LÀM GIÚP BẠN
ĐỒNG TU CÓ PHẠM GIỚI KHÔNG?
Hỏi:A/ Con không biết những hành động này có phải là tham hay không? Xin Thầy chỉ dạy cho con.
Hỏi:Có vài tu sinh nhờ con in dùm một tờ giấy A4 to ghi dòng chữ “Độc cư 100%. Xin thương yêu và tha thứ.” Con không biết khi làm những việc riêng tư như vậy cho người khác mà không phải việc chung cho tu viện thì có phải phạm giới hay không? Vì khi con làm những việc riêng cho mình hay cho ai mà dùng giấy, máy của tu viện thì có phạm vào tội tham lam lấy của không cho hay không?
Đáp:Làm những gì giúp đỡ người và mình tu tập là làm việc tốt. Tu viện là của các con, các con giữ gìn là giữ gìn cho các con, sử dụng nó trong việc tu học rèn luyện nhân cách là đúng không có tham lam, còn sử dụng nó cho đời sống cá nhân riêng tư. không phải trong sự tu học là sai, là có tham lam
Ví dụ: Mở đèn sáng tụ ba tụ năm nói chuyện phím, dùng điện nấu nước pha sữa pha chè nấu mì ăn uống phi thời là sai v.v....
Tu viện được thành lập ra là làm lợi ích cho mọi người, là để cho mọi người có nơi học tập đạo đức và rèn luyện nhân cách, chứ không phải mở ra là để trở thành một ngôi trường tư thục, cho nên sử dụng những gì của tu viện đều phải cân nhắc kỹ lưỡng, vì đó là của chung của mọi người.
Hỏi: Giả sử con cần keo dán vài thứ trong thất, mà trong phòng máy tính có sẵn con có thể lấy về xài rồi đem trả lại hay không? Nếu không thì con cũng phải mượn Cô Út. Đằng này Cô Út đã cho sẵn trong phòng rồi thì mượn thêm chi làm phiền Cô Út nữa.
Đáp:Vấn đề này cần phải lưu ý: Những vật dụng dùng làm việc chung cho tất cả tu sinh, khi muốn dùng vào việc riêng trong việc tu học thì cần phải hỏi người quản lý. Hỏi tức là xin, mà xin thì không phạm vào giới lấy của không cho. Còn sẵn trong phòng có lấy về dùng mà không thưa hỏi thì phạm vào giới đức ly tham. Tuy là một vật nhỏ mọn, nhưng nó sẽ làm mất nhân cách đạo đức con người trong tâm, cần phải trau dồi và rèn luyện nhân cách không để vi phạm những lỗi lầm nhỏ nhặt.
Hỏi:Có những giấy in ra hỏng con cắt ra làm đôi làm giấy nháp viết. Nếu con lấy thì con có phạm giới hay không?
Đáp:Tuy rằng giấy bỏ, nhưng là của chung của tu viện, khi con cần dùng đều phải hỏi qua nguời quản lý thì con không phạm vào giới lấy của chưa cho.
Hỏi:Chú Minh Điền có nhờ con dịch quyển Ka tô lô sử dụng máy ghi âm, con đánh bản dịch vào máy rồi in ra giấy đàng hoàng cho chú. Như vậy có phạm tội tham lam dùng máy và giấy của tu viện cho những việc như vậy không Thầy?
Đáp:Con làm giúp cho chú Minh Điền như vậy là tốt, con không có phạm lỗi gì hết, nhưng chú Minh Điền phải báo cho người quảng lý trong tu viện biết chú có nhờ con dịch quyển Ka tô lô và in ra để sử dụng máy ghi âm, nếu không báo là chú Minh Điền có lỗi..
Về giới luật cần phải cẩn thận trước khi làm một việc gì đều phải cân nhắc kỹ lưỡng để tránh phạm giới, tuy phạm phải những lỗi nhỏ nhặt nhưng nó sẽ đánh mất nhân cách lương tâm làm người. Lâu dần nó trở thành một thói quen thiếu đạo đức rất khó bỏ và giá trị con người không còn ai quí trọng nữa. Cho nên đức Phật dạy: “Nên sợ hãi các lỗi nhỏ nhặt”, vì các lỗi nhỏ nhặt mà không ngăn chặn ngay từ lúc đầu thì nó sẽ trở thành những lỗi lớn sau này.
Hỏi:B/ Thưa Thầy con đang gặp phải chuyện khó xử khi quán vô lậu. Xin Thầy chỉ dạy cho con được thông hiểu hơn về quán vô lậu kèm theo lòng thương yêu.
1. Khi con thấy thầy Thiện Tâm tóc dài lâu lắm rồi, đã mấy tháng nay con học chung với Thiện Tâm mà không thấy Thiện Tâm hớt tóc lần nào. Con suy nghĩ Thiện Tâm là người giữ hạnh độc cư trọn vẹn cho nên không muốn ra ngoài cắt tóc. Con có một cái tông đơ có thể giúp cho Thiện Tâm không cần ra ngoài mà vẫn cắt được tóc trong tu viện. Vậy là sáng nay con viết giấy hỏi Thiện Tâm có cần mượn tông đơ để hớt tóc hay không? Thiện Tâm lại nhờ thầy Chơn Thành làm trung gian mượn. Thầy Chơn Thành gặp con và nói với con rằng con làm như vậy là con hại Thiện Tâm làm cho tâm hai người phóng dật. Con quán xét đúng như vậy. Nhưng con nghĩ rằng vì con sống với đức hiếu sinh cho nên con mới có những hành động như vậy. Thiện Tâm là một người thầy giảng viên đứng lớp mà tóc tai bù xù dài thì không giống thầy dạy đạo đức. Người dạy đạo đức phải làm gương hạnh cho mọi người. Chính vì vậy mà con mới viết giấy cho Thiện Tâm. Xin Thầy chỉ dạy cho con phải làm như thế nào là đúng? Vì con suy luận rằng mình là người đang học đạo đức để trở thành một người có đạo đức thì mọi thứ phải có đạo đức. Ở đây đức sạch sẽ gọn gàng cũng là một đức hạnh tốt. Nếu như xưa kia quán vô lậu thì con sẽ tác ý “Chuyện mình mình biết, chuyện người người lo” nhưng hiện nay con thấy con sống theo kiểu khác, ai cần giúp đỡ con lại giúp đỡ. Ôi! Nếu làm như vậy thì con phạm giới độc cư rồi. Vậy thì làm sao đây Thầy?
2.
Đáp:Như Thầy đã dạy giới hạnh độc cư có ba giai đoạn tu tập: Ở đây, con ở giai đoạn Giới Luật đức hạnh, còn thầy Chơn Thành ở giai đoạn Tứ Niệm Xứ.
Tu hành phải biết linh động, khéo thiện xào, nhưng phải sáng suốt biết chúng ta đang tu tập ở giai đoạn nào mà áp dụng đúng pháp môn ở giai đoạn đó, chứ đừng áp dụng sai cách thì rơi vào ức chế. Chỉ trừ những bậc siêu phàm, có những đặc cách phi thường, học giới luật đức hạnh mà lại thích sống độc cư ở giai đoạn Tứ Niệm Xứ, họ không để ý những gì xảy ra bên ngoài mà lúc nào họ cũng sống bên trong với nội tâm của họ.
Nếu Thiện Tâm có đặc cách phi phàm thì tóc râu đâu cần cạo gọt, đến lớp dạy xong về thất đóng cửa chỉ sống một mình một bóng (độc cư, độc bộ, độc hành) thì những quán xét của con để giúp cho Thiện Tâm là sai, vì Thiện Tâm là người siêu phàm. Nhìn lối sống mà biết người tu đến mức độ nào, người có đặc tính phi phàm hay phàm phu tục tử.
Ví dụ: Thấy người hay bơi móc nói xấu, nói móc lò, nói mĩa mai người khác, nói dối, nói li gián, nói thêu dệt, nói lật lọng, nó lời hung dữ là người phàm phu tục tử. Còn ngược lại người chỉ âm thầm chiến đấu với giặc nội tâm sống độc cư trọn vẹn là bậc phi phàm dù học ở lớp nào mà đời sống họ khác lạ với mọi người trong giới hạnh độc cư là bậc đặc cách thì chúng ta không nên động đến họ để họ thực hiện con đường tu tập rốt ráo chứng quả trong thời gian ngắn nhất.
Hỏi:Việc thứ hai là vừa rồi con có gởi cho Thầy…. Nếu như xưa thì con cũng thay kệ và nhắc tâm rằng: “Chuyện mình mình biết, chuyện người người lo” Nhưng bây giờ con phải suy nghĩ lại và luôn xét rằng những điều mình làm, mình nói có đạo đức hay không? Có làm khổ mình, khổ người hay là thương mình thương người. Vì cũng chính ví dụ này con cũng không muốn rằng khi mọi người đọc được sẽ có cái nhìn sai về Thầy….. Có lẽ những gì con nói đều là tưởng.
Đáp:Người học đạo đức hiếu sinh không nên bơi móc chuyện sai phạm giới của người khác, không nên nói xấu người khác, nhất là trong lớp học không nói lỗi đến một người nào chỉ phát biểu ý kiến về bài học đạo đức. Các con nên lưu ý trong lớp học có người nào nói xấu người khác là người thiếu đạo đức các con nên tránh xa đừng chơi thân với họ. Học đạo đức mà còn nói xấu người khác là người không đáng cho chúng ta làm bạn, nếu họ chưa học đạo đức thì chúng ta còn tha thứ, chứ còn đã học đạo đức mà tánh nào tật nấy không sửa đổi thì những người này làm bạn với họ là có hại cho mình, vì những người này sẽ làm khổ mình khổ người.
Đối với Thầy danh lợi đã lìa xa, cho nên ai khen chê cũng không sao cả, con đừng bận tâm. Danh lợi khen chê chỉ làm mờ mắt người thế gian, chứ còn Thầy đã buông xuống hết rồi, ai có tin theo Thầy tu hành thì Thầy có trách nhiệm phải dẫn dắt đi tới nơi tới chốn, còn không tin không theo Thầy tu tập thì Thầy hết duyên, nếu còn sống thì thật là vô sự, tâm luôn luôn thanh thản, an lạc và bất động, còn nếu chết thì vào Niết Bàn. Hiện giờ danh lợi đối với Thầy như nước chảy qua cầu.
Hỏi: Kính mong Thầy chỉ dạy cho con biết cách quán vô lậu kèm theo đức hiếu sinh phải như thế nào cho đúng hơn? Nó có gì khác với cách quán vô lậu lúc xưa hay không?
Đáp:Học giới luật đức hạnh là quán vô lậu, nó không có gì khác với quán vô lậu ngày xưa. Quán vô lậu ngày xưa là quán chung chung các pháp, còn bây giờ dạy quán riêng rẻ từng giới luật đức hạnh, từng pháp môn cụ thể rõ ràng hơn, vừa quán lại vừa áp dụng vào đời sống hằng ngày để thực hiện tâm vô lậu. Cho nên hiện giờ quán vô lậu là đi vào chi tiết và pháp hành nhiều hơn. Vì thế việc xả tâm ly dục ly ác pháp thực tế cụ thể rõ ràng nhiều hơn ngày xưa quán vô lậu. Quán vô lậu ngày xưa là có quán chung chung với các pháp nên sự lợi ích không bằng bây giờ.
Hỏi:Qua những câu trả lời của các bài học, con thấy là trong mỗi đoạn văn có khi chứa Giới Đức, có khi chứa Giới Hạnh.
Giới Đức là nói lên tính của đức đó, còn Giới Hạnh là nói lên sự hoạt động của đức đó qua thân, khẩu, ý.
Khi câu nói nào đó có tính giới đức thì Thầy dùng là: “Câu này nói lên Đức ... Hiếu Sinh ...” Ví dụ: Đức Tín Tâm Hiếu Sinh Khẩu Hành.
Khi câu nào nói nói lên lời nói có nội dung của Đức nào đó thì Thầy ghi là ví dụ:
“Câu này nói lên Đức Hiếu Sinh Khẩu Hành Bình Đẳng” hoặc
“Đức Hiếu Sinh Thân Hành Bình Đẳng” hoặc
“Đức Hiếu Sinh Thương Mình Ý hành”.
Câu “Đức Hiếu Sinh Thương Mình Ý hành” Có phải là ý nói về Đức hạnh không Thầy? Nếu phải thì có thể con trả lời là “Đức Hiếu Sinh Ý hành Thương Mình” được không Thầy?
Con chỉ mới phát hiện ra những điều này, chắc có lẽ vì con vào lớp học trễ hơn mọi người hai tháng cho nên không nắm được cơ bản. Nhưng con cũng kính trình lên Thầy để Thầy chỉ dạy con thêm và sửa những lỗi sai của con.
Còn điều gì mà con chưa hiểu được xin Thầy chỉ dạy thêm.
Đáp:Như trên Thầy đã giải thích thì những gì con hiểu và ghi vào đây là đúng không sai. Vậy hãy cố gắng rèn luyện nhân cách của mình cho thân tâm vô lậu hoàn toàn để sớm chứng đạt chân lí..
Hỏi:“Các thầy Bà La Môn nghe xong, đều giật hết lễ phục mang trong mình với hai bàn tay chùi chưa sạch máu, mấy trăm con cừu được thả ra, vui vẻ chạy rong trên đường phố như vừa thóat khỏi địa ngục mà sự u mê của người mới tạo ra. Ngài mang lại,”Đoạn này nói lên đạo đức gì?
Trả lời: Nghe lời dạy ĐẠO ĐỨC HIẾU SINH KHẨU HÀNH NHÂN QUẢ của đức Phật các vị Bà La Môn cởi bỏ lễ phục và thả cừu, đó là đạo đức minh mẫn hiếu sinhcủa các vị thầy cúng Bà La Môn, chấp nhận ngay liền lời dạy của đức Phật, thật là tuyệt vời.
Con có thể thêm chữ “ thân hành” vào như sau hay không?đạo đức minh mẫn hiếu sinh thân hành.
Đáp:Được, con thêm vào thân hành cho đầy đủ ý nghĩa hành động của thân, câu đạo đức này là đúng, là dễ hiểu, nhưng không thêm vào thì mọi người cũng hiểu thân hành là túc từ ẩn
Hỏi:“Và nên nhớ rằng những điều lành sẽ dành riêng cho những kẻ hiền lương”. Lời dạy này là đạo đức gì?
Trả lời: Lời dạy này là ĐẠO ĐỨC HIẾU SINH KHẨU HÀNH
Con có thể thêm chữ “NHÂN QUẢ”vào như sau hay không?
ĐẠO ĐỨC HIẾU SINH KHẨU HÀNH NHÂN QUẢ.
Đáp:Được, chữ nhân quả sẽ làm rõ nghĩa đạo đức hiếu sinh khẩu hành, nhưng không thêm vào nhân quả thì chúng ta cũng hiểu nghĩa nhân quả bằng tùc từ ẩn .
Hỏi:“Người đổ phân thưa rằng: - Con là người gánh phân ô uế không sạch không dám lại gần Ngài”: Câu trả lời này là đạo đức gì?
Câu trả lời là: Câu trả lời này daïyTHIẾU ĐẠO ĐỨC BÌNH ĐẲNG HIẾU SINH KHẨU HÀNH.
Ở đây cũng là câu nói của ông Chiên Đà La. Nếu con đặt chữ BÌNH ĐẲNG sau chữ KHẨU HÀNH có được không Thầy: THIẾU ĐỨC HIẾU SINH KHẨU HÀNH BÌNH ĐẲNG.
Đáp:Không, vì câu này muốn nói lên sự bình đẳng, chứ không phải lên đức hiếu sinh, cho nên Đức Bình Đẳng làm chủ từ, nó phải đứng trước để điều khiển Đức Hiếu Sinh và Khẩu Hành, còn con đặt Bình Đẳng đứng sau làm túc từ thì đó là danh từ phụ cho Đức Hiếu Sinh và Khẩu Hành thì nó không xác định mạnh mẽ cho sự bình đẳng.
Hỏi:Cũng là câu hỏi và câu trả lời này theo như Đáp Án của kỳ thi đợt trước và kiểm tra ngày hôm qua của chúng con. Thầy và thầy Chơn Thành trả lời là ĐỨC MẶC CẢM HIẾU SINH THÂN HÀNH ... không giống trong Giáo Án dạy, nhưng con suy nghĩ như sau:
a) Ý nghĩa của chữ MẶC CẢM và THIẾU BÌNH ĐẲNG cũng giống nhau. Có phải không Thầy? Vậy ai trả lời sao cũng đúng hết. Câu đáp án thi là: “ĐỨC MẶC CẢM HIẾU SINH THÂN HÀNH”
b) Con nghĩ đây là câu nói của ông Chiên Đà La cho nên câu trả lời phải là KHẨU HÀNH, nhưng con không hiểu tại sao là THÂN HÀNH?
c)
Đáp: Trong Giáo Án tập 2 dạy: Thiếu Đạo Đức Hiếu Sinh Khẩu Hành, chứ không có dạy Thân Hành như vậy con nên đọc kỹ lại tập 2 bìa màu nâu.
Mặc cảm và Thiếu Bình Đẳng nghĩa lý không giống nhau, đức hạnh cũng không giống nhau. Vì Mặc cảm thuộc về hạnh, còn Bình đẳng thuộc về đức. Mặc cảm thuộc về tinh thần tiêu cực, còn Bình đẳng thuộc về tinh thần tích cực. Cho nên người ta gọi Đức Bình Đẳng chứ không ai gọi Đức Mặc Cảm, nhưng khi gọi đức Mặc Cảm thì phải có thêm một danh từ đạo đức nào đó, còn riêng nó đứng một mình thì không được gọi là đức mà gọi là hạnh. Cho nên ai muốn trả lời sao cũng được là không đúng, chỉ có việc di chuyển danh từ ra trước, ra sau câu cũng phải đúng nghĩa văn phạm và còn phải đúng nghĩa đạo đức của nó trong chủ đề bài học, còn làm sai người hiểu biết sẽ đánh giá trị mình thiếu tri kiến hiểu biết về đức và hạnh. Vả lại trong bài những người sinh trong giai cấp Chiên Đà La tự họ đã chịu ảnh hưởng nhiều đời, nhiều kiếp thành một truyền thống giai cấp hạ liệt .Từ tổ tiên cho đến ông cha của họ khi thấy những người giai cấp khác đều tránh đường hoặc quỳ mọp và không dám nhìn ngó thẳng mặt..
Hỏi:Nhưng chữ MẶC CẢM có ý nghĩa tiêu cực, chứ không phải tích cực, cho nên câu trả lời chữ MẶC CẢM không thể đứng sau chữ ĐỨC. Nếu muốn đứng sau chữ ĐỨC thì cũng giống như chữ THAM phải có dùng chữ LY. Vậy câu trả lời là: THIẾU ĐỨC LY MẶC CẢM HIẾU SINH KHẨU HÀNH hoặc THIẾU ĐẠO ĐỨC HIẾU SINH KHẨU HÀNH LY MẶC CẢM. Con không biết có đúng không? hay là trả lời chữ “Mặc Cảm” là hoàn toàn sai.
Đáp:Ly mặc cảm tức là không thấy buồn, không thấy xấu hổ, không thấy hối hận. Không thấy buồn, không thấy xấu hổ, không thấy hối hận tức là hoan hỷ mà hoan hỷ thì gọi là đức hoan hỷ thì dùng chữ và văn phạm rất chính xác, còn con dùng đức ly mặc càm hiếu sinh khẩu hành thì làm người khác khó hiểu, còn dùng chữ Ly Mặc Cảm đứng cuối câu làm túc từ thì mất ý chính của nó mà ý chính của câu này là thiếu đức hiếu sinh, vì đức hiếu sinh làm chủ từ. Cho nên đặt sai vị trí chủ từ, túc từ là mất ý nghĩa đạo đức của câu. Cho nên khi đáp án phải suy nghĩ từng nghĩa lý của câu, từng chữ trong câu đáp án chữ nào đứng trước, chữ nào đứng sau, chứ không phải muốn trả lời sao cũng được. Vì vậy khi chấm bài thi của các con, hầu như các con không biết áp dụng câu đúng nghĩa chủ đề và đúng vị trí văn phạm, nên câu đáp án của các con bị sai. Nhất là là phân đoạn trong bài, không biết hợp câu cùng một ý đạo đức, không biết chia câu khác nghĩa đạo đức cho nên phân đoạn các con còn lúng túng. Còn đáp án không biết dùng từ đạo đức nào đứng trước, từ đạo đức nào đứng sau và không biết áp dụng văn phạm cho câu văn mình nổi bậc nét đạo đức của nó.
Hỏi:Năm ngoái, mẹ thầy còn, bây giờ người đã khuất. Thầy chỉ còn có một mình thầy. Câu này dạy đạo đức gì?
Câu trả lời:Câu này dạy đạo đức hiếu sinh ý hành trong sự mất mát tình thương yêu quá lớn..
Câu này trả lời là khẩu hành được không Thầy? Vì con thấy nguyên đoạn văn này là Thầy giáo nói.
Đáp:Đúng, câu này là khẩu hành , ý hành là sai. Khi tu học phải vận dụng tri kiến của mình đừng vội tin ai hết mà hãy tin nơi mình, nên mới có suy tư tận cùng để hiểu đâu là đúng, đâu là sai mà trong giáo án có lúc dạy đạo đức; có lúc chỉ còn đức mà không có đạo; có lúc dạy nhân quả nhưng có lúc không dạy nhân quả; có lúc dạy thân hành nhưng kỳ thật là ý hành hoặc khẩu hành, đó cũng là để trắc nghiệm sự tu tập của tu sinh, nếu tu sinh nào có tu học nghiên cứu đọc kỹ thì mới nhận ra những cái sai cái đùng trong sách. mà Thầy đã khéo triển khai tri kiến các con. Vì nhận ra được đức hạnh thì mới gọi là quán vô lậu xả tâm, còn nhận ra không được đức hạnh tức là nhận sai thì quán sai nên tâm không vô lậu và như vậy thì không xả được tâm. Cho nên con giỏi lắm! Có cố gắng nghiên cứu tu tập, có thắc mắc thưa hỏi nên mới thấy được lối trắc nghiệm ngầm để biết chờ cơ hội hướng dẫn cho các con tu tập chính xác trên bài học. Khi đã nhận trên bài học đúng thì khi áp dụng vào từng tâm niệm thi mới quán vô lậu đúng và như vậy các con mới được gọi là hành giả tu Định Vô Lậu.
Hỏi: “Ngoài các con ra ở trên đời này, thầy không còn có ai nữa; ngoài sự thương yêu các con, thầy không còn thương yêu ai hơn nữa. Các con ví như con của thầy. Thầy sẽ yêu dấu các con. Đáp lại, các con phải yêu dấu thầy”.
Câu trả lời: Câu này dạy ĐẠO ĐỨC HIẾU SINH TUYỆT VỜI.
Câu này thêm chữ KHẨU HÀNH được không Thầy?
Ñaùp:Ñöôïc! Caâu naøy daïy Ñaïo Ñöùc Hieáu Sinh Khaåu Haønh Tuyeät Vôøi .
Hỏi:“Lúc bấy giờ vua trong nước nghe tin đức Phật độ cho một người Chiên Đà La, lấy làm bất mãn”. Câu này dạy đạo đức gì?
Câu trả lời là:Câu này chỉ rõ nhà vua THIẾU ĐỨC BÌNH ĐẲNG HIẾU SINH.
Nếu thêm vào chữ Ý HÀNH thì có được không Thầy?
THIẾU ĐỨC BÌNH ĐẲNG HIẾU SINH Ý HÀNH.
Đáp:Được! Câu này dạy Thiếu Đức Bình Đẳng Hiếu Sinh Ý Hành.
Hỏi:“Nàng liền hỏi rằng:
- Rừng nào tôi cũng vào chơi được, tại sao khu rừng này lại vào chơi không được? Mà còn phải tránh xa?. Câu này dạy đạo đức nhân quả gì?.
Câu này con có thể trả lời là ĐỨC HIẾU SINH KHẨU HÀNH TÒ MÒ (NGHI VẤN) hay không Thầy?
Ñaùp:Ñöôïc! Caâu naøy daïy Ñöùc Hieáu Sinh Khaåu Haønh Nghi Vaán hay Hay Ñöùc Hieáu Sinh Nghi Vaán Khaåu Haønh
Hỏi:“Vị hầu cận thưa:
- Rừng này chỉ có ông Sa Môn trọc đầu, tên gọi là Thích Ca Mâu Ni. Công chúa không nên xem làm gì”. Câu này dạy đạo đức nhân quả gì?.
Trong sách Thầy trả lời là:THIẾU ĐỨC ÁI NGỮ HIẾU SINH KHẨU HÀNH
Câu này con có thể trả lời là THIẾU ĐẠO ĐỨC HIẾU SINH KHẨU HÀNH ÁI NGỮ hay không Thầy?
Đáp:Được! Ái ngữ đặt sau câu làm túc từ nên câu văn nghe thuận tai nhưng không mạnh..
Hỏi:-Đại vương hãy nghe kỹ điều này: muốn được lúa phải cày bừa gieo mạ; muốn giàu sang phải bố thí; muốn sống lâu phải làm lành; muốn được trí tuệ phải học hành nghiên cứu. Nghĩa là muốn được quả gì phải trồng nhân ấy, không thể lẫn lộn. Lời dạy này của đức Phật thuộc về đạo đức gì?
Câu trả lời : ĐẠO ĐỨC HIẾU SINH KHẨU HÀNH
Nếu con thêm 2 chữ NHÂN QUẢ thì có đúng không Thầy? ĐẠO ĐỨC HIẾU SINH KHẨU HÀNH NHÂN QUẢ.
Đáp: Được! Câu này thêm Nhân quả làm rõ nghĩa đạo đức, nhưng không thêm nhân quả người ta vẫn nhận ra, vì nhân quả là túc từ ẩn
Hỏi:Ngoài ra con thấy rằng có sự khác biệt giữa các câu trả lời trong sách Giáp Án cũ ( in lần đầu) và file “Giáo Án Rèn Nhân Cách Tập I”. Con xin liệt kê lại đây. Nếu Thầy thấy tiện thì xin Thầy báo cho Thầy Chơn Thành để Thầy Chơn Thành thông báo sửa lại cho các tu sinh trong lớp. Và nếu Thầy biết thêm câu nào nữa thì xin Thầy báo luôn cho Thầy Chơn Thành. Cám ơn Thầy.
1- Bài “Giữ Giới Được Sanh Thiên”
Hỏi: - “Thôi ta hãy tạm uống để khỏi chết có vậy mới gặp được Phật. Lời nói này thiếu đạo đức gì?”
- Caâu trả lời cũ:Lời nói này là lời nói THIẾU ĐẠO ĐỨC HIẾU SINH trong khi đức Phật dạy “không nên giết hại chúng sinh”.
- Câu trả lời mới là: Lời nói này là lời nói THIẾU ĐỨC HIẾU SINH KHẨU HÀNH trong khi đức Phật dạy “không nên giết hại chúng sinh”.2- Bài “Cúng tế và chữa bệnh”Câu hỏi 7:Đạo hữu xem đau bệnh thì uống thuốc, đau bệnh thì nghe pháp để trừ tâm bệnh: muốn sống lâu thì phải cứu mạng cho tất cả sanh linh. Đau bệnh mà cầu đảo thì ngu dốt, giết người để cứu mình thì tự sát . Câu nói này dạy đạo đức gì?- Caâu trả lời cũ:Câu nói này Hòa Thượng Minh Châu dạy ĐẠO ĐỨC HIẾU SINH THƯƠNG MÌNH thật tuyệt vời.
- Câu trả lời mới: Câu nói này Hòa Thượng Minh Châu dạy ĐẠO ĐỨC HIẾU SINH KHẨU HÀNH THƯƠNG MÌNH thật tuyệt vời.