Pháp tu tập thứ nhất: “Định Chánh Niệm Tỉnh Giác. Pháp tu tập Định Chánh Niệm Tỉnh Giác gồm có hai phần:
1- Tu tập Tỉnh thức trên bước đi.
2- Tu tập tỉnh thức trong những hành động sống hằng ngày.
Tu tập Tỉnh thức trên bước đi gồm có bốn giai đoạn tu tập:
GIAI ĐOẠN THỨ NHẤT: Đi kinh hành như người vô sự. Trước khi đi quý Phật tử nên tác ý như sau: “Đi kinh hành tôi biết tôi đi kinh hành”. Khi chân trái bước tôi đếm một; chân phải bước tôi đếm hai; chân trái bước tôi đếm ba; chân phải bước tôi đếm bốn; chân trái bước tôi đếm năm. Và như vậy mỗi chân bước tôi đếm 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20. Đúng hai mươi bước tôi đứng lại tác ý: “Đi kinh hành tôi biết tôi đi kinh hành”. Rồi tiếp tục đi lại như cũ. Và cứ tu tập như vậy cho đến khi đúng 30 phút mới xả nghỉ.
GIAI ĐOẠN THỨ HAI: Đi kinh hành như giai đoạn thứ nhất, nhưng đi đúng 20 bước đứng lại tác ý câu: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra” tác ý xong liền hít vô thở ra 5 hơi thở. Khi hít thở 5 hơi thở xong liền tác ý: “Đi kinh hành tôi biết tôi đang đi kinh hành”. Tác ý xong lại bước đi kinh hành như trước. Đi kinh hành 20 bước cộng năm hơi thở suốt thời gian 30 phút xả nghỉ. Đó là tu tập chánh niệm tỉnh giác giai đoạn thứ hai.
GIAI ĐOẠN THỨ BA: Đi kinh hành như giai đoạn thứ nhất, nhưng đi đúng 20 bước đứng lại rồi ngồi xuống theo kiểu bán già hoặc kiết gia, giữ lưng thẳng, mắt nhìn chóp mũi, tác ý: ““Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”. Tác ý xong liền hít vô thở ra 5 hơi thở. Khi hít thở 5 hơi thở xong đứng dậy liền tác ý: “Đi kinh hành tôi biết tôi đang đi kinh hành”. Tác ý xong lại bước đi kinh hành như trước. Đi kinh hành 20 bước cộng thêm tư thế ngồi hít thở 5 hơi thở. Tu tập như vậy suốt thời gian 30 phút rồi xả nghỉ. Đó là tu tập chánh niệm tỉnh giác giai đoạn thứ ba.
GIAI ĐOẠN THỨ TƯ: Đi kinh hành theo pháp môn THÂN HÀNH NIỆM. Pháp môn THÂN HÀNH NIỆM là một phương pháp tu tập tỉnh thức thứ tư. Phương pháp này tu tập theo lệnh truyền của pháp môn như lý tác ý.
Xin quý Phật tử lưu ý: Đây là một mẫu truyền lệnh của pháp môn Thân Hành Niệm:
Co tay trái!
Để sau lưng!
Co tay mặt!
Để sau lưng!
Chân trái bước!
Nhón gót (lên)!
Dơ chân (lên)!
Đưa (chân) tới!
Hạ chân xuống!
Hạ gót xuống!
Chân mặt bước!
Nhón gót (lên)!
Dơ chân (lên)!
Đưa (chân) tới!
Hạ chân xuống!
Hạ gót xuống!
Chân trái bước!...
. . . . . . . . . . . . . .
Đến bước thứ 20 thì chỉ bước tới vừa phải để khi hạ gót xuống thì hai mũi bàn chân cùng trên một hàng ngang.
Khi đứng lại xong tiếp tục truyền lệnh cách thức ngồi:
Tay mặt buông xuống!
Tay trái buông xuống!
Tay trái đưa thẳng ngang mặt!
Tay mặt đưa thẳng ngang mặt!
Hai chân co ngồi xuống!
Tay trái chống đất sau lưng!
Tay mặt chống đất sau lưng!
Hạ thân ngồi xuống!
Chân mặt duỗi ra!
Chân trái duỗi ra!
Hai tay sửa áo!
Chân trái thu về!
Tay mặt bắt chân trái kéo vô! (kiết già)
Chân mặt thu về!
Tay trái bắt chân mặt kéo vô! (kiết già)
Tay trái đặt lên gối trái!
Tay mặt đặt lên gối mặt!
Lưng thẳng!
Hít thở năm hơi!
Hít!
Thở! (Một)
Hít!
Thở! (hai)
Hít!
Thở! (ba)
Hít!
Thở! (bốn)
Hít!
Thở! (năm)
Tay trái đặt lên gối trái!
Tay mặt đặt lên gối mặt!
Tay trái chống đất sau lưng!
Tay mặt chống đất sau lưng!
Chân mặt duỗi ra!
Chân trái duỗi ra!
Chân mặt co thu về!
Chân trái co thu về!
Ngồi lên!
Tay trái chống gối trái!
Tay mặt chống gối mặt!
Đứng lên!
Khi đứng lên xong quý Phật tử tiếp tục đi 20 bước vòng thứ 2... và cứ tu tập như vậy cho đúng 30 phút mới xả nghỉ.
Pháp môn Thân Hành Niệm là giai đoạn tu tập tỉnh thức thứ tư có công năng tỉnh thức rất cao, phá hôn trầm, thùy miên vô ký rất tuyệt vời. Pháp môn này quý Phật tử còn nhiều gia duyên tâm ly dục ly ác chưa tròn đủ thì không nên tu tập nhiều vì tu tập nhiều sẽ rơi vào các loại tưởng thì rất nguy hiểm, sẽ rối loạn thần kinh, thành tẩu hoả nhập ma, đó là một loại bệnh điên. Xin quý Phật tử lưu ý: Chỉ tu tập 30 phút mà thôi!