Phần thứ sáu Thân Hành Niệm Quán tử thi (Thân bất tịnh)

Thân tứ đại này là thân bất tịnh, hôi thối uế trược tuy thân còn sống nhưng luôn luôn bài tiết những chất bất tịnh như: đờm, ghèn, nước dãi, nước tiểu, phân, phẩn, máu, mủ v.v… tất cả những chất này rất là dơ bẩn. Còn nếu thân đã chết thì trong 5, 10 ngày là trương phồng, xanh đen, nát thối và mùi hôi thối không ai có thể chịu nổi.

Khi thấu suốt thân bất tịnh bẩn thỉu hôi thối như vậy thì còn gì chúng ta chấp thân này là ta, là của ta, là bản ngã của ta nữa. Do không còn dính mắc chấp đắm dính mắc về thân thì tâm chúng ta thanh thản, an lạc và vô sự. Chỉ cần chúng ta hiểu biết thật như vậy thì ngay đó liền có giải thoát. Chúng ta hãy đọc lại lời dạy của đức Phật thì sẽ rõ: Lại nữa, này các tỳ-kheo, tỳ-kheo như thấy một thi thể quăng bỏ trong nghĩa địa một ngày, hai ngày, ba ngày, thi thể ấy trương phồng lên, xanh đen lại, nát thối ra; tỳ-kheo quán thân ấy như sau: “Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi bản chất ấy”.

Trong khi vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và tư duy thuộc về thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an trú, an tọa, chuyên nhất, định tĩnh. Như vậy, này các tỳ-kheo, tỳ-kheo tu tập THÂN HÀNH NIỆM”.

Đây là pháp THÂN HÀNH NIỆM Ý HÀNH thứ sáu. Vậy quý vị hãy theo đây mà tư duy quán xét cho thấu suốt lý thân vô thường, vô ngã, bất tịnh. Nhờ có thấu suốt lý thân vô thường, vô ngã và bất tịnh chúng ta mới thoát khổ.

Khi thoát khổ rồi, chúng ta sống như mọi người bình thường mà thân tâm của của chúng ta vẫn thanh thản, an lạc và vô sự trước các ác pháp; khi chúng ta sống bình thường như mọi người mà tâm chúng ta rất phi thường, vì bất cứ ai tạo các chướng ngại pháp làm hại thân tâm chúng ta, nhưng thân tâm chúng ta không bao giờ bị chướng ngại ác pháp đó. Bởi vậy, chứng đạo của Phật giáo không có khó khăn; chứng đạo của Phật giáo là chứng sự giải thoát trong cuộc sống tức là làm chủ bốn sự đau khổ của thân tâm: Sinh, già, bệnh, chết.