PHÓNG SANH ĐÚNG CHÁNH PHÁP

Đạo Phật đặt mình trong lòng thương yêu rộng lớn “từ, bi, hỷ, xả” với trí tuệ thoát khỏi lòng thương yêu đối đãi hẹp hòi. Vì thế, phóng sanh với tâm từ, tâm bi, tâm hỷ, tâm xả thì phóng sanh mới đúng chánh pháp.
1/. Thế nào làphóng sanh với tâm từ ? Phóng sanh với tâm từ là ý tứ đối với thân, khẩu, ý, hành động không bao giờ làm khổ mình, khổ người.
2/. Phóng sanh với tâm bi như thế nào? Phóng sanh với tâm bi là gặp cảnh khiổ của chúng sanh không được làm ngơ, phải sẵn sàng giúp đỡ và an ủi, hoặc giải thoát cho chúng sanh thoát khỏi vòng kiềm tỏa của những người hành nghề ác độc. Phóng sanh với tâm bi không có nghĩa là đi chợ mua tôm, cá, cua, rùa, trạch, chim chóc rồi đem đi thả. Đó là làm sai luật nhân quả. Phóng sanh với tâm bi có nghĩa là mình có duyên với chúng sanh đó, nên phải gặp nhau trong lúc tai nạn hiểm nghèo.
3/. Phóng sanh với tâm hỷ làthấy người buồn phiền, khổ đau, sợ hãi, ta tìm cách làm cho họ vui, và không còn sợ hãi, lo lắng nữa. Gặp các loài vật khác cũng vậy. Đó là phóng sanh với tâm hỷ. Không được đi tìm kiếm nhân quả của kẻ khác mà cứu giúp.
(Đó là phóng sanh không đúng chánh pháp và phá luật nhân quả). Ngược lại, nếu ta không tìm kiếm mà gặp là duyên nhân quả của ta với họ, nên phải vay trả nghiệp.
Chúng sanh cũng vậy.
4/. Phóng sanh với tâm xả : Gặp duyên nhân quả, ta an vui khi phóng sanh, xem như mình đả trả xong một nhân quả đời trước, chớ không phải là phóng sanh để cầu phước ở tương lai. Phóng sanh như vậy là phóng sanh đúng chánh pháp.
Tóm lại, ta phóng sanh vì lòng thương yêu rộng lớn, chớ không phải phóng sanh để cầu tai qua nạn khỏi, bệnh tật tiêu trừ, tuổi thọ sống lâu, vv...
NẾU LOÀI VẬT PHÁ HẠI MÙA MÀNG, TA GÀI BẪY BẮT ĐƯỢC NHƯNG KHÔNG GIẾT, cho ăn uống rồi mang đi nơi khác thả thì có được phước không?
Phóng sanh như vậy (bắt được chim chóc, chuột, sóc, nhím, vv.. đem thả nơi khác) là làm một điều ngu ngốc. Nếu con vật phá hại mùa màng do công lao chúng ta làm ra, ta có thể áp dụng như sau:
1. Tạo môi trường cho chúng sợ hãi đừng vào phá.
2. Làm đồ ngăn chặn chúng không vào phá hại được.
3. Nếu chúng còn phá hại thì hãy dùng biện pháp tiêu diệt chúng. Nếu chúng bỏ đi, ta không nên truy đuổi giết. Chỉ con nào còn chống cự, phá hoại mùa màng thì ta giết chúng, chớ không đem thả chỗ khác, làm hư hại mùa màng của kẻ khác.
Công lao chúng ta làm ra thì chúng ta phải bảo vệ. Chúng đến phá hại mùa màng, thì chúng là kẻ cướp, chúng là kẻ có tội. Ta giết kẻ cướp không có tội.
Khi có kẻ xâm lăng nước ta thì họ có tội. Chúng ta đứng lên bảo vệ đất nước, giết họ thì không có tội. Cũng vậy, đàn kiến xâm chiếm nhà chúng ta, đàn kiến có tội.
Loài côn trùng phá hoại, loài côn trùng có tội. Ta diệt côn trùng bảo vệ mùa màng, ta không có tội.