Giới hạnh là trí tuệ, trí tuệ là giới hạnh. Đó là giai đoạn tu tập trí tuệ thứ nhất về giới luật của đạo Phật mà tất cả các vị tu sĩ Phật giáo, không phân biệt tỳ kheo tăng, Ni, và cư sĩ. Tất cả đều phải lấy giới luật làm Thầy, vì giới luật là trí tuệ của người tu sĩ Phật giáo.
Trí tuệ là thiền định, thiền định là trí tuệ. Đây là giai đoạn tu tập trí tuệ thứ hai về giới, định, tuệ của đạo Phật. Trong kinh Sonadanda,Đức Phật đã dạy: "Vịấy chứng và trú Sơ Thiền...
chứng và trú Nhị Thiền... đệ Tam Thiền... này Bà la môn, như vậy là trí tuệ". (Trường Bộ Kinh, tập I, trang 223) Ởđây chúng ta thấy Đức Phật đã xác định rõ ràng giới luật là trí tuệ, là thiền định; thiền định là giới luật, là trí tuệ. Người có trí tuệ, nhất định có giới luật, có thiền định; người có giới luật, nhất định có trí tuệ, có thiền định; người có thiền định, nhất định có giới luật, có trí tuệ. Từđó chúng ta suy ra lời dạy của Đức Phật trên đây, chúng ta biết mình phải tu trí tuệ, tức là tu giới luật và Tứ Thánh Định, Tứ Thánh Định là trí tuệ của đạo Phật, nếu người nào không nhập Tứ Thánh Định được thì không thể gọi là trí tuệ về thiền định được.
Chúng ta đã học được những điều rất hay về trí tuệ của đạo Phật. Mới vào đạo, chúng ta học trí tuệ về giới luật. Sau khi trí tuệ về giới luật thành tựu, ta làm chủđược tâm ta, tức là ta đã ly dục ly ác pháp. Ly dục ly ác pháp là tâm ta bất động trước các pháp và các cảm thọ.
Khi tâm ta ly dục ly ác pháp là tâm ta đã thanh tịnh, ta tiếp tục tu tập trí tuệ về thiền định. Sau khi trí tuệ về thiền định đã thành tựu, ta làm chủđược thân ta, tức là ta làm chủđược sanh, già, bệnh, chết do ta tịnh chỉ các hành trong thân.
Khi ta thành tựu trí tuệ thiền định xong, ta tiếp tục tu tập về trí tuệ Tam Minh. Sau khi trí tuệ Tam Minh thành tựu chúng ta chấm dứt tái sanh luân hồi, tức là ta chỉ còn có một đời sống nầy mà thôi.
Trong kinh Sonadanda dạy: "Tâm hướng đến tri kiến ? Này Bà la Môn, như vậy là trí tuệ" (Trường Bộ kinh, tập I, trang 223). Đoạn kinh nầy đức Phật dạy: "Tam Minh là trí tuệ, trí tuệ là Tam minh. Người có trí tuệ tức là có Tam Minh, người có Tam Minh tức là có trí tuệ". Đây là trí tuệ vô lậu, người có trí tuệ nầy là người đã đi suốt quãng đường của Phật "Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm, sau đời hiện tại không có đời sống nào khác nữa". (Trường Bộ kinh tập I, kinh Sa Môn Quả, trang 155) Đây là ba giai đoạn tu tập trí tuệ của đạo Phật bằng lộ trình Giới, Định, Tuệ. Ngoài lộ trình này không bao giờ còn có một lộ trình nào khác nữa để tìm tu có trí tuệ giải thoát. (VIII / 128- 133)