Luật Tạng: Tập Yếu

I. CHƯƠNG MƯỜI SÁU PHẦN CHÍNH THUỘC PHÂN TÍCH GIỚI TỲ KHƯU

[1] Đức Thế Tôn ấy là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác khi biết được, khi thấy được đã quy định điều pārājika (bất cộng trụ) thứ nhất tại đâu? Liên quan đến ai? Về sự việc gì? Trong trường hợp ấy, có điều quy định (paññatti), có điều quy định thêm (anupaññatti), có điều quy định khi (sự việc) chưa xảy ra (anuppannapaññatti) không? Là điều quy định (áp dụng) cho tất cả mọi nơi, (hay là) điều quy định (áp dụng) cho khu vực? Là điều quy định chung (sādhāraṇapaññatti) (cho tỳ khưu và tỳ khưu ni) hay là điều quy định riêng? Là điều quy định cho một (hội chúng) hay là điều quy định cho cả hai (hội chúng tỳ khưu và tỳ khưu ni)? (Điều ấy) được gồm chung vào phần nào, được tính vào phần nào trong năm cách đọc tụng giới bổn Pātimokkha? Được đưa ra đọc tụng với phần đọc tụng nào? Là sự hư hỏng (vipatti) nào trong bốn sự hư hỏng? Thuộc về nhóm tội nào trong bảy nhóm tội? Sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội? Thuộc về sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng? Được giải quyết với bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp (tranh tụng)? Trong trường hợp ấy, điều gì gọi là Luật (ko vinayo)? Trong trường hợp ấy, điều gì gọi là Thắng Luật (ko abhivinayo)? Trong trường hợp ấy, điều gì gọi là giới bổn Pātimokkha? Trong trường hợp ấy, điều gì gọi là Tăng thượng giới bổn Pātimokkha (adhipātimokkhaṃ)? Điều gì là sự phạm tội? Điều gì là sự thành tựu? Điều gì là sự thực hành? Đức Thế Tôn quy định điều pārājika thứ nhất vì bao nhiêu lợi ích? Những ai học tập (điều ấy)? Những ai có sự học tập đã thực hành xong? (Điều ấy) được tồn tại ở đâu? Những ai duy trì (điều ấy)? Là lời dạy là của ai? Do ai truyền đạt lại?

[2] Đức Thế Tôn ấy là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác khi biết được, khi thấy được đã quy định điều pārājika thứ nhất tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Vesālī (Xá Vệ).

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến Sudinna Kalandaputta (con trai của Kalanda).

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, Sudinna Kalandaputta đã thực hiện việc đôi lứa với người vợ cũ.

Trong trường hợp ấy, có điều quy định, có điều quy định thêm, có điều quy định khi (sự việc) chưa xảy ra không?

– Có một điều quy định, có hai điều quy định thêm, không có điều quy định khi (sự việc) chưa xảy ra trong trường hợp ấy.

Là điều quy định (áp dụng) cho tất cả mọi nơi, (hay là) điều quy định (áp dụng) cho khu vực?

– Là điều quy định (áp dụng) cho tất cả mọi nơi.

Là điều quy định chung (cho tỳ khưu và tỳ khưu ni) hay là điều quy định riêng?

– Là điều quy định chung.

Là điều quy định cho một (hội chúng) hay là điều quy định cho cả hai (hội chúng tỳ khưu và tỳ khưu ni)?

– Là điều quy định cho cả hai.

(Điều ấy) được gồm chung vào phần nào, được tính vào phần nào trong năm cách đọc tụng giới bổn Pātimokkha?

– Được gồm chung vào phần mở đầu (nidāna), được tính vào phần mở đầu.

Được đưa ra đọc tụng với phần đọc tụng nào?

– Được đưa ra đọc tụng với phần đọc tụng thứ nhì.

Là sự hư hỏng nào trong bốn sự hư hỏng?

– Là sự hư hỏng về giới.

Thuộc về nhóm tội nào trong bảy nhóm tội?

– Thuộc về nhóm tội pārājika.

Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội?

– Điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu.

Là sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng?

– Là sự tranh tụng liên quan đến tội.

Trong bảy cách dàn xếp (sự tranh tụng), điều ấy được giải quyết với bao nhiêu cách dàn xếp?

– Điều ấy được giải quyết với hai cách dàn xếp: Hành xử Luật với sự hiện diện (sammukhāvinayena) và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận (paṭiññātakaraṇena).

Trong trường hợp ấy điều gì gọi là Luật? Trong trường hợp ấy điều gì gọi là Thắng Luật?

– Sự quy định gọi là Luật. Sự phân tích gọi là Thắng Luật.

Trong trường hợp ấy điều gì gọi là giới bổn Pātimokkha? Trong trường hợp ấy điều gì gọi là Tăng thượng giới bổn Pātimokkha?

– Sự quy định gọi là giới bổn Pātimokkha. Sự phân tích gọi là Tăng thượng giới bổn Pātimokkha.

Điều gì là sự phạm tội?

– Việc không tự kiềm chế (asaṃvaro) là sự phạm tội.

Điều gì là sự thành tựu?

– Việc tự kiềm chế (saṃvaro) là sự thành tựu.

Điều gì là sự thực hành?

– “Tôi sẽ không làm việc có hình thức như thế,” sau khi thọ trì vị ấy thực hành các điều học cho đến trọn đời, tận hơi thở vào cuối cùng.

Đức Thế Tôn quy định điều pārājika thứ nhất vì bao nhiêu lợi ích?

– Đức Thế Tôn quy định điều pārājika thứ nhất vì mười lợi ích: Nhằm sự tốt đẹp cho hội chúng, nhằm sự an lạc cho hội chúng, nhằm việc trấn áp những nhân vật ác xấu, nhằm sự lạc trú của các tỳ khưu hiền thiện, nhằm ngăn ngừa các lậu hoặc trong hiện tại, nhằm sự trừ diệt các lậu hoặc trong tương lai, nhằm đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, nhằm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin, nhằm sự tồn tại của Chánh Pháp, và nhằm sự hỗ trợ Luật.

Những ai học tập (điều ấy)?

– Các bậc Thánh hữu học và các thiện nhân phàm phu học tập (điều ấy).

Những ai có sự học tập đã thực hành xong?

– Các bậc A-la-hán có sự học tập đã thực hành xong.

(Điều ấy) được tồn tại ở đâu?

– Được tồn tại ở các vị có sự ưa thích việc học tập.

Những ai duy trì (điều ấy)?

– Những vị nào có phận sự thực hành, những vị ấy duy trì.

Là lời dạy là của ai?

– Là lời dạy của đức Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác.

Do ai truyền đạt lại?

– Được truyền đạt lại theo sự kế tục (của các vị trưởng lão).

 [3]

Các ngài Upāli,
và ngài Dāsaka,
cũng vậy Soṇaka,
và ngài Siggava,
Moggallīputta
là vị đứng thứ năm,
các vị ấy truyền lại
ở Jambu huy hoàng.
Từ đó, Mahinda,
[1]
và ngài Iṭṭiya,
trưởng lão Uttiya,
và ngài Sambala,
bậc trí tên Bhadda,
các vị hàng đầu ấy
có trí tuệ vĩ đại
từ hòn đảo Jambu
đã đi đến nơi đây
và giảng dạy Tạng Luật
ở Tambapaṇṇi;
các vị còn giảng dạy
năm bộ Nikāya
và bảy bộ Diệu Pháp.
Rồi đến vị thông minh
là ngài Ariṭṭha,
và Tissadatta
là bậc có trí tuệ,
Kāḷasumana
vị có lòng tự tin,
trưởng lão tên Dīgha,
và bậc có trí tuệ
Dīghasumana.
Thêm nữa, là các ngài
Kāḷasumana,
và trưởng lão Nāga,
Buddharakkhita,
và trưởng lão Tissa
là vị có thông minh,
và trưởng lão Deva
là vị có trí tuệ.
Lại nữa Sumana
là vị có thông minh
và rành rẽ về Luật,
ngài Cūḷanāga
đa văn, khó công kích
giống như con voi vậy.    
Được tôn vinh trọng thể
ở xứ Rohaṇa
ngài Dhammapāli,
vị đệ tử của người
có tên là Khema
là vị đại trí tuệ
là vị thông Tam Tạng
sáng ngời ở trên đảo
như chúa các vì sao
là nhờ vào trí tuệ.
Ngài Upatissa
là vị có thông minh,
ngài Pussadeva
là vị đại Pháp sư,
thêm nữa Sumana
là vị có thông minh,
ngài có tên Puppha
là vị được nghe nhiều,
ngài Mahāsīva
là vị đại Pháp sư,
vị có sự rành rẽ
mọi vấn đề Tam Tạng.
Thêm nữa Upāli
là vị có thông minh
và rành rẽ về Luật,
ngài Mahānāga
là vị đại trí tuệ
vị có sự rành rẽ
truyền thống của Chánh Pháp.
Thêm nữa Abhaya
là vị có thông minh
vị có sự rành rẽ
mọi vấn đề Tam Tạng.
Và trưởng lão Tissa
là vị có thông minh
và rành rẽ về Luật,
vị đệ tử của người
có tên là Pussa
đại trí tuệ, đa văn,
đã thiết lập vững vàng
đã hộ trì Giáo Pháp
ở hòn đảo Jambu.
Và Cūḷābhaya
là vị có thông minh
và rành rẽ về Luật,
và trưởng lão Tissa
là vị có thông minh
vị có sự rành rẽ
truyền thống của Chánh Pháp.
Và Cūḷādeva
là vị có thông minh
và rành rẽ về Luật.
Và trưởng lão Sīva
là vị có thông minh
vị có sự rành rẽ
mọi vấn đề của Luật.
Những vị hàng đầu ấy
có được đại trí tuệ
là những vị thông Luật
rành rẽ về đường lối
đã phổ biến Tạng Luật
ở trên hòn đảo (này)
tên Tambapaṇṇi.

[4] Đức Thế Tôn ấy là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác khi biết được, khi thấy được đã quy định điều pārājika thứ nhì tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Rājagaha (Vương Xá).

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến Dhaniya, con trai người thợ gốm.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, Dhaniya con trai người thợ gốm đã lấy các cây gỗ của đức vua là vật chưa được cho.

– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm, không có điều quy định khi (sự việc) chưa xảy ra.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: Có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.

...(như trên)...

[5] Điều pārājika thứ ba đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Vesālī.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu đã đoạt lấy mạng sống lẫn nhau.

– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm, không có điều quy định khi (sự việc) chưa xảy ra.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: Có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.

...(như trên)...

[6] Điều pārājika thứ tư đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Vesālī.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các vị tỳ khưu ở bờ sông Vaggumudā.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các vị tỳ khưu ở bờ sông Vaggumudā đã khen ngợi về pháp thượng nhân của vị này vị nọ đến các cư sĩ.

– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm, không có điều quy định khi (sự việc) chưa xảy ra.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: Có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.

...(như trên)...

Dứt bốn điều pārājika.

Tóm lược phần này:

[7]

Bốn pārājika:
thực hiện việc đôi lứa,
lấy vật chưa được cho,
đoạt (mạng sống) của người,
pháp thượng nhân (chưa chứng),
là nhân đoạn lìa hẳn
chẳng có chút nghi ngờ.

*******

[8] Đức Thế Tôn ấy là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác khi biết được, khi thấy được đã quy định điều saṅghādisesa (tăng tàng) đến vị gắng sức và làm xuất ra tinh dịch tại đâu? Liên quan đến ai? Về sự việc gì? Trong trường hợp ấy, có điều quy định, có điều quy định thêm, có điều quy định khi (sự việc) chưa xảy ra không? Là điều quy định (áp dụng) cho tất cả mọi nơi, (hay là) điều quy định (áp dụng) cho khu vực? Là điều quy định chung (cho tỳ khưu và tỳ khưu ni) hay là điều quy định riêng? Là điều quy định cho một (hội chúng) hay là điều quy định cho cả hai (hội chúng tỳ khưu và tỳ khưu ni)? (Điều ấy) được gồm chung vào phần nào, được tính vào phần nào trong năm cách đọc tụng giới bổn Pātimokkha? Được đưa ra đọc tụng với phần đọc tụng nào? Là sự hư hỏng nào trong bốn sự hư hỏng? Thuộc về nhóm tội nào trong bảy nhóm tội? Sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội? Thuộc về sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng? Được giải quyết với bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp (tranh tụng)? Trong trường hợp ấy, điều gì gọi là Luật? Trong trường hợp ấy, điều gì gọi là Thắng Luật? Trong trường hợp ấy, điều gì gọi là giới bổn Pātimokkha? Trong trường hợp ấy, điều gì gọi là Tăng thượng giới bổn Pātimokkha? Điều gì là sự phạm tội? Điều gì là sự thành tựu? Điều gì là sự thực hành? Đức Thế Tôn quy định điều pārājika thứ nhất vì bao nhiêu lợi ích? Những ai học tập (điều ấy)? Những ai có sự học tập đã thực hành xong? (Điều ấy) được tồn tại ở đâu? Những ai duy trì (điều ấy)? Là lời dạy là của ai? Do ai truyền đạt lại?

[9] Đức Thế Tôn ấy là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác khi biết được, khi thấy được đã quy định điều saṅghādisesa đến vị gắng sức và làm xuất ra tinh dịch tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi (Xá Vệ).

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến đại đức Seyyasaka.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, đại đức Seyyasaka đã gắng sức bằng tay và làm xuất ra tinh dịch.

Trong trường hợp ấy, có điều quy định, có điều quy định thêm, có điều quy định khi (sự việc) chưa xảy ra không?

– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm, không có điều quy định khi (sự việc) chưa xảy ra trong trường hợp ấy.

Là điều quy định (áp dụng) cho tất cả mọi nơi, (hay là) điều quy định (áp dụng) cho khu vực?

– Là điều quy định (áp dụng) cho tất cả mọi nơi.

Là điều quy định chung (cho tỳ khưu và tỳ khưu ni) hay là điều quy định riêng?

– Là điều quy định riêng (cho tỳ khưu).

Là điều quy định cho một (hội chúng) hay là điều quy định cho cả hai (hội chúng tỳ khưu và tỳ khưu ni)?

– Là điều quy định cho một (hội chúng tỳ khưu).

(Điều ấy) được gồm chung vào phần nào, được tính vào phần nào trong năm cách đọc tụng giới bổn Pātimokkha?

– Được gồm chung vào phần mở đầu, được tính vào phần mở đầu.

Được đưa ra đọc tụng với phần đọc tụng nào?

– Được đưa ra đọc tụng với phần đọc tụng thứ ba.

Là sự hư hỏng nào trong bốn sự hư hỏng?

– Là sự hư hỏng về giới.

Thuộc về nhóm tội nào trong bảy nhóm tội?

– Thuộc về nhóm tội saṅghādisesa.

Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội?

– Điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu.

Là sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng?

– Là sự tranh tụng liên quan đến tội.

Trong bảy cách dàn xếp (sự tranh tụng), điều ấy được giải quyết với bao nhiêu cách dàn xếp?

– Điều ấy được giải quyết với hai cách dàn xếp: Hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận.

Trong trường hợp ấy điều gì gọi là Luật? Trong trường hợp ấy điều gì gọi là Thắng Luật?

– Sự quy định gọi là Luật. Sự phân tích gọi là Thắng Luật.

Trong trường hợp ấy điều gì gọi là giới bổn Pātimokkha? Trong trường hợp ấy điều gì gọi là Tăng thượng giới bổn Pātimokkha?

– Sự quy định gọi là giới bổn Pātimokkha. Sự phân tích gọi là Tăng thượng giới bổn Pātimokkha.

Điều gì là sự phạm tội?

– Việc không tự kiềm chế là sự phạm tội.

Điều gì là sự thành tựu?

– Việc tự kiềm chế là sự thành tựu.

Điều gì là sự thực hành?

– “Tôi sẽ không làm việc có hình thức như thế,” sau khi thọ trì vị ấy thực hành các điều học cho đến trọn đời, tận hơi thở vào cuối cùng.

Đức Thế Tôn quy định điều saṅghādisesa đến vị gắng sức và làm xuất ra tinh dịch vì bao nhiêu lợi ích?

– Đức Thế Tôn quy định điều saṅghādisesa đến vị đã gắng sức và làm xuất ra tinh dịch vì mười lợi ích: Nhằm sự tốt đẹp cho hội chúng, nhằm sự an lạc cho hội chúng, nhằm việc trấn áp những nhân vật ác xấu, nhằm sự lạc trú của các tỳ khưu hiền thiện, nhằm ngăn ngừa các lậu hoặc trong hiện tại, nhằm sự trừ diệt các lậu hoặc trong tương lai, nhằm đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, nhằm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin, nhằm sự tồn tại của Chánh Pháp, và nhằm sự hỗ trợ Luật.

Những ai học tập (điều ấy)?

– Các bậc Thánh hữu học và các thiện nhân phàm phu học tập (điều ấy).

Những ai có sự học tập đã thực hành xong?

– Các bậc A-la-hán có sự học tập đã thực hành xong.

(Điều ấy) được tồn tại ở đâu?

– Được tồn tại ở các vị có sự ưa thích việc học tập.

Những ai duy trì (điều ấy)?

– Những vị nào có phận sự thực hành, những vị ấy duy trì.

Là lời dạy là của ai?

– Là lời dạy của đức Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác.

Do ai truyền đạt lại?

– Được truyền đạt lại theo sự kế tục (của các vị trưởng lão).

Các ngài Upāli,
và ngài Dāsaka,
cũng vậy Soṇaka,
và ngài Siggava,
Moggallīputta
là vị đứng thứ năm,
các vị ấy truyền lại
ở Jambu huy hoàng.
Từ đó, Mahinda,
và ngài Iṭṭiya,
trưởng lão Uttiya,
và ngài Sambala,
...(như trên)...
Những vị hàng đầu ấy
có được đại trí tuệ
là những vị thông Luật
rành rẽ về đường lối
đã phổ biến Tạng Luật
ở trên hòn đảo (này)
tên Tambapaṇṇi.

[10] Đức Thế Tôn ấy là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác khi biết được, khi thấy được đã quy định điều saṅghādisesa đến vị thực hiện việc xúc chạm thân thể với người nữ tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến đại đức Udāyi.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, đại đức Udāyi đã thực hiện việc xúc chạm thân thể với người nữ.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu.

...(như trên)...

[11] Đức Thế Tôn ấy là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác khi biết được, khi thấy được đã quy định điều saṅghādisesa đến vị nói với người nữ bằng những lời dâm dật tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến đại đức Udāyi.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, đại đức Udāyi đã nói với người nữ bằng những lời dâm dật.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: Có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.

...(như trên)...

[12] Đức Thế Tôn ấy là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác khi biết được, khi thấy được đã quy định điều saṅghādisesa đến vị ca ngợi sự hầu hạ tình dục cho bản thân trong sự hiện diện của người nữ tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến đại đức Udāyi.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, đại đức Udāyi đã ca ngợi sự hầu hạ tình dục cho bản thân trong sự hiện diện của người nữ.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[13] Đức Thế Tôn ấy là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác khi biết được, khi thấy được đã quy định điều saṅghādisesa đến vị tiến hành việc mai mối tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến đại đức Udāyi.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, đại đức Udāyi đã tiến hành việc mai mối.

– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội: Có thể sanh lên do thân, không do khẩu không do ý; có thể sanh lên do khẩu, không do thân không do ý; có thể sanh lên do thân và do khẩu, không do ý; có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.

...(như trên)...

[14] Đức Thế Tôn ấy là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác khi biết được, khi thấy được đã quy định điều saṅghādisesa đến vị tự mình xin (vật liệu) rồi cho xây dựng cốc liêu tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Āḷavī.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu ở Āḷavī.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu ở Āḷavī sau khi tự mình xin (vật liệu) rồi đã cho xây dựng cốc liêu.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[15] Đức Thế Tôn ấy là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác khi biết được, khi thấy được đã quy định điều saṅghādisesa đến vị cho xây dựng trú xá lớn tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Kosambī.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến đại đức Channa.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, đại đức Channa trong khi cho dọn sạch khu đất của trú xá đã bảo người đốn ngã cội cây nọ vốn được dùng làm nơi thờ phượng.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[16] Đức Thế Tôn ấy là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác khi biết được, khi thấy được đã quy định điều saṅghādisesa đến vị bôi nhọ tỳ khưu với tội pārājika không có nguyên cớ tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Rājagaha.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các vị tỳ khưu nhóm Mettiya và Bhummajaka.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các vị tỳ khưu nhóm Mettiya và Bhummajaka đã bôi nhọ đại đức Dabba Mallaputta với tội pārājika không có nguyên cớ.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[17] Đức Thế Tôn ấy là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác khi biết được, khi thấy được đã quy định điều saṅghādisesa đến vị nắm lấy sự kiện nào đó chỉ là nhỏ nhặt thuộc về cuộc tranh tụng có quan hệ khác biệt rồi bôi nhọ tỳ khưu về tội pārājika tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Rājagaha.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các vị tỳ khưu nhóm Mettiya và Bhummajaka.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các vị tỳ khưu nhóm Mettiya và Bhummajaka đã nắm lấy sự kiện nào đó chỉ là nhỏ nhặt thuộc về cuộc tranh tụng có quan hệ khác biệt rồi bôi nhọ đại đức Dabba Mallaputta về tội pārājika.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[18] Điều saṅghādisesa đến vị tỳ khưu chia rẽ hội chúng và không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Rājagaha.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến Devadatta.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, Devadatta đã ra sức cho việc chia rẽ hội chúng hợp nhất.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.

...(như trên)...

[19] Điều saṅghādisesa đến các vị tỳ khưu là những kẻ xu hướng theo việc chia rẽ (hội chúng) và không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Rājagaha.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu là những kẻ xu hướng theo Devadatta đang ra sức cho việc chia rẽ hội chúng.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.

...(như trên)...

[20] Điều saṅghādisesa đến vị tỳ khưu khó dạy và không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Kosambī.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến đại đức Channa.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, đại đức Channa trong khi được các vị tỳ khưu nói đúng theo Pháp đã tỏ ra ương ngạnh.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.

...(như trên)...

[21] Điều saṅghādisesa đến vị tỳ khưu làm hư hỏng các gia đình và không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka khi được hội chúng thực thi hành sự xua đuổi đã chê bai các tỳ khưu là có sự thiên vị vì thương, có sự thiên vị vì ghét, có sự thiên vị vì si mê, có sự thiên vị vì sợ hãi.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.

...(như trên)...

Dứt mười ba điều saṅghādisesa.

Tóm lược phần này:

[22]

Việc xuất ra (tinh dịch),
xúc chạm phần thân thể,
nói những lời dâm dục                 
nhục dục cho bản thân
mai mối, và cốc liêu,
trú xá, không nguyên cớ,
điều nhỏ nhặt nào đó,
thêm vào việc chia rẽ,
những kẻ theo vị ấy,
và vị khó khuyên bảo,
làm hỏng các gia đình,
như thế mười ba điều
saṅghādisesā.

*******

[23] Đức Thế Tôn ấy là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác khi biết được, khi thấy được đã quy định điều aniyata (bất định) thứ nhất tại đâu? Liên quan đến ai? Về sự việc gì? Trong trường hợp ấy, có điều quy định, có điều quy định thêm, có điều quy định khi (sự việc) chưa xảy ra không? Là điều quy định (áp dụng) cho tất cả mọi nơi, (hay là) điều quy định (áp dụng) cho khu vực? Là điều quy định chung (cho tỳ khưu và tỳ khưu ni) hay là điều quy định riêng? Là điều quy định cho một (hội chúng) hay là điều quy định cho cả hai (hội chúng tỳ khưu và tỳ khưu ni)? (Điều ấy) được gồm chung vào phần nào, được tính vào phần nào trong năm cách đọc tụng giới bổn Pātimokkha? Được đưa ra đọc tụng với phần đọc tụng nào? Là sự hư hỏng nào trong bốn sự hư hỏng? Thuộc về nhóm tội nào trong bảy nhóm tội? Sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội? Thuộc về sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng? Được giải quyết với bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp (tranh tụng)? Trong trường hợp ấy, điều gì gọi là Luật? Trong trường hợp ấy, điều gì gọi là Thắng Luật? Trong trường hợp ấy, điều gì gọi là giới bổn Pātimokkha? Trong trường hợp ấy, điều gì gọi là Tăng thượng giới bổn Pātimokkha? Điều gì là sự phạm tội? Điều gì là sự thành tựu? Điều gì là sự thực hành? Đức Thế Tôn quy định điều aniyata thứ nhất vì bao nhiêu lợi ích? Những ai học tập (điều ấy)? Những ai có sự học tập đã thực hành xong? (Điều ấy) được tồn tại ở đâu? Những ai duy trì (điều ấy)? Là lời dạy là của ai? Do ai truyền đạt lại?

[24] Đức Thế Tôn ấy là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác khi biết được, khi thấy được đã quy định điều aniyata thứ nhất tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến đại đức Udāyi.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, đại đức Udāyi đã cùng với người nữ một nam một nữ ngồi ở chỗ ngồi kín đáo, được che khuất, thuận tiện cho hành động.

Trong trường hợp ấy, có điều quy định, có điều quy định thêm, có điều quy định khi (sự việc) chưa xảy ra không?

– Có một điều quy định, không có điều quy định thêm và điều quy định khi (sự việc) chưa xảy ra trong trường hợp ấy.

Là điều quy định (áp dụng) cho tất cả mọi nơi, (hay là) điều quy định (áp dụng) cho khu vực?

– Là điều quy định (áp dụng) cho tất cả mọi nơi.

Là điều quy định chung (cho tỳ khưu và tỳ khưu ni) hay là điều quy định riêng?

– Là điều quy định riêng (cho tỳ khưu).

Là điều quy định cho một (hội chúng) hay là điều quy định cho cả hai (hội chúng tỳ khưu và tỳ khưu ni)?

– Là điều quy định cho một (hội chúng tỳ khưu).

Trong năm cách đọc tụng giới bổn Pātimokkha, (điều ấy) được gồm chung vào phần nào, được tính vào phần nào?

– (Điều ấy) được gồm chung vào phần mở đầu, được tính vào phần mở đầu.

Vị thực hiện việc đọc tụng với phần đọc tụng nào?

– Vị thực hiện việc đọc tụng với phần đọc tụng thứ tư.

Là sự hư hỏng nào trong bốn sự hư hỏng?

– Có thể là sự hư hỏng về giới, có thể là sự hư hỏng về hạnh kiểm.

Thuộc về nhóm tội nào trong bảy nhóm tội?

– Có thể thuộc về nhóm tội pārājika, có thể thuộc về nhóm tội saṅghādisesa, có thể thuộc về nhóm tội pācittiya.

Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội?

– Điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu.

Là sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng?

– Là sự tranh tụng liên quan đến tội.

Trong bảy cách dàn xếp (sự tranh tụng), điều ấy được giải quyết với bao nhiêu cách dàn xếp?

– Điều ấy được giải quyết với ba cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận; có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

Trong trường hợp ấy điều gì gọi là Luật? Trong trường hợp ấy điều gì gọi là Thắng Luật?

– Sự quy định gọi là Luật. Sự phân tích gọi là Thắng Luật.

Trong trường hợp ấy điều gì gọi là giới bổn Pātimokkha? Trong trường hợp ấy điều gì gọi là Tăng thượng giới bổn Pātimokkha?

– Sự quy định gọi là giới bổn Pātimokkha. Sự phân tích gọi là Tăng thượng giới bổn Pātimokkha.

Điều gì là sự phạm tội?

– Việc không tự kiềm chế là sự phạm tội.

Điều gì là sự thành tựu?

– Việc tự kiềm chế là sự thành tựu.

Điều gì là sự thực hành?

– “Tôi sẽ không làm việc có hình thức như thế,” sau khi thọ trì vị ấy thực hành các điều học cho đến trọn đời, tận hơi thở vào cuối cùng.

Đức Thế Tôn quy định điều aniyata thứ nhất vì bao nhiêu lợi ích?

– Đức Thế Tôn quy định điều aniyata thứ nhất vì mười lợi ích: Nhằm sự tốt đẹp cho hội chúng, nhằm sự an lạc cho hội chúng, nhằm việc trấn áp những nhân vật ác xấu, nhằm sự lạc trú của các tỳ khưu hiền thiện, nhằm ngăn ngừa các lậu hoặc trong hiện tại, nhằm sự trừ diệt các lậu hoặc trong tương lai, nhằm đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, nhằm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin, nhằm sự tồn tại của Chánh Pháp, và nhằm sự hỗ trợ Luật.

Những ai học tập (điều ấy)?

– Các bậc Thánh hữu học và các thiện nhân phàm phu học tập (điều ấy).

Những ai có sự học tập đã thực hành xong?

– Các bậc A-la-hán có sự học tập đã thực hành xong.

(Điều ấy) được tồn tại ở đâu?

– Được tồn tại ở các vị có sự ưa thích việc học tập.

Những ai duy trì (điều ấy)?

– Những vị nào có phận sự thực hành, những vị ấy duy trì.

Là lời dạy của ai?

– Là lời dạy của đức Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác.

Do ai truyền đạt lại?

– Được truyền đạt lại theo sự kế tục (của các vị trưởng lão).

Các ngài Upāli,
và ngài Dāsaka,
cũng vậy Soṇaka,
và ngài Siggava,
Moggallīputta
là vị đứng thứ năm,
các vị ấy truyền lại
ở Jambu huy hoàng.
Từ đó, Mahinda,
và ngài Iṭṭiya,
trưởng lão Uttiya,
và ngài Sambala,
...(như trên)...
Những vị hàng đầu ấy
có được đại trí tuệ
là những vị thông Luật
rành rẽ về đường lối
đã phổ biến Tạng Luật
ở trên hòn đảo (này)
tên Tambapaṇṇi.

[25] Đức Thế Tôn ấy là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác khi biết được, khi thấy được đã quy định điều aniyata thứ nhì tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến đại đức Udāyi.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, đại đức Udāyi đã cùng với người nữ một nam một nữ ngồi ở nơi kín đáo.

Trong trường hợp ấy, có điều quy định, có điều quy định thêm, có điều quy định khi (sự việc) chưa xảy ra không?

– Có một điều quy định, không có điều quy định thêm và điều quy định khi (sự việc) chưa xảy ra trong trường hợp ấy.

Là điều quy định (áp dụng) cho tất cả mọi nơi, (hay là) điều quy định (áp dụng) cho khu vực?

– Là điều quy định (áp dụng) cho tất cả mọi nơi.

Là điều quy định chung (cho tỳ khưu và tỳ khưu ni) hay là điều quy định riêng?

– Là điều quy định riêng (cho tỳ khưu).

Là điều quy định cho một (hội chúng) hay là điều quy định cho cả hai (hội chúng tỳ khưu và tỳ khưu ni)?

– Là điều quy định cho một (hội chúng tỳ khưu).

Trong năm cách đọc tụng giới bổn Pātimokkha, (điều ấy) được gồm chung vào phần nào, được tính vào phần nào?

– (Điều ấy) được gồm chung vào phần mở đầu, được tính vào phần mở đầu.

Vị thực hiện việc đọc tụng với phần đọc tụng nào?

– Vị thực hiện việc đọc tụng với phần đọc tụng thứ tư.

Là sự hư hỏng nào trong bốn sự hư hỏng?

– Có thể là sự hư hỏng về giới, có thể là sự hư hỏng về hạnh kiểm.

Thuộc về nhóm tội nào trong bảy nhóm tội?

– Có thể thuộc về nhóm tội saṅghādisesa, có thể thuộc về nhóm tội pācittiya.

Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội?

– Điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.

Là sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng?

– Là sự tranh tụng liên quan đến tội.

Trong bảy cách dàn xếp (sự tranh tụng), điều ấy được giải quyết với bao nhiêu cách dàn xếp?

– Điều ấy được giải quyết với ba cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận; có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

...(như trên)...

Dứt hai điều aniyata.

Tóm lược phần này:

[26]

Thuận tiện việc hành động
chính là như thế ấy,
và không như thế ấy,
đức Phật vị đứng đầu
khéo quy định như thế
về (hai) điều bất định.

*******

[27] Đức Thế Tôn ấy là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác khi biết được, khi thấy được đã quy định điều nissaggiya pācittiya (ưng xả đối trị) đến vị vượt quá mười ngày về (việc cất giữ) y phụ trội tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Vesālī.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã sử dụng y phụ trội.

– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm.

– Điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: có thể sanh lên do thân và do khẩu, không do ý; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.

...(như trên)...

[28] Điều nissaggiya pācittiya đến vị xa lìa ba y một đêm đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu sau khi giao y tận tay của các tỳ khưu rồi đã ra đi du hành trong xứ sở với y nội và y vai trái.

– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: có thể sanh lên do thân và do khẩu, không do ý; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.

...(như trên)...

[29] Điều nissaggiya pācittiya đến vị sau khi thọ lãnh y ngoài hạn kỳ rồi (cất giữ) vượt quá một tháng đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu sau khi thọ lãnh y ngoài hạn kỳ rồi đã (cất giữ) vượt quá một tháng.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: có thể sanh lên do thân và do khẩu, không do ý; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.

...(như trên)...

[30] Điều nissaggiya pācittiya đến vị bảo tỳ khưu ni không phải là thân quyến giặt y cũ đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến đại đức Udāyi.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, đại đức Udāyi đã bảo tỳ khưu ni không phải là thân quyến giặt y cũ.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[31] Điều nissaggiya pācittiya đến vị thọ lãnh y từ tay tỳ khưu ni không phải là thân quyến đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Rājagaha.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến đại đức Udāyi.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, đại đức Udāyi thọ lãnh y từ tay tỳ khưu ni không phải là thân quyến.

– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[32] Điều nissaggiya pācittiya đến vị yêu cầu nam gia chủ hoặc nữ gia chủ không phải là thân quyến về y đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến đại đức Upananda con trai dòng Sākya (Thích Ca).

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, đại đức Upananda con trai dòng Sākya đã yêu cầu người con trai nhà đại phú không phải là thân quyến về y.

– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[33] Điều nissaggiya pācittiya đến vị yêu cầu nam gia chủ hoặc nữ gia chủ không phải là thân quyến về y vượt quá số lượng cho phép đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã không biết chừng mực và yêu cầu nhiều y.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[34] Điều nissaggiya pācittiya đến vị khi chưa được thỉnh cầu trước lại đi đến gặp gia chủ không phải là thân quyến và đưa ra sự căn dặn về y đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến đại đức Upananda con trai dòng Sākya.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, đại đức Upananda con trai dòng Sākya khi chưa được thỉnh cầu trước đã đi đến gặp gia chủ không phải là thân quyến và đưa ra sự căn dặn về y.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[35] Điều nissaggiya pācittiya đến vị khi chưa được thỉnh cầu trước lại đi đến gặp các gia chủ không phải là thân quyến và đưa ra sự căn dặn về y đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến đại đức Upananda con trai dòng Sākya.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, đại đức Upananda con trai dòng Sākya khi chưa được thỉnh cầu trước đã đi đến gặp các gia chủ không phải là thân quyến và đưa ra sự căn dặn về y.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[36] Điều nissaggiya pācittiya đến vị đạt được y bằng lời nhắc nhở quá ba lần và bằng hành động đứng (im lặng) quá sáu lần đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến đại đức Upananda con trai dòng Sākya.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, đại đức Upananda con trai dòng Sākya khi được nam cư sĩ nói rằng: “Thưa ngài, xin hãy chờ đợi đến ngày mai” đã không chờ đợi.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội:

...(như trên)...

Phần Kaṭhina là phần thứ nhất.

Tóm lược phần này:

[37]

Sự vượt quá, một đêm,
ngoại thời, giặt y cũ,
thọ lãnh là thứ năm,
và có sự yêu cầu,
(nhận) quá mức quy định,
vị chưa được thỉnh ý
là có hai (trường hợp),
và nhắc nhở ba lần.

*******

[38] Điều nissaggiya pācittiya đến vị bảo làm tấm trải nằm (ngọa cụ) có trộn lẫn tơ tằm đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Āḷavī.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã đi đến gặp các người thợ dệt tơ tằm và nói như vầy: “Này các đạo hữu, hãy nấu nhiều kén tằm rồi bố thí đến chúng tôi; chúng tôi cũng muốn làm tấm trải nằm có trộn lẫn tơ tằm.”

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[39] Điều nissaggiya pācittiya đến vị bảo làm tấm trải nằm bằng lông cừu thuần màu đen đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Vesālī.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã bảo làm tấm trải nằm bằng lông cừu thuần màu đen.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[40] Điều nissaggiya pācittiya đến vị bảo làm tấm trải nằm mới mà không lấy một phần lông cừu màu trắng và một phần lông cừu màu nâu đỏ đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã để vào một chút ít màu trắng ở viền và chính vì như thế đã bảo làm tấm trải nằm bằng lông cừu thuần màu đen.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[41] Điều nissaggiya pācittiya đến vị bảo làm tấm trải nằm mỗi năm đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu đã bảo làm tấm trải nằm mỗi năm.

– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[42] Điều nissaggiya pācittiya đến vị bảo làm tấm lót ngồi (tọa cụ) mới mà không lấy ở phần xung quanh của tấm lót cũ một gang tay của đức Thiện thệ đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu đã quăng bỏ các tấm trải nằm và thọ trì pháp (đầu đà) của vị ở trong rừng, pháp (đầu đà) của vị đi khất thực, pháp (đầu đà) của vị sử dụng y paṃsukūla.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[43] Điều nissaggiya pācittiya đến vị thọ lãnh các lông cừu và đem đi quá ba do tuần đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến vị tỳ khưu nọ.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, vị tỳ khưu nọ sau khi thọ lãnh các lông cừu đã đem đi quá ba do tuần.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: có thể sanh lên do thân, không do khẩu không do ý; có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu.

...(như trên)...

[44] Điều nissaggiya pācittiya đến vị bảo tỳ khưu ni không phải là thân quyến giặt các lông cừu đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại xứ Sakka.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã bảo các tỳ khưu ni không phải là thân quyến giặt các lông cừu.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[45] Điều nissaggiya pācittiya đến vị nhận lãnh vàng bạc đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Rājagaha.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến đại đức Upananda con trai dòng Sākya.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, đại đức Upananda con trai dòng Sākya đã nhận lãnh vàng bạc.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[46] Điều nissaggiya pācittiya đến vị tiến hành việc trao đổi vàng bạc dưới nhiều hình thức đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã tiến hành việc trao đổi vàng bạc dưới nhiều hình thức.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[47] Điều nissaggiya pācittiya đến vị tiến hành việc mua bán dưới nhiều hình thức đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến đại đức Upananda con trai dòng Sākya.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, đại đức Upananda con trai dòng Sākya đã tiến hành việc mua bán với du sĩ ngoại đạo.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội:

...(như trên)...

Phần Tơ Tằm là phần thứ nhì.

Tóm lược phần này:

[48]

Trộn lẫn, và màu đen,
một phần, vào mỗi năm,
và tấm trải nằm cũ,
mang vác các lông cừu,
giặt giũ, và vàng bạc,
cả hai nhiều phương thức.

*******

[49] Điều nissaggiya pācittiya đến vị vượt quá mười ngày về (việc cất giữ) bình bát phụ trội đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã sử dụng bình bát phụ trội.

– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm.

– Điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: có thể sanh lên do thân và do khẩu, không do ý; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.

...(như trên)...

[50] Điều nissaggiya pācittiya đến vị với bình bát cũ chưa đủ năm miếng vá lại sắm bình bát mới đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại xứ Sakka.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư với (bình bát) bị bể chỉ chút ít, bị nứt chỉ chút ít, bị trầy chỉ chút ít đã yêu cầu nhiều bình bát.

– Có một điều quy định.

– Điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[51] Điều nissaggiya pācittiya đến vị thọ lãnh dược phẩm rồi (cất giữ) vượt quá bảy ngày đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu sau khi thọ lãnh dược phẩm đã (cất giữ) vượt quá bảy ngày.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (như ở phần Kaṭhina).[2]

...(như trên)...

[52] Điều nissaggiya pācittiya đến vị tìm kiếm y choàng tắm mưa lúc mùa nắng còn hơn một tháng đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư tìm kiếm y choàng tắm mưa lúc mùa nắng còn hơn một tháng.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[53] Điều nissaggiya pācittiya đến vị sau khi tự mình cho y đến vị tỳ khưu lại nổi giận, bất bình rồi giật lại đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến đại đức Upananda con trai dòng Sākya.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, đại đức Upananda con trai dòng Sākya sau khi tự mình cho y đến vị tỳ khưu lại nổi giận, bất bình rồi đã giật lại.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[54] Điều nissaggiya pācittiya đến vị tự mình yêu cầu chỉ sợi rồi bảo các thợ dệt dệt thành y đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Rājagaha.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã tự mình yêu cầu chỉ sợi rồi bảo các thợ dệt dệt thành y.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[55] Điều nissaggiya pācittiya đến vị khi chưa được thỉnh cầu trước lại đi đến các thợ dệt của gia chủ không phải là thân quyến và đưa ra sự căn dặn về y đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến đại đức Upananda con trai dòng Sākya.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, đại đức Upananda con trai dòng Sākya khi chưa được thỉnh cầu trước lại đi đến các thợ dệt của gia chủ không phải là thân quyến và đưa ra sự căn dặn về y.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[56] Điều nissaggiya pācittiya đến vị sau khi thọ lãnh y đặc biệt rồi (cất giữ) vượt quá thời hạn về y đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu sau khi thọ lãnh y đặc biệt rồi đã (cất giữ) vượt quá thời hạn về y.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (như ở phần Kaṭhina).

...(như trên)...

[57] Điều nissaggiya pācittiya đến vị sau khi để lại một y nào đó của ba y ở trong xóm nhà rồi xa lìa hơn sáu đêm đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu sau khi để lại một y nào đó của ba y ở trong xóm nhà rồi đã xa lìa hơn sáu đêm.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (như ở phần Kaṭhina).

...(như trên)...

[58] Điều nissaggiya pācittiya đến vị dầu biết lợi lộc đã được khẳng định là dâng đến hội chúng vẫn thuyết phục dâng cho bản thân đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư dầu biết lợi lộc đã được khẳng định là dâng đến hội chúng đã thuyết phục dâng cho bản thân.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội:

...(như trên)...

Phần Bình Bát là phần thứ ba.

Tóm lược phần này:

[59]

Bình bát được dư ra,
với chỗ vá chưa đủ,
dược phẩm và choàng tắm,
đoạt lại vì nổi giận,
thợ dệt hai trường hợp,
vói phần y đặc biệt,
sự xa rời sáu đêm,
việc bảo dâng cho mình.

Dứt ba mươi điều nissaggiya pācittiya.

*******


[1] Sau kỳ kết tập Tam Tạng lần thứ ba (thế kỷ thứ 3 trước Tây Lịch), Ngài Mahinda và bốn vị được kể tên kế tiếp theo lệnh ngài Moggalliputtatissa từ Ấn Độ (Jambu) đã đi đến Tích Lan (Tambapaṇṇi) để hoằng khai Giáo Pháp.

[2] Có thể sanh lên do thân và do khẩu, không do ý; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.



[60] Đức Thế Tôn ấy là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác khi biết được, khi thấy được đã quy định điều pācittiya về việc cố tình nói dối tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến Hatthaka con trai dòng Sākya.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, Hatthaka con trai dòng Sākya trong khi nói chuyện với những người ngoại đạo đã phủ nhận rồi thừa nhận, đã thừa nhận rồi phủ nhận.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: Có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.

...(như trên)...

[61] Điều pācittiya về nói lời mắng nhiếc đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư trong khi cải vả với các tỳ khưu hiền thiện đã mắng nhiếc các tỳ khưu hiền thiện.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[62] Điều pācittiya về việc đâm thọc các tỳ khưu đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã tạo ra sự đâm thọc giữa các tỳ khưu đang xảy ra sự xung đột, đang xảy ra sự cãi cọ, đang có sự tranh luận.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[63] Điều pācittiya đến vị dạy người chưa tu lên bậc trên đọc Pháp theo từng câu đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã dạy các cư sĩ đọc Pháp theo từng câu.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: Có thể sanh lên do khẩu, không do thân không do ý; có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân.

...(như trên)...

[64] Điều pācittiya đến vị nằm chung chỗ ngụ với người chưa tu lên bậc trên quá hai ba đêm đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Āḷavī.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu đã nằm chung chỗ ngụ với người chưa tu lên bậc trên.

– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: Có thể sanh lên do thân, không do khẩu không do ý; có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu.

...(như trên)...

[65] Điều pācittiya đến vị nằm chung chỗ ngụ với người nữ đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến đại đức Anuruddha.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, đại đức Anuruddha đã nằm chung chỗ ngụ với người nữ.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (giống điều lông cừu). [1]

...(như trên)...

[66] Điều pācittiya đến vị thuyết Pháp đến người nữ quá năm hay sáu câu đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến đại đức Udāyi.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, đại đức Udāyi đã thuyết Pháp đến người nữ quá năm hay sáu câu.

– Có một điều quy định, có hai điều quy định thêm.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (giống điều Pháp theo từng câu).[2]

...(như trên)...

[67] Điều pācittiya đến vị tuyên bố pháp thượng nhân đã thực chứng đến người chưa tu lên bậc trên đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Vesālī.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu ở bờ sông Vaggumudā.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu ở bờ sông Vaggumudā đã khen ngợi pháp thượng nhân của vị này vị nọ đến các cư sĩ.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: Có thể sanh lên do thân, không do khẩu không do ý; có thể sanh lên do khẩu, không do thân không do ý; có thể sanh lên do thân và do khẩu, không do ý.

...(như trên)...

[68] Điều pācittiya đến vị công bố tội xấu xa của tỳ khưu đến người chưa tu lên bậc trên đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã công bố tội xấu xa của tỳ khưu đến người chưa tu lên bậc trên.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: (giống nguồn sanh lên của tội lấy vật chưa được cho).[3]

...(như trên)...

[69] Điều pācittiya đến vị đào đất đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Āḷavī.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu ở Āḷavī.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu ở Āḷavī đã đào đất.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội:

...(như trên)...

Phần Nói Dối là phần thứ nhất.

Tóm lược phần này:

[70]

Nói dối, lời mắng nhiếc,
tạo ra sự đâm thọc,
(kệ Pháp) theo từng câu,
hai trường hợp cùng nằm,
thuyết giảng, và công bố,
tội xấu, việc đào đất.

*******

[71] Điều pācittiya về việc phá hoại sự sống của thảo mộc đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Āḷavī.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu ở Āḷavī.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu ở Āḷavī đã chặt cây.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[72] Điều pācittiya về việc nói tránh né, về việc gây khó khăn đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Kosambī.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến đại đức Channa.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, đại đức Channa khi đang được xác định tội ở giữa hội chúng đã phản kháng cách này hoặc cách khác.

– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[73] Điều pācittiya về việc phàn nàn, về việc phê phán đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Rājagaha.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Mettiya và Bhummajaka.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Mettiya và Bhummajaka đã phàn nàn về đại đức Dabba Mallaputtacác với các tỳ khưu.

– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[74] Điều pācittiya đến vị sau khi trải ra giường, hoặc ghế, hoặc nệm, hoặc gối kê thuộc về hội chúng ở ngoài trời, rồi không thu dọn, và ra đi không thông báo đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu sau khi trải ra vật nằm ngồi thuộc về hội chúng ở ngoài trời, rồi không thu dọn, và đã ra đi không thông báo.

– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (giống điều Kaṭhina).[4]

...(như trên)...

[75] Điều pācittiya đến vị sau khi trải ra chỗ nằm ở trong trú xá thuộc về hội chúng, rồi không thu dọn, và ra đi không thông báo đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Mười Bảy Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Mười Bảy Sư sau khi trải ra chỗ nằm ở trong trú xá thuộc về hội chúng, rồi không thu dọn, và đã ra đi không thông báo.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (giống điều Kaṭhina).

...(như trên)...

[76] Điều pācittiya đến vị dầu biết vẫn chen vào (chỗ) của vị tỳ khưu đã đến trước rồi nằm xuống ở trong trú xá thuộc về hội chúng đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã chen vào (chỗ) các tỳ khưu trưởng lão rồi nằm xuống.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: sanh lên do thân và do ý, không do khẩu.

...(như trên)...

[77] Điều pācittiya đến vị vì nổi giận, bất bình rồi lôi kéo vị tỳ khưu ra khỏi trú xá thuộc về hội chúng đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư vì nổi giận bất bình đã lôi kéo các vị tỳ khưu ra khỏi trú xá của hội chúng.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[78] Điều pācittiya đến vị ngồi lên trên chiếc giường hoặc ghế loại có chân tháo rời được ở căn gác lầu trong trú xá của hội chúng đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến vị tỳ khưu nọ.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, vị tỳ khưu nọ đã ngồi lên một cách vội vã trên chiếc giường loại có chân tháo rời được ở căn gác lầu trong trú xá của hội chúng.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: Có thể sanh lên do thân, không do khẩu không do ý; có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu.

...(như trên)...

[79] Điều pācittiya đến vị sau khi quyết định phương thức của việc lợp mái hai ba lớp lại quyết định vượt quá mức ấy đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại Kosambī.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến đại đức Channa.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, đại đức Channa khi trú xá đã được làm hoàn tất lại cho người lợp thêm ở mái nhiều lớp, tô trét thêm ở tường nhiều lớp, khiến trú xá trở nên quá nặng nề rồi sụp đổ xuống.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[80] Điều pācittiya đến vị dầu biết nước có sinh vật vẫn tưới lên cỏ hoặc đất sét đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Āḷavī.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu ở Āḷavī.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu ở Āḷavī dầu biết nước có sinh vật đã tưới lên cỏ và đất sét.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội:

...(như trên)...

Phần Thảo Mộc là phần thứ nhì.

Tóm lược phần này:

[81]

Việc đốn ngã cây cối,
nói tránh né, phàn nàn,
ngoài trời, và trú xá,
chiếm chỗ, và lôi kéo,
căn gác lầu, tô phết,
tưới nước có sinh vật.

*******

[82] Điều pācittiya đến vị chưa được chỉ định mà giáo giới các tỳ khưu ni đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư chưa được chỉ định đã giáo giới các tỳ khưu ni.

Trong trường hợp ấy, có điều quy định, có điều quy định thêm, có điều quy định khi (sự việc) chưa xảy ra không?

– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm, không có điều quy định khi (sự việc) chưa xảy ra trong trường hợp ấy.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: Có thể sanh lên do khẩu, không do thân không do ý; có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân.

...(như trên)...

[83] Điều pācittiya đến vị giáo giới các tỳ khưu ni khi mặt trời đã lặn đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến đại đức Cūḷapanthaka.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, đại đức Cūḷapanthaka đã giáo giới các tỳ khưu ni khi mặt trời đã lặn.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (giống điều Pháp theo từng câu).

...(như trên)...

[84] Điều pācittiya đến vị sau khi đi đến ni viện rồi giáo giới các tỳ khưu ni đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại xứ Sakka.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư sau khi đi đến ni viện rồi đã giáo giới các tỳ khưu ni.

– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (giống điều Kaṭhina).

...(như trên)...

[85] Điều pācittiya đến vị phát ngôn rằng: “Các tỳ khưu giáo giới các tỳ khưu ni vì nguyên nhân lợi lộc” đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã phát ngôn rằng: “Các tỳ khưu giáo giới các tỳ khưu ni vì nguyên nhân lợi lộc.”

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[86] Điều pācittiya đến vị cho y đến tỳ khưu ni không phải là thân quyến đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến vị tỳ khưu nọ.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, vị tỳ khưu nọ đã cho y đến vị tỳ khưu ni không phải là thân quyến.

– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[87] Điều pācittiya đến vị may y cho tỳ khưu ni không phải là thân quyến đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến đại đức Udāyi.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, đại đức Udāyi đã may y cho vị tỳ khưu ni không phải là thân quyến.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[88] Điều pācittiya đến vị hẹn trước rồi đi chung đường xa với tỳ khưu ni đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã hẹn trước rồi đi chung đường xa với các tỳ khưu ni.

– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do bốn nguồn sanh tội: Có thể sanh lên do thân, không do khẩu không do ý; có thể sanh lên do thân và do khẩu, không do ý ; có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.

...(như trên)...

[89] Điều pācittiya đến vị hẹn trước rồi cùng lên một chiếc thuyền với tỳ khưu ni đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã hẹn trước rồi cùng lên một chiếc thuyền với các tỳ khưu ni.

– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do bốn nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[90] Điều pācittiya đến vị dầu biết vẫn thọ thực thức ăn được tỳ khưu ni môi giới cho đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Rājagaha.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến Devadatta.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, Devadatta dầu biết đã thọ thực thức ăn được tỳ khưu ni môi giới cho.

– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu.

...(như trên)...

[91] Điều pācittiya đến vị cùng với tỳ khưu ni một nam một nữ ngồi ở nơi kín đáo đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến đại đức Udāyi.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, đại đức Udāyi cùng với tỳ khưu ni một nam một nữ ngồi ở nơi kín đáo.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu.

...(như trên)...

 Phần Giáo Giới là phần thứ ba.

Tóm lược phần này:

[92]

Giáo giới chưa chỉ định,
ni viện lúc trời lặn,
vì nguyên nhân lợi lộc,
vị cho, và may y,
hẹn trước đi chung đường,
trong việc lên (cùng) thuyền,
vật thực được môi giới,
việc ngồi nơi kín đáo.

*******

[93] Điều pācittiya đến vị thọ thực ở phước xá vượt quá mức ấy đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã tiếp tục trú ngụ và thọ thực ở phước xá.

– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (giống điều lông cừu).

...(như trên)...

[94] Điều pācittiya trong trường hợp vật thực dâng chung nhóm đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Rājagaha.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến Devadatta.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, Devadatta cùng với tùy tùng đã liên tục yêu cầu các gia đình rồi thọ thực.

– Có một điều quy định, có bảy điều quy định thêm.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (giống điều lông cừu.

...(như trên)...

[95] Điều pācittiya trong trường hợp vật thực thỉnh sau đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Vesālī.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu được thỉnh mời nơi này đã thọ thực ở nơi khác.

– Có một điều quy định, có ba điều quy định thêm.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (giống điều Kaṭhina).

...(như trên)...

[96] Điều pācittiya đến vị sau khi đã thọ lãnh đầy hai hoặc ba bình bát bánh ngọt lại thọ lãnh quá mức ấy đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu đã thọ lãnh không biết chừng mực.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[97] Điều pācittiya đến vị thọ thực xong và đã từ chối (vật thực dâng thêm) lại thọ thực vật thực cứng hoặc vật thực mềmkhông phải là thức ăn thừa đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu khi thọ thực xong và đã từ chối (vật thực dâng thêm) đã thọ thực (thêm) ở nơi khác.

– Có một điều quy định, có điều quy định thêm.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (giống điều Kaṭhina).

...(như trên)...

[98] Điều pācittiya đến vị yêu cầu vị tỳ khưu đã thọ thực xong và đã từ chối (vật thực dâng thêm) nhận lãnh vật thực cứng hoặc vật thực mềm không phải là thức ăn thừa đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến vị tỳ khưu nọ.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, vị tỳ khưu nọ đã thỉnh cầu vị tỳ khưu đã thọ thực xong và đã từ chối (vật thực dâng thêm) nhận lãnh thức ăn không phải là đồ còn thừa.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: 

...(như trên)...

[99] Điều pācittiya đến vị thọ dụng vật thực cứng hoặc vật thực mềm vào lúc sái thời đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Rājagaha.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Mười Bảy Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Mười Bảy Sư đã thọ dụng vật thực vào lúc sái thời.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (giống điều lông cừu).

...(như trên)...

[100] Điều pācittiya đến vị thọ dụng vật thực cứng hoặc vật thực mềm đã được tích trữ đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến đại đức Velaṭṭhasīsa.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, đại đức Velaṭṭhasīsa đã thọ dụng vật thực đã được tích trữ.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (giống điều lông cừu).

...(như trên)...

[101] Điều pācittiya đến vị yêu cầu các loại vật thực thượng hạng cho nhu cầu của bản thân rồi thọ dụng đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã yêu cầu các loại vật thực thượng hạng cho nhu cầu của bản thân rồi thọ dụng.

– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do bốn nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[102] Điều pācittiya đến vị đưa thức ăn chưa được bố thí vào miệng đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Vesālī.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến vị tỳ khưu nọ.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, vị tỳ khưu nọ đã đưa thức ăn chưa được bố thí vào miệng.

– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (giống điều lông cừu).

...(như trên)...

Phần Vật Thực là phần thứ tư.

Tóm lược phần này:

[103]

(Thọ thực) ở phước xá,
(bữa ăn) dâng chung nhóm,
vật thực được thỉnh sau,
hai (ba) bình bát đầy,
hai điều ngăn vật thực,
và việc nhai sái giờ,
tích trữ, và thượng hạng,
vào miệng chưa bố thí.

*******

[104] Điều pācittiya đến vị tự tay cho vật thực cứng hoặc vật thực mềm đến đạo sĩ lõa thể, hoặc nam du sĩ ngoại đạo, hoặc nữ du sĩ ngoại đạo đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Vesālī.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến đại đức Ānanda.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, đại đức Ānanda đã cho nữ du sĩ ngoại đạo nọ hai cái bánh ngọt nghĩ rằng một cái.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (giống điều lông cừu).

...(như trên)...

[105] Điều pācittiya đến vị (nói với) vị tỳ khưu rằng: “Này đại đức, hãy đến. Chúng ta sẽ vào làng hoặc thị trấn để khất thực,” sau khi bảo bố thí hoặc bảo đừng bố thí cho vị ấy rồi đuổi đi đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến đại đức Upananda con trai dòng Sākya.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, đại đức Upananda con trai dòng Sākya (nói với) vị tỳ khưu rằng: “Này đại đức, hãy đến. Chúng ta sẽ vào làng để khất thực,” sau khi bảo đừng bố thí cho vị ấy rồi đã đuổi đi.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[106] Điều pācittiya đến vị đi vào gia đình chỉ có cặp vợ chồng rồi ngồi xuống đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến đại đức Upananda con trai dòng Sākya.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, đại đức Upananda con trai dòng Sākya đã đi vào gia đình chỉ có cặp vợ chồng rồi ngồi xuống.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu.

...(như trên)...

[107] Điều pācittiya đến vị cùng với người nữ ngồi xuống ở chỗ ngồi kín đáo, được che khuất đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến đại đức Upananda con trai dòng Sākya.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, đại đức Upananda con trai dòng Sākya đã cùng với người nữ ngồi xuống ở chỗ ngồi kín đáo, được che khuất.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu.

...(như trên)...

[108] Điều pācittiya đến vị cùng với người nữ một nam một nữ ngồi ở nơi kín đáo đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến đại đức Upananda con trai dòng Sākya.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, đại đức Upananda con trai dòng Sākya đã cùng với người nữ một nam một nữ ngồi ở nơi kín đáo.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu.

...(như trên)...

[109] Điều pācittiya đến vị, khi đã được thỉnh mời khi đã có bữa trai phạn, còn đi đến các gia đình trước bữa ăn hoặc sau bữa ăn mà không thông báo cho vị tỳ khưu hiện diện đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Rājagaha.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến đại đức Upananda con trai dòng Sākya.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, đại đức Upananda con trai dòng Sākya, khi đã được thỉnh mời khi đã có bữa trai phạn, còn đi đến các gia đình trước bữa ăn hoặc sau bữa ăn.

– Có một điều quy định, có bốn điều quy định thêm.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (giống điều Kaṭhina).

...(như trên)...

[110] Điều pācittiya đến vị yêu cầu dược phẩm trị bệnh vượt quá thời hạn (thỉnh cầu) đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại xứ Sakka.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư khi được Mahānāma dòng Sākya nói rằng: “Thưa các ngài, xin hãy chờ đợi đến ngày mai” đã không chờ đợi.

– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[111] Điều pācittiya đến vị đi để xem quân đội động binh đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã đi để xem quân đội động binh.

– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (giống điều lông cừu).

...(như trên)...

[112] Điều pācittiya đến vị cư ngụ trong binh đội quá ba đêm đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã cư ngụ trong binh đội quá ba đêm.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (giống điều lông cừu).

...(như trên)...

[113] Điều pācittiya đến vị đi đến nơi tập trận đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã đi đến nơi tập trận.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (giống điều lông cừu).

...(như trên)...

Phần Đạo Sĩ Lõa Thể là phần thứ năm.

Tóm lược phần này:

[114]

Cho đạo sĩ lõa thể,
đuổi đi vị tỳ khưu,
nhà chỉ hai vợ chồng,
hai điều ngồi chỗ kín,
vị tỳ khưu hiện diện,
và dược phẩm chữa bệnh,
động binh, quá ba đêm,
đi đến nơi tập trận.

*******

[115] Điều pācittiya về việc uống rượu và men say đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Kosambī.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến đại đức Sāgata.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, đại đức Sāgata đã uống rượu mạnh.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: Có thể sanh lên do thân, không do khẩu không do ý; có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu.

...(như trên)...

[116] Điều pācittiya về việc thọc lét bằng ngón tay đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã chọc cười vị tỳ khưu bằng cách dùng ngón tay thọc lét.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu.

...(như trên)...

[117] Điều pācittiya về việc chơi giỡn ở trong nước đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Mười Bảy Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Mười Bảy Sư đã đùa giỡn trong nước ở giòng sông Aciravatī.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu.

...(như trên)...

[118] Điều pācittiya về sự không tôn trọng đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Kosambī.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến đại đức Channa.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, đại đức Channa đã thể hiện sự không tôn trọng.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[119] Điều pācittiya đến vị làm tỳ khưu kinh sợ đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã làm vị tỳ khưu kinh sợ.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[120] Điều pācittiya đến vị tự mình đốt lên ngọn lửa rồi sưởi ấm đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại xứ Bhagga.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu đã tự mình đốt lên ngọn lửa rồi sưởi ấm.

– Có một điều quy định, có hai điều quy định thêm.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[121] Điều pācittiya đến vị tắm khi chưa đủ nửa tháng đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Rājagaha.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu sau khi nhìn thấy đức vua rồi đã tắm không biết chừng mực.

– Có một điều quy định, có sáu điều quy định thêm.

Là điều quy định (áp dụng) cho tất cả mọi nơi, (hay là) điều quy định (áp dụng) cho khu vực?

– Là điều quy định (áp dụng) cho khu vực.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (giống điều lông cừu).

...(như trên)...

[122] Điều pācittiya đến vị sử dụng y mới khi chưa áp dụng cách hoại sắc nào đó trong ba cách hoại sắc đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu đã không nhận biết y của bản thân.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (giống điều lông cừu).

...(như trên)...

[123] Điều pācittiya đến vị sau khi chú nguyện dùng chung y của mình đến vị tỳ khưu hoặc đến vị tỳ khưu ni hoặc đến cô ni tu tập sự hoặc đến vị sa di hoặc đến vị sa di ni lại sử dụng khi chưa có sự xả lời nguyện đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến đại đức Upananda con trai dòng Sākya.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, đại đức Upananda con trai dòng Sākya sau khi chú nguyện dùng chung y của mình đến vị tỳ khưu rồi đã sử dụng khi chưa có sự xả lời nguyện.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (giống điều Kaṭhina).

...(như trên)...

[124] Điều pācittiya đến vị thu giấu bình bát hoặc y hoặc tọa cụ hoặc ống đựng kim hoặc dây thắt lưng của vị tỳ khưu đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã thu giấu bình bát, y, tọa cụ, ống đựng kim, và dây thắt lưng của các tỳ khưu.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội:

...(như trên)...

Phần Rượu và Chất Say là phần thứ sáu.

Tóm lược phần này:

[125]

Rượu, ngón tay thọc lét,
trong nước, không tôn trọng,
làm kinh sợ tỳ khưu,
ngọn lửa, tắm, hoại màu,
chú nguyện để dùng chung,
và việc thu giấu y.

*******

[126] Điều pācittiya đến vị cố ý đoạt lấy mạng sống sinh vật đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến đại đức Udāyi.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, đại đức Udāyi đã cố ý đoạt lấy mạng sống sinh vật.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[127] Điều pācittiya đến vị dầu biết nước có sinh vật vẫn sử dụng đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư dầu biết nước có sinh vật đã sử dụng.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[128] Điều pācittiya đến vị dầu biết sự tranh tụng đã được giải quyết đúng theo Pháp vẫn khơi lại để làm hành sự lần nữa đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư dầu biết sự tranh tụng đã được giải quyết đúng theo Pháp vẫn khơi lại để làm hành sự lần nữa.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[129] Điều pācittiya đến vị dầu biết vẫn che giấu tội xấu xa của vị tỳ khưu (khác) đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến vị tỳ khưu nọ.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, vị tỳ khưu nọ dầu biết đã che giấu tội xấu xa của vị tỳ khưu (khác).

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.

...(như trên)...

[130] Điều pācittiya đến vị dầu biết vẫn cho tu lên bậc trên người chưa đủ hai mươi tuổi đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Rājagaha.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu dầu biết đã cho tu lên bậc trên người chưa đủ hai mươi tuổi.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[131] Điều pācittiya đến vị dầu biết vẫn hẹn trước rồi đi chung đường xa với đám người đạo tặc đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến vị tỳ khưu nọ.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, vị tỳ khưu nọ dầu biết vẫn hẹn trước rồi đã đi chung đường xa với đám người đạo tặc.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: Có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.

...(như trên)...

[132] Điều pācittiya đến vị hẹn trước rồi đi chung đường xa với người nữ đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến vị tỳ khưu nọ.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, vị tỳ khưu nọ đã hẹn trước rồi đi chung đường xa với người nữ.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do bốn nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[133] Điều pācittiya đến vị không dứt bỏ tà kiến ác với sự nhắc nhở đến lần thứ ba đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến tỳ khưu Ariṭṭha trước kia là người huấn luyện chim ưng.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, tỳ khưu Ariṭṭha trước kia là người huấn luyện chim ưng đã không dứt bỏ tà kiến ác với sự nhắc nhở đến lần thứ ba.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.

...(như trên)...

[134] Điều pācittiya đến vị dầu biết vẫn hưởng thụ chung với vị tỳ khưu phát ngôn như thế, là vị không thực hành thuận pháp và không dứt bỏ tà kiến ấy, đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư dầu biết đã hưởng thụ chung với tỳ khưu Ariṭṭha là vị phát ngôn như thế, là vị không thực hành thuận pháp và không dứt bỏ tà kiến ấy.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[135] Điều pācittiya đến vị dầu biết vẫn dụ dỗ vị sa di đã bị trục xuất như thế (vì không từ bỏ tà kiến) đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư dầu biết đã dụ dỗ sa di Kaṇḍaka đã bị trục xuất như thế (vì không từ bỏ tà kiến).

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội:

...(như trên)...

Phần Có Sinh Vật là phần thứ bảy.

Tóm lược phần này:

[136]

Cố ý đoạt mạng sống,
dùng nước có sinh vật,
đã giải quyết theo Pháp,
biết vẫn giấu tội xấu,
kém hai mươi, đạo tặc,
hẹn trước cùng người nữ,
(tà kiến), cùng hưởng thụ,
dụ dỗ kẻ trục xuất.

*******

[137] Điều pācittiya đến vị khi được các tỳ khưu nhắc nhở theo Pháp lại nói rằng: “Này các đại đức, tôi sẽ không thực hành điều học này cho đến khi nào tôi còn chưa hỏi vị tỳ khưu khác kinh nghiệm rành rẽ về Luật” đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Kosambī.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến đại đức Channa.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, đại đức Channa khi được các tỳ khưu nhắc nhở đúng Pháp đã nói rằng: “Này các đại đức, tôi sẽ không thực hành điều học này cho đến khi nào tôi còn chưa hỏi vị tỳ khưu khác kinh nghiệm rành rẽ về Luật.”

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[138] Điều pācittiya đến vị chê bai Luật đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã chê bai Luật.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[139] Điều pācittiya về việc (giả vờ) ngu dốt đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã (giả vờ) ngu dốt.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[140] Điều pācittiya đến vị vì nổi giận bất bình rồi tung cú đánh vào vị tỳ khưu (khác) đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư vì nổi giận bất bình đã tung cú đánh vào các tỳ khưu.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu.

...(như trên)...

[141] Điều pācittiya đến vị vì nổi giận bất bình rồi giơ tay dọa đánh vị tỳ khưu (khác) đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư vì nổi giận bất bình đã giơ tay dọa đánh các tỳ khưu.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu.

...(như trên)...

[142] Điều pācittiya đến vị bôi nhọ vị tỳ khưu (khác) về tội saṅghādisesa không có nguyên cớ đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã bôi nhọ vị tỳ khưu về tội saṅghādisesa không có nguyên cớ.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[143] Điều pācittiya đến vị cố ý gợi lên nỗi nghi hoặc ở nơi vị tỳ khưu (khác) đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã cố ý gợi lên nỗi nghi hoặc ở nơi các tỳ khưu.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[144] Điều pācittiya đến vị đứng lắng nghe các tỳ khưu đang xảy ra sự xung đột, đang xảy ra sự cãi cọ, đang có sự tranh luận đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã đứng lắng nghe các tỳ khưu đang xảy ra sự xung đột, đang xảy ra sự cãi cọ, đang có sự tranh luận.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: Có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.

...(như trên)...

[145] Điều pācittiya đến vị sau khi trao ra sự tùy thuận cho những hành sự đúng pháp sau đó lại tiến hành việc phê phán đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư sau khi trao ra sự tùy thuận cho những hành sự đúng pháp sau đó đã tiến hành việc phê phán.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[146] Điều pācittiya đến vị không trao ra sự tùy thuận rồi từ chỗ ngồi đứng dậy và bỏ đi trong khi lời quyết định đang được tuyên bố ở hội chúng đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến vị tỳ khưu nọ.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, vị tỳ khưu nọ sau khi không trao ra sự tùy thuận rồi đã từ chỗ ngồi đứng dậy và bỏ đi trong khi lời quyết định đang được tuyên bố ở hội chúng.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.

...(như trên)...

[147] Điều pācittiya đến vị sau khi cùng với hội chúng hợp nhất cho y sau đó lại tiến hành việc phê phán đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Rājagaha.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư sau khi cùng với hội chúng hợp nhất cho y sau đó đã tiến hành việc phê phán.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[148] Điều pācittiya đến vị dầu biết lợi lộc đã được khẳng định là dâng đến hội chúng vẫn thuyết phục dâng cho cá nhân đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư dầu biết lợi lộc đã được khẳng định là dâng đến hội chúng đã thuyết phục dâng cho cá nhân.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội:

...(như trên)...

Phần Theo Pháp là thứ tám.

Tóm lược phần này:

[149]

Được nói đúng theo Pháp,
vị đã chê bai Luật,
vờ dốt, cho cú đánh,
giá tay, không nguyên cớ,
gây nghi hoặc, lắng nghe,
xét xử đúng theo Pháp,
cùng chúng hợp nhất cho,
thuyết phục dâng cá nhân.

*******

[150] Điều pācittiya đến vị đi vào hậu cung của đức vua khi chưa báo tin trước đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến đại đức Ānanda.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, đại đức Ānanda đã đi vào hậu cung của đức vua khi chưa báo tin trước.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (giống điều Kaṭhina).

...(như trên)...

[151] Điều pācittiya đến vị nhặt lấy vật quý giá đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến vị tỳ khưu nọ.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, vị tỳ khưu nọ đã nhặt lấy vật quý giá.

– Có một điều quy định, có hai điều quy định thêm.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[152] Điều pācittiya đến vị đi vào làng lúc sái thời không báo cho vị tỳ khưu hiện diện đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã đi vào làng lúc sái thời không báo cho vị tỳ khưu hiện diện.

– Có một điều quy định, có ba điều quy định thêm.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (giống điều Kaṭhina).

...(như trên)...

[153] Điều pācittiya đến vị bảo làm ống đựng kim bằng xương, hoặc bằng ngà, hoặc bằng sừng đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại xứ Sakka.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu không biết chừng mực đã yêu cầu nhiều ống đựng kim.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[154] Điều pācittiya đến vị bảo làm giường hoặc ghế vượt quá kích thước đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến đại đức Upananda con trai dòng Sākya.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, đại đức Upananda con trai dòng Sākya đã nằm ở giường cao.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[155] Điều pācittiya đến vị bảo làm giường hoặc ghế có độn bông gòn đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã bảo làm giường hoặc ghế có độn bông gòn.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[156] Điều pācittiya đến vị bảo làm tọa cụ vượt quá kích thước đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã bảo làm các tọa cụ không đúng kích thước.

– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[157] Điều pācittiya đến vị bảo làm y đắp ghẻ vượt quá kích thước đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã sử dụng các y đắp ghẻ không đúng kích thước.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[158] Điều pācittiya đến vị bảo làm vải choàng tắm mưa vượt quá kích thước đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã sử dụng các vải choàng tắm mưa không đúng kích thước.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[159] Điều pācittiya đến vị bảo làm y bằng kích thước y của đức Thiện Thệ đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến đại đức Nanda.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, đại đức Nanda đã sử dụng y bằng kích thước y của đức Thiện Thệ.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội:

...(như trên)...

Phần Đức Vua là phần thứ tám.

Tóm lược phần này:

[160]

Hậu cung, vị nhặt lấy,
đi vào không báo trước,
ống đựng kim, giường nằm,
độn bông gòn, tọa cụ,
y ghẻ, choàng tắm mưa,
sử dụng y quá cở.

Dứt chín mươi hai điều pācittiya.

*******

Tóm lược các phần này:

[161]

Nói dối, và thảo mộc,
giáo giới, và vật thực,
phần đạo sĩ lõa thể,
(uống) rượu, có sinh vật,
theo Pháp, phần đức vua
như vậy là chín phần.

*******


[1] Có thể sanh lên do thân, không do khẩu không do ý; có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu.

[2] Có thể sanh lên do khẩu, không do thân không do ý; có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân.

[3] Có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.

[4] Có thể sanh lên do thân và do khẩu, không do ý; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.



[162] Đức Thế Tôn ấy là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác khi biết được, khi thấy được đã quy định điều pāṭidesanīya (ưng phát lộ) đến vị tự tay thọ lãnh vật thực cứng hoặc vật thực mềm từ tay tỳ khưu ni không phải là thân quyến đã đi vào xóm nhà, rồi thọ thực ở tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến vị tỳ khưu nọ.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, vị tỳ khưu nọ đã thọ lãnh vật thực từ tay tỳ khưu ni không phải là thân quyến đã đi vào xóm nhà.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: Có thể sanh lên do thân, không do khẩu không do ý; có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu.

...(như trên)...

[163] Điều pāṭidesanīya đến vị không ngăn cản vị tỳ khưu ni đang hướng dẫn sự phục vụ rồi thọ thực đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Rājagaha.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã không ngăn cản vị tỳ khưu ni đang hướng dẫn sự phục vụ.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: Có thể sanh lên do thân và do khẩu, không do ý; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.

...(như trên)...

[164] Điều pāṭidesanīya đến vị tự tay thọ lãnh vật thực cứng hoặc vật thực mềm ở các gia đình đã được công nhận là bậc hữu học rồi thọ thực đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu đã thọ lãnh không biết chừng mực.

– Có một điều quy định, có hai điều quy định thêm.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: Có thể sanh lên do thân, không do khẩu không do ý; có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu.

...(như trên)...

[165] Điều pāṭidesanīya đến vị tự tay thọ lãnh vật thực cứng hoặc vật thực mềm chưa được báo tin trước trong khuôn viên tu viện ở những chỗ trú ngụ trong rừng rồi thọ thực đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại xứ Sakka.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu đã không thông báo về bọn trộm cướp ẩn náu trong tu viện.

– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: Có thể sanh lên do thân và do khẩu, không do ý; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.

...(như trên)...

Dứt bốn điều pāṭidesanīya.

Tóm lược phần này:

[166]

Không phải là thân quyến,
chỉ bảo bày thức ăn,
và bậc Thánh Hữu học,
cư ngụ ở trong rừng,
bốn điều ưng phát lộ
đấng Toàn Giác đã giảng.

*******

[167] Đức Thế Tôn ấy là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác khi biết được, khi thấy được đã quy định điều dukkaṭa (tác ác) đến vị quấn y (nội) để lòng thòng phía trước hoặc phía sau do không có sự tôn trọng ở tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã quấn y (nội) để lòng thòng phía trước và phía sau.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu.

...(như trên)...

[168] Điều dukkaṭa đến vị trùm y (vai trái) để lòng thòng phía trước hoặc phía sau do không có sự tôn trọng đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã trùm y (vai trái) để lòng thòng phía trước và phía sau.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu.

...(như trên)...

[169] Điều dukkaṭa đến vị để hở thân rồi đi ở nơi xóm nhà do không có sự tôn trọng ...(như trên)...

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã để hở thân rồi đi ở nơi xóm nhà.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều pārājika thứ nhất). [1]

[170] Điều dukkaṭa đến vị để hở thân rồi ngồi ở nơi xóm nhà do không có sự tôn trọng ...(như trên)...

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã để hở thân rồi ngồi ở nơi xóm nhà.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều pārājika thứ nhất).

[171] Điều dukkaṭa đến vị múa máy tay chân khi đi ở nơi xóm nhà do không có sự tôn trọng ...(như trên)...

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã múa máy tay chân khi đi ở nơi xóm nhà.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều pārājika thứ nhất).

[172] Điều dukkaṭa đến vị múa máy tay chân khi ngồi ở nơi xóm nhà do không có sự tôn trọng ...(như trên)...

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã múa máy tay chân khi ngồi ở nơi xóm nhà.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều pārājika thứ nhất).

[173] Điều dukkaṭa đến vị nhìn chỗ này chỗ nọ khi đi ở nơi xóm nhà do không có sự tôn trọng ...(như trên)...

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã nhìn chỗ này chỗ nọ khi đi ở nơi xóm nhà.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều pārājika thứ nhất).

[174] Điều dukkaṭa đến vị nhìn chỗ này chỗ nọ khi ngồi ở nơi xóm nhà do không có sự tôn trọng ...(như trên)...

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã nhìn chỗ này chỗ nọ khi ngồi ở nơi xóm nhà.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều pārājika thứ nhất).

[175] Điều dukkaṭa đến vị đi ở nơi xóm nhà với sự vén y lên do không có sự tôn trọng ...(như trên)...

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã đi ở nơi xóm nhà với sự vén y lên.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều pārājika thứ nhất).

[176] Điều dukkaṭa đến vị ngồi ở nơi xóm nhà với sự vén y lên do không có sự tôn trọng ...(như trên)...

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã ngồi ở nơi xóm nhà với sự vén y lên.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều pārājika thứ nhất).

Phần Tròn Đều là phần thứ nhất.

[177] Điều dukkaṭa đến vị đi ở nơi xóm nhà với tiếng cười vang do không có sự tôn trọng ...(như trên)...

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã cười tiếng cười lớn khi đi ở nơi xóm nhà.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.

[178] Điều dukkaṭa đến vị ngồi ở nơi xóm nhà với tiếng cười vang do không có sự tôn trọng ...(như trên)...

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.

[179] Điều dukkaṭa đến vị gây tiếng động ồn tiếng động lớn khi đi ở nơi xóm nhà do không có sự tôn trọng ...(như trên)...

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã gây tiếng động ồn tiếng động lớn khi đi ở nơi xóm nhà.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều nói nhắc nhở).[2]

[180] Điều dukkaṭa đến vị gây tiếng động ồn tiếng động lớn khi ngồi ở nơi xóm nhà do không có sự tôn trọng ...(như trên)...

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều nói nhắc nhở).

[181] Điều dukkaṭa đến vị đi ở nơi xóm nhà với sự đung đưa thân do không có sự tôn trọng ...(như trên)...

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã đi ở nơi xóm nhà với sự đung đưa thân.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều pārājika thứ nhất).

[182] Điều dukkaṭa đến vị ngồi ở nơi xóm nhà với sự đung đưa thân do không có sự tôn trọng ...(như trên)...

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều pārājika thứ nhất).

[183] Điều dukkaṭa đến vị đi ở nơi xóm nhà với sự đung đưa cánh tay do không có sự tôn trọng ...(như trên)...

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều pārājika thứ nhất).

[184] Điều dukkaṭa đến vị ngồi ở nơi xóm nhà với sự đung đưa cánh tay do không có sự tôn trọng ...(như trên)...

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều pārājika thứ nhất).

[185] Điều dukkaṭa đến vị đi ở nơi xóm nhà với sự đung đưa đầu do không có sự tôn trọng ...(như trên)...

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều pārājika thứ nhất).

[186] Điều dukkaṭa đến vị ngồi ở nơi xóm nhà với sự đung đưa đầu do không có sự tôn trọng ...(như trên)...

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều pārājika thứ nhất).

Phần Cười Vang là phần thứ nhì.

[187] Điều dukkaṭa đến vị đi ở nơi xóm nhà với sự chống nạnh do không có sự tôn trọng ...(như trên)...

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều pārājika thứ nhất).

[188] Điều dukkaṭa đến vị ngồi ở nơi xóm nhà với sự chống nạnh do không có sự tôn trọng ...(như trên)...

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều pārājika thứ nhất).

[189] Điều dukkaṭa đến vị đi ở nơi xóm nhà với đầu trùm lại do không có sự tôn trọng ...(như trên)...

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã trùm y luôn cả đầu rồi đi ở nơi xóm nhà.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều pārājika thứ nhất).

[190] Điều dukkaṭa đến vị ngồi ở nơi xóm nhà với đầu trùm lại do không có sự tôn trọng ...(như trên)...

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều pārājika thứ nhất).

[191] Điều dukkaṭa đến vị đi ở nơi xóm nhà với sự nhón gót do không có sự tôn trọng ...(như trên)...

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều pārājika thứ nhất).

[192] Điều dukkaṭa đến vị ngồi ôm đầu gối ở nơi xóm nhà do không có sự tôn trọng ...(như trên)...

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều pārājika thứ nhất).

[193] Điều dukkaṭa đến vị thọ lãnh đồ khất thực không nghiêm trang do không có sự tôn trọng ...(như trên)...

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều pārājika thứ nhất).

[194] Điều dukkaṭa đến vị nhìn chỗ này chỗ nọ khi thọ lãnh đồ khất thực do không có sự tôn trọng ...(như trên)...

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều pārājika thứ nhất).

[195] Điều dukkaṭa đến vị thọ lãnh quá nhiều xúp do không có sự tôn trọng ...(như trên)...

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều pārājika thứ nhất).

[196] Điều dukkaṭa đến vị thọ lãnh đồ khất thực được làm vun đầy lên do không có sự tôn trọng ...(như trên)...

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều pārājika thứ nhất).

Phần Chống Nạnh là phần thứ ba.

[197] Điều dukkaṭa đến vị thọ dụng đồ khất thực không nghiêm trang do không có sự tôn trọng ...(như trên)...

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều pārājika thứ nhất).

[198] Điều dukkaṭa đến vị nhìn chỗ này chỗ nọ khi thọ dụng đồ khất thực do không có sự tôn trọng ...(như trên)...

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều pārājika thứ nhất).

[199] Điều dukkaṭa đến vị lựa chọn món này món nọ khi thọ dụng đồ khất thực do không có sự tôn trọng ...(như trên)...

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều pārājika thứ nhất).

[200] Điều dukkaṭa đến vị thọ dụng quá nhiều xúp do không có sự tôn trọng ...(như trên)...

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều pārājika thứ nhất).

[201] Điều dukkaṭa đến vị vun lên thành đống rồi thọ dụng đồ khất thực do không có sự tôn trọng ...(như trên)...

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều pārājika thứ nhất).

[202] Điều dukkaṭa đến vị dùng cơm che lấp xúp và thức ăn do không có sự tôn trọng ...(như trên)...

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều pārājika thứ nhất).

[203] Điều dukkaṭa đến vị không bị bệnh yêu cầu xúp và cơm vì nhu cầu của bản thân rồi thọ thực do không có sự tôn trọng đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã yêu cầu xúp và cơm vì nhu cầu của bản thân rồi thọ thực.

– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.

...(như trên)...

[204] Điều dukkaṭa đến vị nhìn vào bình bát của các vị khác với ý định tìm lỗi do không có sự tôn trọng ...(như trên)...

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều pārājika thứ nhất).

[205] Điều dukkaṭa đến vị làm vắt cơm lớn do không có sự tôn trọng ...(như trên)...

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều pārājika thứ nhất).

[206] Điều dukkaṭa đến vị làm vắt cơm dài do không có sự tôn trọng ...(như trên)...

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều pārājika thứ nhất).

Phần Đồ Ăn Khất Thực là phần thứ tư.

 [207] Điều dukkaṭa đến vị há miệng ra khi vắt cơm chưa được đưa đến do không có sự tôn trọng ...(như trên)...

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều pārājika thứ nhất).

[208] Điều dukkaṭa đến vị đưa trọn bàn tay vào miệng trong lúc thọ thực do không có sự tôn trọng ...(như trên)...

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều pārājika thứ nhất).

[209] Điều dukkaṭa đến vị nói khi miệng có vắt cơm do không có sự tôn trọng ...(như trên)...

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.

[210] Điều dukkaṭa đến vị thọ thực theo lối đưa thức ăn (vào miệng) một cách liên tục do không có sự tôn trọng ...(như trên)...

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều pārājika thứ nhất).

[211] Điều dukkaṭa đến vị thọ thực theo lối cắn vắt cơm từng chút một do không có sự tôn trọng ...(như trên)...

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều pārājika thứ nhất).

[212] Điều dukkaṭa đến vị thọ thực theo lối làm phồng má do không có sự tôn trọng ...(như trên)...

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều pārājika thứ nhất).

[213] Điều dukkaṭa đến vị thọ thực có sự vung rảy bàn tay do không có sự tôn trọng ...(như trên)...

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều pārājika thứ nhất).

[214] Điều dukkaṭa đến vị thọ thực có sự làm rơi đổ cơm do không có sự tôn trọng ...(như trên)...

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều pārājika thứ nhất).

[215] Điều dukkaṭa đến vị thọ thực có sự le lưỡi do không có sự tôn trọng ...(như trên)...

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều pārājika thứ nhất).

[216] Điều dukkaṭa đến vị thọ thực có làm tiếng chép chép do không có sự tôn trọng ...(như trên)...

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều pārājika thứ nhất).

Phần Vắt Cơm là phần thứ năm.

 [217] Điều dukkaṭa đến vị thọ thực có làm tiếng sột sột do không có sự tôn trọng đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại Kosambī.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu đã uống sữa có làm tiếng sột sột.

...(như trên)...

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều pārājika thứ nhất).

[218] Điều dukkaṭa đến vị thọ thực có sự liếm tay do không có sự tôn trọng ...(như trên)...

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều pārājika thứ nhất).

[219] Điều dukkaṭa đến vị thọ thực có sự nạo vét bình bát do không có sự tôn trọng ...(như trên)...

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều pārājika thứ nhất).

[220] Điều dukkaṭa đến vị thọ thực có sự liếm môi do không có sự tôn trọng ...(như trên)...

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều pārājika thứ nhất).

[221] Điều dukkaṭa đến vị thọ lãnh tô nước uống bằng bàn tay có dính thức ăn do không có sự tôn trọng đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại xứ Bhagga.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu đã thọ lãnh tô nước uống bằng bàn tay có dính thức ăn.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu.

[222] Điều dukkaṭa đến vị đổ bỏ nước rửa bình bát có lẫn cơm ở nơi xóm nhà do không có sự tôn trọng đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại xứ Bhagga.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu đã đổ bỏ nước rửa bình bát có lẫn cơm ở nơi xóm nhà.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu.

[223] Điều dukkaṭa đến vị thuyết Pháp đến người có dù ở bàn tay do không có sự tôn trọng đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã thuyết Pháp đến người có dù ở bàn tay.

– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do khẩu và do ý, không do thân.

[224] Điều dukkaṭa đến vị thuyết Pháp đến người có gậy ở bàn tay do không có sự tôn trọng đã được quy định tại đâu?

...(như trên)...

– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do khẩu và do ý, không do thân.

[225] Điều dukkaṭa đến vị thuyết Pháp đến người có dao ở bàn tay do không có sự tôn trọng đã được quy định tại đâu?

...(như trên)...

– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do khẩu và do ý, không do thân.

[226] Điều dukkaṭa đến vị thuyết Pháp đến người có vũ khí ở bàn tay do không có sự tôn trọng đã được quy định tại đâu?

...(như trên)...

– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do khẩu và do ý, không do thân.

Phần Tiếng Sột Sột là phần thứ sáu.

 [227] Điều dukkaṭa đến vị thuyết Pháp đến người có mang giày do không có sự tôn trọng đã được quy định tại đâu?

...(như trên)...

– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do khẩu và do ý, không do thân.

 [228] Điều dukkaṭa đến vị thuyết Pháp đến người có mang dép do không có sự tôn trọng đã được quy định tại đâu?

...(như trên)...

– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do khẩu và do ý, không do thân.

 [229] Điều dukkaṭa đến vị thuyết Pháp đến người ở trên xe do không có sự tôn trọng đã được quy định tại đâu?

...(như trên)...

– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do khẩu và do ý, không do thân.

[230] Điều dukkaṭa đến vị thuyết Pháp đến người đang nằm do không có sự tôn trọng đã được quy định tại đâu?

...(như trên)...

– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do khẩu và do ý, không do thân.

[231] Điều dukkaṭa đến vị thuyết Pháp đến người ngồi ôm đầu gối do không có sự tôn trọng đã được quy định tại đâu?

...(như trên)...

– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do khẩu và do ý, không do thân.

[232] Điều dukkaṭa đến vị thuyết Pháp đến người đội khăn ở đầu do không có sự tôn trọng đã được quy định tại đâu?

...(như trên)...

– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do khẩu và do ý, không do thân.

[233] Điều dukkaṭa đến vị thuyết Pháp đến người có đầu được trùm lại do không có sự tôn trọng đã được quy định tại đâu?

...(như trên)...

– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do khẩu và do ý, không do thân.

[234] Điều dukkaṭa đến vị ngồi ở nền đất rồi thuyết Pháp đến người ngồi trên chỗ ngồi do không có sự tôn trọng đã được quy định tại đâu?

...(như trên)...

– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do khẩu và do ý, không do thân.[3]

[235] Điều dukkaṭa đến vị ngồi ở chỗ ngồi thấp rồi thuyết Pháp đến người ngồi trên chỗ ngồi cao do không có sự tôn trọng đã được quy định tại đâu?

...(như trên)...

– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do khẩu và do ý, không do thân.3

[236] Điều dukkaṭa đến vị đứng thuyết Pháp đến người đang ngồi do không có sự tôn trọng đã được quy định tại đâu?

...(như trên)...

– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do khẩu và do ý, không do thân.3

[237] Điều dukkaṭa đến vị đang đi phía sau thuyết Pháp đến người đang đi ở phía trước do không có sự tôn trọng đã được quy định tại đâu?

...(như trên)...

– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.

[238] Điều dukkaṭa đến vị đang đi bên đường thuyết Pháp đến người đang đi giữa đường do không có sự tôn trọng đã được quy định tại đâu?

...(như trên)...

– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.

[239] Điều dukkaṭa đến vị đứng đại tiện hoặc tiểu tiện do không có sự tôn trọng đã được quy định tại đâu?

...(như trên)...

– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu.

[240] Điều dukkaṭa đến vị đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ trên cỏ cây xanh do không có sự tôn trọng đã được quy định tại đâu?

...(như trên)...

– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu.

[241] Điều dukkaṭa đến vị đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã đại tiện, tiểu tiện, và khạc nhổ vào trong nước.

– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu.

Phần Giày Dép là phần thứ bảy.

Dứt bảy mươi lăm điều sekhiya (ưng học).

Dứt phần Quy Định Tại Đâu thuộc Đại Phân Tích.[4]

Tóm lược phần này:

[242]

(Quấn) tròn đều, che kín,
thu thúc, mắt nhìn xuống,
vén lên, cười, tiếng động,
và ba việc đung đưa,
chống nạnh, và trùm đầu,
nhón gót, ngồi ôm gối.
Nghiêm trang, tâm ở bát,
đủ xúp, ngang miệng bát,
nghiêm trang, tâm ở bát,
ăn tuần tự, đủ xúp,
vun đống, và che giấu,
yêu cầu, cố tìm lỗi,
không lớn, tròn, cửa miệng,
cả bàn tay, không nói,
không liên tục đưa cơm,
cắn từng chút, độn má,
rảy tay, làm cơm rơi,
và thè lưỡi ra ngoài,
tiếng chép chép, sột sột,
(liếm) tay, bình bát, môi,
(tay) dơ, nước có cơm.
Như Lai không giảng Pháp
người cầm dù ở tay,
cũng thế tay cầm gậy,
tay cầm dao, vũ khí,
người (mang) dép, và giày,
ngồi xe, và đang nằm,
người đang ngồi ôm gối,
người quấn khăn, trùm đầu,
khi ngồi đất, thấp, đứng,
đi sau, và bên lề.
Vị đứng không nên làm,
trên cỏ và trong nước.

Tóm lược các phần này:

[243]

Tròn đều, cười lớn tiếng,
chống nạnh, đồ khất thực,
vắt cơm, tiếng sột sột,
giày dép là thứ bảy.

*******


[1] là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu.

[2] là sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.

[3] Tam Tạng của Thái Lan chú thích rằng: “Tạng Miến Điện ghi là: ‘sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.’”

[4] Phần phân tích về giới dành cho tỳ khưu có tên là “Đại Phân Tích” hoặc “Phân Tích Giới Tỳ Khưu.



[244] Vị trong khi thực hiện việc đôi lứa vi phạm bao nhiêu tội?

– Vị trong khi thực hiện việc đôi lứa vi phạm ba tội: Vị thực hiện việc đôi lứa nơi thi thể chưa bị (thú) ăn phạm tội pārājika. Vị thực hiện việc đôi lứa nơi thi thể đã bị (thú) ăn nhiều phần phạm tội thullaccaya. Vị đưa dương vật vào miệng đã được mở ra nhưng không bị va chạm phạm tội dukkaṭa. Vị trong khi thực hiện việc đôi lứa vi phạm ba tội này.

[245] Vị trong khi lấy vật chưa được cho vi phạm bao nhiêu tội?

– Vị trong khi lấy vật chưa được cho vi phạm ba tội: Vị lấy theo lối trộm cắp vật chưa được cho trị giá năm māsaka hoặc hơn năm māsaka phạm tội pārājika. Vị lấy theo lối trộm cắp vật chưa được cho trị giá hơn một māsaka hoặc kém năm māsaka phạm tội thullaccaya. Vị lấy theo lối trộm cắp vật chưa được cho trị giá một māsaka hoặc kém một māsaka phạm tội dukkaṭa. Vị trong khi lấy vật chưa được cho vi phạm ba tội này.

[246] Vị trong khi cố ý đoạt lấy mạng sống con người vi phạm bao nhiêu tội?

– Vị trong khi cố ý đoạt lấy mạng sống con người vi phạm ba tội: Vị đào hố để bẩy người (nghĩ rằng): “Người rơi xuống sẽ chết” phạm tội dukkaṭa. Khi đã bị rơi xuống, cảm thọ khổ sanh khởi (ở nạn nhân) thì phạm tội thullaccaya. (Nạn nhân) chết đi thì phạm tội pārājika. Vị trong khi cố ý đoạt lấy mạng sống con người vi phạm ba tội này.

[247] Vị trong khi khoác lác về pháp thượng nhân không có không thực chứng vi phạm bao nhiêu tội?

– Vị trong khi khoác lác về pháp thượng nhân không có không thực chứng vi phạm ba tội: Vị có ước muốn xấu xa, bị thúc giục bởi ước muốn, rồi khoác lác về pháp thượng nhân không có không thực chứng phạm tội pārājika. Vị nói rằng: “Vị (tỳ khưu) nào cư ngụ trong trú xá của đạo hữu, vị tỳ khưu ấy là bậc A-la-hán,” (người nghe) hiểu được thì phạm tội thullaccaya; (người nghe) không hiểu được thì phạm tội dukkaṭa. Vị trong khi khoác lác về pháp thượng nhân không có không thực chứng vi phạm ba tội này.

Dứt bốn điều pārājika.

[248] Vị trong khi gắng sức và làm xuất ra tinh dịch vi phạm bao nhiêu tội?

– Vị trong khi gắng sức và làm xuất ra tinh dịch vi phạm ba tội: Vị có ý định, gắng sức, bị xuất ra phạm tội saṅghādisesa. Vị có ý định, gắng sức, không bị xuất ra phạm tội thullaccaya. Trong lúc tiến hành, phạm tội dukkaṭa.

[249] Vị trong khi thực hiện việc xúc chạm thân thể với người nữ vi phạm ba tội: Vị sờ vào thân (người nữ) bằng thân (vị ấy) phạm tội saṅghādisesa. Vị sờ vào vật được gắn liền với thân (người nữ) bằng thân (vị ấy) phạm tội thullaccaya. Vị sờ vào vật được gắn liền với thân (người nữ) bằng vật được gắn liền với thân (vị ấy) phạm tội dukkaṭa.

[250] Vị trong khi nói với người nữ bằng những lời dâm dật vi phạm ba tội: Vị nói lời ca ngợi, nói lời chê bai đề cập đến đường tiêu, đường tiểu phạm tội saṅghādisesa. Vị nói lời ca ngợi, nói lời chê bai đề cập đến (phần cơ thể) từ xương đòn (ở cổ) trở xuống và từ đầu gối trở lên trừ ra đường tiêu và đường tiểu phạm tội thullaccaya. Vị nói lời ca ngợi, nói lời chê bai đề cập đến vật gắn liền với thân phạm tội dukkaṭa.

[251] Vị trong khi ca ngợi sự hầu hạ tình dục cho bản thân vi phạm ba tội: Vị ca ngợi sự hầu hạ tình dục cho bản thân trong sự hiện diện của người nữ phạm tội saṅghādisesa. Vị ca ngợi sự hầu hạ tình dục cho bản thân trong sự hiện diện của người vô căn phạm tội thullaccaya. Vị ca ngợi sự hầu hạ tình dục cho bản thân trong sự hiện diện của loài thú phạm tội dukkaṭa.

[252] Vị trong khi tiến hành việc mai mối vi phạm ba tội: Vị nhận lời, thông báo, đem lại (hồi báo) phạm tội saṅghādisesa. Vị nhận lời, thông báo, không đem lại (hồi báo) phạm tội thullaccaya. Vị nhận lời, không thông báo, không đem lại (hồi báo) phạm tội dukkaṭa.

[253] Vị trong khi tự xin (vật liệu) rồi bảo xây dựng cốc liêu vi phạm ba tội: Vị bảo xây dựng, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Còn cục (vữa tô) cuối cùng phạm tội thullaccaya. Khi cục (vữa tô) ấy đã được đặt vào phạm tội saṅghādisesa.

[254] Vị trong khi bảo xây dựng trú xá lớn vi phạm ba tội: Vị bảo xây dựng, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Còn cục (vữa tô) cuối cùng phạm tội thullaccaya. Khi cục (vữa tô) ấy đã được đặt vào phạm tội saṅghādisesa.

[255] Vị trong khi bôi nhọ vị tỳ khưu về tội pārājika không có nguyên cớ vi phạm ba tội: Vị khi chưa thỉnh ý (để buộc tội), có ý định loại trừ, rồi nói lời (buộc tội), phạm tội dukkaṭa và tội saṅghādisesa. Sau khi đã thỉnh ý (để buộc tội), có ý định lăng mạ, rồi nói lời (mắng nhiếc) thì phạm tội nói lời mắng nhiếc.[1]

[256] Vị sau khi nắm lấy sự kiện nào đó chỉ là nhỏ nhặt thuộc về cuộc tranh tụng có quan hệ khác biệt rồi trong khi bôi nhọ vị tỳ khưu về tội pārājika vi phạm ba tội: Vị khi chưa thỉnh ý (để buộc tội), có ý định loại trừ, rồi nói lời (buộc tội) phạm tội dukkaṭa và tội saṅghādisesa. Sau khi đã thỉnh ý (để buộc tội), có ý định lăng mạ, rồi nói lời (mắng nhiếc) thì phạm tội nói lời mắng nhiếc.

[257] Vị tỳ khưu là người chia rẽ hội chúng trong khi được nhắc nhở đến lần thứ ba vẫn không chịu dứt bỏ vi phạm ba tội: Do lời đề nghị phạm tội dukkaṭa. Do hai lời thông báo của hành sự phạm các tội thullaccaya. Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự, phạm tội saṅghādisesa.

[258] Các tỳ khưu là những kẻ ủng hộ vị chia rẽ (hội chúng) trong khi được nhắc nhở đến lần thứ ba vẫn không chịu dứt bỏ vi phạm ba tội: Do lời đề nghị phạm tội dukkaṭa. Do hai lời thông báo của hành sự phạm các tội thullaccaya. Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự, phạm tội saṅghādisesa.

[259] Vị tỳ khưu khó dạy trong khi được nhắc nhở đến lần thứ ba vẫn không chịu dứt bỏ vi phạm ba tội: Do lời đề nghị phạm tội dukkaṭa. Do hai lời thông báo của hành sự phạm các tội thullaccaya. Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự, phạm tội saṅghādisesa.

[260] Vị tỳ khưu là người làm hư hỏng các gia đình trong khi được nhắc nhở đến lần thứ ba vẫn không chịu dứt bỏ vi phạm ba tội: Do lời đề nghị phạm tội dukkaṭa. Do hai lời thông báo của hành sự phạm các tội thullaccaya. Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự, phạm tội saṅghādisesa.

Dứt mười ba điều saṅghādisesa.

[261] Vị trong khi vượt quá mười ngày về (việc cất giữ) y phụ trội vi phạm một tội nissaggiya pācittiya.

[262] Vị trong khi xa lìa ba y một đêm vi phạm một tội nissaggiya pācittiya.

[263] Vị sau khi thọ lãnh y ngoài hạn kỳ, trong khi vượt quá một tháng vi phạm một tội nissaggiya pācittiya.

[264] Vị trong khi bảo tỳ khưu ni không phải là thân quyến giặt y cũ dơ vi phạm hai tội: Vị bảo giặt, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã được giặt xong, phạm tội nissaggiya pācittiya.

[265] Vị trong khi nhận lãnh y từ tay của tỳ khưu ni không phải là thân quyến vi phạm hai tội: Vị nhận lấy, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã nhận lấy, phạm tội nissaggiya pācittiya.

[266] Vị trong khi yêu cầu nam gia chủ hoặc nữ gia chủ không phải là thân quyến về y vi phạm hai tội: Vị yêu cầu, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã yêu cầu, phạm tội nissaggiya pācittiya.

[267] Vị trong khi yêu cầu nam gia chủ hoặc nữ gia chủ không phải là thân quyến về y vượt quá số lượng ấy vi phạm hai tội: Vị yêu cầu, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã yêu cầu, phạm tội nissaggiya pācittiya.

[268] Vị khi chưa được thỉnh cầu trước lại đi đến gặp người gia chủ không phải là thân quyến, trong khi đưa ra sự căn dặn về y vi phạm hai tội: Vị đưa ra sự căn dặn, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã đưa ra sự căn dặn, phạm tội nissaggiya pācittiya.

[269] Vị khi chưa được thỉnh cầu trước lại đi đến gặp các gia chủ không phải là thân quyến, trong khi đưa ra sự căn dặn về y vi phạm hai tội: Vị đưa ra sự căn dặn, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã đưa ra sự căn dặn, phạm tội nissaggiya pācittiya.

[270] Vị trong khi đạt được y bằng lời nhắc nhở quá ba lần và bằng hành động đứng quá sáu lần vi phạm hai tội: Vị đạt được (y), trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã đạt được (y), phạm tội nissaggiya pācittiya.

Phần Kaṭhina là phần thứ nhất.

[271] Vị trong khi bảo làm tấm trải nằm (ngọa cụ) có trộn lẫn tơ tằm vi phạm hai tội: Vị bảo làm, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã được làm xong, phạm tội nissaggiya pācittiya.

[272] Vị trong khi bảo làm tấm trải nằm bằng lông cừu thuần màu đen vi phạm hai tội: Vị bảo làm, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã được làm xong, phạm tội nissaggiya pācittiya.

[273] Vị trong khi bảo làm tấm trải nằm mới mà không lấy một phần lông cừu màu trắng và một phần lông cừu màu nâu đỏ vi phạm hai tội: Vị bảo làm, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã được làm xong, phạm tội nissaggiya pācittiya.

[274] Vị trong khi bảo làm tấm trải nằm mỗi năm vi phạm hai tội: Vị bảo làm, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã được làm xong, phạm tội nissaggiya pācittiya.

[275] Vị trong khi bảo làm tấm lót ngồi (tọa cụ) mới mà không lấy ở phần xung quanh của tấm trải nằm cũ một gang tay của đức Thiện thệ vi phạm hai tội: Vị bảo làm, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã được làm xong, phạm tội nissaggiya pācittiya.

[276] Vị sau khi thọ lãnh các lông cừu, trong khi mang đi quá ba do tuần vi phạm hai tội: Vị mang đi quá ba do tuần bước thứ nhất phạm tội dukkaṭa. Mang đi quá bước thứ nhì phạm tội nissaggiya pācittiya.

[277] Vị trong khi bảo tỳ khưu ni không phải là thân quyến giặt các lông cừu vi phạm hai tội: Vị bảo giặt, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã được giặt xong, phạm tội nissaggiya pācittiya.

[278] Vị trong khi nhận lãnh vàng bạc vi phạm hai tội: Vị cầm lấy, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã cầm lấy, phạm tội nissaggiya pācittiya.

[279] Vị trong khi thực hiện việc trao đổi vàng bạc dưới nhiều hình thức vi phạm hai tội: Vị thực hiện, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã thực hiện, phạm tội nissaggiya pācittiya.

[280] Vị trong khi thực hiện việc mua bán dưới nhiều hình thức vi phạm hai tội: Vị thực hiện, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã thực hiện, phạm tội nissaggiya pācittiya.

Phần Tơ Tằm là phần thứ nhì.

[281] Vị trong khi vượt quá mười ngày về (việc cất giữ) bình bát phụ trội vi phạm một tội nissaggiya pācittiya.

[282] Vị trong khi sắm bình bát mới khác với bình bát cũ chưa đủ năm miếng vá vi phạm hai tội: Vị sắm, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã sắm, phạm tội nissaggiya pācittiya.

[283] Vị sau khi thọ lãnh các dược phẩm, trong khi (cất giữ) vượt quá bảy ngày vi phạm một tội nissaggiya pācittiya.

[284] Vị trong khi tìm kiếm y choàng tắm mưa khi còn hơn một tháng của mùa nắng vi phạm hai tội: Vị tìm kiếm, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã kiếm được, phạm tội nissaggiya pācittiya.

[285] Vị sau khi tự mình cho y đến vị tỳ khưu rồi nổi giận bất bình, trong khi giật lại vi phạm hai tội: Vị giật lại, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã giật lại, phạm tội nissaggiya pācittiya.

[286] Vị sau khi tự mình yêu cầu chỉ sợi, trong khi bảo các thợ dệt dệt thành y vi phạm hai tội: Vị bảo dệt, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã được dệt xong, phạm tội nissaggiya pācittiya.

[287] Vị khi chưa được thỉnh cầu trước lại đi đến các thợ dệt của gia chủ không phải là thân quyến, trong khi đưa ra sự căn dặn về y vi phạm hai tội: Vị đưa ra sự căn dặn, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã đưa ra sự căn dặn, phạm tội nissaggiya pācittiya.

[288] Vị sau khi thọ lãnh y đặc biệt, trong khi (cất giữ) vượt quá thời hạn về y vi phạm một tội nissaggiya pācittiya.

[289] Vị sau khi để lại một y nào đó của ba y ở nơi xóm nhà, trong khi xa lìa quá sáu đêm vi phạm một tội nissaggiya pācittiya.

[290] Vị dầu biết lợi lộc đã được khẳng định là dâng cho hội chúng, trong khi thuyết phục dâng cho bản thân vi phạm hai tội: Vị thuyết phục, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã thuyết phục được, phạm tội nissaggiya pācittiya.

Phần Bình Bát là phần thứ ba.

Dứt ba mươi nissaggiya pācittiya.

[291] Vị trong khi cố tình nói lời dối trá vi phạm bao nhiêu tội?

– Vị trong khi cố tình nói lời dối trá vi phạm năm tội: Vị có ước muốn xấu xa, bị thúc giục bởi ước muốn, rồi khoác lác về pháp thượng nhân không có không thực chứng phạm tội pārājika. Vị bôi nhọ vị tỳ khưu về tội pārājika không có nguyên cớ phạm tội saṅghādisesa. Vị nói rằng: “Vị (tỳ khưu) nào cư ngụ trong trú xá của đạo hữu, vị tỳ khưu ấy là bậc A-la-hán,” (người nghe) hiểu được thì phạm tội thullaccaya, (người nghe) không hiểu được thì phạm tội dukkaṭa. Khi cố tình nói dối, phạm tội pācittiya. Vị trong khi cố tình nói lời dối trá vi phạm năm tội này.

[292] Vị trong khi mắng nhiếc vi phạm hai tội: Vị mắng nhiếc người đã tu lên bậc trên phạm tội pācittiya. Vị mắng nhiếc người chưa tu lên bậc trên phạm tội dukkaṭa.

[293] Vị trong khi tạo ra sự đâm thọc vi phạm hai tội: Vị tạo ra sự đâm thọc đối với người đã tu lên bậc trên phạm tội pācittiya. Vị tạo ra sự đâm thọc đối với người chưa tu lên bậc trên phạm tội dukkaṭa.

[294] Vị trong khi dạy người chưa tu lên bậc trên đọc Pháp theo từng câu vi phạm hai tội: Vị dạy đọc, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa, theo mỗi một câu phạm tội pācittiya.

[295] Vị trong khi nằm chung chỗ ngụ với người chưa tu lên bậc trên quá hai ba đêm vi phạm hai tội: Vị nằm xuống, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã nằm xuống, phạm tội pācittiya.

[296] Vị trong khi nằm chung chỗ ngụ với người nữ vi phạm hai tội: Vị nằm xuống, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã nằm xuống, phạm tội pācittiya.

[297] Vị trong khi thuyết Pháp đến người nữ quá năm hay sáu câu vi phạm hai tội: Vị thuyết giảng, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa, theo mỗi một câu phạm tội pācittiya.

[298] Vị trong khi tuyên bố pháp thượng nhân đã thực chứng đến người chưa tu lên bậc trên vi phạm hai tội: Vị tuyên bố, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã tuyên bố, phạm tội pācittiya.

[299] Vị trong khi công bố tội xấu xa của vị tỳ khưu đến người chưa tu lên bậc trên vi phạm hai tội: Vị công bố, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã công bố, phạm tội pācittiya.

[300] Vị trong khi đào đất vi phạm hai tội: Vị đào, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa, theo từng nhát đào phạm tội pācittiya.

Phần Nói Dối là phần thứ nhất.

[301] Vị trong khi phá hoại thảo mộc vi phạm hai tội: Vị phá hoại, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa, theo từng hành động phá hoại phạm tội pācittiya.

[302] Vị trong khi phản kháng cách này hoặc cách khác vi phạm hai tội: Khi tội nói tránh né chưa được phán quyết, vị phản kháng cách này hoặc cách khác phạm tội dukkaṭa. Khi tội nói tránh né đã được phán quyết, vị phản kháng cách này hoặc cách khác phạm tội pācittiya.

[303] Vị trong khi phàn nàn vi phạm hai tội: Vị phàn nàn, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã phàn nàn, phạm tội pācittiya.

[304] Vị sau khi trải ra giường, hoặc ghế, hoặc nệm, hoặc gối kê thuộc về hội chúng ở ngoài trời, rồi không thu dọn, trong khi ra đi không thông báo vi phạm hai tội: Vị vượt qua chỗ rơi của cục đất (được ném bởi người đàn ông có sức mạnh bậc trung) bước thứ nhất phạm tội dukkaṭa. Vượt qua bước thứ nhì phạm tội pācittiya.

[305] Vị sau khi trải ra chỗ nằm ở trong trú xá thuộc về hội chúng, rồi không thu dọn, trong khi ra đi không thông báo vi phạm hai tội: Vị vượt qua hàng rào bước thứ nhất phạm tội dukkaṭa. Vượt qua bước thứ nhì phạm tội pācittiya.

[306] Ở trong trú xá thuộc về hội chúng, vị dầu biết vẫn chen vào (chỗ) của vị tỳ khưu đã đến trước, trong khi nằm xuống vi phạm hai tội: Vị nằm xuống, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã nằm xuống, phạm tội pācittiya.

[307] Vị nổi giận, bất bình trong khi lôi kéo vị tỳ khưu ra khỏi trú xá thuộc về hội chúng vi phạm hai tội: Vị lôi kéo ra, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã bị lôi kéo ra, phạm tội pācittiya.

[308] Vị trong khi ngồi lên trên chiếc giường hoặc ghế loại có chân tháo rời được ở căn gác lầu trong trú xá của hội chúng vi phạm hai tội: Vị ngồi lên, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã ngồi lên, phạm tội pācittiya.

[309] Vị sau khi quyết định phương thức của việc lợp mái hai ba lớp, trong khi quyết định vượt quá mức ấy vi phạm hai tội: Vị quyết định, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã quyết định, phạm tội pācittiya.

[310] Vị dầu biết nước có sinh vật trong khi tưới lên cỏ hoặc đất sét vi phạm hai tội: Vị tưới, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã tưới, phạm tội pācittiya.

Phần Thảo Mộc là phần thứ nhì.

[311] Vị chưa được chỉ định trong khi giáo giới các tỳ khưu ni vi phạm hai tội: Vị giáo giới, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã giáo giới, phạm tội pācittiya.

[312] Vị trong khi giáo giới các tỳ khưu ni lúc mặt trời đã lặn vi phạm hai tội: Vị giáo giới, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã giáo giới, phạm tội pācittiya.

[313] Vị sau khi đi đến ni viện, trong khi giáo giới các tỳ khưu ni vi phạm hai tội: Vị giáo giới, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã giáo giới, phạm tội pācittiya.

[314] Vị trong khi phát ngôn rằng: “Các tỳ khưu giáo giới các tỳ khưu ni vì nguyên nhân lợi lộc” vi phạm hai tội: Vị phát ngôn, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã phát ngôn, phạm tội pācittiya.

[315] Vị trong khi cho y đến tỳ khưu ni không phải là thân quyến vi phạm hai tội: Vị cho, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã cho, phạm tội pācittiya.

[316] Vị trong khi may y cho tỳ khưu ni không phải là thân quyến vi phạm hai tội: Vị may, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa, theo từng đường kim phạm tội pācittiya.

[317] Vị sau khi đã hẹn trước, trong khi đi chung đường xa với tỳ khưu ni vi phạm hai tội: Vị thực hiện, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã thực hiện, phạm tội pācittiya.

[318] Vị sau khi đã hẹn trước, trong khi cùng lên một chiếc thuyền với tỳ khưu ni vi phạm hai tội: Vị lên (thuyền), trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã lên (thuyền), phạm tội pācittiya.

[319] Vị dầu biết thức ăn được tỳ khưu ni môi giới cho, trong khi thọ thực vi phạm hai tội: Vị (nghĩ rằng): “Ta sẽ thọ thực” rồi thọ lãnh phạm tội dukkaṭa. Mỗi một lần nuốt xuống phạm tội pācittiya.

 [320] Vị trong khi cùng với tỳ khưu ni một nam một nữ ngồi ở nơi kín đáo vi phạm hai tội: Vị ngồi xuống, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã ngồi xuống, phạm tội pācittiya.

Phần Giáo Giới là phần thứ ba.

[321] Vị trong khi thọ thực ở phước xá vượt quá mức ấy vi phạm hai tội: Vị (nghĩ rằng): “Ta sẽ thọ thực” rồi thọ lãnh phạm tội dukkaṭa. Mỗi một lần nuốt xuống phạm tội pācittiya.

[322] Vị trong khi thọ dụng vật thực dâng chung nhóm vi phạm hai tội: Vị (nghĩ rằng): “Ta sẽ thọ thực” rồi thọ lãnh phạm tội dukkaṭa. Mỗi một lần nuốt xuống phạm tội pācittiya.

[323] Vị trong khi thọ dụng vật thực thỉnh sau vi phạm hai tội: Vị (nghĩ rằng): “Ta sẽ thọ thực” rồi thọ lãnh phạm tội dukkaṭa. Mỗi một lần nuốt xuống phạm tội pācittiya.

[324] Vị sau khi đã thọ lãnh hai hoặc ba bình bát đầy bánh ngọt, trong khi thọ lãnh quá mức ấy vi phạm hai tội: Vị thọ lãnh, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã thọ lãnh, phạm tội pācittiya.

[325] Vị thọ thực xong và đã từ chối (vật thực dâng thêm), trong khi thọ dụng vật thực cứng hoặc vật thực mềm không phải là đồ còn thừa vi phạm hai tội: Vị (nghĩ rằng): “Ta sẽ thọ thực” rồi thọ lãnh phạm tội dukkaṭa. Mỗi một lần nuốt xuống phạm tội pācittiya.

[326] Vị trong khi yêu cầu vị tỳ khưu đã thọ thực xong và đã từ chối (vật thực dâng thêm) nhận lãnh vật thực cứng hoặc vật thực mềm không phải là đồ còn thừa vi phạm hai tội: Do lời nói của vị ấy, vị kia (nghĩ rằng): “Ta sẽ nhai, ta sẽ ăn” rồi thọ lãnh, (vị nói) phạm tội dukkaṭa. Khi (vị kia) chấm dứt bữa ăn, (vị nói) phạm tội pācittiya.

[327] Vị trong khi thọ dụng vật thực cứng hoặc vật thực mềm vào lúc sái thời vi phạm hai tội: Vị (nghĩ rằng): “Ta sẽ thọ thực” rồi thọ lãnh phạm tội dukkaṭa. Mỗi một lần nuốt xuống phạm tội pācittiya.

[328] Vị trong khi thọ dụng vật thực cứng hoặc vật thực mềm đã được tích trữ vi phạm hai tội: Vị (nghĩ rằng): “Ta sẽ thọ thực” rồi thọ lãnh phạm tội dukkaṭa. Mỗi một lần nuốt xuống phạm tội pācittiya.

[329] Vị sau khi yêu cầu các loại vật thực thượng hạng cho nhu cầu của bản thân, trong khi thọ dụng vi phạm hai tội: Vị (nghĩ rằng): “Ta sẽ thọ thực” rồi thọ lãnh phạm tội dukkaṭa. Mỗi một lần nuốt xuống phạm tội pācittiya.

[330] Vị trong khi đưa thức ăn chưa được bố thí vào miệng vi phạm hai tội: Vị (nghĩ rằng): “Ta sẽ thọ thực” rồi nhặt lấy phạm tội dukkaṭa. Mỗi một lần nuốt xuống phạm tội pācittiya.

Phần Vật Thực là phần thứ tư.

[331] Vị trong khi tự tay cho vật thực cứng hoặc vật thực mềm đến đạo sĩ lõa thể, hoặc nam du sĩ ngoại đạo, hoặc nữ du sĩ ngoại đạo vi phạm hai tội: Vị cho, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã cho, phạm tội pācittiya.

[332] Vị (nói với) vị tỳ khưu rằng: “Này đại đức, hãy đến. Chúng ta sẽ đi vào làng hoặc thị trấn để khất thực,” sau khi bảo bố thí hoặc bảo đừng bố thí cho vị ấy, trong khi đuổi đi vi phạm hai tội: Vị đuổi đi, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã đuổi đi, phạm tội pācittiya.

[333] Vị sau khi đi vào nơi gia đình chỉ có cặp vợ chồng, trong khi ngồi xuống vi phạm hai tội: Vị ngồi xuống, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã ngồi xuống, phạm tội pācittiya.

[334] Vị trong khi cùng với người nữ ngồi xuống ở chỗ ngồi kín đáo, được che khuất vi phạm hai tội: Vị ngồi xuống, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã ngồi xuống, phạm tội pācittiya.

[335] Vị trong khi cùng với người nữ một nam một nữ ngồi ở nơi kín đáo vi phạm hai tội: Vị ngồi xuống, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã ngồi xuống, phạm tội pācittiya.

[336] Vị đã được thỉnh mời, đã có bữa trai phạn, trong khi đi đến các gia đình trước bữa ăn hoặc sau bữa ăn không có sự thông báo đến vị tỳ khưu hiện diện vi phạm hai tội: Vị vượt qua ngưỡng cửa bước thứ nhất phạm tội dukkaṭa. Vượt qua ngưỡng cửa bước thứ nhì phạm tội pācittiya.

[337] Vị trong khi yêu cầu dược phẩm quá thời hạn (thỉnh cầu) vi phạm hai tội: Vị yêu cầu, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã yêu cầu, phạm tội pācittiya.

[338] Vị trong khi đi để xem quân đội động binh vi phạm hai tội: Vị đi phạm tội dukkaṭa. Đứng tại chỗ ấy nhìn xem phạm tội pācittiya.

[339] Vị trong khi cư ngụ ở nơi binh đội quá ba đêm vi phạm hai tội: Vị cư ngụ, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã cư ngụ, phạm tội pācittiya.

[340] Vị trong khi đi đến nơi tập trận vi phạm hai tội: Vị đi phạm tội dukkaṭa. Đứng tại chỗ ấy nhìn xem phạm tội pācittiya.

Phần Đạo Sĩ Lõa Thể là phần thứ năm.

[341] Vị trong khi uống rượu mạnh vi phạm hai tội: Vị (nghĩ rằng): “Ta sẽ uống” rồi thọ lãnh phạm tội dukkaṭa. Mỗi một lần nuốt xuống phạm tội pācittiya.

[342] Vị trong khi chọc cười vị tỳ khưu bằng cách dùng ngón tay thọc lét vi phạm hai tội: Vị chọc cười, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã chọc cười, phạm tội pācittiya.

[343] Vị trong khi chơi giỡn ở trong nước vi phạm hai tội: Vị chơi giỡn ở trong nước ngập dưới mắt cá chân phạm tội dukkaṭa. Vị chơi giỡn ở trong nước ngập trên mắt cá chân phạm tội pācittiya.

[344] Vị trong khi thể hiện sự không tôn trọng vi phạm hai tội: Vị thể hiện, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã thể hiện, phạm tội pācittiya.

[345] Vị trong khi làm vị tỳ khưu kinh sợ vi phạm hai tội: Vị làm kinh sợ, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã làm kinh sợ, phạm tội pācittiya.

[346] Vị sau khi tự mình đốt lên ngọn lửa, trong khi sưởi ấm vi phạm hai tội: Vị tự mình đốt lửa, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã đốt lửa, phạm tội pācittiya.

[347] Vị chưa đủ nửa tháng, trong khi tắm vi phạm hai tội: Vị tắm, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã hoàn tất việc tắm, phạm tội pācittiya.

[348] Vị khi chưa áp dụng cách hoại sắc nào đó thuộc về ba cách hoại sắc, trong khi sử dụng y mới vi phạm hai tội: Vị sử dụng, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã sử dụng, phạm tội pācittiya.

[349] Vị sau khi đích thân chú nguyện dùng chung y đến vị tỳ khưu hoặc đến vị tỳ khưu ni hoặc đến cô ni tu tập sự hoặc đến vị sa di hoặc đến vị sa di ni, trong khi sử dụng khi chưa có sự xả lời nguyện (của vị kia) vi phạm hai tội: Vị sử dụng, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã sử dụng, phạm tội pācittiya.

[350] Vị trong khi thu giấu bình bát hoặc y hoặc tọa cụ hoặc ống đựng kim hoặc dây thắt lưng của vị tỳ khưu vi phạm hai tội: Vị thu giấu, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã thu giấu, phạm tội pācittiya.

Phần Rượu và Chất Say là phần thứ sáu.

[351] Vị trong khi cố ý đoạt lấy mạng sống sinh vật vi phạm bao nhiêu tội?

– Vị trong khi cố ý đoạt lấy mạng sống sinh vật vi phạm bốn tội: Vị đào hố không xác định (đối tượng, nghĩ rằng): “Ai rơi xuống sẽ chết” phạm tội dukkaṭa. Loài người sau khi rơi xuống trong ấy và chết đi, (vị đào) phạm tội pārājika. Dạ-xoa hoặc ngạ quỷ (peta) hoặc loài thú dạng người sau khi rơi xuống trong ấy và chết đi, phạm tội thullaccaya. Loài thú sau khi rơi xuống trong ấy và chết đi, phạm tội pācittiya. Vị trong khi cố ý đoạt lấy mạng sống sinh vật vi phạm bốn tội này.

[352] Vị dầu biết nước có sinh vật trong khi sử dụng vi phạm hai tội: Vị sử dụng, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã sử dụng, phạm tội pācittiya.

[353] Vị dầu biết sự tranh tụng đã được giải quyết đúng theo Pháp, trong khi khơi lại để làm hành sự lần nữa vi phạm hai tội: Vị khơi lại, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã khơi lại, phạm tội pācittiya.

[354] Vị biết tội xấu xa của vị tỳ khưu (khác), trong khi che giấu vi phạm một tội pācittiya.

[355] Vị dầu biết người chưa đủ hai mươi tuổi, trong khi cho tu lên bậc trên vi phạm hai tội: Vị cho tu lên bậc trên, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã cho tu lên bậc trên, phạm tội pācittiya.

[356] Vị dầu biết rồi hẹn trước, trong khi đi chung đường xa với đám người đạo tặc vi phạm hai tội: Vị thực hiện, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã thực hiện, phạm tội pācittiya.

[357] Vị sau khi hẹn trước, trong khi đi chung đường xa với người nữ vi phạm hai tội: Vị thực hiện, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã thực hiện, phạm tội pācittiya.

[358] Vị trong khi không dứt bỏ tà kiến ác với sự nhắc nhở đến lần thứ ba vi phạm hai tội: Do lời đề nghị, phạm tội dukkaṭa. Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự, phạm tội pācittiya.

[359] Vị dầu biết vị tỳ khưu là vị phát ngôn như thế, là vị không thực hành thuận pháp và không dứt bỏ tà kiến ấy, trong khi hưởng thụ chung vi phạm hai tội: Vị hưởng thụ chung, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã hưởng thụ chung, phạm tội pācittiya.

[360] Vị dầu biết vị sa di đã bị trục xuất như thế trong khi dụ dỗ vi phạm hai tội: Vị dụ dỗ, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã dụ dỗ, phạm tội pācittiya.

Phần Có Sinh Vật là phần thứ bảy.

[361] Vị tỳ khưu, khi được các tỳ khưu nhắc nhở theo Pháp, trong khi nói rằng: “Này các đại đức, tôi sẽ không thực hành điều học này cho đến khi nào tôi còn chưa hỏi vị tỳ khưu khác kinh nghiệm rành rẽ về Luật” vi phạm hai tội: Vị nói, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã nói, phạm tội pācittiya.

[362] Vị trong khi chê bai Luật vi phạm hai tội: Vị chê bai, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã chê bai, phạm tội pācittiya.

[363] Vị trong khi (giả vờ) ngu dốt vi phạm hai tội: Khi sự ngu dốt chưa được khẳng định, vị (giả vờ) ngu dốt phạm tội dukkaṭa. Khi sự ngu dốt đã được khẳng định, vị (giả vờ) ngu dốt phạm tội pācittiya.

[364] Vị nổi giận bất bình trong khi tung cú đánh vào vị tỳ khưu vi phạm hai tội: Vị đánh, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã đánh, phạm tội pācittiya.

[365] Vị nổi giận bất bình trong khi giơ tay dọa đánh vị tỳ khưu vi phạm hai tội: Vị giơ tay, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã giơ tay, phạm tội pācittiya.

[366] Vị trong khi bôi nhọ vị tỳ khưu về tội saṅghādisesa không có nguyên cớ vi phạm hai tội: Vị bôi nhọ, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã bôi nhọ, phạm tội pācittiya.

[367] Vị trong khi cố ý gợi lên nỗi nghi hoặc ở nơi vị tỳ khưu vi phạm hai tội: Vị gợi lên, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã gợi lên, phạm tội pācittiya.

[368] Vị trong khi đứng lắng nghe các tỳ khưu đang xảy ra sự xung đột, đang xảy ra sự cãi cọ, đang có sự tranh luận vi phạm hai tội: Vị (nghĩ rằng): “Ta sẽ nghe” rồi đi đến, phạm tội dukkaṭa. Đứng tại chỗ ấy lắng nghe, phạm tội pācittiya.

[369] Vị sau khi trao ra sự tùy thuận cho những hành sự đúng pháp, sau đó trong khi gây điều phê phán vi phạm hai tội: Vị phê phán, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã phê phán, phạm tội pācittiya.

[370] Trong khi lời quyết định đang được tuyên bố ở hội chúng, vị sau khi không trao ra sự tùy thuận, rồi từ chỗ ngồi đứng dậy, trong lúc bỏ đi vi phạm hai tội: Vị đang lìa khỏi hội chúng một tầm tay phạm tội dukkaṭa. Khi đã lìa khỏi, phạm tội pācittiya.

[371] Vị sau khi đã cùng với hội chúng hợp nhất cho y, sau đó trong khi gây ra điều phê phán vi phạm hai tội: Vị phê phán, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã phê phán, phạm tội pācittiya.

[372] Vị dầu biết lợi lộc đã được khẳng định là dâng đến hội chúng, trong khi thuyết phục dâng cho cá nhân vi phạm hai tội: Vị thuyết phục, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã thuyết phục, phạm tội pācittiya.

Phần Theo Pháp là thứ tám.

[373] Vị trong khi đi vào hậu cung của đức vua chưa được báo tin trước vi phạm hai tội: Vị vượt qua ngưỡng cửa bước thứ nhất phạm tội dukkaṭa. Vượt qua bước thứ nhì phạm tội pācittiya.

[374] Vị trong khi nhặt lên vật quý giá vi phạm hai tội: Vị nhặt lấy, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã nhặt lấy, phạm tội pācittiya.

[375] Vị trong khi đi vào làng lúc sái thời không thông báo vị tỳ khưu hiện diện vi phạm hai tội: Vị vượt qua hàng rào bước thứ nhất phạm tội dukkaṭa. Vượt qua bước thứ nhì phạm tội pācittiya.

[376] Vị trong khi bảo làm ống đựng kim bằng xương, hoặc bằng ngà, hoặc bằng sừng vi phạm hai tội: Vị bảo làm, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã được làm xong, phạm tội pācittiya.

[377] Vị trong khi bảo làm giường hoặc ghế vượt quá kích thước vi phạm hai tội: Vị bảo làm, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã được làm xong, phạm tội pācittiya.

[378] Vị trong khi bảo làm giường hoặc ghế có độn bông gòn vi phạm hai tội: Vị bảo làm, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã được làm xong, phạm tội pācittiya.

[379] Vị trong khi bảo làm tọa cụ vượt quá kích thước vi phạm hai tội: Vị bảo làm, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã được làm xong, phạm tội pācittiya.

[380] Vị trong khi bảo làm y đắp ghẻ vượt quá kích thước vi phạm hai tội: Vị bảo làm, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã được làm xong, phạm tội pācittiya.

[381] Vị trong khi bảo làm vải choàng tắm mưa vượt quá kích thước vi phạm hai tội: Vị bảo làm, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã được làm xong, phạm tội pācittiya.

[382] Vị trong khi bảo làm y bằng kích thước y của đức Thiện Thệ vi phạm bao nhiêu tội?

– Vị trong khi bảo làm y bằng kích thước y của đức Thiện Thệ vi phạm hai tội: Vị bảo làm, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã được làm xong, phạm tội pācittiya. Vị trong khi bảo làm y bằng kích thước y của đức Thiện Thệ vi phạm hai tội này.

Phần Đức Vua là phần thứ chín.

Dứt các phần nhỏ nhặt (khuddakā niṭṭhitā).

[383] Vị sau khi tự tay thọ lãnh vật thực cứng hoặc vật thực mềm từ tay tỳ khưu ni không phải là thân quyến đã đi vào xóm nhà, trong khi thọ thực vi phạm bao nhiêu tội?

– Vị sau khi tự tay thọ lãnh vật thực cứng hoặc vật thực mềm từ tay tỳ khưu ni không phải là thân quyến đã đi vào xóm nhà, trong khi thọ thực vi phạm hai tội: Vị (nghĩ rằng): “Ta sẽ ăn” rồi thọ lãnh phạm tội dukkaṭa. Mỗi một lần nuốt xuống phạm tội pāṭidesanīya. Vị sau khi tự tay thọ lãnh vật thực cứng hoặc vật thực mềm từ tay tỳ khưu ni không phải là thân quyến đã đi vào xóm nhà, trong khi thọ thực vi phạm hai tội này.

[384] Vị sau khi không ngăn cản vị tỳ khưu ni đang hướng dẫn sự phục vụ, trong khi thọ thực vi phạm hai tội: Vị (nghĩ rằng): “Ta sẽ ăn” rồi thọ lãnh phạm tội dukkaṭa. Mỗi một lần nuốt xuống phạm tội pāṭidesanīya.

[385] Vị sau khi tự tay thọ lãnh vật thực cứng hoặc vật thực mềm ở các gia đình đã được công nhận là bậc Thánh hữu học, trong khi thọ thực vi phạm hai tội: Vị (nghĩ rằng): “Ta sẽ ăn” rồi thọ lãnh phạm tội dukkaṭa. Mỗi một lần nuốt xuống phạm tội pāṭidesanīya.

[386] Vị sau khi tự tay thọ lãnh vật thực cứng hoặc vật thực mềm chưa được báo tin trước trong khuôn viên tu viện ở những chỗ trú ngụ trong rừng, trong khi thọ thực vi phạm bao nhiêu tội?

– Vị sau khi tự tay thọ lãnh vật thực cứng hoặc vật thực mềm chưa được báo tin trước trong khuôn viên tu viện ở những chỗ trú ngụ trong rừng, trong khi thọ thực vi phạm hai tội: Vị (nghĩ rằng): “Ta sẽ ăn” rồi thọ lãnh phạm tội dukkaṭa. Mỗi một lần nuốt xuống phạm tội pāṭidesanīya. Vị sau khi tự tay thọ lãnh vật thực cứng hoặc vật thực mềm chưa được báo tin trước trong khuôn viên tu viện ở những chỗ trú ngụ trong rừng, trong khi thọ thực vi phạm hai tội này.

Dứt bốn điều pāṭidesanīya.

[387] Vị trong khi quấn y (nội) để lòng thòng phía trước hoặc phía sau do không có sự tôn trọng vi phạm bao nhiêu tội?

– Vị trong khi quấn y (nội) để lòng thòng phía trước hoặc phía sau do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa. Vị trong khi quấn y (nội) để lòng thòng phía trước hoặc phía sau do không có sự tôn trọng vi phạm một tội này.

[388] Vị trong khi trùm y (vai trái) để lòng thòng phía trước hoặc phía sau do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.

[389] Vị để hở thân trong khi đi ở nơi xóm nhà do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.

[390] Vị để hở thân trong khi ngồi ở nơi xóm nhà do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.

[391] Vị múa máy tay hoặc chân trong khi đi ở nơi xóm nhà do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.

[392] Vị múa máy tay hoặc chân trong khi ngồi ở nơi xóm nhà do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.

[393] Vị nhìn chỗ này chỗ nọ trong khi đi ở nơi xóm nhà do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.

[394] Vị nhìn chỗ này chỗ nọ trong khi ngồi ở nơi xóm nhà do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.

[395] Vị trong khi đi ở nơi xóm nhà với sự vén y lên do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.

[396] Vị trong khi ngồi ở nơi xóm nhà với sự vén y lên do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.

Phần Tròn Đều là phần thứ nhất.

[397] Vị trong khi đi ở nơi xóm nhà với tiếng cười vang do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.

[398] Vị trong khi ngồi ở nơi xóm nhà với tiếng cười vang do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.

[399] Vị gây tiếng động ồn tiếng động lớn trong khi đi ở nơi xóm nhà do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.

[400] Vị gây tiếng động ồn tiếng động lớn trong khi ngồi ở nơi xóm nhà do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.

[401] Vị trong khi đi ở nơi xóm nhà với sự đung đưa thân do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.

[402] Vị trong khi ngồi ở nơi xóm nhà với sự đung đưa thân do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.

[403] Vị trong khi đi ở nơi xóm nhà với sự đung đưa cánh tay do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.

[404] Vị trong khi ngồi ở nơi xóm nhà với sự đung đưa cánh tay do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.

[405] Vị trong khi đi ở nơi xóm nhà với sự đung đưa đầu do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.

[406] Vị trong khi ngồi ở nơi xóm nhà với sự đung đưa đầu do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.

Phần Cười Vang là phần thứ nhì.

[407] Vị trong khi đi ở nơi xóm nhà với sự chống nạnh do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.

[408] Vị trong khi ngồi ở nơi xóm nhà với sự chống nạnh do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.

[409] Vị trong khi đi ở nơi xóm nhà với đầu trùm lại do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.

[410] Vị trong khi ngồi ở nơi xóm nhà với đầu trùm lại do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.

[411] Vị trong khi đi ở nơi xóm nhà với sự nhón gót do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.

[412] Vị trong khi ngồi ôm đầu gối ở nơi xóm nhà do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.

[413] Vị trong khi thọ lãnh đồ khất thực không nghiêm trang do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.

[414] Vị nhìn chỗ này chỗ nọ trong khi thọ lãnh đồ khất thực do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.

[415] Vị trong khi thọ lãnh quá nhiều súp do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.

[416] Vị trong khi thọ lãnh đồ khất thực được làm vun đầy lên do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.

Phần Chống Nạnh là phần thứ ba.

[417] Vị trong khi thọ dụng đồ khất thực không nghiêm trang do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.

[418] Vị nhìn chỗ này chỗ nọ trong khi thọ dụng đồ khất thực do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.

[419] Vị lựa chọn món này món nọ trong khi thọ dụng đồ khất thực do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.

[420] Vị trong khi thọ dụng quá nhiều xúp do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.

[421] Vị vun lên thành đống trong khi thọ dụng đồ khất thực do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.

[422] Vị trong khi dùng cơm che kín xúp và thức ăn do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.

[423] Vị không bị bệnh sau khi yêu cầu xúp và cơm vì nhu cầu của bản thân, trong khi thọ thực do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.

[424] Vị trong khi nhìn vào bình bát của các vị khác với ý định tìm lỗi do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.

[425] Vị trong khi làm vắt cơm lớn do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.

[426] Vị trong khi làm vắt cơm dài do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.

Phần Đồ Ăn Khất Thực là phần thứ tư.

[427] Vị trong khi há miệng ra khi vắt cơm chưa được đưa đến do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.

[428] Vị trong khi đưa trọn bàn tay vào miệng trong lúc thọ thực do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.

[429] Vị trong khi nói bằng miệng có vắt cơm do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.

[430] Vị trong khi thọ thực theo lối đưa thức ăn (vào miệng) một cách liên tục do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.

[431] Vị trong khi thọ thực theo lối cắn vắt cơm từng chút một do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.

[432] Vị trong khi thọ thực theo lối làm phồng má do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.

[433] Vị trong khi thọ thực có sự vung rảy bàn tay do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.

[434] Vị trong khi thọ thực có sự làm rơi đổ cơm do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.

[435] Vị trong khi thọ thực có sự le lưỡi do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.

[436] Vị trong khi thọ thực có làm tiếng chép chép do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.

Phần Vắt Cơm là phần thứ năm.

[437] Vị trong khi thọ thực có làm tiếng sột sột do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.

[438] Vị trong khi thọ thực có sự liếm tay do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.

[439] Vị trong khi thọ thực có sự nạo vét bình bát do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.

[440] Vị trong khi thọ thực có sự liếm môi do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.

[441] Vị trong khi thọ lãnh tô nước uống bằng bàn tay có dính thức ăn do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.

[442] Vị trong khi đổ bỏ nước rửa bình bát có lẫn cơm ở nơi xóm nhà do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.

[443] Vị trong khi thuyết Pháp đến người có dù ở bàn tay do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.

[444] Vị trong khi thuyết Pháp đến người có gậy ở bàn tay do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.

[445] Vị trong khi thuyết Pháp đến người có dao ở bàn tay do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.

[446] Vị trong khi thuyết Pháp đến người có vũ khí ở bàn tay do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.

Phần Tiếng Sột Sột là phần thứ sáu.

[447] Vị trong khi thuyết Pháp đến người có mang giày do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.

[448] Vị trong khi thuyết Pháp đến người có mang dép do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.

[449] Vị trong khi thuyết Pháp đến người ở trên xe do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.

[450] Vị trong khi thuyết Pháp đến người đang nằm do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.

[451] Vị trong khi thuyết Pháp đến người ngồi ôm đầu gối do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.

[452] Vị trong khi thuyết Pháp đến người đội khăn ở đầu do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.

[453] Vị trong khi thuyết Pháp đến người có đầu được trùm lại do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.

[454] Vị ngồi ở nền đất trong khi thuyết Pháp đến người ngồi trên chỗ ngồi do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.

[455] Vị ngồi ở chỗ ngồi thấp trong khi thuyết Pháp đến người ngồi trên chỗ ngồi cao do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.

[456] Vị đứng trong khi thuyết Pháp đến người đang ngồi do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.

[457] Vị đang đi phía sau trong khi thuyết Pháp đến người đang đi ở phía trước do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.

[458] Vị đang đi bên đường trong khi thuyết Pháp đến người đang đi giữa đường do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.

[459] Vị đứng trong khi đại tiện hoặc tiểu tiện do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.

[460] Vị trong khi đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ trên cỏ cây xanh do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa.

[461] Vị trong khi đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng vi phạm bao nhiêu tội?

– Vị trong khi đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa. Vị trong khi đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng vi phạm một tội này.

Phần Giày Dép là phần thứ bảy.

Dứt bảy mươi lăm điều sekhiya.

Dứt phần “Bao Nhiêu Tội” là phần thứ nhì.

[462] Các tội vi phạm của vị thực hiện việc đôi lứa được phân chia theo bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng?

– Các tội vi phạm của vị thực hiện việc đôi lứa được phân chia theo hai sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng: có thể là sự hư hỏng về giới, có thể là sự hư hỏng về hạnh kiểm.

...(như trên)...

Tội vi phạm của vị đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng được phân chia theo bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng?

– Tội vi phạm của vị đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng được phân chia theo một sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng là sự hư hỏng về hạnh kiểm.

Dứt phần “Sự Hư Hỏng” là phần thứ ba.

[463] Các tội vi phạm của vị thực hiện việc đôi lứa được quy tụ vào bao nhiêu nhóm tội trong bảy nhóm tội?

– Các tội vi phạm của vị thực hiện việc đôi lứa được quy tụ vào ba nhóm tội trong bảy nhóm tội: có thể là nhóm tội pārājika, có thể là nhóm tội thullaccaya, có thể là nhóm tội dukkaṭa.

...(như trên)...

Tội vi phạm của vị đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng được quy tụ vào bao nhiêu nhóm tội trong bảy nhóm tội?

– Tội vi phạm của vị đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng được quy tụ vào một nhóm tội trong bảy nhóm tội là nhóm tội dukkaṭa.

Dứt phần “Sự Quy Tụ” là phần thứ tư.

[464] Các tội vi phạm của vị thực hiện việc đôi lứa được sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội?

– Các tội vi phạm của vị thực hiện việc đôi lứa được sanh lên do một nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu.

...(như trên)...

Tội vi phạm của vị đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng được sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội?

– Tội vi phạm của vị đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng được sanh lên do một nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu.

Dứt phần “Nguồn Sanh Tội” là phần thứ năm.

[465] Các tội vi phạm của vị thực hiện việc đôi lứa là sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng?

– Các tội vi phạm của vị thực hiện việc đôi lứa là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng.

...(như trên)...

Tội vi phạm của vị đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng là sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng?

– Tội vi phạm của vị đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng.

Dứt phần “Sự Tranh Tụng” là phần thứ sáu.

[466] Các tội vi phạm của vị thực hiện việc đôi lứa được giải quyết với bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp?

– Các tội vi phạm của vị thực hiện việc đôi lứa được giải quyết với ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

...(như trên)...

Tội vi phạm của vị đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng được giải quyết với bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp?

– Tội vi phạm của vị đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng được giải quyết với ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

Dứt phần “Dàn Xếp” là phần thứ bảy.

[467] Vị trong khi thực hiện việc đôi lứa vi phạm bao nhiêu tội?

– Vị trong khi thực hiện việc đôi lứa vi phạm ba tội: Vị thực hiện việc đôi lứa nơi thi thể chưa bị (thú) ăn phạm tội pārājika. Vị thực hiện việc đôi lứa nơi thi thể đã bị (thú) ăn nhiều phần phạm tội thullaccaya. Vị đưa dương vật vào miệng đã được mở ra nhưng không bị va chạm phạm tội dukkaṭa. Vị trong khi thực hiện việc đôi lứa vi phạm ba tội này.

Các tội ấy được phân chia theo bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng? Được quy tụ vào bao nhiêu nhóm tội trong bảy nhóm tội? Được sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội? Là sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng? Được giải quyết với bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp?

– Các tội ấy được phân chia theo hai sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng: có thể là sự hư hỏng về giới, có thể là sự hư hỏng về hạnh kiểm. Được quy tụ vào ba nhóm tội trong bảy nhóm tội: có thể là nhóm tội pārājika, có thể là nhóm tội thullaccaya, có thể là nhóm tội dukkaṭa. Được sanh lên do một nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu. Là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng. Được giải quyết với ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

...(như trên)...

Vị trong khi đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng vi phạm bao nhiêu tội?

– Vị trong khi đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa. Vị trong khi đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng vi phạm một tội này.

Tội ấy được phân chia theo bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng? Được quy tụ vào bao nhiêu nhóm tội trong bảy nhóm tội? Được sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội? Là sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng? Được giải quyết với bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp?

– Tội ấy được phân chia theo một sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng là sự hư hỏng về hạnh kiểm. Được quy tụ vào một nhóm tội trong bảy nhóm tội là nhóm tội dukkaṭa. Được sanh lên do một nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu. Là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng. Được giải quyết với ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

Dứt phần “Tổng Hợp” là phần thứ tám.

Tám Phần này được ghi lại cho công việc học tập.

Tóm lược phần này:

[468]

Quy định ở nơi đâu,
và có bao nhiêu tội,
(chia theo) sự hư hỏng,
quy tụ vào (nhóm tội),
(trong sáu) nguồn sanh tội,
và các sự tranh tụng,
(bao nhiêu) cách dàn xếp,
và thêm phần tổng hợp.

*******

[469] Đức Thế Tôn ấy là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác khi biết được, khi thấy được đã quy định điều pārājika vì nguyên nhân của sự thực hiện việc đôi lứa tại đâu? Liên quan đến ai? Về sự việc gì? ...(như trên)... Do ai truyền đạt lại?

Đức Thế Tôn ấy là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác khi biết được, khi thấy được đã quy định điều pārājika vì nguyên nhân của sự thực hiện việc đôi lứa tại đâu? – Đã được quy định tại thành Vesālī. Liên quan đến ai? – Liên quan đến Sudinna Kalandaputta. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, Sudinna Kalandaputta đã thực hiện việc đôi lứa với người vợ cũ. Trong trường hợp ấy, có điều quy định, có điều quy định thêm, có điều quy định khi (sự việc) chưa xảy ra không? – Có một điều quy định, có hai điều quy định thêm, không có điều quy định khi (sự việc) chưa xảy ra trong trường hợp ấy. Là điều quy định (áp dụng) cho tất cả mọi nơi, (hay là) điều quy định (áp dụng) cho khu vực? – Là điều quy định (áp dụng) cho tất cả mọi nơi. Là điều quy định chung (cho tỳ khưu và tỳ khưu ni) hay là điều quy định riêng? – Là điều quy định chung. Là điều quy định cho một (hội chúng) hay là điều quy định cho cả hai (hội chúng tỳ khưu và tỳ khưu ni)? – Là điều quy định cho cả hai. Được gồm chung vào phần nào, được tính vào phần nào trong năm cách đọc tụng giới bổn Pātimokkha? – Được gồm chung vào phần mở đầu, được tính vào phần mở đầu. Được đưa ra đọc tụng với phần đọc tụng nào? – Được đưa ra đọc tụng với phần đọc tụng thứ nhì. Là sự hư hỏng nào trong bốn điều hư hỏng? – Là sự hư hỏng về giới. Thuộc về nhóm tội nào trong bảy nhóm tội? – Thuộc về nhóm tội pārājika. Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội? – Điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu. ...(như trên)... Do ai truyền đạt lại? – Được truyền đạt lại theo sự kế tục (của các vị trưởng lão).

 Các ngài Upāli,
và ngài Dāsaka,
cũng vậy Soṇaka,
và ngài Siggava,
Moggallīputta,
là vị đứng thứ năm,
các vị ấy truyền lại
ở Jambu huy hoàng.
Từ đó, Mahinda,
và ngài Iṭṭiya,
trưởng lão Uttiya,
và ngài Sambala,
...(như trên)...
Những vị hàng đầu ấy
có được đại trí tuệ
là những vị thông Luật
rành rẽ về đường lối
đã phổ biến Tạng Luật
ở trên hòn đảo (này)
tên Tambapaṇṇi.

[470] Đức Thế Tôn ấy là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác khi biết được, khi thấy được đã quy định điều pārājika vì nguyên nhân của việc lấy vật chưa được cho tại đâu? – Đã được quy định tại thành Rājagaha. Liên quan đến ai? – Liên quan đến Dhaniya, con trai người thợ gốm. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, Dhaniya con trai người thợ gốm đã lấy vật chưa được cho là các cây gỗ của đức vua. – Có một điều quy định, có một điều quy định thêm, không có điều quy định khi (sự việc) chưa xảy ra. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: Có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. ...(như trên)...

[471] Đức Thế Tôn ấy là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác khi biết được, khi thấy được đã quy định điều pārājika vì nguyên nhân của việc đoạt lấy mạng sống con người tại đâu? – Đã được quy định tại thành Vesālī. Liên quan đến ai? – Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu đã đoạt lấy mạng sống lẫn nhau. – Có một điều quy định, có một điều quy định thêm, không có điều quy định khi (sự việc) chưa xảy ra. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: Có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. ...(như trên)...

[472] Đức Thế Tôn ấy là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác khi biết được, khi thấy được đã quy định điều pārājika vì nguyên nhân của việc khoác lác về pháp thượng nhân không có không thực chứng tại đâu? – Đã được quy định tại thành Vesālī. Liên quan đến ai? – Liên quan đến các vị tỳ khưu ở bờ sông Vaggumudā. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các vị tỳ khưu ở bờ sông Vaggumudā đã khen ngợi về pháp thượng nhân của vị này vị nọ trước các cư sĩ. – Có một điều quy định, có một điều quy định thêm. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: Có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. ...(như trên)...

[473] Đức Thế Tôn ấy là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác khi biết được, khi thấy được đã quy định điều pārājika vì nguyên nhân của việc sau khi đã gắng sức rồi làm xuất ra tinh dịch tại đâu? Liên quan đến ai? Về sự việc gì? ...(như trên)... Do ai truyền đạt lại?

Đức Thế Tôn ấy là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác khi biết được, khi thấy được đã quy định điều pārājika vì nguyên nhân của việc sau khi đã gắng sức rồi làm xuất ra tinh dịch tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến đại đức Seyyasaka. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, đại đức Seyyasaka đã gắng sức bằng tay và làm xuất ra tinh dịch. Trong trường hợp ấy, có điều quy định, có điều quy định thêm, có điều quy định khi (sự việc) chưa xảy ra không? – Có một điều quy định, có một điều quy định thêm, không có điều quy định khi (sự việc) chưa xảy ra trong trường hợp ấy. Là điều quy định (áp dụng) cho tất cả mọi nơi, (hay là) điều quy định (áp dụng) cho khu vực? – Là điều quy định (áp dụng) cho tất cả mọi nơi. Là điều quy định chung (cho tỳ khưu và tỳ khưu ni) hay là điều quy định riêng? – Là điều quy định riêng (cho tỳ khưu). Là điều quy định cho một (hội chúng) hay là điều quy định cho cả hai (hội chúng tỳ khưu và tỳ khưu ni)? – Là điều quy định cho một (hội chúng tỳ khưu). (Điều ấy) được gồm chung vào phần nào, được tính vào phần nào trong năm cách đọc tụng giới bổn Pātimokkha? – Được gồm chung vào phần mở đầu, được tính vào phần mở đầu. Được đưa ra đọc tụng với phần đọc tụng nào? – Được đưa ra đọc tụng với phần đọc tụng thứ ba. Là sự hư hỏng nào trong bốn điều hư hỏng? – Là sự hư hỏng về giới. Thuộc về nhóm tội nào trong bảy nhóm tội? – Thuộc về nhóm tội saṅghādisesa. Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội? – Điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu. ...(như trên)... Do ai truyền đạt lại? – Được truyền đạt lại theo sự kế tục (của các vị trưởng lão).

Các ngài Upāli,
và ngài Dāsaka,
cũng vậy Soṇaka,
và ngài Siggava,
Moggallīputta,
là vị đứng thứ năm,
các vị ấy truyền lại
ở Jambu huy hoàng.
Từ đó, Mahinda,
và ngài Iṭṭiya,
trưởng lão Uttiya,
và ngài Sambala,
...(như trên)...
Những vị hàng đầu ấy
có được đại trí tuệ
là những vị thông Luật
rành rẽ về đường lối
đã phổ biến Tạng Luật
ở trên hòn đảo (này)
tên Tambapaṇṇi.

[474] Điều saṅghādisesa vì nguyên nhân của việc xúc chạm thân thể với người nữ đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến đại đức Udāyi. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, đại đức Udāyi đã thực hiện việc xúc chạm thân thể với người nữ. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu. ...(như trên)...

[475] Điều saṅghādisesa vì nguyên nhân của việc nói với người nữ bằng những lời dâm dật đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến đại đức Udāyi. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, đại đức Udāyi đã nói với người nữ bằng những lời dâm dật. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: Có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. ...(như trên)...

[476] Điều saṅghādisesa vì nguyên nhân của việc nói lời ca ngợi sự hầu hạ tình dục cho bản thân trong sự hiện diện của người nữ đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến đại đức Udāyi. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, đại đức Udāyi đã ca ngợi sự hầu hạ tình dục cho bản thân trong sự hiện diện của người nữ. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: ...(như trên)...

[477] Điều saṅghādisesa vì nguyên nhân của việc tiến hành sự mai mối đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến đại đức Udāyi. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, đại đức Udāyi đã tiến hành việc mai mối. – Có một điều quy định, có một điều quy định thêm. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội: Có thể sanh lên do thân, không do khẩu không do ý; có thể sanh lên do khẩu, không do thân không do ý; có thể sanh lên do thân và do khẩu, không do ý; có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. ...(như trên)...

[478] Điều saṅghādisesa vì nguyên nhân của việc bảo xây dựng cốc liêu do tự mình xin (vật liệu) đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Āḷavī. Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu ở Āḷavī. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu ở Āḷavī đã bảo xây dựng cốc liêu do tự mình xin (vật liệu). – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội: ...(như trên)...

[479] Điều saṅghādisesa vì nguyên nhân của việc bảo xây dựng trú xá lớn đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Kosambī. Liên quan đến ai? – Liên quan đến đại đức Channa. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, đại đức Channa trong khi cho dọn sạch khu đất của trú xá đã bảo người đốn ngã cội cây nọ vốn được dùng làm nơi thờ phượng. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội: ...(như trên)...

[480] Điều saṅghādisesa vì nguyên nhân của việc bôi nhọ vị tỳ khưu về tội pārājika không có nguyên cớ đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Rājagaha. Liên quan đến ai? – Liên quan đến các vị tỳ khưu nhóm Mettiya và Bhummajaka. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các vị tỳ khưu nhóm Mettiya và Bhummajaka đã bôi nhọ đại đức Dabba Mallaputta về tội pārājika không có nguyên cớ. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: ...(như trên)...

[481] Điều saṅghādisesa vì nguyên nhân của việc bôi nhọ vị tỳ khưu về tội pārājika sau khi nắm lấy sự kiện nào đó chỉ là nhỏ nhặt thuộc về cuộc tranh tụng có quan hệ khác biệt đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Rājagaha. Liên quan đến ai? – Liên quan đến các vị tỳ khưu nhóm Mettiya và Bhummajaka. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các vị tỳ khưu nhóm Mettiya và Bhummajaka đã nắm lấy sự kiện nào đó chỉ là nhỏ nhặt thuộc về cuộc tranh tụng có quan hệ khác biệt rồi bôi nhọ đại đức Dabba Mallaputta về tội pārājika. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: ...(như trên)...

[482] Điều saṅghādisesa vì nguyên nhân của việc không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba của vị tỳ khưu chia rẽ hội chúng đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Rājagaha. Liên quan đến ai? – Liên quan đến Devadatta. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, Devadatta đã ra sức cho việc chia rẽ hội chúng hợp nhất. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. ...(như trên)...

[483] Điều saṅghādisesa vì nguyên nhân của việc không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba của các tỳ khưu là những kẻ xu hướng theo vị chia rẽ (hội chúng) đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Rājagaha. Liên quan đến ai? – Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu đã là những kẻ tuyên bố ly khai, những kẻ xu hướng theo Devadatta là người đang ra sức cho việc chia rẽ hội chúng. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. ...(như trên)...

[484] Điều saṅghādisesa vì nguyên nhân của việc không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba của vị tỳ khưu khó dạy đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Kosambī. Liên quan đến ai? – Liên quan đến đại đức Channa. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, đại đức Channa trong khi được các vị tỳ khưu nói đúng theo Pháp đã tỏ ra ương ngạnh. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. ...(như trên)...

[485] Điều saṅghādisesa vì nguyên nhân của việc không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba của vị tỳ khưu làm hư hỏng các gia đình đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka khi được hội chúng thực thi hành sự xua đuổi đã chê bai các tỳ khưu là có sự thiên vị vì thương, có sự thiên vị vì ghét, có sự thiên vị vì si mê, có sự thiên vị vì sợ hãi. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. ...(như trên)...

[486] Đức Thế Tôn ấy là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác khi biết được, khi thấy được đã quy định điều dukkaṭa vì nguyên nhân của hành động đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã đại tiện, tiểu tiện, và khạc nhổ vào trong nước. – Có một điều quy định, có một điều quy định thêm. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu. ...(như trên)...

Dứt phần “Quy Định Tại Đâu” là phần thứ nhất.

[487] Vì nguyên nhân của sự thực hiện việc đôi lứa vi phạm bao nhiêu tội?

– Vì nguyên nhân của sự thực hiện việc đôi lứa vi phạm bốn tội: Vị thực hiện việc đôi lứa nơi thi thể chưa bị (thú) ăn phạm tội pārājika. Vị thực hiện việc đôi lứa nơi thi thể đã bị (thú) ăn nhiều phần phạm tội thullaccaya. Vị đưa dương vật vào miệng đã được mở ra nhưng không bị va chạm phạm tội dukkaṭa. Trong (trường hợp) gậy ngắn bằng nhựa cây phạm tội pācittiya.[2] Vì nguyên nhân của sự thực hiện việc đôi lứa vi phạm bốn tội này.

[488] Vì nguyên nhân của việc lấy vật chưa được cho vi phạm bao nhiêu tội?

– Vì nguyên nhân của việc lấy vật chưa được cho vi phạm ba tội: Vị lấy theo lối trộm cắp vật chưa được cho trị giá năm māsaka hoặc hơn năm māsaka phạm tội pārājika. Vị lấy theo lối trộm cắp vật chưa được cho trị giá hơn một māsaka hoặc kém năm māsaka phạm tội thullaccaya. Vị lấy theo lối trộm cắp vật chưa được cho trị giá một māsaka hoặc kém một māsaka phạm tội dukkaṭa. Vì nguyên nhân của việc lấy vật chưa được cho vi phạm ba tội này.

[489] Vì nguyên nhân của việc đoạt lấy mạng sống con người vi phạm bao nhiêu tội?

– Vì nguyên nhân của việc đoạt lấy mạng sống con người vi phạm ba tội: Vị đào hố để bẩy người (nghĩ rằng): “Người rơi xuống sẽ chết” phạm tội dukkaṭa. Khi đã bị rơi xuống, cảm thọ khổ sanh khởi (ở nạn nhân) thì phạm tội thullaccaya. (Nạn nhân) chết đi thì phạm tội pārājika. Vì nguyên nhân của sự đoạt lấy mạng sống con người vi phạm ba tội này.

[490] Vì nguyên nhân của việc khoác lác về pháp thượng nhân không có không thực chứng vi phạm bao nhiêu tội?

– Vì nguyên nhân của việc khoác lác về pháp thượng nhân không có không thực chứng vi phạm ba tội: Vị có ước muốn xấu xa, bị thúc giục bởi ước muốn, rồi khoác lác về pháp thượng nhân không có không thực chứng phạm tội pārājika. Vị nói rằng: “Vị (tỳ khưu) nào cư ngụ trong trú xá của đạo hữu, vị tỳ khưu ấy là bậc A-la-hán,” (người nghe) hiểu được thì phạm tội thullaccaya; (người nghe) không hiểu được thì phạm tội dukkaṭa. Vì nguyên nhân của sự khoác lác về pháp thượng nhân không có không thực chứng vi phạm ba tội này.

[491] Vì nguyên nhân của việc sau khi đã gắng sức rồi làm xuất ra tinh dịch vi phạm bao nhiêu tội?

– Vì nguyên nhân của việc sau khi đã gắng sức rồi làm xuất ra tinh dịch vi phạm ba tội: Vị có ý định, gắng sức, bị xuất ra phạm tội saṅghādisesa. Vị có ý định, gắng sức, không bị xuất ra phạm tội thullaccaya. Trong lúc tiến hành, phạm tội dukkaṭa. Vì nguyên nhân của việc sau khi đã gắng sức rồi làm xuất ra tinh dịch vi phạm ba tội này

 [492] Vì nguyên nhân của việc xúc chạm thân thể vi phạm bao nhiêu tội?

– Vì nguyên nhân của việc xúc chạm thân thể vi phạm năm tội: Vị tỳ khưu ni nhiễm dục vọng ưng thuận sự nắm lấy từ xương đòn (ở cổ) trở xuống từ đầu gối trở lên của người nam nhiễm dục vọng phạm tội pārājika. Vị tỳ khưu sờ vào thân (người nữ) bằng thân (vị ấy) phạm tội saṅghādisesa. Vị sờ vào vật được gắn liền với thân (người nữ) bằng thân (vị ấy) phạm tội thullaccaya. Vị sờ vào vật được gắn liền với thân (người nữ) bằng vật được gắn liền với thân (vị ấy) phạm tội dukkaṭa. Vị thọc lét bằng ngón tay phạm tội pācittiya. Vì nguyên nhân của việc xúc chạm thân thể vi phạm năm tội này.

[493] Vì nguyên nhân của việc nói với người nữ bằng những lời dâm dật vi phạm ba tội: Vị nói lời ca ngợi, nói lời chê bai đề cập đến đường tiêu, đường tiểu phạm tội saṅghādisesa. Vị nói lời ca ngợi, nói lời chê bai đề cập đến (phần cơ thể) từ xương đòn (ở cổ) trở xuống và từ đầu gối trở lên trừ ra đường tiêu và đường tiểu phạm tội thullaccaya. Vị nói lời ca ngợi, nói lời chê bai đề cập đến vật gắn liền với thân phạm tội dukkaṭa.

[494] Vì nguyên nhân của việc nói lời ca ngợi sự hầu hạ tình dục cho bản thân trong sự hiện diện của người nữ vi phạm ba tội: Vị ca ngợi sự hầu hạ tình dục cho bản thân trong sự hiện diện của người nữ phạm tội saṅghādisesa. Vị ca ngợi sự hầu hạ tình dục cho bản thân trong sự hiện diện của người vô căn phạm tội thullaccaya. Vị ca ngợi sự hầu hạ tình dục cho bản thân trong sự hiện diện của loài thú phạm tội dukkaṭa.

[495] Vì nguyên nhân của việc tiến hành sự mai mối vi phạm ba tội: Vị nhận lời, thông báo, đem lại (hồi báo) phạm tội saṅghādisesa. Vị nhận lời, thông báo, không đem lại (hồi báo) phạm tội thullaccaya. Vị nhận lời, không thông báo, không đem lại (hồi báo) phạm tội dukkaṭa.

[496] Vì nguyên nhân của việc bảo xây dựng cốc liêu do tự mình xin (vật liệu) vi phạm ba tội: Vị bảo xây dựng, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Còn cục (vữa tô) cuối cùng, phạm tội thullaccaya. Khi cục (vữa tô) ấy đã được đặt vào, phạm tội saṅghādisesa.

[497] Vì nguyên nhân của việc bảo xây dựng trú xá lớn vi phạm ba tội: Vị bảo xây dựng, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Còn cục (vữa tô) cuối cùng, phạm tội thullaccaya. Khi cục (vữa tô) ấy đã được đặt vào, phạm tội saṅghādisesa.

[498] Vì nguyên nhân của việc bôi nhọ vị tỳ khưu về tội pārājika không có nguyên cớ vi phạm ba tội: Vị khi chưa thỉnh ý (để buộc tội), có ý định loại trừ, rồi nói lời (buộc tội) phạm tội dukkaṭa và tội saṅghādisesa. Vị sau khi đã thỉnh ý (để buộc tội), có ý định lăng mạ, rồi nói lời (mắng nhiếc) thì phạm tội nói lời mắng nhiếc.

[499] Vì nguyên nhân của việc bôi nhọ vị tỳ khưu về tội pārājika sau khi nắm lấy sự kiện nào đó chỉ là nhỏ nhặt thuộc về cuộc tranh tụng có quan hệ khác biệt vi phạm ba tội: Vị khi chưa thỉnh ý (để buộc tội), có ý định loại trừ, rồi nói lời (buộc tội) phạm tội dukkaṭa và tội saṅghādisesa. Vị sau khi đã thỉnh ý (để buộc tội), có ý định lăng mạ, rồi nói lời (mắng nhiếc) thì phạm tội nói lời mắng nhiếc.

[500] Vì nguyên nhân của việc không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba, vị tỳ khưu là người chia rẽ hội chúng vi phạm ba tội: Do lời đề nghị phạm tội dukkaṭa. Do hai lời thông báo của hành sự phạm các tội thullaccaya. Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự, phạm tội saṅghādisesa.

[501] Vì nguyên nhân của việc không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba, các vị tỳ khưu là những kẻ xu hướng theo vị chia rẽ (hội chúng) vi phạm ba tội: Do lời đề nghị phạm tội dukkaṭa. Do hai lời thông báo của hành sự phạm các tội thullaccaya. Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự, phạm tội saṅghādisesa.

[502] Vì nguyên nhân của việc không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba, vị tỳ khưu khó dạy vi phạm ba tội: Do lời đề nghị phạm tội dukkaṭa. Do hai lời thông báo của hành sự phạm các tội thullaccaya. Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự, phạm tội saṅghādisesa.

[503] Vì nguyên nhân của việc không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba, vị tỳ khưu là người làm hư hỏng các gia đình vi phạm ba tội: Do lời đề nghị phạm tội dukkaṭa. Do hai lời thông báo của hành sự phạm các tội thullaccaya. Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự, phạm tội saṅghādisesa.

...(như trên)...

[504] Vì nguyên nhân của hành động đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng vi phạm bao nhiêu tội?

– Vì nguyên nhân của hành động đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa. Vì nguyên nhân của hành động đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng vi phạm một tội này.

Dứt phần “Bao Nhiêu Tội” là phần thứ nhì.

[505] Các tội vi phạm vì nguyên nhân của sự thực hiện việc đôi lứa được phân chia theo bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng?

– Các tội vi phạm vì nguyên nhân của sự thực hiện việc đôi lứa được phân chia theo hai sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng: có thể là sự hư hỏng về giới, có thể là sự hư hỏng về hạnh kiểm.

...(như trên)...

Tội vi phạm vì nguyên nhân của hành động đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng được phân chia theo bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng?

– Tội vi phạm vì nguyên nhân của hành động đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng được phân chia theo một sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng là sự hư hỏng về hạnh kiểm.

Dứt phần “Sự Hư Hỏng” là phần thứ ba.

[506] Các tội vi phạm vì nguyên nhân của sự thực hiện việc đôi lứa được quy tụ vào bao nhiêu nhóm tội trong bảy nhóm tội?

– Các tội vi phạm vì nguyên nhân của sự thực hiện việc đôi lứa được quy tụ vào bốn nhóm tội trong bảy nhóm tội: có thể là nhóm tội pārājika, có thể là nhóm tội thullaccaya, có thể là nhóm tội pācittiya, có thể là nhóm tội dukkaṭa.

...(như trên)...

Tội vi phạm vì nguyên nhân của hành động đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng được quy tụ vào bao nhiêu nhóm tội trong bảy nhóm tội?

– Tội vi phạm vì nguyên nhân của hành động đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng được quy tụ vào một nhóm tội trong bảy nhóm tội là nhóm tội dukkaṭa.

Dứt phần “Sự Quy Tụ” là phần thứ tư.

[507] Các tội vi phạm vì nguyên nhân của sự thực hiện việc đôi lứa được sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội?

– Các tội vi phạm vì nguyên nhân của sự thực hiện việc đôi lứa được sanh lên do một nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu.

...(như trên)...

Tội vi phạm vì nguyên nhân của hành động đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng được sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội?

– Tội vi phạm vì nguyên nhân của hành động đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng được sanh lên do một nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu.

Dứt phần “Nguồn Sanh Tội” là phần thứ năm.

[508] Các tội vi phạm vì nguyên nhân của sự thực hiện việc đôi lứa là sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng?

– Các tội vi phạm vì nguyên nhân của sự thực hiện việc đôi lứa là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng.

...(như trên)...

Tội vi phạm vì nguyên nhân của hành động đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng là sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng?

– Tội vi phạm vì nguyên nhân của hành động đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng.

Dứt phần “Sự Tranh Tụng” là phần thứ sáu.

[509] Các tội vi phạm vì nguyên nhân của sự thực hiện việc đôi lứa được giải quyết với bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp?

– Các tội vi phạm vì nguyên nhân của sự thực hiện việc đôi lứa được giải quyết với ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

...(như trên)...

Tội vi phạm vì nguyên nhân của hành động đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng được giải quyết với bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp?

– Tội vi phạm vì nguyên nhân của hành động đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng được giải quyết với ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

Dứt phần “Dàn Xếp” là phần thứ bảy.

[510] Các tội vi phạm vì nguyên nhân của sự thực hiện việc đôi lứa vi phạm bao nhiêu tội? Vì nguyên nhân của sự thực hiện việc đôi lứa vi phạm bốn tội: Vị thực hiện việc đôi lứa nơi thi thể chưa bị (thú) ăn phạm tội pārājika. Vị thực hiện việc đôi lứa nơi thi thể đã bị (thú) ăn nhiều phần phạm tội thullaccaya. Vị đưa dương vật vào miệng đã được mở ra nhưng không bị va chạm phạm tội dukkaṭa. Trong (trường hợp) gậy ngắn bằng nhựa cây phạm tội pācittiya. Vì nguyên nhân của sự thực hiện việc đôi lứa vi phạm bốn tội này.

Các tội ấy được phân chia theo bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng? Được quy tụ vào bao nhiêu nhóm tội trong bảy nhóm tội? Được sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội? Là sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng? Được giải quyết với bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp?

– Các tội ấy được phân chia theo hai sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng: có thể là sự hư hỏng về giới, có thể là sự hư hỏng về hạnh kiểm. Được quy tụ vào bốn nhóm tội trong bảy nhóm tội: có thể là nhóm tội pārājika, có thể là nhóm tội thullaccaya, có thể là nhóm tội pācittiya, có thể là nhóm tội dukkaṭa. Được sanh lên do một nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu. Là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng. Được giải quyết với ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

...(như trên)...

Vì nguyên nhân của hành động đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng vi phạm bao nhiêu tội?

– Vì nguyên nhân của hành động đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa. Vì nguyên nhân của hành động đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng vi phạm một tội này.

Tội ấy được phân chia theo bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng? Được quy tụ vào bao nhiêu nhóm tội trong bảy nhóm tội? Được sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội? Là sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng? Được giải quyết với bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp?

– Tội ấy được phân chia theo một sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng là sự hư hỏng về hạnh kiểm. Được quy tụ vào một nhóm tội trong bảy nhóm tội là nhóm tội dukkaṭa. Được sanh lên do một nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu. Là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng. Được giải quyết với ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

Dứt phần Tổng Hợp là phần thứ tám.

Dứt tám phần về Nguyên Nhân.

Dứt Mười Sáu Phần Chính thuộc Đại Phân Tích.

*******


[1] Tức là tội pācittiya (ưng đối trị) thứ 2.

[2] Không rõ vì sao điều học của tỳ khưu ni lại được xếp vào ở đây là phần thuộc về tỳ khưu?

II. CHƯƠNG MƯỜI SÁU PHẦN CHÍNH THUỘC PHÂN TÍCH GIỚI TỲ KHƯU NI

[511] Đức Thế Tôn ấy là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác khi biết được, khi thấy được đã quy định điều pārājika thứ năm cho các tỳ khưu ni tại đâu? Liên quan đến ai? Về sự việc gì? Trong trường hợp ấy, có điều quy định, có điều quy định thêm, có điều quy định khi (sự việc) chưa xảy ra không? Là điều quy định (áp dụng) cho tất cả mọi nơi, (hay là) điều quy định (áp dụng) cho khu vực? Là điều quy định chung (cho tỳ khưu và tỳ khưu ni) hay là điều quy định riêng? Là điều quy định cho một (hội chúng) hay là điều quy định cho cả hai (hội chúng tỳ khưu và tỳ khưu ni)? (Điều ấy) được gồm chung vào phần nào, được tính vào phần nào trong bốn cách đọc tụng giới bổn Pātimokkha? [1] Được đưa ra đọc tụng với phần đọc tụng nào? Là sự hư hỏng nào trong bốn sự hư hỏng? Thuộc về nhóm tội nào trong bảy nhóm tội? Sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội? Thuộc về sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng? Được giải quyết với bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp (sự tranh tụng)? Trong trường hợp ấy, điều gì gọi là Luật? Trong trường hợp ấy, điều gì gọi là Thắng Luật? Trong trường hợp ấy, điều gì gọi là giới bổn Pātimokkha? Trong trường hợp ấy, điều gì gọi là Tăng thượng giới bổn Pātimokkha? Điều gì là sự phạm tội? Điều gì là sự thành tựu? Điều gì là sự thực hành? Đức Thế Tôn quy định điều pārājika thứ năm cho các tỳ khưu ni vì bao nhiêu lợi ích? Những vị ni nào học tập (điều ấy)? Những vị ni nào có sự học tập đã thực hành xong? (Điều ấy) được tồn tại ở đâu? Những vị ni nào duy trì (điều ấy)? Là lời dạy là của ai? Do ai truyền đạt lại?

[512] Đức Thế Tôn ấy là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác khi biết được, khi thấy được đã quy định điều pārājika thứ năm cho các tỳ khưu ni tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến tỳ khưu ni Sundarīnandā.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Sundarīnandā nhiễm dục vọng đã ưng thuận việc xúc chạm thân thể của người nam nhiễm dục vọng.

Trong trường hợp ấy, có điều quy định, có điều quy định thêm, có điều quy định khi (sự việc) chưa xảy ra không?

– Có một điều quy định, không có điều quy định thêm và điều quy định khi (sự việc) chưa xảy ra trong trường hợp ấy.

Là điều quy định (áp dụng) cho tất cả mọi nơi, (hay là) điều quy định (áp dụng) cho khu vực?

– Là điều quy định (áp dụng) cho tất cả mọi nơi.

Là điều quy định chung (cho tỳ khưu và tỳ khưu ni) hay là điều quy định riêng?

– Là điều quy định riêng (cho tỳ khưu ni).

Là điều quy định cho một (hội chúng) hay là điều quy định cho cả hai (hội chúng tỳ khưu và tỳ khưu ni)?

– Là điều quy định cho một (hội chúng).

Được gồm chung vào phần nào, được tính vào phần nào trong bốn cách đọc tụng giới bổn Pātimokkha?

– Được gồm chung vào phần mở đầu, được tính vào phần mở đầu.

Được đưa ra đọc tụng với phần đọc tụng nào?

– Được đưa ra đọc tụng với phần đọc tụng thứ nhì.

Là sự hư hỏng nào trong bốn sự hư hỏng?

– Là sự hư hỏng về giới.

Thuộc về nhóm tội nào trong bảy nhóm tội?

– Thuộc về nhóm tội pārājika.

Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội?

– Điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu.

Là sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng?

– Là sự tranh tụng liên quan đến tội.

Trong bảy cách dàn xếp (sự tranh tụng), điều ấy được giải quyết với bao nhiêu cách dàn xếp?

– Điều ấy được giải quyết với hai cách dàn xếp: Hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận.

Trong trường hợp ấy điều gì gọi là Luật? Trong trường hợp ấy điều gì gọi là Thắng Luật?

– Sự quy định gọi là Luật. Sự phân tích gọi là Thắng Luật.

Trong trường hợp ấy điều gì gọi là giới bổn Pātimokkha? Trong trường hợp ấy điều gì gọi là Tăng thượng giới bổn Pātimokkha?

– Sự quy định gọi là giới bổn Pātimokkha. Sự phân tích gọi là Tăng thượng giới bổn Pātimokkha.

Điều gì là sự phạm tội?

– Việc không tự kiềm chế là sự phạm tội.

Điều gì là sự thành tựu?

– Việc tự kiềm chế là sự thành tựu.

Điều gì là sự thực hành?

– “Tôi sẽ không làm việc có hình thức như thế,” sau khi thọ trì vị ấy thực hành các điều học cho đến trọn đời, tận hơi thở vào cuối cùng.

Đức Thế Tôn quy định điều pārājika thứ năm cho các tỳ khưu ni vì bao nhiêu lợi ích?

– Đức Thế Tôn quy định điều pārājika thứ năm cho các tỳ khưu ni vì mười lợi ích: Nhằm sự tốt đẹp cho hội chúng, nhằm sự an lạc cho hội chúng, nhằm việc trấn áp những tỳ khưu ni ác xấu, nhằm sự lạc trú của các tỳ khưu ni hiền thiện, nhằm ngăn ngừa các lậu hoặc trong hiện tại, nhằm sự trừ diệt các lậu hoặc trong tương lai, nhằm đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, nhằm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin, nhằm sự tồn tại của Chánh Pháp, và nhằm sự hỗ trợ Luật.

Những vị ni nào học tập (điều ấy)?

– Các bậc nữ Thánh hữu học và các nữ thiện nhân phàm phu học tập (điều ấy).

Những vị ni nào có sự học tập đã thực hành xong?

– Các vị ni là bậc A-la-hán có sự học tập đã thực hành xong.

(Điều ấy) được tồn tại ở đâu?

– Được tồn tại ở các vị ni có sự ưa thích việc học tập.

Những vị ni nào duy trì (điều ấy)?

– Những vị ni nào có phận sự thực hành, những vị ni ấy duy trì.

Là lời dạy là của ai?

– Là lời dạy của đức Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác.

Do ai truyền đạt lại?

– Được truyền đạt lại theo sự kế tục (của các vị trưởng lão).

 Các ngài Upāli,
và ngài Dāsaka,
cũng vậy Soṇaka,
và ngài Siggava,
Moggallīputta
là vị đứng thứ năm,
các vị ấy truyền lại
ở Jambu huy hoàng.
Từ đó, Mahinda,
và ngài Iṭṭiya,
trưởng lão Uttiya,
và ngài Sambala,
...(như trên)...
Những vị hàng đầu ấy
có được đại trí tuệ
là những vị thông Luật
rành rẽ về đường lối
đã phổ biến Tạng Luật
ở trên hòn đảo (này)
tên Tambapaṇṇi.

[513] Đức Thế Tôn ấy là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác khi biết được, khi thấy được đã quy định điều pārājika thứ sáu cho các tỳ khưu ni tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā dầu biết vị tỳ khưu ni vi phạm tội pārājika đã không tự chính mình khiển trách cũng không thông báo cho nhóm.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.

...(như trên)...

[514] Điều pārājika thứ bảy cho các tỳ khưu ni đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā xu hướng theo tỳ khưu Ariṭṭha trước đây là người huấn luyện chim ưng (là vị) đã bị hội chúng hợp nhất phạt án treo.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều buông bỏ trách nhiệm)[2] ...(như trên)...

[515] Điều pārājika thứ tám cho các tỳ khưu ni đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư đã làm đủ sự việc thứ tám.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều buông bỏ trách nhiệm) ...(như trên)...

Dứt tám điều pārājika.

Tóm lược phần này:

[516]

Việc đôi lứa, trộm cắp,
đoạt mạng người, thượng nhân,
việc xúc chạm thân thể,
giấu tội trọng vị khác,
xu hướng vị án treo,
vị làm đủ tám việc,
bậc Đại Nhân quy định
nhân đoạn lìa chẳng nghi.

*******

[517] Đức Thế Tôn ấy là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác khi biết được, khi thấy được đã quy định điều saṅghādisesa đến vị tỳ khưu ni là người nói lời tranh chấp thực hiện việc thưa kiện tại đâu? Liên quan đến ai? Về sự việc gì? ...(như trên)... Do ai truyền đạt lại?

[518] Đức Thế Tôn ấy là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác khi biết được, khi thấy được đã quy định điều saṅghādisesa đến vị tỳ khưu ni là người nói lời tranh chấp thực hiện việc thưa kiện tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā đã sống là người nói lời tranh chấp.

Trong trường hợp ấy, có điều quy định, có điều quy định thêm, có điều quy định khi (sự việc) chưa xảy ra không?

– Có một điều quy định, không có điều quy định thêm và điều quy định khi (sự việc) chưa xảy ra trong trường hợp ấy.

Là điều quy định (áp dụng) cho tất cả mọi nơi, (hay là) điều quy định (áp dụng) cho khu vực?

– Là điều quy định (áp dụng) cho tất cả mọi nơi.

Là điều quy định chung (cho tỳ khưu và tỳ khưu ni) hay là điều quy định riêng?

– Là điều quy định riêng (cho tỳ khưu ni).

Là điều quy định cho một (hội chúng) hay là điều quy định cho cả hai (hội chúng tỳ khưu và tỳ khưu ni)?

– Là điều quy định cho một (hội chúng).

Được gồm chung vào phần nào, được tính vào phần nào trong bốn cách đọc tụng giới bổn Pātimokkha?

– Được gồm chung vào phần mở đầu, được tính vào phần mở đầu.

Được đưa ra đọc tụng với phần đọc tụng nào?

– Được đưa ra đọc tụng với phần đọc tụng thứ ba.

Là sự hư hỏng nào trong bốn sự hư hỏng?

– Là sự hư hỏng về giới.

Thuộc về nhóm tội nào trong bảy nhóm tội?

– Thuộc về nhóm tội saṅghādisesa.

Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội?

– Điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: có thể sanh lên do thân và do khẩu, không do ý; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.

...(như trên)...

Do ai truyền đạt lại?

– Được truyền đạt lại theo sự kế tục (của các vị trưởng lão).

...(như trên)...

[519] Điều saṅghādisesa đến vị ni tiếp độ nữ đạo tặc đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā đã tiếp độ nữ đạo tặc.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.

...(như trên)...

[520] Điều saṅghādisesa đến vị ni một mình đi vào trong làng đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến vị tỳ khưu ni nọ.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, vị tỳ khưu ni nọ một mình đã đi vào trong làng.

– Có một điều quy định, ba điều quy định thêm.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều pārājika thứ nhất).[3]

...(như trên)...

[521] Điều saṅghādisesa đến vị ni khi chưa xin phép hội chúng thực hiện hành sự và không quan tâm đến ước muốn của nhóm rồi phục hồi cho vị tỳ khưu ni đã bị hội chúng hợp nhất phạt án treo theo Pháp theo Luật theo lời dạy của bậc Đạo Sư đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā khi chưa xin phép hội chúng thực hiện hành sự và không quan tâm đến ước muốn của nhóm đã phục hồi cho vị tỳ khưu ni đã bị hội chúng hợp nhất phạt án treo theo Pháp theo Luật theo lời dạy của bậc Đạo Sư.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều buông bỏ trách nhiệm) ...(như trên)...

[522] Điều saṅghādisesa đến vị ni nhiễm dục vọng sau khi tự tay thọ nhận vật thực cứng hoặc vật thực mềm từ tay của người nam nhiễm dục vọng rồi thọ dụng đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến tỳ khưu ni Sundarīnandā.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni tỳ khưu ni Sundarīnandā nhiễm dục vọng đã tự tay thọ nhận vật thực từ tay của người nam nhiễm dục vọng.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều pārājika thứ nhất).

...(như trên)...

[523] Điều saṅghādisesa đến vị ni xúi giục rằng: “Này ni sư, cá nhân người đàn ông ấy nhiễm dục vọng hay không nhiễm dục vọng thì sẽ làm gì ni sư khi ni sư không nhiễm dục vọng? Này ni sư, cá nhân người đàn ông ấy dâng vật thực cứng hoặc vật thực mềm nào đến ni sư, ni sư cứ tự tay thọ nhận vật ấy rồi nhai hoặc ăn đi” đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến vị tỳ khưu ni nọ.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, vị tỳ khưu ni nọ đã xúi giục rằng: “Này ni sư, cá nhân người đàn ông ấy nhiễm dục vọng hay không nhiễm dục vọng thì sẽ làm gì ni sư khi ni sư không nhiễm dục vọng? Này ni sư, cá nhân người đàn ông ấy dâng vật thực cứng hoặc vật thực mềm nào đến ni sư, ni sư cứ tự tay thọ nhận vật ấy rồi nhai hoặc ăn đi.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: ...(như trên)...

[524] Điều saṅghādisesa đến vị tỳ khưu ni nổi giận và không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến tỳ khưu ni Caṇḍakālī.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Caṇḍakālī nổi giận, bất bình đã nói như vầy: “Tôi lìa bỏ đức Phật, tôi lìa bỏ đức Pháp, tôi lìa bỏ đức Tăng, tôi lìa bỏ sự học tập.”

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều buông bỏ trách nhiệm) ...(như trên)...

[525] Điều saṅghādisesa đến vị tỳ khưu ni bị xử thua trong cuộc tranh tụng nào đó nên nổi giận và không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến tỳ khưu ni Caṇḍakālī.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Caṇḍakālī bị xử thua trong cuộc tranh tụng nào đó nên nổi giận, bất bình rồi đã nói như vầy: “Các tỳ khưu ni có sự thiên vị vì thương, các tỳ khưu ni có sự thiên vị vì ghét, các tỳ khưu ni có sự thiên vị vì si mê, các tỳ khưu ni có sự thiên vị vì sợ hãi.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều buông bỏ trách nhiệm) ...(như trên)...

[526] Điều saṅghādisesa đến các tỳ khưu ni sống thân cận (với thế tục) và không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni đã sống thân cận (với thế tục).

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều buông bỏ trách nhiệm) ...(như trên)...

[527] Điều saṅghādisesa đến vị ni xúi giục rằng: “Này các ni sư, các vị hãy sống thân cận, các vị chớ có sống cách khác”và không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā đã xúi giục rằng: “Này các ni sư, các vị hãy sống thân cận, các vị chớ có sống cách khác.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều buông bỏ trách nhiệm) ...(như trên)...

Dứt mười điều saṅghādisesa.

Tóm lược phần này:

[528]

Thưa kiện, độ nữ tặc,
vào trong làng, án treo,
và vật thực loại cứng,
“Sẽ làm gì ni sư?”
nổi giận, việc nào đó,
sống thân cận (thế tục),
với quan niệm trái ngược,
như vậy là mười điều.

*******

[529] Đức Thế Tôn ấy là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác khi biết được, khi thấy được đã quy định điều nissaggiya pācittiya đến vị ni thực hiện việc tích trữ bình bát tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư đã thực hiện việc tích trữ bình bát.

– Có một điều quy định.

– Điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (như phần Kaṭhina).[4]

...(như trên)...

[530] Điều nissaggiya pācittiya đến vị ni sau khi xác định y ngoài hạn kỳ là: “Y trong thời hạn” rồi bảo phân chia đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā sau khi xác định y ngoài hạn kỳ là: “Y trong thời hạn” rồi đã bảo phân chia.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[531] Điều nissaggiya pācittiya đến vị ni sau khi trao đổi y với vị tỳ khưu ni rồi giật lại đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā sau khi trao đổi y với vị tỳ khưu ni rồi đã giật lại.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[532] Điều nissaggiya pācittiya đến vị ni sau khi yêu cầu vật này lại yêu cầu vật khác đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā sau khi yêu cầu vật này đã yêu cầu vật khác.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[533] Điều nissaggiya pācittiya đến vị ni sau khi bảo sắm vật này lại bảo sắm vật khác đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā sau khi bảo sắm vật này đã bảo sắm vật khác.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[534] Điều nissaggiya pācittiya đến vị ni bảo sắm vật khác nữa bằng phần tài vật thuộc về hội chúng đã được chỉ định về việc khác cho nhu cầu của việc khác đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni đã bảo sắm vật khác nữa bằng phần tài vật thuộc về hội chúng đã được chỉ định về việc khác cho nhu cầu của việc khác.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[535] Điều nissaggiya pācittiya đến vị ni bảo sắm vật khác nữa do tự mình yêu cầu bằng phần tài vật thuộc về hội chúng đã được chỉ định về việc khác cho nhu cầu của việc khác đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni đã bảo sắm vật khác nữa do tự mình yêu cầu bằng phần tài vật thuộc về hội chúng đã được chỉ định về việc khác cho nhu cầu của việc khác.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[536] Điều nissaggiya pācittiya đến vị ni bảo sắm vật khác nữa bằng phần tài vật thuộc về nhóm đã được chỉ định về việc khác cho nhu cầu của việc khác đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni đã bảo sắm vật khác nữa bằng phần tài vật thuộc về nhóm đã được chỉ định về việc khác cho nhu cầu của việc khác.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[537] Điều nissaggiya pācittiya đến vị ni bảo sắm vật khác nữa do tự mình yêu cầu bằng phần tài vật thuộc về nhóm đã được chỉ định về việc khác cho nhu cầu của việc khác đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni đã bảo sắm vật khác nữa do tự mình yêu cầu bằng phần tài vật thuộc về nhóm đã được chỉ định về việc khác cho nhu cầu của việc khác.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[538] Điều nissaggiya pācittiya đến vị ni bảo sắm vật khác nữa do tự mình yêu cầu bằng phần tài vật thuộc về cá nhân đã được chỉ định về việc khác cho nhu cầu của việc khác đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā đã bảo sắm vật khác nữa do tự mình yêu cầu bằng phần tài vật thuộc về cá nhân đã được chỉ định về việc khác cho nhu cầu của việc khác.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[539] Điều nissaggiya pācittiya đến vị ni bảo sắm tấm choàng loại dày vượt quá bốn kaṃsa đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā đã yêu cầu đức vua tấm choàng len.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[540] Điều nissaggiya pācittiya đến vị ni bảo sắm tấm choàng loại nhẹ vượt quá hai kaṃsa rưỡiđã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā đã yêu cầu đức vua tấm choàng sợi lanh.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội:

...(như trên)...

Dứt mười hai điều nissaggiya pācittiya.

[541]

Việc tích trữ bình bát,
ngoại thời thành trong thời,
trao đổi, và yêu cầu,
bảo sắm, lợi ích khác,
thuộc hội chúng, nhóm ni,
tự xin, thuộc cá nhân,
(áo choàng) bốn kaṃsa,
và hai kaṃsa rưỡi.

*******

[542] Đức Thế Tôn ấy là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác khi biết được, khi thấy được đã quy định điều pācittiya đến vị ni nhai tỏi tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā đã không biết chừng mực và bảo mang đi (nhiều) tỏi.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (giống điều lông cừu).[5]

...(như trên)...

[543] Điều pācittiya đến vị ni cạo lông ở chỗ kín đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư đã cạo lông ở chỗ kín.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do bốn nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[544] Điều pācittiya về việc cọ xát bằng lòng bàn tay đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến hai tỳ khưu ni.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, hai tỳ khưu ni đã thực hiện việc cọ xát bằng lòng bàn tay.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều pārājika thứ nhất).

...(như trên)...

[545] Điều pācittiya về việc gậy ngắn bằng nhựa cây đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến vị tỳ khưu ni nọ.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, vị tỳ khưu ni nọ đã áp dụng gậy ngắn bằng nhựa cây.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều pārājika thứ nhất).

...(như trên)...

[546] Điều pācittiya đến vị ni áp dụng việc làm sạch sẽ bằng nước tối đa hai lóng tay đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại xứ Sakka.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến vị tỳ khưu ni nọ.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, vị tỳ khưu ni nọ đã áp dụng việc làm sạch sẽ bằng nước quá sâu.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều pārājika thứ nhất).

...(như trên)...

[547] Điều pācittiya đến vị ni với nước uống hoặc với quạt đứng gần vị tỳ khưu đang thọ thựcđã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến vị tỳ khưu ni nọ.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, vị tỳ khưu ni nọ với nước uống và với quạt đã đứng gần vị tỳ khưu đang thọ thực.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (như ở phần lông cừu).

...(như trên)...

[548] Điều pācittiya đến vị ni sau khi yêu cầu lúa còn nguyên hạt rồi thọ dụngđã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni đã yêu cầu lúa còn nguyên hạt rồi thọ dụng.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do bốn nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[549] Điều pācittiya đến vị ni đổ bỏ phân, hoặc nước tiểu, hoặc đờm giải, hoặc rác rến, hoặc thức ăn thừa ở phía bên kia bức tường đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến vị tỳ khưu ni nọ.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, vị tỳ khưu ni nọ đã đổ bỏ phân, nước tiểu, đờm giải, rác rến, và thức ăn thừa ở phía bên kia bức tường.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[550] Điều pācittiya đến vị ni đổ bỏ phân, hoặc nước tiểu, hoặc đờm giải, hoặc rác rến, hoặc thức ăn thừa lên cỏ cây xanh đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni đã đổ bỏ phân, nước tiểu, đờm giải, rác rến, và thức ăn thừa lên cỏ cây xanh.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[551] Điều pācittiya đến vị ni đi để xem vũ, hoặc ca, hoặc tấu nhạc đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Rājagaha.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư đã đi để xem vũ ca tấu nhạc.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (giống điều lông cừu).

...(như trên)...

Phần Tỏi là phần thứ nhất.

[552] Điều pācittiya đến vị ni cùng người nam một nam với một nữ đứng chung ở trong bóng tối ban đêm không có đèn đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến vị tỳ khưu ni nọ.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, vị tỳ khưu ni nọ đã cùng người nam một nam với một nữ đứng chung ở trong bóng tối ban đêm không có đèn.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (giống điều đám người đạo tặc).[6]

...(như trên)...

[553] Điều pācittiya đến vị ni cùng người nam một nam với một nữ đứng chung ở chỗ được che khuất đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến vị tỳ khưu ni nọ.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, vị tỳ khưu ni nọ đã cùng người nam một nam với một nữ đứng chung ở chỗ được che khuất.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (giống điều đám người đạo tặc).

...(như trên)...

[554] Điều pācittiya đến vị ni cùng người nam một nam với một nữ đứng chung ở khoảng trống đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến vị tỳ khưu ni nọ.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, vị tỳ khưu ni nọ đã cùng người nam một nam với một nữ đứng chung ở khoảng trống.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (giống điều đám người đạo tặc).

...(như trên)...

[555] Điều pācittiya đến vị ni cùng người nam một nam với một nữ đứng chung ở đường có xe cộ, hoặc ở ngõ cụt, hoặc ở giao lộ đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā đã cùng người nam một nam với một nữ đứng chung ở đường có xe cộ, ở ngõ cụt, ở giao lộ.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (giống điều đám người đạo tặc).

...(như trên)...

[556] Điều pācittiya đến vị ni sau khi đi đến các gia đình trước bữa ăn và ngồi xuống trên chỗ ngồi rồi ra đi không thông báo chủ nhân đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến vị tỳ khưu ni nọ.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, vị tỳ khưu ni nọ sau khi đi đến các gia đình trước bữa ăn và ngồi xuống trên chỗ ngồi rồi đã ra đi không thông báo chủ nhân.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (giống điều Kaṭhina).

...(như trên)...

[557] Điều pācittiya đến vị ni sau khi đi đến các gia đình sau bữa ăn không hỏi ý chủ nhân rồi ngồi xuống trên chỗ ngồi đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā sau khi đi đến các gia đình sau bữa ăn không hỏi ý chủ nhân đã ngồi xuống trên chỗ ngồi.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (giống điều Kaṭhina).

...(như trên)...

[558] Điều pācittiya đến vị ni sau khi đi đến các gia đình vào lúc trời tối không hỏi ý chủ nhân lại trải ra hoặc bảo trải ra chỗ nằm rồi ngồi xuốngđã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni sau khi đi đến các gia đình vào lúc trời tối không hỏi ý chủ nhân đã trải ra chỗ nằm rồi ngồi xuống.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (giống điều Kaṭhina).

...(như trên)...

[559] Điều pācittiya đến vị ni do hiểu sai do xét đoán sai rồi than phiền với vị khác đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến vị tỳ khưu ni nọ.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, vị tỳ khưu ni nọ do hiểu sai do xét đoán sai đã than phiền với vị khác.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[560] Điều pācittiya đến vị ni nguyền rủa bản thân hoặc người khác về địa ngục hoặc về Phạm hạnh đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến tỳ khưu ni Caṇḍakālī.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Caṇḍakālī đã nguyền rủa bản thân luôn cả người khác về địa ngục và cả Phạm hạnh nữa.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[561] Điều pācittiya đến vị ni tự đánh đấm chính mình rồi khóc lóc đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến tỳ khưu ni Caṇḍakālī.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Caṇḍakālī đã tự đánh đấm chính mình rồi khóc lóc.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều buông bỏ trách nhiệm).

...(như trên)...

Phần Bóng Tối là phần thứ nhì.

[562] Điều pācittiya đến vị ni lõa thể tắm đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni đã lõa thể tắm.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (giống điều lông cừu).

...(như trên)...

[563] Điều pācittiya đến vị ni bảo thực hiện vải choàng tắm vượt quá kích thước đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư đã mặc những vải choàng tắm không đúng kích thước.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[564] Điều pācittiya đến vị ni sau khi tháo rời hoặc bảo tháo rời y của vị tỳ khưu ni rồi không khâu lại cũng không nỗ lực trong việc bảo (người khác) khâu lạiđã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā sau khi bảo tháo rời y của vị tỳ khưu ni rồi đã không khâu lại cũng không nỗ lực trong việc bảo (người khác) khâu lại.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều buông bỏ trách nhiệm).

...(như trên)...

[565] Điều pācittiya đến vị ni vượt quá năm ngày thiếu vắng y hai lớp (saṅghāṭi)đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni sau khi trao y tận tay của các tỳ khưu ni đã ra đi du hành trong xứ sở với y nội và thượng y.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (giống điều Kaṭhina).

...(như trên)...

[566] Điều pācittiya đến vị ni sử dụng y căn bản (của vị ni khác)đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến vị tỳ khưu ni nọ.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, vị tỳ khưu ni nọ đã trùm y của vị tỳ khưu ni (khác) mà không hỏi ý.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (giống điều Kaṭhina).

...(như trên)...

[567] Điều pācittiya đến vị ni cản trở lợi lộc về y của nhóm đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā đã cản trở lợi lộc về y của nhóm.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[568] Điều pācittiya đến vị ni ngăn cản sự phân chia y đúng Pháp đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā đã ngăn cản sự phân chia y đúng Pháp.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[569] Điều pācittiya đến vị ni cho y của sa-môn đến người nam tại gia hoặc nam du sĩ ngoại đạo hoặc nữ du sĩ ngoại đạođã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā đã cho y của sa-môn đến người nam tại gia.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[570] Điều pācittiya đến vị ni để cho vượt quá thời hạn về y khi niềm hy vọng về y không chắc chắn đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā đã để cho vượt quá thời hạn về y khi niềm hy vọng về y không chắc chắn.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[571] Điều pācittiya đến vị ni ngăn cản sự thâu hồi Kaṭhina đúng Pháp đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā đã ngăn cản sự thâu hồi Kaṭhina đúng Pháp.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội:

...(như trên)...

Phần Lõa Thể là phần thứ ba.

[572] Điều pācittiya đến hai vị tỳ khưu ni nằm chung trên một chiếc giường đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni đã nằm chung hai (người) trên một chiếc giường.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (giống điều lông cừu).

...(như trên)...

[573] Điều pācittiya đến hai vị tỳ khưu ni nằm chung một tấm trải tấm đắp đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni hai (người) đã nằm chung một tấm trải tấm đắp.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (giống điều lông cừu).

...(như trên)...

[574] Điều pācittiya đến vị ni cố ý quấy rầy vị tỳ khưu ni (khác)đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā đã cố ý quấy rầy vị tỳ khưu ni (khác).

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[575] Điều pācittiya đến vị ni không chăm sóc người nữ đệ tử bị ốm đau cũng không nỗ lực kiếm người chăm sóc đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā đã không chăm sóc người nữ đệ tử bị ốm đau cũng không nỗ lực kiếm người chăm sóc.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều buông bỏ trách nhiệm).

...(như trên)...

[576] Điều pācittiya đến vị ni sau khi đã cho vị tỳ khưu ni chỗ trú ngụ lại nổi giận bất bình rồi lôi kéo ra ngoài đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā sau khi đã cho vị tỳ khưu ni chỗ trú ngụ lại nổi giận bất bình rồi đã lôi kéo ra ngoài.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[577] Điều pācittiya đến vị ni sống thân cận (với thế tục) và không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến tỳ khưu ni Caṇḍakālī.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Caṇḍakālī đã sống thân cận (với thế tục).

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều nói nhắc nhở).

...(như trên)...

[578] Điều pācittiya đến vị ni đi du hành không cùng với đoàn xe ở trong quốc độ được xác định là có sự nguy hiểm có sự kinh hoàng đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni đã đi du hành không cùng với đoàn xe ở trong quốc độ được xác định là có sự nguy hiểm có sự kinh hoàng.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (giống điều lông cừu).

...(như trên)...

[579] Điều pācittiya đến vị ni đi du hành không cùng với đoàn xe ở bên ngoài quốc độ (tại nơi) được xác định là có sự nguy hiểm có sự kinh hoàng đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni đã đi du hành không cùng với đoàn xe ở bên ngoài quốc độ (tại nơi) được xác định là có sự nguy hiểm có sự kinh hoàng.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (giống điều lông cừu).

...(như trên)...

[580] Điều pācittiya đến vị ni đi du hành trong mùa (an cư) mưa đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Rājagaha.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni đã đi du hành trong mùa (an cư) mưa.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (giống điều lông cừu).

...(như trên)...

[581] Điều pācittiya đến vị ni khi trải qua mùa (an cư) mưa mà không ra đi du hành đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Rājagaha.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni khi trải qua mùa (an cư) mưa đã không ra đi du hành.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều pārājika thứ nhất).

...(như trên)...

Phần Dùng Chung là phần thứ tư.

[582] Điều pācittiya đến vị ni đi để xem hí viện của đức vua, hoặc nhà triển lãm tranh, hoặc khu vườn, hoặc công viên, hoặc hồ sen đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư đã đi để xem hí viện của đức vua, nhà triển lãm tranh, khu vườn, công viên, và hồ sen.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (giống điều lông cừu).

...(như trên)...

[583] Điều pācittiya đến vị ni sử dụng ghế cao hoặc ghế nệm lông thú đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni đã sử dụng ghế cao và ghế nệm lông thú.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (giống điều lông cừu).

...(như trên)...

[584] Điều pācittiya đến vị ni xe chỉ sợi đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni đã xe chỉ sợi.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (giống điều lông cừu).

...(như trên)...

[585] Điều pācittiya đến vị ni phục vụ người tại gia đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni đã phục vụ người tại gia.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (giống điều lông cừu).

...(như trên)...

[586] Điều pācittiya đến vị ni khi được vị tỳ khưu ni nói rằng: “Thưa ni sư, hãy đến. Hãy giải quyết sự tranh tụng này” đã trả lời rằng: “Tốt thôi!” rồi không giải quyết cũng không nỗ lực cho việc giải quyết đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā khi được vị tỳ khưu ni nói rằng: “Thưa ni sư, hãy đến. Hãy giải quyết sự tranh tụng này,” sau khi trả lời rằng: “Tốt thôi!” rồi đã không giải quyết cũng không nỗ lực cho việc giải quyết.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều buông bỏ trách nhiệm).

...(như trên)...

[587] Điều pācittiya đến vị ni tự tay cho vật thực cứng hoặc vật thực mềm đến người nam tại gia hoặc nam du sĩ ngoại đạo hoặc nữ du sĩ ngoại đạođã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā đã tự tay cho vật thực cứng và vật thực mềm đến người nam tại gia.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (giống điều lông cừu).

...(như trên)...

[588] Điều pācittiya đến vị ni sử dụng y nội trợ không chịu xả bỏ đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā đã sử dụng y nội trợ không chịu xả bỏ.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (giống điều Kaṭhina).

...(như trên)...

[589] Điều pācittiya đến vị ni ra đi du hành khi chưa xả bỏ chỗ trú ngụ đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā khi chưa xả bỏ chỗ trú ngụ đã ra đi du hành.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (giống điều Kaṭhina).

...(như trên)...

[590] Điều pācittiya đến vị ni học tập kiến thức nhảm nhí đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư đã học tập kiến thức nhảm nhí.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (giống điều Pháp theo từng câu).[7]

...(như trên)...

[591] Điều pācittiya đến vị ni dạy kiến thức nhảm nhí đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư đã dạy kiến thức nhảm nhí.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (giống điều Pháp theo từng câu).

...(như trên)...

Phần Nhà Triển Lãm Tranh là phần thứ năm.

[592] Điều pācittiya đến vị ni dầu biết tu viện có tỳ khưu lại đi vàokhông báo trước đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni đã đi vào tu viện không báo trước.

– Có một điều quy định, có hai điều quy định thêm.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều buông bỏ trách nhiệm).

...(như trên)...

[593] Điều pācittiya đến vị ni mắng nhiếc nguyền rủa vị tỳ khưu đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Vesālī.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư đã mắng nhiếc đại đức Upāli.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[594] Điều pācittiya đến vị ni bị kích động rồi chửi rủa nhóm đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā bị kích động đã chửi rủa nhóm.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[595] Điều pācittiya đến vị ni được thỉnh mời đã từ chối (vật thực dâng thêm) lại thọ dụng vật thực cứng hoặc vật thực mềm đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni thọ thực xong và từ chối (vật thực dâng thêm) đã thọ thực ở nơi khác.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do bốn nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[596] Điều pācittiya đến vị ni bỏn xẻn về gia đình đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến vị tỳ khưu ni nọ.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, vị tỳ khưu ni nọ đã bỏn xẻn về gia đình.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[597] Điều pācittiya đến vị ni sống mùa (an cư) mưa tại trú xứ không có tỳ khưu đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni đã sống mùa (an cư) mưa tại trú xứ không có tỳ khưu.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (giống điều lông cừu).

...(như trên)...

[598] Điều pācittiya đến vị ni khi trải qua mùa (an cư) mưa không thỉnh cầu (không hành lễ Pavāraṇā) ở cả hai hội chúng dựa trên ba tình huốngđã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni khi trải qua mùa (an cư) mưa đã không thỉnh cầu (không hành lễ Pavāraṇā) nơi hội chúng tỳ khưu.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều buông bỏ trách nhiệm).

...(như trên)...

[599] Điều pācittiya đến vị ni không đi vì việc giáo giới hoặc vì việc đồng cộng trú đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại xứ Sakka.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư đã không đi vì việc giáo giới.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều pārājika thứ nhất).

...(như trên)...

[600] Điều pācittiya đến vị ni không hỏi về lễ Uposatha cũng không thỉnh cầu sự giáo giới đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni đã không hỏi về lễ Uposatha cũng đã không thỉnh cầu sự giáo giới.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều buông bỏ trách nhiệm).

...(như trên)...

[601] Điều pācittiya đến vị ni khi chưa xin phép hội chúng hoặc nhóm lại cùng người nam một nam với một nữ xẻ nặn mụt nhọt hoặc vết loét phát sanh ở phần dưới thânđã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến vị tỳ khưu ni nọ.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, vị tỳ khưu ni nọ đã cùng với người nam một nữ với một nam xẻ nặn mụt nhọt phát sanh ở phần dưới thân.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (giống điều Kaṭhina).

...(như trên)...

Phần Tu Viện là phần thứ sáu.

[602] Điều pācittiya đến vị ni tiếp độ người nữ mang thai đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni đã tiếp độ người nữ mang thai.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[603] Điều pācittiya đến vị ni tiếp độ người nữ còn cho con bú đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni đã tiếp độ người nữ còn cho con bú.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[604] Điều pācittiya đến vị ni tiếp độ cô ni tu tập sự chưa thực hành việc học tập về sáu pháp trong hai năm đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni đã tiếp độ cô ni tu tập sự chưa thực hành việc học tập về sáu pháp trong hai năm.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[605] Điều pācittiya đến vị ni tiếp độ cô ni tu tập sự đã thực hành việc học tập về sáu pháp trong hai năm (nhưng) chưa được hội chúng chấp thuận đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni đã tiếp độ cô ni tu tập sự đã thực hành việc học tập về sáu pháp trong hai năm (nhưng) chưa được hội chúng chấp thuận.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[606] Điều pācittiya đến vị ni tiếp độ người nữ đã kết hôn khi chưa đủ mười hai tuổi đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni đã tiếp độ người nữ đã kết hôn khi chưa đủ mười hai tuổi.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[607] Điều pācittiya đến vị ni tiếp độ người nữ đã kết hôn khi tròn đủ mười hai tuổi chưa thực hành việc học tập về sáu pháp trong hai năm đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni đã tiếp độ người nữ đã kết hôn khi tròn đủ mười hai tuổi chưa thực hành việc học tập về sáu pháp trong hai năm.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[608] Điều pācittiya đến vị ni tiếp độ người nữ đã kết hôn khi tròn đủ mười hai tuổi đã thực hành việc học tập về sáu pháp trong hai năm (nhưng) chưa được hội chúng chấp thuận đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni đã tiếp độ người nữ đã kết hôn khi tròn đủ mười hai tuổi đã thực hành việc học tập về sáu pháp trong hai năm (nhưng) chưa được hội chúng chấp thuận.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[609] Điều pācittiya đến vị ni sau khi tiếp độ người nữ đệ tử lại không dạy dỗ cũng không bảo người dạy dỗ trong hai năm đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā sau khi tiếp độ người nữ đệ tử đã không dạy dỗ cũng đã không bảo người dạy dỗ trong hai năm.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều buông bỏ trách nhiệm).

...(như trên)...

[610] Điều pācittiya đến vị ni không hầu cận ni sư tế độ đã tiếp độ cho trong hai năm đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni đã không hầu cận ni sư tế độ đã tiếp độ cho trong hai năm.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều pārājika thứ nhất).

...(như trên)...

[611] Điều pācittiya đến vị ni sau khi tiếp độ người nữ đệ tử lại không cách ly (vị ni ấy) cũng không làm cho (vị ni ấy) được cách ly đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā sau khi tiếp độ người nữ đệ tử lại không cách ly (vị ni ấy) cũng không làm cho (vị ni ấy) được cách ly.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều buông bỏ trách nhiệm).

...(như trên)...

Phần Sản Phụ là phần thứ bảy.

[612] Điều pācittiya đến vị ni tiếp độ thiếu nữ chưa đủ hai mươi tuổi đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni đã tiếp độ thiếu nữ chưa đủ hai mươi tuổi.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[613] Điều pācittiya đến vị ni tiếp độ thiếu nữ tròn đủ hai mươi tuổi chưa thực hành việc học tập về sáu pháp trong hai năm đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni đã tiếp độ thiếu nữ tròn đủ hai mươi tuổi chưa thực hành việc học tập về sáu pháp trong hai năm.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[614] Điều pācittiya đến vị ni tiếp độ thiếu nữ tròn đủ hai mươi tuổi đã thực hành việc học tập về sáu pháp trong hai năm (nhưng) chưa được hội chúng chấp thuận đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni đã tiếp độ thiếu nữ tròn đủ hai mươi tuổi đã thực hành việc học tập về sáu pháp trong hai năm (nhưng) chưa được hội chúng chấp thuận.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[615] Điều pācittiya đến vị ni tiếp độ khi chưa đủ mười hai năm (thâm niên) đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni đã tiếp độ khi chưa đủ mười hai năm (thâm niên).

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[616] Điều pācittiya đến vị ni tròn đủ mười hai năm (thâm niên) tiếp độ khi chưa được hội chúng đồng ý đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni tròn đủ mười hai năm (thâm niên) đã tiếp độ khi chưa được hội chúng đồng ý.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[617] Điều pācittiya đến vị ni khi được nói rằng: ‘Này ni sư, vẫn chưa phải lúc cho cô được ban phép tiếp độ’ đã trả lời rằng: ‘Tốt thôi!’ sau đó lại tiến hành việc phê phán đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến tỳ khưu ni Caṇḍakālī.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Caṇḍakālī khi được nói rằng: ‘Này ni sư, vẫn chưa phải lúc cho cô được ban phép tiếp độ’ đã trả lời rằng: ‘Tốt thôi!’ sau đó đã tiến hành việc phê phán.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[618] Điều pācittiya đến vị ni sau khi đã nói với cô ni tu tập sự rằng: “Này cô ni, nếu cô sẽ dâng y cho ta, như thế thì ta sẽ tiếp độ cho cô” rồi không tiếp độ cũng không ra sức cho việc tiếp độ đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā sau khi đã nói với cô ni tu tập sự rằng: “Này cô ni, nếu cô sẽ dâng y cho ta, như thế thì ta sẽ tiếp độ cho cô” rồi đã không tiếp độ cũng đã không ra sức cho việc tiếp độ.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều buông bỏ trách nhiệm).

...(như trên)...

[619] Điều pācittiya đến vị ni sau khi đã nói với cô ni tu tập sự rằng: “Này cô ni, nếu cô sẽ hầu cận ta hai năm, như thế thì ta sẽ tiếp độ cho cô” rồi không tiếp độ cũng không ra sức cho việc tiếp độ đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā sau khi đã nói với cô ni tu tập sự rằng: “Này cô ni, nếu cô sẽ hầu cận ta hai năm, như thế thì ta sẽ tiếp độ cho cô” rồi đã không tiếp độ cũng đã không ra sức cho việc tiếp độ.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều buông bỏ trách nhiệm).

...(như trên)...

[620] Điều pācittiya đến vị ni tiếp độ cô ni tu tập sự là người thân cận với đàn ông, thân cận với thanh niên, là kẻ nhẫn tâm, là nguồn gây sầu khổ (cho người khác) đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā đã tiếp độ cô ni tu tập sự là người thân cận với đàn ông, thân cận với thanh niên, là kẻ nhẫn tâm, là nguồn gây sầu khổ (cho người khác).

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[621] Điều pācittiya đến vị ni tiếp độ cô ni tu tập sự không được cha mẹ hoặc người chồng cho phép đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā đã tiếp độ cô ni tu tập sự không được cha mẹ và người chồng cho phép.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do bốn nguồn sanh tội: Có thể sanh lên do khẩu, không do thân không do ý; có thể sanh lên do thân và do khẩu, không do ý; có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.

...(như trên)...

[622] Điều pācittiya đến vị ni tiếp độ cô ni tu tập sự với việc ban cho sự thỏa thuận từ các vị (tỳ khưu) đang chịu hành phạt parivāsa đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Rājagaha.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā đã tiếp độ cô ni tu tập sự với việc ban cho sự thỏa thuận từ các vị (tỳ khưu) đang chịu hành phạt parivāsa.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[623] Điều pācittiya đến vị ni tiếp độ hàng năm đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni đã tiếp độ hàng năm.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[624] Điều pācittiya đến vị ni tiếp độ hai người trong một năm đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni đã tiếp độ hai người trong một năm.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội:

...(như trên)...

Phần Thiếu Nữ là phần thứ tám.

[625] Điều pācittiya đến vị ni sử dụng dù dép đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư đã sử dụng dù dép.

– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (giống điều lông cừu).

...(như trên)...

[626] Điều pācittiya đến vị ni di chuyển bằng xe đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư đã di chuyển bằng xe.

– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (giống điều lông cừu).

...(như trên)...

[627] Điều pācittiya đến vị ni mang váy đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến vị tỳ khưu ni nọ.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, vị tỳ khưu ni nọ đã mang váy.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (giống điều lông cừu).

...(như trên)...

[628] Điều pācittiya đến vị ni mang đồ trang sức của phụ nữ đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư đã mang đồ trang sức của phụ nữ.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (giống điều lông cừu).

...(như trên)...

[629] Điều pācittiya đến vị ni tắm bằng vật thơm có màu sắc đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư đã tắm bằng vật thơm có màu sắc.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (giống điều lông cừu).

...(như trên)...

[630] Điều pācittiya đến vị ni tắm bằng bã dầu mè có tẩm hương đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư đã tắm bằng bã dầu mè có tẩm hương.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (giống điều lông cừu).

...(như trên)...

[631] Điều pācittiya đến vị ni bảo tỳ khưu ni xoa bóp và chà xát (cơ thể) đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni đã bảo tỳ khưu ni xoa bóp và chà xát (cơ thể).

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (giống điều lông cừu).

...(như trên)...

[632] Điều pācittiya đến vị ni bảo cô ni tu tập sự xoa bóp và chà xát (cơ thể) đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni đã bảo cô ni tu tập sự xoa bóp và chà xát (cơ thể).

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (giống điều lông cừu).

...(như trên)...

[633] Điều pācittiya đến vị ni bảo sa di ni xoa bóp và chà xát (cơ thể) đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni đã bảo sa di ni xoa bóp và chà xát (cơ thể).

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (giống điều lông cừu).

...(như trên)...

[634] Điều pācittiya đến vị ni bảo người nữ tại gia xoa bóp và chà xát (cơ thể) đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni đã bảo người nữ tại gia xoa bóp và chà xát (cơ thể).

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (giống điều lông cừu).

...(như trên)...

[635] Điều pācittiya đến vị ni ngồi xuống trên chỗ ngồi ở phía trước vị tỳ khưu khi chưa có sự hỏi ý đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni đã ngồi xuống trên chỗ ngồi ở phía trước vị tỳ khưu khi chưa có sự hỏi ý.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (giống điều Kaṭhina).

...(như trên)...

[636] Điều pācittiya đến vị ni hỏi câu hỏi ở vị tỳ khưu chưa được thỉnh ý trước đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni đã hỏi câu hỏi ở vị tỳ khưu chưa được thỉnh ý trước.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (giống điều Pháp theo từng câu).

...(như trên)...

[637] Điều pācittiya đến vị ni không mặc áo lót đi vào làng đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến vị tỳ khưu ni nọ.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, vị tỳ khưu ni nọ không mặc áo lót đã đi vào làng.

– Có một điều quy định.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: Có thể sanh lên do thân, không do khẩu không do ý; có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu.

...(như trên)...

Phần Dù Dép là phần thứ chín.

Dứt Chín Phần Nhỏ Nhặt.

Tóm lược phần này:

[638]

Tỏi, việc cạo nhổ lông,
lòng bàn tay, gậy ngắn,
làm sạch, vị đang ăn,
thóc lúa còn nguyên hạt,
hai điều với vật dơ,
việc xem, trong bóng tối,
chỗ che khuất, khoảng trống,
và ở nơi xa lộ,
trước và sau (bữa ăn),
lúc tối trời, hiểu sai,
nguyền rủa, đánh đấm mình,
lõa thể, (choàng tắm) nước,
tháo rời y, năm ngày,
y căn bản, hội chúng,
phân chia y, sa-môn,
không chắc, Kaṭhina,
một giường, với tấm trải,
cố ý, đệ tử ni,
đã cho, sống thân cận,
trong, và ngoài quốc độ,
mùa mưa, không ra đi,
đức vua, ghế ngồi cao,
chỉ sợi, người tại gia,
giải quyết, cho (vật thực),
y và chỗ trú ngụ,
học, dạy (điều nhảm nhí),
tu viện, và mắng nhiếc,
bị kích động, thọ thực,
bỏn xẻn về gia đình,
chỗ ngụ, lễ Tự Tứ,
giáo giới, (cầu) hai pháp,
và với phần dưới thân,
mang thai, còn cho bú,
sáu pháp, chưa đồng ý,
chưa đủ mười hai tuổi,
tròn đủ, với hội chúng,
đệ tử ni, hầu cận,
(cách ly) năm hoặc sáu,
hai trường hợp thiếu nữ,
với hội chúng, mười hai,
chưa được sự chấp thuận,
vừa đủ, nếu hai năm,
thân cận, bởi người chồng,
các vị chịu hành phạt,
hàng năm, tiếp độ hai,
dù, xe, váy, nữ trang,
vật màu sắc, bã mè,
tỳ khưu ni (xoa bóp),
cô ni tu tập sự,
sa di ni, người nữ,
phía trước vị tỳ khưu,
chưa thỉnh ý, áo lót.

*******

Tóm lược các phần ấy:

[639]

Tỏi, bóng tối, việc tắm,
dùng chung, nhà triển lãm,
tu viện, và sản phụ,
thiếu nữ, (mang) dù dép.

*******

[640] Điều pāṭidesanīya đến vị ni yêu cầu bơ lỏng rồi thọ dụng đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư đã yêu cầu bơ lỏng rồi thọ dụng.

– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do bốn nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[641] Điều pāṭidesanīya đến vị ni yêu cầu dầu ăn rồi thọ dụng đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư đã yêu cầu dầu ăn rồi thọ dụng.

– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do bốn nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[642] Điều pāṭidesanīya đến vị ni yêu cầu mật ong rồi thọ dụng đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư đã yêu cầu mật ong rồi thọ dụng.

– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do bốn nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[643] Điều pāṭidesanīya đến vị ni yêu cầu đường mía rồi thọ dụng đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư đã yêu cầu đường mía rồi thọ dụng.

– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do bốn nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[644] Điều pāṭidesanīya đến vị ni yêu cầu cá rồi thọ dụng đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư đã yêu cầu cá rồi thọ dụng.

– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do bốn nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[645] Điều pāṭidesanīya đến vị ni yêu cầu thịt rồi thọ dụng đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư đã yêu cầu thịt rồi thọ dụng.

– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do bốn nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[646] Điều pāṭidesanīya đến vị ni yêu cầu sữa tươi rồi thọ dụng đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư đã yêu cầu sữa tươi rồi thọ dụng.

– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do bốn nguồn sanh tội:

...(như trên)...

[647] Điều pāṭidesanīya đến vị ni yêu cầu sữa đông rồi thọ dụng đã được quy định tại đâu?

– Đã được quy định tại thành Sāvatthi.

Liên quan đến ai?

– Liên quan đến các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư.

Về sự việc gì?

– Trong sự việc ấy, các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư đã yêu cầu sữa đông rồi thọ dụng.

– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm.

– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do bốn nguồn sanh tội: Có thể sanh lên do thân, không do khẩu không do ý; có thể sanh lên do thân và do khẩu, không do ý; có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.

...(như trên)...

Dứt tám điều pāṭidesanīya.

Tóm lược phần này:

[648]

Tỳ khưu ni yêu cầu,
bơ lỏng, và dầu ăn,
mật ong, đường mía, cá,
thịt, sữa tươi, sữa đông,
chính đức Phật đã giảng
tám điều ưng phát lộ.

*******

Những điều học nào đã được giải thích chi tiết trong Phân Tích Giới Tỳ khưu, những điều ấy được rút gọn lại ở Phân Tích Giới Tỳ khưu Ni.

Dứt Phần Quy Định Tại Đâu là phần thứ nhất.

*******


[1] Tỳ khưu ni không có giới aniyata (bất định) nên chỉ có bốn cách đọc tụng giới bổn Pātimokkha, còn tỳ khưu có năm cách (Đại Phẩm – Mahāvagga, chương II, [167])..

[2] Là sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.

[3] Là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu.

[4] Có thể sanh lên do thân và do khẩu, không do ý; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.

[5] Có thể sanh lên do thân, không do khẩu không do ý; có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu.

[6] Có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.

[7] Có thể sanh lên do khẩu, không do thân không do ý; có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân.



[649] Vị tỳ khưu ni nhiễm dục vọng trong khi ưng thuận sự xúc chạm thân thể của người nam nhiễm dục vọng vi phạm bao nhiêu tội?

– Vị tỳ khưu ni nhiễm dục vọng trong khi ưng thuận sự xúc chạm thân thể của người nam nhiễm dục vọng vi phạm ba tội: Vị ni ưng thuận sự nắm lấy từ xương đòn (ở cổ) trở xuống từ đầu gối trở lên phạm tội pārājika. Vị ni ưng thuận sự nắm lấy từ xương đòn (ở cổ) trở lên từ đầu gối trở xuống phạm tội thullaccaya. Vị ni ưng thuận sự nắm lấy vật được gắn liền với thân phạm tội dukkaṭa. Vị tỳ khưu ni nhiễm dục vọng trong khi ưng thuận sự xúc chạm thân thể của người nam nhiễm dục vọng vi phạm ba tội này.

[650] Vị tỳ khưu ni là người che giấu lỗi lầm trong khi che giấu lỗi lầm vi phạm bao nhiêu tội?

– Vị tỳ khưu ni là người che giấu lỗi lầm trong khi che giấu lỗi lầm vi phạm ba tội: Vị ni biết rồi che giấu tội pārājika (của vị tỳ khưu ni khác) phạm tội pārājika. Vị ni có sự hoài nghi rồi che giấu phạm tội thullaccaya. Vị ni che giấu sự hư hỏng về hạnh kiểm phạm tội dukkaṭa. Vị tỳ khưu ni là người che giấu lỗi lầm trong khi che giấu lỗi lầm vi phạm ba tội này.

[651] Vị tỳ khưu ni là người xu hướng theo vị (tỳ khưu) bị phạt án treo trong khi không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba vi phạm bao nhiêu tội?

– Vị tỳ khưu ni là người xu hướng theo vị (tỳ khưu) bị phạt án treo trong khi không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba vi phạm ba tội: Do lời đề nghị, phạm tội dukkaṭa. Do hai lời thông báo của hành sự, phạm các tội thullaccaya. Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự, phạm tội pārājika. Vị tỳ khưu ni là người xu hướng theo vị (tỳ khưu) bị phạt án treo trong khi không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba vi phạm ba tội này.

[652] Vị ni trong khi làm đầy đủ sự việc thứ tám vi phạm bao nhiêu tội?

– Vị ni trong khi làm đầy đủ sự việc thứ tám vi phạm ba tội: Khi được người nam nói rằng: “Hãy đi đến căn phòng tên như vầy,” vị ni đi đến (nơi hẹn) phạm tội dukkaṭa. Khi đã vào ở trong tầm tay của người nam, phạm tội thullaccaya. Vị ni làm đầy đủ sự việc thứ tám phạm tội pārājika. Vị ni trong khi làm đầy đủ sự việc thứ tám vi phạm ba tội này.

Dứt các điều pārājika.

[653] Vị tỳ khưu ni là người nói lời tranh chấp trong lúc tiến hành việc thưa kiện vi phạm ba tội: Nói với người thứ nhất phạm tội dukkaṭa. Nói với người thứ nhì phạm tội thullaccaya. Khi kết thúc vụ xử án phạm tội saṅghādisesa.

[654] Vị ni trong khi tiếp độ nữ đạo tặc vi phạm ba tội: Do lời đề nghị phạm tội dukkaṭa. Do hai lời thông báo của hành sự phạm các tội thullaccaya. Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự phạm tội saṅghādisesa.

[655] Vị ni một mình trong khi đi vào trong làng vi phạm ba tội: Vị ni đi, phạm tội dukkaṭa. Vượt qua hàng rào bước thứ nhất, phạm tội thullaccaya. Vượt qua bước thứ nhì, phạm tội saṅghādisesa.

[656] Vị ni trong khi phục hồi cho vị tỳ khưu ni đã bị hội chúng hợp nhất phạt án treo theo Pháp theo Luật theo lời dạy của bậc Đạo Sư khi chưa xin phép hội chúng thực hiện hành sự và không quan tâm đến ước muốn của nhóm vi phạm ba tội: Do lời đề nghị phạm tội dukkaṭa. Do hai lời thông báo của hành sự phạm các tội thullaccaya. Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự phạm tội saṅghādisesa.

[657] Vị ni nhiễm dục vọng, sau khi tự tay thọ nhận vật thực cứng hoặc vật thực mềm từ tay của người nam nhiễm dục vọng, trong khi thọ thực vi phạm ba tội: Vị ni (nghĩ rằng): “Ta sẽ nhai, ta sẽ ăn” rồi thọ nhận phạm tội thullaccaya. Mỗi một lần nuốt xuống, phạm tội saṅghādisesa. Vị ni thọ nhận nước và tăm xỉa răng phạm tội dukkaṭa.

[658] Vị ni trong khi xúi giục rằng: “Này ni sư, người đàn ông ấy nhiễm dục vọng hay không nhiễm dục vọng thì sẽ làm gì ni sư khi ni sư không nhiễm dục vọng? Này ni sư, người đàn ông ấy dâng vật thực cứng hoặc vật thực mềm nào đến ni sư, ni sư cứ tự tay thọ nhận vật ấy rồi nhai hoặc ăn đi” vi phạm ba tội: Do lời nói của vị ni ấy, vị ni kia (nghĩ rằng): “Ta sẽ nhai, ta sẽ ăn” rồi thọ nhận, (vị ni xúi giục) phạm tội dukkaṭa. Mỗi lần (vị ni kia) nuốt xuống, (vị ni xúi giục) phạm tội thullaccaya. Khi chấm dứt bữa ăn, (vị ni xúi giục) phạm tội saṅghādisesa.

[659] Vị tỳ khưu ni nổi giận trong khi không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba vi phạm ba tội: Do lời đề nghị phạm tội dukkaṭa. Do hai lời thông báo của hành sự phạm các tội thullaccaya. Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự phạm tội saṅghādisesa.

[660] Vị tỳ khưu ni khi bị xử thua trong cuộc tranh tụng nào đó rồi nổi giận, trong khi không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba vi phạm ba tội: Do lời đề nghị phạm tội dukkaṭa. Do hai lời thông báo của hành sự phạm các tội thullaccaya. Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự phạm tội saṅghādisesa.

[661] Các tỳ khưu ni thân cận (với thế tục) trong khi không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba vi phạm ba tội: Do lời đề nghị phạm tội dukkaṭa. Do hai lời thông báo của hành sự phạm các tội thullaccaya. Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự phạm tội saṅghādisesa.

[662] Vị ni xúi giục rằng: “Này các ni sư, các vị hãy sống thân cận, các vị chớ có sống cách khác,”trong khi không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba vi phạm ba tội: Do lời đề nghị phạm tội dukkaṭa. Do hai lời thông báo của hành sự phạm các tội thullaccaya. Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự phạm tội saṅghādisesa.

Dứt các điều saṅghādisesa.

[663] Vị ni trong lúc tiến hành việc tích trữ bình bát vi phạm một tội nissaggiya pācittiya.

[664] Vị ni sau khi xác định y ngoài hạn kỳ là: “Y trong thời hạn,” trong lúc bảo phân chia vi phạm hai tội: Vị ni bảo phân chia, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã được phân chia, phạm tội nissaggiya pācittiya.

[665] Vị ni sau khi trao đổi y với vị tỳ khưu ni, trong khi giật lại vi phạm hai tội: Vị giật lại, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã giật lại, phạm tội nissaggiya pācittiya.

[666] Vị ni sau khi đã yêu cầu vật khác, trong khi yêu cầu vật khác nữa vi phạm hai tội: Vị ni yêu cầu, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã được (vật) yêu cầu, phạm tội nissaggiya pācittiya.

[667] Vị ni sau khi đã bảo sắm vật khác, trong khi bảo sắm vật khác nữa vi phạm hai tội: Vị ni bảo sắm, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã được (vật) bảo sắm, phạm tội nissaggiya pācittiya.

[668] Vị ni trong khi bảo sắm vật khác nữa bằng phần tài vật thuộc về hội chúng đã được chỉ định về việc khác cho nhu cầu của việc khác vi phạm hai tội: Vị ni bảo sắm, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã được (vật) bảo sắm, phạm tội nissaggiya pācittiya.

[669] Vị ni trong khi bảo sắm vật khác nữa do tự mình yêu cầu bằng phần tài vật thuộc về hội chúng đã được chỉ định về việc khác cho nhu cầu của việc khác vi phạm hai tội: Vị ni bảo sắm, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã được (vật) bảo sắm, phạm tội nissaggiya pācittiya.

[670] Vị ni trong khi bảo sắm vật khác nữa bằng phần tài vật thuộc về nhóm đã được chỉ định về việc khác cho nhu cầu của việc khác vi phạm hai tội: Vị ni bảo sắm, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã được (vật) bảo sắm, phạm tội nissaggiya pācittiya.

[671] Vị ni trong khi bảo sắm vật khác nữa do tự mình yêu cầu bằng phần tài vật thuộc về nhóm đã được chỉ định về việc khác cho nhu cầu của việc khác vi phạm hai tội: Vị ni bảo sắm, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã được (vật) bảo sắm, phạm tội nissaggiya pācittiya.

[672] Vị ni trong khi bảo sắm vật khác nữa do tự mình yêu cầu bằng phần tài vật thuộc về cá nhân đã được chỉ định về việc khác cho nhu cầu của việc khác vi phạm hai tội: Vị ni bảo sắm, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã được (vật) bảo sắm, phạm tội nissaggiya pācittiya.

[673] Vị ni trong khi bảo sắm tấm choàng loại dày vượt quá tối đa bốn kaṃsa vi phạm hai tội: Vị ni bảo sắm, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã được (vật) bảo sắm, phạm tội nissaggiya pācittiya.

[674] Vị ni trong khi bảo sắm tấm choàng loại nhẹ vượt quá tối đa hai kaṃsa rưỡivi phạm hai tội: Vị ni bảo sắm, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã được (vật) bảo sắm, phạm tội nissaggiya pācittiya.

Dứt các điều nissaggiya pācittiya.

[675] Vị ni trong khi nhai tỏi vi phạm hai tội: Vị ni (nghĩ rằng): “Ta sẽ nhai” rồi thọ lãnh phạm tội dukkaṭa. Mỗi một lần nuốt xuống, phạm tội pācittiya.

[676] Vị ni trong khi cạo (nhổ) lông ở chỗ kín vi phạm hai tội: Vị ni cạo (nhổ), trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã cạo (nhổ), phạm tội pācittiya.

[677] Vị ni trong khi cọ xát bằng lòng bàn tay vi phạm hai tội: Vị ni hành động, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã hành động, phạm tội pācittiya.

[678] Vị ni trong khi áp dụng gậy ngắn bằng nhựa cây vi phạm hai tội: Vị ni áp dụng, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã áp dụng, phạm tội pācittiya.

[679] Vị ni trong khi áp dụng việc làm sạch sẽ bằng nước vượt quá tối đa hai lóng tay vi phạm hai tội: Vị ni áp dụng, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã áp dụng, phạm tội pācittiya.

[680] Vị ni với nước uống hoặc với quạt, trong khi đứng gần vị tỳ khưu đang thọ thựcvi phạm hai tội: Vị ni đứng trong khoảng tầm tay phạm tội pācittiya. Sau khi rời xa khỏi tầm tay rồi đứng, phạm tội dukkaṭa.

[681] Vị ni sau khi yêu cầu lúa còn nguyên hạt, trong khi thọ dụngvi phạm hai tội: Vị ni (nghĩ rằng): “Ta sẽ thọ dụng” rồi thọ nhận phạm tội dukkaṭa. Mỗi một lần nuốt xuống, phạm tội pācittiya.

[682] Vị ni trong khi đổ bỏ phân, hoặc nước tiểu, hoặc đờm giải, hoặc rác rến, hoặc thức ăn thừa phía bên kia bức tường vi phạm hai tội: Vị ni đổ bỏ, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã đổ bỏ, phạm tội pācittiya.

[683] Vị ni trong khi đổ bỏ phân, hoặc nước tiểu, hoặc đờm giải, hoặc rác rến, hoặc thức ăn thừa lên cỏ cây xanh vi phạm hai tội: Vị ni đổ bỏ, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã đổ bỏ, phạm tội pācittiya.

[684] Vị ni trong khi đi để xem vũ, hoặc ca, hoặc tấu nhạc vi phạm hai tội: Vi ni đi, phạm tội dukkaṭa. Đứng tại chỗ ấy rồi nhìn hoặc lắng nghe, phạm tội pācittiya.

Phần Tỏi là phần thứ nhất.

[685] Vị ni trong khi cùng người nam một nam với một nữ đứng chung ở trong bóng tối ban đêm không có đèn vi phạm hai tội: Vi ni đứng trong tầm tay phạm tội pācittiya. Sau khi lìa khỏi tầm tay rồi đứng, phạm tội dukkaṭa.

[686] Vị ni trong khi cùng người nam một nam với một nữ đứng chung ở chỗ được che khuất vi phạm hai tội: Vi ni đứng trong tầm tay phạm tội pācittiya. Sau khi lìa khỏi tầm tay rồi đứng, phạm tội dukkaṭa.

[687] Vị ni trong khi cùng người nam một nam với một nữ đứng chung ở khoảng trống vi phạm hai tội: Vi ni đứng trong tầm tay phạm tội pācittiya. Sau khi lìa khỏi tầm tay rồi đứng, phạm tội dukkaṭa.

[688] Vị ni trong khi cùng người nam một nam với một nữ đứng chung ở đường có xe cộ, hoặc ở ngõ cụt, hoặc ở giao lộ vi phạm hai tội: Vi ni đứng trong tầm tay phạm tội pācittiya. Sau khi lìa khỏi tầm tay rồi đứng, phạm tội dukkaṭa.

[689] Vị ni sau khi đi đến các gia đình trước bữa ăn và ngồi xuống trên chỗ ngồi, trong khi ra đi không thông báo chủ nhân vi phạm hai tội: Vi ni vượt qua mái hiên che mưa bước thứ nhất, phạm tội dukkaṭa. Vượt qua bước thứ nhì, phạm tội pācittiya.

[690] Vị ni sau khi đi đến các gia đình sau bữa ăn, trong khi ngồi xuống trên chỗ ngồi không hỏi ý chủ nhân vi phạm hai tội: Vi ni ngồi xuống, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã ngồi xuống, phạm tội pācittiya.

[691] Vị ni sau khi đi đến các gia đình vào lúc trời tối, không hỏi ý chủ nhân lại trải ra hoặc bảo trải ra chỗ nằm, trong khi ngồi xuốngvi phạm hai tội: Vi ni ngồi xuống, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã ngồi xuống, phạm tội pācittiya.

[692] Vị ni do hiểu sai do xét đoán sai, trong khi than phiền với vị khác vi phạm hai tội: Vi ni than phiền, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã than phiền, phạm tội pācittiya.

[693] Vị ni trong khi nguyền rủa bản thân hoặc người khác về địa ngục hoặc về Phạm hạnh vi phạm hai tội: Vi ni nguyền rủa, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã nguyền rủa, phạm tội pācittiya.

[694] Vị ni trong khi tự đánh đấm chính mình rồi khóc lóc vi phạm hai tội: Vi ni đánh và khóc lóc phạm tội pācittiya. Vị ni đánh không khóc lóc phạm tội dukkaṭa.

Phần Bóng Tối là phần thứ nhì.

[695] Vị ni lõa thể trong khi tắm vi phạm hai tội: Vi ni tắm, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã tắm xong, phạm tội pācittiya.

[696] Vị ni trong khi bảo thực hiện vải choàng tắm vượt quá kích thước vi phạm hai tội: Vi ni bảo làm, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã được làm xong, phạm tội pācittiya.

[697] Vị ni sau khi tháo rời hoặc bảo tháo rời y của vị tỳ khưu ni, trong khi không may lại cũng không nỗ lực trong việc bảo (người khác) may lại viphạm một tội pācittiya.

[698] Vị ni trong khi vượt quá năm ngày thiếu vắng y hai lớp viphạm một tội pācittiya.

[699] Vị ni trong khi mặc y căn bản (của vị ni khác)vi phạm hai tội: Vi ni mặc, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã mặc, phạm tội pācittiya.

[700] Vị ni trong khi cản trở lợi lộc về y của nhóm vi phạm hai tội: Vi ni hành động, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã hành động, phạm tội pācittiya.

[701] Vị ni trong khi ngăn cản sự phân chia y đúng Pháp vi phạm hai tội: Vi ni ngăn cản, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã ngăn cản, phạm tội pācittiya.

[702] Vị ni trong khi cho y của sa-môn đến người nam tại gia, hoặc nam du sĩ ngoại đạo, hoặc nữ du sĩ ngoại đạo vi phạm hai tội: Vi ni cho, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã cho, phạm tội pācittiya.

[703] Vị ni trong khi để cho vượt quá thời hạn về y khi niềm hy vọng về y không chắc chắn vi phạm hai tội: Vi ni để cho vượt quá, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã để cho vượt quá, phạm tội pācittiya.

[704] Vị ni trong khi ngăn cản sự thâu hồi Kaṭhina đúng Pháp vi phạm hai tội: Vi ni ngăn cản, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã ngăn cản, phạm tội pācittiya.

Phần Lõa Thể là phần thứ ba.

[705] Hai vị tỳ khưu ni trong khi nằm chung trên một chiếc giường vi phạm hai tội: (Cả hai) nằm xuống, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã nằm xuống, phạm tội pācittiya.

[706] Hai vị tỳ khưu ni trong khi nằm chung một tấm trải tấm đắp vi phạm hai tội: (Cả hai) nằm xuống, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã nằm xuống, phạm tội pācittiya.

[707] Vị ni trong khi cố ý quấy rầy vị tỳ khưu ni (khác)vi phạm hai tội: Vi ni hành động, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã hành động, phạm tội pācittiya.

[708] Vị ni trong khi không chăm sóc người nữ đệ tử bị ốm đau cũng không nỗ lực kiếm người chăm sóc viphạm một tội pācittiya.

[709] Vị ni sau khi đã cho vị tỳ khưu ni (khác) chỗ trú ngụ lại nổi giận bất bình, trong khi lôi kéo ra vi phạm hai tội: Vi ni lôi kéo ra, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã lôi kéo ra, phạm tội pācittiya.

[710] Vị ni sống thân cận (thế tục), trong khi không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba vi phạm hai tội: Do lời đề nghị, phạm tội dukkaṭa. Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự, phạm tội pācittiya.

[711] Vị ni trong khi đi du hành không cùng với đoàn xe ở trong quốc độ được xác định là có sự nguy hiểm có sự kinh hoàng vi phạm hai tội: Vi ni thực hiện, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã thực hiện, phạm tội pācittiya.

[712] Vị ni trong khi đi du hành không cùng với đoàn xe ở bên ngoài quốc độ (tại nơi) được xác định là có sự nguy hiểm có sự kinh hoàng vi phạm hai tội: Vi ni thực hiện, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã thực hiện, phạm tội pācittiya.

[713] Vị ni trong khi đi du hành vào mùa (an cư) mưa vi phạm hai tội: Vi ni thực hiện, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã thực hiện, phạm tội pācittiya.

[714] Vị ni trải qua mùa (an cư) mưa, trong khi không ra đi du hành vi phạm một tội pācittiya.

Phần Dùng Chung là phần thứ tư.

[715] Vị ni trong khi đi để xem hí viện của đức vua, hoặc nhà triển lãm tranh, hoặc khu vườn, hoặc công viên, hoặc hồ sen vi phạm hai tội: Vi ni đi, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Đứng ở nơi ấy nhìn, phạm tội pācittiya.

[716] Vị ni trong khi sử dụng ghế cao hoặc ghế nệm lông thú vi phạm hai tội: Vi ni sử dụng, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã sử dụng, phạm tội pācittiya.

[717] Vị ni trong khi xe chỉ vi phạm hai tội: Vi ni xe (chỉ), trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Theo mỗi một vòng quay, phạm tội pācittiya.

[718] Vị ni trong khi phục vụ người tại gia vi phạm hai tội: Vi ni phục vụ, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã phục vụ, phạm tội pācittiya.

[719] Vị ni khi được vị tỳ khưu ni nói rằng: “Thưa ni sư, hãy đến. Hãy giải quyết sự tranh tụng này” đã trả lời rằng: “Tốt thôi!” trong khi không giải quyết cũng không nỗ lực cho việc giải quyết vi phạm một tội pācittiya.

[720] Vị ni trong khi tự tay cho vật thực cứng hoặc vật thực mềm đến người nam tại gia, hoặc nam du sĩ ngoại đạo, hoặc nữ du sĩ ngoại đạovi phạm hai tội: Vi ni cho, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã cho, phạm tội pācittiya.

[721] Vị ni sau khi không chịu xả bỏ y nội trợ, trong khi sử dụng vi phạm hai tội: Vi ni sử dụng, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã sử dụng, phạm tội pācittiya.

[722] Vị ni khi chưa xả bỏ chỗ trú ngụ, trong khi ra đi du hành vi phạm hai tội: Vị ni vượt qua hàng rào bước thứ nhất, phạm tội dukkaṭa. Vượt qua bước thứ nhì, phạm tội pācittiya.

[723] Vị ni trong khi học tập kiến thức nhảm nhí vi phạm hai tội: Vi ni học tập, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Theo mỗi một câu, phạm tội pācittiya.

[724] Vị ni trong khi dạy kiến thức nhảm nhí vi phạm hai tội: Vi ni dạy, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Theo mỗi một câu, phạm tội pācittiya.

Phần Nhà Triển Lãm Tranh là phần thứ năm.

[725] Vị ni biết tu viện có tỳ khưu, trong khi đi vàochưa báo trước vi phạm hai tội: Vị ni vượt qua hàng rào bước thứ nhất, phạm tội dukkaṭa. Vượt qua bước thứ nhì, phạm tội pācittiya.

[726] Vị ni trong khi mắng nhiếc chửi rủa vị tỳ khưu vi phạm hai tội: Vị ni mắng nhiếc, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã mắng nhiếc, phạm tội pācittiya.

[727] Vị ni bị kích động trong khi chửi rủa nhóm vi phạm hai tội: Vị ni chửi rủa, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã chửi rủa, phạm tội pācittiya.

[728] Vị ni đã được thỉnh mời hoặc đã từ chối (vật thực dâng thêm), trong khi nhai hoặc ăn vật thực cứng hoặc vật thực mềm vi phạm hai tội: Vị ni (nghĩ rằng): “Ta sẽ nhai, ta sẽ ăn” rồi thọ lãnh phạm tội dukkaṭa. Mỗi một lần nuốt xuống, phạm tội pācittiya.

[729] Vị ni trong khi bỏn xẻn về gia đình vi phạm hai tội: Vị ni bỏn xẻn, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã bỏn xẻn, phạm tội pācittiya.

[730] Vị ni trong khi sống mùa (an cư) mưa tại trú xứ không có tỳ khưu vi phạm hai tội: Vị ni (nghĩ rằng): “Ta sẽ sống mùa (an cư) mưa” rồi sắp xếp chỗ trú ngụ, đem lại nước uống nước rửa, quét phòng, phạm tội dukkaṭa. Với sự mọc lên của mặt trời, phạm tội pācittiya.

[731] Vị ni sống qua mùa (an cư) mưa trong khi không thỉnh cầu (hành lễ Pavāraṇā) ở cả hai hội chúng dựa trên ba tình huống vi phạm một tội pācittiya.

[732] Vị ni trong khi không đi vì việc giáo giới hoặc vì việc đồng cộng trú vi phạm một tội pācittiya.

[733] Vị ni trong khi không hỏi về lễ Uposatha cũng không thỉnh cầu sự giáo giới vi phạm một tội pācittiya.

[734] Vị ni khi chưa hỏi ý hội chúng hoặc nhóm lại cùng người nam một nam với một nữ, trong khi xẻ nặn mụt nhọt hoặc vết loét phát sanh ở phần dưới thânvi phạm hai tội: Vị ni xẻ nặn, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã xẻ nặn, phạm tội pācittiya.

Phần Tu Viện là phần thứ sáu.

[735] Vị ni trong khi tiếp độ người nữ mang thai vi phạm hai tội: Vị ni tiếp độ, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã tiếp độ, phạm tội pācittiya.

[736] Vị ni trong khi tiếp độ người nữ còn cho con bú vi phạm hai tội: Vị ni tiếp độ, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã tiếp độ, phạm tội pācittiya.

[737] Vị ni trong khi tiếp độ cô ni tu tập sự chưa thực hành việc học tập về sáu pháp trong hai năm vi phạm hai tội: Vị ni tiếp độ, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã tiếp độ, phạm tội pācittiya.

[738] Vị ni trong khi tiếp độ cô ni tu tập sự đã thực hành việc học tập về sáu pháp trong hai năm (nhưng) chưa được hội chúng chấp thuận vi phạm hai tội: Vị ni tiếp độ, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã tiếp độ, phạm tội pācittiya.

[739] Vị ni trong khi tiếp độ người nữ đã kết hôn khi chưa đủ mười hai tuổi vi phạm hai tội: Vị ni tiếp độ, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã tiếp độ, phạm tội pācittiya.

[740] Vị ni trong khi tiếp độ người nữ đã kết hôn khi tròn đủ mười hai tuổi chưa thực hành việc học tập về sáu pháp trong hai năm vi phạm hai tội: Vị ni tiếp độ, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã tiếp độ, phạm tội pācittiya.

[741] Vị ni trong khi tiếp độ người nữ đã kết hôn khi tròn đủ mười hai tuổi đã thực hành việc học tập về sáu pháp trong hai năm (nhưng) chưa được hội chúng chấp thuận vi phạm hai tội: Vị ni tiếp độ, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã tiếp độ, phạm tội pācittiya.

[742] Vị ni sau khi tiếp độ người nữ đệ tử, trong khi không dạy dỗ cũng không bảo người dạy dỗ trong hai năm vi phạm một tội pācittiya.

[743] Vị ni trong khi không hầu cận ni sư tế độ đã tiếp độ cho trong hai năm vi phạm một tội pācittiya.

[744] Vị ni sau khi tiếp độ người nữ đệ tử, trong khi không cách ly (vị ni ấy) cũng không làm cho (vị ni ấy) được cách ly vi phạm một tội pācittiya.

Phần Sản Phụ là phần thứ bảy.

[745] Vị ni trong khi tiếp độ thiếu nữ chưa đủ hai mươi tuổi vi phạm hai tội: Vị ni tiếp độ, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã tiếp độ, phạm tội pācittiya.

[746] Vị ni trong khi tiếp độ thiếu nữ tròn đủ hai mươi tuổi chưa thực hành việc học tập về sáu pháp trong hai năm vi phạm hai tội: Vị ni tiếp độ, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã tiếp độ, phạm tội pācittiya.

[747] Vị ni trong khi tiếp độ thiếu nữ tròn đủ hai mươi tuổi đã thực hành việc học tập về sáu pháp trong hai năm (nhưng) chưa được hội chúng chấp thuận vi phạm hai tội: Vị ni tiếp độ, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã tiếp độ, phạm tội pācittiya.

[748] Vị ni chưa đủ mười hai năm (thâm niên), trong khi tiếp độ vi phạm hai tội: Vị ni tiếp độ, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã tiếp độ, phạm tội pācittiya.

[749] Vị ni tròn đủ mười hai năm (thâm niên) chưa được hội chúng đồng ý, trong khi tiếp độ vi phạm hai tội: Vị ni tiếp độ, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã tiếp độ, phạm tội pācittiya.

[750] Vị ni khi được nói rằng: ‘Này ni sư, vẫn chưa phải lúc cho cô được ban phép tiếp độ’ đã trả lời rằng: ‘Tốt thôi!’ sau đó trong khi tiến hành việc phê phán vi phạm hai tội: Vị ni phê phán, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã phê phán, phạm tội pācittiya.

[751] Vị ni sau khi đã nói với cô ni tu tập sự rằng: “Này cô ni, nếu cô sẽ dâng y cho ta, như thế thì ta sẽ tiếp độ cho cô,” trong khi không tiếp độ cũng không ra sức cho việc tiếp độ vi phạm một tội pācittiya.

[752] Vị ni sau khi đã nói với cô ni tu tập sự rằng: “Này cô ni, nếu cô sẽ hầu cận ta hai năm, như thế thì ta sẽ tiếp độ cho cô,” trong khi không tiếp độ cũng không ra sức cho việc tiếp độ vi phạm một tội pācittiya.

[753] Vị ni trong khi tiếp độ cô ni tu tập sự là người thân cận với đàn ông, thân cận với thanh niên, là kẻ nhẫn tâm, là nguồn gây sầu khổ (cho người khác) vi phạm hai tội: Vị ni tiếp độ, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã tiếp độ, phạm tội pācittiya.

[754] Vị ni trong khi tiếp độ cô ni tu tập sự không được cha mẹ hoặc người chồng cho phép vi phạm hai tội: Vị ni tiếp độ, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã tiếp độ, phạm tội pācittiya.

[755] Vị ni trong khi tiếp độ cô ni tu tập sự với việc ban cho sự thỏa thuận từ các vị (tỳ khưu) đang chịu hành phạt parivāsa vi phạm hai tội: Vị ni tiếp độ, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã tiếp độ, phạm tội pācittiya.

[756] Vị ni trong khi tiếp độ hàng năm vi phạm hai tội: Vị ni tiếp độ, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã tiếp độ, phạm tội pācittiya.

[757] Vị ni trong khi tiếp độ hai người trong một năm vi phạm hai tội: Vị ni tiếp độ, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã tiếp độ, phạm tội pācittiya.

Phần Thiếu Nữ là phần thứ tám.

[758] Vị ni trong khi sử dụng dù dép vi phạm hai tội: Vị ni sử dụng, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã sử dụng, phạm tội pācittiya.

[759] Vị ni trong khi di chuyển bằng xe vi phạm hai tội: Vị ni di chuyển (bằng xe), trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã di chuyển (bằng xe), phạm tội pācittiya.

[760] Vị ni trong khi mặc váy vi phạm hai tội: Vị ni mặc, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã mặc, phạm tội pācittiya.

[761] Vị ni trong khi đeo đồ trang sức của phụ nữ vi phạm hai tội: Vị ni đeo, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã đeo, phạm tội pācittiya.

[762] Vị ni trong khi tắm bằng vật thơm có màu sắc vi phạm hai tội: Vị ni tắm, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi hoàn tất việc tắm, phạm tội pācittiya.

[763] Vị ni trong khi tắm bằng bã dầu mè có tẩm hương vi phạm hai tội: Vị ni tắm, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi hoàn tất việc tắm, phạm tội pācittiya.

[764] Vị ni trong khi bảo tỳ khưu ni xoa bóp và chà xát (cơ thể) vi phạm hai tội: Vị ni bảo xoa bóp, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã được xoa bóp, phạm tội pācittiya.

[765] Vị ni trong khi bảo cô ni tu tập sự xoa bóp và chà xát (cơ thể) vi phạm hai tội: Vị ni bảo xoa bóp, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã được xoa bóp, phạm tội pācittiya.

[766] Vị ni trong khi bảo sa di ni xoa bóp và chà xát (cơ thể) vi phạm hai tội: Vị ni bảo xoa bóp, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã được xoa bóp, phạm tội pācittiya.

[xxx] [1] Vị ni trong khi bảo người nữ tại gia xoa bóp và chà xát (cơ thể) vi phạm hai tội: Vị ni bảo xoa bóp, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã được xoa bóp, phạm tội pācittiya.

[xxx] Vị ni trong khi ngồi xuống trên chỗ ngồi ở phía trước vị tỳ khưu khi chưa có sự hỏi ý vi phạm hai tội: Vị ni ngồi xuống, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã ngồi xuống, phạm tội pācittiya.

[767] Vị ni trong khi hỏi câu hỏi ở vị tỳ khưu chưa được thỉnh ý trước vi phạm hai tội: Vị ni hỏi, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Khi đã hỏi, phạm tội pācittiya.

[768] Vị ni không mặc áo lót, trong khi đi vào làng vi phạm hai tội: Vị ni vượt qua hàng rào bước thứ nhất, phạm tội dukkaṭa. Vượt qua bước thứ nhì, phạm tội pācittiya.

Phần Dù Dép là phần thứ chín.

Dứt chín phần nhỏ nhặt.

[769] Vị ni sau khi yêu cầu bơ lỏng, trong khi thọ dụng vi phạm hai tội: Vị ni (nghĩ rằng): “Ta sẽ thọ dụng” rồi nhận lãnh phạm tội dukkaṭa. Mỗi một lần nuốt xuống, phạm tội pāṭidesanīya.

[770] Vị ni sau khi yêu cầu dầu ăn, trong khi thọ dụng vi phạm hai tội: Vị ni (nghĩ rằng): “Ta sẽ thọ dụng” rồi nhận lãnh phạm tội dukkaṭa. Mỗi một lần nuốt xuống, phạm tội pāṭidesanīya.

[771] Vị ni sau khi yêu cầu mật ong, trong khi thọ dụng vi phạm hai tội: Vị ni (nghĩ rằng): “Ta sẽ thọ dụng” rồi nhận lãnh phạm tội dukkaṭa. Mỗi một lần nuốt xuống, phạm tội pāṭidesanīya.

[772] Vị ni sau khi yêu cầu đường mía, trong khi thọ dụng vi phạm hai tội: Vị ni (nghĩ rằng): “Ta sẽ thọ dụng” rồi nhận lãnh phạm tội dukkaṭa. Mỗi một lần nuốt xuống, phạm tội pāṭidesanīya.

[773] Vị ni sau khi yêu cầu cá, trong khi thọ dụng vi phạm hai tội: Vị ni (nghĩ rằng): “Ta sẽ thọ dụng” rồi nhận lãnh phạm tội dukkaṭa. Mỗi một lần nuốt xuống, phạm tội pāṭidesanīya.

[774] Vị ni sau khi yêu cầu thịt, trong khi thọ dụng vi phạm hai tội: Vị ni (nghĩ rằng): “Ta sẽ thọ dụng” rồi nhận lãnh phạm tội dukkaṭa. Mỗi một lần nuốt xuống, phạm tội pāṭidesanīya.

[775] Vị ni sau khi yêu cầu sữa tươi, trong khi thọ dụng vi phạm hai tội: Vị ni (nghĩ rằng): “Ta sẽ thọ dụng” rồi nhận lãnh phạm tội dukkaṭa. Mỗi một lần nuốt xuống, phạm tội pāṭidesanīya.

[776] Vị ni sau khi yêu cầu sữa đông, trong khi thọ dụng vi phạm hai tội: Vị ni (nghĩ rằng): “Ta sẽ thọ dụng” rồi nhận lãnh phạm tội dukkaṭa. Mỗi một lần nuốt xuống, phạm tội pāṭidesanīya.

Dứt tám điều pāṭidesanīya.

Dứt phần Bao Nhiêu Tội là phần thứ nhì.

*******

[777] Các tội vi phạm của vị tỳ khưu ni nhiễm dục vọng ưng thuận sự xúc chạm thân thể của người nam nhiễm dục vọng được phân chia theo bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng?

– Các tội vi phạm của vị tỳ khưu ni nhiễm dục vọng ưng thuận sự xúc chạm thân thể của người nam nhiễm dục vọng được phân chia theo hai sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng: có thể là sự hư hỏng về giới, có thể là sự hư hỏng về hạnh kiểm.

...(như trên)...

[778] Các tội vi phạm của vị ni sau khi yêu cầu sữa đông rồi thọ dụng được phân chia theo bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng?

– Các tội vi phạm của vị ni sau khi yêu cầu sữa đông rồi thọ dụng được phân chia theo một sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng là sự hư hỏng về hạnh kiểm.

Dứt phần Sự Hư Hỏng là phần thứ ba.

[779] Các tội vi phạm của vị tỳ khưu ni nhiễm dục vọng ưng thuận sự xúc chạm thân thể của người nam nhiễm dục vọng được quy tụ vào bao nhiêu nhóm tội trong bảy nhóm tội?

– Các tội vi phạm của vị tỳ khưu ni nhiễm dục vọng ưng thuận sự xúc chạm thân thể của người nam nhiễm dục vọng được quy tụ vào ba nhóm tội trong bảy nhóm tội: có thể là nhóm tội pārājika, có thể là nhóm tội thullaccaya, có thể là nhóm tội dukkaṭa.

...(như trên)...

[780] Các tội vi phạm của vị ni sau khi yêu cầu sữa đông rồi thọ dụng được quy tụ vào bao nhiêu nhóm tội trong bảy nhóm tội?

– Các tội vi phạm của vị ni sau khi yêu cầu sữa đông rồi thọ dụng được quy tụ vào hai nhóm tội trong bảy nhóm tội: có thể là nhóm tội pāṭidesanīya, có thể là nhóm tội dukkaṭa.

Dứt phần Sự Quy Tụ là phần thứ tư.

[781] Các tội vi phạm của vị tỳ khưu ni nhiễm dục vọng ưng thuận sự xúc chạm thân thể của người nam nhiễm dục vọng được sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội?

– Các tội vi phạm của vị tỳ khưu ni nhiễm dục vọng ưng thuận sự xúc chạm thân thể của người nam nhiễm dục vọng được sanh lên do một nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội: được sanh lên do thân và do ý, không do khẩu.

...(như trên)...

[782] Các tội vi phạm của vị ni sau khi yêu cầu sữa đông rồi thọ dụng được sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội?

– Các tội vi phạm của vị ni sau khi yêu cầu sữa đông rồi thọ dụng được sanh lên do bốn nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội: có thể sanh lên do thân, không do khẩu không do ý; có thể sanh lên do thân và do khẩu, không do ý; có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.

Dứt phần Nguồn Sanh Tội là phần thứ năm.

[783] Các tội vi phạm của vị tỳ khưu ni nhiễm dục vọng ưng thuận sự xúc chạm thân thể của người nam nhiễm dục vọng là sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng?

– Các tội vi phạm của vị tỳ khưu ni nhiễm dục vọng ưng thuận sự xúc chạm thân thể của người nam nhiễm dục vọng là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng.

...(như trên)...

[784] Các tội vi phạm của vị ni sau khi yêu cầu sữa đông rồi thọ dụng là sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng?

– Các tội vi phạm của vị ni sau khi yêu cầu sữa đông rồi thọ dụng là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng.

Dứt phần Sự Tranh Tụng là phần thứ sáu.

[785] Các tội vi phạm của vị tỳ khưu ni nhiễm dục vọng ưng thuận sự xúc chạm thân thể của người nam nhiễm dục vọng được giải quyết với bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp?

– Các tội vi phạm của vị tỳ khưu ni nhiễm dục vọng ưng thuận sự xúc chạm thân thể của người nam nhiễm dục vọng được giải quyết với ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

...(như trên)...

[786] Các tội vi phạm của vị ni sau khi yêu cầu sữa đông rồi thọ dụng được giải quyết với bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp?

– Các tội vi phạm của vị ni sau khi yêu cầu sữa đông rồi thọ dụng được giải quyết với ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

Dứt phần Dàn Xếp là phần thứ bảy.

[787] Vị tỳ khưu ni nhiễm dục vọng trong khi ưng thuận sự xúc chạm thân thể của người nam nhiễm dục vọng vi phạm bao nhiêu tội?

– Vị tỳ khưu ni nhiễm dục vọng trong khi ưng thuận sự xúc chạm thân thể của người nam nhiễm dục vọng vi phạm ba tội: Vị ni ưng thuận sự nắm lấy từ xương đòn (ở cổ) trở xuống từ đầu gối trở lên phạm tội pārājika. Vị ni ưng thuận sự nắm lấy từ xương đòn (ở cổ) trở lên từ đầu gối trở xuống phạm tội thullaccaya. Vị ni ưng thuận sự nắm lấy vật được gắn liền với thân phạm tội dukkaṭa. Vị tỳ khưu ni nhiễm dục vọng trong khi ưng thuận sự xúc chạm thân thể của người nam nhiễm dục vọng vi phạm ba tội này.

Các tội ấy được phân chia theo bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng? Được quy tụ vào bao nhiêu nhóm tội trong bảy nhóm tội? Được sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội? Là sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng? Được giải quyết với bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp?

– Các tội ấy được phân chia theo hai sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng: có thể là sự hư hỏng về giới, có thể là sự hư hỏng về hạnh kiểm. Được quy tụ vào ba nhóm tội trong bảy nhóm tội: có thể là nhóm tội pārājika, có thể là nhóm tội thullaccaya, có thể là nhóm tội dukkaṭa. Được sanh lên do một nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội: được sanh lên do thân và do ý, không do khẩu. Là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng. Được giải quyết với ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

...(như trên)...

[788] Vị ni sau khi yêu cầu sữa đông, trong khi thọ dụng vi phạm bao nhiêu tội?

– Vị ni sau khi yêu cầu sữa đông, trong khi thọ dụng vi phạm hai tội: Vị ni (nghĩ rằng): “Ta sẽ thọ dụng” rồi nhận lãnh phạm tội dukkaṭa. Mỗi một lần nuốt xuống, phạm tội pāṭidesanīya. Vị ni sau khi yêu cầu sữa đông, trong khi thọ dụng vi phạm hai tội này.

Các tội ấy được phân chia theo bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng? Được quy tụ vào bao nhiêu nhóm tội trong bảy nhóm tội? Được sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội? Là sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng? Được giải quyết với bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp?

– Các tội ấy được phân chia theo một sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng là sự hư hỏng về hạnh kiểm. Được quy tụ vào hai nhóm tội trong bảy nhóm tội: có thể là nhóm tội pāṭidesanīya, có thể là nhóm tội dukkaṭa. Được sanh lên do bốn nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội: có thể sanh lên do thân, không do khẩu không do ý; có thể sanh lên do thân và do khẩu, không do ý; có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. Là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng. Được giải quyết với ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

Dứt phần Tổng Hợp là phần thứ tám.

[789] Đức Thế Tôn ấy là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác khi biết được, khi thấy được đã quy định điều pārājika vì nguyên nhân của việc ưng thuận sự xúc chạm thân thể tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Sundarīnandā. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Sundarīnandā nhiễm dục vọng đã ưng thuận sự xúc chạm thân thể của người nam nhiễm dục vọng. Trong trường hợp ấy, có điều quy định, có điều quy định thêm, có điều quy định khi (sự việc) chưa xảy ra không? – Có một điều quy định, không có điều quy định thêm và điều quy định khi (sự việc) chưa xảy ra trong trường hợp ấy. Là điều quy định (áp dụng) cho tất cả mọi nơi, (hay là) điều quy định (áp dụng) cho khu vực? – Là điều quy định (áp dụng) cho tất cả mọi nơi. Là điều quy định chung (cho tỳ khưu và tỳ khưu ni) hay là điều quy định riêng? – Là điều quy định riêng (cho tỳ khưu ni). Là điều quy định cho một (hội chúng) hay là điều quy định cho cả hai (hội chúng tỳ khưu và tỳ khưu ni)? – Là điều quy định cho một (hội chúng). Được gồm chung vào phần nào, được tính vào phần nào trong bốn cách đọc tụng giới bổn Pātimokkha? – Được gồm chung vào phần mở đầu, được tính vào phần mở đầu. Được đưa ra đọc tụng với phần đọc tụng nào? – Được đưa ra đọc tụng với phần đọc tụng thứ nhì. Là sự hư hỏng nào trong bốn sự hư hỏng? – Là sự hư hỏng về giới. Thuộc về nhóm tội nào trong bảy nhóm tội? – Thuộc về nhóm tội pārājika. Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội? – Điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu. ...(như trên)... Do ai truyền đạt lại? – Được truyền đạt lại theo sự kế tục (của các vị trưởng lão). ...(như trên)...

[790] Điều pārājika vì nguyên nhân của việc che giấu lỗi lầm đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā dầu biết vị tỳ khưu ni vi phạm tội pārājika đã không tự chính mình khiển trách cũng đã không thông báo cho nhóm. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều buông bỏ trách nhiệm). ...(như trên)...

[791] Điều pārājika vì nguyên nhân của việc không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā đã xu hướng theo tỳ khưu Ariṭṭha trước đây là người huấn luyện chim ưng (là vị) đã bị hội chúng hợp nhất phạt án treo. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều buông bỏ trách nhiệm). ...(như trên)...

[792] Điều pārājika vì nguyên nhân của việc làm đủ sự việc thứ tám đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư đã làm đủ sự việc thứ tám. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều buông bỏ trách nhiệm). ...(như trên)...

Dứt các điều pārājika.

[793] Đức Thế Tôn ấy là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác khi biết được, khi thấy được đã quy định điều saṅghādisesa vì nguyên nhân của việc thực hiện sự thưa kiện của vị tỳ khưu ni là người nói lời tranh chấp tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā đã sống là người nói lời tranh chấp. Trong trường hợp ấy, có điều quy định, có điều quy định thêm, có điều quy định khi (sự việc) chưa xảy ra không? – Có một điều quy định, không có điều quy định thêm và điều quy định khi (sự việc) chưa xảy ra trong trường hợp ấy. Là điều quy định (áp dụng) cho tất cả mọi nơi, (hay là) điều quy định (áp dụng) cho khu vực? – Là điều quy định (áp dụng) cho tất cả mọi nơi. Là điều quy định chung (cho tỳ khưu và tỳ khưu ni) hay là điều quy định riêng? – Là điều quy định riêng (cho tỳ khưu ni). Là điều quy định cho một (hội chúng) hay là điều quy định cho cả hai (hội chúng tỳ khưu và tỳ khưu ni)? – Là điều quy định cho một (hội chúng). Được gồm chung vào phần nào, được tính vào phần nào trong bốn cách đọc tụng giới bổn Pātimokkha? – Được gồm chung vào phần mở đầu, được tính vào phần mở đầu. Được đưa ra đọc tụng với phần đọc tụng nào? – Được đưa ra đọc tụng với phần đọc tụng thứ ba. Là sự hư hỏng nào trong bốn sự hư hỏng? – Là sự hư hỏng về giới. Thuộc về nhóm tội nào trong bảy nhóm tội? – Thuộc về nhóm tội saṅghādisesa. Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội? – Điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: có thể sanh lên do thân và do khẩu, không do ý; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. ...(như trên)... Do ai truyền đạt lại? – Được truyền đạt lại theo sự kế tục (của các vị trưởng lão). ...(như trên)...

[794] Đức Thế Tôn ấy là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác khi biết được, khi thấy được đã quy định điều saṅghādisesa vì nguyên nhân của việc tiếp độ nữ đạo tặc tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā đã tiếp độ nữ đạo tặc. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. ...(như trên)...

[795] Điều saṅghādisesa vì nguyên nhân của việc đi vào trong làng một mình đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến vị tỳ khưu ni nọ. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, vị tỳ khưu ni nọ một mình đã đi vào trong làng. – Có một điều quy định, ba điều quy định thêm. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều pārājika thứ nhất). ...(như trên)...

[796] Điều saṅghādisesa vì nguyên nhân của việc phục hồi cho vị tỳ khưu ni đã bị hội chúng hợp nhất phạt án treo theo Pháp theo Luật theo lời dạy của bậc Đạo Sư khi chưa xin phép hội chúng thực hiện hành sự và không quan tâm đến ước muốn của nhóm đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā đã phục hồi cho vị tỳ khưu ni đã bị hội chúng hợp nhất phạt án treo theo Pháp theo Luật theo lời dạy của bậc Đạo Sư khi chưa xin phép hội chúng thực hiện hành sự và không quan tâm đến ước muốn của nhóm. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều buông bỏ trách nhiệm). ...(như trên)...

[797] Điều saṅghādisesa vì nguyên nhân của việc thọ thực của vị tỳ khưu ni nhiễm dục vọng sau khi tự tay thọ nhận vật thực cứng hoặc vật thực mềm từ tay của người nam nhiễm dục vọng đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Sundarīnandā. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Sundarīnandā nhiễm dục vọng đã tự tay thọ nhận vật thực từ tay của người nam nhiễm dục vọng. – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều pārājika thứ nhất). ...(như trên)...

[798] Điều saṅghādisesa vì nguyên nhân của việc xúi giục rằng: “Này ni sư, người đàn ông ấy nhiễm dục vọng hay không nhiễm dục vọng thì sẽ làm gì ni sư khi ni sư không nhiễm dục vọng? Này ni sư, người đàn ông ấy dâng vật thực cứng hoặc vật thực mềm nào đến ni sư, ni sư cứ tự tay thọ nhận vật ấy rồi nhai hoặc ăn đi” đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến vị tỳ khưu ni nọ. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, vị tỳ khưu ni nọ đã xúi giục rằng: “Này ni sư, người đàn ông ấy nhiễm dục vọng hay không nhiễm dục vọng thì sẽ làm gì ni sư khi ni sư không nhiễm dục vọng? Này ni sư, người đàn ông ấy dâng vật thực cứng hoặc vật thực mềm nào đến ni sư, ni sư cứ tự tay thọ nhận vật ấy rồi nhai hoặc ăn đi.” – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: ...(như trên)...

[799] Điều saṅghādisesa vì nguyên nhân của việc không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba của vị tỳ khưu ni nổi giận đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Caṇḍakālī. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Caṇḍakālī nổi giận, bất bình đã nói như vầy: “Tôi lìa bỏ đức Phật, tôi lìa bỏ đức Pháp, tôi lìa bỏ đức Tăng, tôi lìa bỏ sự học tập.” – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều buông bỏ trách nhiệm). ...(như trên)...

[800] Điều saṅghādisesa vì nguyên nhân của việc không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba của vị tỳ khưu ni nổi giận khi bị xử thua trong cuộc tranh tụng nào đó đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Caṇḍakālī. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Caṇḍakālī khi bị xử thua trong cuộc tranh tụng nào đó rồi nổi giận, bất bình và đã nói như vầy: “Các tỳ khưu ni có sự thiên vị vì thương, các tỳ khưu ni có sự thiên vị vì ghét, các tỳ khưu ni có sự thiên vị vì si mê, các tỳ khưu ni có sự thiên vị vì sợ hãi.” – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều buông bỏ trách nhiệm). ...(như trên)...

[801] Điều saṅghādisesa vì nguyên nhân của việc không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba của các tỳ khưu ni sống thân cận (với thế tục) đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu ni. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu ni đã sống thân cận (với thế tục). – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều buông bỏ trách nhiệm). ...(như trên)...

[802] Điều saṅghādisesa vì nguyên nhân của việc không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba của vị ni xúi giục rằng: “Này các ni sư, các vị hãy sống thân cận, các vị chớ có sống cách khác”đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu ni Thullanandā. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu ni Thullanandā đã xúi giục rằng: “Này các ni sư, các vị hãy sống thân cận, các vị chớ có sống cách khác.” – Có một điều quy định. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: (giống điều buông bỏ trách nhiệm). ...(như trên)...

...(như trên)...

[803] Điều pāṭidesanīya vì nguyên nhân của việc thọ dụng sữa đông sau khi đã yêu cầu đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi. Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư. Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư đã yêu cầu sữa đông rồi thọ dụng. – Có một điều quy định, có một điều quy định thêm. – Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do bốn nguồn sanh tội: Có thể sanh lên do thân, không do khẩu không do ý; có thể sanh lên do thân và do khẩu, không do ý; có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. ...(như trên)...

Dứt phần Quy Định Tại Đâu là phần thứ nhất.

[804] Vì nguyên nhân của việc ưng thuận sự xúc chạm thân thể vi phạm bao nhiêu tội?

– Vì nguyên nhân của việc ưng thuận sự xúc chạm thân thể vi phạm năm tội: Vị tỳ khưu ni nhiễm dục vọng ưng thuận sự nắm lấy từ xương đòn (ở cổ) trở xuống từ đầu gối trở lên của người nam nhiễm dục vọng phạm tội pārājika. Vị tỳ khưu sờ vào thân (người nữ) bằng thân (vị ấy) phạm tội saṅghādisesa. Vị (ni) dùng thân sờ vào vật được gắn liền với thân (người nam) phạm thullaccaya. Vị (ni) dùng vật được gắn liền với thân sờ vào vật được gắn liền với thân (người nam) phạm tội dukkaṭa. Vị (ni) thọc lét bằng ngón tay phạm tội pācittiya.[2] Vì nguyên nhân của việc ưng thuận sự xúc chạm thân thể vi phạm năm tội này.

[805] Vì nguyên nhân của việc che giấu lỗi lầm vi phạm bao nhiêu tội?

– Vì nguyên nhân của việc che giấu lỗi lầm vi phạm bốn tội: Vị tỳ khưu ni biết (vị tỳ khưu ni khác) vi phạm tội pārājika rồi che giấu phạm tội pārājika. Vị (ni) có sự hoài nghi rồi che giấu phạm tội thullaccaya. Vị tỳ khưu che giấu tội saṅghādisesa phạm tội pācittiya.[3] Vị (ni) che giấu sự hư hỏng về hạnh kiểm phạm tội dukkaṭa. Vì nguyên nhân của việc che giấu lỗi lầm vi phạm bốn tội này.

[806] Vì nguyên nhân của việc không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba vi phạm bao nhiêu tội?

– Vì nguyên nhân của việc không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba vi phạm năm tội: Vị tỳ khưu ni là người xu hướng theo kẻ bị phạt án treo không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba, do lời đề nghị phạm tội dukkaṭa. Do hai lời thông báo của hành sự phạm các tội thullaccaya. Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự phạm tội pārājika. Vị tỳ khưu ni là người xu hướng theo kẻ chia rẽ (hội chúng) không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba phạm tội saṅghādisesa. Vị không chịu dứt bỏ tà kiến ác với sự nhắc nhở đến lần thứ ba phạm tội pācittiya. Vì nguyên nhân của việc không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba vi phạm năm tội này.

[807] Vì nguyên nhân của việc làm đầy đủ sự việc thứ tám vi phạm bao nhiêu tội?

– Vì nguyên nhân của việc làm đầy đủ sự việc thứ tám vi phạm ba tội: Khi được người nam nói rằng: “Hãy đi đến căn phòng tên như vầy,” vị ni đi đến (nơi hẹn) phạm tội dukkaṭa. Khi đã vào ở trong tầm tay của người nam, phạm tội thullaccaya. Vị ni làm đầy đủ sự việc thứ tám phạm tội pārājika. Vì nguyên nhân của việc làm đầy đủ sự việc thứ tám vi phạm ba tội này.

Dứt các điều pārājika.

[808] Vì nguyên nhân của việc thực hiện sự thưa kiện, vị tỳ khưu ni là người nói lời tranh chấp vi phạm ba tội: Nói với người thứ nhất phạm tội dukkaṭa. Nói với người thứ nhì phạm tội thullaccaya. Khi kết thúc vụ xử án, phạm tội saṅghādisesa.

[809] Vì nguyên nhân của việc tiếp độ nữ đạo tặc vi phạm ba tội: Do lời đề nghị, phạm tội dukkaṭa. Do hai lời thông báo của hành sự, phạm các tội thullaccaya. Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự, phạm tội saṅghādisesa.

[810] Vì nguyên nhân của việc đi vào trong làng một mình vi phạm ba tội: Vị ni đi, phạm tội dukkaṭa. Vượt qua hàng rào bước thứ nhất, phạm tội thullaccaya. Vượt qua bước thứ nhì, phạm tội saṅghādisesa.

[811] Vì nguyên nhân của việc phục hồi cho vị tỳ khưu ni đã bị hội chúng hợp nhất phạt án treo theo Pháp theo Luật theo lời dạy của bậc Đạo Sư, khi chưa xin phép hội chúng thực hiện hành sự và không quan tâm đến ước muốn của nhóm vi phạm ba tội: Do lời đề nghị, phạm tội dukkaṭa. Do hai lời thông báo của hành sự, phạm các tội thullaccaya. Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự, phạm tội saṅghādisesa.

[812] Vì nguyên nhân của việc thọ thực, vị tỳ khưu ni nhiễm dục vọng sau khi tự tay thọ nhận vật thực cứng hoặc vật thực mềm từ tay của người nam nhiễm dục vọng vi phạm ba tội: Vị ni (nghĩ rằng): “Ta sẽ nhai, ta sẽ ăn” rồi thọ nhận phạm tội thullaccaya. Mỗi một lần nuốt xuống, phạm tội saṅghādisesa. Vị ni thọ nhận nước và tăm xỉa răng phạm tội dukkaṭa.

[813] Vì nguyên nhân của việc xúi giục rằng: “Này ni sư, người đàn ông ấy nhiễm dục vọng hay không nhiễm dục vọng thì sẽ làm gì ni sư khi ni sư không nhiễm dục vọng? Này ni sư, người đàn ông ấy dâng vật thực cứng hoặc vật thực mềm nào đến ni sư, ni sư cứ tự tay thọ nhận vật ấy rồi nhai hoặc ăn đi” vi phạm ba tội: Do lời nói của vị ni ấy, vị ni kia (nghĩ rằng): “Ta sẽ nhai, ta sẽ ăn” rồi thọ nhận, (vị ni xúi giục) phạm tội dukkaṭa. Mỗi một lần (vị ni kia) nuốt xuống, (vị ni xúi giục) phạm tội thullaccaya. Khi chấm dứt bữa ăn, (vị ni xúi giục) phạm tội saṅghādisesa.

[814] Vì nguyên nhân của việc không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba, vị tỳ khưu ni nổi giận vi phạm ba tội: Do lời đề nghị, phạm tội dukkaṭa. Do hai lời thông báo của hành sự, phạm các tội thullaccaya. Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự, phạm tội saṅghādisesa.

[815] Vì nguyên nhân của việc không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba, vị tỳ khưu ni khi bị xử thua trong cuộc tranh tụng nào đó rồi nổi giận vi phạm ba tội: Do lời đề nghị, phạm tội dukkaṭa. Do hai lời thông báo của hành sự, phạm các tội thullaccaya. Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự, phạm tội saṅghādisesa.

[816] Vì nguyên nhân của việc không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba, các tỳ khưu ni thân cận (với thế tục) vi phạm ba tội: Do lời đề nghị, phạm tội dukkaṭa. Do hai lời thông báo của hành sự, phạm các tội thullaccaya. Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự, phạm tội saṅghādisesa.

[817] Vì nguyên nhân của việc không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba, vị ni xúi giục rằng: “Này các ni sư, các vị hãy sống thân cận, các vị chớ có sống cách khác” vi phạm ba tội: Do lời đề nghị, phạm tội dukkaṭa. Do hai lời thông báo của hành sự, phạm các tội thullaccaya. Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự, phạm tội saṅghādisesa.

Dứt mười điều saṅghādisesa.

...(như trên)...

[818] Vì nguyên nhân của việc thọ dụng sữa đông sau khi đã yêu cầu vi phạm bao nhiêu tội?

– Vì nguyên nhân của việc thọ dụng sữa đông sau khi đã yêu cầu vi phạm hai tội: Vị ni (nghĩ rằng): “Ta sẽ thọ dụng” rồi nhận lãnh phạm tội dukkaṭa. Mỗi một lần nuốt xuống, phạm tội pāṭidesanīya. Vì nguyên nhân của việc thọ dụng sữa đông sau khi đã yêu cầu vi phạm hai tội này.

Dứt phần Bao Nhiêu Tội là phần thứ nhì.

[819] Các tội vi phạm vì nguyên nhân của việc ưng thuận sự xúc chạm thân thể được phân chia theo bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng?

– Các tội vi phạm vì nguyên nhân của việc ưng thuận sự xúc chạm thân thể được phân chia theo hai sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng: có thể là sự hư hỏng về giới, có thể là sự hư hỏng về hạnh kiểm.

...(như trên)...

Các tội vi phạm vì nguyên nhân của việc thọ dụng sữa đông sau khi đã yêu cầu được phân chia theo bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng?

– Các tội vi phạm vì nguyên nhân của việc thọ dụng sữa đông sau khi đã yêu cầu được phân chia theo một sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng là sự hư hỏng về hạnh kiểm.

Dứt phần Sự Hư Hỏng là phần thứ ba.

[820] Các tội vi phạm vì nguyên nhân của việc ưng thuận sự xúc chạm thân thể được quy tụ vào bao nhiêu nhóm tội trong bảy nhóm tội?

– Các tội vi phạm vì nguyên nhân của việc ưng thuận sự xúc chạm thân thể được quy tụ vào năm nhóm tội trong bảy nhóm tội: có thể là nhóm tội pārājika, có thể là nhóm tội saṅghādisesa, có thể là nhóm tội thullaccaya, có thể là nhóm tội pācittiya, có thể là nhóm tội dukkaṭa.

...(như trên)...

Các tội vi phạm vì nguyên nhân của việc thọ dụng sữa đông sau khi đã yêu cầu được quy tụ vào bao nhiêu nhóm tội trong bảy nhóm tội?

– Các tội vi phạm vì nguyên nhân của việc thọ dụng sữa đông sau khi đã yêu cầu được quy tụ vào hai nhóm tội trong bảy nhóm tội: có thể là nhóm tội pāṭidesanīya, có thể là nhóm tội dukkaṭa.

Dứt phần Sự Quy Tụ là phần thứ tư.

[821] Các tội vi phạm vì nguyên nhân của việc ưng thuận sự xúc chạm thân thể được sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội?

– Các tội vi phạm vì nguyên nhân của việc ưng thuận sự xúc chạm thân thể được sanh lên do một nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội: được sanh lên do thân và do ý, không do khẩu.

...(như trên)...

Các tội vi phạm vì nguyên nhân của việc thọ dụng sữa đông sau khi đã yêu cầu được sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội?

– Các tội vi phạm vì nguyên nhân của việc thọ dụng sữa đông sau khi đã yêu cầu được sanh lên do bốn nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội: Có thể sanh lên do thân, không do khẩu không do ý; có thể sanh lên do thân và do khẩu, không do ý; có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.

Dứt phần Nguồn Sanh Tội là phần thứ năm.

[822] Các tội vi phạm vì nguyên nhân của việc ưng thuận sự xúc chạm thân thể là sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng?

– Các tội vi phạm vì nguyên nhân của việc ưng thuận sự xúc chạm thân thể là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng.

...(như trên)...

Các tội vi phạm vì nguyên nhân của việc thọ dụng sữa đông sau khi đã yêu cầu là sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng?

– Tội vi phạm vì nguyên nhân của việc thọ dụng sữa đông sau khi đã yêu cầu là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng.

Dứt phần Sự Tranh Tụng là phần thứ sáu.

[823] Các tội vi phạm vì nguyên nhân của việc ưng thuận sự xúc chạm thân thể được giải quyết với bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp?

– Các tội vi phạm vì nguyên nhân của việc ưng thuận sự xúc chạm thân thể được giải quyết với ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

...(như trên)...

Các tội vi phạm vì nguyên nhân của việc thọ dụng sữa đông sau khi đã yêu cầu được giải quyết với bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp?

– Tội vi phạm vì nguyên nhân của việc thọ dụng sữa đông sau khi đã yêu cầu được giải quyết với ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

Dứt phần Dàn Xếp là phần thứ bảy.

[824] Vì nguyên nhân của việc ưng thuận sự xúc chạm thân thể vi phạm bao nhiêu tội?

– Vì nguyên nhân của việc ưng thuận sự xúc chạm thân thể vi phạm năm tội: Vị tỳ khưu ni nhiễm dục vọng ưng thuận sự nắm lấy từ xương đòn (ở cổ) trở xuống từ đầu gối trở lên của người nam nhiễm dục vọng phạm tội pārājika. Vị tỳ khưu sờ vào thân (người nữ) bằng thân (vị ấy) phạm tội saṅghādisesa. Vị (ni) dùng thân sờ vào vật được gắn liền với thân (người nam) phạm thullaccaya. Vị (ni) dùng vật được gắn liền với thân sờ vào vật được gắn liền với thân (người nam) phạm tội dukkaṭa. Vị (ni) thọc lét bằng ngón tay phạm tội pācittiya. Vì nguyên nhân của việc ưng thuận sự xúc chạm thân thể vi phạm năm tội này.

Các tội ấy được phân chia theo bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng? Được quy tụ vào bao nhiêu nhóm tội trong bảy nhóm tội? Được sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội? Là sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng? Được giải quyết với bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp?

– Các tội ấy được phân chia theo hai sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng: có thể là sự hư hỏng về giới, có thể là sự hư hỏng về hạnh kiểm. Được quy tụ vào năm nhóm tội trong bảy nhóm tội: có thể là nhóm tội pārājika, có thể là nhóm tội saṅghādisesa, có thể là nhóm tội thullaccaya, có thể là nhóm tội pācittiya, có thể là nhóm tội dukkaṭa. Được sanh lên do một nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội: được sanh lên do thân và do ý, không do khẩu. Là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng. Được giải quyết với ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

...(như trên)...

[825] Vì nguyên nhân của việc thọ dụng sữa đông sau khi đã yêu cầu vi phạm bao nhiêu tội?

– Vì nguyên nhân của việc thọ dụng sữa đông sau khi đã yêu cầu vi phạm hai tội: Vị ni (nghĩ rằng): “Ta sẽ thọ dụng” rồi nhận lãnh phạm tội dukkaṭa. Mỗi một lần nuốt xuống, phạm tội pāṭidesanīya. Vị ni sau khi yêu cầu sữa đông trong khi thọ dụng vi phạm hai tội này.

Các tội ấy được phân chia theo bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng? Được quy tụ vào bao nhiêu nhóm tội trong bảy nhóm tội? Được sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội? Là sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng? Được giải quyết với bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp?

– Các tội ấy được phân chia theo một sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng là sự hư hỏng về hạnh kiểm. Được quy tụ vào hai nhóm tội trong bảy nhóm tội: có thể là nhóm tội pāṭidesanīya, có thể là nhóm tội dukkaṭa. Được sanh lên do bốn nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội: có thể sanh lên do thân, không do khẩu không do ý; có thể sanh lên do thân và do khẩu, không do ý; có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. Là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng. Được giải quyết với ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

Dứt phần Tổng Hợp là phần thứ tám.

Dứt Tám Phần về Nguyên Nhân.

Dứt Mười Sáu Phần Chính thuộc Phân Tích Giới Tỳ Khưu Ni.

*******


[1] Số thứ tự bị bỏ sót, chúng tôi vẫn giữ nguyên sự sai sót trong nguyên bản để tiện công việc đối chiếu.

[2] Chương này được đề cập riêng cho tỳ khưu ni: Tội thứ nhất là tội dành riêng cho tỳ khưu ni, tội thứ ba và thứ tư có tính cách tương tợ giữa tỳ khưu và tỳ khưu ni dầu được quy định vào hai điều học khác nhau, tội thứ năm được đề cập ở giới bổn Pātimokkha của tỳ khưu nhưng là điều học được quy định chung cho cả hai hội chúng, riêng tội thứ nhì được xếp vào đây xét ra có tính cách gượng ép vì chỉ dành riêng cho tỳ khưu.

[3] Điều pācittiya 64 của tỳ khưu xác định là che giấu “duṭṭhullaṃ āpattiṃ” bao gồm cả hai tội pārājikasaṅghādisesa, nhưng đối với tỳ khưu ni nếu che giấu tội pārājika của vị tỳ khưu ni khác thì phạm tội pārājika nên chỉ còn che giấu tội saṅghādisesa; đúng ra phải ghi là “vị tỳ khưu ni” thay thế cho “vị tỳ khưu.”

III. TÓM LƯỢC VỀ NGUỒN SANH TỘI

[826]

Các hành được tạo hợp
vô thường, khổ, vô ngã,
chắc chắn chỉ Niết Bàn
được gọi là “vô ngã.”
Đức Phật ví mặt trăng
vào thời chưa xuất hiện,
đức Phật tợ mặt trời
vào lúc chưa mọc lên,
không ai biết danh tánh
ba Pháp Tướng chung ấy.
Đã làm nhiều khổ hạnh
đủ đầy ba-la-mật,
các Đại Hùng xuất hiện
cùng các vị Phạm Thiên
Pháp nhãn đã thực chứng,
các vị giảng Chánh Pháp
đoạn khổ thành tựu lạc.
Phật Thích Ca Mâu Ni
hiệu Aṅgīrasa
thương tất cả chúng sanh
là sư tử chúa rừng
vượt hơn hẳn các loài
đã thuyết giảng Tam Tạng:
Kinh và Vi Diệu Pháp,
Luật có tầm quan trọng.
Chánh Pháp được như vầy
nếu Luật còn tồn tại,
bộ Phân Tích hai chúng,
Hợp Phần (Đại Tiểu Phẩm),
(thêm nữa) các tiêu đề
là vòng hoa được kết
nhờ vào chính sợi chỉ
tức là bộ Tập Yếu.
Về bộ Tập Yếu ấy,
nguồn gốc được xác định,
phần phân tích, duyên khởi,
được trình bày lối khác
trong giới bổn ở trên;
bởi thế, vị mến Pháp
thuần thiện nên học tập
về bộ Tập Yếu này.
Vào ngày lễ Bố Tát,
các vị tụng điều giới
trong hai bổn Phân Tích,
còn tôi sẽ nói lên
về nguồn gốc sanh tội,
xin hãy lắng nghe tôi:
Điều pārājika
ấy là phần thứ nhất,
kế phần khác điều hai,
làm mai mối, nhắc nhở,
và phần y phụ trội,
lông cừu, Pháp từng câu,
thực chứng, và hẹn trước,
đạo tặc, và thuyết giảng,
nữ đạo tặc, không phép,
(tổng cộng) là mười ba.
[1]
Các bậc trí nghĩ về
phương thức nguồn sanh tội
gồm mười ba điều ấy,                  
ở đây được trình bày
tính theo nguồn sanh tội
tương tợ mỗi một phần.

*******

[827]

Việc đôi lứa, xuất tinh,
việc xúc chạm thân thể,
điều bất định thứ nhất,
(tỳ khưu) đến ngụ trước,
(vật thực ni) môi giới,
cùng vị ni chỗ kín,
[2]
(gia đình) hai vợ chồng,
hai điều chỗ kín đáo,
[3]
ngón tay,[4]giỡn trong nước,
cú đánh, và giơ tay,
năm mươi ba học pháp,
dưới xương đòn (ở cổ),
[5]
vào làng (chỉ một mình),
từ người nam nhiễm dục,
[6]
lòng bàn tay, gậy ngắn,
làm sạch sẽ (bằng nước),
trải qua mùa trú mưa
(không ra đi du hành),
(không đi) việc giáo giới,
không hầu cận sư thầy.
Bảy mươi sáu điều này
làm do thân và ý,
tất cả các điều ấy
có một nguồn sanh tội
giống như Điều Thứ Nhất
của Pārājika.

Dứt Nguồn Sanh Tội của điều Pārājika Thứ Nhất.

[828]

Vật chưa cho, giết người,
thượng nhân, nói dâm dục,
tình dục cho bản thân,
(cáo tội) không nguyên cớ,
có quan hệ khác biệt,
điều bất định thứ nhì,
giật lại (y đã cho),
thuyết phục dâng (bản thân),
nói dối, lời mắng nhiếc,
đâm thọc, nói tội xấu,
đào đất, (hại) thảo mộc,
nói tránh né, phàn nàn,
lôi kéo ra,
[7]tưới nước,
(giáo giới) vì lợi lộc,
(mời) vị đã ăn xong,
gọi đi (rồi xua đuổi),
[8]
xem thường, gây sợ hãi,
thu giấu, (hại) mạng sống,
biết nước có sinh vật,
hành sự (cũ khơi lại),
chưa đủ (hai mươi tuổi),
cộng trú (vị án treo),
(sa di) bị trục xuất,
theo Pháp,
[9]chê bai (Luật),
(vị giả vờ) ngu dốt,
(bôi nhọ) không nguyên cớ,
[10]
(gây nên) nỗi nghi hoặc,
(chê hành sự) đúng Pháp,
cho (y rồi phê phán),
[11]
thuyết phục dâng cá nhân,
làm gì được (ni sư),
ngoại thời (thành trong thời),
(đổi y rồi) giật lại,
(than phiền) vì hiểu sai,
(nguyền rủa về) địa ngục,
(cản trở y) của nhóm,
(ngăn cản) việc phân chia,
(mong mỏi) không chắc chắn,
(thâu hồi) Kaṭhina,
(vị cố ý) quấy rầy,
(lôi ra khỏi) ni viện,
mắng nhiếc (vị tỳ khưu),
bị kích động (chửi rủa),
bỏn xẻn,
[12]người sản phụ,
và vị còn cho bú,
(chưa thực hành) hai năm
học tập cùng hội chúng,
[13]
ba điều nữ kết hôn,
và thiếu nữ ba điều,
chưa đủ mười hai năm,
chưa được sự chấp thuận,
chưa phải lúc (tiếp độ),
(nhẫn tâm) gây sầu khổ,
thỏa thuận (nhóm cách ly)
và hai vị một năm.
Bảy mươi điều học này
thực hiện do ba nguồn:
thân và ý, không khẩu,
khẩu và ý, không thân,
được sanh từ ba cửa,
giống như Điều Thứ Nhì
của Pārājika.

Dứt Nguồn Sanh Tội của điều Pārājika Thứ Nhì.

[829]

Mai mối, (làm) cốc liêu,
trú xá, và giặt y,
nhận lãnh (y của ni),
thọ nhận quá yêu cầu,
của hai điều (căn dặn),
và bởi người sứ giả,
tơ tằm, thuần (màu đen),
có hai phần, sáu năm,
tọa cụ, họ xao lãng,
[14]
và thọ nhận vàng bạc,
hai điều về trao đổi
được tiến hành nhiều cách,
bình bát chưa năm mảnh,
choàng tắm mưa, chỉ sợi,
dặn dò (việc dệt y),
(cho đến) khung cửa lớn,
[15]
cho y, và may y,
bánh ngọt (đầy ba bát),
nhân duyên (trong bốn tháng),
(và đốt lên) ngọn lửa,
vật quý, ống đựng kim,
giường nằm, độn bông gòn,
tọa cụ, y đắp ghẻ,
và vải choàng tắm mưa,
(kích thước) đức Thiện Thệ,
yêu cầu, sắm vật khác,
hai thuộc về hội chúng,
hai thuộc về của nhóm,
cá nhân, choàng nhẹ, dày,
hai điều đổ đồ thừa,
(kích thước) choàng tắm ni,
và với y sa-môn.
[16]
Cả năm mươi pháp này
sanh lên từ sáu chỗ:
do thân, không khẩu ý,
do khẩu, không thân ý,
thân và khẩu, không ý,
thân và ý, không khẩu,
khẩu và ý, không thân,
được sanh từ ba chỗ,
sáu nguồn sanh tội này
giống như điều Mai Mối.

Dứt Nguồn Sanh Tội của điều Làm Mai Mối.

[830]

Chia rẽ, xu hướng theo,
khó dạy, làm hư hỏng,
tội xấu,
[17]tà kiến ác,
(không trao) sự tùy thuận,
[18]
hai điều cười lớn tiếng,
hai điều về tiếng động,
(miệng có cơm) không nói,
ngồi đất, chỗ thấp, đứng,
đi sau, một bên (đường),
[19]
(vị ni) che giấu tội,
xu hướng theo, nắm lấy,
[20]
phục hồi, nói lìa bỏ,[21]
(trong tranh tụng) nào đó,[22]
hai điều sống thân cận,
tự đánh đấm (khóc lóc),
tháo y, đệ tử bệnh,
lại điều sống thân cận,
[23]
không dàn xếp, tu viện,[24]
không hành lễ Tự Tứ,
mỗi nửa tháng (không hỏi),
(không dạy) đệ tử ni,
hai điều (về tiếp độ)
(nếu dâng) y, hầu hạ.
Ba mươi bảy pháp này
do thân, khẩu, và ý,
tất cả có một nguồn
giống điều Nói Nhắc Nhở.

Dứt Nguồn Sanh Tội của điều Nói Nhắc Nhở.

[831]

Kaṭhina ba điều
khi không còn hiệu lực,
bình bát điều thứ nhất,
dược phẩm, y đặc biệt,
(trong rừng) có nguy hiểm,
hai điều vị ra đi,
[25]
(giáo giới) ở ni viện,
(vật thực) được thỉnh sau,
không phải vật thực thừa,
được thỉnh mời (bữa ăn),
chú nguyện để dùng chung,
(hậu cung) của đức vua,
(vào làng) lúc sái thời,
hướng dẫn sự phục vụ,
(thọ lãnh) ở trong rừng,
tranh chấp,
[26]và tích trữ,
trước, sau, lúc sái thời,
năm ngày, y căn bản,
hai điều (không nguyện xả)
y nội trợ, chỗ ngụ,
(nặn mụt) phần dưới thân,
và ngồi (trước tỳ khưu).
Hai mươi chín điều này
tất cả từ hai nguồn:
thân và khẩu, không ý,
(hoặc) sanh từ ba cửa,
giống điều Kaṭhina.

Dứt Nguồn Sanh Tội của điều Kaṭhina.

[832]

Việc (mang vác) lông cừu,
hai điều về nằm chung,
chân giường tháo rời được,
bữa ăn ở phước xá,
(vật thực) dâng chung nhóm,
lúc sái thời, tích trữ,
nước và tăm xỉa răng,
các đạo sĩ lõa thể,
động binh, ngụ binh đội,
nơi tập trận, (uống) rượu,
chưa đủ (nửa tháng) tắm,
hoại sắc, hai Phát Lộ,
tỏi, đứng gần (phục vụ),
(xem) vũ, tắm (lõa thể),
nằm chung tấm trải, giường,
trong, và ngoài quốc độ,
(du hành) trong mùa mưa,
nhà triển lãm tranh vẽ,
ghế cao, xe chỉ sợi,
phục vụ (người tại gia),
tự tay (cho vật thực),
chỗ ngụ không tỳ khưu,
dù, xe, và (mặc) váy,
đồ trang sức, vật thơm,
tẩm hương, tỳ khưu ni,
cô ni tu tập sự,
và vị sa di ni,
nữ tại gia (xoa bóp),
tội không mặc áo lót.
Bốn mươi thêm bốn điều
tất cả từ hai nguồn:
do thân, không khẩu ý,
thân và ý, không khẩu,
giống như điều Lông Cừu.

Dứt Nguồn Sanh Tội của điều Lông Cừu.

[833]

(Dạy đọc Pháp) từng câu,
ngoại trừ (có người nam),
(giáo giới) chưa chỉ định,
cũng thế khi trời lặn,
về kiến thức nhảm nhí
(học và dạy) hai điều,
và hỏi chưa thỉnh ý.
Bảy điều học tập này
tất cả từ hai nguồn:
do khẩu, không thân ý,
sanh lên bởi khẩu ý
nhưng không sanh do thân,
như Pháp Theo Từng Câu.

Dứt Nguồn Sanh Tội của điều Pháp Theo Từng Câu.

[834]

Đi đường xa, chung thuyền,
(vật thực) loại thượng hạng,
(đi chung) với người nữ,
cạo lông (ở chỗ kín),
lúa nguyên hạt, được thỉnh,
và tám ưng phát lộ.
Mười lăm điều học này
có bốn nguồn sanh tội:
do thân không khẩu ý,
sanh lên do thân khẩu
chúng không sanh do ý,
sanh lên do thân ý
chúng không sanh do khẩu,
do thân khẩu và ý,
trí đức Phật quy định,
như cách thức Đường Xa.

Dứt Nguồn Sanh Tội của điều Đường Xa.

[835]

Đám đạo tặc, lắng nghe,
yêu cầu súp và cơm,
bóng đêm, chỗ che khuất,
khoảng trống, với giao lộ.
Tất cả bảy điều này
có hai nguồn sanh tội:
sanh lên do thân ý
chúng không sanh do khẩu,
sanh lên do ba cửa,
vị thân quyến mặt trời
đã giảng nguồn sanh tội
như điều Đám Đạo Tặc.

Dứt Nguồn Sanh Tội của điều Đám Người Đạo Tặc.

[836]

Các đấng là Như Lai
không thuyết giảng Chánh Pháp
đến kẻ tay cầm dù,
cũng vậy tay cầm gậy,
tay cầm dao, vũ khí,
(mang) giày dép, trên xe,
nằm, và ngồi ôm gối,
đội khăn, và trùm đầu.
Mười một điều chẳng thiếu
tất cả từ một nguồn:
sanh lên do khẩu ý
chúng không sanh từ thân
như điều Thuyết Giảng Pháp.

Dứt Nguồn Sanh Tội của điều Thuyết Giảng Pháp.

[837]

(Pháp thượng nhân) thực chứng
được sanh lên do thân
không do khẩu và ý,
và sanh lên do khẩu
không do thân và ý,
sanh lên do thân khẩu
không sanh lên do ý.
Tuyên bố sự Thực Chứng
sanh lên từ ba nguồn.

Dứt Nguồn Sanh Tội của điều Thực Chứng.

[838]

(Tiếp độ) nữ đạo tặc
do khẩu và do ý                          
và không sanh từ thân,
được sanh từ ba cửa.
Điều tiếp độ nữ tặc
bậc Pháp Vương xác định
hai nguồn không tạo tác.

Dứt Nguồn Sanh Tội của điều Tiếp Độ Nữ Đạo Tặc.

[839]

Người chưa được cho phép[27]
có bốn cách không làm:
(được sanh lên) do khẩu
không do thân và ý,
sanh lên do thân khẩu
không sanh lên do ý,
sanh lên do khẩu ý
không sanh lên do thân,
sanh lên từ ba chỗ.

Dứt Nguồn Sanh Tội của điều Chưa Được Phép.

[840]

Tóm lược nguồn sanh tội
mười ba phần khéo giảng,
làm, xác định không lầm
phù hợp Pháp và Luật.
Bậc trí nhớ điều này
không lầm nguồn sanh tội.

Dứt phần tóm lược về Nguồn Sanh Tội.

*******


[1] Do ba cửa thân khẩu ý có được sáu nguồn sanh tội. Các điều học có nguồn sanh tội giống nhau đã được phân loại thành 13 nhóm và được trình bày dưới đây. Chúng tôi đã thêm từ trong ngoặc đơn ở bài kệ để dễ nhận ra điều học có liên quan và chỉ chú thích những điều học nào xét thấy không được mô tả rõ ràng. Về việc này, ở bản chú giải ngài Buddhaghosa có giải thích rõ hơn về các điều học và ở bản dịch tiếng Anh cô I.B. Horner có ghi thêm tên điều học và số thứ tự .

[2] Pācittiya 30 của tỳ khưu về việc cùng với tỳ khưu ni một với một ngồi ở chỗ kín đáo.

[3] Pācittiya 44 và 45 của tỳ khưu về việc cùng với người nữ ngồi ở chỗ kín đáo được che khuất, hoặc một nam một nữ ngồi ở chỗ kín đáo.

[4] Pācittiya 52 của tỳ khưu về việc dùng ngón tay thọc lét.

[5] Pārājika 1 của tỳ khưu ni về việc xúc chạm với người nam.

[6] Saṅghādisesa 5 của tỳ khưu ni về việc tự tay thọ nhận vật thực từ tay người nam nhiễm dục vọng.

[7] Pācittiya 17 của tỳ khưu về việc lôi kéo vị tỳ khưu ra khỏi trú xá của hội chúng.

[8] Pācittiya 42 của tỳ khưu về việc rủ vị tỳ khưu khác đi vào làng khất thực rồi xua đuổi.

[9] Pācittiya 71 của tỳ khưu về việc vị tỳ khưu khi được các tỳ khưu nhắc nhở đúng theo Pháp vẫn không chịu nghe theo.

[10] Pācittiya 76 của tỳ khưu về việc bôi nhọ với tội saṅghādisesa không có nguyên cớ.

[11] Pācittiya 81 của tỳ khưu về việc vị tỳ khưu thỏa thuận với hội chúng cho y sau đó lại phê phán.

[12] Pācittiya 55 của tỳ khưu ni về việc bỏn xẻn gia đình.

[13] Pācittiya 64 của tỳ khưu ni về việc cô ni tu tập sự đã thực hành điều học thuộc về sáu pháp trong hai năm (nhưng) chưa được hội chúng chấp thuận.

[14] Nissaggiya Pācittiya 17 của tỳ khưu về việc bảo tỳ khưu ni không phải là thân quyến giặt lông cừu khiến các vi ni xao lãng việc tu tập.

[15] Pācittiya 19 của tỳ khưu về việc lợp mái của trú xá hai ba lớp, v.v...

[16] Pācittiya 28 của tỳ khưu ni về việc cho y của sa-môn đến người nam tại gia, v.v...

[17] Pācittiya 64 của tỳ khưu về việc che giấu tội xấu xa của vị tỳ khưu khác.

[18] Pācittiya 80 của tỳ khưu về việc không trao ra sự tùy thuận rồi đứng dậy bỏ đi.

[19] Một số điều học thuộc các pháp sekhiya (ưng học pháp).

[20] Pārājika 4 của tỳ khưu ni về việc thực hiện đầy đủ tám sự việc.

[21] Saṅghādisesa 4 và 7 của tỳ khưu ni về việc phục hồi vị ni bị án treo không xin phép và không quan tâm đến ước muốn của nhóm; điều kia về việc vị tỳ khưu ni nổi giận, bất bình rồi nói lìa bỏ đức Phật, .v.v...

[22] Saṅghādisesa 8 của tỳ khưu ni về việc vị ni bị xử thua trong một cuộc tranh tụng nào đó nên nói các tỳ khưu ni có sự thiên vị vì thương, vì ghét, v.v...

[23] Pācittiya 36 của tỳ khưu ni về việc sống thân cận với nam gia chủ hoặc với con trai gia chủ.

[24] Pācittiya 51 của tỳ khưu ni về việc chưa báo trước mà đi vào tu viện của tỳ khưu.

[25] Pācittiya 14 và 15 của tỳ khưu về việc ra đi chưa thu dọn lại giường ghế đã bày ra.

[26] Saṅghādisesa 1 của tỳ khưu ni về việc tranh chấp và thưa kiện.

[27] Pācittiya 80 của tỳ khưu ni về việc tiếp độ cô ni tu tập sự không được cha mẹ và người chồng cho phép.

IV. SỰ TRÙNG LẶP LIÊN TỤC

IV. (a) SỰ TRÙNG LẶP LIÊN TỤC

PHẦN CÂU HỎI BAO NHIÊU:

[841] Bao nhiêu loại tội vi phạm? Bao nhiêu nhóm tội? Bao nhiêu sự việc đã được rèn luyện? Bao nhiêu sự không kính trọng? Bao nhiêu sự kính trọng? Bao nhiêu sự việc đã được rèn luyện? Bao nhiêu sự hư hỏng? Bao nhiêu nguồn sanh tội? Bao nhiêu nguyên nhân tranh cãi? Bao nhiêu nguyên nhân khiển trách? Bao nhiêu pháp cần được ghi nhớ? Bao nhiêu sự việc gây ra chia rẽ? Bao nhiêu sự tranh tụng? Bao nhiêu cách dàn xếp?

[842] Năm loại tội. Năm nhóm tội. Năm sự việc đã được rèn luyện. Bảy loại tội. Bảy nhóm tội. Bảy sự việc đã được rèn luyện. Sáu sự không kính trọng. Sáu sự kính trọng. Sáu sự việc đã được rèn luyện. Bốn sự hư hỏng. Sáu nguồn sanh tội. Sáu nguyên nhân tranh cãi. Sáu nguyên nhân khiển trách. Sáu pháp cần được ghi nhớ. Mười tám sự việc gây ra chia rẽ. Bốn sự tranh tụng. Bảy cách dàn xếp.

[843] Ở đây, năm loại tội là gì?

– Tội pārājika, tội saṅghādisesa, tội pācittiya, tội pāṭidesanīya, tội dukkaṭa. Đây là năm loại tội.

[844] Ở đây, năm nhóm tội là gì?

– Nhóm tội pārājika, nhóm tội saṅghādisesa, nhóm tội pācittiya, nhóm tội pāṭidesanīya, nhóm tội dukkaṭa. Đây là năm nhóm tội.

[845] Ở đây, năm sự việc đã được rèn luyện là gì?

- Sự hạn chế, sự khống chế, sự kềm chế, sự tránh xa, sự không làm, sự không hành động, sự không vi phạm, sự không vượt qua lằn ranh, sự cắt đứt mối liên hệ với năm nhóm tội. Đây là năm sự việc đã được rèn luyện.

[846] Ở đây, bảy loại tội là gì?

– Tội pārājika, tội saṅghādisesa, tội thullaccaya, tội pācittiya, tội pāṭidesanīya, tội dukkaṭa, tội dubbhāsita. Đây là bảy loại tội.

[847] Ở đây, bảy nhóm tội là gì?

– Nhóm tội pārājika, nhóm tội saṅghādisesa, nhóm tội thullaccaya, nhóm tội pācittiya, nhóm tội pāṭidesanīya, nhóm tội dukkaṭa, nhóm tội dubbhāsita. Đây là bảy nhóm tội.

[848] Ở đây, bảy sự việc đã được rèn luyện là gì?

- Sự hạn chế, sự khống chế, sự kềm chế, sự tránh xa, sự không làm, sự không hành động, sự không vi phạm, sự không vượt qua lằn ranh, sự cắt đứt mối liên hệ với bảy nhóm tội. Đây là bảy sự việc đã được rèn luyện.

[849] Ở đây, sáu sự không kính trọng là gì?

- Sự không kính trọng đức Phật, sự không kính trọng Giáo Pháp, sự không kính trọng hội chúng, sự không kính trọng việc học tập, sự không kính trọng việc không biếng nhác, sự không kính trọng việc tiếp nhận (paṭisanthāraṃ). Đây là sáu sự không kính trọng.

[850] Ở đây, sáu sự kính trọng là gì?

- Sự kính trọng đức Phật, sự kính trọng Giáo Pháp, sự kính trọng hội chúng, sự kính trọng việc học tập, sự kính trọng việc không biếng nhác, sự kính trọng việc tiếp nhận. Đây là sáu sự kính trọng.

[851] Ở đây, sáu sự việc đã được rèn luyện là gì?

- Sự hạn chế, sự khống chế, sự kềm chế, sự tránh xa, sự không làm, sự không hành động, sự không vi phạm, sự không vượt qua lằn ranh, sự cắt đứt mối liên hệ với sáu sự không kính trọng. Đây là sáu sự việc đã được rèn luyện.

[852] Ở đây, bốn sự hư hỏng là gì?

– Sự hư hỏng về giới, sự hư hỏng về hạnh kiểm, sự hư hỏng về tri kiến, sự hư hỏng về nuôi mạng. Đây là bốn sự hư hỏng.

[853] Ở đây, sáu nguồn sanh tội là gì?

– Có tội sanh lên do thân, không do khẩu không do ý. Có tội sanh lên do khẩu, không do thân không do ý. Có tội sanh lên do thân và do khẩu, không do ý. Có tội sanh lên do thân và do ý, không do khẩu. Có tội sanh lên do khẩu và do ý, không do thân. Có tội sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. Đây là sáu nguồn sanh tội.

[854] Ở đây, sáu nguyên nhân tranh cãi là gì?

- Trong trường hợp này, vị tỳ khưu trở nên giận dữ có sự hằn học. [1]Vị tỳ khưu nào trở nên giận dữ, có sự hằn học, vị ấy sống không cung kính, không phục tùng bậc Đạo Sư; vị ấy sống không cung kính, không phục tùng Pháp; vị ấy sống không cung kính, không phục tùng hội chúng; vị ấy có sự thực hành không trọn vẹn sự học tập. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu nào sống không cung kính, không phục tùng bậc Đạo Sư, …(như trên)… Pháp, …(như trên)… hội chúng, …(như trên)…, không có sự thực hành trọn vẹn việc học tập, vị ấy gây nên sự tranh cãi trong hội chúng. Đó là sự tranh cãi đem lại sự không lợi ích cho nhiều người, đem lại sự không an lạc cho nhiều người, đem lại sự không tấn hóa cho nhiều người, đem lại sự không lợi ích và khổ đau cho chư thiên và nhân loại. Nếu các ngươi nhận thức được nguyên nhân tranh cãi có hình thức như thế một cách chủ quan hoặc khách quan, trong trường hợp ấy các ngươi nên nỗ lực cho sự chấm dứt của chính nguyên nhân tranh cãi xấu xa ấy. Nếu các ngươi không nhận thức được nguyên nhân tranh cãi có hình thức như thế một cách chủ quan hoặc khách quan, trong trường hợp ấy các ngươi nên thực hành để không đem lại sự hỗ trợ trong tương lai cho chính nguyên nhân tranh cãi xấu xa ấy. Như thế nguyên nhân tranh cãi xấu xa ấy có được sự chấm dứt. Như thế nguyên nhân tranh cãi xấu xa ấy không có được sự hỗ trợ trong tương lai.

Còn có điều khác nữa, vị tỳ khưu trở nên đạo đức giả và dối trá, …(như trên)…, trở nên đố kỵ và bỏn xẻn, trở nên mưu mẹo và xảo trá, trở nên ác dục và tà kiến, trở nên chấp thủ một cách lộ liễu, ương ngạnh, khó sửa đổi. Vị tỳ khưu nào trở nên chấp thủ một cách lộ liễu, ương ngạnh, khó sửa đổi, vị ấy sống không cung kính, không phục tùng bậc Đạo Sư; vị ấy sống không cung kính, không phục tùng Pháp; vị ấy sống không cung kính, không phục tùng hội chúng; vị ấy không có sự thực hành trọn vẹn việc học tập. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu nào sống không cung kính, không phục tùng bậc Đạo Sư, …(như trên)… Pháp, …(như trên)… hội chúng, …(như trên)…, không có sự thực hành trọn vẹn việc học tập, vị ấy gây nên sự tranh cãi trong hội chúng. Đó là sự tranh cãi đem lại sự không lợi ích cho nhiều người, đem lại sự không an lạc cho nhiều người, đem lại sự không tấn hóa cho nhiều người, đem lại sự không lợi ích và khổ đau cho chư thiên và nhân loại. Nếu các ngươi nhận thức được nguyên nhân tranh cãi có hình thức như thế một cách chủ quan hoặc khách quan, trong trường hợp ấy các ngươi nên nỗ lực cho sự chấm dứt của chính nguyên nhân tranh cãi xấu xa ấy. Nếu các ngươi không nhận thức được nguyên nhân tranh cãi có hình thức như thế một cách chủ quan hoặc khách quan, trong trường hợp ấy các ngươi nên thực hành để không đem lại sự hỗ trợ trong tương lai cho chính nguyên nhân tranh cãi xấu xa ấy. Như thế nguyên nhân tranh cãi xấu xa ấy có được sự chấm dứt. Như thế nguyên nhân tranh cãi xấu xa ấy không có được sự hỗ trợ trong tương lai. Đây là sáu nguyên nhân tranh cãi.

[855] Ở đây, sáu nguyên nhân khiển trách là gì?

- Trong trường hợp này, vị tỳ khưu trở nên giận dữ có sự hằn học. Vị tỳ khưu nào trở nên giận dữ, có sự hằn học, vị ấy sống không cung kính, không phục tùng bậc Đạo Sư; vị ấy sống không cung kính, không phục tùng Pháp; vị ấy sống không cung kính, không phục tùng hội chúng; vị ấy không có sự thực hành trọn vẹn việc học tập. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu nào sống không cung kính, không phục tùng bậc Đạo Sư, …(như trên)… Pháp, …(như trên)… hội chúng, …(như trên)…, không có sự thực hành trọn vẹn việc học tập, vị ấy gây nên sự khiển trách trong hội chúng. Đó là sự khiển trách đem lại sự không lợi ích cho nhiều người, đem lại sự không an lạc cho nhiều người, đem lại sự không tấn hóa cho nhiều người, đem lại sự không lợi ích và khổ đau cho chư thiên và nhân loại. Nếu các ngươi nhận thức được nguyên nhân khiển trách có hình thức như thế một cách chủ quan hoặc khách quan, trong trường hợp ấy các ngươi nên nỗ lực cho sự chấm dứt của chính nguyên nhân khiển trách xấu xa ấy. Nếu các ngươi không nhận thức được nguyên nhân khiển trách có hình thức như thế một cách chủ quan hoặc khách quan, trong trường hợp ấy các ngươi nên thực hành để không đem lại sự hỗ trợ trong tương lai cho chính nguyên nhân khiển trách xấu xa ấy. Như thế nguyên nhân khiển trách xấu xa ấy có được sự chấm dứt. Như thế nguyên nhân khiển trách xấu xa ấy không có được sự hỗ trợ trong tương lai.

Còn có điều khác nữa, vị tỳ khưu trở nên đạo đức giả và dối trá, …(như trên)…, trở nên đố kỵ và bỏn xẻn, trở nên mưu mẹo và xảo trá, trở nên ác dục và tà kiến, trở nên chấp thủ một cách lộ liễu, ương ngạnh, khó sửa đổi. Vị tỳ khưu nào trở nên chấp thủ một cách lộ liễu, ương ngạnh, khó sửa đổi, vị ấy sống không cung kính, không phục tùng bậc Đạo Sư; vị ấy sống không cung kính, không phục tùng Pháp; vị ấy sống không cung kính, không phục tùng hội chúng; vị ấy không có sự thực hành trọn vẹn việc học tập. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu nào sống không cung kính, không phục tùng bậc Đạo Sư, …(như trên)… Pháp, …(như trên)… hội chúng, …(như trên)…, không có sự thực hành trọn vẹn việc học tập, vị ấy gây nên sự khiển trách trong hội chúng. Đó là sự khiển trách đem lại sự không lợi ích cho nhiều người, đem lại sự không an lạc cho nhiều người, đem lại sự không tấn hóa cho nhiều người, đem lại sự không lợi ích và khổ đau cho chư thiên và nhân loại. Nếu các ngươi nhận thức được nguyên nhân khiển trách có hình thức như thế một cách chủ quan hoặc khách quan, trong trường hợp ấy các ngươi nên nỗ lực cho sự chấm dứt của chính nguyên nhân khiển trách xấu xa ấy. Nếu các ngươi không nhận thức được nguyên nhân khiển trách có hình thức như thế một cách chủ quan hoặc khách quan, trong trường hợp ấy các ngươi nên thực hành để không đem lại sự hỗ trợ trong tương lai cho chính nguyên nhân khiển trách xấu xa ấy. Như thế nguyên nhân khiển trách xấu xa ấy có được sự chấm dứt. Như thế nguyên nhân khiển trách xấu xa ấy không có được sự hỗ trợ trong tương lai. Đây là sáu nguyên nhân khiển trách.

[856] Ở đây, sáu pháp cần được ghi nhớ là gì?

- Trong trường hợp này, sự thân thiện của vị tỳ khưu qua thân nghiệp đối với các vị đồng Phạm hạnh được thể hiện một cách công khai hoặc kín đáo; đây cũng là pháp cần được ghi nhớ, tạo sự thương mến, tạo sự kính trọng, đưa đến sự gắn bó, sự không tranh cãi, sự hòa hợp, sự nhất thể.

Còn có điều khác nữa, sự thân thiện của vị tỳ khưu qua khẩu nghiệp đối với các vị đồng Phạm hạnh được thể hiện một cách công khai hoặc kín đáo; đây cũng là pháp cần được ghi nhớ, tạo sự thương mến, tạo sự kính trọng, đưa đến sự gắn bó, sự không tranh cãi, sự hòa hợp, sự nhất thể.

Còn có điều khác nữa, sự thân thiện của vị tỳ khưu qua ý nghiệp đối với các vị đồng Phạm hạnh được thể hiện một cách công khai hoặc kín đáo; đây cũng là pháp cần được ghi nhớ, tạo sự thương mến, tạo sự kính trọng, đưa đến sự gắn bó, sự không tranh cãi, sự hòa hợp, sự nhất thể.

Còn có điều khác nữa, những lợi lộc nào đúng pháp, đạt được hợp pháp, ngay cả vật được đặt vào trong bình bát, vị tỳ khưu có sự hoan hỷ chia xẻ đồng đều các lợi lộc có hình thức như thế, có sự hoan hỷ trong việc dùng chung với các vị đồng Phạm hạnh có giới đức; đây cũng là pháp cần được ghi nhớ, tạo sự thương mến, tạo sự kính trọng, đưa đến sự gắn bó, sự không tranh cãi, sự hòa hợp, sự nhất thể.

Còn có điều khác nữa, những giới nào không bị bể vỡ, không bị sứt mẻ, không lấm nhơ, không khuyết điểm, được tự tại, được các bậc trí ngợi khen, không hoen ố, đưa đến thiền định, vị tỳ khưu cùng với các vị đồng Phạm hạnh sống thực hành về giới theo các giới có hình thức như thế một cách công khai hoặc kín đáo; đây cũng là pháp cần được ghi nhớ, tạo sự thương mến, tạo sự kính trọng, đưa đến sự gắn bó, sự không tranh cãi, sự hòa hợp, sự nhất thể.

Còn có điều khác nữa, tri kiến nào thuộc bậc Thánh, đưa đến giải thoát, đưa đến sự hoàn toàn diệt tận khổ đau cho người thực hành theo điều ấy, vị tỳ khưu cùng với các vị đồng Phạm hạnh sống thực hành về tri kiến theo tri kiến có hình thức như thế một cách công khai hoặc kín đáo; đây cũng là pháp cần được ghi nhớ, tạo sự thương mến, tạo sự kính trọng, đưa đến sự gắn bó, sự không tranh cãi, sự hòa hợp, sự nhất thể. Đây là sáu pháp cần được ghi nhớ.

[857] Ở đây, mười tám sự việc gây ra chia rẽ là gì?

- Trường hợp vị tỳ khưu tuyên bố phi Pháp là “Pháp;”[2] tuyên bố Pháp là: “Phi Pháp;” tuyên bố phi Luật là: “Luật;” tuyên bố Luật là: “Phi Luật;” tuyên bố điều đã không được giảng, không được nói bởi đức Như Lai là: “Điều đã được giảng, đã được nói bởi đức Như Lai;” tuyên bố điều đã được giảng, đã được nói bởi đức Như Lai là: “Điều đã không được giảng, không được nói bởi đức Như Lai;” tuyên bố điều không được thực hành bởi đức Như Lai là: “Điều đã được thực hành bởi đức Như Lai;” tuyên bố điều được thực hành bởi đức Như Lai là: “Điều đã không được thực hành bởi đức Như Lai;” tuyên bố điều không được quy định bởi đức Như Lai là: “Điều đã được quy định bởi đức Như Lai;” tuyên bố điều được quy định bởi đức Như Lai là: “Điều đã không được quy định bởi đức Như Lai;” tuyên bố phạm tội là: “Vô tội;” tuyên bố vô tội là: “Phạm tội;” tuyên bố tội nhẹ là: “Tội nặng;” tuyên bố tội nặng là: “Tội nhẹ;” tuyên bố tội còn dư sót được là: “Tội không còn dư sót;” tuyên bố tội không còn dư sót là: “Tội còn dư sót;” tuyên bố tội xấu xa là: “Tội không xấu xa;” tuyên bố tội không xấu xa là: “Tội xấu xa.” Đây là mười tám sự việc gây ra chia rẽ.

[858] Ở đây, bốn sự tranh tụng là gì?

- Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, sự tranh tụng liên quan đến tội, sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ. Đây là bốn sự tranh tụng.

[859] Ở đây, bảy cách dàn xếp là gì?

- Hành xử Luật với sự hiện diện, hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, thuận theo số đông, theo tội của vị ấy, cách dùng cỏ che lấp. Đây là bảy cách dàn xếp.

Dứt phần Câu Hỏi Bao Nhiêu.

Tóm lược phần này:

[860]

Tội vi phạm, nhóm tội,
việc đã được rèn luyện,
lại nhóm bảy (về tội),
việc đã được rèn luyện,
và sự không kính trọng,
kính trọng, và nguyên nhân,
lại nữa được rèn luyện,
hư hỏng, nguồn sanh tội,
sự tranh cãi, khiển trách,
cần ghi nhớ, chia rẽ,
sự tranh tụng, dàn xếp
bảy cách đã nói đến;
đây là mười bảy câu.

*******

HAI MƯƠI PHẦN:

[861] Do nguồn sanh tội thứ nhất,[3] có thể phạm tội pārājika? - Nên nói rằng: “Không thể.” Có thể phạm tội saṅghādisesa? - Nên nói rằng: “Có thể.” Có thể phạm tội thullaccaya? - Nên nói rằng: “Có thể.” Có thể phạm tội pācittiya? - Nên nói rằng: “Có thể.” Có thể phạm tội pāṭidesanīya? - Nên nói rằng: “Có thể.” Có thể phạm tội dukkaṭa? - Nên nói rằng: “Có thể.” Có thể phạm tội dubbhāsita? - Nên nói rằng: “Không thể.”

[862] Do nguồn sanh tội thứ nhì, có thể phạm tội pārājika? - Nên nói rằng: “Không thể.” Có thể phạm tội saṅghādisesa? - Nên nói rằng: “Có thể.” Có thể phạm tội thullaccaya? - Nên nói rằng: “Có thể.” Có thể phạm tội pācittiya? - Nên nói rằng: “Có thể.” Có thể phạm tội pāṭidesanīya? - Nên nói rằng: “Không thể.” Có thể phạm tội dukkaṭa? - Nên nói rằng: “Có thể.” Có thể phạm tội dubbhāsita? - Nên nói rằng: “Không thể.”

[863] Do nguồn sanh tội thứ ba, có thể phạm tội pārājika? - Nên nói rằng: “Không thể.” Có thể phạm tội saṅghādisesa? - Nên nói rằng: “Có thể.” Có thể phạm tội thullaccaya? - Nên nói rằng: “Có thể.” Có thể phạm tội pācittiya? - Nên nói rằng: “Có thể.” Có thể phạm tội pāṭidesanīya? - Nên nói rằng: “Có thể.” Có thể phạm tội dukkaṭa? - Nên nói rằng: “Có thể.” Có thể phạm tội dubbhāsita? - Nên nói rằng: “Không thể.”

[864] Do nguồn sanh tội thứ tư, có thể phạm tội pārājika? - Nên nói rằng: “Có thể.” Có thể phạm tội saṅghādisesa? - Nên nói rằng: “Có thể.” Có thể phạm tội thullaccaya? - Nên nói rằng: “Có thể.” Có thể phạm tội pācittiya? - Nên nói rằng: “Có thể.” Có thể phạm tội pāṭidesanīya? - Nên nói rằng: “Có thể.” Có thể phạm tội dukkaṭa? - Nên nói rằng: “Có thể.” Có thể phạm tội dubbhāsita? - Nên nói rằng: “Không thể.”

[865] Do nguồn sanh tội thứ năm, có thể phạm tội pārājika? - Nên nói rằng: “Có thể.” Có thể phạm tội saṅghādisesa? - Nên nói rằng: “Có thể.” Có thể phạm tội thullaccaya? - Nên nói rằng: “Có thể.” Có thể phạm tội pācittiya? - Nên nói rằng: “Có thể.” Có thể phạm tội pāṭidesanīya? - Nên nói rằng: “Không thể.” Có thể phạm tội dukkaṭa? - Nên nói rằng: “Có thể.” Có thể phạm tội dubbhāsita? - Nên nói rằng: “Có thể.”

[866] Do nguồn sanh tội thứ sáu, có thể phạm tội pārājika? - Nên nói rằng: “Có thể.” Có thể phạm tội saṅghādisesa? - Nên nói rằng: “Có thể.” Có thể phạm tội thullaccaya? - Nên nói rằng: “Có thể.” Có thể phạm tội pācittiya? - Nên nói rằng: “Có thể.” Có thể phạm tội pāṭidesanīya? - Nên nói rằng: “Có thể.” Có thể phạm tội dukkaṭa? - Nên nói rằng: “Có thể.” Có thể phạm tội dubbhāsita? - Nên nói rằng: “Không thể.”

Dứt phần Sáu Nguồn Sanh Tội là phần thứ nhất.

[867] Do nguồn sanh tội thứ nhất vi phạm bao nhiêu loại tội?

- Do nguồn sanh tội thứ nhất vi phạm năm loại tội: Vị tỳ khưu nghĩ rằng được phép, rồi tự xin (vật liệu) và xây dựng cốc liêu ở khu đất không được xác định, vượt quá kích thước, có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Còn cục (vữa tô) cuối cùng phạm tội thullaccaya. Khi cục (vữa tô) ấy đã được đặt vào phạm tội saṅghādisesa. Vị tỳ khưu nghĩ rằng được phép, rồi thọ dụng vật thực vào lúc sái thời phạm tội pācittiya. Vị tỳ khưu nghĩ rằng được phép, tự tay nhận lãnh vật thực cứng hoặc vật thực mềm từ tay tỳ khưu ni không phải là thân quyến đã đi vào xóm nhà, rồi thọ dụng phạm tội pāṭidesanīya. Do nguồn sanh tội thứ nhất vi phạm năm loại tội này.

Các tội ấy được phân chia theo bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng? Được quy tụ vào bao nhiêu nhóm tội trong bảy nhóm tội? Được sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội? Là sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng? Được giải quyết với bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp?

- Các tội ấy được phân chia theo hai sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng: có thể là sự hư hỏng về giới, có thể là sự hư hỏng về hạnh kiểm. Được quy tụ vào năm nhóm tội trong bảy nhóm tội: có thể là nhóm tội saṅghādisesa, có thể là nhóm tội thullaccaya, có thể là nhóm tội pācittiya, có thể là nhóm tội pāṭidesanīya, có thể là nhóm tội dukkaṭa. Được sanh lên do một nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội là sanh lên do thân, không do khẩu không do ý. Là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng. Được giải quyết với ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

[868] Do nguồn sanh tội thứ nhì vi phạm bao nhiêu loại tội?

- Do nguồn sanh tội thứ nhì vi phạm bốn loại tội: Vị tỳ khưu nghĩ rằng được phép, rồi chỉ thị rằng: “Các người hãy xây dựng cốc liêu cho tôi.” Họ xây dựng cốc liêu cho vị ấy ở khu đất không được xác định, vượt quá kích thước, có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh, trong lúc tiến hành (vị tỳ khưu) phạm tội dukkaṭa. Còn cục (vữa tô) cuối cùng phạm tội thullaccaya. Khi cục (vữa tô) ấy đã được đặt vào phạm tội saṅghādisesa. Vị tỳ khưu nghĩ rằng được phép, rồi dạy người chưa tu lên bậc trên đọc Pháp theo từng câuphạm tội pācittiya. Do nguồn sanh tội thứ nhì vi phạm bốn loại tội này.

Các tội ấy được phân chia theo bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng? ...(như trên)... Được giải quyết với bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp?

- Các tội ấy được phân chia theo hai sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng: có thể là sự hư hỏng về giới, có thể là sự hư hỏng về hạnh kiểm. Được quy tụ vào bốn nhóm tội trong bảy nhóm tội: có thể là nhóm tội saṅghādisesa, có thể là nhóm tội thullaccaya, có thể là nhóm tội pācittiya, có thể là nhóm tội dukkaṭa. Được sanh lên do một nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội là sanh lên do khẩu, không do thân không do ý. Là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng. Được giải quyết với ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

[869] Do nguồn sanh tội thứ ba vi phạm bao nhiêu loại tội?

- Do nguồn sanh tội thứ ba vi phạm năm loại tội: Vị tỳ khưu nghĩ rằng được phép, rồi sắp xếp và xây dựng cốc liêu ở khu đất không được xác định, vượt quá kích thước, có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Còn cục (vữa tô) cuối cùng phạm tội thullaccaya. Khi cục (vữa tô) ấy đã được đặt vào phạm tội saṅghādisesa. Vị tỳ khưu nghĩ rằng được phép, yêu cầu các loại vật thực thượng hạng cho nhu cầu của bản thân, rồi thọ dụng phạm tội pācittiya. Vị tỳ khưu nghĩ rằng được phép, không ngăn cản vị tỳ khưu ni đang hướng dẫn sự phục vụ, rồi thọ thực phạm tội pāṭidesanīya. Do nguồn sanh tội thứ ba vi phạm năm loại tội này.

Các tội ấy được phân chia theo bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng? ...(như trên)... Được giải quyết với bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp?

- Các tội ấy được phân chia theo hai sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng: có thể là sự hư hỏng về giới, có thể là sự hư hỏng về hạnh kiểm. Được quy tụ vào năm nhóm tội trong bảy nhóm tội: có thể là nhóm tội saṅghādisesa, có thể là nhóm tội thullaccaya, có thể là nhóm tội pācittiya, có thể là nhóm tội pāṭidesanīya, có thể là nhóm tội dukkaṭa. Được sanh lên do một nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do khẩu, không do ý. Là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng. Được giải quyết với ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

[870] Do nguồn sanh tội thứ tư vi phạm bao nhiêu loại tội?

- Do nguồn sanh tội thứ tư vi phạm sáu loại tội: Vị tỳ khưu thực hiện việc đôi lứa phạm tội pārājika. Vị tỳ khưu nghĩ rằng không được phép, rồi tự xin (vật liệu) và xây dựng cốc liêu ở khu đất không được xác định, vượt quá kích thước, có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Còn cục (vữa tô) cuối cùng phạm tội thullaccaya. Khi cục (vữa tô) ấy đã được đặt vào phạm tội saṅghādisesa. Vị tỳ khưu nghĩ rằng không được phép, rồi thọ dụng vật thực vào lúc sái thời phạm tội pācittiya. Vị tỳ khưu nghĩ rằng không được phép, tự tay nhận lãnh vật thực cứng hoặc vật thực mềm từ tay tỳ khưu ni không phải là thân quyến đã đi vào xóm nhà, rồi thọ dụng phạm tội pāṭidesanīya. Do nguồn sanh tội thứ tư vi phạm sáu loại tội này.

Các tội ấy được phân chia theo bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng? ...(như trên)... Được giải quyết với bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp?

- Các tội ấy được phân chia theo hai sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng: có thể là sự hư hỏng về giới, có thể là sự hư hỏng về hạnh kiểm. Được quy tụ vào sáu nhóm tội trong bảy nhóm tội: có thể là nhóm tội pārājika, có thể là nhóm tội saṅghādisesa, có thể là nhóm tội thullaccaya, có thể là nhóm tội pācittiya, có thể là nhóm tội pāṭidesanīya, có thể là nhóm tội dukkaṭa. Được sanh lên do một nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu. Là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng. Được giải quyết với ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

[871] Do nguồn sanh tội thứ năm vi phạm bao nhiêu loại tội?

- Do nguồn sanh tội thứ năm vi phạm sáu loại tội: Vị tỳ khưu có ước muốn xấu xa, bị thúc giục bởi ước muốn, rồi khoác lác về pháp thượng nhân không có không thực chứng phạm tội pārājika. Vị tỳ khưu nghĩ rằng không được phép, rồi chỉ thị rằng: “Các người hãy xây dựng cốc liêu cho tôi.” Họ xây dựng cốc liêu cho vị ấy ở khu đất không được xác định, vượt quá kích thước, có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh, trong lúc tiến hành (vị tỳ khưu) phạm tội dukkaṭa. Còn cục (vữa tô) cuối cùng phạm tội thullaccaya. Khi cục (vữa tô) ấy đã được đặt vào phạm tội saṅghādisesa. Vị tỳ khưu nghĩ rằng không được phép, rồi dạy người chưa tu lên bậc trên đọc Pháp theo từng câuphạm tội pācittiya. Vị không có ý định chửi rủa, không có ý định khinh bỉ, không có ý định hạ nhục, có ý muốn đùa giỡn rồi nói vị thấp kém theo sự thấp kém phạm tội dubbhāsita. Do nguồn sanh tội thứ năm vi phạm sáu loại tội này.

Các tội ấy được phân chia theo bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng? ...(như trên)... Được giải quyết với bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp?

- Các tội ấy được phân chia theo hai sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng: có thể là sự hư hỏng về giới, có thể là sự hư hỏng về hạnh kiểm. Được quy tụ vào sáu nhóm tội trong bảy nhóm tội: có thể là nhóm tội pārājika, có thể là nhóm tội saṅghādisesa, có thể là nhóm tội thullaccaya, có thể là nhóm tội pācittiya, có thể là nhóm tội dukkaṭa, có thể là nhóm tội dubbhāsita. Được sanh lên do một nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội là sanh lên do khẩu và do ý, không do thân. Là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng. Được giải quyết với ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

[872] Do nguồn sanh tội thứ sáu vi phạm bao nhiêu loại tội?

- Do nguồn sanh tội thứ sáu vi phạm sáu loại tội: Vị tỳ khưu tính toán rồi lấy trộm gói đồ phạm tội pārājika. Vị tỳ khưu nghĩ rằng không được phép, rồi sắp xếp và xây dựng cốc liêu ở khu đất không được xác định, vượt quá kích thước, có điều chướng ngại, không có khoảng trống xung quanh, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Còn cục (vữa tô) cuối cùng phạm tội thullaccaya. Khi cục (vữa tô) ấy đã được đặt vào phạm tội saṅghādisesa. Vị tỳ khưu nghĩ rằng không được phép, rồi yêu cầu các loại vật thực thượng hạng cho nhu cầu của bản thân, và thọ dụng phạm tội pācittiya. Vị tỳ khưu nghĩ rằng không được phép, rồi không ngăn cản vị tỳ khưu ni đang hướng dẫn sự phục vụ, và thọ thực phạm tội pāṭidesanīya. Do nguồn sanh tội thứ sáu vi phạm sáu loại tội này.

Các tội ấy được phân chia theo bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng? Được quy tụ vào bao nhiêu nhóm tội trong bảy nhóm tội? Được sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội? Là sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng? Được giải quyết với bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp?

- Các tội ấy được phân chia theo hai sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng: có thể là sự hư hỏng về giới, có thể là sự hư hỏng về hạnh kiểm. Được quy tụ vào sáu nhóm tội trong bảy nhóm tội: có thể là nhóm tội pārājika, có thể là nhóm tội saṅghādisesa, có thể là nhóm tội thullaccaya, có thể là nhóm tội pācittiya, có thể là nhóm tội pāṭidesanīya, có thể là nhóm tội dukkaṭa. Được sanh lên do một nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội là sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. Là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng. Được giải quyết với ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

Dứt phần Bao Nhiêu Tội do Sáu Nguồn Sanh Tội là phần thứ nhì.

[873]

Bậc hiểu biết vô biên
hiểu biết sự xuất ly
vì lợi ích thế gian
giảng các nguồn sanh tội
có liên hệ đến thân.
Tôi hỏi: “Bao nhiêu tội
sanh lên vì nhân ấy?
Hãy nói lên lời giải,
này vị rành Phân Tích.”
- Bậc hiểu biết vô biên
hiểu biết sự xuất ly
vì lợi ích thế gian
giảng các nguồn sanh tội
có liên hệ đến thân.
Tôi đáp: “Có năm tội
sanh lên vì nhân ấy
là câu đáp cho ngài,
này vị rành Phân Tích.”
Bậc hiểu biết vô biên
hiểu biết sự xuất ly
vì lợi ích thế gian
giảng các nguồn sanh tội
có liên hệ đến khẩu.
Tôi hỏi: “Bao nhiêu tội
sanh lên vì nhân ấy?
Hãy nói lên lời giải,
này vị rành Phân Tích.”
- Bậc hiểu biết vô biên
hiểu biết sự xuất ly
vì lợi ích thế gian
giảng các nguồn sanh tội
có liên hệ đến khẩu.
Tôi đáp: “Có bốn tội
sanh lên vì nhân ấy,
là câu đáp cho ngài,
này vị rành Phân Tích.”
Bậc hiểu biết vô biên
hiểu biết sự xuất ly
vì lợi ích thế gian
giảng các nguồn sanh tội
có liên hệ thân khẩu.
Tôi hỏi: “Bao nhiêu tội
sanh lên vì nhân ấy?
Hãy nói lên lời giải,
này vị rành Phân Tích.”
- Bậc hiểu biết vô biên
hiểu biết sự xuất ly
vì lợi ích thế gian
giảng các nguồn sanh tội
có liên hệ thân khẩu.
Tôi đáp: “Có năm tội
sanh lên vì nhân ấy,
là câu đáp cho ngài,
này vị rành Phân Tích.”
Bậc hiểu biết vô biên
hiểu biết sự xuất ly
vì lợi ích thế gian
giảng các nguồn sanh tội
có liên hệ thân ý.
Tôi hỏi: “Bao nhiêu tội
sanh lên vì nhân ấy?
Hãy nói lên lời giải,
này vị rành Phân Tích.”
- Bậc hiểu biết vô biên
hiểu biết sự xuất ly
vì lợi ích thế gian
giảng các nguồn sanh tội
có liên hệ thân ý.
Tôi đáp: “Có sáu tội
sanh lên vì nhân ấy
là câu đáp cho ngài,
này vị rành Phân Tích.”
Bậc hiểu biết vô biên
hiểu biết sự xuất ly
vì lợi ích thế gian
giảng các nguồn sanh tội
có liên hệ khẩu ý.
Tôi hỏi: “Bao nhiêu tội
sanh lên vì nhân ấy?
Hãy nói lên lời giải,
này vị rành Phân Tích.”
- Bậc hiểu biết vô biên
hiểu biết sự xuất ly
vì lợi ích thế gian
giảng các nguồn sanh tội
có liên hệ khẩu ý.
Này vị rành Phân Tích,
Tôi đáp: “Có sáu tội
sanh lên vì nhân ấy
là câu đáp cho ngài,
này vị rành Phân Tích.”
Bậc hiểu biết vô biên
hiểu biết sự xuất ly
vì lợi ích thế gian
giảng các nguồn sanh tội
liên hệ thân khẩu ý.
Tôi hỏi: “Bao nhiêu tội
sanh lên vì nhân ấy?
Hãy nói lên lời giải,
này vị rành Phân Tích.”
- Bậc hiểu biết vô biên
hiểu biết sự xuất ly
vì lợi ích thế gian
giảng các nguồn sanh tội
liên hệ thân khẩu ý.
Tôi đáp: “Có sáu tội
sanh lên vì nhân ấy
là câu đáp cho ngài,
này vị rành Phân Tích.”

Dứt Bài Kệ về Nguồn Sanh Tội là phần thứ ba.

[874] Do duyên hư hỏng về giới vi phạm bao nhiêu loại tội?

– Do duyên hư hỏng về giới vi phạm bốn loại tội: Vị tỳ khưu ni biết mà che giấu tội pārājika (của tỳ khưu ni khác) phạm tội pārājika. Có sự hoài nghi rồi che giấu phạm tội thullaccaya. Vị tỳ khưu che giấu tội saṅghādisesa phạm tội pācittiya. Vị che giấu tội xấu xa của bản thân phạm tội dukkaṭa. Do duyên hư hỏng về giới vi phạm bốn loại tội này.

Các tội ấy được phân chia theo bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng? ...(như trên)... Được giải quyết với bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp?

- Các tội ấy được phân chia theo hai sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng: có thể là sự hư hỏng về giới, có thể là sự hư hỏng về hạnh kiểm. Được quy tụ vào bốn nhóm tội trong bảy nhóm tội: có thể là nhóm tội pārājika, có thể là nhóm tội thullaccaya, có thể là nhóm tội pācittiya, có thể là nhóm tội dukkaṭa. Được sanh lên do một nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội là sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. Là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng. Được giải quyết với ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

[875] Do duyên hư hỏng về hạnh kiểm vi phạm bao nhiêu loại tội?

– Do duyên hư hỏng về hạnh kiểm vi phạm một loại tội: Vị che giấu sự hư hỏng về hạnh kiểm phạm tội dukkaṭa. Do duyên hư hỏng về hạnh kiểm vi phạm một loại tội này.

Tội ấy được phân chia theo bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng? ...(như trên)... Được giải quyết với bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp?

- Tội ấy được phân chia theo một sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng là sự hư hỏng về hạnh kiểm. Được quy tụ vào một nhóm tội trong bảy nhóm tội là nhóm tội dukkaṭa. Được sanh lên do một nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội là sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. Là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng. Được giải quyết với ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

[876] Do duyên hư hỏng về tri kiến vi phạm bao nhiêu loại tội?

– Do duyên hư hỏng về tri kiến vi phạm hai loại tội: Vị không dứt bỏ tà kiến ác với sự nhắc nhở đến lần thứ ba, do lời đề nghị phạm tội dukkaṭa. Do hai lời thông báo của hành sự phạm các tội dukkaṭa. Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự phạm tội pācittiya. Do duyên hư hỏng về tri kiến vi phạm hai loại tội này.

Các tội ấy được phân chia theo bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng? ...(như trên)... Được giải quyết với bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp?

- Các tội ấy được phân chia theo một sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng là sự hư hỏng về hạnh kiểm. Được quy tụ vào hai nhóm tội trong bảy nhóm tội: có thể là nhóm tội pācittiya, có thể là nhóm tội dukkaṭa. Được sanh lên do một nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội là sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. Là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng. Được giải quyết với ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

[877] Do duyên hư hỏng về nuôi mạng vi phạm bao nhiêu loại tội?

– Do duyên hư hỏng về nuôi mạng vi phạm sáu loại tội: Vì nguyên nhân nuôi mạng vì lý do nuôi mạng, vị (tỳ khưu) có ước muốn xấu xa, bị thúc giục bởi ước muốn, rồi khoác lác về pháp thượng nhân không có không thực chứng phạm tội pārājika. Vì nguyên nhân nuôi mạng vì lý do nuôi mạng, vị thực hành việc mai mối phạm tội saṅghādisesa. Vì nguyên nhân nuôi mạng vì lý do nuôi mạng, vị nói rằng: “Vị (tỳ khưu) nào cư ngụ trong trú xá của đạo hữu, vị tỳ khưu ấy là bậc A-la-hán;”(người nghe) hiểu được phạm tội thullaccaya. Vì nguyên nhân nuôi mạng vì lý do nuôi mạng, vị tỳ khưu yêu cầu các loại vật thực thượng hạng cho nhu cầu của bản thân rồi thọ dụng phạm tội pācittiya. Vì nguyên nhân nuôi mạng vì lý do nuôi mạng, vị tỳ khưu ni yêu cầu các loại vật thực thượng hạng cho nhu cầu của bản thân rồi thọ dụng phạm tội pāṭidesanīya. Vì nguyên nhân nuôi mạng vì lý do nuôi mạng, vị tỳ khưu không bị bệnh yêu cầu xúp và cơm cho nhu cầu của bản thân rồi thọ dụng phạm tội dukkaṭa. Do duyên hư hỏng về nuôi mạng vi phạm sáu loại tội này.

Các tội ấy được phân chia theo bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng? ...(như trên)... Được giải quyết với bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp?

- Các tội ấy được phân chia theo hai sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng: có thể là sự hư hỏng về giới, có thể là sự hư hỏng về hạnh kiểm. Được quy tụ vào sáu nhóm tội trong bảy nhóm tội: có thể là nhóm tội pārājika, có thể là nhóm tội saṅghādisesa, có thể là nhóm tội thullaccaya, có thể là nhóm tội pācittiya, có thể là nhóm tội pāṭidesanīya, có thể là nhóm tội dukkaṭa. Được sanh lên do sáu nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội: có thể sanh lên do thân, không do khẩu không do ý; có thể sanh lên do khẩu, không do thân không do ý; có thể sanh lên do thân và do khẩu, không do ý; có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. Là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng. Được giải quyết với ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

Dứt phần Do Duyên Hư Hỏng là phần thứ tư.

[878] Do duyên tranh tụng liên quan đến tranh cãi vi phạm bao nhiêu tội?

– Do duyên tranh tụng liên quan đến tranh cãi vi phạm hai tội: Vị mắng nhiếc vị đã tu lên bậc trên phạm tội pācittiya. Vị mắng nhiếc người chưa tu lên bậc trên phạm tội dukkaṭa. Do duyên tranh tụng liên quan đến tranh cãi vi phạm hai tội này.

Các tội ấy được phân chia theo bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng? ...(như trên)... Được giải quyết với bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp?

- Các tội ấy được phân chia theo một sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng là sự hư hỏng về hạnh kiểm. Được quy tụ vào hai nhóm tội trong bảy nhóm tội: có thể là nhóm tội pācittiya, có thể là nhóm tội dukkaṭa. Được sanh lên do ba nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội: có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. Là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng. Được giải quyết với ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

[879] Do duyên tranh tụng liên quan đến khiển trách vi phạm bao nhiêu tội?

– Do duyên tranh tụng liên quan đến khiển trách vi phạm ba tội: Vị bôi nhọ vị tỳ khưu về tội pārājika không có nguyên cớ phạm tội saṅghādisesa. Vị bôi nhọ vị tỳ khưu về tội saṅghādisesa không có nguyên cớ phạm tội pācittiya. Vị bôi nhọ vị tỳ khưu với sự hư hỏng về hạnh kiểm không có nguyên cớ phạm tội dukkaṭa. Do duyên tranh tụng liên quan đến khiển trách vi phạm ba tội này.

Các tội ấy được phân chia theo bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng? ...(như trên)... Được giải quyết với bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp?

- Các tội ấy được phân chia theo hai sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng: có thể là sự hư hỏng về giới, có thể là sự hư hỏng về hạnh kiểm. Được quy tụ vào ba nhóm tội trong bảy nhóm tội: có thể là nhóm tội saṅghādisesa, có thể là nhóm tội pācittiya, có thể là nhóm tội dukkaṭa. Được sanh lên do ba nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội: có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. Là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng. Được giải quyết với ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

[880] Do duyên tranh tụng liên quan đến tội vi phạm bao nhiêu tội?

– Do duyên tranh tụng liên quan đến tội vi phạm bốn tội: Vị tỳ khưu ni biết mà che giấu tội pārājika (của tỳ khưu ni khác) phạm tội pārājika. Có sự hoài nghi rồi che giấu phạm tội thullaccaya. Vị tỳ khưu che giấu tội saṅghādisesa (của vị tỳ khưu khác) phạm tội pācittiya. Vị che giấu sự hư hỏng về hạnh kiểm phạm tội dukkaṭa. Do duyên tranh tụng liên quan đến tội vi phạm bốn tội này.

Các tội ấy được phân chia theo bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng? ...(như trên)... Được giải quyết với bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp?

- Các tội ấy được phân chia theo hai sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng: có thể là sự hư hỏng về giới, có thể là sự hư hỏng về hạnh kiểm. Được quy tụ vào bốn nhóm tội trong bảy nhóm tội: có thể là nhóm tội pārājika, có thể là nhóm tội thullaccaya, có thể là nhóm tội pācittiya, có thể là nhóm tội dukkaṭa. Được sanh lên do một nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội là sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. Là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng. Được giải quyết với ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

[881] Do duyên tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ vi phạm bao nhiêu tội? Do duyên tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ vi phạm năm tội: Vị tỳ khưu ni là người xu hướng theo kẻ bị phạt án treo không chịu dứt bỏ với lời nhắc nhở đến lần thứ ba, do lời đề nghị phạm tội dukkaṭa. Do hai lời thông báo của hành sự phạm các tội thullaccaya. Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự phạm tội pārājika. Các tỳ khưu là những người xu hướng theo kẻ chia rẽ (hội chúng) không chịu dứt bỏ với lời nhắc nhở đến lần thứ ba phạm tội saṅghādisesa. Vị không chịu dứt bỏ tà kiến ác với lời nhắc nhở đến lần thứ ba phạm tội pācittiya. Do duyên tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ vi phạm năm tội này.

Các tội ấy được phân chia theo bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng? ...(như trên)... Được giải quyết với bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp?

- Các tội ấy được phân chia theo hai sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng: có thể là sự hư hỏng về giới, có thể là sự hư hỏng về hạnh kiểm. Được quy tụ vào năm nhóm tội trong bảy nhóm tội: có thể là nhóm tội pārājika, có thể là nhóm tội saṅghādisesa, có thể là nhóm tội thullaccaya, có thể là nhóm tội pācittiya, có thể là nhóm tội dukkaṭa. Được sanh lên do một nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội là sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. Là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng. Được giải quyết với ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

[882] Trừ ra bảy loại tội và bảy nhóm tội, các tội còn lại được phân chia theo bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng? Được quy tụ vào bao nhiêu nhóm tội trong bảy nhóm tội? Được sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội? Là sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng? Được giải quyết với bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp?

- Trừ ra bảy loại tội và bảy nhóm tội, các tội còn lại không được phân chia theo sự hư hỏng nào trong bốn sự hư hỏng, không được quy tụ vào nhóm tội nào trong bảy nhóm tội, không được sanh lên do nguồn sanh tội nào trong sáu nguồn sanh tội, không là sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng, không được giải quyết với cách dàn xếp nào trong bảy cách dàn xếp.

Nguyên nhân của điều ấy là gì?

- Trừ ra bảy loại tội và bảy nhóm tội, các tội khác không có.

Dứt phần Do Duyên Tranh Tụng là phần thứ năm.

Dứt Sự Trùng Lặp Liên Tục.

Tóm lược phần này:

[883]

Câu hỏi về bao nhiêu
các nguồn gốc sanh tội,
và cũng y như thế
bao nhiêu tội vi phạm,
(kệ)các nguồn sanh tội,
và các điều hư hỏng,
cũng tương tợ như thế
về các sự tranh tụng.

*******

IV. (b) PHÂN TÍCH CÁCH DÀN XẾP:

[884] Điều gì là phần đi trước (pubbaṅgamaṃ) của sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi? Có bao nhiêu cơ sở (ṭhānaṃ)? Có bao nhiêu sự việc (vatthu)? Có bao nhiêu nền tảng (bhūmi)? Có bao nhiêu nhân tố (hetu)? Có bao nhiêu nguyên nhân (mūlaṃ)? Vị tranh cãi theo bao nhiêu cách thức? Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi được lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp?

Điều gì là phần đi trước của sự tranh tụng liên quan đến khiển trách? Có bao nhiêu cơ sở? Có bao nhiêu sự việc? Có bao nhiêu nền tảng? Có bao nhiêu nhân tố? Có bao nhiêu nguyên nhân? Vị khiển trách theo bao nhiêu cách thức? Sự tranh tụng liên quan đến khiển trách được lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp?

Điều gì là phần đi trước của sự tranh tụng liên quan đến tội? Có bao nhiêu cơ sở? Có bao nhiêu sự việc? Có bao nhiêu nền tảng? Có bao nhiêu nhân tố? Có bao nhiêu nguyên nhân? Vị vi phạm tội theo bao nhiêu cách thức? Sự tranh tụng liên quan đến tội được lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp?

Điều gì là phần đi trước của sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ? Có bao nhiêu cơ sở? Có bao nhiêu sự việc? Có bao nhiêu nền tảng? Có bao nhiêu nhân tố? Có bao nhiêu nguyên nhân? Nhiệm vụ sanh lên theo bao nhiêu cách thức? Sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ được lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp?

[885] Điều gì là phần đi trước của sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi? - Tham là phần đi trước, sân là phần đi trước, si là phần đi trước, vô tham là phần đi trước, vô sân là phần đi trước, vô si là phần đi trước. Có bao nhiêu cơ sở? - Có mười tám cơ sở gây ra chia rẽ.[4] Có bao nhiêu sự việc? - Có mười tám sự việc gây ra chia rẽ. Có bao nhiêu nền tảng? - Có mười tám nền tảng gây ra chia rẽ. Có bao nhiêu nhân tố? - Có chín nhân tố: ba nhân tố tốt đẹp, ba nhân tố không tốt đẹp, ba nhân tố không xác định. Có bao nhiêu nguyên nhân? - Có mười hai nguyên nhân.[5] Vị tranh cãi theo bao nhiêu cách thức? - Vị tranh cãi theo hai cách thức: hoặc là có tri kiến đúng Pháp hoặc là có tri kiến sai Pháp. Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi được lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp? - Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi được lắng dịu với hai cách dàn xếp: hành xử Luật với sự hiện diện và thuận theo số đông.

[886] Điều gì là phần đi trước của sự tranh tụng liên quan đến khiển trách? - Tham là phần đi trước, sân là phần đi trước, si là phần đi trước, vô tham là phần đi trước, vô sân là phần đi trước, vô si là phần đi trước. Có bao nhiêu cơ sở? - Bốn sự hư hỏng là cơ sở. Có bao nhiêu sự việc? - Bốn sự hư hỏng là sự việc. Có bao nhiêu nền tảng? - Bốn sự hư hỏng là nền tảng. Có bao nhiêu nhân tố? - Có chín nhân tố: ba nhân tố tốt đẹp, ba nhân tố không tốt đẹp, ba nhân tố không xác định. Có bao nhiêu nguyên nhân? - Có mười bốn nguyên nhân.[6] Vị khiển trách theo bao nhiêu cách thức? - Vị khiển trách theo hai cách thức: từ sự việc hoặc từ tội vi phạm. Sự tranh tụng liên quan đến khiển trách được lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp? - Sự tranh tụng liên quan đến khiển trách được lắng dịu với bốn cách dàn xếp: hành xử Luật với sự hiện diện, hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận.

[887] Điều gì là phần đi trước của sự tranh tụng liên quan đến tội? - Tham là phần đi trước, sân là phần đi trước, si là phần đi trước, vô tham là phần đi trước, vô sân là phần đi trước, vô si là phần đi trước. Có bao nhiêu cơ sở? - Bảy nhóm tội là cơ sở. Có bao nhiêu sự việc? - Bảy nhóm tội là sự việc. Có bao nhiêu nền tảng? - Bảy nhóm tội là nền tảng. Có bao nhiêu nhân tố? - Có chín nhân tố: ba nhân tố tốt đẹp, ba nhân tố không tốt đẹp, ba nhân tố không xác định. Có bao nhiêu nguyên nhân? - Sáu nguồn sanh tội là nguyên nhân. Vị vi phạm tội theo bao nhiêu cách thức? - Vị vi phạm tội theo sáu cách thức: sự không xấu hổ, sự không biết, bản chất không hối hận, sự lầm tưởng là được phép đối với việc không được phép, sự lầm tưởng là không được phép đối với việc được phép, lầm lẫn về sự ghi nhớ. Sự tranh tụng liên quan đến tội được lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp? - Sự tranh tụng liên quan đến tội được lắng dịu với ba cách dàn xếp: hành xử Luật với sự hiện diện, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, và cách dùng cỏ che lấp.

[888] Điều gì là phần đi trước của sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ? - Tham là phần đi trước, sân là phần đi trước, si là phần đi trước, vô tham là phần đi trước, vô sân là phần đi trước, vô si là phần đi trước. Có bao nhiêu cơ sở? - Bốn hành sự là các cơ sở.[7] Có bao nhiêu sự việc? - Bốn hành sự là các sự việc. Có bao nhiêu nền tảng? - Bốn hành sự là các nền tảng. Có bao nhiêu nhân tố? - Có chín nhân tố: ba nhân tố tốt đẹp, ba nhân tố không tốt đẹp, ba nhân tố không xác định. Có bao nhiêu nguyên nhân? - Có một nguyên nhân là hội chúng. Nhiệm vụ sanh lên theo bao nhiêu cách thức? - Nhiệm vụ sanh lên theo hai cách thức: từ lời đề nghị hoặc từ lời công bố. Sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ được lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp? - Sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ được lắng dịu với một cách dàn xếp là hành xử Luật với sự hiện diện.

[889] Có bao nhiêu cách dàn xếp?

– Có bảy cách dàn xếp: Hành xử Luật với sự hiện diện, hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, thuận theo số đông, theo tội của vị ấy, cách dùng cỏ che lấp. Đây là bảy cách dàn xếp.

Có thể bảy cách dàn xếp này trở thành mười cách dàn xếp, mười cách dàn xếp trở thành bảy cách dàn xếp tùy theo phương thức trình bày liên quan đến sự việc hay không?

- Có thể.

Có thể bằng cách nào?

- Hai cách dàn xếp của sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, bốn cách dàn xếp của sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, ba cách dàn xếp của sự tranh tụng liên quan đến tội, và một cách dàn xếp của sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ. Như thế, bảy cách dàn xếp này trở thành mười cách dàn xếp, mười cách dàn xếp trở thành bảy cách dàn xếp tùy theo phương thức trình bày liên quan đến sự việc.

Dứt phần Phương Thức Trình Bày là phần thứ sáu.

[890] Đối với sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, có bao nhiêu cách dàn xếp là có liên quan? Đối với sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, có bao nhiêu cách dàn xếp là không có liên quan? Đối với sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, có bao nhiêu cách dàn xếp là có liên quan? Đối với sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, có bao nhiêu cách dàn xếp là không có liên quan? Đối với sự tranh tụng liên quan đến tội, có bao nhiêu cách dàn xếp là có liên quan? Đối với sự tranh tụng liên quan đến tội, có bao nhiêu cách dàn xếp là không có liên quan? Đối với sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ, có bao nhiêu cách dàn xếp là có liên quan? Đối với sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ, có bao nhiêu cách dàn xếp là không có liên quan?

- Đối với sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, có hai cách dàn xếp là có liên quan: hành xử Luật với sự hiện diện, thuận theo số đông. Đối với sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, có năm cách dàn xếp là không có liên quan: hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, theo tội của vị ấy, cách dùng cỏ che lấp.

Đối với sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, có bốn cách dàn xếp là có liên quan: hành xử Luật với sự hiện diện, hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, theo tội của vị ấy. Đối với sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, có ba cách dàn xếp là không có liên quan: thuận theo số đông, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, cách dùng cỏ che lấp.

Đối với sự tranh tụng liên quan đến tội, có ba cách dàn xếp là có liên quan: hành xử Luật với sự hiện diện, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, cách dùng cỏ che lấp. Đối với sự tranh tụng liên quan đến tội, có bốn cách dàn xếp là không có liên quan: thuận theo số đông, hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, theo tội của vị ấy.

Đối với sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ, có một cách dàn xếp là có liên quan: hành xử Luật với sự hiện diện. Đối với sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ, có sáu cách dàn xếp là không có liên quan: thuận theo số đông, hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, theo tội của vị ấy, cách dùng cỏ che lấp.

Dứt phần Có Liên Quan là phần thứ bảy.

[891] Đối với sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, có bao nhiêu cách dàn xếp là có cùng quan hệ? Đối với sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, có bao nhiêu cách dàn xếp là có quan hệ khác biệt? Đối với sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, có bao nhiêu cách dàn xếp là có cùng quan hệ? Đối với sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, có bao nhiêu cách dàn xếp là có quan hệ khác biệt? Đối với sự tranh tụng liên quan đến tội, có bao nhiêu cách dàn xếp là có cùng quan hệ? Đối với sự tranh tụng liên quan đến tội, có bao nhiêu cách dàn xếp là có quan hệ khác biệt? Đối với sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ, có bao nhiêu cách dàn xếp là có cùng quan hệ? Đối với sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ, có bao nhiêu cách dàn xếp là có quan hệ khác biệt?

- Đối với sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, có hai cách dàn xếp là có cùng quan hệ: hành xử Luật với sự hiện diện, thuận theo số đông. Đối với sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, có năm cách dàn xếp là có quan hệ khác biệt: hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, theo tội của vị ấy, cách dùng cỏ che lấp.

Đối với sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, có bốn cách dàn xếp là có cùng quan hệ: hành xử Luật với sự hiện diện, hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, theo tội của vị ấy. Đối với sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, có ba cách dàn xếp là có quan hệ khác biệt: thuận theo số đông, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, cách dùng cỏ che lấp.

Đối với sự tranh tụng liên quan đến tội, có ba cách dàn xếp là có cùng quan hệ: hành xử Luật với sự hiện diện, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, cách dùng cỏ che lấp. Đối với sự tranh tụng liên quan đến tội, có bốn cách dàn xếp là có quan hệ khác biệt: thuận theo số đông, hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, theo tội của vị ấy.

Đối với sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ, có một cách dàn xếp là có cùng quan hệ: hành xử Luật với sự hiện diện. Đối với sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ, có sáu cách dàn xếp là có quan hệ khác biệt: thuận theo số đông, hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, theo tội của vị ấy, cách dùng cỏ che lấp.

Dứt phần Có Cùng Quan Hệ là phần thứ tám.

[892] Đối với (một) cách dàn xếp, có các cách dàn xếp là có liên quan? Đối với (một) cách dàn xếp, có các cách dàn xếp là không có liên quan?

- Đối với (một) cách dàn xếp, có thể có các cách dàn xếp là có liên quan. Đối với (một) cách dàn xếp, có thể có các cách dàn xếp là không có liên quan.

Thế nào là đối với (một) cách dàn xếp, có thể có các cách dàn xếp là có liên quan? Thế nào là đối với (một) cách dàn xếp, có thể có các cách dàn xếp là không có liên quan?

- Thuận theo số đông là có liên quan đối với hành xử Luật với sự hiện diện; là không có liên quan đối với hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, đối với hành xử Luật khi không điên cuồng, đối với việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, đối với theo tội của vị ấy, đối với cách dùng cỏ che lấp.

Hành xử Luật bằng sự ghi nhớ là có liên quan đối với hành xử Luật với sự hiện diện; là không có liên quan đối với hành xử Luật khi không điên cuồng, đối với việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, đối với theo tội của vị ấy, đối với cách dùng cỏ che lấp, đối với thuận theo số đông.

Hành xử Luật khi không điên cuồng là có liên quan đối với hành xử Luật với sự hiện diện; là không có liên quan đối với việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, đối với theo tội của vị ấy, đối với cách dùng cỏ che lấp, đối với thuận theo số đông, đối với hành xử Luật bằng sự ghi nhớ.

Việc phán xử theo tội đã được thừa nhận là có liên quan đối với hành xử Luật với sự hiện diện; là không có liên quan đối với theo tội của vị ấy, đối với cách dùng cỏ che lấp, đối với thuận theo số đông, đối với hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, đối với hành xử Luật khi không điên cuồng.

Theo tội của vị ấy là có liên quan đối với hành xử Luật với sự hiện diện; là không có liên quan đối với cách dùng cỏ che lấp, đối với thuận theo số đông, đối với hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, đối với hành xử Luật khi không điên cuồng, đối với việc phán xử theo tội đã được thừa nhận.

Cách dùng cỏ che lấp là có liên quan đối với hành xử Luật với sự hiện diện; là không có liên quan đối với thuận theo số đông, đối với hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, đối với hành xử Luật khi không điên cuồng, đối với việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, đối với theo tội của vị ấy.

Như vậy, đối với (một) cách dàn xếp, có thể có các cách dàn xếp là có liên quan. Như vậy, đối với (một) cách dàn xếp, có thể có các cách dàn xếp là không có liên quan.

Dứt phần
Các Cách Dàn Xếp Có Liên Quan Đối Với Cách Dàn Xếp
là phần thứ chín.

[893] Đối với (một) cách dàn xếp, có các cách dàn xếp là có cùng quan hệ? Đối với (một) cách dàn xếp, có các cách dàn xếp là có quan hệ khác biệt?

- Đối với (một) cách dàn xếp, có thể có các cách dàn xếp là có cùng quan hệ. Đối với (một) cách dàn xếp, có thể có các cách dàn xếp là có quan hệ khác biệt.

Thế nào là đối với (một) cách dàn xếp, có thể có các cách dàn xếp là có cùng quan hệ? Thế nào là đối với (một) cách dàn xếp, có thể có các cách dàn xếp là có quan hệ khác biệt?

- Thuận theo số đông là có cùng quan hệ đối với hành xử Luật với sự hiện diện; là có quan hệ khác biệt đối với hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, đối với hành xử Luật khi không điên cuồng, đối với việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, đối với theo tội của vị ấy, đối với cách dùng cỏ che lấp.

Hành xử Luật bằng sự ghi nhớ là có cùng quan hệ đối với hành xử Luật với sự hiện diện; là có quan hệ khác biệt đối với hành xử Luật khi không điên cuồng, đối với việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, đối với theo tội của vị ấy, đối với cách dùng cỏ che lấp, đối với thuận theo số đông.

Hành xử Luật khi không điên cuồng là có cùng quan hệ đối với hành xử Luật với sự hiện diện; là có quan hệ khác biệt đối với việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, đối với theo tội của vị ấy, đối với cách dùng cỏ che lấp, đối với thuận theo số đông, đối với hành xử Luật bằng sự ghi nhớ.

Việc phán xử theo tội đã được thừa nhận là có cùng quan hệ đối với hành xử Luật với sự hiện diện; là có quan hệ khác biệt đối với theo tội của vị ấy, đối với cách dùng cỏ che lấp, đối với thuận theo số đông, đối với hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, đối với hành xử Luật khi không điên cuồng.

Theo tội của vị ấy là có cùng quan hệ đối với hành xử Luật với sự hiện diện; là có quan hệ khác biệt đối với cách dùng cỏ che lấp, đối với thuận theo số đông, đối với hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, đối với hành xử Luật khi không điên cuồng, đối với việc phán xử theo tội đã được thừa nhận.

Cách dùng cỏ che lấp là có cùng quan hệ đối với hành xử Luật với sự hiện diện; là có quan hệ khác biệt đối với thuận theo số đông, đối với hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, đối với hành xử Luật khi không điên cuồng, đối với việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, đối với theo tội của vị ấy.

Như vậy, đối với (một) cách dàn xếp, có thể có các cách dàn xếp là có cùng quan hệ. Như vậy, đối với (một) cách dàn xếp, có thể có các cách dàn xếp là có quan hệ khác biệt.

Dứt phần
Các Cách Dàn Xếp Có Cùng Quan Hệ Đối Với Cách Dàn Xếp
là phần thứ mười.

[894] (Có phải) cách dàn xếp là hành xử Luật với sự hiện diện (và) hành xử Luật với sự hiện diện là cách dàn xếp? (Có phải) cách dàn xếp là thuận theo số đông (và) thuận theo số đông là cách dàn xếp? (Có phải) cách dàn xếp là hành xử Luật bằng sự ghi nhớ (và) hành xử Luật bằng sự ghi nhớ là cách dàn xếp? (Có phải) cách dàn xếp là hành xử Luật khi không điên cuồng (và) hành xử Luật khi không điên cuồng là cách dàn xếp? (Có phải) cách dàn xếp là việc phán xử theo tội đã được thừa nhận (và) việc phán xử theo tội đã được thừa nhận là cách dàn xếp? (Có phải) cách dàn xếp là theo tội của vị ấy (và) theo tội của vị ấy là cách dàn xếp? (Có phải) cách dàn xếp là cách dùng cỏ che lấp (và) cách dùng cỏ che lấp là cách dàn xếp?

- Thuận theo số đông, hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, theo tội của vị ấy, cách dùng cỏ che lấp, các cách dàn xếp này là các cách dàn xếp (nhưng) không phải là hành xử Luật với sự hiện diện. Hành xử Luật với sự hiện diện vừa là cách dàn xếp vừa là hành xử Luật với sự hiện diện.

Hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, theo tội của vị ấy, cách dùng cỏ che lấp, hành xử Luật với sự hiện diện, các cách dàn xếp này là các cách dàn xếp (nhưng) không phải là thuận theo số đông. Thuận theo số đông vừa là cách dàn xếp vừa là thuận theo số đông.

Hành xử Luật khi không điên cuồng, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, theo tội của vị ấy, cách dùng cỏ che lấp, hành xử Luật với sự hiện diện, thuận theo số đông, các cách dàn xếp này là các cách dàn xếp (nhưng) không phải là hành xử Luật bằng sự ghi nhớ. Hành xử Luật bằng sự ghi nhớ vừa là cách dàn xếp vừa là hành xử Luật bằng sự ghi nhớ.

Việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, theo tội của vị ấy, cách dùng cỏ che lấp, hành xử Luật với sự hiện diện, thuận theo số đông, hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, các cách dàn xếp này là các cách dàn xếp (nhưng) không phải là hành xử Luật khi không điên cuồng. Hành xử Luật khi không điên cuồng vừa là cách dàn xếp vừa là hành xử Luật khi không điên cuồng.

Theo tội của vị ấy, cách dùng cỏ che lấp, hành xử Luật với sự hiện diện, thuận theo số đông, hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, các cách dàn xếp này là các cách dàn xếp (nhưng) không phải là việc phán xử theo tội đã được thừa nhận. Việc phán xử theo tội đã được thừa nhận vừa là cách dàn xếp vừa là việc phán xử theo tội đã được thừa nhận.

Cách dùng cỏ che lấp, hành xử Luật với sự hiện diện, thuận theo số đông, hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, các cách dàn xếp này là các cách dàn xếp (nhưng) không phải là theo tội của vị ấy. Theo tội của vị ấy vừa là cách dàn xếp vừa là theo tội của vị ấy.

Hành xử Luật với sự hiện diện, thuận theo số đông, hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, theo tội của vị ấy, các cách dàn xếp này là các cách dàn xếp (nhưng) không phải là cách dùng cỏ che lấp. Cách dùng cỏ che lấp vừa là cách dàn xếp vừa là theo tội của vị ấy.

Dứt phần
Cách Dàn Xếp Và Hành Xử Luật Với Sự Hiện Diện
là phần thứ mười một.

[895] (Có phải) cách hành xử là hành xử Luật với sự hiện diện (và) hành xử Luật với sự hiện diện là cách hành xử? (Có phải) cách hành xử là thuận theo số đông (và) thuận theo số đông là cách hành xử? (Có phải) cách hành xử là hành xử Luật bằng sự ghi nhớ (và) hành xử Luật bằng sự ghi nhớ là cách hành xử? (Có phải) cách hành xử là hành xử Luật khi không điên cuồng (và) hành xử Luật khi không điên cuồng là cách hành xử? (Có phải) cách hành xử là việc phán xử theo tội đã được thừa nhận (và) việc phán xử theo tội đã được thừa nhận là cách hành xử? (Có phải) cách hành xử là theo tội của vị ấy (và) theo tội của vị ấy là cách hành xử? (Có phải) cách hành xử là cách dùng cỏ che lấp (và) cách dùng cỏ che lấp là cách hành xử?

[896] - Cách hành xử có thể là hành xử Luật với sự hiện diện, có thể không phải là hành xử Luật với sự hiện diện. Hành xử Luật với sự hiện diện vừa là cách hành xử vừa là hành xử Luật với sự hiện diện.

Cách hành xử có thể là thuận theo số đông, có thể không phải là thuận theo số đông. Thuận theo số đông vừa là cách hành xử vừa là thuận theo số đông.

Cách hành xử có thể là hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, có thể không phải là hành xử Luật bằng sự ghi nhớ. Hành xử Luật bằng sự ghi nhớ vừa là cách hành xử vừa là hành xử Luật bằng sự ghi nhớ.

Cách hành xử có thể là hành xử Luật khi không điên cuồng, có thể không phải là hành xử Luật khi không điên cuồng. Hành xử Luật khi không điên cuồng vừa là cách hành xử vừa là hành xử Luật khi không điên cuồng.

Cách hành xử có thể là việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể không phải là việc phán xử theo tội đã được thừa nhận. Việc phán xử theo tội đã được thừa nhận vừa là cách hành xử vừa là việc phán xử theo tội đã được thừa nhận.

Cách hành xử có thể là theo tội của vị ấy, có thể không phải là theo tội của vị ấy. Theo tội của vị ấy vừa là cách hành xử vừa là theo tội của vị ấy.

Cách hành xử có thể là cách dùng cỏ che lấp, có thể không phải là cách dùng cỏ che lấp. Cách dùng cỏ che lấp vừa là cách hành xử vừa là cách dùng cỏ che lấp.

Dứt phần Cách Hành Xử là phần thứ mười hai.

[897] Hành xử Luật với sự hiện diện là tốt đẹp, là không tốt đẹp, hay là không xác định? Thuận theo số đông là tốt đẹp, là không tốt đẹp, hay là không xác định? Hành xử Luật bằng sự ghi nhớ là tốt đẹp, là không tốt đẹp, hay là không xác định? Hành xử Luật khi không điên cuồng là tốt đẹp, là không tốt đẹp, hay là không xác định? Việc phán xử theo tội đã được thừa nhận là tốt đẹp, là không tốt đẹp, hay là không xác định? Theo tội của vị ấy là tốt đẹp, là không tốt đẹp, hay là không xác định? Cách dùng cỏ che lấp là tốt đẹp, là không tốt đẹp, hay là không xác định?

- Hành xử Luật với sự hiện diện có thể là tốt đẹp, có thể là không xác định, không có hành xử Luật với sự hiện diện là không tốt đẹp. Thuận theo số đông có thể là tốt đẹp, có thể là không tốt đẹp, có thể là không xác định. Hành xử Luật bằng sự ghi nhớ có thể là tốt đẹp, có thể là không tốt đẹp, có thể là không xác định. Hành xử Luật khi không điên cuồng có thể là tốt đẹp, có thể là không tốt đẹp, có thể là không xác định. Việc phán xử theo tội đã được thừa nhận có thể là tốt đẹp, có thể là không tốt đẹp, có thể là không xác định. Theo tội của vị ấy có thể là tốt đẹp, có thể là không tốt đẹp, có thể là không xác định. Cách dùng cỏ che lấp có thể là tốt đẹp, có thể là không tốt đẹp, có thể là không xác định.

[898] Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi là tốt đẹp, là không tốt đẹp, hay là không xác định? Sự tranh tụng liên quan đến khiển trách là tốt đẹp, là không tốt đẹp, hay là không xác định? Sự tranh tụng liên quan đến tội là tốt đẹp, là không tốt đẹp, hay là không xác định? Sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ là tốt đẹp, là không tốt đẹp, hay là không xác định?

- Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi có thể là tốt đẹp, có thể là không tốt đẹp, có thể là không xác định. Sự tranh tụng liên quan đến khiển trách có thể là tốt đẹp, có thể là không tốt đẹp, có thể là không xác định. Sự tranh tụng liên quan đến tội có thể là không tốt đẹp, có thể là không xác định, không có sự tranh tụng liên quan đến tội là tốt đẹp. Sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ có thể là tốt đẹp, có thể là không tốt đẹp, có thể là không xác định.

Dứt phần Tốt Đẹp là phần thứ mười ba.

[899] Nơi nào thuận theo số đông được áp dụng, nơi ấy hành xử Luật với sự hiện diện (cũng) được áp dụng. Nơi nào hành xử Luật với sự hiện diện được áp dụng, (nếu) nơi ấy thuận theo số đông được áp dụng, (thì) nơi ấy hành xử Luật bằng sự ghi nhớ không được áp dụng, nơi ấy hành xử Luật khi không điên cuồng không được áp dụng, nơi ấy việc phán xử theo tội đã được thừa nhận không được áp dụng, nơi ấy theo tội của vị ấy không được áp dụng, nơi ấy cách dùng cỏ che lấp không được áp dụng.

Nơi nào hành xử Luật bằng sự ghi nhớ được áp dụng, nơi ấy hành xử Luật với sự hiện diện (cũng) được áp dụng. Nơi nào hành xử Luật với sự hiện diện được áp dụng, (nếu) nơi ấy hành xử Luật bằng sự ghi nhớ được áp dụng, (thì) nơi ấy hành xử Luật khi không điên cuồng không được áp dụng, nơi ấy việc phán xử theo tội đã được thừa nhận không được áp dụng, nơi ấy theo tội của vị ấy không được áp dụng, nơi ấy cách dùng cỏ che lấp không được áp dụng, nơi ấy thuận theo số đông không được áp dụng.

Nơi nào hành xử Luật khi không điên cuồng được áp dụng, nơi ấy hành xử Luật với sự hiện diện (cũng) được áp dụng. Nơi nào hành xử Luật với sự hiện diện được áp dụng, (nếu) nơi ấy hành xử Luật khi không điên cuồng được áp dụng, (thì) nơi ấy việc phán xử theo tội đã được thừa nhận không được áp dụng, nơi ấy theo tội của vị ấy không được áp dụng, nơi ấy cách dùng cỏ che lấp không được áp dụng, nơi ấy thuận theo số đông không được áp dụng, nơi ấy hành xử Luật bằng sự ghi nhớ không được áp dụng.

Nơi nào việc phán xử theo tội đã được thừa nhận được áp dụng, nơi ấy hành xử Luật với sự hiện diện (cũng) được áp dụng. Nơi nào hành xử Luật với sự hiện diện được áp dụng, (nếu) nơi ấy việc phán xử theo tội đã được thừa nhận được áp dụng, (thì) nơi ấy theo tội của vị ấy không được áp dụng, nơi ấy cách dùng cỏ che lấp không được áp dụng, nơi ấy thuận theo số đông không được áp dụng, nơi ấy hành xử Luật bằng sự ghi nhớ không được áp dụng, nơi ấy hành xử Luật khi không điên cuồng không được áp dụng.

Nơi nào theo tội của vị ấy được áp dụng, nơi ấy hành xử Luật với sự hiện diện (cũng) được áp dụng. Nơi nào hành xử Luật với sự hiện diện được áp dụng, (nếu) nơi ấy theo tội của vị ấy được áp dụng, (thì) nơi ấy cách dùng cỏ che lấp không được áp dụng, nơi ấy thuận theo số đông không được áp dụng, nơi ấy hành xử Luật bằng sự ghi nhớ không được áp dụng, nơi ấy hành xử Luật khi không điên cuồng không được áp dụng, nơi ấy việc phán xử theo tội đã được thừa nhận không được áp dụng.

Nơi nào cách dùng cỏ che lấp được áp dụng, nơi ấy hành xử Luật với sự hiện diện (cũng) được áp dụng. Nơi nào hành xử Luật với sự hiện diện được áp dụng, (nếu) nơi ấy cách dùng cỏ che lấp được áp dụng, (thì) nơi ấy thuận theo số đông không được áp dụng, nơi ấy hành xử Luật bằng sự ghi nhớ không được áp dụng, nơi ấy hành xử Luật khi không điên cuồng không được áp dụng, nơi ấy việc phán xử theo tội đã được thừa nhận không được áp dụng, nơi ấy theo tội của vị ấy không được áp dụng.

[900] Nơi nào có thuận theo số đông, nơi ấy (cũng) có hành xử Luật với sự hiện diện. Nơi nào có hành xử Luật với sự hiện diện, (nếu) nơi ấy có thuận theo số đông, (thì) nơi ấy không có hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, nơi ấy không có hành xử Luật khi không điên cuồng, nơi ấy không có việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, nơi ấy không có theo tội của vị ấy, nơi ấy không có cách dùng cỏ che lấp.

Nơi nào có hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, nơi ấy (cũng) có hành xử Luật với sự hiện diện. Nơi nào có hành xử Luật với sự hiện diện, (nếu) nơi ấy có hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, (thì) nơi ấy không có hành xử Luật khi không điên cuồng, nơi ấy không có việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, nơi ấy không có theo tội của vị ấy, nơi ấy không có cách dùng cỏ che lấp, nơi ấy không có thuận theo số đông.

(Đã dùng hành xử Luật với sự hiện diện làm phần căn bản) ...(như trên)...

Nơi nào có cách dùng cỏ che lấp, nơi ấy (cũng) có hành xử Luật với sự hiện diện. Nơi nào có hành xử Luật với sự hiện diện, (nếu) nơi ấy có cách dùng cỏ che lấp, (thì) nơi ấy không có thuận theo số đông, nơi ấy không có hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, nơi ấy không có hành xử Luật khi không điên cuồng, nơi ấy không có việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, nơi ấy không có theo tội của vị ấy.

Sự lặp lại theo vòng tròn.
Dứt phần Nơi Nào là phần thứ mười bốn.

[901] Trong trường hợp sự tranh tụng được giải quyết bằng hành xử Luật với sự hiện diện và thuận theo số đông: Nơi nào thuận theo số đông được áp dụng, nơi ấy hành xử Luật với sự hiện diện (cũng) được áp dụng. Nơi nào hành xử Luật với sự hiện diện được áp dụng, (nếu) nơi ấy thuận theo số đông được áp dụng, (thì) nơi ấy hành xử Luật bằng sự ghi nhớ không được áp dụng, nơi ấy hành xử Luật khi không điên cuồng không được áp dụng, nơi ấy việc phán xử theo tội đã được thừa nhận không được áp dụng, nơi ấy theo tội của vị ấy không được áp dụng, nơi ấy cách dùng cỏ che lấp không được áp dụng.

Trong trường hợp sự tranh tụng được giải quyết bằng hành xử Luật với sự hiện diện và hành xử Luật bằng sự ghi nhớ: Nơi nào hành xử Luật bằng sự ghi nhớ được áp dụng, nơi ấy hành xử Luật với sự hiện diện (cũng) được áp dụng. Nơi nào hành xử Luật với sự hiện diện được áp dụng, (nếu) nơi ấy hành xử Luật bằng sự ghi nhớ được áp dụng, (thì) nơi ấy hành xử Luật khi không điên cuồng không được áp dụng, nơi ấy việc phán xử theo tội đã được thừa nhận không được áp dụng, nơi ấy theo tội của vị ấy không được áp dụng, nơi ấy cách dùng cỏ che lấp không được áp dụng, nơi ấy thuận theo số đông không được áp dụng.

Trong trường hợp sự tranh tụng được giải quyết bằng hành xử Luật với sự hiện diện và hành xử Luật khi không điên cuồng: Nơi nào hành xử Luật khi không điên cuồng được áp dụng, nơi ấy hành xử Luật với sự hiện diện (cũng) được áp dụng. Nơi nào hành xử Luật với sự hiện diện được áp dụng, (nếu) nơi ấy hành xử Luật khi không điên cuồng được áp dụng, (thì) nơi ấy việc phán xử theo tội đã được thừa nhận không được áp dụng, nơi ấy theo tội của vị ấy không được áp dụng, nơi ấy cách dùng cỏ che lấp không được áp dụng, nơi ấy thuận theo số đông không được áp dụng, nơi ấy hành xử Luật bằng sự ghi nhớ không được áp dụng.

Trong trường hợp sự tranh tụng được giải quyết bằng hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận: Nơi nào việc phán xử theo tội đã được thừa nhận được áp dụng, nơi ấy hành xử Luật với sự hiện diện (cũng) được áp dụng. Nơi nào hành xử Luật với sự hiện diện được áp dụng, (nếu) nơi ấy việc phán xử theo tội đã được thừa nhận được áp dụng, (thì) nơi ấy theo tội của vị ấy không được áp dụng, nơi ấy cách dùng cỏ che lấp không được áp dụng, nơi ấy thuận theo số đông không được áp dụng, nơi ấy hành xử Luật bằng sự ghi nhớ không được áp dụng, nơi ấy hành xử Luật khi không điên cuồng không được áp dụng.

Trong trường hợp sự tranh tụng được giải quyết bằng hành xử Luật với sự hiện diện và theo tội của vị ấy: Nơi nào theo tội của vị ấy được áp dụng, nơi ấy hành xử Luật với sự hiện diện (cũng) được áp dụng. Nơi nào hành xử Luật với sự hiện diện được áp dụng, (nếu) nơi ấy theo tội của vị ấy được áp dụng, (thì) nơi ấy cách dùng cỏ che lấp không được áp dụng, nơi ấy thuận theo số đông không được áp dụng, nơi ấy hành xử Luật bằng sự ghi nhớ không được áp dụng, nơi ấy hành xử Luật khi không điên cuồng không được áp dụng, nơi ấy việc phán xử theo tội đã được thừa nhận không được áp dụng.

Trong trường hợp sự tranh tụng được giải quyết bằng hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp: Nơi nào cách dùng cỏ che lấp được áp dụng, nơi ấy hành xử Luật với sự hiện diện (cũng) được áp dụng. Nơi nào hành xử Luật với sự hiện diện được áp dụng, (nếu) nơi ấy cách dùng cỏ che lấp được áp dụng, (thì) nơi ấy thuận theo số đông không được áp dụng, nơi ấy hành xử Luật bằng sự ghi nhớ không được áp dụng, nơi ấy hành xử Luật khi không điên cuồng không được áp dụng, nơi ấy việc phán xử theo tội đã được thừa nhận không được áp dụng, nơi ấy theo tội của vị ấy không được áp dụng.

Dứt phần Trong Trường Hợp là phần thứ mười lăm.

[902] “Sự tranh tụng” hay là “cách dàn xếp,” các pháp này liên kết hay không liên kết? Và có thể tách rời để chỉ rõ sự khác biệt của các pháp này?

­- “Sự tranh tụng” hay là “cách dàn xếp,” các pháp này liên kết, không phải không liên kết. Và có thể tách rời để chỉ rõ sự khác biệt của các pháp này.

Vị ấy nên được nói rằng:

– Chớ có như thế! “Sự tranh tụng” hay là “cách dàn xếp,” các pháp này liên kết, không phải không liên kết. Và không thể tách rời để chỉ rõ sự khác biệt của các pháp này.

Lý do của điều ấy là gì?

- Không phải đức Thế Tôn đã nói rằng: “Này các tỳ khưu, đây là bốn sự tranh tụng và bảy cách dàn xếp. Các sự tranh tụng được làm lắng dịu bởi các cách dàn xếp, các cách dàn xếp được làm lắng dịu bởi các sự tranh tụng; các pháp này liên kết như thế, không phải không liên kết. Không thể tách rời để chỉ rõ sự khác biệt của các pháp này.”

Dứt phần Liên Kết là phần thứ mười sáu.

[903] Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi được làm lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp? Sự tranh tụng liên quan đến khiển trách được làm lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp? Sự tranh tụng liên quan đến tội được làm lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp? Sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ được làm lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp?

- Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi được làm lắng dịu với hai cách dàn xếp: hành xử Luật với sự hiện diện và thuận theo số đông. Sự tranh tụng liên quan đến khiển trách được làm lắng dịu với bốn cách dàn xếp: hành xử Luật với sự hiện diện, hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, và theo tội của vị ấy. Sự tranh tụng liên quan đến tội được làm lắng dịu với ba cách dàn xếp: hành xử Luật với sự hiện diện, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, và cách dùng cỏ che lấp. Sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ được làm lắng dịu với một cách dàn xếp là hành xử Luật với sự hiện diện.

Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi và sự tranh tụng liên quan đến khiển trách được làm lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp?

- Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi và sự tranh tụng liên quan đến khiển trách được làm lắng dịu với năm cách dàn xếp: hành xử Luật với sự hiện diện, thuận theo số đông, hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, và theo tội của vị ấy.

Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi và sự tranh tụng liên quan đến tội được làm lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp?

- Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi và sự tranh tụng liên quan đến tội được làm lắng dịu với bốn cách dàn xếp: hành xử Luật với sự hiện diện, thuận theo số đông, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, và cách dùng cỏ che lấp.

Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi và sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ được làm lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp?

- Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi và sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ được làm lắng dịu với hai cách dàn xếp: hành xử Luật với sự hiện diện và thuận theo số đông.

Sự tranh tụng liên quan đến khiển trách và sự tranh tụng liên quan đến tội được làm lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp?

- Sự tranh tụng liên quan đến khiển trách và sự tranh tụng liên quan đến tội được làm lắng dịu với sáu cách dàn xếp: hành xử Luật với sự hiện diện, hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, theo tội của vị ấy, và cách dùng cỏ che lấp.

Sự tranh tụng liên quan đến khiển trách và sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ được làm lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp?

- Sự tranh tụng liên quan đến khiển trách và sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ được làm lắng dịu với bốn cách dàn xếp: hành xử Luật với sự hiện diện, hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, và theo tội của vị ấy.

Sự tranh tụng liên quan đến tội và sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ được làm lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp?

- Sự tranh tụng liên quan đến tội và sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ được làm lắng dịu với ba cách dàn xếp: hành xử Luật với sự hiện diện, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, và cách dùng cỏ che lấp.

Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, và sự tranh tụng liên quan đến tội được làm lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp?

- Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, và sự tranh tụng liên quan đến tội được làm lắng dịu với bảy cách dàn xếp: hành xử Luật với sự hiện diện, thuận theo số đông, hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, theo tội của vị ấy, và cách dùng cỏ che lấp.

Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, và sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ được làm lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp?

- Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, và sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ được làm lắng dịu với năm cách dàn xếp: hành xử Luật với sự hiện diện, thuận theo số đông, hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, và theo tội của vị ấy.

Sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, sự tranh tụng liên quan đến tội, và sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ được làm lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp?

- Sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, sự tranh tụng liên quan đến tội, và sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ được làm lắng dịu với sáu cách dàn xếp: hành xử Luật với sự hiện diện, hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, theo tội của vị ấy, và cách dùng cỏ che lấp.

Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, sự tranh tụng liên quan đến tội, và sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ được làm lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp?

- Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, sự tranh tụng liên quan đến tội, và sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ được làm lắng dịu với bảy cách dàn xếp: hành xử Luật với sự hiện diện, thuận theo số đông, hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, theo tội của vị ấy, và cách dùng cỏ che lấp.

Dứt phần Được Làm Lắng Dịu là phần thứ mười bảy.

[904] Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi được làm lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp? Không được làm lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp? Sự tranh tụng liên quan đến khiển trách ...(như trên)... Sự tranh tụng liên quan đến tội ...(như trên)... Sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ được làm lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp? Không được làm lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp?

- Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi được làm lắng dịu với hai cách dàn xếp: hành xử Luật với sự hiện diện và thuận theo số đông. Không được làm lắng dịu với năm cách dàn xếp: hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, theo tội của vị ấy, và cách dùng cỏ che lấp.

Sự tranh tụng liên quan đến khiển trách được làm lắng dịu với bốn cách dàn xếp: hành xử Luật với sự hiện diện, hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, và theo tội của vị ấy. Không được làm lắng dịu với ba cách dàn xếp: thuận theo số đông, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, và cách dùng cỏ che lấp.

Sự tranh tụng liên quan đến tội được làm lắng dịu với ba cách dàn xếp: hành xử Luật với sự hiện diện, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, và cách dùng cỏ che lấp. Không được làm lắng dịu với bốn cách dàn xếp: thuận theo số đông, hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, và theo tội của vị ấy,

Sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ được làm lắng dịu với một cách dàn xếp là hành xử Luật với sự hiện diện. Không được làm lắng dịu với sáu cách dàn xếp: thuận theo số đông, hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, theo tội của vị ấy, và cách dùng cỏ che lấp.

Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi và sự tranh tụng liên quan đến khiển trách được làm lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp? Không được làm lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp?

- Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi và sự tranh tụng liên quan đến khiển trách được làm lắng dịu với năm cách dàn xếp: hành xử Luật với sự hiện diện, thuận theo số đông, hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, và theo tội của vị ấy. Không được làm lắng dịu với hai cách dàn xếp: việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, và cách dùng cỏ che lấp.

Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi và sự tranh tụng liên quan đến tội được làm lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp? Không được làm lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp?

- Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi và sự tranh tụng liên quan đến tội được làm lắng dịu với bốn cách dàn xếp: hành xử Luật với sự hiện diện, thuận theo số đông, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, và cách dùng cỏ che lấp. Không được làm lắng dịu với ba cách dàn xếp: hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, và theo tội của vị ấy.

Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi và sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ được làm lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp? Không được làm lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp?

- Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi và sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ được làm lắng dịu với hai cách dàn xếp: hành xử Luật với sự hiện diện, thuận theo số đông. Không được làm lắng dịu với năm cách dàn xếp: hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, theo tội của vị ấy, và cách dùng cỏ che lấp.

Sự tranh tụng liên quan đến khiển trách và sự tranh tụng liên quan đến tội được làm lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp? Không được làm lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp?

- Sự tranh tụng liên quan đến khiển trách và sự tranh tụng liên quan đến tội được làm lắng dịu với sáu cách dàn xếp: hành xử Luật với sự hiện diện, hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, theo tội của vị ấy, và cách dùng cỏ che lấp. Không được làm lắng dịu với một cách dàn xếp là thuận theo số đông.

Sự tranh tụng liên quan đến khiển trách và sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ được làm lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp? Không được làm lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp?

- Sự tranh tụng liên quan đến khiển trách và sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ được làm lắng dịu với bốn cách dàn xếp: hành xử Luật với sự hiện diện, hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, và theo tội của vị ấy. Không được làm lắng dịu với ba cách dàn xếp: thuận theo số đông, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, và cách dùng cỏ che lấp.

Sự tranh tụng liên quan đến tội và sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ được làm lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp? Không được làm lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp?

- Sự tranh tụng liên quan đến tội và sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ được làm lắng dịu với ba cách dàn xếp: hành xử Luật với sự hiện diện, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, và cách dùng cỏ che lấp. Không được làm lắng dịu với bốn cách dàn xếp: thuận theo số đông, hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, và theo tội của vị ấy.

Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, và sự tranh tụng liên quan đến tội được làm lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp? Không được làm lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp?

- Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, và sự tranh tụng liên quan đến tội được làm lắng dịu với bảy cách dàn xếp: hành xử Luật với sự hiện diện, thuận theo số đông, hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, theo tội của vị ấy, và cách dùng cỏ che lấp.

Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, và sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ được làm lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp?

- Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, và sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ được làm lắng dịu với năm cách dàn xếp: hành xử Luật với sự hiện diện, thuận theo số đông, hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, và theo tội của vị ấy. Không được làm lắng dịu với hai cách dàn xếp: việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, và cách dùng cỏ che lấp.

Sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, sự tranh tụng liên quan đến tội, và sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ được làm lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp?

- Sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, sự tranh tụng liên quan đến tội, và sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ được làm lắng dịu với sáu cách dàn xếp: hành xử Luật với sự hiện diện, hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, theo tội của vị ấy, và cách dùng cỏ che lấp. Không được làm lắng dịu với một cách dàn xếp là thuận theo số đông.

Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, sự tranh tụng liên quan đến tội, và sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ được làm lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp?

- Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, sự tranh tụng liên quan đến tội, và sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ được làm lắng dịu với bảy cách dàn xếp: hành xử Luật với sự hiện diện, thuận theo số đông, hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, theo tội của vị ấy, và cách dùng cỏ che lấp.

Dứt phần Được Làm Lắng Dịu - Không Được Làm Lắng Dịu
là phần thứ mười tám.

[905] (Có phải) các cách dàn xếp được làm lắng dịu bởi các cách dàn xếp? (Có phải) các cách dàn xếp được làm lắng dịu bởi các sự tranh tụng? (Có phải) các sự tranh tụng được làm lắng dịu bởi các cách dàn xếp? (Có phải) các sự tranh tụng được làm lắng dịu bởi các sự tranh tụng?

- Có thể có các cách dàn xếp được làm lắng dịu bởi các cách dàn xếp. Có thể có các cách dàn xếp không được làm lắng dịu bởi các cách dàn xếp. Có thể có các cách dàn xếp được làm lắng dịu bởi các sự tranh tụng. Có thể có các cách dàn xếp không được làm lắng dịu bởi các sự tranh tụng. Có thể có các sự tranh tụng được làm lắng dịu bởi các cách dàn xếp. Có thể có các sự tranh tụng không được làm lắng dịu bởi các cách dàn xếp. Có thể có các sự tranh tụng được làm lắng dịu bởi các sự tranh tụng. Có thể có các sự tranh tụng không được làm lắng dịu bởi các sự tranh tụng.

[906] Thế nào là có thể có các cách dàn xếp được làm lắng dịu bởi các cách dàn xếp? Thế nào là có thể có các cách dàn xếp không được làm lắng dịu bởi các cách dàn xếp?

- Thuận theo số đông được làm lắng dịu bởi hành xử Luật với sự hiện diện, không được làm lắng dịu bởi hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, không được làm lắng dịu bởi hành xử Luật khi không điên cuồng, không được làm lắng dịu bởi việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, không được làm lắng dịu bởi theo tội của vị ấy, không được làm lắng dịu bởi cách dùng cỏ che lấp.

Hành xử Luật bằng sự ghi nhớ được làm lắng dịu bởi hành xử Luật với sự hiện diện, không được làm lắng dịu bởi hành xử Luật khi không điên cuồng, không được làm lắng dịu bởi việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, không được làm lắng dịu bởi theo tội của vị ấy, không được làm lắng dịu bởi cách dùng cỏ che lấp, không được làm lắng dịu bởi thuận theo số đông.

Hành xử Luật khi không điên cuồng được làm lắng dịu bởi hành xử Luật với sự hiện diện, không được làm lắng dịu bởi việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, không được làm lắng dịu bởi theo tội của vị ấy, không được làm lắng dịu bởi cách dùng cỏ che lấp, không được làm lắng dịu bởi thuận theo số đông, không được làm lắng dịu bởi hành xử Luật bằng sự ghi nhớ.

Việc phán xử theo tội đã được thừa nhận được làm lắng dịu bởi hành xử Luật với sự hiện diện, không được làm lắng dịu bởi theo tội của vị ấy, không được làm lắng dịu bởi cách dùng cỏ che lấp, không được làm lắng dịu bởi thuận theo số đông, không được làm lắng dịu bởi hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, không được làm lắng dịu bởi hành xử Luật khi không điên cuồng.

Theo tội của vị ấy được làm lắng dịu bởi hành xử Luật với sự hiện diện, không được làm lắng dịu bởi cách dùng cỏ che lấp, không được làm lắng dịu bởi thuận theo số đông, không được làm lắng dịu bởi hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, không được làm lắng dịu bởi hành xử Luật khi không điên cuồng, không được làm lắng dịu bởi việc phán xử theo tội đã được thừa nhận.

Cách dùng cỏ che lấp được làm lắng dịu bởi hành xử Luật với sự hiện diện, không được làm lắng dịu bởi thuận theo số đông, không được làm lắng dịu bởi hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, không được làm lắng dịu bởi hành xử Luật khi không điên cuồng, không được làm lắng dịu bởi việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, không được làm lắng dịu bởi theo tội của vị ấy.

Như vậy, có thể có các cách dàn xếp được làm lắng dịu bởi các cách dàn xếp là như thế. Như vậy, có thể có các cách dàn xếp không được làm lắng dịu bởi các cách dàn xếp.

[907] Thế nào là có thể có các cách dàn xếp được làm lắng dịu bởi các sự tranh tụng? Thế nào là có thể có các cách dàn xếp không được làm lắng dịu bởi các sự tranh tụng?

- Hành xử Luật với sự hiện diện không được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, không được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, không được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến tội, được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ.

Thuận theo số đông không được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, không được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, không được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến tội, không được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ.

Hành xử Luật bằng sự ghi nhớ không được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, không được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, không được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến tội, không được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ.

Hành xử Luật khi không điên cuồng không được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, không được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, không được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến tội, không được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ.

Việc phán xử theo tội đã được thừa nhận không được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, không được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến tội, không được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ.

 Theo tội của vị ấy không được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, không được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, không được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến tội, không được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ.

Cách dùng cỏ che lấp không được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, không được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, không được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến tội, không được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ.

Như vậy, có thể có các cách dàn xếp được làm lắng dịu bởi các sự tranh tụng. Như vậy, có thể có các cách dàn xếp có thể không được làm lắng dịu bởi các sự tranh tụng.

[908] Thế nào là có thể có các sự tranh tụng được làm lắng dịu bởi các cách dàn xếp? Thế nào là có thể có các sự tranh tụng không được làm lắng dịu bởi các cách dàn xếp?

- Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi được làm lắng dịu bởi (các cách dàn xếp): hành xử Luật với sự hiện diện và thuận theo số đông, không được làm lắng dịu bởi (các cách dàn xếp): hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, theo tội của vị ấy, và cách dùng cỏ che lấp.

Sự tranh tụng liên quan đến khiển trách được làm lắng dịu bởi (các cách dàn xếp): hành xử Luật với sự hiện diện, hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, và theo tội của vị ấy, không được làm lắng dịu bởi (các cách dàn xếp): thuận theo số đông, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, và cách dùng cỏ che lấp.

Sự tranh tụng liên quan đến tội được làm lắng dịu bởi (các cách dàn xếp): hành xử Luật với sự hiện diện, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, và cách dùng cỏ che lấp, không được làm lắng dịu bởi (các cách dàn xếp): thuận theo số đông, hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, và theo tội của vị ấy.

Sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ được làm lắng dịu bởi hành xử Luật với sự hiện diện, không được làm lắng dịu bởi (các cách dàn xếp): thuận theo số đông, hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, theo tội của vị ấy, và cách dùng cỏ che lấp.

Như vậy, có thể có các sự tranh tụng được làm lắng dịu bởi các cách dàn xếp. Như vậy, có thể có các sự tranh tụng không được làm lắng dịu bởi các cách dàn xếp.

[909] Thế nào là có thể có các sự tranh tụng được làm lắng dịu bởi các sự tranh tụng? Thế nào là có thể có các sự tranh tụng không được làm lắng dịu bởi các sự tranh tụng?

- Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi không được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, không được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, không được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến tội, được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ.

Sự tranh tụng liên quan đến khiển trách không được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, không được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, không được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến tội, được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ.

Sự tranh tụng liên quan đến tội không được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, không được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, không được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến tội, được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ.

Sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ không được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, không được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, không được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến tội, được làm lắng dịu bởi sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ.

Như vậy, có thể có các sự tranh tụng được làm lắng dịu bởi các sự tranh tụng. Như vậy, có thể có các sự tranh tụng không được làm lắng dịu bởi các sự tranh tụng.

[910] Cả sáu cách dàn xếp và bốn sự tranh tụng được làm lắng dịu bởi hành xử Luật với sự hiện diện. Hành xử Luật với sự hiện diện không được làm lắng dịu bởi bất cứ điều nào.

Dứt phần Cách Dàn Xếp và Sự Tranh Tụng là phần thứ mười chín.

[911] Sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng làm sanh khởi sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi?

- Không có sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng làm sanh khởi sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi; tuy nhiên, do duyên của sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi cả bốn sự tranh tụng được sanh lên.

Như thế là thế nào?

- Trong trường hợp này, các tỳ khưu tranh cãi rằng: “Đây là Pháp,” hoặc là “Đây không phải là Pháp,” hoặc là “Đây là Luật,” hoặc là “Đây không phải là Luật,” hoặc là “Điều ấy đã được đấng Thiện Thệ thuyết giảng và nói đến,” hoặc là “Điều ấy đã không được đấng Thiện Thệ thuyết giảng và nói đến,” hoặc là “Điều ấy đã được đấng Thiện Thệ thực hành,” hoặc là “Điều ấy đã không được đấng Thiện Thệ thực hành,” hoặc là “Điều ấy đã được đấng Thiện Thệ quy định,” hoặc là “Điều ấy đã không được đấng Thiện Thệ quy định,” hoặc là “Điều ấy là phạm tội,” hoặc là “Điều ấy là không phạm tội,” hoặc là “Điều ấy là tội nhẹ,” hoặc là “Điều ấy là tội nặng,” hoặc là “Tội còn dư sót,” hoặc là “Tội không còn dư sót,” hoặc là “Tội xấu xa,” hoặc là “Tội không xấu xa.” Ở đây, việc nào là sự xung đột, sự gây gỗ, sự tranh luận, sự tranh cãi, nhiều quan điểm, khác quan điểm, cãi vã là thói thường của sự nóng nảy (vipaccatāya vohāro medhagaṃ), việc ấy được gọi là sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi.[8] Trong sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, hội chúng tranh cãi (tạo nên) sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi. Trong khi tranh cãi, có vị khiển trách (tạo nên) sự tranh tụng liên quan đến khiển trách. Trong khi khiển trách, có vị vi phạm tội (tạo nên) sự tranh tụng liên quan đến tội. Do tội đó, hội chúng thực thi hành sự (tạo nên) sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ. Như vậy do duyên của sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, cả bốn sự tranh tụng được sanh lên.

[912] Sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng làm sanh khởi sự tranh tụng liên quan đến khiển trách?

- Không có sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng làm sanh khởi sự tranh tụng liên quan đến khiển trách; tuy nhiên, do duyên của sự tranh tụng liên quan đến khiển trách cả bốn sự tranh tụng được sanh lên.

Như thế là thế nào?

- Trong trường hợp này, các tỳ khưu khiển trách vị tỳ khưu với sự hư hỏng về giới, hoặc với sự hư hỏng về hạnh kiểm, hoặc với sự hư hỏng về tri kiến, hoặc với sự hư hỏng về nuôi mạng. Ở đây, việc nào là sự khiển trách, sự xoi mói, sự buộc tội, sự chỉ trích, sự moi móc, sự xúi giục, sự khích động, việc ấy được gọi là sự tranh tụng liên quan đến khiển trách. Trong sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, hội chúng tranh cãi (tạo nên) sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi. Trong khi tranh cãi, có vị khiển trách (tạo nên) sự tranh tụng liên quan đến khiển trách. Trong khi khiển trách, có vị vi phạm tội (tạo nên) sự tranh tụng liên quan đến tội. Do tội đó, hội chúng thực thi hành sự (tạo nên) sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ. Như vậy do duyên của sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, cả bốn sự tranh tụng được sanh lên.

[913] Sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng làm sanh khởi sự tranh tụng liên quan đến tội?

- Không có sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng làm sanh khởi sự tranh tụng liên quan đến tội; tuy nhiên, do duyên của sự tranh tụng liên quan đến tội cả bốn sự tranh tụng được sanh lên.

Như thế là thế nào?

- Năm nhóm tội là sự tranh tụng liên quan đến tội, và bảy nhóm tội là sự tranh tụng liên quan đến tội; việc ấy được gọi là sự tranh tụng liên quan đến tội. Trong sự tranh tụng liên quan đến tội, hội chúng tranh cãi (tạo nên) sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi. Trong khi tranh cãi, có vị khiển trách (tạo nên) sự tranh tụng liên quan đến khiển trách. Trong khi khiển trách, có vị vi phạm tội (tạo nên) sự tranh tụng liên quan đến tội. Do tội đó, hội chúng thực thi hành sự (tạo nên) sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ. Như vậy do duyên của sự tranh tụng liên quan đến tội, cả bốn sự tranh tụng được sanh lên.

[914] Sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng làm sanh khởi sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ?

- Không có sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng làm sanh khởi sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ; tuy nhiên, do duyên của sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ cả bốn sự tranh tụng được sanh lên.

Như thế là thế nào?

- Việc gì cần phải hoàn thành, cần phải thực thi, là hành sự với lời công bố, là hành sự với lời đề nghị, là hành sự với lời thông báo đến lần thứ hai, là hành sự với lời thông báo đến lần thứ tư của hội chúng; việc ấy được gọi là sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ. Trong sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ, hội chúng tranh cãi (tạo nên) sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi. Trong khi tranh cãi, có vị khiển trách (tạo nên) sự tranh tụng liên quan đến khiển trách. Trong khi khiển trách, có vị vi phạm tội (tạo nên) sự tranh tụng liên quan đến tội. Do tội đó, hội chúng thực thi hành sự (tạo nên) sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ. Như vậy do duyên của sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ, cả bốn sự tranh tụng được sanh lên.

Dứt phần Làm Sanh Khởi là phần thứ hai mươi.

[915] Trong bốn sự tranh tụng, sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi được phân chia theo sự tranh tụng nào? Nương tựa vào sự tranh tụng nào? Phụ thuộc vào sự tranh tụng nào? Được kết hợp với sự tranh tụng nào?

Trong bốn sự tranh tụng, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách được phân chia theo sự tranh tụng nào? Nương tựa vào sự tranh tụng nào? Phụ thuộc vào sự tranh tụng nào? Được kết hợp với sự tranh tụng nào?

Trong bốn sự tranh tụng, sự tranh tụng liên quan đến tội được phân chia theo sự tranh tụng nào? Nương tựa vào sự tranh tụng nào? Phụ thuộc vào sự tranh tụng nào? Được kết hợp với sự tranh tụng nào?

Trong bốn sự tranh tụng, sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ được phân chia theo sự tranh tụng nào? Nương tựa vào sự tranh tụng nào? Phụ thuộc vào sự tranh tụng nào? Được kết hợp với sự tranh tụng nào?

- Trong bốn sự tranh tụng, sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi được phân chia theo sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, nương tựa vào sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, phụ thuộc vào sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, được kết hợp với sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi.

Trong bốn sự tranh tụng, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách được phân chia theo sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, nương tựa vào sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, phụ thuộc vào sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, được kết hợp với sự tranh tụng liên quan đến khiển trách.

Trong bốn sự tranh tụng, sự tranh tụng liên quan đến tội được phân chia theo sự tranh tụng liên quan đến tội, nương tựa vào sự tranh tụng liên quan đến tội, phụ thuộc vào sự tranh tụng liên quan đến tội, được kết hợp với sự tranh tụng liên quan đến tội.

Trong bốn sự tranh tụng, sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ được phân chia theo sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ, nương tựa vào sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ, phụ thuộc vào sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ, được kết hợp với sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ.

[916] Trong bảy cách dàn xếp, sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi được phân chia theo bao nhiêu cách dàn xếp? Nương tựa vào bao nhiêu cách dàn xếp? Phụ thuộc vào bao nhiêu cách dàn xếp? Được kết hợp với bao nhiêu cách dàn xếp? Được làm lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp?

Trong bảy cách dàn xếp, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách ...(như trên)... sự tranh tụng liên quan đến tội ...(như trên)... sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ được phân chia theo bao nhiêu cách dàn xếp? Nương tựa vào bao nhiêu cách dàn xếp? Phụ thuộc vào bao nhiêu cách dàn xếp? Được kết hợp với bao nhiêu cách dàn xếp? Được làm lắng dịu với bao nhiêu cách dàn xếp?

- Trong bảy cách dàn xếp, sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi được phân chia theo hai cách dàn xếp, nương tựa vào hai cách dàn xếp, phụ thuộc vào hai cách dàn xếp, được kết hợp với hai cách dàn xếp, được làm lắng dịu với hai cách dàn xếp là: hành xử Luật với sự hiện diện và thuận theo số đông.

Trong bảy cách dàn xếp, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách được phân chia theo bốn cách dàn xếp, nương tựa vào bốn cách dàn xếp, phụ thuộc vào bốn cách dàn xếp, được kết hợp với bốn cách dàn xếp, được làm lắng dịu với bốn cách dàn xếp là: hành xử Luật với sự hiện diện, hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, và theo tội của vị ấy.

Trong bảy cách dàn xếp, sự tranh tụng liên quan đến tội được phân chia theo ba cách dàn xếp, nương tựa vào ba cách dàn xếp, phụ thuộc vào ba cách dàn xếp, được kết hợp với ba cách dàn xếp, được làm lắng dịu với ba cách dàn xếp là: hành xử Luật với sự hiện diện, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, và cách dùng cỏ che lấp.

Trong bảy cách dàn xếp, sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ được phân chia theo một cách dàn xếp, nương tựa vào một cách dàn xếp, phụ thuộc vào một cách dàn xếp, được kết hợp với một cách dàn xếp, được làm lắng dịu với một cách dàn xếp là hành xử Luật với sự hiện diện.

Dứt phần Phân Tích Cách Dàn Xếp.

Tóm lược phần này:

[917]

Sự tranh tụng, phương thức,
liên quan, và quan hệ,
cách dàn xếp liên quan,
và có cùng quan hệ
đối với cách dàn xếp,
cách dàn xếp hiện diện,
cách hành xử, tốt đẹp,
nơi nào, trong trường hợp,
liên kết, làm lắng dịu,
và không làm lắng dịu,
dàn xếp và tranh tụng,
sanh khởi, chúng xếp vào.

*******


[1] Tiểu Phẩm – Cullavagga, chương IV, [637].

[2] Đại Phẩm – Mahāvagga, chương X, [252].

[3] Là sanh lên do thân, không do khẩu không do ý. Các nguồn sanh tội kế tiếp xin xem lại phần [853] ở trên.

[4] Xin xem lại phần [857] ở trên.

[5] Sáu nguyên nhân được trình bày ở [854] thêm vào ba nhân thiện và ba nhân bất thiện. Hoặc có thể xem ở Tiểu Phẩm – Cullavagga, chương IV, [637-640].

[6] 12 nguyên nhân thêm vào thân và khẩu (Sđd., [646, 647]).

[7] Hành sự với lời công bố, hành sự với lời đề nghị, hành sự với lời thông báo đến lần thứ hai, hành sự với lời thông báo đến lần thứ tư.

[8] Xin xem lại [633-636] (Sđd.) cho phần này và các phần kế.

PHẦN GIỚI THIỆU

Parivāra là tập cuối của Vinayapiṭaka (Tạng Luật). Về ý nghĩa của từ parivāra, học giả I. B. Horner phân tích như sau: “... pari là tiếp đầu ngữ có ý nghĩa: đi vòng quanh, bao bọc xung quanh, v.v... và vāra lấy theo từ gốc của Sanskrit là √vṛ có nghĩa là bao phủ...” (√vṛ còn có nghĩa thứ hai là chọn lựa); dựa theo đó, chúng tôi tạm lấy tên là “Tập Yếu” có ý nghĩa nôm na là “Tập hợp lại những điều chính yếu.” Những điều chính yếu ấy đã được chọn lọc từ hai bộ Luật SuttavibhaṅgaKhandhaka rồi được sắp xếp và trình bày qua những góc nhìn khác biệt.

Như vậy, phải chăng bộ Tập YếuParivāra này không đem lại tư liệu gì mới cho người đọc? Suy nghĩ như vậy xét ra cũng có phần đúng. Tuy nhiên, trong số những người đã đọc qua, thậm chí đã học một cách kỹ lưỡng hai bộ Luật trên, người nào có thể khẳng định rằng bản thân có thể hiểu được chính xác và ghi nhớ đầy đủ các điều đức Phật đã dạy, hoặc nghĩ đến việc hệ thống hóa lại kiến thức về Luật? Chúng ta hãy thử trả lời các câu hỏi sau: “Các điều học đã được quy định ở bao nhiêu địa điểm? Mỗi địa điểm như vậy được bao nhiêu điều? Có bao nhiêu điều học đã được quy định chung cho tỳ khưu và tỳ khưu ni? Là các điều học nào? Có bao nhiêu điều học đã được quy định riêng cho tỳ khưu, cho tỳ khưu ni? Là các điều học nào? v.v... Parivāra đã giải quyết các câu hỏi đó giúp cho người đọc khỏi phải mất thì giờ vận dụng ký ức hoặc phải mở sách ra xem lại.

Mười chín chương của bộ Tập YếuParivāra được trình bày theo thứ tự như sau:

I. Chương Mười Sáu Phần Chính thuộc Phân Tích Giới Tỳ khưu: Tóm lược đầy đủ 227 điều học của tỳ khưu.

II. Chương Mười Sáu Phần Chính thuộc Phân Tích Giới Tỳ khưu Ni: là phần tóm lược Bhikkhunīvibhaṅga gồm các điều học được quy định riêng cho tỳ khưu ni, cách trình bày cũng tương tợ như ở chương trên dành cho tỳ khưu.

III. Tóm Lược về Nguồn Sanh Tội: Từ thân khẩu ý được phân chia thành sáu nguồn sanh tội: có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân, v.v... Có tội chỉ có một nguồn sanh tội, có tội có hai, có tội có ba, có tội có bốn, có tội có sáu, và tất cả có mười ba nhóm có nguồn sanh tội giống nhau.

IV. Tuy được phân ra làm hai phần: (a) Sự Trùng Lặp Liên Tục và (b) Phân Tích Cách Dàn Xếp, nhưng phần (b) chỉ là phần tiếp theo của phần (a) chưa được hoàn tất. Sở dĩ nhận ra được hai phần riêng biệt do việc các nhà kết tập vẫn lưu lại câu văn báo hiệu sự kết thúc của phần đầu: “antarapeyyālaṃ niṭṭhitaṃ” có nghĩa là “Sự Trùng Lặp Liên Tục được chấm dứt.” Về phương diện hình thức, cả hai phần này là các câu hỏi và đáp mở đầu bằng dạng tiêu đề (mātikā).

V. Các Câu Hỏi về bộ Hợp Phần – Khandhaka: Chỉ là một chương ngắn gọn giới thiệu qua các chương của bộ này gồm có Đại PhẩmMahāvaggaTiểu PhẩmCullavagga dưới dạng câu hỏi và đáp về bao nhiêu loại tội cho mỗi chương và chấm dứt khi liệt kê đầy đủ 22 chương của bộ Luật này.

VI. Tăng Theo Từng Bậc: được trình bày dưới dạng pháp số từ nhóm một đến nhóm mười một có nội dung liên quan đến Luật và hình thức được trình bày tương tợ như ở Kinh Tăng Chi BộAṅguttaranikāya thuộc Tạng Kinh.

VII. Các Câu Vấn Đáp về Lễ Uposatha, v.v...: Chỉ là một chương ngắn đề cập đến các hành sự từ lễ Uposatha, lễ Pavāraṇā, ... hành phạt mānatta, và sự giải tội. Phần thứ nhì nói về lợi ích của việc quy định điều học. Điều đáng lưu ý là chương này được kết thúc với câu “Mahāvaggo niṭṭhito” nghĩa là “Đại Phẩm được chấm dứt,” trong khi đó các phần đã được trình bày trong chương này được tìm thấy rải rác trong toàn bộ Tạng Luật chứ không phải chỉ riêng ở Đại PhẩmMahāvaggo.

VIII. Sưu Tập Các Bài Kệ: Phần lớn được trình bày dưới thể kệ có xen vào một số đoạn văn xuôi. Nội dung liệt kê tên của tám địa điểm đã xảy ra việc quy định của các điều học, mỗi nơi là bao nhiêu điều học, v.v... ngoài ra còn phân các điều học thành nhóm theo nhiều khía cạnh khác nhau như quy định chung, quy định riêng, v.v...

IX. Phân Tích Sự Tranh Tụng: Phân tích chi tiết về bốn sự tranh tụng và bảy cách dàn xếp. Chủ đề được trình bày cô đọng nhưng không kém phần súc tích cần được tham khảo.

X. Sưu Tập Khác về Các Bài Kệ: Chỉ là một chương ngắn thuần túy ở thể kệ thuộc đề tài có liên quan đến vị cáo tội: ý nghĩa và mục đích của việc cáo tội, các điểm sai trái chủ yếu mà vị cáo tội cần phải quán xét trong quá trình cáo tội vị khác.

XI. Chương Cáo Tội: là phần trình bày tiếp theo của chương trên có liên quan đến vị cáo tội và vị xét xử.

XII. Xung Đột (Phần Phụ): Chỉ là một chương ngắn có liên quan đến vị xét xử, tuy nhiên các chi tiết được trình bày là hoàn toàn mới lạ, không tìm thấy trong các phần Luật đã được đọc qua.

XIII. Xung Đột (Phần Chính): Sự thực hành của vị xét xử được giảng giải chi tiết. Cách thức được trình bày tương tợ như ở bộ Phân Tích Giới Bổn, trước tiên giới thiệu một đoạn văn sau đó là phần giải thích ý nghĩa của từng câu.

XIV. Phân Tích Kaṭhina: Các điều cần biết về Kaṭhina được gom tụ lại dưới dạng hỏi đáp có tính cách tổng quát nhưng không kém phần súc tích, ngoài ra còn có những chi tiết chưa được trình bày ở chương Kaṭhina thuộc Đại Phẩm – Mahāvagga.

XV. Nhóm Năm của Upāli: là các câu hỏi của ngài Upāli và câu trả lời của đức Phật như đã được thấy trong Đại Phẩm – MahāvaggaTiểu Phẩm – Cullavagga.

XVI. Nguồn Sanh Khởi: Trình bày về nguồn sanh tội như đã được đề cập ở chương I, II, III. Trong chương này, nguồn sanh tội là chủ đề chính và được trình bày cô đọng theo từng điều học một.

XVII. Sưu Tập Các Bài Kệ (Phần Hai): Là các câu hỏi đáp liên quan đến tội vi phạm. Tuy nhiên, câu trả lời chỉ có tính cách gợi ý. Có câu có thể dễ dàng liên hệ được vấn đề, nhưng nhiều câu trả lời khác đã chiếm mất nhiều thời gian của chúng tôi trong việc tìm hiểu ý nghĩa từ lời giải thích của ngài Buddhaghosa cũng như xem xét và kiểm tra các phần trích dẫn của Cô I. B. Horner trong bản dịch tiếng Anh.

XVIII. Các Bài Kệ Làm Xuất Mồ Hôi: là các câu hỏi khó khiến người đọc phải lúng túng và đổ mồ hôi khi suy nghĩ. Về chương này, phần cước chú là điều không thể thiếu sót và cũng đã tạo ra nhiều khó khăn cho chúng tôi trong việc xác định vấn đề. Có một vài câu hỏi, chúng tôi chỉ ghi lời dịch và không thực hiện phần giải thích vì không xác định được nguồn trích dẫn.

XIX. Năm Phần: Trình bày theo năm đề tài: Hành sự, điều lợi ích, sự quy định các loại hành sự, bảy cách dàn xếp đã được quy định, và sự tổng hợp theo chín vấn đề khác nhau.

*

Về phần tác giả, nói đúng hơn là vị đã biên tập tài liệu này, chúng ta chỉ biết được tên vị ấy là Dīpa qua lời tổng kết ở phần cuối của tập sách. Vị ấy được giới thiệu là “bậc trí tuệ đã học hỏi từ các vị thầy và thực hiện Parivāra nhằm làm sáng tỏ Chánh Pháp, giúp cho người học Phật giải quyết những hoài nghi đã sanh khởi.” Có ý kiến cho rằng Dīpa là một vị xuất gia người ở đảo Tích Lan.[1]

Về thời điểm, cũng không thể xác định chắc chắn. Dựa vào bài kệ liệt kê tên các vị trưởng lão kế thừa Tạng Luật được đề cập ở đoạn [3] nêu tên năm vị thuộc Jambudīpa (Ấn Độ), kế tiếp là nhóm năm vị dẫn đầu là ngài Mahinda có trách nhiệm đi hoằng Pháp ở Tambapaṇṇi, và vị trưởng lão cuối cùng trong danh sách ấy có tên là Sīva. Có tài liệu phỏng đoán rằng vị Sīva đã sống vào khoảng thế kỷ thứ nhất sau Tây lịch;[2] như vậy, có thể suy luận rằng tập Parivāra được thực hiện vào khoảng thời gian đó. Địa điểm đã thực hiện Parivāra được mặc nhiên chấp nhận là ở trên hòn đảo Tambapaṇṇi ấy (tức là nước Sri Lanka ngày nay).

Về nội dung, có các vấn đề đáng được lưu ý như sau:

1/- Parivāra tuy được xếp vào Tipiṭaka (Tam Tạng), nhưng phần lớn của Parivāra không phải là những điều đã được nghe trực tiếp từ chính kim khẩu của đức Phật và được ghi lại nguyên văn như hai bộ Luật kia hoặc các bộ thuộc tạng Kinh; điều này được dễ dàng xác định qua văn bản. Parivāra tuy không khẳng định là Phật ngôn nhưng các vấn đề thảo luận không đi ra ngoài những lời dạy của đức Phật.

2/- Parivāra hiện đang sử dụng gồm có 19 chương; tuy nhiên cuối chương XIV có dòng chữ “Parivāraṃ niṭṭhitaṃ” báo hiệu sự kết thúc của Parivāra. Dịch giả I. B. Horner dẫn chứng rằng các bản Chú Giải về Luật và Kinh Trường Bộ của ngài Buddhaghosa đề cập đến “soḷasaparivāra” nghĩa là Parivāra gồm có 16 chương và lưu ý chúng ta về chương IV gồm có 2 phần riêng biệt là Anantarapeyyāla (Sự trùng lặp liên tục) và Samathabheda (Phân tích cách dàn xếp) và chương VII gồm có Uposathādipucchāvissajjanā (Các câu vấn đáp về lễ Uposatha, v.v...) và Atthavasapakaraṇa (Lời giải thích về điều lợi ích) đã được thu gọn lại; theo cách giải thích này chúng ta có được Parivāra với mười sáu chương theo như các Chú Giải đã đề cập. Như vậy, phải chăng các chương XV-XIX ở phần Chánh Tạng và Chú Giải đã được thêm vào sau thời kỳ của ngài Buddhaghosa?[3] Điều này cần phải chờ đợi câu trả lời từ các công trình nghiên cứu nghiêm túc hoặc từ sự tìm ra các di tích từ những công cuộc khảo cổ để có được câu trả lời thích đáng.

3/- Có điều cần nói thêm rằng: Parivāra không phải là sách để đọc thông thường mà được xem là tài liệu học tập, là học cụ giúp cho người nghiên cứu Luật hiểu rõ và nắm vững các vấn đề thuộc về Luật. Sự trình bày vấn đề dưới nhiều góc cạnh, theo từng chủ đề có thể giúp cho người đọc xác định lại kiến thức và góp phần vào việc củng cố sự ghi nhớ. Tuy nhiên, người đọc phổ thông cũng có thể học hỏi được những nét đa dạng trong nghệ thuật phân tích vấn đề.

Trong bản tiếng Việt này, chúng tôi đã giữ nguyên từ Pāli đối với tên gọi của các tội vi phạm và một vài thuật ngữ có tính cách chuyên môn, hy vọng sẽ không gây trở ngại cho việc nghiên cứu của quý vị. Về phần cước chú, bản Chú Giải của ngài Buddhaghosa tương đối rõ ràng giúp cho chúng ta có thể hiểu được vấn đề, nhưng muốn có được trích dẫn chính xác cần phải sử dụng bản dịch tiếng Anh của Cô I. B. Horner do có phần cước chú đã được thực hiện rất công phu nhưng thiếu phần tóm lược sự việc nên không giúp cho người đọc liên tưởng ra được vấn đề. Chúng tôi đã tốn nhiều công sức để sử dụng cả hai nguồn tư liệu trên cho phần cước chú của bản dịch này; tuy nhiên, chúng tôi chỉ thực hiện một số cước chú cho những vấn đề cần thiết, một số chúng tôi đã bỏ qua do ngài Buddhaghosa không giải thích, hoặc do chúng tôi không hiểu được ý của ngài, một số vấn đề liên quan đến tạng Kinh chúng tôi không có tài liệu để đối chiếu, và một số khác chúng tôi nghĩ rằng quý độc giả có thể biết được vấn đề đang được trình bày ở phần nào trong hai bộ Luật kia.

*

Cũng như các bản dịch trước, bản dịch Tập YếuParivāra của chúng tôi được thực hiện và trình bày theo văn bản Pali La tinh từ Compact Disk BUDSIR IV của trường đại học Mahidol ở thủ đô Bangkok, Thái Lan. Phần mục lục chúng tôi thực hiện theo các chữ số đánh dấu ở đầu mỗi vấn đề; trình bày theo cách này sẽ giúp quý vị tiết kiệm được thời gian trong việc xác định vấn đề cần tham khảo. Tuy đã nỗ lực tối đa nhưng chúng tôi biết rằng bản dịch này vẫn còn nhiều sai sót, rất mong nhận được những sự chỉ dạy và ý kiến đóng góp của quý vị. Xin email về: dinda@u.washington.edu

Xin chân thành ghi nhận công đức của Thượng Tọa Tiến Sĩ Bửu Chánh về CD Tam Tạng BUDSIR IV. Chúng tôi vô cùng hoan hỷ khi nhận được từ Ven. Chánh Kiến bản dịch Parivāra có tên là Tạp Sự Bộ do chính vị ấy đã thực hiện từ bản tiếng Thái vào thời gian trước đây, và cũng không quên tán dương công đức của Đại Đức Giác Hạnh về CD Tam Tạng Chat,t,ha Saṅgāyana, đồng thời đã cho mượn dài hạn các bản dịch tiếng Anh của Cô I. B. Horner. CD Buddhasāsanā, quà biếu của Dr. Bình Anson, đã đóng góp phần công đức không nhỏ với các tài liệu về Luật bằng tiếng Việt của quý ngài HT Hộ Tông, HT Bửu Chơn, v.v...

Chúng tôi cũng xin ghi nhận sự ủng hộ nhiệt tình của Đại Đức Hộ Phạm đã hy sinh nhiều thời gian cùng chúng tôi suy nghĩ để tìm ra phương thức giải quyết cho những điểm khó về văn phạm cũng như từ ngữ. Cũng cần nhắc đến các sự ủng hộ và lời động viên thăm hỏi của các vị: Ven. Chánh Minh, Dr. Bình Anson, anh Phạm Trọng Độ, chú Nguyễn Hữu Danh, gia đình Nguyễn Ngọc Vivian, gia đình Lê Thị Tích, bà Diệu Đài, Phật tử Ngọc Ngân. Không có sự khích lệ của quý vị, bản dịch này không thể hoàn thành. Mong sao mọi ước nguyện của quý vị đều được thành tựu như ý.

Công đức này xin dâng đến Hòa Thượng trụ trì và chư Tỳ khưu chùa Sri Jayawardhanaramaya, Colombo, Tích Lan đã bảo bọc và tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong công việc học tập và nghiên cứu Phật Pháp trong thời gian qua.

Mong sao hết thảy chúng sanh đều được tiến hóa trong ánh hào quang của Chánh Pháp.

Colombo, ngày 15 tháng 05 năm 2004
Kính bút,
Bhikkhu Indacanda
(Trương đình Dũng)

(Hiệu đính lần thứ nhất hoàn tất ngày 30/10/2004)


[1] Dịch giả I. B. Horner ghi lại theo Winternitz, A History of Indian Literature, Volume ii, p. 33.

[2] Oskar Von Hinüber, A Handbook of Pāli Literature, xem phần giải thích về Parivāra.

[3] Vào khoảng thế kỷ thứ 5 sau Tây Lịch.

V. CÁC CÂU HỎI VỀ BỘ HỢP PHẦN

 [1]

[918] Tôi sẽ hỏi về sự tu lên bậc trên[2] với phần mở đầu và phần trình bày. Có bao nhiêu tội (chứa đựng) trong những câu văn cao quý (ấy)?

- Tôi sẽ trả lời về sự tu lên bậc trên với phần mở đầu và phần trình bày. Có hai loại tội[3] (chứa đựng) trong những câu văn cao quý (ấy).

[919] Tôi sẽ hỏi về chương Lễ Uposatha với phần mở đầu và phần trình bày. Có bao nhiêu tội (chứa đựng) trong những câu văn cao quý (ấy)?

- Tôi sẽ trả lời về chương Lễ Uposatha với phần mở đầu và phần trình bày. Có ba loại tội[4] (chứa đựng) trong những câu văn cao quý (ấy).

[920] Tôi sẽ hỏi về chương Vào Mùa Mưa với phần mở đầu và phần trình bày. Có bao nhiêu tội (chứa đựng) trong những câu văn cao quý (ấy)?

- Tôi sẽ trả lời về chương Vào Mùa Mưa với phần mở đầu và phần trình bày. Có một loại tội[5] (chứa đựng) trong những câu văn cao quý (ấy).

[921] Tôi sẽ hỏi về chương Lễ Pavāraṇā với phần mở đầu và phần trình bày. Có bao nhiêu tội (chứa đựng) trong những câu văn cao quý (ấy)?

- Tôi sẽ trả lời về chương Lễ Pavāraṇā với phần mở đầu và phần trình bày. Có ba loại tội[6] (chứa đựng) trong những câu văn cao quý (ấy).

[922] Tôi sẽ hỏi về điều liên quan đến chương Da Thú với phần mở đầu và phần trình bày. Có bao nhiêu tội (chứa đựng) trong những câu văn cao quý (ấy)?

- Tôi sẽ trả lời về điều liên quan đến chương Da Thú với phần mở đầu và phần trình bày. Có ba loại tội[7] (chứa đựng) trong những câu văn cao quý (ấy).

[923] Tôi sẽ hỏi về chương Dược Phẩm với phần mở đầu và phần trình bày. Có bao nhiêu tội (chứa đựng) trong những câu văn cao quý (ấy)?

- Tôi sẽ trả lời về chương Dược Phẩm với phần mở đầu và phần trình bày. Có ba loại tội[8] (chứa đựng) trong những câu văn cao quý (ấy).

[924] Tôi sẽ hỏi về chương Kaṭhina với phần mở đầu và phần trình bày. Có bao nhiêu tội (chứa đựng) trong những câu văn cao quý (ấy)?

- Tôi sẽ trả lời về chương Kaṭhina với phần mở đầu và phần trình bày. Trường hợp ấy không có loại tội nào (chứa đựng) trong những câu văn cao quý (ấy).

[925] Tôi sẽ hỏi về điều liên quan đến chương Y Phục với phần mở đầu và phần trình bày. Có bao nhiêu tội (chứa đựng) trong những câu văn cao quý (ấy)?

- Tôi sẽ trả lời về điều liên quan đến chương Y Phục với phần mở đầu và phần trình bày. Có ba loại tội[9] (chứa đựng) trong những câu văn cao quý (ấy).

[926] Tôi sẽ hỏi về các vị ở Campā với phần mở đầu và phần trình bày. Có bao nhiêu tội (chứa đựng) trong những câu văn cao quý (ấy)?

- Tôi sẽ trả lời về các vị ở Campā với phần mở đầu và phần trình bày. Có một loại tội[10] (chứa đựng) trong những câu văn cao quý (ấy).

[927] Tôi sẽ hỏi về các vị ở Kosambī với phần mở đầu và phần trình bày. Có bao nhiêu tội (chứa đựng) trong những câu văn cao quý (ấy)?

- Tôi sẽ trả lời về các vị ở Kosambī với phần mở đầu và phần trình bày. Có một loại tội (chứa đựng) trong những câu văn cao quý (ấy).

[928] Tôi sẽ hỏi về chương Hành Sự với phần mở đầu và phần trình bày. Có bao nhiêu tội (chứa đựng) trong những câu văn cao quý (ấy)?

- Tôi sẽ trả lời về chương Hành Sự với phần mở đầu và phần trình bày. Có một loại tội (chứa đựng) trong những câu văn cao quý (ấy).

[929] Tôi sẽ hỏi về chương của vị hành Parivāsa với phần mở đầu và phần trình bày. Có bao nhiêu tội (chứa đựng) trong những câu văn cao quý (ấy)?

- Tôi sẽ trả lời về chương của vị hành Parivāsa với phần mở đầu và phần trình bày. Có một loại tội (chứa đựng) trong những câu văn cao quý (ấy).

[930] Tôi sẽ hỏi về chương Tích Lũy Tội với phần mở đầu và phần trình bày. Có bao nhiêu tội (chứa đựng) trong những câu văn cao quý (ấy)?

- Tôi sẽ trả lời về chương Tích Lũy Tội với phần mở đầu và phần trình bày. Có một loại tội (chứa đựng) trong những câu văn cao quý (ấy).

[931] Tôi sẽ hỏi về chương Dàn Xếp với phần mở đầu và phần trình bày. Có bao nhiêu tội (chứa đựng) trong những câu văn cao quý (ấy)?

- Tôi sẽ trả lời về chương Dàn Xếp với phần mở đầu và phần trình bày. Có hai loại tội[11] (chứa đựng) trong những câu văn cao quý (ấy).

[932] Tôi sẽ hỏi về chương Các Tiểu Sự với phần mở đầu và phần trình bày. Có bao nhiêu tội (chứa đựng) trong những câu văn cao quý (ấy)?

- Tôi sẽ trả lời về chương Các Tiểu Sự với phần mở đầu và phần trình bày. Có ba loại tội[12] (chứa đựng) trong những câu văn cao quý (ấy).

[933] Tôi sẽ hỏi về chương Sàng Tọa với phần mở đầu và phần trình bày. Có bao nhiêu tội (chứa đựng) trong những câu văn cao quý (ấy)?

- Tôi sẽ trả lời về chương Sàng Tọa với phần mở đầu và phần trình bày. Có ba loại tội[13] (chứa đựng) trong những câu văn cao quý (ấy).

[934] Tôi sẽ hỏi về chương Chia Rẽ Hội Chúng với phần mở đầu và phần trình bày. Có bao nhiêu tội (chứa đựng) trong những câu văn cao quý (ấy)?

- Tôi sẽ trả lời về chương Chia Rẽ Hội Chúng với phần mở đầu và phần trình bày. Có hai loại tội[14] (chứa đựng) trong những câu văn cao quý (ấy).

[935] Tôi sẽ hỏi về chương về Thực Hành[15] với phần mở đầu và phần trình bày. Có bao nhiêu tội (chứa đựng) trong những câu văn cao quý (ấy)?

- Tôi sẽ trả lời về chương về Thực Hành với phần mở đầu và phần trình bày. Có một loại tội (chứa đựng) trong những câu văn cao quý (ấy).

[936] Tôi sẽ hỏi về chương Đình Chỉ với phần mở đầu và phần trình bày. Có bao nhiêu tội (chứa đựng) trong những câu văn cao quý (ấy)?

- Tôi sẽ trả lời về chương Đình Chỉ với phần mở đầu và phần trình bày. Có một loại tội (chứa đựng) trong những câu văn cao quý (ấy).

[937] Tôi sẽ hỏi về chương Tỳ Khưu Ni với phần mở đầu và phần trình bày. Có bao nhiêu tội (chứa đựng) trong những câu văn cao quý (ấy)?

- Tôi sẽ trả lời về chương Tỳ Khưu Ni với phần mở đầu và phần trình bày. Có hai loại tội[16] (chứa đựng) trong những câu văn cao quý (ấy).

[938] Tôi sẽ hỏi về chương Liên Quan Năm Trăm Vị với phần mở đầu và phần trình bày. Có bao nhiêu tội (chứa đựng) trong những câu văn cao quý (ấy)?

- Tôi sẽ trả lời về chương Liên Quan Năm Trăm Vị với phần mở đầu và phần trình bày. Trường hợp ấy không có loại tội nào (chứa đựng) trong những câu văn cao quý (ấy).

[939] Tôi sẽ hỏi về chương Liên Quan Bảy Trăm Vị với phần mở đầu và phần trình bày. Có bao nhiêu tội (chứa đựng) trong những câu văn cao quý (ấy)?

- Tôi sẽ trả lời về chương Liên Quan Bảy Trăm Vị với phần mở đầu và phần trình bày. Trường hợp ấy không có loại tội nào (chứa đựng) trong những câu văn cao quý (ấy).

Dứt Phần Các Câu Hỏi về bộ Hợp Phần là phần thứ nhất.[17]

Tóm lược phần này:

[940]

Sự tu lên bậc trên,
lễ Uposatha,
vào mùa (an cư) mưa,
lễ Pavāraṇā,
da thú, và dược phẩm,
các điều Kaṭhina,
y phục, và Campā,
và chương Kosambī.
Hành sự (thuộc Tiểu Phẩm),
phạt parivāsa,
tích lũy tội, dàn xếp,
các tiểu sự, sàng tọa,
việc chia rẽ hội chúng,
thực hành, và đình chỉ,
của các tỳ khưu ni,
năm trăm, bảy trăm vị.

*******


[1] Khandhakapucchā = Các câu hỏi về bộ Khandhaka (Chúng tôi đặt tên cho bộ Luật KhandhakaHợp Phần gồm có Đại PhẩmTiểu Phẩm)

[2] Phần này đề cập đến chương I của Đại Phẩm – Mahāvagga, chín phần kế đề cập đến chín chương còn lại. Từ [928] trở đi đề cập đến Tiểu Phẩm – Cullavagga.

[3] Pācittiya 65 về việc cho tu lên bậc trên người chưa đủ 20 tuổi, thầy tế độ phạm tội pācittiya, các vị còn lại phạm tội dukkaṭa; như vậy là hai loại tội (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).

[4] Tội thullaccaya cho các vị có dự tính chia rẽ rồi thực hiện lễ Uposatha ... được đề cập ở Đại Phẩm – Mahāvagga, chương II, [195], tội pācittiya trong việc thực hiện lễ Uposatha với vị bị án treo ... [201] và tội dukkaṭa trong nhiều trường hợp khác (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).

[5] Tức là tội dukkaṭa.

[6] Tội thullaccaya đến các vị có dự tính chia rẽ rồi thực hiện lễ Pavāraṇā (Sđd., chương IV, [237]), tội pācittiya trong việc thực hiện lễ Pavāraṇā với vị bị án treo [243], và tội dukkaṭa trong nhiều trường hợp khác (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).

[7] Tội thullaccaya về việc sờ mó bộ phận sinh dục bò cái tơ do tâm dâm dục (Sđd., chương V, [13]), tội pācittiya 61 trong việc dìm nước các con bò cái tơ và giết chết, và tội dukkaṭa trong nhiều trường hợp khác (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).

[8] Tội thullaccaya về việc mổ xẻ ở xung quanh chỗ kín hai lóng tay (Sđd., chương VI, [57]), tội pācittiya 33 về việc thọ dụng cháo đặc của người khác khi đã được thỉnh mời của một nơi khác, và tội dukkaṭa trong nhiều trường hợp khác (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).

[9] Tội thullaccaya về việc mặc biểu tượng của ngoại đạo là (che thân bằng) da linh dương ... (Sđd., chương VIII, [168]), tội nissaggiya pācittiya thứ nhất trong việc sử dụng y phụ trội, và tội dukkaṭa trong nhiều trường hợp khác (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).

[10] Một loại tội nên được hiểu là tội dukkaṭa.

[11] Ngài Buddhaghosa đề cập đến tội pācittiya 79 về vị đã trao sự thỏa thuận rồi lại phê phán hành sự đúng pháp; Tiểu Phẩm – Cullavagga đề cập đến tội pācittiya 12 của vị nói tránh né và gây khó khăn (Chương IV, [614]), tội thứ nhì là tội dukkaṭa.

[12] Tội thullaccaya đối với vị cắt đi dương vật của bản thân (Sđd., chương V, [28]), tội pācittiya 37 về việc nhai lại, và tội dukkaṭa trong nhiều trường hợp khác (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).

[13] Tội thullaccaya về việc phân tán các trọng vật của hội chúng (Sđd., chương VI, [292]), tội pācittiya 17 về việc lôi kéo ra khỏi trú xá của hội chúng, và tội dukkaṭa trong nhiều trường hợp khác (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).

[14] Tội thullaccaya đối với các vị xu hướng theo kẻ chia rẽ hội chúng (Sđd., chương VII, [395]), tội pācittiya 32 về vật thực dâng chung nhóm (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).

[15] Tức là chương VIII nói về Phận Sự (Sđd.).

[16] Tội pācittiya 57 của tỳ khưu ni do không hành lễ Pavāraṇā (điều này cũng được đề cập đến ở Tiểu Phẩm – Cullavagga, chương X, [584]) và tội dukkaṭa trong nhiều trường hợp khác (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).

[17] Không thấy trình bày các phần kế tiếp; không rõ do lầm lẫn trong khi kết tập hay bị thất thoát trong việc truyền thừa.

VI. TĂNG THEO TỪNG BẬC

[941] Các pháp tạo ra tội cần phải biết. [1] Các Pháp không tạo ra tội cần phải biết.[2] Phạm tội cần phải biết. Không phạm tội cần phải biết. Tội nhẹ cần phải biết. Tội nặng cần phải biết.[3] Tội còn dư sót cần phải biết. Tội không còn dư sót cần phải biết.[4] Tội xấu xa cần phải biết. Tội không xấu xa cần phải biết.[5] Tội có sự sửa chữa được cần phải biết. Tội không có sự sửa chữa được cần phải biết. Tội đưa đến sự sám hối cần phải biết. Tội không đưa đến sự sám hối cần phải biết. Tội có sự chướng ngại cần phải biết. Tội không có sự chướng ngại cần phải biết.[6] Tội là điều quy định do sự chê trách cần phải biết.[7] Tội là điều quy định không do sự chê trách cần phải biết. Tội được sanh lên do làm cần phải biết. Tội được sanh lên do không làm cần phải biết.[8] Tội được sanh lên do làm và không làm cần phải biết.[9] Tội vi phạm đầu tiên cần phải biết. Tội vi phạm đến sau cần phải biết. Tội kế tiếp của các tội vi phạm đầu tiên cần phải biết. Tội kế tiếp của các tội vi phạm đến sau cần phải biết.[10] Tội đã sám hối được tính đến cần phải biết.[11] Tội đã sám hối không được tính đến cần phải biết. Sự quy định cần phải biết. Sự quy định thêm cần phải biết. Sự quy định khi (sự việc) chưa xảy ra cần phải biết. Sự quy định (áp dụng) cho tất cả mọi nơi cần phải biết. Sự quy định (áp dụng) cho khu vực cần phải biết. Sự quy định chung cần phải biết. Sự quy định riêng cần phải biết. Sự quy định cho một (hội chúng) cần phải biết. Sự quy định cho cả hai (hội chúng) cần phải biết. Tội là lỗi trầm trọng cần phải biết. Tội là lỗi không trầm trọng cần phải biết.[12] Tội có liên quan đến người tại gia cần phải biết. Tội không có liên quan đến người tại gia cần phải biết. Tội (có nghiệp) xác định cần phải biết.[13] Tội (có nghiệp) không xác định cần phải biết. Người là vị vi phạm đầu tiên cần phải biết. Người không là vị vi phạm đầu tiên cần phải biết. Người là vị vi phạm không thường xuyên cần phải biết. Người là vị vi phạm thường xuyên cần phải biết. Người là vị buộc tội cần phải biết. Người là vị bị buộc tội cần phải biết. Người là vị buộc tội sai pháp cần phải biết. Người là vị bị buộc tội sai pháp cần phải biết. Người là vị buộc tội đúng pháp cần phải biết. Người là vị bị buộc tội đúng pháp cần phải biết. Người đã được xác định cần phải biết. Người chưa được xác định cần phải biết. Người là vị có thể vi phạm tội cần phải biết. Người là vị không thể vi phạm tội cần phải biết.[14] Người là vị bị án treo cần phải biết. Người là vị không bị án treo cần phải biết. Người là vị đã bị trục xuất cần phải biết. Người là vị không bị trục xuất cần phải biết. Người là vị đồng cộng trú cần phải biết. Người là vị không đồng cộng trú cần phải biết. Sự đình chỉ cần phải biết.[15]

Dứt phần Nhóm Một.

Tóm lược phần này:

[942]

Các sự tạo tác nên,
tội vi phạm, loại nhẹ,
còn dư sót, xấu xa,
sửa chữa, và thú nhận,
chướng ngại, lỗi, hành động,
hành động và không hành,
trước tiên, vào khoảng giữa,
được tính đến, quy định,
chưa xảy ra, mọi nơi,
chung cả, và một bên,
trầm trọng, người tại gia,
và đã được xác định,
đầu tiên, không thường xuyên,
(vị là) người buộc tội,
sai pháp và đúng pháp,
xác định, không thể phạm,
bị án treo, trục xuất,
đồng cộng trú, đình chỉ,
phần tóm lược này đây
chung cho mỗi một điều.

*******

[943] Có loại tội vị vi phạm có sự nhận thức, có loại tội vị vi phạm không có sự nhận thức. Có loại tội vi phạm của vị đã đạt sự thành tựu, có loại tội vi phạm của vị chưa đạt sự thành tựu.[16] Có loại tội vi phạm liên quan đến Chánh Pháp,[17] có loại tội vi phạm không liên quan đến Chánh Pháp. Có loại tội vi phạm liên quan đến vật dụng của bản thân, có loại tội vi phạm liên quan đến vật dụng của người khác.[18] Có loại tội vi phạm liên quan đến chính bản thân, có loại tội vi phạm liên quan đến người khác. Có vị trong khi nói sự thật vi phạm tội nặng, có vị trong khi nói láo vi phạm tội nhẹ.[19] Có vị trong khi nói láo vi phạm tội nặng, có vị trong khi nói sự thật vi phạm tội nhẹ.[20] Có loại tội vi phạm khi ở trên mặt đất (nhưng) không (vi phạm) ở trên khoảng không, có loại tội vi phạm khi ở trên khoảng không (nhưng) không (vi phạm) ở trên mặt đất. Có loại tội vi phạm trong khi đi ra ngoài không (vi phạm) trong khi đi vào, có loại tội vi phạm trong khi đi vào không (vi phạm) trong khi đi ra ngoài.[21] Có loại tội vi phạm trong khi áp dụng, có loại tội vi phạm trong khi không áp dụng.[22] Có loại tội vi phạm trong khi thọ trì, có loại tội vi phạm trong khi không thọ trì.[23] Có loại tội vi phạm trong khi làm, có loại tội vi phạm trong khi không làm. Có loại tội vi phạm trong khi cho, có loại tội vi phạm trong khi không cho. Có loại tội vi phạm trong khi thọ lãnh, có loại tội vi phạm trong khi không thọ lãnh. Có loại tội vi phạm do sự thọ dụng, có loại tội vi phạm do sự không thọ dụng. Có loại tội vi phạm ban đêm không (vi phạm) ban ngày, có loại tội vi phạm ban ngày không (vi phạm) ban đêm. Có loại tội vi phạm vào lúc hừng sáng, có loại tội vi phạm không phải vào lúc hừng sáng. Có loại tội vi phạm trong khi cắt đứt, có loại tội vi phạm trong khi không cắt đứt.[24] Có loại tội vi phạm trong khi che đậy, có loại tội vi phạm trong khi không che đậy.[25] Có loại tội vi phạm trong khi sử dụng, có loại tội vi phạm trong khi không sử dụng.

[944] Hai lễ Uposatha: lễ ngày mười bốn và lễ ngày mười lăm. Hai lễ Pavāraṇā: lễ ngày mười bốn và lễ ngày mười lăm. Hai loại hành sự: hành sự với lời công bố và hành sự với lời đề nghị. Hai loại hành sự khác nữa: hành sự với lời thông báo đến lần thứ nhì và hành sự với lời thông báo đến lần thứ tư. Hai sự việc của hành sự: sự việc của hành sự với lời công bố và sự việc của hành sự với lời đề nghị. Hai sự việc của hành sự khác nữa: sự việc của hành sự với lời thông báo đến lần thứ nhì và sự việc của hành sự với lời thông báo đến lần thứ tư. Hai sự sai trái của hành sự: sự sai trái của hành sự với lời công bố và sự sai trái của của hành sự với lời đề nghị. Hai sự sai trái của hành sự khác nữa: sự sai trái của hành sự với lời thông báo đến lần thứ nhì và sự sai trái của hành sự với lời thông báo đến lần thứ tư. Hai sự thành tựu của hành sự: sự thành tựu của hành sự với lời công bố và sự thành tựu của của hành sự với lời đề nghị. Hai sự thành tựu của hành sự khác nữa: sự thành tựu của hành sự với lời thông báo đến lần thứ nhì và sự thành tựu của hành sự với lời thông báo đến lần thứ tư. Hai nền tảng của việc không đồng cộng trú: tự bản thân thực hiện việc không đồng cộng trú cho bản thân hoặc là hội chúng hợp nhất phạt án treo vị ấy trong việc không nhìn nhận (tội), hoặc trong việc không sửa chữa (lỗi), hoặc trong việc không từ bỏ (tà kiến ác).[26] Hai nền tảng của sự đồng cộng trú chung: tự bản thân thực hiện việc đồng cộng trú chung cho bản thân hoặc là hội chúng hợp nhất phục hồi cho vị ấy khi đã bị án treo trong việc không nhìn nhận (tội), hoặc trong việc không sửa chữa (lỗi), hoặc trong việc không từ bỏ (tà kiến ác).

[945] Hai loại tội pārājika, hai loại tội saṅghādisesa, hai loại tội thullaccaya, hai loại tội pācittiya, hai loại tội pāṭidesanīya, hai loại tội dukkaṭa, hai loại tội dubbhāsita của các tỳ khưu và của các tỳ khưu ni. Bảy loại tội, bảy nhóm tội của các tỳ khưu và của các tỳ khưu ni. Hội chúng bị chia rẽ bằng hai phương thức: bằng hành sự hoặc do sự phân phát thẻ.

[946] Hai hạng người không nên cho tu lên bậc trên: người chưa đủ hai mươi tuổi, người có bàn tay, v.v... bị cắt đứt. Hai hạng người khác nữa không nên cho tu lên bậc trên: người không thành tựu về thân thể, người đã làm sai trái trong hành động.[27] Hai hạng người khác nữa không nên cho tu lên bậc trên: người không có đầy đủ (y bát), người có đầy đủ (y bát) nhưng chưa được hỏi đến. Không nên sống với sự nương nhờ vào hai hạng người: không liêm sỉ và ngu dốt. Sự nương nhờ không nên ban cho đến hai hạng người: kẻ không liêm sỉ và người có liêm sỉ nhưng không cầu xin. Sự nương nhờ nên ban cho đến hai hạng người: kẻ ngu dốt và người có liêm sỉ có cầu xin. Hai hạng người không thể vi phạm tội: Chư Phật và chư Phật Độc Giác. Hai hạng người có thể vi phạm tội: các tỳ khưu và các tỳ khưu ni. Hai hạng người không thể vi phạm tội với sự cố ý: các tỳ khưu và các tỳ khưu ni là các thánh nhân. Hai hạng người có thể vi phạm tội với sự cố ý: các tỳ khưu và các tỳ khưu ni là các phàm nhân. Hai hạng người không thể cố ý vi phạm sự việc có tính chất sái quấy: các tỳ khưu và các tỳ khưu ni là các thánh nhân. Hai hạng người có thể cố ý vi phạm sự việc có tính chất sái quấy: các tỳ khưu và các tỳ khưu ni là các phàm nhân.

[947] Hai sự phản đối: vị phản đối bằng thân hoặc vị phản đối bằng khẩu. Hai sự mời ra: có vị không đáng để chịu sự mời ra nhưng nếu hội chúng mời vị ấy ra, một vị đã được mời ra đúng, một vị đã bị mời ra sai.[28] Hai sự phục hồi: có vị không đáng để được sự phục hồi nhưng nếu hội chúng phục hồi vị ấy, một vị đã được phục hồi đúng, một vị đã được phục hồi sai.[29] Hai sự nhận biết: vị nhận biết bằng thân hoặc vị nhận biết bằng khẩu. Hai sự nhận lãnh: vị nhận lãnh bằng thân hoặc vị nhận lãnh bằng vật được gắn liền với thân. Hai sự từ khước: vị từ khước bằng thân hoặc vị từ khước bằng khẩu. Hai sự gây tổn hại: sự gây tổn hại về việc học tập và sự gây tổn hại về vật sở hữu. Hai sự cáo tội: vị cáo tội bằng thân hoặc là vị cáo tội bằng khẩu.

[948] Hai điều vướng bận của Kaṭhina: điều vướng bận về trú xứ và điều vướng bận về y. Hai điều không vướng bận của Kaṭhina: điều không vướng bận về trú xứ và điều không vướng bận về y. Hai loại y: có liên quan đến gia chủ và có liên quan đến vải quăng bỏ (paṃsukūlikaṃ). Hai loại bình bát: bình bát bằng sắt và bình bát bằng đất. Hai loại vòng (kê bình bát): loại làm bằng kẽm và loại làm bằng chì. Hai sự chú nguyện bình bát: vị chú nguyện bằng thân hoặc vị chú nguyện bằng khẩu. Hai sự chú nguyện y để dùng riêng: vị chú nguyện bằng thân hoặc vị chú nguyện bằng khẩu. Hai sự chú nguyện để dùng chung: sự chú nguyện để dùng chung có mặt và sự chú nguyện để dùng chung vắng mặt. Hai bộ Luật: của các tỳ khưu và của các tỳ khưu ni. Hai điều liên quan đến Luật: việc đã được quy định và điều phù hợp với việc đã được quy định. Hai sự tuân thủ đối với Luật: cắt đứt sự nối liền với điều không được phép, thực hành có chừng mực trong điều được phép.

[949] Vi phạm tội với hai biểu hiện: vi phạm bằng thân hoặc vi phạm bằng khẩu. Thoát khỏi tội với hai biểu hiện: thoát khỏi tội bằng thân hoặc thoát khỏi tội bằng khẩu. Hai hành phạt parivāsa: hành phạt parivāsa có che giấu và hành phạt parivāsa không có che giấu. Hai hành phạt parivāsa khác nữa: hành phạt parivāsa hoàn toàn trong sạch và hành phạt parivāsa kết hợp. Hai hành phạt mānatta: hành phạt mānatta có che giấu và hành phạt mānatta không có che giấu. Hai hành phạt mānatta khác nữa: hành phạt mānatta nửa tháng và hành phạt mānatta kết hợp. Sự đứt đêm của hai hạng người: của vị hành parivāsa và của vị hành mānatta.

[950] Hai sự không tôn trọng: sự không tôn trọng người và sự không tôn trọng Pháp. Hai loại muối: muối tự nhiên và muối tự tạo. Hai loại muối khác nữa: muối biển và muối đen. Hai loại muối khác nữa: muối ở đá và muối nấu ăn. Hai loại muối khác nữa: muối romakaṃ và muối pakkhallakaṃ. Hai sự thọ dụng: sự thọ dụng bên trong và sự thọ dụng bên ngoài.[30] Hai sự sỉ vả: sự sỉ vả thấp kém và sự sỉ vả cao quý.[31] Sự đâm thọc vì hai nguyên do: của vị ao ước được thương hoặc là của vị có ý định chia rẽ. Vật thực dâng chung nhóm được sanh lên từ hai nguyên do: do sự thỉnh mời hoặc do sự yêu cầu. Hai thời kỳ vào mùa (an cư) mưa: thời kỳ trước và thời kỳ sau.[32] Hai sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai pháp và hai sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha đúng pháp.[33]

[951] Hai hạng người ngu dốt: vị hành xử trách nhiệm không được yêu cầu và vị không hành xử trách nhiệm được yêu cầu. Hai hạng người thông thái: vị không hành xử trách nhiệm không được yêu cầu và vị hành xử trách nhiệm được yêu cầu. Hai hạng người ngu dốt khác nữa: hạng lầm tưởng là được phép đối với việc không được phép và hạng lầm tưởng là không được phép đối với việc được phép. Hai hạng người thông thái khác nữa: hạng nhận biết là không được phép đối với việc không được phép và hạng nhận biết là được phép đối với việc được phép. Hai hạng người ngu dốt khác nữa: hạng lầm tưởng là phạm tội trong việc không phạm tội và hạng lầm tưởng là không phạm tội trong việc phạm tội. Hai hạng người thông thái khác nữa: hạng nhận biết là phạm tội trong việc phạm tội và hạng nhận biết là không phạm tội trong việc không phạm tội. Hai hạng người ngu dốt khác nữa: hạng lầm tưởng là đúng Pháp đối với việc sai Pháp và hạng lầm tưởng là sai Pháp đối với việc đúng Pháp. Hai hạng người thông thái khác nữa: hạng nhận biết là sai Pháp đối với việc sai Pháp và hạng nhận biết là đúng Pháp đối với việc đúng Pháp. Hai hạng người ngu dốt khác nữa: hạng lầm tưởng là đúng Luật đối với việc sai Luật và hạng lầm tưởng là sai Luật đối với việc đúng Luật. Hai hạng người thông thái khác nữa: hạng nhận biết là sai Luật đối với việc sai Luật và hạng nhận biết là đúng Luật đối với việc đúng Luật.

[952] Các lậu hoặc tăng trưởng ở hai hạng người: hạng hối hận về việc không đáng hối hận và hạng không hối hận về việc đáng hối hận. Các lậu hoặc không tăng trưởng ở hai hạng người: hạng không hối hận về việc không đáng hối hận và hạng hối hận về việc đáng hối hận. Các lậu hoặc tăng trưởng ở hai hạng người khác nữa: hạng lầm tưởng là được phép đối với việc không được phép và hạng lầm tưởng là không được phép đối với việc được phép. Các lậu hoặc không tăng trưởng ở hai hạng người khác nữa: hạng nhận biết là không được phép đối với việc không được phép và hạng nhận biết là được phép đối với việc được phép. Các lậu hoặc tăng trưởng ở hai hạng người khác nữa: hạng lầm tưởng là phạm tội trong việc không phạm tội và hạng lầm tưởng là không phạm tội trong việc phạm tội. Các lậu hoặc không tăng trưởng ở hai hạng người khác nữa: hạng nhận biết là phạm tội trong việc phạm tội và hạng nhận biết là không phạm tội trong việc không phạm tội. Các lậu hoặc tăng trưởng ở hai hạng người khác nữa: hạng lầm tưởng là đúng Pháp đối với việc sai Pháp và hạng lầm tưởng là sai Pháp đối với việc đúng Pháp. Các lậu hoặc không tăng trưởng ở hai hạng người khác nữa: hạng nhận biết là sai Pháp đối với việc sai Pháp và hạng nhận biết là đúng Pháp đối với việc đúng Pháp. Các lậu hoặc tăng trưởng ở hai hạng người khác nữa: hạng lầm tưởng là đúng Luật đối với việc sai Luật và hạng lầm tưởng là sai Luật đối với việc đúng Luật. Các lậu hoặc không tăng trưởng ở hai hạng người khác nữa: hạng nhận biết là sai Luật đối với việc sai Luật và hạng nhận biết là đúng Luật đối với việc đúng Luật.

Dứt phần Nhóm Hai.

Tóm lược phần này:

[953]

Có nhận thức, đạt được,
và (liên quan) Chánh Pháp,
vật dụng, và con người,
sự thật, trên mặt đất,
khi đi ra, áp dụng,
thọ trì, trong khi làm,
trong khi cho, thọ lãnh,
do thọ dụng, ban đêm,
lúc hừng sáng, cắt đứt,
khi che đậy, sử dụng.
lễ Uposatha,
lễ Pavāraṇā,
hành sự, và khác nữa,
sự việc, và sai trái
có hai điều khác nữa,
(cũng thế) sự thành tựu,
và hai điều khác nữa,
không đồng, đồng cộng trú.
Tội pārājika,
saṅghādisesa,
trọng tội, ưng đối trị,
ưng phát lộ, tác ác,
và cả tội ác khẩu,
bảy nhóm tội, chia rẽ.
Việc tu lên bậc trên,
cũng thế các đôi khác:
không nên sống, không cho,
có thể, không có thể,
cố ý, có sái quấy.
Sự phản đối, mời ra,
phục hồi, và nhận biết,
sự nhận lãnh, khước từ,
gây tổn hại, cáo tội.
Hai điều Kaṭhina,
cũng vậy hai loại y,
bình bát, và vòng đế,
chú nguyện cũng hai điều,
chú nguyện để dùng chung,
về Luật, liên quan Luật,
và (hai) sự tuân thủ.
Vi phạm, và thoát tội,
phạt pārivāsa,
thêm hai loại khác nữa,
hai loại mānatta,
và các trường hợp khác,
đứt đêm, không tôn trọng,
về hai loại muối ăn,
thêm ba cặp khác nữa,
sự thọ dụng, sỉ vả,
đâm thọc, (dâng) chung nhóm,
(an cư) mưa, đình chỉ.
trách nhiệm, được cho phép,
không phạm tội, sai Pháp,
cũng theo cách như thế
về Luật, và lậu hoặc.

*******

[954] Có loại tội vi phạm khi đức Thế Tôn còn hiện tiền, không vi phạm khi Ngài đã Vô Dư Niết Bàn, có loại tội vi phạm khi đức Thế Tôn đã Vô Dư Niết Bàn, không vi phạm khi Ngài còn hiện tiền, có loại tội vi phạm ngay khi đức Thế Tôn còn hiện tiền luôn cả khi Ngài đã Vô Dư Niết Bàn.[34] Có loại tội vi phạm vào lúc đúng thời không vi phạm lúc sái thời, có loại tội vi phạm vào lúc sái thời không vi phạm lúc đúng thời, có loại tội vi phạm vào lúc đúng thời luôn cả lúc sái thời.[35] Có loại tội vi phạm vào ban đêm không vi phạm vào ban ngày, có loại tội vi phạm vào ban ngày không vi phạm vào ban đêm, có loại tội vi phạm vào ban đêm luôn cả vào ban ngày.[36] Có loại tội vị mười năm (thâm niên) vi phạm vị kém mười năm không (vi phạm), có loại tội vị kém mười năm (thâm niên) vi phạm vị mười năm không (vi phạm), có loại tội vị mười năm (thâm niên) luôn cả vị kém mười năm đều vi phạm.[37] Có loại tội vị năm năm (thâm niên) vi phạm vị kém năm năm không (vi phạm), có loại tội vị kém năm năm (thâm niên) vi phạm vị năm năm không (vi phạm), có loại tội vị năm năm (thâm niên) luôn cả vị kém năm năm đều vi phạm.[38] Có loại tội vị vi phạm có tâm thiện, có loại tội vị vi phạm có tâm bất thiện, có loại tội vị vi phạm có tâm vô ký.[39] Có loại tội vị vi phạm có thọ lạc, có loại tội vị vi phạm có thọ khổ, có loại tội vị vi phạm có thọ không khổ không lạc.[40]

[955] Ba nền tảng của sự cáo tội: do được thấy, do được nghe, do sự nghi ngờ. Ba cách phân phát thẻ: lối kín đáo, với sự nói nhỏ vào tai, lối công khai.[41] Ba sự khước từ: sự ham muốn nhiều, sự không tự thỏa mãn, sự không tuân thủ. Ba sự chấp nhận: sự ham muốn ít, sự tự thỏa mãn, sự tuân thủ. Ba sự khước từ khác nữa: sự ham muốn nhiều, sự không tự thỏa mãn, sự không biết chừng mực. Ba sự chấp nhận (khác nữa): sự ham muốn ít, sự tự thỏa mãn, sự biết chừng mực. Ba sự quy định: sự quy định (lần đầu), sự quy định thêm, sự quy định khi (sự việc) chưa xảy ra.[42] Ba sự quy định khác nữa: sự quy định (áp dụng) cho tất cả mọi nơi, sự quy định (áp dụng) cho khu vực, sự quy định chung (cho tỳ khưu và tỳ khưu ni). Ba sự quy định khác nữa: sự quy định riêng, sự quy định cho một (hội chúng), sự quy định cho cả hai (hội chúng tỳ khưu và tỳ khưu ni).

 [956] Có loại tội vị ngu dốt vi phạm vị thông thái không (vi phạm), có loại tội vị thông thái vi phạm vị ngu dốt không (vi phạm), có loại tội vị ngu dốt luôn cả vị thông thái đều vi phạm. Có loại tội vi phạm vào hậu bán nguyệt không (vi phạm) vào tiền bán nguyệt, có loại tội vi phạm vào tiền bán nguyệt không (vi phạm) vào hậu bán nguyệt, có loại tội vi phạm vào hậu bán nguyệt luôn cả vào tiền bán nguyệt.[43] Có việc được phép vào hậu bán nguyệt không (được phép) vào tiền bán nguyệt, có việc được phép vào tiền bán nguyệt không (được phép) vào hậu bán nguyệt, có việc được phép vào hậu bán nguyệt luôn cả vào tiền bán nguyệt. Có loại tội vi phạm vào mùa lạnh không (vi phạm) vào mùa nóng và mùa mưa, có loại tội vi phạm vào mùa nóng không (vi phạm) vào mùa lạnh và mùa mưa, có loại tội vi phạm vào mùa mưa không (vi phạm) vào mùa nóng và mùa lạnh.[44] Có loại tội hội chúng vi phạm, nhóm và cá nhân không (vi phạm); có loại tội nhóm vi phạm, hội chúng và cá nhân không (vi phạm); có loại tội cá nhân vi phạm, hội chúng và nhóm không (vi phạm).[45] Có việc được phép đối với hội chúng, không (được phép) đối với nhóm và cá nhân; có việc được phép đối với nhóm, không (được phép) đối với hội chúng và cá nhân; có việc được phép đối với cá nhân, không (được phép) đối với hội chúng và nhóm.

[957] Ba sự che giấu: vị che giấu sự việc (nhưng) không (che giấu) tội vi phạm, vị che giấu tội vi phạm (nhưng) không (che giấu) sự việc, vị che giấu sự việc luôn cả tội vi phạm. Ba sự che kín: sự che kín ở trong nhà tắm hơi, sự che kín ở trong nước, sự che kín bằng vải vóc. Ba việc được vận hành giấu kín không bộc lộ: người nữ hành xử giấu kín không bộc lộ, chú thuật của bà-la-môn được vận hành giấu kín không bộc lộ, tri kiến sai trái được vận hành giấu kín không bộc lộ. Ba việc được chiếu sáng bộc lộ không che giấu: Vầng trăng tròn được rọi sáng bộc lộ không che giấu, vầng mặt trời được rọi sáng bộc lộ không che giấu, Pháp và Luật đã được công bố bởi đức Như Lai được rọi sáng bộc lộ không che giấu. Ba thời điểm phân phối chỗ trú ngụ: thời điểm trước, thời điểm sau, thời điểm trung gian.[46]

[958] Có loại tội vị bị bệnh vi phạm vị không bệnh không vi phạm, có loại tội vị không bệnh vi phạm vị bị bệnh không vi phạm, có loại tội vị bị bệnh luôn cả vị không bệnh vi phạm.[47]

[959] Ba sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp. Ba sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha đúng Pháp.[48] Ba hành phạt parivāsa: hành phạt parivāsa có che giấu, hành phạt parivāsa không có che giấu, hành phạt parivāsa hoàn toàn trong sạch.[49] Ba hành phạt mānatta: hành phạt mānatta có che giấu, hành phạt mānatta không có che giấu, hành phạt mānatta nửa tháng. Ba sự đứt đêm của vị tỳ khưu hành parivāsa: sự cư ngụ chung, sự cư ngụ tách rời, sự không trình báo.[50]

[960] Có loại tội vi phạm ở bên trong không (vi phạm) ở bên ngoài, có loại tội vi phạm ở bên ngoài không (vi phạm) ở bên trong, có loại tội vi phạm ở bên trong luôn cả ở bên ngoài.[51] Có loại tội vi phạm ở bên trong ranh giới không (vi phạm) ở bên ngoài ranh giới, có loại tội vi phạm ở bên ngoài ranh giới không (vi phạm) ở bên trong ranh giới, có loại tội vi phạm ở bên trong ranh giới luôn cả ở bên ngoài ranh giới.[52]

[961] Vị vi phạm tội với ba biểu hiện: vị vi phạm do thân, vị vi phạm do khẩu, vị vi phạm do thân do khẩu. Vị vi phạm tội với ba biểu hiện khác nữa: vị vi phạm tội ở giữa hội chúng, ở giữa nhóm, trong sự hiện diện của cá nhân. Vị thoát khỏi tội với ba biểu hiện: vị thoát khỏi (tội) do thân, vị thoát khỏi (tội) do khẩu, vị thoát khỏi (tội) do thân do khẩu. Vị thoát khỏi tội với ba biểu hiện khác nữa: vị thoát khỏi tội ở giữa hội chúng, ở giữa nhóm, trong sự hiện diện của cá nhân. Ba sự ban cho cách hành xử Luật khi không điên cuồng sai Pháp. Ba sự ban cho cách hành xử Luật khi không điên cuồng đúng Pháp.[53]

[962] Hội chúng nếu muốn có thể thực thi hành sự khiển trách đối với vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính: là vị thường gây nên sự xung đột, thường gây nên sự cãi cọ, thường gây nên sự tranh luận, thường gây nên sự nói chuyện nhảm nhí, thường gây nên sự tranh tụng trong hội chúng; là vị ngu si, thiếu kinh nghiệm, phạm nhiều tội, chưa được làm cho thoát (tội); là vị năng thân cận người tại gia, sống không nghiêm chỉnh lẫn lộn cùng người tại gia.[54] Hội chúng nếu muốn có thể thực thi hành sự chỉ dạy đối với vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính: là vị thường gây nên sự xung đột, ...(như trên)... thường gây nên sự tranh tụng trong hội chúng; là vị ngu si, thiếu kinh nghiệm, phạm nhiều tội, chưa được làm cho thoát (tội); là vị năng thân cận người tại gia, sống không nghiêm chỉnh lẫn lộn cùng người tại gia.[55] Hội chúng nếu muốn có thể thực thi hành sự xua đuổi đối với vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính: là vị thường gây nên sự xung đột, ...(như trên)... thường gây nên sự tranh tụng trong hội chúng; là vị ngu si, thiếu kinh nghiệm, phạm nhiều tội, chưa được làm cho thoát (tội);[56] là vị làm hư hỏng các gia đình và có hành động sai trái.[57] Hội chúng nếu muốn có thể thực thi hành sự hòa giải đối với vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính: là vị thường gây nên sự xung đột, ...(như trên)... thường gây nên sự tranh tụng trong hội chúng; là vị ngu si, thiếu kinh nghiệm, phạm nhiều tội, chưa được làm cho thoát (tội); là vị mắng nhiếc, nói xấu người tại gia.[58] Hội chúng nếu muốn có thể thực thi hành sự án treo trong việc không nhìn nhận tội đối với vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính: là vị thường gây nên sự xung đột, ...(như trên)... thường gây nên sự tranh tụng trong hội chúng; là vị ngu si, thiếu kinh nghiệm, phạm nhiều tội, chưa được làm cho thoát (tội); là vị sau khi phạm tội lại không muốn nhìn nhận tội.[59] Hội chúng nếu muốn có thể thực thi hành sự án treo trong việc không sửa chữa lỗi đối với vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính: là vị thường gây nên sự xung đột, ...(như trên)... thường gây nên sự tranh tụng trong hội chúng; là vị ngu si, thiếu kinh nghiệm, phạm nhiều tội, chưa được làm cho thoát (tội); là vị sau khi phạm tội lại không muốn sửa chữa lỗi.[60] Hội chúng nếu muốn có thể thực thi hành sự án treo trong việc không từ bỏ tà kiến ác đối với vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính: là vị thường gây nên sự xung đột, ...(như trên)... thường gây nên sự tranh tụng trong hội chúng; là vị ngu si, thiếu kinh nghiệm, phạm nhiều tội, chưa được làm cho thoát (tội); là vị không muốn từ bỏ tà kiến ác.[61] Hội chúng nếu muốn có thể nghĩ đến (hành phạt) cứng rắn đối với vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính: là vị thường gây nên sự xung đột, thường gây nên sự cãi cọ, thường gây nên sự tranh luận, thường gây nên sự nói chuyện nhảm nhí, thường gây nên sự tranh tụng trong hội chúng; là vị ngu si, thiếu kinh nghiệm, phạm nhiều tội, chưa được làm cho thoát (tội); là vị năng thân cận người tại gia, sống không nghiêm chỉnh lẫn lộn cùng người tại gia. Hành sự nên được thực thi đối với vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính: là vị vô liêm sỉ, ngu dốt, và không trong sạch. Hành sự nên được thực thi đối với vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính khác nữa: là vị bị hư hỏng về giới thuộc tăng thượng giới, bị hư hỏng về hạnh kiểm thuộc tăng thượng hạnh, bị hư hỏng về tri kiến thuộc tri kiến sái quấy. Hành sự nên được thực thi đối với vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính khác nữa: là vị có sự đùa giỡn bằng thân, có sự đùa giỡn bằng khẩu, có sự đùa giỡn bằng thân và khẩu. Hành sự nên được thực thi đối với vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính khác nữa: là vị có hành động sai trái bằng thân, có hành động sai trái bằng khẩu, có hành động sai trái bằng thân và khẩu. Hành sự nên được thực thi đối với vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính khác nữa: là vị có sự gây tổn hại bằng thân, có sự gây tổn hại bằng khẩu, có sự gây tổn hại bằng thân và khẩu. Hành sự nên được thực thi đối với vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính khác nữa: là vị có sự nuôi mạng sai trái bằng thân, có sự nuôi mạng sai trái bằng khẩu, có sự nuôi mạng sai trái bằng thân và khẩu. Hành sự nên được thực thi đối với vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính khác nữa: là vị vi phạm tội đã được thực thi hành sự vẫn ban phép tu lên bậc trên, vẫn ban cho phép nương nhờ, vẫn để cho sa di phục vụ. Hành sự nên được thực thi đối với vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính khác nữa: là vị tái phạm tội đã được hội chúng thực thi hành sự, hoặc tội khác tương tợ, hoặc tội nghiêm trọng hơn tội ấy. Hành sự nên được thực thi đối với vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính khác nữa: là vị chê bai đức Phật, là vị chê bai Giáo Pháp, là vị chê bai Hội chúng. Hội chúng sau khi đã áp chế rằng: “Này tỳ khưu, thôi đi. Chớ có (gây nên) sự xung đột, sự cãi cọ, sự tranh luận, sự tranh cãi” đối với vị tỳ khưu đang đình chỉ lễ Uposatha ở giữa hội chúng là vị hội đủ ba đặc tính: là vị vô liêm sỉ, ngu dốt, và không trong sạch rồi nên tiến hành lễ Uposatha. Hội chúng sau khi đã áp chế rằng: “Này tỳ khưu, thôi đi. Chớ có (gây nên) sự xung đột, sự cãi cọ, sự tranh luận, sự tranh cãi” đối với vị tỳ khưu đang đình chỉ lễ Pavāraṇā ở giữa hội chúng là vị hội đủ ba đặc tính: là vị vô liêm sỉ, ngu dốt, và không trong sạch rồi nên tiến hành lễ Pavāraṇā. Không nên ban cho bất cứ sự đồng ý nào của hội chúng đến vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính: là vị vô liêm sỉ, ngu dốt, và không trong sạch. Vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính: là vị vô liêm sỉ, ngu dốt, và không trong sạch không nên phát biểu đến hội chúng. Không nên sắp xếp cho vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính: là vị vô liêm sỉ, ngu dốt, và không trong sạch ở bất cứ chỗ nào riêng biệt. Không nên sống nương nhờ vào vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính: là vị vô liêm sỉ, ngu dốt, và không trong sạch. Vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính: là vị vô liêm sỉ, ngu dốt, và không trong sạch không nên ban cho phép nương nhờ. Vị tỳ khưu trong khi thỉnh ý (để buộc tội) hội đủ ba đặc tính: là vị vô liêm sỉ, ngu dốt, và không trong sạch thì không xứng đáng để thực hiện việc thỉnh ý. Không nên nghe theo lời khuyên bảo của vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính: là vị vô liêm sỉ, ngu dốt, và không trong sạch. Không nên hỏi về Luật (ở) vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính: là vị vô liêm sỉ, ngu dốt, và không trong sạch. Vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính: là vị vô liêm sỉ, ngu dốt, và không trong sạch không nên hỏi về Luật. Không nên trả lời về Luật đến vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính: là vị vô liêm sỉ, ngu dốt, và không trong sạch. Vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính: là vị vô liêm sỉ, ngu dốt, và không trong sạch không nên trả lời về Luật. Không nên ban cho sự thẩm vấn (về Luật) đến vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính: là vị vô liêm sỉ, ngu dốt, và không trong sạch. Không nên thảo luận về Luật với vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính: là vị vô liêm sỉ, ngu dốt, và không trong sạch. Vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính: là vị vô liêm sỉ, ngu dốt, và không trong sạch không nên ban phép tu lên bậc trên, không nên ban cho phép nương nhờ, không nên để cho sa di phục vụ.

[963] Ba lễ Uposatha: lễ ngày mười bốn, lễ ngày mười lăm, lễ Uposatha hợp nhất. Ba lễ Uposatha khác nữa: lễ Uposatha ở hội chúng, lễ Uposatha ở nhóm, lễ Uposatha ở cá nhân. Ba lễ Uposatha khác nữa: lễ Uposatha với sự đọc tụng, lễ Uposatha với sự (bày tỏ) trong sạch, lễ Uposatha với sự chú nguyện. Ba lễ Pavāraṇā: lễ ngày mười bốn, lễ ngày mười lăm, lễ Pavāraṇā hợp nhất. Ba lễ Pavāraṇā khác nữa: lễ Pavāraṇā ở hội chúng, lễ Pavāraṇā ở nhóm, lễ Pavāraṇā ở cá nhân. Ba lễ Pavāraṇā khác nữa: lễ Pavāraṇā với ba lần đọc, lễ Pavāraṇā với hai lần đọc, lễ Pavāraṇā với (các vị) đồng năm tu (đọc một lượt). Ba kẻ phải gánh chịu sự bất hạnh, gánh chịu cảnh địa ngục, không thể thoát khỏi điều này: là kẻ nào không có Phạm hạnh tỏ vẻ là người hành Phạm hạnh; là kẻ nào bôi nhọ vị có Phạm hạnh trong sạch đang thực hành Phạm hạnh hoàn toàn trong sạch về việc phi Phạm hạnh không nguyên cớ; và là kẻ nào nói như vầy có tri kiến như vầy về điều này: “Không có sái quấy trong các dục” rồi kẻ ấy lao vào say đắm trong các dục. Ba nguồn gốc bất thiện: tham là nguồn gốc bất thiện, sân là nguồn gốc bất thiện, si là nguồn gốc bất thiện. Ba nguồn gốc thiện: vô tham là nguồn gốc thiện, vô sân là nguồn gốc thiện, vô si là nguồn gốc thiện. Ba ác hạnh: thân ác hạnh, khẩu ác hạnh, ý ác hạnh. Ba thiện hạnh: thân thiện hạnh, khẩu thiện hạnh, ý thiện hạnh. Đức Thế Tôn quy định bữa ăn của nhóm ba (tỳ khưu) ở các gia đình vì ba điều lợi ích: nhằm việc trấn áp những nhân vật ác xấu, nhằm sự lạc trú của các tỳ khưu hiền thiện, và vì lòng thương tưởng các gia đình rằng: “Chớ để những kẻ có ước muốn xấu xa nương tựa vào phe nhóm để chia rẽ hội chúng.”[62] Devadatta có tâm bị xâm chiếm, bị ngự trị bởi ba điều không đúng chánh Pháp là: ước muốn xấu xa, bạn hữu xấu xa, đã dừng lại ở giữa pháp thiền và pháp siêu thế (nên trở thành) kẻ phải gánh chịu sự bất hạnh, gánh chịu cảnh địa ngục, bị đọa trọn kiếp, không thể khác được. Ba sự đồng ý: sự đồng ý về gậy, sự đồng ý về dây, sự đồng ý về gậy và dây.[63] Ba loại giày đặt ở chỗ nhất định, không thể mang đi (nơi khác) là: giày ở nhà tiểu, giày ở nhà tiêu, giày ở chỗ súc miệng.[64] Ba vật chà chân: cát, sỏi, và đá bọt biển.[65]

Dứt phần Nhóm Ba.

Tóm lược phần này:

[964]

Trong khi còn hiện tiền,
hợp thời, và ban đêm,
mười năm, và năm năm,
(tâm) thiện, và cảm thọ.
Nền tảng sự cáo tội,
các thẻ, hai khước từ,
quy định, hai điều khác.
Ngu dốt, hậu bán nguyệt,
được phép, vào mùa lạnh,
hội chúng, của hội chúng.
Che giấu, và che kín,
giấu kín không bộc lộ,
chỗ ngụ, việc bị bệnh.
Sự đình chỉ giới bổn,
hành parivāsa,
hành phạt mānatta,
vị parivāsa.
Bên trong, trong ranh giới,
vi phạm, cách khác nữa,
thoát tội, và cách khác,
hai cách hành xử Luật
khi không bị điên cuồng.
Khiển trách, và chỉ dạy,
xua đuổi, và hòa giải,
án treo không nhận tội,
trong việc không sửa chữa,
và không bỏ tà kiến,
cách cứng rắn, hành sự,
tăng thượng giới, đùa giỡn,
sai trái, gây tổn hại,
nuôi mạng, lại tái phạm,
tội tương tợ, chê bai,
lễ Uposatha,
và Pavāraṇā,
sự đồng ý, phát biểu,
và với chỗ riêng biệt,
không nên sống, không cho,
cũng vậy, không thỉnh ý,
không ban lời khuyên bảo,
không nên vấn có hai,
không đáp cũng có hai,
cũng không cho thẩm vấn,
thảo luận, tu bậc trên,
nương nhờ, và sa di.
Ba Uposatha,
ba Pavāraṇā,
đọa cảnh khổ, bất thiện,
nhân thiện, và hạnh kiểm,
bữa ăn của nhóm ba,
không phải là Chánh Pháp,
sự đồng ý, và giày,
vật chà chân, nhóm ba
đây là sự tóm tắt.

*******

[965] Có loại tội vi phạm do lời nói của bản thân, thoát khỏi (tội) do lời nói của người khác; có loại tội vi phạm do lời nói của người khác, thoát khỏi (tội) do lời nói của bản thân; có loại tội vi phạm do lời nói của bản thân, thoát khỏi (tội) do lời nói của bản thân; có loại tội vi phạm do lời nói của người khác, thoát khỏi (tội) do lời nói của người khác.[66] Có loại tội vi phạm do thân thoát khỏi (tội) do khẩu, có loại tội vi phạm do khẩu thoát khỏi (tội) do thân,[67] có loại tội vi phạm do thân thoát khỏi (tội) do thân, có loại tội vi phạm do khẩu thoát khỏi (tội) do khẩu. Có loại tội vi phạm khi ngủ thoát khỏi (tội) khi thức, có loại tội vi phạm khi thức thoát khỏi (tội) khi ngủ, có loại tội vi phạm khi ngủ thoát khỏi (tội) khi ngủ, có loại tội vi phạm khi thức thoát khỏi (tội) khi thức. Có loại tội vi phạm vô ý thức thoát khỏi (tội) có ý thức, có loại tội vi phạm có ý thức thoát khỏi (tội) vô ý thức, có loại tội vi phạm vô ý thức thoát khỏi (tội) vô ý thức, có loại tội vi phạm có ý thức thoát khỏi (tội) có ý thức.[68] Có loại tội trong lúc vi phạm thì sám hối, trong lúc sám hối thì vi phạm, có loại tội trong lúc vi phạm thì thoát khỏi (tội), trong lúc thoát khỏi (tội) thì vi phạm.[69] Có loại tội vi phạm do hành sự (của hội chúng) thoát khỏi (tội) không do hành sự (của hội chúng), có loại tội vi phạm không do hành sự thoát khỏi (tội) do hành sự, có loại tội vi phạm do hành sự thoát khỏi (tội) do hành sự, có loại tội vi phạm không do hành sự thoát khỏi (tội) không do hành sự.[70]

[966] Bốn sự phát biểu không thánh thiện:[71] không thấy nói đã thấy, không nghe nói đã nghe, không cảm giác nói đã cảm giác, không nhận thức nói đã nhận thức. Bốn sự phát biểu thánh thiện: không thấy nói không thấy, không nghe nói không nghe, không cảm giác nói không cảm giác, không nhận thức nói không nhận thức. Bốn sự phát biểu không thánh thiện khác nữa: đã thấy nói không thấy, đã nghe nói không nghe, đã cảm giác nói không cảm giác, đã nhận thức nói không nhận thức. Bốn sự phát biểu thánh thiện khác nữa: đã thấy nói đã thấy, đã nghe nói đã nghe, đã cảm giác nói đã cảm giác, đã nhận thức nói đã nhận thức. Bốn điều pārājika của các tỳ khưu là chung với (có liên quan đến) các tỳ khưu ni. Bốn điều pārājika của các tỳ khưu ni là không chung với (không có liên quan đến) các tỳ khưu. Bốn loại vật dụng: có loại vật dụng nên được bảo quản, nên được gìn giữ, xem là của mình, nên được sử dụng; có loại vật dụng nên được bảo quản, nên được gìn giữ, không nên xem là của mình, nên được sử dụng; có loại vật dụng nên được bảo quản, nên được gìn giữ, không nên xem là của mình, không nên được sử dụng; có loại vật dụng không nên được bảo quản, không nên được gìn giữ, không xem là của mình, không nên được sử dụng.[72]

[967] Có loại tội vi phạm với sự hiện diện, thoát khỏi (tội) với sự vắng mặt; có loại tội vi phạm với sự vắng mặt, thoát khỏi (tội) với sự hiện diện; có loại tội vi phạm với sự hiện diện, thoát khỏi (tội) với sự hiện diện; có loại tội vi phạm với sự vắng mặt, thoát khỏi (tội) với sự vắng mặt.[73] Có loại tội vi phạm trong khi không biết, thoát khỏi (tội) trong khi biết; có loại tội vi phạm trong khi biết, thoát khỏi (tội) trong khi không biết; có loại tội vi phạm trong khi biết, thoát khỏi (tội) trong khi biết; có loại tội vi phạm trong khi không biết, thoát khỏi (tội) trong khi không biết.[74]

[968] Vị vi phạm tội với bốn cách biểu hiện: vi phạm do thân, vi phạm do khẩu, vi phạm do thân do khẩu, vi phạm do tuyên ngôn hành sự. Vị vi phạm tội với bốn cách biểu hiện khác nữa: ở giữa hội chúng, ở giữa nhóm, trong sự hiện diện của cá nhân, do sự xuất hiện của phái tính.[75] Vị thoát khỏi tội với bốn cách biểu hiện: thoát khỏi (tội) do thân, thoát khỏi (tội) do khẩu, thoát khỏi (tội) do thân do khẩu, thoát khỏi (tội) do tuyên ngôn hành sự. Vị thoát khỏi tội với bốn cách biểu hiện khác nữa: ở giữa hội chúng, ở giữa nhóm, trong sự hiện diện của cá nhân, do sự xuất hiện của phái tính.[76] Với sự đạt được, vị (ấy) từ bỏ (giới tính) trước đây, được xác định trong (giới tính) sau này, các sự yêu cầu được đình chỉ, các điều quy định được hủy bỏ. Với sự đạt được, vị (ấy) từ bỏ (giới tính) sau này, được xác định trong (giới tính) trước đây, các sự yêu cầu được đình chỉ, các điều quy định được hủy bỏ.[77] Bốn sự khiển trách: vị khiển trách với sự hư hỏng về giới, vị khiển trách với sự hư hỏng về hạnh kiểm, vị khiển trách với sự hư hỏng về tri kiến, vị khiển trách với sự hư hỏng về nuôi mạng. Bốn hành phạt parivāsa: hành phạt parivāsa có che giấu, hành phạt parivāsa không có che giấu, hành phạt parivāsa hoàn toàn trong sạch, hành phạt parivāsa kết hợp. Bốn hành phạt mānatta: hành phạt mānatta có che giấu, hành phạt mānatta không có che giấu, hành phạt mānatta nửa tháng, hành phạt mānatta kết hợp. Bốn sự đứt đêm của vị tỳ khưu hành mānatta: sự cư ngụ chung, sự cư ngụ tách rời, sự không trình báo, vị thực hành ở nhóm không đủ (tỳ khưu).[78] Bốn pháp dung hòa (sāmukkaṃsā).[79] Bốn vật dụng được thọ lãnh: vật dùng đến hết ngọ, vật dùng đến hết đêm, vật dùng trong bảy ngày, vật dùng đến suốt đời. Bốn vật dơ có tính quan trọng là: phân, nước tiểu, tro, và đất sét.[80] Bốn loại hành sự: hành sự với lời công bố, hành sự với lời đề nghị, hành sự với lời thông báo đến lần thứ nhì, hành sự với lời thông báo đến lần thứ tư. Bốn loại hành sự khác nữa: hành sự theo nhóm sai pháp, hành sự hợp nhất sai pháp, hành sự theo nhóm sai pháp, hành sự hợp nhất đúng pháp.[81] Bốn sự hư hỏng: sự hư hỏng về giới, sự hư hỏng về hạnh kiểm, sự hư hỏng về tri kiến, sự hư hỏng về sự nuôi mạng. Bốn sự tranh tụng: sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, sự tranh tụng liên quan đến tội, và sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ.[82] Bốn điều làm ô uế tập thể: vị tỳ khưu giới hạnh tồi có ác pháp là điều làm ô uế tập thể, vị tỳ khưu ni giới hạnh tồi có ác pháp là điều làm ô uế tập thể, vị nam cư sĩ giới hạnh tồi có ác pháp là điều làm ô uế tập thể, vị nữ cư sĩ giới hạnh tồi có ác pháp là điều làm ô uế tập thể. Bốn điều làm rạng rỡ tập thể: vị tỳ khưu có giới có thiện pháp là điều làm rạng rỡ tập thể, vị tỳ khưu ni có giới có thiện pháp là điều làm rạng rỡ tập thể, vị nam cư sĩ có giới có thiện pháp là điều làm rạng rỡ tập thể, vị nữ cư sĩ có giới có thiện pháp là điều làm rạng rỡ tập thể.

[969] Có loại tội vị vãng lai vi phạm vị thường trú không (vi phạm), có loại tội vị thường trú vi phạm vị vãng lai không (vi phạm), có loại tội vị vãng lai luôn cả vị thường trú đều vi phạm, có loại tội vị vãng lai luôn cả vị thường trú đều không vi phạm.[83] Có loại tội vị xuất hành vi phạm vị thường trú không (vi phạm), có loại tội vị thường trú vi phạm vị xuất hành không (vi phạm), có loại tội vị xuất hành luôn cả vị thường trú đều vi phạm, có loại tội vị xuất hành luôn cả vị thường trú đều không vi phạm.

[970] Có sự khác biệt về sự việc không có sự khác biệt về tội vi phạm, có sự khác biệt về tội vi phạm không có sự khác biệt về sự việc, có sự khác biệt về sự việc và có sự khác biệt về tội vi phạm, không có sự khác biệt về sự việc và không có sự khác biệt về tội vi phạm.[84] Có sự giống nhau về sự việc không có sự giống nhau về tội vi phạm, có sự giống nhau về tội vi phạm không có sự giống nhau về sự việc, có sự giống nhau về sự việc và có sự giống nhau về tội vi phạm, không có sự giống nhau về sự việc và không có sự giống nhau về tội vi phạm.

[971] Có loại tội thầy tế độ vi phạm đệ tử không (vi phạm), có loại tội đệ tử vi phạm thầy tế độ không (vi phạm), có loại tội thầy tế độ luôn cả đệ tử đều vi phạm, có loại tội thầy tế độ và đệ tử đều không vi phạm.[85] Có loại tội thầy dạy học vi phạm học trò không (vi phạm), có loại tội học trò vi phạm thầy dạy học không (vi phạm), có loại tội thầy dạy học luôn cả học trò đều vi phạm, có loại tội thầy dạy học và học trò đều không vi phạm.

[972] Bốn duyên cớ của việc đứt mùa (an cư) mưa không phạm tội: hoặc là hội chúng bị chia rẽ, hoặc là có những người có ý định chia rẽ hội chúng, hoặc là có nguy hiểm đến mạng sống, hoặc là có nguy hiểm đến Phạm hạnh.[86] Bốn ác hạnh về khẩu: lời nói dối, lời nói đâm thọc, lời nói dữ tợn, lời nói nhảm nhí. Bốn thiện hạnh về khẩu: lời nói thật, lời nói không đâm thọc, lời nói nhỏ nhẹ, lời nói có mục đích.

[973] Có (trường hợp) trong khi lấy đi vi phạm tội nặng trong khi ra lệnh vi phạm tội nhẹ,[87] có (trường hợp) trong khi lấy đi vi phạm tội nhẹ trong khi ra lệnh vi phạm tội nặng, có (trường hợp) trong khi lấy đi lẫn trong khi ra lệnh vi phạm tội nặng, có (trường hợp) trong khi lấy đi lẫn trong khi ra lệnh vi phạm tội nhẹ. Có người xứng đáng việc đảnh lễ không xứng đáng việc đứng dậy, có người xứng đáng việc đứng dậy không xứng đáng việc đảnh lễ, có người xứng đáng việc đảnh lễ và xứng đáng việc đứng dậy, có người không xứng đáng việc đảnh lễ cũng không xứng đáng việc đứng dậy.[88] Có người xứng đáng với chỗ ngồi không xứng đáng việc đảnh lễ, có người xứng đáng việc đảnh lễ không xứng đáng với chỗ ngồi, có người xứng đáng với chỗ ngồi và xứng đáng việc đảnh lễ, có người không xứng đáng với chỗ ngồi cũng không xứng đáng việc đảnh lễ.

[974] Có loại tội vi phạm lúc đúng thời không (vi phạm) lúc sái thời, có loại tội vi phạm lúc sái thời không (vi phạm) lúc đúng thời, có loại tội vi phạm lúc đúng thời luôn cả lúc sái thời, có loại tội không vi phạm lúc đúng thời luôn cả lúc sái thời.[89] Có vật thọ lãnh được phép lúc đúng thời không (được phép) lúc sái thời, có vật thọ lãnh được phép lúc sái thời không (được phép) lúc đúng thời, có vật thọ lãnh được phép lúc đúng thời luôn cả lúc sái thời, có vật thọ lãnh không được phép lúc đúng thời luôn cả lúc sái thời.[90] Có loại tội vi phạm trong các quốc độ ở biên địa không (vi phạm) ở trung tâm, có loại tội vi phạm trong các quốc độ ở trung tâm không (vi phạm) ở biên địa, có loại tội vi phạm trong các quốc độ ở biên địa luôn cả ở trung tâm, có loại tội không vi phạm trong các quốc độ ở biên địa luôn cả ở trung tâm.[91] Có (việc làm) được phép trong các quốc độ ở biên địa không (được phép) ở trung tâm, có (việc làm) được phép trong các quốc độ ở trung tâm không (được phép) ở biên địa, có (việc làm) được phép trong các quốc độ ở biên địa luôn cả ở trung tâm, có (việc làm) không được phép trong các quốc độ ở biên địa luôn cả ở trung tâm. Có loại tội vi phạm ở bên trong không (vi phạm) ở bên ngoài, có loại tội vi phạm ở bên ngoài không (vi phạm) ở bên trong, có loại tội vi phạm ở bên trong luôn cả ở bên ngoài, có loại tội không vi phạm ở bên trong luôn cả ở bên ngoài. Có loại tội vi phạm ở bên trong ranh giới không (vi phạm) ở bên ngoài ranh giới, có loại tội vi phạm ở bên ngoài ranh giới không (vi phạm) ở bên trong ranh giới, có loại tội vi phạm ở bên trong ranh giới luôn cả ở bên ngoài ranh giới, có loại tội không vi phạm ở bên trong ranh giới luôn cả ở bên ngoài ranh giới. Có loại tội vi phạm ở làng không (vi phạm) ở rừng, có loại tội vi phạm ở rừng không (vi phạm) ở làng, có loại tội vi phạm ở làng luôn cả ở rừng, có loại tội không vi phạm ở làng luôn cả ở rừng.[92]

[975] Bốn sự khiển trách: do thấy rõ sự việc, do thấy rõ tội vi phạm, khước từ việc đồng cộng trú, khước từ phận sự đúng đắn. Bốn nhiệm vụ đầu tiên.[93] Bốn thời điểm thích hợp.[94] Bốn tội pācittiya không vì nguyên nhân khác.[95] Bốn sự đồng ý của các tỳ khưu.[96] Bốn sự thiên vị: thiên vị vì thương, thiên vị vì ghét, thiên vị vì si mê, thiên vị vì sợ hãi. Bốn sự không thiên vị: không thiên vị vì thương, không thiên vị vì ghét, không thiên vị vì si mê, không thiên vị vì sợ hãi. Vị tỳ khưu vô liêm sỉ chia rẽ hội chúng hội đủ bốn đặc tính: trong khi thiên vị vì thương, trong khi thiên vị vì ghét, trong khi thiên vị vì si mê, trong khi thiên vị vì sợ hãi. Vị tỳ khưu hiền thiện làm hợp nhất hội chúng đã bị chia rẽ hội đủ bốn đặc tính: trong khi không thiên vị vì thương, trong khi không thiên vị vì ghét, trong khi không thiên vị vì si mê, trong khi không thiên vị vì sợ hãi. Không nên hỏi về Luật (ở) vị tỳ khưu hội đủ bốn đặc tính: thiên vị vì thương, thiên vị vì ghét, thiên vị vì si mê, thiên vị vì sợ hãi. Vị tỳ khưu hội đủ bốn đặc tính: thiên vị vì thương, thiên vị vì ghét, thiên vị vì si mê, thiên vị vì sợ hãi không nên hỏi về Luật. Không nên trả lời về Luật cho vị tỳ khưu hội đủ bốn đặc tính: thiên vị vì thương, thiên vị vì ghét, thiên vị vì si mê, thiên vị vì sợ hãi. Vị tỳ khưu hội đủ bốn đặc tính: thiên vị vì thương, thiên vị vì ghét, thiên vị vì si mê, thiên vị vì sợ hãi không nên trả lời về Luật. Không nên ban cho sự thẩm vấn (về Luật) đến vị tỳ khưu hội đủ bốn đặc tính: thiên vị vì thương, thiên vị vì ghét, thiên vị vì si mê, thiên vị vì sợ hãi. Không nên thảo luận về Luật với vị tỳ khưu hội đủ bốn đặc tính: thiên vị vì thương, thiên vị vì ghét, thiên vị vì si mê, thiên vị vì sợ hãi.

[976] Có loại tội vị bị bệnh vi phạm vị không bị bệnh không (vi phạm), có loại tội vị không bị bệnh vi phạm vị bị bệnh không (vi phạm), có loại tội vị bị bệnh luôn cả vị không bị bệnh đều vi phạm, có loại tội vị bị bệnh và cả vị không bị bệnh đều không vi phạm.[97]

[977] Bốn sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai pháp. Bốn sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha đúng pháp.[98]

Dứt phần Nhóm Bốn.

Tóm lược phần này:

[978]

Do lời nói của mình,
do thân, và khi ngủ,
vô ý thức, khi phạm,
do hành sự, phát biểu,
bốn điều giống như thế,
của các vị tỳ khưu,
và các tỳ khưu ni,
vật dụng, và hiện diện,
không biết, do thân thể,
và ở giữa, thoát tội,
có hai cách như thế,
sự đạt được, khiển trách,
các parivāsa
cũng được đề cập đến,
vị hành mānatta,
pháp dung hòa, thọ lãnh,
bốn vật dơ quan trọng,
các hành sự, thêm nữa,
hành sự, và hư hỏng,
tranh sự, giới hạnh tồi,
rạng rỡ, vị vãng lai,
vị (tỳ khưu) xuất hành,
sự việc có khác biệt,
giống nhau, thầy tế độ,
thầy dạy học, duyên cớ,
ác hạnh, và thiện hạnh,
khi lấy, và nhân vật,
xứng đáng với chỗ ngồi.
Đúng thời, và được phép,
các xứ ở biên địa,
được phép, ở bên trong,
trong ranh giới, ở làng,
khiển trách, việc đầu tiên,
thời điểm được thích hợp,
không vì nguyên nhân khác,
sự đồng ý, thiên vị,
luôn cả không thiên vị,
vô liêm sỉ, hiền thiện,
cả hai phần nên vấn,
tương tợ hai phần đáp,
thẩm vấn, và thảo luận,
vị bệnh và đình chỉ.

*******

[979] Năm loại tội. Năm nhóm tội. Năm sự việc đã được rèn luyện.[99] Năm nghiệp vô gián.[100] Năm hạng người được xác định.[101] Năm tội vi phạm liên quan đến sự cắt bớt.[102] Vị vi phạm tội với năm biểu hiện.[103] Năm loại tội vi phạm do duyên nói dối.[104] Vị không thuận theo hành sự với năm biểu hiện: hoặc là không tự mình thực hiện hành sự, hoặc là không thỉnh mời vị khác, hoặc không trao ra sự tùy thuận hay (bày tỏ) sự trong sạch, hoặc là phản đối trong khi hành sự đang được thực hiện, hoặc là có quan điểm là không đúng pháp về hành sự đã được thực hiện. Vị thuận theo hành sự với năm biểu hiện: hoặc là tự mình thực hiện hành sự, hoặc là thỉnh mời vị khác, hoặc là trao ra sự tùy thuận hay (bày tỏ) sự trong sạch, hoặc là không phản đối trong khi hành sự đang được thực hiện, hoặc là có quan điểm là đúng pháp về hành sự đã được thực hiện. Năm việc được phép đối với vị tỳ khưu hành pháp (đầu đà) khất thực: đi không phải xin phép, vật thực dâng chung nhóm, vật thực thỉnh sau, không phải xác định, không phải chuyển nhượng bữa ăn.[105] Vị tỳ khưu, cho dầu là ác tỳ khưu hay là vị có pháp bền vững, không được tin tưởng và bị nghi ngờ khi hội đủ năm đặc tính: hoặc là vị lai vãng với đĩ điếm, hoặc là vị lai vãng với góa phụ, hoặc là vị lai vãng với gái lỡ thời, hoặc là vị lai vãng với người vô căn, hoặc là vị lai vãng với tỳ khưu ni. Năm loại dầu ăn: là dầu mè, dầu hạt mù tạt, dầu có chứa mật ong, dầu cây eraṇḍa, dầu từ mỡ thú.[106] Năm loại mỡ thú: mỡ gấu, mỡ cá, mỡ cá sấu, mỡ heo rừng, mỡ lừa.[107] Năm sự mất mát: mất mát về thân quyến, mất mát về của cải, mất mát vì bệnh hoạn, mất mát về giới, mất mát về tri kiến. Năm sự thành tựu: thành tựu về thân quyến, thành tựu về của cải, thành tựu về vô bệnh, thành tựu về giới, thành tựu về tri kiến. Năm trường hợp chấm dứt việc nương nhờ ở thầy tế độ: thầy tế độ bỏ đi, hoặc là hoàn tục, hoặc là từ trần, hoặc là qua bên nhóm khác, hoặc chính sự ra lệnh (đuổi đi) là thứ năm.[108] Năm hạng người không nên cho tu lên bậc trên: người chưa đủ hai mươi tuổi, người có phần cơ thể (bàn tay, v.v...) bị cắt đứt, người không thành tựu về thân thể, người đã làm sai trái trong hành động, người không có đầy đủ (y bát). Năm loại vải quăng bỏ (paṃsukūla): loại ở bãi tha ma, bỏ ở ngoài cửa tiệm, bị chuột gặm, bị mối nhấm, bị lửa cháy. Năm loại vải quăng bỏ khác nữa: loại bị bò nhai, bị dê nhai, y nơi bảo tháp, loại thuộc về lễ đăng quang (của đức vua), vải dành cho tôi tớ. Năm sự lấy trộm: lấy đi theo cách trộm cắp, lấy đi bằng bạo lực, lấy đi có tính toán, lấy đi bằng cách che giấu, lấy đi theo lối (tráo) thăm.[109] Năm hạng cướp lớn hiện hữu được biết đến ở thế gian.[110] Năm vật không được phân tán.[111] Năm vật không được phân chia.[112] Năm loại tội sanh khởi do thân không do khẩu không do ý. Năm loại tội sanh khởi do thân và do khẩu không do ý. Năm loại tội đưa đến việc sám hối. Năm loại hội chúng.[113] Năm cách đọc tụng giới bổn Pātimokkha.[114] Trong các quốc độ vùng biên giới có thể cho tu lên bậc trên với nhóm có vị thứ năm là vị rành rẽ về Luật.[115] Năm sự thuận lợi trong việc thành tựu Kaṭhina.[116] Năm loại hành sự.[117] Năm loại tội vi phạm (khi được nhắc nhở) đến lần thứ ba.[118] Vị trong khi lấy vật không được cho phạm tội pārājika với năm yếu tố.[119] Vị trong khi lấy vật không được cho phạm tội thullaccaya với năm yếu tố. Vị trong khi lấy vật không được cho phạm tội dukkaṭa với năm yếu tố. Năm vật không đúng phép không nên thọ dụng: vật chưa được cho, vật không được biết rõ, vật chưa làm thành được phép, vật chưa được thọ lãnh, vật chưa được làm thành đồ thừa. Năm vật đúng phép nên thọ dụng: vật đã được cho, vật đã được biết rõ, vật đã được làm thành được phép, vật đã được thọ lãnh, vật đã được làm thành đồ thừa. Năm sự bố thí không có phước báu được xem là có phước báu thuộc về thế gian: bố thí chất say, bố thí đến hội hè (nhảy múa), bố thí người nữ, bố thí bò đực (vào giữa đàn bò), bố thí tranh ảnh (gợi cảm). Năm điều đã được sanh lên khó trừ diệt: tham ái đã được sanh lên khó trừ diệt, sân đã được sanh lên khó trừ diệt, si đã được sanh lên khó trừ diệt, sự nói huyên thuyên đã được sanh lên khó trừ diệt, tâm vẩn vơ đã được sanh lên khó trừ diệt. Năm điều lợi ích trong việc quét chổi: làm lắng dịu tâm của bản thân, làm lắng dịu tâm của người khác, chư thiên được hoan hỷ, tích lũy nghiệp đưa đến chốn an vui, khi thân hoại chết đi được sanh về nơi tốt đẹp, cõi trời, trần thế. Năm điều lợi ích khác nữa trong việc quét chổi: làm lắng dịu tâm của bản thân, làm lắng dịu tâm của người khác, chư thiên được hoan hỷ, lời giáo huấn của bậc Đạo Sư đã được thực hành, người đời sau thực hành xu hướng theo quan điểm đúng đắn.

[980] Vị rành rẽ về Luật bị xem là “kẻ ngu dốt” khi hội đủ năm điều: vị không đưa ra sự giới hạn cho lời nói của mình, vị không đưa ra sự giới hạn cho lời nói của người khác, sau khi đã không đưa ra sự giới hạn cho lời nói của mình, sau khi đã không đưa ra sự giới hạn cho lời nói của người khác, vị bảo thực hiện (hành sự) sai pháp với sự không khẳng định. Vị rành rẽ về Luật được xem là “vị thông thái” khi hội đủ năm điều: vị đưa ra sự giới hạn cho lời nói của mình, vị đưa ra sự giới hạn cho lời nói của người khác, sau khi đã đưa ra sự giới hạn cho lời nói của mình, sau khi đã đưa ra sự giới hạn cho lời nói của người khác, vị bảo thực hiện (hành sự) đúng pháp với sự khẳng định. Vị rành rẽ về Luật bị xem là “kẻ ngu dốt” khi hội đủ năm điều khác nữa: vị không biết về tội, vị không biết gốc của tội, vị không biết nguồn sanh tội, vị không biết sự đoạn diệt của tội, vị không biết sự thực hành đưa đến sự đoạn diệt của tội.[120] Vị rành rẽ về Luật được xem là “vị thông thái” khi hội đủ năm điều (khác nữa): vị biết về tội, vị biết gốc của tội, vị biết nguồn sanh tội, vị biết sự đoạn diệt của tội, vị biết sự thực hành đưa đến sự đoạn diệt của tội. Vị rành rẽ về Luật bị xem là “kẻ ngu dốt” khi hội đủ năm điều khác nữa: vị không biết về sự tranh tụng, vị không biết nguồn sanh khởi của sự tranh tụng, vị không biết nhân sanh sự tranh tụng, vị không biết sự đoạn diệt của sự tranh tụng, vị không biết sự thực hành đưa đến sự đoạn diệt của sự tranh tụng.[121] Vị rành rẽ về Luật được xem là “vị thông thái” khi hội đủ năm điều (khác nữa): vị biết về sự tranh tụng, vị biết nguồn sanh khởi của sự tranh tụng, vị biết nhân sanh sự tranh tụng, vị biết sự đoạn diệt của sự tranh tụng, vị biết sự thực hành đưa đến sự đoạn diệt của sự tranh tụng. Vị rành rẽ về Luật bị xem là “kẻ ngu dốt” khi hội đủ năm điều khác nữa: vị không biết về sự việc, vị không biết về sự mở đầu, vị không biết về sự quy định, vị không biết về sự quy định thêm, vị không biết về phương thức của lối trình bày mạch lạc.[122] Vị rành rẽ về Luật được xem là “vị thông thái” khi hội đủ năm điều (khác nữa): vị biết về sự việc, vị biết về sự mở đầu, vị biết về sự quy định, vị biết về sự quy định thêm, vị biết về phương thức của lối trình bày mạch lạc. Vị rành rẽ về Luật bị xem là “kẻ ngu dốt” khi hội đủ năm điều khác nữa: vị không biết về lời đề nghị, vị không biết cách thực hiện với lời đề nghị, vị không thiện xảo về phần (cần trình bày) trước tiên, vị không thiện xảo về các phần kế tiếp, vị không biết về thời điểm.[123] Vị rành rẽ về Luật được xem là “vị thông thái” khi hội đủ năm điều (khác nữa): vị biết về lời đề nghị, vị biết cách thực hiện với lời đề nghị, vị thiện xảo về phần (cần trình bày) trước tiên, vị thiện xảo về các phần kế tiếp, vị biết về thời điểm. Vị rành rẽ về Luật bị xem là “kẻ ngu dốt” khi hội đủ năm điều khác nữa: vị không biết về sự phạm tội hay không phạm tội; vị không biết tội nhẹ hay nặng; vị không biết tội còn dư sót hay không còn dư sót; vị không biết tội xấu xa hay không xấu xa; vị không khéo được kế thừa theo tuần tự từ các vị thầy, không khéo chú ý, và không khéo suy xét. Vị rành rẽ về Luật được xem là “vị thông thái” khi hội đủ năm điều (khác nữa): vị biết về sự phạm tội hay không phạm tội; vị biết tội nhẹ hay nặng; vị biết tội còn dư sót hay không còn dư sót; vị biết tội xấu xa hay không xấu xa; vị khéo được kế thừa theo tuần tự từ các vị thầy, khéo chú ý, và khéo suy xét. Vị rành rẽ về Luật bị xem là “kẻ ngu dốt” khi hội đủ năm điều khác nữa: vị không biết về sự phạm tội hay không phạm tội; vị không biết tội nhẹ hay nặng; vị không biết tội còn dư sót hay không còn dư sót; vị không biết tội xấu xa hay không xấu xa; đối với vị này cả hai bộ giới bổn Pātimokkha không khéo được truyền thừa với chi tiết, không khéo được phân tích, không khéo được ứng dụng, không khéo được xác định theo từng điều học theo từng từ ngữ. Vị rành rẽ về Luật được xem là “vị thông thái” khi hội đủ năm điều (khác nữa): vị biết về sự phạm tội hay không phạm tội; vị biết tội nhẹ hay nặng; vị biết tội còn dư sót hay không còn dư sót; vị biết tội xấu xa hay không xấu xa; đối với vị này cả hai bộ giới bổn Pātimokkha khéo được truyền thừa với chi tiết, khéo được phân tích, khéo được ứng dụng, khéo được xác định theo từng điều theo từng từ ngữ. Vị rành rẽ về Luật bị xem là “kẻ ngu dốt” khi hội đủ năm điều khác nữa: vị không biết về sự phạm tội hay không phạm tội, vị không biết tội nhẹ hay nặng, vị không biết tội còn dư sót hay không còn dư sót, vị không biết tội xấu xa hay không xấu xa, vị không thiện xảo về việc phán quyết trong sự tranh tụng. Vị rành rẽ về Luật được xem là “vị thông thái” khi hội đủ năm điều (khác nữa): vị biết về sự phạm tội hay không phạm tội, vị biết tội nhẹ hay nặng, vị biết tội còn dư sót hay không còn dư sót, vị biết tội xấu xa hay không xấu xa, vị thiện xảo về việc phán quyết trong sự tranh tụng.

[981] Năm hạng (đầu đà) sống ở rừng: là vị (đầu đà) sống ở rừng do bản tánh ngu khờ do bản tánh si mê; là vị (đầu đà) sống ở rừng có ước muốn xấu xa bị thúc giục bởi ước muốn; là vị (đầu đà) sống ở rừng do điên khùng do mất trí; là vị (đầu đà) sống ở rừng (nghĩ rằng): “Được chư Phật và chư Thinh Văn của đức Phật ngợi khen;” và cũng có vị (đầu đà) sống ở rừng chính vì sự ham muốn ít, chính vì sự tự biết đủ, chính vì sự đoạn trừ, chính vì sự tách ly, chính vì sự lợi ích của điều này. Năm hạng (đầu đà) đi khất thực. Năm hạng (đầu đà) mặc y paṃsukāla. Năm hạng (đầu đà) ngụ ở gốc cây. Năm hạng (đầu đà) ngụ ở mộ địa. Năm hạng (đầu đà) ngụ ở ngoài trời. Năm hạng (đầu đà) chỉ sử dụng ba y. Năm hạng (đầu đà) đi khất thực theo từng nhà. Năm hạng (đầu đà) về oai nghi ngồi (không nằm). Năm hạng (đầu đà) ngụ chỗ ở theo chỉ định. Năm hạng (đầu đà) một chỗ ngồi (khi thọ thực). Năm hạng (đầu đà) không ăn vật thực dâng sau. Năm hạng (đầu đà) thọ thực trong bình bát: là vị (đầu đà) thọ thực trong bình bát do bản tánh ngu khờ do bản tánh si mê; là vị (đầu đà) thọ thực trong bình bát có ước muốn xấu xa bị thúc giục bởi ước muốn; là vị (đầu đà) thọ thực trong bình bát do điên khùng do mất trí; là vị (đầu đà) thọ thực trong bình bát (nghĩ rằng): “Được chư Phật và chư Thinh Văn của đức Phật ngợi khen;” và cũng có vị (đầu đà) thọ thực trong bình bát chính vì sự ham muốn ít, chính vì sự tự biết đủ, chính vì sự đoạn trừ, chính vì sự tách ly, chính vì sự lợi ích của điều này.

[982] Vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện không nên sống không nương nhờ: vị không biết về lễ Uposatha, vị không biết về hành sự của lễ Uposatha, vị không biết về giới bổn Pātimokkha, vị không biết về cách đọc tụng của giới bổn Pātimokkha, vị chưa đủ năm năm.[124] Vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện được sống không nương nhờ: vị biết về lễ Uposatha, vị biết về hành sự của lễ Uposatha, vị biết về giới bổn Pātimokkha, vị biết về cách đọc tụng của giới bổn Pātimokkha, vị năm năm hoặc hơn năm năm. Vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa không nên sống không nương nhờ: vị không biết về lễ Pavāraṇā, vị không biết về hành sự của lễ Pavāraṇā, vị không biết về giới bổn Pātimokkha, vị không biết về cách đọc tụng của giới bổn Pātimokkha, vị chưa đủ năm năm. Vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện (khác nữa) được sống không nương nhờ: vị biết về lễ Pavāraṇā, vị biết về hành sự của lễ Pavāraṇā, vị biết về giới bổn Pātimokkha, vị biết về cách đọc tụng của giới bổn Pātimokkha, vị năm năm hoặc hơn năm năm. Vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa không nên sống không nương nhờ: vị không biết về sự phạm tội hay không phạm tội, vị không biết tội nhẹ hay nặng, vị không biết tội còn dư sót hay không còn dư sót, vị không biết tội xấu xa hay không xấu xa, vị chưa đủ năm năm. Vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện (khác nữa) được sống không nương nhờ: vị biết về sự phạm tội hay không phạm tội, vị biết tội nhẹ hay nặng, vị biết tội còn dư sót hay không còn dư sót, vị biết tội xấu xa hay không xấu xa, vị năm năm hoặc hơn năm năm.

Vị tỳ khưu ni hội đủ năm điều kiện không nên sống không nương nhờ: vị không biết về lễ Uposatha, vị không biết về hành sự của lễ Uposatha, vị không biết về giới bổn Pātimokkha, vị không biết về cách đọc tụng của giới bổn Pātimokkha, vị chưa đủ năm năm. Vị tỳ khưu ni hội đủ năm điều kiện được sống không nương nhờ: vị biết về lễ Uposatha, vị biết về hành sự của lễ Uposatha, vị biết về giới bổn Pātimokkha, vị biết về cách đọc tụng của giới bổn Pātimokkha, vị năm năm hoặc hơn năm năm. Vị tỳ khưu ni hội đủ năm điều kiện khác nữa không nên sống không nương nhờ: vị không biết về lễ Pavāraṇā, vị không biết về hành sự của lễ Pavāraṇā, vị không biết về giới bổn Pātimokkha, vị không biết về cách đọc tụng của giới bổn Pātimokkha, vị chưa đủ năm năm. Vị tỳ khưu ni hội đủ năm điều kiện (khác nữa) được sống không nương nhờ: vị biết về lễ Pavāraṇā, vị biết về hành sự của lễ Pavāraṇā, vị biết về giới bổn Pātimokkha, vị biết về cách đọc tụng của giới bổn Pātimokkha, vị năm năm hoặc hơn năm năm. Vị tỳ khưu ni hội đủ năm điều kiện khác nữa không nên sống không nương nhờ: vị không biết về sự phạm tội hay không phạm tội, vị không biết tội nhẹ hay nặng, vị không biết tội còn dư sót hay không còn dư sót, vị không biết tội xấu xa hay không xấu xa, vị chưa đủ năm năm. Vị tỳ khưu ni hội đủ năm điều kiện (khác nữa) được sống không nương nhờ: vị biết về sự phạm tội hay không phạm tội, vị biết tội nhẹ hay nặng, vị biết tội còn dư sót hay không còn dư sót, vị biết tội xấu xa hay không xấu xa, vị năm năm hoặc hơn năm năm.

[983] Năm điều bất lợi ở vị không được hoan hỷ (do đã tạo nghiệp bất thiện): ngay cả bản thân cũng khiển trách lấy bản thân, các bậc trí quở trách sau khi đã xem xét, tiếng đồn xấu xa lan rộng, bị mê mờ khi từ trần, khi thân hoại chết đi bị sanh vào bất hạnh, cõi khổ, đọa xứ, địa ngục. Năm điều lợi ích ở vị được hoan hỷ (do đã tạo nghiệp thiện): chính bản thân không khiển trách bản thân, các bậc trí ngợi khen sau khi đã xem xét, tiếng đồn tốt đẹp lan rộng, không bị mê mờ khi từ trần, khi thân hoại chết đi được sanh về nơi tốt đẹp, cõi trời, trần thế. Năm điều bất lợi khác nữa ở vị không được hoan hỷ (do đã tạo nghiệp bất thiện): những người chưa có đức tin không an trú vào đức tin, làm thay đổi (niềm tin) của một số người đã có đức tin, lời giáo huấn của bậc Đạo Sư đã không được thực hành, người đời sau không thực hành xu hướng theo quan điểm đúng đắn, tâm của vị ấy không được an trú. Năm điều lợi ích ở vị được hoan hỷ (do đã tạo nghiệp thiện): những người chưa có đức tin an trú vào đức tin, làm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin. lời giáo huấn của bậc Đạo Sư đã được thực hành, người đời sau thực hành xu hướng theo quan điểm đúng đắn, tâm của vị ấy được an trú. Năm điều bất lợi cho vị thường tới lui các gia đình: vị vi phạm trong việc đi không xin phép, vi phạm việc ngồi ở chỗ kín đáo, vi phạm việc ngồi ở chỗ được che khuất, vi phạm trong khi giảng Pháp quá năm sáu câu cho người nữ, và sống có nhiều tầm cầu về ái dục. Năm điều bất lợi của vị tỳ khưu thường tới lui các gia đình: vị trong khi sống quá nhiều thời gian thân cận các gia đình có sự nhìn thấy người nữ thường xuyên, trong khi có sự nhìn thấy có sự xúc chạm, trong khi có sự xúc chạm có sự thân mật, trong khi có sự thân mật có sự ô nhiễm, điều này được dự đoán cho vị tỳ khưu có tâm bị khởi dục: hoặc là sẽ hành Phạm hạnh không được hoan hỷ, hoặc là sẽ vi phạm tội có ô nhiễm nào đó, hoặc là sẽ từ bỏ sự học tập và sống đời tầm thường.

[984] Năm sự sanh ra bởi mầm giống: mầm giống từ rễ, mầm giống từ thân, mầm giống từ mắt chồi, mầm giống từ phần ngọn, mầm giống từ hạt là loại thứ năm.[125] Trái cây nên được thọ dụng với năm cách làm cho được phép đối với sa-môn: được hoại bằng lửa, được hoại bằng dao, được hoại bằng móng tay, không có hột, hột được lấy ra khỏi là cách thứ năm.[126]

[985] Năm cách làm cho trong sạch: sau khi đọc tụng phần mở đầu (nidāna), nên thông báo phần còn lại bằng cách đã được nghe; đây là cách làm cho trong sạch thứ nhất. Sau khi đọc tụng phần mở đầu, sau khi đọc tụng bốn điều pārājika, nên thông báo phần còn lại bằng cách đã được nghe; đây là cách làm cho trong sạch thứ nhì. Sau khi đọc tụng phần mở đầu, sau khi đọc tụng bốn điều pārājika, sau khi đọc tụng mười ba điều saṅghādisesa, nên thông báo phần còn lại bằng cách đã được nghe; đây là cách làm cho trong sạch thứ ba. Sau khi đọc tụng phần mở đầu, sau khi đọc tụng bốn điều pārājika, sau khi đọc tụng mười ba điều saṅghādisesa, sau khi đọc tụng hai điều aniyata, nên thông báo phần còn lại bằng cách đã được nghe; đây là cách làm cho trong sạch thứ tư. (Đọc tụng) một cách đầy đủ là cách thứ năm.[127] Năm cách làm cho trong sạch khác nữa: sự đọc tụng giới bổn, lễ Uposatha với sự (bày tỏ) trong sạch, lễ Uposatha với sự chú nguyện, lễ Uposatha hợp nhất, lễ Pavāraṇā là thứ năm.

[986] Năm điều lợi ích cho vị rành rẽ về Luật: Giới uẩn của bản thân khéo được gìn giữ khéo được hộ trì, là nơi nương tựa của các vị thường hay có sự ăn năn, là vị phát biểu ở giữa hội chúng với sự tự tin, là vị khuất phục những kẻ đối nghịch một cách khéo léo đúng theo Pháp, là vị thực hành vì sự tồn tại của Chánh Pháp. Năm sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp. Năm sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha đúng Pháp.

Dứt phần Nhóm Năm.

Tóm lược phần này:

[987]

Loại tội, các nhóm tội,
được rèn luyện, vô gián,
các hạng người, cắt bớt,
vi phạm, các nguyên do,
vị thuận, và không thuận,
được phép, không tin tưởng,
dầu ăn, và mỡ thú,
mất mát, và thành tựu,
chấm dứt, với hạng người,
mộ địa, bị bò nhai,
trộm cắp, gọi là cướp,
không phân tán, phân chia,
do thân, do thân khẩu,
sự sám hối, hội chúng,
đọc tụng, vùng biên địa,
và với Kaṭhina,
về các loại hành sự,
cho đến lần thứ ba,
tội pārājika,
trọng tội, và tác ác,
không đúng phép, đúng phép,
không phước báu, khó diệt,
chổi quét, các điều khác,
lời nói, và tội nữa,
sự tranh tụng, sự việc,
lời đề nghị, tội phạm,
và luôn cả hai phần,
các tội nhẹ nặng ấy
hãy biết rõ tối sáng,
ở rừng, và khất thực,
y paṃsukūla,
cội cây, và mộ địa,
ở ngoài trời, và y,
theo tuần tự, vị ngồi,
chỗ ở theo chỉ định,
ngăn vật thực dâng sau,
và chỉ thọ trong bát.
Lễ Uposatha,
lễ Pavāraṇā,
có tội và không tội,
những điều tối sáng này
của các tỳ khưu ni
các điều ấy cũng vậy.
Hoan hỷ, không hoan hỷ,
cũng giống y như thế
các điều khác có hai,
tới lui các gia đình,
mất quá nhiều thời gian.
(Sanh ra từ) mầm giống,
được phép cho sa-môn,
làm cho được trong sạch,
và cả các điều khác,
theo Luật, và sai Pháp,
đúng Pháp cũng như thế
đã được đề cập đến,
thuần túy là nhóm năm
như thế được chấm dứt.

*******

[988] Sáu sự không kính trọng. Sáu sự kính trọng. Sáu sự việc đã được rèn luyện.[128] Sáu sự thực hành đúng đắn.[129] Sáu nguồn sanh tội. Sáu tội vi phạm liên quan đến cắt bớt.[130] Vị vi phạm tội do sáu biểu hiện.[131] Sáu sự lợi ích cho vị rành rẽ về Luật.[132] Sáu điều tối đa.[133] Nên xa lìa ba y sáu đêm.[134] Sáu loại y.[135] Sáu loại thuốc nhuộm (y).[136] Sáu loại tội vi phạm sanh lên do thân và do ý không do khẩu. Sáu loại tội vi phạm sanh lên do khẩu và do ý không do thân. Sáu loại tội vi phạm sanh lên do thân do khẩu và do ý. Sáu loại hành sự.[137] Sáu nguyên nhân tranh cãi.[138] Sáu nguyên nhân khiển trách.[139] Sáu pháp cần ghi nhớ. Chiều dài sáu gang tay theo gang tay của đức Thiện Thệ.[140] Chiều rộng sáu gang tay.[141] Sáu trường hợp chấm dứt việc nương nhờ ở thầy dạy học.[142] Sáu điều quy định thêm trong việc tắm.[143] Vị ra đi sau khi cầm lấy y chưa được làm xong.[144] Vị ra đi sau khi mang theo y chưa được làm xong.

[989] Vị tỳ khưu hội đủ sáu điều kiện nên ban phép tu lên bậc trên, nên ban cho phép nương nhờ, nên để sa di phục vụ: là vị thành tựu vô học giới uẩn, là vị thành tựu vô học định uẩn, là vị thành tựu vô học tuệ uẩn, là vị thành tựu vô học giải thoát uẩn, là vị thành tựu vô học giải thoát tri kiến uẩn, là vị mười năm hoặc hơn mười năm.[145] Vị tỳ khưu hội đủ sáu điều kiện khác nữa nên ban phép tu lên bậc trên, nên ban cho phép nương nhờ, nên để sa di phục vụ: là vị tự mình thành tựu vô học giới uẩn và giúp cho vị khác đạt được vô học giới uẩn, là vị tự mình thành tựu vô học định uẩn và giúp cho vị khác đạt được vô học định uẩn, là vị tự mình thành tựu vô học tuệ uẩn và giúp cho vị khác đạt được vô học tuệ uẩn, là vị tự mình thành tựu vô học giải thoát uẩn và giúp cho vị khác đạt được vô học giải thoát uẩn, là vị tự mình thành tựu vô học giải thoát tri kiến uẩn và giúp cho vị khác đạt được vô học giải thoát tri kiến uẩn, là vị mười năm hoặc hơn mười năm. Vị tỳ khưu hội đủ sáu điều kiện khác nữa nên ban phép tu lên bậc trên, nên ban cho phép nương nhờ, nên để sa di phục vụ: là vị có đức tin, là vị có sự hổ thẹn (tội lỗi), là vị có sự ghê sợ (tội lỗi), là vị nỗ lực tinh tấn, là vị có niệm được thiết lập, là vị mười năm hoặc hơn mười năm. Vị tỳ khưu hội đủ sáu điều kiện khác nữa nên ban phép tu lên bậc trên, nên ban cho phép nương nhờ, nên để sa di phục vụ: là vị không bị hư hỏng về giới thuộc tăng thượng giới, không bị hư hỏng về hạnh kiểm thuộc tăng thượng hạnh, không bị hư hỏng về tri kiến trong tri kiến sái quấy, là vị nghe nhiều, là vị có trí tuệ, là vị mười năm hoặc hơn mười năm. Vị tỳ khưu hội đủ sáu điều kiện khác nữa nên ban phép tu lên bậc trên, nên ban cho phép nương nhờ, nên để sa di phục vụ: là vị có khả năng chăm sóc hoặc kiếm người chăm sóc cho đệ tử hoặc học trò bị bệnh, (có khả năng) khuyên giải hoặc nhờ người khuyên giải (khi đệ tử hay học trò) có sự không hoan hỷ đã sanh khởi, (có khả năng) giải tỏa hoặc nhờ vị khác giải tỏa đúng theo Pháp (khi đệ tử hay học trò) có mối nghi ngờ sanh khởi, là vị biết về sự phạm tội, là vị biết cách thoát khỏi tội, là vị mười năm hoặc hơn mười năm. Vị tỳ khưu hội đủ sáu điều kiện khác nữa nên ban phép tu lên bậc trên, nên ban cho phép nương nhờ, nên để sa di phục vụ: là vị có khả năng để huấn luyện các điều học thuộc về phận sự căn bản, (có khả năng) để hướng dẫn các điều học thuộc về phần đầu của Phạm hạnh, (có khả năng) để hướng dẫn về Thắng Pháp, để hướng dẫn về Thắng Luật, (có khả năng) để phân tách đúng theo Pháp xu hướng tà kiến đã được sanh khởi cho đệ tử hay học trò, là vị mười năm hoặc hơn mười năm. Vị tỳ khưu hội đủ sáu điều kiện khác nữa nên ban phép tu lên bậc trên, nên ban cho phép nương nhờ, nên để sa di phục vụ: là vị biết về sự phạm tội; biết về sự không phạm tội; biết về sự phạm tội nhẹ; biết về sự phạm tội nặng; đối với vị này hai bộ giới bổn Pātimokkha khéo được truyền thừa với chi tiết, khéo được phân tích, khéo được ứng dụng, khéo xác định theo từng điều hoặc từng từ ngữ; là vị mười năm hoặc hơn mười năm.

[990] Sáu sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp.[146] Sáu sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha đúng Pháp.

Dứt phần Nhóm Sáu.

Tóm lược phần này:

[991]

Không kính, và kính trọng,
được rèn luyện, đúng đắn,
nguồn sanh khởi, cắt bớt,
biểu hiện, với lợi ích,
tối đa, và sáu đêm,
y, và các thuốc nhuộm,
do thân và do ý,
do khẩu và do ý,
do thân khẩu và ý,
hành sự, và tranh cãi,
khiển trách, và chiều dài,
chiều rộng, việc nương nhờ,
chế định thêm, cầm lấy,
mang đi cũng như vậy.
Vô học, giúp đạt được,
đức tin, tăng thượng giới,
bị bệnh, hạnh căn bản,
về các tội vi phạm,
sai pháp và đúng pháp.

*******

[992] Bảy loại tội. Bảy nhóm tội. Bảy sự việc đã được rèn luyện. Bảy sự thực hành đúng đắn.[147] Bảy việc phán xử theo tội đã được thừa nhận không đúng Pháp.[148] Bảy việc phán xử theo tội đã được thừa nhận đúng Pháp. Không phạm tội để đi với việc cần phải làm trong bảy ngày liên quan đến bảy hạng người.[149] Bảy sự lợi ích cho vị rành rẽ về Luật.[150] Bảy điều tối đa. Khi rạng đông vào ngày thứ bảy bị phạm vào nissaggiya.[151] Bảy cách dàn xếp. Bảy hành sự.[152] Bảy loại hạt chưa xay.[153] Chiều rộng là bảy (gang) ở bên trong.[154] Bảy điều quy định thêm về bữa ăn dâng theo nhóm.[155] Sau khi thọ lãnh các loại dược phẩm, nên được thọ dụng với sự cất giữ tối đa là bảy ngày.[156] Vị ra đi cầm lấy y đã làm xong.[157] Vị ra đi mang theo y đã làm xong. Trường hợp vị tỳ khưu không có tội cần phải được nhìn nhận.[158] Trường hợp vị tỳ khưu có tội cần phải được nhìn nhận. Trường hợp vị tỳ khưu có tội cần phải được sửa chữa. Bảy sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp. Bảy sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha đúng Pháp.

[993] Vị tỳ khưu là vị rành rẽ về Luật hội đủ bảy điều kiện: là vị biết về sự phạm tội; là vị biết về sự không phạm tội; là vị biết về sự phạm tội nhẹ; là vị biết về sự phạm tội nặng; là vị có giới sống thu thúc trong sự thu thúc của giới bổn Pātimokkha, thành tựu về hạnh kiểm và hành xứ, thấy sự sợ hãi trong các tội nhỏ nhặt, thọ trì và thực hành trong các điều học; là vị đạt được theo ước muốn, đạt được không khó khăn, đạt được không khổ nhọc của sự lạc trú ngay trong hiện tại của bốn thiền là trạng thái tâm trong sạch nhất; và do sự diệt tận các lậu hoặc, vị (ấy) nhờ vào thắng trí, ngay trong thời hiện tại tự mình thực chứng sự giải thoát của tâm sự giải thoát của tuệ là sự không còn lậu hoặc, rồi thể nhập và an trú.

Vị tỳ khưu là vị rành rẽ về Luật hội đủ bảy điều kiện khác nữa: là vị biết về sự phạm tội; là vị biết về sự không phạm tội; là vị biết về sự phạm tội nhẹ; là vị biết về sự phạm tội nặng; là vị nghe nhiều, nắm giữ điều đã nghe, tích lũy điều đã nghe, các pháp nào là toàn hảo ở đoạn đầu, toàn hảo ở đoạn giữa, và toàn hảo ở đoạn kết, thành tựu về ý nghĩa, thành tựu về văn tự, giảng giải về Phạm hạnh thanh tịnh một cách trọn vẹn và đầy đủ, các pháp có hình thức như thế được nghe nhiều, được nắm giữ, được tích lũy bằng lời nói, được suy xét bằng ý, được khéo phân tích bằng tri kiến; là vị đạt được theo ước muốn, đạt được không khó khăn, đạt được không khổ nhọc của sự lạc trú ngay trong hiện tại của bốn thiền là trạng thái tâm trong sạch nhất; và do sự diệt tận các lậu hoặc, vị (ấy) nhờ vào thắng trí, ngay trong thời hiện tại tự mình thực chứng sự giải thoát của tâm sự giải thoát của tuệ là sự không còn lậu hoặc, rồi thể nhập và an trú.

Vị tỳ khưu là vị rành rẽ về Luật hội đủ bảy điều kiện khác nữa: là vị biết về sự phạm tội; là vị biết về sự không phạm tội; là vị biết về sự phạm tội nhẹ; là vị biết về sự phạm tội nặng; đối với vị này cả hai bộ giới bổn Pātimokkha khéo được truyền thừa với chi tiết, khéo được phân tích, khéo được ứng dụng, khéo được xác định theo từng điều theo từng từ ngữ; là vị đạt được theo ước muốn, đạt được không khó khăn, đạt được không khổ nhọc của sự lạc trú ngay trong hiện tại của bốn thiền là trạng thái tâm trong sạch nhất; và do sự diệt tận các lậu hoặc, vị (ấy) nhờ vào thắng trí, ngay trong thời hiện tại tự mình thực chứng sự giải thoát của tâm sự giải thoát của tuệ là sự không còn lậu hoặc, rồi thể nhập và an trú.

Vị tỳ khưu là vị rành rẽ về Luật hội đủ bảy điều kiện khác nữa: là vị biết về sự phạm tội; là vị biết về sự không phạm tội; là vị biết về sự phạm tội nhẹ; là vị biết về sự phạm tội nặng; vị (ấy) nhớ lại nhiều kiếp sống trước như là một lần sanh, hai lần sanh, ba lần sanh, bốn lần sanh, năm lần sanh, ...(như trên)..., mười lần sanh, hai mươi lần sanh, ba mươi lần sanh, bốn mươi lần sanh, năm mươi lần sanh, một trăm lần sanh, một ngàn lần sanh, một trăm ngàn lần sanh, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại và thành kiếp: “Vào kiếp sống ấy, ta đã có tên như vầy, dòng họ như vầy, giai cấp như vầy, thức ăn như vầy, kinh nghiệm khổ và lạc như vầy, có tuổi thọ như vầy. Từ chỗ ấy, ta đây đã chết đi rồi đã sanh lên tại chỗ kia. Ở nơi kia, ta đã có tên như vầy, dòng họ như vầy, giai cấp như vầy, thức ăn như vầy, kinh nghiệm khổ và lạc như vầy, có tuổi thọ như vầy. Từ nơi kia, ta đây đã chết đi rồi đã sanh lên tại nơi này,” như thế vị (ấy) nhớ lại nhiều kiếp sống trước với các nét cá biệt và đại cương; với thiên nhãn thuần tịnh vượt trội loài người, vị (ấy) nhìn thấy chúng sanh trong khi chết đi rồi sanh lại (trở thành) hạ tiện, cao quý, đẹp đẽ, xấu xí, đến chốn an vui, (hay) đọa vào cõi khổ, vị (ấy) biết được rằng chúng sanh đều đi theo nghiệp tương ứng: “Quả đúng như vậy, những chúng sanh đang hiện hữu (bhonto) này có hành động xấu xa bằng thân, có hành động xấu xa bằng lời nói, có suy nghĩ xấu xa bằng ý, vu khống các bậc Thánh, theo tà kiến, tán thành các hành động do tà kiến, khi tan rã thân xác và chết đi, họ bị sanh vào bất hạnh, cõi khổ, đọa xứ, địa ngục. Trái lại, những chúng sanh đang hiện hữu (bhonto) này có hành động tốt đẹp bằng thân, có hành động tốt đẹp bằng lời nói, có suy nghĩ tốt đẹp bằng ý, không vu khống các bậc Thánh, theo chánh kiến, tán thành các hành động do chánh kiến, khi tan rã thân xác và chết đi, họ được sanh vào chốn an vui, cõi trời, trần thế,” như thế với thiên nhãn thuần tịnh vượt trội loài người, vị (ấy) nhìn thấy chúng sanh trong khi chết đi rồi sanh lại (trở thành) hạ tiện, cao quý, đẹp đẽ, xấu xí, đến chốn an vui, (hay) đọa vào cõi khổ, vị (ấy) biết được rằng chúng sanh đều đi theo nghiệp tương ứng; và do sự diệt tận các lậu hoặc, vị (ấy) nhờ vào thắng trí, ngay trong thời hiện tại tự mình thực chứng sự giải thoát của tâm sự giải thoát của tuệ là sự không còn lậu hoặc, rồi thể nhập và an trú.

Vị rành rẽ về Luật được sáng chói hội đủ bảy điều kiện: là vị biết về sự phạm tội; là vị biết về sự không phạm tội; là vị biết về sự phạm tội nhẹ; là vị biết về sự phạm tội nặng; là vị có giới ...(như trên)... thọ trì và thực hành trong các điều học; là vị đạt được theo ước muốn, đạt được không khó khăn, đạt được không khổ nhọc của sự lạc trú ngay trong hiện tại của bốn thiền là trạng thái tâm trong sạch nhất; và do sự diệt tận các lậu hoặc, vị (ấy) nhờ vào thắng trí, ngay trong thời hiện tại tự mình thực chứng sự giải thoát của tâm sự giải thoát của tuệ là sự không còn lậu hoặc, rồi thể nhập và an trú.

Vị rành rẽ về Luật được sáng chói hội đủ bảy điều kiện khác nữa: là vị biết về sự phạm tội; là vị biết về sự không phạm tội; là vị biết về sự phạm tội nhẹ; là vị biết về sự phạm tội nặng; là vị nghe nhiều, ...(như trên)..., được khéo phân tích bằng tri kiến; là vị đạt được theo ước muốn, đạt được không khó khăn, đạt được không khổ nhọc của sự lạc trú ngay trong hiện tại của bốn thiền là trạng thái tâm trong sạch nhất; và do sự diệt tận các lậu hoặc, vị (ấy) nhờ vào thắng trí, ngay trong thời hiện tại tự mình thực chứng sự giải thoát của tâm sự giải thoát của tuệ là sự không còn lậu hoặc, rồi thể nhập và an trú.

Vị rành rẽ về Luật được sáng chói hội đủ bảy điều kiện khác nữa: là vị biết về sự phạm tội; là vị biết về sự không phạm tội; là vị biết về sự phạm tội nhẹ; là vị biết về sự phạm tội nặng; đối với vị này cả hai bộ giới bổn Pātimokkha khéo được truyền thừa với chi tiết, khéo được phân tích, khéo được ứng dụng, khéo được xác định theo từng điều theo từng từ ngữ; là vị đạt được theo ước muốn, đạt được không khó khăn, đạt được không khổ nhọc của sự lạc trú ngay trong hiện tại của bốn thiền là trạng thái tâm trong sạch nhất; và do sự diệt tận các lậu hoặc, vị (ấy) nhờ vào thắng trí, ngay trong thời hiện tại tự mình thực chứng sự giải thoát của tâm sự giải thoát của tuệ là sự không còn lậu hoặc, rồi thể nhập và an trú.

Vị rành rẽ về Luật được sáng chói hội đủ bảy điều kiện khác nữa: là vị biết về sự phạm tội; là vị biết về sự không phạm tội; là vị biết về sự phạm tội nhẹ; là vị biết về sự phạm tội nặng; vị (ấy) nhớ lại nhiều kiếp sống trước ...(như trên)...; với thiên nhãn thuần tịnh vượt trội loài người, vị (ấy) nhìn thấy chúng sanh trong khi chết đi rồi sanh lại (trở thành) hạ tiện, cao quý, đẹp đẽ, xấu xí, đến chốn an vui, (hay) đọa vào cõi khổ, vị (ấy) biết được rằng chúng sanh đều đi theo nghiệp tương ứng ...(như trên)...; và do sự diệt tận các lậu hoặc, vị (ấy) nhờ vào thắng trí, ngay trong thời hiện tại tự mình thực chứng sự giải thoát của tâm sự giải thoát của tuệ là sự không còn lậu hoặc, rồi thể nhập và an trú.

[994] Bảy pháp không tốt đẹp: là vị không có đức tin, là vị không hổ thẹn (tội lỗi), là vị không ghê sợ (tội lỗi), là vị ít nghe, là vị biếng nhác, là vị có niệm bị quên lãng, là vị có tuệ kém. Bảy pháp tốt đẹp: là vị có đức tin, là vị có sự hổ thẹn (tội lỗi), là vị có sự ghê sợ (tội lỗi), là vị nghe nhiều, là vị có sự nỗ lực tinh cần, là vị có niệm được thiết lập, là vị có trí tuệ.

Dứt phần Nhóm Bảy.

Tóm lược phần này:

[995]

Loại tội, các nhóm tội,
được rèn luyện, đúng đắn,
sai pháp, và đúng pháp,
không phạm tội, bảy ngày,
lợi ích, và tối đa,
rạng đông, cách dàn xếp,
hành sự, hạt chưa xay,
chiều rộng, ăn theo nhóm,
tối đa là bảy ngày,
cầm lấy (y đã làm),
mang theo cũng như thế,
không nên, nên, và nên,
sai pháp, và đúng pháp.
Bốn hạng rành rẽ Luật,
bốn tỳ khưu sáng chói,
bảy pháp không tốt đẹp,
bảy pháp tốt được giảng.

*******

[996] Vị nhận thức được tám điều lợi ích không nên phạt án treo vị tỳ khưu ấy trong việc không nhìn nhận tội.[159] Vị nhận thức được tám điều lợi ích nên sám hối tội ấy vì niềm tin của các vị khác.[160] Tám tội vi phạm (khi được nhắc nhở) cho đến lần thứ ba.[161] Vị làm hư hỏng các gia đình với tám biểu hiện.[162] Tám tiêu đề về việc phát sanh y.[163] Tám tiêu đề về việc thâu hồi Kaṭhina.[164] Tám loại thức uống.[165] Devadatta có tâm bị xâm chiếm, bị ngự trị bởi tám điều không đúng chánh Pháp, là kẻ phải gánh chịu sự bất hạnh, gánh chịu cảnh địa ngục, bị đọa trọn kiếp, không thể khác được.[166] Tám pháp của thế gian. Tám Trọng Pháp.[167] Tám tội pāṭidesanīya.[168] Tám chi phần của lời nói dối.[169] Tám chi phần của ngày Uposatha (Bát quan trai giới). Tám chi phần của người sứ giả.[170] Tám cách thực hành của ngoại đạo. Tám pháp kỳ diệu phi thường trong biển cả.[171] Tám pháp kỳ diệu phi thường trong Pháp và Luật này.[172] Tám vật không phải là đồ thừa.[173] Tám vật là đồ thừa. Khi rạng đông vào ngày thứ tám thì phạm vào nissaggiya.[174] Tám tội pārājika.[175] Vị ni trong khi làm đầy đủ sự việc thứ tám nên bị trục xuất.[176] Việc đã được trình ra và chưa được trình ra bởi vị ni làm đầy đủ sự việc thứ tám. Sự tu lên bậc trên có tám lời thông báo.[177] Nên đứng dậy đối với tám (vị ni thâm niên). Chỗ ngồi nên dành cho tám (vị ni thâm niên).[178] Vị nữ cư sĩ đã thỉnh cầu tám điều ước muốn.[179] Vị tỳ khưu hội đủ tám điều kiện nên được chỉ định là vị giáo giới tỳ khưu ni.[180] Tám điều lợi ích cho vị rành rẽ về Luật.[181] Tám điều tối đa. Vị tỳ khưu được thực thi hành sự theo tội của vị ấy nên thực hành nghiêm chỉnh trong tám pháp.[182] Tám sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp. Tám sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha đúng Pháp.

Dứt phần Nhóm Tám.

Tóm lược phần này:

[997]

Không phải tỳ khưu ấy,
của chính các vị khác,
cho đến lần thứ ba,
các sự làm hư hỏng,
tám tiêu đề về y,
thâu hồi Kaṭhina,
thức uống, bị ngự trị,
pháp thế gian, Trọng Pháp,
các tội ưng phát lộ,
nói dối, ngày trai giới,
các điều của sứ giả,
ngoại đạo, và biển cả,
phi thường, không phải thừa,
đồ thừa, phạm ưng xả,
tội pārājika,
(làm) sự việc thứ tám,
đã không được trình ra,
sự tu lên bậc trên,
sự đứng dậy, chỗ ngồi,
ước muốn, vị giáo giới,
các lợi ích, tối đa,
thực hành trong tám pháp,
sai pháp, và đúng pháp,
và các nhóm tám pháp
đã được khéo trình bày.

*******

[998] Chín sự việc gây nóng giận.[183] Chín cách đối trị sự nóng giận. Chín sự việc đã được rèn luyện.[184] Chín điều bị phạm tội ngay lúc vừa mới vi phạm.[185] Hội chúng bị chia rẽ với chín (vị tỳ khưu).[186] Chín vật thực thượng hạng.[187] Tội dukkaṭa với chín loại thịt. Chín cách đọc tụng giới bổn.[188] Chín điều tối đa. Chín pháp là gốc của tham ái.[189] Chín cách ngã mạn.[190] Chín loại y được chú nguyện để dùng riêng.[191] Chín loại y không được chú nguyện để dùng chung.[192] Chiều dài chín gang tay theo gang tay của đức Thiện Thệ.[193] Chín sự bố thí sai pháp.[194] Chín sự thọ lãnh sai pháp. Chín sự thọ dụng sai pháp. Ba sự bố thí sai pháp, ba sự thọ lãnh sai pháp, ba sự thọ dụng sai pháp. Chín nhận thức sai pháp.[195] Chín nhận thức đúng pháp. Hai nhóm chín trong hành sự sai pháp.[196] Hai nhóm chín trong hành sự đúng pháp. Chín sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp. Chín sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha đúng Pháp.

Dứt phần Nhóm Chín.

Tóm lược phần này:

[999]

Chín việc gây nóng giận,
đối trị, được rèn luyện,
phạm trước tiên, chia rẽ,
thượng hạng, thịt, đọc tụng,
tối đa, và tham ái,
ngã mạn, sự chú nguyện,
chú nguyện để dùng chung,
gang tay, việc bố thí,
việc thọ lãnh, thọ dụng,
ba cách, lại đúng pháp,
sai pháp, và đúng pháp,
nhận thức có hai nhóm,
và có hai nhóm chín,
sự đình chỉ giới bổn
sai pháp và đúng pháp.

*******

[1000] Mười sự việc gây nóng giận. Mười cách đối trị sự nóng giận. Mười sự việc đã được rèn luyện. Mười tà kiến căn bản.[197] Mười chánh kiến căn bản. Mười tri kiến cực đoan.[198] Mười sự sai trái.[199] Mười sự chân chánh. Mười đường lối của nghiệp bất thiện.[200] Mười đường lối của nghiệp thiện. Mười cách phân phát thẻ sai pháp.[201] Mười cách phân phát thẻ đúng pháp. Mười điều học của các sa di.[202] Vị sa di hội đủ mười điều kiện nên bị trục xuất.[203]

[1001] Vị rành rẽ về Luật bị xem là “kẻ ngu dốt” khi hội đủ mười điều: vị không đưa ra sự giới hạn cho lời nói của mình, không đưa ra sự giới hạn cho lời nói của người khác, sau khi đã không đưa ra sự giới hạn cho lời nói của mình, sau khi đã không đưa ra sự giới hạn cho lời nói của người khác, cho thực hiện (hành sự) sai pháp với sự không khẳng định, không biết về tội, không biết nguồn sanh tội, không biết nhân sanh tội, không biết sự đoạn diệt của tội, không biết sự thực hành đưa đến sự đoạn diệt của tội.

Vị rành rẽ về Luật được xem là “vị thông thái” khi hội đủ mười điều (khác nữa): vị đưa ra sự giới hạn cho lời nói của mình, đưa ra sự giới hạn cho lời nói của người khác, sau khi đã đưa ra sự giới hạn cho lời nói của mình, sau khi đã đưa ra sự giới hạn cho lời nói của người khác, cho thực hiện (hành sự) đúng pháp với sự khẳng định, biết về tội, biết nguồn sanh tội, biết nhân sanh tội, biết sự đoạn diệt của tội, biết sự thực hành đưa đến sự đoạn diệt của tội.

Vị rành rẽ về Luật bị xem là “kẻ ngu dốt” khi hội đủ mười điều khác nữa: vị không biết về sự tranh tụng, không biết nguồn sanh khởi của sự tranh tụng, không biết nhân sanh sự tranh tụng, không biết sự đoạn diệt của sự tranh tụng, không biết sự thực hành đưa đến sự đoạn diệt của sự tranh tụng, không biết về sự việc, không biết về sự mở đầu, không biết về sự quy định, không biết về sự quy định thêm, không biết về phương thức của lối trình bày mạch lạc.

Vị rành rẽ về Luật được xem là “vị thông thái” khi hội đủ mười điều (khác nữa): vị biết về sự tranh tụng, biết nguồn sanh khởi của sự tranh tụng, biết nhân sanh sự tranh tụng, biết sự đoạn diệt của sự tranh tụng, biết sự thực hành đưa đến sự đoạn diệt của sự tranh tụng, biết về sự việc, biết về sự mở đầu, biết về sự quy định, biết về sự quy định thêm, biết về phương thức của lối trình bày mạch lạc.

Vị rành rẽ về Luật bị xem là “kẻ ngu dốt” khi hội đủ mười điều khác nữa: vị không biết về lời đề nghị, không biết cách thực hiện với lời đề nghị, không thiện xảo về phần (cần trình bày) đầu tiên, không thiện xảo về các phần kế tiếp, không biết về thời điểm, không biết về sự phạm tội hay không phạm tội, không biết tội nhẹ hay nặng, không biết tội còn dư sót hay không còn dư sót, không biết tội xấu xa hay không xấu xa, không khéo được kế thừa theo tuần tự từ các vị thầy và không khéo chăm chú không khéo suy xét.

Vị rành rẽ về Luật được xem là “vị thông thái” khi hội đủ mười điều (khác nữa): vị biết về lời đề nghị, biết cách thực hiện với lời đề nghị, thiện xảo về phần (cần trình bày) đầu tiên, thiện xảo về các phần kế tiếp, biết về thời điểm, biết về sự phạm tội hay không phạm tội, biết về sự phạm tội nhẹ hay nặng, biết tội còn dư sót hay không còn dư sót, biết tội xấu xa hay không xấu xa, khéo được kế thừa theo tuần tự từ các vị thầy và khéo chăm chú khéo suy xét.

Vị rành rẽ về Luật bị xem là “kẻ ngu dốt” khi hội đủ mười điều khác nữa: vị không biết về sự phạm tội hay không phạm tội; không biết tội nhẹ hay nặng; không biết tội còn dư sót hay không còn dư sót; không biết tội xấu xa hay không xấu xa; đối với vị này cả hai bộ giới bổn Pātimokkha không khéo được truyền thừa với chi tiết, không khéo được phân tích, không khéo được ứng dụng, không khéo được xác định theo từng điều theo từng từ ngữ; không biết về sự phạm tội hay không phạm tội; không biết tội nhẹ hay nặng; không biết tội còn dư sót hay không còn dư sót; không biết tội xấu xa hay không xấu xa; không thiện xảo về việc phán quyết trong sự tranh tụng.

Vị rành rẽ về Luật được xem là “vị thông thái” khi hội đủ mười điều (khác nữa): vị biết về sự phạm tội hay không phạm tội; biết về sự phạm tội nhẹ hay nặng; biết tội còn dư sót hay không còn dư sót; biết tội xấu xa hay không xấu xa; đối với vị này cả hai bộ giới bổn Pātimokkha khéo được truyền thừa với chi tiết, khéo được phân tích, khéo được ứng dụng, khéo được xác định theo từng điều theo từng từ ngữ; biết về sự phạm tội hay không phạm tội; biết về sự phạm tội nhẹ hay nặng; biết tội còn dư sót hay không còn dư sót; biết tội xấu xa hay không xấu xa; thiện xảo về việc phán quyết trong sự tranh tụng.

[1002] Vị tỳ khưu hội đủ mười điều kiện nên được chỉ định làm vị đại biểu. Đức Như Lai quy định điều học cho các Thinh văn vì mười điều lợi ích.[204] Mười điều nguy hiểm trong việc đi vào hậu cung của đức vua.[205] Mười vật bố thí.[206] Mười loại báu vật.[207] Hội chúng tỳ khưu nhóm mười vị. Nên cho tu lên bậc trên với tập thể là nhóm mười vị. Mười loại vải paṃsukūla. Mười loại y và cách sử dụng.[208] Y phụ trội được cất giữ tối đa mười ngày.[209] Mười loại tinh dịch.[210] Mười hạng người nữ.[211] Mười hạng vợ. Mười sự việc được công bố ở thành Vesālī.[212] Mười hạng người không nên đảnh lễ.[213] Mười sự việc của sự nguyền rủa.[214] Người tạo ra sự đâm thọc theo mười cách thức.[215] Mười loại sàng tọa.[216] Họ đã yêu cầu mười điều ước muốn.[217] Mười sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp. Mười sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha đúng Pháp. Mười điều lợi ích của cháo.[218] Mười loại thịt không được phép.[219] Mười điều tối đa. Vị tỳ khưu mười năm, có kinh nghiệm, có năng lực, nên cho xuất gia, nên ban phép tu lên bậc trên, nên ban cho phép nương nhờ, nên để cho sa di phục vụ. Vị tỳ khưu ni mười năm, có kinh nghiệm, có năng lực, nên cho xuất gia, nên ban phép tu lên bậc trên, nên ban cho phép nương nhờ, nên để cho sa di ni phục vụ.[220] Sự đồng ý về việc tiếp độ nên được chấp thuận cho vị tỳ khưu ni mười năm, có kinh nghiệm, có năng lực. Sự học tập nên được ban cho đến người nữ đã kết hôn khi mười tuổi.

Dứt phần Nhóm Mười.

Tóm lược phần này:

[1003]

Mười việc gây nóng giận,
căn bản, tà và chánh,
cực đoan, sự sai trái,
và cả sự đúng đắn,
nghiệp thiện, và bất thiện,
                                                           về việc (phân phát) thẻ,
sai pháp và đúng pháp,
sa di, sự trục xuất.
Lời nói, sự tranh tụng,
đề nghị, (tội) nhẹ nữa,
nhẹ nặng các tội này,
hãy biết tối và sáng.
Đại biểu, các điều học,
hậu cung, và các vật,
báu vật, và nhóm mười,
cũng vậy tu bậc trên,
vải paṃsukūla,
các loại y sử dụng,
mười ngày, tinh, người nữ,
người vợ, mười sự việc,
không đảnh lễ, nguyền rủa,
đâm thọc, và sàng tọa,
ước muốn, và sai pháp,
đúng pháp, cháo, và thịt,
tối đa, vị tỳ khưu,
tỳ khưu ni, tiếp độ,
nữ kết hôn, nhóm mười
đã được giảng rõ ràng.

*******

[1004] Mười một hạng người chưa được tu lên bậc trên thì không nên ban phép tu lên bậc trên, đã được tu lên bậc trên thì nên trục xuất.[221] Mười một loại giày không được phép.[222] Mười một loại bình bát không được phép.[223] Mười một loại y không được phép.[224] Mười một tội vi phạm (khi được nhắc nhở) cho đến lần thứ ba.[225] Mười một pháp chướng ngại của tỳ khưu ni cần được hỏi.[226] Mười một loại y được chú nguyện để dùng riêng.[227] Mười một loại y không được chú nguyện để dùng chung.[228] Khi rạng đông của ngày thứ mười một thì phạm vào nissaggiya. Mười một loại khóa thắt lưng được phép. Mười một loại hột nút được phép.[229] Mười một loại đất không được phép. Mười một loại đất được phép.[230] Mười một trường hợp chấm dứt việc nương nhờ.[231] Mười một hạng người không nên đảnh lễ.[232] Mười một điều tối đa. Họ đã yêu cầu mười một điều ước muốn.[233] Mười một sự sai trái của ranh giới (sīmā).[234] Mười một tai họa là điều hiển nhiên cho người chửi rủa và người mắng nhiếc: Khi tâm từ là sự giải thoát của ý được tập luyện, được phát triển, được thực hành đều đặn, được làm thành phương tiện, được làm thành nền tảng, được duy trì, được tích lũy, khéo được thành tựu viên mãn, mười một điều lợi ích là điều hiển nhiên: ngủ an lạc, thức dậy an lạc, không nhìn thấy ác mộng, được mọi người thương mến, được các phi nhân thương mến, chư thiên hộ trì, lửa hoặc chất độc hoặc vũ khí không xâm phạm vị ấy, tâm được nhập định nhanh chóng, sắc mặt được an tịnh, không mê mờ khi từ trần, khi không thể nhập được trạng thái cao thượng thì đi đến thế giới Phạm thiên; khi tâm từ là sự giải thoát của ý được tập luyện, được phát triển, được thực hành đều đặn, được làm thành phương tiện, được làm thành nền tảng, được duy trì, được tích lũy, khéo được thành tựu viên mãn, mười một điều lợi ích này là điều hiển nhiên.

Dứt phần Nhóm Mười Một.

Tóm lược phần này:

[1005]

Nên trục xuất, và giày,
các bình bát, và y,
thứ ba, và nên hỏi,
chú nguyện dùng riêng, chung,
rạng đông, khóa thắt lưng,
hột nút, không được phép,
được phép, việc nương nhờ,
và không nên đảnh lễ,
tối đa, và ước muốn,
sai trái của ranh giới,
chửi rủa, và tâm từ,
hoàn tất nhóm mười một.

Dứt Tăng Theo Từng Bậc.

*******

Tóm lược chương này

[1006]

Nhóm một, và nhóm hai,
nhóm ba, bốn, và năm,
sáu, bảy, tám, và chín,
mười, và nhóm mười một,
các điều tăng theo bậc
đã được đấng Đại Hùng
bậc hiểu Pháp như thế
thuyết giảng không sai sót
nhắm đến điều lợi ích
cho tất cả chúng sanh.

*******


[1] Tức là sáu nguồn sanh tội theo ba cửa thân, khẩu, và ý (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).

[2] Tức là bảy pháp dàn xếp sự tranh tụng (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).

[3] Nếu không tính nhóm tội pārājika, thì nhóm tội saṅghādisesa là tội nặng, năm nhóm tội còn lại là tội nhẹ (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).

[4] Anavasesā āpatti (tội không còn dư sót) là nhóm tội pārājika, sāvasesā āpatti (tội còn dư sót) là sáu nhóm tội còn lại (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).

[5] Tội xấu xa là nhóm tội pārājikasaṅghādisesa, tội không xấu xa là năm nhóm tội còn lại (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).

[6] Vi phạm bất cứ tội nào với sự cố ý là chướng ngại cho cõi trời và là chướng ngại cho sự giải thoát. Còn vi phạm tội vì không biết cũng đáng chê trách nhưng không là chướng ngại cho cõi trời và sự giải thoát (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).

[7] Sāvajjapaññatti nghĩa là lokavajja tức là sự chê trách của thế gian (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).

[8] Tội do không làm ví dụ như tội không chú nguyện y mới (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).

[9] Tội do làm và không làm ví dụ như tội bảo xây dựng cốc liêu (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).

[10] Ngài Buddhaghosa trích dẫn lời giải thích của bộ chú giải Kurundī rằng: Tội vi phạm đầu tiên (pubbāpatti) là tội phạm trước hết. Tội vi phạm đến sau (aparāpatti) là tội phạm thêm trong thời kỳ xứng đáng hành phạt mānatta. Tội kế tiếp của các tội vi phạm đầu tiên (pubbātīnaṃ antarāpatti) là tội phạm thêm trong thời kỳ đang thực hành hành phạt parivāsa. Tội kế tiếp của các tội vi phạm đến sau (aparāpattīnaṃ antarāpatti) là tội phạm thêm trong thời kỳ đang thực hành hành phạt mānatta.

[11] Khi đã sám hối (nghĩ rằng): “Sau khi buông bỏ gánh nặng, ta sẽ không vi phạm nữa” (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).

[12] Ngài Buddhaghosa giải thích là tội nặng và tội nhẹ (như phần ở trên).

[13] Tội (có nghiệp) xác định (niyatā āpatti): là năm nghiệp vô gián (giết cha, giết mẹ, v.v...).

[14] Người không thể phạm tội là chư Phật Chánh Đẳng Giác và chư Phật Độc Giác (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).

[15] Là sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha (Tiểu Phẩm – Cullavagga, chương IX).

[16] Ví dụ như hai tội về việc tuyên bố pháp thượng nhân của vị có thực chứng và của vị không có thực chứng (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).

[17] Như tội dạy đọc Pháp theo từng câu, v.v... (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).

[18] Ví dụ như tội vi phạm do việc trải ra giường ghế của hội chúng ở ngoài trời đến khi ra đi không thu dọn, v.v... (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).

[19] Nói lời dâm dật với người nữ dầu là sự thật bị vi phạm tội nặng, nói dối cố tình là nói láo vi phạm tội nhẹ (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).

[20] Khoác lác về pháp thượng nhân không chứng đắc là nói láo vi phạm tội nặng, nói về pháp thượng nhân có chứng đắc đến người chưa tu lên bậc trên là nói sự thật vi phạm tội nhẹ (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).

[21] Liên quan đến phận sự của vị tỳ khưu xuất hành và vãng lai lúc ra đi hoặc lúc đi đến tu viện (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).

[22] Có tội vi phạm trong khi áp dụng, ví dụ như vị tỳ khưu ni áp dụng việc làm sạch sẽ bằng nước sâu quá hai lóng tay, còn tội vi phạm trong khi không áp dụng ví dụ như vị tỳ khưu không áp dụng cách làm hoại sắc y mới (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).

[23] Có tội vi phạm trong khi thọ trì ví dụ như thọ trì pháp câm nín của ngoại đạo, có tội vi phạm trong khi không thọ trì ví dụ như vị bị hành phạt không thực hành các phận sự (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).

[24] Có tội vi phạm trong khi cắt đứt ví dụ như việc vị tỳ khưu cắt đứt dương vật, có tội vi phạm trong khi không cắt đứt ví dụ như không cắt tóc và móng tay chân (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).

[25] Có tội vi phạm trong khi che đậy ví dụ như che đậy tội lỗi, có tội vi phạm trong khi không che đậy ví dụ như vị tỳ khưu bị mất y không dùng cỏ hoặc lá cây che lại rồi đi (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).

[26] Đại Phẩm – Mahāvagga, chương X, [240].

[27] Ngài Buddhaghosa giải thích về người không thành tựu về thân thể như là người vô căn, người lưỡng căn, loài thú, người đã làm sai trái trong hành động như là kẻ trộm tướng mạo sa-môn, kẻ giết cha, kẻ giết mẹ, v.v....

[28] Đại Phẩm – Mahāvagga, chương IX, [194].

[29] Sđd., chương IX, [195].

[30] Sự thọ dụng bên trong là sự thọ thực và và sự thọ dụng bên ngoài là việc thoa xức dầu ở đầu, tay, chân, v.v... (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).

[31] Điều này và hai điều kế xin xem giới pācittiya tương ứng (2, 3, 32).

[32] Sđd., chương III, [206].

[33] Tiểu Phẩm – Cullavagga, chương IX, [468].

[34] Ví dụ như tội làm đức Phật chảy máu là loại thứ nhất, vấn đề xưng hô vị thâm niên hơn là “āvuso” và “āyasmā” là loại thứ hai, các tội còn lại là loại thứ ba (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).

[35] Ví dụ như tội ăn thêm thức ăn không phải là còn thừa là loại thứ nhất, ăn sái giờ là loại thứ hai, các tội còn lại là loại thứ ba (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).

[36] Ví dụ như tội ngủ chung nhà là loại thứ nhất, nghỉ ban ngày không đóng cửa lớn là loại thứ hai, các tội còn lại là loại thứ ba (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).

[37] Ví dụ như trường hợp vị tỳ khưu ngu dốt thiếu kinh nghiệm trên mười năm thâm niên làm thầy tế độ cho tu lên bậc trên là loại thứ nhất, vị tỳ khưu thông thái có kinh nghiệm dưới mười năm thâm niên làm thầy tế độ cho tu lên bậc trên là loại thứ hai (Đại Phẩm – Mahāvagga, chương I, [90, 91]), các tội còn lại là loại thứ ba (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).

[38] Giải nghĩa tương tợ như trên với trường hợp sống nương nhờ (Sđd., chương I, [115]).

[39] Ví dụ như trường hợp vị tỳ khưu dạy người chưa tu lên bậc trên đọc Pháp theo từng câu hoặc thuyết Pháp đến người nữ quá năm sáu câu là loại thứ nhất, các tội như cố gắng làm xuất ra tinh dịch, xúc chạm với người nữ là loại thứ hai, bậc Thánh A-la-hán vi phạm tội với tâm vô ký ví dụ như việc ngài Anuruddha ngủ chung nhà với người nữ là loại thứ ba (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).

[40] Thực hiện việc đôi lứa là loại thứ nhất, sân hận bất bình rồi bôi nhọ vị tỳ khưu khác với tội pārājika là loại thứ hai, các tội khác là loại thứ ba (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).

[41] Tiểu Phẩm – Cullavagga, IV, [681]

[42] Chỉ có tám Trọng Pháp của tỳ khưu ni là sự quy định khi (sự việc) chưa xảy ra (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).

[43] Ngài Buddhaghosa đề cập đến tội không vào mùa (an cư) mưa vào hậu bán nguyệt là loại thứ nhất, và không thực hiện lễ Pavāraṇā vào ngày cuối của mùa (an cư) thời kỳ đầu là loại thứ hai, các tội khác là loại thứ ba. Phần được phép và không được phép kế tiếp được giải thích tương tợ.

[44] Ngài Buddhaghosa đề cập đến việc không chú nguyện để dùng chung y tắm mưa sau bốn tháng mùa mưa là loại tội vi phạm trong mùa lạnh, tìm kiếm y tắm mưa trong mùa nắng lúc chưa đến thời kỳ là tội vi phạm trong mùa nóng, có y tắm mưa vẫn tắm lõa thể là loại tội vi phạm trong mùa mưa.

[45] Vấn đề này và vấn đề kế tiếp được ngài Buddhaghosa giải thích có liên quan đến việc hành lễ UposathaPavāraṇā của hội chúng, của nhóm, và của cá nhân.

[46] Ngày kế ngày rằm của tháng Āsāḷhā (tương đương ngày 16 tháng sáu âm lịch, tức là ngày đầu tiên của mùa an cư mùa mưa đợt đầu) là thời điểm trước nên phân phối, một tháng kế sau ngày rằm của tháng Āsāḷhā là thời điểm sau nên phân phối, một ngày sau lễ Pavāraṇā (Tự Tứ) cho đến lần an cư mùa mưa kế là thời điểm trung gian nên phân phối (Sđd., chương VI, [282]).

[47] Ví dụ như trường hợp vị bị bệnh cần loại dược phẩm này lại yêu cầu loại khác là loại thứ nhất, vị không bị bệnh yêu cầu dược phẩm là loại thứ nhì, các tội còn lại là loại thứ ba (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).

[48] Sđd., chương IX, [473, 474].

[49] Vấn đề này và vấn đề kế xem ở Sđd., chương III. Hành phạt mānatta nửa tháng dành cho tỳ khưu ni (Phân Tích Giới Tỳ Khưu Ni, chương II, [92]).

[50] Tiểu Phẩm – Cullavagga, chương II, [331].

[51] Ví dụ như tội chen vào chỗ ngụ có vị tỳ khưu khác đã đến trước rồi nằm xuống là loại thứ nhất, tội trải ra giường ghế của hội chúng ở ngoài trời là loại thứ nhì, các tội còn lại là loại thứ ba (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).

[52] Ngài Buddhaghosa giải thích ba vấn đề này có liên quan đến các phận sự của vị vãng lai là loại thứ nhất, vị xuất hành là loại thứ nhì, và các phận sự còn lại là loại thứ ba (Sđd., chương VIII).

[53] Sđd., chương IV, [602-607].

[54] Sđd., chương I, [28].

[55] Sđd., chương I, [69].

[56] Sđd., chương I, [88, 105].

[57] Điều saṅghādisesa 13.

[58] Sđd., chương I, [159] đối với đặc tính thứ ba.

[59] Sđd., chương I, [174, 200].

[60] Sđd., chương I, [226, 251].

[61] Sđd., chương I, [278, 303].

[62] Liên quan đến tội pācittiya 32 về vật thực dâng chung nhóm.

[63] Sđd., chương V, [142].

[64] Đại Phẩm – Mahāvagga, chương V, [12].

[65] Tiểu Phẩm – Cullavagga, chương V, [127].

[66] Tóm lược lời giải thích của ngài Buddhaghosa như sau: có tội vi phạm do lời nói của bản thân là phạm tội do khẩu, thoát tội do lời nói của bản thân là do việc sám hối, có tội vi phạm do lời nói của người khác là tội có tuyên ngôn nhắc nhở, thoát tội do lời nói của người khác là thoát tội do tuyên ngôn trong việc giải tội saṅghādisesa.

[67] Ngài Buddhaghosa giải thích việc thoát tội do thân là cách dùng cỏ che lấp của bảy pháp dàn xếp sự tranh tụng.

[68] Ngài Buddhaghosa giải thích rằng: Có tội vi phạm vô ý thức (acittakāpattiṃ) là vị vi phạm tội không có sự liên quan của tâm, thoát tội có ý thức là vị thoát khỏi tội có sự liên quan của tâm, có tội vi phạm có ý thức là vị vi phạm tội có sự liên quan của tâm, thoát tội vô ý thức là cách dùng cỏ che lấp.

[69] Ngài Buddhaghosa giải thích liên quan đến việc các tỳ khưu phạm tội giống nhau (ví dụ tội pācittiya): trong lúc sám hối tội pācittiya thì vi phạm tội dukkaṭa, trong lúc vi phạm tội dukkaṭa thì thoát khỏi tội pācittiya, trong lúc thoát khỏi tội pācittiya thì vi phạm tội dukkaṭa.

[70] Ngài Buddhaghosa giải thích như sau: Có tội vi phạm do hành sự (như việc không chịu từ bỏ tà kiến ác với sự nhắc nhở của hội chúng) thoát tội không do hành sự (như trong lúc sám hối), có tội vi phạm không do hành sự (như việc làm xuất ra tinh dịch) thoát tội do hành sự (thực hành hành phạt parivāsa, v.v...), phần còn lại được giải thích tương tợ.

[71] Pācittiya 1, Phân Tích Giới Tỳ Khưu, Chương VIII, [174].

[72] Vật dụng của bản thân là loại thứ nhất, vật dụng của hội chúng là loại thứ nhì, vật dụng dùng ở bảo tháp là loại thứ ba, vật dụng của hàng tại gia là loại thứ tư (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).

[73] Ngài Buddhaghosa giải thích là với sự hiện diện hoặc với sự vắng mặt của hội chúng. Được giải thích như phần “do hành sự (của hội chúng)” ở trên.

[74] Tương tợ phần vô ý thức và có ý thức ở trên

[75] Là sự thay đổi giới tính của vị tỳ khưu hoặc vị tỳ khưu ni. Ngủ chung chỗ trú ngụ là tội được đề cập đến (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).

[76] Khi thay đổi giới tính, những tội thuộc loại quy định riêng (cho các tỳ khưu hoặc các tỳ khưu ni) đã vi phạm thì được thoát tội (Pārājika 1, Sđd., [56]).

[77] Có liên quan đến việc thay đổi giới tính của vị tỳ khưu hoặc vị tỳ khưu ni.

[78] Tiểu Phẩm – Cullavagga, chương II, [365].

[79] Ngài Buddhaghosa giải thích là “cattāro sāmukkaṃsāti cattāro mahāpadesā” nên được dịch như trên, xem chi tiết ở Đại Phẩm – Mahāvagga, chương VI, [92].

[80] Pācittiya 40, Phân Tích Giới Tỳ Khưu, [526], Đại Phẩm – Mahāvagga, chương VI, [43].

[81] Sđd., chương IX, [176].

[82] Tiểu Phẩm – Cullavagga, chương IV, [632].

[83] Ngài Buddhaghosa giải thích rằng: Các tội do không thực hành phận sự của vị vãng lai là phần thứ nhất, các tội do không thực hành phận sự của vị thường trú là phần thứ nhì, các tội do không thực hành các phận sự khác, các tội được quy định riêng cho một hội chúng thì vị vãng lai luôn cả vị thường trú đều không vi phạm. Nhóm bốn kế tiếp được giải thích tương tợ

[84] Ngài Buddhaghosa giải thích rằng: Có sự khác biệt về sự việc không có sự khác biệt về tội vi phạm (ví dụ như bốn tội pārājika có sự khác biệt về sự việc không có sự khác biệt về tội vi phạm), có sự khác biệt về tội vi phạm không có sự khác biệt về sự việc (ví dụ như việc xúc chạm cơ thể, tỳ khưu phạm saṅghādisesa còn tỳ khưu ni phạm pārājika; hoặc việc nhai tỏi, tỳ khưu phạm dukkaṭa, còn tỳ khưu ni phạm pācittiya), có sự khác biệt về sự việc và có sự khác biệt về tội vi phạm (khi so sánh các nhóm tội này với nhóm tội khác), không có sự khác biệt về sự việc và không có sự khác biệt về tội vi phạm (là các tội quy định chung cho các tỳ khưu và các tỳ khưu ni). Nhóm bốn kế tiếp nên được giải thích tương tợ.

[85] Ngài Buddhaghosa giải thích rằng: Có tội thầy tế độ vi phạm đệ tử không (vi phạm) là phận sự của thầy tế độ, có tội đệ tử vi phạm thầy tế độ không (vi phạm) là phận sự của đệ tử, có tội thầy tế độ luôn cả đệ tử đều vi phạm là các phận sự còn lại, có tội thầy tế độ và đệ tử đều không vi phạm là các tội được quy định riêng cho một hội chúng (hội chúng kia không vi phạm). Nhóm bốn kế tiếp được giải thích tương tợ.

[86] Đại Phẩm – Mahāvagga, chương III, [214-216].

[87] Ngài Buddhaghosa giải thích rằng: “Trong khi tự tay lấy đi (bước đi) một bước hoặc hơn một bước vi phạm tội nặng, trong khi ra lệnh vị khác với lời chỉ thị rằng: ‘Hãy mang đi chưa tới một bước’ vi phạm tội nhẹ, và ba phần còn lại nên giải thích theo cách thức tương tợ.”

[88] Ngài Buddhaghosa giải thích rằng trường hợp vị đang thọ thực trong nhà ăn không thể đứng dậy đối với vị thâm niên hơn là trường hợp thứ nhất, vị mới tu đối với vị thâm niên hơn đang thực hành parivāsa là trường hợp thứ nhì, vị mới tu đối với vị thâm niên hơn là trường hợp thứ ba, và ngược lại là trường hợp thứ tư. Nhóm bốn kế được giải thích tương tợ.

[89] Ba trường hợp đầu xem lại ở nhóm ba, trường hợp thứ tư liên quan đến các điều được quy định riêng cho một hội chúng (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).

[90] Theo ngài Buddhaghosa, vật thọ lãnh được phép lúc đúng thời không được phép lúc sái thời (như vật thực thọ lãnh trước bữa ăn), thức uống là vật được phép thọ lãnh vào lúc sái thời và không được phép lúc đúng thời nghĩa là đã để qua ngày hôm sau, có vật thọ lãnh được phép lúc đúng thời luôn cả lúc sái thời (như là vật dùng trong bảy ngày hoặc vật dùng đến suốt đời), có vật thọ lãnh không được phép lúc đúng thời luôn cả lúc sái thời (ví dụ như thịt chưa làm thành được phép).

[91] Theo ngài Buddhaghosa, có tội vi phạm trong các quốc độ ở biên địa không (vi phạm) ở trung tâm (như việc kết ranh giới ở trên biển), có tội vi phạm trong các quốc độ ở trung tâm không (vi phạm) ở biên địa (cho tu lên bậc trên với nhóm năm vị, tắm rửa thường xuyên, đồ trải lót bằng da thú, dép có nhiều lớp, xin xem Đại Phẩm – Mahāvagga, chương V, [23]), có tội vi phạm trong các quốc độ ở biên địa luôn cả ở trung tâm (các tội còn lại), có tội không vi phạm trong các quốc độ ở biên địa luôn cả ở trung tâm (các tội quy định riêng cho một hội chúng, hội chúng kia dầu có thực hiện cũng không vi phạm). Nhóm bốn kế tiếp được giải thích tương tợ.

[92] Ngài Buddhaghosa giải thích rằng: có tội vi phạm ở làng không (vi phạm) ở rừng (là các ưng học pháp), có tội vi phạm ở rừng không (vi phạm) ở làng (như vị tỳ khưu ni đang chờ đợi trời sáng), có tội vi phạm ở làng luôn cả ở rừng (như tội nói dối, v.v...), có tội không vi phạm ở làng luôn cả ở rừng (là các tội quy định riêng cho một hội chúng, hội chúng kia không phạm).

[93] Bốn nhiệm vụ đầu tiên là đề cập đến các nhiệm vụ trong ngày Uposatha hoặc Pavāraṇā như quét dọn, đèn, nước, chỗ ngồi; hoặc bốn nhiệm vụ đầu tiên khác là việc đem lại sự tùy thuận và bày tỏ sự trong sạch, tính đếm mùa tiết, tính đếm số lượng tỳ khưu, và việc giáo giới (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).

[94] Bốn thời điểm thích hợp là: vào ngày lễ Uposatha, các vị tỳ khưu với số lượng cần thiết cho hành sự đã đến, các vị không phạm đồng tội, các nhân vật phạm tội không hiện diện (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).

[95] Là các tội pācittiya 16, 42, 77, 78 vì có câu “etadeva paccayaṃ karitvā anaññaṃ pācittiyaṃ” nghĩa là “Sau khi thực hiện chỉ nguyên nhân ấy không điều nào khác thì phạm tội ưng đối trị” (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).

[96] Là đề cập đến việc không phạm các tội nissaggiya pācittiya thứ 2, 14, 29 và tội pācittiya thứ 9 do sự đồng ý của hội chúng (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).

[97] Ngài Buddhaghosa giải thích như sau: Có tội vị bị bệnh vi phạm (là vị bị bệnh cần loại dược phẩm này lại yêu cầu loại khác), có tội vị không bị bệnh vi phạm (là vị không bị bệnh yêu cầu dược phẩm) có tội vị bị bệnh luôn cả vị không bị bệnh đều vi phạm (như tội nói dối, v.v...), có tội vị bị bệnh và cả vị không bị bệnh đều không vi phạm (là các tội quy định riêng cho một hội chúng).

[98] Tiểu Phẩm – Cullavagga, chương IX, [475, 476].

[99] Xem lại [845] ở phần trước.

[100] Giết cha, giết mẹ, giết vị A-la-hán, làm (đức Phật) chảy máu, và chia rẽ hội chúng.

[101] Là năm hạng người đã thực hiện năm nghiệp vô gián ở trên (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).

[102] Là năm tội pācittiya 87, 89, 90, 91, 92 liên quan đến việc cắt bớt vật làm quá kích thước là chân giường, tọa cụ, y đắp ghẻ, y tắm mưa, và y có kích thước y của đức Thiện Thệ.

[103] Ngài Buddhaghosa giải thích là vị vô liêm sỉ, không có trí tuệ, bản chất xấu xa, lầm tưởng là được phép trong điều không được phép, lầm tưởng là không được phép trong điều được phép.

[104] Tội pārājika, thullaccaya, dukkaṭa, saṅghādisesa, và pācittiya (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).

[105] Ngài Buddhaghosa giải thích về “đi không phải xin phép” là không phải báo cho vị tỳ khưu hiện diện khi đi đến các gia đình trước hay sau bữa ăn, hai điều kế là giới pācittiya 32 và 33 của tỳ khưu, về “không phải xác định” là không phải bận tâm xác định trường hợp được phép trong trường hợp vật thực dâng chung nhóm (gaṇabhojane aññatra samayā), “không phải chuyển nhượng bữa ăn” là liên quan đến vật thực thỉnh sau (paramparabhojane).

[106] Pācittiya 39, Phân Tích Giới Tỳ Khưu, Chương VIII, [518].

[107] Đại Phẩm – Mahāvagga, chương VI, [27].

[108] Sđd., chương I, [97].

[109] Câu chuyện tráo thăm được thấy ở điều pārājika thứ nhì ở phần các câu chuyện dẫn giải (Phân Tích Giới Tỳ Khưu, Chương II, [135]).

[110] Pārājika 4, Sđd., Chương IV, [230].

[111] Tiểu Phẩm – Cullavagga, chương VI, [292].

[112] Sđd., chương VI, [293].

[113] Hội chúng tỳ khưu với nhóm bốn vị, hội chúng tỳ khưu với nhóm năm vị, hội chúng tỳ khưu với nhóm mười vị, hội chúng tỳ khưu với nhóm hai mươi vị, hội chúng tỳ khưu với nhóm trên hai mươi vị (Đại Phẩm – Mahāvagga, chương IX, [187]).

[114] Sđd., chương II, [167].

[115] Sđd., chương V, [23].

[116] Sđd., chương VII, [96].

[117] Năm loại hành sự là hành sự khiển trách, hành sự chỉ dạy, hành sự xua đuổi, hành sự hòa giải, và hành sự án treo gồm có ba được tính gộp chung thành một (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).

[118] Giới pārājika thứ 3 của tỳ khưu ni đề cập 3 loại tội là pārājika, thullaccaya, dukkaṭa, và tội saṅghādisesa của tỳ khưu về việc chia rẽ hội chúng và pācittiya về tội không chịu từ bỏ tà kiến ác (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).

[119] Vấn đề này và hai vấn đế kế tiếp liên quan đến tội pārājika thứ nhì về trộm cắp.

[120] Ngài Buddhaghosa giải thích rằng: vị không biết về tội (như pārājika, saṅghādisesa, v.v...), vị không biết gốc của tội (là thân và khẩu), vị không biết nguồn sanh tội (do thân không do khẩu không do ý, v.v...), vị không biết sự đoạn diệt của tội (là sự sám hối), vị không biết sự thực hành đưa đến sự đoạn diệt của tội (là bảy cách dàn xếp).

[121] Ngài Buddhaghosa giải thích rằng: không biết về sự tranh tụng (là bốn sự tranh tụng), vị không biết nguồn sanh khởi của sự tranh tụng (có 33: sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi có 12, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách có 14, sự tranh tụng liên quan đến tội có 6, và sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ có 1), không biết nhân sanh sự tranh tụng (sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi sanh lên nương vào 18 sự việc làm chia rẽ hội chúng, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách sanh lên do bốn điều hư hỏng, sự tranh tụng liên quan đến tội sanh lên do bảy nhóm tội, và sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ sanh lên với bốn hành sự của hội chúng), không biết sự đoạn diệt của sự tranh tụng (không xác định được quan điểm theo Pháp, theo Luật, theo lời dạy của bậc Đạo Sư), không biết sự thực hành đưa đến sự đoạn diệt của sự tranh tụng (không biết các sự tranh tụng được giải quyết bằng các cách dàn xếp nào).

[122] Ngài Buddhaghosa giải thích rằng: không biết về sự việc (là không biết về sự việc của tội pārājika, của tội saṅghādisesa, ... của bảy nhóm tội), không biết về sự mở đầu (không biết về các tội đã được quy định ở đâu), không biết về sự quy định (về sự quy định ban đầu của mỗi điều học), không biết về sự quy định thêm (sự quy định thêm về sau), không biết về phương thức của lối trình bày mạch lạc (không biết sự việc theo phương thức liên hệ đến lời nói và liên hệ đến sự xác định).

[123] Liên quan đến hành sự và tuyên ngôn hành sự.

[124] Bốn điều đầu được đề cập ở Sđd., chương II, [176] và điều cuối ở chương I, [115].

[125] Pācittiya 11 (Phân Tích Giới Tỳ Khưu, chương VIII, [355]).

[126] Tiểu Phẩm – Cullavagga, chương V, [25].

[127] Tức là năm cách đọc tụng giới bổn Pātimokkha (Đại Phẩm – Mahāvagga, chương II, [167]).

[128] Ba nhóm sáu này đã được đề cập ở chương IV, [849-851] ở phần trước.

[129] Ngài Buddhaghosa giải thích “sự thực hành đúng đắn” là các điều giới có câu “ayaṃ tattha sāmīci” tức là các giới saṅghādisesa 13, nissaggiya pācittiya 10, 22, pācittiya 34, 71, 84.

[130] Gồm năm pācittiya của tỳ khưu đã được trình bày ở phần Nhóm Năm thêm vào tội pācittiya của tỳ khưu ni về việc may y choàng tắm quá kích thước (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).

[131] Ngài Buddhaghosa giải thích là vị vô liêm sỉ, không có trí tuệ, bản chất xấu xa, lầm tưởng là được phép trong điều không được phép, lầm tưởng là không được phép trong điều được phép, lầm lẫn về sự ghi nhớ.

[132] Ngài Buddhaghosa giải thích rằng năm điều đã được giải thích ở trên thêm vào điều thứ sáu là “Lễ Uposatha là phần trách nhiệm của vị ấy” (tass’ādheyyo uposatho).

[133] Ngài Buddhaghosa giải thích là các điều giới có từ “paramaṃ” như là dasāhaparamaṃ, māsaparamaṃ, santaruttaraparamaṃ, v.v... và nêu rõ trong hai bộ giới bổn có tất cả là 14 giới. Sáu giới đầu lập thành một Nhóm Sáu, sáu giới kế tiếp là Nhóm Sáu thứ nhì, còn hai giới thì sau khi bớt đi một giới của mỗi một nhóm rồi thêm vào một giới để lập thành các Nhóm Sáu khác nữa.

[134] Câu này được trích dẫn từ giới nissaggiya pācittiya 29 về vị tỳ khưu có thể để y ở trong làng tối đa sáu đêm khi ngụ ở trong rừng được xác định là có sự nguy hiểm, có sự kinh hoàng.

[135] Sáu loại y được đức Phật cho phép: loại bằng sợi lanh (khomaṃ), loại bằng bông vải (kappāsikaṃ), loại bằng tơ lụa (koseyyaṃ), loại bằng sợi len (kambalaṃ), loại bằng gai thô (sāṇaṃ, loại bằng chỉ bố (bhaṅgaṃ) (Sđd., chương VIII, [139]).

[136] Sáu loại thuốc nhuộm được đức Phật cho phép: thuốc nhuộm làm từ rễ cây, thuốc nhuộm từ thân cây, thuốc nhuộm từ vỏ cây, thuốc nhuộm từ lá cây, thuốc nhuộm từ bông hoa, thuốc nhuộm từ trái cây (Sđd., chương VIII, [147]).

[137] Ngài Buddhaghosa giải thích như sau: Bốn loại hành sự là hành sự khiển trách, hành sự chỉ dạy, hành sự xua đuổi, hành sự hòa giải, hành sự án treo gồm có ba được chia thành hai là hành sự án treo vì không nhìn nhận tội và hành sự án treo trong việc không sửa chữa lỗi được gom thành một, và thứ sáu là hành sự án treo vì không chịu từ bỏ tà kiến ác.

[138] Đã được đề cập ở chương IV, [854] ở phần trước.

[139] Đã được đề cập ở chương IV, [855] ở phần trước.

[140] Câu này được trích dẫn từ giới pācittiya 91 về chiều dài y tắm mưa của các tỳ khưu.

[141] Câu này được trích dẫn từ giới pācittiya 92 về chiều rộng y của đức Thiện Thệ.

[142] Sđd., chương I, [97].

[143] Giới pācittiya 57 của tỳ khưu đề cập sáu trường hợp được quy định thêm trong việc tắm là: “‘Một tháng rưỡi còn lại của mùa nóng’ và tháng đầu tiên của mùa mưa như vậy là hai tháng rưỡi là lúc trời nóng nực, là lúc trời oi bức, trường hợp bị bệnh, trường hợp có công việc, trường hợp đi đường xa, trường hợp mưa gió.”

[144] Nhóm sáu này và nhóm sáu kế tiếp xem ở Sđd., chương VII, từ [100] trở đi.

[145] Toàn bộ đoạn [989] này được đề cập ở Sđd., chương I, [99].

[146] Nhóm sáu này và nhóm sáu kế tiếp được đề cập ở Tiểu Phẩm – Cullavagga, chương IX, [479, 480].

[147] Ngài Buddhaghosa giải thích “sự thực hành đúng đắn” là các điều giới có câu “ayaṃ tattha sāmīci” tức là sáu giới gồm có saṅghādisesa 13, nissaggiya pācittiya 10, 22, pācittiya 34, 71, 84 của tỳ khưu và một ở phần tổng kết giới saṅghādisesa của tỳ khưu ni là bảy.

[148] Sđd., chương IV, [609], nhóm bảy kế tiếp xem [610].

[149] Đại Phẩm – Mahāvagga, chương III [211, 212].

[150] Ngài Buddhaghosa cho biết đã giải thích ở nhóm năm, giờ thêm vào “Lễ Uposatha và lễ Pavāraṇā là phần trách nhiệm của vị ấy” (tass’ādheyyo uposatho parāraṇā).

[151] Điều nissaggiya pācittiya 29.

[152] Bảy loại hành sự là hành sự khiển trách, hành sự chỉ dạy, hành sự xua đuổi, hành sự hòa giải, hành sự án treo vì không nhìn nhận tội, hành sự án treo trong việc không sửa chữa lỗi, và thứ bảy là hành sự án treo vì không chịu từ bỏ tà kiến ác.

[153] Là lúa gạo sāli, lúa gạo, lúa mạch, lúa mì, kê, đậu, hạt kudrūsaka (bắp?) được đề cập ở điều pācittiya 7 của tỳ khưu ni.

[154] Được trích dẫn từ điều saṅghādisesa 6 về việc xây dựng cốc liêu của tỳ khưu.

[155] Điều pācittiya 32 của tỳ khưu.

[156] Được đề cập ở điều nissaggiya pācittiya 23 của tỳ khưu.

[157]Bảy trường hợp cầm lấy” được đề cập ở Sđd., chương VII, [100]. “Bảy trường hợp mang theo” kế tiếp được đề cập ở [101].

[158] Nhóm bảy này và hai nhóm bảy kế được đề cập ở Đại Phẩm – Mahāvagga, chương IX, [196-198].

[159] Sđd., chương X, [239].

[160] Sđd., chương X, [239].

[161] Tội saṅghādisesa 10, 11, 12, 13 của tỳ khưu và 7, 8, 9, 10 của tỳ khưu ni (theo ngài Buddhaghosa).

[162] Tội saṅghādisesa 13, Phân Tích Giới Tỳ Khưu, Chương VI, [624].

[163] Đại Phẩm – Mahāvagga, chương VIII, [172].

[164] Sđd., chương VII, [99].

[165] Tám loại thức uống: nước xoài (amba), nước táo hồng (jambu), nước chuối hột (coca), nước chuối không hột (moca), nước mật ong (madhu), nước nho (muddika), nước ngó sen (sāluka), nước dâu (phārusaka) được đề cập ở Sđd., chương VI, [86].

[166] Tiểu Phẩm – Cullavagga, chương VII, [401].

[167] Tám Trọng Pháp của tỳ khưu ni (Sđd., chương X, [516]).

[168] Tám tội pāṭidesanīya của tỳ khưu ni.

[169] Điều pācittiya thứ nhất của tỳ khưu.

[170] Sđd., chương VII, [398].

[171] Sđd., chương IX, [449-456].

[172] Sđd., chương IX, [457-464].

[173] Câu này và câu kế được đề cập ở điều pācittiya 35 của tỳ khưu, phần định nghĩa từ.

[174] Điều nissaggiya pācittiya 23 liên quan đến năm loại dược phẩm.

[175] Tám tội pārājika của tỳ khưu ni.

[176] Điều pārājika thứ tám của tỳ khưu ni đề cập đến tám hành động của vị tỳ khưu ni nhiễm dục vọng đối với người nam là sự nắm lấy cánh tay (của người nam), sự nắm lại lấy chéo áo choàng, đứng chung, trò chuyện, đi đến nơi hẹn hò, thích thú sự viếng thăm của người nam, đi vào nơi che khuất, kề sát cơ thể nhằm mục đích xúc chạm cơ thể. Vị tỳ khưu ni làm đủ tám hành động này phạm pārājika, nên bị trục xuất.

[177] Đề cập đến sự tu lên bậc trên của tỳ khưu ni ở cả hai hội chúng tỳ khưu ni và tỳ khưu.

[178] Sđd., chương X, [582].

[179] Bà Visākhā đã thỉnh cầu đức Phật để dâng vải choàng (tắm) mưa đến hội chúng, dâng thức ăn dành cho vị đi đến, dâng thức ăn dành cho vị ra đi, dâng thức ăn dành cho vị bị bệnh, dâng thức ăn dành cho vị chăm sóc bệnh, dâng dược phẩm dành cho vị bị bệnh, dâng cháo hàng ngày, dâng vải choàng tắm đến hội chúng tỳ khưu ni đến trọn đời (Đại Phẩm – Mahāvagga, chương VIII, [153]).

[180] Được đề cập ở pācittiya 21 của tỳ khưu.

[181] Ngài Buddhaghosa cho biết đã giải thích ở nhóm năm, giờ thêm vào “Lễ Uposatha lễ Pavāraṇā, và hành sự của hội chúng là phần trách nhiệm của vị ấy” (tass’ādheyyo uposatho parāraṇā saṅghakammaṃ).

[182] Ngài Buddhaghosa đề cập đến tám phận sự sau: không nên đình chỉ lễ Uposatha, (hoặc) không nên đình chỉ lễ Pavāraṇā của vị tỳ khưu trong sạch, không nên sai bảo, không nên cáo tội, không nên bảo tránh lối đi, không nên quở trách, không nên nhắc nhở (vị tỳ khưu trong sạch), không nên tạo bè phái với các tỳ khưu.

[183] Nhóm chín này và nhóm chín kế được đề cập ở Kinh Phúng Tụng – Saṅgītisutta, Kinh Trường Bộ – Dīghanikāya III và Pháp 9 chi ở Kinh Tăng Chi – Aṅguttaranikāya III.

[184] Ngài Buddhaghosa giải thích là: hạn chế, kềm chế, tự chế, chặt đứt sự tiếp nối với chín sự việc gây nóng giận.

[185] Chín tội saṅghādisesa từ 1 đến 9 của tỳ khưu.

[186] Câu trả lời của đức Phật cho đại đức Upāli về sự chia rẽ hội chúng Tiểu Phẩm – Cullavagga, chương VII, [404].

[187] Pācittiya 39 của tỳ khưu đề cập đến chín loại vật thực thượng hạng là bơ lỏng (sappi), bơ đặc (navanītaṃ), dầu ăn (telaṃ), mật (madhu), đường mía (phāṇitaṃ), cá (maccho), thịt (maṃsaṃ), sữa tươi (khīraṃ), sữa đông (dadhi).

[188] Tức là năm cách áp dụng cho tỳ khưu và bốn cách áp dụng cho tỳ khưu ni.

[189] Ngài Buddhaghosa giải thích về chín pháp là gốc của tham ái như sau: tầm cầu do duyên tham ái, đạt được do duyên tìm cầu, quyết định do duyên đạt được, tham dục do duyên quyết định, vướng mắc do duyên tham dục, nắm giữ do duyên vướng mắc, bỏn xẻn do duyên nắm giữ, bảo vệ do duyên bỏn xẻn, do duyên bảo vệ có các sự tranh chấp bằng cách cầm gậy, cầm kiếm, cãi cọ, tranh luận, tranh cãi, nói ác độc, nói dối (Kinh Đại Duyên – Mahānidānasutta, thuộc Kinh Trường Bộ – Dīghanikāya).

[190] So sánh hơn, bằng, và thua theo chín cách.

[191] Ngài Buddhaghosa giải thích như sau: ba y, y tắm mưa, tọa cụ, ngọa cụ, y đắp ghẻ, khăn lau mặt, và y phụ thuộc là chín (Đại Phẩm – Mahāvagga, chương VIII, [160]).

[192] Sau khi đã chú nguyện để dùng riêng trong thời kỳ thích hợp thì không nên chú nguyện để dùng chung (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).

[193] Câu này được trích dẫn từ giới pācittiya 92 về chiều dài y của đức Thiện Thệ.

[194] Ngài Buddhaghosa giải thích như sau: vật đã được khẳng định là dâng cho hội chúng, thuyết phục dâng cho hội chúng khác hoặc bảo tháp, hoặc cá nhân; vật đã được khẳng định là dâng đến bảo tháp, vị thuyết phục dâng đến bảo tháp khác, hoặc hội chúng, hoặc cá nhân; vật đã được khẳng định là dâng cho cá nhân, vị thuyết phục dâng cho cá nhân khác, hoặc hội chúng, hoặc bảo tháp (được đề cập ở pācittiya 82 của tỳ khưu). Năm câu kế được hiểu tương tợ.

[195] Câu này và câu kế được đề cập ở Tiểu Phẩm – Cullavagga, chương IV, [587, 588].

[196] Câu này và câu kế được đề cập ở điều pācittiya 21 của tỳ khưu (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).

[197] Mười tà kiến căn bản: không có bố thí, không có lễ hy sinh, không có tế tự, không có quả dị thục các nghiệp thiện ác, không có đời này, không có đời khác, không có mẹ, không có cha, không có loại hóa sanh, ở đời không có những vị Sa-môn, những vị Bà-la-môn chánh hướng, chánh hạnh, đã tự mình chứng tri giác ngộ đời này đời khác và truyền dạy lại (Kinh Sa-môn quả – Sāmaññaphalasutta, Kinh Trường Bộ – Dīghanikāya, lời dịch của H.T. Minh Châu). Mười chánh kiến căn bản ở câu kế được hiểu đối nghịch lại (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).

[198] Ngài Buddhaghosa giải thích về mười tri kiến cực đoan: (Có phải) thế giới là vĩnh viễn? (Có phải) thế giới là không vĩnh viễn? (Có phải) thế giới là hữu biên? (Có phải) thế giới là vô biên? (Có phải) mạng sống và thân thể là chung? (Có phải) mạng sống và thân thể là khác biệt? Như Lai còn tồn tại sau khi chết? Như Lai không còn tồn tại sau khi chết? Như Lai còn và không còn tồn tại sau chết? Như Lai không phải còn tồn tại và cũng không phải không tồn tại sau khi chết? (Aṅguttaranikāya, pháp 10 chi, phẩm Upāli).

[199] Tà kiến, tà tư duy, tà ngữ, ... tà trí, tà giải thoát. Câu kế có ý nghĩa đối nghịch lại.

[200] Thân có ba nghiệp: sát sanh, trộm cắp, tà dâm, khẩu có bốn, ý có ba. Câu kế có ý nghĩa đối nghịch lại.

[201] Câu này và câu kế được đề cập ở Sđd., chương IV, [612, 613].

[202] Đại Phẩm – Mahāvagga, chương I, [120].

[203] Sđd., chương I, [124].

[204] Pārājika 1, Phân Tích Giới Tỳ Khưu, chương I, [20].

[205] Pācittiya 83, Sđd., chương VIII, [733].

[206] Ngài Buddhaghosa giảng về mười vật bố thí như sau: cơm, nước, vải, xe cộ, tràng hoa, vật thơm, vật thoa, chỗ nằm, chỗ trú ngụ, đèn.

[207] Mười loại báu vật được đề cập Tiểu Phẩm – Cullavagga là: ngọc trai, ngọc ma-ni, ngọc bích, vỏ sò, đá quý, san hô, bạc, vàng, ngọc ru-by, ngọc mắt mèo (chương IX, [455]).

[208] Chín loại y đã được kể ở phần Nhóm Chín thêm vào vải choàng tắm hay áo lót của tỳ khưu ni là mười (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).

[209] Điều nissaggiya pācittiya 1 của tỳ khưu.

[210] Xem saṅghādisesa 1 của tỳ khưu.

[211] Mười hạng người nữ và mười hạng vợ được đề cập ở điều saṅghādisesa 5 của tỳ khưu.

[212] Mười sự việc được công bố ở thành Vesālī: Được phép cất giữ muối trong ống sừng, được phép ăn khi bóng mặt trời đã hai ngón tay, được phép đi vào làng rồi ăn thêm lần nữa, được phép hành Uposatha riêng rẽ, được phép hành sự không đủ tỳ khưu, được phép thực hành theo tập quán, được phép uống sữa chua lúc quá ngọ, được phép uống nước trái cây lên men, được phép sử dụng tọa cụ không có viền quanh, được phép tích trữ vàng bạc (Sđd., chương XII, [630]).

[213] Mười hạng người không nên đảnh lễ được đề cập ở Sđd., chương VI, [264].

[214] Được đề cập ở điều pācittiya 2 của tỳ khưu.

[215] Được đề cập ở điều pācittiya 3 của tỳ khưu.

[216] Ngài Buddhaghosa liệt kê đến mười một loại sàng tọa như sau: giường, ghế, gối, nệm, tấm lót nền, vải phủ giường ghế, thảm trải nền, tấm da thú, tấm lót ngồi, thảm cỏ, thảm lá.

[217] Ngài Buddhaghosa giải thích là tám điều ước muốn do bà Visākhā thỉnh cầu, một điều do đức vua Suddhodana yêu cầu về việc xuất gia phải có phép của cha mẹ (Đại Phẩm – Mahāvagga, chương I, [118]), và một do thầy thuốc Jīvaka xin đức Phật cho phép các tỳ khưu được phép nhận y của gia chủ cúng dường (Sđd, chương VIII, [135])..

[218] Sđd., chương VI, [61].

[219] Mười loại thịt không được phép: người, voi, ngựa, chó, rắn, sư tử, hổ, beo, gấu, chó sói (Sđd., [58-60]).

[220] Đúng ra là “mười hai” cho điều này và hai điều kế.

[221] Mười một hạng người trên là: kẻ vô căn, kẻ trộm tướng mạo (tỳ khưu), kẻ bỏ theo ngoại đạo, loài thú, kẻ giết mẹ, kẻ giết cha, kẻ giết A-la-hán, kẻ làm nhơ nhớp tỳ khưu ni, kẻ chia rẽ hội chúng, kẻ làm (đức Phật) chảy máu, kẻ lưỡng tánh (Sđd., chương VI, [125-133]).

[222] Ngài Buddhaghosa giảng về mười loại giày làm bằng vật quý giá và loại giày làm bằng gỗ là mười một.

[223] Ngài Buddhaghosa giảng về loại bình bát bằng gỗ và mười loại bình bát làm bằng vật quý giá là làm bằng vàng, bằng bạc, bằng ngọc ma-ni, bằng đá quý, bằng pha-lê, bằng đồng đỏ, bằng thủy tinh, bằng thiếc, bằng chì, bằng đồng thau (Tiểu Phẩm – Cullavagga, chương V, [33,34]).

[224] Mười một loại y không được phép: y toàn màu xanh đậm, y toàn màu vàng, y toàn màu đỏ, y toàn màu đỏ sậm, y toàn màu đen, y toàn màu nổi bật, y toàn màu sáng chói, y không cắt đường viền, y có đường viền rộng, y có đường viền vẽ bông hoa, y có đường viền vẽ hình rắn hổ mang (Đại Phẩm – Mahāvagga, chương VIII, [169]).

[225] Pārājika 3 của tỳ khưu ni, 8 saṅghādisesa, pācittiya 68 về tỳ khưu Ariṭṭha, và pācittiya 36 của tỳ khưu ni Caṇḍakāḷī (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).

[226] Được đề cập ở Tiểu Phẩm – Cullavagga, chương X, [573].

[227] Ngài Buddhaghosa liệt kê mười một loại y được chú nguyện để dùng riêng là: ba y, y tắm mưa, tọa cụ, ngọa cụ, y đắp ghẻ, khăn lau mặt, y phụ thuộc, vải choàng tắm và áo lót của tỳ khưu ni.

[228] Sau khi đã chú nguyện để dùng riêng trong thời kỳ thích hợp thì không nên chú nguyện để dùng chung (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).

[229] Sđd., chương V, [165, 167].

[230] Pācittiya 10 đề cập đến mười loại đất không màu mỡ là: thuần đá, thuần sỏi, thuần mảnh sành, thuần sạn, thuần cát, có ít đất, có ít đất sét, phần lớn là đá, phần lớn là sỏi, phần lớn là mảnh sành, phần lớn là sạn, phần lớn là cát, đã được đốt cháy, đống đất hoặc đống đất sét được thấm nước mưa chưa tới bốn tháng.

[231] Ngài Buddhaghosa giảng giải về mười một sự chấm dứt sự nương nhờ: Năm đối với thầy tế độ, sáu đối với thầy dạy học (Đại Phẩm – Mahāvagga, chương I, [97]).

[232] Ngài Buddhaghosa giảng rằng hạng người lõa thể là thứ mười một (Mười hạng đã được trình bày ở nhóm mười ở trên).

[233] Ngài Buddhaghosa giảng rằng điều ước muốn thứ mười một là của bà Mahāpajāpati Gotamī về việc các tỳ khưu và tỳ khưu ni thực hành phận sự thích hợp là sự đảnh lễ, đứng dậy chào, chắp tay tính theo thâm niên (Tiểu Phẩm – Cullavagga, chương V, [521]) nhưng đức Phật từ chối. Mười điều kia đã được trình bày ở trên.

[234] Được trình bày không liên tục ở Đại Phẩm – Mahāvagga, chương II.

VII. CÁC CÂU VẤN ĐÁP VỀ LỄ UPOSATHA, v.v...

[1007] Việc gì là đầu tiên, việc gì là ở giữa, việc gì là kết cuộc của hành sự lễ Uposatha? Việc gì là đầu tiên, việc gì là ở giữa, việc gì là kết cuộc của hành sự lễ Pavāraṇā? ...(như trên)... của hành sự khiển trách? ...(như trên)... của hành sự chỉ dạy? ...(như trên)... của hành sự xua đuổi? ...(như trên)... của hành sự hòa giải? ...(như trên)... của hành sự án treo? ...(như trên)... của việc ban cho hành phạt parivāsa? ...(như trên)... của việc thực hành lại từ đầu? ...(như trên)... của việc ban cho hành phạt mānatta? ...(như trên)... của việc giải tội? Việc gì là đầu tiên, việc gì là ở giữa, việc gì là kết cuộc của hành sự tu lên bậc trên?

Việc gì là đầu tiên, việc gì là ở giữa, việc gì là kết cuộc của việc thu hồi hành sự khiển trách? ...(như trên)... của việc thu hồi hành sự chỉ dạy? ...(như trên)... của việc thu hồi hành sự xua đuổi? ...(như trên)... của việc thu hồi hành sự hòa giải? Việc gì là đầu tiên, việc gì là ở giữa, việc gì là kết cuộc của việc thu hồi hành sự án treo?

Việc gì là đầu tiên, việc gì là ở giữa, việc gì là kết cuộc của hành xử Luật bằng sự ghi nhớ? ...(như trên)... của hành xử Luật khi không điên cuồng? ...(như trên)... của theo tội của vị ấy? ...(như trên)... của cách dùng cỏ che lấp? ...(như trên)... của việc chỉ định vị giáo giới tỳ khưu ni? ...(như trên)... của việc đồng ý về sự không vi phạm tội vì xa lìa ba y? ...(như trên)... của việc đồng ý về ngọa cụ? ...(như trên)... của việc chỉ định vị quăng bỏ vàng bạc? ...(như trên)... của việc chỉ định vị tiếp nhận y khoác ngoài? ...(như trên)... của việc chỉ định vị tiếp nhận bình bát? ...(như trên)... của việc đồng ý về gậy? ...(như trên)... của việc đồng ý về dây? Việc gì là đầu tiên, việc gì là ở giữa, việc gì là kết cuộc của việc đồng ý về gậy và dây?

[1008] Việc gì là đầu tiên, việc gì là ở giữa, việc gì là kết cuộc của hành sự lễ Uposatha?

- Sự hợp nhất là đầu tiên, sự thực hiện là ở giữa, sự chấm dứt là kết cuộc của hành sự lễ Uposatha.

Việc gì là đầu tiên, việc gì là ở giữa, việc gì là kết cuộc của hành sự lễ Pavāraṇā?

- Sự hợp nhất là đầu tiên, sự thực hiện là ở giữa, sự chấm dứt là kết cuộc của hành sự lễ Pavāraṇā.

Việc gì là đầu tiên, việc gì là ở giữa, việc gì là kết cuộc của hành sự khiển trách?

- Sự việc và nhân vật là đầu tiên, lời đề nghị là ở giữa, tuyên ngôn hành sự là kết cuộc của hành sự khiển trách.

Việc gì là đầu tiên, việc gì là ở giữa, việc gì là kết cuộc của hành sự chỉ dạy? ...(như trên)... của hành sự xua đuổi? ...(như trên)... của hành sự hòa giải? ...(như trên)... của hành sự án treo? ...(như trên)... của việc ban cho hành phạt parivāsa? ...(như trên)... của việc thực hành lại từ đầu? ...(như trên)... của việc ban cho hành phạt mānatta? ...(như trên)... của việc giải tội?

- Sự việc và nhân vật là đầu tiên, lời đề nghị là ở giữa, tuyên ngôn hành sự là kết cuộc của việc giải tội.

Việc gì là đầu tiên, việc gì là ở giữa, việc gì là kết cuộc của hành sự tu lên bậc trên?

- Sự việc và nhân vật là đầu tiên, lời đề nghị là ở giữa, tuyên ngôn hành sự là kết cuộc của hành sự tu lên bậc trên.

Việc gì là đầu tiên, việc gì là ở giữa, việc gì là kết cuộc của việc thu hồi hành sự khiển trách?

– Sự thực hành phận sự đúng đắn là đầu tiên, lời đề nghị là ở giữa, tuyên ngôn hành sự là kết cuộc của việc thu hồi hành sự khiển trách.

Việc gì là đầu tiên, việc gì là ở giữa, việc gì là kết cuộc của việc thu hồi hành sự chỉ dạy? ...(như trên)... của việc thu hồi hành sự xua đuổi? ...(như trên)... của việc thu hồi hành sự hòa giải? ...(như trên)... của việc thu hồi hành sự án treo?

– Việc thực hành phận sự đúng đắn là đầu tiên, lời đề nghị là ở giữa, tuyên ngôn hành sự là kết cuộc của việc thu hồi hành sự án treo.

Việc gì là đầu tiên, việc gì là ở giữa, việc gì là kết cuộc của hành xử Luật bằng sự ghi nhớ?

- Sự việc và nhân vật là đầu tiên, lời đề nghị là ở giữa, tuyên ngôn hành sự là kết cuộc của hành xử Luật bằng sự ghi nhớ.

Việc gì là đầu tiên, việc gì là ở giữa, việc gì là kết cuộc của hành xử Luật khi không điên cuồng? ...(như trên)... của theo tội của vị ấy ...(như trên)... của cách dùng cỏ che lấp? ...(như trên)... của việc chỉ định vị giáo giới tỳ khưu ni? ...(như trên)... của việc đồng ý về sự không vi phạm tội vì xa lìa ba y? ...(như trên)... của việc đồng ý về ngọa cụ? ...(như trên)... của việc chỉ định vị quăng bỏ vàng bạc? ...(như trên)... của việc chỉ định vị tiếp nhận y khoác ngoài? ...(như trên)... của việc chỉ định vị tiếp nhận bình bát? ...(như trên)... của việc đồng ý về gậy? ...(như trên)... của việc đồng ý về dây? ...(như trên)... của việc đồng ý về gậy và dây?

- Sự việc và nhân vật là đầu tiên, lời đề nghị là ở giữa, tuyên ngôn hành sự là kết cuộc của việc đồng ý về gậy và dây.

*******

LỜI GIẢI THÍCH VỀ ĐIỀU LỢI ÍCH

[1009] Đức Như Lai quy định điều học cho các đệ tử vì mười điều lợi ích: Nhằm sự tốt đẹp cho hội chúng, nhằm sự an lạc cho hội chúng, nhằm việc trấn áp những nhân vật ác xấu, nhằm sự lạc trú của các tỳ khưu hiền thiện, nhằm ngăn ngừa các lậu hoặc trong hiện tại, nhằm sự trừ diệt các lậu hoặc trong tương lai, nhằm đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, nhằm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin, nhằm sự tồn tại của Chánh Pháp, và nhằm sự hỗ trợ Luật.

[1010] Điều nào là sự tốt đẹp cho hội chúng, điều ấy là sự an lạc cho hội chúng. Điều nào là sự an lạc cho hội chúng, điều ấy nhằm việc trấn áp những nhân vật ác xấu. Điều nào nhằm việc trấn áp những nhân vật ác xấu, điều ấy nhằm sự lạc trú của các tỳ khưu hiền thiện. Điều nào nhằm sự lạc trú của các tỳ khưu hiền thiện, điều ấy nhằm ngăn ngừa các lậu hoặc trong hiện tại. Điều nào nhằm ngăn ngừa các lậu hoặc trong hiện tại, điều ấy nhằm sự trừ diệt các lậu hoặc trong tương lai. Điều nào nhằm sự trừ diệt các lậu hoặc trong tương lai, điều ấy nhằm đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin. Điều nào nhằm đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, điều ấy nhằm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin. Điều nào nhằm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin, điều ấy nhằm sự tồn tại của Chánh Pháp. Điều nào nhằm sự tồn tại của Chánh Pháp, điều ấy nhằm sự hỗ trợ Luật.

[1011] Điều nào là sự tốt đẹp cho hội chúng, điều ấy là sự an lạc cho hội chúng. Điều nào là sự tốt đẹp cho hội chúng, điều ấy nhằm việc trấn áp những nhân vật ác xấu. Điều nào là sự tốt đẹp cho hội chúng, điều ấy nhằm sự lạc trú của các tỳ khưu hiền thiện. Điều nào là sự tốt đẹp cho hội chúng, điều ấy nhằm ngăn ngừa các lậu hoặc trong hiện tại. Điều nào là sự tốt đẹp cho hội chúng, điều ấy nhằm sự trừ diệt các lậu hoặc trong tương lai. Điều nào là sự tốt đẹp cho hội chúng, điều ấy nhằm đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin. Điều nào là sự tốt đẹp cho hội chúng, điều ấy nhằm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin. Điều nào là sự tốt đẹp cho hội chúng, điều ấy nhằm sự tồn tại của Chánh Pháp. Điều nào là sự tốt đẹp cho hội chúng, điều ấy nhằm sự hỗ trợ Luật.

[1012] Điều nào là sự an lạc cho hội chúng, điều ấy nhằm việc trấn áp những nhân vật ác xấu. Điều nào là sự an lạc cho hội chúng, điều ấy nhằm sự lạc trú của các tỳ khưu hiền thiện. Điều nào là sự an lạc cho hội chúng, điều ấy nhằm ngăn ngừa các lậu hoặc trong hiện tại. Điều nào là sự an lạc cho hội chúng, điều ấy nhằm sự trừ diệt các lậu hoặc trong tương lai. Điều nào là sự an lạc cho hội chúng, điều ấy nhằm đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin. Điều nào là sự an lạc cho hội chúng, điều ấy nhằm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin. Điều nào là sự an lạc cho hội chúng, điều ấy nhằm sự tồn tại của Chánh Pháp. Điều nào là sự an lạc cho hội chúng, điều ấy nhằm sự hỗ trợ Luật. Điều nào là sự an lạc cho hội chúng, điều ấy là sự tốt đẹp cho hội chúng.

[1013] Điều nào nhằm việc trấn áp những nhân vật ác xấu, ...(như trên)... Điều nào nhằm sự lạc trú của các tỳ khưu hiền thiện, ...(như trên)... Điều nào nhằm ngăn ngừa các lậu hoặc trong hiện tại, ...(như trên)... Điều nào nhằm sự trừ diệt các lậu hoặc trong tương lai, ...(như trên)... Điều nào nhằm đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(như trên)... Điều nào nhằm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin, ...(như trên)... Điều nào nhằm sự tồn tại của Chánh Pháp, ...(như trên)... Điều nào nhằm sự hỗ trợ Luật, điều ấy là sự tốt đẹp cho hội chúng. Điều nào nhằm sự hỗ trợ Luật, điều ấy là sự an lạc cho hội chúng. Điều nào nhằm sự hỗ trợ Luật, điều ấy nhằm việc trấn áp những nhân vật ác xấu. Điều nào nhằm sự hỗ trợ Luật, điều ấy nhằm sự lạc trú của các tỳ khưu hiền thiện. Điều nào nhằm sự hỗ trợ Luật, điều ấy nhằm ngăn ngừa các lậu hoặc trong hiện tại. Điều nào nhằm sự hỗ trợ Luật, điều ấy nhằm sự trừ diệt các lậu hoặc trong tương lai. Điều nào nhằm sự hỗ trợ Luật, điều ấy nhằm đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin. Điều nào nhằm sự hỗ trợ Luật, điều ấy nhằm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin. Điều nào nhằm sự hỗ trợ Luật, điều ấy nhằm sự tồn tại của Chánh Pháp.

[1014]

Trăm ý nghĩa trăm pháp,
và hai trăm diễn đạt,
thành bốn trăm kiến thức
giải thích điều lợi ích.

Dứt Lời Giải Thích về Điều Lợi Ích.

Dứt Đại Phẩm.

Tóm lược phần này:

[1015]

Trước tiên tám câu hỏi,
lại nữa tám nhân duyên,
là mười sáu điều ấy
của các vị tỳ khưu,
và cũng mười sáu điều
của các tỳ khưu ni.
Sự trùng lặp liên tục,
và các phần phân tích
tăng theo từng bậc một.
Lễ Pavāraṇā,
liên quan đến lợi ích
chính là phần tập hợp
thuộc về Luật Đại Phẩm.

*******

VIII. SƯU TẬP CÁC BÀI KỆ

[1016]

Sao ngươi đến nơi đây
y đắp một bên vai,
tay chắp lại đưa lên,
tỏ vẻ đang mong mỏi?

Các điều đã quy định
ở trong hai bộ Luật
được đưa ra đọc tụng
trong các lễ Bố Tát,
bao nhiêu điều học ấy
đã được quy định ra?
ở bao nhiêu thành phố?
– Ngươi có câu hỏi hay,
ngươi đã hỏi chí lý,
quả vậy, ta sẽ giảng
cho ngươi được tận tường.

Các điều đã quy định
ở trong hai bộ Luật
được đưa ra đọc tụng
trong các lễ Bố Tát,
chúng đã được quy định
ba trăm năm mươi điều
ở trong bảy thành phố.

[1017]

Các điều đã quy định
ở bảy thành phố nào?
Xin Ngài hãy nói ra
cho con biết việc ấy.
Sau khi đã lắng nghe
lời Ngài sẽ trình bày,
chúng con sẽ thực hành
vì lợi ích chúng con.
- Các điều đã quy định
ở thành Vesālī,
thành Rājagaha,
rồi thành Sāvatthi,
và thành Āḷavī,
ở thành Kosambī,
trong xứ sở Sakka,
và ở Bhagga nữa.

[1018]

Bao nhiêu điều quy định
ở thành Vesālī?
Bao nhiêu đã thực hiện
ở Rājagaha?
Sāvatthi bao nhiêu?
Bao nhiêu đã thực hiện
ở thành Āḷavī?
Bao nhiêu điều quy định
ở thành Kosambī?
Bao nhiêu được đề cập
ở trong xứ Sakka?
Bao nhiêu điều quy định
ở trong xứ Bhagga?
Điều đã được con hỏi,
xin Ngài nói điều ấy.
- Mười điều đã quy định
ở thành Vesālī.
Hai mươi mốt đã làm
ở Rājagaha.
Hai trăm chín mươi bốn
tất cả được thực hiện
ở thành Sāvatthi.
Sáu điều được quy định
ở thành Āḷavī.
Tám điều đã quy định
ở thành Kosambī.
Tám điều được đề cập
ở trong xứ Sakka.
Ba điều được quy định
ở trong xứ Bhagga.
Các điều được quy định
ở thành Vesālī,
lắng nghe các điều ấy
theo như lời giảng giải:
Chuyện đôi lứa, mạng người,
pháp thượng nhân, phụ trội,
và màu đen, thực chứng,
bữa ăn được thỉnh sau,
tăm xỉa răng và nước,
đạo sĩ phái lõa thể,
nguyền rủa giữa các ni,
mười điều ấy đã làm
ở thành Vesālī.
Các điều được quy định
ở Rājagaha,
lắng nghe các điều ấy
theo như lời giảng giải:
Ở Rājagaha,
lấy vật không được cho,
và hai chuyện bôi nhọ,
cả hai việc chia rẽ,
y nội, và vàng bạc,
chỉ sợi, vị phàn nàn,
đồ khất thực môi giới,
vật thực dâng chung nhóm,
sái giờ, đi thăm viếng,
việc tắm, thiếu hai mươi,
sau khi đã cho y,
hướng dẫn sự phục vụ,
các điều ấy đã làm
ở Rājagaha.
Cũng chính ở nơi ấy,
trên đỉnh núi, du hành,
với sự ban thỏa thuận,
(tất cả) hai mươi mốt.
Các điều được quy định
ở thành Sāvatthi,
lắng nghe các điều ấy
theo như lời giảng giải:
Bốn pārājika,
tăng tàng là mười sáu,
điều bất định có hai,
hai mươi bốn ưng xả,
một trăm năm mươi sáu
điều nhỏ nhặt được nói,
mười tội đáng chê trách,
bảy mươi hai học pháp,
tất cả đã thực hiện
ở thành Sāvatthi
là hai trăm chín bốn.
[1]
Các điều được quy định
ở thành Āḷavī,
lắng nghe các điều ấy
theo như lời giảng giải:
Cốc liêu, sợi tơ tằm,
chỗ nằm, trong việc đào,
“Thiên nhân, hãy đi đi,”
tưới nước có sinh vật,
sáu điều ấy đã làm
ở thành Āḷavī.
Các điều được quy định
ở thành Kosambī,
lắng nghe các điều ấy
theo như lời giảng giải:
Trú xá lớn, khó dạy,
(tránh né bằng) điều khác,
cánh cửa lớn, men say,
không tôn trọng, theo Pháp,
uống sữa là thứ tám.
Các điều được quy định
ở trong xứ Sakka,
lắng nghe các điều ấy
theo như lời giảng giải:
Lông cừu, và bình bát,
giáo giới, và dược phẩm,
kim, và ở trong rừng,
sáu điều ấy ở thành
Kapilavatthu.
Nước để làm sạch sẽ,
giáo giới được nói lên
ở các tỳ khưu ni.
Các điều được quy định
ở trong xứ Bhagga,
lắng nghe các điều ấy
theo như lời giảng giải:
Đã đốt lửa sưởi ấm,
dính thức ăn, cơm cặn.
Bốn pārājika,
tăng tàng là có bảy,
tám nissaggiya,
và các điều nhỏ nhặt
(gồm có) ba mươi hai,
hai điều đáng chê trách,
ba điều ưng học pháp,
như vậy năm mươi sáu
được quy định bởi Phật
là thân quyến mặt trời
ở trong sáu thành phố.
Hai trăm chín mươi bốn
tất cả được thực hiện
ở thành Sāvatthi
bởi Cồ Đàm danh tiếng.

[1019]

Điều gì chúng tôi hỏi
ngài đều đã trả lời
điều ấy được rõ ràng
không có chút sai khác.
Con hỏi đến điều khác,
vậy xin ngài hãy nói:
Tội nặng và tội nhẹ,
dư sót, không dư sót,
xấu xa, không xấu xa,
và đến lần thứ ba,
quy định chung và riêng,
và các sự hư hỏng
được làm cho lắng dịu
với những dàn xếp nào?
Xin Ngài hãy nói rõ
tất cả các điều này
chúng con đang lắng nghe
lời dạy của Ngài đây.
- Những điều nào là nặng
gồm có ba mươi mốt,
ở đây có tám điều
là không còn dư sót,
những tội nào là nặng
những tội ấy xấu xa,
những tội nào xấu xa
là hư hỏng về giới.
Tội pārājika,
saṅghādisesa
được đề cập đến là:
“Sự hư hỏng về giới.”
Tội thullaccaya,
và pācittiya,
tội về ưng phát lộ,
tác ác, và ác khẩu,
và tội vị nguyền rủa,
có ý định đùa giỡn,
điều ấy được xác định:
“Hư hỏng về hạnh kiểm.”

[1020]

Tuệ kém, si che phủ,
chúng theo tri kiến nghịch
tôn vinh phi chánh Pháp
chê bai bậc Toàn Giác,
điều ấy được xác định:
“Hư hỏng về tri kiến.”

[1021] Vì lý do nuôi mạng, vì nguyên nhân nuôi mạng, vị có ước muốn xấu xa, bị thúc giục bởi ước muốn, rồi khoác lác về pháp thượng nhân không có không thực chứng. Vì lý do nuôi mạng, vì nguyên nhân nuôi mạng, vị thực hành việc mai mối. Vì lý do nuôi mạng, vì nguyên nhân nuôi mạng, vị nói rằng: “Vị (tỳ khưu) nào sống trong trú xá của đạo hữu, vị tỳ khưu ấy là bậc A-la-hán.” Vì lý do nuôi mạng, vì nguyên nhân nuôi mạng, vị tỳ khưu yêu cầu vật thực thượng hạng vì lợi ích của bản thân rồi thọ thực. Vì lý do nuôi mạng, vì nguyên nhân nuôi mạng, vị tỳ khưu ni yêu cầu vật thực thượng hạng vì lợi ích của bản thân rồi thọ thực. Vì lý do nuôi mạng, vì nguyên nhân nuôi mạng, vị không bị bệnh yêu cầu xúp hoặc cơm vì lợi ích của bản thân rồi thọ thực.

Điều ấy được xác định:
“Hư hỏng về nuôi mạng.”

[1022]

Mười một điều (nhắc nhở)
cho đến lần thứ ba,
lắng nghe các điều ấy
theo như lời giảng giải:
Xu hướng kẻ án treo,
tám điều đến lần ba,
(tỳ khưu) Ariṭṭha,
ni Caṇḍakālī;
đây là những điều ấy
cho đến lần thứ ba.

[1023] Bao nhiêu điều nên được cắt bớt? Bao nhiêu điều nên được đập vỡ? Bao nhiêu điều nên được móc ra? Bao nhiêu điều pācittiya(chỉ nguyên nhân ấy) không điều nào khác”? Bao nhiêu sự đồng ý của các tỳ khưu? Bao nhiêu “sự đúng đắn (trong trường hợp ấy)”? Bao nhiêu điều “tối đa”?

Bao nhiêu điều “dầu biết”
được quy định bởi Phật
là thân quyến mặt trời?

Sáu điều nên được cắt bớt. Một điều nên được đập vỡ. Một điều nên được móc ra. Bốn điều pācittiya(chỉ nguyên nhân ấy) không điều nào khác.” Bốn sự đồng ý của các tỳ khưu. Bảy “sự đúng đắn (trong trường hợp ấy).” Mười bốn điều “tối đa.”

Mười sáu điều “dầu biết”
được quy định bởi Phật
là thân quyến mặt trời.

[1024] Hai trăm hai mươi điều học của các tỳ khưu được đưa ra đọc tụng trong các lễ Uposatha, ba trăm lẻ bốn điều học của các tỳ khưu ni được đưa ra đọc tụng trong các lễ Uposatha.

Của các vị tỳ khưu
bốn mươi sáu điều học
không được quy định chung
với các tỳ khưu ni.
Của các tỳ khưu ni
một trăm ba mươi điều
không được quy định chung
với các vị tỳ khưu.
Một trăm bảy mươi sáu
không chung cho cả hai,
một trăm bảy mươi bốn
cả hai đều thực hành.

[1025]

Hai trăm hai mươi điều
của các vị tỳ khưu
được đưa ra đọc tụng
trong các lễ Bố Tát,
lắng nghe các điều ấy
theo như lời giảng giải:
Bốn pārājika,
tăng tàng là mười ba,
điều bất định có hai,
đúng ba mươi ưng xả,
chín hai điều nhỏ nhặt
bốn điều ưng phát lộ,
bảy mươi hai ưng học.

Hai trăm hai mươi điều học này của các tỳ khưu được đưa ra đọc tụng trong các lễ Uposatha.

[1026]

Ba trăm lẻ bốn điều
của các tỳ khưu ni
được đưa ra đọc tụng
trong các lễ Bố Tát
lắng nghe các điều ấy
theo như lời giảng giải:
Tám pārājika,
tăng tàng là mười bảy,
đúng ba mươi ưng xả,
một trăm sáu mươi sáu
gọi là điều nhỏ nhặt
tám điều ưng phát lộ,
bảy mươi hai ưng học.

Ba trăm lẻ bốn điều học này của các tỳ khưu ni được đưa ra đọc tụng trong các lễ Uposatha.

[1027]

Của các vị tỳ khưu
bốn mươi sáu điều học
không được quy định chung
với các tỳ khưu ni,
lắng nghe các điều ấy
theo như lời giảng giải:
Sáu điều tội tăng tàng,
hai bất định là tám,
thêm mười hai ưng xả
chúng thành hai mươi điều.
Hai mươi hai điều nhỏ
và bốn ưng phát lộ
chúng thành bốn mươi sáu
của các vị tỳ khưu
không được quy định chung
với các tỳ khưu ni.

[1028]

Của các tỳ khưu ni
một trăm ba mươi điều
không được quy định chung
với các vị tỳ khưu,
lắng nghe các điều ấy
theo như lời giảng giải:
Bốn pārājika,
mười điều lìa hội chúng,
mười hai điều ưng xả
chín mươi sáu điều nhỏ
và tám ưng phát lộ
chúng thành trăm ba mươi
của các tỳ khưu ni
không được quy định chung
với các vị tỳ khưu.

[1029]

Một trăm bảy mươi sáu
không chung cho cả hai,
lắng nghe các điều ấy
theo như lời giảng giải:
Bốn pārājika,
tăng tàng là mười sáu,
bất định là hai điều,
ưng xả hai mươi bốn,
đúng một trăm mười tám
gọi là điều nhỏ nhặt,
mười hai ưng phát lộ,
các điều này chính là
một trăm bảy mươi sáu
không chung cho cả hai.

[1030]

Một trăm bảy mươi bốn
cả hai đều thực hành,
lắng nghe các điều ấy
theo như lời giảng giải:
Bốn pārājika,
tăng tàng là bảy điều,
điều ưng xả mười tám,
bảy mươi giống như nhau
gọi là điều nhỏ nhặt,
bảy mươi lăm ưng học,
các điều này chính là
một trăm bảy mươi bốn
cả hai đều thực hành.

[1031]

Tội pārājika
đúng tám (điều học) ấy
điều vi phạm xấu xa
như gốc cây thốt nốt,
như chiếc lá úa vàng,
như tảng đá bằng phẳng,
như người đàn ông ấy
đầu đã bị chặt lìa
như thốt nốt cụt ngọn
chúng không còn phát triển.

[1032]

Hai mươi ba tăng tàng,
hai aniyata,
bốn mươi hai ưng xả,
một trăm tám mươi tám
điều pācittiya,
mười hai ưng phát lộ,
bảy mươi lăm học pháp,
chúng được làm lắng dịu
bởi ba cách dàn xếp:
do chính sự hiện diện,
theo như đã thừa nhận,
và dùng cỏ che lấp.

[1033]

Bậc Chiến Thắng đã giảng:
hai Uposatha,
hai Pavāraṇā,
về bốn sự tranh tụng,
đúng năm cách tụng đọc,
bốn cách cũng không khác,
và nhóm tội là bảy.

[1034]

Có bốn sự tranh tụng
chúng được làm lắng dịu
bởi bảy cách dàn xếp:
bởi hai, bốn, và ba,
phận sự yên do một.

[1035]

Điều đã được gọi là
“tội pārājika,”
hãy lắng nghe điều ấy
theo như lời giảng giải:
Đã chết, bị thua trận,
đã té, bị khước từ
bởi các việc Chánh Pháp,
ngay cả đồng cộng trú
vị ấy cũng không còn,
vì thế, được nói vậy.

[1036]

Điều đã được gọi là
“saṅghādisesa,”
hãy lắng nghe điều ấy
theo như lời giảng giải:
Chính hội chúng ban cho
việc parivāsa,
trở lại từ ban đầu,
ban cho mānatta,
và giải cho khỏi tội,
vì thế, được nói vậy.

[1037]

Điều đã được gọi là
“tội aniyata,”
hãy lắng nghe điều ấy
theo như lời giảng giải:
Bất định không chắc chắn,
điều học không quyết định,
vị trí một trong ba
nên gọi là “bất định.”

[1038]

Điều đã được gọi là
“tội thullaccaya,”
hãy lắng nghe điều ấy
theo như lời giảng giải:
Vị nào khai trình tội
ở chân của vị khác,
và vị ghi nhận tội
sự vi phạm không còn
gây hại cho vị ấy,
vì thế, được nói vậy.

[1039]

Điều đã được gọi là
“tội nissaggiya,”
hãy lắng nghe điều ấy
theo như lời giảng giải:
Ở nơi giữa hội chúng,
(hoặc là) ở giữa nhóm,
đến chỉ mỗi một vị,
sau khi đã xả bỏ,
rồi sám hối tội ấy,
vì thế, được nói vậy.

[1040]

Điều đã được gọi là
“tội pācittiya,”
hãy lắng nghe điều ấy
theo như lời giảng giải:
Vị đánh rơi thiện pháp
đối nghịch lại Thánh đạo,
do tâm bị mê mờ,
vì thế, được nói vậy.

[1041]

Điều đã được gọi là
“tội tên ưng phát lộ,”
hãy lắng nghe điều ấy
theo như lời giảng giải:
Vị tỳ khưu hiện diện
không phải là thân quyến,
sau khi đã tự mình
nhận lãnh rồi thọ thực
vật thực của vị ni
khó nhọc mới thành đạt,
được gọi “đáng chê trách.”
Giữa những vị được mời,
trong lúc đang thọ thực,
nơi ấy tỳ khưu ni
hướng dẫn theo ý thích,
sau khi chẳng đuổi đi
vị thọ thực nơi ấy
được gọi “đáng chê trách.”
Vị đi đến gia đình
có tâm được tín thành
nghèo nàn ít của cải,
không bệnh ăn nơi ấy
được gọi “đáng chê trách.”
Nếu sống ở trong rừng,
kinh hoàng có nguy hiểm
không báo, ăn nơi ấy
được gọi “đáng chê trách.”
Tỳ khưu ni hiện diện
không phải là thân quyến,
vật được người khác thích:
là bơ lỏng, dầu ăn,
mật ong, đường mía, cá
thịt, sữa tươi, sữa đông
yêu cầu cho bản thân,
vị tỳ khưu ni ấy
phạm tội đáng chê trách
trong giáo pháp Thiện Thệ.

[1042]

Điều đã được gọi là
“tội tên dukkaṭa,”
hãy lắng nghe điều ấy
theo như lời giảng giải:
Điều gọi là tác ác
là đã bị thua trận,
bị thất bại, té ngã;
người làm điều ác ấy
công khai hoặc kín đáo,
chúng gọi: “dukkaṭa,”
vì thế, được nói vậy.

[1043]

Điều đã được gọi là
“tội dubbhāsita,”
hãy lắng nghe điều ấy
theo như lời giảng giải:
Câu nói là ác khẩu
được nói lên sái quấy
hoàn toàn bị ô nhiễm,
và các bậc tri thức
chê trách về điều ấy
vì thế, được nói vậy.

[1044]

Điều đã được gọi là
“tội tên sekhiya,”
hãy lắng nghe điều ấy
theo như lời giảng giải:
Và sự thực hành này
là trước tiên, đứng đầu,
kiểm soát, và thu thúc
của các vị đang tiến
theo con đường thẳng tắp,
của vị đang học tập
là đang còn rèn luyện.
Không thể nào có được
sự học tập như vầy,
vì thế, được nói vậy.
Nước mưa bị văng lại
ở vật đã che đậy.
Nước mưa không văng lại
ở vật được mở ra.
Do đó, hãy mở ra
vật đã được che đậy,
như vậy, ở vật ấy
nước mưa không văng lại.
Núi rừng là chỗ nương
của các loài thú vật,
không gian là chỗ nương
của các loài có cánh,
biến hoại là chỗ nương
của các pháp (hữu vi),
Niết Bàn là chỗ nương
của bậc A-la-hán.

Dứt Sưu Tập Các Bài Kệ.

Tóm lược chương này:

[1045]

Ở trong bảy thành phố,
các điều được quy định
và bốn sự hư hỏng,
quy định chung hoặc riêng
của các vị tỳ khưu
và các tỳ khưu ni
nhằm nâng đỡ giáo pháp,
chương này (có tên gọi)
Sưu Tập Các Bài Kệ.

*******


[1] Tổng cộng lại các giới đã được trình bày ở trên chỉ có 284 (?).

IX. PHÂN TÍCH SỰ TRANH TỤNG

[1046] Bốn sự tranh tụng: sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, sự tranh tụng liên quan đến tội, sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ. Đây là bốn sự tranh tụng.

Bốn sự tranh tụng này có bao nhiêu cách khơi dậy?

- Bốn sự tranh tụng này có mười cách khơi dậy: sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi có hai cách khơi dậy, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách có bốn cách khơi dậy, sự tranh tụng liên quan đến tội có ba cách khơi dậy, và sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ có một cách khơi dậy. Đây là mười cách khơi dậy của bốn sự tranh tụng này.

Trong khi khơi dậy sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, vị khơi dậy bao nhiêu cách dàn xếp? Trong khi khơi dậy sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, vị khơi dậy bao nhiêu cách dàn xếp? Trong khi khơi dậy sự tranh tụng liên quan đến tội, vị khơi dậy bao nhiêu cách dàn xếp? Trong khi khơi dậy sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ, vị khơi dậy bao nhiêu cách dàn xếp?

- Trong khi khơi dậy sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, vị khơi dậy hai cách dàn xếp. Trong khi khơi dậy sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, vị khơi dậy bốn cách dàn xếp. Trong khi khơi dậy sự tranh tụng liên quan đến tội, vị khơi dậy ba cách dàn xếp. Trong khi khơi dậy sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ, vị khơi dậy một cách dàn xếp.

[1047] Có bao nhiêu sự khơi dậy? Vị tạo ra sự khơi dậy theo bao nhiêu cách thức? Người khơi dậy sự tranh tụng hội đủ bao nhiêu điều kiện? Bao nhiêu người vi phạm tội trong khi khơi dậy sự tranh tụng?

- Có mười hai sự khơi dậy. Vị tạo ra sự khơi dậy theo mười cách thức. Người khơi dậy sự tranh tụng hội đủ bốn điều kiện. Bốn hạng người vi phạm tội trong khi khơi dậy sự tranh tụng.

Mười hai sự khơi dậy là gì?

- Hành sự chưa được thực hiện, hành sự đã được thực hiện sai, hành sự cần được thực hiện lại, hành sự chưa được hoàn tất, hành sự đã được hoàn tất sai, hành sự cần được hoàn tất lại, hành sự chưa được quyết định, hành sự đã được quyết định sai, hành sự cần được quyết định lại, hành sự chưa được giải quyết, hành sự đã được giải quyết sai, hành sự cần được giải quyết lại. Đây là mười hai sự khơi dậy.

Vị tạo ra sự khơi dậy theo mười cách thức gì?

- Vị khơi dậy sự tranh tụng tại chỗ đã sanh khởi, vị khơi dậy sự tranh tụng đã được giải quyết tại chỗ đã sanh khởi, vị khơi dậy sự tranh tụng (khi đang đi) nửa đoạn đường, vị khơi dậy sự tranh tụng đã được giải quyết (khi đang đi) nửa đoạn đường, vị khơi dậy sự tranh tụng khi đã đến nơi ấy, vị khơi dậy sự tranh tụng đã được giải quyết khi đã đến nơi ấy, vị khơi dậy hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, vị khơi dậy hành xử Luật khi không điên cuồng, vị khơi dậy theo tội của vị ấy, vị khơi dậy cách dùng cỏ che lấp. Vị tạo ra sự khơi dậy bằng mười cách thức này.

Vị khơi dậy sự tranh tụng hội đủ bốn điều kiện gì?

- Vị khơi dậy sự tranh tụng trong khi bị chi phối bởi sự ưa thích, ...(như trên)... bởi sự sân hận, ...(như trên)... bởi sự si mê, vị khơi dậy sự tranh tụng trong khi bị chi phối bởi sự sợ hãi. Vị khơi dậy sự tranh tụng hội đủ bốn điều kiện này.

Bốn hạng người nào vi phạm tội trong khi khơi dậy sự tranh tụng?

- Vị đã được tu lên bậc trên vào chính ngày ấy khơi dậy (sự tranh tụng) vi phạm tội pācittiya có liên quan đến việc khơi dậy; vị vãng lai khơi dậy (sự tranh tụng) vi phạm tội pācittiya có liên quan đến việc khơi dậy; vị là người chủ động khơi dậy (sự tranh tụng) vi phạm tội pācittiya có liên quan đến việc khơi dậy; vị trao ra sự tùy thuận khơi dậy (sự tranh tụng) vi phạm tội pācittiya có liên quan đến việc khơi dậy. Bốn hạng người này vi phạm tội trong khi khơi dậy sự tranh tụng.

[1048] Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi có điều gì là sự mở đầu? có điều gì là sự phát sanh? có điều gì là sự sanh lên? có điều gì là sự hiện khởi? có điều gì là sự cốt yếu? có điều gì là nguồn sanh khởi? Sự tranh tụng liên quan đến khiển trách có điều gì là sự mở đầu? có điều gì là sự phát sanh? có điều gì là sự sanh lên? có điều gì là sự hiện khởi? có điều gì là sự cốt yếu? có điều gì là nguồn sanh khởi? Sự tranh tụng liên quan đến tội có điều gì là sự mở đầu? có điều gì là sự phát sanh? có điều gì là sự sanh lên? có điều gì là sự hiện khởi? có điều gì là sự cốt yếu? có điều gì là nguồn sanh khởi? Sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ có điều gì là sự mở đầu? có điều gì là sự phát sanh? có điều gì là sự sanh lên? có điều gì là sự hiện khởi? có điều gì là sự cốt yếu? có điều gì là nguồn sanh khởi?

- Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi có tranh cãi là sự mở đầu, có tranh cãi là sự phát sanh, có tranh cãi là sự sanh lên, có tranh cãi là sự hiện khởi, có tranh cãi là sự cốt yếu, có tranh cãi là nguồn sanh khởi. Sự tranh tụng liên quan đến khiển trách có khiển trách là sự mở đầu, có khiển trách là sự phát sanh, có khiển trách là sự sanh lên, có khiển trách là sự hiện khởi, có khiển trách là sự cốt yếu, có khiển trách là nguồn sanh khởi. Sự tranh tụng liên quan đến tội có tội vi phạm là sự mở đầu, có tội vi phạm là sự phát sanh, có tội vi phạm là sự sanh lên, có tội vi phạm là sự hiện khởi, có tội vi phạm là sự cốt yếu, có tội vi phạm là nguồn sanh khởi. Sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ có nhiệm vụ là sự mở đầu, có nhiệm vụ là sự phát sanh, có nhiệm vụ là sự sanh lên, có nhiệm vụ là sự hiện khởi, có nhiệm vụ là sự cốt yếu, có nhiệm vụ là nguồn sanh khởi.

Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi có điều gì là sự mở đầu? có điều gì là sự phát sanh? có điều gì là sự sanh lên? có điều gì là sự hiện khởi? có điều gì là sự cốt yếu? có điều gì là nguồn sanh khởi? Sự tranh tụng liên quan đến khiển trách ...(như trên)... Sự tranh tụng liên quan đến tội ...(như trên)... Sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ có điều gì là sự mở đầu? có điều gì là sự phát sanh? có điều gì là sự sanh lên? có điều gì là sự hiện khởi? có điều gì là sự cốt yếu? có điều gì là nguồn sanh khởi?

- Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi có nhân (hetu) là sự mở đầu, có nhân là sự phát sanh, có nhân là sự sanh lên, có nhân là sự hiện khởi, có nhân là sự cốt yếu, có nhân là nguồn sanh khởi. Sự tranh tụng liên quan đến khiển trách ...(như trên)... Sự tranh tụng liên quan đến tội ...(như trên)... Sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ có nhân là sự mở đầu, có nhân là sự phát sanh, có nhân là sự sanh lên, có nhân là sự hiện khởi, có nhân là sự cốt yếu, có nhân là nguồn sanh khởi.

Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi có điều gì là sự mở đầu? có điều gì là sự phát sanh? có điều gì là sự sanh lên? có điều gì là sự hiện khởi? có điều gì là sự cốt yếu? có điều gì là nguồn sanh khởi? Sự tranh tụng liên quan đến khiển trách ...(như trên)... Sự tranh tụng liên quan đến tội ...(như trên)... Sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ có điều gì là sự mở đầu? có điều gì là sự phát sanh? có điều gì là sự sanh lên? có điều gì là sự hiện khởi? có điều gì là sự cốt yếu? có điều gì là nguồn sanh khởi?

- Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi có duyên (paccayo) là sự mở đầu, có duyên là sự phát sanh, có duyên là sự sanh lên, có duyên là sự hiện khởi, có duyên là sự cốt yếu, có duyên là nguồn sanh khởi. Sự tranh tụng liên quan đến khiển trách ...(như trên)... Sự tranh tụng liên quan đến tội ...(như trên)... Sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ có duyên là sự mở đầu, có duyên là sự phát sanh, có duyên là sự sanh lên, có duyên là sự hiện khởi, có duyên là sự cốt yếu, có duyên là nguồn sanh khởi.

[1049] Bốn sự tranh tụng có bao nhiêu điều căn bản? có bao nhiêu nguồn sanh khởi?

- Bốn sự tranh tụng có ba mươi ba điều căn bản, có ba mươi ba nguồn sanh khởi.

Bốn sự tranh tụng có ba mươi ba điều căn bản gì?

- Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi có mười hai điều căn bản, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách có mười bốn điều căn bản, sự tranh tụng liên quan đến tội có sáu điều căn bản, sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ có một điều căn bản là hội chúng. Bốn sự tranh tụng có ba mươi ba điều căn bản này.

Bốn sự tranh tụng có ba mươi ba nguồn sanh khởi gì?

- Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi có mười tám sự việc gây ra chia rẽ là nguồn sanh khởi, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách có bốn sự hư hỏng là nguồn sanh khởi, sự tranh tụng liên quan đến tội có bảy nhóm tội là nguồn sanh khởi, sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ có bốn hành sự là nguồn sanh khởi. Bốn sự tranh tụng có ba mươi ba nguồn sanh khởi này.

[1050] Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi là tội vi phạm hay không phải là tội vi phạm?

- Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi không phải là tội vi phạm.

Có thể vi phạm tội vì nguyên do là sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi không?

- Có, có thể vi phạm tội vì nguyên do là sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi.

Vì nguyên do là sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi vi phạm bao nhiêu tội?

- Vì nguyên do là sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi vi phạm hai tội: Mắng nhiếc vị đã tu lên bậc trên phạm tội pācittiya, mắng nhiếc người chưa tu lên bậc trên phạm tội dukkaṭa. Vì nguyên do là sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi vi phạm hai tội này.

Các tội ấy được phân chia theo bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng? Được quy tụ vào sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng, vào bao nhiêu nhóm tội trong bảy nhóm tội? Được sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội? Được giải quyết bằng bao nhiêu sự tranh tụng? ở bao nhiêu nơi? với bao nhiêu cách dàn xếp?

- Các tội ấy được phân chia theo một sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng là sự hư hỏng về hạnh kiểm. Được quy tụ vào sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng, vào hai nhóm tội trong bảy nhóm tội: có thể là nhóm tội pācittiya, có thể là nhóm tội dukkaṭa. Được sanh lên do ba nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội. Được giải quyết bằng một sự tranh tụng là sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ; ở ba nơi: ở giữa hội chúng, ở giữa nhóm, hoặc trong sự hiện diện của một vị; với ba cách dàn xếp: có thể bằng hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể bằng hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

[1051] Sự tranh tụng liên quan đến khiển trách là tội vi phạm hay không phải là tội vi phạm?

- Sự tranh tụng liên quan đến khiển trách không phải là tội vi phạm.

Có thể vi phạm tội vì nguyên do là sự tranh tụng liên quan đến khiển trách không?

- Có, có thể vi phạm tội vì nguyên do là sự tranh tụng liên quan đến khiển trách.

Vì nguyên do là sự tranh tụng liên quan đến khiển trách vi phạm bao nhiêu tội?

- Vì nguyên do là sự tranh tụng liên quan đến khiển trách vi phạm ba tội: Bôi nhọ vị tỳ khưu về tội pārājika không có nguyên cớ phạm tội saṅghādisesa, bôi nhọ về tội saṅghādisesa không có nguyên cớ phạm tội pācittiya, bôi nhọ với sự hư hỏng về hạnh kiểm phạm tội dukkaṭa. Vì nguyên do là sự tranh tụng liên quan đến khiển trách vi phạm ba tội này.

Các tội ấy được phân chia theo bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng? Được quy tụ vào sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng, vào bao nhiêu nhóm tội trong bảy nhóm tội? Được sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội? Được giải quyết bằng bao nhiêu sự tranh tụng? ở bao nhiêu nơi? với bao nhiêu cách dàn xếp?

- Các tội ấy được phân chia theo hai sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng: có thể là sự hư hỏng về giới, có thể là sự hư hỏng về hạnh kiểm. Được quy tụ vào sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng, vào ba nhóm tội trong bảy nhóm tội: có thể là nhóm tội saṅghādisesa, có thể là nhóm tội pācittiya, có thể là nhóm tội dukkaṭa. Được sanh lên do ba nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội. Tội nào là nặng, tội ấy được giải quyết bằng một sự tranh tụng là sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ; ở một nơi là ở giữa hội chúng; với hai cách dàn xếp là bằng hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận; các tội nào là nhẹ, các tội ấy được giải quyết bằng một sự tranh tụng là sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ; ở ba nơi là ở giữa hội chúng, ở giữa nhóm, hoặc trong sự hiện diện của một vị; với ba cách dàn xếp: có thể bằng hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể bằng hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

[1052] Sự tranh tụng liên quan đến tội (vi phạm) là tội vi phạm hay không phải là tội vi phạm?

- Sự tranh tụng liên quan đến tội (vi phạm) không phải là tội vi phạm.

Có thể vi phạm tội vì nguyên do là sự tranh tụng liên quan đến tội không?

- Có, có thể vi phạm tội vì nguyên do là sự tranh tụng liên quan đến tội.

Vì nguyên do là sự tranh tụng liên quan đến tội vi phạm bao nhiêu tội?

- Vì nguyên do là sự tranh tụng liên quan đến tội vi phạm bốn tội: Vị tỳ khưu ni dầu biết vị vi phạm tội pārājika vẫn che giấu bị phạm tội pārājika, có sự hoài nghi rồi che giấu phạm tội thullaccaya, vị tỳ khưu che giấu tội saṅghādisesa (của vị khác) phạm tội pācittiya, che giấu sự hư hỏng về hạnh kiểm phạm tội dukkaṭa. Vì nguyên do là sự tranh tụng liên quan đến tội vi phạm bốn tội này.

Các tội ấy được phân chia theo bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng? Được quy tụ vào sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng, vào bao nhiêu nhóm tội trong bảy nhóm tội? Được sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội? Được giải quyết bằng bao nhiêu sự tranh tụng? ở bao nhiêu nơi? với bao nhiêu cách dàn xếp?

­- Các tội ấy được phân chia theo hai sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng: có thể là sự hư hỏng về giới, có thể là sự hư hỏng về hạnh kiểm. Được quy tụ vào sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng, vào bốn nhóm tội trong bảy nhóm tội: có thể là nhóm tội pārājika, có thể là nhóm tội thullaccaya, có thể là nhóm tội pācittiya, có thể là nhóm tội dukkaṭa. Được sanh lên do một nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội là sanh lên do thân do khẩu và do ý. Tội nào là không còn dư sót, tội ấy không được giải quyết bằng sự tranh tụng nào, không ở nơi nào, không với cách dàn xếp nào; các tội nào là nhẹ, các tội ấy được giải quyết bằng một sự tranh tụng là sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ; ở ba nơi là ở giữa hội chúng, ở giữa nhóm, hoặc trong sự hiện diện của một vị; với ba cách dàn xếp: có thể bằng hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể bằng hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

[1053] Sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ là tội vi phạm hay không phải là tội vi phạm?

- Sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ không phải là tội vi phạm.

Có thể vi phạm tội vì nguyên do là sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ không?

- Có, có thể vi phạm tội vì nguyên do là sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ.

Vì nguyên do là sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ vi phạm bao nhiêu tội?

- Vì nguyên do là sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ vi phạm năm tội: Vị tỳ khưu ni xu hướng theo vị bị phạt án treo vẫn không dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba: do lời đề nghị phạm tội dukkaṭa, do hai lời thông báo của hành sự phạm các tội thullaccaya, khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự phạm tội pārājika; các vị tỳ khưu ủng hộ kẻ chia rẽ (hội chúng) vẫn không dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba phạm tội saṅghādisesa; các vị vẫn không dứt bỏ tà kiến ác với sự nhắc nhở đến lần thứ ba phạm tội pācittiya. Vì nguyên do là sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ vi phạm năm tội này.

Các tội ấy được phân chia theo bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng? Được quy tụ vào sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng? vào bao nhiêu nhóm tội trong bảy nhóm tội? Được sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội? Được giải quyết bằng bao nhiêu sự tranh tụng? ở bao nhiêu nơi? với bao nhiêu cách dàn xếp?

- Các tội ấy được phân chia theo hai sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng: có thể là sự hư hỏng về giới, có thể là sự hư hỏng về hạnh kiểm. Được quy tụ vào sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng, vào năm nhóm tội trong bảy nhóm tội: có thể là nhóm tội pārājika, có thể là nhóm tội saṅghādisesa, có thể là nhóm tội thullaccaya, có thể là nhóm tội pācittiya, có thể là nhóm tội dukkaṭa. Được sanh lên do một nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội là sanh lên do thân do khẩu và do ý. Tội nào là không còn dư sót, tội ấy không được giải quyết với sự tranh tụng nào, không ở nơi nào, không bằng cách dàn xếp nào; tội nào là nặng, tội ấy được giải quyết bằng một sự tranh tụng là sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ, ở một nơi là ở giữa hội chúng, với hai cách dàn xếp là bằng hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận; các tội nào là nhẹ, các tội ấy được giải quyết bằng một sự tranh tụng là sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ; ở ba nơi là ở giữa hội chúng, ở giữa nhóm, hoặc trong sự hiện diện của một vị; với ba cách dàn xếp: có thể bằng hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể bằng hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

[1054] Có phải sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi là sự tranh tụng liên quan đến khiển trách? là sự tranh tụng liên quan đến tội? là sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ?

- Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi không phải là sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, không phải là sự tranh tụng liên quan đến tội, không phải là sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ. Tuy nhiên, do duyên sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, có sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, có sự tranh tụng liên quan đến tội, có sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ.

Như thế là thế nào?

- Trong trường hợp này, các tỳ khưu tranh cãi rằng: “Đây là Pháp,” hoặc là “Đây không phải là Pháp,” ...(như trên)... hoặc là “Tội xấu xa,” hoặc là “Tội không xấu xa.” Ở đây, việc nào là sự xung đột, sự gây gỗ, sự tranh luận, sự tranh cãi, nhiều quan điểm, khác quan điểm, cãi vã là thói thường của sự nóng nảy, việc ấy được gọi là sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi. Trong sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, hội chúng tranh cãi (tạo nên) sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi. Trong khi tranh cãi, có vị khiển trách (tạo nên) sự tranh tụng liên quan đến khiển trách. Trong khi khiển trách, có vị vi phạm tội (tạo nên) sự tranh tụng liên quan đến tội. Do tội đó, hội chúng thực thi hành sự (tạo nên) sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ. Do duyên của sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, có sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, có sự tranh tụng liên quan đến tội, có sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ là như thế.

[1055] Có phải sự tranh tụng liên quan đến khiển trách là sự tranh tụng liên quan đến tội? là sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ? là sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi?

- Sự tranh tụng liên quan đến khiển trách không phải là sự tranh tụng liên quan đến tội, không phải là sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ, không phải là sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi. Tuy nhiên, do duyên sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, có sự tranh tụng liên quan đến tội, có sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ, có sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi.

Như thế là thế nào?

- Trong trường hợp này, các tỳ khưu khiển trách vị tỳ khưu với sự hư hỏng vì giới, hoặc với sự hư hỏng về hạnh kiểm, hoặc với sự hư hỏng về tri kiến, hoặc với sự hư hỏng về nuôi mạng. Ở đây, việc nào là sự khiển trách, sự xoi mói, sự buộc tội, sự chỉ trích, sự moi móc, sự xúi giục, sự khích động, việc ấy được gọi là sự tranh tụng liên quan đến khiển trách. Trong sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, hội chúng tranh cãi (tạo nên) sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi. Trong khi tranh cãi, có vị khiển trách (tạo nên) sự tranh tụng liên quan đến khiển trách. Trong khi khiển trách, có vị vi phạm tội (tạo nên) sự tranh tụng liên quan đến tội. Do tội đó, hội chúng thực thi hành sự (tạo nên) sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ. Do duyên của sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, có sự tranh tụng liên quan đến tội, có sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ, có sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi là như thế.

[1056] Có phải sự tranh tụng liên quan đến tội là sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ? là sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi? là sự tranh tụng liên quan đến khiển trách?

- Sự tranh tụng liên quan đến tội không phải là sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ, không phải là sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, không phải là sự tranh tụng liên quan đến khiển trách. Tuy nhiên, do duyên sự tranh tụng liên quan đến tội, có sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ, có sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, có sự tranh tụng liên quan đến khiển trách.

Như thế là thế nào?

- Năm nhóm tội là sự tranh tụng liên quan đến tội, bảy nhóm tội là sự tranh tụng liên quan đến tội; việc ấy được gọi là sự tranh tụng liên quan đến tội. Trong sự tranh tụng liên quan đến tội, hội chúng tranh cãi (tạo nên) sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi. Trong khi tranh cãi, có vị khiển trách (tạo nên) sự tranh tụng liên quan đến khiển trách. Trong khi khiển trách, có vị vi phạm tội (tạo nên) sự tranh tụng liên quan đến tội. Do tội đó, hội chúng thực thi hành sự (tạo nên) sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ. Do duyên của sự tranh tụng liên quan đến tội, có sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ, có sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, có sự tranh tụng liên quan đến khiển trách là như thế.

[1057] Có phải sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ là sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi? là sự tranh tụng liên quan đến khiển trách? là sự tranh tụng liên quan đến tội?

- Sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ không phải là sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, không phải là sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, không phải là sự tranh tụng liên quan đến tội. Tuy nhiên, do duyên sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ, có sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, có sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, có sự tranh tụng liên quan đến tội.

Như thế là thế nào?

- Việc gì cần phải hoàn thành, cần phải thực thi, là hành sự với lời công bố, là hành sự với lời đề nghị, là hành sự với lời thông báo đến lần thứ hai, là hành sự với lời thông báo đến lần thứ tư của hội chúng; việc ấy được gọi là sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ. Trong sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ, hội chúng tranh cãi (tạo nên) sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi. Trong khi tranh cãi, có vị khiển trách (tạo nên) sự tranh tụng liên quan đến khiển trách. Trong khi khiển trách, có vị vi phạm tội (tạo nên) sự tranh tụng liên quan đến tội. Do tội đó, hội chúng thực thi hành sự (tạo nên) sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ. Do duyên của sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ, có sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, có sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, có sự tranh tụng liên quan đến tội là như thế.

[1058] Nơi nào có hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, có phải nơi ấy có hành xử Luật với sự hiện diện? Nơi nào có hành xử Luật với sự hiện diện, có phải nơi ấy có hành xử Luật bằng sự ghi nhớ? Nơi nào có hành xử Luật khi không điên cuồng, có phải nơi ấy có hành xử Luật với sự hiện diện? Nơi nào có hành xử Luật với sự hiện diện, có phải nơi ấy có hành xử Luật khi không điên cuồng? Nơi ấy có việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có phải nơi ấy có hành xử Luật với sự hiện diện? Nơi nào có hành xử Luật với sự hiện diện, có phải nơi ấy có việc phán xử theo tội đã được thừa nhận? Nơi nào có thuận theo số đông, có phải nơi ấy có hành xử Luật với sự hiện diện. Nơi nào có hành xử Luật với sự hiện diện, có phải nơi ấy có thuận theo số đông? Nơi nào có theo tội của vị ấy, có phải nơi ấy có hành xử Luật với sự hiện diện? Nơi nào có hành xử Luật với sự hiện diện, có phải nơi ấy có theo tội của vị ấy? Nơi nào có cách dùng cỏ che lấp, có phải nơi ấy có hành xử Luật với sự hiện diện? Nơi nào có hành xử Luật với sự hiện diện, có phải nơi ấy có cách dùng cỏ che lấp?

[1059] - Trong trường hợp sự tranh tụng được giải quyết bằng hành xử Luật với sự hiện diện và hành xử Luật bằng sự ghi nhớ: Nơi nào có hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, nơi ấy có hành xử Luật với sự hiện diện. Nơi nào có hành xử Luật với sự hiện diện, (nếu) nơi ấy có hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, (thì) nơi ấy không có hành xử Luật khi không điên cuồng, nơi ấy không có việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, nơi ấy không có thuận theo số đông, nơi ấy không có theo tội của vị ấy, nơi ấy không có cách dùng cỏ che lấp. Trong trường hợp sự tranh tụng được giải quyết bằng hành xử Luật với sự hiện diện và hành xử Luật khi không điên cuồng ...(như trên)... bằng hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận ...(như trên)... bằng hành xử Luật với sự hiện diện và thuận theo số đông ...(như trên)... bằng hành xử Luật với sự hiện diện và theo tội của vị ấy ...(như trên)... bằng hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp: Nơi nào có cách dùng cỏ che lấp, nơi ấy có hành xử Luật với sự hiện diện. Nơi nào có hành xử Luật với sự hiện diện, (nếu) nơi ấy có cách dùng cỏ che lấp, (thì) nơi ấy không có hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, nơi ấy không có hành xử Luật khi không điên cuồng, nơi ấy không có việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, nơi ấy không có thuận theo số đông, nơi ấy không có theo tội của vị ấy.

[1060] “Hành xử Luật với sự hiện diện” hay là “hành xử Luật bằng sự ghi nhớ,” các pháp này liên kết hay không liên kết? Có thể tách rời để chỉ rõ sự khác biệt của các pháp này? “Hành xử Luật với sự hiện diện” hay là “hành xử Luật khi không điên cuồng” ...(như trên)... “Hành xử Luật với sự hiện diện” hay là “việc phán xử theo tội đã được thừa nhận” ...(như trên)... “Hành xử Luật với sự hiện diện” hay là “thuận theo số đông” ...(như trên)... “Hành xử Luật với sự hiện diện” hay là “theo tội của vị ấy” ...(như trên)... “Hành xử Luật với sự hiện diện” hay là “cách dùng cỏ che lấp,” các pháp này liên kết hay không liên kết? Có thể tách rời để chỉ rõ sự khác biệt của các pháp này?

- “Hành xử Luật với sự hiện diện” hay là “hành xử Luật bằng sự ghi nhớ,” các pháp này là liên kết, không phải là không liên kết. Không có thể tách rời để chỉ rõ sự khác biệt của các pháp này. “Hành xử Luật với sự hiện diện” hay là “hành xử Luật khi không điên cuồng” ...(như trên)... “Hành xử Luật với sự hiện diện” hay là “việc phán xử theo tội đã được thừa nhận” ...(như trên)... “Hành xử Luật với sự hiện diện” hay là “thuận theo số đông” ...(như trên)... “Hành xử Luật với sự hiện diện” hay là “theo tội của vị ấy” ...(như trên)... “Hành xử Luật với sự hiện diện” hay là “cách dùng cỏ che lấp,” các pháp này là liên kết, không phải là không liên kết. Không có thể tách rời để chỉ rõ sự khác biệt của các pháp này.

[1061] Hành xử Luật với sự hiện diện có điều gì là sự mở đầu? có điều gì là sự phát sanh? có điều gì là sự sanh lên? có điều gì là sự hiện khởi? có điều gì là sự cốt yếu? có điều gì là nguồn sanh khởi? Hành xử Luật bằng sự ghi nhớ ...(như trên)... Hành xử Luật khi không điên cuồng ...(như trên)... Việc phán xử theo tội đã được thừa nhận ...(như trên)... Thuận theo số đông ...(như trên)... Theo tội của vị ấy ...(như trên)... Cách dùng cỏ che lấp có điều gì là sự mở đầu? có điều gì là sự phát sanh? có điều gì là sự sanh lên? có điều gì là sự hiện khởi? có điều gì là sự cốt yếu? có điều gì là nguồn sanh khởi?

- Hành xử Luật với sự hiện diện có duyên khởi (nidāna) là sự mở đầu, có duyên khởi là sự phát sanh, có duyên khởi là sự sanh lên, có duyên khởi là sự hiện khởi, có duyên khởi là sự cốt yếu, có duyên khởi là nguồn sanh khởi. Hành xử Luật bằng sự ghi nhớ ...(như trên)... Hành xử Luật khi không điên cuồng ...(như trên)... Việc phán xử theo tội đã được thừa nhận ...(như trên)... Thuận theo số đông ...(như trên)... Theo tội của vị ấy ...(như trên)... Cách dùng cỏ che lấp có duyên khởi là sự mở đầu, có duyên khởi là sự phát sanh, có duyên khởi là sự sanh lên, có duyên khởi là sự hiện khởi, có duyên khởi là sự cốt yếu, có duyên khởi là nguồn sanh khởi.

Hành xử Luật với sự hiện diện có điều gì là sự mở đầu? có điều gì là sự phát sanh? có điều gì là sự sanh lên? có điều gì là sự hiện khởi? có điều gì là sự cốt yếu? có điều gì là nguồn sanh khởi? Hành xử Luật bằng sự ghi nhớ ...(như trên)... Hành xử Luật khi không điên cuồng ...(như trên)... Việc phán xử theo tội đã được thừa nhận ...(như trên)... Thuận theo số đông ...(như trên)... Theo tội của vị ấy ...(như trên)... Cách dùng cỏ che lấp có điều gì là sự mở đầu? có điều gì là sự phát sanh? có điều gì là sự sanh lên? có điều gì là sự hiện khởi? có điều gì là sự cốt yếu? có điều gì là nguồn sanh khởi?

- Hành xử Luật với sự hiện diện có nhân (hetu) là sự mở đầu, có nhân là sự phát sanh, có nhân là sự sanh lên, có nhân là sự hiện khởi, có nhân là sự cốt yếu, có nhân là nguồn sanh khởi. Hành xử Luật bằng sự ghi nhớ ...(như trên)... Hành xử Luật khi không điên cuồng ...(như trên)... Việc phán xử theo tội đã được thừa nhận ...(như trên)... Thuận theo số đông ...(như trên)... Theo tội của vị ấy ...(như trên)... Cách dùng cỏ che lấp có nhân là sự mở đầu, có nhân là sự phát sanh, có nhân là sự sanh lên, có nhân là sự hiện khởi, có nhân là sự cốt yếu, có nhân là nguồn sanh khởi.

Hành xử Luật với sự hiện diện có điều gì là sự mở đầu? có điều gì là sự phát sanh? có điều gì là sự sanh lên? có điều gì là sự hiện khởi? có điều gì là sự cốt yếu? có điều gì là nguồn sanh khởi? Hành xử Luật bằng sự ghi nhớ ...(như trên)... Hành xử Luật khi không điên cuồng ...(như trên)... Việc phán xử theo tội đã được thừa nhận ...(như trên)... Thuận theo số đông ...(như trên)... Theo tội của vị ấy ...(như trên)... Cách dùng cỏ che lấp có điều gì là sự mở đầu? có điều gì là sự phát sanh? có điều gì là sự sanh lên? có điều gì là sự hiện khởi? có điều gì là sự cốt yếu? có điều gì là nguồn sanh khởi?

- Hành xử Luật với sự hiện diện có duyên (paccayo) là sự mở đầu, có duyên là sự phát sanh, có duyên là sự sanh lên, có duyên là sự hiện khởi, có duyên là sự cốt yếu, có duyên là nguồn sanh khởi. Hành xử Luật bằng sự ghi nhớ ...(như trên)... Hành xử Luật khi không điên cuồng ...(như trên)... Việc phán xử theo tội đã được thừa nhận ...(như trên)... Thuận theo số đông ...(như trên)... Theo tội của vị ấy ...(như trên)... Cách dùng cỏ che lấp có duyên là sự mở đầu, có duyên là sự phát sanh, có duyên là sự sanh lên, có duyên là sự hiện khởi, có duyên là sự cốt yếu, có duyên là nguồn sanh khởi.

[1062] Bảy cách dàn xếp có bao nhiêu điều căn bản? có bao nhiêu nguồn sanh khởi?

- Bảy cách dàn xếp có hai mươi sáu điều căn bản, có ba mươi sáu nguồn sanh khởi.

Bảy cách dàn xếp có hai mươi sáu điều căn bản gì?

- Hành xử Luật với sự hiện diện có bốn điều căn bản: sự hiện diện của hội chúng, sự hiện diện của Pháp, sự hiện diện của Luật, sự hiện diện của nhân sự. Hành xử Luật bằng sự ghi nhớ có bốn điều căn bản. Hành xử Luật khi không điên cuồng có bốn điều căn bản. Việc phán xử theo tội đã được thừa nhận có hai điều căn bản: vị khai báo (tội) và vị chứng minh vị ấy khai báo (tội). Thuận theo số đông có bốn điều căn bản. Theo tội của vị ấy có bốn điều căn bản. Cách dùng cỏ che lấp có bốn điều căn bản: sự hiện diện của hội chúng, sự hiện diện của Pháp, sự hiện diện của Luật, sự hiện diện của nhân sự. Bảy cách dàn xếp có hai mươi sáu điều căn bản này.

Bảy cách dàn xếp có ba mươi sáu nguồn sanh khởi gì?

- Hành sự với hành xử Luật bằng sự ghi nhớ có sự thực hiện, có sự hành động, có sự đạt đến, có sự thỏa thuận, có sự chấp nhận, có sự không phản đối. Hành sự với hành xử Luật khi không điên cuồng ...(như trên)... Hành sự với việc phán xử theo tội đã được thừa nhận ...(như trên)... Hành sự với thuận theo số đông ...(như trên)... Hành sự với theo tội của vị ấy ...(như trên)... Hành sự với cách dùng cỏ che lấp có sự thực hiện, sự hành động, sự đạt đến, sự thỏa thuận, sự chấp nhận, sự không phản đối. Bảy cách dàn xếp có ba mươi sáu nguồn sanh khởi này.

[1063] “Hành xử Luật với sự hiện diện” hay là “hành xử Luật bằng sự ghi nhớ,” các pháp này khác biệt về nội dung (và) khác biệt về hình thức tên gọi, hay là giống nhau về nội dung chỉ khác biệt về hình thức tên gọi? “Hành xử Luật với sự hiện diện” hay là “hành xử Luật khi không điên cuồng” ...(như trên)... “Hành xử Luật với sự hiện diện” hay là “việc phán xử theo tội đã được thừa nhận” ...(như trên)... “Hành xử Luật với sự hiện diện” hay là “thuận theo số đông” ...(như trên)... “Hành xử Luật với sự hiện diện” hay là “theo tội của vị ấy” ...(như trên)... “Hành xử Luật với sự hiện diện” hay là “cách dùng cỏ che lấp,” các pháp này khác biệt về nội dung (và) khác biệt về hình thức tên gọi, hay là giống nhau về nội dung chỉ khác biệt về hình thức tên gọi?

- “Hành xử Luật với sự hiện diện” hay là “hành xử Luật bằng sự ghi nhớ,” các pháp này không những khác biệt về nội dung mà còn khác biệt về hình thức tên gọi. “Hành xử Luật với sự hiện diện” hay là “hành xử Luật khi không điên cuồng” ...(như trên)... “Hành xử Luật với sự hiện diện” hay là “việc phán xử theo tội đã được thừa nhận” ...(như trên)... “Hành xử Luật với sự hiện diện” hay là “thuận theo số đông” ...(như trên)... “Hành xử Luật với sự hiện diện” hay là “theo tội của vị ấy” ...(như trên)... “Hành xử Luật với sự hiện diện” hay là “cách dùng cỏ che lấp,” các pháp này không những khác biệt về nội dung mà còn khác biệt về hình thức tên gọi.

[1064] Có sự tranh cãi là sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi (hay không)? Có sự tranh cãi không phải là sự tranh tụng (hay không)? Có sự tranh tụng không phải là sự tranh cãi (hay không)? Có (sự việc nào) vừa là sự tranh tụng vừa là sự tranh cãi (hay không)?

-Có thể có sự tranh cãi là sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi. Có thể có sự tranh cãi không phải là sự tranh tụng. Có thể có sự tranh tụng không phải là sự tranh cãi. Có thể có (sự việc) vừa là sự tranh tụng vừa là sự tranh cãi.

Ở đây, sự tranh cãi nào là sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi?

-Trong trường hợp này, các tỳ khưu tranh cãi rằng: “Đây là Pháp,” hoặc là “Đây không phải là Pháp,” …(như trên)… “Tội xấu xa,” hoặc là “Tội không xấu xa.” Ở đây, việc nào là sự xung đột, sự gây gỗ, sự tranh luận, sự tranh cãi, nhiều quan điểm, khác quan điểm, cãi vã là thói thường của sự nóng nảy; sự tranh cãi ấy là sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi.

Ở đây, sự tranh cãi nào không phải là sự tranh tụng?

-Mẹ tranh cãi với con trai, con trai tranh cãi với mẹ, cha tranh cãi với con trai, con trai tranh cãi với cha, anh em trai tranh cãi với anh em trai, anh em trai tranh cãi với chị em gái, chị em gái tranh cãi với anh em trai, bạn bè tranh cãi với bạn bè; sự tranh cãi ấy không phải là sự tranh tụng.

Ở đây, sự tranh tụng nào không phải là sự tranh cãi?

-Sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, sự tranh tụng liên quan đến tội, sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ; sự tranh tụng ấy không phải là sự tranh cãi.

Ở đây, sự việc nào vừa là sự tranh tụng vừa là sự tranh cãi?

-Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi vừa là sự tranh tụng vừa là sự tranh cãi.

[1065] Có sự khiển trách là sự tranh tụng liên quan đến khiển trách (hay không)? Có sự khiển trách không phải là sự tranh tụng (hay không)? Có sự tranh tụng không phải là sự khiển trách (hay không)? Có (sự việc nào) vừa là sự tranh tụng vừa là sự khiển trách (hay không)?

-Có thể có sự khiển trách là sự tranh tụng liên quan đến khiển trách. Có thể có sự khiển trách không phải là sự tranh tụng. Có thể có sự tranh tụng không phải là sự khiển trách. Có thể có (sự việc) vừa là sự tranh tụng vừa là sự khiển trách.

Ở đây, sự khiển trách nào là sự tranh tụng liên quan đến khiển trách?

-Trong trường hợp này, các tỳ khưu khiển trách vị tỳ khưu với sự hư hỏng vì giới, hoặc với sự hư hỏng về hạnh kiểm, hoặc với sự hư hỏng về tri kiến, hoặc với sự hư hỏng về nuôi mạng. Ở đây, việc nào là sự khiển trách, sự xoi mói, sự buộc tội, sự chỉ trích, sự moi móc, sự xúi giục, sự khích động; sự khiển trách ấy là sự tranh tụng liên quan đến khiển trách.

Ở đây, sự khiển trách nào không phải là sự tranh tụng?

-Mẹ khiển trách con trai, con trai khiển trách mẹ, cha khiển trách con trai, con trai khiển trách cha, anh em trai khiển trách anh em trai, anh em trai khiển trách chị em gái, chị em gái khiển trách anh em trai, bạn bè khiển trách bạn bè; sự khiển trách ấy không phải là sự tranh tụng.

Ở đây, sự tranh tụng nào không phải là sự khiển trách?

-Sự tranh tụng liên quan đến tội, sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ, sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi; sự tranh tụng ấy không phải là sự khiển trách.

Ở đây, (sự việc nào) vừa là sự tranh tụng vừa là sự khiển trách?

-Sự tranh tụng liên quan đến khiển trách vừa là sự tranh tụng vừa là sự khiển trách.

[1066] Có sự vi phạm tội là sự tranh tụng liên quan đến tội (hay không)? Có sự vi phạm tội không phải là sự tranh tụng (hay không)? Có sự tranh tụng không phải là sự vi phạm tội (hay không)? Có (sự việc nào) vừa là sự tranh tụng vừa là sự vi phạm tội (hay không)?

-Có thể có sự vi phạm tội là sự tranh tụng liên quan đến tội. Có thể có sự vi phạm tội không phải là sự tranh tụng. Có thể có sự tranh tụng không phải là sự vi phạm tội. Có thể có (sự việc) vừa là sự tranh tụng vừa là sự vi phạm tội.

Ở đây, sự vi phạm tội nào là sự tranh tụng liên quan đến tội?

-Năm nhóm tội là sự tranh tụng liên quan đến tội, và bảy nhóm tội là sự tranh tụng liên quan đến tội; sự vi phạm tội ấy là sự tranh tụng liên quan đến tội.

Ở đây, āpatti (sự vi phạm tội) nào không phải là sự tranh tụng?

-Quả vị Nhập Lưu (Sota-āpatti), sự thành đạt (sam-āpatti) (đây là nghệ thuật chơi chữ với từ āpatti); āpatti này không phải là sự tranh tụng.

Ở đây, sự tranh tụng nào không phải là sự vi phạm tội?

-Sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ, sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách; sự tranh tụng ấy không phải là sự vi phạm tội.

Ở đây, sự việc nào vừa là sự tranh tụng vừa là sự vi phạm tội?

-Sự tranh tụng liên quan đến tội vừa là sự tranh tụng vừa là sự vi phạm tội.

[1067] Có nhiệm vụ là sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ (hay không)? Có nhiệm vụ không phải là sự tranh tụng (hay không)? Có sự tranh tụng không phải là nhiệm vụ (hay không)? Có (sự việc nào) vừa là sự tranh tụng vừa là nhiệm vụ (hay không)?

-Có thể có nhiệm vụ là sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ. Có thể có nhiệm vụ không phải là sự tranh tụng. Có thể có sự tranh tụng không phải là nhiệm vụ. Có thể có (sự việc) vừa là sự tranh tụng vừa là nhiệm vụ.

Ở đây, nhiệm vụ nào là sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ?

-Trong trường hợp này, việc nào cần phải hoàn thành, cần phải thực thi, là hành sự với lời công bố, là hành sự với lời đề nghị, là hành sự với lời thông báo đến lần thứ hai, là hành sự với lời thông báo đến lần thứ tư của hội chúng; nhiệm vụ ấy là sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ.

Ở đây, nhiệm vụ nào không phải là sự tranh tụng?

-Nhiệm vụ của thầy dạy học, nhiệm vụ của thầy tế độ, nhiệm vụ của các vị có chung thầy tế độ, nhiệm vụ của các vị có chung thầy dạy học; nhiệm vụ ấy không phải là sự tranh tụng.

Ở đây, sự tranh tụng nào không phải là nhiệm vụ?

-Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, sự tranh tụng liên quan đến tội; sự tranh tụng ấy không phải là nhiệm vụ.

Ở đây, sự việc nào vừa là sự tranh tụng vừa là nhiệm vụ?

– Sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ vừa là sự tranh tụng vừa là nhiệm vụ.

Dứt Phân Tích Sự Tranh Tụng.

Tóm lược phần này:

[1068]

Tranh tụng, sự khơi dậy,
cách thức, và hạng người,
sự mở đầu, nhân, duyên,
điều căn bản, nguồn sanh,
có tội, và nơi nào,
liên kết, và duyên khởi,
nhân, duyên, điều căn bản,
nguồn sanh khởi, hình thức,
tranh cãi, sự tranh tụng,
đây phân tích tranh sự.

*******

X. SƯU TẬP KHÁC VỀ CÁC BÀI KỆ

[1069]

Kết tội với ý gì?
Hồi tưởng lại (sự việc)
nguyên nhân của điều gì?
Hội chúng (tụ hội lại)
do bởi mục đích gì?
Hoạt động của trí óc
điều gì là nguyên do?
– Kết tội làm nhớ lại
nhớ lại để kềm chế,
hội chúng để quyết định,
hoạt động của trí óc
dành riêng cho cá nhân.
Nếu ngài vị xét xử
chớ có nói nhanh quá,
chớ có nói thô lỗ,
chớ sanh lên giận dữ,
xin đừng nói gấp gáp
lời nói gây cải vã
không liên hệ mục đích,
hợp theo Kinh và Luật,,
đúng theo điều quy định,
theo tuần tự thích hợp.
Hãy chăm chú theo dõi
bổn phận, việc thực hành
được tiến hành khéo léo
trong lúc luôn giác tỉnh.
Khéo nói có liên hệ
đến các điều học giới,
trong khi không hủy hoại
cảnh giới thời vị lai,
người tầm cầu lợi ích
hãy thực hành đúng thời,
có liên quan đích đến.
Chớ vội vã tin theo
lời phát biểu hai đàng
của người bị cáo giác
và của người buộc tội.
Nguyên cáo nói “phạm tội,”
bị cáo nói “không phạm,”
trong khi đang theo đuổi
cả hai đều tiến hành
hợp theo sự hiểu biết.
Sự hiểu biết được hành
ở những người khiêm tốn,
những kẻ vô liêm sỉ
điều ấy không biết đến,
nhiều kẻ vô liêm sỉ
cũng có thể nói rằng:
“Hãy tiến hành việc ấy
phù hợp điều đã nói.”

[1070]

Hạng người vô liêm sỉ,
không có sự hiểu biết 
đến cho hạng người ấy,
là hạng người thế nào?
Tôi hỏi ngài điều này:
Hạng người vô liêm sỉ
được nói đến thế nào?
– Kẻ cố ý phạm tội
tội vi phạm giấu diếm
kẻ đi đường sai trái,
được nói đến như thế
là hạng vô liêm sỉ

[1071]

Tôi cũng biết sự thật,
hạng người vô liêm sỉ,
như thế được nói đến.
Tôi hỏi ngài điều khác:
Hạng người có liêm sỉ
được nói đến thế nào?
– Không cố ý phạm tội
tội vi phạm không giấu,
kẻ không đi sai đường,
được nói đến như thế
là người có liêm sỉ.

[1072]

Tôi cũng biết sự thật,
hạng người có liêm sỉ
như thế được nói đến.
Tôi hỏi ngài điều khác:
Hạng cáo tội sai pháp
được nói đến thế nào?
– Vị cáo tội sái thời,
không phải là sự thật,
với (lời nói) thô lỗ,
không liên hệ mục đích,
kẻ nội tâm sân hận
cáo tội thiếu từ tâm,
hạng cáo tội sai pháp
được nói đến như thế.

[1073]

Tôi cũng biết sự thật,
hạng cáo tội sai pháp
như thế được nói đến.
Tôi hỏi ngài điều khác:
Hạng cáo tội đúng pháp
được nói đến thế nào?
– Vị cáo tội đúng thời,
với việc là sự thật,
với (lời nói) mềm mỏng,
có liên hệ mục đích,
nội tâm không sân hận
cáo tội với từ tâm,
hạng cáo tội đúng pháp
được nói đến như thế.

[1074]

Tôi cũng biết sự thật,
hạng cáo tội đúng pháp
như thế được nói đến.
Tôi hỏi ngài điều khác:
Hạng cáo tội ngu dốt
được nói đến thế nào?
– Vị không biết trước sau,
không rành rẽ sau trước,
không biết cách phát biểu,
không rành lối phát ngôn,,
hạng cáo tội ngu dốt
được nói đến như thế.

[1075]

Tôi cũng biết sự thật,
hạng cáo tội ngu dốt
như thế được nói đến.
Tôi hỏi ngài điều khác:
Hạng cáo tội thông thái
được nói đến thế nào?
– Vị biết việc trước sau,
rành rẽ việc sau trước,
hiểu biết cách phát biểu,
rành rẽ lối phát ngôn,
hạng cáo tội thông thái
được nói đến như thế.

[1076]

Tôi cũng biết sự thật,
hạng cáo tội thông thái
như thế được nói đến.
Tôi hỏi ngài điều khác:
Việc cáo tội vi phạm
điều gì được nói đến?
– Vị cáo tội vi phạm
do hư hỏng về giới,
về hạnh kiểm, tri kiến,
vị cáo tội vi phạm
về cả việc nuôi mạng,
việc cáo tội vi phạm
được nói đến như thế.

Dứt Sưu Tập Khác về Các Bài Kệ.

*******

XI. CHƯƠNG CÁO TỘI

[1077] Vị xét xử nên hỏi vị cáo tội rằng: “Này đại đức, việc mà đại đức cáo tội vị tỳ khưu này, đại đức cáo tội vị này về điều gì? Có phải đại đức cáo tội với sự hư hỏng về giới? Có phải đại đức cáo tội với sự hư hỏng về hạnh kiểm? Có phải đại đức cáo tội với sự hư hỏng về tri kiến?

Nếu vị ấy nói như vầy: “Hoặc là tôi cáo tội với sự hư hỏng về giới. Hoặc là tôi cáo tội với sự hư hỏng về hạnh kiểm. Hoặc là tôi cáo tội với sự hư hỏng về tri kiến.”

Vị ấy nên được nói như sau: “Vậy đại đức có biết sự hư hỏng về giới không? Có biết sự hư hỏng về hạnh kiểm không? Có biết sự hư hỏng về tri kiến không?

Nếu vị ấy nói như vầy: “Này đại đức, tôi biết sự hư hỏng về giới. Tôi biết sự hư hỏng về hạnh kiểm. Tôi biết sự hư hỏng về tri kiến.

Vị ấy nên được nói như sau: “Này đại đức, vậy điều gì là sự hư hỏng về giới? Điều gì là sự hư hỏng về hạnh kiểm? Điều gì là sự hư hỏng về tri kiến?

Nếu vị ấy nói như vầy: “Bốn tội pārājika, mười ba tội saṅghādisesa, đó là sự hư hỏng về giới. Tội thullaccaya, tội pācittiya, tội pāṭidesanīya, tội dukkaṭa, tội dubbhāsita, đó là sự hư hỏng về hạnh kiểm. Tà kiến, tri kiến cực đoan, đó là sự hư hỏng về tri kiến.

Vị ấy nên được nói như sau: “Này đại đức, việc mà đại đức cáo tội vị tỳ khưu này, có phải đại đức cáo tội do đã được thấy,? Có phải đại đức cáo tội do đã được nghe? Có phải đại đức cáo tội do sự nghi ngờ?

Nếu vị ấy nói như vầy: “Hoặc là tôi cáo tội do đã được thấy. Hoặc là tôi cáo tội do đã được nghe. Hoặc là tôi cáo tội do sự nghi ngờ.

Vị ấy nên được nói như sau: “Này đại đức, việc mà đại đức cáo tội vị tỳ khưu này do đã được thấy, đại đức đã thấy gì? Đại đức đã thấy thế nào? Đại đức đã thấy khi nào? Đại đức đã thấy ở đâu? Có phải đã thấy (vị này) đang phạm tội pārājika? Có phải đã thấy (vị này) đang phạm tội saṅghādisesa? Có phải đã thấy (vị này) đang phạm tội thullaccaya? Có phải đã thấy (vị này) đang phạm tội pācittiya? Có phải đã thấy (vị này) đang phạm tội pāṭidesanīya? Có phải đã thấy (vị này) đang phạm tội dukkaṭa? Có phải đã thấy (vị này) đang phạm tội dubbhāsita? Và đại đức đã ở đâu? Và vị tỳ khưu này đã ở đâu? Và đại đức đã làm gì? Và vị tỳ khưu này đã làm gì?

Nếu vị ấy nói như vầy: “Này đại đức, tôi không cáo tội vị tỳ khưu này do đã được thấy, tuy nhiên tôi cáo tội do đã được nghe.

Vị ấy nên được nói như sau: “Này đại đức, việc mà đại đức cáo tội vị tỳ khưu này do đã được nghe, đại đức đã nghe gì? Đại đức đã nghe thế nào? Đại đức đã nghe khi nào? Đại đức đã nghe ở đâu? Có phải đã nghe rằng: ‘Vị này đã phạm tội pārājika’? Có phải đã nghe rằng: ‘Vị này đã phạm tội saṅghādisesa’? Có phải đã nghe rằng: ‘Vị này đã phạm tội thullaccaya’? Có phải đã nghe rằng: ‘Vị này đã phạm tội pācittiya’? Có phải đã nghe rằng: ‘Vị này đã phạm tội pāṭidesanīya’? Có phải đã nghe rằng: ‘Vị này đã phạm tội dukkaṭa’? Có phải đã nghe rằng: ‘Vị này đã phạm tội dubbhāsita’? Có phải đã nghe từ vị tỳ khưu? Có phải đã nghe từ vị tỳ khưu ni? Có phải đã nghe từ cô ni tu tập sự? Có phải đã nghe từ vị sa di? Có phải đã nghe từ vị sa di ni? Có phải đã nghe từ nam cư sĩ? Có phải đã nghe từ nữ cư sĩ? Có phải đã nghe từ các đức vua? Có phải đã nghe từ các quan đại thần của đức vua? Có phải đã nghe từ các ngoại đạo? Có phải đã nghe từ các đệ tử của ngoại đạo?

Nếu vị ấy nói như vầy: “Này đại đức, tôi không cáo tội vị tỳ khưu này do đã được nghe, tuy nhiên tôi cáo tội do sự nghi ngờ.

Vị ấy nên được nói như sau: “Này đại đức, việc mà đại đức cáo tội vị tỳ khưu này do sự nghi ngờ, đại đức nghi ngờ gì? Đại đức nghi ngờ như thế nào? Đại đức nghi ngờ khi nào? Đại đức nghi ngờ ở đâu? Có phải đại đức nghi ngờ rằng: ‘Vị này đã phạm tội pārājika’? Có phải đại đức nghi ngờ rằng: ‘Vị này đã phạm tội saṅghādisesa’? Có phải đại đức nghi ngờ rằng: ‘Vị này đã phạm tội thullaccaya’? Có phải đại đức nghi ngờ rằng: ‘Vị này đã phạm tội pācittiya’? Có phải đại đức nghi ngờ rằng: ‘Vị này đã phạm tội pāṭidesanīya’? Có phải đại đức nghi ngờ rằng: ‘Vị này đã phạm tội dukkaṭa’? Có phải đại đức nghi ngờ rằng: ‘Vị này đã phạm tội dubbhāsita’? Có phải đại đức nghi ngờ sau khi nghe từ vị tỳ khưu? Có phải đại đức nghi ngờ sau khi nghe từ vị tỳ khưu ni? Có phải đại đức nghi ngờ sau khi nghe từ cô ni tu tập sự? Có phải đại đức nghi ngờ sau khi nghe từ vị sa di? Có phải đại đức nghi ngờ sau khi nghe từ vị sa di ni? Có phải đại đức nghi ngờ sau khi nghe từ nam cư sĩ? Có phải đại đức nghi ngờ sau khi nghe từ nữ cư sĩ? Có phải đại đức nghi ngờ sau khi nghe từ các đức vua? Có phải đại đức nghi ngờ sau khi nghe từ các quan đại thần của đức vua? Có phải đại đức nghi ngờ sau khi nghe từ các ngoại đạo? Có phải đại đức nghi ngờ sau khi nghe từ các đệ tử của ngoại đạo?

[1078]

Điều được thấy tương tợ
với điều đã được thấy,
điều được thấy phù hợp
với điều đã được thấy,
do điều đã được thấy
bị nghi không thanh tịnh
dẫu rằng không vi phạm;
người ấy do thú nhận
lễ Uposatha
nên hành với vị ấy.
Điều được nghe tương tợ
với điều đã được nghe,
điều được nghe phù hợp
với điều đã được nghe,
do điều đã được nghe
bị nghi không thanh tịnh
dẫu rằng không vi phạm;
người ấy do thú nhận
lễ Uposatha
nên hành với vị ấy.
Điều cảm nhận tương tợ
với điều được cảm nhận,
điều cảm nhận phù hợp
với điều được cảm nhận,
do điều được cảm nhận
bị nghi không thanh tịnh
dẫu rằng không vi phạm;
người ấy do thú nhận
lễ Uposatha
nên hành với vị ấy.

[1079] Việc gì là đầu tiên, việc gì là ở giữa, việc gì là kết cuộc của sự cáo tội?

- Hành động thỉnh ý là đầu tiên, sự tiến hành là ở giữa, sự dàn xếp là kết cuộc của sự cáo tội.

Có bao nhiêu căn nguyên, có bao nhiêu sự việc, có bao nhiêu nền tảng của sự cáo tội? Vị cáo tội với bao nhiêu hình thức?

- Có hai căn nguyên, có ba sự việc, có năm nền tảng của sự cáo tội. Vị cáo tội với hai hình thức.

Hai căn nguyên của sự cáo tội là gì?

- Có nguyên cớ hoặc không có nguyên cớ. Đây là hai căn nguyên của sự cáo tội.

Ba sự việc của sự cáo tội là gì?

- Do đã được thấy, do đã được nghe, do sự nghi ngờ. Đây là ba sự việc của sự cáo tội.

 Năm nền tảng của sự cáo tội là gì?

- “Tôi sẽ nói đúng thời không phải không đúng thời; tôi sẽ nói với sự thật không phải với sự không thật; tôi sẽ nói mềm mỏng không thô lỗ; tôi sẽ nói có liên hệ đến mục đích không phải không liên hệ đến mục đích; tôi sẽ nói với tâm từ không phải với nội tâm có sân hận.” Đây là năm nền tảng của sự cáo tội.

Vị cáo tội với hai hình thức gì?

- Vị cáo tội bằng thân hoặc là cáo tội bằng khẩu. Vị cáo tội với hai hình thức này.

[1080] Vị cáo tội nên thực hành thế nào? Vị bị cáo tội nên thực hành thế nào? Hội chúng nên thực hành thế nào? Vị xét xử nên thực hành thế nào?

Vị cáo tội nên thực hành thế nào?

- Vị cáo tội nên cáo tội vị khác sau khi đã an trú trong năm pháp: “Tôi sẽ nói đúng thời không phải không đúng thời; tôi sẽ nói với sự thật không phải với sự không thật; tôi sẽ nói mềm mỏng không thô lỗ; tôi sẽ nói có liên hệ đến mục đích không phải không liên hệ đến mục đích; tôi sẽ nói với tâm từ không phải với nội tâm có sân hận.” Vị cáo tội nên thực hành như thế.

Vị bị cáo tội nên thực hành thế nào?

- Vị bị cáo tội nên an trú trong hai pháp: trong sự chân thật và trong sự không nổi giận. Vị bị cáo tội nên thực hành như thế.

Hội chúng nên thực hành thế nào?

- Hội chúng nên biết điều gì đã được nói ra và chưa được nói ra. Hội chúng nên thực hành như thế.

Vị xét xử nên thực hành thế nào?

- Sự tranh tụng ấy được giải quyết với Pháp nào, với Luật nào, với lời dạy nào của bậc Đạo Sư, vị xét xử nên giải quyết sự tranh tụng ấy theo như thế. Vị xét xử nên thực hành như thế.

[1081]

Lễ Uposatha
do bởi mục đích gì?
Lễ Pavāraṇā
có nguyên nhân là gì?
Phạt parivāsa
do bởi mục đích gì?
Việc trở lại từ đầu
có nguyên nhân là gì?
Hành phạt mānatta
do bởi mục đích gì?
Việc giải tội (phục hồi)
có nguyên nhân là gì?
– Lễ Uposatha
nhằm mục đích hợp nhất.
Lễ Pavāraṇā
nhằm mục đích thanh tịnh.
Phạt parivāsa
để hành mānatta.
Việc trở lại từ đầu
nhằm mục đích kềm chế.
Hành phạt mānatta
nhằm mục đích giải tội.
Việc giải tội (phục hồi)
nhằm mục đích thanh tịnh.
Vì ưa thích, sân hận,
vì sợ hãi, si mê,
sỉ nhục các trưởng lão
khi tan rã xác thân,
trở thành kẻ trí tồi,
tự mình chôn lấy mình,
các giác quan hư hoại,
không tôn kính học tập
kẻ khờ đi địa ngục.
Không nương tựa tài vật
và chẳng nương nhờ người,
sau khi đã buông bỏ
luôn cả hai điều này
Pháp bảo như thế nào
thực hành như thế ấy.
Vị sỉ nhục giận dữ,
thù hằn, và ác độc,
vu cáo rằng: “Có tội”
với vị không phạm tội,
kẻ cáo tội như thế
tự thiêu đốt chính mình.
Nói thì thầm bên tai,
tầm cầu điều hư hỏng,
bỏ lơ điều xét đoán,
hành theo đường sai trái,
vu cáo rằng: “Có tội”
với vị không phạm tội,
kẻ cáo tội như thế
tự thiêu đốt chính mình.
Vị cáo tội sái thời,
không phải là sự thật,
với (lời nói) thô lỗ,
không liên hệ mục đích,
với nội tâm sân hận
cáo tội không tâm từ,
vu cáo rằng: “Có tội”
với vị không phạm tội,
kẻ cáo tội như thế
tự thiêu đốt chính mình.
Đúng Pháp, và sai Pháp,
vị ấy không biết đến
và cũng không rành rẽ
đúng Pháp, và sai Pháp,
vu cáo rằng: “Có tội”
với vị không phạm tội,
kẻ cáo tội như thế
tự thiêu đốt chính mình.
Đúng Luật, và sai Luật,
vị ấy không biết đến
và cũng không rành rẽ
đúng Luật, và sai Luật,
vu cáo rằng: “Có tội”
với vị không phạm tội,
kẻ cáo tội như thế
tự thiêu đốt chính mình.
Điều đã nói, chưa nói
vị ấy không biết đến
và cũng không rành rẽ
điều đã hoặc chưa nói,
vu cáo rằng: “Có tội”
với vị không phạm tội,
kẻ cáo tội như thế
tự thiêu đốt chính mình.
Tập quán, không tập quán
vị ấy không biết đến
và cũng không rành rẽ
tập quán, không tập quán,
vu cáo rằng: “Có tội”
với vị không phạm tội,
kẻ cáo tội như thế
tự thiêu đốt chính mình.
Quy định, chưa quy định
vị ấy không biết đến
và cũng không rành rẽ
quy định, chưa quy định,
vu cáo rằng: “Có tội”
với vị không phạm tội,
kẻ cáo tội như thế
tự thiêu đốt chính mình.
Phạm tội, không phạm tội
vị ấy không biết đến
và cũng không rành rẽ
phạm tội, không phạm tội,
vu cáo rằng: “Có tội”
với vị không phạm tội,
kẻ cáo tội như thế
tự thiêu đốt chính mình.
Tội nhẹ, hay tội nặng
vị ấy không biết đến
và cũng không rành rẽ
tội nhẹ, hay tội nặng,
vu cáo rằng: “Có tội”
với vị không phạm tội,
kẻ cáo tội như thế
tự thiêu đốt chính mình.
Dư sót, không dư sót
vị ấy không biết đến
và cũng không rành rẽ
dư sót, không dư sót,,
vu cáo rằng: “Có tội”
với vị không phạm tội,
kẻ cáo tội như thế
tự thiêu đốt chính mình.
Xấu xa, không xấu xa
vị ấy không biết đến
và cũng không rành rẽ
xấu xa, không xấu xa,
vu cáo rằng: “Có tội”
với vị không phạm tội,
kẻ cáo tội như thế
tự thiêu đốt chính mình.
Việc trước, hoặc việc sau
vị ấy không biết đến
và cũng không rành rẽ
việc trước, hoặc việc sau,
vu cáo rằng: “Có tội”
với vị không phạm tội,
kẻ cáo tội như thế
tự thiêu đốt chính mình.
Cách phát biểu mạch lạc,
vị ấy không biết đến
và cũng không rành rẽ
cách phát biểu mạch lạc,
vu cáo rằng: “Có tội”
với vị không phạm tội,
kẻ cáo tội như thế
tự thiêu đốt chính mình.

Dứt Chương Cáo Tội.

Tóm lược chương này:

[1082]

Cáo tội và xét xử,
việc đầu tiên, căn nguyên,
lễ Uposatha,
cảnh giới ngày vị lai,
lời dạy được duy trì
ở trong Chương Cáo Tội.

*******

XII. XUNG ĐỘT (PHẦN PHỤ)

[1083] Trong khi đang đi đến hội chúng, vị tỳ khưu theo đuổi sự xung đột nên đi đến hội chúng với tâm nhún nhường, với tâm như là không bị cấu uế, nên khéo léo về chỗ ngồi và khéo léo khi ngồi xuống, nên ngồi xuống chỗ ngồi thích hợp không chiếm chỗ của các tỳ khưu trưởng lão, không buộc các tỳ khưu mới tu phải nhường chỗ ngồi, không nên là người nói linh tinh, không nên là người nói chuyện nhảm nhí, hoặc là nên tự mình nói Pháp hoặc là nên thỉnh cầu vị khác (nói Pháp), hoặc là nên tôn trọng trạng thái im lặng thánh thiện.

Vị được hội chúng thừa nhận, vị xét xử, vị có ý định xét xử không nên hỏi về thầy tế độ, không nên hỏi về thầy dạy học, không nên hỏi về người đệ tử, không nên hỏi về người học trò, không nên hỏi về vị đồng thầy tế độ, không nên hỏi về vị đồng thầy dạy học, không nên hỏi về sự xuất thân, không nên hỏi về tên, không nên hỏi về dòng họ, không nên hỏi về sự truyền thừa, không nên hỏi về trú quán của gia đình, không nên hỏi về nơi sanh ra. Vì lý do gì? - Trường hợp ấy có thể có sự thương hoặc là sự ghét. Khi có sự thương hoặc khi có sự ghét, có thể bị chi phối bởi sự ưa thích, có thể bị chi phối bởi sự sân hận, có thể bị chi phối bởi sự si mê, có thể bị chi phối bởi sự sợ hãi.

Vị được hội chúng thừa nhận, vị xét xử, vị có ý định xét xử nên xem trọng hội chúng không nên xem trọng cá nhân, nên xem trọng Chánh Pháp không nên xem trọng tài vật, nên liên hệ đến mục đích, không nên thỏa hiệp với đám đông, nên xét xử đúng thời không phải sái thời, nên xét xử với sự thật không phải với sự không thật, nên xét xử với sự mềm mỏng không phải với sự thô lỗ, nên xét xử có liên hệ đến mục đích không phải không liên hệ mục đích, nên xét xử với tâm từ không phải với nội tâm có sân hận, không nên có sự nói thì thầm vào tai, không nên nhìn đảo quanh, mắt không nên nhìn soi mói, không nên nhướng mày, không nên ngửa đầu lên, không nên làm cử động bàn tay, không nên làm hiệu bằng bàn tay, nên khéo léo về chỗ ngồi, nên khéo léo khi ngồi xuống. Vị đang theo đuổi mục đích nên ngồi xuống ở chỗ ngồi của mình, mắt nhìn (phía trước) khoảng cách của cây cày, và không nên từ chỗ ngồi đứng dậy, không nên bỏ qua sự xét đoán, không nên theo đuổi đường lối sai trái, không nên nói bỏ dở câu, không nên vội vã, không nên hấp tấp, không nên hành xử ác độc, nên có tâm từ và có sự trầm tĩnh trong lời nói, nên có tâm bi với lòng thương tưởng đến lợi ích, nên chăm chú đến lợi ích không lao theo điều phù phiếm, nên nói có giới hạn, không trú vào oan trái, không sanh lòng oán giận.

Nên suy xét về bản thân, nên suy xét về người khác, nên suy xét về vị cáo tội, nên suy xét về vị bị cáo tội, nên suy xét về vị cáo tội sai pháp, nên suy xét về vị bị cáo tội sai pháp, nên suy xét về vị cáo tội đúng pháp, nên suy xét về vị bị cáo tội đúng pháp. Không bỏ qua điều đã được nói, không gợi lên điều không được nói, nên khéo léo ghi nhận những chữ và câu được nói ra, nên hỏi lại vị kia, và nên hành xử theo điều đã được biết. Vị uể oải nên được khích lệ, vị sợ hãi nên được trấn tĩnh, vị dữ tợn nên được răn đe, vị không trong sạch nên được làm minh bạch, vị thẳng thắn và mềm mỏng không nên bị chi phối bởi sự ưa thích, không nên bị chi phối bởi sự sân hận, không nên bị chi phối bởi sự si mê, không nên bị chi phối bởi sự sợ hãi, nên duy trì sự công chính đối với các pháp và các hạng người. Và như vậy, vị xét xử trong khi xét xử vừa là vị thầy vừa là vị thực hành giáo pháp, là người được thương yêu, được quý mến, được kính trọng, và có uy tín đối với các vị đồng Phạm hạnh có sự hiểu biết.

[1084] Điều học nhằm mục đích là sự khẳng định, ví dụ nhằm mục đích là sự minh họa, ý nghĩa nhằm mục đích là sự giảng giải, câu hỏi nhằm mục đích là sự xác định, việc thỉnh ý nhằm mục đích là sự buộc tội, sự buộc tội nhằm mục đích là làm cho nhớ lại, sự làm cho nhớ lại nhằm mục đích là sự bảo ban, sự bảo ban nhằm mục đích là sự ngăn cản, sự ngăn cản nhằm mục đích là sự khẳng định, sự khẳng định nhằm mục đích là sự điều tra, sự điều tra nhằm mục đích là sự đạt đến việc có bằng cớ hay không có bằng cớ, việc có bằng cớ hay không có bằng cớ nhằm mục đích là việc trấn áp những nhân vật ác xấu, nhằm mục đích là sự ủng hộ các tỳ khưu hiền thiện. Hội chúng nhằm mục đích là sự đồng ý và tán thành, những vị được hội chúng thừa nhận là (những vị) có sự kiên trì, không có sự dối trá. Luật nhằm mục đích là sự thu thúc, sự thu thúc nhằm mục đích là sự không vi phạm, không vi phạm nhằm mục đích là sự khoan khoái, sự khoan khoái nhằm mục đích là hỷ, hỷ nhằm mục đích là tịnh, tịnh nhằm mục đích là lạc, lạc nhằm mục đích là định, định nhằm mục đích là sự thấy biết đúng theo bản thể, sự thấy biết đúng theo bản thể nhằm mục đích là sự nhờm gớm, sự nhờm gớm nhằm mục đích là sự ly tham, sự ly tham nhằm mục đích là sự giải thoát, sự giải thoát nhằm mục đích là sự thấy biết của giải thoát, sự thấy biết của giải thoát nhằm mục đích là Niết Bàn không còn chấp thủ. Lời giảng (về Luật) là mục đích của việc này, bàn bạc (về Luật) là mục đích của việc này, sự diễn tiến theo điều kiện là mục đích của việc này, sự lắng tai nghe là mục đích của việc này, tức là sự giải thoát của tâm do không còn chấp thủ.

[1085]

Hãy suy xét tận tường
trách nhiệm và phận sự
được khéo léo thực hành
bởi bậc đã giác ngộ
đã nói lên rõ ràng
đúng theo các điều học;
chớ có làm hủy hoại
cảnh giới ngày vị lai.
Vị không hiểu vấn đề
không biết về sự việc,
điều hư hỏng, tội phạm,
duyên khởi, sự biểu hiện
việc trước rồi việc sau,
và cũng thế về việc
đã làm hoặc chưa làm,
và cũng không hiểu rõ
hành sự, và tranh tụng,
luôn cả việc dàn xếp,
bị ái nhiễm, xấu xa,
ngu dốt, bị chi phối
do sợ hãi si mê,
không rành điều quy định,
chẳng biết việc dập tắt,
bè phái, không hổ thẹn,
có việc làm đen tối
có sự không tôn trọng,
tỳ khưu như thế ấy
gọi là không đáng trọng.
Vị thông hiểu vấn đề
biết rõ về sự việc,
điều hư hỏng, tội phạm,
duyên khởi, sự biểu hiện
việc trước rồi việc sau,
và cũng thế, về việc
đã làm hoặc chưa làm,
còn là vị hiểu rõ
hành sự, và tranh tụng,
luôn cả việc dàn xếp,
vô nhiễm, chẳng xấu xa,
vô si, không thiên vị
vì sợ hãi si mê,
biết rõ điều quy định,
rành rẽ việc dập tắt,
lập nhóm, biết hổ thẹn,
có việc làm trong sáng,
cùng với sự tôn kính,
tỳ khưu như thế ấy
gọi là đáng kính trọng.

Dứt Chương Xung Đột Nhỏ.

Tóm lược chương này:

[1086]

Kính trọng đến hội chúng
chẳng phải với cá nhân,
tâm nhún nhường nên hỏi.
Điều học nhằm khẳng định,
và để nâng đỡ Luật,
trong chương Xung Đột Nhỏ,
tóm lược được thực hiện
thành phần đọc tụng này.

*******

XIII. XUNG ĐỘT (PHẦN CHÍNH)

[1087] Vị tỳ khưu theo đuổi sự xung đột trong khi phát biểu nơi hội chúng nên biết về sự việc, nên biết về sự hư hỏng, nên biết về tội vi phạm, nên biết về duyên khởi, nên biết về sự biểu hiện, nên biết điều trước và điều sau, nên biết việc đã được thực hiện và chưa được thực hiện, nên biết về hành sự, nên biết về sự tranh tụng, nên biết về sự dàn xếp, không nên bị chi phối bởi sự ưa thích, không nên bị chi phối bởi sự sân hận, không nên bị chi phối bởi sự si mê, không nên bị chi phối bởi sự sợ hãi, nên làm cho biết rõ về điều cần được biết rõ, nên dập tắt điều cần được dập tắt, nên xem xét điều cần được xem xét, nên tin tưởng vào điều đáng được tin tưởng, (nghĩ rằng): “Ta đã đạt được đồ chúng” không nên đánh giá thấp đồ chúng khác, (nghĩ rằng): “Ta là người nghe nhiều” không nên đánh giá thấp vị nghe ít, (nghĩ rằng): “Ta là vị thâm niên hơn” không nên đánh giá thấp vị mới tu sau, không nên nói về điều chưa được thành tựu, không nên bỏ qua điều đã được thành tựu đúng Pháp đúng Luật, sự tranh tụng ấy được giải quyết theo Pháp nào theo Luật nào theo lời dạy nào của bậc Đạo Sư thì nên giải quyết sự tranh tụng ấy như thế.

[1088] Nên biết về sự việc: là nên biết về sự việc của tám điều pārājika, nên biết về sự việc của hai mươi ba điều saṅghādisesa, nên biết về sự việc của hai điều aniyata, nên biết về sự việc của bốn mươi hai điều nissaggiya, nên biết về sự việc của một trăm tám mươi tám điều pācittiya, nên biết về sự việc của mười hai điều pāṭidesanīya, nên biết về sự việc của các điều dukkaṭa, nên biết về sự việc của các điều dubbhāsita.

[1089] Nên biết về sự hư hỏng: là nên biết về sự hư hỏng về giới, nên biết về sự hư hỏng về hạnh kiểm, nên biết về sự hư hỏng về tri kiến, nên biết về sự hư hỏng về nuôi mạng.

[1090] Nên biết về tội vi phạm: là nên biết về tội pārājika, nên biết về tội saṅghādisesa, nên biết về tội aniyata, nên biết về tội nissaggiya, nên biết về tội pācittiya, nên biết về tội pāṭidesanīya, nên biết về tội dukkaṭa, nên biết về tội dubbhāsita.

[1091] Nên biết về duyên khởi: là nên biết về duyên khởi của tám điều pārājika, nên biết về duyên khởi của hai mươi ba điều saṅghādisesa, nên biết về duyên khởi của hai điều aniyata, nên biết về duyên khởi của bốn mươi hai điều nissaggiya, nên biết về duyên khởi của một trăm tám mươi tám điều pācittiya, nên biết về duyên khởi của mười hai điều pāṭidesanīya, nên biết về duyên khởi của các điều dukkaṭa, nên biết về duyên khởi của các điều dubbhāsita.

[1092] Nên biết về sự biểu hiện: là nên biết về hội chúng từ sự biểu hiện, nên biết về nhóm từ sự biểu hiện, nên biết về cá nhân từ sự biểu hiện, nên biết về vị cáo tội từ sự biểu hiện, nên biết về vị bị cáo tội từ sự biểu hiện.

Nên biết về hội chúng từ sự biểu hiện: là (nghĩ rằng): “Hội chúng này có khả năng để giải quyết sự tranh tụng này theo Pháp, theo Luật, theo lời dạy của bậc Đạo Sư hay là không có (khả năng)?” Nên biết về hội chúng từ sự biểu hiện là như thế.

Nên biết về nhóm từ sự biểu hiện: là (nghĩ rằng): “Nhóm này có khả năng để giải quyết sự tranh tụng này theo Pháp, theo Luật, theo lời dạy của bậc Đạo Sư hay là không có (khả năng)?” Nên biết về nhóm từ sự biểu hiện là như thế.

Nên biết về cá nhân từ sự biểu hiện: là (nghĩ rằng): “Cá nhân này có khả năng để giải quyết sự tranh tụng này theo Pháp, theo Luật, theo lời dạy của bậc Đạo Sư hay là không có (khả năng)?” Nên biết về cá nhân từ sự biểu hiện là như thế.

Nên biết về vị cáo tội từ sự biểu hiện: là (nghĩ rằng): “Phải chăng đại đức này kết tội vị khác sau khi đã an trú vào năm pháp hay là chưa (an trú)?” Nên biết về người bị cáo tội từ sự biểu hiện là như thế.

Nên biết về người bị cáo tội từ sự biểu hiện: là (nghĩ rằng): “Phải chăng đại đức này đã được an trú trong hai pháp: trong sự chân thật và trong sự không nổi giận hay là chưa được (an trú)?” Nên biết về người bị cáo tội từ sự biểu hiện là như thế.

[1093] Nên biết điều trước và điều sau: là (nghĩ rằng): “Phải chăng đại đức này tráo trở từ sự việc (này) sang sự việc (khác), hay là tráo trở từ sự hư hỏng (này) sang sự hư hỏng (khác), hay là tráo trở từ tội (này) sang tội (khác), hay là sau khi phủ nhận rồi thừa nhận, hay là sau khi thừa nhận rồi phủ nhận, hay là tránh né điều này bằng điều khác, hay là không có?” Nên biết điều trước và điều sau là như thế.

[1094] Nên biết việc đã được thực hiện và chưa được thực hiện: là nên biết về việc đôi lứa, nên biết về việc tương xứng đối với việc đôi lứa, nên biết phần việc xảy ra trước của việc đôi lứa.

Nên biết về việc đôi lứa: là nên biết về sự kết hợp chung lại của hai người.

Nên biết về việc tương xứng đối với việc đôi lứa: là vị tỳ khưu dùng miệng của mình ngậm lấy dương vật của vị khác.

Nên biết phần việc xảy ra trước của việc đôi lứa: là màu và không màu (của tinh dịch), sự xúc chạm cơ thể, sự nói lời dâm dật, sự hầu hạ tình dục cho bản thân, việc mai mối.

[1095] Nên biết về hành sự: là nên biết về mười sáu hành sự, nên biết về bốn hành sự công bố, nên biết về bốn hành sự với lời đề nghị, nên biết về bốn hành sự với lời thông báo đến lần thứ nhì, nên biết về bốn hành sự với lời thông báo đến lần thứ tư.

[1096] Nên biết về sự tranh tụng: là nên biết về bốn sự tranh tụng, nên biết về sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, nên biết về sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, nên biết về sự tranh tụng liên quan đến tội, nên biết về sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ.

[1097] Nên biết về sự dàn xếp: là nên biết về bảy cách dàn xếp, nên biết về hành xử Luật với sự hiện diện, nên biết về hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, nên biết về hành xử Luật khi không điên cuồng, nên biết về việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, nên biết về thuận theo số đông, nên biết về theo tội của vị ấy, nên biết về cách dùng cỏ che lấp.

[1098] Không nên bị chi phối bởi sự ưa thích: Trong khi bị chi phối bởi sự ưa thích, vị bị chi phối bởi sự ưa thích như thế nào?

– Trong trường hợp ấy, có vị (nghĩ rằng): “Đối với ta đây, (vị này) là thầy tế độ, hoặc là thầy dạy học, hoặc là người đệ tử, hoặc là người học trò, hoặc là vị đồng thầy tế độ, hoặc là vị đồng thầy dạy học, hoặc là vị đồng quan điểm, hoặc là vị thân thiết, hoặc là thân quyến đồng huyết thống” rồi do lòng thương tưởng người ấy, do sự bảo vệ người ấy rồi tuyên bố phi Pháp là “Pháp,” tuyên bố Pháp là: “Phi Pháp,” tuyên bố phi Luật là: “Luật,” tuyên bố Luật là: “Phi Luật,” tuyên bố điều đã không được giảng, không được nói bởi đức Như Lai là: “Điều đã được giảng, đã được nói bởi đức Như Lai,” tuyên bố điều đã được giảng, đã được nói bởi đức Như Lai là: “Điều đã không được giảng, không được nói bởi đức Như Lai,” tuyên bố điều không được thực hành bởi đức Như Lai là: “Điều đã được thực hành bởi đức Như Lai,” tuyên bố điều được thực hành bởi đức Như Lai là: “Điều đã không được thực hành bởi đức Như Lai,” tuyên bố điều không được quy định bởi đức Như Lai là: “Điều đã được quy định bởi đức Như Lai,” tuyên bố điều được quy định bởi đức Như Lai là: “Điều đã không được quy định bởi đức Như Lai,” tuyên bố vô tội là: “Phạm tội,” tuyên bố phạm tội là: “Vô tội,” tuyên bố tội nhẹ là: “Tội nặng,” tuyên bố tội nặng là: “Tội nhẹ,” tuyên bố tội còn dư sót là: “Tội không còn dư sót,” tuyên bố tội không còn dư sót là: “Tội còn dư sót,” tuyên bố tội xấu xa là: “Tội không xấu xa,” tuyên bố tội không xấu xa là: “Tội xấu xa.” Với mười tám sự việc này, trong khi bị chi phối bởi sự ưa thích vị (ấy) đã thực hành không vì sự lợi ích của nhiều người, không vì sự an lạc của nhiều người, vì sự không tấn hóa, vì sự không lợi ích, vì sự khổ đau của nhiều người, của chư thiên và nhân loại. Với mười tám sự việc này, trong khi bị chi phối bởi sự ưa thích, vị (ấy) làm cho bản thân bị chôn vùi, bị tổn hại, trở thành có tội, đáng bị chê trách bởi những người có sự hiểu biết, và gây nên nhiều điều phi công đức. Trong khi bị chi phối bởi sự ưa thích, vị bị chi phối bởi sự ưa thích là như thế.

[1099] Không nên bị chi phối bởi sự sân hận: Trong khi bị chi phối bởi sự sân hận, vị bị chi phối bởi sự sân hận như thế nào?

– Trong trường hợp ấy, có vị (nghĩ rằng): “Hắn đã gây cho ta điều không lợi ích” rồi kết oan trái, “Hắn đang gây cho ta điều không lợi ích” rồi kết oan trái, “Hắn sẽ gây cho ta điều không lợi ích” rồi kết oan trái. (Nghĩ rằng): “Hắn đã gây điều không lợi ích, đang gây điều không lợi ích, sẽ gây điều không lợi ích cho người được ta thương yêu quý mến” rồi kết oan trái. (Nghĩ rằng): “Hắn đã gây điều lợi ích, đang gây điều lợi ích, sẽ gây điều lợi ích cho người không được ta thương yêu quý mến” rồi kết oan trái; do chín sự việc oan trái này, vị (ấy) trở nên thù hằn, ác cảm, giận dữ, bị chế ngự bởi sự giận dữ rồi tuyên bố phi Pháp là “Pháp,” tuyên bố Pháp là: “Phi Pháp,” ...(như trên)... tuyên bố tội xấu xa là: “Tội không xấu xa,” tuyên bố tội không xấu xa là: “Tội xấu xa.” Với mười tám sự việc này, trong khi bị chi phối bởi sự sân hận vị (ấy) đã thực hành không vì sự lợi ích của nhiều người, không vì sự an lạc của nhiều người, vì sự không tấn hóa, vì sự không lợi ích, vì sự khổ đau của nhiều người, của chư thiên và nhân loại. Với mười tám sự việc này, trong khi bị chi phối bởi sự sân hận, vị (ấy) làm cho bản thân bị chôn vùi, bị tổn hại, trở thành có tội, đáng bị chê trách bởi những người có sự hiểu biết, và gây nên nhiều điều phi công đức. Trong khi bị chi phối bởi sự sân hận, vị bị chi phối bởi sự sân hận là như thế.

[1100] Không nên bị chi phối bởi sự si mê: Trong khi bị chi phối bởi sự si mê, vị bị chi phối bởi sự si mê như thế nào?

– Bị ái nhiễm, vị (ấy) chịu sự sai khiến của ái dục; bị sân hận vị (ấy) chịu sự sai khiến của sân hận; bị si mê, vị (ấy) chịu sự sai khiến của si mê; bị ô nhiễm, vị (ấy) chịu sự sai khiến của tà kiến, bị si mê, bị mê mờ hoàn toàn, bị chế ngự bởi sự si mê rồi tuyên bố phi Pháp là “Pháp,” tuyên bố Pháp là: “Phi Pháp,” ...(như trên)... tuyên bố tội xấu xa là: “Tội không xấu xa,” tuyên bố tội không xấu xa là: “Tội xấu xa.” Với mười tám sự việc này, trong khi bị chi phối bởi sự si mê vị (ấy) đã thực hành không vì sự lợi ích của nhiều người, không vì sự an lạc của nhiều người, vì sự không tấn hóa, vì sự không lợi ích, vì sự khổ đau của nhiều người, của chư thiên và nhân loại. Với mười tám sự việc này, trong khi bị chi phối bởi sự si mê, vị (ấy) làm cho bản thân bị chôn vùi, bị tổn hại, trở thành có tội, đáng bị chê trách bởi những người có sự hiểu biết, và gây nên nhiều điều phi công đức. Trong khi bị chi phối bởi sự si mê, vị bị chi phối bởi sự si mê là như thế.

[1001] Không nên bị chi phối bởi sự sợ hãi: Trong khi bị chi phối bởi sự sợ hãi, vị bị chi phối bởi sự sợ hãi như thế nào?

– Trong trường hợp ấy, có vị (nghĩ rằng): “Người này hoặc là cậy vào sự bất công, hoặc là cậy vào sự rối ren, hoặc là cậy vào sức mạnh, tàn bạo, thô lỗ sẽ gây nguy hiểm cho mạng sống hoặc là gây nguy hiểm cho Phạm hạnh,” do sự sợ hãi của điều ấy vị (ấy) bị hoảng hốt rồi tuyên bố phi Pháp là “Pháp,” tuyên bố Pháp là: “Phi Pháp,” ...(như trên)... tuyên bố tội xấu xa là: “Tội không xấu xa,” tuyên bố tội không xấu xa là: “Tội xấu xa.” Với mười tám sự việc này, trong khi bị chi phối bởi sự sợ hãi vị (ấy) đã thực hành không vì sự lợi ích của nhiều người, không vì sự an lạc của nhiều người, vì sự không tấn hóa, vì sự không lợi ích, vì sự khổ đau của nhiều người, của chư thiên và nhân loại. Với mười tám sự việc này, trong khi bị chi phối bởi sự sợ hãi, vị (ấy) làm cho bản thân bị chôn vùi, bị tổn hại, trở thành có tội, đáng bị chê trách bởi những người có sự hiểu biết, và gây nên nhiều điều phi công đức. Trong khi bị chi phối bởi sự sợ hãi, vị bị chi phối bởi sự sợ hãi là như thế.

[1102]

Vì ưa thích, sân hận,
vì sợ hãi, si mê,
ai đối nghịch Chánh Pháp,
danh tiếng của vị ấy
bị hủy hoại như trăng
nửa tháng sau khuyết dần.

[1103] Thế nào là vị không bị chi phối bởi sự ưa thích?

– Trong khi tuyên bố phi Pháp là “Phi Pháp” vị (ấy) không bị chi phối bởi sự ưa thích; trong khi tuyên bố Pháp là: “Pháp” vị (ấy) không bị chi phối bởi sự ưa thích; trong khi tuyên bố phi Luật là: “Phi Luật” vị (ấy) không bị chi phối bởi sự ưa thích; trong khi tuyên bố Luật là: “Luật” vị (ấy) không bị chi phối bởi sự ưa thích; trong khi tuyên bố điều đã không được giảng, không được nói bởi đức Như Lai là: “Điều đã không được giảng, không được nói bởi đức Như Lai” vị (ấy) không bị chi phối bởi sự ưa thích; trong khi tuyên bố điều đã được giảng, đã được nói bởi đức Như Lai là: “Điều đã được giảng, đã được nói bởi đức Như Lai” vị (ấy) không bị chi phối bởi sự ưa thích; trong khi tuyên bố điều không được thực hành bởi đức Như Lai là: “Điều không được thực hành bởi đức Như Lai” vị (ấy) không bị chi phối bởi sự ưa thích; trong khi tuyên bố điều đã được thực hành bởi đức Như Lai là: “Điều đã được thực hành bởi đức Như Lai” vị (ấy) không bị chi phối bởi sự ưa thích; trong khi tuyên bố điều đã không được quy định bởi đức Như Lai là: “Điều đã không được quy định bởi đức Như Lai” vị (ấy) không bị chi phối bởi sự ưa thích; trong khi tuyên bố điều đã được quy định bởi đức Như Lai là: “Điều đã được quy định bởi đức Như Lai” vị (ấy) không bị chi phối bởi sự ưa thích; trong khi tuyên bố vô tội là: “Vô tội” vị (ấy) không bị chi phối bởi sự ưa thích; trong khi tuyên bố phạm tội là: “Phạm tội” vị (ấy) không bị chi phối bởi sự ưa thích; trong khi tuyên bố tội nhẹ là: “Tội nhẹ” vị (ấy) không bị chi phối bởi sự ưa thích; trong khi tuyên bố tội nặng là: “Tội nặng” vị (ấy) không bị chi phối bởi sự ưa thích; trong khi tuyên bố tội còn dư sót là: “Tội còn dư sót” vị (ấy) không bị chi phối bởi sự ưa thích; trong khi tuyên bố tội không còn dư sót là: “Tội không còn dư sót” vị (ấy) không bị chi phối bởi sự ưa thích; trong khi tuyên bố tội xấu xa là: “Tội xấu xa” vị (ấy) không bị chi phối bởi sự ưa thích; trong khi tuyên bố tội không xấu xa là: “Tội không xấu xa” vị (ấy) không bị chi phối bởi sự ưa thích. Vị không bị chi phối bởi sự ưa thích là như thế.

[1104] Thế nào là vị không bị chi phối bởi sự sân hận?

– Trong khi tuyên bố phi Pháp là “Phi Pháp” vị (ấy) không bị chi phối bởi sự sân hận; trong khi tuyên bố Pháp là: “Pháp” vị (ấy) không bị chi phối bởi sự sân hận; ...(như trên)... trong khi tuyên bố tội xấu xa là: “Tội xấu xa” vị (ấy) không bị chi phối bởi sự sân hận; trong khi tuyên bố tội không xấu xa là: “Tội không xấu xa” vị (ấy) không bị chi phối bởi sự sân hận. Vị không bị chi phối bởi sự sân hận là như thế.

[1105] Thế nào là vị không bị chi phối bởi sự si mê?

– Trong khi tuyên bố phi Pháp là “Phi Pháp” vị (ấy) không bị chi phối bởi sự si mê; trong khi tuyên bố Pháp là: “Pháp” vị (ấy) không bị chi phối bởi sự si mê; ...(như trên)... trong khi tuyên bố tội xấu xa là: “Tội xấu xa” vị (ấy) không bị chi phối bởi sự si mê; trong khi tuyên bố tội không xấu xa là: “Tội không xấu xa” vị (ấy) không bị chi phối bởi sự si mê. Vị không bị chi phối bởi sự si mê là như thế.

[1106] Thế nào là vị không bị chi phối bởi sự sợ hãi?

– Trong khi tuyên bố phi Pháp là “Phi Pháp” vị (ấy) không bị chi phối bởi sự sợ hãi; trong khi tuyên bố Pháp là: “Pháp” vị (ấy) không bị chi phối bởi sự sợ hãi; ...(như trên)... trong khi tuyên bố tội xấu xa là: “Tội xấu xa” vị (ấy) không bị chi phối bởi sự sợ hãi; trong khi tuyên bố tội không xấu xa là: “Tội không xấu xa” vị (ấy) không bị chi phối bởi sự sợ hãi. Vị không bị chi phối bởi sự sợ hãi là như thế.

[1107]

Vì ưa thích, sân hận,
vì sợ hãi, si mê,
vị không nghịch Chánh Pháp,
danh tiếng của vị ấy
được bồi đắp như trăng
nửa tháng trước tròn dần.

[1108] Thế nào là vị làm cho biết rõ về điều cần được biết rõ?

– Trong khi tuyên bố phi Pháp là “Phi Pháp” vị (ấy) làm cho biết rõ về điều cần được biết rõ; trong khi tuyên bố Pháp là: “Pháp” vị (ấy) làm cho biết rõ về điều cần được biết rõ; ...(như trên)... trong khi tuyên bố tội xấu xa là: “Tội xấu xa” vị (ấy) làm cho biết rõ về điều cần được biết rõ; trong khi tuyên bố tội không xấu xa là: “Tội không xấu xa” vị (ấy) làm cho biết rõ về điều cần được biết rõ. Vị làm cho biết rõ về điều cần được biết rõ là như thế.

[1109] Thế nào là vị dập tắt điều cần được dập tắt?

– Trong khi tuyên bố phi Pháp là “Phi Pháp” vị (ấy) dập tắt điều cần được dập tắt; trong khi tuyên bố Pháp là: “Pháp” vị (ấy) dập tắt điều cần được dập tắt; ...(như trên)... trong khi tuyên bố tội không xấu xa là: “Tội không xấu xa” vị (ấy) dập tắt điều cần được dập tắt; trong khi tuyên bố tội xấu xa là: “Tội xấu xa” vị (ấy) dập tắt điều cần được dập tắt. Vị dập tắt điều cần được dập tắt là như thế.

[1110] Thế nào là vị xem xét điều cần được xem xét?

– Trong khi tuyên bố phi Pháp là “Phi Pháp” vị (ấy) xem xét điều cần được xem xét; trong khi tuyên bố Pháp là: “Pháp” vị (ấy) xem xét điều cần được xem xét; ...(như trên)... trong khi tuyên bố tội xấu xa là: “Tội xấu xa” vị (ấy) xem xét điều cần được xem xét; trong khi tuyên bố tội không xấu xa là: “Tội không xấu xa” vị (ấy) xem xét điều cần được xem xét. Vị xem xét điều cần được xem xét là như thế.

[1111] Thế nào là vị tin tưởng vào điều đáng được tin tưởng?

– Trong khi tuyên bố phi Pháp là “Phi Pháp” vị (ấy) tin tưởng vào điều đáng được tin tưởng; trong khi tuyên bố Pháp là: “Pháp” vị (ấy) tin tưởng vào điều đáng được tin tưởng; ...(như trên)... trong khi tuyên bố tội xấu xa là: “Tội xấu xa” vị (ấy) tin tưởng vào điều đáng được tin tưởng; trong khi tuyên bố tội không xấu xa là: “Tội không xấu xa” vị (ấy) tin tưởng vào điều đáng được tin tưởng. Vị tin tưởng vào điều đáng được tin tưởng là như thế.

[1112] Thế nào là vị (nghĩ rằng): “Ta đã đạt được đồ chúng” rồi đánh giá thấp đồ chúng khác?

– Trong trường hợp này, có vị đã đạt được đồ chúng, đã đạt được tùy tùng, là vị có đồ chúng, là vị có người thân cận (nghĩ rằng): “Người này không đạt được đồ chúng, không đạt được tùy tùng, không phải là vị có đồ chúng, không phải là vị có người thân cận” trong khi đánh giá thấp người ấy rồi tuyên bố phi Pháp là “Pháp,” tuyên bố Pháp là: “Phi Pháp,” ...(như trên)... tuyên bố tội xấu xa là: “Tội không xấu xa,” tuyên bố tội không xấu xa là: “Tội xấu xa.” Vị (nghĩ rằng): “Ta đã đạt được đồ chúng” rồi đánh giá thấp đồ chúng khác là như thế.

[1113] Thế nào là vị (nghĩ rằng): “Ta là người nghe nhiều” rồi đánh giá thấp vị nghe ít?

– Trong trường hợp này, có vị nghe nhiều, ghi nhớ điều đã được nghe, tích lũy điều đã được nghe (nghĩ rằng): “Người này nghe ít, kế thừa ít, ghi nhớ ít” trong khi đánh giá thấp người ấy rồi tuyên bố phi Pháp là “Pháp,” tuyên bố Pháp là: “Phi Pháp,” ...(như trên)... tuyên bố tội xấu xa là: “Tội không xấu xa,” tuyên bố tội không xấu xa là: “Tội xấu xa.” Vị (nghĩ rằng): “Ta là người nghe nhiều” rồi đánh giá thấp vị nghe ít là như thế.

[1114] Thế nào là vị (nghĩ rằng): “Ta là vị thâm niên hơn” rồi đánh giá thấp vị mới tu?

– Trong trường hợp này, có vị là trưởng lão, có kinh nghiệm, đã xuất gia lâu dài (nghĩ rằng): “Người này mới tu, ít được biết, ít được nghe, ít hiểu biết việc đã được làm, lời nói của người ấy sẽ không được thực hiện” trong khi đánh giá thấp người ấy rồi tuyên bố phi Pháp là “Pháp,” tuyên bố Pháp là: “Phi Pháp,” ...(như trên)... tuyên bố tội xấu xa là: “Tội không xấu xa,” tuyên bố tội không xấu xa là: “Tội xấu xa.” Vị (nghĩ rằng): “Ta là vị thâm niên hơn” rồi đánh giá thấp vị mới tu sau là như thế.

[1115] Không nên nói về điều chưa được thành tựu: là không nên đưa ra lời nói đã không được đưa ra.

Không nên bỏ qua điều đã được thành tựu đúng Pháp đúng Luật: là không nên bỏ qua sự việc đúng Pháp đúng Luật mà hội chúng đã được triệu tập lại vì sự việc ấy.

[1116] Theo Pháp nào: là theo sự việc có thật.

Theo Luật nào: là sau khi đã cáo tội, sau khi đã làm cho nhớ lại.

Theo lời dạy nào của bậc Đạo Sư: là với sự đầy đủ của lời đề nghị, với sự đầy đủ của lời thông báo.

Sự tranh tụng ấy được giải quyết theo Pháp nào theo Luật nào theo lời dạy nào của bậc Đạo Sư thì nên giải quyết sự tranh tụng ấy như thế: là vị xét xử nên hỏi vị cáo tội rằng: “Này đại đức, việc đại đức đình chỉ lễ Pavāraṇā của vị tỳ khưu này, đại đức đình chỉ vị ấy với lý do gì? Có phải đại đức đình chỉ với sự hư hỏng về giới? Có phải đại đức đình chỉ với sự hư hỏng về hạnh kiểm? Có phải đại đức đình chỉ với sự hư hỏng về tri kiến?”

Nếu vị ấy nói như vầy: “Hoặc là tôi đình chỉ với sự hư hỏng về giới. Hoặc là tôi đình chỉ với sự hư hỏng về hạnh kiểm. Hoặc là tôi đình chỉ với sự hư hỏng về tri kiến.”

Vị ấy nên được nói như sau: “Vậy đại đức có biết sự hư hỏng về giới không? Đại đức có biết sự hư hỏng về hạnh kiểm không? Đại đức có biết sự hư hỏng về tri kiến không?

Nếu vị ấy nói như vầy: “Này các đại đức, tôi biết sự hư hỏng về giới. Tôi biết sự hư hỏng về hạnh kiểm. Tôi biết sự hư hỏng về tri kiến.

Vị ấy nên được nói như sau: “Này đại đức, vậy điều gì là sự hư hỏng về giới? Điều gì là sự hư hỏng về hạnh kiểm? Điều gì là sự hư hỏng về tri kiến?

Nếu vị ấy nói như vầy: “Bốn tội pārājika, mười ba tội saṅghādisesa, đó là sự hư hỏng về giới. Tội thullaccaya, tội pācittiya, tội pāṭidesanīya, tội dukkaṭa, tội dubbhāsita, đó là sự hư hỏng về hạnh kiểm. Tà kiến, tri kiến cực đoan, đó là sự hư hỏng về tri kiến.

Vị ấy nên được nói như sau: “Này đại đức, việc mà đại đức đình chỉ lễ Pavāraṇā của vị tỳ khưu này, có phải đại đức đình chỉ do đã được thấy,? Có phải đại đức đình chỉ do đã được nghe? Có phải đại đức đình chỉ do sự nghi ngờ?

Nếu vị ấy nói như vầy: “Hoặc là tôi đình chỉ do đã được thấy, hoặc là tôi đình chỉ do đã được nghe, hoặc là tôi đình chỉ do sự nghi ngờ.

Vị ấy nên được nói như sau: “Này đại đức, việc mà đại đức đình chỉ lễ Pavāraṇā của vị tỳ khưu này do đã được thấy, đại đức đã thấy gì? Đại đức đã thấy thế nào? Đại đức đã thấy khi nào? Đại đức đã thấy ở đâu? Có phải đã thấy (vị này) đang phạm tội pārājika? Có phải đã thấy (vị này) đang phạm tội saṅghādisesa? Có phải đã thấy (vị này) đang phạm tội thullaccaya? Có phải đã thấy (vị này) đang phạm tội pācittiya? Có phải đã thấy (vị này) đang phạm tội pāṭidesanīya? Có phải đã thấy (vị này) đang phạm tội dukkaṭa? Có phải đã thấy (vị này) đang phạm tội dubbhāsita? Và đại đức đã ở đâu? Và vị tỳ khưu này đã ở đâu? Và đại đức đã làm gì? Và vị tỳ khưu này đã làm gì?

Nếu vị ấy nói như vầy: “Này các đại đức, tôi không đình chỉ lễ Pavāraṇā của vị tỳ khưu này do đã được thấy, tuy nhiên tôi đình chỉ lễ Pavāraṇā do đã được nghe.

Vị ấy nên được nói như sau: “Này đại đức, việc mà đại đức đình chỉ lễ Pavāraṇā của vị tỳ khưu này do đã được nghe, đại đức đã nghe gì? Đại đức đã nghe thế nào? Đại đức đã nghe khi nào? Đại đức đã nghe ở đâu? Có phải đã nghe rằng: ‘Vị này đã phạm tội pārājika’? Có phải đã nghe rằng: ‘Vị này đã phạm tội saṅghādisesa’? Có phải đã nghe rằng: ‘Vị này đã phạm tội thullaccaya’? Có phải đã nghe rằng: ‘Vị này đã phạm tội pācittiya’? Có phải đã nghe rằng: ‘Vị này đã phạm tội pāṭidesanīya’? Có phải đã nghe rằng: ‘Vị này đã phạm tội dukkaṭa’? Có phải đã nghe rằng: ‘Vị này đã phạm tội dubbhāsita’? Có phải đã nghe từ vị tỳ khưu? Có phải đã nghe từ vị tỳ khưu ni? Có phải đã nghe từ cô ni tu tập sự? Có phải đã nghe từ vị sa di? Có phải đã nghe từ vị sa di ni? Có phải đã nghe từ nam cư sĩ? Có phải đã nghe từ nữ cư sĩ? Có phải đã nghe từ các đức vua? Có phải đã nghe từ các quan đại thần của đức vua? Có phải đã nghe từ các ngoại đạo? Có phải đã nghe từ các đệ tử của ngoại đạo?

Nếu vị ấy nói như vầy: “Này các đại đức, tôi không đình chỉ lễ Pavāraṇā của vị tỳ khưu này do đã được nghe, tuy nhiên tôi đình chỉ lễ Pavāraṇā do sự nghi ngờ.” Vị ấy nên được nói như sau: “Này đại đức, việc mà đại đức đình chỉ lễ Pavāraṇā của vị tỳ khưu này do sự nghi ngờ, đại đức nghi ngờ gì? Đại đức nghi ngờ như thế nào? Đại đức nghi ngờ khi nào? Đại đức nghi ngờ ở đâu? Có phải đại đức nghi ngờ rằng: ‘Vị này đã phạm tội pārājika’? Có phải đại đức nghi ngờ rằng: ‘Vị này đã phạm tội saṅghādisesa’? Có phải đại đức nghi ngờ rằng: ‘Vị này đã phạm tội thullaccaya’? Có phải đại đức nghi ngờ rằng: ‘Vị này đã phạm tội pācittiya’? Có phải đại đức nghi ngờ rằng: ‘Vị này đã phạm tội pāṭidesanīya’? Có phải đại đức nghi ngờ rằng: ‘Vị này đã phạm tội dukkaṭa’? Có phải đại đức nghi ngờ rằng: ‘Vị này đã phạm tội dubbhāsita’? Có phải đại đức nghi ngờ sau khi nghe từ vị tỳ khưu? Có phải đại đức nghi ngờ sau khi nghe từ vị tỳ khưu ni? Có phải đại đức nghi ngờ sau khi nghe từ cô ni tu tập sự? Có phải đại đức nghi ngờ sau khi nghe từ vị sa di? Có phải đại đức nghi ngờ sau khi nghe từ vị sa di ni? Có phải đại đức nghi ngờ sau khi nghe từ nam cư sĩ? Có phải đại đức nghi ngờ sau khi nghe từ nữ cư sĩ? Có phải đại đức nghi ngờ sau khi nghe từ các đức vua? Có phải đại đức nghi ngờ sau khi nghe từ các quan đại thần của đức vua? Có phải đại đức nghi ngờ sau khi nghe từ các ngoại đạo? Có phải đại đức nghi ngờ sau khi nghe từ các đệ tử của ngoại đạo?

[1117]

Điều được thấy tương tợ
với điều đã được thấy,
điều được thấy phù hợp
với điều đã được thấy,
do điều đã được thấy
bị nghi không thanh tịnh
dẫu rằng không vi phạm;
người ấy do thú nhận
lễ Pavāraṇā
nên hành với vị ấy.
Điều được nghe tương tợ
với điều đã được nghe,
điều được nghe phù hợp
với điều đã được nghe,
do điều đã được nghe
bị nghi không thanh tịnh
dẫu rằng không vi phạm;
người ấy do thú nhận
lễ Pavāraṇā
nên hành với vị ấy.
Điều cảm nhận tương tợ
với điều được cảm nhận,
điều cảm nhận phù hợp
với điều được cảm nhận,
do điều được cảm nhận
bị nghi không thanh tịnh
dẫu rằng không vi phạm;
người ấy do thú nhận
lễ Pavāraṇā
nên hành với vị ấy.

[1118] “Đại đức đã thấy gì?”là câu hỏi về điều gì? “Đại đức đã thấy thế nào?” là câu hỏi về điều gì? “Đại đức đã thấy khi nào?” là câu hỏi về điều gì? “Đại đức đã thấy ở đâu?” là câu hỏi về điều gì?

[1119] Đại đức đã thấy gì? là câu hỏi về sự việc, là câu hỏi về sự hư hỏng, là câu hỏi về tội vi phạm, là câu hỏi về sự vi phạm.

Câu hỏi về sự việc: là câu hỏi về sự việc của tám điều pārājika, là câu hỏi về sự việc của hai mươi ba điều saṅghādisesa, là câu hỏi về sự việc của hai điều aniyata, là câu hỏi về sự việc của bốn mươi hai điều nissaggiya, là câu hỏi về sự việc của một trăm tám mươi tám điều pācittiya, là câu hỏi về sự việc của mười hai điều pāṭidesanīya, là câu hỏi về sự việc của các điều dukkaṭa, là câu hỏi về sự việc của các điều dubbhāsita.

Câu hỏi về sự hư hỏng: là câu hỏi về sự hư hỏng về giới, là câu hỏi về sự hư hỏng về hạnh kiểm, là câu hỏi về sự hư hỏng về tri kiến, là câu hỏi về sự hư hỏng về nuôi mạng.

Câu hỏi về tội vi phạm: là câu hỏi về tội pārājika, là câu hỏi về tội saṅghādisesa, là câu hỏi về tội aniyata, là câu hỏi về tội nissaggiya, là câu hỏi về tội pācittiya, là câu hỏi về tội pāṭidesanīya, là câu hỏi về tội dukkaṭa, là câu hỏi về tội dubbhāsita.

Câu hỏi về sự vi phạm: là câu hỏi về sự kết hợp chung lại của hai người.

[1120] Đại đức đã thấy thế nào? là câu hỏi về đặc điểm, là câu hỏi về tư thế, là câu hỏi về sự biểu hiện, là câu hỏi về sự thay đổi.

Câu hỏi về đặc điểm: là cao, hay là thấp, hay là đen, hay là trắng.

Câu hỏi về tư thế: là đang đi, hay đang đứng, hay đang ngồi, hay đang nằm.

Câu hỏi về sự biểu hiện: là hình tướng tại gia, hay là hình tướng ngoại đạo, hay là hình tướng xuất gia.

Câu hỏi về sự thay đổi: là đang đi, hay đang đứng, hay đang ngồi, hay đang nằm.

[1121] Đại đức đã thấy khi nào? là câu hỏi về thời gian, là câu hỏi về thời điểm, là câu hỏi về ngày, là câu hỏi về mùa tiết.

Câu hỏi về thời gian: là vào lúc sáng sớm, hay là lúc nửa ngày, hay là lúc chiều tối.

Câu hỏi về thời điểm: là vào thời điểm sáng sớm, hay là thời điểm nửa ngày, hay là thời điểm chiều tối.

Câu hỏi về ngày: là trước bữa ăn, hay là sau bữa ăn, hay là ban đêm, hay là ban ngày, hay là nửa tháng sau, hay là nửa tháng trước.

Câu hỏi về mùa tiết: là trong mùa lạnh, hay là trong mùa nóng, hay là trong mùa mưa.

[1122] Đại đức đã thấy ở đâu? là câu hỏi về nơi chốn, là câu hỏi về địa thế, là câu hỏi về không gian, là câu hỏi về khu vực.

Câu hỏi về nơi chốn: là trên nền đất, hay là trong lòng đất, hay là ở bề mặt trái đất, hay là ở trên đất liền.

Câu hỏi về địa thế: là ở trên đất bằng, hay là trên sườn núi, hay là trên tảng đá, hay là trong tòa lâu đài.

Câu hỏi về không gian: là khoảng không gian phía đông, hay là khoảng không gian phía tây, hay là khoảng không gian phía bắc, hay là khoảng không gian phía nam.

Câu hỏi về khu vực: là khu vực phương đông, hay là khu vực phương tây, hay là khu vực phương bắc, hay là khu vực phương nam.

Dứt Chương Xung Đột Lớn.

Tóm lược chương này:

[1123]

Sự việc, và duyên khởi,
biểu hiện, việc trước sau,
đã làm hoặc chưa làm,
hành sự, sự tranh tụng,
dàn xếp, bị chi phối
bởi ưa thích, sân hận,
si mê, và sợ hãi.
biết rõ, và dập tắt,
xem xét, được tin tưởng,
ta đã có đồ chúng,
nghe nhiều, thâm niên hơn
chưa thành tựu, thành tựu,
theo Pháp, và theo Luật,
lời dạy bậc Đạo Sư,
là phần làm hiểu rõ
về chương Xung Đột Lớn.

*******

XIV. PHÂN TÍCH KAṬHINA

[1124] Kaṭhina không được thành tựu đến ai? Kaṭhina được thành tựu đến ai? Thế nào là Kaṭhina không được thành tựu? Thế nào là Kaṭhina được thành tựu?

[1125] Kaṭhina không được thành tựu đến ai?

Kaṭhina không được thành tựu đến hai hạng người: Vị không làm cho thành tựu và vị không tùy hỷ. Kaṭhina không được thành tựu đếnhai hạng người này.

[1126] Kaṭhina được thành tựu đến ai?

Kaṭhina được thành tựu đếnhai hạng người: Vị làm cho thành tựu và vị tùy hỷ. Kaṭhina được thành tựu đếnhai hạng người này.

[1127] Thế nào là Kaṭhina không được thành tựu?

Kaṭhina không được thành tựu bởi hai mươi bốn lý do: [1] Kaṭhina không được thành tựu ở giai đoạn đánh dấu về chiều dài, chiều rộng. Kaṭhina không được thành tựu ở giai đoạn giặt. Kaṭhina không được thành tựu ở giai đoạn tính toán về y năm điều, hoặc bảy điều, hoặc chín điều, v.v.... Kaṭhina không được thành tựu ở giai đoạn cắt theo sự đã tính toán. Kaṭhina không được thành tựu ở giai đoạn kết chỉ tạm. Kaṭhina không được thành tựu ở giai đoạn may lại theo đường chỉ lược cho chắc. Kaṭhina không được thành tựu ở giai đoạn gắn miếng vải làm dấu. Kaṭhina không được thành tựu ở giai đoạn may chắc chắn. Kaṭhina không được thành tựu ở giai đoạn may đường viền. Kaṭhina không được thành tựu ở giai đoạn kết lại phần giữa. Kaṭhina không được thành tựu ở giai đoạn đắp thêm một lớp nữa. Kaṭhina không được thành tựu ở giai đoạn nhuộm. Kaṭhina không được thành tựu do sự ra dấu hiệu gợi ý để thí chủ dâng. Kaṭhina không được thành tựu do sự giảng giải về Kaṭhina rồi kêu gọi. Kaṭhina không được thành tựu với sự làm y có tính cách tạm thời. Kaṭhina không được thành tựu với sự tích trữ. Kaṭhina không được thành tựu do sự hủy bỏ vì để qua đêm. Kaṭhina không được thành tựu với sự không làm thành được phép tức là không làm dấu hoại y. Kaṭhina không được thành tựu với y không phải là y saṅghāṭi tức là y hai lớp. Kaṭhina không được thành tựu với y không phải là thượng y, thường gọi là y vai trái. Kaṭhina không được thành tựu với y không phải là y nội. Kaṭhina không được thành tựu với y không phải là năm điều hoặc (không) nhiều hơn năm điều, không được cắt và kết lại nội trong ngày hôm ấy. Kaṭhina không được thành tựu trừ phi do sự thành tựu bởi cá nhân. Nếu Kaṭhina đã được thành tựu đúng đắn nhưng vị tùy hỷ việc ấy đứng ngoài ranh giới (sīmā). Kaṭhina không được thành tựu là như thế.

[1128] Hành động làm dấu hiệu (nimittakammaṃ) nghĩa là vị làm dấu hiệu rằng: “Tôi sẽ làm thành tựu Kaṭhina với vải này.”

Sự giảng giải rồi kêu gọi (parikathā) nghĩa là vị thực hiện sự giảng giải rồi kêu gọi: “Tôi sẽ làm phát sanh vải Kaṭhina với bài thuyết giảng này.”

Được làm có tính cách tạm thời (kukkukataṃ) nghĩa là đề cập đến vật thí không được nhận lấy (anādiyadānaṃ).

Sự tích trữ (sannidhi) nghĩa là có hai sự tích trữ: sự tích trữ do việc làm và sự tích trữ do thu gom.

Sự phạm vào nissaggiya nghĩa là trong khi đang thực hiện thì hừng đông xuất hiện. Kaṭhina không được thành tựu bởi hai mươi bốn lý do này.

[1129] Thế nào là Kaṭhina được thành tựu?

Kaṭhina được thành tựu bởi mười bảy lý do:[2] Kaṭhina được thành tựu với (vải) mới. Kaṭhina được thành tựu với (vải) được xem như mới. Kaṭhina được thành tựu với vải áo choàng cũ. Kaṭhina được thành tựu với vải dơ bị quăng bỏ. Kaṭhina được thành tựu với vải được bỏ ở trước cửa tiệm, có người nhặt lấy rồi đem dâng. Kaṭhina được thành tựu với sự không ra dấu hiệu gợi ý để thí chủ dâng. Kaṭhina được thành tựu không do sự giảng giải về Kaṭhina rồi kêu gọi. Kaṭhina được thành tựu với sự làm không phải là tạm thời. Kaṭhina được thành tựu với sự không tích trữ. Kaṭhina được thành tựu do không để qua đêm. Kaṭhina được thành tựu với sự làm thành được phép tức là làm dấu hoại y. Kaṭhina được thành tựu với y saṅghāṭi tức là y hai lớp. Kaṭhina được thành tựu với thượng y. Kaṭhina được thành tựu với y nội. Kaṭhina được thành tựu với y là năm điều hoặc nhiều hơn năm điều, được cắt và kết lại nội trong ngày hôm ấy. Kaṭhina được thành tựu do sự thành tựu của cá nhân. Và Kaṭhina ấy còn được thành tựu một cách đúng đắn nếu vị tùy hỷ đứng ở trong ranh giới. Như thế là Kaṭhina được thành tựu. Kaṭhina được thành tựu bởi mười bảy lý do này.

[1130] Bao nhiêu pháp được sanh lên với sự thành tựu Kaṭhina?

– Với sự thành tựu Kaṭhina, mười lăm pháp được sanh lên: tám tiêu đề, hai sự vướng bận, năm điều thuận lợi. Với sự thành tựu Kaṭhina, mười lăm pháp này được sanh lên.

 [1131] Đối với sự tiến hành, các pháp nào là duyên (paccayo) thông qua vô gián duyên (anantarapaccayena), là duyên thông qua đẳng vô gián duyên (samanantarapaccayena), là duyên thông qua y chỉ duyên (nissayapaccayena), là duyên thông qua cận y duyên (upanissayapaccayena), là duyên thông qua tiền sanh duyên (purejātapaccayena), là duyên thông qua hậu sanh duyên (pacchājātapaccayena), là duyên thông qua đồng sanh duyên (sahajātapaccayena)? Đối với việc làm trước, ...(như trên)... Đối với việc nguyện xả (y), ...(như trên)... Đối với việc chú nguyện (y), ...(như trên)... Đối với sự thành tựu (Kaṭhina), ...(như trên)...? Đối với các tiêu đề và các điều vướng bận, ...(như trên)...? Đối với sự vật,[3] các pháp nào là duyên thông qua vô gián duyên, là duyên thông qua đẳng vô gián duyên, là duyên thông qua y chỉ duyên, là duyên thông qua cận y duyên, là duyên thông qua tiền sanh duyên, là duyên thông qua hậu sanh duyên, là duyên thông qua đồng sanh duyên?

[1132] Đối với sự tiến hành, việc làm trước là duyên thông qua vô gián duyên, là duyên thông qua đẳng vô gián duyên, là duyên thông qua y chỉ duyên, là duyên thông qua cận y duyên. Đối với việc làm trước, sự tiến hành là duyên thông qua tiền sanh duyên. Đối với sự tiến hành, việc làm trước là duyên thông qua hậu sanh duyên. Mười lăm pháp là duyên thông qua đồng sanh duyên.

[1133] Đối với việc làm trước, sự nguyện xả (y) là duyên thông qua vô gián duyên, là duyên thông qua đẳng vô gián duyên, là duyên thông qua y chỉ duyên, là duyên thông qua cận y duyên. Đối với sự nguyện xả (y), việc làm trước là duyên thông qua tiền sanh duyên. Đối với việc làm trước, sự nguyện xả (y) là duyên thông qua hậu sanh duyên. Mười lăm pháp là duyên thông qua đồng sanh duyên.

[1134] Đối với sự nguyện xả (y), sự chú nguyện (y) là duyên thông qua vô gián duyên, là duyên thông qua đẳng vô gián duyên, là duyên thông qua y chỉ duyên, là duyên thông qua cận y duyên. Đối với sự chú nguyện (y), sự nguyện xả (y) là duyên thông qua tiền sanh duyên. Đối với sự nguyện xả (y), sự chú nguyện (y) là duyên thông qua hậu sanh duyên. Mười lăm pháp là duyên thông qua đồng sanh duyên.

[1135] Đối với sự chú nguyện (y), sự thành tựu (Kaṭhina) là duyên thông qua vô gián duyên, là duyên thông qua đẳng vô gián duyên, là duyên thông qua y chỉ duyên, là duyên thông qua cận y duyên. Đối với sự thành tựu (Kaṭhina), sự chú nguyện (y) là duyên thông qua tiền sanh duyên. Đối với sự chú nguyện (y), sự thành tựu (Kaṭhina) là duyên thông qua hậu sanh duyên. Mười lăm pháp là duyên thông qua đồng sanh duyên.

[1136] Đối với sự thành tựu (Kaṭhina), các tiêu đề và các sự vướng bận là duyên thông qua vô gián duyên, là duyên thông qua đẳng vô gián duyên, là duyên thông qua y chỉ duyên, là duyên thông qua cận y duyên. Đối với các tiêu đề và các sự vướng bận, sự thành tựu (Kaṭhina) là duyên thông qua tiền sanh duyên. Đối với sự thành tựu (Kaṭhina), các tiêu đề và các sự vướng bận là duyên thông qua hậu sanh duyên. Mười lăm pháp là duyên thông qua đồng sanh duyên.

[1137] Đối với sự vật, niềm mong mỏi và không mong mỏi là duyên thông qua vô gián duyên, là duyên thông qua đẳng vô gián duyên, là duyên thông qua y chỉ duyên, là duyên thông qua cận y duyên. Đối với niềm mong mỏi và không mong mỏi, sự vật là duyên thông qua tiền sanh duyên. Đối với sự vật, niềm mong mỏi và không mong mỏi là duyên thông qua hậu sanh duyên. Mười lăm pháp là duyên thông qua đồng sanh duyên.

[1138] Việc làm trước có điều gì là sự mở đầu? có điều gì là sự phát sanh? có điều gì là sự sanh lên? có điều gì là sự hiện khởi? có điều gì là sự cốt yếu? có điều gì là nguồn sanh khởi? Sự nguyện xả (y) có điều gì là sự mở đầu? có điều gì là sự phát sanh? có điều gì là sự sanh lên? có điều gì là sự hiện khởi? có điều gì là sự cốt yếu? có điều gì là nguồn sanh khởi? Sự chú nguyện (y) có điều gì là sự mở đầu? có điều gì là sự phát sanh? có điều gì là sự sanh lên? có điều gì là sự hiện khởi? có điều gì là sự cốt yếu? có điều gì là nguồn sanh khởi? Sự thành tựu (Kaṭhina) có điều gì là sự mở đầu? có điều gì là sự phát sanh? có điều gì là sự sanh lên? có điều gì là sự hiện khởi? có điều gì là sự cốt yếu? có điều gì là nguồn sanh khởi? Các tiêu đề và các sự vướng bận có điều gì là sự mở đầu? có điều gì là sự phát sanh? có điều gì là sự sanh lên? có điều gì là sự hiện khởi? có điều gì là sự cốt yếu? có điều gì là nguồn sanh khởi? Niềm mong mỏi và không mong mỏi có điều gì là sự mở đầu? có điều gì là sự phát sanh? có điều gì là sự sanh lên? có điều gì là sự hiện khởi? có điều gì là sự cốt yếu? có điều gì là nguồn sanh khởi?

– Việc làm trước có sự tiến hành là sự mở đầu, có sự tiến hành là sự phát sanh, có sự tiến hành là sự sanh lên, có sự tiến hành là sự hiện khởi, có sự tiến hành là sự cốt yếu, có sự tiến hành là nguồn sanh khởi. Sự nguyện xả (y) có việc làm trước là sự mở đầu, có việc làm trước là sự phát sanh, có việc làm trước là sự sanh lên, có việc làm trước là sự hiện khởi, có việc làm trước là sự cốt yếu, có việc làm trước là nguồn sanh khởi. Sự chú nguyện (y) có sự nguyện xả (y) là sự mở đầu, có sự nguyện xả (y) là sự phát sanh, có sự nguyện xả (y) là sự sanh lên, có sự nguyện xả (y) là sự hiện khởi, có sự nguyện xả (y) là sự cốt yếu, có sự nguyện xả (y) là nguồn sanh khởi. Sự thành tựu (Kaṭhina) có sự chú nguyện (y) là sự mở đầu, có sự chú nguyện (y) là sự phát sanh, có sự chú nguyện (y) là sự sanh lên, có sự chú nguyện (y) là sự hiện khởi, có sự chú nguyện (y) là sự cốt yếu, có sự chú nguyện (y) là nguồn sanh khởi. Các tiêu đề và các sự vướng bận có sự thành tựu (Kaṭhina) là sự mở đầu, có sự thành tựu (Kaṭhina) là sự phát sanh, có sự thành tựu (Kaṭhina) là sự sanh lên, có sự thành tựu (Kaṭhina) là sự hiện khởi, có sự thành tựu (Kaṭhina) là sự cốt yếu, có sự thành tựu (Kaṭhina) là nguồn sanh khởi. Niềm mong mỏi và không mong mỏi có sự vật (y) là sự mở đầu, có sự vật (y) là sự phát sanh, có sự vật (y) là sự sanh lên, có sự vật (y) là sự hiện khởi, có sự vật (y) là sự cốt yếu, có sự vật (y) là nguồn sanh khởi.

Sự tiến hành có điều gì là sự mở đầu? có điều gì là sự phát sanh? có điều gì là sự sanh lên? có điều gì là sự hiện khởi? có điều gì là sự cốt yếu? có điều gì là nguồn sanh khởi? Việc làm trước ...(như trên)... Sự nguyện xả (y) ...(như trên)... Sự chú nguyện (y) ...(như trên)... Sự thành tựu (Kaṭhina) ...(như trên)... Các tiêu đề và các sự vướng bận ...(như trên)... Sự vật (y) ...(như trên)... Niềm mong mỏi và không mong mỏi có điều gì là sự mở đầu? có điều gì là sự phát sanh? có điều gì là sự sanh lên? có điều gì là sự hiện khởi? có điều gì là sự cốt yếu? có điều gì là nguồn sanh khởi?

- Sự tiến hành có nhân (hetu) là sự mở đầu, có nhân là sự phát sanh, có nhân là sự sanh lên, có nhân là sự hiện khởi, có nhân là sự cốt yếu, có nhân là nguồn sanh khởi. Việc làm trước ...(như trên)... Sự nguyện xả (y) ...(như trên)... Sự chú nguyện (y) ...(như trên)... Sự thành tựu (Kaṭhina) ...(như trên)... Các tiêu đề và các sự vướng bận ...(như trên)... Sự vật (y) ...(như trên)... Niềm mong mỏi và không mong mỏi có nhân là sự mở đầu, có nhân là sự phát sanh, có nhân là sự sanh lên, có nhân là sự hiện khởi, có nhân là sự cốt yếu, có nhân là nguồn sanh khởi.

Sự tiến hành có điều gì là sự mở đầu? có điều gì là sự phát sanh? có điều gì là sự sanh lên? có điều gì là sự hiện khởi? có điều gì là sự cốt yếu? có điều gì là nguồn sanh khởi? Việc làm trước ...(như trên)... Sự nguyện xả (y) ...(như trên)... Sự chú nguyện (y) ...(như trên)... Sự thành tựu (Kaṭhina) ...(như trên)... Các tiêu đề và các sự vướng bận ...(như trên)... Sự vật (y) ...(như trên)... Niềm mong mỏi và không mong mỏi có điều gì là sự mở đầu? có điều gì là sự phát sanh? có điều gì là sự sanh lên? có điều gì là sự hiện khởi? có điều gì là sự cốt yếu? có điều gì là nguồn sanh khởi?

- Sự tiến hành có duyên (paccayo) là sự mở đầu, có duyên là sự phát sanh, có duyên là sự sanh lên, có duyên là sự hiện khởi, có duyên là sự cốt yếu, có duyên là nguồn sanh khởi. Việc làm trước ...(như trên)... Sự nguyện xả (y) ...(như trên)... Sự chú nguyện (y) ...(như trên)... Sự thành tựu (Kaṭhina) ...(như trên)... Các tiêu đề và các sự vướng bận ...(như trên)... Sự vật (y) ...(như trên)... Niềm mong mỏi và không mong mỏi có duyên là sự mở đầu, có duyên là sự phát sanh, có duyên là sự sanh lên, có duyên là sự hiện khởi, có duyên là sự cốt yếu, có duyên là nguồn sanh khởi.

[1139] Việc làm trước được tổng hợp lại với bao nhiêu pháp?

– Việc làm trước được tổng hợp lại với bảy pháp: với việc giặt, với việc tính toán, với việc cắt, với việc kết lại, với việc may, với việc nhuộm, với việc làm thành được phép. Việc làm trước được tổng hợp lại với bảy pháp này.

Việc nguyện xả (y) được tổng hợp lại với bao nhiêu pháp?

– Việc nguyện xả (y) được tổng hợp lại với ba pháp: với y hai lớp, với thượng y, với y nội.

Việc chú nguyện (y) được tổng hợp lại với bao nhiêu pháp?

– Việc chú nguyện (y) được tổng hợp lại với ba pháp: với y hai lớp, với thượng y, với y nội.

Việc thành tựu (Kaṭhina) được tổng hợp lại với bao nhiêu pháp?

– Việc thành tựu (Kaṭhina) được tổng hợp lại với một pháp là sự phát lên lời nói.

[1040] Kaṭhina có bao nhiêu căn nguyên? có bao nhiêu sự vật? có bao nhiêu loại vật liệu?

- Kaṭhina có một căn nguyên là hội chúng. Có ba sự vật là y hai lớp, thượng y, y nội. Có sáu loại vật liệu: loại bằng sợi lanh (khomaṃ), loại bằng bông vải (kappāsikaṃ), loại bằng tơ lụa (koseyyaṃ), loại bằng sợi len (kambalaṃ), loại bằng gai thô (sāṇam), loại bằng chỉ bố (bhaṅgaṃ).

[1141] Kaṭhina có việc gì là đầu tiên, có việc gì là ở giữa, có việc gì là kết cuộc?

Kaṭhina có việc làm trước là đầu tiên, có sự thực hiện là ở giữa, có sự thành tựu là kết cuộc.

[1142] Người hội đủ bao nhiêu điều kiện không thể thành tựu Kaṭhina? Người hội đủ bao nhiêu điều kiện có thể thành tựu Kaṭhina?

- Người hội đủ tám điều kiện không thể thành tựu Kaṭhina. Người hội đủ tám điều kiện có thể thành tựu Kaṭhina.

Người không thể thành tựu Kaṭhina hội đủ tám điều kiện gì?

- Vị không biết về việc làm trước, không biết về việc nguyện xả (y), không biết về việc chú nguyện (y), không biết về sự thành tựu (Kaṭhina), không biết về tiêu đề, không biết về sự vướng bận, không biết về sự hết hiệu lực, không biết về sự thuận lợi. Người không thể thành tựu Kaṭhina hội đủ tám điều kiện này.

Người có thể thành tựu Kaṭhina hội đủ tám điều kiện gì?

- Vị biết về việc làm trước, biết về việc nguyện xả (y), biết về việc chú nguyện (y), biết về sự thành tựu (Kaṭhina), biết về tiêu đề, biết về sự vướng bận, biết về sự hết hiệu lực, biết về sự thuận lợi. Người có thể thành tựu Kaṭhina hội đủ tám điều kiện này.

[1143] Sự thành tựu Kaṭhina của những hạng người nào không có tác dụng? Sự thành tựu Kaṭhina của những hạng người nào có tác dụng?

- Sự thành tựu Kaṭhina của ba hạng người không có tác dụng. Sự thành tựu Kaṭhina của ba hạng người có tác dụng.

Sự thành tựu Kaṭhina của ba hạng người nào không có tác dụng?

- Vị đứng ở ngoài ranh giới (sīmā) nói lời tùy hỷ. Trong khi nói lời tùy hỷ, vị không nói lên thành câu. Trong khi nói lên thành câu, vị không làm cho người khác hiểu được. Sự thành tựu Kaṭhina của ba hạng người này không có tác dụng.

Sự thành tựu Kaṭhina của ba hạng người nào có tác dụng?

- Vị đứng ở trong ranh giới (sīmā) nói lời tùy hỷ. Trong khi nói lời tùy hỷ, vị nói lên thành câu. Trong khi nói lên thành câu, vị làm cho người khác hiểu được. Sự thành tựu Kaṭhina của ba hạng người này có tác dụng.

[1144] Bao nhiêu sự thành tựu Kaṭhina không có hiệu lực? Bao nhiêu sự thành tựu Kaṭhina có hiệu lực?

- Ba sự thành tựu Kaṭhina không có hiệu lực. Ba sự thành tựu Kaṭhina có hiệu lực.

Thế nào là ba sự thành tựu Kaṭhina không có hiệu lực?

- Là hư hỏng về sự vật, hư hỏng về thời gian, và hư hỏng về việc làm.[4] Đây là ba sự thành tựu Kaṭhina không có hiệu lực.

Thế nào là ba sự thành tựu Kaṭhina có hiệu lực?

- Là hoàn hảo về sự vật, hoàn hảo về thời gian, và hoàn hảo về việc làm. Đây là ba sự thành tựu Kaṭhina có hiệu lực

[1145] Nên biết về Kaṭhina. Nên biết về sự thành tựu Kaṭhina. Nên biết về tháng của sự thành tựu Kaṭhina. Nên biết về điều hư hỏng của sự thành tựu Kaṭhina. Nên biết về điều hoàn hảo của sự thành tựu Kaṭhina. Nên biết về hành động làm dấu hiệu. Nên biết về sự giảng giải (rồi kêu gọi). Nên biết về được làm có tính cách tạm thời. Nên biết về sự tích trữ. Nên biết về sự phạm vào nissaggiya.

[1146] Nên biết về Kaṭhina: là sự tổng hợp lại của chính các pháp ấy, là sự liên kết lại, là tên gọi, là hành động đặt tên, là hệ thống tên gọi, là sự giải nghĩa, là đặc tính, là sự diễn tả; điều ấy tức là “Kaṭhina.”

Nên biết về tháng của sự thành tựu Kaṭhina: là nên biết tháng cuối cùng của mùa mưa.

Nên biết về điều hư hỏng của sự thành tựu Kaṭhina: là nên biết về điều hư hỏng của sự thành tựu Kaṭhina với hai mươi bốn lý do.

Nên biết về điều hoàn hảo của sự thành tựu Kaṭhina: là nên biết về điều hoàn hảo của sự thành tựu Kaṭhina với mười bảy lý do.

Nên biết về hành động ra dấu hiệu: là vị làm dấu hiệu rằng: “Tôi sẽ làm thành tựu Kaṭhina với vải này.”

Nên biết về sự giảng giải (rồi kêu gọi): là vị thực hiện sự giảng giải rồi kêu gọi: “Tôi sẽ làm phát sanh vải Kaṭhina với bài thuyết giảng này.”

Nên biết về được làm có tính cách tạm thời: là nói đến vật thí không được nhận lấy.

Nên biết về sự tích trữ: là nên biết về hai sự tích trữ: sự tích trữ do việc làm và sự tích trữ do thu gom.

Nên biết về sự phạm vào nissaggiya: là trong khi đang thực hiện thì hừng đông xuất hiện.

[1147] Nên biết về sự thành tựu Kaṭhina: Nếu vải Kaṭhina được phát sanh đến hội chúng, hội chúng nên thực hành như thế nào? Vị làm thành tựu (Kaṭhina) nên thực hành như thế nào? Vị tùy hỷ nên thực hành như thế nào?

- Hội chúng nên trao cho vị tỳ khưu là vị làm thành tựu Kaṭhina bằng hành sự với lời thông báo đến lần thứ nhì. Vị tỳ khưu là vị làm thành tựu Kaṭhina ấy nên giặt, nên làm cho phẳng, nên tính toán, nên cắt, nên may, nên nhuộm, nên làm thành được phép (làm dấu y), nên làm thành tựu Kaṭhina nội trong ngày hôm ấy. Nếu có ý định làm thành tựu Kaṭhina với y hai lớp, nên nguyện xả y hai lớp cũ, nên chú nguyện y hai lớp mới, nên nói lên thành câu: “Tôi làm thành tựu Kaṭhina với y hai lớp này.” Nếu có ý định làm thành tựu Kaṭhina với thượng y, nên nguyện xả thượng y cũ, nên chú nguyện thượng y mới, nên nói lên thành câu: “Tôi làm thành tựu Kaṭhina với thượng y này.” Nếu có ý định làm thành tựu Kaṭhina với y nội, nên nguyện xả y nội cũ, nên chú nguyện y nội mới, nên nói lên thành câu: “Tôi làm thành tựu Kaṭhina với y nội này.”

Vị tỳ khưu là vị làm thành tựu Kaṭhina ấy nên đi đến hội chúng, đắp thượng y một bên vai, chắp tay lên, và nên nói như vầy: “Bạch các ngài, Kaṭhina của hội chúng đã được thành tựu đúng pháp, xin các ngài hãy tùy hỷ sự thành tựu Kaṭhina.” Các vị tỳ khưu là các vị tùy hỷ ấy nên đắp thượng y một bên vai, chắp tay lên, và nên nói như vầy: “Bạch đại đức, Kaṭhina của hội chúng đã được thành tựu đúng pháp, chúng tôi xin tùy hỷ sự thành tựu Kaṭhina.”

Vị tỳ khưu là vị làm thành tựu Kaṭhina ấy nên đi đến nhiều vị tỳ khưu, đắp thượng y một bên vai, chắp tay lên, và nên nói như vầy: “Bạch các ngài, Kaṭhina của hội chúng đã được thành tựu đúng pháp, xin các ngài hãy tùy hỷ sự thành tựu Kaṭhina.” Các vị tỳ khưu là các vị tùy hỷ ấy nên đắp thượng y một bên vai, chắp tay lên, và nên nói như vầy: “Bạch đại đức, Kaṭhina của hội chúng đã được thành tựu đúng pháp, chúng tôi xin tùy hỷ sự thành tựu Kaṭhina.”

Vị tỳ khưu là vị làm thành tựu Kaṭhina ấy nên đi đến một vị tỳ khưu, đắp thượng y một bên vai, chắp tay lên, và nên nói như vầy: “Bạch đại đức, Kaṭhina của hội chúng đã được thành tựu đúng pháp, xin đại đức hãy tùy hỷ sự thành tựu Kaṭhina.” Vị tỳ khưu là vị tùy hỷ ấy nên đắp thượng y một bên vai, chắp tay lên, và nên nói như vầy: “Bạch đại đức, Kaṭhina của hội chúng đã được thành tựu đúng pháp, tôi xin tùy hỷ sự thành tựu Kaṭhina.”

[1148] Có phải hội chúng làm thành tựu Kaṭhina? Có phải nhóm làm thành tựu Kaṭhina? Có phải cá nhân làm thành tựu Kaṭhina?

- Hội chúng không làm thành tựu Kaṭhina. Nhóm không làm thành tựu Kaṭhina. Cá nhân làm thành tựu Kaṭhina.

Nếu hội chúng không làm thành tựu Kaṭhina, nhóm không làm thành tựu Kaṭhina, cá nhân làm thành tựu Kaṭhina, vậy có phải Kaṭhina không được thành tựu cho hội chúng, không được thành tựu cho nhóm, được thành tựu cho cá nhân?

- Có phải hội chúng đọc tụng giới bổn Pātimokkha? Có phải nhóm đọc tụng giới bổn Pātimokkha? Có phải cá nhân đọc tụng giới bổn Pātimokkha?[5]

Hội chúng không đọc tụng giới bổn Pātimokkha. Nhóm không đọc tụng giới bổn Pātimokkha. Cá nhân đọc tụng giới bổn Pātimokkha.

­– Nếu hội chúng không đọc tụng giới bổn Pātimokkha, nhóm không đọc tụng giới bổn Pātimokkha, cá nhân đọc tụng giới bổn Pātimokkha, vậy có phải giới bổn Pātimokkha không được đọc tụng cho hội chúng, giới bổn Pātimokkha không được đọc tụng cho nhóm, giới bổn Pātimokkha được đọc tụng cho cá nhân?

Do sự đọc tụng của cá nhân ở hội chúng hợp nhất, ở nhóm hợp nhất, giới bổn Pātimokkha đã được đọc tụng cho hội chúng, giới bổn Pātimokkha đã được đọc tụng cho nhóm, giới bổn Pātimokkha đã được đọc tụng cho cá nhân.

– Cũng tương tợ như thế, hội chúng không làm thành tựu Kaṭhina, nhóm không làm thành tựu Kaṭhina, cá nhân làm thành tựu Kaṭhina. Do sự thành tựu (Kaṭhina) của cá nhân với sự tùy hỷ của hội chúng, với sự tùy hỷ của nhóm, Kaṭhina được thành tựu cho hội chúng, Kaṭhina được thành tựu cho nhóm, Kaṭhina được thành tựu cho cá nhân.

[1149]

Hiệu lực Kaṭhina
liên quan vị ra đi
đã được đề cập đến
bởi Thân Quyến Mặt Trời,
tôi hỏi ngài điều ấy:
Sự vướng bận loại nào
bị cắt đứt trước tiên?
- Hiệu lực Kaṭhina
liên quan vị ra đi
đã được đề cập đến
bởi Thân Quyến Mặt Trời,
tôi đáp ngài điều ấy:
Sự vướng bận về y
bị cắt đứt trước tiên,
do việc đi ra khỏi
bên ngoài vùng ranh giới
sự vướng bận chỗ ngụ
của vị ấy bị đứt.

[1150]

Hiệu lực Kaṭhina
liên quan việc hoàn tất
đã được đề cập đến
bởi Thân Quyến Mặt Trời,
tôi hỏi ngài điều ấy:
Sự vướng bận loại nào
bị cắt đứt trước tiên?
- Hiệu lực Kaṭhina
liên quan việc hoàn tất
đã được đề cập đến
bởi Thân Quyến Mặt Trời,
tôi đáp ngài điều ấy:
Sự vướng bận chỗ ngụ
bị cắt đứt trước tiên,
khi y được hoàn tất
sự vướng bận về y
(của vị ấy) bị đứt.

[1151]

Hiệu lực Kaṭhina
do tự mình quyết định
đã được đề cập đến
bởi Thân Quyến Mặt Trời,
tôi hỏi ngài điều ấy:
Sự vướng bận loại nào
bị cắt đứt trước tiên?
- Hiệu lực Kaṭhina
do tự mình quyết định
đã được đề cập đến
bởi Thân Quyến Mặt Trời,
tôi đáp ngài điều ấy:
Cả hai điều vướng bận
đồng thời bị cắt đứt.

[1152]

Hiệu lực Kaṭhina
liên quan việc bị mất
đã được đề cập đến
bởi Thân Quyến Mặt Trời,
tôi hỏi ngài điều ấy:
Sự vướng bận loại nào
bị cắt đứt trước tiên?
- Hiệu lực Kaṭhina
liên quan việc bị mất
đã được đề cập đến
bởi Thân Quyến Mặt Trời,
tôi đáp ngài điều ấy:
Sự vướng bận chỗ ngụ
bị cắt đứt trước tiên,
khi y bị mất trộm
sự vướng bận về y
của vị ấy bị đứt.

[1153]

Hiệu lực Kaṭhina
liên quan việc nghe tin
đã được đề cập đến
bởi Thân Quyến Mặt Trời,
tôi hỏi ngài điều ấy:
Sự vướng bận loại nào
bị cắt đứt trước tiên?
- Hiệu lực Kaṭhina
liên quan việc nghe tin
đã được đề cập đến
bởi Thân Quyến Mặt Trời,
tôi đáp ngài điều ấy:
Sự vướng bận về y
bị cắt đứt trước tiên,
bởi vì việc nghe tin
sự vướng bận chỗ ngụ
của vị ấy bị đứt.

[1154]

Hiệu lực Kaṭhina
vì mong ước tan vỡ
đã được đề cập đến
bởi Thân Quyến Mặt Trời,
tôi hỏi ngài điều ấy:
Sự vướng bận loại nào
bị cắt đứt trước tiên?
- Hiệu lực Kaṭhina
vì mong ước tan vỡ
đã được đề cập đến
bởi Thân Quyến Mặt Trời,
tôi đáp ngài điều ấy:
Sự vướng bận chỗ ngụ
bị cắt đứt trước tiên,
khi nỗi niềm mong mỏi
về y bị đoạn lìa
sự vướng bận về y
(của vị ấy) bị đứt.

[1155]

Hiệu lực Kaṭhina
vị vượt qua ranh giới
đã được đề cập đến
bởi Thân Quyến Mặt Trời,
tôi hỏi ngài điều ấy:
Sự vướng bận loại nào
bị cắt đứt trước tiên?
- Hiệu lực Kaṭhina
vị vượt qua ranh giới
đã được đề cập đến
bởi Thân Quyến Mặt Trời,
tôi đáp ngài điều ấy:
Sự vướng bận về y
bị cắt đứt trước tiên,
do việc đi ra khỏi
bên ngoài vùng ranh giới
sự vướng bận chỗ ngụ
của vị ấy bị đứt.

[1156]

Hiệu lực Kaṭhina
đồng thời hết hiệu lực
đã được đề cập đến
bởi Thân Quyến Mặt Trời,
tôi hỏi ngài điều ấy:
Sự vướng bận loại nào
bị cắt đứt trước tiên?
- Hiệu lực Kaṭhina
đồng thời hết hiệu lực
đã được đề cập đến
bởi Thân Quyến Mặt Trời,
tôi đáp ngài điều ấy:
Cả hai điều vướng bận
đồng thời bị cắt đứt.

[1157] Bao nhiêu sự hết hiệu lực của Kaṭhina phụ thuộc vào hội chúng? Bao nhiêu sự hết hiệu lực của Kaṭhina phụ thuộc vào cá nhân? Bao nhiêu sự hết hiệu lực của Kaṭhina không phụ thuộc vào hội chúng cũng không phụ thuộc vào cá nhân?

- Có một sự hết hiệu lực của Kaṭhina phụ thuộc vào hội chúng là sự hết hiệu lực giữa chừng.[6] Có bốn sự hết hiệu lực của Kaṭhina phụ thuộc vào cá nhân: liên quan đến việc ra đi, liên quan đến việc (y) đã được hoàn tất, liên quan đến việc tự mình quyết định, liên quan đến việc vượt qua ranh giới. Có bốn sự hết hiệu lực của Kaṭhina không phụ thuộc vào hội chúng cũng không phụ thuộc vào cá nhân: liên quan đến việc (y) bị mất, liên quan đến việc nghe tin, liên quan đến sự tan vỡ niềm mong mỏi, sự đồng thời hết hiệu lực.

[1158] Bao nhiêu sự hết hiệu lực của Kaṭhina bị hết hiệu lực ở trong ranh giới (antosīmāya)? Bao nhiêu sự hết hiệu lực của Kaṭhina bị hết hiệu lực ở ngoài ranh giới (bahisīmāya)? Bao nhiêu sự hết hiệu lực của Kaṭhina có thể bị hết hiệu lực ở trong ranh giới (hoặc) có thể bị hết hiệu lực ở ngoài ranh giới?

- Có hai sự hết hiệu lực của Kaṭhina bị hết hiệu lực ở trong ranh giới: sự hết hiệu lực giữa chừng, sự hết hiệu lực đồng thời. Có ba sự hết hiệu lực của Kaṭhina bị hết hiệu lực ở ngoài ranh giới: liên quan đến việc ra đi, liên quan đến việc nghe tin, liên quan đến việc vượt qua ranh giới. Có bốn sự hết hiệu lực của Kaṭhina có thể bị hết hiệu lực ở trong ranh giới (hoặc) có thể bị hết hiệu lực ở ngoài ranh giới: liên quan đến việc (y) đã được hoàn tất, liên quan đến việc tự mình quyết định, liên quan đến việc (y) bị mất, liên quan đến việc tan vỡ niềm mong mỏi.

[1159] Bao nhiêu sự hết hiệu lực của Kaṭhina có sự sanh lên cùng một lúc có sự chấm dứt cùng một lúc? Bao nhiêu sự hết hiệu lực của Kaṭhina có sự sanh lên cùng một lúc, có sự chấm dứt không cùng lúc?

- Có hai sự hết hiệu lực của Kaṭhina có sự sanh lên cùng một lúc có sự chấm dứt cùng một lúc: sự hết hiệu lực giữa chừng, sự hết hiệu lực đồng thời. Các sự hết hiệu lực của Kaṭhina còn lại có sự sanh lên cùng một lúc, có sự chấm dứt không cùng lúc.

Dứt Phân Tích Kaṭhina.

Tóm lược chương này:

[1160]

Đến ai? Như thế nào?
(sanh lên) mười lăm Pháp,
sự mở đầu, nhân, duyên,
tổng hợp, và căn nguyên, v.v...
phân tích tám hạng người,
(thành tựu) của ba hạng,
ba loại (không hiệu lực),
nên biết sự thành tựu,
với việc đọc (giới bổn),
sự vướng bận, phụ thuộc,
(trong và ngoài) ranh giới,
sanh lên và chấm dứt.

*******

Dứt Tập Yếu
(Parivāraṃ Niṭṭhitaṃ).
[7]


[1] Xin xem thêm ở Đại Phẩm – Mahāvagga, chương 07, [97].

[2] Xin xem thêm ở Sđd, chương 07, [98].

[3] Tức là sự vật của Kaṭhina. Ngài Buddhaghosa giải thích là y hai lớp, hoặc thượng y, hoặc y nội.

[4] Hư hỏng về sự vật nghĩa là y không được làm thành được phép (tức là chưa được làm dấu y), hư hỏng về thời gian nghĩa là các thí chủ dâng y ngày hôm nay và hội chúng để đến ngày hôm sau mới giao y cho vị tỳ khưu để làm thành tựu Kaṭhina, hư hỏng về việc làm nghĩa là vải đã được cắt vào ngày hôm ấy nhưng y chưa được làm xong nội trong ngày ấy (theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).

[5] Đây là câu trả lời bằng cách hỏi ngược lại.

[6] Do tuyên ngôn thâu hồi Kaṭhina. Vấn đề này được đề cập ở điều pācittiya 30 của tỳ khưu ni.

[7] Phải chăng bộ Tập Yếu – Parivāra lúc được kết tập lần đầu tiên chỉ có 14 chương và các phần sau mới được thêm vào về sau này? Chúng tôi không nghĩ rằng câu “parivāraṃ niṭṭhitaṃ” này được giữ lại do sự thiếu sót của các nhà kết tập.

XV. NHÓM NĂM CỦA UPĀLI

[1161] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Khi ấy, đại đức Upāli đã đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã đảnh lễ đức Thế Tôn rồi ngồi xuống ở một bên. Khi đã ngồi xuống một bên, đại đức Upāli đã nói với đức Thế Tôn điều này:

 - Bạch ngài, vị tỳ khưu hội đủ bao nhiêu điều kiện không được sống không nương nhờ cho đến trọn đời?

- Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện không được sống không nương nhờ cho đến trọn đời. Với năm (điều kiện) gì? Vị không biết về lễ Uposatha, không biết về hành sự của lễ Uposatha, không biết về giới bổn Pātimokkha, không biết về cách đọc tụng giới bổn Pātimokkha, chưa đủ năm năm. Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này không được sống không nương nhờ cho đến trọn đời.

Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện được sống không nương nhờ cho đến trọn đời. Với năm (điều kiện) gì? Vị biết về lễ Uposatha, biết về hành sự của lễ Uposatha, biết về giới bổn Pātimokkha, biết về cách đọc tụng giới bổn Pātimokkha, được năm năm hoặc hơn năm năm. Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này được sống không nương nhờ cho đến trọn đời.

Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa không được sống không nương nhờ cho đến trọn đời. Với năm (điều kiện) gì? Vị không biết về lễ Pavāraṇā, không biết về hành sự của lễ Pavāraṇā, không biết về giới bổn Pātimokkha, không biết về cách đọc tụng giới bổn Pātimokkha, chưa đủ năm năm. Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này không được sống không nương nhờ cho đến trọn đời.

Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện được sống không nương nhờ cho đến trọn đời. Với năm (điều kiện) gì? Vị biết về lễ Pavāraṇā, biết về hành sự của lễ Pavāraṇā, biết về giới bổn Pātimokkha, biết về cách đọc tụng giới bổn Pātimokkha, được năm năm hoặc hơn năm năm. Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này được sống không nương nhờ cho đến trọn đời.

Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa không được sống không nương nhờ cho đến trọn đời. Với năm (điều kiện) gì? Vị không biết về sự phạm tội hay không phạm tội, không biết về tội nhẹ hay nặng, không biết về tội còn dư sót hay không còn dư sót, không biết về tội xấu xa hay không xấu xa, chưa đủ năm năm. Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này không được sống không nương nhờ cho đến trọn đời.

Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện được sống không nương nhờ cho đến trọn đời. Với năm (điều kiện) gì? Vị biết về sự phạm tội hay không phạm tội, biết về tội nhẹ hay nặng, biết về tội còn dư sót hay không còn dư sót, biết về tội xấu xa hay không xấu xa, được năm năm hoặc hơn năm năm. Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này được sống không nương nhờ cho đến trọn đời.

[1162] - Bạch ngài, vị tỳ khưu hội đủ bao nhiêu điều kiện không được ban phép tu lên bậc trên, không được ban cho phép nương nhờ, không được để cho sa di phục vụ?

- Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện không được ban phép tu lên bậc trên, không được ban cho phép nương nhờ, không được để cho sa di phục vụ. Với năm (điều kiện) gì? Là vị không có khả năng chăm sóc hoặc kiếm người chăm sóc cho đệ tử hoặc học trò bị bệnh, (không có khả năng) khuyên giải hoặc nhờ người khuyên giải khi đệ tử hay học trò có sự không hoan hỷ đã sanh khởi, (không có khả năng) phân giải hoặc nhờ vị khác phân giải đúng theo Pháp khi đệ tử hay học trò có mối nghi ngờ sanh khởi, (không có khả năng) hướng dẫn Thắng Pháp (Abhidhamma) và Thắng Luật (Abhivinaya). [1] Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này không được ban phép tu lên bậc trên, không được ban cho phép nương nhờ, không được để cho sa di phục vụ.

Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện được ban phép tu lên bậc trên, được ban cho phép nương nhờ, được để cho sa di phục vụ. Với năm (điều kiện) gì? Là vị có khả năng chăm sóc hoặc kiếm người chăm sóc cho đệ tử hoặc học trò bị bệnh, (có khả năng) khuyên giải hoặc nhờ người khuyên giải khi đệ tử hay học trò có sự không hoan hỷ đã sanh khởi, có khả năng) phân giải hoặc nhờ vị khác phân giải đúng theo Pháp khi đệ tử hay học trò có mối nghi ngờ sanh khởi, (có khả năng) hướng dẫn Thắng Pháp và Thắng Luật. Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này được ban phép tu lên bậc trên, được ban cho phép nương nhờ, được để cho sa di phục vụ.

Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa không được ban phép tu lên bậc trên, không được ban cho phép nương nhờ, không được để cho sa di phục vụ. Với năm (điều kiện) gì? Là vị không có khả năng để huấn luyện học trò hay đệ tử việc học tập thuộc về phận sự căn bản, (không có khả năng) để hướng dẫn việc học tập thuộc về phần đầu của Phạm hạnh,[2] (không có khả năng) để hướng dẫn về tăng thượng giới, (không có khả năng) để hướng dẫn về tăng thượng tâm, (không có khả năng) để hướng dẫn về tăng thượng tuệ.[3] Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này không được ban phép tu lên bậc trên, không được ban cho phép nương nhờ, không được để cho sa di phục vụ.

Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện được ban phép tu lên bậc trên, được ban cho phép nương nhờ, được để cho sa di phục vụ? Với năm (điều kiện) gì? Là vị có khả năng để huấn luyện học trò hay đệ tử việc học tập thuộc về phận sự căn bản, (có khả năng) để hướng dẫn việc học tập thuộc về phần đầu của Phạm hạnh, (có khả năng) để hướng dẫn về tăng thượng giới, (có khả năng) để hướng dẫn về tăng thượng tâm, (có khả năng) để hướng dẫn về tăng thượng tuệ. Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này được ban phép tu lên bậc trên, được ban cho phép nương nhờ, được để cho sa di phục vụ.

[1163] - Bạch ngài, hành sự nên được thực thi đối với vị tỳ khưu hội đủ bao nhiêu điều kiện?

- Này Upāli, hành sự nên được thực thi đối với vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện. Với năm (điều kiện) gì? Là vị vô liêm sỉ, ngu dốt, không trong sạch, có tà kiến, và bị hư hỏng về nuôi mạng. Này Upāli, hành sự nên được thực thi đối với vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này.

Này Upāli, hành sự nên được thực thi đối với vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa. Với năm (điều kiện) gì? Là vị bị hư hỏng về giới thuộc tăng thượng giới, bị hư hỏng về hạnh kiểm thuộc tăng thượng hạnh, bị hư hỏng về tri kiến thuộc tri kiến sái quấy, có tà kiến, và bị hư hỏng về nuôi mạng. Này Upāli, hành sự nên được thực thi đối với vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này.

Này Upāli, hành sự nên được thực thi đối với vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa. Với năm (điều kiện) gì? Là vị có sự đùa giỡn bằng thân, có sự đùa giỡn bằng khẩu, có sự đùa giỡn bằng thân và khẩu, có tà kiến, và bị hư hỏng về nuôi mạng. Này Upāli, hành sự nên được thực thi đối với vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này.

Này Upāli, hành sự nên được thực thi đối với vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa. Với năm (điều kiện) gì? Là vị có hành động sai trái bằng thân, có hành động sai trái bằng khẩu, có hành động sai trái bằng thân và khẩu, có tà kiến, và bị hư hỏng về nuôi mạng. Này Upāli, hành sự nên được thực thi đối với vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này.

Này Upāli, hành sự nên được thực thi đối với vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa. Với năm (điều kiện) gì? Là vị có sự gây tổn hại bằng thân, có sự gây tổn hại bằng khẩu, có sự gây tổn hại bằng thân và khẩu, có tà kiến, và bị hư hỏng về nuôi mạng. Này Upāli, hành sự nên được thực thi đối với vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này.

Này Upāli, hành sự nên được thực thi đối với vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa. Với năm (điều kiện) gì? Là vị có sự nuôi mạng sai trái bằng thân, có sự nuôi mạng sai trái bằng khẩu, có sự nuôi mạng sai trái bằng thân và khẩu, có tà kiến, và bị hư hỏng về nuôi mạng. Này Upāli, hành sự nên được thực thi đối với vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này.

Này Upāli, hành sự nên được thực thi đối với vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa. Với năm (điều kiện) gì? Là vị vi phạm tội đã được thực thi hành sự (vẫn) ban phép tu lên bậc trên, (vẫn) ban cho phép nương nhờ, (vẫn) để cho sa di phục vụ, (vẫn) chấp nhận việc chỉ định giáo giới tỳ khưu ni, (vẫn) giáo giới tỳ khưu ni khi đã được chỉ định. Này Upāli, hành sự nên được thực thi đối với vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này.

Này Upāli, hành sự nên được thực thi đối với vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa. Với năm (điều kiện) gì? Là vị tái phạm tội đã được hội chúng thực thi hành sự, hoặc tội khác tương tợ, hoặc tội nghiêm trọng hơn tội ấy, là vị chỉ trích hành sự, chỉ trích các vị thực hiện hành sự. Này Upāli, hành sự nên được thực thi đối với vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này.

Này Upāli, hành sự nên được thực thi đối với vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa. Với năm (điều kiện) gì? Là vị chê bai đức Phật, là vị chê bai Giáo Pháp, là vị chê bai Hội chúng, có tà kiến, và bị hư hỏng về nuôi mạng. Này Upāli, hành sự nên được thực thi đối với vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này.

Phần Không Nương Nhờ là phần thứ nhất.

Tóm lược phần này:

[1164]

Lễ Uposatha,
lễ Pavāraṇā,
tội vi phạm, người bệnh,
phần phận sự căn bản,
và vị vô liêm sỉ,
tăng thượng giới, chơi giỡn,
sở hành bị sai trái,
gây ra sự tổn hại,
tà kiến, và tội nữa,
với tội vi phạm nào,
vị chê bai đức Phật,
phần tổng hợp thứ nhất.

*******

[1165] - Bạch ngài, hành sự không nên được thâu hồi đối với vị tỳ khưu hội đủ bao nhiêu điều kiện?

- Này Upāli, hành sự không nên được thâu hồi đối với vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện. Với năm (điều kiện) gì? Là vị vi phạm tội đã được thực thi hành sự (vẫn) ban phép tu lên bậc trên, (vẫn) ban cho phép nương nhờ, (vẫn) để cho sa di phục vụ, (vẫn) chấp nhận việc chỉ định giáo giới tỳ khưu ni, (vẫn) giáo giới tỳ khưu ni khi đã được chỉ định. Này Upāli, hành sự không nên được thâu hồi đối với vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này.

Này Upāli, hành sự không nên được thâu hồi đối với vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa. Với năm (điều kiện) gì? Là vị tái phạm tội đã được hội chúng thực thi hành sự, hoặc tội khác tương tợ, hoặc tội nghiêm trọng hơn tội ấy, là vị chỉ trích hành sự, chỉ trích các vị thực hiện hành sự. Này Upāli, hành sự không nên được thâu hồi đối với vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này.

Này Upāli, hành sự không nên được thâu hồi đối với vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa. Với năm (điều kiện) gì? Là vị chê bai đức Phật, là vị chê bai Giáo Pháp, là vị chê bai Hội chúng, có tà kiến, và bị hư hỏng về nuôi mạng. Này Upāli, hành sự không nên được thâu hồi đối với vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này.

Này Upāli, hành sự không nên được thâu hồi đối với vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa. Với năm (điều kiện) gì? Là vị vô liêm sỉ, ngu dốt, không trong sạch, là vị gây ra các sự xích mích, và không làm đầy đủ việc học tập trong các phận sự. Này Upāli, hành sự không nên được thâu hồi đối với vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này.

[1166] - Bạch ngài, vị tỳ khưu theo đuổi sự xung đột, trong khi đi đến hội chúng, nên an trú nội tâm bao nhiêu pháp rồi đi đến hội chúng?

- Này Upāli, vị tỳ khưu theo đuổi sự xung đột, trong khi đi đến hội chúng, nên an trú nội tâm năm pháp rồi đi đến hội chúng. Năm (pháp) gì? Này Upāli, vị tỳ khưu theo đuổi sự xung đột, trong khi đi đến hội chúng, nên đi đến hội chúng với tâm nhún nhường, với tâm như là không bị cấu uế, nên khéo léo về chỗ ngồi và khéo léo khi ngồi xuống, nên ngồi xuống ở chỗ ngồi thích hợp không chiếm chỗ của các tỳ khưu trưởng lão không buộc các tỳ khưu mới tu phải nhường chỗ ngồi, không nên là người nói linh tinh, không nên là người nói chuyện nhảm nhí, hoặc là nên tự mình nói Pháp hoặc là nên thỉnh cầu vị khác (nói Pháp), hoặc là nên tôn trọng trạng thái im lặng thánh thiện. Này Upāli, nếu hội chúng thực hiện các hành sự cần được thực hiện với sự hợp nhất, này Upāli, trong trường hợp ấy nếu vị tỳ khưu không đồng ý (điều gì) thì nên bày tỏ quan điểm và nên đạt đến sự hợp nhất. Điều ấy có nguyên nhân thế nào? (Vị ấy nên nghĩ rằng): “Ta chớ nên khác biệt với hội chúng.” Này Upāli, vị tỳ khưu theo đuổi sự xung đột, trong khi đi đến hội chúng, nên an trú nội tâm năm pháp này rồi đi đến hội chúng.

[1167] - Bạch ngài, trong khi phát biểu ở hội chúng, vị tỳ khưu hội đủ bao nhiêu điều kiện không được nhiều người thích, không được nhiều người mến, không được nhiều người hài lòng?

- Này Upāli, trong khi phát biểu ở hội chúng, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện không được nhiều người thích, không được nhiều người mến, không được nhiều người hài lòng. Với năm (điều kiện) gì? Là vị nói khoa trương, là vị nói theo lời nói của người khác, không khéo léo trong sự mạch lạc của lời phát biểu, là vị khiển trách không theo Pháp không theo Luật không đúng tội, là vị hành xử không theo Pháp không theo Luật không đúng tội. Này Upāli, trong khi phát biểu ở hội chúng, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này không được nhiều người thích, không được nhiều người mến, không được nhiều người hài lòng.

Này Upāli, trong khi phát biểu ở hội chúng, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện được nhiều người thích, được nhiều người mến, được nhiều người hài lòng. Với năm (điều kiện) gì? Là vị nói không khoa trương, là vị không nói theo lời nói của người khác, khéo léo trong sự mạch lạc của lời phát biểu, là vị khiển trách theo Pháp theo Luật đúng tội, là vị hành xử theo Pháp theo Luật đúng tội. Này Upāli, trong khi phát biểu ở hội chúng, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này được nhiều người thích, được nhiều người mến, được nhiều người hài lòng.

Này Upāli, trong khi phát biểu ở hội chúng, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa không được nhiều người thích, không được nhiều người mến, không được nhiều người hài lòng. Với năm (điều kiện) gì? Là vị nói tâng bốc, là vị làm mất niềm tin, là vị nắm giữ phi Pháp, là vị chối từ Pháp, và nói các chuyện vớ vẩn. Này Upāli, trong khi phát biểu ở hội chúng, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này không được nhiều người thích, không được nhiều người mến, không được nhiều người hài lòng.

Này Upāli, trong khi phát biểu ở hội chúng, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện được nhiều người thích, được nhiều người mến, được nhiều người hài lòng. Với năm (điều kiện) gì? Là vị không nói tâng bốc, là vị không làm mất niềm tin, là vị nắm giữ Pháp, là vị chối từ phi Pháp, và không nói các chuyện vớ vẩn. Này Upāli, trong khi phát biểu ở hội chúng, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này được nhiều người thích, được nhiều người mến, được nhiều người hài lòng.

Này Upāli, trong khi phát biểu ở hội chúng, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa không được nhiều người thích, không được nhiều người mến, không được nhiều người hài lòng. Với năm (điều kiện) gì? Là vị nói một cách thô lỗ, là vị nói khi chưa thỉnh ý, là vị khiển trách không theo Pháp không theo Luật không đúng tội, là vị hành xử không theo Pháp không theo Luật không đúng tội, là vị không trình bày theo tri kiến. Này Upāli, trong khi phát biểu ở hội chúng, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này không được nhiều người thích, không được nhiều người mến, không được nhiều người hài lòng.

Này Upāli, trong khi phát biểu ở hội chúng, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện được nhiều người thích, được nhiều người mến, được nhiều người hài lòng. Với năm (điều kiện) gì? Là vị không nói một cách thô lỗ, là vị không nói khi chưa thỉnh ý, là vị khiển trách theo Pháp theo Luật đúng tội, là vị hành xử theo Pháp theo Luật đúng tội, là vị trình bày theo tri kiến. Này Upāli, trong khi phát biểu ở hội chúng, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này được nhiều người thích, được nhiều người mến, được nhiều người hài lòng.

[1168] - Bạch ngài, có bao nhiêu lợi ích trong sự tinh thông về Luật?

- Này Upāli, có năm lợi ích trong sự tinh thông về Luật. Thế nào là năm? Giới uẩn của bản thân khéo được gìn giữ khéo được hộ trì, là nơi nương tựa của các vị thường hay có sự ăn năn, là vị phát biểu ở giữa hội chúng với sự tự tin, là vị khuất phục những kẻ đối nghịch một cách khéo léo đúng theo Pháp, là vị thực hành vì sự tồn tại của Chánh Pháp. Này Upāli, đây là năm lợi ích trong sự tinh thông về Luật.

Phần Không Thâu Hồi là phần thứ nhì.

Tóm lược phần này:

[1169]

Phạm tội, lẫn chê bai,
vô liêm sỉ, xung đột,
khoe khoang, và tâng bốc,
thô lỗ, với tinh thông.

*******

[1170] - Bạch ngài, vị tỳ khưu hội đủ bao nhiêu điều kiện không nên phát biểu ở hội chúng?

- Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện không nên phát biểu ở hội chúng. Với năm (điều kiện) gì? Là vị không biết về tội, không biết về nguồn sanh tội, không biết về sự tiến hành của tội,[4] không biết về cách giải quyết tội, không rành rẽ trong việc xác định tội. Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này không nên phát biểu ở hội chúng.

Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện nên phát biểu ở hội chúng. Với năm (điều kiện) gì? Là vị biết về tội, biết về nguồn sanh tội, biết về sự tiến hành của tội, biết về cách giải quyết tội, rành rẽ trong việc xác định tội. Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này nên phát biểu ở hội chúng.

Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa không nên phát biểu ở hội chúng. Với năm (điều kiện) gì? Là vị không biết về sự tranh tụng, không biết về nguồn sanh khởi của sự tranh tụng, không biết về cách tiến hành sự tranh tụng, không biết về cách giải quyết sự tranh tụng, không rành rẽ trong việc xác định sự tranh tụng. Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này không nên phát biểu ở hội chúng.

Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện nên phát biểu ở hội chúng. Với năm (điều kiện) gì? Là vị biết về sự tranh tụng, biết về nguồn sanh khởi của sự tranh tụng, biết về cách tiến hành sự tranh tụng, biết về cách giải quyết sự tranh tụng, rành rẽ trong việc xác định sự tranh tụng. Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này nên phát biểu ở hội chúng.

Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa không nên phát biểu ở hội chúng. Với năm (điều kiện) gì? Là vị nói một cách thô lỗ, là vị nói khi chưa thỉnh ý, là vị khiển trách không theo Pháp không theo Luật không đúng tội, là vị hành xử không theo Pháp không theo Luật không đúng tội, là vị trình bày không theo tri kiến. Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này không nên phát biểu ở hội chúng.

Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện nên phát biểu ở hội chúng. Với năm (điều kiện) gì? Là vị không nói một cách thô lỗ, là vị nói sau khi đã thỉnh ý, là vị khiển trách theo Pháp theo Luật đúng tội, là vị hành xử theo Pháp theo Luật đúng tội, là vị trình bày theo tri kiến. Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này nên phát biểu ở hội chúng.

Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa không nên phát biểu ở hội chúng. Với năm (điều kiện) gì? Là vị không biết về sự phạm tội hay không phạm tội, không biết về tội nhẹ hay nặng, không biết về tội còn dư sót hay không còn dư sót, không biết về tội xấu xa hay không xấu xa, không biết về tội có sự sửa chữa hay không có sự sửa chữa. Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này không nên phát biểu ở hội chúng.

Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện nên phát biểu ở hội chúng. Với năm (điều kiện) gì? Là vị biết về sự phạm tội hay không phạm tội, biết về tội nhẹ hay nặng, biết về tội còn dư sót hay không còn dư sót, biết về tội xấu xa hay không xấu xa, biết về tội có sự sửa chữa hay không có sự sửa chữa. Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này nên phát biểu ở hội chúng.

Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa không nên phát biểu ở hội chúng. Với năm (điều kiện) gì? Là vị không biết về hành sự, không biết về sự thực hiện của hành sự, không biết về sự việc của hành sự, không biết về phận sự của hành sự, không biết về cách giải quyết hành sự. Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này không nên phát biểu ở hội chúng.

Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện nên phát biểu ở hội chúng. Với năm (điều kiện) gì? Là vị biết về hành sự, biết về sự thực hiện của hành sự, biết về sự việc của hành sự, biết về phận sự của hành sự, biết về cách giải quyết hành sự. Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này nên phát biểu ở hội chúng.

Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa không nên phát biểu ở hội chúng. Với năm (điều kiện) gì? Là vị không biết về sự việc, không biết về duyên khởi, không biết về sự quy định, không biết về thứ tự của chữ (trong câu), không biết về phương thức của lối trình bày mạch lạc. Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này không nên phát biểu ở hội chúng.

Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện nên phát biểu ở hội chúng. Với năm (điều kiện) gì? Là vị biết về sự việc, biết về duyên khởi, biết về sự quy định, biết về thứ tự của chữ (trong câu), biết về phương thức của lối trình bày mạch lạc. Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này nên phát biểu ở hội chúng.

Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa không nên phát biểu ở hội chúng. Với năm (điều kiện) gì? Là vị bị chi phối bởi sự ưa thích, bị chi phối bởi sự sân hận, bị chi phối bởi sự si mê, bị chi phối bởi sự sợ hãi, là vị vô liêm sỉ. Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này không nên phát biểu ở hội chúng.

Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện nên phát biểu ở hội chúng. Với năm (điều kiện) gì? Là vị không bị chi phối bởi sự ưa thích, không bị chi phối bởi sự sân hận, không bị chi phối bởi sự si mê, không bị chi phối bởi sự sợ hãi, là vị có liêm sỉ. Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này nên phát biểu ở hội chúng.

Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa không nên phát biểu ở hội chúng. Với năm (điều kiện) gì? Là vị bị chi phối bởi sự ưa thích, bị chi phối bởi sự sân hận, bị chi phối bởi sự si mê, bị chi phối bởi sự sợ hãi, là vị không rành rẽ về Luật. Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này không nên phát biểu ở hội chúng.

Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện nên phát biểu ở hội chúng. Với năm (điều kiện) gì? Là vị không bị chi phối bởi sự ưa thích, không bị chi phối bởi sự sân hận, không bị chi phối bởi sự si mê, không bị chi phối bởi sự sợ hãi, là vị rành rẽ về Luật. Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này nên phát biểu ở hội chúng.

Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa không nên phát biểu ở hội chúng. Với năm (điều kiện) gì? Là vị không biết về lời đề nghị, không biết về sự thực hiện của lời đề nghị, không biết về lời thông báo của lời đề nghị, vị không biết cách dàn xếp của lời đề nghị, vị không biết cách giải quyết của lời đề nghị. Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này không nên phát biểu ở hội chúng.

Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện nên phát biểu ở hội chúng. Với năm (điều kiện) gì? Là vị biết về lời đề nghị, biết về sự thực hiện của lời đề nghị, biết về lời thông báo của lời đề nghị, vị biết cách dàn xếp của lời đề nghị, vị biết cách giải quyết của lời đề nghị. Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này nên phát biểu ở hội chúng.

Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa không nên phát biểu ở hội chúng. Với năm (điều kiện) gì? Là vị không biết về giới bổn, không biết về điều phù hợp với giới bổn, không biết về Luật, không biết về điều phù hợp với Luật, vị không rành rẽ việc thành lập (tội) hay không thành lập (tội). Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này không nên phát biểu ở hội chúng.

Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện nên phát biểu ở hội chúng. Với năm (điều kiện) gì? Là vị biết về giới bổn, biết về điều phù hợp với giới bổn, biết về Luật, biết về điều phù hợp với Luật, vị rành rẽ việc thành lập (tội) hay không thành lập (tội). Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này nên phát biểu ở hội chúng.

Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa không nên phát biểu ở hội chúng. Với năm (điều kiện) gì? Là vị không biết về Pháp, không biết về điều phù hợp với Pháp, không biết về Luật, không biết về điều phù hợp với Luật, vị không rành rẽ việc trước và việc sau. Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này không nên phát biểu ở hội chúng.

Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện nên phát biểu ở hội chúng. Với năm (điều kiện) gì? Là vị biết về Pháp, biết về điều phù hợp với Pháp, biết về Luật, biết về điều phù hợp với Luật, vị rành rẽ việc trước và việc sau. Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này nên phát biểu ở hội chúng.

Phần Phát Biểu là phần thứ ba.

Tóm lược phần này:

[1171]

Tội vi phạm, tranh tụng,
thô lỗ, biết về tội,
về hành sự, sự việc,
và vị vô liêm sỉ,
vị không được rành rẽ,
đối với lời đề nghị,
không biết giới và Pháp,
phần tổng hợp thứ ba.

*******

[1172] - Bạch ngài, có bao nhiêu sự trình bày quan điểm sai pháp?

- Này Upāli, đây là năm sự trình bày quan điểm sai pháp. Thế nào là năm? Vị trình bày quan điểm rằng không có sự vi phạm tội, vị trình bày quan điểm rằng sự phạm tội không đưa đến sám hối, vị trình bày quan điểm rằng tội đã được sám hối, vị trình bày quan điểm rằng (sám hối chung một lượt) bởi bốn năm vị, vị trình bày quan điểm rằng (chỉ sám hối tội) bằng tác ý của tâm. Này Upāli, đây là năm sự trình bày quan điểm sai pháp.

Này Upāli, có năm sự trình bày quan điểm đúng pháp. Thế nào là năm? Vị trình bày quan điểm rằng có sự vi phạm tội, vị trình bày quan điểm rằng sự phạm tội đưa đến sám hối, vị trình bày quan điểm rằng tội chưa được sám hối, vị trình bày quan điểm rằng không (sám hối chung một lượt) bởi bốn năm vị, vị trình bày quan điểm rằng không (chỉ sám hối tội) bằng tác ý của tâm. Này Upāli, đây là năm sự trình bày quan điểm đúng pháp.

Này Upāli, có năm sự trình bày quan điểm sai pháp khác nữa. Thế nào là năm? Vị trình bày quan điểm rằng (sám hối tội) trong sự hiện diện của vị không đồng cộng trú, vị trình bày quan điểm rằng (sám hối tội) trong sự hiện diện của vị đứng không cùng ranh giới, vị trình bày quan điểm rằng (sám hối tội) trong sự hiện diện của vị không trong sạch, vị trình bày quan điểm rằng (sám hối chung một lượt) bởi bốn năm vị, vị trình bày quan điểm rằng (chỉ sám hối tội) bằng tác ý của tâm. Này Upāli, đây là năm sự trình bày quan điểm sai pháp.

Này Upāli, có năm sự trình bày quan điểm đúng pháp. Thế nào là năm? Vị trình bày quan điểm rằng (sám hối tội) trong sự hiện diện của vị đồng cộng trú, vị trình bày quan điểm rằng (sám hối tội) trong sự hiện diện của vị đứng chung ranh giới, vị trình bày quan điểm rằng (sám hối tội) trong sự hiện diện của vị trong sạch, vị trình bày quan điểm rằng không (sám hối chung một lượt) bởi bốn năm vị, vị trình bày quan điểm rằng không (chỉ sám hối tội) bằng tác ý của tâm. Này Upāli, đây là năm sự trình bày quan điểm đúng pháp.

[1173] - Bạch ngài, có bao nhiêu sự thọ lãnh sai pháp?

- Này Upāli, đây là năm sự thọ lãnh sai pháp. Thế nào là năm? Trong khi được cho bằng thân, (vật thí) đã không được thọ lãnh bằng thân; trong khi được cho bằng thân, (vật thí) đã không được thọ lãnh bằng vật gắn liền với thân; trong khi được cho bằng vật gắn liền với thân, (vật thí) đã không được thọ lãnh bằng thân; trong khi được cho bằng vật gắn liền với thân, (vật thí) đã không được thọ lãnh bằng vật gắn liền với thân; trong khi được cho bằng sự buông ra, (vật thí) đã không được thọ lãnh bằng thân hoặc bằng vật gắn liền với thân. Này Upāli, đây là năm sự thọ lãnh sai pháp.

Này Upāli, có năm sự thọ lãnh đúng pháp. Thế nào là năm? Trong khi được cho bằng thân, (vật thí) đã được thọ lãnh bằng thân; trong khi được cho bằng thân, (vật thí) đã được thọ lãnh bằng vật gắn liền với thân; trong khi được cho bằng vật gắn liền với thân, (vật thí) đã được thọ lãnh bằng thân; trong khi được cho bằng vật gắn liền với thân, (vật thí) đã được thọ lãnh bằng vật gắn liền với thân; trong khi được cho bằng sự buông ra, (vật thí) đã được thọ lãnh bằng thân hoặc bằng vật gắn liền với thân. Này Upāli, đây là năm sự thọ lãnh đúng pháp.

[1174] - Bạch ngài, có bao nhiêu vật không phải là đồ thừa?

- Này Upāli, đây là năm vật không phải là đồ thừa. Thế nào là năm? Là vật chưa được làm thành được phép, việc được thọ lãnh chưa được thực hiện, việc được nâng lên chưa được thực hiện, đã được thực hiện ở ngoài tầm tay, chưa được nói rằng: “Tất cả chừng này là đủ rồi.” Này Upāli, đây là năm vật không phải là đồ thừa.

Này Upāli, đây là năm vật là đồ thừa. Thế nào là năm? Là vật đã được làm thành được phép, việc được thọ lãnh đã được thực hiện, việc được nâng lên đã được thực hiện, đã được thực hiện ở trong tầm tay, đã được nói rằng: “Tất cả chừng này là đủ rồi.” Này Upāli, đây là năm vật là đồ thừa.

[1175] - Bạch ngài, việc ngăn (vật thực) được nhận biết với bao nhiêu biểu hiện?

- Này Upāli, việc ngăn (vật thực) được nhận biết với năm biểu hiện. Với năm (biểu hiện) gì? Việc ăn được nhận biết, vật thực được nhận biết, đã đứng ở trong tầm tay, (thí chủ) dâng lên, việc từ chối được nhận biết. Này Upāli, việc ngăn (vật thực) được nhận biết với năm biểu hiện này.

[1176] - Bạch ngài, có bao nhiêu việc phán xử theo tội đã được thừa nhận sai pháp?

- Này Upāli, đây là năm việc phán xử theo tội đã được thừa nhận sai pháp. Thế nào là năm? Vị tỳ khưu đã vi phạm tội pārājika, trong khi bị khiển trách với tội pārājika vị (ấy) thú nhận đã phạm tội saṅghādisesa; hội chúng tiến hành cho vị ấy với tội saṅghādisesa là việc phán xử theo tội đã được thừa nhận sai pháp. Vị tỳ khưu đã vi phạm tội pārājika, trong khi bị khiển trách với tội pārājika vị (ấy) thú nhận đã phạm tội pācittiya, ...(như trên)... tội pāṭidesanīya, ...(như trên)... tội dukkaṭa; hội chúng tiến hành cho vị ấy với tội dukkaṭa là việc phán xử theo tội đã được thừa nhận sai pháp. Vị tỳ khưu đã vi phạm tội saṅghādisesa, ...(như trên)... tội pācittiya, ...(như trên)... tội pāṭidesanīya, ...(như trên)... tội dukkaṭa, trong khi bị khiển trách với tội dukkaṭa vị (ấy) thú nhận đã phạm tội pārājika; hội chúng tiến hành cho vị ấy với tội pārājika là việc phán xử theo tội đã được thừa nhận sai pháp. Vị tỳ khưu đã vi phạm tội dukkaṭa, trong khi bị khiển trách với tội dukkaṭa vị (ấy) thú nhận đã phạm tội saṅghādisesa, ...(như trên)... tội pācittiya, ...(như trên)... tội pāṭidesanīya; hội chúng tiến hành cho vị ấy với tội pāṭidesanīya là việc phán xử theo tội đã được thừa nhận sai pháp. Này Upāli, đây là năm việc phán xử theo tội đã được thừa nhận sai pháp.

Này Upāli, đây là năm việc phán xử theo tội đã được thừa nhận đúng pháp. Thế nào là năm? Vị tỳ khưu đã vi phạm tội pārājika, trong khi bị khiển trách với tội pārājika vị (ấy) thú nhận đã phạm tội pārājika; hội chúng tiến hành cho vị ấy với tội pārājika là việc phán xử theo tội đã được thừa nhận đúng pháp. Vị tỳ khưu đã vi phạm tội saṅghādisesa, ...(như trên)... tội pācittiya, ...(như trên)... tội pāṭidesanīya, ...(như trên)... tội dukkaṭa, trong khi bị khiển trách với tội dukkaṭa vị (ấy) thú nhận đã phạm tội dukkaṭa; hội chúng tiến hành cho vị ấy với tội dukkaṭa là việc phán xử theo tội đã được thừa nhận đúng pháp. Này Upāli, đây là năm việc phán xử theo tội đã được thừa nhận đúng pháp.

[1177] - Bạch ngài, trong khi thỉnh ý (để buộc tội) vị tỳ khưu hội đủ bao nhiêu điều kiện không xứng đáng để được thỉnh ý?

- Này Upāli, trong khi thỉnh ý (để buộc tội) vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện không xứng đáng để được thỉnh ý. Với năm (điều kiện) gì? Là vị vô liêm sỉ, là vị ngu dốt, là vị bản thân không trong sạch, là vị nói với ý định loại trừ, không với ý định giúp cho thoát tội. Này Upāli, trong khi thỉnh ý (để buộc tội) vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này không xứng đáng để được thỉnh ý.

Này Upāli, trong khi thỉnh ý (để buộc tội) vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện xứng đáng để được thỉnh ý. Với năm (điều kiện) gì? Là vị có liêm sỉ, là vị thông thái, là vị bản thân trong sạch, là vị nói có ý định làm cho thoát tội, không với ý định loại trừ. Này Upāli, trong khi thỉnh ý (để buộc tội) vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này xứng đáng để được thỉnh ý.

[1178] - Bạch ngài, không nên thảo luận về Luật với vị tỳ khưu hội đủ bao nhiêu điều kiện?

- Này Upāli, không nên thảo luận về Luật với vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện. Với năm (điều kiện) gì? Là vị không biết về sự việc, không biết về duyên khởi, không biết về sự quy định, không biết về thứ tự của chữ (trong câu), không biết về phương thức của lối trình bày mạch lạc. Này Upāli, không nên thảo luận về Luật với vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này.

Này Upāli, nên thảo luận về Luật với vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện. Với năm (điều kiện) gì? Là vị biết về sự việc, biết về duyên khởi, biết về sự quy định, biết về thứ tự của chữ (trong câu), biết về phương thức của lối trình bày mạch lạc. Này Upāli, nên thảo luận về Luật với vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này.

[1179] - Bạch ngài, có bao nhiêu lối hỏi câu hỏi?

- Này Upāli, đây là năm lối hỏi câu hỏi. Thế nào là năm? Vị có bản tánh ngu khờ có bản tánh si mê hỏi câu hỏi, vị có ước muốn xấu xa bị thúc giục bởi ước muốn rồi hỏi câu hỏi, vị hỏi câu hỏi do sự khinh bỉ, vị hỏi câu hỏi với ý muốn hiểu biết, vị hỏi câu hỏi (nghĩ rằng): “Nếu được ta hỏi câu hỏi vị (ấy) sẽ trả lời đúng đắn, như thế việc này là tốt đẹp. Nếu được ta hỏi câu hỏi vị (ấy) sẽ không trả lời đúng đắn, ta sẽ trả lời đúng đắn cho vị ấy.” Này Upāli, đây là năm lối hỏi câu hỏi.

- Bạch ngài, có bao nhiêu lối bày tỏ kiến thức?

- Này Upāli, đây là năm lối bày tỏ kiến thức. Thế nào là năm? Vị có bản tánh ngu khờ có bản tánh si mê bày tỏ kiến thức, vị có ước muốn xấu xa bị thúc giục bởi ước muốn rồi bày tỏ kiến thức, vị bày tỏ kiến thức do bị điên do bị mất trí, vị bày tỏ kiến thức với sự tự hào quá đáng, vị bày tỏ kiến thức thật có. Này Upāli, đây là năm lối bày tỏ kiến thức.

[1180] - Bạch ngài, có bao nhiêu cách làm cho trong sạch?

- Này Upāli, đây là năm cách làm cho trong sạch. Thế nào là năm? Sau khi đọc tụng phần mở đầu, nên thông báo phần còn lại bằng cách đã được nghe; đây là cách làm cho trong sạch thứ nhất. Sau khi đọc tụng phần mở đầu, sau khi đọc tụng bốn điều pārājika, nên thông báo phần còn lại bằng cách đã được nghe; đây là cách làm cho trong sạch thứ nhì. Sau khi đọc tụng phần mở đầu, sau khi đọc tụng bốn điều pārājika, sau khi đọc tụng mười ba điều saṅghādisesa, nên thông báo phần còn lại bằng cách đã được nghe; đây là cách làm cho trong sạch thứ ba. Sau khi đọc tụng phần mở đầu, sau khi đọc tụng bốn điều pārājika, sau khi đọc tụng mười ba điều saṅghādisesa, sau khi đọc tụng hai điều aniyata, nên thông báo phần còn lại bằng cách đã được nghe; đây là cách làm cho trong sạch thứ tư. (Đọc tụng) một cách đầy đủ là cách thứ năm. Này Upāli, đây là năm cách làm cho trong sạch.

[1181] - Bạch ngài, có bao nhiêu loại vật thực mềm?

- Này Upāli, đây là năm loại vật thực mềm. Thế nào là năm? Cơm, xúp, bánh, cá, thịt. Này Upāli, đây là năm loại vật thực mềm.

Phần Trình Bày Quan Điểm là phần thứ tư.

Tóm lược phần này:

[1182]

Việc trình bày quan điểm,
và những điều khác nữa,
việc thọ lãnh, vật thừa,
việc ngăn, đã thừa nhận,
cho phép, và thảo luận,
câu hỏi, bày kiến thức
cách làm cho trong sạch,
luôn cả vật thực mềm.

*******

[1183] - Bạch ngài, vị tỳ khưu nguyên cáo có ý muốn khiển trách vị khác nên quán xét nội tâm bao nhiêu pháp rồi mới nên khiển trách vị khác?

- Này Upāli, vị tỳ khưu nguyên cáo có ý muốn khiển trách vị khác nên quán xét nội tâm năm pháp rồi mới nên khiển trách vị khác. Thế nào là năm? Này Upāli, vị tỳ khưu nguyên cáo có ý muốn khiển trách vị khác nên quán xét như vầy: “Ta có sở hành về thân trong sạch không? Ta có hội đủ sở hành về thân trong sạch không sai sót không lỗi lầm không? Pháp ấy được tìm thấy ở ta hay không (được tìm thấy)?” Này Upāli, nếu vị tỳ khưu không có sở hành về thân trong sạch, không hội đủ sở hành về thân trong sạch không sai sót không lỗi lầm, có những người nói với vị ấy rằng: “Này, đến lúc đại đức nên rèn luyện điều liên quan đến thân.” Như thế là những người nói về vị ấy.

Này Upāli, còn có điều khác nữa, vị tỳ khưu nguyên cáo có ý muốn khiển trách vị khác nên quán xét như vầy: “Ta có sở hành về khẩu trong sạch không? Ta có hội đủ sở hành về khẩu trong sạch không sai sót không lỗi lầm không? Pháp ấy được tìm thấy ở ta hay không (được tìm thấy)?” Này Upāli, nếu vị tỳ khưu không có sở hành về khẩu trong sạch, không hội đủ sở hành về khẩu trong sạch không sai sót không lỗi lầm, có những người nói với vị ấy rằng: “Này, đến lúc đại đức nên rèn luyện điều liên quan đến khẩu.” Như thế là những người nói về vị ấy.

Này Upāli, còn có điều khác nữa, vị tỳ khưu nguyên cáo có ý muốn khiển trách vị khác nên quán xét như vầy: “Tâm từ của ta tức là tâm không ác cảm đối với các vị đồng phạm hạnh có hiện khởi không? Pháp ấy được tìm thấy ở ta hay không (được tìm thấy)?” Này Upāli, nếu tâm từ của vị tỳ khưu là tâm không ác cảm đối với các vị đồng phạm hạnh không có hiện khởi, có những người nói với vị ấy rằng: “Này, đến lúc đại đức nên thể hiện tâm từ đến các vị đồng phạm hạnh.” Như thế là những người nói về vị ấy.

Này Upāli, còn có điều khác nữa, vị tỳ khưu nguyên cáo có ý muốn khiển trách vị khác nên quán xét như vầy: “Ta có phải là vị nghe nhiều, là vị ghi nhớ được điều đã nghe, có sự tích lũy điều đã nghe không? Những Pháp nào có sự tốt đẹp ở phần đầu, tốt đẹp ở phần giữa, tốt đẹp ở phần cuối, tuyên thuyết về Phạm hạnh thanh tịnh một cách trọn vẹn và đầy đủ, có sự thành tựu về ý nghĩa, thành tựu về văn tự, các Pháp có hình thức tương tợ như thế có được ta nghe nhiều, có được ghi nhớ, có được tích lũy bằng cách đọc lại, có được dụng tâm quán xét, có được thâm nhập bằng tri kiến không?Pháp ấy được tìm thấy ở ta hay không (được tìm thấy)?” Này Upāli, nếu vị tỳ khưu không phải là vị nghe nhiều, không phải là vị ghi nhớ được điều đã nghe, không có tích lũy điều đã nghe. Những Pháp nào có sự tốt đẹp ở phần đầu, tốt đẹp ở phần giữa, tốt đẹp ở phần cuối, tuyên thuyết về Phạm hạnh thanh tịnh một cách trọn vẹn và đầy đủ, có sự thành tựu về ý nghĩa, thành tựu về văn tự,các Pháp có hình thức tương tợ như thế không được vị ấy nghe nhiều, không được ghi nhớ, không được tích lũy bằng cách đọc lại, không được dụng tâm quán xét, không được thâm nhập bằng tri kiến, có những người nói với vị ấy rằng: “Này, đến lúc đại đức nên học tập kinh điển;” như thế là nhữngngười nói về vị ấy.

Này Upāli, còn có điều khác nữa, vị tỳ khưu nguyên cáo có ý muốn khiển trách vị khác nên quán xét như vầy: “Hai bộ giới bổn Pātimokkha có được truyền lại một cách đầy đủ, khéo được phân tích, khéo được áp dụng, khéo được xác định bởi ta theo từng điều học hoặc theo từng từ ngữ không? Pháp ấy được tìm thấy ở ta hay không (được tìm thấy)?” Này Upāli, nếu hai bộ giới bổn Pātimokkha không được truyền lại một cách đầy đủ, không khéo được phân tích, không khéo được áp dụng, không khéo được xác định bởi vị tỳ khưu theo từng điều học hoặc theo từng từ ngữ, khi (vị ấy) được hỏi như vầy: “Này đại đức, điều này đã được đức Thế Tôn nói ở đâu?” mà không đáp được, có những người nói với vị ấy rằng: “Này, đến lúc đại đức nên học tập về Luật.” Như thế là những người nói về vị ấy.

Này Upāli, vị tỳ khưu nguyên cáo có ý muốn khiển trách vị khác nên quán xét bản thân năm pháp này rồi mới nên khiển trách vị khác.

[1184] - Bạch ngài, vị tỳ khưu nguyên cáo có ý muốn khiển trách vị khác nên chuẩn bị bản thân bao nhiêu pháp rồi mới nên khiển trách vị khác?

- Này Upāli, vị tỳ khưu nguyên cáo có ý muốn khiển trách vị khác nên chuẩn bị bản thân năm pháp rồi mới nên khiển trách vị khác. Thế nào là năm? Ta sẽ nói hợp thời, không phải sái thời; ta sẽ nói với sự thật, không phải với sự sai trái; ta sẽ nói với sự mềm mỏng, không phải bằng cách thô lỗ; ta sẽ nói có liên hệ đến lợi ích, không phải không liên hệ đến lợi ích; ta sẽ nói với tâm từ, không phải với nội tâm có sân hận. Này Upāli, vị tỳ khưu nguyên cáo có ý muốn khiển trách vị khác nên chuẩn bị bản thân năm pháp này rồi mới nên khiển trách vị khác

[1185] - Bạch ngài, vị tỳ khưu nguyên cáo có ý muốn khiển trách vị khác nên tác ý nội tâm bao nhiêu pháp rồi mới nên khiển trách vị khác?

- Này Upāli, vị tỳ khưu nguyên cáo có ý muốn khiển trách vị khác nên tác ý nội tâm năm pháp rồi mới nên khiển trách vị khác. Thế nào là năm? Vì lòng bi mẫn, vì tầm cầu lợi ích, vì lòng thương xót, vì sự thoát khỏi tội, vì sự tôn trọng Luật. Này Upāli, vị tỳ khưu nguyên cáo có ý muốn khiển trách vị khác nên tác ý nội tâm năm pháp ấy rồi mới nên khiển trách vị khác.

[1186] - Bạch ngài, trong khi thỉnh ý (để buộc tội) vị tỳ khưu hội đủ bao nhiêu điều kiện không xứng đáng để được thỉnh ý?

- Này Upāli, trong khi thỉnh ý (để buộc tội) vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện không xứng đáng để được thỉnh ý. Với năm (điều kiện) gì? Là vị có sở hành về thân không được trong sạch, có sở hành về khẩu không được trong sạch, có sự nuôi mạng không được trong sạch, (là vị) ngu dốt không kinh nghiệm, không có khả năng đối đáp lại khi bị thẩm vấn. Này Upāli, trong khi thỉnh ý (để buộc tội) vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này không xứng đáng để được thỉnh ý.

Này Upāli, trong khi thỉnh ý (để buộc tội) vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện xứng đáng được để thỉnh ý. Với năm (điều kiện) gì? Là vị có sở hành về thân được trong sạch, có sở hành về khẩu được trong sạch, có sự nuôi mạng được trong sạch, (là vị) thông thái có kinh nghiệm, có khả năng đối đáp lại khi bị thẩm vấn. Này Upāli, trong khi thỉnh ý (để buộc tội) vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này không xứng đáng để được thỉnh ý.

[1187] - Bạch ngài, vị tỳ khưu có ý muốn áp dụng sự hành xử (attādānam) nên áp dụng sự hành xử khi được hội đủ bao nhiêu điều kiện?

- Này Upāli, vị tỳ khưu có ý muốn áp dụng sự hành xử nên áp dụng sự hành xử khi hội đủ năm điều kiện. Thế nào là năm? Này Upāli, vị tỳ khưu có ý muốn áp dụng sự hành xử nên quán xét như sau: “Việc ta có ý muốn áp dụng sự hành xử này là đúng thời điểm để áp dụng sự hành xử này hay là không đúng (thời điểm)?” Này Upāli, nếu vị tỳ khưu trong lúc quán xét biết rõ như vầy: “Sái thời điểm để áp dụng sự hành xử này, không phải là đúng thời điểm,” này Upāli, không nên áp dụng sự hành xử ấy.

Này Upāli, nếu vị tỳ khưu trong lúc quán xét biết rõ như vầy: “Đúng thời điểm để áp dụng sự hành xử này, không phải là sái thời điểm;” này Upāli, vị tỳ khưu ấy nên quán xét thêm rằng: “Việc ta có ý muốn áp dụng sự hành xử này, nhưng sự hành xử này là hợp lý hay là không (hợp lý)?” Này Upāli, nếu vị tỳ khưu trong lúc quán xét biết rõ như vầy: “Sự hành xử này là vô lý, là không hợp lý;” này Upāli, không nên áp dụng sự hành xử ấy.

Này Upāli, nếu vị tỳ khưu trong lúc quán xét biết rõ như vầy: “Sự hành xử này là hợp lý, không phải là vô lý;” này Upāli, vị tỳ khưu ấy nên quán xét thêm rằng: “Việc ta có ý muốn áp dụng sự hành xử này, nhưng sự hành xử này là đem sự lại lợi ích hay là không (đem lại sự lợi ích)?” Này Upāli, nếu vị tỳ khưu trong lúc quán xét biết rõ như vầy: “Sự hành xử này là đem lại sự vô ích, không đem lại sự lợi ích;” này Upāli, không nên áp dụng sự hành xử ấy.

Này Upāli, nếu vị tỳ khưu trong lúc quán xét biết rõ như vầy: “Sự hành xử này là đem lại sự lợi ích, không phải đem lại sự vô ích;” này Upāli, vị tỳ khưu ấy nên quán xét thêm rằng: “Trong khi áp dụng sự hành xử này, ta sẽ đạt được các tỳ khưu cùng tri kiến cùng quan điểm ở trong nhóm theo đúng Pháp theo đúng Luật hay sẽ không (đạt được)?” Này Upāli, nếu vị tỳ khưu trong lúc quán xét biết rõ như vầy: “Trong khi áp dụng sự hành xử này, ta sẽ không đạt được các tỳ khưu cùng tri kiến cùng quan điểm ở trong nhóm theo đúng Pháp theo đúng Luật;” này Upāli, không nên áp dụng sự hành xử ấy.

Này Upāli, nếu vị tỳ khưu trong lúc quán xét biết rõ như vầy: “Trong khi áp dụng sự hành xử này, ta sẽ đạt được các tỳ khưu cùng tri kiến cùng quan điểm ở trong nhóm theo đúng Pháp, theo đúng Luật;” này Upāli, vị tỳ khưu ấy nên quán xét thêm rằng: “Khi sự hành xử này của ta được thừa nhận, do nguyên nhân ấy sẽ xảy ra sự tranh cãi, sự cãi cọ, sự xung đột, sự tranh luận cho hội chúng, (sẽ xảy ra) sự chia rẽ hội chúng, sự bất đồng trong hội chúng, sự phân loại trong hội chúng, sự đa dạng trong hội chúng hay sẽ không xảy ra?” Này Upāli, nếu vị tỳ khưu trong lúc quán xét biết rõ như vầy: “Khi sự hành xử này của ta được thừa nhận, do nguyên nhân ấy sẽ xảy ra sự tranh cãi, sự cãi cọ, sự xung đột, sự tranh luận cho hội chúng, (sẽ xảy ra) sự chia rẽ hội chúng, sự bất đồng trong hội chúng, sự phân loại trong hội chúng, sự đa dạng trong hội chúng;” này Upāli, không nên áp dụng sự hành xử ấy.

Này Upāli nếu vị tỳ khưu trong lúc quán xét biết rõ như vầy: “Khi sự hành xử này của ta được thừa nhận, do nguyên nhân ấy sẽ không xảy ra sự tranh cãi, sự cãi cọ, sự xung đột, sự tranh luận cho hội chúng, (sẽ không xảy ra) sự chia rẽ hội chúng, sự bất đồng trong hội chúng, sự phân loại trong hội chúng, sự đa dạng trong hội chúng;” này Upāli, nên áp dụng sự hành xử ấy.

Này Upāli, sự hành xử đã được áp dụng hội đủ năm điều kiện như thế sẽ không đem lại sự ân hận ngay cả về sau này.

[1188] - Bạch ngài, vị tỳ khưu hội đủ bao nhiêu điều kiện là có nhiều ích lợi cho các tỳ khưu đã gây nên sự tranh tụng?

- Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện là có nhiều ích lợi cho các tỳ khưu đã gây nên sự tranh tụng. Với năm (điều kiện) gì? Là vị có giới hạnh, sống thu thúc theo sự hạn chế của giới bổn Pātimokkha, thành tựu về hạnh kiểm và hành xứ, thấy được sự nguy hiểm trong những tội lỗi nhỏ nhặt, thọ trì và thực hành theo các điều học; là vị nghe nhiều, nắm giữ và tích lũy các điều đã được nghe, các Pháp nào là tốt đẹp phần đầu, tốt đẹp phần giữa, tốt đẹp phần cuối, thành tựu về ý nghĩa, thành tựu về văn tự, giảng giải về Phạm hạnh thanh tịnh một cách trọn vẹn và đầy đủ, các Pháp có hình thức như thế được (vị ấy) nghe nhiều, ghi nhớ, ôn đọc ra lời, dùng trí quán sát, dùng tri kiến phân tích; cả hai bộ giới bổn Pātimokkha đã khéo được truyền thừa với chi tiết đến vị ấy, khéo được phân tích, khéo được ứng dụng, khéo được phán xét theo từng điều học, theo từng từ ngữ; vị ấy rành rẽ trong Luật không có bối rối; là vị có khả năng để làm cho cả hai phe đối địch của sự kiện phải tin tưởng, suy nghĩ lại, hiểu được, thấy được, và làm cho hoan hỷ. Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này là có nhiều ích lợi cho các tỳ khưu đã gây nên sự tranh tụng.

Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa là có nhiều ích lợi cho các tỳ khưu đã gây nên sự tranh tụng. Với năm (điều kiện) gì? Là vị có sở hành về thân được trong sạch, có sở hành về khẩu được trong sạch, có sự nuôi mạng được trong sạch, (là vị) thông thái có kinh nghiệm, có khả năng đối đáp lại khi bị thẩm vấn. Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này là có nhiều ích lợi cho các tỳ khưu đã gây nên sự tranh tụng.

Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa là có nhiều ích lợi cho các tỳ khưu đã gây nên sự tranh tụng. Với năm (điều kiện) gì? Là vị biết về sự việc, biết về duyên khởi, biết về sự quy định, biết về thứ tự của chữ (trong câu), biết về phương thức của lối trình bày mạch lạc. Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này là có nhiều ích lợi cho các tỳ khưu đã gây nên sự tranh tụng.

[1189] - Bạch ngài, vị tỳ khưu hội đủ bao nhiêu điều kiện là không nên được thẩm vấn?

- Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện là không nên được thẩm vấn. Với năm (điều kiện) gì? Là vị không biết về giới bổn, không biết về điều phù hợp với giới bổn, không biết về Luật, không biết về điều phù hợp với Luật, vị không rành rẽ việc thành lập (tội) hay không thành lập (tội). Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này là không nên được thẩm vấn.

Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện là nên được thẩm vấn. Với năm (điều kiện) gì? Là vị biết về giới bổn, biết về điều phù hợp với giới bổn, biết về Luật, biết về điều phù hợp với Luật, vị rành rẽ việc thành lập (tội) hay không thành lập (tội). Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này là nên được thẩm vấn.

Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa là không nên được thẩm vấn. Với năm (điều kiện) gì? Là vị không biết về Pháp, không biết về điều phù hợp với Pháp, không biết về Luật, không biết về điều phù hợp với Luật, vị không rành rẽ việc trước và việc sau. Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này là không nên được thẩm vấn.

Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa là nên được thẩm vấn. Với năm (điều kiện) gì? Là vị biết về Pháp, biết về điều phù hợp với Pháp, biết về Luật, biết về điều phù hợp với Luật, vị rành rẽ việc trước và việc sau. Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này là nên được thẩm vấn.

Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa là không nên được thẩm vấn. Với năm (điều kiện) gì? Là vị không biết về sự việc, không biết về duyên khởi, không biết về sự quy định, không biết về thứ tự của chữ (trong câu), không biết về phương thức của lối trình bày mạch lạc. Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này là không nên được thẩm vấn.

Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa là nên được thẩm vấn. Với năm (điều kiện) gì? Là vị biết về sự việc, biết về duyên khởi, biết về sự quy định, biết về thứ tự của chữ (trong câu), biết về phương thức của lối trình bày mạch lạc. Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này là nên được thẩm vấn.

Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa là không nên được thẩm vấn. Với năm (điều kiện) gì? Là vị không biết về tội, không biết về nguồn sanh tội, không biết về sự tiến hành của tội, không biết về cách giải quyết tội, không rành rẽ trong việc xác định tội. Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này là không nên được thẩm vấn.

Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa là nên được thẩm vấn. Với năm (điều kiện) gì? Là vị biết về tội, biết về nguồn sanh tội, biết về sự tiến hành của tội, biết về cách giải quyết tội, rành rẽ trong việc xác định tội. Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này là nên được thẩm vấn.

Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa là không nên được thẩm vấn. Với năm (điều kiện) gì? Là vị không biết về sự tranh tụng, không biết về nguồn sanh khởi của sự tranh tụng, không biết về cách tiến hành sự tranh tụng, không biết về cách giải quyết sự tranh tụng, không rành rẽ trong việc xác định sự tranh tụng. Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này là không nên được thẩm vấn.

Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa là nên được thẩm vấn. Với năm (điều kiện) gì? Là vị biết về sự tranh tụng, biết về nguồn sanh khởi của sự tranh tụng, biết về cách tiến hành sự tranh tụng, biết về cách giải quyết sự tranh tụng, rành rẽ trong việc xác định sự tranh tụng. Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này là nên được thẩm vấn.

Phần Hành Xử là phần thứ năm.

Tóm lược phần này:

[1190]

Trong sạch, với đúng thời,
bi mẫn, và thỉnh ý,
hành xử, sự tranh tụng,
lại các điều khác nữa,
sự việc, và giới bổn,
Pháp, lại sự việc nữa,
(biết về) tội vi phạm
cùng với sự tranh tụng.

*******

[1191] - Bạch ngài, có bao nhiêu hạng (đầu đà) ngụ ở rừng?

- Này Upāli, đây là năm hạng (đầu đà) ngụ ở rừng. Thế nào là năm? Hạng (đầu đà) ngụ ở rừng có bản tánh ngu khờ, có bản tánh si mê; hạng (đầu đà) ngụ ở rừng có ước muốn xấu xa, bị thúc giục bởi ước muốn; hạng (đầu đà) ngụ ở rừng do điên khùng, do mất trí; hạng (đầu đà) ngụ ở rừng (nghĩ rằng): “Được chư Phật và chư Thinh Văn của đức Phật khen ngợi;” và cũng có hạng (đầu đà) ngụ ở rừng chính vì sự ham muốn ít, chính vì sự tự biết đủ, chính vì sự ức chế, chính vì sự tách ly, chính vì sự lợi ích của điều này. Này Upāli, đây là năm hạng (đầu đà) ngụ ở rừng.

- Bạch ngài, có bao nhiêu hạng (đầu đà) đi khất thực? ...(như trên)...

- Bạch ngài, có bao nhiêu hạng (đầu đà) mặc y paṃsukāla? ...(như trên)...

- Bạch ngài, có bao nhiêu hạng (đầu đà) ngụ ở gốc cây? ...(như trên)...

– Bạch ngài, có bao nhiêu hạng (đầu đà) ngụ ở mộ địa? ...(như trên)...

– Bạch ngài, có bao nhiêu hạng (đầu đà) ngụ ở ngoài trời? ...(như trên)...

– Bạch ngài, có bao nhiêu hạng (đầu đà) mặc ba y? ...(như trên)...

- Bạch ngài, có bao nhiêu hạng (đầu đà) đi khất thực theo từng nhà? ...(như trên)...

– Bạch ngài, có bao nhiêu hạng (đầu đà) oai nghi ngồi? ...(như trên)...

- Bạch ngài, có bao nhiêu hạng (đầu đà) ngụ chỗ ở theo chỉ định? ...(như trên)...

- Bạch ngài, có bao nhiêu hạng (đầu đà) một chỗ ngồi (khi thọ thực)? ...(như trên)...

- Bạch ngài, có bao nhiêu hạng (đầu đà) không ăn vật thực dâng sau? ...(như trên)...

- Bạch ngài, có bao nhiêu hạng (đầu đà) thọ thực trong bình bát?

- Này Upāli, đây là năm hạng (đầu đà) thọ thực trong bình bát. Thế nào là năm? Hạng (đầu đà) thọ thực trong bình bát do bản tánh ngu khờ, do bản tánh si mê; hạng (đầu đà) thọ thực trong bình bát có ước muốn xấu xa, bị thúc giục bởi ước muốn; hạng (đầu đà) thọ thực trong bình bát do điên khùng, do mất trí; hạng thọ thực trong bình bát (nghĩ rằng): “Được chư Phật và chư Thinh Văn của đức Phật ngợi khen;” và cũng có hạng (đầu đà) thọ thực trong bình bát chính vì sự ham muốn ít, chính vì sự tự biết đủ, chính vì sự ức chế, chính vì sự tách ly, chính vì sự lợi ích của điều này. Này Upāli, đây là năm hạng (đầu đà) thọ thực trong bình bát.

Phần Đầu Đà là phần thứ sáu.

Tóm lược phần này:

[1192]

Ngụ ở rừng, khất thực,
y quăng bỏ, cội cây,
mộ địa là thứ năm,
ngoài trời, chỉ ba y,
tuần tự, tư thế ngồi,
theo chỉ định, một chỗ,
không vật thực dâng sau,
thọ thực trong bình bát
.

*******

[1193] - Bạch ngài, có bao nhiêu loại nói dối?

- Này Upāli, đây là năm loại nói dối. Thế nào là năm? Có loại nói dối đưa đến tội pārājika, có loại nói dối đưa đến tội saṅghādisesa, có loại nói dối đưa đến tội thullaccaya, có loại nói dối đưa đến tội pācittiya, có loại nói dối đưa đến tội dukkaṭa. Này Upāli, đây là năm loại nói dối.

[1194] - Bạch ngài, vị tỳ khưu hội đủ bao nhiêu điều kiện trong khi đình chỉ lễ Uposatha hoặc lễ Pavāraṇā ở giữa hội chúng nên bị răn đe rằng: “Này tỳ khưu, đủ rồi! Chớ có sự xung đột, chớ có sự cãi cọ, chớ có sự tranh luận, chớ có sự tranh tụng!” rồi hội chúng nên tiến hành lễ Uposatha hoặc lễ Pavāraṇā?

- Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện trong khi đình chỉ lễ Uposatha hoặc lễ Pavāraṇā ở giữa hội chúng nên bị răn đe rằng: “Này tỳ khưu, đủ rồi! Chớ có sự xung đột, chớ có sự cãi cọ, chớ có sự tranh luận, chớ có sự tranh tụng!” rồi hội chúng nên tiến hành lễ Uposatha hoặc lễ Pavāraṇā. Với năm (điều kiện) gì? Là vị vô liêm sỉ, ngu dốt, bản thân không trong sạch, là vị nói với ý định loại trừ, không với ý định làm cho thoát tội. Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này trong khi đình chỉ lễ Uposatha hoặc lễ Pavāraṇā ở giữa hội chúng nên bị răn đe rằng: “Này tỳ khưu, đủ rồi! Chớ có sự xung đột, chớ có sự cãi cọ, chớ có sự tranh luận, chớ có sự tranh tụng!” rồi hội chúng nên tiến hành lễ Uposatha hoặc lễ Pavāraṇā.

Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa trong khi đình chỉ lễ Uposatha hoặc lễ Pavāraṇā ở giữa hội chúng nên bị răn đe rằng: “Này tỳ khưu, đủ rồi! Chớ có sự xung đột, chớ có sự cãi cọ, chớ có sự tranh luận, chớ có sự tranh tụng!” rồi hội chúng nên tiến hành lễ Uposatha hoặc lễ Pavāraṇā. Với năm (điều kiện) gì? Là vị có sở hành về thân không được trong sạch, có sở hành về khẩu không được trong sạch, có sự nuôi mạng không được trong sạch, ngu dốt không kinh nghiệm, là vị gây nên các sự xung đột (và) gây nên các sự cãi cọ. Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này trong khi đình chỉ lễ Uposatha hoặc lễ Pavāraṇā ở giữa hội chúng nên bị răn đe rằng: “Này tỳ khưu, đủ rồi! Chớ có sự xung đột, chớ có sự cãi cọ, chớ có sự tranh luận, chớ có sự tranh tụng!” rồi hội chúng nên tiến hành lễ Uposatha hoặc lễ Pavāraṇā.

[1195] - Bạch ngài, việc thẩm vấn không nên giao cho vị tỳ khưu hội đủ bao nhiêu điều kiện?

- Này Upāli, việc thẩm vấn không nên giao cho vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện. Với năm (điều kiện) gì? Là vị không biết về sự phạm tội hay không phạm tội, vị không biết về tội nhẹ hay nặng, vị không biết về tội còn dư sót hay không còn dư sót, vị không biết về tội xấu xa hay không xấu xa, vị không biết về tội có sự sửa chữa hay không có sự sửa chữa. Này Upāli, việc thẩm vấn không nên giao cho vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này.

Này Upāli, việc thẩm vấn nên được giao cho vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện. Với năm (điều kiện) gì? Là vị biết về sự phạm tội hay không phạm tội, vị biết về tội nhẹ hay nặng, vị biết về tội còn dư sót hay không còn dư sót, vị biết về tội xấu xa hay không xấu xa, vị biết về tội có sự sửa chữa hay không có sự sửa chữa. Này Upāli, việc thẩm vấn nên được giao cho vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này.

[1196] - Bạch ngài, vị tỳ khưu vi phạm tội với bao nhiêu biểu hiện?

- Này Upāli, vị tỳ khưu vi phạm tội với năm biểu hiện. Với năm (biểu hiện) gì? Do sự vô liêm sỉ, do sự không biết, do sự thường xuyên sai phạm, tưởng rằng được phép trong việc không được phép, tưởng rằng không được phép trong việc được phép. Này Upāli, vị tỳ khưu vi phạm tội với năm biểu hiện này.

Này Upāli, vị tỳ khưu vi phạm tội với năm biểu hiện khác nữa. Với năm (biểu hiện) gì? Do sự không thấy, do sự không nghe, do sự ngủ mê, (lầm) tưởng là như vậy, có sự lẫn lộn về niệm. Này Upāli, vị tỳ khưu vi phạm tội với năm biểu hiện này.

[1197] - Bạch ngài, có bao nhiêu điều tội lỗi?

- Này Upāli, đây là năm điều tội lỗi. Thế nào là năm? Giết hại mạng sống, việc lấy vật không được cho, việc làm sai trái trong các dục, nói dối, trường hợp dễ duôi đối với chất say, chất lên men, rượu mạnh. Này Upāli, đây là năm điều tội lỗi.

[1198] - Bạch ngài, có bao nhiêu sự kiêng cử?

- Này Upāli, đây là năm sự kiêng cử. Thế nào là năm? Sự kiêng cử việc giết hại mạng sống, sự kiêng cử việc lấy vật không được cho, sự kiêng cử việc làm sai trái trong các dục, sự kiêng cử việc nói dối, sự kiêng cử trường hợp dễ duôi đối với chất say, chất lên men, rượu mạnh. Này Upāli, đây là năm sự kiêng cử.

[1199] - Bạch ngài, có bao nhiêu sự mất mát?

- Này Upāli, đây là năm sự mất mát. Thế nào là năm? Sự mất mát về thân quyến, sự mất mát về của cải, sự mất mát vì bệnh hoạn, sự mất mát về giới, sự mất mát về kiến thức. Này Upāli, đây là năm sự mất mát.

[1200] - Bạch ngài, có bao nhiêu sự thành tựu?

- Này Upāli, đây là năm sự thành tựu. Thế nào là năm? Sự thành tựu về thân quyến, sự thành tựu về của cải, sự thành tựu về không bệnh, sự thành tựu về giới, sự thành tựu về kiến thức. Này Upāli, đây là năm sự thành tựu.

Phần Nói Dối là phần thứ bảy.

Tóm lược phần này:

[1201]

Nói dối, và răn đe,
các điều khác, thẩm vấn,
và tội, các điều khác,
tội lỗi, và kiêng cử,
mất mát, và thành tựu,
phần tổng hợp thứ bảy.

*******

[1202] - Bạch ngài, đích thân hội chúng tỳ khưu ni nên thực thi hành sự đối với vị tỳ khưu hội đủ bao nhiêu điều kiện?

- Này Upāli, đối với vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện, đích thân hội chúng tỳ khưu ni nên thực thi hành sự là hội chúng tỳ khưu ni không nên đảnh lễ vị tỳ khưu ấy. Với năm (điều kiện) gì? Vị cởi ra rồi cho các tỳ khưu ni thấy thân thể, cho thấy đùi, cho thấy chỗ kín, cho thấy hai vai, vị nói chuyện và cấu kết với người tại gia. Này Upāli, đối với vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này, đích thân hội chúng tỳ khưu ni nên thực thi hành sự là hội chúng tỳ khưu ni không nên đảnh lễ vị tỳ khưu ấy.

Này Upāli, đối với vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa, đích thân hội chúng tỳ khưu ni nên thực thi hành sự là hội chúng tỳ khưu ni không nên đảnh lễ vị tỳ khưu ấy. Với năm (điều kiện) gì? Là vị ra sức làm cho các tỳ khưu ni không được lợi lộc, là vị ra sức làm cho các tỳ khưu ni không được lợi ích, là vị ra sức làm cho các tỳ khưu ni không được chỗ ở, là vị mắng nhiếc nói xấu các tỳ khưu ni, là vị chia rẽ các tỳ khưu với các tỳ khưu ni. Này Upāli, đối với vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này, đích thân hội chúng tỳ khưu ni nên thực thi hành sự là hội chúng tỳ khưu ni không nên đảnh lễ vị tỳ khưu ấy.

Này Upāli, đối với vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa, đích thân hội chúng tỳ khưu ni nên thực thi hành sự là hội chúng tỳ khưu ni không nên đảnh lễ vị tỳ khưu ấy. Với năm (điều kiện) gì? Là vị ra sức làm cho các tỳ khưu ni không được lợi lộc, là vị ra sức làm cho các tỳ khưu ni không được lợi ích, là vị ra sức làm cho các tỳ khưu ni không được chỗ ở, là vị mắng nhiếc nói xấu các tỳ khưu ni, là vị giao lưu các tỳ khưu với các tỳ khưu ni. Này Upāli, đối với vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này, đích thân hội chúng tỳ khưu ni nên thực thi hành sự là hội chúng tỳ khưu ni không nên đảnh lễ vị tỳ khưu ấy.

[1203] - Bạch ngài, hành sự nên được thực thi đối với vị tỳ khưu ni hội đủ bao nhiêu điều kiện?

- Này Upāli, hành sự nên được thực thi đối với vị tỳ khưu ni hội đủ năm điều kiện. Với năm (điều kiện) gì? - Vị ni cởi ra rồi cho các tỳ khưu thấy thân thể, cho thấy đùi, cho thấy chỗ kín, cho thấy hai vai, vị ni nói chuyện và cấu kết với người tại gia. Này Upāli, hành sự nên được thực thi đối với vị tỳ khưu ni hội đủ năm điều kiện này.

Này Upāli, hành sự nên được thực thi đối với vị tỳ khưu ni hội đủ năm điều kiện khác nữa. Với năm (điều kiện) gì? Là vị ni ra sức làm cho các tỳ khưu không được lợi lộc, là vị ni ra sức làm cho các tỳ khưu không được lợi ích, là vị ni ra sức làm cho các tỳ khưu không được chỗ ở, là vị ni mắng nhiếc nói xấu các tỳ khưu, là vị ni chia rẽ các tỳ khưu ni với các tỳ khưu. Này Upāli, hành sự nên được thực thi đối với vị tỳ khưu ni hội đủ năm điều kiện này.

Này Upāli, hành sự nên được thực thi đối với vị tỳ khưu ni hội đủ năm điều kiện khác nữa. Với năm (điều kiện) gì? Là vị ni ra sức làm cho các tỳ khưu không được lợi lộc, là vị ni ra sức làm cho các tỳ khưu không được lợi ích, là vị ni ra sức làm cho các tỳ khưu không được chỗ ở, là vị ni mắng nhiếc nói xấu các tỳ khưu, là vị ni giao lưu các tỳ khưu ni với các tỳ khưu. Này Upāli, hành sự nên được thực thi đối với vị tỳ khưu ni hội đủ năm điều kiện này.

[1204] - Bạch ngài, vị tỳ khưu hội đủ bao nhiêu điều kiện không nên đình chỉ sự giáo giới của các tỳ khưu ni?

- Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện không nên đình chỉ sự giáo giới của các tỳ khưu ni. Với năm (điều kiện) gì? Là vị vô liêm sỉ, là vị ngu dốt, và bản thân không trong sạch, là vị nói với ý định loại trừ, không với ý định làm cho thoát tội. Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này không nên đình chỉ sự giáo giới của các tỳ khưu ni.

Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa không nên đình chỉ sự giáo giới của các tỳ khưu ni. Với năm (điều kiện) gì? Là vị có sở hành về thân không được trong sạch, có sở hành về khẩu không được trong sạch, có sự nuôi mạng không được trong sạch, là vị ngu dốt không kinh nghiệm, không có khả năng đối đáp lại khi bị thẩm vấn. Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này không nên đình chỉ sự giáo giới của các tỳ khưu ni.

Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa không nên đình chỉ sự giáo giới của các tỳ khưu ni. Với năm (điều kiện) gì? Là vị có sở hành sai trái về thân, là vị có sở hành sai trái về khẩu, là vị có sở hành sai trái về thân và khẩu, là vị mắng nhiếc và chê bai các tỳ khưu ni, là vị sống thân cận với các tỳ khưu ni với sự chung đụng không thích hợp. Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này không nên đình chỉ sự giáo giới của các tỳ khưu ni.

Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa không nên đình chỉ sự giáo giới của các tỳ khưu ni. Với năm (điều kiện) gì? Là vị vô liêm sỉ, là vị ngu dốt, và bản thân không trong sạch, là vị thường gây ra các sự xung đột và gây ra các sự cãi vã, là vị không làm đầy đủ việc học tập. Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này không nên đình chỉ sự giáo giới của các tỳ khưu ni.

[1205] - Bạch ngài, vị tỳ khưu hội đủ bao nhiêu điều kiện không nên nhận lãnh việc giáo giới các tỳ khưu ni?

- Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này không nên nhận lãnh việc giáo giới các tỳ khưu ni. Với năm (điều kiện) gì? Là vị có sở hành sai trái về thân, là vị có sở hành sai trái về khẩu, là vị có sở hành sai trái về thân và khẩu, là vị mắng nhiếc và chê bai các tỳ khưu ni, là vị sống thân cận với các tỳ khưu ni với sự chung đụng không thích hợp. Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này không nên nhận lãnh việc giáo giới các tỳ khưu ni.

Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa không nên nhận lãnh việc giáo giới các tỳ khưu ni. Với năm (điều kiện) gì? Là vị vô liêm sỉ, là vị ngu dốt, và bản thân không trong sạch, là vị ra đi, hoặc là vị bị bệnh. Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này không nên nhận lãnh việc giáo giới các tỳ khưu ni.

[1206] - Bạch ngài, không nên thảo luận với vị tỳ khưu hội đủ bao nhiêu điều kiện?

- Này Upāli, không nên thảo luận với vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện. Với năm (điều kiện) gì? Là vị không thành tựu vô học giới uẩn, là vị không thành tựu vô học định uẩn, là vị không thành tựu vô học tuệ uẩn, là vị không thành tựu vô học giải thoát uẩn, là vị không thành tựu vô học giải thoát tri kiến uẩn. Này Upāli, không nên thảo luận với vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này.

Này Upāli, nên thảo luận với vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện. Với năm (điều kiện) gì? Là vị thành tựu vô học giới uẩn, là vị thành tựu vô học định uẩn, là vị thành tựu vô học tuệ uẩn, là vị thành tựu vô học giải thoát uẩn, là vị thành tựu vô học giải thoát tri kiến uẩn. Này Upāli, nên thảo luận với vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này.

Này Upāli, không nên thảo luận với vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện. Với năm (điều kiện) gì? Là vị không thành đạt sự phân tích về ý nghĩa, là vị không thành đạt sự phân tích về Pháp, là vị không thành đạt sự phân tích về ngôn từ, là vị không thành đạt sự phân tích về diễn giải, là vị không quán xét tâm theo sự giải thoát. Này Upāli, không nên thảo luận với vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này.

Này Upāli, nên thảo luận với vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện. Với năm (điều kiện) gì? Là vị thành đạt sự phân tích về ý nghĩa, là vị thành đạt sự phân tích về Pháp, là vị thành đạt sự phân tích về ngôn từ, là vị thành đạt sự phân tích về diễn giải, là vị quán xét tâm theo sự giải thoát. Này Upāli, nên thảo luận với vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này.

Phần Giáo Giới Tỳ Khưu Ni là phần thứ tám.

Tóm lược phần này:

[1207]

Chính các tỳ khưu ni
nên thực thi (hành sự),                      
hai phần khác như thế,
ba trường hợp hành sự
của các tỳ khưu ni,
không đình chỉ hai đôi,
không nhận lãnh hai điều
đã được đề cập đến,
và có thêm hai cặp
trong việc cùng thảo luận.

*******

[1208] - Bạch ngài, không nên chỉ định theo lối đại biểu vị tỳ khưu hội đủ bao nhiêu điều kiện?

- Này Upāli, không nên chỉ định theo lối đại biểu vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện. Với năm (điều kiện) gì? Là vị không rành rẽ về ý nghĩa, là vị không rành rẽ về Pháp, là vị không rành rẽ về ngôn từ, là vị không rành rẽ về diễn giải, là vị không rành rẽ việc trước và việc sau. Này Upāli, không nên chỉ định theo lối đại biểu vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này.

Này Upāli, nên chỉ định theo lối đại biểu vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện. Với năm (điều kiện) gì? Là vị rành rẽ về ý nghĩa, là vị rành rẽ về Pháp, là vị rành rẽ về ngôn từ, là vị rành rẽ về diễn giải, là vị rành rẽ việc trước và việc sau. Này Upāli, nên chỉ định theo lối đại biểu vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này.

Này Upāli, không nên chỉ định theo lối đại biểu vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa. Với năm (điều kiện) gì? Là vị cáu kỉnh (và) bị chế ngự bởi sự cáu kỉnh; là vị đạo đức giả (và) bị chế ngự bởi sự đạo đức giả; là vị dối trá (và) bị chế ngự bởi sự dối trá; là vị đố kỵ (và) bị chế ngự bởi sự đố kỵ; là vị chấp thủ một cách lộ liễu, ương ngạnh, khó buông bỏ. Này Upāli, không nên chỉ định theo lối đại biểu vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này.

Này Upāli, nên chỉ định theo lối đại biểu vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện. Với năm (điều kiện) gì? Là vị không cáu kỉnh (và) không bị chế ngự bởi sự cáu kỉnh; là vị không đạo đức giả (và) không bị chế ngự bởi sự đạo đức giả; là vị không dối trá (và) không bị chế ngự bởi sự dối trá; là vị không đố kỵ (và) không bị chế ngự bởi sự đố kỵ; là vị không chấp thủ một cách lộ liễu, không ương ngạnh, dễ buông bỏ. Này Upāli, nên chỉ định theo lối đại biểu vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này.

Này Upāli, không nên chỉ định theo lối đại biểu vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa. Với năm (điều kiện) gì? Là vị nóng nảy, hiểm độc, gây sự chống đối, khiêu khích, là vị không nhẫn nại tiếp không nghiêm chỉnh nhận sự giáo huấn. Này Upāli, không nên chỉ định theo lối đại biểu vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này.

Này Upāli, nên chỉ định theo lối đại biểu vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện. Với năm (điều kiện) gì? Là vị không nóng nảy, không hiểm độc, không gây sự chống đối, không khiêu khích, là vị nhẫn nại nghiêm chỉnh tiếp nhận sự giáo huấn. Này Upāli, nên chỉ định theo lối đại biểu vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này.

Này Upāli, không nên chỉ định theo lối đại biểu vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa. Với năm (điều kiện) gì? Là vị bị xao lãng không ráng ghi nhớ, là vị phát ngôn khi chưa thỉnh ý, là vị khiển trách không theo Pháp không theo Luật không đúng tội, là vị hành xử không theo Pháp không theo Luật không đúng tội, là vị không trình bày theo tri kiến. Này Upāli, không nên chỉ định theo lối đại biểu vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này.

Này Upāli, nên chỉ định theo lối đại biểu vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa. Với năm (điều kiện) gì? Là vị ráng ghi nhớ không bị xao lãng, là vị phát ngôn khi đã thỉnh ý, là vị khiển trách theo Pháp theo Luật đúng tội, là vị hành xử theo Pháp theo Luật đúng tội, là vị trình bày theo tri kiến. Này Upāli, nên chỉ định theo lối đại biểu vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này.

Này Upāli, không nên chỉ định theo lối đại biểu vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa. Với năm (điều kiện) gì? Là vị bị chi phối bởi sự ưa thích, bị chi phối bởi sự sân hận, bị chi phối bởi sự si mê, bị chi phối bởi sự sợ hãi, là vị vô liêm sỉ. Này Upāli, không nên chỉ định theo lối đại biểu vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này.

Này Upāli, nên chỉ định theo lối đại biểu vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa. Với năm (điều kiện) gì? Là vị không bị chi phối bởi sự ưa thích, không bị chi phối bởi sự sân hận, không bị chi phối bởi sự si mê, không bị chi phối bởi sự sợ hãi, là vị có liêm sỉ. Này Upāli, nên chỉ định theo lối đại biểu vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này.

Này Upāli, không nên chỉ định theo lối đại biểu vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa. Với năm (điều kiện) gì? Là vị bị chi phối bởi sự ưa thích, bị chi phối bởi sự sân hận, bị chi phối bởi sự si mê, bị chi phối bởi sự sợ hãi, là vị không rành rẽ về Luật. Này Upāli, không nên chỉ định theo lối đại biểu vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này.

Này Upāli, nên chỉ định theo lối đại biểu vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa. Với năm (điều kiện) gì? Là vị không bị chi phối bởi sự ưa thích, không bị chi phối bởi sự sân hận, không bị chi phối bởi sự si mê, không bị chi phối bởi sự sợ hãi, là vị rành rẽ về Luật. Này Upāli, nên chỉ định theo lối đại biểu vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này.

[1209] - Bạch ngài, vị tỳ khưu bị xem là “kẻ ngu dốt” hội đủ bao nhiêu điều kiện?

- Này Upāli, vị tỳ khưu bị xem là “kẻ ngu dốt” hội đủ năm điều kiện. Với năm (điều kiện) gì? Là vị không biết về giới bổn, không biết về điều phù hợp với giới bổn, không biết về Luật, không biết về điều phù hợp với Luật, vị không rành rẽ việc thành lập (tội) hay không thành lập (tội). Này Upāli, vị tỳ khưu bị xem là “kẻ ngu dốt” hội đủ năm điều kiện này.

Này Upāli, vị tỳ khưu được xem là “vị thông thái” hội đủ năm điều kiện. Với năm (điều kiện) gì? Là vị biết về giới bổn, biết về điều phù hợp với giới bổn, biết về Luật, biết về điều phù hợp với Luật, vị rành rẽ việc thành lập (tội) hay không thành lập (tội). Này Upāli, vị tỳ khưu được xem là “vị thông thái” hội đủ năm điều kiện này.

Này Upāli, vị tỳ khưu bị xem là “kẻ ngu dốt” hội đủ năm điều kiện khác nữa. Với năm (điều kiện) gì? Là vị không biết về giới bổn, không biết về điều phù hợp với giới bổn, không biết về Luật, không biết về điều phù hợp với Luật, là vị không rành rẽ về việc trước và việc sau. Này Upāli, vị tỳ khưu bị xem là “kẻ ngu dốt” hội đủ năm điều kiện này.

Này Upāli, vị tỳ khưu được xem là “vị thông thái” hội đủ năm điều kiện. Với năm (điều kiện) gì? Là vị biết về giới bổn, biết về điều phù hợp với giới bổn, biết về Luật, biết về điều phù hợp với Luật, là vị rành rẽ về việc trước và việc sau. Này Upāli, vị tỳ khưu được xem là “vị thông thái” hội đủ năm điều kiện này.

Này Upāli, vị tỳ khưu bị xem là “kẻ ngu dốt” hội đủ năm điều kiện khác nữa. Với năm (điều kiện) gì? Là vị không biết về sự việc, không biết về duyên khởi, không biết về sự quy định, không biết về thứ tự của chữ (trong câu), không biết về phương thức của lối trình bày mạch lạc. Này Upāli, vị tỳ khưu bị xem là “kẻ ngu dốt” hội đủ năm điều kiện này.

Này Upāli, vị tỳ khưu được xem là “vị thông thái” hội đủ năm điều kiện. Với năm (điều kiện) gì? Là vị biết về sự việc, biết về duyên khởi, biết về sự quy định, biết về thứ tự của chữ (trong câu), biết về phương thức của lối trình bày mạch lạc. Này Upāli, vị tỳ khưu được xem là “vị thông thái” hội đủ năm điều kiện này.

Này Upāli, vị tỳ khưu bị xem là “kẻ ngu dốt” hội đủ năm điều kiện khác nữa. Với năm (điều kiện) gì? Là vị không biết về tội, không biết về nguồn sanh tội, không biết về sự tiến hành của tội, không biết về cách giải quyết tội, không rành rẽ trong việc xác định tội. Này Upāli, vị tỳ khưu bị xem là “kẻ ngu dốt” hội đủ năm điều kiện này.

Này Upāli, vị tỳ khưu được xem là “vị thông thái” hội đủ năm điều kiện. Với năm (điều kiện) gì? Là vị biết về tội, biết về nguồn sanh tội, biết về sự tiến hành của tội, biết về cách giải quyết tội, rành rẽ trong việc xác định tội. Này Upāli, vị tỳ khưu được xem là “vị thông thái” hội đủ năm điều kiện này.

Này Upāli, vị tỳ khưu bị xem là “kẻ ngu dốt” hội đủ năm điều kiện khác nữa. Với năm (điều kiện) gì? Là vị không biết về sự tranh tụng, không biết về nguồn sanh khởi của sự tranh tụng, không biết về cách tiến hành sự tranh tụng, không biết về cách giải quyết sự tranh tụng, không rành rẽ trong việc xác định sự tranh tụng. Này Upāli, vị tỳ khưu bị xem là “kẻ ngu dốt” hội đủ năm điều kiện này.

Này Upāli, vị tỳ khưu được xem là “vị thông thái” hội đủ năm điều kiện. Với năm (điều kiện) gì? Là vị biết về sự tranh tụng, biết về nguồn sanh khởi của sự tranh tụng, biết về cách tiến hành sự tranh tụng, biết về cách giải quyết sự tranh tụng, rành rẽ trong việc xác định sự tranh tụng. Này Upāli, vị tỳ khưu được xem là “vị thông thái” hội đủ năm điều kiện này.

Phần Đại Biểu là phần thứ chín.

Tóm lược phần này:

[1210]

Không rành rẽ ý nghĩa,
là vị (thường) cáu kỉnh,
nóng nảy, và xao lãng,
chi phối bởi ưa thích,
cũng thế không rành rẽ
về giới bổn, và Pháp,
sự việc, tội vi phạm,
và các sự tranh tụng,
hai phần cho mỗi cặp,
tất cả được giảng giải
hãy hiểu thật rõ ràng
phần tối và phần sáng.

*******

[1211] - Bạch ngài, vị tỳ khưu hội đủ bao nhiêu điều kiện không đủ khả năng để giải quyết sự tranh tụng?

- Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện không đủ khả năng để giải quyết sự tranh tụng. Với năm (điều kiện) gì? Là vị không biết về tội, không biết về nguồn sanh tội, không biết về sự tiến hành của tội, không biết về cách giải quyết tội, không rành rẽ trong việc xác định tội. Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này không đủ khả năng để giải quyết sự tranh tụng.

Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện đủ khả năng để giải quyết sự tranh tụng. Với năm (điều kiện) gì? Là vị biết về tội, biết về nguồn sanh tội, biết về sự tiến hành của tội, biết về cách giải quyết tội, rành rẽ trong việc xác định tội. Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này đủ khả năng để giải quyết sự tranh tụng.

Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa không đủ khả năng để giải quyết sự tranh tụng. Với năm (điều kiện) gì? Là vị không biết về sự tranh tụng, không biết về nguồn sanh khởi của sự tranh tụng, không biết về cách tiến hành sự tranh tụng, không biết về cách giải quyết sự tranh tụng, không rành rẽ trong việc xác định sự tranh tụng. Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này không đủ khả năng để giải quyết sự tranh tụng.

Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện đủ khả năng để giải quyết sự tranh tụng. Với năm (điều kiện) gì? Là vị biết về sự tranh tụng, biết về nguồn sanh khởi của sự tranh tụng, biết về cách tiến hành sự tranh tụng, biết về cách giải quyết sự tranh tụng, rành rẽ trong việc xác định sự tranh tụng. Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này đủ khả năng để giải quyết sự tranh tụng.

Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa không đủ khả năng để giải quyết sự tranh tụng. Với năm (điều kiện) gì? Là vị bị chi phối bởi sự ưa thích, bị chi phối bởi sự sân hận, bị chi phối bởi sự si mê, bị chi phối bởi sự sợ hãi, là vị vô liêm sỉ. Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này không đủ khả năng để giải quyết sự tranh tụng.

Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện đủ khả năng để giải quyết sự tranh tụng. Với năm (điều kiện) gì? Là vị không bị chi phối bởi sự ưa thích, không bị chi phối bởi sự sân hận, không bị chi phối bởi sự si mê, không bị chi phối bởi sự sợ hãi, là vị có liêm sỉ. Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này đủ khả năng để giải quyết sự tranh tụng.

Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa không đủ khả năng để giải quyết sự tranh tụng. Với năm (điều kiện) gì? Là vị bị chi phối bởi sự ưa thích, bị chi phối bởi sự sân hận, bị chi phối bởi sự si mê, bị chi phối bởi sự sợ hãi, là vị nghe ít. Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này không đủ khả năng để giải quyết sự tranh tụng.

Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện đủ khả năng để giải quyết sự tranh tụng. Với năm (điều kiện) gì? Là vị không bị chi phối bởi sự ưa thích, không bị chi phối bởi sự sân hận, không bị chi phối bởi sự si mê, không bị chi phối bởi sự sợ hãi, là vị nghe nhiều. Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này đủ khả năng để giải quyết sự tranh tụng.

Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa không đủ khả năng để giải quyết sự tranh tụng. Với năm (điều kiện) gì? Là vị không biết về sự việc, không biết về duyên khởi, không biết về sự quy định, không biết về thứ tự của chữ (trong câu), không biết về phương thức của lối trình bày mạch lạc. Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này không đủ khả năng để giải quyết sự tranh tụng.

Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện đủ khả năng để giải quyết sự tranh tụng. Với năm (điều kiện) gì? Là vị biết về sự việc, biết về duyên khởi, biết về sự quy định, biết về thứ tự của chữ (trong câu), biết về phương thức của lối trình bày mạch lạc. Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này đủ khả năng để giải quyết sự tranh tụng.

Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa không đủ khả năng để giải quyết sự tranh tụng. Với năm (điều kiện) gì? Là vị bị chi phối bởi sự ưa thích, bị chi phối bởi sự sân hận, bị chi phối bởi sự si mê, bị chi phối bởi sự sợ hãi, là vị không rành rẽ về Luật. Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này không đủ khả năng để giải quyết sự tranh tụng.

Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện đủ khả năng để giải quyết sự tranh tụng. Với năm (điều kiện) gì? Là vị không bị chi phối bởi sự ưa thích, không bị chi phối bởi sự sân hận, không bị chi phối bởi sự si mê, không bị chi phối bởi sự sợ hãi, là vị rành rẽ về Luật. Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này đủ khả năng để giải quyết sự tranh tụng.

Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa không đủ khả năng để giải quyết sự tranh tụng. Với năm (điều kiện) gì? Là vị bị chi phối bởi sự ưa thích, bị chi phối bởi sự sân hận, bị chi phối bởi sự si mê, bị chi phối bởi sự sợ hãi, là vị tôn trọng cá nhân không tôn trọng hội chúng. Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này không đủ khả năng để giải quyết sự tranh tụng.

Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện đủ khả năng để giải quyết sự tranh tụng. Với năm (điều kiện) gì? Là vị không bị chi phối bởi sự ưa thích, không bị chi phối bởi sự sân hận, không bị chi phối bởi sự si mê, không bị chi phối bởi sự sợ hãi, là vị tôn trọng hội chúng không tôn trọng cá nhân. Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này đủ khả năng để giải quyết sự tranh tụng.

Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa không đủ khả năng để giải quyết sự tranh tụng. Với năm (điều kiện) gì? Là vị bị chi phối bởi sự ưa thích, bị chi phối bởi sự sân hận, bị chi phối bởi sự si mê, bị chi phối bởi sự sợ hãi, là vị tôn trọng tài vật không tôn trọng Chánh Pháp. Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này không đủ khả năng để giải quyết sự tranh tụng.

Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện đủ khả năng để giải quyết sự tranh tụng. Với năm (điều kiện) gì? Là vị không bị chi phối bởi sự ưa thích, không bị chi phối bởi sự sân hận, không bị chi phối bởi sự si mê, không bị chi phối bởi sự sợ hãi, là vị tôn trọng Chánh Pháp không tôn trọng tài vật. Này Upāli, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này đủ khả năng để giải quyết sự tranh tụng.

[1212] - Bạch ngài, hội chúng bị chia rẽ do bao nhiêu cách?

- Này Upāli, hội chúng bị chia rẽ do năm cách. Do năm (cách) gì? Do hành sự, do sự đọc tụng (giới bổn), trong khi phát biểu, do lời thông báo, do cách phân phát thẻ biểu quyết. Này Upāli, hội chúng bị chia rẽ do năm cách này.

[1213] - Bạch ngài, có điều nói rằng: “Sự bất đồng trong hội chúng.” Bạch ngài, cho đến như thế nào được gọi là sự bất đồng trong hội chúng mà không là sự chia rẽ hội chúng? Cho đến như thế nào được gọi là sự bất đồng trong hội chúng và là sự chia rẽ hội chúng?

- Này Upāli, điều đã được ta quy định cho các tỳ khưu vãng lai là phận sự của vị vãng lai. Này Upāli, khi điều học đã khéo được quy định bởi ta như thế, các tỳ khưu vãng lai không thực hành các phận sự của vị vãng lai; này Upāli, như thế cũng là sự bất đồng trong hội chúng mà không là sự chia rẽ hội chúng. Này Upāli, điều đã được ta quy định cho các tỳ khưu thường trú là phận sự của vị thường trú. Này Upāli, khi điều học đã khéo được quy định bởi ta như thế, các tỳ khưu thường trú không thực hành các phận sự của vị thường trú; này Upāli, như thế cũng là sự bất đồng trong hội chúng mà không là sự chia rẽ hội chúng. Này Upāli, điều đã được ta quy định cho các tỳ khưu ở trong nhà ăn là phận sự ở nhà ăn: chỗ ngồi hạng nhất, nước uống hạng nhất, thức ăn hạng nhất tùy theo thâm niên, tùy theo (số lượng) đêm, tùy theo sự chính đáng. Này Upāli, khi điều học đã khéo được quy định bởi ta như thế, các tỳ khưu mới tu chiếm chỗ ngồi của các tỳ khưu trưởng lão ở trong nhà ăn; này Upāli, như thế cũng là sự bất đồng trong hội chúng mà không là sự chia rẽ hội chúng. Này Upāli, điều đã được ta quy định cho các tỳ khưu ở trong chỗ trú ngụ là phận sự đối với chỗ trú ngụ: tùy theo thâm niên, tùy theo (số lượng) đêm, tùy theo sự chính đáng. Này Upāli, khi điều học đã khéo được quy định bởi ta như thế, các tỳ khưu mới tu chiếm chỗ trú ngụ của các tỳ khưu trưởng lão; này Upāli, như thế cũng là sự bất đồng trong hội chúng mà không là sự chia rẽ hội chúng. Này Upāli, điều đã được ta quy định cho các tỳ khưu ở trong ranh giới (sīmā) là chung lễ Uposatha, chung lễ Pavāraṇā, chung hành sự của hội chúng, chung hành sự có tính tiếp diễn. Này Upāli, khi điều học đã khéo được quy định bởi ta như thế, ngay tại nơi ấy ở trong ranh giới, sau khi tách riêng rẽ, sau khi kết thành nhóm, rồi thực hiện lễ Uposatha riêng rẽ, thực hiện lễ Pavāraṇā riêng rẽ, thực hiện hành sự của hội chúng riêng rẽ, thực hiện hành sự có tính tiếp diễn riêng rẽ; này Upāli, như thế cũng là sự bất đồng trong hội chúng mà không là sự chia rẽ hội chúng.

Phần Giải Quyết sự Tranh Tụng là phần thứ mười.

Tóm lược phần này:

[1214]

Tội vi phạm, tranh tụng,
vì ưa thích, nghe ít,
sự việc, không rành rẽ,
cá nhân, với tài vật,
(hội chúng) bị chia rẽ,
sự bất đồng hội chúng,
và chia rẽ hội chúng
đều giống như thế ấy.

*******

[1215] - Bạch ngài, kẻ chia rẽ hội chúng hội đủ bao nhiêu điều kiện là kẻ phải gánh chịu sự bất hạnh, gánh chịu cảnh địa ngục, bị đọa trọn kiếp, không thể khác được?

- Này Upāli, kẻ chia rẽ hội chúng hội đủ năm điều kiện là kẻ phải gánh chịu sự bất hạnh, gánh chịu cảnh địa ngục, bị đọa trọn kiếp, không thể khác được. Với năm (điều kiện) gì? Này Upāli, trong trường hợp này vị tỳ khưu tuyên bố phi Pháp là “Pháp,” tuyên bố Pháp là: “Phi Pháp,” tuyên bố phi Luật là: “Luật,” tuyên bố Luật là: “Phi Luật,” đã thể hiện quan điểm (sai trái) bằng hành sự. Này Upāli, kẻ chia rẽ hội chúng hội đủ năm điều kiện này là kẻ phải gánh chịu sự bất hạnh, gánh chịu cảnh địa ngục, bị đọa trọn kiếp, không thể khác được.

Này Upāli, kẻ chia rẽ hội chúng hội đủ năm điều kiện khác nữa là kẻ phải gánh chịu sự bất hạnh, gánh chịu cảnh địa ngục, bị đọa trọn kiếp, không thể khác được. Với năm (điều kiện) gì? Này Upāli, trong trường hợp này vị tỳ khưu tuyên bố phi Pháp là “Pháp,” tuyên bố Pháp là: “Phi Pháp,” tuyên bố phi Luật là: “Luật,” tuyên bố Luật là: “Phi Luật,” đã thể hiện quan điểm (sai trái) bằng sự đọc tụng (giới bổn). Này Upāli, kẻ chia rẽ hội chúng hội đủ năm điều kiện này là kẻ phải gánh chịu sự bất hạnh, gánh chịu cảnh địa ngục, bị đọa trọn kiếp, không thể khác được.

Này Upāli, kẻ chia rẽ hội chúng hội đủ năm điều kiện khác nữa là kẻ phải gánh chịu sự bất hạnh, gánh chịu cảnh địa ngục, bị đọa trọn kiếp, không thể khác được. Với năm (điều kiện) gì? Này Upāli, trong trường hợp này vị tỳ khưu tuyên bố phi Pháp là “Pháp,” tuyên bố Pháp là: “Phi Pháp,” tuyên bố phi Luật là: “Luật,” tuyên bố Luật là: “Phi Luật,” đã thể hiện quan điểm (sai trái) trong khi phát biểu. Này Upāli, kẻ chia rẽ hội chúng hội đủ năm điều kiện này là kẻ phải gánh chịu sự bất hạnh, gánh chịu cảnh địa ngục, bị đọa trọn kiếp, không thể khác được.

Này Upāli, kẻ chia rẽ hội chúng hội đủ năm điều kiện khác nữa là kẻ phải gánh chịu sự bất hạnh, gánh chịu cảnh địa ngục, bị đọa trọn kiếp, không thể khác được. Với năm (điều kiện) gì? Này Upāli, trong trường hợp này vị tỳ khưu tuyên bố phi Pháp là “Pháp,” tuyên bố Pháp là: “Phi Pháp,” tuyên bố phi Luật là: “Luật,” tuyên bố Luật là: “Phi Luật,” đã thể hiện quan điểm (sai trái) bằng lời thông báo. Này Upāli, kẻ chia rẽ hội chúng hội đủ năm điều kiện này là kẻ phải gánh chịu sự bất hạnh, gánh chịu cảnh địa ngục, bị đọa trọn kiếp, không thể khác được.

Này Upāli, kẻ chia rẽ hội chúng hội đủ năm điều kiện khác nữa là kẻ phải gánh chịu sự bất hạnh, gánh chịu cảnh địa ngục, bị đọa trọn kiếp, không thể khác được. Với năm (điều kiện) gì? Này Upāli, trong trường hợp này vị tỳ khưu tuyên bố phi Pháp là “Pháp,” tuyên bố Pháp là: “Phi Pháp,” tuyên bố phi Luật là: “Luật,” tuyên bố Luật là: “Phi Luật,” đã thể hiện quan điểm (sai trái) bằng cách phân phát thẻ biểu quyết. Này Upāli, kẻ chia rẽ hội chúng hội đủ năm điều kiện này là kẻ phải gánh chịu sự bất hạnh, gánh chịu cảnh địa ngục, bị đọa trọn kiếp, không thể khác được.

Này Upāli, kẻ chia rẽ hội chúng hội đủ năm điều kiện khác nữa là kẻ phải gánh chịu sự bất hạnh, gánh chịu cảnh địa ngục, bị đọa trọn kiếp, không thể khác được. Với năm (điều kiện) gì? Này Upāli, trong trường hợp này vị tỳ khưu tuyên bố phi Pháp là “Pháp,” tuyên bố Pháp là: “Phi Pháp,” tuyên bố phi Luật là: “Luật,” tuyên bố Luật là: “Phi Luật,” đã thể hiện điều mong mỏi bằng hành sự. ...(như trên)... đã thể hiện điều mong mỏi bằng sự đọc tụng (giới bổn). ...(như trên)... đã thể hiện điều mong mỏi trong khi phát biểu. ...(như trên)... đã thể hiện điều mong mỏi bằng lời thông báo. ...(như trên)... đã thể hiện điều mong mỏi bằng cách phân phát thẻ biểu quyết. Này Upāli, kẻ chia rẽ hội chúng hội đủ năm điều kiện này là kẻ phải gánh chịu sự bất hạnh, gánh chịu cảnh địa ngục, bị đọa trọn kiếp, không thể khác được.

Này Upāli, kẻ chia rẽ hội chúng hội đủ năm điều kiện khác nữa là kẻ phải gánh chịu sự bất hạnh, gánh chịu cảnh địa ngục, bị đọa trọn kiếp, không thể khác được. Với năm (điều kiện) gì? Này Upāli, trong trường hợp này vị tỳ khưu tuyên bố phi Pháp là “Pháp,” tuyên bố Pháp là: “Phi Pháp,” tuyên bố phi Luật là: “Luật,” tuyên bố Luật là: “Phi Luật,” đã thể hiện điều khao khát bằng hành sự. ...(như trên)... đã thể hiện điều khao khát bằng sự đọc tụng (giới bổn). ...(như trên)... đã thể hiện điều khao khát trong khi phát biểu. ...(như trên)... đã thể hiện điều khao khát bằng lời thông báo. ...(như trên)... đã thể hiện điều khao khát bằng cách phân phát thẻ biểu quyết. Này Upāli, kẻ chia rẽ hội chúng hội đủ năm điều kiện này là kẻ phải gánh chịu sự bất hạnh, gánh chịu cảnh địa ngục, bị đọa trọn kiếp, không thể khác được.

Này Upāli, kẻ chia rẽ hội chúng hội đủ năm điều kiện khác nữa là kẻ phải gánh chịu sự bất hạnh, gánh chịu cảnh địa ngục, bị đọa trọn kiếp, không thể khác được. Với năm (điều kiện) gì? Này Upāli, trong trường hợp này vị tỳ khưu tuyên bố phi Pháp là “Pháp,” tuyên bố Pháp là: “Phi Pháp,” tuyên bố phi Luật là: “Luật,” tuyên bố Luật là: “Phi Luật,” đã thể hiện ý định bằng hành sự. ...(như trên)... đã thể hiện ý định bằng sự đọc tụng (giới bổn). ...(như trên)... đã thể hiện ý định trong khi phát biểu. ...(như trên)... đã thể hiện ý định bằng lời thông báo. ...(như trên)... đã thể hiện ý định bằng cách phân phát thẻ biểu quyết. Này Upāli, kẻ chia rẽ hội chúng hội đủ năm điều kiện này là kẻ phải gánh chịu sự bất hạnh, gánh chịu cảnh địa ngục, bị đọa trọn kiếp, không thể khác được.

Phần Chia Rẽ Hội Chúng là phần thứ mười một.

Tóm lược phần này:

[1216]

Đã thể hiện quan điểm
bằng hành sự, đọc tụng
lời phát biểu, thông báo,
bằng thẻ, năm cách này
phụ thuộc vào quan điểm,
còn ba đường hướng kia:
điều mong mỏi, khao khát,
ý định, cũng năm phần.

*******

[1217] - Bạch ngài, kẻ chia rẽ hội chúng hội đủ bao nhiêu điều kiện là kẻ không phải gánh chịu sự bất hạnh, không gánh chịu cảnh địa ngục, không bị đọa trọn kiếp, có thể đổi khác được?

- Này Upāli, kẻ chia rẽ hội chúng hội đủ năm điều kiện là kẻ không phải gánh chịu sự bất hạnh, không gánh chịu cảnh địa ngục, không bị đọa trọn kiếp, có đổi thể khác được. Với năm (điều kiện) gì? Này Upāli, trong trường hợp này vị tỳ khưu tuyên bố phi Pháp là “Pháp,” tuyên bố Pháp là: “Phi Pháp,” tuyên bố phi Luật là: “Luật,” tuyên bố Luật là: “Phi Luật,” đã không thể hiện quan điểm (sai trái) bằng hành sự. Này Upāli, kẻ chia rẽ hội chúng hội đủ năm điều kiện này là kẻ không phải gánh chịu sự bất hạnh, không gánh chịu cảnh địa ngục, không bị đọa trọn kiếp, có thể đổi khác được.

Này Upāli, kẻ chia rẽ hội chúng hội đủ năm điều kiện khác nữa là kẻ không phải gánh chịu sự bất hạnh, không gánh chịu cảnh địa ngục, không bị đọa trọn kiếp, có thể đổi khác được. Với năm (điều kiện) gì? Này Upāli, trong trường hợp này vị tỳ khưu tuyên bố phi Pháp là “Pháp,” tuyên bố Pháp là: “Phi Pháp,” tuyên bố phi Luật là: “Luật,” tuyên bố Luật là: “Phi Luật,” đã không thể hiện quan điểm (sai trái) bằng sự đọc tụng (giới bổn). Này Upāli, kẻ chia rẽ hội chúng hội đủ năm điều kiện này là kẻ không phải gánh chịu sự bất hạnh, không gánh chịu cảnh địa ngục, không bị đọa trọn kiếp, có thể đổi khác được.

Này Upāli, kẻ chia rẽ hội chúng hội đủ năm điều kiện khác nữa là kẻ không phải gánh chịu sự bất hạnh, không gánh chịu cảnh địa ngục, không bị đọa trọn kiếp, có thể đổi khác được. Với năm (điều kiện) gì? Này Upāli, trong trường hợp này vị tỳ khưu tuyên bố phi Pháp là “Pháp,” tuyên bố Pháp là: “Phi Pháp,” tuyên bố phi Luật là: “Luật,” tuyên bố Luật là: “Phi Luật,” đã không thể hiện quan điểm (sai trái) trong khi phát biểu. Này Upāli, kẻ chia rẽ hội chúng hội đủ năm điều kiện này là kẻ không phải gánh chịu sự bất hạnh, không gánh chịu cảnh địa ngục, không bị đọa trọn kiếp, có thể đổi khác được.

Này Upāli, kẻ chia rẽ hội chúng hội đủ năm điều kiện khác nữa là kẻ không phải gánh chịu sự bất hạnh, không gánh chịu cảnh địa ngục, không bị đọa trọn kiếp, có thể đổi khác được. Với năm (điều kiện) gì? Này Upāli, trong trường hợp này vị tỳ khưu tuyên bố phi Pháp là “Pháp,” tuyên bố Pháp là: “Phi Pháp,” tuyên bố phi Luật là: “Luật,” tuyên bố Luật là: “Phi Luật,” đã không thể hiện quan điểm (sai trái) bằng lời thông báo. Này Upāli, kẻ chia rẽ hội chúng hội đủ năm điều kiện này là kẻ không phải gánh chịu sự bất hạnh, không gánh chịu cảnh địa ngục, không bị đọa trọn kiếp, có thể đổi khác được.

Này Upāli, kẻ chia rẽ hội chúng hội đủ năm điều kiện khác nữa là kẻ không phải gánh chịu sự bất hạnh, không gánh chịu cảnh địa ngục, không bị đọa trọn kiếp, có thể đổi khác được. Với năm (điều kiện) gì? Này Upāli, trong trường hợp này vị tỳ khưu tuyên bố phi Pháp là “Pháp,” tuyên bố Pháp là: “Phi Pháp,” tuyên bố phi Luật là: “Luật,” tuyên bố Luật là: “Phi Luật,” đã không thể hiện quan điểm (sai trái) bằng cách phân phát thẻ biểu quyết. Này Upāli, kẻ chia rẽ hội chúng hội đủ năm điều kiện này là kẻ không phải gánh chịu sự bất hạnh, không gánh chịu cảnh địa ngục, không bị đọa trọn kiếp, có thể đổi khác được.

Này Upāli, kẻ chia rẽ hội chúng hội đủ năm điều kiện khác nữa là kẻ không phải gánh chịu sự bất hạnh, không gánh chịu cảnh địa ngục, không bị đọa trọn kiếp, có thể đổi khác được. Với năm (điều kiện) gì? Này Upāli, trong trường hợp này vị tỳ khưu tuyên bố phi Pháp là “Pháp,” tuyên bố Pháp là: “Phi Pháp,” tuyên bố phi Luật là: “Luật,” tuyên bố Luật là: “Phi Luật,” đã không thể hiện điều mong mỏi bằng hành sự. ...(như trên)... đã không thể hiện điều mong mỏi bằng sự đọc tụng (giới bổn). ...(như trên)... đã không thể hiện điều mong mỏi trong khi phát biểu. ...(như trên)... đã không thể hiện điều mong mỏi bằng lời thông báo. ...(như trên)... đã không thể hiện điều mong mỏi bằng cách phân phát thẻ biểu quyết. Này Upāli, kẻ chia rẽ hội chúng hội đủ năm điều kiện này là kẻ không phải gánh chịu sự bất hạnh, không gánh chịu cảnh địa ngục, không bị đọa trọn kiếp, có thể đổi khác được.

Này Upāli, kẻ chia rẽ hội chúng hội đủ năm điều kiện khác nữa là kẻ không phải gánh chịu sự bất hạnh, không gánh chịu cảnh địa ngục, không bị đọa trọn kiếp, có thể đổi khác được. Với năm (điều kiện) gì? Này Upāli, trong trường hợp này vị tỳ khưu tuyên bố phi Pháp là “Pháp,” tuyên bố Pháp là: “Phi Pháp,” tuyên bố phi Luật là: “Luật,” tuyên bố Luật là: “Phi Luật,” đã không thể hiện điều khao khát bằng hành sự. ...(như trên)... đã không thể hiện điều khao khát bằng sự đọc tụng (giới bổn). ...(như trên)... đã không thể hiện điều khao khát trong khi phát biểu. ...(như trên)... đã không thể hiện điều khao khát bằng lời thông báo. ...(như trên)... đã không thể hiện điều khao khát bằng cách phân phát thẻ biểu quyết. Này Upāli, kẻ chia rẽ hội chúng hội đủ năm điều kiện này là kẻ không phải gánh chịu sự bất hạnh, không gánh chịu cảnh địa ngục, không bị đọa trọn kiếp, có thể đổi khác được.

Này Upāli, kẻ chia rẽ hội chúng hội đủ năm điều kiện khác nữa là kẻ không phải gánh chịu sự bất hạnh, không gánh chịu cảnh địa ngục, không bị đọa trọn kiếp, có thể đổi khác được. Với năm (điều kiện) gì? Này Upāli, trong trường hợp này vị tỳ khưu tuyên bố phi Pháp là “Pháp,” tuyên bố Pháp là: “Phi Pháp,” tuyên bố phi Luật là: “Luật,” tuyên bố Luật là: “Phi Luật,” đã không thể hiện ý định bằng hành sự. ...(như trên)... đã không thể hiện ý định bằng sự đọc tụng (giới bổn). ...(như trên)... đã không thể hiện ý định trong khi phát biểu. ...(như trên)... đã không thể hiện ý định bằng lời thông báo. ...(như trên)... đã không thể hiện ý định bằng cách phân phát thẻ biểu quyết. Này Upāli, kẻ chia rẽ hội chúng hội đủ năm điều kiện này là kẻ không phải gánh chịu sự bất hạnh, không gánh chịu cảnh địa ngục, không bị đọa trọn kiếp, có thể đổi khác được.

Phần Chia Rẽ Hội Chúng thứ nhì là phần thứ mười hai.

Tóm lược phần này:

[1218]

Đã thể hiện quan điểm
bằng hành sự, đọc tụng
lời phát biểu, thông báo,
bằng thẻ, năm cách này
phụ thuộc vào quan điểm,
còn ba đường hướng kia:
điều mong mỏi, khao khát,
ý định, cũng năm phần.
Tương tợ hai mươi lối
trong phần tối ở trên,
cũng vậy, hãy hiểu rõ
về hai mươi phần sáng.

*******

[1219] - Bạch ngài, vị tỳ khưu thường trú hội đủ bao nhiêu điều kiện bị đọa vào địa ngục tương ứng với việc đã làm như thế?

- Này Upāli, vị tỳ khưu thường trú hội đủ năm điều kiện bị đọa vào địa ngục tương ứng với việc đã làm như thế. Với năm (điều kiện) gì? Là vị bị chi phối bởi sự ưa thích, bị chi phối bởi sự sân hận, bị chi phối bởi sự si mê, bị chi phối bởi sự sợ hãi, vị sử dụng vật thuộc về hội chúng như là vật dụng thuộc về cá nhân. Này Upāli, vị tỳ khưu thường trú hội đủ năm điều kiện này bị đọa vào địa ngục tương ứng với việc đã làm như thế.

Này Upāli, vị tỳ khưu thường trú hội đủ năm điều kiện được sanh vào cõi trời tương ứng với việc đã làm như thế. Với năm (điều kiện) gì? Là vị không bị chi phối bởi sự ưa thích, không bị chi phối bởi sự sân hận, không bị chi phối bởi sự si mê, không bị chi phối bởi sự sợ hãi, vị không sử dụng vật thuộc về hội chúng như là vật dụng thuộc về cá nhân. Này Upāli, vị tỳ khưu thường trú hội đủ năm điều kiện này được sanh vào cõi trời tương ứng với việc đã làm như thế.

[1220] - Bạch ngài, có bao nhiêu cách giải thích Luật sai Pháp?

- Này Upāli, đây là năm cách giải thích Luật sai Pháp. Thế nào là năm? Này Upāli, trong trường hợp này vị tỳ khưu thuyết phục rằng phi Pháp là “Pháp,” thuyết phục rằng Pháp là: “Phi Pháp,” thuyết phục rằng phi Luật là: “Luật,” thuyết phục rằng Luật là: “Phi Luật,” vị quy định điều chưa được quy định và hủy bỏ điều đã được quy định. Này Upāli, đây là năm cách giải thích Luật sai Pháp.

Này Upāli, đây là năm cách giải thích Luật đúng Pháp. Thế nào là năm? Này Upāli, trong trường hợp này vị tỳ khưu thuyết phục rằng phi Pháp là “Phi Pháp,” thuyết phục rằng Pháp là: “Pháp,” thuyết phục rằng phi Luật là: “Phi Luật,” thuyết phục rằng Luật là: “Luật,” vị không quy định điều chưa được quy định và không hủy bỏ điều đã được quy định. Này Upāli, đây là năm cách giải thích Luật đúng Pháp.

[1221] - Bạch ngài, vị sắp xếp bữa ăn hội đủ bao nhiêu điều kiện bị đọa vào địa ngục tương ứng với việc đã làm như thế?

- Này Upāli, vị sắp xếp bữa ăn hội đủ năm điều kiện bị đọa vào địa ngục tương ứng với việc đã làm như thế. Với năm (điều kiện) gì? Là vị bị chi phối bởi sự ưa thích, bị chi phối bởi sự sân hận, bị chi phối bởi sự si mê, bị chi phối bởi sự sợ hãi, là vị không biết (bữa ăn) đã được sắp xếp hay chưa được sắp xếp. Này Upāli, vị tỳ khưu thường trú hội đủ năm điều kiện này bị đọa vào địa ngục tương ứng với việc đã làm như thế.

Này Upāli, vị sắp xếp bữa ăn hội đủ năm điều kiện được sanh vào cõi trời tương ứng với việc đã làm như thế. Với năm (điều kiện) gì? Là vị không bị chi phối bởi sự ưa thích, không bị chi phối bởi sự sân hận, không bị chi phối bởi sự si mê, không bị chi phối bởi sự sợ hãi, là vị biết (bữa ăn) đã được sắp xếp hay chưa được sắp xếp. Này Upāli, vị tỳ khưu thường trú hội đủ năm điều kiện này được sanh vào cõi trời tương ứng với việc đã làm như thế.

Này Upāli, vị phân bố chỗ trú ngụ ...(như trên)... vị giữ kho đồ đạc…(như trên)… vị tiếp nhận y …(như trên)… vị phân chia y …(như trên)… vị phân chia cháo …(như trên)… vị phân chia trái cây …(như trên)… vị phân chia thức ăn khô …(như trên)… vị phân chia vật linh tinh …(như trên)… vị tiếp nhận y khoác ngoài, …(như trên)… vị tiếp nhận bình bát, …(như trên)… vị quản trị các người phụ việc chùa, …(như trên)… vị quản trị các sa di hội đủ năm điều kiện bị đọa vào địa ngục tương ứng với việc đã làm như thế. Với năm (điều kiện) gì? Là vị bị chi phối bởi sự ưa thích, bị chi phối bởi sự sân hận, bị chi phối bởi sự si mê, bị chi phối bởi sự sợ hãi, là vị không biết điều cần quản trị và điều không cần quản trị. Này Upāli, vị tỳ khưu thường trú hội đủ năm điều kiện này bị đọa vào địa ngục tương ứng với việc đã làm như thế.

Này Upāli, vị quản trị các sa di hội đủ năm điều kiện được sanh vào cõi trời tương ứng với việc đã làm như thế. Với năm (điều kiện) gì? Là vị không bị chi phối bởi sự ưa thích, không bị chi phối bởi sự sân hận, không bị chi phối bởi sự si mê, không bị chi phối bởi sự sợ hãi, là vị biết điều cần quản trị và điều không cần quản trị. Này Upāli, vị tỳ khưu thường trú hội đủ năm điều kiện này được sanh vào cõi trời tương ứng với việc đã làm như thế.

Phần Vị Thường Trú là phần thứ mười ba.

Tóm lược phần này:

[1222]

Vị (tỳ khưu) thường trú,
và các điều giải thích,
bữa ăn, và chỗ ngụ,
đồ đạc, tiếp nhận y,
vị chia y, và cháo,
trái cây, vật thực khô,
cùng các vật linh tinh,
vị tiếp nhận tấm choàng,
bình bát, người ở chùa,
vị quản trị sa di.

*******

[1223] - Bạch ngài, có bao nhiêu điều thuận lợi trong việc thành tựu Kaṭhina?

- Này Upāli, đây là năm điều thuận lợi trong việc thành tựu Kaṭhina. Thế nào là năm? Việc ra đi không phải báo, việc ra đi không mang theo (đủ cả ba y), sự thọ thực thành nhóm, (sử dụng được nhiều) y theo như nhu cầu, sự phát sanh về y tại nơi ấy sẽ là của các vị ấy. Này Upāli, đây là năm điều thuận lợi trong việc thành tựu Kaṭhina.

[1224] - Bạch ngài, có bao nhiêu điều bất lợi của vị có niệm bị xao lãng, không được giác tĩnh, và rơi vào giấc ngủ?

- Này Upāli, đây là năm điều bất lợi của vị có niệm bị xao lãng, không được giác tĩnh, và rơi vào giấc ngủ. Thế nào là năm? Vị (ấy) ngủ khổ sở, thức dậy khổ sở, thấy mộng điều ác xấu, chư thiên không hộ trì, tinh dịch bị xuất ra. Này Upāli, đây là năm điều bất lợi của vị có niệm bị xao lãng, không được giác tĩnh, và rơi vào giấc ngủ.

Này Upāli, đây là năm điều lợi ích của vị có niệm được thiết lập, được giác tĩnh, và rơi vào giấc ngủ. Thế nào là năm? Vị (ấy) ngủ an lạc, thức dậy an lạc, không thấy mộng điều ác xấu, chư thiên hộ trì, tinh dịch không bị xuất ra. Này Upāli, đây là năm điều lợi ích của vị có niệm được thiết lập, được giác tĩnh, và rơi vào giấc ngủ.

[1225] - Bạch ngài, có bao nhiêu hạng người không nên được đảnh lễ?

- Này Upāli, đây là năm hạng người không nên được đảnh lễ. Thế nào là năm? Vị đã đi vào trong xóm nhà không nên được đảnh lễ, vị đi ở đường lộ không nên được đảnh lễ, vị ở trong bóng tối không nên được đảnh lễ, vị không chú ý đến (sự đảnh lễ) không nên được đảnh lễ, vị đã ngủ không nên được đảnh lễ. Này Upāli, năm hạng người này không nên được đảnh lễ.

Này Upāli, đây là năm hạng người khác nữa không nên được đảnh lễ. Thế nào là năm? Khi húp cháo không nên được đảnh lễ, ở trong nhà ăn không nên được đảnh lễ, vị tách riêng một mình (do oán giận) không nên được đảnh lễ, vị chú ý vào việc khác không nên được đảnh lễ, vị lõa thể không nên được đảnh lễ. Này Upāli, năm hạng người này không nên được đảnh lễ.

Này Upāli, đây là năm hạng người khác nữa không nên được đảnh lễ. Thế nào là năm? Vị trong khi đang nhai (vật thực cứng) không nên được đảnh lễ, trong khi đang ăn (vật thực mềm) không nên được đảnh lễ, vị đang đại tiện không nên được đảnh lễ, vị đang tiểu tiện không nên được đảnh lễ, vị bị án treo không nên được đảnh lễ. Này Upāli, năm hạng người này không nên được đảnh lễ.

Này Upāli, đây là năm hạng người khác nữa không nên được đảnh lễ. Thế nào là năm? Vị tu lên bậc trên sau không nên được đảnh lễ bởi vị tu lên bậc trên trước, vị chưa tu lên bậc trên không nên được đảnh lễ, vị không đồng cộng trú, vị thâm niên hơn là vị nói sai Pháp không nên được đảnh lễ, người nữ không nên được đảnh lễ, người vô căn không nên được đảnh lễ. Này Upāli, năm hạng người này không nên được đảnh lễ.

Này Upāli, đây là năm hạng người khác nữa không nên được đảnh lễ. Thế nào là năm? Vị thực hành hành phạt parivāsa không nên được đảnh lễ, vị xứng đáng thực thi hành phạt lại từ đầu không nên được đảnh lễ, vị xứng đáng hành phạt mānatta không nên được đảnh lễ, vị thực hành hành phạt mānatta không nên được đảnh lễ, vị xứng đáng sự giải tội không nên được đảnh lễ. Này Upāli, năm hạng người này không nên được đảnh lễ.

[1226] - Bạch ngài, có bao nhiêu hạng người nên được đảnh lễ?

- Này Upāli, đây là năm hạng người nên được đảnh lễ. Thế nào là năm? Vị tu lên bậc trên trước nên được đảnh lễ bởi vị tu lên bậc trên sau, vị không đồng cộng trú thâm niên hơn là vị nói đúng Pháp nên được đảnh lễ, thầy dạy học nên được đảnh lễ, thầy tế độ nên được đảnh lễ, trong thế gian tính luôn cõi chư thiên, cõi Ma Vương, cõi Phạm thiên, cho đến dòng dõi sa-môn, bà-la-môn, chư thiên, và loài người, đức Như Lai bậc A-la-hán Chánh Đẳng Giác nên được đảnh lễ. Này Upāli, năm hạng người này nên được đảnh lễ.

[1227] - Bạch ngài, vị tỳ khưu mới tu sau trong khi đảnh lễ ở chân của vị tỳ khưu thâm niên hơn nên an trú nội tâm bao nhiêu pháp rồi mới nên đảnh lễ ở hai chân?

- Này Upāli, vị tỳ khưu mới tu sau trong khi đảnh lễ ở chân của vị tỳ khưu thâm niên hơn nên an trú nội tâm năm pháp rồi mới nên đảnh lễ ở hai chân. Thế nào là năm? Này Upāli, vị tỳ khưu mới tu sau trong khi đảnh lễ ở chân của vị tỳ khưu thâm niên hơn nên đắp thượng y một bên vai, chắp tay lên, chà xát khắp hai chân với hai lòng bàn tay, sau khi an trú với sự quý mến và kính trọng, rồi mới nên đảnh lễ ở hai chân. Này Upāli, vị tỳ khưu mới tu sau trong khi đảnh lễ ở chân của vị tỳ khưu thâm niên hơn nên an trú nội tâm năm pháp này rồi mới nên đảnh lễ ở hai chân.

Phần Thành Tựu Kaṭhina là phần thứ mười bốn.

Tóm lược phần này:

[1228]

Thành tựu Kaṭhina,
giấc ngủ, khi húp cháo,
đang nhai, vị tu trước,
vị parivāsa,
vị đáng được đảnh lễ
vị thực hành đảnh lễ.

Dứt Nhóm Năm của Upāli.

******

Tóm lược những phần này:

[1229]

Không nương nhờ, hành sự,
phát biểu, và trình bày,
sự khiển trách, đầu đà,
dối trá, tỳ khưu ni,
đại biểu, sự tranh tụng,
kẻ chia rẽ (hội chúng)
điều thứ năm trước đây,
thường trú, Kaṭhina,
(tất cả) mười bốn phần
đều được giải thích rõ.

*******


[1] Theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa: Hướng dẫn về Thắng Pháp là có khả năng hướng dẫn về sự phân biệt Danh Sắc, và hướng dẫn về Thắng Luật là hướng dẫn về toàn bộ Tạng Luật.

[2] Các điều học thuộc về phận sự căn bản tức là nói đến các phận sự trong bộ Luật Hợp Phần – Khandhaka gồm có Đại PhẩmTiểu Phẩm, còn các điều học thuộc về phần đầu của Phạm hạnh là các điều học đã được quy định ở hai giới bổn.

[3] Adhisīla: Tăng thượng giới là giới bổn Pātimokkha. Adhicitta: Tăng thượng tâm là sự tu tập các loại định hợp thế. Adhipaññā: Tăng thượng tuệ là sự tu tập (các tâm) Đạo Siêu Thế (theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).

[4] Là tiến hành bằng thân hay bằng khẩu (theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).

XVI. NGUỒN SANH KHỞI

[1230] Có loại tội vị vi phạm không có ý thức, thoát tội có ý thức. [1] Có loại tội vị vi phạm có ý thức, thoát tội không có ý thức.[2] Có loại tội vị vi phạm không có ý thức, thoát tội không có ý thức. Có loại tội vị vi phạm có ý thức, thoát tội có ý thức.

Có loại tội vị vi phạm với tâm thiện, thoát tội với tâm thiện.[3] Có loại tội vị vi phạm với tâm thiện, thoát tội với tâm bất thiện.[4] Có loại tội vị vi phạm với tâm thiện, thoát tội với tâm vô ký.[5] Có loại tội vị vi phạm với tâm bất thiện, thoát tội với tâm thiện. Có loại tội vị vi phạm với tâm bất thiện, thoát tội với tâm bất thiện. Có loại tội vị vi phạm với tâm bất thiện, thoát tội với tâm vô ký. Có loại tội vị vi phạm với tâm vô ký,[6] thoát tội với tâm thiện. Có loại tội vị vi phạm với tâm vô ký, thoát tội với tâm bất thiện. Có loại tội vị vi phạm với tâm vô ký, thoát tội với tâm vô ký.

[1231] Tội pārājika thứ nhất sanh lên với bao nhiêu nguồn sanh tội?

- Tội pārājika thứ nhất sanh lên với một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu.

Tội pārājika thứ nhì sanh lên với bao nhiêu nguồn sanh tội?

- Tội pārājika thứ nhì sanh lên với ba nguồn sanh tội: có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.

Tội pārājika thứ ba sanh lên với bao nhiêu nguồn sanh tội?

- Tội pārājika thứ ba sanh lên với ba nguồn sanh tội: có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.

Tội pārājika thứ tư sanh lên với bao nhiêu nguồn sanh tội?

- Tội pārājika thứ tư sanh lên với ba nguồn sanh tội: có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.

Dứt bốn tội pārājika.

[1232] Tội saṅghādisesa đến vị gắng sức và làm xuất ra tinh dịch sanh lên với bao nhiêu nguồn sanh tội?

- Tội saṅghādisesa đến vị gắng sức và làm xuất ra tinh dịch sanh lên với một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu.

Tội saṅghādisesa đến vị thực hiện việc xúc chạm thân thể với người nữ sanh lên với bao nhiêu nguồn sanh tội?

- Tội saṅghādisesa đến vị thực hiện việc xúc chạm thân thể với người nữ sanh lên với một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu.

Tội saṅghādisesa đến vị nói với người nữ bằng những lời dâm dật sanh lên với bao nhiêu nguồn sanh tội?

- Tội saṅghādisesa đến vị nói với người nữ bằng những lời dâm dật sanh lên với ba nguồn sanh tội: Có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.

Tội saṅghādisesa đến vị ca ngợi sự hầu hạ tình dục cho bản thân trong sự hiện diện của người nữ sanh lên với bao nhiêu nguồn sanh tội?

- Tội saṅghādisesa đến vị ca ngợi sự hầu hạ tình dục cho bản thân trong sự hiện diện của người người nữ sanh lên với ba nguồn sanh tội: ...(như trên)...

Tội saṅghādisesa đến vị tiến hành việc mai mối sanh lên với bao nhiêu nguồn sanh tội?

- Tội saṅghādisesa đến vị tiến hành việc mai mối sanh lên với sáu nguồn sanh tội: Có thể sanh lên do thân, không do khẩu không do ý; có thể sanh lên do khẩu, không do thân không do ý; có thể sanh lên do thân và do khẩu, không do ý; có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.

Tội saṅghādisesa đến vị bảo xây dựng cốc liêu do tự mình xin (vật liệu) sanh lên với bao nhiêu nguồn sanh tội?

- Tội saṅghādisesa đến vị bảo xây dựng cốc liêu do tự mình xin (vật liệu) sanh lên với sáu nguồn sanh tội: ...(như trên)...

Tội saṅghādisesa đến vị bảo xây dựng trú xá lớn sanh lên với bao nhiêu nguồn sanh tội?

- Tội saṅghādisesa đến vị bảo xây dựng trú xá lớn sanh lên với sáu nguồn sanh tội: ...(như trên)...

Tội saṅghādisesa đến vị bôi nhọ vị tỳ khưu về tội pārājika không có nguyên cớ sanh lên với bao nhiêu nguồn sanh tội?

- Tội saṅghādisesa đến vị bôi nhọ vị tỳ khưu về tội pārājika không có nguyên cớ sanh lên với ba nguồn sanh tội: ...(như trên)...

Tội saṅghādisesa đến vị nắm lấy sự kiện nào đó chỉ là nhỏ nhặt thuộc về cuộc tranh tụng có quan hệ khác biệt rồi bôi nhọ vị tỳ khưu về tội pārājika sanh lên với bao nhiêu nguồn sanh tội?

- Tội saṅghādisesa đến vị nắm lấy sự kiện nào đó chỉ là nhỏ nhặt thuộc về cuộc tranh tụng có quan hệ khác biệt rồi bôi nhọ vị tỳ khưu về tội pārājika sanh lên với ba nguồn sanh tội: ...(như trên)...

Tội saṅghādisesa đến vị tỳ khưu là người chia rẽ hội chúng không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba sanh lên với bao nhiêu nguồn sanh tội?

- Tội saṅghādisesa đến vị tỳ khưu là người chia rẽ hội chúng không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba sanh lên với một nguồn sanh tội là sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.

Tội saṅghādisesa đến các vị tỳ khưu là những kẻ xu hướng theo việc chia rẽ (hội chúng) không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba sanh lên với bao nhiêu nguồn sanh tội?

- Tội saṅghādisesa đến các vị tỳ khưu là những kẻ xu hướng theo việc chia rẽ (hội chúng) không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba sanh lên với một nguồn sanh tội là sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.

Tội saṅghādisesa đến vị tỳ khưu khó dạy không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba sanh lên với bao nhiêu nguồn sanh tội?

- Tội saṅghādisesa đến vị tỳ khưu khó dạy không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba sanh lên với một nguồn sanh tội là sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.

Tội saṅghādisesa đến vị tỳ khưu là người làm hư hỏng các gia đình không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba sanh lên với bao nhiêu nguồn sanh tội?

- Tội saṅghādisesa đến vị tỳ khưu là người làm hư hỏng các gia đình không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba sanh lên với một nguồn sanh tội là sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.

Dứt mười ba tội saṅghādisesa.

[1233] ...(như trên)... Tội dukkaṭa đến vị đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng sanh lên với bao nhiêu nguồn sanh tội?

- Tội dukkaṭa đến vị đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng sanh lên với một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu.

Dứt các tội sekhiya.

[1234] Bốn tội pārājika sanh lên với bao nhiêu nguồn sanh tội?

- Bốn tội pārājika sanh lên với ba nguồn sanh tội: có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.

[1235] Mười ba tội saṅghādisesa sanh lên với bao nhiêu nguồn sanh tội?

- Mười ba tội saṅghādisesa sanh lên với sáu nguồn sanh tội: Có thể sanh lên do thân, không do khẩu không do ý; có thể sanh lên do khẩu, không do thân không do ý; có thể sanh lên do thân và do khẩu, không do ý; có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.

[1236] Hai tội aniyata sanh lên với bao nhiêu nguồn sanh tội?

- Hai tội aniyata sanh lên với ba nguồn sanh tội: có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.

[1237] Ba mươi tội nissaggiya pācittiya sanh lên với bao nhiêu nguồn sanh tội?

- Ba mươi tội nissaggiya pācittiya sanh lên với sáu nguồn sanh tội: Có thể sanh lên do thân, không do khẩu không do ý; có thể sanh lên do khẩu, không do thân không do ý; có thể sanh lên do thân và do khẩu, không do ý; có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.

[1238] Chín mươi hai tội pācittiya sanh lên với bao nhiêu nguồn sanh tội?

- Chín mươi hai tội pācittiya sanh lên với sáu nguồn sanh tội: Có thể sanh lên do thân, không do khẩu không do ý; có thể sanh lên do khẩu, không do thân không do ý; có thể sanh lên do thân và do khẩu, không do ý; có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.

[1239] Bốn tội pāṭidesanīya sanh lên với bao nhiêu nguồn sanh tội?

- Bốn tội pāṭidesanīya sanh lên với bốn nguồn sanh tội: Có thể sanh lên do thân, không do khẩu không do ý; có thể sanh lên do thân và do khẩu, không do ý; có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.

[1240] Bảy mươi lăm tội sekhiya sanh lên với bao nhiêu nguồn sanh tội?

- Bảy mươi lăm tội sekhiya sanh lên với ba nguồn sanh tội: Có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý.

Dứt Chương Nguồn Sanh Khởi.

Tóm lược chương này:

[1241]

Vô ý thức, và thiện,
nguồn sanh mọi trường hợp,
hãy biết nguồn sanh khởi
theo Pháp có phương thức.

*******


[1] Vi phạm không có cố ý gọi là vi phạm không có ý thức, trong khi sám hối là thoát tội có ý thức (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).

[2] Ngài Buddhaghosa giải thích vi phạm có ý thức là có sự cố ý trong khi vi phạm, còn thoát tội không có ý thức là thoát tội do cách dùng cỏ che lấp.

[3] Vị nghĩ rằng: “Ta sẽ bố thí Pháp” rồi dạy người chưa tu lên bậc trên đọc Pháp theo từng câu là vi phạm tội với tâm thiện. Rồi trong lúc sám hối có tâm hướng thượng nghĩ rằng: “Ta đang hành theo lời đức Phật dạy” là thoát tội với tâm thiện (ghi theo lời giài thích của ngài Buddhaghosa).

[4] Ngài Buddhaghosa giải thích về thoát tội với tâm bất thiện là vị có trạng thái bực bội trong khi sám hối.

[5] Vị sám hối trong khi bị ngái ngủ là thoát tội với tâm vô ký (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).

[6] Ngài Buddhaghosa cho ví dụ về việc phạm tội với tâm vô ký là vị bị ngái ngủ rồi vi phạm việc nằm chung chỗ ngụ với người nữ.

XVII. SƯU TẬP CÁC BÀI KỆ (PHẦN HAI)

 [1]

[1242]

Bao nhiêu tội do thân?
Nhiêu loại làm do khẩu?
Mấy loại tội che giấu?
Nhiêu do duyên xúc chạm?
- Sáu loại tội do thân.
Sáu được làm do khẩu.
[2]
Ba loại có che giấu.[3]
Năm do duyên xúc chạm.[4]

[1243]

Rạng đông bao nhiêu tội?
Bao nhiêu đến ba lần?
Ở đây bao nhiêu tội
liên quan đến tám việc?
Tất cả tổng hợp lại
với bao nhiêu loại tội?
- Rạng đông ba loại tội.
[5]
Hai đến lần thứ ba.[6]
Ở đây có một loại
liên quan đến tám việc.
[7]
Tất cả tổng hợp lại
chỉ có mỗi một điều.
[8]

[1244]

Luật có mấy căn nguyên
được quy định bởi Phật?
Luật có bao nhiêu tội
nghiêm trọng được nói đến?
Về tội phạm xấu xa
bao nhiêu sự che giấu?
- Luật có hai căn nguyên
[9]
được quy định bởi Phật.
Luật có hai loại tội
nghiêm trọng được nói đến.
[10]
Về tội phạm xấu xa
có hai sự che giấu.
[11]

[1245]

Bao nhiêu tội trong làng?
Bao nhiêu do vượt sông?
Mấy loại thịt trọng tội?
Mấy loại thịt tác ác?
- Bốn loại tội trong làng.
[12]
Bốn loại do vượt sông.[13]
Một loại thịt trọng tội.
Chín loại thịt tác ác.
[14]

[1246]

Ban đêm, bao nhiêu loại
có liên quan đến khẩu?
Ban ngày bao nhiêu loại
có liên quan đến khẩu?
Khi cho bao nhiêu loại?
Bao nhiêu khi thọ lãnh?
- Ban đêm, hai loại tội
có liên quan đến khẩu.
[15]
Ban ngày hai loại tội
có liên quan đến khẩu.
[16]
Khi cho có ba tội.[17]
Bốn tội khi thọ nhận.[18]

[1247]

Có bao nhiêu loại tội
đưa đến việc sám hối?
Bao nhiêu tội đã làm
có sự sửa chữa được?
Ở đây, bao nhiêu tội
không có sự sửa chữa
được nói lên bởi Phật
là thân quyến mặt trời?
- Có năm loại tội phạm
đưa đến việc sám hối.
[19]
Sáu loại tội đã làm
có sự sửa chữa được.
[20]
Ở đây, một loại tội
không có sự sửa chữa
được nói lên bởi Phật
là thân quyến mặt trời.

[1248]
Bao nhiêu loại tội nặng
của Luật được nói đến
có liên quan thân khẩu?
Lúc sái thời mấy loại
có vị của lúa gạo?
Bao nhiêu sự thỏa thuận
thông báo lần thứ tư?
- Có hai loại tội nặng
của Luật được nói đến
có liên quan thân khẩu.
Lúc sái thời một loại
có vị của lúa gạo.
[21]
Có một sự chỉ định
thông báo lần thứ tư.
[22]

[1249]

Tội pārājika
bao nhiêu thuộc về thân?
Có bao nhiêu nền tảng
của việc đồng cộng trú?
Bao nhiêu việc đứt đêm?
Về việc hai lóng tay
bao nhiêu đã quy định?
- Tội pārājika
hai điều thuộc về thân.
[23]
Và có hai nền tảng
của việc đồng cộng trú.
[24]
Đứt đêm của hai hạng.[25]
Về việc hai lóng tay
hai điều đã quy định.
[26]

[1250]

Tự đánh mình mấy tội?
Việc chia rẽ hội chúng
bao nhiêu tội vi phạm?
Ở đây có bao nhiêu
tội phạm ngay tức thời?
Bao nhiêu vì thông báo?
- Tự đánh mình hai tội.
[27]
Hội chúng bị chia rẽ
theo hai cách thực hiện.
[28]
Ở đây có hai loại
tội phạm ngay tức thời.
[29]
Hai loại do thông báo.

[1251]

Hại mạng sống mấy tội?
Bao nhiêu vì lời nói
phạm pārājika?
Việc nói lời (dâm dục)
mấy tội được nói đến?
Bao nhiêu vì mai mối?
- Hại mạng sống ba tội.
Vì lời nói vi phạm
ba pārājika.
[30]
Việc nói lời (dâm dục)
ba tội được nói đến.
[31]
Ba tội vì mai mối.

[1252]

Có bao nhiêu hạng người
không được tu bậc trên?
Bao nhiêu việc hợp lại
thuộc về các hành sự?
Những kẻ bị trục xuất
bao nhiêu được nói đến?
Một tuyên ngôn mấy người?
- Có đến ba hạng người
không được tu bậc trên.
Có ba việc hợp lại
thuộc về các hành sự.
[32]
Những kẻ bị trục xuất
ba người được nói đến.
[33]
Một tuyên ngôn ba người.[34]

[1253]

Mấy tội về trộm cắp?
Mấy vì việc đôi lứa?
Chặt đứt bao nhiêu tội?
Bao nhiêu do quăng bỏ?
- Ba tội về trộm cắp.
Bốn vì việc đôi lứa.
Chặt đứt ba loại tội.
Năm do việc đổ bỏ.
[35]

[1254]

Các tội dukkaṭa
và pācittiya
thuộc phần giáo giới ni
trường hợp ấy bao nhiêu
nhóm chín được nói đến?
Và y của mấy hạng?
- Dukkaṭa đã làm
và pācittiya
thuộc phần giáo giới ni
trường hợp ấy có bốn
nhóm chín được nói đến.
[36]
Và y của hai hạng.

[1255]

Nói về tỳ khưu ni
bao nhiêu ưng phát lộ?
Còn các vị thọ thực
hạt thóc lúa chưa xay
bao nhiêu dukkaṭa
và pācittiya?
- Nói về tỳ khưu ni
tám phát lộ đã làm.
Còn các vị thọ thực
hạt thóc lúa chưa xay
đã có dukkaṭa
và pācittiya.
[37]

[1256]

Đi đến bao nhiêu tội?
Hoặc đứng có bao nhiêu?
Ngồi xuống bao nhiêu tội
Và nằm xuống bao nhiêu?
- Đi đến bốn loại tội.
Hoặc đứng cũng bấy nhiêu.
Ngồi xuống bốn loại tội.
Nằm xuống cũng thế ấy.

[1257]

Tất cả khác sự vật
vi phạm đồng một lượt
không trước và không sau
mấy điều ưng đối trị?
- Tất cả khác sự vật
vi phạm đồng một lượt
không trước và không sau
năm điều ưng đối trị.
[38]

[1258]

Tất cả khác sự vật
vi phạm đồng một lượt
không trước và không sau
mấy điều ưng đối trị?
- Tất cả khác sự vật
vi phạm đồng một lượt
không trước và không sau
chín điều ưng đối trị.
[39]

[1259]

Tất cả khác sự vật
bao nhiêu ưng đối trị?
Có thể sám hối tội
với bao nhiêu lời nói
đã được đề cập đến
bởi thân quyến mặt trời?
- Tất cả khác sự vật
năm tội ưng đối trị.
Có thể sám hối tội
chỉ với một lời nói
đã được đề cập đến
bởi thân quyến mặt trời.

[1260]

Tất cả khác sự vật
bao nhiêu ưng đối trị?
Có thể sám hối tội
với bao nhiêu lời nói
đã được đề cập đến
bởi thân quyến mặt trời?
- Tất cả khác sự vật
chín tội ưng đối trị.
Có thể sám hối tội
chỉ với một lời nói
đã được đề cập đến
bởi thân quyến mặt trời.

[1261]

Tất cả khác sự vật
bao nhiêu ưng đối trị?
Có thể sám hối tội
sau khi báo điều gì
đã được đề cập đến
bởi thân quyến mặt trời?
- Tất cả khác sự vật
năm tội ưng đối trị.
Có thể sám hối tội
sau khi báo sự việc
đã được đề cập đến
bởi thân quyến mặt trời.

[1262]

Tất cả khác sự vật
bao nhiêu ưng đối trị?
Có thể sám hối tội
sau khi báo điều gì
đã được đề cập đến
bởi thân quyến mặt trời?
- Tất cả khác sự vật
chín tội ưng đối trị.
Có thể sám hối tội
sau khi báo sự việc
đã được đề cập đến
bởi thân quyến mặt trời.

[1263]

Bao nhiêu tội vi phạm
cho đến lần thứ ba?
Bao nhiêu do phát biểu?
Bao nhiêu tội khi nhai?
Bao nhiêu do vật thực?
- Ba loại tội vi phạm
cho đến lần thứ ba.
[40]
Sáu loại do phát biểu.[41]
Ba loại tội khi nhai.[42]
Năm tội vì vật thực.[43]

[1264]

Tất cả các điều học
cho đến lần thứ ba
đưa đến bao nhiêu tội?
Tội của bao nhiêu người?
Tranh tụng của bao nhiêu?
- Tất cả các điều học
cho đến lần thứ ba
đưa đến năm loại tội.
[44]
Tội của năm hạng người.[45]
Tranh tụng của năm hạng.

[1265]

Công việc xét xử (tội)
là của bao nhiêu hạng?
Giải quyết của bao nhiêu?
Vô tội của bao nhiêu?
Mấy nơi vị chói sáng?
- Công việc xét xử (tội)
là của năm hạng người.
Giải quyết của năm hạng.
Vô tội của năm hạng.
Vị chói sáng ba nơi.
[46]

[1266]

Bao nhiêu về ban đêm
có liên hệ đến thân?
Bao nhiêu về ban ngày
có liên hệ đến thân?
Nhìn chăm chú mấy tội?
Bao nhiêu do khất thực?
- Hai loại về ban đêm
có liên hệ đến thân.
Hai loại về ban ngày
có liên hệ đến thân.
[47]
Nhìn chăm chú một tội.[48]
Một tội do khất thực.[49]

[1267]

Bao nhiêu điều lợi ích
thấy được rồi sám hối
vì niềm tin kẻ khác?
Về vị phạt án treo
nói đến bao nhiêu loại?
Thực hành đúng bao nhiêu?
- Trong tám điều lợi ích
thấy được rồi sám hối
vì niềm tin kẻ khác.
[50]
Về vị phạt án treo
nói đến có ba loại.
[51]
Hành đúng bốn mươi ba.[52]

[1268]

Nói dối mấy trường hợp?
Bao nhiêu gọi “tối đa”?
Bao nhiêu ưng phát lộ?
Thú tội của bao nhiêu?
- Nói dối năm trường hợp.
[53]
Mười bốn gọi “tối đa.”[54]
Mười hai ưng phát lộ.[55]
Thú tội của bốn hạng.[56]

[1269]

Nói dối mấy chi phần?
Lễ Bố Tát mấy việc?
Sứ giả bao nhiêu điều?
Ngoại đạo mấy sở hành?
- Nói dối tám chi phần.
Lễ Bố Tát tám việc.
Sứ giả tám đức tánh.
[57]
Ngoại đạo tám sở hành.[58]

[1270]

Việc tu lên bậc trên
có bao nhiêu lời đọc?
Mấy người nên đứng dậy?
Nhường chỗ cho mấy người?
Giáo giới tỳ khưu ni
cần bao nhiêu điều kiện?
- Việc tu lên bậc trên
có đến tám lời đọc.
[59]
Tám người nên đứng dậy.
Nhường chỗ cho tám người.
[60]
Giáo giới tỳ khưu ni
vị có tám điều kiện.
[61]

[1271]

Chia rẽ của bao nhiêu?
Bao nhiêu phạm trọng tội?
Vô tội là bao nhiêu?
Một việc cho tất cả?
- Một vị bị đứt đoạn.
Bốn vị phạm trọng tội.
Vô tội cho bốn vị.
Một việc cho tất cả.
[62]

[1272]

Mấy sự việc phá hoại?
Hội chúng bị chia rẽ
bởi số lượng bao nhiêu?
Trường hợp này bao nhiêu
vị phạm tội tức thời?
Bao nhiêu do thông báo?
- Chín sự việc phá hoại.
Hội chúng bị chia rẽ
bởi chín vị tỳ khưu.
Trường hợp này có chín
vị phạm tội tức thời.
Chín việc do thông báo.

[1273]

Có bao nhiêu hạng người
không nên được đảnh lễ
chắp tay đúng lễ nghi?
Và tội dukkaṭa
là của bao nhiêu người?
Cất giữ y nhiêu ngày?
- Có đến mười hạng người
không nên được đảnh lễ
chắp tay đúng lễ nghi.
[63]
Và tội dukkaṭa
đối với mười hạng người.
[64]
Cất giữ y mười ngày.

[1274]

Y này dâng nhiêu vị
đã trải qua mùa mưa?
Nên dâng khi hiện diện
đến được bao nhiêu vị?
Bao nhiêu chẳng nên dâng?
- Y này dâng năm vị
đã trải qua mùa mưa.
[65]
Nên dâng khi hiện diện
(tổng cộng) là bảy vị.
[66]
Mười sáu chẳng nên dâng.[67]

[1275]

Che giấu mấy trăm tội
thời gian một trăm đêm?
Vị parivāsa
bao nhiêu đêm trú ngụ
có thể được tự do?
- Che giấu mười trăm tội
thời gian một trăm đêm.
Vị parivāsa
đã trú ngụ mười đêm
thời có thể tự do.
[68]

[1276]

Việc hư hỏng hành sự
bao nhiêu nói bởi Phật
là thân quyến mặt trời?
Trong sự việc về Luật
ở Campā sai pháp
tất cả là bao nhiêu?
- Việc hư hỏng hành sự
mười hai nói bởi Phật
[69]
là thân quyến mặt trời.
Trong sự việc về Luật
đã làm ở Campā
tất cả đều sai pháp.

[1277]

Việc thành tựu hành sự
bao nhiêu nói bởi Phật
là thân quyến mặt trời
trong sự việc về Luật
ở Campā đúng pháp
tất cả là bao nhiêu?
- Việc thành tựu hành sự
bốn được nói bởi Phật
[70]
là thân quyến mặt trời.
Trong sự việc về Luật
đã làm ở Campā
tất cả đều đúng pháp.

[1278]

Có bao nhiêu hành sự
được nói đến bởi Phật
là thân quyến mặt trời?
Trong sự việc về Luật
ở Campā đúng pháp
sai pháp là bao nhiêu?
- (Cả thảy) sáu hành sự
[71]
được nói đến bởi Phật
là thân quyến mặt trời.
Trong sự việc về Luật
đã làm ở Campā
nơi ấy một đúng pháp,
năm (hành sự) sai pháp
được nói đến bởi Phật
là thân quyến mặt trời.

[1279]

Có bao nhiêu hành sự
được nói đến bởi Phật
là thân quyến mặt trời?
Trong sự việc về Luật
ở Campā đúng pháp
sai pháp là bao nhiêu?
- (Cả thảy) bốn hành sự
được nói đến bởi Phật
là thân quyến mặt trời.
Trong sự việc về Luật
đã làm ở Campā
nơi ấy một đúng pháp,
ba (hành sự) sai pháp
được nói đến bởi Phật
là thân quyến mặt trời.

[1280]

Các nhóm tội vi phạm
được giảng bởi vị ấy
đấng Chiến Thắng vô biên
bậc thấy được thoát ly
ở đây bao nhiêu tội
lắng dịu không dàn xếp?
- Các nhóm tội vi phạm
được giảng bởi vị ấy
đấng Chiến Thắng vô biên
bậc thấy được thoát ly
ở đây có một tội
lắng dịu không dàn xếp
[72]
hỡi vị rành phân giải
tôi đáp ngài điều ấy.

[1281]

Bao nhiêu kẻ chịu khổ
được nói đến bởi Phật
là thân quyến mặt trời?
Chúng tôi nghe lời giải
của ngài vị giảng Luật.
- Một trăm bốn mươi bốn
kẻ chịu khổ địa ngục
tồn tại tròn một kiếp
hạng chia rẽ hội chúng
được nói đến bởi Phật
là thân quyến mặt trời.
[73]
Hãy nghe lời giải đáp
của tôi vị giảng Luật.

[1282]

Bao nhiêu không chịu khổ
được nói đến bởi Phật
là thân quyến mặt trời?
Chúng tôi nghe lời giải
của ngài vị giảng Luật.
- Mười tám không chịu khổ
được nói đến bởi Phật
là thân quyến mặt trời.
Hãy nghe lời giải đáp
của tôi vị giảng Luật.

[1283]

Có bao nhiêu nhóm tám
được nói đến bởi Phật
là thân quyến mặt trời?
Chúng tôi nghe lời giải
của ngài vị giảng Luật.
- Có mười tám nhóm tám
được nói đến bởi Phật
là thân quyến mặt trời.
Hãy nghe lời giải đáp
của tôi vị giảng Luật.

[1284]

Có bao nhiêu hành sự
được nói đến bởi Phật
là thân quyến mặt trời?
Chúng tôi nghe lời giải
của ngài vị giảng Luật.
- Có mười sáu hành sự
[74]
được nói đến bởi Phật
là thân quyến mặt trời.
Hãy nghe lời giải đáp
của tôi vị giảng Luật.

[1285]

Việc hư hỏng hành sự
bao nhiêu nói bởi Phật
là thân quyến mặt trời?
Chúng tôi nghe lời giải
của ngài vị giảng Luật.
- Việc hư hỏng hành sự
mười hai nói bởi Phật
là thân quyến mặt trời.
Hãy nghe lời giải đáp
của tôi vị giảng Luật.

[1286]

Việc thành tựu hành sự
bao nhiêu nói bởi Phật
là thân quyến mặt trời?
Chúng tôi nghe lời giải
của ngài vị giảng Luật.
- Việc thành tựu hành sự
bốn được nói bởi Phật
là thân quyến mặt trời.
Hãy nghe lời giải đáp
của tôi vị giảng Luật.

[1287]

Có bao nhiêu hành sự
được nói đến bởi Phật
là thân quyến mặt trời?
Chúng tôi nghe lời giải
của ngài vị giảng Luật.
- Có đến sáu hành sự
được nói đến bởi Phật
là thân quyến mặt trời.
Hãy nghe lời giải đáp
của tôi vị giảng Luật.

[1288]

Có bao nhiêu hành sự
được nói đến bởi Phật
là thân quyến mặt trời?
Chúng tôi nghe lời giải
của ngài vị giảng Luật.
- Có đến bốn hành sự
được nói đến bởi Phật
là thân quyến mặt trời.
Hãy nghe lời giải đáp
của tôi vị giảng Luật.

[1289]

Tội pārājika
bao nhiêu nói bởi Phật
là thân quyến mặt trời?
Chúng tôi nghe lời giải
của ngài vị giảng Luật.
- Tội pārājika
tám được nói bởi Phật
[75]
là thân quyến mặt trời.
Hãy nghe lời giải đáp
của tôi vị giảng Luật.

[1290]

Saṅghādisesa
bao nhiêu nói bởi Phật
là thân quyến mặt trời?
Chúng tôi nghe lời giải
của ngài vị giảng Luật.
- Saṅghādisesa
Phật nói hai mươi ba
là thân quyến mặt trời.
Hãy nghe lời giải đáp
của tôi vị giảng Luật.

[1291]

Tội aniyata
bao nhiêu nói bởi Phật
là thân quyến mặt trời?
Chúng tôi nghe lời giải
của ngài vị giảng Luật.
- Tội aniyata
hai được nói bởi Phật
là thân quyến mặt trời.
Hãy nghe lời giải đáp
của tôi vị giảng Luật.

[1292]

Tội nissaggiya
bao nhiêu nói bởi Phật
là thân quyến mặt trời?
Chúng tôi nghe lời giải
của ngài vị giảng Luật.
- Tội nissaggiya
Phật nói bốn mươi hai
là thân quyến mặt trời.
Hãy nghe lời giải đáp
của tôi vị giảng Luật.

[1293]

Tội pācittiya
bao nhiêu nói bởi Phật
là thân quyến mặt trời?
Chúng tôi nghe lời giải
của ngài vị giảng Luật.
- Tội pācittiya
một trăm tám mươi tám
được nói đến bởi Phật
là thân quyến mặt trời.
Hãy nghe lời giải đáp
của tôi vị giảng Luật.

[1294]

Bao nhiêu ưng phát lộ
được nói đến bởi Phật
là thân quyến mặt trời?
Chúng tôi nghe lời giải
của ngài vị giảng Luật.
- Mười hai ưng phát lộ
được nói đến bởi Phật
được nói đến bởi Phật
là thân quyến mặt trời.
Hãy nghe lời giải đáp
của tôi vị giảng Luật.

[1295]

Bao nhiêu ưng học pháp
được nói đến bởi Phật
là thân quyến mặt trời?
Chúng tôi nghe lời giải
của ngài vị giảng Luật.
- Bảy mươi lăm học pháp
được nói đến bởi Phật
được nói đến bởi Phật
là thân quyến mặt trời.
Hãy nghe lời giải đáp
của tôi vị giảng Luật.
Khi ngài còn khéo hỏi
tôi sẽ còn giải đáp,
do việc hỏi và đáp
không có gì không rõ.

Dứt Sưu Tập các Bài Kệ (Phần Hai).

*******


[1] Phần cước chú được ghi lại theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa, nguồn trích dẫn được chọn lọc từ bản dịch tiếng Anh của Cô I. B. Horner, một phần khác thuộc về công sức của người dịch.

[2] Tội vi phạm do thân là tội sanh lên với nguồn sanh tội thứ tư là do thân và do ý, không do khẩu. Xin xem chương IV đoạn [870]. Tội vi phạm do khẩu là tội sanh lên với nguồn sanh tội thứ năm là sanh lên do khẩu và do ý, không do thân [871].

[3] Ba loại tội có che giấu là tội pārājika thứ nhì đến vị tỳ khưu ni che giấu tội lỗi (của tỳ khưu ni khác), tội pācittiya 64 đến vị tỳ khưu che giấu tội xấu xa (của tỳ khưu khác), và tội dukkaṭa đến vị che giấu tội xấu xa của bản thân.

[4] Là tội pārājika thứ nhất của tỳ khưu ni, về phần của tỳ khưu là tội saṅghādisesa thứ nhì do việc xúc chạm thân thể, tội thullaccaya do việc thân chạm vào vật được gắn liền với thân, tội dukkaṭa do vật được ném ra chạm vào vật được gắn liền với thân, và tội pācittiya 52 do việc thọt lét bằng ngón tay.

[5] Rạng đông ba loại tội là các tội nissaggiya pācittiya do cất giữ các loại vật dụng vượt quá 1 đêm, 6 đêm, 7 ngày, 10 ngày, hoặc 1 tháng, tội saṅghādisesa 3 của tỳ khưu ni cư ngụ riêng rẽ qua đêm, và tội dukkaṭa do che giấu tội.

[6] Tội do không dứt bỏ khi được nhắc nhở đến lần thứ ba áp dụng cho tỳ khưu và tỳ khưu ni nên được tính là hai.

[7] Tội pārājika 4 đến vị tỳ khưu ni làm đầy đủ tám sự việc.

[8] Phần mở đầu của việc đọc tụng giới bổn Pātimokkha có đoạn: “yassa siyā āpatti, so āvikareyya” nghĩa là “vị nào có phạm tội, vị ấy nên bày tỏ” (Đại Phẩm – Mahāvagga, chương II, [149]).

[9] Hai căn nguyên là thân và khẩu.

[10] Là tội pārājika và tội saṅghādisesa.

[11] Vị tỳ khưu ni che giấu tội lỗi của vị tỳ khưu ni khác thì phạm tội pārājika thứ nhì, vị tỳ khưu che giấu tội xấu xa của vị tỳ khưu khác thì phạm tội pācittiya 64.

[12] Tỳ khưu hẹn với tỳ khưu ni hoặc với người nữ đi đường xa phạm dukkaṭa (xem pācittiya 27, 67), vị tỳ khưu cùng đi chung vào làng thì phạm tội pācittiya, vị tỳ khưu ni đi vào làng một mình có liên quan đến hai tội là tội thullaccaya và tội saṅghādisesa (xem điều saṅghādisesa 3 của tỳ khưu ni).

[13] Tỳ khưu hẹn với tỳ khưu ni đi chung thuyền phạm dukkaṭa (xem pācittiya 28), rồi lên chung thuyền thì phạm tội pācittiya, vị tỳ khưu ni vượt sang sông một mình có liên quan đến hai tội là thullaccaya và tội saṅghādisesa (xem điều saṅghādisesa 3 của tỳ khưu ni).

[14] Tội thullaccaya đến vị thọ dụng thịt người, tội dukkaṭa đối với chín loại thịt không được phép còn lại (Sđd., chương VI, [58-60]).

[15] Vị tỳ khưu ni đứng chuyện trò với người nam trong bóng tối không đèn trong khoảng cách của tầm tay thì phạm tội pācittiya 11, ngoài tầm tay thì phạm tội dukkaṭa.

[16] Trường hợp ban ngày là vị tỳ khưu ni đứng chuyện trò với người nam ở chỗ được che khuất trong khoảng cách của tầm tay thì phạm tội pācittiya 12, ngoài tầm tay thì phạm tội dukkaṭa.

[17] Vị tỳ khưu cho thuốc độc và đã hại chết người thì phạm tội pārājika, đối với dạ-xoa và phi nhân thì phạm tội thullaccaya, đối với thú vật thì phạm tội pācittiya (xem điều pārājika thứ ba của tỳ khưu),hoặc cho y đến tỳ khưu ni thì phạm tội pācittiya 25.

[18] Vị tỳ khưu chạm vào (thọ nhận) tay và tóc của người nữ phạm tội saṅghādisesa thứ nhì, đưa dương vật vào miệng có sự đụng chạm phạm tội pārājika thứ nhất, thọ lãnh y từ tay của vị tỳ khưu ni không phải là thân quyến phạm tội nissaggiya pācittiya 5, vị tỳ khưu ni nhiễm dục vọng thọ nhận vật thực từ tay của người nam nhiễm dục vọng (nhưng chưa thọ dụng) phạm tội thullaccaya (xem tội saṅghādisesa 5 của tỳ khưu ni).

[19] Là các loại tội nhẹ.

[20] Trừ ra tội pārājika.

[21] Là cháo chua có bỏ muối đối với vị bị bệnh (Sđd., chương VI, [48]).

[22] Là hành sự chỉ định vị tỳ khưu là vị giáo giới tỳ khưu ni (xem pācittiya 21 của tỳ khưu).

[23] Tội pārājika thứ nhất của tỳ khưu và tội pārājika thứ nhất của tỳ khưu ni.

[24] Xem Sđd., chương X, [240].

[25] Của vị thực hành hành phạt parivāsa và của vị thực hành hành phạt mānatta.

[26] Tội pācittiya 5 về việc tỳ khưu ni làm sạch sẽ bằng nước sâu quá hai lóng tay và tội dukkaṭa về việc tỳ khưu để tóc dài.

[27] Vị tỳ khưu ni tự đánh đấm chính mình rồi khóc lóc phạm tội pācittiya 20, tự đánh đấm chính mình mà không khóc phạm tội dukkaṭa.

[28] Là chia rẽ bằng cách thực hiện hành sự hoặc là bằng cách phân phát thẻ biểu quyết.

[29] Phân theo tỳ khưu và tỳ khưu ni.

[30] Liên quan đến tội pārājika 2, 3, 4 của tỳ khưu ni.

[31] Là tội saṅghādisesa, thullaccaya, và tội dukkaṭa (Xem điều saṅghādisesa 3 của tỳ khưu). Tương tợ đối với việc làm mai mối ở câu kế tiếp, xin xem điều saṅghādisesa 5 của tỳ khưu.

[32] Là việc tiến hành tuyên ngôn hành sự gồm ba phần: phần đầu với lời đề nghị, phần giữa với phần thông báo, và phần cuối là câu kết luận.

[33] Đề cập đến tỳ khưu ni Mettiyā (xem phần duyên khởi điều saṅghādisesa 8 của tỳ khưu), kẻ vô căn được xuất gia ở nơi các tỳ khưu rồi đã làm điều nhơ nhớp (Sđd., chương I, [125]), và sa di Kantaka (xem điều pācittiya 70 của tỳ khưu).

[34] Có thể tiến hành tuyên ngôn tu lên bậc trên hoặc tuyên ngôn nhắc nhở đối với hai hoặc ba vị một lượt.

[35] Do việc đổ bỏ thuốc độc và đã hại chết người, hoặc dạ-xoa, hoặc loài thú phạm tội pārājika, hoặc tội thullaccaya, hoặc tội pācittiya (xem điều pārājika thứ ba của tỳ khưu),đổ bỏ tinh dịch liên quan tội saṅghādisesa thứ nhất, và việc đổ bỏ chất thải do tiêu tiểu lên cỏ xanh phạm tội dukkaṭa ở phần sekhiya.

[36] Hai nhóm chín về hành sự sai pháp và đúng pháp ở điều pācittiya 21 của tỳ khưu.

[37] Xem hai loại tội dukkaṭapācittiya ở điều pācittiya 7 của tỳ khưu ni.

[38] Vị tỳ khưu sau khi thọ lãnh năm loại dược phẩm rồi trộn chung vào trong vật chứa khác nhau hoặc trong cùng một vật chứa rồi để quá bảy ngày. Vị ấy phạm năm tội nissaggiya pācittiya khác sự vật đồng một lúc, không thể phân biệt tội nào trước tội nào sau.

[39] Vị tỳ khưu không bị bệnh sau khi yêu cầu chín loại vật thực thượng hạng trộn chung lại với nhau rồi thọ thực phạm chín tội pācittiya 39.

[40] Tội pārājika thứ ba đến vị tỳ khưu ni xu hướng theo tỳ khưu tà kiến, tội saṅghādisesa 11 đến vị tỳ khưu ủng hộ việc chia rẽ hội chúng, tội pācittiya 68 đến vị tỳ khưu không dứt bỏ tà kiến, cả ba tội này được thành lập với sự nhắc nhở đến lần thứ ba.

[41] Xin xem lại chương VIII ở trên, đoạn [1021] nói về sáu trường hợp hư hỏng vì nguyên nhân nuôi mạng.

[42] Vị tỳ khưu nhai thịt người phạm tội thullaccaya, nhai chín loại thịt không được phép còn lại phạm tội dukkaṭa, tỳ khưu ni nhai tỏi phạm tội pācittiya.

[43] Ba loại tội ở trên thêm vào tội saṅghādisesa đến vị tỳ khưu ni nhiễm dục vọng tự tay thọ nhận vật thực từ tay của người nam nhiễm dục vọng rồi thọ thực, và tội pāṭidesanīya đến vị tỳ khưu ni yêu cầu vật thực hảo hạng rồi thọ dụng; tổng cộng là năm loại tội.

[44] Là tội dukkaṭa, tội thullaccaya, tội pārājika (điều pārājika 3 của tỳ khưu ni có ba loại tội này), tội saṅghādisesa 10, và tội pācittiya 68 của tỳ khưu.

[45] Năm hạng người là tỳ khưu, tỳ khưu ni, cô ni tu tập sự, sa di, và sa di ni.

[46] Ba nơi là ở giữa hội chúng, ở nhóm, và trong sự hiện diện của cá nhân.

[47] Xin xem lại hai loại về ban đêm và ban ngày ở cước chú 15 và 16 của chương này.

[48] Tỳ khưu ni nhìn chăm chú vào vật biểu tượng nam tánh phạm tội dukkaṭa (Tiểu Phẩm – Cullavagga, chương X, [563]).

[49] Nhìn vào mặt thí chủ khi thọ lãnh vật thực phạm tội dukkaṭa (Sđd., chương VIII, [427]).

[50] Có tám điều được đề cập ở ĐạiPhẩm – Mahāvagga, chương X, [239] nhưng không xác định rõ là tám điều lợi ích.

[51] Ba loại hành phạt án treo trong việc không nhìn nhận tội, trong việc không sửa chữa lỗi, và trong việc không chịu từ bỏ tà kiến ác (Tiểu Phẩm – Cullavagga, chương I, [174-]).

[52] Bốn mươi ba phận sự của vị tỳ khưu thực thi hành sự án treo (Sđd., chương I, [206]).

[53] Nói dối có thể phạm năm tội là pārājika, saṅghādisesa, thullaccaya, pācittiyadukkaṭa.

[54] Là các điều giới có từ “paramaṃ” như là dasāhaparamaṃ, māsaparamaṃ, santaruttaraparamaṃ, v.v... tổng cộng trong hai bộ giới bổn có tất cả là 14 giới.

[55] Về tội pāṭidesanīya, tỳ khưu có bốn điều còn tỳ khưu ni có tám điều.

[56] Sự sám hối của những người do Devadatta sai đi đến giết đức Thế Tôn (Sđd., chương VII, [369]), của người đàn bà đã quyến rũ ngài Anuruddha ở phần duyên khởi của điều pācittiya 7, của Vaḍḍha Licchavī bị hành phạt úp ngược bình bát (Sđd., chương V, [110-116]), và việc sám hối của các vị tỳ khưu đến đại đức Kassapagotta ở làng Vāsabha (Đại Phẩm – Mahāvagga, chương I, [174]).

[57] Tiểu Phẩm – Cullavagga, chương VII, [398]).

[58] Đại Phẩm – Mahāvagga, chương I, [100]),

[59] Việc tu lên bậc trên của tỳ khưu ni ở hai hội chúng.

[60] Hai điều này áp dụng cho tỳ khưu ni ở trong nhà ăn.

[61] Xem điều pācittiya 21 của tỳ khưu.

[62] Liên quan đến việc chia rẽ hội chúng: Một vị là Devadatta, bốn vị phạm trọng tội là Kokālika và ba vị còn lại, bốn vị nói đúng Pháp thì vô tội, việc chia rẽ hội chúng là sự việc có liên quan đến tất cả.

[63] Mười hạng người không nên được đảnh lễ được đề cập ở Tiểu Phẩm – Cullavagga, chương VI, [264].

[64] Vị thực hiện các hành động chắp tay, đảnh lễ, v.v... đối với mười hạng người trên phạm tội dukkaṭa.

[65] Năm vị đã trải qua mùa (an cư) mưa là tỳ khưu, tỳ khưu ni, cô ni tu tập sự, sa di, và sa di ni.

[66] Bảy vị là vị đi xa, vị bị điên, vị có tâm bị rối loạn, vị bị thọ khổ hành hạ, và ba vị bị ba loại án treo.

[67] Là mười sáu vị được đề cập ở Chương Y Phục (Đại Phẩm – Mahāvagga, Chương VIII) bắt đầu là kẻ vô căn, v.v...

[68] Vị tỳ khưu phạm nhiều tội saṅghādisesa nhưng mỗi một tội chỉ che giấu mười ngày nên chỉ chịu hành phạt parivāsa là mười ngày đêm.

[69] Là bốn loại hành sự gồm có: Hành sự với lời công bố, hành sự với lời đề nghị, hành sự với lời thông báo đến lần thứ hai, hành sự với lời thông báo đến lần thứ tư được thực hành sai trái theo ba cách là: sai Pháp theo phe nhóm, sai Pháp có sự hợp nhất, đúng Pháp theo phe nhóm; tổng cộng lại là mười hai.

[70] Là bốn loại hành sự trên được thực hành đúng Pháp có sự hợp nhất.

[71] Sáu loại hành sự là: Hành sự sai Pháp theo phe nhóm, hành sự sai Pháp có sự hợp nhất, hành sự đúng Pháp theo phe nhóm, hành sự đúng Pháp có sự hợp nhất, hành sự có hình thức bên ngoài đúng Pháp theo phe nhóm, hành sự có hình thức bên ngoài đúng Pháp có sự hợp nhất (Đại Phẩm – Mahāvagga, chương IX, [178]).

[72] Là loại tội pārājika.

[73] Mười tám cách tuyên bố sai trái phân theo tám trường hợp tức là một trăm bốn mươi bốn (Tiểu Phẩm – Cullavagga, chương VII, [411]).

[74] Xem chương XIII, đoạn [1095] ở trên.

[75] Con số tám điều pārājika và các số liệu ở bên dưới được cộng lại từ hai giới bổn của tỳ khưu và tỳ khưu ni.

XVIII. CÁC BÀI KỆ LÀM XUẤT MỒ HÔI

 [1]

[1296]

Vị không đồng cộng trú
cùng với các tỳ khưu
và các tỳ khưu ni,
vị ấy không có được
một việc đồng thọ hưởng,
và không bị phạm tội
do việc không xa rời?
[2]
Nghĩ ra câu hỏi này
là các vị rành rẽ.

[1297]

Không phân tán phân chia,
năm vật được nói đến
bởi vị Đại Ẩn Sĩ.
Vị trong lúc phân chia
và trong lúc thọ dụng
sao lại không phạm tội?
[3]
Nghĩ ra câu hỏi này
là các vị rành rẽ.

[1298]

Tôi không đề cập đến
về mười hạng cá nhân,
(và) hạng thứ mười một
cũng cần phải tách ra?
[4]
Khi đảnh lễ vị lớn
tại sao lại phạm tội?
[5]
Nghĩ ra câu hỏi này
là các vị rành rẽ.

[1299]

Vị không bị án treo
không parivāsa
không chia rẽ hội chúng
không thay đổi phe nhóm,
tồn tại trên nền tảng
cùng chung đồng cộng trú,
vì sao việc học tập
được áp dụng riêng biệt?
[6]
Nghĩ ra câu hỏi này
là các vị rành rẽ.

1300]

Vị được hỏi về Pháp
đạt đến chân thiện mỹ
có liên hệ mục đích,
vị không sống không chết
cũng không phải Niết Bàn;
hạng người ấy là gì
được chư Phật nói đến?
[7]
Nghĩ ra câu hỏi này
là các vị rành rẽ.

[1301]

Tôi không đề cập đến
phần trên của xương đòn
nên tránh phần dưới rốn,
do duyên việc đôi lứa
vì sao lại vi phạm
tội pārājika?
[8]
Nghĩ ra câu hỏi này
là các vị rành rẽ.

[1302]

Tỳ khưu tự yêu cầu
rồi xây dựng cốc liêu
nền đất chưa xác định
và vượt quá kích thước
ở chỗ có nguy hiểm
không trống trải, không tội?
[9]
Nghĩ ra câu hỏi này
là các vị rành rẽ.

[1303]

Tỳ khưu tự yêu cầu
rồi xây dựng cốc liêu
nền đất được xác định
và theo đúng kích thước
ở chỗ không nguy hiểm
trống trải, lại phạm tội?
[10]
Nghĩ ra câu hỏi này
là các vị rành rẽ.

[1304]

Vị không làm hành động
có liên quan đến thân
và cũng không nói về
những người khác bằng lời
lại vi phạm tội nặng
nền tảng bị cắt rời?
[11]
Nghĩ ra câu hỏi này
là các vị rành rẽ.

[1305]

Người tốt không làm ác
bằng thân, khẩu, hoặc ý,
sao vị ấy bị đuổi
bị trục xuất toàn diện?
[12]
Nghĩ ra câu hỏi này
là các vị rành rẽ.

[1306]

Không chuyện trò với ai,
không nói những người khác
lời nói nào bằng khẩu
sao lại vi phạm tội
bằng khẩu không bằng thân?
[13]
Nghĩ ra câu hỏi này
là các vị rành rẽ.

[1307]

Đức Phật vị cao quý
ca ngợi các điều học
có thể là bốn điều
saṅghādisesa,
có thể phạm tất cả
chỉ do một điều kiện?
[14]
Nghĩ ra câu hỏi này
là các vị rành rẽ.

[1308]

Hai vị tỳ khưu ni
được tu một hội chúng
(tỳ khưu) thọ nhận y
từ tay của hai vị
sao tội lại khác nhau?
[15]
Nghĩ ra câu hỏi này
là các vị rành rẽ.

[1309]

Bốn vị hẹn hò trước
đã lấy trộm trọng vật
ba pārājika
còn một vị không phạm?
[16]
Nghĩ ra câu hỏi này
là các vị rành rẽ.

[1310]

Người nữ ở bên trong
tỳ khưu ở bên ngoài
ngôi nhà không lổ hỗng
do duyên việc đôi lứa
vì sao lại vi phạm
tội pārājika?
[17]
Nghĩ ra câu hỏi này
là các vị rành rẽ.

[1311]

Dầu ăn, mật, đường, bơ,
tự thọ lãnh, để riêng
chưa trải qua bảy ngày
khi có duyên thọ dụng
vì sao lại phạm tội?
[18]
Nghĩ ra câu hỏi này
là các vị rành rẽ.

[1312]

Tội nissaggiya
và tội kia thuần túy
là pācittiya,
sao phạm chung một lượt?
[19]
Nghĩ ra câu hỏi này
là các vị rành rẽ.

[1413]

Hai mươi vị tỳ khưu
hội tụ làm hành sự
tưởng rằng có hợp nhất
có vị tỳ khưu đứng
xa mười hai do-tuần
làm hỏng hành sự ấy
vì lý do phe nhóm?
[20]
Nghĩ ra câu hỏi này
là các vị rành rẽ.

[1314]

Vị nói lên bằng lời
với khoảng cách bước dài
vi phạm chung một lượt
sáu mươi bốn tội phạm
tất cả đều tội nặng
có sự sửa chữa được?
[21]
Nghĩ ra câu hỏi này
là các vị rành rẽ.

[1315]

Đã quấn vào y nội
trùm lên y hai lớp,
tất cả các y ấy
phạm nissaggiya?
[22]
Nghĩ ra câu hỏi này
là các vị rành rẽ.

[1316]

Không có lời đề nghị
không tuyên ngôn hành sự
đấng Chiến Thắng không nói:
“Hãy đến, này tỳ khưu”
vị ấy cũng chẳng có
sự nương tựa (Tam Quy)
sự tu lên bậc trên
bền vững cho vị ấy?
[23]
Nghĩ ra câu hỏi này
là các vị rành rẽ.

[1317]

Giết người nữ và nam
không phải mẹ hoặc cha
kẻ ngu giết người phàm
do vậy, vô gián nghiệp?
[24]
Nghĩ ra câu hỏi này
là các vị rành rẽ.

[1318]

Giết người nữ là mẹ
giết người nam là cha
giết cả cha lẫn mẹ
không phạm vô gián nghiệp?
[25]
Nghĩ ra câu hỏi này
là các vị rành rẽ.

[1319]

Sau khi không khiển trách
sau khi không nhắc nhở
hội chúng làm hành sự
đến vị không hiện diện
hành sự đã được làm
đã được làm hoàn hảo
hội chúng, vị tiến hành
không bị vi phạm tội?
[26]
Nghĩ ra câu hỏi này
là các vị rành rẽ.

[1320]

Sau khi đã khiển trách
sau khi đã nhắc nhở
hội chúng làm hành sự
đến vị đang hiện diện
hành sự đã được làm
trở thành chưa thực hiện
hội chúng, vị tiến hành
đều bị vi phạm tội?
[27]
Nghĩ ra câu hỏi này
là các vị rành rẽ.

[1321]

Vị chặt đứt phạm tội,
vị chặt đứt không phạm,
vị che đậy phạm tội,
vị che đậy không phạm?
[28]
Nghĩ ra câu hỏi này
là các vị rành rẽ.

[1322]

Nói sự thật tội nặng,
và nói dối tội nhẹ,
nói dối phạm tội nặng,
nói sự thật tội nhẹ?
[29]
Nghĩ ra câu hỏi này
là các vị rành rẽ.

[1323]

Chú nguyện để dùng riêng,
đã nhuộm bằng thuốc nhuộm,
vật có làm đúng phép
sử dụng lại phạm tội?
[30]
Nghĩ ra câu hỏi này
là các vị rành rẽ.

[1324]

Khi mặt trời đã lặn,
vị tỳ khưu nhai thịt,
không điên, tâm không loạn,
không bị thọ khổ hành,
vị ấy không phạm tội,
và do đức Thiện Thệ
đã giảng giải điều ấy.
[31]
Nghĩ ra câu hỏi này
là các vị rành rẽ.

[1325]

Không có tâm nhiễm dục,
không có ý trộm cắp,
vị không có ý nghĩ
việc giết hại người khác,
vị trao thẻ bị đoạn,
người nhận chịu trọng tội?
[32]
Nghĩ ra câu hỏi này
là các vị rành rẽ.

[1326]

Không phải chỗ ở rừng
xác định có nguy hiểm,
đồng ý của hội chúng
cũng chưa được ban cho,
Kaṭhina vị ấy
đã không được thành tựu,
bỏ y ngay chỗ ấy
vị đi nửa do-tuần
khi rạng đông đã đến
không tội cho vị ấy?
[33]
Nghĩ ra câu hỏi này
là các vị rành rẽ.

[1327]

Tất cả khác sự việc
do thân không do khẩu
không trước và không sau
vi phạm chung một lượt?
[34]
Nghĩ ra câu hỏi này
là các vị rành rẽ.

[1328]

Tất cả khác sự việc
do khẩu không do thân
không trước và không sau
vi phạm chung một lượt?
[35]
Nghĩ ra câu hỏi này
là các vị rành rẽ.

[1329]

Không làm việc đôi lứa
nơi ba hạng người nữ,
ba hạng phàm, vô căn,
và ba hạng người nam,
không hành việc lứa đôi
ở chỗ vật biểu tượng
sao lại bị cắt đứt
vì duyên việc đôi lứa?
[36]
Nghĩ ra câu hỏi này
là các vị rành rẽ.

[1330]

Vị xin y, cho mẹ,
của hội chúng không màng,
ở thân quyến không tội ,
phạm tội do điều gì?
[37]
Nghĩ ra câu hỏi này
là các vị rành rẽ.

[1331]

Vị giận lại hài lòng,
giận dữ đáng chê bai,
nổi giận lại bật cười
điều ấy có tên gì?
[38]
Nghĩ ra câu hỏi này
là các vị rành rẽ.

[1332]

Vị hoan hỷ hài lòng
hoan hỷ đáng chê bai,
hoan hỷ lại đáng chê
điều ấy có tên gì?
Nghĩ ra câu hỏi này
là các vị rành rẽ.

[1333]

Saṅghādisesa,
tội thullaccaya,
tội pācittiya,
thêm tội ưng phát lộ,
và tội dukkaṭa,
bị phạm chung một lượt?
[39]
Nghĩ ra câu hỏi này
là các vị rành rẽ.

[1334]

Hai vị đều tròn đủ
hai mươi tuổi cả hai
chung vị thầy tế độ
cùng chung thầy giáo thọ
chung tuyên ngôn hành sự,
một được lên bậc trên
một vị lại không được?
[40]
Nghĩ ra câu hỏi này
là các vị rành rẽ.

[1335]

Chưa làm thành được phép,
chưa được nhuộm với màu
vị quấn vào y ấy
rồi đi theo ý thích
không tội cho vị ấy,
[41]
do chính đức Thiện Thệ
đã giảng giải điều ấy.
Nghĩ ra câu hỏi này
là các vị rành rẽ.

[1336]

Không cho, không thọ nhận,
vị nhận không rõ việc
phạm do duyên thọ dụng
tội ấy nặng không nhẹ?
[42]
Nghĩ ra câu hỏi này
là các vị rành rẽ.

[1337]

Không cho, không thọ nhận,
vị nhận không rõ việc
phạm do duyên thọ dụng
tội ấy nhẹ không nặng?
[43]
Nghĩ ra câu hỏi này
là các vị rành rẽ.

[1338]

Vi phạm rồi che giấu
tội nặng còn dư sót
bởi vì không tôn trọng
tỳ khưu ni không phạm
và không đưa đến tội?
[44]
Nghĩ ra câu hỏi này
là các vị rành rẽ.

Dứt Các Bài Kệ Xuất Mồ Hôi.

Tóm lược phần này:

[1339]

Không được đồng cộng trú,
không phân tán, mười (hạng),
vị không bị án treo,
vị đi đến với Pháp,
phần trên của xương đòn,
hai điều tự yêu cầu,
không tội nặng do thân,
không liên hệ đến thân
bị trục xuất toàn diện,
không nói, và điều học,
cả hai, và bốn vị,
người nữ, và dầu ăn,
tội nissaggiya,
và các vị tỳ khưu,
với khoảng cách bước dài,
đã quấn vào y nội,
và không lời đề nghị,
không giết mẹ giết cha,
sau khi không khiển trách
sau khi không nhắc nhở,
chặt đứt, và sự thật,
chú nguyện, trời đã lặn,
không có tâm nhiễm dục,
không phải chỗ ở rừng,
do thân và do khẩu,
ba người nữ, và mẹ,
giận, hài lòng, hoan hỷ,
tội tăng tàng, cả hai,
chưa làm thành được phép,
không cho, và không cho,
vị vi phạm tội nặng,
lời kệ là câu hỏi
làm xuất ra mồ hôi
được giải nhờ bậc trí.

*******


[1] Trong chương này, các câu trả lời được ghi lại theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa ở Aṭṭhakathā đồng thời cũng phải xem đến Ṭīkā để hiểu rõ thêm vấn đề, còn các phần trích dẫn nhờ vào công lao của dịch giả I. B. Horner. Tuy nhiên, có một số câu hỏi chúng tôi vẫn không xác định được chính xác vấn đề.

[2] Câu này có liên quan đến việc biến đổi tánh giống từ tỳ khưu thành tỳ khưu ni. Đoạn “vị ấy không có được một việc đồng thọ hưởng” nghĩa là không còn có được sự đụng chạm, và “không bị phạm tội do việc không xa rời” được giải thích là không phạm tội khi nằm chung chỗ ngụ với người nữ.

[3] Năm trọng vật thuộc về hội chúng không được phân tán và không được phân chia (Tiểu Phẩm – Cullavagga, chương VI, [292, 293]. Trường hợp không phạm tội đề cập đến việc tách riêng vị tỳ khưu ni là người mẹ của đứa bé trai.

[4] Đề cập đến mười hạng người không nên đảnh lễ: vị tu lên bực trên sau, vị chưa tu lên bậc trên, vị thâm niên hơn thuộc nhóm khác nói sai Pháp, phụ nữ, người vô căn, vị bị hành phạt parivāsa, vị xứng đáng bị phạt (thực hành) trở lại từ đầu, vị xứng đáng hành phạt mānatta, vị thực hành hành phạt mānatta, vị chưa được giải tội (Sđd., [264]). Hạng thứ mười một là vị tỳ khưu lõa thể.

[5] Ngài Buddhaghosa không giải thích câu này, có thể là vị thâm niên nói sai pháp ở câu trên.

[6] Nói đến vị tỳ khưu trước đây làm nghề thợ cạo (Đại Phẩm – Mahāvagga, chương VI, [89]).

[7] Nói về hình tượng đức Phật.

[8] Thực hiện việc đôi lứa qua đường miệng với hạng phi nhân có các con mắt và miệng thì ở trên ngực, hạng này được đề cập ở điều pārājika thứ tư.

[9] Vị tỳ khưu thực hiện cốc liêu lợp bằng cỏ.

[10] Vị làm cốc liêu toàn bằng đất sét. Xem câu chuyện của đại đức Dhaniya con trai người thợ gốm ở phần duyên khởi của điều pārājika 2.

[11] Vị tỳ khưu ni che giấu tội pārājika của vị tỳ khưu ni khác phạm tội pārājika.

[12] Đề cập đến các hạng người như người vô căn, v.v... (Sđd., chương I, [125]).

[13] Liên quan đến phần mở đầu (nidāna) của giới bổn Pātimokkha có đoạn: “... vị tỳ khưu nào nhớ ra mà không bày tỏ tội đã có thì vị ấy cố tình nói dối...”(Sđd., chương II, [149]).

[14] Liên quan đến bốn việc làm của vị tỳ khưu ni ở điều saṅghādisesa thứ 3: Vào rạng sáng, vị tỳ khưu ni rời khỏi nhóm sang sông đi vào làng, khi đã sang ngày mới vị ni ấy phạm bốn tội saṅghādisesa: đi vào làng một mình, đi sang bờ sông bên kia một mình, trong đêm trú ngụ riêng một mình, một mình tách rời ra khỏi nhóm.

[15] Vị tỳ khưu ni thọ nhận y từ tay vị tỳ khưu ni chỉ được tu ở hội chúng tỳ khưu phạm pācittiya (các vị tỳ khưu ni này gồm có 500 vị tỳ khưu ni dòng Sākya được tu lên bậc trên sau bà Mahāpajāpati Gotamī), từ tay vị tỳ khưu ni chỉ được tu ở hội chúng tỳ khưu ni phạm dukkaṭa.

[16] Vị thầy dạy học và ba học trò đã trộm vật sáu māsaka. Vị thầy tự tay lấy trộm 3 māsaka, tuy nhiên 3 māsaka kia là do sự ra lệnh nên tội vi phạm là thullaccaya; còn mỗi người học trò trộm một māsaka, nhưng liên quan đến việc ra lệnh là 5 māsaka nên đã phạm tội pārājika. Chúng tôi không tìm được câu chuyện chi tiết ở điều pārājika thứ nhì theo như lời giải thích của ngài Buddhaghosa.

[17] Ngôi nhà làm bằng vải, ý nói âm vật đã được che phủ lại.

[18] Có liên quan đến việc biến đổi hiện tướng.

[19] Đối với vật đã được khằng định là dâng cho hội chúng, vị thuyết phục dâng cho bản thân mình và dâng cho vị khác nữa nên phạm luôn cả hai tội.

[20] Liên quan đến gāmasīmā như ở thành Bārāṇasī rộng 12 do-tuần.

[21] Liên quan đến việc làm mai mối. Vị ấy đem lại sự trả lời của sáu mươi bốn người nữ.

[22] Vị tỳ khưu đang mặc ba y bị phân chim quạ hoặc bị lấm bùn rồi bảo vị tỳ khưu ni không phải là thân quyến dùng nước rửa sạch lúc còn đang mặc ở trên người.

[23] Bà Mahāpajāpati Gotamī trở thành tỳ khưu ni do chấp nhận tám Trọng Pháp (Tiểu Phẩm – Cullavagga, chương X, [516]).

[24] Có liên quan đến việc biến đổi hiện tướng: người mẹ biến đổi thành đàn ông và người cha biến đổi thành đàn bà.

[25] Trường hợp cha và mẹ là loài thú.

[26] Vị ni tu lên bậc trên thông qua người đại diện (Sđd., chương X, [595, 596]).

[27] Cho tu lên bậc trên người vô căn.v.v...

[28] Vị chặt đứt cây gỗ theo lối trộm cắp phạm tội pārājika, vị chặt đứt dây leo, cỏ phạm tội pācittiya, vị cắt đứt dương vật phạm thullaccaya. Vị cắt tóc và móng tay không phạm tội. Vị che đậy tội vị khác vi phạm tội, vị che đậy mái nhà không phạm tội.

[29] Nói sự thật đề cập đến các bộ phận kín của người nữ vi phạm tội nặng, nói dối cố tình vi phạm tội nhẹ. Nói dối về pháp thượng nhân không thực chứng vi phạm tội nặng, nói sự thật về pháp thượng nhân có thực chứng vi phạm tội nhẹ.

[30] Liên quan đến y đã bị phạm vào nissaggiya mà vẫn sử dụng.

[31] Vị có tật nhai lại như trâu bò (Sđd., chương V, [144]).

[32] Liên quan đến vị chia rẽ hội chúng và các vị xu hướng theo.

[33] Liên quan đến điều nissaggiya pācittiya 29.

[34] Nắm ngón tay hoặc tóc của nhiều người nữ cùng một lúc.

[35] Liên quan đến việc nói lời dâm dục đến nhiều người nữ, ví dụ: “Tất cả các cô đều là ....”

[36] Điều pārājika thứ 8 của tỳ khưu ni liên quan đến việc làm đủ sự việc thứ tám.

[37] Liên quan đến vị xin y choàng tắm mưa ngoài thời hạn cho phép.

[38] Bài kệ này và bài kế liên quan đến ba sự thực hành của ngoại đạo (không được giải thích chi tiết).

[39] Vị tỳ khưu ni nhiễm dục vọng sau khi tự tay thọ lãnh vật thực từ tay người nam nhiễm dục vọng, trộn lẫn với thịt người, tỏi, thức ăn thượng hạng còn thừa, với thịt không được phép rồi nuốt vào.

[40] Vị sa di không được thành tựu là vị có thần thông ngồi hỏng lên khỏi mặt đất dầu chỉ là khoảng cách của sợi tóc.

[41] Liên quan đến vị tỳ khưu có y bị cướp đoạt.

[42] Liên quan đến điều saṅghādisesa 6 về vị tỳ khưu ni xúi giục vị tỳ khưu ni khác thọ nhận vật thực từ tay người đàn ông nhiễm dục vọng. Bản thân vị ni xúi giục “không cho, không thọ nhận, còn vị tỳ khưu ni kia là “vị nhận không rõ việc.” Khi vị này thọ dụng thì vị ni xúi giục phạm tội saṅghādisesa.

[43] Vị tỳ khưu ni nhiễm dục vọng thọ nhận nước và tăm xỉa răng từ tay người nam nhiễm dục vọng phạm tội dukkaṭa.

[44] Vị tỳ khưu ni vi phạm saṅghādisesa dầu có che giấu hay không che giấu không phạm thêm tội mới và chỉ phải chịu hành phạt mānatta nửa tháng.

XIX. NĂM PHẦN

[1340] Bốn loại hành sự: hành sự công bố, hành sự với lời thông báo, hành sự với lời thông báo đến lần thứ nhì, hành sự với lời thông báo đến lần thứ tư. Bốn loại hành sự này bị hư hỏng vì bao nhiêu nguyên nhân?

- Bốn loại hành sự này bị hư hỏng vì năm nguyên nhân: hoặc là vì sự việc, hoặc là vì lời đề nghị, hoặc là vì lời thông báo, hoặc là vì ranh giới (sīmā), hoặc là vì tập thể.

[1341] Thế nào là các hành sự bị hư hỏng vì sự việc?

- Vị thực hiện loại hành sự nên được thực hiện với sự có mặt theo lối vắng mặt; (hành sự) bị hư hỏng vì sự việc là hành sự sai pháp. Thực hiện loại hành sự nên được thực hiện với sự thẩm vấn theo lối không có sự thẩm vấn; (hành sự) bị hư hỏng vì sự việc là hành sự sai pháp. Thực hiện loại hành sự nên được thực hiện với sự thú nhận theo lối không có sự thú nhận; (hành sự) bị hư hỏng vì sự việc là hành sự sai pháp. Ban cho cách hành xử Luật khi không điên cuồng đến vị xứng đáng cách hành xử Luật bằng sự ghi nhớ; (hành sự) bị hư hỏng vì sự việc là hành sự sai pháp. Thực hiện hành sự theo tội của vị ấy đối với vị xứng đáng cách hành xử Luật khi không điên cuồng; (hành sự) bị hư hỏng vì sự việc là hành sự sai pháp. Thực hiện hành sự khiển trách đối với vị xứng đáng hành sự theo tội của vị ấy; (hành sự) bị hư hỏng vì sự việc là hành sự sai pháp. Thực hiện hành sự chỉ dạy đối với vị xứng đáng hành sự khiển trách; (hành sự) bị hư hỏng vì sự việc là hành sự sai pháp. Thực hiện hành sự xua đuổi đối với vị xứng đáng hành sự chỉ dạy; (hành sự) bị hư hỏng vì sự việc là hành sự sai pháp. Thực hiện hành sự hòa giải đối với vị xứng đáng hành sự xua đuổi; (hành sự) bị hư hỏng vì sự việc là hành sự sai pháp. Thực hiện hành sự án treo đối với vị xứng đáng hành sự hòa giải; (hành sự) bị hư hỏng vì sự việc là hành sự sai pháp. Ban cho hành phạt parivāsa đến vị xứng đáng hành sự án treo; (hành sự) bị hư hỏng vì sự việc là hành sự sai pháp. Cho thực hành lại từ đầu vị xứng đáng hành phạt parivāsa; (hành sự) bị hư hỏng vì sự việc là hành sự sai pháp. Ban cho hành phạt mānatta đến vị xứng đáng sự thực hành lại từ đầu; (hành sự) bị hư hỏng vì sự việc là hành sự sai pháp. Giải tội vị xứng đáng hành phạt mānatta; (hành sự) bị hư hỏng vì sự việc là hành sự sai pháp. Cho tu lên bậc trên vị xứng đáng sự giải tội; (hành sự) bị hư hỏng vì sự việc là hành sự sai pháp. Thực hiện lễ Uposatha không vào ngày Uposatha; (hành sự) bị hư hỏng vì sự việc là hành sự sai pháp. Thực hiện lễ Pavāraṇā không vào ngày Pavāraṇā; (hành sự) bị hư hỏng vì sự việc là hành sự sai pháp. Như vậy là các hành sự bị hư hỏng vì sự việc.

[1342] Thế nào là các hành sự bị hư hỏng vì lời đề nghị?

- Các hành sự bị hư hỏng vì lời đề nghị bởi năm nguyên nhân: không đề cập đến sự việc, không đề cập đến hội chúng, không đề cập đến nhân sự, không đề cập đến lời đề nghị, hoặc là xác định lời đề nghị sau. Các hành sự bị hư hỏng vì lời đề nghị bởi năm nguyên nhân này.

[1343] Thế nào là các hành sự bị hư hỏng vì lời thông báo?

- Các hành sự bị hư hỏng vì lời thông báo bởi năm nguyên nhân: không đề cập đến sự việc, không đề cập đến hội chúng, không đề cập đến nhân sự, bỏ bớt phần thông báo, hoặc là thông báo không đúng thời. Các hành sự bị hư hỏng vì lời thông báo bởi năm nguyên nhân này.

[1344] Thế nào là các hành sự bị hư hỏng vì ranh giới?

- Các hành sự bị hư hỏng vì ranh giới bởi mười một nguyên nhân: thỏa thuận ranh giới quá nhỏ, thỏa thuận ranh giới quá lớn, thỏa thuận ranh giới có điểm mốc bị gián đoạn, thỏa thuận ranh giới có điểm mốc là bóng râm, thỏa thuận ranh giới không có điểm mốc, thỏa thuận ranh giới khi đứng ở ngoài ranh giới, thỏa thuận ranh giới ở trong giòng sông, thỏa thuận ranh giới ở trong biển cả, thỏa thuận ranh giới ở trong hồ thiên nhiên, gối ranh giới (mới) lên ranh giới (cũ), trùm ranh giới (mới) lên ranh giới (cũ). Các hành sự bị hư hỏng vì ranh giới bởi mười một nguyên nhân này.

[1345] Thế nào là các hành sự bị hư hỏng vì tập thể?

- Các hành sự bị hư hỏng vì tập thể bởi mười hai nguyên nhân: trong hành sự là công việc của nhóm bốn vị, toàn bộ các vị tỳ khưu thiết yếu đối với hành sự (kammappattā) các vị ấy không đến, sự tùy thuận của các vị xứng đáng sự tùy thuận không được đem đến, các vị hiện diện phản đối; trong hành sự là công việc của nhóm bốn vị, toàn bộ các vị tỳ khưu thiết yếu đối với hành sự các vị ấy đã đến, sự tùy thuận của các vị xứng đáng sự tùy thuận không được đem đến, các vị hiện diện phản đối; trong hành sự là công việc của nhóm bốn vị, toàn bộ các vị tỳ khưu thiết yếu đối với hành sự các vị ấy đã đến, sự tùy thuận của các vị xứng đáng sự tùy thuận đã được đem đến, các vị hiện diện phản đối; trong hành sự là công việc của nhóm năm vị, ...(như trên)... trong hành sự là công việc của nhóm mười vị, ...(như trên)... trong hành sự là công việc của nhóm hai mươi vị, toàn bộ các vị tỳ khưu thiết yếu đối với hành sự các vị ấy không đến, sự tùy thuận của các vị xứng đáng sự tùy thuận không được đem đến, các vị hiện diện phản đối; trong hành sự là công việc của nhóm hai mươi vị, toàn bộ các vị tỳ khưu thiết yếu đối với hành sự các vị ấy đã đến, sự tùy thuận của các vị xứng đáng sự tùy thuận không được đem đến, các vị hiện diện phản đối; trong hành sự là công việc của nhóm hai mươi vị, toàn bộ các vị tỳ khưu thiết yếu đối với hành sự các vị ấy đã đến, sự tùy thuận của các vị xứng đáng sự tùy thuận đã được đem đến, các vị hiện diện phản đối. Các hành sự bị hư hỏng vì tập thể bởi mười hai nguyên nhân này.

[1346] Trong hành sự là công việc của nhóm bốn vị, bốn vị tỳ khưu trong sạch là thiết yếu đối với hành sự, các vị trong sạch còn lại là xứng đáng sự tùy thuận. Hội chúng thực thi hành sự cho vị nào, vị ấy là không thiết yếu đối với hành sự và cũng không xứng đáng sự tùy thuận, tuy nhiên xứng đáng với hành sự. Trong hành sự là công việc của nhóm năm vị, năm vị tỳ khưu trong sạch là thiết yếu đối với hành sự, các vị trong sạch còn lại là xứng đáng sự tùy thuận. Hội chúng thực thi hành sự cho vị nào, vị ấy là không thiết yếu đối với hành sự và cũng không xứng đáng sự tùy thuận, tuy nhiên xứng đáng với hành sự. Trong hành sự là công việc của nhóm mười vị, mười vị tỳ khưu trong sạch là thiết yếu đối với hành sự, các vị trong sạch còn lại là xứng đáng sự tùy thuận. Hội chúng thực thi hành sự cho vị nào, vị ấy là không thiết yếu đối với hành sự và cũng không xứng đáng sự tùy thuận, tuy nhiên xứng đáng với hành sự. Trong hành sự là công việc của nhóm hai mươi vị, hai mươi vị tỳ khưu trong sạch là thiết yếu đối với hành sự, các vị trong sạch còn lại là xứng đáng sự tùy thuận. Hội chúng thực thi hành sự cho vị nào, vị ấy là không thiết yếu đối với hành sự và cũng không xứng đáng sự tùy thuận, tuy nhiên xứng đáng với hành sự.

[1347] Bốn loại hành sự: hành sự công bố, hành sự với lời thông báo, hành sự với lời thông báo đến lần thứ nhì, hành sự với lời thông báo đến lần thứ tư. Bốn loại hành sự này bị hư hỏng vì bao nhiêu nguyên nhân?

- Bốn loại hành sự này bị hư hỏng vì năm nguyên nhân: hoặc là vì sự việc, hoặc là vì lời đề nghị, hoặc là vì lời thông báo, hoặc là vì ranh giới (sīmā), hoặc là vì tập thể.

[1348] Thế nào là các hành sự bị hư hỏng vì sự việc?

- Cho tu lên bậc trên kẻ vô căn; (hành sự) bị hư hỏng vì sự việc là hành sự sai pháp. Cho tu lên bậc trên kẻ trộm tướng mạo (tỳ khưu); (hành sự) bị hư hỏng vì sự việc là hành sự sai pháp. Cho tu lên bậc trên kẻ đã chuyển sang ngoại đạo; (hành sự) bị hư hỏng vì sự việc là hành sự sai pháp. Cho tu lên bậc trên loài thú; (hành sự) bị hư hỏng vì sự việc là hành sự sai pháp. Cho tu lên bậc trên kẻ giết mẹ; (hành sự) bị hư hỏng vì sự việc là hành sự sai pháp. Cho tu lên bậc trên kẻ giết cha; (hành sự) bị hư hỏng vì sự việc là hành sự sai pháp. Cho tu lên bậc trên kẻ giết A-la-hán; (hành sự) bị hư hỏng vì sự việc là hành sự sai pháp. Cho tu lên bậc trên kẻ làm nhơ nhớp tỳ khưu ni; (hành sự) bị hư hỏng vì sự việc là hành sự sai pháp. Cho tu lên bậc trên kẻ chia rẽ hội chúng; (hành sự) bị hư hỏng vì sự việc là hành sự sai pháp. Cho tu lên bậc trên kẻ làm (đức Phật) chảy máu; (hành sự) bị hư hỏng vì sự việc là hành sự sai pháp. Cho tu lên bậc trên kẻ lưỡng căn; (hành sự) bị hư hỏng vì sự việc là hành sự sai pháp. Cho tu lên bậc trên người chưa đủ hai mươi tuổi; (hành sự) bị hư hỏng vì sự việc là hành sự sai pháp. Như vậy là các hành sự bị hư hỏng vì sự việc.

[1349] Thế nào là các hành sự bị hư hỏng vì lời đề nghị?

- Các hành sự bị hư hỏng vì lời đề nghị bởi năm nguyên nhân: không đề cập đến sự việc, không đề cập đến hội chúng, không đề cập đến nhân sự, không đề cập đến lời đề nghị, hoặc là xác định lời đề nghị sau. Các hành sự bị hư hỏng vì lời đề nghị bởi năm nguyên nhân này.

[1350] Thế nào là các hành sự bị hư hỏng vì lời thông báo?

- Các hành sự bị hư hỏng vì lời thông báo bởi năm nguyên nhân: không đề cập đến sự việc, không đề cập đến hội chúng, không đề cập đến nhân sự, bỏ bớt phần thông báo, hoặc là thông báo không đúng thời. Các hành sự bị hư hỏng vì lời thông báo bởi năm nguyên nhân này.

[1351] Thế nào là các hành sự bị hư hỏng vì ranh giới?

- Các hành sự bị hư hỏng vì ranh giới bởi mười một nguyên nhân: thỏa thuận ranh giới quá nhỏ, thỏa thuận ranh giới quá lớn, thỏa thuận ranh giới có điểm mốc bị gián đoạn, thỏa thuận ranh giới có điểm mốc là bóng râm, thỏa thuận ranh giới không điểm mốc, thỏa thuận ranh giới trong khi đứng ở ngoài ranh giới, thỏa thuận ranh giới ở trong giòng sông, thỏa thuận ranh giới ở trong biển cả, thỏa thuận ranh giới ở trong hồ thiên nhiên, gối ranh giới (mới) lên ranh giới (cũ), trùm ranh giới (mới) lên ranh giới (cũ). Các hành sự bị hư hỏng vì ranh giới bởi mười một nguyên nhân này.

[1352] Thế nào là các hành sự bị hư hỏng vì tập thể?

- Các hành sự bị hư hỏng vì tập thể bởi mười hai nguyên nhân: trong hành sự là công việc của nhóm bốn vị, toàn bộ các vị tỳ khưu thiết yếu đối với hành sự các vị ấy không đến, sự tùy thuận của các vị xứng đáng sự tùy thuận không được đem đến, các vị hiện diện phản đối; trong hành sự là công việc của nhóm bốn vị, toàn bộ các vị tỳ khưu thiết yếu đối với hành sự các vị ấy đã đến, sự tùy thuận của các vị xứng đáng sự tùy thuận không được đem đến, các vị hiện diện phản đối; trong hành sự là công việc của nhóm bốn vị, toàn bộ các vị tỳ khưu thiết yếu đối với hành sự các vị ấy đã đến, sự tùy thuận của các vị xứng đáng sự tùy thuận đã được đem đến, các vị hiện diện phản đối; trong hành sự là công việc của nhóm năm vị, ...(như trên)... trong hành sự là công việc của nhóm mười vị, ...(như trên)... trong hành sự là công việc của nhóm hai mươi vị, toàn bộ các vị tỳ khưu thiết yếu đối với hành sự các vị ấy không đến, sự tùy thuận của các vị xứng đáng sự tùy thuận không được đem đến, các vị hiện diện phản đối; trong hành sự là công việc của nhóm hai mươi vị, toàn bộ các vị tỳ khưu thiết yếu đối với hành sự các vị ấy đã đến, sự tùy thuận của các vị xứng đáng sự tùy thuận không được đem đến, các vị hiện diện phản đối; trong hành sự là công việc của nhóm hai mươi vị, toàn bộ các vị tỳ khưu thiết yếu đối với hành sự các vị ấy đã đến, sự tùy thuận của các vị xứng đáng sự tùy thuận đã được đem đến, các vị hiện diện phản đối. Các hành sự bị hư hỏng vì tập thể bởi mười hai nguyên nhân này.

[1353] Hành sự công bố hành xử bao nhiêu trường hợp? Hành sự với lời thông báo hành xử bao nhiêu trường hợp? Hành sự với lời thông báo đến lần thứ nhì hành xử bao nhiêu trường hợp? Hành sự với lời thông báo đến lần thứ tư hành xử bao nhiêu trường hợp?

- Hành sự công bố hành xử năm trường hợp. Hành sự với lời thông báo hành xử chín trường hợp. Hành sự với lời thông báo đến lần thứ nhì hành xử bảy trường hợp. Hành sự với lời thông báo đến lần thứ tư hành xử bảy trường hợp.

[1354] Hành sự công bố hành xử năm trường hợp nào?

- Sự phục hồi, sự đuổi đi, [1] hành sự cạo tóc (bhaṇḍukamma), hành phạt Brahma (Phạm Đàn), và hành sự có sự khác biệt về tướng trạng là thứ năm.[2] Hành sự công bố hành xử năm trường hợp này.

[1355] Hành sự với lời thông báo hành xử chín trường hợp nào?

- Sự phục hồi,[3] sự đuổi đi,[4] lễ Uposatha,[5] lễ Pavāraṇā, sự đồng ý,[6] sự cho lại,[7] sự ghi nhận (tội),[8] việc dời lui (ngày lễ Pavāraṇā), và hành sự có sự khác biệt về tướng trạng là thứ chín.[9] Hành sự với lời thông báo hành xử chín trường hợp này.

[1356] Hành sự với lời thông báo đến lần thứ nhì hành xử bảy trường hợp nào?

- Sự phục hồi, sự đuổi đi,[10] sự đồng ý,[11] sự ban cho,[12] sự thâu hồi (Kaṭhina), sự xác định (nền đất),[13] và hành sự có sự khác biệt về tướng trạng là thứ bảy.[14] Hành sự với lời thông báo đến lần thứ nhì hành xử bảy trường hợp này.

[1357] Hành sự với lời thông báo đến lần thứ tư hành xử bảy trường hợp nào?

- Sự phục hồi, sự đuổi đi, sự đồng ý, sự ban cho, sự kềm chế, sự nhắc nhở, và hành sự có sự khác biệt về tướng trạng là thứ bảy.[15] Hành sự với lời thông báo đến lần thứ tư hành xử bảy trường hợp này.

[1358] Trong hành sự là công việc của nhóm bốn vị, bốn vị tỳ khưu trong sạch là thiết yếu đối với hành sự, các vị trong sạch còn lại là xứng đáng sự tùy thuận. Hội chúng thực thi hành sự cho vị nào, vị ấy là không thiết yếu đối với hành sự và cũng không xứng đáng sự tùy thuận, tuy nhiên xứng đáng với hành sự. Trong hành sự là công việc của nhóm năm vị, ...(như trên)... Trong hành sự là công việc của nhóm mười vị, ...(như trên)... Trong hành sự là công việc của nhóm hai mươi vị, hai mươi vị tỳ khưu trong sạch là thiết yếu đối với hành sự, các vị trong sạch còn lại là xứng đáng sự tùy thuận. Hội chúng thực thi hành sự cho vị nào, vị ấy là không thiết yếu đối với hành sự và cũng không xứng đáng sự tùy thuận, tuy nhiên xứng đáng với hành sự.

Dứt phần Hành Sự là phần thứ nhất.

[1359] Đấng Như Lai quy định điều học cho các đệ tử vì hai điều lợi ích: nhằm sự tốt đẹp cho hội chúng, nhằm sự an lạc cho hội chúng. Đấng Như Lai quy định điều học cho các đệ tử vì hai điều lợi ích này.

Đấng Như Lai quy định điều học cho các đệ tử vì hai điều lợi ích: nhằm việc trấn áp những nhân vật ác xấu, nhằm sự lạc trú của các tỳ khưu hiền thiện. Đấng Như Lai quy định điều học cho các đệ tử vì hai điều lợi ích này.

Đấng Như Lai quy định điều học cho các đệ tử vì hai điều lợi ích: nhằm ngăn ngừa các lậu hoặc trong hiện tại, nhằm sự trừ diệt các lậu hoặc trong tương lai. Đấng Như Lai quy định điều học cho các đệ tử vì hai điều lợi ích này.

Đấng Như Lai quy định điều học cho các đệ tử vì hai điều lợi ích: nhằm ngăn ngừa các sự oán hận trong hiện tại, nhằm sự trừ diệt các sự oán hận trong tương lai. Đấng Như Lai quy định điều học cho các đệ tử vì hai điều lợi ích này.

Đấng Như Lai quy định điều học cho các đệ tử vì hai điều lợi ích: nhằm ngăn ngừa các lỗi lầm trong hiện tại, nhằm sự trừ diệt các lỗi lầm trong tương lai. Đấng Như Lai quy định điều học cho các đệ tử vì hai điều lợi ích này.

Đấng Như Lai quy định điều học cho các đệ tử vì hai điều lợi ích: nhằm ngăn ngừa các sự sợ hãi trong hiện tại, nhằm sự trừ diệt các sự sợ hãi trong tương lai. Đấng Như Lai quy định điều học cho các đệ tử vì hai điều lợi ích này.

Đấng Như Lai quy định điều học cho các đệ tử vì hai điều lợi ích: nhằm ngăn ngừa các pháp bất thiện trong hiện tại, nhằm sự trừ diệt các pháp bất thiện trong tương lai. Đấng Như Lai quy định điều học cho các đệ tử vì hai điều lợi ích này.

Đấng Như Lai quy định điều học cho các đệ tử vì hai điều lợi ích: vì lòng thương tưởng hàng tại gia, nhằm tách rời các nhóm của những kẻ ác xấu. Đấng Như Lai quy định điều học cho các đệ tử vì hai điều lợi ích này.

Đấng Như Lai quy định điều học cho các đệ tử vì hai điều lợi ích: nhằm đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, nhằm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin. Đấng Như Lai quy định điều học cho các đệ tử vì hai điều lợi ích này.

Đấng Như Lai quy định điều học cho các đệ tử vì hai điều lợi ích: nhằm sự tồn tại của Chánh Pháp, và nhằm sự hỗ trợ Luật. Đấng Như Lai quy định điều học cho các đệ tử vì hai điều lợi ích này.

Dứt phần Điều Lợi Ích là phần thứ nhì.

[1360] Giới bổn Pātimokkha được đấng Như Lai quy định cho các đệ tử vì hai điều lợi ích: ...(như trên)... Sự đọc tụng giới bổn Pātimokkha được quy định ... Sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha được quy định ... Lễ Pavāraṇā được quy định ... Sự đình chỉ lễ Pavāraṇā được quy định ... Hành sự khiển trách được quy định ... Hành sự chỉ dạy được quy định ... Hành sự xua đuổi được quy định ... Hành sự hòa giải được quy định ... Hành sự án treo được quy định ... Sự ban cho hành phạt parivāsa được quy định ... Sự cho thực hành lại từ đầu được quy định ... Sự ban cho hành phạt mānatta được quy định ... Sự giải tội được quy định ... Sự phục hồi được quy định ... Sự đuổi đi được quy định ... Sự tu lên bậc trên được quy định ... Hành sự công bố được quy định ... Hành sự với lời thông báo được quy định ... Hành sự với lời thông báo đến lần thứ nhì được quy định ... Hành sự với lời thông báo đến lần thứ tư được quy định ...(như trên)...

Dứt phần Sự Quy Định là phần thứ ba.

[1361] Điều đã được quy định ở điều chưa được quy định, điều đã được quy định thêm ở điều đã được quy định ...(như trên)... Cách hành xử Luật với sự hiện diện đã được quy định ...(như trên)... Cách hành xử Luật bằng sự ghi nhớ đã được quy định ...(như trên)... Cách hành xử Luật khi không điên cuồng đã được quy định ...(như trên)... Việc phán xử theo tội đã được thừa nhận đã được quy định ...(như trên)... Thuận theo số đông đã được quy định ...(như trên)... Theo tội của vị ấy đã được quy định ...(như trên)... Cách dùng cỏ che lấp đã được quy định nhằm sự tốt đẹp cho hội chúng, nhằm sự an lạc cho hội chúng. Cách dùng cỏ che lấp đã được đấng Như Lai quy định cho các đệ tử vì hai điều lợi ích này.

Cách dùng cỏ che lấp đã được đấng Như Lai quy định cho các đệ tử vì hai điều lợi ích: nhằm việc trấn áp những nhân vật ác xấu, nhằm sự lạc trú của các tỳ khưu hiền thiện. Cách dùng cỏ che lấp đã được đấng Như Lai quy định cho các đệ tử vì hai điều lợi ích này.

Cách dùng cỏ che lấp đã được đấng Như Lai quy định cho các đệ tử vì hai điều lợi ích: nhằm ngăn ngừa các lậu hoặc trong hiện tại, nhằm sự trừ diệt các lậu hoặc trong tương lai. Cách dùng cỏ che lấp đã được đấng Như Lai quy định cho các đệ tử vì hai điều lợi ích này.

Cách dùng cỏ che lấp đã được đấng Như Lai quy định cho các đệ tử vì hai điều lợi ích: nhằm ngăn ngừa các sự oán hận trong hiện tại, nhằm sự trừ diệt các sự oán hận trong tương lai. Cách dùng cỏ che lấp đã được đấng Như Lai quy định cho các đệ tử vì hai điều lợi ích này.

Cách dùng cỏ che lấp đã được đấng Như Lai quy định cho các đệ tử vì hai điều lợi ích: nhằm ngăn ngừa các lỗi lầm trong hiện tại, nhằm sự trừ diệt các lỗi lầm trong tương lai. Cách dùng cỏ che lấp đã được đấng Như Lai quy định cho các đệ tử vì hai điều lợi ích này.

Cách dùng cỏ che lấp đã được đấng Như Lai quy định cho các đệ tử vì hai điều lợi ích: nhằm ngăn ngừa các sự sợ hãi trong hiện tại, nhằm sự trừ diệt các sự sợ hãi trong tương lai. Cách dùng cỏ che lấp đã được đấng Như Lai quy định cho các đệ tử vì hai điều lợi ích này.

Cách dùng cỏ che lấp đã được đấng Như Lai quy định cho các đệ tử vì hai điều lợi ích: nhằm ngăn ngừa các pháp bất thiện trong hiện tại, nhằm sự trừ diệt các pháp bất thiện trong tương lai. Cách dùng cỏ che lấp đã được đấng Như Lai quy định cho các đệ tử vì hai điều lợi ích này.

Cách dùng cỏ che lấp đã được đấng Như Lai quy định cho các đệ tử vì hai điều lợi ích: vì lòng thương tưởng hàng tại gia, nhằm tách rời các nhóm của những kẻ ác xấu. Cách dùng cỏ che lấp đã được đấng Như Lai quy định cho các đệ tử vì hai điều lợi ích này.

Cách dùng cỏ che lấp đã được đấng Như Lai quy định cho các đệ tử vì hai điều lợi ích: nhằm đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, nhằm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin. Cách dùng cỏ che lấp đã được đấng Như Lai quy định cho các đệ tử vì hai điều lợi ích này.

Cách dùng cỏ che lấp đã được đấng Như Lai quy định cho các đệ tử vì hai điều lợi ích: nhằm sự tồn tại của Chánh Pháp, và nhằm sự hỗ trợ Luật. Cách dùng cỏ che lấp đã được đấng Như Lai quy định cho các đệ tử vì hai điều lợi ích này.

Dứt phần Đã Được Quy Định là phần thứ tư.

[1362] Chín cách xếp loại: xếp loại theo sự việc, xếp loại theo sự hư hỏng, xếp loại theo tội, xếp loại theo duyên khởi, xếp loại theo nhân sự, xếp loại theo nhóm, xếp loại theo nguồn sanh tội, xếp loại theo sự tranh tụng, xếp loại theo sự dàn xếp.

[1363] Khi sự tranh tụng sanh khởi, nếu cả hai phe đối địch của sự kiện đều đi đến, sự việc nên được công bố cho cả hai bên; sau khi sự việc đã được công bố cho cả hai bên, sự thừa nhận của cả hai bên nên được lắng nghe; sau khi đã lắng nghe sự thừa nhận của cả hai bên, cả hai bên nên được nói rằng: “Khi sự tranh tụng này của chúng ta được giải quyết, cả hai bên sẽ được hoan hỷ.” Nếu cả hai bên nói rằng: “Chúng tôi sẽ hoan hỷ,” hội chúng nên gánh vác sự tranh tụng ấy. Nếu tập thể có đông kẻ vô liêm sỉ, nên giải quyết bằng đại biểu. Nếu tập thể có đông kẻ ngu dốt, nên tìm kiếm vị rành rẽ về Luật. Sự tranh tụng ấy được giải quyết bằng Pháp nào bằng Luật nào bằng lời dạy nào của bậc Đạo Sư, thì sự tranh tụng ấy nên được giải quyết theo như thế ấy.

[1364] Cần hiểu biết về sự việc. Cần hiểu biết về thể loại. Cần hiểu biết về tên gọi. Cần hiểu biết về tội vi phạm. “Việc đôi lứa” vừa là sự việc vừa là thể loại. “Pārājika” vừa là tên gọi vừa là tội vi phạm. “Lấy vật không được cho” vừa là sự việc vừa là thể loại. “Pārājika” vừa là tên gọi vừa là tội vi phạm. “Mạng sống con người” vừa là sự việc vừa là thể loại. “Pārājika” vừa là tên gọi vừa là tội vi phạm. “Pháp Thượng nhân” vừa là sự việc vừa là thể loại. “Pārājika” vừa là tên gọi vừa là tội vi phạm. “Sự xuất ra tinh dịch” vừa là sự việc vừa là thể loại. “Saṅghādisesa” vừa là tên gọi vừa là tội vi phạm. “Sự xúc chạm cơ thể” vừa là sự việc vừa là thể loại. “Saṅghādisesa” vừa là tên gọi vừa là tội vi phạm. “Lời nói dâm dục” vừa là sự việc vừa là thể loại. “Saṅghādisesa” vừa là tên gọi vừa là tội vi phạm. “Tình dục cho bản thân” vừa là sự việc vừa là thể loại. “Saṅghādisesa” vừa là tên gọi vừa là tội vi phạm. “Sự mai mối” vừa là sự việc vừa là thể loại. “Saṅghādisesa” vừa là tên gọi vừa là tội vi phạm. “Việc cho xây dựng cốc liêu do tự mình yêu cầu (vật liệu)” vừa là sự việc vừa là thể loại. “Saṅghādisesa” vừa là tên gọi vừa là tội vi phạm. “Việc cho xây dựng trú xá lớn” vừa là sự việc vừa là thể loại. “Saṅghādisesa” vừa là tên gọi vừa là tội vi phạm. “Việc bôi nhọ tỳ khưu về tội pārājika không có nguyên cớ” vừa là sự việc vừa là thể loại. “Saṅghādisesa” vừa là tên gọi vừa là tội vi phạm. “Việc bôi nhọ tỳ khưu về tội pārājika sau khi nắm lấy sự kiện nào đó chỉ là nhỏ nhặt thuộc về cuộc tranh tụng có quan hệ khác biệt” vừa là sự việc vừa là thể loại. “Saṅghādisesa” vừa là tên gọi vừa là tội vi phạm. “Việc không dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba của vị tỳ khưu là người chia rẽ hội chúng” vừa là sự việc vừa là thể loại. “Saṅghādisesa” vừa là tên gọi vừa là tội vi phạm. “Việc không dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba của các vị tỳ khưu là những người ủng hộ kẻ chia rẽ (hội chúng)” vừa là sự việc vừa là thể loại. “Saṅghādisesa” vừa là tên gọi vừa là tội vi phạm. “Việc không dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba của vị tỳ khưu khó dạy” vừa là sự việc vừa là thể loại. “Saṅghādisesa” vừa là tên gọi vừa là tội vi phạm. “Việc không dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba của vị tỳ khưu là kẻ làm hư hỏng các gia đình” vừa là sự việc vừa là thể loại. “Saṅghādisesa” vừa là tên gọi vừa là tội vi phạm. ...(như trên)... “Việc đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng” vừa là sự việc vừa là thể loại. “Dukkaṭa” vừa là tên gọi vừa là tội vi phạm.

Dứt phần Chín Cách Xếp Loại là phần thứ năm.

Tóm lược chương này:

[1365]

Công bố, và thông báo,
thứ nhì, và thứ tư,,
sự việc, lời đề nghị,
lời thông báo, ranh giới,
và cả tập thể nữa.
Hiện diện, và thẩm vấn,
thú nhận, xứng đáng Luật.
Sự việc, và hội chúng,
nhân sự, (thiếu) đề nghị,
lập lời đề nghị sau.
Sự việc, hội chúng, người,
thông báo, và sái thời.
Quá nhỏ, và lớn rộng,
các điểm mốc gián đoạn,
bóng râm, ở bên ngoài,
giòng sông, và biển cả,
hồ nước, và gối lên,
trùm lên ranh giới (cũ).
Các nhóm bốn và năm,
nhóm mười, và hai mươi,
không đem, đã đem lại,
thiết yếu với hành sự,
xứng đáng gởi tùy thuận,
người xứng đáng hành sự.
Công bố năm trường hợp,
thông báo chín trường hợp,
thông báo đến lần hai
có đến bảy trường hợp,
lần tư bảy trường hợp.
Sự tốt đẹp, an lạc,
kẻ ác xấu, hiền thiện,
và cả các lậu hoặc,
oán hận, và lỗi lầm,
và cả sự sợ hãi,
bất thiện, hàng tại gia,
ác xấu, không niềm tin,
đã có được đức tin,
sự tồn tại Chánh Pháp,
và sự hỗ trợ Luật,
việc đọc tụng giới bổn
Pātimokkha nữa,
Và về sự thiết lập
giới Pātimokkha,
thiết lập lễ Tự Tứ,
khiển trách, và chỉ dạy,
xua đuổi, và hòa giải,
án treo, và hành phạt
tên parivāsa,
từ đầu, mānatta,
việc giải tội, phục hồi,
đuổi đi, cũng như thế
việc tu lên bậc trên,
công bố, và thông báo,
thứ nhì, và thứ tư.
Điều chưa được quy định,
điều được quy định thêm,
Luật hiện diện, ghi nhớ,
không điên, được thừa nhận,
thuận số đông, theo tội,
cách dùng cỏ che lấp.
Sự việc, điều hư hỏng,
tội phạm, sự mở đầu,
với nhân sự, và nhóm,
luôn cả nguồn sanh khởi,
và sự tranh tụng nữa,
dàn xếp, và xếp loại,
tên và tội tương tợ.

Tập Yếu được chấm dứt.

*******

Sau khi hỏi đường lối
các vị thầy tiền bối
ờ nơi nầy nơi khác,
bậc có đại trí tuệ
tên gọi là Dīpa
ghi nhớ điều đã nghe,
có tầm nhìn bao quát
suy nghĩ rồi ghi lại
tóm lược chi tiết này
đem lại niềm an lạc
cho những ai học hành
bằng đường lối học tập
theo phương thức trung gian;
tập ấy được gọi là
“Bộ Parivāra.”
Tất cả các sự việc,
cùng với điểm đặc biệt,
ý nghĩa theo ý nghĩa
đều ở trong Chánh Pháp,
giáo lý theo giáo lý
ở trong điều quy định.
Trải đều khắp lời dạy
như biển cả bao quanh
xứ Jambūdīpa,
hiểu được bộ Tập Yếu
xác định pháp từ đâu,
điều hư hỏng, sự việc,
quy định, quy định thêm,
nhân vật, một hội chúng,
và luôn cả hai bên,
xuất phát từ lỗi lầm
phổ biến trong thế gian.
Ai hoài nghi sanh khởi
dứt bỏ nhờ Tập Yếu,
như vua Chuyển Luân Vương
giữa đoàn quân vĩ đại,
sư tử giữa bầy nai,
mặt trời tỏa ánh sáng,
như trăng giữa đám sao,
như vị Đại Phạm Thiên
giữa tập thể Phạm Thiên,
như là vị lãnh đạo
ở giữa đám đông người;
cũng tương tợ như thế,
Chánh Pháp và Luật này
chói sáng nhờ Tập Yếu.

*******


[1] Ngài Buddhaghosa đề cập đến trường hợp “đuổi đi” sa di Kantaka trong phần sự việc ở điều pācittiya 70, sau đó thâu nhận lại là trường hợp “phục hồi.” Hiện nay, được áp dụng cho vị sa di chê bai đức Phật, chê bai Giáo Pháp, chê bai Hội chúng, tuyên bố về điều không được phép là được phép, v.v...

[2] Ngài Buddhaghosa giải thích rằng hành sự của các tỳ khưu ni đối với vị tỳ khưu có những hành động khiếm nhã như rảy nước, mở ra cho thấy thân thể, cho thấy đùi, v.v... là loại hành sự này.

[3] Ngài Buddhaghosa nói đến trường hợp vị tỳ khưu ācāriya sau khi giảng giải về các pháp chướng ngại trong hành sự tu lên bậc trên cho giới tử rồi gọi người ấy đi vào trong hội chúng để cầu xin hội chúng sự tu lên bậc trên: “Suṇātu me bhante saṅgho, itthannāmo itthannāmassa āyasmato upasampadāpekkho, anusiṭṭho so mayā. yadi saṅghassa pattakallaṃ, itthannāmo āgaccheyyāti, ‘āgacchāhīti’ vattabbo” (Đại Phẩm – Mahāvagga, chương I, [142]).

[4] Ngài Buddhaghosa giải thích sự đuổi đi là trong khi đang phán xét sự tranh tụng bằng lối đại biểu, các vị tỳ khưu dùng lời thông báo để mời ra vị tỳ khưu là Pháp sư nhưng kiến thức của chính vị ấy không được truyền thừa, không biết sự phân tích về giới bổn, v.v... (Sđd., chương IV, [678]).

[5] Ngài Buddhaghosa nói về hành sự trong ngày lễ Uposatha với tuyên ngôn: “Suṇātu me bhante saṅgho, ajj’uposatho paṇṇaraso. Yadi saṅghassa pattakallaṃ, saṇgho uposathaṃ kareyyāti.” Tương tợ cho trường hợp lễ Pavāraṇā.

[6] Ngài Buddhaghosa cho ví dụ về trường hợp hai vị tỳ khưu thỉnh cầu sự đồng ý của hội chúng để hỏi và đáp về Luật trong ngày lễ Uposatha, v.v...

[7] Ngài Buddhaghosa giải thích là hành sự với tuyên ngôn cho lại y trong trường hợp sám hối tội nissaggiya pācittiya.

[8] Ngài Buddhaghosa giải thích là trường hợp vị tỳ khưu đại diện hội chúng để ghi nhận tội cho vị tỳ khưu đã phạm tội sám hối trước hội chúng.

[9] Ngài Buddhaghosa đề cập đến trường hợp sám hối tội bằng cách dùng cỏ che lấp, có tuyên ngôn của hành sự như sau: “... ngoại trừ trường hợp có lỗi nghiêm trọng, ngoại trừ trường hợp có liên quan đến cư sĩ”(Sđd., [691]).

[10] Ngài Buddhaghosa đề cập đến trường hợp úp ngược và mở ra bình bát đối với Vaḍḍha Licchavī (Sđd., chương V, [112-118]).

[11] Ngài Buddhaghosa nêu lên các trường hợp như sau: Sự đồng ý về ranh giới không phạm tội vì xa lìa ba y, sự đồng ý về ngọa cụ, sự đồng ý về vị phân phối chỗ trú ngụ, v.v...

[12] Ngài Buddhaghosa đề cập đến trường hợp hành sự giao y Kaṭhina hoặc trao quyền thừa kế y của vị đã chết.

[13] Liên quan đến điều saṅghādisesa 6 và 7 của tỳ khưu về việc xây dựng cốc liêu và trú xá lớn.

[14] Ngài Buddhaghosa nói về sự dàn xếp bằng cách dùng cỏ che lấp có tuyên ngôn hành sự chung cho hội chúng sau khi hai vị tỳ khưu đại diện cho hai phe đã sám hối tội của phe mình (Sđd., chương IV, [693]).

[15] Ngài Buddhaghosa đề cập đến bảy loại hành sự bắt đầu là hành sự khiển trách, v.v... cho hai sự việc đầu, sự đống ý là sự đồng ý về việc giáo giới tỳ khưu ni, sự ban cho là ban cho hành phạt parivāsa và hành phạt mānatta, sự kềm chế là việc cho thực hành lại từ đầu, sự nhắc nhở là các trường hợp nhắc nhở đến lần thứ ba được đề cập trong một số điều học, và đặc tính trong hành sự là nói về hành sự tu lên bậc trên và hành sự giải tội.