Câu hỏi của Viên Minh
Hỏi:Kính thưa Thầy! Câu chuyện Bách Trượng và ông già chồn, vì không hiểu nhân quả nên ông già chồn phải đọa 500 kiếp làm thân chồn. Về câu chuyện này, các nhà học giả xưa và nay, ai cũng biết.
Ngày nay, các nhà học giả soạn kinh viết sách, họ không viết đúng theo lời Phậtdạy, thêu dệt, thêm bớt theo sự nghĩ tưởng của mình qua tưởng giải và còn dám cả gancắt xén kinh điển làm lệch ý Phật, ý kinh khiến cho đoàn hậu học sau này, ham tu dựa vào kinh sách này, tu hành chẳng đến đâu, uổng công sức và phí cả cuộc đời. Họ đã khéo léo ca ngợi, kêu gọi mọi người và còn bắt buộc phải tu theo năm bộ kinh lớn của Đại Thừa như: Pháp Hoa, Hoa Nghiêm, Bát Nhã, Thủ Lăng Nghiêm, v.v…
Nếu thọ trì tu chứng theo kiểu tưởng pháp này và làm những việc từ thiện xã hội, nhưng không làm chủ được thân tâm, thì các nhà dịch giả và soạn giả những bộ kinh này có công đức hay phước báo gì? Cúi xin Thầy chỉ dạy cho con được rõ!
Đáp:Câu chuyện “Bách Trượng dã hồ”là câu chuyện bịa đặt của Thiền Tông để lừa đảo người khác. Câu chuyện “Bách Trượng dã hồ”là câu chuyện chấp nhận định mệnh nhân quả tức là nhân quả không chuyển hoá được, không thay đổi được, chỉ đừng mê muội nhân quả mà thôi, chỗ “chẳng muội nhân quả”tức là định mệnh. Khi quả đến ta chấp nhận tai nạn, bệnh tật, khổ đau, nhưng không sợ hãi trước tai nạn khổ đau đó. Theo Phật giáo Nguyên Thủy thì ông già chồn nói không đúng: “Bậc đại tu hành chẳng lạc nhân quả”. Chữ “lạc”ở đây có nghĩa là rơi, bị, nghĩa là bậc đại tu hành không bị nhân quả tác dụng, đó là hiểu sai, đã mang thân nhân quả, thì phải có tai nạn, bệnh tật, dù người đó tu đã thành Phật, thân nhân quả vẫn là thân nhân quả không thể thay đổi được, nên vẫn phải có tai nạn, bệnh tật. Nhưng tu đúng theo pháp của đức Phật, thì tâm không dao động trước tai nạn, bệnh tật và kế đó dùng pháp hướng tâm tịnh chỉ, làm cho các cảm thọ khổ, lạc, bất khổ bất lạc, không tác động được vào thân và tâm và còn khắc phục chuyển hóa khổ thọ, lạc thọ ra khỏi thân tâm (Trên thân quán thân để khắc phục tham ưu).Cho nên pháp của Phật, tu hành làm chủ sanh, già, bệnh, chết mà đã làm chủ sanh, già, bệnh, chết thì nghiệp nhân quả làm sao chi phối được, nghiệp nhân quả tuy có nhưng không chi phối được tâm người tu chứng, tức là làm chủ nhân quả, làm chủ nhân quả tức là làm chủ nghiệp, chứ không phải làm chủ cái thân nhân quả duyên hợp như ông già chồn đã nói, còn bảo không mê muội như Thiền Tông mà không làm chủ được các thọ, thì không đúng pháp Phật.
Cho nên cuộc sống (sanh y) không còn đối với tâm ham muốn và các ác pháp (tham, sân, si, mạn, nghi đã chấm dứt), “Tâm như đất trời” thì hành giả tu được như vậy những oai nghi tế hạnh đầy đủ, không còn vi phạm giới luật, dù một lỗi nhỏ nhặt nào, đó là tâm giải thoát của đạo Phật. Ngược lại Thiền Tông, chỉ cần không mê muội nhân quả, nghĩa là thân tâm có bệnh tật, tai nạn, phiền não, sân hận, thương ghét v.v.. Mặc nó, chẳng lo, chẳng sợ, chẳng dẹp, chẳng dứt, cứ để mặc tình, tâm luôn tự tại vô ngại, danh, lợi, dâm dục, ăn ngủ cũng mặc miễn đừng mê muội sợ hãi nó là được.
Do lý luận chẳng mê muội nhân quả như vậy, nên Thiền Tông mới có sản xuất Tế Điên Hòa Thượng, Phật sống Cựu Kim Sơn, Thượng Sĩ Tuệ Trung. Khi đã chứng đạo thì họ “Thõng tay vào chợ”.Chẳng cần giới luật, chẳng trọng đạo đức và đức hạnh. Do đó tu sĩ Thiền Tông và Đại Thừa đã đưa Phật giáo đi vào triết học hiện sinh, đi đến ngõ cụt của cuộc đời tu hành.
Còn các nhà học giả xưa và nay soạn và viết kinh sách Đại Thừa, họ chỉ dạy người tu làm phước thiện “Tứ nhiếp pháp”,tạo phước báo ở đời, chứ không dạy như kinh Nguyên Thủy tu tập để làm chủ sanh tử, luân hồi. Cho nên y báo và phước báo của họ đều gắn liền trong hiện kiếp rõ ràng, nhưng về tội viết sai lời Phật dạy, họ phải chịu quả báo địa ngục, tức là họ phải thọ chịu quả bệnh tật khổ đau trên giường bệnh rất khổ sở, thời gian có thể kéo dài đôi ba năm, bằng chứng trước mắt chúng ta đã chứng kiến các bậc tôn túc đã viên tịch, một cách khổ đau.
Trong suốt khoảng đời sống của chúng ta đã chứng kiến y báo và phước báo, cũng như sự đọa địa ngục của các Ngài.
Đó là công đức thiện pháp của pháp môn Đại Thừa, cũng như công đức thiện pháp của các tôn giáo khác ngăn chặn được ác pháp của một số người, nhờ đó ta mới thấy được phước hữu lậu của họ, với những pháp môn này họ không thể hưởng được phước vô lậu. Duy chỉ có pháp môn của Phật giáo Nguyên Thủy thì mới hưởng được phước vô lậu, tức là làm chủ sự sống chết và cũng chính là làm chủ nhân quả của kiếp người. Đối với các pháp môn của Đại Thừa chỉ dạy tu tập chẳng mê muội nhân quả, chứ không làm chủ được nhân quả.
Việc làm của các nhà học giả là để thọ hưởng phước báo tột đỉnh danh lợi của cuộc đời, chứ không phải giải thoát. Tuy rằng hưởng phước báo như vậy, nhưng đã dạy sai ý Phật, khiến cho Phật pháp suy đồi, không người tu chứng giải thoát, và toàn bộ tu sĩ đều thiếu đức hạnh, phạm giới, nên các Ngài phải chịu quả báo về tội đọa như trong luật đã dạy. Trước khi sắp viên tịch phải chịu luật nhân quả hành hạ xác thân đau khổ trên giường bệnh, mà chúng ta đã chứng kiến, không có vị Hòa Thượng nào tránh khỏi, Tăng cũng như Ni càng phước báo lớn càng đau khổ nhiều.
Luật nhân quả đã dạy, trong các pháp thiện có các pháp ác, trong các pháp ác có các pháp thiện. Tại sao vậy?
Tại vì các pháp môn của kinh sách phát triển dạy làm thiện mà không có pháp dạy ly dục ly ác pháp, nên tâm dục của các ngài chưa ly, ác pháp chưa diệt, các Ngài đều phạm giới, bẻ vụn giới, ăn ngủ phi thời, sống phóng dật, chạy theo sáu trần bên ngoài, nên chấp nhận học hành cấp bằng, chùa to, tháp lớn (giống như nhà giàu). Những phước báo mà kinh sách phát triển dạy là phước báo hữu lậu, bằng chứng cụ thể rõ ràng như: Hòa Thượng Thanh Từ, Hòa Thượng Nhất Hạnh đã đạt được những phước báo đó. Còn nói đến phước báo vô lậu thì không thể nghĩ bàn, đó là sự làm chủ sanh, già, bệnh, chết chỉ có kinh Nguyên Thủy của Đạo Phật mới có những pháp hành này mà thôi.