Con người đối với con người khi gặp nhau đều nói tốt cho nhau, đừng nói xấu nhau, nói xấu nhau là phỉ báng Tổ quốc, vì mỗi người là một công dân trong nước. Cho nên nói xấu người là nói xấu Tổ quốc. Các cháu có biết không?
Người biết yêu thương Tổ quốc là người không nói xấu một người nào cả, nói xấu một công dân trong nước đó là phỉ báng đất nước đó. Người có đạo đức là người biết tôn trọng mình và người, biết tôn trọng mình và người là biết tôn trọng Tổ quốc. Còn những hạng người thiếu đạo đức, thiếu văn hóa khi gặp người này nói theo người này và nói xấu người kia hoặc nói lời ly gián khiến cho người này ghét người kia. Đó là những hạng người xấu xa, đê tiện, hèn nhát, thiếu đạo đức v.v… xã hội không dùng những hạng người đó.
Khi gặp những người hay nói xấu người khác là chúng ta không nên thân cận với họ, tìm mọi cách tránh xa, họ là những con vi trùng bệnh truyền nhiểm không có thuốc trị, họ là những người gây rối trật tự gia đình và xã hội, tạo ra cảnh cãi cọ, xung đột, họ là mầm mống đau khổ gây tạo ra chiến tranh. Trong đời sống hằng ngày những hạng người này không phải là ít, chỉ cần chúng ta chịu khó lắng nghe họ nói chuyện là biết ngay liền người xấu hay người tốt.
Người tốt không bao giờ nói xấu một ai cả, chỉ có những người xấu mới nói xấu người khác. Cho nên, những hạng người này rất khó sửa đổi tính tình, dù muốn, dù không nếu họ không tự giác thấy những điều nói xấu người khác là sai, là người xấu ác thì họ cũng không làm sao trở thành người tốt được. Bởi thói nào tật nấy nên rất khó sửa đổi. Phải không các cháu?
Trong chiến tranh tại quê hương Việt Nam, chng tarút ra một bài học có kinh nghiệm thiết thực. Nếu mọi người ai cũng như cậu bé không tham tiền này thì đất nước làm sao có giặc ngoại xm. Đất nước có giặc ngoại xm l do những người tham quyền lợi.Giặc lợi dụng chỗtham quyền lợi ấy mới mua chuộc, nhờ đó giặc mới r đường đi, nước bước trong nước Bởi vậy không có nội gián thì làm sao có ngoại xm.
Trn thế giới nước no mi mi cĩ chiến tranh l đất nước đó cĩ những người tham quyền cố vị làm nội gián.
Lịch sử đã nhắc nhở v chỉ cho chng ta thấy rõ quyền và lợi đ lm mờ mắt những nhà lnh đạo, thường đất nước bị chia đôi đều do tranh quyền và cố vị mà dân tộc phải chịu khổ đau vô vàng.
Xương trên dịng sơng Gianh, hận tương tn dn tộc cịn đó. Máu dưới dịng Bến Hải, buồn phn ly nịi giống cịn đây. Ôi! Đau thương biết mấy khi đất nước bị chia đôi.
Cho nên sự thương đau chia rẻ của một dn tộc khơng phải vì quyền lợi sai khiến thì cịn ci gì nữa? Những trang sử ấy khơng thể no qun được. Phải khơng cc chu?
Quyền, lợi đ đánh mất LỊNG YU THƯƠNG TỔ QUỐC, đó là một điều mà không ai dám phủ nhận. YÊU THƯƠNG TỔ QUỐC là yêu thương dân tộc tức là không làm cho dân tộc khổ đau, khơng lm nhục cho Tổ quốc, thường đem lại sự an vui, tự do, bình đẳng, nghề nghiệp, công ăn việc lm cho tồn dn, nhờ đó nước giu dn mạnh, cơm ăn áo mặc được đầy đủ.
Bảo vệ được nền độc lập, tự do, hạnh phúc của một đất nước không phải lviệc dễ lm, máu xương của dân tộc phải đổ biết bao nhiêu trên mãnh đất quê hương ny mới cĩ được nền độc lập, tự do, hạnh phc như ngy hơm nay.
Cho nên những bài học THƯƠNG YÊU TỔ QUỐC càng học nhiều càng thấm thía công ơn của Tổ tiên dựng nước và giữ nước.
Đất nước Việt Nam hôm nay được sánh vai cùng với các nước trên thế giới, không thua kém một đất nước nào. Đó là một danh dự rất lớn cho Tổ quốc mà Tổ tiên, ông bà, cha mẹv anh chịem của chúng ta đã đổi lấy bằng máu và nước mắt để lại cho con cháu mới có ngày hôm nay.
Vì danh dự Tổ quốc chúng ta là con cháu phải mãi mãi tỏ ra xứng đáng là những công dân Việt Nam tốt, không nên làm một điều gì ảnh hưởng xấu cho quê hương, dù có đi và ở bất cứ một nước nào trên thế giới, dù chúng ta có mang quốc tịch một đất nước nào thì chúng ta cũng vẫn là người Việt Nam, cũng vẫn hướng về tổ quốc Việt Nam, một lòng yêu thương đất nước Việt Nam. Phải không các cháu?
Là một ngườiViệt Nam, thà chết chứ không để người nước khác lăng nhục tổ quốc, sĩ nhục dân tộc mình.
Hỡi các cháu nam nữ thanh niên và nam nữ thanh thiếu niên hãy vì tổ quốc Việt Nam mà siêng năng học tập để trở thành những công dân tốt và hữu ích cho bản thân, gia đình và đất nước của mình.
Các cháu là mầm non của Tổ quốc, là những anh hùng tương lai của Đất nước các cháu hãy tránh xa những tệ nạn xã hội. Đó là những nơi rượu chè say xỉn, những nơi bài bạc hút chích, những nơi mua dâm, mãi dâm, những nơi đâm thuê chém mướn, cướp bóc tài sản của người khác v.v… Những hành động vô đạo đức sống xấu xa, đê hèn, hạ tiện v.v… Khi các cháu sa ngả vào bốn chỗ này người ta sẽ đánh giá trị các cháu là những thanh niên và thanh thiếu niên nam nữ Việt Nam hư thân mất nết. Vô tình các cháu bị người ta đánh giá trị như vậy là các cháu có tội với Tổ quốc, các cháu đã làm sỉ nhục quê hương đất nước, làm sỉ nhục Tổ tiên, ông bà, cha mẹ của các cháu. Các cháu có biết không?
Vì vậy các cháu cần phải tránh những nơi đó. Những nơi đósẽ đưa các cháu vào con đường tội lỗi, trụy lạc, hư thân, mất nết và làm hư hại tương lai cuộc đời của các cháu. Các cháu cứ suy nghĩ đi! Có đúng không?
Nếu các cháu tức giận hay có một thái độ gì không vừa ý rồi thốt ra những lời thô lổ, tục tỉu hoặc chửi thề Đ. M… thì các cháu đã tự làm sỉ nhục các cháu. Làm sỉ nhục các cháu là làm sỉ nhục Tổ quốc của các cháu. Tại sao vậy?
Vì các cháu là con Tiên, cháu Rồng đại diện cho dân tộc Việt Nam mà nói ra những lời thiếu văn hóa, thiếu đạo đức tôn trọng mình, tôn trọng người là không còn xứng đáng người công dân Việt Nam.
Một lần nữa cc chu nn nhớ, nếu cc chuđã sa ngã vào những con đường tội lỗi đó và nói những lời thiếu văn hóa là các cháu đã làm sỉ nhục Tổ quốc, đã làm mất danh dự cho Đất nước Việt Nam. Một Đất nước mà thanh niên và thanh thiếu niên nam nữ thiếu văn hóa và đạo đức như vậy thì không xứng đáng sánh vai cùng các nước trên thế giới, rất nhục nhã các cháu ạ!
Là thanh niên và thanh thiếu niên nam nữ Việt Nam các cháu phải sống đời đạo đức có văn hóa biết tôn trọng mình và tôn trọng người, biết nói những lời ôn tồn nhã nhặn nhẹ nhàng với mọi người, không bao giờ nói lời cộc cằn, thô lổ, chửi thề v.v… Nhất là các cháu thanh niên và thanh thiếu niên nam nữ hãy tránh xa những nơi ăn chơi, rượu chè, đàng điếm, bài bạc, hút chích v.v… Đó là nơi sinh ra những tệ nạn xã hội, nơi đó là nơi sẽ đưa các cháu trở thành những con người làm sỉ nhục Tổ quốc các cháu có biết không?
Các cháu hãy noi gương em bé người Ý 12 tuổi dám hy sinh thân mạng của mình vì Tổ quốc:
“Bấy giờ là năm 1859, trong cuộc chiến tranh giải phóng xứ Lôm-bac-đi-a, vài ngày sau trận Xôn-phê-ri-nô và Xan Mac-ti-nô, mà quân Pháp và quân Ý đã chiến thắng quân Áo.
Một buổi sáng tháng sáu đẹp trời, một trung đội kỵ binh Xa-lu-set đi bước một về phía quân địch, trên con đường nhỏ vắng vẻ, trinh sát cánh đồng một cách kỹ lưỡng. Đội ky binh do một sĩ quan và một hạ sĩ chỉ huy; họ nhìn xa xa phía trước, im lặng, sẵn sàng nhận ra ngay những bộ quân phục màu trắng của các đội tiền vệ quân thù xuất hiện. Cứ thế, họ đi đến một ngôi nhà con con kiểu thôn quê, xung quanh trồng toàn cây tần bì; trước nhà có một cậu bé độ mười hai tuổi đang cầm dao róc vỏ một cành tần bì để làm cái gậy. Trước cửa sổ treo một lá cờ to ba màu; trong nhà chẳng còn một bóng người. Những người nông dân treo cờ lên rồi trốn đi vì sợ quân Áo. Trông thấy toán ky binh, cậu bé liền ném gậy xuống đất, và cất mũ lưỡi trai chào. Cậu bé khôi ngô, tóc bạch kim, vẻ mặt bạo dạn, đôi mắt to xanh. Cậu mặc sơ mi và giữa hai tà áo lộ ra bộ ngực trần.
- Cậu làm gì ở đây? - người sĩ quan dừng ngựa lại hỏi - Sao không trốn đi với gia đình?
- Cháu không có gia đình, - cậu bé trả lời - cháu là con rơi. Cháu làm cho ai muốn thuê. Cháu ở lại đây để xem đánh nhau.
- Cháu có thấy quân Áo đi qua đây không?
- Không, từ ba hôm nay chẳng thấy gì hết.
Viên sĩ quan làm thinh một lát, rồi xuống ngựa. Cho lính đứng quay mặt về phía quân địch, viên sĩ quan vào nhà và trèo lên mái. Nhưng ngôi nhà thấp, từ trên mái người ta chỉ nhìn thấy được một khoảng nhỏ của cánh đồng.
“Phải trèo lên cây mới được”, viên sĩ quan vừa tụt xuống vừa nói.
Ngay trước lối vào nhà, có một cây tần bì cao chót vót, ngọn cây đu đưa trên nền trời xanh. Viên sĩ quan suy nghĩ, nhìn cái cây, lại nhìn những người lính, rồi đột nhiên hỏi cậu bé:
- Mắt cậu có tinh không?
- Cháu ấy à, cháu có thể nhìn thấy một con chim cách xa nghìn bước.
- Cậu có thể trèo lên tới ngọn cây này không?
- Trèo lên trên cây này à? Cháu chỉ cần hai phút thôi.
- Và cậu có thể cho tôi biết những gì cậu sẽ trông thấy từ trên ấy: có lính Áo ở phía nào, có bụi tung lên, có ngựa hay có súng lấp lánh không?
- Chắc chắn, cháu có thể báo cho bác.
- Giúp tôi việc ấy cậu muốn trả công cái gì nào?
- Cháu muốn ấy à, - cậu bé vừa cười, vừa trả lời - chẳng muốn gì hết... Chết chửa. Nếu làm cho bọn Áo thì bất kỳ giá nào cháu cũng không... nhưng với quân ta thì... Cháu là người Lôm-ba mà...
- Tốt lắm, thế thì trèo lên!
- Hãy hượm, để cháu cởi giày đã.
Cậu bé bỏ giày ra, thắt chặt dây lưng quần, ném cái mũ xuống cỏ và ôm quàng lấy thân cây.
- Cẩn thận! - viên sĩ quan kêu lên, hình như bỗng nhiên lo sợ.
Cậu bé quay lại, đôi mắt xanh nhìn viên sĩ quan như muốn thầm hỏi điều gì.
- Chẳng có gì đâu, - viên sĩ quan nói - cứ leo đi...
Cậu bé leo thoăn thoắt như một con mèo.
Chỉ phút chốc cậu đã đến tận ngọn cây cao chót vót, đôi chân mất hút trong tán lá, nhưng để lộ cả đầu và ngực. Mặt trời chiếu vào, đầu tóc bạch kim của cậu như lấp lánh ánh vàng. Viên sĩ quan chỉ hơi thấy cậu thôi, vì ở trên cao người cậu bé tí.
- Nhìn thẳng phía trước, và nhìn xa coi! - viên sĩ quan gào to.
Để nhìn cho rõ, cậu bé buông tay phải đang vịn vào cành cây, đưa lên che mắt.
- Thấy gì không? - viên sĩ quan hỏi.
Cậu bé nghiêng mình xuống phía viên sĩ quan, lấy bàn tay làm loa đáp:
- Có hai người cưỡi ngựa trên đường cái.
- Cách đây bao xa?
- Cách một nghìn hoặc một nghìn hai trăm bước.
- Chúng nó đi đến à?
- Chúng nó đang đứng lại.
- Còn thấy gì nữa không? - viên sĩ quan lại hỏi sau một lúc im lặng - Hãy nhìn sang phía bên phải.
Cậu bé nhìn về phía bên phải, rồi nói:
-Gần nghĩa địa, giữa các thân cây có vật gì óng ánh, hình như lưỡi lê.
- Có thấy người không?
- Không, chúng đều nấp trong lúa mì.
Đúng lúc ấy, một tiếng đạn bay qua, rít lên trên không, rồi tắt đi rất xa ở phía sau mái nhà.
- Xuống đi! - viên sĩ quan thét lên - chúng nó trông thấy đấy, tôi không muốn biết thêm gì nữa đâu, xuống!...
- Cháu không sợ đâu! - cậu bé trả lời.
- Xuống... Tôi bảo xuống!
- Hượm tí! Kìa kìa, phía bên trái cháu thấy...
Cậu bé bị ngắt lời vì một tiếng đạn rít khác bay qua, thấp hơn tiếng trước. Cậu rùng mình, thốt lên: “Bọn Áo quỷ sứ! Chúng nó kiếm chuyện với mình chắc!”
Viên đạn đã rít ngay bên tai cậu.
- Xuống ngay lập tức! - Viên sĩ quan thét lên, giọng ra lệnh và bực tức.
- Cháu xuống đây! - cậu bé trả lời - Có cây che, cứ yên trí. Bác có muốn biết phía bên trái có gì không?
-Không! - viên sĩ quan đáp - không cần, xuống đi!
- Phía bên trái, - cậu bé gào to và nghiêng nửa người về phía ấy - hình như cạnh nhà thờ, thấy có...
Một viên đạn thứ ba lại rít lên trên ngọn cây, và ngay đó cậu bé ngã nhào, tay cố bíu vào thân cây và cành cây, rồi rơi, đầu lộn xuống phía đất, hai tay dang rộng...
“Chết chửa!” - viên sĩ quan vừa kêu lên vừa chạy tới. Cậu bé ngã ngửa, nằm sóng xoài trên mặt đất, hai cánh tay tréo vào nhau. Một tia máu từ trong ngực chảy ra. Viên hạ sĩ và hai người lính nhảy xuống ngựa, trong khi viên sĩ quan cúi xuống cởi phanh áo sơ mi cậu bé ra. Viên đạn đã vào trong phổi bên trái của cậu.
“Chết rồi” - viên sĩ quan kêu lên.
- Không, còn sống. - viên hạ sĩ nói.
- Ôi! Thương thay cậu bé dũng cảm! - viên sĩ quan nói - Dũng cảm, dũng cảm lên!
Trong khi viên sĩ quan nói và thấm khăn tay lên vết thương của cậu bé, thì cậu mở mắt ra, đôi mắt to lạ thường, nhưng tròng mắt đã đứng, và đầu cậu gục xuống bất động. Cậu đã chết.
Viên sĩ quan mặt tái đi, nhìn cậu bé đang nằm trên bãi cỏ một hồi. Rồi đứng dậy, rồi quay lại nhìn nữa, trong khi mấy người lính đứng im lặng bên cạnh ông ta. Những người lính khác thì quay mặt về phía quân thù.
“Tội nghiệp cậu bé!” - viên sĩ quan buồn rầu nhắc lại – “Tội nghiệp cậu bé dũng cảm!”. Đến gần ngôi nhà, viên sĩ quan tháo lá cờ ba màu ở cửa sổ ra để phủ lên mình cậu bé như một tấm vải liệm, chỉ để chừa khuôn mặt. Viên hạ sĩ nhặt đôi giày, cái mũ, cây gậy đang làm dở, con dao của cậu, đem để bên cạnh cậu...
Viên sĩ quan im lặng một lúc, rồi quay lại nói với viên hạ sĩ:
- Ta hãy đi gọi đội quân y dã chiến đến. Cậu bé đã hy sinh như một quân nhân, phải để quân đội mai táng.
Nói xong, viên sĩ quan giơ tay gửi một cái hôn đến cậu bé đã hy sinh, và ra lệnh “Lên ngựa!”.
Quân lính lên ngựa, và trung đội tiếp tục hành quân.
Vài giờ sau, cậu bé được khâm liệm theo nghi thức trọng thể của quân đội.
Lúc mặt trời lặn, toàn thể tuyến tiền tiêu của quân Ý tiến thẳng về phía quân địch.
Trên con đường sáng hôm ấy kỵ binh đi qua, tiến lên theo hai hàng, một tiểu đoàn pháo thủ mà mấy hôm trước đã anh dũng đổ máu ở trận Xan Mac-ti-nô.
Tin chú bé chết đã truyền đi trong hàng ngũ trước khi quân sĩ rời doanh trại lên đường. Khi các sĩ quan dẫn đầu tiểu đoàn trông thấy thi hài nhỏ bé nằm dưới gốc cây tần bì, quấn trong lá cờ ba màu, thì họ tuốt gươm chào, và một người trong bọn họ cúi xuống bờ suối gần đó, hái hoa rắc lên mình cậu bé. Thế là tất cả các pháo thủ lần lượt đi qua, đều làm theo cấp chỉ huy của họ, và rắc hoa lên cậu bé. Chỉ trong mấy phút, mình cậu đã đầy hoa. Sĩ quan và quân lính đi qua đều chào: “Anh dũng, cậu bé xứ Lôm-bac-đi-a. - Vĩnh biệt cậu bé thân yêu!
- Xin tặng, cậu bé tóc vàng đáng thương!
- Cậu quả là anh dũng! Vinh quang thuộc về cậu, em bé ạ! Vĩnh biệt!” .
Một sĩ quan rút Huân chương Quân công của mình để tặng cậu, một sĩ quan khác đặt một cái hôn lên trán cậu, và hoa cứ tiếp tục rơi như mưa xuống đôi chân để trần, xuống bộ ngực đầy máu, xuống mái đầu bạch kim của cậu bé đang yên nghỉ, nằm trong lá cờ. Nét mặt của cậu như đang mỉm cười, tưởng như nghe những lời chào vĩnh biệt, cậu bé anh dũng thấy sung sướng và tự hào vì đã hiến đời mình cho xứ Lôm-bac-đi-a thân yêu của mình”.
Những tấm lòng cao cả
Người Ý sao họ viết chuyện giáo dục trẻ em tình yêu thương tổ quốc rất tuyệt vời, Thầy mong rằng những cây bút của những nhà văn, nhà báo và các cháu sinh viên Việt Nam sẽ có những bài viết giáo dục trẻ em gây xúc động không thua gì người Ý.