THỂ HIỆN PHÁP QUÁN THẬP THIỆN

a/. Quán bất tịnh trừ tham dục:
Kinh A Hàm dạy: "Bịnh sắc dục, dùng bất tịnh trị". Thật vậy, đứng trước sắc, khi tâm tham dục khởi, phải dùng quán bất tịnh đểđối trị; nghĩa là phải suy tư quán xét cho thấu đáo tất cả vạn hữu đều có sắc tướng bất tịnh, dễ bị nhiễm ô, sinh ra mùi hôi thúi, ghê tởm, mặc dù chúng có những sắc tướng khêu gợi khiến cho tâm tham sắc dục dễ nổi lên.
Muốn làm chủđược tâm tham sắc dục, không có pháp môn nào chế ngự bằng những kinh nghiệm bản thân, phải trực tiếp, mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi mùi, tay sờ mó vào sắc tướng của đối tượng đang phơi bày trước mắt những uế trược, những mùi hôi thúi, những hình ảnh ghê tởm, và nhiều thứ bất tịnh khác nữa. Nhờ có trực tiếp như vậy, vừa thấy sắc là ghê tởm ngay.
Muốn chế ngự và hàng phục tâm sắc dục, điều tối ư quan trọng là phải thông suốt: ởđâu có khoái lạc, ở đó có đau khổ. Sự đau khổ nhắc cho chúng ta thức tỉnh trong sự mong cầu khoái lạc.
Xét về thân và tâm của mình, từ xương, răng, da, tóc, đờm, nhớt, máu, mủ, thảy đều bất tịnh. Về tinh thần, ta dễ bị ô nhiễm, dính mắc các sắc tướng vạn hữu. Vì thế, chúng ta càng khởi tâm tham dục lạc, thì càng thọ vô lượng đau khổ.
Người tu Thập Thiện, phải thể hiện đúng mười điều lành của Phật dạy, và còn phải nhìn thấu suốt thực chất sắc tướng của vạn hữu đang vây quanh chúng ta.
b/. Quán từ bi trừ sân hận:
Người mang bệnh sân hận nặng, muốn đối trị, phải dùng từ tâm, nghĩa là chúng ta phải biết đem lòng từ bi tha thứ và thương xót những kẻ lầm lỗi, những người hung ác, gian tham, tật đố, v.v... Tại sao? Vì họ là người thiếu giáo dục đạo đức, không được ánh sáng chân lý soi chiếu vào tâm tư họ, nên đời sống họ luôn bám chặt vào vật chất, chịu nhiều thứđau khổ.
Chúng ta là người hành Thập Thiện phải thấu rõ lý nhân quả, thường dùng chánh kiến, và luôn luôn thực hiện lòng từ bi đối với mọi người. Nhờ vậy, lòng đau khổ, sự giận hờn mới chấm dứt.
Ý thức được sự ích kỷ, nhỏ mọn của mình là thuốc độc giết chết tâm hồn, chỉ có lòng từ bi mới cứu sống chúng ta.
c/. Học giáo lý, và quán nhân duyên để trừ ngu si:
Muốn trừ bệnh ngu si mà không chịu học Phật pháp thì không làm sao có trí tuệ giải thoát, không thể làm chủđược tư tưởng của mình và thấu suốt được vạn hữu. Vả lại người ngu si không thể nào áp dụng phương tiện của Đức Phật dạy. Kẻ ngu si không đủ trí hiểu biết, luôn sống một cuộc đời đầy đau khổ, sân hận, lúc nào cũng nô lệ cho vật chất.
Người hành Thập Thiện phải biết dùng pháp môn quán của Đức Phật đã giảng dạy suốt con đường "A Hàm", tức là "Nhị Thừa". Pháp môn nầy dùng đểđối trị tất cả phiền não. Khi thấu suốt con đường quán của Nhị Thừa, chúng ta mới rõ lẽ tất cả hiện tượng vạn vật thiên nhiên trong vũ trụđều do duyên hợp tạo thành chớ không do một đấng vạn năng nào biến hoá ra.
Xét cho thấu đáo về cuộc sống, chúng ta mới thấy ngã không, người không, và vạn hữu đều không. Kinh A Hàm dạy: "Này Thích Đề Hoàn Nhơn! Như vậy tất cả hiện tượng đều quy về không, không ta, không người, không thọ mạng, không sĩ phu, không hình tượng, không nam nữ".
Ởđây chúng ta nghe Đức Phật dạy tất cả hiện tượng trong thế gian đều quy về không, không ta, không người, không thọ mạng, không sĩ phu, không hình tướng, không nam nữ, thế mà mọi vật trước mắt sờ sờ bảo là không thì hoá ra lời dạy kia phi lý và mâu thuẫn với chính nó.
Muốn rõ lý sắc không, chúng ta phải có sự suy tư cho tường tận mới thấy vạn hữu là không. Ví dụ, muốn dựng một cái nhà, cần phải có nhiều thứ hợp lại, như kèo, cột, vách, lá, phên, cửa, đòn tay, đòn dông hợp lại tạo nên một cái nhà. Nếu lấy một cây cột, bảo đó là cái nhà thì không đúng.
Sau đây là câu chuyện vua Milinda hỏi tỳ kheo Magasena trong kinh Milinda:
- Thưa đại đức! Quý danh ngài là gì?
- Tâu bệ hạ! Người ta gọi tôi là Magasena, nhưng không có thật tôi.
Nhà vua hỏi:
Nếu không có thật ngã thì ai cúng dường, ai truyền giáo, ai tham thiền, ai thực hành giáo lý và ai tu chứng niết bàn? Vậy cái gì mới thật là Magasena? Hay tóc trên đầu là Magasena chăng?
Tâu bệ hạ! Không phải tóc là tôi.
Lông nơi thân là Magasena chăng?
Tâu bệ hạ, cũng không.
Vậy thì sự cảm xúc, sự nhận biết vui buồn là Magasena chăng?
Tâu bệ hạ cũng không.
Như thế, ngoài thân còn cái gì là Magasena nào chăng?
Tâu bệ hạ cũng không có thân nào khác ngoài Magasena.
Vua Milinda hỏi xong, Magasena hỏi lại:
Vậy, tâu bệ hạ! Ngài đến đây bằng gì?
  Bạch đại đức! Trẩm đến đây bằng xe.
Vậy bệ hạ có thể giải thích xe là gì chăng?
Có phải gọng là xe chăng?
Không phải thế.
Cái trục lăn có phải là xe chăng?
Bạch đại đức, không.
Hai cái bánh có phải là xe không?
Cũng không.
Vậy nhà vua nói các thứđó cái gì là xe không?
Cũng không.
Câu chuyện của vua Milnda cho chúng ta thấy rõ ràng Phật giáo chủ trương con người không có bản ngã. Sinh mạng con người chiû kết hợp do tứ đại và tâm thức. Hay nói một cách khác hơn, con người do duyên hợp bởi đời sống vật chất và tâm lý. Đời sống vật chất gọi là sắc uẩn, đời sống tâm lý gọi là thọ, tưởng, hành , thức uẩn, gọi chung là ngũ uẩn.
Đứng về phương diện không gian, vạn hữu trong vũ trụ vốn giả hợp, còn về phương diện thời gian, vạn hữu vốn sanh diệt không ngừng. Cho nên thân ngũ uẩn tạm có gọi là sanh mạng chúng sanh, khi ngũ uẩn tan rã thì gọi là sanh mạng chúng sanh chấm dứt, hay chết.
Vạn hữu mượn danh mà đặt tên, chớ không thực có tên. Thí dụ như cái mà chúng ta gọi là xe thì nó đâu có một bản thể chính yếu ngoài các bộ phận như bánh, bi, căm, v.v... Nếu không có các thứấy thì xe không thành hình được. Xe chỉ là một danh từđể chỉ sự kết hợp của các bộ phận ấy mà thôi. Tôn giả Tu BồĐề còn giảng những ví dụ giải thích cho chúng ta thấy vạn hữu do duyên hợp tạo nên, và khi hết duyên thì duyên tan, rồi hoại diệt. Ví như cây cổ thụ xum xuê tàn lá, một cơn gió to cành lá phải xác xơ. Một vườn cây đang kết hoa, nẩy nụ làm quả. một trận mưa đá, tuyết rơi làm hư hoại tất cả. Đó là duyên tan. Một cơn mưa to trút xuống, các cây cành đang héo uá, gặp mưa liền đâm chồi, nẩy tược. Đó là duyên hợp. Khéo quán xét, đào sâu vào tự thể của vạn hữu, ta mới thấy rằng bệnh tật không từ đâu sanh, chẳng phải thân sanh, mà cũng chẳng phải ý sanh. Vì thế bệnh tật không phải do thân, do ý, mà chính là do duyên hợp tạo nên. Pháp pháp do duyên mà có, duyên hợp là động, động thì pháp sanh.
Pháp pháp tự diệt, nghĩa là hết duyên thì pháp tự hoại diệt, trở về bản thể của nó. Kinh A Hàm dạy: Này Thích Đề Hoàn Nhơn! Pháp pháp loạn động, pháp pháp tự diệt. Ta trước mắc bệnh đau đớn khổ sở, ngày nay đã trừ, không còn bệnh khổ. Lời dạy này của Tôn Giả Tu BồĐe,à chúng ta phải nhận thức như thế nào?
Có phải chăng khi suy tư quán xét thấu rõ cội nguồn của bệnh tật là hết bệnh chăng? Hay là do một duyên cớ gì mà Õng Tu BồĐề bảo bệnh ông đã hết?
Khi dùng QUÁN ta sẽ thấu suốt cội nguồn của bệnh tật chỉ là do duyên hợp nhiều đời cũng như ngay trong đời hiện tại mà ta đang tạo tác. Vì thấu rõ cội nguồn của bệnh tật, nên tâm tư không còn lo ngại, sợ sệ, bệnh tật, mà thường nhìn thẳng vào bệnh tật, lòng không chút sợ hãi, lo lắng.
Đủ duyên ác hợp lại thành bệnh tật, khổđau, vui buồn, thương ghét, giận hờn ? Hết duyên, tất cả phiền lụy đều tan hết. Thấu suốt được lý nầy, hành giả phải chấp nhận bệnh tật, hoặc   tai nạn, không bao giờ biết sợ, biết trốn tránh, lúc nào cũng vui vẻ trả nghiệp và luôn luôn tạo nghiệp thiện.
Do lòng an vui, chấp nhận các nghiệp khổ, tinh thần sẽ dũng mãnh, can đảm chịu đựng những thử thách để rồi vượt qua, nghiệp khổ dần dần tan biến.
Nói đến duyên hợp, duyên tan mà không nói đến nhân quả là một điều thiếu sót quá lớn. Nhơn quả là do nghiệp lành, ác mà có. Muốn đối trị quả khổ thì phải thấu lý nhân quả, tức là biết rõ quã thiện ác đang chủđộng tác động vào đời sống con người, khiến cho khổ cực, thất điên bát đảo.
Vì vậy chúng ta phải thường hành Thập Thiện. Đó là gieo nhân lành, khi đầy đủ nhân lành thì sự phiền não, đau khổ chấm dứt.
Muốn cứu nguy bệnh tật của thân, và tìm chơn hạnh phúc cho gia đình, thì phải hành Thập Thiện. Hành Thập Thiện là chuyển từ nghiệp ác thành nghiệp thiện, chuyển điều dữ thành điều lành, khiến cho đời sống chúng ta hoàn toàn được thuận duyên. Nhờ thế, bước tiến trên cuộc hành trình về xứ Phật không còn chút gì trở ngại.
Muốn hành Thập Thiện mà thiếu trí tuệ thì không bao giờ thực hiện được việc này. Muốn có trí tuệ, chúng ta phải học Phật pháp. Nhờ học Phật pháp mới thắm nhuần, trí sáng suốt, đạt chánh kiến giải thoát của Phật. Nhờ đó tâm hồn xuất sanh lòng từ bi, nhờ lòng từ bi mới nhẫn nhục dễ dàng, nhờ nhẫn nhục chúng ta thể hiện Thập Thiện dễ dàng.
Chỉ có hành Thập Thiện, quả ác mới chấm dứt, cuộc sống mới được an vui, hạnh phúc. Con người muốn thoát khỏi bệnh tật, khổ đau, tai nạn hiểm nghèo thì không có phương tiện hay pháp môn nào mau thoát khỏi những điều đã nói ở trên bằng pháp môn Thập Thiện. Dù thuốc hay, thầy giỏi cũng không tránh khỏi thân bệnh, dù các vua chúa hay bậc y sư giỏi nhất cũng phải bệnh tật, và chịu chung luật sanh tử.
Cho nên nếu chúng ta học Phật pháp và áp dụng hàng ngày, thì thân bệnh sẽ không còn nữa. Chúng ta hãy nghe bài kệ của Tôn giả Tu BồĐề để gắng công thể hiện Thập Thiện, vì nó mang lại cho đời sống chúng ta một sự an vui, hạnh phúc chân thật. Đây là bài kệ:
Hãy nói như lời nầy, Căn bản thấy đầy đủ.
Người trí được an ổn, Nghe pháp dứt các bệnh.
Kinh Tăng Nhất A Hàm (HTT / 54-77)