Chúng tôi đến bệnh viện Từ Dũ vào một buổi sáng cuối tháng mười, mặc dù đã hẹn trước, nhưng các bác sĩ và y tá ở khoa kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) vẫn rất bận rộn. Người ta vào và chờ đợi trước hành lang của khoa đông nghẹt. Trong hàng trăm khuôn mặt đang căng lên vì đợi chờ và lo lắng có những cô gái còn rất trẻ, thân hình chưa qua khỏi cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới”, được người thân dẫn đến đây nhờ “giải quyết hậu quả”, chúng tôi cố tìm cho mình một chỗ ngồi để quan sát, nhưng trước dãy phòng khám, phòng tư vấn, các phòng phẫu thuật đều không còn chỗ trống. Một cô bé chừng 16, 17 tuổi cúi đầu rất nhanh, khi ánh mắt chúng tôi vô tình dừng lại nơi cô. Nhìn chiếc váy xanh rộng thùng thình như muốn nuốt lấy thân hình nhỏ thó của em, chúng tôi thấy thật xót xa.
Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Dung, người đã công tác ở khoa khá lâu bảo: “Chuyện ở đây kể hoài không hết. Chẳng ngày nào không có những trường hợp mà bác sĩ tư vấn cũng cảm thấy bất lực vì thực trạng đáng buồn của xã hội”. Chị Dung kể, buổi sáng vừa giải quyết hai ca nạo bỏ thai cho hai cô gái tuổi 15, 16.
N.T.H 15 tuổi, nhà ở Quận 8 ngây ngô nói với bác sĩ là em không biết có thai từ khi nào. Trong một lần tan học, đợi mãi không thấy người nhà tới đón, gặp một bạn trai mới quen đứng trước cổng trường rủ đi chơi, H đã cùng người này đi uống cà phê, và sau đó cậu ta chở H vào nhà nghỉ, đến 9 giờ tối mới đưa về.
Một thời gian sau, mẹ H thấy con có triệu chứng khác lạ, hỏi thì H bảo không có kinh nguyệt đã hai tháng. Đưa con vào bệnh viện Từ Dũ khám, trời đất như sụp đổ dưới chân bà, khi bác sĩ cho biết H đang mang thai gần mười tuần tuổi. Gạt nỗi đau sang bên, giấu biệt người nhà, mẹ H đành nhờ bác sĩ giải quyết cho H để em có thể đến trường bình thường.
Còn L.H.V 16 tuổi, ba mẹ ly hôn nên từ nhỏ sống với bà ngoại. Phụ bán hàng ở ga Sài Gòn, V quen biết với nhóm bạn sàn sàn tuổi thường lang thang ở ga. Có lần đi chơi rồi nhậu say, cả nhóm rủ nhau về nhà một người trong nhóm ngủ. Sau một thời gian, V thấy trong người đổi khác, được một người bạn hướng dẫn, V đến bệnh viện Từ Dũ khám và giải quyết hậu quả. Vào đây, V khai mình 19 tuổi, nhưng nhìn dáng dấp của cô bé, các bác sĩ biết V còn nhỏ, nên yêu cầu có người thân đi theo mới làm thủ thuật cho em được. Hôm sau V đành nhờ một người chị họ đi cùng bảo lãnh, để em được giải quyết hậu quả.
Tất cả các trường hợp đến khoa KHHGĐ - bệnh viện Từ Dũ đều được tư vấn rất kỹ về tác hại của việc nạo hút thai, cũng như biện pháp phòng tránh thai, nhưng số người quay lại bỏ thai lần sau vẫn rất nhiều, đông nhất là lứa tuổi 22-26. Có một trường hợp làm các tư vấn viên ở khoa KHHGĐ bệnh viện Từ Dũ nhớ mãi, đó là N.H.A 21 tuổi. Ấn tượng ban đầu về cô là một thân hình nhỏ nhắn, gương mặt rất xinh nhưng xanh xao. H.A đã bỏ thai ba lần ở Hà Nội, vào Từ Dũ lần này là lần thứ tư. H.A bảo, cô chưa có khả năng nuôi con, vì làm công nhân lương rất ít, không đủ chi phí cho bản thân, có con sẽ khổ. Khi được hỏi đã dùng các biện pháp tránh thai nào, H.A cho biết chưa hề thử, vì ... sợ như thế sẽ không có con. Điều H.A không biết là nguy cơ sẽ tăng cao nếu cô nạo phá thai nhiều lần.
Những tai biến dẫn đến vô sinh như hở cổ tử cung, tổn thương trong tử cung, viêm dính buồng trứng không hiếm ở những trường hợp đã từng có tiền sử nạo phá thai. Sau khi được tư vấn, H.A “hứa” với bác sĩ là sẽ dùng biện pháp tránh thai và sẽ không bỏ thai lần nào nữa.
Bỏ thai ngoài ý muốn không ai cấm cản, nhưng có những trường hợp đi kế hoạch hóa, làm những người trong cuộc không biết nên khóc hay nên cười. T.T.T là sinh viên năm thứ hai của một trường Đại học ở thành phố Hồ Chí Minh, vào phá thai lần này là lần thứ hai. T có một nhóm bạn con nhà giàu, thường tụ tập đi nhảy ở các quán bar, vũ trường. Lần đầu tiên T dính bầu là vào hôm sinh nhật 18 tuổi, T đã dâng hiến đời con gái cho người yêu. Sau khi biết cô có mang, anh chàng quất ngựa truy phong khiến T phải một mình đến bệnh viện giải quyết. Lần này T quen người khác, cũng có thai với anh ta, nhưng khi chàng đòi cưới để đứa bé có cha thì T không chịu, cô nhất định giải quyết cái thai vì con đường công danh của cô đang ở phía trước.
Thế là T vác bụng bầu hơn ba tháng vào bệnh viện. Nhìn T mặc áo bầu màu hồng, tay đeo chiếc giỏ da sang trọng tìm lên khoa KHHGĐ, các cô y tá tưởng đi nhầm nên hướng dẫn: “Em ơi! Phòng khám thai ở dưới đất, trên này là nơi bỏ thai”. T trả lời tỉnh bơ: “Không! Em đi bỏ thai đấy chứ”. Cũng vào phòng tư vấn, cũng lên bàn phẫu thuật, nhưng mặt T lạnh như tiền, không một chút e ngại hay lo sợ.
Các Bác sĩ khoa KHHGĐ bệnh viện Từ Dũ cũng khuyên giới trẻ khi bỏ thai ngoài ý muốn nên đến khoa KHHGĐ của các bệnh viện để được làm thủ thuật, đừng bao giờ vì thiếu hiểu biết hoặc sợ gia đình và xã hội dè bỉu rồi tìm đến các cơ sở lậu, nhất là những trường hợp thai quá lớn. Hành động dại dột của các em có khi phải trả giá bằng chính mạng sống của mình. Trường hợp nạo thai lâu dẫn đến thủng tử cung, phải vào bệnh viện cấp cứu không phải là hiếm.
NHỮNG CÂU HỎI
Câu hỏi 1: “Một cô bé chừng 16, 17 tuổi cúi đầu rất nhanh, khi ánh mắt chúng tôi vô tình dừng lại nơi cô. Nhìn chiếc váy xanh rộng thùng thình như muốn nuốt lấy thân hình nhỏ thó của em, chúng tôi thấy thật xót xa”. Câu này nói lên đạo đức gì?
Câu hỏi 2: “Trong một lần tan học, đợi mãi không thấy người nhà tới đón, gặp một bạn trai mới quen đứng trước cổng trương rủ đi chơi, H. đã cùng người này đi uống ca phê, và sau đó cậu ta chở H. vào nhà nghỉ, đến 9 giờ tối mới đưa về”. Câu này nói hành động vô đạo đức gì?
Câu hỏi 3: “Một thời gian sau, mẹ H thấy con có triệu chứng khác lạ, hỏi thì H bảo không có kinh nguyệt đã hai tháng. Đưa con vào bệnh viện Từ Dũ khám, trời đất như sụp đổ dưới chân bà khi bác sĩ cho biết H đang mang thai gần mười tuần tuổi”. Câu này nói lên đạo đức gì?
Câu hỏi 4: “Gạt nỗi đau sang bên, giấu biệt người nhà, mẹ H đành nhờ bác sĩ giải quyết cho H. để em có thể đến trường bình thường”. Câu này nói lên thiếu đạo đức gì?
Câu hỏi 5: “Còn L.H.V 16 tuổi, ba mẹ ly hôn, nên từ nhỏ sống với bà ngoại. Phụ bán hàng ở ga Sài Gòn, V quen biết với nhóm bạn sàn sàn tuổi thường lang thang ở ga. Có lần đi chơi rồi nhậu say, cả nhóm rủ nhau về nhà một người trong nhóm ngủ. Sau một thời gian, V thấy trong người đổi khác, được một người bạn hướng dẫn, V đến bệnh viện Tư Dũ khám và giải quyết hậu quả”. Câu này nói lên đạo đức gì?
Câu hỏi 6: “N.H.A 21 tuổi, ấn tượng ban đầu về cô là một thân hình nhỏ nhắn, gương mặt rất xinh nhưng xanh xao. H.A đã bỏ thai ba lần ở Hà Nội, vào Từ Dũ lần này là lần thứ tư. H.A bảo, cô chưa có khả năng nuôi con, vì làm công nhân lương rất ít, không đủ chi phí cho bản thân, có con sẽ khổ”. Câu này nói lên người mẹ trẻ vô đạo đức như thế nào?
Câu hỏi 7: “T.T.T là sinh viên năm thứ hai của một trường Đại học ở thành phố Hồ Chí Minh, vào phá thai lần này là lần thứ hai. T có một nhóm bạn con nha giàu, thường tụ tập đi nhảy ở các quán bar, vũ trường. Lần đầu tiên T dính bầu là vào hôm sinh nhật 18 tuổi, T đã dâng hiến đời con gái cho người yêu. Sau khi biết cô có mang, anh chàng quất ngựa truy phong”. Câu này nói lên vô đạo đức gì?
Câu hỏi 8: “Khiến T phải một mình đến bệnh viện giải quyết. Lần này T quen người khác, cũng có thai với anh ta, nhưng khi chàng đòi cưới để đứa bé có cha thì T không chịu”. Câu này nói lên vô đạo đức gì?
Câu hỏi 9: “Cô nhất định giải quyết cái thai vì con đường công danh của cô đang ở phía trước. Thế là T vác bụng bầu hơn ba tháng vào bệnh viện”. Câu này nói lên vô đạo đức gì?
Câu hỏi 10: “Em ơi! Phòng khám thai ở dưới đất, trên này là nơi bỏ thai”. T trả lời tỉnh bơ: “Không! Em đi bỏ thai đấy chứ” Cũng vào phòng tư vấn, cũng lên bàn phẫu thuật, nhưng mặt T lạnh như tiền, không một chút e ngại hay lo sợ”. Câu này nói lên vô đạo đức gì?
Câu hỏi 11: “Đừng bao giờ vì thiếu hiểu biết hoặc sợ gia đình và xã hội dè bỉu rồi tìm đến các cơ sở lậu, nhất là những trường hợp thai quá lớn. Hành động dại dột của các em có khi phải trả giá bằng chính mạng sống của mình. Trường hợp nạo thai lâu dẫn đến thủng tử cung, phải vào bệnh viện cấp cứu không phải là hiếm”. Lời khuyên trên đây la đạo đức gí?
TRẢ LỜI NHỮNG CÂU HỎI
Trả lời câu hỏi 1:
“Một cô bé chừng 16, 17 tuổi cúi đầu rất nhanh, khi ánh mắt chúng tôi vô tình dừng lại nơi cô. Nhìn chiếc váy xanh rộng thùng thình như muốn nuốt lấy thân hình nhỏ thó của em, chúng tôi thấy thật xót xa”. Câu này nói lên ĐẠO ĐỨC HIẾU SINH Ý HÀNH của người phóng viên báo Công An TP Hồ Chí Minh, thương xót các cháu gái tuổi còn trẻ quá chưa biết đời là khổ, nước mắt chúng sinh nhiều hơn nước biển, chưa biết con đường sinh tử là nơi nào.
Tội ác rất nặng là tội giết người. Một cháu bé gái 16, 17 tuổi, vì không biết con đường sắc dục là con đường đau khổ, con đường sinh diệt của nhân quả luân hồi. Người đời có mắt như mù, tưởng sắc dục là hạnh phúc nên mọi người đam mê chạy theo nó. Một cháu bé gái 16, 17 tuổi đến bệnh viện Từ Dũ nỡ tâm giết con mình thật là ghê gớm. Một phút truy hoan theo sắc dục để thành tội giết người, mà lại giết con mình. Thật tội lỗi nặng như núi.
Tội ấy không thể tha thứ được. Cháu bé gái này không tránh khỏi luật nhân quả luân hồi, khi đủ duyên cháu sẽ bị giết chết từ trong trứng nước, như hiện giờ cháu đã nạo thai giết con mình. Các cháu nên nhớ: Không có tội nào nặng hơn là tội giết người, các cháu có biết không? Nhất là người mẹ giết con thì tội ấy còn nặng gấp trăm ngàn lần.
Trả lời câu hỏi 2:
“Trong một lần tan học, đợi mãi không thấy người nhà tới đón, gặp một bạn trai mới quen đứng trước cổng trương rủ đi chơi, H đã cùng người này đi uống cà phê và sau đó cậu ta chở H vào nhà nghỉ, đến 9 giờ tối mới đưa về”. Câu này nói lên hành động THIẾU ĐẠO ĐỨC HIẾU SINH THÂN HÀNH của cô gái học sinh không biết thương mình, chỉ ngu si chạy theo con đường truy hoan sắc dục mới để cho chàng trai chở mình. Bởi vậy các cháu gái thật là dại dột, con đường truy hoan sắc dục là để lại hậu quả đau khổ mà chỉ có các cháu gái lãnh đủ. Người xưa nói: “Đàn ông đi biển có đôi, đàn bà bà đi biển mồ côi một mình”.
Con đường sắc dục bao nhiêu sự khổ đau các cháu phải gánh chịu có một mình, các cháu có biết không? Nhất là mẹ giết con tội rất nặng. Các cháu cứ nhìn bệnh viện Từ Dũ, có cháu trai nào đến đấy không? Có cháu trai nào móc thai, nạo thai không? Có cháu trai nào làm tội giết người không? Một phút truy hoan sắc dục, tất cả tội lỗi và mọi khổ đau các cháu gái đều phải gánh chịu cả.
Về phái nữ các cháu nghĩ sao? Các cháu có thương các cháu không? Các cháu vô đạo đức hiếu sinh với mình, các cháu tự làm khổ mình, tự làm cho mình nên tội giết người.
Về phái nam các cháu nghĩ sao? Các cháu là những người chủ mưu gây ra tội giết người, giết con. Các cháu có biết không? Các cháu có biết truy hoan sắc dục là để lại hậu quả khổ đau cho người khác gánh chịu không? Các cháu là những người hèn nhát, gây ra tội ác giết người rồi trốn chạy tội lỗi.
Truy hoan sắc dục là một hành động vô đạo đức hiếu sinh thân hành, không biết thương mình, thương người. Người đam mê truy hoan sắc dục là người không có trí tuệ, ngu si không thấy con đường sắc dục là con đường nhân quả, sinh tử luân hồi đầy đau khổ. Nếu không đau khổ sao các cháu gái đến bệnh viện Từ Dũ để làm gì?
Trả lời câu hỏi 3:
“Một thời gian sau, mẹ H thấy con có triệu chứng khác lạ, hỏi thì H bảo không có kinh nguyệt đã hai tháng. Đưa con vào bệnh viện Từ Dũ khám, trời đất như sụp đổ dưới chân bà, khi bác sĩ cho biết H đang mang thai gần mười tuần tuổi”. Câu này nói lên THIẾU ĐẠO ĐỨC HIẾU SINH THÂN HÀNH làm khổ mình, làm khổ mẹ mình, các cháu gái có thấy không? Đấy! Các cháu gái có thấy không? Một phút truy hoan sắc dục của các cháu để lại hậu quả vô cùng to lớn:
1- Làm khổ thân mình: chịu mọi sự khổ đau, mang nhiều chứng bệnh phụ khoa.
2- Làm khổ tâm mình: xấu hổ với mọi người mặt không dám nhìn ai, bị tiếng đời cười chê.
3- Làm khổ cha mẹ.
4- Làm tội giết người: nạo, móc thai.
Các cháu gái cứ suy ngẫm những tội lỗi trên đây có đúng không? Một phút truy hoan sắc dục là vô đạo đức hiếu sinh thân hành, không biết thương mình, thương người, tạo tội ác tày trời.
Trả lời câu hỏi 4:
“Gạt nỗi đau sang bên, giấu biệt người nhà, mẹ H đành nhờ bác sĩ giải quyết cho H, để em có thể đến trường bình thường”. Câu này nói lên người mẹ THIẾU ĐẠO ĐỨC HIẾU SINH THÂN HÀNH và đồng lõa tội giết người.
Ghê gớm thật, con người vì danh dự hão, để giữ thể diện, che đậy tội lỗi của con mình mà làm nên tội giết người. Một thai nhi nằm trong bụng mẹ làm nên tội gì mà phải bị giết (nạo, móc bỏ).
Bệnh viện Từ Dũ đã từng chứng kiến và y bác sĩ tiếp tay làm nên tội ác giết người này.
Chỉ thống kê trong một năm 2006 mà số thai nhi bị giết là 18.821. Tội giết người mà không bị luật pháp truy tội. Mỗi năm đều có một số thai nhi bị giết như vậy thật đáng thương, nhưng biết làm sao hơn, khi mà chương trình giáo dục đào tạo đạo đức nhân bản - nhân quả chưa có thì sự giết người này còn nhiều hơn nữa.
Hỡi các cháu gái thân thương! Các cháu hãy cẩn thận, một phút truy hoan sắc dục là các cháu phải chịu mọi sự khổ đau đấy. Các cháu có biết không? Trong sự truy hoan sắc, dục hậu quả khổ đau và mọi sự xấu xa nhơ nhuốc đổ lên đầu các cháu, lúc bấy giờ các cháu gái phải gánh trọn mọi sự khổ đau ấy, không ai kê vai gánh vác cho các cháu đâu. Vì thế khi bước chân vào đời, các cháu phải cẩn thận với những lời đường mật lừa đảo, vô đạo đức hiếu sinh của những người vô trách nhiệm.
Đời có rất nhiều sự đau khổ mà người phái nữ gánh chịu gần hết những sự đau khổ đó, cho nên khi bước chân ra đời đừng làm như con thiêu thân các cháu ạ! Chỉ biết ánh sáng mà không biết hậu quả của ánh sáng. Các cháu cứ xem những bà mẹ đi trước có phút nào người phụ nữ vui trọn vẹn đâu? Vui đó liền khổ đó, vui có một chút mà khổ thì không sao kể hết. Tội nạo thai, móc thai, tội giết con thì ai là người trực tiếp và ai là người gián tiếp các cháu có biết không? Bào thai trong lòng người mẹ mà móc ra bỏ thì các cháu là chủ mưu giết người, còn tất cả người khác như bác sĩ, người mẹ, người bạn trai mà đồng ý móc bỏ thai nhi đều là tòng phạm. Các cháu có biết không?
Trả lời câu hỏi 5:
“Còn L.H.V 16 tuổi, ba mẹ ly hôn nên tư nhỏ sống với bà ngoại. Phụ bán hàng ở ga Sài Gòn, V quen biết với nhóm bạn sàn sàn tuổi thường lang thang ở ga. Có lần đi chơi rồi nhậu say, cả nhóm rủ nhau về nhà một người trong nhóm ngủ. Sau một thời gian, V thấy trong người đổi khác, được một người bạn hướng dẫn, V đến bệnh viện Từ Dũ khám và giải quyết hậu quả”. Câu chuyện này nói lên THIẾU ĐẠO ĐỨC HIẾU SINH THÂN HÀNH của những bậc làm cha mẹ.
Trong cuộc đời này có những bậc làm cha mẹ vô trách nhiệm, chỉ biết truy hoan theo sắc dục, sống không chung thủy, nay cặp nguời này, mai cặp người khác; hoặc rượu chè bài bạc say xỉn, hung bạo đánh vợ đập con, khiến gia đình tan nát, đi đến cảnh ly dị, bỏ lại những đứa con thơ dại bơ vơ giữa chợ đời, sống lang thang đầu đường xó chợ, thiếu tình thương yêu bảo vệ, đùm bọc và dạy dỗ của mẹ cha, thật là đáng thương như cháu gái trên đây. Kinh nghiệm đời chưa có làm sao không sa vào cạm bẫy của những người vô đạo đức hiếu sinh, biết truy hoan sắc dục mà chẳng biết chịu trách nhiệm bổn phận làm chồng, làm cha, để cho cháu gái này một thân phải gánh chịu mọi sự khổ đau, mọi sự nhục nhã ê chề và còn thêm tội giết con mình.
Xã hội này mọi người cần phải được giáo dục đào tạo đạo đức hiếu sinh gia đình, cần phải được cắp sách đến trường học đạo đức, từ trẻ em đến những người lớn tuổi. Nếu đạo đức hiếu sinh gia đình không được học tập thì con người sống đối với tình chồng nghĩa vợ, bổn phận với con cái còn kém xa hơn loài thú vật.
Con thiên nga, con chim quốc là hai con vật rất chung thủy, sống có tình chồng nghĩa vợ. Khi con này chết, thì con kia nhịn ăn rồi cũng chết theo, chúng không thể nào sống lẻ bạn và không chấp nhận sống với con chim khác. Loài chim thật là chung tình, chung thủy mà loài người không thể sánh kịp.
Tội nghiệp cho cháu gái này cha mẹ ly dị, sống với bà ngoại, không có người chăm sóc dạy bảo, nên làm sao tránh khỏi bọn con trai vô đạo đức hiếu sinh dùng những lời đường mật gạt gẫm, làm sao cháu gái không sa vào cạm bẫy tội lỗi muôn vàn khổ đau, làm khổ mình, giết con mình.
Qua câu chuyện trên đây, những bậc làm cha mẹ phải thấy bổn phận trách nhiệm đạo đức hiếu sinh gia đình, khi sinh con ra là phải làm tròn bổn phận làm cha, làm mẹ, làm vợ, làm chồng:
- Thứ nhất: Vợ chồng không được ly dị.
Ly dị là một hành động thiếu đạo đức hiếu sinh thân hành. Vợ chồng mà ly dị nhau còn thua loài cầm thú như: chim quốc, thiên nga.
Chim cuốc khi con này chết, con kia kêu suốt thâu đêm và không ăn uống rồi chết theo.
Loài chim còn có lòng chung thủy như vậy, huống là loài người sao lại tệ bạc đổi trắng thay đen, không biết xấu hổ sao? - Thứ hai: Làm chồng không được vũ phu, hung bạo đánh, chửi mắng vợ là điều phi đạo đức hiếu sinh thân hành, khẩu hành. Làm người đàn ông cần phải nên tránh những hành động vũ phu, hung ác vô đạo đức đó, vì những hành động đó chứng tỏ trình độ văn hóa và đạo đức của người đàn ông quá kém.
Người đàn ông chửi mắng, đánh vợ là con thú vật chứ không phải con người.
- Thứ ba: Làm vợ không được mắng chửi chồng, ngược lại người chồng cũng như vậy.
Nếu vợ chồng mắng chửi, đánh đập nhau là hai con thú vật chứ không phải con người.
- Thứ tư: Phải đem tình thương đùm bọc dạy dỗ và bảo vệ con mình đến lớn khôn.
- Thứ năm: Làm chồng phải chung thủy với vợ, không được lang chạ với người khác, ngược lại làm vợ cũng vậy.
- Thứ sáu: Không được nạo, móc bỏ thai, đó là một tội ác giết người.
- Thứ bảy: Làm người là phải biết chế ngự lòng truy hoan sắc dục, vì đó là con đường đau khổ đưa đến làm khổ mình, làm khổ người.
Tóm lại, làm cha mẹ phải làm hết bổn phận thương yêu và bảo vệ con cái từ lúc còn nằm trong bào thai cho đến khi trưởng thành. Có như vậy mới gọi là đạo đức hiếu sinh gia đình.
Trả lời câu hỏi 6:
“N.H.A 21 tuổi, ấn tượng ban đầu về cô la một thân hình nhỏ nhắn, gương mặt rất xinh nhưng xanh xao. H.A đã bỏ thai ba lần ở Ha Nội, vào Từ Dũ lần này là lần thứ tư. H.A bảo, cô chưa có khả năng nuôi con, vì làm công nhân lương rất ít, không đủ chi phí cho bản thân, có con sẽ khổ”. Câu chuyện này nói lên người mẹ trẻ THIẾU ĐẠO ĐỨC HIẾU SINH THÂN HÀNH. Ba lần nhẫn tâm làm tội giết con ở Hà Nội và một lần giết con ở thành phố Hồ Chí Minh. Một người mẹ trẻ giết bốn đứa con. Vậy quý phật tử nghĩ sao? Có đáng lên án cháu bé gái này không? Đây, quý phật tử hãy nghe cháu gái này nói: “H.A bảo, cô chưa có khả năng nuôi con, vì làm công nhân lương rất ít, không đủ chi phí cho bản thân, có con sẽ khổ”. Biết có con sẽ khổ, sao lại chạy theo truy hoan sắc dục để thành tội nhân giết người, giết con của mình. Một người phụ nữ như vậy có xứng đáng làm người phụ nữ không? Lời nói của cháu gái này là lời nói phi đạo đức hiếu sinh. Biết lương không đủ nuôi bản thân thì phải ngăn chặn lòng truy hoan sắc dục. Biết ngăn chặn lòng truy hoan sắc dục là đạo đức hiếu sinh thương mình, thương đứa con vô tội của mình. Cả bốn lần giết con thì cháu gái này không còn là con người, mà là một ác quỷ.
Con thú còn biết thương con, cớ sao con người lại tệ hơn con thú. Chúng ta ai cũng biết, bắt đầu mang bào thai là mang đứa con trong người. Tại sao các cháu không thương giọt máu của mình thì chắc gì các cháu thương ai. Một người mẹ giết con thì trong cuộc đời không còn chỗ nào nói. Phải được kết án là những bà mẹ giết con, tội tù chung thân, tử hình.
Một xã hội điên đảo, giết người công khai mà vô tội thật đáng trách. Tại sao ngành giáo dục không giáo dục đào tạo ,hướng dẫn thanh thiếu niên nam nữ, cho chúng thông suốt sự truy hoan sắc dục là tai hại và đau khổ cho bản thân và xã hội; sự truy hoan sắc dục còn là con đường nhân quả, luân hồi sinh diệt mang đến muôn vàn sự khổ đau cho loài người; sự truy hoan sắc dục còn là con đường vô đạo đức hiếu sinh, thường làm khổ mình, khổ người và khổ cả hai, luôn luôn đem đến mọi sự khổ đau. Cuộc đời này đau khổ phần lớn là do sự truy hoan sắc dục. Xin quý học viên lưu ý.
Trả lời câu hỏi 7:
“T.T.T là sinh viên năm thứ hai của một trường đại học ở thành phố Hồ Chí Minh, vào phá thai lần này là lần thứ hai. T có một nhóm bạn con nhà giàu, thường tụ tập đi nhảy ở các quán bar, vũ trường. Lần đầu tiên T dính bầu là vào hôm sinh nhật 18 tuổi, T đã dâng hiến đời con gái cho người yêu. Sau khi biết cô có mang, anh chàng quất ngựa truy phong”. Câu này nói lên THIẾU ĐẠO ĐỨC HIẾU SINH THÂN HÀNH.
Một sinh viên đại học năm thứ hai là trình độ kiến thức rất vững vàng, thế mà không biết ngăn chặn sự truy hoan sắc dục, để trở thành một tội nhân giết người, một người mẹ giết con. Cháu có thấy không? Điều đáng trách là cậu cháu trai này khi truy hoan với người con gái, biết có thai lại nhẫn tâm bỏ trốn: “Sau khi biết cô có mang, anh chàng quất ngựa truy phong”. Làm con trai dám làm phải dám chịu, phải thấy trách nhiệm của mình là người cha để con mình không bị móc bỏ, đó là tội đồng lõa giết con.
Cháu có biết không? Hành động bỏ trốn trách nhiệm như vậy cháu không xứng đáng làm người, con thú vật còn không nỡ giết con, huống cậu là cháu trai mà nỡ lòng nào giết con sao? Thế mà cháu lại bỏ trốn, đó là một điều hèn nhát; là một điều đáng chê trách, không xứng đáng làm người, cháu còn thua xa loài cầm thú. Con thú vật còn biết thương con, liều mình bảo vệ cho con, huống cháu là con người, sao cháu tệ quá vậy? Đức hiếu sinh cháu ở đâu? Cháu có biết không? Cháu là con người hay là ác quỷ? Đây là giới có học thức giết người, giết con. Những sinh viên đại học mà có những hành động phi đạo đức hiếu sinh như vậy thì phải xem lại nền giáo dục của Bộ Giáo Dục các nước trên thế giới.
Chương trình giáo dục đào tạo của Bộ Giáo Dục đang thiếu BỘ MÔN DẠY ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN - NHÂN QUẢ, vì thế con người có tài mà không có đức. Cho nên hầu hết một số sinh viên các trường đại học chạy theo dục lạc tầm thường, truy hoan sắc dục để rồi gánh lấy hậu quả là giết con của mình mang một tội ác rất nặng là tội giết người, mẹ giết con.
Những tệ nạn xã hội dẫy đầy, nạn cướp của giết người, nạn hiếp dâm người lớn và trẻ em khắp nơi, nạn mãi dâm từ thành thị đến nông thôn, nạn nạo thai, phá thai giết trẻ em còn trứng nước. Thật là đau thương vô cùng! Vì sự bình an và hạnh phúc cho loài người trên hành tinh này, chúng tôi xin đề nghị các bộ Giáo Dục của các nước trên toàn cầu hãy xem lại chương trình giáo dục đào tạo của nước mình, nếu còn thiếu BỘ MÔN ĐẠO ĐỨC, thì nên dựa vào nền đạo đức nhân bản - nhân quả của Phật giáo mà biên soạn thành giáo trình và giáo án của các lớp từ Tiểu học, Trung học đến Đại học, để giáo dục đào tạo đạo đức cho những học sinh và sinh viên có tài đức song toàn. Có vậy thì những tệ nạn xã hội mới chấm dứt và mỗi gia đình mới có hạnh phúc, xã hội mới có trật tự, đất nước mới có an ninh và phồn vinh, thịnh trị.
Thời điểm khoa học tiến bộ phát triển phục vụ đời sống vật chất cho loài người rất đầy đủ mọi tiện nghi, thì đạo đức cần phải được nâng cao lên trong tinh thần yêu thương, đùm bọc lá lành đùm lá rách; trong tinh thần yêu thương biết tha thứ mọi lỗi lầm của nhau; trong tinh thần yêu thương mọi sự sống trên hành tinh này. Có sống đạo đức được như vậy thì hành tinh này mới được sự bình an.
Trả lời câu hỏi 8:
“Khiến T phải một mình đến bệnh viện giải quyết. Lần này T quen người khác, cũng có thai với anh ta, nhưng khi chàng đòi cưới để đứa bé có cha thì T không chịu”. Câu này nói lên cháu bé gái này THIẾU ĐẠO ĐỨC HIẾU SINH THÂN HÀNH.
Con của mình mà nỡ lòng nào đem giết cho đành, trong khi cha đứa bé đòi hỏi cưới để đứa bé có cha. Cháu trai này thật gan dạ, dám làm dám chịu, không trốn tránh trách nhiệm với giọt máu của mình. Cháu trai này có đạo đức hiếu sinh, biết thương mình, thương con của mình và thương vợ mình.
Cháu trai này rất đáng khen, rất đáng khâm phục, như vậy mới xứng đáng làm con trai; mới xứng đáng làm người thật là con người.
Người có đạo đức thì lấy đạo đức làm sự sống của mình thật là tuyệt vời. Nếu ai cũng như cháu trai này thì mọi người đâu có khổ đau. Còn cháu gái này rất đáng chê trách, dám chạy theo dục lạc tầm thường, truy hoan sắc dục mà không dám nhận bổn phận làm mẹ, làm vợ, chỉ biết trốn chạy thật là ích kỷ, nhỏ mọn, hẹp hòi, và còn gây tội ác giết con mình thật đáng chê trách, và đời đời làm gương xấu cho mọi người tránh.
Trả lời câu hỏi 9:
“Cô nhất định giải quyết cái thai, vì con đường công danh của cô đang ở phía trước.
Rhế là T vác bụng bầu hơn ba tháng vào bệnh viện”. Câu này nói lên THIẾU ĐẠO ĐỨC HIẾU SINH KHẨU HÀNH. Vì công danh mà cháu gái này quyết tâm giết con mình, thật là cay đắng; vì công danh mà làm nên tội ác giết người, thật là ghê gớm.
Cháu gái này là một sinh viên Đại học năm thứ hai. Từ Tiểu học, Trung học đến Đại học, cháu đã học đạo đức gì mà mở miệng nói lời ác đức như vậy: “Cô nhất định giải quyết cái thai, vì con đường công danh đang ở phía trước”. Công danh để làm gì, khi chết rồi cháu có mang theo được những gì công danh không? Còn tội giết con cháu phải mang theo đấy, và cháu phải trả quả giết con, cháu có biết không? Trong cuộc đời con người sống thì chạy theo danh lợi, do chạy theo danh lợi mà làm nên biết bao nhiêu tội ác. Khi chết rồi, tiền của vật chất, nhà lầu xe cộ, danh cao chức phận quan liêu, dù cho làm vua cũng không mang theo một thứ gì cả, chỉ còn mang theo thiện ác. Vậy mà vì công danh sự nghiệp cháu giết con thì cháu không tránh khỏi trả nhân quả này: Từ hành động ác giết con của cháu sẽ tương ưng với người phụ nữ nào cũng nạo thai, móc thai như cháu hiện giờ, thì lúc bây giờ cháu cũng là một bào thai như con cháu hiện giờ bị móc bỏ vậy. Vì sự vô minh cháu nói một lời phi đạo đức hiếu sinh, rồi đây cháu không tránh khỏi những tai họa khổ đau. Thật tội nghiệp cho cháu gái này.
Trả lời câu hỏi 10:
“Em ơi! Phòng khám thai ở dưới đất, trên này là nơi bỏ thai”. T trả lời tỉnh bơ: “Không! Em đi bỏ thai đấy chứ”. Cũng vào phòng tư vấn, cũng lên bàn phẫu thuật, nhưng mặt T lạnh như tiền, không một chút e ngại hay lo sợ. Câu này nói lên THIẾU ĐẠO ĐỨC HIẾU SINH KHẨU HÀNH.
Đây, quý học viên hãy nghe cháu gái đáp một cách giết con rất tự nhiên mà không còn e dè sợ sệt: “Không! Em đi bỏ thai đấy chứ”.
Thai là cái gì? Có phải là một món đồ phế thải không? Câu nói của cháu gái dường như cháu gái này đem bỏ một món đồ phế thải không còn dùng được nữa.
Thai là một đứa bé nhỏ còn nằm trong bụng mẹ. Cháu gái này là một con người, trước kia cháu cũng là một thai nhi, sao nói lời này thì xã hội đâu còn gì là đạo đức. Phải không cháu? Bởi vậy đời sống của loài người mà có đạo đức thì mới an vui, hạnh phúc. Còn đời sống mà không có đạo đức thì đời là tiếng khóc than khắp nơi trên thế giới.
Đời không có đạo đức thì chúng ta phải cùng nhau bắt tay, hợp sức xây dựng nền đạo đức mà một vĩ nhân ngày xưa đã để lại cho con người. Chỉ vì chúng ta đã bỏ qua, xem nó không có giá trị bằng những vật chất, vì tin tưởng rằng làm ra nhiều của cải vật chất thì sẽ sống đời an vui và hạnh phúc. Đó là sự lầm tưởng của những nhà tư tưởng duy vật biện chứng. Vật chất chỉ là một phần sống của con người. Con người có hai phần sống rõ ràng:
1- Là vật chất mà khoa học đã phát minh và đem lại cho con người đầy đủ mọi thứ tiện nghi.
2- Là tinh thần. Tinh thần là nền đạo đức nhân bản - nhân quả mà loài người đã bỏ quên.
Đứng trước nguy cơ của xã hội loài người, con người sống trong ác pháp giết con mà không chút động lòng yêu thương. Đó là một bằng chứng con người đang thiếu đạo đức trầm trọng.
Còn kịp, ngay bây giờ các bộ Giáo Dục của các nước trên thế giới hãy tập trung đầu tư trí óc vào để biên soạn những bộ sách đạo đức nhân bản - nhân quả từ thấp đến cao cho cả nước mọi người cùng học. Được như vậy là hạnh phúc của loài người biết bao.
Đây là trách nhiệm chung của loài người, không riêng cho một quốc gia nào trên thế giới.
Những nhà trí thức phải thấy bổn phận trách nhiệm của mình hơn bao giờ, vì đó là lợi ích chung cho toàn cầu.
Trả lời câu hỏi 11:
“Đừng bao giờ vì thiếu hiểu biết, hoặc sợ gia đình và xã hội dè bỉu rồi tìm đến các cơ sở lậu, nhất là những trường hợp thai quá lớn. Hành động dại dột của các em có khi phải trả giá bằng chính mạng sống của mình. Trường hợp nạo thai lâu dẫn đến thủng tử cung, phải vào bệnh viện cấp cứu không phải là hiếm”. Lời khuyên trên đây là THIẾU ĐẠO ĐỨC HIẾU SINH KHẨU HÀNH.
Vì sợ gia đình, xã hội dè bỉu mà nỡ tâm giết con mình sao? Gia đình, xã hội dè bỉu không xấu ác, mà giết con mình mới xấu ác, mới tội lỗi, các cháu gái có biết không? Gia đình, xã hội dè bỉu là một tư tưởng hẹp hòi thiếu đạo đức, không có lối thoát của người xưa. Họ xem người phụ nữ không chồng mà có thai là xấu hổ.
Khi chúng ta không tự làm chủ tâm mình vì không học đạo đức hiếu sinh thương mình, thương con mình, nên không biết phương pháp ngăn chặn lòng ham muốn truy hoan sắc dục, vì thế đã lỡ có thai thì đâu có xấu xa gì.
Lòng ham muốn truy hoan sắc dục là một quy luật của nhân quả sinh diệt, nếu không học đạo đức hiếu sinh thì không thể nào ngăn chặn được nó. Nó là một nghiệp lực rất mạnh, thúc đẩy tất cả các loài động vật, kể luôn cả loài người đều không thoát ra nghiệp lực này. Hầu hết mọi người trên hành tinh này đều bị nghiệp lực truy hoan sắc dục này sai bảo, cho nên từ già chí trẻ, từ trí thức như các nhà bác học cho chí những người tay lấm chân bùn, ít học ngu dốt đều bị quay cuồng trong nghiệp lực này. Cho nên các cháu trai cũng như các cháu gái mới lớn không được học đạo đức nhân bản - nhân quả thì không thể nào tránh khỏi tội giết con mình. Và khi một lần giết con được mà không ai bắt tội thì sẽ có nhiều lần tiếp tục giết con như các cháu gái trong bài báo này.