chánh kiến.
Người giận dữ, oán hận,
xấu xa, và quỷ quyệt,
kiến hư hỏng, ngu muội,
biết là kẻ hạ tiện.
Không giận dữ, không oán,
thanh tịnh, hành Đạo Quả,
kiến thành tựu, sáng suốt,
biết được là bậc Thánh.
Có ba kiến bị hư hỏng, có ba kiến được thành tựu.
Ba kiến nào bị hư hỏng? ‘Cái này là của tôi’ là kiến bị hư hỏng, ‘Cái này là tôi’ là kiến bị hư hỏng, ‘Cái này là tự ngã của tôi’ là kiến bị hư hỏng. Đây là 3 kiến bị hư hỏng.
Ba kiến nào được thành tựu? ‘Cái này không phải là của tôi’ là kiến được thành tựu, ‘Cái này không phải là tôi’ là kiến được thành tựu, ‘Cái này không phải là tự ngã của tôi’ là kiến được thành tựu. Đây là 3 kiến được thành tựu.
‘Cái này là của tôi’ là kiến gì? Có bao nhiêu kiến? Các kiến ấy liên đới với giới hạn (thời gian) nào? ‘Cái này là của tôi’ là kiến gì? Có bao nhiêu kiến? Các kiến ấy liên đới với giới hạn (thời gian) nào? ‘Cái này là tự ngã của tôi’ là kiến gì? Có bao nhiêu kiến? Các kiến ấy liên đới với giới hạn (thời gian) nào?
‘Cái này là của tôi’ là quá khứ hữu biên kiến. Có 18 kiến. Các kiến ấy liên đới với giới hạn (thời gian) quá khứ. ‘Cái này là của tôi’ là vị lai hữu biên kiến. Có 44 kiến. Các kiến ấy liên đới với giới hạn (thời gian) vị lai. ‘Cái này là tự ngã của tôi’ là tùy ngã kiến với 20 nền tảng, là thân kiến với 20 nền tảng, là 62 thiên kiến có thân kiến đứng đầu, các kiến ấy liên đới với giới hạn (thời gian) quá khứ và vị lai.
Này các tỳ khưu, những người nào hướng đến sự thành toàn ở Ta những người ấy được thành tựu về kiến. Đối với những người được thành tựu về kiến ấy, có sự thành toàn[2]ở nơi đây[3]đối với năm hạng, có sự thành toàn sau khi rời bỏ nơi đây đối với năm hạng.
Có sự thành toàn ở nơi đây đối với năm hạng nào? Đối với (vị tái sanh) tối đa bảy lần, đối với (vị tái sanh) trong các gia tộc danh giá, đối với vị có một chủng tử (chỉ còn một lần tái sanh),[4]đối với vị Nhất Lai, và vị nào là A-la-hán ngay trong kiếp hiện tại này, có sự thành toàn ở nơi đây đối với năm hạng này.
Có sự thành toàn sau khi rời bỏ nơi đây đối với năm hạng nào? Đối với vị viên tịch Niết Bàn vào giai đoạn đầu của đời kế tiếp, đối với vị viên tịch Niết Bàn vào giai đoạn cuối của đời kế tiếp, đối với vị Vô Hành viên tịch Niết Bàn, đối với vị Hữu Hành viên tịch Niết Bàn, đối với vị ngược giòng đi đến cõi Sắc Cứu Cánh, có sự thành toàn sau khi rời bỏ nơi đây đối với năm hạng này.
Này các tỳ khưu, những người nào hướng đến sự thành toàn ở Ta những người ấy được thành tựu về kiến. Đối với những người được thành tựu về kiến ấy, có sự thành toàn ở nơi đây đối với năm hạng này, có sự thành toàn sau khi rời bỏ nơi đây đối với năm hạng này.
Này các tỳ khưu, những người nào đặt niềm tin hoàn toàn ở nơi Ta, những người ấy là các vị Nhập Lưu. Đối với các vị Nhập Lưu ấy, có sự thành toàn ở nơi đây đối với năm hạng, có sự thành toàn sau khi rời bỏ nơi đây đối với năm hạng.
Có sự thành toàn ở nơi đây đối với năm hạng nào? Đối với (vị tái sanh) tối đa bảy lần, đối với (vị tái sanh) trong các gia tộc danh giá, đối với vị có một chủng tử (chỉ còn một lần tái sanh), đối với vị Nhất Lai, và vị nào là A-la-hán ngay trong kiếp hiện tại này, có sự thành toàn ở nơi đây đối với năm hạng này.
Có sự thành toàn sau khi rời bỏ nơi đây đối với năm hạng nào? Đối với vị viên tịch Niết Bàn vào giai đoạn đầu của đời kế tiếp, đối với vị viên tịch Niết Bàn vào giai đoạn cuối của đời kế tiếp, đối với vị Vô Hành viên tịch Niết Bàn, đối với vị Hữu Hành viên tịch Niết Bàn, đối với vị ngược giòng đi đến cõi Sắc Cứu Cánh, có sự thành toàn sau khi rời nơi đây đối với năm hạng này.
Này các tỳ khưu, những người nào đặt niềm tin hoàn toàn ở nơi Ta những người ấy là các vị Nhập Lưu. Đối với các vị Nhập Lưu ấy, có sự thành toàn ở nơi đây đối với năm hạng này, có sự thành toàn sau khi rời bỏ nơi đây đối với năm hạng này.
Phần giảng về Kiến được đầy đủ.
--ooOoo--
[1] Theo chú giải, “tattha lokoti attā” (PṭsA. 2, 452) = Ở đây, thế giới có nghĩa là tự ngã.
[2] Có sự thành toàn nghĩa là sự tịch diệt Niết Bàn (PṭsA. 2, 465).
[3] Ở nơi đây nghĩa là ở dục giới này (Sđd. 465).
[4] Cả ba trường hợp: vị tái sanh tối đa bảy lần (sattakkhattuparama), vị tái sanh trong các gia tộc danh giá (kolaṃkola), vị có một chủng tử chỉ còn một lần tái sanh (ekabījī) đều đề cập đến vị Nhập Lưu (Sotāpatti) tùy theo khả năng trí tuệ của vị ấy là chậm, trung bình, hoặc nhạy bén (ND).
Đối với vị đang tu tập định của niệm hơi thở vào hơi thở ra theo 16 nền tảng, có hơn 200 pháp sanh lên (ở vị ấy): 8 trí về ngăn trở và 8 trí về hỗ trợ, 18 trí về tùy phiền não, 13 trí trong việc thanh lọc, 32 trí về việc thực hành niệm, 24 trí do năng lực của định, 72 trí do năng lực của minh sát, 8 trí về nhàm chán, 8 trí thuận theo nhàm chán, 8 trí về sự tịnh lặng của nhàm chán, 21 trí về sự an lạc của giải thoát.
Phần Liệt Kê Số Lượng được đầy đủ.
8 trí về ngăn trở và 8 trí về hỗ trợ là gì?
Ước muốn trong các dục là sự ngăn trở của định, sự thoát ly là sự hỗ trợ của định. Sân độc là sự ngăn trở của định, không sân độc là sự hỗ trợ của định. Lờ đờ buồn ngủ là sự ngăn trở của định, sự nghĩ tưởng đến ánh sáng là sự hỗ trợ của định. Phóng dật là sự ngăn trở của định, không tản mạn là sự hỗ trợ của định. Hoài nghi là sự ngăn trở của định, sự xác định pháp là sự hỗ trợ của định. Vô minh là sự ngăn trở của định, trí là sự hỗ trợ của định. Sự không hứng thú là sự ngăn trở của định, sự hân hoan là sự hỗ trợ của định. Tất cả các pháp bất thiện cũng là các sự ngăn trở của định, tất cả các pháp thiện cũng là các sự hỗ trợ của định. Đây là 8 trí về ngăn trở và 8 trí về hỗ trợ.
Được tiếp cận, được quen thuộc với 16 biểu hiện này, tâm an trụ ở nhất thể và được thanh tịnh đối các pháp ngăn che.
Các nhất thể ấy là gì? Sự thoát ly là nhất thể, sự không sân độc là nhất thể, sự nghĩ tưởng đến ánh sáng là nhất thể, sự không tản mạn là nhất thể, sự xác định pháp là nhất thể, trí là nhất thể, sự hân hoan là nhất thể, tất cả các thiện pháp cũng là các nhất thể.
Các pháp ngăn che ấy là gì? Ước muốn trong các dục là pháp ngăn che, sân độc là pháp ngăn che, lờ đờ buồn ngủ là pháp ngăn che, phóng dật là pháp ngăn che, hoài nghi là pháp ngăn che, vô minh là pháp ngăn che, sự không hứng thú là pháp ngăn che, tất cả các bất thiện pháp cũng là các pháp ngăn che.
Pháp ngăn che: Các pháp ngăn che theo ý nghĩa gì? Các pháp ngăn che với ý nghĩa che lấp lối ra.
Các lối ra ấy là gì? Sự thoát ly là lối ra của các bậc Thánh, và do sự thoát ly ấy các bậc Thánh thoát ra; ước muốn trong các dục là sự che lấp lối ra, và do trạng thái bị bao trùm bởi ước muốn trong các dục ấy (hành giả) không nhận biết sự thoát ly là lối ra của các bậc Thánh; ước muốn trong các dục là sự che lấp lối ra. Sự không sân độc là lối ra của các bậc Thánh, và do sự không sân độc ấy các bậc Thánh thoát ra; sân độc là sự che lấp lối ra, và do trạng thái bị bao trùm bởi sân độc ấy (hành giả) không nhận biết sự không sân độc là lối ra của các bậc Thánh; sân độc là sự che lấp lối ra. Sự nghĩ tưởng đến ánh sáng là lối ra của các bậc Thánh, và do sự nghĩ tưởng đến ánh sáng ấy các bậc Thánh thoát ra; lờ đờ buồn ngủ là sự che lấp lối ra, và do trạng thái bị bao trùm bởi sự lờ đờ buồn ngủ ấy (hành giả) không nhận biết sự nghĩ tưởng đến ánh sáng là lối ra của các bậc Thánh; lờ đờ buồn ngủ là sự che lấp lối ra. Sự không tản mạn là lối ra của các bậc Thánh, và do sự không tản mạn ấy các bậc Thánh thoát ra; phóng dật là sự che lấp lối ra, và do trạng thái bị bao trùm bởi phóng dật ấy (hành giả) không nhận biết sự không tản mạn là lối ra của các bậc Thánh; phóng dật là sự che lấp lối ra. Sự xác định pháp là lối ra của các bậc Thánh, và do sự xác định pháp ấy các bậc Thánh thoát ra; hoài nghi là sự che lấp lối ra, và do trạng thái bị bao trùm bởi hoài nghi ấy (hành giả) không nhận biết sự xác định pháp là lối ra của các bậc Thánh; hoài nghi là sự che lấp lối ra. Trí là lối ra của các bậc Thánh, và do trí ấy các bậc Thánh thoát ra; vô minh là sự che lấp lối ra, và do trạng thái bị bao trùm bởi vô minh ấy (hành giả) không nhận biết trí là lối ra của các bậc Thánh; vô minh là sự che lấp lối ra. Sự hân hoan là lối ra của các bậc Thánh, và do sự hân hoan ấy các bậc Thánh thoát ra; sự không hứng thú là sự che lấp lối ra, và do trạng thái bị bao trùm bởi sự không hứng thú ấy (hành giả) không nhận biết sự hân hoan là lối ra của các bậc Thánh; không hứng thú là sự che lấp lối ra. Tất cả các thiện pháp cũng là lối ra của các bậc Thánh, và do các thiện pháp ấy các bậc Thánh thoát ra; tất cả các bất thiện pháp cũng là các sự che lấp lối ra, và do trạng thái bị bao trùm bởi các bất thiện pháp ấy (hành giả) không nhận biết các thiện pháp là lối ra của các bậc Thánh; tất cả các bất thiện pháp cũng các là sự che lấp lối ra.
Phần giải thích 16 trí được đầy đủ.
Hơn nữa, đối với vị đang tu tập định của niệm hơi thở vào hơi thở ra theo 16 nền tảng có tâm đã được thanh lọc khỏi các pháp ngăn che này, do sự tập trung ngắn hạn có 18 tùy phiền não gì sanh lên (ở vị ấy)?
Tâm của vị đang theo dõi giai đoạn đầu-giữa-cuối của hơi thở vào bằng niệm đi đến tình trạng tản mạn ở nội phần là sự ngăn trở của định. Tâm của vị đang theo dõi giai đoạn đầu-giữa-cuối của hơi thở ra bằng niệm đi đến tình trạng tản mạn ở ngoại phần là sự ngăn trở của định. Do sự mong mỏi ở hơi thở vào, hành vi của ưa thích và tham ái là sự ngăn trở của định. Do sự mong mỏi ở hơi thở ra, hành vi của ưa thích và tham ái là sự ngăn trở của định. Đối với vị áp đặt hơi thở vào, do sự hứng thú trong việc đạt được hơi thở ra là sự ngăn trở của định. Đối với vị áp đặt hơi thở ra, do sự hứng thú trong việc đạt được hơi thở vào là sự ngăn trở của định.
Theo dõi hơi thở vào
theo dõi hơi thở ra,
tán nội phần, mong mỏi,
tán ngoại phần, ước muốn, (1)
áp đặt hơi thở vào
hứng thú đạt hơi ra,
áp đặt hơi thở ra
hứng thú đạt hơi vào. (2)
Sáu tùy phiền não này
định niệm hơi vào ra,
người bị chúng xáo động
tâm không được giải thoát,
những ai chưa giải thoát
chúng thành tựu tái sanh. (3)
Nhóm sáu thứ nhất.
Đối với hành giả hướng tâm đến hiện tướng,[1]tâm (đặt) ở hơi thở vào bị chao động là sự ngăn trở của định. Đối với hành giả hướng tâm đến hơi thở vào, tâm (đặt) ở hiện tướng bị chao động là sự ngăn trở của định. Đối với hành giả hướng tâm đến hiện tướng, tâm (đặt) ở hơi thở ra bị chao động là sự ngăn trở của định. Đối với hành giả hướng tâm đến hơi thở ra, tâm (đặt) ở hiện tướng bị chao động là sự ngăn trở của định. Đối với hành giả hướng tâm đến hơi thở vào, tâm (đặt) ở hơi thở ra bị chao động là sự ngăn trở của định. Đối với hành giả hướng tâm đến hơi thở ra, tâm (đặt) ở hơi thở vào bị chao động là sự ngăn trở của định.
Hướng tâm đến hiện tướng
ý buông bỏ hơi vào,
hướng tâm đến hơi vào
tâm chao động hiện tướng. (4)
Hướng tâm đến hiện tướng
ý buông bỏ hơi ra,
hướng tâm đến hơi ra
tâm chao động hiện tướng. (5)
Hướng tâm hơi thở vào
tâm buông bỏ hơi ra,
hướng tâm hơi thở ra
tâm chao động hơi vào. (6)
Sáu tùy phiền não này
định niệm hơi vào ra,
người bị chúng xáo động
tâm không được giải thoát,
những ai chưa giải thoát
chúng thành tựu tái sanh. (7)
Nhóm sáu thứ nhì.
Tâm có sự chạy theo quá khứ[2]bị rơi vào tản mạn là sự ngăn trở của định. Tâm có sự mong mỏi ở vị lai[3]bị chao động là sự ngăn trở của định. Tâm trì trệ bị rơi vào biếng nhác là sự ngăn trở của định. Tâm được ra sức quá mức bị rơi vào phóng dật là sự ngăn trở của định. Tâm quá chuyên chú bị rơi vào tham là sự ngăn trở của định. Tâm lơi là bị rơi vào sân là sự ngăn trở của định.
Tâm chạy theo quá khứ,
vọng tương lai, trì trệ,
quá ra sức, chuyên chú,
tâm lơi là, không định. (8)
Sáu tùy phiền não này
định niệm thở vào ra
người ô nhiễm bởi chúng
không biết được thắng tâm. (9)
Nhóm sáu thứ ba.
Do tâm của vị đang theo dõi giai đoạn đầu-giữa-cuối của hơi thở vào bằng niệm đi đến tình trạng tản mạn ở nội phần, cả thân lẫn tâm trở nên xao động, loạn động, rúng động. Do tâm của vị đang theo dõi giai đoạn đầu-giữa-cuối của hơi thở ra bằng niệm đi đến tình trạng tản mạn ở ngoại phần, cả thân lẫn tâm trở nên xao động, loạn động, rúng động. Do mong mỏi ở hơi thở vào, do ưa thích, do hành vi của ái, cả thân lẫn tâm trở nên xao động, loạn động, rúng động. Do mong mỏi ở hơi thở ra, do ưa thích, do hành vi của ái, cả thân lẫn tâm trở nên xao động, loạn động, rúng động. Đối với vị áp đặt hơi thở vào, do sự hứng thú trong việc đạt được hơi thở ra, cả thân lẫn tâm trở nên xao động, loạn động, rúng động. Đối với vị áp đặt hơi thở ra, do sự hứng thú trong việc đạt được hơi thở vào, cả thân lẫn tâm ...(như trên)... Đối với vị hướng tâm đến hiện tướng có tâm (đặt) ở hơi thở vào, do trạng thái bị dao động cả thân lẫn tâm ...(như trên)... Đối với vị hướng tâm đến hơi thở vào có tâm (đặt) ở hiện tướng, do trạng thái bị dao động, cả thân lẫn tâm ...(như trên)... Đối với vị hướng tâm đến hiện tướng có tâm (đặt) ở hơi thở ra, do trạng thái bị dao động cả thân lẫn tâm ...(như trên)... Đối với vị hướng tâm đến hơi thở ra có tâm (đặt) ở hiện tướng, do trạng thái bị dao động cả thân lẫn tâm trở nên xao động, loạn động, rúng động. Đối với vị hướng tâm đến hơi thở vào có tâm (đặt) ở hơi thở ra, do trạng thái bị dao động cả thân lẫn tâm trở nên xao động, loạn động, rúng động. Đối với vị hướng tâm đến hơi thở ra có tâm (đặt) ở hơi thở vào, do trạng thái bị dao động cả thân lẫn tâm trở nên xao động, loạn động, rúng động. Do có sự chạy theo quá khứ tâm bị rơi vào tản mạn, cả thân lẫn tâm trở nên xao động, loạn động, rúng động. Do có sự mong mỏi ở vị lai tâm bị dao động, cả thân lẫn tâm trở nên xao động, loạn động, rúng động. Do có sự trì trệ tâm bị rơi vào biếng nhác, cả thân lẫn tâm trở nên xao động, loạn động, rúng động. Do ra sức quá mức tâm bị rơi vào phóng dật, cả thân lẫn tâm trở nên xao động, loạn động, rúng động. Do quá chuyên chú tâm bị rơi vào tham, cả thân lẫn tâm trở nên xao động, loạn động, rúng động. Do lơi là tâm bị rơi vào sân, cả thân lẫn tâm trở nên xao động, loạn động, rúng động.
Đối với vị tu niệm
hơi thở vào thở ra
không toàn vẹn, không tiến,
thời thân bị loạn động,
tâm cũng bị loạn động,
thân tâm đều rúng động. (10)
Đối với vị tu niệm
hơi thở vào thở ra
được toàn vẹn, tiến triển,
thời thân không loạn động,
tâm cũng không loạn động,
thân tâm không rúng động. (11)
Hơn nữa, đối với vị đang tu tập định của niệm hơi thở vào hơi thở ra theo 16 nền tảng có tâm đã được thanh lọc khỏi các pháp ngăn che ấy, thời có 18 tùy phiển não này sanh lên.
Phần giải thích trí về tùy phiền não.
13 trí gì trong việc thanh lọc? Tâm có sự chạy theo quá khứ bị rơi vào tản mạn. Sau khi ngăn ngừa việc ấy, hành giả tập trung (tâm) vào một chỗ; như vậy tâm không đi đến tản mạn. Tâm có sự mong mỏi ở vị lai bị chao động. Sau khi ngăn ngừa việc ấy, ngay tại đấy hành giả khẳng định lại; như thế tâm không đi đến tản mạn. Tâm trì trệ bị rơi vào biếng nhác. Sau khi nắm giữ điều ấy, hành giả dứt bỏ sự biếng nhác; như vậy tâm không đi đến tản mạn. Tâm ra sức quá mức bị rơi vào phóng dật. Sau khi hạn chế điều ấy, hành giả dứt bỏ phóng dật; như vậy tâm không đi đến tản mạn. Tâm quá chuyên chú bị rơi vào tham. Sau khi có sự nhận biết rõ rệt điều ấy, hành giả dứt bỏ tham; như vậy tâm không đi đến tản mạn. Tâm lơi là bị rơi vào sân. Sau khi có sự nhận biết rõ rệt điều ấy, hành giả dứt bỏ sân; như vậy tâm không đi đến tản mạn. Được hoàn toàn trong sạch với 6 trường hợp này, tâm được tinh khiết đi đến nhất thể.
Các nhất thể ấy là gì? Nhất thể trong việc thiết lập sự buông bỏ vật thí, nhất thể trong việc thiết lập hiện tướng của chỉ tịnh, nhất thể trong việc thiết lập tướng trạng của biến hoại, nhất thể trong việc thiết lập sự diệt tận.
Nhất thể trong việc thiết lập sự buông bỏ vật thí của những người đã quyết tâm xả bỏ, nhất thể trong việc thiết lập hiện tướng của chỉ tịnh của những người đã gắn bó với thắng tâm, nhất thể trong việc thiết lập tướng trạng biến hoại của những người thực hành minh sát, nhất thể trong việc thiết lập sự diệt tận của các bậc Thánh nhân. Tâm đạt đến nhất thể bằng bốn trường hợp này vừa có sự tiến đến tính chất thanh tịnh của việc thực hành, vừa được tăng cường trạng thái xả, và còn được hài lòng bởi trí nữa.
Đối với sơ thiền, cái gì là phần đầu? cái gì là phần giữa? cái gì là phần cuối? Đối với sơ thiền, sự thanh tịnh của việc thực hành là phần đầu, sự tăng cường trạng thái xả là phần giữa, sự tự hài lòng là phần cuối.
Đối với sơ thiền, sự thanh tịnh của việc thực hành là phần đầu, có bao nhiêu tướng trạng thuộc về phần đầu? Có ba tướng trạng thuộc về phần đầu: Điều gì là sự ngăn trở của thiền ấy, do điều ấy tâm được thanh tịnh; do bản thể thanh tịnh, tâm đạt đến hiện tướng của chỉ tịnh ở trung tâm; do bản thể đã được đạt đến, tâm tiến vào nơi ấy. Việc tâm được thanh tịnh do sự ngăn trở, việc tâm đạt đến hiện tướng của chỉ tịnh ở trung tâm do bản thể thanh tịnh, việc tâm tiến vào nơi ấy do bản thể đã được đạt đến, đối với sơ thiền sự thanh tịnh của việc thực hành là phần đầu, ba tướng trạng này là thuộc về phần đầu, vì thế được nói rằng: “Sơ thiền vừa là tốt đẹp ở phần đầu vừa được thành tựu về tướng trạng.”
Đối với sơ thiền, sự tăng cường trạng thái xả là phần giữa, có bao nhiêu tướng trạng thuộc về phần giữa? Có ba tướng trạng thuộc về phần giữa: Hành giả dửng dưng đối với tâm thanh tịnh, dửng dưng đối với việc đã đạt đến chỉ tịnh, dửng dưng đối với việc thiết lập nhất thể. Việc hành giả dửng dưng đối với tâm thanh tịnh, dửng dưng đối với việc đã đạt đến chỉ tịnh, dửng dưng đối với việc thiết lập nhất thể, đối với sơ thiền sự tăng cường trạng thái xả là phần giữa, ba tướng trạng này là thuộc về phần giữa, vì thế được nói rằng: “Sơ thiền vừa là tốt đẹp ở phần giữa vừa được thành tựu về tướng trạng.”
Đối với sơ thiền, sự tự hài lòng là phần cuối, có bao nhiêu tướng trạng thuộc về phần cuối? Có bốn tướng trạng thuộc về phần cuối: có sự tự hài lòng đối với các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy theo ý nghĩa không vượt trội, sự tự hài lòng đối với các quyền theo ý nghĩa nhất vị, sự tự hài lòng theo ý nghĩa khởi động tinh tấn nhằm đạt đến Niết Bàn, sự tự hài lòng theo ý nghĩa rèn luyện. Đối với sơ thiền sự tự hài lòng là phần cuối, bốn tướng trạng này là thuộc về phần cuối, vì thế được nói rằng: “Sơ thiền vừa là tốt đẹp ở phần cuối vừa được thành tựu về tướng trạng.”
Như thế, tâm đã đạt đến ba phận sự là tốt đẹp theo ba cách,[4]được thành tựu mười tướng trạng,[5]và còn được thành tựu về tầm, thành tựu về tứ, thành tựu về hỷ, thành tựu về lạc, thành tựu về sự khẳng định tâm, thành tựu về tín, thành tựu về tấn, thành tựu về niệm, thành tựu về định, và thành tựu về tuệ.
Đối với nhị thiền, cái gì là phần đầu? cái gì là phần giữa? cái gì là phần cuối? ...(như trên)... Như thế, tâm đã đạt đến ba phận sự là tốt đẹp theo ba cách, được thành tựu mười tướng trạng, và còn được thành tựu về hỷ, thành tựu về lạc, thành tựu về sự khẳng định tâm, ...(như trên)..., và thành tựu về tuệ.
Đối với tam thiền, cái gì là phần đầu? cái gì là phần giữa? cái gì là phần cuối? ...(nt)... Như thế, tâm đã đạt đến ba phận sự là tốt đẹp theo ba cách, được thành tựu 10 tướng trạng, và còn được thành tựu về lạc, thành tựu về sự khẳng định tâm, thành tựu về tín, thành tựu về tấn, thành tựu về niệm, thành tựu về định, và thành tựu về tuệ.
Đối với tứ thiền, cái gì là phần đầu? cái gì là phần giữa? cái gì là phần cuối? ...(nt)... Như thế, tâm đã đạt đến ba phận sự là tốt đẹp theo ba cách, được thành tựu 10 tướng trạng, và còn được thành tựu về xả, thành tựu về sự khẳng định tâm, thành tựu về tín, thành tựu về tấn, thành tựu về niệm, thành tựu về định, và thành tựu về tuệ.
Đối với sự chứng đạt không vô biên xứ ...(nt)... sự chứng đạt thức vô biên xứ ... sự chứng đạt vô sở hữu xứ ... sự chứng đạt phi tưởng phi phi tưởng xứ, cái gì là phần đầu? cái gì là phần giữa? cái gì là phần cuối? ... Như thế, tâm đã đạt đến ba phận sự là tốt đẹp theo ba cách, được thành tựu mười tướng trạng, và còn được thành tựu về xả, thành tựu về sự khẳng định tâm, ...(nt)..., và thành tựu về tuệ.
Đối với sự quán xét về vô thường, cái gì là phần đầu? cái gì là phần giữa? cái gì là phần cuối? ... Như thế, tâm đã đạt đến ba phận sự là tốt đẹp theo ba cách, được thành tựu 10 tướng trạng, và còn được thành tựu về tầm, thành tựu về tứ, thành tựu về hỷ, thành tựu về lạc, thành tựu về sự khẳng định tâm, thành tựu về tín, thành tựu về tấn, thành tựu về niệm, thành tựu về định, và thành tựu về tuệ.
Đối với sự quán xét về khổ não ...(như trên)... Đối với sự quán xét về vô ngã ...(nt)... Đối với sự quán xét về sự nhàm chán ...(nt)... Đối với sự quán xét về ly tham ái ... Đối với sự quán xét về sự diệt tận ... Đối với sự quán xét về sự từ bỏ ... Đối với sự quán xét về sự đoạn tận ... Đối với sự quán xét về sự biến hoại ... Đối với sự quán xét về sự chuyển biến ... Đối với sự quán xét về vô tướng ... Đối với sự quán xét về vô nguyện ... Đối với sự quán xét về không tánh ... Đối với sự minh sát các pháp bằng thắng tuệ ... Đối với sự biết và thấy đúng theo thực thể ... Đối với sự quán xét về sự tai hại ... Đối với sự quán xét về sự phân biệt rõ ... Đối với sự quán xét về sự ly khai ...(như trên)...
Đối với Đạo Nhập Lưu, ... Đối với Đạo Nhất Lai, ... Đối với Đạo Bất Lai, ... Đối với Đạo A-la-hán, cái gì là phần đầu? cái gì là phần giữa? cái gì là phần cuối? Đối với Đạo A-la-hán, sự thanh tịnh của việc thực hành là phần đầu, sự tăng cường trạng thái xả là phần giữa, sự tự hài lòng là phần cuối. Sự thanh tịnh của việc thực hành là phần đầu của Đạo A-la-hán. Có bao nhiêu tướng trạng thuộc về phần đầu? Có ba tướng trạng thuộc về phần đầu: ...(như trên).... Đối với Đạo A-la-hán sự thanh tịnh của việc thực hành là phần đầu, ba tướng trạng này là thuộc về phần đầu, vì thế được nói rằng: “Đạo A-la-hán vừa là tốt đẹp ở phần đầu vừa được thành tựu về tướng trạng.”
Đối với Đạo A-la-hán, sự tăng cường trạng thái xả là phần giữa, có bao nhiêu tướng trạng thuộc về phần giữa? Có ba tướng trạng thuộc về phần giữa: Hành giả dửng dưng đối với tâm thanh tịnh, dửng dưng đối với việc đã đạt đến chỉ tịnh, dửng dưng đối với việc thiết lập nhất thể. Việc hành giả dửng dưng đối với tâm thanh tịnh, dửng dưng đối với việc đã đạt đến chỉ tịnh, dửng dưng đối với việc thiết lập nhất thể, vì thế được nói rằng: “Đạo A-la-hán vừa là tốt đẹp ở phần giữa vừa được thành tựu về tướng trạng.”
Đối với Đạo A-la-hán, sự tự hài lòng là phần cuối, có bao nhiêu tướng trạng thuộc về phần cuối? Có bốn tướng trạng thuộc về phần cuối: có sự tự hài lòng đối với các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy theo ý nghĩa không vượt trội, sự tự hài lòng đối với của các quyền theo ý nghĩa nhất vị, sự tự hài lòng theo ý nghĩa khởi động tinh tấn nhằm đạt đến giải thoát Niết Bàn, sự tự hài lòng theo ý nghĩa rèn luyện. Đối với Đạo A-la-hán sự tự hài lòng là phần cuối, bốn tướng trạng này là thuộc về phần cuối, vì thế được nói rằng: “Đạo A-la-hán vừa là tốt đẹp ở phần cuối vừa được thành tựu về tướng trạng.” Như thế, tâm đã đạt đến ba phận sự là tốt đẹp theo ba cách, được thành tựu mười tướng trạng, và còn được thành tựu về tầm, thành tựu về tứ, thành tựu về hỷ, thành tựu về lạc, thành tựu về sự khẳng định tâm, thành tựu về tín, thành tựu về tấn, thành tựu về niệm, thành tựu về định, và thành tựu về tuệ.
Hiện tướng, hơi vào ra
chẳng phải cảnh một tâm,
người không biết ba pháp
tu tập không thành đạt. (1)
Hiện tướng, hơi vào ra
chẳng phải cảnh một tâm,
vị nhận biết ba pháp
tu tập được thành công. (2)
Ba pháp này không phải là đối tượng của một tâm, ba pháp này không phải là không được biết đến, tâm không đi đến tản mạn, sự nỗ lực được nhận biết, và (hành giả) hoàn tất việc thực hành, đạt đến sự chứng ngộ là (có ý nghĩa) thế nào?
Cũng giống như thân cây được đặt nằm ở trên mặt đất bằng, một người đàn ông có thể cắt chính nó bằng cái cưa. Niệm của người đàn ông được thiết lập theo tác động của các răng cưa chạm vào thân cây mà không chú ý ở các răng cưa tiến tới hoặc thụt lùi. Các răng cưa tiến tới hoặc thụt lùi không phải là không được biết đến, sự nỗ lực được nhận biết, và (người ấy) hoàn tất nhiệm vụ. Thân cây được đặt nằm ở trên mặt đất bằng như thế nào, hiện tướng do sự gắn liền (của niệm) là như thế ấy. Các răng cưa là như thế nào, hơi thở vào hơi thở ra là như vậy. Như thế niệm của người đàn ông được thiết lập theo tác động của các răng cưa chạm vào thân cây mà không chú ý ở các răng cưa tiến tới hoặc thụt lùi. Các răng cưa tiến tới hoặc thụt lùi không phải là không được biết đến, sự nỗ lực được nhận biết, và (người ấy) hoàn tất nhiệm vụ. Tương tợ như thế, sau khi thiết lập niệm ở chóp mũi hoặc ở môi trên, vị tỳ khưu đang ngồi, không chú ý ở hơi thở vào ra đến hoặc đi. Hơi thở vào ra đến hoặc đi không phải là không được biết đến, sự nỗ lực được nhận biết, và (hành giả) hoàn tất việc thực hành, đạt đến sự chứng ngộ.
Sự nỗ lực: Sự nỗ lực gì? Thân và tâm của vị khởi sự tinh tấn là thích hợp cho hành động; điều này là sự nỗ lực. Việc thực hành gì? Các tùy phiền não của vị khởi sự tinh tấn được dứt bỏ, các tầm được an tịnh; điều này việc thực hành. Sự chứng ngộ gì? Các sự ràng buộc của vị khởi sự tinh tấn được dứt bỏ, các ngủ ngầm được chấm dứt; điều này là sự chứng ngộ.
Ba pháp này không phải là đối tượng của một tâm, ba pháp này không phải là không được biết đến, tâm không đi đến tản mạn, sự nỗ lực được nhận biết, và (hành giả) hoàn tất việc thực hành, đạt đến sự chứng ngộ là (có ý nghĩa) như thế.
Vị niệm hơi vào ra
tròn đủ, khéo tu tập,
tuần tự được tích lũy,
theo như lời Phật dạy,
tỏa sáng thế giới này,
tợ trăng thoát mây che. (3)
Hơi thở vào: là hơi vào không phải hơi ra. Hơi thở ra: là hơi ra không phải hơi vào. Sự thiết lập qua phương tiện hơi thở vào là niệm, sự thiết lập qua phương tiện hơi thở ra là niệm. Niệm được thiết lập đến vị thở vào, niệm được thiết lập đến vị thở ra.
Tròn đủ: được tròn đủ theo ý nghĩa nắm giữ, được tròn đủ theo ý nghĩa phụ trợ, được tròn đủ theo ý nghĩa hoàn bị.
Khéo tu tập: Có bốn sự tu tập: là sự tu tập các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy theo ý nghĩa không vượt trội, là sự tu tập các quyền theo ý nghĩa nhất vị, là sự tu tập theo ý nghĩa khởi động tinh tấn nhằm đạt đến Niết Bàn, là sự tu tập theo ý nghĩa rèn luyện. Đối với vị ấy, bốn ý nghĩa tu tập này là con thuyền đã được tạo lập, là nền tảng đã được tạo lập, đã được thiết lập, đã được tích lũy, đã được khởi sự vô cùng thanh tịnh.
Con thuyền đã được tạo lập:Vị ấy đạt được ưu thế, đạt được sức mạnh, đạt được sự tự tín ở bất cứ nơi đâu vị ấy mong muốn. Đối với vị ấy, các pháp ấy[6]là đã được gắn bó với sự hướng tâm, đã được gắn bó với lòng mong muốn, đã được gắn bó với tác ý, đã được gắn bó với sự sanh lên của tâm, vì thế được nói rằng: “Con thuyền đã được tạo lập.”
Nền tảng đã được tạo lập: Tâm đã được khẳng định chắc chắn ở nền tảng nào thì niệm được thiết lập tốt đẹp ở nền tảng ấy. Hơn nữa, niệm đã được thiết lập tốt đẹp ở nền tảng nào thì tâm được khẳng định chắn chắn ở nền tảng ấy, vì thế được nói rằng: “Nền tảng đã được tạo lập.”
Đã được thiết lập: Tâm hướng đến với điều nào thì niệm xoay vần với điều ấy, hoặc là niệm xoay vần với điều nào thì tâm hướng đến với điều ấy, vì thế được nói rằng: “Đã được thiết lập.”
Đã được tích lũy: Đã được tích lũy theo ý nghĩa nắm giữ, đã được tích lũy theo ý nghĩa phụ trợ, đã được tròn đủ theo ý nghĩa hoàn bị. Trong khi nắm giữ nhờ vào niệm, vị ấy chiến thắng các pháp ác bất thiện; vì thế được nói rằng: “Đã được tích lũy.”
Đã được khởi sự vô cùng thanh tịnh: Đã được khởi sự vô cùng thanh tịnh có bốn: đã được khởi sự vô cùng thanh tịnh theo ý nghĩa không vượt trội đối với các pháp đã sanh lên trong trường hợp ấy, đã được khởi sự vô cùng thanh tịnh theo ý nghĩa nhất vị đối với các quyền, đã được khởi sự vô cùng thanh tịnh theo ý nghĩa khởi động tinh tấn nhằm đạt đến Niết Bàn, tính chất loại trừ các phiền não đối nghịch với điều ấy là ‘đã được khởi sự vô cùng thanh tịnh.’
Vô cùng thanh tịnh: Có sự thanh tịnh, có sự vô cùng thanh tịnh. Sự thanh tịnh là gì? Là các pháp thiện, không sai trái, dự phần vào giác ngộ đã sanh tại nơi ấy; điều này là sự thanh tịnh. Sự vô cùng thanh tịnh gì? Là cảnh của chính các pháp ấy, tức là sự diệt tận Niết Bàn; điều này là sự vô cùng thanh tịnh. Như thế, sự thanh tịnh này và sự vô cùng thanh tịnh này đã được biết, đã được thấy, đã được biết đến, đã được tác chứng, đã được chạm đến bởi tuệ. Tinh tấn đã được khởi sự là không thối giảm, niệm đã được thiết lập là bị không hư hoại, thân đã được an tịnh không bị trạng thái bực bội, tâm đã được định tĩnh có sự chuyên nhất, vì thế được nói rằng: “Vô cùng thanh tịnh.”
Được tuần tự tích lũy: Được tích lũy từ trước đây và được tích lũy thêm về sau này do năng lực của hơi thở vào dài, được tích lũy từ trước đây và được tích lũy thêm về sau này do năng lực của hơi thở ra dài. Được tích lũy từ trước đây và được tích lũy thêm về sau này do năng lực của hơi thở vào ngắn, được tích lũy từ trước đây và được tích lũy thêm về sau này do năng lực của hơi thở ra ngắn. ...(như trên)... Được tích lũy từ trước đây và được tích lũy thêm về sau này do năng lực của hơi thở vào với việc quán xét về từ bỏ, được tích lũy từ trước đây và được tích lũy thêm về sau này do năng lực của hơi thở ra với việc quán xét về từ bỏ. Tất cả niệm hơi thở vào hơi thở ra theo 16 nền tảng không những đã được tích lũy qua lại lẫn nhau mà còn được tích lũy thêm nữa; vì thế được nói rằng: “Được tuần tự tích lũy.”
Theo như: Có mười ý nghĩa của ‘theo như’: ý nghĩa của việc thuần hóa bản thân là ý nghĩa của theo như, ý nghĩa của việc chỉ tịnh bản thân là ý nghĩa của theo như, ý nghĩa của việc làm cho bản thân viên tịch Niết Bàn là ý nghĩa của theo như, ý nghĩa của việc biết rõ là ý nghĩa của theo như, ý nghĩa của việc biết toàn diện là ý nghĩa của theo như, ý nghĩa của việc dứt bỏ là ý nghĩa của theo như, ý nghĩa của việc tu tập là ý nghĩa của theo như, ý nghĩa của việc tác chứng là ý nghĩa của theo như, ý nghĩa của sự lãnh hội chân lý là ý nghĩa của theo như, ý nghĩa của người đã trụ vững trong sự diệt tận là ý nghĩa của theo như.
Phật: Chính vị ấy là đức Thế Tôn, vị chúa tể, vị không có thầy, đã tự mình chứng ngộ các sự thật về các pháp chưa từng được nghe, từ đó đã đạt được quả vị Toàn Giác và bản thể khả năng về các lực.
Phật: Phật theo ý nghĩa gì? ‘Vị đã giác ngộ các chân lý’ là Phật, ‘vị giác ngộ dòng dõi’ là Phật, bởi tính chất biết được tất cả là Phật, bởi tính chất thấy được tất cả là Phật, bởi tính chất không do người khác hướng dẫn là Phật, bởi sự rạng danh (về nhiều đức hạnh) là Phật, bởi đã được công nhận là có các lậu hoặc đã cạn kiệt là Phật, bởi đã được công nhận là thoát khỏi các tùy phiền não là Phật, hoàn toàn lìa khỏi tham ái là Phật, hoàn toàn lìa khỏi sân là Phật, hoàn toàn lìa khỏi si là Phật, hoàn toàn xa lìa phiền não là Phật, vị đã đi đạo lộ nhất thừa là Phật, một mình chứng ngộ quả vị Chánh Đẳng Giác tối thượng là Phật, bản thân đã trừ diệt sự không giác ngộ và thành đạt sự giác ngộ là Phật. Danh hiệu ‘Phật’ không được định đặt bởi mẹ, không được định đặt bởi cha, không được định đặt bởi anh em trai, không được định đặt bởi chị em gái, không được định đặt bởi bạn bè thân hữu, không được định đặt bởi thân quyến cùng huyết thống, không được định đặt bởi các Sa-môn và Bà-la-môn, không được định đặt bởi chư thiên, sự quy định này liên quan đến điểm tận cùng của giải thoát từ sự thành đạt, từ sự tác chứng trí Toàn Giác ở cội cây Bồ Đề của chư Phật Thế Tôn; điều ấy là ‘Phật.’
Đã được giảng dạy: Theo như đã được giảng dạy bởi đức Phật, ý nghĩa của việc thuần hóa bản thân là ý nghĩa của theo như. Theo như đã được giảng dạy bởi đức Phật, ý nghĩa của việc chỉ tịnh bản thân là ý nghĩa của theo như. Theo như đã được giảng dạy bởi đức Phật, ý nghĩa của sự viên tịch Niết Bàn của bản thân là ý nghĩa của theo như. ...(nt)... Theo như đã được giảng dạy bởi đức Phật, ý nghĩa của người đã trụ vững trong sự diệt tận là ý nghĩa của theo như.
Vị ấy: là người tại gia hoặc là vị đã xuất gia.
Thế giới: là thế giới của các uẩn, thế giới của các giới, thế giới của các xứ, thế giới có sự bất hạnh, thế giới đem lại sự bất hạnh, thế giới có sự thuận lợi, thế giới đem lại sự thuận lợi. Một thế giới là tất cả chúng sanh được tồn tại nhờ vật thực. ...(như trên)... Mười tám thế giới là mười tám giới.
Làm tỏa sáng:Do bản thân đã được chứng ngộ về ý nghĩa của việc thuần hóa bản thân là ý nghĩa của theo như; vị ấy làm chói sáng, làm chiếu sáng, làm tỏa sáng[7]thế giới này. Do bản thân đã được chứng ngộ về ý nghĩa của việc chỉ tịnh bản thân là ý nghĩa của theo như; vị ấy làm chói sáng, làm chiếu sáng, làm tỏa sáng thế giới này. Do bản thân đã được chứng ngộ về ý nghĩa của sự viên tịch Niết Bàn của bản thân là ý nghĩa của theo như; vị ấy làm chói sáng, làm chiếu sáng, làm tỏa sáng thế giới này. ... Do bản thân đã được chứng ngộ về ý nghĩa của người đã trụ vững trong sự diệt tận là ý nghĩa của theo như; vị ấy làm chói sáng, làm chiếu sáng, làm tỏa sáng thế giới này.
Tợ trăng thoát mây che: Đám mây che như thế nào, các phiền não là như thế. Mặt trăng như thế nào, trí của các bậc Thánh là như thế. Vị thiên tử có được mặt trăng như thế nào, vị tỳ khưu là như thế. Giống như mặt trăng được thoát ra khỏi đám mây, được thoát ra khỏi sương mù, được thoát ra khỏi bụi khói, được hoàn toàn ra khỏi hiện tượng nguyệt thực thời chiếu sáng, rạng ngời, và rực rỡ, tương tợ y như thế vị tỳ khưu được thoát ra khỏi toàn bộ phiền não thời chiếu sáng, rạng ngời, và rực rỡ; vì thế được nói rằng: “Tợ trăng thoát mây che.” Đây là mười ba trí trong việc thanh lọc.
Phần giải thích về trí trong việc thanh lọc.
32 trí gì về việc thực hành niệm?
Ở đây, vị tỳ khưu đi đến khu rừng, hoặc đi đến gốc cây, hoặc đi đến nơi thanh vắng, ngồi xuống, xếp chân thế kiết già, giữ thân thẳng và thiết lập niệm luôn hiện diện. Có niệm vị ấy thở vào, có niệm vị ấy thở ra. Hoặc trong khi thở vào dài, vị ấy nhận biết: ‘Tôi thở vào dài;’ hoặc trong khi thở ra dài, vị ấy nhận biết: ‘Tôi thở ra dài.’ Hoặc trong khi thở vào ngắn, vị ấy nhận biết: ‘Tôi thở vào ngắn;’ hoặc trong khi thở ra ngắn, vị ấy nhận biết: ‘Tôi thở ra ngắn.’ ‘Cảm giác toàn thân,[8]tôi sẽ thở vào’ vị ấy tập, ‘cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra’ vị ấy tập. ‘Làm cho an tịnh sự tạo tác của toàn thân, tôi sẽ thở vào’ vị ấy tập, ‘làm cho an tịnh sự tạo tác của toàn thân, tôi sẽ thở ra’ vị ấy tập. ‘Cảm giác hỷ, ...(như trên)... ‘Cảm giác lạc, ...(như trên)... ‘Cảm giác sự tạo tác của tâm, ...(như trên)... ‘Làm cho an tịnh sự tạo tác của tâm, ...(như trên)... ‘Cảm giác tâm, ...(như trên)... ‘Làm cho tâm được hân hoan, ...(như trên)... ‘Làm cho tâm được định tĩnh, ...(như trên)... ‘Làm cho tâm được giải thoát, ...(như trên)... ‘Quán xét về vô thường, ...(như trên)... ‘Quán xét về ly tham, ...(như trên)... ‘Quán xét về diệt tận, ...(như trên)... ‘Quán xét về từ bỏ, tôi sẽ thở vào’ vị ấy tập, ‘quán xét về từ bỏ, tôi sẽ thở ra’ vị ấy tập.
Ở đây: ở quan điểm này, ở sự chấp nhận này, ở khuynh hướng này, ở sự chọn lọc này, ở Pháp này, ở Luật này, ở Pháp và Luật này, ở học thuyết này, ở Phạm hạnh này, ở lời dạy này của bậc Đạo Sư; vì thế được nói rằng: ‘Ở đây.’
Vị tỳ khưu: vị tỳ khưu là phàm nhân hoàn thiện, hoặc là Hữu Học, hoặc là A-la-hán có pháp không thể thay đổi.
Khu rừng: Sau khi đi ra khỏi bên ngoài cọc ranh, toàn bộ khoảng (đất) ấy là khu rừng.
Gốc cây: Ở nơi nào chỗ ngồi của vị tỳ khưu được sắp xếp, là giường, hoặc ghế, hoặc nệm, hoặc tấm đệm ngồi, hoặc mảnh da thú, hoặc thảm cỏ, hoặc thảm lá, hoặc thảm rơm, và vị tỳ khưu đi kinh hành, hoặc đứng, hoặc ngồi, hoặc nằm xuống ở tại nơi ấy.
Thanh vắng: không bị lai vãng bởi bất cứ ai, bởi những người tại gia hoặc bởi các vị xuất gia.
Nơi: là trú xá, nhà một mái, tòa nhà dài, khu nhà lớn, hang động.
Ngồi xuống, xếp chân thế kiết già: là vị đã ngồi xuống, đã xếp chân thế kiết già.
Giữ thân thẳng: Thân được duy trì được bố trí ngay thẳng.
Thiết lập niệm luôn hiện diện: ‘Luôn’ theo ý nghĩa nắm giữ, ‘Hiện diện’ theo ý nghĩa dẫn xuất, ‘Niệm’ theo ý nghĩa thiết lập; vì thế được nói rằng: “Thiết lập niệm luôn hiện diện.”
Có niệm vị ấy thở vào, có niệm vị ấy thở ra: là người thực hành có niệm theo 32 phương thức: Đối với vị đang nhận biết sự chuyên nhất không tản mạn của tâm nhờ tác động của hơi thở vào dài, niệm được thiết lập; với niệm ấy với trí ấy là người thực hành có niệm. Đối với vị đang nhận biết sự chuyên nhất không tản mạn của tâm nhờ tác động của hơi thở ra dài, niệm được thiết lập; với niệm ấy với trí ấy là người thực hành có niệm. Đối với vị đang nhận biết sự chuyên nhất không tản mạn của tâm nhờ tác động của hơi thở vào ngắn, niệm được thiết lập; với niệm ấy với trí ấy là người thực hành có niệm. ...(như trên)... Đối với vị đang nhận biết sự chuyên nhất không tản mạn của tâm có sự quán xét về từ bỏ nhờ tác động của hơi thở vào, ...(như trên)... có sự quán xét về từ bỏ nhờ tác động của hơi thở ra, niệm được thiết lập; với niệm ấy với trí ấy là người thực hành có niệm.
Trong khi thở vào dài, vị ấy nhận biết: ‘Tôi thở vào dài;’ hoặc trong khi thở ra dài, vị ấy nhận biết: ‘Tôi thở ra dài’ là (có ý nghĩa) thế nào? Vị ấy thở vào hơi thở vào dài trong thời gian được công nhận là lâu, vị ấy thở ra hơi thở ra dài trong thời gian được công nhận là lâu, vị ấy thở vào cũng như thở ra hơi thở vào hơi thở ra dài trong thời gian được công nhận là lâu, đối với vị đang thở vào cũng như đang thở ra hơi thở vào hơi thở ra dài trong thời gian được công nhận là lâu, có ước muốn sanh lên.
Do tác động của ước muốn, vị ấy thở vào hơi thở vào dài vi tế hơn trước trong thời gian được công nhận là lâu; do tác động của ước muốn, vị ấy thở ra hơi thở ra dài vi tế hơn trước trong thời gian được công nhận là lâu; do tác động của ước muốn, vị ấy thở vào cũng như thở ra hơi thở vào hơi thở ra dài vi tế hơn trước trong thời gian được công nhận là lâu; do tác động của ước muốn, đối với vị đang thở vào cũng như đang thở ra hơi thở vào hơi thở ra dài vi tế hơn trước trong thời gian được công nhận là lâu, có hân hoan sanh lên.
Do tác động của hân hoan, vị ấy thở vào hơi thở vào dài vi tế hơn trước trong thời gian được công nhận là lâu; do tác động của hân hoan, vị ấy thở ra hơi thở ra dài vi tế hơn trước trong thời gian được công nhận là lâu; do tác động của hân hoan, vị ấy thở vào cũng như thở ra hơi thở vào hơi thở ra dài vi tế hơn trước trong thời gian được công nhận là lâu; do tác động của hân hoan, đối với vị đang thở vào cũng như đang thở ra hơi thở vào hơi thở ra dài vi tế hơn trước trong thời gian được công nhận là lâu, tâm ly khai hơi thở vào hơi thở ra dài và trạng thái xả được thành lập.
Theo chín phương thức này, hơi thở vào hơi thở ra dài là thân, sự thiết lập là niệm, sự quán xét là trí, thân là sự thiết lập không phải là niệm, niệm vừa là sự thiết lập vừa là niệm; với niệm ấy với trí ấy, vị ấy quán xét thân ấy; vì thế được nói rằng: “Việc tu tập sự thiết lập niệm về quán xét thân trên thân.”
Quán xét: Quán xét thân ấy là (có ý nghĩa) thế nào? Quán xét về vô thường, không phải về thường; quán xét về khổ não, không phải về lạc; quán xét về vô ngã, không phải về ngã; nhàm chán, không vui thích; ly tham ái, không tham ái; làm cho diệt tận, không làm cho sanh khởi; từ bỏ, không nắm giữ. Trong khi quán xét về vô thường, (vị ấy) dứt bỏ thường tưởng; trong khi quán xét về khổ não, (vị ấy) dứt bỏ lạc tưởng; trong khi quán xét về vô ngã, (vị ấy) dứt bỏ ngã tưởng; trong khi nhàm chán, (vị ấy) dứt bỏ sự vui thích; trong khi ly tham ái, (vị ấy) dứt bỏ tham ái; trong khi làm cho diệt tận, (vị ấy) dứt bỏ sự sanh khởi; trong khi từ bỏ, (vị ấy) dứt bỏ sự nắm giữ; quán xét thân ấy là (có ý nghĩa) như thế.
Sự tu tập: Có bốn sự tu tập: là sự tu tập các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy theo ý nghĩa không vượt trội, là sự tu tập các quyền theo ý nghĩa nhất vị, là sự tu tập theo ý nghĩa khởi động tinh tấn nhằm đạt đến Niết Bàn, là sự tu tập theo ý nghĩa rèn luyện.
Đối với vị đang nhận biết sự chuyên nhất không tản mạn của tâm nhờ tác động của hơi thở vào hơi thở ra dài, các thọ sanh lên được biết đến, (các thọ) thiết lập được biết đến, (các thọ) đi đến biến hoại được biết đến, các tưởng sanh lên được biết đến, (các tưởng) thiết lập được biết đến, (các tưởng) đi đến biến hoại được biết đến, các tầm sanh lên được biết đến, (các tầm) thiết lập được biết đến, (các tầm) đi đến biến hoại được biết đến.
Các thọ sanh lên được biết đến, thiết lập được biết đến, đi đến biến hoại được biết đến là (có ý nghĩa) thế nào? Sự sanh lên của thọ được biết đến là (có ý nghĩa) thế nào? Sự sanh lên của thọ được biết đến theo ý nghĩa sanh khởi do duyên: ‘Do sự sanh khởi của vô minh, có sự sanh khởi của thọ.’ Sự sanh lên của thọ được biết đến theo ý nghĩa sanh khởi do duyên: ‘Do sự sanh khởi của ái, có sự sanh khởi của thọ,’ ...(như trên)... ‘Do sự sanh khởi của nghiệp, có sự sanh khởi của thọ,’ ...(như trên)... ‘Do sự sanh khởi của xúc, có sự sanh khởi của thọ;’ đối với vị nhìn thấy tướng trạng của sự tái tạo, sự sanh lên của thọ được biết đến. Sự sanh lên của thọ được biết đến là (có ý nghĩa) như thế.
Sự thiết lập của thọ được biết đến là (có ý nghĩa) thế nào? Đối với vị đang tác ý về vô thường, sự thiết lập của đoạn tận được biết đến; đối với vị đang tác ý về khổ não, sự thiết lập của kinh hãi được biết đến; đối với vị đang tác ý về vô ngã, sự thiết lập của không tánh được biết đến. Sự thiết lập của thọ được biết đến là (có ý nghĩa) như thế.
Sự biến mất của thọ được biết đến là (có ý nghĩa) thế nào? Sự biến mất của thọ được biết đến theo ý nghĩa diệt tận do duyên: ‘Do sự diệt tận của vô minh, có sự diệt tận của thọ.’ Sự biến mất của thọ được biết đến theo ý nghĩa diệt tận do duyên: ‘Do sự diệt tận của ái, có sự diệt tận của thọ,’ ...(như trên)... ‘Do sự diệt tận của nghiệp, có sự diệt tận của thọ,’ ...(như trên)... ‘Do sự diệt tận của xúc, có sự diệt tận của thọ;’ đối với vị nhìn thấy tướng trạng của sự chuyển biến, sự biến mất của thọ được biết đến. Sự biến mất của thọ được biết đến là (có ý nghĩa) như thế.
Các thọ sanh lên được biết đến, thiết lập được biết đến, đi đến biến hoại được biết đến là (có ý nghĩa) như thế.
Các tưởng sanh lên được biết đến, thiết lập được biết đến, đi đến biến hoại được biết đến là (có ý nghĩa) thế nào? Sự sanh lên của tưởng được biết đến là (có ý nghĩa) thế nào? Sự sanh lên của tưởng được biết đến theo ý nghĩa sanh khởi do duyên: ‘Do sự sanh khởi của vô minh, có sự sanh khởi của tưởng.’ Sự sanh lên của tưởng được biết đến theo ý nghĩa sanh khởi do duyên: ‘Do sự sanh khởi của ái, có sự sanh khởi của tưởng,’ ...(như trên)... ‘Do sự sanh khởi của nghiệp, có sự sanh khởi của tưởng,’ ...(như trên)... ‘Do sự sanh khởi của xúc, có sự sanh khởi của tưởng;’ đối với vị nhìn thấy tướng trạng của sự tái tạo, sự sanh lên của tưởng được biết đến. Sự sanh lên của tưởng được biết đến là (có ý nghĩa) như thế.
Sự thiết lập của tưởng được biết đến là (có ý nghĩa) thế nào? Đối với vị đang tác ý về vô thường, sự thiết lập của đoạn tận được biết đến; đối với vị đang tác ý về khổ não, sự thiết lập của kinh hãi được biết đến; đối với vị đang tác ý về vô ngã, sự thiết lập của không tánh được biết đến. Sự thiết lập của tưởng được biết đến là (có ý nghĩa) như thế.
Sự biến mất của tưởng được biết đến là (có ý nghĩa) thế nào? Sự biến mất của tưởng được biết đến theo ý nghĩa diệt tận do duyên: ‘Do sự diệt tận của vô minh, có sự diệt tận của tưởng.’ Sự biến mất của tưởng được biết đến theo ý nghĩa diệt tận do duyên: ‘Do sự diệt tận của ái, có sự diệt tận của tưởng,’ ...(như trên)... ‘Do sự diệt tận của nghiệp, có sự diệt tận của tưởng,’ ...(như trên)... ‘Do sự diệt tận của xúc, có sự diệt tận của tưởng;’ đối với vị nhìn thấy tướng trạng của sự chuyển biến, sự biến mất của tưởng được biết đến. Sự biến mất của tưởng được biết đến là (có ý nghĩa) như thế.
Các tưởng sanh lên được biết đến, thiết lập được biết đến, đi đến biến hoại được biết đến là (có ý nghĩa) như thế.
Các tầm sanh lên được biết đến, thiết lập được biết đến, đi đến biến hoại được biết đến là (có ý nghĩa) thế nào? Sự sanh lên của các tầm được biết đến là (có ý nghĩa) thế nào? Sự sanh lên của các tầm được biết đến theo ý nghĩa sanh khởi do duyên: ‘Do sự sanh khởi của vô minh, có sự sanh khởi của tầm.’ Sự sanh lên của các tầm được biết đến theo ý nghĩa sanh khởi do duyên: ‘Do sự sanh khởi của ái, có sự sanh khởi của tầm,’ ...(như trên)... ‘Do sự sanh khởi của nghiệp, có sự sanh khởi của tầm,’ ...(như trên)... ‘Do sự sanh khởi của tưởng, có sự sanh khởi của tầm;’ đối với vị nhìn thấy tướng trạng của sự tái tạo, sự sanh lên của các tầm được biết đến. Sự sanh lên của các tầm được biết đến là (có ý nghĩa) như thế.
Sự thiết lập của các tầm được biết đến là (có ý nghĩa) thế nào? Đối với vị đang tác ý về vô thường, sự thiết lập của đoạn tận được biết đến; đối với vị đang tác ý về khổ não, sự thiết lập của kinh hãi được biết đến; đối với vị đang tác ý về vô ngã, sự thiết lập của không tánh được biết đến. Sự thiết lập của các tầm được biết đến là (có ý nghĩa) như thế.
Sự biến mất của các tầm được biết đến là (có ý nghĩa) thế nào? Sự biến mất của các tầm được biết đến theo ý nghĩa diệt tận do duyên: ‘Do sự diệt tận của vô minh, có sự diệt tận của tầm.’ Sự biến mất của các tầm được biết đến theo ý nghĩa diệt tận do duyên: ‘Do sự diệt tận của ái, có sự diệt tận của tầm,’ ...(nt)... ‘Do sự diệt tận của nghiệp, có sự diệt tận của tầm,’ ...(nt)... ‘Do sự diệt tận của xúc, có sự diệt tận của tầm;’ đối với vị nhìn thấy tướng trạng của sự chuyển biến, sự biến mất của các tầm được biết đến. Sự biến mất của các tầm được biết đến là (có ý nghĩa) như thế.
Các tầm sanh lên được biết đến, thiết lập được biết đến, đi đến biến hoại được biết đến là (có ý nghĩa) như thế.
Trong khi nhận biết sự chuyên nhất không tản mạn của tâm nhờ tác động của hơi thở vào hơi thở ra dài, (vị ấy) liên kết các quyền, nhận biết hành xứ, và thấu triệt ý nghĩa của thanh tịnh. ...(nt)... (vị ấy) liên kết các lực, ...(nt)... các giác chi ...(nt)... Đạo ...(nt)... các pháp, nhận biết hành xứ, và thấu triệt ý nghĩa của thanh tịnh.
Liên kết các quyền: Liên kết các quyền là (có ý nghĩa) thế nào? Liên kết tín quyền theo ý nghĩa cương quyết, liên kết tấn quyền theo ý nghĩa ra sức, liên kết niệm quyền theo ý nghĩa thiết lập, liên kết định quyền theo ý nghĩa không tản mạn, liên kết tuệ quyền theo ý nghĩa nhận thức; vì thế được nói rằng: “Liên kết các quyền.”
Nhận biết hành xứ: Điều nào là đối tượng của vị ấy, điều ấy là hành xứ của vị ấy; điều nào là hành xứ của vị ấy, điều ấy là đối tượng của vị ấy. Nhận biết: là người (nhận biết); sự nhận biết là tuệ.
Thanh tịnh: Sự thiết lập đối tượng là thanh tịnh, sự không tản mạn của tâm là thanh tịnh, sự khẳng định của tâm là thanh tịnh, sự thanh lọc của tâm là thanh tịnh. Ý nghĩa: Ý nghĩa không sai trái, ý nghĩa xa lìa phiền não, ý nghĩa thanh lọc, ý nghĩa tối thắng.
Thấu triệt: thấu triệt ý nghĩa thiết lập đối tượng, thấu triệt ý nghĩa không tản mạn của tâm, thấu triệt ý nghĩa khẳng định của tâm, thấu triệt ý nghĩa thanh lọc của tâm; vì thế được nói rằng: “Và thấu triệt ý nghĩa của thanh tịnh.”
Liên kết các lực: Liên kết các lực là (có ý nghĩa) thế nào? Liên kết tín lực theo ý nghĩa không dao động ở sự không có đức tin, liên kết tấn lực theo ý nghĩa không dao động ở sự biếng nhác, liên kết niệm lực theo ý nghĩa không dao động ở sự buông lung, liên kết định lực theo ý nghĩa không dao động ở sự phóng dật, liên kết tuệ lực theo ý nghĩa không dao động ở sự không sáng suốt. Người này liên kết các lực này trong đối tượng này; vì thế được nói rằng: “Liên kết các lực.” Nhận biết hành xứ: ...(như trên)...; vì thế được nói rằng: “Và thấu triệt ý nghĩa của thanh tịnh.”
Liên kết các giác chi: Liên kết các giác chi là (có ý nghĩa) thế nào? Liên kết niệm giác chi theo ý nghĩa thiết lập, liên kết trạch pháp giác chi theo ý nghĩa suy xét, liên kết cần giác chi theo ý nghĩa ra sức, liên kết hỷ giác chi theo ý nghĩa lan tỏa, liên kết tịnh giác chi theo ý nghĩa an tịnh, liên kết định giác chi theo ý nghĩa không tản mạn, liên kết xả giác chi theo ý nghĩa phân biệt rõ. Người này liên kết các giác chi này trong đối tượng này; vì thế được nói rằng: “Liên kết các giác chi.” Nhận biết hành xứ: ...(như trên)...; vì thế được nói rằng: “Và thấu triệt ý nghĩa của thanh tịnh.”
Liên kết Đạo: Liên kết Đạo là (có ý nghĩa) thế nào? Liên kết chánh kiến theo ý nghĩa nhận thức, liên kết chánh tư duy theo ý nghĩa gắn chặt (tâm vào cảnh), liên kết chánh ngữ theo ý nghĩa gìn giữ, liên kết chánh nghiệp theo ý nghĩa nguồn sanh khởi, liên kết chánh mạng theo ý nghĩa trong sạch, liên kết chánh tinh tấn theo ý nghĩa ra sức, liên kết chánh niệm theo ý nghĩa thiết lập, liên kết chánh định theo ý nghĩa không tản mạn; người này liên kết Đạo này trong đối tượng này; vì thế được nói rằng: “Liên kết Đạo.” Nhận biết hành xứ: ...(như trên)...; vì thế được nói rằng: “Và thấu triệt ý nghĩa của thanh tịnh.”
Liên kết các pháp: Liên kết các pháp là (có ý nghĩa) thế nào? Liên kết các quyền theo ý nghĩa pháp chủ đạo, liên kết các lực theo ý nghĩa không dao động, liên kết các giác chi theo ý nghĩa dẫn xuất (ra khỏi luân hồi), liên kết Đạo theo ý nghĩa chủng tử, liên kết sự thiết lập niệm theo ý nghĩa thiết lập, liên kết chánh cần theo ý nghĩa nỗ lực, liên kết nền tảng của thần thông theo ý nghĩa thành tựu, liên kết chân lý theo ý nghĩa của thực thể, liên kết chỉ tịnh theo ý nghĩa không tản mạn, liên kết minh sát theo ý nghĩa quán xét, liên kết chỉ tịnh và minh sát theo ý nghĩa nhất vị, liên kết sự kết hợp chung theo ý nghĩa không vượt trội, liên kết giới thanh tịnh theo ý nghĩa thu thúc, liên kết tâm thanh tịnh theo ý nghĩa không tản mạn, liên kết kiến thanh tịnh theo ý nghĩa nhận thức, liên kết sự phóng thích theo ý nghĩa được giải thoát, liên kết minh theo ý nghĩa thấu triệt, liên kết sự giải thoát theo ý nghĩa buông bỏ, liên kết trí về sự đoạn tận theo ý nghĩa đoạn trừ, liên kết trí về vô sanh theo ý nghĩa tỉnh lặng, liên kết ước muốn theo ý nghĩa nguồn cội, liên kết tác ý theo ý nghĩa nguồn sanh khởi, liên kết xúc theo ý nghĩa liên kết, liên kết thọ theo ý nghĩa hội tụ, liên kết định theo ý nghĩa dẫn đầu, liên kết niệm theo ý nghĩa pháp chủ đạo, liên kết tuệ theo ý nghĩa cao thượng trong các pháp thiện, liên kết sự giải thoát theo ý nghĩa cốt lỏi, liên kết Niết Bàn liên quan đến bất tử theo ý nghĩa kết thúc; người này liên kết các pháp này trong đối tượng này; vì thế được nói rằng: “Liên kết các pháp.”
Nhận biết hành xứ: Điều gì là đối tượng của vị ấy, điều ấy là hành xứ của vị ấy; điều gì là hành xứ của vị ấy, điều ấy là đối tượng của vị ấy. Nhận biết: là người (nhận biết); sự nhận biết là tuệ.
Thanh tịnh: Sự thiết lập đối tượng là thanh tịnh, sự không tản mạn của tâm là thanh tịnh, sự khẳng định của tâm là thanh tịnh, sự thanh lọc của tâm là thanh tịnh. Ý nghĩa: Ý nghĩa không sai trái, ý nghĩa xa lìa phiền não, ý nghĩa thanh lọc, ý nghĩa tối thắng. Thấu triệt: thấu triệt ý nghĩa thiết lập đối tượng, thấu triệt ý nghĩa không tản mạn của tâm, thấu triệt ý nghĩa khẳng định của tâm, thấu triệt ý nghĩa thanh lọc của tâm; vì thế được nói rằng: “Và thấu triệt ý nghĩa của thanh tịnh.” (1)
Trong khi thở vào ngắn, vị ấy nhận biết: ‘Tôi thở vào ngắn;’ trong khi thở ra ngắn, vị ấy nhận biết: ‘Tôi thở ra ngắn’ là (có ý nghĩa) thế nào?
Vị ấy thở vào hơi thở vào ngắn trong thời gian được công nhận là ngắn ngủi. Vị ấy thở ra hơi thở ra ngắn trong thời gian được công nhận là ngắn ngủi. Vị ấy thở vào cũng như thở ra hơi thở vào hơi thở ra ngắn trong thời gian được công nhận là ngắn ngủi. Đối với vị đang thở vào cũng như đang thở ra hơi thở vào hơi thở ra ngắn trong thời gian được công nhận là ngắn ngủi, có ước muốn sanh lên.
Do tác động của ước muốn, vị ấy thở vào hơi thở vào ngắn vi tế hơn trước trong thời gian được công nhận là ngắn ngủi; do tác động của ước muốn, vị ấy thở ra hơi thở ra ngắn vi tế hơn trước trong thời gian được công nhận là ngắn ngủi; do tác động của ước muốn, vị ấy thở vào cũng như thở ra hơi thở vào hơi thở ra ngắn vi tế hơn trước trong thời gian được công nhận là ngắn ngủi; do tác động của ước muốn, đối với vị đang thở vào cũng như đang thở ra hơi thở vào hơi thở ra ngắn vi tế hơn trước trong thời gian được công nhận là ngắn ngủi, có hân hoan sanh lên.
Do tác động của hân hoan, vị ấy thở vào hơi thở vào ngắn vi tế hơn trước trong thời gian được công nhận là ngắn ngủi; do tác động của hân hoan, vị ấy thở ra hơi thở ra ngắn vi tế hơn trước trong thời gian được công nhận là ngắn ngủi; do tác động của hân hoan, vị ấy thở vào cũng như thở ra hơi thở vào hơi thở ra ngắn vi tế hơn trước trong thời gian được công nhận là ngắn ngủi; do tác động của hân hoan, đối với vị đang thở vào cũng như đang thở ra hơi thở vào hơi thở ra ngắn vi tế hơn trước trong thời gian được công nhận là ngắn ngủi, tâm ly khai hơi thở vào hơi thở ra ngắn, có trạng thái xả được thành lập.
Theo chín phương thức này, hơi thở vào hơi thở ra ngắn là thân, sự thiết lập là niệm, sự quán xét là trí, thân là sự thiết lập không phải là niệm, niệm vừa là sự thiết lập vừa là niệm; với niệm ấy với trí ấy, vị ấy quán xét thân ấy; vì thế được nói rằng: “Việc tu tập sự thiết lập niệm về quán xét thân trên thân.”
Quán xét: Quán xét thân ấy là (có ý nghĩa) thế nào? ...(như trên)... quán xét thân ấy là (có ý nghĩa) như thế. Sự tu tập: Có bốn sự tu tập: ...(như trên)... là sự tu tập theo ý nghĩa rèn luyện. Đối với vị đang nhận biết sự chuyên nhất không tản mạn của tâm nhờ tác động của hơi thở vào hơi thở ra ngắn, các thọ sanh lên được biết đến, ...(như trên)... Trong khi nhận biết sự chuyên nhất không tản mạn của tâm nhờ tác động của hơi thở vào hơi thở ra ngắn, (vị ấy) liên kết các quyền, ...(như trên)...; vì thế được nói rằng: “Và thấu triệt ý nghĩa của thanh tịnh.” (2)
‘Cảm giác toàn thân tôi sẽ thở vào’ vị ấy tập, ‘cảm giác toàn thân tôi sẽ thở ra’ vị ấy tập là (có ý nghĩa) thế nào?
Thân:Có hai loại thân: thân của danh và thân của sắc. Thân của danh là gì? Thọ, tưởng, tư, xúc, tác ý, danh và thân của danh, và những gì được gọi là các sự tạo tác của tâm; đây là thân của danh. Thân của sắc là gì? Tứ đại[9]và sắc nương vào tứ đại, hơi thở vào hơi thở ra và hiện tướng do sự gắn liền (của niệm), và những gì được gọi là các sự tạo tác của thân; đây là thân của sắc.
Các thân ấy được cảm nhận là (có ý nghĩa) thế nào? Đối với vị đang nhận biết sự chuyên nhất không tản mạn của tâm nhờ tác động của hơi thở vào dài, niệm được thiết lập; với niệm ấy với trí ấy, các thân ấy được cảm nhận. Đối với vị đang nhận biết sự chuyên nhất không tản mạn của tâm nhờ tác động của hơi thở ra dài, niệm được thiết lập; với niệm ấy với trí ấy, các thân ấy được cảm nhận. Đối với vị đang nhận biết sự chuyên nhất không tản mạn của tâm nhờ tác động của hơi thở vào ngắn, niệm được thiết lập; với niệm ấy với trí ấy, các thân ấy được cảm nhận. Đối với vị đang nhận biết sự chuyên nhất không tản mạn của tâm nhờ tác động của hơi thở ra ngắn, niệm được thiết lập; với niệm ấy với trí ấy, các thân ấy được cảm nhận.
Đối với vị đang hướng tâm, các thân ấy được cảm nhận; đối với vị đang nhận biết, các thân ấy được cảm nhận; đối với vị đang nhận thức, các thân ấy được cảm nhận; đối với vị đang quán xét lại, các thân ấy được cảm nhận; đối với vị đang khẳng định tâm, các thân ấy được cảm nhận; đối với vị đang có khuynh hướng về đức tin, các thân ấy được cảm nhận; đối với vị đang nắm giữ tinh tấn, các thân ấy được cảm nhận; đối với vị đang thiết lập niệm, các thân ấy được cảm nhận; đối với vị đang tập trung tâm, các thân ấy được cảm nhận; đối với vị đang nhận biết bằng tuệ, các thân ấy được cảm nhận; đối với vị đang biết rõ các pháp cần được biết rõ, các thân ấy được cảm nhận; đối với vị đang biết toàn diện các pháp cần được biết toàn diện, các thân ấy được cảm nhận; đối với vị đang dứt bỏ các pháp cần được dứt bỏ, các thân ấy được cảm nhận; đối với vị đang tu tập các pháp cần được tu tập, các thân ấy được cảm nhận; đối với vị đang tác chứng các pháp cần được tác chứng, các thân ấy được cảm nhận; các thân ấy được cảm nhận là như vậy.
Cảm giác toàn thân, hơi thở vào hơi thở ra là thân, sự thiết lập là niệm, sự quán xét là trí, thân là sự thiết lập không phải là niệm, niệm vừa là sự thiết lập vừa là niệm; với niệm ấy với trí ấy, vị ấy quán xét thân ấy; vì thế được nói rằng: “Việc tu tập sự thiết lập niệm về quán xét thân trên thân.”
Quán xét: Quán xét thân ấy là (có ý nghĩa) thế nào? ...(như trên)... Quán xét thân ấy là (có ý nghĩa) như thế. Sự tu tập: Có bốn sự tu tập: ...(như trên)... là sự tu tập theo ý nghĩa rèn luyện. Cảm giác toàn thân đối với hơi thở vào hơi thở ra là giới thanh tịnh theo ý nghĩa thu thúc, là tâm thanh tịnh theo ý nghĩa không tản mạn, là kiến thanh tịnh theo ý nghĩa nhận thức. Trong trường hợp ấy ý nghĩa thu thúc là sự học tập về thắng giới, trong trường hợp ấy ý nghĩa không tản mạn là sự học tập về thắng tâm, trong trường hợp ấy ý nghĩa nhận thức là sự học tập về thắng tuệ. Trong khi hướng tâm đến ba sự học tập này vị ấy tập, trong khi nhận biết vị ấy tập, trong khi nhận thức vị ấy tập, trong khi quán xét lại vị ấy tập, trong khi khẳng định tâm vị ấy tập, trong khi có khuynh hướng về đức tin vị ấy tập, trong khi nắm giữ tinh tấn vị ấy tập, trong khi thiết lập niệm vị ấy tập, trong khi tập trung tâm vị ấy tập, trong khi nhận biết bằng tuệ vị ấy tập, trong khi biết rõ các pháp cần được biết rõ vị ấy tập, trong khi biết toàn diện các pháp cần được biết toàn diện vị ấy tập, trong khi dứt bỏ các pháp cần được dứt bỏ vị ấy tập, trong khi tu tập các pháp cần được tu tập vị ấy tập, trong khi tác chứng các pháp cần được tác chứng vị ấy tập.
Cảm giác toàn thân, đối với vị nhận biết sự chuyên nhất không tản mạn của tâm nhờ tác động của hơi thở vào hơi thở ra, các thọ sanh lên được biết đến, ...(như trên)... Cảm giác toàn thân, trong khi nhận biết sự chuyên nhất không tản mạn của tâm nhờ tác động của hơi thở vào hơi thở ra, (vị ấy) liên kết các quyền, ...(như trên)...; vì thế được nói rằng: “Và thấu triệt ý nghĩa của thanh tịnh.” (3)
‘Làm cho an tịnh sự tạo tác của thân, tôi sẽ thở vào’ vị ấy tập, ‘làm cho an tịnh sự tạo tác của thân, tôi sẽ thở ra’ vị ấy tập, là (có ý nghĩa) thế nào? Sự tạo tác của thân là (có ý nghĩa) thế nào?
Các hơi thở vào dài là thuộc về thân, các pháp này được gắn bó với thân, là các sự tạo tác của thân; trong khi làm cho an tịnh, làm cho diệt tận, làm cho bình lặng các sự tạo tác của thân ấy, vị ấy tập. Các hơi thở ra dài là thuộc về thân, các pháp này được gắn bó với thân, là các sự tạo tác của thân; trong khi làm cho an tịnh, làm cho diệt tận, làm cho bình lặng các sự tạo tác của thân ấy, vị ấy tập. Các hơi thở vào ngắn ...(như trên)... Các hơi thở vào dài ...(như trên)... Cảm giác toàn thân, các hơi thở vào là thuộc về thân ... Cảm giác toàn thân, các hơi thở ra là thuộc về thân ...(như trên)... các pháp này được gắn bó với thân, là các sự tạo tác của thân; trong khi làm cho an tịnh, làm cho diệt tận, làm cho bình lặng các sự tạo tác của thân ấy, vị ấy tập.
Với các sự tạo tác của thân có hình thức như là sự ngã lui, sự nghiêng hai bên, sự nghiêng ngã, sự ngã tới, sự loạn động, sự rúng động, sự chao động, sự chuyển động của thân, vị ấy tập như vầy: ‘Làm cho an tịnh sự tạo tác của thân, tôi sẽ thở vào’ vị ấy tập như vầy: ‘Làm cho an tịnh sự tạo tác của thân, tôi sẽ thở ra.’ Với các sự tạo tác của thân có hình thức như là không có sự ngã lui, không có sự nghiêng hai bên, không có sự nghiêng ngã, không có sự ngã tới, sự không loạn động, sự không rúng động, sự không chao động, sự không chuyển động, sự an tịnh, sự nhu thuận của thân, vị ấy tập như vầy: ‘Làm cho an tịnh sự tạo tác của thân, tôi sẽ thở vào’ vị ấy tập như vầy: ‘Làm cho an tịnh sự tạo tác của thân, tôi sẽ thở ra.’ Như vậy là nói rằng: ‘Làm cho an tịnh sự tạo tác của thân, tôi sẽ thở vào’ vị ấy tập, ‘Làm cho an tịnh sự tạo tác của thân, tôi sẽ thở ra’ vị ấy tập. Khi an tịnh như thế, không có sự tạo ra việc nhận biết làn hơi gió, không có sự tạo ra hơi thở vào hơi thở ra, không có sự tạo ra niệm về hơi thở vào hơi thở ra, không có sự tạo ra định của hơi thở vào hơi thở ra, và các bậc trí cũng không nhập vào và cũng không xuất ra khỏi chính sự chứng đạt ấy. Như vậy là nói rằng: ‘Làm cho an tịnh sự tạo tác của thân, tôi sẽ thở vào’ vị ấy tập, ‘Làm cho an tịnh sự tạo tác của thân, tôi sẽ thở ra’ vị ấy tập. Khi an tịnh như vậy, có sự tạo ra việc tiếp cận làn hơi gió, có sự tạo ra hơi thở vào hơi thở ra, có sự tạo ra niệm về hơi thở vào hơi thở ra, có sự tạo ra định của hơi thở vào hơi thở ra, và các bậc trí cũng thể nhập vào và cũng xuất ra khỏi chính sự chứng đạt ấy.
Như thế là (có ý nghĩa) thế nào? Cũng giống như khi tiếng cồng được đánh lên, trước tiên có các âm thanh thô tháo vận hành; hiện tướng của các âm thanh thô tháo là có tình trạng được thâu nhận rõ ràng, có tình trạng được đặc biệt lưu ý, có tình trạng được lưu lại rõ rệt. Khi âm thanh thô tháo chấm dứt, tiếp theo đó có các âm thanh êm dịu vận hành; hiện tướng của các âm thanh êm dịu có tình trạng được thâu nhận rõ ràng, có tình trạng được đặc biệt lưu ý, có tình trạng được lưu lại rõ rệt. Khi âm thanh êm dịu chấm dứt, tiếp theo đó có tâm vận hành do có hiện tướng của âm thanh êm dịu là đối tượng. Tương tợ như thế, trước tiên có các hơi thở vào hơi thở ra thô tháo vận hành; hiện tướng của các hơi thở vào hơi thở ra thô tháo là có tình trạng được thâu nhận rõ ràng, có tình trạng được đặc biệt lưu ý, có tình trạng được lưu lại rõ rệt. Khi các hơi thở vào hơi thở ra thô tháo chấm dứt, tiếp theo đó có các hơi thở vào hơi thở ra êm dịu vận hành; hiện tướng của các hơi thở vào hơi thở ra êm dịu là có tình trạng được thâu nhận rõ ràng, có tình trạng được đặc biệt lưu ý, có tình trạng được lưu lại rõ rệt. Khi các hơi thở vào hơi thở ra êm dịu chấm dứt, tiếp theo đó tâm không đi đến tản mạn do có hiện tướng hơi thở vào hơi thở ra êm dịu là đối tượng.
Khi an tịnh như vậy, có sự tạo ra việc tiếp cận làn hơi gió, có sự tạo ra hơi thở vào hơi thở ra, có sự tạo thành niệm về hơi thở vào hơi thở ra, có sự tạo ra định của hơi thở vào hơi thở ra, và các bậc trí cũng thể nhập vào và cũng xuất ra khỏi chính sự chứng đạt ấy.
Làm cho an tịnh sự tạo tác của thân, các hơi thở vào hơi thở ra là thân, sự thiết lập là niệm, sự quán xét là trí, thân là sự thiết lập không phải là niệm, niệm vừa là sự thiết lập vừa là niệm; với niệm ấy với trí ấy, vị ấy quán xét thân ấy; vì thế được nói rằng: “Việc tu tập sự thiết lập niệm về quán xét thân trên thân.”
Quán xét: Quán xét thân ấy là (có ý nghĩa) thế nào? ...(như trên)... Quán xét thân ấy là (có ý nghĩa) như thế. Sự tu tập: Có bốn sự tu tập: ...(như trên)... là sự tu tập theo ý nghĩa rèn luyện. Làm cho an tịnh sự tạo tác của thân đối với hơi thở vào hơi thở ra là giới thanh tịnh theo ý nghĩa thu thúc, là kiến thanh tịnh theo ý nghĩa nhận thức. Trong trường hợp ấy ý nghĩa thu thúc là sự học tập về thắng giới, trong trường hợp ấy ý nghĩa không tản mạn là sự học tập về thắng tâm, trong trường hợp ấy ý nghĩa nhận thức là sự học tập về thắng tuệ. Trong khi hướng tâm đến ba sự học tập này vị ấy tập, ...(như trên)...; trong khi tác chứng các pháp cần được tác chứng vị ấy tập.
Làm cho an tịnh sự tạo tác của thân, đối với vị nhận biết sự chuyên nhất không tản mạn của tâm nhờ tác động của hơi thở vào hơi thở ra, thọ sanh lên được biết đến, ...(như trên)... Làm cho an tịnh sự tạo tác của thân, trong khi nhận biết sự chuyên nhất không tản mạn của tâm nhờ tác động của hơi thở vào hơi thở ra (vị ấy) liên kết các quyền, ...(như trên)...; vì thế được nói rằng: “Và thấu triệt ý nghĩa của thanh tịnh.” (4)
Tám trí về quán xét, tám tùy niệm về sự thiết lập, và bốn nền tảng thuộc Kinh về việc quán xét thân trên thân.
Nhóm bốn thứ nhất.
‘Cảm giác hỷ, tôi sẽ thở vào’ vị ấy tập, ‘cảm giác hỷ, tôi sẽ thở ra’ vị ấy tập là (có ý nghĩa) thế nào?
Hỷ là gì? Đối với vị đang nhận biết sự chuyên nhất không tản mạn của tâm nhờ tác động của hơi thở vào dài, hỷ và hân hoan sanh lên. Hỷ là sự hân hoan, là sự hoan hỷ, là sự thích thú, là sự vui mừng, là sự mừng rỡ, là sự phấn khởi, là sự thỏa thích của tâm. Đối với vị đang nhận biết sự chuyên nhất không tản mạn của tâm nhờ tác động của hơi thở ra dài, ...(như trên)... nhờ tác động của hơi thở vào ngắn, ...(như trên)... nhờ tác động của hơi thở ra ngắn, ...(như trên)... Cảm giác toàn thân nhờ tác động của hơi thở vào ...(nt)... Cảm giác toàn thân nhờ tác động của hơi thở ra ...(nt)... Làm cho an tịnh sự tạo tác của thân nhờ tác động của hơi thở vào ...(như trên)... Cảm giác toàn thân nhờ tác động của hơi thở ra, hỷ và hân hoan sanh lên. Hỷ là sự hân hoan, là sự hoan hỷ, là sự thích thú, là sự vui mừng, là sự mừng rỡ, là sự phấn khởi, là sự thỏa thích của tâm, điều này là hỷ.
Hỷ ấy được cảm nhận thế nào? Đối với vị đang nhận biết sự chuyên nhất không tản mạn của tâm nhờ tác động của hơi thở vào dài, niệm được thiết lập; với niệm ấy với trí ấy, hỷ ấy được cảm nhận. Đối với vị đang nhận biết sự chuyên nhất không tản mạn của tâm nhờ tác động của hơi thở ra dài ...(như trên)... nhờ tác động của hơi thở vào ngắn ...(nt)... nhờ tác động của hơi thở ra ngắn ...(nt)... Cảm giác toàn thân nhờ tác động của hơi thở vào ...(nt)... Cảm giác toàn thân nhờ tác động của hơi thở ra ...(nt)... Làm cho an tịnh sự tạo tác của thân nhờ tác động của hơi thở vào ...(nt)... Cảm giác toàn thân nhờ tác động của hơi thở ra, niệm được thiết lập; với niệm ấy với trí ấy, hỷ ấy được cảm nhận. Đối với vị đang hướng tâm, hỷ ấy được cảm nhận; đối với vị đang nhận biết ...(nt)... đối với vị đang nhận thức ...(nt)... đối với vị đang quán xét lại ...(nt)... đối với vị đang khẳng định tâm ...(nt)... đối với vị đang có khuynh hướng về đức tin ...(nt)... đối với vị đang nắm giữ tinh tấn ...(nt)... đối với vị đang thiết lập niệm ...(nt)... đối với vị đang tập trung tâm ...(nt)... đối với vị đang nhận biết bằng tuệ ...(nt)... đối với vị đang biết rõ các pháp cần được biết rõ ...(nt)... đối với vị đang biết toàn diện các pháp cần được biết toàn diện ...(nt)... đối với vị đang dứt bỏ các pháp cần được dứt bỏ ...(nt)... đối với vị đang tu tập các pháp cần được tu tập ...(như trên)... đối với vị đang tác chứng các pháp cần được tác chứng, hỷ ấy được cảm nhận. Hỷ ấy được cảm nhận là như vậy.
Cảm giác hỷ nhờ tác động của hơi thở vào hơi thở ra là thọ, sự thiết lập là niệm, sự quán xét là trí, thọ là sự thiết lập không phải là niệm, niệm vừa là sự thiết lập vừa là niệm; với niệm ấy với trí ấy, vị ấy quán xét thọ ấy; vì thế được nói rằng: “Việc tu tập sự thiết lập niệm về quán xét thọ trên các thọ.”
Quán xét: Quán xét thọ ấy là (có ý nghĩa) thế nào? ...(như trên)... quán xét thọ ấy là (có ý nghĩa) như thế. Sự tu tập: Có bốn sự tu tập: ...(như trên)... là sự tu tập theo ý nghĩa rèn luyện.
Cảm giác hỷ đối với hơi thở vào hơi thở ra là giới thanh tịnh theo ý nghĩa thu thúc, ...(như trên)... Cảm giác hỷ, đối với vị nhận biết sự chuyên nhất không tản mạn của tâm nhờ tác động của hơi thở vào hơi thở ra, ...(nt)... trong khi nhận biết (vị ấy) liên kết các quyền; vì thế được nói rằng: “Và thấu triệt ý nghĩa của thanh tịnh.” (1)
‘Cảm giác lạc, tôi sẽ thở vào’ vị ấy tập, ‘cảm giác lạc, tôi sẽ thở ra’ vị ấy tập là (có ý nghĩa) thế nào?
Lạc: Có hai loại lạc: lạc thuộc thân và lạc thuộc tâm. Lạc gì thuộc thân? Điều gì thoải mái thuộc thân là lạc thuộc thân, sự thoải mái sanh ra từ xúc chạm của thân là lạc được cảm thọ, do sự thoải mái sanh ra từ xúc chạm của thân là lạc thọ; điều này là lạc thuộc thân. Lạc gì thuộc tâm? Điều gì thoải mái thuộc tâm là lạc thuộc tâm, sự thoải mái sanh ra từ xúc chạm của ý là lạc được cảm thọ, do sự thoải mái sanh ra từ xúc chạm của ý là lạc thọ; điều này là lạc thuộc tâm.
Các lạc ấy được cảm nhận thế nào? Đối với vị đang nhận biết sự chuyên nhất không tản mạn của tâm nhờ tác động của hơi thở vào dài, niệm được thiết lập; với niệm ấy với trí ấy, các lạc ấy được cảm nhận. Đối với vị đang nhận biết sự chuyên nhất không tản mạn của tâm nhờ tác động của hơi thở ra dài, niệm được thiết lập; với niệm ấy với trí ấy, các lạc ấy được cảm nhận. ...(như trên)...; đối với vị đang tác chứng các pháp cần được tác chứng, các lạc ấy được cảm nhận. Các lạc ấy được cảm nhận là như vậy.
Cảm giác lạc nhờ tác động của hơi thở vào hơi thở ra là thọ, sự thiết lập là niệm, sự quán xét là trí, thọ là sự thiết lập không phải là niệm, niệm vừa là sự thiết lập vừa là niệm; với niệm ấy với trí ấy, vị ấy quán xét thọ ấy; vì thế được nói rằng: “Việc tu tập sự thiết lập niệm về quán xét thọ trên các thọ.”
Quán xét: Quán xét thọ ấy là (có ý nghĩa) thế nào? Quán xét là vô thường ...(như trên)... quán xét thọ ấy là (có ý nghĩa) như thế. Sự tu tập: Có bốn sự tu tập: ...(như trên)... là sự tu tập theo ý nghĩa rèn luyện.
Cảm giác lạc đối với hơi thở vào hơi thở ra là giới thanh tịnh theo ý nghĩa thu thúc, ...(như trên)... Cảm giác lạc, đối với vị nhận biết sự chuyên nhất không tản mạn của tâm nhờ tác động của hơi thở vào hơi thở ra, ...(nt)... trong khi nhận biết (vị ấy) liên kết các quyền; vì thế được nói rằng: “Và thấu triệt ý nghĩa của thanh tịnh.” (2)
‘Cảm giác sự tạo tác của tâm, tôi sẽ thở vào’ vị ấy tập, ‘cảm giác sự tạo tác của tâm, tôi sẽ thở ra’ vị ấy tập là (có ý nghĩa) thế nào?
Sự tạo tác của tâm là gì? Nhờ tác động của hơi thở vào dài, (có) tưởng và thọ thuộc tâm; các pháp này được gắn bó với tâm, là các sự tạo tác của tâm. Nhờ tác động của hơi thở ra dài, (có) tưởng và thọ thuộc tâm; các pháp này được gắn bó với tâm, là các sự tạo tác của tâm. ...(như trên).... Cảm giác lạc nhờ tác động của hơi thở vào ...(như trên)... Cảm giác lạc nhờ tác động của hơi thở ra là tưởng và thọ thuộc tâm; các pháp này được gắn bó với tâm, là các sự tạo tác của tâm. Đây là sự tạo tác của tâm.
Các sự tạo tác của tâm ấy được cảm nhận thế nào? Đối với vị đang nhận biết sự chuyên nhất không tản mạn của tâm nhờ tác động của hơi thở vào dài, niệm được thiết lập; với niệm ấy với trí ấy, các sự tạo tác của tâm ấy được cảm nhận. Đối với vị đang nhận biết sự chuyên nhất không tản mạn của tâm nhờ tác động của hơi thở ra dài, niệm được thiết lập; với niệm ấy với trí ấy, các sự tạo tác của tâm ấy được cảm nhận. ...(như trên)...; đối với vị đang tác chứng các pháp cần được tác chứng, các sự tạo tác của tâm ấy được cảm nhận. Các sự tạo tác của tâm ấy được cảm nhận là như vậy.
Cảm giác sự tạo tác của tâm nhờ tác động của hơi thở vào hơi thở ra là thọ, sự thiết lập là niệm, sự quán xét là trí, thọ là sự thiết lập không phải là niệm, niệm vừa là sự thiết lập vừa là niệm; với niệm ấy với trí ấy, vị ấy quán xét thọ ấy; vì thế được nói rằng: “Việc tu tập sự thiết lập niệm về quán xét thọ trên các thọ.”
Quán xét: Quán xét thọ ấy là (có ý nghĩa) thế nào? Quán xét là vô thường ...(nt)... quán xét thọ ấy là (có ý nghĩa) như thế. Sự tu tập: Có bốn sự tu tập: ...(nt)... là sự tu tập theo ý nghĩa rèn luyện.
Cảm giác sự tạo tác của tâm đối với hơi thở vào hơi thở ra là giới thanh tịnh theo ý nghĩa thu thúc, ...(như trên)... Cảm giác sự tạo tác của tâm, đối với vị nhận biết sự chuyên nhất không tản mạn của tâm nhờ tác động của hơi thở vào hơi thở ra, ...(như trên)... trong khi nhận biết (vị ấy) liên kết các quyền; vì thế được nói rằng: “Và thấu triệt ý nghĩa của thanh tịnh.” (3)
‘Làm an tịnh sự tạo tác của tâm, tôi sẽ thở vào’ vị ấy tập, ‘làm an tịnh sự tạo tác của tâm, tôi sẽ thở ra’ vị ấy tập là (có ý nghĩa) thế nào?
Sự tạo tác của tâm là gì? Nhờ tác động của hơi thở vào dài, (có) tưởng và thọ thuộc tâm, ...(như trên)... Nhờ tác động của hơi thở ra dài, (có) tưởng và thọ thuộc tâm, các pháp này được gắn bó với tâm, là các sự tạo tác của tâm; trong khi làm cho an tịnh, làm cho diệt tận, làm cho bình lặng các sự tạo tác của tâm ấy, vị ấy tập. Cảm giác sự tạo tác của tâm nhờ tác động của hơi thở vào ...(như trên)... Cảm giác sự tạo tác của tâm nhờ tác động của hơi thở ra là tưởng và thọ thuộc tâm; các pháp này được gắn bó với tâm, là các sự tạo tác của tâm; trong khi làm cho an tịnh, làm cho diệt tận, làm cho bình lặng các sự tạo tác của tâm ấy, vị ấy tập.
Làm cho an tịnh sự tạo tác của tâm nhờ tác động của hơi thở vào hơi thở ra là thọ, sự thiết lập là niệm, sự quán xét là trí, thọ là sự thiết lập không phải là niệm, niệm vừa là sự thiết lập vừa là niệm; với niệm ấy với trí ấy, vị ấy quán xét thọ ấy; vì thế được nói rằng: “Việc tu tập sự thiết lập niệm về quán xét thọ trên các thọ.”
Quán xét: Quán xét thọ ấy là (có ý nghĩa) thế nào? Quán xét là vô thường ...(nt)... quán xét thọ ấy là (có ý nghĩa) như thế. Sự tu tập: Có bốn sự tu tập: ...(nt)... là sự tu tập theo ý nghĩa rèn luyện.
Làm cho an tịnh sự tạo tác của tâm đối với hơi thở vào hơi thở ra là giới thanh tịnh theo ý nghĩa thu thúc, ...(như trên)... Làm cho an tịnh sự tạo tác của tâm, đối với vị nhận biết sự chuyên nhất không tản mạn của tâm nhờ tác động của hơi thở vào hơi thở ra, ...(như trên)... trong khi nhận biết (vị ấy) liên kết các quyền; vì thế được nói rằng: “Và thấu triệt ý nghĩa của thanh tịnh.” (4)
Tám trí về quán xét, tám tùy niệm về sự thiết lập, và bốn nền tảng thuộc Kinh về việc quán xét thọ trên các thọ.
Nhóm bốn thứ nhì.
‘Cảm giác tâm, tôi sẽ thở vào’ vị ấy tập, ‘cảm giác tâm, tôi sẽ thở ra’ vị ấy tập là (có ý nghĩa) thế nào?
Tâm ấy là gì? Nhờ tác động của hơi thở vào dài, có sự nhận thức là tâm. Tâm tức là ý, là tinh thần, là tim, là sắc trắng, là ý xứ, là ý quyền, là thức, là thức uẩn, là ý thức giới sanh ra từ điều ấy. Nhờ tác động của hơi thở ra dài, ...(nt)... Làm cho an tịnh sự tạo tác của tâm nhờ tác động của hơi thở vào, ...(nt)... Làm cho an tịnh sự tạo tác của tâm nhờ tác động của hơi thở ra có sự nhận thức là tâm. Tâm tức là ý, là tinh thần, là tim, là sắc trắng, là ý xứ, là ý quyền, là thức, là thức uẩn, là ý thức giới sanh ra từ điều ấy; điều này là tâm.
Tâm ấy được cảm nhận thế nào? Đối với vị đang nhận biết sự chuyên nhất không tản mạn của tâm nhờ tác động của hơi thở vào dài, niệm được thiết lập; với niệm ấy với trí ấy, tâm ấy được cảm nhận. Đối với vị đang nhận biết sự chuyên nhất không tản mạn của tâm nhờ tác động của hơi thở ra dài, niệm được thiết lập; với niệm ấy với trí ấy, tâm ấy được cảm nhận. ...(như trên)...; đối với vị đang tác chứng các pháp cần được tác chứng, tâm ấy được cảm nhận. Tâm ấy được cảm nhận là như vậy.
Cảm giác tâm nhờ tác động của hơi thở vào hơi thở ra, có sự nhận thức là tâm, sự thiết lập là niệm, ...(nt)...; vì thế được nói rằng: “Việc tu tập sự thiết lập niệm về quán xét tâm trên tâm.”
Quán xét: Quán xét tâm ấy là (có ý nghĩa) thế nào? ...(như trên)... Quán xét tâm ấy là (có ý nghĩa) như thế. Sự tu tập: Có bốn sự tu tập: ...(như trên)... là sự tu tập theo ý nghĩa rèn luyện.
Cảm giác tâm đối với hơi thở vào hơi thở ra là giới thanh tịnh theo ý nghĩa thu thúc, ...(nt)... Cảm giác tâm, đối với vị nhận biết sự chuyên nhất không tản mạn của tâm nhờ tác động của hơi thở vào hơi thở ra, ...(nt)... trong khi nhận biết (vị ấy) liên kết các quyền; vì thế được nói rằng: “Và thấu triệt ý nghĩa của thanh tịnh.” (1)
‘Làm cho tâm được hân hoan, tôi sẽ thở vào’ vị ấy tập, ‘Làm cho tâm được hân hoan, tôi sẽ thở ra’ vị ấy tập là (có ý nghĩa) thế nào?
Sự hân hoan của tâm là (có ý nghĩa) thế nào? Đối với vị đang nhận biết sự chuyên nhất không tản mạn của tâm nhờ tác động của hơi thở vào dài, sự hân hoan của tâm sanh lên; điều nào là sự hoan hỷ, sự thích thú, sự vui mừng, sự mừng rỡ, sự phấn khởi của tâm là sự thỏa thích của tâm. Đối với vị đang nhận biết sự chuyên nhất không tản mạn của tâm nhờ tác động của hơi thở ra dài, sự hân hoan của tâm sanh lên; điều nào là sự hoan hỷ, sự thích thú, sự vui mừng, sự mừng rỡ, sự phấn khởi của tâm là sự thỏa thích của tâm. ...(như trên)... Cảm giác tâm nhờ tác động của hơi thở vào ...(như trên)... Cảm giác tâm nhờ tác động của hơi thở ra, sự hân hoan của tâm sanh lên; điều nào là sự hoan hỷ, sự thích thú, sự vui mừng, sự mừng rỡ, sự phấn khởi của tâm là sự thỏa thích của tâm; điều này là sự hân hoan của tâm.
Làm cho tâm được hân hoan nhờ tác động của hơi thở vào hơi thở ra, có sự nhận thức là tâm, sự thiết lập là niệm, sự quán xét là trí, tâm là sự thiết lập không phải là niệm, niệm vừa là sự thiết lập vừa là niệm; với niệm ấy với trí ấy, vị ấy quán xét tâm ấy; vì thế được nói rằng: “Việc tu tập sự thiết lập niệm về quán xét tâm trên tâm.”
Quán xét: Quán xét tâm ấy là (có ý nghĩa) thế nào? ...(như trên)... quán xét tâm ấy là (có ý nghĩa) như thế. Sự tu tập: Có bốn sự tu tập: ...(như trên)... là sự tu tập theo ý nghĩa rèn luyện.
Làm cho tâm được hân hoan đối với các hơi thở vào hơi thở ra là giới thanh tịnh theo ý nghĩa thu thúc, ...(như trên)... Làm cho tâm được hân hoan, đối với vị nhận biết sự chuyên nhất không tản mạn của tâm nhờ tác động của hơi thở vào hơi thở ra, ...(như trên)... trong khi nhận biết (vị ấy) liên kết các quyền; vì thế được nói rằng: “Và thấu triệt ý nghĩa của thanh tịnh.” (2)
‘Làm cho tâm được định tĩnh, tôi sẽ thở vào’vị ấy tập, ‘Làm cho tâm được định tĩnh, tôi sẽ thở ra’ vị ấy tập là (có ý nghĩa) thế nào?
Định là gì? Nhờ tác động của hơi thở vào dài sự chuyên nhất không tản mạn của tâm là định; điều nào là sự đứng vững, sự an trụ, sự vững vàng, sự không tán loạn, sự không tản mạn của tâm, trạng thái của ý không bị tán loạn, sự chỉ tịnh, định quyền, định lực, chánh định. Nhờ tác động của hơi thở ra dài sự chuyên nhất không tản mạn của tâm là định, ...(như trên)... Làm cho tâm được định tĩnh nhờ tác động của hơi thở vào ...(như trên)... Làm cho tâm được định tĩnh, nhờ tác động của hơi thở ra sự chuyên nhất không tản mạn của tâm là định; điều nào là sự đứng vững, sự an trụ, sự vững vàng, sự không tán loạn, sự không tản mạn của tâm, trạng thái của ý không bị tán loạn, sự chỉ tịnh, định quyền, định lực, chánh định; điều ấy là định.
Làm cho tâm được định tĩnh nhờ tác động của hơi thở vào hơi thở ra, sự nhận thức là tâm, sự thiết lập là niệm, sự quán xét là trí, tâm là sự thiết lập không phải là niệm; niệm vừa là sự thiết lập vừa là niệm; với niệm ấy với trí ấy, vị ấy quán xét tâm ấy; vì thế được nói rằng: “Việc tu tập sự thiết lập niệm về quán xét tâm trên tâm.”
Quán xét: Quán xét tâm ấy là (có ý nghĩa) thế nào? ...(như trên)... quán xét tâm ấy là (có ý nghĩa) như thế. Sự tu tập: Có bốn sự tu tập: ...(như trên)... là sự tu tập theo ý nghĩa rèn luyện.
Làm cho tâm được định tĩnh của các hơi thở vào hơi thở ra là giới thanh tịnh theo ý nghĩa thu thúc, ...(như trên)... Làm cho tâm được định tĩnh, đối với vị nhận biết sự chuyên nhất không tản mạn của tâm nhờ tác động của hơi thở vào hơi thở ra, ...(như trên)... trong khi nhận biết (vị ấy) liên kết các quyền; vì thế được nói rằng: “Và thấu triệt ý nghĩa của thanh tịnh.” (3)
‘Làm cho tâm được giải thoát, tôi sẽ thở vào’ vị ấy tập, ‘Làm cho tâm được giải thoát, tôi sẽ thở ra’ vị ấy tập là (có ý nghĩa) thế nào?
‘Làm cho tâm được giải thoát khỏi tham ái, tôi sẽ thở vào’ vị ấy tập; ‘Làm cho tâm được giải thoát khỏi tham ái, tôi sẽ thở ra’ vị ấy tập; ‘Làm cho tâm được giải thoát khỏi sân hận, tôi sẽ thở vào’ vị ấy tập; ‘Làm cho tâm được giải thoát khỏi sân hận, tôi sẽ thở ra’ vị ấy tập; ‘Làm cho tâm được giải thoát khỏi si mê ... khỏi ngã mạn ... khỏi kiến ... khỏi hoài nghi ... khỏi sự lờ đờ ... khỏi sự phóng dật ... khỏi sự hổ thẹn (tội lỗi) ... ‘Làm cho tâm được giải thoát khỏi sự ghê sợ (tội lỗi), tôi sẽ thở vào’ vị ấy tập; ‘Làm cho tâm được giải thoát khỏi sự ghê sợ (tội lỗi), tôi sẽ thở ra’ vị ấy tập. Làm cho tâm được giải thoát nhờ tác động của hơi thở vào hơi thở ra, có sự nhận thức là tâm, sự thiết lập là niệm, ...(như trên)...
Quán xét: Quán xét tâm ấy là (có ý nghĩa) thế nào? ...(như trên)... quán xét tâm ấy là (có ý nghĩa) như thế. Sự tu tập: Có bốn sự tu tập: ...(như trên)... là sự tu tập theo ý nghĩa rèn luyện.
Làm cho tâm được giải thoát đối với các hơi thở vào hơi thở ra là giới thanh tịnh theo ý nghĩa thu thúc, ...(như trên)... Làm cho tâm được giải thoát, đối với vị nhận biết sự chuyên nhất không tản mạn của tâm nhờ tác động của hơi thở vào hơi thở ra, ...(như trên)... trong khi nhận biết (vị ấy) liên kết các quyền; vì thế được nói rằng: “Và thấu triệt ý nghĩa của thanh tịnh.” (4)
Tám trí về quán xét, tám tùy niệm về sự thiết lập, và bốn nền tảng thuộc Kinh về việc quán xét tâm trên tâm.
Nhóm bốn thứ ba.
‘Quán xét về vô thường, tôi sẽ thở vào’ vị ấy tập, ‘quán xét về vô thường, tôi sẽ thở ra’ vị ấy tập là (có ý nghĩa) thế nào? Vô thường: Cái gì là vô thường? Năm uẩn là vô thường. Vô thường theo ý nghĩa gì? Vô thường với ý nghĩa sanh diệt. Đối với 5 uẩn, trong khi nhìn thấy sự sanh (hành giả) nhìn thấy bao nhiêu tướng trạng, trong khi nhìn thấy sự diệt nhìn thấy bao nhiêu tướng trạng, trong khi nhìn thấy sự sanh diệt, nhìn thấy bao nhiêu tướng trạng? Đối với 5 uẩn, trong khi nhìn thấy sự sanh (hành giả) nhìn thấy 25 tướng trạng, trong khi nhìn thấy sự diệt nhìn thấy 25 tướng trạng; đối với năm uẩn, trong khi nhìn thấy sự sanh diệt nhìn thấy 50 tướng trạng này.
‘Quán xét về vô thường ở sắc, tôi sẽ thở vào’ vị ấy tập, ‘quán xét về vô thường ở sắc, tôi sẽ thở ra’ vị ấy tập. ‘Quán xét về vô thường ở thọ, ... ở tưởng ... ở các hành ... ở thức ... ở mắt ... ở lão tử, tôi sẽ thở vào’ vị ấy tập, ‘quán xét về vô thường ở lão tử, tôi sẽ thở ra’ vị ấy tập.
Quán xét về vô thường nhờ tác động của hơi thở vào hơi thở ra là các pháp, sự thiết lập là niệm, sự quán xét là trí, các pháp là sự thiết lập không phải là niệm, niệm vừa là sự thiết lập vừa là niệm; với niệm ấy với trí ấy, vị ấy quán xét các pháp ấy; vì thế được nói rằng: “Việc tu tập sự thiết lập niệm về quán xét pháp trên các pháp.”
Quán xét: Quán xét các pháp ấy là (có ý nghĩa) thế nào? ...(như trên)... quán xét các pháp ấy là (có ý nghĩa) như thế. Sự tu tập: Có bốn sự tu tập: ...(như trên)... là sự tu tập theo ý nghĩa rèn luyện.
Quán xét về vô thường của các hơi thở vào hơi thở ra là giới thanh tịnh theo ý nghĩa thu thúc, ...(như trên)... Quán xét về vô thường, đối với vị nhận biết sự chuyên nhất không tản mạn của tâm nhờ tác động của hơi thở vào hơi thở ra, ...(như trên)... trong khi nhận biết (vị ấy) liên kết các quyền; vì thế được nói rằng: “Và thấu triệt ý nghĩa của thanh tịnh.” (1)
‘Quán xét về ly tham, tôi sẽ thở vào’ vị ấy tập, ‘Quán xét về ly tham, tôi sẽ thở ra’ vị ấy tập là (có ý nghĩa) thế nào?
Sau khi nhìn thấy sự tai hại ở sắc, có ước muốn sanh lên về ly tham ở sắc, đức tin được hướng đến, và tâm của vị ấy được khẳng định chắc chắn: ‘Quán xét về ly tham ở sắc, tôi sẽ thở vào’ vị ấy tập, ‘Quán xét về ly tham ở sắc, tôi sẽ thở ra’ vị ấy tập. Sau khi nhìn thấy sự tai hại ở sắc, có ước muốn sanh lên về việc ly tham khỏi sắc, đức tin được hướng đến, và tâm của vị ấy được khẳng định chắc chắn: ‘Quán xét về ly tham ở thọ, ... ở tưởng ... ở các hành ... ở thức ... ở mắt ... ở lão tử, tôi sẽ thở vào’ vị ấy tập, ‘Quán xét về ly tham ở lão tử, tôi sẽ thở ra’ vị ấy tập.
Quán xét về ly tham nhờ tác động của hơi thở vào hơi thở ra là các pháp, sự thiết lập là niệm, ...(như trên)...; vì thế được nói rằng: “Việc tu tập sự thiết lập niệm về quán xét pháp trên các pháp.”
Quán xét: Quán xét các pháp ấy là (có ý nghĩa) thế nào? ...(như trên)... quán xét các pháp ấy là (có ý nghĩa) như thế. Sự tu tập: Có bốn sự tu tập: ...(như trên)... là sự tu tập theo ý nghĩa rèn luyện.
Quán xét về ly tham của các hơi thở vào hơi thở ra là giới thanh tịnh theo ý nghĩa thu thúc, ...(như trên)... Quán xét về ly tham, đối với vị nhận biết sự chuyên nhất không tản mạn của tâm nhờ tác động của hơi thở vào hơi thở ra, ...(như trên)... trong khi nhận biết (vị ấy) liên kết các quyền; vì thế được nói rằng: “Và thấu triệt ý nghĩa của thanh tịnh.” (2)
‘Quán xét về diệt tận, tôi sẽ thở vào’ vị ấy tập, ‘Quán xét về diệt tận, tôi sẽ thở ra’ vị ấy tập là (có ý nghĩa) thế nào?
Sau khi nhìn thấy sự tai hại ở sắc, có ước muốn sanh lên về sự diệt tận ở sắc, đức tin được hướng đến, và tâm của vị ấy được khẳng định chắc chắn: ‘Quán xét về diệt tận ở sắc, tôi sẽ thở vào’ vị ấy tập, ‘Quán xét về diệt tận ở sắc, tôi sẽ thở ra’ vị ấy tập. Sau khi nhìn thấy sự tai hại ở sắc, có ước muốn sanh lên về sự diệt tận ở sắc, đức tin được hướng đến, và tâm của vị ấy được khẳng định chắc chắn: ‘Quán xét về diệt tận ở thọ, ... ở tưởng ... ở các hành ... ở thức ... ở mắt ... ở lão tử, tôi sẽ thở vào’ vị ấy tập, ‘Quán xét về diệt tận ở lão tử, tôi sẽ thở ra’ vị ấy tập.
Tai hại ở vô minh là với bao nhiêu biểu hiện? Vô minh được diệt tận với bao nhiêu biểu hiện? Tai hại ở vô minh là với năm biểu hiện. Vô minh được diệt tận với tám biểu hiện.
Tai hại ở vô minh là với năm biểu hiện gì? Tai hại ở vô minh theo ý nghĩa vô thường, tai hại ở vô minh theo ý nghĩa khổ não, tai hại ở vô minh theo ý nghĩa vô ngã, tai hại ở vô minh theo ý nghĩa thiêu đốt, tai hại ở vô minh theo ý nghĩa chuyển biến; tai hại ở vô minh là với năm biểu hiện này.
Vô minh được diệt tận với tám biểu hiện gì? Với sự diệt tận của căn nguyên, vô minh được diệt tận; với sự diệt tận của nguồn gốc sanh khởi, vô minh được diệt tận; với sự diệt tận của sanh, vô minh được diệt tận; với sự diệt tận của phát khởi, vô minh được diệt tận; với sự diệt tận của nhân, vô minh được diệt tận; với sự diệt tận của duyên, vô minh được diệt tận; với sự sanh khởi của trí, vô minh được diệt tận; với sự thiết lập của diệt tận, vô minh được diệt tận; vô minh được diệt tận với tám biểu hiện này.
Sau khi nhìn thấy sự tai hại ở vô minh với năm biểu hiện này, có ước muốn sanh lên về sự diệt tận ở vô minh với tám biểu hiện này, đức tin được hướng đến, và tâm của vị ấy được khẳng định chắc chắn: ‘Quán xét về diệt tận ở vô minh, tôi sẽ thở vào’ vị ấy tập, ‘Quán xét về diệt tận ở vô minh, tôi sẽ thở ra’ vị ấy tập.
Tai hại ở các hành là với bao nhiêu biểu hiện? Các hành được diệt tận với bao nhiêu biểu hiện? ...(như trên)... Tai hại ở thức là với bao nhiêu biểu hiện? Thức được diệt tận với bao nhiêu biểu hiện? ...(như trên)... Tai hại ở danh sắc là với bao nhiêu biểu hiện? Danh sắc được diệt tận với bao nhiêu biểu hiện? ...(như trên)... Tai hại ở sáu xứ là với bao nhiêu biểu hiện? Sáu xứ được diệt tận với bao nhiêu biểu hiện? ...(như trên)... Tai hại ở xúc là với bao nhiêu biểu hiện? Xúc được diệt tận với bao nhiêu biểu hiện? ...(như trên)... Tai hại ở thọ là với bao nhiêu biểu hiện? Thọ được diệt tận với bao nhiêu biểu hiện? ...(như trên)... Tai hại ở ái là với bao nhiêu biểu hiện? Ái được diệt tận với bao nhiêu biểu hiện? ...(như trên)... Tai hại ở thủ là với bao nhiêu biểu hiện? Thủ được diệt tận với bao nhiêu biểu hiện? ...(như trên)... Tai hại ở hữu là với bao nhiêu biểu hiện? Hữu được diệt tận với bao nhiêu biểu hiện? ...(như trên)... Tai hại ở sanh là với bao nhiêu biểu hiện? Sanh được diệt tận với bao nhiêu biểu hiện? ...(như trên)... Tai hại ở lão tử là với bao nhiêu biểu hiện? Lão tử được diệt tận với bao nhiêu biểu hiện? Tai hại ở lão tử là với năm biểu hiện. Lão tử được diệt tận với tám biểu hiện.
Tai hại ở lão tử là với năm biểu hiện gì? Tai hại ở lão tử theo ý nghĩa vô thường, ...(như trên)... theo ý nghĩa khổ não, ...(như trên)... theo ý nghĩa vô ngã, ...(nt)... theo ý nghĩa thiêu đốt, ...(như trên)... theo ý nghĩa chuyển biến; tai hại ở lão tử là với năm biểu hiện này.
Lão tử được diệt tận với tám biểu hiện gì? Với sự diệt tận của căn nguyên, lão tử được diệt tận; với sự diệt tận của nguồn gốc sanh khởi, ...(như trên)... với sự diệt tận của sanh, ...(như trên)... với sự diệt tận của phát khởi, ...(như trên)... với sự diệt tận của nhân, ...(như trên)... với sự diệt tận của duyên, ...(như trên)... với sự sanh khởi của trí, ... với sự thiết lập của diệt tận, lão tử được diệt tận; lão tử được diệt tận với tám biểu hiện này.
Sau khi nhìn thấy sự tai hại ở lão tử với năm biểu hiện này, có ước muốn sanh lên về sự diệt tận ở lão tử với tám biểu hiện này, đức tin được hướng đến, và tâm của vị ấy được khẳng định chắc chắn: ‘Quán xét về diệt tận ở lão tử, tôi sẽ thở vào’ vị ấy tập, ‘quán xét về diệt tận ở lão tử, tôi sẽ thở ra’ vị ấy tập.
Quán xét về diệt tận nhờ tác động của hơi thở vào hơi thở ra là các pháp, sự thiết lập là niệm, sự quán xét là trí, các pháp là sự thiết lập không phải là niệm, niệm vừa là sự thiết lập vừa là niệm; với niệm ấy với trí ấy, vị ấy quán xét các pháp ấy; vì thế được nói rằng: “Việc tu tập sự thiết lập niệm về quán xét pháp trên các pháp.” (3)
Quán xét: Quán xét các pháp ấy là (có ý nghĩa) thế nào? ...(như trên)... Quán xét các pháp ấy là (có ý nghĩa) như thế. Sự tu tập: Có bốn sự tu tập: ...(như trên)... là sự tu tập theo ý nghĩa rèn luyện.
Quán xét về diệt tận của các hơi thở vào hơi thở ra là giới thanh tịnh theo ý nghĩa thu thúc, ...(như trên)... Quán xét về diệt tận, đối với vị nhận biết sự chuyên nhất không tản mạn của tâm nhờ tác động của hơi thở vào hơi thở ra, ...(như trên)... trong khi nhận biết (vị ấy) liên kết các quyền; vì thế được nói rằng: “Và thấu triệt ý nghĩa của thanh tịnh.” (3)
‘Quán xét về từ bỏ, tôi sẽ thở vào’ vị ấy tập, ‘quán xét về từ bỏ, tôi sẽ thở ra’ vị ấy tập là (có ý nghĩa) thế nào?
Từ bỏ: Có hai sự từ bỏ: Sự từ bỏ do buông bỏ và sự từ bỏ do tiến vào. ‘Buông bỏ sắc’ là sự từ bỏ do buông bỏ. ‘Tâm tiến vào sự diệt tận của sắc Niết Bàn’ là sự từ bỏ do tiến vào: ‘Quán xét về từ bỏ các sắc, tôi sẽ thở vào’ vị ấy tập, ‘Quán xét về từ bỏ các sắc, tôi sẽ thở ra’ vị ấy tập. ‘Buông bỏ thọ’ ...(như trên)... tưởng ...(như trên)... các hành ...(như trên)... thức ...(như trên)... mắt ...(như trên)... ‘Buông bỏ lão tử’ là sự từ bỏ do buông bỏ. ‘Tâm tiến vào sự diệt tận của lão tử Niết Bàn’ là sự từ bỏ do tiến vào: ‘Quán xét về từ bỏ lão tử, tôi sẽ thở vào’ vị ấy tập, ‘Quán xét về từ bỏ lão tử, tôi sẽ thở ra’ vị ấy tập.
Quán xét về sự từ bỏ nhờ tác động của hơi thở vào hơi thở ra là các pháp, sự thiết lập là niệm, sự quán xét là trí, các pháp là sự thiết lập không phải là niệm, niệm vừa là sự thiết lập vừa là niệm; với niệm ấy với trí ấy, vị ấy quán xét các pháp ấy; vì thế được nói rằng: “Việc tu tập sự thiết lập niệm về quán xét pháp trên các pháp.”
Quán xét: Quán xét các pháp ấy là (có ý nghĩa) thế nào? Quán xét về vô thường, không phải về thường. ...(như trên)... (Vị ấy) từ bỏ, không nắm giữ. Trong khi quán xét về vô thường, (vị ấy) dứt bỏ thường tưởng. ...(như trên)... trong khi từ bỏ, (vị ấy) dứt bỏ sự nắm giữ. Quán xét các pháp ấy là (có ý nghĩa) như thế. Sự tu tập: Có bốn sự tu tập: là sự tu tập các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy theo ý nghĩa không vượt trội, ...(như trên)..., là sự tu tập theo ý nghĩa rèn luyện.
Quán xét về từ bỏ đối với hơi thở vào hơi thở ra là giới thanh tịnh theo ý nghĩa thu thúc, là tâm thanh tịnh theo ý nghĩa không tản mạn, là kiến thanh tịnh theo ý nghĩa nhận thức. Trong trường hợp ấy ý nghĩa thu thúc là sự học tập về thắng giới, trong trường hợp ấy ý nghĩa theo ý nghĩa không tản mạn là sự học tập về thắng tâm, trong trường hợp ấy ý nghĩa nhận thức là sự học tập về thắng tuệ. Trong khi hướng tâm đến ba sự học tập này vị ấy tập; trong khi nhận biết, ...(nt)... trong khi tác chứng các pháp cần được tác chứng vị ấy tập.
Có sự quán xét về từ bỏ, đối với vị nhận biết sự chuyên nhất không tản mạn của tâm nhờ tác động của hơi thở vào hơi thở ra, các thọ sanh lên được biết đến, thiết lập được biết đến, biến mất được biết đến ...(như trên)... Có sự quán xét về từ bỏ, trong khi nhận biết sự chuyên nhất không tản mạn của tâm nhờ tác động của hơi thở vào hơi thở ra, (vị ấy) liên kết các quyền, nhận biết hành xứ, thấu triệt ý nghĩa của thanh tịnh, (vị ấy) liên kết các lực, liên kết các giác chi, liên kết Đạo, liên kết các pháp, nhận biết hành xứ, và thấu triệt ý nghĩa của thanh tịnh.
Liên kết các quyền: Liên kết các quyền là (có ý nghĩa) thế nào? Liên kết tín quyền theo ý nghĩa cương quyết. ...(như trên)...; vì thế được nói rằng: “Và thấu triệt ý nghĩa của thanh tịnh.” (4)
Tám trí về quán xét, tám tùy niệm về sự thiết lập, và bốn nền tảng thuộc Kinh về việc quán xét pháp trên các pháp.
Đây là 32 trí về việc thực hành niệm.
Nhóm bốn thứ tư.
Phần giải thích trí về việc thực hành niệm.
(6) 24 trí gì do năng lực của định?
Nhờ tác động của hơi thở vào dài sự chuyên nhất không tản mạn của tâm là định, nhờ tác động của hơi thở ra dài sự chuyên nhất không tản mạn của tâm là định, ...(như trên)... Làm cho tâm được giải thoát, nhờ tác động của hơi thở vào sự chuyên nhất không tản mạn của tâm là định, làm cho tâm được giải thoát, nhờ tác động của hơi thở ra sự chuyên nhất không tản mạn của tâm là định.
Đây là 24 trí do năng lực của định.
(7) 72 trí gì do năng lực của minh sát?
Hơi thở vào dài, theo ý nghĩa quán xét là vô thường là minh sát, theo ý nghĩa quán xét là khổ não là minh sát, theo ý nghĩa quán xét là vô ngã là minh sát. Hơi thở ra dài, theo ý nghĩa quán xét là vô thường là minh sát, theo ý nghĩa quán xét là khổ não là minh sát, theo ý nghĩa quán xét là vô ngã là minh sát. ...(như trên)... Làm cho tâm được giải thoát trong khi thở vào, làm cho tâm được giải thoát trong khi thở ra, theo ý nghĩa quán xét là vô thường là minh sát, theo ý nghĩa quán xét là khổ não là minh sát, theo ý nghĩa quán xét là vô ngã là minh sát.
Đây là 72 trí do năng lực của minh sát.
(8) 8 trí về nhàm chán là gì?
‘Quán xét về vô thường, (vị ấy) biết và thấy hơi thở vào đúng theo bản thể’ là trí về nhàm chán, ‘Quán xét về vô thường, (vị ấy) biết và thấy hơi thở ra đúng theo bản thể’ là trí về nhàm chán, ...(như trên)..., ‘Quán xét về từ bỏ, (vị ấy) biết và thấy hơi thở vào đúng theo bản thể’ là trí về nhàm chán, ‘Quán xét về từ bỏ, (vị ấy) biết và thấy hơi thở ra đúng theo bản thể’ là trí về nhàm chán.
Đây là 8 trí về nhàm chán.
(9) 8 trí thuận theo nhàm chán là gì?
Quán xét về vô thường trong khi thở vào, tuệ về sự thiết lập của kinh hãi là trí thuận theo nhàm chán; quán xét về vô thường trong khi thở ra, tuệ về sự thiết lập của kinh hãi là trí thuận theo nhàm chán; ...(như trên)...; quán xét về từ bỏ trong khi thở vào, tuệ về sự thiết lập của kinh hãi là trí thuận theo nhàm chán; quán xét về từ bỏ trong khi thở ra, tuệ về sự thiết lập của kinh hãi là trí thuận theo nhàm chán.
Đây là 8 trí thuận theo nhàm chán.
(10) 8 trí gì về sự tịnh lặng của nhàm chán?
Quán xét về vô thường trong khi thở vào, tuệ về sự phân biệt rõ và về sự trụ vững là trí về sự tịnh lặng của nhàm chán; quán xét về vô thường trong khi thở ra, tuệ về sự phân biệt rõ và về sự trụ vững là trí về sự tịnh lặng của nhàm chán; ...(nt)...; quán xét về từ bỏ trong khi thở vào, tuệ về sự phân biệt rõ và về sự trụ vững là trí về sự tịnh lặng của nhàm chán; quán xét về từ bỏ trong khi thở ra, tuệ về sự phân biệt rõ và về sự trụ vững là trí về sự tịnh lặng của nhàm chán.
Đây là 8 trí về sự tịnh lặng của nhàm chán.
(11) 21 trí gì về sự an lạc của giải thoát?
Do Đạo Nhập Lưu, trạng thái dứt bỏ, trạng thái đoạn trừ hoàn toàn đối với thân kiến sanh lên là trí về sự an lạc của giải thoát; trạng thái dứt bỏ, trạng thái đoạn trừ hoàn toàn đối với hoài nghi sanh lên là trí về sự an lạc của giải thoát; trạng thái dứt bỏ, trạng thái đoạn trừ hoàn toàn đối với sự cố chấp vào giới và nghi thức, ... đối với kiến ngủ ngầm, ... đối với hoài nghi ngủ ngầm sanh lên là trí về sự an lạc của giải thoát. Do Đạo Nhất Lai, trạng thái dứt bỏ, trạng thái đoạn trừ hoàn toàn đối với sự ràng buộc của ái dục, đối với sự ràng buộc của bất bình có tính chất thô thiển, ... đối với ái dục ngủ ngầm và bất bình ngủ ngầm có tính chất thô thiển sanh lên là trí về sự an lạc của giải thoát. Do Đạo Bất Lai, trạng thái dứt bỏ, trạng thái đoạn trừ hoàn toàn đối với sự ràng buộc của ái dục và sự ràng buộc của bất bình có tính chất vi tế, ... đối với ái dục ngủ ngầm và bất bình ngủ ngầm có tính chất vi tế sanh lên là trí về sự an lạc của giải thoát. Do Đạo A-la-hán, trạng thái dứt bỏ, trạng thái đoạn trừ hoàn toàn đối với ái sắc, ... đối với ái vô sắc, đối với ngã mạn, đối với phóng dật, đối với vô minh, đối với ngã mạn ngủ ngầm, đối với ái hữu ngủ ngầm, đối với vô minh ngủ ngầm sanh lên là trí về sự an lạc của giải thoát.
Đây là 21 trí về sự an lạc của giải thoát.
Đối với vị đang tu tập định của niệm hơi thở vào hơi thở ra theo 16 nền tảng, có hơn 200 pháp sanh lên (ở vị ấy).
Phần Giảng về Niệm Hơi Thở Vào Hơi Thở Ra được hoàn tất.
--ooOoo--
[1] Hiện tướng (nimitta) là vị trí được hơi thở vào hơi thở ra chạm đến. Đối với người có mũi cao là ở chóp mũi, người có mũi ngắn là ở môi trên (PṭsA. 1, 471).
[2] Tâm có sự chạy theo quá khứ: Tâm dõi theo hơi thở vào hoặc hơi thở ra đã đến và đã đi qua ở tại điểm tiếp xúc (chóp mũi hoặc môi trên) (PṭsA. 1, 472).
[3] Tâm có sự mong mỏi ở vị lai: Tâm mong mỏi và chờ đợi hơi thở vào hoặc hơi thở ra còn chưa xảy đến ở tại điểm tiếp xúc (PṭsA. 1, 472).
[4] Tâm đã đạt đến ba phận sự (phần đầu, phần giữa, phần cuối) là được tốt đẹp theo ba cách (sự trong sạch của việc thực hành, tăng cường trạng thái xả, sự tự hài lòng) (ND).
[5] Được thành tựu mười tướng trạng: là ba tướng trạng thuộc về phần đầu, ba tướng trạng thuộc về phần giữa, và bốn tướng trạng thuộc về phần cuối; tổng cộng lại là mười (ND).
[6] Các pháp ấy chỉ tịnh và minh sát (PṭsA. 2, 480).
[7] Làm chói sáng, làm chiếu sáng, làm tỏa sáng là nghĩa theo thứ tự của các động từ obhāseti (áp dụng cho dục giới), bhāseti (áp dụng cho sắc giới), pabhāseti (áp dụng cho vô sắc giới) (PṭsA. 1, 472). Ba động từ này đều có chung từ gốc là √bhās = chiếu sáng.
[8] ‘Trong khi làm cho được biết rõ, trong khi làm cho rõ rệt phần đầu-giữa-cuối của toàn bộ hơi thở vào, tôi sẽ thở vào’ vị ấy tập (PṭsA. 2, 491).
[9] Tứ đại (mahābhūtā) là các yếu tố đất, nước, lửa, gió (PṭsA. 2, 515).
Tôi đã được nghe như vầy: Một thời đức Thế Tôn ngự tại tu viện của ông Anāthapiṇḍika, trong khu rừng (của thái tử) Jeta, ở thành Sāvatthi. Chính ở tại nơi ấy, đức Thế Tôn đã bảo các vị tỳ khưu rằng: “Này các tỳ khưu.” “Thưa ngài,” các vị tỳ khưu ấy đã đáp lại đức Thế Tôn. Đức Thế Tôn đã nói điều này:
- Này các tỳ khưu, đây là năm quyền. Những gì là năm? Tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền. Này các tỳ khưu, đây là năm quyền.
Năm quyền này được thanh tịnh theo bao nhiêu cách? Năm quyền này được thanh tịnh theo 15 cách: Đối với vị đang xa lánh các kẻ không có đức tin, đang xu hướng theo tiếp cận gần gũi những người có đức tin, đang quán xét lại các bài kinh khơi dậy đức tin; tín quyền được thanh tịnh bằng ba cách này.
Đối với vị đang xa lánh các kẻ biếng nhác, đang xu hướng theo tiếp cận gần gũi những người có sự ra sức tinh tấn, đang quán xét lại các sự nỗ lực đúng đắn; tấn quyền được thanh tịnh bằng ba cách này.
Đối với vị đang xa lánh các kẻ có niệm bị quên lãng, đang xu hướng theo tiếp cận gần gũi những người có niệm được thiết lập, đang quán xét lại các sự thiết lập niệm; niệm quyền được thanh tịnh bằng ba cách này.
Đối với vị đang xa lánh các kẻ không định tĩnh, đang xu hướng theo tiếp cận gần gũi những người định tĩnh, đang quán xét lại các định và giải thoát; định quyền được thanh tịnh bằng ba cách này.
Đối với vị đang xa lánh các kẻ có tuệ kém, đang xu hướng theo tiếp cận gần gũi những người có tuệ, đang quán xét lại hành vi của trí thâm sâu; tuệ quyền được thanh tịnh bằng ba cách này.
Như thế, đối với vị đang xa lánh năm hạng người này, đối với vị đang xu hướng theo tiếp cận gần gũi năm hạng người (kia), đối với vị đang quán xét lại các bài kinh khơi dậy đức tin, các quyền này được thanh tịnh theo 15 cách này.
Năm quyền được phát triển bằng bao nhiêu cách? Bằng bao nhiêu cách có được sự phát triển của năm quyền?[1]Năm quyền được phát triển bằng mười cách, bằng mười cách có được sự phát triển của năm quyền.
Trong khi dứt bỏ sự không có đức tin là phát triển tín quyền, trong khi phát triển tín quyền là dứt bỏ sự không có đức tin; trong khi dứt bỏ sự biếng nhác là phát triển tấn quyền, trong khi phát triển tấn quyền là dứt bỏ sự biếng nhác; trong khi dứt bỏ sự buông lung là phát triển niệm quyền, trong khi phát triển niệm quyền là dứt bỏ sự buông lung; trong khi dứt bỏ sự phóng dật là phát triển định quyền, trong khi phát triển định quyền là dứt bỏ sự phóng dật; trong khi dứt bỏ vô minh là phát triển tuệ quyền, trong khi phát triển tuệ quyền là dứt bỏ vô minh.
Năm quyền được phát triển bằng mười cách này, bằng mười cách này có được sự phát triển của năm quyền.
Năm quyền (là) được phát triển,[2](là) được phát triển tốt đẹp bằng bao nhiêu cách? Năm quyền (là) được phát triển, (là) được phát triển tốt đẹp bằng mười cách.
Do trạng thái dứt bỏ, do trạng thái dứt bỏ tốt đẹp của sự không có đức tin, tín quyền được phát triển được phát triển tốt đẹp; do trạng thái đã được phát triển, do trạng thái đã được phát triển tốt đẹp của tín quyền, có sự từ bỏ, có sự từ bỏ tốt đẹp của sự không có đức tin. Do trạng thái dứt bỏ ... của sự biếng nhác, tấn quyền được phát triển ...; do trạng thái đã được phát triển ... của tấn quyền, có sự từ bỏ ... của sự biếng nhác. Do trạng thái dứt bỏ ... của sự buông lung, niệm quyền được phát triển ...; do trạng thái đã được phát triển ... của niệm quyền, có sự từ bỏ ... của sự buông lung. Do trạng thái dứt bỏ ... của phóng dật, định quyền được phát triển ...; do trạng thái đã được phát triển... của định quyền, có sự từ bỏ ... của phóng dật. Do trạng thái dứt bỏ, do trạng thái dứt bỏ tốt đẹp của vô minh, tuệ quyền được phát triển được phát triển tốt đẹp; do trạng thái đã được phát triển, do trạng thái đã được phát triển tốt đẹp của tuệ quyền, có sự từ bỏ, có sự từ bỏ tốt đẹp của vô minh.
Năm quyền (là) được phát triển, (là) được phát triển tốt đẹp bằng mười cách này.
Năm quyền được phát triển bằng bao nhiêu cách? Năm quyền không những (là) được phát triển, mà (là) còn được phát triển tốt đẹp, được tịnh lặng, và được tịnh lặng tốt đẹp bằng bao nhiêu cách? Năm quyền được phát triển bằng bốn cách; năm quyền không những (là) được phát triển, mà (là) còn được phát triển tốt đẹp, được tịnh lặng, và được tịnh lặng tốt đẹp bằng bốn cách.
Ở sát-na Đạo Nhập Lưu, năm quyền được phát triển; ở sát-na Quả Nhập Lưu, năm quyền không những (là) được phát triển, mà (là) còn được phát triển tốt đẹp, được tịnh lặng, và được tịnh lặng tốt đẹp. Ở sát-na Đạo Nhất Lai, ... ở sát-na Quả Nhất Lai, ... Ở sát-na Đạo Bất Lai, ... ở sát-na Quả Bất Lai, ... Ở sát-na Đạo A-la-hán, năm quyền được phát triển; ở sát-na Quả A-la-hán, năm quyền không những (là) được phát triển, mà (là) còn được phát triển tốt đẹp, được tịnh lặng, và được tịnh lặng tốt đẹp.
Như thế, có bốn sự thanh tịnh của Đạo, có bốn sự thanh tịnh của Quả, có bốn sự thanh tịnh của đoạn trừ, có bốn sự thanh tịnh của tịnh lặng. Bằng bốn cách này, năm quyền được phát triển; bằng bốn cách này, năm quyền không những (là) được phát triển, mà (là) còn được phát triển tốt đẹp, được tịnh lặng, và được tịnh lặng tốt đẹp.
Có sự phát triển quyền ở bao nhiêu hạng người? Bao nhiêu hạng người có quyền được phát triển? Có sự phát triển quyền ở tám hạng người, ba hạng người có quyền được phát triển.
Có sự phát triển quyền ở tám hạng người nào? Ở bảy hạng Hữu Học và phàm nhân hoàn thiện; có sự phát triển quyền ở tám hạng người này. Ba hạng người nào có quyền được phát triển? Vị Phật Thinh Văn, đệ tử của đức Như Lai, là bậc Lậu Tận có quyền được phát triển; đức Phật Độc Giác với ý nghĩa tự mình chứng ngộ có quyền được phát triển; đức Như Lai với ý nghĩa vô lượng, là bậc A-la-hán, đấng Chánh Đẳng Giác có quyền được phát triển; ba hạng người này có quyền được phát triển.
Như thế, có sự phát triển quyền ở tám hạng người này; ba hạng người này có quyền được phát triển.
Phần giải thích về bài Kinh thứ nhất.
[Duyên khởi ở Sāvatthi]
Này các tỳ khưu, đây là năm quyền. Những gì là năm? Tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền.
Này các tỳ khưu, chính các vị Sa-môn hoặc Bà-la-môn nào không nhận biết đúng theo thực thể về sự sanh khởi, về sự biến mất, về sự khoái lạc, về sự tai hại, và về sự xuất ly của năm quyền này, này các tỳ khưu, đối với ta các Sa-môn hoặc Bà-la-môn ấy không được xem là Sa-môn trong số các Sa-môn, hoặc không được xem là Bà-la-môn trong số các Bà-la-môn; hơn nữa các vị tôn túc ấy ngay trong thời hiện tại không tự mình tác chứng bằng thắng trí, đạt đến và an trú vào mục đích của Sa-môn hạnh hoặc mục đích của Bà-la-môn hạnh.
Này các tỳ khưu, chính các vị Sa-môn hoặc Bà-la-môn nào nhận biết đúng theo thực thể về sự sanh khởi, về sự biến mất, về sự khoái lạc, về sự tai hại, và về sự xuất ly của năm quyền này, này các tỳ khưu, đối với ta các Sa-môn hoặc Bà-la-môn ấy được xem là Sa-môn trong số các Sa-môn, hoặc được xem là Bà-la-môn trong số các Bà-la-môn; hơn nữa các vị tôn túc ấy ngay trong thời hiện tại tự mình tác chứng bằng thắng trí, đạt đến và an trú vào mục đích của Sa-môn hạnh hoặc mục đích của Bà-la-môn hạnh.
Sự sanh khởi của năm quyền là với bao nhiêu biểu hiện? Nhận biết sự sanh khởi của năm quyền bằng bao nhiêu biểu hiện? Sự biến mất của năm quyền là với bao nhiêu biểu hiện? Nhận biết sự biến mất của năm quyền bằng bao nhiêu biểu hiện? Sự khoái lạc của năm quyền là với bao nhiêu biểu hiện? Nhận biết sự khoái lạc của năm quyền bằng bao nhiêu biểu hiện? Sự tai hại của năm quyền là với bao nhiêu biểu hiện? Nhận biết sự tai hại của năm quyền bằng bao nhiêu biểu hiện? Sự xuất ly của năm quyền là với bao nhiêu biểu hiện? Nhận biết sự xuất ly của năm quyền bằng bao nhiêu biểu hiện?
Sự sanh khởi của năm quyền là với 40 biểu hiện, (hành giả) nhận biết sự sanh khởi của năm quyền bằng 40 biểu hiện. Sự biến mất của năm quyền là với 40 biểu hiện, (hành giả) nhận biết sự biến mất của năm quyền bằng 40 biểu hiện. Sự khoái lạc của năm quyền là với 25 biểu hiện, (hành giả) nhận biết sự khoái lạc của năm quyền bằng 25 biểu hiện. Sự tai hại của năm quyền là với 25 biểu hiện, (hành giả) nhận biết sự tai hại của năm quyền bằng 25 biểu hiện. Sự xuất ly của năm quyền là với 180 biểu hiện, (hành giả) nhận biết sự xuất ly của năm quyền bằng 180 biểu hiện.
Sự sanh khởi của năm quyền là với 40 biểu hiện gì? Nhận biết sự sanh khởi của năm quyền bằng 40 biểu hiện gì?
Sự sanh khởi của hướng tâm theo ý nghĩa cương quyết là sự sanh khởi của tín quyền, sự sanh khởi của ước muốn do tác động của sự cương quyết là sự sanh khởi của tín quyền, sự sanh khởi của tác ý do tác động của sự cương quyết là sự sanh khởi của tín quyền, sự thiết lập của nhất thể do tác động của tín quyền là sự sanh khởi của tín quyền. Sự sanh khởi của hướng tâm theo ý nghĩa ra sức là sự sanh khởi của tấn quyền, sự sanh khởi của ước muốn do tác động của sự ra sức là sự sanh khởi của tấn quyền, sự sanh khởi của tác ý do tác động của sự ra sức là sự sanh khởi của tấn quyền, sự thiết lập của nhất thể do tác động của tấn quyền là sự sanh khởi của tấn quyền. Sự sanh khởi của hướng tâm theo ý nghĩa thiết lập là sự sanh khởi của niệm quyền, sự sanh khởi của ước muốn do tác động của sự thiết lập là sự sanh khởi của niệm quyền, sự sanh khởi của tác ý do tác động của sự thiết lập là sự sanh khởi của niệm quyền, sự thiết lập của nhất thể do tác động của niệm quyền là sự sanh khởi của niệm quyền. Sự sanh khởi của hướng tâm theo ý nghĩa không tản mạn là sự sanh khởi của định quyền, sự sanh khởi của ước muốn do tác động của sự không tản mạn là sự sanh khởi của định quyền, sự sanh khởi của tác ý do tác động của sự không tản mạn là sự sanh khởi của định quyền, sự thiết lập của nhất thể do tác động của định quyền là sự sanh khởi của định quyền. Sự sanh khởi của hướng tâm theo ý nghĩa nhận thức là sự sanh khởi của tuệ quyền, sự sanh khởi của ước muốn do tác động của sự nhận thức là sự sanh khởi của tuệ quyền, sự sanh khởi của tác ý do tác động của sự nhận thức là sự sanh khởi của tuệ quyền, sự thiết lập của nhất thể do tác động của tuệ quyền là sự sanh khởi của tuệ quyền.
Sự sanh khởi của hướng tâm theo ý nghĩa cương quyết là sự sanh khởi của tín quyền, sự sanh khởi của hướng tâm theo ý nghĩa ra sức là sự sanh khởi của tấn quyền, sự sanh khởi của hướng tâm theo ý nghĩa thiết lập là sự sanh khởi của niệm quyền, sự sanh khởi của hướng tâm theo ý nghĩa không tản mạn là sự sanh khởi của định quyền, sự sanh khởi của hướng tâm theo ý nghĩa nhận thức là sự sanh khởi của tuệ quyền. Sự sanh khởi của ước muốn do tác động của sự cương quyết là sự sanh khởi của tín quyền, sự sanh khởi của ước muốn do tác động của sự ra sức là sự sanh khởi của tấn quyền, sự sanh khởi của ước muốn do tác động của sự thiết lập là sự sanh khởi của niệm quyền, sự sanh khởi của ước muốn do tác động của sự không tản mạn là sự sanh khởi của định quyền, sự sanh khởi của ước muốn do tác động của sự nhận thức là sự sanh khởi của tuệ quyền.
Sự sanh khởi của tác ý do tác động của sự cương quyết là sự sanh khởi của tín quyền, sự sanh khởi của tác ý do tác động của sự ra sức là sự sanh khởi của tấn quyền, sự sanh khởi của tác ý do tác động của sự thiết lập là sự sanh khởi của niệm quyền, sự sanh khởi của tác ý do tác động của sự không tản mạn là sự sanh khởi của định quyền, sự sanh khởi của tác ý do tác động của sự nhận thức là sự sanh khởi của tuệ quyền. Sự thiết lập của nhất thể do tác động của tín quyền là sự sanh khởi của tín quyền, sự thiết lập của nhất thể do tác động của tấn quyền là sự sanh khởi của tấn quyền. sự thiết lập của nhất thể do tác động của niệm quyền là sự sanh khởi của niệm quyền, sự thiết lập của nhất thể do tác động của định quyền là sự sanh khởi của định quyền, sự thiết lập của nhất thể do tác động của tuệ quyền là sự sanh khởi của tuệ quyền.
Sự sanh khởi của năm quyền là với 40 biểu hiện này, (hành giả) nhận biết sự sanh khởi của năm quyền bằng 40 biểu hiện này.
Sự biến mất của năm quyền là với 40 biểu hiện gì? Nhận biết sự biến mất của năm quyền bằng 40 biểu hiện gì?
Sự biến mất của sự hướng tâm theo ý nghĩa cương quyết là sự biến mất của tín quyền, sự biến mất của ước muốn do tác động của sự cương quyết là sự biến mất của tín quyền, sự biến mất của tác ý do tác động của sự cương quyết là sự biến mất của tín quyền, sự không thiết lập của nhất thể do tác động của tín quyền là sự biến mất của tín quyền.
Sự biến mất của sự hướng tâm theo ý nghĩa ra sức là sự biến mất của tấn quyền, sự biến mất của ước muốn do tác động của sự ra sức là sự biến mất của tấn quyền, sự biến mất của tác ý do tác động của sự ra sức là sự biến mất của tấn quyền, sự không thiết lập của nhất thể do tác động của tấn quyền là sự biến mất của tấn quyền.
Sự biến mất của sự hướng tâm theo ý nghĩa thiết lập là sự biến mất của niệm quyền, sự biến mất của ước muốn do tác động của sự thiết lập là sự biến mất của niệm quyền, sự biến mất của tác ý do tác động của sự thiết lập là sự biến mất của niệm quyền, sự không thiết lập của nhất thể do tác động của niệm quyền là sự biến mất của niệm quyền.
Sự biến mất của sự hướng tâm theo ý nghĩa không tản mạn là sự biến mất của định quyền, sự biến mất của ước muốn do tác động của sự không tản mạn là sự biến mất của định quyền, sự biến mất của tác ý do tác động của sự không tản mạn là sự biến mất của định quyền, sự không thiết lập của nhất thể do tác động của định quyền là sự biến mất của định quyền.
Sự biến mất của sự hướng tâm theo ý nghĩa nhận thức là sự biến mất của tuệ quyền, sự biến mất của ước muốn do tác động của sự nhận thức là sự biến mất của tuệ quyền, sự biến mất của tác ý do tác động của sự nhận thức là sự biến mất của tuệ quyền, sự không thiết lập của nhất thể do tác động của tuệ quyền là sự biến mất của tuệ quyền.
Sự biến mất của sự hướng tâm theo ý nghĩa cương quyết là sự biến mất của tín quyền, sự biến mất của sự hướng tâm theo ý nghĩa ra sức là sự biến mất của tấn quyền, sự biến mất của sự hướng tâm theo ý nghĩa thiết lập là sự biến mất của niệm quyền, sự biến mất của sự hướng tâm theo ý nghĩa không tản mạn là sự biến mất của định quyền, sự biến mất của sự hướng tâm theo ý nghĩa nhận thức là sự biến mất của tuệ quyền.
Sự biến mất của ước muốn do tác động của sự cương quyết là sự biến mất của tín quyền, sự biến mất của ước muốn do tác động của sự ra sức là sự biến mất của tấn quyền, sự biến mất của ước muốn do tác động của sự thiết lập là sự biến mất của niệm quyền, sự biến mất của ước muốn do tác động của sự không tản mạn là sự biến mất của định quyền, sự biến mất của ước muốn do tác động của sự nhận thức là sự biến mất của tuệ quyền.
Sự biến mất của tác ý do tác động của sự cương quyết là sự biến mất của tín quyền, sự biến mất của tác ý do tác động của sự ra sức là sự biến mất của tấn quyền, sự biến mất của tác ý do tác động của sự thiết lập là sự biến mất của niệm quyền, sự biến mất của tác ý do tác động của sự không tản mạn là sự biến mất của định quyền, sự biến mất của tác ý do tác động của sự nhận thức là sự biến mất của tuệ quyền.
Sự không thiết lập của nhất thể do tác động của tín quyền là sự biến mất của tín quyền, sự không thiết lập của nhất thể do tác động của tấn quyền là sự biến mất của tấn quyền, sự không thiết lập của nhất thể do tác động của niệm quyền là sự biến mất của niệm quyền, sự không thiết lập của nhất thể do tác động của định quyền là sự biến mất của định quyền, sự không thiết lập của nhất thể do tác động của tuệ quyền là sự biến mất của tuệ quyền.
Sự biến mất của năm quyền là với 40 biểu hiện này, (hành giả) nhận biết sự biến mất của năm quyền bằng 40 biểu hiện này.
Sự khoái lạc của năm quyền là với 25 biểu hiện gì? Nhận biết sự khoái lạc của năm quyền bằng 25 biểu hiện gì?
Sự không thiết lập của sự không có đức tin là sự khoái lạc của tín quyền, sự không thiết lập của trạng thái bực bội do không có đức tin là sự khoái lạc của tín quyền, sự tự tín của hành vi cương quyết là sự khoái lạc của tín quyền, sự an trú và đắc chứng thanh tịnh[3]là sự khoái lạc của tín quyền, lạc và hỷ tâm nào sanh lên tùy thuận vào tín quyền thì điều ấy là sự khoái lạc của tín quyền.
Sự không thiết lập của biếng nhác là sự khoái lạc của tấn quyền, sự không thiết lập của trạng thái bực bội do biếng nhác là sự khoái lạc của tấn quyền, sự tự tín của hành vi ra sức là sự khoái lạc của tấn quyền, sự an trú và đắc chứng thanh tịnh là sự khoái lạc của tấn quyền, lạc và hỷ tâm nào sanh lên tùy thuận vào tấn quyền thì điều ấy là sự khoái lạc của tấn quyền.
Sự không thiết lập của buông lung là sự khoái lạc của niệm quyền, sự không thiết lập của trạng thái bực bội do buông lung là sự khoái lạc của niệm quyền, sự tự tín của hành vi thiết lập là sự khoái lạc của niệm quyền, sự an trú và đắc chứng thanh tịnh là sự khoái lạc của niệm quyền, lạc và hỷ tâm nào sanh lên tùy thuận vào niệm quyền thì điều ấy là sự khoái lạc của niệm quyền.
Sự không thiết lập của phóng dật là sự khoái lạc của định quyền, sự không thiết lập của trạng thái bực bội do phóng dật là sự khoái lạc của định quyền, sự tự tín của hành vi không tản mạn là sự khoái lạc của định quyền, sự an trú và đắc chứng thanh tịnh là sự khoái lạc của định quyền, lạc và hỷ tâm nào sanh lên tùy thuận vào định quyền thì điều ấy là sự khoái lạc của định quyền.
Sự không thiết lập của vô minh là sự khoái lạc của tuệ quyền, sự không thiết lập của trạng thái bực bội do vô minh là sự khoái lạc của tuệ quyền, sự tự tín của hành vi nhận thức là sự khoái lạc của tuệ quyền, sự an trú và đắc chứng thanh tịnh là sự khoái lạc của tuệ quyền, lạc và hỷ tâm nào sanh lên tùy thuận vào tuệ quyền thì điều ấy là sự khoái lạc của tuệ quyền.
Sự khoái lạc của năm quyền là với 25 biểu hiện này, (hành giả) nhận biết sự khoái lạc của năm quyền bằng 25 biểu hiện này.
Sự tai hại của năm quyền là với 25 biểu hiện gì? Nhận biết sự tai hại của năm quyền bằng 25 biểu hiện gì?
Sự thiết lập của sự không có đức tin là sự tai hại của tín quyền, sự thiết lập của trạng thái bực bội do không có đức tin là sự tai hại của tín quyền, theo ý nghĩa vô thường là sự tai hại của tín quyền, theo ý nghĩa khổ não là sự tai hại của tín quyền, theo ý nghĩa vô ngã là sự tai hại của tín quyền.
Sự thiết lập của sự biếng nhác là sự tai hại của tấn quyền, sự thiết lập của trạng thái bực bội do biếng nhác là sự tai hại của tấn quyền, theo ý nghĩa vô thường là sự tai hại của tấn quyền, theo ý nghĩa khổ não là sự tai hại của tấn quyền, theo ý nghĩa vô ngã là sự tai hại của tấn quyền.
Sự thiết lập của sự buông lung là sự tai hại của niệm quyền, sự thiết lập của trạng thái bực bội do buông lung là sự tai hại của niệm quyền, theo ý nghĩa vô thường là sự tai hại của niệm quyền, theo ý nghĩa khổ não là sự tai hại của niệm quyền, theo ý nghĩa vô ngã là sự tai hại của niệm quyền.
Sự thiết lập của phóng dật là sự tai hại của định quyền, sự thiết lập của trạng thái bực bội do phóng dật là sự tai hại của định quyền, theo ý nghĩa vô thường là sự tai hại của định quyền, theo ý nghĩa khổ não là sự tai hại của định quyền, theo ý nghĩa vô ngã là sự tai hại của định quyền.
Sự thiết lập của vô minh là sự tai hại của tuệ quyền, sự thiết lập của trạng thái bực bội do vô minh là sự tai hại của tuệ quyền, theo ý nghĩa vô thường là sự tai hại của tuệ quyền, theo ý nghĩa khổ não là sự tai hại của tuệ quyền, theo ý nghĩa vô ngã là sự tai hại của tuệ quyền.
Sự tai hại của năm quyền là với 25 biểu hiện này, (hành giả) nhận biết sự tai hại của năm quyền bằng 25 biểu hiện này.
Sự xuất ly của năm quyền là với 180 biểu hiện gì? Nhận biết sự xuất ly của năm quyền bằng 180 biểu hiện gì?
Với ý nghĩa cương quyết, tín quyền được xuất ly khỏi sự không có đức tin, được xuất ly khỏi trạng thái bực bội do không có đức tin, được xuất ly khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy và khỏi các uẩn, được xuất ly khỏi tất cả các hiện tướng ở ngoại phần, từ đó được xuất ly khỏi tín quyền (thuộc thời điểm) liền trước đây nhờ sự thành tựu tín quyền thù thắng hơn.
Với ý nghĩa ra sức, tấn quyền được xuất ly khỏi sự biếng nhác, được xuất ly khỏi trạng thái bực bội do biếng nhác, được xuất ly khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy và khỏi các uẩn, được xuất ly khỏi tất cả các hiện tướng ở ngoại phần, từ đó được xuất ly khỏi tấn quyền (thuộc thời điểm) liền trước đây nhờ sự thành tựu tấn quyền thù thắng hơn.
Với ý nghĩa thiết lập, niệm quyền được xuất ly khỏi sự buông lung, được xuất ly khỏi trạng thái bực bội do buông lung, được xuất ly khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy và khỏi các uẩn, được xuất ly khỏi tất cả các hiện tướng ở ngoại phần, từ đó được xuất ly khỏi niệm quyền (thuộc thời điểm) liền trước đây nhờ sự thành tựu của niệm quyền thù thắng hơn.
Với ý nghĩa không tản mạn, định quyền được xuất ly khỏi sự phóng dật, được xuất ly khỏi trạng thái bực bội do phóng dật, được xuất ly khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy và khỏi các uẩn, được xuất ly khỏi tất cả các hiện tướng ở ngoại phần, từ đó được xuất ly khỏi định quyền (thuộc thời điểm) liền trước đây nhờ sự thành tựu của định quyền thù thắng hơn.
Với ý nghĩa nhận thức, tuệ quyền được xuất ly khỏi vô minh, được xuất ly khỏi trạng thái bực bội do vô minh, được xuất ly khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy và khỏi các uẩn, được xuất ly khỏi tất cả các hiện tướng ở ngoại phần, từ đó được xuất ly khỏi tuệ quyền (thuộc thời điểm) liền trước đây nhờ sự thành tựu của tuệ quyền thù thắng hơn.
Do nhờ năng lực của sơ thiền, năm quyền được xuất ly khỏi năm quyền ở giai đoạn trước đây. Do nhờ năng lực của nhị thiền, năm quyền được xuất ly khỏi năm quyền ở sơ thiền. Do nhờ năng lực của tam thiền, năm quyền được xuất ly khỏi năm quyền ở nhị thiền. Do nhờ năng lực của tứ thiền, năm quyền được xuất ly khỏi năm quyền ở tam thiền. Do nhờ năng lực của sự chứng đạt không vô biên xứ, năm quyền được xuất ly khỏi năm quyền ở tứ thiền. Do nhờ năng lực của sự chứng đạt thức vô biên xứ, năm quyền được xuất ly khỏi năm quyền ở sự chứng đạt không vô biên xứ. Do nhờ năng lực của sự chứng đạt vô sở hữu xứ, năm quyền được xuất ly khỏi năm quyền ở sự chứng đạt thức vô biên xứ. Do nhờ năng lực của sự chứng đạt phi tưởng phi phi tưởng xứ, năm quyền được xuất ly khỏi năm quyền ở sự chứng đạt vô sở hữu xứ. Do nhờ năng lực của sự quán xét về vô thường, năm quyền được xuất ly khỏi năm quyền ở sự chứng đạt phi tưởng phi phi tưởng xứ.
Do nhờ năng lực của sự quán xét về khổ não, năm quyền được xuất ly khỏi năm quyền ở sự quán xét về vô thường. Do nhờ năng lực của sự quán xét về vô ngã, năm quyền được xuất ly khỏi năm quyền ở sự quán xét về khổ não. Do nhờ năng lực của sự quán xét về sự nhàm chán, năm quyền được xuất ly khỏi năm quyền ở sự quán xét về vô ngã. Do nhờ năng lực của sự quán xét về ly tham ái, năm quyền được xuất ly khỏi năm quyền ở sự quán xét về sự nhàm chán. Do nhờ năng lực của sự quán xét về sự diệt tận, năm quyền được xuất ly khỏi năm quyền ở sự quán xét về ly tham ái. Do nhờ năng lực của sự quán xét về sự từ bỏ, năm quyền được xuất ly khỏi năm quyền ở sự quán xét về sự diệt tận. Do nhờ năng lực của sự quán xét về sự đoạn tận, năm quyền được xuất ly khỏi năm quyền ở sự quán xét về sự từ bỏ. Do nhờ năng lực của sự quán xét về sự biến hoại, năm quyền được xuất ly khỏi năm quyền ở sự quán xét về sự đoạn tận. Do nhờ năng lực của sự quán xét về sự chuyển biến, năm quyền được xuất ly khỏi năm quyền ở sự quán xét về sự biến hoại. Do nhờ năng lực của sự quán xét về vô tướng, năm quyền được xuất ly khỏi năm quyền ở sự quán xét về sự chuyển biến. Do nhờ năng lực của sự quán xét về vô nguyện, năm quyền được xuất ly khỏi năm quyền ở sự quán xét về vô tướng. Do nhờ năng lực của sự quán xét về không tánh, năm quyền được xuất ly khỏi năm quyền ở sự quán xét về vô nguyện. Do nhờ năng lực của sự minh sát các pháp bằng thắng tuệ, năm quyền được xuất ly khỏi năm quyền ở sự quán xét về không tánh. Do nhờ năng lực của sự biết và thấy đúng theo thực thể, năm quyền được xuất ly khỏi năm quyền ở sự minh sát các pháp bằng thắng tuệ. Do nhờ năng lực của sự quán xét về sự tai hại, năm quyền được xuất ly khỏi năm quyền ở sự biết và thấy đúng theo thực thể. Do nhờ năng lực của sự quán xét về sự phân biệt rõ, năm quyền được xuất ly khỏi năm quyền ở sự quán xét về sự tai hại. Do nhờ năng lực của sự quán xét về sự ly khai, năm quyền được xuất ly khỏi năm quyền ở sự quán xét về sự phân biệt rõ. Do nhờ năng lực của Đạo Nhập Lưu, năm quyền được xuất ly khỏi năm quyền ở sự quán xét về sự ly khai. Do nhờ năng lực của sự chứng đạt Quả Nhập Lưu, năm quyền được xuất ly khỏi năm quyền ở Đạo Nhập Lưu. Do nhờ năng lực của Đạo Nhất Lai, năm quyền được xuất ly khỏi năm quyền ở sự chứng đạt Quả Nhập Lưu. Do nhờ năng lực của sự chứng đạt Quả Nhất Lai, năm quyền được xuất ly khỏi năm quyền ở Đạo Nhất Lai. Do nhờ năng lực của Đạo Bất Lai, năm quyền được xuất ly khỏi năm quyền ở sự chứng đạt Quả Nhất Lai. Do nhờ năng lực của sự chứng đạt Quả Bất Lai, năm quyền được xuất ly khỏi năm quyền ở Đạo Bất Lai. Do nhờ năng lực của Đạo A-la-hán, năm quyền được xuất ly khỏi năm quyền ở sự chứng đạt Quả Bất Lai. Do nhờ năng lực của sự chứng đạt Quả A-la-hán, năm quyền được xuất ly khỏi năm quyền ở Đạo A-la-hán.
Năm quyền ở sự thoát ly được xuất ly khỏi ước muốn trong các dục. Năm quyền ở sự không sân độc được xuất ly khỏi sự sân độc. Năm quyền ở sự nghĩ tưởng đến ánh sáng được xuất ly khỏi sự lờ đờ buồn ngủ. Năm quyền ở sự không tản mạn được xuất ly khỏi sự phóng dật. Năm quyền ở sự xác định pháp được xuất ly khỏi sự hoài nghi. Năm quyền ở trí được xuất ly khỏi vô minh. Năm quyền ở sự hân hoan được xuất ly khỏi sự không hứng thú.
Năm quyền ở sơ thiền được xuất ly khỏi các pháp ngăn che. Năm quyền ở nhị thiền được xuất ly khỏi tầm và tứ. Năm quyền ở tam thiền được xuất ly khỏi hỷ. Năm quyền ở tứ thiền được xuất ly khỏi lạc và khổ. Năm quyền ở sự chứng đạt không vô biên xứ được xuất ly khỏi sự nghĩ tưởng về sắc, sự nghĩ tưởng về bất bình, sự nghĩ tưởng về trạng thái khác biệt. Năm quyền ở sự chứng đạt thức vô biên xứ được xuất ly khỏi sự nghĩ tưởng về không vô biên xứ. Năm quyền ở sự chứng đạt vô sở hữu xứ được xuất ly khỏi sự nghĩ tưởng về thức vô biên xứ. Năm quyền ở sự chứng đạt phi tưởng phi phi tưởng xứ được xuất ly khỏi sự nghĩ tưởng về vô sở hữu xứ.
Năm quyền ở sự quán xét về vô thường được xuất ly khỏi sự nghĩ tưởng về thường còn. Năm quyền ở sự quán xét về khổ não được xuất ly khỏi sự nghĩ tưởng về lạc. Năm quyền ở sự quán xét về vô ngã được xuất ly khỏi sự nghĩ tưởng về ngã. Năm quyền ở sự quán xét về sự nhàm chán được xuất ly khỏi sự vui thích. Năm quyền ở sự quán xét về ly tham ái được xuất ly khỏi tham ái. Năm quyền ở sự quán xét về sự diệt tận được xuất ly khỏi nhân sanh khởi. Năm quyền ở sự quán xét về sự từ bỏ được xuất ly khỏi sự tai hại. Năm quyền ở sự quán xét về sự đoạn tận được xuất ly khỏi sự nghĩ tưởng về tiếp diễn. Năm quyền ở sự quán xét về sự biến hoại được xuất ly khỏi (nghiệp) tích lũy. Năm quyền ở sự quán xét về sự chuyển biến được xuất ly khỏi sự nghĩ tưởng về bền vững. Năm quyền ở sự quán xét về vô tướng được xuất ly khỏi hiện tướng. Năm quyền ở sự quán xét về vô nguyện được xuất ly khỏi sự nguyện ước. Năm quyền ở sự quán xét về không tánh được xuất ly khỏi sự cố chấp. Năm quyền ở sự minh sát các pháp bằng thắng tuệ được xuất ly khỏi sự cố chấp về thực chất (của thường còn, của tự ngã). Năm quyền ở sự biết và thấy đúng theo thực thể được xuất ly khỏi cố chấp vào sự lầm lẫn. Năm quyền ở sự quán xét về sự tai hại được xuất ly khỏi sự cố chấp vào sự lệ thuộc. Năm quyền ở sự quán xét về sự phân biệt rõ được xuất ly khỏi sự không phân biệt rõ. Năm quyền ở sự quán xét về sự ly khai được xuất ly khỏi sự cố chấp vào sự ràng buộc.
Năm quyền ở Đạo Nhập Lưu được xuất ly khỏi các phiền não thuần về tà kiến, năm quyền ở Đạo Nhất Lai được xuất ly khỏi các phiền não thô thiển, năm quyền ở Đạo Bất Lai được xuất ly khỏi các phiền não có tính chất vi tế, năm quyền ở Đạo A-la-hán được xuất ly khỏi toàn bộ phiền não; trong mọi trường hợp, năm quyền của chính tất cả các bậc Lậu Tận không những là được xuất ly, mà còn được xuất ly tốt đẹp, được tịnh lặng, và được tịnh lặng tốt đẹp.
Sự xuất ly của năm quyền là với 180 biểu hiện này, (hành giả) nhận biết sự xuất ly của năm quyền bằng 180 biểu hiện này.
Phần giải thích về bài Kinh thứ nhì.
Tụng Phẩm thứ nhất.
[Duyên khởi ở Sāvatthi]
Này các tỳ khưu, đây là năm quyền. Những gì là năm? Tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền.
Và này các tỳ khưu, tín quyền nên được quan sát ở đâu? Ở bốn chi phần của Nhập Lưu, tín quyền nên được quan sát ở đây. Và này các tỳ khưu, tấn quyền nên được quan sát ở đâu? Ở bốn chánh cần, tấn quyền nên được quan sát ở đây. Và này các tỳ khưu, niệm quyền nên được quan sát ở đâu? Ở bốn sự thiết lập niệm, niệm quyền nên được quan sát ở đây. Và này các tỳ khưu, định quyền nên được quan sát ở đâu? Ở bốn thiền, định quyền nên được quan sát ở đây. Và này các tỳ khưu, tuệ quyền nên được quan sát ở đâu? Ở bốn chân lý cao thượng, tuệ quyền nên được quan sát ở đây.
Do nhờ năng lực của tín quyền ở bốn chi phần của Nhập Lưu, năm quyền nên được quan sát theo bao nhiêu biểu hiện? Do nhờ năng lực của tấn quyền ở bốn chánh cần, năm quyền nên được quan sát theo bao nhiêu biểu hiện? Do nhờ năng lực của niệm quyền ở bốn sự thiết lập niệm, năm quyền nên được quan sát theo bao nhiêu biểu hiện? Do nhờ năng lực của định quyền ở bốn thiền, năm quyền nên được quan sát theo bao nhiêu biểu hiện? Do nhờ năng lực của tuệ quyền ở bốn chân lý cao thượng, năm quyền nên được quan sát theo bao nhiêu biểu hiện?
Do nhờ năng lực của tín quyền ở bốn chi phần của Nhập Lưu, năm quyền nên được quan sát theo 20 biểu hiện. Do nhờ năng lực của tấn quyền ở bốn chánh cần, năm quyền nên được quan sát theo 20 biểu hiện. Do nhờ năng lực của niệm quyền ở bốn sự thiết lập niệm, năm quyền nên được quan sát theo 20 biểu hiện. Do nhờ năng lực của định quyền ở bốn thiền, năm quyền nên được quan sát theo 20 biểu hiện. Do nhờ năng lực của tuệ quyền ở bốn chân lý cao thượng, năm quyền nên được quan sát theo 20 biểu hiện.
Do nhờ năng lực của tín quyền ở bốn chi phần của Nhập Lưu, năm quyền nên được quan sát theo 20 biểu hiện nào?
Ở bốn chi phần của Nhập Lưu về sự thân cận bậc chân nhân, tín quyền nên được quan sát theo ý nghĩa cương quyết là pháp chủ đạo; do nhờ năng lực của tín quyền, tấn quyền nên được quan sát theo ý nghĩa ra sức, niệm quyền nên được quan sát theo ý nghĩa thiết lập, định quyền nên được quan sát theo ý nghĩa không tản mạn, tuệ quyền nên được quan sát theo ý nghĩa nhận thức. Ở bốn chi phần của Nhập Lưu về sự lắng nghe Chánh Pháp, ...(như trên)... về sự tác ý đúng đường lối, ...(như trên)... về sự thực hành đúng pháp và thuận pháp, tín quyền nên được quan sát theo ý nghĩa cương quyết là pháp chủ đạo; do nhờ năng lực của tín quyền, ...(như trên)... tuệ quyền nên được quan sát theo ý nghĩa nhận thức.
Do nhờ năng lực của tín quyền ở bốn chi phần của Nhập Lưu, năm quyền nên được quan sát theo 20 biểu hiện này.
Do nhờ năng lực của tấn quyền ở bốn chánh cần, năm quyền nên được quan sát theo 20 biểu hiện nào?
Ở chánh cần nhằm không làm sanh khởi các pháp ác bất thiện chưa được sanh khởi, tấn quyền nên được quan sát theo ý nghĩa ra sức là pháp chủ đạo; do nhờ năng lực của tấn quyền, niệm quyền nên được quan sát theo ý nghĩa thiết lập, định quyền nên được quan sát theo ý nghĩa không tản mạn, tuệ quyền nên được quan sát theo ý nghĩa nhận thức, tín quyền nên được quan sát theo ý nghĩa cương quyết. Ở chánh cần nhằm dứt bỏ các pháp ác bất thiện chưa được sanh khởi, ...(nt)... Ở chánh cần nhằm làm sanh khởi các pháp thiện chưa được sanh khởi, ...(nt)... Ở chánh cần nhắm đến sự duy trì, sự không bị lẫn lộn, sự tăng trưởng, sự dồi dào, sự phát triển, sự làm tròn đủ các pháp thiện đã được sanh khởi, tấn quyền nên được quan sát theo ý nghĩa ra sức là pháp chủ đạo; do nhờ năng lực của tấn quyền, ... tín quyền nên được quan sát theo ý nghĩa cương quyết.
Do nhờ năng lực của tấn quyền ở bốn chánh cần, năm quyền nên được quan sát theo 20 biểu hiện này.
Do nhờ năng lực của niệm quyền ở bốn sự thiết lập niệm, năm quyền nên được quan sát theo 20 biểu hiện nào?
Ở sự thiết lập niệm về quán xét thân trên thân, niệm quyền nên được quan sát theo ý nghĩa thiết lập là pháp chủ đạo; do nhờ năng lực của niệm quyền, định quyền nên được quan sát theo ý nghĩa không tản mạn, tuệ quyền nên được quan sát theo ý nghĩa nhận thức, tín quyền nên được quan sát theo ý nghĩa cương quyết, tấn quyền nên được quan sát theo ý nghĩa ra sức. Ở sự thiết lập niệm về quán xét thọ trên các thọ, ...(như trên)... Ở sự thiết lập niệm về quán xét tâm trên tâm, ...(như trên)... Ở sự thiết lập niệm về quán xét pháp trên các pháp, niệm quyền nên được quan sát theo ý nghĩa thiết lập là pháp chủ đạo; do nhờ năng lực của niệm quyền, định quyền nên được quan sát theo ý nghĩa không tản mạn, ...(như trên)... tấn quyền nên được quan sát theo ý nghĩa ra sức.
Do nhờ năng lực của niệm quyền ở bốn sự thiết lập niệm, năm quyền nên được quan sát theo 20 biểu hiện này.
Do nhờ năng lực của định quyền ở bốn thiền, năm quyền nên được quan sát theo 20 biểu hiện nào?
Ở sơ thiền, định quyền nên được quan sát theo ý nghĩa không tản mạn là pháp chủ đạo; do nhờ năng lực của định quyền, tuệ quyền nên được quan sát theo ý nghĩa nhận thức, tín quyền nên được quan sát theo ý nghĩa cương quyết, tấn quyền nên được quan sát theo ý nghĩa ra sức, niệm quyền nên được quan sát theo ý nghĩa thiết lập. Ở nhị thiền, ...(như trên)... Ở tam thiền, ...(như trên)... Ở tứ thiền, định quyền nên được quan sát theo ý nghĩa không tản mạn là pháp chủ đạo; do nhờ năng lực của định quyền, ...(như trên)... niệm quyền nên được quan sát theo ý nghĩa thiết lập.
Do nhờ năng lực của định quyền ở bốn thiền, năm quyền nên được quan sát theo 20 biểu hiện này.
Do nhờ năng lực của tuệ quyền ở bốn chân lý cao thượng, năm quyền nên được quan sát theo 20 biểu hiện nào?
Ở chân lý cao thượng về Khổ, tuệ quyền nên được quan sát theo ý nghĩa nhận thức là pháp chủ đạo; do nhờ năng lực của tuệ quyền, tín quyền nên được quan sát theo ý nghĩa cương quyết, tấn quyền nên được quan sát theo ý nghĩa ra sức, niệm quyền nên được quan sát theo ý nghĩa thiết lập, định quyền nên được quan sát theo ý nghĩa không tản mạn. Ở chân lý cao thượng về nhân sanh Khổ, ...(như trên)... Ở chân lý cao thượng về sự diệt tận Khổ, ...(như trên)... Ở chân lý cao thượng về sự thực hành đưa đến sự diệt tận Khổ, tuệ quyền nên được quan sát theo ý nghĩa nhận thức là pháp chủ đạo; do nhờ năng lực của tuệ quyền, ...(như trên)... định quyền nên được quan sát theo ý nghĩa không tản mạn.
Do nhờ năng lực của tuệ quyền ở bốn chân lý cao thượng, năm quyền nên được quan sát theo 20 biểu hiện này.
Do nhờ năng lực của tín quyền ở bốn chi phần của Nhập Lưu, hành vi của năm quyền nên được quan sát theo bao nhiêu biểu hiện? Do nhờ năng lực của tuệ quyền ở bốn chánh cần ...(như trên)... ở bốn sự thiết lập niệm ...(như trên)... ở bốn thiền ...(như trên)... ở bốn chân lý cao thượng, hành vi của năm quyền nên được quan sát theo bao nhiêu biểu hiện? Do nhờ năng lực của tín quyền ở bốn chi phần của Nhập Lưu, hành vi của năm quyền nên được quan sát theo 20 biểu hiện. Do nhờ năng lực của tuệ quyền ở bốn chánh cần ...(như trên)... ở bốn sự thiết lập niệm ...(như trên)... ở bốn thiền ...(như trên)... ở bốn chân lý cao thượng, hành vi của năm quyền nên được quan sát theo 20 biểu hiện.
Do nhờ năng lực của tín quyền ở bốn chi phần của Nhập Lưu, hành vi của năm quyền nên được quan sát theo 20 biểu hiện nào?
Ở bốn chi phần của Nhập Lưu về sự thân cận bậc chân nhân, hành vi của tín quyền nên được quan sát theo ý nghĩa cương quyết là pháp chủ đạo; do nhờ năng lực của tín quyền, hành vi của tấn quyền nên được quan sát theo ý nghĩa ra sức, hành vi của niệm quyền ... theo ý nghĩa thiết lập, hành vi của định quyền ... theo ý nghĩa không tản mạn, hành vi của tuệ quyền ... theo ý nghĩa nhận thức. Ở bốn chi phần của Nhập Lưu về sự lắng nghe Chánh Pháp, ...(như trên)... về sự tác ý đúng đường lối, ...(như trên)... về sự thực hành đúng pháp và thuận pháp, hành vi của tín quyền nên được quan sát theo ý nghĩa cương quyết là pháp chủ đạo; do nhờ năng lực của tín quyền, ...(nt)... hành vi của tuệ quyền nên được quan sát theo ý nghĩa nhận thức.
Ở bốn chi phần của Nhập Lưu, do nhờ năng lực của tín quyền hành vi của năm quyền nên được quan sát theo 20 biểu hiện này.
Do nhờ năng lực của tấn quyền ở bốn chánh cần, hành vi của năm quyền nên được quan sát theo 20 biểu hiện nào?
Ở chánh cần nhằm không làm sanh khởi các pháp ác bất thiện chưa được sanh khởi, hành vi của tấn quyền nên được quan sát theo ý nghĩa ra sức là pháp chủ đạo; do nhờ năng lực của tấn quyền, hành vi của niệm quyền nên được quan sát theo ý nghĩa thiết lập, hành vi của định quyền ... theo ý nghĩa không tản mạn, hành vi của tuệ quyền ... theo ý nghĩa nhận thức, hành vi của tín quyền nên được quan sát theo ý nghĩa cương quyết. Ở chánh cần nhằm dứt bỏ các pháp ác bất thiện chưa được sanh khởi, ...(như trên)... nhằm làm sanh khởi các pháp thiện chưa được sanh khởi, ...(như trên)... nhắm đến sự duy trì, sự không bị lẫn lộn, sự tăng trưởng, sự dồi dào, sự phát triển, sự làm tròn đủ các pháp thiện đã được sanh khởi, hành vi của tấn quyền nên được quan sát theo ý nghĩa ra sức là pháp chủ đạo; do nhờ năng lực của tấn quyền ...(như trên)... hành vi của tín quyền nên được quan sát theo ý nghĩa cương quyết.
Do nhờ năng lực của tấn quyền ở bốn chánh cần, hành vi của năm quyền nên được quan sát theo 20 biểu hiện này.
Do nhờ năng lực của niệm quyền ở bốn sự thiết lập niệm, hành vi của năm quyền nên được quan sát theo 20 biểu hiện nào?
Ở sự thiết lập niệm về quán xét thân trên thân, hành vi của niệm quyền nên được quan sát theo ý nghĩa thiết lập là pháp chủ đạo; do nhờ năng lực của niệm quyền, hành vi của định quyền nên được quan sát theo ý nghĩa không tản mạn, hành vi của tuệ quyền ... theo ý nghĩa nhận thức, hành vi của tín quyền ... theo ý nghĩa cương quyết, hành vi của tấn quyền ... theo ý nghĩa ra sức. Ở sự thiết lập niệm về quán xét thọ trên các thọ, ...(nt)... về quán xét tâm trên tâm, ...(nt)... về quán xét pháp trên các pháp, hành vi của niệm quyền nên được quan sát theo ý nghĩa thiết lập là pháp chủ đạo; ...(nt)..
Do nhờ năng lực của niệm quyền ở bốn sự thiết lập niệm, hành vi của năm quyền nên được quan sát theo 20 biểu hiện này.
Do nhờ năng lực của định quyền ở bốn thiền, hành vi của năm quyền nên được quan sát theo 20 biểu hiện nào?
Ở sơ thiền, hành vi của định quyền nên được quan sát theo ý nghĩa không tản mạn là pháp chủ đạo; do nhờ năng lực của định quyền, hành vi của tuệ quyền nên được quan sát theo ý nghĩa nhận thức, hành vi của tín quyền nên được quan sát theo ý nghĩa cương quyết, hành vi của tấn quyền nên được quan sát theo ý nghĩa ra sức, hành vi của niệm quyền nên được quan sát theo ý nghĩa thiết lập. Ở nhị thiền, ...(như trên)... Ở tam thiền, ...(như trên)... Ở tứ thiền, hành vi của định quyền nên được quan sát theo ý nghĩa không tản mạn là pháp chủ đạo; do nhờ năng lực của định quyền, ...(như trên)...
Do nhờ năng lực của định quyền ở bốn thiền, hành vi của năm quyền nên được quan sát theo 20 biểu hiện này.
Do nhờ năng lực của tuệ quyền ở bốn chân lý cao thượng, hành vi của năm quyền nên được quan sát theo 20 biểu hiện nào?
Ở chân lý cao thượng về Khổ, hành vi của tuệ quyền nên được quan sát theo ý nghĩa nhận thức là pháp chủ đạo; do nhờ năng lực của tuệ quyền, hành vi của tín quyền nên được quan sát theo ý nghĩa cương quyết, hành vi của tấn quyền nên được quan sát theo ý nghĩa ra sức, hành vi của niệm quyền nên được quan sát theo ý nghĩa thiết lập, hành vi của định quyền nên được quan sát theo ý nghĩa không tản mạn. Ở chân lý cao thượng về nhân sanh Khổ, ...(như trên)... Ở chân lý cao thượng về sự diệt tận Khổ, ...(như trên)... Ở chân lý cao thượng về sự thực hành đưa đến sự diệt tận Khổ, hành vi của tuệ quyền nên được quan sát theo ý nghĩa nhận thức là pháp chủ đạo; do nhờ năng lực của tuệ quyền, ...(như trên)...
Do nhờ năng lực của tuệ quyền ở bốn chân lý cao thượng, hành vi của năm quyền nên được quan sát theo 20 biểu hiện này.
Hành vi và sự an trú là được phát hiện và được thấu triệt. Các bậc trí hành Phạm hạnh có thể xác nhận về những lãnh vực thâm sâu cho người đang hành động như thế ấy, đang an trú như thế ấy rằng: ‘Chắc chắn vị tôn túc này đã đạt đến hoặc sẽ thành tựu.’
Hành vi: Có tám hành vi: hành vi của oai nghi, hành vi của xứ, hành vi của niệm, hành vi của định, hành vi của trí, hành vi của Đạo, hành vi của sự đạt đến, và hành vi vì lợi ích của thế gian.
Hành vi của oai nghi: liên quan đến bốn oai nghi.
Hành vi của xứ: liên quan đến sáu nội ngoại xứ.
Hành vi của niệm: liên quan đến bốn sự thiết lập niệm.
Hành vi của định: liên quan đến bốn thiền.
Hành vi của trí: liên quan đến bốn chân lý cao thượng.
Hành vi của Đạo: liên quan đến bốn Thánh Đạo.
Hành vi của sự đạt đến: liên quan đến bốn Quả vị Sa-môn.
Hành vi vì lợi ích của thế gian: liên quan đến các đức Như Lai, bậc A-la-hán, đấng Chánh Đẳng Giác, liên quan một phần đến các vị Phật Độc Giác, liên quan một phần đến các vị Thinh Văn.
Hành vi của oai nghi là của các vị đã thành tựu nguyện vọng, hành vi của xứ là của các vị có sự hộ trì các căn,[4]hành vi của niệm là của các vị an trú vào sự không buông lung, hành vi của định là của các vị gắn bó vào thắng tâm, hành vi của trí là của các vị đã thành tựu sự giác ngộ, hành vi của Đạo là của các vị thực hành đúng đắn, hành vi của sự đạt đến là của các Quả vị đã được chứng đạt, hành vi vì lợi ích của thế gian là của các đức Như Lai, bậc A-la-hán, đấng Chánh Đẳng Giác, là một phần đối với các vị Phật Độc Giác, là một phần đối với các vị Thinh Văn; đây là tám hành vi.
Có tám hành vi khác nữa: Trong khi cương quyết là hành xử với tín, trong khi ra sức là hành xử với tấn, trong khi thiết lập là hành xử với niệm, trong khi không tản mạn là hành xử với định, trong khi nhận biết là hành xử với tuệ, trong khi nhận thức là hành xử với hành vi của thức, ‘ở vị thực hành như thế, các thiện pháp được thể hiện’ là hành xử với hành vi của xứ, ‘vị thực hành như thế chứng đắc đặc biệt’ là hành xử với hành vi của chứng đắc; đây là tám hành vi.
Có tám hành vi khác nữa: Hành vi nhận thức của chánh kiến, hành vi gắn chặt (tâm vào cảnh) của chánh tư duy, hành vi gìn giữ của chánh ngữ, hành vi nguồn sanh khởi của chánh nghiệp, hành vi trong sạch của chánh mạng, hành vi ra sức của chánh tinh tấn, hành vi thiết lập của chánh niệm, hành vi không tản mạn của chánh định; đây là tám hành vi.
Sự an trú: Trong khi cương quyết là an trú với tín, trong khi ra sức là an trú với tấn, trong khi thiết lập là an trú với niệm, trong khi hành động không tản mạn là an trú với định, trong khi là nhận biết là an trú với tuệ.
Được phát hiện: Ý nghĩa cương quyết của tín quyền là được phát hiện, ý nghĩa ra sức của tấn quyền là được phát hiện, ý nghĩa thiết lập của niệm quyền là được phát hiện, ý nghĩa không tản mạn của định quyền là được phát hiện, ý nghĩa nhận thức của tuệ quyền là được phát hiện.
Được thấu triệt: Ý nghĩa cương quyết của tín quyền là được thấu triệt, ý nghĩa ra sức của tấn quyền là được thấu triệt, ý nghĩa thiết lập của niệm quyền là được thấu triệt, ý nghĩa không tản mạn của định quyền là được thấu triệt, ý nghĩa nhận thức của tuệ quyền là được thấu triệt.
Đang hành động như thế ấy: đang hành động với tín như thế, đang hành động với tấn như thế, đang hành động với niệm như thế, đang hành động với định như thế, đang hành động với tuệ như thế.
Đang an trú như thế ấy: đang an trú với tín như thế, đang an trú với tấn như thế, đang an trú với niệm như thế, đang an trú với định như thế, đang an trú với tuệ như thế.
Các bậc trí: Các bậc có trí, hiểu biết, nhạy bén, khôn ngoan, đã thành tựu sự giác ngộ.
Có Phạm hạnh: có chung hành sự, có chung việc đọc tụng (giới bổn Pātimokkha), có sự học tập giống nhau.
Về những lãnh vực thâm sâu: các tầng thiền, các sự giải thoát, các tầng định, các sự chứng đạt, các Đạo, các Quả, các thắng trí, các (trí) phân tích được gọi là những lãnh vực thâm sâu.
Có thể xác nhận: có thể tin tưởng, có thể khẳng định.
Chắc chắn: Đây là lời nói một chiều, đây là lời nói không nghi ngờ, đây là lời nói không hoài nghi, đây là lời nói không có hai nghĩa, đây là lời nói không có hai ý, đây là lời nói quả quyết, đây là lời nói không lập lờ, đây là lời nói xác định: ‘Chắc chắn.’
Vị tôn túc: Đây là lời nói quý mến, đây là lời nói tôn trọng, đây là lời nói văn hoa có sự tôn kính và quy thuận: ‘Vị tôn túc.’
Đã đạt đến: đã chứng đắc. Hoặc sẽ thành tựu: hoặc sẽ chứng đắc.
Phần giải thích về bài Kinh thứ ba.
[Duyên khởi ở Sāvatthi]
Này các tỳ khưu, đây là năm quyền. Năm (quyền) là gì? Tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền. Này các tỳ khưu, đây là năm quyền.
Năm quyền này nên được quan sát theo ý nghĩa gì với bao nhiêu biểu hiện? Năm quyền này nên được quan sát theo ý nghĩa ấy với sáu biểu hiện: theo ý nghĩa của pháp chủ đạo, theo ý nghĩa của việc làm trong sạch phần đầu, theo ý nghĩa vượt trội, theo ý nghĩa khẳng định, theo ý nghĩa chấm dứt, theo ý nghĩa tạo lập.
Các quyền nên được quan sát theo ý nghĩa của pháp chủ đạo là (có ý nghĩa) thế nào?
Đối với vị đang dứt bỏ sự không có đức tin, tín quyền nên được quan sát theo ý nghĩa cương quyết là pháp chủ đạo; do nhờ năng lực của tín quyền, tấn quyền nên được quan sát theo ý nghĩa ra sức, niệm quyền nên được quan sát theo ý nghĩa thiết lập, định quyền nên được quan sát theo ý nghĩa không tản mạn, tuệ quyền nên được quan sát theo ý nghĩa nhận thức.
Đối với vị đang dứt bỏ sự biếng nhác, tấn quyền nên được quan sát theo ý nghĩa ra sức là pháp chủ đạo; do nhờ năng lực của tấn quyền, niệm quyền nên được quan sát theo ý nghĩa thiết lập, định quyền ... theo ý nghĩa không tản mạn, tuệ quyền ... theo ý nghĩa nhận thức, tín quyền nên được quan sát theo ý nghĩa cương quyết.
Đối với vị đang dứt bỏ sự buông lung, niệm quyền nên được quan sát theo ý nghĩa thiết lập là pháp chủ đạo; do nhờ năng lực của niệm quyền, định quyền nên được quan sát theo ý nghĩa không tản mạn, tuệ quyền ... theo ý nghĩa nhận thức, tín quyền ... theo ý nghĩa cương quyết, tấn quyền nên được quan sát theo ý nghĩa ra sức.
Đối với vị đang dứt bỏ phóng dật, định quyền nên được quan sát theo ý nghĩa không tản mạn là pháp chủ đạo; do nhờ năng lực của định quyền, tuệ quyền nên được quan sát theo ý nghĩa nhận thức, tín quyền ... cương quyết, tấn quyền ... ra sức, niệm quyền ... thiết lập.
Đối với vị đang dứt bỏ vô minh, tuệ quyền nên được quan sát theo ý nghĩa nhận thức là pháp chủ đạo; do nhờ năng lực của tuệ quyền, tín quyền nên được quan sát theo ý nghĩa cương quyết, tấn quyền ... theo ý nghĩa ra sức, niệm quyền ... theo ý nghĩa thiết lập, định quyền ... theo ý nghĩa không tản mạn.
Đối với vị đang dứt bỏ ước muốn trong các dục, do nhờ năng lực của sự thoát ly, tín quyền nên được quan sát theo ý nghĩa cương quyết là pháp chủ đạo, tấn quyền ... theo ý nghĩa ra sức, niệm quyền ... thiết lập, định quyền ... không tản mạn, tuệ quyền ... nhận thức.
Đối với vị đang dứt bỏ ước muốn trong các dục, do nhờ năng lực của sự thoát ly, tấn quyền nên được quan sát theo ý nghĩa ra sức là pháp chủ đạo; do nhờ năng lực của tấn quyền, niệm quyền nên được quan sát theo ý nghĩa thiết lập, định quyền ... theo ý nghĩa không tản mạn, tuệ quyền ... nhận thức, tín quyền ... cương quyết.
Đối với vị đang dứt bỏ ước muốn trong các dục, do nhờ năng lực của sự thoát ly, niệm quyền nên được quan sát theo ý nghĩa thiết lập là pháp chủ đạo; do nhờ năng lực của niệm quyền, định quyền nên được quan sát theo ý nghĩa không tản mạn, tuệ quyền ... theo ý nghĩa nhận thức, tín quyền ... cương quyết, tấn quyền ... ra sức.
Đối với vị đang dứt bỏ ước muốn trong các dục, do nhờ năng lực của sự thoát ly, định quyền nên được quan sát theo ý nghĩa không tản mạn là pháp chủ đạo; do nhờ năng lực của định quyền, tuệ quyền nên được quan sát theo ý nghĩa nhận thức, tín quyền ... theo ý nghĩa cương quyết, tấn quyền ... ra sức, niệm quyền ... thiết lập.
Đối với vị đang dứt bỏ ước muốn trong các dục, do nhờ năng lực của sự thoát ly, tuệ quyền nên được quan sát theo ý nghĩa nhận thức là pháp chủ đạo; do nhờ năng lực của tuệ quyền, tín quyền nên được quan sát theo ý nghĩa cương quyết, tấn quyền ... theo ý nghĩa ra sức, niệm quyền ... thiết lập, định quyền ... không tản mạn.
Đối với vị đang dứt bỏ sân độc, do nhờ năng lực của sự không sân độc, ...(nt)... Đối với vị đang dứt bỏ sự lờ đờ buồn ngủ, do nhờ năng lực của sự nghĩ tưởng đến ánh sáng ...(nt)... Đối với vị đang dứt bỏ toàn bộ phiền não, do nhờ năng lực của Đạo A-la-hán, tín quyền nên được quan sát theo ý nghĩa cương quyết là pháp chủ đạo; do nhờ năng lực của tín quyền, tấn quyền nên được quan sát theo ý nghĩa ra sức, niệm quyền ... theo ý nghĩa thiết lập, định quyền ... theo ý nghĩa không tản mạn, tuệ quyền ... theo ý nghĩa nhận thức. ...(nt)... Đối với vị đang dứt bỏ toàn bộ phiền não, do nhờ năng lực của Đạo A-la-hán, tuệ quyền nên được quan sát theo ý nghĩa cương quyết là pháp chủ đạo; do nhờ năng lực của tuệ quyền, tín quyền nên được quan sát theo ý nghĩa cương quyết, tấn quyền ... theo ý nghĩa ra sức, niệm quyền ... thiết lập, định quyền ... không tản mạn. Các quyền nên được quan sát theo ý nghĩa của pháp chủ đạo là (có ý nghĩa) như thế.
Các quyền nên được quan sát theo ý nghĩa của việc làm trong sạch phần đầu là (có ý nghĩa) thế nào?
Tín quyền theo ý nghĩa cương quyết, giới thanh tịnh theo ý nghĩa thu thúc đối với sự không có đức tin là việc làm trong sạch phần đầu của tín quyền. Tấn quyền theo ý nghĩa ra sức, giới thanh tịnh theo ý nghĩa thu thúc đối với sự không biếng nhác là việc làm trong sạch phần đầu của tấn quyền. Niệm quyền theo ý nghĩa thiết lập, giới thanh tịnh theo ý nghĩa thu thúc đối với sự không buông lung là việc làm trong sạch phần đầu của niệm quyền. Định quyền theo ý nghĩa không tản mạn, giới thanh tịnh theo ý nghĩa thu thúc đối với sự không phóng dật là việc làm trong sạch phần đầu của định quyền. Tuệ quyền theo ý nghĩa nhận thức, giới thanh tịnh theo ý nghĩa thu thúc đối với vô minh là việc làm trong sạch phần đầu của tuệ quyền.
Năm quyền ở sự thoát ly, giới thanh tịnh theo ý nghĩa thu thúc đối với ước muốn trong các dục là việc làm trong sạch phần đầu của năm quyền. Năm quyền ở sự không sân độc, giới thanh tịnh theo ý nghĩa thu thúc đối với sân độc là việc làm trong sạch phần đầu của năm quyền. ...(nt)... Năm quyền ở Đạo A-la-hán, giới thanh tịnh theo ý nghĩa thu thúc đối với toàn bộ phiền não là việc làm trong sạch phần đầu của năm quyền. Các quyền nên được quan sát theo ý nghĩa của việc làm trong sạch phần đầu là (có ý nghĩa) như thế.
Các quyền nên được quan sát theo ý nghĩa vượt trội là (có ý nghĩa) thế nào?
Do sự phát triển của tín quyền, ước muốn sanh lên; do tác động của ước muốn, do tác động của đức tin, tín quyền là vượt trội. Do tác động của ước muốn, hân hoan sanh lên; do tác động của hân hoan, do tác động của đức tin, tín quyền là vượt trội. Do tác động của hân hoan, hỷ sanh lên; do tác động của hỷ, do tác động của đức tin, tín quyền là vượt trội. Do tác động của hỷ, tịnh sanh lên; do tác động của tịnh, do tác động của đức tin, tín quyền là vượt trội. Do tác động của tịnh, lạc sanh lên; do tác động của lạc, do tác động của đức tin, tín quyền là vượt trội. Do tác động của lạc, ánh sáng sanh lên; do tác động của ánh sáng, do tác động của đức tin, tín quyền là vượt trội. Do tác động của ánh sáng, sự động tâm sanh lên; do tác động của sự động tâm, do tác động của đức tin, tín quyền là vượt trội. Sau khi động tâm, (hành giả) tập trung tâm; do tác động của định, do tác động của đức tin, tín quyền là vượt trội. (Vị ấy) khéo léo ra sức tâm đã được định tĩnh như vậy; do tác động của sự ra sức, do tác động của đức tin, tín quyền là vượt trội. (Vị ấy) hoàn toàn bình thản (xả) đối với tâm đã được ra sức như vậy; do tác động của sự bình thản, do tác động của đức tin, tín quyền là vượt trội. Do tác động của sự bình thản, tâm được phóng thích khỏi các phiền não có bản chất khác biệt; do tác động của sự phóng thích, do tác động của đức tin, tín quyền là vượt trội. Do trạng thái đã được phóng thích, các pháp ấy[5]là có nhất vị; do tác động của sự tu tập theo ý nghĩa nhất vị, do tác động của đức tin, tín quyền là vượt trội. Do trạng thái đã được tu tập, chúng ly khai (hướng) đến pháp thù thắng hơn thế nũa; do tác động của sự ly khai, do tác động của đức tin, tín quyền là vượt trội. Do trạng thái đã được ly khai, từ đó (vị ấy) xả ly; do tác động của sự xả ly, do tác động của đức tin, tín quyền là vượt trội. Do trạng thái đã được xả ly, từ đó chúng được diệt tận; do tác động của sự diệt tận, do tác động của đức tin, tín quyền là vượt trội. Do nhờ năng lực của sự diệt tận, có hai sự xả ly: sự xả ly do buông bỏ và sự xả ly do tiến vào. ‘Buông bỏ các phiền não và các uẩn’ là sự xả ly do buông bỏ, ‘Tâm tiến vào sự diệt tận, cảnh giới Niết Bàn’ là sự từ bỏ do tiến vào; do nhờ năng lực của sự diệt tận, có hai sự xả ly này.
Do sự dứt bỏ không có đức tin, ước muốn sanh lên; ... Do sự dứt bỏ trạng thái bực bội do không có đức tin, ước muốn sanh lên; ... Do sự dứt bỏ các phiền não thuần về tà kiến, ước muốn sanh lên; ... Do sự dứt bỏ các phiền não thô thiển, ước muốn sanh lên; ... Do sự dứt bỏ các phiền não phiền não có tính chất vi tế, ước muốn sanh lên; ... Do sự dứt bỏ toàn bộ phiền não, ước muốn sanh lên; do tác động của ước muốn, do tác động của đức tin, tín quyền là vượt trội. ...
Do sự phát triển tấn quyền, ước muốn sanh lên; ...(nt)... Do sự dứt bỏ biếng nhác, ước muốn sanh lên; ...(nt)... Do sự dứt bỏ trạng thái bực bội do biếng nhác, ước muốn sanh lên; ...(nt)... Do sự dứt bỏ các phiền não thuần về tà kiến, ước muốn sanh lên; ...(nt)... Do sự dứt bỏ toàn bộ phiền não, ước muốn sanh lên; ...(nt)...
Do sự phát triển niệm quyền, ước muốn sanh lên; ...(nt)... Do sự dứt bỏ buông lung, ước muốn sanh lên; ...(nt)... Do sự dứt bỏ trạng thái bực bội do buông lung, ước muốn sanh lên; ...(nt)... Do sự dứt bỏ toàn bộ phiền não, ước muốn sanh lên; ...(nt)...
Do sự phát triển của định quyền, ước muốn sanh lên; ...(nt)... Do sự dứt bỏ phóng dật, ước muốn sanh lên; ...(nt)... Do sự dứt bỏ trạng thái bực bội do phóng dật, ước muốn sanh lên; ...(nt)... Do sự dứt bỏ toàn bộ phiền não, ước muốn sanh lên; ...(nt)...
Do sự phát triển của tuệ quyền, ước muốn sanh lên; ...(nt)... Do sự dứt bỏ vô minh, ước muốn sanh lên; ... Do sự dứt bỏ trạng thái bực bội do vô minh, ước muốn sanh lên; ... Do sự dứt bỏ các phiền não thuần về tà kiến, ước muốn sanh lên; ... Do sự dứt bỏ các phiền não thô thiển, ước muốn sanh lên; ... Do sự dứt bỏ các phiền não có tính chất vi tế, ước muốn sanh lên; ...(nt)...
Do sự dứt bỏ toàn bộ phiền não, ước muốn sanh lên; do tác động của ước muốn, do tác động của tuệ, tuệ quyền là vượt trội. Do tác động của ước muốn, hân hoan sanh lên; do tác động của hân hoan, do tác động của tuệ, tuệ quyền là vượt trội. Do tác động của hân hoan, hỷ sanh lên; do tác động của hỷ, ... tuệ quyền là vượt trội. Do tác động của hỷ, tịnh sanh lên; do tác động của tịnh, ... tuệ quyền là vượt trội. Do tác động của tịnh, lạc sanh lên; do tác động của lạc, ... tuệ quyền là vượt trội. Do tác động của lạc, ánh sáng sanh lên; do tác động của ánh sáng, ... tuệ quyền là vượt trội. Do tác động của ánh sáng, sự động tâm sanh lên; do tác động của sự động tâm, ... tuệ quyền là vượt trội. Sau khi động tâm, (hành giả) tập trung tâm; do tác động của định, ... tuệ quyền là vượt trội. (Vị ấy) khéo léo nắm giữ tâm đã được định tĩnh như vậy; do tác động của sự nắm giữ, ... tuệ quyền là vượt trội. (Vị ấy) hoàn toàn bình thản (xả) đối với tâm đã được nắm giữ như vậy; do tác động của sự bình thản, ... tuệ quyền là vượt trội. Do tác động của sự bình thản, tâm được phóng thích khỏi các phiền não có bản chất khác biệt; do tác động của sự phóng thích, ... tuệ quyền là vượt trội. Do trạng thái đã được phóng thích, các pháp ấy là có nhất vị; do tác động của sự tu tập theo ý nghĩa nhất vị, ... tuệ quyền là vượt trội. Do trạng thái đã được tu tập, chúng ly khai (hướng) đến các pháp thù thắng hơn thế nũa; do tác động của sự ly khai, ... tuệ quyền là vượt trội. Do trạng thái đã được ly khai, từ đó (vị ấy) xả ly; do tác động của sự xả ly, ... tuệ quyền là vượt trội. Do trạng thái đã được xả ly, từ đó chúng được diệt tận; do tác động của sự diệt tận, do tác động của tuệ, tuệ quyền là vượt trội. Do nhờ năng lực của sự diệt tận, có hai sự xả ly: sự xả ly do buông bỏ và sự xả ly do tiến vào. ‘Buông bỏ các phiền não và các uẩn’ là sự xả ly do buông bỏ. ‘Tâm tiến vào sự diệt tận, cảnh giới Niết Bàn’ là sự từ bỏ do tiến vào. Do nhờ năng lực của sự diệt tận, có hai sự xả ly này.
Các quyền nên được quan sát theo ý nghĩa vượt trội là (có ý nghĩa) như thế.
Tụng Phẩm thứ nhì.
Các quyền nên được quan sát theo ý nghĩa khẳng định là (có ý nghĩa) thế nào?
Do sự phát triển của tín quyền, ước muốn sanh lên; do tác động của ước muốn, do tác động của đức tin, tín quyền được khẳng định. Do tác động của ước muốn, hân hoan sanh lên; do tác động của hân hoan, do tác động của đức tin, tín quyền được khẳng định. ...(nt)...
Các quyền nên được quan sát theo ý nghĩa khẳng định là (có ý nghĩa) như thế.
Các quyền nên được quan sát theo ý nghĩa chấm dứt là (có ý nghĩa) thế nào?
Tín quyền theo ý nghĩa cương quyết chấm dứt sự không có đức tin, chấm dứt trạng thái bực bội do không có đức tin. Tấn quyền theo ý nghĩa ra sức chấm dứt sự biếng nhác, chấm dứt trạng thái bực bội do biếng nhác. Niệm quyền theo ý nghĩa thiết lập chấm dứt sự buông lung, chấm dứt trạng thái bực bội do buông lung. Định quyền theo ý nghĩa không tản mạn chấm dứt sự phóng dật, chấm dứt trạng thái bực bội do phóng dật. Tuệ quyền theo ý nghĩa nhận thức chấm dứt vô minh, chấm dứt trạng thái bực bội do vô minh.
Năm quyền ở sự thoát ly chấm dứt ước muốn trong các dục. Năm quyền ở sự không sân độc chấm dứt sân độc. Năm quyền ở sự nghĩ tưởng đến ánh sáng chấm dứt sự lờ đờ buồn ngủ. Năm quyền ở sự không tản mạn chấm dứt sự phóng dật. ...(như trên)... Năm quyền ở Đạo A-la-hán chấm dứt toàn bộ phiền não.
Các quyền nên được quan sát theo ý nghĩa chấm dứt là (có ý nghĩa) như thế.
Các quyền nên được quan sát theo ý nghĩa tạo lập là (có ý nghĩa) thế nào?
Người có đức tin tạo lập tín quyền ở sự cương quyết, tín quyền của người có đức tin được tạo lập ở sự cương quyết. Người có sự tinh tấn tạo lập tấn quyền ở sự ra sức, tấn quyền của người có sự tinh tấn được tạo lập ở sự ra sức. Người có niệm tạo lập niệm quyền ở sự thiết lập, niệm quyền của người có niệm được tạo lập ở sự thiết lập. Người định tĩnh tạo lập định quyền ở sự không tản mạn, định quyền của người định tĩnh được tạo lập ở sự không tản mạn. Người có trí tuệ tạo lập tuệ quyền ở sự nhận thức, tuệ quyền của người có trí tuệ được tạo lập ở sự nhận thức.
Hành giả tạo lập năm quyền ở sự thoát ly, năm quyền của hành giả được tạo lập ở sự thoát ly. Hành giả tạo lập năm quyền ở sự không sân độc, ...(như trên)... ở sự tưởng về ánh sáng, ...(như trên)... ở sự không tản mạn, ...(như trên)... ở sự nhận thức ...(như trên)... Hành giả tạo lập năm quyền ở Đạo A-la-hán, năm quyền của hành giả được tạo lập ở Đạo A-la-hán.
Các quyền nên được quan sát theo ý nghĩa tạo lập là (có ý nghĩa) như thế.
Phần giải thích về bài Kinh thứ tư.
Phàm nhân trong lúc tu tập định là thiện xảo về việc thiết lập với bao nhiêu biểu hiện? Vị Hữu Học trong lúc tu tập định là thiện xảo về việc thiết lập với bao nhiêu biểu hiện? Vị lìa tham ái trong lúc tu tập định là thiện xảo về việc thiết lập với bao nhiêu biểu hiện?
Phàm nhân trong lúc tu tập định là thiện xảo về việc thiết lập với bảy biểu hiện. Vị Hữu Học trong lúc tu tập định là thiện xảo về việc thiết lập với tám biểu hiện. Vị lìa tham ái trong lúc tu tập định là thiện xảo về việc thiết lập với mười biểu hiện.
Phàm nhân trong lúc tu tập định là thiện xảo về việc thiết lập với 7 biểu hiện gì? Do bản thể của việc đã được hướng tâm,[6](phàm nhân) là thiện xảo về việc thiết lập đối tượng, ... thiết lập hiện tướng của chỉ tịnh, ... thiết lập hiện tướng của sự ra sức, ... thiết lập sự không tản mạn, ... thiết lập ánh sáng, ... thiết lập sự hài lòng, ... thiết lập sự bình thản (xả). Phàm nhân trong lúc tu tập định là thiện xảo về việc thiết lập với 7 biểu hiện này.
Vị Hữu Học trong lúc tu tập định là thiện xảo về việc thiết lập với 8 biểu hiện gì? Do bản thể của việc đã được hướng tâm, (vị Hữu Học) là thiện xảo về việc thiết lập đối tượng, ... thiện xảo về việc thiết lập sự bình thản, thiện xảo về việc thiết lập nhất thể. Vị Hữu Học trong lúc tu tập định là thiện xảo về việc thiết lập với 8 biểu hiện này.
Vị lìa tham ái trong lúc tu tập định là thiện xảo về việc thiết lập với 10 biểu hiện gì? Do bản thể của việc đã được hướng tâm, (vị lìa tham ái) là thiện xảo về việc thiết lập đối tượng, ...(như trên)..., thiện xảo về việc thiết lập nhất thể, thiện xảo về việc thiết lập trí, thiện xảo về việc thiết lập sự giải thoát. Vị lìa tham ái trong lúc tu tập định là thiện xảo về việc thiết lập với 10 biểu hiện này.
Phàm nhân trong lúc tu tập minh sát là thiện xảo về việc thiết lập với bao nhiêu biểu hiện? là thiện xảo về việc không thiết lập với bao nhiêu biểu hiện? Vị Hữu Học trong lúc tu tập minh sát là thiện xảo về việc thiết lập với bao nhiêu biểu hiện? là thiện xảo về việc không thiết lập với bao nhiêu biểu hiện? Vị lìa tham ái trong lúc tu tập minh sát là thiện xảo về việc thiết lập với bao nhiêu biểu hiện? là thiện xảo về việc không thiết lập với bao nhiêu biểu hiện?
Phàm nhân trong lúc tu tập minh sát là thiện xảo về việc thiết lập với 9 biểu hiện, là thiện xảo về việc không thiết lập với 9 biểu hiện. Vị Hữu Học trong lúc tu tập minh sát là thiện xảo về việc thiết lập với 10 biểu hiện, là thiện xảo về việc không thiết lập với 10 biểu hiện. Vị lìa tham ái trong lúc tu tập minh sát là thiện xảo về việc thiết lập với 12 biểu hiện, là thiện xảo về việc không thiết lập với 12 biểu hiện.
Phàm nhân trong lúc tu tập minh sát là thiện xảo về việc thiết lập với 9 biểu hiện gì? là thiện xảo về việc không thiết lập với 9 biểu hiện gì? Là thiện xảo về việc thiết lập (sắc, thọ, ...) là vô thường, là thiện xảo về việc không thiết lập là thường còn; ... việc thiết lập là khổ não ... việc không thiết lập là lạc; ... việc thiết lập là vô ngã, ... việc không thiết lập là ngã; ... việc thiết lập là đoạn tận, ... việc không thiết lập là tiếp diễn; ... việc thiết lập là biến hoại, ... việc không thiết lập sự tích lũy (nghiệp); ... việc thiết lập sự chuyển biến, ... việc không thiết lập là vững bền; ... việc thiết lập vô tướng, ... việc không thiết lập hiện tướng; ... việc thiết lập vô nguyện, ... việc không thiết lập nguyện ước; ... việc thiết lập không tánh, ... việc không thiết lập sự cố chấp. Phàm nhân trong lúc tu tập minh sát là thiện xảo về việc thiết lập với 9 biểu hiện này, là thiện xảo về việc không thiết lập với 9 biểu hiện này.
Vị Hữu Học trong lúc tu tập minh sát là thiện xảo về việc thiết lập với 10 biểu hiện gì? là thiện xảo về việc không thiết lập với 10 biểu hiện gì? Là thiện xảo về việc thiết lập là vô thường, là thiện xảo về việc không thiết lập là thường còn; ...(như trên)...; là thiện xảo về việc thiết lập không tánh, là thiện xảo về việc không thiết lập sự cố chấp; là thiện xảo về việc thiết lập trí, là thiện xảo về việc không thiết lập vô trí. Vị Hữu Học trong lúc tu tập minh sát là thiện xảo về việc thiết lập với 10 biểu hiện này, là thiện xảo về việc không thiết lập với 10 biểu hiện này.
Vị lìa tham ái trong lúc tu tập minh sát là thiện xảo về việc thiết lập với 12 biểu hiện gì? là thiện xảo về việc không thiết lập với 12 biểu hiện gì?
Là thiện xảo về việc thiết lập là vô thường, là thiện xảo về việc không thiết lập là thường còn; ...(như trên)...; là thiện xảo về việc thiết lập trí, là thiện xảo về việc không thiết lập vô trí; ... việc thiết lập sự không ràng buộc, ... việc không thiết lập sự ràng buộc; ... việc thiết lập sự diệt tận, ... việc không thiết lập các hành. Vị lìa tham ái trong lúc tu tập minh sát là thiện xảo về việc thiết lập với 12 biểu hiện này, là thiện xảo về việc không thiết lập với 12 biểu hiện này.
Do bản thể của việc đã được hướng tâm, nhờ vào tác động của sự thiện xảo về việc thiết lập đối tượng, (vị ấy) liên kết các quyền, nhận biết hành xứ, và thấu triệt ý nghĩa của thanh tịnh. ... (vị ấy) liên kết các pháp, nhận biết hành xứ, và thấu triệt ý nghĩa của thanh tịnh.
Liên kết các quyền: Liên kết các quyền là (có ý nghĩa) thế nào? Liên kết tín quyền theo ý nghĩa cương quyết ... nhờ vào tác động của sự thiện xảo về việc thiết lập hiện tướng của chỉ tịnh, ... việc thiết lập hiện tướng của sự ra sức, ... việc thiết lập sự không tản mạn, ... việc thiết lập ánh sáng, ... việc thiết lập sự hài lòng, ... việc thiết lập sự bình thản, ... việc thiết lập nhất thể, ... việc thiết lập trí, ... nhờ vào tác động của sự thiện xảo về việc thiết lập sự giải thoát, ...
Nhờ vào tác động của sự thiện xảo về việc thiết lập là vô thường, ... nhờ vào tác động của sự thiện xảo về việc không thiết lập là thường còn, ... việc thiết lập là khổ não, ... việc không thiết lập là lạc, ... việc thiết lập là vô ngã, ... việc không thiết lập là ngã, ... việc thiết lập là đoạn tận, ... việc không thiết lập là tiếp diễn, ... việc thiết lập là biến hoại, ... việc không thiết lập sự tích lũy (nghiệp), ... việc thiết lập sự chuyển biến, ... việc không thiết lập là vững bền, ... việc thiết lập vô tướng ... việc không thiết lập hiện tướng, ... việc thiết lập vô nguyện, ... việc không thiết lập nguyện ước, ... việc thiết lập không tánh, ... việc không thiết lập sự cố chấp, ... việc thiết lập trí, ... việc không thiết lập vô trí, ... việc thiết lập sự không ràng buộc, ... việc không thiết lập sự ràng buộc, ... việc thiết lập sự diệt tận, nhờ vào tác động của sự thiện xảo về việc không thiết lập các hành, (vị ấy) liên kết các quyền, nhận biết hành xứ, và thấu triệt ý nghĩa của thanh tịnh.
Tuệ về chủ thể đối với ba quyền theo sáu mươi bốn biểu hiện là trí về sự đoạn tận của các lậu hoặc. Của 3 quyền nào? Của vị tri quyền, của dĩ tri quyền, của cụ tri quyền.
Vị tri quyền đi đến bao nhiêu vị thế? Dĩ tri quyền đi đến bao nhiêu vị thế? Cụ tri quyền đi đến bao nhiêu vị thế?
Vị tri quyền đi đến một vị thế là Đạo Nhập Lưu. Dĩ tri quyền đi đến sáu vị thế là Quả Nhập Lưu, Đạo Nhất Lai, Quả Nhất Lai, Đạo Bất Lai, Quả Bất Lai, Đạo A-la-hán. Cụ tri quyền đi đến một vị thế là Quả A-la-hán.
Vào sát-na Đạo Nhập Lưu, đối với vị tri quyền, tín quyền có sự cương quyết là phụ trợ, tấn quyền có sự ra sức là phụ trợ, niệm quyền có sự thiết lập là phụ trợ, định quyền có sự không tản mạn là phụ trợ, tuệ quyền có sự nhận thức là phụ trợ, ý quyền có sự nhận biết là phụ trợ, hỷ quyền có sự tràn ngập là phụ trợ, mạng quyền có pháp chủ đạo trong việc duy trì sự vận hành là phụ trợ. Vào sát-na Đạo Nhập Lưu, các pháp được sanh ra, ngoại trừ sắc có nguồn phát sanh là tâm, tất cả (các pháp còn lại) đều là thiện, tất cả đều không có lậu hoặc, tất cả đều có tánh dẫn xuất, tất cả đều đưa đến sự không tích lũy, tất cả đều là vượt trên thế gian, tất cả đều có cảnh là Niết Bàn. Vào sát-na Đạo Nhập Lưu, đối với vị tri quyền, tám quyền này là các phụ trợ đồng sanh, là các phụ trợ có sự (tác động) qua lại, là các phụ trợ có sự nương tựa, là các phụ trợ được liên kết, là đồng hành, là đồng sanh, là kết hợp, là liên kết. Chính tám quyền này vừa là biểu hiện vừa là phụ trợ của vị tri quyền.
Vào sát-na Quả Nhập Lưu, ...(như trên)... Vào sát-na Quả A-la-hán, đối với cụ tri quyền, tín quyền có sự cương quyết là phụ trợ, ...(như trên)... mạng quyền có pháp chủ đạo trong việc duy trì sự vận hành là phụ trợ. Vào sát-na Quả A-la-hán, các pháp được sanh ra, ngoại trừ sắc có nguồn phát sanh là tâm, tất cả (các pháp còn lại) đều là vô ký, tất cả đều không có lậu hoặc, tất cả đều là vượt trên thế gian, tất cả đều có cảnh là Niết Bàn. Vào sát-na Quả A-la-hán, đối với cụ tri quyền, tám quyền này là các phụ trợ đồng sanh, ...(như trên)... Chính tám quyền này vừa là biểu hiện vừa là phụ trợ của cụ tri quyền. Như thế, tám lần tám này là sáu mươi bốn.
Lậu hoặc: Các lậu hoặc ấy là gì? Là dục lậu, hữu lậu, tà kiến lậu, vô minh lậu.
Các lậu hoặc ấy được cạn kiệt tại đâu? Nhờ vào Đạo Nhập Lưu, toàn thể tà kiến lậu được cạn kiệt, dục lậu đưa đến khổ cảnh được cạn kiệt, hữu lậu đưa đến khổ cảnh được cạn kiệt, vô minh lậu đưa đến khổ cảnh được cạn kiệt. Các lậu hoặc ấy được cạn kiệt tại đây. Nhờ vào Đạo Nhất Lai, dục lậu thô thiển được cạn kiệt, hữu lậu có cùng ý nghĩa với điều ấy được cạn kiệt, vô minh lậu có cùng ý nghĩa với điều ấy được cạn kiệt. Các lậu hoặc ấy được cạn kiệt tại đây.
Nhờ vào Đạo Bất Lai, toàn thể dục lậu được cạn kiệt, hữu lậu có cùng ý nghĩa với điều ấy được cạn kiệt, vô minh lậu có cùng ý nghĩa với điều ấy được cạn kiệt. Các lậu hoặc ấy được cạn kiệt tại đây. Nhờ vào Đạo A-la-hán, toàn thể hữu lậu được cạn kiệt, toàn thể vô minh lậu được cạn kiệt. Các lậu hoặc ấy được cạn kiệt tại đây.
Không gì ở nơi đây
không được thấy bởi Ngài,
hoặc không nhận thức được,
hoặc không thể biết đến,
Ngài biết rõ tất cả
mọi điều có thể biết,
vì thế đức Như Lai
là vị có Toàn Nhãn.
Toàn Nhãn: Toàn Nhãn theo ý nghĩa gì? Mười bốn Phật trí: Trí về Khổ là Phật trí. Trí về nhân sanh Khổ là Phật trí. ...(nt)... Trí Toàn Giác là Phật trí. Trí không bị ngăn che là Phật trí. Đây là 14 Phật trí. Trong số 14 Phật trí, có 8 loại trí là phổ thông đến các vị Thinh Văn, 6 loại trí (sau cùng) là không phổ thông đến các vị Thinh Văn.
‘Cho đến ý nghĩa của Khổ đối với Khổ là đã được biết, không có ý nghĩa (nào) của Khổ là không được biết’ là Toàn Nhãn. Điều gì là Toàn Nhãn, điều ấy là tuệ quyền. Do nhờ năng lực của tuệ quyền, có tín quyền theo ý nghĩa cương quyết, có tấn quyền theo ý nghĩa ra sức, có niệm quyền theo ý nghĩa thiết lập, có định quyền theo ý nghĩa không tản mạn.
‘Cho đến ý nghĩa của Khổ đối với Khổ là đã được thấy, đã được biết đến, đã được tác chứng, đã được chạm đến bởi tuệ, không có ý nghĩa (nào) của Khổ là không được chạm đến bởi tuệ’ là Toàn Nhãn. Điều gì là Toàn Nhãn, điều ấy là tuệ quyền. ...(như trên)...
‘Cho đến ý nghĩa của nhân sanh (Khổ) đối với nhân sanh (Khổ) ... ‘Cho đến ý nghĩa của sự diệt tận (Khổ) đối với sự diệt tận (Khổ) ... ‘Cho đến ý nghĩa của Đạo đối với Đạo ... ‘Cho đến ý nghĩa của sự phân tích ý nghĩa đối với sự phân tích ý nghĩa ... ‘Cho đến ý nghĩa của sự phân tích pháp đối với sự phân tích pháp ... ‘Cho đến ý nghĩa của sự phân tích ngôn từ đối với sự phân tích ngôn từ ... ‘Cho đến ý nghĩa của sự phân tích phép biện giải đối với sự phân tích phép biện giải ... ‘Cho đến trí biết được khả năng của người khác ... ‘Cho đến trí về thiên kiến và xu hướng ngủ ngầm của chúng sanh ... ‘Cho đến trí song thông ... ‘Cho đến trí về sự thể nhập đại bi ... ‘Cho đến điều đã được thấy, đã được nghe, đã được cảm giác, đã được nhận thức, đã đạt đến, đã được tầm cầu, đã được đeo đuổi bởi tâm trí của thế gian tính luôn cõi chư thiên, cõi Ma Vương, cõi Phạm thiên, cho đến dòng dõi Sa-môn, Bà-la-môn, chư thiên và loài người, điều ấy là được biết, đã được thấy, đã được biết đến, đã được tác chứng, đã được chạm đến bởi tuệ, không gì là không được chạm đến bởi tuệ’ là Toàn Nhãn. Điều gì là Toàn Nhãn, điều ấy là tuệ quyền. Do nhờ năng lực của tuệ quyền, có tín quyền theo ý nghĩa cương quyết, có tấn quyền theo ý nghĩa ra sức, có niệm quyền theo ý nghĩa thiết lập, có định quyền theo ý nghĩa không tản mạn.
Trong khi có đức tin vị ấy ra sức, trong khi ra sức vị ấy có đức tin; trong khi có đức tin vị ấy thiết lập, trong khi thiết lập vị ấy có đức tin; trong khi có đức tin vị ấy tập trung (tâm), trong khi tập trung (tâm) vị ấy có đức tin; trong khi có đức tin vị ấy nhận biết, trong khi nhận biết vị ấy có đức tin. Trong khi ra sức vị ấy thiết lập, trong khi thiết lập vị ấy ra sức; trong khi ra sức vị ấy tập trung (tâm) ...; trong khi ra sức vị ấy nhận biết ...; trong khi ra sức vị ấy có đức tin, trong khi có đức tin vị ấy ra sức. Trong khi thiết lập vị ấy tập trung (tâm), trong khi tập trung (tâm) vị ấy thiết lập; trong khi thiết lập vị ấy nhận biết, ...; trong khi thiết lập vị ấy có đức tin, ...; trong khi thiết lập vị ấy ra sức, trong khi ra sức vị ấy thiết lập. Trong khi tập trung (tâm) vị ấy nhận biết, trong khi nhận biết vị ấy tập trung (tâm); trong khi tập trung (tâm) vị ấy có đức tin ...; trong khi tập trung (tâm) vị ấy ra sức, ...; trong khi tập trung (tâm) vị ấy thiết lập, trong khi thiết lập vị ấy tập trung (tâm). Trong khi nhận biết vị ấy có đức tin, trong khi có đức tin vị ấy nhận biết; trong khi nhận biết vị ấy ra sức ...; trong khi nhận biết vị ấy thiết lập ...; trong khi nhận biết vị ấy tập trung (tâm), trong khi tập trung (tâm) vị ấy nhận biết.
Ra sức nhờ bản thân có đức tin, có đức tin nhờ bản thân ra sức; được thiết lập nhờ bản thân có đức tin, có đức tin nhờ bản thân được thiết lập; được định tĩnh nhờ bản thân có đức tin, có đức tin nhờ bản thân được định tĩnh; nhận biết nhờ bản thân có đức tin, có đức tin nhờ bản thân nhận biết. Được thiết lập nhờ bản thân ra sức, ra sức nhờ bản thân được thiết lập; được định tĩnh nhờ bản thân ra sức ...; nhận biết nhờ bản thân ra sức ...; có đức tin nhờ bản thân ra sức, ra sức nhờ bản thân có đức tin. Được định tĩnh nhờ bản thân được thiết lập, được thiết lập nhờ bản thân được định tĩnh; nhận biết nhờ bản thân được thiết lập ...; có đức tin nhờ bản thân được thiết lập ...; ra sức nhờ bản thân được thiết lập, được thiết lập nhờ bản thân ra sức. Nhận biết nhờ bản thân được định tĩnh, được định tĩnh nhờ bản thân nhận biết; có đức tin nhờ bản thân được định tĩnh ...; ra sức nhờ bản thân được định tĩnh ...; được thiết lập nhờ bản thân được định tĩnh, được định tĩnh nhờ bản thân được thiết lập. Có đức tin nhờ bản thân nhận biết, nhận biết nhờ bản thân có đức tin; ra sức nhờ bản thân nhận biết, nhận biết nhờ bản thân ra sức; được thiết lập nhờ bản thân nhận biết, nhận biết nhờ bản thân được thiết lập; được định tĩnh nhờ bản thân nhận biết, nhận biết nhờ bản thân được định tĩnh.
Điều gì là Phật Nhãn, điều ấy là Phật Trí. Điều gì là Phật Trí, điều ấy là Phật Nhãn. Nhờ vào nhãn ấy, đức Như Lai nhìn thấy các chúng sanh có mắt bị vấy bụi ít và có mắt bị vấy bụi nhiều, có giác quan sắc sảo và có giác quan cùn lụt, có tánh khí tốt và có tánh khí tồi, dễ hướng dẫn và khó hướng dẫn, một số chúng sanh thấy được sự sợ hãi ở tội lỗi và sự (tái sanh) vào thế giới khác, một số chúng sanh không thấy được sự sợ hãi ở tội lỗi và sự (tái sanh) vào thế giới khác.
Có mắt bị vấy bụi ít và có mắt bị vấy bụi nhiều: Người có đức tin là có mắt bị vấy bụi ít, người không có đức tin là có mắt bị vấy bụi nhiều. Người có sự cố gắng tinh tấn ... bị vấy bụi ít, người biếng nhác ... bị vấy bụi nhiều. Người có niệm được thiết lập ... bị vấy bụi ít, người có niệm bị quên lãng ... bị vấy bụi nhiều. Người định tĩnh ... bị vấy bụi ít, người được định tĩnh ... bị vấy bụi nhiều. Người có tuệ là có mắt bị vấy bụi ít, người có tuệ kém là có mắt bị vấy bụi nhiều.
Có giác quan sắc sảo và có giác quan cùn lụt: Người có đức tin là có giác quan sắc sảo, người không có đức tin là có giác quan cùn lụt. ...(như trên)... Người có tuệ là có giác quan sắc sảo, người có tuệ kém là có giác quan cùn lụt.
Có tánh khí tốt và có tánh khí tồi: Người có đức tin là có tánh khí tốt, người không có đức tin là có tánh khí tồi. ...(như trên)... Người có tuệ là có tánh khí tốt, người có tuệ kém là có tánh khí tồi.
Dễ hướng dẫn và khó hướng dẫn: Người có đức tin là dễ hướng dẫn, người không có đức tin là khó hướng dẫn. ...(như trên)... Người có tuệ là dễ hướng dẫn, người có tuệ kém là khó hướng dẫn.
Một số chúng sanh thấy được sự sợ hãi ở tội lỗi và sự (tái sanh) vào thế giới khác, một số chúng sanh không thấy được sự sợ hãi ở tội lỗi và sự (tái sanh) vào thế giới khác: Người có đức tin thấy được sự sợ hãi ở tội lỗi và sự (tái sanh) vào thế giới khác, người không có đức tin không thấy được sự sợ hãi ở tội lỗi và sự (tái sanh) vào thế giới khác ...(nt)... Người có tuệ thấy được sự sợ hãi ở tội lỗi và sự (tái sanh) vào thế giới khác, người có tuệ kém không thấy được sự sợ hãi ở tội lỗi và sự (tái sanh) vào thế giới khác.
Thế giới: Thế giới của các uẩn, thế giới của các giới, thế giới của các xứ, thế giới có sự bất hạnh, thế giới đem lại sự bất hạnh, thế giới có sự thuận lợi, thế giới đem lại sự thuận lợi.
Một thế giới là tất cả chúng sanh được tồn tại nhờ vật thực. Hai thế giới là danh và sắc. Ba thế giới là 3 thọ. Bốn thế giới là 4 loại vật thực. Năm thế giới là 5 thủ uẩn. Sáu thế giới là 6 nội xứ. Bảy thế giới là 7 trụ xứ của thức. Tám thế giới là 8 pháp thế gian. Chín thế giới là 9 nơi cư trú của chúng sanh. Mười thế giới là 10 xứ. Mười hai thế giới là 12 xứ. Mười tám thế giới là 18 giới.
Tội lỗi: Tất cả phiền não là tội lỗi, tất cả ác hạnh là tội lỗi, tất cả các hành là tội lỗi, tất cả nghiệp đưa đến hữu là tội lỗi. Như thế, tưởng đến sự kinh hãi sắc bén về thế giới này và về tội lỗi này đã được đề cập, cũng giống như (tưởng đến sự kinh hãi) về cuộc chém giết có thanh gươm đã được vung lên.
(Vị ấy) biết được, thấy được, hiểu được, thấu triệt năm quyền này thông qua 50 biểu hiện này.
Tụng Phẩm thứ ba.
Phần Giảng về Quyền được đầy đủ.
--ooOoo--
[1] Động từ thụ động bhāvīyati (được phát triển), danh từ bhāvanā (sự làm cho hiện hữu, sự sản xuất, sự phát triển), và động từ tác nhân bhāveti (làm cho hiện hữu, sản xuất, phát triển) đều có chung từ gốc là √bhū = là, thì, ở, có, v.v... Động từ ‘bhāveti’ còn được hiểu theo nghĩa bóng là ‘tu tập’ (từ dịch của HT. Minh Châu), tương tợ danh từ bhāvanā cũng được dịch là ‘sự tu tập.’ Như vậy, pañcannaṃ indriyānaṃ bhāvanā có thể hiểu ‘sự phát triển của năm quyền’ hoặc ‘sự tu tập năm quyền’ tùy theo ngữ cảnh (ND).
[2] Ở trên, ‘pañcindriyāni bhāvīyanti’ được dịch là ‘năm quyền (đang) được phát triển’, và ở đây ‘pañcindriyāni bhāvitāni honti’ được dịch là ‘năm quyền (là) được phát triển.’ Cả hai câu đều có ý nghĩa thụ động, câu thứ nhất có động từ ở thì hiện tại, còn câu sau có quá khứ phân từ thụ động, tương đương tính từ, được dùng với trợ động từ ‘honti’ (là, thì). Lý do của sự khác biệt này sẽ được thấy rõ khi đọc đến phần kế tiếp (ND).
[3] Sự an trú và đắc chứng thanh tịnh là sự đạt được chỉ tịnh và minh sát (PṭsA. 3, 539).
[4] Hành vi của xứ là của các vị có sự hộ trì các căn (āyatanacariyā ca indriyesu guttadvārānaṃ) dịch sát nghĩa sẽ là ‘Hành vi của xứ là của các vị có lối vào đã được canh phòng ở các giác quan.’
[5] Các pháp ấy là ước muốn, hân hoan, v.v... (PṭsA. 3, 546).
[6] Bản thể của việc đã được hướng tâm (āvajjitattā) là bản thể của việc đã được hướng tâm đến hiện tướng (nimitta) của đề mục, nghĩa là sau khi đã chuẩn bị về đề mục v.v... có bản thể của hiện tướng đã được sanh lên ở nơi ấy (PṭsA. 3, 547).
[Duyên khởi ở Sāvatthi]
Này các tỳ khưu, đây là ba giải thoát. Ba là gì? Không tánh giải thoát, vô tướng giải thoát, vô nguyện giải thoát. Này các tỳ khưu, đây là ba giải thoát.
Và còn có 68 giải thoát: không tánh giải thoát, vô tướng giải thoát, vô nguyện giải thoát, giải thoát có sự ly khai nội phần, giải thoát có sự ly khai ngoại phần, giải thoát có sự ly khai cả hai (nội ngoại phần), bốn giải thoát có sự ly khai nội phần, bốn giải thoát có sự ly khai ngoại phần, bốn giải thoát có sự ly khai cả hai (nội ngoại phần), bốn giải thoát thuận theo các sự ly khai nội phần, bốn giải thoát thuận theo các sự ly khai ngoại phần, bốn giải thoát thuận theo các sự ly khai cả hai (nội ngoại phần), bốn giải thoát tịnh do sự ly khai nội phần, bốn giải thoát tịnh do sự ly khai ngoại phần, bốn giải thoát tịnh do sự ly khai cả hai (nội ngoại phần), ‘Có sắc, (vị ấy) thấy các sắc’ là giải thoát, ‘Có tưởng vô sắc ở nội phần, (hành giả) thấy các sắc thuộc ngoại phần’ là giải thoát, ‘Khuynh hướng thuần về điều tốt đẹp’ là giải thoát, sự chứng đạt không vô biên xứ là giải thoát, sự chứng đạt thức vô biên xứ là giải thoát, sự chứng đạt vô sở hữu xứ là giải thoát, sự chứng đạt phi tưởng phi phi tưởng xứ là giải thoát, sự chứng đạt sự diệt tận thọ tưởng là giải thoát, giải thoát có thời hạn, giải thoát vô thời hạn, giải thoát phụ thuộc thời hạn, giải thoát không phụ thuộc thời hạn, giải thoát có thể chuyển đổi, giải thoát không thể chuyển đổi, giải thoát thuộc thế gian, giải thoát vượt trên thế gian, giải thoát còn lậu hoặc, giải thoát không còn lậu hoặc, giải thoát còn hệ lụy vật chất, giải thoát không còn hệ lụy vật chất, giải thoát không còn hệ lụy vật chất và vượt trên không còn hệ lụy vật chất, ước nguyện giải thoát, vô nguyện giải thoát, an tịnh ước nguyện giải thoát, giải thoát bị ràng buộc, giải thoát không bị ràng buộc, giải thoát có bản chất giống nhau, giải thoát có bản chất khác nhau, giải thoát do tưởng, giải thoát do trí, giải thoát có sự bình lặng, giải thoát do thiền, giải thoát của tâm không chấp thủ.
Phần giải thích về Giải Thoát.
Không tánh giải thoát là gì? Ở đây, vị tỳ khưu đi đến khu rừng, hoặc đi đến gốc cây, hoặc đi đến nơi thanh vắng suy nghiệm rằng: “Điều này là không đối với tự ngã hoặc đối với vật phụ thuộc vào tự ngã.” ‘Vị ấy không cố chấp vào điều ấy’ là không tánh giải thoát. Đây là không tánh giải thoát.
Vô tướng giải thoát là gì? Ở đây, vị tỳ khưu đi đến khu rừng, hoặc đi đến gốc cây, hoặc đi đến nơi thanh vắng suy nghiệm rằng: “Điều này là không đối với tự ngã hoặc đối với vật phụ thuộc vào tự ngã.” ‘Vị ấy không tạo ra hiện tướng’ là vô tướng giải thoát. Đây là vô tướng giải thoát.
Vô nguyện giải thoát là gì? Ở đây, vị tỳ khưu đi đến khu rừng, hoặc đi đến gốc cây, hoặc đi đến nơi thanh vắng suy nghiệm rằng: “Điều này là không đối với tự ngã hoặc đối với vật phụ thuộc vào tự ngã.” ‘Vị ấy không ước nguyện điều ấy’ là vô nguyện giải thoát. Đây là vô nguyện giải thoát.
Giải thoát có sự ly khai nội phần là gì? Là bốn thiền. Đây là giải thoát có sự ly khai nội phần.
Giải thoát có sự ly khai ngoại phần là gì? Là bốn sự chứng đạt (thiền) vô sắc. Đây là giải thoát có sự ly khai ngoại phần.
Giải thoát có sự ly khai cả hai (nội ngoại phần) là gì? Là bốn Thánh Đạo. Đây là giải thoát có sự ly khai cả hai (nội ngoại phần).
Bốn giải thoát có sự ly khai nội phần là gì? Sơ thiền thoát ra khỏi các pháp ngăn che, nhị thiền thoát ra khỏi tầm và tứ, tam thiền thoát ra khỏi hỷ, tứ thiền thoát ra khỏi lạc và khổ. Đây là bốn giải thoát có sự ly khai nội phần.
Bốn giải thoát có sự ly khai ngoại phần là gì? Sự chứng đạt không vô biên xứ thoát ra khỏi sự nghĩ tưởng về sắc, sự nghĩ tưởng về bất bình, sự nghĩ tưởng về khác biệt; sự chứng đạt thức vô biên xứ thoát ra khỏi sự nghĩ tưởng về không vô biên xứ; sự chứng đạt vô sở hữu xứ thoát ra khỏi sự nghĩ tưởng về thức vô biên xứ; sự chứng đạt phi tưởng phi phi tưởng xứ thoát ra khỏi sự nghĩ tưởng về vô sở hữu xứ. Đây là bốn giải thoát có sự ly khai ngoại phần.
Bốn giải thoát có sự ly khai cả hai (nội ngoại phần) là gì? Đạo Nhập Lưu thoát ra khỏi sự nhận thức sai trái về thân, sự hoài nghi, sự bám víu vào giới và nghi thức, tà kiến ngủ ngầm, hoài nghi ngủ ngầm, thoát ra khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy và (ra khỏi) các uẩn, thoát ra khỏi tất cả các hiện tướng ngoại phần. Đạo Nhất Lai thoát ra khỏi sự ràng buộc của ái dục và sự ràng buộc của bất bình có tính chất thô thiển, ái dục ngủ ngầm, bất bình ngủ ngầm có tính chất thô thiển, thoát ra khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy và (ra khỏi) các uẩn, thoát ra khỏi tất cả các hiện tướng ngoại phần. Đạo Bất Lai thoát ra khỏi sự ràng buộc của ái dục và sự ràng buộc của bất bình có tính chất vi tế, thoát ra khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy và (ra khỏi) các uẩn, thoát ra khỏi tất cả các hiện tướng ngoại phần.
Đạo A-la-hán thoát ra khỏi ái sắc, ái vô sắc, ngã mạn, phóng dật, vô minh, ngã mạn ngủ ngầm, ái hữu ngủ ngầm, vô minh ngủ ngầm, thoát ra khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy và (ra khỏi) các uẩn, thoát ra khỏi tất cả các hiện tướng ngoại phần. Đây là bốn giải thoát có sự ly khai cả hai (nội ngoại phần).
Bốn giải thoát thuận theo các sự ly khai nội phần là gì? Tầm tứ hỷ lạc và sự chuyên nhất của tâm nhằm mục đích thành tựu sơ thiền, ...(như trên)... nhằm mục đích thành tựu nhị thiền, ...(như trên)... nhằm mục đích thành tựu tam thiền, tầm tứ hỷ lạc và sự chuyên nhất của tâm nhằm mục đích thành tựu tứ thiền. Đây là bốn giải thoát thuận theo các sự ly khai nội phần.
Bốn giải thoát thuận theo các sự ly khai ngoại phần là gì? Tầm tứ hỷ lạc và sự chuyên nhất của tâm nhằm mục đích thành tựu sự chứng đạt không vô biên xứ, ...(như trên)... nhằm mục đích thành tựu sự chứng đạt thức vô biên xứ, ...(như trên)... nhằm mục đích thành tựu sự chứng đạt vô sở hữu xứ, tầm tứ hỷ lạc và sự chuyên nhất của tâm nhằm mục đích thành tựu sự chứng đạt phi tưởng phi phi tưởng xứ. Đây là bốn giải thoát thuận theo các sự ly khai ngoại phần.
Bốn giải thoát thuận theo các sự ly khai cả hai (nội ngoại phần) là gì? Quán xét về vô thường, quán xét về khổ não, quán xét về vô ngã nhằm mục đích thành tựu Đạo Nhập Lưu, ...(như trên)... nhằm mục đích thành tựu Đạo Nhất Lai, ...(như trên)... nhằm mục đích thành tựu Đạo Bất Lai, quán xét về vô thường, quán xét về khổ não, quán xét về vô ngã nhằm mục đích thành tựu Đạo A-la-hán. Đây là bốn giải thoát thuận theo các sự ly khai cả hai (nội ngoại phần).
Bốn giải thoát tịnh do sự ly khai nội phần là gì? Sự thành tựu hoặc nghiệp quả của sơ thiền, ...(như trên)... của nhị thiền, ...(như trên)... của tam thiền, sự thành tựu hoặc nghiệp quả của tứ thiền. Đây là bốn giải thoát tịnh do sự ly khai nội phần.
Bốn giải thoát tịnh do sự giải thoát có sự ly khai ngoại phần là gì? Sự thành tựu hoặc nghiệp quả của sự chứng đạt không vô biên xứ, ...(như trên)... của sự chứng đạt thức vô biên xứ, ...(như trên)... của sự chứng đạt vô sở hữu xứ, sự thành tựu hoặc nghiệp quả của sự chứng đạt phi tưởng phi phi tưởng xứ. Đây là bốn giải thoát tịnh do sự giải thoát có sự ly khai ngoại phần.
Bốn giải thoát tịnh do sự giải thoát có sự ly khai cả hai (nội ngoại phần) là gì? Quả Nhập Lưu của Đạo Nhập Lưu, Quả Nhất Lai của Đạo Nhất Lai, Quả Bất Lai của Đạo Bất Lai, Quả A-la-hán của Đạo A-la-hán. Đây là bốn giải thoát tịnh do sự giải thoát có sự ly khai cả hai (nội ngoại phần).
‘Có sắc, (vị ấy) thấy các sắc’ là giải thoát là (có ý nghĩa) thế nào? Ở đây có người tác ý về hiện tướng màu xanh ở nội phần thuộc bản thân và thành tựu sự nghĩ tưởng về màu xanh. Vị ấy làm cho hiện tướng ấy khéo được nắm giữ, lưu lại hiện tướng đã khéo được lưu lại, nhận định hiện tướng đã khéo được nhận định. Sau khi làm cho hiện tướng ấy đã khéo được nắm giữ, lưu lại hiện tướng đã khéo được lưu lại, nhận định hiện tướng đã khéo được nhận định, vị ấy chuyên chú tâm vào hiện tướng màu xanh ở ngoại phần và thành tựu sự nghĩ tưởng về màu xanh. Vị ấy làm cho hiện tướng ấy khéo được nắm giữ, lưu lại hiện tướng đã khéo được lưu lại, nhận định hiện tướng đã khéo được nhận định. Sau khi đã làm cho hiện tướng ấy khéo được nắm giữ, lưu lại hiện tướng đã khéo được lưu lại, nhận định hiện tướng đã khéo được nhận định, vị ấy rèn luyện, tu tập, làm cho sung mãn. Vị ấy khởi ý như vầy: “Sắc này thuộc cả hai nội phần và ngoại phần” là có sự nghĩ tưởng về sắc.
Ở đây có người tác ý về hiện tướng màu vàng ...(nt)... hiện tướng màu đỏ ...(nt)... hiện tướng màu trắng ở nội phần thuộc bản thân và thành tựu sự nghĩ tưởng về màu trắng. Vị ấy làm cho hiện tướng ấy khéo được nắm giữ, ...(nt)... Sau khi làm cho hiện tướng ấy đã khéo được nắm giữ, ...(nt)... vị ấy chuyên chú tâm vào hiện tướng màu trắng thuộc ngoại phần và thành tựu sự nghĩ tưởng về màu trắng. Vị ấy làm cho hiện tướng ấy khéo được nắm giữ, ...(nt)... Sau khi đã làm cho hiện tướng ấy khéo được nắm giữ, ...(nt)... vị ấy rèn luyện, tu tập, làm cho sung mãn hiện tướng ấy. Vị ấy khởi ý như vầy: “Sắc này thuộc cả hai nội phần và ngoại phần” là có sự nghĩ tưởng về sắc. ‘Có sắc, (vị ấy) thấy các sắc’ là giải thoát là (có ý nghĩa) như thế.
‘Có tưởng vô sắc ở nội phần, (hành giả) thấy các sắc thuộc ngoại phần’ là giải thoát là (có ý nghĩa) thế nào? Ở đây có người không tác ý về hiện tướng màu xanh ở nội phần thuộc bản thân và không thành tựu sự nghĩ tưởng về màu xanh. Vị ấy chuyên chú tâm vào hiện tướng màu xanh thuộc ngoại phần và thành tựu sự nghĩ tưởng về màu xanh. Vị ấy làm cho hiện tướng ấy khéo được nắm giữ, ...(nt)... Sau khi đã làm cho hiện tướng ấy khéo được nắm giữ, ...(nt)... vị ấy rèn luyện, tu tập, làm cho sung mãn hiện tướng ấy. Vị ấy khởi ý như vầy: “Vô sắc thuộc nội phần, sắc này thuộc ngoại phần” là có sự nghĩ tưởng về sắc.
Ở đây có người không tác ý về hiện tướng màu vàng ...(nt)... hiện tướng màu đỏ ...(nt)... hiện tướng màu trắng ở nội phần thuộc bản thân và không thành tựu sự nghĩ tưởng về màu trắng. Vị ấy chuyên chú tâm vào hiện tướng màu trắng thuộc ngoại phần và thành tựu sự nghĩ tưởng về màu trắng. Vị ấy làm cho hiện tướng khéo được nắm giữ, ...(nt)... Sau khi đã làm cho hiện tướng ấy khéo được nắm giữ, ...(nt)... vị ấy rèn luyện, tu tập, làm cho sung mãn hiện tướng ấy. Vị ấy khởi ý như vầy: “Vô sắc thuộc nội phần, sắc này thuộc ngoại phần.” ‘Có tưởng vô sắc ở nội phần, (hành giả) thấy các sắc thuộc ngoại phần’ là giải thoát là (có ý nghĩa) như thế.
‘Khuynh hướng thuần về điều tốt đẹp’ là giải thoát là (có ý nghĩa) thế nào? Ở đây, vị tỳ khưu lan tỏa một phương với tâm từ ái rồi an trú, như vậy phương thứ nhì, như vậy phương thứ ba, như vậy phương thứ tư. Như thế vị ấy lan tỏa với tâm từ ái, bao la, lớn mạnh, vô lượng, không thù nghịch, không sân độc ở phía trên, ở phía dưới, ở phương ngang, ở khắp các nơi, khắp cả thế gian một cách trọn vẹn rồi an trú. Nhờ trạng thái phát triển của tâm từ ái, chúng sanh không có chống báng nhau. Ở đây, vị tỳ khưu lan tỏa một phương với tâm bi mẫn ...(như trên)... Nhờ trạng thái phát triển của tâm bi mẫn, chúng sanh không có chống báng nhau. Ở đây, vị tỳ khưu lan tỏa một phương với tâm hỷ ...(như trên)... Nhờ trạng thái phát triển của tâm hỷ, chúng sanh không có chống báng nhau. Ở đây, vị tỳ khưu lan tỏa một phương với tâm xả rồi an trú, ...(như trên)... Nhờ trạng thái phát triển của tâm xả, chúng sanh không có chống báng nhau. ‘Khuynh hướng thuần về điều tốt đẹp’ là giải thoát là (có ý nghĩa) như thế.
Sự chứng đạt không vô biên xứ là giải thoát gì? Ở đây, do sự hoàn toàn vượt qua các tưởng về sắc, do sự biến mất của các tưởng về bất bình, do không tác ý đến các tưởng về khác biệt một cách trọn vẹn, vị tỳ khưu chứng đạt không vô biên xứ ‘Không gian là không có giới hạn’ rồi an trú. Sự chứng đạt không vô biên xứ là giải thoát này.
Sự chứng đạt thức vô biên xứ là giải thoát gì? Ở đây, sau khi hoàn toàn vượt qua không vô biên xứ một cách trọn vẹn, vị tỳ khưu chứng đạt thức vô biên xứ ‘Thức là không có giới hạn’ rồi an trú. Sự chứng đạt thức vô biên xứ là giải thoát này.
Sự chứng đạt vô sở hữu xứ là giải thoát gì? Ở đây, sau khi hoàn toàn vượt qua thức vô biên xứ một cách trọn vẹn, vị tỳ khưu chứng đạt thức vô biên xứ ‘Không có bất cứ gì’ rồi an trú. Sự chứng đạt vô sở hữu xứ là giải thoát này.
Sự chứng đạt phi tưởng phi phi tưởng xứ là giải thoát gì? Ở đây, sau khi hoàn toàn vượt qua vô sở hữu xứ một cách trọn vẹn, vị tỳ khưu chứng đạt phi tưởng phi phi tưởng xứ rồi an trú. Sự chứng đạt phi tưởng phi phi tưởng xứ là giải thoát này.
Sự chứng đạt sự diệt tận thọ tưởng là giải thoát gì? Ở đây, sau khi hoàn toàn vượt qua phi tưởng phi phi tưởng xứ một cách trọn vẹn, vị tỳ khưu chứng đạt sự diệt tận thọ tưởng rồi an trú. Sự chứng đạt diệt tận thọ tưởng là giải thoát này.
Giải thoát có thời hạn là gì? Bốn thiền và bốn sự chứng đạt vô sắc; đây là giải thoát có thời hạn.
Giải thoát vô thời hạn là gì? Bốn Thánh Đạo, bốn Quả vị của Sa-môn, và Niết Bàn; đây là giải thoát vô thời hạn.
Giải thoát phụ thuộc thời hạn là gì? Bốn thiền và bốn sự chứng đạt vô sắc; đây là giải thoát phụ thuộc thời hạn.
Giải thoát không phụ thuộc thời hạn là gì? Bốn Thánh Đạo, bốn Quả vị của Sa-môn, và Niết Bàn; đây là giải thoát không phụ thuộc thời hạn.
Giải thoát có thể chuyển đổi là gì? Bốn thiền và bốn sự chứng đạt vô sắc; đây là giải thoát có thể chuyển đổi.
Giải thoát không thể chuyển đổi là gì? Bốn Thánh Đạo, bốn Quả vị của Sa-môn, và Niết Bàn; đây là giải thoát không thể chuyển đổi.
Giải thoát thuộc thế gian là gì? Bốn thiền và bốn sự chứng đạt vô sắc; đây là giải thoát thuộc thế gian.
Giải thoát vượt trên thế gian là gì? Bốn Thánh Đạo, bốn Quả vị của Sa-môn, và Niết Bàn; đây là giải thoát vượt trên thế gian.
Giải thoát còn lậu hoặc là gì? Bốn thiền và bốn sự chứng đạt vô sắc; đây là giải thoát còn lậu hoặc.
Giải thoát không còn lậu hoặc là gì? Bốn Thánh Đạo, bốn Quả vị của Sa-môn, và Niết Bàn; đây là giải thoát không còn lậu hoặc.
Giải thoát còn hệ lụy vật chất là gì? Giải thoát gắn liền với (đề mục) sắc; đây là giải thoát còn hệ lụy vật chất.
Giải thoát không còn hệ lụy vật chất là gì? Giải thoát gắn liền với (đề mục) vô sắc; đây là giải thoát không còn hệ lụy vật chất.
Giải thoát không còn hệ lụy vật chất và vượt trên không còn hệ lụy vật chất là gì? Bốn Thánh Đạo, bốn Quả vị của Sa-môn, và Niết Bàn; đây là giải thoát không còn hệ lụy vật chất và vượt trên không còn hệ lụy vật chất.
Ước nguyện giải thoát là gì? Bốn thiền và bốn sự chứng đạt vô sắc; đây là ước nguyện giải thoát.
Vô nguyện giải thoát là gì? Bốn Thánh Đạo, bốn Quả vị của Sa-môn, và Niết Bàn; đây là vô nguyện giải thoát.
An tịnh ước nguyện giải thoát là gì? Sự thành tựu hoặc nghiệp quả của sơ thiền, ...(như trên)... Sự thành tựu hoặc nghiệp quả của sự chứng đạt phi tưởng phi phi tưởng xứ; đây là an tịnh ước nguyện giải thoát.
Giải thoát bị ràng buộc là gì? Bốn thiền và bốn sự chứng đạt vô sắc; đây là giải thoát bị ràng buộc.
Giải thoát không bị ràng buộc là gì? Bốn Thánh Đạo, bốn Quả vị của Sa-môn, và Niết Bàn; đây là giải thoát không bị ràng buộc.
Giải thoát có bản chất giống nhau là gì? Bốn Thánh Đạo, bốn Quả vị của Sa-môn, và Niết Bàn; đây là giải thoát có bản chất giống nhau.
Giải thoát có bản chất khác nhau là gì? Bốn thiền và bốn sự chứng đạt vô sắc; đây là giải thoát có bản chất khác nhau.
Giải thoát do tưởng là gì? Có thể có 1 giải thoát do tưởng thì (sẽ) có 10 giải thoát do tưởng, có 10 giải thoát do tưởng thì (sẽ) có 1 giải thoát do tưởng bởi tác động của nền tảng và tùy theo phương thức.
Có thể có: Có thể có là thế nào? ‘Trí do sự quán xét về vô thường giải thoát khỏi nghĩ tưởng về thường’ là giải thoát do tưởng. ‘Trí do sự quán xét về khổ não giải thoát khỏi nghĩ tưởng về lạc’ là giải thoát do tưởng. ‘Trí do sự quán xét về vô ngã giải thoát khỏi nghĩ tưởng về ngã’ là giải thoát do tưởng. ‘Trí do sự quán xét về nhàm chán giải thoát khỏi nghĩ tưởng về vui thích’ là giải thoát do tưởng. ‘Trí do sự quán xét về ly tham ái giải thoát khỏi nghĩ tưởng về tham ái’ là giải thoát do tưởng. ‘Trí do sự quán xét về diệt tận giải thoát khỏi nghĩ tưởng về nhân sanh khởi’ là giải thoát do tưởng. ‘Trí do sự quán xét về từ bỏ giải thoát khỏi nghĩ tưởng về sự nắm giữ’ là giải thoát do tưởng. ‘Trí do sự quán xét về vô tướng giải thoát khỏi nghĩ tưởng về hiện tướng’ là giải thoát do tưởng. ‘Trí do sự quán xét về vô nguyện giải thoát khỏi nghĩ tưởng về nguyện ước’ là giải thoát do tưởng. ‘Trí do sự quán xét về không tánh giải thoát khỏi nghĩ tưởng về cố chấp’ là giải thoát do tưởng.
Có thể có 1 giải thoát do tưởng thì (sẽ) có 10 giải thoát do tưởng, có 10 giải thoát do tưởng thì (sẽ) có 1 giải thoát do tưởng bởi tác động của nền tảng và tùy theo phương thức là (có ý nghĩa) như thế.
‘Trí do sự quán xét về vô thường ở sắc giải thoát khỏi nghĩ tưởng về thường’ là giải thoát do tưởng. ...(như trên)... ‘Trí do sự quán xét về không tánh ở sắc giải thoát khỏi nghĩ tưởng về cố chấp’ là giải thoát do tưởng. Có thể có một giải thoát do tưởng thì (sẽ) có mười giải thoát do tưởng, có mười giải thoát do tưởng thì (sẽ) có một giải thoát do tưởng bởi tác động của nền tảng và tùy theo phương thức là (có ý nghĩa) như thế.
‘Trí do sự quán xét về vô thường ở thọ ... ở tưởng ... ở các hành ... ở thức ... ở mắt ... ở lão tử giải thoát khỏi nghĩ tưởng về thường’ là giải thoát do tưởng. ...(như trên)... ‘Trí do sự quán xét về không tánh ở lão tử giải thoát khỏi nghĩ tưởng về cố chấp’ là giải thoát do tưởng. Có thể có một giải thoát do tưởng thì (sẽ) có mười giải thoát do tưởng, có mười giải thoát do tưởng thì (sẽ) có một giải thoát do tưởng bởi tác động của nền tảng và tùy theo phương thức là (có ý nghĩa) như thế. Đây là giải thoát do tưởng.
Giải thoát do trí là gì? Có thể có một giải thoát do trí thì (sẽ) có mười giải thoát do trí, có mười giải thoát do trí thì (sẽ) có một giải thoát do trí bởi tác động của nền tảng và tùy theo phương thức.
Có thể có: Có thể có là thế nào? ‘Trí do sự quán xét về vô thường đúng theo thực thể giải thoát khỏi sự lầm lẫn vô trí về thường’ là giải thoát do trí. ‘Trí do sự quán xét về khổ não đúng theo thực thể giải thoát khỏi sự lầm lẫn vô trí về lạc’ là giải thoát do trí. ‘Trí do sự quán xét về vô ngã đúng theo thực thể giải thoát khỏi sự lầm lẫn vô trí về ngã’ là giải thoát do trí. ‘Trí do sự quán xét về nhàm chán đúng theo thực thể giải thoát khỏi sự lầm lẫn vô trí về vui thích’ là giải thoát do trí. ‘Trí do sự quán xét về ly tham ái đúng theo thực thể giải thoát khỏi sự lầm lẫn vô trí về tham ái’ là giải thoát do trí. ‘Trí do sự quán xét về diệt tận đúng theo thực thể giải thoát khỏi sự lầm lẫn vô trí về nhân sanh khởi’ là giải thoát do trí. ‘Trí do sự quán xét về từ bỏ đúng theo thực thể giải thoát khỏi sự lầm lẫn vô trí về sự nắm giữ’ là giải thoát do trí. ‘Trí do sự quán xét về vô tướng đúng theo thực thể giải thoát khỏi sự lầm lẫn vô trí về hiện tướng’ là giải thoát do trí. ‘Trí do sự quán xét về vô nguyện đúng theo thực thể giải thoát khỏi sự lầm lẫn vô trí về nguyện ước’ là giải thoát do trí. ‘Trí do sự quán xét về không tánh đúng theo thực thể giải thoát khỏi sự lầm lẫn vô trí về cố chấp’ là giải thoát do trí.
Có thể có một giải thoát do trí thì (sẽ) có mười giải thoát do trí, có mười giải thoát do trí thì (sẽ) có một giải thoát do trí bởi tác động của nền tảng và tùy theo phương thức là (có ý nghĩa) như thế.
‘Trí do sự quán xét về vô thường ở sắc đúng theo thực thể giải thoát khỏi sự lầm lẫn vô trí về thường’ là giải thoát do trí. ...(như trên)... ‘Trí do sự quán xét về không tánh ở sắc đúng theo thực thể giải thoát khỏi sự lầm lẫn vô trí về cố chấp’ là giải thoát do trí. Có thể có một giải thoát do trí thì (sẽ) có mười giải thoát do trí, có mười giải thoát do trí thì (sẽ) có một giải thoát do trí bởi tác động của nền tảng và tùy theo phương thức là (có ý nghĩa) như thế.
‘Trí do sự quán xét về vô thường ở thọ ... ở tưởng ... ở các hành ... ở thức ... ở mắt ... ở lão tử đúng theo thực thể giải thoát khỏi sự lầm lẫn vô trí về thường’ là giải thoát do trí. ...(như trên)... ‘Trí do sự quán xét về không tánh ở lão tử đúng theo thực thể giải thoát khỏi sự lầm lẫn vô trí về cố chấp’ là giải thoát do trí. Có thể có một giải thoát do trí thì (sẽ) có mười giải thoát do trí, có mười giải thoát do trí thì (sẽ) có một giải thoát do trí bởi tác động của nền tảng và tùy theo phương thức là (có ý nghĩa) như thế. Đây là giải thoát do trí.
Giải thoát có sự bình lặng là gì? Có thể có một giải thoát có sự bình lặng thì (sẽ) có mười giải thoát có sự bình lặng, có mười giải thoát có sự bình lặng thì (sẽ) có một giải thoát có sự bình lặng bởi tác động của nền tảng và tùy theo phương thức.
Có thể có: Có thể có là thế nào? ‘Trí có trạng thái bình lặng tối thượng, do quán xét về vô thường, giải thoát khỏi sự bồn chồn, bực bội, nóng nảy về thường’ là giải thoát có sự bình lặng. ‘Trí có trạng thái bình lặng tối thượng, do quán xét về khổ não, giải thoát khỏi sự bồn chồn, bực bội, nóng nảy về lạc’ là giải thoát có sự bình lặng. ‘Trí có trạng thái bình lặng tối thượng, do quán xét về vô ngã, giải thoát khỏi sự bồn chồn, bực bội, nóng nảy về ngã’ là là giải thoát có sự bình lặng ‘Trí có trạng thái bình lặng tối thượng, do quán xét về nhàm chán, giải thoát khỏi sự bồn chồn, bực bội, nóng nảy về vui thích’ là ... ‘Trí có trạng thái bình lặng tối thượng, do quán xét về ly tham ái, giải thoát khỏi sự bồn chồn, bực bội, nóng nảy về tham ái’ là ... ‘Trí có trạng thái bình lặng tối thượng, do quán xét về diệt tận, giải thoát khỏi sự bồn chồn, bực bội, nóng nảy về nhân sanh khởi’ là ... ‘Trí có trạng thái bình lặng tối thượng, do quán xét về từ bỏ, giải thoát khỏi sự bồn chồn, bực bội, nóng nảy về sự nắm giữ’ là ... ‘Trí có trạng thái bình lặng tối thượng, do quán xét về vô tướng, giải thoát khỏi sự bồn chồn, bực bội, nóng nảy về hiện tướng’ là là giải thoát có sự bình lặng ‘Trí có trạng thái bình lặng tối thượng, do quán xét về vô nguyện, giải thoát khỏi sự bồn chồn, bực bội, nóng nảy về nguyện ước’ là là giải thoát có sự bình lặng ‘Trí có trạng thái bình lặng tối thượng, do quán xét về không tánh, giải thoát khỏi sự bồn chồn, bực bội, nóng nảy về cố chấp’ là giải thoát có sự bình lặng.
Có thể có một giải thoát có sự bình lặng thì (sẽ) có mười giải thoát có sự bình lặng, có mười giải thoát có sự bình lặng thì (sẽ) có một giải thoát có sự bình lặng bởi tác động của nền tảng và tùy theo phương thức là (có ý nghĩa) như thế.
‘Trí có trạng thái bình lặng tối thượng, do quán xét về vô thường ở sắc, giải thoát khỏi sự bồn chồn, bực bội, nóng nảy về thường’ là giải thoát có sự bình lặng. ...(như trên)... ‘Trí có trạng thái bình lặng tối thượng, do quán xét về không tánh ở sắc, giải thoát khỏi sự bồn chồn, bực bội, nóng nảy về cố chấp’ là giải thoát có sự bình lặng. Có thể có một giải thoát có sự bình lặng thì (sẽ) có mười giải thoát có sự bình lặng, có mười giải thoát có sự bình lặng thì (sẽ) có một giải thoát có sự bình lặng bởi tác động của nền tảng và tùy theo phương thức là (có ý nghĩa) như thế.
‘Trí có trạng thái bình lặng tối thượng, do quán xét về vô thường ở thọ ... ở tưởng ... ở các hành ... ở thức ... ở mắt ... ở lão tử, giải thoát khỏi sự bồn chồn, bực bội, nóng nảy về thường’ là giải thoát có sự bình lặng. ...(như trên)... ‘Trí có trạng thái bình lặng tối thượng, do quán xét về không tánh ở lão tử, giải thoát khỏi sự bồn chồn, bực bội, nóng nảy về cố chấp’ là giải thoát có sự bình lặng.
Có thể có một giải thoát có sự bình lặng thì (sẽ) có 10 giải thoát có sự bình lặng, có 10 giải thoát có sự bình lặng thì (sẽ) có một giải thoát có sự bình lặng bởi tác động của nền tảng và tùy theo phương thức là (có ý nghĩa) như thế. Đây là giải thoát có sự bình lặng.
Giải thoát do thiền là gì? ‘Sự thoát ly được nung nấu là thiền, ‘thiêu đốt ước muốn trong các dục’ là thiền, ‘trong khi nung nấu, được giải thoát’ là giải thoát do thiền, ‘trong khi thiêu đốt, được giải thoát’ là giải thoát do thiền, ‘nung nấu’ là các pháp, ‘thiêu đốt’ là các phiền não, ‘biết điều được nung nấu và điều được thiêu đốt’ là giải thoát do thiền. ‘Sự không sân độc được nung nấu’ là thiền, ‘thiêu đốt sân độc’ là thiền ‘trong khi nung nấu, được giải thoát’ là giải thoát do thiền, ‘trong khi thiêu đốt, được giải thoát’ là giải thoát do thiền. ‘nung nấu’ là các pháp, ‘thiêu đốt’ là các phiền não, ‘biết điều được nung nấu và điều được thiêu đốt’ là giải thoát do thiền. ‘Sự nghĩ tưởng về ánh sáng được nung nấu’ là thiền, ‘thiêu đốt sự lờ đờ buồn ngủ’ là thiền ...(nt)... ‘Sự không tản mạn được nung nấu’ là thiền, ‘thiêu đốt phóng dật’ là thiền ...(nt)... ‘Sự xác định pháp được nung nấu’ là thiền, ‘thiêu đốt hoài nghi’ là thiền ...(nt)... ‘Trí được nung nấu’ là thiền, ‘thiêu đốt vô minh’ là thiền ...(nt)... ‘Sự hân hoan được nung nấu’ là thiền, ‘thiêu đốt sự không hứng thú’ là thiền ...(nt)... ‘Sơ thiền được nung nấu’ là thiền, ‘thiêu đốt các pháp ngăn che’ là thiền ...(nt)... ‘Đạo A-la-hán được nung nấu’ là thiền, ‘thiêu đốt toàn bộ phiền não’ là thiền, ‘trong khi nung nấu, được giải thoát’ là giải thoát do thiền, ‘trong khi thiêu đốt, được giải thoát’ là giải thoát do thiền. ‘nung nấu’ là các pháp, ‘thiêu đốt’ là các phiền não, ‘biết điều được nung nấu và điều được thiêu đốt’ là giải thoát do thiền. Đây là giải thoát do thiền.
Giải thoát của tâm không chấp thủ là gì? Có thể có một giải thoát của tâm không chấp thủ thì (sẽ) có mười giải thoát của tâm không chấp thủ, có mười giải thoát của tâm không chấp thủ thì (sẽ) có một giải thoát của tâm không chấp thủ bởi tác động của nền tảng và tùy theo phương thức.
Có thể có: Có thể có là thế nào? ‘Trí do sự quán xét về vô thường giải thoát khỏi chấp thủ về thường’ là giải thoát của tâm không chấp thủ. ‘Trí do sự quán xét về khổ não giải thoát khỏi chấp thủ về lạc’ là giải thoát của tâm không chấp thủ. ‘Trí do sự quán xét về vô ngã giải thoát khỏi chấp thủ về ngã’ là giải thoát của tâm không chấp thủ ‘Trí do sự quán xét về nhàm chán giải thoát khỏi chấp thủ về vui thích’ là ... ‘Trí do sự quán xét về ly tham ái giải thoát khỏi chấp thủ về tham ái’ là ... ‘Trí do sự quán xét về diệt tận giải thoát khỏi chấp thủ về nhân sanh khởi’ là ... ‘Trí do sự quán xét về từ bỏ giải thoát khỏi chấp thủ về sự nắm giữ’ là ... ‘Trí do sự quán xét về vô tướng giải thoát khỏi chấp thủ về hiện tướng’ là ... ‘Trí do sự quán xét về vô nguyện giải thoát khỏi chấp thủ về nguyện ước’ là giải thoát của tâm không chấp thủ ‘Trí do sự quán xét về không tánh giải thoát khỏi chấp thủ về cố chấp’ là giải thoát của tâm không chấp thủ.
Có thể có một giải thoát của tâm không chấp thủ thì (sẽ) có mười giải thoát của tâm không chấp thủ, có mười giải thoát của tâm không chấp thủ thì (sẽ) có một giải thoát của tâm không chấp thủ bởi tác động của nền tảng và tùy theo phương thức là (có ý nghĩa) như thế.
‘Trí do sự quán xét về vô thường ở sắc giải thoát khỏi chấp thủ về thường’ là giải thoát của tâm không chấp thủ. ...(như trên)... ‘Trí do sự quán xét về không tánh ở sắc giải thoát khỏi chấp thủ về cố chấp’ là giải thoát của tâm không chấp thủ. Có thể có một giải thoát của tâm không chấp thủ thì (sẽ) có mười giải thoát của tâm không chấp thủ, có mười giải thoát của tâm không chấp thủ thì (sẽ) có một giải thoát của tâm không chấp thủ bởi tác động của nền tảng và tùy theo phương thức là (có ý nghĩa) như thế.
‘Trí do sự quán xét về không tánh ở thọ ... ở tưởng ... ở các hành ... ở thức ... ở mắt ... ở lão tử giải thoát khỏi chấp thủ về cố chấp’ là giải thoát của tâm không chấp thủ. Có thể có một ... thì (sẽ) có mười ..., có mười ... thì (sẽ) có 1 giải thoát của tâm không chấp thủ bởi tác động của nền tảng và tùy theo phương thức là (có ý nghĩa) như thế.
Trí do sự quán xét về vô thường giải thoát khỏi bao nhiêu chấp thủ? Trí do sự quán xét về khổ não giải thoát khỏi bao nhiêu chấp thủ? Trí do sự quán xét về vô ngã ...? Trí do sự quán xét về nhàm chán ...? Trí do sự quán xét về ly tham ái ...? Trí do sự quán xét về diệt tận ...? Trí do sự quán xét về từ bỏ ...? Trí do sự quán xét về vô tướng ...? Trí do sự quán xét về vô nguyện ...? Trí do sự quán xét về không tánh giải thoát khỏi bao nhiêu chấp thủ?
Trí do sự quán xét về vô thường giải thoát khỏi ba chấp thủ. Trí do sự quán xét về khổ não giải thoát khỏi một chấp thủ. Trí do sự quán xét về vô ngã giải thoát khỏi ba chấp thủ. Trí do sự quán xét về nhàm chán giải thoát khỏi một chấp thủ. Trí do sự quán xét về ly tham ái giải thoát khỏi một chấp thủ. Trí do sự quán xét về diệt tận giải thoát khỏi bốn chấp thủ. Trí do sự quán xét về từ bỏ giải thoát khỏi bốn chấp thủ. Trí do sự quán xét về vô tướng giải thoát khỏi ba chấp thủ. Trí do sự quán xét về vô nguyện giải thoát khỏi một chấp thủ. Trí do sự quán xét về không tánh giải thoát khỏi ba chấp thủ.
Trí do sự quán xét về vô thường giải thoát khỏi ba chấp thủ nào? Khỏi sự chấp thủ về (tà) kiến, khỏi sự chấp thủ vào giới và nghi thức, khỏi sự chấp thủ về ngã luận thuyết; trí do sự quán xét về vô thường giải thoát khỏi ba chấp thủ này.
Trí do sự quán xét về khổ não giải thoát khỏi một chấp thủ nào? Khỏi sự chấp thủ về (ngũ) dục; trí do sự quán xét về khổ não giải thoát khỏi một chấp thủ này.
Trí do sự quán xét về vô ngã giải thoát khỏi ba chấp thủ nào? Khỏi sự chấp thủ về (tà) kiến, khỏi sự chấp thủ vào giới và nghi thức, khỏi sự chấp thủ về ngã luận thuyết; trí do sự quán xét về vô ngã giải thoát khỏi ba chấp thủ này.
Trí do sự quán xét về nhàm chán giải thoát khỏi một chấp thủ nào? Khỏi sự chấp thủ về (ngũ) dục; trí do sự quán xét về nhàm chán giải thoát khỏi một chấp thủ này.
Trí do sự quán xét về ly tham ái giải thoát khỏi một chấp thủ nào? Khỏi sự chấp thủ về (ngũ) dục; trí do sự quán xét về ly tham ái giải thoát khỏi một chấp thủ này.
Trí do sự quán xét về diệt tận giải thoát khỏi bốn chấp thủ nào? Khỏi sự chấp thủ về (ngũ) dục, khỏi sự chấp thủ về (tà) kiến, khỏi sự chấp thủ vào giới và nghi thức, khỏi sự chấp thủ về ngã luận thuyết; trí do sự quán xét về diệt tận giải thoát khỏi bốn chấp thủ này.
Trí do sự quán xét về từ bỏ giải thoát khỏi bốn chấp thủ nào? Khỏi sự chấp thủ về (ngũ) dục, khỏi sự chấp thủ về (tà) kiến, khỏi sự chấp thủ vào giới và nghi thức, khỏi sự chấp thủ về ngã luận thuyết; trí do sự quán xét về từ bỏ giải thoát khỏi bốn chấp thủ này.
Trí do sự quán xét về vô tướng giải thoát khỏi ba chấp thủ nào? Khỏi sự chấp thủ về (ngũ) dục, khỏi sự chấp thủ vào giới và nghi thức, khỏi sự chấp thủ về ngã luận thuyết; trí do sự quán xét về vô tướng giải thoát khỏi ba chấp thủ này.
Trí do sự quán xét về vô nguyện giải thoát khỏi một chấp thủ nào? Khỏi sự chấp thủ về (ngũ) dục; trí do sự quán xét về vô nguyện giải thoát khỏi một chấp thủ này.
Trí do sự quán xét về không tánh giải thoát khỏi ba chấp thủ nào? Khỏi sự chấp thủ về (tà) kiến, khỏi sự chấp thủ vào giới và nghi thức, khỏi sự chấp thủ về ngã luận thuyết; trí do sự quán xét về không tánh giải thoát khỏi ba chấp thủ này.
Trí do sự quán xét về vô thường, trí do sự quán xét về vô ngã, trí do sự quán xét về vô tướng, trí do sự quán xét về không tánh, bốn trí này giải thoát khỏi ba chấp thủ là sự chấp thủ về (tà) kiến, sự chấp thủ vào giới và nghi thức, sự chấp thủ về ngã luận thuyết. Trí do sự quán xét về khổ não, trí do sự quán xét về nhàm chán, trí do sự quán xét về ly tham ái, trí do sự quán xét về vô nguyện, bốn trí này giải thoát khỏi một chấp thủ là sự chấp thủ về (ngũ) dục. Trí do sự quán xét về diệt tận, trí do sự quán xét về từ bỏ, hai trí này giải thoát khỏi bốn chấp thủ là sự chấp thủ về (ngũ) dục, sự chấp thủ về (tà) kiến, sự chấp thủ vào giới và nghi thức, sự chấp thủ về ngã luận thuyết. Đây là sự giải thoát của tâm không chấp thủ.
Phần giảng về Giải Thoát là tụng phẩm thứ nhất.
Hơn nữa, đây là ba cánh cửa giải thoát dẫn đến lối ra khỏi thế giới. Do tính chất quán xét của vị đang phân định giới hạn các hành và do tính chất tiến vào của tâm ở trong bản thể vô tướng, do sự giao động của ý ở các hành và do tính chất tiến vào của tâm trong bản thể vô nguyện, do tính chất quán xét tất cả các pháp là sai khác và do tính chất tiến vào của tâm ở trong bản thể không tánh; đây là ba cánh cửa giải thoát dẫn đến lối ra khỏi thế giới.
Đối với vị đang tác ý vô thường, các hành hiện diện như thế nào? Đối với vị đang tác ý khổ não, các hành hiện diện như thế nào? Đối với vị đang tác ý vô ngã, các hành hiện diện như thế nào? Đối với vị đang tác ý vô thường, các hành hiện diện như là sự đoạn tận. Đối với vị đang tác ý khổ não, các hành hiện diện như là sự kinh hãi. Đối với vị đang tác ý vô ngã, các hành hiện diện như là không.
Đối với vị đang tác ý vô thường, tâm được dồi dào về điều gì? Đối với vị đang tác ý khổ não, tâm được dồi dào về điều gì? Đối với vị đang tác ý vô ngã, tâm được dồi dào về điều gì? Đối với vị đang tác ý vô thường, tâm được dồi dào về cương quyết. Đối với vị đang tác ý khổ não, tâm được dồi dào về tịnh. Đối với vị đang tác ý vô ngã, tâm được dồi dào về hiểu biết.
Trong khi tác ý vô thường, vị dồi dào về cương quyết thành đạt quyền gì? Trong khi tác ý khổ não, vị dồi dào về tịnh thành đạt quyền gì? Trong khi tác ý vô ngã, vị dồi dào về hiểu biết thành đạt quyền gì? Trong khi tác ý vô thường, vị dồi dào về cương quyết thành đạt tín quyền. Trong khi tác ý khổ não, vị dồi dào về tịnh thành đạt định quyền. Trong khi tác ý vô ngã, vị dồi dào về hiểu biết thành đạt tuệ quyền.
Đối với vị dồi dào về cương quyết đang tác ý vô thường, quyền nào là chủ đạo? Trong sự tu tập, có bao nhiêu quyền là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên, là có nhất vị? Sự tu tập theo ý nghĩa gì? Ai tu tập?
Đối với vị dồi dào về tịnh đang tác ý khổ não, quyền nào là chủ đạo? Trong sự tu tập, có bao nhiêu quyền là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên, là có nhất vị? Sự tu tập theo ý nghĩa gì? Ai tu tập?
Đối với vị dồi dào về hiểu biết đang tác ý vô ngã, quyền nào là chủ đạo? Trong sự tu tập, có bao nhiêu quyền là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên, là có nhất vị? Sự tu tập theo ý nghĩa gì? Ai tu tập?
Đối với vị dồi dào về cương quyết đang tác ý vô thường, tín quyền là chủ đạo. Trong sự tu tập, có bốn quyền là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên, là có nhất vị. Sự tu tập theo ý nghĩa nhất vị. Vị nào thực hành đúng đắn, vị ấy tu tập; không có sự tu tập quyền ở người thực hành sai trái.
Đối với vị dồi dào về tịnh đang tác ý khổ não, định quyền là chủ đạo. Trong sự tu tập, có bốn quyền là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên, là có nhất vị. Sự tu tập theo ý nghĩa nhất vị. Vị nào thực hành đúng đắn, vị ấy tu tập; không có sự tu tập quyền ở người thực hành sai trái.
Đối với vị dồi dào về hiểu biết đang tác ý vô ngã, tuệ quyền là chủ đạo. Trong sự tu tập, có bốn quyền là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên, là có nhất vị. Sự tu tập theo ý nghĩa nhất vị. Vị nào thực hành đúng đắn, vị ấy tu tập; không có sự tu tập quyền ở người thực hành sai trái.
Đối với vị dồi dào về cương quyết đang tác ý vô thường, quyền nào là chủ đạo? Trong sự tu tập, có bao nhiêu quyền là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên? Vào thời điểm thấu triệt, quyền nào là chủ đạo? Trong sự thấu triệt, bao nhiêu quyền là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên, là có nhất vị? Sự tu tập theo ý nghĩa gì? Sự thấu triệt theo ý nghĩa gì?
Đối với vị dồi dào về tịnh đang tác ý khổ não, quyền nào là chủ đạo? Trong sự tu tập, có bao nhiêu quyền là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên? Vào thời điểm thấu triệt, quyền nào là chủ đạo? Trong sự thấu triệt, bao nhiêu quyền là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên, là có nhất vị? Sự tu tập theo ý nghĩa gì? Sự thấu triệt theo ý nghĩa gì?
Đối với vị dồi dào về hiểu biết đang tác ý vô ngã, quyền nào là chủ đạo? Trong sự tu tập, có bao nhiêu quyền là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên? Vào thời điểm thấu triệt, quyền nào là chủ đạo? Trong sự thấu triệt, bao nhiêu quyền là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên, là có nhất vị? Sự tu tập theo ý nghĩa gì? Sự thấu triệt theo ý nghĩa gì?
Đối với vị dồi dào về cương quyết đang tác ý vô thường, tín quyền là chủ đạo. Trong sự tu tập, có bốn quyền là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên. Vào thời điểm thấu triệt, tuệ quyền là chủ đạo. Trong sự thấu triệt, có bốn quyền là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên, là có nhất vị. Sự tu tập theo ý nghĩa nhất vị. Sự thấu triệt theo ý nghĩa nhận thức. Như vậy, ngay trong khi đang thấu triệt, (hành giả) tu tập; ngay trong khi đang tu tập, (hành giả) thấu triệt.
Đối với vị dồi dào về tịnh đang tác ý khổ não, định quyền là chủ đạo. Trong sự tu tập, có bốn quyền là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên. Vào thời điểm thấu triệt, tuệ quyền là chủ đạo. Trong sự thấu triệt, có bốn quyền là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên, là có nhất vị. Sự tu tập theo ý nghĩa nhất vị. Sự thấu triệt theo ý nghĩa nhận thức. Như vậy, ngay trong khi đang thấu triệt, (hành giả) tu tập; ngay trong khi đang tu tập, (hành giả) thấu triệt.
Đối với vị dồi dào về hiểu biết đang tác ý vô ngã, tuệ quyền là chủ đạo. Trong sự tu tập, có bốn quyền là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên. Vào thời điểm thấu triệt, tuệ quyền là chủ đạo. Trong sự thấu triệt, có bốn quyền là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên, là có nhất vị. Sự tu tập theo ý nghĩa nhất vị. Sự thấu triệt theo ý nghĩa nhận thức. Như vậy, ngay trong khi đang thấu triệt, (hành giả) tu tập; ngay trong khi đang tu tập, (hành giả) thấu triệt.
Đối với vị đang tác ý vô thường, quyền nào là nổi bật? Do trạng thái nổi bật của quyền nào, là được giải thoát do đức tin? Đối với vị đang tác ý khổ não, quyền nào là nổi bật? Do trạng thái nổi bật của quyền nào, là có thân chứng? Đối với vị đang tác ý vô ngã, quyền nào là nổi bật? Do trạng thái nổi bật của quyền nào, là đạt được do kiến?
Đối với vị đang tác ý vô thường, tín quyền là nổi bật; do trạng thái nổi bật của tín quyền, là được giải thoát do đức tin. Đối với vị đang tác ý khổ não, định quyền là nổi bật; do trạng thái nổi bật của định quyền, là có thân chứng. Đối với vị đang tác ý vô ngã, tuệ quyền là nổi bật; do trạng thái nổi bật của tuệ quyền, là đạt được do kiến.
‘Trong khi có đức tin, được giải thoát’ là được giải thoát do đức tin. ‘Do trạng thái chạm đến, được tác chứng’ là có thân chứng. ‘Do trạng thái đã được thấy, đã đạt được’ là đạt được do kiến. ‘Trong khi có đức tin, được giải thoát’ là được giải thoát do đức tin. ‘Trước tiên xúc chạm với sự xúc chạm của thiền, sau đó tác chứng sự tịch diệt Niết Bàn’ là có thân chứng. ‘ ‘Các hành là khổ, tịch diệt là lạc’ là điều đã được biết, được hiểu, được tác chứng, được chạm đến bởi tuệ’ là đạt được do kiến.
Đây là người được giải thoát do đức tin, là người có thân chứng, và là người đạt được do kiến, có thể ba người này vừa được giải thoát do đức tin, vừa có thân chứng, vừa đạt được do kiến bởi tác động của nền tảng và tùy theo phương thức.
Có thể có: Có thể có là thế nào? Đối với vị đang tác ý vô thường có tín quyền là nổi bật, do trạng thái nổi bật của tín quyền là được giải thoát do đức tin; đối với vị đang tác ý khổ não có tín quyền là nổi bật, do trạng thái nổi bật của tín quyền là được giải thoát do đức tin; đối với vị đang tác ý vô ngã có tín quyền là nổi bật, do trạng thái nổi bật của tín quyền là được giải thoát do đức tin. Như vậy, ba người này được giải thoát do đức tin nhờ vào tác động của tín quyền.
Đối với vị đang tác ý khổ não có định quyền là nổi bật, do trạng thái nổi bật của định quyền là có thân chứng; đối với vị đang tác ý vô ngã có định quyền là nổi bật, do trạng thái nổi bật của định quyền là có thân chứng; đối với vị đang tác ý vô thường có định quyền là nổi bật, do trạng thái nổi bật của định quyền là có thân chứng. Như vậy, ba người này là có thân chứng nhờ vào tác động của định quyền.
Đối với vị đang tác ý vô ngã có tuệ quyền là nổi bật, do trạng thái nổi bật của tuệ quyền là đạt được do kiến; đối với vị đang tác ý vô thường có tuệ quyền là nổi bật, do trạng thái nổi bật của tuệ quyền là đạt được do kiến; đối với vị đang tác ý khổ não có tuệ quyền là nổi bật, do trạng thái nổi bật của tuệ quyền là đạt được do kiến. Như vậy, ba người này là đạt được do kiến nhờ vào tác động của tuệ quyền.
Đây là người được giải thoát do đức tin, là người có thân chứng, và là người đạt được do kiến, có thể ba người này vừa được giải thoát do đức tin, vừa có thân chứng, vừa đạt được do kiến bởi tác động của nền tảng và tùy theo phương thức là (có ý nghĩa) như thế.
Đây là người được giải thoát do đức tin, là người có thân chứng, và là người đạt được do kiến, có thể ba người này một người được giải thoát do đức tin, người khác có thân chứng, và người khác nữa đạt được do kiến.
Có thể có: Có thể có là thế nào? Đối với vị đang tác ý vô thường có tín quyền là nổi bật, do trạng thái nổi bật của tín quyền là được giải thoát do đức tin; đối với vị đang tác ý khổ não có định quyền là nổi bật, do trạng thái nổi bật của định quyền là có thân chứng; đối với vị đang tác ý vô ngã có tuệ quyền là nổi bật, do trạng thái nổi bật của tuệ quyền là được giải thoát do kiến.
Và đây là người được giải thoát do đức tin, là người có thân chứng, và là người đạt được do kiến. Có thể ba người này, một người được giải thoát do đức tin, người khác có thân chứng, và người khác nữa đạt được do kiến là (có ý nghĩa) như thế.
Đối với vị đang tác ý vô thường có tín quyền là nổi bật, do trạng thái nổi bật của tín quyền (vị ấy) thành đạt Đạo Nhập Lưu; vì thế được nói rằng: “Vị tùy tín hành.” Bốn quyền là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên. Nhờ vào tác động của tín quyền, có sự tu tập của bốn quyền. Chính các vị nào thành đạt Đạo Nhập Lưu nhờ vào tác động của tín quyền, tất cả các vị ấy là các vị tùy tín hành.
Đối với vị đang tác ý vô thường có tín quyền là nổi bật, do trạng thái nổi bật của tín quyền Quả Nhập Lưu được tác chứng; vì thế được nói rằng: “Được giải thoát do đức tin.” Bốn quyền là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên. Nhờ vào tác động của tín quyền, bốn quyền là được tu tập, là được tu tập tốt đẹp. Chính các vị nào tác chứng Quả Nhập Lưu nhờ vào tác động của tín quyền, tất cả các vị ấy là các vị được giải thoát do đức tin.
Đối với vị đang tác ý vô thường có tín quyền là nổi bật, do trạng thái nổi bật của tín quyền (vị ấy) thành đạt Đạo Nhất Lai; ...(như trên)... Quả Nhất Lai được tác chứng; ...(như trên)... thành đạt Đạo Bất Lai; ...(như trên)... Quả Bất Lai được tác chứng; ...(như trên)... thành đạt Đạo A-la-hán; ...(như trên)... Quả A-la-hán được tác chứng; vì thế được nói rằng: “Được giải thoát do đức tin.” Bốn quyền là tiếp nối việc ấy, ...(như trên)..., là các tương ưng duyên. Chính các vị nào tác chứng phẩm vị A-la-hán nhờ vào tác động của tín quyền, tất cả các vị ấy là các vị được giải thoát do đức tin.
Đối với vị đang tác ý khổ não có định quyền là nổi bật, do trạng thái nổi bật của định quyền (vị ấy) thành đạt Đạo Nhập Lưu; vì thế được nói rằng: “Vị có thân chứng.” Bốn quyền là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên. Nhờ vào tác động của định quyền, có sự tu tập của bốn quyền. Chính các vị nào thành đạt Đạo Nhập Lưu nhờ vào tác động của định quyền, tất cả các vị ấy là các vị có thân chứng.
Đối với vị đang tác ý khổ não có định quyền là nổi bật, do trạng thái nổi bật của định quyền Quả Nhập Lưu được tác chứng; ...(như trên)... thành đạt Đạo Nhất Lai; ...(như trên)... Quả Nhất Lai được tác chứng; ...(như trên)... thành đạt Đạo Bất Lai; ...(như trên)... Quả Bất Lai được tác chứng; ...(như trên)... thành đạt Đạo A-la-hán; ...(như trên)... Quả A-la-hán được tác chứng; vì thế được nói rằng: “Vị có thân chứng.” Bốn quyền là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên. Nhờ vào tác động của định quyền, bốn quyền là được tu tập, là được tu tập tốt đẹp. Chính các vị nào tác chứng phẩm vị A-la-hán nhờ vào tác động của định quyền, tất cả các vị ấy là các vị có thân chứng.
Đối với vị đang tác ý vô ngã có tuệ quyền là nổi bật, do trạng thái nổi bật của tuệ quyền (vị ấy) thành đạt Đạo Nhập Lưu; vì thế được nói rằng: “Vị tùy Pháp hành.” Bốn quyền là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên. Nhờ vào tác động của tuệ quyền, có sự tu tập của bốn quyền. Chính các vị nào thành đạt Đạo Nhập Lưu nhờ vào tác động của tuệ quyền, tất cả các vị ấy là các vị tùy Pháp hành.
Đối với vị đang tác ý vô ngã có tuệ quyền là nổi bật, do trạng thái nổi bật của tuệ quyền Quả Nhập Lưu được tác chứng; vì thế được nói rằng: “Vị đạt được do kiến.” Bốn quyền là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên. Nhờ vào tác động của tuệ quyền, bốn quyền là được tu tập, là được tu tập tốt đẹp. Chính các vị nào tác chứng Quả Nhập Lưu nhờ vào tác động của tuệ quyền, tất cả các vị ấy là các vị đạt được do kiến.
Đối với vị đang tác ý vô ngã có tuệ quyền là nổi bật, do trạng thái nổi bật của tuệ quyền (vị ấy) thành đạt Đạo Nhất Lai; ...(nt)... Quả Nhất Lai được tác chứng; ...(nt)... thành đạt Đạo Bất Lai; ...(nt)... Quả Bất Lai được tác chứng; ...(nt)... thành đạt Đạo A-la-hán; ...(nt)... Quả A-la-hán được tác chứng; vì thế được nói rằng: “Vị tùy Pháp hành.” Bốn quyền là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên. Nhờ vào tác động của tuệ quyền, bốn quyền là được tu tập, là được tu tập tốt đẹp. Chính các vị nào tác chứng phẩm vị A-la-hán nhờ vào tác động của tuệ quyền, tất cả các vị ấy là các vị đạt được do kiến.
Chính các vị nào đã tu tập, đang tu tập, hoặc sẽ tu tập, đã đắc chứng, đang đắc chứng, hoặc sẽ đắc chứng, đã đạt được, đang đạt được, hoặc sẽ đạt được, đã thành đạt, đang thành đạt, hoặc sẽ thành đạt, đã thấu triệt, đang thấu triệt, hoặc sẽ thấu triệt, đã tác chứng, đang tác chứng, hoặc sẽ tác chứng, đã chạm đến, đang chạm đến, hoặc sẽ chạm đến, đã đạt được, đang đạt được, hoặc sẽ đạt được ưu thế, đã đạt được, đang đạt được, hoặc sẽ đạt được sự toàn hảo, đã đạt được, đang đạt được, hoặc sẽ đạt được sự tự tín về thoát ly, tất cả các vị ấy là được giải thoát do đức tin nhờ vào năng lực của tín quyền, là có thân chứng nhờ vào năng lực của định quyền, là đạt được do kiến nhờ vào năng lực của tuệ quyền.
Chính các vị nào đã tu tập, ...(nt)... sẽ đạt được sự tự tín về không sân độc ... về sự nghĩ tưởng đến ánh sáng ... về không tản mạn ... về sự xác định pháp ... về trí ... về sự hân hoan ... về sơ thiền ... về nhị thiền ... về tam thiền ... về tứ thiền ... về sự chứng đạt không vô biên xứ ... về sự chứng đạt thức vô biên xứ ... về sự chứng đạt vô sở hữu xứ ... về sự chứng đạt phi tưởng phi phi tưởng xứ ... về sự quán xét vô thường ... về sự quán xét khổ não ... về sự quán xét vô ngã ... về sự quán xét về nhàm chán ... về sự quán xét về ly tham ái ... về sự quán xét về diệt tận ... về sự quán xét về từ bỏ ... về sự quán xét về đoạn tận ... về sự quán xét về biến hoại ... về sự quán xét về chuyển biến ... về sự quán xét vô tướng ... về sự quán xét vô nguyện ... về sự quán xét không tánh ... về sự minh sát các pháp bằng thắng tuệ ... về sự biết và thấy đúng theo thực thể ... về sự quán xét về tai hại ... về sự quán xét về phân biệt rõ ... về sự quán xét về ly khai ... về Đạo Nhập Lưu ... về Đạo Nhất Lai ... về Đạo Bất Lai ... về Đạo A-la-hán ... về bốn sự thiết lập niệm ... về bốn Chánh Cần ... về bốn nền tảng của thần thông ... về năm Quyền ... về bảy Giác Chi ... về Thánh Đạo tám chi phần ...
Chính các vị nào đã tu tập, đang tu tập, hoặc sẽ tu tập, đã đắc chứng, đang đắc chứng, hoặc sẽ đắc chứng, đã đạt được, đang đạt được, hoặc sẽ đạt được, đã thành đạt, đang thành đạt, hoặc sẽ thành đạt, đã thấu triệt, đang thấu triệt, hoặc sẽ thấu triệt, đã tác chứng, đang tác chứng, hoặc sẽ tác chứng, đã chạm đến, đang chạm đến, hoặc sẽ chạm đến, đã đạt được, đang đạt được, hoặc sẽ đạt được ưu thế, đã đạt được, đang đạt được, hoặc sẽ đạt được sự toàn hảo, đã đạt được, đang đạt được, hoặc sẽ đạt được sự tự tín về tám giải thoát, tất cả các vị ấy là được giải thoát do đức tin nhờ vào năng lực của tín quyền, là có thân chứng nhờ vào năng lực của định quyền, là đạt được do kiến nhờ vào năng lực của tuệ quyền.
Chính các vị nào đã đạt được, đang đạt được, hoặc sẽ đạt được bốn phân tích ...(như trên)... tất cả các vị ấy là được giải thoát do đức tin nhờ vào năng lực của tín quyền, là có thân chứng nhờ vào năng lực của định quyền, là đạt được do kiến nhờ vào năng lực của tuệ quyền.
Chính các vị nào đã thấu triệt, đang thấu triệt, hoặc sẽ thấu triệt ...(nt)... về ba minh, tất cả các vị ấy là được giải thoát do đức tin nhờ vào năng lực của tín quyền, là có thân chứng nhờ vào năng lực của định quyền, là đạt được do kiến nhờ vào năng lực của tuệ quyền.
Chính các vị nào đã học tập, đang học tập, hoặc sẽ học tập, đã tác chứng, đang tác chứng, hoặc sẽ tác chứng, đã chạm đến, đang chạm đến, hoặc sẽ chạm đến, đã đạt được, đang đạt được, hoặc sẽ đạt được ưu thế, đã đạt được, đang đạt được, hoặc sẽ đạt được sự toàn hảo, đã đạt được, đang đạt được, hoặc sẽ đạt được sự tự tín về ba sự học tập, tất cả các vị ấy là được giải thoát do đức tin nhờ vào năng lực của tín quyền, là có thân chứng nhờ vào năng lực của định quyền, là đạt được do kiến nhờ vào năng lực của tuệ quyền.
Chính các vị nào biết toàn diện về Khổ, ...(nt)... từ bỏ nhân sanh (Khổ), ...(nt)... tác chứng sự diệt tận (Khổ), ...(nt)... tu tập về Đạo, tất cả các vị ấy là được giải thoát do đức tin nhờ vào năng lực của tín quyền, là có thân chứng nhờ vào năng lực của định quyền, là đạt được do kiến nhờ vào năng lực của tuệ quyền.
Sự thấu triệt chân lý là với bao nhiêu biểu hiện? Hành giả thấu triệt các chân lý với bao nhiêu biểu hiện? Sự thấu triệt chân lý là với bốn biểu hiện, hành giả thấu triệt các chân lý với bốn biểu hiện: Thấu triệt chân lý về Khổ với sự thấu triệt của sự biết toàn diện, thấu triệt chân lý về nhân sanh (Khổ) với sự thấu triệt của sự dứt bỏ, thấu triệt chân lý về sự diệt tận (Khổ) với sự thấu triệt của sự tác chứng, thấu triệt chân lý về Đạo với sự thấu triệt của sự tu tập. Sự thấu triệt chân lý là với bốn biểu hiện này, trong khi thấu triệt bốn chân lý với bốn biểu hiện này, (hành giả) được giải thoát do đức tin nhờ vào năng lực của tín quyền, là có thân chứng nhờ vào năng lực của định quyền, là đạt được do kiến nhờ vào năng lực của tuệ quyền.
Sự thấu triệt chân lý là với bao nhiêu biểu hiện? Hành giả thấu triệt các chân lý với bao nhiêu biểu hiện? Sự thấu triệt chân lý là với chín biểu hiện, hành giả thấu triệt các chân lý với chín biểu hiện: Thấu triệt chân lý về Khổ với sự thấu triệt của sự biết toàn diện, thấu triệt chân lý về nhân sanh (Khổ) với sự thấu triệt của sự dứt bỏ, thấu triệt chân lý về sự diệt tận (Khổ) với sự thấu triệt của sự tác chứng, thấu triệt chân lý về Đạo với sự thấu triệt của sự tu tập. Và có sự thấu triệt bằng thắng trí đối với tất cả các pháp, có sự thấu triệt do biết toàn diện đối với tất cả các hành, có sự thấu triệt do từ bỏ đối với tất cả bất thiện, có sự thấu triệt do tu tập đối với bốn Đạo, và có sự thấu triệt do tác chứng đối với sự diệt tận. Sự thấu triệt chân lý là với chín biểu hiện này, trong khi thấu triệt bốn chân lý với chín biểu hiện này, (hành giả) được giải thoát do đức tin nhờ vào năng lực của tín quyền, là có thân chứng nhờ vào năng lực của định quyền, là đạt được do kiến nhờ vào năng lực của tuệ quyền.
Tụng Phẩm thứ nhì.
Đối với vị đang tác ý vô thường, các hành hiện diện như thế nào? Đối với vị đang tác ý khổ não, các hành hiện diện như thế nào? Đối với vị đang tác ý vô ngã, các hành hiện diện như thế nào? (1)
Đối với vị đang tác ý vô thường, các hành hiện diện như là sự đoạn tận; đối với vị đang tác ý khổ não, các hành hiện diện như là sự kinh hãi; đối với vị đang tác ý vô ngã, các hành hiện diện như là không. (2)
Đối với vị đang tác ý vô thường, tâm được dồi dào về điều gì? Đối với vị đang tác ý khổ não, tâm được dồi dào về điều gì? Đối với vị đang tác ý vô ngã, tâm được dồi dào về điều gì? (1)
Đối với vị đang tác ý vô thường, tâm được dồi dào về cương quyết; đối với vị đang tác ý khổ não, tâm được dồi dào về tịnh; đối với vị đang tác ý vô ngã, tâm được dồi dào về hiểu biết. (2)
Trong khi tác ý vô thường, vị dồi dào về cương quyết thành đạt giải thoát gì? Trong khi tác ý khổ não, vị dồi dào về tịnh thành đạt giải thoát gì? Trong khi tác ý vô ngã, vị có sự hiểu biết dồi dào thành đạt giải thoát gì? (1)
Trong khi tác ý vô thường, vị dồi dào về cương quyết thành đạt vô tướng giải thoát. Trong khi tác ý khổ não, vị dồi dào về tịnh thành đạt vô nguyện giải thoát. Trong khi tác ý vô ngã, vị có sự hiểu biết dồi dào thành đạt không tánh giải thoát. (2)
Đối với vị dồi dào về cương quyết đang tác ý vô thường, giải thoát nào là chủ đạo? Trong sự tu tập, có bao nhiêu giải thoát là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên, là có nhất vị? Sự tu tập theo ý nghĩa gì? Ai tu tập? (1)
Đối với vị dồi dào về tịnh đang tác ý khổ não, giải thoát nào là chủ đạo? Trong sự tu tập, có bao nhiêu giải thoát là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên, là có nhất vị? Sự tu tập theo ý nghĩa gì? Ai tu tập? (2)
Đối với vị dồi dào về hiểu biết đang tác ý vô ngã, giải thoát nào là chủ đạo? Trong sự tu tập, có bao nhiêu giải thoát là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên, là có nhất vị? Sự tu tập theo ý nghĩa gì? Ai tu tập? (3)
Đối với vị dồi dào về cương quyết đang tác ý vô thường, vô tướng giải thoát là chủ đạo. Trong sự tu tập, có hai giải thoát là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên, là có nhất vị. Sự tu tập theo ý nghĩa nhất vị. Vị nào thực hành đúng đắn, vị ấy tu tập; không có sự tu tập giải thoát ở người thực hành sai trái. (1)
Đối với vị dồi dào về tịnh đang tác ý khổ não, vô nguyện giải thoát là chủ đạo. Trong sự tu tập, có hai giải thoát là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên, là có nhất vị. Sự tu tập theo ý nghĩa nhất vị. Vị nào thực hành đúng đắn, vị ấy tu tập; không có sự tu tập giải thoát ở người thực hành sai trái. (2)
Đối với vị dồi dào về hiểu biết đang tác ý vô ngã, không tánh giải thoát là chủ đạo. Trong sự tu tập, có hai giải thoát là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên, là có nhất vị. Sự tu tập theo ý nghĩa nhất vị. Vị nào thực hành đúng đắn, vị ấy tu tập; không có sự tu tập giải thoát ở người thực hành sai trái. (3)
Đối với vị dồi dào về cương quyết đang tác ý vô thường, giải thoát nào là chủ đạo? Trong sự tu tập, có bao nhiêu giải thoát là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên? Vào thời điểm thấu triệt, giải thoát nào là chủ đạo? Trong sự thấu triệt, bao nhiêu giải thoát là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên, là có nhất vị? Sự tu tập theo ý nghĩa gì? Sự thấu triệt theo ý nghĩa gì? (1)
Đối với vị dồi dào về tịnh đang tác ý khổ não, giải thoát nào là chủ đạo? Trong sự tu tập, có bao nhiêu giải thoát là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên? Vào thời điểm thấu triệt, giải thoát nào là chủ đạo? Trong sự thấu triệt, bao nhiêu giải thoát là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên, là có nhất vị? Sự tu tập theo ý nghĩa gì? Sự thấu triệt theo ý nghĩa gì? (2)
Đối với vị dồi dào về hiểu biết đang tác ý vô ngã, giải thoát nào là chủ đạo? Trong sự tu tập, có bao nhiêu giải thoát là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên? Vào thời điểm thấu triệt, giải thoát nào là chủ đạo? Trong sự thấu triệt, bao nhiêu giải thoát là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên, là có nhất vị? Sự tu tập theo ý nghĩa gì? Sự thấu triệt theo ý nghĩa gì? (3)
Đối với vị dồi dào về cương quyết đang tác ý vô thường, vô tướng giải thoát là chủ đạo. Trong sự tu tập, có hai quyền là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên. Vào thời điểm thấu triệt, vô tướng giải thoát là chủ đạo. Trong sự thấu triệt, có hai giải thoát là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên, là có nhất vị. Sự tu tập theo ý nghĩa nhất vị. Sự thấu triệt theo ý nghĩa nhận thức. Như vậy, ngay trong khi đang thấu triệt, (hành giả) tu tập; ngay trong khi đang tu tập, (hành giả) thấu triệt. (1)
Đối với vị dồi dào về tịnh đang tác ý khổ não, vô nguyện giải thoát là chủ đạo. Trong sự tu tập, có hai giải thoát là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên. Vào thời điểm thấu triệt, vô nguyện giải thoát là chủ đạo. Trong sự thấu triệt, có hai giải thoát là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên, là có nhất vị. Sự tu tập theo ý nghĩa nhất vị. Sự thấu triệt theo ý nghĩa nhận thức. Như vậy, ngay trong khi đang thấu triệt, (hành giả) tu tập; ngay trong khi đang tu tập, (hành giả) thấu triệt. (2)
Đối với vị dồi dào về hiểu biết đang tác ý vô ngã, không tánh giải thoát là chủ đạo. Trong sự tu tập, có hai quyền là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên. Vào thời điểm thấu triệt, không tánh giải thoát là chủ đạo. Trong sự thấu triệt, có hai quyền là tiếp nối việc ấy, là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên, là có nhất vị. Sự tu tập theo ý nghĩa nhất vị. Sự thấu triệt theo ý nghĩa nhận thức. Như vậy, ngay trong khi đang thấu triệt, (hành giả) tu tập; ngay trong khi đang tu tập, (hành giả) thấu triệt. (3)
Đối với vị đang tác ý vô thường, giải thoát nào là nổi bật? Do trạng thái nổi bật của giải thoát nào là được giải thoát do đức tin? Đối với vị đang tác ý khổ não, giải thoát nào là nổi bật? Do trạng thái nổi bật của giải thoát nào là có thân chứng? Đối với vị đang tác ý vô ngã, giải thoát nào là nổi bật? Do trạng thái nổi bật của giải thoát nào là đạt được do kiến? (1)
Đối với vị đang tác ý vô thường, vô tướng giải thoát là nổi bật, do trạng thái nổi bật của vô tướng giải thoát là được giải thoát do đức tin; đối với vị đang tác ý khổ não, vô nguyện giải thoát là nổi bật, do trạng thái nổi bật của vô nguyện giải thoát là có thân chứng; đối với vị đang tác ý vô ngã, không tánh giải thoát là nổi bật, do trạng thái nổi bật của không tánh giải thoát là đạt được do kiến. (2)
‘Trong khi có đức tin, (hành giả) giải thoát’ là được giải thoát do đức tin. ‘Do trạng thái đã chạm đến, (hành giả) tác chứng’ là có thân chứng. ‘Do trạng thái đã được thấy, (hành giả) đạt được’ là đạt được do kiến. ‘Trong khi có đức tin, (hành giả) giải thoát’ là được giải thoát do đức tin. ‘(Hành giả) xúc chạm với sự xúc chạm của thiền trước, sau đó tác chứng sự tịch diệt Niết Bàn’ là có thân chứng. “ ‘Các hành là khổ, tịch diệt là lạc’ là điều đã được biết, được hiểu, được tác chứng, được chạm đến bởi tuệ” là đạt được do kiến. ...(như trên)...
Chính các vị nào đã tu tập, đang tu tập, hoặc sẽ tu tập, ...(như trên)... tất cả các vị ấy là được giải thoát do đức tin nhờ vào năng lực của vô tướng giải thoát, là có thân chứng nhờ vào năng lực của vô nguyện giải thoát, là đạt được do kiến nhờ vào năng lực của không tánh giải thoát.
Chính các vị nào đã tu tập, ...(nt)... về sự không sân độc ...(nt)... về sự nghĩ tưởng đến ánh sáng ...(nt)... về sự không tản mạn ...(nt)... Chính các vị nào biết toàn diện về Khổ, ... từ bỏ nhân sanh (Khổ), ... tác chứng sự diệt tận (Khổ), ... tu tập về Đạo, tất cả các vị ấy là được giải thoát do đức tin nhờ vào năng lực của vô tướng giải thoát, là có thân chứng nhờ vào năng lực của vô nguyện giải thoát, là đạt được do kiến nhờ vào năng lực của không tánh giải thoát.
Sự thấu triệt chân lý là với bao nhiêu biểu hiện? Hành giả thấu triệt các chân lý với bao nhiêu biểu hiện? Sự thấu triệt chân lý là với bốn biểu hiện, hành giả thấu triệt các chân lý với bốn biểu hiện.
(Hành giả) thấu triệt chân lý về Khổ với sự thấu triệt của sự biết toàn diện, thấu triệt chân lý về nhân sanh (Khổ) với sự thấu triệt của sự dứt bỏ, thấu triệt chân lý về sự diệt tận (Khổ) với sự thấu triệt của sự tác chứng, thấu triệt chân lý về Đạo với sự thấu triệt của sự tu tập. Sự thấu triệt chân lý là với bốn biểu hiện này, trong khi thấu triệt bốn chân lý với bốn biểu hiện này, (hành giả) được giải thoát do đức tin nhờ vào năng lực của vô tướng giải thoát, là có thân chứng nhờ vào năng lực của vô nguyện giải thoát, là đạt được do kiến nhờ vào năng lực của không tánh giải thoát.
Sự thấu triệt chân lý là với bao nhiêu biểu hiện? Hành giả thấu triệt các chân lý với bao nhiêu biểu hiện? Sự thấu triệt chân lý là với chín biểu hiện. Hành giả thấu triệt các chân lý với chín biểu hiện: Thấu triệt chân lý về Khổ với sự thấu triệt của sự biết toàn diện, ...(nt)... Và có sự thấu triệt bằng thắng trí đối với tất cả các pháp, ...(nt)... và có sự thấu triệt do tác chứng đối với sự diệt tận.
Sự thấu triệt chân lý là với chín biểu hiện này, trong khi thấu triệt bốn chân lý với chín biểu hiện này, (hành giả) được giải thoát do đức tin nhờ vào năng lực của vô tướng giải thoát, là có thân chứng nhờ vào năng lực của vô nguyện giải thoát, là đạt được do kiến nhờ vào năng lực của không tánh giải thoát.
Trong khi tác ý vô thường, (hành giả) biết, thấy đúng theo thực thể các pháp nào? Sự thấy đúng đắn là (có ý nghĩa) thế nào? Do tiếp nối việc ấy, các hành được thấy rõ là vô thường là (có ý nghĩa) thế nào? Hoài nghi được dứt bỏ ở đâu? (1)
Trong khi tác ý khổ não, (hành giả) biết, thấy đúng theo thực thể các pháp nào? Sự thấy đúng đắn là (có ý nghĩa) thế nào? Do tiếp nối việc ấy, các hành được thấy rõ là khổ não là (có ý nghĩa) thế nào? Hoài nghi được dứt bỏ ở đâu? (2)
Trong khi tác ý vô ngã, (hành giả) biết, thấy đúng theo thực thể các pháp nào? Sự thấy đúng đắn là (có ý nghĩa) thế nào? Do tiếp nối việc ấy, các hành được thấy rõ là vô ngã là (có ý nghĩa) thế nào? Hoài nghi được dứt bỏ ở đâu? (3)
Trong khi tác ý vô thường, (hành giả) nhận biết, nhận thấy đúng theo thực thể về hiện tướng; vì thế được gọi là sự thấy đúng đắn. Như vậy, do tiếp nối việc ấy, các hành được thấy rõ là vô thường. Hoài nghi được dứt bỏ ở đây. (1)
Trong khi tác ý khổ não, (hành giả) biết, thấy đúng theo thực thể về sự vận hành; vì thế được gọi là sự thấy đúng đắn. Như vậy, do tiếp nối việc ấy, các hành được thấy rõ là khổ não. Hoài nghi được dứt bỏ ở đây. (2)
Trong khi tác ý vô ngã, (hành giả) biết, thấy đúng theo thực thể về hiện tướng và sự vận hành; vì thế được gọi là sự thấy đúng đắn. Như vậy, do tiếp nối việc ấy, tất cả các pháp được thấy rõ là vô ngã. Hoài nghi được dứt bỏ ở đây. (3)
Trí đúng theo thực thể, sự thấy đúng đắn, sự vượt qua hoài nghi, các pháp này là có ý nghĩa khác biệt và văn tự khác biệt? Hay là có cùng một ý nghĩa và chỉ có văn tự là khác? Trí đúng theo thực thể, sự thấy đúng đắn, sự vượt qua hoài nghi, các pháp này là có cùng một ý nghĩa và chỉ có văn tự là khác.
Đối với vị đang tác ý vô thường, điều gì hiện diện là kinh hãi? Đối với vị đang tác ý khổ não, điều gì hiện diện là kinh hãi? Đối với vị đang tác ý vô ngã, điều gì hiện diện là kinh hãi?
Đối với vị đang tác ý vô thường, hiện tướng hiện diện là kinh hãi? Đối với vị đang tác ý khổ não, sự vận hành hiện diện là kinh hãi? Đối với vị đang tác ý vô ngã, hiện tướng và sự vận hành hiện diện là kinh hãi.
Tuệ liên quan đến sự hiện diện của kinh hãi, trí liên quan đến điều tai hại, và sự nhàm chán, các pháp này là có ý nghĩa khác biệt và văn tự khác biệt? Hay là có cùng một ý nghĩa và chỉ có văn tự là khác? Tuệ liên quan đến sự hiện diện của kinh hãi, trí liên quan đến điều tai hại, và sự nhàm chán, các pháp này là có cùng một ý nghĩa và chỉ có văn tự là khác.
Quán xét về vô ngã và quán xét về không tánh, các pháp này là có ý nghĩa khác biệt và văn tự khác biệt? Hay là có cùng một ý nghĩa và chỉ có văn tự là khác? Quán xét về vô ngã và quán xét về không tánh, các pháp này là có cùng một ý nghĩa và chỉ có văn tự là khác.
Đối với vị đang tác ý vô thường, do sự phân biệt rõ điều gì khiến trí được sanh lên? Đối với vị đang tác ý khổ não, do sự phân biệt rõ điều gì khiến trí được sanh lên? Đối với vị đang tác ý vô ngã, do sự phân biệt rõ điều gì khiến trí được sanh lên?
Đối với vị đang tác ý vô thường, do sự phân biệt rõ hiện tướng khiến trí được sanh lên; đối với vị đang tác ý khổ não, do sự phân biệt rõ sự vận hành khiến trí được sanh lên; đối với vị đang tác ý vô ngã, do sự phân biệt rõ hiện tướng và sự vận hành khiến trí được sanh lên. (1)
Sự mong muốn giải thoát, sự quán xét do phân biệt rõ, và trạng thái xả đối với các pháp hữu vi, các pháp này là có ý nghĩa khác biệt và văn tự khác biệt? Hay là có cùng một ý nghĩa và chỉ có văn tự là khác? Sự mong muốn giải thoát, sự quán xét do phân biệt rõ, và trạng thái xả đối với các pháp hữu vi, các pháp này là có cùng một ý nghĩa và chỉ có văn tự là khác. (2)
Đối với vị đang tác ý vô thường, tâm thoát ra khỏi nơi nào? tâm tiến vào nơi nào? Đối với vị đang tác ý khổ não, tâm thoát ra khỏi nơi nào? tâm tiến vào nơi nào? Đối với vị đang tác ý vô ngã, tâm thoát ra khỏi nơi nào? tâm tiến vào nơi nào?
Đối với vị đang tác ý vô thường, tâm thoát ra khỏi hiện tướng, tâm tiến vào vô tướng; đối với vị đang tác ý khổ não, tâm thoát ra khỏi sự vận hành, tâm tiến vào sự không vận hành; đối với vị đang tác ý vô ngã, tâm thoát ra khỏi hiện tướng và sự vận hành, tâm tiến vào vô tướng, vào sự không vận hành, vào sự diệt tận là cảnh giới Niết Bàn. (3)
Tuệ liên quan đến sự thoát ra và ly khai ngoại phần, và các sự chuyển tộc, các pháp này là có ý nghĩa khác biệt và văn tự khác biệt? Hay là có cùng một ý nghĩa và chỉ có văn tự là khác? Tuệ liên quan đến sự thoát ra và ly khai ngoại phần, và các sự chuyển tộc, các pháp này là có cùng một ý nghĩa và chỉ có văn tự là khác. (4)
Trong khi tác ý vô thường, (hành giả) giải thoát bằng sự giải thoát nào; trong khi tác ý khổ não, giải thoát bằng sự giải thoát nào; trong khi tác ý vô ngã, giải thoát bằng sự giải thoát nào? Trong khi tác ý vô thường, (hành giả) giải thoát bằng vô tướng giải thoát; trong khi tác ý khổ não, giải thoát bằng vô nguyện giải thoát; trong khi tác ý vô ngã, giải thoát bằng không tánh giải thoát. (5)
Tuệ liên quan đến sự thoát ra và ly khai cả hai (nội ngoại phần), và trí liên quan đến Đạo, các pháp này là có ý nghĩa khác biệt và văn tự khác biệt? Hay là có cùng một ý nghĩa và chỉ có văn tự là khác? Tuệ liên quan đến sự thoát ra và ly khai cả hai, và trí liên quan đến Đạo, các pháp này là có cùng một ý nghĩa và chỉ có văn tự là khác. (6)
Ba loại giải thoát ở vào sát-na khác nhau là với bao nhiêu biểu hiện, ba loại giải thoát ở vào cùng một sát-na là với bao nhiêu biểu hiện? Ba loại giải thoát ở vào sát-na khác nhau là với bốn biểu hiện, ba loại giải thoát ở vào cùng một sát-na là với bảy biểu hiện.
Ba loại giải thoát ở vào sát-na khác nhau là với bốn biểu hiện nào? Với ý nghĩa pháp chủ đạo, với ý nghĩa khẳng định, với ý nghĩa quả quyết, với ý nghĩa dẫn xuất.
Ba loại giải thoát với ý nghĩa pháp chủ đạo ở vào sát-na khác nhau là thế nào? Đối với vị đang tác ý vô thường vô tướng giải thoát là pháp chủ đạo, tác ý khổ não vô nguyện giải thoát là pháp chủ đạo, tác ý vô ngã không tánh giải thoát là pháp chủ đạo. Ba loại giải thoát với ý nghĩa pháp chủ đạo ở vào sát-na khác nhau là thế ấy. (1)
Ba loại giải thoát với ý nghĩa khẳng định ở vào sát-na khác nhau là thế nào? Trong khi tác ý vô thường, nhờ vào năng lực của vô tướng giải thoát, (hành giả) khẳng định tâm; trong khi tác ý khổ não, nhờ vào năng lực của vô nguyện giải thoát, (hành giả) khẳng định tâm; trong khi tác ý vô ngã, nhờ vào năng lực của không tánh giải thoát, (hành giả) khẳng định tâm. Ba loại giải thoát với ý nghĩa khẳng định ở vào sát-na khác nhau là thế ấy. (2)
Ba loại giải thoát với ý nghĩa quả quyết ở vào sát-na khác nhau là thế nào? Trong khi tác ý vô thường, nhờ vào năng lực của vô tướng giải thoát, (hành giả) quả quyết tâm, trong khi tác ý khổ não, nhờ vào năng lực của vô nguyện giải thoát, (hành giả) quả quyết tâm, trong khi tác ý vô ngã, nhờ vào năng lực của không tánh giải thoát, (hành giả) quả quyết tâm. Ba loại giải thoát với ý nghĩa quả quyết ở vào sát-na khác nhau là thế ấy. (3)
Ba loại giải thoát với ý nghĩa dẫn xuất ở vào sát-na khác nhau là thế nào? Trong khi tác ý vô thường, nhờ vào năng lực của vô tướng giải thoát, (hành giả) dẫn xuất đến sự diệt tận Niết Bàn, trong khi tác ý khổ não, nhờ năng lực của vô nguyện giải thoát, dẫn xuất đến sự diệt tận Niết Bàn, trong khi tác ý vô ngã, nhờ năng lực của không tánh giải thoát, dẫn xuất đến sự diệt tận Niết Bàn. Ba loại giải thoát với ý nghĩa dẫn xuất ở vào sát-na khác nhau là thế ấy. (4)
Ba loại giải thoát ở vào sát-na khác nhau là với bốn biểu hiện này.
Ba loại giải thoát ở vào cùng một sát-na là với bảy biểu hiện nào? Với ý nghĩa liên kết, với ý nghĩa đắc chứng, với ý nghĩa thành đạt, với ý nghĩa thấu triệt, với ý nghĩa tác chứng, với ý nghĩa chạm đến, với ý nghĩa lãnh hội.
Ba loại giải thoát với ý nghĩa liên kết, với ý nghĩa đắc chứng, với ý nghĩa thành đạt, với ý nghĩa thấu triệt, với ý nghĩa tác chứng, với ý nghĩa chạm đến, với ý nghĩa lãnh hội ở vào cùng một sát-na là thế nào?
‘Trong khi tác ý vô thường, (hành giả) giải thoát khỏi hiện tướng’ là vô tướng giải thoát, ‘giải thoát khỏi điều nào thì không còn nguyện ước điều ấy’ là vô nguyện giải thoát, ‘điều ấy không nguyện ước thì với điều ấy là không’ là không tánh giải thoát, ‘với điều nào là không, là vô tướng với hiện tướng ấy’ là vô tướng giải thoát. Ba loại giải thoát với ý nghĩa liên kết, với ý nghĩa đắc chứng, với ý nghĩa thành đạt, với ý nghĩa thấu triệt, với ý nghĩa tác chứng, với ý nghĩa chạm đến, với ý nghĩa lãnh hội ở vào cùng một sát-na là thế ấy. (1)
‘Trong khi tác ý khổ não, (hành giả) giải thoát khỏi nguyện ước’ là vô nguyện giải thoát, ‘điều ấy không nguyện ước thì với điều ấy là không’ là không tánh giải thoát, ‘với điều nào là không, là vô tướng với hiện tướng ấy’ là vô tướng giải thoát, ‘vô tướng với hiện tướng nào thì không còn mong mỏi điều ấy’ là vô nguyện giải thoát. Ba loại giải thoát với ý nghĩa liên kết, với ý nghĩa đắc chứng, với ý nghĩa thành đạt, với ý nghĩa thấu triệt, với ý nghĩa tác chứng, với sự chạm đến, với ý nghĩa lãnh hội ở vào cùng một sát-na là thế ấy. (2)
‘Trong khi tác ý vô ngã, (hành giả) giải thoát khỏi cố chấp’ là không tánh giải thoát, ‘với điều nào là không, là vô tướng với hiện tướng ấy’ là vô tướng giải thoát, ‘vô tướng với hiện tướng nào thì không còn mong mỏi điều ấy’ là vô nguyện giải thoát, ‘điều ấy không nguyện ước thì với điều ấy là không’ là không tánh giải thoát. Ba loại giải thoát với ý nghĩa liên kết, với ý nghĩa đắc chứng, với ý nghĩa thành đạt, với ý nghĩa thấu triệt, với ý nghĩa tác chứng, với ý nghĩa chạm đến, với ý nghĩa lãnh hội ở vào cùng một sát-na là thế ấy. (3)
Ba loại giải thoát ở vào cùng một sát-na là với bảy biểu hiện này.
Có sự giải thoát, có cánh cửa, có cánh cửa của giải thoát, có đối nghịch của giải thoát, có (pháp) phù hợp với giải thoát, có sự ly khai do giải thoát, có sự tu tập giải thoát, có sự tịnh lặng của giải thoát.
Giải thoát là gì? Không tánh giải thoát, vô tướng giải thoát, vô nguyện giải thoát.
Không tánh giải thoát là gì? ‘Trí do sự quán xét về vô thường giải thoát khỏi cố chấp về thường’ là không tánh giải thoát. ‘Trí do sự quán xét về khổ não giải thoát khỏi cố chấp về lạc’ là không tánh giải thoát. ‘Trí do sự quán xét về vô ngã giải thoát khỏi cố chấp về ngã’ là không tánh giải thoát.‘Trí do sự quán xét về nhàm chán giải thoát khỏi cố chấp về vui thích’ là không tánh giải thoát. ‘Trí do sự quán xét về ly tham ái giải thoát khỏi cố chấp về tham ái’ là không tánh giải thoát. ‘Trí do sự quán xét về diệt tận giải thoát khỏi cố chấp về nhân sanh khởi’ là không tánh giải thoát. ‘Trí do sự quán xét về từ bỏ giải thoát khỏi cố chấp về nắm giữ’ là không tánh giải thoát. ‘Trí do sự quán xét về vô tướng giải thoát khỏi cố chấp về hiện tướng’ là không tánh giải thoát. ‘Trí do sự quán xét về vô nguyện giải thoát khỏi cố chấp về nguyện ước’ là không tánh giải thoát. ‘Trí do sự quán xét về không tánh giải thoát khỏi tất cả các cố chấp’ là không tánh giải thoát.
‘Trí do sự quán xét về vô thường ở sắc giải thoát khỏi cố chấp về thường’ là không tánh giải thoát. ...(nt)... ‘Trí do sự quán xét về không tánh ở sắc giải thoát khỏi tất cả các cố chấp’ là không tánh giải thoát. ‘Trí do sự quán xét về vô thường ở thọ ... ở tưởng ... ở các hành ... ở thức ... ở mắt ... ở lão tử giải thoát khỏi cố chấp về thường’ là không tánh giải thoát. ...(nt)... ‘Trí do sự quán xét về không tánh ở lão tử giải thoát khỏi tất cả các cố chấp’ là không tánh giải thoát. Đây là không tánh giải thoát. (1)
Vô tướng giải thoát là gì? ‘Trí do sự quán xét về vô thường giải thoát khỏi hiện tướng về thường’ là vô tướng giải thoát. ‘Trí do sự quán xét về khổ não giải thoát khỏi hiện tướng về lạc’ là vô tướng giải thoát. ‘Trí do sự quán xét về vô ngã giải thoát khỏi hiện tướng về ngã’ là ... ‘Trí do sự quán xét về nhàm chán giải thoát khỏi hiện tướng về vui thích’ là ... ‘Trí do sự quán xét về ly tham ái giải thoát khỏi hiện tướng về tham ái’ là ... ‘Trí do sự quán xét về diệt tận giải thoát khỏi hiện tướng về nhân sanh khởi’ là ... ‘Trí do sự quán xét về từ bỏ giải thoát khỏi hiện tướng về nắm giữ’ là ... ‘Trí do sự quán xét về vô tướng giải thoát khỏi tất cả các hiện tướng’ là ... ‘Trí do sự quán xét về vô nguyện giải thoát khỏi hiện tướng về nguyện ước’ là vô tướng giải thoát. ‘Trí do sự quán xét về không tánh giải thoát khỏi hiện tướng về cố chấp’ là vô tướng giải thoát.
‘Trí do sự quán xét về vô thường ở sắc giải thoát khỏi hiện tướng về thường’ là vô tướng giải thoát. ...(nt)... ‘Trí do sự quán xét về vô tướng ở sắc giải thoát khỏi tất cả các hiện tướng’ là vô tướng giải thoát. ‘Trí do sự quán xét về vô nguyện ở sắc giải thoát khỏi hiện tướng về nguyện ước’ là vô tướng giải thoát. ‘Trí do sự quán xét về không tánh ở sắc giải thoát khỏi hiện tướng về cố chấp’ là vô tướng giải thoát. ‘Trí do sự quán xét về vô thường ở thọ ... ở tưởng ... ở các hành ... ở thức ... ở mắt ... ở lão tử giải thoát khỏi hiện tướng về thường’ là vô tướng giải thoát. ...(nt)... ‘Trí do sự quán xét về vô tướng ở lão tử giải thoát khỏi tất cả các hiện tướng’ là vô tướng giải thoát. ‘Trí do sự quán xét về vô nguyện ở lão tử giải thoát khỏi hiện tướng về nguyện ước’ là vô tướng giải thoát. ‘Trí do sự quán xét về không tánh ở lão tử giải thoát khỏi hiện tướng về cố chấp’ là vô tướng giải thoát. Đây là vô tướng giải thoát. (2)
Vô nguyện giải thoát là gì? ‘Trí do sự quán xét về vô thường giải thoát khỏi nguyện ước về thường’ là vô nguyện giải thoát. ‘Trí do sự quán xét về khổ não giải thoát khỏi nguyện ước về lạc’ là vô nguyện giải thoát. ‘Trí do sự quán xét về vô ngã giải thoát khỏi nguyện ước về ngã’ là vô nguyện giải thoát. ‘Trí do sự quán xét về ly tham ái giải thoát khỏi nguyện ước về tham ái’ là vô nguyện giải thoát. ‘Trí do sự quán xét về diệt tận giải thoát khỏi nguyện ước về nhân sanh khởi’ là vô nguyện giải thoát. ‘Trí do sự quán xét về từ bỏ giải thoát khỏi nguyện ước về nắm giữ’ là vô nguyện giải thoát. ‘Trí do sự quán xét về vô tướng giải thoát khỏi nguyện ước về hiện tướng’ là vô nguyện giải thoát. ‘Trí do sự quán xét về vô nguyện giải thoát khỏi tất cả cảc nguyện ước’ là vô nguyện giải thoát. ‘Trí do sự quán xét về không tánh giải thoát khỏi nguyện ước về cố chấp’ là vô nguyện giải thoát.
‘Trí do sự quán xét về vô thường ở sắc giải thoát khỏi nguyện ước về thường’ là vô nguyện giải thoát. ...(nt)... ‘Trí do sự quán xét về vô nguyện ở sắc giải thoát khỏi tất cả các nguyện ước’ là vô nguyện giải thoát. ‘Trí do sự quán xét về không tánh ở sắc giải thoát khỏi nguyện ước về cố chấp’ là vô nguyện giải thoát. ‘Trí do sự quán xét về vô thường ở thọ ... ở tưởng ... ở các hành ... ở thức ... ở mắt ... ở lão tử giải thoát khỏi tất cả các nguyện ước’ là vô nguyện giải thoát. ‘Trí do sự quán xét về không tánh ở lão tử giải thoát khỏi nguyện ước về cố chấp’ là vô nguyện giải thoát. Đây là vô nguyện giải thoát. (3) Đây là giải thoát. (1)
Cánh cửa là gì? Những gì là không sai trái, là thiện, là các pháp dự phần giác ngộ được sanh ra ở trường hợp ấy, điều ấy là cánh cửa. (2)
Cánh cửa của giải thoát là gì? Đối tượng nào của các pháp ấy là sự diệt tận Niết Bàn, (đối tượng) ấy là cánh cửa của giải thoát, đây là cánh cửa của giải thoát. Giải thoát và cánh cửa, là cánh cửa của giải thoát, điều ấy là cánh cửa của giải thoát. (3)
(Pháp) đối nghịch của giải thoát là gì? Ba bất thiện căn là các (pháp) đối nghịch của giải thoát, ba ác hạnh là các (pháp) đối nghịch của giải thoát, tất cả các pháp bất thiện cũng là các (pháp) đối nghịch của giải thoát; điều ấy là (pháp) đối nghịch của giải thoát. (4)
(Pháp) phù hợp với giải thoát là gì? Ba thiện căn là các (pháp) phù hợp với giải thoát, ba thiện hạnh là các (pháp) phù hợp với giải thoát, tất cả các pháp thiện cũng là các (pháp) phù hợp với giải thoát; điều ấy là (pháp) phù hợp với giải thoát. (5)
Sự ly khai do giải thoát là gì? Là sự ly khai do tưởng, là sự ly khai do suy nghĩ, là sự ly khai do tâm, là sự ly khai do trí, là sự ly khai do giải thoát, là sự ly khai do chân lý.
‘Trong khi suy tưởng, (hành giả) ly khai’ là sự ly khai do tưởng. ‘Trong khi suy nghĩ, (hành giả) ly khai’ là sự ly khai do suy nghĩ. ‘Trong khi nhận biết, (hành giả) ly khai’ là sự ly khai do tâm. ‘Trong khi sử dụng trí, (hành giả) ly khai’ là sự ly khai do trí. ‘Trong khi xả ly, (hành giả) ly khai’ là sự ly khai do giải thoát. ‘Theo ý nghĩa của thực thể, (hành giả) ly khai’ là sự ly khai do chân lý.
Nơi nào có sự ly khai do tưởng, nơi ấy có sự ly khai do suy nghĩ. Nơi nào có sự ly khai do suy nghĩ, nơi ấy có sự ly khai do tưởng. Nơi nào có sự ly khai do tưởng (và) có sự ly khai do suy nghĩ, nơi ấy có sự ly khai do tâm. Nơi nào có sự ly khai do tâm, nơi ấy có sự ly khai do tưởng (và) có sự ly khai do suy nghĩ. Nơi nào có sự ly khai do tưởng, có sự ly khai do suy nghĩ, (và) có sự ly khai do tâm, nơi ấy có sự ly khai do trí. Nơi nào có sự ly khai do trí, nơi ấy có sự ly khai do tưởng, có sự ly khai do suy nghĩ, (và) có sự ly khai do tâm. Nơi nào có sự ly khai do tưởng, có sự ly khai do suy nghĩ, có sự ly khai do tâm, (và) có sự ly khai do trí, nơi ấy có sự ly khai do giải thoát. Nơi nào có sự ly khai do giải thoát, nơi ấy có sự ly khai do tưởng, có sự ly khai do suy nghĩ, có sự ly khai do tâm, (và) có sự ly khai do trí. Nơi nào có sự ly khai do tưởng, có sự ly khai do suy nghĩ, có sự ly khai do tâm, có sự ly khai do trí, (và) có sự ly khai do giải thoát, nơi ấy có sự ly khai do sự thật. Nơi nào có sự ly khai do sự thật, nơi ấy có sự ly khai do tưởng, có sự ly khai do suy nghĩ, có sự ly khai do tâm, có sự ly khai do trí, có sự ly khai do giải thoát. Đây là sự ly khai do giải thoát. (6)
Sự tu tập giải thoát là gì? Sự rèn luyện, sự tu tập, sự làm cho sung mãn sơ thiền; sự rèn luyện, sự tu tập, sự làm cho sung mãn nhị thiền; sự rèn luyện, sự tu tập, sự làm cho sung mãn tam thiền; sự rèn luyện, sự tu tập, sự làm cho sung mãn tứ thiền; sự rèn luyện, sự tu tập, sự làm cho sung mãn sự chứng đạt không vô biên xứ; ... sự chứng đạt thức vô biên xứ; ... sự chứng đạt vô sở hữu xứ; sự rèn luyện, sự tu tập, sự làm cho sung mãn sự chứng đạt phi tưởng phi phi tưởng xứ; sự rèn luyện, sự tu tập, sự làm cho sung mãn Đạo Nhập Lưu; sự rèn luyện, sự tu tập, sự làm cho sung mãn Đạo Nhất Lai; sự rèn luyện, sự tu tập, sự làm cho sung mãn Đạo Bất Lai; sự rèn luyện, sự tu tập, sự làm cho sung mãn Đạo A-la-hán; điều này là sự tu tập giải thoát. (7)
Sự tịnh lặng của giải thoát là gì? Sự thành tựu hoặc nghiệp quả của sơ thiền, sự thành tựu hoặc nghiệp quả của nhị thiền, ... của tam thiền, ... của tứ thiền, ... của sự chứng đạt không vô biên xứ, ... của sự chứng đạt thức vô biên xứ, ... của sự chứng đạt vô sở hữu xứ, sự thành tựu hoặc nghiệp quả của sự chứng đạt phi tưởng phi phi tưởng xứ, Quả Nhập Lưu của Đạo Nhập Lưu, Quả Nhất Lai của Đạo Nhất Lai, Quả Bất Lai của Đạo Bất Lai, Quả A-la-hán của Đạo A-la-hán; điều này là sự tịnh lặng của giải thoát.
Tụng phẩm thứ ba.
Phần giảng về Giải Thoát được đầy đủ.
--ooOoo--
Đối với sự thành tựu cõi tái sanh,[1]khi được liên kết với trí thì sự sanh lên là do duyên của bao nhiêu nhân? Đối với các gia tộc giàu sang dòng Sát-đế-lỵ, các gia tộc giàu sang dòng Bà-la-môn, các gia tộc giàu sang của gia chủ, và chư thiên dục giới, khi được liên kết với trí thì sự sanh lên là do duyên của bao nhiêu nhân? Đối với chư thiên sắc giới thì sự sanh lên là do duyên của bao nhiêu nhân? Đối với chư thiên vô sắc giới thì sự sanh lên là do duyên của bao nhiêu nhân?
Đối với sự thành tựu cõi tái sanh, khi được liên kết với trí thì sự sanh lên là do duyên của tám nhân. Đối với các gia tộc giàu sang dòng Sát-đế-lỵ, các gia tộc giàu sang dòng Bà-la-môn, các gia tộc giàu sang của gia chủ, và chư thiên dục giới, khi được liên kết với trí thì sự sanh lên là do duyên của tám nhân. Đối với chư thiên sắc giới thì sự sanh lên là do duyên của tám nhân. Đối với chư thiên vô sắc giới thì sự sanh lên là do duyên của tám nhân.
Đối với sự thành tựu cõi tái sanh, khi được liên kết với trí thì sự sanh lên là do duyên của 8 nhân nào? Vào sát-na đổng lực của nghiệp thiện, ba nhân thiện là các đồng sanh duyên của sở hữu tư đã được sanh lên vào sát-na ấy; vì thế được gọi là: ‘Do duyên các căn thiện, các hành (sanh khởi).’ Vào sát-na cận tử, hai nhân bất thiện là các đồng sanh duyên của sở hữu tư đã được sanh lên vào sát-na ấy; vì thế được gọi là: ‘Do duyên các căn bất thiện, các hành (sanh khởi).’ Vào sát-na tục sinh, ba nhân vô ký là các đồng sanh duyên của sở hữu tư đã được sanh lên vào sát-na ấy; vì thế được gọi là: “Do duyên danh sắc, thức (sanh khởi), do duyên thức, danh sắc (sanh khởi).”
Vào sát-na tục sinh, năm uẩn là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên. Vào sát-na tục sinh, bốn đại hiển là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên. Vào sát-na tục sinh, ba sự tạo tác mạng sống[2]là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các bất hợp duyên. Vào sát-na tục sinh, danh và sắc là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các bất hợp duyên. Vào sát-na tục sinh, 14 pháp này là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các bất hợp duyên.
Vào sát-na tục sinh, bốn uẩn vô sắc là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên. Vào sát-na tục sinh, năm quyền các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên. Vào sát-na tục sinh, ba nhân là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên. Vào sát-na tục sinh, danh và thức là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên. Vào sát-na tục sinh, 14 pháp này là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên.
Vào sát-na tục sinh, hai mươi tám pháp này là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các bất hợp duyên.
Đối với sự thành tựu cõi tái sanh, khi được liên kết với trí thì sự sanh lên là do duyên của tám nhân này. (1)
Đối với các gia tộc giàu sang dòng Sát-đế-lỵ, đối với các gia tộc giàu sang dòng Bà-la-môn, đối với các gia tộc giàu sang của gia chủ, đối với chư thiên dục giới, khi được liên kết với trí thì sự sanh lên là do duyên của tám nhân nào? Vào sát-na đổng lực của nghiệp thiện, ba nhân thiện là các đồng sanh duyên của sở hữu tư đã được sanh lên vào sát-na ấy; vì thế được gọi là: “Do duyên các căn thiện, các hành (sanh khởi).” Vào sát-na cận tử, hai nhân bất thiện là các đồng sanh duyên của sở hữu tư đã được sanh lên vào sát-na ấy; vì thế được gọi là: “Do duyên các căn bất thiện, các hành (sanh khởi).” Vào sát-na tục sinh, ba nhân vô ký là các đồng sanh duyên của sở hữu tư đã được sanh lên vào sát-na ấy; vì thế được gọi là: “Do duyên danh sắc, thức (sanh khởi), do duyên thức, danh sắc (sanh khởi).”
Vào sát-na tục sinh, năm uẩn là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các bất hợp duyên. Vào sát-na tục sinh, bốn đại hiển là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên. Vào sát-na tục sinh, ba sự tạo tác mạng sống là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các bất hợp duyên. Vào sát-na tục sinh, danh và sắc là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các bất hợp duyên. Vào sát-na tục sinh, 14 pháp này là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các bất hợp duyên.
Vào sát-na tục sinh, bốn uẩn vô sắc là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên. Vào sát-na tục sinh, năm quyền các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên. Vào sát-na tục sinh, ba nhân là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên. Vào sát-na tục sinh, danh và thức là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên. Vào sát-na tục sinh, 14 pháp này là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên.
Vào sát-na tục sinh, hai mươi tám pháp này là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các bất hợp duyên.
Đối với các gia tộc giàu sang dòng Sát-đế-lỵ, đối với các gia tộc giàu sang dòng Bà-la-môn, đối với các gia tộc giàu sang của gia chủ, đối với chư thiên dục giới, khi được liên kết với trí thì sự sanh lên là do duyên của tám nhân này. (2)
Đối với chư thiên sắc giới thì sự sanh lên là do duyên của tám nhân nào? Vào sát-na đổng lực của nghiệp thiện, ba nhân thiện ...(như trên)... Đối với chư thiên sắc giới thì sự sanh lên là do duyên của tám nhân này. (3)
Đối với chư thiên vô sắc giới thì sự sanh lên là do duyên của tám nhân nào? Vào sát-na đổng lực của nghiệp thiện, ba nhân thiện là các đồng sanh duyên của sở hữu tư đã được sanh lên vào sát-na ấy; vì thế được gọi là: “Do duyên các căn thiện, các hành (sanh khởi).” Vào sát-na cận tử, hai nhân bất thiện là các đồng sanh duyên của sở hữu tư đã được sanh lên vào sát-na ấy; vì thế được gọi là: “Do duyên các căn bất thiện, các hành (sanh khởi).” Vào sát-na tục sinh, ba nhân vô ký là các đồng sanh duyên của sở hữu tư đã được sanh lên vào sát-na ấy; vì thế được gọi là: “Do duyên danh sắc, thức (sanh khởi), do duyên thức, danh sắc (sanh khởi).”
Vào sát-na tục sinh, bốn uẩn vô sắc là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên. Vào sát-na tục sinh, năm quyền là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên. Vào sát-na tục sinh, ba nhân là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên. Vào sát-na tục sinh, danh và thức là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên. Vào sát-na tục sinh, 14 pháp này là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên. Đối với chư thiên vô sắc giới thì sự sanh lên là do duyên của tám nhân này.
Đối với sự thành tựu cõi tái sanh, khi không được liên kết với trí thì sự sanh lên là do duyên của bao nhiêu nhân? Đối với các gia tộc giàu sang dòng Sát-đế-lỵ, đối với các gia tộc giàu sang dòng Bà-la-môn, đối với các gia tộc giàu sang của gia chủ, đối với chư thiên dục giới, khi không được liên kết với trí thì sự sanh lên là do duyên của bao nhiêu nhân?
Đối với sự thành tựu cõi tái sanh, khi không được liên kết với trí thì sự sanh lên là do duyên của sáu nhân. Đối với các gia tộc giàu sang dòng Sát-đế-lỵ, đối với các gia tộc giàu sang dòng Bà-la-môn, đối với các gia tộc giàu sang của gia chủ, đối với chư thiên dục giới, khi không được liên kết với trí thì sự sanh lên là do duyên của sáu nhân.
Đối với sự thành tựu cõi tái sanh, khi không liên kết với trí thì sự sanh lên là do duyên của sáu nhân nào? Vào sát-na đổng lực của nghiệp thiện, hai nhân thiện là các đồng sanh duyên của sở hữu tư đã được sanh lên vào sát-na ấy; vì thế được gọi là: “Do duyên các căn thiện, các hành (sanh khởi).” Vào sát-na cận tử, hai nhân bất thiện là các đồng sanh duyên của sở hữu tư đã được sanh lên vào sát-na ấy; vì thế được gọi là: “Do duyên các căn bất thiện, các hành (sanh khởi).”
Vào sát-na tục sinh, hai nhân vô ký là các đồng sanh duyên của sở hữu tư đã được sanh lên vào sát-na ấy; vì thế được gọi là: “Do duyên danh sắc, thức (sanh khởi), do duyên thức, danh sắc (sanh khởi).”
Vào sát-na tục sinh, năm uẩn là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các bất hợp duyên. Vào sát-na tục sinh, bốn đại hiển là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên. Vào sát-na tục sinh, ba sự tạo tác mạng sống là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các bất hợp duyên. Vào sát-na tục sinh, danh và sắc là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các bất hợp duyên. Vào sát-na tục sinh, mười bốn pháp này là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các bất hợp duyên.
Vào sát-na tục sinh, bốn uẩn vô sắc là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên. Vào sát-na tục sinh, bốn quyền các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên. Vào sát-na tục sinh, hai nhân là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên. Vào sát-na tục sinh, danh và thức là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên. Vào sát-na tục sinh, 12 pháp này là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên.
Vào sát-na tục sinh, 26 pháp này là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các bất hợp duyên.
Đối với sự thành tựu cõi tái sanh, khi không được liên kết với trí thì sự sanh lên là do duyên của sáu nhân này. (1)
Đối với các gia tộc giàu sang dòng Sát-đế-lỵ, đối với các gia tộc giàu sang dòng Bà-la-môn, đối với các gia tộc giàu sang của gia chủ, đối với chư thiên dục giới, khi không liên kết với trí thì sự sanh lên là do duyên của sáu nhân nào? Vào sát-na đổng lực của nghiệp thiện, hai nhân thiện là các đồng sanh duyên của sở hữu tư đã được sanh lên vào sát-na ấy; vì thế được gọi là: “Do duyên các căn thiện, các hành (sanh khởi).” ...(nt)... Đối với các gia tộc giàu sang dòng Sát-đế-lỵ, đối với các gia tộc giàu sang dòng Bà-la-môn, đối với các gia tộc giàu sang của gia chủ, đối với chư thiên dục giới, khi không liên kết với trí thì sự sanh lên là do duyên của sáu nhân này.
Phần giảng về Cõi Tái Sanh được đầy đủ.
--ooOoo--
Có nghiệp (qk) có kết quả của nghiệp (qk), có nghiệp (qk) không có kết quả của nghiệp (qk), có nghiệp (qk) có kết quả của nghiệp (ht), có nghiệp (qk) không có kết quả của nghiệp (ht), có nghiệp (qk) có kết quả của nghiệp (vl), có nghiệp (qk) không có kết quả của nghiệp (vl).[3]Có nghiệp (ht) có kết quả của nghiệp (ht), có nghiệp (ht) không có kết quả của nghiệp (ht), có nghiệp (ht) có kết quả của nghiệp (vl), có nghiệp (ht) không có kết quả của nghiệp (vl). Có nghiệp (vl) có kết quả của nghiệp (vl), có nghiệp (vl) không có kết quả của nghiệp (vl).[4]
Có nghiệp thiện (qk) có kết quả của nghiệp thiện (qk), có nghiệp thiện (qk) không có kết quả của nghiệp thiện (qk), có nghiệp thiện (qk) có kết quả của nghiệp thiện (ht), có nghiệp thiện (qk) không có kết quả của nghiệp thiện (ht), có nghiệp thiện (qk) có kết quả của nghiệp thiện (vl), có nghiệp thiện (qk) không có kết quả của nghiệp thiện (vl). Có nghiệp thiện (ht) có kết quả của nghiệp thiện (ht), có nghiệp thiện (ht) không có kết quả của nghiệp thiện (ht), có nghiệp thiện (ht) có kết quả của nghiệp thiện (vl), có nghiệp thiện (ht) không có kết quả của nghiệp thiện (vl). Có nghiệp thiện (vl) có kết quả của nghiệp thiện (vl), có nghiệp thiện (vl) không có kết quả của nghiệp thiện (vl).
Có nghiệp bất thiện (qk) có kết quả của nghiệp bất thiện (qk), có nghiệp bất thiện (qk) không có kết quả của nghiệp bất thiện (qk), có nghiệp bất thiện (qk) có kết quả của nghiệp bất thiện (ht), có nghiệp bất thiện (qk) không có kết quả của nghiệp bất thiện (ht), có nghiệp bất thiện (qk) có kết quả của nghiệp bất thiện (vl), có nghiệp bất thiện (qk) không có kết quả của nghiệp bất thiện (vl). Có nghiệp bất thiện (ht) có kết quả của nghiệp bất thiện (ht), có nghiệp bất thiện (ht) không có kết quả của nghiệp bất thiện (ht), có nghiệp bất thiện (ht) có kết quả của nghiệp bất thiện (vl), có nghiệp bất thiện (ht) không có kết quả của nghiệp bất thiện (vl). Có nghiệp bất thiện (vl) có kết quả của nghiệp bất thiện (vl), có nghiệp bất thiện (vl) không có kết quả của nghiệp bất thiện (vl).
Có nghiệp sai trái (qk) ... Có nghiệp không sai trái (qk) ... Có nghiệp đen (qk) ... Có nghiệp trắng (qk) ... Có nghiệp tăng trưởng lạc (qk) ... Có nghiệp tăng trưởng khổ (qk) ... Có nghiệp kết quả lạc (qk) ... Có nghiệp kết quả khổ (qk) có kết quả của nghiệp kết quả khổ (qk), có nghiệp kết quả khổ (qk) không có kết quả của nghiệp kết quả khổ (qk), có nghiệp kết quả khổ (qk) có kết quả của nghiệp kết quả khổ (ht), có nghiệp kết quả khổ (qk) không có kết quả của nghiệp kết quả khổ (ht), có nghiệp kết quả khổ (qk) có kết quả của nghiệp kết quả khổ (vl), có nghiệp kết quả khổ (qk) không có kết quả của nghiệp kết quả khổ (vl). Có nghiệp kết quả khổ (ht) có kết quả của nghiệp kết quả khổ (ht), có nghiệp kết quả khổ (ht) không có kết quả của nghiệp kết quả khổ (ht), có nghiệp kết quả khổ (ht) có kết quả của nghiệp kết quả khổ (vl), có nghiệp kết quả khổ (ht) không có kết quả của nghiệp kết quả khổ (vl). Có nghiệp kết quả khổ (vl) có kết quả của nghiệp kết quả khổ (vl), có nghiệp kết quả khổ (vl) không có kết quả của nghiệp kết quả khổ (vl).
Phần Giảng về Nghiệp được đầy đủ.
--ooOoo--
[Duyên khởi ở Sāvatthi]
Này các tỳ khưu, đây là bốn sự lầm lạc của tưởng, lầm lạc của tâm, lầm lạc của kiến. Bốn là gì? Này các tỳ khưu, về vô thường (quan niệm) là ‘Thường’ là sự lầm lạc của tưởng, lầm lạc của tâm, lầm lạc của kiến. Này các tỳ khưu, về khổ não (quan niệm) là ‘Lạc’ là sự lầm lạc của tưởng, lầm lạc của tâm, lầm lạc của kiến. Này các tỳ khưu, về vô ngã (quan niệm) là ‘Ngã’ là sự lầm lạc của tưởng, lầm lạc của tâm, lầm lạc của kiến. Này các tỳ khưu, về bất tịnh (quan niệm) là ‘Tịnh’ là sự lầm lạc của tưởng, lầm lạc của tâm, lầm lạc của kiến. Này các tỳ khưu, đây là bốn sự lầm lạc của tưởng, lầm lạc của tâm, lầm lạc của kiến.
Này các tỳ khưu, đây là bốn sự không lầm lạc của tưởng, không lầm lạc của tâm, không lầm lạc của kiến. Bốn là gì? Này các tỳ khưu, về vô thường (quan niệm) là ‘Vô thường’ là sự không lầm lạc của tưởng, không lầm lạc của tâm, không lầm lạc của kiến Này các tỳ khưu, về khổ não (quan niệm) là ‘Khổ não’ là sự không lầm lạc của tưởng, không lầm lạc của tâm, không lầm lạc của kiến Này các tỳ khưu, về vô ngã (quan niệm) là ‘Vô ngã’ là sự không lầm lạc của tưởng, không lầm lạc của tâm, không lầm lạc của kiến Này các tỳ khưu, về bất tịnh (quan niệm) là ‘Bất tịnh’ là sự không lầm lạc của tưởng, không lầm lạc của tâm, không lầm lạc của kiến Này các tỳ khưu, bốn điều này không lầm lạc của tưởng, không lầm lạc của tâm, không lầm lạc của kiến.
1. Vô thường tưởng là thường
khổ não tưởng là lạc,
vô ngã cho là ngã,
bất tịnh tưởng là tịnh,
tà kiến đánh bại chúng
tưởng quấy, tâm rối loạn.
2. Bị Ma vương buộc ách,
trói buộc không an ổn,
chúng sanh bị luân hồi
đi đến sanh lão tử.
3. Khi chư Phật quang minh
hiện khởi ở thế gian
giảng giải Giáo Pháp này
đưa đến vắng lặng khổ.
4. Bậc trí nghe theo Phật
thành tựu tâm, thấy được
vô thường là vô thường,
khổ não là khổ não,
Vô ngã là vô ngã,
bất tịnh là bất tịnh,
nắm giữ chánh tri kiến,
xa lìa tất cả khổ.
Đối với người được thành tựu về kiến, bốn sự lầm lạc này được dứt bỏ hay chưa được dứt bỏ? Một số được dứt bỏ, một số chưa được dứt bỏ. Sự lầm lạc của tưởng, lầm lạc của tâm, lầm lạc của kiến về vô thường (quan niệm) là ‘Thường’ được dứt bỏ. Về khổ não (quan niệm) là ‘Lạc,’ tưởng như thế có sanh lên, tâm như thế có sanh lên, còn sự lầm lạc của kiến được dứt bỏ. Sự lầm lạc của tưởng, lầm lạc của tâm, lầm lạc của kiến về vô ngã (quan niệm) là ‘Ngã’ được dứt bỏ. Về bất tịnh (quan niệm) là ‘Tịnh,’ tưởng như thế có sanh lên, tâm như thế có sanh lên, còn sự lầm lạc của kiến được dứt bỏ.
Về hai sự việc (vô thường, vô ngã), có sáu sự lầm lạc được dứt bỏ. Về hai sự việc (khổ não, bất tịnh), có hai sự lầm lạc được dứt bỏ, bốn sự lầm lạc chưa được dứt bỏ. Về bốn sự việc, có tám sự lầm lạc được dứt bỏ, bốn sự lầm lạc chưa được dứt bỏ.
Phần Giảng về Sự Lầm Lạc được đầy đủ.
--ooOoo--
Đạo: Đạo theo ý nghĩa gì? Vào sát-na Đạo Nhập Lưu, chánh kiến theo ý nghĩa nhận thức: là đạo vừa là nhân của việc dứt bỏ tà kiến, là đạo vừa là nhân của việc hổ trợ các pháp đồng sanh, là đạo vừa là nhân của việc chấm dứt các phiền não, là đạo vừa là nhân của việc làm trong sạch phần đầu của sự thấu triệt, là đạo vừa là nhân của việc khẳng định tâm, là đạo vừa là nhân của việc thanh lọc tâm, là đạo vừa là nhân của việc đắc chứng pháp đặc biệt, là đạo vừa là nhân của việc thấu triệt hướng thượng, là đạo vừa là nhân của việc chứng ngộ chân lý, là đạo vừa là nhân của việc thiết lập ở sự diệt tận.
Chánh tư duy theo ý nghĩa gắn chặt (tâm vào cảnh): là đạo vừa là nhân của việc dứt bỏ tà tư duy, là đạo vừa là nhân của việc hổ trợ các pháp đồng sanh, là đạo vừa là nhân của việc chấm dứt các phiền não, là đạo vừa là nhân của việc làm trong sạch phần đầu của sự thấu triệt, là đạo vừa là nhân của việc khẳng định tâm, là đạo vừa là nhân của việc thanh lọc tâm, là đạo vừa là nhân của việc đắc chứng pháp đặc biệt, là đạo vừa là nhân của việc thấu triệt hướng thượng, là đạo vừa là nhân của việc chứng ngộ chân lý, là đạo vừa là nhân của việc thiết lập ở sự diệt tận.
Chánh ngữ theo ý nghĩa gìn giữ: là đạo vừa là nhân của việc dứt bỏ tà ngữ, là đạo vừa là nhân của việc hổ trợ các pháp đồng sanh, là đạo vừa là nhân của việc chấm dứt các phiền não, là đạo vừa là nhân của việc làm trong sạch phần đầu của sự thấu triệt, là đạo vừa là nhân của việc khẳng định tâm, là đạo vừa là nhân của việc thanh lọc tâm, là đạo vừa là nhân của việc đắc chứng pháp đặc biệt, là đạo vừa là nhân của việc thấu triệt hướng thượng, là đạo vừa là nhân của việc chứng ngộ chân lý, là đạo vừa là nhân của việc thiết lập ở sự diệt tận.
Chánh nghiệp theo ý nghĩa nguồn sanh khởi: là đạo vừa là nhân của việc dứt bỏ tà nghiệp, ...(như trên)... Chánh mạng theo ý nghĩa trong sạch: là đạo vừa là nhân của việc dứt bỏ tà mạng, ...(như trên)... Chánh tinh tấn theo ý nghĩa ra sức: là đạo vừa là nhân của việc dứt bỏ tà tinh tấn, ...(như trên)... Chánh niệm theo ý nghĩa thiết lập: là đạo vừa là nhân của việc dứt bỏ tà niệm, ...(như trên)... Chánh định theo ý nghĩa không tản mạn: là đạo vừa là nhân của việc dứt bỏ tà định, là đạo vừa là nhân của việc hổ trợ các pháp đồng sanh, là đạo vừa là nhân của việc chấm dứt các phiền não, là đạo vừa là nhân của việc làm trong sạch phần đầu của sự thấu triệt, là đạo vừa là nhân của việc khẳng định tâm, là đạo vừa là nhân của việc thanh lọc tâm, là đạo vừa là nhân của việc đắc chứng pháp đặc biệt, là đạo vừa là nhân của việc thấu triệt hướng thượng, là đạo vừa là nhân của việc chứng ngộ chân lý, là đạo vừa là nhân của việc thiết lập ở sự diệt tận.
Vào sát-na Đạo Nhất Lai, chánh kiến theo ý nghĩa nhận thức: ...(như trên)... Chánh định theo ý nghĩa không tản mạn: là đạo vừa là nhân của việc dứt bỏ đối với sự ràng buộc của ái dục và sự ràng buộc của bất bình có tính chất thô thiển, đối với ái dục ngủ ngầm và bất bình ngủ ngầm có tính chất thô thiển, là đạo vừa là nhân của việc hổ trợ các pháp đồng sanh, ... của việc chấm dứt các phiền não, ... của việc làm trong sạch phần đầu của sự thấu triệt, ... của việc khẳng định tâm, ... của việc thanh lọc tâm, ... của việc đắc chứng pháp đặc biệt, ... của việc thấu triệt hướng thượng, là đạo vừa là nhân của việc chứng ngộ chân lý, là đạo vừa là nhân của việc thiết lập ở sự diệt tận.
Vào sát-na Đạo Bất Lai, chánh kiến theo ý nghĩa nhận thức: ...(như trên)... Chánh định theo ý nghĩa không tản mạn: là đạo vừa là nhân của việc dứt bỏ đối với sự ràng buộc của ái dục và sự ràng buộc của bất bình có tính chất vi tế, đối với ái dục ngủ ngầm và bất bình ngủ ngầm có tính chất vi tế, là đạo vừa là nhân của việc hổ trợ các pháp đồng sanh, ... của việc chấm dứt các phiền não, ... của việc làm trong sạch phần đầu của sự thấu triệt, ... của việc khẳng định tâm, ... của việc thanh lọc tâm, ... của việc đắc chứng pháp đặc biệt, ... của việc thấu triệt hướng thượng, là đạo vừa là nhân của việc chứng ngộ chân lý, là đạo vừa là nhân của việc thiết lập ở sự diệt tận.
Vào sát-na Đạo A-la-hán, chánh kiến theo ý nghĩa nhận thức: ...(như trên)... Chánh định theo ý nghĩa không tản mạn: là đạo vừa là nhân của việc dứt bỏ ái sắc, ái vô sắc, ngã mạn, phóng dật, vô minh, ngã mạn ngủ ngầm, ái hữu ngủ ngầm, vô minh ngủ ngầm, là đạo vừa là nhân của việc hổ trợ các pháp đồng sanh, là đạo vừa là nhân của việc chấm dứt các phiền não, là đạo vừa là nhân của việc làm trong sạch phần đầu của sự thấu triệt, là đạo vừa là nhân của việc khẳng định tâm, là đạo vừa là nhân của việc thanh lọc tâm, là đạo vừa là nhân của việc đắc chứng pháp đặc biệt, là đạo vừa là nhân của việc thấu triệt hướng thượng, là đạo vừa là nhân của việc chứng ngộ chân lý, là đạo vừa là nhân của việc thiết lập ở sự diệt tận.
Đường lối (Đạo) của nhận thức là chánh kiến, đường lối của sự gắn chặt (tâm vào cảnh) là chánh tư duy, đường lối của sự gìn giữ là chánh ngữ, đường lối của nguồn sanh khởi là chánh nghiệp, đường lối của sự trong sạch là chánh mạng, đường lối của sự ra sức là chánh tinh tấn, đường lối của sự thiết lập là chánh niệm, đường lối của sự không tản mạn là chánh định.
Đường lối của sự thiết lập là niệm giác chi, đường lối của sự suy xét là trạch pháp giác chi, đường lối của sự ra sức là cần giác chi, đường lối của sự lan tỏa là hỷ giác chi, đường lối của sự an tịnh là tịnh giác chi, đường lối của sự không tản mạn là định giác chi, đường lối của sự phân biệt rõ là xả giác chi.
Đường lối của tính chất không dao động ở sự không có đức tin là tín lực, đường lối của tính chất không dao động ở sự biếng nhác là tấn lực, đường lối của tính chất không dao động ở sự buông lung là niệm lực, đường lối của tính chất không dao động ở sự phóng dật là định lực, đường lối của tính chất không dao động ở sự không sáng suốt là tuệ lực.
Đường lối của sự cương quyết là tín quyền, đường lối của sự ra sức là tấn quyền, đường lối của sự thiết lập là niệm quyền, đường lối của sự không tản mạn là định quyền, đường lối của sự nhận thức là tuệ quyền.
Theo ý nghĩa pháp chủ đạo, quyền là Đạo; theo ý nghĩa không dao động, lực là Đạo; theo ý nghĩa dẫn xuất (ra khỏi luân hồi), giác chi là Đạo; theo ý nghĩa chủng tử, chi phần của Đạo là Đạo; theo ý nghĩa thiết lập, sự thiết lập niệm là Đạo; theo ý nghĩa nỗ lực, chánh cần là Đạo; theo ý nghĩa thành tựu, nền tảng của thần thông là Đạo; theo ý nghĩa của thực thể, các chân lý là Đạo; theo ý nghĩa không tàn mạn, chỉ tịnh là Đạo; theo ý nghĩa quán xét, minh sát là Đạo; theo ý nghĩa nhất vị, chỉ tịnh và minh sát là Đạo; theo ý nghĩa không vượt trội, sự kết hợp chung là Đạo; theo ý nghĩa thu thúc, giới thanh tịnh là Đạo; theo ý nghĩa không tản mạn, tâm thanh tịnh là Đạo; theo ý nghĩa nhận thức, kiến thanh tịnh là Đạo; theo ý nghĩa thấu triệt, minh là Đạo; theo ý nghĩa buông bỏ, sự giải thoát là Đạo; theo ý nghĩa đoạn trừ, trí về sự đoạn tận là Đạo; ước muốn theo ý nghĩa nguồn cội là Đạo; tác ý theo ý nghĩa nguồn sanh khởi là Đạo; xúc theo ý nghĩa liên kết là Đạo; thọ theo ý nghĩa hội tụ là Đạo; định theo ý nghĩa dẫn đầu là Đạo; niệm theo ý nghĩa là pháp chủ đạo là Đạo; tuệ theo ý nghĩa cao thượng trong các pháp thiện là Đạo; sự giải thoát theo ý nghĩa cốt lỏi là Đạo; Niết Bàn liên quan đến bất tử theo ý nghĩa kết thúc là Đạo.
Phần giảng về Đạo được đầy đủ.
--ooOoo--
Này các tỳ khưu, tịnh thủy nên uống là Phạm hạnh này, là bậc Đạo Sư khi còn tại tiền. Khi bậc Đạo Sư còn tại tiền, bản chất của tịnh thủy có ba loại là: tịnh thủy về sự thuyết giảng, tịnh thủy về người thọ nhận, tịnh thủy về Phạm hạnh.
Tịnh thủy về sự thuyết giảng là gì? Là sự phát biểu, sự thuyết giảng, sự làm cho nhận biết, sự thiết lập, sự phô bày, sự phân giải, hành động làm rõ về bốn Chân Lý cao thượng ... về bốn sự thiết lập niệm ... về bốn chánh cần ... về bốn nền tảng của thần thông ... về năm quyền ... về năm lực ... về bảy chi phần đưa đến giác ngộ ... về Thánh Đạo tám chi phần; đây là tịnh thủy về sự thuyết giảng. (1)
Tịnh thủy về người thọ nhận là gì? Là các tỳ khưu, các tỳ khưu ni, các nam cư sĩ, các nữ cư sĩ, chư thiên, nhân loại, hoặc bất cứ những ai khác là người hiểu biết; đây là tịnh thủy về người thọ nhận. (2)
Tịnh thủy về Phạm hạnh là gì? Điều này chính là Thánh Đạo tám chi phần tức là chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định; đây là tịnh thủy về Phạm hạnh. (3)
‘Tịnh thủy về cương quyết là tín quyền, không có đức tin là cặn bã; sau khi loại bỏ cặn bã không có đức tin, uống tịnh thủy cương quyết của tín quyền’ là tịnh thủy nên uống. ‘Tịnh thủy về ra sức là tấn quyền, biếng nhác là cặn bã; sau khi loại bỏ cặn bã biếng nhác, uống tịnh thủy ra sức của tấn quyền’ là tịnh thủy nên uống. ‘Tịnh thủy về thiết lập là niệm quyền, buông lung là cặn bã; sau khi loại bỏ cặn bã buông lung, uống tịnh thủy thiết lập của niệm quyền’ là tịnh thủy nên uống. ‘Tịnh thủy về không tản mạn là định quyền, phóng dật là cặn bã; sau khi loại bỏ cặn bã phóng dật, uống tịnh thủy không tản mạn của định quyền’ là tịnh thủy nên uống. ‘Tịnh thủy về nhận thức là tuệ quyền, vô minh là cặn bã; sau khi loại bỏ cặn bã vô minh, uống tịnh thủy nhận thức của tuệ quyền’ là tịnh thủy nên uống.
‘Tịnh thủy về không dao động ở sự không có đức tin là tín lực, không có đức tin là cặn bã; sau khi loại bỏ cặn bã không có đức tin, uống tịnh thủy không dao động ở sự không có đức tin của tín lực’ là tịnh thủy nên uống. ‘Tịnh thủy về tính chất không dao động ở sự biếng nhác là tấn lực, biếng nhác là cặn bã; sau khi loại bỏ cặn bã biếng nhác, uống tịnh thủy không dao động ở sự biếng nhác của tấn lực’ là tịnh thủy nên uống. ‘Tịnh thủy về tính chất không dao động ở sự buông lung là niệm lực, buông lung là cặn bã; ‘sau khi loại bỏ cặn bã buông lung, uống tịnh thủy không dao động ở sự buông lung của niệm lực’ là tịnh thủy nên uống. ‘Tịnh thủy về tính chất không dao động ở sự phóng dật là định lực, phóng dật là cặn bã; sau khi loại bỏ cặn bã phóng dật, uống tịnh thủy không dao động ở sự phóng dật của định lực’ là tịnh thủy nên uống. ‘Tịnh thủy về tính chất không dao động ở sự không sáng suốt là tuệ lực, vô minh là cặn bã; sau khi loại bỏ cặn bã vô minh, uống tịnh thủy không dao động ở sự không sáng suốt của tuệ lực’ là tịnh thủy nên uống.
‘Tịnh thủy về thiết lập là niệm giác chi, sự buông lung là cặn bã; sau khi loại bỏ cặn bã buông lung, uống tịnh thủy thiết lập của niệm giác chi’ là tịnh thủy nên uống. ‘Tịnh thủy về suy xét là trạch pháp giác chi, vô minh là cặn bã; sau khi loại bỏ cặn bã vô minh, uống tịnh thủy suy xét của trạch pháp giác chi’ là tịnh thủy nên uống. ‘Tịnh thủy về ra sức là cần giác chi, sự biếng nhác là cặn bã; sau khi loại bỏ cặn bã biếng nhác, uống tịnh thủy ra sức của cần giác chi’ là tịnh thủy nên uống. ‘Tịnh thủy về lan tỏa là hỷ giác chi, trạng thái bực bội là cặn bã; sau khi loại bỏ cặn bã trạng thái bực bội, uống tịnh thủy lan tỏa của hỷ giác chi’ là tịnh thủy nên uống. ‘Tịnh thủy về an tịnh là tịnh giác chi, sự thô xấu là cặn bã; sau khi loại bỏ cặn bã thô xấu, uống tịnh thủy an tịnh của tịnh giác chi’ là tịnh thủy nên uống. ‘Tịnh thủy về không tản mạn là định giác chi, sự phóng dật là cặn bã; sau khi loại bỏ cặn bã phóng dật, uống tịnh thủy không tản mạn của định giác chi’ là tịnh thủy nên uống. ‘Tịnh thủy về sự phân biệt rõ là xả giác chi, sự không phân biệt rõ là cặn bã; sau khi loại bỏ cặn bã không phân biệt rõ, uống tịnh thủy sự phân biệt rõ của xả giác chi’ là tịnh thủy nên uống.
‘Tịnh thủy về nhận thức là chánh kiến, tà kiến là cặn bã; sau khi loại bỏ cặn bã tà kiến, uống tịnh thủy nhận thức của chánh kiến’ là tịnh thủy nên uống. ‘Tịnh thủy về gắn chặt (tâm vào cảnh) là chánh tư duy, tà tư duy là cặn bã; sau khi loại bỏ cặn bã tà tư duy, uống tịnh thủy gắn chặt (tâm vào cảnh) của chánh tư duy’ là tịnh thủy nên uống. ‘Tịnh thủy về gìn giữ là chánh ngữ, tà ngữ là cặn bã; sau khi loại bỏ cặn bã tà ngữ, uống tịnh thủy gìn giữ của chánh ngữ’ là tịnh thủy nên uống. ‘Tịnh thủy về nguồn sanh khởi là chánh nghiệp, tà nghiệp là cặn bã; sau khi loại bỏ cặn bã tà nghiệp, uống tịnh thủy nguồn sanh khởi của chánh nghiệp’ là tịnh thủy nên uống. ‘Tịnh thủy về trong sạch là chánh mạng, tà mạng là cặn bã; sau khi loại bỏ cặn bã tà mạng, uống tịnh thủy trong sạch của chánh mạng’ là tịnh thủy nên uống. ‘Tịnh thủy về ra sức là chánh tinh tấn, tà tinh tấn là cặn bã; sau khi loại bỏ cặn bã tà tinh tấn, uống tịnh thủy ra sức của chánh tinh tấn’ là tịnh thủy nên uống. ‘Tịnh thủy về thiết lập là chánh niệm, tà niệm là cặn bã; sau khi loại bỏ cặn bã tà niệm, uống tịnh thủy thiết lập của chánh niệm’ là tịnh thủy nên uống. ‘Tịnh thủy về không tản mạn là chánh định, tà định là cặn bã; sau khi loại bỏ cặn bã tà định, uống tịnh thủy không tản mạn của chánh định’ là tịnh thủy nên uống.
Có tịnh thủy, có vật nên uống, có cặn bã.
Tịnh thủy về cương quyết là tín quyền, không có đức tin là cặn bã. Ở đây, điều gì là cốt lõi của ý nghĩa, cốt lõi của Pháp, cốt lõi của giải thoát, điều ấy là nên uống. Tịnh thủy về ra sức là tấn quyền, biếng nhác là cặn bã. Ở đây, điều gì là cốt lõi của ý nghĩa, cốt lõi của Pháp, cốt lõi của giải thoát, điều ấy là nên uống. Tịnh thủy về thiết lập là niệm quyền, buông lung là cặn bã. Ở đây, điều gì là cốt lõi của ý nghĩa, cốt lõi của Pháp, cốt lõi của giải thoát, điều ấy là nên uống. Tịnh thủy về không tản mạn là định quyền, phóng dật là cặn bã. Ở đây, điều gì là cốt lõi của ý nghĩa, cốt lõi của Pháp, cốt lõi của giải thoát, điều ấy là nên uống. Tịnh thủy về nhận thức là tuệ quyền, vô minh là cặn bã. Ở đây, điều gì là cốt lõi của ý nghĩa, cốt lõi của Pháp, cốt lõi của giải thoát, điều ấy là nên uống.
Tịnh thủy về tính chất không dao động ở sự không có đức tin là tín lực, sự không có đức tin là cặn bã. Ở đây, điều gì là cốt lõi của ý nghĩa, cốt lõi của Pháp, cốt lõi của giải thoát, điều ấy là nên uống. Tịnh thủy về tính chất không dao động ở sự biếng nhác là tấn lực, sự biếng nhác là cặn bã. Ở đây, điều gì là cốt lõi của ý nghĩa, cốt lõi của Pháp, cốt lõi của giải thoát, điều ấy là nên uống. Tịnh thủy về tính chất không dao động ở sự buông lung là niệm lực, sự buông lung là cặn bã. Ở đây, điều gì là cốt lõi của ý nghĩa, cốt lõi của Pháp, cốt lõi của giải thoát, điều ấy là nên uống. Tịnh thủy về tính chất không dao động ở sự phóng dật là định lực, sự phóng dật là cặn bã. Ở đây, điều gì là cốt lõi của ý nghĩa, cốt lõi của Pháp, cốt lõi của giải thoát, điều ấy là nên uống. Tịnh thủy về tính chất không dao động ở sự không sáng suốt là tuệ lực, vô minh là cặn bã. Ở đây, điều gì là cốt lõi của ý nghĩa, cốt lõi của Pháp, cốt lõi của giải thoát, điều ấy là nên uống.
Tịnh thủy về thiết lập là niệm giác chi, buông lung là cặn bã. Ở đây, điều gì là cốt lõi của ý nghĩa, cốt lõi của Pháp, cốt lõi của giải thoát, điều ấy là nên uống. Tịnh thủy về suy xét là trạch pháp giác chi, vô minh là cặn bã. Ở đây, điều gì là cốt lõi của ý nghĩa, cốt lõi của Pháp, cốt lõi của giải thoát, điều ấy là nên uống. Tịnh thủy về ra sức là cần giác chi, sự biếng nhác là cặn bã. Ở đây, điều gì là cốt lõi của ý nghĩa, cốt lõi của Pháp, cốt lõi của giải thoát, điều ấy là nên uống. Tịnh thủy về lan tỏa là hỷ giác chi, trạng thái bực bội là cặn bã. Ở đây, điều gì là cốt lõi của ý nghĩa, cốt lõi của Pháp, cốt lõi của giải thoát, điều ấy là nên uống. Tịnh thủy về an tịnh là tịnh giác chi, sự thô xấu là cặn bã. Ở đây, điều gì là cốt lõi của ý nghĩa, cốt lõi của Pháp, cốt lõi của giải thoát, điều ấy là nên uống. Tịnh thủy về không tản mạn là định giác chi, sự phóng dật là cặn bã. Ở đây, điều gì là cốt lõi của ý nghĩa, cốt lõi của Pháp, cốt lõi của giải thoát, điều ấy là nên uống. Tịnh thủy về sự phân biệt rõ là xả giác chi, sự không phân biệt rõ là cặn bã. Ở đây, điều gì là cốt lõi của ý nghĩa, cốt lõi của Pháp, cốt lõi của giải thoát, điều ấy là nên uống.
Tịnh thủy về nhận thức là chánh kiến, tà kiến là cặn bã. Ở đây, điều gì là cốt lõi của ý nghĩa, cốt lõi của Pháp, cốt lõi của giải thoát, điều ấy là nên uống. Tịnh thủy về gắn chặt (tâm vào cảnh) là chánh tư duy, tà tư duy là cặn bã. Ở đây, điều gì là cốt lõi của ý nghĩa, cốt lõi của Pháp, cốt lõi của giải thoát, điều ấy là nên uống. Tịnh thủy về gìn giữ là chánh ngữ, tà ngữ là cặn bã. Ở đây, điều gì là cốt lõi của ý nghĩa, cốt lõi của Pháp, cốt lõi của giải thoát, điều ấy là nên uống. Tịnh thủy về nguồn sanh khởi là chánh nghiệp, tà nghiệp là cặn bã. Ở đây, điều gì là cốt lõi của ý nghĩa, cốt lõi của Pháp, cốt lõi của giải thoát, điều ấy là nên uống. Tịnh thủy về trong sạch là chánh mạng, tà mạng là cặn bã. Ở đây, điều gì là cốt lõi của ý nghĩa, cốt lõi của Pháp, cốt lõi của giải thoát, điều ấy là nên uống. Tịnh thủy về ra sức là chánh tinh tấn, tà tinh tấn là cặn bã. Ở đây, điều gì là cốt lõi của ý nghĩa, cốt lõi của Pháp, cốt lõi của giải thoát, điều ấy là nên uống. Tịnh thủy về thiết lập là chánh niệm, tà niệm là cặn bã. Ở đây, điều gì là cốt lõi của ý nghĩa, cốt lõi của Pháp, cốt lõi của giải thoát, điều ấy là nên uống. Tịnh thủy về không tản mạn là chánh định, tà định là cặn bã. Ở đây, điều gì là cốt lõi của ý nghĩa, cốt lõi của Pháp, cốt lõi của giải thoát, điều ấy là nên uống.
Tịnh thủy về nhận thức là chánh kiến, tịnh thủy về gắn chặt (tâm vào cảnh) là chánh tư duy, tịnh thủy về gìn giữ là chánh ngữ, tịnh thủy về nguồn sanh khởi là chánh nghiệp, tịnh thủy về trong sạch là chánh mạng, tịnh thủy về ra sức là chánh tinh tấn, tịnh thủy về thiết lập là chánh niệm, tịnh thủy về không tản mạn là chánh định.
Tịnh thủy về thiết lập là niệm giác chi, tịnh thủy về suy xét là trạch pháp giác chi, tịnh thủy về nỗ lực là cần giác chi, tịnh thủy về lan tỏa là hỷ giác chi, tịnh thủy về an tịnh là tịnh giác chi, tịnh thủy về không tản mạn là định giác chi, tịnh thủy về sự phân biệt rõ là xả giác chi.
Tịnh thủy về tính chất không dao động ở sự không có đức tin là tín lực, tịnh thủy về tính chất không dao động ở sự biếng nhác là tấn lực, tịnh thủy về tính chất không dao động ở sự buông lung là niệm lực, tịnh thủy về tính chất không dao động ở sự phóng dật là định lực, tịnh thủy về tính chất không dao động ở sự không sáng suốt là tuệ lực.
Tịnh thủy về cương quyết là tín lực, tịnh thủy về ra sức là tấn lực, tịnh thủy về thiết lập là niệm lực, tịnh thủy về không tản mạn là định lực, tịnh thủy về nhận thức là tuệ lực.
Theo ý nghĩa pháp chủ đạo, quyền là tịnh thủy; theo ý nghĩa không dao động, lực là tịnh thủy; theo ý nghĩa dẫn xuất (ra khỏi luân hồi), giác chi là tịnh thủy; theo ý nghĩa chủng tử, Đạo là tịnh thủy; theo ý nghĩa thiết lập, sự thiết lập niệm là tịnh thủy; theo ý nghĩa nỗ lực, chánh tinh tấn là tịnh thủy; theo ý nghĩa thành tựu, nền tảng của thần thông là tịnh thủy; theo ý nghĩa của thực thể, các chân lý là tịnh thủy; theo ý nghĩa không tàn mạn, chỉ tịnh là tịnh thủy, theo ý nghĩa quán xét, minh sát là tịnh thủy; theo ý nghĩa nhất vị, chỉ tịnh và minh sát là tịnh thủy; theo ý nghĩa không vượt trội, sự kết hợp chung là tịnh thủy; theo ý nghĩa thu thúc, giới thanh tịnh là tịnh thủy; theo ý nghĩa không tản mạn, tâm thanh tịnh là tịnh thủy; theo ý nghĩa nhận thức, kiến thanh tịnh là tịnh thủy; theo ý nghĩa thấu triệt, minh là tịnh thủy; theo ý nghĩa buông bỏ, sự giải thoát là tịnh thủy; theo ý nghĩa đoạn trừ, trí về sự đoạn tận là tịnh thủy; theo ý nghĩa tịnh lặng, trí không chấp thủ là tịnh thủy.
Ước muốn theo ý nghĩa nguồn cội là tịnh thủy, tác ý theo ý nghĩa nguồn sanh khởi là tịnh thủy, xúc theo ý nghĩa liên kết là tịnh thủy, thọ theo ý nghĩa hội tụ là tịnh thủy, định theo ý nghĩa dẫn đầu là tịnh thủy, niệm theo ý nghĩa pháp chủ đạo là tịnh thủy, tuệ theo ý nghĩa cao thượng trong các pháp thiện là tịnh thủy, sự giải thoát theo ý nghĩa cốt lỏi là tịnh thủy, Niết Bàn liên quan đến bất tử theo ý nghĩa kết thúc là tịnh thủy.
Phần giảng về Tịnh Thủy Nên Uống được đầy đủ.
Tụng phẩm thứ tư.
Phẩm Chính Yếu là phẩm thứ nhất.
--ooOoo--
Phần tóm lược của phẩm này là:
Trí, kiến, hơi thở vào,
quyền, giải thoát thứ năm,
cõi, nghiệp, lầm lạc, Đạo,
tịnh thủy, thảy là mười.
Phẩm thứ nhất, cao quý, tuyệt vời, không gì sánh được này đã được xác lập do các vị chuyên trì tụng về các Bộ Kinh.
--ooOoo--
[1] Sự thành tựu cõi tái sanh (gatisampatti) nói về sự tái sanh làm người, trời. Sự hư hỏng về cõi tái sanh (gativipatti) nói về sự tái sanh địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh (PṭsA. 3, 570).
[2] Ba sự tạo tác mạng sống (jīvitasaṅkhārā) là tuổi thọ, hơi nóng, và thức (PṭsA. 3, 572).
[3] Các chữ viết tắt qk (quá khứ), ht (hiện tại), vl (vị lai) căn cứ theo các động từ ahosi, atthi, bhavissati ở ba thời khác nhau với ý nghĩa: là, thì, có, v.v... (ND).
[4] Ý nghĩa của đoạn văn này có thể hiểu như sau: Nghiệp được tạo tác ở thời quá khứ có thể có quả báu hoặc không có quả báu ở một trong ba thời: quá khứ, hiện tại, hoặc vị lai. Nghiệp được tạo tác ở thời hiện tại có thể có quả báu hoặc không có quả báu ở một trong hai thời: quá khứ hoặc vị lai. Nghiệp được tạo tác ở thời vị lai có thể có quả báu hoặc không có quả báu ở thời vị lai. Các đoạn kế tiếp được giải thích tương tợ (ND).
Tôi đã được nghe như vầy: Một thời, đại đức Ānanda ngụ tại Kosambī, tu viện Ghosita. Chính ở tại nơi ấy, đại đức Ānanda đã bảo các vị tỳ khưu rằng: “Này các đại đức tỳ khưu.” “Thưa đại đức.” Các vị tỳ khưu ấy đã đáp lại đại đức Ānanda. Đại đức Ānanda đã nói điều này:
- Này các đại đức, bất cứ vị tỳ khưu hoặc tỳ khưu ni nào tuyên bố về phẩm vị A-la-hán ở sự hiện diện của tôi, tất cả đều do bốn đạo lộ hoặc do một đạo lộ nào đó của bốn đạo lộ này. Do bốn (đạo lộ) gì?
Này các đại đức, ở đây vị tỳ khưu tu tập minh sát có chỉ tịnh đi trước. Trong khi vị ấy tu tập minh sát có chỉ tịnh đi trước, đạo lộ được hình thành (cho vị ấy). Vị ấy rèn luyện, tu tập, làm cho sung mãn đạo lộ ấy. Trong khi vị ấy rèn luyện, tu tập, làm cho sung mãn đạo lộ ấy, các sự ràng buộc được dứt bỏ, các ngủ ngầm được chấm dứt (đối với vị ấy).
Này các đại đức, còn có điều khác nữa là vị tỳ khưu tu tập chỉ tịnh có minh sát đi trước. Trong khi vị ấy tu tập chỉ tịnh có minh sát đi trước, đạo lộ được hình thành (cho vị ấy). Vị ấy rèn luyện, tu tập, làm cho sung mãn đạo lộ ấy. Trong khi vị ấy rèn luyện, tu tập, làm cho sung mãn đạo lộ ấy, các sự ràng buộc được dứt bỏ, các ngủ ngầm được chấm dứt (đối với vị ấy).
Này các đại đức, còn có điều khác nữa là vị tỳ khưu tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung. Trong khi vị ấy tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung, đạo lộ được hình thành (cho vị ấy). Vị ấy rèn luyện, tu tập, làm cho sung mãn đạo lộ ấy. Trong khi vị ấy rèn luyện, tu tập, làm cho sung mãn đạo lộ ấy, các sự ràng buộc được dứt bỏ, các ngủ ngầm được chấm dứt (đối với vị ấy).
Này các đại đức, còn có điều khác nữa là (trường hợp) tâm của vị tỳ khưu bị khuấy động bởi sự phóng dật đối với các pháp. Này các đại đức, lúc tâm ấy trụ lại, tập trung lại, được chuyên nhất, được định ở chính nội phần, lúc ấy là thời điểm; đạo lộ được hình thành cho vị ấy. Vị ấy rèn luyện, tu tập, làm cho sung mãn đạo lộ ấy. Trong khi vị ấy rèn luyện, tu tập, làm cho sung mãn đạo lộ ấy, các sự ràng buộc được dứt bỏ, các ngủ ngầm được chấm dứt (đối với vị ấy).
Này các đại đức, bất cứ vị tỳ khưu hoặc tỳ khưu ni nào tuyên bố về phẩm vị A-la-hán ở sự hiện diện của tôi, tất cả đều do bốn đạo lộ này hoặc do một đạo lộ nào đó của bốn đạo lộ này.
Tu tập minh sát có chỉ tịnh đi trước là (có ý nghĩa) thế nào? Do tác động của sự thoát ly, trạng thái chuyên nhất không tán loạn của tâm là định. Về các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy, theo ý nghĩa của sự quán xét là vô thường là minh sát, theo ý nghĩa của sự quán xét là khổ não là minh sát, theo ý nghĩa của sự quán xét là vô ngã là minh sát. Như thế là chỉ tịnh trước, minh sát sau. Vì thế được nói rằng: “Tu tập minh sát có chỉ tịnh đi trước.”
Tu tập: Có bốn sự tu tập: là sự tu tập theo ý nghĩa không vượt trội đối với các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy, là sự tu tập theo ý nghĩa nhất vị đối với các quyền, là sự tu tập theo ý nghĩa khởi động tinh tấn (thích hợp) nhằm đạt đến giải thoát Niết Bàn, là sự tu tập theo ý nghĩa rèn luyện.
Đạo lộ được hình thành: Đạo lộ được hình thành là (có ý nghĩa) thế nào? Chánh kiến theo ý nghĩa nhận thức là đạo lộ được hình thành, chánh tư duy theo ý nghĩa gắn chặt (tâm vào cảnh) là đạo lộ được hình thành, chánh ngữ theo ý nghĩa gìn giữ là đạo lộ được hình thành, chánh nghiệp theo ý nghĩa nguồn sanh khởi là đạo lộ được hình thành, chánh mạng theo ý nghĩa trong sạch là đạo lộ được hình thành, chánh tinh tấn theo ý nghĩa ra sức là đạo lộ được hình thành, chánh niệm theo ý nghĩa thiết lập là đạo lộ được hình thành, chánh định theo ý nghĩa không tản mạn là đạo lộ được hình thành. Đạo lộ được hình thành là (có ý nghĩa) như thế.
‘Vị ấy rèn luyện, tu tập, làm cho sung mãn đạo lộ ấy.’ Rèn luyện: Rèn luyện là (có ý nghĩa) thế nào? Trong khi hướng tâm vị ấy rèn luyện, trong khi nhận biết vị ấy rèn luyện, trong khi nhận thấy vị ấy rèn luyện, trong khi quán xét lại vị ấy rèn luyện, trong khi khẳng định tâm vị ấy rèn luyện, trong khi hướng đến đức tin vị ấy rèn luyện, trong khi ra sức tinh tấn vị ấy rèn luyện, trong khi thiết lập niệm vị ấy rèn luyện, trong khi tập trung tâm vị ấy rèn luyện, trong khi nhận biết bởi tuệ vị ấy rèn luyện, trong khi biết rõ điều cần được biết rõ vị ấy rèn luyện, trong khi biết toàn diện điều cần được biết toàn diện vị ấy rèn luyện, trong khi dứt bỏ điều cần được dứt bỏ vị ấy rèn luyện, trong khi tác chứng điều cần được tác chứng vị ấy rèn luyện. Rèn luyện là (có ý nghĩa) như thế.
Tu tập: Tu tập là (có ý nghĩa) thế nào? Trong khi hướng tâm vị ấy tu tập, trong khi nhận biết vị ấy tu tập, trong khi nhận thấy vị ấy tu tập, trong khi quán xét lại vị ấy tu tập, trong khi khẳng định tâm vị ấy tu tập, trong khi hướng đến đức tin vị ấy tu tập, trong khi ra sức tinh tấn vị ấy tu tập, trong khi thiết lập niệm vị ấy tu tập, trong khi tập trung tâm vị ấy tu tập, trong khi nhận biết bởi tuệ vị ấy tu tập, trong khi biết rõ điều cần được biết rõ vị ấy tu tập, trong khi biết toàn diện điều cần được biết toàn diện vị ấy tu tập, trong khi dứt bỏ điều cần được dứt bỏ vị ấy tu tập, trong khi tu tập điều cần được tu tập vị ấy tu tập, trong khi tác chứng điều cần được tác chứng vị ấy tu tập. Tu tập là (có ý nghĩa) như thế.
Làm cho sung mãn: Làm cho sung mãn là (có ý nghĩa) thế nào? Trong khi hướng tâm vị ấy làm cho sung mãn, trong khi nhận biết vị ấy làm cho sung mãn, trong khi nhận thấy vị ấy làm cho sung mãn, trong khi quán xét lại vị ấy làm cho sung mãn, trong khi khẳng định tâm vị ấy làm cho sung mãn, trong khi hướng đến đức tin vị ấy làm cho sung mãn, trong khi ra sức tinh tấn vị ấy làm cho sung mãn, trong khi thiết lập niệm vị ấy làm cho sung mãn, trong khi tập trung tâm vị ấy làm cho sung mãn, trong khi nhận biết bởi tuệ vị ấy làm cho sung mãn, trong khi biết rõ điều cần được biết rõ vị ấy làm cho sung mãn, trong khi biết toàn diện điều cần được biết toàn diện vị ấy làm cho sung mãn, trong khi dứt bỏ điều cần được dứt bỏ vị ấy làm cho sung mãn, trong khi tu tập điều cần được tu tập vị ấy làm cho sung mãn, trong khi tác chứng điều cần được tác chứng vị ấy làm cho sung mãn. Làm cho sung mãn là (có ý nghĩa) như thế.
Trong khi vị ấy rèn luyện, tu tập, làm cho sung mãn đạo lộ ấy, các ràng buộc được dứt bỏ, các ngủ ngầm được chấm dứt (đối với vị ấy). Các ràng buộc được dứt bỏ, các ngủ ngầm được chấm dứt là (có ý nghĩa) thế nào? Do Đạo Nhập Lưu, ba sự ràng buộc này được dứt bỏ là thân kiến, hoài nghi, sự cố chấp vào giới và nghi thức, hai ngủ ngầm này được chấm dứt là kiến ngủ ngầm, hoài nghi ngủ ngầm. Do Đạo Nhất Lai, hai sự ràng buộc này được dứt bỏ là ràng buộc của ái dục và ràng buộc của bất bình có tính chất thô thiển, hai ngủ ngầm này được chấm dứt là ái dục ngủ ngầm và bất bình ngủ ngầm có tính chất thô thiển. Do Đạo Bất Lai, hai sự ràng buộc này được dứt bỏ là ràng buộc của ái dục và ràng buộc của bất bình có tính chất vi tế, hai ngủ ngầm này được chấm dứt là ái dục ngủ ngầm và bất bình ngủ ngầm có tính chất vi tế. Do Đạo A-la-hán, năm sự ràng buộc này được dứt bỏ là ái sắc, ái vô sắc, ngã mạn, phóng dật, vô minh, ba ngủ ngầm này được chấm dứt là ngã mạn ngủ ngầm, ái hữu ngủ ngầm, vô minh ngủ ngầm. Các sự ràng buộc được dứt bỏ, các ngủ ngầm được chấm dứt là (có ý nghĩa) như thế.
Do tác động của sự không sân độc, trạng thái chuyên nhất không tản mạn của tâm là định ...(như trên)... Do tác động của sự nghĩ tưởng về ánh sáng, trạng thái chuyên nhất không tản mạn của tâm là định ...(như trên)... Có sự quán xét về từ bỏ do tác động của hơi thở vào, có sự quán xét về từ bỏ do tác động của hơi thở ra, trạng thái chuyên nhất không tản mạn của tâm là định. Về các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy, theo ý nghĩa của sự quán xét là vô thường là minh sát, theo ý nghĩa của sự quán xét là khổ não là minh sát, theo ý nghĩa của sự quán xét là vô ngã là minh sát. Như thế là chỉ tịnh trước, minh sát sau. Vì thế được nói rằng: “Tu tập minh sát có chỉ tịnh đi trước.”
Tu tập: Có bốn sự tu tập: là sự tu tập theo ý nghĩa không vượt trội đối với các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy, là sự tu tập theo ý nghĩa nhất vị đối với các quyền, là sự tu tập theo ý nghĩa khởi động tinh tấn (thích hợp) nhằm đạt đến giải thoát Niết Bàn, là sự tu tập theo ý nghĩa rèn luyện.
Đạo lộ được hình thành: Đạo lộ được hình thành là (có ý nghĩa) thế nào? Chánh kiến theo ý nghĩa nhận thức là đạo lộ được hình thành, chánh tư duy theo ý nghĩa gắn chặt (tâm vào cảnh) là đạo lộ được hình thành, ...(như trên)... chánh định theo ý nghĩa không tản mạn là đạo lộ được hình thành. Đạo lộ được hình thành là (có ý nghĩa) như thế.
‘Vị ấy rèn luyện, tu tập, làm cho sung mãn đạo lộ ấy.’ Rèn luyện: Rèn luyện là (có ý nghĩa) thế nào? Trong khi hướng tâm vị ấy rèn luyện, trong khi nhận biết ...(nt)... trong khi tác chứng điều cần được tác chứng vị ấy rèn luyện. Rèn luyện là (có ý nghĩa) như thế.
Tu tập: Tu tập là (có ý nghĩa) thế nào? Trong khi hướng tâm vị ấy tu tập, trong khi nhận biết vị ấy tu tập ...(như trên)... trong khi tác chứng điều cần được tác chứng vị ấy tu tập. Tu tập là (có ý nghĩa) như thế.
Làm cho sung mãn: Làm cho sung mãn là (có ý nghĩa) thế nào? Trong khi hướng tâm vị ấy làm cho sung mãn, trong khi nhận biết ...(như trên)... trong khi tác chứng điều cần được tác chứng vị ấy làm cho sung mãn. Làm cho sung mãn là (có ý nghĩa) như thế.
Trong khi vị ấy rèn luyện, tu tập, làm cho sung mãn đạo lộ ấy, các ràng buộc được dứt bỏ, các ngủ ngầm được chấm dứt (đối với vị ấy): Các ràng buộc được dứt bỏ, các ngủ ngầm được chấm dứt là (có ý nghĩa) thế nào? Do Đạo Nhập Lưu, ba sự ràng buộc này được dứt bỏ là thân kiến, hoài nghi, sự cố chấp vào giới và nghi thức, hai ngủ ngầm này được chấm dứt là kiến ngủ ngầm, hoài nghi ngủ ngầm. Do Đạo Nhất Lai, hai sự ràng buộc này được dứt bỏ là ràng buộc của ái dục và ràng buộc của bất bình có tính chất thô thiển, hai ngủ ngầm này được chấm dứt là ái dục ngủ ngầm và bất bình ngủ ngầm có tính chất thô thiển. Do Đạo Bất Lai, hai sự ràng buộc này được dứt bỏ là ràng buộc của ái dục và ràng buộc của bất bình có tính chất vi tế, hai ngủ ngầm này được chấm dứt là ái dục ngủ ngầm và bất bình ngủ ngầm có tính chất vi tế. Do Đạo A-la-hán, năm sự ràng buộc này được dứt bỏ là ái sắc, ái vô sắc, ngã mạn, phóng dật, vô minh, ba ngủ ngầm này được chấm dứt là ngã mạn ngủ ngầm, ái hữu ngủ ngầm, vô minh ngủ ngầm. Các ràng buộc được dứt bỏ, các ngủ ngầm được chấm dứt là (có ý nghĩa) như thế.
Tu tập minh sát có chỉ tịnh đi trước là (có ý nghĩa) như thế.
Tu tập chỉ tịnh có minh sát đi trước là (có ý nghĩa) thế nào? Với ý nghĩa của sự quán xét là vô thường là minh sát, với ý nghĩa của sự quán xét là khổ não là minh sát, với ý nghĩa của sự quán xét là vô ngã là minh sát. Do xả ly là đối tượng của các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy, trạng thái chuyên nhất không tán loạn của tâm là định. Như thế là minh sát trước, chỉ tịnh sau. Vì thế được nói rằng: “Tu tập chỉ tịnh có minh sát đi trước.”
Tu tập: Có bốn sự tu tập: ...(như trên)... là sự tu tập theo ý nghĩa rèn luyện. Đạo lộ được hình thành: Đạo lộ được hình thành là (có ý nghĩa) thế nào? ...(như trên)... Đạo lộ được hình thành là (có ý nghĩa) như thế. ...(như trên)... Các ràng buộc được dứt bỏ, các ngủ ngầm được chấm dứt là (có ý nghĩa) như thế.
Với ý nghĩa của sự quán xét sắc là vô thường là minh sát, với ý nghĩa của sự quán xét sắc là khổ não là minh sát, với ý nghĩa của sự quán xét sắc là vô ngã là minh sát. Do xả ly là đối tượng của các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy, trạng thái chuyên nhất không tán loạn của tâm là định. Như thế là minh sát trước, chỉ tịnh sau. Vì thế được nói rằng: “Tu tập chỉ tịnh có minh sát đi trước.”
Tu tập: Có bốn sự tu tập: ...(như trên)... là sự tu tập theo ý nghĩa rèn luyện. Đạo lộ được hình thành: Đạo lộ được hình thành là (có ý nghĩa) thế nào? ...(như trên)... Đạo lộ được hình thành là (có ý nghĩa) như thế. ...(như trên)... Các sự ràng buộc được dứt bỏ, các ngủ ngầm được chấm dứt là (có ý nghĩa) như thế.
Với ý nghĩa của sự quán xét thọ ... tưởng ... các hành ... thức ... mắt ... lão tử là vô thường là minh sát ...(nt)... lão tử là khổ não ...(nt)... lão tử là vô ngã là minh sát. Do xả ly là đối tượng của các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy, trạng thái chuyên nhất không tán loạn của tâm là định. Như thế là minh sát trước, chỉ tịnh sau. Vì thế được nói rằng: “Tu tập chỉ tịnh có minh sát đi trước.”
Tu tập: Có bốn sự tu tập: ...(như trên)... là sự tu tập theo ý nghĩa rèn luyện. Đạo lộ được hình thành: Đạo lộ được hình thành là (có ý nghĩa) thế nào? ...(như trên)... Đạo lộ được hình thành là (có ý nghĩa) như thế. ...(như trên)... Các ràng buộc được dứt bỏ, các ngủ ngầm được chấm dứt là (có ý nghĩa) như thế.
Tu tập chỉ tịnh có minh sát đi trước là (có ý nghĩa) như thế.
Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung là (có ý nghĩa) thế nào? Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo 16 biểu hiện: theo ý nghĩa đối tượng, theo ý nghĩa hành xứ, theo ý nghĩa dứt bỏ, theo ý nghĩa buông bỏ, theo ý nghĩa thoát ra, theo ý nghĩa ly khai, theo ý nghĩa an tịnh, theo ý nghĩa cao quý, theo ý nghĩa được giải thoát, theo ý nghĩa vô lậu, theo ý nghĩa vượt qua, theo ý nghĩa vô tướng, theo ý nghĩa vô nguyện, theo ý nghĩa không tánh, theo ý nghĩa nhất vị, theo ý nghĩa không vượt trội, theo ý nghĩa kết hợp chung.
Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa đối tượng là (có ý nghĩa) thế nào? Đối với vị đang dứt bỏ phóng dật, trạng thái chuyên nhất không tán loạn của tâm là định có sự diệt tận là đối tượng. Đối với vị đang dứt bỏ vô minh, minh sát theo ý nghĩa quán xét có sự diệt tận là đối tượng. Như thế, chỉ tịnh và minh sát theo ý nghĩa đối tượng là có nhất vị, được kết hợp chung, không vượt trội lẫn nhau. Vì thế, được nói rằng: “Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa của cảnh (đối tượng).”
Tu tập: Có bốn sự tu tập: ...(như trên)... là sự tu tập theo ý nghĩa rèn luyện. Đạo lộ được hình thành: Đạo lộ được hình thành là (có ý nghĩa) thế nào? ...(như trên)... Đạo lộ được hình thành là (có ý nghĩa) như thế. ...(như trên)... Các ràng buộc được dứt bỏ, các ngủ ngầm được chấm dứt là (có ý nghĩa) như thế. Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa của cảnh (đối tượng) là (có ý nghĩa) như thế.
Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa hành xứ là (có ý nghĩa) thế nào? Đối với vị đang dứt bỏ phóng dật, trạng thái chuyên nhất không tán loạn của tâm là định có sự diệt tận là hành xứ. Đối với vị đang dứt bỏ vô minh, minh sát theo ý nghĩa quán xét có sự diệt tận là hành xứ. Như thế, chỉ tịnh và minh sát theo ý nghĩa hành xứ là có nhất vị, được kết hợp chung, không vượt trội lẫn nhau. Vì thế, được nói rằng: “Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa hành xứ.” Tu tập: ...(như trên)...
Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa dứt bỏ là (có ý nghĩa) thế nào? Đối với vị đang dứt bỏ các phiền não đi cùng với phóng dật và (đang dứt bỏ) các uẩn, trạng thái chuyên nhất không tán loạn của tâm là định có sự diệt tận là hành xứ. Đối với vị đang dứt bỏ các phiền não đi cùng với vô minh và (đang dứt bỏ) các uẩn, minh sát theo ý nghĩa quán xét có sự diệt tận là hành xứ. Như thế, chỉ tịnh và minh sát theo ý nghĩa dứt bỏ là có nhất vị, được kết hợp chung, không vượt trội lẫn nhau. Vì thế, được nói rằng: “Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa dứt bỏ.” ...(như trên)...
Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa buông bỏ là (có ý nghĩa) thế nào? Đối với vị đang buông bỏ các phiền não đi cùng với phóng dật và (buông bỏ) các uẩn, trạng thái chuyên nhất không tán loạn của tâm là định có sự diệt tận là hành xứ. Đối với vị đang buông bỏ các phiền não đi cùng với vô minh và (buông bỏ) các uẩn, minh sát theo ý nghĩa quán xét có sự diệt tận là hành xứ. Như thế, chỉ tịnh và minh sát theo ý nghĩa buông bỏ là có nhất vị, được kết hợp chung, không vượt trội lẫn nhau. Vì thế, được nói rằng: “Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa buông bỏ.” ...(như trên)...
Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa thoát ra là (có ý nghĩa) thế nào? Đối với vị đang thoát ra khỏi các phiền não đi cùng với phóng dật và (thoát ra khỏi) các uẩn, trạng thái chuyên nhất không tán loạn của tâm là định có sự diệt tận là hành xứ. Đối với vị đang thoát ra khỏi các phiền não đi cùng với vô minh và (thoát ra khỏi) các uẩn, minh sát theo ý nghĩa quán xét có sự diệt tận là hành xứ. Như thế, chỉ tịnh và minh sát theo ý nghĩa thoát ra là có nhất vị, được kết hợp chung, không vượt trội lẫn nhau. Vì thế, được nói rằng: “Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa thoát ra.” ...(như trên)...
Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa ly khai là (có ý nghĩa) thế nào? Đối với vị đang ly khai các phiền não đi cùng với phóng dật và (ly khai) các uẩn, trạng thái chuyên nhất không tán loạn của tâm là định có sự diệt tận là hành xứ. Đối với vị đang ly khai các phiền não đi cùng với vô minh và (ly khai) các uẩn, minh sát theo ý nghĩa quán xét có sự diệt tận là hành xứ. Như thế, chỉ tịnh và minh sát theo ý nghĩa ly khai là có nhất vị, được kết hợp chung, không vượt trội lẫn nhau. Vì thế, được nói rằng: “Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa ly khai.” ...(như trên)...
Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa an tịnh là (có ý nghĩa) thế nào? Đối với vị đang dứt bỏ phóng dật, trạng thái chuyên nhất không tán loạn của tâm là định, là an tịnh, có sự diệt tận là hành xứ. Đối với vị đang dứt bỏ vô minh, minh sát theo ý nghĩa quán xét là an tịnh có sự diệt tận là hành xứ. Như thế, chỉ tịnh và minh sát theo ý nghĩa an tịnh là có nhất vị, được kết hợp chung, không vượt trội lẫn nhau. Vì thế, được nói rằng: “Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa an tịnh.” ...(như trên)...
Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa cao quý là (có ý nghĩa) thế nào? Đối với vị đang dứt bỏ phóng dật, trạng thái chuyên nhất không tán loạn của tâm là định, là cao quý, có sự diệt tận là hành xứ. Đối với vị đang dứt bỏ vô minh, minh sát theo ý nghĩa quán xét là cao quý có sự diệt tận là hành xứ. Như thế, chỉ tịnh và minh sát theo ý nghĩa cao quý là có nhất vị, được kết hợp chung, không vượt trội lẫn nhau. Vì thế, được nói rằng: “Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa cao quý.” ...(như trên)...
Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa được giải thoát là (có ý nghĩa) thế nào? Đối với vị đang dứt bỏ phóng dật, trạng thái chuyên nhất không tán loạn của tâm là định, là được giải thoát khỏi dục lậu, có sự diệt tận là hành xứ. Đối với vị đang dứt bỏ vô minh, minh sát theo ý nghĩa quán xét là được giải thoát khỏi các vô minh lậu, có sự diệt tận là hành xứ. Như thế, sự ly tham ái khỏi các tham ái là sự giải thoát của tâm, sự ly tham ái khỏi vô minh là sự giải thoát của tuệ. Như thế, chỉ tịnh và minh sát theo ý nghĩa được giải thoát là có nhất vị, được kết hợp chung, không vượt trội lẫn nhau. Vì thế, được nói rằng: “Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa được giải thoát.” ...(như trên)...
Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa vô lậu là (có ý nghĩa) thế nào? Đối với vị đang dứt bỏ phóng dật, trạng thái chuyên nhất không tán loạn của tâm là định, là vô lậu đối với dục lậu, có sự diệt tận là hành xứ. Đối với vị đang dứt bỏ vô minh, minh sát theo ý nghĩa quán xét là vô lậu đối với vô minh lậu, có sự diệt tận là hành xứ. Như thế, chỉ tịnh và minh sát theo ý nghĩa vô lậu là có nhất vị, được kết hợp chung, không vượt trội lẫn nhau. Vì thế, được nói rằng: “Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa vô lậu.” ...(như trên)...
Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa vượt qua là (có ý nghĩa) thế nào? Đối với vị đang vượt qua các phiền não đi cùng với phóng dật và (vượt qua) các uẩn, trạng thái chuyên nhất không tán loạn của tâm là định có sự diệt tận là hành xứ. Đối với vị đang vượt qua các phiền não đi cùng với vô minh và (vượt qua) các uẩn, minh sát theo ý nghĩa quán xét có sự diệt tận là hành xứ. Như thế, chỉ tịnh và minh sát theo ý nghĩa vượt qua là có nhất vị, được kết hợp chung, không vượt trội lẫn nhau. Vì thế, được nói rằng: “Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa vượt qua.” ...(như trên)...
Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa vô tướng là (có ý nghĩa) thế nào? Đối với vị đang dứt bỏ phóng dật, trạng thái chuyên nhất không tán loạn của tâm là định, là vô tướng đối với tất cả các hiện tướng, có sự diệt tận là hành xứ. Đối với vị đang dứt bỏ vô minh, minh sát theo ý nghĩa quán xét là vô tướng đối với tất cả các hiện tướng, có sự diệt tận là hành xứ. Như thế, chỉ tịnh và minh sát theo ý nghĩa vô tướng là có nhất vị, được kết hợp chung, không vượt trội lẫn nhau. Vì thế, được nói rằng: “Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa vô tướng.” ...(như trên)...
Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa vô nguyện là (có ý nghĩa) thế nào? Đối với vị đang dứt bỏ phóng dật, trạng thái chuyên nhất không tán loạn của tâm là định, là vô nguyện đối với tất cả các nguyện ước, có sự diệt tận là hành xứ. Đối với vị đang dứt bỏ vô minh, minh sát theo ý nghĩa quán xét là vô nguyện đối với tất cả các nguyện ước, có sự diệt tận là hành xứ. Như thế, chỉ tịnh và minh sát theo ý nghĩa vô nguyện là có nhất vị, được kết hợp chung, không vượt trội lẫn nhau. Vì thế, được nói rằng: “Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa vô nguyện.” ...(như trên)...
Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa không tánh là (có ý nghĩa) thế nào? Đối với vị đang dứt bỏ phóng dật, trạng thái chuyên nhất không tán loạn của tâm là định, là không đối với tất cả các cố chấp, có sự diệt tận là hành xứ. Đối với vị đang dứt bỏ vô minh, minh sát theo ý nghĩa quán xét là không đối với tất cả các cố chấp, có sự diệt tận là hành xứ. Như thế, chỉ tịnh và minh sát theo ý nghĩa không tánh là có nhất vị, được kết hợp chung, không vượt trội lẫn nhau. Vì thế, được nói rằng: “Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa không tánh.” ...(như trên)...
Tu tập: Có bốn sự tu tập: là sự tu tập theo ý nghĩa không vượt trội đối với các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy, là sự tu tập theo ý nghĩa nhất vị đối với các quyền, là sự tu tập theo ý nghĩa khởi động tinh tấn (thích hợp) nhằm đạt đến giải thoát Niết Bàn, là sự tu tập theo ý nghĩa rèn luyện.
Đạo lộ được hình thành: Đạo lộ được hình thành là (có ý nghĩa) thế nào? ...(như trên)... Đạo lộ được hình thành là (có ý nghĩa) như thế. ...(như trên)... Các sự ràng buộc được dứt bỏ, các ngủ ngầm được chấm dứt là (có ý nghĩa) như thế.
Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa không tánh là (có ý nghĩa) như thế.
Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo 16 biểu hiện là (có ý nghĩa) như thế.
Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung là (có ý nghĩa) như thế.
Tâm của vị tỳ khưu bị khuấy động bởi sự phóng dật đối với các pháp là (có ý nghĩa) thế nào? Đối với vị đang tác ý vô thường, có ánh sáng sanh lên. (Hành giả) hướng tâm đến ánh sáng rằng: ‘Ánh sáng là pháp;’ sự tản mạn do việc ấy là phóng dật. Do sự phóng dật ấy, (hành giả), có tâm bị khuấy động, không nhận biết đúng theo thực thể về sự thiết lập là vô thường, không nhận biết đúng theo thực thể về sự thiết lập là khổ não, không nhận biết đúng theo thực thể về sự thiết lập là vô ngã. Vì thế, được nói rằng: “Tâm bị khuấy động bởi sự phóng dật đối với các pháp. Lúc ấy là thời điểm là lúc tâm ấy trụ lại, tập trung lại, được chuyên nhất, được định ngay ở nội phần.”
Đạo lộ được hình thành cho vị ấy: Đạo lộ được hình thành là (có ý nghĩa) thế nào? ...(như trên)... Đạo lộ được hình thành là (có ý nghĩa) như thế. ...(như trên)... Các sự ràng buộc được dứt bỏ, các ngủ ngầm được chấm dứt là (có ý nghĩa) như thế.
Đối với vị đang tác ý vô thường, có trí sanh lên ... có hỷ sanh lên ... có tịnh sanh lên ... có lạc sanh lên ... có sự cương quyết sanh lên ... có sự ra sức sanh lên ... có sự thiết lập sanh lên ... có xả sanh lên ... có ao ước sanh lên. (Hành giả) hướng tâm đến sự ao ước rằng: ‘Ao ước là pháp;’ sự tản mạn do việc ấy là phóng dật. Do sự phóng dật ấy, (hành giả), có tâm bị khuấy động, không nhận biết đúng theo thực thể về sự thiết lập là vô thường, không nhận biết đúng theo thực thể về sự thiết lập là khổ não, không nhận biết đúng theo thực thể về sự thiết lập là vô ngã. Vì thế, được nói rằng: “Tâm bị khuấy động bởi sự phóng dật đối với các pháp. Lúc tâm ấy trụ lại, tập trung lại, được chuyên nhất, được định ở chính nội phần, lúc ấy là thời điểm.” Đạo lộ được hình thành cho vị ấy: Đạo lộ được hình thành là (có ý nghĩa) thế nào? ...(như trên)... Đạo lộ được hình thành là (có ý nghĩa) như thế. ...(như trên)... Các sự ràng buộc được dứt bỏ, các ngủ ngầm được chấm dứt là (có ý nghĩa) như thế.
Đối với vị đang tác ý khổ não ...(như trên)... Đối với vị đang tác ý vô ngã, có ánh sáng sanh lên ... có trí sanh lên ... có hỷ sanh lên ... có tịnh sanh lên ... có lạc sanh lên ... có sự cương quyết sanh lên ... có sự ra sức sanh lên ... có sự thiết lập sanh lên ... có xả sanh lên ... có ao ước sanh lên. (Hành giả) hướng tâm đến sự ao ước rằng: ‘Ao ước là pháp;’ sự tản mạn do việc ấy là phóng dật. Do sự phóng dật ấy, (hành giả), có tâm bị khuấy động, không nhận biết đúng theo thực thể về sự thiết lập là vô ngã, về sự thiết lập là vô thường, về sự thiết lập là khổ não. Vì thế, được nói rằng: “Tâm bị khuấy động bởi sự phóng dật đối với các pháp ...(như trên)... Các sự ràng buộc được dứt bỏ, các ngủ ngầm được chấm dứt là (có ý nghĩa) như thế.
Đối với vị đang tác ý sắc là vô thường ...(nt)... Đối với vị đang tác ý sắc là khổ não ...(nt)... Đối với vị đang tác ý sắc là vô ngã ...(nt)... Đối với vị đang tác ý thọ ... tưởng ... các hành ... thức ... mắt ... lão tử là vô thường ...(nt)... Đối với vị đang tác ý lão tử là khổ não ...(nt)... Đối với vị đang tác ý lão tử là vô ngã, có ánh sáng sanh lên ... có trí sanh lên ... có hỷ sanh lên ... có tịnh sanh lên ... có lạc sanh lên ... có sự cương quyết sanh lên ... có sự ra sức sanh lên ... có sự thiết lập sanh lên ... có xả sanh lên ... có ao ước sanh lên. (Hành giả) hướng tâm đến sự ao ước rằng: ‘Ao ước là pháp;’ sự tản mạn do việc ấy là phóng dật. Do sự phóng dật ấy, (hành giả), có tâm bị khuấy động, không nhận biết đúng theo thực thể về lão tử có sự thiết lập là vô ngã, không nhận biết đúng theo thực thể về lão tử có sự thiết lập là vô thường, không nhận biết đúng theo thực thể về lão tử có sự thiết lập là khổ não. Vì thế, được nói rằng: “Tâm bị khuấy động bởi sự phóng dật đối với các pháp. Lúc ấy là thời điểm là lúc tâm ấy trụ lại, tập trung lại, được chuyên nhất, được định ngay ở nội phần.”
Đạo lộ được hình thành cho vị ấy: Đạo lộ được hình thành là (có ý nghĩa) thế nào? ...(như trên)... Đạo lộ được hình thành là (có ý nghĩa) như thế. ...(như trên)... Các sự ràng buộc được dứt bỏ, các ngủ ngầm được chấm dứt là (có ý nghĩa) như thế.
Tâm bị khuấy động bởi sự phóng dật đối với các pháp là (có ý nghĩa) như thế.
(1) Rung động về ánh sáng,
về tuệ, và về hỷ,
về tịnh, và về lạc,
bởi chúng tâm xao động,
(2) Rung động về cương quyết,
ra sức, và thiết lập,
do hướng tâm đến xả,
và ao ước về xả.
(3) Vị nào huân tập tuệ
về mười trường hợp này
biết phóng dật do pháp
không sa vào lầm lẫn.
(4) Bị tản mạn, ô nhiễm,
tu tập tâm đình chỉ;
tản mạn, không ô nhiễm,
tu tập bị thối thất.
(5) Tản mạn, không ô nhiễm,
tu tập không thối thất,
không tản, tâm vô nhiễm
tu tâm không đình chỉ.
(6) Với bốn trường hợp này,
hiểu rõ mười trường hợp
thâu hẹp và khuấy động
vì tản mạn của tâm.
Phần Giảng về sự Kết Hợp Chung được đầy đủ.
--ooOoo--
Đầy đủ phần duyên khởi: Này các tỳ khưu, đây là bốn thực thể, là không ngoài thực thể, không phải là dị thể. Bốn gì? Này các tỳ khưu, ‘Đây là Khổ,’ điều này là thực thể, điều này là không ngoài thực thể, điều này không phải là dị thể; ‘Đây là nhân sanh Khổ,’ điều này là thực thể, điều này là không ngoài thực thể, điều này không phải là dị thể; ‘Đây là sự diệt tận Khổ,’ điều này là thực thể, điều này là không ngoài thực thể, điều này không phải là dị thể; ‘Đây là sự thực hành đưa đến sự diệt tận Khổ,’ điều này là thực thể, điều này là không ngoài thực thể, điều này không phải là dị thể. Này các tỳ khưu, đây là bốn thực thể, là không ngoài thực thể, không phải là dị thể.
Khổ là chân lý theo ý nghĩa của thực thể là (có ý nghĩa) thế nào? Bốn ý nghĩa về khổ của Khổ là thực thể, là không ngoài thực thể, không phải là dị thể: Ý nghĩa áp bức, ý nghĩa tạo tác, ý nghĩa nóng nảy, ý nghĩa chuyển biến của Khổ; bốn ý nghĩa này về khổ của Khổ là thực thể, là không ngoài thực thể, không phải là dị thể. Khổ là chân lý theo ý nghĩa của thực thể là (có ý nghĩa) như thế.
Nhân sanh (Khổ) là chân lý theo ý nghĩa của thực thể là (có ý nghĩa) thế nào? Bốn ý nghĩa về nhân sanh của nhân sanh (Khổ) là thực thể, là không ngoài thực thể, không phải là dị thể: Ý nghĩa tích lũy (nghiệp), ý nghĩa căn nguyên, ý nghĩa ràng buộc, ý nghĩa vướng bận của nhân sanh (Khổ); bốn ý nghĩa này về nhân sanh của nhân sanh (Khổ) là thực thể, là không ngoài thực thể, không phải là dị thể. Nhân sanh (Khổ) là chân lý theo ý nghĩa của thực thể là (có ý nghĩa) như thế.
Sự diệt tận (Khổ) là chân lý theo ý nghĩa của thực thể là (có ý nghĩa) thế nào? Bốn ý nghĩa về diệt tận của sự diệt tận (Khổ) là thực thể, là không ngoài thực thể, không phải là dị thể: Ý nghĩa xuất ly, ý nghĩa viễn ly, ý nghĩa không tạo tác, ý nghĩa bất tử của sự diệt tận (Khổ); bốn ý nghĩa này về diệt tận của sự diệt tận (Khổ) là thực thể, là không ngoài thực thể, không phải là dị thể. Sự diệt tận (Khổ) là chân lý theo ý nghĩa của thực thể là (có ý nghĩa) như thế.
Đạo là chân lý theo ý nghĩa của thực thể là (có ý nghĩa) thế nào? Bốn ý nghĩa về đạo của Đạo là thực thể, là không ngoài thực thể, không phải là dị thể: Ý nghĩa dẫn xuất, ý nghĩa nguyên nhân, ý nghĩa nhận thức, ý nghĩa pháp chủ đạo của Đạo; bốn ý nghĩa này về đạo của Đạo là thực thể, là không ngoài thực thể, không phải là dị thể. Đạo là chân lý theo ý nghĩa của thực thể là (có ý nghĩa) như thế.
Bốn chân lý có chung một sự thấu triệt là với bao nhiêu biểu hiện? Bốn chân lý có chung một sự thấu triệt là với bốn biểu hiện: theo ý nghĩa thực thể, theo ý nghĩa vô ngã, theo ý nghĩa chân lý, theo ý nghĩa thấu triệt; bốn chân lý được tổng hợp chung lại là với bốn biểu hiện này. Điều nào được tổng hợp chung lại, điều ấy là nhất thể. Nhất thể được thấu triệt bởi một trí, như thế bốn chân lý là có chung một sự thấu triệt.
Bốn chân lý có chung một sự thấu triệt theo ý nghĩa thực thể là (có ý nghĩa) thế nào? Bốn chân lý có chung một sự thấu triệt theo ý nghĩa thực thể là với bốn biểu hiện: Ý nghĩa về khổ của Khổ là ý nghĩa về thực thể, ý nghĩa về nhân sanh của nhân sanh (Khổ) là ý nghĩa về thực thể, ý nghĩa về diệt tận của sự diệt tận (Khổ) là ý nghĩa về thực thể, ý nghĩa về đạo của Đạo là ý nghĩa về thực thể; bốn chân lý được tổng hợp chung lại theo ý nghĩa thực thể là với bốn biểu hiện này. Điều nào được tổng hợp chung lại, điều ấy là nhất thể. Nhất thể được thấu triệt bởi một trí, như thế bốn chân lý là có chung một sự thấu triệt.
Bốn chân lý có chung một sự thấu triệt theo ý nghĩa vô ngã là (có ý nghĩa) thế nào? Bốn chân lý có chung một sự thấu triệt theo ý nghĩa vô ngã là với bốn biểu hiện: Ý nghĩa về khổ của Khổ là ý nghĩa về vô ngã, ý nghĩa về nhân sanh của nhân sanh (Khổ) là ý nghĩa về vô ngã, ý nghĩa về diệt tận của sự diệt tận (Khổ) là ý nghĩa về vô ngã, ý nghĩa về đạo của Đạo là ý nghĩa về vô ngã; bốn chân lý được tổng hợp chung lại theo ý nghĩa vô ngã là với bốn biểu hiện này. Điều nào được tổng hợp chung lại, điều ấy là nhất thể. Nhất thể được thấu triệt bởi một trí, như thế bốn chân lý là có chung một sự thấu triệt.
Bốn chân lý có chung một sự thấu triệt theo ý nghĩa chân lý là (có ý nghĩa) thế nào? Bốn chân lý có chung một sự thấu triệt theo ý nghĩa chân lý là với bốn biểu hiện: Ý nghĩa về khổ của Khổ là ý nghĩa về chân lý, ý nghĩa về nhân sanh của nhân sanh (Khổ) là ý nghĩa về chân lý, ý nghĩa diệt tận của sự diệt tận (Khổ) là ý nghĩa về chân lý, ý nghĩa về đạo của Đạo là ý nghĩa về chân lý; bốn chân lý được tổng hợp chung lại theo ý nghĩa chân lý là với bốn biểu hiện này. Điều nào được tổng hợp chung lại, điều ấy là nhất thể. Nhất thể được thấu triệt bởi một trí, như thế bốn chân lý là có chung một sự thấu triệt.
Bốn chân lý có chung một sự thấu triệt theo ý nghĩa thấu triệt là (có ý nghĩa) thế nào? Bốn chân lý có chung một sự thấu triệt theo ý nghĩa thấu triệt là với bốn biểu hiện: Ý nghĩa về khổ của Khổ là ý nghĩa về thấu triệt, ý nghĩa về nhân sanh của nhân sanh (Khổ) là ý nghĩa về thấu triệt, ý nghĩa diệt tận của sự diệt tận (Khổ) là ý nghĩa về thấu triệt, ý nghĩa về đạo của Đạo là ý nghĩa về thấu triệt; bốn chân lý được tổng hợp chung lại theo ý nghĩa thấu triệt là với bốn biểu hiện này. Điều nào được tổng hợp chung lại, điều ấy là nhất thể. Nhất thể được thấu triệt bởi một trí, như thế bốn chân lý là có chung một sự thấu triệt.
Bốn chân lý có chung một sự thấu triệt là (có ý nghĩa) thế nào? Điều gì là vô thường, điều ấy là khổ não; điều gì là khổ não, điều ấy là vô thường. Điều gì là vô thường và khổ não, điều ấy là vô ngã. Điều gì là vô thường, khổ não, và vô ngã, điều ấy là thực thể. Điều gì là vô thường, khổ não, vô ngã, và thực thể, điều ấy là chân lý. Điều gì là vô thường, khổ não, vô ngã, thực thể, và chân lý, điều ấy là được tổng hợp chung lại. Điều gì được tổng hợp chung lại, điều ấy là nhất thể. Nhất thể được thấu triệt bởi một trí, như thế bốn chân lý là có chung một sự thấu triệt.
Bốn chân lý có chung một sự thấu triệt là với bao nhiêu biểu hiện? Bốn chân lý có chung một sự thấu triệt là với chín biểu hiện: theo ý nghĩa thực thể, theo ý nghĩa vô ngã, theo ý nghĩa chân lý, theo ý nghĩa thấu triệt, theo ý nghĩa biết rõ, theo ý nghĩa biết toàn diện, theo ý nghĩa từ bỏ, theo ý nghĩa tu tập, theo ý nghĩa tác chứng; bốn chân lý có chung một sự thấu triệt là với chín biểu hiện này. Điều gì được tổng hợp chung lại, điều ấy là nhất thể. Nhất thể được thấu triệt bởi một trí, như thế bốn chân lý là có chung một sự thấu triệt.
Bốn chân lý có chung một sự thấu triệt theo ý nghĩa thực thể là (có ý nghĩa) thế nào? Bốn chân lý có chung một sự thấu triệt theo ý nghĩa thực thể là với chín biểu hiện: Ý nghĩa về khổ của Khổ là ý nghĩa về thực thể, ý nghĩa về nhân sanh của nhân sanh (Khổ) là ý nghĩa về thực thể, ý nghĩa về diệt tận của sự diệt tận (Khổ) là ý nghĩa về thực thể, ý nghĩa về đạo của Đạo là ý nghĩa về thực thể, ý nghĩa về biết rõ của thắng trí là ý nghĩa về thực thể, ý nghĩa về biết toàn diện của toàn trí là ý nghĩa về thực thể, ý nghĩa về từ bỏ của sự từ bỏ là ý nghĩa về thực thể, ý nghĩa về tu tập của sự tu tập là ý nghĩa về thực thể, ý nghĩa về tác chứng của sự tác chứng là ý nghĩa về thực thể; bốn chân lý có chung một sự thấu triệt theo ý nghĩa thực thể là với chín biểu hiện này. Điều gì được tổng hợp chung lại, điều ấy là nhất thể. Nhất thể được thấu triệt bởi một trí, như thế bốn chân lý là có chung một sự thấu triệt.
Bốn chân lý có chung một sự thấu triệt theo ý nghĩa vô ngã ... theo ý nghĩa chân lý ... theo ý nghĩa thấu triệt là (có ý nghĩa) thế nào? Bốn chân lý có chung một sự thấu triệt theo ý nghĩa thấu triệt là với chín biểu hiện: Ý nghĩa về khổ của Khổ là ý nghĩa về thấu triệt, ý nghĩa về nhân sanh của nhân sanh (Khổ) là ý nghĩa về thấu triệt, ý nghĩa về diệt tận của sự diệt tận (Khổ) là ý nghĩa về thấu triệt, ý nghĩa về đạo của Đạo là ý nghĩa về thấu triệt, ý nghĩa về biết rõ của thắng trí là ý nghĩa về thấu triệt, ý nghĩa về biết toàn diện của toàn trí là ý nghĩa về thấu triệt, ý nghĩa về từ bỏ của sự từ bỏ là ý nghĩa về thấu triệt, ý nghĩa về tu tập của sự tu tập là ý nghĩa về thấu triệt, ý nghĩa về tác chứng của sự tác chứng là ý nghĩa về thấu triệt; bốn chân lý có chung một sự thấu triệt theo ý nghĩa thấu triệt là với chín biểu hiện này. Điều gì được tổng hợp chung lại, điều ấy là nhất thể. Nhất thể được thấu triệt bởi một trí, như thế bốn chân lý là có chung một sự thấu triệt.
Bốn chân lý có chung một sự thấu triệt là với bao nhiêu biểu hiện? Bốn chân lý có chung một sự thấu triệt là với mười hai biểu hiện: theo ý nghĩa thực thể, theo ý nghĩa vô ngã, theo ý nghĩa chân lý, theo ý nghĩa thấu triệt, theo ý nghĩa biết rõ, theo ý nghĩa biết toàn diện, theo ý nghĩa hiện tượng, theo ý nghĩa sự kiện, theo ý nghĩa điều đã được biết, theo ý nghĩa tác chứng, theo ý nghĩa chạm đến, theo ý nghĩa lãnh hội; bốn chân lý có chung một sự thấu triệt là với mười hai biểu hiện này. Điều gì được tổng hợp chung lại, điều ấy là nhất thể. Nhất thể được thấu triệt bởi một trí, như thế bốn chân lý là có chung một sự thấu triệt.
Bốn chân lý có chung một sự thấu triệt theo ý nghĩa thực thể là (có ý nghĩa) thế nào? Bốn chân lý có chung một sự thấu triệt theo ý nghĩa thực thể là với mười sáu biểu hiện: Ý nghĩa áp bức, ý nghĩa tạo tác, ý nghĩa nóng nảy, ý nghĩa chuyển biến của Khổ là ý nghĩa về thực thể; Ý nghĩa tích lũy (nghiệp), ý nghĩa căn nguyên, ý nghĩa ràng buộc, ý nghĩa vướng bận của nhân sanh (Khổ) là ý nghĩa về thực thể; Ý nghĩa xuất ly, ý nghĩa viễn ly, ý nghĩa không tạo tác, ý nghĩa bất tử của sự diệt tận (Khổ) là ý nghĩa về thực thể; Ý nghĩa dẫn xuất, ý nghĩa nguyên nhân, ý nghĩa nhận thức, ý nghĩa pháp chủ đạo của Đạo là ý nghĩa về thực thể; bốn chân lý có chung một sự thấu triệt theo ý nghĩa thực thể là với mười sáu biểu hiện này. Điều gì được tổng hợp chung lại, điều ấy là nhất thể. Nhất thể được thấu triệt bởi một trí, như thế bốn chân lý là có chung một sự thấu triệt.
Bốn chân lý có chung một sự thấu triệt theo ý nghĩa vô ngã ... theo ý nghĩa chân lý ... theo ý nghĩa thấu triệt ... theo ý nghĩa biết rõ ... theo ý nghĩa biết toàn diện ... theo ý nghĩa hiện tượng ... theo ý nghĩa sự kiện ... theo ý nghĩa điều đã được biết ... theo ý nghĩa tác chứng ... theo ý nghĩa chạm đến ... theo ý nghĩa lãnh hội là (có ý nghĩa) thế nào? Bốn chân lý có chung một sự thấu triệt theo ý nghĩa lãnh hội là với 16 biểu hiện: Ý nghĩa áp bức, ý nghĩa tạo tác, ý nghĩa nóng nảy, ý nghĩa chuyển biến của Khổ là ý nghĩa về lãnh hội; Ý nghĩa tích lũy (nghiệp), ý nghĩa căn nguyên, ý nghĩa ràng buộc, ý nghĩa vướng bận của nhân sanh (Khổ) là ý nghĩa về lãnh hội; Ý nghĩa xuất ly, ý nghĩa viễn ly, ý nghĩa không tạo tác, ý nghĩa bất tử của sự diệt tận (Khổ) là ý nghĩa về lãnh hội; Ý nghĩa dẫn xuất, ý nghĩa nguyên nhân, ý nghĩa nhận thức, ý nghĩa pháp chủ đạo của Đạo là ý nghĩa về lãnh hội; bốn chân lý có chung một sự thấu triệt theo ý nghĩa lãnh hội là với 16 biểu hiện này. Điều gì được tổng hợp chung lại, điều ấy là nhất thể. Nhất thể được thấu triệt bởi một trí, như thế bốn chân lý là có chung một sự thấu triệt.
Có bao nhiêu tướng trạng của chân lý? Có hai tướng trạng của chân lý: tướng trạng hữu vi và tướng trạng vô vi; đây là hai tướng trạng của chân lý.
Có bao nhiêu tướng trạng của chân lý? Có sáu tướng trạng của chân lý: Đối với các chân lý hữu vi, sự sanh khởi được nhận biết, sự hoại diệt được nhận biết, khi chúng tồn tại trạng thái biến đổi được nhận biết; đối với chân lý vô vi, sự sanh khởi không được nhận biết, sự hoại diệt không được nhận biết, khi tồn tại trạng thái biến đổi không được nhận biết; đây là sáu tướng trạng của chân lý.
Có bao nhiêu tướng trạng của chân lý? Có mười hai tướng trạng của chân lý: Đối với chân lý về Khổ, sự sanh khởi được nhận biết, sự hoại diệt được nhận biết, khi tồn tại trạng thái biến đổi được nhận biết; đối với chân lý về nhân sanh (Khổ), sự sanh khởi được nhận biết, sự hoại diệt được nhận biết, khi tồn tại trạng thái biến đổi được nhận biết; đối với chân lý về Đạo, sự sanh khởi được nhận biết, sự hoại diệt được nhận biết, khi tồn tại trạng thái biến đổi được nhận biết; đối với chân lý về sự diệt tận (Khổ), không sự sanh khởi được nhận biết, không sự hoại diệt được nhận biết, khi tồn tại không trạng thái biến đổi được nhận biết; đây là mười hai tướng trạng của chân lý.
Thuộc về bốn chân lý, có bao nhiêu là thiện, có bao nhiêu là bất thiện, có bao nhiêu là vô ký? Chân lý về nhân sanh (Khổ) là bất thiện, chân lý về Đạo là thiện, chân lý về sự diệt tận là vô ký, chân lý về Khổ có thể là thiện, có thể là bất thiện, có thể là vô ký.
Có thể ba chân lý được tổng hợp với một chân lý, một chân lý được tổng hợp với ba chân lý về phương diện nền tảng theo thứ lớp?
Có thể: Có thể là (có ý nghĩa) thế nào? (Nếu) chân lý về Khổ là bất thiện và chân lý về nhân sanh (Khổ) là bất thiện; như vậy theo ý nghĩa của bất thiện, hai chân lý được tổng hợp với một chân lý, một chân lý được tổng hợp với hai chân lý. (Nếu) chân lý về Khổ là thiện và chân lý về Đạo là thiện; như vậy theo ý nghĩa của thiện, hai chân lý được tổng hợp với một chân lý, một chân lý được tổng hợp với hai chân lý. (Nếu) chân lý về Khổ là vô ký và chân lý về sự diệt tận (Khổ) là vô ký; như vậy theo ý nghĩa của vô ký, hai chân lý được tổng hợp với một chân lý, một chân lý được tổng hợp với hai chân lý. Như vậy, có thể ba chân lý được tổng hợp với một chân lý, một chân lý được tổng hợp với ba chân lý về phương diện nền tảng theo thứ lớp.
[Duyên khởi ở Sāvatthī]
Này các tỳ khưu, trước lúc Toàn Giác, khi hãy còn là Bồ Tát chưa thành Chánh Đẳng Giác, điều này đã khởi đến ta: Đối với sắc, điều gì là khoái lạc, điều gì là tai hại, điều gì là xuất ly? Đối với thọ, điều gì là khoái lạc, điều gì là tai hại, điều gì là xuất ly? Đối với tưởng, điều gì là khoái lạc, điều gì là tai hại, điều gì là xuất ly? Đối với các hành, điều gì là khoái lạc, điều gì là tai hại, điều gì là xuất ly? Đối với thức, điều gì là khoái lạc, điều gì là tai hại, điều gì là xuất ly?
Này các tỳ khưu, điều này đã khởi đến ta đây: Tùy thuận vào sắc, lạc và hỷ tâm sanh lên; điều này là khoái lạc của sắc. Sắc là vô thường, là khổ não, có hiện tượng chuyển biến; điều này là tai hại của sắc. Sự loại bỏ ước muốn và tham ái ở sắc, sự từ bỏ ước muốn và tham ái ở sắc; điều này là xuất ly khỏi sắc. Tùy thuận vào thọ ... Tùy thuận vào tưởng ... Tùy thuận vào các hành ... Tùy thuận vào thức, lạc và hỷ tâm sanh lên; điều này là khoái lạc của thức. Thức là vô thường, là khổ não, có hiện tượng chuyển biến; điều này là tai hại của thức. Sự loại bỏ ước muốn và tham ái ở thức, sự từ bỏ ước muốn và tham ái ở thức; điều này là xuất ly khỏi thức.
Này các tỳ khưu, cho đến khi nào ta chưa biết rõ đúng theo thực thể khoái lạc là khoái lạc, tai hại là tai hại, xuất ly là xuất ly đối với năm thủ uẩn này là như vầy, này các tỳ khưu, cho đến khi ấy ta chưa công bố là ‘Đã hoàn toàn giác ngộ quả vô thượng Chánh Đẳng Giác’ ở thế gian tính luôn cõi chư thiên, cõi Ma Vương, cõi Phạm thiên, cho đến dòng dõi Sa-môn, Bà-la-môn, chư thiên và loài người. Này các tỳ khưu, và đến khi ta đã biết rõ đúng theo thực thể khoái lạc là khoái lạc, tai hại là tai hại, xuất ly là xuất ly đối với năm thủ uẩn này là như vầy, này các tỳ khưu, khi ấy ta đã công bố là ‘Đã hoàn toàn giác ngộ quả vô thượng Chánh Đẳng Giác’ ở thế gian tính luôn cõi chư thiên, cõi Ma Vương, cõi Phạm thiên, cho đến dòng dõi Sa-môn, Bà-la-môn, chư thiên và loài người. Hơn nữa, sự biết và thấy đã sanh khởi đến ta rằng: ‘Sự giải thoát của ta là không thể thay đổi. Đây là lần sanh cuối cùng, giờ không còn tái sanh nữa.’
‘Tùy thuận vào sắc, lạc và tâm sanh lên; điều này là sự khoái lạc của sắc,’ như thế sự thấu triệt do dứt bỏ là chân lý về nhân sanh (Khổ). ‘Sắc là vô thường, là khổ não, có hiện tượng chuyển biến; điều này là tai hại của sắc,’ như thế sự thấu triệt do biết toàn diện là chân lý về Khổ. ‘Sự loại bỏ ước muốn và tham ái, sự từ bỏ ước muốn và tham ái ở sắc; điều này là xuất ly khỏi sắc,’ như thế sự thấu triệt do tác chứng là chân lý về sự diệt tận (Khổ). ‘Liên quan ba sự kiện này, có sự nhận thức, suy nghĩ, lời nói, hành động, sự nuôi mạng, sự tinh tấn, niệm, định ,’[1]như thế sự thấu triệt do tu tập là chân lý về Đạo.
‘Tùy thuận vào thọ, ...(như trên)... Tùy thuộc vào tưởng, ...(như trên)... Tùy thuộc vào các hành, ...(như trên)... Tùy thuộc vào thức, lạc và hỷ tâm sanh lên; điều này là sự khoái lạc của thức,’ như thế sự thấu triệt do dứt bỏ là chân lý về nhân sanh (Khổ). ‘Thức là vô thường, là khổ não, có hiện tượng chuyển biến; điều này là tai hại của thức,’ như thế sự thấu triệt do biết toàn diện là chân lý về Khổ. ‘Sự loại bỏ ước muốn và tham ái ở thức, sự từ bỏ ước muốn và tham ái ở thức; điều này là xuất ly khỏi thức,’ như thế sự thấu triệt do tác chứng là chân lý về sự diệt tận (Khổ). ‘Liên quan ba sự kiện này, có sự nhận thức, suy nghĩ, lời nói, hành động, sự nuôi mạng, sự tinh tấn, niệm, định,’ như thế sự thấu triệt do tu tập là chân lý về Đạo.
Chân lý: Chân lý là theo bao nhiêu biểu hiện? Là theo ý nghĩa tầm cầu, theo ý nghĩa nắm giữ, theo ý nghĩa thấu triệt.
Chân lý theo ý nghĩa tầm cầu là (có ý nghĩa) thế nào? Lão tử có điều gì là căn nguyên, có điều gì là nhân sanh, có điều gì là sanh chủng, có điều gì là nguồn phát khởi? Chân lý theo ý nghĩa tầm cầu là (có ý nghĩa) như thế.
Lão tử có sanh là căn nguyên, có sanh là nhân sanh, có sanh là sanh chủng, có sanh là nguồn phát khởi; chân lý theo ý nghĩa nắm giữ là (có ý nghĩa) như thế. Nhận biết lão tử, nhận biết nhân sanh của lão tử, nhận biết sự diệt tận của lão tử, nhận biết sự thực hành đưa đến sự diệt tận của lão tử; chân lý theo ý nghĩa thấu triệt là (có ý nghĩa) như thế.
Sanh có điều gì là căn nguyên, có điều gì là nhân sanh, có điều gì là sanh chủng, có điều gì là nguồn phát khởi? Chân lý theo ý nghĩa tầm cầu là (có ý nghĩa) như thế. Sanh có hữu là căn nguyên, có hữu là nhân sanh, có hữu là sanh chủng, có hữu là nguồn phát khởi; chân lý theo ý nghĩa nắm giữ là (có ý nghĩa) như thế. Nhận biết sanh, nhận biết nhân sanh của sanh, nhận biết sự diệt tận của sanh, nhận biết sự thực hành đưa đến sự diệt tận của sanh; chân lý theo ý nghĩa thấu triệt là (có ý nghĩa) như thế.
Hữu có điều gì là căn nguyên, có điều gì là nhân sanh, có điều gì là sanh chủng, có điều gì là nguồn phát khởi? Chân lý theo ý nghĩa tầm cầu là (có ý nghĩa) như thế. Hữu có thủ là căn nguyên, có thủ là nhân sanh, có thủ là sanh chủng, có thủ là nguồn phát khởi; chân lý theo ý nghĩa nắm giữ là (có ý nghĩa) như thế. Nhận biết hữu, nhận biết nhân sanh của hữu, nhận biết sự diệt tận của hữu, nhận biết sự thực hành đưa đến sự diệt tận của hữu; chân lý theo ý nghĩa thấu triệt là (có ý nghĩa) như thế.
Thủ có điều gì là căn nguyên, có điều gì là nhân sanh, có điều gì là sanh chủng, có điều gì là nguồn phát khởi? Chân lý theo ý nghĩa tầm cầu là (có ý nghĩa) như thế. Thủ có ái là căn nguyên, có ái là nhân sanh, có ái là sanh chủng, có ái là nguồn phát khởi; chân lý theo ý nghĩa nắm giữ là (có ý nghĩa) như thế. Nhận biết thủ, nhận biết nhân sanh của thủ, nhận biết sự diệt tận của thủ, nhận biết sự thực hành đưa đến sự diệt tận của thủ; chân lý theo ý nghĩa thấu triệt là (có ý nghĩa) như thế.
Ái có điều gì là căn nguyên, có điều gì là nhân sanh, có điều gì là sanh chủng, có điều gì là nguồn phát khởi? Chân lý theo ý nghĩa tầm cầu là (có ý nghĩa) như thế. Ái có thọ là căn nguyên, có thọ là nhân sanh, có thọ là sanh chủng, có thọ là nguồn phát khởi; chân lý theo ý nghĩa nắm giữ là (có ý nghĩa) như thế. Nhận biết ái, nhận biết nhân sanh của ái, nhận biết sự diệt tận của ái, nhận biết sự thực hành đưa đến sự diệt tận của ái; chân lý theo ý nghĩa thấu triệt là (có ý nghĩa) như thế.
Thọ có điều gì là căn nguyên, có điều gì là nhân sanh, có điều gì là sanh chủng, có điều gì là nguồn phát khởi? Chân lý theo ý nghĩa tầm cầu là (có ý nghĩa) như thế. Thọ có xúc là căn nguyên, có xúc là nhân sanh, có xúc là sanh chủng, có xúc là nguồn phát khởi; chân lý theo ý nghĩa nắm giữ là (có ý nghĩa) như thế. Nhận biết thọ, nhận biết nhân sanh của thọ, nhận biết sự diệt tận của thọ, nhận biết sự thực hành đưa đến sự diệt tận của thọ; chân lý theo ý nghĩa thấu triệt là (có ý nghĩa) như thế.
Xúc có điều gì là căn nguyên, có điều gì là nhân sanh, có điều gì là sanh chủng, có điều gì là nguồn phát khởi? Chân lý theo ý nghĩa tầm cầu là (có ý nghĩa) như thế. Xúc có sáu xứ là căn nguyên, có sáu xứ là nhân sanh, có sáu xứ là sanh chủng, có sáu xứ là nguồn phát khởi; chân lý theo ý nghĩa nắm giữ là (có ý nghĩa) như thế. Nhận biết xúc, nhận biết nhân sanh của xúc, nhận biết sự diệt tận của xúc, nhận biết sự thực hành đưa đến sự diệt tận của xúc; chân lý theo ý nghĩa thấu triệt là (có ý nghĩa) như thế.
Sáu xứ có điều gì là căn nguyên, có điều gì là nhân sanh, có điều gì là sanh chủng, có điều gì là nguồn phát khởi? Chân lý theo ý nghĩa tầm cầu là (có ý nghĩa) như thế. Sáu xứ có danh sắc là căn nguyên, có danh sắc là nhân sanh, có danh sắc là sanh chủng, có danh sắc là nguồn phát khởi; chân lý theo ý nghĩa nắm giữ là (có ý nghĩa) như thế. Nhận biết sáu xứ, nhận biết nhân sanh của sáu xứ, nhận biết sự diệt tận của sáu xứ, nhận biết sự thực hành đưa đến sự diệt tận của sáu xứ; chân lý theo ý nghĩa thấu triệt là (có ý nghĩa) như thế.
Danh sắc có điều gì là căn nguyên, có điều gì là nhân sanh, có điều gì là sanh chủng, có điều gì là nguồn phát khởi? Chân lý theo ý nghĩa tầm cầu là (có ý nghĩa) như thế. Danh sắc có thức là căn nguyên, có thức là nhân sanh, có thức là sanh chủng, có thức là nguồn phát khởi; chân lý theo ý nghĩa nắm giữ là (có ý nghĩa) như thế. Nhận biết danh sắc, nhận biết nhân sanh của danh sắc, nhận biết sự diệt tận của danh sắc, nhận biết sự thực hành đưa đến sự diệt tận của danh sắc; chân lý theo ý nghĩa thấu triệt là (có ý nghĩa) như thế.
Thức có điều gì là căn nguyên, có điều gì là nhân sanh, có điều gì là sanh chủng, có điều gì là nguồn phát khởi? Chân lý theo ý nghĩa tầm cầu là (có ý nghĩa) như thế. Thức có các hành là căn nguyên, có các hành là nhân sanh, có các hành là sanh chủng, có các hành là nguồn phát khởi; chân lý theo ý nghĩa nắm giữ là (có ý nghĩa) như thế. Nhận biết thức, nhận biết nhân sanh của thức, nhận biết sự diệt tận của thức, nhận biết sự thực hành đưa đến sự diệt tận của thức; chân lý theo ý nghĩa thấu triệt là (có ý nghĩa) như thế.
Các hành có điều gì là căn nguyên, có điều gì là nhân sanh, có điều gì là sanh chủng, có điều gì là nguồn phát khởi? Chân lý theo ý nghĩa tầm cầu là (có ý nghĩa) như thế. Các hành có vô minh là căn nguyên, có vô minh là nhân sanh, có vô minh là sanh chủng, có vô minh là nguồn phát khởi; chân lý theo ý nghĩa nắm giữ là (có ý nghĩa) như thế. Nhận biết các hành, nhận biết nhân sanh của các hành, nhận biết sự diệt tận của các hành, nhận biết sự thực hành đưa đến sự diệt tận của các hành; chân lý theo ý nghĩa thấu triệt là (có ý nghĩa) như thế.
Lão tử là chân lý về Khổ, sanh là chân lý về nhân sanh, sự xuất ly cả hai là chân lý về sự diệt tận, nhận biết về sự diệt tận là chân lý của Đạo. Sanh là chân lý về Khổ, hữu là chân lý về nhân sanh, sự xuất ly cả hai là chân lý về sự diệt tận, nhận biết về sự diệt tận là chân lý của Đạo. Hữu là chân lý về Khổ, thủ là chân lý về nhân sanh, sự xuất ly cả hai là chân lý về sự diệt tận, nhận biết về sự diệt tận là chân lý của Đạo. Thủ là chân lý về Khổ, ái là chân lý về nhân sanh, sự xuất ly cả hai là chân lý về sự diệt tận, nhận biết về sự diệt tận là chân lý của Đạo. Ái là chân lý về Khổ, thọ là chân lý về nhân sanh, sự xuất ly cả hai là chân lý về sự diệt tận, nhận biết về sự diệt tận là chân lý của Đạo. Thọ là chân lý về Khổ, xúc là chân lý về nhân sanh, sự xuất ly cả hai là chân lý về sự diệt tận, nhận biết về sự diệt tận là chân lý của Đạo. Xúc là chân lý về Khổ, sáu xứ là chân lý về nhân sanh, sự xuất ly cả hai là chân lý về sự diệt tận, nhận biết về sự diệt tận là chân lý của Đạo. Sáu xứ là chân lý về Khổ, danh sắc là chân lý về nhân sanh, sự xuất ly cả hai là chân lý về sự diệt tận, nhận biết về sự diệt tận là chân lý của Đạo. Danh sắc là chân lý về Khổ, thức là chân lý về nhân sanh, sự xuất ly cả hai là chân lý về sự diệt tận, nhận biết về sự diệt tận là chân lý của Đạo. Thức là chân lý về Khổ, các hành là chân lý về nhân sanh, sự xuất ly cả hai là chân lý về sự diệt tận, nhận biết về sự diệt tận là chân lý của Đạo. Các hành là chân lý về Khổ, vô minh là chân lý về nhân sanh, sự xuất ly cả hai là chân lý về sự diệt tận, nhận biết về sự diệt tận là chân lý của Đạo.
Lão tử là chân lý về Khổ, sanh có thể là chân lý về Khổ, có thể là chân lý về nhân sanh, sự xuất ly cả hai là chân lý về sự diệt tận, nhận biết về sự diệt tận là chân lý của Đạo. Sanh là chân lý về Khổ, hữu có thể là chân lý về Khổ, có thể là chân lý về nhân sanh, sự xuất ly cả hai là chân lý về sự diệt tận, nhận biết về sự diệt tận là chân lý của Đạo ...(như trên)... Các hành là chân lý về Khổ, vô minh có thể là chân lý về Khổ, có thể là chân lý về nhân sanh, sự xuất ly cả hai là chân lý về sự diệt tận, nhận biết về sự diệt tận là chân lý của Đạo.
Phần Giảng về Chân Lý được đầy đủ.
Tụng Phẩm.
--ooOoo--
[Duyên khởi ở Sāvatthī]
Này các tỳ khưu, có bảy giác chi. Bảy là gì? Niệm giác chi, trạch pháp giác chi, cần giác chi, hỷ giác chi, tịnh giác chi, định giác chi, xả giác chi. Này các tỳ khưu, đây là bảy giác chi.
Các giác chi: Các giác chi là với ý nghĩa gì? ‘Đưa đến giác ngộ’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ (Sơ Đạo)’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ (Nhị Đạo)’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ (Tam Đạo)’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ (Tứ Đạo)’ là các giác chi.[2]
Với ý nghĩa được giác ngộ (Sơ Đạo) là các giác chi. Với ý nghĩa được giác ngộ (Nhị Đạo) là các giác chi. Với ý nghĩa được giác ngộ (Tam Đạo) là các giác chi. Với ý nghĩa được giác ngộ (Tứ Đạo) là các giác chi.
‘Làm cho giác ngộ (Sơ Đạo)’ là các giác chi. ‘Làm cho giác ngộ (Nhị Đạo)’ là các giác chi. ‘Làm cho giác ngộ (Tam Đạo)’ là các giác chi. ‘Làm cho giác ngộ (Tứ Đạo)’ là các giác chi.
Với ý nghĩa làm cho giác ngộ (Sơ Đạo) là các giác chi. Với ý nghĩa làm cho giác ngộ (Nhị Đạo) là các giác chi. Với ý nghĩa làm cho giác ngộ (Tam Đạo) là các giác chi. Với ý nghĩa làm cho giác ngộ (Tứ Đạo) là các giác chi.
Với ý nghĩa góp phần vào việc làm cho giác ngộ (Sơ Đạo) là các giác chi. Với ý nghĩa góp phần vào việc làm cho giác ngộ (Nhị Đạo) là các giác chi. Với ý nghĩa góp phần vào việc làm cho giác ngộ (Tam Đạo) là các giác chi. Với ý nghĩa góp phần vào việc làm cho giác ngộ (Tứ Đạo) là các giác chi.
Với ý nghĩa nhận lãnh tánh giác là các giác chi. Với ý nghĩa tiếp nhận tánh giác là các giác chi. Với ý nghĩa tạo lập tánh giác là các giác chi. Với ý nghĩa thành lập tánh giác là các giác chi. Với ý nghĩa hoàn thành tánh giác là các giác chi. Với ý nghĩa hoàn thiện tánh giác là các giác chi.
Với ý nghĩa của nguồn gốc là các giác chi. Với ý nghĩa hành vi của nguồn gốc là các giác chi. Với ý nghĩa nắm giữ về nguồn gốc là các giác chi. Với ý nghĩa phụ trợ của nguồn gốc là các giác chi. Với ý nghĩa hoàn bị của nguồn gốc là các giác chi. Với ý nghĩa chín muồi của nguồn gốc là các giác chi. Với ý nghĩa phân tích về nguồn gốc là các giác chi. Với ý nghĩa hoàn thành việc phân tích về nguồn gốc là các giác chi. Với ý nghĩa bản chất quyền lực ở việc phân tích về nguồn gốc là các giác chi. Với ý nghĩa đạt đến bản chất quyền lực ở việc phân tích về nguồn gốc là các giác chi.
Với ý nghĩa chủng tử là các giác chi. Với ý nghĩa hành vi của chủng tử là các giác chi. Với ý nghĩa nắm giữ về chủng tử là các giác chi. Với ý nghĩa phụ trợ của chủng tử là các giác chi. Với ý nghĩa hoàn bị của chủng tử là các giác chi. Với ý nghĩa chín muồi của chủng tử là các giác chi. Với ý nghĩa phân tích về chủng tử là các giác chi. Với ý nghĩa hoàn thành việc phân tích về chủng tử là các giác chi. Với ý nghĩa bản chất quyền lực ở việc phân tích về chủng tử là các giác chi. Với ý nghĩa đạt đến bản chất quyền lực ở việc phân tích về chủng tử là các giác chi.
Với ý nghĩa của duyên là các giác chi. Với ý nghĩa hành vi của duyên là các giác chi. Với ý nghĩa nắm giữ về duyên là các giác chi. Với ý nghĩa phụ trợ của duyên là các giác chi. Với ý nghĩa hoàn bị của duyên là các giác chi. Với ý nghĩa chín muồi của duyên là các giác chi. Với ý nghĩa phân tích về duyên là các giác chi. Với ý nghĩa hoàn thành việc phân tích về duyên là các giác chi. Với ý nghĩa bản chất quyền lực ở việc phân tích về duyên là các giác chi. Với ý nghĩa đạt đến bản chất quyền lực ở việc phân tích về duyên là các giác chi.
Với ý nghĩa của sự thanh tịnh là các giác chi. Với ý nghĩa hành vi của sự thanh tịnh là các giác chi. Với ý nghĩa nắm giữ về sự thanh tịnh là các giác chi. Với ý nghĩa phụ trợ của sự thanh tịnh là các giác chi. Với ý nghĩa hoàn bị của sự thanh tịnh là các giác chi. Với ý nghĩa chín muồi của sự thanh tịnh là các giác chi. Với ý nghĩa phân tích về sự thanh tịnh là các giác chi. Với ý nghĩa hoàn thành việc phân tích về sự thanh tịnh là các giác chi. Với ý nghĩa bản chất quyền lực ở việc phân tích về sự thanh tịnh là các giác chi. Với ý nghĩa đạt đến bản chất quyền lực ở việc phân tích về sự thanh tịnh là các giác chi.
Với ý nghĩa của sự không sai trái là các giác chi. Với ý nghĩa hành vi của sự không sai trái là các giác chi. Với ý nghĩa nắm giữ về sự không sai trái là các giác chi. Với ý nghĩa phụ trợ của sự không sai trái là các giác chi. Với ý nghĩa hoàn bị của sự không sai trái là các giác chi. Với ý nghĩa chín muồi của sự không sai trái là các giác chi. Với ý nghĩa phân tích về sự không sai trái là các giác chi. Với ý nghĩa hoàn thành việc phân tích về sự không sai trái là các giác chi. Với ý nghĩa bản chất quyền lực ở việc phân tích về sự không sai trái là các giác chi. Với ý nghĩa đạt đến bản chất quyền lực ở việc phân tích về sự không sai trái là các giác chi.
Với ý nghĩa của sự thoát ly là các giác chi. Với ý nghĩa hành vi của sự thoát ly là các giác chi. Với ý nghĩa nắm giữ về sự thoát ly là các giác chi. Với ý nghĩa phụ trợ của sự thoát ly là các giác chi. Với ý nghĩa hoàn bị của sự thoát ly là các giác chi. Với ý nghĩa chín muồi của sự thoát ly là các giác chi. Với ý nghĩa phân tích về sự thoát ly là các giác chi. Với ý nghĩa hoàn thành việc phân tích về sự thoát ly là các giác chi. Với ý nghĩa bản chất quyền lực ở việc phân tích về sự thoát ly là các giác chi. Với ý nghĩa đạt đến bản chất quyền lực ở việc phân tích về sự thoát ly là các giác chi.
Với ý nghĩa của sự giải thoát là các giác chi. Với ý nghĩa hành vi của sự giải thoát là các giác chi. Với ý nghĩa nắm giữ về sự giải thoát là các giác chi. Với ý nghĩa phụ trợ của sự giải thoát là các giác chi. Với ý nghĩa hoàn bị của sự giải thoát là các giác chi. Với ý nghĩa chín muồi của sự giải thoát là các giác chi. Với ý nghĩa phân tích về sự giải thoát là các giác chi. Với ý nghĩa hoàn thành việc phân tích về sự giải thoát là các giác chi. Với ý nghĩa bản chất quyền lực ở việc phân tích về sự giải thoát là các giác chi. Với ý nghĩa đạt đến bản chất quyền lực ở việc phân tích về sự giải thoát là các giác chi.
Với ý nghĩa vô lậu là các giác chi. Với ý nghĩa hành vi của vô lậu là các giác chi. Với ý nghĩa nắm giữ về vô lậu là các giác chi. Với ý nghĩa phụ trợ của vô lậu là các giác chi. Với ý nghĩa hoàn bị của vô lậu là các giác chi. Với ý nghĩa chín muồi của vô lậu là các giác chi. Với ý nghĩa phân tích về vô lậu là các giác chi. Với ý nghĩa hoàn thành việc phân tích về vô lậu là các giác chi. Với ý nghĩa bản chất quyền lực ở việc phân tích về vô lậu là các giác chi. Với ý nghĩa đạt đến bản chất quyền lực ở việc phân tích về vô lậu là các giác chi.
Với ý nghĩa của sự viễn ly là các giác chi. Với ý nghĩa hành vi của sự viễn ly là các giác chi. Với ý nghĩa nắm giữ về sự viễn ly là các giác chi. Với ý nghĩa phụ trợ của sự viễn ly là các giác chi. Với ý nghĩa hoàn bị của sự viễn ly là các giác chi. Với ý nghĩa chín muồi của sự viễn ly là các giác chi. Với ý nghĩa phân tích về sự viễn ly là các giác chi. Với ý nghĩa hoàn thành việc phân tích về sự viễn ly là các giác chi. Với ý nghĩa bản chất quyền lực ở việc phân tích về sự viễn ly là các giác chi. Với ý nghĩa đạt đến bản chất quyền lực ở việc phân tích về sự viễn ly là các giác chi.
Với ý nghĩa của sự xả ly là các giác chi. Với ý nghĩa hành vi của sự xả ly là các giác chi. Với ý nghĩa nắm giữ về sự xả ly là các giác chi. Với ý nghĩa phụ trợ của sự xả ly là các giác chi. Với ý nghĩa hoàn bị của sự xả ly là các giác chi. Với ý nghĩa chín muồi của sự xả ly là các giác chi. Với ý nghĩa phân tích về sự xả ly là các giác chi. Với ý nghĩa hoàn thành việc phân tích về sự xả ly là các giác chi. Với ý nghĩa bản chất quyền lực ở việc phân tích về sự xả ly là các giác chi. Với ý nghĩa đạt đến bản chất quyền lực ở việc phân tích về sự xả ly là các giác chi.
‘Được giác ngộ ý nghĩa của nguồn gốc’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của chủng tử’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của duyên’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự thanh tịnh’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự không sai trái’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự thoát ly’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự giải thoát’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của vô lậu’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự viễn ly’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự xả ly’ là các giác chi.
‘Được giác ngộ ý nghĩa hành vi của nguồn gốc’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa hành vi của chủng tử’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa hành vi của duyên’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa hành vi của sự thanh tịnh’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa hành vi của sự không sai trái’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa hành vi của sự thoát ly’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa hành vi của sự giải thoát’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa hành vi của vô lậu’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa hành vi của sự viễn ly’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa hành vi của sự xả ly’ là các giác chi.
‘Được giác ngộ ý nghĩa nắm giữ về nguồn gốc’ là các giác chi. ...(nt)... ‘Được giác ngộ ý nghĩa nắm giữ về sự xả ly’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa phụ trợ của nguồn gốc’ là các giác chi. ...(nt)... ‘Được giác ngộ ý nghĩa phụ trợ của sự xả ly’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa hoàn bị của nguồn gốc’ là các giác chi. ...(nt)... ‘Được giác ngộ ý nghĩa hoàn bị của sự xả ly’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa chín muồi của nguồn gốc’ là các giác chi. ...(nt)... ‘Được giác ngộ ý nghĩa chín muồi của sự xả ly’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa phân tích về nguồn gốc’ là các giác chi. ...(nt)... ‘Được giác ngộ ý nghĩa phân tích về sự xả ly’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa hoàn thành việc phân tích về nguồn gốc’ là các giác chi. ...(nt)... ‘Được giác ngộ ý nghĩa hoàn thành việc phân tích về sự xả ly’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa bản chất quyền lực ở việc phân tích về nguồn gốc’ là các giác chi. ...(nt)... ‘Được giác ngộ ý nghĩa bản chất quyền lực ở việc phân tích về sự xả ly’ là các giác chi.
‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự nắm giữ’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự phụ trợ’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự hoàn bị’ ... ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự chuyên nhất’ ... ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự không tản mạn’ ... ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự ra sức’ ... ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự không tán loạn’ ... ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự không xao động’ ... ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự không loạn động’ ... ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự trụ tâm do thiết lập tính nhất thể’ ... ‘Được giác ngộ ý nghĩa của đối tượng (cảnh)’ ... ‘Được giác ngộ ý nghĩa của hành xứ’ ... ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự dứt bỏ’ ... ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự buông bỏ’ ... ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự thoát ra’ ... ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự ly khai’ ... ‘Được giác ngộ ý nghĩa của tịnh’ ... ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự cao quý’ ... ‘Được giác ngộ ý nghĩa của giải thoát’ ... ‘Được giác ngộ ý nghĩa của vô lậu’ ... ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự vượt qua’ ... ‘Được giác ngộ ý nghĩa của vô tướng’ ... ‘Được giác ngộ ý nghĩa của vô nguyện’ ... ‘Được giác ngộ ý nghĩa của không tánh’ ... ‘Được giác ngộ ý nghĩa của nhất vị’ ... ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự không vượt quá’ ... ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự kết hợp chung’ ... ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự dẫn xuất’ ... ‘Được giác ngộ ý nghĩa của chủng tử’ ... ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự nhận thức’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của pháp chủ đạo’ là các giác chi.
‘Được giác ngộ ý nghĩa không tản mạn của chỉ tịnh’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa quán xét của minh sát’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa nhất vị của chỉ tịnh và minh sát’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa không vượt quá của sự kết hợp chung’ là các giác chi.
‘Được giác ngộ ý nghĩa thọ trì của việc học tập’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa hành xứ của đối tượng’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa ra sức đối với tâm bị trì trệ’ ... ‘Được giác ngộ ý nghĩa kiềm chế đối với tâm bị phóng dật’ ... ‘Được giác ngộ ý nghĩa dửng dưng (có trạng thái xả) đối với hai trạng thái (trì trệ và phóng dật) đã được trong sạch’ ... ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự đắc chứng thù thắng’ ... ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự thấu triệt bậc trên’ ... ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự lãnh hội chân lý’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự an lập Niết Bàn’ là các giác chi.
‘Được giác ngộ ý nghĩa cương quyết của tín quyền’ là các giác chi. ...(như trên)... ‘Được giác ngộ ý nghĩa nhận thức của tuệ quyền’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của tính chất không dao động ở sự không có đức tin của tín lực’ là các giác chi. ...(như trên)... ‘Được giác ngộ ý nghĩa của tính chất không dao động ở vô minh của tuệ lực’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa thiết lập của niệm giác chi’ là các giác chi. ...(như trên)... ‘Được giác ngộ ý nghĩa phân biệt rõ của xả giác chi’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa nhận thức của chánh kiến’ là các giác chi. ...(như trên)... ‘Được giác ngộ ý nghĩa không tản mạn của chánh định’ là các giác chi.
‘Được giác ngộ ý nghĩa chủ đạo của các quyền’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa không thể bị lay chuyển của các lực’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa dẫn xuất (ra khỏi luân hồi)’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa chủng tử của Đạo’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa thiết lập của sự thiết lập niệm’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa nỗ lực của các chánh cần’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa thành tựu của các nền tảng của thần thông’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa thực thể của các chân lý’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa tịnh lặng của các việc thực hành (Thánh Đạo)’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa tác chứng của các Quả’ là các giác chi.
‘Được giác ngộ ý nghĩa đưa tâm (đến đối tượng) của tầm’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa khắn khít (vào đối tượng) của tứ’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa lan tỏa của hỷ’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa tràn ngập của lạc’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa chuyên nhất của tâm (định)’ là các giác chi.
‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự hướng tâm’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự nhận biết (của thức)’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự nhận biết (của tuệ)’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự nhận biết (của tưởng)’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự độc nhất’ là các giác chi.
‘Được giác ngộ ý nghĩa đã được biết của sự biết rõ’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa quyết đoán của sự biết toàn diện’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa buông bỏ của sự dứt bỏ’ ... ‘Được giác ngộ ý nghĩa nhất vị của sự tu tập’ ... ‘Được giác ngộ ý nghĩa chạm đến của sự tác chứng’ ... ‘Được giác ngộ ý nghĩa tập hợp của các uẩn’ ... ‘Được giác ngộ ý nghĩa bản thể của các giới’ ... ‘Được giác ngộ ý nghĩa vị thế của các xứ’ ... ‘Được giác ngộ ý nghĩa tạo tác của các pháp hữu vi’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa không tạo tác của Niết Bàn’ là các giác chi.
‘Được giác ngộ ý nghĩa của tâm’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa liên tục của tâm’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa thoát ra của tâm’ ... ‘Được giác ngộ ý nghĩa ly khai của tâm’ ... ‘Được giác ngộ ý nghĩa về chủng tử của tâm’ ... ‘Được giác ngộ ý nghĩa về duyên của tâm’ ... ‘Được giác ngộ ý nghĩa về vật nương của tâm’ ... ‘Được giác ngộ ý nghĩa về lãnh vực của tâm’ ... ‘Được giác ngộ ý nghĩa về cảnh (đối tượng) của tâm’ ... ‘Được giác ngộ ý nghĩa về hành xứ của tâm’ ... ‘Được giác ngộ ý nghĩa về hành vi của tâm’ ... ‘Được giác ngộ ý nghĩa về cảnh (đã đạt đến) của tâm’ ... ‘Được giác ngộ ý nghĩa về sự quyết định của tâm’ ... ‘Được giác ngộ ý nghĩa về sự dẫn xuất (ra khỏi cảnh) của tâm’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa về sự xuất ly của tâm’ là các giác chi.
‘Được giác ngộ ý nghĩa về sự hướng tâm ở nhất thể’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa về sự nhận biết (của thức) ở nhất thể’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa về sự nhận biết (của tuệ) ở nhất thể’ ... ‘Được giác ngộ ý nghĩa về sự nhận biết (của tưởng) ở nhất thể’ ... ‘Được giác ngộ ý nghĩa độc nhất ở nhất thể’ ... ‘Được giác ngộ ý nghĩa về sự bám vào nhất thể’ ... ‘Được giác ngộ ý nghĩa về sự tiến vào nhất thể (đối với sơ thiền)’ ... ‘Được giác ngộ ý nghĩa về sự hoan hỷ ở nhất thể (đối với nhị thiền)’ ... ‘Được giác ngộ ý nghĩa về sự an trụ ở nhất thể (đối với tam thiền)’ ... ‘Được giác ngộ ý nghĩa về sự giải thoát ở nhất thể (đối với tứ thiền)’ ... ‘Được giác ngộ ý nghĩa về sự nhận thức ‘Đây là tịnh’ ở nhất thể’ ... ‘Được giác ngộ ý nghĩa về việc đã được tạo thành phương tiện ở nhất thể’ ... ‘Được giác ngộ ý nghĩa về việc đã được tạo thành nền tảng ở nhất thể’ ... ‘Được giác ngộ ý nghĩa về việc đã được thiết lập ở nhất thể’ ... ‘Được giác ngộ ý nghĩa về việc đã được tích lũy ở nhất thể’ ... ‘Được giác ngộ ý nghĩa về việc đã được khởi đầu tốt đẹp và tĩnh lặng ở nhất thể’ ... ‘Được giác ngộ ý nghĩa về sự nắm giữ ở nhất thể’ ... ‘Được giác ngộ ý nghĩa về sự phụ trợ ở nhất thể’ ... ‘Được giác ngộ ý nghĩa về sự hoàn bị ở nhất thể’ ... ‘Được giác ngộ ý nghĩa về sự liên kết ở nhất thể’ ... ‘Được giác ngộ ý nghĩa về sự khẳng định ở nhất thể’ ... ‘Được giác ngộ ý nghĩa về sự rèn luyện ở nhất thể’ ... ‘Được giác ngộ ý nghĩa về sự tu tập ở nhất thể’ ... ‘Được giác ngộ ý nghĩa về sự làm cho sung mãn ở nhất thể’ ... ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự khéo được hiện khởi ở nhất thể’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự khéo được giải thoát ở nhất thể’ là các giác chi.
‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự được giác ngộ (Sơ Đạo) ở nhất thể’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự được giác ngộ (Nhị Đạo) ở nhất thể’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự được giác ngộ (Tam Đạo) ở nhất thể’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự được giác ngộ (Tứ Đạo) ở nhất thể’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự làm cho giác ngộ (Sơ Đạo) ở nhất thể’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự làm cho giác ngộ (Nhị Đạo) ở nhất thể’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự làm cho giác ngộ (Tam Đạo) ở nhất thể’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự làm cho giác ngộ (Tứ Đạo) ở nhất thể’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự dự phần làm cho giác ngộ (Sơ Đạo) ở nhất thể’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự dự phần làm cho giác ngộ (Nhị Đạo) ở nhất thể’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự dự phần làm cho giác ngộ (Tam Đạo) ở nhất thể’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự dự phần làm cho giác ngộ (Tứ Đạo) ở nhất thể’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự phát quang (Sơ Đạo) ở nhất thể’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự phát quang (Nhị Đạo) ở nhất thể’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự phát quang (Tam Đạo) ở nhất thể’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự phát quang (Tứ Đạo) ở nhất thể’ là các giác chi.
‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự làm sáng tỏ’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự chói sáng’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa thiêu đốt các phiền não’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa không nhơ bẩn’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa tách rời nhơ bẩn’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa hết nhơ bẩn’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của tĩnh lặng’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của thời điểm’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của tách ly’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của hạnh tách ly’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của ly dục’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của hạnh ly dục’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của diệt tận’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của hạnh diệt tận’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của xả ly’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của hạnh xả ly’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của giải thoát’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của hạnh giải thoát’ là các giác chi.
‘Được giác ngộ ý nghĩa của ước muốn’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa nguồn gốc của ước muốn’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa cơ sở của ước muốn’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa nỗ lực của ước muốn’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa thành tựu của ước muốn’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa cương quyết của ước muốn’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa ra sức của ước muốn’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa thiết lập của ước muốn’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa không tản mạn của ước muốn’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa nhận thức của ước muốn’ là các giác chi.
‘Được giác ngộ ý nghĩa của tinh tấn’ là các giác chi. ...(như trên)... ‘Được giác ngộ ý nghĩa của tâm’ là các giác chi. ...(như trên)... ‘Được giác ngộ ý nghĩa của thẩm xét’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa nguồn cội của thẩm xét’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa cơ sở của thẩm xét’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa nỗ lực của thẩm xét’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa thành tựu của thẩm xét’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa cương quyết của thẩm xét’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa ra sức của thẩm xét’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa thiết lập của thẩm xét’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa không tản mạn của thẩm xét’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa nhận thức của thẩm xét’ là các giác chi.
‘Được giác ngộ ý nghĩa áp bức của Khổ’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa tạo tác của Khổ’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa nóng nảy của Khổ’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa chuyển biến của Khổ’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của nhân sanh (Khổ)’ ...(nt)... ý nghĩa tích lũy (nghiệp) ...(nt)... ý nghĩa căn nguyên ...(nt)... ý nghĩa ràng buộc ...(nt)... ý nghĩa vướng bận của nhân sanh (Khổ)’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự diệt tận (Khổ)’ ...(nt)... ý nghĩa xuất ly ...(nt)... ý nghĩa viễn ly ...(nt)... ý nghĩa không tạo tác ...(nt)... ý nghĩa bất tử của sự diệt tận (Khổ)’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của Đạo’ ...(nt)... ý nghĩa dẫn xuất ...(nt)... ý nghĩa chủng tử ...(nt)... ý nghĩa nhận thức ...(nt)... ý nghĩa pháp chủ đạo của Đạo’ là các giác chi.
‘Được giác ngộ ý nghĩa của thực thể’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của vô ngã’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của chân lý’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của thấu triệt’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của biết rõ’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của biết toàn diện’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của hiện tượng’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của bản thể’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của điều đã được biết’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của tác chứng’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của chạm đến’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của lãnh hội’ là các giác chi.
‘Được giác ngộ về sự thoát ly’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ về sự không sân độc’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ về sự nghĩ tưởng đến ánh sáng’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ về sự không tản mạn’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ về sự xác định pháp’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ về trí (đối kháng vô minh)’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ về sự hân hoan’ là các giác chi.
‘Được giác ngộ về sơ thiền’ là các giác chi. ...(như trên)... ‘Được giác ngộ sự chứng đạt về phi tưởng phi phi tưởng xứ’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ sự quán xét về vô thường’ là các giác chi ...(như trên)... ‘Được giác ngộ Đạo Nhập Lưu’ là các giác chi ...(như trên)... ‘Được giác ngộ Đạo A-la-hán’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ sự chứng đạt Quả A-la-hán’ là các giác chi.
‘Được giác ngộ tín quyền theo ý nghĩa cương quyết’ là các giác chi. ...(như trên)... ‘Được giác ngộ tuệ quyền theo ý nghĩa nhận thức’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ tín lực theo ý nghĩa không dao động ở sự không có đức tin’ là các giác chi. ...(như trên)... ‘Được giác ngộ tuệ lực theo ý nghĩa không dao động ở vô minh’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ niệm giác chi theo ý nghĩa thiết lập’ là các giác chi. ...(như trên)... ‘Được giác ngộ xả giác chi theo ý nghĩa phân biệt rõ’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ chánh kiến theo ý nghĩa nhận thức’ là các giác chi. ...(như trên)... ‘Được giác ngộ chánh định theo ý nghĩa không tản mạn’ là các giác chi.
‘Được giác ngộ các quyền theo pháp chủ đạo’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ các lực theo ý nghĩa không thể bị lay chuyển’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ các giác chi theo ý nghĩa dẫn xuất (ra khỏi luân hồi)’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ Đạo theo ý nghĩa chủng tử’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ các sự thiết lập niệm theo ý nghĩa thiết lập’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa các chánh cần theo ý nghĩa nỗ lực’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ các nền tảng của thần thông theo ý nghĩa thành tựu’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ chân lý theo ý nghĩa thực thể’ là các giác chi.
‘Được giác ngộ chỉ tịnh theo ý nghĩa không tản mạn’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ minh sát theo ý nghĩa quán xét’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ chỉ tịnh và minh sát theo ý nghĩa nhất vị’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ sự kết hợp chung theo ý nghĩa không vượt quá’ là các giác chi.
‘Được giác ngộ giới thanh tịnh theo ý nghĩa thu thúc’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ tâm thanh tịnh theo ý nghĩa không tản mạn’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ kiến thanh tịnh theo ý nghĩa nhận thức’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ sự giải thoát theo ý nghĩa thoát khỏi’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ về minh theo ý nghĩa thấu triệt’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ sự giải thoát theo ý nghĩa buông bỏ’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ trí về sự đoạn tận theo ý nghĩa đoạn trừ’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ trí về sự vô sanh theo ý nghĩa tĩnh lặng’ là các giác chi.
‘Được giác ngộ về sự ước muốn theo ý nghĩa nguồn cội’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ về sự tác ý theo ý nghĩa nguồn sanh khởi’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ về xúc theo ý nghĩa liên kết’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ về thọ theo ý nghĩa hội tụ’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ về định theo ý nghĩa dẫn đầu’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ về niệm theo ý nghĩa pháp chủ đạo’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ về tuệ theo ý nghĩa của sự cao thượng trong các pháp thiện’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ về giải thoát theo ý nghĩa cốt lỏi’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ về Niết Bàn liên quan đến bất tử theo ý nghĩa kết thúc’ là các giác chi.
[Duyên khởi ở Sāvatthī]
Tại nơi ấy, đại đức Sārīputta đã bảo các vị tỳ khưu rằng: “Này các đại đức tỳ khưu.” “Thưa đại đức.” Các vị tỳ khưu ấy đã trả lời đại đức Sārīputta. Đại đức Sārīputta đã nói điều này:
- Này các đại đức, đây là bảy giác chi. Bảy là gì? Niệm giác chi, trạch pháp giác chi ...(như trên)... xả giác chi. Này các đại đức, đây là bảy giác chi.
Này các đại đức, trong số bảy giác chi này, (nếu) tôi đây mong muốn an trú vào buổi sáng với bất cứ giác chi nào thì tôi an trú vào buổi sáng với chính giác chi ấy. (Nếu) tôi đây mong muốn an trú vào giữa trưa ...(như trên)... vào buổi chiều với bất cứ giác chi nào thì tôi an trú vào buổi chiều với chính giác chi ấy. Này các đại đức, nếu (điều gọi là) ‘niệm giác chi’ hiện hữu ở tôi, là ‘vô lượng’ ở tôi, là ‘khởi đầu thật tĩnh lặng’ ở tôi, và tôi nhận biết về điều ấy đang tồn tại là ‘Nó tồn tại.’ Nếu điều ấy biến mất ở tôi, tôi nhận biết rằng: ‘Nó biến mất ở tôi do duyên ấy.’ Nếu (điều gọi là) ‘trạch pháp giác chi’ ...(như trên)... ‘xả giác chi’ hiện hữu ở tôi, là ‘vô lượng’ ở tôi, là ‘khởi đầu thật tĩnh lặng’ ở tôi, và tôi nhận biết về điều ấy đang tồn tại là ‘Nó tồn tại.’ Nếu điều ấy biến mất ở tôi, tôi nhận biết rằng: ‘Nó biến mất ở tôi do duyên ấy.’
Này các đại đức, cũng giống như trường hợp đức vua hoặc vị quan đại thần của đức vua có chiếc rương đầy các loại vải nhiều màu sắc khác nhau. Nếu vị ấy mong muốn choàng lên vào buổi sáng một cặp vải nào đó thì có thể choàng lên vào buổi sáng chính cặp vải ấy. Nếu vị ấy mong muốn choàng lên vào giữa trưa ...(như trên)... vào buổi chiều một cặp vải nào đó thì có thể choàng lên vào buổi sáng chính cặp vải ấy. Này các đại đức, tương tợ y như thế trong số bảy giác chi này, (nếu) tôi mong muốn an trú vào buổi sáng với bất cứ giác chi nào thì tôi an trú vào buổi sáng với chính giác chi ấy. (Nếu) tôi mong muốn an trú vào giữa trưa ...(như trên)... vào buổi chiều với bất cứ giác chi nào thì tôi an trú vào buổi chiều với chính giác chi ấy. Này các đại đức, nếu (điều gọi là) ‘niệm giác chi’ hiện hữu ở tôi, là ‘vô lượng’ ở tôi, là ‘khởi đầu thật tĩnh lặng’ ở tôi, và tôi nhận biết về điều ấy đang tồn tại là ‘Nó tồn tại.’ Nếu điều ấy biến mất ở tôi, tôi nhận biết rằng: ‘Nó biến mất ở tôi do duyên ấy.’ Nếu (điều gọi là) ‘trạch pháp giác chi’ ...(như trên)... ‘xả giác chi’ hiện hữu ở tôi, là ‘vô lượng’ ở tôi, là ‘khởi đầu thật tĩnh lặng’ ở tôi, và tôi nhận biết về điều ấy đang tồn tại là ‘Nó tồn tại.’ Nếu điều ấy biến mất ở tôi, tôi nhận biết rằng:: ‘Nó biến mất ở tôi do duyên ấy.’
Có giác chi như vầy: “Nếu (điều gọi là) ‘niệm giác chi’ hiện hữu” là (có ý nghĩa) thế nào? Cho đến khi nào sự diệt tận còn được thiết lập thì cho đến khi ấy còn có giác chi như vầy: “Nếu (điều gọi là) ‘niệm giác chi’ hiện hữu.” Cũng giống như đối với cây đèn dầu đang được đốt cháy, cho đến khi nào còn có ngọn lửa thì cho đến khi ấy còn có ánh sáng, cho đến khi nào còn có ánh sáng thì cho đến khi ấy còn có ngọn lửa. Tương tợ y như thế, cho đến khi nào sự diệt tận còn được thiết lập thì cho đến khi ấy còn có giác chi như vầy: “Nếu (điều gọi là) ‘niệm giác chi’ hiện hữu.”
Có giác chi như vầy: “Nếu (niệm giác chi) là ‘vô lượng’” là (có ý nghĩa) thế nào? Các phiền não, toàn bộ các pháp đã xâm nhập, và các hành đưa đến tái sanh là có tính chất hạn lượng; sự diệt tận theo ý nghĩa không thể bị lay chuyển, theo ý nghĩa không tạo tác là vô hạn lượng. Cho đến khi nào sự diệt tận còn được thiết lập thì cho đến khi ấy còn có giác chi như vầy: “Nếu (niệm giác chi) là ‘vô lượng’.”
Có giác chi như vầy: “Nếu (niệm giác chi) là ‘khởi đầu tốt đẹp và tĩnh lặng’” là (có ý nghĩa) thế nào? Các phiền não, toàn bộ các pháp đã xâm nhập, và các hành đưa đến tái sanh là không tĩnh lặng; sự diệt tận theo ý nghĩa thanh tịnh, theo ý nghĩa cao quý là pháp tĩnh lặng. Cho đến khi nào sự diệt tận còn được thiết lập thì cho đến khi ấy còn có giác chi như vầy: “Nếu (niệm giác chi) là ‘khởi đầu tốt đẹp và tĩnh lặng’.”
“Và tôi nhận biết về điều ấy đang tồn tại là ‘Nó tồn tại.’ Nếu điều ấy biến mất, tôi nhận biết rằng ‘Nó biến mất ở tôi do duyên ấy’” là (có ý nghĩa) thế nào? Niệm giác chi tồn tại với bao nhiêu biểu hiện? Niệm giác chi biến mất với bao nhiêu biểu hiện?
Niệm giác chi tồn tại với tám biểu hiện. Niệm giác chi biến mất với tám biểu hiện.
Niệm giác chi tồn tại với tám biểu hiện gì? Do hướng tâm đến sự không sanh khởi, niệm giác chi tồn tại; do không hướng tâm đến sự sanh khởi, niệm giác chi tồn tại; do hướng tâm đến sự không vận hành, niệm giác chi tồn tại; do không hướng tâm đến sự vận hành, niệm giác chi tồn tại; do hướng tâm đến vô tướng, niệm giác chi tồn tại; do không hướng tâm đến hiện tướng, niệm giác chi tồn tại; do hướng tâm đến sự diệt tận, niệm giác chi tồn tại; do không hướng tâm đến các hành, niệm giác chi tồn tại; niệm giác chi tồn tại với tám biểu hiện này.
Niệm giác chi biến mất với tám biểu hiện gì? Do hướng tâm đến sự sanh khởi, niệm giác chi biến mất; do không hướng tâm đến sự không sanh khởi, niệm giác chi biến mất; do hướng tâm đến sự vận hành, niệm giác chi biến mất; do không hướng tâm đến sự không vận hành, niệm giác chi biến mất; do hướng tâm đến hiện tướng, niệm giác chi biến mất; do không hướng tâm đến vô tướng, niệm giác chi biến mất; do hướng tâm đến các hành, niệm giác chi biến mất; do không hướng tâm đến sự diệt tận, niệm giác chi biến mất; niệm giác chi biến mất với tám biểu hiện này.
“Và tôi nhận biết về điều ấy đang tồn tại là ‘Nó tồn tại.’ Nếu điều ấy biến mất, tôi nhận biết rằng ‘Nó biến mất ở tôi do duyên ấy’” là (có ý nghĩa) như thế.
Có giác chi như vầy: “Nếu (điều gọi là) ‘trạch pháp giác chi’ hiện hữu” là (có ý nghĩa) thế nào? ...(như trên)...
Có giác chi như vầy: “Nếu (điều gọi là) ‘xả giác chi’ hiện hữu” là (có ý nghĩa) thế nào? Cho đến khi nào sự diệt tận còn được thiết lập thì cho đến khi ấy còn hiện hữu giác chi như vầy: “Nếu (điều gọi là) ‘xả giác chi’ hiện hữu.” Cũng giống như đối với cây đèn dầu đang được đốt cháy, cho đến khi nào còn có ngọn lửa thì cho đến khi ấy còn có ánh sáng, cho đến khi nào còn có ánh sáng thì cho đến khi ấy còn có ngọn lửa. Tương tợ y như thế, cho đến khi nào sự diệt tận còn được thiết lập thì cho đến khi ấy còn có giác chi như vầy: “Nếu (điều gọi là) ‘xả giác chi’ hiện hữu.”
Có giác chi như vầy: “Nếu (xả giác chi) là ‘vô lượng’” là (có ý nghĩa) thế nào? Các phiền não, toàn bộ các pháp đã xâm nhập, và các hành đưa đến tái sanh là có tính chất hạn lượng; sự diệt tận theo ý nghĩa không thể bị lay chuyển, theo ý nghĩa không tạo tác là vô hạn lượng. Cho đến khi nào sự diệt tận còn được thiết lập thì cho đến khi ấy còn có giác chi như vầy: “Nếu (xả giác chi) là ‘vô lượng’.”
Có giác chi như vầy: “Nếu (xả giác chi) là ‘khởi đầu tốt đẹp và tĩnh lặng’” là (có ý nghĩa) thế nào? Các phiền não, toàn bộ các pháp đã xâm nhập, và các hành đưa đến tái sanh là không tĩnh lặng; sự diệt tận theo ý nghĩa thanh tịnh, theo ý nghĩa cao quý là pháp tĩnh lặng. Cho đến khi nào sự diệt tận còn được thiết lập thì cho đến khi ấy còn có giác chi như vầy: “Nếu (xả giác chi) là ‘khởi đầu tốt đẹp và tĩnh lặng’.”
“Và tôi nhận biết về điều ấy đang tồn tại là ‘Nó tồn tại.’ Nếu điều ấy biến mất, tôi nhận biết rằng: ‘Nó biến mất ở tôi do duyên ấy’” là (có ý nghĩa) thế nào? Xả giác chi tồn tại với bao nhiêu biểu hiện? Xả giác chi biến mất với bao nhiêu biểu hiện?
Xả giác chi tồn tại với tám biểu hiện. Xả giác chi biến mất với tám biểu hiện.
Xả giác chi tồn tại với tám biểu hiện gì? Do hướng tâm đến sự không sanh khởi, xả giác chi tồn tại; do không hướng tâm đến sự sanh khởi, xả giác chi tồn tại; do hướng tâm đến sự không vận hành, xả giác chi tồn tại; do không hướng tâm đến sự vận hành, xả giác chi tồn tại; do hướng tâm đến vô tướng, xả giác chi tồn tại; do không hướng tâm đến hiện tướng, xả giác chi tồn tại; do hướng tâm đến sự diệt tận, xả giác chi tồn tại; do không hướng tâm đến các hành, xả giác chi tồn tại. Xả giác chi tồn tại với tám biểu hiện này.
Xả giác chi biến mất với tám biểu hiện gì? Do hướng tâm đến sự sanh khởi, xả giác chi biến mất; do không hướng tâm đến sự không sanh khởi, xả giác chi biến mất; do hướng tâm đến sự vận hành, xả giác chi biến mất; do không hướng tâm đến sự không vận hành, xả giác chi biến mất; do hướng tâm đến hiện tướng, xả giác chi biến mất; do không hướng tâm đến vô tướng, xả giác chi biến mất; do hướng tâm đến các hành, xả giác chi biến mất; do không hướng tâm đến sự diệt tận, xả giác chi biến mất. Xả giác chi biến mất với tám biểu hiện này.
“Và tôi nhận biết về điều ấy đang tồn tại là ‘Nó tồn tại.’ Nếu điều ấy biến mất, tôi nhận biết rằng: ‘Nó biến mất ở tôi do duyên ấy’” là (có ý nghĩa) như thế.
Phần Giảng về Giác Chi được đầy đủ.
--ooOoo--
[1] ‘Liên quan ba trường hợp này, có sự nhận thức, suy nghĩ, lời nói, hành động, sự nuôi mạng, sự tinh tấn, niệm, định’ là nói về việc vận hành do tác động của sự thấu triệt về nhân sanh (Khổ), về Khổ, và về sự diệt tận (Khổ) (PṭsA. 3, 598).
[2] Bujjhati: được giác ngộ (Sơ Đạo, Đạo Nhập Lưu), anubujjhati: được giác ngộ (Nhị Đạo, Đạo Nhất Lai), paṭibujjhati: được giác ngộ (Tam Đạo, Đạo Bất Lai), sambujjhati: được giác ngộ (Tứ Đạo, Đạo A-la-hán). Bốn từ giác ngộ theo thứ bậc này đều có chung từ gốc √budh + ya + ti có nghĩa thụ động là ‘được giác ngộ’ áp dụng cho trường hợp chứng ngộ Đạo đầu tiên. Ba trường hợp sau có thêm các tiếp đầu ngữ anu (theo sau, kế tiếp), paṭi (hướng về, hướng đến), saṃ (hoàn toàn). Do không chọn được từ dịch thích hợp nên ghi đầy đủ nghĩa như vậy.
[Duyên khởi ở Sāvatthī]
“Này các tỳ khưu, khi từ tâm giải thoát[1]là được rèn luyện, được tu tập, được làm cho sung mãn, được tạo thành phương tiện, được tạo thành nền tảng, được thiết lập, được tích lũy, được khởi đầu tốt đẹp và tĩnh lặng, mười một điều lợi ích là có thể mong mỏi. Mười một là gì? (Vị ấy) ngủ an lạc, thức dậy an lạc, không nhìn thấy mộng mị xấu xa, được loài người thương mến, được phi nhân thương mến, chư Thiên hộ trì, lửa hoặc thuốc độc hoặc dao gươm không hại được vị ấy, tâm được định nhanh chóng, sắc mặt trầm tỉnh, từ trần không mê mờ, (nếu) chưa thấu triệt pháp tối thượng thì được sanh về thế giới Phạm thiên. Này các tỳ khưu, khi từ tâm giải thoát là được rèn luyện, được tu tập, được làm cho sung mãn, được tạo thành phương tiện, được tạo thành nền tảng, được thiết lập, được tích lũy, được khởi đầu tốt đẹp và tĩnh lặng, mười một điều lợi ích này là có thể mong mỏi.
Có (loại) từ tâm giải thoát có sự lan tỏa không giới hạn, có (loại) từ tâm giải thoát có sự lan tỏa giới hạn, có (loại) từ tâm giải thoát có sự lan tỏa khắp các phương.
Từ tâm giải thoát có sự lan tỏa không giới hạn là với bao nhiêu biểu hiện? Từ tâm giải thoát có sự lan tỏa giới hạn là với bao nhiêu biểu hiện? Từ tâm giải thoát có sự lan tỏa khắp các phương là với bao nhiêu biểu hiện?
Từ tâm giải thoát có sự lan tỏa không giới hạn là với năm biểu hiện. Từ tâm giải thoát có sự lan tỏa giới hạn là với bảy biểu hiện. Từ tâm giải thoát có sự lan tỏa khắp các phương là với mười biểu hiện.
Từ tâm giải thoát có sự lan tỏa không giới hạn là với năm biểu hiện gì? ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch, không độc hại, không khổ sở, hãy sống được an lạc cho bản thân. Tất cả các sinh mạng ...(nt)... Tất cả các hiện hữu ...(nt)... Tất cả các cá nhân ...(nt)... Tất cả các hạng có bản ngã hãy là không thù nghịch, không độc hại, không khổ sở, hãy sống được an lạc cho bản thân.’ Từ tâm giải thoát có sự lan tỏa không giới hạn là với năm biểu hiện này.
Từ tâm giải thoát có sự lan tỏa giới hạn là với bảy biểu hiện gì? ‘Tất cả nữ nhân hãy là không thù nghịch, không độc hại, không khổ sở, hãy sống được an lạc cho bản thân. Tất cả nam nhân ... Tất cả Thánh nhân ... Tất cả phàm nhân ... Tất cả chư thiên ... Tất cả loài người ... Tất cả hàng đọa xứ hãy là không thù nghịch, không độc hại, không khổ sở, hãy sống được an lạc cho bản thân.’ Từ tâm giải thoát có sự lan tỏa giới hạn là với bảy biểu hiện này.
Từ tâm giải thoát có sự lan tỏa khắp các hướng là với mười biểu hiện gì? ‘Tất cả chúng sanh ở hướng đông hãy là không thù nghịch, không độc hại, không khổ sở, hãy sống được an lạc cho bản thân. Tất cả chúng sanh ở hướng tây ... Tất cả chúng sanh ở hướng bắc ... Tất cả chúng sanh ở hướng nam ... Tất cả chúng sanh ở hướng đông nam ... Tất cả chúng sanh ở hướng tây bắc ... Tất cả chúng sanh ở hướng đông bắc ... Tất cả chúng sanh ở hướng tây nam ... Tất cả chúng sanh ở hướng dưới ... Tất cả chúng sanh ở hướng trên hãy là không thù nghịch, không độc hại, không khổ sở, hãy sống được an lạc cho bản thân.’ ‘Tất cả các sinh mạng ở hướng đông ... các hiện hữu ... các cá nhân ... các hạng có bản ngã ... Tất cả nữ nhân ... Tất cả nam nhân ... Tất cả Thánh nhân ... Tất cả phàm nhân ... Tất cả chư thiên ... Tất cả loài người ... Tất cả hàng đọa xứ ở hướng đông ... Tất cả hàng đọa xứ ở hướng tây ... Tất cả hàng đọa xứ ở hướng bắc ... Tất cả hàng đọa xứ ở hướng nam ... Tất cả hàng đọa xứ ở hướng đông nam ... Tất cả hàng đọa xứ ở hướng tây bắc ... Tất cả hàng đọa xứ ở hướng đông bắc ... Tất cả hàng đọa xứ ở hướng tây nam ... Tất cả hàng đọa xứ ở hướng dưới ...(như trên)... Tất cả hàng đọa xứ ở hướng trên hãy là không thù nghịch, không độc hại, không khổ sở, hãy sống được an lạc cho bản thân.’ Từ tâm giải thoát có sự lan tỏa khắp các hướng là với mười biểu hiện này.
Đối với tất cả chúng sanh, xua đi sự áp bức bằng sự không áp bức, xua đi sự hãm hại bằng sự không hãm hại, xua đi sự bực bội bằng sự không bực bội, xua đi sự hủy hoại bằng sự không hủy hoại, xua đi sự quấy rối bằng sự không quấy rối rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch chớ có thù nghịch, hãy được an lạc chớ bị khổ đau, bản thân hãy được an lạc bản thân chớ bị khổ đau.’ ‘Thể hiện từ ái đến tất cả chúng sanh với tám biểu hiện này’ là từ ái. ‘Suy xét về pháp ấy’ là tâm. ‘Được giải thoát khỏi sự xâm nhập của tất cả các độc hại’ là giải thoát. ‘Từ ái và tâm và giải thoát’ là từ tâm giải thoát.
Cương quyết với đức tin rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi tín quyền.
Ra sức tinh tấn rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi tấn quyền.
Thiết lập niệm rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi niệm quyền.
Tập trung tâm rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi định quyền.
Nhận biết bằng tuệ rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi tuệ quyền.
Năm quyền này là sự rèn luyện của từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được rèn luyện nhờ vào năm quyền này. Năm quyền này là sự tu tập của từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được tu tập nhờ vào năm quyền này. Năm quyền này là được làm cho sung mãn nhờ vào từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được làm cho sung mãn nhờ vào năm quyền này. Năm quyền này là sự tô điểm của từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được tô điểm khéo léo nhờ vào năm quyền này. Năm quyền này là sự bảo trì của từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được bảo trì tốt đẹp nhờ vào năm quyền này. Năm quyền này là sự phụ trợ của từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được phụ trợ tốt đẹp nhờ vào năm quyền này.
Đối với từ tâm giải thoát, năm quyền này là sự rèn luyện, là sự tu tập, là được làm cho sung mãn, là sự tô điểm, là sự bảo trì, là sự phụ trợ, là có sự toàn vẹn, là đồng hành, là đồng sanh, là đã được nối liền, là đã được liên kết, là sự tiến vào, là sự tạo niềm tin, là sự an trụ, là sự giải thoát, là sự chạm đến ‘Điều này là an tịnh,’ là đã được tạo thành phương tiện, là đã được tạo thành nền tảng, là đã được thiết lập, là đã được tích lũy, là đã được khởi đầu tốt đẹp và tĩnh lặng, là đã được tu tập tốt đẹp, là đã được khẳng định tốt đẹp, là đã được hiện khởi tốt đẹp, là đã được giải thoát tốt đẹp; chúng làm cho sanh trưởng, làm cho sáng tỏ, làm cho rạng rỡ.
(Khi tác ý) rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc,’ như thế (vị ấy) không rung động bởi sự không có đức tin; từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi tín lực.
(Khi tác ý) rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc,’ như thế (vị ấy) không rung động bởi sự biếng nhác; từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi tấn lực.
(Khi tác ý) rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc,’ như thế (vị ấy) không rung động bởi sự buông lung; từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi niệm lực.
(Khi tác ý) rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc,’ như thế (vị ấy) không rung động bởi sự phóng dật; từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi định lực.
(Khi tác ý) rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc,’ như thế (vị ấy) không rung động bởi vô minh; từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi tuệ lực.
Năm lực này là sự rèn luyện của từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được rèn luyện nhờ vào năm lực này. Năm lực này là sự tu tập của từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được tu tập nhờ vào năm lực này. Năm lực này là được làm cho sung mãn nhờ vào từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được làm cho sung mãn nhờ vào năm lực này. Năm lực này là sự tô điểm của từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được tô điểm khéo léo nhờ vào năm lực này. Năm lực này là sự bảo trì của từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được bảo trì tốt đẹp nhờ vào năm lực này. Năm lực này là sự phụ trợ của từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được phụ trợ tốt đẹp nhờ vào năm lực này.
Đối với từ tâm giải thoát, năm quyền này là sự rèn luyện, là sự tu tập, đã được làm cho sung mãn, là sự tô điểm, là sự bảo trì, là sự phụ trợ, là có sự toàn vẹn, là đồng hành, là đồng sanh, là đã được nối liền, là đã được liên kết, là sự tiến vào, là sự tạo niềm tin, là sự an trụ, là sự giải thoát, là sự chạm đến ‘Điều này là an tịnh,’ là đã được tạo thành phương tiện, là đã được tạo thành nền tảng, là đã được thiết lập, là đã được tích lũy, là đã được khởi đầu tốt đẹp và tĩnh lặng, là đã được tu tập tốt đẹp, là đã được khẳng định tốt đẹp, là đã được hiện khởi tốt đẹp, là đã được giải thoát tốt đẹp; chúng làm cho sanh trưởng, làm cho sáng tỏ, làm cho rạng rỡ.
Thiết lập niệm rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi niệm giác chi.
Suy xét bằng tuệ rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi trạch pháp giác chi.
Ra sức tinh tấn rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi cần giác chi.
Làm an tịnh sự bực bội rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi hỷ giác chi.
Làm an tịnh sự thô xấu rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi tịnh giác chi.
Tập trung tâm rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi định giác chi.
Phân biệt rõ các phiền não bằng trí rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi xả giác chi.
Bảy giác chi này là sự rèn luyện của từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được rèn luyện nhờ vào bảy giác chi này.
Bảy giác chi này là sự tu tập của từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được tu tập nhờ vào bảy giác chi này.
Bảy giác chi này là được làm cho sung mãn nhờ vào từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được làm cho sung mãn nhờ vào bảy giác chi này.
Bảy giác chi này là sự tô điểm của từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được tô điểm khéo léo nhờ vào bảy giác chi này.
Bảy giác chi này là sự bảo trì của từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được bảo trì tốt đẹp nhờ vào bảy giác chi này.
Bảy giác chi này là sự phụ trợ của từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được phụ trợ tốt đẹp nhờ vào bảy giác chi này.
Đối với từ tâm giảì thoát, bảy giác chi này là sự rèn luyện, là sự tu tập, đã được làm cho sung mãn, là sự tô điểm, là sự bảo trì, là sự phụ trợ, có sự toàn vẹn, là đồng hành, là đồng sanh, là đã được nối liền, là đã được liên kết, là sự tiến vào, là sự tạo niềm tin, là sự an trụ, là sự giải thoát, là sự chạm đến ‘Điều này là an tịnh,’ là đã được tạo thành phương tiện, là đã được tạo thành nền tảng, là đã được thiết lập, là đã được tích lũy, là đã được khởi đầu tốt đẹp và tĩnh lặng, là đã được tu tập tốt đẹp, là đã được khẳng định tốt đẹp, là đã được hiện khởi tốt đẹp, là đã được giải thoát tốt đẹp; chúng làm cho sanh trưởng, làm cho sáng tỏ, làm cho rạng rỡ.
Nhận thức đúng đắn rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi chánh kiến.
Gắn chặt đúng đắn (tâm vào cảnh) rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi chánh tư duy.
Gìn giữ đúng đắn rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi chánh ngữ.
Làm cho sanh khởi đúng đắn rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi chánh nghiệp.
Làm cho trong sạch rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi chánh mạng.
Ra sức đúng đắn rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi chánh tinh tấn.
Thiết lập đúng đắn rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi chánh niệm.
Tập trung (tâm) đúng đắn rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi chánh định.
Tám chi đạo này là sự rèn luyện của từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được rèn luyện nhờ vào tám chi đạo này. Tám chi đạo này là sự tu tập của từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được tu tập nhờ vào tám chi đạo này. Tám chi đạo này là được làm cho sung mãn nhờ vào từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được làm cho sung mãn nhờ vào tám chi đạo này. Tám chi đạo này là sự tô điểm của từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được tô điểm khéo léo nhờ vào tám chi đạo này. Tám chi đạo này là sự bảo trì của từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được bảo trì tốt đẹp nhờ vào tám chi đạo này. Tám chi đạo này là sự phụ trợ của từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được phụ trợ tốt đẹp nhờ vào tám chi đạo này.
Đối với từ tâm giải thoát, tám chi đạo này là sự rèn luyện, là sự tu tập, đã được làm cho sung mãn, là sự tô điểm, là sự bảo trì, là sự phụ trợ, có sự toàn vẹn, là đồng hành, là đồng sanh, là đã được nối liền, là đã được liên kết, là sự tiến vào, là sự tạo niềm tin, là sự an trụ, là sự giải thoát, là sự chạm đến ‘Điều này là an tịnh,’ là đã được tạo thành phương tiện, là đã được tạo thành nền tảng, là đã được thiết lập, là đã được tích lũy, là đã được khởi đầu tốt đẹp và tĩnh lặng, là đã được tu tập tốt đẹp, là đã được khẳng định tốt đẹp, là đã được hiện khởi tốt đẹp, là đã được giải thoát tốt đẹp; chúng làm cho sanh trưởng, làm cho sáng tỏ, làm cho rạng rỡ.
Đối với tất cả các sinh mạng ... Đối với tất cả các hiện hữu ... Đối với tất cả các cá nhân ... Đối với tất cả các hạng có bản ngã ... Đối với tất cả nữ nhân ... Đối với tất cả nam nhân ... Đối với tất cả Thánh nhân ... Đối với tất cả phàm nhân ... Đối với tất cả chư thiên ... Đối với tất cả loài người ... Đối với tất cả hàng đọa xứ, xua đi sự áp bức bằng sự không áp bức, xua đi sự hãm hại bằng sự không hãm hại, xua đi sự bực bội bằng sự không bực bội, xua đi sự hủy hoại bằng sự không hủy hoại, xua đi sự quấy rối bằng sự không quấy rối rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch chớ có thù nghịch, hãy được an lạc chớ bị khổ đau, bản thân hãy được an lạc bản thân chớ bị khổ đau.’ ‘Thể hiện từ ái đến tất cả hàng đọa xứ với tám biểu hiện này’ là từ ái. ‘Suy xét về pháp ấy’ là tâm. ‘Được giải thoát khỏi sự xâm nhập của tất cả các độc hại’ là giải thoát. ‘Từ ái và tâm và giải thoát’ là từ tâm giải thoát.
Cương quyết với đức tin rằng: ‘Tất cả hàng đọa xứ hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi tín quyền ...(như trên)...; chúng làm cho sanh trưởng, làm cho sáng tỏ, làm cho rạng rỡ.
Đối với tất cả chúng sanh ở hướng đông ... Đối với tất cả chúng sanh ở hướng tây ... Đối với tất cả chúng sanh ở hướng bắc ... Đối với tất cả chúng sanh ở hướng nam ... Đối với tất cả chúng sanh ở hướng đông nam ... Đối với tất cả chúng sanh ở hướng tây bắc ... Đối với tất cả chúng sanh ở hướng đông bắc ... Đối với tất cả chúng sanh ở hướng tây nam ... Đối với tất cả chúng sanh ở hướng dưới ... Đối với tất cả chúng sanh ở hướng trên, xua đi sự áp bức bằng sự không áp bức, xua đi sự hãm hại bằng sự không hãm hại, xua đi sự bực bội bằng sự không bực bội, xua đi sự hủy hoại bằng sự không hủy hoại, xua đi sự quấy rối bằng sự không quấy rối rằng: ‘Tất cả chúng sanh ở hướng trên hãy là không thù nghịch chớ có thù nghịch, hãy được an lạc chớ bị khổ đau, bản thân hãy được an lạc bản thân chớ bị khổ đau.’ ‘Thể hiện từ ái đến tất cả hàng đọa xứ với tám biểu hiện này’ là từ ái. ‘Suy xét về pháp ấy’ là tâm. ‘Được giải thoát khỏi sự xâm nhập của tất cả các độc hại’ là giải thoát. ‘Từ ái và tâm và giải thoát’ là từ tâm giải thoát.
Cương quyết với đức tin rằng: ‘Tất cả hàng đọa xứ ở hướng trên hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi tín quyền ...(như trên)...; chúng làm cho sanh trưởng, làm cho sáng tỏ, làm cho rạng rỡ.
Đối với tất cả các sinh mạng ở hướng đông ... Đối với tất cả các hiện hữu ... Đối với tất cả các cá nhân ... Đối với tất cả các hạng có bản ngã ... Đối với tất cả nữ nhân ... Đối với tất cả nam nhân ... Đối với tất cả Thánh nhân ... Đối với tất cả phàm nhân ... Đối với tất cả chư thiên ... Đối với tất cả loài người ... Đối với tất cả hàng đọa xứ ... Đối với tất cả hàng đọa xứ ở hướng tây ... Đối với tất cả hàng đọa xứ ở hướng bắc ... Đối với tất cả hàng đọa xứ ở hướng nam ... Đối với tất cả hàng đọa xứ ở hướng đông nam ... Đối với tất cả hàng đọa xứ ở hướng tây bắc ... Đối với tất cả hàng đọa xứ ở hướng đông bắc ... Đối với tất cả hàng đọa xứ ở hướng tây nam ... Đối với tất cả hàng đọa xứ ở hướng dưới ... Đối với tất cả hàng đọa xứ ở hướng trên, xua đi sự áp bức bằng sự không áp bức, xua đi sự hãm hại bằng sự không hãm hại, xua đi sự bực bội bằng sự không bực bội, xua đi sự hủy hoại bằng sự không hủy hoại, xua đi sự quấy rối bằng sự không quấy rối rằng: ‘Tất cả hàng đọa xứ ở hướng trên hãy là không thù nghịch chớ có thù nghịch, hãy được an lạc chớ bị khổ đau, bản thân hãy được an lạc bản thân chớ bị khổ đau.’ ‘Thể hiện từ ái đến tất cả hàng đọa xứ với tám biểu hiện này’ là từ ái. ‘Suy xét về pháp ấy’ là tâm. ‘Được giải thoát khỏi sự xâm nhập của tất cả các độc hại’ là giải thoát. ‘Từ ái và tâm và giải thoát’ là từ tâm giải thoát.
Cương quyết với đức tin rằng: ‘Tất cả hàng đọa xứ ở hướng trên hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi tín quyền. Ra sức tinh tấn rằng: ‘Tất cả hàng đọa xứ ở hướng trên hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi tấn quyền. Thiết lập niệm rằng: ...(như trên)... như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi niệm quyền. Tập trung tâm rằng: ...(như trên)... như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi định quyền. Nhận biết bằng tuệ rằng: ...(như trên)... như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi tuệ quyền.
Năm quyền này là sự rèn luyện của từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được rèn luyện nhờ vào năm quyền này. ...(như trên)...; chúng làm cho sanh trưởng, làm cho sáng tỏ, làm cho rạng rỡ.
Không dao động ở sự không có đức tin rằng: ‘Tất cả hàng đọa xứ ở hướng trên hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi tín quyền. Không dao động ở sự biếng nhác rằng: ...(như trên)... như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi tấn lực. Không dao động ở sự buông lung rằng: ...(như trên)... như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi niệm lực. Không dao động ở sự phóng dật rằng: ...(như trên)... như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi định lực. Không dao động ở vô minh rằng: ...(như trên)... như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi tuệ lực.
Năm lực này là sự rèn luyện của từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được rèn luyện nhờ vào năm quyền này. ...(như trên)...; chúng làm cho sanh trưởng, làm cho sáng tỏ, làm cho rạng rỡ.
Thiết lập niệm rằng: ‘Tất cả hàng đọa xứ ở hướng trên hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi niệm giác chi. Suy xét bằng tuệ rằng: ...(như trên)... như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi trạch pháp giác chi. Ra sức tinh tấn rằng: ...(như trên)... như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi cần giác chi. Làm an tịnh sự bực bội rằng: ...(như trên)... như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi hỷ giác chi. Làm an tịnh sự thô xấu rằng: ...(như trên)... như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi tịnh giác chi. Tập trung tâm rằng: ...(như trên)... như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi định giác chi. Phân biệt rõ các phiền não bằng trí rằng: ...(như trên)... như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi xả giác chi.
Bảy giác chi này là sự rèn luyện của từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được rèn luyện nhờ bảy giác chi này. ...(như trên)...; chúng làm cho sanh trưởng, làm cho sáng tỏ, làm cho rạng rỡ.
Nhận thức đúng đắn rằng: ‘Tất cả hàng đọa xứ ở hướng trên hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi chánh kiến. Gắn chặt đúng đắn (tâm vào cảnh) rằng: ...(như trên)... như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi chánh tư duy. Gìn giữ đúng đắn rằng: ...(như trên)... như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi chánh ngữ. Làm cho sanh khởi đúng đắn rằng: ...(như trên)... như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi chánh nghiệp. Làm cho trong sạch rằng: ...(như trên)... như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi chánh mạng. Ra sức đúng đắn rằng: ...(như trên)... như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi chánh tinh tấn. Thiết lập đúng đắn rằng: ...(như trên)... như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi chánh niệm. Tập trung (tâm) đúng đắn rằng: ...(như trên)... như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi chánh định.
Tám chi đạo này là sự rèn luyện của từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được rèn luyện nhờ vào tám chi đạo này. ...(như trên)... Tám chi đạo này là sự phụ trợ của từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được phụ trợ tốt đẹp nhờ vào tám chi đạo này.
Đối với từ tâm giải thoát, tám chi đạo này là sự rèn luyện, là sự tu tập, đã được làm cho sung mãn, là sự tô điểm, là sự bảo trì, là sự phụ trợ, có sự toàn vẹn, là đồng hành, là đồng sanh, là đã được nối liền, là đã được liên kết, là sự tiến vào, là sự tạo niềm tin, là sự an trụ, là sự giải thoát, là sự chạm đến ‘Điều này là an tịnh,’ là đã được tạo thành phương tiện, là đã được tạo thành nền tảng, là đã được thiết lập, là đã được tích lũy, là đã được khởi đầu tốt đẹp và tĩnh lặng, là đã được tu tập tốt đẹp, là đã được khẳng định tốt đẹp, là đã được hiện khởi tốt đẹp, là đã được giải thoát tốt đẹp; chúng làm cho sanh trưởng, làm cho sáng tỏ, làm cho rạng rỡ.
Phần Giảng về Từ Ái được đầy đủ.
--ooOoo--
Ly tham ái là Đạo, sự giải thoát là Quả.
Ly tham ái là Đạo là (có ý nghĩa) thế nào? Vào sát-na Đạo Nhập Lưu, chánh kiến theo ý nghĩa nhận thức loại bỏ tà kiến, loại bỏ các phiền não xu hướng theo điều ấy và các uẩn, loại bỏ tất cả các hiện tướng ở ngoại phần.
Ly tham ái có đối tượng là ly tham ái, có hành xứ là ly tham ái, được hiện khởi ở ly tham ái, được tồn tại ở ly tham ái, được thiết lập ở ly tham ái.[2]
Ly tham ái: Có hai ly tham ái: Niết Bàn là ly tham ái, và tất cả các pháp sanh lên từ đối tượng Niết Bàn đều là ly tham ái. ‘Bảy chi phần đồng sanh đi đến ly tham ái,’[3]như thế ly tham ái là đạo lộ. ‘Bằng đạo lộ ấy, chư Phật và các Thinh Văn đi đến Niết Bàn là hướng chưa đi,’ như thế là đạo lộ có tám chi phần. ‘Cho đến các đạo lộ của các học thuyết khác của số đông Sa-môn và Bà-la-môn, chính Thánh Đạo tám chi phần này là tột đỉnh, hạng nhất, dẫn đầu, tối thượng, và ưu tú,’ như thế trong số các đạo lộ, tám chi phần là hạng nhất.
Chánh tư duy, theo ý nghĩa gắn chặt (tâm vào cảnh), loại bỏ tà tư duy. ...(như trên)... Chánh ngữ, theo ý nghĩa gìn giữ, loại bỏ tà ngữ. ...(như trên)... Chánh nghiệp, theo ý nghĩa nguồn sanh khởi, loại bỏ tà nghiệp. ...(như trên)... Chánh mạng, theo ý nghĩa trong sạch, loại bỏ tà mạng. ...(như trên)... Chánh tinh tấn, theo ý nghĩa ra sức, loại bỏ tà tinh tấn. ...(như trên)... Chánh niệm, theo ý nghĩa thiết lập, loại bỏ tà niệm. ...(như trên)... Chánh định, theo ý nghĩa không tản mạn, loại bỏ tà định, loại bỏ các phiền não xu hướng theo điều ấy và các uẩn, loại bỏ tất cả các hiện tướng ở ngoại phần. Ly tham ái có đối tượng là ly tham ái, có hành xứ là ly tham ái, được hiện khởi ở ly tham ái, được tồn tại ở ly tham ái, được thiết lập ở ly tham ái.
Ly tham ái: Có hai ly tham ái: Niết Bàn là ly tham ái, và tất cả các pháp sanh lên từ đối tượng Niết Bàn đều là ly tham ái. ‘Bảy chi phần đồng sanh đi đến ly tham ái,’ như thế ly tham ái là đạo lộ. ‘Bằng đạo lộ ấy, chư Phật và các Thinh Văn đi đến Niết Bàn là hướng chưa đi,’ như thế là đạo lộ có tám chi phần. ‘Cho đến các đạo lộ của các học thuyết khác của số đông Sa-môn và Bà-la-môn, chính Thánh Đạo tám chi phần này là tột đỉnh, hạng nhất, dẫn đầu, tối thượng, và ưu tú,’ như thế trong số các đạo lộ, tám chi phần là hạng nhất.
Vào sát-na Đạo Nhất Lai, chánh kiến theo ý nghĩa nhận thức ...(như trên)... Chánh định theo ý nghĩa không tản mạn loại bỏ sự ràng buộc của ái dục, sự ràng buộc của bất bình có tính chất thô thiển, ái dục ngủ ngầm và bất bình ngủ ngầm có tính chất thô thiển, loại bỏ các phiền não xu hướng theo điều ấy và các uẩn, loại bỏ tất cả các hiện tướng ở ngoại phần. Ly tham ái có đối tượng là ly tham ái, có hành xứ là ly tham ái, được hiện khởi ở ly tham ái, được tồn tại ở ly tham ái, được thiết lập ở ly tham ái.
Ly tham ái: Có hai ly tham ái: Niết Bàn là ly tham ái, và tất cả các pháp sanh lên từ đối tượng Niết Bàn đều là ly tham ái. ‘Bảy chi phần đồng sanh đi đến ly tham ái,’ như thế ly tham ái là đạo lộ. ‘Bằng đạo lộ ấy, chư Phật và các Thinh Văn đi đến Niết Bàn là hướng chưa đi,’ như thế là đạo lộ có tám chi phần. ‘Cho đến các đạo lộ của các học thuyết khác của số đông Sa-môn và Bà-la-môn, chính Thánh Đạo tám chi phần này là tột đỉnh, hạng nhất, dẫn đầu, tối thượng, và ưu tú;’ như thế trong số các đạo lộ, tám chi phần là hạng nhất.
Vào sát-na Đạo Bất Lai, chánh kiến theo ý nghĩa nhận thức ...(như trên)... Chánh định theo ý nghĩa không tản mạn loại bỏ sự ràng buộc của ái dục và sự ràng buộc của bất bình có tính chất vi tế, ái dục ngủ ngầm và bất bình ngủ ngầm có tính chất vi tế loại bỏ các phiền não xu hướng theo điều ấy và các uẩn, loại bỏ tất cả các hiện tướng ở ngoại phần. Ly tham ái có đối tượng là ly tham ái ...(như trên)... như thế trong số các đạo lộ, tám chi phần là hạng nhất.
Vào sát-na Đạo A-la-hán, chánh kiến theo ý nghĩa nhận thức ...(nt)... Chánh định theo ý nghĩa không tản mạn loại bỏ ái sắc, ái vô sắc, ngã mạn, phóng dật, vô minh, ngã mạn ngủ ngầm, ái hữu ngủ ngầm, vô minh ngủ ngầm, loại bỏ các phiền não xu hướng theo điều ấy và các uẩn, loại bỏ tất cả các hiện tướng ở ngoại phần. Ly tham ái có đối tượng là ly tham ái, có hành xứ là ly tham ái, được hiện khởi ở ly tham ái, được tồn tại ở ly tham ái, được thiết lập ở ly tham ái.
Ly tham ái: Có hai ly tham ái: Niết Bàn là ly tham ái, và tất cả các pháp sanh lên từ đối tượng Niết Bàn đều là ly tham ái. ‘Bảy chi phần đồng sanh đi đến ly tham ái,’ như thế ly tham ái là đạo lộ. ‘Bằng đạo lộ ấy, chư Phật và các Thinh Văn đi đến Niết Bàn là hướng chưa đi,’ như thế là đạo lộ có tám chi phần. ‘Cho đến các đạo lộ của các học thuyết khác của số đông Sa-môn và Bà-la-môn, chính Thánh Đạo tám chi phần này là tột đỉnh, hạng nhất, dẫn đầu, tối thượng, và ưu tú,’ như thế trong số các đạo lộ, tám chi phần là hạng nhất.
Ly tham ái là nhận thức, tức là chánh kiến. Ly tham ái là sự gắn chặt (tâm vào cảnh), tức là chánh tư duy. Ly tham ái là sự gìn giữ, tức là chánh ngữ. Ly tham ái là nguồn sanh khởi, tức là chánh nghiệp. Ly tham ái là sự trong sạch, tức là chánh mạng. Ly tham ái là sự ra sức, tức là chánh tinh tấn. Ly tham ái là sự thiết lập, tức là chánh niệm. Ly tham ái là sự không tản mạn, tức là chánh định.
Ly tham ái là sự thiết lập, tức là niệm giác chi. Ly tham ái là sự suy xét, tức là trạch pháp giác chi. Ly tham ái là sự ra sức, tức là cần giác chi. Ly tham ái là sự lan tỏa, tức là hỷ giác chi. Ly tham ái là sự an tịnh, tức là tịnh giác chi. Ly tham ái là sự không tản mạn, tức là định giác chi. Ly tham ái là sự phân biệt rõ, tức là xả giác chi.
Ly tham ái là không dao động ở sự không có đức tin, tức là tín lực. Ly tham ái là không dao động ở sự biếng nhác, tức là tấn lực. Ly tham ái là không dao động ở sự buông lung, tức là niệm lực. Ly tham ái là không dao động ở sự phóng dật, tức là định lực. Ly tham ái là không dao động ở sự vô minh, tức là tuệ lực.
Ly tham ái là sự cương quyết, tức là tín quyền. Ly tham ái là sự ra sức, tức là tấn quyền. Ly tham ái là sự thiết lập, tức là niệm quyền. Ly tham ái là sự không tản mạn, tức là định quyền. Ly tham ái là sự nhận thức, tức là tuệ quyền.
Các quyền, theo ý nghĩa chủ đạo, là ly tham ái. Lực, theo ý nghĩa không thể bị lay chuyển, là ly tham ái. Các giác chi, theo ý nghĩa dẫn xuất, là ly tham ái. Đạo, theo ý nghĩ chủng tử, là ly tham ái. Sự thiết lập niệm, theo ý nghĩa thiết lập, là ly tham ái. Các chân lý, theo ý nghĩa của thực thể, là ly tham ái. Chỉ tịnh, theo ý nghĩa không tản mạn, là ly tham ái. Minh sát theo ý nghĩa quán xét, là ly tham ái. Chỉ tịnh và minh sát, theo ý nghĩa nhất vị, là ly tham ái. Sự kết hợp chung, theo ý nghĩa không vượt quá, là ly tham ái. Giới thanh tịnh, theo ý nghĩa thu thúc, là ly tham ái. Tâm thanh tịnh, theo ý nghĩa không tản mạn, là ly tham ái. Kiến thanh tịnh, theo ý nghĩa nhận thức, là ly tham ái. Giải thoát, theo ý nghĩa thoát khỏi, là ly tham ái. Minh, theo ý nghĩa thấu triệt, là ly tham ái. Giải thoát, theo ý nghĩa buông bỏ, là ly tham ái. Trí về sự đoạn tận, theo ý nghĩa đoạn trừ, là ly tham ái. Ước muốn, theo ý nghĩa nguồn cội, là ly tham ái. Tác ý, theo ý nghĩa nguồn sanh khởi, là ly tham ái. Xúc, theo ý nghĩa liên kết, là ly tham ái. Thọ, theo ý nghĩahội tụ, là ly tham ái. Định, theo ý nghĩa dẫn đầu, là ly tham ái. Niệm, theo ý nghĩa chủ đạo, là ly tham ái. Tuệ, theo ý nghĩa cao thượng trong các pháp thiện, là ly tham ái. Giải thoát, theo ý nghĩa của cốt lỏi, là ly tham ái. Niết Bàn liên quan đến bất tử, theo ý nghĩa kết thúc, là ly tham ái.
Sự nhận thức là Đạo, tức là chánh kiến. Sự gắn chặt (tâm vào cảnh) là Đạo, tức là chánh tư duy ...nt)... Niết Bàn liên quan đến bất tử, theo ý nghĩa kết thúc, là Đạo. Ly tham ái là Đạo là (có ý nghĩa) như thế.
Sự giải thoát là Quả là (có ý nghĩa) thế nào? Vào sát-na Đạo Nhập Lưu, chánh kiến theo ý nghĩa nhận thức được giải thoát khỏi tà kiến, được giải thoát khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy và khỏi các uẩn, được giải thoát khỏi tất cả các hiện tướng ở ngoại phần. Sự giải thoát có đối tượng là giải thoát, có hành xứ là giải thoát, được hiện khởi ở giải thoát, được tồn tại ở giải thoát, được thiết lập ở giải thoát.
Sự giải thoát: Có hai sự giải thoát: ‘Niết Bàn là sự giải thoát, và tất cả các pháp sanh lên từ đối tượng Niết Bàn đều là sự giải thoát;’ như thế, giải thoát là Quả.
Chánh tư duy, theo ý nghĩa gắn chặt (tâm vào cảnh), giải thoát khỏi tà tư duy, giải thoát khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy và các uẩn, giải thoát khỏi tất cả các hiện tướng ngoại phần. Sự giải thoát có đối tượng là giải thoát, có hành xứ là giải thoát, được hiện khởi ở giải thoát, được tồn tại ở giải thoát, được thiết lập ở giải thoát.
Sự giải thoát: Có hai sự giải thoát: ‘Niết Bàn là sự giải thoát, và tất cả các pháp sanh lên từ đối tượng Niết Bàn đều là sự giải thoát;’ như thế, giải thoát là Quả.
Chánh ngữ, theo ý nghĩa gìn giữ, giải thoát khỏi tà ngữ ... Chánh nghiệp, theo ý nghĩa nguồn sanh khởi, giải thoát khỏi tà nghiệp ... Chánh mạng, theo ý nghĩa trong sạch, giải thoát khỏi tà mạng ... Chánh tinh tấn, theo ý nghĩa ra sức, giải thoát khỏi tà tinh tấn ... Chánh niệm, theo ý nghĩa thiết lập, giải thoát khỏi tà niệm ... Chánh định, theo ý nghĩa không tản mạn, giải thoát khỏi tà định, giải thoát khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy và khỏi các uẩn, giải thoát khỏi tất cả các hiện tướng ở ngoại phần. Sự giải thoát có đối tượng là giải thoát, có hành xứ là giải thoát, được hiện khởi ở giải thoát, được tồn tại ở giải thoát, được thiết lập ở giải thoát.
Sự giải thoát: Có hai sự giải thoát: ‘Niết Bàn là sự giải thoát, và tất cả các pháp sanh lên từ đối tượng Niết Bàn đều là sự giải thoát;’ như thế, sự giải thoát là Quả.
Vào sát-na Quả Nhất Lai, chánh kiến theo ý nghĩa nhận thức ...(như trên)... Chánh định theo ý nghĩa không tản mạn giải thoát khỏi sự ràng buộc của ái dục, sự ràng buộc của bất bình có tính chất thô thiển, ái dục ngủ ngầm và bất bình ngủ ngầm có tính chất thô thiển, giải thoát khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy và khỏi các uẩn, giải thoát khỏi tất cả các hiện tướng ở ngoại phần. Sự giải thoát có đối tượng là giải thoát, có hành xứ là giải thoát, được hiện khởi ở giải thoát, được tồn tại ở giải thoát, được thiết lập ở giải thoát.
Sự giải thoát: Có hai sự giải thoát: ‘Niết Bàn là sự giải thoát, và tất cả các pháp sanh lên từ đối tượng Niết Bàn đều là sự giải thoát;’ như thế, giải thoát là Quả.
Vào sát-na Quả Bất Lai, chánh kiến theo ý nghĩa nhận thức ...(như trên)... Chánh định theo ý nghĩa không tản mạn giải thoát khỏi sự ràng buộc của ái dục và sự ràng buộc của bất bình có tính chất vi tế, ái dục ngủ ngầm và bất bình ngủ ngầm có tính chất vi tế giải thoát khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy và khỏi các uẩn, giải thoát khỏi tất cả các hiện tướng ở ngoại phần. Sự giải thoát có đối tượng là giải thoát, có hành xứ là giải thoát, được hiện khởi ở giải thoát, được tồn tại ở giải thoát, được thiết lập ở giải thoát.
Sự giải thoát: Có hai sự giải thoát: ...(nt)... giải thoát là Quả.
Vào sát-na Quả A-la-hán, chánh kiến theo ý nghĩa nhận thức ...(như trên)... Chánh định theo ý nghĩa không tản mạn giải thoát khỏi ái sắc, ái vô sắc, ngã mạn, phóng dật, vô minh, ngã mạn ngủ ngầm, ái hữu ngủ ngầm, vô minh ngủ ngầm, giải thoát khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy và khỏi các uẩn, giải thoát khỏi tất cả các hiện tướng ở ngoại phần. Sự giải thoát có đối tượng là giải thoát, có hành xứ là giải thoát, được tồn tại ở giải thoát, được thiết lập ở giải thoát.
Sự giải thoát: Có hai sự giải thoát: ‘Niết Bàn là sự giải thoát, và tất cả các pháp sanh lên từ đối tượng Niết Bàn đều là sự giải thoát;’ như thế, giải thoát là Quả.
Giải thoát là sự nhận thức, tức là chánh kiến. ...(như trên)... Giải thoát là sự không tản mạn, tức là chánh định. Giải thoát là sự thiết lập, tức là niệm giác chi. ...(như trên)... Giải thoát là sự phân biệt rõ, tức là xả giác chi. Giải thoát là không dao động ở sự không có đức tin, tức là tín lực. ...(như trên)... Giải thoát là không dao động ở vô minh, tức là tuệ lực. Giải thoát là sự cương quyết, tức là tín quyền ...(như trên)... Giải thoát là sự nhận thức, tức là tuệ quyền.
Các quyền, theo ý nghĩa chủ đạo, là sự giải thoát. Các lực, theo ý nghĩa không bị dao động, là sự giải thoát. Các giác chi, theo ý nghĩa dẫn xuất, là sự giải thoát. Đạo, theo ý nghĩ chủng tử, là sự giải thoát. Sự thiết lập niệm, theo ý nghĩa thiết lập, là sự giải thoát. Chánh cần, theo ý nghĩa nỗ lực là sự giải thoát. Các nền tảng của thần thông, theo ý nghĩa thành tựu, là sự giải thoát. Các chân lý, theo ý nghĩa thực thể, là sự giải thoát. Chỉ tịnh, theo ý nghĩa không tản mạn, là sự giải thoát. Minh sát theo ý nghĩa quán xét, là sự giải thoát. Chỉ tịnh và minh sát, theo ý nghĩa nhất vị, là sự giải thoát. Sự kết hợp chung, theo ý nghĩa không vượt quá, là sự giải thoát. Giới thanh tịnh, theo ý nghĩa thu thúc, là sự giải thoát. Tâm thanh tịnh, theo ý nghĩa không tản mạn, là sự giải thoát. Kiến thanh tịnh, theo ý nghĩa nhận thức, là sự giải thoát. Giải thoát, theo ý nghĩa thoát khỏi, là sự giải thoát. Minh, theo ý nghĩa thấu triệt, là sự giải thoát. Giải thoát, theo ý nghĩa buông bỏ, là sự giải thoát. Trí về vô thủ, theo ý nghĩa an tịnh, là sự giải thoát. Ước muốn, theo ý nghĩa nguồn cội, là sự giải thoát. Tác ý, theo ý nghĩa nguồn sanh khởi, là sự giải thoát. Xúc, theo ý nghĩa liên kết, là sự giải thoát. Thọ, theo ý nghĩa hội tụ, là sự giải thoát. Định, theo ý nghĩa dẫn đầu, là sự giải thoát. Niệm, theo ý nghĩa chủ đạo, là sự giải thoát. Tuệ, theo ý nghĩa cao thượng trong các pháp thiện, là sự giải thoát. Giải thoát, theo ý nghĩa của cốt lỏi, là sự giải thoát. Niết Bàn liên quan đến bất tử, theo ý nghĩa kết thúc, là sự giải thoát. Sự giải thoát là Quả là (có ý nghĩa) như thế.
Ly tham ái là Đạo, sự giải thoát là Quả là (có ý nghĩa) như thế.
Phần Giảng về Ly Tham Ái được đầy đủ.
--ooOoo--
Tôi đã được nghe như vầy: Một thời đức Thế Tôn ngự tại Bārāṇasī, Isipatana, nơi vườn nai. Tại đó, đức Thế Tôn đã nói với các vị tỳ khưu nhóm năm vị rằng:
- Này các tỳ khưu, đây là hai cực đoan mà bậc xuất gia không nên thực hành. Hai là gì? Đây là sự say đắm về dục lạc trong các dục, kém cỏi, thô thiển, tầm thường, không cao thượng, không đem lại lợi ích, và đây là sự gắn bó với việc hành hạ bản thân, đau khổ, không cao thượng, không đem lại lợi ích. Này các tỳ khưu, sau khi không tiếp cận cả hai cực đoan ấy, lối thực hành trung hòa đã được đức Như lai tự mình giác ngộ khiến cho mắt được thấy, khiến cho trí được sáng, dẫn đến tịch tịnh, thắng trí, hoàn toàn giác ngộ, Niết Bàn.
Và này các tỳ khưu, lối thực hành trung hòa đã được đức Như lai tự mình giác ngộ khiến cho mắt được thấy, khiến cho trí được sáng, dẫn đến tịch tịnh, thắng trí, hoàn toàn giác ngộ, Niết Bàn, (lối thực hành trung hòa) ấy là gì? Đó chính là Thánh Đạo tám chi phần tức là chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh cần, chánh niệm, chánh định. Này các tỳ khưu, lối thực hành trung hòa ấy đã được đức Như lai tự mình giác ngộ khiến cho mắt được thấy, khiến cho trí được sáng, dẫn đến tịch tịnh, thắng trí, hoàn toàn giác ngộ, Niết Bàn.
Này các tỳ khưu, đây là chân lý cao thượng tức là sự Khổ: sanh là khổ, già cũng là khổ, bệnh cũng là khổ, chết cũng là khổ, sự gắn bó với những gì không ưa thích cũng là khổ, sự chia lìa với những gì ưa thích cũng là khổ, không đạt được điều ước muốn cũng là khổ, một cách tóm tắt năm thủ uẩn là khổ.
Này các tỳ khưu, đây là chân lý cao thượng tức là nhân sanh của Khổ. Điều ấy chính là ái đưa đến tái sanh, liên kết với khoái lạc và tham ái, có sự thỏa thích ở nơi này nơi khác tức là: dục ái, hữu ái, phi hữu ái.
Này các tỳ khưu, đây là chân lý cao thượng tức là sự diệt tận Khổ. Điều ấy là sự diệt tận và ly tham ái không còn dư sót, là sự buông bỏ, là sự từ bỏ, là sự giải thoát, là sự không còn chỗ nương tựa đối với chính ái ấy.
Này các tỳ khưu, đây là chân lý cao thượng tức là sự thực hành đưa đến sự diệt tận Khổ. Đó chính là Thánh Đạo tám chi phần tức là chánh kiến ...(như trên)... chánh định.
Này các tỳ khưu, ta có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi, trí đã sanh khởi, tuệ đã sanh khởi, minh đã sanh khởi, ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là chân lý cao thượng tức là sự Khổ.’ Này các tỳ khưu, ta có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi, trí đã sanh khởi, tuệ đã sanh khởi, minh đã sanh khởi, ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là chân lý cao thượng tức là sự Khổ cần được biết toàn diện.’ ...(như trên)... đã được biết toàn diện.’
Này các tỳ khưu, ta có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi, trí đã sanh khởi, tuệ đã sanh khởi, minh đã sanh khởi, ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là chân lý cao thượng tức là nhân sanh Khổ.’ Này các tỳ khưu, ta có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi, trí đã sanh khởi, tuệ đã sanh khởi, minh đã sanh khởi, ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là chân lý cao thượng tức là nhân sanh Khổ cần được dứt bỏ.’ ...(như trên)... đã được dứt bỏ.’
Này các tỳ khưu, ta có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi, trí đã sanh khởi, tuệ đã sanh khởi, minh đã sanh khởi, ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là chân lý cao thượng tức là sự diệt tận Khổ.’ Này các tỳ khưu, ta có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi, trí đã sanh khởi, tuệ đã sanh khởi, minh đã sanh khởi, ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là chân lý cao thượng tức là sự diệt tận Khổ cần được tác chứng.’ ...(như trên)... đã được tác chứng.’
Này các tỳ khưu, ta có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi, trí đã sanh khởi, tuệ đã sanh khởi, minh đã sanh khởi, ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là chân lý cao thượng tức là sự thực hành đưa đến sự diệt tận Khổ.’ Này các tỳ khưu, ta có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi, trí đã sanh khởi, tuệ đã sanh khởi, minh đã sanh khởi, ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là chân lý cao thượng tức là sự thực hành đưa đến sự diệt tận Khổ cần được tu tập.’ ...(như trên)... đã được tu tập.’
Này các tỳ khưu, cho đến khi nào sự biết và thấy đúng theo thực thể của ta về ba Luân và mười hai Thể của bốn chân lý cao thượng này chưa được thực sự thanh tịnh; này các tỳ khưu, cho đến khi ấy ta chưa công bố là ‘Đã hoàn toàn giác ngộ quả vô thượng Chánh Đẳng Giác’ ở thế gian tính luôn cõi chư thiên, cõi Ma Vương, cõi Phạm thiên, cho đến dòng dõi Sa-môn, Bà-la-môn, chư thiên và loài người. Và này các tỳ khưu, bởi vì sự biết và thấy đúng theo thực thể của ta về ba Luân và mười hai Thể trong bốn chân lý cao thượng này đã được thực sự thanh tịnh; này các tỳ khưu, khi ấy ta đã công bố là ‘Đã hoàn toàn giác ngộ quả vô thượng Chánh Đẳng Giác’ ở thế gian tính luôn cõi chư thiên, cõi Ma Vương, cõi Phạm thiên, cho đến dòng dõi Sa-môn, Bà-la-môn, chư thiên và loài người. Hơn nữa, sự biết và thấy đã sanh khởi đến ta rằng: ‘Sự giải thoát của ta là không thể thay đổi. Đây là lần sanh cuối cùng, giờ không còn tái sanh nữa.’
Đức Thế Tôn đã giảng về điều ấy. Các tỳ khưu nhóm năm vị đã hoan hỷ thâu nhận lời dạy của đức Thế Tôn. Và trong khi bài kinh này được thuyết giảng, Pháp nhãn không nhiễm bụi trần, không vết nhơ đã sanh khởi đến đại đức Koṇḍañña: ‘Điều gì có bản tánh được sanh lên, toàn bộ điều ấy đều có bản tánh hoại diệt.’
Khi bánh xe Pháp được chuyển vận bởi đức Thế Tôn, chư thiên ở địa cầu đã đồn đãi lời rằng: ‘Bánh xe Pháp tối thượng ấy đã được đức Thế Tôn chuyển vận tại Bārāṇasī, Isipatana, nơi vườn nai không thể bị chuyển vận nghịch lại bởi Sa-môn, Bà-la-môn, Thiên nhân, Ma Vương, Phạm thiên, hoặc bất cứ ai ở trên đời.’ Sau khi nghe được tiếng đồn của chư thiên ở địa cầu, chư thiên ở cõi Tứ Đại Thiên Vương đã đồn đãi lời rằng: ...(như trên)... Sau khi nghe được tiếng đồn của chư thiên ở cõi Tứ Đại Thiên Vương, chư thiên ở cõi Đạo Lợi đã đồn đãi lời rằng: ...(như trên)... chư thiên ở cõi Dạ Ma ...(như trên)... chư thiên ở cõi Đẩu Suất ...(như trên)... chư thiên ở cõi Hóa Lạc Thiên ...(như trên)... chư thiên ở cõi Tha Hóa Tự Tại ...(như trên)... chư thiên thuộc hàng Phạm thiên đã đồn đãi lời rằng: ‘Bánh xe Pháp tối thượng ấy đã được đức Thế Tôn chuyển vận tại Bārāṇasī, Isipatana, nơi vườn nai không thể bị chuyển vận nghịch lại bởi Sa-môn, Bà-la-môn, thiên nhân, Ma Vương, Phạm thiên, hoặc bất cứ ai ở trên đời.’
Vào thời khắc ấy, vào giây phút ấy, lời đồn đãi ấy đã đi đến các cõi trời Phạm thiên. Và mười ngàn thế giới này đã bị lay chuyển, rung động, chấn động. Và ánh sáng vô lượng tuyệt vời đã hiện ra ở thế gian, vượt quá hào quang siêu phàm của chư thiên.
Khi ấy, đức Thế Tôn đã thốt lên lời cảm hứng này: ‘Quà nhiên Koṇḍañña đã hiểu được! Quà nhiên Koṇḍañña đã hiểu được!’ Do đó, đại đức Koṇḍañña đã có tên là ‘Aññākoṇḍañña.’[4]
(Pháp) nhãn đã sanh khởi, trí đã sanh khởi, tuệ đã sanh khởi, minh đã sanh khởi, ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là chân lý cao thượng tức là sự Khổ.’
‘(Pháp) nhãn đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘Trí đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘Tuệ đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘Minh đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘Ánh sáng đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘(Pháp) nhãn đã sanh khởi’ theo ý nghĩa nhận thức. ‘Trí đã sanh khởi’ theo ý nghĩa đã được biết. ‘Tuệ đã sanh khởi’ theo ý nghĩa nhận biết. ‘Minh đã sanh khởi’ theo ý nghĩa thấu triệt. ‘Ánh sáng đã sanh khởi’ theo ý nghĩa chiếu sáng.
(Pháp) nhãn là pháp, trí là pháp, tuệ là pháp, minh là pháp, ánh sáng là pháp. Năm pháp này vừa là đối tượng vừa là hành xứ của sự phân tích các pháp. Các đối tượng của việc ấy cũng là các hành xứ của việc ấy, các hành xứ của việc ấy cũng là các đối tượng của việc ấy. Vì thế, được nói rằng: “Trí về các pháp là sự phân tích các pháp.”
Ý nghĩa của sự nhận thức là ý nghĩa, ý nghĩa của điều đã được biết là ý nghĩa, ý nghĩa của sự nhận biết là ý nghĩa, ý nghĩa của sự thấu triệt là ý nghĩa, ý nghĩa của chiếu sáng là ý nghĩa. Năm ý nghĩa này vừa là đối tượng vừa là hành xứ của sự phân tích các ý nghĩa. Các đối tượng của việc ấy cũng là các hành xứ của việc ấy, các hành xứ của việc ấy cũng là các đối tượng của việc ấy. Vì thế, được nói rằng: “Trí về các ý nghĩa là sự phân tích các ý nghĩa.”
Nói đến văn tự và ngôn từ để chỉ rõ về năm pháp. Nói đến văn tự và ngôn từ để chỉ rõ về năm ý nghĩa. Mười ngôn từ này vừa là đối tượng vừa là hành xứ của sự phân tích các ngôn từ. Các đối tượng của việc ấy cũng là các hành xứ của việc ấy, các hành xứ của việc ấy cũng là các đối tượng của việc ấy. Vì thế, được nói rằng: “Trí về các ngôn từ là sự phân tích các ngôn từ.”
Các trí về năm pháp, các trí về năm ý nghĩa, các trí về mười ngôn từ; hai mươi trí này vừa là đối tượng vừa là hành xứ của sự phân tích các phép biện giải. Các đối tượng của việc ấy cũng là các hành xứ của việc ấy, các hành xứ của việc ấy cũng là các đối tượng của việc ấy. Vì thế, được nói rằng: “Trí về các phép biện giải là sự phân tích các phép biện giải.”
(Pháp) nhãn đã sanh khởi, trí đã sanh khởi, tuệ đã sanh khởi, minh đã sanh khởi, ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là chân lý cao thượng tức là sự Khổ cần được biết toàn diện.’ ...(như trên)... đã được biết toàn diện.’
‘(Pháp) nhãn đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘Trí đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘Tuệ đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘Minh đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘Ánh sáng đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘(Pháp) nhãn đã sanh khởi’ theo ý nghĩa nhận thức. ‘Trí đã sanh khởi’ theo ý nghĩa đã được biết. ‘Tuệ đã sanh khởi’ theo ý nghĩa nhận biết. ‘Minh đã sanh khởi’ theo ý nghĩa thấu triệt. ‘Ánh sáng đã sanh khởi’ theo ý nghĩa chiếu sáng.
(Pháp) nhãn là pháp, trí là pháp, tuệ là pháp, minh là pháp, ánh sáng là pháp. Năm pháp này vừa là đối tượng vừa là hành xứ của sự phân tích các pháp. Các đối tượng của việc ấy cũng là các hành xứ của việc ấy, các hành xứ của việc ấy cũng là các đối tượng của việc ấy. Vì thế, được nói rằng: “Trí về các pháp là sự phân tích các pháp.”
Ý nghĩa của sự nhận thức là ý nghĩa, ý nghĩa của điều đã được biết là ý nghĩa, ý nghĩa của sự nhận biết là ý nghĩa, ý nghĩa của sự thấu triệt là ý nghĩa, ý nghĩa của chiếu sáng là ý nghĩa. Năm ý nghĩa này vừa là đối tượng vừa là hành xứ của sự phân tích các ý nghĩa. Các đối tượng của việc ấy cũng là các hành xứ của việc ấy, các hành xứ của việc ấy cũng là các đối tượng của việc ấy. Vì thế, được nói rằng: “Trí về các ý nghĩa là sự phân tích các ý nghĩa.”
Nói đến văn tự và ngôn từ để chỉ rõ về năm pháp. Nói đến văn tự và ngôn từ để chỉ rõ về năm ý nghĩa. Mười ngôn từ này vừa là đối tượng vừa là hành xứ của sự phân tích các ngôn từ. Các đối tượng của việc ấy cũng là các hành xứ của việc ấy, các hành xứ của việc ấy cũng là các đối tượng của việc ấy. Vì thế, được nói rằng: “Trí về các ngôn từ là sự phân tích các ngôn từ.”
Các trí về năm pháp, các trí về năm ý nghĩa, các trí về mười ngôn từ; hai mươi trí này vừa là đối tượng vừa là hành xứ của sự phân tích các phép biện giải. Các đối tượng của việc ấy cũng là các hành xứ của việc ấy, các hành xứ của việc ấy cũng là các đối tượng của việc ấy. Vì thế, được nói rằng: “Trí về các phép biện giải là sự phân tích các phép biện giải.”
Ở chân lý cao thượng tức là sự Khổ có 15 pháp, 15 ý nghĩa, 30 ngôn từ, và 60 trí.
(Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là chân lý cao thượng tức là nhân sanh Khổ.’ ...(như trên)... (Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là chân lý cao thượng tức là nhân sanh Khổ cần được dứt bỏ.’ ...(như trên)... đã được dứt bỏ.’ ...(như trên)...
Ở chân lý cao thượng tức là nhân sanh Khổ có 15 pháp, 15 ý nghĩa, 30 ngôn từ, và 60 trí.
(Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là chân lý cao thượng tức là sự diệt tận Khổ.’ ...(như trên)... (Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là chân lý cao thượng tức là sự diệt tận Khổ cần được tác chứng.’ ...(như trên)... đã được tác chứng.’ ...(như trên)...
Ở chân lý cao thượng tức là sự diệt tận Khổ có 15 pháp, 15 ý nghĩa, 30 ngôn từ, và 60 trí.
(Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là chân lý cao thượng tức là sự thực hành đưa đến sự diệt tận Khổ.’ ...(như trên)... (Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là chân lý cao thượng tức là sự thực hành đưa đến sự diệt tận Khổ cần được tu tập.’ ...(như trên)... đã được tu tập.’ ...(như trên)...
Ở chân lý cao thượng tức là sự thực hành đưa đến sự diệt tận Khổ có 15 pháp, 15 ý nghĩa, 30 ngôn từ, và 60 trí.
Ở bốn chân lý cao thượng có 60 pháp, 60 ý nghĩa, 120 ngôn từ, và 240 trí.
Này các tỳ khưu, ta có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là sự quán xét thân trên thân.’ Này các tỳ khưu, ta có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Sự quán xét thân trên thân này đây cần được tu tập ...(như trên)... đã được tu tập.’
Này các tỳ khưu, ta có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là sự quán xét thọ trên các thọ.’ ... tâm trên tâm.’ ... pháp trên các pháp.’ Này các tỳ khưu, ta có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Sự quán xét pháp trên các pháp này đây cần được tu tập ...(như trên)... đã được tu tập.’
(Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là sự quán xét thân trên thân.’ ...(như trên)... (Pháp) nhãn đã sanh khởi, trí đã sanh khởi, tuệ đã sanh khởi, minh đã sanh khởi, ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Sự quán xét thân trên thân này đây cần được tu tập ...(như trên)... đã được tu tập.’
‘(Pháp) nhãn đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘Trí đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘Tuệ đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘Minh đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘Ánh sáng đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘(Pháp) nhãn đã sanh khởi’ theo ý nghĩa nhận thức. ‘Trí đã sanh khởi’ theo ý nghĩa đã được biết. ‘Tuệ đã sanh khởi’ theo ý nghĩa nhận biết. ‘Minh đã sanh khởi’ theo ý nghĩa thấu triệt. ‘Ánh sáng đã sanh khởi’ theo ý nghĩa chiếu sáng.
(Pháp) nhãn là pháp, trí là pháp, tuệ là pháp, minh là pháp, ánh sáng là pháp. Năm pháp này vừa là đối tượng vừa là hành xứ của sự phân tích các pháp. Các đối tượng của việc ấy cũng là các hành xứ của việc ấy, các hành xứ của việc ấy cũng là các đối tượng của việc ấy. Vì thế, được nói rằng: “Trí về các pháp là sự phân tích các pháp.”
Ý nghĩa của sự nhận thức là ý nghĩa, ý nghĩa của điều đã được biết là ý nghĩa, ý nghĩa của sự nhận biết là ý nghĩa, ý nghĩa của sự thấu triệt là ý nghĩa, ý nghĩa của chiếu sáng là ý nghĩa. Năm ý nghĩa này vừa là đối tượng vừa là hành xứ của sự phân tích các ý nghĩa. Các đối tượng của việc ấy cũng là các hành xứ của việc ấy, các hành xứ của việc ấy cũng là các đối tượng của việc ấy. Vì thế, được nói rằng: “Trí về các ý nghĩa là sự phân tích các ý nghĩa.”
Nói đến văn tự và ngôn từ để chỉ rõ về năm pháp. Nói đến văn tự và ngôn từ để chỉ rõ về năm ý nghĩa. Mười ngôn từ này vừa là đối tượng vừa là hành xứ của sự phân tích các ngôn từ. Các đối tượng của việc ấy cũng là các hành xứ của việc ấy, các hành xứ của việc ấy cũng là các đối tượng của việc ấy. Vì thế, được nói rằng: “Trí về các ngôn từ là sự phân tích các ngôn từ.”
Các trí về năm pháp, các trí về năm ý nghĩa, các trí về mười ngôn từ; hai mươi trí này vừa là đối tượng vừa là hành xứ của sự phân tích các phép biện giải. Các đối tượng của việc ấy cũng là các hành xứ của việc ấy, các hành xứ của việc ấy cũng là các đối tượng của việc ấy. Vì thế, được nói rằng: “Trí về các phép biện giải là sự phân tích các phép biện giải.”
Ở sự thiết lập niệm về quán thân trên thân có 15 pháp, 15 ý nghĩa, 30 ngôn từ, và 60 trí.
(Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là sự quán xét thọ trên các thọ.’ ... tâm trên tâm.’ ... pháp trên các pháp.’ ...(như trên)... (Pháp) nhãn đã sanh khởi, trí đã sanh khởi, tuệ đã sanh khởi, minh đã sanh khởi, ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Sự quán xét pháp trên các pháp này đây cần được tu tập ...(như trên)... đã được tu tập.’ ...(như trên)... Ở sự thiết lập niệm về quán pháp trên các pháp có 15 pháp, 15 ý nghĩa, 30 ngôn từ, và 60 trí.
Ở bốn sự thiết lập niệm có 60 pháp, 60 ý nghĩa, 120 ngôn từ, và 240 trí.
Này các tỳ khưu, ta có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là nền tảng của thần thông hội đủ (các yếu tố) định do ước muốn và các tạo tác do nỗ lực.’ Này các tỳ khưu, ta có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Nền tảng của thần thông hội đủ (các yếu tố) định do ước muốn và các tạo tác do nỗ lực này đây cần được tu tập ...(như trên)... đã được tu tập.’
Này các tỳ khưu, ta có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là nền tảng của thần thông hội đủ (các yếu tố) định do tinh tấn ... định do tâm ... định do thẩm xét và các tạo tác do nỗ lực.’ Này các tỳ khưu, ta có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Nền tảng của thần thông hội đủ (các yếu tố) định do thẩm xét và các tạo tác do nỗ lực này đây cần được tu tập ...(như trên)... đã được tu tập.’
(Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là nền tảng của thần thông hội đủ (các yếu tố) định do ước muốn và các tạo tác do nỗ lực.’ ...(như trên)... (Pháp) nhãn đã sanh khởi, trí đã sanh khởi, tuệ đã sanh khởi, minh đã sanh khởi, ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Nền tảng của thần thông hội đủ (các yếu tố) định do ước muốn và các tạo tác do nỗ lực này đây cần được tu tập ...(như trên)... đã được tu tập.’
‘(Pháp) nhãn đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘Trí đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘Tuệ đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘Minh đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘Ánh sáng đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘(Pháp) nhãn đã sanh khởi’ theo ý nghĩa nhận thức. ‘Trí đã sanh khởi’ theo ý nghĩa đã được biết. ‘Tuệ đã sanh khởi’ theo ý nghĩa nhận biết. ‘Minh đã sanh khởi’ theo ý nghĩa thấu triệt. ‘Ánh sáng đã sanh khởi’ theo ý nghĩa chiếu sáng.
(Pháp) nhãn là pháp, trí là pháp, tuệ là pháp, minh là pháp, ánh sáng là pháp. Năm pháp này vừa là đối tượng vừa là hành xứ của sự phân tích các pháp. Các đối tượng của việc ấy cũng là các hành xứ của việc ấy, các hành xứ của việc ấy cũng là các đối tượng của việc ấy. Vì thế, được nói rằng: “Trí về các pháp là sự phân tích các pháp.”
Ý nghĩa của sự nhận thức là ý nghĩa, ý nghĩa của điều đã được biết là ý nghĩa, ý nghĩa của sự nhận biết là ý nghĩa, ý nghĩa của sự thấu triệt là ý nghĩa, ý nghĩa của chiếu sáng là ý nghĩa. Năm ý nghĩa này vừa là đối tượng vừa là hành xứ của sự phân tích các ý nghĩa. Các đối tượng của việc ấy cũng là các hành xứ của việc ấy, các hành xứ của việc ấy cũng là các đối tượng của việc ấy. Vì thế, được nói rằng: “Trí về các ý nghĩa là sự phân tích các ý nghĩa.”
Nói đến văn tự và ngôn từ để chỉ rõ về năm pháp. Nói đến văn tự và ngôn từ để chỉ rõ về năm ý nghĩa. Mười ngôn từ này vừa là đối tượng vừa là hành xứ của sự phân tích các ngôn từ. Các đối tượng của việc ấy cũng là các hành xứ của việc ấy, các hành xứ của việc ấy cũng là các đối tượng của việc ấy. Vì thế, được nói rằng: “Trí về các ngôn từ là sự phân tích các ngôn từ.”
Các trí về năm pháp, các trí về năm ý nghĩa, các trí về mười ngôn từ; hai mươi trí này vừa là đối tượng vừa là hành xứ của sự phân tích các phép biện giải. Các đối tượng của việc ấy cũng là các hành xứ của việc ấy, các hành xứ của việc ấy cũng là các đối tượng của việc ấy. Vì thế, được nói rằng: “Trí về các phép biện giải là sự phân tích các phép biện giải.”
Ở nền tảng của thần thông hội đủ (các yếu tố) định do ước muốn và các tạo tác do nỗ lực có 15 pháp, 15 ý nghĩa, 30 ngôn từ, và 60 trí.
(Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là nền tảng của thần thông hội đủ (các yếu tố) định do thẩm xét và các tạo tác do nỗ lực.’ ...(như trên)... (Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Nền tảng của thần thông hội đủ (các yếu tố) định do thẩm xét và các tạo tác do nỗ lực này đây cần được tu tập ...(như trên)... đã được tu tập.’ Ở nền tảng của thần thông hội đủ (các yếu tố) định do thẩm xét và các tạo tác do nỗ lực có 15 pháp, 15 ý nghĩa, 30 ngôn từ, và 60 trí.
Ở bốn nền tảng của thần thông có 60 pháp, 60 ý nghĩa, 120 ngôn từ, và 240 trí.
Này các tỳ khưu, Bồ Tát Vipassī có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Nhân sanh, nhân sanh.’ Này các tỳ khưu, Bồ Tát Vipassī có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Sự diệt tận, sự diệt tận.’ Ở lời tuyên bố của Bồ Tát Vipassī có 10 pháp, 10 ý nghĩa, 20 ngôn từ, và 40 trí.
Này các tỳ khưu, Bồ Tát Sikhī ... Bồ Tát Vessabhū ... Bồ Tát Kakusandha ... Bồ Tát Koṇāgamana ... Bồ Tát Kassapa có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi ... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Nhân sanh, nhân sanh.’ Này các tỳ khưu, Bồ Tát Kassapa có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Sự diệt tận, sự diệt tận.’ Ở lời tuyên bố của Bồ Tát Kassapa có 10 pháp, 10 ý nghĩa, 20 ngôn từ, và 40 trí.
Này các tỳ khưu, Bồ Tát Gotama có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Nhân sanh, nhân sanh.’ Này các tỳ khưu, Bồ Tát Gotama có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Sự diệt tận, sự diệt tận.’ Ở lời tuyên bố của Bồ Tát Gotama có 10 pháp, 10 ý nghĩa, 20 ngôn từ, và 40 trí.
Ở bảy lời tuyên bố của bảy vị Bồ Tát có 70 pháp, 70 ý nghĩa, 140 ngôn từ, và 280 trí.
(Pháp) nhãn đã sanh khởi, trí đã sanh khởi, tuệ đã sanh khởi, minh đã sanh khởi, ánh sáng đã sanh khởi: ‘Cho đến ý nghĩa biết rõ của sự biết rõ là đã được biết, đã được thấy, đã được hiểu, đã được tác chứng, đã được chạm đến bởi tuệ. Không có ý nghĩa của sự biết rõ là không được chạm đến bởi tuệ.’ Ở ý nghĩa biết rõ của sự biết rõ có 25 pháp, 25 ý nghĩa, 50 ngôn từ, và 100 trí.
(Pháp) nhãn đã sanh khởi, trí đã sanh khởi, tuệ đã sanh khởi, minh đã sanh khởi, ánh sáng đã sanh khởi: ‘Cho đến ý nghĩa biết toàn diện của sự biết toàn diện ...(như trên)... ‘Cho đến ý nghĩa dứt bỏ của sự dứt bỏ ...(như trên)... Cho đến ý nghĩa về tu tập của sự tu tập ...(như trên)... Cho đến ý nghĩa về tác chứng của sự tác chứng là đã được biết, đã được thấy, đã được hiểu, đã được tác chứng, đã được chạm đến bởi tuệ. Không có ý nghĩa tác chứng là không được chạm đến bởi tuệ.’ Ở ý nghĩa về tác chứng của sự tác chứng có 25 pháp, 25 ý nghĩa, 50 ngôn từ, và 100 trí.
Ở ý nghĩa biết rõ của sự biết rõ, về ý nghĩa biết toàn diện của sự biết toàn diện, về ý nghĩa dứt bỏ của sự dứt bỏ, về ý nghĩa tu tập của sự tu tập, về ý nghĩa về tác chứng của sự tác chứng có 125 pháp, 125 ý nghĩa, 250 ngôn từ, và 500 trí.
(Pháp) nhãn đã sanh khởi, trí đã sanh khởi, tuệ đã sanh khởi, minh đã sanh khởi, ánh sáng đã sanh khởi: ‘Cho đến ý nghĩa về uẩn của các uẩn là đã được biết, đã được thấy, đã được hiểu, đã được tác chứng, đã được chạm đến bởi tuệ. Không có ý nghĩa về uẩn là không được chạm đến bởi tuệ.’ Ở ý nghĩa về uẩn của các uẩn có 25 pháp, 25 ý nghĩa, 50 ngôn từ, và 100 trí.
(Pháp) nhãn đã sanh khởi, trí đã sanh khởi, tuệ đã sanh khởi, minh đã sanh khởi, ánh sáng đã sanh khởi: ‘Cho đến ý nghĩa về giới của các giới ... ‘Cho đến ý nghĩa về xứ của các xứ ... Cho đến ý nghĩa tạo tác của các tạo tác ... Cho đến ý nghĩa không tạo tác của không tạo tác là đã được biết, đã được thấy, đã được hiểu, đã được tác chứng, đã được chạm đến bởi tuệ. Không có ý nghĩa của không tạo tác là không được chạm đến bởi tuệ.’ Ở ý nghĩa không tạo tác của không tạo tác có 25 pháp, 25 ý nghĩa, 50 ngôn từ, và 100 trí.
Ở ý nghĩa về uẩn của các uẩn, ở ý nghĩa về giới của các giới, ở ý nghĩa về xứ của các xứ, ở ý nghĩa tạo tác của các tạo tác, ở ý nghĩa không tạo tác của không tạo tác có 125 pháp, 125 ý nghĩa, 250 ngôn từ, và 500 trí.
(Pháp) nhãn đã sanh khởi, trí đã sanh khởi, tuệ đã sanh khởi, minh đã sanh khởi, ánh sáng đã sanh khởi: ‘Cho đến ý nghĩa về khổ của Khổ là đã được biết, đã được thấy, đã được hiểu, đã được tác chứng, đã được chạm đến bởi tuệ. Không có ý nghĩa của Khổ là không được chạm đến bởi tuệ.’ Ở ý nghĩa về khổ của Khổ có 25 pháp, 25 ý nghĩa, 50 ngôn từ, và 100 trí.
(Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi: ‘Cho đến ý nghĩa về nhân sanh của nhân sanh ...(như trên)... ‘Cho đến ý nghĩa về diệt tận của sự diệt tận ...(như trên)... ‘Cho đến ý nghĩa về đạo của Đạo là đã được biết, đã được thấy, đã được hiểu, đã được tác chứng, đã được chạm đến bởi tuệ. Không có ý nghĩa của Đạo là không được chạm đến bởi tuệ.’ Ở ý nghĩa về đạo của Đạo có 25 pháp, 25 ý nghĩa, 50 ngôn từ, và 100 trí.
Ở bốn chân lý cao thượng có 100 pháp, 100 ý nghĩa, 200 ngôn từ, và 400 trí.
(Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(nt)... ánh sáng đã sanh khởi: ‘Cho đến ý nghĩa về phân tích ý nghĩa của sự phân tích ý nghĩa là đã được biết, đã được thấy, đã được hiểu, đã được tác chứng, đã được chạm đến bởi tuệ. Không có ý nghĩa của sự phân tích ý nghĩa là không được chạm đến bởi tuệ.’ Ở ý nghĩa về phân tích ý nghĩa của sự phân tích ý nghĩa có 25 pháp, 25 ý nghĩa, 50 ngôn từ, và 100 trí.
(Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi: ‘Cho đến ý nghĩa về phân tích pháp của sự phân tích pháp ...(như trên)... ‘Cho đến ý nghĩa về phân tích ngôn từ của sự phân tích ngôn từ ...(như trên)... ‘Cho đến ý nghĩa về phân tích phép biện giải của sự phân tích phép biện giải là đã được biết, đã được thấy, đã được hiểu, đã được tác chứng, đã được chạm đến bởi tuệ. Không có ý nghĩa của sự phân tích phép biện giải là không được chạm đến bởi tuệ.’ Ở ý nghĩa về phân tích phép biện giải của sự phân tích phép biện giải có 25 pháp, 25 ý nghĩa, 50 ngôn từ, và 100 trí.
Ở bốn phân tích có 100 pháp, 100 ý nghĩa, 200 ngôn từ, và 400 trí.
(Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi: ‘Cho đến trí biết được khả năng người khác là đã được biết, đã được thấy, đã được hiểu, đã được tác chứng, đã được chạm đến bởi tuệ. Không có trí biết được khả năng người khác là không được chạm đến bởi tuệ.’ Ở trí biết được khả năng người khác có 25 pháp, 25 ý nghĩa, 50 ngôn từ, và 100 trí.
(Pháp) nhãn đã sanh khởi, trí đã sanh khởi, tuệ đã sanh khởi, minh đã sanh khởi, ánh sáng đã sanh khởi: ‘Cho đến bảy thiên kiến và xu hướng ngủ ngầm ...(như trên)... ‘Cho đến trí song thông ...(như trên)... ‘Cho đến trí về sự thể nhập đại bi ...(như trên)... ‘Cho đến trí Toàn Giác ...(như trên)... ‘Cho đến trí không bị ngăn che là đã được biết, đã được thấy, đã được hiểu, đã được tác chứng, đã được chạm đến bởi tuệ. Không có trí không bị ngăn che là không được chạm đến bởi tuệ.’ Ở trí không bị ngăn che có 25 pháp, 25 ý nghĩa, 50 ngôn từ, và 100 trí.
Ở sáu pháp của đức Phật có 150 pháp, 150 ý nghĩa, 300 ngôn từ, và 600 trí.
Ở trường hợp về phân tích có 850 pháp, 850 ý nghĩa, 1700 ngôn từ, và 3400 trí.
Phần Giảng về sự Phân Tích được đầy đủ.
--ooOoo--
Một thời, đức Thế Tôn ngự tại Bārāṇasī ...(như trên)... Do đó, đại đức Koṇḍañña đã có tên là ‘Aññākoṇḍañña.’
(Pháp) nhãn đã sanh khởi, trí đã sanh khởi, tuệ đã sanh khởi, minh đã sanh khởi, ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là chân lý cao thượng tức là sự Khổ.’
‘(Pháp) nhãn đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘Trí đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘Tuệ đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘Minh đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘Ánh sáng đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘(Pháp) nhãn đã sanh khởi’ theo ý nghĩa nhận thức. ‘Trí đã sanh khởi’ theo ý nghĩa đã được biết. ‘Tuệ đã sanh khởi’ theo ý nghĩa nhận biết. ‘Minh đã sanh khởi’ theo ý nghĩa thấu triệt. ‘Ánh sáng đã sanh khởi’ theo ý nghĩa chiếu sáng.
(Pháp) nhãn là pháp, ý nghĩa của sự nhận thức là ý nghĩa. Trí là pháp, ý nghĩa của điều đã được biết là ý nghĩa. Tuệ là pháp, ý nghĩa của sự nhận biết là ý nghĩa. Minh là pháp, ý nghĩa của sự thấu triệt là ý nghĩa. Ánh sáng là pháp, ý nghĩa của chiếu sáng là ý nghĩa. Năm pháp này là năm ý nghĩa có Khổ là nền tảng, có Chân Lý là nền tảng, có Chân Lý là đối tượng, có Chân Lý là hành xứ, được tổng hợp lại ở Chân Lý, được hệ thuộc vào Chân Lý, được hiện khởi ở Chân Lý, được tồn tại ở Chân Lý, được thiết lập ở Chân Lý.
Pháp luân: Pháp Luân với ý nghĩa gì? ‘Chuyển vận Pháp và bánh xe’ là Pháp luân. ‘Chuyển vận bánh xe và Pháp’ là Pháp luân. ‘Chuyển vận theo Pháp’ là Pháp luân. ‘Chuyển vận theo hành vi của Pháp’ là Pháp luân. ‘Chuyển vận khi tồn tại ở Pháp’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận khi được thiết lập ở Pháp’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận trong khi thiết lập (người khác) ở Pháp’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận khi đạt được năng lực’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận trong khi tạo cho (người khác) đạt được năng lực ở Pháp’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận khi đạt được sự toàn hảo ở Pháp’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận trong khi tạo cho (người khác) đạt được sự toàn hảo ở Pháp’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận khi đạt được sự tự tín ở Pháp’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận trong khi tạo cho (người khác) đạt được sự tự tín ở Pháp’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận trong khi tôn vinh Pháp’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận trong khi tôn kính Pháp’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận trong khi tôn trọng Pháp’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận trong khi cúng dường Pháp’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận trong khi sùng kính Pháp’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận có Pháp là ngọn cờ’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận có Pháp là biểu hiệu’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận có Pháp là chủ đạo’ là Pháp Luân. ‘Hơn nữa, Pháp luân ấy là không thể bị chuyển vận nghịch lại bởi Sa-môn, Bà-la-môn, Thiên nhân, Ma Vương, Phạm thiên, hoặc bất cứ ai ở trên đời’ là Pháp Luân.
‘Tín quyền là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Tấn quyền là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Niệm quyền là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Định quyền là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Tuệ quyền là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân.
‘Tín lực là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Tấn lực là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Niệm lực là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Định lực là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Tuệ lực là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân.
‘Niệm giác chi là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Trạch pháp giác chi là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Tinh tấn giác chi là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Hỷ giác chi là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Tịnh giác chi là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Định giác chi là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Xả giác chi là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân.
‘Chánh kiến là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. Chánh tư duy là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Chánh ngữ là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Chánh nghiệp là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Chánh mạng là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Chánh tinh tấn là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Chánh niệm là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Chánh định là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân.
‘Quyền theo ý nghĩa chủ đạo là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Lực theo ý nghĩa không thể bị lay chuyển là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Giác chi theo ý nghĩa dẫn xuất (ra khỏi luân hồi) là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Đạo theo ý nghĩa chủng tử là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Các sự thiết lập niệm theo ý nghĩa thiết lập là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Các chánh cần theo ý nghĩa nỗ lực là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Các nền tảng của thần thông theo ý nghĩa thành tựu là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Các chân lý theo ý nghĩa thực thể là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Chỉ tịnh theo ý nghĩa không tản mạn là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Minh sát theo ý nghĩa quán xét là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Chỉ tịnh và minh sát theo ý nghĩa nhất vị là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Sự kết hợp chung theo ý nghĩa không vượt quá là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Giới thanh tịnh theo ý nghĩa thu thúc là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Tâm thanh tịnh theo ý nghĩa không tản mạn là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Kiến thanh tịnh theo ý nghĩa nhận thức là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Trí về sự đoạn tận theo ý nghĩa đoạn trừ là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Trí về sự vô sanh theo ý nghĩa tĩnh lặng là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Ước muốn theo ý nghĩa nguồn cội là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Tác ý theo ý nghĩa nguồn sanh khởi là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Xúc theo ý nghĩa liên kết là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Thọ theo ý nghĩa hội tụ là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Định theo ý nghĩa dẫn đầu là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Niệm theo ý nghĩa pháp chủ đạo là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Tuệ theo ý nghĩa cao thượng trong các pháp thiện là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Sự giải thoát theo ý nghĩa cốt lỏi là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ‘Niết Bàn liên quan đến bất tử theo ý nghĩa kết thúc là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân.
(Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là chân lý cao thượng tức là sự Khổ cần được biết toàn diện.’ ...(như trên)... đã được biết toàn diện.’
‘(Pháp) nhãn đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ...(nt)... ‘Ánh sáng đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘(Pháp) nhãn đã sanh khởi’ theo ý nghĩa nhận thức. ...(nt)... ‘Ánh sáng đã sanh khởi’ theo ý nghĩa chiếu sáng.
(Pháp) nhãn là pháp, ý nghĩa của sự nhận thức là ý nghĩa. ...(như trên)... Ánh sáng là pháp, ý nghĩa của chiếu sáng là ý nghĩa. Năm pháp này là năm ý nghĩa có Khổ là nền tảng, có Chân Lý là nền tảng, có Chân Lý là đối tượng, có Chân Lý là hành xứ, được tổng hợp lại ở Chân Lý, được hệ thuộc vào Chân Lý, được hiện khởi ở Chân Lý, được tồn tại ở Chân Lý, được thiết lập ở Chân Lý.
Pháp luân: Pháp Luân (Bánh xe Pháp) với ý nghĩa gì? ‘Chuyển vận Pháp và bánh xe’ là Pháp luân. ‘Chuyển vận bánh xe và Pháp’ là Pháp luân. ‘Chuyển vận với Pháp’ là Pháp luân. ‘Chuyển vận với hành vi của Pháp’ là Pháp luân. ‘Chuyển vận khi tồn tại ở Pháp’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận khi được thiết lập ở Pháp’ là Pháp Luân. ...(như trên)... ‘Niết Bàn liên quan đến bất tử theo ý nghĩa kết thúc là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân.
(Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là chân lý cao thượng tức là nhân sanh Khổ.’ ...(như trên)... (Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là chân lý cao thượng tức là nhân sanh Khổ cần được dứt bỏ.’ ...(như trên)... đã được dứt bỏ.’ ...(như trên)...
‘(Pháp) nhãn đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ...(như trên)... ‘Ánh sáng đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘(Pháp) nhãn đã sanh khởi’ theo ý nghĩa nhận thức. ...(như trên)... ‘Ánh sáng đã sanh khởi’ theo ý nghĩa chiếu sáng.
(Pháp) nhãn là pháp, ý nghĩa của sự nhận thức là ý nghĩa. ...(như trên)... Ánh sáng là pháp, ý nghĩa của chiếu sáng là ý nghĩa. Năm pháp này là năm ý nghĩa có Nhân Sanh là nền tảng, có Chân Lý là nền tảng ...(như trên)... có sự Diệt Tận là nền tảng, có Chân Lý là nền tảng ...(như trên)... có Đạo là nền tảng, có Chân Lý là nền tảng, có Chân Lý là đối tượng, có Chân Lý là hành xứ, được tổng hợp lại ở Chân Lý, được hệ thuộc vào Chân Lý, được hiện khởi ở Chân Lý, được tồn tại ở Chân Lý, được thiết lập ở Chân Lý.
Pháp luân: Pháp Luân (Bánh xe Pháp) với ý nghĩa gì? ‘Chuyển vận Pháp và bánh xe’ là Pháp luân. ‘Chuyển vận bánh xe và Pháp’ là Pháp luân. ‘Chuyển vận với Pháp’ là Pháp luân. ‘Chuyển vận với hành vi của Pháp’ là Pháp luân. ‘Chuyển vận khi tồn tại ở Pháp’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận khi được thiết lập ở Pháp’ là Pháp Luân. ...(như trên)... ‘Niết Bàn liên quan đến bất tử theo ý nghĩa kết thúc là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân.
Này các tỳ khưu, ta có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là sự quán xét thân trên thân.’ Này các tỳ khưu, ta có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Sự quán xét thân trên thân này đây cần được tu tập ...(như trên)... đã được tu tập.’
Này các tỳ khưu, ta có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là sự quán xét thọ trên các thọ.’ ...(như trên)... tâm trên tâm.’ ...(như trên)... pháp trên các pháp.’ Này các tỳ khưu, ta có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Sự quán xét pháp trên các pháp này đây cần được tu tập ...(như trên)... đã được tu tập.’
(Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là sự quán xét thân trên thân.’ ...(như trên)... (Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Sự quán xét thân trên thân này đây cần được tu tập ...(như trên)... đã được tu tập.’
‘(Pháp) nhãn đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ...(như trên)... ‘Ánh sáng đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘(Pháp) nhãn đã sanh khởi’ theo ý nghĩa nhận thức. ...(như trên)... ‘Ánh sáng đã sanh khởi’ theo ý nghĩa chiếu sáng.
(Pháp) nhãn là pháp, ý nghĩa của sự nhận thức là ý nghĩa. ...(như trên)... Ánh sáng là pháp, ý nghĩa của chiếu sáng là ý nghĩa. Năm pháp này là năm ý nghĩa có thân là nền tảng, có sự thiết lập niệm là nền tảng ...(như trên)... có thọ là nền tảng, có sự thiết lập niệm là nền tảng ...(như trên)... có tâm là nền tảng, có sự thiết lập niệm là nền tảng ...(như trên)... có pháp là nền tảng, có sự thiết lập niệm là nền tảng ...(như trên)... có sự thiết lập niệm là đối tượng, có sự thiết lập niệm là hành xứ, được tổng hợp lại ở sự thiết lập niệm, được hệ thuộc vào sự thiết lập niệm, được hiện khởi ở sự thiết lập niệm, được tồn tại ở sự thiết lập niệm, được thiết lập ở sự thiết lập niệm.
Pháp luân: Pháp Luân (Bánh xe Pháp) với ý nghĩa gì? ‘Chuyển vận Pháp và bánh xe’ là Pháp luân. ‘Chuyển vận bánh xe và Pháp’ là Pháp luân. ‘Chuyển vận với Pháp’ là Pháp luân. ‘Chuyển vận với hành vi của Pháp’ là Pháp luân. ‘Chuyển vận khi tồn tại ở Pháp’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận khi được thiết lập ở Pháp’ là Pháp Luân. ...(như trên)... ‘Niết Bàn liên quan đến bất tử theo ý nghĩa kết thúc là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân.
Này các tỳ khưu, ta có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là nền tảng của thần thông hội đủ (các yếu tố) định do ước muốn và các tạo tác do nỗ lực.’ Này các tỳ khưu, ta có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Nền tảng của thần thông hội đủ (các yếu tố) định do ước muốn và các tạo tác do nỗ lực này đây cần được tu tập ...(như trên)... đã được tu tập.’
Này các tỳ khưu, ta có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(nt)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là nền tảng của thần thông hội đủ (các yếu tố) định do tinh tấn và các tạo tác do nỗ lực.’ ...(nt)... định do tâm và các tạo tác do nỗ lực.’ ...(nt)... định do thẩm xét và các tạo tác do nỗ lực.’ Này các tỳ khưu, ta có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(nt)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Nền tảng của thần thông hội đủ (các yếu tố) định do thẩm xét và các tạo tác do nỗ lực này đây cần được tu tập ...(nt)... đã được tu tập.’
(Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(nt)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là nền tảng của thần thông hội đủ (các yếu tố) định do ước muốn và các tạo tác do nỗ lực.’ (Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(nt)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Nền tảng của thần thông hội đủ (các yếu tố) định do ước muốn và các tạo tác do nỗ lực này đây cần được tu tập ...(nt)... đã được tu tập.’
‘(Pháp) nhãn đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ...(nt)... ‘Ánh sáng đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘(Pháp) nhãn đã sanh khởi’ theo ý nghĩa nhận thức. ...(nt)... ‘Ánh sáng đã sanh khởi’ theo ý nghĩa chiếu sáng.
(Pháp) nhãn là pháp, ý nghĩa của sự nhận thức là ý nghĩa. ...(như trên)... Ánh sáng là pháp, ý nghĩa của chiếu sáng là ý nghĩa. Năm pháp này là năm ý nghĩa có ước muốn là nền tảng, có nền tảng của thần thông là nền tảng, có nền tảng của thần thông là đối tượng, có nền tảng của thần thông là hành xứ, được tổng hợp lại ở nền tảng của thần thông, được hệ thuộc vào nền tảng của thần thông, được hiện khởi ở nền tảng của thần thông, được tồn tại ở nền tảng của thần thông, được thiết lập ở nền tảng của thần thông.
Pháp luân: Pháp Luân (Bánh xe Pháp) với ý nghĩa gì? ‘Chuyển vận Pháp và bánh xe’ là Pháp luân. ‘Chuyển vận bánh xe và Pháp’ là Pháp luân. ‘Chuyển vận với Pháp’ là Pháp luân. ‘Chuyển vận với hành vi của Pháp’ là Pháp luân. ‘Chuyển vận khi tồn tại ở Pháp’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận khi được thiết lập ở Pháp’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận trong khi thiết lập (người khác) ở Pháp’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận khi đạt được năng lực’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận trong khi tạo cho (người khác) đạt được năng lực ở Pháp’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận khi đạt được sự toàn hảo ở Pháp’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận trong khi tạo cho (người khác) đạt được sự toàn hảo ở Pháp’ là Pháp Luân. ...(như trên)... ‘Chuyển vận trong khi sùng kính Pháp’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận có Pháp là ngọn cờ’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận có Pháp là biểu hiệu’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận có Pháp là chủ đạo’ là Pháp Luân. ‘Hơn nữa, Pháp luân ấy là không thể bị chuyển vận nghịch lại bởi Sa-môn, Bà-la-môn, Thiên nhân, Ma Vương, Phạm thiên, hoặc bất cứ ai ở trên đời’ là Pháp Luân.
‘Tín quyền là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân. ...(như trên)... ‘Niết Bàn liên quan đến bất tử theo ý nghĩa kết thúc là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân.
(Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là nền tảng của thần thông hội đủ (các yếu tố) định do tinh tấn và các tạo tác do nỗ lực.’ (Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Nền tảng của thần thông hội đủ (các yếu tố) định do tinh tấn và các tạo tác do nỗ lực này đây cần được tu tập ...(như trên)... đã được tu tập.’
‘(Pháp) nhãn đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ...(như trên)... ‘Ánh sáng đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘(Pháp) nhãn đã sanh khởi’ theo ý nghĩa nhận thức. ...(như trên)... ‘Ánh sáng đã sanh khởi’ theo ý nghĩa chiếu sáng.
(Pháp) nhãn là pháp, ý nghĩa của sự nhận thức là ý nghĩa. ...(nt)... Ánh sáng là pháp, ý nghĩa của chiếu sáng là ý nghĩa. Năm pháp này là năm ý nghĩa có tinh tấn là nền tảng, có nền tảng của thần thông là nền tảng ...(nt)... có tâm là nền tảng, ...(nt)... có thẩm xét là nền tảng, có nền tảng của thần thông là nền tảng, có nền tảng của thần thông là đối tượng, có nền tảng của thần thông là hành xứ, được tổng hợp lại ở nền tảng của thần thông, được hệ thuộc vào nền tảng của thần thông, được hiện khởi ở nền tảng của thần thông, được tồn tại ở nền tảng của thần thông, được thiết lập ở nền tảng của thần thông.
Pháp luân: Pháp Luân với ý nghĩa gì? ‘Chuyển vận Pháp và bánh xe’ là Pháp luân. ‘Chuyển vận bánh xe và Pháp’ là Pháp luân. ‘Chuyển vận với Pháp’ là Pháp luân. ‘Chuyển vận với hành vi của Pháp’ là Pháp luân. ‘Chuyển vận khi tồn tại ở Pháp’ là Pháp Luân. ‘Chuyển vận khi được thiết lập ở Pháp’ là Pháp Luân. ...(như trên)... ‘Niết Bàn liên quan đến bất tử theo ý nghĩa kết thúc là pháp, chuyển vận pháp ấy’ là Pháp luân.
Phần Giảng về Pháp Luân được đầy đủ.
--ooOoo--
[1] Từ tâm giải thoát (mettācetovimutti) được giải thích ở bên dưới gồm có ba yếu tố: ‘mettā ca ceto ca vimutti cāti mettācetovimutti’ = ‘từ ái và tâm và giải thoát’ là từ tâm giải thoát.
[2] Đoạn này nếu dịch theo Chú Giải sẽ là: Ly tham ái có đối tượng là Niết Bàn, có hành xứ là Niết Bàn, được hiện khởi ở Niết Bàn, được tồn tại ở Niết Bàn, được thiết lập ở Niết Bàn (PṭsA. 3, 608).
[3] Là bảy chi phần còn lại của Thánh Đạo tám chi phần, trừ bớt đi chánh kiến (PṭsA. 3, 608).
[4] Tên gọi Aññākoṇḍañña (aññā + koṇḍañña) của vị này có nghĩa là “Koṇḍañña đã hiểu.” Từ aññā được trích từ lời nói của đức Phật là: “aññāsi vata bho Koṇḍañño, aññāsi vata bho Koṇḍañño” (Quà nhiên Koṇḍañña đã hiểu được! Quà nhiên Koṇḍañña đã hiểu được!) rồi ghép vào phía trước tên Koṇḍañña của vị ấy (ND).
Các pháp tối thượng ở thế gian là gì? Bốn sự thiết lập niệm, bốn chánh cần, bốn nền tảng của thần thông, năm quyền, năm lực, bảy giác chi, Thánh Đạo tám chi phần, bốn Thánh Đạo, bốn Quả vị Sa-môn, và Niết Bàn; các pháp này là tối thượng ở thế gian.
Tối thượng ở thế gian: Tối thượng ở thế gian với ý nghĩa gì? ‘Chúng (các pháp ấy) vượt qua thế gian’ là tối thượng ở thế gian. ‘Chúng vượt lên ra khỏi thế gian’ là tối thượng ở thế gian. ‘Chúng vượt lên khỏi thế gian’ là tối thượng ở thế gian. ‘Chúng vượt lên từ thế gian’ là tối thượng ở thế gian. ‘Chúng vượt quá thế gian’ là tối thượng ở thế gian. ‘Chúng hoàn toàn vượt quá thế gian’ là tối thượng ở thế gian. ‘Chúng là trên hẳn thế gian’ là tối thượng ở thế gian. ‘Chúng vượt qua tận cùng của thế gian’ là tối thượng ở thế gian.
‘Chúng xuất ly ra khỏi thế gian’ là tối thượng ở thế gian. ‘Chúng xuất ly khỏi thế gian’ là tối thượng ở thế gian. ‘Chúng xuất ly từ thế gian’ là tối thượng ở thế gian. ‘Chúng được xuất ly ra khỏi thế gian’ là tối thượng ở thế gian. ‘Chúng được xuất ly bởi thế gian’ là tối thượng ở thế gian. ‘Chúng được xuất ly từ thế gian’ là tối thượng ở thế gian.
‘Chúng không trụ ở thế gian’ là tối thượng ở thế gian. ‘Chúng không trụ tại thế gian’ là tối thượng ở thế gian. ‘Chúng không bị nhiễm ô ở thế gian’ là tối thượng ở thế gian. ‘Chúng không bị nhiễm ô bởi thế gian’ là tối thượng ở thế gian. ‘Chúng không tự làm vấy bẩn ở thế gian’ là tối thượng ở thế gian. ‘Chúng không tự làm vấy bẩn với thế gian’ là tối thượng ở thế gian. ‘Chúng là không bị vấy bẩn ở thế gian’ là tối thượng ở thế gian. ‘Chúng là không bị vấy bẩn bởi thế gian’ là tối thượng ở thế gian.
‘Chúng là được phóng thích ở thế gian’ là tối thượng ở thế gian. ‘Chúng là được phóng thích bởi thế gian’ là tối thượng ở thế gian. ‘Chúng là được phóng thích ra khỏi thế gian’ là tối thượng ở thế gian. ‘Chúng là được phóng thích khỏi thế gian’ là tối thượng ở thế gian. ‘Chúng là được phóng thích từ thế gian’ là tối thượng ở thế gian.
‘Chúng là được cách ly ở thế gian’ là tối thượng ở thế gian. ‘Chúng là được cách ly với thế gian’ là tối thượng ở thế gian. ‘Chúng là được cách ly ra khỏi thế gian’ là tối thượng ở thế gian. ‘Chúng là được cách ly tại thế gian’ là tối thượng ở thế gian. ‘Chúng là được cách ly khỏi thế gian’ là tối thượng ở thế gian. ‘Chúng là được cách ly từ thế gian’ là tối thượng ở thế gian.
‘Chúng là được trong sạch ra khỏi thế gian’ là tối thượng ở thế gian. ‘Chúng là được trong sạch khỏi thế gian’ là tối thượng ở thế gian. ‘Chúng là được trong sạch từ thế gian’ là tối thượng ở thế gian. ‘Chúng là được thanh tịnh ra khỏi thế gian’ là tối thượng ở thế gian. ‘Chúng là được thanh tịnh khỏi thế gian’ là tối thượng ở thế gian. ‘Chúng là được thanh tịnh từ thế gian’ là tối thượng ở thế gian.
‘Chúng thoát ra khỏi thế gian’ là tối thượng ở thế gian. ‘Chúng thoát khỏi thế gian’ là tối thượng ở thế gian. ‘Chúng thoát ra từ thế gian’ là tối thượng ở thế gian.
‘Chúng ly khai ra khỏi thế gian’ là tối thượng ở thế gian. ‘Chúng ly khai khỏi thế gian’ là tối thượng ở thế gian. ‘Chúng ly khai từ thế gian’ là tối thượng ở thế gian.
‘Chúng không bám víu ở thế gian’ là tối thượng ở thế gian. ‘Chúng không bị nắm giữ ở thế gian’ là tối thượng ở thế gian. ‘Chúng không bị giam cầm ở thế gian’ là tối thượng ở thế gian.
‘Chúng đoạn trừ thế gian’ là tối thượng ở thế gian. ‘Chúng có tính chất đã đoạn trừ thế gian’ là tối thượng ở thế gian. ‘Chúng làm an tịnh thế gian’ là tối thượng ở thế gian. ‘Chúng có tính chất đã làm an tịnh thế gian’ là tối thượng ở thế gian.
‘Chúng không là đường lối của thế gian’ là tối thượng ở thế gian. ‘Chúng không là cảnh giới của thế gian’ là tối thượng ở thế gian. ‘Chúng không là mục tiêu của thế gian’ là tối thượng ở thế gian. ‘Chúng là không phổ quát đối với thế gian’ là tối thượng ở thế gian.
‘Chúng chối từ thế gian’ là tối thượng ở thế gian. ‘Chúng không tiếp nhận lại thế gian (sau khi chối từ)’ là tối thượng ở thế gian. ‘Chúng từ bỏ thế gian’ là tối thượng ở thế gian. ‘Chúng không chấp thủ thế gian’ là tối thượng ở thế gian. ‘Chúng lìa khỏi sự quyến luyến thế gian’ là tối thượng ở thế gian. ‘Chúng không quyến luyến thế gian’ là tối thượng ở thế gian. ‘Chúng nhàm chán thế gian’ là tối thượng ở thế gian. ‘Chúng không hứng thú thế gian’ là tối thượng ở thế gian. ‘Sau khi vượt qua hẳn và chế ngự thế gian, chúng an trụ’ là tối thượng ở thế gian.
Phần Giảng về Tối Thượng ở Thế Gian được đầy đủ.
--ooOoo--
[Duyên khởi ở Sāvatthī]
Này các tỳ khưu, đây là năm lực. Năm là gì? Tín lực, tấn lực, niệm lực, định lực, tuệ lực. Này các tỳ khưu, đây là năm lực.
Vả lại, có 68 lực là tín lực, tấn lực, niệm lực, định lực, tuệ lực, lực của sự hổ thẹn (tội lỗi), lực của sự ghê sợ (tội lỗi), lực của sự phân biệt rõ, lực của sự tu tập, lực của sự không sai trái, lực của sự củng cố, lực của sự nhẫn nại, lực của sự chuẩn bị, lực của sự thuyết phục, lực của sự thống lãnh, lực của sự khẳng định, lực của chỉ tịnh, lực của minh sát, mười lực của bậc Hữu Học, mười lực của bậc Vô Học, mười lực của bậc Lậu Tận, mười lực của thần thông, mười lực của đức Như Lai.
Tín lực là gì? ‘Không dao động ở sự không có đức tin’ là tín lực. Với ý nghĩa nâng đỡ các pháp đồng sanh là tín lực. Theo ý nghĩa chấm dứt các phiền não là tín lực. Theo ý nghĩa làm trong sạch phần đầu sự thấu triệt là tín lực. Theo ý nghĩa khẳng định của tâm là tín lực. Theo ý nghĩa thanh lọc của tâm là tín lực. Theo ý nghĩa đắc chứng pháp đặc biệt là tín lực. Theo ý nghĩa thấu triệt hướng thượng là tín lực. Theo ý nghĩa chứng ngộ chân lý là tín lực. Theo ý nghĩa thiết lập vào sự diệt tận là tín lực. Điều này là tín lực.
Tấn lực là gì? ‘Không dao động ở sự biếng nhác’ là tấn lực. Với ý nghĩa nâng đỡ các pháp đồng sanh là tấn lực. Với ý nghĩa chấm dứt các phiền não là tấn lực. Với ý nghĩa làm trong sạch phần đầu của sự thấu triệt là tấn lực. Với ý nghĩa khẳng định của tâm là tấn lực. Với ý nghĩa thanh lọc của tâm là tấn lực. Với ý nghĩa đắc chứng pháp đặc biệt là tấn lực. Với ý nghĩa thấu triệt hướng thượng là tấn lực. Với ý nghĩa chứng ngộ chân lý là tấn lực. Với ý nghĩa thiết lập vào sự diệt tận. Điều này là tấn lực.
Niệm lực là gì? ‘Không dao động ở sự buông lung’ là niệm lực. Với ý nghĩa nâng đỡ các pháp đồng sanh là niệm lực. ...(như trên)... Với ý nghĩa thiết lập vào sự diệt tận là niệm lực. Điều này là niệm lực.
Định lực là gì? ‘Không dao động ở sự phóng dật’ là định lực. Với ý nghĩa nâng đỡ các pháp đồng sanh là định lực. ...(như trên)... Với ý nghĩa thiết lập vào sự diệt tận là định lực. Điều này là định lực.
Tuệ lực là gì? ‘Không dao động ở vô minh’ là tuệ lực. Với ý nghĩa nâng đỡ các pháp đồng sanh là tuệ lực. ...(như trên)... Với ý nghĩa thiết lập vào sự diệt tận là tuệ lực. Điều này là tuệ lực.
Lực của sự hổ thẹn (tội lỗi) là gì? ‘Do sự thoát ly, (hành giả) hổ thẹn về ước muốn trong các dục’ là lực của sự hổ thẹn. ‘Do không sân độc, hổ thẹn về sự sân độc’ là lực của sự hổ thẹn. ‘Do nghĩ tưởng về ánh sáng, hổ thẹn về sự lờ đờ buồn ngủ’ là lực của sự hổ thẹn. ‘Do không tản mạn, hổ thẹn về sự phóng dật’ là lực của sự hổ thẹn. ‘Do xác định pháp, hổ thẹn về hoài nghi’ là lực của sự hổ thẹn. ‘Do trí, hổ thẹn về vô minh’ là lực của sự hổ thẹn. ‘Do hân hoan, hổ thẹn về sự không hứng thú’ là lực của sự hổ thẹn. ‘Do sơ thiền, hổ thẹn về các pháp ngăn che’ là lực của sự hổ thẹn. ...(như trên)... ‘Do Đạo A-la-hán, hổ thẹn về toàn bộ phiền não’ là lực của sự hổ thẹn. Điều này là lực của sự hổ thẹn.
Lực của sự ghê sợ (tội lỗi) là gì? ‘Do sự thoát ly, (hành giả) ghê sợ về ước muốn trong các dục’ là lực của sự ghê sợ. ‘Do không sân độc, ghê sợ về sự sân độc’ là lực của sự ghê sợ. ‘Do nghĩ tưởng về ánh sáng, ghê sợ về sự lờ đờ buồn ngủ’ là lực của sự ghê sợ. ‘Do không tản mạn, ghê sợ về sự phóng dật’ là lực của sự ghê sợ. ‘Do xác định pháp, ghê sợ về hoài nghi’ là lực của sự ghê sợ. ‘Do trí, ghê sợ về vô minh’ là lực của sự ghê sợ. ‘Do hân hoan, ghê sợ về sự không hứng thú’ là lực của sự ghê sợ. ‘Do sơ thiền, ghê sợ về các pháp ngăn che’ là lực của sự ghê sợ. ...(như trên)... ‘Do Đạo A-la-hán, ghê sợ về toàn bộ phiền não’ là lực của sự ghê sợ. Điều này là lực của sự ghê sợ.
Lực của sự phân biệt rõ là gì? ‘Do sự thoát ly, (hành giả) phân biệt rõ về ước muốn trong các dục’ là lực của sự phân biệt rõ. ‘Do không sân độc, phân biệt rõ về sự sân độc’ là lực của sự phân biệt rõ. ‘Do nghĩ tưởng về ánh sáng, phân biệt rõ về sự lờ đờ buồn ngủ’ là lực của sự phân biệt rõ. ‘Do không tản mạn, phân biệt rõ về sự phóng dật’ là lực của sự phân biệt rõ. ‘Do sự xác định pháp, phân biệt rõ về hoài nghi’ là lực của sự phân biệt rõ. ‘Do trí, phân biệt rõ về vô minh’ là lực của sự phân biệt rõ. ‘Do hân hoan, phân biệt rõ về sự không hứng thú’ là lực của sự phân biệt rõ. ‘Do sơ thiền, phân biệt rõ về các pháp ngăn che’ là lực của sự phân biệt rõ. ...(như trên)... ‘Do Đạo A-la-hán, phân biệt rõ về toàn bộ phiền não’ là lực của sự phân biệt rõ. Điều này là lực của sự phân biệt rõ.
Lực của sự tu tập là gì? ‘Trong khi dứt bỏ ước muốn trong các dục, (hành giả) tu tập sự thoát ly’ là lực của sự tu tập. ‘Trong khi dứt bỏ sân độc, tu tập sự không sân độc’ là lực của sự tu tập. ‘Trong khi dứt bỏ sự lờ đờ buồn ngủ, tu tập sự nghĩ tưởng về ánh sáng’ là lực của sự tu tập. ‘Trong khi dứt bỏ phóng dật, tu tập sự không tản mạn’ là lực của sự tu tập. ‘Trong khi dứt bỏ hoài nghi, tu tập sự xác định pháp’ là lực của sự tu tập. ‘Trong khi dứt bỏ vô minh, tu tập trí’ là lực của sự tu tập. ‘Trong khi dứt bỏ sự không hứng thú, tu tập sự hân hoan’ là lực của sự tu tập. ‘Trong khi dứt bỏ các pháp ngăn che, tu tập sơ thiền’ là lực của sự tu tập. ...(như trên)... ‘Trong khi dứt bỏ toàn bộ phiền não, tu tập Đạo A-la-hán’ là lực của sự tu tập. Điều này là lực của sự tu tập.
Lực của sự không sai trái là gì? ‘Do trạng thái dứt bỏ ước muốn trong các dục, không có gì sai trái ở sự thoát ly’ là lực của sự không sai trái. ‘Do trạng thái dứt bỏ sân độc, không có gì sai trái ở sự không sân độc’ là lực của sự không sai trái. ‘Do trạng thái dứt bỏ sự lờ đờ buồn ngủ, không có gì sai trái ở sự nghĩ tưởng về ánh sáng’ là lực của sự không sai trái. ‘Do trạng thái dứt bỏ phóng dật, không có gì sai trái ở sự không tản mạn’ là lực của sự không sai trái. ‘Do trạng thái dứt bỏ hoài nghi, không có gì sai trái ở sự xác định pháp’ là lực của sự không sai trái. ‘Do trạng thái dứt bỏ vô minh, không có gì sai trái ở trí’ là lực của sự không sai trái. ‘Do trạng thái dứt bỏ sự không hứng thú, không có gì sai trái ở sự hân hoan’ là lực của sự không sai trái. ‘Do trạng thái dứt bỏ các pháp ngăn che, không có gì sai trái ở sơ thiền’ là lực của sự không sai trái. ...(như trên)... ‘Do trạng thái dứt bỏ toàn bộ phiền não, không có gì sai trái ở Đạo A-la-hán’ là lực của sự không sai trái. Điều này là lực của sự không sai trái.
Lực của sự củng cố là gì? ‘Trong khi dứt bỏ ước muốn trong các dục, nhờ vào tác động của sự thoát ly (hành giả) củng cố lại tâm’ là lực của sự củng cố. ‘Trong khi dứt bỏ sân độc bằng sự không sân độc (hành giả) củng cố lại tâm’ là lực của sự củng cố. ‘Trong khi dứt bỏ sự lờ đờ buồn ngủ bằng sự nghĩ tưởng về ánh sáng (hành giả) củng cố lại tâm’ là lực của sự củng cố. ...(như trên)... ‘Trong khi dứt bỏ toàn bộ phiền não bằng Đạo A-la-hán (hành giả) củng cố lại tâm’ là lực của sự củng cố. Điều này là lực của sự củng cố.
Lực của sự nhẫn nại là gì? ‘Do trạng thái dứt bỏ ước muốn trong các dục, (hành giả) chấp nhận sự thoát ly’ là lực của sự nhẫn nại. ‘Do trạng thái dứt bỏ sân độc, chấp nhận sự không sân độc’ là lực của sự nhẫn nại. ‘Do trạng thái dứt bỏ sự lờ đờ buồn ngủ, chấp nhận sự nghĩ tưởng về ánh sáng’ là lực của sự nhẫn nại. ‘Do trạng thái dứt bỏ phóng dật, chấp nhận sự không tản mạn’ là lực của sự nhẫn nại. ‘Do trạng thái dứt bỏ hoài nghi, chấp nhận sự xác định pháp’ là lực của sự nhẫn nại. ‘Do trạng thái dứt bỏ vô minh, chấp nhận trí’ là lực của sự nhẫn nại. ‘Do trạng thái dứt bỏ sự không hứng thú, chấp nhận hân hoan’ là lực của sự nhẫn nại. ‘Do trạng thái dứt bỏ các pháp ngăn che, chấp nhận sơ thiền’ là lực của sự nhẫn nại. ...(như trên)... ‘Do trạng thái dứt bỏ toàn bộ phiền não, chấp nhận Đạo A-la-hán’ là lực của sự nhẫn nại. Điều này là lực của sự nhẫn nại.
Lực của sự chuẩn bị là gì? ‘Trong khi dứt bỏ ước muốn trong các dục, nhờ vào tác động của sự thoát ly (hành giả) chuẩn bị tâm’ là lực của sự chuẩn bị. ‘Trong khi dứt bỏ sân độc, nhờ vào tác động của sự không sân độc (hành giả) chuẩn bị tâm’ là lực của sự chuẩn bị. ‘Trong khi dứt bỏ sự lờ đờ buồn ngủ, nhờ vào tác động của sự nghĩ tưởng về ánh sáng (hành giả) chuẩn bị tâm’ là lực của sự chuẩn bị. ...(như trên)... ‘Trong khi dứt bỏ toàn bộ phiền não, nhờ vào tác động của Đạo A-la-hán (hành giả) chuẩn bị tâm’ là lực của sự chuẩn bị. Điều này là lực của sự chuẩn bị.
Lực của sự thuyết phục là gì? ‘Trong khi dứt bỏ ước muốn trong các dục, nhờ vào tác động của sự thoát ly (hành giả) khiến tâm được thuyết phục’ là lực của sự thuyết phục. ‘Trong khi dứt bỏ sân độc, nhờ vào tác động của sự không sân độc (hành giả) khiến tâm được thuyết phục’ là lực của sự thuyết phục. ‘Trong khi dứt bỏ sự lờ đờ buồn ngủ, nhờ vào tác động của sự nghĩ tưởng về ánh sáng (hành giả) khiến tâm được thuyết phục’ là lực của sự thuyết phục. ...(như trên)... ‘Trong khi dứt bỏ toàn bộ phiền não, nhờ vào tác động của Đạo A-la-hán (hành giả) khiến tâm được thuyết phục’ là lực của sự thuyết phục. Điều này là lực của sự thuyết phục.
Lực của sự thống lãnh là gì? ‘Trong khi dứt bỏ ước muốn trong các dục, nhờ vào tác động của sự thoát ly (hành giả) chuyển tâm thành ưu thế’ là lực của sự thống lãnh. ‘Trong khi dứt bỏ sân độc, nhờ vào tác động của sự không sân độc (hành giả) chuyển tâm thành ưu thế’ là lực của sự thống lãnh. ‘Trong khi dứt bỏ sự lờ đờ buồn ngủ, nhờ vào tác động của sự nghĩ tưởng về ánh sáng (hành giả) chuyển tâm thành ưu thế’ là lực của sự thống lãnh. ...(như trên)... ‘Trong khi dứt bỏ toàn bộ phiền não, nhờ vào tác động của Đạo A-la-hán (hành giả) chuyển tâm thành ưu thế’ là lực của sự thống lãnh. Điều này là lực của sự thống lãnh.
Lực của sự khẳng định là gì? ‘Trong khi dứt bỏ ước muốn trong các dục, nhờ vào tác động của sự thoát ly (hành giả) khẳng định tâm’ là lực của sự khẳng định. ‘Trong khi dứt bỏ sân độc, nhờ vào tác động của sự không sân độc (hành giả) khẳng định tâm’ là lực của sự khẳng định. ‘Trong khi dứt bỏ sự lờ đờ buồn ngủ, nhờ vào tác động của sự nghĩ tưởng về ánh sáng (hành giả) khẳng định tâm’ là lực của sự khẳng định. ...(như trên)... ‘Trong khi dứt bỏ toàn bộ phiền não, nhờ vào tác động của Đạo A-la-hán (hành giả) khẳng định tâm’ là lực của sự khẳng định. Điều này là lực của sự khẳng định.
Lực của chỉ tịnh là gì? Do tác động của sự thoát ly, trạng thái chuyên nhất không tản mạn của tâm là lực của chỉ tịnh. Do tác động của sự không sân độc, trạng thái chuyên nhất không tản mạn của tâm là lực của chỉ tịnh. Do tác động của sự nghĩ tưởng về ánh sáng, trạng thái chuyên nhất không tản mạn của tâm là lực của chỉ tịnh. ...(như trên)... Có sự quán xét về từ bỏ, do tác động của hơi thở vào, trạng thái chuyên nhất không tản mạn của tâm là lực của chỉ tịnh. Có sự quán xét về từ bỏ, do tác động của hơi thở ra, trạng thái chuyên nhất không tản mạn của tâm là lực của chỉ tịnh.
Lực của chỉ tịnh: Lực của chỉ tịnh với ý nghĩa gì? ‘Nhờ vào sơ thiền, (hành giả) không rung động đối với các pháp ngăn che’ là lực của chỉ tịnh. ‘Nhờ vào nhị thiền, (hành giả) không rung động đối với tầm và tứ’ là lực của chỉ tịnh. ‘Nhờ vào tam thiền, (hành giả) không rung động đối với hỷ’ là lực của chỉ tịnh. ‘Nhờ vào tứ thiền, (hành giả) không rung động đối với lạc và khổ’ là lực của chỉ tịnh.
‘Nhờ vào sự chứng đạt không vô biên xứ, (hành giả) không rung động đối với sự nghĩ tưởng về sắc, đối với sự nghĩ tưởng về bất bình, đối với sự nghĩ tưởng về sự khác biệt’ là lực của chỉ tịnh. ‘Nhờ vào sự chứng đạt thức vô biên xứ, (hành giả) không rung động đối với sự nghĩ tưởng về không vô biên xứ’ là lực của chỉ tịnh. ‘Nhờ vào sự chứng đạt vô sở hữu xứ, (hành giả) không rung động đối với sự nghĩ tưởng về thức vô biên xứ’ là lực của chỉ tịnh. ‘Nhờ vào sự chứng đạt phi tưởng phi phi tưởng xứ, (hành giả) không rung động đối với sự nghĩ tưởng về vô sở hữu xứ’ là lực của chỉ tịnh. ‘(Hành giả) không rung động không lay động không chao động đối với các sự phóng dật, đối với các phiền não đi cùng với phóng dật, và đối với các uẩn’ là lực của chỉ tịnh. Đây là lực của chỉ tịnh.
Lực của minh sát là gì? Sự quán xét về vô thường là lực của minh sát. ...(như trên)... Sự quán xét về từ bỏ là lực của minh sát. Sự quán xét về vô thường ở sắc là lực của minh sát. Sự quán xét về khổ não ở sắc là lực của minh sát. ...(như trên)... Sự quán xét về từ bỏ ở sắc là lực của minh sát. Sự quán xét về vô thường ở thọ ... ở tưởng ... ở các hành ... ở thức ... ở mắt ... ở lão tử là lực của minh sát. Sự quán xét về khổ não ở lão tử là lực của minh sát. ...(như trên)... Sự quán xét về từ bỏ ở lão tử là lực của minh sát.
Lực của minh sát: Lực của minh sát với ý nghĩa gì? ‘Do quán xét về vô thường, (hành giả) không rung động đối với sự nghĩ tưởng về thường’ là lực của minh sát. ‘Do quán xét về khổ não, không rung động đối với sự nghĩ tưởng về lạc’ là lực của minh sát. ‘Do quán xét về vô ngã, không rung động đối với sự nghĩ tưởng về ngã’ là lực của minh sát. ‘Do quán xét về nhàm chán, không rung động đối với sự nghĩ tưởng về vui thích’ là lực của minh sát. ‘Do quán xét về ly tham ái, không rung động đối với sự nghĩ tưởng về tham ái’ là lực của minh sát. ‘Do quán xét về diệt tận, không rung động đối với sự nghĩ tưởng về nhân sanh khởi’ là lực của minh sát. ‘Do quán xét về từ bỏ, không rung động đối với sự nghĩ tưởng về nắm giữ’ là lực của minh sát. ‘không rung động không chuyển động không chao động đối với vô minh, đối với các phiền não đi cùng với vô minh, và đối với các uẩn’ là lực của minh sát. Đây là lực của minh sát.
Mười lực của bậc Hữu Học, mười lực của bậc Vô Học là gì? ‘(Hành giả) học tập chánh kiến’ là lực của bậc Hữu Học. ‘Do trạng thái đã học tập xong ở điều ấy’ là lực của bậc Vô Học. ‘(Hành giả) học tập chánh tư duy’ là lực của bậc Hữu Học. ‘Do trạng thái đã học tập xong ở điều ấy’ là lực của bậc Vô Học. ‘(Hành giả) học tập chánh ngữ ... chánh nghiệp ... chánh mạng ... chánh tinh tấn ... chánh niệm ... chánh định ... chánh trí ... chánh giải thoát’ là lực của bậc Hữu Học. ‘Do trạng thái đã học tập xong ở điều ấy’ là lực của bậc Vô Học. Đây là mười lực của bậc Hữu Học, mười lực của bậc Vô Học.
Mười lực của bậc Lậu Tận là gì? Ở đây, đối với vị tỳ khưu là bậc Lậu Tận, tất cả các hành là vô thường được thấy rõ đúng theo thực thể nhờ vào sự nhận biết đúng đắn. Sự việc đối với vị tỳ khưu là bậc Lậu Tận, tất cả các hành là vô thường được thấy rõ đúng theo thực thể nhờ vào sự nhận biết đúng đắn; điều này cũng là lực của vị tỳ khưu là bậc Lậu Tận. Sau khi đạt đến lực ấy, vị tỳ khưu là bậc Lậu Tận nhận biết sự đoạn tận của các lậu hoặc rằng: ‘Các lậu hoặc của ta đã cạn kiệt.’
Hơn nữa, đối với vị tỳ khưu là bậc Lậu Tận, các dục tợ như hố than cháy đỏ được thấy rõ đúng theo thực thể nhờ vào sự nhận biết đúng đắn. Sự việc đối với vị tỳ khưu là bậc Lậu Tận, các dục tợ như hố than cháy đỏ được thấy rõ đúng theo thực thể nhờ vào sự nhận biết đúng đắn; điều này cũng là lực của vị tỳ khưu là bậc Lậu Tận. Sau khi đạt đến lực ấy, vị tỳ khưu là bậc Lậu Tận nhận biết sự đoạn tận của các lậu hoặc rằng: ‘Các lậu hoặc của ta đã cạn kiệt.’
Hơn nữa, đối với vị tỳ khưu là bậc Lậu Tận, tâm là thuận theo sự viễn ly, là xuôi theo sự viễn ly, là nghiêng theo sự viễn ly, là tồn tại ở sự viễn ly, là hứng thú với sự thoát ly, là được hoàn toàn chấm dứt đối với các pháp đưa đến lậu hoặc. Sự việc đối với vị tỳ khưu là bậc Lậu Tận, tâm là thuận theo sự viễn ly, là xuôi theo sự viễn ly, là nghiêng theo sự viễn ly, là tồn tại ở sự viễn ly, là hứng thú với sự thoát ly, là được hoàn toàn chấm dứt đối với các pháp đưa đến lậu hoặc; điều này cũng là lực của vị tỳ khưu là bậc Lậu Tận. Sau khi đạt đến lực ấy, vị tỳ khưu là bậc Lậu Tận nhận biết sự đoạn tận của các lậu hoặc rằng: ‘Các lậu hoặc của ta đã cạn kiệt.’
Hơn nữa, đối với vị tỳ khưu là bậc Lậu Tận, bốn sự thiết lập niệm là đã được tu tập, là đã được tu tập tốt đẹp. Sự việc đối với vị tỳ khưu là bậc Lậu Tận, bốn sự thiết lập niệm là đã được tu tập, là đã được tu tập tốt đẹp; điều này cũng là lực của vị tỳ khưu là bậc Lậu Tận. Sau khi đạt đến lực ấy, vị tỳ khưu là bậc Lậu Tận nhận biết sự đoạn tận của các lậu hoặc rằng: ‘Các lậu hoặc của ta đã cạn kiệt.’
Hơn nữa, đối với vị tỳ khưu là bậc Lậu Tận, bốn chánh cần là đã được tu tập, là đã được tu tập tốt đẹp. ...(nt)... bốn nền tảng của thần thông là đã được tu tập, là đã được tu tập tốt đẹp. ...(nt)... năm quyền là đã được tu tập, là đã được tu tập tốt đẹp. ...(nt)... năm lực là đã được tu tập, là đã được tu tập tốt đẹp. ...(nt)... bảy chi phần đưa đến giác ngộ là đã được tu tập, là đã được tu tập tốt đẹp. ...(nt)... Thánh Đạo tám chi phần là đã được tu tập, là đã được tu tập tốt đẹp. Sự việc đối với vị tỳ khưu là bậc Lậu Tận, Thánh Đạo tám chi phần là đã được tu tập, là đã được tu tập tốt đẹp; điều này cũng là lực của vị tỳ khưu là bậc Lậu Tận. Sau khi đạt đến lực ấy, vị tỳ khưu là bậc Lậu Tận nhận biết sự đoạn tận của các lậu hoặc rằng: ‘Các lậu hoặc của ta đã cạn kiệt.’ Đây là mười lực của bậc Lậu Tận.
Mười lực của thần thông là gì? Thần thông do chú nguyện, thần thông do biến hóa, thần thông do ý tạo thành, thần thông do sự can thiệp của trí, thần thông do sự can thiệp của định, thần thông thuộc về bậc Thánh, thần thông sanh lên do kết quả của nghiệp, thần thông của người có phước báu, thần thông do sự hiểu biết, thần thông với ý nghĩa thành công do duyên ứng dụng đúng đắn tùy theo trường hợp; đây là mười lực của thần thông.
Mười lực của đức Như Lai là gì? Ở đây, đức Như Lai nhận biết đúng theo thực thể về điều hợp lý là hợp lý và điều phi lý là phi lý. Sự việc đức Như Lai nhận biết đúng theo thực thể về điều hợp lý là hợp lý và điều phi lý là phi lý, điều này cũng là Như Lai lực của đức Như Lai. Sau khi đạt đến lực ấy, đức Như Lai công bố về tư thế tối thượng, rống lên tiếng rống sư tử ở giữa hội chúng, chuyển vận Pháp Luân tối thượng.
Hơn nữa, đức Như Lai nhận biết đúng theo thực thể kết quả các sự thọ nhận về nghiệp ở thời quá khứ hiện tại vị lai tùy theo sự kiện, tùy theo chủng tử. Sự việc đức Như Lai nhận biết đúng theo thực thể kết quả các sự thọ nhận về nghiệp ở thời quá khứ hiện tại vị lai tùy theo sự kiện, tùy theo chủng tử, điều này cũng là Như Lai lực của đức Như Lai. Sau khi đạt đến lực ấy, đức Như Lai công bố về tư thế tối thượng, rống lên tiếng rống sư tử ở giữa hội chúng, chuyển vận Pháp Luân tối thượng.
Hơn nữa, đức Như Lai nhận biết đúng theo thực thể sự thực hành đưa đến tất cả các cõi tái sanh. Sự việc đức Như Lai nhận biết đúng theo thực thể sự thực hành đưa đến tất cả các cõi tái sanh, điều này cũng là Như Lai lực của đức Như Lai. Sau khi đạt đến lực ấy, đức Như Lai công bố về tư thế tối thượng, rống lên tiếng rống sư tử ở giữa hội chúng, chuyển vận Pháp Luân tối thượng.
Hơn nữa, đức Như Lai nhận biết đúng theo thực thể thế giới có vô số bản chất và có các bản chất khác biệt. Sự việc đức Như Lai nhận biết đúng theo thực thể thế giới có vô số bản chất và có các bản chất khác biệt, điều này cũng là Như Lai lực của đức Như Lai. ...(như trên)... chuyển vận Pháp Luân tối thượng.
Hơn nữa, đức Như Lai nhận biết đúng theo thực thể về khuynh hướng khác biệt của các chúng sanh. Sự việc đức Như Lai nhận biết đúng theo thực thể về khuynh hướng khác biệt của các chúng sanh, điều này cũng là Như Lai lực của đức Như Lai. ...(như trên)... chuyển vận Pháp Luân tối thượng.
Hơn nữa, đức Như Lai nhận biết đúng theo thực thể khả năng về các quyền của các chúng sanh khác, của các cá nhân khác. Sự việc đức Như Lai nhận biết đúng theo thực thể khả năng về các quyền của các chúng sanh khác, của các cá nhân khác, điều này cũng là Như Lai lực của đức Như Lai. ...(như trên)... chuyển vận Pháp Luân tối thượng.
Hơn nữa, đức Như Lai nhận biết đúng theo thực thể về phiền não, sự thanh lọc, sự thoát ra của thiền, của giải thoát, của định, và của sự chứng đạt. Sự việc đức Như Lai nhận biết đúng theo thực thể về phiền não, sự thanh lọc, sự thoát ra của thiền, của giải thoát, của định, và của sự chứng đạt, điều này cũng là Như Lai lực của đức Như Lai. ...(như trên)... chuyển vận Pháp Luân tối thượng.
Hơn nữa, đức Như Lai nhớ về nhiều kiếp sống trước như là một lần sanh, hai lần sanh ...(như trên)...; như thế Ngài nhớ lại nhiều kiếp sống trước với các nét cá biệt và đại cương. Sự việc đức Như Lai nhớ về nhiều kiếp sống trước như là một lần sanh, hai lần sanh ...(như trên)... điều này cũng là Như Lai lực của đức Như Lai. ...(như trên)... chuyển vận Pháp Luân tối thượng.
Hơn nữa, đức Như Lai, bằng thiên nhãn thuần tịnh vượt trội loài người, nhìn thấy chúng sanh trong khi chết đi rồi sanh lại ...(như trên)... Sự việc đức Như Lai, bằng thiên nhãn thuần tịnh vượt trội loài người, nhìn thấy chúng sanh trong khi chết đi rồi sanh lại ...(như trên)... điều này cũng là Như Lai lực của đức Như Lai. ...(như trên)... chuyển vận Pháp Luân tối thượng.
Hơn nữa, đức Như Lai, do sự đoạn tận của các lậu hoặc ngay trong kiếp hiện tại, sau khi tác chứng sự không còn lậu hoặc, sự giải thoát của ý, sự giải thoát của tuệ bằng thắng trí của tự thân, đã thể nhập và an trú. Sự việc đức Như Lai, do sự đoạn tận của các lậu hoặc ngay trong kiếp hiện tại, sau khi tác chứng sự không còn lậu hoặc, sự giải thoát của ý, sự giải thoát của tuệ bằng thắng trí của tự thân, đã thể nhập và an trú, điều này cũng là Như Lai lực của đức Như Lai. Sau khi đạt đến lực ấy, đức Như Lai công bố về tư thế tối thượng, rống lên tiếng rống sư tử ở giữa hội chúng, chuyển vận Pháp Luân tối thượng.
Tín lực với ý nghĩa gì? Tấn lực với ý nghĩa gì? Niệm lực với ý nghĩa gì? Định lực với ý nghĩa gì? Tuệ lực với ý nghĩa gì? Lực của sự hổ thẹn (tội lỗi) với ý nghĩa gì? Lực của sự ghê sợ (tội lỗi) với ý nghĩa gì? Lực của sự phân biệt rõ với ý nghĩa gì? ...(như trên)... Lực của đức Như Lai với ý nghĩa gì?
Với ý nghĩa của sự không dao động ở sự không có đức tin là tín lực. Với ý nghĩa của sự không dao động ở sự biếng nhác là tấn lực. Với ý nghĩa của sự không dao động ở sự buông lung là niệm lực. Với ý nghĩa của sự không dao động ở sự phóng dật là định lực. Với ý nghĩa của sự không dao động ở vô minh. là tuệ lực. ‘Hổ thẹn về các ác bất thiện pháp’ là lực của sự hổ thẹn (tội lỗi). ‘Ghê sợ về các ác bất thiện pháp’ là lực của sự ghê sợ (tội lỗi). ‘Phân biệt rõ các phiền não bằng trí’ là lực của sự phân biệt rõ. ‘Các pháp sanh lên trong trường hợp ấy là có nhất vị’ là lực của sự tu tập. ‘Không có gì sai trái ở điều ấy’ là lực của sự không sai trái. ‘Do điều ấy, (hành giả) củng cố lại tâm’ là lực của sự củng cố. ‘(Hành giả) chấp nhận điều ấy’ là lực của sự nhẫn nại. ‘Do điều ấy, (hành giả) chuẩn bị tâm’ là lực của sự chuẩn bị. ‘Do điều ấy, (hành giả) khiến tâm được thuyết phục’ là lực của sự thuyết phục. ‘Do điều ấy, (hành giả) chuyển tâm thành ưu thế’ là lực của sự thống lãnh. ‘Do điều ấy, (hành giả) khẳng định tâm’ là lực của sự khẳng định. ‘Do điều ấy, tâm được chuyên nhất’ là lực của chỉ tịnh. ‘(Hành giả) quán xét các pháp sanh lên trong trường hợp ấy’ là lực của minh sát. ‘(Hành giả) học tập ở điều ấy’ là lực của bậc Hữu Học. ‘Do trạng thái đã học tập xong ở điều ấy’ là lực của bậc Vô Học. ‘Do điều ấy, các lậu hoặc được cạn kiệt’ là lực của bậc Lậu Tận. ‘Được thành công cho vị ấy’ là lực của thần thông. Với ý nghĩa vô lượng là lực của đức Như Lai.
Phần Giảng về Lực được đầy đủ.
--ooOoo--
Tôi đã được nghe như vầy: Một thời, đức Thế Tôn ngự tại Sāvatthī, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Khi ấy, đại đức Ānanda đã đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã đảnh lễ đức Thế Tôn rồi ngồi xuống ở một bên. Khi đã ngồi xuống một bên, đại đức Ānanda đã bạch với đức Thế Tôn điều này:
- Bạch ngài, được nói rằng: ‘Thế giới là không, thế giới là không.’ Bạch ngài, cho đến như thế nào được nói rằng: ‘Thế giới là không’?
- Này Ānanda, bởi vì là không đối với tự ngã hoặc đối với vật thuộc về tự ngã, do đó được nói rằng: ‘Thế giới là không.’ Và này Ānanda, cái gì là không đối với tự ngã hoặc đối với vật thuộc về tự ngã? Này Ānanda, mắt là không đối với tự ngã hoặc đối với vật thuộc về tự ngã. Các sắc là không đối với tự ngã hoặc đối với vật thuộc về tự ngã. Nhãn thức là không đối với tự ngã hoặc đối với vật thuộc về tự ngã. Nhãn xúc là không đối với tự ngã hoặc đối với vật thuộc về tự ngã. Cảm thọ nào được sanh lên do duyên nhãn xúc dầu là lạc, hoặc là khổ, hoặc là không khổ không lạc, cảm thọ ấy cũng là không đối với tự ngã hoặc đối với vật thuộc về tự ngã.
Tai là không ... Các thinh là không ... Mũi là không ... Các khí là không ... Lưỡi là không ... Các vị là không ... Thân là không ... Các xúc là không ... Ý là không đối với tự ngã hoặc đối với vật thuộc về tự ngã. Các pháp là không đối với tự ngã hoặc đối với vật thuộc về tự ngã. Ý thức là không đối với tự ngã hoặc đối với vật thuộc về tự ngã. Ý xúc là không đối với tự ngã hoặc đối với vật thuộc về tự ngã. Cảm thọ nào được sanh lên do duyên ý xúc dầu là lạc, hoặc là khổ, hoặc là không khổ không lạc, cảm thọ ấy cũng là không đối với tự ngã hoặc đối với vật thuộc về tự ngã. Này Ānanda, bởi vì là không đối với tự ngã hoặc đối với vật thuộc về tự ngã, do đó được nói rằng: ‘Thế giới là không.’
Không đối với không, không đối với các hành, không do sự chuyển biến, không tối thắng, không do tướng trạng, không do áp chế, không đối với chi phần ấy, không do đoạn trừ, không do tịnh lặng, không do xuất ly, không đối với nội phần, không đối với ngoại phần, không đối với cả hai (nội và ngoại phần), không của cùng nhóm, không do khác nhóm, không do tầm cầu, không do nắm giữ, không do thành đạt, không do thấu triệt, không do tính chất giống nhau, không do tính chất khác biệt, không do nhẫn nại, không do khẳng định, không do thâm nhập, sự chấm dứt vận hành của vị có sự nhận biết rõ rệt là không theo ý nghĩa tuyệt đối của tất cả không tánh.
Cái gì là không đối với không? Mắt là không đối với tự ngã hoặc đối với vật thuộc về tự ngã, đối với vật thường còn, đối với vật vững bền, đối với vật vĩnh viễn, hoặc đối với pháp không chuyển biến. Tai là không ... Mũi là không ... Lưỡi là không ... Thân là không ... Ý là không đối với tự ngã hoặc đối với vật thuộc về tự ngã, đối với vật thường còn, đối với vật vững bền, đối với vật vĩnh viễn, hoặc đối với pháp không chuyển biến. Đây là không đối với không.
Cái gì là không đối với các hành? Có ba hành: phúc hành, phi phúc hành, bất động hành.[1]Phúc hành là không đối với phi phúc hành và đối với bất động hành. Phi phúc hành là không đối với phúc hành và đối với bất động hành. bất động hành là không đối với phúc hành và đối với phi phúc hành. Đây là ba hành.
Còn có ba hành khác nữa: thân hành, khẩu hành, ý hành. Thân hành là không đối với khẩu hành và đối với ý hành. Khẩu hành là không đối với thân hành và đối với ý hành. Ý hành là không đối với thân hành và đối với khẩu hành. Đây là ba hành.
Còn có ba hành khác nữa: Hành thời quá khứ, hành thời vị lai, hành thời hiện tại. Hành thời quá khứ là không đối với hành thời vị lai và thời hiện tại. Hành thời vị lai là không đối với hành thời quá khứ và thời hiện tại. Hành thời hiện tại là không đối với hành thời quá khứ và thời vị lai. Đây là ba hành. Đây là không đối với các hành.
Cái gì là không do sự chuyển biến? Sắc được sanh lên là không do bản thể, sắc đã qua không những là đã chuyển biến mà còn là không. Thọ được sanh lên là không do bản thể, thọ đã qua không những là đã chuyển biến mà còn là không. Tưởng được sanh lên ... Các hành được sanh lên ... Thức được sanh lên ... Mắt được sanh lên ... Hữu được sanh lên là không do bản thể, hữu đã qua không những là đã chuyển biến mà còn là không. Đây là không do sự chuyển biến.
Cái gì là không tối thắng? Địa vị này là tối thắng, địa vị này là hạng nhất, địa vị này là phi thường, tức là sự yên lặng của tất cả các hành, sự từ bỏ tất cả các mầm tái sanh, sự đoạn tận ái, sự ly tham ái, sự diệt tận, Niết Bàn. Đây là không tối thắng.
Cái gì là không do tướng trạng? Có hai tướng trạng: Tướng trạng của kẻ ngu và tướng trạng của người trí. Tướng trạng của kẻ ngu là không so với tướng trạng của người trí. Tướng trạng của người trí là không so với tướng trạng của kẻ ngu.
Có ba tướng trạng: Tướng trạng sanh lên, tướng trạng hoại diệt, tướng trạng thay đổi trong khi tồn tại. Tướng trạng sanh lên là không đối với tướng trạng hoại diệt và đối với tướng trạng thay đổi trong khi tồn tại. Tướng trạng hoại diệt là không đối với tướng trạng sanh lên và đối với tướng trạng thay đổi trong khi tồn tại. Tướng trạng thay đổi trong khi tồn tại là không đối với tướng trạng sanh lên và đối với tướng trạng hoại diệt.
Đối với sắc, tướng trạng sanh lên là không đối với tướng trạng hoại diệt và đối với tướng trạng đổi thay khi trụ lại. Đối với sắc, tướng trạng hoại diệt là không đối với tướng trạng sanh lên và đối với tướng trạng đổi thay khi trụ lại. Đối với sắc, tướng trạng đổi thay khi trụ lại là không đối với tướng trạng sanh lên và đối với tướng trạng hoại diệt. Đối với thọ ... tưởng ... các hành ... thức ... mắt ... lão tử, tướng trạng sanh lên là không đối với tướng trạng hoại diệt và đối với tướng trạng đổi thay khi trụ lại. Đối với lão tử, tướng trạng hoại diệt là không đối với tướng trạng sanh lên và đối với tướng trạng đổi thay khi trụ lại. Đối với lão tử, tướng trạng đổi thay khi trụ lại là không đối với tướng trạng sanh lên và đối với tướng trạng hoại diệt. Đây là không do tướng trạng.
Cái gì là không do áp chế? Do sự thoát ly, ước muốn trong các dục được áp chế và là không. Do không sân độc, sân độc được áp chế và là không. Do sự nghĩ tưởng về ánh sáng, sự lờ đờ buồn ngủ được áp chế và là không. Do không tản mạn, sự phóng dật được áp chế và là không. Do xác định pháp, hoài nghi được áp chế và là không. Do trí, vô minh được áp chế và là không. Do hân hoan, sự không hứng thú được áp chế và là không. Do sơ thiền, các pháp ngăn che được áp chế và là không. ...(như trên)... Do Đạo A-la-hán, toàn bộ phiền não được áp chế và là không. Đây là không do áp chế.
Cái gì là không đối với chi phần ấy? Do sự thoát ly, ước muốn trong các dục là không đối với chi phần ấy. Do không sân độc, sân độc là không đối với chi phần ấy. Do sự nghĩ tưởng về ánh sáng, sự lờ đờ buồn ngủ là không đối với chi phần ấy. Do không tản mạn, sự phóng dật là không đối với chi phần ấy. Do xác định pháp, hoài nghi là không đối với chi phần ấy. Do trí, vô minh là không đối với chi phần ấy. Do hân hoan, sự không hứng thú là không đối với chi phần ấy. Do sơ thiền, các pháp ngăn che là không đối với chi phần ấy. ...(như trên)... Do quán xét về ly khai, cố chấp vào sự ràng buộc là không đối với chi phần ấy. Đây là không đối với chi phần ấy.
Cái gì là không do đoạn trừ? Do sự thoát ly, ước muốn trong các dục được đoạn trừ và là không. Do không sân độc, sân độc được đoạn trừ và là không. Do nghĩ tưởng về ánh sáng, sự lờ đờ buồn ngủ được đoạn trừ và là không. Do không tản mạn, sự phóng dật được đoạn trừ và là không. Do xác định pháp, hoài nghi được đoạn trừ và là không. Do trí, vô minh được đoạn trừ và là không. Do hân hoan, sự không hứng thú được đoạn trừ và là không. Do sơ thiền, các pháp ngăn che được đoạn trừ và là không. ...(nt)... Do Đạo A-la-hán, toàn bộ phiền não được đoạn trừ và là không. Đây là không do đoạn trừ.
Cái gì là không do tịnh lặng? Do sự thoát ly, ước muốn trong các dục được tịnh lặng và là không. Do không sân độc, sân độc được tịnh lặng và là không. Do nghĩ tưởng về ánh sáng, sự lờ đờ buồn ngủ được tịnh lặng và là không. Do không tản mạn, phóng dật được tịnh lặng và là không. Do xác định pháp, hoài nghi được tịnh lặng và là không.
Do trí, vô minh được tịnh lặng và là không. Do hân hoan, sự không hứng thú được tịnh lặng và là không. Do sơ thiền, các pháp ngăn che được tịnh lặng và là không. ...(như trên)... Do Đạo A-la-hán, toàn bộ phiền não được tịnh lặng và là không. Đây là không do tịnh lặng.
Cái gì là không do xuất ly? Do sự thoát ly, ước muốn trong các dục được xuất ly và là không. Do không sân độc, sân độc được xuất ly và là không. Do sự nghĩ tưởng về ánh sáng, sự lờ đờ buồn ngủ được xuất ly và là không. Do không tản mạn, sự phóng dật được xuất ly và là không. Do xác định pháp, hoài nghi được xuất ly và là không. Do trí, vô minh được xuất ly và là không. Do hân hoan, sự không hứng thú được xuất ly và là không. Do sơ thiền, các pháp ngăn che được xuất ly và là không. ...(như trên)... Do Đạo A-la-hán, toàn bộ phiền não được xuất ly và là không. Đây là không do xuất ly.
Cái gì là không đối với nội phần? Mắt thuộc nội phần là không đối với tự ngã hoặc đối với vật thuộc về tự ngã, đối với vật thường còn, đối với vật vững bền, đối với vật vĩnh viễn, hoặc đối với pháp không chuyển biến. Tai thuộc nội phần là không ... Mũi thuộc nội phần là không ... Lưỡi thuộc nội phần là không ... Thân thuộc nội phần là không ... Ý thuộc nội phần là không đối với tự ngã hoặc đối với vật thuộc về tự ngã, đối với vật thường còn, đối với vật vững bền, đối với vật vĩnh viễn, hoặc đối với pháp không chuyển biến. Đây là không đối với nội phần.
Cái gì là không đối với ngoại phần? Các sắc thuộc ngoại phần là không ...(như trên)... Các pháp thuộc ngoại phần là không đối với tự ngã hoặc đối với vật thuộc về tự ngã, đối với vật thường còn, đối với vật vững bền, đối với vật vĩnh viễn, hoặc đối với pháp không chuyển biến. Đây là không đối với ngoại phần.
Cái gì là không đối với cả hai? Mắt thuộc nội phần và các sắc thuộc ngoại phần, cả hai điều này là không đối với tự ngã hoặc đối với vật thuộc về tự ngã, đối với vật thường còn, đối với vật vững bền, đối với vật vĩnh viễn, hoặc đối với pháp không chuyển biến. Tai thuộc nội phần và các thinh thuộc ngoại phần ... Mũi thuộc nội phần và các khí thuộc ngoại phần ... Lưỡi thuộc nội phần và các vị thuộc ngoại phần ... Thân thuộc nội phần và các xúc thuộc ngoại phần ... Ý thuộc nội phần và các pháp thuộc ngoại phần, cả hai điều này là không đối với tự ngã hoặc đối với vật thuộc về tự ngã, đối với vật thường còn, đối với vật vững bền, đối với vật vĩnh viễn, hoặc đối với pháp không chuyển biến. Điều này là không đối với cả hai.
Cái gì là không của cùng nhóm? Sáu nội xứ là cùng nhóm và là không. Sáu ngoại xứ là cùng nhóm và là không. Sáu nhóm của thức là cùng nhóm và là không. Sáu nhóm của xúc là cùng nhóm và là không. Sáu nhóm của thọ là cùng nhóm và là không. Sáu nhóm của tưởng là cùng nhóm và là không. Sáu nhóm của tư là cùng nhóm và là không. Đây là không của cùng nhóm.
Cái gì là không do khác nhóm? Sáu nội xứ đối với sáu ngoại xứ là khác nhóm và là không. Sáu xứ ngoại đối với sáu nhóm của thức là khác nhóm và là không. Sáu nhóm của thức đối với sáu nhóm của xúc là khác nhóm và là không. Sáu nhóm của xúc đối với sáu nhóm của thọ là khác nhóm và là không. Sáu nhóm của thọ đối với sáu nhóm của tưởng là khác nhóm và là không. Sáu nhóm của tưởng đối với sáu nhóm của tư là khác nhóm và là không. Đây là không do khác nhóm.
Cái gì là không do tầm cầu? Tầm cầu sự thoát ly là không đối với ước muốn trong các dục. Tầm cầu sự không sân độc là không đối với sân độc. Tầm cầu sự nghĩ tưởng về ánh sáng là không đối với sự lờ đờ buồn ngủ. Tầm cầu sự không tản mạn là không đối với phóng dật. Tầm cầu sự xác định pháp là không đối với hoài nghi. Tầm cầu trí là không đối với vô minh. Tầm cầu sự hân hoan là không đối với sự không hứng thú. Tầm cầu sơ thiền là không đối với các pháp ngăn che. ...(như trên)... Tầm cầu Đạo A-la-hán là không đối với toàn bộ phiền não. Đây là không do tầm cầu.
Cái gì là không do nắm giữ? Nắm giữ sự thoát ly là không đối với ước muốn trong các dục. Nắm giữ sự không sân độc là không đối với sân độc. Nắm giữ sự nghĩ tưởng về ánh sáng là không đối với sự lờ đờ buồn ngủ. Nắm giữ sự không tản mạn là không đối với sự phóng dật. Nắm giữ sự xác định pháp là không đối với hoài nghi. Nắm giữ trí là không đối với vô minh. Nắm giữ sự hân hoan là không đối với sự không hứng thú. Nắm giữ sơ thiền là không đối với các pháp ngăn che. ...(như trên)... Nắm giữ Đạo A-la-hán là không đối với toàn bộ phiền não. Đây là không do nắm giữ.
Cái gì là không do thành đạt? Thành đạt sự thoát ly là không đối với ước muốn trong các dục. Thành đạt sự không sân độc là không đối với sân độc. Thành đạt sự nghĩ tưởng về ánh sáng là không đối với sự lờ đờ buồn ngủ. Thành đạt sự không tản mạn là không đối với phóng dật. Thành đạt sự xác định pháp là không đối với hoài nghi. Thành đạt trí là không đối với vô minh. Thành đạt sự hân hoan là không đối với sự không hứng thú. Thành đạt sơ thiền là không đối với các pháp ngăn che. ...(như trên)... Thành đạt Đạo A-la-hán là không đối với toàn bộ phiền não. Đây là không do thành đạt.
Cái gì là không do thấu triệt? Thấu triệt sự thoát ly là không đối với ước muốn trong các dục. Thấu triệt sự không sân độc là không đối với sân độc. Thấu triệt sự nghĩ tưởng về ánh sáng là không đối với sự lờ đờ buồn ngủ. Thấu triệt sự không tản mạn là không đối với phóng dật. Thấu triệt sự xác định pháp là không đối với hoài nghi. Thấu triệt trí là không đối với vô minh. Thấu triệt sự hân hoan là không đối với sự không hứng thú. Thấu triệt sơ thiền là không đối với các pháp ngăn che. ...(như trên)... Thấu triệt Đạo A-la-hán là không đối với toàn bộ phiền não. Đây là không do thấu triệt.
Cái gì là không do tính chất giống nhau, là không do tính chất khác biệt? Ước muốn trong các dục là có tính chất khác biệt, sự thoát ly là có tính chất giống nhau. Vị đang suy nghĩ về tính chất giống nhau của sự thoát ly, đối với vị ấy là không về ước muốn trong các dục. Sân độc là có tính chất khác biệt, không sân độc là có tính chất giống nhau. Vị đang suy nghĩ về tính chất giống nhau của không sân độc, đối với vị ấy là không về sân độc. Sự lờ đờ buồn ngủ là có tính chất khác biệt, sự nghĩ tưởng về ánh sáng là có tính chất giống nhau. Vị đang suy nghĩ về tính chất giống nhau của sự nghĩ tưởng về ánh sáng, đối với vị ấy là không về sự lờ đờ buồn ngủ. Phóng dật là có tính chất khác biệt, sự không tản mạn là có tính chất giống nhau. Vị đang suy nghĩ về tính chất giống nhau của sự không tản mạn, đối với vị ấy là không về phóng dật. Hoài nghi là có tính chất khác biệt, sự xác định pháp là có tính chất giống nhau. Vị đang suy nghĩ về tính chất giống nhau của sự xác định pháp, đối với vị ấy là không về hoài nghi. Vô minh là có tính chất khác biệt, trí là có tính chất giống nhau. Vị đang suy nghĩ về tính chất giống nhau của trí, đối với vị ấy là không về vô minh. Sự không hứng thú là có tính chất khác biệt, hân hoan là có tính chất giống nhau. Vị đang suy nghĩ về tính chất giống nhau của hân hoan, đối với vị ấy là không về sự không hứng thú. Các pháp ngăn che là có tính chất khác biệt, sơ thiền là có tính chất giống nhau. Vị đang suy nghĩ về tính chất giống nhau của sơ thiền, đối với vị ấy là không về các pháp ngăn che. ...(như trên)... Toàn bộ phiền não là có tính chất khác biệt, Đạo A-la-hán là có tính chất giống nhau. Vị đang suy nghĩ về tính chất giống nhau của Đạo A-la-hán, đối với vị ấy là không về toàn bộ phiền não. Đây là không do tính chất giống nhau, là không do tính chất khác biệt.
Cái gì là không do nhẫn nại? Nhẫn nại đối với sự thoát ly là không đối với ước muốn trong các dục. Nhẫn nại đối với sự không sân độc là không đối với sân độc. Nhẫn nại đối với sự nghĩ tưởng về ánh sáng là không đối với sự lờ đờ buồn ngủ. Nhẫn nại đối với sự không tản mạn là không đối với phóng dật. Nhẫn nại đối với sự xác định pháp là không đối với hoài nghi. Nhẫn nại đối với trí là không đối với vô minh. Nhẫn nại đối với sự hân hoan là không đối với sự không hứng thú. Nhẫn nại đối với sơ thiền là không đối với các pháp ngăn che. ...(như trên)... Nhẫn nại đối với Đạo A-la-hán là không đối với toàn bộ phiền não. Đây là không do nhẫn nại.
Cái gì là không do khẳng định? Khẳng định sự thoát ly là không đối với ước muốn trong các dục. Khẳng định không sân độc là không đối với sự sân độc. Khẳng định sự nghĩ tưởng về ánh sáng là không đối với sự lờ đờ buồn ngủ. Khẳng định sự không tản mạn là không đối với sự phóng dật. Khẳng định sự xác định pháp là không đối với hoài nghi. Khẳng định trí là không đối với vô minh. Khẳng định sự hân hoan là không đối với không hứng thú. Khẳng định sơ thiền là không đối với các pháp ngăn che. ...(nt)... Khẳng định Đạo A-la-hán là không đối với toàn bộ phiền não. Đây là không do khẳng định.
Cái gì là không do thâm nhập? Thâm nhập sự thoát ly là không đối với ước muốn trong các dục. Thâm nhập sự không sân độc là không đối với sân độc. Thâm nhập sự nghĩ tưởng về ánh sáng là không đối với sự lờ đờ buồn ngủ. Thâm nhập sự không tản mạn là không đối với sự phóng dật. Thâm nhập sự xác định pháp là không đối với hoài nghi. Thâm nhập trí là không đối với vô minh. Thâm nhập sự hân hoan là không đối với sự không hứng thú. Thâm nhập sơ thiền là không đối với các pháp ngăn che. ...(như trên)... Thâm nhập Đạo A-la-hán là không đối với toàn bộ phiền não. Đây là không do thâm nhập.
Sự chấm dứt vận hành gì ở vị có sự nhận biết rõ rệt là không theo ý nghĩa tuyệt đối của tất cả không tánh? Ở đây, vị có sự nhận biết rõ rệt, chấm dứt sự vận hành của ước muốn trong các dục nhờ vào sự thoát ly, chấm dứt sự vận hành của sân độc nhờ vào không sân độc, chấm dứt sự vận hành của sự lờ đờ buồn ngủ nhờ vào sự nghĩ tưởng về ánh sáng, chấm dứt sự vận hành của phóng dật nhờ vào không tản mạn, chấm dứt sự vận hành của hoài nghi nhờ vào sự xác định pháp, chấm dứt sự vận hành của vô minh nhờ vào trí, chấm dứt sự vận hành của không hứng thú nhờ vào hân hoan, chấm dứt sự vận hành của các pháp ngăn che nhờ vào sơ thiền ...(như trên)... chấm dứt sự vận hành của toàn bộ phiền não nhờ vào Đạo A-la-hán.
Hoặc là đối với vị có sự nhận biết rõ rệt đang Vô Dư Niết Bàn ở cảnh giới Niết Bàn không còn dư sót, sự vận hành này của mắt được chấm dứt và sự vận hành khác của mắt không sanh lên, sự vận hành này của tai ...(như trên)... sự vận hành này của mũi ...(như trên)... sự vận hành này của lưỡi ...(như trên)... sự vận hành này của thân ...(nt)... sự vận hành này của ý được chấm dứt và sự vận hành khác của ý không sanh lên. Sự chấm dứt vận hành này ở vị có sự nhận biết rõ rệt là không theo ý nghĩa tuyệt đối của tất cả không tánh.
Phần Giảng về Không được đầy đủ.
Phẩm Kết Hợp Chung là phần thứ nhì.
Tómlược phẩm này:
Kết hợp chung, chân lý,
các chi phần giác ngộ,
tâm từ, ly tham ái
là phần giảng thứ năm,
(các phương pháp) phân tích,
bánh xe về Chánh Pháp,
tối thượng ở thế gian,
lực, và không (là mười).
Phần quý báu của các Bộ Kinh đã được thành lập này là phẩm thứ nhì, cao quý, tuyệt vời, không gì sánh được.
--ooOoo--
Sự quán xét về vô thường được tu tập, được làm cho sung mãn khiến tuệ gì được tròn đủ? Sự quán xét về khổ não được tu tập, được làm cho sung mãn khiến tuệ gì được tròn đủ? Sự quán xét về vô ngã được tu tập, được làm cho sung mãn khiến tuệ gì được tròn đủ? ...(như trên)... Sự quán xét về từ bỏ được tu tập, được làm cho sung mãn khiến tuệ gì được tròn đủ?
Sự quán xét về vô thường được tu tập, được làm cho sung mãn khiến tuệ đổng tốc được tròn đủ. Sự quán xét về khổ não được tu tập, được làm cho sung mãn khiến tuệ nhàm chán được tròn đủ. Sự quán xét về vô ngã được tu tập, được làm cho sung mãn khiến tuệ vĩ đại được tròn đủ. Sự quán xét về nhàm chán được tu tập, được làm cho sung mãn khiến tuệ sắc bén được tròn đủ. Sự quán xét về ly tham ái được tu tập, được làm cho sung mãn khiến tuệ rộng lớn được tròn đủ. Sự quán xét về diệt tận được tu tập, được làm cho sung mãn khiến tuệ thâm sâu được tròn đủ. Sự quán xét về từ bỏ được tu tập, được làm cho sung mãn khiến tuệ vô song được tròn đủ. Bảy tuệ này được tu tập, được làm cho sung mãn khiến bản tánh sáng suốt được tròn đủ. Tám tuệ[2]này được tu tập, được làm cho sung mãn khiến tuệ phổ thông được tròn đủ. Chín tuệ này được tu tập, được làm cho sung mãn khiến tuệ vi tiếu được tròn đủ.
Tuệ vi tiếu là sự phân tích về phép biện giải. Từ việc xác định ý nghĩa bởi tuệ ấy, sự phân tích về ý nghĩa là được đắc chứng, được tác chứng, được chạm đến bằng tuệ. Từ việc xác định pháp, sự phân tích về pháp là được đắc chứng, được tác chứng, được chạm đến bằng tuệ. Từ việc xác định ngôn từ, sự phân tích về ngôn từ là được đắc chứng, được tác chứng, được chạm đến bằng tuệ. Từ việc xác định phép biện giải, sự phân tích về phép biện giải là được đắc chứng, được tác chứng, được chạm đến bằng tuệ. Bốn phân tích này của vị ấy là được đắc chứng, được tác chứng, được chạm đến bằng tuệ.
Sự quán xét về vô thường ở sắc được tu tập, được làm cho sung mãn khiến tuệ gì được tròn đủ? ...(như trên)... Sự quán xét về từ bỏ ở sắc được tu tập, được làm cho sung mãn khiến tuệ gì được tròn đủ?
Sự quán xét về vô thường ở sắc được tu tập, được làm cho sung mãn khiến tuệ đổng tốc được tròn đủ. ...(như trên)... Sự quán xét về từ bỏ ở sắc được tu tập, được làm cho sung mãn khiến tuệ vô song được tròn đủ. Bảy tuệ này được tu tập, được làm cho sung mãn khiến bản tánh sáng suốt được tròn đủ. Tám tuệ này được tu tập, được làm cho sung mãn khiến tuệ phổ thông được tròn đủ. Chín tuệ này được tu tập, được làm cho sung mãn khiến tuệ vi tiếu được tròn đủ.
Tuệ vi tiếu là sự phân tích về phép biện giải. Từ việc xác định ý nghĩa bởi tuệ ấy, sự phân tích về ý nghĩa là được đắc chứng, được tác chứng, được chạm đến bằng tuệ. Từ việc xác định pháp, sự phân tích về pháp là được đắc chứng, được tác chứng, được chạm đến bằng tuệ. Từ việc xác định ngôn từ, sự phân tích về ngôn từ là được đắc chứng, được tác chứng, được chạm đến bằng tuệ. Từ việc xác định phép biện giải, sự phân tích về phép biện giải là được đắc chứng, được tác chứng, được chạm đến bằng tuệ. Bốn phân tích này của vị ấy là được đắc chứng, được tác chứng, được chạm đến bằng tuệ.
Sự quán xét về vô thường ở thọ ... ở tưởng ... ở các hành ... ở thức ... ở mắt ... ở lão tử được tu tập, được làm cho sung mãn khiến tuệ gì được tròn đủ? ...(như trên)... Sự quán xét về từ bỏ ở lão tử được tu tập, được làm cho sung mãn khiến tuệ gì được tròn đủ? Sự quán xét về vô thường ở lão tử được tu tập, được làm cho sung mãn khiến tuệ đổng tốc được tròn đủ. ...(như trên)... Sự quán xét về từ bỏ ở lão tử được tu tập, được làm cho sung mãn khiến tuệ vô song được tròn đủ. Bảy tuệ này được tu tập, được làm cho sung mãn khiến bản tánh sáng suốt được tròn đủ. Tám tuệ này được tu tập, được làm cho sung mãn khiến tuệ phổ thông được tròn đủ. Chín tuệ này được tu tập, được làm cho sung mãn khiến tuệ vi tiếu được tròn đủ.
Tuệ vi tiếu là sự phân tích về phép biện giải. Từ việc xác định ý nghĩa bởi tuệ ấy, sự phân tích về ý nghĩa là được đắc chứng, được tác chứng, được chạm đến bằng tuệ. Từ việc xác định pháp, sự phân tích về pháp là được đắc chứng, được tác chứng, được chạm đến bằng tuệ. Từ việc xác định ngôn từ, sự phân tích về ngôn từ là được đắc chứng, được tác chứng, được chạm đến bằng tuệ. Từ việc xác định phép biện giải, sự phân tích về phép biện giải là được đắc chứng, được tác chứng, được chạm đến bằng tuệ. Bốn phân tích này của vị ấy là được đắc chứng, được tác chứng, được chạm đến bằng tuệ.
Sự quán xét về vô thường ở sắc được tu tập, được làm cho sung mãn khiến tuệ gì được tròn đủ? Sự quán xét về vô thường ở sắc thuộc quá khứ hiện tại vị lai được tu tập, được làm cho sung mãn khiến tuệ gì được tròn đủ? Sự quán xét về khổ não ở sắc được tu tập, được làm cho sung mãn khiến tuệ gì được tròn đủ? Sự quán xét về khổ não ở sắc thuộc quá khứ hiện tại vị lai được tu tập, được làm cho sung mãn khiến tuệ gì được tròn đủ? Sự quán xét về vô ngã ở sắc được tu tập, được làm cho sung mãn khiến tuệ gì được tròn đủ? Sự quán xét về vô ngã ở sắc thuộc quá khứ hiện tại vị lai được tu tập, được làm cho sung mãn khiến tuệ gì được tròn đủ? Sự quán xét về nhàm chán ở sắc được tu tập, được làm cho sung mãn khiến tuệ gì được tròn đủ? Sự quán xét về nhàm chán ở sắc thuộc quá khứ hiện tại vị lai được tu tập, được làm cho sung mãn khiến tuệ gì được tròn đủ? Sự quán xét về ly tham ái ở sắc được tu tập, được làm cho sung mãn khiến tuệ gì được tròn đủ? Sự quán xét về ly tham ái ở sắc thuộc quá khứ hiện tại vị lai được tu tập, được làm cho sung mãn khiến tuệ gì được tròn đủ?
Sự quán xét về diệt tận ở sắc được tu tập, được làm cho sung mãn khiến tuệ gì được tròn đủ? Sự quán xét về diệt tận ở sắc thuộc quá khứ hiện tại vị lai được tu tập, được làm cho sung mãn khiến tuệ gì được tròn đủ? Sự quán xét về từ bỏ ở sắc được tu tập, được làm cho sung mãn khiến tuệ gì được tròn đủ? Sự quán xét về từ bỏ ở sắc thuộc quá khứ hiện tại vị lai được tu tập, được làm cho sung mãn khiến tuệ gì được tròn đủ?
Sự quán xét về vô thường ở sắc được tu tập, được làm cho sung mãn khiến tuệ đổng tốc được tròn đủ. Sự quán xét về vô thường ở sắc thuộc quá khứ hiện tại vị lai được tu tập, được làm cho sung mãn khiến tuệ đổng tốc được tròn đủ. Sự quán xét về khổ não ở sắc được tu tập, được làm cho sung mãn khiến tuệ nhàm chán được tròn đủ. Sự quán xét về khổ não ở sắc thuộc quá khứ hiện tại vị lai được tu tập, được làm cho sung mãn khiến tuệ đổng tốc được tròn đủ. Sự quán xét về vô ngã ở sắc được tu tập, được làm cho sung mãn khiến tuệ vĩ đại được tròn đủ. Sự quán xét về vô ngã ở sắc thuộc quá khứ hiện tại vị lai được tu tập, được làm cho sung mãn khiến tuệ đổng tốc được tròn đủ. Sự quán xét về nhàm chán ở sắc được tu tập, được làm cho sung mãn khiến tuệ sắc bén được tròn đủ. Sự quán xét về nhàm chán ở sắc thuộc quá khứ hiện tại vị lai được tu tập, được làm cho sung mãn khiến tuệ đổng tốc được tròn đủ. Sự quán xét về ly tham ái ở sắc được tu tập, được làm cho sung mãn khiến tuệ rộng lớn được tròn đủ. Sự quán xét về ly tham ái ở sắc thuộc quá khứ hiện tại vị lai được tu tập, được làm cho sung mãn khiến tuệ đổng tốc được tròn đủ. Sự quán xét về diệt tận ở sắc được tu tập, được làm cho sung mãn khiến tuệ thâm sâu được tròn đủ. Sự quán xét về diệt tận ở sắc thuộc quá khứ hiện tại vị lai được tu tập, được làm cho sung mãn khiến tuệ đổng tốc được tròn đủ. Sự quán xét về từ bỏ ở sắc được tu tập, được làm cho sung mãn khiến tuệ vô song được tròn đủ. Sự quán xét về từ bỏ ở sắc thuộc quá khứ hiện tại vị lai được tu tập, được làm cho sung mãn khiến tuệ đổng tốc được tròn đủ. Bảy tuệ này được tu tập, được làm cho sung mãn khiến bản tánh sáng suốt được tròn đủ. Tám tuệ này được tu tập, được làm cho sung mãn khiến tuệ phổ thông được tròn đủ. Chín tuệ này được tu tập, được làm cho sung mãn khiến tuệ vi tiếu được tròn đủ.
Tuệ vi tiếu là sự phân tích về phép biện giải. Từ việc xác định ý nghĩa bởi tuệ ấy, sự phân tích về ý nghĩa là được đắc chứng, được tác chứng, được chạm đến bằng tuệ. Từ việc xác định pháp, sự phân tích về pháp là được đắc chứng, được tác chứng, được chạm đến bằng tuệ. Từ việc xác định ngôn từ, sự phân tích về ngôn từ là được đắc chứng, được tác chứng, được chạm đến bằng tuệ. Từ việc xác định phép biện giải, sự phân tích về phép biện giải là được đắc chứng, được tác chứng, được chạm đến bằng tuệ. Bốn phân tích này của vị ấy là được đắc chứng, được tác chứng, được chạm đến bằng tuệ.
Sự quán xét về vô thường ở thọ ... ở tưởng ... ở các hành ... ở thức ... ở mắt ... ở lão tử được tu tập, được làm cho sung mãn khiến tuệ gì được tròn đủ? Sự quán xét về vô thường ở lão tử thuộc quá khứ hiện tại vị lai được tu tập, được làm cho sung mãn khiến tuệ gì được tròn đủ? ...(như trên)... Sự quán xét về từ bỏ ở lão tử được tu tập, được làm cho sung mãn khiến tuệ gì được tròn đủ? Sự quán xét về từ bỏ ở lão tử thuộc quá khứ hiện tại vị lai được tu tập, được làm cho sung mãn khiến tuệ gì được tròn đủ?
Sự quán xét về vô thường ở lão tử được tu tập, được làm cho sung mãn khiến tuệ đổng tốc được tròn đủ. Sự quán xét về vô thường ở lão tử thuộc quá khứ hiện tại vị lai được tu tập, được làm cho sung mãn khiến tuệ đổng tốc được tròn đủ. ...(nt)... Bốn phân tích này của vị ấy là được đắc chứng, được tác chứng, được chạm đến bằng tuệ.
Này các tỳ khưu, bốn pháp này được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến sự tác chứng Quả Nhập Lưu. Bốn là gì? Thân cận bậc thiện nhân, lắng nghe Chánh Pháp, tác ý đúng đường lối, thực hành đúng theo ý nghĩa của Pháp. Này các tỳ khưu, bốn pháp này được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến sự tác chứng Quả Nhập Lưu.
Này các tỳ khưu, bốn pháp này được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến sự tác chứng Quả Nhất Lai. ... đưa đến sự tác chứng Quả Bất Lai. ... đưa đến sự tác chứng Quả A-la-hán. Bốn là gì? Thân cận bậc thiện nhân, lắng nghe Chánh Pháp, tác ý đúng đường lối, thực hành đúng theo ý nghĩa của Pháp. Này các tỳ khưu, bốn pháp này được tu tập, được làm cho sung mãn đưa đến sự tác chứng Quả A-la-hán.
Này các tỳ khưu, bốn pháp này được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến sự thành đạt về tuệ ...(như trên)... đưa đến sự tăng trưởng của tuệ ...(như trên)... đưa đến sự tiến triển của tuệ ...(như trên)... đưa đến trạng thái tuệ vĩ đại ...(như trên)... đưa đến trạng thái tuệ phổ thông ...(như trên)... đưa đến trạng thái tuệ rộng lớn ...(như trên)... đưa đến trạng thái tuệ thâm sâu ...(như trên)... đưa đến trạng thái tuệ vô song ...(như trên)... đưa đến trạng thái tuệ bao la ...(như trên)... đưa đến sự dồi dào của tuệ ...(như trên)... đưa đến trạng thái tuệ nhạy bén ...(như trên)... đưa đến trạng thái tuệ nhẹ nhàng ...(như trên)... đưa đến trạng thái tuệ vi tiếu ...(như trên)... đưa đến trạng thái tuệ đổng tốc ...(như trên)... đưa đến trạng thái tuệ sắc bén ...(như trên)... đưa đến trạng thái tuệ thông suốt. Bốn là gì? Thân cận bậc thiện nhân, lắng nghe Chánh Pháp, tác ý đúng đường lối, thực hành đúng theo ý nghĩa của Pháp. Này các tỳ khưu, bốn pháp này được tu tập, được làm cho sung mãn đưa đến sự thành đạt về tuệ ...(như trên)... đưa đến sự tăng trưởng của tuệ ...(như trên)... đưa đến trạng thái tuệ thông suốt.
Đưa đến sự thành đạt về tuệ: Sự thành đạt về tuệ là gì? Là sự đạt được, sự thành đạt, sự đạt đến, sự thành tựu, sự chạm đến, sự tác chứng, sự hoàn thành của bốn trí về Đạo, của bốn trí về Quả, của bốn trí phân tích, của sáu thắng trí, của bảy mươi ba trí,[3]của bảy mươi bảy trí.[4]‘Chúng (bốn pháp ấy) đưa đến sự thành đạt về tuệ;’ đây là sự thành đạt về tuệ.
Đưa đến sự tăng trưởng của tuệ: Sự tăng trưởng của tuệ gì? Tuệ của 7 vị Hữu Học và của phàm nhân hoàn thiện tăng trưởng, tuệ của vị A-la-hán tăng trưởng. ‘Các sự tăng trưởng đã được tăng trưởng đưa đến sự tăng trưởng của tuệ;’ đây là sự tăng trưởng của tuệ.
Đưa đến sự tiến triển của tuệ: Sự tiến triển của tuệ gì? Tuệ của bảy vị Hữu Học và của vị phàm nhân hoàn thiện đi đến sự tiến triển, tuệ của vị A-la-hán đã đi đến sự tiến triển. ‘Chúng (bốn pháp ấy) đưa đến sự tiến triển của tuệ;’ đây là sự tiến triển của tuệ.
Đưa đến trạng thái tuệ vĩ đại: Tuệ vĩ đại là gì? ‘Nắm giữ các ý nghĩa vĩ đại’ là tuệ vĩ đại. ‘Nắm giữ các pháp vĩ đại’ là tuệ vĩ đại. ‘Nắm giữ các ngôn từ vĩ đại’ là tuệ vĩ đại. ‘Nắm giữ các phép biện giải vĩ đại’ là tuệ vĩ đại. ‘Nắm giữ các giới uẩn vĩ đại’ là tuệ vĩ đại. ‘Nắm giữ các định uẩn vĩ đại’ là tuệ vĩ đại. ‘Nắm giữ các tuệ uẩn vĩ đại’ là tuệ vĩ đại. ‘Nắm giữ các giải thoát uẩn vĩ đại’ là tuệ vĩ đại. ‘Nắm giữ các giải thoát-tri-kiến uẩn vĩ đại’ là tuệ vĩ đại. ‘Nắm giữ các sự hợp lý và không hợp lý vĩ đại’ là tuệ vĩ đại. ‘Nắm giữ các sự an trú và chứng đạt vĩ đại’ là tuệ vĩ đại. ‘Nắm giữ các chân lý cao thượng vĩ đại’ là tuệ vĩ đại. ‘Nắm giữ các sự thiết lập niệm vĩ đại’ là tuệ vĩ đại. ‘Nắm giữ các chánh cần vĩ đại’ là tuệ vĩ đại. ‘Nắm giữ các nền tảng thần thông vĩ đại’ là tuệ vĩ đại. ‘Nắm giữ các quyền vĩ đại’ là tuệ vĩ đại. ‘Nắm giữ các lực vĩ đại’ là tuệ vĩ đại. ‘Nắm giữ các giác chi vĩ đại’ là tuệ vĩ đại. ‘Nắm giữ các Thánh Đạo vĩ đại’ là tuệ vĩ đại. ‘Nắm giữ các Quả vị Sa-môn vĩ đại’ là tuệ vĩ đại. ‘Nắm giữ các thắng trí vĩ đại’ là tuệ vĩ đại. ‘Nắm giữ Niết Bàn có ý nghĩa tuyệt đối vĩ đại’ là tuệ vĩ đại. ‘Chúng (bốn pháp ấy) đưa đến trạng thái tuệ vĩ đại;’ đây là tuệ vĩ đại.
Đưa đến trạng thái tuệ phổ thông: Tuệ phổ thông là gì? ‘Trí vận hành về các uẩn phổ thông và khác biệt’ là tuệ phổ thông. ‘Trí vận hành về các giới phổ thông và khác biệt’ là tuệ phổ thông. ‘Trí vận hành về các xứ phổ thông và khác biệt’ là tuệ phổ thông. ‘Trí vận hành về các sự sanh khởi tùy thuận phổ thông và khác biệt’ là tuệ phổ thông. ‘Trí vận hành về các trường hợp không đạt được không tánh phổ thông và khác biệt’ là tuệ phổ thông. ‘Trí vận hành về các ý nghĩa phổ thông và khác biệt’ là tuệ phổ thông. ‘Trí vận hành về các pháp phổ thông và khác biệt’ là tuệ phổ thông.
‘Trí vận hành về các ngôn từ phổ thông và khác biệt’ là tuệ phổ thông. ‘Trí vận hành về các phép biện giải phổ thông và khác biệt’ là tuệ phổ thông. ‘Trí vận hành về các giới uẩn phổ thông và khác biệt’ là tuệ phổ thông. ‘Trí vận hành về các định uẩn phổ thông và khác biệt’ là tuệ phổ thông. ‘Trí vận hành về các tuệ uẩn phổ thông và khác biệt’ là tuệ phổ thông. ‘Trí vận hành về các giải thoát uẩn phổ thông và khác biệt’ là tuệ phổ thông. ‘Trí vận hành về các giải thoát-tri-kiến uẩn phổ thông và khác biệt’ là tuệ phổ thông. ‘Trí vận hành về các sự hợp lý và không hợp lý phổ thông và khác biệt’ là tuệ phổ thông. ‘Trí vận hành về các sự an trú và chứng đạt phổ thông và khác biệt’ là tuệ phổ thông. ‘Trí vận hành về các chân lý cao thượng phổ thông và khác biệt’ là tuệ phổ thông. ‘Trí vận hành về các sự thiết lập niệm phổ thông và khác biệt’ là tuệ phổ thông. ‘Trí vận hành về các chánh cần phổ thông và khác biệt’ là tuệ phổ thông. ‘Trí vận hành về các nền tảng thần thông phổ thông và khác biệt’ là tuệ phổ thông. ‘Trí vận hành về các quyền phổ thông và khác biệt’ là tuệ phổ thông. ‘Trí vận hành về các lực phổ thông và khác biệt’ là tuệ phổ thông. ‘Trí vận hành về các giác chi phổ thông và khác biệt’ là tuệ phổ thông. ‘Trí vận hành về các Thánh Đạo phổ thông và khác biệt’ là tuệ phổ thông. ‘Trí vận hành về các Quả vị Sa-môn phổ thông và khác biệt’ là tuệ phổ thông. ‘Trí vận hành về các thắng trí phổ thông và khác biệt’ là tuệ phổ thông. ‘Trí vượt qua các pháp phổ biến đến phàm nhân rồi vận hành về Niết Bàn có ý nghĩa tuyệt đối’ là tuệ phổ thông. ‘Chúng (bốn pháp ấy) đưa đến trạng thái tuệ phổ thông;’ đây là tuệ phổ thông.
Đưa đến trạng thái tuệ rộng lớn: Tuệ rộng lớn là gì? ‘Nắm giữ các ý nghĩa rộng lớn’ là tuệ rộng lớn. ‘Nắm giữ các pháp rộng lớn’ là tuệ rộng lớn. ‘Nắm giữ các ngôn từ rộng lớn’ là tuệ rộng lớn. ‘Nắm giữ các phép biện giải rộng lớn’ là tuệ rộng lớn. ‘Nắm giữ các giới uẩn rộng lớn’ là tuệ rộng lớn. ‘Nắm giữ các định uẩn nghĩa rộng lớn’ là tuệ rộng lớn. ‘Nắm giữ các tuệ uẩn rộng lớn’ là tuệ rộng lớn. ‘Nắm giữ các giải thoát uẩn rộng lớn’ là tuệ rộng lớn. ‘Nắm giữ các giải thoát-tri-kiến uẩn rộng lớn’ là tuệ rộng lớn. ‘Nắm giữ các sự hợp lý và không hợp lý rộng lớn’ là tuệ rộng lớn. ‘Nắm giữ các sự an trú và chứng đạt rộng lớn’ là tuệ rộng lớn. ‘Nắm giữ các chân lý cao thượng rộng lớn’ là tuệ rộng lớn. ‘Nắm giữ các sự thiết lập niệm rộng lớn’ là tuệ rộng lớn. ‘Nắm giữ các chánh cần rộng lớn’ là tuệ rộng lớn. ‘Nắm giữ các nền tảng thần thông rộng lớn’ là tuệ rộng lớn. ‘Nắm giữ các quyền rộng lớn’ là tuệ rộng lớn. ‘Nắm giữ các lực rộng lớn’ là tuệ rộng lớn. ‘Nắm giữ các giác chi rộng lớn’ là tuệ rộng lớn. ‘Nắm giữ các Thánh Đạo rộng lớn’ là tuệ rộng lớn. ‘Nắm giữ các Quả vị Sa-môn rộng lớn’ là tuệ rộng lớn. ‘Nắm giữ các thắng trí rộng lớn’ là tuệ rộng lớn. ‘Nắm giữ Niết Bàn có ý nghĩa tuyệt đối rộng lớn’ là tuệ rộng lớn. ‘Chúng (bốn pháp ấy) đưa đến trạng thái tuệ rộng lớn;’ đây là tuệ rộng lớn.
Đưa đến trạng thái tuệ thâm sâu: Tuệ thâm sâu là gì? ‘Trí vận hành về các uẩn thâm sâu’ là tuệ thâm sâu. ‘Trí vận hành về các giới thâm sâu’ là tuệ thâm sâu. ‘Trí vận hành về các xứ thâm sâu’ là tuệ thâm sâu. ‘Trí vận hành về các sự sanh khởi tùy thuận thâm sâu’ là tuệ thâm sâu. ‘Trí vận hành về các trường hợp không đạt được không tánh thâm sâu’ là tuệ thâm sâu. ‘Trí vận hành về các ý nghĩa thâm sâu’ là tuệ thâm sâu. ‘Trí vận hành về các pháp thâm sâu’ là tuệ thâm sâu. ‘Trí vận hành về các ngôn từ thâm sâu’ là tuệ thâm sâu. ‘Trí vận hành về các phép biện giải thâm sâu’ là tuệ thâm sâu. ‘Trí vận hành về các giới uẩn thâm sâu’ là tuệ thâm sâu. ‘Trí vận hành về các định uẩn thâm sâu’ là tuệ thâm sâu. ‘Trí vận hành về các tuệ uẩn thâm sâu’ là tuệ thâm sâu. ‘Trí vận hành về các giải thoát uẩn thâm sâu’ là tuệ thâm sâu. ‘Trí vận hành về các giải thoát-tri-kiến uẩn thâm sâu’ là tuệ thâm sâu. ‘Trí vận hành về các sự hợp lý và không hợp lý thâm sâu’ là tuệ thâm sâu. ‘Trí vận hành về các sự an trú và chứng đạt thâm sâu’ là tuệ thâm sâu. ‘Trí vận hành về các chân lý cao thượng thâm sâu’ là tuệ thâm sâu. ‘Trí vận hành về các sự thiết lập niệm thâm sâu’ là tuệ thâm sâu. ‘Trí vận hành về các chánh cần thâm sâu’ là tuệ thâm sâu. ‘Trí vận hành về các nền tảng thần thông thâm sâu’ là tuệ thâm sâu. ‘Trí vận hành về các quyền thâm sâu’ là tuệ thâm sâu. ‘Trí vận hành về các lực thâm sâu’ là tuệ thâm sâu. ‘Trí vận hành về các giác chi thâm sâu’ là tuệ thâm sâu. ‘Trí vận hành về các Thánh Đạo thâm sâu’ là tuệ thâm sâu. ‘Trí vận hành về các Quả vị Sa-môn thâm sâu’ là tuệ thâm sâu. ‘Trí vận hành về các thắng trí thâm sâu’ là tuệ thâm sâu. ‘Trí vượt qua các pháp phổ biến đến phàm nhân rồi vận hành về Niết Bàn có ý nghĩa tuyệt đối’ là tuệ thâm sâu. ‘Chúng (bốn pháp ấy) đưa đến trạng thái tuệ thâm sâu;’ đây là tuệ thâm sâu.
Đưa đến trạng thái tuệ vô song: Tuệ vô song là gì? Cá nhân nào, do xác định ý nghĩa có sự phân tích về ý nghĩa được đắc chứng, được tác chứng, được chạm đến bằng tuệ, do xác định pháp có sự phân tích về pháp được đắc chứng, được tác chứng, được chạm đến bằng tuệ, do xác định ngôn từ có sự phân tích về ngôn từ được đắc chứng, được tác chứng, được chạm đến bằng tuệ, do xác định phép biện giải có sự phân tích về phép biện giải được đắc chứng, được tác chứng, được chạm đến bằng tuệ, đối với vị ấy không ai có thể vượt trội về ý nghĩa, về pháp, về ngôn từ, và về phép biện giải. ‘Và vị ấy là không thể bị vượt trội bởi những người khác’ là tuệ vô song.
Tuệ của phàm nhân hoàn thiện so với tuệ của hạng thứ tám (Đạo Nhập Lưu) là xa vời, là xa vời rõ rệt, là xa vời vô cùng rõ rệt, là không gần, là không kề cận; so với phàm nhân hoàn thiện, hạng thứ tám là có tuệ vô song. Tuệ của hạng thứ tám so với tuệ của vị Nhập Lưu là xa vời, là xa vời rõ rệt, là xa vời vô cùng rõ rệt, là không gần, là không kề cận; so với hạng thứ tám, vị Nhập Lưu là có tuệ vô song.
Tuệ của vị Nhập Lưu so với tuệ của vị Nhất Lai là xa vời, là xa vời rõ rệt, là xa vời vô cùng rõ rệt, là không gần, là không kề cận; so với vị Nhập Lưu, vị Nhất Lai là có tuệ vô song. Tuệ của vị Nhất Lai so với tuệ của vị Bất Lai là xa vời, là xa vời rõ rệt, là xa vời vô cùng rõ rệt, là không gần, là không kề cận; so với vị Nhất Lai, vị Bất Lai là có tuệ vô song. Tuệ của vị Bất Lai so với tuệ của vị A-la-hán là xa vời, là xa vời rõ rệt, là xa vời vô cùng rõ rệt, là không gần, là không kề cận; so với vị Bất Lai, vị A-la-hán là có tuệ vô song. Tuệ của vị A-la-hán so với tuệ của vị Phật Độc Giác là xa vời, là xa vời rõ rệt, là xa vời vô cùng rõ rệt, là không gần, là không kề cận; so với vị A-la-hán, vị Phật Độc Giác là có tuệ vô song; so với vị Phật Độc Giác và thế gian luôn cả chư Thiên, đức Như Lai, bậc A-la-hán, đấng Chánh Đẳng Giác là có tuệ vô song tối thắng. Là vị thiện xảo về các loại tuệ, có trí đã được phân hạng, có sự phân tích đã được đắc chứng, đã đạt đến bốn sự tự tín, là vị rành rẽ về mười lực, là bậc Nhân Ngưu, là bậc Nhân Sư, là người như loài rồng, là người có dòng dõi cao quý, là người cất đi gánh nặng, là vị có trí vô biên, có oai lực vô biên, có danh vọng vô biên, giàu có (về trí tuệ), có tài sản (trí tuệ) lớn lao, có của cải (trí tuệ), là vị lãnh đạo, vị hướng đạo, vị dẫn dắt, vị giúp cho nhận biết, vị giúp cho suy nghiệm, vị giúp cho quan sát, vị tạo niềm tin.
Bởi vì Ngài là đức Thế Tôn, là vị làm sanh lên đạo lộ chưa được sanh lên, là vị làm sanh khởi đạo lộ chưa được sanh khởi, là vị tuyên thuyết về đạo lộ chưa được tuyên thuyết, là vị biết về đạo lộ, là vị hiểu rõ về đạo lộ, là vị thông thạo về đạo lộ, hơn nữa hiện nay các Thinh Văn của Ngài là những người đi theo đạo lộ rồi an trú, là những người tiếp nối.
Bởi vì Ngài là đức Thế Tôn, là vị biết điều đã được biết, thấy điều đã được thấy, là mắt, là trí, là Pháp, là đấng Brahma, là vị nói ra, là vị nói lên, là vị đem lại ý nghĩa, là vị ban phát Bất Tử, là đấng Pháp Chủ, là đức Như Lai. Đối với đức Thế Tôn ấy, không gì là không được biết, không được thấy, không được hiểu, không được tác chứng, không được chạm đến bởi tuệ. Tính luôn cả quá khứ hiện tại vị lai, tất cả các pháp với mọi biểu hiện đều nổi bật ở trí của đức Phật Thế Tôn. Bất cứ điều gì được gọi là cần được biết, tất cả các điều ấy đều được biết. Ý nghĩa thuộc về bản thân, hoặc ý nghĩa thuộc về người khác, hoặc ý nghĩa thuộc về cả hai, hoặc ý nghĩa trong thời hiện tại, hoặc ý nghĩa liên quan đến thời vị lai, hoặc ý nghĩa hời hợt, hoặc ý nghĩa thâm sâu, hoặc ý nghĩa khó hiểu, hoặc ý nghĩa được che đậy, hoặc ý nghĩa cần được biết, hoặc ý nghĩa đã được kết luận, hoặc ý nghĩa không sai trái, hoặc ý nghĩa không ô nhiễm, hoặc ý nghĩa thuần khiết, hoặc ý nghĩa tuyệt đối, tất cả các điều ấy đều xoay chuyển ở bên trong trí của đức Phật. Tất cả các nghiệp về thân đều được xoay chuyển thuận theo trí của đức Phật Thế Tôn. Tất cả các nghiệp về khẩu đều được xoay chuyển thuận theo trí của đức Phật Thế Tôn. Tất cả các nghiệp về ý đều được xoay chuyển thuận theo trí của đức Phật Thế Tôn.
Trí của đức Phật Thế Tôn về thời điểm đã qua là không bị chướng ngại. Trí của đức Phật Thế Tôn về thời điểm chưa đến là không bị chướng ngại. Trí của đức Phật Thế Tôn về thời điểm hiện tại là không bị chướng ngại. Điều cần được biết là đến đâu, trí (của Ngài) là đến thế ấy; trí (của Ngài) là đến đâu, điều cần được biết là đến thế ấy. Trí (của Ngài) có cùng ranh giới với điều cần được biết, điều cần được biết có cùng ranh giới với trí (của Ngài). Sau khi vượt qua điều cần được biết, trí (của Ngài) không vận hành, không có hiện tượng của điều cần được biết vượt qua trí (của Ngài); các pháp ấy có tình trạng cùng chung ranh giới lẫn nhau. Giống như hai phần của chiếc hộp được gắn liền khít khao, phần hộp ở bên dưới không vượt quá phần bên trên, phần hộp ở bên trên không vượt qua phần bên dưới; chúng có tình trạng cùng chung ranh giới lẫn nhau. Tương tợ y như thế, điều cần được biết và trí của đức Phật Thế Tôn có tình trạng cùng chung ranh giới lẫn nhau. Điều cần được biết là đến đâu, trí (của Ngài) là đến thế ấy; trí (của Ngài) là đến đâu, điều cần được biết là đến thế ấy. Trí (của Ngài) có cùng ranh giới với điều cần được biết, điều cần được biết có cùng ranh giới với trí (của Ngài). Sau khi vượt qua điều cần được biết, trí (của Ngài) không vận hành, không có hiện tượng của điều cần được biết vượt qua trí (của Ngài); các pháp ấy có tình trạng cùng chung ranh giới lẫn nhau. Trí của đức Phật Thế Tôn vận hành ở tất cả các pháp.
Đối với đức Phật Thế Tôn, tất cả các pháp được gắn liền với sự hướng tâm, được gắn liền với sự mong muốn, được gắn liền với tác ý, được gắn liền với sự sanh lên của tâm. Trí của đức Phật Thế Tôn vận hành ở tất cả chúng sanh. Đức Phật biết thiên kiến, biết xu hướng ngủ ngầm, biết tánh hạnh, biết khuynh hướng của tất cả chúng sanh. Ngài nhận biết những chúng sanh có tầm nhìn bị vấy bụi ít và có tầm nhìn bị vấy bụi nhiều, có giác quan sắc sảo và có giác quan cùn lụt, có tánh khí tốt và có tánh khí tồi, có thể hiểu được một cách nhanh chóng và có thể hiểu được một cách khó khăn, có khả năng và không có khả năng. Thế gian tính luôn cõi chư thiên, cõi Ma Vương, cõi Phạm thiên, cho đến dòng dõi Sa-môn, Bà-la-môn, chư thiên và loài người xoay chuyển ở bên trong trí của đức Phật. Giống như bất cứ loài cá và rùa nào, thậm chí tính luôn loại cá ông cá voi, đều xoay chuyển ở giữa biển cả bao la. Tương tợ như vậy, thế gian tính luôn cõi chư thiên, cõi Ma Vương, cõi Phạm thiên, cho đến dòng dõi Sa-môn, Bà-la-môn, chư thiên và loài người xoay chuyển ở bên trong trí của đức Phật. Giống như bất cứ loài có cánh nào, thậm chí tính luôn cả Kim-sỉ-điểu thuộc loại Venateyya, đều xoay chuyển ở khoảng không gian của bầu trời. Tương tợ y như thế, ngay cả những vị là tương đương với Sārīputta về tuệ, những vị ấy cũng chỉ xoay chuyển trong phạm vi trí của đức Phật.
Trí của đức Phật xâm nhập, chiếm cứ, và ngự trị tuệ của chư thiên và nhân loại. Ngay cả các vị thông thái dòng Sát-đế-lỵ, các vị thông thái dòng Bà-la-môn, các vị gia chủ thông thái, các vị Sa-môn thông thái, khôn ngoan, biết đến các giáo thuyết của những người khác như là (mũi tên) xuyên qua sợi tóc, nghĩ rằng họ là những người đi đến đập đổ những khuynh hướng tà kiến nhờ vào tuệ đã đạt được. Những người ấy liên tục chuẩn bị câu hỏi rồi đi đến gặp đức Như Lai và chất vấn. Những câu hỏi khó hiểu và che đậy ấy, khi được giảng giải được trả lời bởi đức Thế Tôn, trở thành những sự việc rõ ràng. Và những người ấy trở thành những người hỗ trợ đối với đức Thế Tôn. Khi ấy, đức Thế Tôn vô cùng rạng rỡ ở tại nơi ấy, tức là về ‘Tuệ.’ Ngài là tối thắng và có tuệ vô song. ‘Chúng (bốn pháp ấy) đưa đến trạng thái tuệ vô song;’ đây là tuệ vô song.
Đưa đến trạng thái tuệ bao la: Tuệ bao la là gì? ‘Chế ngự tham ái’ là tuệ bao la. ‘Đã được chế ngự’ là tuệ bao la. ‘Chế ngự sân’ là tuệ bao la. ‘Đã được chế ngự’ là tuệ bao la. ‘Chế ngự si’ là tuệ bao la. ‘Đã được chế ngự’ là tuệ bao la. ‘Chế ngự sự giận dữ’ ... sự căm hận ... sự gièm pha ... sự hà hiếp ... sự ganh tỵ ... sự bỏn xẻn ... sự xảo trá ... sự đạo đức giả ... sự bướng bỉnh ... sự cống cao ... sự ngã mạn ... sự cao ngạo ... sự kiêu căng ... sự buông lung ... toàn bộ phiền não ... tất cả các ác hạnh ... tất cả các hành ... ‘Chế ngự tất cả nghiệp dẫn đến hữu’ là tuệ bao la. ‘Đã được chế ngự’ là tuệ bao la.
‘Tham ái là kẻ thù. Tuệ nghiền nát kẻ thù ấy’ là tuệ bao la. ‘Sân là kẻ thù. Tuệ nghiền nát kẻ thù ấy’ là tuệ bao la. ‘Si là kẻ thù. Tuệ nghiền nát kẻ thù ấy’ là tuệ bao la. ‘Sự giận dữ ... Sự căm hận ... Sự gièm pha ... Sự hà hiếp ... Sự ganh tỵ ... Sự bỏn xẻn ... Sự xảo trá ... Sự đạo đức giả ... Sự bướng bỉnh ... Sự cống cao ... Sự ngã mạn ... Sự cao ngạo ... Sự kiêu căng ... Sự buông lung ... Toàn bộ phiền não ... Tất cả các ác hạnh ... Tất cả các hành ... ‘Tất cả nghiệp dẫn đến hữu là kẻ thù. Tuệ nghiền nát kẻ thù ấy’ là tuệ bao la. Quả đất được gọi là bao la. ‘Đức Phật hội đủ về tuệ ấy có tính rộng lớn tương tợ như quả đất,’ như thế là tuệ bao la. Hơn nữa, điều này là sự đặt tên cho tuệ. ‘Bao la, mẫn tiệp, liên quan đến lãnh đạo’ là tuệ bao la. ‘Chúng (bốn pháp ấy) đưa đến trạng thái tuệ bao la;’ đây là tuệ bao la.
Đưa đến sự dồi dào của tuệ: Sự dồi dào của tuệ là gi? Ở đây, có người chú trọng về tuệ, thực hành về tuệ, có thiên hướng về tuệ, có khuynh hướng về tuệ, có tuệ là ngọn cờ, có tuệ là biểu hiệu, có tuệ là pháp chủ đạo, có nhiều tìm hiểu, nhiều suy xét, nhiều xem xét, nhiều quan sát, có sự việc để quan sát, an trú vào sự việc rõ ràng, thực hành tuệ ấy, chú trọng tuệ ấy, dồi dào tuệ ấy, thuận theo tuệ ấy, xuôi theo tuệ ấy, nghiêng theo tuệ ấy, khuynh hướng về tuệ ấy, có tuệ ấy là chủ đạo. Ví như người chú trọng về đồ chúng được gọi là ‘Người có nhiều đồ chúng;’ người chú trọng về y được gọi là ‘Người có nhiều y;’ người chú trọng về bình bát được gọi là ‘Người có nhiều bình bát;’ người chú trọng về sàng tọa được gọi là ‘Người có nhiều sàng tọa;’ tương tợ như thế, có người chú trọng về tuệ, thực hành về tuệ, có thiên hướng về tuệ, có khuynh hướng về tuệ, có tuệ là ngọn cờ, có tuệ là biểu hiệu, có tuệ là pháp chủ đạo, có nhiều tìm hiểu, nhiều suy xét, nhiều xem xét, nhiều quan sát, có sự việc để quan sát, an trú vào sự việc rõ ràng, thực hành tuệ ấy, chú trọng tuệ ấy, dồi dào tuệ ấy, thuận theo tuệ ấy, xuôi theo tuệ ấy, nghiêng theo tuệ ấy, khuynh hướng về tuệ ấy, có tuệ ấy là chủ đạo. ‘Chúng (bốn pháp ấy) đưa đến sự dồi dào của tuệ;’ đây là sự dồi dào của tuệ.
Đưa đến trạng thái tuệ nhạy bén: Tuệ nhạy bén là gì? ‘Làm tròn đủ các giới vô cùng mau chóng’ là tuệ nhạy bén. ‘Làm tròn đủ việc thu thúc các quyền vô cùng mau chóng’ là tuệ nhạy bén. ‘Làm tròn đủ sự tri túc về vật thực vô cùng mau chóng’ là tuệ nhạy bén. ‘Làm tròn đủ sự gắn bó với tỉnh thức vô cùng mau chóng’ là tuệ nhạy bén. ‘Làm tròn đủ giới uẩn vô cùng mau chóng’ là tuệ nhạy bén. ‘Làm tròn đủ định uẩn vô cùng mau chóng’ là tuệ nhạy bén. ‘Làm tròn đủ tuệ uẩn vô cùng mau chóng’ là tuệ nhạy bén. ‘Làm tròn đủ giải thoát uẩn vô cùng mau chóng’ là tuệ nhạy bén. ‘Làm tròn đủ giải thoát-tri-kiến uẩn vô cùng mau chóng’ là tuệ nhạy bén. ‘Thấu triệt các sự hợp lý và không hợp lý vô cùng mau chóng’ là tuệ nhạy bén. ‘Làm tròn đủ sự an trú và chứng đạt vô cùng mau chóng’ là tuệ nhạy bén. ‘Thấu triệt các chân lý cao thượng vô cùng mau chóng’ là tuệ nhạy bén. ‘Tu tập các sự thiết lập niệm vô cùng mau chóng’ là tuệ nhạy bén. ‘Tu tập các chánh cần vô cùng mau chóng’ là tuệ nhạy bén. ‘Tu tập các nền tảng thần thông vô cùng mau chóng’ là tuệ nhạy bén. ‘Tu tập các quyền vô cùng mau chóng’ là tuệ nhạy bén. ‘Tu tập các lực vô cùng mau chóng’ là tuệ nhạy bén. ‘Tu tập các giác chi vô cùng mau chóng’ là tuệ nhạy bén. ‘Tu tập Thánh Đạo vô cùng mau chóng’ là tuệ nhạy bén. ‘Tác chứng các Quả vị Sa-môn vô cùng mau chóng’ là tuệ nhạy bén. ‘Thấu triệt các thắng trí vô cùng mau chóng’ là tuệ nhạy bén. ‘Tác chứng Niết Bàn có ý nghĩa tuyệt đối vô cùng mau chóng’ là tuệ nhạy bén. ‘Chúng (bốn pháp ấy) đưa đến trạng thái tuệ nhạy bén;’ đây là tuệ nhạy bén.
Đưa đến trạng thái tuệ nhẹ nhàng: Tuệ nhẹ nhàng là gì? ‘Làm tròn đủ các giới vô cùng nhẹ nhàng’ là tuệ nhẹ nhàng. ‘Làm tròn đủ sự thu thúc các quyền vô cùng nhẹ nhàng’ là tuệ nhẹ nhàng. ‘Làm tròn đủ sự tri túc về vật thực vô cùng nhẹ nhàng’ là tuệ nhẹ nhàng. ‘Làm tròn đủ sự gắn bó với tỉnh thức vô cùng nhẹ nhàng’ là tuệ nhẹ nhàng. ‘Làm tròn đủ giới uẩn ... định uẩn ... tuệ uẩn ... giải thoát uẩn ... giải thoát-tri-kiến uẩn vô cùng nhẹ nhàng’ là tuệ nhẹ nhàng. ‘Thấu triệt các sự hợp lý và không hợp lý vô cùng nhẹ nhàng’ là tuệ nhẹ nhàng. ‘Làm tròn đủ sự an trú và chứng đạt vô cùng nhẹ nhàng’ là tuệ nhẹ nhàng. ‘Thấu triệt các chân lý cao thượng vô cùng nhẹ nhàng’ là tuệ nhẹ nhàng. ‘Tu tập các sự thiết lập niệm vô cùng nhẹ nhàng’ là tuệ nhẹ nhàng. ‘Tu tập các chánh cần vô cùng nhẹ nhàng’ là tuệ nhẹ nhàng. ‘Tu tập các nền tảng của thần thông vô cùng nhẹ nhàng’ là tuệ nhẹ nhàng. ‘Tu tập các quyền vô cùng nhẹ nhàng’ là tuệ nhẹ nhàng. ‘Tu tập các lực vô cùng nhẹ nhàng’ là tuệ nhẹ nhàng. ‘Tu tập các giác chi vô cùng nhẹ nhàng’ là tuệ nhẹ nhàng. ‘Tu tập Thánh Đạo vô cùng nhẹ nhàng’ là tuệ nhẹ nhàng. ‘Tác chứng các Quả vị Sa-môn vô cùng nhẹ nhàng’ là tuệ nhẹ nhàng. ‘Thấu triệt các thắng trí vô cùng nhẹ nhàng’ là tuệ nhẹ nhàng. ‘Tác chứng Niết Bàn có ý nghĩa tuyệt đối vô cùng nhẹ nhàng’ là tuệ nhẹ nhàng. ‘Chúng (bốn pháp ấy) đưa đến trạng thái tuệ nhẹ nhàng;’ đây là tuệ nhẹ nhàng.
Đưa đến trạng thái tuệ vi tiếu: Tuệ vi tiếu là gì? Ở đây có người: ‘Có nhiều tươi cười, có nhiều vui thích, có nhiều hài lòng, có nhiều hân hoan làm tròn đủ các giới’ là tuệ vi tiếu. ‘Có nhiều tươi cười, có nhiều vui thích, có nhiều hài lòng, có nhiều hân hoan làm tròn đủ sự thu thúc các quyền’ là tuệ vi tiếu. ‘Có nhiều tươi cười, có nhiều vui thích, có nhiều hài lòng, có nhiều hân hoan làm tròn đủ sự tri túc về vật thực’ là tuệ vi tiếu. ‘Có nhiều tươi cười, có nhiều vui thích, có nhiều hài lòng, có nhiều hân hoan làm tròn đủ sự gắn bó với tỉnh thức’ là tuệ vi tiếu. ‘Có nhiều tươi cười, có nhiều vui thích, có nhiều hài lòng, có nhiều hân hoan làm tròn đủ giới uẩn’ ... định uẩn ... tuệ uẩn ... giải thoát uẩn ... giải thoát-tri-kiến uẩn ... thấu triệt các sự hợp lý và không hợp lý ... làm tròn đủ sự an trú và chứng đạt ... thấu triệt các chân lý cao thượng ... tu tập các sự thiết lập niệm ... tu tập các chánh cần ... tu tập các nền tảng thần thông ... tu tập các quyền ... tu tập các lực ... tu tập các giác chi ... tu tập Thánh Đạo ... tác chứng các Quả vị Sa-môn’ là tuệ vi tiếu. ‘Có nhiều tươi cười, có nhiều vui thích, có nhiều hài lòng, có nhiều hân hoan thấu triệt các thắng trí’ là tuệ vi tiếu. ‘Có nhiều tươi cười, có nhiều vui thích, có nhiều hài lòng, có nhiều hân hoan tác chứng Niết Bàn có ý nghĩa tuyệt đối’ là tuệ vi tiếu. ‘Chúng (bốn pháp ấy) đưa đến trạng thái tuệ vi tiếu;’ đây là tuệ vi tiếu.
Đưa đến trạng thái tuệ đổng tốc: Tuệ đổng tốc là gì? Bất cứ sắc nào thuộc quá khứ, hiện tại, vị lai, nội phần hoặc ngoại phần, thô hoặc tế, thấp kém hoặc cao quý, là ở xa hoặc ở gần, về toàn bộ sắc ấy ‘trực nhận một cách mau lẹ là vô thường’ là tuệ đổng tốc, ‘trực nhận một cách mau lẹ là khổ não’ là tuệ đổng tốc, ‘trực nhận một cách mau lẹ là vô ngã’ là tuệ đổng tốc. Bất cứ thọ nào ...(như trên)... Bất cứ tưỏng nào ...(như trên)... Bất cứ các hành nào ...(như trên)... Bất cứ thức nào thuộc quá khứ, hiện tại, hoặc vị lai, nội phần hoặc ngoại phần, thô hoặc tế, thấp kém hoặc cao quý, là ở xa hoặc gần, về toàn bộ thức ấy ‘trực nhận một cách mau lẹ là vô thường’ là tuệ đổng tốc, ‘trực nhận một cách mau lẹ là khổ não’ là tuệ đổng tốc, ‘trực nhận một cách mau lẹ là vô ngã’ là tuệ đổng tốc. Mắt ...(như trên)... Lão tử thuộc quá khứ, hiện tại, hoặc vị lai, ‘trực nhận một cách mau lẹ là vô thường’ là tuệ đổng tốc, ‘trực nhận một cách mau lẹ là khổ não’ là tuệ đổng tốc, ‘trực nhận một cách mau lẹ là vô ngã’ là tuệ đổng tốc.
Sau khi cân nhắc, xác định, phân biệt, làm rõ rệt rằng: ‘Sắc thuộc quá khứ, hiện tại, vị lai là vô thường theo ý nghĩa đoạn tận, là khổ não theo ý nghĩa kinh hãi, là vô ngã theo ý nghĩa không có cốt lỏi,’ ‘trực nhận một cách mau lẹ về sự diệt tận sắc là Niết Bàn’ là tuệ đổng tốc. Sau khi cân nhắc, xác định, phân biệt, làm rõ rệt rằng: ‘Thọ ... Tưởng ... Các hành ... Thức ... Mắt ... Lão tử thuộc quá khứ, hiện tại, vị lai là vô thường theo ý nghĩa đoạn tận, là khổ não theo ý nghĩa kinh hãi, là vô ngã theo ý nghĩa không có cốt lỏi,’ ‘trực nhận một cách mau lẹ về sự diệt tận lão tử là Niết Bàn’ là tuệ đổng tốc.
Sau khi cân nhắc, xác định, phân biệt, làm rõ rệt rằng: ‘Sắc thuộc quá khứ, hiện tại, vị lai là vô thường, là pháp hữu vi, được tùy thuận sanh khởi, là pháp đoạn tận, là pháp biến hoại, là pháp ly tham ái, là pháp diệt tận,’ ‘trực nhận một cách mau lẹ về sự diệt tận sắc là Niết Bàn’ là tuệ đổng tốc. Sau khi cân nhắc, xác định, phân biệt, làm rõ rệt rằng: ‘Thọ ... Tưởng ... Các hành ... Thức ... Mắt ... Lão tử thuộc quá khứ, hiện tại, vị lai là vô thường, là pháp hữu vi, được tùy thuận sanh khởi, là pháp đoạn tận, là pháp biến hoại, là pháp ly tham ái, là pháp diệt tận,’ ‘trực nhận một cách mau lẹ về sự diệt tận lão tử là Niết Bàn’ là tuệ đổng tốc. ‘Chúng (bốn pháp ấy) đưa đến trạng thái tuệ đổng tốc’ là tuệ đổng tốc.
Đưa đến trạng thái tuệ sắc bén: Tuệ sắc bén là gì? ‘Cắt đứt các phiền não một cách mau lẹ’ là tuệ sắc bén. ‘Không chịu đựng, dứt bỏ, làm tiêu tan, làm chấm dứt, làm cho không hiện hữu dục tầm đã sanh lên’ là tuệ sắc bén. ‘Không chịu đựng, dứt bỏ, làm tiêu tan, làm chấm dứt, làm cho không hiện hữu sân độc tầm đã sanh lên’ là tuệ sắc bén. ‘Không chịu đựng, dứt bỏ, làm tiêu tan, làm chấm dứt, làm cho không hiện hữu hãm hại tầm đã sanh lên ...(như trên)... các pháp ác bất thiện đã sanh lên’ là tuệ sắc bén. ‘Không chịu đựng, dứt bỏ, làm tiêu tan, làm chấm dứt, làm cho không hiện hữu tham ái đã sanh lên’ là tuệ sắc bén. ‘Không chịu đựng, dứt bỏ, làm tiêu tan, làm chấm dứt, làm cho không hiện hữu sân đã sanh lên ... si đã sanh lên ... sự giận dữ đã sanh lên ... sự căm hận đã sanh lên ... sự gièm pha ... sự hà hiếp ... sự ganh tỵ ... sự bỏn xẻn ... sự xảo trá ... sự đạo đức giả ... sự bướng bỉnh ... sự cống cao ... sự ngã mạn ... sự cao ngạo ... sự kiêu căng ... sự buông lung ... toàn bộ phiền não ... tất cả các ác hạnh ... tất cả các hành ... tất cả nghiệp dẫn đến hữu’ là tuệ sắc bén. ‘Ở một chỗ ngồi, bốn Thánh Đạo, bốn Quả vị Sa-môn, bốn phân tích, sáu thắng trí là được đắc chứng, được tác chứng, được chạm đến bằng tuệ’ là tuệ sắc bén. ‘Chúng (bốn pháp ấy) đưa đến trạng thái tuệ sắc bén’ là tuệ sắc bén.
Đưa đến trạng thái tuệ thông suốt: Tuệ thông suốt là gì? Ở đây, có người có nhiều kinh hoảng về tất cả các hành, có nhiều sợ sệt, có nhiều bất mãn, có nhiều không hứng thú, có nhiều không hứng khởi, tỏ vẻ không hứng thú ở tất cả các hành. ‘Thông suốt, khám phá tham uẩn chưa được thông suốt trước đây, chưa được khám phá trước đây’ là tuệ thông suốt. ‘Thông suốt, khám phá sân uẩn chưa được thông suốt trước đây, chưa được khám phá trước đây’ là tuệ thông suốt. ‘Thông suốt, khám phá si uẩn chưa được thông suốt trước đây, chưa được khám phá trước đây’ là tuệ thông suốt. ‘Thông suốt, khám phá sự giận dữ ... sự căm hận ... sự gièm pha ... sự hà hiếp ... sự ganh tỵ ... sự bỏn xẻn ... sự xảo trá ... sự đạo đức giả ... sự bướng bỉnh ... sự cống cao ... sự ngã mạn ... sự cao ngạo ... sự kiêu căng ... sự buông lung ... toàn bộ phiền não ... tất cả các ác hạnh ... tất cả các hành ... tất cả nghiệp dẫn đến hữu chưa được thông suốt trước đây, chưa được khám phá trước đây’ là tuệ thông suốt. ‘Chúng (bốn pháp ấy) đưa đến trạng thái tuệ thông suốt’ là tuệ thông suốt. Đây là 16 tuệ. Cá nhân hội đủ 16 tuệ này đạt đến (tuệ) phân tích.
Có hai hạng người đạt được phân tích: một hạng đã thực tập trước đây, một hạng đã không thực tập trước đây. Người nào đã thực tập trước đây, người ấy là trội hơn, là vượt lên, là khác biệt với vị kia. Trí của vị ấy được khai mở.
Có hai hạng người đạt được phân tích, cả hai đều đã thực tập trước đây: một hạng đã nghe nhiều, một hạng đã không nghe nhiều. Người nào nghe nhiều, người ấy là trội hơn, là vượt lên, là khác biệt với vị kia. Trí của vị ấy được khai mở.
Có hai hạng người đạt được phân tích, cả hai đều đã thực tập trước đây, cả hai đều đã nghe nhiều: một hạng có nhiều sự thuyết giảng, một hạng không có nhiều sự thuyết giảng. Người nào có nhiều sự thuyết giảng, người ấy là trội hơn, là vượt lên, là khác biệt với vị kia. Trí của vị ấy được khai mở.
Có hai hạng người đạt được phân tích, cả hai đều đã thực tập trước đây, cả hai đều đã nghe nhiều, cả hai đều có nhiều sự thuyết giảng: một hạng đã nương tựa vào vị thầy, một hạng đã không nương tựa vào vị thầy. Người nào đã nương tựa vào vị thầy, người ấy là trội hơn, là vượt lên, là khác biệt với vị kia. Trí của vị ấy được khai mở.
Có hai hạng người đạt được phân tích, cả hai đều đã thực tập trước đây, cả hai đều đã nghe nhiều, cả hai đều có nhiều sự thuyết giảng, cả hai đều đã nương tựa vào vị thầy: một hạng có nhiều sự an trú,[5]một hạng không có nhiều sự an trú. Người nào có nhiều sự an trú, người ấy là trội hơn, là vượt lên, là khác biệt với vị kia. Trí của vị ấy được khai mở.
Có hai hạng người đạt được phân tích, cả hai đều đã thực tập trước đây, cả hai đều đã nghe nhiều, cả hai đều có nhiều sự thuyết giảng, cả hai đều đã nương tựa vào vị thầy, cả hai đều có nhiều sự an trú: một hạng có nhiều sự quán xét lại, một hạng không có nhiều sự quán xét lại. Người nào có nhiều sự quán xét lại, người ấy là trội hơn, là vượt lên, là khác biệt với vị kia. Trí của vị ấy được khai mở.
Có hai hạng người đạt được phân tích, cả hai đều đã thực tập trước đây, cả hai đều đã nghe nhiều, cả hai đều có nhiều sự thuyết giảng, cả hai đều đã nương tựa vào vị thầy, cả hai đều có nhiều sự an trú, cả hai đều có nhiều sự quán xét lại: một hạng đạt được sự phân tích của bậc Hữu Học, một hạng đạt được sự phân tích của bậc Vô Học. Người nào đạt được sự phân tích của bậc Vô Học, người ấy là trội hơn, là vượt lên, là khác biệt với vị kia. Trí của vị ấy được khai mở.
Có hai hạng người đạt được phân tích, cả hai đều đã thực tập trước đây, cả hai đều đã nghe nhiều, cả hai đều có nhiều sự thuyết giảng, cả hai đều đã nương tựa vào vị thầy, cả hai đều có nhiều sự an trú, cả hai đều có nhiều sự quán xét lại, cả hai đều đã đạt được sự phân tích của bậc Vô Học: một hạng đạt được sự toàn hảo của vị Thinh Văn, một hạng không đạt được sự toàn hảo của vị Thinh Văn. Người nào đạt được sự toàn hảo của vị Thinh Văn, người ấy là trội hơn, là vượt lên, là khác biệt với vị kia. Trí của vị ấy được khai mở.
Có hai hạng người đạt được phân tích, cả hai đều đã thực tập trước đây, cả hai đều đã nghe nhiều, cả hai đều có nhiều sự thuyết giảng, cả hai đều đã nương tựa vào vị thầy, cả hai đều có nhiều sự an trú, cả hai đều có nhiều sự quán xét lại, cả hai đều đã đạt được sự phân tích của bậc Vô Học: một hạng đạt được sự toàn hảo của vị Thinh Văn, một hạng là vị Độc Giác Phật. Người nào là vị Độc Giác Phật, người ấy là trội hơn, là vượt lên, là khác biệt với vị kia. Trí của vị ấy được khai mở.
Tính luôn vị Độc Giác Phật và thế gian có cả chư thiên, đức Như Lai, bậc A-la-hán, đấng Chánh Đẳng Giác là tối thắng, đã đạt đến sự phân tích, là thiện xảo về các loại tuệ, có trí đã được phân hạng, có sự phân tích đã được đắc chứng, đã đạt đến bốn sự tự tín, là vị rành rẽ về mười lực, là bậc Nhân Ngưu, là bậc Nhân Sư ...(như trên)... Ngay cả các vị thông thái dòng Sát-đế-lỵ, các vị thông thái dòng Bà-la-môn, các vị gia chủ thông thái, các vị Sa-môn thông thái, khôn ngoan, biết đến các giáo thuyết của những người khác như là (mũi tên) xuyên qua sợi tóc, nghĩ rằng họ là những người đi đến đập đổ những khuynh hướng tà kiến nhờ vào tuệ đã đạt được. Những người ấy liên tục chuẩn bị câu hỏi rồi đi đến gặp đức Như Lai và chất vấn. Những câu hỏi khó hiểu và che đậy ấy, khi được giảng giải được trả lời bởi đức Thế Tôn, trở thành những sự việc rõ ràng. Và những người ấy trở thành những người hỗ trợ đối với đức Thế Tôn. Khi ấy, đức Thế Tôn vô cùng rạng rỡ ở tại nơi ấy, tức là về ‘Tuệ.’ Ngài đã đạt đến sự phân tích và là vị tối thắng.
Phần Giảng về Tuệ được đầy đủ.
--ooOoo--
[1] Phúc hành (puññābhisaṅkhāro) là sự tạo tác đem lại phước báu do năng lực của bố thí, trì giới, tham thiền, v.v..., và sự tu tập năm thiền sắc giới, phi phúc hành (apuññābhisaṅkhāro) là sự tạo tác không đem lại phước báu do hậu quả của các hành động như sát sanh, v.v..., bất động hành (āneñjābhisaṅkhāro) là sự tạo tác có kết quả không thay đổi, có liên quan đến bốn thiền vô sắc (PṭsA. 3, 633).
[2] Bảy tuệ thêm vào tuệ có tên “bản tánh sáng suốt (paṇḍiccaṃ)” là tám. Tám tuệ thêm vào tuệ phổ thông (puthupaññā) là chín (PṭsA. 3, 640).
[3] 73 trí: Là 73 trí đã được đề cập ở phần Tiêu Đề (PṭsA. 3, 642), xin xem tập I, trang 2-9.
[4] 73 trí: Chú giải cho trích dẫn ở Saṃyuttanikāya (PṭsA. 3, 642). Xem Kinh Bộ Tương Ưng, tập II, Chương I b, Phẩm IV, Mục IV: Những Căn Bản Của Trí (bản dịch của HT. Minh Châu): “Trí biết rằng già chết do duyên sanh. Trí biết rằng không có sanh thời không có già, chết. v.v...”
[5] Hạng có nhiều sự an trú (vihārabahulo) nghĩa là có nhiều an trú vào minh sát, có nhiều an trú vào sự chứng đạt Quả vị (PṭsA. 3, 653).
Điều gì là thần thông? Thần thông có bao nhiêu loại? có bao nhiêu lãnh vực? có bao nhiêu cơ sở? có bao nhiêu căn bản? có bao nhiêu cội nguồn?
Điều gì là thần thông? Theo ý nghĩa thành tựu là thần thông.
Thần thông có bao nhiêu loại? Thần thông có mười loại.
Thần thông có bao nhiêu lãnh vực? Thần thông có bốn lãnh vực, có bốn cơ sở, có tám căn bản, có mười sáu cội nguồn.
Mười loại thần thông gì? Thần thông do chú nguyện, thần thông do biến hóa, thần thông do ý tạo thành, thần thông do sự can thiệp của trí, thần thông do sự can thiệp của định, thần thông thuộc về bậc Thánh, thần thông sanh lên do kết quả của nghiệp, thần thông của người có phước báu, thần thông do chú thuật, thần thông với ý nghĩa thành tựu do duyên ứng dụng đúng đắn tùy theo trường hợp.
Bốn lãnh vực gì của thần thông? Sơ thiền là lãnh vực sanh lên do viễn ly, nhị thiền là lãnh vực của hỷ và lạc, tam thiền là lãnh vực của xả và lạc, tứ thiền là lãnh vực của không khổ không lạc. Bốn lãnh vực này của thần thông đưa đến sự đạt được thần thông, sự thành đạt thần thông, sự thể hiện thần thông, sự biến hóa thần thông, sở trường về thần thông, sự tự tín về thần thông.
Bốn cơ sở gì của thần thông? Ở đây vị tỳ khưu tu tập về nền tảng của thần thông hội đủ (các yếu tố) định do ước muốn và các tạo tác do nỗ lực, tu tập về nền tảng của thần thông hội đủ (các yếu tố) định do tinh tấn và các tạo tác do nỗ lực, tu tập về nền tảng của thần thông hội đủ (các yếu tố) định do tâm và các tạo tác do nỗ lực, tu tập về nền tảng của thần thông hội đủ (các yếu tố) định do thẩm xét và các tạo tác do nỗ lực. Bốn cơ sở này của thần thông đưa đến sự đạt được thần thông, sự thành đạt thần thông, sự thể hiện thần thông, sự biến hóa thần thông, sở trường về thần thông, tự tín về thần thông.
Tám căn bản gì của thần thông? Nếu do ước muốn, vị tỳ khưu đạt được định, đạt được trạng thái chuyên nhất của tâm, (như vậy) ước muốn không phải là định, định không phải là ước muốn; ước muốn là điều khác, định là điều khác. Nếu do tinh tấn, vị tỳ khưu đạt được định, đạt được trạng thái chuyên nhất của tâm, (như vậy) tinh tấn không phải là định, định không phải là tinh tấn; tinh tấn là điều khác, định là điều khác. Nếu do tâm, vị tỳ khưu đạt được định, đạt được trạng thái chuyên nhất của tâm, (như vậy) tâm không phải là định, định không phải là tâm; tâm là điều khác, định là điều khác. Nếu do thẩm xét, vị tỳ khưu đạt được định, đạt được trạng thái chuyên nhất của tâm, (như vậy) thẩm xét không phải là định, định không phải là thẩm xét; thẩm xét là điều khác, định là điều khác. Tám căn bản này của thần thông đưa đến sự đạt được thần thông, sự thành đạt thần thông, sự thể hiện thần thông, sự biến hóa thần thông, sở trường về thần thông, sự tự tín về thần thông.
Mười sáu cội nguồn gì của thần thông? ‘Không bị trì trệ, tâm không động bởi biếng nhác’ là bất động. ‘Không bị hưng phấn, tâm không động bởi phóng dật’ là bất động. ‘Không quá chăm chú, tâm không động bởi tham ái’ là bất động. ‘Không xua đuổi, tâm không động bởi sân độc’ là bất động. ‘Không lệ thuộc, tâm không động bởi kiến’ là bất động. ‘Không gắn bó, tâm không động bởi ước muốn và tham ái’ là bất động. ‘Được phóng thích, tâm không động bởi ái dục’ là bất động. ‘Thoát khỏi ràng buộc, tâm không động bởi phiền não’ là bất động. ‘Được thoát khỏi chướng ngại, tâm không động bởi chướng ngại phiền não’ là bất động. ‘Đạt đến trạng thái chuyên nhất, tâm không động bởi các phiền não có bản chất khác biệt’ là bất động. ‘Được nắm giữ bởi đức tin, tâm không động bởi không có đức tin’ là bất động. ‘Được nắm giữ bởi tinh tấn, tâm không động bởi biếng nhác’ là bất động. ‘Được nắm giữ bởi niệm, tâm không động bởi buông lung’ là bất động. ‘Được nắm giữ bởi định, tâm không động bởi phóng dật’ là bất động. ‘Được nắm giữ bởi tuệ, tâm không động bởi vô minh’ là bất động. ‘Đạt đến ánh sáng, tâm không động bởi bóng tối vô minh’ là bất động. Mười sáu cội nguồn này của thần thông đưa đến sự đạt được thần thông, sự thành đạt thần thông, sự thể hiện thần thông, sự biến hóa thần thông, sở trường về thần thông, sự tự tín về thần thông.
Thần thông gì do chú nguyện? Ở đây, vị tỳ khưu kinh nghiệm thần thông nhiều thể loại: chỉ là một hóa thành nhiều, là nhiều hóa thành một, hiện ra, biến mất, đi xuyên qua vách nhà, xuyên qua tường thành, xuyên qua núi non không bị ngăn trở như là ở khoảng không, trồi lên và chìm xuống vào trong đất như là ở trong nước, đi ở trên nước mà không làm chao động như là ở trên đất, di chuyển với thế kiết già ở trên hư không cũng như loài chim có cánh, bằng bàn tay sờ đến chạm vào ngay cả mặt trăng và mặt trời (là những vật) có đại thần lực như thế có đại oai lực như thế, bằng thân vị ấy thể hiện sự tác động đến tận cõi Phạm Thiên.
Ở đây: ở quan điểm này, ở sự mong muốn này, ở khuynh hướng này, ở sự chọn lọc này, ở Pháp này, ở Luật này, ở Pháp và Luật này, ở học thuyết này, ở Phạm hạnh này, ở lời dạy này của bậc Đạo Sư; vì thế được nói rằng: “Ở đây.”
Vị tỳ khưu: vị tỳ khưu là phàm nhân hoàn thiện, hoặc là vị Hữu Học, hoặc là vị A-la-hán có pháp không thể thay đổi.
Kinh nghiệm thần thông nhiều thể loại: là kinh nghiệm thể loại thần thông có cách thể hiện khác biệt.
Chỉ là một hóa thành nhiều: Bình thường là một, hướng tâm đến nhiều, hoặc hướng tâm đến một trăm, hoặc một ngàn, hoặc một trăm ngàn. Sau khi hướng tâm, chú nguyện bằng trí rằng: “Ta hãy là nhiều” và trở thành nhiều. Giống như đại đức Cūḷapanthaka chỉ là một hóa thành nhiều; tương tợ như thế, vị ấy, có thần thông đã đạt đến năng lực của ý, chỉ là một hóa thành nhiều.
Bahudhāpi hutvā eko hotīti pakatiyā bahuko ekaṃ āvajjati, āvajjitvā ñāṇena adhiṭṭhāti: ‘Eko homī’ti eko hoti. Yathāyasmā cullapatthako bahudhāpi hutvā eko hoti. Evameva so iddhimā cetovasippatto bahudhāpi hutvā eko hoti.
Là nhiều hóa thành một: Bình thường là nhiều, hướng tâm đến một. Sau khi hướng tâm, chú nguyện bằng trí rằng: “Ta hãy là một” và trở thành một. Giống như đại đức Cullapanthaka là nhiều hóa thành một; tương tợ như thế, vị ấy, có thần thông đã đạt đến năng lực của ý, là nhiều hóa thành một.
Hiện ra: là không bị ngăn che, không bị che đậy bởi bất cứ vật gì, được mở ra, được hiển hiện.
Biến mất: là bị ngăn che, bị che đậy bởi bất cứ vật gì, bị đóng lại, bị lật úp lại.
Đi xuyên qua vách nhà, xuyên qua tường thành, xuyên qua núi non không bị ngăn trở như là ở khoảng không: Là vị thành tựu sự chứng đạt đề mục hư không một cách tự nhiên. (Vị ấy) hướng tâm đến việc xuyên qua vách nhà, xuyên qua tường thành, xuyên qua núi non. Sau khi hướng tâm, chú nguyện bằng trí rằng: “Hãy là hư không” và trở thành hư không. (Vị ấy) đi xuyên qua vách nhà, xuyên qua tường thành, xuyên qua núi non không bị ngăn trở. Giống như những người, ở trạng thái bình thường không có thần thông, ở chỗ không bị ngăn che, không bị che đậy bất cứ vật gì, đi không bị ngăn trở; tương tợ như thế, vị ấy, có thần thông đã đạt được năng lực của ý, đi xuyên qua vách nhà, xuyên qua tường thành, xuyên qua núi non không bị ngăn trở như là ở khoảng không.
Trồi lên và chìm xuống vào trong đất như là ở trong nước: Là vị thành tựu sự chứng đạt đề mục nước một cách tự nhiên. (Vị ấy) hướng tâm đến đất. Sau khi hướng tâm, chú nguyện bằng trí rằng: “Hãy là nước” và trở thành nước. Vị ấy trồi lên và chìm xuống vào trong đất. Giống như những người, ở trạng thái bình thường không có thần thông, trồi lên và chìm vào trong nước; tương tợ như thế, vị ấy, có thần thông đã đạt được năng lực của ý, trồi lên và chìm xuống vào trong đất như là ở trong nước.
Đi ở trên nước mà không làm chao động như là ở trên đất: Là vị thành tựu sự chứng đạt đề mục đất một cách tự nhiên. (Vị ấy) hướng tâm đến nước. Sau khi hướng tâm, chú nguyện bằng trí rằng: “Hãy là đất” và trở thành đất. Vị ấy đi ở trên nước mà (nước) không bị tách ra. Giống như những người, ở trạng thái bình thường không có thần thông, đi ở trên đất mà (đất) không bị tách ra; tương tợ như thế, vị ấy, có thần thông đã đạt được năng lực của ý, đi ở trên nước mà (nước) không bị tách ra như là ở trên đất.
Di chuyển với thế kiết già ở trên hư không cũng như loài chim có cánh: Là vị thành tựu sự chứng đạt đề mục đất một cách tự nhiên. (Vị ấy) hướng tâm đến hư không. Sau khi hướng tâm, chú nguyện bằng trí rằng: “Hãy là đất” và trở thành đất. Vị ấy đi tới lui ở trên hư không bầu trời, rồi đứng lại, ngồi xuống, rồi nằm xuống. Giống như những người, ở trạng thái bình thường không có thần thông, đi tới lui ở trên đất, rồi đứng lại, ngồi xuống, rồi nằm xuống; tương tợ như thế, vị ấy, có thần thông đã đạt được năng lực của ý, đi tới lui ở trên hư không bầu trời, rồi đứng lại, ngồi xuống, rồi nằm xuống cũng như loài chim có cánh.
Bằng bàn tay sờ đến chạm vào ngay cả mặt trăng và mặt trời (là những vật) có đại thần lực như thế có đại oai lực như thế: Ở đây, vị ấy, có thần thông đã đạt được năng lực của ý, đang ngồi hoặc đang nằm, hưóng tâm đến mặt trăng và mặt trời. Sau khi hướng tâm, chú nguyện bằng trí rằng: “Hãy là ở trong tầm tay” và trở thành ở trong tầm tay. Vị ấy, đang ngồi hoặc đang nằm, bằng bàn tay đụng đến sờ đến chạm vào mặt trăng và mặt trời. Giống như những người, ở trạng thái bình thường không có thần thông, bằng bàn tay đụng đến sờ đến chạm vào bất cứ vật gì có hình thể ở trong tầm tay; tương tợ như thế, vị ấy, có thần thông đã đạt được năng lực của ý, đang ngồi hoặc đang nằm, bằng bàn tay đụng đến sờ đến chạm vào mặt trăng và mặt trời.
Bằng thân vị ấy thể hiện sự tác động đến tận cõi Phạm Thiên: Nếu vị ấy, có thần thông đã đạt được năng lực của ý, có ý muốn đi đến cõi Phạm Thiên, dầu xa chú nguyện là gần rằng: “Hãy là gần” và trở thành gần, dầu gần chú nguyện thành xa rằng: “Hãy là xa” và trở thành xa, dầu nhiều chú nguyện thành ít rằng: “Hãy là ít” và trở thành ít, dầu ít chú nguyện thành nhiều rằng: “Hãy là nhiều” và trở thành nhiều, nhìn thấy hình dáng của vị Phạm Thiên ấy bằng thiên nhãn, nghe được tiếng của vị Phạm Thiên ấy bằng thiên nhĩ, nhận biết tâm của vị Phạm Thiên ấy bằng trí biết được tâm của người khác. Nếu vị ấy, có thần thông đã đạt được năng lực của ý, có ý muốn đi đến cõi Phạm Thiên bằng thân được nhìn thấy, (vị ấy) hoán chuyển tâm theo năng lực của thân, chú nguyện tâm theo năng lực của thân. Sau khi hoán chuyển tâm theo năng lực của thân, sau khi chú nguyện tâm theo năng lực của thân, sau khi nhập vào lạc tưởng và khinh tưởng, vị ấy đi đến cõi Phạm Thiên bằng thân được nhìn thấy. Nếu vị ấy, có thần thông đã đạt được năng lực của ý, có ý muốn đi đến cõi Phạm Thiên bằng thân không được nhìn thấy, (vị ấy) hoán chuyển thân theo năng lực của tâm, chú nguyện thân theo năng lực của tâm. Sau khi hoán chuyển thân theo năng lực của tâm, sau khi chú nguyện thân theo năng lực của tâm, sau khi nhập vào lạc tưởng và khinh tưởng, vị ấy đi đến cõi Phạm Thiên bằng thân không được nhìn thấy. Vị ấy làm ra hình thể được tạo thành bởi ý có tất cả các bộ phận lớn nhỏ và có giác quan hoàn chỉnh ở phía trước vị Phạm Thiên ấy. Nếu vị có thần thông ấy đi kinh hành, hình biến hóa (của vị ấy) cũng đi kinh hành ở nơi ấy. Nếu vị có thần thông ấy đứng lại, hình biến hóa cũng đứng lại ở nơi ấy. Nếu vị có thần thông ấy ngồi xuống, hình biến hóa cũng ngồi xuống ở nơi ấy. Nếu vị có thần thông ấy nằm, hình biến hóa cũng nằm ở nơi ấy. Nếu vị có thần thông ấy phun khói, hình biến hóa cũng phun khói ở nơi ấy. Nếu vị có thần thông ấy phát sáng, hình biến hóa cũng phát sáng ở nơi ấy.
Nếu vị có thần thông ấy thuyết Pháp, hình biến hóa cũng thuyết Pháp ở nơi ấy. Nếu vị có thần thông ấy hỏi câu hỏi, hình biến hóa cũng hỏi câu hỏi ở nơi ấy. Nếu vị có thần thông ấy trả lời khi được hỏi câu hỏi, hình biến hóa cũng trả lời khi được hỏi câu hỏi ở nơi ấy. Nếu vị có thần thông ấy đứng chung chuyện vãn, bàn luận với vị Phạm Thiên ấy, hình biến hóa cũng đứng chung chuyện vãn, bàn luận với vị Phạm Thiên ấy ở nơi ấy. Vị có thần thông ấy làm bất cứ việc gì, hình biến hóa (của vị ấy) cũng làm chính ngay việc ấy. Đây là thần thông do chú nguyện.
Thần thông do biến hóa là gì? Vị Thinh Văn của đức Thế Tôn, bậc A-la-hán, đấng Chánh Đẳng Giác Sikhī tên là Abhibhū đứng ở cõi Phạm Thiên đã dùng giọng nói thông báo đến một ngàn cõi thế giới. Vị ấy đã thuyết Pháp với thân được nhìn thấy, đã thuyết Pháp với thân không được nhìn thấy, đã thuyết Pháp với nửa phần thân dưới được nhìn thấy với nửa phần thân trên không được nhìn thấy, đã thuyết Pháp với nửa phần thân trên được nhìn thấy với nửa phần thân dưới không được nhìn thấy. Vị ấy rời bỏ hình dạng bình thường và phô bày hình dạng của thiếu niên, hoặc phô bày hình dạng của loài rồng, hoặc phô bày hình dạng của loài nhân điểu, hoặc phô bày hình dạng của loài dạ-xoa, hoặc phô bày hình dạng của vị Thiên Vương, hoặc phô bày hình dạng của vị thiên nhân, hoặc phô bày hình dạng của Phạm Thiên, hoặc phô bày hình dạng của biển cả, hoặc phô bày hình dạng của ngọn núi, hoặc phô bày hình dạng của khu rừng, hoặc phô bày hình dạng của loài sư tử, hoặc phô bày hình dạng của loài cọp, hoặc phô bày hình dạng của loài beo, hoặc phô bày hình dạng của loài voi, hoặc phô bày hình dạng của loài ngựa, hoặc phô bày hình dạng của xe kéo, hoặc phô bày hình dạng của người lính, hoặc phô bày hình dạng của đoàn quân nhiều binh chủng. Đây là thần thông do biến hóa.
Thần thông do ý tạo thành là gì? Ở đây, vị tỳ khưu từ thân này làm ra thân khác có hình thể được tạo thành bởi ý với tất cả các bộ phận lớn nhỏ và có giác quan hoàn chỉnh. Cũng giống như người đàn ông rút ra sợi rơm từ cọng cỏ muñja. Vị ấy có thể nghĩ như vậy: “Đây là cọng cỏ muñja, đây là sợi rơm. Cọng cỏ muñja là khác, sợi rơm là khác. Nhưng chính sợi rơm được rút ra từ cọng cỏ muñja.” Hoặc cũng giống như người đàn ông có thể rút ra thanh gươm từ vỏ bọc. Vị ấy có thể nghĩ như vậy: “Đây là thanh gươm, đây là vỏ bọc. Thanh gươm là khác, vỏ bọc là khác. Nhưng chính thanh gươm được rút ra từ vỏ bọc.” Hoặc cũng giống như người đàn ông có thể tuốt ra con rắn từ lớp da. Vị ấy có thể nghĩ như vậy: “Đây là con rắn, đây là lớp da. Con rắn là khác, lớp da là khác. Nhưng chính con rắn được tuốt ra từ lớp da;” tương tợ như thế, vị tỳ khưu từ thân này làm ra thân khác có hình thể được tạo thành bởi ý với tất cả các bộ phận lớn nhỏ và có giác quan hoàn chỉnh. Đây là thần thông do ý tạo thành.
Thần thông do sự can thiệp của trí là gì? ‘Do sự quán xét về vô thường, ý nghĩa dứt bỏ sự nghĩ tưởng về thường được thành tựu’ là thần thông do sự can thiệp của trí. ‘Do sự quán xét về khổ não, ý nghĩa dứt bỏ sự nghĩ tưởng về lạc ... ‘Do sự quán xét về vô ngã, ý nghĩa dứt bỏ sự nghĩ tưởng về ngã ... ‘Do sự quán xét về nhàm chán, ý nghĩa dứt bỏ sự vui thích ... ‘Do sự quán xét về ly tham ái, ý nghĩa dứt bỏ tham ái ... ‘Do sự quán xét về diệt tận, ý nghĩa dứt bỏ nhân sanh khởi ... ‘Do sự quán xét về từ bỏ, ý nghĩa dứt bỏ sự nắm giữ được thành tựu’ là thần thông do sự can thiệp của trí. Thần thông của đại đức Bakkula là do sự can thiệp của trí. Thần thông của đại đức Saṅkicca là do sự can thiệp của trí. Thần thông của đại đức Bhūtapāla là do sự can thiệp của trí. Đây là thần thông do sự can thiệp của trí.
Thần thông do sự can thiệp của định là gì ‘Do sơ thiền, ý nghĩa dứt bỏ các pháp ngăn che được thành tựu’ là thần thông do sự can thiệp của định. ‘Do nhị thiền, ý nghĩa dứt bỏ tầm tứ được thành tựu’ là thần thông do sự can thiệp của định. ‘Do tam thiền, ý nghĩa dứt bỏ hỷ được thành tựu’ ... ‘Do tứ thiền, ý nghĩa dứt bỏ lạc và khổ được thành tựu’ ... ‘Do sự chứng đạt không vô biên xứ, ý nghĩa dứt bỏ sự nghĩ tưởng về sắc, nghĩ tưởng về bất bình, nghĩ tưởng về khác biệt được thành tựu’ ... ‘Do sự chứng đạt thức vô biên xứ, ý nghĩa dứt bỏ sự nghĩ tưởng về không vô biên xứ được thành tựu’ ... ‘Do sự chứng đạt vô sở hữu xứ, ý nghĩa dứt bỏ sự nghĩ tưởng về thức vô biên xứ được thành tựu’ ... ‘Do sự chứng đạt phi tưởng phi phi tưởng xứ, ý nghĩa dứt bỏ sự nghĩ tưởng về không vô biên xứ được thành tựu’ là thần thông do sự can thiệp của định. Thần thông của đại đức Sārī-putta là do sự can thiệp của định. Thần thông của đại đức Sañjīva là do sự can thiệp của định. Thần thông của đại đức Khāṇukoṇḍañña là do sự can thiệp của định. Thần thông của nữ cư sĩ Uttarā là do sự can thiệp của định. Thần thông của nữ cư sĩ Sāmāvatī là do sự can thiệp của định. Đây là thần thông do sự can thiệp của định.
Thần thông thuộc về bậc Thánh là gì? Ở đây, vị tỳ khưu nếu ước mong rằng: “Ta có thể an trú vào vật nhờm gớm với sự nghĩ tưởng là không nhờm gớm,” rồi an trú vào nơi ấy với sự nghĩ tưởng là không nhờm gớm; nếu ước mong rằng: “Ta có thể an trú vào vật không nhờm gớm với sự nghĩ tưởng là nhờm gớm,” rồi an trú vào nơi ấy với sự nghĩ tưởng là nhờm gớm; nếu ước mong rằng: “Ta có thể an trú vào vật nhờm gớm và vật không nhờm gớm với sự nghĩ tưởng là không nhờm gớm,” rồi an trú vào nơi ấy với sự nghĩ tưởng là không nhờm gớm; nếu ước mong rằng: “Ta có thể an trú vào vật nhờm gớm và vật không nhờm gớm với sự nghĩ tưởng là nhờm gớm,” rồi an trú vào nơi ấy với sự nghĩ tưởng là nhờm gớm; nếu ước mong rằng: “Về vật nhờm gớm và vật không nhờm gớm, sau khi ngăn ngừa cả hai vật ấy, với trạng thái xả ta có thể an trú (vào hai vật ấy) có niệm và có sự nhận biết rõ rệt,” rồi với trạng thái xả (vị ấy) an trú vào nơi ấy, có niệm và có sự nhận biết rõ rệt.
An trú vào vật nhờm gớm với sự nghĩ tưởng là không nhờm gớm là (có ý nghĩa) thế nào? Đối với sự việc không được mong muốn, hoặc là chuyên chú vào lòng từ hoặc là liên tưởng về bản thể. An trú vào vật nhờm gớm với sự nghĩ tưởng là không nhờm gớm là (có ý nghĩa) như thế.
An trú vào vật không nhờm gớm với sự nghĩ tưởng là nhờm gớm là (có ý nghĩa) thế nào? Đối với sự việc mong muốn, hoặc là chuyên chú vào bất tịnh hoặc là liên tưởng về vô thường. An trú vào vật không nhờm gớm với sự nghĩ tưởng là nhờm gớm là (có ý nghĩa) như thế.
An trú vào vật nhờm gớm và vật không nhờm gớm với sự nghĩ tưởng là không nhờm gớm là (có ý nghĩa) thế nào? Đối với sự việc không mong muốn và đối với sự việc mong muốn, hoặc là chuyên chú vào lòng từ hoặc là liên tưởng về bản thể. An trú vào vật nhờm gớm và vật không nhờm gớm với sự nghĩ tưởng là không nhờm gớm là (có ý nghĩa) như thế.
An trú vào vật nhờm gớm và vật không nhờm gớm với sự nghĩ tưởng là nhờm gớm là (có ý nghĩa) thế nào? Đối với sự việc mong muốn, hoặc là chuyên chú vào bất tịnh hoặc là liên tưởng về vô thường. An trú vào vật nhờm gớm và vật không nhờm gớm với sự nghĩ tưởng là nhờm gớm là (có ý nghĩa) như thế.
Về vật nhờm gớm và vật không nhờm gớm, sau khi ngăn ngừa cả hai vật ấy, với trạng thái xả an trú (vào hai vật ấy), có niệm và có sự nhận biết rõ rệt là (có ý nghĩa) thế nào? Ở đây, vị tỳ khưu, sau khi nhìn thấy sắc bằng mắt, là không vui không buồn, với trạng thái xả an trú (vào vật ấy), có niệm và có sự nhận biết rõ rệt. Sau khi nghe thinh (âm thanh) bằng tai ... Sau khi ngửi khí (mùi) bằng mũi ... Sau khi nếm vị bằng lưỡi ... Sau khi va chạm (cảnh) xúc bằng thân ... Sau khi nhận thức pháp bằng ý, là không vui không buồn, với trạng thái xả an trú (vào vật ấy), có niệm và có sự nhận biết rõ rệt. Về vật nhờm gớm và vật không nhờm gớm, sau khi ngăn ngừa cả hai vật ấy, với trạng thái xả an trú (vào hai vật ấy), có niệm và có sự nhận biết rõ rệt là (có ý nghĩa) như thế. Đây là thần thông thuộc về bậc Thánh.
Thần thông sanh lên do kết quả của nghiệp là gì? Là của tất cả các loài có cánh, là của tất cả chư thiên, là của một số thuộc nhân loại, là của một số thuộc hàng đọa xứ. Đây là thần thông sanh lên do kết quả của nghiệp.
Thần thông của người có phước báu là gì? Đức chuyển luân vương đi trên không trung cùng với đoàn quân bốn loại binh chủng thậm chí tính luôn cả những kẻ giữ ngựa chăn trâu. Thần thông của gia chủ Jotika là của người có phước báu, thần thông của gia chủ Jaṭila là của người có phước báu, thần thông của gia chủ Meṇḍaka là của người có phước báu, thần thông của gia chủ Ghosita là của người có phước báu. Đây là thần thông của người có phước báu.
Thần thông do chú thuật là gì? Sau khi nói lẩm nhẩm về chú thuật, những người rành rẽ về chú thuật đi trên không trung, phô bày voi, phô bày ngựa, phô bày xe kéo, phô bày người lính, phô bày đoàn quân nhiều binh chủng ở trên hư không bầu trời. Đây là thần thông do chú thuật.
Thần thông với ý nghĩa thành tựu do duyên nỗ lực đúng đắn tùy theo trường hợp là (có ý nghĩa) thế nào? ‘Do thoát ly, ý nghĩa dứt bỏ ước muốn trong các dục được thành tựu’ là thần thông với ý nghĩa thành tựu do duyên ứng dụng đúng đắn tùy theo trường hợp. ‘Do không sân độc, ý nghĩa dứt bỏ sân độc được thành tựu’ là thần thông với ý nghĩa thành tựu do duyên ứng dụng đúng đắn tùy theo trường hợp. ...(như trên)... ‘Do Đạo A-la-hán, ý nghĩa dứt bỏ toàn bộ phiền não được thành tựu’ là thần thông với ý nghĩa thành tựu do duyên ứng dụng đúng đắn tùy theo trường hợp. Thần thông với ý nghĩa thành tựu do duyên ứng dụng đúng đắn tùy theo trường hợp là (có ý nghĩa) như thế. Đây là mười loại thần thông.
Phần Giảng về Thần Thông được đầy đủ.
--ooOoo--
Sự lãnh hội: Lãnh hội nhờ vào gì? Lãnh hội nhờ vào tâm. Nếu lãnh hội nhờ vào tâm, vậy thì người không có trí (có thể) lãnh hội? Người không có trí không (thể) lãnh hội. Lãnh hội nhờ vào trí.
Nếu lãnh hội nhờ vào trí, vậy thì người không có tâm (có thể) lãnh hội? Người không có tâm không (thể) lãnh hội. Lãnh hội nhờ vào tâm và nhờ vào trí.
Nếu lãnh hội nhờ vào tâm và nhờ vào trí, vậy thì lãnh hội nhờ vào tâm dục giới và nhờ vào trí? Không phải lãnh hội nhờ vào tâm dục giới và nhờ vào trí.
Vậy thì lãnh hội nhờ vào tâm sắc giới và nhờ vào trí? Không phải lãnh hội nhờ vào tâm sắc giới và nhờ vào trí. Vậy thì lãnh hội nhờ vào tâm vô sắc giới và nhờ vào trí? Không phải lãnh hội nhờ vào tâm vô sắc giới và nhờ vào trí. Vậy thì lãnh hội nhờ vào tâm vận hành theo nghiệp và nhờ vào trí? Không phải lãnh hội nhờ vào tâm vận hành theo nghiệp và nhờ vào trí. Vậy thì lãnh hội nhờ vào tâm thuận theo chân lý và nhờ vào trí? Không phải lãnh hội nhờ vào tâm thuận theo chân lý và nhờ vào trí. Vậy thì lãnh hội nhờ vào tâm quá khứ và nhờ vào trí? Không phải lãnh hội nhờ vào tâm quá khứ và nhờ vào trí. Vậy thì lãnh hội nhờ vào tâm vị lai và nhờ vào trí? Không phải lãnh hội nhờ vào tâm vị lai và nhờ vào trí. Vậy thì lãnh hội nhờ vào tâm hợp thế hiện tại và nhờ vào trí? Không phải lãnh hội nhờ vào tâm hợp thế hiện tại và nhờ vào trí. Lãnh hội nhờ vào tâm hiện tại và nhờ vào trí ở sát-na Đạo Siêu Thế.
Lãnh hội nhờ vào tâm hiện tại và nhờ vào trí ở sát-na Đạo Siêu Thế là (có ý nghĩa) thế nào? Ở sát-na Đạo Siêu Thế: tâmcó tính chủ đạo trong các pháp sanh lênlà nhân và duyên của trí; trítương ưng với điều ấy, có hành xứ là sự diệt tận, có tính chất chủ đạo trong việc nhận thấylà nhân và duyên của tâm; trí tương ưng với điều ấy là hành xứ của sự diệt tận.[1]Lãnh hội nhờ vào tâm hiện tại và nhờ vào trí ở sát-na Đạo Siêu Thế là (có ý nghĩa) như thế.
Có phải sự lãnh hội chỉ là bấy nhiêu? Không phải, ở sát-na Đạo Siêu Thế: sự lãnh hội về nhận thấy là chánh kiến, sự lãnh hội về việc gắn chặt (tâm vào cảnh) là chánh tư duy, sự lãnh hội về gìn giữ là chánh ngữ, sự lãnh hội về nguồn sanh khởi là chánh nghiệp, sự lãnh hội về trong sạch là chánh mạng, sự lãnh hội về ra sức là chánh tinh tấn, sự lãnh hội về thiết lập là chánh niệm, sự lãnh hội về không tản mạn là chánh định.
Sự lãnh hội về thiết lập là niệm giác chi, sự lãnh hội về suy xét là trạch pháp giác chi, sự lãnh hội về ra sức là cần giác chi, sự lãnh hội về lan tỏa là hỷ giác chi, sự lãnh hội về an tịnh là tịnh giác chi, sự lãnh hội về không tản mạn là định giác chi, sự lãnh hội về phân biệt rõ là xả giác chi.
Sự lãnh hội về tính chất không dao động ở sự không có đức tin là tín lực, sự lãnh hội về tính chất không dao động ở biếng nhác là tấn lực, sự lãnh hội về tính chất không dao động ở buông lung là niệm lực, sự lãnh hội về tính chất không dao động ở phóng dật là định lực, sự lãnh hội về tính chất không dao động ở vô minh là tuệ lực.
Sự lãnh hội về cương quyết là tín quyền, sự lãnh hội về ra sức là tấn quyền, sự lãnh hội về thiết lập là niệm quyền, sự lãnh hội về không tản mạn là định quyền, sự lãnh hội về nhận thấy là tuệ quyền.
Sự lãnh hội về các quyền theo ý nghĩa pháp chủ đạo, sự lãnh hội về các lực theo ý nghĩa về tính chất không thể bị lay chuyển, sự lãnh hội về các giác chi theo ý nghĩa dẫn xuất (ra khỏi luân hồi), sự lãnh hội về Đạo theo ý nghĩa chủng tử, sự lãnh hội về thiết lập niệm theo ý nghĩa thiết lập, sự lãnh hội về các chánh cần theo ý nghĩa nỗ lực, sự lãnh hội về các nền tảng của thần thông theo ý nghĩa thành tựu, sự lãnh hội về chân lý theo ý nghĩa của thực thể, sự lãnh hội về chỉ tịnh theo ý nghĩa không tản mạn, sự lãnh hội về minh sát theo ý nghĩa quán sát, sự lãnh hội về chỉ tịnh và minh sát theo ý nghĩa nhất vị, sự lãnh hội về kết hợp chung theo ý nghĩa không vượt quá, sự lãnh hội về giới thanh tịnh theo ý nghĩa thu thúc, sự lãnh hội về tâm thanh tịnh theo ý nghĩa không tản mạn, sự lãnh hội về kiến thanh tịnh theo ý nghĩa nhận thấy, sự lãnh hội về giải thoát theo ý nghĩa được phóng thích, sự lãnh hội về minh theo ý nghĩa thấu triệt, sự lãnh hội về giải thoát theo ý nghĩa buông bỏ, trí về đoạn tận theo ý nghĩa đoạn trừ là sự lãnh hội.
Ước muốn theo ý nghĩa nguồn cội là sự lãnh hội, tác ý theo ý nghĩa nguồn sanh khởi là sự lãnh hội, xúc theo ý nghĩa liên kết là sự lãnh hội, thọ theo ý nghĩa hội tụ là sự lãnh hội, định theo ý nghĩa dẫn đầu là sự lãnh hội, niệm theo ý nghĩa pháp chủ đạo là sự lãnh hội, tuệ theo ý nghĩa cao thượng trong các pháp thiện là sự lãnh hội, giải thoát theo ý nghĩa cốt lỏi là sự lãnh hội, Niết Bàn liên quan đến bất tử theo ý nghĩa kết thúc là sự lãnh hội.
Có phải sự lãnh hội chỉ là bấy nhiêu? Không phải, ở sát-na Đạo Nhập Lưu: sự lãnh hội về nhận thấy là chánh kiến ...(như trên)... Niết Bàn liên quan đến bất tử theo ý nghĩa kết thúc là sự lãnh hội.
Có phải sự lãnh hội chỉ là bấy nhiêu? Không phải, ở sát-na Quả Nhập Lưu: sự lãnh hội về nhận thấy là chánh kiến ...(như trên)... trí về sự vô sanh theo ý nghĩa tĩnh lặng là sự lãnh hội. Ước muốn theo ý nghĩa nguồn cội là sự lãnh hội ...(như trên)... Niết Bàn liên quan đến bất tử theo ý nghĩa kết thúc là sự lãnh hội.
Có phải sự lãnh hội chỉ là bấy nhiêu? Không phải, ở sát-na Đạo Nhất Lai ... ở sát-na Quả Nhất Lai ... ở sát-na Đạo Bất Lai ... ở sát-na Quả Bất Lai ... ở sát-na Đạo A-la-hán ... ở sát-na Quả A-la-hán: sự lãnh hội về nhận thấy là chánh kiến, sự lãnh hội về sự gắn chặt (tâm vào cảnh) là chánh tư duy ...(như trên)... trí về sự vô sanh theo ý nghĩa tịnh lặng là sự lãnh hội. Ước muốn theo ý nghĩa nguồn cội là sự lãnh hội ...(như trên)... Niết Bàn liên quan đến bất tử theo ý nghĩa kết thúc là sự lãnh hội.
Vị này dứt bỏ các phiền não, dứt bỏ các phiền não thuộc quá khứ, dứt bỏ các phiền não thuộc vị lai, dứt bỏ các phiền não thuộc hiện tại. Dứt bỏ các phiền não thuộc quá khứ: Nếu (vị ấy) dứt bỏ các phiền não thuộc quá khứ, vậy thì (vị ấy) dứt bỏ pháp đã được cạn kiệt, làm diệt tận pháp đã được diệt tận, làm xa lìa pháp đã được xa lìa, làm biến mất pháp đã được biến mất; (vị ấy) dứt bỏ pháp thuộc quá khứ là pháp không hiện hữu. Như thế, (vị ấy) không dứt bỏ các phiền não thuộc quá khứ.
Dứt bỏ các phiền não thuộc vị lai: Nếu (vị ấy) dứt bỏ các phiền não thuộc vị lai, vậy thì (vị ấy) dứt bỏ pháp chưa được sanh ra, dứt bỏ pháp chưa được tạo lập, dứt bỏ pháp chưa được sanh lên, dứt bỏ pháp chưa được hiện khởi; (vị ấy) dứt bỏ pháp thuộc vị lai là pháp không hiện hữu. Như thế, (vị ấy) không dứt bỏ các phiền não thuộc vị lai.
Dứt bỏ các phiền não thuộc hiện tại: Nếu (vị ấy) dứt bỏ các phiền não thuộc hiện tại, vậy thì bị ái nhiễm (vị ấy) dứt bỏ tham ái, bị hư hỏng (vị ấy) dứt bỏ sân, bị mê muội (vị ấy) dứt bỏ vô minh, bị ràng buộc (vị ấy) dứt bỏ ngã mạn, bị tiêm nhiễm (vị ấy) dứt bỏ tà kiến, bị rơi vào tản mạn (vị ấy) dứt bỏ phóng dật, bị rơi vào không dứt khoát (vị ấy) dứt bỏ hoài nghi, bị rơi vào cố tật (vị ấy) dứt bỏ pháp ngủ ngầm; (như thế) các pháp đen và trắng[2]được kết hợp chung, hiện hữu một cách bình đẳng, sự tu tập Đạo là còn phiền não.
(Vị ấy) không dứt bỏ các phiền não thuộc quá khứ, không dứt bỏ các phiền não thuộc vị lai, không dứt bỏ các phiền não thuộc hiện tại: Nếu (vị ấy) không dứt bỏ các phiền não thuộc quá khứ, không dứt bỏ các phiền não thuộc vị lai, không dứt bỏ các phiền não thuộc hiện tại, vậy thì (phải chăng) không có sự tu tập Đạo, không có sự tác chứng Quả, không có sự dứt bỏ các phiền não, không có sự lãnh hội các pháp? Có sự tu tập Đạo, có sự tác chứng Quả, có sự dứt bỏ các phiền não, có sự lãnh hội các pháp. Như thế là (có ý nghĩa) thế nào? Giống như thân cây còn nhỏ có trái cây chưa được sanh ra, người ta có thể đốn ngã chính gốc cây ấy. Những trái cây chưa được sanh ra của cây ấy, chính vì chưa được sanh ra nên (sẽ) không được sanh ra, chính vì chưa được tạo lập nên (sẽ) không được tạo lập, chính vì chưa được sanh lên nên (sẽ) không được sanh lên, chính vì chưa được hiện hữu nên (sẽ) không được hiện hữu.
Tương tợ như thế, sự sanh lên là nhân, sự sanh lên là duyên đưa đến sự tạo lập các phiền não. Sau khi thấy được tai hại trong sự sanh lên, tâm tiến đến sự không sanh lên. Nhờ vào trạng thái của tâm ở sự không sanh lên, các phiền não nào có sự sanh lên là duyên có thể được tạo lập, các phiền não ấy chính vì chưa được sanh ra nên (sẽ) không được sanh ra, chính vì chưa được tạo lập nên (sẽ) không được tạo lập, chính vì chưa được sanh lên nên (sẽ) không được sanh lên, chính vì chưa được hiện hữu nên (sẽ) không được hiện hữu. Như vậy, do sự diệt tận của nhân có sự diệt tận của Khổ. Sự vận hành là nhân, hiện tướng là nhân, (nghiệp) tích lũy là nhân, (nghiệp) tích lũy là duyên đưa đến sự tạo lập các phiền não. Sau khi thấy được tai hại ở (nghiệp) tích lũy, tâm tiến đến sự không tích lũy (nghiệp). Nhờ vào trạng thái của tâm ở sự không tích lũy (nghiệp), các phiền não nào có (nghiệp) tích lũy là duyên có thể được tạo lập, các phiền não ấy chính vì chưa được sanh ra nên (sẽ) không được sanh ra, chính vì chưa được tạo lập nên (sẽ) không được tạo lập, chính vì chưa được sanh lên nên (sẽ) không được sanh lên, chính vì chưa được hiện hữu nên (sẽ) không được hiện hữu. Như vậy, do sự diệt tận của nhân có sự diệt tận của Khổ. Như vậy, có sự tu tập Đạo, có sự tác chứng Quả, có sự dứt bỏ các phiền não, có sự lãnh hội các pháp.
Phần Giảng về sự Lãnh Hội được đầy đủ.
--ooOoo--
[Duyên khởi ở Sāvatthī]
Này các tỳ khưu, cũng giống như bất cứ các hành động gì được thực hiện bằng sức lực tất cả các hành động ấy được thực hiện sau khi đã nương tựa vào trái đất, sau khi đã thiết lập ở trên trái đất; các hành động được thực hiện bằng sức lực này được thực hiện như vậy. Này các tỳ khưu, tương tợ y như thế, sau khi nương tựa vào giới sau khi thiết lập ở giới, vị tỳ khưu tu tập Thánh Đạo tám chi phần, làm sung mãn Thánh Đạo tám chi phần.
Này các tỳ khưu, sau khi nương tựa vào giới sau khi thiết lập ở giới, vị tỳ khưu tu tập Thánh Đạo tám chi phần, làm sung mãn Thánh Đạo tám chi phần là (có ý nghĩa) thế nào? Này các tỳ khưu, ở đây vị tỳ khưu tu tập chánh kiến liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham ái, liên hệ đến diệt tận, có sự hướng đến xả ly; tu tập chánh tư duy ... tu tập chánh ngữ ... tu tập chánh nghiệp ... tu tập chánh mạng ... tu tập chánh tinh tấn ... tu tập chánh niệm ... tu tập chánh định liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham ái, liên hệ đến diệt tận, có sự hướng đến xả ly. Này các tỳ khưu, sau khi nương tựa vào giới sau khi thiết lập ở giới, vị tỳ khưu tu tập Thánh Đạo tám chi phần, làm sung mãn Thánh Đạo tám chi phần là (có ý nghĩa) như thế.
Này các tỳ khưu, cũng giống như bất cứ các hạt giống và các loài thảo mộc nào đạt được sự tăng trưởng, sự phát triển, sự tiến triển, tất cả các loài ấy (đạt được) sau khi đã nương tựa vào trái đất, sau khi đã thiết lập ở trên trái đất; các hạt giống và các loài thảo mộc này đạt được sự tăng trưởng, sự phát triển, sự tiến triển là như vậy. Này các tỳ khưu, tương tợ y như thế, sau khi nương tựa vào giới, sau khi thiết lập ở giới, vị tỳ khưu trong khi tu tập Thánh Đạo tám chi phần, trong khi làm sung mãn Thánh Đạo tám chi phần, đạt được sự tăng trưởng, sự phát triển, sự tiến triển trong các pháp.
Này các tỳ khưu, sau khi nương tựa vào giới, sau khi thiết lập ở giới, vị tỳ khưu trong khi tu tập Thánh Đạo tám chi phần, trong khi làm sung mãn Thánh Đạo tám chi phần, đạt được sự tăng trưởng, sự phát triển, sự tiến triển trong các pháp là (có ý nghĩa) thế nào? Này các tỳ khưu, ở đây vị tỳ khưu tu tập chánh kiến liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham ái, liên hệ đến sự diệt tận, có sự hướng đến xả ly; tu tập chánh tư duy ... tu tập chánh ngữ ... tu tập chánh nghiệp ... tu tập chánh mạng ... tu tập chánh tinh tấn ... tu tập chánh niệm ... tu tập chánh định liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham ái, liên hệ đến sự diệt tận, có sự hướng đến xả ly. Này các tỳ khưu, sau khi nương tựa vào giới, sau khi thiết lập ở giới, vị tỳ khưu trong khi tu tập Thánh Đạo tám chi phần, trong khi làm sung mãn Thánh Đạo tám chi phần, đạt được sự tăng trưởng, sự phát triển, sự tiến triển trong các pháp là (có ý nghĩa) như thế.
Đối với chánh kiến, có năm sự viễn ly, năm sự ly tham ái, năm sự diệt tận, năm sự xả ly, mười hai sự liên hệ. Đối với chánh tư duy ... Đối với chánh ngữ ... Đối với chánh nghiệp ... Đối với chánh mạng ... Đối với chánh tinh tấn ... Đối với chánh niệm ... Đối với chánh định, có năm sự viễn ly, năm sự ly tham ái, năm sự diệt tận, năm sự xả ly, mười hai sự liên hệ.
Đối với chánh kiến, có năm sự viễn ly gì? Sự viễn ly do áp chế, sự viễn ly do thay thế, sự viễn ly do đoạn trừ, sự viễn ly do tịnh lặng, sự viễn ly do xuất ly. Và sự viễn ly do áp chế là đối với các pháp ngăn che ở vị đang tu tập sơ thiền, sự viễn ly do thay thế là đối với các khuynh hướng tà kiến ở vị đang tu tập định dự phần vào thông suốt, sự viễn ly do đoạn trừ là ở vị đang tu tập Đạo đưa đến đoạn tận (là Đạo) tối thượng ở đời, sự viễn ly do tịnh lặng là ở vào thời điểm của Quả, và sự viễn ly do xuất ly là sự diệt tận, Niết Bàn. Đối với chánh kiến, có năm sự viễn ly này. Ở năm sự viễn ly này, có ước muốn được sanh lên, đức tin được chú trọng, và tâm của vị ấy khéo được khẳng định.
Đối với chánh kiến, có năm sự ly tham ái gì? Sự ly tham ái do áp chế, sự ly tham ái do thay thế, sự ly tham ái do đoạn trừ, sự ly tham ái do tịnh lặng, sự ly tham ái do xuất ly. Và sự ly tham ái do áp chế là đối với các pháp ngăn che ở vị đang tu tập sơ thiền, sự ly tham ái do thay thế là đối với các khuynh hướng tà kiến ở vị đang tu tập định dự phần vào thông suốt, sự ly tham ái do đoạn trừ là ở vị đang tu tập Đạo đưa đến đoạn tận (là Đạo) tối thượng ở đời, sự ly tham ái do tịnh lặng là ở vào thời điểm của Quả, và sự ly tham ái do xuất ly là sự diệt tận, Niết Bàn. Đối với chánh kiến, có năm sự ly tham ái này. Ở năm sự ly tham ái này, có ước muốn được sanh lên, đức tin được chú trọng, và tâm của vị ấy khéo được khẳng định.
Đối với chánh kiến, có năm sự diệt tận gì? Sự diệt tận do áp chế, sự diệt tận do thay thế, sự diệt tận do đoạn trừ, sự diệt tận do tịnh lặng, sự diệt tận do xuất ly. Và sự diệt tận do áp chế là đối với các pháp ngăn che ở vị đang tu tập sơ thiền, sự diệt tận do thay thế là đối với các khuynh hướng tà kiến ở vị đang tu tập định dự phần vào thông suốt, sự diệt tận do đoạn trừ là ở vị đang tu tập Đạo đưa đến đoạn tận (là Đạo) tối thượng ở đời, sự diệt tận do tĩnh lặng là ở vào thời điểm của Quả, và sự diệt tận do xuất ly là bản thể bất tử. Đối với chánh kiến, có năm sự diệt tận này. Ở năm sự diệt tận này, có ước muốn được sanh lên, đức tin được chú trọng, và tâm của vị ấy khéo được khẳng định.
Đối với chánh kiến, có năm sự xả ly gì? Sự xả ly do áp chế, sự xả ly do thay thế, sự xả ly do đoạn trừ, sự xả ly do tịnh lặng, sự xả ly do xuất ly. Và sự xả ly do áp chế là đối với các pháp ngăn che ở vị đang tu tập sơ thiền, sự xả ly do thay thế là đối với các khuynh hướng tà kiến ở vị đang tu tập định dự phần vào thông suốt, sự xả ly do đoạn trừ là ở vị đang tu tập Đạo đưa đến đoạn tận (là Đạo) tối thượng ở đời, sự xả ly do tĩnh lặng là ở vào thời điểm của Quả, và sự xả ly do xuất ly là sự diệt tận, Niết Bàn. Đối với chánh kiến, có năm sự xả ly này. Ở năm sự xả ly này, có ước muốn được sanh lên, đức tin được chú trọng, và tâm của vị ấy khéo được khẳng định. Đối với chánh kiến, có năm sự viễn ly, năm sự ly tham ái, năm sự diệt tận, năm sự xả ly, mười hai sự liên hệ này.
Đối với chánh tư duy ... Đối với chánh ngữ ... Đối với chánh nghiệp ... Đối với chánh mạng ... Đối với chánh tinh tấn ... Đối với chánh niệm ... Đối với chánh định, có năm sự viễn ly gì? Sự viễn ly do áp chế, sự viễn ly do thay thế, sự viễn ly do đoạn trừ, sự viễn ly do tịnh lặng, sự viễn ly do xuất ly. Và sự viễn ly do áp chế là đối với các pháp ngăn che ở vị đang tu tập sơ thiền, sự viễn ly do thay thế là đối với các khuynh hướng tà kiến ở vị đang tu tập định dự phần vào thông suốt, sự viễn ly do đoạn trừ là ở vị đang tu tập Đạo đưa đến đoạn tận (là Đạo) tối thượng ở đời, sự viễn ly do tĩnh lặng là ở vào thời điểm của Quả, và sự viễn ly do xuất ly là sự diệt tận, Niết Bàn. Đối với chánh định, có năm sự viễn ly này. Ở năm sự viễn ly này, có ước muốn được sanh lên, đức tin được chú trọng, và tâm của vị ấy khéo được khẳng định.
Đối với chánh định, có năm sự ly tham ái gì? Sự ly tham ái do áp chế, sự ly tham ái do thay thế, sự ly tham ái do đoạn trừ, sự ly tham ái do tịnh lặng, sự ly tham ái do xuất ly. Và sự ly tham ái do áp chế là đối với các pháp ngăn che ở vị đang tu tập sơ thiền, sự ly tham ái do thay thế là đối với các khuynh hướng tà kiến ở vị đang tu tập định dự phần vào thông suốt, sự ly tham ái do đoạn trừ là ở vị đang tu tập Đạo đưa đến đoạn tận (là Đạo) tối thượng ở đời, sự ly tham ái do tĩnh lặng là ở vào thời điểm của Quả, và sự ly tham ái do xuất ly là sự diệt tận, Niết Bàn. Đối với chánh định, có năm sự ly tham ái này. Ở năm sự ly tham ái này, có ước muốn được sanh lên, đức tin được chú trọng, và tâm của vị ấy khéo được khẳng định.
Đối với chánh định, có năm sự diệt tận gì? Sự diệt tận do áp chế, sự diệt tận do thay thế, sự diệt tận do đoạn trừ, sự diệt tận do tịnh lặng, sự diệt tận do xuất ly. Và sự diệt tận do áp chế là đối với các pháp ngăn che ở vị đang tu tập sơ thiền, sự diệt tận do thay thế là đối với các khuynh hướng tà kiến ở vị đang tu tập định dự phần vào thông suốt, sự diệt tận do đoạn trừ là ở vị đang tu tập Đạo đưa đến đoạn tận (là Đạo) tối thượng ở đời, sự diệt tận do tĩnh lặng là ở vào thời điểm của Quả, và sự diệt tận do xuất ly là bản thể bất tử. Đối với chánh định, có năm sự diệt tận này. Ở năm sự diệt tận này, có ước muốn được sanh lên, đức tin được chú trọng, và tâm của vị ấy khéo được khẳng định.
Đối với chánh định, có 5 sự xả ly gì? Sự xả ly do áp chế, sự xả ly do thay thế, sự xả ly do đoạn trừ, sự xả ly do tịnh lặng, sự xả ly do xuất ly. Và sự xả ly do áp chế là đối với các pháp ngăn che ở vị đang tu tập sơ thiền, sự xả ly do thay thế là đối với các khuynh hướng tà kiến ở vị đang tu tập định dự phần vào thông suốt, sự xả ly do đoạn trừ là ở vị đang tu tập Đạo đưa đến đoạn tận (là Đạo) tối thượng ở đời, sự xả ly do tĩnh lặng là ở vào thời điểm của Quả, và sự xả ly do xuất ly là sự diệt tận, Niết Bàn. Đối với chánh định, có 5 sự xả ly này. Ở 5 sự xả ly này, có ước muốn được sanh lên, đức tin được chú trọng, và tâm của vị ấy khéo được khẳng định. Đối với chánh định, có 5 sự viễn ly, 5 sự ly tham ái, 5 sự diệt tận, 5 sự xả ly, 12 sự liên hệ này.
Này các tỳ khưu, cũng giống như bất cứ các hành động gì được thực hiện bằng sức lực tất cả các hành động ấy đều được thực hiện sau khi đã nương tựa vào trái đất, sau khi đã thiết lập ở trên trái đất; các hành động được thực hiện bằng sức lực này đều được thực hiện như vậy. Này các tỳ khưu, tương tợ y như thế, sau khi nương tựa vào giới, sau khi thiết lập ở giới, vị tỳ khưu tu tập bảy giác chi, làm sung mãn bảy giác chi. ...(nt)... trong khi tu tập bảy giác chi, trong khi làm sung mãn bảy giác chi, đạt được sự tăng trưởng, sự phát triển, sự tiến triển trong các pháp. ...(nt)... tu tập năm lực, làm sung mãn năm lực ...(nt)... trong khi tu tập năm lực, trong khi làm sung mãn năm lực, đạt được sự tăng trưởng, sự phát triển, sự tiến triển trong các pháp. ...(nt)... tu tập năm quyền, làm sung mãn năm quyền ...(nt)...
Này các tỳ khưu, cũng giống như bất cứ các hạt giống và các loài thảo mộc nào đạt được sự tăng trưởng, sự phát triển, sự tiến triển, tất cả các loài ấy (đạt được) sau khi đã nương tựa vào trái đất, sau khi đã thiết lập ở trên trái đất; các hạt giống và các loài thảo mộc này đạt được sự tăng trưởng, sự phát triển, sự tiến triển là như vậy. Này các tỳ khưu, tương tợ y như thế, sau khi nương tựa vào giới, sau khi thiết lập ở giới, vị tỳ khưu trong khi tu tập năm quyền, trong khi làm sung mãn năm quyền, đạt được sự tăng trưởng, sự phát triển, sự tiến triển trong các pháp.
Này các tỳ khưu, sau khi nương tựa vào giới, sau khi thiết lập ở giới, vị tỳ khưu trong khi tu tập năm quyền, trong khi làm sung mãn năm quyền, đạt được sự tăng trưởng, sự phát triển, sự tiến triển trong các pháp là (có ý nghĩa) thế nào? Này các tỳ khưu, ở đây vị tỳ khưu tu tập tín quyền liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham ái, liên hệ đến sự diệt tận, có sự hướng đến xả ly; tu tập tấn quyền ... tu tập niệm quyền ... tu tập định quyền ... tu tập tuệ quyền liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham ái, liên hệ đến sự diệt tận, có sự hướng đến xả ly. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu, sau khi nương tựa vào giới ...(như trên)... đạt được sự tăng trưởng, sự phát triển, sự tiến triển trong các pháp là (có ý nghĩa) như thế.
Đối với tín quyền, có năm sự viễn ly, năm sự ly tham ái, năm sự diệt tận, năm sự xả ly, mười hai sự liên hệ. Đối với tấn quyền ... Đối với niệm quyền ... Đối với định quyền ... Đối với tuệ quyền, có năm sự viễn ly, năm sự ly tham ái, năm sự diệt tận, năm sự xả ly, mười hai sự liên hệ.
Đối với tín quyền, có năm sự viễn ly gì? Sự viễn ly do áp chế, sự viễn ly do thay thế, sự viễn ly do đoạn trừ, sự viễn ly do tịnh lặng, sự viễn ly do xuất ly. Và sự viễn ly do áp chế là đối với các pháp ngăn che ở vị đang tu tập sơ thiền, sự viễn ly do thay thế là đối với các khuynh hướng tà kiến ở vị đang tu tập định dự phần vào thông suốt, sự viễn ly do đoạn trừ là ở vị đang tu tập Đạo đưa đến đoạn tận (là Đạo) tối thượng ở đời, sự viễn ly do tĩnh lặng là ở vào thời điểm của Quả, và sự viễn ly do xuất ly là sự diệt tận, Niết Bàn. Đối với tín quyền, có năm sự viễn ly này. Ở năm sự viễn ly này, có ước muốn được sanh lên, đức tin được chú trọng, và tâm của vị ấy khéo được khẳng định. ...(như trên)... Đối với tín quyền, có năm sự viễn ly, năm sự ly tham ái, năm sự diệt tận, năm sự xả ly, mười hai sự liên hệ này.
Đối với tấn quyền ... Đối với niệm quyền ... Đối với định quyền ... Đối với tuệ quyền, có năm sự viễn ly gì? Sự viễn ly do áp chế, sự viễn ly do thay thế, sự viễn ly do đoạn trừ, sự viễn ly do tịnh lặng, sự viễn ly do xuất ly. ...(nt)... Đối với tuệ quyền, có năm sự viễn ly, năm sự ly tham ái, năm sự diệt tận, năm sự xả ly, mười hai sự liên hệ này.
Phần Giảng về sự Viễn Ly được đầy đủ.
--ooOoo--
Hành vi: Có tám hành vi: hành vi của oai nghi, hành vi của xứ, hành vi của niệm, hành vi của định, hành vi của trí, hành vi của Đạo, hành vi của sự đạt đến, và hành vi vì lợi ích của thế gian.
Hành vi của oai nghi: liên quan đến bốn oai nghi.
Hành vi của xứ: liên quan đến sáu nội ngoại xứ.
Hành vi của niệm: liên quan đến bốn sự thiết lập niệm.
Hành vi của định: liên quan đến bốn thiền.
Hành vi của trí: liên quan đến bốn Chân Lý cao thượng.
Hành vi của Đạo: liên quan đến bốn Thánh Đạo.
Hành vi của sự đạt đến: liên quan đến bốn Quả vị Sa-môn.
Hành vi vì lợi ích của thế gian: liên quan đến các đức Như Lai, bậc A-la-hán, đấng Chánh Đẳng Giác, liên quan một phần đến các vị Phật Độc Giác, liên quan một phần đến các vị Thinh Văn.
Hành vi của oai nghi là của các vị đã thành tựu ước nguyện. Hành vi của xứ là của các vị có sự hộ trì các căn. Hành vi của niệm là của các vị an trú vào sự không buông lung. Hành vi của định là của các vị gắn bó vào thắng tâm. Hành vi của trí là của các vị đã thành tựu sự giác ngộ. Hành vi của Đạo là của các vị thực hành đúng đắn. Hành vi của sự đạt đến là thuộc về các Quả đã được chứng đạt. Hành vi vì lợi ích của thế gian là của các đức Như Lai, bậc A-la-hán, đấng Chánh Đẳng Giác, là của các vị Phật Độc Giác một phần, là của các vị Thinh Văn một phần. Đây là tám hành vi.
Có tám hành vi khác nữa: Trong khi cương quyết là hành xử với tín, trong khi ra sức là hành xử với tấn, trong khi thiết lập là hành xử với niệm, trong khi hành động không tản mạn là hành xử với định, trong khi là nhận biết là hành xử với tuệ, trong khi nhận thức là hành xử với thức. ‘Ở vị thực hành như thế, các thiện pháp được thể hiện’ là hành xử với hành vi của xứ. ‘Vị thực hành như thế đạt đến sự thù thắng’ là hành xử với hành vi của sự thù thắng. Đây là tám hành vi.
Có tám hành vi khác nữa: Hành vi nhận thấy của chánh kiến, hành vi gắn chặt (tâm vào cảnh) của chánh tư duy, hành vi gìn giữ của chánh ngữ, hành vi nguồn sanh khởi của chánh nghiệp, hành vi trong sạch của chánh mạng, hành vi ra sức của chánh tinh tấn, hành vi thiết lập của chánh niệm, hành vi không tản mạn của chánh định. Đây là tám hành vi.
Phần Giảng về Hành Vi được đầy đủ.
--ooOoo--
Này các tỳ khưu, đây là ba phép kỳ diệu. Ba là gì? Phép kỳ diệu về thần thông, phép kỳ diệu về điểm hóa, phép kỳ diệu về giáo hóa.
Và này các tỳ khưu, phép kỳ diệu về thần thông là gì? Này các tỳ khưu, ở đây có vị kinh nghiệm nhiều thể loại thần thông: là một hóa thành nhiều, là nhiều hóa thành một, hiện ra, biến mất ...(như trên)... bằng thân vị ấy thể hiện sự tác động đến tận cõi Phạm Thiên. Này các tỳ khưu, điều này được gọi là phép kỳ diệu về thần thông.
Và này các tỳ khưu, phép kỳ diệu về điểm hóa là gì? Này các tỳ khưu, ở đây có vị chỉ điểm bằng hiện tướng rằng: “Ý của ngươi là như vầy, ý của ngươi là thế ấy, tâm của ngươi là như thế.” Dẫu cho vị ấy chỉ điểm nhiều, điều ấy cũng xảy ra đúng y như thế, không có sai khác. Này các tỳ khưu, hơn nữa ở đây có vị chẳng những không chỉ điểm bằng hiện tướng, mà chỉ lắng nghe âm thanh của loài người, hoặc của phi nhân, hoặc của chư thiên rồi chỉ điểm rằng: “Ý của ngươi là như vầy, ý của ngươi là thế ấy, tâm của ngươi là như thế.” Dẫu cho vị ấy chỉ điểm nhiều, điều ấy cũng xảy ra đúng y như thế, không có sai khác. Này các tỳ khưu, hơn nữa ở đây có vị chẳng những không chỉ điểm bằng hiện tướng, cũng không lắng nghe âm thanh của loài người, hoặc của phi nhân, hoặc của chư thiên rồi chỉ điểm, mà chỉ lắng nghe âm thanh lan truyền của sự suy tầm ở người đang suy tầm đang suy xét rồi chỉ điểm rằng: “Ý của ngươi là như vầy, ý của ngươi là thế ấy, tâm của ngươi là như thế.” Dẫu cho vị ấy chỉ điểm nhiều, điều ấy cũng xảy ra đúng y như thế, không có sai khác. Này các tỳ khưu, hơn nữa ở đây có vị chẳng những không chỉ điểm bằng hiện tướng, cũng không lắng nghe âm thanh của loài người, hoặc của phi nhân, hoặc của chư thiên rồi chỉ điểm, cũng không lắng nghe âm thanh lan truyền của sự suy tầm ở người đang suy tầm đang suy xét rồi chỉ điểm, mà chỉ dùng ý nắm giữ ý của vị đang thể nhập định không tầm không tứ và nhận biết rằng: “Theo như các tạo tác về ý của vị này đã được ước nguyện, thì kế liền tâm này vị ấy sẽ suy tầm đến điều suy tầm này như vầy.” Dẫu cho vị ấy chỉ điểm nhiều, điều ấy cũng xảy ra đúng y như thế, không có sai khác. Này các tỳ khưu, điều này được gọi là phép kỳ diệu về điểm hóa.
Và này các tỳ khưu, phép kỳ diệu về giáo hóa là gì? Này các tỳ khưu, ở đây có vị chỉ dạy như vầy: “Hãy suy tầm như vầy, chớ suy tầm như vầy. Hãy tác ý như vầy, chớ tác ý như vầy. Hãy dứt bỏ điều này, hãy thành tựu và an trú điều này.” Này các tỳ khưu, điều này được gọi là phép kỳ diệu về giáo hóa. Này các tỳ khưu, đây là ba phép kỳ diệu.
‘Thoát ly được thành tựu’ là thần thông. ‘Phản kháng lại ước muốn trong các dục’ là phép kỳ diệu. ‘Các vị nào hội đủ sự thoát ly ấy, tất cả các vị ấy có tâm được thanh tịnh, có tư duy không bị khuấy động’ là phép kỳ diệu về điểm hóa. ‘Hơn nữa, sự thoát ly ấy nên được rèn luyện như thế, nên được tu tập như thế, nên được làm cho sung mãn như thế, niệm tùy thuận theo việc ấy nên được thiết lập như thế’ là phép kỳ diệu về giáo hóa.
‘Không sân độc được thành tựu’ là thần thông. ‘Phản kháng lại sân độc’ là phép kỳ diệu. ‘Các vị nào hội đủ sự không sân độc ấy, tất cả các vị ấy có tâm được thanh tịnh, có tư duy không bị khuấy động’ là phép kỳ diệu về điểm hóa. ‘Hơn nữa, sự không sân độc ấy nên được rèn luyện như thế, nên được tu tập như thế, nên được làm cho sung mãn như thế, niệm tùy thuận theo việc ấy nên được thiết lập như thế’ là phép kỳ diệu về giáo hóa.
‘Sự nghĩ tưởng về ánh sáng được thành tựu’ là thần thông. ‘Phản kháng lại sự lờ đờ buồn ngủ’ là phép kỳ diệu. ‘Các vị nào hội đủ sự nghĩ tưởng về ánh sáng ấy, tất cả các vị ấy có tâm được thanh tịnh, có tư duy không bị khuấy động’ là phép kỳ diệu về điểm hóa. ‘Hơn nữa, sự nghĩ tưởng về ánh sáng ấy nên được rèn luyện như thế, nên được tu tập như thế, nên được làm cho sung mãn như thế, niệm tùy thuận theo việc ấy nên được thiết lập như thế’ là phép kỳ diệu về giáo hóa.
‘Sự không tản mạn được thành tựu’ là thần thông. ‘Phản kháng lại sự phóng dật’ là phép kỳ diệu. ‘Các vị nào hội đủ sự không tản mạn ấy, tất cả các vị ấy có tâm được thanh tịnh, có tư duy không bị khuấy động’ là phép kỳ diệu về điểm hóa. ‘Hơn nữa, sự không tản mạn ấy nên được rèn luyện như thế, nên được tu tập như thế, nên được làm cho sung mãn như thế, niệm tùy thuận theo việc ấy nên được thiết lập như thế’ là phép kỳ diệu về giáo hóa.
‘Sự xác định pháp được thành tựu’ là thần thông. ‘Phản kháng lại hoài nghi’ là phép kỳ diệu. ‘Các vị nào hội đủ sự xác định pháp ấy, tất cả các vị ấy có tâm được thanh tịnh, có tư duy không bị khuấy động’ là phép kỳ diệu về điểm hóa. ‘Hơn nữa, sự xác định pháp ấy nên được rèn luyện như thế, nên được tu tập như thế, nên được làm cho sung mãn như thế, niệm tùy thuận theo việc ấy nên được thiết lập như thế’ là phép kỳ diệu về giáo hóa.
‘Trí được thành tựu’ là thần thông. ‘Phản kháng lại vô minh’ là phép kỳ diệu. ‘Các vị nào hội đủ trí ấy, tất cả các vị ấy có tâm được thanh tịnh, có tư duy không bị khuấy động’ là phép kỳ diệu về điểm hóa. ‘Hơn nữa, trí ấy nên được rèn luyện như thế, nên được tu tập như thế, nên được làm cho sung mãn như thế, niệm tùy thuận theo việc ấy nên được thiết lập như thế’ là phép kỳ diệu về giáo hóa.
‘Sự hân hoan được thành tựu’ là thần thông. ‘Phản kháng lại sự không hứng thú’ là phép kỳ diệu. ‘Các vị nào hội đủ sự hân hoan ấy, tất cả các vị ấy có tâm được thanh tịnh, có tư duy không bị khuấy động’ là phép kỳ diệu về điểm hóa. ‘Hơn nữa, sự hân hoan ấy nên được rèn luyện như thế, nên được tu tập như thế, nên được làm cho sung mãn như thế, niệm tùy thuận theo việc ấy nên được thiết lập như thế’ là phép kỳ diệu về giáo hóa.
‘Sơ thiền được thành tựu’ là thần thông. ‘Phản kháng lại các pháp ngăn che’ là phép kỳ diệu. ‘Các vị nào hội đủ sơ thiền ấy, tất cả các vị ấy có tâm được thanh tịnh, có tư duy không bị khuấy động’ là phép kỳ diệu về điểm hóa. ‘Hơn nữa, sơ thiền ấy nên được rèn luyện như thế, nên được tu tập như thế, nên được làm cho sung mãn như thế, niệm tùy thuận theo việc ấy nên được thiết lập như thế’ là phép kỳ diệu về giáo hóa. ...(như trên)...
‘Đạo A-la-hán được thành tựu’ là thần thông. ‘Phản kháng lại toàn bộ phiền não’ là phép kỳ diệu. ‘Các vị nào hội đủ Đạo A-la-hán ấy, tất cả các vị ấy có tâm được thanh tịnh, có tư duy không bị khuấy động’ là phép kỳ diệu về điểm hóa. ‘Hơn nữa, Đạo A-la-hán ấy nên được rèn luyện như thế, nên được tu tập như thế, nên được làm cho sung mãn như thế, niệm tùy thuận theo việc ấy nên được thiết lập như thế’ là phép kỳ diệu về giáo hóa.
‘Thoát ly được thành tựu’ là thần thông. ‘Phản kháng lại ước muốn trong các dục’ là phép kỳ diệu. Thành tựu và phép kỳ diệu được gọi là phép kỳ diệu về thần thông. ‘Không sân độc được thành tựu’ là thần thông. ‘Phản kháng lại sân độc’ là phép kỳ diệu. Thành tựu và phép kỳ diệu được gọi là phép kỳ diệu về thần thông. ‘Sự nghĩ tưởng về ánh sáng được thành tựu’ là thần thông. ‘Phản kháng lại sự lờ đờ buồn ngủ’ là phép kỳ diệu. Thành tựu và phép kỳ diệu được gọi là phép kỳ diệu về thần thông. ...(như trên)... ‘Đạo A-la-hán được thành tựu’ là thần thông. ‘Phản kháng lại toàn bộ phiền não’ là phép kỳ diệu. Thành tựu và phép kỳ diệu được gọi là phép kỳ diệu về thần thông.
Phần Giảng về Phép Kỳ Diệu được đầy đủ.
--ooOoo--
Sự nhận biết về việc đoạn trừ hoàn toàn đối với tất cả các pháp, về sự diệt tận và tính chất không thiết lập là trí về ý nghĩa của các pháp đứng đầu được tịnh lặng là (có ý nghĩa) thế nào?
Đối với tất cả các pháp: là năm uẩn, mười hai xứ, mười tám giới, các pháp thiện, các pháp bất thiện, các pháp vô ký, các pháp thuộc dục giới, các pháp thuộc sắc giới, các pháp thuộc vô sắc giới, các pháp không còn lệ thuộc.
Về việc đoạn trừ hoàn toàn: Do sự thoát ly, (hành giả) đoạn trừ hoàn toàn ước muốn trong các dục. Do không sân độc, (hành giả) đoạn trừ hoàn toàn sân độc. Do sự nghĩ tưởng đến ánh sáng, (hành giả) đoạn trừ hoàn toàn sự lờ đờ buồn ngủ. Do không tản mạn, (hành giả) đoạn trừ hoàn toàn sự phóng dật. Do xác định pháp, (hành giả) đoạn trừ hoàn toàn sự hoài nghi. Do trí, (hành giả) đoạn trừ hoàn toàn vô minh. Do hân hoan, (hành giả) đoạn trừ hoàn toàn sự không hứng thú. Do sơ thiền, (hành giả) đoạn trừ hoàn toàn các pháp ngăn che. ...(như trên).., Do Đạo A-la-hán, (hành giả) đoạn trừ hoàn toàn toàn bộ phiền não.
Về sự diệt tận: Do thoát ly, (hành giả) diệt tận ước muốn trong các dục. Do không sân độc, (hành giả) diệt tận sân độc. Do sự nghĩ tưởng đến ánh sáng, (hành giả) diệt tận sự lờ đờ buồn ngủ. Do không tản mạn, (hành giả) diệt tận sự phóng dật. Do sự xác định pháp, (hành giả) diệt tận hoài nghi. Do trí, (hành giả) diệt tận vô minh. Do hân hoan, (hành giả) diệt tận sự không hứng thú. Do sơ thiền, (hành giả) diệt tận các pháp ngăn che. ...(như trên)... Do Đạo A-la-hán, (hành giả) diệt tận toàn bộ phiền não.
Do tính chất không thiết lập: Ở (hành giả) đã thành tựu thoát ly, ước muốn trong các dục không thiết lập. Ở (hành giả) đã thành tựu không sân độc, sân độc không thiết lập. Ở (hành giả) đã thành tựu sự nghĩ tưởng về ánh sáng, sự lờ đờ buồn ngủ không thiết lập. Ở (hành giả) đã thành tựu sự không tản mạn, phóng dật không thiết lập. Ở (hành giả) đã thành tựu sự xác định pháp, hoài nghi không thiết lập. Ở (hành giả) đã thành tựu trí, vô minh không thiết lập. Ở (hành giả) đã thành tựu hân hoan, sự không hứng thú không thiết lập. Ở (hành giả) đã thành tựu sơ thiền, các pháp ngăn che không thiết lập. ...(như trên)... Ở (hành giả) đã thành tựu Đạo A-la-hán, toàn bộ phiền não không thiết lập.
Được tịnh lặng: Do trạng thái dứt bỏ ước muốn các dục, sự thoát ly được tịnh lặng. Do trạng thái dứt bỏ sân độc, không sân độc được tịnh lặng. Do trạng thái dứt bỏ sự lờ đờ buồn ngủ, sự nghĩ tưởng đến ánh sáng được tịnh lặng. Do trạng thái dứt bỏ phóng dật, sự không tản mạn được tịnh lặng. Do trạng thái dứt bỏ hoài nghi, sự xác định pháp được tịnh lặng. Do trạng thái dứt bỏ vô minh, trí được tịnh lặng. Do trạng thái dứt bỏ sự không hứng thú, hân hoan được tịnh lặng. Do trạng thái dứt bỏ các pháp ngăn che, sơ thiền được tịnh lặng. ...(như trên)... Do trạng thái dứt bỏ toàn bộ phiền não, Đạo A-la-hán được tịnh lặng.
Pháp đứng đầu: Có mười ba pháp đứng đầu: Đứng đầu các sự vướng bận là ái, đứng đầu các sự trói buộc là ngã mạn, đứng đầu các pháp tiêm nhiễm là tà kiến, đứng đầu các sự tản mạn là phóng dật, đứng đầu các phiền não là vô minh, đứng đầu các sự cương quyết là tín, Đứng đầu các sự ra sức là tấn, đứng đầu các sự thiết lập là niệm, đứng đầu các sự không tản mạn là định, đứng đầu các sự nhận thức là tuệ, đứng đầu các sự vận hành là mạng quyền, đứng đầu các hành xứ là giải thoát, đứng đầu các hành là sự diệt tận.
Phần Giảng về Các Pháp Đứng Đầu Được Tịnh Lặng được đầy đủ.
--ooOoo--
[Duyên khởi ở Sāvatthī]
Này các tỳ khưu, đây là bốn sự thiết lập niệm. Bốn là gì? Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu trong giáo pháp này an trú có sự quán xét thân trên thân, có nhiệt tâm, có sự nhận biết rõ rệt, có niệm, có thể chế ngự tham và ưu phiền ở trên đời. ...(như trên)... thọ trên các thọ ...(như trên)... tâm trên tâm ...(như trên)... pháp trên các pháp, có nhiệt tâm, có sự nhận biết rõ rệt, có niệm, có thể chế ngự tham và ưu phiền ở trên đời. Này các tỳ khưu, đây là bốn sự thiết lập niệm.
An trú có sự quán xét thân trên thân là (có ý nghĩa) thế nào? Ở đây, có vị quán xét thân (cấu thành bởi) nguyên tố đất là vô thường, không phải là thường; quán xét là khổ não, không phải là lạc; quán xét là vô ngã, không phải là ngã; nhàm chán, không vui thích; lìa tham ái, không tham ái; làm cho diệt tận, không làm cho sanh khởi; từ bỏ, không nắm giữ. Trong khi quán xét là vô thường, (vị ấy) dứt bỏ sự nghĩ tưởng về thường; trong khi quán xét là khổ não, (vị ấy) dứt bỏ sự nghĩ tưởng về lạc; trong khi quán xét là vô ngã, (vị ấy) dứt bỏ sự nghĩ tưởng về ngã; trong khi nhàm chán, (vị ấy) dứt bỏ sự vui thích; trong khi lìa tham ái, (vị ấy) dứt bỏ tham ái; trong khi làm cho diệt tận, (vị ấy) dứt bỏ nguồn sanh khởi; trong khi từ bỏ, (vị ấy) dứt bỏ sự nắm giữ. (Vị ấy) quán xét thân theo bảy biểu hiện này. Thân là sự thiết lập, không phải niệm. Niệm vừa là sự thiết lập vừa là niệm. Với niệm ấy, với trí ấy, (vị ấy) quán xét thân ấy. Vì thế, được gọi là: “Sự thiết lập niệm về quán xét thân trên thân.”
Sự tu tập: Có bốn sự tu tập: là sự tu tập theo ý nghĩa không vượt trội các pháp đã được sanh lên tại nơi ấy, là sự tu tập theo ý nghĩa nhất vị đối với các quyền, là sự tu tập theo ý nghĩa khởi động tinh tấn (thích hợp) nhằm đạt đến giải thoát Niết Bàn, là sự tu tập theo ý nghĩa rèn luyện.
Ở đây, có vị quán xét thân (cấu thành bởi) nguyên tố nước ... thân (cấu thành bởi) nguyên tố lửa ... thân (cấu thành bởi) nguyên tố gió ... thân (cấu thành bởi) tóc ... thân (cấu thành bởi) lông ... thân (cấu thành bởi) da ngoài ... thân (cấu thành bởi) da trong ... thân (cấu thành bởi) thịt ... thân (cấu thành bởi) máu ... thân (cấu thành bởi) gân ... thân (cấu thành bởi) xương ... thân (cấu thành bởi) tủy xương là vô thường, không phải thường; quán xét là khổ não, không phải lạc; quán xét là vô ngã, không phải ngã; nhàm chán, không vui thích; lìa tham ái, không tham ái; làm cho diệt tận, không làm cho sanh khởi; từ bỏ, không nắm giữ. Trong khi quán xét là vô thường, (vị ấy) dứt bỏ sự nghĩ tưởng về thường; trong khi quán xét là khổ não, (vị ấy) dứt bỏ sự nghĩ tưởng về lạc; trong khi quán xét là vô ngã, (vị ấy) dứt bỏ sự nghĩ tưởng về ngã; trong khi nhàm chán, (vị ấy) dứt bỏ sự vui thích; trong khi lìa tham ái, (vị ấy) dứt bỏ tham ái; trong khi làm cho diệt tận, (vị ấy) dứt bỏ nguồn sanh khởi; trong khi từ bỏ, (vị ấy) dứt bỏ sự nắm giữ. (Vị ấy) quán xét thân theo bảy biểu hiện này. Thân là sự thiết lập, không phải niệm. Niệm vừa là sự thiết lập vừa là niệm. Với niệm ấy, với trí ấy, (vị ấy) quán xét thân ấy. Vì thế, được gọi là: “Sự thiết lập niệm về quán xét thân trên thân.”
Sự tu tập: Có bốn sự tu tập: là sự tu tập theo ý nghĩa không vượt trội đối với các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy, là sự tu tập theo ý nghĩa nhất vị đối với các quyền, là sự tu tập theo ý nghĩa khởi động tinh tấn (thích hợp) nhằm đạt đến giải thoát Niết Bàn, là sự tu tập theo ý nghĩa rèn luyện. An trú có sự quán xét thân trên thân là (có ý nghĩa) như thế.
An trú có sự quán xét thọ trên các thọ là (có ý nghĩa) thế nào? Ở đây, có vị quán xét thọ lạc là vô thường, không phải thường; ...(như trên)...; từ bỏ, không nắm giữ. Trong khi quán xét là vô thường, (vị ấy) dứt bỏ sự nghĩ tưởng về thường; ...(như trên)...; trong khi từ bỏ, (vị ấy) dứt bỏ sự nắm giữ. (Vị ấy) quán xét thọ theo bảy biểu hiện này. Thọ là sự thiết lập, không phải niệm. Niệm vừa là sự thiết lập vừa là niệm. Với niệm ấy, với trí ấy, (vị ấy) quán xét thọ ấy. Vì thế, được gọi là: “Sự thiết lập niệm về quán xét thọ trên các thọ.”
Sự tu tập: Có bốn sự tu tập: ...(như trên)... là sự tu tập theo ý nghĩa rèn luyện. ...(như trên)... Ở đây, có vị quán xét thọ khổ ... thọ không khổ không lạc ... thọ lạc có hệ lụy vật chất ... thọ lạc không hệ lụy vật chất ... thọ khổ có hệ lụy vật chất ... thọ khổ không hệ lụy vật chất ... thọ không khổ không lạc có hệ lụy vật chất ... thọ không khổ không lạc không hệ lụy vật chất ... thọ sanh lên do nhãn xúc ... thọ sanh lên do nhĩ xúc ... thọ sanh lên do tỷ xúc ... thọ sanh lên do thiệt xúc ... thọ sanh lên do thân xúc ... thọ sanh lên do ý xúc là vô thường, không phải thường; ...(như trên)...; từ bỏ, không nắm giữ. Trong khi quán xét là vô thường, (vị ấy) dứt bỏ sự nghĩ tưởng về thường; ...(như trên)...; trong khi từ bỏ, (vị ấy) dứt bỏ sự nắm giữ. (Vị ấy) quán xét thọ theo bảy biểu hiện này. Thọ là sự thiết lập, không phải niệm. Niệm vừa là sự thiết lập vừa là niệm. Với niệm ấy, với trí ấy, (vị ấy) quán xét thọ ấy. Vì thế, được gọi là: “Sự thiết lập niệm về quán xét thọ trên các thọ.”
Sự tu tập: Có bốn sự tu tập: ...(như trên)... An trú có sự quán xét thọ trên các thọ là (có ý nghĩa) như thế.
An trú có sự quán xét tâm trên tâm là (có ý nghĩa) thế nào? Ở đây, có vị quán xét tâm có tham ái là vô thường, không phải thường; ...(như trên)...; từ bỏ, không nắm giữ. Trong khi quán xét là vô thường, (vị ấy) dứt bỏ sự nghĩ tưởng về thường; ...(như trên)...; trong khi từ bỏ, (vị ấy) dứt bỏ sự nắm giữ. (Vị ấy) quán xét tâm theo bảy biểu hiện này. Tâm là sự thiết lập, không phải niệm. Niệm vừa là sự thiết lập vừa là niệm. Với niệm ấy, với trí ấy, (vị ấy) quán xét tâm ấy. Vì thế, được gọi là: “Sự thiết lập niệm về quán xét tâm trên tâm.”
Sự tu tập: Có bốn sự tu tập: ...(như trên)... là sự tu tập theo ý nghĩa rèn luyện. ...(như trên)...
Ở đây, có vị quán xét tâm lìa khỏi tham ái ... tâm có sân ... tâm lìa khỏi sân ... tâm có si ... tâm lìa khỏi si ... tâm co rút ... tâm tản mạn ... tâm đại hành ... tâm không đại hành ... tâm vượt trội ... tâm không vượt trội ... tâm định tĩnh ... tâm không định tĩnh ... tâm được giải thoát ... tâm chưa được giải thoát ... nhãn thức ... nhĩ thức ... tỷ thức ... thiệt thức ... thân thức ... ý thức là vô thường, không phải là thường; ...; từ bỏ, không nắm giữ. Trong khi quán xét là vô thường, (vị ấy) dứt bỏ sự nghĩ tưởng về thường; ...(như trên)...; trong khi từ bỏ, (vị ấy) dứt bỏ sự nắm giữ. (Vị ấy) quán xét tâm theo bảy biểu hiện này. Tâm là sự thiết lập, không phải niệm. Niệm vừa là sự thiết lập vừa là niệm. Với niệm ấy, với trí ấy, (vị ấy) quán xét tâm ấy. Vì thế, được gọi là: “Sự thiết lập niệm về quán xét tâm trên tâm.”
Sự tu tập: Có bốn sự tu tập: ...(như trên)... là sự tu tập theo ý nghĩa rèn luyện. ...(như trên)... An trú có sự quán xét tâm trên tâm là (có ý nghĩa) như thế.
An trú có sự quán xét pháp trên các pháp là (có ý nghĩa) thế nào? Ở đây, có vị quán xét các pháp còn lại, ngoại trừ thân ngoại trừ thọ ngoại trừ tâm, là vô thường, không phải là thường; quán xét là khổ não, không phải là lạc; quán xét là vô ngã, không phải là ngã; nhàm chán, không vui thích; lìa tham ái, không tham ái; làm cho diệt tận, không làm cho sanh khởi; từ bỏ, không nắm giữ. Trong khi quán xét là vô thường, (vị ấy) dứt bỏ sự nghĩ tưởng về thường; trong khi quán xét là khổ não, (vị ấy) dứt bỏ sự nghĩ tưởng về lạc; trong khi quán xét là vô ngã, (vị ấy) dứt bỏ sự nghĩ tưởng về ngã; trong khi nhàm chán, (vị ấy) dứt bỏ sự vui thích; trong khi lìa tham ái, (vị ấy) dứt bỏ tham ái; trong khi làm cho diệt tận, (vị ấy) dứt bỏ nguồn sanh khởi; trong khi từ bỏ, (vị ấy) dứt bỏ sự nắm giữ. (Vị ấy) quán xét các pháp ấy theo bảy biểu hiện này. Các pháp là sự thiết lập, không phải niệm. Niệm vừa là sự thiết lập vừa là niệm. Với niệm ấy, với trí ấy, (vị ấy) quán xét các pháp ấy. Vì thế, được gọi là: “Sự thiết lập niệm về quán xét pháp trên các pháp.”
Sự tu tập: Có bốn sự tu tập: là sự tu tập theo ý nghĩa không vượt trội đối với các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy, là sự tu tập theo ý nghĩa nhất vị đối với các quyền, là sự tu tập theo ý nghĩa khởi động tinh tấn (thích hợp) nhằm đạt đến giải thoát Niết Bàn, là sự tu tập theo ý nghĩa rèn luyện. An trú có sự quán xét pháp trên các pháp là (có ý nghĩa) như thế.
Phần Giảng về sự Thiết Lập Niệm được đầy đủ.
--ooOoo--
Tôi đã được nghe như vầy: Một thời đức Thế Tôn ngự tại tu viện của ông Anāthapiṇḍika, trong khu rừng (của thái tử) Jeta, ở thành Sāvatthī. Chính ở tại nơi ấy, đức Thế Tôn đã bảo các vị tỳ khưu rằng: “Này các tỳ khưu.” “Thưa ngài,” các vị tỳ khưu ấy đã đáp lại đức Thế Tôn. Đức Thế Tôn đã nói điều này:
- Này các tỳ khưu, quả thật vị tỳ khưu ấy, trong lúc đang xem xét bất cứ hành nào là thường, sẽ có được sự nhẫn nại phù hợp; sự kiện này không được biết đến. Không có được sự nhẫn nại phù hợp, (vị ấy) sẽ đạt đến sự xác định về tính chất đúng đắn; sự kiện này không được biết đến. Không đạt đến sự xác định về tính chất đúng đắn, (vị ấy) sẽ tác chứng Quả Nhập Lưu, hoặc Quả Nhất Lai, hoặc Quả Bất Lai, hoặc Quả A-la-hán; sự kiện này không được biết đến.
Này các tỳ khưu, quả thật vị tỳ khưu ấy, trong lúc đang xem xét tất cả các hành là vô thường, sẽ có được sự nhẫn nại phù hợp; sự kiện này được biết đến. Có được sự nhẫn nại phù hợp, (vị ấy) sẽ đạt đến sự xác định về tính chất đúng đắn; sự kiện này được biết đến. Đạt đến sự xác định về tính chất đúng đắn, (vị ấy) sẽ tác chứng Quả Nhập Lưu, hoặc Quả Nhất Lai, hoặc Quả Bất Lai, hoặc Quả A-la-hán; sự kiện này được biết đến.
Này các tỳ khưu, quả thật vị tỳ khưu ấy, trong lúc đang xem xét bất cứ hành nào là lạc, sẽ có được sự nhẫn nại phù hợp; sự kiện này không được biết đến. Không có được sự nhẫn nại phù hợp, (vị ấy) sẽ đạt đến sự xác định về tính chất đúng đắn; sự kiện này không được biết đến. Không đạt đến sự xác định về tính chất đúng đắn, (vị ấy) sẽ tác chứng Quả Nhập Lưu, hoặc Quả Nhất Lai, hoặc Quả Bất Lai, hoặc Quả A-la-hán; sự kiện này không được biết đến.
Này các tỳ khưu, quả thật vị tỳ khưu ấy, trong lúc đang xem xét tất cả các hành là khổ não, sẽ có được sự nhẫn nại phù hợp; sự kiện này được biết đến. Có được sự nhẫn nại phù hợp, (vị ấy) sẽ đạt đến sự xác định về tính chất đúng đắn; sự kiện này được biết đến. Đạt đến sự xác định về tính chất đúng đắn, (vị ấy) sẽ tác chứng Quả Nhập Lưu, hoặc Quả Nhất Lai, hoặc Quả Bất Lai, hoặc Quả A-la-hán; sự kiện này được biết đến.
Này các tỳ khưu, quả thật vị tỳ khưu ấy, trong lúc đang xem xét bất cứ pháp nào là ngã, sẽ có được sự nhẫn nại phù hợp; sự kiện này không được biết đến. Không có được sự nhẫn nại phù hợp, (vị ấy) sẽ đạt đến sự xác định về tính chất đúng đắn; sự kiện này không được biết đến. Không đạt đến sự xác định về tính chất đúng đắn, (vị ấy) sẽ tác chứng Quả Nhập Lưu, hoặc Quả Nhất Lai, hoặc Quả Bất Lai, hoặc Quả A-la-hán; sự kiện này không được biết đến.
Này các tỳ khưu, quả thật vị tỳ khưu ấy, trong lúc đang xem xét tất cả các pháp là vô ngã, sẽ có được sự nhẫn nại phù hợp; sự kiện này được biết đến. Có được sự nhẫn nại phù hợp, (vị ấy) sẽ đạt đến sự xác định về tính chất đúng đắn; sự kiện này được biết đến. Đạt đến sự xác định về tính chất đúng đắn, (vị ấy) sẽ tác chứng Quả Nhập Lưu, hoặc Quả Nhất Lai, hoặc Quả Bất Lai, hoặc Quả A-la-hán; sự kiện này được biết đến.
Này các tỳ khưu, quả thật vị tỳ khưu ấy, trong lúc đang xem xét Niết Bàn là khổ não, sẽ có được sự nhẫn nại phù hợp; sự kiện này không được biết đến. Không có được sự nhẫn nại phù hợp, (vị ấy) sẽ đạt đến sự xác định về tính chất đúng đắn; sự kiện này không được biết đến. Không đạt đến sự xác định về tính chất đúng đắn, (vị ấy) sẽ tác chứng Quả Nhập Lưu, hoặc Quả Nhất Lai, hoặc Quả Bất Lai, hoặc Quả A-la-hán; sự kiện này không được biết đến.
Này các tỳ khưu, quả thật vị tỳ khưu ấy, trong lúc đang xem xét Niết Bàn là lạc, sẽ có được sự nhẫn nại phù hợp; sự kiện này được biết đến. Có được sự nhẫn nại phù hợp, (vị ấy) sẽ đạt đến sự xác định về tính chất đúng đắn; sự kiện này được biết đến. Đạt đến sự xác định về tính chất đúng đắn, (vị ấy) sẽ tác chứng Quả Nhập Lưu, hoặc Quả Nhất Lai, hoặc Quả Bất Lai, hoặc Quả A-la-hán; sự kiện này được biết đến.
(Vị ấy) thành đạt sự nhẫn nại phù hợp với bao nhiêu biểu hiện? đạt đến sự xác định về tính chất đúng đắn với bao nhiêu biểu hiện?
(Vị ấy) thành đạt sự nhẫn nại phù hợp với bốn mươi biểu hiện, đạt đến sự xác định về tính chất đúng đắn với bốn mươi biểu hiện.
(Vị ấy) thành đạt sự nhẫn nại phù hợp với bốn mươi biểu hiện gì? đạt đến sự xác định về tính chất đúng đắn với bốn mươi biểu hiện gì?
(Vị ấy nhận thấy) năm uẩn là vô thường, là khổ não, là ốm đau, là mụt nhọt, là mũi tên, là bất hạnh, là tật bệnh, là xa lạ, là tiêu hoại, là tai ương, là tai họa, là kinh hãi, là sự đe dọa, là lay chuyển, là mỏng manh, là không bền vững, là không sự bảo vệ, là không phải chỗ ngụ, là không sự nương tựa, là trống rỗng, là hão huyền, là không, là vô ngã, là tai hại, là pháp chuyển biến, là không có thực chất, là cội nguồn của bất hạnh, là kẻ hành quyết, là không hiện hữu, là có lậu hoặc, là tạo tác, là vật chất của Ma Vương, là pháp sanh ra, là pháp già, là pháp bệnh, là pháp tử, là pháp sầu muộn, là pháp than vãn, là pháp thất vọng, là pháp phiền não.
Trong khi nhận thấy năm uẩn là vô thường, (vị ấy) thành đạt sự nhẫn nại phù hợp. Trong khi nhận thấy rằng: ‘Sự diệt tận năm uẩn là thường hằng, là Niết Bàn,’ (vị ấy) đạt đến sự xác định về tính chất đúng đắn.
Trong khi nhận thấy năm uẩn là khổ não, (vị ấy) thành đạt sự nhẫn nại phù hợp. Trong khi nhận thấy rằng: ‘Sự diệt tận năm uẩn là lạc, là Niết Bàn,’ (vị ấy) đạt đến sự xác định về tính chất đúng đắn.
Trong khi nhận thấy năm uẩn là ốm đau, (vị ấy) thành đạt sự nhẫn nại phù hợp. Trong khi nhận thấy rằng: ‘Sự diệt tận 5 uẩn là vô bệnh, là Niết Bàn,’ (vị ấy) đạt đến sự xác định về tính chất đúng đắn.
Trong khi nhận thấy năm uẩn là mụt nhọt, (vị ấy) thành đạt sự nhẫn nại phù hợp. Trong khi nhận thấy rằng: ‘Sự diệt tận năm uẩn là không mụn nhọt, là Niết Bàn,’ (vị ấy) đạt đến sự xác định về tính chất đúng đắn.
Trong khi nhận thấy năm uẩn là mũi tên, (vị ấy) thành đạt sự nhẫn nại phù hợp. Trong khi nhận thấy rằng: ‘Sự diệt tận năm uẩn là không phải mũi tên, là Niết Bàn,’ (vị ấy) đạt đến sự xác định về tính chất đúng đắn.
Trong khi nhận thấy năm uẩn là bất hạnh, (vị ấy) thành đạt sự nhẫn nại phù hợp. Trong khi nhận thấy rằng: ‘Sự diệt tận năm uẩn là không bất hạnh, là Niết Bàn,’ (vị ấy) đạt đến sự xác định về tính chất đúng đắn.
Trong khi nhận thấy năm uẩn là tật bệnh, (vị ấy) thành đạt sự nhẫn nại phù hợp. Trong khi nhận thấy rằng: ‘Sự diệt tận năm uẩn là không tật bệnh, là Niết Bàn,’ (vị ấy) đạt đến sự xác định về tính chất đúng đắn.
Trong khi nhận thấy năm uẩn là xa lạ, (vị ấy) thành đạt sự nhẫn nại phù hợp. Trong khi nhận thấy rằng: ‘Sự diệt tận năm uẩn không phải là duyên của người khác, là Niết Bàn,’ (vị ấy) đạt đến sự xác định về tính chất đúng đắn.
Trong khi nhận thấy năm uẩn là tiêu hoại, (vị ấy) thành đạt sự nhẫn nại phù hợp. Trong khi nhận thấy rằng: ‘Sự diệt tận năm uẩn là pháp không tiêu hoại, là Niết Bàn,’ (vị ấy) đạt đến sự xác định về tính chất đúng đắn.
Trong khi nhận thấy năm uẩn là tai ương, (vị ấy) thành đạt sự nhẫn nại phù hợp. Trong khi nhận thấy rằng: ‘Sự diệt tận năm uẩn là không tai ương, là Niết Bàn,’ (vị ấy) đạt đến sự xác định về tính chất đúng đắn.
Trong khi nhận thấy năm uẩn là tai họa, (vị ấy) thành đạt sự nhẫn nại phù hợp. Trong khi nhận thấy rằng: ‘Sự diệt tận năm uẩn là không tai họa, là Niết Bàn,’ (vị ấy) đạt đến sự xác định về tính chất đúng đắn.
Trong khi nhận thấy năm uẩn là kinh hãi, (vị ấy) thành đạt sự nhẫn nại phù hợp. Trong khi nhận thấy rằng: ‘Sự diệt tận năm uẩn là không kinh hãi, là Niết Bàn,’ (vị ấy) đạt đến sự xác định về tính chất đúng đắn.
Trong khi nhận thấy năm uẩn là sự đe dọa, (vị ấy) thành đạt sự nhẫn nại phù hợp. Trong khi nhận thấy rằng: ‘Sự diệt tận năm uẩn là sự không đe dọa, là Niết Bàn,’ (vị ấy) đạt đến sự xác định về tính chất đúng đắn.
Trong khi nhận thấy năm uẩn là lay chuyển, (vị ấy) thành đạt sự nhẫn nại phù hợp. Trong khi nhận thấy rằng: ‘Sự diệt tận năm uẩn là không lay chuyển, là Niết Bàn,’ (vị ấy) đạt đến sự xác định về tính chất đúng đắn.
Trong khi nhận thấy năm uẩn là mỏng manh, (vị ấy) thành đạt sự nhẫn nại phù hợp. Trong khi nhận thấy rằng: ‘Sự diệt tận năm uẩn là không mỏng manh, là Niết Bàn,’ (vị ấy) đạt đến sự xác định về tính chất đúng đắn.
Trong khi nhận thấy năm uẩn là không bền vững, (vị ấy) thành đạt sự nhẫn nại phù hợp. Trong khi nhận thấy rằng: ‘Sự diệt tận năm uẩn là bền vững, là Niết Bàn,’ (vị ấy) đạt đến sự xác định về tính chất đúng đắn.
Trong khi nhận thấy năm uẩn là không sự bảo vệ, (vị ấy) thành đạt sự nhẫn nại phù hợp. Trong khi nhận thấy rằng: ‘Sự diệt tận năm uẩn là sự bảo vệ, là Niết Bàn,’ (vị ấy) đạt đến sự xác định về tính chất đúng đắn.
Trong khi nhận thấy năm uẩn là không phải chỗ ngụ, (vị ấy) thành đạt sự nhẫn nại phù hợp. Trong khi nhận thấy rằng: ‘Sự diệt tận năm uẩn là chỗ ngụ, là Niết Bàn,’ (vị ấy) đạt đến sự xác định về tính chất đúng đắn.
Trong khi nhận thấy năm uẩn là không sự nương tựa, (vị ấy) thành đạt sự nhẫn nại phù hợp. Trong khi nhận thấy rằng: ‘Sự diệt tận năm uẩn là sự nương tựa, là Niết Bàn,’ (vị ấy) đạt đến sự xác định về tính chất đúng đắn.
Trong khi nhận thấy năm uẩn là trống rỗng, (vị ấy) thành đạt sự nhẫn nại phù hợp. Trong khi nhận thấy rằng: ‘Sự diệt tận năm uẩn là không trống rỗng, là Niết Bàn,’ (vị ấy) đạt đến sự xác định về tính chất đúng đắn.
Trong khi nhận thấy năm uẩn là hão huyền, (vị ấy) thành đạt sự nhẫn nại phù hợp. Trong khi nhận thấy rằng: ‘Sự diệt tận năm uẩn là không hão huyền, là Niết Bàn,’ (vị ấy) đạt đến sự xác định về tính chất đúng đắn.
Trong khi nhận thấy năm uẩn là không, (vị ấy) thành đạt sự nhẫn nại phù hợp. Trong khi nhận thấy rằng: ‘Sự diệt tận năm uẩn là tối thượng về không, là Niết Bàn,’ (vị ấy) đạt đến sự xác định về tính chất đúng đắn.
Trong khi nhận thấy năm uẩn là vô ngã, (vị ấy) thành đạt sự nhẫn nại phù hợp. Trong khi nhận thấy rằng: ‘Sự diệt tận năm uẩn là chân lý tuyệt đối, là Niết Bàn,’ (vị ấy) đạt đến sự xác định về tính chất đúng đắn.
Trong khi nhận thấy năm uẩn là tai hại, (vị ấy) thành đạt sự nhẫn nại phù hợp. Trong khi nhận thấy rằng: ‘Sự diệt tận năm uẩn là không tai hại, là Niết Bàn,’ (vị ấy) đạt đến sự xác định về tính chất đúng đắn.
Trong khi nhận thấy năm uẩn là pháp chuyển biến, (vị ấy) thành đạt sự nhẫn nại phù hợp. Trong khi nhận thấy rằng: ‘Sự diệt tận năm uẩn là pháp không chuyển biến, là Niết Bàn,’ (vị ấy) đạt đến sự xác định về tính chất đúng đắn.
Trong khi nhận thấy năm uẩn là không có thực chất, (vị ấy) thành đạt sự nhẫn nại phù hợp. Trong khi nhận thấy rằng: ‘Sự diệt tận năm uẩn là có thực chất, là Niết Bàn,’ (vị ấy) đạt đến sự xác định về tính chất đúng đắn.
Trong khi nhận thấy năm uẩn là cội nguồn của bất hạnh, (vị ấy) thành đạt sự nhẫn nại phù hợp. Trong khi nhận thấy rằng: ‘Sự diệt tận năm uẩn là không phải cội nguồn của bất hạnh, là Niết Bàn,’ (vị ấy) đạt đến sự xác định về tính chất đúng đắn.
Trong khi nhận thấy năm uẩn là kẻ hành quyết, (vị ấy) thành đạt sự nhẫn nại phù hợp. Trong khi nhận thấy rằng: ‘Sự diệt tận năm uẩn là không phải kẻ hành quyết, là Niết Bàn,’ (vị ấy) đạt đến sự xác định về tính chất đúng đắn.
Trong khi nhận thấy năm uẩn là không hiện hữu, (vị ấy) thành đạt sự nhẫn nại phù hợp. Trong khi nhận thấy rằng: ‘Sự diệt tận năm uẩn là không phải phi hữu, là Niết Bàn,’ (vị ấy) đạt đến sự xác định về tính chất đúng đắn.
Trong khi nhận thấy năm uẩn là có lậu hoặc, (vị ấy) thành đạt sự nhẫn nại phù hợp. Trong khi nhận thấy rằng: ‘Sự diệt tận năm uẩn là không có lậu hoặc, là Niết Bàn,’ (vị ấy) đạt đến sự xác định về tính chất đúng đắn.
Trong khi nhận thấy năm uẩn là tạo tác, (vị ấy) thành đạt sự nhẫn nại phù hợp. Trong khi nhận thấy rằng: ‘Sự diệt tận năm uẩn là không tạo tác, là Niết Bàn,’ (vị ấy) đạt đến sự xác định về tính chất đúng đắn.
Trong khi nhận thấy năm uẩn là vật chất của Ma Vương, (vị ấy) thành đạt sự nhẫn nại phù hợp. Trong khi nhận thấy rằng: ‘Sự diệt tận năm uẩn là không vật chất, là Niết Bàn,’ (vị ấy) đạt đến sự xác định về tính chất đúng đắn.
Trong khi nhận thấy năm uẩn là pháp sanh ra, (vị ấy) thành đạt sự nhẫn nại phù hợp. Trong khi nhận thấy rằng: ‘Sự diệt tận năm uẩn là vô sanh, là Niết Bàn,’ (vị ấy) đạt đến sự xác định về tính chất đúng đắn.
Trong khi nhận thấy năm uẩn là pháp già, (vị ấy) thành đạt sự nhẫn nại phù hợp. Trong khi nhận thấy rằng: ‘Sự diệt tận năm uẩn là không già, là Niết Bàn,’ (vị ấy) đạt đến sự xác định về tính chất đúng đắn.
Trong khi nhận thấy năm uẩn là pháp bệnh, (vị ấy) thành đạt sự nhẫn nại phù hợp. Trong khi nhận thấy rằng: ‘Sự diệt tận năm uẩn là không bệnh, là Niết Bàn,’ (vị ấy) đạt đến sự xác định về tính chất đúng đắn.
Trong khi nhận thấy năm uẩn là pháp tử, (vị ấy) thành đạt sự nhẫn nại phù hợp. Trong khi nhận thấy rằng: ‘Sự diệt tận năm uẩn là bất tử, là Niết Bàn,’ (vị ấy) đạt đến sự xác định về tính chất đúng đắn.
Trong khi nhận thấy năm uẩn là pháp sầu muộn, (vị ấy) thành đạt sự nhẫn nại phù hợp. Trong khi nhận thấy rằng: ‘Sự diệt tận năm uẩn là không sầu muộn, là Niết Bàn,’ (vị ấy) đạt đến sự xác định về tính chất đúng đắn.
Trong khi nhận thấy năm uẩn là pháp than vãn, (vị ấy) thành đạt sự nhẫn nại phù hợp. Trong khi nhận thấy rằng: ‘Sự diệt tận năm uẩn là không than vãn, là Niết Bàn,’ (vị ấy) đạt đến sự xác định về tính chất đúng đắn.
Trong khi nhận thấy năm uẩn là pháp thất vọng, (vị ấy) thành đạt sự nhẫn nại phù hợp. Trong khi nhận thấy rằng: ‘Sự diệt tận năm uẩn là không thất vọng, là Niết Bàn,’ (vị ấy) đạt đến sự xác định về tính chất đúng đắn.
Trong khi nhận thấy năm uẩn là pháp phiền não, (vị ấy) thành đạt sự nhẫn nại phù hợp. Trong khi nhận thấy rằng: ‘Sự diệt tận năm uẩn là không phiền não, là Niết Bàn,’ (vị ấy) đạt đến sự xác định về tính chất đúng đắn.
‘Là vô thường,’ như thế là sự quán xét về vô thường.
‘Là khổ não,’ như thế là sự quán xét về khổ não.
‘Là ốm đau,’ như thế là sự quán xét về khổ não.
‘Là mụt nhọt,’ như thế là sự quán xét về khổ não.
‘Là mũi tên,’ như thế là sự quán xét về khổ não.
‘Là bất hạnh,’ như thế là sự quán xét về khổ não.
‘Là tật bệnh,’ như thế là sự quán xét về khổ não.
‘Là sự xa lạ,’ như thế là sự quán xét về vô ngã.
‘Là tiêu hoại,’ như thế là sự quán xét về vô thường.
‘Là tai ương,’ như thế là sự quán xét về khổ não.
‘Là tai họa,’ như thế là sự quán xét về khổ não.
‘Là kinh hãi,’ như thế là sự quán xét về khổ não.
‘Là sự đe dọa,’ như thế là sự quán xét về khổ não.
‘Là lay chuyển,’ như thế là sự quán xét về vô thường.
‘Là mỏng manh,’ như thế là sự quán xét về vô thường.
‘Là không bền vững,’ như thế là sự quán xét về vô thường.
‘Là không sự bảo vệ,’ như thế là sự quán xét về khổ não.
‘Là không phải chỗ ngụ,’ như thế là sự quán xét về khổ não.
‘Là không sự nương tựa,’ như thế là sự quán xét về khổ não.
‘Là trống rỗng,’ như thế là sự quán xét về vô ngã.
‘Là hão huyền,’ như thế là sự quán xét về vô ngã.
‘Là không,’ như thế là sự quán xét về vô ngã.
‘Là vô ngã,’ như thế là sự quán xét về vô ngã.
‘Là tai hại,’ như thế là sự quán xét về khổ não.
‘Là pháp chuyển biến,’ như thế là sự quán xét về vô thường.
‘Là không có thực chất,’ như thế là sự quán xét về vô ngã.
‘Là cội nguồn bất hạnh,’ như thế là sự quán xét về khổ não.
‘Là kẻ hành quyết,’ như thế là sự quán xét về khổ não.
‘Là không hiện hữu,’ như thế là sự quán xét về vô thường.
‘Là có lậu hoặc,’ như thế là sự quán xét về khổ não.
‘Là tạo tác,’ như thế là sự quán xét về vô thường.
‘Là vật chất Ma Vương,’ như thế là sự quán xét về khổ não.
‘Là sanh ra,’ như thế là sự quán xét về khổ não.
‘Là pháp già,’ như thế là sự quán xét về khổ não.
‘Là pháp bệnh,’ như thế là sự quán xét về khổ não.
‘Là pháp tử,’ như thế là sự quán xét về vô thường.
‘Là pháp sầu muộn,’ như thế là sự quán xét về khổ não.
‘Là pháp than vãn,’ như thế là sự quán xét về khổ não.
‘Là pháp thất vọng,’ như thế là sự quán xét về khổ não.
‘Là pháp phiền não,’ như thế là sự quán xét về khổ não.
(Vị ấy) thành đạt sự nhẫn nại phù hợp với bốn mươi biểu hiện này, đạt đến sự xác định về tính chất đúng đắn với bốn mươi biểu hiện này.
Đối với vị thành đạt sự nhẫn nại phù hợp với bốn mươi biểu hiện này, đối với vị đạt đến sự xác định về tính chất đúng đắn với bốn mươi biểu hiện này, có bao nhiêu sự quán xét về vô thường? có bao nhiêu sự quán xét về khổ não? có bao nhiêu sự quán xét về vô ngã?
Hai lăm quán xét về vô ngã, năm mươi quán xét về vô thường, và có đến một trăm hai lăm nói về các khổ não.[3]
Phần Giảng về Minh Sát được đầy đủ.
--ooOoo--
Không khát khao, ‘Được giải thoát’ là giải thoát, minh và giải thoát, thắng giới, thắng tâm, thắng tuệ, tịnh, trí, sự nhận thấy, sự thanh tịnh, sự thoát ly, sự xuất ly, sự tách ly, sự xả ly, hành vi, giải thoát do thiền, sự tu tập, sự khẳng định, cuộc sống.
Không khát khao: Không khát khao với ước muốn trong các dục nhờ vào sự xuất ly, không khát khao với sân độc nhờ vào sự không sân độc ...(như trên)... không khát khao với các pháp ngăn che nhờ vào sơ thiền ...(như trên)... không khát khao với toàn bộ phiền não nhờ vào Đạo A-la-hán.
Giải thoát: ‘Được giải thoát khỏi ước muốn trong các dục nhờ vào sự xuất ly’ là giải thoát. ...(nt)... ‘Được giải thoát khỏi các pháp ngăn che nhờ vào sơ thiền’ là giải thoát. ...(nt)... ‘Được giải thoát khỏi toàn bộ phiền não nhờ vào Đạo A-la-hán’ là giải thoát.[4]
Minh và giải thoát: ‘Sự thoát ly được biết đến’ là minh, ‘được giải thoát khỏi ước muốn trong các dục’ là giải thoát, ‘trong khi được biết đến thì được giải thoát, trong khi được giải thoát thì được biết đến’ là minh và giải thoát. ‘Không sân độc được biết đến’ là minh, ‘được giải thoát khỏi sân độc’ là giải thoát, ‘trong khi được biết đến thì được giải thoát, trong khi được giải thoát thì được biết đến’ là minh và giải thoát. ...(như trên)... ‘Đạo A-la-hán được biết đến’ là minh, ‘được giải thoát khỏi toàn bộ phiền não’ là giải thoát, ‘trong khi được biết đến thì được giải thoát, trong khi được giải thoát thì được biết đến’ là minh và giải thoát.
Thắng giới, thắng tâm, thắng tuệ: Nhờ vào sự thoát ly, có giới thanh tịnh theo ý nghĩa thu thúc ước muốn trong các dục, có tâm thanh tịnh theo ý nghĩa không tản mạn, có kiến thanh tịnh theo ý nghĩa nhận thấy. Trong trường hợp này điều nào có ý nghĩa thu thúc điều ấy là sự học tập về thắng giới, trong trường hợp này điều nào có ý nghĩa không tản mạn điều ấy là sự học tập về thắng tâm, trong trường hợp này điều nào có ý nghĩa nhận thấy điều ấy là sự học tập về thắng tuệ. Nhờ vào không sân độc, có giới thanh tịnh theo ý nghĩa thu thúc sân độc ...(như trên)... Nhờ vào Đạo A-la-hán, có giới thanh tịnh theo ý nghĩa thu thúc toàn bộ phiền não, có tâm thanh tịnh theo ý nghĩa không tản mạn, có kiến thanh tịnh theo ý nghĩa nhận thấy. Trong trường hợp này điều nào có ý nghĩa thu thúc điều ấy là sự học tập về thắng giới, trong trường hợp này điều nào có ý nghĩa không tản mạn điều ấy là sự học tập về thắng tâm, trong trường hợp này điều nào có ý nghĩa nhận thấy điều ấy là sự học tập về thắng tuệ.
Tịnh: Nhờ vào sự thoát ly, (hành giả) làm tịnh lặng ước muốn trong các dục. Nhờ vào không sân độc, (hành giả) làm tịnh lặng sân độc. ...(như trên)... Nhờ vào Đạo A-la-hán, (hành giả) làm tịnh lặng toàn bộ phiền não.
Trí: Sự thoát ly nhờ vào trạng thái dứt bỏ ước muốn trong các dục là trí theo ý nghĩa đã được biết. Không sân độc nhờ vào trạng thái dứt bỏ sân độc là trí theo ý nghĩa đã được biết. ...(như trên)... Đạo A-la-hán nhờ vào trạng thái dứt bỏ toàn bộ phiền não là trí theo ý nghĩa đã được biết.
Sự nhận thấy: Sự thoát ly nhờ vào trạng thái dứt bỏ ước muốn trong các dục là sự nhận thấy nhờ vào trạng thái đã được thấy. Không sân độc nhờ vào trạng thái dứt bỏ sân độc là sự nhận thấy nhờ vào trạng thái đã được thấy. ...(như trên)... Đạo A-la-hán nhờ vào trạng thái dứt bỏ toàn bộ phiền não là sự nhận thấy nhờ vào trạng thái đã được thấy.
Sự thanh tịnh: Trong khi dứt bỏ ước muốn trong các dục, (hành giả) được thanh tịnh nhờ vào sự thoát ly. Trong khi dứt bỏ sân độc, (hành giả) được thanh tịnh nhờ vào không sân độc. ...(như trên)... Trong khi dứt bỏ toàn bộ phiền não, (hành giả) được thanh tịnh nhờ vào Đạo A-la-hán.
Sự thoát ly: Đây là sự xuất ly khỏi các dục, tức là sự thoát ly. Đây là sự xuất ly khỏi các sắc, tức là vô sắc. Hơn nữa, bất cứ điều gì hiện hữu, còn tạo tác, được tùy thuận sanh lên, sự diệt tận là thoát ly khỏi điều ấy. Đối với sân độc, không sân độc là sự thoát ly. Đối với sự lờ đờ buồn ngủ, nghĩ tưởng về ánh sáng là sự thoát ly. ...(như trên)... Đối với toàn bộ phiền não, Đạo A-la-hán là sự thoát ly.
Sự xuất ly: Đây là sự xuất ly khỏi các dục, tức là sự thoát ly. Đây là sự xuất ly khỏi các sắc, tức là vô sắc. Hơn nữa, bất cứ điều gì hiện hữu, còn tạo tác, được tùy thuận sanh lên, sự diệt tận là xuất ly khỏi điều ấy. Đối với ước muốn trong các dục, thoát ly là sự xuất ly. Đối với sân độc, không sân độc là sự xuất ly. Đối với sự lờ đờ buồn ngủ, nghĩ tưởng về ánh sáng là sự thoát ly. ...(như trên)... Đối với toàn bộ phiền não, Đạo A-la-hán là sự xuất ly.
Sự tách ly: Đối với ước muốn trong các dục, thoát ly là sự tách ly. ...(t)... Đối với toàn bộ phiền não, Đạo A-la-hán là sự tách ly.
Sự xả ly: ‘Nhờ vào sự thoát ly, (hành giả) xả ly ước muốn trong các dục’ là sự xả ly. ‘Nhờ vào không sân độc, (hành giả) xả ly sân độc’ là sự xả ly. ...(như trên)... ‘Nhờ vào Đạo A-la-hán, (hành giả) xả ly toàn bộ phiền não’ là sự xả ly.
Hành vi: Trong khi dứt bỏ ước muốn trong các dục, (hành giả) hành xử bằng sự thoát ly. Trong khi dứt bỏ sân độc, (hành giả) hành xử bằng không sân độc. ...(như trên)... Trong khi dứt bỏ toàn bộ phiền não, (hành giả) hành xử bằng Đạo A-la-hán.
Giải thoát do thiền: ‘Sự thoát ly được nung nấu là thiền, ‘(hành giả) thiêu đốt ước muốn trong các dục’ là thiền, ‘trong khi được nung nấu, (hành giả) giải thoát’ là giải thoát do thiền, ‘trong khi thiêu đốt, (hành giả) giải thoát’ là giải thoát do thiền, ‘được nung nấu’ là các pháp, ‘(hành giả) thiêu đốt’ là các phiền não, ‘biết điều được nung nấu và điều được thiêu đốt’ là có sự thiêu đốt do thiền. ‘Không sân độc được nung nấu’ là thiền, ‘(hành giả) thiêu đốt sân độc’ là thiền. ...(như trên)... ‘Sự nghĩ tưởng về ánh sáng được nung nấu’ là thiền, ‘(hành giả) thiêu đốt sự lờ đờ buồn ngủ’ là thiền. ...(như trên)... ‘Đạo A-la-hán được nung nấu’ là thiền, ‘(hành giả) thiêu đốt toàn bộ phiền não’ là thiền. ‘Trong khi được nung nấu, (hành giả) giải thoát’ là giải thoát do thiền, ‘trong khi thiêu đốt, (hành giả) giải thoát’ là giải thoát do thiền, ‘được nung nấu’ là các pháp, ‘(hành giả) thiêu đốt’ là các phiền não, ‘biết điều được nung nấu và điều được thiêu đốt’ là có sự thiêu đốt do thiền.
Sự tu tập, sự khẳng định, cuộc sống: ‘Trong khi dứt bỏ ước muốn trong các dục, (hành giả) tu tập sự thoát ly,’ (vị ấy) có được sự tu tập. ‘Do nhờ năng lực của sự thoát ly, (hành giả) khẳng định tâm,’ (vị ấy) có được sự khẳng định. ‘Có được sự tu tập, có được sự khẳng định như thế, vị này đây sống tịnh lặng không phải không tịnh lặng; sống đúng đắn không sai trái, sống thanh tịnh không bị phiền não’ (vị ấy) có được cuộc sống. Có được sự tu tập, có được sự khẳng định, có được cuộc sống như thế, vị này đây đi đến bất cứ tập thể nào, dầu là tập thể Sát-đế-lỵ, dầu là tập thể Bà-la-môn, dầu là tập thể gia chủ, dầu là tập thể Sa-môn, vị ấy đi đến với lòng tự tín, không bị bối rối. Điều ấy là nguyên nhân của điều gì? Bởi vì vị ấy có được sự tu tập, có được sự khẳng định, có được cuộc sống như thế.
‘Trong khi dứt bỏ sân độc, (hành giả) tu tập không sân độc,’ (vị ấy) có được sự tu tập. ...(nt)... ‘Trong khi dứt bỏ sự lờ đờ buồn ngủ, (hành giả) tu tập sự nghĩ tưởng về ánh sáng,’ (vị ấy) có được sự tu tập. ...(nt)... ‘Trong khi dứt bỏ phóng dật, (hành giả) tu tập sự không tản mạn,’ (vị ấy) có được sự tu tập. ...(nt)... ‘Trong khi dứt bỏ hoài nghi, (hành giả) tu tập sự xác định pháp,’ (vị ấy) có được sự tu tập. ...(nt)... ‘Trong khi dứt bỏ vô minh, (hành giả) tu tập về minh,’ (vị ấy) có được sự tu tập. ...(nt)... ‘Trong khi dứt bỏ sự không hứng thú, (hành giả) tu tập sự hân hoan,’ (vị ấy) có được sự tu tập. ...(nt)... ‘Trong khi dứt bỏ các pháp ngăn che, (hành giả) tu tập sơ thiền,’ (vị ấy) có được sự tu tập. ...(nt)... ‘Trong khi dứt bỏ toàn bộ phiền não, (hành giả) tu tập Đạo A-la-hán,’ (vị ấy) có được sự tu tập. ‘Do nhờ năng lực của Đạo A-la-hán, (hành giả) khẳng định tâm,’ (vị ấy) có được sự khẳng định. ‘Có được sự tu tập, có được sự khẳng định như thế, vị này đây sống tịnh lặng không phải không tịnh lặng; sống đúng đắn không sai trái, sống thanh tịnh không bị ô nhiễm’ (vị ấy) có được cuộc sống. Có được sự tu tập, có được sự khẳng định, có được cuộc sống như thế, vị này đây đi đến bất cứ tập thể nào, dầu là tập thể Sát-đế-lỵ, dầu là tập thể Bà-la-môn, dầu là tập thể gia chủ, dầu là tập thể Sa-môn, vị ấy đi đến với lòng tự tín, không bị bối rối. Điều ấy là nguyên nhân của điều gì? Bởi vì vị ấy có được sự tu tập, có được sự khẳng định, có được cuộc sống như thế.
Phần Giảng về Các Tiêu Đề được đầy đủ.
Phẩm Tuệ là phần thứ ba.
Đây là phần tóm lược:
Tuệ, thần thông, lãnh hội,
viễn ly, hạnh thứ năm,
phép kỳ diệu, đứng đầu,
thiết lập niệm, minh sát,
tiêu đề nữa là mười
thuộc phẩm Tuệ, thứ ba.
Tác Phẩm Phân Tích Đạo được đầy đủ.
--ooOoo--
[1] Hành xứ của sự diệt tận nghĩa là cảnh Niết Bàn (PṭsA. 3, 687).
[2] Các pháp đen và trắng (kaṇhāsukkadhammā) là các pháp bất thiện và thiện (PṭsA. 3, 688).
[3] Ở trên là 40 biểu hiện: liên quan đến vô ngã có 5, vô thường có 10, khổ não có 25, và có liên quan đến năm uẩn nên toàn bộ sẽ là 40 x 5 = 200, chính là tổng số của 25 + 50 + 125 ở câu cuối (PṭsA. 3, 700).
[4] Dịch theo văn bản Pāḷi của hai Tạng Anh và Tạng Thái: ‘nekkhammena kāmacchandato muccatīti vimokkho.’