Tu mà còn thích cảnh này, cảnh kia, sống phải như thế này, sống phải như thế kia v.v....
Thích cảnh tịnh, sợ cảnh động, thích nhập thất ở không, thích ngồi thiền, thích khổ hạnh, thích giản dị, thích tự do và tự tại theo ý muốn của mình, v.v... Đó là cách tu theo lòng ham muốn của mình. Tu như vậy là tu tránh né cảnh và né các pháp, không bao giờ có sự giải thoát.
Tu là buông xả sựưa thích, ham muốn trước cảnh, trước pháp. Trước mọi cảnh, mọi pháp nào, tâm chúng ta phải buông xả cho được. Đó chính là tu tập thiền định của đạo Phật, còn không tu hành đúng như vậy là tu tà thiền, ngoaịđạo.
Con phải nhớ lấy cảnh động và dùng pháp hướng tâm như lý tác ý để giúp tâm con xa lìa ác pháp và lòng ham muốn. Nhờ đó tâm được an tịnh, đó là giải thoát ngay liền. Đó cũng là thiền định chơn chánh của đạo Phật. Đừng nên tránh né trốn cảnh mà tu, đừng nên lý luận "tâm còn yếu" để rồi tránh cảnh thì tu ngàn kiếp cũng chẳng ra gì!
Tu là phải nhiệt tâm, gan dạ, kiên trì, phải đầy đủ nghị lực, quyết chiến, quyết thắng. Phải đem hết sức lực mình ra chiến đấu đến tận cùng, để tâm hồn mới được thanh thản, an lạc và vô sự. Chỉ có những người nhiệt tâm, nhiệt huyết muốn ra khỏi cuộc đời đầy đau khổ thì việc tu tập này không còn khó khăn nữa. Con nên nhớ là người tu sĩ đạo Phật là một dũng tướng như Triệu Tử Long ở trận Đương Dương Trường Bản. Có như vậymới chiến thắng được nội tâm. (VIII/221-223)