Hôm nay ở đây lớp chúng ta Thầy đã chọn được 10 người, còn những người mới vào sau đều là dự khuyết. Nhưng trong số 10 người Thầy đã chọn không thật tin lời Thầy. Thầy xin nhắc lại lời đức Phật, không tin Thầy tức là không tin đức Phật, bởi Thầy dạy hoàn toàn trong kinh sách của Phật, Thầy không đặt ra một điều gì mới của Thầy, mà đức Phật đã xác định điều đó rất rõ ràng “Pháp ta không có thời gian, đến để mà thấy”. Thấy cái gì? – Thấy sự giải thoát. Thấy sự giải thoát là chứng đạo. Giải thoát là chứng đạo. Thế mà chúng ta không chịu chứng đạo, cứ chạy loanh quanh trong ác pháp mà không chịu bỏ xuống. Vậy làm sao chứng đạo? Khi đức Phật tuyên bố “Pháp ta không có thời gian, đến để mà thấy” nghĩa là không phải đợi một, hai, ba, năm... ngày để chứng đạo mà thấy cái gì? – thấy sự giải thoát. Mà thấy sự giải thoát là chứng đạo. Quý vị cứ nghĩ coi đức Phật nói đúng không hay đức Phật nói láo?
Khi Thầy tuyên bố lớp này sẽ tu chứng quả A-la-hán, thế mà quý vị không tin Thầy đâu, cứ cho là tu rất khó. Khó là tại quý vị tu khó, chứ thật sự không khó. Đức Phật nói ngũ triền cái thế nào? – tham, sân, si, mạn, nghi.
Mọi con người đều đủ 5 triền cái này hết, không có người nào thiếu 5 triền cái này. Cho nên đức Phật xác định “Pháp ta không có thời gian, đến để mà thấy”, thấy sự giải thoát thì đức Phật xác định như thế nào? Tâm tôi có tham tôi biết tâm tôi có tham. Tâm tôi không tham tôi biết tâm tôi không tham. Đó là pháp để mà thấy. Tâm tôi có sân tôi biết tâm tôi có sân. Tôi biết tôi chứ ai biết tôi hơn. Quý vị nghĩ coi có đúng không. Tâm tôi không sân tôi biết tâm tôi không sân. Như bây giờ tâm tôi có sân đâu.
Quý vị biết rất rõ ràng, không ai mà không biết. Tâm tôi có si tôi biết tâm tôi có si. Bây giờ có ai buồn ngủ không. Không có buồn ngủ thì có si chỗ nào.
Tâm tôi có mạn tôi biết tâm tôi có mạn. Bây giờ quý vị biết quý vị có mạn hay không mạn. Tâm tôi có nghi tôi biết tâm tôi có nghi. Mình nghi người này, nghi người kia, nghi người nọ như vật rõ ràng mình biết chứ ai đâu biết được, nhưng nghi là ác pháp. Nghi đem đến khổ mình khổ người mà sao lại nghi? Tại vì mình muốn ác pháp. Đạo Phật xác định rõ ràng ai cũng biết.
Tâm mình lúc nào có thì mình biết, nhưng có thì mình ngăn, mình diệt, đừng để ác pháp đó, đừng để tâm đó thì làm sao không giải thoát. Mình đã biết thì ngay đó buông xả liền.
Thế mà Thầy nói thì ai cũng nghĩ tu chứng quả A-la-hán khó. Quý vị ngồi đây nhiếp trong hơi thở, ngồi đây để nhiếp tâm ức chế tâm bằng cách này cách khác, ngồi đây giữ tâm thanh thản an lạc vô sự, quý vị điên đảo như vậy.
Đức Phật đâu dạy chúng ta lìa con người của chúng ta để chứng đạo. Chúng ta là con người bình thường, đâu cần tu gì đâu. Thầy nói ngồi chơi để làm gì? - Để thấy được 5 triền cái lúc đó chúng ta có hay không. Không có thì mặc nó chứ mình cần gì phải tu tập. Vậy thì trong khi không có ngũ triền cái thì có chứng không? Có giải thoát không hay chúng ta phải tu mới có giải thoát, hay phải vào một trạng thái nào đó mới là giải thoát. Đức Phật không dạy chúng ta điều đó. Trong cái chứng chúng ta tu tập ở đây quá cụ thể rõ ràng, nhưng quý vị muốn giải thoát hay không muốn. Muốn giải thoát mới về đây tu tập với Thầy. Bỏ hết cuộc đời của mình rồi, không còn ham thích gì nữa hết, chỉ còn 3 y một bát. Cái gì cũng bỏ hết mà ngũ triền cái không chịu bỏ. Năm màn ngăn che không chịu bỏ. Biết triền cái rõ ràng. Nghi thì biết nghi, sân thì biết sân thế thì sao không chịu bỏ.
Đức Phật nói “Pháp ta không có thời gian, đến để mà thấy”, tức là đến để mà chứng sự giải thoát rất rõ ràng. Nhưng quý vị có tha thiết nhiệt tâm xả những triền cái này không hay là nuôi nó. Quý vị tự biết. Quý vị nghĩ phải nhiếp tâm trong hơi thở, trong thân hành này kia, rồi quý vị đi kinh hành, đi thân hành niệm. Đó là lúc đầu của người mới vào tu chứ không phải lúc bây giờ quý vị ngồi tu cái đó đâu. Bây giờ còn ôm pháp tỉnh thức chánh niệm đi kinh hành này kia, làm cái đó là làm sai.
Ở đây người nào tin Thầy thì Thầy biết, người nào không tin Thầy cũng biết, bán tin bán nghi Thầy cũng biết. Các con nên nhớ Thầy chọn người để đào tạo họ chứng quả Alahán để nói lên tiếng nói của Phật pháp là pháp của Phật thực tế, tu rất dễ dàng, không lâu chứng đắc. Chín năm trời giam mình trong thất Thầy tu chẳng ích lợi mà chỉ 6 tháng ngồi tựa cửa lại thấy được mình giải thoát. Tâm làm gì mình thấy rất rõ, tâm mình 5 triền cái hiện ra cái nào mình cũng biết hết, không cái nào không biết. Mà biết như thế rồi mình theo nó sao, nuôi dưỡng nó sao? Trong khi mình bỏ hết cuộc đời này mà không bỏ tham sân si mạn nghi sao? Nó xẩy ra cái gì cũng biết hết. Tham cái gì? Tham đi chơi, tham nói chuyện... rõ ràng mình biết mình hết chứ. Rồi tham danh, tham lợi, tham này kia đủ loại. Ai cũng biết 5 triền cái, nhưng tại sao mình biết cái đó là ác pháp, lại không dừng? Pháp Thầy tu dạy sai sao?
Thầy có dạy ngoài lời Phật dạy đâu? Đức Phật đã xác định pháp một cách rất rõ ràng.
Sức của Thầy chỉ dạy 20 người, không thể hơn 20 người bởi vì pháp Phật cụ thể rõ ràng như vậy mà các con tu tập không đúng. Giới luật thì vi phạm phá hạnh độc cư. Trong mấy người Thầy chọn, các con muốn dự lớp này thì lẽ ra từ ngày Thầy chọn vô lớp cho đến nay, các con phải không đi nói chuyện với ai hết. Nghĩa là Thầy tuyên bố thời gian của mấy con là 7 tháng chứng đạo thế mà các con đợi cho tới ngày khai hạ Thầy giảng cho các con thì chừng đó các con mới cố gắng. Lẽ đáng ra, ngay từ lúc đầu tiên Thầy sắp lớp cho các con rồi, các con phải giữ hạnh thì may ra mới thấy kết quả các con tu tập chứ; đằng này các con cứ chạy tới, chạy lui, chuyện này chuyện nọ đủ hết.
Các con bỏ cuộc đời vô đây để làm gì, để tìm sự giải thoát hay để làm gì đây? Thầy cực, các con cực, đàn na thí chủ cực, người ta bỏ tiền bạc, hạt cơm cúng dường, mọi người trong nhà bếp cực. Người ta lo bữa ăn cho mình thế mà pháp Phật thực tế như vậy tại sao chúng ta tu như vầy? Chúng ta làm sai, hay Phật dạy sai, hay Thầy dạy sai? Ai cũng là con người cho nên trên trời dưới trời con người là duy nhầt làm chủ sanh già bịnh chết. Chỉ có con người biết.
Chỉ có con người hiểu. Chúng ta hiểu đây là tham, chúng ta biết rõ như thật nhưng tại sao chúng ta không chịu xả. Chúng ta biết tâm tôi có tham tôi biết tâm tôi có tham tại sao không bỏ cái tham? Tại sao bỏ hết cuộc đời được mà tham lại không chịu bỏ?
Hôm nay Thầy nhắc lại cho các con thấy muốn tu thì phải tu cho đàng hoàng, người nào nghi ngờ thì cứ ra khỏi Tu Viện; Thầy không mời, không gọi các con về đây tu đâu. Các con đến với Thầy thì Thầy thêm cực mà các con đi thì Thầy khỏi cực. Người nào không muốn tu thì cứ đi về. Tin thì quyết tâm tu thật, làm thật, ăn chắc nói chắc, làm cho thật sự giải thoát, còn nghi ngờ thì chưa được. Thầy không ép các con ở lại theo Thầy tu. Các con tu, các con giải thoát chứ không phải Thầy. Thầy chỉ cực khổ với các con thôi chứ không có gì lợi ích cho Thầy. Danh Thầy không màng, lợi Thầy không ham. Với mục đích dựng lại nền đạo đức cho loài người sống không làm khổ mình khổ người mà Thầy mở các lớp học, Thầy viết kinh sách từ bao lâu nay. Những người tu thật tu thì Thầy sẽ hướng dẫn họ chứng đắc quả Alahan. Các con hãy nói cho Thầy nghe người chứng quả Alahan là như thế nào, trạng thái chứng quả Alahan ra sao. Các con có biết không mà đâm nghi lời Thầy.
Một cái gì Thầy tuyên bố ra đều có bằng chứng trong kinh sách của Phật hẳn hòi. Có lời dạy của đức Phật hẳn hòi. Thầy xin nhắc lại đức Phật nói “Pháp ta không có thời gian, đến để mà thấy”, tức là đến với pháp Phật mà chúng ta quyết tâm tu, nhiệt tâm tu thì chúng ta có giải thoát, được chứng đạo ngay thời điểm đó tức khắc; không phải đợi 3 tháng, 5 tháng, 7 tháng mới chứng đạo, mà chứng đạo ngay từ giờ phút đó. Nếu một người quyết tâm suốt 7 năm sống như vậy, xả 5 triền cái như vậy, ngày nào cũng nỗ lực xả tâm như vậy, thì đâu cần đến 7 năm, đâu cần đến 7 tháng, đâu phải 7 ngày mà chỉ Nhất Dạ Hiền. Như vậy tu tập đâu phải khó, đến là chứng đạo rồi vì “Pháp ta không có thời gian, đến để mà thấy”. Các con thấy chứng cái gì?
Chứng tâm tôi có tham tôi biết tâm tôi có tham, tâm tôi không tham tôi biết tâm tôi không tham.
Bây giờ tôi biết tâm tôi không tham, tâm tôi không sân, tâm tôi không si, tâm tôi không mạn, tâm tôi không nghi. Chỗ đó không phải là chỗ Phật sao, không phải là chỗ Alahan sao. Các con xét coi trong tâm các con các con có 5 triền cái không? Ngay bây giờ thôi. Không tham sân si mạn nghi là quả Alahan ở chỗ đó chứ đâu phải ở chỗ 3 Minh. Đức Phật đâu cần thứ 3 Minh đó.
Nhưng tâm không có 5 triền cái thì 3 Minh là cái chẳng giá trị gì. Đâu phải tu để cầu 3 Minh, đâu phải tu để cầu nhập định; nhưng tu nhắm ở chỗ bất động để giải thoát, ở chỗ 5 triền cái không tác động được thân tâm chúng ta. Chỗ đó là chỗ giải thoát. Tại sao các con cứ chạy lòng vòng đi tìm. Các con cho giải thoát là đợi cho các con nhập được 4 thiền, đợi cho các con có được 3 Minh, trong khi một phút một giây của tâm không có 5 triền cái này lại không giữ.
Lúc thì chạy đi nói chuyện đầu này, lúc thì đi nói chuyện đầu kia. Cái đó là cái gì? Đó không phải tham sao? Tại sao các con không thấy. Bỏ hết cuộc đời vào đây tu để cầu giải thoát mà các con hành động như vậy, tu như vậy thì cầu giải thoát cái gì? Các con trả lời cho Thầy nghe các con đúng ở chỗ nào.
Lời đức Phật dạy “Pháp ta không có thời gian, đến để mà thấy”, rồi kế đó giải thích “tâm tôi có tham tôi biết tâm tôi có tham; tâm tôi không tham tôi biết tâm tôi không tham. Tâm tôi có sân tôi biết tâm tôi có sân; tâm tôi không sân tôi biết tâm tôi không sân. Tâm tôi có si tôi biết tâm tôi có si; tâm tôi không si tôi biết tâm tôi không si. Tâm tôi có mạn tôi biết tâm tôi có mạn; tâm tôi không mạn tôi biết tâm tôi không mạn. Tâm tôi có nghi tôi biết tâm tôi có nghi; tâm tôi không nghi tôi biết tâm tôi không nghi". Đức Phật giải thích pháp rõ ràng, Ngài dạy bài đó trên 5 triền cái.
Vậy thì hôm nay chúng ta đến đây tu thì cũng ngay trên điểm 5 triền cái những lời Phật dạy mà tu thì có gì đâu khó khăn. Các con cứ đổ thừa nghiệp nặng nên hôn trầm nhiều; ngũ triền cái tham sân si mạn nghi là tại nghiệp nặng. Vậy ai trên đời này không nghiệp. Không nghiệp làm sao có thân này.
Thân này là thân nghiệp chứ là gì. Người nào cũng có thân, Phật cũng có, Thầy cũng có, đi mà vấp cục đá thì người nào cũng đau chứ có ai không đau?
Hôm nay Thầy đọc lại danh sách trong số Thầy đã chọn lựa: cô Huệ Ân, cô Từ Đức, Mỹ Thiện, Hương Từ, Nguyên Thanh, Từ Hạnh, Mỹ Linh, Hải Tâm, Diệu Quang, Liễu Châu. Mặc dù Liễu Châu không có mặt ở đây nhưng có ghi danh trong này. Còn bên nam thì Chơn Thành, Minh Nhân, Từ Quang, Thanh Quang, Pháp Châu, Thiện Thảo, Chí Thiện, Minh Nghĩa, Mật Hạnh, Thanh Trí. Trong 20 người này ai không trọn niềm tin với pháp của Phật “Pháp ta không có thời gian, đến để mà thấy”, quý vị nghi và nghĩ rằng nghiệp mình nặng không thể tu được thì quý vị tự rút lui, Thầy không ép Đừng làm quý vị khổ mà Thầy cũng khổ, khổ công trong những ngày tu tập. Có tu cũng chẳng kết quả gì được vì quý vị đang nghi nghiệp mình nặng.
Ở đây không có tu thử. Phật pháp không dạy chúng ta tu thử mà dạy chúng ta tin thì làm không tin thì thôi. Tín lực là hàng đầu. Không bao giờ chờ có một người tu được thì quý vị mới tu, còn không có người tu được thì quý vị nghỉ vì quý vị đã bỏ tất cả nhà cửa, sản nghiệp, công ăn việc làm, thậm chí cả thân mạng cũng không nghĩ đến. Chúng ta ăn ngày một bữa còn gì nữa mà nghĩ đến thân mạng; ăn không cần ngon, không cần mập, không cần béo. Có một vị sư đến đây một thời gian nhưng sau khi về lại chỉ mấy bữa mà mặt mập tròn thì biết rằng người này tu như thế nào. Chắc các con cũng thấy vị đó.
Thầy rất đau lòng, sống ở đây bao tháng trời mà sau khi trở về dục vẫn cám dỗ lôi vào đường ăn uống được. Đạo Phật xác định rất rõ mục đích giải thoát; một người tu mà còn chạy theo dục ăn uống thì mục đích giải thoát chỗ nào. Người ta gầy còn bằng que tăm mà còn chưa xả được cái ngã của mình huống hồ mình mập ú lên thì mấy người đó làm sao tu được. Cho nên ở đây tu thật, làm thật.
Có tin thì tu không tin thì thôi.
Những lời Thầy dạy là hoàn toàn của Phật, Thầy không đặt ra một pháp môn nào mới hết, mà Thầy căn cứ vào những gì đức Phật đã xác định từng chút rõ ràng. Chúng ta là những người bỏ đời để vào đạo chứ không phải đến đây để tu cầm chừng, để tu lấy có, để tu thử. Phật pháp từ xưa đã có người tu làm chủ và hiện giờ cũng có người tu làm chủ được, chứ không phải nói chơi, nói suông.
Đứng trước cảnh dục thì làm sao không biết tâm mình có dục hay không có dục. Có dục thì ngăn diệt chứ đâu được để. Phật đã dạy điều đó. Tâm mình có sân biết tâm mình có sân, đâu điên khùng gì mà để tâm mình sân, không ngăn, không diệt? Còn thấy mình không đủ khả năng ngăn diệt, mình không đủ nhiệt tâm, còn thương yêu tham sân si mạn nghi, còn nuôi dưỡng nó, không nỡ diệt nó thì tu làm gì? Thầy thường kêu gọi các con khi một người lầm lạc thì thương người đó vì họ chưa biết cách xả tâm, chưa biết cách tu cho nên họ còn lầm lạc. Bây giờ chúng ta đã biết cách rồi mà chúng ta còn lầm lạc sao.
Trước mặt chúng ta ai cũng là con người thì đều là đáng thương, không đáng ghét. Tại sao chúng ta muốn dìm người này xuống, dìm người kia xuống, muốn nói nặng người này, muốn chửi mắng người kia. Là con người với nhau cần phải thương nhau chứ. Một con vật nhỏ tí ti chúng ta còn thương xót, một cây cỏ chúng ta còn thương xót thì nỡ lòng nào chúng ta mạt sát nhau từng chút!
Vì danh ư ? vì lợi ư ? Một người tu theo Phật biết thương chứ không biết ghét.
Chúng ta biết lỗi mình mà không biết lỗi người. Đó mới là tu theo đạo Phật.
Còn đằng này các con thấy lỗi người, lúc nào cũng thấy người có lỗi, mà chẳng tự thấy mình. Thấy người có lỗi là mình có lỗi rồi.
Hôm nay Thầy nhắc nhở để các con thấy trên con đường tu tập của chúng ta không phải khó, nó không có khó chút nào hết. Một người nhiệt tâm, quyết tâm thì chỉ cần trong một tuần lễ là họ chứng đạo. Tại các con chưa biết quyết tâm nên chưa chứng đạo. Nếu các con biết từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 7 giữ không cho có mặt tham sân si mạn nghi nào lén vào trong đầu chúng ta được, không có tác động vào thân tâm các con được thì các con đã giải thoát rồi. Đâu cần gì phải tu lâu. “Pháp ta không có thời gian, đến để mà thấy”, trong suốt 7 ngày các con hộ trì và bảo vệ trạng thái bất động đó. Chúng ta đâu dùng trạng thái đó để giữ gìn nó mà chúng ta hộ trì bảo vệ bằng cách không cho 5 triền cái xâm chiếm nó. Còn các con thì nhắc tâm thanh thản an lạc vô sự rồi cố gắng giữ tâm thanh thản an lạc vô sự. Cái đó các con tu đúng hay sai. Hở một chút liền có tham sân si, như vậy đúng hay sai? Đi kinh hành cố gắng tập trung trong bước đi rất kĩ lưỡng, rất tỉnh thức hoàn toàn không niệm, cái đó đúng hay sai? Cái đó là để cho người sơ cơ mới vào tu tập, chứ không phải người đã nhận pháp trên 4 niệm xứ để xả tâm mình để ngăn diệt 5 triền cái.
Các con thấy khó nữa không? Ai thấy khó thì cứ ra khỏi Tu Viện. Điều đó cho thấy các con biết mình rất rõ. “Tuy Phật nói vậy nhưng tôi tu không nổi”. Thầy mừng vì thấy các con biết các con rất rõ. Các con biết các con còn thương tham sân si mạn nghi; còn thương nó, còn nuôi dưỡng nó, còn thích cuộc sống của thế gian ăn uống ngủ nghỉ, vui chơi thoả thích, đi đây đi đó, thì không nên ở trong lớp của Phật. Tại sao vậy? Đức Phật lìa xa tất cả những cái đó, bởi những cái thích đó là những cái đau khổ mà các con không chấm dứt được thì các con nên về để thoả thích. Chừng nào đến mức độ quá khổ rồi thì hãy đến tu tập. Bây giờ còn ham thích thì hãy vui chơi với nó đi, chạy theo nó đi. Người nào còn thích nó, không dám bỏ nó, không dám buông nó thì hãy sống theo nó đi; rồi một thời gian không còn thích nó nữa thì hãy theo Phật mà tu, theo pháp Thầy dạy mà tu. Còn đang thích thì thôi, đừng nửa đời nửa đạo không ích gì, đừng bắt cá hai tay: đời không muốn bỏ mà đạo muốn ôm vô thì không được. Đây là hai con đường nghịch. Bỏ cái này mới được cái kia, bỏ cái kia mới được cái này. Không thể đi một lượt cả hai cái được. Muốn giải thoát thì phải đi đúng con đường giải thoát chứ không thể đi hàng hai được.
Những người quyết tâm tu thì thử hỏi mình được dạy chung như thế này không hay phải được dạy từng người. Đúng vậy, dạy chung chẳng ai tu được.
Muốn đào tạo họ để họ chứng đạt chơn lí, được giải thoát hoàn toàn thì chỉ có thầy trò truyền nhau cách thức để xả tâm. Còn nói chung chung các con nghe rồi các con chỉ biết nói như con chim học nói. Đi đến đâu cũng nói tu như vậy, làm như vậy sẽ được giải thoát. Nhưng các con chưa được gì hết tại vì các con học nói. Cho nên Thầy tự nghĩ lớp này đã 20 người thì mình phải kêu từng người để mình dạy. Nếu Thầy dạy công khai chung như vầy, ai cũng nghe hết thì họ có tin tưởng mình đâu. Bởi vì trong số người trước mặt Thầy có tin Thầy hết đâu thì Thầy dạy họ chỉ mất công thôi chứ ích gì. Thầy có nói thì họ cũng không tu được.
Còn người nào tin Thầy, khi Thầy nói bây giờ tu như vậy vậy, phải làm như vậy vậy thì người đó nhiệt tâm tu. Họ nghe lời Thầy, tin Thầy không một chút nghi ngờ Thầy. Cũng như hiện giờ người ta tin Phật nhưng người ta không làm theo Phật dạy giải thoát cho nên cái tin đó chưa hẳn là tin. Còn các con tin theo Thầy, lời Thầy nói các con làm đúng theo thì giải thoát sẽ có chứ sao. Còn bán tin bán nghi, cứ tu theo kiểu mình nghĩ, làm theo kiểu mình ưa, do đó Thầy có dạy gì đi nữa cũng chẳng đi tới đâu. Bởi vì các con đã hơn Thầy thì các con sẽ thích làm theo kiểu của các con. Nếu các con nghĩ mình hơn Thầy thì các con đã làm chủ sự sống chết chưa, các con có bất động trước các ác pháp chưa. Khi các con bị nói những điều mà các con không có thì các con có bất động không hay bực tức, phiền não; người ta mạt sát các con bằng cách này, bằng cách khác thì có bực tức không. Nếu các con còn bực tức thì chưa xả được tâm. Còn không thấy bực tức mà thấy nó là sai, thấy nó là ác pháp thì các con cần gì phải sân. Cho nên một người tu chứng thấy quá rõ ràng. Ở đây có nhiều người mắng Thầy, chửi Thầy rất nhiều nhưng Thầy đâu phiền giận họ mà Thầy rất thương họ, không bao giờ ghét. Thấy họ rất tội.
Thầy nói thẳng nói thật họ đã hiểu. Qua những điều kiện trong Tu Viện các con thấy Thầy không bao giờ nói một chuyện gì. Thầy biết tất cả đều do nhân quả. Thầy đã dạy các con học nhân quả.
Thầy nhắc lại, 5 triền cái rất quan trọng, hầu hết các con đều bị lưới vây trong 5 triền cái. Biết rất rõ nhưng không chịu xả, không chịu buông mà đổ thừa tại nghiệp của mình.
Thầy tuyên bố cho các con nghe một lần nữa: Ở đây không nên thu hình, không nên quảng cáo lớp học chúng ta bởi lớp học này là lớp chứng quả Alahán. Bây giờ chúng ta quảng cáo ở lớp này tu chứng Alahan mà cuối cùng không ai chứng thì mình nói láo với người khác, cho nên Thầy không cho.
Chừng nào chúng ta có người tu chứng hẳn hòi thì chừng đó các con đưa lên mạng hay đưa lên đâu cũng được, cho mọi người biết bởi vì mình nói và mình đã làm được. Còn chưa có người tu chứng thì khoan đã, hãy chờ đợi. Các con hãy chờ đợi, không lâu đâu.
Trong lớp chúng ta hiện giờ, 20 người của lớp hãy giữ hạnh đi xin ăn.
Theo Thầy thiết nghĩ cô Liên Châu trợ giúp cho mình một thời gian. Thầy xin 20 khẩu phần cho 20 người cho đến khi nào cơ sở của cô thành lập xong thì cô sẽ rút về ngoài đó nuôi dưỡng số tu sĩ ngoài đó. Còn ở đây mình sẽ tổ chức sự sống của tu sinh. Thầy không muốn trong Tu Viện có tổ chức nhà bếp. Khi Thầy vô bếp thấy Phật tử cúng dường rau cải tươi quá nhiều. Thầy rất lo vấn đề đó. Nếu có nơi nào bên ngoài nấu thì chúng ta đưa cho họ, mướn một người lo đời sống cho các tu sinh để cô Út Diệu Quang được rảnh rang. Thầy mong cô Diệu Quang dự lớp này cố gắng tu tập đem lại kết quả. Cô cũng quyết tâm.
Nhưng quyết tâm không phải ngay bây giờ là giải thoát mà phải có thời gian để chúng ta diệt 5 triền cái. Điều kiện bắt đầu từ ngày khai hạ cho đến ngày chúng ta hoàn thành được tâm bất động thì không giờ phút nào chúng ta không ngăn diệt 5 triền cái, nghĩa là không cho chúng xâm chiếm thì thời điểm đó đối với chúng ta sẽ không lâu, bởi vì “Pháp ta không có thời gian, đến để mà thấy”, thấy sự giải thoát hoàn toàn và kéo dài sự giải thoát đó thì nó không lâu. Nếu ai gan dạ thì sẽ làm được, và Thầy tin rằng ai cũng muốn được giải thoát, ai cũng muốn được an vui chắc chắn mọi người trước mặt Thầy người nào cũng làm được, người nào cũng đủ khả năng làm.
Ở đây không học, không chép, không ghi, không làm bài nữa mà chỉ cần các con ý thức được 5 triền cái để xả. Làm bài là chỉ ở lớp Chánh Tư Duy, tập xả theo trường lớp đào tạo và giáo dục của chúng ta để đi đến chứng quả Alahan. Còn ở đây là lớp cấp tốc, không chờ đợi vì chúng ta đã tu nhiều năm tháng ở đây rồi, người nào cũng đã từng trải nếm mùi cay đắng ở đây rồi, người nào cũng biết rõ tham sân si mạn nghi của mình nhiều rồi. Pháp của Phật từ 4 loại định: Định Niệm Hơi Thở, Định Sáng Suốt, Định Chánh Niệm Tỉnh Giác, Định Vô Lậu, tất cả các thầy ở đây đều rõ hết, đều có tập luyện qua hết rồi, trừ những người mới vào chưa biết thì mấy người đó còn thọ Bát Quan Trai, còn tập theo kiểu Bát Quan Trai. Còn những người Thầy đã ghi tên đều đã biết hết rồi, chỉ cần nỗ lực tu, chỉ cần sống đúng cách, chỉ cần quyết tâm nhiệt tâm xả bỏ 5 triền cái thì ngày thành tựu viên mãn của các con không xa.
Ngay từ lúc đầu các con đã giải thoát thì tới ngày cuối cùng 7 ngày, 7 tháng cũng y như vậy thì làm gì mà các con không giải thoát.
Đó là quyết định của Thầy ngày hôm nay nếu khi vào lớp này rồi mà người nào đi tới đi lui nói chuyện thì bị cho ra khỏi lớp. Những người nào có ghi tên thì ôm bình bát đi xin ăn như đức Phật ngày xưa để Thầy đào tạo họ chứng quả Alahan. Trong 20 khẩu phần này có khẩu phần của cô Diệu Quang, cô vẫn đi xin ăn như mọi người, mặc dù cô lo cho khách tham quan và những người ở tu trong tu viện không nằm trong danh sách 20 người mà Thầy đã xin cô Liên Châu, có khẩu phần ăn hằng ngày đầy đủ.
Trong số 20 người này nếu có người nào tu không được, xin Thầy rời khỏi Tu Viện thì Thầy cho họ về. Khi người đó về thì khẩu phần của người này sẽ được trả lại cô Liên Châu chứ Thầy không để phần đó cho khách tham quan hay người mới vào sau. Thầy đã xin cho người tu thì Thầy làm đúng chứ không làm sai. Nếu chỉ còn 10 người thì Thầy chỉ giữ lại 10 khẩu phần và trả lại cô Liên Châu 10 khẩu phần của những người đã rời Tu Viện. Nếu quả chăng chỉ còn một người trong lớp này thì Thầy trả lại 19 khẩu phần và tiệm cơm chay cũng sẵn sàng mang một khẩu phần đó vào, nhưng người đó phải quyết tâm tu, Thầy muốn lập hạnh cho đúng. Còn phần những khách tham quan đến đây, dự thính, dự khuyết thì hiện giờ Thầy không xin cho các con vì Thầy không ghi các con vào danh sách khoá tu này. Các con chỉ được nghe, được hiểu, được biết, được học để mà tu. Nếu có dịp mở những khoá khác chừng đó các con được dự vào. Bây giờ chỉ 20 người và Thầy tin tưởng rằng Thầy sẽ đào tạo họ chứng quả Alahan. Chỉ cần một người được Thầy đào tạo chứng quả cũng là tiếng nói của Phật giáo. Càng ít, Thầy càng khoẻ, Thầy chăm sóc càng kĩ, đệ tử của Thầy sẽ chứng đạo không khó khăn.
Thầy tuyên bố cho các con hiểu rằng pháp của Phật không phải tu lâu mà Thầy từng nói như đức Phật đã nói 7 ngày, 7 tháng, 7 năm. Nhưng sự thật không phải 7 năm mà 7 tháng, nếu một người quyết tâm nhiệt tình thât sự thì 7 tháng chứng đạo không hề khó, qua kinh nghiệm 6 tháng của Thầy. Những cái gì tu sai bỏ xuống hết, không dùng được chút nào hết. Đừng nói Thầy tu theo thiền Đông Độ, rồi tu theo Đại Thừa nhiếp tâm lọt vào định tưởng thế này thế khác nhờ đó tu xả tâm mới dễ. Không phải đâu. Thầy đã chiêm nghiệm điều đó cho nên Thầy biết con đường tu của Phật. Một người bình thường chứ không phải một người có tu bị vấp té nhiều lần, mà nỗ lực nghe lời Thầy dạy, tin tưởng lời Thầy dạy họ cũng chỉ 7 tháng thôi chứ không phải 7 năm.
Các con tu theo Phật mà bán nghi bán tin thì Thầy không biết làm sao.
Những lời của Phật dạy, những gì Thầy đã ghi chép ra, rõ ràng là lời của Phật dạy, không có gì mới mẻ của Thầy. Chỗ Thầy bảo các con sẽ chứng quả Alahán là Phật đã bảo “Pháp ta không có thời gian, đến để mà thấy”. Chắc các con bảo đến để mà thấy chút thôi rồi đâu cũng vào đấy chứ gì? Như vậy làm sao gọi là Nhất Dạ Hiền, làm sao nói là 7 ngày, làm sao nói là 7 tháng, làm sao nói là 7 năm. Các con đừng hiểu đơn giản quá vậy. Bây giờ chúng tôi yên ổn nhưng lát nữa chúng tôi giận ầm ầm chúng tôi đánh lộn thì như vậy có nghĩa lí gì gọi là tu theo Phật. Đã hiểu Phật rồi, đã thấy sự giải thoát rồi, thì luôn từ ngày các con thấy giải thoát cho đến khi chúng ta hoàn tất được sự thấy này, chứ đâu phải lúc thấy vầy, lúc thấy khác. Các con đã học rồi mà các con có làm đúng lời Phật dạy không? Vậy từ lâu nay các con tu cái gì, nói xả là xả cái gì? Bây giờ các con đã hiểu chưa? Thầy nói rất mệt nhọc, nhưng không biết các con có thực sự tiếp thu lời Thầy nói không? Nếu không tiếp thu thực sự thì các con tu theo Thầy làm gì? Thầy nói rất rõ, thậm chí Thầy còn đặt câu hỏi “chứng Alahán là chứng cái gì?”. Người nào nghĩ chứng Alahan như thế này thế khác, nói lên cho Thầy nghe, coi các con đúng hay sai, rồi các con dẫn chứng cái nào mà Phật dạy cái đó cho Thầy thấy.
Ở đời người ta tu thì có cái bắt đầu và có cái sau cùng, chứ đâu chỉ tu ở bước đầu hoài, nghĩa là bắt đầu chúng ta tu như thế nào và cuối cùng tu như thế nào. Các con lấy quả Alahan sau cùng mà nói người chứng Alahán phải có 3 Minh, phải có thần thông, phải có lục thông, phải nhập định, phải ngồi thiền 7, 8 ngày; một tháng, hai tháng... Các con chỉ lấy cái đuôi mà không biết cái đầu thì các con tu cái gì đây? Đầu ra sao, đuôi ra sao; phải hiểu cách thức đầu mình tu như thế nào, đuôi tu như thế nào. Ở đây đầu đuôi phải y như nhau, không phải đầu khác đuôi khác. Nhưng cái dụng của cái đầu và cái dụng của cái đuôi khác nhau. Lục thông, tam minh đều là cái dụng của tâm bất động, chứ đâu phải là cái chứng. Chứng đạo không phải vậy. Chơn lí chứng đạo là trạng thái Diệt Đế của tâm bất động chứ đâu phải là tam minh, lục thông. Các con lấy cái dụng làm kết quả thì hoàn toàn sai mất. Các con hiểu Phật theo kiểu của các con, hiểu cái dụng mà không hiểu mục đích giải thoát, cho nên các con nói khó quá. Bây giờ các con không cần có thần thông thì đâu khó, có nghĩ đến điều đó đâu mà chỉ nghĩ đến tâm mình bất động không ác pháp, không có tham sân si mạn nghi, không có dục vào đó thì đó là giải thoát. Cho nên cái hiểu của các con bị lệch lạc. Các con nói Phật có dạy người chứng quả có Tam Minh, Lục Thông, biết từ kiếp này tới kiếp này... Các con nói toàn dụng thôi BẬC BA MINH DẠY TU CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC mà không biết chỗ giải thoát là gì. Không lẻ người đó tu xong rồi tối ngày cứ ở trên trời bay qua bay lại làm như chim kên kên, chim quạ vậy sao, hay tàng hình biến hình thành cóc nhái sao, hay là phóng hào quang lên làm gì đây.
Cái dụng đó để làm gì, người tu đó trở thành bóng đèn hay sao, tối ngày bật lên cho sáng. Hiểu như vậy thì hiểu tu chứng để làm cái gì?
Thầy nói để các con hiểu đừng lấy cái dụng mà nói đó là kết quả giải thoát của các con. Đó là cái dụng của tâm bất động chứ không phải là kết quả của quả Alahan ở chỗ đó. Đức Phật xác định rất rõ: mục đích của đạo Phật là chỗ bất động tâm trước ác pháp và các cảm thọ. Mà ngay từ lúc đầu chúng ta đã bất động rồi, ác pháp tác động chúng ta có được đâu. Chúng ta bắt đầu rồi:
“Pháp ta không có thời gian, đến để mà thấy”, Thầy nhắc đi nhắc lại nhiều lần câu Phật nói đó.
Hôm nay lớp học được khởi sự cho chúng ta và đồng thời lớp này Thầy giữ nguyên số 20 người này. Ai tin thì theo Thầy tu, ai không tin thì Thầy cho các con rút tên ra. Người nào dự khuyết mà Thầy thấy nhiệt tâm Thầy sẽ cho vô thay thế. Ở đây Thầy cho khai hạ mùa năm nay và không biết mùa hạ nào chứng đạo thì mới ra thất, còn chưa chứng đạo thì quyết ở trong đó. Người nào cũng tha thiết muốn làm chủ sự sống chết của mình thì phải có quyết tâm.
Người nào thấy không được thì xuất thất ra. Trong 20 người này Thầy sẽ hướng dẫn họ đầy đủ, họ sẽ chứng đạo. Và chứng đạo để tiếng nói của Phật giáo trong thời đại của chúng ta ở lớp chúng ta có 20 người đều tu chứng.
Các con không vì một tâm nhỏ mọn nào mà các con phải thương yêu nhau, giúp đỡ nhau trên sự tu chứng. Các con có tâm ganh tị thì ngay đó các con rời khỏi lớp tu này vì tâm các con không tốt. Còn các con biết thương nhau, biết sự tu tập kéo dài thời gian này, sống trong thời gian này không phải là chuyện dễ, các con giúp đỡ thương yêu để nâng đỡ nhau đồng lên để các con cùng nhau có một tiếng nói chung là Phật pháp có người tu chứng. Đây là lời nói thật. 20 người này chứng minh cho sự nói thật của chúng ta.
Ở đây chúng ta nói tâm bất động của chúng ta, chúng ta không cần nói cái dụng bởi tâm chúng ta tròn đầy thì cái dụng sẽ tự có đầy đủ tất cả. Ở đây các con phải biết để các con tu tập, các con biết thương nhau trên con đường tu.
Các con bỏ hết, đâu có ăn phi thời; các con bỏ hết, đâu có vui chơi nói chuyện; thậm chí như cả quần áo các con đang có, các con cũng không cần thay đổi bộ nào. Từ đây cho đến khi chứng đạo không cần thay đổi áo quần nào cả. Có bấy nhiêu các con thấy đủ, chứ không cần có nhiều bộ quần áo. Chỉ một bộ đang mặc trong người là đủ 3 y một bát cho đến ngày các con chứng đạo, không cần thêm.
Đó là quyết định của các con, Thầy chỉ là người khích lệ, sách tấn hướng dẫn cho các con tu. Thầy là người hướng đạo, Thầy là người cầm đuốc soi đường cho các con đi. Còn đi hay không là quyền của các con. Ở đây pháp của Phật như thật, nghĩa là tâm các con như thế nào thì biết như thật, không còn ai che đậy được nữa đối với các con.
Các con nhớ rằng lớp của các con là lớp quyết định phải đạt được kết quả của sự tu tập. Ít ra cũng phải được một hai người, không dưới. Các con tự lượng sức của các con. Thầy cố gắng hết mình giúp các con tu tập. Người nào Thầy cũng thương. Mặc dù các con có nói Thầy như thế nào đi nữa Thầy vẫn thương. Đối với Thầy không có người nào Thầy ghét. Các con nói Thầy sao lúc nói qua, lúc nói lại, Thầy chẳng thành vấn đề. Hôm nay Thầy nói như thế này, ngày mai Thầy nói như thế khác chưa hẳn Thầy nói trật với mục đích của nó. Các con cứ nghiệm xét lời của Thầy. Không bao giờ Thầy nói trật, nhưng Thầy có thay đổi biến chuyển từng kế hoạch, từng nhân quả đang diễn biến, nhưng mục đích chính của nó không bao giờ Thầy trật. Lời nói của Thầy bao giờ cũng giữ đúng cốt lõi của nó nhưng thay đổi cho phù hợp theo nhân quả đang diễn biến.
Hiện giờ thì thời điểm nó như vầy nhưng ngày mai hay chốc nữa nhân quả diễn biến, Thầy phải làm sao khéo léo linh động để giữ cái lớp này cho được xây dựng để tiếng nói của nền đạo đức sống không làm khổ mình khổ người được dựng lại. Không chứng minh được nền đạo đức thì còn gì nữa. Lúc nào cũng hờn giận, cũng phiền não thế này, thế kia, làm khổ mình làm khổ người thì nền đạo đức đó ích lợi gì cho ai, để làm gì trong khi những người đại diện cho loài người lúc nào cũng khích bác chống đối nhau, có đúng không?
Không đúng thì dẹp đi chứ để làm gì, có tu được không. Các con là đại diện cho con người trên hành tinh này mà các con làm không được thì những người kia có làm được không? Chắc cũng không được. Cho nên dẹp lớp này đi cho rồi, Thầy còn khoẻ hơn, sống thanh thản an lạc một mình có phải sướng hơn không. Thầy tự tại, muốn chết muốn sống lúc nào cũng được, bịnh đau đâu có làm gì Thầy được. Riêng Thầy thì được an lạc rồi, còn các con chưa thoát khỏi thì có ăn nhằm gì Thầy đâu. Thầy thương Thầy dựng, mong các con thực hiện được mà các con không làm được, các con còn mang tâm tham sân si trong lòng, ganh tị tị hiềm này nọ đủ thứ thì đó là lỗi của các con chứ đâu phải lỗi Thầy. Thầy dạy các con phải xả bỏ, từ bỏ, ngăn chặn, diệt; các con không nghe, các con muốn nuôi dưỡng nó thì các con chịu lấy hậu quả đau khổ chứ Thầy có trật lúc nào đâu. Nếu các con còn mang một tâm tham sân si ác pháp như vậy thì Thầy đào tạo không được, Thầy dẹp lớp, kinh sách Thầy cũng dẹp, đạo đức Thầy bỏ, không bao giờ phổ biến đạo đức này, mặc dù sách Thầy viết thực tế cụ thể. Ðời khổ là do nghiệp của người ta, Thầy cố gắng kê vai chuyển nghiệp cho họ mà chuyển không nổi là tại họ. Mọi nguời cùng đi với Thầy chứ đâu phải một mình Thầy đi mà cho các con được bình an. Cả bao nhiêu người trên hành tinh này cùng đi với Thầy thì mọi người mới được bình an, chứ bây giờ có một mình Thầy đi mà mọi người không chịu đi thì Thầy đi cho ai đây.
Tốt hơn Thầy đi vào nơi an bình.
Các con nghe rồi suy ngẩm xem mình tu nổi hay không, người nào tu không nổi thì xin rút lui, còn người nào quyết một là chết hai là chứng đạo thì ở lại với Thầy. Một là Thầy trò đồng độc cư, hai là các con sẽ chứng đạo như Thầy. Đừng tự ti mặc cảm mình không tu nổi. Những người ngồi trước mặt Thầy ai cũng tu được, bởi pháp Phật dễ chứ không khó, dạy cho chung ta cụ thể rõ ràng. Tham thì mình biết tâm mình tham, chứ nó lộ tướng tham mình không biết sao. Sân là tức giận trong lòng mình làm sao không biết. Tướng si là buồn ngủ hôn trầm thùy miên mình biết chứ sao không và cách thức phá mình cũng biết rồi, đâu có người nào không biết, rồi ngã mạn của mình mình cũng biết, ai động tới mình thì mình sân, rồi mình thèm ăn cái này cái kia, đó là cái tà mạng chứ chánh mạng mình đâu có. Cái mạng đều hiện qua các tướng tham dục này kia mình thấy quá rõ. Còn nghi, các con thấy rõ ràng không nghi cái này thì cũng nghi cái kia, nghi người này nghi người kia.
Huynh đệ của mình mà mình nghi cái gì. Từ cái nghi đó mà đưa đến cái thiếu đoàn kết cái chia lìa. Cho nên trong cuộc đời chúng ta tu được hay không được gì, thiếu đoàn kết thì nền đạo Phật làm sao dựng lại được. cái nghi là cái quan trọng, nó làm chúng ta li gián, nó làm chúng ta tức giận nhau, nó làm chúng ta chia lìa nhau.
Đó là điều chúng ta cần xả thật sạch chứ không phải ngồi thiền nhập định, không phải Định Niệm Hơi Thở gì cả nhưng những phương pháp đó đều trợ giúp chúng ta để chúng ta xả những ác pháp. Nó trợ giúp chúng ta chứ không phải pháp đó đưa chúng ta đi đến cứu cánh. Trợ giúp chúng ta để đem lại sự bất động.
Trong giai đoạn này các con còn gặp các huynh đệ từ xa đến chứ khi khai hạ quyết tử tu thì không còn gặp ai nữa, một là chết, hai là chứng đạo, không còn gặp, không còn nói chuyện với ai. Nếu có ai đến đây xin gặp thì Thầy bảo họ đi về, ở đây không cho tiếp khách. Ở đây khép mình vô khoá tu rồi. Tóm lại khi Thầy đã khai hạ, các con bắt đầu vào thất tu rồi thì kể từ ngày đó sắp lên không còn tiếp khách nữa. Cho dù khách là ai cũng không tiếp nữa. Nỗ lực để cứu mình trước đã rồi sau đó mới cứu những bạn bè, những người thân của mình. Bây giờ đây là quyết định chứ không còn kéo dài chuyện này đến chuyện kia nữa.