Giới thứ tư: CẤM VỌNG NGỮ

Không vọng ngữ là một “GIỚI ĐỨC CHÂN THẬT”. Người tại gia cần phải học hiểu và sống đức hạnh này, để đem lại lợi ích cho mình, cho người và cho cả hai.
Giới đức không vọng ngữ là một Đức Hạnh Chân Thật. Người không nói dối là một con người thật là người, còn người phàm phu thì không thể tránh khỏi nói dối, mặc dù nói dối không hại ai, hoặc nói dối đùa chơi thì vẫn là Trưởng Lão THÍCH THÔNG LẠC nói dối, vẫn là làm mất uy tín của mình.
Không nói dối là một việc làm rất khó, cho nên phàm làm người ai ai cũng có nói dối, nói dối ít hay nói dối nhiều, nói dối có hại hay nói dối không hại người.
Vọng ngữ thuộc về khẩu nghiệp, nên chỉ loài người mới mắc tội vọng ngữ, còn thú vật thì không mắc tội này, vì thú vật không nói được.
Người không vọng ngữ là người tạo cho mình một uy tín đối với mọi người, một sự kính trọng tuyệt vời, một lòng tin yêu quý và tôn trọng sâu sắc.
Vọng ngữ chia làm bốn phần:
A- Nói dối.
B- Nói lời hung ác.
C- Nói lưỡi hai chiều.
D- Nói lật lọng.
Nói dối có nhiều cách:
1) Ca ngợi khen tặng một người nào mà người đó chưa làm được như vậy, thì đó là nói dối. Cách nói dối đó là nịnh bợ lấy lòng người trên. Ca ngợi việc làm của người khác không đúng đạo đức mà nói đúng đạo đức là nói dối.
THỌ TAM QUY NGŨ GIỚI 2) Quý Hòa thượng chết trong bệnh đau khổ sở, mà bảo rằng thu thần nhập diệt, đó là nói dối, vì các vị HT có biết cách nào thu thần nhập diệt đâu?
3) Khi nói sai một điều gì là có nói dối.
Như trong kinh Kim Cang dạy: “Bồ tát độ hết chúng sanh thì thành Phật”, có nghĩa là một người tu tập hết vọng tưởng thì thành Phật.
Lời dạy trong kinh này là nói dối, vì khi hết vọng tưởng thì tâm sẽ rơi vào trong “không”, chứ không thành Phật. Phật chính là chỗ TÂM BẤT ĐỘNG trước các ác pháp và các cảm thọ, chứ không phải tâm không niệm, tâm vô phân biệt, tâm vô trụ, v.v...
4) Trong Tâm Kinh Bát Nhã dạy: “Quán Tự Tại hành thâm Bát Nhã Ba La Mật đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không”. Lời dạy như vậy là nói dối, vì c hưa thấy ai quán chiếu ngũ uẩn giai không được. Tổ Sư Tử chết oan vì lời nói dối này. Trong các chùa ngày đêm bốn thời công phu khuya sớm đều tụng Tâm Kinh Bát Nhã mà chưa có thấy vị thầy nào thoát khổ, như vậy kinh này nói dối.
5) Không thấy, không nghe mà nói thấy, nghe là nói dối.
6) Thấy, nghe mà nói không thấy, không nghe là nói dối.
Trưởng Lão THÍCH THÔNG LẠC 7) Thêu dệt bịa đặt ra để nói xấu người khác là nói dối.
8) Nghi ngờ nói ra không đúng sự thật là nói dối.
9) Ca ngợi, khen tặng không đúng là nói dối.
10) Thêm bớt, phao tin đồn ra nhiều, để cho mọi người cười chê một người nào đó. Đó là nói dối.
11) Ca ngợi người khác không đúng cách là nói dối.
12) Một người giới luật không nghiêm chỉnh mà mang hình dáng tu sĩ để nói mình tu sĩ là nói dối.
13) Với người này nói xấu người kia, với người kia nói xấu người này là nói dối.
14) Trước mặt người nói tốt, sau lưng người nói xấu là nói dối.
15) Chê người khác không đúng cách, có nghĩa chưa biết trình độ người ta ở mức độ nào mà chê là nói vọng ngữ.
16) Chê giới luật Phật lỗi thời là nói dối.
17) Chưa biết người chứng quả A La Hán ra sao mà chê A La Hán còn tạp khí, còn tranh chấp, chê như vậy là nói dối.
THỌ TAM QUY NGŨ GIỚI 18) Đặt ra nhiều quả vị A La Hán như trong kinh sách Đại thừa: 1- A La Hán Toàn Giác, 2- A La Hán Độc Giác, 3- A La Hán Thanh Văn, v.v... Đó là nói dối, vì quả vị A La Hán là vô lậu; người nào tu tập tâm vô lậu là người chứng quả A La Hán. Quả A La Hán không có cao thấp; phân chia quả vị A La Hán cao thấp là tư tưởng phàm phu, tư tưởng người thế gian. Người chưa chứng quả A La Hán mà phân chia quả A La Hán là nói dối. Cho nên khen hay chê, phân chia không đúng sự thật đều có nói dối.
19) Nói một việc mà người khác không hiểu bằng trí, mà phải hiểu bằng tưởng là có nói dối. Như nói có linh hồn người chết, nói có Phật tánh, có thế giới siêu hình là nói dối, vì đó là cảnh giới tưởng, cảnh giới không có thật.
20) Nói con người có ngã, có thần thức là nói dối. Xưa đức Phật dạy: “Ta nói một điều gì mà mọi người hiểu được, biết được bằng ý thức thì ta không có nói dối. Còn ta nói một điều mà mọi người phải hiểu bằng tưởng là có nói dối trong ta”.
21) Nói Phật tánh là tánh biết ngoài ý thức, tưởng thức và tâm thức là có nói dối, vì Trưởng Lão THÍCH THÔNG LẠC ngoài ba thức của thân ra, làm sao có tánh biết nào khác nữa.
22) Nói có cõi siêu hình thật sự, nghĩa là nói có linh hồn người chết là nói dối, chứ họ đâu biết rằng linh hồn người chết là do trạng thái của tưởng uẩn của người còn sống tạo ra.
23) Nói có cõi trời, cõi Cực Lạc là có nói dối, vì đâu có cõi trời, cõi Cực Lạc. Cõi trời, cõi Cực Lạc là cõi tưởng của con người tạo ra.
24) Nói cõi người là cõi có thật thì cũng nói dối, vì cõi người là cõi duyên hợp, nên các duyên có hợp thì lại có tan, cho nên sinh tử là duyên hợp tan. Duyên hợp tan thì có cái gì là thật đâu, mà nói nó có thật thì đó là nói dối. Tại sao vậy? Tại vì cõi người là cõi duyên hợp chứ không có thật ngã. Nói cõi người có thật là nói trong tưởng, tưởng như kinh sách của tà giáo ngoại đạo.
25) Nói con người từ cõi trời Quang Âm Thiên tái sanh đến cõi người là nói láo, vì nói như vậy con người sẽ tưởng ra chứ ý thức không thể hiểu được.
Cho nên đức Phật dạy: “Ta nói những gì mà ý thức con người hiểu được là không nói dối, ngược lại là có nói dối trong ta”.
Nói ra một điều gì mà mọi người không hiểu THỌ TAM QUY NGŨ GIỚI hay hiểu một cách lờ mờ, không cụ thể, rõ ràng là ta đã nói dối.
Một người tu sĩ Phật giáo chân chánh không bao giờ nói những lời trườn uốn như con lươn: “vừa có vừa không” (sắc tức thị không, không tức thị sắc), nói như vậy là nói dối, nói lừa đảo, nói lường gạt người. Chúng tôi xin nhắc lại lời nói ở trên. Bát Nhã Tâm Kinh có câu: “Hành thâm Bát Nhã Ba La Mật đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không”, câu nói này là câu nói dối. Vì bao đời, từ khi có câu kinh này, trong các chùa người ta đã nhật tụng hằng ngày, mà ngũ uẩn của quý thầy có “không” chưa?
Nếu ngũ uẩn giai không sao quý thầy còn thấy đau bệnh khổ sở như vậy?
Nếu ngũ uẩn giai không sao lại có chùa to Phật lớn như vậy?
Nếu ngũ uẩn giai không sao quý Thầy còn tham, sân, si như vậy? Rõ ràng là câu kinh lừa đảo, nói dối lừa người.
Như kinh Pháp Hoa dạy: “Dù cho tạo tội như núi cả, Diệu Pháp Liên Hoa tụng mấy hàng”. Lời dạy này là nói dối. Có bao giờ đi trộm cướp giết người, bị tù tội, bị án tử hình mà tụng kinh Pháp Hoa lại ra tù, khỏi tử hình chưa?
Trưởng Lão THÍCH THÔNG LẠC Giới đức không nói vọng ngữ là một đức hạnh về khẩu nghiệp, nên khi nói ra một điều gì, hay giảng kinh thuyết pháp một loại kinh sách nào, thì phải nói nghĩa lý có kinh nghiệm tu hành chứng đắc của mình rõ ràng và cụ thể, là không nói dối; còn giảng nói mà mình chưa làm được, chưa tu được mà dạy cho mọi người là nói dối. Giảng nói mà người ta thực hành có kết quả giải thoát thật sự là nói thật, giảng nói mà người ta thực hành không có kết quả là nói dối. Đức Phật đã xác định:
“Pháp ta không có thời gian, đến để mà thấy”. Đó là đức Phật đã xác định lời Phật dạy là không nói dối.
Vì thế, sự giải thoát phải đi đôi với sự thực hành pháp, pháp như vậy mới gọi là pháp không nói dối. Cho nên pháp tu thiền định của đạo Phật dạy rất rõ ràng: “ngăn ác, diệt ác pháp”, là pháp giải thoát rõ ràng. Vì ngăn ác, diệt ác pháp là có giải thoát nơi tâm mình cụ thể, rõ ràng.
Người đã biết ác pháp mà không biết ngăn diệt nó là người không tự cứu khổ mình. Còn người biết ngăn diệt ác pháp thì người đó sẽ hết khổ. Đó là pháp dạy chân thật không nói dối, vì pháp dạy tu tập ở đâu thì ở đó có kết quả ngay liền. Pháp dạy tu tập như vậy là pháp dạy chúng ta trở thành THỌ TAM QUY NGŨ GIỚI những con người không nói vọng ngữ. Người giảng kinh thuyết pháp như vậy là những bậc giữ gìn Giới Đức Chân Thật.
Người tu chứng quả A La Hán đi thuyết giảng, làm giảng sư dạy người tu tập là không nói dối.
Người tu hành chưa chứng quả A La Hán đi thuyết giảng, làm giảng sư dạy người tu tập là nói dối, mặc dù dạy rất đúng nghĩa trong kinh sách, nhưng vì chưa có kinh nghiệm nên dạy người tu tập không kết quả giải thoát, do đó thành ra nói dối.
Xưa đức Phật còn tại thế, Người không cho những người tu chưa chứng đi thuyết giảng, vì tu chưa chứng đi thuyết giảng, dạy người tu sẽ giết người hơn là độ người. Bằng chứng hiện giờ như quý vị đã thấy, người tu theo Phật giáo rất đông, nhưng có mấy ai đã làm chủ sanh, già, bệnh, chết? Mà mọi người phải tốn hao xây cất chùa, đúc tượng Phật hằng tỷ tỷ bạc, và còn mất công sức tu tập mà kết quả được những gì?
Ông A Nan tu hành chưa chứng đạt chân lý, nên mỗi khi được Phật sai đi thuyết giảng, Ngài dặn A Nan trước khi thuyết giảng phải nói cho mọi người biết: “Tôi nghe đức Phật dạy như vậy”, “Như thị ngã văn Trưởng Lão THÍCH THÔNG LẠC nhất thời Phật tại Xá Vệ Quốc”. Hiện giờ kinh sách Đại thừa đều lấy câu này vào đầu mỗi cuốn kinh.
“Pháp Ta không có thời gian, đến để mà thấy”. Lời dạy này cho chúng ta thấy pháp Phật rất thực tế và cụ thể. Bởi vì pháp tu tập có kết quả ngay liền như đức Phật đã dạy: “Tâm có tham biết tâm có tham...” Nếu biết tâm mình có tham thì biết đó là ác pháp, biết đó là ác pháp thì nên mau mau dừng lòng tham đó liền là quý bạn sẽ được giải thoát ngay. Phải không quý phật tử?
Nếu biết tâm mình có sân thì phật tử dừng ngay lòng sân đó liền thì phật tử sẽ được giải thoát, còn ngược lại phật tử không dừng tâm sân đó thì phật tử phải khổ đau.
Có đúng như vậy không quý phật tử?
Pháp của Phật dạy tu tập như vậy có thực tế không quý phật tử? Nhưng ngày nay có nhiều người dạy pháp Phật không thực tế như vầy: Ngồi ức chế tâm cho không vọng tưởng; niệm Phật nhất tâm, tụng kinh cầu khẩn, v.v... Tu tập kiểu này có hết tham, sân, si không? Có cụ thể thực tế như pháp ở trên không? Như vậy ngồi thiền ức chế tâm không vọng tưởng, niệm Phật nhất tâm cầu vãng sanh, tụng kinh cầu khẩn chư Phật gia bị tai THỌ TAM QUY NGŨ GIỚI qua nạn khỏi, v.v... là pháp nói dối, là pháp không chân thật, chỉ lừa dối người, làm cho hao tiền tốn của phí sức vô ích.
Giới Đức Chân Thật đã xác định những người giảng kinh, thuyết pháp thời nay phần nhiều là nói dối. Họ nói dối vì họ nói ra mà chính họ không làm được (chưa chứng). Kinh sách Đại thừa dạy: “Y giáo bất y nhân”. Câu kinh này là câu kinh che đậy sự nói dối của các ông giảng sư. Bảo người khác giữ giới mà mình không giữ giới là mình có nói dối. Dạy người khác tu chứng quả Thánh mà mình tu chưa chứng quả Thánh là nói dối. Vì có biết kinh nghiệm đâu mà tu chứng!
Tóm lại, khi tu tập chưa xong thì nên im lặng như Thánh, tu tập chưa xong mà dạy người tu là nói dối, cần phải cảnh giác những loại Thánh giả này. Đó là những hạng Bồ tát “dỏm”, Bồ tát chuyên vọng ngữ.
Giới đức không nói vọng ngữ là để xác định cho những người giới luật tinh nghiêm.
Họ là những bậc Thánh tăng, Thánh ni và Thánh cư sĩ, là đệ tử chân chánh của đức Phật. Ngược lại, những người phạm giới, phá giới, bẻ vụn giới thường vọng ngữ là Ma Ba Tuần, đội lốt Phật giáo lừa đảo mọi người, khiến cho Phật giáo mất gốc.