BỨC TÂM THƯ VIII: TÂM THƯ GỬI CÁC CON

(20– 4 – 2009)

TU TẬP MẤT CĂN BẢN

Kính gửi: Các con thân thương!

Vì muốn các con tu tập từ thấp đến cao để có một cơ bản vững chắc, nên Thầy phải kiểm tra trắc nghiệm sự tu tập của các con. Sau khi dùng 10 câu hỏi để trắc nghiệm thì Thầy nhận xét sự tu tập của các con đã mất căn bản và nhất là các con tự kiến giải ra phương cách tu tập thay vì làm chủ thân tâm nó lại trở thành phương pháp ức chế tâm.

Thứ nhất: Các con nghĩ sai mục đích  nên nghĩ ra cách thức tu tập làm cho ý thức không hoạt động. Do ý thức bị ức chế không hoạt động nên các loại tưởng xuất hiện dẫn dắt các con vào con đường thiền tưởng của ngoại đạo và thiền Bà La Môn.

Thứ hai: Các con nghĩ đúng mục đích, vì mục đích tu tập của đạo Phật là làm chủ thân tâm. Do muốn làm chủ thân tâm thì ngay từ lúc mới bắt đầu tu tập thì phải tu tập làm chủ từng chút một hành động của thân tâm. Có tu tập như vậy mớicó kết quả. Bốn oai nghi: đi, đứng, nằm hay ngồi đều phải tu tập làm chủ tâm, có nghĩa là khi tu tập tâm phải bất động hoàn toàn. Làm chủ tâm mà cứ để tâm có vọng tưởng xen ra, xen vào mãi thì làm sao làm chủ tâm.

Các Tổ ngày xưa do tu tập sai pháp  không biết pháp dẫn tâm nên mới sản xuất ra pháp tu mà nay đã trở thành kinh sách ngoại đạo và sách thiền Bà La Môn, những kinh sách này toàn là tu tập ức chế tâm. Tuy nói rằng giáo ngoại biệt truyền bất lập văn tự, nhưng cả rừng kinh sách ngoại đạo, kinh sách ngoại đạo gồm có tam tạng kinh điển. Một rừng kinh sách

Từ đó con đường tu tập giải thoát làm chủ sinh, già, bệnh, chết của đức Phật đã mất dấu, đã bị phủ lấp một lớp giáo lý của ngoại đạo. Như vậy quá rõ ràng hơn hai ngàn mấy trăm năm không đủ nói lên con đường chánh pháp của Phật đã bị các Tổ ngoại đạo diệt mất sao?

Đó là một sự thật hiển nhiên mà không còn ai dám phủ nhận nói rằng trên đây là những lời chúng tôi nói sai.

Nhận biết pháp nào sai pháp nào đúng, vậy ngay từ bây giờ các con hãy ngồi bán già hay kiết già lưng thẳng nhìn về phía trước, cách chỗ ngồi 1, 50 m, hai bàn tay để trên lòng bàn chân theo kiểu nắm chéo nhau để Thầy xem có đúng hay sai. Đúng thì tiếp tục tập cách nhiếp tâm, còn sai thì hãy ngồi sửa lại cho đúng phương pháp ngồi.

Khi ngồi thân được yên lặng, bất động thì mới  bắt đầu quan sát tâm, thấy tâm thật sự im lặng rồi tác ý mạnh mẽ trong đầu câu: “TÂM PHẢI BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC, VÔ SỰ”. Tác ý như vậy xong liền nhìn vào thân tâm đang im lặng và kéo dài trạng thái này chỉ khoảng 30 giây thì lại tác ý câu trên lần thứ hai: “TÂM PHẢI BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC, VÔ SỰ”. Tác ý xong thì cứ để tự nhiên im lặng 30 giây rồi tác ý câu trên một lần nữa. Cứ tu tập như vậy trong 30 phút rồi xả nghỉ. Xả nghỉ 30 phút rồi lại tu tập. Tu tập như vậy theo thời khóa đã định.

Ví dụ: Thời khóa tu tập một ngày đêm có bốn thời, mỗi thời tu có ba giờ mà mỗi giờ tu chỉ có 30 phút tu tập và 30 phút xả nghỉ, cứ theo thời khóa tu tập này mà giờ tu ra giờ tu, giờ nghỉ ra giờ nghỉ. Không được tu tập phi thời cũng như xả nghỉ phi thời.

Tu trong một ngày đêm rồi trình lại cho Thầy xem có nhiếp tâm  bằng câu tác ý được hay không. Trong khi tu tập phải nhiệt tâm tinh cần hết sức thì kết quả mới thấy rõ ràng. Nếu thiếu nhiệt tâm mà tu hành thì cũng chỉ hoài công vô ích mà thôi.

Tất cả những pháp gì từ lâu các con  đã tu tập, đó là cách thức làm quen nhiếp tâm, làm quen xả bỏ hôn trầm, thùy miên v.v… chứ chưa phải pháp tu tập đi vào rốt ráo. Bây giờ là pháp rốt ráo và rất cơ bản hãy tu tập phương pháp DẪN TÂM VÀO ĐẠO.

Chúc các con tu tập thành tựu tốt đẹp.

Kính ghi

Thầy của các con