BỨC TÂM THƯ II: TÂM THƯ GỬI CÁC CON

(2 – 2 - 2009)

TRẢ LỜI NHỮNG CÂU HỎI

Kính thưa quý Thầy, quý Cô!

Con rất cảm động và cảm ơn chị Thu Phương cùng T. Cao đã hồi âm điều con tha thiếtmong mỏiquý thầy, quý cô cùng nhau tiếp tay góp phần đưa tiếng nói chân chánh của Phật giáo do thầy Thông Lạc biên soạn đến hàng phật tử đang bị lầm đường lạc lối từ hơn 2500 năm nay. Nhưng ngài Thông Lạc vốn chưa biết chuyện thế gian. Vì vậy, những gì Ngài nói hoàn toàn đúng, nhưng đối với thế gian họ dễ hiểu lầm. Cho nên, con kính mong quý thấy cô  trực tiếp gặp Ngài xin phép cho chúng ta  biên soạn lại đúng kinh sách Ngài giảng để phục vụ đại chúng: Ví dụ:

Hỏi:Chuyện đi sai đường lạc lối Phật giáo từ bao đời, Ngài giảng dạy kinh sách Phật rất đúng, nhưng Ngài dùng ngôn từ bị xốc, bị phản tác dụng như: Nếu không có chùa to Phật lớn, cảnh đẹp thì làm sao có phật tử

 Đáp:Chùa to là hình ảnh cung điện của các nhà vua phong kiến. Trong khi đức Phật đã từ bỏ cung vàng điện ngọc mà bây giờ người ta cung kính thờ phụng Ngài nơi cung điện vàng son. Như vậy có đi ngược lại đạo Phật không?

Nếu không có chùa to Phật lớn, cảnh đẹp thì làm sao có phật tử? Như vậy Tu viện Chơn Như đâu có chùa to Phật lớn sao phật tử về đây đông đảo như vậy?

Hỏi:Trong sách Ngài nói: “Ai tin lời Ngài thì Ngài dạy, còn không tin thì thôi”. Câu này thiếu tâm từ bi, không đúng nguyên lý của nhà Phật. Đối với Phật giáo bằng mọi giá phải giúp cho hàng phật tử am hiểu và tu tập đúng chánh pháp. Ngoài đời người ta còn dùng mọi cách để khuyến dụ….

Đáp:Nếu bảo rằng nhiệm vụ của các Ngài là bằng mọi giá phải giúp cho hàng phật tử am hiểu và tu tập đúng Phật pháp. Vậy hơn 2500 năm, sao đức Phật và các bậc A La Hán không làm bằng mọi giá giúp cho hàng phật tử am hiểu và tu tập Phật pháp để cho hiện giờ hàng phật tử hiểu sai và làm không đúng chánh pháp của Phật?

Vậy có phải ai tin Ngài thì Ngài dạy, còn không tin thì thôi. Bởi đạo Phật là đạo tự nguyện, tự giác không ai có quyền bắt buộc và cũng không ai có quyền khuyến dụ… Còn ngoài đời người ta dùng mọi cách để khuyến dụ người khác là mục đích danh lợi.

HỏiTu viện Chơn Như không phải là nơi tu thử. Tu như vậy làm tốn kém của đàn na thí chủ. Nếu muốn tu tập thử thì nên tu tập ở nhà, còn khi quyết định vào tu tập thì tu tập thật sự.

Tu viện Chơn Như đâu phải là nơi để tu thử rồi bỏ ra về dùng những lời thiếu hiểu biết kinh nghiệm tu hành của mình nói xấu tu viện.

 Đáp:Những lời dạy trên đây là lời khẳng định: “Tu là làm chủ sinh, già, bệnh, chết”. Bởi vậy, Tu viện Chơn Như không phải là nơi tu thử. Cho nên những ai có ý chí, có quyết tâm với mục đích làm chủ sự sống chết thì đến với tu viện, còn không thì đừng đến tu viện. Vì đến làm bận rộn và làm động những người đang tu tập ở đây. Lời nói này thẳn thắng “Mất lòng trước, được lòng sau” nhưng cả hai đều có lợi ích. Bởi những người không có quyết tâm, thiếu ý chí khi nghe lời nói này như tiếng sét vào tai.

Hỏi:Trên cơ sở, sách đạo đức nhân bản - nhân quả Ngài dạy rất đúng. Nhưng sách dạy lạc đề, nếu quý thầy cô muốn biết con xin dẫn chứng cặn kẽ.

Đáp:Một khi chưa hiểu biết đạo đức nhân bản - nhân quả mà bảo rằng sách lạc đề thì có đúng không? Vì sách đạo đức nhân bản - nhân quả là những tập sách xuất hiện đầu tiên trên trái đất này. Trừ những người có tam minh mới hiểu nhân bản - nhân quả.

Hỏi: Sách đã phổ biến không nên dịch ra Anh ngữ, vì dịch ra Anh ngữ sẽ bị phản ngược. Sau khi đúc kết chúng ta thành lập ban dịch thuật rồi mới phổ biến.

Đáp:Sách được dịch ra ngoại ngữ là tùy duyên, nhưng phải dịch đúng ý nghĩa của tác giả, chứ không được dịch theo ý nghĩ của dịch giả.

Hỏi: Trong hoàn cảnh hiện nay Ngài nên dùng trí tuệ Tam minh tìm và dạy cho được một vài vị A La Hán để làm nền tảng cơ bản cho hậu thế, tin tưởng, mạnh mẽ tiến theo.

Đáp:Đó là trách nhiệm bổn phận của vị đạo sư, nếu chúng sinh đủ duyên với chánh pháp thì quả vị A La Hán tu tập không phải khó khăn. Chỉ vì mọi người đang tu thử, nên không bao giờ vị đạo sư dạy. Đó không phải là lỗi của vị thầy mà lỗi của người tu .

Hỏi:Không có ai giảng nghĩa rõ ràng kinh Phật bằng Ngài. Do đó, Ngài nên giảng nghĩa rõ kinh sách Phật cho hàng phật tử. Đây là việc làm rất cần thiết và giá trị mà chỉ có Ngài làm được.

Thời gian đã 29 năm rồi, Ngài chưa đào tạo được một bậc A La hán để lại niềm tin cho hậu thế. Con e rằng khi Ngài nhập diệt thì hàng phật tử chúng con phải lần mò trong đêm tối mịt mù. Nếu quý thầy cô thông cảm và thương cho lòng thao thức của chúng con. Kính mong quý thầy cùng quý cô hãy nỗ lực tu hành cùng đóng góp vào công trình cứu vớt hàng con Phật đang bơ vơ. Con xin thành kính tri ân.

Thanh ThiệnĐT: 1408-262-0235

Đáp:Tất cả những gì làm lợi ích cho chúng sinh Thầy đã làm xong, còn tu tập hay không tu tập là quyền quyết định ở người phật tử. Không bao lâu nữa Thầy sẽ vào Niết bàn. Trên tám mươi tuổi rồi còn gì nữa phải không quý phật tử? Khi trách nhiệm và bổn phận của người thầy đã làm xong đối với chúng sinh thì ra đi là đúng lúc. Danh, lợi như nước chảy qua cầu, khen chê còn có nghĩa lý gì, khi thế gian này các pháp đều vô thường.