Hỏi 1:- Xưa đức Phật có dạy: “Cái thấy, cái biết, cái nghe không phải là ta, không phải là của ta và cũng không phải là bản ngã của ta”
Vậy cái thấy ở đây có phải là cái biết của cái thấy hay không?
Cái nghe ở đây có phải là cái biết của cái nghe hay không?
Cái biết ở đây có phải là cái biết của cái ý thức hay không?
Nếu phải thì có thể gọp chung là cái biết không phải là ta, không phải là của ta và không phải là bản ngã của ta? Cái biết ở đây là cái biết của 6 thức. Vậy tại sao không thấy đức Phật nói về cái biết của mùi, vị và xúc?
Xin Thầy giải thích rõ hơn cho con hiểu về điều này.
Đáp:- Đức Phật đã dạy rất đúng: “Cái thấy, cái biết, cái nghe không phải ta, không phải là của ta và không phải là bản ngã của ta”, Còn ngược lại Thiền tông dạy: “Cái Thấy, cái Biết, cái Nghe là “PHẬT TÁNH”. Cái BIẾT của Phật tánh không có do các nhà thiền tông sống trong ảo tưởng rồi tưởng tượng ra mà đặt tên cái TÍNH BIẾT là PHẬT TÁNH. Do đó chúng ta nên hiểu:
* Cái THẤY ở đây là cái BIẾT của cái THẤY mà cái BIÊT của cái THẤY là NHÃN THỨC, chứ không phải PHẬT TÁNH
* Cái NGHE ở đây là cái BIẾT của NGHE mà cái BIẾT của cái NGHE là NHĨ THỨC, chứ không phải PHẬT TÁNH
* Cái BIẾT ở đây là cái BIẾT của cái THỨC mà cái BIẾT của cái THỨC là cái BIẾT của Ý THỨC, chứ không phải là PHẬT TÁNH.
Cái MÙI, cái VỊ, cái XÚC cũng vậy v.v…Tất cả sáu thức trên đây đều thuộc về thân TỨ ĐẠI. Thân tứ đại gồm có sáu căn, sáu trần và sáu thức,. Có sáu căn, sáu trần sáu thức mới có cái biết của sắc, thinh, hương, vị, xúc, vị, pháp.
Trong lúc còn đang mang thân tứ đại này tu tập giới luật đức hạnh, Định Vô Lậu chúng ta phải dùng sáu căn, sáu trần và sáu thức. Sau khi chúng ta chứng đạt chân lý và vào Niết Bàn thì căn, trần, thức này đều bỏ luôn vì nó không phải là ta, không phải là của ta và không phải là bản ngã của ta. Nó là các pháp hữu vi nên vô thường và hoại diệt, trong đó không một vật gì còn tồn tại gọi là Phật Tánh. Phật Tánh chẳng qua chỉ là ảo tưỏng mà thôi.
vvv
Hỏi 2:- Khi ăn cơm có phải bắt buộc phải ngồi dưới đất hay không? Vì con thấy mỗi lần ngồi dưới đất ăn cơm thì kiến nhiều quá, cho nên con chuyển sang ngồi trên ghế, con không biết có phạm giới hay không?
Đáp:Không, ngồi đâu cũng được nhưng phải ngồi thẳng lưng nghiêm chỉnh khi ăn cơm như đang ngồi thiền, vì đó tướng đạo đức giới luật phước điền của người tu sĩ Phật giáo.
vvv
Hỏi 3:- Nhân quả của một người đặt tình thương không đúng chổ là gì? Ví dụ bố thí sai thì nhân quả là gì? Bố thí vì lòng yêu thương, nhưng sau đó biết rằng bố thí nhầm cho đối tượng thì nhân quả là gì? Ví dụ một lần con đang chạy xe ở thành phố Vũng Tàu, con thấy một anh thanh niên nằm bên lề đường quằn quại ôm bụng trông rất tội nghiệp như người đau dạ dày. Con ngừng xe lại và quay lại ân cần hỏi thăm và tính chở anh ta đi bệnh viện, anh ta không đi mà vẫn nằm ôm bụng rên la. Đến giờ con phải đi làm cho nên con cho anh ta tiền gọi xe đến bệnh viện và tiền chữa bệnh, và nhờ ông chủ nước ngay đó nếu cần thì gọi xe dùm, rồi con đi làm. Sau vài tháng con thấy anh ta ở Sài gòn cũng với tình trạng như vậy. Lần này con đặt câu hỏi không biết thật hay giả đây? Nhưng con nghĩ thôi, thật hay giả thì coi như đã giúp 1 lần và tự an ủi rằng ít ra mình không thờ ơ trước những cảnh khổ của người khác và con tiếp tục đi không dừng lại nữa. Con đặt giả thuyết nếu như anh ta đóng kịch thì coi như việc con làm là đặt tình thương không đúng chổ, sai lệch. Vậy thì có đáng trách là con thiếu tỉnh giác hay không?
Thiêt ra mà nói con chưa hiểu rõ cách làm sao để tránh trường hợp đặt tình thương không đúng chổ. Ví dụ trong tu viện có 2 người con thấy rất thương họ đó là cô Nguyên Thanh và sư Chơn Niệm. tại sao con thương họ vì con thấy mọi người ai cũng không thích 2 người này.
Con chỉ có dịp học chung với sư Chơn Niệm khóa đạo đức này thôi, nhưng con không xem trọng những gì Sư làm sai, nói sai mà chỉ để ý đến những mặt tốt của Sư để học hỏi thôi và lấy Sư làm đối tượng trong lớp để xả tâm. Nhưng hình như con đặt tình thương không đúng chổ thì phải vì con thấy mọi người đều khuyên Sư sửa cái này sửa cái kia, còn con thì không nói trước lớp mà chỉ gặp riêng thôi để tránh làm mất sự đoàn kết trong lớp. Và con thấy rất tội nghiệp cho Sư khi bị Thầy đưa ra quyết định vừa rồi.
Xin Thầy chỉ dạy cho con biết làm sao để biết là mình đặt tình thương không đúng chổ và sai lệch. Thật tình mà nói ai con cũng thấy thương hết, và con không muốn để trong tâm hình ảnh xấu về ai cả.
Đáp:a/ Tình thương không phân biệt thiện ác, đặt tình thương chổ nào cũng đúng hết, nhưng con nhớ kỹ bố thí sai như đem hạt giống tốt gieo trên đất chai cằn cổi. chẳng được lợi ích gì?
b/ Đối với người lừa đảo mọi người chúng ta vẫn thương họ, đó là một điều tốt nhưng không nên để họ lừa đảo lường gạt ta rồi thành thói quen, mà thói quen thì rất khó bỏ. Như chúng ta ai cũng biết người lừa đảo là người làm một điều ác, mà làm điều ác thì sẽ bị nghiệp quả khổ đau và nghèo cùng từ đời này sang đời khác.
c/ Đối với Nguyên Thanh và sư Chơn Niệm chúng ta nên thương họ vì họ đang mang bệnh cố chấp .
Đúng vậy Chơn Niệm rất đáng thương vì bệnh cố chấp không chịu buông xả để thực hiện lòng yêu thương, phải chờ một cơ hội cho đủ duyên.
Trong cuộc đời này không có ai xấu mà chỉ có nhân quả thiện ác, tất cả con người đều đáng thương yêu. Hôm nay chúng ta học đức hiếu sinh là học thương yêu nhiều hướng, thiện cũng thương mà ác cũng thương. Đó là một lòng thương yêu bình đẳng như trời, như đất. con nên lưu ý những câu trả lời của Thầy mà đừng hiểu sai đức hiếu sinh.
vvv
Hỏi 1:-Giới đức và giới hạnh phân biệt như thế nào?
Đáp: Giới đức là nói tính thiện; còn giới hạnh là nói hành động thiện. Ví dụ: Thấy một người bị tai nạn giao thông liền chỡ họ vào bệnh viện cưú cấp. Hành động này gồm có hai: giới đức và giới hạnh:
1/ Đức là tính hiếu sinh.
2/ Hạnh là hành động hiếu sinh.
vvv
Hỏi 2:- Nằm giường cao là sao? Trong phòng con có cái giường khi con ngồi lên thì hỏng chân, vậy thì có phải gọi là cao không Thầy?
Đáp:Nằm giường cao rộng lớn là không đúng hạnh của nguời tu sĩ Phật giáo.Trong luật có dạy giường nằm của tu sĩ chỉ có 5 ngón tay Như Lai như vậy chỉ cao có 5 tấc.
Theo Thầy nghĩ giường nằm cao khoảng 5 tấc trở xuống là tốt nhất.
vvv
Hỏi 3:- Xin Thầy cho con biết khi 2 người cuối chào nhau, con thấy có người chào rất sâu (90 độ), có người ( 20-30 độ) còn con chào nghiêng đầu 45 độ, vậy thì chữa sâu là chào bao nhiêu độ vậy hả Thầy?
Đáp: Chào nghiêng người 45 độ là vừa .
vvv
Hỏi 4:- Xin Thầy chỉ dạy cho con hiểu rõ đoạn văn cuối trong bài “Có sống đạo mới vui đời” có nghĩa là gì vậy hả Thầy?
“Nhìn nhận sự tương quan sinh tồn, chí nhân khổ cái khổ của người, vui cái vui của muôn loài, nên lợi người trước mình. Cái vui này là cái vui vô lượng.”
Theo con hiểu khi thấy ai khổ mình cố gắng giúp người ta hết khổ trước và khi thấy ai vui thì lúc đó mình mới vui, nghĩa là chỉ nên nghĩ đến người trước. Tâm mình đã thanh thản rồi, bất động rồi thì đâu còn vui buồn gì nữa, nhưng mình lấy các đối tượng khổ vui của người khác để sống hòa đồng biết thương yêu người, giúp đỡ họ và an vui với họ. Có sống với người, tạo thêm niềm vui cho người cho mình thì cuộc sống thêm vui chứ sao phải không Thầy? Đâu phải nói là tu xong rồi không còn biết vui buồn gì nữa thì có lẽ trở thành cây đá rồi. Xin Thầy giải thích rõ cho con thêm.
Đáp:Đúng vậy, khi thấy ai khổ mình cố gắng giúp người ta hết khổ trước và khi thấy ai vui thì lúc đó mình mới vui, nghĩa là chỉ nên nghĩ đến người trước. Tâm mình đã thanh thản rồi, bất động rồi thì đâu còn vui buồn gì nữa, nhưng mình lấy các đối tượng khổ vui của người khác để sống hòa đồng biết thương yêu người, giúp đỡ họ và an vui với họ. Có sống với người, tạo thêm niềm vui cho người cho mình thì cuộc sống thêm vui.
“Có sống đạo mới vui đời” Đạo là đạo từ bi nên có nghĩa là mọi người biết thương yêu nhau thì đời mới vui.
vvv
Hỏi 5:-Vì Phật dạy không làm khổ mình, khổ người? Khi mình hy sinh cứu người và cứu vật, bị tật nguyền hay hy sinh mà không muốn làm khổ mình thì mình phải quán xét làm sao?
Phải chăng mình nghĩ rằng mình rất tự hào về những điều mình đã làm, không hối tiếc, không coi trọng cái thân này. Dù cho cái thân có tàn tật thì cũng không sao. Nhưng nếu cái thân này bị tàn tật do cứu người mà làm khổ gia đình mình phải chăm sóc cho mình thì mình lại làm khổ người thân của mình, vậy thì làm sao đây? Xin Thầy chỉ dạy rõ cho con biết. Vì đức Phật nói “Phải hùng lực cứu người, cứu vật” Vậy trước khi cứu người cứu vật có phải tư duy suy nghĩ hay không?
Đáp:Đạo đức của Phật giáo có hai vế rõ ràng: không làm khổ mình, khổ người. Do không làm khổ mình, khổ người nên người tu sĩ Phật giáo không có hy sinh. Đạo Phật là ĐẠO ĐỨC HIẾU SINH TRÍ TUỆ cho nên làm một điều gì đều có sự suy nghĩ kỹ lưỡng không làm khổ mình khổ người rồi mới làm, còn làm được lợi ích có một bên thì nhất định không làm.
Đạo Phật dạy giúp đỡ mọi người là đem hết sức của mình ra giúp, nhưng không được là khổ mình. Đó là đức hiếu sinh đa hướng, chứ không phải một hướng. Vã lại đạo Phật dạy người có đôi mắt nhân quả thấy biết mọi việc xảy ra đều do nhân quả, nên khi xông pha cứu người là biết mình có đủ khả năng cưú người mà không hại mình, còn những người cưú người mà hại mình, đó chỉ là lòng yêu thương nhất hướng.