I- LUẬN VỀ TRÍ

GHI CHÚ DẪN NHẬP

 Chương I - Làm quen với tác phẩm

Các phần i đến v: Các ý niệm và ý nghĩa của chúng

Đề mục ‘Mười đề nghị’ ở đầu đoạn 3 bao gồm các đề nghị từ 1 đến 10 phù hợp với các phần i đến v theo nghĩa tổng quát. Đoạn 4 ‘Tất Cả’ là phần tóm lược ngắn gọn để rồi được khai triển ra dưới hình thức đơn giản ở đoạn 5 thành 201 ý niệm <Nhóm A>. Nhóm này tạo thành danh sách căn bản đầu tiên xuất hiện khắp quyển sách này. Sau đó là sự khai triển tương tự nhưng theo khuôn mẫu bốn sự thực, nghĩa là đề cập tới sự sanh khởi, đoạn diệt và con đường dẫn đến đoạn diệt (đoạn 6-7). Rồi đến năm sự khai triển tương tự được phần mở đầu của mỗi đoạn quy định theo khuôn mẫu riêng.

Đoạn 18 kê ra mười lăm đặc tính căn bản của tái sanh <Nhóm E>. Chúng tạo thành 5 đặc tính chính và 10 đặc tính phụ của luân hồi. Trạng thái phủ định của chúng là nibbana. Các đoạn tiếp sau nêu lên sự tương phản giữa hai đối cực: yếu tố tạo thành và yếu tố chấm dứt luân hồi này (18-22).

Các đoạn 23-25 đưa ra danh mục ‘các ý nghĩa’ (đó là thay bằng các chữ đồng nghĩa), lập thành nhóm khác nhau. Trong danh mục này, ở đoạn 26 liệt kê chi tiết: năm năng lực gây ảnh hưởng, năm lực, bẩy yếu tố tạo thành giác ngộ, đạo tám ngành và một danh mục tổng quát <Nhóm B>. Danh mục ấy, xuất hiện rải rác khắp tác phẩm này, được lập lại ở đoạn 41 (có bàn lấn sang một phần nào về bodhipakkhiya dhammas). <đoạn 42 Tĩnh Lặng và Quán Thực Tánh>

Còn bốn đạo lộ được bàn tới ở đoạn 40 <so với nhóm H>

Các đoạn 36-40 liệt ra một danh mục các ý niệm (xuất ly, ...) đối nghịch với các chướng ngại, bốn jhanas, bốn thành tựu cõi vô sắc, mười tám tuệ quán thực tánh chính, bốn đạo lộ và bốn quả <Nhóm C>. Danh mục này chỉ cho thấy định, tuệ quán, đạo lộ, quả cũng thường tái xuất hiện. <Phần i-v coi các ý niệm này là (i) cần được chứng biết trực tiếp (tất cả các ý niệm và ý nghĩa), (ii) cần được hiểu biết trọn vẹn (tất cả các hành vi tạo tác), (iii) cần được từ bỏ (các trạng thái bất thiện), (iv) cần được tu tập (bốn đạo lộ), (v) cần được chứng nghiệm (sự đoạn diệt)>. <đoạn 43 Đạo lộ: Nhóm I>

Các phần vi đến ix: Tiến triển <các cõi thiền, chứng đắc>

Các phần x đến xii: Ba đặc tính

Các phần xiii đến xvi: Bốn sự thực <đề cập trọn vẹn>

Chương II - Giới <đoạn 265 tu tập tăng thượng: Nhóm G>

Chương III - Định <so với Nhóm F>

Chương IV đến X - Tuệ quán

Sau phần nói về Giới (chương II), Định (chương III) là phần nói đến Tuệ Quán qua 7 giai đoạn (Chương IV đến X). Đại khái, các chương ấy là:

1)      Lấy các ý niệm được định nghĩa ở Chương I và sự khám phá ra tương quan nhân quả giữa các ý niệm ấy (Chương IV), thoạt tiên bắt đầu từ một kiếp đời kéo dài sang các kiếp quá khứ và tương lai. Đây được gọi là phân biệt rõ các điều kiện, sự phân biệt ấy được thực hiện bằng cách suy diễn các điều kiện và các trạng thái sanh khởi có điều kiện thành bốn trường hợp diễn dịch: <a> các điều kiện quá khứ làm nhân cho <b> các điều kiện hay trạng thái hiện tại <c> điều kiện hiện tại làm nhân cho <d> các điều kiện hay trạng thái tương lai (đoạn 275: đưa ra khuôn mẫu căn bản cho tiến trình biến đổi vô cùng tận).

2)      Sau khi suy diễn các điều kiện và các trạng thái sanh khởi có điều kiện theo cách này, tất cả đều được hiểu biết đầy đủ dưới ‘mười một tiêu đề kể từ quá khứ’ và dưới các tiêu đề này, tất cả những gì được tìm thấy chẳng qua chỉ là vô thường, không thỏa mãn và không phải là ngã (V).

3)      Các điều kiện và các trạng thái ấy vô thường như thế nào nhờ xem xét sự sanh và diệt của bất kỳ trạng thái nào có thể nhận biết được (VI).

4)      Bước tới là nhìn nhận rằng không những tất cả các trạng thái có thể nhận biết được khởi lên và diệt đi (không từ đâu đến và không biến vào đâu), mà cả thức nhận biết về các trạng thái ấy cũng khởi lên và diệt đi theo cách ấy. Đây là bước đầu quan trọng vì giờ đây, [có] sự thực chứng về luật sanh khởi và hủy diệt ứng dụng vào từng trạng thái có thể nhận biết được, kể luôn thức biết về trạng thái và sự kiện đó cũng sanh diệt như thế. Rồi lòng ham muốn đối tượng bắt đầu phai nhạt đi, không phải biết bằng trí năng mà bằng chứng nghiệm thâm sâu hơn, vì sự vô dụng của bám níu đến cái gì khởi lên để rồi diệt đi trong thức biến diệt này giờ đây thực sự được thể nghiệm. Tu tập ở đây có yếu tính đặc biệt trong việc phát triển khả năng ghi nhớ điều đã được học hỏi trong mọi trường hợp (VII). <Chú dẫn của Ñāṇamoli bị gián đoạn ở đây, nhưng ở phần cuối của Giới Thiệu Dẫn Nhập Luận III, chúng tôi tìm thấy các ‘giai đoạn’ còn lại của tuệ quán thực tánh, (5) trí về hiểm nguy, (6) bình thản, (7) chuyển tánh (VIII-X) dẫn đến sự ‘ngoi lên’ của Đạo Lộ Giải Thoát. Chúng tôi tìm thấy một mảnh giấy khác ghi chú tiếp khái lược của Ñāṇamoli về các chương của Luận Thuyết I như sau:>

Chương XI - Đạo lộ

Chương XII - Quả vị

Chương XIII - Tiêu Dao

Chương XIV - Duyệt xét

Chương XV đến XIX - Khác biệt: phân biệt

Chương XX đến XXIV - Trí trực chứng đến thực chứng

Chương XXV đến XXVIII - Bốn Vô Ngại Giải

Chương XXIX đến XXXI - An trú và Chứng Đắc

Chương XXXII đến XXXVII - Những giai đoạn cuối của đoạn diệt

Chương XXXVIII đến XLIII - Các loại trí

Chương XLIV đến XLIX - Quay đi

Chương L đến LV - Sáu abhiññās <Trí trực chứng>

Chương LVI đến LIX - Bốn Sự Thực <Bốn chức năng>

Chương LX đến LXVII - Bốn Sự Thực và Bốn Vô Ngại Giải

Chương LXVIII đến LXXIII - Sáu Trí Các Đệ Tử Không Có

Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa

ĐẠO VÔ NGẠI GIẢI

PHẦN THỨ NHẤT

LUẬN I - TRÍ

BẢNG LIỆT KÊ

TRÍ CÁC ĐỆ TỬ CÓ:

Chương

 

Đoạn số

I

Tuệ lắng nghelà trí biết về điều đã nghe (học hỏi)

1

II

Tuệ về chế ngự sau khi nghe (học hỏi) là trí về giới

251

III

Tuệ về định sau khi chế ngự là trí về tu tập định

267

IV

Tuệ phân biệt rõ các điều kiện là trí biết về liên hệ nhân quả (hiện hữu) giữa các hiện tượng

271

V

Tuệ định rõ các hiện tượng quá khứ, hiện tại, tương lai sau khi diễn dịch là trí hiểu biết toàn diện

277

VI

Tuệ quán sự biến đổi của các hiện tượng đang hiện khởi là trí quán sanh diệt

283

VII

Tuệ quán sự diệt [của tâm] sau khi quán tưởng về đối tượng là trí quán thực tánh

295

VIII

Tuệ về biểu hiện hãi hùng là trí quán nguy hiểm

299

IX

Tuệ muốn giải thoát, tư duy và điềm tĩnh, là trí bình thản trước các hành vi tạo quả

306

X

Tuệ trồi lên và quay đi từ bên ngoài là trí chuyển tánh

331

XI

Tuệ trồi lên và quay đi từ [bên ngoài lẫn bên trong] là trí về đạo lộ

341

XII

Tuệ về làm lắng dịu nỗ lực là trí về quả

348

XIII

Tuệ quán bất toàn bị cắt bỏ là trí về giải thoát

354

XIV

Tuệ quán thực tánh các hiện tượng đạt được lúc đó là trí duyệt xét

359

XV

Tuệ xác định các giác quan là trí về khác biệt trong căn cứ vật thể

369

XVI

Tuệ xác định đối tượng bên ngoài là trí về khác biệt trong lãnh vực [căn cứ vật thể]

378

XVII

Tuệ xác định hành xử là trí về sự khác biệt trong hành xử

387

XVIII

Tuệ xác định bốn cõi là trí về sự khác biệt trong cảnh giới

396

XIX

Tuệ xác định chín ý niệm là trí biết sự khác biệt giữa các ý niệm

404

XX

Tuệ vốn là trí trực chứng là trí về điều được biết tới

413

XXI

Tuệ vốn là hiểu biết trọn vẹn là trí theo nghĩa thẩm định (tìm hiểu kỹ)

413

XXII

Từ bỏ là trí theo nghĩa dứt bỏ

413

XXIII

Tuệ vốn là tu tập là trí theo nghĩa tác dụng duy nhất

413

XXIV

Tuệ vốn là thực chứng là trí theo nghĩa thể nghiệm

413

XXV

Tuệ biết khác biệt về nghĩa là vô ngại giải về nghĩa

416

XXVI

Tuệ biết khác biệt về ý niệm là vô ngại giải về ý niệm

416

XXVII

Tuệ biết khác biệt về ngôn ngữ là vô ngại giải về ngữ pháp

416

XXVIII

Tuệ biết khác biệt về biện tài là vô ngại giải về biện tài

416

XXIX

Tuệ biết khác biệt về trú là trí về nghĩa của trú

434

XXX

Tuệ biết khác biệt về chứng đạt là trí về chứng đạt

434

XXXI

Tuệ biết khác biệt về trú và chứng đạt là trí về nghĩa của trú và chứng đạt

434

XXXII

Tuệ cắt đứt phiền não nhờ sự tinh khiết của không phân tâm là trí về định có kết quả tức thời

441

XXXIII

Tuệ tức là thấy rõ có phần ưu thắng, tức là thành tựu trong an trú, tức là quyết tâm về mục tiêu tối thượng là trí về trú không xung đột

444

XXXIV

Tuệ làm chủ do có hai lực, do lắng dịu ba hành vi tạo tác, do mười sáu loại tu tập của trí, và do chín loại tu tập của định, là trí về chứng đoạn diệt

451

XXXV

Tuệ chấm dứt sự tiếp tục tái diễn của người hiểu biết rõ ràng tường tận là trí về hoàn toàn dập tắt

461

XXXVI

Tuệ hoàn toàn cắt đứt tất cả các trạng thái, sự đoạn diệt của chúng, và sự không tái xuất hiện của chúng, là trí về nghĩa của cùng tột đỉnh

464

XXXVII

Tuệ về cách biệt, về khác biệt và đồng nhất, về dập tắt lửa, là trí về tẩy trừ

472

XXXVIII

Tuệ hiểu nghĩa của nỗ lực ở người cần mẫn và cố gắng là trí ứng dụng tinh tấn.

478

XXXIX

Tuệ giải thích các ý niệm khác nhau là trí biểu lộ ý nghĩa

482

XL

Tuệ hiểu rõ ràng sự bao hàm tất cả các ý niệm khác nhau thành một, sự khác biệt và đồng nhất, là trí về cái thấy trong sạch

487

XLI

Tuệ nhờ điều được nhìn nhận là trí kể như là chọn

494

XLII

Tuệ nhờ điều được nhận chân là trí thâm hiểu

497

XLIII

Tuệ về tổng hợp là trí về trú [duyệt xét các trạng thái theo] phần

500

XLIV

Tuệ do trạng thái được ưu thắng là trí quay đi bằng nhận thức

505

XLV

Tuệ về khác biệt là trí quay đi bằng ý (tâm)

508

XLVI

Tuệ về củng cố là trí quay đi của tâm

511

XLVII

Tuệ về tánh không là trí quay đi của trí

514

XLVIII

Tuệ về buông bỏ là trí quay đi bằng giải thoát

517

XLIX

Tuệ về nghĩa của chân như (như thực, hiện thực) là trí quay đi theo sự thật

520

L

Tuệ về nghĩa của thành tựu do xác định thân và tâm là một và nhờ giữ vững nhận thức an lạc và nhận thức nhẹ nhàng là trí về các loại thần thông (năng lực siêu nhiên)

524

LI

Tuệ thấu rõ sự khác biệt và đồng nhất về âm thanh nhờ sự can dự của hướng tâm về đối tượng là trí về thanh tịnh của tai

529

LII

Tuệ thấu rõ hành xử của thức trong sự khác biệt và đồng nhất bằng cách [quan sát] lòng tin [và không tin] trong [sáu] năng lực gây ảnh hưởng [bắt đầu bằng năng lực gây ảnh hưởng của mắt] nhờ sự can dự của ba loại tâm là trí thấu rõ ý (tâm).

534

LIII

Tuệ thấu rõ các trạng thái sanh khởi do tùy thuộc qua sự can dự của khác biệt và đồng nhất [tương ứng] với hành vi [bất thiện và thiện] là trí nhớ lại kiếp quá khứ

539

LIV

Tuệ bằng ánh sáng nhìn tượng biết ý thấy sự khác biệt và đồng nhất là trí thiên nhãn

544

LV

Tuệ làm chủ ba năng lực gây ảnh hưởng theo sáu mươi bốn cách là trí về sự kiệt quệ của phiền não

550

LVI

Tuệ về nghĩa của hiểu biết trọn vẹn là trí về khổ đau

564

LVII

Tuệ về nghĩa của từ bỏ là trí về nguồn gốc

564

LVIII

Tuệ về nghĩa của thực chứng là trí về đoạn diệt

564

LIX

Tuệ về nghĩa của tu tập là trí về đạo lộ

564

LX

Trí về khổ đau

567

LXI

Trí về nguồn gốc của khổ

567

LXII

Trí về diệt khổ

567

LXIII

Trí về con đường dẫn đến diệt khổ

567

LXIV

Trí về vô ngại giải về nghĩa

570

LXV

Trí về vô ngại giải về ý niệm

570

LXVI

Trí về vô ngại giải về ngữ pháp

570

LXVII

Trí về vô ngại giải về biện tài

570

[TRÍ CÁC ĐỆ TỬ KHÔNG CÓ:]

LXVIII

Trí biết rõ tâm ý người khác

573

LXIX

Trí biết rõ thành kiến và khuynh hướng ngủ ngầm của chúng sanh

584

LXX

Trí về các cặp Biến Hóa (kỳ diệu)

592

LXXI

Trí về lòng Đại Bi

596

LXXII

Trí toàn giác

598

LXXIII

Trí biết không ngăn ngại

598

 

Đây là 73 loại trí. Trong số 73 trí ấy, các đệ tử có 67 trí, 6 loại trí cuối cùng, các đệ tử không có.

CHẤM DỨT BẢNG LIỆT KÊ.

 

[I- LUẬN VỀ TRÍ]«Ñāṇakathā»

CHƯƠNG I - HỌC HỎI

 

1. [4] Thế nào là tuệ nhờ lắng nghe[1]là trí biết về điều đã lắng nghe (học hỏi)? (so với Vbh 324f.)

[Toát yếu]

i.         Tai lắng nghe như vầy: Các ý niệm này cần được chứng biết trực tiếp. Tuệ là hành vi hiểu biết tức là trí biết về điều đã lắng nghe (học hỏi). (cf. Dasuttara D iii 272ff).

ii.       Tai lắng nghe như vầy: Các ý niệm này cần được hiểu biết trọn vẹn. Tuệ... «lập lại như ở đoạn i ở trên»

iii.      Tai lắng nghe như vầy: Các ý niệm này cần được từ bỏ. Tuệ...

iv.     Tai lắng nghe như vầy: Các ý niệm này cần được phát triển. Tuệ...

v.       Tai lắng nghe như vầy: Các ý niệm này cần được thực chứng. Tuệ...

vi.     Tai lắng nghe như vầy: Các ý niệm này có đặc tính suy giảm. Tuệ...

vii.    Tai lắng nghe như vầy: Các ý niệm này có đặc tính ổn định. Tuệ...

viii.  Tai lắng nghe như vầy: Các ý niệm này có đặc tính ưu việt. Tuệ...

ix.     Tai lắng nghe như vầy: Các ý niệm này có đặc tính thể nhập. Tuệ...

x.       Tai lắng nghe như vầy: Tất cả các hành vi tạo quả là vô thường. Tuệ...

xi.     Tai lắng nghe như vầy: Tất cả các hành vi tạo quả là khổ. Tuệ...

xii.    Tai lắng nghe như vầy: Tất cả các hành vi tạo quả không phải là ngã. Tuệ...

xiii.  Tai lắng nghe như vầy: Đây là sự thật cao cả về khổ. Tuệ...

xiv.  Tai lắng nghe như vầy: Đây là sự thật cao cả về nguồn gốc của khổ. Tuệ...

xv.   Tai lắng nghe như vầy: Đây là sự thật cao cả về diệt khổ. Tuệ...

xvi.  Tai lắng nghe như vầy: Đây là sự thật cao cả về con đường đưa đến diệt khổ. [5] Tuệ là hành vi hiểu biết tức là trí biết về điều đã lắng nghe (học hỏi).

[Phần i]

2. Thế nào là tuệ nhờ lắng nghe như vầy ‘Các ý niệm này cần được chứng biết trực tiếp’ là trí biết về điều đã lắng nghe (học hỏi)?[2]

[Mười đề nghị] (từ kinh Dasuttarasuttanta)

3. Một ý niệm cần được chứng biết trực tiếp: Tất cả các sanh linh được bảo tồn nhờ vật thực (D iii 211 và 273).

Hai ý niệm cần được chứng biết trực tiếp: Hai yếu tố [được tạo thành và không được tạo thành] (D iii 274, M iii 63).

Ba ý niệm cần được chứng biết trực tiếp: Ba cõi [cõi dục giới, sắc giới, vô sắc giới] (D iii 275, M iii 63).

Bốn ý niệm cần được chứng biết trực tiếp: Bốn sự thực cao cả (D iii 277).

Năm ý niệm cần được chứng biết trực tiếp: Năm nền tảng cho giải thoát (D iii 279, cf. Saṅgīti, D iii 241, A iii 21).

Sáu ý niệm cần được chứng biết trực tiếp: Sáu vô thượng (D iii 250, 281).

Bẩy ý niệm cần được chứng biết trực tiếp: Bẩy nền tảng để ca ngợi* (D iii 252, 283).

* niddasa vatthūni

Tám ý niệm cần được chứng biết trực tiếp: Tám nền tảng của nhiếp phục (D iii 263, 287; D ii 110).

Chín ý niệm cần được chứng biết trực tiếp: Chín cõi thiền để an trú (D iii 265, 290; D ii 156).

Mười ý niệm cần được chứng biết trực tiếp: Mười nền tảng cho đoạn tận* (D iii 291).

*nijjara vatthūni

[Tất cả]

4. ‘Này các tỳ kheo, tất cả cần được chứng biết trực tiếp. Và gì là tất cả cần được chứng biết trực tiếp? Mắt cần được chứng biết trực tiếp, các đối tượng hữu hình cần được chứng biết trực tiếp, nhận biết từ mắt cần được chứng biết trực tiếp, xúc chạm ở mắt cần được chứng biết trực tiếp, với xúc chạm ở mắt làm điều kiện bất cứ cảm nghiệm nào khởi lên, dù có dễ chịu, khó chịu hay không dễ chịu cũng chẳng khó chịu, cũng cần được chứng biết trực tiếp... Tai cần được chứng biết trực tiếp, âm thanh... Mũi cần được chứng biết trực tiếp, mùi... Lưỡi cần được chứng biết trực tiếp, vị... Thân cần được chứng biết trực tiếp, đối tượng xúc chạm được... Ý cần được chứng biết trực tiếp, đối tượng tâm ý cần được chứng biết trực tiếp, nhận biết từ ý cần được chứng biết trực tiếp, xúc chạm ở ý cần được chứng biết trực tiếp, với xúc chạm ở ý làm điều kiện, bất cứ cảm nghiệm nào khởi lên, dù có dễ chịu, khó chịu hay không dễ chịu cũng chẳng khó chịu cũng cần được chứng biết trực tiếp... (So với S iv 15ff., 29).

[201 ý niệm]

5.

1-5. Vật thể cần được chứng biết trực tiếp. Cảm nghiệm... Nhận thức... Tạo lập tâm trạng... Thức cần được chứng biết trực tiếp.

6-11. Mắt cần được chứng biết trực tiếp. Tai... Mũi... Lưỡi... Thân... Ý cần được chứng biết trực tiếp.

12-17. Vật hữu hình cần được chứng biết trực tiếp. Âm thanh... Mùi... Vị... Vật xúc chạm được... Đối tượng tâm ý...

18-23. Nhận biết từ mắt cần được chứng biết trực tiếp. Nhận biết từ tai... Nhận biết từ mũi... Nhận biết từ lưỡi... Nhận biết từ thân... Nhận biết từ ý... [6]

24-29. Xúc chạm ở mắt cần được chứng biết trực tiếp. Xúc chạm ở tai... Xúc chạm ở mũi... Xúc chạm ở lưỡi... Xúc chạm ở thân... Xúc chạm ở ý...

30-35. Cảm nghiệm sanh do xúc chạm ở mắt cần được chứng biết trực tiếp. Cảm nghiệm sanh do xúc chạm ở tai... Cảm nghiệm sanh do xúc chạm ở mũi... Cảm nghiệm sanh do xúc chạm ở lưỡi... Cảm nghiệm sanh do xúc chạm ở thân... Cảm nghiệm sanh do xúc chạm ở ý...

36-41. Nhận thức về đối tượng hữu hình cần được chứng biết trực tiếp. Nhận thức về âm thanh... Nhận thức về mùi... Nhận thức về vị... Nhận thức về đối tượng xúc chạm được... Nhận thức về đối tượng tâm ý...

42-47. Chủ ý về đối tượng hữu hình cần được chứng biết trực tiếp. Chủ ý về âm thanh... Chủ ý về mùi... Chủ ý về vị... Chủ ý về đối tượng xúc chạm được... Chủ ý về đối tượng tâm ý...

48-53. Khao khát đối tượng hữu hình cần được chứng biết trực tiếp. Khao khát âm thanh... Khao khát mùi... Khao khát vị... Khao khát đối tượng xúc chạm được... Khao khát đối tượng tâm ý...

54-59. Hướng tâm về đối tượng hữu hình cần được chứng biết trực tiếp. Hướng tâm về âm thanh... Hướng tâm về mùi... Hướng tâm về vị... Hướng tâm về đối tượng xúc chạm được... Hướng tâm về đối tượng tâm ý...

60-65. Suy xét đối tượng hữu hình cần được chứng biết trực tiếp. Suy xét âm thanh... Suy xét mùi... Suy xét vị... Suy xét đối tượng xúc chạm được... Suy xét đối tượng tâm ý...

66-71. Yếu tố đất cần được chứng biết trực tiếp. Yếu tố nước... Yếu tố nhiệt... Yếu tố gió... Yếu tố khoảng không... Yếu tố thức...

72-81. Đề mục* đất cần được chứng biết trực tiếp. Đề mục nước... Đề mục lửa... Đề mục gió... Đề mục mầu xanh lơ... Đề mục mầu vàng... Đề mục mầu đỏ... Đề mục mầu trắng... Đề mục khoảng không... Đề mục thức...

*nói cho đầy đủ là: Đề mục thiền (kasiṇa)

82-113. Tóc cần được chứng biết trực tiếp. Lông... Răng... Móng tay móng chân... Da... Thịt... Gân... Xương... Tủy... Thận... Tim... Gan... Mạng mỡ... Lá lách... Phổi... Ruột già... [7] Ruột non... Họng... Phân... Mật... Đờm... Mủ... Máu... Mồ hôi... Mỡ... Nước mắt... Huyết thanh... Nước dãi... Nước mũi... Chất lỏng ở khớp xương... Nước tiểu... Óc...

114-125. Nền tảng* của mắt cần được chứng biết trực tiếp. Nền tảng của đối tượng hữu hình2*... Nền tảng của tai... Nền tảng của âm thanh... Nền tảng của mũi... Nền tảng của mùi... Nền tảng của lưỡi... Nền tảng của vị ... Nền tảng của thân... Nền tảng của vật xúc chạm được... Nền tảng của ý3*... Nền tảng của đối tượng tâm ý4*...

* Nền tảng của năm giác quan (mắt...) là tế bào thụ cảm (āyatana = pasāda) cần thiết để tiếp nhận đối tượng của nó. Nếu tế bào này bị hư, giác quan sẽ không làm việc được. Ví dụ: tế bào thụ cảm của mắt là con ngươi. Xin đọc Bác sĩ W. F. Jayasuriya, The Psychology & Philosophy of Buddhism (An Introduction to the Abhidhamma), Buddhist Missionary Society [Kuala Lumpur, 1988], trang 82, 173ff. Đọc Nyanatiloka, Buddhist Dictionary, trang 28.

2* Theo Vibhaṅga (Phân Tích), đối tượng hữu hình ở đây do bốn yếu tố chính tạo thành và hiển hiện thành mầu sắc, ánh sáng... chứ không phải là vật nhìn theo không gian 3 chiều. Đọc Nyanatiloka, Buddhist Dictionary, trang 28.

3* manāyatana: một tên chung cho thức. Đọc Nyanatiloka, Buddhist Dictionary, trang 28.

4* Dhammāyatana, giống như yếu tố đối tượng tâm ý (dhamma-dhātu), đối tượng tâm ý (dhammārammaṇa). Đọc Nyanatiloka, Buddhist Dictionary , trang 28.

126-143. Yếu tố mắt* cần được chứng biết trực tiếp. Yếu tố đối tượng hữu hình... Yếu tố nhận biết từ mắt... Yếu tố tai*... Yếu tố âm thanh... Yếu tố nhận biết từ tai... Yếu tố mũi*... Yếu tố mùi... Yếu tố nhận biết từ mũi... Yếu tố lưỡi*... Yếu tố vị... Yếu tố nhận biết từ lưỡi... Yếu tố thân*... Yếu tố đối tượng xúc chạm được... Yếu tố nhận biết từ thân... Yếu tố ý2*... Yếu tố đối tượng tâm ý... Yếu tố nhận biết từ ý...

* Đây chính là năm giác quan. Được gọi là yếu tố vì đây là 18 phần tử căn bản của tiến trình nhận biết.

2* đọc 3* ở trên.

144-165. Năng lực gây ảnh hưởng của mắt cần được chứng biết trực tiếp. Năng lực gây ảnh hưởng của tai... Năng lực gây ảnh hưởng của mũi... Năng lực gây ảnh hưởng của lưỡi... Năng lực gây ảnh hưởng của thân... Năng lực gây ảnh hưởng của ý... Năng lực gây ảnh hưởng của sinh khí... Năng lực gây ảnh hưởng của nữ tính... Năng lực gây ảnh hưởng của nam tính... Năng lực gây ảnh hưởng dễ chịu của [thân]... Năng lực gây ảnh hưởng khó chịu của [thân]... Năng lực gây ảnh hưởng khoan khoái của [tâm]... Năng lực gây ảnh hưởng khó chịu của [tâm]... Năng lực gây ảnh hưởng của bình thản... Năng lực gây ảnh hưởng của tín... Năng lực gây ảnh hưởng của tinh tấn... Năng lực gây ảnh hưởng của quán niệm... Năng lực gây ảnh hưởng của định... Năng lực gây ảnh hưởng của tuệ... Năng lực gây ảnh hưởng của ‘Tôi sẽ chứng biết cái chưa biết’... Năng lực gây ảnh hưởng của chứng biết... Năng lực gây ảnh hưởng của bậc đã chứng ngộ hoàn toàn...

166-168. Yếu tố dục giới cần được chứng biết trực tiếp. Yếu tố sắc giới... Yếu tố vô sắc giới...

169-177. Cõi dục giới cần được chứng biết trực tiếp. [8] Cõi sắc giới... Cõi vô sắc giới... Cõi có nhận thức... Cõi không có nhận thức... Cõi không có nhận thức không phải không có nhận thức... Cõi có một tập hợp... Cõi có bốn tập hợp... Cõi có năm tập hợp...

178-181. Cõi sơ thiền cần được chứng biết trực tiếp. Cõi nhị thiền... Cõi tam thiền... Cõi tứ thiền...

182-185. Tâm giải thoát của lòng từ cần được chứng biết trực tiếp. Tâm giải thoát của lòng bi mẫn... Tâm giải thoát của hoan hỉ... Tâm giải thoát của bình thản...

186-189. Sự chứng đạt cõi không gian vô biên cần được chứng biết trực tiếp. Sự chứng đạt cõi thức vô biên... Sự chứng đạt cõi không có gì hết... Sự chứng đạt cõi không có nhận thức cũng không phải không có nhận thức...

190-201. Vô minh cần được chứng biết trực tiếp. Hành vi tạo quả... Thức... Tâm thức-Vật thể... Sáu giác quan... Xúc... Cảm nghiệm... Khao khát... Bám níu... Trở thành... Sanh... Già và Chết cần được chứng biết trực tiếp.

[Bốn Sự Thực]

6. Khổ cần được chứng biết trực tiếp. Nguồn gốc của khổ... Sự diệt khổ... Con đường dẫn đến diệt khổ cần được chứng biết trực tiếp.[3]

7.

1. a-d. Vật thể cần được chứng biết trực tiếp. Nguồn gốc của vật thể... Sự đoạn diệt của vật thể... Con đường dẫn đến đoạn diệt vật thể... [và cứ tiếp tục từ a đến d cho các ý niệm còn lại của 201 ý niệm được liệt kê ở đ. 5 cho đến]...

201. a-d. Già và chết cần được chứng biết trực tiếp. Nguồn gốc của già và chết... Sự chấm dứt già và chết... Con đường dẫn đến chấm dứt già và chết...

8. Ý nghĩa của việc hiểu trọn vẹn khổ đau cần được chứng biết trực tiếp. Ý nghĩa của từ bỏ nguồn gốc của khổ... Ý nghĩa của thực chứng sự diệt khổ... Ý nghĩa của tu tập con đường dẫn đến diệt khổ cần được chứng biết trực tiếp.

9.

1. a-d. Ý nghĩa của việc hiểu trọn vẹn vật thể cần được chứng biết trực tiếp. Ý nghĩa của từ bỏ nguồn gốc của vật thể... Ý nghĩa của thực chứng đoạn diệt của vật thể... Ý nghĩa của tu tập con đường dẫn đến đoạn diệt vật thể...[và cứ tiếp tục từ a đến d cho các ý niệm còn lại của 201 ý niệm được liệt kê ở đ. 5 cho đến]...

[9] 201. a-d. Ý nghĩa của việc hiểu trọn vẹn già và chết cần được chứng biết trực tiếp. Ý nghĩa của từ bỏ nguồn gốc của già và chết... Ý nghĩa của thực chứng đoạn diệt già và chết... Ý nghĩa của tu tập con đường dẫn đến đoạn diệt già và chết cần được chứng biết trực tiếp.

10. Ý nghĩa của hiểu rõ tức là hiểu trọn vẹn khổ đau cần được chứng biết trực tiếp. Ý nghĩa của hiểu rõ tức là từ bỏ nguồn gốc của khổ đau... Ý nghĩa của hiểu rõ tức là thực chứng sự diệt khổ... Ý nghĩa của hiểu rõ tức là tu tập con đường dẫn đến diệt khổ cần được chứng biết trực tiếp.

11.

1. a-d. Ý nghĩa của việc hiểu rõ như hiểu trọn vẹn vật thể cần được chứng biết trực tiếp. Ý nghĩa của việc hiểu rõ như từ bỏ nguồn gốc của vật thể... Ý nghĩa của việc hiểu rõ như việc thực chứng đoạn diệt của vật thể... Ý nghĩa của việc hiểu rõ như tu tập con đường dẫn đến đoạn diệt vật thể [và cứ tiếp tục từ a đến d cho các ý niệm còn lại của 201 ý niệm được liệt kê ở đ. 5 cho đến]...

201. a-d. Ý nghĩa của hiểu rõ như hiểu trọn vẹn già và chết cần được chứng biết trực tiếp. Ý nghĩa của hiểu rõ như từ bỏ nguồn gốc của già và chết... Ý nghĩa của hiểu rõ [như] thực chứng đoạn diệt già và chết... Ý nghĩa của hiểu rõ [như] tu tập con đường dẫn đến đoạn diệt già và chết cần được chứng biết trực tiếp.

12. Khổ đau cần được chứng biết trực tiếp. Nguồn gốc của khổ... Sự diệt khổ... Sự đoạn diệt nguồn gốc của khổ... Sự đoạn diệt ham muốn tạo khổ đau... Vị của khổ đau...* Sự nguy hiểm trong khổ đau... Sự thoát ly khỏi khổ đau cần được chứng biết trực tiếp.[4]

* dukkhassa assādo abhiññeyyo:vị của khổ đau cần được chứng biết trực tiếp.

13.

1. a-h. Vật thể cần được chứng biết trực tiếp. Nguồn gốc của vật thể... Sự đoạn diệt của vật thể... Sự đoạn diệt nguồn gốc của vật thể... Sự đoạn diệt ham muốn vật thể tạo khổ đau... Vị của vật thể... Sự nguy hiểm trong vật thể... Sự thoát ly khỏi vật thể... [và cứ tiếp tục tám ví dụ đan cử từ a đến h cho các ý niệm còn lại của 201 ý niệm được liệt kê ở đ. 5 cho đến]...

201. a-h. Già và chết cần được chứng biết trực tiếp. Nguồn gốc của già và chết... Sự đoạn diệt già và chết... Sự đoạn diệt nguồn gốc của già và chết... Sự đoạn diệt ham muốn già và chết... Vị của già và chết... Sự nguy hiểm trong già và chết... Sự thoát ly khỏi già và chết cần được chứng biết trực tiếp.

14. Khổ đau cần được chứng biết trực tiếp. Nguồn gốc của khổ... [10] Sự diệt khổ... Con đường dẫn đến diệt khổ... Vị của khổ đau... Sự nguy hiểm trong khổ đau... Sự thoát ly khỏi khổ đau cần được chứng biết trực tiếp.

15.

1. a-g. Vật thể cần được chứng biết trực tiếp. Nguồn gốc của vật thể... Sự diệt tận của vật thể... Con đường dẫn đến diệt tận của vật thể... Vị của vật thể*... Sự nguy hiểm trong vật thể... Sự thoát ly khỏi vật thể... [và cứ tiếp tục bẩy ví dụ đan cử từ a đến g cho các ý niệm còn lại của 201 ý niệm được liệt kê ở đ. 5 cho đến]...

*rūpassa assādo

201. a-g. Già và chết cần được chứng biết trực tiếp. Nguồn gốc của già và chết... Sự chấm dứt già và chết... Con đường dẫn đến chấm dứt già và chết... Vị của già và chết*... Sự nguy hiểm trong già và chết... Sự thoát ly khỏi già và chết cần được chứng biết trực tiếp.

* jarāmaraṇassa assādo

[Bảy Quán Tưởng]

16. Quán vô thường cần được chứng biết trực tiếp. Quán khổ... Quán không phải là ngã... Quán nhàm chán... Quán hết ham muốn... Quán đoạn diệt... Quán buông bỏ cần được chứng biết trực tiếp.[5]

17.

1. a-g. Quán vô thường trong vật thể cần được chứng biết trực tiếp. Quán khổ trong vật thể... Quán không phải là ngã trong vật thể... Quán nhàm chán trong vật thể... Quán hết ham muốn trong vật thể... Quán đoạn diệt trong vật thể... Quán buông bỏ trong hợp vật thể... [và cứ tiếp tục bẩy ví dụ đan cử từ a đến g cho các ý niệm còn lại của 201 ý niệm được liệt kê ở đ. 5 cho đến]...

201. a-g. Quán vô thường trong già và chết cần được chứng biết trực tiếp. Quán khổ trong già và chết... Quán không phải là ngã trong già và chết... Quán nhàm chán trong già và chết... Quán hết ham muốn trong già và chết... Quán đoạn diệt trong già và chết... Quán tưởng về từ bỏ trong già và chết cần được chứng biết trực tiếp.



[15 đặc tính tất yếu của hiện hữu]

18.

1. Nguồn sanh khởi cần được chứng biết trực tiếp.*

* uppādo abhiññeyyo

2. Tiếp tục tái diễn hiện hữu cần được chứng biết trực tiếp.*

*pavattaṁ abhiññeyyaṁ

3. Điều kiện để còn sanh tử cần được chứng biết trực tiếp.*

*nimittaṁ abhiññeyyaṁ. Nghĩa đen của nimitta là biểu tượng (tướng) [của hành vi tạo quả]. Ngài Nyāṇatiloka nói rằng khi chữ nimitta đi cùng với uppādo (nguồn sanh khởi của hiện hữu) và pavattaṁ (tiếp tục tái diễn hiện hữu) trong một văn mạch «như ở các tiểu đoạn 18.1; 18.2 và 18.3 của các đđ. 18-22», ta có thể hiểu nimitta là những điều kiện để còn sanh tử. Đọc Nyanatiloka Thera, The Buddha’s Path to Deliverance, BPS [Kandy, Sri Lanka, 2000] đ. 194, đ. 199 trang 197 và 201. Đọc Nyanatiloka Thera, Buddhist Dictionary, nghĩa thứ năm của nimitta, trang 108. Ở các đoạn 18-22 và ở bất cứ chỗ nào hội đủ tinh thần như đã nói, hay chỗ nào thích hợp, tôi sẽ dịch nimitta pavattaṁ theo đề nghị của Ngài Nyāṇatiloka. Đọc thêm chú thích ở Luận V nói về Giải Thoát, đ. 1 về sự giải thoát khỏi nimitta này.

4. Tích lũy [kamma: nghiệp] cần được chứng biết trực tiếp.

5. Kết sanh cần được chứng biết trực tiếp.

6. Cảnh giới [tái sanh] tới cần được chứng biết trực tiếp.

7. Sanh sản [các tập hợp] cần được chứng biết trực tiếp.

8. Tái sanh khởi cần được chứng biết trực tiếp.

9. Sanh cần được chứng biết trực tiếp.

10. Già cần được chứng biết trực tiếp.

11. Bệnh cần được chứng biết trực tiếp.

12. Chết cần được chứng biết trực tiếp.

13. Khổ não cần được chứng biết trực tiếp.

14. Ta thán cần được chứng biết trực tiếp.

15. Tuyệt vọng cần được chứng biết trực tiếp.[6]

 

1. Không còn nguồn sanh khởi của hiện hữu...*

* anuppādo abhiññeyyo

2. Không tiếp tục tái diễn hiện hữu...*

* appavattaṁ abhiññeyyaṁ

3. Không có điều kiện để còn sanh tử...*

* animittaṁ abhiññeyyaṁ

4. Không tích lũy...

5. Không kết sanh...

6. Không có cảnh giới [tái sanh] tới ...

7. Không sanh sản...

8. Không tái sanh khởi...

9. Không sanh...

10. Không già...

11. Không bệnh...

12. Không chết...

13. Không khổ não...

14. Không ta thán...

15. Không tuyệt vọng...

 

1. Nguồn sanh khởi của hiện hữu cần được chứng biết trực tiếp. Không còn nguồn sanh khởi của hiện hữu cần được chứng biết trực tiếp.

2. Tiếp tục tái diễn hiện hữu... Không tiếp tục tái diễn...

3. Điều kiện để còn... Không có điều kiện để còn...

4. Tích lũy... Không tích lũy...

5. Kết sanh... Không kết sanh...

6. Cảnh giới [tái sanh] tới... Không có cảnh giới...

7. Sanh sản... Không sanh sản...

8. Tái sanh khởi... Không tái sanh khởi...

9. Sanh... Không sanh...

10. Già... Không già...

11. Bệnh... Không bệnh...

12. Chết... Không chết...

13. Khổ não... Không khổ não...

14. Ta thán... Không ta thán...

15. Tuyệt vọng... Không tuyệt vọng...

19.

1. Nguồn sanh khởi của hiện hữu là khổ cần được chứng biết trực tiếp.

2. Tiếp tục tái diễn hiện hữu là khổ...

3. -14. ...

15. Tuyệt vọng là khổ cần được chứng biết trực tiếp.

 

1. Không còn nguồn sanh khởi của hiện hữu là hạnh phúc toàn hảo* cần được chứng biết trực tiếp.

* sukha: hạnh phúc toàn hảo

2. Không tiếp tục tái diễn hiện hữu là hạnh phúc toàn hảo...

3. -14...

15. Không tuyệt vọng là hạnh phúc toàn hảo cần được chứng biết trực tiếp.

 

1. Nguồn sanh khởi của hiện hữu là khổ và không còn nguồn sanh khởi của hiện hữu là hạnh phúc toàn hảo cần được chứng biết trực tiếp.

2. Tiếp tục tái diễn hiện hữu là khổ và không tiếp tục tái diễn hiện hữu là hạnh phúc toàn hảo...

3. -14...

[12] 15. Tuyệt vọng là khổ và không tuyệt vọng là hạnh phúc toàn hảo cần được chứng biết trực tiếp.

 

20.

1. Nguồn sanh khởi của hiện hữu là hãi hùng cần được chứng biết trực tiếp.

2. Tiếp tục tái diễn hiện hữu là hãi hùng...

3. -14. ...

15. Tuyệt vọng là hãi hùng cần được chứng biết trực tiếp.

 

1. Không còn nguồn sanh khởi của hiện hữu là an ổn cần được chứng biết trực tiếp.

2. Không tiếp tục tái diễn hiện hữu là an ổn...

3. -14. ...

[13] 15. Không tuyệt vọng là an ổn cần được chứng biết trực tiếp.

 

1. Nguồn sanh khởi của hiện hữu là hãi hùng và không còn nguồn sanh khởi của hiện hữu là an ổn cần được chứng biết trực tiếp.

2. Tiếp tục tái diễn hiện hữu là hãi hùng và không tiếp tục tái diễn hiện hữu là an ổn...

3. -14. ...

15. Tuyệt vọng là hãi hùng và không thất vọng là an ổn cần được chứng biết trực tiếp.

21.

1. Nguồn sanh khởi của hiện hữu là thế tục cần được chứng biết trực tiếp.

2. Tiếp tục tái diễn hiện hữu là thế tục...

3. -14. ...

15. Tuyệt vọng là thế tục cần được chứng biết trực tiếp.

 

1. Không còn nguồn sanh khởi của hiện hữu là phi thế tục cần được chứng biết trực tiếp.

2. Không tiếp tục tái diễn hiện hữu là phi thế tục...

3. -14. ...

15. Không tuyệt vọng là phi thế tục cần được chứng biết trực tiếp.

 

1. Nguồn sanh khởi của hiện hữu là thế tục và không còn nguồn sanh khởi của hiện hữu là phi thế tục cần được chứng biết trực tiếp.

2. Tiếp tục tái diễn hiện hữu là thế tục và không tiếp tục tái diễn hiện hữu là phi thế tục...

3. -14. ...

15. Tuyệt vọng là thế tục và không tuyệt vọng là phi thế tục cần được chứng biết trực tiếp.

22.

1. Nguồn sanh khởi của hiện hữu là những hành vi tạo quả cần được chứng biết trực tiếp.*

* uppādo saṅkhārāti abhiññeyyaṁ

2. Tiếp tục tái diễn hiện hữu là hành vi tạo quả...*

* pavattaṁ saṅkhārāti abhiññeyyaṁ

3. -14. ...*

* nimittaṁ saṅkhārāti abhiññeyyaṁ

15. Tuyệt vọng là hành vi tạo quả cần được chứng biết trực tiếp.

 

1. Không còn nguồn sanh khởi của hiện hữu là nibbana cần được chứng biết trực tiếp*.

* anuppādo nibbānanti abhiññeyyaṁ

2. Không tiếp tục tái diễn hiện hữu là nibbana*...

* appavattaṁ nibbānanti abhiññeyyaṁ

3. -14. ...*

* animittaṁ nibbānanti abhiññeyyaṁ

15. Không tuyệt vọng là nibbana cần được chứng biết trực tiếp.

 

1. Nguồn sanh khởi của hiện hữu là những hành vi tạo quả và không còn nguồn sanh khởi của hiện hữu là nibbana cần được chứng biết trực tiếp.

2. Tiếp tục tái diễn hiện hữu là những hành vi tạo quả và không tiếp tục tái diễn hiện hữu là nibbana...

3. -14. ...

15. Tuyệt vọng là hành vi tạo quả và không tuyệt vọng là nibbana cần được chứng biết trực tiếp.

HẾT PHẦN ĐỌC LẦN THỨ NHẤT



[Các ý nghĩa liên kết với Thánh Đạo]

23. Giữ gìn lời nói * là ý nghĩa cần được chứng biết trực tiếp, trang bị tâm thức (đọc M ii 206) là ý nghĩa cần được chứng biết trực tiếp, chu toàn là ý nghĩa... hợp nhất là ý nghĩa... không phân tâm là ý nghĩa... nỗ lực... không phân tán2*... không khuấy rối... bất động... tâm vững do trụ nhất điểm... đối tượng [để dựa vào]... lãnh vực... từ bỏ... dứt bỏ... trồi lên... quay đi... an tịnh... [mục tiêu] cao thượng... giải thoát... không nhiễm lậu... vượt qua... không dấu hiệu... không ước nguyện... chân không... tác dụng (hương vị) duy nhất [của tĩnh lặng và quán thực tánh]... [16] không vượt quá [tĩnh lặng và quán thực tánh]... sóng đôi giữa [tĩnh lặng và quán thực tánh]... lối thoát ra khỏi [cái được tạo thành]... nguyên nhân [khiến cho chứng nhập nibbana]... thấy rõ [nibbana] là ý nghĩa cần được chứng biết trực tiếp, ưu thắng là ý nghĩa cần được chứng biết trực tiếp. (Với những đoạn 23-43 cf. Ch. XIII đđ. 23-43).[7]

* pariggahacó nhiều nghĩa: (1) bao gồm; (2) giữ gìn lời nói: nđ là vì niềm nở chấp nhận ý nghĩa (attha) của chánh ngữ (sammā vācā) nên từ bỏ, không nói dối, không nói độc ác, không nói lời tàn nhẫn và không nói nhăng cuội (M iii 252); (3) vật sở hữu; (4) thêm sức mạnh; (5) phân biệt rõ (giai đoạn của quán thực tánh [AbhS Ch. 9 đ. 29ff.]). Khi liên kết với tám chánh đạo, pariggaha ở đây mang nghĩa thứ hai. Đọc Ñāṇamoli, A Pali English Glossary of Buddhist Technical Terms [BPS, 1994] trang 69.

2*avisāra:không phân tán, không dàn trải ra.

 

[Ý nghĩa của tĩnh lặng* và quán thực tánh 2*]

24. Không phân tâm là ý nghĩa của tĩnh lặng* cần được chứng biết trực tiếp. Quán tưởng là ý nghĩa của quán thực tánh2*... Tác dụng (hương vị) duy nhất là ý nghĩa của tĩnh lặng* và quán thực tánh2*... Không vượt quá là ý nghĩa của sóng đôi giữa [tĩnh lặng* và quán thực tánh2*] cần được chứng biết trực tiếp..

* samatha:tĩnh lặng, chỉ cho jhāna, đồng nghĩa với (=) ‘định’. Định nghĩa này tìm thấy ở Dhs. đ. 54 và 11: Tĩnh lặng [samatha = cittass’ ekaggatā (nhất tâm) = samādhi (định)].

2* vipassanā: quán thực tánh. Samatha-vipassanā là hai hình thức thiền đi sóng đôi (yuganaddha) với nhau để đưa đến đạo lộ giải thoát. Ở đây, có thể dịch samatha-vipassanāĐịnh-Tuệ. Đọc Ñāṇamoli, A Pali English Glossary of Buddhist Technical Terms [BPS, 1994] trang 109-110.

 

[Ý nghĩa của các Ý niệm Liên Quan tới chặng Đầu, chặng Giữa và chặng Cuối của Thánh Đạo]

25. Hành trì là ý nghĩa của huân tập cần được chứng biết trực tiếp. Lãnh vực là ý nghĩa của đối tượng... Nỗ lực là ý nghĩa của tâm lười biếng... Chế ngự là ý nghĩa của tâm bị dao động... Nhìn với lòng bình thản[8]là ý nghĩa của tâm được thanh lọc theo hai cách cần được chứng biết trực tiếp. Thành tựu ưu việt là ý nghĩa cần được chứng biết trực tiếp. Hiểu cao hơn là ý nghĩa... Chứng ngộ đồng thời Sự Thực* là ý nghĩa... Củng cố vào đoạn diệt 8 là ý nghĩa cần được chứng biết trực tiếp.

* Luận XXIII nói đến sự chứng ngộ đồng thời các Sự Thực.

 

[Ý nghĩa của Năm Năng Lực]

26. Cả quyết là ý nghĩa của năng lực gây ảnh hưởng của tín cần được chứng biết trực tiếp. Nỗ lực là ý nghĩa của năng lực gây ảnh hưởng của tinh tấn... Thiết lập là ý nghĩa của năng lực gây ảnh hưởng của niệm... Không phân tâm là ý nghĩa của năng lực gây ảnh hưởng của định... Thấy rõ là ý nghĩa của năng lực gây ảnh hưởng của tuệ cần được chứng biết trực tiếp.

Không lay chuyển vì không tin là ý nghĩa của tín lực cần được chứng biết trực tiếp. Không lay chuyển vì lười biếng là ý nghĩa của tấn lực... Không lay chuyển vì xao lãng là ý nghĩa của niệm lực... Không lay chuyển vì dao động là ý nghĩa của định lực... Không lay chuyển vì vô minh là ý nghĩa của tuệ lực cần được chứng biết trực tiếp.

Thiết lập là ý nghĩa của yếu tố tạo thành giác ngộ của quán niệm cần được chứng biết trực tiếp. Tìm hiểu là ý nghĩa của yếu tố tạo thành giác ngộ của đi tìm sự thật... Nỗ lực là ý nghĩa của yếu tố tạo thành giác ngộ của tinh tấn... Chan hòa là ý nghĩa của yếu tố tạo thành giác ngộ của hỉ... An tịnh là ý nghĩa của yếu tố tạo thành giác ngộ của tĩnh lặng... Không phân tâm là ý nghĩa của yếu tố tạo thành giác ngộ của định... Tư duy là ý nghĩa của yếu tố tạo thành giác ngộ của bình thản cần được chứng biết trực tiếp.

Thấy rõ là ý nghĩa của chánh kiến cần được chứng biết trực tiếp. Hướng tâm trụ vào là ý nghĩa của chánh tư duy... Giữ gìn lời nói là ý nghĩa của chánh ngữ... Nguồn sanh khởi là ý nghĩa của chánh hành... Giữ trong sạch là ý nghĩa của chánh mạng... [17] Nỗ lực là ý nghĩa của chánh tinh tấn... Thiết lập là ý nghĩa của chánh niệm... Không phân tâm là ý nghĩa của chánh định cần được chứng biết trực tiếp.[9]

Ưu thắng là ý nghĩa của các năng lực gây ảnh hưởng cần được chứng biết trực tiếp. Không lay chuyển là ý nghĩa của các lực... Lối thoát là ý nghĩa của các yếu tố tạo thành giác ngộ... Nguyên nhân là ý nghĩa của Thánh đạo... Thiết lập là ý nghĩa của các nền tảng của quán niệm... Cố gắng là ý nghĩa của chánh tinh tấn... Thành tựu là ý nghĩa của các nền tảng của thần thông... Chân như (như thực) theo nghĩa các sự thực cần được chứng biết trực tiếp.[10]

27. Làm lắng dịu là ý nghĩa của [bốn] nỗ lực cần được chứng biết trực tiếp.[11]Thực chứng là ý nghĩa của [bốn] quả vị cần được chứng biết trực tiếp.

[Ý nghĩa của Năm Yếu Tố Cõi Thiền]

28. Hướng tâm là ý nghĩa của hướng tâm vào đối tượng cần được chứng biết trực tiếp. Tiếp tục hướng tâm là ý nghĩa của suy xét đối tượng... Chan hòa là ý nghĩa của hỉ... Thấm ướt là ý nghĩa của hạnh phúc toàn hảo... Hợp nhất là ý nghĩa của tâm [định] cần được chứng biết trực tiếp.[12]

[Các Ý Nghĩa Khác]

29. Hướng sự chú ý đến là ý nghĩa cần được chứng biết trực tiếp. Nhận biết là ý nghĩa... Hành vi hiểu biết là ý nghĩa... Nhận thức là ý nghĩa... Tính đơn chiếc là ý nghĩa cần được chứng biết trực tiếp.

Điều được biết đếnlà ý nghĩa của trí trực chứng cần được chứng biết trực tiếp.* Phán đoán (tìm hiểu) là ý nghĩa của hiểu trọn vẹn... Dứt bỏ là ý nghĩa của từ bỏ... Tác dụng duy nhất là ý nghĩa của tu tập... Thể nghiệm là ý nghĩa của thực chứng... Nhóm là ý nghĩa của các tập hợp... Yếu tố là ý nghĩa của các phần tử... Nền tảng là ý nghĩa của các nền tảng... Được tạo thành là ý nghĩa của [các hiện tượng] được tạo thành... Không được tạo thành là ý nghĩa của cái không được tạo thành cần được chứng biết trực tiếp.

* nói ’chứng biết trực tiếp’ [abhijānaṁ] là để chỉ rõ sự hiểu biết trọn vẹn [parijānaṁ] về điều đã được biết tới [ñātapariññā]. Đọc Bhikkhu Bodhi, The Connected Discourses of the Buddha I, Wisdom Publications [Boston, 2000] chú thích 42, trang 1052. Đọc thêm chú thích ở đoạn 45.

 

[Ý nghĩa liên kết đến Tâm]

30. Tâm là ý nghĩa cần được chứng biết trực tiếp. Sự kế vị «nhau»ngay lập tức của tâm là ý nghĩa... Sự trồi lên của tâm là ý nghĩa... Sự quay đi của tâm là ý nghĩa... Các nguyên nhân của tâm là ý nghĩa... Các điều kiện của tâm là ý nghĩa... Các nền tảng vật thể của tâm là ý nghĩa... Cảnh giới của tâm là ý nghĩa... Đối tượng hỗ trợ của tâm là ý nghĩa... Lãnh vực của tâm là ý nghĩa... <Sự hành xử của tâm...> Sự luân chuyển của tâm là ý nghĩa... Sự hướng dẫn tâm là ý nghĩa... Lối thoát của tâm là ý nghĩa... Sự thoát ly của tâm là ý nghĩa cần được chứng biết trực tiếp.[13]

 

[Ý nghĩa Liên Kết Đến Nhất Điểm]

31. [14]Hướng tâm để ý trong nhất điểm là ý nghĩa cần được chứng biết trực tiếp. Nhận biết [18] trong nhất điểm là ý nghĩa... Hành vi hiểu biết trong nhất điểm là ý nghĩa... Nhận thức trong nhất điểm là ý nghĩa... Tính đơn chiếc trong nhất điểm là ý nghĩa... Buộc tâm lại trong nhất điểm là ý nghĩa... Đi vào (lao vào) trong nhất điểm [với sơ thiền] là ý nghĩa... Có lòng tin trong nhất điểm [với nhị thiền] là ý nghĩa... Điềm tĩnh trong nhất điểm [với tam thiền] là ý nghĩa... Được giải thoát trong nhất điểm [với tứ thiền] là ý nghĩa... Thấy rõ rằng ‘Đây là an lạc’ trong nhất điểm là ý nghĩa... Thuần thục* trong nhất điểm là ý nghĩa... Tạo thành căn bản là ý nghĩa... Tạo thành nền tảng trong nhất điểm là ý nghĩa... Kết hợp thành một với nhất điểm là ý nghĩa... Hành trì thích hợp (đem lại đồng nhất thể) trong nhất điểm là ý nghĩa... Nắm giữ 2*trong nhất điểm là ý nghĩa... Tài nguyên tâm thức trong nhất điểm là ý nghĩa... Chu toàn trong nhất điểm là ý nghĩa... Tổng hợp với nhất điểm là ý nghĩa... Vững vàng trong nhất điểm là ý nghĩa... Lập lại (trau giồi) trong nhất điểm là ý nghĩa... Tu tập trong nhất điểm là ý nghĩa... Làm phong phú trong nhất điểm là ý nghĩa... Hoàn toàn trưởng thành (hoàn toàn trưởng thành tới cùng nhất thể) trong nhất điểm là ý nghĩa... Hoàn toàn giải thoát trong nhất điểm là ý nghĩa... Được hiểu biết 3*[nhờ đạo lộ thứ nhất] trong nhất điểm là ý nghĩa... Được hiểu biết thêm [nhờ đạo lộ thứ hai] trong nhất điểm là ý nghĩa... Được hiểu biết thêm nữa [nhờ đạo lộ thứ ba] trong nhất điểm là ý nghĩa... Được hiểu biết trọn vẹn [nhờ đạo lộ thứ tư] trong nhất điểm là ý nghĩa... Sáng suốt 4*trong nhất điểm là ý nghĩa... Sáng suốt thêm trong nhất điểm là ý nghĩa... Sáng suốt thêm nữa trong nhất điểm là ý nghĩa... Sáng suốt trọn vẹn trong nhất điểm là ý nghĩa... Tham dự vào giác ngộ 5*trong nhất điểm là ý nghĩa... Tham dự vào giác ngộ thêm trong nhất điểm là ý nghĩa... Tham dự vào giác ngộ thêm nữa trong nhất điểm là ý nghĩa... Tham dự vào giác ngộ trọn vẹn trong nhất điểm là ý nghĩa... Chiếu sáng trong nhất điểm là ý nghĩa... <Ý nghĩa của thắp sáng lên trong nhất điểm...> Chiếu sáng thêm trong nhất điểm là ý nghĩa... Chiếu sáng thêm nữa trong nhất điểm là ý nghĩa... Chiếu sáng trọn vẹn trong nhất điểm là ý nghĩa cần được chứng biết trực tiếp.

* thuần thục: yānīkata, nđ. làm thành cỗ xe.

2*đọc chú thích giữa trang ở Luận I đ. 23.

3*bujjhanaṭṭho:được hiểu biết.

4*bodhanaṭṭho:sáng suốt.

5*bodhipakkhiyaṭṭho:tham dự vào, có đặc tính giác ngộ.

 

[Ý nghĩa liên kết với Thánh Đạo]

32. [15]Giải thích là ý nghĩa cần được chứng biết trực tiếp. Thắp sáng lên là ý nghĩa... Thiêu đốt nhiễm lậu là ý nghĩa... Không có tỳ vết là ý nghĩa... Không bị vấy bẩn là ý nghĩa... Không vấy bẩn là ý nghĩa... Nhất như (tịch lặng) là ý nghĩa... Giải thoát giai đoạn* là ý nghĩa... Sống cách ly là ý nghĩa... Hành xử dưới ảnh hưởng của sống cách ly2*là ý nghĩa... Hết ham muốn là ý nghĩa... Hành xử dưới ảnh hưởng của hết ham muốn3*là ý nghĩa... [19] Đoạn diệt là ý nghĩa... Hành xử dưới ảnh hưởng của đoạn diệt 4*là ý nghĩa... Buông bỏ là ý nghĩa... Hành xử dưới ảnh hưởng của buông bỏ 5*là ý nghĩa... Giải thoát là ý nghĩa... Hành xử dưới ảnh hưởng của giải thoát 6*là ý nghĩa cần được chứng biết trực tiếp.

* samaya: giải thoát giai đoạn, đọc Luận V đ. 25.

2* vivekacariyaṭṭho

3* virāgacariyaṭṭho

4* nirodhacariyaṭṭho

5*vosaggacariyaṭṭho

6*vimutticariyaṭṭho

 

[Ý nghĩa của Bốn Nền Tảng Của Thành Tựu]

33. [16]Ý muốn làm là ý nghĩa cần được chứng biết trực tiếp. Nguồn gốc là ý nghĩa của ý muốn làm cần được chứng biết trực tiếp. Nền tảng là ý nghĩa của ý muốn làm... Nỗ lực là ý nghĩa của ý muốn làm... Thành tựu là ý nghĩa của ý muốn làm... Cả quyết là ý nghĩa của ý muốn làm... Cố gắng là ý nghĩa của ý muốn làm... Thiết lập (làm nền tảng) là ý nghĩa của ý muốn làm... Không tán loạn là ý nghĩa của ý muốn làm... Thấy rõ là ý nghĩa của ý muốn làm cần được chứng biết trực tiếp.

Tinh tấn là ý nghĩa cần được chứng biết trực tiếp. Nguồn gốc là ý nghĩa của tinh tấn... [và cứ thế như với ý muốn làm ở đoạn trên, cho đến]... Thấy rõ là ý nghĩa của tinh tấn cần được chứng biết trực tiếp. Sự [thanh tịnh tự nhiên của]* tâm là ý nghĩa cần được chứng biết trực tiếp. Nguồn gốc [thanh tịnh tự nhiên của]* tâm là ý nghĩa... [và cứ thế như với ước muốn ở đoạn trên, cho đến]... Thấy rõ sự [thanh tịnh tự nhiên của]* tâm là ý nghĩa cần được chứng biết trực tiếp.

*Dịch theo Ñāṇamoli ở Vism. XXII 36 để rõ nghĩa.

Tìm hiểu là ý nghĩa cần được chứng biết trực tiếp. nguồn gốc là ý nghĩa của tìm hiểu... [và cứ thế như với ước muốn ở đoạn trên, cho đến]... Thấy rõ là ý nghĩa của tìm hiểu cần được chứng biết trực tiếp.

[Ý nghĩa của Bốn Sự Thực]

34. Khổ là ý nghĩa cần được chứng biết trực tiếp. Bức bách là ý nghĩa của khổ cần được chứng biết trực tiếp... Được tạo thành là ý nghĩa của khổ[17]... Sự thiêu đốt (thống khổ) là ý nghĩa của khổ... Biến đổi là ý nghĩa của khổ cần được chứng biết trực tiếp.

Nguồn gốc là ý nghĩa cần được chứng biết trực tiếp. Tích lũy [kamma] là ý nghĩa của nguồn gốc... Căn nguyên là ý nghĩa của nguồn gốc... Trói buộc là ý nghĩa của nguồn gốc... Chướng ngại là ý nghĩa của nguồn gốc cần được chứng biết trực tiếp.

Đoạn diệt là ý nghĩa cần được chứng biết trực tiếp. [20] Thoát ly là ý nghĩa của đoạn diệt... Sống cách ly là ý nghĩa của đoạn diệt... Không còn được tạo thành là ý nghĩa của đoạn diệt... Không còn chết nữa là ý nghĩa của đoạn diệt cần được chứng biết trực tiếp.

Con Đường Giải Thoát là ý nghĩa cần được chứng biết trực tiếp. Lối thoát là ý nghĩa của Con Đường Giải Thoát... Nguyên nhân là ý nghĩa của Con Đường Giải Thoát... Thấy rõ là ý nghĩa của Con Đường Giải Thoát... Ưu thắng là ý nghĩa của Con Đường Giải Thoát cần được chứng biết trực tiếp.

[Ý nghĩa của Hành Trì Chung] (so với đ. 489, XII 17)

35. Chân như (như thực) là ý nghĩa cần được chứng biết trực tiếp. Không phải là ngã là ý nghĩa... Sự thực là ý nghĩa... Hiểu rõ là ý nghĩa... Chứng biết trực tiếp là ý nghĩa... Hiểu biết trọn vẹn là ý nghĩa... Ý niệm là ý nghĩa... Yếu tố là ý nghĩa... Điều được biết tới là ý nghĩa... Thực chứng là ý nghĩa... Thể nghiệm là ý nghĩa... Chứng ngộ đồng thời là ý nghĩa cần được chứng biết trực tiếp.

  

[[18]Đối Nghịch với các Chướng Ngại, Bốn Cõi Thiền, Bốn Chứng Đạt cõi vô sắc giới, Mười Tám Quán Thực Tánh Chính, Bốn Đạo Lộ và Quả Vị] (Nhóm C; so với Luận XXX).

36. Xuất ly cần được chứng biết trực tiếp. Không sân hận... Nghĩ đến ánh sáng... Không phân tâm... Tìm hiểu rõ hiện tượng... Trí... Hỉ cần được chứng biết trực tiếp.

37. Sơ thiền cần được chứng biết trực tiếp. Nhị thiền... Tâm thiền... Tứ thiền cần được chứng biết trực tiếp.

38. Cõi không gian vô biên cần được chứng biết trực tiếp. Cõi thức vô biên... Cõi không có gì hết... Cõi không có nhận thức cũng không phải không có nhận thức cần được chứng biết trực tiếp.

[Mười Tám Tuệ Quán Thực Tánh Chính]

39. Quán vô thường* cần được chứng biết trực tiếp. Quán khổ2*... Quán không phải là ngã3*... Quán nhàm chán2*... Quán hết ham muốn2*... Quán đoạn diệt*... Quán buông bỏ3*... Quán hủy diệt*... Quán hoại diệt*... Quán biến đổi*... Quán không dấu hiệu*... Quán không ước nguyện2*... Quán tánh không3*... Quán thực tánh vào các hiện tượng là tuệ tăng thượng*... Trí thấy biết đúng như thật3*... Quán hiểm nguy2*... Quán tư duy3*... Quán quay đi cần được chứng biết trực tiếp.3*

* quán đặc tính vô thường

2* quán đặc tính khổ não

3*quán đặc tính không phải là ngã

40. Đạo lộ nhập giòng cần được chứng biết trực tiếp. Quả vị nhập giòng... Đạo lộ trở lại một lần... Quả vị trở lại một lần... Đạo lộ không trở lại... Quả vị không trở lại... Đạo lộ arahant... Quả vị arahant cần được chứng biết trực tiếp. [21]

[Năng lực gây ảnh hưởng... qua Ý nghĩa của chúng - đọc đ. 26][19]

41. Qua ý nghĩa của cả quyết, năng lực gây ảnh hưởng của tín cần được chứng biết trực tiếp. Qua ý nghĩa của nỗ lực, năng lực gây ảnh hưởng của tinh tấn... Qua ý nghĩa của thiết lập, năng lực gây ảnh hưởng của quán niệm... Qua ý nghĩa của không phân tâm, năng lực gây ảnh hưởng của định... Qua ý nghĩa của thấy rõ, năng lực gây ảnh hưởng của tuệ cần được chứng biết trực tiếp.

Qua ý nghĩa của không lay chuyển vì không tin, tín lực cần được chứng biết trực tiếp. Qua ý nghĩa của không lay chuyển vì lười biếng, tấn lực... Qua ý nghĩa của không lay chuyển vì sao lãng, niệm lực... Qua ý nghĩa của dao động, định lực... Không lay chuyển vì vô minh, tuệ lực cần được chứng biết trực tiếp.

Qua ý nghĩa của thiết lập (đặt nền tảng), yếu tố tạo thành giác ngộ của niệm cần được chứng biết trực tiếp. Qua ý nghĩa của tìm hiểu, yếu tố tạo thành giác ngộ của đi tìm sự thật... Qua ý nghĩa của nỗ lực, yếu tố tạo thành giác ngộ của tinh tấn... Qua ý nghĩa của thấm nhập (chan hòa), yếu tố tạo thành giác ngộ của hỉ... Qua ý nghĩa của an tịnh, yếu tố tạo thành giác ngộ của tĩnh lặng... Qua ý nghĩa của không phân tâm, yếu tố tạo thành giác ngộ của định... Qua ý nghĩa của tư duy theo nghĩa yếu tố tạo thành giác ngộ của bình thản cần được chứng biết trực tiếp.

Qua ý nghĩa của thấy rõ, chánh kiến cần được chứng biết trực tiếp. Qua ý nghĩa của hướng tâm, chánh tư duy... Qua ý nghĩa của giữ gìn lời nói, chánh ngữ... Qua ý nghĩa của nguồn sanh khởi, chánh hành... Qua ý nghĩa của giữ cho sạch, chánh mạng... Qua ý nghĩa của nỗ lực, chánh tinh tấn... Qua ý nghĩa của thiết lập (đặt nền tảng), chánh niệm... Qua ý nghĩa của không phân tâm, chánh định cần được chứng biết trực tiếp.

Qua ý nghĩa của ưu thắng, các năng lực gây ảnh hưởng cần được chứng biết trực tiếp. Qua ý nghĩa của không lay chuyển, các lực... Qua ý nghĩa của lối thoát, yếu tố tạo thành giác ngộ... Qua ý nghĩa của nguyên nhân, Thánh đạo... Qua ý nghĩa của thiết lập (đặt nền tảng), nền tảng của quán niệm... Qua ý nghĩa của cố gắng chân chánh, chánh tinh tấn... Qua ý nghĩa của thành tựu, nền tảng của thần thông... Qua ý nghĩa của chân như (như thực), các Sự thực cần được chứng biết trực tiếp.

42. Qua ý nghĩa của không phân tâm, tĩnh lặng* cần được chứng biết trực tiếp. Qua ý nghĩa của quán tưởng, quán thực tánh*... Qua ý nghĩa của tác dụng (hương vị) duy nhất, tĩnh lặng* và quán thực tánh*... Qua ý nghĩa của không vượt quá [của bất cứ trạng thái nào], sự sóng đôi giữa [tĩnh lặng và quán thực tánh*] cần được chứng biết trực tiếp.

* Xin đọc chú thích giữa trang về hai chữ này ở Luận I đ. 24.

Qua ý nghĩa của chế ngự, thanh lọc giới cần được chứng biết trực tiếp. Qua ý nghĩa của không phân tâm, thanh lọc tâm... Qua ý nghĩa của thấy rõ, [22] thanh lọc quan điểm sai lạc... Qua ý nghĩa của tự tại, giải thoát... Qua ý nghĩa của hiểu rõ ràng, minh trí... Qua ý nghĩa của dứt bỏ, tiêu dao... Qua ý nghĩa của cắt đứt, trí về hủy diệt... Qua ý nghĩa của làm lắng dịu, trí về không sanh khởi cần được chứng biết trực tiếp.

[Qua ý nghĩa của chặng Đầu, chặng Giữa và chặng Cuối của Thánh Đạo][20](Nhóm I)

43. Ý muốn làm, qua nghĩa nguồn gốc của nó, cần được chứng biết trực tiếp. Chú tâm suy xét, qua nghĩa nguồn sanh khởi của nó... Xúc, qua nghĩa tổng hợp [các giác quan bên trong và đối tượng bên ngoài cho xúc chạm]... Cảm giác, qua nghĩa nơi gặp gỡ [cho khao khát]... Định, qua nghĩa đi đầu [thống lĩnh các tâm phụ tùy]... Quán niệm, qua nghĩa ưu thắng [trong việc an trú trong đối tượng]... Tuệ, qua nghĩa cao hơn tất cả... Tiêu dao, qua nghĩa cốt lõi của nó, cần được chứng biết trực tiếp. Nibbāna hiển lộ lên từ bất tử, qua nghĩa kết thúc của nó, cần được chứng biết trực tiếp.

44. Bất cứ ý niệm nào được chứng biết trực tiếp đều được biết [đến]. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Vì vậy nên nói rằng: ‘Tai lắng nghe như vầy: Các ý niệm này cần được chứng biết trực tiếp. Tuệ là hành vi hiểu biết tức là trí về điều đã nghe (học hỏi)’.

HẾT PHẦN ĐỌC LẦN THỨ HAI




[1]Chữ avadhāna (lắng nghe, lóng tai) không có trong tự điển PTS. So với ohitasoto (M i 480, iii 201...) và sotaṁ odahanta (lắng tai, M iii 221).

[2]‘Chứng biết trực tiếp’ (abhiññā) ở đây có nghĩa là biết bằng kinh nghiệm bản thân. ‘Hiểu biết đầy đủ ‘pariññā’ dành riêng cho sự thật thứ nhất (khổ đế). ‘Tuệ’ (paññā) để chỉ cho sự hiểu biết về bốn sự thật với sự thể nghiệm Nibbāna được thực chứng.

[3]Trong mỗi trường hợp, chữ ‘nguồn gốc’ là điều kiện chính để sanh khởi tất cả các hiện tượng. Trong mỗi trường hợp ‘sự đoạn diệt’ là nibbāna, vốn là sự vắng mặt của tất cả hành vi tạo quả, và ‘con đường đưa đến diệt khổ’ là Tám Chánh Đạo.

[4]Đọc M i 89f, ... nói về 3 khía cạnh ‘ngọt ngào, nguy hiểm, thoát ly’ này.

[5]‘Bẩy Quán Tưởng’ này là 7 quán thực tánh đầu tiên của 18 quán thực tánh chính, đọc đ. 39 sắp tới. Nibbidā (hết tha thiết, thay cho nibbāna) có nghĩa nhàm chán, ngao ngán, ngán ngẩm và ghê tởm. Virāga (hết ham muốn, nghĩa đen: nhạt mầu), ngụ ý đến sự phai nhạt của lòng ham muốn (rāga) vốn nhuộm mầu (rajjati) tâm thức.

[6](đ. 18). Mười lăm đặc tính này được giải thích đầy đủ trong Con Đường Thanh Lọc (Visuddhimagga), chương XXI «đoạn 38»: ‘Nguồn sanh khởi của hiện hữu là sự xuất hiện ở đây (trong kiếp sống này) có hành vi tạo quả (kamma) làm điều kiện. Tiếp tục tái diễn hiện hữu là (tiếp tục) xảy ra cái đã sanh khởi theo cách ấy. Điều kiện để còn sanh tử là dấu hiệu của tất cả các hành vi tạo quả. Tích lũy là kamma tức là dấu hiệu của kết sanh trong tương lai. Kết sanh là sự tái xuất hiện ở tương lai. Cảnh giới [tái sanh] tới là cảnh giới trong đó kết sanh xảy ra. Sự sanh sản là sanh sản các tập hợp. Tái sanh khởi là kamma trổ quả diễn ra. Sanh là sanh ra có trở thành làm điều kiện, tự nó là điều kiện cho già, bệnh... vân vân.

[7](đ. 23). 31 danh từ trong đoạn này đề cập đến những khía cạnh khác nhau của tám thánh đạo và 8 chi ngành của nó. Chữ ‘giữ gìn lời nói ’ đứng trước sự ‘sanh khởi’ của chúng và chúng được ‘sắp xếp’ với nhau, ‘được chu toàn’... ‘Đối tượng để dựa vào’: chữ ārammaṇa trong kinh có nghĩa là ‘cái gì để dựa vào’ và liên kết với ālambati (dựa vào). Sau này, nó được coi là thuật ngữ dùng cho vật thể hữu hình, nếu thiếu nó, thức sẽ không xảy ra. ‘Lãnh vực’ là phạm vi của đối tượng hữu hình tức là ‘lãnh vực’ nhận biết từ mắt. Trồi lên: thuật ngữ chỉ cho sự biểu hiện của tám thánh đạo tức là thấy nibbana (đọc đ. 333, đặc biệt từ đđ. 341ff. kể sau này). ‘Quay đi’ là sự quay đi của tâm, bỏ lại những điều kiện để còn tái diễn sanh tử (hay dấu hiệu của mọi hành vi tạo quả) bên ngoài và khỏi những nhiễm lậu bên trong như tham... tức là thấy nibbana. ‘Tác dụng duy nhất’: thuật ngữ chỉ cho ‘tác dụng duy nhất của giải thoát’ được hoàn thành nhờ định (định tương đương với tĩnh lặng) và tuệ quán thực tánh được cân bằng và phát triển đồng đều (đó là ‘sóng đôi’ ). Về attha, đọc đđ. 418, 430.

[8]Chữ ajjhupekkhanā (nhìn khách quan) được kết hợp với upekkhā (thản nhiên): thản nhiên nhìn không can thiệp. Đây là cái nhìn ‘củng cố vững vàng trong đoạn diệt’ để chỉ cho sự thành tựu quả vị.

[9]Nghĩa của đạo tám ngành được giải thích ở Vism. chương XVI.

[10]‘Nguyên nhân’ như ở đ. 33. ‘Cố gắng chân chánh’ (sammappadhāna) giống như ‘chánh tinh tấn’ (sammā-vāyāma) trong tám thánh đạo. Tathāta (như thực hay chân như) được giải thích ở đđ. 520ff., hay là ‘cái gì không lừa phỉnh’.

[11]‘Nỗ lực (payoga, nđ công việc) là 4 giai đoạn thực chứng ‘4 đạo lộ’ làm lắng dịu các nhiễm lậu (so với đđ. 349 và XXX 6).

[12]Đây là 5 yếu tố của sơ thiền. ‘Thấm ướt’ (abhisandana) được giải nghĩa bằng chữ temana (làm cho ẩm ướt), do vậy, tự điển PTS không đúng trong trường hợp này.

[13](đ. 30). ‘Tâm kế vị nhau’ là sự liên tục không gián đoạn. ‘Cảnh giới của tâm’ là cảnh giới của sanh linh ba cõi dục giới, sắc giới và vô sắc giới. Abhinīhāra: với nghĩa ‘hướng đến’ (không có trong tự điển của PTS), đọc Vism Chương XI đđ. 93, «chú thích 37 trang 797 sđd», 117; XIII đ. 16, đ. 95. Chú giải cắt nghĩa là hình thái của tâm tự vận chuyển từ đối tượng này sang đối tượng khác. Tâm Đạo cung cấp ‘lối thoát’ ra khỏi luân hồi. Tâm có sự thoát ly khỏi ham muốn ái dục trong xuất ly và cứ thế với các chướng ngại khác (đọc đ. 36).

[14](đ. 31) ‘Nhất điểm’, theo chú giải, là hợp nhất của đối tượng duy nhất. Đọc thêm Luận III đđ. 4 và 15-8. Về bốn từ ngữ pakkhandhati (đi vào), pasīdati (tin tưởng), santiṭṭhati (thản nhiên, điềm đạm) và vimuccati (được giải thoát) đọc M iii 105, 112. Về 5 từ ngữ bắt đầu bằng yānakata (thuần thục) đọc A iv 309. Về chữ adhiṭṭhāna là ‘quyết tâm’ đọc đ. 269 và PsA 161 Se. <Chú giải tán thành cả 5 từ ngữ jotana, ... và tuần tự kết hợp 2-5 hay 1-4 với bốn đạo lộ, thêm lời giải khả dĩ chấp nhận được cho chữ còn lại, trang 100 PTS edn.> <cf. Luận XIII>.

[15](đ. 32) Đoạn này tả các khía cạnh của con đường giải thoát.

[16](đ. 33) Đoạn này bàn tới bốn Nền Tảng của Thần Thông (Con Đường Đưa Đến Năng Lực): «ý muốn làm, tinh tấn, nhất tâm, tìm hiểu. Đọc Vbh trang 216. M i 103)».

[17]Trong sách của PTS thiếu đoạn dukkhassa saṅkhataṭṭho abhiññeyyo.

[18]Bảy chướng ngại là ước muốn tình dục, sân hận, hôn trầm thụy miên, dao động, hoài nghi, vô minh và tẻ nhạt (đọc đ. 135).

[19]Trong đoạn 26, chú giải nói ‘ý nghĩa được các trạng thái diễn tả, nhưng ở đây, các trạng thái được miêu tả bằng ý nghĩa’.

[20]Ý nghĩa đưa ra trong đoạn này để chỉ đạo lộ giải thoát, chú giải cắt nghĩa như sau (PTS edn. trang 106-8): ‘Ý muốn làm kể như là mong muốn làm điều thiện là nguồn gốc cho phương cách hành trì và từ đó tạo kết quả. Chính sự suy xét sáng suốt phát sanh ra các trạng thái thiện. Cảm giác là lý do chính yếu để khao khát; khi khao khát bị từ bỏ, sự từ bỏ này được thành tựu đặc biệt nhờ có hiểu rõ cảm giác đi kèm. Lại nữa, xúc là nguyên nhân chính để có cảm giác và khi xúc được hiểu trọn vẹn thì cảm giác được hiểu trọn vẹn. Đó là lý do tại sao trong bẩy ý niệm cần được chứng biết trực tiếp còn lại,xúc được đề cập trước hết. Giờ đây, xúc được định nghĩa bằng hành vi của nó là ‘sự gặp gỡ của cả ba’ (đó là mắt, vật hữu hình, nhận biết từ mắt, đọc M i 111), và vì nó là biểu hiện cho sự gặp gỡ của cả ba, xúc có nghĩa là hợp lại. Lại nữa, khi tâm và tâm phụ tùy rơi vào ảnh hưởng của nó, cảm giác gặp gỡ chúng và đi vào diễn trình tâm thức. Đó là lý do tại sao cảm giác có nghĩa là nơi gặp gỡ. Rồi, như chóp mái nhà giữ chặt tất cả các khớp đà gỗ lại với nhau, định là trạng thái đi đầu, cao nhất trong các trạng thái thiện trong việc tập trung các tâm và tâm phụ tùy, đó là lý do tại sao định có nghĩa đi đầu. Quán niệm có ý nghĩa của ưu thắng khi hành giả phát triển tĩnh lặng và quán thực tánh, nó giữ ưu thắng trong việc an trú vào đối tượng, và khi quán niệm được thiết lập thì tất cả các trạng thái thiện thi hành chức năng khác biệt về đối tượng này. Tuệ thuộc về Thánh Đạo có nghĩa là cao hơn cả, đi đầu và vượt hẳn tất cả các trạng thái thiện. Sự giải thoát của đạo quả là vững chắc vì nó không chịu mất mát nào và do đó nó có nghĩa là cốt lõi (lõi cây). Bất tử được nói ra vì ở đó không có chết chóc, và vì nó không chịu nhiễm độc do đối nghịch với nhiễm lậu. Nó là điều kiện căn bản vì nó cung cấp nền tảng cho sanh linh bằng chứng ngộ. Nó được gọi là nibbāna vì có được an lạc từ khổ đau của vòng luân hồi. Nó cũng được gọi là nibbāna vì ở đó không có khao khát được gọi là vāna «ham muốn». Vì là cứu cánh của Tăng Đoàn, nó có nghĩa là chấm dứt ’.


[Phần ii]

45. Thế nào là tuệ nhờ lắng nghe như vầy ‘Các ý niệm này cần được hiểu biết trọn vẹn’ là trí biết về điều đã lắng nghe (học hỏi)?

[Mười đề nghị] (kinh Dasuttara, D iii 272ff.)

46.

Một ý niệm cần được hiểu biết trọn vẹn*: Xúc chịu ảnh hưởng của phiền não và tạo ra bám níu (D iii 272).

Hai ý niệm cần được hiểu biết trọn vẹn: Tâm thức và vật thể (D iii 273).

Ba ý niệm cần được hiểu biết trọn vẹn: Ba loại cảm nghiệm (D iii 275).

Bốn ý niệm cần được hiểu biết trọn vẹn: Bốn vật thực (D iii 276).

Năm ý niệm cần được hiểu biết trọn vẹn: Năm tập hợp [làm đối tượng cho] bám níu (D iii 233, 278).

Sáu ý niệm cần được hiểu biết trọn vẹn: Sáu giác quan bên trong [bắt đầu bằng mắt] (D iii 243, 280).

Bảy ý niệm cần được hiểu biết trọn vẹn: Bẩy cõi, nơi tái sanh thức xảy ra (D iii 282).

Tám ý niệm cần được hiểu biết trọn vẹn: Tám chuyện thế gian (D iii 286).

Chín ý niệm cần được hiểu biết trọn vẹn: Chín cõi của sanh linh (D iii 288).

Mười ý niệm cần được hiểu biết trọn vẹn: Mười căn cứ [đó là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, đối tượng hữu hình, âm thanh, mùi, hương, vật xúc chạm được] (D iii 290).

* ’hiểu biết trọn vẹn’ [parijānaṁ] theo 3 loại: (1) nhờ hiểu biết trọn vẹn điều đã được biết tới [ñātapariññā], người học Phật hiểu rõ 5 tập hợp theo đặc tính của chúng...; (2) nhờ hiểu biết trọn vẹn do xem xét tỉ mỉ kỹ lưỡng [tīraṇapariññā] các tập hợp ấy dưới hình thức vô thường, khổ đau... qua 42 hình thái. (3) nhờ hiểu biết trọn vẹn như từ bỏ [pahānapariññā] ham muốn năm tập hợp bằng đạo lộ siêu thế. Đọc Bhikkhu Bodhi, The Connected Discourses of the Buddha I, [Wisdom Publications, Boston, 2000] chú thích 36 trang 354.

Trong kinh, khác biệt giữa ‘chứng biết trực tiếp’ [abhijānaṁ] (đọc chú thích ở đ. 29) và ’hiểu biết trọn vẹn’ được chú giải nêu ra rõ rệt hơn, sắc nét hơn. Trong kinh, abhijānāti (và các chữ cùng gốc với nó) chỉ rõ trí trực chứng về các hiện tượng phù hợp với khuôn mẫu do bốn Chân Lý Cao Cả tạo dựng. Các sekha (bậc hữu học) và Arahant đều có loại trí này. Ngược lại, parijānāti (và các chữ cùng gốc với nó) thường được dùng để nói tới Arahant, và có nghĩa trí cuối cùng do abhijānāti phát khởi ra. Chẳng hạn, kinh Mūlapariyāya (M i 4, đ. 7-34) nhấn mạnh rằng sekha ‘đã trực tiếp chứng biết’ từng nền tảng một trong 24 nền tảng của ngã mạn (maññanā, maññitā), nhưng cần phải tu tập thêm để hiểu biết chúng trọn vẹn (pariññeyyaṁ tassa). Câu ‘vị ấy đã hiểu biết trọn vẹn’ (pariññātaṁ tassa) chỉ được dùng khi nói về bậc Arahant. Đọc Bhikkhu Bodhi, sđd, chú thích 42 trang 1052-53.

 

[Tất cả]

47. ‘Này các tỳ kheo, tất cả cần được hiểu biết trọn vẹn. Và gì là tất cả cần được hiểu biết trọn vẹn? Mắt cần được hiểu biết trọn vẹn, các đối tượng hữu hình cần được hiểu biết trọn vẹn, nhận biết từ mắt cần được hiểu biết trọn vẹn, xúc chạm ở mắt cần được hiểu biết trọn vẹn, với xúc chạm ở mắt làm điều kiện bất cứ cảm nghiệm nào khởi lên, dù có dễ chịu, khó chịu [23] hay không dễ chịu cũng chẳng khó chịu, cũng cần được hiểu biết trọn vẹn... Tai cần được hiểu biết trọn vẹn, âm thanh... Mũi cần được hiểu biết trọn vẹn, mùi... Lưỡi cần được hiểu biết trọn vẹn, vị... Thân cần được hiểu biết trọn vẹn, đối tượng xúc chạm được... Ý cần được hiểu biết trọn vẹn, đối tượng tâm ý cần được hiểu biết trọn vẹn, nhận biết từ ý cần được hiểu biết trọn vẹn, xúc chạm ở ý cần được hiểu biết trọn vẹn, với xúc chạm ở ý làm điều kiện, bất cứ cảm nghiệm nào khởi lên, dù có dễ chịu, khó chịu hay không dễ chịu cũng chẳng khó chịu cũng cần được hiểu biết trọn vẹn... (Cf. S iv 16ff. và đ. 4).

[201 ý niệm]

48. Vật thể cần được hiểu biết trọn vẹn.[1]Cảm nghiệm... [và cứ thế như ở đoạn 5 cho đến]... Già và chết cần được hiểu biết trọn vẹn.

49-85. Khổ cần được hiểu biết trọn vẹn. Nguồn gốc của khổ... [và cứ thế như ở các đoạn 6-43 cho đến]...Nibbāna hiển lộ lên từ bất tử, qua nghĩa kết thúc, cần được hiểu biết trọn vẹn.

86. Khi hành giả tạo nỗ lực chứng được bất cứ trạng thái nào, các trạng thái ấy được hiểu biết trọn vẹn và phán đoán (tìm hiểu) thích đáng.

Khi hành giả tạo nỗ lực chứng được sự từ bỏ, sự từ bỏ ấy được hiểu biết trọn vẹn và phán đoán (tìm hiểu) thích đáng.

Khi không sân hận... Khi nghĩ về ánh sáng... Khi không phân tâm... Khi tìm hiểu rõ hiện tượng... Khi trí... Khi hỉ... [24] Khi cõi sơ thiền... Khi cõi nhị thiền... Khi cõi tam thiền... Khi cõi tứ thiền...

Khi cõi không gian vô biên... Khi cõi thức vô biên... Khi cõi không có gì... Khi cõi không có nhận thức không phải không có nhận thức... Khi quán vô thường... Khi quán khổ... Khi quán không phải là ngã... Khi quán nhàm chán... Khi quán hết ham muốn... Khi quán diệt tận... Khi quán buông bỏ... Khi quán hủy hoại... Khi quán diệt mất... Khi [25] quán biến đổi... Khi quán không dấu hiệu... Khi quán không ước nguyện... Khi quán tánh không... Khi quán thực tánh chiếu vào các hiện tượng là tuệ tăng thượng... Khi thấy biết như thật... Khi quán nguy hiểm... Khi quán tư duy... Khi quán quay đi...

Khi đạo lộ nhập giòng... [26] Khi đạo lộ trở lại một lần... Khi đạo lộ không trở lại... Khi đạo lộ arahant mà hành giả tạo nỗ lực chứng đạt được, đạo lộ arahant ấy được hiểu biết trọn vẹn và phán đoán (tìm hiểu) thích đáng.

87. Khi hành giả tạo nỗ lực chứng đạt được bất cứ trạng thái nào, các trạng thái ấy được hiểu biết trọn vẹn và phán đoán (tìm hiểu) thích đáng. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Vì vậy nên nói rằng: ‘Tai lắng nghe như vầy: Các ý niệm này cần được hiểu biết trọn vẹn. Tuệ là hành vi hiểu biết tức là trí về điều đã lắng nghe (học hỏi)’



[Phần iii]

88. Thế nào là tuệ nhờ lắng nghe như vầy ‘Các ý niệm này cần được từ bỏ’ là trí biết về điều đã lắng nghe (học hỏi)?

[Mười đề nghị] (kinh Dasuttara, D iii 273ff.)

89. Một ý niệm cần được từ bỏ: Ngã mạn ‘Tôi là’ (D iii 273).

Hai ý niệm cần được từ bỏ: Vô minh và khao khát trở thành «hay: khao khát hiện hữu »(D iii 274).

Ba ý niệm cần được từ bỏ: Ba loại khao khát (ái dục, trở thành, không trở thành «hay: khao khát diệt tận») (D iii 275).

Bốn ý niệm cần được từ bỏ: Bốn dòng nước lũ (D iii 276).

Năm ý niệm cần được từ bỏ: Năm chướng ngại (D iii 278).

Sáu ý niệm cần được từ bỏ: Sáu loại khao khát (D iii 280).

Bảy ý niệm cần được từ bỏ: Bẩy khuynh hướng ngủ ngầm (D iii 282).

Tám ý niệm cần được từ bỏ: Tám sai lạc (đối nghịch với tám chánh đạo) (D iii 286).

Chín ý niệm cần được từ bỏ: Chín ý niệm bắt nguồn từ khao khát (D iii 288, dẫn nguồn từ kinh Mahānidāna được PsA in lại trang 118-9, ấn bản của PTS).

Mười ý niệm cần được từ bỏ: Mười sai lạc (tám sai lạc ở trên cộng với cái biết sai lạc và giải thoát sai lạc) (D iii 290).

90. Hai loại từ bỏ: Từ bỏ bằng cách cắt đứt và từ bỏ bằng cách làm lắng dịu. Từ bỏ bằng cách cắt đứt xảy ra trong vị hành giả tu tập đạo lộ siêu thế dẫn đến hủy diệt (nhiễm lậu), và từ bỏ bằng cách làm lắng dịu xảy ra vào khoảnh khắc «đắc»quả.

Ba loại từ bỏ: thoát ly ái dục, dưới hình thức này, đó là xuất ly; thoát ly bất cứ loại vật thể nào, dưới hình thức này, đó là phi vật thể; thoát ly bất cứ cái gì hiện hữu, bất cứ cái gì được tạo thành, bất cứ cái gì sanh khởi do tùy thuộc, dưới hình thức này, đó là đoạn diệt. Ái dục bị từ bỏ và dứt bỏ trong người đã đạt được xuất ly. Bất cứ loại vật thể bị từ bỏ và dứt bỏ trong người đã chứng được «trạng thái»phi vật thể. Các hành vi tạo quả bị từ bỏ và dứt bỏ trong người đã đạt được đoạn diệt.

Bốn loại từ bỏ: khi sự hiểu rõ dưới hình thức hiểu biết trọn vẹn thấu triệt được sự thực về khổ đau, thì sự hiểu rõ ấy từ bỏ; khi [27] sự hiểu rõ dưới hình thức từ bỏ thấu triệt được sự thực về nguồn gốc của khổ đau, thì sự hiểu rõ ấy từ bỏ; khi sự hiểu rõ dưới hình thức thực chứng thấu triệt được sự thực về chấm dứt khổ đau, thì sự hiểu rõ ấy từ bỏ; khi sự hiểu rõ dưới hình thức tu tập thấu triệt được sự thực về con đường dẫn đến chấm dứt khổ đau, thì sự hiểu rõ ấy từ bỏ.

Năm loại từ bỏ: từ bỏ bằng cách đè nén, từ bỏ bằng cách thay thế đức tính đối lập, từ bỏ bằng cách cắt đứt, từ bỏ bằng cách làm cho lắng dịu, từ bỏ bằng cách thoát ly. Có sự từ bỏ các chướng ngại bằng cách đè nén trong người tu tập sơ thiền; từ bỏ quan điểm (sai lạc) bằng cách thay thế quan điểm đối lập trong người tu tập định đưa đến thể nhập*; từ bỏ (nhiễm lậu) bằng cách cắt đứt trong người tu tập đạo lộ siêu thế đưa đến hủy diệt (nhiễm lậu); từ bỏ (nỗ lực tu tập) bằng cách làm lắng dịu ở khoảnh khắc «đắc»quả; từ bỏ bằng cách thoát ly là sự đoạn diệt, nibbana.

* đưa đến thể nhập: nibbedhabhāgiyaṁ.

[Tất cả]

91. ‘Này các tỳ kheo, tất cả cần được từ bỏ. Và gì là tất cả cần được từ bỏ? Mắt cần được từ bỏ, các đối tượng hữu hình cần được từ bỏ, nhận biết từ mắt cần được từ bỏ, xúc chạm ở mắt cần được từ bỏ, với xúc chạm ở mắt làm điều kiện bất cứ cảm nghiệm nào khởi lên, dù có dễ chịu, khó chịu hay không dễ chịu cũng chẳng khó chịu, cũng cần được từ bỏ... Tai cần được từ bỏ, âm thanh... Mũi cần được từ bỏ, mùi... Lưỡi cần được từ bỏ, vị... Thân cần được từ bỏ, đối tượng xúc chạm được... Ý cần được từ bỏ, đối tượng tâm ý cần được từ bỏ, nhận biết từ ý cần được từ bỏ, xúc chạm ở ý cần được từ bỏ, với xúc chạm ở ý làm điều kiện, bất cứ cảm nghiệm nào khởi lên, dù có dễ chịu, khó chịu hay không dễ chịu cũng chẳng khó chịu cũng cần được từ bỏ... (so với S iv 16).

[201 ý niệm]

92. Khi tỳ kheo thấy vật thể, vị ấy từ bỏ. Khi tỳ kheo thấy cảm nghiệm... [và cứ thế như ở đoạn 5 cho đến]... Khi tỳ kheo thấy già và chết, vị ấy từ bỏ.

93-129. Khi tỳ kheo thấy khổ vị ấy từ bỏ. Khi tỳ kheo thấy nguồn gốc của khổ... [và cứ thế như ở các đoạn 6-43 cho đến]... Khi thấy nibbana nhập vào bất tử theo nghĩa kết thúc, vị ấy từ bỏ.

130. Bất cứ ý niệm nào được từ bỏ thì bị dứt bỏ. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Vì vậy nên nói rằng: ‘Tai lắng nghe như vầy: Các ý niệm này cần được từ bỏ. Tuệ là hành vi hiểu biết tức là trí về điều đã lắng nghe (học hỏi)’.

HẾT PHẦN ĐỌC LẦN THỨ BA



[Phần iv]

131. [28] Thế nào là tuệ nhờ lắng nghe như vầy ‘Các ý niệm này cần được tu tập’ là trí biết về điều đã lắng nghe (học hỏi)?

[Mười đề nghị]

132. Một ý niệm cần được phát triển: quán về thân có khả ý đi kèm[2](D iii 272).

Hai ý niệm cần được phát triển: tĩnh lặng và quán thực tánh (D iii 273).

Ba ý niệm cần được phát triển: Ba loại định (D iii 274).

Bốn ý niệm cần được phát triển: Bốn nền tảng của quán niệm (D iii 276).

Năm ý niệm cần được phát triển: Năm yếu tố của chánh định(D iii 277).

Sáu ý niệm cần được phát triển: Sáu lãnh vực quán niệm (D iii 280).

Bẩy ý niệm cần được phát triển: Bẩy yếu tố tạo thành giác ngộ (D iii 282).

Tám ý niệm cần được phát triển: Tám chánh đạo (D iii 286).

Chín ý niệm cần được phát triển: Chín yếu tố trong nỗ lực thanh lọc(D iii 288).

Mười ý niệm cần được phát triển: Mười đề mục tham thiền (D iii 290).

133. Hai loại phát triển: phát triển thế tục và phát triển siêu thế.

Ba loại phát triển: phát triển trạng thái thiện cõi sắc giới, phát triển trạng thái thiện cõi vô sắc giới, phát triển trạng thái thiện không được kể đến.* Về phát triển trạng thái thiện cõi sắc giới, có 3 loại: thấp, trung và cao. Về phát triển trạng thái thiện cõi vô sắc giới có loại thấp, trung và cao. Còn về phát triển trạng thái thiện không được kể đến (thì chỉ) có loại cao.

*không được kể đến(đứng riêng ngoài): đó làĐạo lộ . Đọc Vism. III đ. 23.

Bốn loại phát triển: khi sự hiểu rõ dưới hình thức hiểu biết trọn vẹn thấu triệt được sự thực về khổ đau, thì sự hiểu rõ ấy phát triển; khi sự hiểu rõ dưới hình thức từ bỏ thấu triệt được sự thực về nguồn gốc của khổ đau, thì sự hiểu rõ ấy phát triển; khi sự hiểu rõ dưới hình thức thực chứng thấu triệt được sự thực về chấm dứt khổ đau, thì sự hiểu rõ ấy phát triển; khi sự hiểu rõ dưới hình thức tu tập thấu triệt được sự thực về con đường dẫn đến chấm dứt khổ đau, thì sự hiểu rõ ấy phát triển.

134. Bốn loại phát triển nữa: phát triển bằng cách tìm tòi, phát triển bằng cách thu đạt được, phát triển bằng tác dụng duy nhất, phát triển bằng cách lập lại.[3]

Phát triển bằng cách tìm tòilà gì? Khi bất cứ ai đi vào định, các trạng thái được tạo ra trong vị ấy có một tác dụng duy nhất (đó là giải thoát): đây là phát triển bằng cách tìm tòi (nhập định).

Phát triển bằng cách thu đạt đượclà gì? Khi bất cứ ai đã đi vào định, các trạng thái được tạo ra trong vị ấy không vượt quá nhau: đây là phát triển bằng cách thu đạt được (nhập định).

Phát triển bằng tác dụngduy nhất là gì? Khi tỳ kheo phát triển năng lực gây ảnh hưởng của tín theo nghĩa cả quyết và bốn năng lực gây ảnh hưởng (kia) có tác dụng duy nhất trong vị ấy qua năng lực gây ảnh hưởng của tín, đấy là sự tu tập theo nghĩa tác dụng duy nhất trong các năng lực gây ảnh hưởng. Khi vị ấy phát triển năng lực gây ảnh hưởng [29] của tinh tấn theo nghĩa nỗ lực... qua năng lực gây ảnh hưởng của tinh tấn... Khi vị ấy phát triển năng lực gây ảnh hưởng của quán niệm theo nghĩa thiết lập... qua năng lực gây ảnh hưởng của quán niệm... Khi vị ấy phát triển năng lực gây ảnh hưởng của định theo nghĩa không phân tâm... qua năng lực gây ảnh hưởng của định... Khi vị ấy phát triển năng lực gây ảnh hưởng của tuệ theo nghĩa thấy rõ và bốn năng lực gây ảnh hưởng (kia) có tác dụng duy nhất trong vị ấy qua năng lực gây ảnh hưởng của tuệ, đấy là sự phát triển theo nghĩa tác dụng duy nhất trong các năng lực gây ảnh hưởng.

Khi tỳ kheo phát triển tín lực theo nghĩa không lay chuyển vì không tin và bốn lực (kia) có tác dụng duy nhất trong vị ấy qua tín lực, đấy là sự phát triển theo nghĩa tác dụng duy nhất của các lực. Khi vị ấy phát triển tấn lực theo nghĩa không lay chuyển vì lười biếng... qua tấn lực... Khi vị ấy phát triển niệm lực theo nghĩa không lay chuyển vì xao lãng... qua niệm lực... Khi vị ấy phát triển định lực theo nghĩa không lay chuyển vì phân tâm... qua định lực... Khi vị ấy phát triển tuệ lực theo nghĩa không lay chuyển vì vô minh và bốn lực (kia) có tác dụng duy nhất trong vị ấy qua năng lực gây ảnh hưởng của tuệ, đấy là sự phát triển theo nghĩa tác dụng duy nhất của các lực.

Khi tỳ kheo phát triển yếu tố tạo thành giác ngộ của niệm theo nghĩa thiết lập và sáu yếu tố tạo thành giác ngộ (kia) có tác dụng duy nhất trong vị ấy qua yếu tố tạo thành giác ngộ của niệm, đấy là sự phát triển theo nghĩa tác dụng duy nhất của các yếu tố tạo thành giác ngộ. Khi vị ấy phát triển yếu tố tạo thành giác ngộ của đi tìm sự thật theo nghĩa tìm hiểu... qua yếu tố tạo thành giác ngộ của đi tìm sự thật... Khi vị ấy phát triển yếu tố tạo thành giác ngộ của tinh tấn theo nghĩa nỗ lực... qua yếu tố tạo thành giác ngộ của tinh tấn... Khi vị ấy phát triển yếu tố tạo thành giác ngộ của hỉ theo nghĩa chan hòa... qua yếu tố tạo thành giác ngộ của hỉ... Khi vị ấy phát triển yếu tố tạo thành giác ngộ của tĩnh lặng theo nghĩa an lạc... qua yếu tố tạo thành giác ngộ của tĩnh lặng... Khi vị ấy phát triển yếu tố tạo thành giác ngộ của định theo nghĩa không phân tâm... qua yếu tố tạo thành giác ngộ của định... [30] Khi vị ấy phát triển yếu tố tạo thành giác ngộ của bình thản theo nghĩa tư duy và sáu yếu tố tạo thành giác ngộ (kia) có tác dụng duy nhất trong vị ấy qua yếu tố tạo thành giác ngộ của bình thản, đấy là sự phát triển theo nghĩa tác dụng duy nhất của các yếu tố tạo thành giác ngộ.

Khi vị ấy phát triển chánh kiến theo nghĩa thấy rõ và bẩy chi ngành (kia) của chánh đạo có tác dụng duy nhất trong vị ấy qua chánh kiến, đấy là sự phát triển theo nghĩa tác dụng duy nhất của các chi ngành chánh đạo. Khi vị ấy phát triển chánh tư duy theo nghĩa hướng tâm trụ vào... qua chánh kiến... Khi vị ấy phát triển chánh ngữ theo nghĩa giữ gìn lời nói... qua chánh ngữ... Khi vị ấy phát triển chánh hành theo nghĩa nguồn sanh khởi... qua chánh hành... Khi vị ấy phát triển chánh mạng theo nghĩa giữ cho sạch... qua chánh mạng... Khi vị ấy phát triển chánh tinh tấn theo nghĩa nỗ lực... qua chánh tinh tấn... Khi vị ấy phát triển chánh niệm theo nghĩa an trú... qua chánh niệm... Khi vị ấy phát triển chánh định theo nghĩa không phân tâm và bẩy chi ngành (kia) của chánh đạo có tác dụng duy nhất trong vị ấy qua chánh định, đấy là sự phát triển theo nghĩa tác dụng duy nhất của các chi ngành chánh đạo.

Đây là sự phát triển theo nghĩa tác dụng duy nhất.

Phát triển bằng cách lập lạilà gì? Ở đây vị tỳ kheo lập lại vào buổi sáng, lập lại vào buổi trưa, lập lại vào buổi chiều tối, lập lại trước khi ăn, lập lại sau khi ăn,[4]lập lại vào canh đầu, canh giữa, canh cuối, lập lại vào ban đêm, lập lại vào ban ngày, lập lại vào ban đêm và ban ngày, lập lại lúc trăng mờ một nửa, lập lại vào lúc trăng thanh một nửa, lập lại vào mùa mưa, lập lại vào mùa lạnh, lập lại vào mùa nóng, lập lại vào thời thanh xuân, lập lại vào thời trung niên, lập lại vào thời cao niên cuối đời. Đây là phát triển bằng cách lập lại.

Đây là bốn loại phát triển.

135. Bốn loại phát triển khác: [31] Phát triển theo nghĩa các trạng thái khởi lên không vượt quá nhau trong hành giả, phát triển theo nghĩa tác dụng duy nhất của năng lực gây ảnh hưởng, phát triển theo nghĩa tinh tấn thích đáng có hiệu quả, phát triển theo nghĩa lập lại.

Thế nào là phát triển theo nghĩa trạng thái khởi lên không vượt quá nhau trong hành giả ?

Khi vị ấy từ bỏ ham muốn ái dục và các trạng thái được tạo nên trong vị ấy không vượt quá nhau nhờ xuất ly, thì phát triển theo nghĩa trạng thái không vượt quá nhau được tạo nên trong vị ấy. Khi vị ấy từ bỏ sân hận... nhờ không sân hận... Khi vị ấy từ bỏ dã dượi buồn ngủ nhờ nghĩ về ánh sáng... Khi vị ấy từ bỏ dao động... nhờ không phân tâm... Khi vị ấy từ bỏ nghi hoặc nhờ tìm hiểu rõ hiện tượng... Khi vị ấy từ bỏ vô minh... nhờ trí... Khi vị ấy từ bỏ tẻ nhạt và các trạng thái được tạo nên trong vị ấy không vượt quá nhau nhờ hoan hỉ, thì phát triển theo nghĩa các trạng thái không vượt quá nhau được tạo nên trong vị ấy.

Khi vị ấy từ bỏ chướng ngại và các trạng thái được tạo nên trong vị ấy không vượt quá nhau nhờ sơ thiền, thì phát triển theo nghĩa không vượt quá trạng thái được tạo nên trong vị ấy. Khi vị ấy từ bỏ hướng tâm về đối tượng và suy xét đối tượng... nhờ nhị thiền... Khi vị ấy từ bỏ hỉ... bằng tam thiền... Khi vị ấy từ bỏ lạc và các trạng thái khởi lên trong vị ấy không vượt quá nhau nhờ tứ thiền, thì phát triển theo nghĩa trạng thái không vượt quá nhau được tạo nên trong vị ấy.

Khi vị ấy từ bỏ ý tưởng về vật thể, các ý tưởng về chống đối và các ý tưởng về sai biệt [32] và các trạng thái được tạo nên trong vị ấy không vượt quá nhau nhờ nhập định cõi không gian vô biên thì sự phát triển theo nghĩa trạng thái không vượt quá nhau được tạo nên trong vị ấy. Khi vị ấy từ bỏ ý tưởng về nhập định cõi không gian vô biên... nhờ nhập định cõi thức vô biên... Khi vị ấy từ bỏ ý tưởng về nhập định cõi thức vô biên nhờ nhập định cõi không có gì... Khi vị ấy từ bỏ ý tưởng về cõi không có gì và các trạng thái khởi lên trong vị ấy không vượt quá nhau nhờ nhập định cõi không có nhận thức cũng không phải không có nhận thức thì sự phát triển theo nghĩa các trạng thái không vượt quá nhau được tạo nên trong vị ấy.

Khi vị ấy từ bỏ ý tưởng về trường tồn và các trạng thái khởi lên trong vị ấy không vượt quá nhau nhờ quán vô thường, thì sự phát triển theo nghĩa các trạng thái không vượt quá được tạo nên trong vị ấy. Khi vị ấy từ bỏ ý tưởng về vui sướng... nhờ quán khổ... Khi vị ấy từ bỏ ý tưởng về ngã... nhờ quán không phải là ngã... Khi vị ấy từ bỏ ưa thích... nhờ quán nhàm chán ... Khi vị ấy từ bỏ tham... nhờ quán (lòng tham) phai nhạt... Khi vị ấy từ bỏ sanh khởi... nhờ quán diệt tận... Khi vị ấy từ bỏ nắm giữ... nhờ quán buông bỏ... Khi vị ấy từ bỏ ý tưởng về hợp thể chung nhờ quán hủy diệt... Khi vị ấy từ bỏ tích lũy nhờ cách quán diệt mất... Khi vị ấy từ bỏ ý tưởng về trường tồn nhờ quán biến đổi... Khi vị ấy từ bỏ dấu hiệu... nhờ quán không dấu hiệu... [33] Khi vị ấy từ bỏ mong ước nhờ quán không còn ước nguyện... Khi vị ấy từ bỏ diễn giải sai lạc nhờ quán tính không... Khi vị ấy từ bỏ diễn giải sai lạc vì nắm giữ tại lõi nhờ quán thực tánh chiếu vào các hiện tượng là tuệ tăng thượng... Khi vị ấy từ bỏ diễn giải sai lạc vì si mê nhờ thấy biết như thật... Khi vị ấy từ bỏ diễn giải sai lạc vì dựa vào (hành vi tạo quả) nhờ quán nguy hiểm... Khi vị ấy từ bỏ không tư duy nhờ quán tư duy... Khi vị ấy từ bỏ diễn giải sai lạc vì trói buộc và các trạng thái được tạo nên trong vị ấy không vượt quá nhau nhờ quán quay đi, thì sự phát triển theo nghĩa các trạng thái không vượt quá nhau sanh khởi trong vị ấy.

Khi vị ấy từ bỏ nhiễm lậu đi cùng với quan điểm sai lạc[5]và các trạng thái khởi lên trong vị ấy không vượt quá nhau nhờ đạo lộ nhập giòng, thì sự phát triển theo nghĩa các trạng thái không vượt quá nhau được tạo nên trong vị ấy. Khi vị ấy từ bỏ nhiễm lậu thô... nhờ đạo lộ trở lại một lần... Khi vị ấy từ bỏ tàn dư nhiễm lậu... nhờ đạo lộ không trở lại... Khi vị ấy từ bỏ tất cả nhiễm lậu và các trạng thái khởi lên trong vị ấy không vượt quá nhau nhờ đạo lộ arahant, thì sự phát triển theo nghĩa các trạng thái không vượt quá nhau được tạo nên trong vị ấy.

Sự phát triển theo nghĩa các trạng thái không vượt quá nhau được tạo nên trong vị ấy là như thế.

Thế nào là phát triển theo nghĩa tác dụng duy nhất của các năng lực gây ảnh hưởng ?

Khi vị ấy từ bỏ ham muốn ái dục và năm năng lực gây ảnh hưởng có tác dụng duy nhất trong vị ấy bằng xuất ly, thì sự phát triển theo nghĩa tác dụng duy nhất của các năng lực gây ảnh hưởng. Khi vị ấy từ bỏ sân hận... [và cứ thế với các chướng ngại còn lại]. [34]

Khi vị ấy từ bỏ các chướng ngại và năm năng lực gây ảnh hưởng có tác dụng duy nhất trong vị ấy bằng sơ thiền, thì sự phát triển theo nghĩa tác dụng duy nhất của các năng lực gây ảnh hưởng. Khi vị ấy từ bỏ hướng tâm về đối tượng và suy xét đối tượng... [và cứ thế với các cõi thiền còn lại].

Khi vị ấy từ bỏ nhận thức về vật thể, nhận thức về đối kháng (hay: đối ngại) nhận thức về khác biệt... [và cứ thế với các chứng đắc cõi vô sắc giới còn lại].

Khi vị ấy từ bỏ nhận thức về trường tồn... [và cứ thế với cácTuệ Quán Thực Tánhchính còn lại].

Khi vị ấy từ bỏ nhiễm lậu đi cùng với quan điểm sai lạc... [và cứ thế với các đạo lộ còn lại cho đến]... Khi vị ấy từ bỏ tất cả các nhiễm lậu và các trạng thái khởi lên trong vị ấy có tác dụng duy nhất bằng đạo lộ arahant, thì sự phát triển theo nghĩa tác dụng duy nhất của các năng lực gây ảnh hưởng.

Đó là phát triển theo nghĩa tác dụng duy nhất của các năng lực gây ảnh hưởng.

Thế nào là phát triển theo nghĩa tinh tấn thích đáng có hiệu quả ? Khi vị ấy từ bỏ ham muốn ái dục nhờ xuất ly, thì phát triển theo nghĩa tinh cần thích hợp có hiệu quả. Khi... [và cứ thế với cácchướng ngại còn lại].

Khi vị ấy từ bỏ cácchướng ngại và tinh tấn thích đáng có hiệu quả nơi vị ấy nhờ cõi sơ thiền... [và cứ thế với cáccõi thiền còn lại].

Khi vị ấy từ bỏ ý tưởng về vật thể... [và cứ thế với các chứng đắc cõi vô sắc giới còn lại].

Khi vị ấy từ bỏ ý tưởng về trường tồn... [và cứ thế với cácTuệ Quán Thực Tánhchính còn lại].

Khi vị ấy từ bỏ nhiễm lậu đi cùng với quan điểm sai lạc... [và cứ thế với các đạo lộ còn lại cho đến]... Khi vị ấy từ bỏ tất cả các nhiễm lậu và tinh tấn thích đáng có hiệu quả nơi vị ấy có tác dụng duy nhất nhờ đạo lộ arahant, thì sự phát triển theo nghĩa tinh tấn thích đáng có hiệu quả.

Đó là phát triển theo nghĩa tinh tấn thích đáng có hiệu quả.

Thế nào là phát triển theo nghĩa lập lại ? Khi vị ấy từ bỏ ham muốn ái dục và lập lại xuất ly, thì phát triển theo nghĩa lập lại. Khi... [và cứ thế với cácchướng ngại còn lại].

Khi vị ấy từ bỏ cácchướng ngại và tinh tấn thích đáng có hiệu quả nơi vị ấy bằng cõi sơ thiền... [và cứ thế với cáccõi thiền còn lại].

Khi vị ấy từ bỏ ý tưởng về vật thể... [và cứ thế với các chứng đắc cõi vô sắc giới còn lại].

Khi vị ấy từ bỏ ý tưởng về trường tồn... [và cứ thế với cácTuệ Quán Thực Tánhchính còn lại].

Khi vị ấy từ bỏ nhiễm lậu đi cùng với quan điểm sai lạc... [và cứ thế với các đạo lộ còn lại cho đến]... Khi vị ấy từ bỏ tất cả các nhiễm lậu và lập lại đạo lộ arahant, thì sự phát triển theo nghĩa lập lại.

Đó là phát triển theo nghĩa lập lại.

Đây là bốn loại phát triển.

[201 ý niệm]

136. Khi thấy rõ vật thể, vị ấy phát triển. Khi thấy rõ cảm nghiệm, vị ấy... [và cứ thế như ở đ. 5 cho đến]... Khi thấy rõ già chết, vị ấy phát triển.

137-173. Khi thấy rõ khổ đau... [và cứ thế như ở đđ. 6-43 cho đến]... Thấy rõ nibbana nhập vào bất tử qua ý nghĩa kết thúc, vị ấy phát triển.

174- Bất cứ trạng thái nào được phát triển đều có tác dụng (hương vị) duy nhất. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biết đó. Như vậy nên nói: ‘Tai lắng nghe như vầy: ‘Những ý niệm này cần được phát triển’. Tuệ là hành vi hiểu biết tức là trí về điều đã lắng nghe (học hỏi)’.

HẾT PHẦN ĐỌC LẦN THỨ TƯ



[Phần v]

175. Thế nào là tuệ nhờ lắng nghe như vầy ‘Các ý niệm này cần được thực chứng’ là trí biết về điều đã lắng nghe (học hỏi)?

[Mười đề nghị]

176. Một ý niệm cần được thực chứng: Tâm giải thoát bất động (D iii 273).

Hai ý niệm cần được thực chứng: Minh trí và giải thoát (D iii 274).

Ba ý niệm cần được thực chứng: Ba loại minh (D iii 275).

Bốn ý niệm cần được thực chứng: Bốn quả vị sa môn (D iii 277).

Năm ý niệm cần được thực chứng: Năm nhóm chánh pháp(đó là: giới, định, tuệ, giải thoát và tri kiến giải thoát (D iii 279).

Sáu ý niệm cần được thực chứng: [35] Sáu loại trí trực chứng (D iii 281).

Bẩy ý niệm cần được thực chứng: Bẩy lực của người phiền não đã bị tuyệt diệt (D iii 283).

Tám ý niệm cần được thực chứng: Tám giải thoát (D iii 288; cf. Mahānidāna, D ii 70-1).

Chín ý niệm cần được thực chứng: Chín đoạn diệt liên tiếp (D iii 290).

Mười ý niệm cần được thực chứng: Mười ý niệm cho người không còn phải học (D iii 292).

[Tất cả]

177. ‘Này các tỳ kheo, tất cả cần được thực chứng. Và gì là tất cả cần được thực chứng? Mắt cần được thực chứng, các đối tượng hữu hình cần được thực chứng, nhận biết từ mắt cần được thực chứng, xúc chạm ở mắt cần được thực chứng, với xúc chạm ở mắt làm điều kiện bất cứ cảm nghiệm nào khởi lên, dù có dễ chịu, khó chịu hay không dễ chịu cũng chẳng khó chịu, cũng cần được thực chứng... Tai cần được thực chứng, âm thanh... Mũi cần được thực chứng, mùi... Lưỡi cần được thực chứng, vị cần được thực chứng... Thân cần được thực chứng, đối tượng xúc chạm cần được thực chứng... Ý cần được thực chứng, đối tượng tâm ý cần được thực chứng, nhận biết từ ý cần được thực chứng, xúc chạm ở ý cần được thực chứng, với xúc chạm ở ý làm điều kiện, bất cứ cảm nghiệm nào khởi lên, dù có dễ chịu, khó chịu hay không dễ chịu cũng chẳng khó chịu cũng cần được thực chứng.

[201 ý niệm]

178. Khi tỳ kheo thấy vật thể, vị ấy thực chứng. Khi tỳ kheo thấy cảm nghiệm... [và cứ thế như ở đ. 5 cho đến]... Khi tỳ kheo thấy già và chết, vị ấy thực chứng.

179-215. Khi tỳ kheo thấy khổ vị ấy thực chứng... [và cứ thế như ở đđ. 6-43 cho đến]... Khi thấy rõ Nibbāna nhập vào bất tử theo nghĩa kết thúc, vị ấy thực chứng.

216. Bất cứ trạng thái nào được thực chứng đều được thể nghiệm. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tai lắng nghe như vầy: ‘Những ý niệm này cần được thực chứng. Tuệ là hành vi hiểu biết tức là trí về điều đã lắng nghe (học hỏi)’.



[Phần vi - ix]

217. Thế nào là tuệ nhờ lắng nghe như vầy ‘Các trạng thái này đưa đến suy giảm, các trạng thái này đưa đến ổn định, các trạng thái này đưa đến ưu việt, các trạng thái này đưa đến thể nhập là trí về điều đã lắng nghe (học hỏi) ? (cf. D iii 277)

218. Khi nhận thức và chú tâm suy xét có ái dục đi kèm xảy ra với người chứng sơ thiền, đó là trạng thái đưa đến suy giảm. Khi quán niệm tương thuận với cõi [thiền] đó trở nên ổn cố, đó là trạng thái đưa đến ổn định. Khi nhận thức và chú tâm suy xét không có hướng tâm vào đối tượng đi kèm xảy ra với người ấy, đó là trạng thái đưa đến ưu việt. Khi nhận thức và chú tâm suy xét có nhàm chán đi kèm [36] và liên kết với hết ham muốn xảy ra với người ấy, đó là trạng thái đưa đến thể nhập.*

*nibbedhabhāgiyo dhammo: trạng thái đưa đến thể nhập.

Khi nhận thức và chú tâm suy xét có hướng tâm vào đối tượng đi kèm xảy ra với người chứng nhị thiền, đó là trạng thái đưa đến suy giảm. Khi quán niệm tương thuận với cõi [thiền] đó trở nên ổn cố, đó là trạng thái đưa đến ổn định. Khi nhận thức và chú tâm suy xét có hạnh phúc toàn hảo của bình thản và [thân]an lạc * đi kèm xảy ra với người ấy, đó là trạng thái đưa đến ưu việt. Khi nhận thức và chú tâm suy xét có nhàm chán đi kèm và liên kết với hết ham muốn xảy ra với người ấy, đó là trạng thái đưa đến thể nhập.

* upekkhāsukha:hạnh phúc toàn hảo của bình thản và [thân] an lạc (xả lạc). Những chữ trong dấu [] do Ñāṇamoli thêm vào.

Khi nhận thức và chú tâm suy xét có hạnh phúc toàn hảo của hỉ và [thân]an lạc * đi kèm xảy ra với người chứng tam thiền, đó là trạng thái đưa đến suy giảm. Khi quán niệm tương thuận với cõi tam [thiền] đó trở nên ổn cố, đó là trạng thái đưa đến ổn định. Khi nhận thức và chú tâm suy xét có không khổ không lạc đi kèm xảy ra với người ấy, đó là trạng thái đưa đến ưu việt. Khi nhận thức và chú tâm suy xét có nhàm chán đi kèm và liên kết với hết ham muốn xảy ra với người ấy, đó là trạng thái đưa đến thể nhập.

*pītisukha:hạnh phúc toàn hảo của hỉ và [thân] an lạc (hỉ lạc).

Khi nhận thức và chú tâm suy xét có hạnh phúc toàn hảo của bình thản và [thân] an lạc đi kèm xảy ra với người chứng tứ thiền, đó là trạng thái đưa đến suy giảm. Khi quán niệm tương thuận với cõi [thiền] đó trở nên ổn cố, đó là trạng thái đưa đến ổn định. Khi nhận thức và chú tâm suy xét có cõi không gian vô biên đi kèm xảy ra với người ấy, đó là trạng thái đưa đến ưu việt. Khi nhận thức và chú tâm suy xét có nhàm chán đi kèm và liên kết với hết ham muốn xảy ra với người ấy, đó là trạng thái đưa đến thể nhập.

Khi nhận thức và chú tâm suy xét có sắc thể đi kèm xảy ra với người chứng cõi không gian vô biên, đó là trạng thái đưa đến suy giảm. Khi quán niệm tương thuận với cõi [thiền] đó trở nên ổn cố, đó là trạng thái đưa đến ổn định. Khi nhận thức và chú tâm suy xét có cõi không gian vô biên đi kèm xảy ra với người ấy, đó là trạng thái đưa đến ưu việt. Khi nhận thức và chú tâm suy xét có nhàm chán đi kèm và liên kết với hết ham muốn xảy ra với người ấy, đó là trạng thái đưa đến thể nhập.

Khi nhận thức và chú tâm suy xét có cõi không gian vô biên đi kèm xảy ra với người chứng cõi thức vô biên, đó là trạng thái đưa đến suy giảm. Khi quán niệm tương thuận với [sự chứng đắc] đó trở nên ổn cố, đó là trạng thái đưa đến ổn định. Khi nhận thức và chú tâm suy xét có cõi không có gì đi kèm xảy ra với người ấy, đó là trạng thái đưa đến ưu việt. Khi nhận thức và chú tâm suy xét có nhàm chán đi kèm và liên kết với hết ham muốn xảy ra với người ấy, đó là trạng thái đưa đến thể nhập.

Khi nhận thức và chú tâm suy xét có cõi thức vô biên đi kèm xảy ra với người chứng cõi không có gì, đó là trạng thái đưa đến suy giảm. Khi quán niệm tương thuận với [sự chứng đắc] đó trở nên ổn cố, đó là trạng thái đưa đến ổn định. Khi nhận thức và chú tâm suy xét có cõi không có nhận thức cũng không phải không có nhận thức đi kèm xảy ra với người ấy, đó là trạng thái đưa đến ưu việt. Khi nhận thức và chú tâm suy xét có nhàm chán đi kèm và liên kết với hết ham muốn xảy ra với người ấy, đó là trạng thái đưa đến thể nhập.

219. [37] Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biết đó. Như vậy nên nói: ‘Tai lắng nghe như vầy: ‘Các trạng thái này đưa đến suy giảm, các trạng thái này đưa đến ổn định, các trạng thái này đưa đến ưu việt, các trạng thái này đưa đến thể nhập. Tuệ là hành vi hiểu biết tức là trí về điều đã lắng nghe (học hỏi)’.



[Phần x - xii]

220. Thế nào là tuệ nhờ lắng nghe như vầy: ‘Tất cả các hành vi tạo quả đều vô thường, tất cả các hành vi tạo quả đều khổ đau, tất cả các hiện tượng đều không phải là ngã’ là trí về điều đã lắng nghe (học hỏi) ? (Dh 277-9).

221. Tai lắng nghe như vầy: Vật thể là vô thường theo nghĩa hủy diệt, khổ theo nghĩa hãi hùng,[6]không phải là ngã theo nghĩa không có lõi.Trí về cái được nghe tới (học hỏi) là tuệ như là hành vi hiểu biếtđiều học hỏi đó. Tai lắng nghe như vầy: Cảm nghiệm... [và cứ thế với 201 ý niệm còn lại như trong đ. 5 cho đến]... Tai lắng nghe như vầy: Già và chết là vô thường theo nghĩa hủy diệt, khổ theo nghĩa hãi hùng,không phải là ngã theo nghĩa không có lõi. Trí biết về điều đã lắng nghe (học hỏi) là tuệ như là hành vi hiểu biếtvề điều đó.

222. Như vậy nên nói: ‘Tai lắng nghe như vầy:Tất cả các hành vi tạo quả đều vô thường, tất cả các hành vi tạo quả đều khổ đau, tất cả các hiện tượng đều không phải là ngã’. Tuệ là hành vi hiểu biết tức là trí biết về điều đã lắng nghe (học hỏi).



[Phần xiii - xvi]

223. Thế nào là tuệ nhờ lắng nghe như vầy: ‘Đây là sự thực cao cả về khổ, đây là sự thực cao cả về nguồn gốc của khổ, đây là sự thực cao cả về diệt khổ, đây là sự thực cao cả về con đường diệt khổ, là trí biết về điều đã lắng nghe (học hỏi) ?

224. Trong đó, sự thực cao cả về khổ là gì? Sanh là khổ, già là khổ, chết là khổ, khổ não và ta thán, đau đớn, khổ sở và tuyệt vọng là khổ, không thích mà gặp là khổ, thích mà phải lìa là khổ, cầu không được là khổ, nói tóm lại, năm tập hợp [làm đối tượng] cho bám níu là khổ.[7]

225. Trong đó, sanh là gì? Sự sanh vào các đẳng loại khác nhau của các chúng sanh, sự sanh ra của chúng, hạ sanh (vào tử cung), sự sanh đẻ, sự biểu hiện các tập hợp, sự hình thành các nền tảng [cho thức], đây được gọi là sanh (S ii 3).

226. Trong đó, già là gì? Sự già nua của các đẳng loại khác nhau của các chúng sanh, tuổi già của chúng, răng rụng, tóc bạc da nhăn, sinh khí giảm suy và năng lực gây ảnh hưởng yếu đuối đi, đây được gọi là già (S ii 2).

227. [38] Trong đó, chết là gì? Sự chết của các đẳng loại khác nhau của các chúng sanh, sự qua đời của họ, tan rã, tiêu mất, chết, hết tuổi thọ, các tập hợp rã ra, thây nằm xuống, năng lực gây ảnh hưởng của sinh khí bị gián đoạn, đây được gọi là chết (S ii 2).

228. Trong đó, khổ não là gì? Khổ não, phiền não, áo não, khổ não trong tâm, khổ não lớn lao trong tâm,* đốt cháy tâm can, khổ sở, mũi tên sầu ở người mất thân quyến hay mất của hay mất sức khỏe hay mất thói quen hay mất «chánh»kiến hay người bị ảnh hưởng bởi khổ đau này hay khổ đau khác, như vậy gọi là khổ não (M iii 249, «D iii 235»).[8]

* Tiếng Pāḷi là: soko, socanā, socitattaṁ, antosoko, antoparisoko. Tiếng Anh dịch là: sorrow, sorrowing, sorrowfulness, inner sorrow, inner sorriness. Giữ phong thái ấy tôi dịch là: khổ não, phiền não, áo não, khổ não trong tâm, khổ não lớn lao trong tâm.

229. Trong đó, ta thán là gì?Ai oán và than thở, than van và thương tiếc, phàn nàn và rên rỉ, nói nhảm, la hét, om sòm, kêu la ở người mất thân quyến hay mất của hay mất sức khỏe hay mất thói quenhay mất «chánh»kiến* hay người bị ảnh hưởng bởi phiền muộn này hay phiền muộn khác, như vậy gọi là ta thán (M iii 249).

230. Trong đó, đau đớn là gì? Khó chịu thân xác, khổ thân xác, cái gì cảm thấy khó chịu và đau đớn sanh do xúc chạm với thân, cảm giác khó chịu và đau đớn sanh do xúc chạm với thân, như vậy gọi là đau đớn (M iii 250).

231. Trong đó, khổ sở là gì? Tâm khó chịu, khổ tâm, cái gì cảm thấy khó chịu và đau đớn sanh do xúc chạm với tâm, cảm thọ khó chịu và đau đớn sanh do xúc chạm với tâm, như vậy gọi là khổ sở (M iii 250).

232. Trong đó, tuyệt vọng là gì? Ưu phiền và thất vọng, sầu não và tuyệt vọng, não ruột và vô vọng ở người mất thân quyến, mất của, mất sức khỏe, mất thói quen,[9]mất «chánh»kiến* hay người bị ảnh hưởng bởi phiền muộn này hay phiền muộn khác, như vậy gọi là tuyệt vọng (so với M iii 250).

* diṭṭhivyasanena:mất «chánh»kiến, dịch theo Maurice Walshe, The Long Discourses of the Buddha, Wisdom Publications [Boston, 1995] D iii 235.

233. Trong đó, không thích mà gặp là gì? Ở đây [39] sự gặp gỡ, chung đụng, trùng phùng, kinh nghiệm các vật hữu hình, âm thanh, mùi, vị, vật xúc chạm được không ưa thích, không mong mỏi, không mừng đón, hay với [những ai] muốn gây tổn hại đến người khác, muốn tán bại người khác, cái gì không phải là duyên hệ khắng khít, như vậy gọi là không thích mà gặp là khổ.

234. Trong đó, thích mà phải lìa là gì? Ở đây không gặp gỡ, không chung đụng, không trùng phùng, không kinh nghiệm các vật hữu hình, âm thanh, mùi, vị, vật xúc chạm được vốn được ưa thích, mong mỏi, mừng đón, hay với [những ai] muốn tốt lành đến với người khác, muốn cho an lành, muốn cho thoải mái, cái gì là duyên hệ khắng khít, hay là mẹ hay cha hay anh em trai gái hay bạn hữu hay bạn đồng hành hay thân quyến hay bà con, là cái được gọi là thích mà phải lìa là khổ.

235. Trong đó, cầu không được là khổ là gì? Với người phải chịu sanh có ao ước này: — mong rằng mình không phải chịu sanh chi phối và mong rằng sanh không đến với mình. Nhưng [chỉ] ao ước không thôi, làm sao thành tựu ao ước đó được. Đây là cầu không được là khổ. Với người phải chịu già có ao ước này:... Với người phải chịu bệnh có ao ước này:... Với người phải chịu chết có ao ước này:... Với người phải chịu khổ não và ta thán, đau đớn, khổ sở và tuyệt vọng có ao ước này: — mong rằng mình không phải chịu khổ não và ta thán, đau đớn, khổ sở và thất vọng chi phối và mong rằng khổ não và ta thán, đau đớn, khổ sở và tuyệt vọng đó không đến với mình. Nhưng [chỉ] ao ước không thôi, làm sao thành tựu ao ước đó được. Đây là cầu không được là khổ (M iii 250).

236. Trong đó, nói tóm lại, năm tập hợp [làm đối tượng] cho bám níu là khổ là gì? Đó là tập hợp vật thể [làm đối tượng] cho bám níu, tập hợp cảm nghiệm [làm đối tượng] cho bám níu, tập hợp nhận thức [làm đối tượng] cho bám níu, tập hợp tạo lập tâm trạng [làm đối tượng] cho bám níu, tập hợp thức [làm đối tượng] cho bám níu. Các tập hợp [làm đối tượng] cho bám níu này là khổ. Đây là sự thực cao cả về khổ (M iii 250).

237. Trong đó, sự thực cao cả về nguyên nhân của khổ là gì? Đó là khao khát vốn tạo thêm hiện hữu trở thành, có ưa thích và tham đi kèm, ưa thích cái này cái kia, đó là khao khát ái dục, khao khát hiện hữu, khao khát diệt tận (M iii 250).

238. [40] Nhưng khao khát sanh khởi ở đâu, trú ở chỗ nào? Trong thế gian này, khao khát sanh khởi nơi khả ái và khả ý, và trú ở nơi đó. Và trong thế gian này, cái gì khả ái và khả ý? Mắt là khả ái và khả ý: khao khát sanh khởi ở nơi nào, nó trú ở nơi đó. Tai... Mũi... Lưỡi... Thân... Ý... Đối tượng hữu hình... Âm thanh... Mùi... Vị... Vật xúc chạm được... Nhận biết từ mắt... Nhận biết từ tai... Nhận biết từ mũi... Nhận biết từ lưỡi... Nhận biết từ thân... Nhận biết từ ý... Đối tượng tâm ý... Xúc chạm ở mắt... Xúc chạm ở tai... Xúc chạm ở mũi... Xúc chạm ở lưỡi... Xúc chạm ở thân... Xúc chạm ở ý... Cảm nghiệm sanh do tiếp xúc với mắt... Cảm nghiệm sanh do tiếp xúc với tai... Cảm nghiệm sanh do tiếp xúc với mũi... Cảm nghiệm sanh do tiếp xúc với lưỡi... Cảm nghiệm sanh do tiếp xúc với thân... Cảm nghiệm sanh do tiếp xúc với ý... Nhận thức về đối tượng hữu hình... Nhận thức về âm thanh... Nhận thức về mùi... Nhận thức về vị... Nhận thức về vật xúc chạm được... Nhận thức về đối tượng tâm ý... Chủ ý về đối tượng hữu hình... Chủ ý về âm thanh... Chủ ý về mùi... Chủ ý về vị... Chủ ý về vật xúc chạm được... Chủ ý về đối tượng tâm ý... Khao khát đối tượng hữu hình... Khao khát âm thanh... Khao khát mùi... Khao khát vị... Khao khát vật xúc chạm được... Khao khát đối tượng tâm ý... Hướng tâm về đối tượng hữu hình... Hướng tâm về âm thanh... Hướng tâm về mùi... Hướng tâm về vị... Hướng tâm về vật xúc chạm được... Hướng tâm về đối tượng tâm ý... Suy xét về đối tượng hữu hình... Suy xét về âm thanh... Suy xét về mùi... Suy xét về vị... Suy xét về vật xúc chạm được... Suy xét về đối tượng tâm ý khả ái và khả ý: khao khát sanh khởi ở nơi nào, nó trú ở nơi đó.

Đây là sự thực cao cả về nguồn gốc của khổ đau (M iii 250).

239. Trong đó, sự thực cao cả về diệt khổ là gì? Là sự phai nhạt và ngưng hẳn, khước từ, từ bỏ, buông bỏ và bác bỏ không còn dư tàn của chính lòng khao khát đó (M iii 251).

240. Nhưng khao khát bị từ bỏ ở đâu, nó diệt ở chỗ nào? Trong thế gian này, khao khát bị từ bỏ nơi khả ái và khả ý, và nó diệt ở nơi đó. Và trong thế gian này, cái gì khả ái và khả ý? Mắt là khả ái và khả ý... [và cứ thế như ở đ. 237]... Suy xét về đối tượng tâm ý khả ái và khả ý: khao khát bị từ bỏ ở nơi nào, nó diệt ở nơi đó. Đây được gọi là sự thực cao cả về diệt khổ.

241. Trong đó, sự thực cao cả về con đường diệt khổ là gì? Chính là thánh đạo tám ngành, đó là: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, [41] chánh hành, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

242. Trong đó, chánh kiến là gì? Là trí biết về khổ, trí biết về nguyên nhân của khổ, trí biết về diệt khổ, trí biết về con đường diệt khổ. Đây được gọi là chánh kiến.

243. Trong đó, chánh tư duy là gì? Là nghĩ về xuất ly, nghĩ về không sân hận, nghĩ về không tàn hại. Đây được gọi là chánh tư duy.

244. Trong đó, chánh ngữ là gì? Tránh không nói dối, tránh không nói lời gây thù oán, tránh không nói lời thô ác, tránh không nói nhăng cuội.* Đây được gọi là chánh ngữ.

* nói nhăng cuội: nói mách lẻo, nói nhảm nhí, nói tào lao...

245. Trong đó, chánh hành là gì? Tránh không sát hại sinh linh, tránh không lấy của không cho, tránh không tà dâm. Đây được gọi là chánh hành.

246. Trong đó, chánh mạng là gì? Ở đây người thánh đệ tử sau khi đã từ bỏ nghề bất chính, sống bằng nghề chân chính. Đây được gọi là chánh mạng.

247. Trong đó, chánh tinh tấn là gì? Ở đây một tỳ kheo khởi lên ý muốn không để cho sanh khởi các ý tưởng bất thiện chưa sanh, và vị ấy cố gắng, tâm nỗ lực mãnh liệt và ráng hết sức. Vị ấy khởi lên ý muốn từ bỏ các ý tưởng bất thiện đã sanh khởi, và vị ấy cố gắng... Vị ấy khởi lên ý muốn cho sanh khởi các ý tưởng thiện chưa sanh, và vị ấy cố gắng... Vị ấy khởi lên ý muốn duy trì, không để diệt mất, củng cố, gia tăng, phát triển và hoàn thiện các ý tưởng thiện đã sanh khởi, và vị ấy cố gắng, tâm nỗ lực mãnh liệt và ráng hết sức. Đây được gọi là chánh tinh tấn.

248. Trong đó, chánh niệm là gì? Ở đây một tỳ kheo sống quán thân đúng như thân, nhiệt tâm, hiểu biết tường tận và có quán niệm, sau khi từ bỏ tham lam và buồn đau ở đời. Vị ấy sống quán cảm giác đúng như cảm giác, nhiệt tâm... sống quán tâm đúng như tâm, nhiệt tâm... sống quán thân đúng như thân, nhiệt tâm... Vị ấy sống quán đối tượng tâm ý đúng như đối tượng tâm ý, nhiệt tâm, hiểu biết tường tận và có quán niệm, sau khi từ bỏ tham lam và buồn đau ở đời. Đây được gọi là chánh niệm.

249. Trong đó, chánh định là gì? Ở đây hoàn toàn sống cách ly khỏi ái dục, sống cách ly khỏi những ý tưởng bất thiện, vị tỳ kheo chứng và trú sơ thiền có hỉ và lạc [của thân] do cách ly sanh, có hướng tâm và suy xét đối tượng đi kèm. Với sự an tĩnh của hướng tâm và suy xét đối tượng, vị tỳ kheo chứng và trú nhị thiền, vốn có [42] tín và nhất tâm, có hỉ và lạc [của thân] do định sanh, không có hướng tâm vào đối tượng, không có suy xét đối tượng. Từ bỏ hỉ, vị ấy trú trong bình thản, có quán niệm và hiểu biết tường tận, cảm thấy thân lạc, vị ấy chứng và trú tam thiền như các bậc Thánh đã tuyên bố: ‘Người thản nhiên và có quán niệm sống trong an lạc’. Từ bỏ khổ đau và lạc [của thân] và với sự diệt mất hỉ và khổ sở từ trước, vị ấy chứng và trú từ thiền, vốn không khổ không lạc và có sự thanh tịnh của quán niệm do bình thản. Đây được gọi là chánh định.

Đây được gọi là sự thực cao cả về con đường diệt khổ.

250. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tai lắng nghe như vầy: Đây là sự thực cao cả về khổ, đây là sự thực cao cả về nguồn gốc của khổ, đây là sự thực cao cả về diệt khổ, đây là sự thực cao cả về con đường diệt khổ. Tuệ là hành vi hiểu biết tức là trí biết về điều đã lắng nghe (học hỏi)’.



[CHƯƠNG II - GIỚI]

251. Thế nào là tuệ về chế ngự sau khi nghe (học hỏi) là trí về giới ?

252. Năm loại giới: giới dưới hình thức thanh lọc có hạn, giới dưới hình thức thanh lọc vô hạn, giới dưới hình thức thanh lọc trọn vẹn, giới dưới hình thức thanh lọc không bị diễn giải sai lạc,[10]giới dưới hình thức thanh lọc đã lắng dịu.

253. Trong đó, giới dưới hình thức thanh lọc có hạn là gì? Là các học giới dành cho những người chưa hoàn toàn gia nhập Tăng Đoàn: như vậy là giới dưới hình thức thanh lọc có hạn.

254. Giới dưới hình thức thanh lọc vô hạn là gì? Là những học giới dành cho những người đã hoàn toàn gia nhập Tăng Đoàn: như vậy là giới dưới hình thức thanh lọc vô hạn.

255. Giới dưới hình thức thanh lọc trọn vẹn là gì? Là các học giới của những người thế tục rộng lượng, những người đang hoàn thiện [khóa học] đưa đến quả vị hữu học (còn tu tập), bất chấp thân thể mạng sống, sau khi từ bỏ hẳn [bám níu] vào cuộc sống: như vậy là giới dưới hình thức thanh lọc trọn vẹn.

256. Giới dưới hình thức thanh lọc không bị diễn giải sai lạc là gì? Là giới cho bẩy loại hữu học (còn tu tập): [11]như vậy là giới dưới hình thức thanh lọc không bị diễn giải sai lạc. [43]

257. Giới dưới hình thức thanh lọc đã được lắng dịu [12]là gì? Là của các đệ tử phiền não đã hết, của bậc Toàn Giác, của Phật Độc Giác (Pacceka), của các bậc Toàn Giác đã thành tựu và giác ngộ toàn triệt: như vậy là giới dưới hình thức thanh lọc đã được lắng dịu.

258. Cógiới có hạn độ và có giới vô hạn độ. Trong đó, giới có hạn độ là gì? Có giới lấy lợi lộc làm hạn độ, có giới lấy danh làm hạn độ, có giới lấy thân quyến làm hạn độ, có giới lấy tay chân làm hạn độ, có giới lấy mạng sống làm hạn độ.

Giới lấy lợi lộc làm hạn độ là gì? Ở đây với lợi lộc làm nhân, với lợi lộc làm điều kiện, với lợi lộc làm nguyên nhân có người vi phạm học giới đã thọ: giới như thế lấy lợi lộc làm hạn độ.

Giới lấy danh làm hạn độ là gì? Ở đây với danh làm nhân... có người vi phạm học giới đã thọ: giới như thế lấy danh làm hạn độ.

Giới lấy thân quyến làm hạn độ là gì? Ở đây với thân quyến làm nhân... có người vi phạm học giới đã thọ: giới như thế lấy thân quyến làm hạn độ.

Giới lấy tay chân làm hạn độ là gì? Ở đây với tay chân làm nhân... có người vi phạm học giới đã thọ: giới như thế lấy tay chân làm hạn độ.

Giới lấy mạng sống làm hạn độ là gì? Ở đây với mạng sống làm nhân, với mạng sống làm điều kiện, với mạng sống làm nguyên nhân có người vi phạm học giới đã thọ: giới như thế lấy mạng sống làm hạn độ.

Những loại giới như thế bị rách toang, bị lủng, vấy bẩn, loang lỗ, các giới ấy không đem lại giải thoát, không được bậc trí giới thiệu, các giới ấy bị hiểu sai lạc, không đưa đến định, không là nền tảng cho bất hối, không là nền tảng cho hân hoan, không là nền tảng cho tĩnh lặng, không là nền tảng cho hạnh phúc, không là nền tảng cho định, không là nền tảng cho thấy biết như thật; các giới ấy không đưa đến nhàm chán hoàn toàn, đến hết ham muốn, đến diệt tận, đến an tịnh, đến trí trực chứng, đến giác ngộ, đến nibbana: giới như thế có hạn độ.[13]

259. Giới vô hạn độ là gì? Có giới [44] không lấy lợi lộc làm hạn độ, có giới không lấy danh làm hạn độ, có giới không lấy thân quyến làm hạn độ, có giới không lấy tay chân làm hạn độ, có giới không lấy mạng sống làm hạn độ.

Giới không lấy lợi lộc làm hạn độ là gì? Ở đây có người, với lợi lộc làm nhân, với lợi lộc làm điều kiện, với lợi lộc làm nguyên nhân, không gợi lên ngay cả ý tưởng phạm giới, thì làm sao người ấy sẽ thực sự vi phạm học giới đã thọ? Giới như thế không lấy lợi lộc làm hạn độ.

Giới không lấy danh làm hạn độ là gì? Ở đây có người, với danh làm nhân... Giới như thế không lấy danh làm hạn độ.

Giới không lấy thân quyến làm hạn độ là gì? Ở đây có người, với thân quyến làm nhân... Giới như thế không lấy thân quyến làm hạn độ.

Giới không lấy tay chân làm hạn độ là gì? Ở đây có người, với tay chân làm nhân... Giới như thế lấy tay chân làm hạn độ.

Giới không lấy mạng sống làm hạn độ là gì? Ở đây có người, với mạng sống làm nhân, với mạng sống làm điều kiện, với mạng sống làm nguyên nhân, không gợi lên ngay cả ý tưởng phạm giới, thì làm sao người ấy sẽ thực sự vi phạm học giới đã thọ? Giới như thế không lấy mạng sống làm hạn độ.

Những loại giới như thế không bị rách toang, không bị lủng, không bị vấy bẩn, không bị loang lỗ, các giới ấy đem lại giải thoát, được bậc trí giới thiệu, các giới ấy không bị hiểu sai lạc, đưa đến định, là nền tảng cho bất hối, là nền tảng cho hân hoan, là nền tảng cho tĩnh lặng, là nền tảng cho hạnh phúc, là nền tảng cho định, là nền tảng cho thấy biết như thật; các giới ấy đưa đến nhàm chán hoàn toàn, đến hết ham muốn, đến diệt tận, đến an tịnh, đến trí trực chứng, đến giác ngộ, đến nibbana: giới như thế không có hạn độ.

260. Giới là gì? Có bao nhiêu loại giới? Giới bắt nguồn từ đâu? Giới phối hợp với bao nhiêu ý niệm?

261. Giới là gì ? Có giới là chủ ý, giới là tâm phụ tùy, giới là chế ngự, giới là không xâm phạm.

262. Có bao nhiêu loại giới ? Có ba loại giới (thói quen); giới (thói quen) thiện, giới (thói quen) bất thiện, giới (thói quen) bất định tính.

263. Giới bắt nguồn từ đâu ? Giới (thói quen) thiện bắt nguồn từ tâm thiện, [45] giới (thói quen) bất thiện bắt nguồn từ tâm bất thiện, giới (thói quen) bất định tính bắt nguồn từ tâm bất định.

264. Giới phối hợp với bao nhiêu ý niệm ?

Giới phối hợp với chế ngự, giới phối hợp với không vi phạm, giới phối hợp với ý chí tạo ra trạng thái [như chế ngựkhông vi phạm chẳng hạn].

Về sát hại sanh linh, giới có nghĩa là chế ngự, giới có nghĩa là không vi phạm. Về lấy của không cho... dâm dục... nói dối... nói lời độc ác... nói lời thô bạo... nói nhăng cuội... tham lam... sân hận... Về quan điểm sai lạc, giới có là nghĩa chế ngự, giới có nghĩa là không vi phạm.

Về ham muốn ái dục, nhờ xuất ly, giới có nghĩa là chế ngự, giới có nghĩa là không vi phạm. Về sân hận, nhờ không sân hận, giới có nghĩa... Về dã dượi buồn ngủ, nhờ nghĩ đến ánh sáng, giới có nghĩa... Về dao động, nhờ không tán loạn... Về hồ nghi, nhờ tìm hiểu kỹ hiện tượng... Về vô minh, nhờ trí... Về tẻ nhạt, nhờ hân hoan, giới có nghĩa là chế ngự, giới có nghĩa là không vi phạm.

Về chướng ngại, nhờ sơ thiền, giới có nghĩa là chế ngự, giới có nghĩa là không vi phạm. Về hướng tâm về đối tượng và suy xét đối tượng, nhờ nhị thiền... Về hỉ, nhờ tam thiền... Về lạc và khổ, nhờ tứ thiền, giới có nghĩa là chế ngự, giới có nghĩa là không vi phạm.

Trong trường hợp nhận thức về sắc thể, nhận thức về chống đối và nhận thức về khác biệt, nhờ chứng cõi không gian vô biên, giới có nghĩa chế ngự, giới có nghĩa không vi phạm. Trong trường hợp nhận thức về cõi không gian vô biên, nhờ chứng cõi thức vô biên... Trong trường hợp nhận thức về cõi thức vô biên, nhờ chứng cõi không có gì... Trong trường hợp nhận thức về cõi không có gì, nhờ chứng cõi không có nhận thức cũng không phải không có nhận thức, giới có nghĩa là chế ngự, giới có nghĩa là không vi phạm.

Trong trường hợp nhận thức về trường tồn, nhờ quán vô thường, giới có nghĩa là chế ngự, giới có nghĩa là không vi phạm. Trong trường hợp nhận thức về vui sướng, nhờ quán khổ... Trong trường hợp nhận thức về ngã, nhờ quán không phải là ngã... Trong trường hợp nhận thức về thích thú, nhờ quán nhàm chán... Trong trường hợp ý tưởng về tham lam, nhờ quán sự phai nhạt của ham muốn... Trong trường hợp ý tưởng về sanh khởi, nhờ quán diệt... Trong trường hợp nhận thức về bám níu, nhờ quán từ bỏ... Trong trường hợp nhận thức về hợp thể chung, nhờ quán hủy diệt... Trong trường hợp nhận thức về tích lũy, nhờ quán diệt mất... trong trường hợp nhận thức về trường tồn, nhờ quán thay đổi... Trong trường hợp dấu hiệu [của hành vi tạo quả], nhờ quán không dấu hiệu... Trong trường hợp ước nguyện, nhờ quán không còn ước nguyện... Trong trường hợp giải thích sai lạc, nhờ quán tánh không... Trong trường hợp giải thích sai lạc vì tham, nhờ quán thực tánh các hiện tượng vốn là tuệ tăng thượng... Trong trường hợp giải thích sai lạc vì mơ hồ lẫn lộn, nhờ thấy biết như thật... Trong trường hợp giải thích sai lạc vì dựa vào [hành vi tạo quả], nhờ quán hiểm nguy... Trong trường hợp không tư duy, nhờ quán tư duy... [46] Trong trường hợp giải thích sai lạc vì trói buộc, nhờ quán quay đi, giới có nghĩa là chế ngự, giới có nghĩa là không vi phạm.

Trong trường hợp các nhiễm lậu đi cùng với quan điểm sai lạc, nhờ đạo lộ nhập giòng, giới có nghĩa chế ngự, giới có nghĩa không vi phạm. Trong trường hợp các nhiễm lậu thô, nhờ đạo lộ trở lại một lần... Trong trường hợp các nhiễm lậu còn xót lại, nhờ đạo lộ không trở lại... Trong trường hợp tất cả các nhiễm lậu, nhờ đạo lộ arahant, giới có nghĩa chế ngự, giới có nghĩa không vi phạm.

265. Năm loại giới.

Trong trường hợp sát sanh, từ bỏ là giới, kiêng tránh là giới, chủ ý là giới, chế ngự là giới, không vi phạm là giới. Những giới như thế dẫn tâm đến bất hối, đến hân hoan, đến hỉ, đến lắng dịu, đến vui vẻ, đến lập lại, đến phát triển, đến phong phú, đến thiện mỹ, đến điều kiện cần thiết [cho định], đến trang bị [cho định], đến toàn thiện, đến nhàm chán hoàn toàn, đến hết ham muốn, đến đoạn diệt, đến an tịnh, đến trí trực chứng, đến giác ngộ, đến nibbana: sự thanh lọc dưới hình thức chế ngự trong những giới như thế là giới tăng thượng. Trong tiến trình thanh lọc dưới hình thức chế ngự, tâm được định không trở nên tán loạn: sự thanh lọc dưới hình thức không tán loạn trong những giới như thế là tâm tăng thượng. Vị ấy thấy đúng như thật tiến trình thanh lọc dưới hình thức chế ngự, và vị ấy thấy đúng như thật tiến trình thanh lọc dưới hình thức không tán loạn: sự thanh lọc dưới hình thức thấy rõ là tuệ tăng thượng. Ở đây, ý nghĩa của chế ngự là huân tập trong giới tăng thượng; ở đây, ý nghĩa của không tán loạn là huân tập trong tâm tăng thượng; ở đây, ý nghĩa của thấy rõ là huân tập trong giới tăng thượng.[14]Vị ấy tu tập bằng cách hướng đến ba loại huân tập này, vị ấy huân tập bằng cách biết rõ chúng, bằng cách thấy rõ chúng, bằng cách duyệt xét chúng, bằng cách củng cố [tâm] vững vàng trên chúng, bằng cách cả quyết bằng lòng tin về chúng, bằng cách nỗ lực thực hiện, bằng cách thiết lập quán niệm, bằng cách định tâm, bằng cách hiểu với trí tuệ, bằng cách chứng biết trực tiếp điều cần được chứng biết trực tiếp, bằng cách hiểu biết trọn vẹn điều cần phải hiểu biết trọn vẹn, bằng cách từ bỏ điều cần phải từ bỏ, bằng cách thực chứng điều cần phải thực chứng, vị ấy huân tập bằng cách tu tập điều cần phải tu tập.

Trong trường hợp lấy của không cho... [và cứ thế với 10 tiến trình <tạo nghiệp> bất thiện như ở đ. 264, lập lại từng trường hợp còn lại như ở đ. 265 nói trên]...

Trong trường hợp ham muốn ái dục, nhờ xuất ly... [lập lại từng chướng ngại còn lại của đ. 264 như ở đ. 265 nói trên]... [47]

Trong trường hợp các chướng ngại, nhờ sơ thiền...

Trong trường hợp ý tưởng về sắc thể, ý tưởng về chống đối và ý tưởng về khác biệt, nhờ chứng cõi không gian vô biên...

Trong trường hợp nhận thức về trường tồn, nhờ quán vô thường...

Trong trường hợp các nhiễm lậu đi cùng với quan điểm sai lạc, nhờ đạo lộ nhập giòng... Trong trường hợp các nhiễm lậu thô, nhờ đạo lộ trở lại một lần... Trong trường hợp các nhiễm lậu còn xót lại, nhờ đạo lộ không trở lại... Trong trường hợp tất cả các nhiễm lậu, nhờ đạo lộ arahant, từ bỏ là giới, kiêng tránh là giới, chủ ý là giới, chế ngự là giới, không vi phạm là giới, những giới như thế dẫn đến tâm không ăn năn, vị ấy huân tập bằng cách tu tập điều cần phải tu tập. [48]

266. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ về chế ngự sau khi lắng nghe (học hỏi) là trí về giới’.



[CHƯƠNG III - ĐỊNH]

267. Thế nào là tuệ về định sau khi chế ngự là trí về tu tập định?

268. Một loại định: Sự hợp nhất của tâm.

Hai loại định: Định thế gian và định siêu thế.

Ba loại định: Định có hướng tâm về đối tượng và suy xét đối tượng, định không có hướng tâm về đối tượng và chỉ có suy xét đối tượng, định không có cả hướng tâm về đối tượng và suy xét đối tượng.

Bốn loại định: Định có đặc tính suy giảm, định có đặc tính ổn định, định có đặc tính ưu việt, định có đặc tính thể nhập. (D iii 277)

Năm loại định: Chan hòa (thấm vào) hạnh phúc toàn hảo của hỉ, chan hòa (thấm vào) lạc, chan hòa (thấm vào) bình thản, chan hòa (thấm vào) ánh sáng, dấu hiệu của duyệt xét.

Sáu loại định: Định là sự hợp nhất tâm thức và không xao lãng khi tưởng niệm đức Phật, định... khi tưởng niệm Giáo Pháp, định... khi tưởng niệm Tăng Đoàn, định... khi tưởng niệm giới... định... khi tưởng niệm đến bố thí rộng rãi, định là sự hợp nhất tâm thức và không xao lãng khi quán tưởng đến chư thiên.

Bẩy loại định: Thiện xảo trong định, thiện xảo trong đắc định, thiện xảo duy trì định, thiện xảo khi xuất định, [49] thiện xảo trong sự lành mạnh của định, thiện xảo trong lãnh vực của định, thiện xảo trong việc hướng dẫn định.

Tám loại định: Định là sự hợp nhất tâm thức và không xao lãng khi quán đề mục đất... định... khi quán đề mục nước... khi quán đề mục lửa... khi quán đề mục đất... khi quán đề mục gió... khi quán tưởng đề mục mầu xanh... khi quán đề mục mầu vàng... khi quán đề mục mầu đỏ... định là sự hợp nhất tâm thức và không xao lãng khi quán tưởng đề mục mầu trắng.

Chín loại định: Có loại định cõi sắc giới hạ trung thượng; có loại định cõi vô sắc giới hạ trung thượng; có loại định tánh không; có loại định không dấu hiệu; có loại định không ước nguyện.

Mười loại định: Định là sự hợp nhất tâm thức và không xao lãng khi quán tưởng đến «tử thi»phình trương, định... đến xanh đen, định... đến máu mủ, định... đến nứt nẻ (đứt lìa), định... đến thú xé ăn... định... đến phân lìa, định... rã rục, định... chảy máu, định... bị sâu khoét, định là sự hợp nhất tâm thức và không xao lãng khi quán tưởng đến bộ xương.

Có năm mươi lăm loại định.

269. Hơn nữa, định có hai mươi lăm nghĩa: Định có nghĩa là giữ vững, định có nghĩa là trang bị... định có nghĩa là hoàn thành... có nghĩa là hợp nhất... không phân tâm... không phân tán... không huyên náo... không dao động... định có nghĩa là giải thoát, định vì sự ổn cố của tâm trong việc thiết lập nhất điểm, định (samādhi) vì gắng thành tựu nhất như (samaṁ), định vì không thành tựu khác biệt, định vì gắng thành tựu nhất như, định vì không thành tựu bất nhất, định vì nhập vào nhất như, định vì không nhập vào bất nhất, định vì nhất như được nhập vào, định vì không nhập vào bất nhất, định vì nhất như được thắp sáng lên (jhāyati), định vì nó thiêu đốt (jhāpeti) bất nhất, định vì nhất như được thắp sáng lên, định vì bất nhất bị thiêu đốt, định vì nó là nhất như, phúc lạc. Đây là hai mươi lăm nghĩa của định.[15]

270. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Định sau khi chế ngự là trí về tu tập định’. [50]



[CHƯƠNG IV - SANH KHỞI DO TÙY THUỘC]

271. Thế nào là tuệ phân biệt rõ* các điều kiện là trí biết về liên hệ nhân quả (hiện hữu) giữa các hiện tượng?

*pariggaha:xin đọc chú thích về chữ này ở đoạn 23, Luận I này.

Vô minh có liên hệ nhân quả (hiện hữu) với sự sanh khởi của các hành vi tạo quả, có liên hệ nhân quả (hiện hữu) với sự tiếp tục tái diễn của chúng, có liên hệ nhân quả (hiện hữu) với điều kiện để còn hành vi tạo quả, có liên hệ nhân quả (hiện hữu) với sự tích lũy của chúng, có liên hệ nhân quả (hiện hữu) với trói buộc của chúng, có liên hệ nhân quả (hiện hữu) với chướng ngại của chúng, có liên hệ nhân quả (hiện hữu) với nguồn gốc của chúng, có liên hệ nhân quả (hiện hữu) với nhân của chúng, có liên hệ nhân quả (hiện hữu) với nguyên nhân của chúng. Tuệ phân biệt rõ các điều kiện như vầy ‘Vô minh là một điều kiện, các hành vi tạo quả được sanh khởi có điều kiện, và cả hai trạng thái này đều được sanh khởi có điều kiện’ theo chín khía cạnh là trí về liên hệ nhân quả giữa các trạng thái. Vô minh trong quá khứ cũng như trong tương lai có liên hệ nhân quả với sự sanh khởi của các hành vi tạo quả, có liên hệ nhân quả với sự xảy ra của chúng,... có liên hệ nhân quả với nguyên nhân của chúng. Tuệ phân biệt rõ các điều kiện như vầy... [như trên]... theo chín khía cạnh là trí về liên hệ nhân quả giữa các trạng thái.

Các hành vi tạo quả có liên hệ nhân quả với sự sanh khởi của thức...

Thức có liên hệ nhân quả với sự sanh khởi của tâm thức-vật thể...

Tâm thức-vật thể có liên hệ nhân quả với sự sanh khởi của sáu giác quan...

Sáu giác quan có liên hệ nhân quả với sự sanh khởi của xúc...

Xúc có liên hệ nhân quả với sự sanh khởi của cảm nghiệm...

Cảm nghiệm có liên hệ nhân quả với sự sanh khởi của khao khát...

Khao khát có liên hệ nhân quả với sự sanh khởi của bám níu...

Bám níu có liên hệ nhân quả với sự sanh khởi của trở thành...

Trở thành có liên hệ nhân quả với sự sanh khởi của sanh...

Sanh có liên hệ nhân quả với sự sanh khởi của già chết, ... liên hệ nhân quả với sự tái diễn của nó, liên hệ nhân quả với dấu hiệu của nó, liên hệ nhân quả với sự tích lũy của nó, liên hệ nhân quả với trói buộc của nó, liên hệ nhân quả với chướng ngại của nó, liên hệ nhân quả với sự sanh khởi của nó, liên hệ nhân quả với nguyên nhân của nó, liên hệ nhân quả với điều kiện của nó. Tuệ phân biệt... là trí về liên hệ nhân quả giữa các trạng thái.

272. Tuệ phân biệt rõ các điều kiện như vầy: ‘Vô minh là nguyên nhân, các hành vi tạo quả được sanh khởi có nguyên nhân, và cả hai trạng thái này được khởi lên có nguyên nhân’ là [51] trí về liên hệ nhân quả giữa các trạng thái. Tuệ phân biệt rõ các điều kiện như vầy: ‘Trong quá khứ cũng như trong tương lai vô minh là nguyên nhân, các hành vi tạo quả được sanh khởi có nguyên nhân, và cả hai trạng thái này được sanh khởi có nguyên nhân’ là trí về liên hệ nhân quả giữa các trạng thái. Tuệ phân biệt rõ các điều kiện như vầy: ‘Các hành vi tạo quả là nguyên nhân, thức được sanh khởi có nguyên nhân, và cả hai trạng thái này được sanh khởi có nguyên nhân’... ‘Thức là nguyên nhân, tâm thức và vật thể được sanh khởi có nguyên nhân, và cả hai trạng thái này được sanh khởi có nguyên nhân’... ‘Tâm thức và vật thể là nguyên nhân, sáu giác quan được sanh khởi có nguyên nhân, và cả hai trạng thái này được sanh khởi có nguyên nhân’... ‘Sáu giác quan là nguyên nhân, xúc được sanh khởi có nguyên nhân, và cả hai trạng thái này được sanh khởi có nguyên nhân’... ‘Xúc là nguyên nhân, cảm nghiệm được sanh khởi có nguyên nhân, và cả hai trạng thái này được sanh khởi có nguyên nhân’... Cảm nghiệm là nguyên nhân, khao khát được sanh khởi có nguyên nhân, và cả hai trạng thái này được sanh khởi có nguyên nhân’... Khao khát là nguyên nhân, bám níu được sanh khởi có nguyên nhân, và cả hai trạng thái này được sanh khởi có nguyên nhân’... ‘Bám níu là nguyên nhân, trở thành được sanh khởi có nguyên nhân, và cả hai trạng thái này được sanh khởi có nguyên nhân’... ‘Trở thành là nguyên nhân, sanh được sanh khởi có nguyên nhân, và cả hai trạng thái này được sanh khởi có nguyên nhân’... Tuệ phân biệt rõ các điều kiện như vầy: ‘Sanh là nguyên nhân, già và chết được sanh khởi có nguyên nhân, và cả hai trạng thái này được sanh khởi có nguyên nhân,’ là trí về liên hệ nhân quả giữa các trạng thái. Tuệ phân biệt rõ các điều kiện như vầy: ‘Trong quá khứ cũng như trong tương lai sanh là nguyên nhân, già và chết được sanh khởi có nguyên nhân, và cả hai trạng thái này được sanh khởi có nguyên nhân,’ là trí về liên hệ nhân quả giữa các trạng thái.

273. Tuệ phân biệt rõ các điều kiện như vầy: ‘Vô minh là tùy thuộc, các hành vi tạo quả được sanh khởi do tùy thuộc, và cả hai trạng thái này được sanh khởi do tùy thuộc’ là trí biết về liên hệ nhân quả giữa các trạng thái. Tuệ phân biệt rõ các điều kiện như vầy: ‘Trong quá khứ cũng như trong tương lai vô minh là tùy thuộc, các hành vi tạo quả được sanh khởi do tùy thuộc, và cả hai trạng thái này được sanh khởi do tùy thuộc’ là trí... [cứ thế hoàn tất đoạn này như ở đ. 272 nhưng thay chữ ‘nguyên nhân’ bằng chữ ‘tùy thuộc’].

274. Tuệ phân biệt rõ các điều kiện như vầy: ‘Vô minh là một điều kiện, [52] các hành vi tạo quả được sanh khởi có điều kiện, và cả hai trạng thái này được sanh khởi có điều kiện’ là trí về liên hệ nhân quả giữa các trạng thái. Tuệ phân biệt rõ các điều kiện như vầy: ‘Trong quá khứ cũng như trong tương lai vô minh là một điều kiện, các hành vi tạo quả được sanh khởi có điều kiện, và cả hai trạng thái này được sanh khởi có điều kiện,’ là trí... [cứ thế hoàn tất đoạn này như ở đ. 272 nhưng thay chữ ‘nguyên nhân’ bằng chữ ‘điều kiện’].

275. [16]Trong hiện hữu với tiến trình tạo nghiệp có từ trước* [kiếp sống này] có si mê, tức là vô minh; có tích lũy, tức là hành vi tạo quả, có quyến luyến, tức là khao khát; có nắm giữ,2*tức là bám níu; có chủ ý, tức là trở thành; như vậy trong tiến trình tạo nghiệp, năm thành tố đó hiện hữu từ trước [kiếp sống này] là những điều kiện cho kết sanh ở đây [trong kiếp hiện tiền này].

* kamma-bhava, dịch theo sửa đổi củaÑāṇamoli ở Vism. ch. XVII đ.292 vì ý rõ hơn. Đọc thêm Vism. XVII 250f. PED của PTS trang 499 nói là: ‘Trong nghiệp dẫn đến trở thành có từ trước’.

2* dịch theo Vism. XIX đ. 13.

Ở đây [trong kiếp hiện tiền này] có kết sanh, tức là thức, có nhập [vào tử cung], tức là tâm thức và vật thể; có cảm tính giác quan, tức là căn cứ [cho xúc chạm]; có vật được xúc chạm, tức là xúc; có cái cảm nhận được, tức là cảm nghiệm; như vậy trong tiến trình luân hồi ở đây, năm thành tố này có những điều kiện trong hành vi tạo quả đã làm ở quá khứ.

Ở đây [trong kiếp hiện tiền này] với sự chín mùi các căn cứ có si mê, tức là vô minh; có tích lũy, tức là hành vi tạo quả; có quyến luyến, tức là khao khát; có nắm giữ, tức là bám níu; có chủ ý, tức là trở thành; như vậy trong tiến trình tạo nghiệp, năm thành tố này là những điều kiện cho kết sanh ở tương lai.

Trong tương lai có kết sanh, tức là thức, có nhập [vào tử cung] tức là tâm thức và vật thể; có cảm tính giác quan, tức là căn cứ [cho xúc chạm]; có vật được xúc chạm, tức là xúc; có cái cảm nhận được, tức là cảm nghiệm; như vậy trong tiến trình luân hồi, năm thành tố này có điều kiện trong hành vi tạo quả làm ở đây [trong kiếp hiện tiền này].

Nên vị ấy biết, thấy, nhận chân, hiểu rõ bốn trường hợp diễn dịch như thế [nguyên nhân quá khứ, kết quả hiện tiền, nguyên nhân hiện tại, kết quả ở tương lai], ba thời, và sự phát sanh do tùy thuộc với ba kết nối, theo hai mươi hình thái này [năm hình thái cho mỗi trường hợp diễn dịch].

276. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ phân biệt rõ các điều kiện là trí về liên hệ nhân quả giữa các trạng thái.’



[CHƯƠNG V - HIỂU BIẾT TOÀN DIỆN]

(đọc S ii 107ff.)

277. [53]Thế nào là tuệ định rõ các hiện tượng quá khứ, hiện tại, tương lai sau khi diễn dịch [17]là trí hiểu biết toàn diện?

278. Bất cứ vật thể nào, dù là quá khứ, tương lai hay hiện tại, trong hay ngoài, thô hay tế, thấp kém hay cao sang, xa hay gần - vị ấy định rõ rằng tất cả vật thể là vô thường: đây là một loại trí hiểu biết toàn diện. Vị ấy định rõ nó là khổ đau: đây là một loại trí hiểu biết toàn diện. Vị ấy định rõ nó không phải là ngã: đây là một loại trí hiểu biết toàn diện. Bất cứ cảm nghiệm nào... Bất cứ nhận thức nào... Bất cứ tạo lập tâm trạng nào... Bất cứ thức nào, dù là quá khứ, tương lai hay hiện tại, trong hay ngoài, thô hay tế, thấp kém hay cao sang, xa hay gần - vị ấy định rõ tất cả thức là vô thường: đây là một loại trí hiểu biết toàn diện. Vị ấy định rõ nó là khổ đau: đây là một loại hiểu biết toàn diện. Vị ấy định rõ nó không phải là ngã: đây là một loại trí hiểu biết toàn diện.

Mắt, dù là quá khứ, tương lai hay hiện tại,... [và cứ thế với 201 ý niệm còn lại liệt kê ở đ. 5 cho đến]... Già và chết, dù là quá khứ, tương lai hay hiện tại, vị ấy định rõ là vô thường: đây là một loại trí hiểu biết toàn diện. Vị ấy định rõ nó là khổ đau: đây là một loại trí hiểu biết toàn diện. Vị ấy định rõ nó không phải là ngã: đây là một loại trí hiểu biết toàn diện.

279. Sau khi diễn dịch, tuệ định rõ như vầy: ‘Vật thể, dù là quá khứ, tương lai hay hiện tại, là vô thường theo nghĩa hủy diệt, khổ đau theo nghĩa hãi hùng, không phải là ngã theo nghĩa không có cốt lõi’ là một loại trí hiểu biết toàn diện. Sau khi tóm lược lại, tuệ định rõ như vầy: ‘Cảm nghiệm... Nhận thức... Tạo lập tâm trạng... Thức dù là quá khứ, tương lai hay hiện tại, là vô thường theo nghĩa hủy diệt, khổ đau theo nghĩa hãi hùng, không phải là ngã theo nghĩa không có cốt lõi’ là một loại trí hiểu biết toàn diện.

Sau khi diễn dịch, tuệ định rõ như vầy: Mắt, dù là quá khứ, tương lai hay hiện tại,... [và cứ thế với 201 ý niệm còn lại liệt kê ở đ. 5 cho đến]... Già và chết, dù là quá khứ, tương lai hay hiện tại, là vô thường theo nghĩa hủy diệt, khổ đau theo nghĩa hãi hùng, không phải là ngã theo nghĩa không có cốt lõi’ là một loại trí hiểu biết toàn diện.

280. Sau khi diễn dịch, tuệ định rõ như vầy: Vật thể, dù là quá khứ, tương lai hay hiện tại, là vô thường, được tạo thành, sanh khởi do tùy thuộc, phải chịu hủy diệt, phải chịu diệt mất, phải chịu hết ham muốn, phải chịu diệt tận’ là trí hiểu biết toàn diện.

Sau khi diễn dịch, tuệ định rõ như vầy: ‘Mắt, dù là quá khứ, tương lai hay hiện tại, ... [và cứ thế với 201 ý niệm còn lại liệt kê ở đ. 5 cho đến]... Già và chết, dù là quá khứ, tương lai hay hiện tại, là vô thường được tạo thành, sanh khởi do tùy thuộc, phải chịu hủy diệt, phải chịu diệt mất, phải chịu hết ham muốn, phải chịu diệt tận’ là trí hiểu biết toàn diện. [54]

281. Sau khi diễn dịch, tuệ định rõ như vầy: ‘Với sanh làm điều kiện nên có già và chết; nếu không có sanh làm điều kiện sẽ không có già và chết’ là trí hiểu biết toàn diện. Sau khi diễn dịch, tuệ định rõ như vầy: ‘Trong quá khứ và cả vị lai cũng thế, với sanh làm điều kiện nên có già và chết; nếu không có sanh làm điều kiện sẽ không có già và chết’ là trí hiểu biết toàn diện.

Sau khi diễn dịch, tuệ định rõ như vầy: ‘Với trở thành làm điều kiện nên có sanh; nếu không có trở thành làm điều kiện sẽ không có sanh... [và cứ thế với các yếu tố còn lại của Sanh Khởi Do Tùy Thuộc cho đến]... Sau khi diễn dịch, tuệ định rõ như vầy: ‘Với vô minh làm điều kiện nên có hành vi tạo quả, nếu không có vô minh làm điều kiện sẽ không có hành vi tạo quả là trí hiểu biết toàn diện. Sau khi diễn dịch, tuệ định rõ như vầy: ‘Trong quá khứ và cả vị lai cũng thế, với vô minh làm điều kiện nên có hành vi tạo quả, nếu không có vô minh làm điều kiện sẽ không có hành vi tạo quả’ là trí hiểu biết toàn diện.

282. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Sau khi diễn dịch, tuệ định rõ các hiện tượng quá khứ, hiện tại, tương lai là trí hiểu biết toàn diện.’




[1]Câu ‘cần được hiểu biết trọn vẹn’ được thay cho ‘cần được chứng biết trực tiếp’ của phần i.

[2]Câu ‘có khả ý đi kèm’ được giả định là muốn đề cập tới Vin iii (. i). Nhóm năm là: chan hòa lạc, hỉ, tâm (ceto), ánh sáng, biểu tượng tư duy. Nhóm chín là: thanh tịnh của giới hạnh, tâm, quan điểm, nghi hoặc, biết và thấy cái gì là đạo và cái gì không phải là đạo, biết và thấy đạo lộ, biết và thấy (đọc Majjhimanikāya, kinh số 24), tuệ và giải thoát.

[3]esanā không phải chỉ cho danh từ ‘mong ngóng’ ... như tự điển PTS đã nêu ra, nhưng là hành vi kiếm tìm: ở đây hành vi kiếm tìm nhập định. Āsevanā có nghĩa ‘trau giồi’ như ‘lập đi lập lại’ theo thuật ngữ Abhidhamma.

[4]thiếu chữ Pacchābhattaṁ āsevati trong bản của PTS.

[5]Diṭṭhekaṭṭhā ‘đi kèm với quan điểm sai lạc’ = các trạng thái đi kèm với quan điểm sai lạc. Chú giải phân biệt 3 loại đi kèm <loại thứ nhất là ‘đi kèm với quan điểm sai lạc’ vừa nói. Còn hai loại kia là:> (2) ‘cùng bị từ bỏ’ (pahānekaṭṭhā) = đó là các trạng thái đi kèm với quan điểm sai lạc và bị từ bỏ cùng với quan điểm sai lạc ấy bằng đạo lộ nhập giòng; (3) ’cùng sanh khởi’ (sahajekaṭṭhā) = đó là các trạng thái cùng sanh khởi với quan điểm sai lạc trong một tâm duy nhất (Chú giải trang 94, ấn bản Tích Lan; đọc Vbh 366 và chú giải của nó).

[6]viết làdukkhaṁ bhayaṭṭhena trong cả hai trường hợp.

[7]Xin tham khảo thêm ở D ii 305, bản Miến Điện ở India Office Library và bản Thái Lan; S v 241về đoạn nói về Bốn Sự Thực này.

[8]Tôi (Ñāṇamoli) đã cố nghĩ nhiều về một chữ: đó là soko (khổ não), socanā (phiền não), socitattaṁ (áo não), antosoko (nội tâm khổ não), antoparisoko (nội tâm ưu não)... khi đổi sang chữ chuyển hóa từ các danh từ khác, động từ khác..., thì đứt sự liên hệ <PsA (trang 155 PTS edn.) và PsGp (trang 97) nói dhamma ở đây có nghĩa là hetu (đó là nhân của khổ đau.>

[9]Sīla cũng còn có nghĩa rộng hơn giới đức theo nghĩa thói quen hay tập quán có tính thiện hay bất thiện. Ở đây muốn nói đến nghĩa rộng này. Đọc Vism Ch. 1.

[10]Đọc Vism I đ. 35 và XXII đ. 58 để biết về chữ chuyển hóa từ parāmāsa (dính mắc).

[11]Bảy loại ‘hữu học’ (sekha) là các vị đã chứng 4 đạo lộ và 3 quả vị đầu. Còn vị đã chứng quả vị Arahant đã tốt nghiệp, ‘không còn học nữa’ (asekha).

[12]Chữ đã được lắng dịu (passaddha) dùng ở đây hay ở chỗ khác có nghĩa là chấm dứt, ngưng nỗ lực khi đã đạt được mục đích. <chữ ‘cầm chắc’ chính xác hơn ‘đạt được’>.

[13]Về các giới bị rách toang... xin đọc A iv 55, «D ii 80; A iii 322; S iv 272».

[14]Có lẽ người ta nên dịch là: ‘ở đây, bất cứ mục đích nào dưới hình thức chế ngự là huân tập thuộc giới tăng thượng, ở đây, bất cứ mục đích nào dưới hình thức không tán loạn là huân tập thuộc tâm tăng thượng, ở đây, bất cứ mục đích nào dưới hình thức thấy rõ là huân tập thuộc tuệ tăng thượng’.

[15]So với các đoạn 23, 31, 265. Chú giải cắt nghĩa là định được năm năng lực gây ảnh hưởng kể từ tín quyện lấy, vì định là một trong năm năng lực ấy. Mỗi năng lực được trang bị bằng bốn năng lực kia (trang 166, ấn bản Sinhalese, tiếng Tích Lan).

[16]<về bốn ‘trường hợp diễn dịch’, đọc phần ghi chú giới thiệu về Luận 1>

[17]sau khi diễn dịch (saṅkhipitvā) muốn đề cập tới bốn trường hợp diễn dịch (catusaṅkhepā) ở đ. 275.


[CHƯƠNG VI - SANH VÀ DIỆT]

283.Thế nào là tuệ quán sự biến đổi của các hiện tượng đang hiện khởi là trí quán sanh diệt?

284. Vật thể đang hiện khởi là [vật thể] đã được tạo ra; đặc tính của sự phát sanh này là sanh, đặc tính biến đổi của nó là diệt, quán sanh diệt ấy là trí. Cảm nghiệm đang hiện khởi... Nhận thức đang hiện khởi... Tạo lập tâm trạng đang hiện khởi... Thức đang hiện khởi đã được tạo ra; đặc tính của sự phát sanh này là sanh, đặc tính biến đổi của nó là diệt, quán sanh diệt ấy là trí.

Mắt đang hiện khởi... [và cứ thế với 201 ý niệm còn lại liệt kê ở đ. 5 cho đến]... Trở thành đang hiện khởi là hiện hữu đã được tạo ra; đặc tính của sự phát sanh này là sanh, đặc tính biến đổi của nó là diệt, quán sanh diệt ấy là trí.

285. Người thấy sự sanh của năm tập hợp thì thấy được bao nhiêu đặc tính của chúng? Người thấy sự diệt của năm tập hợp thì thấy được bao nhiêu đặc tính của chúng? Người thấy sự sanh diệt của năm tập hợp thì thấy được bao nhiêu bao nhiêu đặc tính của chúng?

Người thấy sự sanh của năm tập hợp thì thấy được hai mươi lăm đặc tính. Người thấy sự diệt của năm tập hợp thì thấy được hai mươi lăm đặc tính. Người thấy sự sanh diệt của năm tập hợp thì thấy được hai mươi lăm đặc tính. [55]

286. Người thấy sự sanh của tập hợp vật thể thì thấy được bao nhiêu đặc tính? Người thấy sự diệt của tập hợp vật thể thì thấy được bao nhiêu đặc tính? Người thấy sự sanh diệt của tập hợp vật thể thì thấy được bao nhiêu đặc tính? Người thấy sự sanh của tập hợp cảm nghiệm thì thấy được bao nhiêu đặc tính?... của tập hợp nhận thức...? ... của tập hợp tạo lập tâm trạng...? Người thấy được sự sanh của tập hợp thức thì thấy bao nhiêu đặc tính? Người thấy sự diệt của tập hợp thức thì thấy được bao nhiêu đặc tính? Người thấy sự sanh diệt của tập hợp thức thì thấy được bao nhiêu đặc tính?

Người thấy sự sanh của tập hợp vật thể thì thấy được năm đặc tính, người thấy sự diệt của nó thì thấy năm đặc tính, người thấy sự sanh diệt của nó thì thấy được mười đặc tính. Người thấy được sự sanh của tập hợp cảm nghiệm... của tập hợp nhận thức... của tập hợp tạo lập tâm trạng... Người thấy sự sanh của tập hợp thức thì thấy được năm đặc tính, người thấy sự diệt của nó thì thấy được năm đặc tính, người thấy được sự sanh diệt của nó thì thấy mười đặc tính.

287. Người thấy sự sanh của tập hợp vật thể thì thấy được năm đặc tính nào?

Người thấy sự sanh của tập hợp vật thể theo nghĩa căn nguyên có điều kiện như vầy: Với sự sanh khởi của vô minh nên có sanh khởi của vật thể. Người thấy sự sanh của tập hợp vật thể theo nghĩa căn nguyên có điều kiện như vầy: Với sự sanh khởi của khao khát nên có sanh khởi của vật thể. Người thấy sự sanh của tập hợp vật thể theo nghĩa căn nguyên có điều kiện như vầy: Với sự sanh khởi của hành vi tạo quả (kamma) nên có sanh khởi của vật thể. Người thấy sự sanh của tập hợp vật thể theo nghĩa căn nguyên có điều kiện như vầy: Với sự sanh khởi của dưỡng tố nên có sanh khởi của vật thể. Người thấy đặc tính của sự phát sanh thì thấy được sự sanh của tập hợp vật thể.

Người thấy sự sanh của tập hợp vật thể thì thấy được năm đặc tính này.

Người thấy sự diệt của tập hợp vật thể thì thấy được năm đặc tính nào?

Người thấy sự diệt của tập hợp vật thể theo nghĩa đoạn diệt có điều kiện như vầy: Với sự đoạn diệt của vô minh nên có sự đoạn diệt của vật thể. Người thấy sự diệt của tập hợp vật thể theo nghĩa đoạn diệt có điều kiện như vầy: Với sự đoạn diệt của khao khát ... Với sự đoạn diệt của hành vi tạo quả (kamma)... Với sự đoạn diệt của dưỡng tố nên có sự đoạn diệt của vật thể. Người thấy [56] đặc tính biến đổi thì thấy được sự diệt của tập hợp vật thể.

Người thấy sự diệt của tập hợp vật thể thì thấy được năm đặc tính này.

Người thấy sanh diệt thì thấy được mười đặc tính này.

288. Người thấy sự sanh của tập hợp cảm nghiệm thì thấy được năm đặc tính nào?

Người thấy sự sanh của tập hợp cảm nghiệm theo nghĩa căn nguyên có điều kiện như vầy: Với sự sanh khởi của vô minh nên có sự sanh khởi của cảm nghiệm. Người thấy sự sanh của tập hợp cảm nghiệm theo nghĩa căn nguyên có điều kiện như vầy: Với sự sanh khởi của khao khát... Với sự sanh khởi của hành vi tạo quả (kamma)... Với sự sanh khởi của xúc chạm nên có sự sanh khởi của cảm nghiệm. Người thấy đặc tính của sự phát sanh thì thấy được sự sanh của tập hợp cảm nghiệm.

Người thấy sự sanh của tập hợp cảm nghiệm thì thấy được năm đặc tính này.

Người thấy sự diệt của tập hợp cảm nghiệm thì thấy được năm đặc tính nào?

Người thấy sự diệt của tập hợp cảm nghiệm theo nghĩa đoạn diệt có điều kiện như vầy: Với sự đoạn diệt của vô minh... Với sự đoạn diệt của khao khát... Với sự đoạn diệt của hành vi tạo quả (kamma)... Với sự đoạn diệt của xúc chạm nên có đoạn diệt của cảm nghiệm. Người thấy đặc tính biến đổi thì thấy được sự diệt của tập hợp cảm nghiệm.

Người thấy sự diệt của tập hợp cảm nghiệm thì thấy được năm đặc tính này.

Người thấy sanh diệt thì thấy được mười đặc tính này.

289. Người thấy sự sanh của tập hợp nhận thức thì thấy được năm đặc tính nào?

Người thấy sự sanh của tập hợp nhận thức... [hoàn tất như ở đ. 288].

Người thấy sanh diệt thì thấy được mười đặc tính này.

290. Người thấy sự sanh của tập hợp tạo lập tâm trạng thì thấy được năm đặc tính nào?

Người thấy sự sanh của tập hợp tạo lập tâm trạng... [hoàn tất như ở đ. 288].

Người thấy sanh diệt thì thấy được mười đặc tính này.

291. Người thấy sự sanh của tập hợp thức thì thấy được năm đặc tính nào?

Người thấy được sự sanh của tập hợp thức theo nghĩa căn nguyên có điều kiện như vầy: Với sự sanh khởi của vô minh... Với sự sanh khởi của khao khát... Với sự sanh khởi của hành vi tạo quả (kamma)... Với sự sanh khởi của tâm thức-vật thể nên có sự sanh khởi của thức. Người [57] thấy đặc tính của sự phát sanh thì thấy được sự sanh của tập hợp thức.

Người thấy sự sanh của tập hợp thức thì thấy năm đặc tính này.

Người thấy sự diệt của tập hợp thức thì thấy năm đặc tính nào?

Người thấy sự diệt của tập hợp thức theo nghĩa đoạn diệt có điều kiện như vầy: Với sự đoạn diệt của vô minh... Với sự đoạn diệt của khao khát... Với sự đoạn diệt của hành vi tạo quả... Với sự đoạn diệt của tâm thức-vật thể nên có sự đoạn diệt của thức. Người thấy đặc tính của biến đổi thấy được sự đoạn diệt của tập hợp thức.

Người thấy sanh diệt thì thấy được mười đặc tính này.

292. Người thấy sự sanh của năm tập hợp thì thấy được hai mươi lăm đặc tính này; người thấy sự diệt của năm tập hợp thì thấy được hai mươi lăm đặc tính này; người thấy sự sanh diệt của chúng thì thấy được năm mươi đặc tính này.

293. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ quán sự biến đổi của các hiện tượng đang hiện hữu là trí quán sanh diệt.’

294. Tập hợp vật thể có bốn yếu tố chính* làm căn nguyên; ba tập hợp tâm kia là cảm nghiệm, nhận thức và tạo lập tâm trạng có xúc làm căn nguyên; còn tập hợp thức có tâm thức-vật thể làm căn nguyên của nó (đọc M iii 17)

*bốn yếu tố chính là: đất, nước, gió, lửa. Dịch theo M iii 17.



[CHƯƠNG VII - DIỆT]

295.Thế nào là tuệ quán sự diệt [của tâm]sau khi quán tưởng về đối tượng là trí quán thực tánh?

296. Tâm có vật thể làm đối tượng khởi lên và diệt đi. Sau khi quán tưởng điều ấy xong, tỳ kheo quán sự diệt của tâm đó.

Vị ấy quán: người ấy quán ra sao? Người ấy quán vô thường, chứ không quán trường tồn; vị ấy quán khổ đau [58] chứ không quán vui sướng, vị ấy quán không phải là ngã chứ không quán là ngã; vị ấy trở nên nhàm chán, không lấy làm ưa thích; làm cho lòng tham phai nhạt đi, vị ấy không khêu gợi nó; vị ấy làm cho diệt tận, chứ không sanh khởi; vị ấy buông bỏ, chứ không nắm giữ. Khi quán vô thường vị ấy từ bỏ nhận thức về trường tồn; khi quán khổ vị ấy từ bỏ nhận thức về vui sướng; khi quán không phải là ngã vị ấy từ bỏ nhận thức về ngã; khi vị ấy trở nên nhàm chán vị ấy từ bỏ ưa thích; khi lòng tham của vị ấy phai nhạt đi, vị ấy từ bỏ tham; khi vị ấy làm cho diệt tận, vị ấy từ bỏ sanh khởi; khi vị ấy buông bỏ, vị ấy không nắm giữ.

Tâm có cảm nghiệm làm đối tượng khởi lên... [hoàn tất như trên]...

Tâm có nhận thức làm đối tượng khởi lên...

Tâm có tạo lập tâm trạng khởi lên...

Tâm có thức làm đối tượng khởi lên... [hoàn tất như trên]... khi vị ấy buông bỏ, vị ấy không nắm giữ.

Tâm có mắt làm đối tượng khởi lên... [và cứ thế với 201 ý niệm còn lại liệt kê ở đ. 5 cho đến]...

Tâm có già và chết làm đối tượng khởi lên... [hoàn tất như trên]... khi vị ấy buông bỏ, vị ấy không nắm giữ.

297. Sự thay thế đối tượng
 Sự thuyên chuyển tuệ tri
 Năng lực tạo chú ý - Đây là
 Quán thực tánh theo sau tư duy.
 Thấy cả hai giống nhau
 Do suy luận từ một đối tượng,
 Chú tâm vào diệt - đây là
 Quán thực tánh trong tướng diệt.
 Sau khi suy tưởng về đối tượng
 Vị ấy quán hoại diệt,
 từ đó biểu lộ rỗng không - đây
 là quán thực tánh tăng thượng
 Thuần thục về ba quán tưởng,
 Và cả về quán thực tánh bốn phần,
 Thuần thục ba biểu hiện
 Các quan điểm sai lạc khác sẽ không lay chuyển vị ấy.

298. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ quán sự diệt [của tâm] sau khi quán tưởng về đối tượng là trí quán thực tánh.’



[59][CHƯƠNG VIII - BIỂU HIỆN HÃI HÙNG]

299.Thế nào là tuệ về biểu hiện hãi hùng là trí quán nguy hiểm?

300. (1. a) Tuệ về biểu hiện hãi hùng như vầy: ‘Nguồn sanh khởi của hiện hữu là hãi hùng’ là trí quán nguy hiểm. Tuệ về biểu hiện hãi hùng như vầy: ‘Tiếp tục tái diễn hiện hữu là hãi hùng’... ‘Điều kiện để còn sanh tử là hãi hùng’... ‘Tích lũy là hãi hùng’... ‘Kết sanh là hãi hùng’... ‘Cảnh giới sẽ tái sanh vào là hãi hùng’... ‘Sanh sản là hãi hùng’... ‘Tái sanh khởi là hãi hùng’... ‘Sanh là hãi hùng’... ‘Già là hãi hùng’... ‘Bệnh là hãi hùng’... ‘Chết là hãi hùng’... ‘Khổ não là hãi hùng’... ‘Ta thán là hãi hùng’... Tuệ về biểu hiện hãi hùng như vầy ‘Tuyệt vọng là hãi hùng’ là trí quán nguy hiểm.

 (1. b) Trí về trạng thái an lạc (santipada) là điều này: ‘không còn nguồn sanh khởi của hiện hữu là an ổn’. Trí về trạng thái an lạc là điều này: ‘không tiếp tục tái diễn hiện hữu là an ổn’ ... [và cứ thế với 15 ý niệm còn lại liệt kê ở đ. 18]... Trí về trạng thái an lạc là điều này: ‘Không tuyệt vọng là an ổn’.

 (1. c) Trí về trạng thái an lạc là điều này: ‘Nguồn sanh khởi của hiện hữu là hãi hùng, không sanh khởi là an ổn’... [và cứ thế như ở đ. 18]... Trí về trạng thái an lạc là điều này: ‘Tuyệt vọng là hãi hùng và không tuyệt vọng là an ổn’.

301. (2.a) Tuệ về biểu hiện hãi hùng như vầy: ‘Nguồn sanh khởi của hiện hữu là khổ đau’ là trí quán nguy hiểm... [và cứ thế như ở đ. 19]... Tuệ về biểu hiện hãi hùng như vầy ‘Tuyệt vọng là khổ đau’ là trí quán nguy hiểm.

 (2.b) Trí về trạng thái an lạc là điều này ‘không còn nguồn sanh khởi của hiện hữu là hạnh phúc toàn hảo’... Trí về trạng thái an lạc là điều này ‘Không tuyệt vọng là hạnh phúc toàn hảo’.

 (2.c) Trí về trạng thái an lạc là điều này: ‘Nguồn sanh khởi của hiện hữu là khổ đau, không còn nguồn sanh khởi của hiện hữu là hạnh phúc toàn hảo’... Trí về trạng thái an lạc là điều này: ‘Tuyệt vọng là khổ đau, Không tuyệt vọng là hạnh phúc toàn hảo’.

302. (3.a) Tuệ về biểu hiện hãi hùng như vầy: ‘Nguồn sanh khởi của hiện hữu là thế tục’ là trí quán nguy hiểm... Tuệ về biểu hiện hãi hùng như vầy: ‘Tuyệt vọng là thế tục’ là trí quán nguy hiểm. [60]

 (3.b) Trí về trạng thái an lạc là điều này ‘không còn nguồn sanh khởi của hiện hữu là phi thế tục’... Trí về trạng thái an lạc là điều này ‘Không tuyệt vọng là phi thế tục’.

 (3.c) Trí về trạng thái an lạc là điều này ‘Tuyệt vọng là thế tục, không tuyệt vọng là phi thế tục’.

303. (4.a) Tuệ về biểu hiện hãi hùng như vầy: ‘Nguồn sanh khởi của hiện hữu là hành vi tạo quả’ là trí quán nguy hiểm... Tuệ về biểu hiện hãi hùng như vầy: ‘Tuyệt vọng là hành vi tạo quả’ là trí quán nguy hiểm.

 (4.b) Trí về trạng thái an lạc là điều này ‘Không còn nguồn sanh khởi là nibbana, không tuyệt vọng là nibbana’.

 (4.c) Trí về trạng thái an lạc là điều này ‘Nguồn sanh khởi của hiện hữu là các hành vi tạo quả, không còn sanh khởi của hiện hữu là nibbana’... Trí về trạng thái an lạc là điều này ‘Tuyệt vọng là hành vi tạo quả, không tuyệt vọng là nibbana.’

304. Vị ấy quán khổ đau

 Nguồn sanh khởi của hiện hữu, tiếp tục tái diễn hiện hữu, và điều kiện để còn sanh tử,

 Tích lũy, kết sanh -

 Và đây là trí quán về nguy hiểm của vị ấy.

 Vị ấy quán là hạnh phúc toàn hảo:

 Không còn nguồn sanh khởi của hiện hữu, không tiếp tục tái diễn hiện hữu, không có điều kiện để còn sanh tử,

 không tích lũy, không kết sanh -

 Và đây là trí quán về an lạc của vị ấy.

 Trí quán về nguy hiểm có

 Năm nguồn cội;

 Trí quán về an lạc cũng có năm -

 Vị ấy hiểu rõ cả mười trí ấy.

 Thuần thục hai loại trí này

 Các quan điểm sai lạc khác sẽ không lay chuyển vị ấy.

305. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ về biểu hiện hãi hùng là trí quán nguy hiểm.’



[CHƯƠNG IX - BÌNH THẢN TRƯỚC HÀNH VI TẠO QUẢ]

306.Thế nào là tuệ muốn giải thoát, tư duy và điềm tĩnh,* là trí bình thản trước các hành vi tạo quả? (cf. Thag 270 và ThagA).

*santiṭṭhanā: điềm tĩnh.

307. Tuệ muốn giải thoát, tư duy và điềm tĩnh, [bận bịu với] nguồn sanh khởi của hiện hữu là trí bình thản trước hành vi tạo quả. Tuệ muốn giải thoát, tư duy, và điềm tĩnh, [bận bịu với] tiếp tục tái diễn hiện hữu... [và cứ thế với 15 ý niệm còn lại liệt kê ở đ. 18]... Tuệ muốn giải thoát, tư duy và điềm tĩnh, [bận bịu với] tuyệt vọng là trí bình thản trước hành vi tạo quả.

308. Tuệ muốn giải thoát, tư duy và điềm tĩnh như vầy: ‘Nguồn sanh khởi của hiện hữu là khổ đau’ là trí bình thản trước hành vi tạo quả [61]... Tuệ muốn giải thoát, tư duy và điềm tĩnh như vầy: ‘Tuyệt vọng là khổ đau’ là trí bình thản trước hành vi tạo quả.

309. Tuệ muốn giải thoát, tư duy và điềm tĩnh như vầy: ‘Nguồn sanh khởi của hiện hữu là hãi hùng’ là trí bình thản trước hành vi tạo quả... Tuệ muốn giải thoát, tư duy và điềm tĩnh như vầy: ‘Tuyệt vọng là hãi hùng’ là trí bình thản trước hành vi tạo quả.

310. Tuệ muốn giải thoát, tư duy và điềm tĩnh như vầy: ‘Nguồn sanh khởi của hiện hữu là thế tục’ là trí bình thản trước hành vi tạo quả... Tuệ muốn giải thoát, tư duy và điềm tĩnh như vầy: ‘Tuyệt vọng là thế tục’ là trí bình thản trước hành vi tạo quả.

311. Tuệ muốn giải thoát, tư duy và điềm tĩnh như vầy: ‘Nguồn sanh khởi của hiện hữu là các hành vi tạo quả’ là trí bình thản trước hành vi tạo quả... Tuệ muốn giải thoát, tư duy và điềm tĩnh như vầy: ‘Tuyệt vọng là hành vi tạo quả’ là trí bình thản trước hành vi tạo quả.

312. Nguồn sanh khởi của hiện hữu là các hành vi tạo quả; vị ấy vô can nhìn các hành vi tạo quả với lòng bình thản: như vậy là bình thản trước hành vi tạo quả. Cả hai hành vi tạo quả và lòng bình thản đều là hành vi tạo tác; vị ấy vô can nhìn các hành vi tạo tác ấy với lòng bình thản: như vậy là bình thản trước hành vi tạo quả. Tiếp tục tái diễn hiện hữu là hành vi tạo quả... Tuyệt vọng là hành vi tạo quả, vị ấy vô can nhìn các hành vi tạo quả với lòng bình thản: như vậy là bình thản trước hành vi tạo quả. Cả hai hành vi tạo quả và lòng bình thản đều là hành vi tạo tác; vị ấy vô can nhìn các hành vi tạo tác ấy với lòng bình thản: như vậy là bình thản trước hành vi tạo quả.

313. Với người thế tục, có bao nhiêu cách điều hướng tâm để được bình thản trước hành vi tạo quả?

Với người thế tục, có tám cách điều hướng tâm để được bình thản trước hành vi tạo quả.

314. Với người hữu học (còn tu tập), có bao nhiêu cách điều hướng tâm để được bình thản trước hành vi tạo quả? Với người không còn tham, có bao nhiêu cách điều hướng tâm để được bình thản trước hành vi tạo quả? [62] Với người thế tục, có hai cách điều hướng tâm để được bình thản trước hành vi tạo quả. Với người hữu học (còn tu tập), có ba cách điều hướng tâm để được bình thản trước hành vi tạo quả. Với người không còn tham, có ba cách điều hướng tâm để được bình thản trước hành vi tạo quả.

315. Với người thế tục, hai cách điều hướng tâm để được bình thản trước hành vi tạo quả là gì?

Người thế tục hoặc thích thú bình thản trước hành vi tạo quả hay thấy rõ nó bằng quán thực tánh. Với người thế tục, đây là hai cách điều hướng tâm để được bình thản trước hành vi tạo quả.

316. Với người hữu học (còn tu tập), ba cách điều hướng tâm để được bình thản trước hành vi tạo quả là gì?

Với người hữu học, hoặc ưa thích bình thản trước hành vi tạo quả hay thấy rõ nó bằng quán thực tánh, hay sau khi quán tưởng, vị ấy trú vào thành quả đắc được [của đạo lộ]. Với người hữu học, đây là ba cách điều hướng tâm để được bình thản trước hành vi tạo quả.

317. Với người không còn tham, ba cách điều hướng tâm để được bình thản trước hành vi tạo quả là gì?

Với người không còn tham nhìn bình thản trước hành vi tạo quả bằng quán thực tánh, hay sau khi quán tưởng, trú vào thành quả đắc được «của đạo lộ»hay bằng cách vô can nhìn với lòng bình thản, vị ấy sống trú trong trống không hay sống trú trong không dấu hiệu hay sống trú trong không ước nguyện. Với người không còn tham, đây là ba cách điều hướng tâm để được bình thản trước hành vi tạo quả.

318. Thế nào là sự tương đồng giữa cách điều hướng tâm để được bình thản trước hành vi tạo quả của người thế tục và của người hữu học?

Khi ưa thích bình thản trước hành vi tạo quả, người thế tục làm ô nhiễm tâm của mình, và đấy là chướng ngại cho tu tập, trở ngại cho sự thấu suốt liễu tri, một điều kiện cho kết sanh trong tương lai. Khi ưa thích bình thản trước hành vi tạo quả, người hữu học làm ô nhiễm tâm của mình, và đấy là chướng ngại cho tu tập, trở ngại cho sự thấu suốt liễu tri, một điều kiện cho kết sanh trong tương lai. Đây là sự tương đồng giữa cách điều hướng tâm để được bình thản trước hành vi tạo quả của người thế tục và người hữu học (còn tu tập).

319. Thế nào là sự tương đồng giữa cách điều hướng tâm để được bình thản trước hành vi tạo quả của người thế tục, của người hữu học và của người không còn tham?

Người thế tục thấy bình thản trước hành vi tạo quả bằng quán thực tánh là vô thường, khổ đau và không phải là ngã. Người hữu học thấy bình thản trước hành vi tạo quả bằng quán thực tánh là vô thường, khổ đau và không phải là ngã. Người không còn tham thấy bình thản trước hành vi tạo quả bằng quán thực tánh là vô thường, khổ đau và không phải là ngã. [63] Đây là sự tương đồng giữa cách điều hướng tâm để được bình thản trước hành vi tạo quả của người thế tục, người hữu học và người không còn tham.

320. Thế nào là sự khác biệt giữa cách điều hướng tâm để được bình thản trước hành vi tạo quả của người thế tục, của người hữu học và của người không còn tham?

Với người thế tục, bình thản trước hành vi tạo quả là thiện. Với người hữu học, bình thản trước hành vi tạo quả là thiện. Với người không còn tham, bình thản trước hành vi tạo quả là bất định. Đây là sự khác biệt giữa cách điều hướng tâm để được bình thản trước hành vi tạo quả của người thế tục, của người hữu học và của người không còn tham theo nghĩa thiện và bất thiện.

321. Thế nào là sự khác biệt giữa cách điều hướng tâm để được bình thản trước hành vi tạo quả của người thế tục, của người hữu học và của người không còn tham?

Với người thế tục, bình thản trước hành vi tạo quả đôi khi được nhận ra rõ ràng, đôi khi không được nhận ra rõ ràng. Với người hữu học, đôi khi được nhận ra rõ ràng, đôi khi không được nhận ra rõ ràng. Với người không còn tham, bình thản trước hành vi tạo quả luôn luôn được nhận ra rõ ràng. Đây là sự khác biệt giữa các cách điều hướng tâm để được bình thản trước hành vi tạo quả của người thế tục, người hữu học và người không còn tham theo nghĩa điều được nhận ra và không được nhận ra.

322. Thế nào là sự khác biệt giữa các cách điều hướng tâm để được bình thản trước hành vi tạo quả của người thế tục, của người hữu học và của người không còn tham?

Người thế tục thấy bình thản trước hành vi tạo quả với quán thực tánh còn non xanh. Người hữu học thấy bình thản trước hành vi tạo quả với quán thực tánh còn non xanh. Người không còn tham thấy bình thản trước hành vi tạo quả với quán thực tánh đã chín mùi. Đây là sự khác biệt giữa các cách điều hướng tâm để được bình thản trước hành vi tạo quả của người thế tục, người hữu học và người không còn tham theo nghĩa chín mùi và không chín mùi.

323. Thế nào là sự khác biệt giữa các cách điều hướng tâm để được bình thản trước hành vi tạo quả của người thế tục, của người hữu học và của người không còn tham?

Người thế tục thấy rõ bình thản trước hành vi tạo quả bằng quán thực tánh để chứng đạo lộ nhập giòng do từ bỏ ba kết buộc. Người hữu học thấy rõ bình thản trước hành vi tạo quả bằng quán thực tánh để chứng [đạo lộ] cao hơn, sau khi ba kết buộc đã bị từ bỏ. Người không còn tham thấy rõ bình thản trước hành vi tạo quả với quán thực tánh để sống trú trong hạnh phúc toàn hảo ở ngay đây và ngay bây giờ, sau khi tất cả các nhiễm lậu đã bị đoạn diệt. Đây là sự khác biệt giữa các cách điều hướng tâm để được bình thản trước hành vi tạo quả của người thế tục, người hữu học và người không còn tham theo nghĩa cái gì bị từ bỏ và không bị từ bỏ. [64]

324. Thế nào là sự khác biệt giữa các cách điều hướng tâm để được bình thản trước hành vi tạo quả của người thế tục, người hữu học và người không còn tham?

Người thế tục hoặc ưa thích bình thản trước hành vi tạo quả hay thấy rõ nó bằng quán thực tánh. Với người hữu học, hoặc ưa thích bình thản trước hành vi tạo quả hay thấy rõ nó bằng quán thực tánh, hay sau khi quán tưởng, vị ấy chứng trú vào thành quả đắc được [của đạo lộ]. Với người không còn tham nhìn bình thản trước hành vi tạo quả bằng quán thực tánh, hay sau khi quán tưởng, chứng trú vào thành quả đắc được «của đạo lộ»hay bằng cách vô can nhìn với lòng bình thản, vị ấy sống trú trong trống không hay sống trong không biểu tượng hay sống trong không ước nguyện. Đây là sự khác biệt giữa các cách điều hướng tâm để được bình thản trước hành vi tạo quả của người thế tục, của người hữu học và của người không còn tham theo nghĩa sống trú và thành đạt.

325. Có bao nhiêu loại bình thản trước hành vi tạo quả nhờ tĩnh lặng? Có bao nhiêu loại bình thản trước hành vi tạo quả nhờ quán thực tánh?

Tám loại bình thản trước hành vi tạo quả nhờ tĩnh lặng. Mười loại bình thản trước hành vi tạo quả nhờ quán thực tánh.

326. Tám loại bình thản trước hành vi tạo quả nhờ tĩnh lặng là gì?

Tuệ tư duy đến chướng ngại với mục đích chứng đạt sơ thiền và điềm tĩnh, là trí về bình thản trước hành vi tạo quả. Tuệ tư duy đến hướng tâm về đối tượng và suy xét đối tượng với mục đích chứng đạt nhị thiền và điềm tĩnh, là trí về bình thản trước hành vi tạo quả. Tuệ tư duy về hỉ với mục đích chứng đạt tam thiền và điềm tĩnh, là trí về bình thản trước hành vi tạo quả. Tuệ tư duy về lạc và khổ với mục đích chứng đạt tứ thiền và điềm tĩnh, là trí bình thản trước hành vi tạo quả. Tuệ tư duy đến nhận thức về sắc thể, nhận thức về chống đối và nhận thức về sai biệt với mục đích chứng đạt cõi không gian vô biên và điềm tĩnh, là trí về bình thản trước hành vi tạo quả. Tuệ tư duy đến nhận thức về cõi không gian vô biên với mục đích chứng đạt cõi thức vô biên và điềm tĩnh, là trí bình thản trước hành vi tạo quả. Tuệ tư duy đến nhận thức về cõi thức vô biên với mục đích chứng đạt cõi không có gì và điềm tĩnh, là trí về bình thản trước hành vi tạo quả. Tuệ tư duy đến nhận thức về cõi không có gì với mục đích chứng đạt cõi không có nhận thức cũng không phải không có nhận thức và điềm tĩnh, là trí bình thản trước hành vi tạo quả.

Đây là tám loại bình thản trước hành vi tạo quả nhờ tĩnh lặng.

327. Mười loại bình thản trước hành vi tạo quả nhờ quán thực tánh là gì? [65]

Tuệ tư duy về nguồn sanh khởi của hiện hữu, tiếp tục tái diễn của hiện hữu, điều kiện để còn sanh tử, tích lũy, kết sanh, cảnh giới sẽ tái sanh, tái xuất hiện, sanh, già, bệnh, chết, sầu não, ta thán, tuyệt vọng, và về điềm tĩnh, với mục đích chứng đạt đạo lộ nhập giòng là trí về bình thản trước hành vi tạo quả. Tuệ tư duy về nguồn sanh khởi của hiện hữu,... tuyệt vọng, và về điềm tĩnh, với mục đích chứng đạt quả vị nhập giòng là trí về bình thản trước hành vi tạo quả. Tuệ... đạo lộ trở lại một lần... quả vị trở lại một lần... đạo lộ không trở lại... quả vị không trở lại... đạo lộ arahant... <quả vị arahant... sống trú trong trống không...> Tuệ tư duy về nguồn sanh khởi của hiện hữu,... tuyệt vọng, và về điềm tĩnh, với mục đích chứng đạt an trú trong không dấu hiệu>, và về điềm tĩnh, là trí về bình thản trước hành vi tạo quả.

Đây là mười loại bình thản trước hành vi tạo quả nhờ quán thực tánh.

328. Có bao nhiêu loại bình thản trước hành vi tạo quả là thiện? Có bao nhiêu bất thiện? Có bao nhiêu bất định tính?

Có mười lăm loại bình thản trước hành vi tạo quả là thiện. Có ba loại bình thản trước hành vi tạo quả là bất định tính. Không có loại bình thản trước hành vi tạo quả bất thiện.

329. [Bây giờ] tuệ về tư duy
 Và điềm tĩnh [như sau]:
 Tám lãnh vực của tâm
 Là: hai cho người thế tục
 Và ba cho người hữu học
 Và ba cho người đã hết tham, qua đó
 Tâm của vị đó đã quay đi.
 Với định, có tám điều kiện,
 Và có mười lãnh vực cho trí, nữa
 Chúng tạo thành mười tám loại
 Bình thản trước hành vi tạo quả,
 Tự chúng làm điều kiện cho
 [Cả] ba loại giải thoát.
 [Nên] người đã có tuệ
 Khiến cho [tất cả] 18 hình thái này xảy ra
 Thuần thục về bình thản
 Trước hành vi tạo quả, và vì thế
 Các nhận thức sai lạc khác sẽ không lay chuyển vị ấy.

330. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ muốn giải thoát, tư duy và điềm tĩnh, là trí về các loại bình thản trước hành vi tạo quả.’



[CHƯƠNG X - CHUYỂN TÁNH]

331.Thế nào là tuệ trồi lên và quay đi từ bên ngoài là trí chuyển tánh?

332. Nó vượt qua nguồn sanh khởi của hiện hữu, như vậy nó là chuyển tánh. Nó vượt qua tiếp tục tái diễn hiện hữu... điều kiện để còn sanh tử... tích lũy... kết sanh... cảnh giới sẽ tái sanh vào... sanh sản... tái sanh khởi... sanh... già... bệnh... chết... sầu não... ta thán... nó vượt qua tuyệt vọng, như vậy nó là chuyển tánh. Nó vượt qua biểu tượng của hành vi tạo quả bên ngoài,* như vậy nó là chuyển tánh. Nó nhập vào2*không còn nguồn sanh khởi của hiện hữu, như vậy nó là chuyển tánh. Nó nhập vào vô sanh... Nó nhập vào không tuyệt vọng, như vậy là chuyển tánh. Nó nhập vào đoạn diệt, nibbana, như vậy nó là chuyển tánh.

* vượt qua biểu tượng của hành vi tạo quả bên ngoài là trồi lên khỏi giới vực của hành vi tạo quả, được gọi là ‘bên ngoài’ vì nibbana không do điều kiện tạo thành nằm ở bên ngoài (Pm. 866).

2*pakkhandati có nghĩa làanupavisati: nhập vào, đi vào (Pm. 866).

Sau khi vượt qua nguồn sanh khởi của hiện hữu, nó nhập vào không còn nguồn sanh khởi của hiện hữu, như vậy nó là chuyển tánh. Sau khi vượt qua sanh, nó nhập vào vô sanh... Sau khi vượt qua tuyệt vọng, nó nhập vào không tuyệt vọng... như vậy là chuyển tánh. Sau khi vượt qua biểu tượng của hành vi tạo quả bên ngoài, nó nhập vào đoạn diệt, nibbana, như vậy nó là chuyển tánh.

333. Nó trồi lên từ nguồn sanh khởi của hiện hữu, như vậy nó là chuyển tánh... Nó trồi lên từ tuyệt vọng, như vậy nó là chuyển tánh. Nó trồi lên từ biểu tượng của hành vi tạo quả bên ngoài, như vậy nó là chuyển tánh.

Nó nhập vào không còn nguồn sanh khởi của hiện hữu, như vậy nó là chuyển tánh... Nó nhập vào không tuyệt vọng, như vậy nó là chuyển tánh. Nó nhập vào đoạn diệt, nibbana, như vậy nó là chuyển tánh.

Sau khi trồi lên từ nguồn sanh khởi của hiện hữu, nó nhập vào không còn nguồn sanh khởi của hiện hữu, như vậy nó là chuyển tánh... [67] Sau khi trồi lên từ tuyệt vọng, nó nhập vào không tuyệt vọng... như vậy nó là chuyển tánh. Sau khi trồi lên từ biểu tượng của hành vi tạo quả bên ngoài, nó nhập vào đoạn diệt, nibbana, như vậy nó là chuyển tánh.

334. Nó quay đi từ nguồn sanh khởi của hiện hữu, như vậy nó là chuyển tánh. Nó quay đi từ tuyệt vọng, như vậy nó là chuyển tánh. Nó quay đi từ biểu tượng của hành vi tạo quả bên ngoài, như vậy nó là chuyển tánh.

Nó nhập vào không còn nguồn sanh khởi của hiện hữu, như vậy nó là chuyển tánh... Nó nhập vào không tuyệt vọng, như vậy nó là chuyển tánh. Nó nhập vào đoạn diệt, nibbana, như vậy nó là chuyển tánh.

Sau khi quay đi từ nguồn sanh khởi của hiện hữu, nó nhập vào không còn sanh khởi của hiện hữu, như vậy nó là chuyển tánh... Sau khi quay đi từ tuyệt vọng, nó nhập vào không tuyệt vọng... như vậy nó là chuyển tánh. Sau khi quay đi từ biểu tượng của hành vi tạo quả bên ngoài, nó nhập vào đoạn diệt, nibbana, như vậy nó là chuyển tánh.

335. Có bao nhiêu ý niệm về chuyển tánh khởi lên nhờ tĩnh lặng? Có bao nhiêu ý niệm về chuyển tánh khởi lên nhờ quán thực tánh?

Có tám ý niệm về chuyển tánh khởi lên nhờ tĩnh lặng. Có mười ý niệm về chuyển tánh khởi lên nhờ quán thực tánh.

336. Tám ý niệm về chuyển tánh khởi lên nhờ tĩnh lặng là gì? Để chứng sơ thiền, nó vượt qua chướng ngại, như vậy là chuyển tánh. Để chứng nhị thiền... [và cứ thế như ở đ. 326 cho đến]... [68] Để chứng cõi không có nhận thức cũng không phải không có nhận thức, nó vượt qua nhận thức về cõi không có gì, như vậy nó là chuyển tánh.

Đây là tám ý niệm về chuyển tánh khởi lên nhờ tĩnh lặng.

337. Mười ý niệm về chuyển tánh khởi lên nhờ quán thực tánh là gì? Để chứng đạo lộ nhập giòng, nó vượt qua nguồn sanh khởi của hiện hữu, như vậy nó là chuyển tánh... [và cứ thế như ở đ. 327 cho đến]... tuyệt vọng, biểu tượng của hành vi tạo quả bên ngoài, như vậy nó là chuyển tánh. Để chứng quả vị nhập giòng, nó vượt qua nguồn sanh khởi của hiện hữu, như vậy là chuyển tánh. Để chứng đạo lộ trở lại một lần... quả vị trở lại một lần... đạo lộ không trở lại... quả vị không trở lại... đạo lộ arahant... <quả vị arahant... sống trú trong trống không...> Để chứng <không biểu tượng> nó vượt qua nguồn sanh khởi của hiện hữu, tuyệt vọng, biểu tượng của hành vi tạo quả bên ngoài, như vậy nó là chuyển tánh.

Đây là mười loại bình thản trước hành vi tạo quả nhờ quán thực tánh.

338. Có bao nhiêu ý niệm chuyển tánh thiện? Có bao nhiêu ý niệm chuyển tánh bất thiện? Có bao nhiêu ý niệm chuyển tánh bất định tính?

Có mười lăm ý niệm chuyển tánh thiện. Ba ý niệm chuyển tánh bất định tính. Không có bao nhiêu ý niệm chuyển tánh bất thiện.

339. Vật thể và phi vật thể,
 Ước nguyện và không ước nguyện,
 Bị kết buộc và không kết buộc,
 trồi lên và không trồi lên.
 Với định, có tám điều kiện,
 Và có mười lãnh vực cho trí, nữa
 Tạo thành mười tám loại của
 Trạng thái chuyển tánh
 Tự chúng làm điều kiện cho
 [Cả] ba loại giải thoát.
 [Nên] người có tuệ đã
 Khiến cho [tất cả] 18 hình thái này xảy ra
 Thuần thục về quay đi
 như thuần thục về trồi lên, và vì thế
 Các quan điểm sai khác kia sẽ không lay chuyển vị ấy.

340. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ trồi lên và quay đi từ bên ngoài là chuyển tánh.’ [69]



[CHƯƠNG XI - ĐẠO LỘ]

341.Thế nào là tuệ trồi lên và quay đi từ [bên ngoài lẫn bên trong]là trí về đạo lộ?

342. Vào khoảnh khắc ở đạo lộ nhập giòng:

Chánh kiến theo nghĩa thấy rõ (a) trồi lên từ quan điểm sai lạc, và nó trồi lên từ nhiễm lậu và từ các tập hợp do nhiễm lậu sanh, và (b) từ bên ngoài, nó trồi lên từ tất cả các biểu tượng; như vậy nên nói: ‘Trí về đạo lộ là tuệ trồi lên và quay đi khỏi cả hai bên’.

Chánh tư duy theo nghĩa hướng tâm trụ vào (a) trồi lên...

Chánh ngữ theo nghĩa giữ gìn lời nói (a) trồi lên...

Chánh hành theo nghĩa nguồn sanh khởi (a) trồi lên...

Chánh mạng theo nghĩa giữ cho sạch (a) trồi lên...

Chánh tinh tấn theo nghĩa nỗ lực (a) trồi lên...

Chánh niệm theo nghĩa thiết lập (a) trồi lên...

Chánh định theo nghĩa không phân tâm (a) trồi lên từ định sai lạc và nó trồi lên từ các nhiễm lậu và từ các tập hợp do nhiễm lậu sanh, và (b) từ bên ngoài, nó trồi lên từ tất cả các dấu hiệu; như vậy nên nói: ‘Trí về đạo lộ là tuệ trồi lên và quay đi khỏi cả hai bên’.

343. Vào khoảnh khắc ở đạo lộ trở lại một lần:

Chánh kiến theo nghĩa thấy [70]... chánh định theo nghĩa không phân tâm (a) trồi lên từ những kết buộc thô của ham muốn ái dục và của sựđối kháng lại, từ những khuynh hướng ngủ ngầm thô của ham muốn ái dục và của sự chống đối lại, trồi lên từ những nhiễm lậu và từ các tập hợp do nhiễm lậu sanh, và (b) từ bên ngoài, nó trồi lên từ tất cả các dấu hiệu*; như vậy nên nói: ‘Trí về đạo lộ là tuệ về trồi lên và quay đi từ cả hai bên’.

 * dấu hiệu là biểu tượng của năm tập hợp. Đọc Vism. XXIII đ. 13.

344. Vào khoảnh khắc ở đạo lộ không trở lại:

Chánh kiến theo nghĩa thấy... chánh định theo nghĩa không phân tâm (a) trồi lên từ những kết buộc còn xót lại của ham muốn ái dục và của sự chống đối, từ những khuynh hướng ngủ ngầm còn xót lại của ham muốn ái dục và của sự đối kháng lại, xuất khởi từ những nhiễm lậu và từ các tập hợp do nhiễm lậu sanh, và (b) từ bên ngoài, nó trồi lên từ tất cả các dấu hiệu; như vậy nên nói: ‘Trí về đạo lộ là tuệ trồi lên và quay đi từ cả hai bên’.

345. Vào khoảnh khắc ở đạo lộ Arahant:

Chánh kiến theo nghĩa thấy... chánh định theo nghĩa không phân tâm (a) trồi lên từ ham muốn hiện hữu cõi sắc giới, từ ham muốn hiện hữu cõi vô sắc giới, từ ngã mạn, từ dao động, từ vô minh, và (b) từ bên ngoài, nó trồi lên từ tất cả các dấu hiệu; như vậy nên nói: ‘Trí về đạo lộ là tuệ về trồi lên và quay đi từ cả hai bên’.

346. Vị ấy thiêu đốt (đọc từ PsA là jhāpeti) cái không sanh bằng cái sanh,
 Từ đó jhāna có tên như thế
 Nhờ thuần thục về giải thoát jhana
 Các quan điểm sai khác sẽ không lay chuyển vị ấy
 Nếu sau khi định, vị ấy thấy bằng trí trực quán
 và cũng thế, sau trí trực quán, vị ấy tập trung
 Thì quán thực tánh và tĩnh lặng tăng cấp
 Và buộc đều vào nhau
 Thấy hành vi tạo quả là khổ
 và đoạn diệt là lạc
 Tuệ từ hai trồi lên này
 Chạm trạng thái Vô sanh
 vị ấy biết rõ con đường giải thoát
 Thuần thục trong khác biệt và nhất điểm
 Khi thuần thục trong hai loại trí ấy
 Các quan điểm sai khác sẽ không lay chuyển vị ấy.

347. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ trồi lên và quay đi từ [bên ngoài lẫn bên trong] là trí về đạo lộ’. [71]



[CHƯƠNG XII - QUẢ VỊ]

348.Thế nào là tuệ về làm lắng dịu nỗ lực* là trí về quả?

 *Đọc chú thích ở đ. 27 Luận I về nỗ lực.

349. Vào khoảnh khắc ở đạo lộ nhập giòng:

Chánh kiến theo nghĩa thấy trồi lên từ quan điểm sai lạc, và nó trồi lên từ nhiễm lậu và từ các tập hợp do nhiễm lậu sanh, và từ bên ngoài, nó trồi lên từ tất cả các dấu hiệu. Chánh kiến khởi lên vì sự lắng dịu nỗ lực đó: Đây là quả của đạo lộ.

Chánh tư duy theo nghĩa hướng tâm trụ vào trồi lên...

Chánh ngữ theo nghĩa giữ gìn lời nói trồi lên...

Chánh hành theo nghĩa nguồn sanh khởi trồi lên...

Chánh mạng theo nghĩa giữ cho sạch trồi lên...

Chánh tinh tấn theo nghĩa nỗ lực trồi lên...

Chánh niệm theo nghĩa thiết lập trồi lên...

Chánh định theo nghĩa không tán loạn trồi lên từ định sai lạc và nó trồi lên từ các nhiễm lậu và từ các tập hợp do nhiễm lậu sanh, và từ bên ngoài, nó trồi lên từ tất cả các dấu hiệu. Chánh định [72] khởi lên vì sự lắng dịu nỗ lực đó: Đây là quả của đạo lộ.

350. Vào khoảnh khắc ở đạo lộ trở lại một lần:

Chánh kiến theo nghĩa thấy... chánh định theo nghĩa không phân tâm trồi lên từ những kết buộc thô của ham muốn ái dục và của sự chống đối lại, từ những khuynh hướng ngủ ngầm thô của ham muốn ái dục và của sự chống đối lại, trồi lên từ những nhiễm lậu và từ các tập hợp do nhiễm lậu sanh, và từ bên ngoài, nó trồi lên từ tất cả các dấu hiệu. Chánh kiến khởi lên vì sự lắng dịu nỗ lực đó: Đây là quả của đạo lộ.

351. Vào khoảnh khắc ở đạo lộ không trở lại:

Chánh kiến theo nghĩa thấy... chánh định theo nghĩa không phân tâm trồi lên từ những kết buộc còn xót lại ham muốn ái dục và của sự chống đối lại, từ những khuynh hướng ngủ ngầm còn xót lại của ham muốn ái dục và của sự chống đối lại, nó trồi lên từ những nhiễm lậu và từ các tập hợp do nhiễm lậu sanh, và từ bên ngoài, nó trồi lên từ tất cả các dấu hiệu. Chánh kiến khởi lên vì sự lắng dịu nỗ lực đó: Đây là quả của đạo lộ.

352. Vào khoảnh khắc ở đạo lộ Arahant:

Chánh kiến theo nghĩa thấy... chánh định theo nghĩa không phân tâm trồi lên từ khao khát hiện hữu cõi sắc giới, từ khao khát hiện hữu cõi vô sắc giới, từ ngã mạn, từ dao động, từ vô minh, từ khao khát hiện hữu trở thành, và từ vô minh, và nó trồi lên từ những nhiễm lậu và từ các tập hợp do nhiễm lậu sanh, và từ bên ngoài, nó trồi lên từ tất cả các dấu hiệu. Chánh kiến khởi lên vì sự lắng dịu nỗ lực đó: Đây là quả của đạo lộ.

353. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ về lắng dịu nỗ lực là trí về quả’.



[CHƯƠNG XIII - GIẢI THOÁT]

354.Thế nào là tuệ quán bất toàn bị cắt bỏ là trí về giải thoát?

355. Đến giai đoạn đạo lộ nhập giòng, các bất toàn sau đây bị cắt bỏ hẳn trong tâm người tu tập:

1.      quan điểm [sai lạc] cho ngã* trường tồn
*sakkāyadiṭṭhi

2.      hoài nghi,

3.      diễn giải sai về giới và nghi lễ,

i.         khuynh hướng tiềm ẩn đến quan điểm [sai lạc]

ii.       khuynh hướng tiềm ẩn đến hoài nghi

Tâm đã được giải thoát, hoàn toàn giải thoát khỏi năm bất toàn này với các hình thái ám ảnh của chúng. [73]

Trí theo nghĩa giải thoát khỏi các bất toàn và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biết đó. Như vậy nên nói: ‘tuệ quán bất toàn bị cắt bỏ là trí về giải thoát’.

356. Đến giai đoạn đạo lộ trở lại một lần, các bất toàn sau đây hoàn toàn bị cắt bỏ trong tâm người tu tập:

4.      kết buộc thô của ham muốn ái dục,

5.      kết buộc thô của sự chống đối lại,

iii.      khuynh hướng ngủ ngầm thô của ham muốn ái dục và

iv.     khuynh hướng ngủ ngầm thô của sự chống đối lại,

Tâm đã được giải thoát, hoàn toàn giải thoát khỏi bốn bất toàn này với các hình thái ám ảnh của chúng.

Trí theo nghĩa giải thoát khỏi các bất toàn và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biết đó. Như vậy nên nói: ‘tuệ quán bất toàn bị cắt bỏ là trí về giải thoát’.

357. Đến giai đoạn đạo lộ không trở lại, các bất toàn sau hoàn toàn bị cắt bỏ trong tâm người tu tập:

4.      kết buộc còn xót lại của ham muốn ái dục,

5.      kết buộc còn xót lại của sự chống đối lại,

iii.      khuynh hướng ngủ ngầm còn xót lại của ham muốn ái dục

iv.     khuynh hướng ngủ ngầm còn xót lại của sự chống đối lại,

Tâm đã được giải thoát, hoàn toàn giải thoát khỏi bốn bất toàn này với các hình thái ám ảnh của chúng.

Trí theo nghĩa giải thoát khỏi các bất toàn và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biết đó. Như vậy nên nói: ‘tuệ quán bất toàn bị cắt bỏ là trí về giải thoát’.

358. Đến giai đoạn đạo lộ arahant, các bất toàn sau đây hoàn toàn bị cắt bỏ trong tâm người tu tập:

6.      khao khát [hiện hữu] cõi sắc giới,

7.      khao khát [hiện hữu] cõi vô sắc giới,

8.      ngã mạn,

9.      dao động,

10.  vô minh,

v.       khuynh hướng ngã mạn ngủ ngầm

vi.     khuynh hướng khao khát hiện hữu ngủ ngầm

vii.    khuynh hướng vô minh ngủ ngầm

Tâm đã được giải thoát, hoàn toàn giải thoát khỏi tám bất toàn này với các hình thái ám ảnh của chúng.

Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ quán bất toàn bị cắt bỏ là trí về giải thoát’.



[CHƯƠNG XIV - DUYỆT XÉT]

359.Thế nào là tuệ quán thực tánh các hiện tượng đạt được lúc đó là trí duyệt xét?

360. Ở khoảnh khắc đạo lộ nhập giòng:

Chánh kiến theo nghĩa thấy rõ đạt được lúc đó, chánh tư duy theo nghĩa hướng tâm trụ vào đạt được lúc đó, chánh ngữ theo nghĩa giữ gìn lời nói..., chánh hành theo nghĩa nguồn sanh khởi..., [74] chánh mạng theo nghĩa giữ cho sạch..., chánh tinh tấn theo nghĩa nỗ lực..., chánh niệm theo nghĩa thiết lập..., chánh định theo nghĩa không phân tâm đạt được lúc đó; yếu tố tạo thành giác ngộ của niệm theo nghĩa thiết lập đạt được lúc đó, yếu tố tạo thành giác ngộ của đi tìm sự thực theo nghĩa tìm hiểu..., yếu tố tạo thành giác ngộ của tinh tấn theo nghĩa nỗ lực..., yếu tố tạo thành giác ngộ của hỉ theo nghĩa chan hòa..., yếu tố tạo thành giác ngộ của tĩnh lặng theo nghĩa an tịnh..., yếu tố tạo thành giác ngộ của định theo nghĩa không phân tâm..., yếu tố tạo thành giác ngộ của bình thản theo nghĩa tư duy đạt được lúc đó;

tín lực theo nghĩa không lay chuyển vì không tin đạt được lúc đó; tấn lực theo nghĩa không lay chuyển vì lười biếng..., niệm lực theo nghĩa không lay chuyển vì xao lãng..., định lực theo nghĩa không lay chuyển vì dao động..., tuệ lực theo nghĩa không lay chuyển vì vô minh đạt được lúc đó;

năng lực gây ảnh hưởng của tín theo nghĩa cả quyết đạt được lúc đó; năng lực gây ảnh hưởng của tinh tấn..., năng lực gây ảnh hưởng của niệm theo nghĩa thiết lập..., năng lực gây ảnh hưởng của định theo nghĩa không phân tâm..., năng lực gây ảnh hưởng của tuệ theo nghĩa đạt được lúc đó;

các năng lực gây ảnh hưởng theo nghĩa ưu thắng đạt được lúc đó; các lực theo nghĩa không lay chuyển..., các yếu tố tạo thành giác ngộ theo nghĩa lối thoát..., đạo lộ theo nghĩa nguyên nhân..., nền tảng của quán niệm theo nghĩa thiết lập..., nỗ lực chân chánh theo nghĩa tinh tấn..., nền tảng của thần thông theo nghĩa thành tựu..., các Sự thực theo nghĩa như thực (chân thực) đạt được lúc đó;

tĩnh lặng theo nghĩa không phân tâm đạt được lúc đó; quán thực tánh theo nghĩa quán tưởng..., tĩnh lặng và quán thực tánh theo nghĩa tác dụng duy nhất..., sóng đôi theo nghĩa không vượt quá nhau đạt được lúc đó;

thanh lọc giới theo nghĩa chế ngự đạt được lúc đó; thanh lọc tâm theo nghĩa không phân tâm..., thanh lọc quan điểm theo nghĩa thấy rõ..., giải thoát theo nghĩa được tự do..., minh trí theo nghĩa hiểu rõ..., tiêu dao theo nghĩa dứt bỏ..., trí hoại diệt theo nghĩa cắt đứt đạt được lúc đó; [75]

theo nghĩa nguồn gốc, hăng hái đạt được lúc đó; theo nghĩa nguồn sanh khởi, suy xét...; theo nghĩa phối hợp lại, xúc..., theo nghĩa gặp gỡ, cảm nghiệm..., theo nghĩa đi trước, định...; theo nghĩa ưu thắng, quán niệm...; theo nghĩa cao cả nhất, tuệ... theo nghĩa cốt lõi (hương vị), tiêu dao...; theo nghĩa kết thúc, nibbana trồi lên từ bất tử đạt được lúc đó.

Sau khi trồi lên, vị ấy duyệt xét. Các trạng thái này đạt được lúc đó.

361. Ở khoảnh khắc quả vị nhập giòng:

Chánh kiến theo nghĩa thấy rõ đạt được lúc đó, chánh tư duy... [và cứ thế như ở đ. 360 cho đến]..., tiêu dao theo nghĩa dứt bỏ..., trí về không sanh khởi theo nghĩa lắng dịu đạt được lúc đó; ước muốn theo nghĩa nguồn gốc đạt được lúc đó; suy xét... [và cứ thế như ở đ. 360 cho đến]..., nibbana, trồi lên từ bất tử theo nghĩa kết thúc, đạt được lúc đó.

Sau khi trồi lên, vị ấy duyệt xét. Các trạng thái này lúc đó khởi lên.

362. Ở khoảnh khắc đạo lộ trở lại một lần:

 ... [như ở đ. 360 cho đến]...

363. Ở khoảnh khắc quả vị trở lại một lần:

 ... [như ở đ. 361 cho đến]...,

364. Ở khoảnh khắc đạo lộ không trở lại:

 ... [như ở đ. 360 cho đến]...

365. Ở khoảnh khắc quả vị không trở lại:

 ... [như ở đ. 361 cho đến]...,

366. Ở khoảnh khắc đạo lộ arahant:

 ... [như ở đ. 360 cho đến]...

367. Ở khoảnh khắc quả vị arahant:

Chánh kiến... [và cứ thế như ở đ. 361 cho đến]..., [76] nibbana trồi lên từ bất tử theo nghĩa chấm dứt, đạt được lúc đó.

Sau khi trồi lên, vị ấy duyệt xét. Các trạng thái này đạt được lúc đó.

368. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ quán thực tánh của hiện tượng đạt được lúc đó là trí duyệt xét’.



[CHƯƠNG XV - XÁC ĐỊNH CÁC GIÁC QUAN]

369.Thế nào là tuệ xác định các giác quan là trí về khác biệt trong căn cứ vật thể?

370. Hành giả xác định các giác quan như thế nào?

Vị ấy xác định mắt, vị ấy xác định tai,... mũi... lưỡi... thân... vị ấy xác định ý.

371. Hành giả xác định mắt như thế nào? (Cf. đ 287).

Vị ấy xác định như vầy: Mắt do vô minh tạo ra. Mắt do thèm khát tạo ra... Mắt do hành động tạo ra... Mắt do dưỡng tố tạo ra... Mắt được tạo ra do [bám níu] từ bốn yếu tố chính... Mắt được khởi lên... Vị ấy xác định như vầy: Mắt đã được tạo ra. Vị ấy xác định như vầy: Mắt, trước không có, đã được tạo ra, sẽ không hiện hữu. Vị ấy xác định mắt có không gian hữu hạn. Vị ấy xác định như vầy: Mắt là vô thường, do điều kiện tạo nên, sanh khởi do tùy thuộc, chịu hủy diệt, chịu diệt mất, chịu tàn tạ, chịu diệt tận. Vị ấy xác định mắt vô thường, chứ không tồn tại lâu dài; vị ấy xác định mắt là khổ đau, chứ không phải vui sướng; vị ấy xác định nó không phải là ngã, chứ không xác định là ngã; vị ấy trở nên nhàm chán, không lấy làm ưa thích; làm cho lòng tham phai nhạt đi, [77] vị ấy không khêu gợi nó; vị ấy làm cho diệt tận, chứ không sanh khởi; vị ấy buông bỏ, chứ không nắm giữ. Xác định là vô thường, vị ấy từ bỏ quan niệm về trường tồn; xác định là khổ đau, vị ấy từ bỏ quan niệm về vui sướng; xác định không phải là ngã, vị ấy từ bỏ quan niệm về ngã; trở nên nhàm chán, vị ấy từ bỏ thích thú; tạo nên phai nhạt, vị ấy từ bỏ ham muốn; tạo nên diệt tận, vị ấy từ bỏ nguồn sanh khởi; buông bỏ, vị ấy từ bỏ bám giữ. Hành giả xác định mắt như thế đấy.

372. Hành giả xác định tai như thế nào?

 ... [như ở đ. 371]...

373. Hành giả xác định mũi như thế nào?

 ... [như ở đ. 371]...

374. Hành giả xác định lưỡi như thế nào?

 ... [như ở đ. 371]...

375. Hành giả xác định thân như thế nào?

 ... [như ở đ. 371]...

376. Hành giả xác định ý như thế nào?

 ... [như ở đ. 371]... Hành giả xác định ý như thế đấy.

377. Vị đó xác định các ý niệm như thế ấy. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ xác định các giác quan là trí về khác biệt trong căn cứ vật thể’.



[CHƯƠNG XVI - XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG BÊN NGOÀI]

378.Thế nào là tuệ xác định «đối tượng»bên ngoài là trí về sự khác biệt trong lãnh vực [căn cứ vật thể]?

379. Hành giả xác định các «đối tượng»bên ngoài như thế nào?

Vị ấy xác định vật hữu hình bên ngoài, vị ấy xác định âm thanh... mùi... vị... vật xúc chạm được bên ngoài.

380. Hành giả xác định vật hữu hình bên ngoài như thế nào?

Vị ấy xác định như vầy: Vật hữu hình do vô minh tạo ra. Vị ấy ... [và cứ thế như ở đ. 371 cho đến]... [78] ...buông bỏ, vị ấy từ bỏ bám giữ. Hành giả xác định vật hữu hình bên ngoài như thế đấy.

381-385. Hành giả xác định âm thanh bên ngoài... [và cứ thế như ở đ. 372-376 cho đến]... Hành giả xác định các đối tượng bên ngoài như thế đấy.

386. [Hành giả xác định các đối tượng bên ngoài như thế đấy]. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ xác định đối tượng bên ngoài là trí về sự khác biệt trong lãnh vực [căn cứ vật thể]’. [79]



[CHƯƠNG XVII - HÀNH XỬ]

387.Thế nào là tuệ xác định hành xử là trí biết sự khác biệt trong hành xử?

388. Hành xử có ba loại: hành xử của tâm, hành xử của si mê, hành xử của trí.

389. Hành xử của tâm là gì?

Hành vi hướng sự chú ý bất định theo chức năng của tâm để thấy các đối tượng hữu hình là hành xử của tâm. Nghĩa của nhận biết từ mắt thấy đối tượng hữu hình là hành xử của tâm. Từ đó hệ quả là yếu tố ý [xảy ra] là hành vi hướng đến [đối tượng] vì các đối tượng hữu hình đã được nhìn thấy là hành xử của tâm. Từ đó hệ quả là yếu tố nhận biết từ ý [xảy ra] vì hướng đến đối tượng hữu hình là hành xử của tâm.

Hành vi hướng sự chú ý bất định theo chức năng của tâm để nghe âm thanh là hành xử của tâm. Nghĩa của nhận biết từ tai nghe âm thanh là hành xử của tâm... [và cứ thế như trên]...

Hành vi hướng sự chú ý bất định theo chức năng của tâm để ngửi mùi...

Hành vi hướng sự chú ý bất định theo chức năng của tâm để nếm vị...

Hành vi hướng sự chú ý bất định theo chức năng của tâm để xúc chạm vật sờ mó được...

Hành vi hướng sự chú ý bất định theo chức năng của tâm để nhận biết các đối tượng tâm ý là hành xử của tâm. Nghĩa của nhận biết về các đối tượng tâm ý như là nhận biết từ ý là hành xử của tâm. Kết quả từ đó là yếu tố ý [xảy ra] như là hành vi hướng đến [đối tượng] vì các đối tượng tâm ý đã được nhận biêt là hành xử của tâm. Kết quả từ đó là yếu tố nhận biết từ ý [xảy ra] vì hướng đến đối tượng là hành xử của tâm. [80]

390. Hành xử của tâm: theo nghĩa nào?

Tâm hành xử không có tham: đây là hành xử của tâm. Tâm hành xử không có sân: đây là hành xử của tâm. Tâm hành xử không có si:... Tâm hành xử không có ngã mạn (tự hào):... Tâm hành xử không có quan điểm [sai lạc]:... Tâm hành xử không có dao động:... Tâm hành xử không có nghi hoặc:... Tâm hành xử không có khuynh hướng ngủ ngầm:... Tâm hành xử không liên kết với tham:... Tâm hành xử không liên kết với sân:... Tâm hành xử không liên kết với si:... Tâm hành xử không liên kết với ngã mạn (tự hào):... Tâm hành xử không liên kết với quan điểm [sai lạc]:... Tâm hành xử không liên kết với dao động: ... Tâm hành xử không liên kết với nghi hoặc:... Tâm hành xử không liên kết với khuynh hướng ngủ ngầm:... Tâm hành xử không liên kết với hành vi thiện:... Tâm hành xử không liên kết với hành vi bất thiện:... Tâm hành xử không liên kết với hành vi có thể khiển trách được:... Tâm hành xử không liên kết với hành vi không thể khiển trách được:... Tâm hành xử không liên kết với hành vi đen tối:... Tâm hành xử không liên kết với hành vi minh bạch:... Tâm hành xử không liên kết với hành vi tạo an vui:... Tâm hành xử không liên kết với hành vi tạo khổ đau:... Tâm hành xử không liên kết với hành vi hưởng quả an vui:... Tâm hành xử không liên kết với hành vi chịu quả khổ đau:... Tâm hành xử đến cái gì được nhận biết [đối tượng]: Đây là hành xử của tâm. Hành xử của tâm ấy là như thế: đây là một loại hành xử của tâm. Tâm này trong sạch tự bản chất theo nghĩa không có nhiễm lậu: đây là một loại hành xử của tâm.

Đấy là hành xử của tâm.

391. Hành xử si mê là gì?

Hành vi hướng sự chú ý bất định theo chức năng của tâm vì sự thúc đẩy của tham đắm đến các đối tượng hữu hình khả ý là hành xử của tâm: hành vi thúc đẩy ấy của tham là hành vi của si mê. Hành vi hướng sự chú ý bất định theo chức năng của tâm vì sự thúc đẩy của sân đến các đối tượng hữu hình bất khả ý là hành xử của tâm: hành vi thúc đẩy ấy của sân là hành vi của si mê. Hành vi hướng sự chú ý bất định theo chức năng của tâm vì sự thúc đẩy của si đến các đối tượng không hẳn tạo [tham hay sân] là hành xử của tâm: hành vi thúc đẩy ấy của si là hành vi của si mê. Hành vi hướng sự chú ý bất định theo chức năng của tâm vì sự thúc đẩy của ngã mạn như là trói buộc là hành xử của tâm: hành vi thúc đẩy ấy của ngã mạn là hành vi của si mê. Hành vi hướng sự chú ý bất định theo chức năng của tâm vì sự thúc đẩy của quan điểm [sai lạc] như diễn giải sai lạc [81] là hành xử của tâm: hành vi thúc đẩy ấy của quan điểm [sai lạc] là hành vi của si mê. Hành vi hướng sự chú ý bất định theo chức năng của tâm vì sự thúc đẩy của dao động như tán loạn là hành xử của tâm: hành vi thúc đẩy ấy của dao động là hành vi của si mê. Hành vi hướng sự chú ý bất định theo chức năng của tâm vì sự thúc đẩy của nghi hoặc như không kết luận dứt khoát là hành xử của tâm: hành vi thúc đẩy ấy của nghi hoặc là hành vi của si mê. Hành vi hướng sự chú ý bất định theo chức năng của tâm vì sự thúc đẩy của khuynh hướng ngủ ngầm như thói quen lâu đời khó thay đổi là hành xử của tâm: hành vi thúc đẩy ấy của khuynh hướng ngủ ngầm là hành vi của si mê.

Hành vi hướng sự chú ý bất định theo chức năng của tâm vì sự thúc đẩy của tham đắm các âm thanh là hành xử của tâm: hành vi thúc đẩy ấy của tham là hành vi của si mê. Hành vi... [và cứ thế như trên]... tham đắm mùi...

... tham đắm vị...

... tham đắm vật xúc chạm được...

Hành vi hướng sự chú ý bất định theo chức năng của tâm vì sự thúc đẩy của tham đắm các đối tượng tâm ý là hành xử của tâm: hành vi thúc đẩy ấy của tham là hành vi của si mê. Hành vi... [và cứ thế như trên]... Hành vi hướng sự chú ý bất định theo chức năng của tâm vì sự thúc đẩy của khuynh hướng ngủ ngầm là hành xử của tâm: hành vi thúc đẩy ấy của khuynh hướng ngủ ngầm là hành vi của si mê.

392. Hành xử của si mê: hành xử của si mê theo nghĩa nào?

Tâm hành xử với tham: Đây là hành xử si mê của tâm. Tâm hành xử với sân: Đây là hành xử si mê của tâm. Tâm hành xử với si: Đây là hành xử si mê của tâm. Tâm hành xử với ngã mạn: Đây là hành xử si mê của tâm. Tâm hành xử với quan điểm [sai lạc]:... Tâm hành xử với dao động... Tâm hành xử với nghi hoặc... Tâm hành xử với khuynh hướng ngủ ngầm:... Tâm hành xử liên kết với tham:... Tâm hành xử liên kết với sân:... Tâm hành xử liên kết với si:... Tâm hành xử liên kết với ngã mạn:... Tâm hành xử liên kết với quan điểm [sai lạc]:... [82] Tâm hành xử liên kết với dao động:... Tâm hành xử liên kết với nghi hoặc:... Tâm hành xử liên kết với khuynh hướng ngủ ngầm:... Tâm hành xử không liên kết với hành vi thiện:... Tâm hành xử liên kết với hành vi bất thiện:... Tâm hành xử không liên kết với hành vi không thể khiển trách được: ... Tâm hành xử liên kết với hành vi đen tối:... Tâm hành xử không liên kết với hành vi minh bạch:...

Tâm hành xử không liên kết với hành vi tạo an vui:... Tâm hành xử liên kết với hành vi tạo khổ đau:... Tâm hành xử không liên kết với hành vi hưởng quả an vui:... Tâm hành xử liên kết với hành vi chịu quả khổ đau:... Tâm hành xử đến cái gì chưa biết: đây là hành xử si mê. Hành xử si mê ấy là như thế: đây là một loại hành xử si mê.

Đây là hành xử si mê.

393. Hành xử của trí là gì?

Hành vi hướng sự chú ý bất định theo chức năng của tâm với mục đích quán vô thường là hành xử của tâm: sự quán vô thường ấy là hành xử của trí. Hành vi hướng sự chú ý bất định theo chức năng của tâm với mục đích quán khổ đau... với mục đích quán không phải là ngã... với mục đích quán nhàm chán... với mục đích quán hết ham muốn... với mục đích quán đoạn diệt... với mục đích quán buông bỏ... với mục đích quán hủy diệt... với mục đích quán diệt... với mục đích quán biến đổi... với mục đích quán không dấu hiệu... với mục đích quán không ước nguyện... với mục đích quán trống không... với mục đích quán thực tánh chiếu rọi vào các hiện tượng là tuệ tăng thượng... với mục đích thấy biết đúng như thật... với mục đích quán hiểm nguy... với mục đích quán tư duy là hành xử của tâm: hành vi quán tư duy ấy là hành xử của trí. Hành vi hướng sự chú ý bất định theo chức năng của tâm với mục đích quán quay đi là hành xử của tâm: sự quán quay đi ấy là hành xử của trí. Đạo lộ nhập giòng là hành xử của trí. Quả vị nhập giòng... Đạo lộ trở lại một lần là hành xử của trí. Quả vị trở lại một lần... Đạo lộ không trở lại là hành xử của trí. Quả vị không trở lại... Đạo lộ arahant là hành xử của trí. Quả vị arahant là hành xử của trí.

394. Hành xử của trí: hành xử của trí theo nghĩa nào?

Tâm hành xử không có tham: đây là hành xử của trí. Tâm hành xử không có sân:... Tâm hành xử không có si:... Tâm hành xử không có ngã mạn:... [83] Tâm hành xử không có quan điểm [sai lạc]:... Tâm hành xử không có dao động:... Tâm hành xử không có nghi hoặc:... Tâm hành xử không có khuynh hướng ngủ ngầm:... Tâm hành xử không liên kết với tham:... Tâm hành xử không liên kết với sân:... Tâm hành xử không liên kết với si:... Tâm hành xử không liên kết với ngã mạn:... Tâm hành xử không liên kết với quan điểm [sai lạc]:... Tâm hành xử không liên kết với dao động:... Tâm hành xử không liên kết với nghi hoặc:... Tâm hành xử không liên kết với khuynh hướng ngủ ngầm:... Tâm hành xử không liên kết với hành vi thiện:... Tâm hành xử không liên kết với hành vi bất thiện:... Tâm hành xử không liên kết với hành vi có thể khiển trách được:... Tâm hành xử liên kết với hành vi không thể khiển trách được:... Tâm hành xử không liên kết với hành vi đen tối:... Tâm hành xử liên kết với hành vi minh bạch:... Tâm hành xử liên kết với hành vi tạo an vui:... Tâm hành xử không liên kết với hành vi tạo khổ đau:... Tâm hành xử liên kết với hành vi hưởng quả an vui:... Tâm hành xử không liên kết với hành vi chịu quả khổ đau:... Tâm hành xử đến cái gì được nhận biết: Đây là hành xử của trí. Hành xử si mê ấy là như thế: đây là một loại hành xử của trí.

Đây là hành xử của trí.

395. Hành xử của tâm là một, hành xử của si mê là một điều khác, hành xử của trí là một điều khác nữa.

Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ xác định hành xử là trí về sự khác biệt trong hành xử’.



[CHƯƠNG XVIII - CẢNH GIỚI]

396.Thế nào là tuệ xác định bốn cõi là trí về sự khác biệt trong cảnh giới?

397. Có bốn cảnh giới: dục giới, sắc giới, vô sắc giới và cõi không được kể đến.

398. Cõi dục giới là gì? (đọc Dhs 1280)

Kể từ địa ngục Avīci phía dưới cho đến cảnh giới chư thiên Paranimmitavasavatti phía trên, các tập hợp, các yếu tố, các nền tảng, vật thể, cảm nghiệm, nhận thức, tạo lập tâm trạng và thức hiện hữu trong khoảng cách này, có giới vức của chúng ở đây, được tính kể ở đây: đây là cõi dục giới.

399. Cõi sắc giới là gì? [84] (đọc Dhs 1282)

Kể từ Thế giới Brahmā phía dưới cho đến cảnh giới chư thiên Akaniṭṭha phía trên, các trạng thái tâm và tâm phụ tùy trong người đã chứng [cảnh giới đó nhờ thiền định] hay người đã được tái sanh [ở đó] hay vị [như arahant] đang trú [ở đó] trong an lạc ở ngay đây và ngay bây giờ, thuộc các trạng thái có giới vức của chúng ở đây, được tính kể ở đây: đây là cõi sắc giới.

400. Cõi vô sắc giới là gì? (đọc Dhs 1284)

Kể từ chư thiên cõi không gian vô biên phía dưới cho đến cảnh giới chư thiên cõi không có nhận thức cũng không phải không có nhận thức phía trên, các trạng thái tâm và tâm phụ tùy trong người đã chứng hay đã được tái sanh hay đang trú trong an lạc ở ngay đây và ngay bây giờ, thuộc các trạng thái có giới vức của chúng ở đây, được tính kể ở đây: đây là cõi vô sắc giới.

401. Cõi không được tính kể đến là gì? (đọc Dhs 1291)

Các đạo lộ và quả vị của các đạo lộ không được tính kể đến và các trạng thái không được tạo thành: đây là cảnh giới không được tính kể đến.*

Đây là bốn cảnh giới.

* apariyāpannā(không được tính kể đến, đứng riêng ngoài), đó là: 4 đạo lộ, 4 quả vị và niết bàn. Đọc Dhs. đoạn 583, 992, 1287ff.

402. Bốn cảnh giới khác: bốn nền tảng của quán niệm, bốn chánh tinh tấn, bốn nền tảng của thần thông (con đường đưa đến năng lực), bốn jhānas, bốn trạng thái vô lượng, bốn chứng đạt cõi vô sắc giới, bốn vô ngại giải, bốn loại tiến triển (D iii 228), bốn đối tượng phụ trợ (Vbh 332), bốn truyền thống của Bậc Thánh (D iii 224)*, bốn giềng mối gìn giữ(D iii 232)2*, bốn điềm lành (A ii 32)3*, bốn bước của Giáo Pháp chân chánh (A ii 29)4*.

Đây là [mỗi một cho] bốn cảnh giới.

* ariyavaṁsā(thánh chủng):·hài lòng với bất cứ tấm y cũ nào, ·hài lòng với bất cứ thực phẩm cúng dường nào, ·hài lòng với bất cứ chỗ ở nào, ·thích và hoan hỉ trong việc từ bỏ & trong tu tập. Đọc thêm A ii 27.

2*saṅgaha-vatthūni: ·bố thí, ·nói lời hòa nhã, ·làm điều ích lợi, ·không thiên vị. Đọc thêm A ii 32, D iii 152.

3* là: ·sống nơi thích hợp, ·giao kết với bậc Thánh, ·tự biết mình (đọc D iii 254), ·đã làm phước từ trước.

4* là: ·không tham, ·không sân, ·chánh niệm, ·chánh định.

403. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ xác định bốn cõi là trí về sự khác biệt trong cảnh giới’.



[CHƯƠNG XIX - CÁC Ý NIỆM]

404.Thế nào là tuệ xác định chín ý niệm là trí biết sự khác biệt giữa các ý niệm?

405. Hành giả xác định các ý niệm như thế nào?

Vị ấy xác định các ý niệm cõi dục giới là thiện, vị ấy xác định các ý niệm cõi dục giới bất thiện, vị ấy xác định các ý niệm cõi dục giới bất định. Vị ấy xác định các ý niệm cõi sắc giới là thiện, vị ấy xác định các ý niệm đó bất định. Vị ấy xác định các ý niệm cõi vô sắc giới là thiện, vị ấy xác định các ý niệm vô sắc giới ấy bất định. Vị ấy xác định các ý niệm không được kể đến là thiện, vị ấy xác định các ý niệm không được kể đến ấy bất định. [85]

406. Vị ấy xác định các ý niệm cõi dục giới là thiện, vị ấy xác định các ý niệm cõi dục giới bất thiện, vị ấy xác định các ý niệm cõi dục giới bất định như thế nào?

Vị ấy xác định mười lộ trình của nghiệp là thiện, vị ấy xác định mười lộ trình của nghiệp là bất thiện. Vị ấy xác định [tâm] cõi sắc thể và [tâm] quả của hành động và [tâm] duy tác là bất định. Đây là cách vị ấy xác định các ý niệm cõi dục giới là thiện, vị ấy xác định các ý niệm cõi dục giới bất thiện, vị ấy xác định các ý niệm cõi dục giới bất định.

Vị ấy xác định các ý niệm cõi sắc giới là thiện, xác định các ý niệm cõi sắc giới bất định như thế nào?

Vị ấy xác định bốn jhānas là thiện cho các vị ‘an cư lập nghiệp’ ở đây [nhờ tái sanh trong cõi dục giới], vị ấy xác định bốn jhānas là bất định cho các vị tái sanh ở đấy [trong cõi vô sắc giới]. Đây là cách vị ấy xác định các ý niệm cõi sắc giới là thiện, xác định các ý niệm cõi sắc giới bất định.

Vị ấy xác định các ý niệm cõi vô sắc giới là thiện, xác định các ý niệm cõi vô sắc giới là bất định như thế nào?

Vị ấy xác định bốn thành tựu ở cõi vô sắc giới là thiện cho các vị ‘an cư lập nghiệp’ ở đây, vị ấy xác định bốn thành tựu ở cõi vô sắc giới là bất định cho các vị tái sanh ở đấy. Đây là cách vị ấy xác định các ý niệm cõi vô sắc giới là thiện, xác định các ý niệm cõi vô sắc giới là bất định.

Vị ấy xác định các ý niệm không được tính kể đến là thiện, xác định các ý niệm không được tính kể đến là bất định như thế nào?

Vị ấy xác định bốn đạo lộ là thiện. Vị ấy xác định bốn quả vị sa môn và nibbana là bất định. Đây là cách vị ấy xác định các ý niệm không được tính kể đến là thiện, xác định các ý niệm không được tính kể đến bất định.

Đây là cách vị ấy xác định các ý niệm.

407. Chín trạng thái bắt nguồn từ hân hoan: Khi hành giả chú ý [đến đối tượng] là vô thường, hân hoan khởi lên trong vị ấy; khi vị ấy hân hoan, hỉ lạc khởi lên trong vị ấy; khi tâm hỉ lạc, thân* của vị ấy trở nên thư thái; khi thân thư thái «tâm của»vị ấy cảm thấy dễ chịu; khi cảm thấy dễ chịu, tâm của vị ấy được định; khi tâm định, vị ấy thấy và biết đúng như thật; khi thấy và biết đúng như thật vị ấy trở nên nhàm chán; khi trở nên nhàm chán, lòng tham của vị ấy phai nhạt. Với lòng tham phai nhạt, vị ấy được giải thoát. Khi vị ấy chú ý [đến đối tượng] là khổ... Khi vị ấy chú ý [đối tượng] là không phải là ngã ... với lòng tham phai nhạt, vị ấy được giải thoát.

* kāya:theo Rhys Davids, thân ở đây là nāma-kāya, thân tâm thức. Đọc M. Walshe, The Long Discourses of the Buddha, chú thích 1079, 1155 trang 618, 619, 624.

408. Khi vị ấy thấy vật thể là vô thường, hân hoan khởi lên trong vị ấy... Khi vị ấy thấy cảm nghiệm... nhận thức... tạo lập tâm trạng... thức là vô thường... là khổ... là không phải là ngã, hân hoan khởi lên trong vị ấy; ... Với lòng tham phai nhạt, vị ấy được giải thoát.

Khi vị ấy thấy mắt là vô thường, hân hoan... [và cứ thế lập lại như ở đ. 407 cho các ý niệm còn lại của 201 ý niệm được liệt kê ở đ. 5 cho đến]... Khi vị ấy thấy già và chết là [86] vô thường, hân hoan ... Với lòng tham phai nhạt, vị ấy được giải thoát.

Đây là chín trạng thái bắt nguồn từ hân hoan.

409. Chín trạng thái bắt nguồn từ suy xét kỹ lưỡng* [đối tượng] là vô thường, hân hoan khởi lên trong vị ấy; khi vị ấy hân hoan, hỉ khởi lên trong vị ấy; khi cảm nhận hỉ, thân của vị ấy trở nên thư thái; khi thân thư thái, vị ấy cảm thấy dễ chịu; khi cảm thấy dễ chịu, tâm của vị ấy được định; khi tâm định, vị ấy hiểu đúng như thật: ‘Đây là khổ’, vị ấy hiểu đúng như thật: ‘Đây là nguồn gốc của khổ’, vị ấy hiểu đúng như thật: ‘Đây là sự diệt khổ’, vị ấy hiểu đúng như thật: ‘Đây là con đường đưa đến diệt khổ’. Khi vị ấy suy xét kỹ lưỡng [đối tượng] là khổ... Khi vị ấy suy xét kỹ lưỡng [đối tượng] là không phải là ngã ... hân hoan khởi lên trong vị ấy; ... vị ấy hiểu đúng như thật: ‘Đây là con đường đưa đến diệt khổ’.

* yoniso manasikāra:suy xét kỹ lưỡng theo nghĩa suy nghĩ hợp với sự thực, theo tinh thần phát sanh do tùy thuộc (paṭiccasamuppāda) nói ở M iii 142; S ii 105. Nó là cội nguồn của giải thoát. Đọc Ñāṇamoli, The Guide, PTS [Oxford, 1977], chú thích 46/2 trang 17.

Trái lại là ayoniso manasikāra, suy xét không đúng với sự thực. MA nói nó là cội nguồn của điên đảo, dẫn đến quan điểm sai lạc, khổ đau như ở M i 7. Đọc Ñāṇamoli và Bhikkhu Bodhi, sđd, chú thích 33, trang 1169.

410. Khi vị ấy thấy vật thể là vô thường, hân hoan khởi lên trong vị ấy... Khi vị ấy thấy cảm nghiệm... nhận thức... tạo lập tâm trạng... thức là vô thường... là khổ... là không phải là ngã, hân hoan khởi lên trong vị ấy; ... vị ấy hiểu đúng như thật: ‘Đây là con đường đưa đến diệt khổ’.

Khi vị ấy thấy mắt là vô thường, hân hoan... [và cứ thế lập lại như ở đ. 409 cho các ý niệm còn lại của 201 ý niệm được liệt kê ở đ. 5 cho đến]... Khi vị ấy thấy già và chết là vô thường, hân hoan ... vị ấy hiểu đúng như thật ‘Đây là con đường [87] đưa đến diệt khổ’.

Đây là chín trạng thái bắt nguồn suy xét kỹ lưỡng.

411. Chín loại khác biệt. (D iii 289; cf. đ. 89)

Vì có khác biệt về yếu tố*, nên khác biệt về xúc khởi lên. Vì có khác biệt về xúc, nên khác biệt về cảm giác khởi lên. Vì có khác biệt về cảm giác, nên khác biệt về nhận thức khởi lên. Vì có khác biệt về nhận thức, nên khác biệt về tư duy khởi lên. Vì có khác biệt về tư duy, nên khác biệt về ước muốn khởi lên. Vì có khác biệt về ước muốn, nên khác biệt về ám ảnh2*khởi lên. Vì có khác biệt về ám ảnh, nên khác biệt về tìm cầu khởi lên. Vì có khác biệt về tìm cầu, nên khác biệt về lợi lộc khởi lên.

* khác biệt về yếu tố làkhác biệt về bản chất nội tại [bản chất ‘trống không’ và ‘không phải là sanh linh’] của các hiện tượng. Đọc Bhikkhu Bodhi, The Connected Discourses of the Buddha, Vol. I, [Wisdom Publications, Boston, 2000], chú thích 223, trang 788. Đọc thêm Dhātusaṁyutta S. ii 140 ff.

2*ám ảnh [pariḷāha] dịch theo Maurice Walshe, sđd, trang 521. Nđ. cơn sốt nhiễm lậu.

Đây là chín loại khác biệt.

412. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ xác định chín ý niệm là trí biết sự khác biệt giữa các ý niệm’.



 [CHƯƠNG XX-XXIV. - TRÍ TRỰC CHỨNG]

413.Thế nào là: (XX) tuệ vốn là trí trực chứng là trí về điều được biết tới? (XXI) tuệ vốn là hiểu biết trọn vẹn là trí theo nghĩa thẩm định (tìm hiểu kỹ)? (XXII) từ bỏ là trí theo nghĩa dứt bỏ? (XXIII) tuệ vốn là tu tập là trí theo nghĩa tác dụng duy nhất? (XXIV) Tuệ vốn là thực chứng là trí theo nghĩa thể nghiệm ?

414. Bất cứ trạng thái nào được chứng biết trực tiếp đều được biết tới. Bất cứ trạng thái nào được hiểu biết trọn vẹn đều được thẩm định (tìm hiểu kỹ). Bất cứ trạng thái nào bị từ bỏ đều bị dứt bỏ. Bất cứ trạng thái nào được tu tập đều có tác dụng (hương vị) duy nhất. Bất cứ trạng thái nào được thực chứng đều được thể nghiệm.

415. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ vốn là trí trực chứng là trí về điều được biết tới, tuệ vốn là hiểu biết trọn vẹn là trí theo nghĩa thẩm định (tìm hiểu kỹ); từ bỏ là trí theo nghĩa dứt bỏ; tuệ vốn là tu tập là trí theo nghĩa tác dụng duy nhất; tuệ vốn là thực chứng là trí theo nghĩa thể nghiệm. [88] (so với Vism 606, SA về S i 11)



[CHƯƠNG XXV-XXVIII. - BỐN VÔ NGẠI GIẢI]

416.Thế nào là: (XXV) tuệ biết khác biệt về nghĩa là trí vô ngại giải về nghĩa? (XXVI) Tuệ biết khác biệt về ý niệm là trí vô ngại giải về ý niệm? (XXVII) Tuệ biết khác biệt về ngôn ngữ là trí vô ngại giải về ngữ pháp? (XXVIII) Tuệ biết khác biệt về biện tài là trí vô ngại giải về biện tài?

417. Năng lực gây ảnh hưởng của tín là một ý niệm, năng lực gây ảnh hưởng của tấn là một ý niệm, năng lực gây ảnh hưởng của niệm là một ý niệm, năng lực gây ảnh hưởng của định là một ý niệm, năng lực gây ảnh hưởng của tuệ là một ý niệm. Năng lực gây ảnh hưởng của tín là một ý niệm, năng lực gây ảnh hưởng của tấn là một ý niệm khác, năng lực gây ảnh hưởng của niệm là một ý niệm khác, năng lực gây ảnh hưởng của định là một ý niệm khác, năng lực gây ảnh hưởng của tuệ là một ý niệm khác. Các năng lực gây ảnh hưởng khác nhau này được thấu rõ do cùng một trí từ đó chúng được biết đến. Do vậy nói rằng: ‘Tuệ biết khác biệt về ý niệm là trí vô ngại giải về ý niệm’.

418. Nghĩa hiểu theo cả quyết là một nghĩa, nghĩa hiểu theo nỗ lực là một nghĩa, nghĩa hiểu theo thiết lập là một nghĩa, nghĩa hiểu theo không phân tâm là một nghĩa, nghĩa hiểu theo thấy là một nghĩa. Nghĩa hiểu theo cả quyết là một nghĩa, nghĩa hiểu theo nỗ lực là một nghĩa khác, nghĩa hiểu theo thiết lập là một nghĩa khác, nghĩa hiểu theo không phân tâm là một nghĩa khác, nghĩa hiểu theo thấy là một nghĩa khác. Các nghĩa khác nhau này được thấu rõ do cùng một trí từ đó chúng được biết đến. Do vậy nói rằng: ‘Tuệ biết khác biệt về nghĩa là trí vô ngại giải về nghĩa’.

419. Có sự truyền đạt rõ ràng từ-ngữ để chỉ năm ý niệm này và có sự truyền đạt rõ ràng từ-ngữ để chỉ năm nghĩa này. Ngôn ngữ cho các ý niệm này là một loại, ngôn ngữ cho những nghĩa này là một loại khác. Các ngôn ngữ khác nhau này được thấu rõ do cùng một trí từ đó chúng được biết đến. Do vậy nói rằng: ‘Tuệ biết khác biệt về ngôn ngữ là trí vô ngại giải về ngữ pháp’.

420. Có trường hợp trí về năm loại ý niệm này và có trường hợp trí về năm loại nghĩa này, và có trường hợp trí về mười loại ngôn ngữ này. Những trường hợp ấy của trí về các loại ý niệm này là một, những trường hợp ấy của trí về các loại nghĩa này là một cái khác. Các trí khác nhau này được thấu rõ do cùng một trí từ đó chúng được biết đến. Do vậy nói rằng: ‘Tuệ biết khác biệt về biện tài là trí vô ngại giải về biện tài’.

421. Tín lực là một ý niệm, tấn lực là một ý niệm, niệm lực là một ý niệm, định lực là một ý niệm, tuệ lực là một ý niệm. Tín lực là một ý niệm, tấn lực là một ý niệm khác, niệm lực là một ý niệm khác, định lực là một ý niệm khác, tuệ lực là một ý niệm khác. [89] Các ý niệm khác nhau này được thấu rõ do cùng một trí từ đó chúng được biết đến. Do vậy nói rằng: ‘Tuệ biết khác biệt về ý niệm là trí vô ngại giải về ý niệm’.

422. Nghĩa của không lay chuyển vì bất tin là một nghĩa, nghĩa của không lay chuyển vì lười biếng là một nghĩa, nghĩa của không lay chuyển vì vô ý là một nghĩa, nghĩa của không lay chuyển vì dao động là một nghĩa, nghĩa của không lay chuyển vì vô minh là một nghĩa. Nghĩa của không lay chuyển vì bất tin là một nghĩa, nghĩa của không lay chuyển vì ăn không ngồi rồi là một nghĩa khác, nghĩa của không lay chuyển vì xao lãng là một nghĩa khác, nghĩa của không lay chuyển vì dao động là một nghĩa khác, nghĩa của không lay chuyển vì vô minh là một nghĩa khác. Các nghĩa khác nhau này được thấu rõ do cùng một trí từ đó chúng được biết đến. Do vậy nói rằng: ‘Tuệ biết khác biệt về nghĩa là trí vô ngại giải về nghĩa’.

423. Có sự truyền đạt rõ ràng từ-ngữ để chỉ năm trạng thái này và [cứ thế như ở đ. 419] ... Do vậy nói rằng: ‘Tuệ biết khác biệt về ngôn ngữ là trí vô ngại giải về ngữ pháp’.

424. Có những trường hợp về trí của năm loại ý niệm... [cứ thế như ở đ. 419] ... Do vậy nói rằng: ‘Tuệ biết khác biệt về biện tài là trí vô ngại giải về biện tài’.

425. Yếu tố giác ngộ của niệm là một ý niệm, yếu tố giác ngộ của tìm hiểu sự thực là một ý niệm, yếu tố giác ngộ của tinh tấn là một ý niệm, yếu tố giác ngộ của hỉ là một ý niệm, yếu tố giác ngộ của tĩnh lặng là một ý niệm, yếu tố giác ngộ của định là một ý niệm, yếu tố giác ngộ của bình thản là một ý niệm. Yếu tố giác ngộ của niệm là một ý niệm,... yếu tố giác ngộ của bình thản là một ý niệm khác. Do vậy nói rằng: ‘Tuệ biết khác biệt về ý niệm là trí vô ngại giải về ý niệm’. [90]

426. Nghĩa hiểu theo thiết lập là một nghĩa, nghĩa hiểu theo tìm hiểu sự thực là một nghĩa, nghĩa hiểu theo tinh tấn là một nghĩa, nghĩa hiểu theo thấm nhập là một nghĩa, nghĩa hiểu theo an lạc là một nghĩa. Nghĩa hiểu theo không phân tâm là một nghĩa, nghĩa hiểu theo tư duy là một nghĩa khác. Nghĩa hiểu theo thiết lập là một nghĩa khác,... Nghĩa hiểu theo tư duy là một nghĩa khác. Các nghĩa khác nhau này được thấu rõ do cùng một trí từ đó chúng được biết đến. Do vậy nói rằng: ‘Tuệ biết khác biệt về nghĩa là trí vô ngại giải về nghĩa’.

427. Có sự truyền đạt rõ ràng từ-ngữ để chỉ bẩy ý niệm này và có sự truyền đạt rõ ràng từ-ngữ để chỉ bẩy nghĩa này. Nghĩa cho các ý niệm này [cứ thế như ở đ. 419]

428. Có những trường hợp về trí của bẩy loại ý niệm này. Có những trường hợp về trí của bẩy loại nghĩa này. Có những trường hợp về trí của mười bốn loại ý niệm này. Có những trường hợp về trí của mười bốn loại ngôn ngữ này. Có những trường hợp về trí của các ý niệm này... [cứ thế như ở đ. 420]

429. Chánh kiến là một ý niệm, chánh tư duy là một ý niệm, chánh ngữ là một ý niệm, chánh hành là một ý niệm, chánh mạng là một ý niệm, chánh tinh tấn là một ý niệm, chánh niệm là một ý niệm, chánh định là một ý niệm. Chánh kiến là một ý niệm,... chánh định là một ý niệm khác. Những ý niệm khác biệt này...

430. Nghĩa hiểu theo thấy là một nghĩa, nghĩa hiểu theo hướng tâm trụ vào là một nghĩa, nghĩa hiểu theo duy trì * là một nghĩa, nghĩa hiểu theo nguồn sanh khởi là một nghĩa, nghĩa hiểu theo làm cho sạch là một nghĩa, nghĩa hiểu theo nỗ lực là một nghĩa, nghĩa hiểu theo thiết lập là một nghĩa khác, nghĩa hiểu theo không phân tâm là một nghĩa khác. Nghĩa hiểu theo thấy là một nghĩa,... [91] nghĩa hiểu theo không phân tâm là một nghĩa khác. Các nghĩa khác nhau này...

* nđ: giữ vững

431. Có sự truyền đạt rõ ràng từ-ngữ để chỉ tám ý niệm này và có sự truyền đạt rõ ràng từ-ngữ để chỉ tám nghĩa này. Nghĩa cho các ý niệm này [cứ thế như ở đ. 419]

432. Có những trường hợp về trí của tám loại ý niệm này. Có những trường hợp về trí của tám loại nghĩa này. Có những trường hợp về trí của mười sáu loại ý niệm này. Có những trường hợp về trí của các ý niệm này... [cứ thế như ở đ. 420]

433. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ biết khác biệt về nghĩa là trí vô ngại giải về nghĩa. Tuệ biết khác biệt về ý niệm là trí vô ngại giải về ý niệm. Tuệ biết khác biệt về ngôn ngữ là trí vô ngại giải về ngữ pháp. Tuệ biết khác biệt về biện tài là trí vô ngại giải về biện tài’.



[CHƯƠNG XXIX-XXXI. - TRÚ VÀ CHỨNG ĐẠT]

434.Thế nào là (XXIX) tuệ biết khác biệt về trú là trí về nghĩa của trú. Là (XXX) tuệ biết khác biệt về chứng đạt là trí về chứng đạt. Là (XXXI) tuệ biết khác biệt về trú và chứng đạt là trí về nghĩa của trú và chứng đạt?

435. Khi hành giả thấy rõ ràng dấu hiệu [của hành vi tạo quả] là hãi hùng và thấy sự diệt đi [của chúng] mỗi lần áp dụng [trí của mình đến các dấu hiệu ấy] vì đã quyết chí về không dấu hiệu [một khía cạnh của nibbana], đây là trú không dấu hiệu [của quán thực tánh]. Khi hành giả thấy rõ ước nguyện [của hành vi tạo quả] là hãi hùng và thấy sự diệt mất [của chúng] mỗi lần áp dụng [trí của mình đến các dấu hiệu ấy] vì đã quyết chí về không ước nguyện [khía cạnh của nibbana], đây là trú trong không ước nguyện [của quán thực tánh]. Khi hành giả thấy rõ sự diễn giải sai lạc [về hành vi tạo quả] là hãi hùng và thấy sự diệt mất [của chúng] mỗi khi vị ấy áp dụng [trí của mình đến các hành vi tạo quả ấy] vì đã quyết chí về tánh không [khía cạnh của nibbana], đây là trú vào tánh không [của quán thực tánh].

436. Khi thấy rõ dấu hiệu ấy là hãi hùng và, nhờ bình thản coi sự xảy ra của các dấu hiệu ấy và chú tâm đến đoạn diệt, nibbana, là không dấu hiệu, hành giả chứng [quả] vì chí đã quyết về không dấu hiệu, đây là chứng không dấu hiệu. Khi thấy rõ ước nguyện là hãi hùng và, [92] nhờ bình thản coi sự xảy ra của các dấu hiệu ấy và chú tâm đến đoạn diệt, nibbana, là không ước nguyện, hành giả chứng đắc [quả] vì chí đã quyết về không ước nguyện, đây là chứng không ước nguyện. Khi thấy rõ sự diễn giải sai lạc ấy là hãi hùng và, nhờ bình thản coi sự xảy ra và chú tâm đến đoạn diệt, nibbana, là tánh không, hành giả chứng [quả] vì chí đã quyết về tánh không, đây là chứng chân không.

437. Khi hành giả thấy rõ dấu hiệu [của hành vi tạo quả] là hãi hùng và thấy sự diệt đi [của chúng] mỗi khi áp dụng [trí của mình đến các dấu hiệu ấy] và nhờ bình thản coi sự xảy ra của các dấu hiệu ấy và chú tâm đến đoạn diệt, nibbana, là không dấu hiệu, hành giả chứng [quả] vì chí đã quyết về không dấu hiệu, đây là trú và chứng không dấu hiệu. Khi... [thay ước nguyệnkhông ước nguyện bằng dấu hiệukhông dấu hiệu]... Khi... [thay diễn giải sai lạc tánh không bằng dấu hiệukhông dấu hiệu]... đây là trú và chứng chân không.

438. Khi hành giả thấy rõ dấu hiệu của vật thể là hãi hùng và thấy nó diệt đi mỗi khi áp dụng [trí của mình đến nó] vì chí đã quyết về không dấu hiệu, đây là trú trong không dấu hiệu. Khi... [thay ước nguyệnkhông ước nguyện]... Khi... [thay diễn giải sai lạc tánh không]... đây là trú chân không.

Khi hành giả thấy rõ dấu hiệu của vật thể là hãi hùng và, nhờ bình thản coi sự xảy ra và chú tâm đến đoạn diệt, nibbana, là không dấu hiệu, hành giả chứng [quả] vì chí đã quyết về không dấu hiệu, đây là chứng không dấu hiệu. Khi... [thay ước nguyệnkhông ước nguyện]... Khi... [thay diễn giải sai lạc tánh không]... đây là chứng chân không.

Khi hành giả thấy rõ dấu hiệu của vật thể là hãi hùng và thấy nó diệt đi mỗi khi vị ấy áp dụng [trí của mình đến nó] và, nhờ bình thản coi sự xảy ra và chú tâm đến đoạn diệt, nibbana, là không dấu hiệu, hành giả chứng [quả] vì chí đã quyết về không dấu hiệu [đặc tính của nibbana], đây là trú và chứng không dấu hiệu. Khi... [thay ước nguyệnkhông ước nguyện]... Khi... [93] [thay diễn giải sai lạc tánh không]... đây là chứng và trú chân không.

Khi hành giả thấy rõ dấu hiệu của cảm nghiệm... [và cứ thế lập lại ba đoạn trên với các tập hợp còn lại và cho các ý niệm còn lại của 201 ý niệm được liệt kê ở đ. 5 cho đến]...

Khi hành giả thấy rõ dấu hiệu của già và chết... đây là chứng và trú chân không. [94]

439. Trú không dấu hiệu là một; trú không ước nguyện là một cái khác; trú chân không là một cái khác; chứng không dấu hiệu là một; chứng không ước nguyện là một cái khác; chứng chân không là một cái khác; trú và chứng không dấu hiệu là một; trú và chứng không ước nguyện là một cái khác; trú và chứng chân không là một cái khác.

440. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ biết khác biệt về trú là trí về nghĩa của trú, tuệ biết khác biệt về chứng đạt là trí về chứng đạt, tuệ biết khác biệt về trú và chứng đạt là trí về nghĩa của trú và chứng đạt’.



[CHƯƠNG XXXII. ĐỊNH CÓ KẾT QUẢ TỨC THỜI]

441.Thế nào là tuệ cắt đứt phiền não nhờ sự tinh khiết của không phân tâm là trí về định [có kết quả]tức thời?

442. Nhờ xuất ly, định là không phân tâm tức là nhất tâm; nhờ có định ấy nên trí khởi lên; nhờ có trí ấy, nên phiền não bị đoạn diệt. Kể như thế thì định có trước và trí có sau; nhờ trí đó nên nhiễm lậu bị diệt trừ. Như vậy nên nói: ‘tuệ cắt đứt phiền não nhờ sự tinh khiết của không phân tâm là trí về định có kết quả tức thời’.

Phiền não:Các phiền não này là gì?

Đây là phiền não về ái dục, phiền não trở thành, phiền não về quan điểm và phiền não về vô minh.

Các phiền não này bị đoạn diệt ở đâu?

Ở đạo lộ nhập giòng, phiền não về quan điểm hoàn toàn bị đoạn diệt, và các phiền não về ái dục, trở thành và vô minh còn mạnh đủ để sanh vào cảnh khổ* bị đoạn diệt. Các phiền não này bị đoạn diệt ở đây.

 * apāyagamanīyo:sanh vào cảnh khổ.

Ở đạo lộ trở lại một lần, phiền não thô về ái dục bị đoạn diệt và các phiền não về trở thành và vô minh đi cùng với nó bị đoạn diệt. Các phiền não này bị đoạn diệt ở đây.

Ở đạo lộ không trở lại, phiền não về ái dục bị tuyệt diệt và các phiền não về trở thành và vô minh đi cùng với nó bị đoạn diệt. Các phiền não này bị đoạn diệt ở đây.

Ở đạo lộ arahant, các phiền não về trở thành và vô minh bị tuyệt diệt. Các phiền não này bị đoạn diệt ở đây. [95]

Không phân tâm là nhất tâm nhờ không sân hận... do nghĩ đến ánh sáng... nhờ không phân tâm... nhờ tìm hiểu rõ các hiện tượng... nhờ trí... nhờ hân hoan...

Không phân tâm là nhất tâm nhờ chứng cõi không gian vô biên... nhờ chứng cõi thức vô biên... nhờ chứng cõi không có gì... nhờ chứng cõi không có nhận thức cũng không phải không có nhận thức...

Không phân tâm là nhất tâm nhờ đề mục đất... đề mục nước... đề mục lửa... đề mục gió... đề mục mầu xanh... đề mục mầu vàng... đề mục mầu đỏ... đề mục trắng... đề mục hư không*... đề mục tâm2*...

 * ākāsakasiṇavasena
 
2*viññāṇakasiṇavasena

Không phân tâm là nhất tâm quán tưởng đến đức Phật... Không phân tâm là nhất tâm quán tưởng đến Giáo Pháp Chân Chính... Không phân tâm là nhất tâm quán tưởng đến Tăng Đoàn... Không phân tâm là nhất tâm quán tưởng đến Giới... Không phân tâm là nhất tâm quán tưởng đến bố thí... Không phân tâm là nhất tâm quán tưởng đến chư thiên... quán niệm đến hơi thở... quán niệm đến cái chết... quán niệm đến thân... quán niệm đến an lạc...

Không phân tâm là nhất tâm đến [tử thi] phình trương... đến xanh đen, ... đến máu mủ,... đến nứt nẻ (đứt lìa),... đến thú xé ăn,... đến phân lìa, đến rã rục, <đến chảy máu...> đến [tử thi] bị sâu khoét... đến bộ xương...

Không phân tâm là nhất tâm nhờ thở vào hơi dài... nhờ thở ra hơi dài... nhờ thở vào hơi ngắn... nhờ thở ra hơi ngắn... nhờ thở vào kinh nghiệm toàn thân [hơi thở]... nhờ thở ra kinh nghiệm toàn thân [hơi thở]... nhờ thở vào làm lắng dịu hành vi của thân.. nhờ thở ra làm lắng dịu hành vi của thân... nhờ thở ra kinh nghiệm hoan hỉ... nhờ thở vào kinh nghiệm hoan hỉ... nhờ thở ra kinh nghiệm an lạc... nhờ thở vào kinh nghiệm an lạc... nhờ thở ra kinh nghiệm hành vi của tâm... nhờ thở vào kinh nghiệm hành vi của tâm... nhờ thở ra làm lắng dịu hành vi của tâm... nhờ thở vào làm lắng dịu hành vi của tâm... nhờ thở ra kinh nghiệm tâm... nhờ thở vào kinh nghiệm tâm... nhờ thở ra kinh nghiệm tâm hân hoan... nhờ thở vào kinh nghiệm tâm hân hoan... nhờ thở ra kinh nghiệm tâm định... nhờ thở vào kinh nghiệm tâm định... nhờ thở ra kinh nghiệm tâm giải thoát... nhờ thở vào kinh nghiệm tâm giải thoát... nhờ thở ra quán vô thường... nhờ thở vào quán vô thường... nhờ thở ra quán hết ham muốn... nhờ thở vào quán hết ham muốn... nhờ thở ra quán diệt tận... nhờ thở vào quán diệt tận... nhờ thở vào quán xuất ly...

Không phân tâm là nhất tâm nhờ thở vào quán xuất ly là định; vì thế... [96] [hoàn tất như từ đầu của đoạn này cho đến]... trí về định có kết quả tức thời’.

Nhiễm lậu:Các nhiễm lậu...

Ở đạo lộ arahant, các nhiễm lậu về trở thành và vô minh bị tuyệt diệt. Các nhiễm lậu này bị đoạn diệt ở đây.

443. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ cắt đứt phiền não nhờ sự tinh khiết của không phân tâm là trí về định có kết quả tức thời’.



[CHƯƠNG XXXIII. - TRÚ KHÔNG XUNG ĐỘT]

444.Thế nào là tuệ tức là thấy có phần ưu thắng, tức là thành tựu trong an trú và tức là quyết tâm về mục tiêu cao thượng là trí về trú không xung đột?

445. Thấy có phần ưu thắng:

Quán vô thường là thấy có phần ưu thắng, quán khổ đau là thấy có phần ưu thắng, quán không phải là ngã làthấy có phần ưu thắng.

Quán vô thường trong vật thể là thấy có phần ưu thắng, quán khổ đau trong vật thể là thấy có phần ưu thắng, quán không phải là ngã trong vật thể làthấy có phần ưu thắng. Quán vô thường trong cảm nghiệm ... trong nhận thức... trong tạo lập tâm trạng... trong thức...

Quán vô thường trong mắt... [và cứ thế cho các ý niệm còn lại của 201 ý niệm được liệt kê ở đ. 5 cho đến]... quán không phải là ngã trong già và chết làthấy có phần ưu thắng. [97]

446. Và là thành tựu trong an trú:

Trú chân không là thành tựu trong an trú, trú không dấu hiệu là thành tựu trong an trú, trú không ước nguyện là thành tựu trong an trú.

447. Quyết tâm về mục tiêu tối thượng:

Chí hướng về chân không là quyết tâm về mục tiêu tối thượng, chí hướng về trú không dấu hiệu là quyết tâm về mục tiêu tối thượng, chí hướng về không ước nguyện là quyết tâm về mục tiêu tối thượng.

448. Trú không xung đột:

Cõi sơ thiền là trú không xung đột, nhị thiền... tam thiền... tứ thiền... chứng cõi không gian vô biên... chứng cõi thức vô biên... chứng cõi không có gì... chứng cõi không có nhận thức cũng không phải không có nhận thức là trú không xung đột.

449. Trú không xung đột: trú không xung đột theo nghĩa nào?

Cõi sơ thiền dẹp bỏ chướng ngại, vì vậy gọi là trú không xung đột. Cõi nhị thiền từ bỏ hướng tâm và suy xét đối tượng... Cõi tam thiền dẹp bỏ hỉ... Cõi tứ thiền dẹp bỏ lạc và khổ... Chứng cõi không gian vô biên từ bỏ nhận thức về sắc thể... nhận thức về đối ngại, nhận thức về sai biệt, chứng cõi thức vô biên từ bỏ nhận thức về cõi không gian vô biên... chứng cõi không có gì từ bỏ nhận thức về cõi thức vô biên... chứng cõi không có nhận thức cũng không phải không có nhận thức từ bỏ nhận thức về cõi không có gì, vì vậy gọi là trú không xung đột.

450. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ tức là thấy rõ có phần ưu thắng, tức là thành tựu trong an trú và tức là quyết tâm về mục tiêu tối thượng là trí về trú không xung đột’.



[CHƯƠNG XXXIV. - CHỨNG ĐOẠN DIỆT]

451.Thế nào là tuệ làm chủ do có hai lực, do lắng dịu ba hành vi tạo tác, do mười sáu loại tu tập* của trí, và do chín loại tu tập* của định, là trí về chứng đoạn diệt?

* cariyā = exercise. nv. behaviour.

452. Về hai lực: hai lực ấy là lực tĩnh lặng và lực quán thực tánh.

Lực tĩnh lặng * là gì? Không phân tâm là nhất tâm nhờ xuất ly là lực tĩnh lặng. Không phân tâm là nhất tâm nhờ không sân hận là lực tĩnh lặng. Không phân tâm là nhất tâm nhờ nghĩ đến ánh sáng [98] [và cứ thế như ở đ. 442 cho đến]... Không phân tâm là nhất tâm nhờ thở ra quán từ bỏ là lực tĩnh lặng.

 * tĩnh lặng ở đây chính là định. Đọc lại chú thích số 7 ở đ. 23.

453. Lực tĩnh lặng: Tĩnh lặng là lực theo nghĩa nào?

Không lay chuyển vì chướng ngại qua sơ thiền, như vậy là lực tĩnh lặng. Qua nhị thiền... [và cứ thế như ở đ. 449 cho đến]... không lay chuyển vì nhận thức cõi không có gì nhờ chứng cõi không có nhận thức cũng không phải không có nhận thức, như vậy là lực tĩnh lặng.

Nó không thể lay chuyển được, không thể dời chuyển được và không thể bị sự dao động, nhiễm lậu và tập hợp đi kèm với dao động đổi hướng nên tĩnh lặng là lực.

Đây là lực tĩnh lặng.

454. Quán thực tánh kể như là lực là gì?

Quán vô thường là quán thực tánh kể như là lực, quán khổ đau... quán không phải là ngã... quán nhàm chán... quán hết ham muốn... quán đoạn diệt... quán buông bỏ là quán thực tánh kể như là lực. (đ. 16)

Quán vô thường trong vật thể là quán thực tánh kể như là lực, quán khổ đau trong vật thể... quán không phải là ngã trong vật thể... quán nhàm chán trong vật thể... quán hết ham muốn trong vật thể... quán đoạn diệt trong vật thể... quán buông bỏ trong vật thể là quán thực tánh kể như là lực... Quán vô thường trong cảm nghiệm... trong nhận thức... trong tạo lập tâm trạng... trong thức...

Quán vô thường trong mắt... [và cứ thế với 7 cách quán còn lại cho các ý niệm của 201 ý niệm còn lại được liệt kê ở đ. 5 cho đến]... quán buông bỏ trong già và chết là quán thực tánh kể như là lực.

455. Lực quán thực tánh: quán thực tánh làlực theo nghĩa nào?

Không lay chuyển vì nhận thức về trường tồn nhờ quán vô thường, như vậy là lực quán thực tánh. Không lay chuyển vì nhận thức về vui sướng nhờ quán về khổ, như vậy là lực quán thực tánh. Không lay chuyển vì nhận thức về ngã nhờ quán không phải là ngã... không lay chuyển vì thích thú nhờ quán nhàm chán... không lay chuyển vì tham nhờ quán hết ham muốn... không lay chuyển vì sanh khởi nhờ quán [99] diệt... Không lay chuyển vì bám níu nhờ quán buông bỏ, như vậy quán thực tánh là lực.

Nó không thể lay chuyển được, không thể dời chuyển được và không thể bị đổi hướng vì dao động, vì nhiễm lậu và các tập hợp đi kèm với vô minh nên quán thực tánh là lực.

Đây là quán thực tánh kể như là lực.

456. Do lắng dịu ba hành vi tạo quả: do lắng dịu ba hành vi tạo quả nào?

Trong người chứng nhị thiền, hành vi tạo quả bằng lời dưới hình thức hướng tâm và suy xét đối tượng đã được hoàn toàn lắng dịu. Trong người chứng tứ thiền, hành vi tạo quả bằng việc làm dưới hình thức hơi thở vào và hơi thở ra đã được hoàn toàn lắng dịu. Trong người chứng diệt thọ tưởng, hành vi tạo quả bằng ý dưới hình thức nhận thức và cảm nghiệm đã được hoàn toàn lắng dịu. Do lắng dịu ba hành vi tạo quả này.

457. Do mười sáu loại tu tập của trí: Do mười sáu loại tu tập nào của trí ? (cf. đ. 393)

Quán vô thường là tu tập của trí. Quán khổ đau... Quán không phải là ngã... Quán nhàm chán... Quán hết ham muốn... Quán đoạn diệt... Quán buông bỏ là tu tập của trí. Quán quay đi là tu tập của trí. Đạo lộ nhập giòng là tu tập của trí.... Quả nhập giòng... Đạo lộ trở lại một lần... Quả vị trở lại một lần... Đạo lộ không trở lại... Quả vị không trở lại... Đạo lộ arahant... Quả vị arahant là tu tập của trí. Do mười sáu loại tu tập này của trí.

458. Do chín loại tu tập của định: Do chín loại tu tập nào của định?

Cõi sơ thiền là tu tập của định. Cõi nhị thiền... Cõi tam thiền... Cõi tứ thiền... Chứng cõi không gian vô biên... chứng cõi thức vô biên... chứng cõi không có gì... chứng cõi không có nhận thức cũng không phải không có nhận thức là tu tập của định. Cũng thế với hướng tâm về đối tượng, suy xét về đối tượng, hỉ, lạc và nhất tâm có mục đích chứng sơ thiền... có mục đích chứng cõi không có nhận thức cũng không phải không có nhận thức. Do chín loại tu tập này của định.

459. Làm chủ: có năm loại. Có sự làm chủ trong việc hướng sự chú ý, trong sự chứng đắc, trong quyết định (về thời hạn), trong trồi lên, [100] trong quán sát.

Vị tỳ kheo hướng sự chú ý đến sơ thiền ở bất cứ chỗ nào, khi nào, trong thời gian bao lâu theo ý muốn, không gặp khó khăn gì trong việc hướng sự chú ý, như vậy là làm chủ trong việc hướng sự chú ý. Vị tỳ kheo chứng sơ thiền ở bất cứ chỗ nào, khi nào, trong thời gian bao lâu theo ý muốn, không gặp khó khăn gì trong việc chứng đắc, như vậy là làm chủ trong việc chứng đắc. Vị tỳ kheo quyết định (về thời hạn) nhập sơ thiền ở bất cứ chỗ nào, khi nào, trong thời gian bao lâu theo ý muốn, không gặp khó khăn gì trong việc quyết định (về thời hạn), như vậy là làm chủ trong việc quyết định (về thời hạn). Vị tỳ kheo trồi lên từ sơ thiền «xuất thiền»ở bất cứ chỗ nào, khi nào, trong thời gian bao lâu theo ý muốn, không gặp khó khăn gì trong việc trồi lên «xuất thiền», như vậy là làm chủ trong việc trồi lên «xuất thiền». Vị tỳ kheo quán sát sơ thiền ở bất cứ chỗ nào, khi nào, trong thời gian bao lâu theo ý muốn, không gặp khó khăn gì trong việc quán sát, như vậy là làm chủ trong việc quán sát.

Vị tỳ kheo hướng sự chú ý đến nhị thiền...

Vị tỳ kheo hướng sự chú ý đến tam thiền...

Vị tỳ kheo hướng sự chú ý đến tứ thiền...

Vị tỳ kheo hướng sự chú ý đến chứng đắc cõi không gian vô biên...

Vị tỳ kheo hướng sự chú ý đến chứng đắc cõi thức vô biên...

Vị tỳ kheo hướng sự chú ý đến chứng đắc cõi không có gì...

Vị tỳ kheo hướng sự chú ý đến chứng đắc cõi không có nhận thức cũng không phải không có nhận thức ở bất cứ chỗ nào... Vị tỳ kheo quán sát sự chứng đắc cõi không có nhận thức cũng không phải không có nhận thức ở bất cứ chỗ nào... vị ấy không gặp khó khăn gì trong việc quán sát, như vậy là làm chủ trong việc quán sát.

460. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘tuệ làm chủ do làm chủ hai lực, do lắng dịu ba hành vi tạo tác, do mười sáu loại tu tập của trí, và do chín loại tu tập của định, là trí về chứng đoạn diệt’.



[CHƯƠNG XXXV. HOÀN TOÀN DẬP TẮT]

461.Thế nào là tuệ chấm dứt sự tiếp tục tái diễn của người hiểu biết rõ ràng tường tận là trí về hoàn toàn dập tắt ?

462. Ở đây, người hiểu biết rõ ràng tường tận, nhờ xuất ly, chấm dứt sự tiếp tục tái diễn ham muốn ái dục; nhờ không sân hận, chấm dứt sự tiếp tục tái diễn sân hận; nhờ nghĩ về ánh sáng, chấm dứt sự tiếp tục tái diễn dã dượi buồn ngủ; nhờ không phân tâm, chấm dứt sự tiếp tục tái diễn dao động; nhờ tìm hiểu kỹ các hiện tượng, chấm dứt sự tiếp tục tái diễn hoài nghi; nhờ trí, chấm dứt sự tiếp tục tái diễn vô minh; nhờ hoan hỉ, chấm dứt sự tiếp tục tái diễn buồn chán.

Vị ấy nhờ sơ thiền, chấm dứt sự tiếp tục tái diễn chướng ngại... [và cứ thế với các jhanas, chứng đắc vô sắc giới và các đạo lộ cho đến]... Vị ấy nhờ đạo lộ arahant, chấm dứt sự tiếp tục tái diễn mọi nhiễm lậu [101].

Hay cũng có thể, khi hiểu biết rõ ràng tường tận, vị ấy chứng hoàn toàn dập tắt nhờ niết bàn không có bám níu nào còn xót lại thì vị ấy chấm dứt sự tiếp tục tái diễn của mắt và tiếp tục tái diễn mới của mắt khởi lên, vị ấy chấm dứt sự tiếp tục tái diễn của tai... tiếp tục tái diễn của mũi... tiếp tục tái diễn của lưỡi... tiếp tục tái diễn của thân... vị ấy chấm dứt sự tiếp tục tái diễn của ý và sự tiếp tục tái diễn mới của ý khởi lên.

Tuệ hiểu biết về chấm dứt sự tiếp tục tái diễn này của người hiểu biết rõ ràng tường tận là trí về hoàn toàn dập tắt.

463. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ chấm dứt sự tiếp tục tái diễn của người hiểu biết rõ ràng tường tận là trí hoàn toàn dập tắt’.



[CHƯƠNG XXXVI. - CÙNG TỘT ĐỈNH*]

* samasīsī: vốn có nghĩa là ‘người chứng quả Arahant ngay lúc chết’: muốn nói đến sự chứng quả và cái chết xảy ra đồng thời. Đọc Ñāṇamoli, The Guide, PTS [Oxford, 1977], chú thích 946/5 trang 246, 305. Đọc thêm B. C. Law, Human Types, PTS [Oxford, 1997], đoạn 19, trang 20. Chương này nói hễ đã đoạn tận được tột đỉnh của nhiễm lậu thì đồng thời cũng đạt được tột đỉnh của giải thoát nghĩa là chứng quả Arahant, không thấy đề cập gì đến khía cạnh xảy ra đồng thời của sự đoạn tận tất cả nhiễm lậu và đoạn tận mạng sống.

464.Thế nào là tuệ hoàn toàn cắt đứt tất cả các trạng thái, sự đoạn diệt của chúng, và sự không tái xuất hiện của chúng, là trí về nghĩa của cùng tột đỉnh?

465. Tất cả các trạng thái: Năm tập hợp, mười hai căn cứ, mười tám yếu tố, trạng thái thiện, trạng thái bất thiện, trạng thái bất định tính; các trạng thái cõi dục giới, cõi sắc giới, vô sắc giới, cõi không được tính kể đến.

466. Hoàn toàn cắt đứt: vị ấy hoàn toàn cắt đứt ham muốn ái dục nhờ xuất ly, hoàn toàn cắt đứt sân hận nhờ không sân hận... dã dượi buồn ngủ nhờ nghĩ về ánh sáng... dao động nhờ không phân tâm... hoài nghi nhờ tìm hiểu các hiện tượng... vô minh nhờ trí... buồn chán nhờ hoan hỉ...

Vị ấy hoàn toàn cắt đứt chướng ngại nhờ sơ thiền ... [và cứ thế với các jhanas, chứng đắc vô sắc giới và các đạo lộ cho đến]... Vị ấy hoàn toàn cắt đứt tất cả các nhiễm lậu nhờ đạo lộ arahant.

467.Sự đoạn diệt của chúng: Vị ấy làm cho ham muốn ái dục đoạn diệt nhờ xuất ly, vị ấy làm cho sân hận đoạn diệt nhờ không sân hận, ... dã dượi buồn ngủ nhờ nghĩ về ánh sáng... dao động nhờ không phân tâm... hoài nghi nhờ tìm hiểu các hiện tượng... vô minh nhờ trí... buồn chán nhờ hoan hỉ...

Vị ấy làm cho chướng ngại đoạn diệt nhờ sơ thiền... [và cứ thế với các jhanas, chứng đắc vô sắc giới và các đạo lộ cho đến]... Vị ấy làm cho tất cả các nhiễm lậu đoạn diệt nhờ đạo lộ arahant.

468. Không tái xuất hiện: Ham muốn ái dục không tái xuất hiện ở người đã chứng xuất ly. Sân hận không tái xuất hiện ở người đã chứng [102] không sân hận, ... [và cứ thế với các chướng ngại còn lại].

Các chướng ngại không tái xuất hiện ở người đã chứng đắc sơ thiền ... [và cứ thế cho đến]... không nhiễm lậu nào tái xuất hiện ở người đã chứng đạo lộ arahant.

469. Cùng: Xuất ly cũng giống [như giải thoát] vì ham muốn ái dục đã bị từ bỏ. Không sân hận cũng giống thế vì sân hận đã bị từ bỏ... [và cứ thế với các chướng ngại còn lại].

Sơ thiền cũng như thế vì các chướng ngại ấy đã bị từ bỏ... [và cứ thế cho đến]... Đạo lộ arahant cũng như thế vì tất cả các nhiễm lậu đã bị từ bỏ.

470. Tột đỉnh: * Có mười ba: Tột đỉnh của [tất cả] chướng ngại là tham ái, tột đỉnh của [tất cả] ràng buộc là ngã mạn (kiêu hãnh), tột đỉnh của [tất cả] diễn giải nhầm lẫn là quan điểm [sai lạc], tột đỉnh của [tất cả] tán loạn là dao động, tột đỉnh của [tất cả] nhiễm lậu là vô minh. Tột đỉnh của cả quyết là tín, tột đỉnh của nỗ lực là tinh tấn, tột đỉnh của thiết lập là quán niệm, tột đỉnh của không tán loạn là định. Tột đỉnh của thấy rõ là tuệ. Tột đỉnh của tiếp tục tái diễn 2*là năng lực gây ảnh hưởng của sinh khí. Tột đỉnh của [tất cả] lãnh xứ là giải thoát.3*Tột đỉnh của [tất cả] hành vi tạo quả là đoạn diệt.

* sīsa: nđ đầu.

2*pavattaṁ.

3*gocarasīsañca vimokkho: Tột đỉnh của [tất cả] lãnh xứ là giải thoát. Lãnh xứ (quê hương) của các tỳ kheo là bốn nền tảng của quán niệm (S v 148) nói riêng; hay nói chung là 37 yếu tố đưa đến giác ngộ, 9 trạng thái siêu thế là quê hương của chư Phật, Phật Pacceka và các đệ tử của Ngài (Dh. 22).

471. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ hoàn toàn cắt đứt tất cả các trạng thái, sự đoạn diệt của chúng, và sự không tái xuất hiện của chúng, là trí về nghĩa của cùng tột đỉnh’.



[CHƯƠNG XXXVII. - TẨY TRỪ *]

* sallekha: nghĩa là tẩy trừ uế nhiễm. Tu khổ hạnh là để tẩy trừ. Đây không phải là lối sống cực kỳ khắc khổ như bớt ăn để đầy đọa cơ thể đưa đến sallekhana (cái chết tự nguyện vì đói) như của đạo Jain. Đọc luận án Thạc Sĩ của Bhikkhu Saranapala,Dhutāṅga: Buddhist Severe Ascetism [McMaster University, 2002], trang 21. Đọc thêm Bhikkhu Bodhi, The Middle Length Discourses of the Buddha, chú thích 106-7 trang 1182-3. Kinh Tẩy Trừ Uế Nhiễm (Sallekhasutta) trong Majjhimanikāya nói đến 44 hình thái tẩy trừ uế nhiễm.

472.Thế nào là tuệ về cách biệt, về khác biệt và đồng nhất, về dập tăt lửa, là trí về tẩy trừ?

473. Tách biệt: Tham cách biệt [khỏi giải thoát], sân cách biệt, si cách biệt, giận dữ... thù hận... khinh bỉ... thống trị... đố kỵ... tham vô độ... lừa dối... gian lận... cứng đầu... tự phụ... ngã mạn (tự hào)... cao ngạo... hợm hĩnh... xao lãng... tất cả các nhiễm lậu... tất cả các nết hạnh xấu xa... tất cả các hành vi tạo nghiệp bị cách biệt. Tất cả các hành vi dẫn đến trở thành bị cách biệt. [103]

474. Khác biệt và đồng nhất: Ham muốn ái dục có khác biệt [với giải thoát] và xuất ly đồng nhất [với giải thoát], sân hận có khác biệt và không sân hận có đồng nhất... xảy ra... [và cứ thế với các chướng ngại còn lại].

Các chướng ngại có sự khác biệt và cõi sơ thiền có sự đồng nhất... [và cứ thế cho đến]... tất cả các nhiễm lậu sự khác biệt và đạo lộ arahant có sự đồng nhất.

475. Lửa: Có năm loại: lửa [đức] hạnh, lửa từ phẩm chất đặc biệt của [định], lửa tuệ, lửa phước đức, lửa Chánh Pháp. Lửa phi đức hạnh bị dập tắt vì nó bị lửa của [đức] hạnh tiêu diệt. Lửa của cái gì đối nghịch với phẩm chất đặc biệt bị dập tắt vì nó bị lửa của phẩm chất đặc biệt tiêu diệt. Lửa của thiếu trí tuệ bị dập tắt vì nó bị lửa tuệ tiêu diệt. Lửa của phi phước đức bị dập tắt vì nó bị lửa phước đức tiêu diệt. Lửa của phi chánh pháp bị dập tắt vì nó bị lửa Chánh Pháp tiêu diệt.

476. Tẩy trừ: Ham muốn ái dục là không tẩy trừ, xuất ly là tẩy trừ. Sân hận là không tẩy trừ, không sân hận là tẩy trừ... [và cứ thế với chướng ngại còn lại].

Các chướng ngại là không tẩy trừ, sơ thiền là tẩy trừ... [và cứ thế cho đến]... Tất cả các nhiễm lậu là không tẩy trừ, đạo lộ arahant là tẩy trừ.

477. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘tuệ về cách biệt, về khác biệt và đồng nhất, về dập tắt lửa, là trí về tẩy trừ’.



[CHƯƠNG XXXVIII. - ỨNG DỤNG TINH TẤN]

478.Thế nào là tuệ hiểu nghĩa của nỗ lực ở người cần mẫn *và cố gắng là trí ứng dụng tinh tấn?

*asallīna:cần mẫn.

479. Tuệ hiểu nghĩa của nỗ lực ở người cần mẫn và cố gắng làm cho trạng thái bất thiện chưa sanh không khởi lên là trí ứng dụng tinh tấn. Tuệ hiểu nghĩa của nỗ lực ở người cần mẫn và cố gắng từ bỏ trạng thái bất thiện đã khởi lên là trí ứng dụng tinh tấn. Tuệ hiểu nghĩa của nỗ lực ở người cần mẫn và cố gắng làm cho trạng thái thiện chưa sanh khởi lên [104] là trí ứng dụng tinh tấn. Tuệ hiểu nghĩa của nỗ lực ở người cần mẫn và cố gắng duy trì, không để suy đồi, củng cố, làm cho phong phú, phát huy và toàn thiện các trạng thái thiện đã khởi lên là trí ứng dụng tinh tấn.

480. Tuệ hiểu nghĩa của nỗ lực ở người cần mẫn và cố gắng làm cho ham muốn ái dục chưa sanh không khởi lên là trí ứng dụng tinh tấn. Tuệ hiểu nghĩa của nỗ lực ở người cần mẫn và cố gắng từ bỏ ham muốn ái dục đã khởi lên là trí ứng dụng tinh tấn. Tuệ hiểu nghĩa của nỗ lực ở người cần mẫn và cố gắng làm cho xuất ly chưa sanh được khởi lên là trí ứng dụng tinh tấn. Tuệ hiểu nghĩa của nỗ lực ở người cần mẫn và cố gắng duy trì, không để suy đồi, củng cố, làm cho phong phú, phát huy và toàn thiện xuất ly đã khởi lên là trí ứng dụng tinh tấn. Tuệ hiểu... [và cứ thế với bẩy chướng ngại còn lại].

Tuệ hiểu nghĩa của nỗ lực ở người cần mẫn và cố gắng làm cho các chướng ngại chưa sanh... cho sơ thiền khởi lên... [và cứ thế cho đến]... Tuệ hiểu nghĩa của nỗ lực ở người cần mẫn và cố gắng làm cho tất cả nhiễm lậu chưa sanh không khởi lên là trí ứng dụng tinh tấn. Tuệ hiểu nghĩa của nỗ lực ở người cần mẫn và cố gắng từ bỏ tất cả nhiễm lậu đã khởi lên là trí ứng dụng tinh tấn. Tuệ hiểu nghĩa của nỗ lực ở người cần mẫn và cố gắng làm cho đạo lộ arahant chưa sanh khởi lên là trí ứng dụng tinh tấn. Tuệ hiểu nghĩa của nỗ lực ở người cần mẫn và cố gắng duy trì, không để suy đồi, củng cố, làm cho phong phú, phát huy và toàn thiện đạo lộ arahant đã khởi lên là trí ứng dụng tinh tấn.

481. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ hiểu nghĩa của nỗ lực ở người cần mẫn và cố gắng là trí ứng dụng tinh tấn’.



[CHƯƠNG XXXIX. - BIỂU LỘ Ý NGHĨA]

482.Thế nào là tuệ giải thích các ý niệm khác nhau là trí biểu lộ ý nghĩa?

483. Các ý niệm khác nhau: Năm tập hợp, mười hai xuất xứ, mười tám yếu tố, phẩm tính thiện, phẩm tính bất thiện, phẩm tính bất định; các ý niệm cõi dục giới, các ý niệm cõi sắc giới, các ý niệm vô sắc giới, các ý niệm cõi không được tính kể đến.

484. Giải thích: Vị ấy giải thích vật thể là vô thường, nó là khổ đau, nó không phải là ngã. Vị ấy giải thích cảm nghiệm... nhận thức... tạo lập tâm trạng... thức...

Vị ấy giải thích mắt [105]... [và cứ thế cho các ý niệm của 201 ý niệm còn lại được liệt kê ở đ. 5 cho đến]... vị ấy giải thích già và chết là vô thường, là khổ đau, không phải là ngã.

485. Biểu lộ ý nghĩa:

Người từ bỏ ham muốn ái dục biểu lộ ý nghĩa của xuất ly. Người từ bỏ sân hận... [và cứ thế với các chướng ngại còn lại]...

Người từ bỏ chướng ngại biểu lộ ý nghĩa của sơ thiền... [và cứ thế cho tới]... Người từ bỏ tất cả nhiễm lậu biểu lộ ý nghĩa của đạo lộ arahant.

486. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘tuệ giải thích các ý niệm khác nhau là trí biểu lộ ý nghĩa’.



[CHƯƠNG XL. - CÁI THẤY TRONG SẠCH]

487.Thế nào là tuệ hiểu rõ ràng sự bao hàm tất cả các ý niệm khác nhau thành một, sự khác biệt và đồng nhất, là trí về cái thấy trong sạch?

488. Tất cả các ý niệm: Năm tập hợp, ... [và cứ thế như ở đ. 465].

489. Bao hàm thành một: Có mười hai cách bao hàm tất cả các ý niệm thành một: theo nghĩa chân như (như thực), theo nghĩa không phải là ngã, theo nghĩa sự thực, theo nghĩa hiểu rõ, theo nghĩa chứng biết trực tiếp, theo nghĩa hiểu biết trọn vẹn, theo nghĩa ý niệm, theo nghĩa yếu tố, theo nghĩa điều đã biết tới, theo nghĩa thực chứng, theo nghĩa thể nghiệm, theo nghĩa chứng ngộ đồng thời. Có sự bao hàm tất cả các ý niệm thành một theo mười hai cách này. (đọc đ. 35)

490. Khác biệt và đồng nhất: Ham muốn ái dục có sự khác biệt, xuất ly có sự đồng nhất... [và cứ thế như ở đ. 474]... tất cả các nhiễm lậu sự khác biệt và đạo lộ arahant có sự đồng nhất.

491. Hiểu rõ: Vị ấy thấu rõ sự thực về khổ với sự hiểu rõ dưới hình thức hiểu biết trọn vẹn. Vị ấy thấu rõ sự thực về nguồn gốc khổ đau với sự hiểu rõ ràng dưới hình thức từ bỏ. Vị ấy thấu rõ sự thực về diệt khổ với sự hiểu rõ ràng dưới hình thức thực chứng. Vị ấy thấu rõ sự thực về đạo lộ dẫn đến diệt khổ với sự hiểu rõ dưới hình thức tu tập.

492. Cái thấy trong sạch: Ở khoảnh khắc đạo lộ nhập giòng, cái thấy được lọc sạch. Ở khoảnh khắc quả vị nhập giòng, cái thấy được lọc sạch. Ở khoảnh khắc [106] đạo lộ trở lại một lần... Ở khoảnh khắc quả vị trở lại một lần... Ở khoảnh khắc đạo lộ không trở lại... Ở khoảnh khắc quả vị không trở lại... Ở khoảnh khắc đạo lộ arahant... Ở khoảnh khắc quả vị arahant, cái thấy được lọc sạch.

493. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ hiểu rõ ràng sự bao hàm tất cả các ý niệm khác nhau thành một, sự khác biệt và nhất điểm, là trí về cái thấy trong sạch’.



[CHƯƠNG XLI. - CHỌN*]

*khanti.chọn, chấp nhận. Hai nghĩa này không có trong tự điển của PTS và của Childers. Tìm thấy trong A Pali-English Glossary of Buddhist Technical Terms do Ñāṇamoli sưu tập, trang 40. Tôi xin trích lục từ Visuddhimagga như sau:‘Ayamettha amhākaṁ khanti ’: đây là điều chúng tôi chọn [Vism XIII đ. 123] và từ Majjhimanikāya như sau: ‘Saddhā, ruci, anussava, ākāraparivittakka, diṭṭhinijjhāna-kkhanti ’:tín, chinh phục lòng tin,** truyền thống, suy nghĩ kỹ, chấp nhận quan điểm có tư duy [M ii 171ff...]; hai yếu tố đầu đầy cảm tính, yếu tố thứ ba là mù quáng chấp nhận, yếu tố thứ tư dựa trên lý tính, yếu tố cuối cùng là tiến trình nhận thức dựa trên suy tưởng, kinh nghiệm và giác quan. Ba yếu tố đầu tuy được tin tưởng, được thừa nhận nhưng chưa hẳn là đúng. Hai yếu tố sau có thể không được tin tưởng nhưng chưa hẳn là sai. Đọc Ñāṇamoli và Bhikkhu Bodhi, The Middle Length Discourses of the Buddha, Phẩm Cankī số 95, Bộ Kinh Trung và chú thích 884 trang 1297.

** chinh phục ‘lòng tin’ (anunaya) như: cha mẹ ghẻ cần chinh phục con riêng của người phối ngẫu, làm cho chúng tin rằng tuy không phải là cha mẹ đẻ, nhưng họ là những người tốt và chấp nhận được.

494.Thế nào là tuệ nhờ điều được nhìn nhận là trí kể như là chọn?

495. Vật thể được nhìn nhận là vô thường, được nhìn nhận là khổ, được nhìn nhận không phải là ngã; bất cứ cái gì được nhìn nhận mà vị ấy chọn, tuệ vì điều được nhìn nhận như vậy là trí kể như là chọn. Cảm nghiệm được nhìn nhận là vô thường... Nhận thức... Tạo lập tâm trạng... Thức... Mắt được nhìn nhận là vô thường... [và cứ thế cho các ý niệm của 201 ý niệm còn lại được liệt kê ở đ. 5 cho đến]... Già được nhìn nhận là vô thường, được nhìn nhận là khổ, được nhìn nhận không phải là ngã; bất cứ cái gì được nhìn nhận mà vị ấy chọn, tuệ vì điều được nhìn nhận như vậy là trí kể như là chọn.

496. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ vì điều được nhìn nhận là trí kể như là chọn’.



[CHƯƠNG XLII. - THÂM HIỂU]

497.Thế nào là tuệ nhờ điều được nhận chân*là trí thâm hiểu?

* phuṭṭa:nđ xúc.

498. Vị ấy nhận chân vật thể là vô thường, nhận chân nó là khổ, nhận chân nó không phải là ngã; nhận chân đến bất cứ cái gì, vị ấy thâm hiểu, như vậy tuệ nhờ điều gì nhận chân là trí thâm hiểu. Vị ấy nhận chân cảm nghiệm... nhận thức... tạo lập tâm trạng... thức...

Vị ấy nhận chân mắt là vô thường, ... [và cứ thế cho các ý niệm của 201 ý niệm còn lại được liệt kê ở đ. 5 cho đến]... Vị ấy nhận chân già và chết, nhận chân nó là khổ, nhận chân nó không phải là ngã; nhận chân đến bất cứ cái gì, vị ấy thâm hiểu, như vậy tuệ nhờ điều gì được nhận chân là trí thâm hiểu.

 

499. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ nhờ điều được nhận chân là trí thâm hiểu’. [107]

 



 

[CHƯƠNG XLIII. - TRÚ THEO PHẦN*]

*Đây là sống quán theo phần [padesena] các tập hợp, căn xứ, yếu tố, bốn đế trong tương quan với cảm nghiệm. Quyển Aṭṭhasālinī (trang 30-31) nói đây là bằng chứng đức Phật giảng Abhidhamma. Đọc Bhikkhu Bodhi, The Connected Discourses of the Buddha Vol. II, Phẩm Trú (S v 12) và chú thích 19 trang 1894.

 

500.Thế nào là tuệ về tổng hợp là trí về trú [duyệt xét các trạng thái theo]phần?

 

501. Có cái-cảm-nghiệm-được do quan điểm sai lạc qui định, có cái-cảm-nghiệm-được do sự lắng dịu của quan điểm sai lạc qui định. Có cái-cảm-nghiệm-được do quan điểm chân chánh qui định, có cái-cảm-nghiệm-được do sự lắng dịu của quan điểm chân chánh qui định.

Có cái-cảm-nghiệm-được do tư duy sai lạc qui định...

Có cái-cảm-nghiệm-được do lời nói sai lạc qui định...

Có cái-cảm-nghiệm-được do việc làm sai lạc qui định...

Có cái-cảm-nghiệm-được do nghề nghiệp bất chánh qui định...

Có cái-cảm-nghiệm-được do nỗ lực sai lạc qui định...

Có cái-cảm-nghiệm-được do quán niệm sai lạc qui định...

Có cái-cảm-nghiệm-được do định sai lạc qui định...

Có cái-cảm-nghiệm-được do trí sai lạc qui định...

Có cái-cảm-nghiệm-được do giải thoát sai lạc qui định, có cái-cảm-nghiệm-được do sự lắng dịu của giải thoát sai lạc. Có cái-cảm-nghiệm-được do giải thoát chân chánh qui định, có cái-cảm-nghiệm-được do sự lắng dịu của giải thoát chân chánh qui định.

502. Có cái-cảm-nghiệm-được do ước muốn qui định, có cái-cảm-nghiệm-được do sự lắng dịu của ước muốn qui định.

Có cái-cảm-nghiệm-được do hướng tâm về đối tượng qui định, có cái-cảm-nghiệm-được do sự lắng dịu của hướng tâm về đối tượng qui định.

Có cái-cảm-nghiệm-được do nhận thức qui định, có cái-cảm-nghiệm-được do sự lắng dịu của nhận thức qui định.

Có cái-cảm-nghiệm-được do ước muốn không lắng dịu, hướng tâm về đối tượng không lắng dịu, nhận thức không lắng dịu qui định. Có cái-cảm-nghiệm-được do ước muốn đã lắng dịu và hướng tâm về đối tượng không lắng dịu, nhận thức không lắng dịu qui định. Có cái-cảm-nghiệm-được do ước muốn đã lắng dịu, hướng tâm về đối tượng đã lắng dịu, nhận thức không lắng dịu qui định. Có cái-cảm-nghiệm-được do ước muốn đã lắng dịu, hướng tâm về đối tượng đã lắng dịu, nhận thức đã lắng dịu qui định.

503. Có nỗ lực[1][cần đến] để chứng [quả vị arahant] chưa chứng, và khi cảnh giới đó đã chứng, có cái-cảm-nghiệm-được do thực trạng ấy qui định.

 

504. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ về tổng hợp là trí về trú [duyệt xét các trạng thái theo] phần’.

 



 

[CHƯƠNG XLIV. QUAY ĐI BẰNG NHẬN THỨC]

 

505.Thế nào là tuệ do trạng thái được ưu thắng là trí quay đi bằng nhận thức?

506. Do xuất ly được ưu thắng, tuệ quay đi khỏi ham muốn ái dục bằng nhận thức, như vậy là tuệ nhờ trạng thái được ưu thắng là trí quay đi bằng nhận thức. Do không sân hận được ưu thắng, tuệ... [và cứ thế với các chướng ngại còn lại của 7 chướng ngại]. [108]

Do sơ thiền được ưu thắng, tuệ quay đi khỏi các chướng ngại bằng nhận thức, như vậy tuệ do trạng thái được ưu thắng là trí quay đi... [và cứ thế cho đến]... Do đạo lộ arahant được ưu thắng, tuệ quay đi khỏi tất cả các chướng ngại bằng nhận thức, như vậy tuệ do trạng thái được ưu thắng là trí quay đi bằng nhận thức.

507. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ do trạng thái được ưu thắng là trí quay đi bằng nhận thức’.



 

[CHƯƠNG XLV. QUAY ĐI BẰNG Ý]

508.Thế nào là tuệ về khác biệt là trí quay đi bằng ý (tâm)?

509. Ham muốn ái dục là sự khác biệt, xuất ly là sự đồng nhất: khi hành giả cố ý đồng nhất với xuất ly, tâm của vị ấy quay đi khỏi ham muốn ái dục, như thế là tuệ về khác biệt là trí quay đi bằng ý (tâm). Sân hận... [và cứ thế với các chướng ngại còn lại của 7 chương ngại].

Các chướng ngại là sự khác biệt và cứ thế cho đến]... Tất cả các nhiễm lậu là sự khác biệt, đạo lộ arahant là sự đồng nhất: khi hành giả cố ý đồng nhất với đạo lộ arahant, tâm của vị ấy quay đi khỏi tất cả các nhiễm lậu, như thế là tuệ về khác biệt là trí quay đi bằng ý.

510. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ về khác biệt là trí quay đi bằng ý (tâm)’.



[CHƯƠNG XLVI. QUAY ĐI CỦA TÂM]

511.Thế nào là tuệ về củng cố là trí quay đi của tâm?

512. Người từ bỏ ham muốn ái dục củng cố tâm bằng xuất ly, như vậy là tuệ về củng cố là trí quay đi của tâm. Người từ bỏ sân hận... [và cứ thế với các chướng ngại còn lại của 7 chướng ngại]. [109]

Người từ bỏ các chướng ngại ấy củng cố tâm bằng sơ thiền, như vậy là tuệ về củng cố là trí quay đi của tâm... [và cứ thế cho đến]... Người từ bỏ tất cả các chướng ngại củng cố tâm bằng đạo lộ arahant, như vậy là tuệ về củng cố là trí quay đi của tâm.

513. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ về củng cố là trí quay đi của tâm’.



[CHƯƠNG XLVII. QUAY ĐI CỦA TRÍ]

514.Thế nào là tuệ về tánh không là trí quay đi của trí?

515. Khi hành giả biết và thấy đúng như thật rằng mắt không có tự ngã hay không có bất cứ cái gì thuộc về ngã hay không có bất cứ cái gì thường còn hay trường cửu hay vĩnh cửu hay không chịu đổi thay, thì trí của vị ấy quay đi khỏi diễn giải sai lạc (cố chấp) về mắt, như vậy là tuệ về tánh không là trí quay đi của trí.

Khi hành giả biết và thấy đúng như thật rằng tai...

Khi hành giả biết và thấy đúng như thật rằng mũi...

Khi hành giả biết và thấy đúng như thật rằng lưỡi...

Khi hành giả biết và thấy đúng như thật rằng thân...

Khi hành giả biết và thấy đúng như thật rằng ý không có tự ngã hay không có bất cứ cái gì thuộc về ngã hay không có bất cứ cái gì thường còn hay trường cửu hay vĩnh cửu hay không chịu đổi thay, thì trí của vị ấy quay đi khỏi diễn giải sai lạc (cố chấp) về ý, như vậy là tuệ về tánh không là trí quay đi của trí.

516. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ về tánh không là trí quay đi của trí’.



[CHƯƠNG XLVIII. QUAY ĐI BẰNG GIẢI THOÁT]

517.Thế nào là tuệ về buông bỏ là trí quay đi bằng giải thoát?

518. Hành giả buông bỏ ham muốn ái dục bằng xuất ly, như vậy là tuệ về buông bỏ là trí quay đi bằng giải thoát. Vị ấy buông bỏ sân hận... [và cứ thế với các chướng ngại còn lại của 7 chướng ngại]. [110]

Hành giả buông bỏ các chướng ngại ấy bằng sơ thiền, như vậy là tuệ về buông bỏ là trí quay đi bằng giải thoát... [và cứ thế cho đến]... Hành giả buông bỏ tất cả các chướng ngại bằng đạo lộ arahant, như vậy là tuệ về buông bỏ là trí quay đi bằng giải thoát.

519. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ về buông bỏ là trí quay đi bằng giải thoát’.



[CHƯƠNG XLIX. QUAY ĐI THEO SỰ THỰC]

520.Thế nào là tuệ về nghĩa của chân như (như thực, hiện thực) là trí quay đi theo sự thật ?

521. Người hiểu trọn vẹn ý nghĩa khổ não, ý nghĩa được tạo thành, ý nghĩa thiêu đốt, ý nghĩa biến đổi của khổ đau, thì người ấy quay đi: như vậy là tuệ về nghĩa của chân như (như thực, hiện thực) là trí quay đi theo sự thật.

Người hiểu trọn vẹn ý nghĩa tích lũy, ý nghĩa căn nguyên, ý nghĩa trói buộc, ý nghĩa trở ngại của nguồn gốc «của khổ», thì người ấy quay đi: như vậy...

Người thực chứng ý nghĩa thoát khỏi, ý nghĩa cách ly, ý nghĩa không do điều kiện tạo thành, ý nghĩa bất tử của diệt «khổ», thì người ấy quay đi: như vậy...

Người phát huy ý nghĩa lối thoát, ý nghĩa nguyên nhân, ý nghĩa thấy, ý nghĩa ưu thắng của con đường giải thoát, thì người ấy quay đi: như vậy là tuệ về nghĩa của chân như (như thực, hiện thực) là trí quay đi theo các sự thật.

522. Có sự quay đi bằng nhận thức, quay đi bằng ý chí, quay đi của tâm, quay đi của trí, quay đi bằng giải thoát, quay đi theo sự thật.

Người nào nhận thức, người ấy quay đi, như vậy là quay đi bằng nhận thức. Người nào cố ý, người ấy quay đi, như vậy là quay đi bằng ý chí. Người nào nhận biết, người ấy quay đi, như vậy là quay đi bằng tâm.[2]Người nào dùng trí người ấy quay đi, như vậy là quay đi bằng trí. Người nào buông bỏ, người ấy quay đi, như vậy là quay đi bằng giải thoát. Người quay đi theo nghĩa của chân như, như vậy là quay đi theo sự thật.

Ở đâu có quay đi bằng nhận thức, ở đấy có sự quay đi bằng ý chí: ở đâu có quay đi bằng ý chí, ở đấy có sự quay đi bằng nhận thức.

Ở đâu có quay đi bằng nhận thức và bằng ý chí, ở đấy có sự quay đi của tâm: ở đâu có quay đi của tâm, ở đấy có sự quay đi bằng nhận thức và bằng ý chí.

Ở đâu có quay đi bằng nhận thức, bằng ý chí và có sự quay đi của tâm: ở đấy có quay đi của trí; ở đâu có sự quay đi của trí, ở đấy có sự quay đi bằng nhận thức, bằng ý chí và có quay đi của tâm.

Ở đâu có quay đi bằng nhận thức, bằng ý chí, có sự quay đi của tâm và có quay đi của trí: ở đấy có sự quay đi bằng giải thoát. Ở đâu có quay đi bằng giải thoát, ở đấy có sự quay đi bằng nhận thức, bằng ý chí, có sự quay đi của tâm và có quay đi của trí.

Ở đâu có quay đi bằng nhận thức, bằng ý chí, có sự quay đi của tâm, có quay đi của trí và có sự quay đi bằng giải thoát: ở đấy có quay đi theo các sự thật. Ở đâu có quay đi theo các sự thật, ở đấy có quay đi bằng nhận thức, bằng ý chí, có quay đi của tâm, có quay đi của trí và quay đi bằng giải thoát.

523. Trí theo nghĩa điều được biết tới [111] và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ về nghĩa của chân như (như thực, hiện thực) là trí quay đi theo sự thật’.



[CHƯƠNG L. NĂNG LỰC SIÊU NHIÊN
(THẦN THÔNG)]

524.Thế nào là tuệ về nghĩa của thành tựu bằng cách xác định thân và tâm là một và bằng cách giữ vững nhận thức an lạc và nhận thức nhẹ nhàng là trí về các loại thần thông (năng lực siêu nhiên)?

525. Ở đây vị tỳ kheo tu tập nền tảng của thần thông có cả hai: định do ước muốn có nỗ lực của ý chí đi kèm*. Vị ấy tu tập nền tảng của thần thông có cả hai: định do tinh tấn có nỗ lực của ý chí đi kèm. Vị ấy tu tập nền tảng của thần thông có cả hai: định do sự thanh tịnh tự nhiên của tâm2*nỗ lực của ý chí đi kèm. Vị ấy tu tập nền tảng của thần thông có cả hai: định do suy tư có nỗ lực của ý chí đi kèm.

*padhāna-sankhāra-samannāgata: nỗ lực của ý chí đi kèm. Đọc Nyanatiloka, Buddhist Dictionary [Kandy, 1970], trang 64.

2*đọc chú thích giữa trang ở đoạn 33 Luận I này.

526. Vị ấy hoàn toàn tu tập và hoàn toàn luyện tâm theo bốn nền tảng của thần thông này, và làm cho tâm nhu nhuyễn dễ điều khiển.

527. Sau khi hoàn toàn tu tập và hoàn toàn luyện tâm theo bốn nền tảng của thần thông này, và làm cho tâm nhu nhuyễn dễ điều khiển, vị ấy nhập thân chung với tâm, và vị ấy nhập tâm chung với thân, vị ấy tùy thuận thân để hòa điệu với tâm, vị ấy tùy thuận tâm để hòa điệu với thân, vị ấy giữ vững thân để hòa điệu với tâm, vị ấy giữ vững tâm để hòa điệu với thân. Sau khi tùy thuận thân để hòa điệu với tâm, tùy thuận tâm để hòa điệu với thân, sau khi giữ vững thân để hòa điệu với tâm, giữ vững tâm để hòa điệu với thân, vị ấy sống trú với nhận thức an lạc* và nhận thức nhẹ nhàng2*thấm nhuần toàn thân.

*sukhasaññañca; 2* lahusaññañca

Với tâm được tu tập, lọc sạch và sáng sủa như vậy, vị ấy điều hướng, dẫn tâm mình đến trí thần thông. Vị ấy kinh nghiệm* các loại thần thông, từ một biến thành nhiều, từ nhiều biến thành một; vị ấy hiện ra rồi biến mất đi; vị ấy đi xuyên qua tường, qua hào lũy, qua núi không bị trở ngại như qua hư không; vị ấy độn thổ và trồi lên mặt đất như ở trong nước, đi trên nước mà nước không nứt vỡ như đi trên đất; ngồi xếp bằng phi hành như chim giương cánh; tay sờ mó mặt trăng mặt trời2*là những gì vĩ đại và oai lực như vậy; vị ấy điều thân mình bay xa đến cõi trời Phạm Thiên (D i 77).

* paccabhuhoti

2*DA không có bình giải thiết thực nào về điều này, các luận sư hiện đại cũng chả nói gì, nhưng có lẽ ‘sờ mó mặt trăng mặt trời’ muốn đề cập tới thể nghiệm huyền linh. Trong bất cứ trường hợp nào, chắc chắn là không nên hiểu theo nghĩa đen của nó. Đọc Maurice Walshe, The Long Discourses of the Buddha, [Wisdom Publications, Boston, 1995] chú thích 129, trang 546.

528. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ về nghĩa của thành công do xác định thân và tâm là một và nhờ giữ vững nhận thức an lạc và nhận thức nhẹ nhàng là trí về các loại thần thông (năng lực siêu nhiên)’.



[112] [CHƯƠNG LI. THANH LỌC TAI*]

* sotadhātu (yếu tố tai): là một trong 18 yếu tố (dhātu) tâm, sinh lý làm nền tảng cho tiến trình nhận thức của tri giác con người. Đó là sáu giác quan (mắt, mũi... ý), sáu đối tượng và sáu nhận biết tương ứng. Mỗi giác quan, mỗi đối tượng, mỗi nhận biết là một yếu tố căn bản cho tiến trình ấy. Nếu thiếu một yếu tố, sẽ không có nhận thức.

529.Thế nào là tuệ thấu rõ sự khác biệt và đồng nhất về âm thanh nhờ sự can dự của hướng tâm về đối tượng là trí về thanh lọc tai?

530. Ở đây một tỳ kheo tu tập nền tảng của thần thông... [và cứ thế như ở đ. 525].

531. Vị ấy hoàn toàn tu tập... [và cứ thế như ở đ. 526].

532. Sau khi hoàn toàn tu tập và hoàn toàn luyện tâm theo bốn nền tảng của thần thông này, và làm cho tâm nhu nhuyễn dễ điều khiển, vị ấy chú ý tới âm thanh xa và vị ấy chú ý tới âm thanh gần, vị ấy chú ý tới âm thanh thô và vị ấy chú ý tới âm thanh tế và vị ấy chú ý tới âm thanh êm dịu; vị ấy chú ý tới âm thanh ở hướng đông và... ở hướng tây và... ở hướng bắc... ở hướng nam... ở hướng đông bắc... ở hướng tây nam... ở hướng tây bắc... ở hướng đông nam... và vị ấy chú ý tới âm thanh hướng hạ... vị ấy chú ý tới âm thanh hướng thượng.

Với tâm được tu tập, lọc sạch và sáng sủa như vậy, vị ấy điều hướng, dẫn tâm mình đến trí thanh lọc tai với thiên nhĩ thông đã được thanh tịnh và vượt hẳn loài người, vị ấy nghe cả hai loại âm thanh của chư thiên và của loài người, xa cũng như gần [D i 79].

533. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘tuệ thấu rõ sự khác biệt và đồng nhất về âm thanh nhờ sự can dự của hướng tâm về đối tượng là trí về thanh lọc tai’.



[113][CHƯƠNG LII. THẤU RÕ TÂM Ý*]

*cetopariyañāṇaniddeso

534. Thế nào là tuệ thấu rõ hành xử của thức trong sự khác biệt và đồng nhất bằng cách [quan sát]lòng tin [và không tin]trong [sáu]năng lực gây ảnh hưởng [bắt đầu bằng năng lực gây ảnh hưởng của mắt]nhờ sự can dự của ba loại tâm là trí thấu rõ ý (tâm)?

535. Ở đây một tỳ kheo tu tập nền tảng của thần thông... [và cứ thế như ở đ. 525].

536. Vị ấy hoàn toàn tu tập... [và cứ thế như ở đ. 526].

537. Sau khi hoàn toàn tu tập và hoàn toàn luyện tâm theo bốn nền tảng của thần thông này, và làm cho tâm nhu nhuyễn dễ điều khiển, vị ấy hiểu [sự can thiệp của ba loại tâm] như vầy: ‘Vật thể này được bắt nguồn từ năng lực gây ảnh hưởng của lạc, năng lực gây ảnh hưởng của ưu và năng lực gây ảnh hưởng của bình thản’.

Với tâm được tu tập, lọc sạch và sáng sủa như vậy, vị ấy điều hướng, dẫn tâm mình đến trí thấu rõ tâm tư người khác. Bằng tâm mình thấu rõ tâm tư của chúng sanh khác, của người khác, vị ấy biết như vầy: tâm có tham vị ấy biết tâm có tham, tâm không tham biết không tham; tâm có sân vị ấy biết tâm có sân, tâm không sân biết là không sân; tâm có si vị ấy biết tâm có si, tâm không si biết là không si; tâm chuyên chú* vị ấy biết tâm chuyên chú, tâm bị tán loạn biết tâm bị tán loạn; tâm cao thượng2*vị ấy biết tâm cao thượng; tâm vô thượng3*vị ấy biết tâm vô thượng, tâm không vô thượng biết tâm không vô thượng; tâm đã định vị ấy biết tâm đã định; tâm không định biết tâm không định; tâm đã được giải thoát vị ấy biết tâm đã giải thoát; tâm không được giải thoát biết tâm không được giải thoát [D i 79].

*saṁkhitta nđ: được kềm chế; 2*mahaggata; 3*uttara

538. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ thấu rõ hành xử của thức trong sự khác biệt và đồng nhất bằng cách [quan sát] lòng tin [và bất tin] trong [sáu] năng lực gây ảnh hưởng [bắt đầu bằng năng lực gây ảnh hưởng của mắt] nhờ sự can dự của ba loại tâm là trí thấu rõ ý (tâm).’



[CHƯƠNG LIII. NHỚ KIẾP QUÁ KHỨ]

539. Thế nào là tuệ thấu rõ các trạng thái sanh khởi do tùy thuộc qua sự can dự của khác biệt và đồng nhất [tương ứng]với hành vi [bất thiện và thiện]là trí nhớ lại kiếp quá khứ? [114]

540. Ở đây một tỳ kheo tu tập nền tảng của thần thông... [và cứ thế như ở đ. 525].

541. Vị ấy hoàn toàn tu tập... [và cứ thế như ở đ. 526].

542. Sau khi hoàn toàn tu tập và hoàn toàn luyện tâm theo bốn nền tảng của thần thông này, và làm cho tâm nhu nhuyễn dễ điều khiển, vị ấy hiểu như vầy: ‘Khi cái này hiện hữu, cái kia sẽ có; với sự sanh khởi của cái này, cái kia sanh khởi’. Nghĩa là: với vô minh làm điều kiện nên có hành vi tạo quả; với hành vi tạo quả làm điều kiện, thức; với thức làm điều kiện, tâm thức-vật thể; với tâm thức-vật thể làm điều kiện, sáu giác quan; với sáu giác quan làm điều kiện, xúc; với xúc làm điều kiện, cảm nghiệm; với cảm nghiệm làm điều kiện, thèm khát; với thèm khát làm điều kiện, bám níu; với bám níu làm điều kiện, trở thành; với trở thành làm điều kiện, sanh; với sanh làm điều kiện nên có già chết, khổ não ta thán, đau đớn, khổ sở hay tuyệt vọng; như thế là sự sanh khởi của toàn khối khổ đau.’

Với tâm được tu tập, lọc sạch và sáng sủa như vậy, vị ấy điều hướng, dẫn tâm mình đến trí nhớ lại kiếp quá khứ của mình; vị ấy nhớ lại nhiều kiếp quá khứ của mình, nghĩa là: ‘Một lần sanh ra, hai lần sanh ra, ba lần sanh ra, bốn lần sanh ra, năm lần sanh ra, mười lần sanh ra, hai mươi lần sanh ra, ba mươi lần sanh ra, bốn mươi lần sanh ra, năm mươi lần sanh ra, một trăm lần sanh ra, một ngàn lần sanh ra, một trăm ngàn lần sanh ra, nhiều nguyên đại thế giới hủy hoại,* nhiều nguyên đại thế giới hình thành,2*nhiều nguyên đại thế giới hủy hoại và hình thành; ở đó ta được đặt tên như thế này, chủng tộc như thế, diện mạo như thế, thức ăn như vậy, có kinh nghiệm khoái lạc khổ đau như vậy, cuối đời chấm dứt như thế, từ chỗ đó chết như thế, ta xuất hiện ở nơi khác và cũng thế ở đó ta được đặt tên như thế này, chủng tộc như thế, diện mạo như thế, thức ăn như vậy, có kinh nghiệm khoái lạc khổ đau như vậy, cuối đời chấm dứt như thế, từ chỗ đó chết như thế, ta xuất hiện ở đây’; vị ấy nhớ lại các khía cạnh và điểm riêng biệt của các kiếp quá khứ của mình như thế [D i 81].

*saṁvaṭṭa:vũ trụ (cakkavāḷa) này bị lửa, nước,gió hủy hoại đến độ trở lại trạng thái nguyên sơ của nó, hay không còn gì tồn tại. Kế đến là samvaṭṭaṭṭhāyī, giai đoạn trống trải hay xáo trộn vẫn tái diễn. Đọc R. A. Childers, A Dictionary of the Pali Language, trang 185. Đọc PTS, Pali English Dictionary trang 656; và Vism XIII đ. 28.

2*vivaṭṭa: tiến trình ‘hồi sinh, tái thiết’ bắt đầu. Sau đó là thời kỳ vivaṭṭaṭṭhāyī, tiếp tục phục hồi cho đến hết giai đoạn của nó để rồi giai đoạn saṁvaṭṭa xảy ra trở lại, cứ thế tái diễn không ngừng. Đọc R. A. Childers, sđd, trang 185. Đọc thêm PTS , sđd, trang 637.

543. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ thấu rõ các trạng thái sanh khởi do tùy thuộc qua sự can dự của khác biệt và đồng nhất [tương ứng] với hành vi [bất thiện và thiện] là trí nhớ lại kiếp quá khứ.’



[CHƯƠNG LIV. THIÊN NHÃN]

544. Thế nào là tuệ bằng ánh sáng nhìn tượng biết ý * thấy sự khác biệt và đồng nhất là trí thiên nhãn?

* Nhìn tượng biết ý: dịch sát là ‘nhìn các biểu tượng hữu hình có mang ý nghĩa’: như nhìn đồ gốm, ta biết sau khi rơi xuống nó sẽ vỡ. Nhìn hành nghiệp của chúng sanh, Đức Phật thấy sau khi chết họ sẽ đi về đâu tương ứng với việc làm thân khẩu ý của họ.

545. Ở đây một tỳ kheo tu tập nền tảng của thần thông... [và cứ thế như ở đ. 525].

546. Vị ấy hoàn toàn tu tập... [và cứ thế như ở đ. 526].

547. Sau khi hoàn toàn tu tập và hoàn toàn luyện tâm theo bốn nền tảng của thần thông này, và làm cho tâm nhu nhuyễn dễ điều khiển, [115] vị ấy chú ý đến ý nghĩ về ánh sáng, vị ấy giữ vững nhận thức về ngày: ‘Ngày như thế nào, đêm như thế ấy; đêm như thế nào, ngày như thế ấy’. Với tâm mở ra và không bị bao kín, vị ấy tu tập nó với hào quang đi kèm.

548. Với tâm được tu tập, lọc sạch và sáng sủa như vậy, vị ấy điều hướng, dẫn tâm mình đến trí về sự chết và tái xuất hiện của chúng sanh. Với thiên nhãn vốn đã được thanh tịnh và vượt hẳn loài người, vị ấy thấy chúng sanh chết và tái xuất hiện, thấp hèn và cao sang, đẹp và xấu, sanh vào cảnh giới hạnh phúc và khổ đau; vị ấy hiểu chúng sanh lưu chuyển theo nghiệp của họ: ‘Những chúng sanh này hành xử ác trong việc làm, lời nói và ý nghĩ, phỉ báng các bậc Thánh, có quan niệm sai lạc, tạo các hành vi vì quan niệm sai lạc, sau khi thân hoại mạng chung, sau khi chết, đã sanh vào cảnh khổ, trong cảnh bất hạnh, cảnh ác,* địa ngục. Còn những chúng sanh này hành xử thiện trong việc làm, lời nói và ý nghĩ, không phỉ báng các bậc Thánh, có quan niệm chân chánh, tạo các hành vi vì quan niệm chân chánh, sau khi thân hoại mạng chung, sau khi chết, tái sanh vào cảnh phước lành, cảnh chư thiên; như vậy với thiên nhãn thông vốn đã được thanh tịnh và vượt hẳn loài người, vị ấy thấy chúng sanh chết và tái xuất hiện, thấp hèn và cao sang, đẹp và xấu, sanh vào cảnh giới hạnh phúc và khổ đau; vị ấy hiểu chúng sanh lưu chuyển theo nghiệp của họ [D i 82].

*vinipāta:chốn đọa đầy, nơi không còn mọi cơ hội (Vism. XIII đ. 93). Cả ba cảnh khổ đề cập ở đây đều đồng nghĩa với địa ngục là nơi nguyên nhân [aya = kāraṇa: lý do, nghĩa này không có trong tự điển của PTS] để được sanh về cõi chư thiên (sagga) hay chứng giải thoát đã bị tháo bỏ (Vism. XIII đ. 92).

549. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ bằng ánh sáng nhìn tượng biết ý thấy sự khác biệt và đồng nhất là trí thiên nhãn.’



[CHƯƠNG LV. ĐOẠN DIỆT PHIỀN NÃO]

550. Thế nào là tuệ làm chủ ba năng lực gây ảnh hưởng theo sáu mươi bốn cách là trí về sự kiệt quệ phiền não? [3]

551. Về ba năng lực gây ảnh hưởng nào?

Năng lực gây ảnh hưởng của ‘Tôi sẽ biết điều chưa biết’, ‘trí hiểu biết toàn triệt cuối cùng’ và ‘trí của bậc đã chứng ngộ hoàn toàn’.

552. Năng lực gây ảnh hưởng của tôi sẽ biết điều chưa biết đi tới bao nhiêu nơi? Năng lực gây ảnh hưởng của trí hiểu biết toàn triệt cuối cùng đi tới bao nhiêu nơi? Năng lực gây ảnh hưởng của trí hiểu biết toàn triệt cuối cùng đi tới bao nhiêu nơi?

Năng lực gây ảnh hưởng của tôi sẽ biết điều chưa biết đi đến một nơi, đến đạo lộ nhập giòng. Năng lực gây ảnh hưởng của trí hiểu biết toàn triệt cuối cùng đi đến sáu nơi [116], đến quả vị nhập giòng, đến đạo lộ trở lại một lần, đến quả vị trở lại một lần, đến đạo lộ không trở lại, đến quả vị không trở lại, đến đạo lộ arahant. Năng lực gây ảnh hưởng của trí của bậc đã chứng ngộ hoàn toàn đi đến quả vị arahant.

553. Ở khoảnh khắc của đạo lộ nhập giòng, ‘năng lực gây ảnh hưởng của tôi sẽ biết điều chưa biết ’ được năng lực gây ảnh hưởng của tín trang bị bằng cả quyết, được năng lực gây ảnh hưởng của tinh tấn trang bị bằng nỗ lực, được năng lực gây ảnh hưởng của niệm trang bị bằng thiết lập, được năng lực gây ảnh hưởng của định trang bị bằng không phân tâm, được năng lực gây ảnh hưởng của tuệ trang bị bằng thấy rõ, được năng lực gây ảnh hưởng của ý trang bị bằng nhận biết, được năng lực gây ảnh hưởng của hỉ trang bị bằng hân hoan, được năng lực gây ảnh hưởng của sinh khí trang bị bằng sự ưu thắng của tiếp tục tái diễn không ngừng nghỉ.

Ở khoảnh khắc của đạo lộ nhập giòng, tất cả các trạng thái được sanh ra [vào ngay khoảnh khắc ấy], ngoại trừ vật thể do tâm tạo ra,* là thiện, không có nhiễm lậu, dẫn đến thoát ly, dẫn đến phân tán mỏng, thuộc về siêu thế, có nibbana làm đối tượng.

* cittasamuṭṭhāna rūpa: vật thể do tâm tạo ra xuất hiện ở khoảnh khắc tâm bhavaṅga đầu tiên ngay sau kết sanh thức. Kết sanh thức không tạo nên loại vật thể này, vì vào sát na tái sanh, vật thể do tâm tạo ra khởi lên do nghiệp sanh. Đọc Bhikkhu Bodhi, A Comprehensive Manual of Abhidhamma, BPS [Kandy, 1993], trang 248. Đó là hiểu theo Abhidhamma. Còn một cách hiểu ‘vật thể do tâm tạo ra’ khác nữa là sắc mặt thay đổi khi tâm tính thay đổi.

Ở khoảnh khắc của đạo lộ nhập giòng, ‘năng lực gây ảnh hưởng của tôi sẽ biết điều chưa biết ’ có tám năng lực gây ảnh hưởng này làm trang bị hiện hữu đồng thời, làm trang bị hỗ tương, làm trang bị hỗ trợ, làm trang bị liên kết cho năng lực này, chúng đi kèm nhau, cùng hiện hữu, được kết hợp, được liên kết; chúng là những khía cạnh và là trang bị cho năng lực này.[4]

554. Ở khoảnh khắc của đạo lộ nhập giòng, ‘năng lực gây ảnh hưởng của trí hiểu biết toàn triệt cuối cùng’ được năng lực gây ảnh hưởng của tín trang bị bằng cả quyết, được năng lực gây ảnh hưởng của tinh tấn trang bị bằng nỗ lực, được năng lực gây ảnh hưởng của niệm trang bị bằng thiết lập, được năng lực gây ảnh hưởng của định trang bị bằng không tán loạn, được năng lực gây ảnh hưởng của tuệ trang bị bằng chứng thấy, được năng lực gây ảnh hưởng của ý trang bị bằng nhận biết, được năng lực gây ảnh hưởng của hỉ trang bị bằng hân hoan, được năng lực gây ảnh hưởng của sinh khí trang bị sự ưu thắng của tiếp tục tái diễn không ngừng nghỉ.

Ở khoảnh khắc của quả vị nhập giòng, tất cả các trạng thái được sanh ra [vào ngay khoảnh khắc ấy], ngoại trừ vật thể do tâm tạo ra, là bất định, không có phiền não, thuộc về siêu thế, có nibbana làm đối tượng.

Ở khoảnh khắc của quả vị nhập giòng, năng lực gây ảnh hưởng của trí hiểu biết toàn triệt cuối cùng có tám năng lực gây ảnh hưởng này làm trang bị hiện hữu đồng thời, làm trang bị hỗ tương, làm trang bị hỗ trợ, làm trang bị liên kết cho năng lực này, chúng đi kèm nhau, cùng hiện hữu, được kết hợp, được liên kết; chúng là những khía cạnh và là trang bị cho năng lực này. [117]

555. Ở khoảnh khắc của đạo lộ trở lại một lần...

556. Ở khoảnh khắc của quả vị trở lại một lần...

557. Ở khoảnh khắc của đạo lộ không trở lại...

558. Ở khoảnh khắc của quả vị không trở lại...

559. Ở khoảnh khắc của đạo lộ arahant...năng lực gây ảnh hưởng của trí hiểu biết toàn triệt cuối cùng được năng lực gây ảnh hưởng của tín trang bị bằng cả quyết... [và cứ thế như trên]... được năng lực gây ảnh hưởng của sinh khí trang bị bằng sự ưu thắng của tái diễn không ngừng nghỉ.

Ở khoảnh khắc của đạo lộ arahant, tất cả các trạng thái được sanh ra [vào ngay khoảnh khắc ấy], ngoại trừ vật thể do tâm tạo ra, là thiện, không có phiền não, dẫn đến thoát ly, dẫn đến phân tán mỏng, thuộc về siêu thế, có nibbana làm đối tượng.

560. Ở khoảnh khắc của quả vị arahant... năng lực gây ảnh hưởng của trí hiểu biết toàn triệt cuối cùng được năng lực gây ảnh hưởng của tín trang bị bằng cả quyết... [và cứ thế như trên]... được năng lực gây ảnh hưởng của sinh khí trang bị bằng sự ưu thắng của tiếp tục tái diễn không ngừng nghỉ.

Ở khoảnh khắc của quả vị arahant, tất cả các trạng thái được sanh ra [vào ngay khoảnh khắc ấy], ngoại trừ vật thể do tâm tạo ra, là bất định, không có phiền não, thuộc về siêu thế, có nibbana làm đối tượng.

Ở khoảnh khắc của quả vị arahant, năng lực gây ảnh hưởng của trí hiểu biết toàn triệt cuối cùng có tám năng lực gây ảnh hưởng này làm trang bị hiện hữu đồng thời, làm trang bị hỗ tương, làm trang bị hỗ trợ, làm trang bị liên kết cho năng lực này, chúng đi kèm nhau, cùng hiện hữu, được kết hợp, được liên kết; chúng là những khía cạnh và là trang bị cho năng lực này.

Như thế tám nhóm tám này tạo thành sáu mươi bốn (khía cạnh).

561. Phiền não: Các phiền não này là gì? Đây là phiền não về ái dục, phiền não trở thành, phiền não về quan điểm và phiền não về vô minh.

Các phiền não này bị kiệt quệ ở đâu?

Ở đạo lộ nhập giòng, phiền não về quan điểm hoàn toàn bị kiệt quệ, [118] và các phiền não về ái dục, trở thành và vô minh vẫn còn đủ mạnh để sanh vào cảnh khổ* bị kiệt quệ. Các phiền não này bị kiệt quệ ở đây.

 * apāyagamanīyo:sanh vào cảnh khổ (đọa xứ ).

Ở đạo lộ trở lại một lần, phiền não thô về ái dục bị kiệt quệ và các phiền não về trở thành và vô minh đi cùng với nó bị kiệt quệ. Các phiền não này bị kiệt quệ ở đây.

Ở đạo lộ không trở lại, nhiễm lậu về ái dục bị kiệt quệ và các phiền não về trở thành và vô minh đi cùng với nó bị kiệt quệ. Các phiền não này bị kiệt quệ ở đây.

Ở đạo lộ arahant, các phiền não về trở thành và vô minh hoàn toàn bị kiệt quệ. Các phiền não này bị kiệt quệ ở đây.

563. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ làm chủ ba năng lực gây ảnh hưởng theo sáu mươi bốn cách là trí về sự kiệt quệ của phiền não.’



[CHƯƠNG LVI - LIX. SỰ THỰC]

564. Thế nào là tuệ về nghĩa của hiểu biết trọn vẹn là trí về khổ đau, là tuệ về nghĩa của từ bỏ là trí về nguồn gốc, là tuệ về nghĩa của thực chứng là trí về đoạn diệt, là tuệ về nghĩa của tu tập là trí về đạo lộ?

565. Khổ đau có nghĩa bức bách, được tạo thành, bị thiêu đốt, biến đổi là nghĩa hiểu biết trọn vẹn của nó. Nguồn gốc có nghĩa tích lũy, căn nguyên, trói buộc, trở ngại là nghĩa từ bỏ của nó. Đoạn diệt có nghĩa thoát khỏi, cách ly, không được tạo thành, không còn chết nữa là nghĩa thực chứng của nó. Đạo lộ có nghĩa lối thoát, nguyên nhân, chứng thấy, ưu thắng là nghĩa tu tập của nó.

566. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Tuệ về nghĩa của hiểu biết trọn vẹn là trí về khổ đau, là tuệ về nghĩa của từ bỏ là trí về nguồn gốc, là tuệ về nghĩa của thực chứng là trí về đoạn diệt, là tuệ về nghĩa của tu tập là trí về đạo lộ.’



[CHƯƠNG LX - LXIII. TRÍ VỀ SỰ THỰC]

567. Trí về khổ đau, trí về nguồn gốc của khổ, trí về diệt khổ, trí về con đường dẫn đến diệt khổ có như thế nào? [119]

568. Trí trong người có được đạo lộ là trí về khổ đau và đó là trí về nguồn gốc của khổ và đó là trí về diệt khổ và đó là trí về con đường dẫn đến diệt khổ.

Trong đó, trí về khổ đau là gì?

Bất cứ hiểu biết nào, hành vi hiểu biết nào, tìm hiểu,* cân nhắc,2*tìm hiểu các hiện tượng, ghi nhớ, để ý, để tâm, học hỏi, rành mạch, thông minh, biết phán xét, lý luận, nghiên cứu, toàn diện,3*mẫn tiệp,4*hướng dẫn,5*tuệ quán thực tánh, hiểu biết thấu đáo, sắc sảo,6*tuệ, tuệ như khả năng, tuệ như lực, tuệ như vũ khí, tuệ như thành lũy, tuệ như ánh sáng, tuệ như hào quang, tuệ như thắp sáng, tuệ như bảo vật, không mơ hồ, tìm hiểu các hiện tượng, chánh kiến, chỉ khởi lên do tùy thuộc vào khổ đau: đây được gọi là trí về khổ đau (cf. Dhs. 16).

*vicayo,2*pavicayo,3*bhūri, 4*medhā, 5*pāriṇāyikā, 6*patodo : nđ dùi nhọn, dao nhọn.

Bất cứ hiểu biết nào, ... chánh kiến, chỉ khởi lên do tùy thuộc vào nguồn gốc của khổ đau...

Bất cứ hiểu biết nào, ... chánh kiến, chỉ khởi lên do tùy thuộc vào sự diệt tận của khổ đau...

Bất cứ hiểu biết nào, ... chánh kiến, chỉ khởi lên do tùy thuộc vào con đường dẫn đến chấm dứt khổ đau: đây được gọi là trí về con đường dẫn đến chấm dứt khổ đau.

566. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Trí về khổ đau, trí về nguồn gốc của khổ, trí về diệt khổ, trí về con đường dẫn đến diệt khổ.’



[CHƯƠNG LXIV - LXVII. VÔ NGẠI GIẢI]

570. Trí vô ngại giải về nghĩa, trí vô ngại giải về ý niệm, trí vô ngại giải về ngôn ngữ, trí vô ngại giải về biện tài là thế nào?

571. Trí vô ngại giải về nghĩa là trí về nghĩa, trí vô ngại giải về ý niệm là trí về ý niệm, trí vô ngại giải về ngôn ngữ là trí về các loại ngữ pháp, trí vô ngại giải về biện tài là trí về các loại biện tài.

Tuệ biết khác biệt về nghĩa là trí vô ngại giải về nghĩa. Tuệ biết khác biệt về ý niệm là trí vô ngại giải về ý niệm. Tuệ biết khác biệt về ngôn ngữ là trí vô ngại giải về ngữ pháp. Tuệ biết khác biệt về biện tài là trí vô ngại giải về biện tài.

Tuệ xác định nghĩa là trí vô ngại giải về nghĩa... [120]

Tuệ ghi nhớ nghĩa là trí vô ngại giải về nghĩa...

Tuệ để ý về nghĩa là trí vô ngại giải về nghĩa...

Tuệ biết về các loại nghĩa là trí vô ngại giải về nghĩa...

Tuệ gợi lại của nghĩa là trí vô ngại giải về nghĩa...

Tuệ sáng tỏ nghĩa là trí vô ngại giải về nghĩa...

Tuệ làm nghĩa sáng chói là trí vô ngại giải về nghĩa...

Tuệ giải thích nghĩa là trí vô ngại giải về nghĩa... Tuệ giải thích biện tài là trí vô ngại giải về biện tài.

572. Trí theo nghĩa điều được biết tới và tuệ theo nghĩa hành vi hiểu biếtđó. Như vậy nên nói: ‘Trí vô ngại giải về nghĩa, trí vô ngại giải về ý niệm, trí vô ngại giải về ngữ pháp, trí vô ngại giải về biện tài.’ [121]



[TRÍ CÁC ĐỆ TỬ KHÔNG CÓ]

[CHƯƠNG LXVIII. BIẾT RÕ TÂM Ý NGƯỜI KHÁC]

573. Trí biết rõ tâm ý người khác của Như Lai là gì?

574. Ở đây Như Lai (tathāgata) thấy chúng sanh có ít bụi trong mắt họ, có nhiều bụi trong mắt họ, có căn tánh bén nhạy, có căn tánh chậm lụt, có tánh thiện, có tánh ác, dễ dạy và khó dạy, và cũng thế, có người thấy sợ thế giới khác và cái gì khiển trách được, có người không thấy sợ thế giới khác và cái gì khiển trách được. (M i 169; S i 138; Vin i 6)

575. Có ít bụi trong mắt, có nhiều bụi trong mắt:

Người có lòng tin* có ít bụi trong mắt, người không có lòng tin có nhiều bụi trong mắt. Người tinh tấn có ít bụi trong mắt, người lười biếng có nhiều bụi trong mắt. Người có quán niệm được củng cố có ít bụi trong mắt, người hay quên có nhiều bụi trong mắt. Người tâm định có ít bụi trong mắt, người tâm không định có nhiều bụi trong mắt. Người có tuệ có ít bụi trong mắt, người không có tuệ có nhiều bụi trong mắt.

* saddhā:lòng tin (tín). Nđ. ‘rõ ràng’, ‘lắng đọng’ (đó là nước bùn đã bị vẫn đục giờ đã lắng đọng và trở nên trong suốt), và chữ pasīdati được dùng cho cả hai nghĩa lọc trong của nước và có lòng tin. Chữ lòng tin vì thế được coi là lắng đọng sự quấy rầy của hoài nghi và sự trong suốt của tâm nhờ cả quyết hay tin cậy. Đọc Ñāṇamoli, The Guide [PTS, 1977], chú thích 162/1trang 47.

576. Có căn tánh bén nhạy, có căn tánh chậm lụt:

Người có lòng tin có căn tánh bén nhạy, người không có lòng tin có căn tánh chậm lụt... [và cứ thế với các khả năng còn lại].

577. Có tánh thiện, có tánh ác:

Người có lòng tin có tánh thiện, người không có lòng tin có tánh ác...

578. Dễ dạy và khó dạy:

Người có lòng tin dễ dạy, người không có lòng tin khó dạy... [122]

579. Cũng thế có người thấy sợ thế giới khác và sợ cái gì khiển trách được, có người không thấy sợ thế giới khác và cái gì khiển trách được.

Người có lòng tin thấy sợ thế giới khác và cái gì khiển trách được, người không có lòng tin không thấy sợ thế giới khác và cái gì khiển trách được... người không có tuệ không thấy sợ thế giới khác và cái gì khiển trách được.

580. Thế giới:

Thế giới tập hợp, thế giới yếu tố, thế giới căn xứ, thế giới bất hạnh,* thế giới tạo ra bất hạnh,2*thế giới an vui,3*thế giới tạo ra an vui.4*

*vipattibhava, 2*vipattisambhava, 3*sampattibhava, 4*sampattisambhava

Một thế giới: tất cả chúng sanh được tồn tại nhờ vật thực.

Hai thế giới: tâm thức và vật thể.

Ba thế giới: ba loại cảm nghiệm.

Bốn thế giới: bốn loại vật thực.

Năm thế giới: năm tập hợp làm đối tượng cho sự bám níu.

Sáu thế giới: sáu giác quan bên trong.

Bẩy thế giới: bẩy giai đoạn hay cõi tái sanh thức xảy ra.

Tám thế giới: tám chuyện thế gian.

Chín thế giới: chín nơi cư trú của sanh linh.

Mười thế giới: mười căn xứ (không kể tâm và đối tượng của nó)

Mười hai thế giới: mười hai căn xứ.

Mười tám thế giới: mười tám yếu tố*.

* 18 yếu tố (dhātu): 6 giác quan, 6 đối tượng và 6 nhận biết tương ứng. Đọc chú thích ở trước đoạn 529.

581. Cái gì khiển trách được:

Tất cả các nhiễm lậu đều khiển trách được, tất cả các việc làm lỗi lầm... tất cả các hành vi tạo quả cố ý... tất cả các hành động dẫn đến trở thành đều là những gì khiển trách được.

582. Nhận thức sắc bén về hãi hùng ở thế gian này vừa được nói ra như thế, điều khiển trách được vừa được nói ra như thế, được trình bầy, như lưỡi kiếm sát nhân đã được rút ra khỏi vỏ.*

* ukkhittāsike vadhake.

583. Ngài biết, thấy, nhận chân và thấu rõ năm khả năng này theo năm mươi khía cạnh.

Đây là trí biết rõ tâm ý người khác của Như Lai.



[CHƯƠNG LXIX. THÀNH KIẾN & KHUYNH HƯỚNG NGỦ NGẦM]

584. [123] Trí của Như Lai biết rõ thành kiến và khuynh hướng ngủ ngầm của chúng sanh là gì ?

585. Ở đây Như Lai biết rõ thành kiến của chúng sanh, Ngài biết rõ khuynh hướng ngủ ngầm của chúng sanh, Ngài biết rõ hành xử của chúng sanh, Ngài biết rõ chí hướng của họ, Ngài biết rõ chúng sanh có khả năng và không có khả năng.

586. Thành kiến của chúng sanh là gì ?

Chúng sanh có người tán thành quan điểm hiện hữu hay tán thành quan điểm không hiện hữu như: ‘Thế giới này trường cửu’ hay ‘Thế giới này không trường cửu’ hay ‘Thế giới này hữu hạn’ hay ‘Thế giới

này vô hạn’ hay ‘Linh hồn và thân thể này là một’ hay ‘Linh hồn là một, thân thể là một cái khác’ hay ‘Như Lai hiện hữu sau khi chết’ hay ‘Như Lai không hiện hữu sau khi chết’ hay ‘Như Lai vừa hiện hữu vừa không hiện hữu sau khi chết’. Còn không, tránh các cực đoan này, có người chọn [trí siêu thế] tương thuận với hiện tượng sanh khởi do tùy thuộc vào nguyên nhân nhất định hay họ thu thập trí hiểu biết như thật.

Ngài cũng biết chúng sanh theo đuổi ái dục như vầy: ‘Người này coi trọng ái dục’, thiên về ái dục, chí hướng về ái dục.’[5]Ngài cũng biết chúng sanh theo đuổi xuất ly như vầy: ‘Người này coi trọng xuất ly’, thiên về xuất ly, chí hướng về xuất ly.’ Ngài cũng biết chúng sanh theo đuổi sân hận như vầy: ‘Người này coi trọng sân hận’, thiên về sân hận, chí hướng về sân hận.’ Ngài cũng biết chúng sanh theo đuổi không sân hận như vầy: ‘Người này coi trọng không sân hận’, thiên về không sân hận, chí hướng về không sân hận.’ Ngài cũng biết chúng sanh theo đuổi dã dượi buồn ngủ như vầy: ‘Người này coi trọng dã dượi buồn ngủ’, thiên về dã dượi buồn ngủ, chí hướng về dã dượi buồn ngủ.’ Ngài cũng biết chúng sanh theo đuổi ý nghĩ đến ánh sáng như vầy: ‘Người này coi trọng ý nghĩ đến ánh sáng’, thiên về ý nghĩ đến ánh sáng, chí hướng về ý nghĩ đến ánh sáng.’

Đây là thành kiến của chúng sanh.

587. Khuynh hướng ngủ ngầm của chúng sanh là gì ?

Có bẩy khuynh hướng ngủ ngầm của chúng sanh: Khuynh hướng tham ái ngủ ngầm, khuynh hướng chống đối ngủ ngầm, khuynh hướng ngã mạn (tự hào) ngủ ngầm, khuynh hướng quan điểm [sai lạc] ngủ ngầm, khuynh hướng hoài nghi ngủ ngầm, khuynh hướng khao khát trở thành ngủ ngầm, khuynh hướng vô minh ngủ ngầm.

Trên thế gian này, bất cứ chỗ nào có bất cứ cái gì khả ái và dễ ưa chuộng, chỗ đó có khuynh hướng tham ái ngủ ngầm. Trên thế gian này, bất cứ chỗ nào có bất cứ cái gì [124] không khả ái và khó ưa, chỗ đó có khuynh hướng chống đối ngủ ngầm. Nên từ hai trạng thái này, vô minh phát triển, và có thể coi là ngã mạn (tự hào), nhận thức [sai lạc] và hoài nghi đi cùng với vô minh.

Đây là khuynh hướng ngủ ngầm của chúng sanh.

588. Hành xử của chúng sanh là gì ?

Hành vi tạo quả thiện cố ý,* hành vi tạo quả bất thiện cố ý,2*và hành vi tạo quả bất động cố ý3*- tạo quả nhỏ hay lớn.

* là tám tâm thiện cõi dục giới khi bố thí, trì giới... và năm thuộc sắc giới (5 cõi thiền) phát sanh nhờ tu [thiền]; (Vism. XVII đ. 60).

2* là 12 tâm phụ tùy bất thiện khi sát sanh... (Vism. XVII đ. 60).

3* có 4 thiện tâm liên kết với cõi vô sắc khởi lên khi tu [thiền vô sắc này: không gian vô biên, thức vô biên, không có gì, không có nhận thức cũng không phải không có nhận thức] (Vism. XVII đ. 60).

Đây là hành xử của chúng sanh.

589. Chí hướng của chúng sanh là gì ?

Có chúng sanh có chí hướng thấp hèn, có chúng sanh có chí hướng cao thượng. Hướng đến cái thấp hèn, chúng sanh trau giồi, lai vãng và chào đón cái thấp hèn. Hướng đến cái cao thượng, chúng sanh trau giồi, lai vãng và chào đón cái cao thượng. Cũng thế trong quá khứ, hướng đến cái thấp hèn, chúng sanh đã trau giồi, đã lai vãng và đã chào đón cái thấp hèn. Hướng đến cái cao thượng, chúng sanh đã trau giồi, đã lai vãng và đã chào đón cái cao thượng. Cũng thế trong tương lai, hướng đến cái thấp hèn, chúng sanh sẽ trau giồi, sẽ lai vãng và sẽ chào đón cái thấp hèn. Hướng đến cái cao thượng, chúng sanh sẽ trau giồi, sẽ lai vãng và sẽ chào đón cái cao thượng.

Đây là chí hướng của chúng sanh.

590. Chúng sanh không có khả năng là gì ?

Bất cứ chúng sanh nào có nghiệp là trở ngại, có nhiễm lậu là trở ngại, có nghiệp quả là trở ngại, không tin tưởng, không ước muốn, không tuệ, và không có khả năng thắp sáng tínhchân chánh chắc chắn của các trạng thái thiện - đây là chúng sanh không có khả năng.

591. Chúng sanh có khả năng là gì?

Bất cứ chúng sanh nào không có nghiệp là trở ngại, không có nhiễm lậu là trở ngại, không có nghiệp quả là trở ngại, tin tưởng, ước muốn, có tuệ, và có khả năng thắp sáng tính chắc chắn chân chánh * của các trạng thái thiện - đây là chúng sanh có khả năng.

* Đọc Luận XXIX đoạn 2 về tính chắc chắn chân chánh này.

Đây là trí của Như Lai biết rõ thành kiến và khuynh hướng ngủ ngầm của chúng sanh.



[CHƯƠNG LXX. CÁC CẶP BIẾN HÓA (KỲ DIỆU)]

592. [125] Trí về các cặp Biến Hóa (kỳ diệu) của Như Lai là gì ?

593. Ở đây Như Lai thi triển các cặp Biến Hóa (Kỳ diệu) mà các đệ tử không có được.*

* asādhāraṇaṁ sāvakehi.

594. Ngài tạo một đám lửa từ phần trên cơ thể và phun nước từ phần dưới cơ thể: Ngài phun nước từ phần trên cơ thể và tạo một đám lửa từ phần dưới cơ thể.

Ngài tạo một đám lửa từ phía đông của cơ thể và phun nước từ phía tây của cơ thể: Ngài phun nước từ phía đông của cơ thể và tạo một đám lửa từ phía tây của cơ thể.

... từ mắt phải... mắt trái... từ mắt trái... mắt phải...

... từ tai phải... tai trái...

... từ cánh mũi phải... cánh mũi trái...

... từ vai phải... vai trái...

... từ tay phải... tay trái...

... từ hông phải... hông trái...

... từ chân phải... chân trái...

... từ mỗi ngón tay ngón chân... mỗi kẽ tay kẽ chân...

Ngài tạo một đám lửa từ mỗi sợi tóc và phun nước từ mỗi sợi tóc: Ngài tạo một đám lửa [126] từ mỗi chân tóc và phun nước từ mỗi chân tóc.

595. Ở giữa sáu mầu xanh da trời, vàng, đỏ, trắng, hồng và mầu trong suốt, Thế Tôn bước đi trong khi hình ảnh biến hiện của Ngài lại đứng hoặc ngồi hay nằm, Thế Tôn đứng trong khi hình ảnh biến hiện của Ngài lại bước hoặc ngồi hay nằm xuống, Thế Tôn ngồi trong khi hình ảnh biến hiện của Ngài lại bước đi hoặc đứng hay nằm xuống, Thế Tôn nằm xuống trong khi hình ảnh biến hiện của Ngài lại bước đi hoặc đứng hay ngồi, hình ảnh biến hiện của Thế Tôn bước đi trong khi Ngài lại đứng hoặc ngồi hay nằm xuống, hình ảnh biến hiện của Thế Tôn đứng trong khi Ngài lại bước đi hoặc ngồi hay nằm xuống, hình ảnh biến hiện của Thế Tôn ngồi trong khi Ngài lại bước đi hoặc đứng hay nằm xuống, hình ảnh biến hiện của Thế Tôn nằm xuống trong khi Ngài bước đi hoặc đứng hay ngồi.

Đây là Trí về các cặp Biến Hóa (kỳ diệu) của Như Lai.



[CHƯƠNG LXXI. LÒNG ĐẠI BI]

596. Trí thành tựu lòng đại bi của Như Lai là gì ?

597. Từ các đấng Giác Ngộ, Thế Tôn, những vị thấy bằng nhiều cách, rải lòng Đại Bi đến các chúng sanh.

Từ các đấng Giác Ngộ, Thế Tôn, những vị thấy như vầy ‘Đời sống thế tục[6]

Từ các đấng Giác Ngộ, Thế Tôn, những vị thấy như vầy ‘Đời sống thế tục bương chải’*...

*uyyutto

... ‘Đời sống thế tục cứ mãi trôi’...

... ‘Đời sống thế tục nằm trên con đường sai lạc’...

... Thế giới [6]này không bền và đi đến chỗ hủy diệt (M ii 68)...

... Thế giới này không có nơi trú ẩn và không có sự bảo vệ (M ii 68)...

... Thế giới này tự nó không có gì, [127] phải bỏ lại tất cả và tiếp tục hành trình (M ii 68)...

... Thế giới này không đầy đủ, không thỏa mãn và làm nô lệ cho thèm khát (M ii 68)...

... ‘Đời sống thế tục không có nơi trú ẩn...

... ‘Đời sống thế tục không có sự bảo bọc...

... ‘Đời sống thế tục không nơi nương náu...

... ‘Đời sống thế tục không phải nơi nương náu...

... Thế giới này bị dao động và không an tĩnh...

... ‘Đời sống thế tục bị tên gây thương tích, bị nhiều tên xuyên thủng; chẳng có ai ngoài tôi để rút mũi tên ra...

... ‘Đời sống thế tục tăm tối vì bóng vô minh, với ngục tối của nhiễm lậu bị khóa cài, chẳng có ai ngoài tôi để soi sáng...

... ‘Đời sống thế tục lần bước trong vô minh, mù quáng, bao kín trong bọc [vô minh] (Vin iii 3), là mớ chỉ rối ren, cuộn [chỉ] bị thắt nút, rối như tổ chim* (D ii 55), việc tái sanh vào cảnh khổ, những cảnh bất hạnh và đọa đầy không được miễn trừ’...

*gulāguṇṭhika-jāta

... ‘Đời sống thế tục bị nhiễm độc vô minh, là vũng bùn nhiễm lậu...

... ‘Đời sống thế tục bị cuốn trong mạng nhện thèm khát...

... ‘Đời sống thế tục bị bọc kín trong lưới thèm khát...

... ‘Đời sống thế tục bị giòng thèm khát cuốn trôi đi...

... ‘Đời sống thế tục bị trói buộc vì sự trói buộc của thèm khát...

... ‘Đời sống thế tục có khuynh hướng thèm khát ngủ ngầm lót ở dưới’...

... ‘Đời sống thế tục bị thống khổ vì thèm khát thiêu đốt’...

... ‘Đời sống thế tục [128] khổ sở vì thèm khát tạo khổ đau’...

... ‘Đời sống thế tục bị cuốn trong mạng nhện của quan điểm sai lạc’...

... ‘Đời sống thế tục bị bọc kín trong lưới quan điểm sai lạc’...

... ‘Đời sống thế tục bị giòng quan điểm sai lạc cuốn trôi đi’...

... ‘Đời sống thế tục bị trói buộc vì sự trói buộc của quan điểm sai lạc’...

... ‘Đời sống thế tục có khuynh hướng ngủ ngầm của quan điểm sai lạc lót ở dưới’...

... ‘Đời sống thế tục bị thống khổ vì nhận thức quan điểm thiêu đốt’...

... ‘Đời sống thế tục khổ sở vì nhận thức quan điểm tạo khổ đau’...

... ‘Đời sống thế tục ăn đời ở kiếp (có quan hệ lâu dài) với tái sanh’...

... ‘Đời sống thế tục có sự già lão lót ở dưới’...

... ‘Đời sống thế tục bị đau khổ quấy rối’...

... ‘Đời sống thế tục bị cái chết đánh gục’...

... ‘Đời sống thế tục xây dựng trên khổ đau’...

... ‘Đời sống thế tục bị vướng lụy vì thèm khát’...

... ‘Đời sống thế tục bị bức tường già lão vây quanh’...

... ‘Đời sống thế tục bị cái chết giăng bẫy’...

... ‘Đời sống thế tục bị trói buộc bằng những sợi dây lớn: bằng sợi dây tham, bằng sợi dây sân, bằng sợi dây si, bằng sợi dây ngã mạn (tự hào), bằng sợi dây quan điểm sai lạc, bằng sợi dây nhiễm lậu, bằng sợi dây nết hạnh xấu xa. Chẳng có ai ngoài tôi để giải thoát đời sống này ra khỏi những trói buộc ấy’...

... ‘Đời sống thế tục đã đi vào đường hầm chật ních; chẳng có ai ngoài tôi để chỉ chốn thênh thang’...

... ‘Đời sống thế tục bị trở ngại vì một chướng ngại lớn; chẳng có ai ngoài tôi để cắt đứt trở ngại ấy’...

... ‘Đời sống thế tục đã rơi vào hố sâu; chẳng có ai ngoài tôi để kéo nó ra ngoài hố sâu ấy’...

... ‘Đời sống thế tục đã đi vào hoang dã, chẳng có ai ngoài tôi để đi băng qua miền hoang dã đó’...

... ‘Đời sống thế tục đã bắt đầu lăn vào khúc quanh lớn,* chẳng có ai ngoài tôi để giải thoát đời sống này ra khỏi khúc quanh ấy’...

* mahāvidugga

... ‘Đời sống thế tục bị chìm lấp trong con lạch lớn, chẳng có ai ngoài tôi để kéo nó ra ngoài con lạch ấy’...

... ‘Đời sống thế tục sa vào vũng lầy lớn, [129] chẳng có ai ngoài tôi để kéo nó ra ngoài vũng lầy ấy’...

... ‘Đời sống thế tục dễ bị thương tổn’...

... ‘Đời sống thế tục đang bốc cháy vì lửa tham, lửa sân, lửa si, lửa sanh, già và chết, khổ não và ta thán, đau đớn, khổ sở và tuyệt vọng; chẳng có ai ngoài tôi để dập tắt những ngọn lửa này’...

... ‘Đời sống thế tục, như người bị dẫn đến chỗ [hành quyết], bị trừng phạt bằng cách không bao giờ có nơi trú ẩn, như hình phạt áp dụng vào kẻ bất lương’...

... ‘Đời sống thế tục bị những điều cực kỳ không khả ái trói buộc và được xây dựng trên đau đớn tổn hại, chẳng có ai ngoài tôi để giải thoát nó’...

... ‘Đời sống thế tục không có lối thoát và đã đến tình trạng khốn khổ cùng cực; chẳng có ai ngoài tôi để bảo hộ nó’...

... ‘Đời sống thế tục tràn ngập khổ đau, và đã bị nó bức bách từ lâu’...

... ‘Đời sống thế tục mãi mãi đói, khát’...

... ‘Đời sống thế tục mù quáng và không thấy gì’...

... ‘Đời sống thế tục đã mất người lãnh đạo và không người hướng dẫn’...

... ‘Đời sống thế tục đã thất lạc trên con đường sai lạc và không thấy con đường thẳng, chẳng có ai ngoài tôi để đưa nó đến thánh đạo’...

... ‘Đời sống thế tục đã trôi dạt trên giòng nước lũ, chẳng có ai ngoài tôi để cứu nó ra khỏi giòng nước lũ ấy’...

... ‘Đời sống thế tục bị hai loại quan điểm sai lạc ám ảnh’... (It 43)

... ‘Đời sống thế tục diễn ra bất như ý vì ba loại nết hạnh xấu xa’...

... ‘Đời sống thế tục bị bốn ách tròng vào’... (D iii 230)

... ‘Đời sống thế tục bị trói buộc bằng bốn hệ lụy’... (D iii 230)

... ‘Đời sống thế tục bám vào bốn loại bám níu’... (D iii 230)

... ‘Đời sống thế tục bắt đầu đi vào năm cõi tái sanh’... (D iii 234)

... ‘Đời sống thế tục đượm mầu tham đắm theo năm loại khoái lạc giác quan’... (D iii 234)

... ‘Đời sống thế tục bị năm chướng ngại ngăn chặn’... [130] (D iii 234)

... ‘Đời sống thế tục đấu khẩu từ sáu nguồn gốc gây tranh cãi (D iii 246)...

... ‘Đời sống thế tục đượm mầu tham đắm theo sáu loại thèm khát’... (D iii 244)

... ‘Đời sống thế tục bị sáu loại quan điểm sai lạc ám ảnh’... (M i 8)

... ‘Đời sống thế tục có bẩy khuynh hướng ngủ ngầm nằm lót ở dưới’... (D iii 254)

... ‘Đời sống thế tục bị ràng buộc bằng bẩy trói buộc’... (A iv 8)

... ‘Đời sống thế tục tự hào bằng bẩy loại ngã mạn’... (Vbh 383)

... ‘Đời sống thế tục tạo ra tám chuyện tục lụy’*... (D iii 260)

* loka-dhammā:được, mất, khen, chê...

... ‘Đời sống thế tục bị tám đường sai lạc* thắt chặt’... (D iii 254)

* micchatā: trái ngược với tám thánh đạo

... ‘Đời sống thế tục bị ung thối vì tám lầm lỗi của con người’*... (Vbh 387)

*... aṭṭhahi purisadosehi dussati lokasannivāsoti...

... ‘Đời sống thế tục bị tức bực* vì chín điều gây khó chịu2*’... (A iv 408)

* āghātito

2*āghātavātthūni. Đọc Như Nhiên, Phân Tích, [Toronto, 2005] đoạn 967 và chú thích 248 trang 594.

... ‘Đời sống thế tục tự cao tự đại vì chín ngã mạn’... (Vbh 389)

... ‘Đời sống thế tục đượm mầu tham đắm vì chín trạng thái bắt nguồn từ thèm khát’*... (D iii 288)

*navahi taṇhamūlakehi dhammehi(chín nguồn gốc của thèm khát): Vì thèm khát nên có tìm cầu, vì tìm cầu nên có thủ lợi, vì thủ lợi nên có quyết định, vì quyết định nên có tham dục, vì tham dục nên có bám níu, vì bám níu nên có chiếm hữu, vì chiếm hữu nên có tham lam, vì tham lam nên lo gìn giữ, vì lo gìn giữ nên có chuyện dùng gậy gộc kiếm dao, cãi cọ tranh chấp... dối trá và các hành vi bất thiện khác khởi lên. Đọc phẩm Mahānidāna (M ii 59); Maurice Walshe, The Long Discourses of the Buddha (Boston: Wisdom, 1995), đoạn 9, trang 224.

... ‘Đời sống thế tục bị ô nhiễm vì mười nền tảng của nhiễm lậu’... (Vbh 341, 391)

... ‘Đời sống thế tục gặp oán thù vì mười thù hằn’... (A v 150)

... ‘Đời sống thế tục có mười tiến trình tạo nghiệp bất thiện’... (D iii 269)

... ‘Đời sống thế tục bị ràng buộc bằng mười trói buộc’... (A v 17)

... ‘Đời sống thế tục bị mười đường sai lạc thắt chặt’... (D iii 290)

... ‘Đời sống thế tục có mười nền tảng của quan điểm sai lạc’... (Vbh 392)

... ‘Đời sống thế tục có mười nền tảng quan niệm thế giới hữu hạn’... (Vbh 392)

... ‘Đời sống thế tục bị chia ra nhiều loại vì 108 khác biệt đa dạng của thèm khát’... (Vbh 400)

Từ các đấng Giác Ngộ, Thế Tôn, những vị thấy như vầy: ‘Đời sống thế tục bị 62 loại quan điểm sai lạc ám ảnh’, rải lòng Đại Bi đến các chúng sanh.

Từ các đấng Giác Ngộ, Thế Tôn, những vị thấy như vầy: ‘Ta đã qua đến bờ bên kia nhưng thế gian còn kẹt lại; Ta đã được giải thoát còn thế gian chưa được giải thoát; Ta đã được điều ngự còn thế gian chưa được điều ngự; Ta đã được an lạc [131] còn thế gian chưa được an lạc; Ta đã được thư thái còn thế gian chưa được thư thái; Ta đã dập tắt «tái sanh»còn thế gian chưa dập tắt; Ta, sau khi đã qua bên kia bờ, có thể mang qua bên kia bờ; Ta, đã được giải thoát, có thể giải thoát «người khác»; Ta, đã được điều ngự, có thể dạy điều ngự; Ta đã được an lạc, có thể tạo an lạc; Ta, đã được thư thái, có thể tạo thư thái; Ta, đã dập tắt «tái sanh», có thể dạy dập tắt’, từ nhận định đó Ngài rải lòng Đại Bi đến các chúng sanh.

Đây là Trí thành tựu lòng Đại Bi của Như Lai.



[CHƯƠNG LXXII-LXXIII. TRÍ TOÀN GIÁC VÀ TRÍ BIẾT KHÔNG NGĂN NGẠI]

 

598. Trí toàn giác* của Thế Tôn là gì ?

* sabbaññuta-ñāṇa:biết mọi sự

599. Trí biết không chừa ngoại lệ nào tất cả những gì được tạo thành và không được tạo thành, như vậy là trí toàn giác: ở đấy không có ngăn ngại, như vậy nó được gọi là trí biết không ngăn ngại.

Trí ấy biết tất cả quá khứ, như vậy nó là trí biết không ngăn ngại: ở đấy nó không có ngăn ngại, như vậy nó là trí biết không ngăn ngại.

Trí ấy biết tất cả tương lai, ...

Trí ấy biết tất cả hiện đang được sanh khởi, ...

Mắt và các vật hữu hình: trí ấy biết tất cả, ...

Tai và âm thanh: trí ấy biết tất cả, ...

Mũi và mùi: trí ấy biết tất cả, ...

Lưỡi và vị: trí ấy biết tất cả, ...

Thân và vật xúc chạm được: trí ấy biết tất cả, ...

Ý và các đối tượng tâm ý: trí ấy biết tất cả, ...

600. Về tầm mức ý nghĩa vô thường, nghĩa khổ đau, nghĩa không phải là ngã: trí ấy biết tất cả, như vậy là trí toàn giác; [132] ở đấy không có ngăn ngại, như vậy nó được gọi là trí biết không ngăn ngại.

Về tầm mức ý nghĩa vô thường, nghĩa khổ đau, nghĩa không phải là ngã của vật thể: trí ấy biết tất cả, ... [và cứ thế với 201 ý niệm liệt kê ở đ. 5 cho đến]...

Về tầm mức ý nghĩa vô thường, nghĩa khổ đau, nghĩa không phải là ngã của già và chết: trí ấy biết tất cả, ...

601. Về tầm mức ý nghĩa trí trực chứng trong chứng biết trực tiếp: trí ấy biết tất cả, ...

Về tầm mức ý nghĩa hiểu biết trọn vẹn trong hiểu biết trọn vẹn: trí ấy biết tất cả, ...

Về tầm mức ý nghĩa từ bỏ trong từ bỏ: trí ấy biết tất cả, ...

Về tầm mức ý nghĩa tu tập trong tu tập: trí ấy biết tất cả, ...

Về tầm mức ý nghĩa thực chứng trong thực chứng: trí ấy biết tất cả, ...

Về tầm mức ý nghĩa tập hợp trong các tập hợp: trí ấy biết tất cả, ...

Về tầm mức ý nghĩa yếu tố trong tất cả hiện tượng: trí ấy biết tất cả, ...

Về tầm mức ý nghĩa xuất xứ trong các xuất xứ: trí ấy biết tất cả, ...

Về tầm mức ý nghĩa được tạo thành trong cái được tạo thành: trí ấy biết tất cả, ...

Về tầm mức ý nghĩa không được tạo thành trong cái không được tạo thành: trí ấy biết tất cả, ...

602. Về phạm vi của các trạng thái thiện: trí ấy biết tất cả, ...

Về phạm vi của các trạng thái bất thiện: trí ấy biết tất cả, ...

Về phạm vi của các trạng thái bất định tính: ...

Về phạm vi của các trạng thái thuộc cõi dục giới: ...

Về phạm vi của các trạng thái thuộc cõi sắc giới: ...

Về phạm vi của các trạng thái thuộc cõi vô sắc giới: ...

Về phạm vi của các trạng thái không được tính kể đến: trí ấy biết tất cả, ...

603. Trọn vẹn ý nghĩa của khổ đau trong khổ đau: trí ấy biết tất cả, ...

Trọn vẹn ý nghĩa của nguồn gốc «của khổ»trong nguồn gốc «của khổ»: ...

Trọn vẹn ý nghĩa của diệt «khổ»trong diệt «khổ»: ...

Trọn vẹn ý nghĩa của con đường «diệt khổ»trong con đường «diệt khổ»: trí ấy biết tất cả, ...

604. Trọn vẹn ý nghĩa của vô ngại giải về nghĩa trong vô ngại giải về nghĩa: trí ấy biết tất cả, ...

Trọn vẹn ý nghĩa của vô ngại giải về ý niệm trong vô ngại giải về ý niệm: trí ấy biết tất cả, ...

Trọn vẹn ý nghĩa của vô ngại giải về ngữ pháp trong vô ngại giải về ngữ pháp: trí ấy biết tất cả, ... [133]

Trọn vẹn ý nghĩa của vô ngại giải về biện tài trong vô ngại giải về biện tài: trí ấy biết tất cả, ...

605. Trọn vẹn ý nghĩa của trí biết rõ tâm ý người khác: trí ấy biết tất cả, ...

Trọn vẹn ý nghĩa của trí biết thành kiến và khuynh hướng tiềm ẩn của chúng sanh: trí ấy biết tất cả, ...

Trọn vẹn ý nghĩa của trí về các cặp Biến Hóa: trí ấy biết tất cả, ...

Trọn vẹn ý nghĩa của trí thành tựu lòng Đại Bi: trí ấy biết tất cả, như vậy là trí toàn giác; ở đấy không có ngăn ngại, như vậy nó được gọi là trí biết không ngăn ngại.

606. Trọn vẹn ý nghĩa của cái được nhìn thấy, được nghe, được nhận biết bằng tri giác, được thông hiểu, được gặp gỡ, được kiếm tìm, được tâm quan sát, trong thế giới có chư thiên, có Māras, có thần Brahmā, trong thế hệ này với các tu sĩ và Bà la môn, với các hoàng tử và dân chúng: trí ấy biết tất cả, như vậy là trí toàn giác; ở đấy không có ngăn ngại, như vậy nó được gọi là trí biết không ngăn ngại.

607.

Ở đây, trong thế giới này, không có gì vị ấy không thấy
Không có gì không được nhận chân, và không có gì không thể nhận biết
Vị ấy đã thể nghiệm tất cả những gì có thể biết:
Vì thế Như Lai được gọi là Người chứng biết tất cả*

 *chứng biết tất cả = Toàn Giác.

608. Người chứng biết tất cả: Người chứng biết tất cả theo nghĩa nào?

Có mười bốn loại trí của bậc Giác Ngộ:

Trí biết về khổ là trí của bậc Giác Ngộ.

Trí biết về nguồn gốc của khổ...

Trí biết về diệt khổ...

Trí biết về con đường diệt khổ...

Trí vô ngại giải về nghĩa...

Trí vô ngại giải về ý niệm...

Trí vô ngại giải về ngữ pháp...

Trí vô ngại giải về biện tài...

Trí biết rõ tâm ý người khác ...

Trí biết thành kiến và khuynh hướng ngủ ngầm của chúng sanh ...

Trí về các cặp Biến Hóa...

Trí thành tựu lòng Đại Bi...

Trí biết tất cả là trí của đức Phật.

Trí biết không ngăn ngại là trí của đức Phật.

Có mười bốn loại trí của đức Phật. Trong 14 loại trí đó, các đệ tử chỉ có tám loại, các đệ tử không có sáu loại còn lại.

609. [134] Về phạm vi ý nghĩa của khổ đau trong khổ đau tất cả đều được biết đến, không có nghĩa của khổ đau nào là không biết, như vậy là trí toàn giác; ở đấy không có ngăn ngại, như vậy nó được gọi là trí biết không ngăn ngại.

Về phạm vi ý nghĩa của khổ đau trong khổ đau tất cả đều được thấy, tất cả đều được nhận chân, tất cả đều được thực chứng, tất cả đều được thể nghiệm bằng tuệ, như vậy là trí toàn giác; ở đấy không có ngăn ngại, như vậy nó được gọi là trí biết không ngăn ngại.

Về phạm vi ý nghĩa của nguồn gốc của khổ trong nguồn gốc của khổ... [và cứ thế với các sự thực còn lại]

610. Về phạm vi ý nghĩa vô ngại giải về nghĩa trong vô ngại giải về nghĩa ... [và cứ thế với các vô ngại giải còn lại cho đến]...

Về phạm vi ý nghĩa vô ngại giải về biện tài trong vô ngại giải về biện tài: tất cả đều được biết đến, không có nghĩa nào của vô ngại giải về biện tài là không biết, như vậy là trí toàn giác; ở đấy không có ngăn ngại, như vậy nó được gọi là trí biết không ngăn ngại.

Về phạm vi ý nghĩa vô ngại giải về biện tài trong vô ngại giải về biện tài: tất cả đều được thấy, tất cả đều được nhìn nhận, tất cả đều được thực chứng, tất cả đều được thể nghiệm bằng tuệ, không có nghĩa nào của vô ngại giải về biện tài là không được thể nghiệm bằng tuệ, như vậy là trí toàn giác; ở đấy không có ngăn ngại, như vậy nó được gọi là trí biết không ngăn ngại.

611. Về phạm vi của trí biết rõ tâm ý người khác...

Về phạm vi của trí biết thành kiến và khuynh hướng tiềm ẩn của chúng sanh ...

Về phạm vi của trí về các cặp Biến Hóa...

Về phạm vi về Trí thành tựu lòng Đại Bi...

Về phạm vi của cái được nhìn thấy, được nghe, biết bằng tri giác, nhận biết, gặp gỡ, tìm kiếm, được tâm quan sát, trong thế giới có chư thiên, có Māras, có thần Brahmā, trong thế hệ này với các tu sĩ và Bà la môn, với các hoàng tử và dân chúng: tất cả đều được biết đến, tất cả đều được thấy,... trí toàn giác: nó không có ngăn ngại, như vậy nó được gọi là trí biết không ngăn ngại.

612. Ở đây trong thế giới này không có gì là Ngài không thấy

Không có gì không được nhận biết, và không có gì là không thể biết;

Ngài đã kinh nghiệm tất cả những gì có thể biết được:

Vì thế, Thế Tôn được gọi là Người chứng thấy tất cả.

CHẤM DỨT PHẦN LUẬN VỀ TRÍ.


[1]Atthi āsavan ti atthi viriyaṁ; āsāvan ti pi pāṭho (PsA Se trang 230). Nghĩa này của chữ āsavan không tìm thấy đâu cả, kể luôn tự điển của PTS. <Ấn bản PsA của PTS viết là āyavaṁāyāvaṁ nhưng cho rằng những chữ ấy trong ấn bản Sinhalese là những chữ biến thể (trang 338). Giống như kinh văn Miến Điện và Cam Bốt, quyển PsGp (trang 159) không nói gì về vấn đề này. Có lẽ các tác giả ấy viết āyāvaṁ từ āyu, ‘sống động’, ‘khỏe mạnh’ và không thấy trở ngại gì. Vì với chữ biến thể, chữ ayava trong CPD có ghi chú āyāmaṁ từ đoạn kinh tương tự ở S v 13 có cùng nghĩa ‘mở rộng’, ‘sức mạnh’. Có lẽ Mahānāma viết nguyên văn như vậy và Gp cũng thế.>

[2]Cetayanto vivaṭṭatī ti cetovivaṭṭo; vijānanto vivaṭṭatī ti cittavaṭṭo. Như vậy citta = viññāṇa. Đọc đ. 553. <được trang bị với nhận thức (cognition) bằng khả năng gây ảnh hưởng của ý, vì vậy viññāṇa = mano. Đọc thêm Luận III đ. 9 vềcitta = mano <ý>. So với Dhs. trang 10 được in lại ở Luận III đ. 394.

[3]Các đoạn tiếp sau ‘sự kiệt quệ của phiền não’ (từ đđ 551-562) được lập lại không thay đổi ở Luận IV đ. 113ff.

[4]Với đi kèm, cùng hiện hữu sanh khởi đồng thời,... đọc Dhs gocchakas <cf. Dhs trang 259; Asl trang 356, Moh trang 81>

[5]nguyên văn: yathābhūtaṁ vā ñāṇaṁ. Ayaṁ puggalo kāmagaruko kāmāsayo kāmādhimutto ti kāmaṁ sevantañ ñeva jānāti...

[6]<Giữa những hàng gạch bỏ, trên bản thảo tỳ kheo Ñāṇamoli đã viết ‘thay chữ thế giới bằng cuộc sống trong bất kỳ thế giới (hoàn cảnh) nào, thay đời sống thế tục bằng tiến triển về đời sống trong bất kỳ thế giới nào.’ Trước khi gạch bỏ, tỳ kheo này đã nghĩ tới việc thay chữ thế giới bằng tình cảnh con ngườitiến bộ về tình cảnh con người thay cho đời sống thế tục. Ở đây không rõ là Ñāṇamoli đã dứt khoát chưa, nên chúng tôi không đưa ra thay đổi nào vào bản dịch của tỳ kheo này. Có lẽ định nghĩa về chữ loka ở đđ 579-80 khiến cho ta nghĩ rằng chữ ‘thế giới’ không được chỉnh cho lắm và có lẽ chữ như ‘tình cảnh’ hay ‘kiếp sống’ có thể thích hợp hơn vì bao quát hơn. Tuy nhiên, cứ để riêng ý nghĩa trung dung và phổ thông của chữ viết bằng tiếng Pali này ra, thì chữ này hình như gần gũi với chữ ‘thế giới’ hay ‘vũ trụ’ (nhưng theo nguyên lý mà nói thì không có một ‘thực thể’ nào trong hiện thực mà chỉ thuần là ‘ý niệm’), chữ ‘thế giới’ có thể có những nghĩa rộng hay nghĩa hẹp, đặc biệt là nghĩa có tính chủ quan như: ‘Vị ấy sống trong thế giới riêng của người ấy’>.