LỜI CẢM ƠN
Kính xin các tác giả trong các sách, báo vui lòng cho phép chúng tôi được trích những bài viết về đạo đức để làm sáng tỏ nền ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN – NHÂN QUẢ của Phật giáo, xin chân thành cảm ơn quý vị.
Sách do HT. THÍCH THÔNG LẠCviết không bán chỉ để kính biếu cho mọi người.
Kính ghi
HT. THÍCH THÔNG LẠC
Trong tập một chúng tôi đã nói đến Lòng Yêu Thương là một đức tính tốt của muôn loài, cho nên khi mới lọt lòng mẹ sinh ra, loài vật nào cũng vậy đều sẵn có Lòng Yêu Thương. Nhưng khi áp dụng Lòng Yêu Thương vào đời sống hằng ngày thì Lòng Yêu Thương ấy không còn giá trị bình đẳng, hồn nhiên, trong sáng của nó như thuở ban đầu nữa, mà nó hoàn toàn thay đổi theo bản ngã ích kỷ, hẹp hòi, nhỏ mọn của mọi loài. Từ lòng yêu thương ấy nó sẽ trở thành lòng hung ác. Cho nên nói Yêu Thương chứ thật ra chính bản thân nó còn chưa Yêu Thương huống chi nó Yêu Thương ai.
Vì thế, mới nói Lòng Yêu Thương ấy đã trở thành nhiều cấp độ khác nhau trong cuộc sống hằng ngày, là vì không có danh từ dùng để chỉ Lòng Yêu Thương mà không Yêu Thương, hay để chỉ cho Lòng Yêu Thương nhiều hoặc ít.
Vì dụ: cha mẹ thương con cũng không phải bình đẳng vì có đứa thương nhiều, nhưng cũng có đứa thương ít. Cha mẹ thương con mà còn như vậy huống là anh em, chị em, tuy cùng máu mủ, cùng sống chung trong một mái ấm gia đình, nhưng tình thương ít nhiều mọi người đối xử lại khác nhau. Tại sao lại có những tình thương như vậy?
Tình thương ít hay nhiều đều do qui luật nhân quả, cho nên khi một người hiểu luật nhân quả thì họ thản nhiên trước tình cảm thương ít hay thương nhiều, họ không khởi tâm ganh đua hơn thiệt hoặc so đo với anh chị em, với mọi người.
Khi nói đến Lòng Yêu Thương đối với mọi người thì chúng ta nên dè dặt cẩn thận để xét qua những hành động có thật Lòng Yêu Thương hay không, hay chỉ lời nói suông ngoài đầu môi chót lưỡi.
Phải tránh Lòng Yêu Thương bằng cách mua bán trao đổi “bánh sáp đi thì bánh qui trở lại”,vì Lòng Yêu Thương ấy chưa thật sự là Yêu Thương.
Lòng Yêu Thương lúc nào cũng đi song song với Lòng Cung Kính và Tôn Trọng thì Lòng Yêu Thương ấy mới thật sự là Yêu Thương.
Thiếu Lòng Cung Kính và Tôn Trọng thì Lòng Yêu Thương ấy sẽ có những hành động thô bạo, hung dữ, lời nói thường to tiếng, nặng nhẹ với nhau, có khi còn chửi mắng và còn đánh đập nhau nữa. Đó là Yêu Thương, nhưng thiếu sự cung kính và tôn trọng.
Khi hai người thương nhau mà to tiếng với nhau thì chúng ta biết ngay, đó là Lòng Yêu Thương nhau nhưng thiếu sự cung kính và tôn trọng lẫn nhau nên càng Yêu Thương thì càng làm khổ cho nhau nhiều hơn.
Thiếu Lòng Cung Kính và Tôn Trọng lẫn nhau thì Lòng Yêu Thương ấy sẽ trở thành Lòng Yêu Thương độc quyền tức là Lòng Yêu Thương chiếm hữu. Khi Lòng Yêu Thương Chiếm Hữu đến với người nào thì người đó không bao giờ còn quyền tự do giao tiếp với những người khác. Và nếu muốn tự do giao tiếp với những người khác thì gia đình sẽ bất an thường có những chuyện xảy ra rầy rà lời qua, tiếng lại, hay nói bóng, nói gió khiến cho sự hòa hợp những người thân trong gia đình lần lần mất mát. Vì những điều này mà vợ chồng có khi đi đến ly dị chia rẽ nhau, ai đi đường nấy như nhà văn Nhất Linh đã viết:
“Anh đi đường anh, em đường em
Tình nghĩa đôi ta có thế thôi
Chẳng muốn trông mong xum họp lại
Bận lòng chi nữa lúc chia phôi”
Con người ai cũng có Lòng Yêu Thương, nhưng thường thiếu sự cung kính và tôn trọng lẫn nhau nên Lòng Yêu Thương ấy đã trở thành những hành động Thương Yêu ích kỷ, hẹp hòi, nên thường xem người mình Yêu Thương là của mình, d0 đó Yêu Thương mà làm đau khổ cho nhau.
Hiểu biết được như vậy, chúng ta hãy gạt bỏ Lòng yêu Thương thiếu sự cung kính và tôn trọng mà hãy cố gắng học tập và nuôi dưỡng Lòng Yêu Thương cung kính và tôn trọng lẫn nhau.
Trong cuộc đời này nếu ai cũng sống với Lòng Yêu Thương cung kính và tôn trọng lẫn nhau thì cuộc đời sẽ là Thiên đàng, Cực lạc phải không quý vị?
Lòng Yêu Thương cung kính và tôn trọng thì không bao giờ to tiếng, nặng lời với nhau cả. Lòng Yêu Thương của cha mẹ đối với con cái thiếu sự tôn trọng con cái nên thương con cái mà hay la mắng đánh đập, nhất là con cái lúc còn bé thơ.
Dù nó là con cái của mình sinh ra, nhưng nó cũng là một con người như bao nhiêu người khác. Vì thế bậc làm cha mẹ không được quyền đánh đập con cái của mình mà hãy tôn trọng nó như bao nhiêu người khác, tôn trọng con cái của mình là tôn trọng sự sống của nó.
Đừng nghĩ rằng nó là con cái của mình sinh ra thì mình muốn đánh đập nó lúc nào là cứ đánh đập. Đó là một quan niệm sai lầm từ ngàn xưa. Con cái mà đánh đập hay mắng chửi nó là thiếu sự tôn trọng sự sống.
Con cái của mình sinh ra nhưng nó là một con người như bao người khác, nó cũng có sự sống của riêng nó. Chúng ta làm cha mẹ chỉ nuôi nấng giúp đỡ con cái theo sự phát triển của nó chớ không bắt buộc nó phát triển theo chiều hướng của chúng ta. Chúng ta đừng nghĩ rằng trong cuộc sống này cái gì của chúng ta đều đúng hết.
Cho nên chúng ta đừng theo người xưa giáo dục con theo kiểu:
“Thương con cho roi cho vọt
Ghét con cho ngọt cho ngào”.
Đó là sự giáo dục thiếu tôn trọng quyền sống của người khác nên thường theo khuôn khổ của người xưa. Con cái của mình thì cứ đánh nó, dạy nó khiến cho nó nên người tốt. Ông bà cha mẹ thường lấy quyền của người lớn, của người làm ông bà, của người làm cha mẹ mà hiếp đáp quyền sống của con cái. Họ không biết tôn trọng quyền sống của con cái. La mắng đánh đập con cái mà bảo rằng giáo dục, đó là giáo dục lỗi thời.
Giáo dục bằng roi không đúng đạo đức nhân bản - nhân quả, vì còn làm con cái đau khổ. Nên giáo dục con cái bằng lời khuyên bảo bằng lời nhẹ nhàng ngọt ngào, chỉ rõ những điều sai mang đến tai họa làm đau khổ cho bản thân và những người thân trong gia đình.
Giáo dục bằng cách roi vọt đánh đập con cái và học trò là phản giáo dục thiếu văn hóa văn minh của thời đại khoa học. Giáo dục không cho phép đánh đập dù là con vật huống là con người. Giáo dục là dạy mọi người mang lại Lòng Yêu Thương với mọi người và mọi loài vật. Có đâu giáo dục lại đánh đập đem đến sự đau khổ cho con cái.
Đem đến sự đau khổ cho con cái thì đó không phải là giáo dục con cái mà đó là một sự đàn áp bắt buộc con cái phải làm theo ý muốn của mình, trong khi ý muốn của mình chưa hẳn đã hoàn thiện.
Đánh con cái làm cho nó đau khổ mà bảo rằng thương con cái thì cái thương đó chưa hẳn đã thương. Cho nên những bậc làm cha mẹ thương con cái mà đánh đập như vậy là thương con cái trong ngu si.
Vậy những bậc làm cha mẹ hãy lấy roi đánh vào thân mình rồi xem mình có biết đau không?
Đau sao lại đánh con?
Chúng ta cần phải thay đổi sự giáo dục con cái. Giáo dục con cái đúng nghĩa là cha mẹ phải biết tôn trọng sự sống của nó, nhờ đó cha mẹ chỉ là chỗ nương tựa vững chắc cho con cái mà thôi.
Nếu trong cuộc đời này ai cũng có chỗ nương tựa vững chắc thì khi gặp những nghịch cảnh thì mọi người sẽ vượt qua một cách dễ dàng bằng trí óc của mình.
Cha mẹ thương con cái còn không bình đẳng và sự phân biệt cũng rõ ràng: Đứa khôn lanh thì thương ít, đứa khờ khạo thì thương nhiều; đứa giàu sang thì thương ít, đứa nghèo khổ thì thương nhiều. Lòng Yêu Thương của cha mẹ còn như vậy. Khi mới nghe qua thì rất hay nhưng lại thiếu công bằng.
Bậc làm cha mẹ dù con cái khôn ngoan hay khờ khạo, giàu sang hay nghèo hèn thì phải thương yêu đồng đều; còn ngược lại đứa thương nhiều, đứa thương ít thì đó là đã đánh mất Lòng Yêu Thương bình đẳng của người làm cha mẹ…
Một cô giáo đứng trước lớp học mà bảo rằng tôi sẽ yêu thương tất cả học trò của tôi đứa nào cũng vậy thì lời nói ấy không đúng. Trong số học trò trước mắt cô giáo chúng có nhiều hoàn cảnh khác nhau thì làm sao lòng yêu thương của cô giáo bình đẳng đồng đều được.
Lòng Yêu Thương thực hiện qua sự bất hạnh của người khác, biết rằng đối với người giàu cũng như người nghèo chúng ta đều thương yêu bình đẳng như nhau, nhưng người nghèo khổ thì chúng ta giúp đỡ để họ vượt qua những sự khó khăn chớ không phải chúng ta thương nhiều.
Nhưng người đời không hiểu khi thấy chúng ta giúp đỡ người nghèo khổ thì cho chúng ta thương họ nhiều.
Làm cha mẹ cũng vậy khi thấy đứa con nghèo khổ thì giúp nó thì những đứa con khác lại phân bì cho cha mẹ đứa thương nhiều đứa thương ít.
Sao cha mẹ lại lo cho em út nhiều quá vậy? Cái gì cũng cho nó hết.
Lời phân bì so đo như vậy là không đúng, vì em út phải sống nơi tự sở phải lo cơm nước cho ông bà và cha mẹ, phải gánh chịu bao tục lệ trong gia đình. Bao nhiêu sự cực nhọc đều đổ lên vai người con út.
Những việc nặng nhọc như: Con út phải gánh vác việc thờ cúng tổ tiên ông bà nhiều hơn các đứa con khác, nên sự tốn hao của nó cũng phải nhiều hơn, tuy nó có lãnh một phần đất hương quả nhưng công lao thờ phụng phải xem trong xem ngoài cho vén khéo sạch sẽ và còn phải có ngăn nắp nơi thờ phượng.
Ai cũng biết thực hiện sự thờ cúng tổ tiên ông bà cha mẹ cũng là thực hiện Lòng Yêu Thương. Cho nên thực hiện Lòng Yêu Thương là thực hiện những hành động muôn mặt:
- Ví dụ: bố thí cho một bà lão ăn xin một đồng bạc, một bát cơm cũng là thực hiện Lòng Yêu Thương.
- Nắm tay dắt một em bé băng qua đường cũng là thực hiện Lòng Yêu Thương.
- Dỗ dành một em bé đang khóc khiến cho nó không khóc nữa đó cũng là thực hiện Lòng Yêu Thương.
- Nhường nhịn không tranh hơn với người khác cũng là thực hiện Lòng Yêu Thương.
- Không tham danh, tham lợi sống một đời sống bình thản, thanh nhàn cũng là thực hiện Lòng Yêu Thương mình, thương người.
Bởi vậy thực hiện Lòng Yêu Thương không sao kể hết được trong cuộc sống hằng ngày. Nói dễ dàng nhưng thực hiện trong cuộc sống của con người hằng ngày đâu phải dễ. Phần đông người ta không có Lòng Yêu Thương nên mới làm ngơ trước nỗi bất hạnh của người khác.
Chúng ta thấy rất rõ, ở đời người ta nói nhiều về Lòng Yêu Thương, kêu gọi Lòng Yêu Thương, nhưng ngược lại chính họ lại yêu thương bản thân họ quá nhiều thành ra Lòng Yêu Thương của họ trở lại làm khổ họ làm khổ mọi người, nhất là làm khổ tất cả chúng sinh. Có đúng như vậy không? Chính họ cầm dao giết hại và ăn thịt chúng sinh thì Lòng Yêu Thương của họ ở đâu?
Quý vị cứ xem xét hằng ngày trong cuộc sống của mọi người thì quý vị thấy ngay, thân xác của mọi người là mồ chôn xác chúng sanh: Cá, tôm, gà, vịt, heo, dê, bò, trâu, ngựa, chó, mèo v.v… không có con vật nào mà họ không ăn thịt. Con người là một con thú ác độc nhất trên hành tinh này, hằng ngày có hàng tỷ tỷ loài vật chết vì loài người giết hại và ăn thịt.
Như trên chúng tôi đã nói Lòng Yêu Thương có từng cấp độ khác nhau, vì vậy trong cuộc sống của chúng ta, có người gan dạ dám hy sinh cứu người khác, dám hy sinh mình vì tổ quốc. Đọc câu chuyện Nơi Trở Về chúng ta mới thấm thía “Lòng Yêu Thương cao thượng khiến cho con người dũng cảm đầy gan dạ dám xông pha vào lửa đỏ cứu người”.
Bởi vậy Lòng Yêu Thương thật là cao thượng vô cùng. Cho nên chỉ có Lòng Yêu Thương thật sự mới dám biến mình trở thành những con người hùng, gan dạ, dũng cảm, mới làm nên những kỳ tích tinh thần Yêu Thương vĩ đại cho đời.
Lòng Yêu Thương vì người, nói thì ai nói cũng được, nhưng đến khi làm mới thấy khó vô cùng. Chúng tôi chỉ ước mong sao mọi người vì thương người mà quên mình để cho đời ngày càng tốt đẹp hơn.
Đọc những câu chuyện tâm hồn cao thượng của Hà Mai Anh dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Việt, tuy sách do người Ý viết, nhưng sao tâm hồn của họ lại gần gũi với dân tộc Việt Nam đến thế. Các cháu bé tuy còn tuổi học trò nhưng vì lòng thương người mà quên mình dám hy sinh mình cứu người, khiến chúng tôi xúc động từ trong sâu thẳm của trái tim nên không thể cầm được những giọt nước mắt tự nhiên tuôn trào.
Lòng Yêu Thương là một cảm xúc tự nhiên mà mỗi người ai cũng có. Trên đời không ai sống mà thiếu Lòng Yêu Thương. Lòng Yêu Thương sẽ có ý nghĩa tốt đẹp nhiều hơn khi chúng ta biết ban tặng cho mọi người không phân biệt thân, sơ để làm cho cuộc sống ấm áp, hạnh phúc hơn; để làm cho mọi người gần gũi nhau hơn.
Thật là hạnh phúc vô cùng khi mỗi người biết tận dụng Lòng Yêu Thương của mình ban tặng cho những người gặp hoàn cảnh không may; ban tặng cho những người đang cần Lòng Yêu Thương thì đời sống của loài người sẽ đẹp đẽ biết bao!
Kính ghi
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Nói đến LÒNG YÊU THƯƠNG thì ai nói cũng được, nhưng ở đời để thực hiện được LÒNG YÊU THƯƠNG thì ít ai làm được như chúng tôi đã nói trong lời nói đầu.
Bởi thực hiện LÒNG YÊU THƯƠNG là thực hiện bằng hành động chớ không thể đem lời nói suông. Hành động đem lại sự bình an, yên vui cho mình, cho mọi người và cho muôn loài vạn vật, đó là thực hiện LÒNG YÊU THƯƠNGsự sống.
Cho nên những người nào còn săn bắn thú rừng trong rừng núi, còn chài lưới bắt cá, câu tôm dưới ao hồ, sông biển để mưu sinh sự sống cho mình và cho gia đình mình, thì những người ấy chưa phải có LÒNG YÊU THƯƠNGsự sống.
LÒNG YÊU THƯƠNGchỉ cho sự sống của mình, của những người thân trong gia đình mình thì như vậy chưa phải LÒNG YÊU THƯƠNGsự sống. Nó là LÒNG YÊU THƯƠNG ÍCH KỶ, HẸP HÒI, NHỎ MỌN chỉ với bản thân và và gia đình mình mà thôi. LÒNG YÊU THƯƠNG ÍCH KỶ, HẸP HÒI, NHỎ MỌNnhư vậy thường làm khổ mình, khổ những người thân trong gia đình và còn làm khổ cho muôn loài vật khác nữa. Cho nên nói nó là LÒNG YÊU THƯƠNG chứ thật ra nó chẳng phải LÒNG YÊU THƯƠNG mà nó là LÒNG ÍCH KỶ, HẸP HÒI.
Cuộc đời đã chứng minh cho chúng ta biết LÒNG ÍCH KỶ HẸP HÒIluôn luôn hay gây sự, hiếp đáp, hơn thua với mọi người để mong tìm sự an vui lợi ích cho mình. Vì thế nó thuộc về loại tri kiến VÔ MINH.
Dùng hai từ VÔ MINH để chỉ cho họ biết rằng LÒNG YÊU THƯƠNG của họ đang ở trong sự mê mờ, không sáng suốt thì rất đúng nghĩa.
Vì thế LÒNG YÊU THƯƠNGcủa họ luôn luôn phải tranh đấu với mọi người, mọi loài để bảo vệ và đem lại quyền lợi cho cá nhân và những người thân trong gia đình mình. Nhất là họ nuôi mạng sống của họ và của những người thân trong gia đình bằng cách giết hại các loài vật để làm thực phẩm, để nuôi mạng sống, đó là một hành động VÔ MINH. Chính hành động VÔ MINHnày đem sự đau khổ vào bản thân của mình và những người thân trong gia đình, nhưng họ đâu biết rằng đó là những hành động tội ác vô cùng. Theo luật nhân quả làm ác thì phải chịu quả khổ đau. Vậy chính họ đã đem quả khổ vào thân và gia đình họ. Vậy mà bảo rằng LÒNG YÊU THƯƠNG.
Nuôi sống thân mạng của mình và những người thân trong gia đình mình bằng cách chài lưới cá tôm, giết gà vịt, đâm heo, đập đầu bò, cắt cổ dê, ngựa v.v.., loài vật phải chịu chết dưới bàn tay của con người hàng trùng trùng vạn vạn con trong một ngày thì quý vị có biết không?
Thật là đau lòng, nợ máu xương này quý vị trả biết bao giờ cho hết. Bởi tạo nghiệp nào thì phải trả nghiệp ấy. Bắt cá câu tôm thì phải sinh làm cá tôm để người khác cũng bắt cá câu tôm trở lại và như vậy nghiệp báo nhân quả vay trả, trả vay biết bao giờ hết.
Một hành động độc ác như vậy mà muốn mình và những người thân trong gia đình được bình an yên vui trong cuộc sống thì làm sao có được, phải không quý vị?
Một bằng chứng cụ thể hằng ngày trong cuộc sống của con người chúng ta đã từng chứng kiến loài người trên hành tinh này tự làm khổ mình, làm khổ những người thân trong gia đình và còn làm khổ tất cả các loài vật khác bằng cách giết hại và ăn thịt.
Hầu hết mọi người xem nhẹ sự sống của những người khác và nhất là muôn loài vật khác, nên thế giới lúc nào cũng có chiến tranh, cũng có xung đột, nhất là năm nào cũng có những thiên tai, gió to, bão lụt, nước lũ cuốn trôi nhà cửa, đất sụp, núi lỡ và những bệnh tật nan y xảy ra v.v… không nơi này thì ở nơi khác trên hành tinh này.
Không nên săn bắn và giết hại chúng sinh
Những hiện tượng tai ách cảnh báo cho con người như vậy mà con người còn chưa biết ăn năn hối cải để sống một đời thánh thiện không làm khổ mình, khổ người và khổ các loài vật. Hiện giờ người giết người mà còn chẳng có chút LÒNG YÊU THƯƠNG huống là giết hại loài vật để ăn thịt.
Vì sự sống của con người mà biến con người trở thành những con ác thú và bản tính còn độc dữ hơn bất cứ một loài vật nào trên trái đất này. Cho nên khi con người đã trở thành những con thú độc ác thì họ đâu còn LÒNG YÊU THƯƠNG sự sống nữa, phải không quý vị?.
Chúng ta nghe họ nói LÒNG YÊU THƯƠNG chớ sự thật ra con người hiện giờ không có YÊU THƯƠNG.LÒNG YÊU THƯƠNG của họ chỉ ngoài đầu môi chót lưỡi để lừa đảo mọi người. Bởi vậy chúng ta quả quyết nói rằng người nào còn giết hại và ăn thịt các loài vật khác thì những người đó không có LÒNG YÊU THƯƠNGsự sống.
Hành động sống vì cá nhân và cho những người thân của mình trong gia đình mình thì cũng giống như những loài thú vật. Loài thú vật phần nhiều không có LÒNG YÊU THƯƠNG sự sống, nên thường giết hại và ăn thịt các loài vật khác.
Vì thế khi nhìn xa hơn nữa chúng ta sẽ thấy những người nào còn ăn thịt chúng sinh như: cá, tôm, gà, vịt, heo, dê, v.v.. thì những người ấy không bao giờ có LÒNG YÊU THƯƠNG sự sống.
Có người bảo rằng tất cả mọi người ai cũng đều có LÒNG YÊU THƯƠNG,cớ sao lại bảo rằng họ không có LÒNG YÊU THƯƠNG.Đúng họ có LÒNG YÊU THƯƠNGnhưng LÒNG YÊU THƯƠNG ấy hạn hẹp nhỏ mọn chỉ đối với cá nhân và những người thân trong gia đình của họ mà thôi. Sự THƯƠNG YÊU HẠN HẸP như vậy thì không thể gọi là LÒNG YÊU THƯƠNGsự sống mà đó làTÌNH CẢM THƯƠNG YÊU ÍCH KỶ. Thường TÌNH CẢM THƯƠNG YÊU ÍCH KỶ này được mọi người áp dụng cho cá nhân và gia đình của mình. Cho nên chúng ta nói đó là TÌNH CẢM ÍCH KỶcủa loài động vật. Chớ nó không thể gọi đó là LÒNG YÊU THƯƠNG sự sống được, vì TÌNH CẢM đó đã trở thành lòng ích kỷ, nhỏ mọn, hẹp hòi thường làm khổ mình, làm khổ người và làm khổ tất cả chúng sinh.
Bởi vậy quý vị hãy đọc câu chuyện “Thiên đàng và Địa ngục” để chúng ta suy ngẫm lại cuộc sống ích kỷ, hẹp hòi của chính mình và mọi người hiện nay ở thế gian này.
Có một người được đi tham quan THIÊN ĐÀNG VÀ ĐỊA NGỤC. Trước tiên anh ta tới ĐỊA NGỤCcủa vua Diêm Vương. Ở đó anh ta nhìn thấy một cảnh tượng lạ lùng: Trước mắt mọi người có rất nhiều món ăn ngon, nhưng không một ai ăn được.Cho dù họ ngồi bên bàn rượu, nhưng người nào cũng chỉ da bọc xương, mặt mày ủ rũ.
Anh ta lại phát hiện thấy cánh tay phải mỗi người buộc một cái đĩa, cánh tay trái buộc một con dao, chuôi dao và dĩa dài 4 phân làm cho họ không thể nào ăn được, vì vậy mà ai cũng bị đói.
Tiếp đó anh ta được đưa tớiTHIÊN ĐÀNGcảnh tượng ở đây cũng chẳng có gì khác chuôi dao và dĩa cũng dài 4 phân nhưng những cư dân ở THIÊN ĐÀNGđều ca hát, nói cười vui vẻ.
Anh ta nghi hoặc nhưng cuối cùng cũng tìm ra được câu trả lời. Đó là ởĐỊA NGỤCmọi người đều muốn gắp cho mình vì thế mà không ai ăn được, còn ở THIÊN ĐÀNGthì mỗi người đều gắp cho người đối diện với mình và cũng được người đối diện gắp lại, vì mọi người cùng giúp đỡ lẫn nhau nên ai nấy đều có thể ăn uống rất vui vẻ và đầy đủ”.
Câu chuyện tuy đơn giản do một người có trí đã khéo diễn tả cuộc sống của con người trên hành tinh này, do lòng ích kỷ nhỏ hẹp chỉ biết lợi cho mình còn ai thì mặc kệ, vì thế nên con người sống trong cảnh khổ đau mà không biết nên thường tưởng khổ đau từ đâu đến nhưng không ngờ khổ đau từ lòng ích kỷ nhỏ hẹp của con người. Nếu con người biết thương yêu nhau, giúp đỡ lẫn nhau thì cuộc sống trên hành tinh sẽ là cảnh thế giới THIÊN ĐÀNG.
THIÊN ĐÀNGvà ĐỊA NGỤCkhông phải là cảnh giới siêu hình mà từ xưa đến nay người ta thường tưởng tượng. Do câu chuyện này chúng ta cũng cần phải xác minh để làm sáng tỏ THIÊN ĐÀNGvà ĐỊA NGỤC. THIÊN ĐÀNGvà ĐỊA NGỤCkhông phải ở đâu xa mà ở ngay nơi tâm niệm của con người. Một tâm niệm khởi lên niệm giận hờn, thù oán, ganh ghét, tỵ hiềmv.v.. thì đó làĐỊA NGỤC,nhưng lại có những tâm niệm khởi lên thương yêu, tha thứ, giúp đỡ, an ủi v.v.. thì đó là THIÊN ĐÀNG. Cho nên THIÊN ĐÀNGhay ĐỊA NGỤCchỉ là cuộc sống thiết thực của con người, nơi tâm con người ở trên thế gian này.
Câu chuyện THIÊN ĐÀNGvà ĐỊA NGỤCở đây vốn đã nói lên được LÒNG YÊU THƯƠNGcủa con người đối với con người. Một lần nữa chúng tôi xác định: nhờ con người có LÒNG YÊU THƯƠNGmà cuộc sống thế gian này mới có cảnh giới THIÊN ĐÀNG, nếu con người thiếu LÒNG YÊU THƯƠNG thì cuộc sống thế gian này là ĐỊA NGỤC. Cho nên THIÊN ĐÀNGtự nơi cuộc sống của con người, chớ không có cõi THIÊN ĐÀNG siêu hình ở trên các tầng trời, thiếu LÒNG YÊU THƯƠNGlà ĐỊA NGỤC. ĐỊA NGỤCkhông phải ở trong lòng đất của chúng ta.
Câu chuyện tuy chẳng có gì cao siêu vĩ đại nhưng nó nói lên được một sự sống đầy LÒNG YÊU THƯƠNGcủa con người đối với con người rất là thấm thía làm sao!
Chỉ LÒNG YÊU THƯƠNGvì mọi người, thì mới đem lại sự bình an, yên vui cho mình, cho người và cho muôn loài vạn vật.
Cho nên LÒNG YÊU THƯƠNGcó mặt ở đâu thì hạnh phúc của muôn loài sẽ có ở đó. Vì thế chúng ta hãy tập sống với LÒNG YÊU THƯƠNGđối với mọi người, mọi loài vật và cỏ cây, đất đá núi sông trên hành tinh này. Chỉ có LÒNG YÊU THƯƠNGmới bảo vệ sự sống của hành tinh. Nếu LÒNG YÊU THƯƠNGkhông có thì hành tinh này chắc chắn một ngày nào đó sẽ bị hoại diệt. Quý vị có tin lời nói này không?
Dù khoa học có tiến bộ đến đâu, nhưng con người không có LÒNG YÊU THƯƠNGmà cứ giết hại và ăn thịt các loài vật khác như trâu, bò, heo, dê, gà, vịt, cá, tôm v.v.. thì hành tinh này không còn cách nào bảo vệ nó được.
Chỉ trừ khi con người sống trong thiện pháp không giết hại và ăn thịt các loài động vật khác nữa thì chúng ta mới có hy vọng bảo vệ hành tinh này. Còn ngược lại chúng ta cứ sống trong hành động ác giết hại và ăn thịt các loài động vật, thì từ những hành động ác giết hại và ăn thịt các loài động vật, nó sẽ phóng xuất ra những từ trường nghiệp ác của loài người. Những từ trường nghiệp ác này sẽ phủ trùm khắp hành tinh này thì quả địa cầu sẽ dần nóng lên và đi đến hoại diệt dễ dàng. Chừng đó chúng ta có muốn bảo vệ quả địa cầu cũng không bảo vệ được. Lúc bấy giờ chúng ta muốn sống cũng không sống được, vì quả địa cầu sẽ nổ tung và tan tành.
Cho nên ngay từ bây giờ chúng ta hãy sống thiện lúc nào cũng khởi LÒNG YÊU THƯƠNGđến với tất cả muôn loài dù động vật hay thực vật chúng ta cũng YÊU THƯƠNG.
Chính nhờ LÒNG YÊU THƯƠNGấy mà chúng ta mới bảo vệ hành tinh sống của chúng ta. Hành tinh sống mà không có LÒNG YÊU THƯƠNGthì gọi là hành tinh chết chớ không thể nào gọi là hành tinh sống được.
Hành tinh sống có nghĩa là trên hành tinh có muôn vạn sự sống, nếu hành tinh chúng ta đang sống mà không có loài vật nào sống thì hành tinh chúng ta gọi là hành tinh chết. Có phải vậy không xin thưa cùng quý vị?
Cho nên quả địa cầu của chúng ta được gọi là hành tinh sống là vì có muôn loài vật đang sống trong đó với LÒNG YÊU THƯƠNGnhau.
Nếu LÒNG YÊU THƯƠNGấy đối với muôn loài vạn vật khô cằn thì hành tinh sắp sửa hoại diệt. Chúng ta nên để ý điều này.
Vì muốn bảo vệ hành tinh sống của chúng ta mãi mãi trường tồn thì không có phương pháp nào tốt hơn là LÒNG YÊU THƯƠNG. Phải không quý vị?
Một hành động nhỏ nhoi của một cô giáo nắm tay dắt một câu bé khuyết tật đã nói lên được LÒNG YÊU THƯƠNG của mình đối với học trò, nhưng chính cô giáo cũng không hay biết LÒNG YÊU THƯƠNGcủa mình đã ban tặng cho học trò mình, cô làm với một hành động tự nhiên đối với người học trò đáng thương, nhưng chỉ có người học trò mới nhận ra LÒNG YÊU THƯƠNGấy mà thôi.
“Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp một vẽ về điều gì đã làm các em thích nhất trong đời. Cô thầm nghĩ: “Chắc rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem, hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh”. Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của em học sinh tên Douglas: Bức tranh vẽ một bàn tay!
Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi hình ảnh đầy biểu tượng này.
Một em đoán:
- Đó là bàn tay bác nông dân.
- Một em khác cự lại:
- Bàn tay thon thả thế này phải là bàn tay của một bác sĩ giải phẫu.
- Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Doulas cười ngượng nghịu:
- Thưa cô, đó là BÀN TAY CỦA CÔạ!
Cô giáo ngẩn ngơ, cô nhớ lại những phút ra chơi cô thường dùng bàn tay để dắt Doulas bước ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không được xinh xắn như các em khác, gia cảnh từ lâu lâm cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra tuy cô vẫn làm điều tương tự như các em khác nhưng hóa ra đối với Doulas bàn tay cô mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của LÒNG YÊU THƯƠNG”.
Bàn tay của cô giáo đã nói lên LÒNG YÊU THƯƠNGvới cháu Doulas. Và trên hành tinh này còn có biết bao nhiêu bàn tay, những bàn tay ấy đang và sẽ thực hiện LÒNG YÊU THƯƠNGnhư:
Bàn tay của người nông dân thực hiện LÒNG YÊU THƯƠNGlà đang dầm sương dang nắng cày sâu cuốc bẫm sớm hôm chăm nom ruộng đồng mong cho cây lúa trổ đầy bông.
Bàn tay của người y, bác sĩ xoa dịu những cơn đau của các bệnh nhân đang quằn quại trên giường bệnh và LÒNG THƯƠNG YÊUấy luôn luôn ước mong cho những cơn đau của các bệnh nhân không còn tái diễn nữa.
Bàn tay của người mẹ thực hiện LÒNG YÊU THƯƠNGluôn luôn chăm sóc nâng niu những đứa con thân yêu của mình mong sao các con mau lớn khôn để trở thành người hữu dụng cho xã hội.
Bàn tay của những người con thực hiện LÒNG YÊU THƯƠNGlúc nào cũng hướng về người mẹ thân thương của mình để mong đền đáp công ơn sinh thành dưỡng dục, chín tháng cưu mang, tam niên nhũ bộ, công ơn trời biển ấy làm sao các con quên được.
Vì thế, khi cha mẹ còn sống phải luôn luôn làm vui lòng người, phải biết vâng lời dạy bảo của người, phải siêng năng học hành đến nơi đến chốn để làm rỡ mặt mẹ cha đối với ông bà, cô bác, anh chị em và những người xung quanh nữa.
Bởi vậy LÒNG YÊU THƯƠNGở đâu có mặt là có sự an vui, thanh bình, yên ổn ở đó. Cho nên chúng ta là con người vì thế hãy đem LÒNG YÊU THƯƠNGđến với mọi người, mọi nhà.
Một đứa bé mang LÒNG YÊU THƯƠNGđến với mẹ nó bằng những hành động chân thật tận trong trái tim yêu thương của nó, nhưng thiếu một chút nữa là nó bị ăn đòn bởi người mẹ.
LÒNG YÊU THƯƠNGbằng biểu tượng hành động nên chỉ những người có trí tuệ tế nhị mới nhận ra. Bởi vì trong cuộc đời chúng ta có nhiều bài học lừa đảo bằng hình thức YÊU THƯƠNG. Dùng miệng lưỡi YÊU THƯƠNG để lừa đảo rồi bóc lột người ta tận xương trắng, cướp lấy tài sản của người khác dễ dàng. Bởi vậy những bài học nói lời YÊU THƯƠNGđã làm cho người ta nghi ngờ tất cả LÒNG YÊU THƯƠNG.
Khi có YÊU THƯƠNGchân thật thì có THA THỨ, mà có THA THỨthì trong lòng mới có an vui, thanh thản. Nhờ đó tất cả phiền não, giận hờn, thù oán trong lòng đều được buông xả. Còn ở đây người mẹ tức giận đứa con trai đã làm trái ý nên người mẹ la lối rầy mắng đứa con trai út nhỏ bé, nhưng khi nhìn DÒNG CHỮ TRÊN TƯỜNGnơi bà vừa quét vôi sạch đẹp thì bà không giữ được dòng nước mắt yêu thương con. Chúng ta hãy đọc: “DÒNG CHỮ TRÊN TƯỜNG”.
“Người mẹ đi chợ về, mệt mỏi xách giỏ vào bếp. Đón chị là cậu con trai lên tám, đang háo hức muốn mách ngay cho mẹ biết ở nhà cậu em đã làm chuyện gì.
- Mẹ ơi, khi con ra ngoài sân chơi còn bố nghe điện thoại, em đã lấy viết chì màu vẽ lên tường, ngay chỗ mới sơn lại, con đã la nhưng em không nghe.
- Người mẹ thốt lên tiếng rên rỉ: “Trời ơi!” Rồi lập tức buông giỏ và bước qua phòng bên, nơi cậu con trai út đang sợ hãi trốn trong phòng.
Đến nơi, chị nghiêm giọng gọi con. Thằng bé trở nên sợ hãi vì đoán thế nào cũng bị ăn đòn. Lòng bực tức chị buông một tràng giáo huấn dài 10 phút về công sức, tiền bạc đã đổ ra để sơn lại tường, rồi bây giờ lại thêm một khoản chi phí nữa vì trò chơi không đúng chỗ của con. Càng mắng con, chị càng giận. Rồi chị lao đến chỗ thằng bé đang sợ sệt lấy thân che tác phẩm của nó.
Mắt chị bỗng nhòa đi khi nhìn lên chỗ tường con vẽ. Những gì chị thấy như một mũi tên xuyên thấu lòng chị: Dòng chữ “CON YÊU MẸ”được viết nắn nót và được viền ngoài cẩn thận bằng hình một trái tim nguệch ngoạc nhưng rất ngộ nghĩnh dễ thương”.
Bích Thủy
Theo The Handwriting on The Wall
Một người mẹ nào khi nghe con mình nói lên LÒNG YÊU THƯƠNGmẹ mà mình không hạnh phúc. Con yêu mẹ là một điều chắc chắn, cũng như mẹ yêu con. Không có một người mẹ nào không yêu thương con, cũng như không có một người con nào không yêu thương mẹ.
LÒNG YÊU THƯƠNGmẹ của đứa con đã làm rung động lòng người mẹ: “Mắt chị bỗng nhòa đi khi nhìn lên chỗ tường con vẽ “CON YÊU MẸ”.Đây là LÒNG YÊU THƯƠNGcủa mẹ con và còn biết bao nhiêu LÒNG YÊU THƯƠNGkhác nữa trong muôn hình vạn nẻo.
Ai cũng có và cũng biết rất rõ LÒNG YÊU THƯƠNG của mình, nhưng khi thực hiện LÒNG YÊU THƯƠNGkhông đúng chỗ, đúng nơi, đúng lúc đã khiến cho mọi người khổ đau.
Thương yêu mà làm khổ đau cho nhau cũng không phải là ít, vì thương nhau nên mới chiếm hữu nhau, chiếm hữu nhau để làm của riêng của mình, vì thế mà vợ nói chuyện với người đàn ông khác là người chồng bực bội, ngược lại chồng nói chuyện với người phụ nữ khác là người vợ không chấp nhận. Vì bực bội và không chấp nhận như vậy nên vợ chồng thường hay xung đột và tranh cãi khiến cuộc sống gia đình bất an, hạnh phúc không còn, đôi khi còn biến gia đình là địa ngục.
Ai cũng nói được LÒNG YÊU THƯƠNG: tôi thương tôi; tôi thương cha mẹ tôi, vợ con tôi và tôi cũng thương tất cả mọi người nữa. Danh từ YÊU THƯƠNGcủa họ thật là đơn giản nhưng không phải nói YÊU THƯƠNG là YÊU THƯƠNG đâu quý vị ạ!
Ngoài miệng nói YÊU THƯƠNGnhưng trong lòng chưa chắc đã YÊU THƯƠNG. Người vợ không nói lời YÊU THƯƠNGmà hành động chu đáo lo cơm nước, giặt giũ quần áo cho chồng, cho con, nhà cửa vén khéo sạch đẹp ngăn nắp, đó là người vợ thực hiện LÒNG YÊU THƯƠNG cũng như người chồngYÊU THƯƠNGvợ không phải chỉ nói lời nói suông mà giúp vợ bằng hành động như khi đi làm về thấy vợ làm chưa xong thì giúp vợ một tay như dọn cơm, rửa bát, quét nhà hoặc tắm giặt và thay quần áo sạch sẽ cho con cái hoặc dạy dỗ con cái học hành. Nhất là trong những dịp lễ tết nên mua quà bánh cho con cái thì không nên quên phần quà của vợ, tuy phần quà không bao nhiêu nhưng đã nói lên được LÒNG YÊU THƯƠNG.
Khi nào có việc nghịch ý trái lòng thì mới biết LÒNG YÊU THƯƠNG của mình có hay không. Nếu có LÒNG YÊU THƯƠNG thật sự thì người ta mới dễ dàng tha thứ, bỏ qua những lỗi lầm của nhau. Cho nên người có LÒNG YÊU THƯƠNG thì không bươi móc những chuyện xấu tốt của người khác. Còn ngược lại không có LÒNG YÊU THƯƠNG người ta sẽ bươi móc tất cả những gì xấu xa, đê tiện của kẻ khác để cho mọi người cùng biết, để cho mọi người cùng không ưa, cùng ghét như mình.
Trong cuộc đời này những điều đó đã xác định LÒNG YÊU THƯƠNGcủa mọi người có hay không.
Nói YÊU THƯƠNGthì ai cũng nói rất hay nhưng làm được sự YÊU THƯƠNG thì ít ai làm được. Một bằng chứng thiết thực để chúng ta suy ngẫm: Ai cũng biết rằng mình YÊU THƯƠNGmình, nhưng YÊU THƯƠNG mình lại làm khổ mình nhiều nhất.
Bởi vậy, sự thật trong cuộc đời này chẳng có ai YÊU THƯƠNG ai cả, ngay cả bản thân của mình, mình còn chẳng chút THƯƠNG YÊUmình, thì bảo sao mình THƯƠNG YÊUngười khác. Ngay cả cha mẹ, vợ con là những người thân nhất. Lời nói này chắc quý vị không tin đâu, nhưng rồi quý vị sẽ tin.
Đây quý vị lắng nghe, họ nói thương họ sao mỗi lần có điều gì nghịch ý, trái lòng là họ tức giận, căm thù, buồn phiền, hờn trách, lo rầu, sợ hãi v.v.. Hành động làm khổ như vậy mà bảo rằng họ YÊU THƯƠNGhọ sao? Họ là những người có hiểu biết, có trình độ kiến thức sao họ khờ dại để tự làm khổ mình quá vậy?
Quý vị cứ nghĩ xem: tức giận, căm thù, buồn phiền, hờn trách, lo rầu, sợ hãi v.v.. không phải là sự đau khổ sao?
Tại sao họ biết giận hờn, buồn phiền v.v.. là đau khổ. Vậy mà họ lại chấp nhận đem sự khổ đau vào thân tâm của mình. Biết đó là sự khổ đau thì ai cũng dừng được, nhưng sao họ không dừng, không dẹp để tâm họ được thanh thản, an vui thì có lợi lớn cho mình phải không?
Biết sân giận, buồn phiền, lo lắng, sợ hãi là đau khổ sao lại chấp nhận để chịu đau khổ. Họ toàn là những người có trình độ học thức cao, có bằng tiến sĩ, thạc sĩ, toàn là giáo sư đại học chớ đâu phải là người ngu dốt thiếu học. Thế mà họ cam tâm chấp nhận những sự khổ đau này thật là vô lý, nhưng sự thật là như vậy ít ai thoát ra mọi sự khổ đau này.
Do những điều này mà chúng tôi xác định: Không có người nào biết thương chính họ, mà không biết thương chính họ thì làm sao bảo rằng thương người khác được. Phải không quý vị?
Cho nên họ tự làm KHỔhọ như vậy mà bảo rằng họ THƯƠNGhọ thì chúng tôi không tin lời nói đó.
Một lần nữa chúng ta nên xác định: Con người không có LÒNG YÊU THƯƠNG,vì chính con người tự làm khổ mình vô vàn chỉ cần một chút không vừa ý là đã tự làm khổ mình rồi, vậy mà bảo rằng mìnhYÊU THƯƠNGmình thì quý vị nghĩ sao? Lời nói đó có đúng không? Có đáng tin cậy không?
Cho nên chúng tôi nói: người ta nói YÊU THƯƠNG người ta chớ thật sự người ta KHÔNG YÊU THƯƠNGngười ta chút nào cả, người ta luôn luôn làm khổ người ta. Một vấn đề nữa để làm sáng tỏ cho mọi người biết con người không có LÒNG YÊU THƯƠNG.
Ai cũng đều biết, trong cuộc sống hằng ngày người ta thường nói YÊU THƯƠNG, nhưng sự thật người ta không YÊU THƯƠNG, người ta luôn luôn đem những sự đau khổ vào thân họ bằng cách giết hại và ăn thịt các loài vật khác. Khi loài vật bị giết hại có con vật nào không đau khổ. Cho nên giết hại và ăn thịt là đem sự đau khổ vào thân mà không biết.
Luật nhân quả ai cũng biết, nhân nào quả nấy, khi nhân làm khổ các loài vật thì quả phải chịu khổ đau. Chúng ta gieo nhân giết chết con bò, con heo, con gà, con vịt, con cá, con tôm v.v.. thì tất cả những con vật này phải chịu đau khổ. Khi quả đến chắc chắn chúng ta phải chịu đau khổ như các loài vật bị chúng ta giết.
Cho nên chúng ta ăn thịt chúng sinh là chúng ta đem sự đau khổ vào thân của chúng ta có đúng như vậy không quý vị?.
Nếu quý vị nói rằng quý vị có thấy con bò, con heo, con gà, con vịt, con cá, con tôm v.v.. nó có đau khổ đâu!
Nếu quý vị bảo rằng không thấy sự đau khổ của chúng sinh thì quý vị không thành thật với lương tâm quý vị.
Muốn biết sự đau khổ này chúng tôi xin quý vị vui lòng cho chúng tôi trói quý vị lại và lấy dao cắt ra từng miếng thịt của quý vị, cũng giống như quý vị đã từng cắt những miếng thịt gà, vịt, heo, dê, bò v.v.. Lúc bấy giờ chúng tôi tin rằng quý vị sẽ kêu la thảm thiết và quằn quại trong đau đớn.
Chỉ đứt tay có một chút thôi mà còn đau nhức, còn khó chịu thay huống hồ cắt cổ nhổ lông. Vậy mà quý vị giết con vật ăn thịt bảo rằng không thấy chúng đau khổ thì quý vị có phải là con người hay là gốc cây, cục đá vô tri, vô giác.
Bởi những người muốn mình trở thành con người vô tri, vô giác nên trong cuộc sống hằng ngày có không ít người lấy sự đau khổ của người khác, của loài vật khác làm sự sống của mình, hoặc lấy người khác làm trò chơi trò đùa cho mình. Những trò chơi đó thường xảy ra tai nạn gây thương tích và đau thương cho nhiều người, tai nạn xảy ra có khi chết người. Nhưng họ thản nhiên và còn thích thú lắm.
Bởi con người vô minh làm điều ác mà không biết mình làm điều ác, làm đau khổ mình, đau khổ người khác và các loài vật khác mà cũng không biết, vì thế mới có những cơn giận dữ, la lối, chửi mắng làng trên, xóm dưới họ tưởng như vậy là anh hùng, là ngon lành không biết sợ ai cả, nhưng họ không biết đó là sự ngu si của họ đã làm khổ họ tận cùng, vậy mà họ không biết thật là người không trí tuệ.
Trong cuộc sống của chúng ta hằng ngày có biết bao nhiêu người ngu si mà không biết mình ngu si nên thường chạy theo lòng ham muốn của mình vì thế khổ này lại chồng lên những khổ khác.
Sống mà như vậy thì làm sao có LÒNG YÊU THƯƠNGmình, thương người và tất cả muôn loài vạn vật khác. Cho nên khi có LÒNG YÊU THƯƠNGthì không còn làm khổ mình, khổ người và tất cả các loài động vật khác.
Chúng ta hãy đọc bài báo Người Lao Động. Thứ ba ngày 24 tháng 7 năm 2007 do tác giả Trinh Thơ viết, để thấy rõ LÒNG YÊU THƯƠNGcủa con người đối với con người chẳng có chút nào cả. Chỉ vì người khác làm trái ý mình là mình không ưa nên thực hiện cách trả đũa cho bỏ ghét cái tật làm ngang không hỏi. Bởi vậy cuộc đời này chúng ta nên cố gắng tránh đừng va chạm vào bất cứ quyền lợi tài sản hay danh dự của người khác. Trước khi muốn làm một việc gì chúng ta đều thông qua ý kiến của mọi người xung quanh đó. Thấy mọi người vui lòng thì chúng ta làm, còn ngược lại thì thôi.
Dưới đây là một câu chuyện vô ý của một người dựng xe vào hàng rào của người khác mà không thưa hỏi nên đã bị người chủ hàng rào cho một bài học không bao giờ quên.
Đọc bài “Độc Chiêu” mới thấy con người sống vì mình, chớ không vì người. Tuy cuộc sống chung nhau trên hành tinh này có nhiều điều bất an, thiên tai, lũ lụt, nắng mưa, gió bão thất thường khiến cho sự sống của con người không bảo đảm, lẽ ra vì lý do đó chúng ta phải YÊU THƯƠNGnhau hơn. Nhưng mọi người chẳng cần biết ai sống chết ra sao cũng mặc chỉ biết có mình, có lợi, có danh, mình vui, mình cười còn ai đau khổ thì chịu lấy chẳng cần biết.
“Nhà dì tôi cạnh chợ nên người đi lại, mua bán khá đông đúc. Gần nhà dì là nhà đôi vợ chồng độ ngoài 30 tuổi. Hai vợ chồng là hai hình ảnh trái ngược. Cô vợ vui vẻ, dễ mến bao nhiêu thì anh chồng cộc cằn, khó tính bấy nhiêu, lại kỹ lưỡng và ít chịu giao tiếp với lối xóm đồng thời có điểm hơi kỳ cục là không thích cho ai đậu xe trước hiên nhà mình dù lề đường trước nhà khá rộng rãi.
Mỗi khi đi đâu về mà thấy chiếc xe nào đậu trước nhà thì anh ta luôn lấy làm khó chịu, bắt buộc chủ xe phải đem xe đi ngay lập tức... Còn với những xe “vô chủ” (người ta để đỡ một tí để đi mua vài món hàng) thì anh ta dùng biện pháp... xì bánh xe, mục đích cho chủ dắt bộ cho bỏ cái tật để xe... vô tội vạ.
Rồi một hôm, người lãnh “hậu quả” là một cô gái trẻ. Cô gái vô tình đậu xe trước nhà anh ta, khi đến lấy xe, cô lịch sự chào và nói lời cảm ơn chủ nhà rồi vô tư nổ máy cho xe chạy, chẳng để ý đến bánh xe bị mềm. Những người xung quanh cũng bận rộn công việc nên không thấy để báo động cho cô.
Xe chạyđược một quãng thì cô loạng choạng tay lái, mất thăng bằng, xe đảo qua, đảo lại rồi ngã xuống đường. Một chiếc xe máy chạy phía sau tránh không kịp tông luôn vào cô. Mọi người vội vã đưa cả hai đi bệnh viện cấp cứu.
Đám đông xúm quanh hiện trường xôn xao bàn tán. Quả là “độc chiêu” của anh chủ nhà kia. Không biết anh ta nghĩ gì với hành động của mình? Riêng cô gái có lẽ bị thương khá nặng chẳng biết có qua khỏi cơn nguy kịch hay không...”.
Trinh Thơ
Người Lao Động
Thứ ba ngày 24-7-2007
Bài báo trên đây đăng tin tức về một trò chơi thiếu đạo đức để chúng ta tự suy xét mình khi muốn làm một việc gì đều phải cân nhắc kỹ lưỡng chớ đừng lấy cuộc sống của người khác làm trò đùa chơi cho mình thì tai nạn khổ đau sẽ xảy ra cho nhiều người khác nữa.
Bài “ĐỘC CHIÊU”trên báo Người Lao Động đã đăng tin này là có sự thật xảy ra, do một anh chàng lòng ích kỷ, hẹp hòi nhỏ mọn, không muốn cho ai dựng xe vào hàng rào của mình. Vì thế mới có câu chuyện này xin quý vị đọc để suy ngẫm cuộc đời.
Cuộc đời vốn đã khổ đau mà lại nỡ tâm lấy cuộc sống của người khác làm trò đùa vui chơi cho mình, thì thật là đáng trách.
Mục đích tờ báo đăng tin này là khuyên chúng ta đừng bao giờ tìm sự vui, trong sự đau khổ của người khác.
Trong cuộc sống này phần đông mọi người đều lấy sự đau khổ, sự thất bại của người khác làm sự vui, sự hả hê cho mình. Bởi lòng ích kỷ nhỏ hẹp muốn cho mọi người không ai hơn mình, vì thế mới có sự hơn thua nhau trong từng lời nói, đua chen với nhau từng đồng xu cắc bạc. Do sự sống bon chen như vậy mà những hậu quả sẽ mang đến sự đau khổ cho nhiều người và nhiều người nữa.
Sự sống bon chen tranh giành hơn thua từng lời ăn tiếng nói với nhau và từng của cải tài sản nhà cửa ruộng vườn, tiền của, danh vọng. Chính vì sự sống như vậy mà mọi người thiếu LÒNG YÊU THƯƠNG. Thiếu LÒNG YÊU THƯƠNGthì cuộc sống trên thế gian là Địa Ngục. Ngược lại sống có LÒNG YÊU THƯƠNGthì mọi người sống ở trần gian này là Thiên Đàng, Cực Lạc.
Cho nên Thiên Đàng và Địa Ngục là ở nơi LÒNG YÊU THƯƠNGcủa mọi người, nếu có LÒNG YÊU THƯƠNGthì loài người sẽ sống được an vui, hạnh phúc, còn không LÒNG YÊU THƯƠNG thì mọi sự đau khổ triền miên bất tận sẽ đến với con người.
Một người sống không có LÒNG YÊU THƯƠNG,khi lái xe trên đường dễ bị tai nạn giao thông xảy ra. Nếu chúng ta đi trên đường về Thành Phố Hồ Chí Minh hay đi đến bất cứ một thị trấn, một thị xã nào thì chúng ta sẽ thấy mọi người lái xe chỉ biết tranh đường, tranh xá mà đi khiến cho đường bị kẹt xe, người qua lại rất khó khăn và tai nạn xảy ra không chỗ này thì chỗ khác. Đó là do không có LÒNG YÊU THƯƠNGmình, thương người chỉ biết tranh giành đường xá để mình đi. Vì tranh giành đường đi nên tai nạn giao thông phải xảy ra không thể tránh khỏi. Khi tai nạn giao thông xảy ra thì phải có người chết và người bị thương, gãy tay, gãy chân trở thành những người tàn tật là một điều tất yếu không ai phủ nhận được.
Khi tai nạn giao thông xảy ra thì đâu phải có hai người bị tai nạn giao thông chịu khổ đau đâu mà cả những người thân trong hai gia đình của họ.
Do thấy sự đau khổ như vậy, nên khi làm một điều gì chúng ta cũng cần phải cân nhắc, suy nghĩ, đắn đo, hơn thiệt, kỹ lưỡng rồi mới làm. Những hành động cân nhắc, suy nghĩ, đắn đo, hơn thiệt, kỹ lưỡng là hành động của LÒNG YÊU THƯƠNGmình và mọi người. Cho nên khi thực hiện LÒNG YÊU THƯƠNG nếu thấy việc làm đó mang đến cho nhiều người đau khổ thì hãy dừng lại ngay, không nên làm, nếu việc làm đó không mang đến sự đau khổ cho ai cả thì hãy làm.
Như quý vị đều biết nạn rải đinh trên đường thường xảy ra tai nạn giao thông. Những người vá xe theo đường thường rải đinh để xe qua lại cán nhằm đinh, bị xì lốp và xe không chạy được có khi loạng choạng bị té, nếu trên đoạn đường xe cộ đông đúc thì không thể nào tránh khỏi tai nạn giao thông. Và tai nạn giao thông thì có người chết và cũng có người bị thương như trên đã nói.
Thực hiện mưu sinh bằng nghề vá xe rải đinh để xì lốp xe của người khác là một việc làm vô đạo đức, quá ác độc. Làm như vậy chỉ kiếm miếng sống cho mình mà hại cho những người khác thì mình sống như vậy có xứng đáng làm người không?
Thưa quý vị! Những kẻ hành nghề như vậy là những người đáng khinh chê, đáng lên án là những người vô đạo đức, không xứng đáng làm người. Họ được xem là những con người cần phải cải tạo giáo dục mà trong xã hội mọi người phải có trách nhiệm chớ không thể bỏ mặc họ, nhất là chính quyền địa phương nơi cư trú của họ phải tổ chức những khóa học đạo đức nhân bản - nhân quả cho những người này để cải tạo họ trở thành những con người có ích cho xã hội.
Đứng trên góc độ LÒNG YÊU THƯƠNG mà hành nghề sống cho mình mà hại người khác như vậy thì thử hỏi những con người này cóLÒNG YÊU THƯƠNG họ và mọi người không?
Người cóLÒNG YÊU THƯƠNG thì không bao giờ hành nghề như vậy. Người không cóLÒNG YÊU THƯƠNG thì còn thua loài cầm thú. Sống lợi mình mà hại người thì không nên sống quý vị ạ!
Sống như anh chàng xì lốp xe trên đây là sống ích kỷ, hẹp hòi nhỏ mọn, mọi người chỉ dựng xe nhờ một giây lát để đi mua vật dụng hay thực phẩm rồi đi chớ có để xe hoài chỗ đó đâu. Thế mà lại xì lốp xe cho xe đi không được. Người có ý thì tránh được tai nạn người vô ý làm sao tránh khỏi. Phải không quý vị?
Khi tai nạn xảy ra chắc anh chàng này lương tâm cũng không để yên cho anh đâu, nó làm cho anh hối hận cả một cuộc đời, nếu anh ta còn có chút LÒNG YÊU THƯƠNG. Ngược lại thấy tai nạn xảy ra do anh tạo ra mà lại còn vui cười trên sự đau khổ của người khác, thì anh là người mất nhân tính, vì thế anh chẳng có LÒNG YÊU THƯƠNG, và như vậy anh không xứng đáng làm người.
Là con người phải có LÒNG YÊU THƯƠNG đối với bất cứ người nào. Cho nên chúng ta không bao giờ làm đau khổ một người nào cả, luôn luôn đem LÒNG YÊU THƯƠNG đến với họ khiến cho họ được an vui, đó chính là sự an vui của mình.
Người đời thường chọn vẻ bề ngoài, cho nên cái gì đẹp đẽ thì đem ra khoe khoang, còn cái gì xấu thì cố gắng che dấu. Cậu bé học trò này cũng vậy, biết mẹ mình có vết thẹo trên mặt nên rất xấu hổ với thầy cô giáo và bạn bè học trò khi bà nhận đi dự hội nghị phụ huynh thì cậu bé cố ngăn mẹ, nhưng không thể được. Chúng ta hãy đọc câu chuyện: “VẾT THẸO”sẽ xúc động trướcLÒNG YÊU THƯƠNG con mà chỉ có người mẹ mới dám hy sinh mình cứu con mà thôi.
LÒNG YÊU THƯƠNG của người mẹ thật là cao cả tuyệt vời, nếu trong cuộc đời này mọi người ai cũng đemLÒNG YÊU THƯƠNG đối với mọi người nhưLÒNG YÊU THƯƠNG của người mẹ thì thế gian này là hạnh phúc vô cùng, không còn ai làm khổ cho ai cả.
“Chú bé đưa cho mẹ một tờ giấy mời họp hội nghị phụ huynh của trường tiểu học. Lạ thay, khi thấy mẹ bảo sẽ tham dự chú bé lộ vẻ sững sờ! Đây là lần đầu tiên bạn học và cô giáo có dịp gặp mặt mẹ chú, nhưng chú thì chẳng muốn chút nào, chú rất ngượng ngập vì vẻ bề ngoài của mẹ. Mặc dù khá xinh đẹp, nhưng phía bên má phải của bà có một vết sẹo rất lớn. Chú bé chưa bao giờ hỏi tại sao và trong trường hợp nào mẹ lại bị như vậy.
Suốt buổi họp lớn, chẳng ai để ý đến vết thẹo ấy mà chỉ ấn tượng về vẻ duyên dáng và phong cách cư xử ấm áp của bà, tuy vậy chú bé vẫn bối rối và lẫn tránh mọi người. Tình cờ chú nghe lỏm được câu chuyện giữa mẹ và cô giáo chủ nhiệm. Cô giáo rụt rè hỏi:
- Dạ vì sao bà lại bị vết sẹo này trên mặt vậy ạ?
Mẹ của cậu bé trả lời:
- Khi con trai tôi còn đỏ hỏn, nó bị kẹt trong căn phòng bị hỏa họan. Lửa bén dữ quá nên không ai dám xông vào, thế là tôi liều mình lao đại vào. Vừa chạy tới bên nôi của cháu thì tôi thấy một thanh xà sắp rơi xuống, không kịp suy nghĩ, tôi liền ghé thân che cho con rồi bất tĩnh luôn. May mà một anh lính cứu hỏa đến kịp và cứu hai mẹ con tôi ra. Vết thẹo đã thành vĩnh viễn. Nhưng tôi không bao giờ hối hận về điều đó.
Nghe xong thì chú bé chạy ùa tới ôm chầm lấy mẹ, nước mắt lưng tròng. Người chú run lên vì xúc động. Đức hy sinh của mẹ thanh cao quá! Cả ngày hôm đó, chú cứ nắm riết lấy tay mẹ không rời”.
Chúng tôi tin chắc rằng ai đọc bài “VẾT THẸO” đều phải xúc động trướcLÒNG YÊU THƯƠNG của người mẹ đã cứu con mình.
LÒNG YÊU THƯƠNG của người mẹ thật là vĩ đại, nhưng trên đời này không phải tất cả những người mẹ đều thương con như vậy. Có những người mẹ dám giết con mình để làm vui lòng tình nhân, nhưng cũng có lắm người mẹ dám hy sinh cứu con trong lửa đỏ như bà mẹ trong câu chuyện trên đây.
Nếu trên đời mọi người đối xử nhau bằng LÒNG YÊU THƯƠNGnhư người mẹ thương con thì xã hội làm sao có trộm cắp, cướp của, giết người v.v.. Các nước trên thế giới làm sao có chiến tranh. Phải không hỡi quý vị?
Chúng ta hãy mangLÒNG YÊU THƯƠNG đến với mọi người, vì sự sống bình an của loài người trên hành tinh này, chúng ta đừng vì tư tưởng quân chủ, dân chủ; đừng vì tư tưởng hữu thần, vô thần; đừng vì tư tưởng tôn giáo này tôn giáo khác; đừng vì tư tưởng đảng phái này đảng phái kia; đừng vì ranh giới nước này nước khác; đừng vì màu da thứ tóc; đừng vì có học thức vô học thức; đừng vì người miền núi và người miền xuôi; đừng vì sắc tộc này sắc tộc khác, đừng vì ngôn ngữ này ngôn ngữ khác v.v.. Tất cả chúng ta đều là con người nên phải mang LÒNG YÊU THƯƠNG đến với nhau giúp đỡ nhau và tha thứ cho nhau những lỗi lầm, vì trên đời không ai là người thập toàn.
Vết thẹo trên mặt của người mẹ là một biểu tượngLÒNG YÊU THƯƠNG đối với con mà không ai xóa mờ được, vì nó là dấu ấn muôn đời cho những người làm con phải ghi nhớ mãi trong tâm “TRÊN ĐỜI NÀY KHÔNG CÓ LÒNG YÊU THƯƠNG NÀO CAO THƯỢNG HƠN LÒNG YÊU THƯƠNG CỦA MẸ”. Người nào mất mẹ là người bất hạnh nhất. Vậy khi còn mẹ chúng ta không nên làm phiền lòng người. Phải không quý vị?
Chúng ta luôn luôn phải biết tùy thuận, bằng lòng những gì mẹ muốn, mẹ làm và phải nhớ đừng làm nghịch ý trái lòng mẹ và cũng nên giúp đỡ mẹ để mẹ bớt những việc làm nặng nhọc:
“Mẹ còn gót đỏ như son
Một mai mẹ mất gót con lấm bùn”
Lời ca dao này nói lên được LÒNG YÊU THƯƠNGcủa mẹ. Trong bài này khi đứa con chưa hiểu vết thẹo trên gương mặt của mẹ, vì lý do gì trên mặt mẹ có vết thẹo như vậy nên rất mặc cảm với các bạn đồng học. Mẹ chúng bạn không ai có vết thẹo xấu xí trên mặt như mẹ mình nên thấy mẹ đi đến trường họp phụ huynh là cháu bé lo lắng không muốn mẹ đi họp, nhưng nhà trường mời thì làm sao từ chối được. Vì lý do này mà cháu bé biết được ý nghĩa của vết thẹo trên gương mặt mẹ là vì hy sinh để cứu cháu. Hiểu được cháu ôm chầm mẹ khóc nức nở, nếu không có mẹ hy sinh thì con đã chết mất rồi.
LÒNG YÊU THƯƠNG thật là cao cả người mẹ dám liều chết cứu con mình. Đó là tình mẹ con. Còn tất cảLÒNG YÊU THƯƠNG không phải trong tình yêu thương máu thịt mà người khác dám hy sinh thân mạng của mình để cứu sống người khác để họ được đoàn tụ với gia đình cũng như những câu chuyện của cháu Maria dám nhường chỗ sống của mình cho một người mẹ đoàn tụ sống bên các con.
Sự hy sinh dám chết của Maria để cho ba mẹ con được đoàn tụ sống bên nhau, thật là vĩ đại làm cho chúng ta nhớ mãi không quên.
Cháu Maria biết đemLÒNG YÊU THƯƠNG đến với người khác đã làm cho câu chuyện càng khắc ghi trong lòng mọi người.
Câu chuyện VẾT THẸO cũng đã làm cho mọi người phải rơi nước mắt trướcLÒNG YÊU THƯƠNG con của một người mẹ, dám hy sinh sự sống để cứu con mình ra khỏi cảnh thập tử nhất sinh.
LÒNG YÊU THƯƠNG thật là vĩ đại trên đời này chúng ta là con người thì luôn luôn phải thực hiệnLÒNG YÊU THƯƠNG với mọi người khi gặp ai khổ là chúng ta nên đemLÒNG YÊU THƯƠNG đến với họ.
Câu chuyện cây bút máy là nói lên được bài học đạo đức mà cô giáo đã thực hiệnLÒNG YÊU THƯƠNG của mình đối với học trò.
Biết rõ người học trò của mình ăn cắp cây bút máy của bạn. Cô muốn đem một bài họcĐỨC HẠNH LY THAM để dạy cho cả lớp mà cô là người chủ nhiệm của lớp học.
Cô không nỡ để cho cô bé học trò của mình mang tiếng đời đời làNGƯỜI ĂN CẮP.Cô biết danh dự của một con người sống trong xã hội rất quan trọng, vì thế cô không cho xét cặp chung cả lớp. Cô lờ qua chuyện đó và tiếp bài học rồi tan học. Cô gọi người học trò mất bút đến hỏi:
- Cây bút đó hiệu gì?
- Trò mua bao nhiêu tiền?
Sáng hôm sau vào giờ học, cô đưa cây bút máy lên cho các học sinh khác xem và bảo rằng:
- Cô đã nhặt được dưới ngạch cửa lớp xin trả lại cho trò mất cây bút.
Tuy cô giáo khéo léo đối với những học trò khác, nhưng trong số học trò có ba người biết cây bút đó:
Thứ nhất là cô giáo.
Thứ hai là cháu bé học trò ăn cắp cây bút.
Thứ ba là cháu học trò mất cây bút.
Hành động cô giáo dạy bài học đạo đức rất tuyệt vời mà chưa có trong chương trình giáo dục của Bộ Giáo Dục.
Chúng ta hãy đọc câu chuyện “CÂY BÚT MÁY”thì mới thấy lối giáo dục mới của một cô giáo biết thực hiệnLÒNG YÊU THƯƠNG học trò.
“Ngày ấy, có được cây viết máy Hero của Trung Quốc là niềm mơ ước lớn lao của bất cứ đứa học trò nào. Cả khối lớp 7 trường tôi chỉ có khoảng năm đứa con nhà khá giả là có được diễm phúc ấy. Thế mà vào ngày sinh nhật của tôi, tôi lại được ba mẹ tặng cho một cái. Khỏi phải nói niềm sung sướng và kiêu hãnh của tôi khi mang cây viết đến lớp.
Khoảng một tuần sau - tôi còn nhớ hôm ấy là thứ bảy - ra chơi vào tôi rụng rời cả chân tay: cây viết của tôi đã không cánh mà bay. Cả lớp lập tức xôn xao, đứa bò xuống gầm bàn, đứa lục hộc bàn, ngăn cặp, đứa rũ tung sách vở của tôi xem cây viết có lẫn vào không. Tôi cũng máy móc làm theo đám bạn, mặc dù nhớ chắc chắn rằng trước khi ra khỏi lớp mình đã cất cây viết vào hộp. Đúng lúc đó thì cô Hoa bước vào lớp.
Sau khi nghe các tổ báo cáo tình hình xong, cô Hoa bảo tôi đứng lên kể chi tiết về sự việc cho cô nghe. Tôi hăm hở kể tất cả: nào là cây viết hiệu gì, màu gì, ai cho, thường hay để đâu, mất vào lúc nào... Thằng Kiệt nhanh nhẩu:
Cô cho xét cặp hết lớp mình là ra liền đó cô!
Cô Hoa hình như không nghe thấy lời nó:
Ra chơi hôm nay ai ở lại canh lớp?
Dạ, Thảo và Mai ạ.
Mai đứng lên:
Thưa cô, em định ở lại canh lớp với Thảo cho vui, nhưng Thảo nói em cứ ra ngoài sân chơi đi, để mình Thảo ở lại canh lớp được rồi.
Lập tức trong lớp nổi lên tiếng nhao nhao:
Xét cặp Hồng Thảo đi cô… Xét cặp Hồng Thảo đi cô…
Xung quanh tôi, đám bạn đang dồn mắt về phía Hồng Thảo, chỉ chờ cô ra lệnh là sẽ lục tung chiếc cặp kia ngay lập tức. Mà cô Hoa thì vẫn nổi tiếng là cô giáo nghiêm khắc nhất trường…
Mặt Hồng Thảo hết đỏ bừng lên rồi lại tái mét đi. Nó run rẩy lắp bắp:
Em không lấy đâu cô… Không phải em…
Thôi, các em, hết giờ rồi, sau tiết này cô còn bận họpgiáo vụ. Thứ hai cô sẽ giải quyết tiếp - Cô Hoa đột ngột lên tiếng rồi bước ra cửa, nhanh đến nổi cả lớp ngơ ngác không kịp đứng dậy chào.
Sáng thứ hai, sau giờ chào cờ nhà trường cũng dành khoảng mười lăm phút cho cô giáo chủ nhiệm dặn dò lớp. Cô Hoa bước vào, gật đầu ra hiệu cho chúng tôi ngồi xuống:
Lớp mình tuần qua hạnh kiểm và học tập đều tốt, cô không cần nhắc nhở gì thêm. Còn về chuyện cây viết của Nga…
Cả lớp chăm chú nhìn cô. Tôi liếc sang Hồng Thảo, tay nó run run bám chặt lấy mép bàn.
...Hôm thứ bảy cô họp xong thì bác lao công có đưa cho cô một cây viết, bảo rằng bác nhặt được khi quét lớp mình. Có phải cây viết của em đây không?
Tôi nhìn vào tay cô. Nắp vàng… thân xanh… chữ Hero lấp lánh… Đúng là cây viết của tôi rồi.
Tôi vui sướng nói:
Thưa cô, đúng rồi. Em cảm ơn cô.
Em về chỗ đi. Lần sau nhớ giữ gìn dụng cụ học tập cẩn thận.
Cô đi rồi, tôi còn nghe trong lớp bàn tán:
May quá, không thì mất rồi.
Tội nghiệp, vậy mà cứ nghĩ cho Hồng Thảo.
Hôm ấy ra về lớp tôi lại ríu rít bên nhau, đám con gái cứ luôn miệng trò chuyện với Hồng Thảo như để bù lại sự lạnh nhạt hôm trước. Bất giác tôi thấy lòng mình vui vui và nhẹ nhỏm kỳ lạ.
Nhưng có một điều mà tôi biết, và cả Hồng Thảo cũng biết, là cây viết mà cô Hoa đưa cho tôi hôm ấy chỉ giống hệt, chứ không phải là cây viết của tôi. Ngay từ khi viết những dòng đầu tiên, tôi đã nhận ra điều đó.
Sau năm học lớp 7, tôi theo gia đình chuyển đi nơi khác. Bao nhiêu năm xa cách, không ngờ tôi và Hồng Thảo lại có dịp ngồi bên nhau. Nhắc lại chuyện xưa, Hồng Thảo mỉm cười:
Thế mà cho đến nay mình vẫn chưa nói được lời cảm ơn cô về chuyện ấy. Nga có thể tưởng tượng được không, mình đã định nghỉ học vì xấu hổ bởi hành động dại dột ấy.
Còn mình, mình cũng biết ơn cô đã dạy cho mình một cách ứng xử trong cuộc sống.
Ôi, sao mà chưa bao giờ như lúc này, tôi nhớ cô giáo của tôi đến thế!”.
Trên đây là một bài học đạo đức ứng xử LÒNG YÊU THƯƠNGở đời mà cô giáo đã dạy, thật là tuyệt vời.
Chúng ta là con người thì hãy rèn luyện LÒNG YÊU THƯƠNG để ban tặng cho đời như cô giáo đã làm, nếu con người không có LÒNG YÊU THƯƠNG là con người mất nhân tính chỉ là con thú vật mà thôi sống chỉ biết thương mình mà chẳng biết thương người khác.
Như chúng tôi đã nói thực hiện LÒNG YÊU THƯƠNG không phải bằng lời nói suông mà bằng hành động như: dắt một bà lão qua đường, an ủi một người đang đau khổ, bưng một bát cơm cho một con vật đang đói, can ngăn một con mèo không cho giết con chuột v.v..
Chúng ta hãy đọc câu chuyện “THIÊN THẦN CỦA TÔI”thì quý vị sẽ thấyLÒNG YÊU THƯƠNG của một người mẹ đối với những người tù tội. Trong khi mọi người nhìn thấy những người tù thì họ mất cảm tình ngay vì trong thâm tâm của họ cảm thấy không ưa thích những người hung ác đáng sợ ấy.
“Vào một ngày hè nóng bỏngở Deep south cách đây năm mươi năm, khi đó tôi đang sống trong một khu phố nghèo với những con đường nhỏ đầy bụi. Tuổi thơ của tôi trảiqua trong những trò chơi đội nắng và nghịch cát.
Buổi trưa mùa hè năm đó, tôi đang chơi trong sân nhà bỗng nghe tiếng xích sắt kêu xủng xoẻng sau lưng, tôi ngoái đầu lại nhìn và không thể nào dứt mắt khỏi cảnh tượng kỳ lạ ấy. Hai hàng người mặc đồng phục kẻ xọc xanh trắng rộng thùng thình đang đi trên đường, gương mặt của họ đầy bụi bậm lẫn mồ hôi. Nhìn mọi người rất mệt mỏi đã vậy chân còn bị buột với nhau bằng sợi xích sắt đen to tướng và kéo theo những hòn bi sắt trông rất nặng nề. Canh giữ họ là hai người lính cầm súng sẵn sàng trên tay.
Tôi chỉ biết đứng ngay người, nhìn đoàn người tù tội nghiệp ấy lê bước đến dưới bóng râm của tàn cây duy nhất bên đường. Bỗng một người lính tiến về phía tôi. Đi ngang qua tôi anh khẽ gật đầu chào rồi thẳng tới gõ cửa nhà tôi. Mẹ tôi xuất hiện tôi chỉ nghe loáng thoáng tiếng anh lính xin phép mẹ tôi lấy nước ở vòi nước trước sân cho đoàn người tù uống. Mẹ tôi đồng ý, nhưng tôi thấy vẻ mặt của mẹ tôi khá lo lắng và gọi tôi vào nhà.
Đứng sau cửa sổ, tôi dán mắt nhìn những người tù lê bước tới chỗ vòi nước. Trong cái nắng như thiêu như đốt, họ xếp thành một hàng dài chờ người đứng trước uống xong rồi mới được nhích lên đến chỗ vòi nước, hứng đầy nước vào một cái ca nhỏ, rồi hấp tấp uống cạn trong sự giám sát của hai người lính. Lần lượt từng người như thế nên một lúc lâu sau, đoàn người tù cùng hai anh lính mới trở lại núp dưới bóng râm hiếm hoi của tàng cây bên kia đường. Tôi chạy đến và thấy mẹ mở tủ lạnh lấy ra hết các hộpcá mòi, bơ bánh mì, vốn là bữa ăn tối của gia đình tôi, cùng hai bình nước chanh đã pha xong. Mẹ nhanh nhẹn sắp các thức ăn ấy vào chiếc khay lớn. Mẹ đưa cho tôi một bình bảo cầm lấy rồi đi theo mẹ. Còn mẹ một tay cầm khay, một tay cầm chiếc bình còn lại đi ra cửa.
Hai mẹ con tôi tiến tới chỗ hai người lính và mẹ tôi nói.
Nhà tôi có sẵn một chút thức ăn cho buổi trưa anh cho phép chúng tôi được san sẻ với hai anh và những người này nữa nhé!
Hai người lính sững nhìn mẹ con tôi trong giây lát rồi gật đầu cám ơn. Mẹ chia thức ăn cho hai người lính xong và đi đến chỗ tù nhân. Mẹ rót cho họ những cốc nước chanh thật đầy và đưa từng miếng bánh mì đến tận tay mỗi người.
Không khí rất lặng lẽ, trừ vài tiếng “cám ơn” rất khẽ khàng và tiếng xích va vào nhau kêu lẻng xẻng. Chẳng bao lâu hai mẹ con tôi đi tới người tù nhân cuối cùng. Ánh mắt của mẹ dịu dàng nhìn người đó và mĩm cười. Người cuối cùng rất cao to có làng da đen sậm và trông rất bẩn do mồ hôi, cát bụi bám vào, đưa tay nhận miếng bánh của mẹ tôi gương mặt của ông dãn ra. Đôi môi nở nụ cười biết ơn. Ông ta nói:
Thưa bà trong cuộc đời của tôi tôi tự hỏi không biết bao giờ tôi mới được gặp thiên thần? Cho đến buổi trưa hôm nay, tôi biết mình đã có diễm phúc đó! Xin cảm ơn bà!
Một lần nữa mẹ tôi mĩm cười với người tù đó và đáp lạichàng:
Rất hoan nghênh các anh ghé đến xóm nhỏ của chúng tôi. Cầu mong mọi người luôn được bình an!
Sau khi chia hết chỗ thức ăn, hai mẹ con tôi trở về nhà với chiếc khay và bình nước chanh trống rỗng.
Sau đó những người tù lại lên đường, từ đó đến nay tôi không hề gặp lại họ. Nhưng tôi vẫn còn nhớ lại lời mẹ giải thích vào ngày hôm ấy, rằng: “Trong cuộc sống chúng ta nên luôn chia sẽ và giúp đỡ người khác vì như thế là chúng ta đã đem lại niềm vui cho chính cuộc sống của mình”.Mẹ tôi kết thúc câu chuyện bằng nụ cười dịu dàng rồi đi làm việc nhà như mọi ngày. Tôi không nhớ tới hôm đó mình ăn những gì, nhưng chỉ biết đã có một thiên thần dọn bữa cho gia đình tôi.
Mẹ là trường học vĩ đại nhất của những người con”.
(Tục ngữ Tây Ban Nha).
Bích Thủy
Lời người mẹ dạy con mở rộng LÒNG YÊU THƯƠNG đối với người khác là đem lại niềm vui cho chính mình rất thấm thía:“Trong cuộc sống chúng ta nên luôn chia sẽ và giúp đỡ người khác vì như thế là chúng ta đã đem lại niềm vui cho chính cuộc sống của mình”.
Đúng vậy, những ai biết chia sẻvà giúp đỡ những người khác tức là đemLÒNG YÊU THƯƠNG đến với người khác là biết thương mình vì những hành động đó là niềm vui cho cuộc sống của mình. Còn ngược lại chỉ biết mình thì cuộc sống sẽ khô khan và đau khổ.
Đời không có gì là đau khổ cả, đau khổ là do chúng ta sống ích kỷ, hẹp hòi chẳng đemLÒNG YÊU THƯƠNG đến với người khác. Do lòng ích kỷ hẹp hòi mà chúng ta phải chịu khổ đau vô vàn.
Biết THƯƠNG YÊUvàTHA THỨ thì đời sống không có điều gì làm cho chúng ta đau khổ nữa cả, chỉ vì mọi người không có LÒNG YÊU THƯƠNG vàTHA THỨ nên gặp điều gì cũng sinh ra chướng ngại trái ý nghịch lòng. Do sự chướng ngại nghịch lòng trái ý mà chúng ta phải chịu đau khổ vô cùng.
Ngược lại người nào cóLÒNG YÊU THƯƠNG vàTHA THỨ thì người ấy luôn luôn có đời sống an vui và hạnh phúc. Cuộc sống của họ như ở trênTHIÊN ĐÀNG,chung quanh họ không có một ác pháp nào tác động làm họ đau khổ được. Khi có ác pháp tấn công họ thì ngay đó LÒNG YÊU THƯƠNG vàTHA THỨ sẽ hóa giải các ác pháp đó và làm cho tâm họ an nhiên, thanh thản như bàn thạch. Bởi LÒNG YÊU THƯƠNG là một hành động xả tâm tuyệt vời. Một hành động mà một người tu theo Phật giáo nào cũng cần nên rèn luyện để mình luôn luôn được sống trong sự bình an, yên ổn.
Vì muốn đem lại sự giải thoát cho mọi người nên Đạo Phật ra đời dạy chúng ta TỨ VÔ LƯỢNG TÂM.TỨ VÔ LƯỢNG TÂMkhông gì khác hơn làLÒNG YÊU THƯƠNG vàTHA THỨ của chúng ta mà thôi. LÒNG YÊU THƯƠNG vàTHA THỨ phải biết áp dụng vào đời sống của chúng ta từng giây, từng phút thì chúng ta sẽ có sự giải thoát ngay liền, nhưng khi không biết áp dụng vào đời sống thì chẳng bao giờ cóTỪ TÂM, BI TÂM, HỶ TÂM vàXẢ TÂM. Nếu muốn đạt được bốn tâm này thì chỉ có áp dụngLÒNG YÊU THƯƠNG vàTHA THỨ vào cuộc sống hằng ngày của chúng ta.
Chỉ có LÒNG YÊU THƯƠNG mới làm nên những việc vĩ đại mà đời đời người ta nhớ mãi không quên.
Trước cảnh đau lòng trên thuyền cứu hộ, hai đứa con được xuống thuyền còn người mẹ thì đã hết chỗ, vì thế ba mẹ con kêu khóc thảm thương. Evin, một cô gái trẻ thấy thế đứng dậy nhường chỗ trên thuyền cứu hộ cho người mẹ đáng thương. Dám xem thường cái chết để giúp người, một hành động cao thượng mà không phải ai cũng làm được.
Chấp nhận cái chết về mình để nhường chỗ sống cho người khác, nếu không phải do LÒNG YÊU THƯƠNG thì không ai có đủ can đảm dám hy sinh mình như vậy. Chúng ta hãy đọc câu chuyện LÒNG HY SINH CAO CẢ:
“Ngày 14 tháng 4 năm 1912, trong hành trình lần đầu tiên đến Châu Mỹ, con tàu chở khách sang trọng Titanic mang số hiệu “Con tàu không bao giờ chìm” đã va vào một tảng băng trôi và thân tàu dần chìm xuống.
Trên tàu, hơn 2.200 hành khách bắt đầu nhốn nháo trong nỗi kinh hoàng, thuyền cứu hộ chỉ cứu được rất ít người, ưu tiên cứu phụ nữ và trẻ em. Lúc này một phụ nữ trung niên gào lên nói với đội cứu sinh trên chiếc thuyền đã đầy ắp người: “Có ai có thể cho tôi một vị trí không? Hai con tôi đang ở trên đó”.
Có người trả lời: “Không còn chỗ nữa, phải lên, phải lên bớt người, thuyền cứu hộ chìm mất!”. “Mẹ!”. Hai đứa trẻ khóc òa lên, người phụ nữ thấy trong lòng đau như dao cắt.
Một cô gái lạ ngồi bên cạnh hai đứa trẻ, từ từ đứng lên, rời khỏi thuyền cứu hộ trở lại con tàu đang bị chìm, nói với người mẹ đang đau khổ tuyệt vọng: “Bây giờ bên các con chị có một chỗ trống, chị mau sang bên đó đi. Tôi chưa kết hôn, chưa có con!”.
Sau hai giờ, tàu Titanic chìm xuống, cô gái lạ đã không may gặp nạn cùng với hơn 1.500 người. Không có ai hiểu nhiều về cô, chỉ nghe cô ấy gọi: “Evin, tự mình ngồi trên tàu, chuẩn bị về ngôi nhà đầy sóng vỗ, bố sẽ đón con”.
Phan Thanh Anh
(Biên soạn 149 câu chuyện thấm đậm tình người trang 88, bài 45: “Sự hy sinh cao cả”)
Đúng vậy, chỉ có LÒNG YÊU THƯƠNG mới biến Evin trở thành con người cao cả. Câu chuyện tuy bình thường trong cuộc sống hằng ngày nhưng thiếuLÒNG YÊU THƯƠNG thì không ai làm được, vì thế trong cuộc sống hằng ngày ai làm được thì mọi người cho đó là việc làm phi thường.
Evin tự mình chấp nhận cái chết để cho một người mẹ và các con được sống sum họp bên nhau. Khi Evin đứng dậy nhường chỗ cho người phụ nữ có hai đứa con ở dưới tàu cứu hộ. Đọc đến đây ai cũng xúc động vì dám chết để nhường sự sống cho người khác thật là cao cả.
Dám hy sinh mình để giúp người sống thì việc làm này không phải ai cũng làm được. Bởi cái chết tuy đơn giản, nhưng ai cũng tham sống sợ chết, vì thế dám chết cho người khác là một người phải có LÒNG YÊU THƯƠNG cao cả tuyệt vời thì mới dám làm.
Sống chết là lẽ đương nhiên ai cũng biết nhưng dám chết cho người khác sống thì không phải ai cũng làm được. Bởi chỉ có LÒNG YÊU THƯƠNG mới dám làm điều này. Cho nênLÒNG YÊU THƯƠNG thật là tuyệt vời và cao cả. Trên đời này không lấy vật quý báu gì so sánh được dù là kim cương, hạt xoàn cũng không sánh kịp.
Tí một cậu bé học sinh cố gắng giành dụm tiền để mua một chiếc xe đạp mới đi học như chúng bạn. Khi tiền đã giành dụm đủ nên mang tiền ra hiệu xe để mua, giữa đường gặp một đám cháy Tí xông vào cứu một em bé bị nạn, khi cứu được em bé thì số tiền của Tí cũng đã mất trong nhà lửa. Điều làm cho Tí vui chính là cứu được em bé và trả lại cho người mẹ. Chúng ta hãy đọc câu chuyện “CHIẾN DỊCH SS 10” thấm đậm tình người. Chỉ có LÒNG YÊU THƯƠNG chúng ta mới thực hiện được những hành động cao cả.
“Mỗi lần Tí đạp xe tới cổng trường, lại nghe các bạn cười nhạo:
- Hê hê! Anh em ơi, ngài Đôn Kihôtê cưỡi lừa tới!
Quả thật, chiếc xe đạp của Tí trông rất dị kỳ. Sườn vàng hoe. Niền rỉ sét. Vè sau cong lên như đuôi ngựa. Tay cầm vểnh cao, chẳng khác nào đôi tai lừa. Tí 14 tuổi, đang độ “nhổ giò” cẳng dài lêu khêu, cưỡi con vật bằng sắt kêu cót két ấy, đôi vai nhô cao và cổ thụt đâu mất, trông thật khó nín cười.
Tí vừa dắt xe vào chỗ gửi, vừa nghĩ: “Hãy đợi đấy!”.
Nguyên từ một năm nay, Tí đã âm thầm thực hiện một ý định mà nó đặt cho cái bí danh rất hách là “chiến dịch SS10”. Ban ngày đi học, buổi tối Tí xin được một chân rửa chén ở nhàhàng lớn, làm việc vất vả nhưng lương khá. Tiền lĩnh được Tí dành dụm định để mua một chiếc xe đạp đua bóng lộn, niền căm sáng lấp lánh, có cần sang số 10 tốc độ (SS 10).
Bây giờ tiền dành dụm đã đủ. Và buổi chiều thứ năm ấy, nhân được nghỉ học, Tí đi mua xe đạp.
Nó run run bỏ xấp bạc mới toanh vào túi áo, rồi lấy hai cây kim tây gài miệng túi lại cẩn thận, nghĩ “Có mọc cánh cũng không bay đi đâu được”.
Trời tháng tư nắng như đổ lửa, đất dưới chân nóng bỏng, thỉnh thoảng một cơn gió hừng hực cuốn bụi bay mịt mù.
Đang rảo bước, thình lình Tí nghe tiếng la thất thanh: “Cháy! Cháy!”. Và phía trước mặt nó, ngọn lửa bừng bừng bốc lên cao ngất. Dân hai bên hàng phố hốt hoảng chạy rần rần, gọi nhau í ới. Người ôm ti vi, người khiêng tủ lạnh, người xách mùng mền, tới lui lăng xăng. Giữa cảnh hỗn loạn đó, Tí nghe có tiếng trẻ con khóc thét lên kinh hoàng, phát ra từ một căn nhà lửa đang cháy gần tới. Tí lao ngay đến đó. Căn nhà bằng gỗ, cất vững chắc, cửa đóng chặt bằng một ổ khoá to kềnh. Hẳn là người lớn đã đi đâu đó, nhốt đứa bé bên trong vì sợ nó chạy ra ngoài đường.
Tí xô cửa. Không ăn thua gì, gỗ căm xe quá chắc. Tí ngó quanh quất, chợt thấy một khúc gỗ lớn, dài hơn ba thước. Nó ôm khúc gỗ khá nặng, tông vào cánh cửa. Mạnh hơn, mạnh hơn nữa nào! Cánh cửa vẫn trơ trơ. Tí lấy hết sức mình lao cả khúc cây vào cánh cửa một lần nữa. Nó chợt thấy miếng ván bên dưới nứt ra một đường dài, bèn đạp mạnh vào đó. Tấm ván bung ra. Không chậm trễ, Tí chui ngay vào trong nhà.
Khói mịt mù và cay xé mắt. Tí vừa quờ quạng vừa gọi:
- Bé ơi! Bé!
Không có tiếng trả lời. Phòng trước không có ai, phòng ngủ: trống rỗng, nhà bếp: chỉ thấy xoong và chảo. Đứa bé ở đâu? Chợt Tí nghe dưới gầm giường có tiếng rên rỉ. Tí cúi xuống quơ tay tìm, đụng nhằm mớ tóc mềm mại.
Thì ra đứa trẻ sợ quá chui xuống đây trốn.
Tí ôm đứa bé lao ra ngoài nhưng lửa đã bén đến bịt mất lối rồi. Tí bèn giựt phăng nút áo, cởi áo ra dập lửa mở đường thoát. Cái áo bắt lửa cháy phừng phừng. Không hiểu Tí tìm đâu ra sức mạnh mà chỉ đạp vài cái, tấm vách sau bỗng thủng một lỗ lớn. Nó ôm đứa bé nhảy qua lỗ trống ra ngoài. May thay, phía sau nhà uốn lượn con rạch nước chảy lững lờ. Vẫn ghì chặt đứa bé trong người, Tí lao xuống dòng nước mát và bơi qua bờ bên kia…
Tí đi theo bờ kênh. Đứa bé vẫn ôm chặt lấy cổ Tí.
Tí qua một cây cầu, đi vòng lại khu nhà vừa bị hoả hoạn. Giữa đám đông nhốn nháo, một người đàn bà đầu tóc rũ rượi đang vật vã khóc “Ối, con ơi là con!”.
Đứa bé nhìn thấy bà kêu lên mừng rỡ: “Má! Má!”. Người đàn bà ôm chặt con vào lòng, chẳng muốn rời ra. Bà lắp bắp cảm ơn Tí, nói không nên lời.
Còn Tí lẳng lặng ra về. Bấy giờ nó mới thấy vai đau rát: trong lúc cố đưa đứa bé ra khỏi ngôi nhà đang cháy, nó bị một cây kèo rơi trúng. Tí nghĩ: “Nhằm nhò gì. Vài bữa là khỏi ngay”. Nhưng nó bỗng giật mình kêu: “Chết chưa! Cái áo!”.
Đúng. Cái áo nó đã cởi ra để dập lửa mở lối thoát. Và trong túi cái áo cháy đó, nằm gọn số tiền mua xe đạp!
Nó quay lại tìm nhưng vô ích. Làm gì còn áo. Chỉ ngổn ngang những tro và than mà thôi!
Vậy là mất toi chiếc xe đạp hằng mơ ước. Mất toi một năm trời làm lụng vất vả. Tí tiếc ngẩn ngơ như người lạc hồn.
Nhưng nhớ lại nét mặt hân hoan của người mẹ khi đón nhận đứa con, nhớ đến hai cánh tay bé bỏng của đứa bé ôm chặt lấy cổ Tí khi lôi nó ra khỏi gầm giường ngôi nhà đang cháy, Tí bỗng cảm thấy một niềm vui dịu dàng dâng lên trong lòng. Tí nghĩ: “Đành làm Đôn Kihôtê cưỡi lừa thêm một năm nữa vậy. Rửa chén thêm một năm nữa cũng được thôi”.
Và “chiến dịch SS 10” vẫn tiếp tục.
(*) Dựa theo chuyện có thật: Một thiếu niên Hội Chữ Thập Đỏ Quận I xông vào đám cháy cứu thoát một em bé”.
Hạnh phúc thay cho những ai biết đem LÒNG YÊU THƯƠNGcủa mình đến với mọi người. Tí, một cháu bé đã làm được thì chúng ta là những người lớn sẽ cũng làm được.
Nói chung tất cả mọi người trong xã hội đều làm được cả mà mọi người đều một lòng một ý đem LÒNG YÊU THƯƠNGđến với mọi người thì xã hội chúng ta đang sống là Thiên Đàng. Phải không quý vị?
Bởi cảnh giới THIÊN ĐÀNG không phải ở đâu xa mà ở ngay trong lòng của mọi người, khi mọi người biếtTHƯƠNG YÊU NHAU và THA THỨ CHO NHAU NHỮNG LỖI LẦM.
Từ lâu người ta hiểu rằngTHIÊN ĐÀNG là nơi CHƯ THIÊN và có đấngNGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ ngự trị. Sự thật không phải vậy, vì trên các từng mây kia không có một thế giới nào cả. Người ta chỉ khéo tưởng tượng mà thôi rồi tôn thờ nó, biến nó thành cõi Trời và cách xa cõi người vô cùng tận.
Thực tế, chỉ có con người ở trên hành tinh này, những người xấu ác tự làm khổ mình khổ người và tất cả các loài động vật khác là cảnh giới ĐỊA NGỤC. Ngược lại cũng những con người sống trên hành tinh này mà sống biếtTHƯƠNG YÊUvàTHA THỨ không làm khổ mình khổ người và khổ tất cả vạn vật thì đó là cảnh giớiTHIÊN ĐÀNG.
BởiTHIÊN ĐÀNG vàĐỊA NGỤC không phải ở trên trời hay ở dưới lòng đất mà ở ngay trong cuộc sống hằng ngày của con người. Bởi vậyTHIÊN ĐÀNG vàĐỊA NGỤC đều do con người mà có. Cho nên những mẩu chuyện trên đây là nói lên ý nghĩa THIÊN ĐÀNG và ĐỊA NGỤC.
LÒNG YÊU THƯƠNG không những chỉ thương loài người mà thương tất cả sự sống của muôn loài nhưng cớ sao con người lại nhẫn tâm giết hại những loài vật như trâu, bò heo, dê, gà vịt, cá, tôm v.v… để làm thực phẩm ăn uống hằng ngày.
Vậy LÒNG YÊU THƯƠNGcủa loài người ở đâu?
Nếu con người còn ăn thịt chúng sinh mà bảo rằng có LÒNG YÊU THƯƠNG thì chúng ta tin chắc con người không thành thật, chúng ta hãy đọc bức thư người cha gửi cho đứa con trai của mình vì đã chặt “CÂY MẬN”:
“Ngày… tháng… năm…
Huy Hoàng – con trai của cha!
Cha vừa thấy vết dao cứa nơi gốc cây mận, những trái mận non màu trắng chưa đến độ chín lại bị văng tung toé trên nền đất mà đau lòng. Cha đã trồng cây mận này cách đây mười lăm năm. Lúc ấy, con vừa tròn hai tuổi. Cha là một cán bộ tuổi quá bốn mươi mới tạo dựng được một mái ấm và được hạnh phúc – làm cha. Không có lúc nào lòng cha nguôi nhớ con. Những chuyến công tác xa, ngủ nhờ nhà dân, chiều mùa đông se lạnh, cha nằm trên chiếc võng dù lấy hình con ra xem. Thế là nỗi hiu quạnh biến mất. Cũng một chuyến công tác xa, cha được ông chủ nhà nổi tiếng có vườn mận rất ngon - nhất là mận trắng – chính ông ấy đã chiết tặng cho cha một nhánh. Cha rất mừng khi hình dung sẽ trồng cây mận này trước sân nhà tập thể.
Và, những mùa mận sẽ đi qua thật đẹp khi vừa có trái chín và tàn lá che mát cả buổi nắng trưa. Quá trình cha trồng cây mận cũng cực lắm. Con mới hai tuổi biết gì?
Cha vừa trồng xong, đi tưới mấy cây kiểng vậy mà con đã phá phách nhổ nó lên và đái vào đó. Cha giận lắm nhưng cười xoà, trồng cây mận trở lại và lại bồng con hôn lấy hôn để. Mà chẳng lẻ lúc ấy cha đánh đòn con?
Con còn nhỏ quá, nào có biết gì đâu?
Nhưng hôm nay thì không thể thế được. Huy Hoàng ạ! Bởi vì con đã mười bảy tuổi – đã chững chạc ở lứa tuổi thiếu niên – không còn mấy tháng nữa là con đã bước qua ngưỡng cửa trưởng thành. Và, cha – mái tóc đã ngã màu muối tiêu - một cán bộ già sắp về hưu. Cha không thể vì có mỗi mình con – vì con là hạnh phúc của cha mà cha chỉ biết có tự hào. Không. Cho dù hơn mười năm đèn sách, con học rất giỏi, thầy bạn đều khen. Cho dù ngày mai, con thi Tú tài đỗ thủ khoa… Cho dù vừa chào đời con đã trở thành một siêu sao đi nữa thì cha vẫn phải nói thật với con - nếu như tâm hồn con bị đánh mất thì cha chỉ có đau lòng chớ không thể nào tự hào về con được. Tại sao vậy?
Huy Hoàng! Con có biết không? Chính cây mận trước sân nhà bị những nhát dao tàn phá của con và những trái mận non mà con cố tình hái bỏ kia đã làm cho cha thất vọng. Mới ba ngày trước đây thôi, khi cha chưa nói với con rằng cha đã lo thủ tục về hưu và ngôi nhà này sắp sửa giao cho chú khác. Cha còn nhớ lúc ấy, trận gió mạnh làm rung nhánh cây mận, một vài trái mận non không đủ sức bấu víu vào nhánh đã rơi xuống đất. Con cứ xuýt xoa kêu tiếc. Phải kể, cây mận đã đi theo suốt tuổi thơ con và tràn đầy kỷ niệm.
Mùa nào nắng khô, tuổi thơ con đã tưới nước cho cây mận sớm nảy nở sinh sôi. Chiều nào yên ả, con đã tựa vào thân cây mận nhắm mắt đọc “năm.. mười...” cùng bạn bè vui trò chơi trốn tìm. Con đã nâng niu cây mận biết bao vậy mà bây giờ con lại nỡ cầm dao chặtvào thân của nó.
Huy Hoàng! Cha hiểu hết. Con không muốn người chủ khác đến đây sẽ hưởng lấy thành quả mà cha con mình đã tạo nên. Con muốn cái gì thuộc về tài sản của con thì không thể chia sẻ cho người khác. Mặc dù bản thân con không thể mang nó theo. Và nếu có người khác yêu thương chăm sóc thì nó sẽ sống với sắc màu xinh tươi. Vì vậy nên thà rằng con phá huỷ cây mận chớ không để nó sống mà mình không còn là chủ nhân của nó nữa.
Huy Hoàng ơi, con nghĩ gì nếu như cha và con là người chủ mới. Chúng ta sẽ vào căn hộ này từ một người chủ khác trao lại. Con muốn cảnh sân nhà vẫn sạch hay bừa bãi rác rưởi và những trái mận non… Cha đã đoán được suy nghĩ của con. Nếu vậy thì tại sao điều mình không muốn người khác làm cho mình mà mình lại làm cho người khác? Đó là lòng ích kỷ, đáng sợ. Tuy rằng tài sản ấy quá nhỏ, nó chỉ là một cây mận trước sân nhà.
Trên cõi đời này, cái gì cũng vậy, có cái nhỏ rồi mới đến có cái lớn. Con đã không kiềm chế được lòng ích kỷ - nỡ phá huỷ tài sản của mình khi biết nó sắp là của người khác thì sau này đi vào cuộc sống lại càng chỉ biết sống cho mình thôi. Đó là điều cha không thể chấp nhận. Nói thật, từ hôm nhìn thấy cây mận trước sân nhà bị những vết dao cứa, lòng cha rất đau.
Trong tâm trí cha cứ nghĩ về
con. Cha đã thức viết cho con những dòng chữ này…
Hy vọng nó sẽ là hành trang trên đường con vào đời. Hoài bão của cha chỉ gói ghém bấy nhiêu! Mong muốn được nhìn thấy con vững vàng bước vào cuộc sống. Mọi người sẽ nghĩ về Huy Hoàng – con trai duy nhất của cha luôn có lòng trắc ẩn, lòng nhân hậu đối với mọi người. Mà điều giản dị nhất là con biết vì người khác.
Hoài bão của cha là vậy.
Cha của con
Đặng Quang Vinh”.
Lời người cha dạy con rất thấm thía: “Làm người phải có lòng trắc ẩn, lòng nhân hậu đối với mọi người” tức là biết đem LÒNG YÊU THƯƠNG đến với mọi người, khi đã biết thương yêu mọi người thật sự thì dù ai có làm điều gì trái ý nghịch lòng, chúng ta vẫn THA THỨ vàTHƯƠNG YÊU họ. Nhờ đó LÒNG THA THỨ vàYÊU THƯƠNGcàng rộng lớn bao la và cao cả vô cùng tận. LÒNG THA THỨ và YÊU THƯƠNGluôn luôn ngự trị trong lòng chúng ta thì không có một ác pháp nào tác động hay làm chướng ngại tâm chúng ta được, do đó lúc nào tâm cũng bất động, thanh thản, an lạc, vô sự
Trên đời này chỉ có LÒNG YÊU THƯƠNGvà THA THỨmới đem lại sự bình an, hạnh phúc cho mình cho người.
Đọc bức thư người cha gửi cho con là một bài học đạo đức làm người. Người có đạo đức là người biết thương mình, thương người không bao giờ làm khổ mình khổ người. Muốn được vậy ngay từ bây giờ chúng ta hãy chịu khó rèn luyện LÒNG YÊU THƯƠNGvàTHA THỨ. Bởi không tập luyện xả bỏ lòng ích kỷ nhỏ hẹp cá nhân của mình thì muôn đời ngàn kiếp cũng chẳng bao giờ có được LÒNG YÊU THƯƠNGvàTHA THỨ.
LÒNG YÊU THƯƠNGvàTHA THỨnếu không có nó thì xã hội loài người sẽ khổ biết bao. Một bằng chứng cụ thể rõ ràng hiện giờ loài người đang lo ngại nhất là chiến tranh. Có chiến tranh thì LÒNG YÊU THƯƠNG của con người đâu còn nữa.
Hiện tại thế giới đang có chiến tranh như ở Afghanistan, hai bên đánh nhau người chết như rơm rạ, như vậy chứng tỏ loài người trên thế giới không có LÒNG YÊU THƯƠNG. Cho nên có chiến tranh thì không có hòa bình; không có hòa bình thì con người không phút nào là được bình an.
Hiện tại chúng ta đều biết trên thế giới không nước này thì nước khác, đều xảy ra nạn khủng bố. Nạn khủng bố giết người rất oan uổng, phụ nữ trẻ em đều chết trong khi những người này chưa làm gì nên tội mà phải chịu chết bằng bom đạn.
Nạn khủng bố tinh thần bằng văn bản pháp luật đặt ra như thế này thế khác để bắt ép mọi người phải tuân theo, phải làm theo. Kẻ nào chống trái thì khép vào tù tội, còn kẻ nào không chống trái thì âm thầm chịu đựng trong đau khổ và được xem là mình mất quyền bình đẳng, tự do.
Tuy biết rằng có hai cách tự do:
1- TỰ DO TRONG PHÁP LUẬT.
2- TỰ DO NGOÀI PHÁP LUẬT.
Như vậy TỰ DO TRONG PHÁP LUẬTnhư thế nào? Và TỰ DO NGOÀI PHÁP LUẬTnhư thế nào?
TỰ DO TRONG PHÁP LUẬT của nhà nước, có nghĩa là người dân phải tuân thủ và giữ gìn pháp luật không để vi phạm. Nhờ có pháp luật người dân sống tự do nhưng không được ỷ mạnh hiếp đáp người khác. Nhờ có pháp luật người dân sống tự do nhưng không được tự do giết người cướp của, cướp tài sản của người khác và nhất là không được tự do lập bè phái, đảng phái sách động quần chúng biểu tình chống đối gây rối trật tự an ninh quốc gia. Cho nên trên thế giới có một số nước nhân dân sống tự do không pháp luật vì thế thường xảy ra các cuộc biểu tình chống đối nhà nước.
Do PHÁP LUẬT như thế nào để mọi người dân không tự do quá trớn?
PHÁP LUẬT nhà nước đặt ra là bảo vệ sinh mạng của mỗi công dân không ai có quyền xâm hại giết người khác.
PHÁP LUẬT nhà nước đặt ra là bảo vệ tài sản của mỗi công dân trong nước không ai có quyền cướp bóc tài sản của người khác làm tài sản của mình.
PHÁP LUẬT nhà nước đặt ra là bảo vệ tài sản chung của quốc gia không ai có quyền chiếm đoạt những tài sản đó làm tài sản riêng của mình.
PHÁP LUẬT giao thông đường bộ hay đường thủy đều là bảo vệ sinh mạng của mọi người khi đi trên đường bộ hay đường thủy.
Một nước nào trên thế giới hiện nay cũng cần có PHÁP LUẬT, vìPHÁP LUẬT là một phương pháp sống cơ bản để mọi người nương vào đó mà không xâm hại đến sinh mạng và tài sản của những người khác. Vì thế, nhờ cóPHÁP LUẬT mà người công dân sống theo đó để không làm khổ mình, khổ người và khổ muôn loài chúng sinh.
Cho nên PHÁP LUẬT được đặt ra là do ý kiến của toàn dân đóng góp chớ không phải ý kiến riêng của một người nào cả. Vì thế mọi người dân trong nước phải chấp hành nghiêm chỉnh, không được vi phạm, vì vi phạm pháp luật là vi phạm quyền sống của người khác.
Pháp luật luôn luôn bảo vệ quyền sống tự do của mọi người, vì thế pháp luật cần phải được nhiều người có trình độ kiến thức sâu rộng để thu thập mọi ý kiến của toàn dân rồi nghiên cứu kỹ lưỡng, đúc kết lại, mới đặt raPHÁP LUẬT.
BởiPHÁP LUẬT là cây thước đạo đức để mọi người theo đó mà đo lại lòng mình, nếu mình sống không đúng PHÁP LUẬT tức là mình sống vô đạo đức. Cho nên một người vi phạm PHÁP LUẬT là một người vô đạo đức.
Ví dụ: Một người giết người cướp của thì người ấy vô đạo đức, vì thế PHÁP LUẬT sẽ bắt người này bỏ tù có khi còn kêu án tử hình.
Bởi vậy PHÁP LUẬT của nhà nước là phương pháp bảo vệ sự sống của mọi người, cho nên PHÁP LUẬT luôn luôn bắt buộc mọi người phải tuân theo, phải thi hành không được vi phạm, vì vi phạm PHÁP LUẬTlà vi phạm quyền sống của người khác và gây rối trật tự an ninh trong nước.
Cho nên mọi người dân trong một nước cần phải tuân theoPHÁP LUẬT thì đất nước đó mới có trật tự an ninh. Nhờ đó mà mọi người sống mới được an ổn.
Một đất nước có PHÁP LUẬT, nhưng người giữ gìnPHÁP LUẬT không cương quyết, thiếu ý chí dũng cảm, không can đảm, không thẳng thắn thì pháp luật ấy chỉ là một tập sách khô khan, không lợi ích cho ai cả.
LÒNG YÊU THƯƠNG của một người mẹ đã hy sinh tất cả sự ấm áp của mình để cho con và mẹ thì chịu lạnh cho đến khi chết cóng. Cháu bé còn sống được là nhờ có áo quần của mẹ bao bọc ấm áp cho đến khi người ta nghe tiếng khóc của cháu dưới chân cầu nên mới cứu cháu sống. Khi lớn lên cháu được 12 tuổi nghe mẹ nuôi thuật lại cái chết lạnh của mẹ nên cháu đến trước phần mộ của mẹ lột bỏ tất cả quần áo và đứng run rẩy để cảm nhận sự lạnh buốt của mẹ trước khi chết.
Hành động của cháu bé nói lênLÒNG YÊU THƯƠNG của người con đối với mẹ thật tuyệt vời. Chúng ta hãy đọc câu chuyện “Mẹ Lạnh Lắm Phải Không?”:
“Vào một đêm trước lễ Giáng sinh, một thiếu phụ mang thai lần bước đến nhà một người bạn nhờ giúp đỡ. Con đường ngắn dẫn đến nhà người bạn có một con đường mương sâu với cây cầu bắc ngang. Người thiếu phụ bỗng trượt chân chúi về phía trước, cơn đau đẻ quặn lên trong chị. Chị hiểu rằng mình không thể đi xa hơn được nữa, chị bò phía bên dưới cầu.
Đơn độc giữa những chân cầu chị đã sinh một bé trai. Không có gì ngoài những chiếc áo bông dày đang mặc, chị lần lượt cởi bỏ áo quần và quấn quanh mình đứa con bé xíu, vòng từng vòng giống như mộtcái kén. Thế rồi tìm được cái bao tải, chị trùm vào người và kiệt sức bên cạnh con.
Sáng hôm sau, một phụ nữ lái xe gần chiếc cầu, chiếc xe bỗng chết máy. Bước ra khỏi xe và băng qua cầu, bà nghe một tiếng khóc bên dưới. Bà chui xuống cầu để tìm. Nơi đó bà nhìn thấy một đứa bé nhỏ xíu, đói lã nhưng vẫn còn ấm, còn người mẹ đã chết cóng.
Bà đem đứa bé về nhà nuôi dưỡng. Khi lớn lên cậu bé hay đòi mẹ nuôi kể lại chuyện đã tìm thấy mình. Vào một lễ Giáng sinh, đó là sinh nhật thứ 12, cậu bé nhờ mẹ nuôi đưa đến mộ người mẹ tội nghiệp. Khi đến nơi cậu bảo mẹ nuôi đợi ở xa trong lúc cậu cầu nguyện. Cậu đứng bên cạnh ngôi mộ cúi đầu và khóc. Thế rồi cậu bắt đầu cởi quần áo. Bà mẹ nuôi đứng nhìn sững sờ khi cậu bé lần lượt cởi bỏ tất cả và đặt lên mộ mẹ mình.
“Chắc là cậu sẽ không cởi bỏ tất cả – bà mẹ nuôi nghĩ – Cậu sẽ lạnh cóng!”. Song cậu bé đã tháo bỏ tất cả và đứng run rẩy. Bà mẹ nuôi đến bên cạnh và bảo cậu bé mặc đồ trở lại. Bà nghe cậu bé gọi mẹ mà chưa bao giờ biết: “Mẹ đã lạnh hơn con lúc này, phải không mẹ? Và cậu bé òa khóc”.
Người mẹ đã qua phần mà cháu bé không bao giờ biết mặt, chỉ nghe mẹ nuôi nói lại: Vì muốn bảo vệ con sống nên người mẹ tuốt hết áo quần của mình để quấn cho con được ấm ấp, còn riêng mình chỉ choàng một manh bao cho kín thân, vì thế cái lạnh buốt da buốt thịt một mình người mẹ gánh chịu.
LÒNG YÊU THƯƠNG của người mẹ đối với con trên đời này không vật gì đem so sánh được. Vì thế bà chết trong cái lạnh buốt da buốt thịt để con được sống. Vì thế, hôm nay cháu bé về thăm mộ mẹ và cởi bỏ tất cả quần áo để cảm nhận cái lạnh mà mẹ mình gánh chịu để cứu con mình được sống.
Đứa con sống với mẹ nuôi vàLÒNG YÊU THƯƠNG của nó đối với mẹ đẻ nó không bao giờ quên. Vì thế nó cởi bỏ tất cả quần áo và chịu lạnh. Khi nó cảm nhận sự lạnh buốt da, buốt thịt nên lớn tiếng gọi mẹ: “MẸ ĐÃ LẠNH HƠN CON LÚC NÀY, PHẢI KHÔNG MẸ?”,rồi nó òa lên khóc nức nở.
Cháu bé đã thực hiệnLÒNG YÊU THƯƠNG của nó đối với mẹ thật là tuyệt vời. Bằng cách lột bỏ quần áo như mẹ nó đã lột bỏ quần áo để mặc ấm cho con mình, còn mình thì chịu lạnh, nhưng sức người có hạn, người mẹ đã chết cóng trong cơn lạnh buốt xương để con mình được sống. Thật là cao cả LÒNG YÊU THƯƠNG của người mẹ, trên đời này không có LÒNG YÊU THƯƠNG nào hơn được. Nhưng LÒNG YÊU THƯƠNG của cậu bé đối với mẹ thật là tuyệt vời.
Muốn biết cái lạnh mà người mẹ phải chịu để cho con sống, vì thế cậu bé muốn chia sẻ với mẹ cái lạnh kinh hồn đó bằng cách cậu cởi bỏ quần áo và đứng chịu ngoài trời lạnh buốt và gọi mẹ: “Mẹ đã lạnh hơn con lúc này, phải không mẹ? Và cậu bé òa khóc”.
Một hành động nói lênLÒNG YÊU THƯƠNG mẹ của cậu bé, thật không có bút mực nào tả hếtLÒNG YÊU THƯƠNG ấy.
Với trí non nớt, cậu chỉ biết cởi bỏ quần áo để cảm nhận sự lạnh buốt như trong đêm mẹ cậu chịu lạnh đã hy sinh cứu cậu.
“Mẹ thương con như biển hồ lai láng. Con thương mẹ tính tháng tính ngày”, nhưng ở đây cậu bé tỏ ra LÒNG YÊU THƯƠNG mẹ không tính tháng tính ngày mà bằng một hành độngLÒNG YÊU THƯƠNG đối với mẹ chúng ta không ngờ được.
LÒNG YÊU THƯƠNG đem đến cho tất cả mọi người không phân biệt người thân hay người xa lạ thì đó mới thật sự là LÒNG YÊU THƯƠNG.
LÒNG YÊU THƯƠNG còn phân biệt người thân, người xa lạ thì đó không phải LÒNG YÊU THƯƠNG màLÒNG ÍCH KỶ.LÒNG ÍCH KỶ sẽ mang đến cho chúng ta những sự đau khổ. Bởi vậyLÒNG ÍCH KỶ NHỎ HẸP chỉ biết có mình, thật là đáng chê trách. Khi làm người chúng ta không những thương mình, thương những người thân của mình mà còn thương tất cả những người khác và các loài động vật khác. Chỉ có LÒNG YÊU THƯƠNG rộng lớn như vậy thì chúng ta mới tìm thấy ngay hạnh phúc và an vui của chính mình. Nghe con mình đi lính về thì vui mừng, nhưng khi nghe con mình đem theo một người bạn thương binh đã bị cụt tay, chân về nhà thì cha lẫn mẹ liền từ chối ngay.
Do LÒNG ÍCH KỶcủa cha mẹ như vậy nên người con trai yêu quý của họ nghĩ đến thân phận mình là một người lính bị thương cụt tay cụt chân sẽ làm khổ cha mẹ nên cậu không bao giờ trở về. Vậy chúng ta hãy đọc câu chuyện “TRỞ VỀ”mà ngẫm nghĩ lạiLÒNG YÊU THƯƠNG của mình có rộng lớn hay nhỏ hẹp như cha mẹ của cậu thanh niên này.
Câu chuyện “TRỞ VỀ”là một bài học sống động khiến cho mọi người cần suy ngẫm lại chính mình.
“Một người lính về nhà đoàn tụ gia đình sau nhiều năm tham chiến ở ViệtNam. Từ San Francisco, anh gọi điện hỏi thăm gia đình.
- Cha mẹ ơi, con đang trở về đây, nhưng có điều muốn xin phép cùng cha mẹ. Con muốn dẫn bạn cùng về nhà mình.
- Ồ, được thôi con trai. Cha mẹ rất sẵn lòng tiếp đón bạn con.
- Nhưng có điều này cha mẹ nên biết, anh ấy bị thương khá nặng trong chiến tranh, mất cả cánh tay và một chân. Anh ấy không còn ở chỗ nào nương tựa, vì vậy con muốn anh ấy về sống cùng chúng ta.
- Cha mẹ rất tiếc khi nghe điều này, có thể chúng ta sẽ giúp anh ấy tìm được chỗ trú ngụ.
- Ồ không, con muốn anh ấy ở cùng chúng ta kia.
Người cha ngập ngừng rồi nói:
- Con không biết con đang đòi hỏi điều gì đâu con trai. Một người tàn tật như vậy sẽ là một gánh nặng đè lên vai chúng ta. Chúng ta còn cuộc sống riêng tư của chúng ta nữa chứ, không thể để một điều như vậy chen vào cuộc sống của chúng ta được. Tốt hơn hết là con nên quay về nhà và quên anh chàng ấy đi. Anh ta chắc sẽ chóng tìm được cách tự kiếm sống thôi.
- Nghe đến đó, người con trai gác máy. Vài ngày sau đó họ đột nhiên nhận được cú điện thoại từ cảnh sát San Francisco báo tin người con trai đã chết sau khi ngã từ một tòa nhà cao tầng. Cảnh sát cho rằng đây là một vụ tự sát.
- Người cha và mẹ đau buồn này vội vã bay đến San Francisco và được dẫn đến nhà xác thành phố để nhận xác con. Họ nhận anh ngay. Nhưng họ cũng kinh hoàng ra một điều khác cùng lúc. Con trai họ chỉ còn lại một tay một chân.
- Thật may mắn, không phải tất cả mọi người đều có cách đối nhân xử thế như vậy. Vẫn còn có những người yêu thương chúng ta vô tư lự sẵn sàng đón nhận chúng ta vào mái ấm gia đình mãi mãi mà chẳng cần để tâm tới những khiếm khuyết của chúng ta.
- Mỗi buổi tối, trước khi cuộn mình trong giấc ngủ, nếu có được một điều ước nguyện thì hãy ước nguyện cho mình có thêm nghị lực và niềm tin đủ để mở tấm LÒNG YÊU THƯƠNG đến với những người bất hạnh.
Bởi hạnh phúc tinh tế nhất trên đời cũng chính là mình biết mang tình thương cho những người mà họ không thể đem lại cho chúng ta những điều gì cả, đó mới chính thật sự là niềm vui trong chúng ta. Như triết lý Phật giáo đã dạy: “Cứ cho đi rồi sẽ được”.
Đọc câu chuyện “TRỞ VỀ”, nó sẽ là một bài học LÒNG YÊU THƯƠNG cho những ai chưa có LÒNG YÊU THƯƠNG thì hãy tư duy và suy nghĩ.
Chúng ta ai cũng hiểu biết, tất cả các pháp trên đời này đều vô thường, nay còn mai mất, không có pháp nào thường hằng bất biến, không có pháp nào không thay đổi, đó là một qui luật tự nhiên của các pháp trong vũ trụ. Ngược lại có một pháp không THAY ĐỔI. Đó làLÒNG YÊU THƯƠNGcủa con người đối với con người và muôn loài, nó sẽ mãi mãi trường tồn với không gian và thời gian.
Làm cha mẹ chỉ biết yêu thương con cái của mình, dù con cái của mình có tàn tật như thế nào thì mình cũng ráng ôm chịu, nhưng đối với người khác thì không chấp nhận, đó làLÒNG ÍCH KỶ nhỏ hẹp gói ghém trong những người thân gia đình.
Người con đã thử thách lòng cha mẹ mình và biết rõ tình đời mọi người đều ích kỷ hẹp hòi như nhau.
Nuôi dưỡng người nào mà người đó còn làm lợi ích cho mình thì nuôi dưỡng còn không làm lợi ích thì tống cổ ra khỏi nhà. LÒNG YÊU THƯƠNG của con người hầu hết hiện giờ là như vậy, chỉ còn lại một ít người có LÒNG YÊU THƯƠNG RỘNG LỚN mà không tính hơn thiệt chỉ biết YÊU THƯƠNG mà thôi.
Các nhà làm từ thiện không phải vì LÒNG YÊU THƯƠNG mà vì công ty xí nghiệp của mình được danhTỪ THIỆN.Nhờ có danhTỪ THIỆN mới dễ phát triển lớn hơn.
Chúng ta ai cũng biết, thường người ta làm từ thiện là vì tiền của dư giả. Cho nên làm TỪ THIỆN là muaDANH. Nhưng trong cáiDANH đó còn có cái LỢI rất to. Một nhà làm từ thiện với LÒNG YÊU THƯƠNG chân thật thì không ai biết tên tuổi của họ.
Trong tập sách “Đức Hiếu Sinh”, chúng tôi có nói đến LÒNG YÊU THƯƠNG chân thật của người làmTỪ THIỆN. Ông ta mang thực phẩm đến giúp đỡ một người nghèo, nhưng lại bảo rằng của một người xa lạ nhờ mang những vật phẩm này đến giúp gia đình ông bà. Vì vậy những vật phẩm này không phải của tôi xin gia đình vui lòng nhận cho, tôi chỉ là người mang dùm họ mà thôi. Làm từ thiện như vậy mới thật sự làm từ thiện. Trong đời này ít có ai làmTỪ THIỆN như vậy.
Chúng ta trở lại câu chuyện người con trai đi lính thử thách để thấyLÒNG YÊU THƯƠNG của cha mẹ như thế nào. Khi người cha nghe con nói người bạn của con tàn tật cụt một tay một chân thì người cha bảo ngay: “Một người tàn tật như vậy sẽ là một gánh nặng đè lên vai chúng ta. Chúng ta còn cuộc sống riêng tư của chúng ta nữa chứ, không thể để một điều như vậy chen vào cuộc sống của chúng ta được. Tốt hơn hết là con nên quay về nhà và quên anh chàng ấy đi. Anh ta chắc sẽ chóng tìm được cách tự kiếm sống thôi”.
Lời nói và tâm niệm của cha mẹ cậu đã thể hiện rõ tính ích kỷ nhỏ hẹp chẳng có chút LÒNG YÊU THƯƠNG tình người. Vì thế cậu suy nghĩ: Mình tàn tật như vậy thì cũng chỉ là gánh nặng của cha mẹ nên cậu quyết tự tử để không còn bận lòng cha mẹ nữa.
Câu chuyện đến đây đã khéo kết thúc và nhắc nhở cho những ai thiếu LÒNG YÊU THƯƠNG sự sống thì sẽ khổ đau vĩnh viễn.
Câu chuyện trên đây đánh thức mọi người hãy đem LÒNG YÊU THƯƠNGđến với tất cả mọi người và không những con người mà còn là những loài động vật khác nữa. Vì đem LÒNG YÊU THƯƠNG đến với mọi loài thì chúng ta sẽ tìm thấy được một niềm vui không có niềm vui nào hơn được.
Trong cuộc sống hằng ngày ít ai để ý đến những việc nhỏ nhặt. Tuy những chuyện nhỏ nhặt nhưng nó sẽ mang đến những tai họa rất lớn và làm đau khổ cho nhiều người. Một miếng mảnh chai tuy nhỏ bé nó cũng có thể gây thành một vết thương chết người vì bị vi trùng phong đòn gánh như cháu bé của bà lão trong câu chuyện dưới đây:
“Một gia đình gồm hai vợ chồng và bốn con nhỏ. Dịp hè cùng đi nghỉ mát ở một bãi biển. Bọn trẻ rất thích tắm biển và xây những tòa lầu đài trên cát. Bố mẹ chúng thuê một cái lều ngồi uống nước trên bờ, dõi nhìn các con nô đùa không quá xa ngoài kia phía trước mặt.
Thế rồi họ trông thấy một bà cụ già nhỏ nhắn ăn mặc xuềnh xoàng trên tay cầm một cái túi cũ đang tiến lại. Tóc bà đã bạc trắng, bị gió biển thổi tốc lên càng làm cho khuôn mặt nhăn nheo của bà thêm khó coi. Bà cụ đang lẩm bẩm một điều gì đó, dáo dác nhìn rồi thỉnh thoảng lại cúi xuống nhặt những thứ gì đó trên bãi biển, bỏ vào túi.
Hai vợ chồng không hẹn mà cùng vội chạy ra gọi con lại, căn dặn chúng phải tránh xa người đàn bà khả nghi kia. Dường như họ cố ý nói to cho bà ta nghe thấy để bà ta nên đi chỗ khác kiếm ăn.
Cụ già không biết có nghe thấy gì không giữa tiếng sóng biển ì ầm, chỉ thấy bà cứ từ từ tiến về phía họ. Thế rồi cụ dừng lại, nhìn thấy đứa trẻ dễ thương đang ngơ ngác nhìn mình, bà mĩm cười với họ nhưng không ai đáp lại, chỉ giả vờ ngó đi chỗ khác, bà cụ lại lẳng lặng làm tiếp công việc khó hiểu của mình. Còn cả gia đình kia thì chẳng hứng thú tắm biển nữa, họ kéo nhau lên quán nước phía trên bãi biển.
Trong lúc chuyện trò với người phục vụ bàn ăn cùng những khách hàng trong quán, hai vợ chồng quyết định hỏi thăm xem bà cụ khả nghi kia là ai và họ... sững sờ: bà cụ ấy là người dân ở đây, từng có một đứa cháu ngoại vì bán hàng rong trên bãi biển, vô tình đạp phải một mảnh chai rồi bị nhiễm trùng, sốt cao, đứa bé bị bệnh uốn ván. Từ dạo ấy thương cháu đến ngẩn ngơ, bà cứ lặng lẽ đi dọc bãi biển, tìm nhặt những mảnh chai, mảnh sắt hoặc hòn đá có cạnh sắc. Mọi người hỏi lý do thì bà đáp mà đôi mắt còn ướt nhòe: “Ồ, tôi chỉ làm một việc nhỏ ấy mà thôi để các cháu bé có thể vui chơi trên bãi biển mà không bao giờ bị chết như đứa cháu đáng thương của tôi!”.
Nghe xong câu chuyện, người chồng vội chạy ngay xuống bãi biển mong có thể nói một lời xin lỗi và một lời biết ơn chân thành, nhưng bà cụ đã đi rất xa rồi. Bóng bà chỉ còn là mỗi một chấm nhỏ trên bãi biển vắng người khi chiều đang xuống.
Lời nói: “Ồ, tôi chỉ làm một việc nhỏ ấy mà thôi để các cháu bé có thể vui chơi trên bãi biển mà không bao giờ bị chết như đứa cháu đáng thương của tôi!”. Hành động nhặt những mảnh ve chai của bà lão thựchiện LÒNG YÊU THƯƠNGrộng lớn không còn ở LÒNG YÊU THƯƠNG nhỏ hẹp, ích kỷ chỉ biết thương mình và những người trong gia đình.
Đây mới thật sự làLÒNG YÊU THƯƠNG vô bờ bến của bà lão nói lên bằng hành động hằng ngày đi lượm mảnh ve chai để giúp cho các cháu vui chơi trên bãi biển mà không còn sợ xảy ra một cái chết bất ngờ. Một hành động tuy nhỏ bé nhưng đã nêu lên tấmLÒNG YÊU THƯƠNG của bà, không những là con cháu của bà mà cho tất cả các con cháu bất cứ của ai bà đều THƯƠNG YÊU như cháu của bà vậy.
Một hành động nhỏ bé nhưng nói lên được LÒNG YÊU THƯƠNG rộng lớn vô bờ bến của bà đối với mọi người. Nếu trong cuộc sống này ai cũng biết đem LÒNG YÊU THƯƠNG đến với mọi người như bà thì đâu có ai ném rác bừa bãi làm cho môi trường sống này ô nhiểm. Phải không thưa quý vị?
Chính vì mọi người không có LÒNG YÊU THƯƠNG sự sống nên mới làm ô nhiểm môi trường sống. Môi trường sống ô nhiểm là một tai họa lớn cho loài người vì quả địa cầu này bị ô nhiểm nặng thì sẽ nổ tung và tan tành, khi ấy loài người có ăn năn thì cũng quá muộn màng.
Bởi vì ai cũng biết mọi người trên hành tinh không có LÒNG YÊU THƯƠNG sự sống nên cứ giết hại chúng sinh và ăn thịt để cho thỏa thích lòng dục lạc ngon ngọt nơi miệng lưỡi, nhưng khi nuốt qua khỏi cổ thì cái gì còn ngon ngọt của thịt chúng sinh nữa. Những sự ngon ngọt đó là những miếng mồi tạo lòng dục con người lớn và mạnh để đưa con người vào ác pháp. Từ những ác pháp đó sẽ phóng xuất ra những từ trường ác giết hại và ăn thịt chúng sinh sẽ phóng xuất vào không gian làm cho bầu khí quyển ô nhiểm. Khi bầu khí quyển bị ô nhiểm thì bầu khí quyển nóng lên, khiến cho thời tiết bất hòa nên mưa không thuận, gió không hòa nên lũ lụt, đất sụp, núi lở v.v.. xảy ra khiến cho loài người trên hành tinh này chịu nhiều tai ương bằng chứng tin tức thế giới thông qua điện đài mà tất cả mọi người đều biết những thiên tai không nước này thì nước khác.
Cho nên loài người không biết giữ gìn môi trường sống chung nhau bằng những hành động thiện thì họ phải gánh chịu những hậu quả đau khổ mà không lường trước được.
Một người ngoại quốc đến Việt Nam đi nghỉ mát ở bãi biển Vũng Tàu hay Long Hải, thường họ đi lượm giấy hoặc lá gói bánh của những người Việt Nam thiếu văn hóa, vô đạo đức vệ sinh nên đụng chỗ nào cũng ném bỏ chỗ nấy khiến nơi nghỉ mát công cộng trở thành bãi rác trông rất bẩn thỉu.
Trong khu vực bãi tắm của mọi người với hình ảnh vô văn hóa thiếu vệ sinh như vậy, người Việt Nam chúng ta không biết xấu hổ với người ngoại quốc mà còn thản nhiên ném bỏ giấy và lá gói bánh bừa bãi. Thật là xấu hổ vô cùng.
Nhân quả đã sắp xếp cho mọi người từ khi sinh ra cho đến khi chết, chớ không phải như người ta nghĩ rằng trên đời này mọi sự xảy ra đều do ngẩu nhiên.
Bệnh tật hay tai nạn xảy ra nặng hay nhẹ đều do nhân quả của người đó, chính họ đã tạo ra ác pháp nên nó sắp xếp vào giờ, ngày, tháng, năm để người đó trả quả không bao giờ sai. Vì vậy ai tạo nhân nào thì gặt quả nấy không thể trốn chạy dù trốn chạy bất cứ nơi đâu cũng không thoát khỏi quy luật nhân quả.
Nhân quả của mọi người là do mọi người làm ra chớ không phải nhân quả từ trên trời rơi xuống hay có một người nào ban giáng nhân quả cho họ. Cho nên một người thông suốt nhân quả, khi họ làm một điều gì thì rất cẩn thận tư duy suy nghĩ kỹ lưỡng xem việc làm đó ác hay thiện, nếu việc làm đó là thiện thì sẽ không làm khổ mình, khổ người và chúng sinh; còn ngược lại là ác pháp. Khi tư duy thấu rõ như vậy nhất định ác pháp chúng ta sẽ không làm.
Trên đời này chỉ có làm lợi ích và đem lại nguồn vui cho mọi người thì chúng ta vui vẻ cứ làm. Bởi vì làm lợi ích cho mọi người tức là mang LÒNG YÊU THƯƠNGđến với họ. Đây chúng ta hãy đọc “LÒNG BIẾT ƠN VÀ NIỀM MƠ ƯỚC”.
“Một ngày nọ, một gia đình quý tộc giàu có nước Anh đã đưa con về miền quê nghỉ mát. Trong khi nô đùa, tai nạn đã xảy ra: cậu con trai nhỏ của họ đã sa chân ngã xuống một vực nước sâu. Tất cả tưởng như vô vọng, không còn phương cách nào cứu sống cậu bé không biết bơi. Thế rồi, từ xa nghe tiếng kêu thất thanh, một chú bénhem nhuốc, con của người nông dân nghèo trong vùng, đã chạy đến tiếp cứu!
Nhà quý tộc đã hết sức biết ơn cậu bé nhà nghèo. Thay vì chỉ nói lời cảm ơn và kèm theo một ít tiền hậu tạ, ông ân cần hỏi cậu bé:
- Khi lớn lên cháu muốn làm gì?
- Cậu nhỏ nhẹ thưa:
- Thưa ông, chắc cháu sẽ tiếp tục làm ruộng của cha cháu.
Nhà quý tộc lại gặng hỏi:
- Thế cháu không còn ước mơ nào lớn hơn nữa sao?
Cậu bé im lặng một lúc rồi mới trả lời:
- Dạ thưa bác nhà cháu nghèo thế này thì cháu còn biết ước mơ điều gì nữa đây?
Lại tiếp tục câu hỏi chân tình:
- Nhưng bác muốn biết là nếu cháu được phép ước mơ thì cháu ước mơ điều gì?
Và lần này cũng là một câu trả lời thật thà:
- Thưa bác, cháu muốn đi học, cháu muốn trở thành một bác sĩ.
- Sau này, cậu bé ngày xưa không biết bơi được cứu sống đã trở thành một vĩ nhân thế giới, đã làm cho cả nước Anh hãnh diện, tự hào, đó là Thủ tướng Wiston Churchill.
Còn cậu bé quê nhà nghèo đã không còn chỉ biết đặt ước mơ đời mình như cụm cỏ bờ đê. Cậu đã trở thành một bác sĩ lừng danh thế giới, cũng đồng thời là ân nhân của cả nhân loại khi tìm ra được thuốc trụ sinh Pénicillin. Tên của ông là Alexander Fleming.
Không ai ngờ rằng đến khi Thủ tướng nước Anh lâm bệnh trầm trọng, cả vương quốc đã đi tìm những vị danh y lừng lẫy để cứu sống nhà lãnh đạo tối cao của mình. Tất cả đã bó tay. Thế rồi bác sĩ A Fleming đã tự ý tìm đến và ông đã cứu sống, một lần nữa, người mà ông đã cứu sống năm xưa”.
Đọc xong câu chuyện chúng ta nhận xét: Đúng là nhân quả đã sắp xếp, khi còn bé thủ tướng Wiston Churchill gặp tai nạn thì được Alexander Fleming cứu sống. Khi Wiston Churchill làm thủ tướng nước Anh lâm bệnh nặng mà không một vị y bác sĩ nào trị được, cuối cùng cũng chỉ có Alexander Fleming cứu sống.
Đấy là nhân quả đã sắp xếp có sự liên hệ người này với người kia, cho nên bác sĩ Alexander Fleming và thủ tướng nước Anh Wiston Churchill đã nhiều lần giúp đỡ nhau. Bởi vậy người hiểu biết nhân quả thì không bao giờ tin có sự ngẩu nhiên mà tin nhân quả nhiều đời.
Trong luật nhân quả có dạy cứ nhìn cuộc sống trong hiện tại thì biết rõ quá khứ sống như thế nào.
Ví dụ 1: Người sống trong hiện tại mà thân bệnh đau liên miên bất tận thì biết quá khứ giết hại và ăn thịt chúng sinh.
Ví dụ 2: Người sống trong hiện tại mà thân không bệnh luôn luôn mạnh khỏe an vui thì biết ngay trong quá khứ người này không giết hại và ăn thịt chúng sinh.
Ví dụ 3: Người sống trong hiện tại mà giàu sang đầy đủ không có thiếu hụt thì đó là nhân quá khứ đã bố thí giúp đỡ những người khó.
Ví dụ 4: Người sống trong hiện tại mà có người hầu, kẻ hạ thì quá khứ đã từng làm người hầu, kẻ hạ cho người hoặc làm trâu cày, bò kéo, ngựa cưỡi v.v..
Ví dụ 5: Người sống trong hiện tại mà cơm ăn áo mặc không đầy đủ là quá khứ bỏn xẻn ích kỷ không dám bố thí cơm ăn áo mặc cho người khác.
Ví dụ 6: Người sống trong hiện tại mà cơm ăn áo mặc dư giả là quá khứ thường bố thí cơm ăn áo mặc cho người nghèo khổ.
Ví dụ 7: Người sống trong hiện tại mà hiếu kính cha mẹ không dám nặng lời to tiếng với cha mẹ, thường chăm nom cha mẹ từng miếng cơm manh áo thì quá khứ đã từng được con cái chăm sóc kỹ càng không có lời nặng nhẹ.
Ví dụ 8: Người sống trong hiện tại thường la rầy đánh mắng kẻ ăn người ở trong nhà thì quá khứ là trâu cày ngựa cỡi.
Ví dụ 9: Người sống trong hiện tại làm vua, làm quan, làm ông này, bà kia thì quá khứ là kẻ hầu người hạ, là quân lính. (chỗ này luận về nhân quả phước hữu lậu không thể lấy trí phàm phu mà suy luận vì đời hiện tại ngu dốt nghèo đói, nhưng đời sau sinh vào nhà giàu có mang gen thông minh nên học giỏi làm quan, làm vua, đó là lẽ thường).
Ví dụ 10: Người sống trong hiện tại thường làm những việc mê tín như cúng bái cầu siêu cầu an thì quá khứ là những ông thầy cúng.
Ví dụ 11: Người sống trong hiện tại được duyên biết đúng chánh pháp của Phật nên tu hành được giải thoát thì quá khứ từng sống giữ gìn giới luật.
Ví dụ 12: Người sống trong hiện tại thường tu tập tà pháp là quá khứ từng sống phá giới luật và phạm giới luật.
Một cậu bé nghèo làm nghề bán hàng rong để kiếm tiền học. Một ngày nọ nhận thấy mình chỉ còn một hào mà bụng đang đói, cậu định bụng sẽ sang nhà kế bên xin một bữa ăn. Một phụ nữ trẻ đẹp ra mở cửa. Bối rối trước cuộc gặp gỡ không chờ đợi này, nên thay vì xin ăn, cậu lại xin uống. Người phụ nữ đoán là cậu đang đói bèn mang cho cậu một ly sữa lớn.
Cậu chầm chậm nhấp từng ngụm sữa và hỏi:
- Cháu phải trả cô bao nhiêu ạ?
Người phụ nữ trả lời:
- Cháu không nợ cô cái gì cả.
- Mẹ cô đã dạy không bao giờ nhận tiền trả cho lòng tốt.
Cậu bé cảm kích đáp:
- Cháu sẽ biết ơn cô từ sâu thẳm trái tim cháu.
Khi ra đi, cậu cảm thấy khỏe khoắn hơn và niềm tin vào con người như cũng mãnh liệt hơn. Trước đó cậu gần như đầu hàng số phận.
Nhiều năm sau người phụ nữ bị ốm nặng. Các bác sĩ địa phương đều bó tay. Họ chuyển bà đến thành phố lớn để các chuyên gia nghiên cứu căn bệnh lạ lùng này. Tiến sĩ Howard Kell được mời đến tham vấn. Khi ông nghe tên thị trấn nơi người phụ nữ ở, một tia ánh sáng lóe lên trong mắt ông, ngay lập tức, ông khoát áo choàng và đi đến phòng bệnh của người nữ nọ. Ông nhận ngay ra ân nhân của mình năm xưa. Quay về phòng hội chẩn, ông quyết định sẽ dốc hết sức để cứu sống bệnh nhân này. Và cuối cùng nổ lực của ông đã được đền đáp.
Tiến sĩ Horward Kelly đề nghị phòng y chuyển cho ông hóa đơn viện phí của ân nhân để xem lại. Ông viết lại vài chữ bên lề của tờ biên lai và cho chuyển đến người phụ nữ. Bà ta nhìn tờ hóa đơn, biết rằng mình sẽ phải thanh toán nó cho đến hết đời mới xong. Bỗng nhiên có gì đó bên lề khiến bà chú ý và bà đọc được những dòng chữ này:
“TRỊ GIÁ HÓA ĐƠN = MỘT LY SỮA”
Ký tên: Tiến sĩ Howard Kelly.
Chúng ta hãy đemLÒNG YÊU THƯƠNG đến với mọi người thì mọi người sẽ mang LÒNG YÊU THƯƠNG đến với chúng ta. NhưngLÒNG YÊU THƯƠNG không bao giờ nhận trả bằng tiền. Tiền có thể mua tất cả nhưng không thể muaLÒNG YÊU THƯƠNG được. Cho nên chúng ta không bao giờ nhận tiền trả cho lòng tốt.
Câu chuyện trên đây đã cho chúng ta một bài họcLÒNG YÊU THƯƠNG, vìLÒNG YÊU THƯƠNG một cậu bé đang đói nên người phụ nữ mang cho cậu một ly sữa đầy ắp, nhưng chính lúc cô bệnh phải trả một số tiền viện phí quá lớn về thuốc thang thì cậu bé ngày xưa mà cô đã giúp nay là một vị bác sĩ đã đứng ra thanh toán số tiền viện phí đó. Cho nên từ LÒNG YÊU THƯƠNG đem đến LÒNG YÊU THƯƠNG của người phụ nữ và vị bác sĩ, thật là tuyệt vời.
Bởi vậy không có tiền bạc nào đem trả giáLÒNG YÊU THƯƠNG được, chỉ có LÒNG YÊU THƯƠNG mới nói lên đượcLÒNG YÊU THƯƠNG.
Cuộc sống của con người trên hành tinh này đang cần LÒNG YÊU THƯƠNG chớ không phải cần tiền bạc. Dù tiền bạc có bao nhiêu cũng không mua đượcLÒNG YÊU THƯƠNG.
Câu chuyện chiếc máy điện thoại là nói lên LÒNG YÊU THƯƠNG đến với LÒNG YÊU THƯƠNG của những người xa lạ chưa hề quen biết mặt nhau. Vậy màLÒNG YÊU THƯƠNG vẫn đến với họ với trái tim YÊU THƯƠNG chân thành. Chúng ta hãy đọc câu chuyện CHIẾC MÁY ĐIỆN THOẠIthì sẽ thấy LÒNG YÊU THƯƠNG đến vớiLÒNG YÊU THƯƠNG một cách hồn nhiên và trong sáng.
“Khi tôi còn nhỏ, ba tôi gắn một máy điện thoại để thuận tiện cho việc làm ăn của ông. Đó là cái điện thoại đầu tiên trong xóm tôi. Đến bây giờ tôi vẫn nhớ như in, cái ống nghe bóng loáng gác lên hộp điện thoại màu đen treo trên tường. Hồi đó tôi còn thấp lắm nên không với tới. Tuy nhiên tôi vẫn bị mê hoặc khi nghe ba tôi dùng để nói chuyện với bạn bè của ông.
Cho đến một hôm, tôi khám phá ra rằng đâu đó trong cái máy tuyệt vời kia có một nhân vật kỳ diệu. Tôi gọi nhân vật ấy là “cô”. Cô biết tất cả mọi thứ trên đời, từ việc cung cấp số điện thoại của mọi người đến việc kể những câu chuyện cổ tích đầy sức cám dỗ. Hôm đó mẹ tôi đi vắng. Tôi lấy đinh và búa để chơi trò thợ mộc. Thay vì đóng búa vào cây đinh, tôi lại đập một phát đau điếng vào ngón tay mình. Nhưng tôi vẫn không khóc vì nhìn quanh chẳng có ai chia sẻ nỗi đau “trời giáng” ấy.. Tôi chạy quanh nhà cũng chẳng biết để làm gì. Và kia rồi! Cái điện thoại. Nhanh như cắt, tôi bắc ghế trèo lên và quay số. “Xin vui lòng cho cháu biết...”.
- Tôi nói lí nhí trong miệng. Một giọng nói rõ ràng và nhỏ nhẹ vang lên:
- Cháu cần gì?
- Ngón tay cháu bị đau – tôi bắt đầu rên rỉ. Những giọt nước mắt bị dồn nén khi nãy bây giờ có dịp trào tuôn.
- Có mẹ cháu ở nhà không? Vẫn giọng nói êm đềm ấy.
- Không có ai ở nhà cả, chỉ một mình cháu thôi – tôi thổn thức.
- Cháu có bị chảy máu không?
- Dạ không – tôi trả lời – cháu bị cây búa đập vào ngón tay, đau quá.
- Cháu có thể tự lấy nước đá trong tủ lạnh được chứ? – Cô hỏi và tôi nói được.
- Cháu đắp cục nước đá lên chỗ ngón tay đau – cô nói tiếp – một lúc sau sẽ khỏi ngay thôi.
Kể từ đó, tôi luôn gọi cho cô để nhờ cô giúp đỡ đủ thứ chuyện trên trời dưới đất. Nào là nhờ cô giúp tôi học địa lý, nào là hỏi cô cách giải bài tập toán, nào là...
Một hôm con chim hoàng yến của tôi chết, tôi buồn đến mất ăn, mất ngủ. Tôi bèn gọi tới cô để cô chia sẻ nỗi buồn. Cô lắng nghe và an ủi tôi. Nhưng tôi vẫn còn buồn lung lắm. Tôi hỏi cô:
- Tại sao những con chim hót hay và mang lại niềm vui cho mọi gia đình là phải chết trong chiếc lồng chật hẹp vậy hỡi cô?
- Không, nó không chết đâu cháu. Nó chỉ bay sang một thế giới không ca hát để làm vui lòng những gia đình bên đó.
Chẳng biết sao khi nghe thế, nỗi buồn trong tôi vơi rất nhiều.
Một bữa khác, tôi gọi cô chỉ để hỏi 24 + 15 bằng mấy. Sau đó tôi nghĩ chắc cô bực mình tôi lắm vì cứ hỏi cô những chuyện không đâu.
Tuổi thơ tôi cứ êm đềm trôi đi. Cho đến khi lên chín tuổi, gia đình chuyển về sống ở thành phố. Tôi nhớ cô lắm. Mỗi lần nhớ về ngôi nhà thuở nhỏ là hình ảnh cái máy điện thoại treo trên tường cứ hiện lên trong tâm trí tôi. Với đó là cô tiên hiền lành thường đến trò chuyện buổi ấu thơ.
Sau khi lớn lên, kỷ niệm về những cuộc chuyện trò ấy chưa một lần phai mờ trong trí ức tôi. Tôi biết ơn sự nhẫn nại, niềm thông cảm và lòng tử tế mà cô đã dành cho một đứa trẻ như tôi thuở đó.
Một hôm tôi chợt nhớ đến cô, trên đường về nhà tôi ghé vào bưu điện và gọi cho cô. Tôi nhắc ống nghe lên và quay số. Lòng tôi bỗng rộn ràng khó tả. Và kỳ diệu thay, vẫn giọng nói ấy nhỏ nhẹ và rõ ràng vang lên trong tai tôi.
- Cô vui lòng chỉ cho cháu 24 + 15 bằng mấy? – Tôi hỏi.
Một thoáng im lặng phía đầu dây bên kia. Và rồi hơi ấm quen thuộc lại về với tôi.
- Bây giờ chắc ngón tay của cháu đã lành hẳn rồi phải không?
Tôi sung sướng vì cô đã nhận ra tôi sau ngần ấy năm.
- Cô có biết hồi đó cô có ý nghĩa với cháu biết bao không?
Ngập ngừng một lúc, cô thố lộ:
Thuở đó, cô chờ điện thoại của cháu hằng ngày. Cô không có con, vì thế cháu là nguồn vui...
Bỗng nhiên tôi bật khóc. Tôi thương cô quá. Tôi đâu biết đó là lần cuối cùng tôi được nghe giọng của cô.
Ba tháng sau, tôi quay số và chờ đợi. Một giọng thật lạ trả lời tôi. Hốt nhiên tôi linh cảm có điều chẳng lành. Tôi hỏi thăm tin tức về cô và được biết cô đã mất năm tuần trước đó. Người điện thoại viên nói trước khi cô ra đi có để lại cho tôi vài dòng tin nhắn. Rồi cô điện thoại viên đọc cho tôi nghe: “Cháu yêu, có lần cô nói chim hoàng yến không chết. Nó chỉ bay sang một thế giới khác để ca hát làm vui lòng những gia đình bên đó. Bây giờ cô cũng vậy”.
Tôi bàng hoàng gác máy điện thoại xuống. Và như thuở nào, những giọt nước mắt cứ trào tuôn. Chỉ khác là lần này tôi không có cô bên cạnh để sẻ chia”.
Trẻ con bao giờ cũng thơ ngây, hồn nhiên, trong trắng, nghĩ sao nói vậy. Một người lớn tuổi phải chịu khó lắng nghe trẻ em nói chuyện rất thành thật không dối trá lừa đảo như người lớn tuổi.
Bậc làm cha mẹ mà hiểu được con cái của mình thì trên đời cũng hiếm lắm, phần nhiều cha mẹ luôn luôn cho cái hiểt biết của con cái là không đúng nên luôn luôn đem những hiểu biết của mình ra dạy cho con cái, chớ cha mẹ đâu có ngờ rằng những điều hiểu biết của cha mẹ chưa phải là hoàn hảo. Nhưng cha mẹ cứ nghĩ rằng những gì cha mẹ hiểu biết là hơn con cái. Nếu cha mẹ chịu khó lắng nghe những điều con cái của mình nói ra là những gì cha mẹ cũng cần phải chấp nhận vì đó là một sự thật quá đúng.
Bổn phận làm cha mẹ là chia sẻ sự hiểu biết của con cái và nhất là làm chỗ dựa nương vững chắc cho con cái, chớ không phải bắt ép con cái mỗi mỗi đều nghe theo lời phán của cha me.
Cô xướng ngôn viên điện thoại là một trong những người cảm thông với mọi người và nhất là cô cảm thông với các cháu còn bé bỏng thơ ngây nên cô trả lời những gì các cháu cần cô giúp đỡ, vì thế khi cô mất là một sự đau buồn cho các cháu bé thơ, mặc dù cô chưa bao giờ nuôi dưỡng các cháu như cha mẹ, nhưng cô mất là mất đi sự cảm thông và chia sẻ nên cậu bé khóc và nói: “Chỉ khác là lần này tôi không có cô bên cạnh để sẻ chia”.
Trên đời tìm một người cảm thông để chia sẻ nỗi buồn vui đâu phải dễ. Cha mẹ tuy có công sinh thành dưỡng dục nhưng nhiều khi cha mẹ chẳng hiểu và cảm thông với con cái vì thế cha mẹ dù ở gần bên con cái nhưng rất xa ngàn dặm. Cha mẹ cứ nghĩ rằng mình làm nuôi con cái đầy đủ và cho đến trường học tập là đã hết bổn phận. Sự thật việc suy nghĩ như vậy chỉ là một phần vật chất mà bổn phận làm cha mẹ, nhưng về tinh thần không phải cho đến trường học là đủ vì thế con cái không nói ra nhưng chúng vẫn thấy cha mẹ còn cách xa chúng nhiều lắm nhưng không biết làm sao nói ra cho cha mẹ biết nên đành lòng ai lo việc nấy vì thế con cái tuy ở trong gia đình nhưng không gần gủi với cha mẹ.
Bởi vậy cha mẹ phải thấy trách nhiệm và bổn phận làm cha mẹ không phải chỉ có lo làm ra tiền của, cơm ăn, áo mặc là đủ để nuôi con cái là đủ.
Bởi vậy phần nhiều cha mẹ sống gần bên các con cái nhưng đối với con cái luôn luôn cảm thấy có một cái gì ngăn cách cha mẹ là người lớn còn con cái là trẻ con bé bỏng, nhưng cha mẹ đâu ngờ trong cái bé bỏng trẻ con còn có cái lớn mà người lớn cần phải học nơi trẻ con.
Ý kiến của trẻ em chân thật không dối trá lừa đảo, không gian xảo mưu mô, nói sao làm vậy không vụ lợi lường lận ai cả, không hơn thua danh lợi.
Thường người lớn xem trẻ em chẳng hiểu biết gì nhiều và sự hiểu biết còn cạn cợt chưa có kinh nghiệm của cuộc đời, chưa thực tế, những điều nầy chưa đúng. Trẻ em còn ngây thơ trong trắng nên những điều các em nói là chân thật mà người lớn cần phải học nơi trẻ em nhiều nữa như lời một đứa bé nói với bà nó: “Bà ơi, bà sẽ chẳng bao giờ thấy vui nếu luôn luôn làm những gì an toàn. Thỉnh thoảng bà phải liều lĩnh”.
Câu nói như vậy, không phải là lời khuyên dạy mang đầy đủ ý chí và nghị lực, gan dạ của một con người không chùn bước trước những sự khó khăn thử thách.
Cuộc đời không phải nơi an ổn cho mọi người mà cuộc đời luôn luôn sóng gió ba đào. Càng sóng gió ba đào thì cuộc sống mới có một giá trị. Cuộc sống càng yên ổn thì giá trị con người chẳng có gì phải nói rất tầm thường.
Mỗi sự thử thách là mỗi nấc thang rèn luyện ý chí con người ngày càng dũng mãnh, gan dạ. Giá trị con người là ở chỗ đó, chiến thắng được hoàn cảnh khó khăn là chiến thắng mình.
Làm nên sự nghiệp cho cá nhân mình cũng khó, nhưng nó lại mang lại cho chúng ta lòng ích kỷ nhỏ hẹp. Ngược lại làm nên sự nghiệp cho mọi người được lợi ích thì lại càng khó khăn gấp trăm ngàn lần, nhưng hạnh phúc thay cho những ai làm lợi ích cho mọi người. Vì đó là đem LÒNG YÊU THƯƠNG thật sự đến với mọi người, mọi người vui thì mình mới vui. Đó là niềm vui chân thật sẽ còn mãi mãi không bao giờ mất.
Chúng ta hãy đọc “CHIẾC MÁY ĐIỆN THOẠI”thì chúng ta sẽ rõ LÒNG YÊU THƯƠNG khi ban tặng cho ai thì không bao giờ mất. Bởi vậy trên đời này chỉ cóLÒNG YÊU THƯƠNG, vì có LÒNG YÊU THƯƠNG thì mới tha thứ những lỗi lầm của người khác và chính nhờLÒNG THA THỨ mà tâm hồn mới tìm thấy sự an vui chân thật. Nếu chúng ta làm người thì điều kiện tốt nhất để cuộc đời được an vui và hạnh phúc thì phải tậpLÒNG YÊU THƯƠNG tất cả mọi người dù người đó có làm gì cho chúng ta đau khổ, nhưng chúng ta đều lấyLÒNG YÊU THƯƠNG đối với họ một cách chân thật. Nhờ đó mà cuộc đời chúng ta càng bớt thù thêm bạn.
Sống trong cuộc đời mà không có ai thù oán thì đó là một cuộc sống bình an. Muốn được vậy chúng ta phải mangLÒNG YÊU THƯƠNG đến với mọi người. Phải không thưa quý vị?
Giáo dục trẻ em không tham lam trộm, cắp, lấy của không cho là trách nhiệm của người lớn. Cho nên bổn phận làm cha mẹ là làm gương hạnh tốt cho con cái sau này. Cha mẹ không tham lam trộm cắp, lấy của không cho thì con cái sau này cũng không tham lam, không trộm cắp và cũng không lấy của không cho.
Tại sao hiện giờ cả một xã hội bất an vì trộm cướp giết người, nếu bảo rằng do xã hội không tốt thì không đúng mà phải bảo rằng do gia đình thiếu giáo dục con cái. Con cái tốt đều từ gia đình có giáo dục. Nếu cha mẹ sinh con cái mà thiếu giáo dục con cái là cha mẹ có lỗi với xã hội.
Cha mẹ gian tham trộm cắp thì con cái cũng gian tham trộm cắp, cha mẹ như thế nào thì con cái như thế nấy, đừng bảo rằng “Cha mẹ hiền sinh con dữ”, điều này không đúng vì con cái chịu ảnh hưởng của cha mẹ rất lớn trong cuộc sống.
Cho nên xã hội bất an là do gia đình thiếu giáo dục con cái. Bổn phận trách nhiệm của người làm cha mẹ phải thấy những điều này.
Hiện giờ cả một xã hội như vậy mà đi tìm một người không tham lam là không bao giờ tìm được. Người nào cũng tham lam trộm cắp nhưng lối tham lam trộm cắp khéo léo mà pháp luật không tri tố tội họ được.
Con người sinh ra đều có sẵn tính thiện, nên Khổng Phu Tử dạy: “Nhân chi sơ tánh bổn thiện”. Nếu trẻ em được giáo dục thì trẻ em đứa nào cũng tốt vì chúng sinh ra đã có sẵn tánh thiện, nếu chúng ta không giáo dục chúng thì trẻ em sẽ lần lần chịu ảnh hưởng những tánh ác xấu của những trẻ em mất dạy.
Bọn trẻ tốt không tham lam, không lấy của không cho là do người lớn giáo dục, vậy chúng ta hãy đọc câu chuyện “BỌN TRẺ XÓM CỐNG”:
“Trên đường xuống Hội An, qua quán giải khát của anh Hứa Văn Thức, anh ra đón xe tôi, kéo tôi vào quán. Lâu mới gặp, anh kể nhiều chuyện trong xóm trong thôn. Ngồi bên tách cà phê, nghe anh kể chuyện người bị nạn trong đợt lũ năm ngoái, chuyện tìm xác anh thuế vụ Điện Bàn, chuyện mai táng người ăn xin, chuyện góp tiền đi nuôi người bệnh neo đơn ở bệnh viện Hội An, chuyện nhà cháy trong đêm 30 Tết… Nghe anh kể, tôi ngạc nhiên quá! Một thôn trên 100 hộ dân, mưu sinh sống bằng nghề gạch và bắt cá sông Cẩm Hà, còn nghèo lắm, thế mà trong năm 1996 đã có hơn sáu lần quyên góp giúp người bất hạnh, mà đa số là người từ phương xa gặp nạn…
Bỗng tôi thấy một gói nilông nhỏ rơi xuống đường từ một chiếc Minsk, ngồi sau là một phụ nữ và chồng rổ. Một chiếc xe tải vượt qua, những tờ giấy bạc bay tung lên, rơi tung toé trên mặt đường. Từ nhà ông Châu, hằng chục cháu nhỏ ào ra nhặt tiền. Tôi định đứng lên băng qua đường cản chúng lại, nhưng anh Thức kéo tay tôi lại và nói: Yên chí, để xem.
Tôi lấy làm lạ vì các em nhặt tiền xong lại không chạy đi, mà bình thản đếm tiền trên tay, đưa ra trước mặt các bạn như khoe nhặt được ngần này… Lúc đó, anh Thức mới kéo tôi sang, và cùng lúc chiếc xe Minsk quay trở lại với gương mặt thất thần của người phụ nữ bán cá. Bọn trẻ chủ động ra hiệu, và lần lượt chúng đặt tiền vào tay chị. Chị nhìn tiền và bọn trẻ như không tin là sự thật.
Tôi hỏi tên, các em nhìn tôi rồi nhìn anh Thức, và chúng hiểu ra. Một đứa lớn chừng 14 tuổi nói: “Mười hai đứa chú ghi sao hết, thôi chú cứ ghi là bọn trẻ thôn 5B Cẩm Hà”. Tôi không đồng ý, cháu tiếp: “Thì bọn trẻ xóm cống vậy”. Tôi chợt nhìn xuống nơi mình đang đứng và nhận ra chiếc cống chìm chảy qua một bụi tre sum xuê nằm sát mép đường. Lúc này, nhiều người lớn gần đó đi đến và góp chuyện: “Anh định ghi lại như vậy là đúng, bọn trẻ ở đây ngoan lắm!”
Một đứa khác đến bên tôi và nói: “Chú viết về bác Thức đi, bác tốt lắm!”. Tôi nhìn anh, anh cười xuề xoà rồi nói: “Bay đi theo bác”. Lúc này nhóm trẻ chia thành hai tốp, tốp nhỏ ngoan ngoãn đi theo anh, tốp lớn do dự, rồi một cháu lại gần tôi nói nhỏ: “Bác ấy định thưởng tụi cháu đấy, 12 ly chè chứ ít đâu, mất của bác ấy hơn 10.000 đồng, tụi cháu không nỡ”.
Một cháu khác tiếp: “Nhà bác ấy nghèo, thường qua nhà cháu mượn gạo khi chưa nhận lương hưu”. Rồi chúng gọi bọn nhỏ lại. Cuối cùng, chỉ còn anh và tôi quay lại quán. Lúc này tôi mới trách anh: “Chuyện người thì nói, chuyện mình thì giấu, tại sao?”. Hỏi vậy thôi, chứ tôi quí anh lắm.
Cuối cùng anh kể: “Tết năm ngoái, có hai vợ chồng người Duy Xuyên đưa con đi bệnh viện Hội An, qua đây đánh rơi một bọc vải, mình lao ra gọi nhưng không kịp, đem vào nhà thôn trưởng là anh Như, hai người mở ra thấy hai bộ đồ con nít, một phích nước và 265.000 đồng. Tôi giao cho anh Như đi thông báo, ra ngõ lại gặp ngay vợ chồng nọ quay lại”. Anh kết luận: “Chuyện có thế, to tát gì mà kể với viết”.
Chuyện nhỏ thật, nhưng tấm lòng anh Thức, của các cháu và bà con trong thôn lớn lắm, lớn đến mức nào thì cũng chỉ cảm nhận mà thôi, lòng nhân ái làm sao đo đếm được! Ai tính được cử chỉ từ chối của lũ trẻ khi anh Thức thưởng? Không tính được, nhưng ai cũng có thể thấy được sự cao thượng trong những tâm hồn bình dị ấy”.
BỌN TRẺ XÓM CỐNGđã được giáo dục không tham lam như vậy là do những người lớn không tham lam. Nếu trẻ con ở chung trong một xóm mà có nhiều người tham lam trộm cắp thì bọn trẻ sẽ chịu ảnh hưởng xấu đó và trở thành những đứa trẻ tham lam trộm cắp. Bởi vậy giáo dục trẻ con phải tìm những nơi mọi người sống có đạo đức, vì vậy bà Mạnh Mẫu bảy lần di dời chỗ ở để giáo dục con cái. Người xưa muốn giáo dục con cái mà còn chịu khó khổ bảy lần dọn nhà như vậy huống là đời nay nếu chúng ta không quan tâm đến sự giáo dục con cái như vậy thì con cái chúng ta sẽ hư thân mất nết.
BỌN TRẺ XÓM CỐNG là một câu chuyện khéo nhắc nhở chúng ta phải có bổn phận và trách nhiệm với con cái của mình.
Sinh con ra không phải chỉ lo nuôi dưỡng bằng thực phẩm vật chất mà còn phải nuôi dưỡng bằng tinh thần đạo đức thì con cái sau này mới trở thành những người tốt trong gia đình và xã hội. Có như vậy bổn phận làm cha mẹ mới trọn vẹn không có lỗi với con cái. Nếu cha mẹ sinh con ra rồi quăng ném nó vào xã hội để trở thành những người tham lam, hối lộ ăn lo hoặc trộm cắp cướp của của người khác thì bổn phận cha mẹ làm chưa tròn và như vậy cha mẹ có lỗi trước mọi người và xã hội.
Một đứa con hiếu tức là đứa con biết thương cha mẹ, biết giúp đỡ cha mẹ những việc làm nặng nhọc, chăm sóc cha mẹ khi đau ốm bệnh tật. Phải giặt giũ quần áo mùng màn, chiếu chăn; phải ẫm bồng hoặc dìu dắt cha mẹ đi vệ sinh hoặc tắm rữa, phải đút cha mẹ từng muỗng cơm hay cháo để người ăn cho được, nhất là còn phải tự tay làm những thức ăn ngon để cha mẹ ăn cho được.
Đêm đêm phải canh chừng khi cha mẹ ngủ để cha mẹ yên tâm nghỉ ngơi, khi cha mẹ buồn rầu lo lắng một điều gì thì phải hết lời khuyên cha mẹ và giúp đỡ cha mẹ hiểu để không còn lo lắng nữa.
Khi cha mẹ mất rồi dù muốn báo hiếu như thế nào thì người cũng không còn nữa. Lúc bấy giờ có ăn năn cũng chẳng ích lợi gì.
Tôi có một người anh mà mẹ tôi rất thương, mỗi tuần lễ từ TP Hồ Chí Minh anh về thăm mẹ một lần. Nhưng lần nào cũng vậy, mẹ tôi tuy già yếu lụm cụm vẫn phải vào bếp nấu nướng cái này, cái kia cho anh ăn. Tuy vậy nhưng anh không hề quan tâm tình yêu thương của mẹ đối với anh. Anh chỉ lo cho vợ con bằng cách ra sau vườn của mẹ tìm hái trái cây như cam, quít, bưởi hay trái hồng xiêm, mãng cầu ta, mãng cầu xiêm để mang về.
Khi mẹ bệnh nằm liệt một chỗ hai vợ chồng anh về thăm chỉ đứng ở xa chớ không dám lại gần, vì anh chị cho mẹ bị bệnh lao.
Khi mẹ mới phát bệnh chúng tôi đưa mẹ đến bệnh viện Chợ Rẫy khám bệnh và xin anh chị cho mẹ ở nhờ nhà anh chị để tiện việc đi bệnh viện, nhưng chỉ ở trong nhà anh chỉ có ít hôm là anh chị đã đưa mẹ đến ở nhờ nhà của một người miền Bắc. Bà Hai người miền Bắc này rất tốt bụng vui lòng cho mẹ tôi ở tạm. Sau hơn 10 ngày tôi thấy bất tiện nên đưa mẹ về Trảng Bàng nuôi dưỡng cho đến khi mẹ mất.
Đọc bài NƠI CÓ CHỖ MẸ NẰM,nhớ lại ngày xưa tôi rất xúc động, nước mắt cứ tuôn trào mà không cầm giữ được.
“Nếu tôi có bất cứ quyền phép nào bay ngược thời gian, trở lại ngày thơ bé còn có mẹ trên đời, tôi sẽ làm, như em trai tôi đã làm đối với mẹ, là mãn nguyện lắm rồi.
Thời đó, gia đình tôi gồm có năm người, ba, mẹ và ba anh em tôi. Nhưng từ khi anh tôi lên rừng kháng Pháp, nhà bỗng dưng trống hẳn. Cả bốn người cứ ngóng về anh, như bốn con sông đều trút lòng mình ra biển cả. Cạn kiệt nhất là mẹ tôi. Mẹ cứ nằm mơ thấy anh vết đạn đầy mình. Chẳng bao lâu người ngã bệnh.
Ba tôi làm thợ hớt tóc thấy khó khăn, chuyển qua làm nghề thợ mộc cũng không hơn gì. Còn mẹ, bắp vế phải sưng to, căng cứng. Mẹ cắn răng, âm thầm chịu. Chúng tôi, cơm ăn còn chẳng đủ, lấy tiền đâu thuốc thang cho mẹ, đành nhìn mẹ thảm thương cầu nguyện trời Phật.
Lúc đó, gia đình tôi như dòng sông đến khúc quanh, phải chia đôi để bớt đi nguồn nước: em trai tôi theo mẹ lên sống nương nhờ anh Giáo – anh gọi mẹ tôi là cô ruột, tôi theo ba lên che tạm cái chòi bên miếu nhỏ ngay trước mặt chợ phường sống qua ngày.
Tôi cứ ngày ngày lên xóm tỉnh cũ thăm mẹ và em. Hai người ở trong một chái bếp thấp lè tè, suốt ngày un khói. Biết làm sao được, dù anh Giáo hết lòng đùm bọc, nhưng căn nhà đâu có rộng như lòng anh!
Mẹ, chỗ sưng đã chín mùi, mủ đã chảy, mẹ bớt đau, tôi mừng. Quần áo mẹ do một tay em tôi giặt. Em lúc nào cũng quanh quẩn bên mẹ để chờ được sai bảo. Chín tuổi mà trông em nhỏ như chú bé lên sáu, nhỏ con như không còn nhỏ hơn được nữa.
Ban đầu mủ chảy ra từ bắp vế mẹ có lẫn cả máu. Mùi hôi ít. Mủ có dính vào quần cũng dễ giặt. Lâu dần trong mủ có lợn cợn cả xương mủn, vì bị bệnh mạch lươn đục ruỗng. Mủ có màu xanh đùng đục! Đứng gần đã thấy khó chịu, huống gì phải còng lưng xuống gí mũi vào để rửa.
Tôi thăm mẹ có phần lơ là đi. Mãi đến khi ba tôi mê một bà hàng xóm goá chồng, đêm nào cũng đánh tứ sắc, riết rồi đeo luôn. Tôi tức lắm, ngỡ chính mình bị bội phản chứ không phải là mẹ, bèn bỏ về với mẹ.
Đến lúc này tôi không còn cớ gì sanh nạnh với em được nữa, phải giặt quần áo cho mẹ để em còn đi học, nghĩ tới là rùng
mình. Mủ ngấm nước như một bãi lầy gớm ghiếc, bốc mùi hôi nồng nặc, xộc thẳng lên óc, khiến tôi tối tăm mặt mày. Tôi phải đứng thẳng người, lấy chân vừa chà lên chỗ nhầy vừa xối nước. Mặt nghếch lên trời, mùi hôi khó tới. Còn cái quần của mẹ sạch hay không cũng mặc. Rồi tôi ung dung đem đi phơi, coi như xong…
Một hôm, tôi bịt mũi, nhón tay…, thằng em đến giật phăng cái quần, hầm hầm ra giếng. A, trúng kế của anh rồi,em ơi!
Em lộn quần ra trước, ngâm kỹ, giặt cẩn thận, tỉ mỉ từng chút. Xong xổ sạch cả chục nước. Em không phơi ngay mà đem quần nhúng nước, rồi cứ để nguyên vậy giũ mạnh! Chi vậy không biết? Hoá ra em muốn quần mẹ khi khô không bị nhăn vì vắt kỹ (chúng tôi làm gì có tiêu chuẩn để ủi).
Và cứ vậy, từ sau khi em tức giận vì thấy tôi lơ là trong việc giặt quần cho mẹ, em giành làm hết mọi việc để hầu mẹ - chu đáo, tận tuỵ từ việc cơm nước, tiêu tiểu trong gần sáu năm liền cho đến ngày mẹ mất.
Sáu năm, mẹ tôi chống chọi với cái chết vì em! Mẹ không nở bỏ em bơ vơ
một mình. Bây giờ trong ba anh em chúng tôi, em là người thành đạt nhất. Em đậu thẳng vào đại học, ra trường là kỹ sư công chánh từ năm 1968.
Sau 1975, nghèo túng vì tài sản mất sạch khi từ Pleiku chạy về Sài Gòn, em vẫn kiên quyết ở lại, trong khi nhiều bạn bè cùng trang lứa vội vã ra đi. Vì không nỡ rời xa nắm đất nơi có chỗ mẹ nằm, phải không em?”.
LÒNG YÊU THƯƠNGmẹ của một người con cần phải làm những gì khi mẹ già yếu hay bệnh tật. NƠI CÓ CHỖ MẸ NẰM đã nói lên LÒNG YÊU THƯƠNG MẸ của người con làm tròn bổn phận thật là tuyệt vời. Chúng ta hãy theo gương hạnh này mà nuôi dưỡng cha mẹ khi người già yếu.
Câu chuyện tuy không có gì đặc sắc nhưng nó nói lên LÒNG YÊU THƯƠNG mẹ bằng những hành động YÊU THƯƠNG mà mỗi người ai cũng có cha mẹ còn sống cần phải dùng những lời êm ái ngọt ngào đối với cha mẹ, không được nói năn những lời thô lỗ nặng nhẹ cha mẹ.
Tôi có một người anh, mẹ tôi rất thương, nên mỗi tuần lễ ngày chúa nhật nào mẹ cũng lo một mâm cơm canh và nhất là món cá kho. Vào ngày đó bà thường nhìn ra cổng trông chờ anh về cho đến khi trời đứng bóng mới thôi. Khi anh về thăm mẹ lúc mẹ còn làm được lặt vặt như nấu cơm, kho cá để dọn một mâm cơm canh cho anh. Nhưng anh tôi thật vô tình chẳng bao giờ để ý LÒNG YÊU THƯƠNGcủa mẹ đối với anh.
Khi mẹ bệnh anh cũng chẳng ngó ngàng gì tới, thường về cho có mặt rồi đi hái trái để đem về cho vợ và con cái. Cho đến khi mẹ mất anh cũng chẳng tỏ ra thương khóc chút nào. Cho nên khi mẹ mất chúng tôi đã chôn cất mẹ xong đến ngày thứ hai anh mới về. Từ đó về sau ít khi anh về thăm và đến giờ chúng tôi cũng chẳng biết anh ở đâu.
Trên đời này rất cầnLÒNG YÊU THƯƠNG,nhưng mọi người dường như đã đánh mất nó. Nên dù là những người thân trong gia đình nhưng ai sống chết mặc ai, họ chẳng quan tâm tới, chỉ biết mình mà thôi.
LÒNG YÊU THƯƠNGkhông phân biệt người có hình dáng tốt đẹp hay xấu xa. Bởi vậy bất cứ người nào trong xã hội loài người ai cũng thực hiện được LÒNG YÊU THƯƠNGvà mang đến cho mọi người. Câu chuyện CON QUỶ GÙlà một bài học đạo đức nhân bản - nhân quả rất cụ thể rõ ràng để mỗi người lấy đó soi lại mình để thấy rằng mình có thực hiện được LÒNG YÊU THƯƠNGchưa?
Sống trong cuộc đời, chung đụng với mọi người chúng ta hãy đem LÒNG YÊU THƯƠNGđến với mọi người. Chúng ta cho đi LÒNG YÊU THƯƠNGthì đừng sợ mất LÒNG YÊU THƯƠNG, vì LÒNG YÊU THƯƠNGlà một đức hạnh nhân quả. Cho nên ai đã cho LÒNG YÊU THƯƠNGthì sẽ nhận được LÒNG YÊU THƯƠNG. Bởi nhân nào quả nấy, dù chúng ta không muốn nhưng nó vẫn đến.
“Khoảng năm 1977, 1978… lò đường với máy móc tự tạo thô sơ vẫn hoạt động 24/24. Chúng tôi phải chia ca ngày và ca đêm. Công việc của tôi lúc đó khi thì vác mía từ ghe vào kho, khi đứng ép ở bộ che, lúc gánh bã mía ra phơi ngoài nghĩa địa gần đó, hay gánh trấu và củi gộc vào cho thợ đốt lò. Đôi vai học trò không quen việc nặng đã khiến tôi nhiều đêm phát khóc vì nhức nhối, ê ẩm cả người.
Công nhân ở đây chia làm hai phe: phe công nhân tổ viên là những người có cổ phần trong lò đường, số còn lại được tuyển thêm để bù vào số lao động còn thiếu. Một ông già người Hoa làm hoả đầu quân, và hai người thợ máy ăn ở luôn trong lò đường: một người cao tuổi ốm lêu nghêu; người kia trẻ hơn, nhỏ thó, lưng hơi gù, gương mặt xấu xí kinh khủng với những u thịt lớn nhỏ đủ cỡ. Anh này thường bị chọc ghẹo không phải chỉ vì tướng tá dị hợm mà còn vì cái tên buồn cười của anh: Cưng.
Mấy anh trên lò hay nói: “Cha này khôn thiệt, già trẻ gì cũng phải kêu chả bằng cưng!”. Khi đó đứa con gái nào dài giọng: “Anh Cưng ơi!” thì những đứa còn lại cứ đứng ôm bụng mà cười. Tính anh dễ dãi, không hay giận, nhiều khi còn tự làm trò cho chúng tôi cười. Nhìn đôi mắt ti hí của anh nháy nhó giữa đám u thịt và đôi môi thâm đen ngoác ra khoe mấy cái răng cửa gãy ngang, người ta khó thể không tự hỏi sao ông Trời lại cắc cớ nặn ra một con người hiền lành, dễ thương dưới hình dạng một con quỉ xấu xí, đen đủi như thế.
Bọn trẻ có khi độc ác một cách vô ý thức trước cái hiền lành của anh. Khi anh ra con sông gần đó tắm, lập tức quần áo trên bờ không cánh mà bay. Khi anh ngủ, người ta cứ rình lúc anh vừa hé miệng là tuôn vào một nắm muối. Ác hơn nữa, chiếc áo đen thui mỡ dầu của anh máng gần chỗ ngủ có lần tự nhiên dính đầy trái mắt mèo, và người ta xúm nhau cười khoái chí khi thấy anh vừa nhảy tưng tưng vừa gãi đến toé máu.
Thanh Liên là tác giả của một số trò đùa độc ác nhất. Nó xinh đẹp nhất bọn chúng tôi. Trớ trêu thay, bên trong gương mặt thiên thần đó là một tâm hồn rất ít lòng nhân. Khi trêu chọc anh, mỗi lời nói của nó giống như một nọc ong, và không hiểu sao nó lại thấy hả hê khi hành hạ anh ấy. Khi tạm nghỉ để ăn trưa, vừa thấy anh từ xa là nó hét: “Biến đi đồ quỉ, làm người ta ăn cơm hết ngon!”. Anh lẳng lặng bỏ đi, lưng như gù cao hơn và cổ rụt sâu xuống vai như cố che giấu gương mặt nhợt nhạt vì đau đớn.
Tôi làm ở đó được hơn một năm thì các tổ viên trong ban điều hành cho hay lò đường lỗ nặng, sắp giải thể. Đêm ấy, chúng tôi ép ghe mía cuối cùng, lòng trĩu nặng. Trong khi chờ cần xé nhồi đầy bã, tôi lơ đãng đôi mắt nhìn theo những bọt mía dơ bẩn, đục ngầu chảy lờ đờ theo mương nước chè. Đột nhiên trong tiếng máy ầm ầm, nhiều tiếng la hét hãi hùng vang lên khiến tôi giật bắn người. Rồi là tiếng ken két rợn người của dây curoa bị hãm gấp, tiếng chân người rầm rập ùa đến bộ che. Lúc chen được vào trong, người tôi mềm nhũn, mặt mày xây xẩm. Thanh Liên với mái tóc bị xén ngang nham nhở, gương mặt như sáp. Và rùng rợn hơn, anh thợ máy của chúng tôi đổ gục xuống, một cánh tay nát bét trong con che, máu nhầy nhụa loang đỏ bệ hứng.
Không biết bằng cách nào người ta đem được anh ra để chở đi cấp cứu. Khi tôi đến bệnh viện thăm, anh đã bị cắt một tay đến khuỷu.
Thanh Liên không có can đảm đến thăm anh một mình. Nó rủ tôi cùng đi. Tôi định từ chối nhưng thấy gương mặt thảm não của nó, tôi không đành.
Chúng tôi còn ngoài hành lang bệnh viện đã nghe tiếng người oang oang trong phòng:
- Anh giúp nó làm gì. Nó là con quỉ cái!
May mà có anh nhanh tay xén ngang tóc nó, nếu không nó đã bị cuốn vào che cho đáng đời. Đã cấm ép mía không được xoã tóc mà cũng cố làm điệu. Còn anh thì trong lúc gấp gáp cứu người lại vô ý để che ăn tay.
Tiếng anh Cưng yếu ớt:
- Thôi đừng trách. Liên còn con nít mà!
Thanh Liên nấc lên. Một giọt nước mắt lăn dài trên gương mặt xinh đẹp, rồi giọt nữa, giọt nữa. Đó là lần đầu tiên tôi thấy nó khóc.
Nó hối hận vì những trò đùa tai ác hay xấu hổ vì câu nói của con quỉ gù xấu xí có tấm lòng của một thiên thần?”.
Tuy nói LÒNG YÊU THƯƠNG, nhưng trên đời này có mấy ai biết đem LÒNG YÊU THƯƠNG đến với mọi người. Một người xấu xí như con quỷ gù lưng thế mà có lòng nhân ái như thiên thần. “Đẹp người không bằng đẹp nết hoặc cái nết đánh chết cái đẹp”. Người xưa có những lời ca tụng LÒNG YÊU THƯƠNGđem đến cho người khác rất thiết thực cụ thể và tuyệt vời. Chúng ta nên học gương hạnh này đem LÒNG YÊU THƯƠNG đến với mọi người.
LÒNG YÊU THƯƠNG hãy mang biếu tặng cho mọi người, vì mọi người đang cần đến nó, nếu thiếu nó cuộc đời sẽ trống vắng và đau khổ, nhưng hiện giờ đối với mọi ngườiLÒNG YÊU THƯƠNG không có mà chỉ có vàng bạc, ngọc ngà, châu báu, tiền của, vật chất, những thứ này càng nhiều càng tốt.
Đứng về góc độYÊU THƯƠNG thì dù nhà tranh vách lá người ta vẫnYÊU THƯƠNG nhau. Trong tôn giáo cũng vậy không phải ngôi chùa nghèo mà không nuôi trẻ mồ côi được, nhưng từ một ngôi chùa nghèo nàn bằng tranh lá đơn sơ chỉ nhận nuôi những trẻ mồ côi và nuôi người già yếu neo đơn thì chẳng bao ngôi chùa xây cất đồ sộ vĩ đại có hằng bạc tỷ.
Thật sự người ta mangLÒNG YÊU THƯƠNG đến với các cháu mồ côi bằng một LÒNG YÊU THƯƠNG của người mẹ thương con thìLÒNG YÊU THƯƠNG ấy mới có giá trị. Chúng ta hãy đọc“CHỨA CHAN TÌNH MẸ” thì mới thấy người mẹ không sinh con trong câu chuyện dưới đây chỉ cóLÒNG YÊU THƯƠNG đối với các cháu bất hạnh khi sinh ra chẳng biết cha mẹ mình là ai.
Chúng ta hãy thương các cháu mồ côi hơn con đẻ của mình vì các cháu vô phước khi mở mắt chào đời không biết cha mẹ mình là ai. Với đôi mắt của chúng những ai là người thương yêu chúng thì chúng xem như cha mẹ của mình.
“Các con của chị, đứa nhỏ nhất mới mấy tháng tuổi, đứa lớn hơn 30. Đến tháng tám này, ở tuổi 53, chị đã có 131 đứa cháu nội, ngoại, hai mươi mấy đứa vừa con, vừa rể, vừa dâu… Tôi được biết chị trong một vài lần về làm phim tư liệu cho trại trẻ mồ côi ở Tây Ninh.
Năm 1965 vì chiến tranh, chị rời quê Bến Tre lên Tây Ninh tìm phương sinh sống để nuôi mẹ già và bốn đứa cháu mồ côi. Chị xin vào phụ giữ trẻ ở trại cô nhi Tây Ninh khi đang tuổi 22 đương thì. Ba mươi hai năm qua, nơi này là mái ấm gia đình, là hơi thở, là cuộc sống, là niềm hạnh phúc của chị. Chị đã cùng sống, cùng chia sẻ nỗi buồn vui, đau đớn với các trẻ bất hạnh, gắn bó với chúng.
Tôi đọc được ở một nhà trẻ: “Chưa là mẹ nhưng chứa chan tình mẹ”. Dường như trong đó thấp thoáng hình bóng của chị.
Những thân phận con trẻ lạc loài vào đây là bắt đầu cho cuộc sống mới với số mệnh đau thương bằng hành trang: không tên, không tuổi, không cha, không mẹ, chưa kể đến hơn 70% trường hợp trẻ vào trại có thể trạng gần như suy kiệt. Có cháu còn lòng thòng dây rốn, có cháu bị bỏ trước cửa trại hai mắt bị mù, có cháu đặt nằm trong thau với cái miệng bị hở hàm ếch đến vòm họng, có cháu mang cái đầu to đùng vì não bị úng thuỷ, dị dạng, dị tật, bại liệt, lỡ lói ghẻ chốc, có cháu bò lổm ngổm trong bụi cây đầy kiến vàng… Con mồ côi ở các huyện gửi, bệnh viện mang đến, có người vì quá nghèo đem con đến trại cho. Có nhiều trẻ sơ sinh khi phát hiện chỉ còn thoi thóp, tái xanh, tái xám… Nhưng chị đã cứu chúng sống cho đến bây giờ. Tất cả những số phận bất hạnh bị người đời vứt bỏ ấy đã được chị mở rộng vòng tay đón chúng vào lòng. Chị ôm ấp, yêu thương, chăm sóc, nuôi nấng chúng lớn lên, dìu dắt chúng vào đời với tấm lòng nhân hậu và độ lượng của mình: dù sao chúng cũng là những con người vô tội, đã trót sinh ra với kiếp đời nghiệt ngã.
Chị làm cho mỗi đứa một giấy khai sinh đàng hoàng để còn đi học. Chị đặt tên, chọn họ cho từng đứa một, chọn ngày lành tháng tốt lấy làm ngày sinh tháng đẻ cho chúng với kỳ vọng cuộc sống ngày mai của chúng sẽ là những may mắn, sung sướng và hạnh phúc (bé Minh bị mù hai mắt, thằng Phong Lưu bị bại não, thằng Sang, thằng Mạnh, con Vui, thằng Phú, thằng Quí…).
Mỗi đứa bé là một số phận gắn liền với cuộc đời của chị. Chị đã khóc sung sướng khi bé Bình với hai bàn tay, bàn chân dị dạng, bước những bước đi chập chững đầu tiên trong cuộc đời không may của mình, cũng như phải thức suốt đêm vì những cháu bại liệt bị sốt đột ngột… Và đau đớn khi chúng lìa đời vì căn bệnh vô phương cứu chữa.
Ai đã từng nuôi con, nhìn chúng lớn lên với cuộc đời chắc đã thấm với những lo toan, bận bịu cho một đứa trẻ. Riêng chị đã phải gánh vác từ 60 - 70 đứa trẻ nheo nhóc chỉ với hai, ba người cộng sự, nhất là giai đoạn 1978 - 1980, lúc đất nước gặp khó khăn, gạo không đủ ăn, chị đã phải dùng bo bo (cao lương) ngâm nước rồi xay thành bột làm bánh tráng cho các cháu ăn. Các cháu sơ sinh thì cho bú sữa… bo bo xay, trộn bắp, đậu đen, đậu đỏ…
Hàng trăm mảnh đời khác nhau, hàng trăm dòng máu khác nhau, nhưng chúng đã hoà quyện làm một khi vào đây sống với chị. Đứa lớn chăm sóc đứa nhỏ, đứa nhỏ bế em bé. Có thể nói, khó mà biết được rằng chúng không hề là anh em ruột với nhau. Chúng cùng ăn, cùng ngủ, cùng chơi và cùng khóc sướt mướt khi một đứa trẻ vì bệnh tật qua đời…
Bấy giờ nhiều đứa con của chị đã lớn khôn, đã thành danh và đã làm nên việc: hơn 20 người là giáo viên các cấp, rồi thợ mộc, thợ may, thợ hồ… Những đứa con cứng cáp với đời như chị nói, lại được chị lo dựng vợ gả chồng, làm tiệc cưới hẳn hoi, cũng có bông đeo tai, nhẫn cưới làm của hồi môn.
Suốt quãng đời đã qua của chị là những nỗi lo: Lo hết gạo, hết củi, sợ mùa mưa đến, vì mỗi lần đầu mùa mưa có từ bảy đến tám đứa bệnh, rồi đến dịch sốt xuất huyết, năm nào cũng chuẩn bị dành dụm tiền (từ công lao động của các con lớn) để có thể mua thuốc trị bệnh ngay cho các cháu nhỏ…
Giờ đây, cơ sở vật chất của trại cũng khá đầy đủ nhờ vào những đoàn từ thiện, từ các sở, ban, ngành quản lý thường xuyên giúp đỡ, cuộc sống ở trại đỡ vất vả hơn trước. Nhưng chị vẫn chưa hết lo âu: ra đời rồi nhưng nhiều đứa nghèo, vất vả, đến lúc khó khăn lại kéo về đây tá túc vài ba hôm, đến khi đi chị phải xúc cho hai ba bát gạo… Mới đây chị cho tôi hay hết năm 1998 chị phải về hưu, vì chị là biên chế chính thức của ngành lao động thương binh và xã hội. Tôi hỏi chị có dự định gì chưa. Chưa bao giờ chị nghĩ rằng một ngày nào đó chị rời xa căn nhà chứa đầy kỷ niệm hạnh phúc giữa chị và các con. Rời xa các con là sự mất mát lớn lao, vì nguồn an ủi duy nhất trong cuộc đời của chị chính là những đứa con mồ côi”.
Chúng ta hãy theo gương người phụ nữ trong câu chuyện trên đây mang LÒNG YÊU THƯƠNGđến với mọi người nhất là các cháu mồ côi, LÒNG YÊU THƯƠNG ấycao cả và tuyệt vời. Nếu mọi người trong xã hội ai cũng biết đemLÒNG YÊU THƯƠNG như người phũ nữ trên đây thì xã hội sẽ đẹp đẽ vô cùng.
Đọc câu chuyện NGƯỜI BÁN TUỔI THƠ chúng ta mới thấy những danh từ “TRỘM CẮP”không phải đơn giản mà nó là tiếng xấu muôn đời, vì thế làm người nên tránh không được lấy của không cho dù là cây kim, sợi chỉ là những vật nhỏ nhoi nhất chúng ta cũng không nên lấy. Vì mang tiếng trộm cắp sẽ không bao giờ rữa sạch mà đến chết người ta cũng chỉ ngay cái mã này ăn cắp ăn trộm.
“Mãi cho đến sau này, khi đã sống nhiều năm xa quê, tôi mới thật sự hiểu một điều giản dị: những bí ẩn của đời sống là ở chính sự hồn nhiên. Trong ký ức, tuổi thơ như một vùng sáng lung linh, kỳ diệu. Nói về điều này, tôi xin kể một câu chuyện về người bạn tuổi thơ của tôi.
…Đó là những ngày tháng của năm cuối bậc tiểu học. Dạo ấy trong lớp tôi đột nhiên xảy ra hiện tượng mất cắp vặt. Khi thì cây thước kẻ, khi thì chiếc compa, có khi lại là một cuốn truyện tranh. Các bạn trong lớp tỏ ý bất bình lắm nhưng chưa tìm ra được thủ phạm. Cho đến một hôm chính bản thân tôi bị mất một cây bút Kim Tinh mà người cậu vừa mới tặng. Tôi vừa buồn vừa sợ bảo cả lớp hãy mở cặp sách cho cô khám xét. Tôi đi theo chân cô giáo. Lớp học lào rào tiếng mở cặp, tiếng xì xầm bàn tán, nghi vấn… Chợt có một người không chịu mở cặp cho cô khám xét. Người ấy là Hạnh, cô bạn ở cạnh nhà tôi. Hạnh là một cô bé học lực trung bình nhưng đặc biệt mê đọc truyện. Cô bé rất thích những đồ vật lung linh, đẹp đẽ hay mơ màng. Có một lần đi hốt trấu, không biết mãi mơ tưởng điều gì, hay vì quá mệt mỏi mà Hạnh ngủ thiếp đi, trấu phun ra phủ kín cả người. Cho đến khi người đi hốt trấu đến sau phát hiện ra thì cô bé vẫn còn ngủ. Từ đó bọn trẻ trong xóm tôi gọi trêu Hạnh là con trấu.
…Mặt Hạnh tái mét. Cô giáo lấy chiếc cặp mở toang ra. Và tôi thấy có cây bút của mình ở trong đấy. Cả lớp làm ầm lên. Cô giáo bảo cả lớp im lặng. Cô hỏi Hạnh: “Tại sao em lại lấy cắp của bạn? Những lần trước có phải em lấy cắp không?”. Hạnh ràn rụa nước mắt, giọng đứt quãng: “Dạ! Thưa… em không lấy cắp… Em nhặt được ạ!” …Cô giáo bảo: “Em đừng nói dối nữa. Mà nếu nhặt được của rơi thì phải trả lại cho người đánh mất chứ. Em làm cô thất vọng quá…”. Từ đó lớp tôi gọi Hạnh là con ăn cắp. Mọi người bắt đầu xa lánh nó. Tôi cảm thấy buồn buồn.
…Rồi một hôm đang giờ học, Hạnh mang lên cho cô giáo một hộp bút chì màu bảo là nhặt được. Cô giáo hỏi có ai đánh rơi không. Cả lớp lắc đầu. Cô giáo mang lên cho ban giám hiệu. Tuần sau, Hạnh lại mang lên một cuốn tập mới, bảo là nhặt được. Nhưng lớp tôi lại không có ai đánh rơi cả. Tiếp đến Hạnh mang đến lớp một số tiền nhặt được. Lần này thì có thằng Toàn lác đứng lên nhận. Cô giáo tuyên dương Hạnh. Các bạn không còn xa lánh Hạnh nữa. Nhưng tôi vẫn thấy Hạnh buồn lắm. Thỉnh thoảng Hạnh lại mang đến lớp những đồ vật mà nó nhặt được. Có khi có người đứng lên nhận. Có lúc tôi cảm thấy dường như mình có lỗi với Hạnh (!).
…Một hôm, tôi đang ngồi ở nhà học bài thì thấy mẹ Hạnh hớt hãi chạy sang xin mẹ tôi một củ gừng. Hạnh bị cảm lạnh. Tôi cũng theo mẹ chạy sang. Hạnh đang nằm trên giường, người lạnh ngắt, hơi thở yếu ớt, nước mắt nhoè nhoẹt. Sau một hồi được cạo gió, xoa dầu và đổ nước gừng vào miệng thì người Hạnh ấm lại dần rồi chìm vào giấc ngủ mệt nhọc. Mẹ Hạnh kể dạo này hễ đi học về là Hạnh tranh thủ đi hốt trấu hoặc ra ruộng bắt cua về bán, dành dụm tiền để ủng hộ cho các bạn nghèo, học giỏi. Hạnh vừa nhờ mẹ mua một chiếc khăn tay mới để tặng bạn… Tôi ngồi nghe và dần dần vỡ lẽ. Thì ra bấy lâu nay Hạnh không hề nhặt được của rơi. Hạnh âm thầm kiếm tiền mua đồ mang đến lớp bảo là nhặt được. Hạnh muốn chuộc lại lỗi lầm của mình(!). Tôi lại nhớ đến nụ cười của thằng Toàn lác khi nhận tiền và ánh mắt thật buồn của Hạnh. Tôi đoán chắc thằng Toàn lác là thủ phạm chính, còn cây bút của tôi có thể là Hạnh đã nhặt được (?). Tôi buồn quá, bật khóc.
…Tôi định đem sự thật câu chuyện để kể cho cô giáo và các bạn nghe. Nhưng rồi không hiểu sao tôi lại lặng im. Hạnh cũng không nhặt được thêm cái gì nữa. Hoàn cảnh gia đình nó càng lúc càng khó khăn. Rồi Hạnh nghỉ học, theo gia đình đi vùng kinh tế mới… Cho đến bây giờ mỗi lần nhớ đến tuổi thơ tôi lại nhớ đến Hạnh, nhớ con trấu, con ăn cắp… như nhớ một bài học tuổi thơ, một kỷ niệm khó phai mờ”.
Khi đọc xong “NGƯỜI BÁN TUỔI THƠ” chắc mọi người làm cha mẹ ai cũng thấy trách niệm và bổn phận giáo dục con cái trong gia đình. Tội nghiệp một cháu bé như Hạnh do vô tư nào biết tham lam trộm cắp là xấu như thế nào? Nên đã lấy của không cho vì thế muốn mua chuộc tiếng xấu đó cháu Hạnh cố gắng làm thuê làm mướn cho mọi người để có tiền mua chuộc lại tiếng xấu ấy. Câu chuyện của cháu hạnh thật đáng thương, nếu cha mẹ không giáo dục con cái những bài họcĐỨC HẠNH LY THAM thì làm sao con cái hiểu được hai từ tham lam trộm cắp là xấu xa muôn đời. Không hiểu biết nên tuổi còn thơ ngây trong trắng có biết tham lam trộm cắp xấu tốt như thế nào, khi lòng ham muốn nổi lên không dằn được, khi không dằn được thì phải lén lấy của người khác, nhưng khi người khác bắt gặp thì rất xấu hổ và xấu hổ cả đời. Nhất là mọi người đều xa lánh không còn ai muốn làm bạn với mình. Đúng vậy làm sao ai dám ở gần những người tham lam trộm cắp. Phải không quý vị?
Bài họcNGƯỜI BÁN TUỔI THƠ là một bài học nói về sự hối hận bằng hành động mua lại lỗi lầm của mình. Thật là đáng thương, tuy câu chuyện các em còn nhỏ mà biết ăn năn hối hận như vậy còn người lớn như chúng ta thì sao?
Trong một xã hội của chúng ta hiện giờ những con người tham lam trộm cắp cướp của giết người quá nhiều không thể tính hết được, ngoài mặt trông có vẻ hiền lương nhưng trong thâm tâm trộm cắp không thiếu sót một vật gì, hễ có dịp là cướp giựt ngay liền. Cho nên không ngày nào khắp nơi trong nước không có người tham lam, móc túi, trộm cắp, cướp của v.v..
Dưới mọi hình thức họ đủ mưu mô xảo quyệt gian tham trộm cắp, cướp của giết người. Họ chẳng hề sợ người khác chê cười “ĂN TRỘM, ĂN CẮP”,họ xem đó là một việc thường có trong xã hội
Nhìn thấy hiện trạng của xã hội như vậy là biết ngay xã hội thiếu giáo dục đạo đức từ trong mỗi gia đình nên xã hội bất an vì tai nạn trộm cắp. Một xã hội có giáo dục ĐẠO ĐỨC LY THAM thì xã hội không bao giờ có tệ nạn trộm cắp.
Bài học trên đây là một gương hạnh biết xấu hổ, biết xóa nhòa những hành động xấu và làm cho cuộc đời tốt hơn không còn tệ nạn tham lam trộm cắp.
Bài học nói về một cháu học sinh nhỏ nhưng mục đích là để răn người lớn thế nào là một con người xứng đáng là một con người và thế nào là một con người hèn hạ xấu xa trong xã hội.
LÒNG YÊU THƯƠNGxuất phát từ trái tim, nếu chúng ta biết đemLÒNG YÊU THƯƠNG đến với mọi người thì trái tim chúng ta sẽ đón nhận biết baoLÒNG YÊU THƯƠNG. Cứ cho đi thì chúng ta sẽ tìm thấy sự an vui không phải chỉ có riêng mình mà mọi người. Hạnh phúc thay cho những ai biết đemLÒNG YÊU THƯƠNGban tặng cho những người khác thì xã hội loài người đẹp biết bao. Câu chuyện dưới đây là một bằng chứng đemLÒNG YÊU THƯƠNG đến với mọi người.
“Khi tôi còn là một thiếu niên, có lẻ khoảng 13 tuổi, mẹ đã dạy tôi một bài học rất quý giá mà tôi chẳng bao giờ quên được. Một ngày nọ, lúc chúng tôi đang mua tạp hóa ở một cửa hàng nhỏ, thì tôi để ý thấy một gia đình khác cũng vừa bước vào cửa hàng như chúng tôi.
Trông có vẻ đó là một bà mẹ, một cô con gái và một đứa cháu nhỏ. Họ trông khá tươm tất dù quần áo đã cũ sờn rách, và rõ ràng họ chẳng lấy gì làm giàu có cả. Họ đẩy chiếc xe đẩy đi khắp cửa hàng, cẩn thận và cân nhắc lựa chọn từng món hàng. Tôi để ý thấy hầu hết những món hàng họ mua đều là những mặt hàng tầm thường và thực phẩm thiết yếu cho một gia đình.
Mẹ và tôi mua sắm đã xong, cả hai bèn đẩy xe hàng đi thẳng đến quầy tính tiền. Lúc chúng tôi đến đó, gia đình họ đã có mặt từ trước, cùng với một người khách khác đang đứng ở giữa, ngay trước chúng tôi, chờ đến lượt mình tính tiền.
Khi gia đình họ đặt hàng hóa lên băng chuyền, tôi nghe bà mẹ luôn miệng nhờ người thu ngân tính tổng số tiền khi mỗi món hàng được đưa qua máy, bởi bà cần phải dành tiền chi phí cho nhiều việc khác nữa. Việc làm này hơi mất thời gian một chút, và người khách đứng trước tôi bắt đầu tỏ ra mất kiên nhẫn, thậm chí bà ta còn càu nhàu những điều mà tôi đoán chắc là ai cũng có thể nghe được.
Khi cô thu ngân đưa ra tổng số tiền cuối cùng, người đàn bà nọ đã không có đủ tiền mặc dù đã lục hết các túi quần, túi áo. Vì thế bà ấy trả bớt lại vài món thực phẩm đã mua. Ngay lúc ấy mẹ tôi cho tay vào ví, lấy ra tờ 20 chục đô la cuối cùng của mình và trao cho người đàn bà nọ. Bà ấy tỏ vẻ rất ngạc nhiên và nói: “Tôi không thể nhận được đâu!”, mẹ tôi nhìn thẳng vào mắt bà, khẽ đáp: “Không sao đâu, chị có thể nhận nó mà. Xin hãy xem đó như một món quà cũng được. Chẳng có món đồ nào trong chiếc xe đẩy mà chị không cần cả, vì vậy xin chị hãy vui lòng nhận.
Người phụ nữ đó không khỏi xúc động khi nghe mẹ tôi nói chân thành như thế, bà đưa tay nhận lấy tờ bạc. Lúc đó, bà nắm chặt tay mẹ tôi một lúc và nước mắt lăng dài trên má, bà xúc động nói với mẹ tôi: “Cảm ơn cô rất nhiều. Cô thật tốt bụng. Trước nay chưa từng có ai đối xử với tôi tốt như thế cả! Tôi thật lòng rất biết ơn cô”.
Tôi biết mình đã rời khỏi cửa hàng với đôi mắt đỏ hoe, và đó sẽ là điều mà tôi sẽ mãi mãi gìn giữ trong lòng mình. Bạn biết không, ba mẹ tôi đã phải nuôi dạy sáu đứa con và bản thân họ cũng không lấy gì làm giàu có. Thế nhưng, tôi rất lấy làm hạnh phúc để nói rằng mình đã được thừa hưởng từ mẹ một trái tim nhân hậu. Nhờ có mẹ, tôi đã biết sống không ích kỷ, và tôi tin rằng đi khắp thế gian này cũng không tìm được cảm giác nào tuyệt vời hơn nữa đâu!”.
Dee M. Taylor
(Chicken Soup For The Soul)
Sau khi đọc LÒNG YÊU THƯƠNG II chúng tôi ước nguyện mọi người hãy đem LÒNG YÊU THƯƠNG đến với mọi người để chúng ta cùng nhau xây dựng một xã hội biết YÊU THƯƠNG, nhờ đó mà nguồn sống an vui bất tận.
MỤC LỤC
Lời nói đầu 5
Lòng yêu thương 29
Thiên đàng và địa ngục 37
Bàn tay yêu thương 44
Dòng chữ yêu thương trên tường 48
Độc chiêu 61
Vết thẹo 70
Cây bút máy 77
Thiên thần của tôi 84
Sự hy sinh cao cả 92
Chiến dịch SS 10 96
Cây mận 105
Mẹ lạnh lắm phải không? 117
Trở về 122
Một việc nhỏ 130
Lòng biết ơn và lòng mơ ước 137
Một ly sữa 144
Chiếc máy điện thoại 148
Bọn trẻ xóm Cống 159
Nơi có chỗ mẹ nằm 166
Con “quỷ” gù 175
Chứa chan tình mẹ 182
Người bán tuổi thơ 189
Món quà từ trái tim 196
HẾT
GIỚI THIỆU SÁCH
Sách của Trưởng Lão Thích Thông Lạc chỉ tặng, không bán. Xin các bạn tìm đọc:
1. Đường về xứ Phật (Mười tập, bộ mới).
2. Những lời gốc Phật dạy (Bốn tập, bộ mới).
3. Văn hóa Phật giáo truyền thống (Hai tập).
4. Đạo đức làm người (Tập I, II...).
5. Cẩm nang tu Phật (Hai tập).
6. Thiền căn bản.
7. Hành thập thiện & Tứ vô lượng tâm.
8. Những chặng đường tu học của người cư
sĩ.
9. Thời khóa tu tập trong thời Đức Phật.
10. Diễn đàn Chơn Như (tức Giáo án tu tập cho người cư sĩ vì chánh Phật pháp) (Tập I - VII).
11. Giáo án rèn nhân cách lớp Ngũ Giới: Đức Hiếu Sinh (Tập I, II, III).
12. Giáo án rèn nhân cách lớp Ngũ Giới: Đức Ly Tham (Tập I...).
13. Giáo án rèn nhân cách lớp Ngũ Giới: Đạo Đức Gia Đình (Tập I...).
14. Mười Đức Thánh Sa Di (Tập I, II).
15. Giới đức Thánh Tăng, Thánh Ni.
16. Định niệm hơi thở.
17. Phật giáo có đường lối riêng biệt.
18. Pháp môn niệm Phật tứ bất hoại tịnh
19. Nghi thức thọ trai.
20. Những lời tâm huyết...
21. Mười hai cửa vào đạo (2009).
22. Tạo duyên giáo hóa chúng sinh (mới 2009).
23. Lòng yêu thương (2009).
24. Linh hồn không có (2010 quí I).
25. Muốn chứng đạo phải tu pháp môn nào? (2010 - mới)
26. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo (2010 - mới).
27. Giới đức làm người – 2 tập (2010 - mới).
28. Lịch sử chùa Am (2010 - mới).
29. Linh hồn không có – tái bản lần I (2010 quí IV).
30. Sống một mình như con Tê Ngưu
31. Thanh qui Tu viện Chơn Như
Trang mạng toàn cầu của các phật tử có đăng tải sách của Trưởng Lão Thích Thông Lạc:
http://www.chonnhu.net http://www.chonlac.org
Ước mong mọi người sẽ cùng nhau sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sinh.
PHẬT TỬ XIN ẤN TỐNG KINH
“LÒNG YÊU THƯƠNG – TẬP II”
- Phật tử Hà Nội
- Phật tử Thái Nguyên
- Phật tử Hải Phòng
- Phật tử Bắc Ninh
- Phật tử Hà Nam
- Phật tử Ninh Bình
- Phật tử Nghệ An, Hà Tĩnh
- Phật tử Đồng Hới, Quảng Bình
- Phật tử Phú Yên
- Phật tử Đà Nẵng
- Phật tử Huế Thừa Thiên
- Phật tử Ninh Thuận
- Phật tử Nha Trang, Khánh Hòa
- Phật tử TP Hồ Chí Minh
- Phật tử Đồng Nai
- Phật tử Cần Thơ
- Phật tử Đồng Tháp
- Phật tử Châu Đốc, An Giang
- Phật tử Cái Bè, Cai Lậy
- Phật tử Long An
- Phật tử Trảng Bàng, Tây Ninh
- Phật tử Lâm Đồng, Đà Lạt
- Phật tử Tiền Giang, Mỹ Tho
- Phật tử Sóc Trăng, Bạc Liêu
- Phật tử Cà Mau, Nam Căn
- Phật tử Bà Rịa, Vũng Tàu
- Phật tử Phước Hải, Long Đất
- Phật tử Hóc Môn, Bà Điểm
- Phật tử Củ Chi, Gia Định
- Phật tử Bình Dương
- Phật tử Gò Dầu, Bến Cầu
- Phật tử Tra Vỏ, Giang Tân
- Phật tử Cẩm Giang
- Phật tử Phước Hiệp
- Phật tử Gia Bình, Bàu Tre
- Phật tử Bình Lái, Lái Thiêu
LÒNG YÊU THƯƠNG – TẬP II
Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC
NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO
Phường Yên Hòa – Q.Cầu Giấy - Hà Nội
ĐT: (04) 37822845 - Fax: (04) 37822841
Chịu trách nhiệm xuất bản:
Nguyễn Công Oánh
Biên tập: Trần Xuân Lý
Bìa & Trình bày: Ngọc Phúc
Sửa bản in: Ngọc Phúc
Đối tác liên kết:
TU VIỆN CHƠN NHƯ
Điệnthoại: 066.3892911 - 0988094445
Email: chonnhu.info@gmail.com
Số lượng in: 8.000 bản, khổ: 13 x 20,5 cm
In tại CTY CỔ PHẦN IN KHUYẾN HỌC PHÍA NAM
(Tp.HCM. ĐT: 38164415)
Số xuất bản: 1256-2010/CXB/10-280/TG